Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Kinh Tế Việt Nam 2030 - Một phán quyết mất lòng người

Thượng sĩ đặc công thách đấu hai thiếu tướng... ngoại cảm

Theo blog Mõ Làng
Ông Trần Đình Huân - Thượng sĩ, CCB Trung đoàn đặc công 117 và 198 Anh hùng - BTL Đặc công. Đồng thời, là Trưởng ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31 sử dụng địa chỉ facebook Huan Tran Dinh có lời thách đấu với hai vị Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Chu Phác và Thiếu tướng Công an Ngô Tiến Quý về sử dụng ngoại cảm trong xác định danh tính Liệt sỹ. Củ Hành xin trân trọng giới thiệu lời thách đấu của ông tại facebook của ông:

THÁCH ĐẤU HAI THIẾU TƯỚNG MƯỢN DANH KHOA HỌC

1. Thiếu tướng Quân đôi, "tiến sĩ" Chu Phác
2. Thiếu tướng Công an Ngô Tiến Quý
Đã hơn 20 năm, nhân dân và thân nhân liệt sỹ đã bị lôi kéo vào vòng xoáy của u mê, của những giai thoại kinh thiên động địa của cái gọi là Ngoại cảm và Áp vong tìm mộ liệt sỹ, của cái gọi là nghiên cứu khoa học tâm linh, nghiên cứu tiềm năng con người. Hơn 20 năm, bằng cách lợi dụng truyền thông, lợi dụng hình ảnh của những người có uy tín, địa vị trong xã hội. Những kẻ mang danh “ngoại cảm” và những kẻ đang lợi dụng danh nghĩa “nghiên cứu khoa học tâm linh” đang cổ suý, thực hiện hành vi lừa đảo, trục lợi trên xương máu của các Liệt sỹ đã hi sinh vì Tổ Quốc, khắc thêm nỗi đau cho hàng vạn gia đình liệt sỹ.
Để rồi, với tất cả những bằng chứng trên mặt trận 31, với sự tập trung của hàng ngàn gia đình thân nhân liệt sỹ trên cùng mặt trận, bộ mặt thật của những kẻ mang danh “Ngoại cảm”, những kẻ đội lốt khoa học, Nghiên cứu, Tâm linh, Tri ân, Tâm đức và nhiều thứ ngôn từ hoa mỹ khác nay đã lộ nguyên hình với bản chất mê muội, hoang tưởng, cuồng vỹ, lừa đảo, thất đức.
Bên cạnh đó là sự ấu trĩ trong công tác quản lý khoa học, sự lỏng lẻo, mơ hồ trong hệ thống quản lý nhà nước đã thả nổi suốt hơn hai thập kỷ qua. Đồng thời, với đội ngũ tham gia “nghiên cứu khoa học tâm linh” là những người có địa vị xã hội cùng những học hàm, học vị đến tột đỉnh, thậm chí, có cả những người từng là Bộ trưởng, các sĩ quan cao cấp của Quân đội và Công an và nhiều cán bộ mang những chức danh quan trọng khác. Quá trình nghiên cứu của họ đã đi lệch hướng, mất kiểm soát, áp dụng tùy tiện và dần chuyển thành các tệ nạn xã hội. Thêm vào đó là cả hệ thống thông tin đại chúng cả chính thống và không chính thống, tập trung ra sức tung hô, cổ súy, tuyên truyền dưới dủ mọi hình thức, thậm trí cả hình thức khen thưởng của một số cơ quan quản lý nhà nước cấp vĩ mô.
Hàng vạn gia đình thân nhân liệt sỹ bị lừa, hàng vạn hài cốt liệt sỹ bị chúng mang ra ngụy tạo, tung hứng, nghiên cứu, thực nghiệm, kiểm nghiệm, thực hành và rồi chúng hành nghề trên xương máu của những người con dân đất Việt đã hy sinh xương máu cho độc lập dân tộc và cho sự toàn vẹn lãnh thổ. Vấn nạn này đã lây lan trở thành quốc nạn, hệ luỵ của vấn đề này chính là việc các gia đình bị lừa đảo đất đen, tổ mối thành hài cốt Liệt sỹ, nghiêm trọng hơn, còn cả hành vi đào bốc trộm hài cốt các Liệt sỹ ở các Nghĩa trang. Chúng đã nhạo báng những tình cảm thiêng liêng của các thế hệ thân nhân liệt sỹ, gây bao tổn thất, mất mát trên mồ hôi nước mắt của họ. Những hành động đó làm băng hoại đạo đức xã hội, hàng vạn liệt sỹ mãi không được trả về đúng tên của mình, nhân dân mất lòng tin vào công tác chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, Quân đội.
Sự thật đã nhãn tiền trước bàn dân thiên hạ, đã bị lột trần trước khoa học chân chính. Nhưng dường như những thủ phạm của quốc nạn này vẫn đang cố bấu víu vào mớ lý luận mù mờ, lập dị của một thứ khoa học di bản có một không hai này. Không đủ can đảm để nhìn thẳng vào sự thật là chính những người này đã trở thành giặc, trở thành kẻ thù của thân nhân liệt sỹ, là những kẻ đã làm ô uế những chốn linh thiêng, hủy hoại lòng tin của nhân dân, làm đảo lộn xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và sự tồn vong chủa chế độ. Chính bản thân những người này cũng đã nhận ra những sai lầm ấy nhưng không đủ can đảm để thừa nhận và không thể dừng lại và đành nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau của nhân dân!
Vì vậy:
Tôi –Thượng sĩ Trần Đình Huân - Cựu chiến binh thuộc Trung đoàn Đặc công 117 và 198 Anh hùng của Bộ tư lệnh Đặc Công – Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang; Đồng thời với tư cách là thân nhân liệt sỹ và là đại diện cho hàng vạn thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31 xin quyết đấu một cách sòng phẳng với hai vị Thiếu tướng có danh tính nêu trên:
Mục đích: Làm rõ trắng đen, đúng sai về khả năng Ngoại cảm trong việc áp vong tìm mộ liệt sỹ. Đánh giá đúng bản chất của cái gọi là nghiên cứu khoa học và những cái gọi là “thành tựu” của việc ứng dụng khoa học của hiệp hội UIA và hai vị thiếu tướng trong phạm vi này. Trả lại sự trong sáng, lành mạnh cho khoa học chân chính. Xóa bỏ khoa học trá hình và ngăn ngừa việc lợi dụng khoa học.
Hình thức: Đấu loại trực tiếp bằng các bằng chứng kết quả thực nghiệm ngay trên hiện trường thực tế, bằng các kiểm nghiệm nghiêm khắc, dưới sự chứng kiến của các cơ quan chuyên trách và thông tin đại chúng.
Địa điểm: Nơi an táng gần 12.000 hài cốt liệt sỹ của mặt trận 31 – Xương máu của cha anh chúng tôi. Nơi đó đang có gần 1 vạn ngôi mộ “Liệt sỹ Chưa biết tên”.

Nhân lực tham gia:

Phía bị thách đấu:

1. Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác – “Tiến sỹ” – trưởng bộ môn “Cận Tâm Lý” - Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người,
2. Thiếu tướng Ngô Tiến Quý – Người đã lấy danh nghĩa Viện Khoa học hình sự - Bộ Công An để tham gia trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người,
3. Cùng những “nhà ngoại cảm” có tên trong danh sách các nhà ngoại cảm đã được Các ông cùng trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người khảo nghiệm thành công và công nhận khả năng ngoại cảm về sự “Chân chính” của những người này:
+ Đỗ Bá Hiệp:
+ Nguyễn Văn Liên:
+ Phan Thị Bích Hằng:
+ Nguyễn Thị Nguyện:
+ Nguyễn Văn Nhã:
+ Vũ Thị Minh Nghĩa:
+ Nguyễn Ngọc Hoài:
+ Nguyễn Văn Lư:
+ Phạm Văn Lập (Không có ảnh)
+ Trần Văn Tìa (Không có ảnh)
+ và Nguyễn Thị Nghi:

Phía thách đấu:

1. Trưởng ban liên lạc thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31 cùng các trưởng tiểu ban từ các tỉnh thành (9 người) giám sát quá trình thực hiện.
2. Lực lượng hữu quan của quân đội nhằm bảo về hiện trường và cùng giám sát và ghi nhận kết quả.

Phía các cơ quan hữu quan và các đơn vị truyền thông đại chúng

1. Có các đại diện của bộ chủ quản Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
2. Đại diện bộ Quốc phòng và Cục Chính sách Bộ Quốc phòng,
3. Đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia về việc xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin,
4. Đại diên Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh sở tại,
5. Đại diện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh sở tại và huyện đội sở tại
6. Đại diện UBND huyện sở tại,
7. Đại diện Quân khu trên địa bàn
8. Ban quản lý nghĩa trang,
9. Các hãng thông tấn báo chí.

Phương pháp tiến hành:

- Tập hợp hai thiếu tướng và 11 nhà “ngoại cảm chân chính” của trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người tới hiện trường. Bố trí hậu cần đảm bảo.
- Thời gian tiến hành trong 5 ngày. Bằng tất cả những khả năng Thấu thị, Áp vong, Nói chuyện với người cõi âm, chụp ảnh người âm và tất cả những phương pháp mà các ông đã nghiên cứu, đã áp dụng, đã công nhận như là các thành tựu mà các ông đã công bố.
- Yêu cầu trong 5 ngày này, mỗi nhà ngoại cảm và hai ông hãy “hỏi”, “tâm sự”, “nói chuyện” hay “chỉ đạo” hay cả ép buộc các vong hồn liệt sỹ của chúng tôi tùy thích. Miễn là mỗi người công bố duy nhất 1 kết quả và chỉ cần 1 trưởng hợp với các thông tin chi tiết như sau:
+ Họ và tên Liệt sỹ
+ Nguyên quán
+ Đơn vị
+ Ngày tháng năm sinh
+ Ngày tháng năm nhập ngũ, Ngày hi sinh
Lưu ý: Chúng tôi chỉ chấp nhận những thông tin như trên nhằm phục vụ cho công tác đối chiếu, khắc bia mộ liệt sỹ, không chấp nhận những nội dung phán xét khác do “nhà ngoại cảm” đưa ra. Trong thời gian 5 ngày, chúng tôi chỉ yêu cầu 11 kết quả cho 11 “nhà ngoại cảm”. Đối với hai ông Nguyễn Chu Phác và Ngô Tiến Quý thì tiếp tục quản lý, nghiên cứu hiện trạng để cùng chứng kiến kết quả.
Những kẻ đã lộ nguyên hình như Vũ Thế Khanh và Nguyễn Phúc Giác Hải hay kẻ có tiền sự đang bị điều tra như Vũ Thị Hòa và kẻ lưỡi dài hơn tay Đông La hay Đào Viết Sử không đước phép có mặt tại hiện trường. Khu vực thực nghiệm “Đấu trường” ấy sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt, những người không có trách nhiệm không được phép lai vãng.
Nếu kết quả cho thấy trong 11 trường hợp ấy, chỉ cần đúng 1 trường hợp theo kết luận của các cơ quan hữu quan và cơ quan chuyên trách thì coi như hai ông thắng. Và như vậy, không riêng nhà nước Việt Nam mà toàn nhân loại sẽ thừa nhận những gì các ông làm là thành tựu khoa học và các ông được phép tiếp tục nghiên cứu, truyền bá, áp dụng trong mọi lĩnh vực chứ không riêng chuyện áp vong tìm mộ liệt sỹ.
Nếu các kết quả không đúng, các ông phải thực hiện ngay lập tực các việc sau:
1. Trả lại quân hàm thiếu tướng cho nhà nước, chấp nhận bị giáng xuống hàng tội phạm.
2. Giải tán ngay Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, trả lại con dấu cho Bộ Công an. Chấm dứt ngay lập tức những Đề án, Dự án, Đề tài nghiên cứu của các ông. Xóa bỏ bộ môn Cân tâm lý mà ông Nguyễn Chu Phác đang là chủ nhiệm.
3. Tất cả quãng thời gian còn lại của ông và các “nhà Ngoại cảm’ này giành cho việc sám hối trước các anh linh liệt sỹ, trước những nạn nhân mà các ông cùng hệ thông đồng cốt đã lừa bịp. Các ông và những người này buộc phải sám hối trước nhân dân và chờ khởi tố hình sự về hành vi lừa đảo và xâm phạm mồ mả, lợi dụng uy tín và lợi dụng khoa học nhằm lừa đảo, trục lợi.
4. Hai ông và toàn bộ 11 người tham gia phải quỳ trước cổng nghĩa trang nơi an táng cha anh chúng tôi 15 ngày để cho thân nhân liệt sỹ sỉ vả, phỉ nhổ vào chính cái lương tâm bị ma ám và cái liêm sỉ bị đánh cắp của các ông và đồng đảng.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
XÓA BỎ TOÀN BỘ NẠN NGOẠI CẢM. CẤM TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC THAM GIA BẤT KỲ CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN LIỆT SỸ VÀ HÀI CỐT LIỆT SỸ. CHẤM DỨT NGAY LẬP TỨC NHỮNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRONG PHẠM VI NÀY. CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ CÁC HÀNH VI VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN NẠN NÀY ĐÃ GÂY RA.
Ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt sỹ mặt trận 31
Trưởng ban

Kinh Tế Việt Nam 2030

Phỏng Vấn T/S Alan Phan về những dự đoán và các kịch bản khác nhau cho nền kinh tế trong 15 năm tới

PV: Ông từ chối không đưa ra dự đoán cho nền kinh tế nước nhà trong những năm tới. Ông có thể cho biết lý do?

Alan Phan: Muốn có một dự đoán khoa học tương đối chính xác, chúng ta cần những số liệu thống kê khả tín, và hiểu rõ những tác động của thị trường cùng các tham dự viên.

Ở Việt Nam, những con số chính thức thường được ngụy tạo, thổi phồng; và yếu tố tác động lớn nhất lên nền kinh tế là từ chính sách của nhà cầm quyền, trung ương cũng như địa phương, sau bức màn tre. Tôi không nghĩ các chuyên gia có thể vượt qua rào cản này để dự đoán có một góc độ chính xác nào theo chuẩn thế giới.

PV: Nhưng ông lại đồng ý đưa ra dự đoán trong dài hạn, vào 2030?

Alan Phan: Về lâu về dài, các số liệu không đo lường chính xác lắm vì những biến chuyển liên tục của tình thế. Chúng ta có thể hình dung một tương lai rõ rệt hơn khi dựa trên những trào lưu (trends) của toàn cầu và Đông Nam Á (ASEAN), và những tác động tiêu biểu của đặc tính quốc gia. Tuy nhiên, phải nói ngay là định kiến chủ quan và trực giác của cá nhân sẽ là những nguyên tố chính tạo ra dự đoán. Do đó, nhiều chuyên gia thống kê sẽ không đồng thuận với phương cách này.

PV: Vậy vào khoảng 2030, tình hình tổng quan toàn cầu ra sao, theo ông?

Alan Phan: Tôi nghĩ trừ trường hợp có những đột phá về công nghệ cao, như Internet thời 80’s; hoặc chiến tranh lớn, hoặc một biến cố “thiên nga đen” (black swan), kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng theo tốc độ hiện nay, khoảng 4 đến 5% mỗi năm; cùng với vài khủng hoảng nhỏ từng vùng, không đáng kể. Thay đổi nhiều nhất có lẽ là Trung Quốc, từ XHCN chuyển qua một định chế “dân chủ vỏ bọc“gần giống Nga hiện nay: một nền kinh tế chính trị có hình thức tư bản nhưng thực sự được kiểm soát chặt chẽ bởi các đại gia liên kết với cựu quan chức an ninh (mafia-led oligarchs).

PV: Sự thay đổi ở cường quốc kinh tế số 2 Trung Quốc không có ảnh hưởng nhiều đến kinh tế thế giới?

Alan Phan: Sẽ gây ra nhiều thay đổi tại Trung Quốc, nhưng tựu trung thì đóng góp về GDP cho kinh tế toàn cầu vẫn không khác biệt lắm.

Trong nước, thế lực chỉ đạo sẽ chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước sang các tài phiệt “thân hữu”. Thành phần trung lưu sẽ gia tăng theo tiến độ của trào lưu thế giới; người giàu sẽ giàu hơn rất nhiều; nhưng bù lại, người nghèo sẽ gặp khó khăn hơn trong việc mưu sinh.

PV: Còn Việt Nam? Chúng ta sẽ ở đâu trong bàn cờ này?

Alan Phan: Tôi nghĩ Việt Nam sẽ sao chép mô hình kinh tế như Trung Quốc và Nga, dù sẽ chậm hơn, và sẽ ở một mức độ nhỏ hơn.

PV: Như vậy, liệu thu nhập mỗi đầu người có cao hẳn và bắt kịp các nước láng giềng?

Alan Phan: Gánh nặng của bộ máy chánh phủ và sau này, đặc quyền của các nhóm lợi ích quá nhiều để Việt Nam có thể chạy nhanh trong cuộc đua kinh tế toàn cầu. Dù GDP mỗi đầu người vào 2030 có thể lên đến $6,700 (theo Goldman Sachs dự đoán, khoảng bằng Thái Lan hiện nay), chúng ta vẫn thua xa các nước ASEAN khác như Singapore, Mã Lai hay Brunei. Ngay cả Lào và Campuchia cũng sẽ qua mặt Việt Nam về thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, chúng ta có một lợi điểm là FDI sẽ tăng trưởng ấn tượng, dù có hay không có hiệp định TPP. Lý do là các nhà đầu tư ngoại sẽ chọn Việt Nam hơn là Trung Quốc vì đồng tiền của họ dễ gây ảnh hưởng trên chính sách và thị trường ở Việt Nam hơn là tại Trung Quốc. Bù lại, kinh tế Việt Nam càng ngày càng bị đô hộ bởi tiền và công ty ngoại.

PV: Như vậy, nền độc lập nước nhà sẽ bị đe dọa?

Alan Phan: Chúng ta vẫn tư duy theo lịch sử 100 năm trước. Mục tiêu của Tây Phương khi chiếm lãnh các thuộc địa là để khai thác tài nguyên và bòn rút các tài sản khác như lao động, thị trường… để làm lợi cho mẫu quốc. Họ đã dùng vũ lực, để chiếm đất và thực hiện ý đồ. Ngày nay, họ đạt mục tiêu rẻ hơn nhiều. Chỉ cần chia chác cho các quan chức lãnh đạo của những thuộc địa cũ.

Trên thế giới, ai cũng phải làm ăn với tư bản, trắng hay vàng hay đen. Kể cả các nước giàu như Singapore, Hàn Quốc… Điều quan trọng là phải làm sao thương lượng để lấy phần bánh lớn khả thi nhất cho quốc gia mình. Sau đó, phải có lương tâm để chia công bằng cho mọi tầng lớp dân chúng.

PV: Nhiều người cho rằng với những tệ nạn như tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, tình trạng suy thoái…bất ổn xã hội ở Việt Nam có thể tạo ra những con thiên nga đen rất lớn, tạo một đổi mới quan trọng về thể chế và liên hệ với Trung Quốc hay Tây Phương?

Alan Phan: Bất ổn sẽ có, nhưng tôi không nghĩ nó đủ mạnh để thay đổi nhiều vì năm lý do chính. Một là đảng Cộng Sản cầm quyền hiện có khoảng hơn 10 triệu đảng viên và gia đình (hơn 10% dân số), tạo một hậu thuẫn chắc chắn cho chế độ. Hai là quyền lực cảnh sát công an bao trùm khắp xã hội và đảng biết sử dụng vũ khí này khá hữu hiệu. Ba là trào lưu tiến bộ của khắp thế giới sẽ đem đến cho đa số người dân một mức sống cao hơn hẳn so với trước đây vì họ bắt đầu ở một vị trí rất thấp. Bốn là dân trí nói chung vẫn “ngu hơn lợn”. Sau cùng, các cường quốc có sức ảnh hưởng đến Việt Nam không thấy nhu cầu chính trị hay kinh tế để khuấy động vũng bùn.

PV: Vậy các vấn nạn như nợ xấu ngân hàng, bong bóng BDS, nợ công hay yếu kém của các doanh nghiệp sẽ tự động biến mất, không cần giải quyết?

Alan Phan: Tôi không nghĩ chánh phủ, hay tư nhân, hay ngay cả các nhóm lợi ích, biết cách để giải quyết vấn đề. Sau 5 năm, với lạm phát trung bình khoảng 10% hay qua một điều chỉnh tỷ giá, giá trị nợ xấu hay BDS sẽ giảm 50% và các thành phần liên quan sẽ tự điều chỉnh. Đây là hình thức gián tiếp để đa số người dân trả nợ dùm các đại gia, nhưng sau một thời gian dài, chẳng mấy ai nhớ đến thủ đoạn này. Còn nợ công, dù có tuyên bố phá sản như Argentina hay Zimbabwe, không ai có thể phát mãi tài sản của một quốc gia, nên rồi cũng huề cả làng.

PV: Xin ông tổng kết quan điểm của ông. Lạc quan hay bi quan cho một Việt Nam vào 2030? Và lời khuyên cho các doanh nhân?

Alan Phan: Chẳng có gì để lạc quan hay bi quan. Nói chung Việt Nam sẽ không hóa rồng hay quang vinh như các bác thích võ mồm. Nhưng cũng không tệ lắm nếu so sánh với các quốc gia nghèo và đói khổ ở Phi Châu.

Thêm vào đó, nếu chúng ta may mắn có được một chánh phủ có tầm nhìn xa rộng, biết hội nhập thực sự vào nền kinh tế thị trường và không “ích kỷ” lắm, thì Việt Nam có thể tìm được vài đột phá nhỏ và vượt qua Indonesia, Phillipines…

Riêng với các bạn doanh nhân, sự thành công hay thất bại vẫn tùy thuộc phần lớn vào cố gắng cá nhân. Tìm một sản phẩm mình đam mê, nghiên cứu cẩn thận về mô hình, kế hoạch, thị trường, chuẩn bị cho mọi rủi ro…rồi dồn hết tâm trí và ý chí để phát triển. Sớm hay muộn, bạn sẽ đến đích.

PV: Xin cám ơn ông.

Trần Lương thực hiện – Phóng Viên Độc Lập tại Hoa Kỳ
(Blog Alan Phan)

Một phán quyết mất lòng người

ntk-305
5 bị cáo là công an, đã tham gia trong vụ bắt giữ, đánh đập nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tử vong tại phiên xử hôm 27/3/2014. Courtesy PNO
Tại phiên tòa vừa rồi ở Tuy Hòa, Phú Yên, xử 5 công an dùng nhục hình cố sát anh Ngô Thanh Kiều khiến khơi lại nỗi đau khôn xiết của thân nhân nạn nhân, trong cảnh – như blogger Trung Bảo mô tả – “Gương mặt nhăn nhúm khắc khổ của người cha già, giọt nước mắt của người vợ và nụ hôn của đứa trẻ thơ trên di ảnh của người cha chưa được thấy mặt sẽ là bản án mà 5 viên công an phải vĩnh viễn mang suốt đời nếu còn nhân tính”. Và, cùng hai đứa con thơ, người vợ trẻ mặt đồ tang trắng, chị Trần Thị Tâm, nói trong nước mắt đau thương:

“Từ ngày xử ở phiên tòa thì nó khơi dậy nỗi đau của mình. Những người đó (5 tên công an) cứ chối qua chối lại…”
Một bản án đạp trên dư luận

Mặc dù, theo mô tả của nhà báo Lê Thanh Phong qua bài “Chiếc dùi cui quật vào đâu”, thì “ nạn nhân bị còng tay dính vào ghế, hai chân cũng bị còng, bị công an dùng chân đạp, dùng tay đập, dùng gậy đánh bầm giập thân thể… cầm gậy cao su quật liên tục vào người anh Kiều, vào thân thể (đã) bầm giập của nạn nhân” cho đến chết, nhưng phiên tòa Tuy Hòa vừa nói tuyên phạt bị cáo Thành – cấp bậc thấp nhất là thiếu úy trong số 5 bị cáo vừa nói – 5 năm tù giam; còn 4 bị cáo còn lại, gồm một trung úy, một thượng úy, 2 thiếu tá, chỉ nhận từ án treo cho tới tối đa là 2 năm tù – nghĩa là họ dùng nhục hình giết người thì được án treo, còn cô gái 19 tuổi tát cảnh sát giao thông thì bị 9 tháng tù, còn 3 nông dân vì ăn trộm 2 con vịt thì bị 13 năm tù, chưa kể vô số án oan khác…

LS Võ An Đôn bào chữa cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều lên tiếng với Đài ACTD:
Người mà ra bản án này thật là liều lĩnh. Liều lĩnh ở chỗ người ta đạp trên pháp luật và dư luận để ra một bản án trái pháp luật.  - LS Võ An Đôn
“Người mà ra bản án này thật là liều lĩnh. Liều lĩnh ở chỗ người ta đạp trên pháp luật và dư luận để ra một bản án trái pháp luật. Bản án này tuyên áp dụng không đúng pháp luật, hai là bỏ lọt tội phạm, dư luận thì rất bức xúc nhưng không biết vì sao tòa lại ra như vậy.”

Qua bài “Một nhát dao chém thẳng mặt nhân dân”, blogger Nguyễn Minh Hòa khẳng định “tất cả đều tan vỡ khi mà tòa án đã phán quyết một bản án mất lòng người, cho dù có thay đổi đôi chút nhưng không phản ánh được đúng bản chất của sự việc mà người ta phải gọi đúng tên của nó là ‘giết người’, giết đồng loại bởi một tập thể những người sống khá giả bằng thuế của người dân nghèo bóp mồm, bóp miệng để nuôi bộ máy khổng lồ ấy… Nhưng họ đã kết thành một nhóm ‘đánh hội đồng’… giết cho bằng được một người không còn khả năng tự vệ (mà) chỉ còn biết van xin trong đau đớn, đói khát và tuyệt vọng”. Nhà báo Nguyễn Minh Hòa khẳng định:

Tôi là một người lính, tôi đã đối mặt với những người lính Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hòa, trước đó trên chiến tuyến chúng tôi đã nã đạn vào mặt nhau, đâm lê vào bụng nhau, nhưng ai đó bị sa cơ là tù binh thì chúng tôi (cả hai phía) đối xử với nhau vẫn như những con người (ít nhất là trong trường hợp của tôi và những người lính dưới quyền tôi), còn ở đây anh Ngô Thanh Kiều là công dân Việt Nam là đồng bào của 5 anh công an nhân dân kia. Bản án mà tòa vừa tuyên lúc 3 giờ thật sự là một nhát chém ngang mặt nhân dân, hằn sâu vào tâm thức nhân dân.”

ntk-250
Một trong năm người công an đánh chết người vẫn cười trước tòa (ảnh bên trái) và gia đình nạn nhân khóc tức tưởi cũng tại tòa hôm 27/3/2014 (ảnh bên phải).
Từ Huế, blogger Hà Văn Thịnh chua chát rằng “Nền (gọi là) ‘dân chủ’ của ta hiện nay có không ít những phiên tòa diễn ra như những vở kịch rẻ hề! Trắng trợn và tàn nhẫn đến mức người dân chỉ còn biết cúi mặt khóc ròng trong đớn đau, nhục nhã. Một trong những phiên tòa đó vừa được… diễn ở thành phố Tuy Hòa, Phú Yên”.

Theo GS Hà Văn Thịnh thì việc 5 sĩ quan công an “hè nhau đánh đập” một người dân đang bị còng, bị bỏ đói ấy là “sự tận cùng của tội ác, sự trắng trợn của cách ‘chơi’ hội đồng – thường chỉ có trong giới giang hồ”. Và GS nêu lên câu hỏi rằng hình ảnh cùng hàng trăm bài viết cả trong lẫn quốc tế liên quan chuyện này, và cả phiên tòa Tuy Hòa vừa rồi, chả lẽ “mấy ông quan to” không biết? Nếu không biết thì “chẳng hóa ra lãnh đạo cao cấp bị bịt mắt, bị lừa gạt sao? Làm sao có thể lãnh đạo, chỉ đạo khi lúc nào cũng bị lừa gạt đến đui mù?”.

Từ Maxtcơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần lên tiếng:

“Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng công an lộng quyền như bây giờ. Vì Sao? Vì nhà nước, vì những người lãnh đạo cho quyền công an được làm như thế, thì họ mới có thể làm.”
Có mệt mỏi với ‘thú vui’ tàn sát?
 
Blogger Khải Đơn nêu lên câu hỏi chua xót rằng “bạn có bao giờ nhìn thấy cảnh con hổ vồ con nai trên đồng chưa? Trước khi chết, con nai được chạy, để giành giật lấy sự sống và hơi thở đáng giá nhất của một sinh linh trên đời này. Còn con người đã bị đánh đến chết trong vụ án này thì đã bị tước mất quyền làm một người vô tội, tước mất khả năng tháo chạy để sống còn - bởi cái còng tay, và tước mất hơi thở bằng những nhát dùi cui. Thượng đế sinh ra mọi nhân mạng để sống với sự thiêng liêng nhất của hơi thở ấy. Vậy những người kia đã nhân danh cái gì để bóp chết nhân mạng ấy? - họ nhân danh luật pháp (của nước CHXHCNVN)”.
Nhưng những người chiến sĩ công an ngày này chẳng lo về mặt luật pháp, cũng chẳng lo về mặt tâm linh. Vậy thì cái gì sẽ khiến họ phải đắn đo khi dùng bạo lực để đối xử với người dân?  - Blogger Người Buôn Gió
Blogger Nguyễn Ngọc Già trích dẫn lời ông tổ CS Karl Marx rằng “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để chăm sóc cho bộ lông của mình”, và hình dung ra rằng “Hình ảnh bầm dập từ việc giải phẫu tử thi của Ngô Thanh Kiều kinh khủng đến nỗi gần như làm người ta ngộp thở hơn cả khi nhìn chú linh dương bị bầy linh cẩu bu nhau xé xác!”. Vẫn theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già thì “ CSVN chưa bao giờ tỏ ra mệt mỏi với ‘thú vui’ tàn sát ngay cả trong đồng loại chúng với nhau”. Cho nên, tác giả khẳng định, “ ‘Giáo dục cộng sản’ là đây, ‘Văn hóa cộng sản’ cũng là đây. Nổi bật. Đặc trưng và không hề lẫn lộn vào đâu được” giữa lúc, blogger Nguyễn Ngọc Già nhắc lại, “Nhiều người vẫn không quên nổi hình ảnh: Trịnh Thanh Tùng, Nguyễn Công Nhựt, Hoàng Văn Ngài, Huỳnh Tấn Du, Nguyễn Mậu Thuận... chết bi thảm không kém Ngô Thanh Kiều do bầy "nhện lưng đỏ" gây ra. Thế nên có ca dao "đời mới" tặng chúng:

Hột é ngâm với đười ươi

Ăn cho mát dạ giết người cho...vui”.

Chuyện 5 công an cố sát dân lành ấy khiến blogger Người Buôn Gió “lan man cảm nghĩ vụ công an ‘làm chết người’ ”, khi, Người Buôn Gió mô tả, “…năm tháng trôi, bỗng một ngày có ông thứ trưởng công an lên làm thủ tướng. Rồi từ đó nhiều ông thứ trưởng khác làm bí thư tỉnh ủy, làm ở Viện Kiểm Sát, Tòa Án hay làm thường trực ban bí thư. Ở cấp nhỏ hơn thì công an là bí thư quận, chủ tịch huyện, chủ tịch phường.

Nguyên nhân có thể là suy diễn, cho nên không dám kết luận tại vì nhiều công an giữ những chức như thế mà chiến sĩ công an phạm tội lãnh mức án khiến người dân ngỡ ngàng hay không?”. Nhưng, blogger Người Buôn Gió nhận thấy, công an VN bây giờ “bỗng nhiên làm lạc đạn” - lạc đạn nhiều lắm, nào là bắn chỉ thiên nhưng “đạn lạc” tòan cắm xuống nạn nhân; rồi người ta tìm vào đồn công an tự tử; nếu không thì cũng bị bệnh đột tử trong đồn; rồi nạn nhân tự lao vào dùi cui; rồi, vẫn theo Người Buôn Gió, “muôn vàn cái chết khi gặp công an mà lý do đều trời ơi, đất hỡi”. Người Buôn Gió xem chừng như không dằn được bực tức:

“Con người bất cứ là ai, làm gì phạm tội đều sợ bị trả giá. Trả giá về mặt luật pháp và nỗi lo sợ mơ hồ là trả giá bằng hậu vận, âm đức. Nhưng những người chiến sĩ công an ngày này chẳng lo về mặt luật pháp, cũng chẳng lo về mặt tâm linh. Vậy thì cái gì sẽ khiến họ phải đắn đo khi dùng bạo lực để đối xử với người dân? Chẳng có gì khiến họ phải lo sợ, kể cả thể xác lẫn tâm hồn. Bởi thế chúng ta thấy nụ cuời tươi tắn trong phiên tòa, lúc mà những đứa con thơ của nạn nhân vấn khăn tang cầm di ảnh bố cũng ở đó. Nụ cười của người chiến sĩ công an phạm tội giết người mà được tòa án và báo chí chuyển ngữ là "làm chết người" đó sẽ là nụ cười của câu trả lời.”

Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. TQ kính chào tạm biệt quý vị.
Thanh Quang, phóng viên RFA 
2014-04-07

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét