Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Xử sự với lân bang như cha ông ta đã làm - Phiếu tín nhiệm và “vòng kim cô” - Lạng Sơn chuẩn bị làm lễ tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc? - Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre

Xử sự với lân bang như cha ông ta đã làm

...cc: -Ông Cha ta có bắt bỏ tù những người Dân Việt chống “Bắc thuộc” như ta hôm nay hay không???

http://nguyentandung.org/xu-su-voi-lan-bang-nhu-cha-ong-ta-da-lam.html
Thứ bảy, 22/02/2014, 13:10 (GMT+7)
-Nguyentandung.org
(Thời sự) – Chiều dài lịch sử đất Việt là những chiến tích chống giặc ngoại xâm. Nhiều lần nước ta bị Bắc thuộc, nhưng rồi cũng giành được độc lập, tự chủ. Nhiều lần bị xâm lăng, nhưng rồi dân ta cũng đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.
Cha ông ta đã làm như thế nào?

Lịch sử đã chứng minh Trung Quốc luôn muốn biến đất Việt thành một thuộc quốc. Các đoàn quân với binh hùng, tướng mạnh khi đến biên cương nước ta đều phải dừng lại vì sức kháng cự của dân Việt. Hai Bà Trưng đánh bại đoàn quân Hán, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo chôn vùi giặc trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiện phạt Tống bình Chiêm, Nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh, Quang Trung đập tan 20 vạn quân Thanh,…
Hội nghị Diên Hồng đươc tổ chức năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng đế Trần Nhân Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Lịch sử cận đại vẫn cho thấy hiểm họa xâm lăng từ phương bắc thời nào, lúc nào cũng có. Trung Quốc luôn muốn Việt Nam là một nước “không mạnh, không yếu” để vừa phụ thuộc, vừa là tấm chắn an toàn cho Trung Quốc.
Trong lúc nhân dân Việt Nam đang tiến hành chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thì Trung Quốc bề ngoài giúp đỡ “chí tình chí nghĩa”, nhưng thực ra họ đã chặn lại rất nhiều trang thiết bị của Liên Xô cung cấp cho ta đi qua đường Trung Quốc. Mặt khác họ cũng có lợi nếu Việt Nam chống lại Mỹ. Bằng chứng lịch sử đã ghi nhận, Trung Quốc đã tìm mọi cách để chia cắt Việt Nam thành 2 miền lâu dài, ngăn cản mong muốn của nhân dân Việt Nam thống nhất đất nước.
Thừa lúc đất nước ta đang có chiến tranh, tháng 1/1974 lãnh đạo Bắc Kinh đưa chiến hạm xuống chiếm Hoàng Sa, nhân dân ta đã chịu tổn thất nặng nề. Sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 1975, Trung Quốc đã hậu thuẫn cho Khmer đỏ gây các tội ác cực kỳ khủng khiếp và rùng rợn đối với người Việt Nam ở các tỉnh biên giới Tây Nam. Mục đích là mượn tay Khmer đỏ để làm suy yếu Việt Nam sau khi thống nhất đất nước.
Chính Trung Quốc đã đẩy Việt Nam vào tình thế phải cầm vũ khí đứng lên, chứ không phải chúng ta “kém khéo léo”. Sau khi nhún nhịn mãi nhìn cảnh đồng bào của mình bị giết hàng loạt khủng khiếp phía Tây Nam (thảm sát Ba Chúc) bởi chính quyền Pôn Pốt được gọi là đồ tể sát nhân còn kinh khủng hơn cả phát xít Hitler. Việt Nam buộc phải cầm súng đánh trả lật đổ chúng. Trung Quốc là người bảo vệ chế độ đó nên mới đem 600.000 quân tấn công ào ạt trên toàn tuyến biên giới. Quân và dân Việt Nam một lần nữa phải cầm súng đứng lên bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Về xử sự với cuộc chiến biên giới năm 1979. Đảng và nhà nước ta đã xử sự như cha ông ta đã làm. Chúng ta luôn trọng tình hòa hiếu các nước láng giềng, trọng quan hệ hữu nghị. Làm tất cả mọi việc để chiến tranh không xảy ra. Nhưng một khi không thể tránh được chiến tranh vì ngoại bang cố tình xâm lược thì lúc đó Việt Nam thể hiện thái độ như ông cha đã làm là kiên quyết đứng lên đập tan tất cả mọi cuộc xâm lược.
Đến tháng 3/1988 Trung Quốc lại đem tàu chiến xuống chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trận hải chiến Gạc Ma, 64 bộ đội hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh.
Gần đây xung đột biên giới, đụng độ trên Biển Đông là lời nhắc nhở dân Việt về ý đồ Hán hóa nước ta từ phương Bắc vẫn còn. Nếu không cảnh tỉnh, cùng nhau đoàn kết thì hiểm họa lại bị Bắc thuộc vẫn có thể xảy ra. Nhiều người Việt đã nhận thức được điều này. Trong nước dù có những khó khăn, nhưng để khơi dậy tinh thần đoàn kết, nhân dân Việt Nam
Ngày nay cũng xử sự như cha ông ta đã làm
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tán đồng việc đưa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình giáo khoa. Thủ tướng khẳng định “Đảng, Nhà nước không bao giờ cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng như quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của Trung Quốc”. Nhưng Thủ tướng không quên căn dặn “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước.”
Hành cung Vũ Lâm (Khu Du lịch Tràng An, Ninh Bình) là địa danh gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1285 và 1288), là căn cứ chỉ đạo chiến tranh của vua Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là nơi đầu tiên Trần Nhân Tông xuất gia tu Phật.
Không phải ngẫu nhiên, ngày 16/2 vừa qua, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại Khu du lịch Tràng An, tỉnh Ninh Bình và trồng cây tại di tích Hành Cung – Vũ Lâm.
Năm 1282 – 1283, trước khi quân Nguyên Mông kéo 50 vạn đại binh sang định làm cỏ nước Nam lần thứ 2 thì vua Trần Nhân Tông đã cùng với các tướng lĩnh triều đình về lại Hành cung Vũ Lâm để bàn kế giữ nước, lập các phòng tuyến đánh giặc. Và cũng chính tại đây, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi. Sau đó ngài về Hành cung Vũ Lâm xuất gia lần đầu tiên tại đây. Đại tướng Trần Đại Quang trồng cây tại đây vào đúng ngày 16/2 trước khi nổ ra cuộc chiến biên giới phía bắc, hẳn là Đại tướng muốn gửi thông điệp cho nhân dân ta rằng hãy hành xử như ông cha ta đã làm!
Hành Cung Vũ Lâm và Đại thắng Nguyên Mông

Hành Cung Vũ Lâm và Đại thắng Nguyên Mông

Người dân Việt đều biết đến cố đô Hoa Lư từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt của các triều đại Đinh, Tiền Lê và buổi đầu nhà Lý. Nhưng chắc không nhiều người biết đến Hành cung Vũ Lâm, nơi…
Ngày 16/2/2014, Đại tướng Trần Đại Quang trồng cây tại di tích Hành Cung – Vũ Lâm (Khu Du lịch Tràng An)
Cũng không phải ngẫu nhiên ngày 17/2 năm ngoái, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến Lạng Sơn, Bắc Giang thị sát, kiểm tra công tác ứng trực, trực chiến, kiểm tra các đơn vị cơ sở, các đơn vị thường xuyên huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, đảm bảo an ninh trật tự tuyến biên giới Lạng Sơn.
Đại tướng Trần Đại Quang đặc biệt nhấn mạnh các đơn vị cần tăng cường mối giao lưu, hợp tác giữa Đồn Biên phòng, Công an hai bên biên giới nhằm thực hiện tốt chủ trương xây dựng đường biên giới hòa bình và phát triển.
Khu di tích Như Nguyệt Xương Giang ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang là nơi lưu dấu chiến tích hai trận chiến ác liệt (trận Như Nguyệt và trận Xương Giang) mà quân và dân ta đã đập tan đoàn quân xâm lược phương Bắc.
Ngay sau đó, cũng không ngẫu nhiên mà vị Đại tướng lại trồng cây lưu niệm tại khu di tích Như Nguyệt Xương Giang ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Đây là nơi lưu dấu, là bằng chứng lịch sử của hai trận chiến ác liệt (trận Như Nguyệt và chiến thắng Xương Giang) mà nhân dân ta đã đập tan đoàn quân xâm lược phương Bắc, dạy cho chúng những bài học xương máu, bảy gãy ý chí xâm lược của chúng.
Không hô hào, không ồn ào, nhưng Đại tướng Trần Đại Quang trồng cây tại đây vào đúng ngày 17/2, hẳn là muốn gửi thông điệp cho nhân dân ta rằng hãy hành xử như ông cha ta đã làm!
Ngày 17/2/2013. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trồng cây lưu niệm tại khu di tích Như Nguyệt Xương Giang ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang. (Ảnh: Đặng Nam)
Từ trận Như Nguyệt, đến chiến thắng Xương Giang

Từ trận Như Nguyệt, đến chiến thắng Xương Giang

Từ trận Như Nguyệt (1077) đến chiến thắng Xương Giang (1427) là hai chiến thắng mà nhân dân ta vô cùng anh dũng đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc, đều gắn với vùng đất phía bắc Kinh thành Thăng Long,…
Hãy giữ thái độ hòa hiếu với lân bang. Làm mọi cách để chiến tranh không xảy ra. Tập trung xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân no ấm. Nhưng nếu bị buộc phải đứng lên thì cũng sẵn sàng cùng muôn dân đứng lên đập tan mọi cuộc xâm lược, bẻ gãy mọi ý chí của kẻ thù, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc như cha ông ta đã làm.
CTV Trường Sa

Võ Văn Tạo - Phiếu tín nhiệm và “vòng kim cô”

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú: Nhiều người thích nói về nhà nước pháp quyền, rằng nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Thực tế cũng nhiều người coi pháp luật không là cái đinh gì cả.
Lấy ví dụ chuyện ngày hôm nay. Có lẽ các bạn đều đọc tin “Quốc hội dừng lấy phiếu tín nhiệm” trong đó có nói Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2014 sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm”.
Có lẽ đại biểu Quốc hội nào cũng phải hiểu một nguyên lý cơ bản: việc lấy phiếu tín nhiệm là từ một Nghị quyết của Quốc hội thì chỉ có Quốc hội (tức là toàn thể các đại biểu) quyết định tạm dừng chứ không ai khác có cái quyền đó cả. Chủ tịch Quốc hội không có quyền tạm dừng mà Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng không có quyền tạm dừng.
Nguyên tắc làm việc của Quốc hội là làm việc theo chế độ hội nghị cho nên cũng không thể có chuyện gởi phiếu lấy ý kiến của các đại biểu từ xa được.
Lẽ ra nếu việc lấy phiếu tín nhiệm có vấn đề gì đó để Bộ Chính trị “đề nghị” Quốc hội tạm dừng thì cũng phải chờ đến cuộc họp toàn thể vào tháng 5 sắp tới, họp một cái, bỏ phiếu một cái cho nó đúng nguyên tắc. Làm như mấy ông, mấy bà bàn nhau hôm nay thì thật là coi thường khái niệm “nhà nước pháp quyền” quá thể.
Dừng phiếu tín nhiệm

Sự kiện Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào tháng 5-2014 tới sẽ tạm dừng thủ tục lấy phiếu tín nhiệm đối với các quan chức trong bộ máy dân cử và hành pháp năm 2014 (mà nếu không tạm dừng, sẽ diễn ra trong kỳ họp Quốc hội thứ 7) đang gây bão dư luận, được báo chí (cả lề Đảng lẫn lề Dân) phản ánh sôi sục.

Theo đó, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21-2-2014, cho ý kiến về báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21-11-2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Công tác đại biểu - UBTV QH Nguyễn Thị Nương cho biết, qua việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, Ban Công tác đại biểu đưa ra đề nghị tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong năm 2014.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm là việc mới, quan trọng, được nhân dân đánh giá rất cao và kỳ vọng là một cách đánh giá cán bộ. Trên cơ sở đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, lại là lần đầu nên cần có đánh giá, rút kinh nghiệm để đề nghị Bộ Chính trị, Trung ương xem xét để hoàn thiện. Đây là khâu rất quan trọng của QH và HĐND nên rất cần nghiên cứu, hoàn thiện để phát huy. Tới đây việc tổng kết báo cáo đánh giá sẽ trình Trung ương. “Việc ngừng hay ngừng như thế nào như Ban Công tác đại biểu trình kỳ họp thứ 7 (khai mạc hạ tuần tháng 5-2014) là ngừng hẳn hoặc 1 nhiệm kỳ 1 lần hoặc 2 lần cần nghiên cứu. Hướng sửa đổi theo tôi cần có đánh giá đầy đủ việc thực hiện Nghị quyết 35” - ông Lý đề nghị.

Xung quanh sự kiện này, không chỉ báo lề Dân xôn xao, mà rất nhiều chức sắc của Quốc hội cũng bày tỏ ý kiến “lăn tăn”.

Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết cử tri trong và ngoài nước đánh giá rất cao việc lấy phiếu vừa rồi, kết quả tốt thế rồi mà nay dừng lại. Do vậy, tại kỳ họp tới đây phải bàn và có báo cáo các đại biểu trước để nắm. “Việc lấy phiếu tín nhiệm đang hay, tốt như vậy mà đột ngột dừng. Vì thế tại kỳ họp thứ 7 này, UBTV QH giao Ban Công tác đại biểu có báo cáo trước QH về việc chỉnh sửa, bổ sung một số điều tôi nghĩ QH cũng đồng tình thôi” - ông Phúc nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, ông Ksor Phước cũng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là kênh nhận xét, đánh giá cán bộ của Đảng, được nhân dân trông đợi và nắm được cán bộ. Điểm yếu của kênh là chỉ đánh giá được một bộ phận cán bộ rất quan trọng, không phải toàn bộ cán bộ rất quan trọng của Đảng. “Tôi đồng ý tạm dừng theo đề nghị của Ban công tác đại biểu với lý do là văn bản chưa ổn, vì thế cần xem xét để điều chỉnh. Như việc có cần thiết phải giảm vì hầu hết cán bộ cơ quan của QH, HĐND tín nhiệm cao; nhưng bên hành pháp còn đa số số tín nhiệm thấp, thậm chí là dưới 50%. Việc này cũng đúng vì phản ánh tâm tư của người dân và phải ngày giờ đối mặt với cuộc sống. Thể chế, văn bản lạc hậu mà đến thi hành càng làm cho cán bộ bên hành pháp dễ đối mặt với va chạm, dễ gặp khuyết điểm, sai lầm dẫn đến bức xúc” - ông Phước bình luận.

Từ đó ông Phước đề nghị giảm bớt bỏ phiếu khối dân cử mà tập trung vào khối hành pháp để phản ánh đúng thực tế các ngành, cán bộ để chính sách, công tác của cán bộ ngày một hiệu quả hơn.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng việc dừng là không hay, tại kỳ họp Quốc hội thứ 7 tới đây thì đưa vấn đề này ra bàn để sửa. “Chúng ta chia sẻ phía hành pháp tâm tư là đúng. Bộ Chính trị chỉ chỉ đạo dừng việc lấy phiếu vào đầu năm 2014 thôi và yêu cầu sửa Nghị quyết 35 chứ không phải là dừng hẳn. Việc này vừa đúng chỉ đạo của Bộ chính trị và không tạo cú sốc cho dư luận xã hội. Việc lấy phiếu vừa qua chặt chẽ, nghiêm túc và được dự luận đón nhận” - Phó Chủ tịch QH nhận định.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển băn khoăn việc QH lại đi đánh giá các cơ quan của QH là chưa trúng vì công việc của cơ quan QH là kết quả từ thống nhất, biểu quyết tập thể. Còn Bộ trưởng là “Bộ trưởng chế”, người quyết định hoạt động, kết quả của bộ mình.

Bên cạnh đó, cũng không dứt khoát năm nào cũng phải làm vì làm thui chột quyết tâm của các Bộ trưởng, họ còn cần thời gian sửa chữa và phát huy. “Một vấn đề quan trọng là đang làm rồi nay không làm nữa cũng không đơn giản. Vì người nhận phiếu chưa cao lắm thì họ cũng đang phấn đấu và chờ kỳ lấy phiếu để xem xét lại nỗ lực của họ” - ông Hiển bày tỏ.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết phải có đánh giá lại, đồng thời báo cáo Bộ Chính trị và QH. “Bộ Chính trị quyết định tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm vào đầu năm 2014 chứ không phải nói dừng hẳn và xem xét chỉnh sửa có thể tiến hành giãn ra” - ông Lưu lưu ý.
Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai đề nghị dừng một kỳ lấy phiếu để Ban Công tác đại biểu sửa, Uỷ ban Pháp luật thẩm tra và trình ra QH.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết, QH Việt Nam lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm và đây cũng là duy nhất trên thế giới và đúng với tình hình đất nước, tiến hành rất nghiêm túc, công khai, công tâm, minh bạch. “Kết qủa lấy phiếu cũng phản ảnh đúng tình hình đất nước. Các vị số phiếu cao thì các đại biểu, nhân dân nhắc để tiếp tục cố gắng. Các vị đứng mũi chịu sào số phiếu chưa cao cũng là nhắc nhở để nỗ lực hơn. Trong lần đầu có nhiều ý kiến đóng góp thì UBTVQH tiếp thu để chỉnh sửa trong quá trình tiến hành. Phải hứa với QH, với đồng bào như thế” - Chủ tịch QH nói.

Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, có ý kiến góp ý từ thời gian lấy phiếu, mức tín nhiệm, bỏ phiếu… Từ ý kiến đóng góp, UBTVQH thấy rằng cần phải bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị quyết 35 để phù hợp với tình hình thực tiễn trình ra QH quyết định.

Việc bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35 là việc của UBTVQH không phải của ban, uỷ ban nào và là nhiệm vụ phải làm tốt để trình ra QH. UBTVQH giao cho Ban Công tác đại biểu, Trưởng ban Nguyễn Thị Nương chủ trì và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý giúp. Kỳ họp UBTVQH tháng 3-2014, Ban Công tác đại biểu phải hoàn tất việc tổng kết, với chỉnh sửa chi tiết. Sau khi trình ra UBTVQH thông qua thì Uỷ ban Pháp luật sẽ thẩm tra. “Kỳ họp QH thứ 7, tháng 5-2014 này sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu lần sau sẽ chờ việc QH chấp thuận việc bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35” - ông Hùng kết luận.
Cấp dưới bác cấp trên?

Theo quy định hiện hành, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam. Ngay trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ là một bộ phận của Quốc hội. Theo quy định hiện hành tại Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan quyền lực cấp thấp hơn không được ra văn bản trái tinh thần văn bản pháp quy của cấp cao hơn. Như vậy, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21-2-2014 quyết định tạm dừng thi hành Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội không thể nói là tuân thủ pháp luật.

Như phần trên đã nêu, việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm từ kỳ họp tháng 5 tới của Quốc hội không phải là “sáng kiến” xuất phát từ Ban công tác đại biểu của Quốc hội, mà theo chỉ đạo và quyết định của Bộ Chính trị. Bỏ qua một bên chuyện “Đảng trị” ở Việt Nam (mọi thứ do Đảng quyết, Quốc hội chỉ hợp thức hóa các quyết định của Đảng), sự kiện này cho thấy, khẩu hiệu “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” hay “ mọi người phải thượng tôn pháp luật” và cái quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất” chỉ là nói cho vui! Và Quốc hội ta hiện nay cũng chẳng khác cái Viện Dân biểu Bắc Kỳ thuở xưa mà nhà văn Ngô Tất Tố từng ví von như lớp son phấn lòe loẹt để mị dân và lừa gạt thế giới!

Lẽ ra, Quốc hội ra Nghị quyết 35, nếu Đảng muốn sửa Nghị quyết này, phải đề nghị Quốc hội bàn và ra Nghị quyết, trước khi tạm dừng hiệu lực của nó. Hành xử như trên, khó trách công luận nghĩ Đảng điều hành dài tay một cách quá trịch thượng, quá thô bạo, ngồi xổm lên pháp luật. Đảng hành xử như thế thì có khác gì viên Toàn quyền Đông Dương và mấy ông Tây thực dân của “Nước Mẹ - Đại Pháp” thuở nào? Than ôi! Cái khẩu hiệu “của dân, do dân, vì dân” mới thảm hại làm sao! Lãnh đạo Đảng cố gắng khôi phục lòng tin của dân như thế sao?
Dừng hay tiếp tục?

Như đã phân tích ở trên, theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, muốn dừng thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thì phải để đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội bàn bạc và ra Nghị quyết.

Tuy nhiên, dù nhìn nhận việc lấy phiếu tính nhiệm có một vài điểm tích cực, người viết bài này ủng hộ việc dừng lấy phiếu tín nhiệm, bởi 2 lý do nổi cộm dưới đây:

Thứ nhất, việc lấy phiếu tín nhiệm như đã làm năm ngoái chỉ nặng tính hình thức, tốn thời gian của Quốc hội. Vì giả sử Quốc hội có đánh giá Thủ tướng hay Bộ trưởng nào đó quá bết bát, nhưng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hay Trung ương Đảng vẫn muốn Thủ tướng hoặc Bộ trưởng đó tại nhiệm, thì họ vẫn rung dùi, nhịp tay (xuống bàn trong phòng họp) tại nhiệm.

Thứ hai, do từ khi nắm quyền đến nay, Đảng chủ trương và thực hiện ráo riết bưng bít thông tin, cấm đoán báo chí tự do, mọi đại biểu và người dân đều không có đầy đủ thông tin đúng đắn, nên không thể cho phiếu tín nhiệm một cách (tương đối) chính xác. Liên quan chuyện này, sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phàn nàn với báo chí rằng ông phải làm việc (với) và nhận xét khoảng 200 quan chức, nhưng chỉ biết tương đối rõ khoảng 30 người trong số đó. Việc nhận xét, biểu quyết chỉ hú họa như “đánh đáo”. Thực tế, năm ngoái ở một tỉnh nọ, trong con mắt báo chí (cả lề Đảng lẫn lề Dân) và dân oan, vị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ chăm chăm bán hết công thổ đắc địa trước khi hết nhiệm kỳ, tàn phá môi trường và cảnh quan địa phương, tước đoạt ồ ạt đất của dân để giao cho đại gia phân lô bán nền và chia chác, “cung tiến”… nhưng khi lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND tỉnh, lại được lượng phiếu vào hàng cao nhất. Hiện tượng trên cho thấy, chính chủ trương bưng bít thông tin của Đảng lâu nay đã trở thành cái “vòng kim cô” siết chặt óc Đảng. Lãnh đạo Đảng cũng thấy hiện tượng không ít quan chức Đảng bê bối, bất tài, tham nhũng, tiêu cực… gây mất niềm tin trong dân, đang là nguy cơ đe dọa sụp đổ thể chế. Với việc lấy phiếu tín nhiệm, lãnh đạo Đảng những muốn cải thiện công tác cán bộ, gỡ gạc lòng tin, cốt duy trì thể chế cùng đặc quyền đặc lợi. Nhưng cán bộ tệ hại mà lại được phiếu tính nhiệm cao, thì ý đồ cải thiện công tác cán bộ làm sao đạt được?

Có thể nói không ngoa, chính những hiện tượng mất dân chủ, bưng bít thông tin, nếp hằn trong tư tưởng và tập tính hành xử lâu nay không tin dân, e ngại dân, sợ dân, chụp mũ dân là “bị thế lực xấu lợi dụng”… của lãnh đạo Đảng đã trở thành cái vòng “kim cô” siết óc Đảng. Một khi óc bị siết, mắt lòi ra, làm sao nhìn rõ sự vật? Càng để lâu, cái “vòng kim cô” càng khó gỡ khỏi đầu, đầu càng đau, mắt càng lòi, càng dễ “đột tử”.
  Võ Văn Tạo
  (Dân luận)

Lạng Sơn chuẩn bị làm lễ tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc?

...cc : Bài cũ từ 2010 – Hình chup Công văn CV 128/UBND-KTTH  trang nhà Lạng sơn tìm không còn nữa.
*************************************************************************************************************
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đưa lên trang web của mình yêu cầu huyện Hữu Lũng chuẩn bị đón tiếp đoàn Đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc nhân “Tiết Thanh minh”.
Ban lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn trong lần hội nghị với phía Trung Quốc về vấn đề biên giới hồi năm 2009 tại tỉnh Lạng Sơn.
Ban lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn trong lần hội nghị với phía Trung Quốc về vấn đề biên giới hồi năm 2009 tại tỉnh Lạng Sơn.  -Photo courtesy of langson.gov.vn
Người ta còn nhớ cổng thông tin điện tử của chính phủ trước đây từng copy một tin của báo Trung Quốc nói về việc tập trận của hải quân nước này để đăng nguyên văn nội dung của nó trên báo điện tử của chính phủ Việt Nam. Việc làm bất chấp hậu quả này đã khiến ông Đào Duy Quát phải mất ghế và cả ban bệ tờ báo chịu nhiều trách cứ của dư luận trong và ngoài nước.
Không riêng cổng thông tin của chính phủ bất cẩn mà nhiều trang web khác của các cơ quan chính quyền cũng không tránh được cách đăng tin, trích nguồn hay tệ hơn là đăng những thông báo có thể gây phẫn nộ cho người đọc vì sự bất cẩn lẫn thiếu kiến thức về thông tin đó.

Uất ức, giận dữ

Tình hình biển Đông ngày một nóng dần lên khiến người dân trong và ngoài nước  hết sức chú tâm theo dõi các diễn biến liên tiếp quanh vụ chìm tàu, bắt cóc tàu đòi tiền chuộc do Trung Quốc gây ra mấy ngày nay đang khiến lòng dân sôi sục hơn các mối bất bình với gã khổng lồ phương Bắc.
Hình chụp trang web của UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu huyện Hữu Lũng chuẩn bị đón tiếp đoàn Đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc  tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc nhân “Tiết Thanh minh”. Hình RFA chụp từ website.
Hình chụp trang web của UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu huyện Hữu Lũng chuẩn bị đón tiếp đoàn Đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc nhân “Tiết Thanh minh”. Hình RFA chụp từ website.
Sự việc chưa kịp giải quyết thì mới đây nhất, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cho đăng trên cổng thông tin điện tử của Tỉnh một thông báo ngắn ngủi nhưng có sức công phá lòng dân một cách ghê gớm, nguyên văn của thông báo này như sau:
Kính gửi:   
Các Sở: Ngoại vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội;                                                                                                           Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng.
Sau khi xem xét Tờ trình số 21/TTr-SNgV ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Sở Ngoại vụ về việc mời Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc nhân “Tiết Thanh minh”, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có ý kiến như sau:
          1. Nhất trí chương trình mời và đón tiếp Đoàn đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại biểu cựu binh Trung Quốc vào dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc tại huyện Hữu Lũng theo đề xuất của Sở Ngoại vụ.
          2. Giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối liên hệ mời, chịu trách nhiệm về công tác Lễ tân trong việc đón tiếp đại biểu Trung Quốc vào dự Lễ dâng hương;
         3. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng và các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất tổ chức Lễ dâng hương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo để các Sở, ngành, đơn vị liên quan biết và  thực hiện.
Trên đây là công văn của UBND tỉnh Lạng Sơn xuất hiện trên trang web điện tử của tỉnh.
Lời lẽ trong công văn chỉ thông báo một sự kiện nhưng kéo theo phía sau nó hằng chuỗi các sự việc có liên quan.
Có thể ngay lập tức, hầu hết người Việt sẽ cảm thấy nhục nhã, uất ức xen lẫn giận dữ. Câu hỏi mà người Việt đặt ra là các Liệt sĩ Trung Quốc này có công gì với Việt Nam và đáng được thành kính làm lễ tưởng niệm dâng hương như thế?
Thử đặt vấn đề rằng trong thời gian chiến tranh, những công nhân làm đường của Trung Quốc từng xuất hiện tại khu vực Lạng Sơn bị máy bay Mỹ đánh bom thì sao? Họ có phải là liệt sĩ như cách gọi của UBND tỉnh Lạng hay không, và nếu có ai đó cho rằng máu xương của họ đã đổ ra thì phải tưởng niệm như những người Việt  Nam khác, vậy thì trong hoàn cảnh hiện nay, việc tưởng niệm họ có làm cho người dân tại Quãng Ngãi vừa có người chết vì tàu Trung Quốc an lòng hay không?
Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt hồi năm 2009. Photo courtesy of forumlyson.
Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt hồi năm 2009. Photo courtesy of forumlyson.

Trung Quốc mua chuộc?

Cách làm việc của UBND tỉnh Lạng Sơn khiến người dân có quyền nghĩ rằng cả Ủy Ban này đã bị Trung Quốc mua chuộc. Mua chuộc lớn nữa là khác vì với trình độ của một chủ tịch cấp tỉnh không thể không nhận biết được vấn đề một cách khái quát để đến nỗi đưa tay đặt bút ký vào một văn bản gây phẫn nộ cho người dân tại tỉnh nhà của ông ta như thế.
Người dân tỉnh Lạng Sơn có quyền đặt câu hỏi rằng không biết trong thời gian chiến tranh biên giới những người đang làm việc trong UBND tỉnh hiện nay đang công tác tại đâu? Tại Liên xô, Đông Đức hay một nước cộng sản nào khác, để đến nỗi họ quên bẵng máu xương người dân cùng chiến sĩ bộ đội Việt Nam đã đổ ra dưới gót chân của quân Trung Quốc? Trong số những cán bộ cao cấp của UBND tỉnh Lạng Sơn có ai có thân nhân bị quân Trung Quốc hiếp dâm, chặt ngang người, quăng người sống xuống giếng cạn rồi lấp đất lên chôn sống họ hay không?
Những người dân có thân nhân bị chết trong chiến tranh biên giới có quyền hỏi rằng: Có ai trong số cán bộ cao cấp của UBND tỉnh Lạng Sơn thấy đau lòng khi nhìn những tấm hình cón sót lại của thời chiến tranh biên giới ghi rõ ràng cảnh tang thương đổ nát sau khi quân Trung Quốc rút đi hay không?
Thành phố Lạng Sơn. Photo courtesy of vietbalo.vn
Thành phố Lạng Sơn. Photo courtesy of vietbalo.vn
Và còn nhiều câu hỏi tương tự như thế đang diễn ra trong lòng người dân khi biết đựơc trang web của UBND tỉnh lại đăng công khai những yêu cầu đối với huyện Hữu Lũng rất khó hiểu này.
Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai được xem bị tàn phá nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Ngày 17 tháng 2 hàng năm đáng lẽ phải là ngày giỗ tưởng niệm liệt sĩ Việt Nam trên toàn quốc để ghi nhớ lại nỗi phẫn hận của dân tộc trước cuộc chiến mà Trung Quốc phát động, thử hỏi Việt Nam có làm lễ giỗ long trọng cho họ như cách UBND tỉnh Lạng Sơn sắp sửa làm cho liệt sĩ Trung Quốc hay không?
Một nhà ngoại giao kỳ cựu với Trung Quốc chắc phải biết rõ cách hành xử quen thuộc của họ đối với Việt Nam như thế nào. Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh khi nghe tin này đã lên tiếng cho rằng:
Có thể UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng lỗi do thư ký đánh máy không ghi rõ là tưởng niệm liệt sĩ trong thời gian nào, lúc ấy câu chất vấn lại hướng về một hướng khác: những nén hương mà Ủy Ban này gọi là “dâng” cho những người Trung Quốc có làm cho oan hồn của những người Việt Nam đã chết đi ngay tại Lạng Sơn nổi giận hay không? Nếu trả lời được câu hỏi này thì UBND tỉnh Lạng Sơn xem như đang làm một việc phải đạo với cả hai đàng, tình đồng chí với Trung Quốc và tình nghĩa đồng đội, đồng bào với chính đất nước của mình.
Còn nếu chưa trả lời được thì người dân vẫn còn nghi ngờ tính chân thật của cả UBND tỉnh Lạng Sơn trong vụ này.
Dư luận lo ngại rằng Tiết Thanh Minh là ngày tảo mộ theo truyền thống Trung Quốc đã lan vào Việt Nam và bị đồng hóa sau đó. Liệu việc tảo mộ các liệt sĩ Trung Quốc hôm nay sẽ còn kéo dài bao lâu nữa và có bị đồng hóa bởi các quan chức Việt Nam sau này hay không?

Theo dòng thời sự:

VN quy hoạch kinh tế biên giới với TQ

BBC

Hợp tác biên giới Trung - Việt
Việt Nam đẩy mạnh nhiều lĩnh vực hợp tác xuyên biên giới với Trung Quốc.
Việt Nam vừa phê duyệt một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp và thương mại trên tuyến biên giới Việt – Trung tới năm 2020 với ‘tầm nhìn đến năm 2030′, theo Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm 19/2.
Một số trọng điểm đầu tư được định hướng gồm các công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, một số loại hình thương mại hiện đại kết hợp giữa thương mại đô thị với thương mại truyền thông, theo Bộ Công nghiệp và Thương mại.
Hôm 20/2, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nói Việt Nam nhắm mục tiêu đạt tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch biên giới với Trung Quốc ở mức 16 tỷ đôla vào năm 2015.
Tờ báo Trung Quốc cho hay Việt Nam hiện có 11 vùng kinh tế trên một đường biên giới dài tới 1.400 km tiếp giáp với Trung Quốc, với tổng trị giá giao dịch công thương song phương hai bên đường biên giới đạt khoảng 15% so với tổng giá trị hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Hôm thứ năm, một chuyên gia ẩn danh từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam bình luận với BBC:
“Cả bản Quy hoạch Tổng thể mới phê duyệt lẫn các chương trình hợp tác kinh tế song phương Việt – Trung tới nay đều không trình bày rõ ràng và cụ thể bằng phương thức nào Việt Nam có thể giải quyết vấn đề nhập siêu triền miên từ Trung Quốc, cũng như việc để chảy máu tài nguyên từ Việt Nam.”

‘Lo ngại nhập siêu’

Cái giá phải trả cho “hai chiều” là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia, thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt
Báo Việt Nam
Cuối năm ngoái, ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ Công thương nói với tờ Bấm Đại Đoàn Kết:
“Việt Nam từng có thời kỳ xuất siêu sang Trung Quốc, từ năm 1991-2000. Song từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ nước này với giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu luôn tăng.”
Theo tờ báo này Việt Nam khai thác khoáng sản và bán cho Trung Quốc cũng ở dạng xuất thô và đang gây ra nguy cơ “tận diệt nguồn khoáng sản”.
“Không đâu xa, nhìn ngay cách Trung Quốc thu mua nông sản của Việt Nam thời gian qua cho thấy họ không thu mua một thứ nông sản nào mà nhằm mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam,” tờ Đại Đoàn Kết bình luận.
Hôm 11/2, chuyên mục kinh tế của tờ Bấm Người Cao Tuổi cho hay trong thời gian từ 2010 – 2013, Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc được 44,8 tỉ USD, nhưng phải nhập khấu từ Trung Quốc 110,6 tỉ USD, dẫn tới nhập siêu lên tới 65,8 tỉ USD và về mặt tỉ lệ là 146%.
“Cái giá phải trả cho “hai chiều” là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia, thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt…,” tờ báo viết.

Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre

(Soha.vn) - Giữa khu dân cư thưa thớt là căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền được thiết kế với cổng sắt, tường rào bao quanh xen họa tiết rồng bay, mặt trống đồng tinh xảo...

Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Đó là căn biệt thự rộng trên mảnh đất hàng nghìn mét vuông được cho là một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ tại ấp 3, xã Sơn Đông, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre đang thu hút sự chú ý của nhiều người.
Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Mặt tiền của căn biệt thự
Mặt tiền căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền.
Lối vào căn biệt thự là chiếc cầu và cổng sắt được thiết kế độc đáo
Lối vào căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền là chiếc cầu và cổng sắt được thiết kế độc đáo
Lối vào căn biệt thự là chiếc cầu và cổng sắt được thiết kế độc đáo
Hai bên cổng vào biệt thự là bức vẽ rồng bay với họa tiết tinh xảo
Hàng rào phía trước biệt thự được thiết kế xen kẽ mặt trống đồng
Hàng rào phía trước biệt thự được thiết kế xen kẽ mặt trống đồng
Trong khuôn viên biệt thự còn có hai ngôi nhà gỗ được lợp bằng ngói đỏ
Trong khuôn viên biệt thự của ông Trần Văn Truyền còn có hai ngôi nhà gỗ được lợp bằng ngói đỏ
Bộ bàn ghế được đặt trong khuôn viên bên cạnh chậu cảnh và hoa
Bộ bàn ghế được đặt trong khuôn viên bên cạnh chậu cảnh và hoa

Ukraina : Phát hiện dinh thự hoành tráng của ông Ianoukovitch

Tòa dinh thự nguy nga như một cung điện của tổng thống Ukraina bị phế truất Victor Ianoukovitch ở ngoại ô thủ đô Kiev. Ảnh chụp ngày 22/02/2014.

Tòa dinh thự nguy nga như một cung điện của tổng thống Ukraina bị phế truất Victor Ianoukovitch ở ngoại ô thủ đô Kiev. Ảnh chụp ngày 22/02/2014.  -REUTERS/Konstantin Chernichkin

Thụy My -RFI

Mọi chuyện đã diễn biến quá nhanh hôm thứ Bảy 22/02/2014, khi những dấu hiệu cho hồi kết của Tổng thống Victor Ianoukovitch liên tục nhân rộng. Quốc hội nắm lấy quyền hành, truất phế Tổng thống, giải tán nội các và bổ nhiệm những nhân vật thay thế, kiểm soát lực lượng an ninh và phóng thích bà Ioulia Timochenko bị cầm tù từ năm 2011. Một biểu tượng quan trọng cho việc thời thế đã thay đổi : đó là việc dinh thự riêng của Tổng thống được mở cửa cho công chúng vào tham quan.
Thông tín viên RFI tại Kiev Sébastien Gobert tường thuật :
« Đó là giây phút lịch sử, mang dáng dấp một cuộc dạo chơi cuối tuần. Nằm cách phía bắc Kiev ba mươi cây số, dinh cơ Mezhyhyria và 140 hecta bao quanh là tài sản của Nhà nước xô-viết cũ, được tư nhân hóa trong những điều kiện đáng ngờ và trở thành biệt thự riêng của ông Victor Ianoukovitch. Cơ ngơi này là biểu tượng cho những lạm dụng và nạn biển thủ công quỹ mà chế độ đã bị lên án từ năm 2010.
Khi những cánh cửa được mở ra vào sáng thứ Bảy, không hề có bạo động hay phá hoại. Hàng ngàn người dân gồm người lớn và trẻ em trong gia đình, những cặp tình nhân nắm tay nhau, họ lang thang trong khu công viên, mắt mở to sửng sốt trước sự hoành tráng của dinh cơ này. Dmytro là một trong số những người đó, anh nói : « Người ta đến để kiểm soát, để nhìn ngắm cơ ngơi của Tổng thống, tai nghe mắt thấy nhận ra nạn tham nhũng ở Ukraina. Không ai có thể tưởng tượng ra được những thứ này ».
Bên trong các tòa nhà vẫn được các nhóm tự vệ của phe đối lập canh gác, không cho khách tham quan vào để tránh mọi hành động phá phách. Đám đông thưởng ngoạn từ tòa lâu đài xa hoa, du thuyền, sở thú cho đến khu vực tắm hơi, từ nhà kính trồng cam đến ga-ra đậu đầy những chiếc xe hơi sang trọng. Tất cả đều với ý thức đáng nể : người ta khuyên không nên dẫm lên bãi cỏ !
Maria giải thích sự quan trọng của việc bảo tồn cơ ngơi này, để làm nên một địa điểm mang tính biểu tượng cho nước Ukraina mới : « Tôi mong rằng người ta sẽ dùng nơi này làm trung tâm y tế cho trẻ em và những người nghèo khổ. Hoặc là chuyển đổi thành đài kỷ niệm, hay công viên có thu tiền ».
Trong khi Ukraina vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Âu và nền kinh tế đang bên bờ vực phá sản, chuyến tham quan dinh cơ riêng của ông Ianoukovitch đối với nhiều người đã chứng tỏ rằng, cuộc cách mạng dẫn đến việc lật đổ một Tổng thống được bầu lên một cách dân chủ vào năm 2010 là đúng đắn. Cùng với Mezhyhyria, thêm một biểu tượng mạnh mẽ nữa đã sụp đổ ».

Tổng thống Ukraine gọi việc bị phế truất là một ‘cuộc đảo chánh’

Lãnh tụ đối lập Ukraina, bà Yulia Tymoshenko được trả tự do ngay lập tức sau khi tổng thống Yanukovych bị truất phế. (Ảnh: AP)
Vừa ra khỏi tù, cựu Thủ tướng Ukraina Yulia Tymoshenko đã trở lại thủ đô đang xảy ra giao tranh. Trong khi đó, tổng thống vừa bị lật đổ Yanukovych nói rằng ông ta rời khỏi Kiev vì một “cuộc đảo chính”.
Sự kiện Tymoshenko được phóng thích là một sự kiện mới nhất trong một ngày đầy ắp những diễn biến nhanh lẹ và đáng ghi nhớ, nó chứng kiến việc kiện Quốc hội bỏ phiếu để bãi nhiệm Tổng thống Viktor Yanukovych , và kêu gọi những cuộc bầu cử mới.
Tymoshenko nói với đám đông lên đến cả hàng ngàn người đang reo hò tại quảng trường Độc Lập của thủ đô Kiev, ngay trong cảnh tượng của những cuộc biểu tình đầy chết chóc, rằng: “Hôm nay, Ukraine đã giải quyết xong tên độc tài khủng khiếp Yanukovych.”
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi được phóng thích từ một bệnh viện của nhà giam, bà Tymoshenko đã kêu gọi phải đòi lại công lý cho những người bị giết hại. Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Tổng thống Yanukovych quyết định từ chối thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu để chạy theo Nga.
Bà Tymoshenko nói với đám đông: “Các bạn đã có khả năng làm thay đổi nước Ukraina, và các bạn có thể làm bất cứ điều gì. Ai cũng đều có quyền tham gia vào công cuộc xây dựng một nhà nước độc lập của châu Âu.”
Còn ông Yanukovych thì lên truyền hình và nói rằng ông đã bị ép buộc phải rời thủ đô Kiev do “có chủ trương phá hoại, gây tội ác và đó là một cuộc đảo chính.”
“Tôi không rời khỏi đất nước. Tôi không có dự định từ chức. Tôi là một Tổng thống do dân bầu lên,” ông ta phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ở Kharkiv, một thành trì ủng hộ Nga gần biên giới Ukraina với Nga.
“… Kế tiếp, những gì tôi sắp sửa làm là bảo vệ không để nước tôi bị phân ly và không có đổ máu nữa. Tôi chưa biết phải làm như thế nào. Tôi hiện đang ở Kharkiv và không biết bước tiếp theo là tôi phải làm gì.”
Ông ta không nói đến những bản tin cho rằng ông đã có ý định rời khỏi  nước bằng máy bay.
Theo tin từ người đứng đầu của cơ quan biên phòng của Ukraina, ông Sergei Astakov nói rằng ông Yanukovych và tùy tùng đã toan lên một máy bay riêng tại Donetsk, một thành phố phía đông, nhưng không có giấy tờ hợp lệ. Lực lượng an ninh đã đưa ông ta quay trở lại. Ông Astakov nói với CNN, xác nhận thông tin mà ông ta đã cung cấp cho hãng tin Interfax của Ukraine.
Trong bản tin đó, ông Astakov nói rằng lực lượng an ninh biên giới đã tiếp cận chiếc máy bay để kiểm tra giấy tờ, và một nhóm người có vũ trang trên máy bay đó đã định đưa tiền cho những người kiểm tra nhằm mục đích hôi lộ để được cho phép máy bay cất cánh.
Khi những người kiểm tra từ chối nhận tiền, ông Yanukovych và nhiều người khác trong đoàn tùy tùng của ông bước ra khỏi máy bay và lên hai chiếc xe chạy đến trên đường băng – trích lời của ông Astakov.
Cũng theo ông Astakov, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã bị truất phế của Ukraine, Vitally Zakharchenko, cũng bị từ chối không cho ra khỏi nước trong một tình huống tương tự như vậy cũng tại cùng phi trường đó.
Sự kiện trong ngày thứ bảy vừa qua dấy lên những câu hỏi chỉ tựu trung vào vấn đề khi Quốc hội bỏ phiếu truất phế ông Yanukovych và tổ chức những cuộc bầu cử vào ngày 25/5 thì ai là người điều hành Ukraine.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ 24 tiếng đồng hồ sau khi ông Yanukovych ký một hòa ước với phe đối lập với ý định là chấm dứt những ngày biểu tình đẫm máu.
‘Dinh của Nhân Dân’
Tại dinh Tổng thống ở một vùng ngoại ô của Kiev, phủ Tổng thống trống hoang, các cận vệ của ông cũng biến đâu mất.
Cảnh sát và những lực lượng an ninh, kẻ đã từng nổ súng vào những người biểu tình, giết chết hàng chục người, không còn xuất hiện ở những tòa nhà chính phủ, những nơi hội tụ biểu tình và ở trung tâm thành phố nữa.
Khi nhóm phóng viên CNN lái xe đến dinh của của tổng thống Yanukovych,  trên đường đi họ phải qua các  trạm kiểm soát được thiết lập bởi người biểu tình.
Khi đoàn phóng viên đến nơi, người gác cổng nói rằng họ không cho phép công chúng vào bên trong, nhưng các nhà báo thì được.
Những công chức yêu cầu các phóng viên hãy xem ngôi nhà như một chứng tích tội ác và hãy gọi nó là “dinh thự của nhân dân”
Tuy vậy, ở Ukraine không phải ai cũng hài lòng với những tin tức mới.
Đất nước này đang bị chia rẽ vì những người sắc tộc Nga sống ở phía đông và những người Ukraina chiếm đa số.
Trong một số thành phố, người dân đã lật đổ bức tượng của Vladimir Lenin – người sáng lập Liên Xô.
Liên bang Xô Viết là một đế chế cộng sản đã thâu tóm toàn bộ lãnh thổ của Ukraina. Mãi cho đến năm 1991, Ukraina giành được độc lập sau sự sụp đổ của Liên Xô .
Trong một dấu hiệu của sự chia rẽ sâu sắc, những người ủng hộ chính phủ đã xuống đường Kharkiv  vào đêm thứ bảy để bảo vệ một tượng đài Lenin, trong khi những người biểu tình chống chính phủ đe dọa phá bỏ.
Cảnh sát chống bạo động vũ trang đứng giữa hai bên, trong khi những người khác dựng lên một hàng rào tạm thời xung quanh tượng đài.

 

Cái tội nhảy đầm là ăn chơi đàng điếm bị “cách mạng” bắt diễu phố đây.

Hoàng hải Thủy

http://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2010/09/dancer.jpg?w=749&h=515
Cái bảng đeo trên cổ có chữ “MÊ NHẢY ĐẦM” thấy chưa.
“Cách mạng ” có dạy rằng : ” Nhảy nhót, cổi truồng, phô vú phô mông….móng tay móng chân sơn đỏ chói, ăn chơi đàng điếm…” cho nên mới bán nước làm tay sai cho ngoại bang….- Rất chí lý, hễ “Cách mạng” mà nói ngàn đời không sai.- Xem bài viết ở Hoàng hải Thủy blog.
 

Nửa Thế Kỷ Xưa

Ảnh Tháng 10, 1975, Sài Gòn quằn quại trong vòng kìm kẹp của cái gọi là Ủy Ban Quân Quản. Người VNCH đi tù, sách, nhạc VNCH bị coi là đồi trụy, phản động. Người nhẩy đầm trong nhà riêng bị bắt. Trong ảnh: cả 10 tên bộ đội CS đi bắt một đám thanh niên Sài Gòn nhẩy đầm, cho đeo bảng dẫn đi riễu phố. Ảnh này xưa đã 35 năm.
1975 – 2010… 38 mùa lá rụng đã qua đời tôi.. Sáng nay, buổi sáng Ngày 11 Tháng Chín năm 2010, sống những ngày tị nạn cộng sản cuối đời ở xứ người, tôi thấy trên màn ảnh TiVi những cảnh người Mỹ tưởng niệm Tai Họa 911 Trăm Năm Một Thưở của họ.
Sau mùa hè nắng nóng, đêm qua mùa thu tha thướt trở lại Rừng Phong, sáng nay trời Virginia Xanh mát.
Cảm vì Em bước chân đi
Nước rung mặt ngọc lưu ly phớt buồn.
Anh về xa mái cô thôn
Mình Anh trong khói hoàng hôn nhớ nhà.
Từ Em mới bước chân ra
Tuy rằng cách mặt, lòng ta chưa sầu
Nắng trôi, vàng chẩy về đâu?
Hôm nay mới thật bắt đầu là Thu…
Tôi không ưa Trần Dần. Phải viết cho đúng là tôi không ưa bất cứ anh văn sĩ, thi sĩ đương thời nào của bọn Bắc Cộng. Tôi coi họ và tôi gọi họ là những Văn Nghệ Sĩ Bị Rọ Mõm.
Trần Dần được nhiều ông Việt văn nghệ lưu vong sống ở Pháp, Mỹ ca tụng, bốc lên mây xanh, tôi thấy tởm khi đọc những việc ông văn nghệ sĩ Bắc Hà Trần Dần làm trong thời gọi là Nhân Văn Giai Phẩm, những việc do chính Trần Dần ghi lại trong quyển GHI – xuất bản năm 2000 ở Paris – như việc Trần Dần đầu hàng bọn Tố Hữu, Trần Dần quì mọp nhận tội, Trần Dần xin tha, như việc “ba Nhà Văn Nhân Văn Giai Phẩm có khí phách” Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Ðạt mở cuộc tố cáo, kết tội Nhà Văn Phùng Cung, tôi càng tởm hơn khi tôi đọc những vần Thơ Dzờ Dzoạc làm sau năm 1980 của Trần Dần. Vụ ba ông “ Nhà Văn Nhân Văn Giai Phẩm khí phách đầy người “đứng ra tổ chức cuộc họp văn nghệ để tố cáo Nhà Văn Phùng Cung không được ông Trần Dần ghi một dòng chữ nào trong tác phẩm GHI, không được ba ông Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Ðạt nhắc đến nửa lời. [1]
Nhưng trong bài Viết ở Rừng Phong đầu Thu 2010, tôi phải ghi và kể với quí vị bạn đọc một chuyện tôi cho là “hay” về Trần Dần..
Một tối cuối năm 1975, hay đầu năm 1976, tôi gặp Hoài Bắc ở Ngã Ba Ông Tạ. Khoảng 9 giờ tối, trời mưa lâm râm, Sài Gòn tắt điện, thành phố âm u, từng đoàn người trên xe đạp lầm lũi đi dài dài hai bên đường như đoàn người đi xuống địa ngục. Hai chúng tôi đi trên xe đạp. Xe Hoài Bắc có cái bị cói móc ở ghi-đông. Chúng tôi ghếch xe lên vỉa hè, đứng trong bóng tối nói chuyện.
Hoài Bắc nói:
“Văn Cao chưa vào được. Bà Văn Cao vào. Văn Cao nhắn nói với Thái Thanh: “Hát như cô mới là hát. Ở ngoài này chúng nó không biết hát.” Trần Dần nhắn bà Văn Cao nói với Vũ Hoàng Chương: “Anh yên tâm. Thơ Anh và Thơ Anh Hùng không bao giờ mất được.”
Khi bà Văn Cao vào Sài Gòn, Thi Bá Vũ Hoàng Chương chưa bị bọn Công An Thành Hồ bắt.
Ngay trong những ngày đen tối nhất của Quốc Gia VNCH năm 1976, 1977 – đen hơn bóng tối, đen hơn cái Lá Ða Ca Dzao, đen đến không còn gì có thể đen bằng – khi toàn bộ Thi Văn VNCH bị bọn Bắc Cộng thẳng tay hủy diệt, khi Thơ Vũ Hoàng Chương, Thơ Ðinh Hùng bị bọn Ðồ Tể Văn Nghệ Bắc Kỳ kết án là “Thơ Bệnh Hoạn, Thơ Ma Mị”, hai loại Thơ chúng cho là có tội nặng hơn cả Thơ Phản Ðộng, Trần Dần đã nói ngay một câu chắc nịch như thế. Cái “nhìn thấy trước” của Trần Dần thật sáng. Ðúng như lời Trần Dần nói ngay từ những ngày Lão Già Hồ mới chân ướt, chân ráo láo ngáo vào Sài Gòn:
Thơ Vũ Hoàng Chương, Thơ Ðinh Hùng không bao giờ mất được.”
Sáng nay thu về trên Rừng Phong, nhớ Thơ Mùa Thu Ðinh Hùng, tôi nhớ và kể chuyện Trần Dần nói về Thơ Ðinh Hùng.
Tháng Bẩy năm nay – 2010 – tôi viết mấy bài về các văn nghệ sĩ đã sống, đã chết ở Sài Gòn kể từ những năm 1960. Bài hôm nay tôi viết về TÚ KẾU.
Ðây là tài liệu về Tú Kếu trên Internet:
Nói tới Tú Kếu Trần Ðức Uyển người ta nghĩ và nhớ đến những bài “Thơ Ðen, Thơ Chì” của ông. Và như thế, người ta nhớ và biết đến Tú Kếu nhiều hơn biết Trần Ðức Uyển.
Chúng ta có rất nhiều thi sĩ, nhưng những người làm thơ trào phúng, châm biếm, để lại tên tuổi, chỉ có thể đếm được trên những đầu ngón tay. Tú Kếu là một trong những nhà thơ hiếm hoi ấy.
Ðiều đó chứng tỏ, Thơ Trào phúng không phải là thể Thơ dễ làm. Trong 20 năm Tú Kếu đã làm nhiều Thơ Châm Biếm hơn Trần Ðức Uyển làm Thơ Tình. Rồi thi phẩm “Thơ Ðen” của ông được in ra với tên tác giả Thi sĩ Tú Kếu. Nên người đọc Việt Nam biết Tú Kếu nhiều hơn họ biết Nhà Văn Nhà Thơ Trần Ðức Uyển là một điều tự nhiên.
Nhưng, ký hai cái tên khác nhau như thế, rõ ràng ông đã phân biệt hai công việc riêng biệt. Ngoài “Thơ Chua, Thơ Chì, Thơ Ðen” trong những năm từ 1965 đến 1975 còn có bao nhiêu Thơ Tình ký tên Trần Ðức Uyển, không ai biết rõ.
Sau biến cố Tháng Tư 1975, ông bị cộng sản bắt giam tù hơn 10 năm, những ngày ở tù, những ngày còn lại sau đó, ông nghĩ gì, làm gì, cũng như hầu hết các văn nghệ sĩ ở miền Nam khi ấy, chỉ một mình ông biết.
Ngoài sáng tác Thơ, Trần Ðức Uyển còn dịch một số truyện ngắn ngoại quốc ra Việt ngữ, các bản dịch thơ Langston Hughes của ông được coi là rất đạt.
Một vài bài thơ của Trần Ðức Uyển, do bằng hữu của ông mang ra được nước ngoài, hay bằng cách nào đó lọt được ra hải ngoại, cho thấy, ông có một hồn thơ trong suốt. Hình như hoàn cảnh đen tối không làm u ám tâm hồn ông.
Bài thơ “Buổi Chiều Ngồi Trên Ðồi”, làm sau năm 1975, của ông là một thí dụ:
Ngồi dưới gốc cây gõ ống trúc
Hứng thú nghêu ngao vài ca khúc
Trên cành lảnh lót tiếng chim xanh
Trời đất thu tròn trong khoảnh khắc
Gió cao lồng lộng hồn cao tĩnh
Học thói người xưa đắc đạo vàng
Rũ bụi khi về tưng gót nhẹ
Bóng mình phấp phới trên đồi ngang.
Tự hỏi về đâu! Ðâu chẳng được!
Hãy tìm bên suối ngủ đêm nay
Gối đầu lên đá nhìn trăng sáng
Rừng núi mù sương ướt chẳng hay
Trước những bạo hành của cuộc sống, phản ứng của nhà thơ đôi khi kỳ lạ: Cố giữ một trạng thái tâm hồn bình an, trong sáng, một tâm trạng mà những kẻ chủ trương bạo động không bao giờ có thể có được. Không có được trạng thái tâm hồn như thế người ta sẽ không bao giờ làm được những gì Thi sĩ làm được, đó chính là Thơ:
Sáng thức dậy ra vườn
Lòng nhẹ tênh mùi đạo
Tai vừa nghe chim hót
Ðã thấy mình vô vi
Hoa sớm còn e ấp
Mắt lá lệ long lanh
Ôi những buồn chất ngất
Trôi sạch tự khi nào
Dòng sông hồn trong trẻo
Chảy ngược xuyên thời gian
Gặp hồn xưa quấn quít
Trong màu sắc huy hoàng
Biến thiên của cuộc sống nhiều khi đẩy con người vào những hoàn cảnh khốn cùng đến nỗi, người ta không dám tin rằng trên đời còn có ánh sáng nữa!
Thơ xua đuổi bóng tối, đẩy lui những đám mây mù, thắp sáng lại hy vọng. Thi sĩ chuyển giao niềm hy vọng ấy cho cuộc đời:
Núi cao chót vót trời cao rộng
Ta ném mình lên vút ngọn cao
Bỗng thấy dưới chân mây nổi sóng
Tưởng ngẩng đầu tay với được sao
Ta ngao du khoái tỉ vô cùng
Trăng lên dây đàn tơ khẽ rung.
Gió lộng nghe lòng thương bạn hữu
Biết gặp nhau chăng giờ lâm chung
Vài cánh chim đêm xoải vội vàng
Quanh mình trăng lụa nõn mênh mông
Nằm đây đồi cỏ nghe trời rộng
Nghe cả chiều sâu của sắc không
Sau 1985 khi đi tù CS về Tú Kếu Trần Ðức Uyển sống ở Sài Gòn mấy năm rồi về Bảo Lộc, vùng cao nguyên trồng Trà gần Ðà Lạt.
Những ngày cuối cùng ấy ông bị chứng Alzheimer. Hiển nhiên, bệnh trạng của ông là nỗi khổ của gia đình ông. Nhưng rất có thể đó lại là điều may mắn cho chính ông. Không ai ở trong những trại được gọi là “cải tạo” ra mà cả thể xác lẫn tâm hồn lại không bị thương tổn và dễ dàng quên được những gì đã xẩy ra với mình cùng những người chung quanh.
Có lẽ chỉ có căn bệnh – Alzheimer – cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa ấy, mới giúp người tù xóa bỏ được ký ức đen tối chăng?
Có thể coi, những bài thơ cuối cùng của Trần Ðức Uyển đã được viết giữa ranh giới của những ngày nhớ/ quên của ông và không vướng một chút oán hận nào:
Người hỏi vợ anh đâu?
Ta đáp không mà có
Nhân gian dưới trời sâu
Tỷ tỷ nằm trong mộ
Lại hỏi nay đi đâu
Nơi vui không thiếu chỗ
Hãy cứ đi trên đường
Cất tiếng ca cùng gió.
Thơ Tú Kếu chửi Ðảng
Năm mươi năm đời ta có Ðảng
Ðảng cho ta khoai sắn thay cơm
Năm mươi năm đời ta có Ðảng
Ðảng cho ta áo rách vai sờn
Nhờ có Ðảng ta quen với Ðói
Ngày càng ngày gần với điêu ngoa
Yêu mến Ðảng là yêu gian dối
Là yêu luôn cả những tà ma!
Ðây là đoạn tài liệu thứ hai về Tú Kếu trên Internet:
Ông đă cùng với ông Chu Tử (chủ nhiệm Nhật báo Sóng Thần) sau năm 1976 lập một tổ chức mang tên là Nguời Việt Tự Do nhằm mưu đồ Phục Quốc. Tổ chức này bị VC khám phá, bắt và xử tử hình 23 người vào năm 1976, Tú Kếu Trần Ðức Uyển mang bản án 18 năm tù, dành cho Ủy Viên Văn Hóa của tổ chức. Ðến năm 1989 ông được thả ra, nhưng vẫn bị quản chế tại gia 5 năm. Ðến năm 1992, Tú Kếu đồng ý với đường lối chính trị của Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ của ông Nguyễn Ðình Huy nên có nhiều liên hệ mật thiết với ông Nguyễn Ðình Huy. Năm 1993, Phong Trào bị đàn áp, Tú Kếu bị công an kêu lên kêu xuống hành hạ về tinh thần khiến ông mất trí nhớ và lâm trọng bệnh, ông bị bệnh Quên và qua đời năm 2002.
Bài thơ trên là một trong những bài Tú Kếu làm trong lao tù, được đăng trên báo Ðông Á tại Hoa Kỳ. Toàn bộ số tác phẩm của ông bị VC tịch thu và tiêu hủy.
Nhân một lần gặp Nhà Văn Lê Văn Trương trong đường phố Sài Gòn những năm 1960, Tú Kếu làm bài Thơ:
Nhớ Một Lần Bác Trương
Một lần tôi gặp Bác lang thang
Bác gọi tôi sang giọng vội vàng:
“Ðằng ý có tiền cho tớ ít !”
Ðường trưa bốc khói nắng chang chang
Lúc ấy tôi đang quả thật nghèo
Tiền lương viết báo chẳng bao nhiêu
Tay không lúng túng sờ trong túi
“Còn mỗi trăm đồng bác tạm tiêu”
“Một trăm tốt quá “Mẹc-xi vu”
“Chính phủ mày xem chúng nó mù
“Văn nghệ như tao mà bị đói
“Trách nào không khổ bọn dân ngu.”
Bác nói tôi nghe mủi cả lòng
Ngày xưa có thuở Bác thành công
Một thời hiển hách ngôi thần tượng
Tiền bạc ê hề như nước sông!
Thấm thoắt qua đi đã hết thời
Bây giờ Bác rách chẳng ai chơi
Cái đời văn nghệ buồn hơn chó
Thua thiệt riêng mình thua thiệt thôi
Từ đấy đôi lần nhớ Bác Trương
Lòng tôi se thắt nghĩ mà thương
Thương mình, thương Bác, thương đồng nghiệp
Muốn dứt tơ tằm sợi vấn vương
Con tằm dứt ruột nhả tơ dâu
Rút cuộc hồn đơn nặng gánh sầu
Nhân thế lập lờ đôi mắt giấy
Chiều tà bóng xế ngẫm càng đau
Ngưng trích bài trên WEB về Tú Kếu.
Nhà Văn Lê Văn Trương
CTHàÐông: Một buổi chiều cuối năm 1975 hay đầu năm 1976, tôi gặp cậu em vợ của Tú Kếu. Khi ấy tôi nghe anh em nói Tú Kếu bị bắt trên Ðà-lạt, cậu em cho tôi hay:
- Chúng nó xử anh Tú em 18 năm tù.
Hai chân tôi mềm ra, tôi muốn ngồi sụp xuống vỉa hè. Tú Kếu đi tù Cộng sản 18 năm? Làm sao sống nổi? Chết là cái chắc. Hai văn nghệ sĩ bị đi tù Cộng sản tôi tin chắc sẽ chết trong tù là Tú Kếu và Phan Nhật Nam. Phan Nhật Nam cương cường quá, Tú Kếu quá yếu về sức khoẻ.
Những ngày như lá, tháng như mây.. Năm 1989 nằm phơi rốn trong Nhà Tù Chí Hoà, tôi được tin Tú Kếu đã trở về. Năm 1989 tôi giã từ Nhà Tù Chí Hoà để đến Trại Tù Khổ Sai Z 30 A. Tại đây tôi gặp Lê Hoàng Anh, một người tù chính trị án 20 năm khổ sai trong tổ chức của Tú Kếu. LH Anh cho tôi biết Tú Kếu, và anh, đựơc chuyển từ Nhà Tù Ðại Bình, Ðà-lạt về đây được mấy năm, Tú Kếu đã ra khỏi tù – Án tù của Tú Kếu là 18 năm, người tù Tú Kếu ở tù 14 năm, nếu tôi đến Z 30 A sớm hai năm, tôi gặp Tú Kếu ở đây – tôi lập tức nhờ vợ con các bạn tù đến trại thăm nuôi người tù cầm thư về nhà cho vợ con tôi, dặn vợ con tôi cầm thư tôi đi tìm đưa cho Tú Kếu, tôi viết trong thư:
Anh Doãn Quốc Sỹ và tao lên Z 30 A. Mày lên gặp chúng tao ngay.”
Tú Kếu là con rể ông Chủ Hãng Trà Tiến Ðạt, một nhà sản xuất trà nổi tiếng ở Sài Gòn. Nhà Tiến Ðạt có trại trồng trà ở Bảo Lộc. Nghe nói Tú Kếu có tiền, giúp nhiều khoản công ích cho trại, cho bạn tù, được Trưởng Trại và nhiều cai tù trọng nể nên tôi muốn Tú Kếu lên giới thiệu cho tôi vài câu.
Tú Kếu lên Z 30 A ngay, trên xe Honda do người em lái. Anh lên gặp Trưởng Trại rồi gặp anh Sỹ và tôi, anh cho tôi một khoản tiền.
Năm 1981 mãn án tù, tôi trở về mái nhà xưa và gặp lại Tú Kếu mấy lần. Lần cuối tôi gặp Tú Kếu là buổi tối trong tiệc cưới con của Thanh Thương Hoàng năm 1993. Vào năm này đời sống của đa số anh em ký giả Sài Gòn chúng tôi đã dễ thở, nhiều anh đi Honda, đi ăn cưới nhiều anh mặc lại những bộ complet veston xưa, anh nào luộm thuộm lắm cũng có cái cravate. Ăn xong, một số anh em chúng tôi hội lại ngoài sân chụp ảnh. [2]
Tôi báo với Tú Kếu:
“Tao và vợ con tao sắp sang Mỹ.”
Tú Kếu nói:
“Mày đi đi. Tao không đi.”
Anh ôm tôi, hun tôi. Anh để râu lởm chởm. Râu anh đâm vào má tôi. Tôi kêu:
“Râu mày làm tao nhột quá. Cứ như là Phi-đen Cát-trô hôn tao vậy.”
Ông Chu Tử Chủ Báo Sống đi khỏi Sài Gòn Ngày 30 Tháng Tư 1975, không có ông trong Tổ Chức Người Việt Tự Do chống Cộng cùng với Tú Kếu.
_______________________________________________________
[1] GHI: Hồi ký của Trần Dần, xuất bản ở Paris năm 2000.
Người kể chuyện ba ông Nhân Văn Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Ðạt dựng tòa án tố cáo ông Phùng Cung tội phản động chống Ðảng là anh Phùng Hà Phủ, con trai của Nhà Văn Phùng Cung.
[2] Trong tiệc cưới con của Thanh Thương Hoàng ở Sài Gòn năm 1983 có các anh Mặc Thu, Như Phong, Choé, Tú Kếu. Nay bốn anh đã ra người thiên cổ.

Biểu tình đòi tự do báo chí tại Hồng Kông


DR.

Thụy My -RFI

Tại Hồng Kông hôm nay 23/02/2014 khoảng sáu ngàn người đã xuống đường đòi tự do báo chí. Cuộc biểu tình này do các nhà báo tổ chức, vì mối lo ngại bị Bắc Kinh hạn chế tự do ngôn luận đang ngày càng tăng.
Nhiều người biểu tình cài trên ngực áo những chiếc ruban màu xanh, biểu tượng cho tự do ngôn luận trong ngành truyền thông. Các nhà tổ chức ước tính có khoảng 6.000 người tham gia xuống đường, còn cảnh sát cho rằng chỉ có 1.600 người. AFP nhận định, tại Hồng Kông quan ngại đang tăng lên về việc Bắc Kinh tìm cách tăng cường kiểm soát vùng đất bán tự trị này và khống chế báo chí.
Bà Tuyết Lợi Âm (Shirley Yam), phó chủ tịch Hiệp hội các nhà báo Hồng Kông nói rằng : « Các tiêu đề bị sửa lại, phỏng vấn bị cấm, và các cây bút xã luận bị sa thải. Một số coi đây là các quyết định mang tính thương mại hay thậm chí các xung đột về lao động. Nhưng chúng ta phải nhìn thấy các sự kiện này trong bối cảnh các phương tiện truyền thông Hồng Kông đang bị siết chặt ».
Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu như « Tự do cho người dân », « Tự do cho Hồng Kông », « Phản đối kiểm duyệt ». Họ diễu hành qua các đường phố, điểm đến là khu Kim Chung (Admiralty) nơi đặt trụ sở chính quyền thành phố.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đặt tại New York nhận định, tự do báo chí tại Hồng Kông hiện đang « ở mức thấp », nêu ra việc các phóng viên phải tự kiểm duyệt, các tờ báo bị đe dọa về tài chính và về vật chất cũng như các bước về tư pháp có thể ngăn cản việc thực hiện phóng sự điều tra. Còn tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris tuyên bố sự độc lập của truyền thông Hồng Kông « hiện đang bị đe dọa », vì Bắc Kinh ra sức bóp nghẹt các bài viết chỉ trích.
Theo thỏa thuận giữa Luân Đôn và Bắc Kinh khi trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997, tự do báo chí cùng với một số quyền tự do khác phải được duy trì trong ít nhất 50 năm. Ông Jonathan Hopfner, một phóng viên ở Hồng Kông và là thành viên Câu lạc bộ các thông tín viên ngoại quốc, nói với AFP trong cuộc biểu tình : « Xu hướng đáng ngại về tự kiểm duyệt đang tăng lên, điều này ảnh hưởng đến tất cả các nhà báo. Nhiều cơ quan truyền thông chọn lựa Hồng Kông để hoạt động vì nơi đây có truyền thống tự do ngôn luận mạnh mẽ. Chúng tôi hy vọng những gì đúng đắn vẫn được duy trì ». Còn ông Martin Lee, cựu chủ tịch đảng Dân chủ cũng tham gia biểu tình tuyên bố : « Một khi tự do báo chí không còn nữa thì các quyền tự do khác cũng không thể được cứu vãn ».
Chính quyền Hồng Kông do ông Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying) thân Bắc Kinh lãnh đạo, luôn chối cãi cho rằng không đàn áp báo chí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét