CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- “Tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sĩ Việt Nam tại Paris” là cái chi chi hả VOV ơi? (Chép sử Việt). “VOV NEWS là cơ quan truyền thông quốc gia – Đài tiếng nói Việt Nam, có hẳn phóng viên thường trú tại Pháp, thế mà đưa cái tin rất … lạ, tựa như tin về những chiếc tàu ‘lạ’ cướp phá tàu cá ngư dân Việt Nam mình.”
- VN-Philippines có thành đồng minh? (BBC).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các láng giềng (RFI). – Mỹ cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ (VOV). – Mỹ cam kết bảo vệ đồng minh (NLĐ). – Mỹ điều thêm 2 chiến hạm có trang bị phi đạn phòng thủ đến Nhật (VOA).
- Đừng tự lưu vong trên đất nước mình! (SK&ĐS). – Ngứa mắt với “phố Tàu” (NLĐ).
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 101 – 06/04/2014 (Thành).
- Lễ tang thầy giáo Đinh Đăng Định (RFA). – Vài hình ảnh lễ viếng thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định (Boxitvn). – Những nén hương tiễn thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định (Boxitvn). – JB Nguyễn Hữu Vinh: Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Phêrô Đinh Đăng Định (Blog RFA).
- Người Việt khắp nơi tưởng nhớ thầy Phêrô Đinh Đăng Định (DCCT). – Tập thể, cá nhân đến viếng thầy giáo Đinh Đăng Định (DCCT). – Vài hình ảnh về lễ viếng thầy Đinh Đăng Định (Dân News). – Tâm tình của một số người đến viếng thầy giáo Đinh Đăng Định (FB Hành Nhân). – Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Vĩnh biệt cựu tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định (DCCT). – Ảnh: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo miền Tây đến viếng thăm linh cửu Thầy giáo Đinh Đăng Định tại DCCT Sài Gòn (FB Nguyễn Bắc Truyển). Đôi dép ở giữa bức hình mang ý nghĩa: hãy tiếp bước con đường thầy Định đã đi =>
- Một số điều đặc biệt trong Lễ viếng thày giáo yêu nước Đinh Đăng Định tại Dòng Chúa Cứu Thế (FB Bang Tran). – Người như rứa không viếng sao được? (FB Lưu Gia Lạc). – Cám ơn Thầy giáo Đinh Đăng Định đã cho chúng ta thấy thế nào là sống cho đáng sống (FB Ngọc Nhi Nguyễn).
- THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH ĐÃ RA ĐI – PHẦN VIỆC CÒN LẠI CỦA CHÚNG TA (FB Nhất Nam). “Kẻ
thù của ông không phải là các cá nhân đã đưa ông vào tù tội, không phải
là những người trực tiếp, gián tiếp đưa đến cuộc chiến sinh tử mà ông
phải đón nhận. Di ngôn của ông để lại đã nói rõ điều đó ! Kẻ thù mà ông
tranh đấu chính là cái nguy hại, cái thiệt thòi cho dân, cho nước thể
hiện ở cái Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên mà giờ đây đã thể hiện quá
rõ cuộc chiến của ông là đúng!“
- Lấy ngày thầy Đinh Đăng Định qua đời (3 tháng 4) làm NGÀY NÓI KHÔNG VỚI BAUXITE? (FB Thanh Nghiên).
- Giấc mơ con bò kéo xe (Nguyễn Hoa Lư).- ‘Phải chấm dứt thả người sắp chết ra tù’ (BBC). Trước đây: Có chết cũng không được thả. Như trường hợp những người tù chính trị Nguyễn Văn Trại, Trương Văn Sương, Bùi Đăng Thủy… đã từng bỏ mạng trong tù. Bây giờ: Đã có 2 người tù chính trị được thả ra khi sắp chết: thầy Đinh Đăng Định và ‘người tù thế kỷ’ Nguyễn Hữu Cầu. Sau này: Chưa kịp thả hết tù chính trị thì chế độ đã chết!
- Nhà cầm quyền dần công nhận sự hiện diện của các tổ chức Xã hội dân sự (TNLT).
- TNS Ngô Thanh Hải trả lời RFA về cuộc gặp gỡ TT Nguyễn Thanh Sơn (RFA).
- Ối giời ơi! Có những “gần 400 website, blog mạo danh các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy …” (QĐND/Chép sử Việt). “Đáng nói hơn, đến nay đã phát hiện được gần 400 website, blog mạo danh các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy và cán bộ cao cấp của các ban, bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể Trung ương. Trong số đó, đã phát hiện được hơn 130 bài viết, clip, video có nội dung xấu. Những hình ảnh, bài viết này nếu không được ngăn chặn, xử lý kịp thời, triệt để sẽ bị phát tán cực nhanh, gây ra mối hoài nghi lớn trong nhân dân, làm xã hội phân tâm tư tưởng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ”.
- TRẦN MẠNH HẢO XIN TUYÊN BỐ (Bà Đầm Xòe). “TRẦN MẠNH HẢO KHÔNG HỀ LẬP MỘT BLOG HAY WEBSITE NÀO MANG TÊN MÌNH ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN MẠNG“.
- Những ngày cuối cùng của Sài Gòn (phần 1) (Phan Ba). “Sài Gòn sợ chiến tranh hơn là sợ những người cộng sản. Mặt trận đã tiến đến gần; vào ngày 21 tháng Tư, Xuân Lộc thất thủ, pháo đài cuối cùng chận đường tiến quân vào thủ đô của các sư đoàn Bắc Việt từ phía Đông“.
- Đôi điều về chuyện đăng ký giữ quốc tịch VN (Gocomay). “Anh bảo tôi, theo niêm yết tờ giấy này chỉ 10 $ USD (Biểu mức treo ở đây), nay họ yêu cầu nộp lệ phí cao gấp 4 lần mà chả có biên lai ký nhận gì cả. Ba bốn chục bạc mà được việc thì chả tiếc, những đợt quyên góp cho thiên tai và bà con khốn khó bên nhà anh có tiếc gì đâu. Nhưng lừa nhau một cách trắng trợn như thế thì thật qúa thể“.
- Lời của ông Lương Quang, Chánh án TAND TP Tuy Hòa, thể hiện rõ bản chất của chế độ (LS Lê Công Định). Cho nên, chớ Trông mong gì ở phúc thẩm 5 công an Tuy Hòa? (Quê Choa). – Vụ 5 công an dùng nhục hình: Hoan hô ông chánh án! (NLĐ). Mời xem lại: Vụ 5 công an dùng nhục hình: “Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực” (NLĐ).
- Chuyện rất… dưa! (Blog RFA). “Nhân viên hải quan đâu cần quan tâm dưa bao nhiêu xe, chó bao nhiêu xe, họ chỉ cần nhìn cuốn hộ chiếu dày cỡ nào, cái nào được đóng trước, cái nào đóng sau, đóng thì nhanh thôi, chừng 3 đến 5 phút, nhưng suy nghĩ, lựa chọn và ‘công khai’ số tiền đó với người anh em đồng nghiệp mới tốn thời gian! Và tình trạng này sẽ còn diễn ra trong nhiều lần sau nữa, vì cửa hải quan là cái chợ mua bán trả chác cao thấp để mua con dấu đỏ. Nhiều nhà buôn méo mặt vì chuyện này!” – Dưa hấu và thanh niên Việt (Nguyễn Hoa Lư).
- Luật sư Hà Huy Sơn: Quyết định thu hồi đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân? (Boxitvn).
- Giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo của công dân (Tin tức). – Quyết định hành chính và việc bảo đảm quyền của người dân (VTV).
- “Mua danh” quá đắt (NLĐ).
- TS Trần Đình Bá: Đấu thầu đường bay để cứu lấy Hàng không Việt! (Boxitvn).
- Vụ án tại Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội: Khởi tố nguyên cán bộ Hải quan! (KTNT).
- Không thể dùng “khổ nhục kế”! (NLĐ).
- Đào Văn Tùng: Thực trạng đê bao, bờ bao, đường xá… ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) (Boxitvn).
- Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế ra Tuyên bố TPHCM (RFA).
- Trung Quốc muốn chấm dứt nạn lấy nội tạng tử tù, nhưng truyền thống ngăn cản việc tự nguyện hiến tặng (Dân Luận). – Sinh Viên Phản Đối Việc Vinh Danh Quan Chức Ghép Tạng Trung Quốc (ĐKN).
- World Journal: Vụ giết gia đình người Mỹ gốc Hoa có liên quan đến quan chức An ninh (ĐKN).
- Chân dung người hạ gục hổ tham nhũng Cốc Tuấn Sơn (ĐV).
<- Chủ tịch Quốc hội Đài Loan nhượng bộ sinh viên biểu tình (RFI).
- Bình Nhưỡng : Chiến dịch thử nghiệm tên lửa của Seoul là « trò hề » (RFI). – Hàn Quốc phát hiện máy bay không người lái tình nghi của Triều Tiên (TT). – Seoul lại phát hiện máy bay không người lái nghi của Triều Tiên (TTXVN). – Thuyền đánh cá Triều Tiên cố tình vào lãnh hải Hàn Quốc (MTG).
- Bộ Quốc phòng cáo buộc Sam Rainsy xúc phạm Quốc vương (TTXVN).
- Áo Đỏ tiếp tục biểu tình ở ngoại ô Bangkok để ủng hộ Thủ tuớng Thái Lan (RFI). – Thái Lan: Phe “áo đỏ” lo ngại nội chiến (NLĐ).
- Người ủng hộ Nga chiếm giữ tòa nhà chính quyền ở Donetsk (TTXVN). – Nga bất ngờ triển khai “sát thủ container” đến Crimea? (ANTĐ).
- Tình báo Mỹ ‘bó tay’ trước máy tính Nga (Tin tức). – Bị phương Tây trừng phạt, Nga sẽ tìm lối thoát ở thị trường Châu Á? (LĐ). – Belarus hy vọng ‘kiếm’ được từ xung đột Nga-Ukraine (Tin tức).
- Venezuela : Đọ sức chính quyền – đối lập thêm gay gắt (RFI).
- TS Trần Công Trục: Việt Nam giải quyết các vùng chồng lấn ở Biển Đông thế nào? (Infonet).
- Doanh nhân Thái Bình tính thử tàu ngầm ở biển Tiền Hải (TP). – Mong Trường Sa ra biển và buồn nền khoa học Việt (ĐV). – Việt Nam nâng cấp radar chuẩn P-18M hiện đại vượt trội (Infonet).
- Nhìn Crimea, nghĩ về biển Đông (PLTP). – Trung Quốc trên con đường tìm kiếm sức mạnh (Infonet).
- Chớ đắc ý mất khôn! (PT).
- ‘Không thể đi loanh quanh vẽ lại biên giới’ (TN). – Mỹ sẽ điều hai tàu chiến đến Nhật (PLTP). – Mỹ – Nhật cần ‘bắt tay’ đối phó TQ? (TVN).
- Tổng Thanh tra Chính phủ: Khiếu kiện còn rất gay gắt và phức tạp (VnM). – Tổng Thanh tra Chính phủ: Chỉ còn 10% số vụ khiếu nại phức tạp (Infonet).
- Tiền thưởng và chống tham nhũng (TN). – Thưởng to cho người tố cáo tham nhũng (LĐ). – Tham nhũng vặt, vì đâu? (TP). – Đau đầu việc thu hồi tài sản tham nhũng (PLTP). – Khi dân coi hối lộ như “việc phải làm”! (DV). – Quan chức không giàu khác nào “trên trời rơi xuống” (TVN).
- Đường sắt sẽ hết thời “múa tay trong bị” (CafeF). – Đường sắt ơi, bao cấp quá lâu rồi (ANTĐ). – Tách hạ tầng và vận tải chống độc quyền đường sắt (GTVT).
- Vẫn nợ đọng văn bản (ANTĐ).
- Hàn Quốc tìm thấy thêm một máy bay không người lái (PLTP). – Bình Nhưỡng cáo buộc Hàn Quốc đe dọa an ninh Triều Tiên (VTV).
- Tương lai Ukraine ‘thảm’ hơn hậu Cách mạng cam? (TP). – Dân 3 tỉnh phía đông Ukraine chiếm trụ sở chính quyền đòi ly khai (GDVN). – Ukraine cấp tốc đưa Mig-29 “xếp xó” trở lại hoạt động (ANTĐ).
- Tái hiện cuộc chiến khí đốt (ANTĐ). – Nga chỉ trích Latvia phó mặc cộng đồng nói tiếng Nga (TTXVN). – Bộ trưởng Quốc phòng Nga: tất cả binh sĩ Ukraine đã rời khỏi Crimea (MTG). – Vụ Crimea: “Nga trả giá đắt về kinh tế cho quyết định chính trị” (TTXVN).
- Tỉ phú bánh kẹo – ứng viên tổng thống Ukraine: Sẽ không tìm cách gia nhập NATO! (MTG). – Ukraine làm Nhật lo lắng về “tình đồng minh” của Mỹ (Infonet).
- Đức tặng Trung Quốc tấm bản đồ Trung-Quốc Đích thực (*) (ĐKN). “Trung
Cộng quen thói nói láo, tuyên truyền bịa đặt lặp đi lặp lại nhồi nhét
vào óc người ta sự kiện ‘đã rồi’, vì lâu ngày quá mệt mỏi người ta không
phản đối mà phải công nhận sự thật nó dàn dựng nên.
Trò dối trá này đã được TC áp dụng trong âm mưu khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và vùng đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam… Đức đã tặng Chủ tịch Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ mang tên ‘Trung Quốc Đích thực’ (*), trong đó không có Hoàng Sa, Trường Sa, và các xứ tự trị Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, và Mãn Châu...”
Trò dối trá này đã được TC áp dụng trong âm mưu khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và vùng đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam… Đức đã tặng Chủ tịch Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ mang tên ‘Trung Quốc Đích thực’ (*), trong đó không có Hoàng Sa, Trường Sa, và các xứ tự trị Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, và Mãn Châu...”
- Thực hư TQ làm ăn ‘mờ ám’ ở VN (BBC). - Ngợp bảng hiệu chữ Trung Quốc sai quy định (LĐ).
- Trung Quốc không lập ADIZ tại Biển Đông (PNTP).
- Bộ trưởng Hagel: Mỹ hậu thuẫn Nhật Bản, các đồng minh châu Á (VOA). - Chuck Hagel thẳng thừng cảnh báo: TQ phải tôn trọng láng giềng (TT). - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm tàu sân bay Trung Quốc (VOV).
- Stephen B. Young – Ai thống trị Việt Nam ngày nay, Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy? (DĐTK). “Như
vậy làm Mỹ Ngụy là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt Nam,
cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt Nam, không ở lại Việt
Nam. Và “dân ngụy” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn
nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú,
chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn. Còn người Việt nào bây giờ làm Hán
Ngụy thì phục vụ ai?“
- Nhiều người không quen biết đến viếng thầy giáo Đinh Đăng Định (DCCT). “Cô
Thúy Nga, con gái út thầy giáo Đinh Đăng Định mô tả: ‘Rất nhiều người
đến viếng bố em rất chân thành và họ đã khóc. Em cảm tưởng bố em đã đánh
động tâm của họ nên đã làm cho họ khóc rất là nhiều. Em rất tự hào
những gì bố đã làm’.” – Hội CTNLT phúng viếng Nhà giáo yêu nước Đinh Đăng Định (Cựu TNLT). “Anh Định đã chết cho tự do, vì vậy anh sẽ không cô độc“.
- Vĩnh biệt thầy giáo Phê-rô Đinh Đăng Định (Phay Van). – Đôi lời tiễn đưa Người về cõi… (DLB). – Lễ di quan thầy giáo Đinh Đăng Định (Triet le duc). – Video: Thầy Phêrô Đinh Đăng Định – Giây Phút Tiễn Biệt… (Kotor Om). – THẦY GIÁO PHÊ RÔ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH ĐÃ VỀ BÊN CHÚA (FB Nhất Nam).
- Yêu cầu Đại sứ Mỹ bảo vệ 2 tu sĩ ở Việt Nam (Người Việt). “Ông
David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa được yêu cầu phải quan tâm
đến hai tu sĩ, một là linh mục Phan Văn Lợi và người còn lại là Chánh
Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng“.
- Dân chủ – Rân chủ – Rận chủ. Tít mù nó lại vòng…về chính mình? (Phương Bích).
- Tin về vụ công an Hà đông bắt cóc hai công dân Dương nội (Xuân VN). – Phỏng
vấn nông dân Đồng Nai bị công an hành hung và phóng sự đài truyền hình
Al Jazeera về nông dân Việt Nam nhà nước Việt Nam bị tước đoạt đất đai (DLB). – Câu chuyện bà Edith Macefield và tình trạng cưỡng chế đất đai ở Việt Nam
- Các vị có dám hòa hợp, hòa giải thật sự không? (FB Nguyễn Đình Bổn). – Viết tiếp vấn đề hòa giải nhân chuyện ông thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đưa ra “Là
một công dân cũ của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, tôi xin hiến cho ông
một “giải pháp đột phá” mà nếu ông có thể vận động thành công, tôi tin
nó là một cầu nối vững chắc cho con đường hòa giải, hòa hợp. Đó là hãy trả lại tên cho THÀNH PHỐ SÀI GÒN!“
- Vụ Irvine – Nha Trang: 2 dân cử cam kết bỏ phiếu chống (Người Việt). Ông Jeff Lalloway nói: “Ðây
là một vấn đề rất quan trọng và tôi muốn quý vị giúp tôi hiểu thêm. Khi
tôi thấy đề nghị này, do Nghị Viên Larry Agran đưa vào nghị trình, tôi
đã gọi Giám Sát Viên Janet Nguyễn để tìm hiểu. Rồi sau đó tôi vào
Internet để tìm hiểu thêm về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam”.
- Nhát chém, sự phẫn nộ và niềm tin (Mẹ Nấm). – Chuyện chó chết! (Người Việt). “Chuyện
chó chết! Con chó nằm trong cũi thấy đồng loại của mình bị đem đi đập
đầu, cạo lông còn lồng lộn, gầm gừ, hay chảy nước mắt, nhưng đôi khi con
người lại quá thờ ơ và dửng dưng với nỗi đau và cái chết của chính đồng
bào mình“.
- A lô! Đồng chí nghe rõ chưa: Dù làm dự án ở Sài Gòn hay ở đâu cũng vậy thôi, trước hết cần phải bôi trơn ở Hà Nội (Trần Hoàng).
- Có tham nhũng vặt chắc chắn có tham nhũng lớn (TT). - Khi dân coi hối lộ như “việc phải làm”! (DV). - Người tố giác tham nhũng sẽ được bảo vệ (Tầm nhìn). - Từ “ăn” sắt vụn ụ nổi đến “xẻ thịt con nai chết“ (MTG).
- Vụ Nhã Thuyên, xét theo Quy chế đào tạo thạc sĩ (FB Vũ Thị Phương Anh).
- Tui ủng hộ tổ chức Asiad (Quê Choa). – HÃY GỬI TỚI THỦ TƯỚNG THÔNG ĐIỆP DỪNG ĐĂNG CAI ASIAD 18 (Nguyễn Quang Vinh). - Phán quyết nào cho ASIAD 18? (Giadinh.net). - ASIAD giá bao nhiêu? (TBKTSG).
- Ngẫm về những “cái lợi” của việc nắn đường (DT). - Một đường cong cong… (Giadinh.net).
- Hà Nội: Công chức còn nhiều ứng xử “xấu xí” (Giadinh.net).
- “Mỗi lần chỉ đường, ‘thu phí’ 5.000 đồng” – báo Tuổi trẻ móc mẽ các chú Cảnh sát giao thông? (TT/Chép sử Việt).
- Hé lộ lời khai “chấn động” trong phiên xử vụ TMV Cát Tường (PLVN). “Nhiều tình tiết “bốc hơi” khỏi hồ sơ ”
- Sai phạm tại 11A Tông Đản (Hà Nội): Lãnh đạo phường có bao che sai phạm? (XD).
- Không nên bắt buộc giàu, nghèo sống chung (TBKTSG).
- Khu trung tâm mới của TP HCM sẽ như thế nào (TTXVN).
- Chia sẻ nguồn lợi dòng Mekong: Hợp tác để tránh tranh chấp (ĐĐK). - Chú trọng nghiên cứu tác động dự án thủy điện đối với sông Mêkông (LĐ).
- Mỹ đưa thêm hai chiến hạm đến Nhật đối phó Bắc Hàn (Người Việt) - Máy bay không người lái nghi của Triều Tiên “tấn công” Hàn Quốc (VnM). - Hàn Quốc phát hiện UAV thứ ba nghi của Triều Tiên (VNN). - Sốc: Ngôn từ nhục mạ Tổng thống HQ trên báo đảng Triều Tiên (VnM). - Báo Hàn Quốc: Triều Tiên chuẩn bị đợt thanh trừng mới (TN). - Triều Tiên gọi vụ thử tên lửa Hàn Quốc là “trò hề” (NLĐ).
- Bùng phát bạo lực ở miền Nam Thái Lan, 25 người thương vong (HNM). - Thái Lan: Phe “áo đỏ” lần đầu xuất đại quân (PNTP).
- Người biểu tình thân Nga tràn vào công ốc ở miền đông Ukraine (VOA). – Giã từ di sản Nga Hoàng! (DLB).
- Miền đông Ukraine bùng nổ biểu tình ủng hộ Nga (TT). - Người thân Nga chiếm tòa nhà chính quyền tại đông Ukraina (VNN). - Ukraine báo động khi bất ổn “rung chuyển” phía Đông (DV). - Người biểu tình thân Nga của Ukraine ra tối hậu thư (KT).
KINH TẾ- Vốn hóa ngắn hạn và dài hạn (VietFin).
- Hút khách nhờ cho vay ưu đãi (NLĐ).
- Vàng tuần 7-11/4: Dò tìm xu hướng (ĐTCK). – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/4 (ĐTCK). – PTKT tuần 14: Xu hướng 1 tuần tiêu cực, đòi hỏi phải có sự chọn lọc tốt (NDH). – Góc nhìn kỹ thuật phiên 7/4: Tín hiệu giảm chưa kết thúc (ĐTCK). – Chứng khoán tuần mới: Chỉ rung lắc nhẹ (ĐTCK).
- Bầm dập mua căn hộ chung cư (NLĐ). – Vẫn phải… chờ xem (CafeLand). – Doanh nghiệp dám làm việc “khó” cần được xã hội tạo điều kiện, ủng hộ (CL).
- Tái cơ cấu DNNN khối Trung ương: Tiến độ chậm, kết quả hạn chế (HQ).
- Xử lý gas lậu: Bắt cóc bỏ dĩa (NLĐ).
- ‘Bắt tay tăng giá’, 5 ‘ông lớn’ sữa ở VN bị thanh tra (NĐT).
- Nông dân đứng ngồi không yên (NLĐ). =>
- Ban điều phối ngành cà phê: Có làm nên “phép màu”? (HQ). – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được trao tặng danh hiệu “Xứng danh con cháu Lạc Hồng” (SGGP).
- Viet Nam Expo 2014 còn giúp gì được doanh nghiệp? (ĐTCK).
- Tìm cách đẩy vốn vào sản xuất kinh doanh (ANTĐ). – Ngàn tỷ đổ vào ngân hàng nhận lại cổ tức “bèo” (Infonet).
- Kinh tế quý I: Hơi ấm từ cơn gió Tây (NCĐT).
- Hồi âm loạt bài về Khu kinh tế mở Chu Lai: Chưa hiệu quả vì… vướng cơ chế (TP).
- EVN được tự quyết nếu giá điện tăng dưới 7% (PLTP). – Biểu giá điện chưa hợp lý (PLTP).
- Còn nhiều cơ hội kinh doanh (ANTĐ).
- Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu (NCĐT).
- Bỏ kinh doanh về làm trang trại (DV). – Kiểm dịch sản phẩm động vật: Vẫn khó truy xuất nguồn gốc (HNM).
- Cây lúa và chiến lược tăng trưởng mới (NCĐT). – Cuộc chiến giá gạo: Ai hưởng lợi trên nước mắt nông dân? (ĐV). – Xuất khẩu gạo gặp khó (PLTP).
- Dưa hấu ế đồng, nông dân điêu đứng (TN). – Nhìn mà xót xa (ANTĐ).
- Đầu tuần, giá vàng tăng nhẹ (TN). - Đầu tuần vàng tăng nhẹ, rút ngắn chênh lệch (ĐTTC).
- Ế hơn 2.500 tỷ đồng cổ phần IPO (TTXVN).
- TTCK: Khởi đầu chu kỳ phục hồi? (ĐTTC). - Thị trường chứng khoán đang chịu cả áp lực giảm giá lẫn tăng giá (Công lý).
- Bất động sản: cùng liên kết để giảm khó (TT). - Tp.HCM: Khách hàng bầm dập khi mua căn hộ chung cư (BĐS).
- Đội tàu Vinalines xoay xở với nợ nần (VOV).
- Hàng xa xỉ “made in Vietnam” (DT).
- Chơi với Putin, BP – Anh gặp họa (VNN).
VĂN HÓA-THỂ THAO<- Ông Vũ Khiêu bị băng nhóm Phúc hói lừa vố to ! (Xuân VN).
- Điện Biên đề nghị công nhận 24 điểm di tích ở Mường Phăng (VOV). – Pháp tổ chức tọa đàm về Tướng Giáp và Điện Biên Phủ (TTXVN).
- Lắng đọng không gian văn hóa đất Tổ (QĐND).
- ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ NGUYỄN LỘ TRẠCH NHÀ TƯ TƯỞNG CANH TÂN THẾ KỶ XIX (Chiếu Làng).
- Họp mặt học sinh cũ thời kháng chiến chống Pháp ở Yên Bái (FB An Thanh Lương).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 123 (Nhật Tuấn).
- Dì Xinh (DCVOnline).
- Bài thơ “Những con mèo” của Baudelaire (phần 1/2) (PBVH).
- THÂN PHẬN PHÚ QUỐC (FB Phạm Đình Trọng).
- CUNG TRẦM TƯỞNG: NHU CẦU GIẢI HÁN HOÁ (Sơn Trung).
- Huyền Chip & Stanford: 10 điều thú vị tôi học được (THĐP). – Phụ nữ – quái vật
- Tôi không chọn yêu xa, nhưng tôi lựa chọn yêu thương (THĐP). – Tình già
- Thư giãn: THẦY TRÒ KHỜ KHẠO – Phan Chi (Chiếu Làng).
- Tôi làm phóng sự về chợ “Người” năm 1992 – Vũ Quang (Chiếu Làng).
- Bắc cực quang ngày 1- 2 tháng 04: Làm thế nào để có được những khuôn hình đẹp (ĐKN).
- Tháng 5 sẽ có Đại sứ du lịch Việt Nam (KTĐT).
- Quyền và việc sử dụng quyền (SK&ĐS).
- Ca nhạc sĩ trẻ Khắc Việt (RFA).
- Quân đội Brazil tiến vào ‘bình định’ Rio de Janeiro, chuẩn bị cho World Cup 2014 (RFI).
- Kỷ vật Điện Biên Phủ: Chiếc nhẫn vàng và 2 viên sỏi (Infonet).
- Có một Đền Hùng ít người biết ở TP.HCM (Infonet).
- Họa sĩ Lý Trực Dũng Chủ tịch Hội đồng giám khảo: Lần đầu tiên Việt Nam có ngày hội biếm họa (TTVH). – Ngày hội biếm họa: Ngày hội của tiếng cười (TTVH).
- Văn học miền Nam: Nguyễn Đình Toàn (Nhị Linh).
- NGẪM NGƯỜI MÀ NGHĨ ĐẾN TA!!! (Tương Tri).
- SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 15: Chương 23) : Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH (Trần Mỹ Giống).
- HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 185: CÁN BỘ HT) / Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống).
- Ước mơ của một sinh viên năm 4 (THĐP).
- Cuộc đời quá ngắn ngủi, xin đừng thờ ơ! (THĐP).
- NGUYỄN XUÂN VIỆT – Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo (Du Tử Lê).
- Nhà thờ giáo xứ Bác Trạch – Một thành quả không ngờ của kiến trúc hiện đại theo phong cách cổ điển (Lương Kháu Lão).
- Ngắm tranh biếm họa, ngẫm “sự đời” (DT). - Trưởng Ban tổ chức, TBT Trương Lê Kim Hoa: Giải Biếm họa ngày càng giàu chất báo chí (TTVH). - Các tác phẩm đoạt giải Biếm họa Báo chí Việt Nam – Cúp Rồng Tre lần thứ IV (TTVH).
- Bí Ẩn Tâm Hồn Nga (Bài 2) (Phạm Nguyên Trường).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Đổi mới ở tất cả các bậc học và ngành học (GD&TĐ).
- Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học… trung cấp (NLĐ).
- Sợ thứ hạng thấp, trường “tư vấn” học sinh không nên thi đại học? (DT).
- Nhiều điểm mới thi tuyển vào 10 tại Đồng Tháp (GD&TĐ).
- Học bơi… trên giấy (NLĐ). =>
- Gỡ khó từ gốc (NLĐ).
- Ẩn ức từ mâu thuẫn cá nhân khiến thầy giáo hiền lành biến thành “quỷ dữ” (Giadinh.net).
- Hạ hạnh kiểm HS vi phạm an toàn giao thông (GD&TĐ).
- Vô cảm hay là “sống nhân ái để đời không tê tái”? (ĐS&PL).
- Careto – Mã độc nguy hiểm nhất thế giới (Chiếu Làng).
- Những cái chết từ tuyển sinh (VNN).
- Học sinh cần được hướng nghiệp theo năng lực hơn chạy theo bằng cấp (PLTP). – Cho con học trường điểm, trường chuyên mới tốt? (VNN).
- Học cao vẫn thất nghiệp: lỗi do đào tạo (TT). – Có chuyện người vô học lãnh đạo… người có học (KT).
- Quy định một lại… “chạy” hai (ĐĐK).
- Vì sao bằng “ngon” vẫn thất nghiệp dài ? (NHD). - 70% sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu (TP). - TPHCM kỳ vọng 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm (Giadinh.net)
- Con chưa vào học, bố mẹ đã lo chạy chỗ (Giadinh.net).
- Ngộ nhận về giáo dục đại học (Tia sáng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Khẩn trương xác định vị trí để đưa bò tót quý hiếm về ”nhà” (TTXVN).
<- Báo động cầu treo xuống cấp gây lo sợ cho người qua lại (DT).
- 300 xe cháy rụi, bại xuội 2 tỷ đền bù (GD&TĐ).
- Hàng ngàn xe tải, xe khách “sa lầy” trên quốc lộ 14 (TT).
- Chỉ còn 44 con sếu về Việt Nam! (NLĐ).
- Dân trông nước sạch (NLĐ).
- Từ Mèo Vạc đến Pakistan (BBC).
- Ô nhiễm hạt PM 2,5 ở Bắc Kinh dưới kính hiển vi: Hình thù xấu xí, đa dạng (Ảnh) (ĐKN).
- Đám đông tấn công địa điểm chữa trị Ebola ở Guinea (VOA).
- Khi trẻ em làm mẹ (PLTP).
- Không sợ cân xe, chỉ sợ không công bằng (GTVT).
- Vỡ hụi 50 tỉ đồng, xử lý ra sao? (PLTP).
- Quảng Trị: Phát hiện nhiều đạn pháo trong lòng đất (DT).
- Kẻ đánh con 8 tuổi đến chết bị chuyển tội danh, vì sao? (PLVN). - Cả làng đòi xử mẹ kế độc ác (NĐT).
- Thi công sai gây kẹt xe hơn 5km (TP).
QUỐC TẾ- Chủ tịch Hội đồng quân sự Quân đội Syria tự do thiệt mạng (TTXVN).
- Đại sứ quán Mỹ cảnh báo công dân không nên du hành đến Iraq (VOA). Bạo lực tại I-rắc làm ít nhất 41 người chết (ND).
- Hải quân Iran – Pakistan sắp tập trận chung ở eo biển Hormuz (VOV).
- Israel: Hòa đàm Trung Đông đang gặp ‘khủng hoảng’ (VOA). – Israel đe dọa sẽ đơn phương đáp trả Palestine (VOV).
- Ông Karzai ca ngợi cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan (VOA). – Phụ nữ Afghanistan lo lắng đợi kết quả bầu cử tổng thống (VOA). – Mỹ tỏ ý hài lòng về cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan (RFI).
- Cử tri Costa Rica đi bầu tổng thống (VOA).
- Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại (NCQT).
- Trốn chạy hôn nhân (NLĐ). – Trung Quốc quan sát kỹ bầu cử Ấn Độ (BBC).
- Kigali tố cáo Paris tham gia vào vụ thảm sát Rwanda 1994 (RFI). – Pháp không tham dự lễ kỷ niệm diệt chủng tại Rwanda (VOA). =>
- Matxcơva đòi Riga cấp tốc cải thiện tình hình người nói tiếng Nga tại Latvia (RFI). – Chuyên gia Mỹ: Đình chỉ hợp tác của NASA với Nga là quyết định sai lầm (LĐ).
- Hungary tiến hành bầu cử quốc hội (VOA). – Bầu cử Quốc hội Hungary : Đảng cầm quyền nhiều triển vọng thắng lớn (RFI).
- Tổng Giám mục Wilton Gregory bán biệt thự 2.2 triệu đôla (VOA).
- Nỗ lực tìm kiếm hộp đen của MH370 sau khi bắt được tín hiệu (VOA). – Xung tín hiệu là ‘đầu mối quan trọng’ (BBC). – Vụ MH370 : Úc dồn sức tìm kiếm hộp đen sau ba lần nhận được tín hiệu (RFI).
- Mỹ điều thêm 2 tàu Aegis giúp Nhật đối phó Triều Tiên (ANTĐ).
- Thiết bị phát hiện tiếng ping hộp đen MH370 được sử dụng như thế nào? (DT). – Liệu có tìm thấy hộp đen MH370 trước thời hạn 30 ngày? (VOV). – AirAsia xin lỗi vì bài báo gợi nỗi đau về chiếc MH370 mất tích (MTG).
- “Hãy dành cho báo chí sự tôn trọng đúng nghĩa” (Infonet).
- Thảm cảnh nghèo xơ xác khó tin của Thủ tướng Nepal (Infonet).
- Tập trung tìm kiếm tại khu vực phát tín hiệu (PLTP). – MH370 bay quanh Indonesia để tránh radar (TP). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Lại thêm sự “lạ” (ĐV).
- Hoa Kỳ ca ngợi cuộc bầu cử ở Afghanistan (VOA). – Đánh bom xe chở thùng phiếu ở Afghanistan, 3 người thiệt mạng (VOA).
- Đại sứ Nga tại LHQ: Băng giá Nga – Phương Tây sẽ sớm tan (Tin tức). - Khủng hoảng Ukraine: Gazprom dọa bắt tay châu Á, bỏ phương Tây (Infonet). - Nói nhiều, làm ít (KT&ĐT).
* Video RFA: + Việt Nam quê hương tôi (Phần 43).* VTV: + Điểm báo – 06/04/2014; + Chào buổi sáng – 06/04/2014; + Báo chí toàn cảnh – 06/04/2014; + Thời sự 12h – 06/04/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 06/04/2014.
2176. Thực trạng đê bao, bờ bao, đường xá… ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
Đào Văn Tùng (Thiện Tùng)
Sau khi đọc các bài
viết của Doãn Mạnh Dũng, Đảng Xanh, Tô văn Trường, Lê Phú Khải trên
trang Anh Ba Sàm nói về lũ và đê bao… ở ĐBSCL, là người được sinh ra và
sống ở ĐBSCL hơn 70 năm, tôi tôn trọng việc khen chê cùa 4 tác giả vừa
kể, chỉ ghi lại “trình làng” những gì tai nghe mắt thấy theo cảm nghĩ
chủ quan của mình.
Thiên nhiên đãi đất cho
mọi người, ưu tiên đãi phù sa cho dân ĐBSCL. Sẽ là một thiếu sót khi
nói về ĐBSCL mà không đề cập đến lũ và phù sa.
Năm 1962 trở về trước,
người nông dân ở ĐBSCL canh tác ruộng vườn chủ yếu dựa vào thiên nhiên,
chỉ dùng phân chuồng bón vườn, còn ruộng thì dựa hẳn vào phù sa do lũ
chu kỳ hàng năm mang đến, mỗi năm chỉ làm 1 vụ lúa mùa vượt nước; không
có và không hề dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Nếu tôi nhớ không
lầm, từ năm 1962 xuất hiện đầu tiên là giống lúa Thần Nông 8 – gọi là
lúa 3 trăng (3 tháng), xuất xứ đâu từ Philipine. Cũng từ ấy mới có việc
tăng vụ và dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu.Việc nầy có lẽ giáo sư
nông học Võ Tòng Xuân rõ hơn ai hết.
Lũ hàng năm ở ĐBSCL bắt
đầu khi trời sa mưa, nước từ thượng nguồn theo các con sông chảy một
chiều về hướng biển. Cứ hết giai đoạn tràn sông đến tràn đồng, cao điểm 3
đến 4 m đối với 2 thung lũng đồng Tháp Mười và đồng tứ giác Long Xuyên.
Người dân bản địa trải nghiệm: Thấy trời “mặc áo đen” ở vùng thượng
nguồn là biết sắp có lũ về; Lấy mí dưới ổ chim Dòng Dọc hay ổ con Ong
đóng trên cây tính mực nước lũ của năm ấy; cứ hễ mưa nhiều ở thượng
nguồn thì lượng nước đổ lớn, cường suất mạnh, đất bị bào mòn nhiều,
lượng phù sa theo nước cũng lớn – sai số không đáng kể.
Người dân ĐBSCL chỉ sợ
lụt chớ không sợ lũ – lụt nước từ biển dâng lên gây nhiễm mặn, còn lũ
nước ngọt từ trên cao đổ về đẩy độc hại theo sông ra biển, lũ càng lớn
càng được nhiều phù sa và cá nước ngọt…- chỉ có lợi. Lũ về “vườn tược xanh tươi, ruộng đồng mát mẻ”,
đó là câu kết truyền đời của cư dân nơi đây. Tôi đọc ở đâu đó không còn
nhớ, khi xâm lược Việt Nam, nhà nông học Pháp kết luận: “Đồng bằng Bắc Bộ chết từ khi có đê Sông Hồng” không biết đúng vậy không?
Lũ ở ĐBSCL có tự bao
đời, xảy ra thường niên. Không biết mắc chứng gì (có uống lộn thuốc
không) khi nước nhà thống nhứt, Trung ương xem lũ ở đây như là nạn tai,
lịnh cho giới chức ĐBSCL lập những khu di dân tránh lũ và làm đê bao, bờ bao để bảo vệ cây cối mùa màng, được mệnh danh là “chung sống với lũ”.
Đã là lịnh thì không thể không thi hành, phóng viên viết bài thổi
phồng, ghi hình đặc tả rồi tung lên hệ truyền thông đại chúng như sắp
chết đến nơi không bằng.
Đã là lũ, nước từ trên
cao chảy xuống thấp theo quy luật, kinh nghiệm bao đời, tốt hơn hết là
vui vẻ đón tiếp nó, mở đường cho nó chảy về hạ lưu, chống lại nó là làm
trái quy luật, ắt sẽ “tức nước vỡ bờ”. Đắp đê là “chống lũ” chớ không
phải “chung sống” với lũ?!.
Tập quán sống thanh
nhàn “gạo chợ nước sông” mà bảo vào sống chen chúc trong khu “tránh lũ”
như “Khu trù mật”, “Ấp chiến lược…” ngày nào thì, dầu có nấu cơm nếp đậu
xanh nhử, họ cũng chẳng thèm vào. Thế là tiêu ma khối tiền khổng lồ cho
những khu “tránh lũ”!.
Thay vì cho nước lũ
tràn qua xả độc, nhận phù sa, đắp đê bao cho nước lũ không vào khu vườn,
sức ép của nước từ bên ngoài nén xuống mao mạch xì phèn bên trong khiến
cho cây vườn nếu không bị chết cũng còi cọc, trái bị chai, bị sâu…,
tiêu thụ khó.
“Tham thì thâm”, một số
vùng ham làm lúa vụ ba (trái mùa) ngoài phí tổn đắp bờ bao, còn nạn xì
phèn, phải dùng phân bón, thuốc trừ sâu đậm độ, cây lúa èo uột không thể
cho năng suất cao, và chắc gì giữ được bờ bao do sức ép của nước từ bên
ngoài quá lớn – đúng là bấp bênh, không chắc ăn chút nào, huề vốn là
may!.
“Trên bộ kỵ mã, xuống
sông kỵ thuyền”, ĐBSCL là miền sông nước mà cứ nằng nặc đòi kỵ mã kỵ xa,
hết đắp đê đến đắp lộ làm cho ứ nước, dồn nước, nếu không vỡ bờ thì
dòng chảy buộc phải đổi chiều, nước “giận dữ” tàn phá không sao kể xiết.
Nước lũ ở ĐBSCL theo
chiều Bắc – Nam. Nếu thật sự “chung sống với lũ” thì ngoài không được
đắp đê bao, để nước được trang trải trên diện rộng, hạn chế sự tàn phá
của nó, cùng hưởng lợi phù sa và cá. Đặc biệt hơn, không được đắp lộ
ngang theo chiều đông – tây chắn dòng nước lũ như đã làm gây bao thảm
họa:
Bắc Đồng Tháp Mười, cư
dân thưa thớt, không biết với dụng ý gì, thượng cấp cho đào kinh đắp lộ
chắn ngang dòng lũ theo hướng đông-tây với tên gọi “Kinh lộ Trung”, cách
biên giới Việt Nam-Campuchia trung bình khoảng 10 km bên phía VN. Kinh
lộ nầy dài khoảng 40 km, bắt đầu từ thị trấn Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) ở
hướng Tây, thẳng về hướng Đông sang tỉnh Long An (chưa rõ đích đến) –
chẳng biết có phải đây là một đoạn nối dài của đường Hồ Chí Minh trên bộ
hay không? Tác dụng của kinh lộ này nếu có cũng không đáng kể, chỉ thấy
hàng năm lộ bị nước lũ tấn công sạt lở phải sửa chữa triền miên gây
biết bao hao tốn! Hơn nữa, lượng nước buộc phải đổ về hướng Tây để ra
sông Tiền, gây sạt lở 2 thị trấn Hồng Ngự, Tân Châu, chẳng những nhà cửa
bị sập còn gây chết người…, gây bất an cho người dân hàng năm mỗi khi
lũ về.
Tiền Giang đắp con lộ
về phía bắc Quốc lộ 1 A, theo bờ bắc kinh Nguyễn Văn Tiếp A, từ giáp
tỉnh Long An đến thị tứ Thiên Hộ, dài khoảng 40 km; tỉnh Đồng Tháp đắp
nối con lộ nầy xuyên qua huyện Tháp Mười (Mỹ An) gắn với lộ 30 có chiều
dài khảng 20 km nữa. Vậy là con lộ có chiều dài tổng cộng khoảng 60 km
này chắn ngang dòng lũ từ Đồng Tháp Mười đổ xuống. Do không làm đủ 18
cây cầu cầu tương ứng với số cầu trên Quốc lộ 1A thuộc địa phận Tiền
Giang, khi lũ tràn đồng bị lộ nầy chặn lại, ngoài tổn phí sửa chữa sạt
lở lộ, lượng nước buộc phải một mặt đổ về hướng Đông ra sông Vàm Cỏ
khiến cho tỉnh Long An than trời trách đất, mặt khác đổ về hướng Tây ra
sông Tiền, do cường độ của nước quá mạnh, gây sạt lở khủng thị xã Sa Đéc
thuộc bờ tây sông Tiền.
Một con lộ khác cũng
chắn ngang dòng chảy có chiều dài khoảng 20 km (không rõ tên), bắt đầu
từ lộ 28 (Tây sông Tiền) thẳng đến sông Hậu, gắn với bắc An Hòa, đáp bến
nội ô Thành phố Long Xuyên. Khi lũ tràn đồng, bị lộ nầy chặn, nước
không đổ về hướng Đông ra sông Tiền được vì bị lộ 28 cản, buộc cả lượng
nước phải đổ về hướng Tây ra sông Hậu, cường độ nước quá mạnh gây sạt lở
khủng bờ Tây bắc Vàm Cống gần đó, tổn phí tu sửa lộ hàng năm cũng không
nhỏ.
Những con kinh thoát
nước từ đồng tứ giác Long Xuyên ra biển Tây do thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ
trương, theo tôi nó rất có lợi trong thau chua, xả lũ cho cả vùng Tây
sông Hậu.
Về lý luận, “Cách mạng là thay cũ đổi mới, cái mới phải tiến bộ hơn cái cũ”
– làm mà kết quả chỉ bằng hoặc kém hơn cái cũ là phản cách mạng? ĐBSCL
là vựa lúa, vựa trái cây, vựa cá cho cả nước, làm thủy lợi nơi đây phải
xem là làm cuộc cách mạng lớn, phải được cân nhắc kỹ, không cho phép
quyết liệt theo cảm hứng, biến thủy lợi thành thủy hại như đã và đang
làm là phản cách mạng.
Nói trái với chủ trương
thường bị qui tội này khác, khiến người ta giả bộ bằng mặt chớ không
đâu đã bằng lòng, lén“xé rào” để tìm đường sống riết trở thành thói
quen, thành thực trạng xã hội.
Việc đắp đê, đắp lộ như
đã làm ở ĐBSCL gây dồn nước, ứ nước, tức nước… gây hại nhiều hơn lợi.
Việc làm ấy phải xem là “chống lũ” chứ không phải “chung sống với lũ” –
rất phản khoa học. Theo tôi, lãnh đạo Trung ương, địa phương cùng với
ngành chủ quan nên mở hội nghị chuyên đề bàn tính kỹ hơn về việc này,
đồng thời trao đổi với các nước bạn ở thượng nguồn nhầm bảo vệ nguồn
nước lũ cho ĐBSCL.
Một câu hỏi đặt ra cho lãnh đạo VN: “Việc gì sẽ xảy ra nếu ĐBSCL không còn nguồn nước lũ?”.
Dân miền sông nước Cửu
Long, lớn nhỏ bơi như rái, lặn như cồng cộc, xuồng ghe luôn có sẵn bên
mình. Mùa hạn hết nước lũ, nước mặn xâm nhập sâu, con người, cây cỏ cằn
cỗi, còi cọc như chết chưa chôn; mùa mưa khi nước lũ tràn về, con người,
cây cỏ như được hồi sinh, họ vui mừng như trẩy hội.
Lũ ở ĐBSCL chỉ có lợi,
còn việc nó gây chết người một năm không bằng một giờ của giao thông
đường bộ thì có chi mà hốt hoảng như thế?!.
2/4/2014
—
Mời xem lại: Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (1) (Đảng Xanh). – – Lê Phú Khải: ĐÊ BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM “VĨ ĐẠI” NHƯ TÁC GIẢ ĐẢNG XANH ĐÃ PHÁN! (BS). – Những SAI LẦM với Dân nhưng ĐÚNG ĐẮN với Đảng (Đảng Xanh). – Tô Văn Trường: Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao (BS). – Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (2) (Đảng Xanh). – Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (3) (Đảng Xanh).
2177. Từ thóat lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề
Thứ bảy, 29 Tháng 3 2014 17:31
Doãn Mạnh Dũng
Trên các trang mạng thông tin đang có những tranh luận gay gắt về lũ và đê bao ĐBSCL. Bài viết của ông Lê Phú Khải với tựa đề “ ĐÊ BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM ” .Bài viết trên chống lại bài viết với tựa đề “Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại” . Để có sự đánh giá tòan diện về ĐBSCL, có lẻ cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu trên nhiều khía cạnh hơn , đặc biệt những quy luật thiên nhiên riêng biệt chỉ có ở ĐBSCL. Việc đưa ra một giải pháp nào với thiên nhiên đều phải chịu những tác động phụ. Giải pháp chỉ tối ưu khi giải pháp tuân theo quy luật của tự nhiên và xã hội.
Tôi đọc nhiều bài viết của nhà báo Lê Phú Khải và vốn kính trọng tấm lòng của ông với đất nước nhưng cần làm rõ hơn trong cách lập luận sau:
Trong bài ông Lê Phú Khải có viết:
“Còn khái niệm đê bao ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là để ngăn cách vùng nhiễm mặn với vùng ngọt”.
Cũng trong bài viết trên có đưa ra thống kê:
“Đã có khoảng 20 ngàn km bờ bao, riêng tỉnh An Giang có 4200 km, Đồng Tháp 4000km, Tiền Giang 3200km …”
Vùng An Giang là vùng thượng nguồn sông Mê Kong so với các tỉnh Nam Bộ, độ nhiểm mặn ở đây là ít nhất so với các tỉnh miền Tây. Từ bài viết của ông Lê Phú Khải , ta thấy độ dài đê bao ở An Giang là nhiều nhất. Do đó mục đích đê bao không phải như khái niệm” ngăn cách vùng nhiểm mặn”.
Việc làm đê bao khi đã được bật đèn xanh, thì tự nó sẽ phát triển đô-mi-nô mang tính tòan cục cho cả ĐBSCL. Vì xã , huyện , tỉnh bạn xây đê bao được thì nước ắt sẽ dồn về xã , huyện, tỉnh mình, nên mọi phản ứng phát triển đê bao sẽ tự lan tõa không thể ngăn cản sau khi đã được một xã hay huyện nào đó khởi động.
Trong Hội nghị về ba đồng bằng lớn của Thế giới năm 2013 : Hà Lan, Missisippi, Mekong , một vị lảnh đạo cấp Sở tỉnh Trà Vinh đưa ra quan điểm:
-Mong Nhà nước tài trợ vụ ba để các tỉnh ở biên giới không trồng vụ ba mà giữ nước trên mặt ruộng để các tỉnh phía ven biển có nước ngầm để dùng!
Điều đó nói lên rằng, việc đắp đê bao để trồng ba vụ lúa là có lợi cho các tỉnh An Giang, Đồng Tháp , Long An nhưng gây bất lợi cho các tỉnh ven biển.
Như vậy sự hoạch định xây dựng đê bao để tăng vụ vùng thượng lưu đã gián tiếp gây ra những tác động khác ở vùng hạ lưu!
Năm 1996, khi nghiên cứu ĐBSCL, tôi đã sớm ý thức cần giải quyết vấn đề thừa nước trong mùa lũ và thiếu nước về mùa khô cho ĐBSCL. Giải pháp phải cụ thể như sau : khi lũ nhỏ thì cần đưa lũ vào đồng ruộng để lấy phù sa, khi lũ lớn phải đưa lũ thoát nhanh ra biển, phải có hồ đũ lớn để trữ nước cho mùa khô. Để đạt mục tiêu cụ thể trên, tôi đã đưa ra hai lý thuyết cơ bản mang tính ứng dụng mà chưa có trong giáo trình ở các trường đại học chuyên ngành ở Hà Lan hay Thái Lan.
Lý thuyết thứ nhất : yếu tố không đồng pha của thủy triều bờ biển Đông và bờ biển Tây của ĐBSCL là cơ sở khoa học để chuyển lũ về vịnh Thái Lan. Lý thuyết này chỉ cần nói qua là mọi người đều hiểu, nên không ít các Giáo sư Tiến sĩ tự nhận là tác giả.
Nhưng để có thể sử dụng Lý thuyết thứ nhất là phải cần đến Lý thuyết thứ hai : “Hướng của dòng sông khi chảy ra biển”. Vì không có Lý thuyết thứ hai thì mọi công trình sẽ thiếu hiệu quả. Thực tế dòng chảy khi chảy ra khu vực Kiên Lương thì không ra được mà phá tỉnh lộ 80 đọan từ Kiên Lương đi Rạch Giá để tràn ra biển. Đây là khiếm khuyết cơ bản của nhóm ông Võ Văn Kiệt khi hoạch định giải pháp cụ thể chuyễn lũ ra vịnh Thái Lan. Việc này tôi đã trực tiếp giải thích với ông Võ Văn Kiệt vào ngày 23/10/2006 tại 16 Tú Xương ,Q.3, Tp HCM . Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là biên độ thủy triều cường ở Kiên Lương là 0.9m nhưng ở tại Rạch Giá là 1.8m. Với chênh lệch biên độ thủy triều cường như trên, tôi đã tính được rằng nếu thóat lũ ra tại Rạch Giá sẽ thóat được một nước lũ gấp 3,18 lần thóat tại Kiên Lương!
Như vậy với cách hoạch định thóat lũ trên là ĐBSCL sẽ hòan tòan có thể cắt được lũ lớn. Vấn đề còn lại là làm sao vừa dồn nước nhanh về Rạch Giá, vừa tạo hồ chứa nước cho mùa khô. Giải pháp tích hợp của nó là khôi phục hồ Đồng Tháp Mười và hệ thống hồ nối từ Đồng Tháp Mười ra cửa Rạch Giá. Vấn đề này cần sự phối hợp với chính quyền để có sự hoạch định cụ thể. Với mô hình thóat lũ như trên , khi lũ lớn thì lũ sẽ chảy về hướng Đông khi thủy triều hướng Đông rút và chảy về hướng Tây khi thủy triều hướng Đông lên. Hệ thống thóat lũ đồng thời là hệ thống chứa nước cho mùa khô. Như vậy ĐBSCL sẽ không có lũ lớn và không cần đê bao vì chủ động điều tiết được nước.
Vấn đề kinh tế ĐBSCL không chỉ ở giải pháp cung cấp môi trường sản xuất lúa mà còn cần giảm chi phí vận tải trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để giải quyết bài tóan cảng biển cho ĐBSCl tôi đã đưa ra lý thuyết “Đê biển bằng cát ở Việt Nam”. Đó cũng là lý thuyết hòan tòan mới không có trong giáo trình dạy học của các trường Đại học ở Hà Lan hay Thái Lan.Lý thuyết này đã được báo cáo tại Festival Kinh tế Biển ở Vũng Tàu 6/2012. Nhờ lý thuyết trên, tôi đã phát hiện đê biển bằng cát dài 17,2 km tại cửa sông Trần Đề và đưa ra mô hình cảng cửa ngõ Trần Đề.
Tôi có thói quen đăng ký bản quyền các công trình sau khi hòan thành để hy vọng mình không phải là kẻ đạo luận văn từ người khác. Nhưng sự cẩn thận như trên vẩn chưa đủ trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Các công trình khoa học đều có nhiều giai đọan, từ lý thuyết đến ý tưởng ứng dụng, từ ý tưởng ứng dụng đến thiết kế, từ thi công đến khai thác. Chúng ta nên công bằng với lao động của từng con người trong từng giai đoạn, như vậy khoa học mới phát triển.
Gần đây dự án cảng cửa ngõ Trần Đề đã đựợc đòan chuyên gia Hà Lan đưa vào Mekong Delta Plan 12/2013 trình Chính phủ Việt Nam.
Tôi mong Chính quyền và các cơ quan chức năng tôn trọng những lao động nghiên cứu và đề xuất cảng cửa ngõ Trần Đề và mong được hợp tác với các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng phát triển Dự án cảng cửa ngõ Trần Đề.
—
Mời xem lại: Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (1) (Đảng Xanh). – – Lê Phú Khải: ĐÊ BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM “VĨ ĐẠI” NHƯ TÁC GIẢ ĐẢNG XANH ĐÃ PHÁN! (Ba Sàm). – Những SAI LẦM với Dân nhưng ĐÚNG ĐẮN với Đảng (Đảng Xanh). – Tô Văn Trường: Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao (BS). – Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (2) (Đảng Xanh). – Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (3) (Đảng Xanh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét