<- Hải quân Trung Quốc nhướng lông mày: China’s Navy Raising Eyebrows (WSJ/ P&F). Đây là bản đồ về lộ trình tuần tra của TQ trên Biển Đông. – 4 tàu Trung Quốc lại kéo ra “tuần tra” trái phép bãi Cỏ Mây, Trường Sa (GDVN).
- Huy Đức: TỪ HOÀNG SA ĐẾN GẠC MA (DĐXHDS).
- Thư gửi Dư Luận Viên (DLB). – Dư luận viên Trần Nhật Quang – Chí Phèo của thời đại
- Nhật xóa bỏ nhận xét hữu hảo về Trung Quốc trong tài liệu ODA (RFI). - Sau tin TQ chuẩn bị tấn công Nhật, tướng Mỹ hối hả đến Bắc Kinh (Soha). – Bộ Quốc phòng Mỹ muốn hạ nhiệt căng thẳng quân sự với Bắc Kinh (RFI).
<- Công an Đồng Tháp “dàn dựng” vụ án để khởi tố bà Bùi Hằng và 2 người khác (RFI). – Gia đình Bùi Hằng chính thức mời luật sư (DLB).
- Gia đình Ông Huỳnh Ngọc Tuấn liên tiếp bị chính quyền sách nhiễu (RFA). – Huỳnh Trọng Hiếu: Chính sách của một nhà nước mafia (DLB).
- VN cáo buộc Mỹ ‘can thiệp chuyện nội bộ’ trong vụ án LS Lê Quốc Quân (VOA).
- Quyền thờ tự trên Tháp Chăm của Tín đồ Chăm Bàlamôn (DLB).
- Từ thẩm mỹ viện Cát Tường, tới đảng CS Việt Nam (DLB).
- Dừng đánh giá tín nhiệm là ‘đáng tiếc’ (BBC).
- “Những trang web giả mạo” và “trò chơi quyền lực” (3) (Chép sử Việt). “Nhìn vào hệ thống các trang web/blog “giả mạo của các lãnh đạo” đảng, nhà nước CSVN, có thể thấy rõ 4 thể loại tin bài …”
- Sự ra đi của Tướng Phạm Quý Ngọ – có là căn cứ kết thúc một vụ án đã khởi tố ? (Bùi Văn Bồng). – Nguyễn Trần Sâm: Một sự xúc phạm vong linh đồng chí Phạm Quý Ngọ (Đào Hiếu). “Và bây giờ thì tôi lại trách những ai vì muốn tránh rầy rà mà đình chỉ vụ án. Chẳng lẽ họ muốn anh ấy ra đi trong màn sương ngờ vực của người đời? Họ không muốn minh oan cho đồng chí của mình sao? Hay còn những lý do gì khác nữa?” – Đầu năm ngựa, Ngựa quý chết thảm (DLB). – Đoàn Nam Sinh: Rắm ngựa (Quê Choa). – Người điên trong mắt những người đã điên! (Phước Béo). - Truyện cực ngắn: Hoang đường truyện (Nguyễn Hoa Lư).
- Ông Trần Văn Truyền lên tiếng vụ có nhiều biệt thự “khủng” (Soha/DĐXHDS). - Ông Kim Quốc Hoa: “Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền” (Soha). – Xin lỗi, tôi đang khóc,/ Suýt mửa, lòng nôn nao (Quê Choa).
- Kiến nghị xử lý 3 cán bộ, điều tra 22 ngân hàng sai phạm trong vụ “Bầu Kiên” (CAND/CafeF). - 4 luật sư bào chữa cho “Bầu” Kiên (TT).
- Nguyễn Minh Hòa: Có nơi nào như thế này không? (Quê Choa). “Không biết ở nơi nào trên trái đất này người dân tự làm đau mình, và hơn nữa tự sát hại mình nhiều đến thế ở ngay nơi có chức năng bảo vệ dân như ở xứ này không?. Họ bị bắt, dẫn giải đến trụ sở công an, bị tam giam vì có lý do. Chỉ đến nửa đêm, hay sáng hôm sau người thì hồn lìa khỏi xác, người thì thân tàn ma dại, người thì tâm thần, kẻ thì nửa người nửa ma“.
- Bên trong tấm áo hồ cừu của vua Lý (Đào Tuấn).
- Nguyễn Mộng Hoài: Thông điệp, khiêu vũ, lễ hội, tai nạn giao thông, tăng giá xăng dầu, bỏ tượng niệm… và bản chất của vấn đề (Quê Choa).
- Dương Quang Thiện: Ôi thôi, trôi xuống cống… (Phước Béo). “Ông Đỗ Mười, bắt chước Bác Hồ, trong dịp đầu xuân năm nào đó đã chúc nhà nhà kiếm tiền, người người kiếm tiền, vì dân giàu thì nước mạnh. Do đó, dân VN bây giờ (nhất là dân Bắc) tâm trí dồn vào việc làm tiền như điên. Nếu có dịp nào hối lộ được thần thánh, thần Phật để mong có nhiều tiền thì làm liền, không đắn đo suy nghĩ“.
- Khi đồng tiền biết nói (Võ Nhật Thủ). “Kính thưa ban giám khảo! Kính thưa quý vị! Thành phố chúng tôi rất xấu hổ, đến nay mà trong một tháng vẫn còn tới 200 lượt người vi phạm giao thông. Chúng tôi hy vọng với ý thức của người dân thành phố, trong thời gian tới sẽ không còn một ai phải bị phạt vì các lỗi vô ý thức khi tham gia giao thông nữa. Người dân thành phố chúng tôi không muốn phải đi thu những đồng tiền đáng xấu hổ này để nộp vào ngân sách“.
- Bộ trưởng Thăng không có ‘ghế’ giám khảo tuyển Tổng cục trưởng tổng cục Đường bộ (DV).
- Xe đạp phố cổ và “dấu ấn” ông Bí thư (TVN).
- Một nhà báo bị nhốt, đánh đến nhập viện vì từ chối phong bì? (DT). =>
- “Người hùng trong vụ án Năm Cam” tiếp tục bị truy tố (PT).
- Giải bài toán thiếu đất, mất đất sản xuất (ĐBND).
- Hộ khẩu: Giữ hay bỏ? (NLĐ).
- Học viên tung ảnh “tự sướng” xăm trổ đầy mình lên Facebook (NLĐ).
- Không một lời than thở (ĐCV).
- Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy (II) (DCVOline).
- Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma bất chấp những cảnh báo đến từ Trung Quốc (DCCT). – Obama công khai ủng hộ đấu tranh bảo vệ văn hóa Tây Tạng (RFI). - Quan hệ Mỹ – Trung bị tổn hại nghiêm trọng vì cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma (DV). - Mỹ ‘ủng hộ mạnh mẽ’ nhân quyền Tây Tạng (BBC).
- Giám đốc Sở An ninh Bắc Kinh bị bắt (RFI). - “Bẻ nanh” Chu Vĩnh Khang (NLĐ).
- Bình Nhưỡng phản bác báo cáo nhân quyền LHQ (RFI). - Triều Tiên bác bỏ phạm tội ác “sánh ngang với Đức Quốc xã” (VOV). - Hai miền Triều Tiên tiếp tục tổ chức cuộc xum họp gia đình (VOA).
- Phe đối lập Ukraine yêu cầu bầu cử Tổng thống mới (VOV). - Tổng thống Ukraine tái xuất và khẳng định không từ chức (TP). - Tổng thống Ukraine tái xuất và khẳng định không từ chức (TTXVN). - Đất nước Ukraine đứng trước nguy cơ bị chia cắt làm hai (TTXVN). - Tổng thống Ukraine tuyên bố chống lại “đảo chính” (VOV). - Dinh tổng thống bỏ hoang, bà Tymoshenko sắp được thả? (NLĐ). - Dự thảo tài liệu luận tội Tổng thống được trình lên Quốc hội Ukraine (DV). - Ukraina: Ít nhất 77 người đã thiệt mạng vì bạo loạn (DV). - Ukraine bầu tân Chủ tịch Quốc hội (VOV). - Ukraine: Phe đối lập thâu tóm thêm chức Bộ trưởng Nội vụ (TTXVN). - Ukraina: Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn bất chấp thỏa thuận hòa bình (VOA). - Ông Yanukovych đã tới gần biên giới Nga (BBC). - Ukraine: Người biểu tình không lùi bước (BBC). - Hãng tin Interfex: Tổng thống Yanukovich của Ukraina tuyên bố không từ chức (VOA). - Phe đối lập Ukraina yêu cầu tổ chức bầu cử Tổng thống trước kỳ hạn (VOA).
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Điều chỉnh để hù dọa (PT).
- Đại tá Trung Quốc kêu gọi lập ADIZ ở biển Đông (TN). - Tàu sân bay Trung Quốc giáp mặt nhiều “tàu cá nước ngoài” ở Biển Đông (GDVN). - Tướng TQ: Mỹ dùng chiến lược điển hình ngăn ADIZ ở Biển Đông (NĐT).
- ĐÁNH NGƯỜI-THÓI QUEN KHÓ BỎ CỦA CÔNG AN VIỆT NAM – Sự trí trá của nhân viên công lực – Video vụ công an xã Hòa Phước-Hòa Vang-Tp Đà Nẵng đánh tôi – Tranh đấu cho công lý trong khuôn khổ luật pháp - Tâm thế dấn thân của tôi (Nguyễn Văn Thạnh).
- Song Chi Món nợ mà nhà cầm quyền không muốn trả (Người Việt). – Nhục này có nỗi nhục nào hơn? (DLB).
- Thủ tướng Dũng đội sổ, quốc hội bỏ việc ‘lấy phiếu tín nhiệm’ (Người Việt). - “Nếu tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm sẽ là liều thuốc phản tác dụng” (Soha).
- Bùi Công Tự: HÔM NAY TƯỚNG NGỌ VỀ QUÊ, CẦU CHO LINH HỒN ÔNG SỚM ĐƯỢC SIÊU THOÁT (Tễu). ”Báo Vietnamnet viết: ‘Ông Ngọ được tặng thưởng nhiều huân huy chương, ghi dấu ấn đậm nét trong các trận đánh lớn’.
Đọc tiểu sử tôi thấy ông không đánh ba đế quốc to (Pháp, Mỹ, Tàu) cũng
không đánh diệt chủng Pôn Pốt. Thế thì chắc ông chỉ đánh bọn trộm cắp,
đâm chem., cờ bạc, xìke ma túy? Tìm hiểu kỹ mới biết ông có công lớn xử
lý vụ nông dân Thái Bình nổi dậy những năm 1997-1998. Đúng rồi, vụ ấy có
nhiều kẻ quá khích bị ông tóm vào tù. Nhưng họ là dân, với dân sao lại gọi là ‘trận đánh’ hỡi các nhà báo VNN“. – Mời xem lại “trận đánh lớn” của ông Phạm Quý Ngọ, đánh dân: Ông Phạm Quý Ngọ đã từng đàn áp đẫm máu các cựu chiến binh nổi dậy ở Thái Bình năm 1997
- Đầu năm ngựa, Ngựa quý chết thảm (DLB). – Ngựa Chết Hết Chuyện? (DCVOnline). – Sấm Trạng Trình đã linh ứng (DLB).
- Bộ Công an tổ chức tang lễ Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ (VNN). - Cuộc đời và sự nghiệp của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (ĐS&PL).
- Nhà nước Việt Nam tiếp tục tận thu thuế, phí (Người Việt).
- CHỈ LÀ TIN VẶT (Nguyễn Quang Vinh). – TIN …THỰC RA THÌ
- Thi tuyển công chức: Hạn chế chạy chức ? (DĐDN).
- 6 khu nhà đất nghi của cựu quan cao cấp ở Bến Tre (NCT/VNN). - TBT Báo Người cao tuổi lên tiếng về khối tài sản của ông Truyền (GDVN).
- Chết hơn 9 năm mới được minh oan (TN).
- Mở tiệc trong cơ sở giáo dục, chụp ảnh đăng Facebook (TT). - Đại tiệc trong trại cải tạo: Cái nôi của những Chí Phèo mới (Infonet). - Truy ra “đại ca ăn nhậu, tự sướng”… Giám đốc “trại” nói gì? (KT).
- Đừng coi thường kinh tế Triều Tiên! (Infonet).
- UKRAINE- KHÔNG THỂ KHÔNG QUAN TÂM (Nguyễn Quang Vinh). - Dân Ukraine sốc với khu biệt thự xa xỉ của ông Yanukovych (TN). - ‘Nữ hoàng khí đốt’ kêu gọi tiếp tục biểu tình chống chính phủ Ukraine (TN). - Ukraine trong cơn biến loạn (TN). - Tổng thống Ukraine bị ngăn không cho bay ra nước ngoài (TN). - Bị phế truất, Tổng thống Ukraina không từ chức (VNN). - Quốc hội Ukraine bãi nhiệm tổng thống (TT). - Tổng thống Ukraine đã bị Quốc hội phế truất (Infonet). - Ukraine: Người biểu tình “lấn tới”, Tổng thống “biến mất” (Infonet). - Ukraine: Xe Tổng thống bị bắn, quân đội không can thiệp (TTXVN). - Ukraine sẽ “sớm bắt tay” EU (NLĐ). - Học giả Mỹ: Cần áp dụng mô hình Phần Lan ở Ukraine (TTXVN). - Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất Tổng thống Yanukovych (VOV). - Ukraine đang bị ‘tách rời’ khỏi Nga? (VTC). - Bị đảo chính, Tổng thống Ukraine vẫn thách thức (VnM).
KINH TẾ- Chất lượng thể chế đang ở đâu? (TBKTSG).
<- Việt Nam bác đánh giá nợ xấu của Moody’s (BBC).
- Trông chờ ngoại lực! (Nguyễn Vạn Phú).
- Tập trung cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên (ĐBND).
- Sếp Tổng mới của Ngân hàng Quốc Dân là nguyên Phó Chủ tịch SouthernBank (Vietstock).
- Thị trường vàng miếng đã ổn định (ĐBND).
- Tự doanh CTCK: Bán ròng tuần thứ 3 liên tiếp với 58.7 tỷ đồng (Vietstock).
- Vẫn còn bong bong bất động sản (Vietstock).
- Bộ trưởng Thăng: Cổ phần hóa 100% sẽ công khai, minh bạch (ĐS&PL). - Doanh nghiệp mong mỏi một nền kinh tế kỷ cương (Vietstock). - Thay đổi tư duy quản lý vốn (ĐBND).
- Đa số DN tin doanh thu sẽ tăng trong năm 2014 (TBKTSG).
- Hoa khôi tuần qua: “Vương miện” thuộc về “người lùn” VID (ĐTCK).
- DOC kết luận vụ chống phá giá ống thép dẫn dầu Việt Nam (NĐT).
- VN nhập siêu 1 tỷ 200 triệu đô la trong tháng 2 (RFA).
- Đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương khai mạc (RFI).
- G20 quan ngại về sự bất ổn tại các nền kinh tế mới trỗi dậy (RFI). - Khai mạc hội nghị bộ trưởng tài chính G-20 tại Australia (TTXVN).
- Giới hạn ngân sách và sự lựa chọn chính trị (VietFin).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 22-2-2014 (VietFin).
- Nợ xấu thực còn… xấu hơn? (ĐĐK). - Ngành Ngân hàng tiếp tục nỗ lực xử lý nợ xấu (HQ).
- “Sóng” thừa tiền “nhấn chìm” lãi suất tiết kiệm (Infonet). - Lãi suất giảm thêm 1 – 2%/năm, tín dụng mua nhà sẽ khởi sắc (ĐTCK).
- Xu hướng nào chi phối giá vàng tuần tới? (Infonet). - Giá vàng tuần tới: Lực hỗ trợ vẫn đang lớn (VnEco). - Giá vàng tuần sau sẽ tăng thêm hơn 1 triệu đồng/lượng? (VOV). - Giá vàng lên chút ít, đừng lao đầu vào lửa (ANTĐ). - Bạo lực leo thang tại Ukraine khiến vàng tăng giá (TTXVN).
- Mở mắt tiền vào túi, đại gia đến thời lên hương (Vef). - Cắt bệnh “nhờn thuốc” trên sàn chứng khoán (HQ).
- Ranh giới đúng-sai? (HQ).
- Ế ẩm là thực trạng phổ biến ở khắp Việt Nam (Người Việt).
- Giá gà và trứng liên tục giảm (TT).
- Nhà máy điện trên nóc nhà (TN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Đòn gánh, balo và bản đồ Việt Nam (Tia sáng/TVN).
- Hà Nội đón nhận bằng xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt (VOV).
- Phước đức vô lượng (KT).
- Người mẹ “vẽ” bức tranh nông thôn đổi mới (Tin tức).
- Bậc thầy làng trống (NLĐ).
- Những nét cọ mùa Xuân (RFA). =>
- Nàng vượn bạch – Bạch Viên Thanh Nga (RFA).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU: KỲ 115 (Nhật Tuấn).
- CHUYỆN LẶT VẶT NGÀY CHÚA NHẬT (Mai Xuân Dũng).
- HOAN HÔ BỘ VĂN HÓA – THỂ THAO – DU LỊCH ! (VNN/ Tễu).
- Hội đồng hương huyện Can Lộc họp mặt đầu năm 2014 (Phan Duy Kha).
- Nhiều giường, ít mộng (SGGP).
- Tina Turner : Tập nhạc Love Songs của Nữ hoàng nhạc rock (RFI).
- Ngôi đền thờ phô diễn các tư thế ‘yêu’ cực nhạy cảm (NĐT).
- Na Uy đoạt cả 3 huy chương của môn trượt tuyết băng đồng nữ tại Olympic Sochi (VOA).
- Bảo tồn cầu Long Biên: Không thể sai lầm lần nữa (VTC). - ‘Cú sốc’ tỷ đô (TP). - Di sản trong lòng dân (TP).
- “Nghề kêu thay lạy đỡ” (PLXH).
- Làm gì để Hà Nội thanh lịch? (TT).
- Lời cuối tiễn anh Chu Trầm Nguyên Minh (Tương Tri).
- Nhã Ca: Con Ngựa Thượng Tứ (Nhớ Huế).
- Lời cảm ơn muộn màng (Hợp Lưu).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Quan tâm nhiều về đổi mới tuyển sinh (NLĐ).
- Thi tốt nghiệp THPT bốn môn, ngoại ngữ là môn tự chọn (TTXVN).
- Tái diễn tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp (ĐBND).
- Loay hoay “quản” và “cấm” (ND). - Quản lý giáo dục mầm non tư thục (ND).
- Vụ “thầy tát tai, trò lên gối” ở Bình Định: Không kỷ luật học sinh quay clip (LĐ). - Vụ “thầy tát tai, trò lên gối” ở Bình Định: Kỷ luật nào cho giáo viên Trần Anh Tuấn? (LĐ). - “Ém” kết quả kỷ luật vụ trò phản đòn thầy (NLĐ).
- Gia đình học sinh bị thầy giáo tát thủng màng nhĩ làm đơn bãi nại (Soha).
<- Sau Tết, nhiều trường thiếu vắng học sinh (ĐBND).
- Chương trình học bổng tại Đài Loan năm 2014 (NLĐ).
- Ý Nghĩa Thực Sự Của Khỏe Mạnh? 5 Điểm Khác Nhau Giữa Trung Y Và Tây Y (ĐKN).
- Bằng Chứng Mới Về Một Đại Dương Đã Từng Tồn Tại Trên Sao Hoả (ĐKN).
- 6 Cảnh Tượng UFO Được Nhìn Thấy Rõ Nhất Trong Tháng (Ảnh và Video) (ĐKN).
- Thầy trò đánh nhau, hiệu phó xé tiền triệu (VNN). - Sẽ kỷ luật giáo viên đánh học sinh thủng màng nhĩ (TT). - Thầy trò đánh nhau: Chưa công bố hình thức kỷ luật (Infonet). - Vụ Clip thầy giáo đánh học trò: Học sinh khóc lóc giữ thầy ở lại (GDVN). - Thầy giáo tát học sinh thủng màng nhĩ chỉ bị kỷ luật cảnh cáo (GDVN).
- Sống với đam mê (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Cần có tàu công suất lớn cứu hộ ngư dân (NLĐ).
- Chuyến công tác xã hội của nhóm Truyền thông DCCT VRNs tại hai tỉnh miền trung (DCCT).
- Trà Vinh: Dân nghèo khốn đốn vì bị “quỵt” tiền làm công (SGGP). =>
- Lào Cai cấm tuyệt đối xuất nhập khẩu gia cầm qua biên giới (TTXVN). - Hôm nay, khởi động tháng vệ sinh chống dịch cúm gia cầm (DV). - Lạng Sơn nỗ lực ngăn chặn nhập nạn lậu gia cầm (ND). - Việt Nam tăng cường nỗ lực phòng chống cúm gia cầm (VOA).
- Chậm giải ngân kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới (PNTP).
- Xóa bỏ nạn cờ bạc trong lễ hội (ND).
- Nơi đầu tiên xóa bỏ quan niệm “toàn thây” sau khi chết (Soha).
- Một bé gái 12 tuổi nghi bị bắt cóc (NLĐ).
- Hà Nam: Hai xe tải tông nhau, QL1A ách tắc nhiều giờ (Infonet).
- TP.HCM: Phấn đấu 70% lao động được đào tạo nghề (HQ).
- Người đàn ông gục chết trước cổng bệnh viện (DT).
- Trung Quốc chi 330 tỷ USD để chống ô nhiễm nước (TTXVN).
- Vùng Cận Đông và Bắc Phi phải đối diện với tình trạng hiếm nước ngọt (VOA).
- 17 tỉnh đang có dịch cúm gia cầm H5N1 (TN). - Dịch và dập dịch (ĐĐK).
QUỐC TẾ- Ông Morsi kêu gọi “cách mạng” từ sau vành móng ngựa (TTXVN).
- Liên Hiệp Quốc cảnh báo về những vụ hành quyết ở Iran (VOA).
- Không kích của Pakistan hạ sát 9 phần tử hiếu chiến (VOA).
<- Venezuela : Hai phe chống và ủng hộ chính phủ kêu gọi biểu tình (RFI). - Lãnh tụ đối lập Venezuela đang bị giam hối thúc người biểu tình đừng bỏ cuộc (VOA).
- Sự trở lại của Nga tại Trung Đông (ĐBND).
- NSA: Thủ phạm giấu mặt (NLĐ).
- Tổng thống Obama: Đã tới lúc tăng lương cho người Mỹ (VOA).
- Tân chính phủ Ý bị dư luận cho là « thiếu kinh nghiệm » (RFI). - Tân thủ tướng Ý tuyên thệ nhậm chức (PLTP).
- Quốc hội Ukraina quyết định trả tự do cho nhà đối lập Timochenko (RFI). - Ukraine: Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko được trả tự do (TTXVN).
- Biểu tình ở Nhật và Hàn Quốc về tranh chấp biển đảo (RFI).
- Thiếu tiền, Malaysia quyết định thuê máy bay chiến đấu (ANTĐ).
- Đức Giáo hoàng Phanxicô tấn phong các vị Hồng y mới (VOA).
- Bật đèn xanh cho đề xuất chia nhỏ bang California (TT). - Mỹ: Máy bay tiếp dầu thế hệ mới mang tên Ngựa thần ‘Pegasus’ (Infonet). - Mỹ xây thành phố 96 triệu USD để tập trận (MTG).
- Venezuela muốn đối thoại với Mỹ (TT).
* Video: + TQ cảnh báo Ấn Ðộ chớ thăm dò dầu khí với VN ở Biển Đông; + Bản tin video tối 20-02-2014; + Bản tin video sáng 21-02-2014; + Tang lễ cấp cao cho Thứ trưởng bị tai tiếng Phạm Quý Ngọ.* VTV: + Chào buổi sáng – 22/02/2014; + Điểm báo – 22/02/2014; + Tạp chí Kinh tế cuối tuần – 22/02/2014;+ Thời sự 12h – 22/02/2014; + Tin quốc tế 17h – 22/02/2014; + Thời sự 19h – 22/02/2014; + Thế giới trong ngày – 22/02/2014.
2373. QUAN ĐIỂM CỦA MỸ TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Thứ Tư , ngày 19/02/2014
Ngày 6/2, Viện Brookings có trụ sở. tại thủ đô Washington D.C. đăng bài phân tích của tác giả Jeffrey Bader với tựa đề: “Mỹ và đường chín đoạn của Trung Quốc: Kết thúc sự mập mờ ”, trong đó nhấn mạnh việc lần đầu tiên Chính phủ Mỹ công khai tuyên bố một cách rõ ràng rằng cái gọị là “đường chín đoạn ” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc là bất hợp pháp, đồng thời đưa ra quan điểm về lợi ích của Mỹ ở Biển Đông và khuyến nghị về các bước đi của Mỹ trong thời gian tới. Dưới đây là nội dung bài viết:
Lần đầu tiên, Chính phủ Mỹ đã công khai ra một tuyên bố rõ ràng rằng cái gọi là “đường chín đoạn” mà Trung Quốc phác họa để khẳng định những đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel trong buổi điều trần trước ủy ban Đối ngoại Hạ viện ngày 5/2 nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi về lãnh hải ở Biển Đông phải được bắt nguồn từ các cấu trúc ở đất liền. Việc Trung Quốc sử dụng ‘đường chín đoạn’ nhằm đòi hỏi các quyền lãnh hải mà không dựa trên các cấu trúc trên đất liền được tuyên bố sẽ không phù hợp với luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế sẽ hoan nghênh Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh đòi hỏi về ‘đường chín đoạn’ của mình nhằm làm cho nó phù hợp với luật biển quốc tế”.
Biển Đông với diện tích 1,4 triệu dặm vuông bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ, đá ngầm và đảo san hô mà hầu hết không có người sinh sống và không thể sinh sống được. Trung Quốc thừa hưởng “đường chín đoạn” từ Chính quyền Quốc Dân Đảng, trong đó vẽ một đường bao quanh tất cả các đảo này, khẳng định chủ quyền đối với tất cả các đảo, đồng thời đưa ra các đòi hỏi mơ hồ về quyền đối với vùng biển bên trong “đường chín đoạn” này. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được đàm phán vào những năm 1970 và 1980, các quốc gia có thể tuyên bố về các quyền tuyệt đối đối với nguồn cá và tài nguyên khoáng sản trong Vùng đặc quyền kinh tế có thể mở rộng ra 200 hải lý tính từ đường thềm lục địa hoặc bao quanh các đảo có người ở. Không có quy định nào trong công ước cho quyền đối với các vùng nước như ở Biển Đông mà không có liên quan tới quyền chủ quyền dựa trên đất liền. Vì vậy, từ lâu điều này đã được ám chỉ trong các giải thích của Mỹ về UNCLOS rằng các đòi hỏi đối với tài nguyên cá và khoáng sản của Biển Đông không liên hệ với các đảo cụ thể có thể sinh sống được, là vô hiệu. Tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Russel đã làm rõ quan điểm đó.
Sự quan tâm của Mỹ đối với Biển Đông đã tăng lên rõ rệt dưới thời Chính quyền Tổng thống Barack Obama. Biểu hiện đầu tiên của sự chú ý đó là một tuyên bố công khai mạnh mẽ của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại một diễn đàn quốc tế ở Hà Nội năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc điều chỉnh chính sách của Mỹ ở Biển Đông: tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tự do thương mại, đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử cho việc giải quyết tranh chấp và liên quan nhất ở đây là quan điểm rằng các đòi hỏi đối với vùng nước chỉ có thể dựa trên các tuyên bố về đất liền một cách hợp pháp. Tuyên bố của bà Clinton đã được các nước Đông Nam Á đòi hỏi chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei chào đón song lại gặp sự phẫn nộ của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Clinton đưa ra tuyên bố trên nhằm phản ứng trước mối quan ngại ngày càng tăng của các nước láng giềng của Trung Quốc rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh các đòi hỏi chủ quyền của mình thông qua các biện pháp chính trị vá quân sự và thiếu vắng bất kỳ một tiến trình ngoại giao nào nhằm giảm thiểu căng thẳng. Căng thắng lên cao này tương tự như giai đoạn 1994 – 1995 khi Trung Quốc tiến hành xây dựng trên đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines đòi hỏi chủ quyền. Các quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á xấu đi đã dẫn đến việc đoàn đàm phán Trung Quốc do ủy viên Quốc vụ viện khi đó ỉà Tiền Kỳ Tham dẫn đầu để đàm phán về Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biến Đông và cam kết không có những hành động làm thay đổi hiện trạng. Việc thỉnh thoảng thu giữ các tàu đánh cá của bên này hay bên kia vẫn tiếp tục và các auốc gia chủ yểu ỉà Việt Nam đã cấp quyền thãm dò cho các công ty dầu mỏ ở cảc khu vực tranh chấp, song không có bất kỳ hoạt động nào trong số này dẫn đến các nguy cơ chiến tranh.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, đã có một mối quan ngại ngày càng tăng ở khu vực này và ở Mỹ về việc Trung Quốc đã quay lưng lại với ngoại giao và sử dụng biện pháp quân sự và pháp lý để thúc đẩy tuyên bố của mình đối với toàn bộ Biển Đông. Các tuyên bố của các nhà ngoại giao Mỹ đã xác định đặc trưng của Biển Đông như một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu đối với Trung Quốc liên quan đến chủ quyền và nước này sẽ không chấp nhận sự can thiệp. Trong năm 2012, Trung Quốc đã trục xuất các ngư dân Philippines ra khỏi từ ngư trường truyền thống xung quanh bãi cạn Scarborough, cách chưa đầy 125 hải lý từ các hòn đảo chính của Philippines, đồng thời họ đã sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển của mình để duy trì quyền kiểm soát. Năm 2012, Trung Quốc cũng đã thiết lập một đơn vị hành chính và quân sự bao trùm các phần của quần đảo Hoàng Sa mà nước này tuyên bố chủ quyền. Đối với việc thiết lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn Trung Quốc chỉ ra ý định ở một khía cạnh nào đó việc thiết lập một vùng tương tự ở Biển Đông, điều chắc chắn sẽ bao gồm ít nhất một số khu vực mà các bên tuyên bố chủ quyền.
Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Mỹ. Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở đó. Mỹ không đứng về bên nào trong các tuyên bố ( quyền tương ứng của các bên và Mỹ cũng không nên làm việc đó. Khó có khả năng rằng bất kỳ nước nào có thể thiết lập các công cụ hữu hiệu nhằm thực thi quyền lực tại các đảo ở Biển Đông mà có thể đe dọa lực lượng quân sự hay các tàu Mỹ tại khu vực. Trong khi đó người ta tin rằng có một trữ lượng đáng kể dầu khí chưa được khai thác ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ có các lợi ích quan trọng ở Biển Đông. Một là đảm bảo tự do hàng hải. Đây không phải là một đặc ân từ bất cứ quốc gia nào mà nó là quyền quốc tế trong một khu vực mà 50% lượng dầu mỏ của thế giới được chuyên chở qua, là một con đường thông thương chính của thương mại quốc tế, cũng như nơi mà các tàu quân sự của Mỹ triển khai hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế. Hai là, tránh sử dụng vũ lực hoặc biện pháp cưỡng chế để giải quyết các đòi hỏi chủ quyền về lãnh thổ hay quyền hàng hải. Ba là, vận động các bên tôn trọng các chuẩn mực và 1uật pháp quốc tế trong việc giải quyết tất cả các vấn đề trên. Bốn là, đảm bảo rằng tất cả các nước trong đó có Mỹ có quyền khai thác tài nguyên khoáng sản và nguồn cá bên ngoài các đặc khu kinh tế hợp pháp. Năm là, ngăn chặn việc Philippines, một đồng minh của Mỹ, bị bắt nạt hoặc bị sử dụng vũ lực. Sáu là, đảm bảo rằng quyền của tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ phải được tôn trọng.
Có những xung đột giữa các yếu tố khác nhau liên quan đến lợi ích của Mỹ ở Biển Đông. Mỹ không muốn thấy Trung Quốc giành quyền kiểm soát đối với khu vực này thông qua vũ lực. Tuy nhiên, Mỹ đồng thời cũng không có lợi ích trong việc biến Biển Đông trở thành một nơi đối đầu hoặc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Những thách thức trực diện đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, nếu không dựa trên các tiêu chí quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc của Mỹ, có nguy cơ kích động chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang lên cao liên quan đến các ý định của Mỹ đưa đến hành vi hung hăng hơn của Trung Quốc trong khu vực, điều sẽ biến các bên đòi hỏi chủ quyền khác trở thành nạn nhân mà không có phản ứng hữu hiệu từ Mỹ. Mặt khác, một thái độ thụ động của Mỹ sẽ 1àm mất đi các lợi ích được nêu ở trên và sẽ làm các bên tranh chấp khác tin rằng Mỹ sẽ bỏ rơi các nước này cùng các nguyên tắc mà Mỹ đã nêu ra.Điều này sẽ dẫn đến một sự nhạo bang về chính sách “ tái cân bằng “ của Chính quyền Tổng thống Barack Obama đối với châu Á và phá hoại nghiêm trọng thái độ chào đón của khu vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ.
Bằng cách từ chối một cách rõ ràng “đường chín đoạn”, Trợ lý Ngoại trưởng Russel và Chính phủ Mỹ đã vẽ một ranh giới vào đúng nơi cần thiết. Họ đã khẳng định rõ ràng rằng sự phản đối của Mỹ là một vấn đề có tính nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, không phải là một sự phản đối đơn thuần trước một đòi hỏi chủ quyền chỉ đơn giản là vì nó là của Trung Quốc. Chừng nào mà cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông còn dựa một cách vững chắc trên cơ sở nguyên tắc và luật pháp quốc tế, thì chừng đó Mỹ còn có thể thực hiện mục tiêu của mình, củng cố vị thế của các bên khác đòi hỏi chủ quyền với sự tôn trọng các quyền của họ và tránh sự đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền.
Tác giả liệt kê một số điều mà Mỹ có thể làm và nên làm. Một là, Mỹ cần đảm bảo rằng phương pháp tiếp cận của mình không bị nhìn nhận là đơn phương. Không phải hoàn toàn nhưng đôi khi các nước khác về công khai thì im lặng song sau lưng lại ngầm ủng hộ. Chính phủ Mỹ nên nói rõ với các bên đòi hỏi chủ quyền khác và với các nước ASEAN khác như Singapore và Thái Lan rằng Mỹ mong muốn các nước này phản đối công khai về “đường chín đoạn” trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hai là, Mỹ nên thảo luận với Đài Loan về việc liệu hòn đảo này có thể làm rõ quan điểm của mình về “đường chín đoạn”, trên cơ sở đó xác định rõ rằng các đòi hỏi chủ quyền của Đài Loan có phù hợp với UNCLOS hay không.
Ba là, Mỹ cần tiếp tục duy trì ưu tiên cao cho cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa Trung Quốc và các nước ASEAN như những gì mà Mỹ đã thực hiện từ khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố mục tiêu đó ở Hà Nội. Thực chất, quyết định của Trung Quốc và ASEAN bắt đầu đàm phán về COC là một trong những kết quả có được từ tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Bốn là, Mỹ cần hối thúc Trung Quốc không thiết lập thêm bất kỳ một vùng nhận dạng phòng không nào ở Biển Đông. Trong khi dư luận công chúng đối vói vấn đề này là cần thiết thì ngoại giao với tính cách cá nhân có thể mang lại hiệu quả hơn trong việc gây ảnh hưởng đối với Bắc Kinh.
Năm là, Mỹ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về một thỏa thuận có thể đạt được liên quan đến việc khai thác nguồn tài nguyên cá và khoáng sản mà không liên quan đến vấn đề chủ quyền , trong đó có việc sử dụng các liên doanh giữa các công ty.
Sáu là, Thượng viện Mỹ nên phê chuẩn Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển. Điều này sẽ giúp Mỹ có được vị thế pháp lý và đạo đức để tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong các quyết định trong tương lai về Biển Đông. Tất cả các cựu Ngoại trưởng Mỹ đều ủng hộ một quyết định như vậy. Các tư lệnh Thái Bình Dương và hải quân cũng như đa số các công ty quan tâm cũng ủng hộ việc này. Mỹ cần phải có hành động dứt khoát.
(South Asia Analysis, ngày 24/12/2013)
Những quan sát ban đầu
về những tranh chấp ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) do Trung Quốc gây ra, Mỹ với tư cách là siêu cường toàn cầu và có những lợi ích sống còn ở châu Á-Thái Bình Dương đã biểu lộ sự bất lực chiến lược trong việc duy trì và thực thi “nguyên trạng trước kia” trước việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam và Philippines.
Mỹ có các phương tiện cả về chính trị lẫn quân sự để “chiểu tướng Trung Quốc trước sự gây hấn của nước này đối với Việt Nam và Philippines, nhưng họ đã quyết định không làm như vậy.
Ngay từ đầu, Mỹ đã lãng quên thực tế chiến lược rằng việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam và Philippines chỉ là bước đệm cho những khát vọng chiến lược có chủ tâm của Trung Quốc nhằm cách ly Tây Thái Bình Dương trước sự triển khai sức mạnh của Mỹ ở khu vực này.
Thất bại chính sách chiến lược thảm hại này của Mỹ ở Biến Đông như đang chứng kiến hiện nay đã cho phép Trung Quốc thoải mái hưởng thụ cuộc phiêu lưu quân sự tương tự trong các tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và đưa ra những tuyên bố về Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) đầy khiêu khích ở khu vực đó.
Xung đột leo thang ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra đáng chú ý kế từ năm 2008 và quá trình diễn biến các sự kiện có liên quan sau đó dẫn đến hai kết luận chính.Cần nghiêm túc chú ý tới cả hai kết luận này giữa lúc toàn bộ sự nguyên trạng chiến lược đang bị Trung Quốc thách thức và nếu các quỹ đạo hiện nay của Trung Quốc không bị làm chệch hướng thì cuối cùng sẽ có khả năng dẫn đến những xung đột không thể tưởng tượng nổi ở châu Á-Thái Bình Dương.
Kết luận chính thứ nhất là Mỹ ngay từ đầu đã không nhận ra rằng chính sách “bên miệng hố chiến tranh” quân sự của Trung Quốc trong sự leo thang xung đột của các tranh chấp ở Biển Đông không bị giới hạn trong việc thực thi những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của mình đối với toàn bộ Biển Đông gây bất lợi cho Việt Nam và Philippines. Mục tiêu thực sự của Trung Quốc là công khai cho các quốc gia châu Á thấy sự bất lực về chiến lược và quân sự của Mỹ trong việc đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy về mặt quân sự.
Kết luận chính thứ hai mà Mỹ miễn cưỡng thừa nhận chính là những chính sách Mỹ đề ra đối với Trung Quốc trong suốt hai thập kỷ kéo dài qua các đời Chính phủ Mỹ thuộc hai phe chính trị khác nhau đã bị thất bại thảm hại. “Chiến lược bao vây Trung Quốc” và “Chiến lược ngăn chặn rủi ro’ của Mỹ trong cách tiếp cận của Washington với Trung Quốc về mặt chiến lược đã chỉ khuyến khích Trung Quốc hướng tới chính sách “bên miệng hố chiến tranh” quân sự táo bạo hơn.
Sự leo thang xung đột ở Biển Đông, sự leo thang của các tranh chấp ở Biển Hoa Đông với Nhật Bản, việc tuyên bố ADIZ mới và mở rộng ở Biến Hoa Đông cần phải được coi là những bước đi tuần tự của Trung Quốc trong Đại Chiến lược của nước này nhằm xóa bỏ sự hiện diện quân sự tiền tiêu của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và vô hiệu hóa về mặt quân sự những lựa chọn quân sự của Washington chống lại Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Đáng tiếc là, đặc điểm nổi bật bất biến và gây khó chịu trong chính sách Trung Quốc của Mỹ là tính hai mặt chẳng đánh lừa được ai. Mỹ “khuấy động” nỗi sợ hãi Trung Quốc ở các thủ đô của châu Á và tiếp đó có các hành động tương tự khi cử các quan chức Mỹ tới Bắc Kinh nhằm trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng họ không nên lo lắng vì những phát biểu mạnh mẽ của Mỹ về Trung Quốc ở các thủ đô của châu Á chỉ mang tính khu vực và các chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc không nên được hiểu là đã bị thay đổi vì những tuyên bố như vậy.
Biển Đông: Bộ tiểu thuyết nhiều tập về chính sách nhượng bộ Trung Quốc đầy vụ lợi của Mỹ gây nguy hiểm cho an ninh châu Á – Thái Bình Dương
Do có những đánh giá chiến lược không đúng về các ý định của Trung Quốc thể hiện qua việc theo đuổi các chính sách sai lầm được đề cập trên, Mỹ đã thất bại đáng kể trong những hành động ứng phó với sự gây hấn về quân sự cũng như sự chèn ép liên tục về chính trị và quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam và Philippines.
Mỹ đã do dự và dao động trong việc đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ rõ ràng nhằm vạch rõ “những giới hạn đỏ” mà Trung Quốc không nên vượt qua trong các vấn đề có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù Mỹ có thể đã không bận tâm đến việc ủng hộ Việt Nam chống lại Trung Quốc vì Việt Nam không phải là đồng minh quân sự của nước này, nhưng còn Philippines thì sao?
Sau nhiều khích lệ và phải mất nhiều thời gian, Mỹ cuối cùng mới thừa nhận rằng họ có nghĩa vụ theo hiệp ước phải bảo vệ Philippines trước gây hấn quân sự.
Mỹ hầu như đã không có những lời lẽ rõ ràng và công khai về việc nước này sẵn sàng ra mặt ủng hộ Việt Nam trước bất kỳ sự gây hấn nào của Trung Quốc ở Biển Đông vì Việt Nam không phải là đồng minh quân sự của Mỹ giống như Philippines và Nhật Bản.
Những tuyên bố và lập trường chính thức của Mỹ trước sự leo thang xung đột ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra là hạn hẹp và mập mờ, tạo cho Trung Quốc cơ hội về chính trị và chiến lược để diễn giải chúng theo hướng có lợi cho nước này.
Những tuyên bố như vậy của Mỹ cũng không áp đặt sự kiềm chế hoặc “chiếu tướng” Trung Quốc, trong khi lại khiến Trung Quốc tin rằng những ứng phó chiến lược của Mỹ là khoa trương và do đó là tùy tiện nên không hề có nguy cơ dẫn đến những đòn phản công mạnh mẽ của ashington.
Các tuyên bố chính thức của Mỹ về Biển Đông: phân tích những mơ hồ
Trong sự tương phản rõ ràng với những năm 1990 khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ , Winston Lord, tung tuyên bố rằng Mỹ sẽ không tha thứ cho việc vẽ lại các đường biên giới và thay đổi chủ quyền ở Biển Đông, những tuyên bố mới đây của Mỹ về Biển Đông là mập mờ và cho thấy sự miễn cưỡng thể hiện quan điểm cứng rắn đối với chủ nghĩa phiêu lưu quân của Trung Quốc trọng các tranh chấp ở Biển Đông.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 3/4/2012 viết “Với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương và là một cường quốc ngoài khu vực, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng pháp luật quốc tế, tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không cản trở ở Biến Đông. Chúng tôi không đua ra quan điểm về những tuyên bố lãnh thổ đang tranh chấp xung quanh các cấu trúc đất đai và không có tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông; tuy nhiên, chúng tôi tin rằng các quốc gia trong khu vực này nên cộng tác với nhau về phương diện ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp mà không ép buộc, không hăm dọa, không có các mối đe dọa, không sử dụng vũ lực”.
Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton đã tuyên bố tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội rằng: “Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung trên biển của châu Á và tôn trọng luật pháp qụốc tế ở Biển Đông”.
Trong cả hai tuyên bố chính thức trên của Mỹ, điều rõ ràng là Mỹ đã từ chổi đứng về phía những quốc gia ASEAN là nạn nhân của việc Trung Quốc gây hấn và ép buộc về quân sự ở Biển Đông.
Như là phương sách để giữ thể diện, Mỹ đã viện đến cách thức” cao quý” là quyền tự do hàng hải và tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung của châu Á. Lập trường của Mỹ dường như được “chế tác” bởi các nhà ngoại giao Mỹ thay vì là các chuyên gia về an ninh và chiến lược của nước này. Washington không nhận thức được rằng quyền tự do hàng hải và tiếp cận mở ở Biển Đông sẽ là bất khả thi nếu Trung Quốc nắm giữ các đảo tranh chấp và những cấu trúc trên biển mà họ đã chiếm đóng, cũng như những phần còn lại đang chờ họ chiếm giữ.
Những lời kêu gọi không rõ ràng của Mỹ đối với Trung Quốc về một giải pháp hòa bình cho Biển Đông mà không có sự ép buộc hay phải viện đến những đe dọa sử dụng vũ lực là điều nực cười. Có khi nào Trung Quốc kiềm chế không sử dụng vũ lực hay không đe dọa sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ hay không? Có khi nào Trung Quốc lưu tâm tới những lời cảnh báo của Mỹ về bất kỳ vấn đề nào hay không ?
Tóm lại, những tuyên bố của Mỹ về các tranh chấp ở Biển Đông ngụ ý một “đường hướng không can thiệp” mà đến lượt nó đã khuyến khích sự không khoan nhượng hiện tại của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Hoa Đông và việc tuyên bố chậm trễ rằng việc tuyên bố ADIZ ở Biển Hoa Đông có thể là ADIZ ở đó.
Mỹ đã nhận ra một ca khúc dạo đầu cho một tuyên bố tương tự về ADIZ của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc ngừng làm như vậy.
Xét các kiểu lập trường chiến lược vô trách nhiệm trước đây của Trung Quốc, liệu Trung Quốc có thực sự quan tâm tới lời cảnh báo của Mỹ? Sẽ thật thú vị khi theo dõi những ứng phó của Trung Quốc trước lời cảnh báo của Mỹ về việc không tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Mỹ có khả năng sẽ cử Ngoại trưởng tới Bắc Kinh để thực hiện thêm một sứ mệnh nữa.
Các tin tức cho thấy Mỹ đã đón tiếp một nhóm các sĩ quan thuộc Lực lượng Lục quân Trung Quốc trên một tàu sân bay của Mỹ khi nó tuần tra qua Biền Đông và điều này thật đáng khinh. Liệu Mỹ có phát đi thông điệp gì cho Trung Quốc qua hành động này hay là có thông điệp nào đó dành cho Việt Nam và Philippines?
Những quan sát cuối cùng
Đáng tiếc là, hồ sơ của Mỹ về các tranh chấp ở Biển Đông dường như đang cho thấy từ bỏ chiến lược những trách nhiệm của nước này với tư cách là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông trước sự gây hấn của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam và Philippines. Giờ đây, Trung Quốc còn có cuộc đối đầu quân sự khác với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.
Từ nay trở đi, các nhà nước trong khu vực kỳ vọng Mỹ sẽ thể hiện sự kiên quyết và quyết tâm nhiều hơn nữa trong việc đối phó với “Mối đe dọa mang tên Trung Quốc” mà hiện đang thò ra những cái xúc tu gây hấn ở châu Á-Thái Bình Dương. Các quốc gia trong khu vực kỳ vọng Mỹ sẽ vạch ra “những giới hạn đỏ” đối với chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như ở Biển Hoa Đông.
2374. VÌ SAO CHÍNH PHỦ THÁI LAN NHẸ TAY VỚI NGƯỜI BIẾU TÌNH?
Thứ thứ, ngày 19/02/2014
(Đài RFI 16/2)
Tại Thái Lan, từ ba tháng rưỡi nay, những người biểu tình chống chính phủ đã xuống đường ở thủ đô Bangkok và từ một tháng nay, họ đã tổ chức chiếm đóng một số ngã tư chiến lược và cơ quan chính phủ trong thành phố. Sau một thời gian cố tránh, không cho cảnh sát đối đầu trực tiếp với người biểu tình, từ ngày 14/2/2014, Chính phủ Thái Lan bắt đầu huy động cảnh sát đến giải tỏa nhiều địa điểm bị phong trào chống chính phủ trấn giữ.
Chiến dịch cảnh sát lớn, được gọi là “Chiến dịch Valentine” vì bắt đầu vào ngày hội tình yêu 14/2, có mục tiêu là giành lại quyền kiểm soát các khu vực bị người biểu tình chiếm đóng, trong đó có các cơ quan chính phủ trọng yếu. Nhưng theo ghi nhận của Arnaud Dubus, thông tín viên RFI đặc trách khu vực tại Bangkok, đó không phải là một chiến dịch càn quét dứt khoát, bởi vì sau hai ngày, người biểu tình vẫn hiện diện tại nhiều nơi.
Hôm đầu tiên của chiến dịch, cảnh sát đã dễ dàng giải tỏa được khu lều trại của người biểu tình xung quanh trụ sở chính phủ, nơi mà nữ Thủ tướng Yingluck Shinawtra không đến được từ hai tháng nay. Thế nhưng, chỉ ít lâu sau, người biểu tình quay trở lại địa điểm đó để dựng lại các “chiến lũy”.
Ngày 15/2, hơn một nghìn cảnh sát đã được huy động đến chiếm lại khu công sở Cheang Wattana phía Bắc thủ đô Thái Lan, cũng nằm trong tay người biểu tình. Thế nhưng sau đó họ đã rút lui, nhường chỗ cho những cuộc thương thảo với người biểu tình để cho khu vực này được mở cửa hoạt động trở lại.
Nhìn chung, chiến dịch giải tỏa chỉ nhằm vào các công sở, còn các ngã tư đường phố chiến lược vẫn tiếp tục ở trong tay người biểu tình. Điều này cho thấy Chính phủ Thái Lan chưa dám mạnh tay đàn áp phong trào chống đối.
Thông tín viên Arnaud Dubus đã lược lại diễn tiến của tình hình và giải thích lý do tại sao chính phủ dù đã phần nào thay đổi chiến thuật nhưng vẫn có vẻ thiên về một giải pháp mềm mỏng để đối phó với người biểu tình:
Arnaud Dubus: Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu bị những người ủng hộ họ chỉ trích. Nhóm gọi là phe Áo Đỏ cho rằng chính phủ đã thất bại trong việc đối phó với những người biểu tình đã làm tê liệt Bangkok trong vài tháng qua. Có lẽ chính vì sức ép đó mà chính phủ đã tung ra chiến dịch cảnh sát ngày 14/2. Thế nhưng, nhà chức trách muốn tránh, không để bất kỳ một tình huống bạo động không kiểm soát được nào xảy ra. Như vậy, họ ủng hộ việc đàm phán với giới lãnh đạo phong trào biểu tình, chứ không phải là ưu tiên dùng cảnh sát để đàn áp.
Có một số lý do giải thích thái độ mềm mỏng đó. Trước hết, Chính phủ Thái Lan biết rằng nếu họ sử dụng vũ lực để đàn áp, vũ lực cũng sẽ được các lãnh đạo biểu tình, trong đó có cả cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban, sử dụng ngay lập tức đế chống lại chính phủ. Cần phải nhớ rằng khi còn tại chức, Suthep là một trong những người dẫn đầu chiến dịch đàn áp đẫm máu chống lại các cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ vào năm 2010, đã khiến 92 người thiệt mạng.
Một lý do khác rất đơn giản là rất nhiều vệ sĩ của giới lãnh đạo được trang bị vũ khí. Họ cũng thường là cựu quân nhân. Một cuộc tấn công bắt các lãnh đạo đó có thể xấu đi và gây ra thương vong. Chính phủ Thái Lan muốn tránh điều đó. Chính vì thế, trong hai ngày qua, chúng ta chứng kiến những cảnh tượng trong đó lực lượng cảnh sát tiến gần đến người biểu tình, rồi sau đó lại rút lui nếu gặp phải kháng cự. Sau đó họ đàm phán với những người lãnh đạo biểu tình để người biểu tình tự nguyện rời bỏ nơi chiếm đóng.
RFI: Một tu sĩ Phật giáo, Luang Pu Buddha Issara, đóng vai trò tích cực hỗ trợ các lãnh đạo phong trào biểu tình chống chính phủ. Nhân vật này cụ thể là như thế nào?
Arnaud Dubus: Luang Pu Buddha Issara là thủ lĩnh của nhóm người biểu tình tại khu Chaeng Wathana ở phía Bắc Bangkok. Đây chính là nhóm tích cực nhất trong việc chống lại chiến dịch giải tỏa của cảnh sát vào ngày 14-15/2.
Buddha Issara, một tu sĩ Phật giáo người gốc miền Nam Thái Lan. Ông là trụ trì của một ngôi chùa ở Nakhon Pathom, khu vực rất tôn trọng truyền thống tại miền Trung của Vương quốc Thái Lan.
Khi được hỏi là liệu ông có thấy là kỳ quái không khi pha trộn Phật giáo và chính trị. Buddha Issara trả lời là ngược lại, theo ông đó là một điều khá cần thiết, bởi vì nếu không có ảnh hưởng tôn giáo, chính trị sẽ trở thành phi đạo đức.
Vai trò của tu sĩ Buddha Issara rất đáng chú ý vì nó minh chứng cho xu hướng tái chính trị hóa của Phật giáo ở Thái Lan trong 20 năm gần đây.
Kế từ cuối thể kỷ XIX, Phật giáo bị nhà nước Thái Lan kiểm soát chặt chẽ và đã mất đi mọi sắc thái chính trị. Nhưng từ những năm 1980, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của một vài nhóm Phật giáo đóng vai trò tích cực trong đời sống chính trị, ở theo tất cả mọi xu hướng tả hay hữu, như đền Dhammakaya ở phía Bắc Bangkok, hoặc giáo phái khổ hạnh Santi Asoke.
RFI: Cuộc khủng hoảng lần này dường như kéo dài vô tận. Vào lúc này, đã lóe lên một tia hy vọng nào về một giải pháp hay chưa?
Arnaud Dubus: Chính phủ Thái Lan đang cố gắng tham gia đối thoại với phe đối lập, nhưng họ mong muốn tiến trình bầu cử vào ngày 2/2 phải được tôn trọng. Nếu yêu cầu này được đáp ứng, chính quyền có vẻ sẵn sàng thảo luận về việc cải cách hệ thống chính trị. Tuy nhiên, chính phủ của bà Yingluck Shinawatra đang phải đối mặt với một sự từ chối dứt khoát của nhũng người biểu tình và lãnh đạo của họ là Suthep Thaugsuban.
Ông Suthep đòi hỏi Thủ tướng Yingluck phải ra đi và nhường quyền lại cho một hội đồng gồm những người được chỉ định để thực hiện một công cuộc cải cách nhằm loại bỏ tham nhũng, vấn đề là không ai biết hội đồng đó sẽ được chỉ định như thế nào, cũng như các cải cách cụ thể sẽ được đề xuất là gì. Một thỏa hiệp giữa chính phủ và đối lập có vẻ rất khó đạt được.
Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan và Thủ tướng Yingluck có thể bị Tòa án Tối cao kết tội tham nhũng trong chương trình hỗ trợ giá gạo. Điều đó sẽ làm cho chính phủ sụp đổ, nhưng không nhất thiết mang lại một giải pháp cho cuộc xung đột. Bởi vì lúc đó, rất có khả năng phe xuống đường sẽ là những người Áo Đỏ, ủng hộ bà Yingluck và anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin. Tình hình trước mắt có vẻ khó tìm được giải pháp.
RFI: Nhìn chung, phải chăng cuộc khủng hqảng dai dẳng có nguy cơ gây hại nghiêm trọng cho vị thế của Thái Lan trong khu vực?
Arnaud Dubus: Thái Lan đang tụt lại phía sau so với các nước ASEAN khác, vào lúc mà mọi thành viên khối Đông Nam Á đang khẩn trương làm việc, chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN dự kiến ra đời vào ngày 31/12/2015.
Ngân hàng Thái Lan dự báo một tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,5% trong năm 2014 cho Thái Lan. Định chế này cũng nói về sự sụt giảm 10% số lượng khách du lịch trong năm nay, trong khi mà số du khách đến Thái Lan luôn luôn tăng kể từ giữa những năm 1980 đến nay.
Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia như Việt Nam và Indonesia đang đi trước về mặt kinh tế. Cựu Thủ tướng Thái Lan rất có uy tín là ông Anand Panyarachun, cách đây vài hôm, đã cho rằng nguy cơ Thái Lan bị suy thoái là không thể loại trừ.
Giới kinh tế như đang bị lên cơn sốt. Tuy nhiên, điều lạ lùng là họ lại có xu hướng chỉ đổ lỗi cho chính phủ về tình hình đang diễn ra của đất nước, chứ hầu như không bao giờ kết tội các phong trào chống chính phủ.
RFI: Xin cảm ơn Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét