Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Những ngày cuối cùng của Sài Gòn (phần 1) - Trẻ tử vong vì vaccine viêm gan B – chuyện chưa có hồi kết?

TNS Ngô Thanh Hải trả lời RFA về cuộc gặp gỡ TT Nguyễn Thanh Sơn

Thượng Nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải và Thứ trưởng ngoại giao VN Nguyễn Thanh Sơn gặp gỡ tại Canada hôm 12 tháng 3 năm 2014. Courtesy Thời Báo
Nghe tường trình
Ngày 12 tháng 3 vừa qua. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và đại sứ Việt Nam tại Canada có cuộc gặp gỡ riêng với Thượng Nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải. Sau đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài Phố Bolsa TV, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã tiết lộ về nội dung cuộc gặp gỡ này, trong đó có những chi tiết đã làm một số người Việt trong cộng đồng hải ngoại bất mãn và nghi ngờ về quan điểm của Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải. Để rộng đường dư luận, Thông tín viên Tường An có cuộc trao đổi với Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải để có tiếng nói hai chiều.

Phục vụ cộng đồng người Việt Quốc gia

Tường An: Thưa Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải, xin ông có thể cho biết cuộc gặp gỡ riêng này là do ông yêu cầu hay do từ phía ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Dạ thưa xin chào cô Tường An của đài Á Châu Tự Do, trước hết xin cám ơn cô đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Để trả lời câu hỏi của cô thì cái cuộc gặp gỡ riêng thì cuộc gặp gỡ riêng là do chính phái đoàn Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn xin gặp riêng tôi để trình bày một số việc trước khi có cuộc gặp chính thức với bên phái đoàn của Bộ Ngoại Giao. Thực ra, lúc đầu họ chỉ muốn xin gặp riêng tôi thôi, nhưng tôi không chịu. Tôi đòi gặp riêng rồi thì phải gặp chính thức bên Ngoại giao nữa mới được. Sau đó, ngày 12/3 tôi gặp riêng họ (gồm ông Nguyễn Thanh Sơn, đại diện Đại sứ Việt Nam tại Canada và tôi) trong vòng 1 tiếng, sau đó phái đoàn bên Cộng sản Việt Nam gồm 8 người gặp chính thức phái đoàn Bộ Ngoại Giao, trong đó có phái đoàn của tôi và bên Thượng viện, có bà Tổng giám đốc đặc trách vấn đề Nhân quyền của Canada.

Tường An: Xin Thượng Nghị sĩ có thể cho biết về nội dung của cuộc gặp gỡ riêng này không ạ?




Tôi là người Canada gốc Việt, tôi cũng là người là người tranh đấu, do đó tôi cũng phải tranh đấu cho tất cả những người Việt Nam.

-TNS Ngô Thanh Hải
TNS Ngô Thanh Hải: Dạ thưa thì trong buổi họp đó thì Nguyễn Thanh Sơn chỉ nêu ra một số vấn đề mà đảng Cộng sản Việt Nam không bằng lòng về công việc làm của tôi. Thứ nhất Nguyễn Thanh Sơn có đặt vấn đề là cấp lãnh đạo Việt Nam không bằng lòng về các lời tuyên bố của tôi tại Canada, nhất là tại Toronto khi tôi tuyên bố là tôi không chấp nhận chế độ Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Việt Nam phải giải thể và phải được thay thế. Vấn đề thứ hai ông Nguyễn Thanh Sơn cũng không bằng lòng việc tôi tranh đấu cho các nhà đấu tranh, các tổ chức tranh đấu cho tự do dân chủ, tự do báo chí, tự do ngôn luận cho Việt Nam ở trong nước, nhất là họ chống Trung cộng trong vấn đề chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa và họ chỉ trích đảng Cộng sản Việt Nam không bảo vệ đất nước, thì ông Nguyễn Thanh Sơn cho tôi có cái nhìn một chiều về vấn đề này. Ông Nguyễn Thanh Sơn ráng thuyết phục, ráng cắt nghĩa rằng những người này vi phạm luật lệ, luật hành của Việt Nam chứ không phải là những người tranh đấu.

Cái thứ ba nữa, ông Nguyễn Thanh Sơn cũng không bằng lòng công việc của tôi như một Thượng Nghị Sĩ Canada, ổng nói rằng tôi đại diện Canada thì tôi chỉ nên lo sự liên hệ giữa Canada và Việt Nam mà thôi chứ không có đặt vấn đề phục vụ cho cộng đồng. Thì tôi cũng nói rằng: thứ nhất, tôi là Thượng Nghị Sĩ Canada do đó cái vấn đề liên hệ giữa Canada và Việt Nam sẽ dựa trên vấn đề di trú, vấn đề giáo dục… Tuy nhiên tôi là người Canada gốc Việt, tôi cũng là người là người tranh đấu, do đó tôi cũng phải tranh đấu cho tất cả những người Việt Nam ở trong nước và tôi cũng phục vụ cho cộng đồng người Việt Quốc gia tại hải ngoại, thành ra Nguyễn Thanh Sơn cho rằng tôi có cái nhìn một chiều và không giữ đúng vai trò của một Thượng Nghị sĩ Canada.

Yêu cầu thả tù nhân chính trị

Tường An: Được biết, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng có khuyên ông về Việt Nam để nhìn thấy sự phát triển của đất nước, để không có cái nhìn một chiều, ông có nghĩ rằng ông sẽ suy xét để làm theo lời khuyên đó không ạ?

TNS Ngô Thanh Hải
: Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng ráng thuyết phục tôi về thăm Việt Nam. Tôi khẳng định từ chối. Tôi nói rằng như một người Canada gốc Việt, tôi không về thăm Việt Nam, tôi không về thăm một quốc gia Cộng sản. Tôi ra điều kiện với ông Nguyễn Thanh Sơn rằng nếu mà tôi về thì các ông phải thả những người tù nhân chính trị mà tôi đã đưa danh sách 10 người, đó là Cha Lý, như là Nguyễn văn Hải Điếu Cày, Võ Minh Trí tức là Việt Khang, rồi Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ rồi (Đinh) Nguyên Kha đó… Tôi đòi cô Phương Uyên phải được đi học, Huỳnh Thục Vy, Thầy Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế không bị quản chế. Thì đó là danh sách tôi đưa cho ông Nguyễn Thanh Sơn rằng nếu mà tôi về thì những người đó phải được thả thì tôi mới về chứ về để đi viếng thăm, đi du lịch thì tôi không về. Sau khi nói cái này rồi thì ổng cho tôi có cái nhìn một chiều và ổng cũng so sánh rằng ông Nguyễn Cao Kỳ là một cựu Thủ tướng, một cựu lãnh tụ quốc gia mà sao tôi không về, thì tôi có nói rằng Nguyễn Cao Kỳ là việc của ông Nguyễn Cao Kỳ còn Ngô Thanh Hải là việc của ông Ngô Thanh Hải vì tôi về thì có cái điều kiện là anh phải thả các tù nhân chính trị.

Thượng Nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải và Thứ trưởng ngoại giao VN Nguyễn Thanh Sơn gặp gỡ tại Canada hôm 12 tháng 3 năm 2014. Courtesy Thế Giới Mới.
ường An: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cũng nói rằng Thượng Nghị sĩ đã hoàn toàn nhất trí với quan điểm của ông ấy về việc Việt Nam đã xử sự hợp tình hợp lý với những người bất đồng chính kiến vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như đồng ý với quan điểm của ông Sơn rằng Linh Mục Nguyễn văn Lý là người quậy phá. Xin ông nói rõ hơn về việc này ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Đúng lý ra, ông Nguyễn Thanh Sơn nhờ tòa đại sứ liên lạc để gặp riêng tôi, yêu cầu xin gặp riêng tôi, ráng phân trần và giải thích mọi sự bắt bớ và cho rằng những người này đã vi phạm luật lệ của Việt Nam chứ không phải là những người đấu tranh cho tự do báo chí và tự do ngôn luận. Theo tôi nghĩ thì đảng Cộng sản Việt Nam rất ráng cố gắng để giải thích những chuyện bắt bớ, đánh đập. Theo tôi nghĩ, nếu nói rằng Cha Lý hay là Việt Khang mưu toan lật đổ chính phủ với điều lệ 88 hay 258, tôi nghĩ rằng những người này không có súng đạn, không có quân đội làm sao mà âm mưu lật đổ chính phủ được? Thành ra đó là điều mà tôi không có chấp nhận, dù họ cố gắng giải thích, giải bày như thế nào trong cuộc gặp gỡ riêng tư thì tôi nghĩ rằng công việc bào chữa của ông đối với những người đấu tranh ở trong nước, những bloggers vi phạm luật lệ nhà nước là không đúng sự thật. Hơn nữa, chính tôi đã vận động Bộ Ngoại giao Canada can thiệp cho Linh Mục Lý đi chữa bênh thì không có lý do gì mà tôi đồng ý với ông Nguyễn Thanh Sơn rằng Linh Mục Lý là người quậy phá cả.

Mặc dù ông ta cũng đã phân trần riêng tư với tôi rất nhiều. Nhưng tôi cũng nêu ra tại buổi họp chính thức. Buổi họp với đại diện Bộ Ngoại Giao kéo dài 45 phút. Và trước Bộ Ngoại giao thì họ cũng phân trần giống như họ phân trần riêng với tôi. Khi mà gặp gỡ chính thức thì tôi cũng nêu ra chính thức trước mặt Bộ Ngoại giao. Có thể vì lý do đó mà họ không bằng lòng chăng? Tôi không hiểu!

Tường An: Trước đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cũng nói rằng có những người Việt ở hải ngoại chỉ vì đồng tiền, muốn có thu nhập thêm, chỉ vì nhu cầu cuộc sống mà tham gia biểu tình, lần này ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn lại nói những điều mà như nãy giờ chúng ta trao đổi thì thấy rằng dường như nó không đúng với nội dung cuộc tiếp xúc. Ông có nhận định gì về việc này ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Những lời của ông Nguyễn Thanh Sơn nói ra thì có thể lung lay sự đấu tranh của một số người thì tôi xin những người đó nên vững tâm và nên có niềm tin vững chắc. Tôi xin chúng ta nên có một cái nhìn phán đoán khi có một lời tuyên bố nào ở phía Cộng sản Việt Nam. Đừng để nghị quyết 36 mà họ đã đưa ra chia rẽ cộng đồng của chúng ta tại hải ngoại.

Những gì mà Cộng sản đã nói, đã nếu ra để phân bày, thanh minh thanh nga đối với tôi thì tôi cũng không cho đó là sự thật mà công việc của tôi vẫn là tranh đấu cho một nước Việt Nam Dân chủ Tự do. Ngoài ra, với tư cách là Thượng Nghị sĩ Canada tôi có bổn phận và trách nhiệm đòi hỏi Cộng sản Việt Nam phải thả tất cả những người đấu tranh trong nước vì Cộng sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền.

Tường An: Ngoài những chi tiết mà ông cho biết về cuộc gặp gỡ, ông Nguyễn Thanh Sơn còn nói thêm điều gì không ạ?




Cái chuyện mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói là tôi đồng ý với các vấn đề của Cộng sản Việt Nam thì tôi không bao giờ tôi nói là tôi đồng ý cái gì cả.

-TNS Ngô Thanh Hải
TNS Ngô Thanh Hải: Dạ thưa… (cười)… khi mà ông Nguyễn Thanh Sơn vô phòng tôi mà gặp lá cờ vàng ba sọc đỏ đứng bên cạnh lá cờ Canada thì ông ta cũng không vui lắm, kể cả ông Đại sứ Việt Nam cũng không vui lắm và ông ta nói rằng cái lá cờ này là lá cờ của quá khứ rồi, anh là một Thượng Nghị sĩ Canada thì trong vấn đề liên hệ ngoại giao thì anh phải treo cờ của chúng tôi. Thì tôi cũng nói rằng: tôi là một Thượng Nghị sĩ Canada gốc Việt, tôi phục vụ cho Canada là một chuyện mà tôi còn phục vụ cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại ở Canada nữa mà cái lá cờ này là lá cờ tượng trưng cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại ở Canada đấu tranh cho Tự do Dân chủ mà tôi là người đấu tranh cho Tự do Dân chủ thì tôi không có lý do gì mà tôi không treo cờ Việt Nam Cộng Hòa trong văn phòng của tôi cả, còn cờ Cộng sản Việt Nam thì tôi đã không chấp nhận chế độ Cộng sản Việt Nam thì chuyện treo cờ Cộng sản Việt Nam trong văn phòng tôi là không có, thành ra ổng cũng hơi hơi bực mình, ổng không vui. Nhưng mà không vui hay bực mình là chuyện của ông Nguyễn Thanh Sơn chứ không phải là chuyện của tôi, thành ra chuyện mà tôi treo cờ cũng là một hình thức mà họ không bằng lòng lắm.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Tường An: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn có nói trong cuộc phỏng vấn với đài Phố Bolsa TV là Thượng Nghị sĩ đã đồng tình, đồng ý với những gì ông ấy nêu ra về các nhà bất đồng chính kiến, ông ấy cũng đánh giá đó là hai cuộc gặp gỡ (cuộc gặp gỡ riêng với Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải trong vòng 1 tiếng và cuộc gặp gỡ chung với đại diện Bộ Ngoại Giao Canada trong vòng 45 phút. RFA) có nhiều đồng thuận giữa hai bên. Xin ông cho biết cuộc gặp gỡ 1 tiếng đồng hồ này này đã đưa đến những đồng thuận gì ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Dạ thưa không có đồng thuận gì hết đó, tôi không đồng ý những gì mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói. Cái chuyện mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói là tôi đồng ý với các vấn đề của Cộng sản Việt Nam thì tôi không bao giờ tôi nói là tôi đồng ý cái gì cả. Bởi vì ông Nguyễn Thanh Sơn ráng lo phân trần và giải thích những hành động của Cộng sản Việt Nam đối với những nhà đấu tranh, đối với Cha Lý, đối với việc Trung cộng chiếm đất Hoàng Sa và Trường Sa. Ổng có nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa không có mất, thì ổng ráng giải thích. Nói tóm lại, trong buổi nói chuyện hôm đó thì cái phần “thanh minh thanh nga”, phân trần, bào chữa của ông Nguyễn Thanh Sơn mà tôi không bao giờ chấp nhận lời phân trần đó.

Trong cuộc nói chuyện riêng đó, cá nhân tôi không đồng ý bất cứ một điểm nào mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói về những nhà bất đồng chính kiến bị bắt tù và tôi cũng không có nhu cầu hòa hợp hòa giải với Cộng sản Việt Nam mà chính Cộng sản Việt Nam phải hòa hợp hòa giải với người dân trong nước.

Tuy nhiên trong buổi họp riêng đó thì ổng tưởng rằng tôi sẽ không nêu ra trong buổi họp chính thức với Bộ Ngoại giao. Nhưng mà khi mà trong buổi họp chính thức với Bộ Ngoại giao về danh sách 10 người mà tôi đã nêu ra. Trong 45 phút nói chuyện với Bộ Ngoại Giao Canada, ông Nguyễn Thanh Sơn đã cố gắng phân trần từng trường hợp trong danh sách 10 người mà tôi đưa ra, nói là họ vi phạm pháp luật Việt Nam, nhưng tôi hoàn toàn bác bỏ luận điệu đó. Theo tôi nghĩ đó là lý do mà làm cho họ không hài lòng cho lắm.

Và sẵn đây tôi cũng nói luôn với cô là Canada của chúng tôi đã chấp nhận hồ sơ của Cha Lý cho Cha Lý qua Canada chữa bệnh, hồ sơ đã xong xuôi hết rồi, vào giờ chót thì chính Cha Lý không chịu đi qua Canada bởi vì Cha Lý sợ khi qua Canada chữa bệnh rồi thì ông không được trở lại Việt Nam để tranh đấu. Thì trong buổi gặp với ông Phó Thủ tướng Vũ văn Ninh tôi có nêu ra là những người được đi ra chữa bệnh thì các ông cũng phải cho họ về, thì ông Sơn kể cả ông phó Thủ tướng Vũ văn Ninh không trả lời câu hỏi của tôi. Và ông Sơn có nói một câu rất là… rất là vui, ông Sơn nói rằng: Những người tù nhân chính trị này, nếu Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải và Canada bảo lãnh thì tôi thả cho ra hết… Tôi không biết rằng khi ông nói ra câu đó là với ngụ ý gì? Tuy nhiên tôi biết rằng ông Nguyễn Thanh Sơn không có đủ quyền hành, bởi vì trên ông còn 16 người trong Bộ Chính trị nữa, thành ra vấn đề đó ông nói ra, ông đưa ra thì tôi cũng chỉ cười vậy thôi chứ tôi không có đặt nặng vấn đề đó những tôi có lưu ý Bộ Ngoại Giao lưu ý câu đó của ông Nguyễn Thanh Sơn. Tôi có nói với Bộ Ngoại Giao: quý vị nhớ nghe nhé! Chính ông này nói rằng nếu chúng ta bảo lãnh thì họ sẽ thả ra đó!”

Tường An: Thưa Thượng Nghị sĩ, được biết trong thời gian gần đây, đặc biệt nhiều đoàn viên của Liên Minh Dân chủ Việt Nam hoặc thân nhân của đoàn viên Liên Minh Dân chủ Việt Nam, (một đoàn thể chính trị mà ông Ngô Thanh Hải là Chủ Tịch. RFA) về Việt Nam bị sách nhiễu hoặc trục xuất mặc dù họ không hề làm chính trị mà họ chỉ là thân nhân của đoàn viên Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.Thượng Nghị sĩ nghĩ sao về việc này ạ?

TNS Ngô Thanh Hải: Từ ngày tôi lên Thượng Nghị sĩ cho tới nay, thì tôi cũng có cái nhận xét đó: Tất cả những người Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, thân nhân hay những người có liên hệ đến Liên Minh Dân chủ Việt Nam khi họ đi về thì họ bị bắt, hoặc làm khó dễ, hoặc trục xuất ra khỏi Việt Nam dù rằng họ đi về chỉ để thăm Cha Mẹ ốm đau, hoặc lo vấn đề chôn cất thì cũng bị tương tự như vậy. Tôi không hiểu rằng đó là một hình thức cảnh báo của Cộng sản Việt Nam đối với Liên Minh Dân Chủ Việt Nam của chúng tôi hay không nhưng mà tôi thấy có những hành vi, những hành động khá đặc biệt riêng với Liên Minh Dân Chủ Việt Nam do tôi lãnh đạo. Thành ra lời nói của ông Nguyễn Thanh Sơn kêu gọi hòa hợp hòa giải với hải ngoại, tôi thấy rằng câu nói đó không đi đôi với hành động. Cộng sản Việt Nam đưa ra hòa hợp hòa giải mà nội cái chuyện đi về thăm Cha Mẹ hay là chôn cất mà Cộng sản Việt Nam còn không làm được thì tôi không tin rằng những câu nói của Cộng sản Việt Nam hoặc là của ông Nguyễn Thanh Sơn về vấn đề hòa hợp hòa giải hay hòa giải hòa hợp gì đó thì đối với tôi không thật lòng hoặc không trung thực lắm.

Tường An: Xin cám ơn Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn này ạ.
Tường An,
thông tín viên RFA
Theo RFA

Những ngày cuối cùng của Sài Gòn (phần 1)

Phan Ba

Trước đây mười năm, người Mỹ tháo chạy khỏi Sài Gòn. Những cố gắng cuối cùng để giải quyết sự lộn xộn về chính trị, trình ra cho Hà Nội một chính phủ mới, “thật sự yêu chuộng hòa bình”, như là một đối tác đàm phán, đã trở thành ảo tưởng. Trong cơn mưa bom đạn đổ xuống thủ đô của nó, Việt Nam Cộng Hòa đã chấm dứt tồn tại. Với những phần còn lại của xã hội thì không còn có thể kiến lập một nhà nước được nữa. Thông tín viên Đông Á của [Đài truyền hình Quốc gia Đức] ARD nhớ lại.
Winfried Scharlau
Phan Ba dịch từ tuần báo DIE ZEIT, 26/04/1985, Số 18
Lời người dịch: Tiến sĩ Winfried Scharlau (1934 – 2004) là một nhà báo, tác giả và sử gia người Đức. Ông là phóng viên chiến trường trong thời gian của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ông đã từng bị thương ở gần vĩ tuyến 17. Năm 1974, chiếc máy bay trực thăng chở ông đã đáp trúng mìn. Winfried Scharlau là một trong các nhà báo Phương Tây cuối cùng rời Việt Nam trong tháng Tư năm 1975.
Sài Gòn sợ chiến tranh hơn là sợ những người cộng sản. Mặt trận đã tiến đến gần; vào ngày 21 tháng Tư, Xuân Lộc thất thủ, pháo đài cuối cùng chận đường tiến quân vào thủ đô của các sư đoàn Bắc Việt từ phía Đông.
Xuân Lộc, ngày 13 tháng 4 năm 1975
Tiếng “womp-womp-womp” của pháo binh, như Michael Herr sau này sẽ chuyển tải lại tiếng động đặc biệt đó một cách thơ mộng-to tiếng trong quyển Dispatches, đã có thể nghe được suốt ngày đêm. Nhưng tiếng “dit-dit-dit” của súng cá nhân, ngoại trừ vài ngày trong lần tấn công vào dịp Tết [Mậu Thân] 1968, đã dung tha cho người dân của Sài Gòn. Cho tới bây giờ, người Sài Gòn đã sống qua được chiến tranh; còn hưởng lợi từ nó nữa, và hưởng thụ những gia vị của một “xã hội Honda”, cái mà bây giờ có nguy cơ bị cuộc chiến phá hủy.
Về quân sự thì cuộc chiến đã ngã ngũ. Sau khi chiến dịch tấn công mùa xuân bắt đầu trên vùng núi, sau khi mất Ban Mê Thuột và Kontum, Tổng thống Thiệu và bộ tham mưu của ông đã hạ lệnh rút lui, điều đã dẫn tới bỏ chạy và hỗn loạn.
Chỉ còn những phần nhỏ của một quân đội được trang bị hiện đại gồm hơn nửa triệu người là còn muốn đứng ra chiến đấu. Lần di tản hỗn loạn ra khỏi vùng đồi núi chỉ thể hiện rõ cuộc khủng hoảng trong nội bộ của quân đội Sài Gòn. Tinh thần chiến đấu của quân lính đã gãy gục trong những tháng trước đó. Từ khi Mỹ cắt giảm viện trợ tài chính, từ khi ai trong miền Nam cũng đã hiểu, rằng Hoa Kỳ không cung cấp vũ khí và tiền tỉ dollar vô giới hạn nữa, và cũng không sẵn sàng hỗ trợ thêm một lần nữa với không quân và quân đội trong trường hợp khẩn cấp, chậm nhất là từ mùa thu 1974 thì con người, quân nhân và người dân thường, ai cũng chỉ muốn cứu lấy chính mình, và trước hết là việc đó. Người Việt nhìn thấy điều không thể tránh khỏi đang tiến đến gần. Khác với người Khmer trong Phnom Penh cách đó còn chưa tới 300 kilômét, những người ngay cả sau khi đại sứ quán Mỹ đã di tản cũng còn chiến đấu trên đường phố cho tới kết cuộc cay đắng cuối cùng, đa số người Việt nhìn thấy sự an toàn trong bỏ chạy. Ai còn muốn liều mạng sống của mình cho một việc đã thất bại rồi? Sự hỗn loạn đi cùng với lần sụp đổ của Nam Việt Nam có nguyên nhân sâu xa của nó trong nhận thức và lý trí của tập thể.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức
Vào ngày Xuân Lộc thất thủ, Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa, bảo đảm và đại diện cho trật tự cho tới giờ phút đó, tuyên bố từ chức. Vào buổi tối, ông đã thổ lộ niềm cay đắng của mình về nước Mỹ trong một bài diễn văn trên truyền hình. Thiệu lên án bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ Henry Kissinger đã không nhận ra, rằng hiệp định Việt Nam do ông ta thương lượng trong tháng Giêng 1973 đã dẫn miền Nam đi tới chỗ chết. “Ai cũng nhận ra điều đó, nhưng Kissinger thì không. Các cường quốc có lợi ích chung. Chúng tôi không có gì để hy sinh ngoài đất nước nhỏ bé này.” “Họ bán đứng Việt Nam cho người cộng sản”, Thiệu nói người Mỹ. “Thái độ vô nhân đạo của Hoa Kỳ là thái độ của một cường quốc trốn tránh trách nhiệm của mình.” Tổng thống Richard Nixon, Thiệu nói tiếp theo sau đó, đã “hứa trên giấy là sẽ giành cho đất nước mọi sự giúp đỡ cần thiết về quân sự và kinh tế trong trường hợp miền Bắc tấn công.” Giới hạn sự giúp đỡ của Mỹ là một hành động vô nhân đạo và đã dẫn tới cuộc rút lui khủng khiếp đó và tới nhiều tổn thất. “Tôi không bao giờ tin rằng”, Thiệu nói và khóc, “một người như Kissinger mà lại đưa dân tộc chúng tôi tới một số phận đáng sợ như vậy.”
Sài Gòn cảm động lắng nghe người tổng thống đã từ chức đó. Những xúc cảm mà ông biểu lộ trong lần xuất hiện cuối cùng này, điều mà nhiều người không hề nghĩ rằng ông có, đã để cho một sự thiện cảm nhất định nhú mầm. Nhưng đặc biệt là quyết định đi lưu vong của ông đã tạo hy vọng cho một lần ngưng bắn mới. Hà Nội và Mặt trận Giải phóng đã yêu cầu lật đổ Thiệu và “bè lũ” của ông như là điều kiện tiên quyết cho các đàm phán. Ngay tới Quốc Hội
 Mỹ cũng tuyên bố rằng chừng nào mà Thiệu còn nắm quyền thì chiến tranh sẽ kéo dài cho tới chừng đó. Bây giờ thì dường như đã có một lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Phó tổng thống Trần Văn Hương 71 tuổi tạm thời nhận lấy quyền lãnh đạo ở Sài Gòn. Người kế nhiệm, Thiệu cũng đã thông báo trước để lý giải cho lần từ chức của mình, sẽ đề nghị ngưng bắn và đàm phán.
Người dân đang chạy tỵ nạn ở Vũng Tàu,  21 tháng Tư 1975. Hình:  Pavlovsky/Sygma/Corbis
Dường như Sài Gòn lại có hy vọng mới. Những người làm việc cho người Mỹ hay cho một sứ quán của Phương Tây bao vây từ sáng cho tới tối những phòng lãnh sự để nhận thị thực cho họ và gia đình. Chạy trốn là giải pháp của một thiểu số, ngay cả khi những cảnh từ biệt đầy xúc động trước cổng vào phi trường có quyết định hình ảnh chung cho tới đâu đi chăng nữa. Người Mỹ vẫn còn chưa tỏ dấu hiệu, rằng họ đã sẵn sàng cho một cuộc di tản đông người. Phần lớn người dân trong phần còn lại của nhà nước Nam Việt Nam, cái bây giờ chỉ còn bao gồm những vùng đất hẹp quanh Sài Gòn và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, hy vọng vào một điều kỳ diệu: hy vọng vào một tín hiệu đầy bí mật, cái có thể sẽ làm câm lặng pháo binh cộng sản đã vào vị trí có thể bắn tới Sài Gòn từ lâu, và dừng xe tăng lại, để trao tiếng nói cuối cùng cho các chính trị gia và nhà ngoại giao.
Rằng Phnom Penh đã bị Khmer Đỏ chiếm trước đây vài ngày, rằng chiến tranh đã tới gần cho tới mức có thể cảm nhận được, những việc đó đã không thể bóp nghẹt niềm hy vọng đang nhú mầm. Nỗi lo sợ trước trận đánh cuối cùng đã để cho ảo tưởng nở hoa. Kết cuộc của Sài Gòn là một chiến thắng của ảo tưởng.
Đội ngũ các nhà báo, những người bây giờ có thể thực hiện các chuyến đi ra chiến trường thật thuận tiện vào ban ngày, vì chiến tranh đã tiến gần tới mức có thể nghe được, được người Mỹ mời tới dự một cuộc họp trên quán rượu ở sân thượng của khách sạn cao tầng “Caravelle”. Thay cho các thông tin về chính trị và diễn tiến cuộc chiến là những chỉ thị “mật” cho trường hợp khẩn cấp, cho lần di tản bằng trực thăng. Có một chỗ tập trung được quy định trước cho các nhà báo, ở gần văn phòng UPI, gần cảng sông, có thể nhanh chóng tới đó được từ các khách sạn lớn “Caravelle”, “Continental” và “Majestic”. Tín hiệu, các nhà báo được tin tưởng thông báo, sẽ được phát qua radio vào ngày X. Trong trường hợp khẩn cấp, đài phát thanh của quân đội Mỹ, phát tin tức “every hour on the hour”, sẽ thêm vào câu: “The temperature is 105 degrees and rising”, tiếp theo sau đó là bài “I am dreaming of a white Christmas” của Bing Crosby. Người ta sẽ chờ quý bà, quý ông nhà báo tại địa điểm tập trung với nhiều nhất là một món hành lý.
(Còn tiếp)
Winfried Scharlau
Phan Ba dịch từ báo Die Zeit, số 18, ra ngày 26/04/1985:

Trẻ tử vong vì vaccine viêm gan B – chuyện chưa có hồi kết?

Ngay từ đầu tháng 4, sau một thời gian im lặng, cơ quan điều tra Việt Nam – một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới đã cung cấp thông tin đồng loạt cho các báo đăng tải liên quan đến việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B tại bệnh viện Hướng Hoá (Quảng Trị).

Bản tin trên báo Lao Động ngày 2 tháng 4 viết như sau: Y tá Nguyễn Thị Thuận (BVĐK huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã bị bắt tạm giam về tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”. Tình tiết mới nhất: Y tá Thuận đã chỉ ra nơi cất giấu 3 vỏ lọ thuốc tiêm gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh và điều khiến dư luận bàng hoàng là... thay vì vaccine, y tá Thuận đã tiêm nhầm thuốc gây mê Esmeron….

…Khai nhận của y tá Thuận tại cơ quan điều tra phù hợp với thực tế diễn tiến sự việc: Thuốc được tiêm nhầm là Esmeron – một loại thuốc gây mê có chức năng hỗ trợ gây mê toàn thân để đặt nội khí quản, để tạo dãn cơ trong phẫu thuật.

Về vỏ lọ, một BS chuyên ngành phòng dịch ở Hướng Hóa nói, hai loại vỏ lọ đựng vaccine viêm gan B tiêm cho trẻ sơ sinh và đựng thuốc gây mê Esmeron có kích cỡ gần bằng nhau, chỉ một 9 một 10, cũng có nắp đậy caosu giống nhau; điểm khác nhau chủ yếu là dung dịch vaccine 0,5ml/ống, trong khi Esmeron chứa dung dịch nhiều gấp 5 lần.

Chi tiết này cho thấy y tá Thuận đã không thực hiện nguyên tắc “3 tra 5 đối” (3 kiểm tra, 5 đối chiếu - trong đó có kiểm tra tên thuốc) trong hành nghề: Sau khi hút vào ống tiêm cho trẻ sơ sinh 0,5ml, trong lọ thuốc Esmeron vẫn còn 4/5 lượng thuốc, trong khi hút trong lọ vaccine thì hết sạch 100%; vậy mà có đến 3 lần thao tác vứt ống thuốc còn dung dịch rất nhiều mà không hề có phản ứng, nghi ngờ gì cả. Câu hỏi là tại sao có thuốc Esmeron chung trong tủ bảo quản của vaccine? Tại cơ quan điều tra, một số nhân viên y tế liên quan trong vụ án này đã khai nhận rằng, thuốc gây mê Esmeron đã được “gửi chung” vào tủ đông đựng vaccine. (1)

Kết luận đầu tiên về cái chết của ba trẻ sơ sinh sau khi khám nghiệm tử thi do cơ quan công an điều tra đưa ra là “sốc phản vệ”. Thời điểm tháng 10/2013, báo chí đã đưa tin về việc y tá chích nhầm thuốc Ocxytocin (thuốc gây co bóp tử cung) cho trẻ thay vì vaccine viêm gan B. Tuy nhiên sau đó thông tin này đã bị cơ quan công an bác bỏ.

Thuốc Oxytocin (gây co bóp tử cung) bên trái và Vaccine viêm gan B bên phải

Theo nguồn tin riêng của Báo Lao Động, cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắcxin viêm gan B ngày 20.7 tại BV Đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị).Thời điểm tiêm chủng, BV mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắcxin. Do ở đây, vắcxin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắcxin viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé. Vì thế, 3 ca tử vong đều giống nhau. Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xilanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra. Sai phạm thứ hai, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn.

Hiện nay, cơ quan công an đã quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc hai nhân viên y tế BV Đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị sơ ý vô trách nhiệm, vi phạm quy định an toàn tiêm chủng dẫn đến chết người. (2)

Y tá Nguyễn Thị Hải Thuận (có một số báo đưa tin là Nguyễn Thị Thuận) cũng có lời phát biểu với báo chí khẳng định mình không tiêm nhầm thuốc như sau:

Vụ 3 trẻ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, nếu nguyên nhân là do nhầm thuốc thì đây là sự cố lần đầu tiên xuất hiện trong hơn 25 năm thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nữ y tá trực tiếp tiêm vắc-xin viêm gan B cho cả 3 cháu bé vào sáng ngày 20/7 khẳng định, đã không tiêm nhầm thuốc. Nếu có kết quả chính thức của cơ quan điều tra là do tiêm nhầm thuốc thì chị sẽ hoàn toàn không đồng tình với kết luận đó. (3)

* Điểm đáng lưu ý là bản tin này đã bị VTC gỡ bỏ ngay trên link gốc (4)

Sau 6 tháng điều tra công an không đưa ra được bằng chứng cụ thể và nữ y tá Thuận đã được phục hồi công tác.

Đến đầu tháng 4/2014, cơ quan công an đã khởi tố bắt tạm giam nữ y tá này với tội danh “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”.

Kết luận do công an đưa ra là y tá đã tiêm nhầm thuốc gây mê Esmeron cho trẻ, thay vì vaccine viêm gan B.

Quay trở lại với kết luận khám nghiệm tử thi ban đầu là “sốc phản vệ”, theo tìm hiểu kiến thức chuyên môn với dược sĩ, bác sĩ nhi khoa và bác sĩ chuyên khoa tôi nhận được giải thích như sau: Esmeron là thuốc gây mê nếu do quá liều thuốc giãn cơ thì bệnh nhi sẽ lịm đi từ từ rồi ngưng thở nên nguyên nhân tử vong trước hết sẽ là suy hô hấp chứ không phải sốc phản vệ. Phản ứng của sốc phản vệ và suy hô hấp dẫn đến tử vong cũng rất khác nhau. Đơn cử như bị tiêm thuốc mê quá liều thì trẻ lịm đi, hơi thở yếu dần, da mặt tái xanh, tay chân mềm oặt không cử động. Trong khi đó sốc phản vệ thì thường chân tay co giật, hơi thở gấp rút khò khè, mặt mũi đỏ lên và trẻ bứt rứt, quấy khóc. Không thể lầm lẫn giữa hình ảnh mổ xác do shock phản vệ và suy hô hấp được.

Bên cạnh đó để giải thích thêm về việc lầm lẫn thuốc khi tiêm, ý kiến chuyên môn đưa ra như sau: Esmeron có dạng chai thuốc hình dáng bên ngoài nhìn bằng mắt thường có thể thấy hơi giống vaccine viêm gan B nhưng nắp khác, tên khác. Một liều (01) vaccine 0.5ml chỉ tiêm cho 01 bé, trong khi một lọ Esmeron từ 5-10ml. Theo quy định an toàn mà nhân viên tiêm chủng phải tập huấn hàng năm mỗi lần tiêm xong là huỷ luôn bơm tiêm vào thùng chứa chất thải rắn y tế. Nên chuyện lầm lẫn sau khi rút thuốc khỏi chai là lý do khó có thể chấp nhận.

Thuốc gây mê Esmeron 5ml bên trái và Vaccine viêm gan B 0.5ml bên phải

Các loại thuốc gây mê, thuốc độc sử dụng trong bệnh viện được kiểm soát rất chặt chẽ. Nếu có xảy ra việc tiêm nhầm thuốc (như kết luận của cơ quan điều tra), tại sao không có việc kiểm tra cơ số thuốc của phòng mổ để thấy ngay có sự hao hụt 3 ống Esmeron mà không ghi chép hoặc giải thích là được đã sử dụng cho bệnh nhân nào? Nên nhớ, 3 ống thuốc độc trong cùng một buổi sáng và 7 tháng để có kết luận điều tra cuối cùng.

Tại sao nữ y tá Nguyễn Thị Hải Thuận không phi tang 3 vỏ thuốc đã tiêm nhầm cho trẻ mà lại cất giấu ngay tại bệnh viện để sau 7 tháng giao nộp cho cơ quan công an sau khi đã được phục hồi công tác là điều khiến tôi phải suy nghĩ.

Cũng trên bản tin tháng 10/2013, chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định trước báo giới chuyện trẻ tử vong ở Quảng Trị là không liên quan đến vaccine mà do người thực hiện tiêm chủng. Thông tin từ đâu ra để bộ trưởng kết luận như thế trong khi cơ quan công an lại dè dặt với báo giới?

Tôi có quyền nghi ngờ việc định hướng thông tin nguồn từ việc tiêm nhầm thuốc Ocxytocin sang Esmeron hay không?

Tôi có quyền nghi ngờ kết luận tử vong sốc phản vệ ngay từ đầu do chính cơ quan công an đưa ra hay không?

Và quan trọng hơn hết, tôi có quyền đặt dấu hỏi cho chất lượng của vaccine khi không chỉ có 3 cháu bé ở Hướng Hoá (Quảng Trị) tử vong vào ngày 20/07/2013 và một cháu bé vào ngày 22/07/2013 tại Bình Thuận (6) hay không?

Đã có ai đặt vấn đề nghiêm túc về chất lượng vaccine và tại sao cứ tiếp tục sử dụng những loại vaccine đã gây tử vong, biến chứng hàng loạt ở trẻ em hay chưa?

Quyền lợi của nhóm lợi ích nào cao hơn sự an toàn tính mạng của con trẻ?

Và tại sao các chuyên gia y tế, các bác sĩ lại im lặng trước vấn đề có tính cộng đồng này?

Nếu bạn có con nhỏ, và đứng trước mối bận tâm về việc tiêm chủng cho con mình, bạn sẽ bắt đầu từ đâu nếu không phải bằng việc đòi hỏi sự minh bạch thông tin về chất lượng dịch vụ và yêu cầu cải thiện nó?

Sự im lặng và thờ ơ của chính chúng ta – những người làm cha mẹ ít nhiều cũng đã góp phần tạo nên sự tệ hại hiện nay.

Đã có ai đặt câu hỏi rằng tại sao Bộ Y tế không cho công bố kết quả kiểm định về độ an toàn của chính vaccine từ một cơ quan độc lập thay vì các tuyên bố bằng miệng chung chung là không liên quan đến chất lượng vaccine? Trên thực tế nếu nguồn vaccine không an toàn, thì người tiêm chủng không có lỗi, mà lỗi từ nhà sản xuất (producer). Trên thế giới, đã có những tai biến thuốc men gây chết người, người ta truy cứu trách nhiệm của producer, chứ không thể qui tội cho người kê toa, hay người chích thuốc.

 Bạn có tin vào kết luận của cơ quan công an hay không?

Tôi không tin. Bởi ít nhất ở Việt Nam hiện nay, với thành tích dối lừa dư luận của Bộ Y tế sau vụ đổ vấy nguyên nhân dịch tả cho mắm tôm, cũng như tình trạng người dân thích đến đồn công an tự tử thì tôi nghĩ mình hoàn toàn có quyền nghi ngờ kết luận của cơ quan công an điều tra sau 7 tháng trời.
Vấn đề tôi quan tâm hiện nay không phải chỉ là lẽ công bằng cho một nhân viên y tế như nữ y tá Nguyễn Thị Hải Thuận, mà chính những động thái vụng về của cả Bộ Y tế và cơ quan công an làm tôi thêm nghi ngờ thêm về chất lượng của vaccine – nguồn thuốc mà hàng triệu trẻ em Việt Nam sẽ phải tiếp tục chích vào cơ thể trong nhiều năm tới.
Mẹ Nấm
Theo blog Mẹ Nấm

P/S: Chân thành cám ơn quý anh chị và bạn bè đã cung cấp thêm cho tôi nhiều kiến thức và thông tin mà tôi thiếu để hoàn thành bài viết này.
 
(1) http://laodong.com.vn/y-te/vu-3-tre-so-sinh-tu-vong-sau-tiem-vaccine-o-quang-tri-y-ta-thu-nhan-tiem-nham-thuoc-gay-me-190157.bld
(2) http://laodong.com.vn/Y-te/Ba-tre-so-sinh-tu-vong-tai-Quang-Tri-Do-tiem-nham-thuoc-gay-co-bop-tu-cung/144494.bld
(3) http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/146633/y-ta-khang-dinh-khong-tiem-nham-thuoc-vu-3-tre-tu-vong.html
(4) http://vtc14.vn/tin-tuc/y-te/item/13411-ytatiemvacxincho3treobv%C4%91khuonghoakhangdinhkhongtiemnhamthuoc.html
(5) http://danluat.thuvienphapluat.vn/bo-truong-y-te-khang-dinh-do-nguoi-tiem-vac-xin-lam-chet-3-tre-103569.aspx
(6) http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130722/them-mot-tre-so-sinh-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin-viem-gan-b.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét