Những nghịch lý của dân chủ
Không gì nguy hiểm cho người trí thức bằng tự giam mình trong những định
kiến của một giai đoạn lịch sử. Vì đó chính là giết chết vai trò trí
thức trong bản thân mình, bóp nghẹt mọi suy tư vượt trên những khuôn khổ
thời thượng. Trên bình diện xã hội, thái độ ấy đưa đến khóa cửa chối từ
những luồng gió mới, kềm hãm bánh xe lịch sử, ngăn cấm sự tiến hóa của
xã hội một cách hài hòa trên con đường trí tuệ . Để rồi, sẽ chỉ còn
những con đường đột biến, đầy khủng hoảng và tang thương …
Chúng ta đang sống trong một giai đoạn trong đó người ta hình dung Dân
Chủ, đặc biệt là dân chủ nghị trường, như sự kết thúc của lịch sử (1),
như chân trời không thể vượt qua của trí tuệ, như một cái gì đương
nhiên. Như thể xã hội mang tính nhị nguyên. Hễ ra khỏi độc tài thì là
dân chủ. Không còn gì khác ! Thực tế là xã hội con người không nhị
nguyên. Mọi tương lai đều khả hữu. Marx (2), Popper (3), và ngay cả
Sartre (4) trên những quan điểm khác nhau, đều đã nhìn ra điều ấy. Chúng
ta cũng nhận thấy sự thật này một cách cụ thể từ năm 1989, lúc người ta
tuyên dương sự chiến thắng vĩnh cửu của chính thể dân chủ đại diện và
kinh tế thị trường (1). Từ thời điểm ấy, những xã hội thoát khỏi thế
giới lưỡng cực đã dấn bước lên nhiều con đường khác nhau, trong đó dân
chủ không phải bao giờ cũng là mối quan tâm chính yếu.
Thật ra, điều quan trọng nhất của suy nghĩ chính trị hiện nay không
ngoài việc hướng đến giải đáp cho ba vấn nạn quan trọng nhất của thời
đại chúng ta : nguy cơ khánh tận tài nguyên, nguy cơ chìm trong ô nhiễm,
và hố sâu chênh lệch giàu nghèo (2). Nếu thật sự dân chủ nghị trường là
điểm đến của mọi suy tư, thì nó có khả năng giải quyết những nguy cơ
sống còn ấy hay không ? Lý thuyết dân chủ cần những thay đổi, những cập
nhật nào ? Và bên ngoài chân trời ấy, có còn một bầu trời nào khác không
?
Trong bài này chúng ta sẽ tự hạn chế trong việc duyệt qua một số nghịch
lý của dân chủ. Không phải để bài bác, nhưng từ sự nhận thức các mâu
thuẫn, chắc chắn bạn đọc sẽ có được những cái nhìn mới. Rất có thể những
quan niệm mới này sẽ vẫn ở trong phạm vi dân chủ, nhưng ở một trình độ
khác hơn. Dù sao, cần giữ cho cánh cửa suy tư luôn rộng mở …
Hai mâu thuẫn nền tảng giữa bầu cử và dân chủ
Nếu dân chủ là « người dân làm chủ », thì bầu cử chính là tước đoạt
quyền làm chủ của người dân. Bầu cử mâu thuẫn với dân chủ. Trong phòng
phiếu, khi để cho lá phiếu rơi khỏi tay, thì người dân mặc nhiên từ bỏ
quyền làm chủ đất nước của mình, để đặt nó vào tay một người mà có khi
mình chỉ được biết sơ sài qua vài màn trình diễn hay vài thông tin phiến
diện được gạn lọc bởi những cơ sở truyền thông. Kết quả là quyền hành
được chuyển nhượng cho một nhóm chính trị gia chuyên nghiệp, phân chia
thành đảng phái để thay phiên nhau cai trị xã hội. Bầu cử, trong sự vận
hành tốt đẹp nhất của nó, chỉ đưa đến một chính thể « thượng chủ »
(oligarchie), với quyền hành luân chuyển trong tay một giới thượng lưu.
Có lẽ vì thế mà Sartre đã cho rằng bầu cử là cạm bẫy dành cho bọn đần
độn : « élection, piège à cons ! » (5) …
Mâu thuẫn nền tảng thứ hai giữa bầu cử và dân chủ đến từ một ngộ nhận
phổ quát. Người ta nghĩ rằng khi mỗi cử tri phát biểu qua lá phiếu của
mình thì đó là quyết định của « nhân dân », của dân tộc, của toàn xã
hội, và cho đó là dân chủ. Điều này hoàn toàn là một ngộ nhận, vì lá
phiếu chỉ phản ảnh sự chọn lựa của một cá nhân, và tổng hợp các lá phiếu
chỉ cho biết quyết định của một tập hợp cá nhân. Một tập hợp cá nhân
không phải là một dân tộc, không đồng nghĩa với « nhân dân », với xã
hội. Xã hội, nhân dân, dân tộc, mang cá thể riêng biệt, khác hẳn với
những cá nhân cộng lại. Chỉ cần nghĩ rằng : sự kín đáo của phòng phiếu
chính là nơi mỗi cá nhân được dịp phản bội tập thể của mình …
Mâu thuẫn giữa dân chủ và tiến bộ
Như thế, mô hình dân chủ nghị trường, đặt căn bản trên bầu cử, tức trên
bài toán cộng của những chọn lựa cá nhân, rốt cuộc chỉ đưa đến một chế
độ « thượng chủ », với quyền hành nằm trong tay một giai cấp thượng lưu
luôn cố bám lấy quyền lợi của mình bằng cách duy trì xã hội trong nguyên
trạng của nó. Chữ « State » hay « Etat », thường được dịch là « Quốc
Gia », thật ra có nghĩa gốc là « nguyên trạng ». Giai cấp nắm quyền tự
cho mình cái bổn phận phải duy trì « Quốc Gia », tức « nguyên trạng »,
nói cách khác, là kềm giữ xã hội trong một trạng thái nhất định, được
gọi là « ổn định ». Điều này đương nhiên là mâu thuẫn với nhu cầu tiến
hóa của xã hội. Vì thế, những tiến bộ quan trọng của xã hội thường phải
vận dụng đến những hình thức dân chủ khác với dân chủ nghị trường, tức
những cao trào quần chúng đấu tranh quy mô.
Cần biết là những người dân mong muốn xã hội tiến hóa một cách tha thiết
nhất chính là tầng lớp nghèo khổ. Quyền bầu phiếu không là gì cả khi
bụng đói, khi rách rưới, khi nhà cửa dột nát hay không có nhà cửa … Xã
hội tư sản không dành cho những người này một định chế hữu hiệu nào để
bảo vệ quyền lợi của họ. Thật vậy, không có nghiệp đoàn người thất
nghiệp. Thống kê cũng cho biết những người thực sự nghèo khổ, với công
ăn việc làm bấp bênh, thường không tham gia công đoàn (và ít tham gia
bầu cử). Các nghiệp đoàn đều là nghiệp đoàn của những người có công
việc. Những người thực sự nghèo khổ chỉ có một phương tiện duy nhất để
ngoi lên, đó là : đấu tranh tập thể ! Dân chủ đối với họ, cũng như những
tầng lớp thiếu thốn nói chung, buộc phải thông qua việc tổ chức thành
công cao trào tập thể đấu tranh. Đó là những lóe sáng của dân chủ thực
sự, trong những xã hội « thượng chủ » bị gò ép trong tay một giai cấp
chính trị gia chuyên nghiệp.
Quyền từ ̣ do ngôn luân và dân chủ hình thức
Người ta thường nói đến tự do ngôn luận như một trong những thành tố
quan trọng nhất của xã hội dân chủ. Thật ra, điều quan trọng là : quyền
quyết định nằm trong tay ai ? Chứ không phải quyền nói năng, phát biểu !
Churchill từng nói (đùa) rằng : “chúng ta sống trong một xã hội dân
chủ, nên quý vị có toàn quyền phát biểu trước khi phục tùng quyết định
của tôi ». Khi quyền hành được tầng lớp ưu thắng nắm chắc trong tay, thì
tự do ngôn luận không còn một giá trị quyết định nào. Người ta có thể
có tự do, đồng thời vẫn bị lệ thuộc.
Trên một bình diện quy mô hơn, trong các xã hội Tây Phương, ngôn luận
được tập trung trong tay các nhà kỹ nghệ. Tại Pháp, một tổ hợp xây cất,
cùng với hai tổ hợp sản xuất vũ khí thân cận với chính quyền, hiện nắm
giữ những phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng nhất, bao gồm
những đài truyền hình đại chúng, đài phát thanh, báo giấy, báo mạng, nhà
xuất bản sách v.v… Patrick Le Lay Giám đốc đài truyền hình TF1, được
nhiều người xem nhất tại Pháp, thuộc tổ hợp Bouyghes, gốc là một công ty
xây cất, từng tuyên bố : « điều mà chúng ta bán cho Coca Cola – hay bất
cứ thương hiệu nào khác – là thời gian trí não của khán giả, để họ sẵn
sàng đón nhận các thông điệp quảng cáo » (6). Truyền thông trở nên lệ
thuộc vào thế lực tiền bạc và gắn bó chặt chẽ với quyền lực chính trị.
Khán giả các phương tiện truyền thông đại chúng, tức đại đa số dân
chúng, bị điều kiện hóa để không còn biết tự mình suy nghĩ. Họ trở thành
một bầy cừu với những thái độ và phản ứng đồng loạt được « quy trình »
sẵn (7). Ý kiến cá nhân, vốn là cột trụ quan trọng nhất của dân chủ,
từng được các triết gia như Aristote đề cao từ thời cổ Hy Lạp, bị đặt
trước nguy cơ tàn lụi, bởi sự tập trung phương tiện ngôn luận dưới sự
cai trị của thị trường.
Vấn đề nhân quyền
Nhân quyền vốn vẫn được coi như sự biện minh của dân chủ. Người ta hình
dung nhân quyền như một cái gì đương nhiên, không cần bàn cãi. Thật ra
khái niệm nhân quyền rất mong manh. Nó lệ thuộc vào sự hiện hữu của ba
yếu tố: một bản chất con người cách biệt với thiên nhiên một cách rõ
rệt, một giá trị hiển nhiên của con người vượt hẳn mọi giá trị khác, và
sự cảm thông rộng rãi giữa mọi con người với nhau. Các yếu tố này sẽ
được phân tích trong một bài viết sắp phổ biến. Tạm thời, chúng ta có
thể nhận xét là trong xã hội tân tiến hiện tại, cả ba yếu tố kể trên đều
rất lung lay, chao đảo.
- Bản chất con người cách biệt với thiên nhiên ? Không gì mơ hồ hơn, khi
những chứng minh về liên hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên trên
tiến trình tiến hóa càng ngày càng rõ nét, trên mặt vật lý cũng như tâm
lý. Thậm chí văn hóa của con người cũng phải tuân theo những quy luật
cấu trúc khách quan (8). Quan niệm chỗ đứng của con người như một chủ
thể độc lập, tự do, vượt trên các thành tố khác của thiên nhiên, hiện
phải bị xét lại.
- Giá trị hiển nhiên của con người ? Sau những tội ác mà con người đã
làm cho đồng loại của mình suốt thế kỷ 20, từ chế độ Gulag, Auschwitz,
đến Srebenisca, qua sự tiêu diệt một phần ba của chính dân tộc mình tại
Campuchia rồi cuộc thảm sát ở Rwanda, người ta có quyền có đôi chút nghi
ngờ về « giá trị » nhân bản ấy.
- Sự cảm thông rộng rãi giữa con người với nhau ? Với phản ứng co cụm
của từng cộng đồng trong phạm vi văn hóa của riêng mình, để bài bác,
thậm chí tấn công bằng bạo lực các cộng đồng khác, chiều hướng thông cảm
giữa người với người cũng đang trên đà sút giảm … Thật ra, đã bao giờ
người ta coi những con người thuộc văn hóa hay tôn giáo khác như mang
cùng bản chất với mình hay chưa ? Chỉ cần nghĩ đến việc đa số tôn giáo
thường hứa hẹn cho đa số đồng loại của mình một sự đày đọa muôn đời
trong địa ngục …
Kết quả của sự khó khăn trong ý thức Nhân Quyền, là tại nhiều nơi người
ta buộc phải áp đặt nó, có khi bằng bom đạn, có khi bằng áp lực kinh tế
hay chính trị, khiến Nhân Quyền rất dễ bị coi như một phương tiện thống
trị của chủ nghĩa thực dân mới.
Tính ấu trĩ của con người dân chủ
Platon, trong quyển 8 của sách Cộng Hòa (la République), mô tả con người
dân chủ với một tâm lý bấp bênh, khi này, khi khác, phất phơ vô định.
Hành vi của họ lệ thuộc vào những thèm muốn, những sợ sệt trái ngược hẳn
nhau, lần lượt xuất hiện và biến thái trong tâm tư dao động của họ.
Tocqueville, khi phân tích nguy cơ độc tài và suy thoái trong dân chủ,
đã cho rằng dân chủ có khả năng ru ngủ con người, duy trì người dân
trong một tình trạng ấu trĩ. Con người trong xã hội dân chủ có khuynh
hướng thu mình trong một phạm vi cá nhân, gia đình, hay bè bạn rất hạn
chế, và chỉ quan tâm đến những nhu cầu và thú vui nhỏ nhoi riêng tư của
họ, bất chấp mọi người, mọi việc chung quanh. Những kẻ này có thể gặp gỡ
người khác, nhưng không nhìn thấy bất cứ ai. Họ có thể có nhiều tiếp
xúc nhưng không hề ý thức sự hiện diện của tha nhân … Họ chỉ hiện hữu
cho chính họ. Tocqueville cho rằng những người ấy nhìn xã hội qua khung
cảnh hạn hẹp của gia đình mình. Tâm lý này dễ biến xã hội thành một tập
hợp những sự ích kỷ, khó có được một hướng tiến, một đề án, một viễn
tượng chung. Tâm lý ấy cũng thuận lợi cho những kẻ mị dân, lừa gạt dư
luận bằng những lời nói vỗ về đường mật, để đưa xã hội vào độc tài toàn
trị.
Vấn đề dư luận
Dư luận vừa là một con quái vật hung hãn có khả năng nuốt sống bất cứ
ai, bất cứ chương trình, tư tưởng nào, đồng thời cũng là một người đẹp
được mọi người theo đuổi, chiều chuộng … Chấp nhận sự thống trị của dư
luận là một nguy cơ cho xã hội. Một nhà lãnh đạo, theo định nghĩa, không
thể đóng vai trò lãnh đạo nếu luôn chiều theo dư luận. Các quyết định
lịch sử trọng đại thường đi ngược lại ý muốn của dư luận, như việc sát
nhập Đông và Tây Đức của Thủ Tướng Kohl, hay việc xóa bỏ án tử hình của
Tổng Thống Mitterrand … Những nhân vật được coi như vĩ nhân của nước họ,
như Tổng Thống de Gaulle hay Thủ Tướng Churchill, đều có rất nhiều lúc
phải chống lại dư luận trong cuộc đời chính trị của họ. Tuy nhiên không
ai dám quả quyết là một nhà cầm quyền có thể đối đầu với dư luận. Max
Weber phân biệt đạo lý trách nhiệm với đạo lý giựa trên lập trường, trên
niềm tin vào lẽ phải. Người cầm quyền có thể tin rằng một quan điểm nào
đó là đúng, nhưng vẫn phải chiều theo dư luận, nhân danh « đạo lý trách
nhiệm » …
Trong nhiều trường hợp, dư luận trở nên quan trọng hơn bầu cử. Cả
Nicolas Sarkozy lẫn Ségolène Royal đều được đưa lên đỉnh cao của cuộc
tranh cử Tổng Thống Pháp năm 2007 nhờ các cuộc thăm dò dư luận. Tại
Pháp, nhiều chính phủ vừa được thùng phiếu đưa lên đã nhanh chóng bị
giải tán cũng chỉ vì tụt dốc trong các thăm dò dư luận. Quyền hành của
dư luận khiến cho giới chính trị gia chuyên nghiệp luôn tìm mọi cách để
quyến rũ người đẹp hiểm ác này. Được đào luyện bởi những văn phòng tư
vấn về truyền thông, họ tập tành chú trọng đến các yếu tố phù phiếm bên
ngoài, cách ăn mặc, nói năng, bộ điệu, những thứ không liên hệ gì đến
khả năng quản lý quốc gia, chỉ để dụ dỗ người đẹp « dư luận ». Đồng thời
họ tận lực khai thác những thị hiếu thấp kém của dư luận để tấn công
các đối thủ của họ trên các lãnh vực riêng tư, như tình ái, thậm chí
tình dục, các khó khăn gia đình v.v… Chính trị trở thành một đấu trường
hạ cấp, với những đòn phép bỉ ổi, không ăn nhằm gì đến ưu tư ích quốc
lợi dân.
Nguyên tác tự do
Bên cạnh đó, sự gắn bó thái quá vào những nguyên tắc nền tảng của dân chủ cũng có thể đưa đến phủ định chính dân chủ.
Sự gắn bó quá đáng vào nguyên tắc Tự Do khiến con người có cảm tưởng
mình có thể làm mọi thứ, khai phóng mọi ham muốn, gợi lên những ước vọng
không giới hạn, để rồi phải thất vọng khi đụng chạm với các giới hạn
của thực tế và bất mãn quay lại chống phá xã hội dân chủ đã cưu mang
mình.
Mặt khác, nếu lý tưởng tự do cá nhân có thể được diễn dịch một cách đơn
giản là mỗi người tự mình đạt đến một cuộc sống thoải mái, có ý nghĩa,
thì khi vượt qua một giới hạn nào đó, nó lại trở thành tìm mọi cách để
làm sao để có thể tiêu thụ nhiều nhất, đạt đến địa vị cao nhất … Tương
tự như một thể tháo gia, thay vì chơi thể thao cho thân thể khỏe mạnh,
thì lại dùng thuốc kích thích có hại cho sức khỏe để tăng hiệu năng đánh
bại các đối thủ. Chính với tâm lý này mà người ta luôn tìm mọi cách để
vượt trên người khác, đè bẹp người khác, với hậu quả tai hại cho sự hòa
đồng, hợp tác, không thể thiếu được trong xã hội.
Nguyên tắc bình đẳng
Nguyên tắc Bình Đẳng được đẩy mạnh khiến con người luôn nhìn thấy bất
công, luôn phẫn uất, và rốt cuộc cũng bất mãn với xã hội. Bình đẳng
khiến con người không còn nhận thấy chỗ đứng của mình trong cấu trúc xã
hội. Một cấu trúc không khi nào là một mặt phẳng ! Bình đẳng là một mặt
phảng. Nói đến cấu trúc xã hội là mặc nhiên phủ nhận hình ảnh xã hội như
một mặt phẳng bình đẳng. Thời xưa, chỗ đứng của mỗi người được ban bố
bởi Thiên Chúa, Mệnh Trời, Nhà Vua, giòng tộc … Ngày nay, với lý tưởng
bình đẳng, những yếu tố ấy không còn nữa, đưa đến việc người ta bị thôi
thúc phải chinh phục một chỗ đứng, gây nên một trạng thái cạnh tranh
toàn diện có thể gay gắt đến mức làm hại cho xã hội, như vừa nói.
Thật ra, con người, dù là con người dân chủ, cũng rất khó mà chấp nhận
được lý tưởng bình đẳng. Một thí dụ dễ nhận ra là việc thừa kế. Thừa kế
đương nhiên là bất công, bất bình đẳng. Người được hưởng một gia sản
không tài ba gì hơn người khác. Hắn chỉ được sinh ra trong một gia đình
giàu có. Tưởng thưởng yếu tố « sinh ra » , tức yếu tố « dòng dõi »,
chính là trở về với những giá trị của chế độ phong kiến, quý tộc ! Tuy
nhiên, nếu một xã hội dân chủ nhân danh lý tưởng bình đẳng của mình để
xóa bỏ việc thừa kế, hay chỉ tăng thuế thừa kế, thì tuyệt đại đa số công
dân ham mộ « dân chủ » của xã hội ấy sẽ đứng lên chống đối một cách
mạnh mẽ, mặc dù họ luôn sẵn sàng hô hào bảo vệ lý tưởng bình đẳng trên
các lãnh vực khác !
Con người dân chủ chỉ trưởng thành khi có được những lập trường chống
lại chính mình. Điều này được thể hiện qua con người của Tocqueville,
một trong những cha đẻ của tư tưởng dân chủ hiện đại. Thật vậy,
Tocqueville tự đĩnh nghĩa mình là một nhà quý tộc trong tâm hồn, nhưng
một người dân chủ trong trí não …
Dân chủ tự giết chết dân chủ
Lịch sử cho thấy những nền dân chủ luôn phải đối đầu với nguy cơ suy
thoái hay viễn tượng đưa đến độc tài. Athena đã tàn lụi, Roma đẻ ra một
chính thể độc tài rất tệ hại trước khi cũng bị nhận chìm trong giòng
lịch sử. Lý tưởng dân chủ của cách mạng Pháp dẫn đến giai đoạn Kinh
Hoàng trước khi nhường quyền lại cho đế quốc Napoleon. Những chủ trương
cao quý của cách mạng vô sản Nga đưa đến địa ngục Staline, trước khi từ
từ lún xâu vào độc tài Tư Bản. Các nền dân chủ Đức, Ý, Pháp, đã đặt lên
đỉnh cao quyền hành những Hitler, Mussolini, và đám tay sai của họ.
Nguyên do của viễn tượng này đã được bàn qua ở trên : đó chính là tính
khai phóng của dân chủ, đưa đến sự ích kỷ, không còn biết nghĩ đến quyền
lợi chung nữa. Ngày xưa, dân chủ bị coi rẻ vì lý do ấy. Platon, trong
sách Cộng Hòa (Republique), quyển 8, cho thấy tương lai của một chế độ
dân chủ chính là tình trạng hỗn loạn. Từ hỗn loạn sẽ nảy sinh ra một
nhân vật được coi như cứu tinh của xã hội, che chở và bảo vệ người dân,
trước khi trở thành nhà độc tài sắt máu. Tâm hồn của nhà độc tài vốn là
một tâm hồn « dân chủ » trước khi mọi ham muốn, tham vọng của hắn được «
khai phóng » triệt để bởi lý tưởng tự do, khiến hắn không còn tự kềm
hãm được nữa. Thế là dân chủ dẫn đến độc tài !
Thật ra, độc tài cũng có thể ẩn náu trong dân chủ dưới những hình thức
kín đáo, như sự độc tài của trí thức khoa bảng. Người trí thức biểu
dương nhãn hiệu bằng cấp, được tôn thờ như những người nắm độc quyền suy
nghĩ trong một số lãnh vực và mặc nhiên tước quyền ấy của mọi người
khác. Dư luận cũng có thể trở thành độc tài như đã được bàn đến ở trên.
Hậu quả của hai sự « độc tài » vừa nói đương nhiên là không sắt máu như
các thể chế độc tài toàn trị, và dễ được chấp nhận bởi đa số người dân.
Vấn đề văn hóa
Xã hội dân chủ, với các nguyên tắc tự do và bình đẳng, thường gặp khó
khăn trong việc hòa hợp các nền văn hóa. Nhất là khi văn hóa biến thái
thành các « sản phẩm văn hóa » được gói ghém trong những bao bì hoa mỹ
để kích thích người ta tiêu thụ chúng. Nhiều xã hội dân chủ tìm cách hội
nhập các nền văn hóa khác biệt trong khuôn khổ một văn hóa ưu thắng
được lấy làm tiêu chuẩn, với nguy cơ trở thành « phản văn hóa », và …
phản dân chủ ! Phản ứng của các cộng đồng có văn hóa không ưu thắng
trước áp lực hội nhập này có thể gây nhiều nguy hại, nhất là khi các
điều kiện kinh tế khó khăn đào xâu hố ngăn cách giữa các cộng đồng.
Nói chung, người ta thường có khuynh hướng đề cao những khác biệt của
cộng đồng mình, tự hãnh diện coi mình như « hơn » thành viên của những
cộng đồng khác. Việc thuộc về một cộng đồng, một tôn giáo hay một chủng
tộc, thường được coi như một giá trị tự thân, được đặt cao hơn cả giá
trị của xã hội trong đó người ta đang sống. Trong một số điều kiện nào
đó, thái độ này có thể trở thành quá khích, bạo lực, đối với những cộng
đồng khác hay đối với toàn xã hội …
Dân chủ và kinh tế thị trường
Từ nhiều năm nay, với xác quyết : « kinh tế thị trường sẽ đưa đến dân
chủ, tôn trọng nhân quyền », người ta đưa kinh tế thị trường lên hàng
giá trị đạo đức, trong khi trong bản chất kinh tế thị trường không liên
hệ gì đến đạo đức ! Tuy nhiên, sau khi trải qua thử thách của năm 1989,
xác quyết ấy, từ một niềm tin thần thánh, đã nhanh chóng trở thành một
giả thuyết, rồi một giả thuyết bị ngờ vực, trước khi dần dần bị phủ
nhận. Nga, Trung Quốc, Việt Nam, và nhiều nước khác, đều đã không dân
chủ hóa như người ta mong đợi, mặc dù vững tiến trên con đường « thị
trường hóa ». Người dân Nga vừa bằng lòng với nền kinh tế thị trường,
nhưng cũng bằng lòng với triều đại độc tài Poutine. Người dân Trung Quốc
cũng sẵn sàng đứng sau chính phủ của họ, ngay cả trong những vấn đề tế
nhị như Tây Tạng.
Thật ra, ngộ nhận đưa đến việc gắn liền kinh tế thị trường với dân chủ
là một quan niệm của Tư Bản Chủ Nghĩa kinh điển, đặt căn bản trên mâu
thuẫn giữa Lao Động với Tư Bản. Ngày nay, nhiều mâu thuẫn khác đã nảy
sinh. Thí dụ như mâu thuẫn với môi trường, bao gồm ô nhiễm và suy kiệt
tài nguyên thiên nhiên, đi kèm với mâu thuẫn nước giàu, nước nghèo, kinh
tế thực, kinh tế ảo v.v…
Thật vậy, những lãnh vực kinh tế mới đã tạo ra những yếu tố « ảo », được
coi như đang xoi mòn nền móng của Tư Bản Chủ Nghĩa. Kinh tế « ảo » mang
những mâu thuẫn với nền kinh tế sản xuất và dịch vụ thông thường. Hàng
hóa cũng như dịch vụ « ảo » được trao đổi tự do và miễn phí qua mạng
internet, mâu thuẫn không chỉ với quyền tư hữu, mà cả với định lý nền
tảng của Tư Bản Chủ Nghĩa gán cho mỗi hàng hóa, mỗi dịch vụ, một giá trị
tiền bạc.
Bên cạnh đó, qua cuộc khủng hoảng ngân hàng gây ra bởi vụ Société
Générale, người ta thấy một nhân viên ngân hàng cấp thấp có thể trong
vài phút quyết định sự được mất hàng chục tỷ đô la tiết kiệm của những
người dân thường. Điều ấy sở dĩ xảy ra được vì những món tiền vĩ đại kia
chỉ là những con số, được quản lý bằng vài phát nhấn chuột trên máy vi
tính. Khủng hoảng « subprimes » tại Hoa Kỳ cũng cho thấy mâu thuẫn giữa
những phương tiện làm tiền có thể được, và thực tại của thị trường, khi
thực tại này bị xóa nhóa trong bức tranh trừu tượng của nền kinh tế « ảo
» (có người cho rằng tỷ lệ kinh tế « thực » trên kinh tế « ảo » là một
trên 50 !). Một thực tế đã không được nhìn nhận đúng mức, ngày nay hiển
lộ ra, là : nếu cứ để cho kinh tế thị trường được tự nó quyết định quá
nhiều, thì nó sẽ đưa đến những lạm dụng tai hại, có thể kéo theo sự tự
hủy diệt chính nó. Sự kiện chính quyền Hoa Kỳ tung ra những món tiền
khổng lồ để cứu những công ty đang sụp đổ không là gì khác hơn một hình
thức « quốc hữu hóa » quy mô, quay lưng lại với lý thuyết thị trường tự
do.
Vấn đề đô thị hóa trong Tư Bản Chủ Nghĩa hiện đại cũng hàm chứa những
mầm mống bất công khó giải quyết, có khi đưa đến bạo loạn, như thường
xảy đến ở Pháp. Trong khi đó, nông thôn không còn nông dân, chính quyền
hạn chế canh tác để giữ giá nông phẩm, mặc cho nông phẩm thiếu hụt gây
nghèo đói …
Dân chủ và toàn cầu hóa
Một trong những chướng ngại lớn nhất của dân chủ là khuynh hướng toàn
cầu hóa của Tư Bản Chủ Nghĩa. Dân chủ trong sự hoạt động của nó, cần đến
những cấu trúc lệ thuộc vào một biên giới rõ rệt, thông thường nhất là
biên giới quốc gia. Thị trường, ngược lại, không biết đến ranh giới. Môi
trường hoạt động của nó rốt rào là toàn cầu. Những quyết định của thị
trường có thể mâu thuẫn với những quyết định « dân chủ » của người dân.
Thị trường có thể áp đặt quy luật của mình trên luật lệ an sinh xã hội,
luật lao động, luật tài chánh, thuế khóa, hối đoái v.v… của một nước. Áp
lực của thị trường có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Ngược lại, ảnh
hưởng điều chế của dân chủ trên áp lực của thị trường thì lại ngày càng
suy giảm, ngay cả tại các nước tiền tiến. Một chính phủ, dù hữu khuynh
hay tả phái, tại Pháp, Đức, Ý, hay Tây Ban Nha, rốt cuộc cũng vẫn phải
chọn một con đường thực tế, tức là phải chiều theo những đòi hỏi của thị
trường trong cái thế toàn cầu không thể tránh được. Rốt cuộc thị trường
làm chủ, tước quyền làm chủ của người dân.
Áp lực « siêu quốc gia » của thị trường cũng thúc đẩy việc hình thành
các khối quốc gia. Trong trường hợp Liên Hiệp Âu Châu, tất cả đã bắt đầu
bằng một thị trường chung, trước khi cố gắng tiến dần đến một quy chế
càng ngày càng gần với quy chế liên bang. Liên Hiệp Âu Châu có quyền áp
đặt những điều luật trên người dân của một quốc gia thành viên. Rồi khi
những người dân này phát biểu sự chống đối của họ qua các cuộc trưng cầu
dân ý, thì giới cầm quyền liền tìm cách chuyển các vấn đề bị chống đối
ấy sang cho các Quốc Hội, tức cho giới chính trị gia chuyên nghiệp,
thông qua. Trong điều kiện ấy, thử hỏi ai nắm quyền làm chủ ? Có còn là
người dân nữa hay không ?
Viễn tượng dân chủ?
Trước những mâu thuẫn vừa được liệt kê, một cuộc khủng hoảng cấu trúc sẽ
khó mà tránh được. Khi thị trường hoàn toàn làm chủ, các chính quyền sẽ
mất dần quyền hành và bị lấn át bởi những tổ hợp kinh tế siêu quốc gia
hoạt động như những băng đảng, bất kể luật pháp. Thế giới sẽ đi đến tình
trạng tranh chấp toàn diện. Hỗn loạn, khánh tận tài nguyên, ô nhiễm
trầm trọng, sẽ đưa đến sự sụp đổ của nhiều cấu trúc mà chúng ta hiện
thấy. Vấn đề là làm thế nào để quan niệm một nền dân chủ sau đó ? Lề lối
quản lý xã hội phải dựa trên những căn bản nào ? Xin tạm đề nghị vài
chiều hướng suy nghĩ, với một số ý kiến có thể được áp dụng ngay trong
hiện tại :
- Khái niệm dân chủ dựa trên một hình thức dân chủ nhất định cần được
xét lại : vấn đề không phải là hình thức dân chủ, mà là một phương thức
quản lý xã hội VÌ DÂN.
- Cần đi đến một sự dung hòa giữa « dân chủ đại diện » và « dân chủ trực
tiếp », để một chính trị VÌ DÂN cũng thực sự DO DÂN, thay vì nằm gọn
trong tay một giới thượng lưu chuyên nghiệp. Mạng lưới internet có thể
giúp người dân phát biểu một cách lập tức và trực tiếp. Vấn đề là làm
sao hệ thống hóa những phát biểu ấy và cho nó thể hiện được trong việc
quản lý quốc gia, tức đem lại cho nó một quyền hành thực sự. Trong khi
chờ đợi sự hệ thống hóa này, cần tạo ra những diễn đàn dư luận mạnh mẽ,
với phương tiện thu góp rộng rãi, sắp xếp rõ ràng, các ý kiến của người
dân, trên các công việc cụ thể, các quyết định hàng ngày, của việc quản
lý quốc gia, của việc điều hành các địa phương, và cả việc điều hành các
xí nghiệp có tầm ảnh hưởng quan trọng trong xã hội.
- Vượt trên những phương tiện trưng cầu dân ý như vừa nói, dân chủ trực
tiếp có thể được áp dụng ngay lập tức ở trình độ địa phương cấp thấp,
qua các ủy ban làng xóm, khu phố, xí nghiệp … với sự tham gia trực tiếp
của mọi người chứ không qua trung gian đại diện. Nó giúp người dân mau
chóng trưởng thành hơn hình thức dân chủ đại diện, được coi như duy trì
họ trong tình trạng ấu trĩ như đã phân tích ở trên. Khi biết tự lập, tự
quản, người ta cũng phải thoát khỏi tháp ngà ích kỷ, để chấp nhận ý niệm
tự lập, tự quản nơi người khác, đưa đến sự sẵn sàng tham gia vào những
dự án chung ở một tầm mức rộng lớn hơn, như tầm mức quốc gia.
- Cần từ bỏ quan niệm độc tôn của mô hình dân chủ tư bản tây phương.
Người tây phương và giới thân tây phương ở các quốc gia đang phát triển
cần khiêm nhượng chấp nhận sự phức tạp của các xã hội, của các vấn đề
được đặt ra cho các xã hội ấy, và sự hiện hữu của nhiều phương cách giải
quyết các vấn đề này. Cần chấp nhận dân chủ như một tập hợp kinh nghiệm
lịch sử, tùy thuộc cấu trúc của mỗi xã hội và các con đường lịch sử mà
xã hội ấy đã trải qua. Tại nhiều nơi, cấu trúc xã hội cũng như các kinh
nghiệm lịch sử khiến cho sự tham gia của người dân vào việc quản lý quốc
gia đi qua những con đường cá biệt. Cần tránh phê phán các xã hội khác
với những tiêu chuẩn của nền văn hóa của mình hay những tiêu chuẩn vay
mượn của một nền văn hóa ưu thắng nào đó.
- Tinh thần dân chủ thực sự là chấp nhận sự khác biệt, tìm hiểu sự khác
biệt ấy, và san sẻ những kinh nghiệm lịch sử giữa các xã hội với nhau.
Sự chia sẻ này sẽ khiến cho con người ở những xã hội rất khác biệt vẫn
có thể kết hợp trong cùng một dự án, vượt trên các ranh giới quốc gia,
với khả năng trở thành một đối lực trước áp lực đè nặng trên các quốc
gia của thị trường tự do.
Tóm lại,
Một hình thức tự quản và dân chủ trực tiếp có thể quan niệm được ngay
lập tức ở trình độ địa phương cấp thấp. Động cơ cũng như phương tiện của
nó có thể đến từ các phương thức quản lý kinh tế gần với người dân, như
« tiểu tín dụng », thường được lồng trong khái niệm « kinh tế xã hội »
(9).
Khi ý tưởng VÌ DÂN không còn bị ràng buộc bởi những gò bó quanh các hình
thức dân chủ cố định, lệ thuộc vào giới chính trị gia chuyên nghiệp,
thì mọi con người đều có thể suy tư và làm việc theo cùng một chiều
hướng. Một sự hợp tác toàn cầu thực sự VÌ DÂN sẽ có thể quan niệm được.
Hệ thống hóa và tổ chức sự hợp tác ấy sẽ đưa đến một cấu trúc quyền hành
VÌ DÂN trên toàn thế giới, có khả năng đối đầu với xã hội hàng hóa toàn
cầu.
Nguyễn Hoài Vân
_____
Chú Thích :
(1) Francis Fukuyama – The End of History – 1989
(2) Những ngộ nhận về Học thuyết Marx – Nguyễn Hoài Vân hay :
http://pagesperso-orange.fr/nguyen.hoai.van/Marx-nhung-ngo-nhan.htm
(3) Karl Popper : Misères de l’Historicisme (1945) – La Société Ouverte et ses ennemis (1945)
(4) Suy từ quan điểm về Tự Do (L’existentialisme est un Humanisme – Jean Paul Sartre – 1945)
(5) Tựa một bài báo viết năm 1973, trên « Les Temps Modernes »
(6) … à la base, le métier de TF1, c”est d”aider Coca-Cola, par exemple,
à vendre son produit. […] Or pour qu”un message publicitaire soit
perçu, il faut que le cerveau du téléspectateur soit disponible. Nos
émissions ont pour vocation de le rendre disponible : c”est-à-dire de le
divertir, de le détendre pour le préparer entre deux messages. Ce que
nous vendons à Coca-Cola, c”est du temps de cerveau humain disponible …
P. Le Lay – 2004.
(7) Stiegler : de la Croyance en Politique và Đại Hội Truyền Thông thế Giới
(8) Claude Lévy Strauss – Anthropologie Structurale – 1958
(9) Cát Khuê – Truyền Thông , số 11 – 2004
(Tạp chí Phía trước)
Cà phê, đắng ngắt với bắp - đậu nành - ký ninh
Không biết tự bao giờ, người Việt có thói quen thích uống một ly cà phê
phải đậm, đắng, sánh, bọt, thơm và rẻ tiền, và, các chủ quán loại cà phê
này chiều ý khách, hay cái gu trên được nhà sản xuất cà phê mặc định?
Có khá nhiều xí từ để gọi tên loại cà phê “rất ít hoặc không có cà phê”:
cà phê dỏm, giả, cà phê bắp, hóa chất, cà phê bẩn…nhưng tựu trung, ngay
tên gọi đã chỉ ra những cách thức làm cà phê thành phẩm tràn lan trên
thị trường hiện nay.
Đắng ngắt với bắp - đậu nành - ký ninh
Trao đổi với chúng tôi- ba chủ cơ sở làm cà phê thành phẩm, hai ở Sài
Gòn và một ở Ban Mê Thuột- mỗi người đều đưa ra mấy “bí quyết” làm cà
phê – không - cà phê, tức là, không cần hạt cà phê nguyên liệu vẫn có cà
phê bột hoặc hạt (đã rang tẩm).
Ký ninh mới chỉ là một trong chuỗi gia vị để sản xuất cà phê dỏm |
Có những điểm chung, cả ba cơ sở này đang tham gia vào thị trường sản
xuất, cung cấp cà phê được gọi là “sạch” hay “nguyên chất” và các ông
chủ thường xuyên nhận được những lời mời hấp dẫn từ những nhà buôn bán
cà phê bột: cung cấp nguyên liệu (bắp, đậu nành, hóa chất), bao tiêu sản
phẩm 4 - 5 tấn/tháng, mức lợi nhuận hấp dẫn.
Ông Đạt, chủ cơ sở ở Ban Mê Thuột cho biết, chỉ riêng phần tạo độ đắng
cho cà phê dỏm, cũng đã có muôn vàn cách. Lời đồn đại về dùng thuốc ký
ninh (quinin - một loại kháng sinh chữa bệnh sốt rét) pha trộn vào cà
phê tạo độ đắng chỉ là một cách.
Vì để biến một ký bắp, đậu nành thành cà phê cần tới 0,15 kg caramel.
Caramel, ngoài chức năng tạo màu, vị, còn để át mùi đậu, bắp. Cộng thêm
trộn đường hóa học giá rẻ của Trung Quốc. Lúc này, cà phê sẽ rất ngọt,
nên phải dùng ký ninh để cân bằng vị vì ký ninh rất đắng. Hoặc, có thể
thay ký ninh bằng một số hóa chất tạo độ đắng bán sẵn.
Một chủ cơ sở khác ở Sài Gòn, đề nghị giấu tên, nói thêm, ký ninh mới
chỉ là một trong chuỗi gia vị để sản xuất cà phê dỏm. Muốn tạo độ béo,
họ dùng bơ công nghiệp, để cô đặc dùng một chất gọi là CNC (chất hóa học
dùng trong quá trình hồ vải), chất tạo bọt dùng trong sản xuất xà bông
tẩy rửa, chất tạo mùi thơm (sữa, ca cao, cà phê)…
Tất cả đều không nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc, được bày bán công khai ở
chợ Kim Biên, quận 5. Nhiều cơ sở sản xuất cà phê dỏm được người đặt
hàng cung cấp luôn bắp, đậu và một một can 18 lít hỗn hợp hóa chất đã
pha trộn sẵn (giá 3 triệu đồng). Can hóa chất này pha ra 1 tấn cà phê
bột.
Nếu không có những chất đó thì không bao giờ bắp, đậu nành có thể thành
cà phê. Đầu tư công nghệ chế biến cà phê dỏm ở những cơ sở nhỏ lẻ chỉ
tốn vài chục triệu đồng: một cái chảo rang bắp, đậu nành, chiếc cối xay
dăm bảy triệu, một ngày sẽ có được vài trăm kg cà phê
Thật giả qua giá
Bán được một ký cà phê bột, ông Trần Văn Ngãi - người chuyên đi bỏ cà
phê cho một cơ sở cà phê chồn ở quận Tân Phú – kiếm được 15.000 đồng.
Giá chủ giao 45.000 đồng/kg, ông bán 60.000 đồng/kg. Đây là giá phổ biến
của một kg cà phê đang được rất nhiều quán xá dùng để pha và ông Ngãi
vẫn nghĩ rằng đây là cà phê thật.
Ông Đạt đưa ra công thức: để làm ra một kg cà phê thật mất từ 1,6 –
1,8kg hạt cà phê nguyên liệu, giá hiện tại loại rẻ nhất (độ dài hạt hơn
5mm) cũng gần 40.000 đồng/kg. Cộng thêm chi phí rang xay, đóng gói, vận
chuyển…, và cho dù lậu thuế, một kg cà phê thành phẩm đã ở mức từ 100 –
110 ngàn đồng. Dưới mức này một chút là pha trộn (thêm bắp, đậu) và dưới
nữa là không cà phê.
Năm ngoái, chủ một chuỗi cà phê rang xay tại chỗ ở Sài Gòn cũng chung
nhận định, nhiều cơ sở đang bán cà phê bột với giá từ 45 – 60 ngàn/kg
với hoa hồng từ 15 – 20%, chỉ là cà phê bẩn (bột ngũ cốc tẩm hóa chất).
Để làm ra một ký cà phê nguyên chất (hạt) loại rẻ, chi phí đã lên đến
khoảng 120 ngàn đồng (gồm: giá nguyên liệu, tỷ lệ hao hụt khi rang tẩm
30 - 40%, chi phí chế biến 10%, phân phối 20%...).
Ngược lại, theo ông Đạt, chi phí cho một kg cà phê dỏm khoảng 30.000
đồng. Nếu rang khoảng 700g đậu nành, 500g bắp, 100g hạt cà phê (nếu
không cà phê thì tăng đậu nành) cộng với hóa chất sẽ được 1kg cà phê
bột. Với giá thành từ 45 – 60 ngàn đồng/kg, loại cà phê này bán dễ hơn –
lợi thế cạnh tranh – so với cà phê thật. Tất nhiên, từ nhà sản xuất đến
nhà phân phối kiếm lợi nhiều hơn.
Thả trôi chất lượng
Đắc Lắc được coi là “thủ phủ” của cà phê Việt Nam, nhưng trong một đợt
"truy quét" cà phê dỏm vào đầu năm 2013, cơ quan thanh tra chuyên ngành
của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh này đã kiểm tra, phát
hiện 14 cơ sở sản xuất, chế biến cà phê bột trên địa bàn tỉnh không đạt
tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố.
Hàm lượng cafein trong hầu hết các mẫu sản phẩm kiểm tra chỉ đạt 0 –
0,47%, quá thấp so với mức chuẩn quy định tối thiểu từ 1% trở lên. Trong
số đó, có tên tuổi của nhiều cơ sở sản xuất cà phê bột đang được người
Sài Gòn uống, như: Thanh Thủy, Ý Việt, Nguyên Lâm, Mê Việt, Đất Việt…
Cho đến nay, việc quản lý chất lượng cà phê theo luật chỉ đơn giản quy
định tỷ lệ cafein (bao nhiêu trong một trọng lượng sản phẩm) mà không
quan tâm tới nguồn gốc hoặc quá trình chế biến. Chưa kể, việc kiểm tra,
kiểm soát, nếu có cũng chỉ xảy ra ở các cơ sở sản xuất cà phê thành phẩm
bán trên thị trường. Còn cà phê trên thị trường pha chế giải khát thì
thuộc về các đơn vị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng các đơn vị
này không có khả năng kiểm tra chất lượng cà phê , nhất là không thể
kiểm tra hàng trăm nghìn quán bán cà phê ở mọi ngóc ngách.
Đắc Lắc được coi là “thủ phủ” của cà phê Việt Nam, nhưng trong một đợt
"truy quét" cà phê dỏm vào đầu năm 2013, cơ quan thanh tra chuyên ngành
của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh này đã kiểm tra, phát
hiện 14 cơ sở sản xuất, chế biến cà phê bột trên địa bàn tỉnh không đạt
tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố.
Mặt khác, từ lâu, việc quản lý, kiểm tra, công nhận hoặc xử phạt các sản
phẩm liên quan đến ăn uống đều do chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của
tỉnh thành chủ trì. Các đơn vị như quản lý thị trường, thanh tra ngành…
chỉ tham gia khi lập đoàn kiểm tra liên ngành.
Mãi đến năm 2012, chức năng kiểm tra, quản lý chất lượng đối với sản
phẩm nông – lâm – thủy sản mới được giao cho cục Quản lý chất lượng
thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Quy trình nôm na như sau: hạt cà phê (và các sản phẩm nông nghiệp khác)
từ vườn về tới nơi rang tẩm, chế biến ra thứ bỏ vô miệng là do ngành
nông nghiệp chịu trách nhiệm. Từ nơi chế biến ra thị trường là do ngành
công thương quản lý. Khi lên miệng thuộc về ngành y tế.
Nhưng liệu chừng ngần ấy khâu và cơ quan, với không ít chồng chéo và rối
rắm, có kiểm soát nổi cà phê dỏm? Câu trả lời đang nằm ở chất lượng cà
phê thành phẩm trên thị trường, một thứ nước uống không chỉ là giải khát
mà đa phần người Việt mê mẩn và thiếu hiểu biết.
Có cần sớm phải buộc quán cà phê, công bố nguồn gốc, chất lượng, thành
phần cà phê mà mình đang pha chế, đồng thời, các cơ sở sản xuất cà phê
thành phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và chịu sự
kiểm tra kiểm soát thường xuyên? Đó là con đường bảo vệ sức khỏe người
tiêu dùng và là câu hỏi cho nhà quản lý.
Doãn Khởi
(Người Đô Thị)
Đại án Bầu Kiên: Luật sư đồng loạt đề nghị hoãn xử
Bầu Kiên cùng các
cá nhân nguyên Thường trực Hội đồng quản trị ACB đã bị truy tố về hành
vi ủy thác gửi tiền trái pháp luật vào Vietinbank.
Hành vi ủy thác
này gây thiệt hại 718 tỷ đồng, bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Cùng
số tiền này, ACB đã yêu cầu Vietinbank phải chịu trách nhiệm trả tiền
trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như. Vụ án Huyền Như hiện đang trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Chưa xử đã “nóng”
Sau khi Tòa án
nhân dân TP.Hà Nội có lịch xử sơ thẩm vụ Bầu Kiên, các luật sư Bùi
Quang Nghiêm, Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên, Luật sư Hoàng Đôn Hùng (cùng
Đoàn LS TP.HCM), Luật sư Vũ Xuân Nam, Luật sư Vũ Ngọc Chi (cùng Đoàn LS
Hà Nội), Luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn LS Vũng Tàu) đã đồng loạt cùng đề
nghị Tòa án nhân dân TP.Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội hoãn phiên xử để chờ kết quả xét xử phúc
thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như.
Theo các luật sư, vụ bầu Kiên cần chờ kết quả phiên tòa phúc thẩm vụ án Huyền Như |
Đề nghị này của các luật sư đồng thời cũng được gửi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cố ý làm trái chưa xác định được thiệt hại?
Cáo trạng của
VKSND Tối cao xác định bầu Kiên cùng các cá nhân có hành vi cố ý làm
trái khi ủy thác cho 19 nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank, thiệt
hại gây ra là bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao
dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank HCM) giả chứng từ để rút tiền chiếm
đoạt 718 tỷ đồng.
Ngày 06/01/2014,
TAND TP HCM đã xét xử sơ thẩm vụ án Huyền Như và quyết định: Huyền Như
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phải bồi thường cho ACB 718 tỷ
đồng nhưng tòa cũng đồng thời buộc Vietinbank chuyển trả lại cho ACB số
tiền 24 tỷ đồng vẫn còn trong tài khoản của các nhân viên ACB tại
Vietinbank.
Theo các luật sư,
như vậy, án sơ thẩm vụ Huyền Như chưa xác định được chính xác số tiền
Huyền Như chiếm đoạt là bao nhiêu. Là toàn bộ số tiền 718 tỷ đồng hay
trừ đi số tiền 24 tỷ đồng Vietinbank phải trả.
Sau phiên tòa sơ thẩm, hầu hết các cá nhân, tổ chức gửi tiền tại Vietinbank trong vụ án Huyền Như đã kháng cáo yêu cầu Vietinbank trả số tiền mà các cá nhân, tổ chức này gửi tại Vietinbank.
Trong đó, ACB kháng cáo yêu cầu Vietinbank phải trả toàn bộ 718 tỷ và lãi phát sinh.
Hiện vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chưa xét xử phúc thẩm. Các kháng cáo, trong đó có ACB, về việc yêu cầu Vietinbank phải trả tiền sẽ được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Như vậy, việc ACB có bị thiệt hại trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như hay không vẫn chưa được xác định.
Cần chờ phúc thẩm vụ Huyền Như
Các luật sư nêu, việc xác định thiệt hại của ACB trong vụ án Huyền Như có ý nghĩa quyết định khi xác định tội danh cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xác định trách nhiệm dân sự của bầu Kiên và các bị cáo khác trong vụ án này.
Nếu kết quả phiên tòa phúc thẩm vụ án Huyền Như buộc Vietinbank phải trả tiền cho ACB, thì ACB không có thiệt hại. Khi đó, tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng không đủ yếu tố cấu thành.
Trường hợp vụ bầu Kiên xử sơ thẩm trước khi xử phúc thẩm vụ Huyền Như, kết luận bầu Kiên và các cá nhân liên quan phạm tội cố ý làm trái quy định Nhà nước, gây thiệt hại cho ACB 718 tỷ (bị Huyền Như chiếm đoạt), sau đó khi xử phúc thẩm vụ án Huyền Như nếu Tòa buộc Vietinbank phải trả tiền cho ACB thì kết quả hai vụ án sẽ mâu thuẫn nhau.
Cùng một quan hệ, được xét xử hai lần ở hai vụ án khác nhau. Nếu Tòa án ND TP. Hà Nội kết luận bầu Kiên cùng các cá nhân liên quan gây thiệt hại cho ACB tức gián tiếp xử Vietinbank không phải trả tiền trong phần trách nhiệm dân sự ở vụ án Huyền Như, mà việc này thuộc thẩm quyền của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao.
Để tránh gây oan sai, các luật sư đề nghị TAND Tp. Hà Nội xem xét hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên để chờ kết quả phiên tòa phúc thẩm vụ án Huyền Như nhằm xác định chính xác thiệt hại của ACB và trách nhiệm dân sự trong vụ án.
(Đất Việt)
Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học... trung cấp
Tại các trường trung cấp, số thạc sĩ, cử nhân theo học ngày càng đông.
Quá trình “liên thông ngược” này cho thấy một sự lãng phí rất lớn trong
đào tạo ĐH hiện nay
Lê Thu Hòa, quê Nghệ An, tốt nghiệp hệ CĐ ngành kế toán tại một trường
ĐH ở TP HCM nhưng sau nhiều tháng chờ việc, cô quyết định đăng ký học
ngành quản trị nhà hàng của Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn
Saigontourist. Cũng dự tuyển vào trường này, thí sinh Nguyễn Hồng Phước
cho biết đã tốt nghiệp hệ CĐ ngành quản trị kinh doanh tại một trường
ĐH, tuy đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng không có hồi âm nên quyết
định chuyển hướng.
30% liên thông ngược
Ở Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, trong số 2.000 học sinh trường tuyển mỗi năm, khoảng 600 người có bằng ĐH, CĐ, thậm chí thạc sĩ - chiếm khoảng 30%. Ông Trần Văn Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hầu như những người đã có bằng ĐH, CĐ quay lại học trung cấp đều đang thất nghiệp và không thiếu ngành nghề nào.
30% liên thông ngược
Ở Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, trong số 2.000 học sinh trường tuyển mỗi năm, khoảng 600 người có bằng ĐH, CĐ, thậm chí thạc sĩ - chiếm khoảng 30%. Ông Trần Văn Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hầu như những người đã có bằng ĐH, CĐ quay lại học trung cấp đều đang thất nghiệp và không thiếu ngành nghề nào.
Thí sinh tham gia phỏng vấn trong đợt tuyển sinh của Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist
Tại nhiều trường trung cấp khác, tỉ lệ những người đã có bằng ĐH, CĐ
cũng chiếm 20%-30%. Ông Lê Lâm - Chủ tịch HĐQT, nguyên Hiệu trưởng
Trường Trung cấp Đại Việt - cho biết năm 2011 có 1.812 học sinh thì 308
người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ và thạc sĩ. Năm 2012 có 1.607 người học thì
304 có bằng ĐH, CĐ.
Ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng, cho biết mỗi năm, trường chỉ tuyển 1.000 học sinh nhưng tới 30% trong số đó đã có bằng ĐH, CĐ. Họ đã tốt nghiệp ở đủ ngành nghề và rất nhiều học viên tốt nghiệp các trường ĐH công lập...
Đại diện nhiều trường cho biết những người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ chưa có việc làm quay lại học trung cấp ở những ngành nghề phù hợp hơn, dễ tìm việc làm hơn.
Hiện chưa có thống kê cụ thể từ phía ngành chức năng nhưng thực tế, những người đã có bằng ĐH, CĐ quay lại học trung cấp, học nghề ngành càng nhiều. Hiện tượng này được ví von là quá trình “liên thông ngược” hoặc “học viên sau ĐH”.
Hệ quả của đào tạo ĐH, CĐ tràn lan
Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý IV/2013, cả nước có thêm 72.000 lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp. Trong khi đó, chỉ tiêu vào ĐH tăng theo từng năm. Thực tế này khiến không ít người xót xa.
Ông Đặng Văn Sáng tính toán chi phí cho một người học ĐH bình thường không dưới 100 triệu đồng, bao gồm học phí và các chi phí khác. Bốn năm đèn sách ra trường thất nghiệp rồi lại tiếp tục học một nghề để mưu sinh là sự lãng phí rất lớn. Nhiều người trong số đó đang ôm theo cả một khoản nợ lớn mà chưa biết khi nào mới trả được.
Sở dĩ có tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng hệ ĐH, CĐ tăng quy mô tuyển sinh khiến số lượng người theo học hệ này ngày càng nhiều nhưng không cần tính đến nhu cầu nhân lực thật sự mà xã hội đang cần. Ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, chỉ ra rằng năm 2014, chỉ tiêu vào ĐH là trên 400.000, CĐ trên 280.000 và hệ TCCN dự kiến 300.000. Nếu tính thêm chỉ tiêu các hệ vừa làm vừa học, liên thông ở các trường ĐH, CĐ và chính quy trong các trường CĐ, trung cấp nghề... thì có gần 1,1 triệu chỉ tiêu. Như vậy, với tỉ lệ 70% ĐH, CĐ và TCCN 30% thì tỉ lệ cơ cấu này hoàn toàn không hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Ngoài ra, tâm lý chuộng bằng cấp và công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả cũng là nguyên nhân của sự lệch hướng. Ông Lê Lâm cho rằng chính công tác hướng nghiệp thời gian qua chưa tốt nên trong việc chọn ngành nghề, học sinh vẫn chạy theo ngành “hot”, ngành dễ học chứ không phải chọn theo năng lực. Tình trạng ngồi nhầm ĐH xảy ra nhiều năm, với nhiều sinh viên nên chuyện những cử nhân, kỹ sư thất nghiệp rồi quay lại học trung cấp với quyết tâm làm lại cuộc đời ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nhức nhối.
Ông Đặng Văn Sáng nhìn nhận ở tầm vĩ mô, trong tương lai gần phải xây dựng được cơ cấu nhân lực, từ đó xác định chỉ tiêu các ngành nghề, loại hình để Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho phù hợp, tránh sự lãng phí như hiện nay.
Ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng, cho biết mỗi năm, trường chỉ tuyển 1.000 học sinh nhưng tới 30% trong số đó đã có bằng ĐH, CĐ. Họ đã tốt nghiệp ở đủ ngành nghề và rất nhiều học viên tốt nghiệp các trường ĐH công lập...
Đại diện nhiều trường cho biết những người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ chưa có việc làm quay lại học trung cấp ở những ngành nghề phù hợp hơn, dễ tìm việc làm hơn.
Hiện chưa có thống kê cụ thể từ phía ngành chức năng nhưng thực tế, những người đã có bằng ĐH, CĐ quay lại học trung cấp, học nghề ngành càng nhiều. Hiện tượng này được ví von là quá trình “liên thông ngược” hoặc “học viên sau ĐH”.
Hệ quả của đào tạo ĐH, CĐ tràn lan
Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý IV/2013, cả nước có thêm 72.000 lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp. Trong khi đó, chỉ tiêu vào ĐH tăng theo từng năm. Thực tế này khiến không ít người xót xa.
Ông Đặng Văn Sáng tính toán chi phí cho một người học ĐH bình thường không dưới 100 triệu đồng, bao gồm học phí và các chi phí khác. Bốn năm đèn sách ra trường thất nghiệp rồi lại tiếp tục học một nghề để mưu sinh là sự lãng phí rất lớn. Nhiều người trong số đó đang ôm theo cả một khoản nợ lớn mà chưa biết khi nào mới trả được.
Sở dĩ có tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng hệ ĐH, CĐ tăng quy mô tuyển sinh khiến số lượng người theo học hệ này ngày càng nhiều nhưng không cần tính đến nhu cầu nhân lực thật sự mà xã hội đang cần. Ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, chỉ ra rằng năm 2014, chỉ tiêu vào ĐH là trên 400.000, CĐ trên 280.000 và hệ TCCN dự kiến 300.000. Nếu tính thêm chỉ tiêu các hệ vừa làm vừa học, liên thông ở các trường ĐH, CĐ và chính quy trong các trường CĐ, trung cấp nghề... thì có gần 1,1 triệu chỉ tiêu. Như vậy, với tỉ lệ 70% ĐH, CĐ và TCCN 30% thì tỉ lệ cơ cấu này hoàn toàn không hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Ngoài ra, tâm lý chuộng bằng cấp và công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả cũng là nguyên nhân của sự lệch hướng. Ông Lê Lâm cho rằng chính công tác hướng nghiệp thời gian qua chưa tốt nên trong việc chọn ngành nghề, học sinh vẫn chạy theo ngành “hot”, ngành dễ học chứ không phải chọn theo năng lực. Tình trạng ngồi nhầm ĐH xảy ra nhiều năm, với nhiều sinh viên nên chuyện những cử nhân, kỹ sư thất nghiệp rồi quay lại học trung cấp với quyết tâm làm lại cuộc đời ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nhức nhối.
Ông Đặng Văn Sáng nhìn nhận ở tầm vĩ mô, trong tương lai gần phải xây dựng được cơ cấu nhân lực, từ đó xác định chỉ tiêu các ngành nghề, loại hình để Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho phù hợp, tránh sự lãng phí như hiện nay.
“Học tập là chuyện suốt đời nhưng việc có đến hàng chục triệu người tốt
nghiệp ĐH, CĐ thất nghiệp rồi quay lại học trung cấp, học nghề hẳn chỉ
có ở Việt Nam” - một chuyên gia giáo dục nhận định.
Bài và ảnh: HUY LÂN
(Người Lao động)
(Người Lao động)
Ngày 22/4, xét xử phúc thẩm vụ Dương Chí Dũng
Dự kiến, ngày 22/4, vụ án Dương Chí Dũng sẽ được đưa ra xét xử phúc thẩm
theo đơn kháng cáo của các bị cáo.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Đại Thắng, một trong ba luật sư bào chữa cho Dương Chí Dũng cho hay, phiên xét xử phúc thẩm vụ Dương Chí Dũng sẽ diễn ra vào ngày 22/4 tới.
Trước đó, trong các ngày 12, 13, 14 và 16/12/2013, ông Dương Chí Dũng cùng 9 người khác bị TAND Hà Nội đưa ra xét xử tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
Dương Chí Dũng và các đồng phạm trong phiên xét xử sơ thẩm. |
HĐXX cấp phúc thẩm đã tuyên phạt Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mức án tử
hình vì hai tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng.
Ông Trần Hải Sơn nhận: 22 năm tù; Trần Hữu Chiều: 19 năm; Bùi Thị Bích Loan: 4 năm tù; Mai Văn Khang: 7 năm tù; Lê Văn Dương: 7 năm tù; Huỳnh Hữu Đức: 8 năm tù; Lê Ngọc Triện: 8 năm tù; Lê Văn Lừng: 8 năm tù.
Cho rằng mình không phạm tội tham ô và mức án tử hình là quá nặng, bị cáo Dương Chí Dũng đã làm đơn kháng cáo lên TAND Tối cao.
“Tôi không tham ô mà nói tôi tham ô thì tôi không nhận được. Kể cả đánh chết trong tù tôi cũng không nhận. Đó là danh dự của tôi, của gia đình tôi. Tòa kết án tử hình, tôi phải chịu nhưng vợ tôi, gia đình tôi sẽ phải kêu oan suốt đời”, bị cáo Dũng trình bày ở phiên sơ thẩm.
Ngoài ông Dương Chí Dũng, hầu hết các bị cáo khác cũng làm đơn kháng án lên tòa phúc thẩm với nội dung bản án sơ thẩm kết tội chưa thỏa đáng, thiếu căn cứ và mong muốn được giảm nhẹ hình phạt.
T.Nhung
(VNN)
Chết dưới tay Trung Quốc
Thịnh thân mến,
Tôi phải xin phép Thịnh [1] ngay cho tôi được mượn tựa đề quyển sách do Thịnh chủ trương phiên dịch vừa được in ra gần đây để tôi được nói về một cái chết khác dưới tay Trung Quốc. Xin nói ngay với các độc giả là tôi sắp nói về cái chết dần mòn gây ra bởi sự đốt than khí vô trách nhiệm rất trầm trọng của Trung Quốc, một sự đốt than đã đưa nước này vào danh sách của 7 nước có tội gây ô nhiễm không khí lớn nhất đối với quả đất thân yêu của nhân loại.
Trước khi đi vào thống kê của 7 nước vừa nói đến, chúng ta, dân Việt Nam trong nước, sẽ lãnh đủ vì hai lý do: 1. chúng ta nằm sát nách Trung Quốc và không khí (ô nhiễm) khi có gió thuận muốn bay sang nước ta, “chúng nó” sẽ không cần hộ chiếu hay thông hành gì cả, 2. việc đốt than để phát điện tại TQ có liên hệ trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế, công nghệ, thương mại cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trước tiên xin các bạn đọc lại bài viết của tôi trên boxitvn [2] để biết tại sao quả đất đang bị hâm nóng. Sau khi hiểu được nguyên tắc vật lý của sự hâm nóng này, tôi mời quý vị đọc bài báo vừa được đăng trên mạng sáng nay của đại học Concordia. Một nghiên cứu có phẩm chất cao của Giáo Sư TS Damon Matthews của đại học Concordia đăng hôm 15 tháng 04 năm 2014 [3] đưa ra những kết luận mới cho thấy hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ đứng đầu 7 nước sản xuất 60% của tổng số thán chất CO2 gây ra sự hâm nóng quả đất.
Giáo Sư Matthews đã “lên án” thẳng thắn hai nước Mỹ và Trung Quốc [4] đứng đầu danh sách 7 nước này (gồm có Mỹ, Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, Đức, và Anh Quốc). Riêng đại cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới là nước Mỹ lãnh trách nhiệm trong việc làm tăng nhiệt độ trung bình của quả đất tới 0.15 độ Celsius (xin đọc bài số [2] để hiểu rõ về nhiệt độ trung bình này). Trông thì ít đấy (0.15 độ C) nhưng con số này đại diện cho 20% của tổng số các chất gây ra sự hâm nóng toàn cầu.
Sau đó đến Trung Quốc. Với tổng số than khí CO2 đưa vào bầu khí quyển vì sự đốt than để phát điện khắp nơi trên nước này (cũng là cường quốc kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới sau Mỹ), sự đốt than ở Trung Quốc chiếm 70% của tổng số nhiên liệu được chế tạo từ những nguồn khác nhau (như thủy điện, nhà máy dùng hạt nhân v.v…) tại Trung Quốc. Kết quả của nghiên cứu mới của đại học Concordia cho thấy trách nhiệm của Trung Quốc trong việc hâm nóng toàn cầu lên đến 8% và con số này xấp xỉ ngang với tỉ lệ đóng góp của nước Nga. Nhìn vào danh sách 7 nước, chúng ta có thể ngạc nhiên tại sao những nước như Brazil và Indonesia (hạng 9), có nền kinh tế còn yếu, mà lại có sự phá phách quả đất trầm trọng như thế. Giáo Sư Matthews và nhóm của ông quy “tội phá phách” này vào sự khai khẩn đất rừng và sự lấy cây cũng như đốt cây trầm trọng trong các khu rừng rậm rạp nổi tiếng như rừng Amazonie và rừng Indonesia (rừng ở Indonesia được coi như nằm trong cái gọi là lá phổi thứ ba của quả đất sau Brazil và các rừng ở Phi Châu). Riêng Canada xứ của bạn Thịnh hiện nay đứng hạng 10 trong danh sách “phá phách quả đất” trầm trọng này.
Vấn đề rất khẩn cấp. Các nước đứng đầu bảng có trách nhiệm rất lớn đối với an sinh của nhân loại. Dĩ nhiên là nếu chúng ta bớt tiêu thụ đi và tiêu thụ có ý thức hơn sẽ giúp cho quả đất rất nhiều (xin xem phần cha ăn mặn con khát nước trong bài [2]). Bớt tiêu thụ những sản phẩm của Trung Quốc cũng là một cách. Bớt mua xe cam nhông và xe gắn máy 2 bánh của Trung Quốc cũng sẽ làm giảm việc sản xuất than khí CO2 tại Trung Quốc.
Trung Quốc mà chết thì chúng ta sẽ ngất ngư vì nhiếu lý do. Trước tiên Trung Quốc sẽ vùng lên đi tìm những nguồn nhiên liệu mới tại các nước láng giềng (chẳng hạn như chiếm các đảo ngoài khơi ở biển Đông, hoặc đem quân sang nắm giữ Miến Điện để lấy nhiên liệu của xứ này…). Thứ hai nếu TQ chết thì bao nhiêu dự án của TQ ở Việt Nam sẽ tan tành và kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng có thể đưa đến kiệt quệ. Và túng quá TQ có thể làm liều và xua quân sang chiếm Việt Nam như Nga đang làm ở Ukraine.
Nhưng hậu quả xa xôi nhất sẽ là sự dâng nước ngày càng cao của mực nước biển. Tưởng tượng chỉ 50 năm nữa thôi, nước biển có thể dâng cao lên đến từ 0.3 đến 1.0 thước, thậm chí có nhiều nhà nghiên cứu tuyên bố nước biển sẽ lên cao đến 1.5 thước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long (như tôi đã nói đến trong bài [2]) sẽ bị xóa lấp với nước biển mênh mông bắt đầu vào năm 2060 một cách rất tiệm tiến (và cũng có thể sẽ rất đột xuất)…
Chúng ta cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn về đề tài này. Việc tiếp tục đốt than và tiêu thụ sản xuất CO2 trên thế giới có khả năng làm tan hết những tẳng băng lớn ở Bắc và Nam Cực là chuyện chúng ta sẽ không tránh khỏi.
Những căn nhà đẹp của các đại gia Việt Nam xây ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất giá trong tương lai gần. Nhà của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở miền Nam cũng sẽ không thoát khỏi thảm kịch thiên nhiên này.
Trung Quốc nếu khôn ngoan sẽ không coi thường những nước láng giềng. Chỉ có một sự cộng tác lương thiện và công bằng với các nước của ASEAN may ra mới đưa đến những giải pháp ôn hòa và có hiệu quả. Hiện nay các nước láng giềng của TQ đang bị kẹt cứng trong vấn đề ổn định kinh tế. Ai cũng chỉ mong làm giàu. Làm giàu vô tội vạ và vô trách nhiệm. Nạn tham nhũng lan tràn khắp các nước trong khối ASEAN. Từ Phi Luật Tân cho đến Indonesia, qua Việt Nam và Campuchia, không nước nào tránh khỏi nạn tham nhũng trầm trọng đang hoành hành.
Đảng Cộng Sản Việt Nam có trách nhiệm phải lên tiếng với đàn anh Trung Cộng về những khám phá khoa học mới của đại học Concordia. Các nhà lãnh đạo của Đảng và các trí thức kỹ thuật gia trong nước phải ngồi lại với nhau và tìm một cách giải quyết vấn đề phát triển kinh tế Việt Nam sao cho phù hợp với sự tôn trọng môi sinh của quả đất cũng như sự lo lắng cho vấn đề an sinh và sức khỏe của toàn dân.
Tương lai quá ư mù mịt vì các vị lãnh đạo VN hiện nay không có thì giờ và tâm huyết cho vấn đề này vì họ có nhiều vấn đề khác trầm trọng hơn phải giải quyết. Đó là chưa nói đến sự bất tài của các nhà lãnh đạo VN, mà họ lại ngoan cố không chịu thay đổi theo trào lưu tiến hóa của nhân loại. Thêm vào đó họ lại đang thần phục và quỵ lụy nước Tàu một cách vô cùng khó hiểu.
Thịnh ơi, thật nghĩ cho cùng, với tình cảnh hiện nay trong nước, trước sau chúng ta cũng sẽ chết về tay Trung Quốc. Hay nói như thi sĩ Nguyễn Bính: chỉ có Trời kíu (cứu) (we are doomed).
Nguyễn Duy Vinh (viết từ Phi Châu xa xôi đầu mùa xuân 2014)
-------------------
Tài liệu tham khảo:
[1] Chết về tay Trung Quốc, quyển sách vừa do TS Lê Minh Thịnh chủ trương phiên dịch và ấn tống
[2] http://boxitvn.blogspot.ca/2011/11/ts-nguyen-duy-vinh-nhung-nam-gan-ay.html
[3] http://iopscience.iop.org/1748-9326/9/1/014010/pdf/1748-9326_9_1_014010.pdf
[4] http://www.ledevoir.com/environnement/actualites-sur-l-environnement/397399/7-pays-responsables-de-60-du-rechauffement-climatique
[1] Chết về tay Trung Quốc, quyển sách vừa do TS Lê Minh Thịnh chủ trương phiên dịch và ấn tống
[2] http://boxitvn.blogspot.ca/2011/11/ts-nguyen-duy-vinh-nhung-nam-gan-ay.html
[3] http://iopscience.iop.org/1748-9326/9/1/014010/pdf/1748-9326_9_1_014010.pdf
[4] http://www.ledevoir.com/environnement/actualites-sur-l-environnement/397399/7-pays-responsables-de-60-du-rechauffement-climatique
(Dân luận)
Hoàng Đức Doanh - Ba tội đồ đã xếp hạng
Ba tội đồ đã xếp hạng
Thời đại của thông tin
Đầy ắp các sư kiện
Luôn đưa ra ý kiến
Tôn vinh bậc kỳ tài.
Thứ nhất rồi thứ hai
Bình chọn lên hơn nữa
Đến thứ mười hết cỡ
Được gọi là topten .
Đứng đầu là Lê nin
Học trò cưng của Mác
Rồi thêm hai người khác
Sta-lin, Mao Trạch Đông.
Không phải người có công ?
Tuyên xưng trong bình chọn
Ba tên thành một bọn
Phạm tội ác giết người.
Được xếp trong tốp mười
Tội đồ chống Nhân loại
Đã thẳng tay hủy hoại
Thành tựu của nhân gian .
Xếp vào loại tham tàn
Giết người không tính xuể
Đã giết mấy thế hệ
Phải khắc bia căm thù.
Ghi nhớ mãi thiên thu
Số người hơn trăm triệu
Cùng ghi trong lời điếu
Cộng sản là chủ mưu.
Vì đâu giết được nhiều
Bởi học thuyết Các Mác
Tập hợp nhiều kẻ khác
Đồng chí với sát nhân.
Ngày 07/4/2014
Hoàng đức Doanh
Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)
Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.
Phản Biện Bài Viết Của Ông Bùi Tín Về Nhân Vật Hồ Chí Minh
"Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức !"
Trước khi phản biện bài viết của ông Bùi Tín với tựa đề "Cuộc Đánh Tráo Không Thể Có",
tôi là người quý trọng ông Bùi Tín như ông đã từng quý trọng mạng Thông
Luận. Tôi công nhận ông Bùi Tín đã đóng góp nhiều bài viết có chất
lượng, có giá trị trong việc đấu tranh dân chủ hóa đất nước, và tôi rất
cám ơn ông về điều đó. Nhưng nói đến nhân vật Hồ Chí Minh, tôi nghĩ ông
Bùi Tín nên giữ im lặng thì hay hơn. Vì sao tôi viết thế? Đơn giản, ông
BT đã có 45 tuổi đảng, rồi mới nhận thức ra mình bị ĐCSVN lừa, và ra
khỏi Đảng, thì những sự hiểu biết của ông về HCM trong quá khứ cũng vẫn
có thể cũng bị lừa bởi Đảng.
Tôi có ý muốn nói, ông BT đã sai lầm suốt 45 năm rồi, thì không nên viết
bài khẳng định mình không tiếp tục sai lầm về nhận xét nhân vật HCM
này. Đúng ra là ông không nên viết bài một cách quá chủ quan để phê phán
những người như ông Trần Bình Nam, ông Huỳnh Tâm, và mạng Thông Luận...
Từ trước năm 2001, trước khi bộ phim 24 tập Trường Chinh ra đời, của
đạo diễn Kim Thao, Đường Quốc Cường thủ vai Mao Trạch Đông, do đài VTV3
trình chiếu, có mấy ai biết được sự thật lịch sử: nguồn gốc lá cờ đỏ sao
vàng đến từ tỉnh Phúc Kiến bên Tàu. Những ai đã từng xem phim cũng chưa
phát hiện được sự thật lịch sử đó. Mãi đến 2005, người ta mới phát hiện
ra, lá cờ đỏ sao vàng nằm trong trang mạng http://www.worldstatesmen.org/China.html
(*1). Từ đó sự thật lịch sử mới được phô bày, lá cờ đỏ sao vàng là của
Tàu. Gần đây, người ta vạch trần một sự thật lịch sử nữa: HCM với bút
hiệu CB (bút hiệu này được dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm
1951 đến tháng 3 tháng 1957, trên báo Nhân Dân), đã là tác giả của bài
viết "Địa Chủ Ác Ghê". Đọc qua bài viết, chẳng cần phải suy nghĩ, cũng
biết ngay đây là một bài viết vu khống bà Trần Thị Năm (Cát Thanh Long)
đã "giết chết ngót 260 đồng bào", nhằm để HCM phát động phong trào Cải
Cách Ruộng Đất, sát hại 172.008 người (*3). Đểu cán của HCM là mượn bút
danh CB giết bà Năm xong, rồi HCM giả vờ thương xót: "Không ổn!
Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người
phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn
trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức !" (Trích từ hồi
ký Hoàng Tùng). Đểu cán thêm nữa, chính HCM phát động CCRĐ, rồi chính y
lại giả vờ lau nước mắt, rồi đổ hết tội lỗi cho Trường Chinh, rồi huề
cả làng, chẳng ai bị xử tử hay bị ở tù. Tôi viết những điều trên để
chứng minh chế độ CS là vua lừa bịp và thay đổi những sự thật lịch sử,
trước khi phản biện bài viết của ông BT.
Quý vị cũng nên đọc thử qua bài viết của ông BT, tôi hoàn toàn không tìm
thấy một bằng chứng xác thực nào để chứng minh ông HCM tức là Nguyễn Ái
Quốc bị giam tại Hồng Kông năm 1931-1932. Bài viết của ông chỉ nhằm
phản bác lại bà Vera Vasilieva và cuốn sách "HCM Sinh Bình Khảo" của GS
Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, vì ông Hùng cho rằng, cháu ruột ông, Hồ Tập
Chương đã giả mạo HCM. Ông BT phản biện một cách yếu ớt, mơ hồ, nếu không muốn nói là ấu trĩ. Yếu ớt khi ông BT cho rằng: "hơn
5 năm nay, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN cũng như của
đảng CS TQ đều im hơi lặng tiếng, không xác nhận mà cũng không phủ nhận
nội dung cuốn sách quan trọng này." Tại sao ông BT không nghĩ
ngược lại, vì nó là sự thật nên phủ nhận sẽ bị lôi ra thêm bằng chứng,
còn xác nhận sẽ lòi chành ra sự gian dối, lừa gạt bấy lâu nay. Mơ hồ ở
chỗ ông viết: "Ông biết chăng, hồi năm 1960 ông Hồ Chí Minh mời vợ
chồng luật sư Frank Loseby sang Hà Nội, khách vẫn nhận ra ông bạn cũ
của gần 30 năm trước, đâu có phải là ai khác?" Trong khi đó, tờ
L'Humanité của Pháp, số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái
Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông và tờ
Daily Worker của Đảng Cộng Sản Anh cũng đăng tin "ông Hồ đã chết vì bịnh
lao trong khám đường Hồng Kông", trang 79, trong cuốn "Từ Thực Dân Đến
CS của ông Hoàng Văn Chí". Mơ hồ vì luật sư Frank Loseby cãi cho Tống
Văn Sơ, chứ có phải cho Nguyễn Ái Quốc đâu. Tống Văn Sơ có phải là bí
danh của Nguyễn Ái Quốc, vẫn còn là một câu hỏi? Cá nhân luật sư Frank
Loseby vẫn còn là một dấu hỏi? 30 năm một người ngoại quốc nhận ra một
người Việt Nam, cũng rất mơ hồ. Báo chí VC đăng về ông Frank Loseby cũng
là một việc không đáng tin được. Biết bao nhiêu dấu hỏi trong vụ này.
Một thằng chuyên môn lường gạt, nó có đủ mọi cách để lường gạt, quá dễ
mà. Nó có thể ngụy tạo một luật sư nào đó bào chữa cho nó để được ra
khỏi tù Hồng Kông, dễ thôi mà. Còn về ấu trỉ, khi ông BT dám viết rằng: "Điều
rất kỳ lạ là hơn 5 năm nay, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng
CS VN cũng như của đảng CS TQ đều im hơi lặng tiếng, không xác nhận mà
cũng không phủ nhận nội dung cuốn sách quan trọng này." và
"nội dung cuốn sách chỉ là một điều hoang tưởng, theo kiểu tiểu thuyết
trinh thám rẻ tiền, có thể là do động cơ vụ lợi kèm theo động cơ chính
trị ám muội kiểu nước lớn đang nuôi dưỡng dã tâm thôn tính lâu dài nước
ta theo kiểu gặm nhấm dần." Cái ấu trỉ của ông BT là đợi sự trả
lời của 2 đảng CS chuyên môn nói dối, và ông ta lại tin tưởng rằng Tàu
Cộng không có dã tâm thôn tính lâu dài nước ta theo kiểu gặm nhấm dần
đâu. Có lẽ ông BT đã quên lịch sử 1000 năm Bắc thuộc của nước VN ta rồi.
Nói ngay, tôi chỉ đọc lướt cuốn HCM Sanh Bình Khảo, không nắm vững, nên
không muốn phản biện về cuốn sách này cũng như nhân vật Hồ Tập Chương. Ở
đây, tôi chỉ muốn phản biện phần ông BT viết: (Rồi năm 1946 khi
bà Thanh chị cả ông Hồ Chí Minh ra Hà Nội, bà nhận ra ngay "thằng Coong,
có cái sẹo ở tai trái do đi câu cá bị nạn khi còn nhỏ", đâu có ngỡ
ngàng gì. Ông Cả Khiêm cũng vậy, ông đã nhận ra ngay em ruột mình không
chút băn khoăn.) Tôi giả sử rằng câu chuyện này là có thật,
(nghĩa là vào năm 1946, bà Thanh có ra Hà Nội, và có gặp ông HCM và có
nói câu: "thằng Coong, có cái sẹo ở tai trái do đi câu cá bị nạn khi còn
nhỏ", còn ông Khiêm cũng đã nhận ra em ruột mình không chút băn khoăn.) thì sẽ lòi ra việc "không tin" hay "nghi ngờ" trong lòng của bà Thanh trước khi gặp HCM, nên phải nhìn cái sẹo ở tai trái.
Không phải đợi đến cuốn sách HCM Sanh Bình Khảo ra đời, người ta mới
bắt đầu nghi ngờ HCM không phải là Nguyễn Ái Quốc. Mà từ trước đó, việc
nghi ngờ này đã được ghi trong sách "Từ Thực Dân Đến Cộng Sản", xuất bản
năm 1964, của ông Hoàng Văn Chí (tham gia Kháng Chiến Chống Pháp từ đầu
đến cuối (1946-54), giữ chức vụ đúc tiền, làm giấy in bạc, chế tạo hóa
chất cho quốc phòng, và từng được HCM tuyên dương công trạng trên toàn
quốc), ở trang 54 và trang 79 như sau:
Cho tôi đặt câu hỏi với ông BT, tại sao có sự "nghi ngờ" đó của bà
Thanh? Chị em sao 35 năm gặp lại, cũng bình thường thôi. Thường thì
người ta sung sướng rồi ôm nhau mà khóc, mà kể lể, chẳng ai cần phải tìm
cái "sẹo" hay "nốt ruồi sau gáy" (phần này ông Bùi Tín nói trên
Paltalk.com trong Chương Trình TalkShow với phóng viên Chim Quốc Quốc
VNCH) để mà nhận diện ra nhau. Tôi tin rằng ông BT không nói láo
khi ông đã đọc được trên sách báo của CS, hay nghe CS kể về cái "sẹo"
hay "nốt ruồi sau gáy" của HCM, nhưng tôi vẫn có cái suy luận của riêng tôi:
a) 45 năm tuổi đảng của ông BT mới nhận ra sự lường gạt của Đảng, phải
bỏ Đảng, giờ lại tin vào sách báo của CS, hay tin lời CS đã kể cho ông
nghe, vậy có phải ông BT rất ấu trỉ?
b) Thường những tên bịp bợm (như HCM) tìm mọi cách để chứng minh mình
không bịp bợm, mới tạo ra câu chuyện "cái sẹo", "cái nốt ruồi sau gáy".
Nếu đường đường chính chính, chẳng ai cần ba cái thứ này.
Bà Thanh, ông Khiêm, hay tất cả chúng ta, nếu là con người bình thường,
đều phải nghi ngờ nhiều sự kiện bất bình thường đã xảy ra đối với nhân
vật HCM này:
1) Có ít nhất 4 văn kiện nói về Nguyễn Ái Quốc bị bịnh ho lao, mang vi
trùng Koch, một trong "tứ bịnh nan y". Thời đó, chưa có phát minh ra
thuốc Streptomycine để trị vi trùng này, nên ai mang bịnh đều phải chết.
Riêng phần này, ông BT biện luận rằng, nguyên văn: "anh Nguyễn
Khắc Viện, bị lao từ năm 26 tuổi, 28 tuổi bị cắt hẳn một bên phổi, một
bên phổi ép chỉ còn có 2/3 thôi, ảnh nghĩ rằng chỉ còn sống được 6 tháng
và năm 1963 ảnh về nước, ảnh nói cũng may lắm, sống thêm được 3 năm,
nhưng mà ảnh sống đến năm 82 tuổi, 45 năm sau, đấy là lao phổi chính
cống đấy. Cho nên, người ta có đủ thuốc ngay từ những năm 1930 để hạn
chế vi trùng Koch, để người ta có thể mổ phổi, ép phổi, cắt phổi, để nó
không lây lan qua các bộ phận khác..." Chúng ta biết
Streptomycin là thuốc trị bịnh lao, được giới thiệu bởi Albert Schatz
vào 19/10/1943, nhưng mãi đến năm 1946-1947 mới bắt đầu thử nghiệm. Ông
bác sĩ Viện sinh năm 1913, tức năm 1939, ông bị bịnh ho lao, lúc đó chưa
có thuốc Streptomycin mà ông vẫn có thể tiếp tục sống được, phải công
nhận đây là một câu chuyện hiếm có, hy hữu, chuyện khó tin nhưng có
thật. Nhưng đem sự có thật hy hữu này để chứng minh HCM cũng thoát
chết giống y bác sĩ Viện, chẳng khác nào câu chuyện may mắn trúng số
độc đắc, thưa ông BT. Biện luận của ông kiểu này, hoàn toàn không thuyết phục được người nghe, chẳng khác gì cãi bừa.
2) Cá nhân tôi đọc nhiều tin trái ngược với ông BT về chuyện bà Thanh
lên Hà Nội. Nhiều nguồn tin cho rằng bà Thanh nào có được gặp HCM, vì
ông ta rất bận việc nước, nên không có thì giờ tiếp xúc, rốt cuộc bà
Thanh ở khách sạn và bị giết chết một cách mờ ám. Tôi tin điều này hơn
"cái sẹo" và "cái nốt ruồi sau gáy". Theo như ông BT, ông nói vào năm
1957, ông có tháp tùng với HCM về Làng Sen, lúc đó bà Thanh đã qua đời
năm 1954, ông Khiêm cũng qua đời năm 1950. Một tên vô tình, quên nguồn
gốc như HCM, bỗng nhiên thức tỉnh, đợi đến anh chị mình qua đời, làm chủ
tịch nước những 12 năm, rồi mới trở lại thăm quê của mình, thì làm gì
có vụ tiếp bà Thanh ở Hà Nội để biết "vết sẹo" và "nốt ruồi sau gáy".
3) Một người hồi nhỏ đến lúc ra đi mang họ Nguyễn, giờ lên chủ tịch
nước, bỗng dưng đổi sang họ Hồ, rất bất bình thường. Bởi thế thiên hạ đẻ
ra câu chuyện Hồ Sĩ Tạo gì đó để cho ăn khớp với họ Hồ. Rồi còn ép cả
nước phải gọi mình bằng "Bác", bằng "cha già dân tộc", rất bất bình
thường. Nhưng xem ra rất bình thường đối với giặc Tàu, vì tránh được sự
loạn luân.
4) Một chính khách nổi tiếng như Nguyễn Ái Quốc, trong suốt 9 năm dài,
từ 1932 cho tới khi xuất hiện ở hang Pắc Pó năm 1941 với tên mới là HCM,
chẳng ai biết ông ta ở đâu, làm gì, là chuyện rất bất bình thường.
5) Vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu
cộng sản để thành lập ĐCSVN. Nhiều đời Tổng Bí Thư đã trải qua như Trần
Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, ... Ông NAQ coi như là cột trụ của
ĐCSVN, ấy thế mà chưa từng giữ chức vụ Tổng Bí Thư ĐCSVN, cho mãi đến
1945, khi cướp được chính quyền. Đây cũng là việc rất bất bình thường.
6) HCM được gọi là một nhà yêu nước vĩ đại, lại sử dụng lá cờ Tàu của
tỉnh Phúc Kiến làm cờ nước, và lại ký kết Hiệp Định Geneve để chia đôi
lãnh thổ VN, rồi còn dâng cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho giặc Tàu
với công hàm bán nước Phạm Văn Đồng ký. Quả thật đây là những việc rất
bất bình thường.
7) Một Nguyễn Ái Quốc đấu tranh cứu nước suốt mấy chục năm trời, với
hàng ngàn bài viết, đã từng học trung học, hôm nay mang danh HCM lại
viết di chúc sai chính tả, rồi gạch xóa tùm lum. Trong bài viết đầy ký
hiệu phiên âm không có trong tự điển như: f, z, j, w, thí dụ như fương
fáp, zũng, jì đó, trung wơng. Đây cũng là việc rất bất bình thường.
8) Từ lúc HCM làm chủ tịch nước cho tới lúc chết đi, chưa một lần ông ta
bận quốc phục Việt Nam với áo dài khăn đóng, như cụ TT Ngô Đình Diệm,
hay cụ TT Nguyễn Văn Thiệu trong những dịp lễ, mà toàn là bận đồ đại cán
của Tàu 4 túi. Đây cũng là việc rất bất bình thường.
9) Trong lúc HCM làm chủ tịch nước, lại chỉ thị cho văn nô Tố Hữu viết
ra những vần thơ bắt học sinh, sinh viên phải học thuộc mà chúng ta
không thể tưởng tượng được:
- Thương biết mấy khi con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Xi't Ta Lin...
- Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười...
- Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch thờ Xít Ta Lin bất diệt...
Những bài thơ như thế này làm băng hoại tinh thần tự tin, tự chủ, tinh
thần kính mến tiền nhân. Rất xấu hổ cho dân tộc Việt Nam, bị ép đi thờ
những tên ngoại bang Mao Trạch Đông và Stalin giết người không gớm tay.
Chuyện này cũng quá đổi bất bình thường.
10) Việt Nam có gần 5000 năm văn hiến, bản chất của người Việt Nam rất
nhân hậu, hiếu hòa, hiếu học, tôn trọng tinh thần theo thứ tự ”sĩ nông
công thương“. Sĩ là người có học được đứng đầu danh sách. Cớ sao, HCM
lại phát động “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ“. Trí cũng là
Sĩ lại bị tiêu diệt hàng đầu. Thử hỏi, thành phần trí thức bị tận diệt
thì tương lai nước VN sẽ ra sao? Nước VN sẽ không còn nhân tài thì
chuyện gì sẽ xảy ra? HCM là một nhà yêu nước mà sát hại hàng trăm ngàn
dân qua Cải Cách Ruộng Đất là một chuyện quá đổi bất bình thường.
11) HCM ký ngay Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với thực dân
Pháp để hợp thức hóa việc trở lại chiếm đóng của quân đội Pháp, rồi thừa
cơ, sai Võ Nguyên Giáp tiêu diệt tất cả những người Việt Nam yêu nước
nằm trong Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng, 2 đảng phái
lớn nhất thời bấy giờ. HCM là một nhà yêu nước mà tiêu diệt 2 đảng phải
yêu nước, cùng chống Pháp, là bạn đồng hành với mình, cũng là một việc
bất bình thường.
Còn biết bao nhiều điều bất bình thường nữa, khi nói về nhân vật HCM
này. Nhưng 11 sự kiện trên cũng đã quá đủ để chứng minh ông ta không
phải là Nguyễn Ái Quốc của trước năm 1932, mà là một tên gián điệp Tàu. Nói
như thế, lại có một số người tàn nhẫn phán ngay: "Thế là Mỹ Linh chạy
tội cho Đảng CSVN". Họ còn phán thêm: "HCM giả hay thiệt việc đó không
quan trọng." Đây là những lời phán thiếu suy nghĩ của một số người. Họ thiếu nhận thức, và họ không hiểu tại sao ĐCSVN vẫn còn tiếp tục tồn tại?
Họ không hiểu rằng dân trong quốc nội đã bị đầu độc hàng chục năm qua
về hình ảnh một HCM đẹp đẽ, vĩ đại, đạo đức, yêu nước... và ĐCSVN đang
sống nhờ vào xác chết HCM ấy, như tấm bình phong che chở chúng. Tội
ác của ĐCSVN chất cao như núi rồi, Mỹ Linh chạy tội cho nó được hay
sao? Tại sao chúng ta không vạch ra những bằng chứng lịch sử để mọi
người đều hiểu sự thật về sự bịp bợm của HCM? Tại sao chúng ta không
cùng nghĩ để kéo sập Lăng Ba Đình vì đang thờ thằng gián điệp Tàu nằm
trong đó? Tôi có thể khẳng định, nếu mọi người đều hiểu sự thật về sự
bịp bợm, giả trá của HCM, ĐCSVN sẽ sụp đổ ngay.
Vào đoạn kết, ông BT có viết: "một việc làm cần thiết lúc này, để
cho mọi sự được công bằng, minh bạch, lịch sử trở lại đúng như nó có
thật, chính là thái độ mọi công dân yêu nước cần có." Cũng bởi có câu viết này của ông BT, nên tôi đã viết bài phản luận này. Tôi cũng cần sự thật lịch sử y như ông BT.
Ngày 5 tháng 4 năm 2014
Mỹ Linh
Mylinhng@aol.com
Theo Mỹ Linh blog
Ghi chú:
(*1) (Tử Huyệt Của ĐCSVN)
(*2) (Bút Danh C.B. Là Của Ông Hồ)
(*3) "truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc"
(trang 86, Tập II của Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam). Lúc đó, dân số miền Bắc
có 10 triệu, nên con số chính xác có thể lên tới 500.000 người bị sát
hại, chứ không phải chỉ có 172.008 người như trong sách, đã thừa nhận.
(*4) Bài viết của ông Bùi Tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét