Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Ngày 23/2/2014 - Vụ án Ls. Lê Quốc Quân: Một biểu hiện ngầm chống Mỹ của CSVN? - Tôi là người Ukraina, chúng tôi muốn tự do

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Vụ án Ls. Lê Quốc Quân: Một biểu hiện ngầm chống Mỹ của CSVN?

Trong vài năm qua, đã có hàng trăm người đấu tranh khác nhau bị sách nhiễu, câu lưu và giam tù vì đã có hành động chống độc tài, tham ô và bất công. Đàn áp đối lập là một tình trạng phổ thông trong bối cảnh chính trị Việt Nam. Nhưng vụ án mang tội danh "Trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự" mà CSVN áp đặt cho Ls. Quân có một số điểm đáng chú ý. Nó gợi lên câu hỏi: Có phải đây là một biểu hiện ngầm tái khẳng định chủ trương "chống Mỹ" của CSVN?
Gần hai mươi năm qua kể từ ngày thiết lập bang giao (12.7.1995) đến nay, CSVN và Hoa Kỳ chưa bao giờ thực sự xem nhau là đồng minh đúng nghĩa. Vì nhu cầu quyền lợi của cả hai phía, các quan hệ ngoại giao, kinh tế và kể cả quân sự đã được thành hình, nâng lên tầm chiến lược. Nhưng trong sâu xa, mỗi bên đều có những dè dặt riêng để tự giới hạn quan hệ ở mức "đối tác chiến lược", thay vì là "đồng minh chiến lược" đúng nghĩa của nhau. Điều này có thể nhìn thấy dễ dàng qua ngôn ngữ, thái độ, phản ứng và những hợp tác lớn giữa hai phía trong suốt quá trình gần 20 năm bang giao. Có thể nói, tình trạng "bằng mặt mà không bằng lòng" này không dấu được công luận, cụ thể nhất là qua các tuyên bố, ngôn ngữ của những người lãnh đạo hai chính phủ mỗi khi có "vấn đề khác biệt" lớn về mặt nhân quyền, mà thực chất là từ quan điểm về cơ chế chính trị. Tuy nhiên cả hai phía vẫn phải tiếp tục kềm chế để duy trì sự hợp tác vì các quyền lợi thực tiễn đang có.
Tình trạng này không có gì đáng ngạc nhiên khi bản chất của hai chế độ chính trị là hoàn toàn khác biệt nhau, và khi những mâu thuẫn từ quá khứ chỉ mới được giải tỏa trên bề mặt. Nhưng vấn đề là cũng vì vậy, nó gây ảnh hưởng không tốt một cách trực tiếp đối với những người, tổ chức không may bị CSVN nghi ngờ là "tay sai" hay có "quan hệ đáng chú ý" với Hoa Kỳ.
Trong quá khứ, nhà cầm quyền CSVN luôn gắn liền các hoạt động kháng chiến, phục quốc sau 1975 với cơ quan tình báo "CIA", đặc biệt là đối với các tổ chức có xuất phát từ Mỹ. Trong hai thập niên qua, sự nghi ngờ đó vẫn không thay đổi đối với những người từ Mỹ trở lại Việt Nam đấu tranh; hay những người Việt Nam có cơ hội sang Mỹ và tiếp cận với các cơ quan công quyền, hiệp hội phi chính phủ có chủ trương vận động phát triển dân chủ ở các nước độc tài. Một tổ chức điển hình là Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) -- nơi mà Ls. Lê Quốc Quân đã có dịp tham dự một khóa học về vận động phát triển dân chủ. CSVN biết điều này và đã chuẩn bị hành động sách nhiễu.
Vào tháng 3/2007, ông bị nhà cầm quyền bắt giữ và cáo buộc đã có những hành động "nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", ngay sau khi vừa về nước. Trong sự kiện này, CSVN đã không nhượng bộ ngay lời kêu gọi của ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain, phản đối của nguyên ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright, cũng như biểu hiện ủng hộ của Đại sứ Michael Marine đối với Ls. Quân. Ông bị tạm giam 3 tháng, và sau khi được phóng thích, đã tiếp tục bị nhiều sự sách nhiễu nặng nề một cách liên tục cho đến khi bị bắt vào ngày 28/12/2013 với tội danh mới là "Trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự".
Trước phiên tòa phúc thẩm ngày 18/2/2014, một lần nữa, CSVN không nhượng bộ trước những kêu gọi, đòi hỏi phải trả tự do cho Ls. Lê Quốc Quân của hàng chục tổ chức nhân quyền quốc tế, đặc biệt là của Bộ Ngoại giao cùng nhiều vị dân cử Hoa Kỳ. Sự kiện điển hình vừa xảy ra, một lần nữa, chứng tỏ rằng CSVN rất cứng rắn trong lãnh vực chính trị, dù luôn cố gắng phát triển quan hệ kinh tế và quốc phòng với Hoa Kỳ. Họ chỉ thỉnh thoảng nhân nhượng khi có nhu cầu bắt buộc phải tạm thời nới lỏng thái độ để tìm giải pháp chung trong các ký kết có tầm vóc quốc gia. Một khi nhu cầu giai đoạn đã đạt được, họ trở lại thái độ chính trị độc đoán cố hữu.
Ngày 18/2/2014, Hà Nội đã y án sơ thẩm 30 tháng tù với Ls. Lê Quốc Quân và phản đối lời cảnh cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như bản lên án của 14 tổ chức nhân quyền nổi tiếng nhất thế giới. Điều này cho thấy Hà Nội vẫn tiếp tục con đường cai trị độc tài đã có và bất chấp quan điểm cũng như những khuyến nghị của thế giới. Như vậy, liệu khi bản án "trốn thuế" này chấm dứt, và chế độ đương quyền này vẫn tồn tại, thì Ls. Lê Quốc Quân sẽ tránh khỏi việc bị truy tố tiếp tục bởi tội danh "chống nhà nước" theo khoản 2 Điều 88 Bộ luật Hình sự, tương tự như trường hợp của Bogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay không?
Cho đến nay, CSVN vẫn luôn chứng tỏ là họ "nắm cái cán" trong các vấn đề liên quan đến "nhân quyền", và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chính sách mềm dẻo một cách bị động. Điều Hoa Kỳ có cố gắng là công khai yểm trợ sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam. Tiếc rằng với hoàn cảnh chính trị hiện nay, đa số quần chúng lao động vẫn còn bị giữ ở một khoảng cách khá xa với nỗ lực vận động của một số Bloggers đầy thiện chí. Nói rõ hơn, Xã hội Dân sự không thể phát triển tự nhiên và mạnh mẽ khi hai quyền tự do Ngôn luận và Lập hội vẫn bị nhà cầm quyền phủ nhận và nghiêm cấm. Chính sách của Hoa Kỳ chưa tạo được áp lực đối với CSVN, và cũng chưa thuyết phục được đa số nhân dân Việt Nam.
Tình trạng này cho thấy là chính phủ Hoa Kỳ cần phải có một chính sách hậu thuẫn dân chủ cho Việt Nam một cách thiết thực hơn là đường lối yểm trợ nhân quyền thụ động như đang có: Chỉ lên tiếng can thiệp mỗi khi có một nhà đấu tranh nổi tiếng nào đó bị bắt giam. Thái độ cục bộ này của chính phủ Hoa Kỳ chỉ an ủi cho một vài tù nhân chính trị được can thiệp, song không giúp được gì cho những người đấu tranh bí mật, hay công khai song không có tên tuổi lớn, không có khả năng viết lách, hùng biện... để được thế giới biết đến một cách rộng rãi. Chính sách hậu thuẫn dân chủ thiếu chủ động này cũng không thể giúp cho đại khối những người đang bị thống trị có điều kiện tự giải phóng lấy mình khỏi nạn độc tài. Hơn nữa, cho dù những lời kêu gọi của chính phủ, hiệp hội dân chủ Hoa Kỳ có đạt được kết quả nhờ vào các cơ hội trao đổi hiếm hoi nào đó, nó cũng không giúp giải quyết được nạn độc tài khi cái gốc của vấn đề là chế độ độc đảng vẫn tiếp tục cầm quyền. Tệ hại hơn nữa, những sự kiện "cải thiện nhân quyền" nửa vời như vậy còn giúp cho chế độ độc tài có thể tiếp tục cai trị dễ dàng hơn.
Mặt khác, với vai trò của một cường quốc, Hoa Kỳ cần có nhiều nỗ lực thiết thực hơn nữa để phục hồi uy tín và tái xác định vị trí lãnh đạo khối tự do trước cộng đồng thế giới, đặc biệt là Việt Nam -- nơi mà chính phủ Hoa Kỳ đã từng can thiệp bằng một chính sách thiếu tính tôn trọng quyền tự quyết của người Việt Nam ở nửa thế kỷ trước, và đã hoàn toàn thất hứa trong cam kết chiến lược với chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở 12 năm sau đó.
Đối với CSVN, đúng ra họ nên hiểu rằng, cho dù mỗi nước có chủ quyền, văn hóa và hoàn cảnh xã hội khác nhau song một khi đã tham gia vào sinh hoạt của cộng đồng thế giới, thì mỗi nước cũng phải chấp nhận những định chế chung về mặt tinh thần, cụ thể là ý nghĩa và vai trò của các công ước quốc tế mà nước CHXHCNVN đã chính thức ký kết. Phủ nhận những điều đã ký kết là nhà nước CHXHCNVN đã tự kết án chế độ trước công luận thế giới. Mặt khác, khi cố tình ngụy biện cho các hành động đàn áp đối lập bằng các định nghĩa lập dị về Dân chủ thì đó cũng là hình thức tự tách rời chế độ ra khỏi quan hệ liên lập với các nước có bang giao.
22-2-2014
Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
www.vidan.info

"Nếu tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm sẽ là liều thuốc phản tác dụng"

(Soha.vn) - Ông Cuông cho rằng, nếu tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm vào dịp tháng 5/2014 tới đây thì sẽ là liều thuốc phản tác dụng và không đem lại hiệu quả gì...

Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 21-2 đã kết luận là sẽ đề nghị Quốc hội tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014 đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn.

Việc tạm dừng này thực hiện theo ý kiến của Bộ Chính trị tại thông báo số 149 ngày 20-12-2013. Theo đó, Bộ Chính trị đề nghị tạm dừng tổ chức lấy phiếu tại kỳ họp đầu năm để tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị quyết 35 của Quốc hội.

Nên sửa thành tín nhiệm và không tín nhiệm.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa khóa 11 và 12 cho rằng, việc đề nghị Quốc hội tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014 là hoàn toàn đúng đắn.

Ông Lê Văn Cuông.
Ông Lê Văn Cuông.
"Theo tôi, việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp sắp tới là chính xác bởi vì, qua lần lấy phiếu năm 2013 đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp. Ngay khi có văn bản dự thảo về lấy phiếu tín nhiệm tôi đã từng trả lời và cho rằng, việc lấy phiếu rồi bỏ phiếu tạo ra sự nhiêu khê, đồng thời rộng quá, mang tính chất cào bằng tất cả các đối tượng do quốc hội bầu, phê chuẩn.
Chính vì thế, việc lấy phiếu sẽ không đạt được mục đích đề ra và dường như còn làm hạn chế tác dụng.

Thực tế, việc lấy phiếu tín nhiệm dư luận rất đồng tình, hoan nghênh. Tuy nhiên, sau đó, kết quả không phản ánh một cách rõ ràng, minh bạch về các đối tượng. Ví dụ, đối tượng bên cơ quan Quốc hội hay Hội đồng nhân dân thì số phiếu tín nhiệm đạt cao, trong khi, bên hành pháp, đặc biệt là các lĩnh vực có nhiều vấn đề nhạy cảm thì mức tín nhiệm thấp lại cao.

Điều đó, cũng thể hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không tạo nên được sự chuẩn xác.

Do vậy, nếu tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm vào dịp tháng 5/2014 tới đây thì sẽ là liều thuốc phản tác dụng và không đem lại hiệu quả gì, chưa kể đến sự nhàm chán, kéo theo làm giảm hiệu lực, uy tín của Quốc hội...", ông Cuông cho hay.

Về hình thức bỏ phiếu ở những lần tiếp sau, ông Cuôngnêu ý kiến: "Trong quá trình sửa chữa lại cho phù hợp, theo tôi nên bỏ ba mức như trước đây là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp thành tín nhiệm và không tín nhiệm.

Thêm vào đó, đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm, theo tôi, tốt nhất là chỉ nên dừng lại ở các chức danh thuộc Chính phủ còn các cơ quan lập pháp, tư pháp thì không lấy. Bởi lẽ, các cơ quan lập pháp, tư pháp làm việc theo chế độ tập thể chứ ít mang dấu ấn cá nhân nhiều như các Bộ trưởng hay Thủ tướng... 

Theo tôi cũng không nên dùng lấy phiếu tín nhiệm 2 năm rồi mới bỏ phiếu mà nên bỏ phiếu luôn hàng năm. Nếu như những đối tượng nào dưới 50% phiếu thì các cơ quan có trách nhiệm xem xét, trong trường hợp những lá phiếu không tín nhiệm đó khách quan, đúng, có những vấn đề cần phải thay thế, luân chuyển khỏi vị trí đó thì cần đưa ra Quốc hội để quyết.

Một điều nữa, tôi thấy cũng cần phải xem xét sửa đổi đó là, nếu có từ 5% số đại biểu quốc hội hoặc các cơ quan của quốc hội đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thì tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm chứ không nên là 20% bởi như thế thì đông và rất khó.

Và cũng có thể Quốc hội nên xem xét việc bỏ phiếu tín nhiệm ngay đối với chính các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ được chọn ra để chất vấn tại các kỳ họp.

Nếu làm được những điều như thế này, chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tăng cường lòng tin của cử tri đối với Quốc hội".

Sự trì hoãn cần thiết

Đồng quan điểm đó, nhà thơ Vũ Quần Phương, Nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa IX cũng bày tỏ, việc Quốc hội tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong năm 2014 là một sự trì hoãn cần thiết.

Nhà thơ Vũ Quần Phương, nguyên ĐBQH Khóa IX
Nhà thơ Vũ Quần Phương, nguyên ĐBQH Khóa IX

Nhà thơ Vũ Quần Phương phân tích: Việc Quốc hội tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm trong năm 2014 để sửa đổi các điều kiện thăm dò là hợp lý. Bởi việc thăm dò được thực hiện trong lần lấy phiếu tín nhiệm vừa qua không đưa lại được những dữ liệu phản ánh chính xác...

Thí dụ, cả ở ba tiêu chí được đưa ra trong lấy phiếu tín nhiệm là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Nghĩa là đều nằm trong diện tín nhiệm cả. Chắc đâu. Không ai lại thăm dò vơ vào như vậy cả mà theo tôi là nên để ra ba mức là tín nhiệm, không tín nhiệm và không có ý kiến. Phiếu trắng cũng là một thái độ của người tham gia bỏ phiếu.

Do đó, cần phải giao cho một bộ phận nghiên cứu để sửa chữa nhanh, sao cho khoa học, trung thực thuyết phục.

Mặt khác, khi đánh giá kết quả cần phải có cái nhìn biện chứng để rút ra những kết luận xác đáng, phản ánh đúng thực tiễn. Con số kết quả phụ thuộc vào bối cảnh thăm dò,đối tượng thăm dò...  (ví như bên lập pháp, tư pháp, hành pháp sẽ có những kết quả chênh lệch nhau đến giật mình mà chỉ do mức độ trực tiếp với người dân là khác nhau...Nhìn nhận sao cho thỏa đáng, khoa học thì mới có biện pháp sửa đổi phù hợp.

"Đây là một sự trì hoãn cần thiết, tuy nhiên, trì hoãn thôi chứ không nên tìm cách xóa bỏ lấy phiếu tín nhiệm. Xóa bỏ là thoái bộ, là không bản lĩnh trực diện cầm gương soi khuôn mặt của mình. Đây là một điều rất cần thiết để thấy, mức độ đánh giá của dân đối với những người lãnh đạo được Quốc hội bầu...", nhà thơ Vũ Quần Phương nhấn mạnh.
 

Ông Nguyễn Bá Thanh xuất hiện ở khu vực tang lễ Tướng Phạm Quý Ngọ

Sáng nay (23/2), nghi thức Lễ tang cấp cao của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ do Bộ Công an chủ trì được tổ chức tại Nhà Tang lễ Quốc gia.
Lễ tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ được tổ chức theo nghi lễ Lễ tang cấp cao, do Bộ Công an chủ trì.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 21 giờ 05 ngày 18/2 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do lâm bệnh nặng hiểm nghèo.
 
Lễ tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ được tổ chức theo nghi lễ Lễ tang cấp cao, do Bộ Công an chủ trì. Lễ viếng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ ngày 23/2 tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Các đoàn vào viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ:
Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm trưởng đoàn vào viếng.
Tiếp đến là đoàn do Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang dẫn đầu. Ngay sau đoàn viếng của Bộ trưởng Công an là đoàn viếng do Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm trưởng đoàn.
Đến dự lễ viếng còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên.
Các Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh cùng gia đình gửi vòng hoa đến viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Còn có lãnh đạo toàn thể các bộ, ban ngành Trung ương, Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố đến viếng Thượng tướng.
Ngoài ra người ta còn thấy ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TW xuất hiện ở khu vực tang lễ, nhưng không phát biểu gì với báo chí. Và ít lâu sau ông Nguyễn Bá Thanh cũng lặng lẽ rời khỏi khu vực này.
Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 11 giờ 10 phút cùng ngày. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sẽ được an táng tại quê nhà ở xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
(TTHN) 
 

Video: Tôi là người Ukraina, chúng tôi muốn tự do


Tôi là người Ukraine, sinh ra tại thành phố Kiev.

Bây giờ tôi đang đứng tại quảng trường Maidan, trung tâm thành phố của tôi. Tôi muốn cho quý vị biết lý do tại sao hàng ngàn người khắp nơi trên đất nước tôi đang xuống đường.

Chỉ có một LÝ DO. Họ muốn được TỰ DO thoát khỏi kẻ độc tài.
https://www.youtube.com/watch?v=lKAcn-i1Qgo
 
 Họ muốn được tự do thoát khỏi bọn làm chính trị chỉ biết vì quyền lợi của chính bản thân chúng nó. Chúng nó đã bắn giết, đánh đập gây thương tích dân lành để bảo vệ tiền bạc, nhà cửa và quyền hành của chúng.

Tôi muốn những người xuống đường tại đây có được nhân phẩm, lòng can đảm và sống một đời sống bình thường.

Chúng tôi là những con người văn minh, nhưng chính quyền chúng tôi là bọn man rợ.

Đất nước này không phải là Nga Sô.

Chúng tôi muốn có tòa án không tham nhũng.

Chúng tôi muốn có tự do.

Tôi biết có thể ngày mai chúng tôi không còn điện thoại, không còn internet, và chúng tôi sẽ cô đơn ở nơi này không ai biết đến, và có thể công an sẽ giết chúng tôi từng người một trong bóng đêm nơi này.

Đó là lý do lúc này tôi cầu mong quý vị giúp chúng tôi, giúp cho ý chí tự do ấp ủ trong tim chúng tôi, giúp cho ý chí tự do ấp ủ trong đầu chúng tôi. Và ngay bây giờ tôi yêu cầu quý vị giúp đỡ xây dựng nền tự do cho đất nước chúng tôi.

Quý vị có thể giúp chúng tôi kể lại câu chuyện này cho bạn bè chỉ bằng cách chia sẻ đoạn phim này. Xin hãy gởi video này, nói với bạn bè, gia đình, chính phủ của quý vị rằng quý vị đang ỦNG HỘ chúng tôi.
Theo Youtube

‘Cú sốc’ tỷ đô

 Là di sản văn hóa nhưng cầu Long Biên lại nằm trên tuyến đường sắt quốc gia kết hợp với đường sắt đô thị sắp hình thành; dưới sông, cầu bị xem là rào cản đối với tàu thuyền cỡ lớn. Cộng với yêu cầu giảm chi phí giải phóng mặt bằng, bảo tồn không gian kiến trúc, cây cầu lịch sử đang đứng trước sự thúc ép thay đổi để phát triển giao thương.
Cắt ngắn, di dời hoặc phá bỏ
Số phận cầu Long Biên đang được định đoạt theo 3 phương án vừa được Bộ GTVT đưa ra. Phương án 1 (ưu tiên lựa chọn) là xây cầu mới theo thiết kế hiện đại tại vị trí cầu Long Biên và chuyển 9 nhịp còn nguyên vẹn về phía thượng lưu, cách tim cầu cũ 85 m.
Chín nhịp cầu này được nối từ bờ phía quận Hoàn Kiếm ra bãi giữa sông Hồng để phục vụ du lịch. Đường ray giữa 9 nhịp cầu cũ này sẽ được trưng bày đầu máy tàu hỏa. Tại bãi giữa, xây dựng hai trận địa phòng không mô phỏng trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Với phương án này, cầu Long Biên được lưu giữ như một bảo tàng ngoài trời.
Phương án 2 là dỡ bỏ cầu cũ, xây cầu mới có kết cấu tương tự như cầu Long Biên nguyên bản do Pháp xây dựng trước đây nhưng mang công năng mới, phù hợp với nhu cầu giao thông trong tương lai.
Phương án 3 là xây dựng cầu mới bắt đầu từ tim cầu cũ phía quận Long Biên; khi đi sang gần bờ phía quận Hoàn Kiếm, cầu sẽ đi chếch so với tim cầu cũ 30 m; giữ nguyên 9 nhịp cầu Long Biên hiện tại.
Như vậy, cả ba phương án của Bộ GTVT đưa ra đều có tác động lớn đối với cầu Long Biên, bao gồm: Cắt ngắn, di dời (phương án 1), dỡ bỏ xây mới (phương án 2) hoặc cắt ngắn (phương án 3).
Ngáng đường sắt, cản đường sông
Muộn nhất là năm 1998, trong các quyết định của các bộ ngành, Chính phủ, dự án đường sắt Ngọc Hồi – Yên Viên (bao gồm cả cầu Long Biên) được xem là một trong những tuyến trọng yếu. Đặc biệt, trong quy hoạch xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, dự án Ngọc Hồi – Yên Viên là tuyến được đánh số 1, thể hiện tầm quan trọng của tuyến này.
Đây vừa là tuyến phục vụ vận tải đường sắt quốc gia (từ các tỉnh phía Nam ra Hà Nội và Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc) vừa là tuyến đường sắt đô thị giải quyết ách tắc giao thông hướng Đông Bắc – Tây Nam, một trong những trục quan trọng nhất của Hà Nội.
Thiết kế của tuyến đường sắt này được các cơ quan tư vấn nước ngoài thực hiện trong nhiều năm qua. Hướng tuyến cơ bản vẫn giữ như hiện nay, chỉ điều chỉnh cục bộ một số đoạn để giảm chi phí giải phóng mặt bằng.
Đến nay, tuyến đường này cơ bản được thiết kế với các thông số: Dài 28,6 km với 5 ga dùng chung cho đường sắt quốc gia và đô thị; 11 ga dùng riêng cho đường sắt đô thị. Đây cũng là tuyến trục, kết nối với các tuyến đường sắt đang và sẽ xây dựng trong tương lai. Theo tư vấn JETRO (Nhật Bản), tổng mức đầu tư của dự án ước tính là 19.553 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Dự án đã có các cam kết cho vay vốn ODA từ phía Nhật Bản.
Việc khởi công dự án được xác định ở nhiều mốc khác nhau nhưng liên tục bị đình hoãn do nhiều vướng mắc; đặc biệt là việc xử lý đoạn qua cầu Long Biên. Tại vị trí cầu Long Biên, các phương án trước đây đều thiết kế theo hướng xây cầu mới vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 30, 50, 100, 200m.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, vào tháng 10/2013, UBND TP Hà Nội đặt ra cho Bộ GTVT “đề bài” xây dựng phương án vượt sông Hồng tại vị trí cầu Long Biên hiện tại, không điều chỉnh hướng tuyến hai đầu cầu.
Nguyên nhân theo Thứ trưởng Đông là nhiều ý kiến cho rằng, việc thiết kế cây cầu mới gần cầu Long Biên làm tác động đến không gian kiến trúc xung quanh cầu cũ.
Một nguyên nhân khác cũng đang được đề cập là, nếu xây dựng cầu mới không đi trùng với cầu Long Biên, hướng tuyến hai đầu cầu thay đổi. Lúc đó, dự án phải giải phóng mặt bằng tại khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là khu vực phố cổ, phía quận Hoàn Kiếm.
Một tiêu chí khác được Bộ GTVT đưa ra trong 3 phương án trên là “xử lý” độ thông thuyền (khoảng trống dưới cầu cho tàu thuyền qua lại) tại vị trí cầu Long Biên. Độ thông thuyền được đặt ra tại vị trí này là cấp 2 (khoảng trống từ mặt sông đến gầm cầu lúc lũ cao nhất là 9 m).
Ông Trần Văn Cừu, Cục trưởng Đường thủy Việt Nam cho biết, cầu Long Biên là điểm nghẽn lớn nhất của vận tải thủy trên sông sông Hồng – luồng tàu quan trọng nhất miền Bắc hiện nay. Lũ cấp 3, thông thuyền tại đây còn chưa đến 4m.
Ngoài ra, dự án cải tạo chỉnh trị sông Hồng (WB6) trị giá 200 triệu USD đang được thực hiện để đón các tàu có trọng tải 1.000 tấn vào cảng Hà Nội và vào sâu trong nội địa, lên các tỉnh phía Bắc. Nếu không nâng cao cầu Long Biên, dự án không thể phát huy hiệu qua.
THEO TIỀN PHONG

Buôn bán chưa bao giờ khó như hiện nay

Đã qua rằm tháng Giêng nhưng sức mua ở các chợ trên địa bàn TP.HCM giảm sâu đến không ngờ. Dịch cúm gia cầm lại bùng phát khiến nhiều tiểu thương méo mặt. Chưa bao giờ việc buôn bán, làm ăn khó khăn như hiện nay. Rau củ dồn ứ
Câu chuyện sau Tết giá nông sản, thực phẩm tươi sống không tăng đã thấy lạ, nhưng nay giá các mặt hàng này tại chợ đã giảm 50-70% vẫn không thể bán được. Việc này khiến nhiều tiểu thương khóc ròng với lượng hàng nhập về vẫn còn nguyên. Thậm chí ngay cả khi bước vào mùa chay thì giá rau củ vẫn theo một xu hướng giảm.
Theo nhiều tiểu thương, thời điểm sau Tết, giá một số mặt hàng như bắp cải, củ cải, cải xanh, xà lách… có sụt chút đỉnh nhưng “còn kiếm ăn được”. Nhưng những ngày tiếp theo giá rau rẻ như bèo, “vừa bán vừa cho” mà người mua cũng không đáng bao nhiêu. Tại nhiều chợ, bắp cải, khổ qua, đậu que, dưa leo… được rao “bán xổ 10.000 đồng 3 ký, mại dô mại dô”.
Trước Tết, giá bắp cải dao động ở mức hơn 8.000 đồng/kg hiện chỉ còn 3.000 đồng/kg, giá các loại như rau muống, rau thơm,… cũng đã giảm nửa giá. Củ cải trắng, củ cải đỏ hiện chỉ còn từ 3.000- 5.000 đồng/kg; khổ qua, cà chua chỉ còn 3.000 đồng/kg; dưa leo chỉ còn 2.000- 3.000 đồng/kg.
Tại các chợ đầu mối, tình hình còn thê thảm hơn. Ở chợ đầu mối Hóc Môn, nhiều mặt hàng như dưa leo, bầu, bí… giá cũng rẻ không ngờ. Một giỏ cà chua 28kg giá chỉ 30.000 đồng. “Lúc trước bán 17-18 tấn mỗi ngày, giờ chỉ còn 6 tấn. Có ngày tụi tui phải đem 7-8 tấn dưa leo, đậu que, bầu, bí… mang đi cho từ thiện. Dưa leo 500 đồng/ký mà cũng không ai mua”.
Nhiều tiểu thương khác cũng cho biết, do đã ký hợp đồng bao tiêu từ trước, vì vậy nhà vườn trồng tới thời điểm thu hoạch vẫn phải nhập về. Nhưng năm nay sức mua bỗng dưng sụt giảm nhanh đến không ngờ. Mặc dù đều là những mặt hàng thực phẩm thiết yếu mà lượng bán cả ngày cũng chỉ được khoảng 1/5 số hàng nhập về. Rau củ tràn ngập chợ nhưng không bán được, lượng hàng cứ dồn ứ ngày này qua ngày khác, thậm chí còn phải mang đi cho nhiều nơi.
Gia cầm ế ẩm
Trong khi các mặt hàng rau, củ, quả dội chợ vì hàng nhiều người mua ít thì thịt gia cầm còn thê thảm hơn vì dịch cúm đang lan rộng. Người tiêu dùng cảnh giác với tất cả các loại thịt gia cầm nên lượng bán không cải thiện được bao nhiêu. Không chỉ ở các chợ lẻ mà ngay cả chợ đầu mối nông sản cũng không thể tiêu thụ nhanh thịt gia cầm.
Mới đây ông Dương Anh Dũng, Phó giám đốc quản lý chợ đầu mối Bình Điền cho biết, lượng thịt gia cầm tiêu thụ tại chợ này hằng đêm chỉ còn khoảng 800 kg, mặc dù lượng thịt này đã được Cục Thú y Long An kiểm định chất lượng.
Trong khi đó, chị Huế – tiểu thương bán thịt gà tại chợ Gò Vấp nói rằng: “Hiện tại giá gà vịt không có biến động, giá gà công nghiệp nguyên con tại chợ vẫn chỉ ở mức 40.000 đồng/kg. Những ngày sau Tết hầu như chẳng có ai mua nên đành phải nghỉ bán, đến nay mở bán lại càng buồn hơn vì ngồi cả ngày chẳng có ai mua. Mỗi ngày bày bán khoảng 15 kg thịt già mà bán cũng không hết.”
Đối với những người bán gà sống tại các chợ, như chợ Căn cứ 26, Chợ Cầu (Gò Vấp)… cũng ngao ngán, sáng chở gà đi chiều chở gà về chứ không thể bán được hàng.
Chị Hoa, một người bán gà sống chợ Cầu, Gò Vấp cho biết, trước đây mỗi buổi sáng chị bán khoảng 20 con gà nhưng vài ngày gần đây có khi cả buổi sáng chỉ bán được vài con. khoảng gần một tuần nay, số gà bán ra mỗi ngày giảm khoảng 50%. Có thể do người dân nghe thông tin về dịch cúm gia cầm đang bùng phát nên chuyển sang mua thịt gà đông lạnh ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Ngay cả mặt hàng trứng gia cầm cũng bị “dội chợ” vì thông tin dịch cúm gia cầm đang lan rộng. Chị Thoa, kinh doanh trứng gia cầm tại chợ Gò Vấp cho biết mấy ngày gần đây lượng tiêu thụ trứng gà giảm mạnh. Mặc dù trứng gà bán ra được đóng gói kiểm định, nhưng người mua vẫn thờ ơ.
Tình trạng dư thừa hàng hóa rau củ, thịt tươi sống, thủy sản hầu như ngày nào cũng có ở chợ. Nhiều bà nội trợ cho biết chưa khi nào gặp cảnh giá rau củ, thực phẩm rẻ như lúc này, đây là tình trạng hiếm gặp trong nhiều năm nay. Tuy nhiên tiểu thương ở hầu hết các chợ đang sốc với sức mua quá èo uột, trong khi đã tìm mọi cách giảm giá bán hàng.
THEO VIETNAMNET

Ranh giới đúng-sai?


Vừa qua, một số vụ án lớn được đưa ra xét xử đã để lại những vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh và giới DN phải suy xét, ngẫm nghĩ.
Đơn cử, kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) không phải chịu trách nhiệm với khoản tiền hàng nghìn tỷ đồng mà khách hàng đã gửi vào ngân hàng. Đại diện ngân hàng này đưa ra nhiều lý do để ngân hàng không phải chịu trách nhiệm như khách hàng đã giao dịch bên ngoài trụ sở VietinBank, khách hàng không quản lý được thẻ tiết kiệm, khách hàng phải tự theo dõi, quản lý toàn bộ tài khoản của chính mình, ngân hàng không có trách nhiệm quản lý tài khoản của khách hàng, số dư tài khoản do khách hàng quản lý còn tiền mặt ngân hàng mới quản lý…
Hiện nay, các ngân hàng có xu hướng mở rộng các tiện ích, có những dịch vụ được thực hiện ngay tại tư gia của khách hàng, có những dịch vụ trực tuyến… Như vậy, tiền gửi của DN, cá nhân sẽ được pháp luật bảo hộ tới đâu? Hành vi của các bên tham gia giao dịch được đánh giá đúng sai đến đâu? Đây là vấn đề cần làm rõ.
Một vấn đề khác là hành vi kinh doanh trái phép trong vụ Nguyễn Đức Kiên, tức bầu Kiên. Ông Kiên bị buộc tội sử dụng các pháp nhân để kinh doanh trái phép, đầu tư tài chính, mua cổ phần và góp vốn vào công ty khác mà không được cấp phép ngành nghề kinh doanh đầu tư tài chính, với số tiền lên tới hơn 20 nghìn tỷ đồng. Thực tế, rất nhiều DN hiện nay có đầu tư tài chính, có mua cổ phần, có góp vốn vào DN khác như là một phần của hoạt động liên doanh, liên kết trong kinh doanh mà không phải là đầu tư tài chính. Vậy cần nhìn nhận các hoạt động này ra sao?
Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico, người đã nhận lời bào chữa, bảo vệ trong 3 đại án gồm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án Nguyễn Đức Kiên, vụ án VDB Đắc Nông – Đắc Lắc (Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắc Nông- Đắc Lắc) cho rằng, nếu ranh giới pháp lý này không được trả lời rõ thì sẽ tạo tâm lý hoang mang, e dè, gây tác động không tốt cho cộng đồng DN.
Cho đến hiện nay, 10 đại án của năm 2013 vẫn chưa có kết quả cuối cùng, có đại án mới xử xong sơ thẩm, có đại án vẫn còn đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Các đại án đều để lại những hậu quả xấu của nền kinh tế và sở dĩ gọi là đại án vì các vụ án này đều có quy mô lớn, vừa về tài chính, vừa về tác động đến tâm lý đời sống, an sinh xã hội.
Cách đây vài năm là thời kỳ bùng nổ của sự đa dạng nhu cầu kinh doanh. Áp lực thanh khoản, nhu cầu nguồn vốn, cơ hội lợi nhuận, đi kèm với những lúng túng của hệ thống quản trị rủi ro, pháp luật đã khiến cho nhiều hoạt động, nhiều ý tưởng kinh doanh, trong đó có cả những ý đồ cơ hội phi đạo lý diễn ra và tại thời điểm đó, dường như mọi thứ là tất nhiên, là bình thường? Nhưng khi nền kinh tế khó khăn, kết quả kinh doanh không thuận lợi, phát sinh thua lỗ, không trả được nợ nần, thì vấn đề đúng, sai, trách nhiệm pháp lý được đặt ra và nhiều cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự, thậm chí ở mức cao nhất là tử hình.
Theo Luật sư Trần Minh Hải, quá trình xét xử các đại án này sẽ còn nhiều diễn biến nhưng tác động lớn đến sự quan tâm của cộng đồng DN là vấn đề ranh giới đúng, sai về mặt pháp lý cần làm rõ để đem lại sự an tâm cho DN khi triển khai các hoạt động kinh doanh. Không chỉ thế, việc làm rõ ranh giới đúng sai còn có giá trị đối với vấn đề phòng ngừa tội phạm. “Khi phòng ngừa chung thì phải hướng tới mục tiêu cụ thể gồm các loại tội phạm tham nhũng, tội phạm lừa đảo, tội vi phạm quy định quản lý kinh tế của Nhà nước… Vậy quy định pháp lý như hiện nay đã chuẩn chưa? Có vấn đề gì cần thay đổi, sửa chữa? Đây là những điều dư luận quan tâm hơn là mức án” – Luật sư Trần Minh Hải nói.
Ngoài ra, theo Luật sư Hải, trong kinh doanh, yếu tố sáng tạo, mạo hiểm, khai thác, mở rộng là yếu tố quan trọng và đưa sản xuất, thương mại đi lên, tạo ra doanh thu, của cải cho xã hội. Suy cho cùng, sự phòng ngừa, quản lý hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết, nhưng nó nên là các giới hạn, hạn mức phù hợp, ngăn chặn những hoạt động lạm dụng cơ hội, không lường đến khả năng quản trị rủi ro, bất thường trong khả năng quản lý hậu quả kinh doanh. Sự phòng ngừa đó nên được biến chuyển thành những quy định pháp luật cụ thể tạo nên một hành lang pháp lý rõ ràng cho cộng đồng DN hoạt động.
THEO HẢI QUAN

Những mánh khóe ép khách khi đáo nợ ngân hàng của nhân viên tín dụng


Nhiều nhân viên ngân hàng đã trục lợi bằng cách tư vấn cho khách hàng tìm đến tín dụng đen để tất toán khoản vay. (Ảnh minh họa)
Anh Đăng, chủ cơ sở kinh doanh đồ nhựa đang loay hoay với khoản vay 400 triệu sau vài ngày nữa sẽ đáo hạn ngân hàng. Chưa xoay ra tiền mặt trả nợ mà lại vẫn muốn vay lại khoản vay đó để tiếp tục có vốn kinh doanh. Nhân viên ngân hàng T gợi ý anh Đăng tìm tới tín dụng đen để tất toán khoản vay cũ của ngân hàng, sau đó vài hôm sẽ giải ngân khoản vay mới…
Gợi ý tín dụng đen
Đầu tháng ba sẽ là ngày đáo hạn cho khoản vay một năm của anh Đăng với ngân hàng T. Khoản vay của anh Đăng đã trả lãi hàng tháng, cuối kỳ một năm sẽ phải tất toán tiền vay gốc. Trước đấy cả tuần, anh Đăng kiểm tra lại sổ sách tài chính thì phải tới đầu tháng tư các khoản tiền theo đơn hàng mới về tới cửa hàng.
Hỏi vay bạn bè người thì không có sẵn, người thì phải đợi hai tuần. Đang quá đau đầu với khoản vay thì anh Đăng nhận được cuộc hẹn tại quán càphê của nhân viên ngân hàng.
Tại đây, anh Đăng lại bị nhân viên thúc giục khoản vay ngắn hạn của mình. Nhân viên ngân hàng nói nếu không tất toán được khoản vay, hồ sơ của anh Đăng sẽ bị xếp vào nợ xấu, nên sau này muốn đi vay ngân hàng nào cũng rất khó.
Đang ở thế chịu trận, anh Đăng hỏi nhân viên ngân hàng có thể thế chấp thêm ngôi nhà khác để vay khoản khác rồi lấy số tiền đó tất toán khoản vay cũ. Tư vấn cho anh Đăng về cách thoát hiểm này, nhân viên ngân hàng nói: “Cũng được anh ạ. Nhưng để giải ngân khoản vay mới thì thủ tục như định giá tài sản thế chấp, rồi mục đích vay vốn thời gian phải mất cả tháng.
Ngoài ra để làm khoản vay mới đó anh phải chứng minh thêm năng lực tài chính. Cái mình cần bây giờ là tiền luôn, có tiền tất toán chỉ sau hai hôm anh cần thì bọn em lại giải ngân cho anh vay tiếp”
Sau cuộc càphê mất gần buổi sáng vẫn không tìm ra cách gì giải quyết thì đến tối nhân viên ngân hàng gọi lại bảo là “đã có cách, nhưng anh phải chịu thiệt chút”. Theo đó, người của ngân hàng giới thiệu cho anh Đăng dịch vụ đáo hạn với khoản vay nóng vào khoảng 1% lãi suất/ ngày.
Làm thử phép tính, anh Đăng thấy cần vay 400 triệu đồng, với 1% lãi suất/ngày thì trong 4 ngày anh Đăng phải 16 triệu đồng.
“Thực ra tôi biết nhân viên ngân hàng và tín đụng đen móc ngoặc với nhau. Nhưng lúc đó mình cần tiền giải quyết cho xong nên đành cắn răng vậy”, anh Đăng nói.
“Bắt thóp nhau”
Theo anh Dương Đức Hồng nhân viên ngân hàng Bảo Việt tại phố Bạch Mai (Hà Nội), với các hộ kinh doanh nhỏ, để đảm bảo sự an toàn, Ngân hàng thường áp dụng hình thức 1 năm đáo hạn 1 lần. Đến thời điểm đáo hạn, căn cứ trên kết quả kinh doanh, Ngân hàng sẽ quyết định có tiếp tục giải ngân cho vay tiếp không. Tại thời điểm đáo hạn, người vay phải nộp trả toàn bộ tiền vay cùng tiền lãi của năm đó.
Nếu các hộ kinh doanh làm ăn không hiệu quả thì việc ngừng cho vay là hợp lý. Tuy nhiên, thực tế, chính lúc này các nhân viên tín dụng lại “cò quay” để ép cả những người đang làm ăn tốt.
Khi tôi dẫn lại trường hợp của anh Đăng đã kể trên, anh Hồng nhận định: “Với trường hợp này, nếu nhân viên làm nghiêm túc nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra chứng minh tài chính của khách hàng. Nếu thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ thì sẽ gia hạn”.
“Có thể tiền khoản vay đang được mang vào kinh doanh để sinh lời. Bởi vậy đến khi đáo hạn, khi nguồn tiền mang đi kinh doanh chưa về thì khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Khi đó nhân viên ngân hàng sẽ gợi ý này nọ”, anh Hồng nói.
Tuy nhiên, theo anh Hồng trong nhiều trường hợp nhân viên ngân hàng thừa biết khách hàng của mình có khả năng thanh toán nợ nhưng thấy khách hàng đang bí bách tiền mặt vào thời điểm đáo hạn nên thường vòi vĩnh.
“Họ không nói rõ ra nhưng ai cũng hiểu. Ví dụ như họ nói khoản vay của anh muốn gia hạn cũng được thôi nhưng chờ em xin ý kiến sếp đã. Hoặc, đợt này bên em đang làm căng, khoản vay của anh khó gia hạn lắm..” – anh Hồng nói.
Theo anh Hồng, khách hàng là dân kinh doanh nhỏ lẻ đi vay ngân hàng có hai cái sợ là: sợ mất tài sản thế chấp và sợ bị kê vào hồ sơ xấu thì sẽ khó được vay tiếp tại các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, cũng theo anh Hồng, việc gây khó dễ này là hoàn toàn mang tính cá nhân của các nhân viên tín dụng. Do đó, nếu các khách hàng cần chú ý những chi tiết trong hợp đồng vay như thời điểm đáo hạn, thời gian xét duyệt đáo hạn… để hạn chế tối đa sự “cò quay” của nhân viên tín dụng. Trong một số trường hợp nhất định, cần phải thông tin tới lãnh đạo ngân hàng để xem xét giải quyết và xử lý nhân viên tín dụng có dấu hiệu “cò quay” khách hàng.
Dịch vụ đáo hạn ngân hàng: Vay 500 triệu lãi 25 triệu/10 ngày.
Khảo sát của PV, tại Hà Nội xuất hiện hàng trăm địa chỉ dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Các dịch vụ tín dụng đen này thường được các nhân viên ngân hàng mở ra để làm thêm.
Về thủ tục cũng rất đơn giản chỉ cần bản photocopy hồ sơ vay ngân hàng và các giấy tờ phô tô tài sản thế chấp khác như sổ đỏ, đăng ký xe ô tô. Các dịch vụ cho vay này thường có thời hạn 10 ngày đến một tháng.
Trong vai người muốn đi vay để đáo hạn ngân hàng 500 triệu đồng, PV được giới thiệu gói đáo hạn tối thiểu 10 ngày với số tiền lãi trọn gói 25 triệu đồng. “Tối thiểu bọn em là 10 ngày, hỏi khắp Hà Nội thì 5 ngày không ai làm cả.
Anh chỉ cần photocopy cho em hồ sơ vay ngân hàng, photocopy sổ đỏ ngôi nhà rồi anh viết cho bọn em giấy viết tay vay nợ là bọn em giải ngân 500 triệu luôn”, người làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng tên Thạch nói.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Vẫn còn bong bong bất động sản

Nhận định về thị trường bất động sản, ông Trần Du Lịch cho rằng, cần đánh giá rõ giá đất còn bong bóng hay không. Theo ông vẫn chưa hết bong bong bất động sản. Vì thế Ngân hàng Nhà nước cần có kỷ luật, mọi thế chấp bất động sản đã được nâng giá bao nhiêu không cần biết, nhưng nợ đáo hạn phải đem phát mãi công khai. Động tác này sẽ kéo giá đất xuống, không kéo giá đất xuống thì nhà ở xã hội vô nghĩa. Bất động sản gồm 3 thị trường, một là thị trường mua bán chuyển nhượng, hai là cho thuê và ba là thị trường thế chấp. Ba thị trường này phải đồng bộ. Hiện dường như thị trường thế chấp nghẽn, thị trường cho thuê không gắn với thị trường chuyển nhượng. Đây là một thị trường méo mó và phải xử lý bằng hệ thống chính sách.
Cũng tại hội thảo Kinh tế Việt Nam 2014 do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại TPHCM sáng 21/02, đại diện CBRE dự báo, quay vòng vốn sẽ là chìa khóa thành công trong năm 2014. Cần quan tâm đến chi phí cơ hội và các chủ đầu tư sẽ không muốn bỏ lỡ những cơ hội đầu tư xuất hiện trong năm 2014, do đó sẽ đưa ra những điều khoản ngày càng hấp dẫn cũng như mức giá ưu đãi hơn nhằm giải quyết hàng tồn.
Những giao dịch nổi bật nhất trong năm nay sẽ xoay quanh giao dịch đất, nhưng đừng quá trông đợi vào các khu đất vàng ở quận 1,TPHCM.
Mặc dù có thể không bao giờ ngờ tới nhưng dòng vốn từ Trung Quốc sẽ là nguồn tài trợ lớn nhất của các giao dịch bất động sản.
Việt Nam chứng kiến các công ty bất động sản bỏ niêm yết trên thị trường chứng khoán do các nhà đầu tư muốn chia nhỏ tài sản bất động sản để tìm kiếm cơ hội khác với các tài sản này.
Thanh Nụ ghi
THEO VIETSTOCK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét