Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Ngày 23/2/2014 - VN học được gì từ biến cố ở Ukraine?- Đầu năm Ngọ, Ngựa quý chết thảm

  • Obama công khai ủng hộ đấu tranh bảo vệ văn hóa Tây Tạng (RFI) - Bất chấp các phản ứng dữ dội được dự báo trước từ phía Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm qua, 21/02/2014 đã tiếp đón lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng– Đức Đạt Lai Lạt Ma– tại Nhà Trắng. Cuộc gặp đã diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ, trong đóông Obama đã tái khẳng định hậu thuẫn của Mỹ đối với cuộc đấu tranh của người Tây Tạng nhằm bảo vệ tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của mình.
  • Công an Đồng Tháp (RFI) - Hôm qua, 21/02/2014, sau 10 ngày bị tạm giữ, có tin bà Bùi Thị Minh Hằng, cùng hai người có mặt trong chuyến thăm gia đình cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, bị công an tỉnh Đồng Tháp, ra quyết định khởi tố. Trả lời RFI hôm nay,ông Nguyễn Bắc Truyển (Sài Gòn) cho biết cụ thể sự việc.
  • Đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương khai mạc (RFI) - Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực ChâuÁ Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
  • Bà Bùi Thị Minh Hằng sắp bị khởi tố? (BBC) - Gia đình nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng nói Công an sắp khởi tố bà vì 'tội gây rối, làm mất trật tự giao thông' theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự.
  • Giám đốc Sở An ninh Bắc Kinh bị bắt (RFI) - Hôm qua, 21/02/2014, theo báo New York Times, Giám đốc Sở An ninh thủ đô Trung Quốc,ông Lương Khắc (Liang Ke), chính thức bị bắt. Diễn biến này được coi là một bước mới trong chiến dịch lớn của Chủ tịch Trung Quốc nhắm vào cựu lãnh đạo an ninh Chu Vĩnh Khang.
  • Nhật xóa bỏ nhận xét hữu hảo về Trung Quốc trong tài liệu ODA (RFI) - Thái độ không khoan nhượng của Nhật Bản đối với Trung Quốc ngày càng được thể hiện rõ nét trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng lấn lướt và khiêu khích Nhật Bản để đòi chủ quyền quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo kiểm soát, nhưng bị Bắc Kinh cho là của họ.
  • Trung Quốc không thể tấn công “chớp nhoáng” Nhật? (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Lầu Năm Góc ngày 21-2 xem nhẹ cảnh báo của Đại úy Hải quân James Fanell về khả năng Trung Quốc đang huấn luyện lực lượng để mở cuộc chiến “ngắn, gọn” với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
  • Philippines sẽ mua 12 chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc (RFI) - Theo tiết lộ của một quan chức quốc phòng Philippines vào hôm qua, 21/02/2014, không quân nước này sắp có thêm một phi đội gồm 12 chiến đấu cơ siêu thanh loại FA- 50 của Hàn Quốc. Thỏa thuận trị giá hơn 400 triệu đô la (422 triệu) giữa hai nước đã được đúc kết xong và hợp đồng sẽ được ký kết trước ngày 15 tháng Ba tới đây.
  • Ukraine: Người biểu tình không lùi bước (BBC) - Hàng nghìn người biểu tình tiếp tục trụ lại trung tâm thủ đô Kiev, Ukraine, bất chấp thỏa thuận vừa được ký kết giữa chính phủ và các lãnh đạo phe đối lập.
  • Quốc hội Ukraina quyết định trả tự do cho nhà đối lập Timochenko (RFI) - Chưa đầy một ngày sau khi thoả thuận giữa các đại diện ngoại giao của Liên hiệp châuÂu, của đối lập Ukraina và chính quyền của Tổng thống Ianoukovitch được ký. Hôm nay 22/01/2014, Quốc hội Ukraina đã bỏ phiếu thông qua quyết định trả tự do"ngay lập tức" nhà đối lập Ioulia Timochenko, đang bị giam giữ vớián tù 7 năm.
  • Tân chính phủ Ý bị dư luận cho là « thiếu kinh nghiệm » (RFI) - Hôm nay 22/02/2014, tân Thủ tướngÝ Matteo Renzi, 39 tuổi, tuyên thệ nhậm chức cùng với các bộ trưởng trong chính phủ mới. Chính phủ mới với 16 bộ trưởng bao gồm một nửa là phụ nữ và là chính phủ có tuổi đời trung bình thấp nhất kể từ sau Thế chiến Hai. Thế nhưng, trong công luậnÝ có rất nhiều hoài nghi về triển vọng thay đổi chính phủ giữa chừng này sẽ« mang lại lòng tin» cho xã hội, như điều mà tân Thủ tướng khẳng định.
  • G20 quan ngại về sự bất ổn tại các nền kinh tế mới trỗi dậy (RFI) - Rất xa Kiev và Sotchi, cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc các ngân hàng trung ương của nhóm nước G20 đã chính thức bắt đầu vào hôm nay ngày 22/2/2014 tại Sydney,Úc. Trong hai ngày cuối tuần này, các bộ trưởng sẽ trải qua một hình thức đối đầu khác mà cuộc khủng hoảng tại các nước mới trỗi dậy chính là tâm điểm tranh luận tại Hội nghị G20.
  • Biểu tình ở Nhật và Hàn Quốc về tranh chấp biển đảo (RFI) - Hôm nay, 22/02/2014, tại tỉnh lỵ Shimane (miền tây nam Nhật Bản) và thủ đô Seoul, Hàn Quốc, đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình liên quan đến quần đảo Dokdo hiện do Hàn Quốc quản lý, mà Nhật Bản đòi chủ quyền với tên gọi Takashima.
  • Bình Nhưỡng phản bác báo cáo nhân quyền LHQ (RFI) - Theo hãng tin Reuters, hôm nay 22/2/2014, Bắc Triều Tiên đã lên tiếng bác bỏ các kết luật của bản báo cáo về tình hình nhân quyền, theo đó chế độ Bình Nhưỡng bị tố cáo phạm tộiác chống nhân loại. Bình Nhưỡng cho rằng bản báo cáo là một chuỗi« dối trá và bịa đặt bắt nguồn từ các thế lực thù địch và những kẻ vô lại».
  • Kết thúc hội ngộ thân nhân Nam – Bắc Hàn (RFA) - Một cuộc hội ngộ mới nhất của những gia đình bị ly tán từ thời chiến tranh Triều Tiên kết thúc hồi hôm qua. Đó là ngày thứ ba và là ngày cuối của đợt hội ngộ được hai chính quyền Bình Nhưỡng và Seoul đồng ý cho tiến hành.
  • Người Nhật kỷ niệm tuyên bố chủ quyền Takeshima (RFA) - Tại Nhật Bản, hôm qua chừng 500 người tập trung kỷ niệm tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với những đảo nhỏ mà phía Hàn Quốc đang kiểm soát. Đó là cụm đảo mà phía Nhật gọi tên là Takeshima và Hàn Quốc gọi là Dokdo.
  • Giá xăng tăng tối đa 307 đồng/lít (RFA) - Giá xăng dầu tại Việt Nam tăng vào lúc 8 giờ tối hôm 21 tháng 2 theo quyết định của liên bộ Tài chính- Công thương. Theo đó giá xăng tăng tối đa 307 đồng/lít, giá đầu diesel tăng tối đa 247 đồng/lít, giá dầu hỏa tăng tối đa 237 đồng/lít và dầu madut tăng tối đa 204 đồng/lít.
  • Mỹ lạc quan về những trao đổi quân sự với Trung Quốc (RFA) - Hôm nay (22/2), tướng Ray Odierno, tham mưu trưởng lục quân Hoa Kỳ lên tiếng với báo giới tại Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ lạc quan về những trao đổi quân sự với Trung Quốc và mong muốn có quan hệ sâu đậm hơn để giảm thiểu mối nguy, tính toán sai lệch về nhau.
  • TQ cáo buộc Mỹ can thiệp công việc nội bộ (RFA) - Trung Quốc hôm nay lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Hoa Lục sau khi tổng thống Barack Obama vào chiều hôm qua (theo giờ miền đông nước Mỹ) đã tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng.
  • Những nét cọ mùa Xuân (RFA) - Tranh của họa sĩ Lê Văn Hưởng không nhiều tuy anh bắt đầu vẽ từ những năm 60. Tốt nghiệp Mỹ thuật Gia Đình năm 1966 và sau đó bỏ cọ xuống gia nhập vào quân đội khiến anh không còn dịp vẽ nữa. Tám năm sau, Lê Văn Hưởng cùng với đồng đội buông súng cùng những ước mơ trai trẻ để vào trại cải tạo học tập những điều không liên quan chút nào tới hội họa.
  • Nàng vượn bạch – Bạch Viên Thanh Nga (RFA) - Năm 1972 đài truyền hình cho phát vở tuồng Bạch Viên Tôn Các, với hai vai chánh: Thanh Sang (vai Tôn Các), và Thanh Nga (vai Bạch Viên). Khán giả khen đáo để, và nhiều người muốn đài phát lần nữa, bởi đây là vở tuồng thuộc loại “tuồng Tiên tuồng Phật” mà kể từ ngày Việt Nam có truyền hình (1967) chưa bao giờ phát hình loại tuồng này.
  • “ADIZ trên Biển Đông là tối quan trọng với Trung Quốc” (BaoMoi) - (Petrotimes) – Việc thiết lập một “vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông là rất quan trọng đối với Trung Quốc trong dài hạn, Đại tá Li Jie, một chuyên gia của Học viện Hải quân Trung Quốc khẳng định hôm 21/2.
  • Đông Nam Á mua tàu ngầm thể hiện với ai? (BaoMoi) - (Bình luận quân sự) - Chiếc tàu ngầm Kilo thứ hai của Việt Nam đang trên đường về nước, Indonesia bắt đầu hợp tác chế tạo tàu ngầm với Hàn Quốc, Thái Lan thành lập bộ chỉ huy tàu ngầm... Vì đâu Đông Nam Á bước vào cuộc chạy đua này?
  • Hội thảo quốc tế về biển Đông và biển Hoa Đông (BaoMoi) - (VTV Online) - Ngày 21/2, tại thành phố Kyoto, Nhật Bản, Viện nghiên cứu các vấn đề thế giới thuộc trường đại học công nghiệp Kyoto đã tổ chức hội thảo quốc tế về biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Philippines sẽ bảo vệ ngư dân ở mức cao nhất (BaoMoi) - ANTĐ - Tướng Emmanuel Baustita (ảnh), Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines ngày 20-2 cam kết bảo vệ ngư dân nước này trước bất kỳ hành động hăm dọa nào của Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Mỹ giảm nhẹ đánh giá Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh với Nhật Bản (BaoMoi) - ANTĐ - Trước đánh giá của một sĩ quan tình báo cấp cao thuộc Hải quân Mỹ rằng Trung Quốc đang huấn luyện các lực lượng quân sự để sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Nhật Bản ở khu vực Biển Hoa Đông liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Lầu Năm Góc đã phủ nhận và giảm thiểu tầm quan trọng của tuyên bố này.
  • Lầu Năm Góc phủ nhận đánh giá tình báo về Trung Quốc (BaoMoi) - TP - Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 20/2 phủ nhận đánh giá của quan chức tình báo cao cấp của Hải quân Mỹ được đưa ra tại một diễn đàn mở rằng, Trung Quốc đang đào tạo lực lượng có khả năng thực hiện một cuộc chiến “nhanh gọn, sắc bén” với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
  • Mỹ giảm nhẹ nhận định về chiến tranh Trung - Nhật (BaoMoi) - Hôm qua, Lầu Năm Góc ra tuyên bố giảm nhẹ ý nghĩa của việc một sĩ quan tình báo hải quân Mỹ cấp cao cho rằng Trung Quốc đang huấn luyện lực lượng cho một cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Truy tố một điều tra viên trong chuyên án Năm Cam

TT - Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can đối với ông Nguyễn Tuyến Dũng (41 tuổi, trú tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) - nguyên điều tra viên cao cấp Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, điều tra viên chuyên án Năm Cam - về hành vi “lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.
 
Ông Nguyễn Văn Nên (trái) trong dịp được Công an Tiền Giang khen thưởng sau khi phá vụ án buôn lậu 92kg vàng - Ảnh: Tr.Giang

Trong vụ án này, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Nên (nguyên phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang) về hành vi trên, nhưng do ông Nên đang điều trị bệnh tâm thần nên cơ quan điều tra tạm đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can để xử lý sau.

Theo cáo trạng, năm 2002 ông Nguyễn Văn Nên và ông Nguyễn Tuyến Dũng được Bộ Công an điều động tham gia chuyên án Z.501 điều tra băng nhóm tội phạm do Trương Văn Cam (tức Năm Cam) cầm đầu.

Khi chuyên án kết thúc, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra một số vụ án có dấu hiệu liên quan đến các băng nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó có vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Công ty gas Bình Dương (trụ sở tại Khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương do Công ty cổ phần Hưng Thịnh làm chủ đầu tư) được khởi tố ngày 3-4-2003. Ông Nên và ông Dũng tham gia điều tra vụ án này.

Ngày 29-4-2003, ông Nên ký lệnh bắt khẩn cấp ông Bùi Mạnh Lân, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc, và ông Phạm Văn Hướng, phó giám đốc Công ty cổ phần Hưng Thịnh, về hành vi gây rối trật tự công cộng xảy ra từ năm 2000 tại Khu công nghiệp Đồng An.

Lợi dụng việc tham gia điều tra vụ án này, hai ông Nên và Dũng đã giải quyết tranh chấp dân sự giữa vợ chồng ông bà Huỳnh Thị Thu, Nguyễn Văn Cư (trú tại TP.HCM) và Công ty cổ phần Hưng Thịnh trong khi vụ tranh chấp này đang được TAND huyện Dĩ An (nay là thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) thụ lý giải quyết.

Viện KSND tối cao xác định ông Nên và ông Dũng biết tranh chấp này là tranh chấp dân sự đã được khởi kiện theo thủ tục dân sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan công an, không liên quan đến vụ án “gây rối trật tự công cộng” nhưng vẫn giải quyết vụ việc này.

Trong vụ án này, Viện KSND tối cao còn xác định khi Bùi Mạnh Lân bị bắt tạm giam, ban chuyên án nhận được tin báo về việc phạm nhân Liên Khui Thìn (bị can trong vụ Epco - Minh Phụng) tố cáo ông Lân có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 50-60 tỉ đồng của Công ty Epco.

Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Tuyến Dũng đã ép ông Bùi Mạnh Lân khai nhận có chiếm đoạt của Liên Khui Thìn khoảng 8 tỉ đồng và “động viên” ông Lân bán nhà riêng tại TP.HCM với mục đích chi trả.

Trước áp lực đó, ông Lân đã phải khai nhận hành vi phạm tội chiếm đoạt hơn 8 tỉ đồng của Liên Khui Thìn. Sau đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định Liên Khui Thìn nhầm lẫn và không có chuyện Bùi Mạnh Lân chiếm đoạt tiền.

Viện KSND tối cao cũng làm rõ trong quá trình giải quyết vụ án “gây rối trật tự công cộng”, ông Nguyễn Văn Nên đã ký lệnh bắt khẩn cấp ông Bùi Mạnh Lân, Phạm Văn Hướng, Đỗ Cao Bằng cùng một số người khác trái thẩm quyền và để kéo dài thời gian tạm giam thêm từ 5-26 ngày đối với mỗi người.

Hành vi này có dấu hiệu vi phạm Bộ luật hình sự, nhưng do thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết nên cơ quan điều tra không xem xét hành vi này.
MINH QUANG
(Tuổi trẻ)

Hôm nay tướng Ngọ về quê, cầu cho linh hồn ông sớm được siêu thoát

Hôm nay, theo tâm nguyện cuối cùng của ông, Tướng Phạm Quý Ngọ được đưa về yên nghỉ nơi quê hương. Nơi đây, thủa ấu thơ chắc ông cũng như bao bạn bè trang lứa, cùng chăn trâu, cắt cỏ, mót lúa, mò cua.

Quê hương ông, xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình xưa kia thuộc huyện Thanh Quan. Địa danh này được mọi người biết đến nhờ tên tuổi một người đàn bà đã viết nên những bài thơ đượm chất hoài cổ, man mác nỗi buồn thanh cao bằng một thứ ngôn từ sang trọng, trang nghiêm, đẹp đến lạ lùng. Đó là Bà Huyện Thanh Quan.

Từ mảnh đất ấy, Phạm Quý Ngọ ra đi trên một hành trình dài 40 năm. Trời yêu ông cho ông đạt tới đỉnh cao của quyền lực, tiền tài và danh vọng. Nhưng rồi Trời lại phạt ông bắt ông vắn số bằng căn bệnh quái ác. Ông mới chỉ chớm sang tuổi 60, tuổi ấy bây giờ chưa già, khối người còn yêu đương, nhảy múa ấy chứ!

Bây giờ hành trình cuộc đời của tướng Ngọ kết thúc ở ba tấc đất quê nhà. Than ôi! Cát bụi lại trở về cát bụi!

Dân gian ta có câu cửa miệng: “Chết là hết!”. Câu đó đúng nhưng chỉ đúng với hạng thường dân, con sâu cái kiến. Còn đối với những người có tên tuổi, những người có ảnh hưởng lớn cho xã hội, những chính trị gia, nhất là những người ở đỉnh cao quyền lực thì có chết cũng chưa hết, có khi còn “sống mãi”. Những người ấy chết đi nhưng những việc họ làm khi sinh thời vẫn được người đời ghi nhớ. Tùy theo công đức hay tội lỗi của họ mà người đời thể hiện cách ứng xử khác nhau:

Thương dân dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương

(Ca dao)

Cổ nhân lại có câu: Cái quan định luận (Chỉ khi “cái quan” mới “định luận”). Tức là khi một người chết đi, nắp quan tài đã đóng lại thì mới có thể nhận định người ấy tốt xấu ra sao, nhân từ hay bạc ác? Câu đó cũng đúng nhưng chỉ đúng với những ai có cuộc đời minh bạch, có thông tin rõ ràng, đủ dữ kiện để “định luận”. Còn với những người mà cuộc đời của họ đươc che dấu trong bóng tối hoặc được thổi phồng công trạng, hoặc gian lận thành tích – với những người ấy – thì dù đã “cái quan” (đóng nắp quan tài) cũng chưa thể “định luận” một cách chuẩn xác. Theo tôi tướng Phạm Quý Ngọ thuộc tuyp người này.

Bởi khi còn sống ông đã bị tố cáo tham nhũng lớn, bị coi là nghi can trong vụ án “làm lộ bí mật Nhà nước”. Nếu cơ quan điều tra xác định đúng là ông Ngọ có tội thì theo Bộ luật hình sự Việt Nam ông phải đối diện án tử hình. Ông Ngọ có tội hay bị vu khống? Câu hỏi ấy chưa trả lời được thì ông đã đột ngột từ trần. Cho nên với ông Phạm Quý Ngọ dù đã ‘ cái quan” mà chưa thể “định luận” là thế.

Tuy nhiên chúng ta “ bách nhân bách khẩu” thì cứ “tự do ngôn luận”. Tướng Phạm Quý Ngọ thuộc hàng chính trị gia, cũng là người của công chúng buộc ông phải chịu sự phán xét của xã hội.

Xuất thân con nhà nông, lập thân ở vùng quê, học hành không nhiều (không có bằng TS như số đông quan chức), lại không vào diện “con cháu các cụ” (4C). Thế mà ông Ngọ lên tới Thượng tướng chức Thứ trưởng Bộ Công an. Công nhận ông có tài, tài thật!

Nhưng nói cho bằng thật, người tài như ông hoặc hơn ông chỉ trong hệ thống thôi cũng nhiều vô thiên lủng. Ông Ngọ tiến thân rất nhanh, chỉ trong 8 năm từ đại tá lên Thượng tướng. Phải chăng ông biết sử dụng sức mạnh hết ý của Tiên Phật? Còn Tiên Phật ở đâu ra mà nhiều thế thì chắc mọi người cũng hiểu cả?

Ấy là tôi “định luận” về sự tiến thân của ông Ngọ. Còn thành tích công trạng của ông Thượng tướng? Báo Vietnamnet viết: “Ông Ngọ được tặng thưởng nhiều huân huy chương, ghi dấu ấn đậm nét trong các trận đánh lớn”. Đọc tiểu sử tôi thấy ông không đánh ba đế quốc to (Pháp, Mỹ, Tàu) cũng không đánh diệt chủng Pôn Pốt. Thế thì chắc ông chỉ đánh bọn trộm cắp, đâm chem., cờ bạc, xìke ma túy? Tìm hiểu kỹ mới biết ông có công lớn xử lý vụ nông dân Thái Bình nổi dậy những năm 1997-1998. Đúng rồi, vụ ấy có nhiều kẻ quá khích bị ông tóm vào tù. Nhưng họ là dân, với dân sao lại gọi là “ trận đánh” hỡi các nhà báo VNN.

Dây cà dây muống quá, tôi tóm lại thế này: Ông Phạm Quý Ngọ là người cộng sản mẫu mực, tuyệt đối trung thành với Đảng. Những người như ông là sản phẩm hàng hiệu của thể chế chính trị đương thời mà ông vừa là đồng thủ phạm vừa là nạn nhân.

Cũng xin nói rõ rằng sự “định luận” của tôi giống như khi ta đi qua một nơi nào đó, mũi ngửi thấy thối, miệng kêu “thối quá”. Nhưng nếu ai hỏi: Bằng chứng đâu, đưa đây, thì chịu vì có ai cầm được mùi thối trên tay.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người cộng sản nên chắc ông vô thần. Dù thế chúng ta vẫn cầu cho linh hồn ông sớm được siêu thoát.

TP.HCM ngày 23 tháng 02 năm 2014
Bùi Công Tự
(Tễu's blog)

Đầu năm Ngọ, Ngựa quý chết thảm

Thượng tướng công an CSVN Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương đảng, Thứ trưởng Bộ công an, bất ngờ được báo “chết vì ung thư” ngày 18/02/2014. Các báo lề đảng đều đăng tin ông Ngọ “qua đời/từ trần vì bệnh ung thư”. Chỉ tờ Sài Gòn Tiếp Thị và báo Trí Thức Trẻ chạy tít “Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đột ngột qua đời”, tức nhìn nhận ông Ngọ đột tử. Đài BBC của Anh Quốc, trong bản tin điện tử tiếng Việt ngày 18/2/2014 cũng ghi nhận “Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, người đang bị điều tra, đột ngột qua đời chiều 18/2”

Trong ngành công an, ông Phạm Quý Ngọ từng tham gia chỉ đạo nhiều vụ án quan trọng. Đặc biệt, ông là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) mà Dương Chí Dũng từng là nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Bí thư đảng ủy của Cục này. Dũng còn là Ủy viên thường vụ đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương đảng CSVN, đại biểu Đại hội Đảng CSVN kỳ XI toàn quốc (Wikipedia). Như vậy, về mặt đảng, Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ là đồng chí đồng cấp Trung ương.

Từ một lời khai.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12/2013 Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Dũng tìm cách đào tẩu ra ngoại quốc, nhưng bất thành, lòi ra em trai là Dương Tự Trọng, đại tá CACS, dùng uy thế và mánh khóe nghiệp vụ giúp ông anh trốn thoát.

Với tư cách là nhân chứng trong vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, Dương Chí Dũng sáng ngày 7.1.2014 khai rằng chính tướng Phạm Quý Ngọ là người điện thoại nói cho ông ta biết về việc quyết định khởi tố, bắt tạm giam Dũng đã được phê chuẩn, bảo Dũng tránh đi một thời gian.

Khai tại tòa, Dương Chí Dũng khẳng định rằng mình đã hối lộ ông Phạm Quý Ngọ hai lần, lần đầu với 10 nghìn USD ở Quảng Ninh, nơi ông Ngọ đang nghỉ mát. Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ Dương Chí Dũng cũng khai trước tòa rằng ngày 29.4.2012, bà đã cùng chồng đi thăm vợ chồng Phạm Quý Ngọ ở Tuần Châu và có đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ. Rồi ngày 2.5.2013, lần thứ hai đưa cho Ngọ 500 nghìn USD tại nhà riêng Ngọ. Ngoài ra, Dũng cũng khai là đã giúp bà Trương Mỹ Lan (em ruột Trương Mỹ Hoa, cựu Phó chủ tịch nước), Giám đốc Công ty Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn vào năm 2010 chuyển khoản tiền hối lộ 1 triệu USD cho Phạm Quý Ngọ.

Lộ bí mật nhà nước.

Theo Báo Pháp Luật ngày 07/01/2014, sau khi đề nghị mức án đối với từng bị cáo, đại diện Viện Kiểm Soát (VKS) đề nghị: "Tại phiên tòa, Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn khai việc Dũng bỏ trốn do được Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ tiết lộ. VKS thấy dấu hiệu của tội làm lộ bí mật công tác, đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật công tác.”

Tuy nhiên, trước khi bàn tiếp chuyện đời éo le liên quan tới số phận đầu năm Ngọ hẩm hiu của Phạm Quý Ngọ, xin mở dấu ngoặc để nói một chút về nhóm từ ngữ “có dấu hiệu làm lộ bí mật công tác” của báo Pháp Luật. Phải chăng báo PL dùng thủ thuật đổi chữ hòng đánh lạc hướng dư luận về tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” như chính VKS Hà Nội nêu ra (Nguyên văn trên Báo Người Lao Động ngày 17/2/2014)?

Khi mà VKS “thấy có dấu hiệu của tội làm lộ bí mật công tác” hay “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” thì cái phận đời của (những) kẻ làm lộ ắt phải tiêu vong nếu cái VKS kia cùng hệ thống tòa án VN thể hiện đúng đắn tinh thần thượng tôn luật pháp và phù hợp lòng dân hơn là ý đảng!

Tuy nhiên, cái vụ hối lộ bạc triệu đô la Mỹ đã gây ảnh hưởng bất lợi không nhỏ cho sự nghiệp cách mạng hào hùng của bao nhiêu quan chức ở thượng tầng. Cho nên, chuyện phải ra tay để bịt đầu mối là chuyện chẳng đặng đừng! Giết lầm hơn bỏ sót?

Ung thư gan và cái chết đột ngột.

Sinh tử hữu mạng! Kẻ trước người sau, ai cũng có ngày phải “về cõi”. Vả lại, nghĩa tử nghĩa tận! Đâu ai muốn dây dưa vào những chuyện gây phiền nhiễu cho kẻ đang ra đi! Nhưng sự đời lại không đơn giản. Khi con tuấn mã bất ngờ quỵ ngã hay bị đánh ngã đột ngột, thì bao thứ chuyện đằng sau nó cũng bộc phát, nổ tung trên truyền thông đại chúng – những chuyện ấy hẳn đụng chạm tới chế độ, tới quyền đảng và tới cả con người nói chung!

Truyền thông lề dân thì bày tỏ nghi ngờ về cái chết của Quý Ngọ!

Ung thư gan có gây đột tử không? Hay Ngọ chết do đầu độc, thủ tiêu, ám sát? Chuyện này không lạ nơi thâm cung bí sử của đảng cầm quyền xưa nay. Hồ sơ những cái chết bất đắc kỳ tử và bất thường trong hàng ngũ các công thần một thời vẫn còn đó, rành rành, dày cộm!

Riêng về cái bệnh ung thư quái ác của công thần Phạm Quý Ngọ, bài báo ngày 19/2/2014 trên Tầm Nhìn (báo lề đảng) có nhan đề “Tìm hiểu căn bệnh ung thư của ông Phạm Quý Ngọ” phân tích như sau: “Bệnh nhân kém ăn, gầy sút nhanh, rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải. Lúc đầu đau ít, sau đau nhiều, càng ngày càng tăng, dùng các thuốc giảm đau thông thường không kết quả.[...]. Ung thư gan trên xơ gan hay gặp hơn, kèm theo triệu chứng của xơ gan: da xạm, bụng có dịch cổ trướng, vàng da, lách to… Khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ, diễn biến của bệnh thường tăng nhanh trong 1-6 tháng, trung bình 2-3 tháng; hãn hữu có trường hợp trên 1 năm. Bệnh nhân tử vong do chảy máu đường tiêu hóa hay vỡ nhân ung thư, hôn mê gan do suy gan, suy mòn dần.”

Như vậy bệnh ung thư gan đâu có gây đột tử, phải không?

Lại nữa, thông thường khi một người tử vong trong bệnh viện, nhất là người ấy là quan chức cao cấp trong đảng cầm quyền thì bác sĩ thẩm quyền ắt có trách nhiệm tức tốc công bố chứng từ y khoa – chứng tử – cho công chúng. Trường hợp cái chết của Phạm Quý Ngọ càng không thể đi ra ngoài cái “thông lệ” này, bởi ông ta vừa là một nhân vật quan trọng của đảng và nhà nước, của ngành công an liên hệ tới dân, vừa là người đang vướng mắc nghi vấn về những tai tiếng có tầm vóc quốc gia chưa được sáng tỏ!

Nghi vấn về cái chết.

Phải chăng chết là hết chuyện?

Quả thật, không ít tờ báo lề đảng đã hí ha hí hửng: “Đình chỉ vụ án [làm lộ bí mật…] là đúng luật!” Hoặc: “Tướng Ngọ qua đời: Nghi can duy nhất chết sẽ đình chỉ vụ án.” Nói như vậy khác gì chỉ đường đi đến “BỊT ĐẦU MỐI!” Tuyệt chiêu đấy!

Ông Ngọ đột tử là cơ hội bịt đầu mối ngoạn mục nhất. Chỉ tội nghiệp cho “tâm nguyện của tướng Ngọ mong được cơ quan chức năng minh oan chocó nguy cơ sớm mai một! Tâm nguyện của ông Ngọ là gì, đồng đội năm xưa của ông – Thượng tá Nguyễn Tiến Ngữ, Phó trưởng Công an huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trải lòng trên VTC News…: “Anh ấy chẳng nói gì được nhiều. Nhưng anh ấy có hai điều mong muốn: Được đưa về an táng ở quê và cơ quan chức năng minh oan cho anh ấy.” (Báo Đời Sống & Pháp Luật, 19-02-2014). Đình chỉ vụ án thì minh oan cái gì nữa??? Ông Nguyễn Như Phong đang dùng báo của ông làm cái công việc “minh oan” ấy, nhưng ích gì… nếu vụ án phải đình chỉ?

Câu chuyện về một phạm nhân tự tử.

Nhân đây xin ghi lại câu truyện do chính tờ Đời Sống & Pháp Luật đăng tải trên khung báo đề ngày 19/02/2014, ngày có bài thông tin về cái chết của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Thật ra, câu truyện ấy xảy ra đã lâu, tận ngày 19/12/2013 cơ, qua hai tháng rồi, chẳng hiểu vì sao đến ngày 19/0/2014 nó mới xuất hiện, mà lại được ghi là 16/02/2014!

Có lẽ Báo Đời Sống & Pháp Luật chẳng có hậu ý gì trong việc đưa câu chuyện cũ lên báo cùng thời điểm với tin ông Ngọ chết, một viên tướng đang có vấn đề.

Câu truyện trên báo Đời Sống & Pháp Luật ở đây có nhan đề là “Bị cáo tự tử vì xấu hổ, cái tiền chết ‘vô khoáng hậu.” Truyện kể rằng, “Mới đây, dư luận cả nước rúng động trước thông tin một bị can ở thôn Đại An, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tự tử vì xấu hổ khi nhận được quyết định phiên tòa sẽ xử lưu động.”

Bài báo kể tiếp: “Chiều 19/12/2013, trước một ngày xét xử, UBND xã Tam Đại đã thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh về việc xét xử lưu động để bà con nhân dân đến xem. Do xấu hổ trước việc bị xét xử lưu động, rồi áp lực từ gia đình, bị can Nguyễn Thanh Kỳ đã uống thuốc độc tự tử trước sự bàng hoàng và đau xót của gia đình.”

Tác giả bài báo bình luận: Tâm lý con người thường cảm thấy xấu hổ, nhục nhã khi bị đưa thông tin không tốt đẹp cho mọi người biết và họ sẽ có những phản ứng tiêu cực.”
Đọc xong câu truyện, người đọc không thể không liên tưởng tới cái chết của tướng Ngọ. Cái chết của ông Ngọ có nhiều điểm giống với cái chết của bị can Nguyễn Thanh Kỳ nêu trên? Nguyễn Thanh Kỳ “xấu hổ… uống thuộc độc tự tử trước sự bàng hoàng và đau xót của gia đình.” Tướng Ngọ có xấu hổ về trường hợp của mình không, có lẽ chỉ ông biết được ông thôi!

Tướng Ngọ là một viên tướng CA “lừng danh” trong vai trò chỉ huy “xuất sắc và hiệu quả” với những chuyên án lớn, như “Vụ bê bối tại PMU 18, vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng và vụ ‘đại án tham nhũng’ Vinalines.’” Vậy mà oái oăm thay! Ông Ngọ bị “phản đòn” trong chính cái vụ “đại án tham nhũng Vinalines” mà ông đang thụ lý điều tra (“đại án tham nhũng” với dấu ngoặc kép là của báo lề đảng Người Lao Động ngày 17/02/2014). Xấu hổ gấp bội so với Nguyễn Thanh Kỳ vô danh ấy, phải không?

Đánh tham nhũng: Chiến công hiển hách.

Trong vụ PMU 18 hồi năm 2006, một trong những chiến công được cho là hiển hách nhất của tướng Phạm Quý Ngọ (lúc bấy giờ là Thiếu tướng CA) mà báo lề đảng tung hô đó là thành tích “loại Thượng tá Nguyễn Văn Hưng – Phó phòng 9, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) khỏi Ban chuyên án điều tra vụ PMU 18 (ngày 23/10/2006) vì có dư luận liên quan việc chạy án cho con bạc triệu đô Bùi Tiến Dũng.” Bây giờ đến lượt Ngọ bị vướng mắc vào chuyện móc ngoặc vượt xa Nguyễn Văn Hưng, ăn nói làm sao đây?

Cũng trên chính báo Người Lao Động ngày 17/02/2014, một bài báo nhan đề “Có đề xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ”, ghi nhận: “Ông Phạm Anh Tuấn [Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương] cho biết đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để đảm bảo việc điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng.” Bài báo còn dẫn lời ông Tuấn nói: “Quan trọng là phải tiếp cận hồ sơ của tố tụng và không gây ảnh hưởng tới điều tra. Về nguyên tắc thì phải đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.”

“Nhạy cảm… Sốc mạnh không lợi lắm!”

Anh chàng Nguyễn Thanh Kỳ trong câu truyện kể trên chỉ là một thanh niên nhà quê, vướng vào một vụ trộm không lớn lắm. Vậy mà, khi bị lôi ra toà xử lưu động, anh thấy xấu hổ đến độ uống thuốc độc tự tử! Thế thì một quan chức mang hàm Thượng tướng công an như Phạm Quý Ngọ nay bỗng bị tung tên lên truyền thông, và bị phe ta rêu rao là đã có “đề xuất đình chỉ công tác”“về nguyên tắc thì phải đình chỉ”…. Nhưng! Ôi cái nhưng quái ác! “Nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng không lợi lắm!”

Xấu hổ biết chừng nào, nếu ông Ngọ có cái tâm lý “nhạy cảm” như ông Nguyễn Thanh Kỳ, chắc ông cũng uống thuốc độc tựtử thôi! Không biết ông có tự tử hay không.Nhưng rõ ràng, định mệnh đã đưa ông Ngọ vào cõi vĩnh hằng… Chỉ một ngày sau lời tuyên bố nhiều thâm ý trên của ông Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương!

Với ông Ngọ, coi như đã xong một kiếp người!

Còn Đảng thì cũng “minh oan” cho ông bằng một lễ tang “hoành tráng” dành cho cán bộ cao cấp. Hàng loạt bài báo trên báo lề đảng tuyên dương ông Ngọ! Nhất là bài báo mới nhất trên PetroTimes của đồng chí đại tá Côn đảng Nguyễn Như Phong cố gắng minh oan cho ông Ngọ! (Xin đọc Dân Làm Báo, bài viết của Vũ Đông Hà ngày 22/2/2014: Vụ Phạm Quý Ngọ: Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn “cứu” hay “giết” Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang).

Dẫu sao, cái chết của đồng chí thượng tướng Phạm Quý Ngọ cũng giúp đảng ta thoát cơn bão táp đánh đấm nội bộ đầy nguy hiểm! Riêng gia đình ông Ngọ cũng thở ra nhẹ nhỏm. Vì giả sử Ngọ còn sống thì chẳng biết gia đình sẽ đi về đâu nếu nội vụ “làm lộ bí mật nhà nước” bị lôi ra xét xử: Hàng triệu đô la Mỹ nếu buộc phải hoàn trả thì thật là rắc rối!
Lê Nguyên 
(Báo Tổ Quốc)

VN học được gì từ biến cố ở Ukraine?

Tình hình Ukraine
VN có thể học hỏi được nhiều điều từ cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Ukraine, theo phân tích gia.
Chừng nào những nhu cầu về dân chủ, nhân quyền thực sự của nhân dân không được giải quyết, thì ổn định chính trị chỉ là bề mặt và đó là bài học mà Việt Nam có thể rút ra từ các diễn biến bất ổn đang diễn ra ở Ukraine, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Hoa Kỳ.

Hôm 22/02/2014, chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học George Mason nói với BBC:

"Chừng nào mà những vấn đề đó chưa được giải quyết, thì tình trạng gọi là ổn cố chính trị chỉ là ổn cố về bề mặt thôi, mà luôn luôn hỗ trợ bằng bạo lực, mà bạo lực thì không bao giờ lâu dài được cả".

Hôm thứ Bảy, các diễn biến chính trị đã diễn ra dồn dập tại Ukraine, nhất là sau sự kiện Tổng thống Viktor Yanukovych rời khỏi Dinh Tổng thống ở Kiev, cho tới việc Quốc hội do phe đối lập làm chủ tình hình bỏ phiếu kết tội ông.

Quốc hội tại Kiev cũng biểu quyết cho phép trao trả tự ngay lập tức do cho cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, đồng minh một thời và là "đối thủ" chính trị của Tổng thống.

Trong lúc đó, những người biểu tình tiếp tục xuống đường phản đối Tổng thống và nội các ở nhiều nơi trong cả nước.

Giáo sư Hùng nhân dịp này đã đưa ra lý về giải mô hình, xu thế và phương hướng giải quyết cuộc bất ổn và xung đột chính trị ở Ukraine.

Ông cũng phân tích các cấp độ nguyên nhân và tác động của Nga, phương Tây đối với quốc gia Đông Âu cựu cộng sản đang trải qua bất ổn.
  (BBC) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét