Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

‘Người thua cuộc’ là dân? - Lợi ích công hay lợi ích toàn dân? Mối quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội dân sự trong vấn đề thu hồi đất đai qua góc nhìn kinh tế luật

Lợi ích công hay lợi ích toàn dân? Mối quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội dân sự trong vấn đề thu hồi đất đai qua góc nhìn kinh tế luật

Boxitvn
Phạm Hải Vũ
I. Giới thiệu
Bài viết này sử dụng góc nhìn kinh tế luật để phân tích một mâu thuẫn lớn trong xã hội Việt Nam đương đại : mâu thuẫn giữa Nhà nước và bên dân sự liên quan đến thu hồi cưỡng chế đất đai.
Theo quan điểm trình bày, các tranh chấp thu hồi đất đai phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa Nhà nước và xã hội dân sự tại Việt Nam. Các tranh chấp liên quan một phần đến thể chế sở hữu được áp dụng, nhưng phần lớn ở việc Nhà nước có thể can thiệp thay đổi quyền sở hữu mà không cần giải trình quyết định của mình. Khái niệm lợi ích công là cơ sở cho việc can thiệp cũng không được định nghĩa rõ ràng. Bản chất sâu xa của hiện tượng là do các chủ thể kinh tế, trong đó có Nhà nước, tranh đoạt các quyền sử dụng (chứ không phải sở hữu) tài nguyên đất đai.
Trước hết, cần giải thích vì sao quyền sử dụng lại là một khái niệm quan trọng và là đối tượng của bài viết, mà không phải là quyền sở hữu. Dưới góc nhìn kinh tế chính trị, điều quan trọng không phải là ai nắm quyền sở hữu danh nghĩa, mà là ai có quyền kiểm soát và phân bổ tài nguyên, ở đây là tài nguyên đất ? Quyền kiểm soát và phân bổ này cần được nhìn nhận như một thực quyền, tức là một quyền không chỉ được công nhận trên giấy tờ mà còn phải có hiệu lực thực sự và phải đem lại giá trị. Thực quyền sử dụng được xác định khi các quyền luật định được triển khai trong thực tế. Để tiện so sánh với quyền sở hữu luật định tại các quốc gia khác, thuật ngữ «quyền sở hữu luật định» sẽ được sử dụng kể từ đây để chỉ các quyền trên đất đai được Nhà nước công nhận bằng văn bản pháp luật. Tại Việt Nam, quyền sở hữu luật định sẽ tương đương với thuật ngữ mà luật Đất đai Việt Nam gọi là «quyền sử dụng». Còn thuật ngữ «quyền sử dụng» hoặc «thực quyền sử dụng» trong bài viết sẽ được hiểu theo nghĩa kinh tế chính trị là các quyền mà người dân được hưởng thật sự trên đất.
Quan sát hệ thống luật của Pháp và Mỹ cho thấy, vấn đề tranh chấp thu hồi đất đai tại Việt Nam không liên quan nhiều đến thể chế sở hữu, mà liên quan đến cơ sở để Nhà nước can thiệp vào hệ thống pháp lý và nền kinh tế làm thay đổi (thực) quyền sử dụng, tức là việc định nghĩa thế nào là lợi ích công. Đây là một vấn đề lớn có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực luật. Nó vượt ra ngoài luật đất đai. Nhìn tổng thể, các tranh chấp liên quan đến vai trò điều tiết các dòng lợi ích đối lập của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Từ góc nhìn kinh tế luật, cơ chế luật của Việt Nam đang «khuyến khích» các chủ thể kinh tế thông qua Nhà nước chiếm (đoạt) lấy các quyền sử dụng đất. Lý do là vì chi phí kinh tế để có (thực) quyền sử dụng như vậy thấp hơn giá mua bán trên thị trường nhiều lần. Sở dĩ chuyện này xảy ra vì luật pháp chưa xác định rõ ràng nội hàm khái niệm lợi ích công, từ đó cho phép đưa vào trong khái niệm này nhiều lợi ích kinh tế mang tính tư hữu. Một khi đường ranh giới xác định quyền sử dụng không được luật pháp bảo vệ một cách vững chắc, các chủ thể kinh tế đương nhiên có động cơ can thiệp để vẽ lại chúng theo hướng có lợi cho mình.
Bài viết gồm hai phần. Phần I tóm lược lại những nét chính về khái niệm lợi ích công, cũng như những ảnh hưởng của nó lên quyền sở hữu tư nhân đất đai tại Pháp. Phần này cũng đưa vài nét sơ bộ của khái niệm này tại Mỹ và tại Việt Nam. Mục đích chính để chỉ ra rằng quyền sơ hữu tuy quan trọng nhưng luôn nằm dưới lợi ích công. Mâu thuẫn thu hồi đất đai xảy ra không phải do Nhà nước có công nhận quyền sở hữu tư nhân đất đai hay không, mà là có xác định được nội hàm khái niệm lợi ích công hay không. Phần thứ hai sẽ giới thiệu các lý thuyết kinh tế luật hiện đại, và dùng nó để phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và các thành phần kinh tế. Nội dung chính của phần này là trình bày các quan điểm khoa học xã hội về vai trò của luật pháp trong một nền kinh tế thị trường. Phần II kết luận về sự cần thiết tồn tại một hệ thống tư pháp độc lập, với những tòa án và chánh án & thẩm phán đặc biệt có thẩm quyền xét xử các tranh chấp giữa nhà nước và bên dân sự.
I. Lợi ích công và ảnh hưởng lên quyền sở hữu tư nhân đất đai
I.1 Khái niệm lợi ích công
Năm 1789, cuộc cách mạng Pháp nổ ra, xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ phong kiến ở Pháp. Những giá trị nền tảng của cuộc cách mạng này được kết tinh trong bản tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền nổi tiếng với câu trích dẫn: “Con người sinh ra bình đẳng và phải luôn bình đẳng về quyền”. Cũng trong bản tuyên ngôn này, điều 17 nói: “Quyền sở hữu tài sản là một quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể bị tước đoạt tài sản, trừ khi điều đó là cần thiết vì công ích, nhưng với điều kiện là việc tước đoạt phải được thiết lập trên cơ sở luật pháp, và được đền bù trước đó một cách công bằng»[1]. Cho tới ngày hôm nay, quyền sở hữu tư nhân đất đai của Pháp luôn là một quyền quan trọng và được tôn trọng, nhưng nhà nước vẫn có quyền trưng thu đất tư nhân (expropriation) để làm các công trình công cộng. Đương nhiên việc trưng thu vấp phải rất nhiều phản đối, vì theo lẽ thường không ai lại muốn bị mất cái mà mình sở hữu, cho dù có là vì phục vụ lợi ích công. Theo cơ quan tư pháp của Pháp, hàng năm, rất nhiều tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền vẫn xảy ra, liên quan đến các dự án công ích. Muốn thông qua một dự án, nhà nước đương nhiên sử dụng quyền thu hồi của mình, nhưng cũng phải mất rất nhiều thời gian đối thoại, cũng như phải trả lời thỏa đáng các câu hỏi của người dân về ảnh hưởng dự án và mức bồi thường.
Tại Mỹ quyền sở hữu đất đai tư nhân được coi như một quyền tự nhiên, gắn liền với nhân quyền. Tu chính hiến pháp thứ 5 của Mỹ (the fifth amendement) viết : «Không ai có thể bị tước đoạt tài sản riêng nếu không phải là để phục vụ cho công quyền, và với điều kiện được đền bù thỏa đáng»[2]. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân được luật pháp hết sức bảo vệ. Người Mỹ không ngại ngần dùng súng đuổi kẻ xông vào lãnh địa của mình và coi đó là một quyền phòng ngự chính đáng. Điều đó không ngăn cản nhà nước có quyền trưng thu lại đất đai tư nhân vì mục đích công. Điều khoản nói trên của tu chính hiến pháp thứ 5 còn được gọi là điều khoản chiếm đoạt hợp pháp (regulatory taking), vì ngoài việc bảo vệ quyền sở hữu đất tư nhân, nó đồng thời là cơ sở cho việc nhà nước bang hoặc liên bang thu hồi đất đai tư nhân; Điều kiện thu hồi đương nhiên là phải chứng minh được mục đích thu hồi là mục đích công ích. Mức tiền bồi thường ít nhất phải tương đương với mức giá thị trường của tài sản, có tính thêm lãi suất nếu bồi thường sau khi thu hồi.
Hai quan sát từ hai quốc gia phát triển mà logic luật là đại diện cho hai hệ thống luật lớn trên thế giới (luật châu Âu lục địa và luật Anh Mỹ) cho thấy không phải vì một quốc gia công nhận quyền sở hữu tư nhân đất đai mà có thể tránh được việc Nhà nước thu hồi đất. Tranh chấp có thể xảy ra ngay cả khi quyền sở hữu luật định được dựa trên các thiết chế luật vững chắc như Hiến pháp, và được coi là bất khả xâm phạm. Trong cả hai hệ thống, luật sở hữu tư nhân bảo vệ quyền sở hữu của người dân, nhưng quyền này luôn bị xếp dưới những vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, hoặc lợi ích công cộng. Trong trường hợp phải cân nhắc, Nhà nước luôn được ưu tiên và tư nhân luôn là bên thiệt thòi. Nguyên tắc này là bất di bất dịch, bởi vì nếu không làm như thế, tức là nếu đặt lợi ích tư cao hơn lợi ích công, thì sẽ không còn sự kết dính xã hội. Xã hội sẽ không tồn tại nếu các công dân đều thấy lợi ích của mình cao hơn lợi ích cộng đồng.
Ở đây cần lưu ý hai điểm chung quan trọng trong nguyên tắc thu hồi: a. Nhà nước phải chứng minh được tính công ích của việc thu hồi, và b. Nhà nước phải đưa ra một mức bồi thường xác đáng. Điểm b. ít gây ra tranh cãi, vì luật pháp nhiều nước cũng như các tập quán xã hội thường công nhận mức bồi thường xác đáng là mức giá thị trường. Điều này có nghĩa là người bị thu hồi sẽ được trả một khoản bồi thường tương đương với giá trị của đất xác định trong điều kiện mua bán tự nguyện thông thường. Ngược lại, điểm a. thường xuyên gây ra tranh cãi. Lợi ích công là gì ? Làm sao biết một quyết định thu hồi là phục vụ mục đích công ? Trả lời câu hỏi này mang tính sống còn với các quốc gia phát triển, bởi vì nếu dự án không có tính công ích thì không thể ra quyết định thu hổi. Mà đã không có thu hồi thì câu chuyện bồi thường xứng đáng cũng không cần nhắc đến.
Khái niệm lợi ích công hay lợi ích chung – intérêt général – là một khái niệm chính trị xuất phát từ lý thuyết cộng hòa của nhà tư tưởng Pháp Jean Jacques Rousseau. Nó gắn liền với lý thuyết về Nhà nước cộng hòa, và được vận dụng tại các quốc gia có tổ chức chính trị – luật pháp theo tư tưởng Rousseau. Tuy nhiên nó không được phổ biến tại các quốc gia đi theo chủ nghĩa kinh tế tự do (liberalism). Để giải thích khái niệm lợi ích công, chúng tôi trình bày những nét chính của lý thuyết này.
Một cách tổng quan, lý thuyết của Rousseau giả định rằng xã hội được thành lập một cách lý tưởng trên cơ sở tự nguyện của các thành viên, nhờ thông qua một bản khế ước xã hội (le Contrat Social). Khế ước xã hội là một bản hợp đồng, một bản cam kết khổng lồ, quy định các nguyên tắc sống và các quy tắc xã hội. Nó được các thành viên thống nhất để chung sống với nhau một cách tự do trong hòa bình. Nói đơn giản, khế ước xã hội quy định các quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Sau khi chấp nhận nó, mỗi công dân sẽ là một bên của khế ước và cam kết tuân theo các điều khoản đã được định ra. Đối với một quốc gia, tập hợp các quy tắc chung này sẽ được chi tiết hóa bởi một hệ thống quy tắc cụ thể hơn, là các văn bản luật pháp.
Về logic, mọi người đều có quyền tham gia soạn thảo các «điều khoản» của khế ước xã hội. Trên thực tế chỉ có một số người đại diện được trao quyền này. Quốc hội là tập hợp của những người đại diện. Thông qua quốc hội, công dân trao một phần tự do của mình cho người đại diện, để họ thay mình quyết định các vấn đề cộng đồng. Khái niệm lợi ích công xuất phát từ sự mong muốn chung - volonté générale - của người dân cùng xây dựng xã hội. Sống chung với nhau có nghĩa là chấp nhận mất một phần tự do, bởi phải tuân theo các quy tắc tập thể. Ranh giới giữa tự do cá nhân và quy tắc xã hội do đó phải được định nghĩa rõ ràng, và phải có người đảm bảo. Theo lý luận của Rousseau, bất cứ sự nhân danh quốc gia nào làm giảm tự do của cá nhân đều phải được quốc hội thông qua, bởi quốc hội là đại diện của mong muốn chung. Cũng theo Rousseau, quyền lực của quốc hội cần được kiểm soát bởi một cơ quan cơ quan tư pháp bởi vì Quốc hội không phải lúc nào cũng tôn trọng chính xác các điều khoản của bản khế ước ban đầu. Riêng đối với các vấn đề dân sự, cần có một cơ quan hành pháp (chính phủ) hỗ trợ, vì quốc hội không có thời gian để đại diện cho mọi vấn đề dân sự. Quyền lực tư pháp cũng sẽ kiểm soát luôn quyền lực hành pháp. Lý thuyết này rốt cùng dẫn chiếu về nguyên tắc tam quyền phân lập được Montesquieu phân tích trước đó, và tạo ra một pháp nhân mới – Nhà nước – đại diện cho nước Cộng hòa và đứng cao hơn tất cả mọi cá nhân & pháp nhân của xã hội. Sở dĩ Nhà nước đứng cao hơn cá nhân là vì chỉ như thế nó mới có quyền phán xét cá nhân. Nguyên tắc bình đẳng về quyền không cho phép cá nhân & hoặc pháp nhân không phải Nhà nước được phán xét các cá nhân & pháp nhân khác.
Những nét khái quát nêu trên cho phép hiểu nền tảng của khái niệm lợi ích công. Về bản chất, lợi ích công là lợi ích quốc gia. Đó là lợi ích mà Nhà nước là người đại diện, phục vụ cho quyền lợi của toàn dân, và tuân thủ các nguyên tắc của bản khế ước xã hội (hiến pháp) đã được thông qua. Cụ thể hơn, lợi ích công là lợi ích do Quốc hội quyết định với tư cách là tập thể những người đại diện cho đất nước. Nó quyết định sự chính danh của Nhà nước. Trong một số trường hợp được luật định trước, quốc hội trao quyền đại diện cho chính phủ, và chính phủ sẽ sử dụng bộ máy hành chính quốc gia để làm những việc này. Cơ sở của việc trao quyền tồn tại trên các văn bản luật, mà Chính phủ và cơ quan hành chính có nhiệm vụ diễn giải và thi hành (theo cách của mình). Đây cũng chính là đầu mối của nhiều nguyên nhân tranh chấp giữa người dân và Nhà nước, mà cụ thể là tranh chấp giữa một bên dân sự và Chính phủ hoặc cơ quan hành chính, nếu bên dân sự không đồng ý với quyết định của cơ quan hành chính trong tinh thần diễn giải luật. Việc trao quyền giải thích vì sao tất cả các văn bản hành chính đều phải mở đầu bằng việc dẫn chiếu đến các văn bản luật làm cơ sở cho cơ quan công quyền làm việc. Cũng như thế, các văn bản luật phải bắt đầu bằng việc dẫn chiếu các cơ sở luật cao hơn nó, bắt đầu là Hiến pháp.
Như vậy, lợi ích công trước hết là một khái niệm chính trị, không thể tách rời khỏi khái niệm Nhà nước. Nó không nhất thiết là lợi ích kinh tế. Lấy ví dụ, các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, các vấn đề quốc phòng, hay bảo vệ sinh mạng người dân đều thuộc loại này. Một ví dụ khác, một bệnh dịch vừa được phát hiện cần phải được dập tắt trước khi lan rộng đến mọi người cũng thuộc vào khái niệm lợi ích công. Tại các quốc gia phát triển, những vấn đề này luôn được đặt trên các lợi ích kinh tế trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tại một số quốc gia, các vấn đề như Y tế, Giáo dục, Bảo hiểm xã hội, hay thậm chí Giao thông công cộng cũng thuộc về phạm trù lợi ích công, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng nhìn nhận như vậy. Đặc biệt hơn, tôn trọng quyền sở hữu tư nhân cũng được nhiều quốc gia coi là lợi ích công, bởi thiết chế luật này vừa đảm bảo quyền tự do của cá nhân, vừa đảm bảo lợi ích của xã hội.
Tuy nhiên, lợi ích công cũng cũng có thể là lợi ích kinh tế. Ví dụ Nhà nước có thể quyết định một chính sách an sinh xã hội, hoặc một chính sách kinh tế, tức là gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các thành viên. Đến đây, ranh giới giữa lợi ích công và lợi ích tư trở nên mỏng manh hơn, và những rối rắm nhận thức bắt đầu phát sinh. Nếu mục đích của quyết định Nhà nước đơn thuần là để đi tìm một lợi ích kinh tế chung, thì ai sẽ là người hưởng lợi, và ai sẽ là người chịu thiệt từ các quyết định này? Quyết định của nhà nước có tạo ra thặng dư giá trị hay không, hay chỉ đơn thuần là một quyết định tái phân phối giá trị (nghĩa là lấy của người này trao cho người khác)? Vì sao Nhà nước lại phải can thiệp, và trên cơ sở nào ?
Lấy ví dụ, nếu Nhà nước muốn xây dựng một đặc khu kinh tế quốc gia, thì liệu tất cả người dân sẽ được hưởng lợi, hay chỉ một số? Tệ hơn thế, liệu có phải chỉ các doanh nghiệp trong đặc khu được hưởng lợi? Nếu các doanh nghiệp này không sử dụng lao động tại chỗ mà đưa nhân công từ nước ngoài vào, sau đó sản phẩm làm ra được xuất khẩu toàn bộ, cuối cùng tiền bán hàng được lập tức chuyển khoản ra các ngân hàng nước ngoài nơi có thể gửi ổn định với lãi suất cao, thì dự án đặc khu kinh tế có thể được coi là mang lợi ích công hay không ? Những trường hợp cuối cùng, có thể thấy là khái niệm lợi ích công đã bị lạm dụng, nhưng sự thật là trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra tại các quốc gia mà xã hội dân sự không kiểm soát được quyền lực của Nhà nước. Một ví dụ khác gần với chủ đề đất đai hơn: Nhà nước thu hồi một mảnh đất để làm trung tâm thương mại với mục tiêu phát triển kinh tế. Ai sẽ là người hưởng lợi? là xã hội hay công ty đầu tư kinh doanh? Vì sao Nhà nước lại can thiệp để thu hồi đất mà không để cho công ty đầu tư trực tiếp thương lượng với người chủ đất? Các mâu thuẫn đất đai giữa Nhà nước và bên dân sự bắt đầu từ nhận thức khác biệt giữa các bên, liên quan đến cơ sở quyết định thế nào là lợi ích công.
Về mặt lịch sử, khi khái niệm lợi ích công được đưa vào trong đời sống chính trị tại Pháp, đường ranh giới giữa lợi ích công và phạm vi quyền lực của Nhà nước nằm trùng lên nhau. Nhà nước có quyền lực ở đâu thì lợi ích công được xác định ở đó. Điều này có nghĩa là chính Nhà nước Pháp cũng đã từng thường xuyên nhầm lẫn giữa khái niệm lợi ích công (kinh tế) và lợi ích tư. Nhiều nhà chính trị Pháp đến trước chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn có một quan điểm về lợi ích công khá ấu trĩ. Họ đơn giản cho rằng lợi ích công là lợi ích do cơ quan công quyền định đoạt. Một quan điểm như vậy không tiến xa nhiều hơn so với quan điểm của vua Louis XIV khi ông này nói “Nhà nước chính là ta”. Năm 1844, Jules Dupuit kỹ sư cầu đường và cha đẻ của phương pháp tính toán Chi phí – Lợi ích (Cost avantage analysis) viết : «Một nghị định, một sắc lệnh, hay một quyết định công quyền không biến một con đường, một tuyến đường sắt hay con kênh thành có ích nếu thật sự chúng không có ích”. Hiển nhiên, Dupuit hiểu rằng không phải vì cơ quan chức trách quyết định một dự án sẽ mang lợi ích công, mà trên thực tế dự án này sẽ mang lợi ích công. Việc xem xét thế nào là lợi ích công trong lĩnh vực kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, mà một trong số đó là cân đối giữa lợi ích và thiệt hại xã hội khi làm dự án. Phải chờ đến những thay đổi chính trị lớn vào những năm 1960-1970 tại Pháp, người ta mới dần tách rời khái niệm lợi ích công ra khỏi quyền lực nhà nước. Những câu hỏi về giá trị pháp lý của một quyết định liên quan đến lợi ích công mới được đặt ra.
I.2 Ảnh hưởng của khái niệm lợi ích công lên sở hữu đất đai tư nhân tại Pháp
Quyền sở hữu đất đai tư nhân ở Pháp ra đời vào năm 1804 cùng với bộ luật dân sự – Code civil. Trước khi cuộc cách mạng Pháp xảy ra năm 1789, đất đai là sở hữu của các lãnh chúa phong kiến. Quyền lực của lãnh chúa là quyền lực gắn liền với đất đai, chứ không phải gắn liền với dòng họ theo kiểu cha truyền con nối. Ví dụ, vào cuối thời kỳ phong kiến, người ta có thể trở thành bá tước X, công tước Y bằng cách mua lại một mảnh đất có phong tước hiệu. Năm 1802, Napoléon trở thành hoàng đế và năm 1804 bộ luật dân sự ra đời. Điều 544 của Code civil viết «Quyền sở hữu (tài sản) là quyền được hưởng thụ và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối nhất, miễn là không xâm phạm các mục đích sử dụng cấm mà luật pháp quy định». Vậy là bộ luật dân sự công nhận quyền sở hữu tuyệt đối của tư nhân trên một mảnh đất trong khuôn khổ pháp luật. Sở hữu tuyệt đối có nghĩa là người chủ sở hữu có thể tự do làm bất kỳ những gì mình muốn trên mảnh đất của mình. Ông ta sở hữu tất cả các đồ vật (meubles) và hoa lợi (fructus) trên đó, cũng như sở hữu tất cả những gì ở bên dưới lòng đất. Đây là nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân đất đai tại Pháp ngày hôm nay; cũng là chế độ sở hữu được nhiều quốc gia châu Âu khác công nhận.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng sở hữu tư nhân tại các quốc gia phương Tây là được tự do tuyệt đối để làm những gì mình thích phía trong mảnh đất mình sở hữu. Tuy nhiên đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Trước hết, quyền sở hữu tư nhân được ghi trong Bộ Luật dân sự, có nghĩa là nó nằm dưới Hiến pháp, và chỉ ngang hàng với các quyền khác mà một công dân được hưởng. Một cách dễ hiểu, quyền sở hữu tư nhân về đất đai thấp hơn chủ quyền quốc gia, và không cao hơn các quyền tự do của các công dân khác. Trong bộ luật dân sự Pháp, điều 545 ngay sau đó quy định : «Không ai có thể bị ép nhượng lại tài sản của mình nếu không phải là để phục vụ mục đích lợi ích công cộng, trong trường hợp này họ cần phải được trả trước một khoản bồi thường tương xứng»[3]. Điều 545 đã lập tức hạn chế nội hàm khái niệm sở hữu tư nhân. Nói cách khác, quyền sở hữu tư nhân đất đai phải nằm dưới các lợi ích chung khác của nước Pháp. Người chủ sở hữu có thể bị tước đoạt tài sản (đất) sở hữu của mình nếu việc đó là cần thiết cho lợi ích công. Trong trường hợp này, ông ta đưởng hưởng một khoản đền bù xứng đáng, tức là tương đương với giá trị tài sản (đất đai) bị trưng thu. Các nhà lập pháp vào thời kỳ đó đã hoàn toàn ý thức rằng việc trao quyền sở hữu đất tuyệt đối cho tư nhân có thể tạo ra các xung đột, mâu thuẫn đi ngược lại với lợi ích quốc gia; do đó đã rất cẩn thận bố trí một hệ thống khác cho phép Nhà nước can thiệp vào quyền sở hữu tư nhân mỗi khi cần thiết. Chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên nếu đã biết lý thuyết Khế ước xã hội của Rousseau: Nhà nước được đặt cao hơn công dân vì nó đại diện cho bản khế ước xã hội.
Cụ thể hơn, tại Pháp, Nhà nước có thể can thiệp vào sở hữu tư nhân đất đai bằng các biện pháp sau:
a. Thu hồi hoàn toàn đất tư nhân để phục vụ các công trình công ích (expropriation pour cause d’utilité publique). Ví dụ : giải tỏa đất để xây dựng sân bay, bệnh viện, trường học công hay thậm chí đặt một căn cứ quân sự.
b. Thiết lập các quy phạm hạn chế việc thực thi quyền sở hữu tuyệt đối, trên cơ sở mục đích công. Ví dụ : Công nhận quyền sở hữu đất tư nhân, nhưng lại hạn chế không cho phép xây dựng nhà cửa tại các khu vực nhạy cảm như gần nhà máy nguyên tử, trạm phát năng lượng, nguồn nước, v.v… hoặc công nhận quyền sở hữu tư nhân trên một diện tích rừng, nhưng cấm săn bắn chim & thú vật trong rừng ; cấm xây nhà cạnh rừng, hoặc cấm phá rừng để xây các công trình dân sự cho dù đó là rừng tư nhân.
c. Đơn phương thu hồi đất và tái phân bổ cho nông dân đối với đất nông nghiệp (droit de préemption – SAFER)
Có thể thấy tại nước cộng hòa Pháp, mặc dù quyền sở hữu đất tư nhân được Hiến pháp và Luật dân sự công nhận một cách tuyệt đối, nó vẫn bị đặt dưới lợi ích công. Nhà nước Pháp có trong tay rất nhiều công cụ được luật pháp đảm bảo để can thiệp và hạn chế quyền sở hữu tư nhân đất đai. Tuy các công cụ luật pháp này đều được quốc hội thông qua, chứ không phải là các Nghị định, quyết định do cơ quan hành pháp đơn phương công bố, không ít mâu thuẫn xung đột đất đai vẫn xảy ra hàng năm. Nguồn gốc của các mâu thuẫn đến từ sự đối lập lợi ích giữa người bị thu hồi đất và những người trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng lợi từ việc thu hồi đất của nhà nước.
Câu hỏi đầu tiên mà một người bị trưng thu đất đặt ra là “dự án yêu cầu thu hồi đất của tôi có đại diện cho lợi ích công không ?hay nó đang phục vụ cho một lợi ích tư nào đó đang mượn danh nghĩa lợi ích công ?» Để trả lời cho câu hỏi này, nước Pháp ban hành bộ luật Thu hồi đất vì lợi ích công – Code de l’expropriation pour cause d’utilité publique. Theo đó, lợi ích công được công nhận nhờ một loạt các tiêu chí cụ thể :
a. Được cơ quan hành chính ban bố bằng văn bản pháp luật.
b. Dự án không được phép xâm hại đến các lợi ích công và các giá trị cộng đồng khác đã tồn tại trước đó (ví dụ không được gây tác hại xấu đến môi trường, di sản văn hóa vật thế & phi vật thể, sức khỏe cộng đồng, etc)
c. Dự án phải lấy ý kiến của mọi người dân liên quan. Cụ thể như sau. Trước khi tuyên bố thu hồi đất, một người tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người dân (commissaire enqueteur) sẽ được tòa án cắt cử để nghiên cứu về lợi ích và ảnh hưởng của dự án. Người phụ trách này làm việc mà hoàn toàn không bị quản chế bởi cơ quan hành chính. Mục đích chính ở đây là để đảm bảo ý kiến độc lập giữa cơ quan hành chính (hành pháp) và cơ quan giám sát luật pháp (tư pháp). Độc lập ý kiến là đòi hỏi bắt buộc của nguyên tắc tam quyền phân lập.
Sau khi đã có văn bản hành chính về thu hồi đất, luật pháp vẫn cho phép người dân đề nghị hủy quyết định trước một tòa án hành chính của Pháp. Tòa án hành chính đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích công. Là một đặc trưng của hệ thống tư pháp của Pháp, tòa hành chính có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa một bên là bên dân sự và bên kia là cơ quan Nhà nước. Thẩm phán hành chính (le juge administratif) có quyền hủy một quyết định dự án nếu thấy rằng nó vi phạm các tiêu chí do luật thu hồi đất quy định, hoặc trong trường hợp thấy rằng lợi ích công không được đảm bảo. Trong trường hợp ý kiến của tòa hành chính không thuyết phục được một trong hai bên tranh chấp, tòa hành chính phúc thẩm (Cours administratif d’appel) sẽ phúc thẩm lại quyết định, và Hội đồng nhà nước (Conseil d’Etat) sẽ có tiếng nói cuối cùng. Hệ thống tư pháp hành chính hoạt động độc lập với hệ thống tư pháp thông thường, nhờ những chánh án & thẩm phán có chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực luật hành chính.
Nói tóm lại, luật pháp của Pháp đặt sở hữu tư nhân xuống dưới các lợi ích công. Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để phục vụ các mục đích công ích, với điều kiện có bồi thường xứng đáng. Luật pháp cũng yêu cầu khảo sát lấy ý kiến người dân, và đặc biệt là cho phép bất kỳ người dân hay tổ chức nào bị thiệt hại quyền lợi khiếu kiện trước tòa án hành chính. Luật pháp khuyến khích người dân khiếu kiện tập thể để bảo vệ thiết thực quyền lợi của mình. Mô hình này phát triển trên nền tảng lý thuyết Khế ước xã hội của Rousseau, và tận dụng triệt để nguyên tắc phân quyền giữa một bên là cơ quan hành chính, và bên kia là tòa án có trách nhiệm kiểm soát quyết định các cơ quan hành chính.

I.3 Vài nét về quan hệ lợi ích công – sở hữu tư nhân tại Mỹ
Như đã nói, khái niệm lợi ích công được công nhận ở hầu hết các nước phát triển theo truyền thống Cộng hòa của Rousseau, nhưng lại bị bỏ qua tại các quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như Anh, Mỹ, Úc, etc. Điều trùng lặp là các quốc gia này cũng có một hệ thống luật thiên về án lệ (jurisprudence) chứ không theo hệ thống luật La mã. Thuật ngữ gọi đây là các nước Common Law.
Trình bày khái niệm lợi ích công tại các quốc gia này là một vấn đề khó khăn, trước hết là về ý thức hệ. Các nhà tư tưởng theo trường phái tự do không công nhận sự tồn tại của một lợi ích công đặt cao hơn lợi ích cá nhân. Chủ nghĩa tự do (liberalism) không giới hạn ở tự do kinh tế mà còn bao trùm nhiều không gian xã hội khác. Milton Friedman viết trong cuốn Chủ nghĩa Tư bản và Tự do như sau : “ Với một con người tự do, tổ quốc chỉ là một tập hợp các cá nhân làm nên nó, chứ không phải cái gì đó bao trùm và cao hơn cá nhân[4]. Nói cách khác không có lợi ích chung nào có thể được đặt lên trên lợi ích cá nhân. Theo chủ nghĩa tự do, Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế mà chỉ nên giới hạn mình ở tư cách một trọng tài, người đảm bảo luật chơi. Lợi ích chung chẳng là gì khác ngoài một tập hợp các lợi ích cá nhân. Nó đơn giản là phép tính tổng số học các lợi ích cá nhân.
Về mặt luật pháp, quyền sở hữu tư nhân đất đai được Hiến pháp công nhận, và Tu chính hiến pháp thứ 5 của Hoa Kỳ có quy định một điều khoản đặc biệt “Taking clause” nói rằng «Không ai bị tước quyền sở hữu nếu không vì các mục đích sử dụng công và được bồi thường hợp lý[5]. Ở đây, hai khái niệm mục đích sử dụng công (public use) và bồi thường hợp lý (just compensation) mang nội hàm gần với điều 545 bộ luật dân sự của Pháp. Việc tước đoạt quyền sở hữu phải vì mục đích công, và phải được bồi thường trên cơ sở giá trị (thương thảo) của tài sản. Tuy nhiên khác trường hợp của Pháp, luật của Mỹ về nguyên tắc không giải quyết các vấn đề lợi ích công kinh tế, nhờ đó tránh được các phức tạp liên quan đến tranh chấp quyền lợi trực tiếp giữa nhà nước và bên dân sự. Các public use/public interest về mặt lý thuyết liên quan đến các vấn đề phi kinh tế như quốc phòng, an ninh, chứ không phải các dự án kinh tế. Trong trường hợp cần thu hồi, Nhà nước và chủ sở hữu sẽ phải cùng nhau thương thảo từng điều khoản và mức bồi thường. Ngoài ra cần nhắc lại rằng hệ thống Common Law được xây dựng trên cơ sở các án lệ, có nghĩa là nguyên tắc giải quyết tranh chấp không phụ thuộc vào các Luật hay Bộ luật do Nhà nước ban bố. Tranh chấp được tòa án xét xử độc lập trên cơ sở các phán quyết khác thiết lập trước đó.
Một điểm khác biệt quan trọng giữa hệ thống luật châu Âu lục địa, và luật Anh Mỹ (Common law) là nội hàm của khái niệm sở hữu. Đây là một chi tiết khá phức tạp, lại không liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài viết, tuy nhiên xin được trình bày ngắn gọn để người đọc tránh nghĩ rằng hệ thống luật Anh Mỹ “ưu việt” hơn luật châu Âu lục địa trong vấn đề sở hữu. Trong hệ thống luật châu Âu lục địa, quyền sở hữu là một quyền duy nhất tương ứng với một tài sản sở hữu duy nhất (droit sur une chose). Quyền sở hữu có thể được chia thành 3 quyền nhỏ là quyền sử dụng (usus), quyền hưởng phúc lợi (fructus), và quyền định đoạt (abusus), nhưng tất cả đều dẫn chiếu về một quan hệ sở hữu thống nhất duy nhất. Ngược lại trong hệ thống luật Common law, quyền sở hữu đất đai chuyển nhượng được thực chất là một tập hợp quyền sử dụng (bundle of rights). Mỗi quyền sử dụng được định nghĩa một cách rốt cùng trên một mối quan hệ sử dụng giữa hai người. Ví dụ : một người A có thể xây nhà trong khu vườn của mình với điều kiện là không che mất ánh nắng mặt trời vào nhà một người hàng xóm B, bởi trước khi mua khu đất, đã có một thỏa thuận về việc này. Nói cách khác, người chủ sở hữu A có quyền tuyệt đối trên mảnh đất của mình nhưng sự tuyệt đối đó bị giới hạn bởi các cam kết quy định quan hệ sử dụng trước đó với một người chủ sở hữu khác. Vì lý do này, quyền sở hữu trong hệ thống Common law là một khái niệm thiên hình vạn dạng. Biên giới của nó phụ thuộc vào việc xác định các mối quan hệ sở hữu giữa người chủ sở hữu và những người chủ sở hữu khác có liên quan quyền lợi. Mỗi hệ thống luật có một đặc điểm riêng, việc so sánh không nằm trong nội dung của bài viết này. Vì lý do lịch sử, Việt Nam không đi theo hệ thống luật Anh Mỹ. Hệ quả là các chế tài sở hữu theo luật Anh Mỹ dù có được cho là “ưu việt hơn» cũng không thể tương thích với hệ thống luật Việt Nam hiện tại.
(còn một kỳ)
P.H.V.
Tác giả gửi BVN
[1] Article 17 : Déclaration des droits de l’Homme et des citoyens « La propriété étant un droit inviolable et sacré, nul ne peut en être privé, si ce n’est lorsque la nécessité publique, légalement constatée, l’exige évidemment, et sous la condition d’une juste et préalable indemnité. »
[2] (No one) shall private property be taken for public use, without just compensation.
[3] Article 545 code civil : Nul ne peut être contraint de céder sa propriété, si ce n’est pour cause d’utilité publique, et moyennant une juste et préalable indemnité
[4]To the free man, the country is the collection of individuals who compose it, not something over and above them” – Friedman, M. 1962. Capitalisme and Freedom, Ed. University of Chicago Press
[5]nor shall private property be taken for public use without just compensation

Trần Xuân Lộc - ‘Người thua cuộc’ là dân?

Hơn 50% cán bộ luân chuyển đợt I sẽ cơ cấu làm Ủy viên Trung ương Đảng.
Mới đây, nhà báo Huy Đức đã có một bài viết về ‘luân chuyển cán bộ và nhân sự cho Đại hội’ lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016.
Bài viết được BBC Tiếng Việt đăng với tựa đề ‘Luân chuyển cán bộ, ai thắng cuộc?’ vì trong bài viết của mình tác giả của cuốn ‘Bên thắng cuộc’ đã đề cập đến chuyện ai sẽ là ‘người thắng cuộc’ trong việc luân chuyển cán bộ và chuẩn bị nhân sự trước Đại hội XII.
Đến giờ khó có thể đoán hay biết trước được ai trong 44 cán bộ vừa được luân chuyển hay trong giới lãnh đạo cao cấp hiện hoặc phe nhóm của họ sẽ là ‘người thắng cuộc’ và ai là ‘người thua cuộc’ tại Đại hội XII.
Nhưng có thể nói ‘người thua cuộc’ trong chuyện luân chuyển cán bộ và bầu chọn lãnh đạo trong Đại hội XII hay trong các hội nghị, đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung vẫn là dân.
Dân bị bỏ ‘ngoài cuộc’?
Người dân được coi là ‘người thua cuộc’ vì trong chuyện ‘luân chuyển cán bộ’ này họ chẳng đóng một vai trò quan trọng gì hay thậm chí không có tiếng nói nào. Họ chỉ là những ‘người ngoài cuộc’.
Được biết, quyết định luân chuyển và điều động 44 cán bộ vừa rồi là một quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản.
Mục đích của quyết định ấy là nhằm đào tạo, thử thách cán bộ được chỉ định để họ có thể nắm giữ các vị trí cao hơn tại Đại hội XII.




Nhưng dù có chấp nhận hay không, có thể nói không chỉ trong chuyện bổ nhiệm cán bộ, bầu chọn lãnh đạo mà trong toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam, người dân thường bị ‘bỏ ngoài cuộc’, bị coi là ‘kẻ bên lề"
Lướt qua như vậy để thấy rằng quyết định luân chuyển, điều động cán bộ ấy chủ yếu vẫn là một quyết định ‘của Đảng’, ‘do Đảng’ và ‘vì Đảng’ – hay một nhóm người trong Đảng Cộng sản – hơn là ‘của Nhân dân’, ‘do Nhân dân’ và ‘vì Nhân dân’.
Người dân tại các tỉnh thành liên hệ không có tiếng nói gì liên quan đến quyết định đó dù cán bộ được điều động tới là người trực tiếp lãnh đạo họ.
Một việc làm như vậy chắc chắn chẳng bao giờ diễn ra tại các nước dân chủ, đa đảng trên thế giới.
Không chỉ thế, nếu dựa vào nhận xét, bình luận của một số người – như của ông Bấm Nguyễn Đắc Xuân, một người nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn của BBC gần đây – các triều đại phong kiến ngày trước có những quy định, cách làm còn tiến bộ hơn chế độ hiện tại trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm quan chức.
Chắc giới lãnh đạo, quan chức Việt Nam và những người ủng hộ họ khó chấp nhận điều này vì họ coi các chế độ phong kiến trước đây là 'xấu xa, thối nát'.
Họ cũng không thể chấp nhận chuyện chế độ của họ lại thua kém các thể chế tại các nước dân chủ trên thế giới vì như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Đoan từng quả quyết ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ ở Việt Nam ‘cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản’.

Một số cán bộ kế cận trong đợt luân chuyển là con cháu các quan chức lãnh đạo.
Nhưng dù có chấp nhận hay không, có thể nói không chỉ trong chuyện bổ nhiệm cán bộ, bầu chọn lãnh đạo mà trong toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam, người dân thường bị ‘bỏ ngoài cuộc’, bị coi là ‘kẻ bên lề’.
Chẳng hạn, đến giờ, ngoài việc ‘đi bầu’ quốc hội và hội đồng nhân các các cấp, người dân Việt Nam – ở Miền Bắc từ khi Việt Nam giành độc lập năm 1945 và ở Miền Nam sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 – vẫn chưa một lần được tự do, công khai và trực tiếp bầu người lãnh đạo của mình hay quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước mình.
Việc bổ nhiệm cán bộ hay bầu chọn các vị trí lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam luôn do một mình Đảng Cộng sản quyết định.
Người dân chỉ biết đứng bên ngoài đoán mò, suy đoán khi Đảng họp và buộc phải chấp nhận bất cứ một quyết định nào được ra đưa ra từ những thỏa thuận sau hậu trường hay những cuộc bỏ phiếu kín của họ.
Với một số người, việc ‘sắp xếp, bầu chọn nhân sự’ ấy là chỉ là một cuộc dàn xếp, mặc cả giữa các cá nhân, phe nhóm trong Đảng Cộng sản.
Tệ hơn, trong bài viết của mình, nhà báo Huy Đức còn nhận xét rằng, ‘người thắng cuộc’ trong những cuộc bỏ phiếu như thế ‘không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều ‘gót chân A-Sin’ để sau khi bầu lên “đàn em” dễ dàng trục lợi’.
Dân là người thua thiệt?
Trong một đất nước mà gần như tất cả mọi chuyện, hầu hết trong tất cả mọi lĩnh vực – từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội – và trong tất cả mọi cơ cấu, tổ chức nhà nước – từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp – đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, quyết định chuyện người dân hầu như bị bỏ ‘ngoài cuộc’, buộc phải ‘đứng bên lề’ cũng không có gì là khó hiểu.
Không phải ngẫu nhiên, Economist Intelligence Unit (EIU), bộ phận thông tin kinh doanh, của tạp chí The Economist tại Anh xếp Việt Nam rất thấp trong chỉ số dân chủ.
Chỉ được điểm 2,98 trên 10, Việt Nam bị xếp ở thứ 144 (trên số 167 quốc gia và lãnh thổ) năm 2013.
Trong khi đó một số nước Đông Nam Á khác như Indonesia có số điểm là 6,76 (xếp thứ 53), Thái Lan 6,55 (58), Malaysia 6,41 (64), Philippines 6,30 (69) và Singapore 5,88 (81).




Một ví dụ khác phần nào phản ánh việc người dân – đặc biệt những ai có tiếng nói, việc làm trái ‘ý đảng’ – bị gạt ‘bên lề’, bị hạn chế và phải chịu nhiều thua thiệt – là trường hợp của Nhã Thuyên hay Đỗ Thị Thoan"
Cũng nên nhắc rằng Việt Nam ‘bị điểm 0’ trong hạng mục bầu cử và đa nguyên – một trong năm phân loại được EIU dùng để xếp hạng – và nhận điểm 2,78 về mục tham gia chính trị.
Sống dưới một chế độ như thế – đặc biệt khi chế độ đó có ‘cách bầu cử’ không giống ai như nhà báo Huy Đức bình luận trên – người dân chắc chắn phải chịu nhiều thua thiệt.
Vì ‘đứng ngoài cuộc’, tiếng nói của họ không có trọng lượng, nguyện vọng của họ không được lắng nghe và – vì vậy – quyền lợi của họ cũng không được coi trọng và có thể bị đặt dưới hay sau lợi ích của đảng, của các phe nhóm trong đảng.
Chỉ cần đọc các bài viết, thông tin trên báo chí hay các trang mạng, diễn đàn xã hội, ít hay nhiều cũng có thể thấy được người dân vẫn là người thua thiệt, yếu thế trong xã hội Việt Nam.
Chẳng hạn, trong thời gian qua dư luận, báo chí – trong đó các báo chính thống ở Việt Nam – bày tỏ bức xúc về chuyện cô giáo, học sinh ở Điện Biên phải dùng túi nilon qua sông để tới trường hay chuyện công an đánh chết dân chỉ bị án nhẹ.
Một ví dụ khác phần nào phản ánh việc người dân – đặc biệt những ai có tiếng nói, việc làm trái ‘ý đảng’ – bị gạt ‘bên lề’, bị hạn chế và phải chịu nhiều thua thiệt – là trường hợp của Bấm Nhã Thuyên hay Đỗ Thị Thoan.

Đảng cộng sản đang chuẩn bị một thế hệ lãnh đạo kế cận ít nhất cho tới năm 2011.
Luận văn văn chương của cô bị chấm lại dù được bảo vệ xuất sắc hơn ba năm trước, sau đó cô bị tước bằng thạc sỹ, bị cắt hợp đồng dạy học – và ngay cả giáo sư hướng dẫn luận văn của cô cũng bị cho về hưu non – chỉ vì cô chọn ‘Mở miệng’ – một nhóm thi ca văn chương không được chính quyền Việt Nam thừa nhận mà cô gọi là ‘kẻ bên lề’ – làm đề tài cho luận văn của mình.
Vì chính quyền chi phối, kiểm soát tất cả – trong đó sáng tác, ngôn luận, báo chí – không có gì ngạc nhiên khi thấy Việt Nam bị tổ chức Phóng viên không biên giới xếp vào gần cuối bảng (172 trên 179) – sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Campuchia và Miến Điện – về tự do báo chí, ngôn luận.
Mãi để dân ‘thua cuộc’?
Không phải chỉ có người dân hay giới quan sát bên ngoài mà có thể các lãnh đạo cấp cao và quan chức Việt Nam đều biết thể chế chính trị ở Việt Nam nói chung và cách thức bầu chọn lãnh đạo, cán bộ của Việt Nam nói riêng có nhiều bất cập, phi lý, phi dân chủ.
Hơn nữa, nếu thực sự thẳng thắn, công tâm chắc họ cũng ít nhiều nhận ra rằng vì những bất cấp, phi lý ấy – hay vì cách làm thiếu minh bạch, không dân chủ đó của họ – người dân vẫn chủ yếu là ‘người ngoài cuộc’ và ‘kẻ thua cuộc’ trong đời sống kinh tế, xã hội và đặc biệt sinh hoạt chính trị.




Vì, như trường hợp Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu trước đây hay những gì diễn ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Ảrập gần đây cho thấy, độc đảng, độc đoán, độc tài không phải là cách tốt nhất để duy trì quyền lực"
Nhưng một câu hỏi được đưa ra là liệu có ai trong số họ thực sự muốn, biết và dám đặt quyền lợi của Nhân dân lên trên lợi ích của Đảng – và các phe nhóm trong Đảng, gần Đảng – để có thể tiến hành ‘đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân’ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong trong Thông điệp đầu năm (2014) của ông?
Nếu muốn và dám làm vậy – thay vì chú tâm vào chuyện ‘chuẩn bị nhân sự’ cho Đại hội XII hay chỉ chú trọng vào các cuộc dàn xếp, mặc cả để mình hay người của mình trở thành ‘người thắng cuộc’ trong Đại hội này như một số người phân tích, bình luận gần đây – trong hai năm tới chắc giới lãnh đạo Việt Nam sẽ ưu tiên vạch ra một đường hướng đổi mới hay chuẩn bị một lộ trình cải cách cho Việt Nam – giống như giới tướng lãnh Miến Điện đã từng làm.
Nếu họ làm được điều đó, người dân Việt Nam dần dần sẽ có cơ hội ‘vào cuộc’ và chắc chắn sẽ trở thành ‘người thắng cuộc’.
Không chỉ thế – như chính chương trình đổi mới kinh tế mà họ đã tiến hành cách đây gần 30 năm minh chứng – giới lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ trở thành ‘người thắng cuộc’ trong tiến trình cải cách đó.
Trái lại, nếu mọi chuyện vẫn như cũ hay giới lãnh đạo Việt Nam chỉ nói mà không làm, người dân Việt Nam sẽ tiếp tục là ‘kẻ bên lề’, ‘người ngoài cuộc’ và ‘người thua cuộc’.
Hơn nữa, nếu không muốn và dám có những thay đổi căn bản, toàn diện đáp ứng được nguyện vọng của người dân và nhu cầu thời đại có thể cuối cùng ‘kẻ thua cuộc’ cũng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì, như trường hợp Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu trước đây hay những gì diễn ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Ảrập gần đây cho thấy, độc đảng, độc đoán, độc tài không phải là cách tốt nhất để duy trì quyền lực.
Trần Xuân Lộc
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một cây bút bình luận đang sinh sống ở Anh quốc.
Theo BBC

Thư của Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu gửi các Bộ trưởng Ngoại giao Úc – Mỹ – Nhật về những vấn đề sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long

 Boxitvn

clip_image001
Thảo luận chiến lược tay ba Úc-Nhật-Mỹ: Ngoại trưởng Julie Bishop, Fumio Kishida và John Kerry bên lề Hội Nghị APEC, Bali, ngày 04.10.2013 (Photo: Reuters)
Đồng Nai & Cửu Long Cultural Research Group Incorporated
31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia
clip_image003

Sydney, ngày 28 tháng 02 năm 2014
Kính gởi:
The Hon. Julie Bishop, Đại biểu Quốc hội
Bộ trưởng Ngoại giao
Trụ sở Quốc hội Liên bang
Canberra ACT 2600
Kính thưa Bà Ngoại trưởng
Nhân dịp tân chánh phủ Liên bang Úc Châu cầm quyền gần tròn 6 tháng, Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu kính gởi lời chúc mừng nồng nhiệt nhứt đến Thủ tướng và Chánh phủ và đặc biệt đến Bà, vị nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Úc Châu.
Quả thực trong khoảng thời gian ngắn ngủi vừa qua, Bà đã đạt những bước tiến quan trọng trong việc thực hiện những sáng kiến của chánh phủ Liên đảng như Kế họach Colombo mới, tái điều chỉnh các mối bang giao song phương và đa phương với khu vực Á Châu-Ấn Độ Thái Bình Dương và củng cố Liên minh Mỹ-Úc trong khu vực Á Châu đang trỗi dậy. Ngoài ra, Bà còn thực hiện những chuyến công du, viếng thăm vùng Bắc Á, trong đó có Nhật Bản, một số quốc gia ở Nam Thái Bình Dương và thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), kể cả Việt Nam. Thêm vào đó, bà đã hành xử bình tĩnh và khéo léo giải tỏa những căng thẳng song phương gây ra bởi sự phát giác những hành vi không được xác nhận liên quan đến việc thu thập tin tức tình báo về Indonesia trong quá khứ.
Phải công nhận trong mọi trường hợp, những thành tựu trong 6 tháng vừa qua của Bà không thua kém bất cứ ai trong lịch sử điều hành công tác ngoại vụ và bang giao của Úc Châu, một lãnh vực mà trong thế giới ngày nay không chỉ dựa vào ngành ngoại giao truyền thống mà còn bao gồm cả ngoại giao văn hóa và kinh tế.
Như Bà đã từng nhận xét trước đây, Úc Châu đang ở trong một vị thế thuận lợi để thu đạt những lợi ích từ khu vực Á Châu đang trỗi dậy trở lại như một trọng tâm về chiến lược và kinh tế của thế giới. Những phúc lợi này đương nhiên không chỉ dành riêng cho công dân nước Úc mà cũng sẽ được chia sẻ với cộng đồng cư dân trong khu vực, do quyết định của chánh phủ Abbott sáp nhập chương trình ngoại viện của Úc với chánh sách ngoại giao và thương mại để giúp nền kinh tế khu vực được bành trướng và phát triển bền vững hơn.
Trong tinh thần đó và đặc biệt đối với Tiểu Vùng Mekong Mở Rộng (GMS), Úc Châu đã và đang đóng vai trò nòng cốt, cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản là những quốc gia chủ yếu hỗ trợ tài chánh và kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện an sinh của hơn 60 triệu cư dân mà cuộc sống gắn liền với dòng nước sông Mekong.
Trong số những thử thách cho sự phát triển bền vững, nhu cầu năng lượng và sản xuất điện năng là yếu tố khẩn thiết mà GMS đã phải tìm phương cách thích hợp để đáp ứng. Đương nhiên thủy điện là một giải pháp nhưng ngoài ra còn có những kỹ thuật điền thế khác như điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân. Và lý tưởng nhứt là phí tổn cùng lợi ích của mỗi kỹ thuật nên được nghiên cứu thấu đáo ở cấp quốc gia lẫn khu vực để từ đó tìm ra phương án tối ưu thích hợp với cơ bản phát triển bền vững. Điều đáng tiếc là thủy điện đã được cố ý chọn lựa trong sự thiếu vắng một cuộc điều nghiên nghiêm túc những kỹ thuật điền thế khác. Vì vậy, 11 đề án đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong thành hình (9 ở Lào và 2 ở Cao Miên).
Nhóm Nghiên cứu Văn hoá Đồng Nai & Cửu Long (NCVHĐNCL) Úc Châu, môt tổ chức dân sự không vụ lợi tại Sydney (http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/) cùng với những xã hội dân sự trong vùng hạ lưu Mekong và các tổ chức phi chánh quyền NGOs tại một số quốc gia và trên thế giới, đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về những ảnh hưởng nguy hại mà 11 đập thủy điện, nếu được xây, sẽ gây ra những tác động tiêu cực có tính tàn phá không thể đảo ngược đối với hệ sinh thái vùng hạ nguồn.
Vào năm 2011, Nhóm NCVHĐNCL Úc Châu đã trình bày vấn đề này với Chánh phủ Liên bang Úc cũng như phe Đối lập ở Quốc hội và đề nghị nước Úc kêu gọi đình chỉ kế hoạch xây các đập thủy điện trong 10 năm, đúng theo khuyến cáo của Ủy hội Sông Mekong (MRC). MRC – một cơ chế được 4 quốc gia hạ lưu Mekong là Cao Miên, Lào, Thái Lan và Việt Nam thành lập vào năm 1995 với mục đích cải thiện sự hợp tác trong khu vực – vào năm 2010 đã đưa ra khuyến nghị đình hoãn không chỉ đập thủy điện Xayaburi ở bắc Lào, mà cả 10 đề án thủy điện còn lại, để có đủ thời giờ nghiên cứu, tìm hiểu thêm những tác động tiêu cực và để các quốc gia thành viên MRC cùng các tổ chức tài trợ quốc tế có thể tham khảo vấn đề một cách sâu rộng và hoàn chỉnh hơn.
Nhóm NCVHĐNCL Úc Châu chia sẻ với các tổ chức phi chánh quyền NGOs tại Úc và quốc tế, cũng như với các xã hội dân sự trong vùng hạ lưu, nỗi thất vọng sâu xa về việc chánh phủ Úc lúc đó đã không kêu gọi đình hoãn 10 năm, mặc dầu nước Úc đã tán thành khuyến cáo của MRC và đồng ý rằng “còn nhiều khiếm khuyết kiến thức quan trọng” cần được tìm hiểu thêm, liên quan đến những tác động tiềm ẩn của đề án thủy điện Xayaburi và các đề án khác xây trên dòng chính hạ lưu Mekong. (Nguồn tin: Bộ Trưởng đại diện Ngoại Trưởng Úc tại Thượng Viện trả lời câu hỏi của Nghị sĩ Rhiannon, ngày 21.07.2011).
Nay đập thủy điện Xayaburi đã được bắt đầu xây và chánh phủ Lào lại táo bạo công bố dự kiến xây thêm đập Don Sahong trong năm 2014 mà lần này lại không thông qua thủ tục của MRC gọi là “Tiến trình Thông báo, Tiền Tham khảo và Đồng thuận” vì cho rằng Don Sahong là một nhánh của sông Mekong chớ không phải là dòng chính. (Nguồn tin: Reuters - Lào tiến hành xây đập trên sông Mekong không cần tham khảo với các nước láng giềng, ngày 03.10.2013).
Một lần nữa, chúng tôi trân trọng yêu cầu Bà Ngoại trưởng, với tư cách một thành viên trách nhiệm cao cấp của Nội các, duyệt lại lập trường của chánh phủ Úc đối với các đề án đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong. Chúng tôi tin rằng ở thời điểm này, kêu gọi đình chỉ 10 năm theo như khuyến cáo của MRC cũng không quá trễ, ít nhứt là đối với các đề án còn lại, đặc biệt khi sự kêu gọi này xuất phát từ các quốc gia chủ yếu hỗ trợ MRC như Úc Châu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Chúng tôi được biết mục đích của chương trình viện trợ mà nước Úc dành cho hạ lưu Mekong trước đây và hiện nay vẫn là “giúp tiềm năng kinh tế của khu vực được phát triển bền vững trên bình diện rộng lớn hơn, dựa vào mạng nối kết và hợp tác”. Trong chiều hướng này, nước Úc đã rộng rãi hỗ trợ tài chánh và kỹ thuật cho vùng hạ lưu Mekong và đặc biệt cho vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long, từng là vựa lúa không chỉ của Việt Nam mà của toàn vùng, nhưng nay là một trong số các nơi nghèo khổ nhứt trong vùng. Trong số những chương trình viện trợ ODA chủ yếu dành cho châu thổ đồng bằng Cửu Long để giảm hạ mức độ nghèo khổ cao hiện nay, nước Úc đã xây cầu Mỹ Thuận và sắp tới đây là cầu Cao Lãnh bắc ngang sông Cửu Long. Tương tự như thế, cầu Cần Thơ đã được hoàn thành nhờ sự trợ giúp quảng đại của Nhật Bản.
Theo ước tính của MRC, trên phương diện lợi ích kinh tế, tất cả 11 đề án đập thủy điện, nếu được thực hiện, sẽ chỉ cung ứng 6-8% nhu cầu điện năng của khu vực vào năm 2025 trong khi những tác động tiêu cực gây ra sẽ khiến cho tình trạng nghèo khổ trở nên bi đát hơn và khoảng cách giàu nghèo cũng tăng thêm trong khu vực.
Vì thế, theo thiển nghĩ của chúng tôi, nếu 11 đập thủy điện được xây dựng, nhưng thiếu những công trình nghiên cứu khoa học khách quan đánh giá những tác động tiêu cực, thì vô tình những quốc gia nòng cốt tài trợ cho MRC như Úc Châu, Nhật Bản và Hoa Kỳ tự triệt hạ những mục tiêu hỗ trợ cao đẹp do chính họ đề ra và theo đuổi.
Kính thưa Bà Ngoại trưởng,
Bản văn tương tự như bức thư này cũng được gởi đến Ông John Kerry, Ngoại trưởng của Hoa Kỳ và Ông Fumio Kishida, Ngoại trưởng của Nhật Bản.
Chúng tôi chân thành cảm tạ Bà Ngoại trưởng quan tâm cứu xét vấn đề nầy. Trân trọng kính chúc Bà tiếp tục gặt hái nhiều thành quả trong vai trò lịch sử của một nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Úc Châu.
Trân trọng kính chào,
Thay mặt Nhóm Nghiên cứu Văn hoá Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân Luật sư Lưu Tường Quang, AO
(ký tên) (ký tên)
Tiến sĩ Trần Thạnh Luật gia Trương Minh Hoàng
(ký tên) (ký tên)

=0=

Đồng Nai & Cửu Long Cultural Research Group Incorporated
31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia

clip_image004
Sydney, ngày 28 tháng 02.năm 2014
Kính gởi:
The Hon. John F. Kerry
Bộ trưởng Ngoại giao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
2201 C Street NW
Washington DC 20520
USA
Kính thưa Ông Ngoại trưởng,
Trước tiên, xin Ông nhận nơi đây lời chúc mừng nồng nhiệt của Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu (NCVHĐNCL) nhân dịp đánh dấu tròn một năm phục vụ của Ông trong vai trò vị Ngoại trưởng thứ 68 của Hoa Kỳ. Kể từ tháng 2 năm 2013 Ông đã chánh thức thăm viếng nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á, nơi ông có nhiều kinh nghiệm cá nhân và hiểu biết rộng rãi trải qua thời gian phục vụ lâu dài và xuất sắc trong nhiều nhiệm vụ quan trọng dưới bóng cờ của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Chúng tôi rất khích lệ khi được biết vào giữa tháng 12 năm 2013, trong chuyến viếng thăm châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam, ông đã tuyên bố rằng Ông đến khu vực này …. “để giải quyết những thách thức cốt lõi trong tương lai”, trong đó có những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thật vậy, ông đã bày tỏ quan điểm mạnh mẽ và xác thật rằng biến đổi khí hậu là kẻ thù của thế kỷ 21, và hiện tượng này nếu không được kiểm soát “sẽ khiến thêm nhiều cộng đồng biến dạng khỏi bề mặt quả địa cầu và điều này không thể được chấp nhận trong bất cứ hoàn cảnh nào – và càng không thể được chấp nhận hơn nữa khi chúng ta biết điều mà chúng ta có thể làm và cần ứng phó với những thử thách đó”.
Chúng tôi nhất tâm và trân trọng tán đồng nhận định chính sách của Ông. Tuy nhiên bên cạnh biến đổi khí hậu là một thử thách mang tính toàn cầu, còn có những thử thách khác của khu vực có thể nhanh chóng gây ra những thảm họa, chẳng hạn như kế hoạch xây chuỗi 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong.
Trong tinh thần đó và đặc biệt đối với Tiểu Vùng Mekong Mở Rộng (GMS), Hoa Kỳ đã và đang đóng vai trò nòng cốt, cùng với Úc Châu và Nhật Bản là những quốc gia chủ yếu hỗ trợ tài chánh và kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện an sinh của hơn 60 triệu cư dân mà cuộc sống gắn liền với dòng nước sông Mekong.
Trong số những thử thách cho sự phát triển bền vững, nhu cầu năng lượng và sản xuất điện năng là yếu tố khẩn thiết mà GMS đã phải tìm phương cách thích hợp để đáp ứng. Đương nhiên thủy điện là một giải pháp nhưng ngoài ra còn có những kỹ thuật điền thế khác như điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân. Và lý tưởng nhứt là phí tổn cùng lợi ích của mỗi kỹ thuật nên được nghiên cứu thấu đáo ở cấp quốc gia lẫn khu vực để từ đó tìm ra phương án tối ưu thích hợp với cơ bản phát triển bền vững. Điều đáng tiếc là thủy điện đã được cố ý chọn lựa trong sự thiếu vắng một cuộc điều nghiên nghiêm túc những kỹ thuật điền thế khác. Vì vậy, 11 đề án đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong thành hình (9 ở Lào và 2 ở Cao Miên).
Nhóm Nghiên cứu Văn hoá Đồng Nai & Cửu Long (NCVHĐNCL) Úc Châu, môt tổ chức dân sự không vụ lợi tại Sydney (http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/) cùng với những xã hội dân sự trong vùng hạ lưu Mekong và các tổ chức phi chánh quyền NGOs tại một số quốc gia và trên thế giới, đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về những ảnh hưởng nguy hại mà 11 đập thủy điện, nếu được xây, sẽ gây ra những tác động tiêu cực có tính tàn phá không thể đảo ngược đối với hệ sinh thái vùng hạ nguồn.
Vào năm 2011, Nhóm NCVHĐNCL Úc Châu đã trình bày vấn đề này với Chánh phủ Liên bang Úc cũng như quí vị đại diện dân cử tại Quốc hội Úc và Quốc hội Hoa Kỳ, và đề nghị kêu gọi đình chỉ kế hoạch xây các đập thủy điện trong 10 năm, đúng theo khuyến cáo của Ủy hội Sông Mekong (MRC). MRC – một cơ chế được 4 quốc gia hạ lưu Mekong là Cao Miên, Lào, Thái Lan và Việt Nam thành lập vào năm 1995 với mục đích cải thiện sự hợp tác trong khu vực – vào năm 2010 đã đưa ra khuyến nghị đình hoãn không chỉ đập thủy điện Xayaburi ở bắc Lào, mà cả 10 đề án thủy điện còn lại, để có đủ thời giờ nghiên cứu, tìm hiểu thêm những tác động tiêu cực và để các quốc gia thành viên MRC cùng các tổ chức tài trợ quốc tế có thể tham khảo vấn đề một cách sâu rộng và hoàn chỉnh hơn.
Nhóm NCVHĐNCL Úc Châu chia sẻ với các tổ chức phi chánh quyền NGOs tại Úc và quốc tế, cũng như với các xã hội dân sự trong vùng hạ lưu, nỗi thất vọng sâu xa về việc một lời kêu gọi đồng loạt đình hoãn 10 năm đã không được thực hiện lúc bấy giờ, mặc dầu khuyến cáo của MRC đã được tán thành, bởi vì một số “khiếm khuyết kiến thức quan trọng” còn tồn đọng liên quan đến những tác động tiềm ẩn của đề án thủy điện Xayaburi và các đề án khác xây trên dòng chính hạ lưu Mekong.
Nay đập thủy điện Xayaburi đã được bắt đầu xây và chánh phủ Lào lại táo bạo công bố dự kiến xây thêm đập Don Sahong trong năm 2014 mà lần này lại không thông qua thủ tục của MRC gọi là “Tiến trình Thông báo, Tiền Tham khảo và Đồng thuận” vì cho rằng Don Sahong là một nhánh của sông Mekong chớ không phải là dòng chính. (Nguồn tin: Reuters - Lào tiến hành xây đập trên sông Mekong không cần tham khảo với các nước láng giềng, ngày 03.10.2013).
Chúng tôi trân trọng yêu cầu Ông, trong vai trò Ngoại trưởng Hoa Kỳ tha thiết và thấu hiểu vùng Đông Nam Á, nghiên cứu thêm việc đưa ra lời kêu gọi đình hoãn xây các đập thủy điện trên hạ lưu Mekong trong 10 năm. Vị Ngoại trưởng tiền nhiệm của Ông, Bà Hillary Clinton, trong chuyến thăm viếng Lào trước đây vào tháng 7 năm 2012, đã đề nghị Lào thực hiện kế hoạch nghiên cứu bổ túc về tác động xuyên biên giới của đập Xayaburi tại các quốc gia vùng hạ nguồn trước khi tiến hành xây dựng công trình này, để “tránh những lỗi lầm trước đây của Hoa Kỳ về các đập thủy điện” (Nguồn tin: AFP- ngày13.07.2012: “Clinton thúc dục các quốc gia thuộc khu vực Mekong tránh những lỗi lầm trước đây của Hoa Kỳ về các đập thủy điện”).
Chúng tôi tin rằng ở thời điểm này kêu gọi đình chỉ 10 năm theo như khuyến cáo của MRC cũng không quá trễ, ít nhứt là đối với các đề án còn lại, đặc biệt khi sự kêu gọi này xuất phát từ các quốc gia chủ yếu hỗ trợ MRC như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc Châu.
Chương trình viện trợ phát triển tiểu vùng Mekong của Hoa kỳ trong đó có “Sáng kiến Hạ lưu Mekong” (Lower Mekong Initiative – LMI) là một thành tố quan trọng của chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ trong khu vực Á châu.
Mục đích của LMI, như đã được thấy rõ trong Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 6 tại Bandar Seri Begawan, Brunei vào ngày 1 tháng 7 năm 2013, là nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế tiểu vùng. Tuy nhiên, ít nhất 3 trong số 6 trụ cột của LMI, như “nông nghiệp và an ninh lương thực”, “an ninh năng lượng”, “môi trường và nguồn nước”, sẽ có nguy cơ bị đánh bại khi những tác động tiêu cực có tính tàn phá và không thể đảo ngược trong môi trường sinh thái của vùng hạ lưu Mekong trở thành hiện thực, vì những đề án thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong được xây dựng. Trong bối cảnh này, châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam, như Ông đã biết, từng là vựa lúa không chỉ của Việt Nam mà của toàn vùng, sẽ trở thành vùng đất khó sống.
Theo ước tính của MRC, trên phương diện lợi ích kinh tế, tất cả 11 đề án đập thủy điện, nếu được thực hiện, sẽ chỉ cung ứng 6-8% nhu cầu điện năng của khu vực vào năm 2025 trong khi những tác động tiêu cực gây ra sẽ khiến cho tình trạng nghèo khổ trở nên bi đát hơn và khoảng cách giàu nghèo cũng tăng thêm trong khu vực.
Vì thế, theo thiển nghĩ của chúng tôi, nếu 11 đập thủy điện được xây dựng, nhưng thiếu những công trình nghiên cứu khoa học khách quan đánh giá những tác động tiêu cực, thì vô tình những quốc gia nòng cốt tài trợ cho MRC như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc Châu tự triệt hạ những mục tiêu hỗ trợ cao đẹp do chính họ đề ra và theo đuổi.
Kính thưa Ông Ngoại trưởng,
Bản văn tương tự như bức thư này cũng được gởi đến Ông Fumio Kishida, Ngoại trưởng của Nhật Bản và Bà Julie Bishop, Ngoại trưởng của Úc Châu.
Chúng tôi chân thành cảm tạ Ông Ngoại trưởng quan tâm cứu xét vấn đề nầy. Kính chúc Ông gặt hái nhiều thắng lợi trong năm 2014 và nhiều năm kế tiếp.
Trân trọng kính chào,
Thay mặt Nhóm Nghiên cứu Văn hoá Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân Luật sư Lưu Tường Quang, AO
(ký tên) (ký tên)
Tiến sĩ Trần Thạnh Luật gia Trương Minh Hoàng
(ký tên) (ký tên)

=0=

Đồng Nai & Cửu Long Cultural Research Group Incorporated
31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia

clip_image005
Sydney, ngày 28 tháng 02 năm 2014
Kính gởi:
H.E Mr. Fumio Kishida
Bộ trưởng Ngoại giao Bộ Ngoại giao Nhật Bản (Gaimusho)
2-2-1 Kasumigaseki
Chiyoda-ku
TOKYO 100-8919
JAPAN
Kính thưa Ông Ngoại trưởng,
Kể từ tháng 12 năm 2012, Nhật Bản đã tăng cường và tiếp tục củng cố các mối bang giao song phương và đa phương với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thủ tướng Shinzo Abe và Ông, với tư cách Ngoại trưởng của Nhật Bản, cùng với một số Bộ trưởng trong Nội Các Chánh phủ Nhật Bản đã mở những chuyến công du thăm viếng từng nước một của 10 quốc gia thành viên ASEAN.
Dựa trên “Năm Nguyên tắc Mới” thiếp lập đường lối ngoại giao của Nhật Bản trong tương lai, Nhật Bản đưa ra những sáng kiến và chương trình hỗ trợ phát triển rất cao đẹp, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và giảm nghèo cho dân chúng trong khu vực Đông Nam Á. Thật vậy, như ghi nhận trong Nguyên tắc thứ 3 về “kinh tế tự do, cởi mở và liên kết” của đường lối ngoại giao, góp phần của Nhật Bản trong việc thiết lập “Hành lang Kinh tế phía Nam” trong vùng Mekong được coi là công trình thành đạt. Cũng thế, nằm trong mạng kết nối giao lưu thống thoáng, cầu Cần Thơ được xây dựng với sự trợ giúp quảng đại về tài chánh và kỹ thuật của Nhật Bản dành cho châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam.
Trong tinh thần đó và đặc biệt đối với Tiểu Vùng Mekong Mở Rộng (GMS), Nhật Bản đã và đang đóng vai trò nòng cốt, cùng với Hoa Kỳ và Úc Châu là những quốc gia chủ yếu hỗ trợ tài chánh và kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện an sinh của hơn 60 triệu cư dân mà cuộc sống gắn liền với dòng nước sông Mekong.
Trong số những thử thách cho sự phát triển bền vững, nhu cầu năng lượng và sản xuất điện năng là yếu tố khẩn thiết mà GMS đã phải tìm phương cách thích hợp để đáp ứng. Đương nhiên thủy điện là một giải pháp nhưng ngoài ra còn có những kỹ thuật điền thế khác như điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân. Và lý tưởng nhứt là phí tổn cùng lợi ích của mỗi kỹ thuật nên được nghiên cứu thấu đáo ở cấp quốc gia lẫn khu vực để từ đó tìm ra phương án tối ưu thích hợp với cơ bản phát triển bền vững. Điều đáng tiếc là thủy điện đã được cố ý chọn lựa trong sự thiếu vắng một cuộc điều nghiên nghiêm túc những kỹ thuật điền thế khác. Vì vậy, 11 đề án đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong thành hình (9 ở Lào và 2 ở Cao Miên).
Nhóm Nghiên cứu Văn hoá Đồng Nai & Cửu Long (NCVHĐNCL) Úc Châu, môt tổ chức dân sự không vụ lợi tại Sydney (http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/) cùng với những xã hội dân sự trong vùng hạ lưu Mekong và các tổ chức phi chánh quyền NGOs tại một số quốc gia và trên thế giới, đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về những ảnh hưởng nguy hại mà 11 đập thủy điện, nếu được xây, sẽ gây ra những tác động tiêu cực có tính tàn phá không thể đảo ngược đối với hệ sinh thái vùng hạ nguồn.
Vào năm 2011, Nhóm NCVHĐNCL Úc Châu đã trình bày vấn đề này với giới chức thẩm quyền và đề nghị kêu gọi đình chỉ kế hoạch xây các đập thủy điện trong 10 năm, đúng theo khuyến cáo của Ủy hội Sông Mekong (MRC). MRC – một cơ chế được 4 quốc gia hạ lưu Mekong là Cao Miên, Lào, Thái Lan và Việt Nam thành lập vào năm 1995 với mục đích cải thiện sự hợp tác trong khu vực – vào năm 2010 đã đưa ra khuyến nghị đình hoãn không chỉ đập thủy điện Xayaburi ở bắc Lào, mà cả 10 đề án thủy điện còn lại, để có đủ thời giờ nghiên cứu, tìm hiểu thêm những tác động tiêu cực và để các quốc gia thành viên MRC cùng các tổ chức tài trợ quốc tế có thể tham khảo vấn đề một cách sâu rộng và hoàn chỉnh hơn.
Nhóm NCVHĐNCL Úc Châu chia sẻ với các tổ chức phi chánh quyền NGOs tại Úc và quốc tế, cũng như với các xã hội dân sự trong vùng hạ lưu, nỗi thất vọng sâu xa về việc một lời kêu gọi đồng loạt đình hoãn 10 năm đã không được thực hiện lúc bấy giờ, mặc dầu khuyến cáo của MRC đã được tán thành, bởi vì một số “khiếm khuyết kiến thức quan trọng” còn tồn đọng liên quan đến những tác động tiềm ẩn của đề án thủy điện Xayaburi và các đề án khác xây trên dòng chính hạ lưu Mekong.
Nay đập thủy điện Xayaburi đã được bắt đầu xây và chánh phủ Lào lại táo bạo công bố dự kiến xây thêm đập Don Sahong trong năm 2014 mà lần này lại không thông qua thủ tục của MRC gọi là “Tiến trình Thông báo, Tiền Tham khảo và Đồng thuận” vì cho rằng Don Sahong là một nhánh của sông Mekong chớ không phải là dòng chính. (Nguồn tin: Reuters - Lào tiến hành xây đập trên sông Mekong không cần tham khảo với các nước láng giềng, ngày 03.10.2013).
Chúng tôi trân trọng yêu cầu Ông, trong vai trò Ngoại trưởng của Nhật Bản tha thiết và thấu hiểu vùng Đông Nam Á, nghiên cứu yêu cầu đình hoãn trong10 năm việc xây các đập thủy điện tại hạ lưu Mekong. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Bà Hillary Clinton, trong chuyến thăm viếng Lào trước đây vào tháng 7 năm 2012, đã đề nghị Lào thực hiện kế hoạch nghiên cứu bổ túc về tác động xuyên biên giới của đập Xayaburi tại các quốc gia vùng hạ nguồn trước khi tiến hành xây dựng công trình này, để “tránh những lỗi lầm trước đây của Hoa Kỳ về các đập thủy điện”. (Nguồn tin: AFP- ngày 13.07.2012:“Clinton thúc dục các quốc gia thuộc khu vực Mekong tránh những lỗi lầm trước đây của Hoa Kỳ về các đập thủy điện”).
Chúng tôi tin rằng ở thời điểm này kêu gọi đình chỉ 10 năm theo như khuyến cáo của MRC cũng không quá trễ, ít nhứt là đối với các đề án còn lại, đặc biệt khi sự kêu gọi này xuất phát từ các quốc gia chủ yếu hỗ trợ MRC như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc Châu.
Chiến lược Tokyo 2012 dành cho kế hoạch Hợp tác Mekong-Nhật Bản, được soạn thảo để thiết lập những mục đích của các chương trình viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho toàn vùng và viện trợ song phương cho Cao Miên, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam, như đã thể hiện trong Hội nghi Thượng đỉnh lần thứ 5 vào tháng 12 năm 2013.
Tuy nhiên, chúng tôi vô cùng e ngại chiến lược to lớn và quảng đại này sẽ kém phần hữu hiệu, khi những tác động tiêu cực có tính tàn phá và không thể đảo ngược trong môi trường sinh thái của vùng hạ lưu Mekong trở thành hiện thực, vì những đề án thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong được xây dựng. Trong bối cảnh này, châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam từng là vựa lúa không chỉ của Việt Nam mà của toàn vùng, sẽ trở thành vùng đất khó sống.
Theo ước tính của MRC, trên phương diện lợi ích kinh tế, tất cả 11 đề án đập thủy điện, nếu được thực hiện, sẽ chỉ cung ứng 6-8% nhu cầu điện năng của khu vực vào năm 2025 trong khi những tác động tiêu cực gây ra sẽ khiến cho tình trạng nghèo khổ trở nên bi đát hơn và khoảng cách giàu nghèo cũng tăng thêm trong khu vực.
Vì thế, theo thiển nghĩ của chúng tôi, nếu 11 đập thủy điện được xây dựng, nhưng thiếu những công trình nghiên cứu khoa học khách quan đánh giá những tác động tiêu cực, thì vô tình những quốc gia nòng cốt tài trợ cho MRC như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc Châu tự triệt hạ những mục tiêu hỗ trợ cao đẹp do chính họ đề ra và theo đuổi.
Kính thưa Ông Ngoại trưởng
Bản văn tương tự như bức thư này cũng được gởi đến Ông John Kerry, Ngoại trưởng của Hoa Kỳ và Bà Julie Bishop, Ngoại trưởng của Úc Châu.
Chúng tôi chân thành cảm tạ Ông Ngoại trưởng quan tâm cứu xét vấn đề nầy. Kính chúc Ông gặt hái nhiều thắng lợi trong năm 2014 và nhiều năm kế tiếp.
Trân trọng kính chào,
Thay mặt Nhóm Nghiên cứu Văn hoá Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân Luật sư Lưu Tường Quang, AO
(ký tên) (ký tên)
Tiến sĩ Trần Thạnh Luật gia Trương Minh Hoàng
(ký tên) (ký tên)
clip_image006
Các đập thủy điện (đang hoạt động hoặc đề nghị) trên dòng chính Sông Mekong

Dong Nai & Cuu Long
Cultural Research Group Incorporated
31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia

clip_image003[1]
Sydney, 28 February 2014
The Hon. Julie Bishop, MP
Minister for Foreign Affairs
Parliament House
Canberra ACT 2600
Dear Madam Minister,
As the new Federal Government approaches its six-month mark, we are writing to convey our warmest congratulations to the Prime Minister and his Ministry, and in particular to you as the first female Minister for Foreign Affairs of Australia.
Indeed during this short period, you have taken significant steps to put in place signature initiatives of the Coalition such as the New Colombo Plan, to refocus Australia’s bilateral and multilateral relations with the Asia-Indo Pacific region and to strengthen the US-Australia Alliance in an Emerging Asia. You have paid official visits to North Asia, including Japan, other nations in the South Pacific and members of the ASEAN, including Vietnam. In addition, you have handled with great calming skills bilateral issues raised by revelations of unconfirmed past intelligence gathering practices relating to Indonesia.
On any account, your achievements during your first 6 months are second to none in the history of Australian external and foreign affairs, which in today’s world include not only the traditional diplomacy but also the cultural and economic diplomacies.
As you said previously, Australia is well positioned to reap the benefits of the re-emergence of Asia as a global economic and strategic powerhouse. Those benefits are of course not only for Australia to enjoy but also to share with the wider region, as a result of the Abbott Government merging Australia’s aid program with its foreign and trade policies to better gain sustainable broader economic development.
In this regard and in regional specific terms, namely the Greater Mekong Sub Region (GMS), Australia has played and continues to play a pivotal role together with the United States and Japan as major donors in financial and technical assistance to improve the living conditions of over 60 million people whose livelihoods depend directly on the Mekong River.
Among the many challenges of sustainable development, there has been a need for the GMS to find suitable ways to meet future demands for energy and power generation. There are of course hydropower dams and there remain other alternative technologies such as wind, solar and nuclear energy. Ideally costs and benefits of each technology should receive further in depth consideration at national and regional levels to optimise development on a sustainable basis. Regrettably, hydropower was wittingly chosen as the preferred option without a thorough investigation of other technologies, and 11 dams were proposed (9 in Laos and 2 in Cambodia).
The Sydney-based Dong Nai & Cuu Long Cultural Research Group Inc, an Australian not-for-profit community organisation (http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/),
has added its voice to the grave concerns expressed by the civil society within the Lower Mekong Basin and other national and international NGOs, because those 11 dams across the Mekong River, if built, would cause devastating and irreversible negative impacts on the ecology of the Lower Mekong Basin.
In 2011, we made representations to the Australian Government and the Federal Opposition, suggesting Australia call for a 10 year moratorium of Mekong mainstream dam constructions, as recommended by the Mekong River Commission (MRC). The MRC, a body set up in 1995 by the 4 Lower Mekong Basin countries namely Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam to improve regional cooperation, made this objective recommendation in 2010 not only specifically for the Xayaburi Dam in northern Laos, but also for the other 10 proposed dams, to allow time for further study of their impacts and proper consultations within the MRC members and their international supporters.
We shared with other Australian and international NGOs and the civil society in the Lower Mekong Basin the profound disappointment that Australia did not then call for a 10 year delay, even though Australia had endorsed the MRC recommendation and agreed that ‘many key remaining knowledge gaps’ still existed in relation to the potential impacts of Xayaburi Hydropower Dam proposal and other Mekong mainstream dam proposals (Source: Answers to Questions upon Notice to Minister representing the Minister for Foreign Affairs, by Senator Rhiannon on 21 July 2011).
Now that the Xayaburi Dam construction has already begun, the Government of Lao People’s Democratic Republic felt emboldened enough to announce its planned construction of Don Sahong Dam in 2014 without even going through the process of consultation under the MRC’s Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement, on the basis of its claim that Don Sahong is a tributary of the Mekong and not its mainstream (Source: Reuters – Laos pushes ahead with Mekong Dam without consulting neighbours, Oct 3 2013).
Once again, we respectfully call on you as the responsible Cabinet Minister, to reconsider the position of the Australian Government on this matter of Mekong River hydropower dam constructions. We believe that it is not too late, at least for the remaining proposals, to call for this MRC-recommended 10 year delay, especially when this call is made by major donors such as Australia, Japan and the United States.
The Australian assistance objective for the Lower Mekong Basin was, and, as we understand, remains ‘to enable sustainable broad-based economic growth’ based on connectivity and cooperation. Within this objective, Australia has generously given financial and technical assistance to the Lower Mekong Basin – and particularly in Vietnam’s Mekong Delta, once the rice bowl not only of Vietnam but also of the whole region but now one of the poorest in the area. Among the major ODA projects in the Mekong Delta to reduce its currently high level of poverty, Australia has built My-Thuan Bridge and soon-to-be Cao Lanh Bridge across the Mekong. Likewise, Can-Tho Bridge was constructed with generous Japanese assistance.
According to MRC’s estimates, in terms of economic benefits, the hydropower dams together would meet only 6-8% of the projected Lower Mekong Basin power demand in 2025 while its negative impacts would likely worsen poverty and inequality in the region.
Therefore, in our view, to allow the proposed 11 dams to be built without proper impact assessments, major donors such as Australia, Japan and the United States would defeat their own assistance objectives.
Minister,
Our representation in similar terms as in this letter is also being sent to The Hon. John Kerry, the Secretary of State of the United States and H.E. Mr. Fumio Kishida, the Minister for Foreign Affairs of Japan.
Please accept our sincere thanks for your consideration of this matter.
With best wishes for your continuing success in your historic role as Australia’s first female Minister for Foreign Affairs,
Yours faithfully,
For and On Behalf of the Dong Nai & Cuu Long * Cultural Research Group Inc,
(Signed) (Signed)
Long-Van Huynh, Ph D Tuong Quang Luu, AO, BA/LLB
(Signed) (Signed)
Thanh Tran, Ph D Hoang Truong, LLM

* Dong Nai and Cuu Long are the names of the two important rivers in Vietnam. Dong Nai which includes Saigon River is the lifeblood for the whole area north of Saigon and Cuu Long which means literally the Nine Dragons, is the Vietnamese name of the Mekong River when it enters southern Vietnam.
=0=
Dong Nai & Cuu Long
Cultural Research Group Incorporated
31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia

clip_image007

Sydney, February 28, 2014
The Hon. John F Kerry
Secretary of State
U.S Department of State
2201 C Street NW
Washington DC 20520
USA
Dear Mr. Secretary,
First of all, please allow us to congratulate you most warmly on your first anniversary as the 68th Secretary of State of the United States of America. Since February 2013, you have paid official visits to many parts of the world, including South East Asia where you have obtained personal experience and wide-ranging knowledge during your long and distinguished services to the USA in many important roles.
We are encouraged to note that in mid-December last year, while visiting Vietnam’s Mekong Delta, you said that you came to the area…to “address key future challenges”, including the negative impact of climate change. Indeed, you have expressed your strong and well-founded view that climate change is the enemy in the 21st century, which, if left unchecked, “will wipe out many more communities from the face of the earth, and that is unacceptable under any circumstances – but is even more unacceptable because we know what we can do and need to do in order to deal with this challenge.”
We are wholeheartedly and respectfully in agreement with your policy position. But while climate change is a global challenge, there are regional challenges which may lead to catastrophic consequences much earlier, such as the issue of hydropower dams across the Mekong River.
In this regard and in regional specific terms, namely the Greater Mekong Sub Region (GMS), the United States has played and continues to play a pivotal role together with Japan and Australia as major donors in financial and technical assistance to improve the living conditions of over 60 million people whose livelihoods depend directly on the Mekong River.
Among the many challenges of sustainable development, there has been a need for the GMS to find suitable ways to meet future demands for energy and power generation. There are of course hydropower dams and there remain other alternative technologies such as wind, solar and nuclear energy. Ideally costs and benefits of each technology should receive further in depth consideration at national and regional levels to optimize development on a sustainable basis. Regrettably, hydropower was wittingly chosen as the preferred option without a thorough investigation of other technologies, and 11 dams were proposed (9 in Laos and 2 in Cambodia).
The Sydney-based Dong Nai & Cuu Long Cultural Research Group Inc, an Australian not-for-profit community organization (http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/),
has added its voice to the grave concerns expressed by the civil society within the Lower Mekong Basin and other national and international NGOs, because those 11 dams across the Mekong River, if built, would cause devastating and irreversible negative impacts on the ecology of the Lower Mekong Basin.
In 2011, we made representations to the Australian Government and to elected members of Parliament in Australia and of the Congress in the United States, suggesting a call for a 10 year moratorium of Mekong mainstream dam constructions, as recommended by the Mekong River Commission (MRC). The MRC, a body set up in 1995 by the 4 Lower Mekong Basin countries namely Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam to improve regional cooperation, made this objective recommendation in 2010 not only specifically for the Xayaburi Dam in northern Laos, but also for the other 10 proposed dams, to allow time for further study of their impacts and proper consultations within the MRC members and their international supporters.
We shared with other national and international NGOs and the civil society in the Lower Mekong Basin the profound disappointment that such call for a 10 year delay was not made in a concerted manner at the time, even though the MRC recommendation was endorsed, because a number of ‘key knowledge gaps’ still remained in relation to the potential impacts of Xayaburi Hydropower Dam proposal and other Mekong mainstream dam proposals.
Now that the Xayaburi Dam construction has already begun, the Government of Lao People’s Democratic Republic felt emboldened enough to announce its planned construction of Don Sahong Dam in 2014 without even going through the process of consultation under the MRC’s Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement, on the basis of its claim that Don Sahong is a tributary of the Mekong and not its mainstream (Source: Reuters – Laos pushes ahead with Mekong Dam without consulting neighbours, Oct 3 2013).
We respectfully call on you as the US Secretary of State with keen interest in and first hand knowledge of South East Asia, to give further consideration for a call for 10 year delay in constructions of Mekong River hydropower dams. Your predecessor, the Hon. Hillary Clinton, during her visit to Laos in July 2012, suggested Laos conduct further studies of the impacts of the Xayaburi Dam on its downstream neighbors before proceeding. (Source: AFP – July 13, 2012: “Clinton Urges Mekong Nations to avoid US dam mistakes”).
We believe that it is not too late, at least for the remaining proposals, to call for this MRC-recommended 10 year delay, especially when this call is made by major donors such as the United States, Japan and Australia.
The US development assistance to the sub-region includes the Lower Mekong Initiative (LMI) which is an important element of its strategic rebalance to Asia.
The LMI objective, as evidenced by the most recent Sixth Lower Mekong Initiative (LMI) Ministerial Meeting in Bandar Seri Begawan, Brunei, on July 1st, 2013, is to accelerate sustainable economic growth in the sub-region. At least 3 of the 6 US led-LMI pillars, namely agriculture and food security, energy security and environment and water, would be at risk of failure, if the above-mentioned devastating and irreversible negative impacts on the ecology of the Lower Mekong Basin were to become a reality as a result of hydropower dam constructions across the Mekong River. In this scenario, Vietnam’s Mekong Delta, which was once, as you well know, the rice bowl of not only Vietnam but also of the whole region would become hardly habitable.
According to MRC’s estimates, in terms of economic benefits, the hydropower dams together would meet only 6-8% of the projected Lower Mekong Basin power demand in 2025 while its negative impacts would likely worsen poverty and inequality in the region.
Therefore, in our view, to allow the proposed 11 dams to be built without proper impact assessments, major donors such as the United States, Japan and Australia would defeat their own assistance objectives.
Excellency,
Our representation in similar terms as in this letter is also being sent to H.E. Mr. Fumio Kishida, the Minister for Foreign Affairs of Japan and the Hon. Julie Bishop, MP, the Minister for Foreign Affairs of Australia.
Please accept our sincere thanks for your consideration of this matter. With best wishes for your success in 2014 and many years to come,
Yours faithfully,
For and On Behalf of the Dong Nai & Cuu Long * Cultural Research Group Inc,
(Signed) (Signed)
Long-Van Huynh, Ph D Tuong Quang Luu, AO, BA/LLB

(Signed) (Signed)
Thanh Tran, Ph D Hoang Truong, LLM

* Dong Nai and Cuu Long are the names of the two important rivers in Vietnam. Dong Nai which includes Saigon River is the lifeblood for the whole area north of Saigon and Cuu Long which means literally the Nine Dragons, is the Vietnamese name of the Mekong River when it enters southern Vietnam.
=0=
Dong Nai & Cuu Long
Cultural Research Group Incorporated
31 Fairview Road, Canley Vale NSW 2166, Australia

clip_image005[1]

Sydney, February 28, 2014
His Excellency Mr. Fumio Kishida
Minister for Foreign Affairs
Ministry of Foreign Affairs (Gaimusho)
2-2-1 Kasumigaseki
Chiyoda – ku
TOKYO 100 – 8919
JAPAN
Dear Mr. Minister,
Since December 2012, Japan has strengthened and continues to strengthen its bilateral and multilateral relations with The Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). His Excellency Prime Minister Shinzo Abe and your good self as Japan’s Minister for Foreign Affairs and other senior Cabinet Ministers have paid official visits to each of the 10 ASEAN members.
Under the guidance of the Five New Principles to build the Future for Japanese Diplomacy, Japan’s laudable initiatives and development assistance to South East Asia are essential for the economic development and poverty reduction for the peoples in the region. Indeed, as noted under the Third Principle of ‘free, open, interconnected economies as part of Japan’s diplomacy’, the Japanese-assisted construction of the Southern Economic Corridor in the Mekong region is seen as a success story. Also as an important part of Japan’s assisted connectivity, the Can Tho Bridge was built with Japan’s generous financial and technical support in the Mekong Delta of Vietnam.
In this regard and in regional specific terms, Japan has played and continues to play a pivotal role together with the United States and Australia as major donors in financial and technical assistance to improve the living conditions of over 60 million people whose livelihoods depend directly on the Mekong River.
Among the many challenges of sustainable development, there has been a need for the Greater Mekong Sub region (GMS) to find suitable ways to meet future demands for energy and power generation. There are of course hydropower dams and there remain other alternative technologies such as wind, solar and nuclear energy. Ideally costs and benefits of each technology should receive further in depth consideration at national and regional levels to optimize development on a sustainable basis. Regrettably, hydropower was wittingly chosen as the preferred option without a thorough investigation of other technologies, and 11 dams were proposed (9 in Laos and 2 in Cambodia).
The Sydney-based Dong Nai & Cuu Long Cultural Research Group Inc, an Australian not-for-profit community organization (http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/),
has added its voice to the grave concerns expressed by the civil society within the Lower Mekong Basin and other national and international NGOs, because those 11 dams across the Mekong River, if built, would cause devastating and irreversible negative impacts on the ecology of the Lower Mekong Basin.
In 2011, we made representations to relevant authorities, suggesting a call for a 10 year moratorium of Mekong mainstream dam constructions, as recommended by the Mekong River Commission (MRC). The MRC, a body set up in 1995 by the 4 Lower Mekong Basin countries namely Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam to improve regional cooperation, made this objective recommendation in 2010 not only specifically for the Xayaburi Dam in northern Laos, but also for the other 10 proposed dams, to allow time for further study of their impacts and proper consultations within the MRC members and their international supporters.
We shared with other national and international NGOs and the civil society in the Lower Mekong Basin the profound disappointment that such call for a 10 year delay was not made at the time, even though the MRC recommendation was endorsed because a number of ‘key knowledge gaps’ still remained in relation to the potential impacts of Xayaburi Hydropower Dam proposal and other Mekong mainstream dam proposals.
Now that the Xayaburi Dam construction has already begun, the Government of Lao People’s Democratic Republic felt emboldened enough to announce its planned construction of Don Sahong Dam in 2014 without even going through the process of consultation under the MRC’s Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement, on the basis of its claim that Don Sahong is a tributary of the Mekong and not its mainstream (Source: Reuters – Laos pushes ahead with Mekong Dam without consulting neighbours, Oct 3 2013).
We respectfully call on you as Japan’s Minister for Foreign Affairs, with keen interest in and first hand knowledge of South East Asia, to give consideration for a call for 10 year delay in constructions of Mekong River hydropower dams. The former US Secretary of State, the Hon. Hillary Clinton, during her visit to Laos in July 2012, suggested Laos conduct further studies of the impacts of the Xayaburi Dam on its downstream neighbors before proceeding. (Source: AFP – July 13, 2012: “Clinton Urges Mekong Nations to avoid US dam mistakes”).
We believe that it is not too late, at least for the remaining proposals, to call for this MRC-recommended 10 year delay, especially when this call is made by major donors such as Japan, the United States and Australia.
The Tokyo Strategy 2012 for Mekong-Japan Cooperation is instrumental for Japan’s ODA objectives in the region as a whole and bilaterally with Cambodia, Laos, Myanmar, Thailand and Vietnam, as evidenced by the latest 5th Mekong-Japan Summit in December 2013.
We are greatly concerned, however, that this grand and generous strategy may not be fully effective if the above-mentioned devastating and irreversible negative impacts on the ecology of the Lower Mekong Basin were to become a reality, as a result of hydropower dam constructions across the Mekong River. In this scenario, Vietnam’s Mekong Delta, which was once the rice bowl of not only Vietnam but also of the whole region, would become hardly habitable.
According to MRC’s estimates, in terms of economic benefits, the hydropower dams together would meet only 6-8% of the projected Lower Mekong Basin power demand in 2025 while its negative impacts would likely worsen poverty and inequality in the region.
Therefore, in our view, to allow the proposed 11 dams to be built without proper impact assessments, major donors such as Japan, the United States and Australia would defeat their own assistance objectives.
Excellency,
Our representation in similar terms as in this letter is also being sent to the Hon. John Kerry, the Secretary of State of the United States, and the Hon. Julie Bishop, MP, the Minister for Foreign Affairs of Australia
Please accept our sincere thanks for your consideration of this matter.
With best wishes for your success in 2014 and many years to come,
Yours faithfully,
For and On Behalf of the Dong Nai & Cuu Long * Cultural Research Group Inc,
(Signed) (Signed)
Long-Van Huynh, Ph D Tuong Quang Luu, AO, BA/LLB

(Signed) (Signed)
Thanh Tran, Ph D Hoang Truong, LLM

  • Dong Nai and Cuu Long are the names of the two important rivers in Vietnam. Dong Nai which includes Saigon River is the lifeblood for the whole area north of Saigon and Cuu Long which means literally the Nine Dragons, is the Vietnamese name of the Mekong River when it enters southern Vietnam.
Nhóm tác giả gửi BVN

Vụ năm công an đánh chết nghi can: Tòa đã làm hết trách nhiệm (!)

ÔNG LƯƠNG QUANG, CHÁNH ÁN TAND TP TUY HÒA:

Vụ năm công an đánh chết nghi can: Tòa đã làm hết trách nhiệm (!)


Người thân anh Ngô Thanh Kiều cùng di ảnh và những tấm ảnh chụp thi thể anh cho thấy anh đã bị đánh đập rất tàn nhẫn. Ảnh: TẤN LỘC
Ông chánh án TAND TP Tuy Hòa nói vụ án này là một tai nạn nghề nghiệp, xử vậy là được rồi, còn nhận định nhẹ, nặng thế nào là do dư luận.
LTS: Năm công an tỉnh Phú Yên đánh chết anh Ngô Thành Kiều với 72 vết thương trí mạng nhưng TAND TP Tuy Hòa lại xử họ tội dùng nhục hình với mức án quá nhẹ đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ, bất bình. Ngày 4-4, Thẩm phán Lương Quang, Chánh án tòa này, đã trả lời báo chí xung quanh vụ án gây nhiều tranh cãi này.

. Phóng viên: Thưa ông, ông nhận định gì về phiên tòa vừa qua?
+ Ông Lương Quang: Sau khi tuyên án, bị hại có phản ứng, kêu la không đồng tình, nhất là phần bồi thường dân sự. Người ta đòi 1,5 tỉ đồng mà tòa tuyên chỉ 99 triệu đồng. Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cũng bày tỏ không đồng tình. Nhiều người gọi điện thoại hỏi, một số tỉnh gọi hỏi tôi cũng giải thích thôi. Có dư luận nói nhẹ nhưng cũng có người nói xử vậy là đạt yêu cầu. Nói chung là dư luận cũng đa chiều. Vụ án này hết sức phức tạp, hết sức nhạy cảm, cả trung ương cũng rất quan tâm.
“Ôm rơm chi cho nặng bụng”
. Vụ án còn quá nhiều vấn đề chưa được làm rõ, tại sao tòa không tiếp tục trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung?
+ Theo nguyên tắc thì phải nghiên cứu kỹ rồi mới trả chứ không thể bữa nay anh phát hiện một việc thì trả, mai phát hiện một việc thì trả, trong khi tối đa chỉ trả hai lần. Vấn đề nào, nội dung nào đã trả rồi nhưng người ta không làm thì thôi.
. Thưa ông, có một số tội danh như cố ý gây thương tích đã được làm rõ tại phiên tòa nhưng bản án nói rằng tòa không xét do VKS không truy tố?
+ Ôm rơm chi cho nặng bụng! Tòa chỉ xét xử theo phạm vi truy tố của VKS, chuyện gì phải căng thẳng. Chuyện gì anh không hài lòng thì kiến nghị lên cấp trên.
. Phải chăng tòa xử tội dùng nhục hình để nhẹ hơn là tội cố ý gây thương tích?
+ Tòa chỉ xử theo phạm vi truy tố của viện. Thực tế có những vấn đề chưa hợp lý trong BLTTHS, cần kiến nghị sửa.
. Trước đây tòa trả hồ sơ yêu cầu truy tố tội cố ý gây thương tích, còn qua xét xử tại phiên tòa đã xuất hiện hai tội mới là bắt giữ người trái pháp luật, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Vì sao tòa không tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung?
+ Tôi thấy luật quy định nhưng không khả thi trên thực tế. Lâu nay luật cho tòa quyền khởi tố vụ án tại phiên tòa. Tôi tính lịch sử trong ngành đến giờ tòa khởi tố cũng nhiều lắm nhưng chẳng có vụ nào xử lý cho có kết quả. Cuối cùng luẩn quẩn rồi người ta có xử lý gì đâu. Ở đây mình làm cho hết trách nhiệm, chứ để sau này án bị hủy cũng ảnh hưởng đến chuyện tái bổ nhiệm dữ lắm chứ đâu phải đơn giản. Miễn làm sao anh phát hiện ra là được rồi, còn anh yêu cầu mà người ta không làm thì anh cũng đã hết trách nhiệm. Lỡ sau này có rủi ro gì đó thì người ta không xem xét trách nhiệm anh nữa.


Người thân anh Ngô Thanh Kiều cùng di ảnh và những tấm ảnh chụp thi thể anh cho thấy anh đã bị đánh đập rất tàn nhẫn. Ảnh: TẤN LỘC
“Mỗi ông đi qua là bụp anh Kiều một cái”
. Theo như ông nói thì nếu trả hồ sơ thì khó điều tra lại?
+ Làm gì được, giờ tìm ra ai nữa! Họ cứ khai lòng vòng thì làm sao tìm ra ai. Theo hồ sơ, nạn nhân có trên 70 vết thương. Họ thay phiên nhau hỏi liên tục, không để nghi can nghỉ. Giờ xác định ai đã đánh anh Kiều, đoạn nào ai gây ra là hết sức phức tạp. Giờ hỏi anh em nó đồng lòng nói không biết. Cả đám đông đấy mà giờ hỏi nó nói không biết, cũng không nhớ gì hết. Nói chung là hết sức phức tạp, giờ biết làm gì nữa!
. Như vậy phải chăng tòa đã bỏ lọt tội phạm?
+ Có cái coi như cũng phải đành vậy chứ! Cơ quan tố tụng phải chứng minh được, nếu không cũng đành chấp nhận. Tôi cũng nghe thông tin cứ mỗi ông đi qua là bụp (anh Kiều) một cái nhưng vấn đề là phải chứng minh. Cái gì có căn cứ rõ ràng mà mình không xử lý thì là bỏ lọt, còn ở đây không có căn cứ để xử lý thêm ai nữa nên tôi cho là không có gì bỏ lọt.
. Vậy theo ông, TAND TP Tuy Hòa đã làm hết trách nhiệm trong vụ án này?
+ Hết trách nhiệm rồi chứ còn gì nữa! Diễn biến phiên tòa cũng còn những chuyện chưa thỏa mãn nhưng trả hồ sơ mà không có khả năng làm được nữa thì tôi nghĩ không nên trả làm gì nữa. Đấy chẳng qua là kéo dài thời gian, gây dư luận không tốt, làm đau khổ cho người khác nữa. Cuối cùng suy nghĩ thôi xét xử có hai cấp, còn có phúc thẩm người ta xem xét nữa.
. Vì sao còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nhưng trong bản án tòa không kiến nghị làm rõ?
+ Thôi, còn một cấp nữa mà, để cho phúc thẩm giải quyết nữa chứ!
“Giải pháp an toàn”
. Tòa kết luận bị cáo Thành trực tiếp đánh anh Kiều gây chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong. Bị cáo này không có tình tiết giảm nhẹ nào nhưng sao tòa lại tuyên mức án thấp nhất trong khung hình phạt?
+ Không có nhiều tình tiết (giảm nhẹ) chứ nếu có nhiều tình tiết (giảm nhẹ) chắc có lẽ đã hạ xuống dưới khung rồi. Tùy theo đối tượng bị tác động. Dù anh Kiều có là người xấu đi nữa nhưng nếu muốn đụng vào cũng phải có chế tài. Nhưng mà cũng có đầu có đuôi. Anh em thức đêm thức hôm canh gác nên sinh tức mà tức quá đáng sinh ra sai, dẫn đến hậu quả như vậy. Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, năm năm tù còn gì nữa!
. Nhưng dư luận cho rằng đánh chết người mà người chỉ bị năm năm tù, người chỉ bị án treo là quá nhẹ…
+ Có người điện thoại nói sao VKS đề nghị treo hết vậy. Tôi nói là xử ở đây tôi cũng lãnh đạo nhưng lãnh đạo kiểu khác, còn việc quyết là của HĐXX, độc lập và tuân theo pháp luật. Mình chỉ định hướng. Còn nhận định nhẹ, nặng, vừa thế nào là do dư luận.
. Theo ông, bản án vừa tuyên đã đảm bảo nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật chưa?
+ Nghiêm minh không có nghĩa là xử nặng mà là đúng luật. Còn quan điểm tội này tội kia giữa viện và tòa thì có sự ràng buộc, khống chế nhau, tòa xử trong phạm vi truy tố. Nhiều lúc mình xử nhẹ một chút nhưng người ta thấy mục đích trừng trị, giáo dục, răn đe. Đối với người này thì cho là nghiêm, đối với người kia cho là vừa, đối với người khác thì nói là nhẹ.
Nhưng vụ án này tôi thấy vậy là cũng được chứ không đến nỗi nào. Mấy ông công an này cũng dở, không chừng đến phúc thẩm lại xì ra nữa vì mấy bị cáo so bì nhau sao cùng đánh mà người thì giam, người thì treo, người khung 3, người khung 1. Chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn chứ trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác để đảm bảo mối quan hệ cho tốt.
. Xin cảm ơn ông.
TẤN LỘC thực hiện
Đã xử hành chính ông Hoàn rồi nên không xử hình sự nữa
. Luật sư cho rằng tòa đã bỏ lọt tội phạm khi không xử lý ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa?
+ Đúng là ông Hoàn có dấu hiệu phạm tội nhưng kết luận điều tra đã nói là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế ông này đã bị xử lý hành chính rồi. Tại tòa, luật sư bảo khởi tố ông Hoàn là khởi tố thế nào? Mỗi hành vi phạm tội, vi phạm chỉ xử lý một hình thức thôi chứ, hoặc là hành chính hoặc là hình sự. Giờ ổng đã bị xử lý hành chính rồi làm sao xử lý hình sự? Xử lý tội phạm phải xử lý đúng đối tượng, phải xét nhiều góc độ. Người ta đã xử lý hành chính mức độ đó là quá sức đau rồi.
. Ông Hoàn có dấu hiệu phạm tội sao lại chỉ xử lý hành chính?
+ Hỏi mấy công an chứ hỏi tôi sao tôi trả lời! Ổng đã bị xử lý hành chính rồi thì tòa không khởi tố hình sự tại tòa. Vụ này tôi thấy không nhẹ, mất bao nhiêu lực lượng đó là quá đau. Tôi thấy đây là một tai nạn nghề nghiệp.
. Theo luật, những hành vi vi phạm pháp luật nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng thì mới xem xét miễn trách nhiệm hình sự. Theo ông, hành vi của ông Hoàn có nghiêm trọng không?
+ Việc không xử lý hình sự đối với ông Hoàn có nhiều lý do nhưng tôi cho xử lý hành chính như vậy là nghiêm khắc rồi.
. Còn hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của ông Hoàn thì sao, thưa ông?
+ Do anh em cấp dưới chứ anh Hoàn chỉ phân công, chứ việc gì cũng đi kiểm tra sao? Lúc ổng vô thì thấy bình thường nên không nhắc chứ chẳng lẽ ngồi đó miết sao!
“Chẳng qua Kiều chết nên phải đình chỉ”
. Nếu tòa phúc phẩm hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra, xét xử lại, ông nghĩ sao?
+ Đó cũng là bình thường, luật quy định rồi, khi đó tôi sẽ cử thẩm phán khác xử. Mình xử bao giờ cũng tin là mình xử đúng nhưng cấp trên nói không đúng thì mình phải nghe, rút kinh nghiệm. Thực ra trách nhiệm đã làm hết rồi. Vụ này tôi nghĩ đằng nào cũng có kháng cáo, cả bị cáo Thành và bên bị hại, đặc biệt là khoản bồi thường.
. Dựa vào cơ sở nào mà tòa khẳng định anh Kiều tham gia trộm cắp như đã tuyên trong bản án?
+ Ba đối tượng nhưng hai đối tượng kia khai thống nhất, khớp hết rồi. Đi trên cùng xe, bước xuống xe, công an theo dõi tận nhà rồi còn gì nữa. Chẳng qua là do Kiều chết nên phải đình chỉ, không kết được án chứ hai đối tượng còn lại đều bị án rồi. Áp dụng, vận dụng pháp luật mà máy móc quá thì cũng không hợp lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét