Việt Nam: Nhảy múa trên những vết thương 1979
Những người biểu tình chống Trung Quốc đã đặt chính phủ Việt Nam vào vị trí khó xử hồi cuối tuần qua.
Các
chính phủ và quân đội của họ đã thiết lập một truyền thống rất tốt khi
nói đến các buổi lễ kỷ niệm những trận đánh nhằm xác định nguồn gốc quốc
gia. Các buổi nghi lễ chính thức như vậy thường được tổ chức mỗi năm
hoặc mười năm nhằm tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh cho tổ quốc.
Hàng tỷ
đô la sẽ được chi tiêu vào kịp kỷ niệm 100 năm Đệ nhất Thế chiến, hay
còn được gọi là Đại chiến Thế giới lúc bấy giờ. Những nước xa xôi như
New Zealand và Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và tất nhiên gồm cả Anh Quốc, Đức và
Pháp sẽ đảm bảo các buổi nghi lễ được tổ chức thành công.
Các
buổi nghi lễ truyền thống như vậy thường được áp dụng đối với các cuộc
xung đột ở quy mô lớn và nhỏ. Thông điệp quan trọng là để tưởng nhớ
những người đã hy sinh. Thông điệp chính không phải là những điều liên
quan đến chính trị đằng sau cuộc xung đột như chính phủ Việt Nam đã làm
và họ đã tự đặt họ vào một vị trí khó xử hồi cuối tuần qua.
Với
những cuộc xung đột kéo dài nhiều năm giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc
biệt các vụ tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông, thì việc tưởng niệm
các binh sĩ tử trận hồi năm 1979 trong cuộc chiến tranh biên giới đã
đặt Việt Nam vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Vào
ngày Giáng sinh năm 1978 – sau hơn một năm xâm nhập biên giới và giết
hại nhiều người Việt Nam do quân Khmer Đỏ chủ xướng – Hà Nội đã phát
động cuộc xâm lược Campuchia, lật đổ Pol Pot và buộc lãnh đạo Khmer Đỏ
phải sống lưu vong về vùng nông thôn. Từ đó, họ duy trì cuộc nội chiến
trong vòng hai thập kỷ cho đến đầu năm 1990.
Việt
Nam có những minh chứng về mặt đạo đức và pháp lý. Các tài liệu về tội
ác của Pol Pot phần lớn có được nhờ vào Tòa án Khmer Đỏ. Nhưng đối với
lãnh đạo Trung Quốc, những người ủng hộ chế độ Khmer Đỏ, đã có cái nhìn
khác và phát động cuộc xâm chiếm Việt Nam trên vùng biên giới phía bắc
nhằm hy vọng yểm trợ cho cuộc Chiến tranh Lạnh.
Tuy
nhiên, các chiến thuật nghi binh của Trung Quốc đã không thành công, và
Việt Nam đã đánh bật quân Trung Quốc ra khỏi nước này. Theo tiêu chuẩn
Việt Nam thì đó là cuộc chiến thắng lớn lao chống lại chế độ Khmer Đỏ và
quân xâm lược Bắc Kinh.
Việt
Nam, hiện theo chế độ nhà nước độc đảng, không thích cuộc biểu tình mà
họ không đứng ra tổ chức. Họ cũng không bao giờ nao núng khi sử dụng
tinh thần tự do dân tộc trong các buổi nghi lễ kỷ niệm chiến thắng thực
dân Pháp ở Đông Dương vào năm 1954 và miền Nam Việt Nam 21 năm sau do
Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Nhưng
cái chết của hàng chục ngàn binh sĩ hồi tháng Hai năm 1979 đã bị chính
quyền Việt Nam phần lớn bỏ qua trong quên lãng, một phần do bối cảnh thế
hệ chính trị trẻ của nước này đang cúi đầu trước Bắc Kinh vì các mối
quan hệ kinh tế. Điều này đã làm nhiều cựu chiến binh giận dữ, và nhiều
người đã tràn xuống các đường phố tại Hà Nội hồi cuối tuần qua để đánh
dấu kỷ niệm 35 năm của cuộc xung đột Việt–Trung.
Hôm Chủ
nhật vừa qua, nhiều cựu chiến binh cũng như gia đình họ và những người
ủng hộ đã buộc băng đỏ ngang đầu cùng với hoa hồng trắng và băng đen
diễu hành xung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Họ tụ tập, phát biểu và đặt hoa ở đền
Ngọc Sơn để tưởng niệm các chiến sĩ ngã mình hy sinh cho tổ quốc. Họ đã
đặt các cơ quan chức năng trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Làm
thế nào để các quan chức này làm vui lòng các bậc thầy [Bắc Kinh] nếu
không dùng cách tiếp cận cứng rắn chống lại những người biểu tình bất
đồng chính kiến vốn thường kết cuộc với những vụ bắt bớ và cầm tù?
Theo
nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng tiến sĩ Nguyễn Quang A, công an
thường phục đã triển khai nhiều thanh niên lẫn cụ già đến khiêu vũ gần
tượng đài Lý Thái Tổ nhằm ngăn cản đoàn người làm lễ tưởng niệm. Những
người biểu tình yêu cầu các cặp nhảy múa dừng lại trong khi họ đặt vòng
hoa nhưng các cặp này đã thẳng thừng từ chối.
Đó là
cuộc biểu tình ôn hòa với một phương pháp mới. Tuy nhiên, để đối đầu với
những người có giao thức quốc tế trong việc vinh danh những người hy
sinh phục vụ đất nước của họ với các chiến thuật tương tự như một đám
đông hát opera để phản đối nhà hàng McDonalds dường như là không lịch sự
và hành động này rất rẻ tiền.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
VĂN TẾ QUÂN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH
Tễu
Loạt đạn ngắn:
TẾ QUÂN BÀNH TRƯỚNG
Ôi, nó cùng mi !
Sống, nó lọc lừa
Chết, mi khốn khổ
Nó ngậm máu phun người
Mi nộp mình theo nó
Kia đường Cao Lộc, hồn xâm lăng mi lủi nơi nao
Nọ suối Lại Châu, xác bành trướng nó trương ra đó
Ra oai thiên tử, nó muốn Việt Nam thành đất chư hầu
Theo ý ngông cuồng, mi tới nước ta hóa thành người thiên cổ
Từ Bắc Kinh nó thúc vượt biên
Chốn trận địa, mi chui… vào rọ
Thân xác to gục bởi đạn con
Tư tưởng lớn kẹt nơi khe nhỏ
Vừa chạm trán, mi tan thây nửa vạn còn dư
Mới thử tay, nó nướng xe một trăm gần đủ…
Ô hô !
Lời để tế mi
Ý thì dạy nó
Mi thật đã toi
Nó thời phải đổ.TIỂU LIÊNNguồn: FB Nguyễn Hồng Kiên
Thư giãn cuối tuần: HẾT GIAO HỢP THÌ LẠI GIAO CHIẾN
GIAO HỢP
Cây Kim GIAO do đồng chí Lê Doãn HỢP trồng.
Ông ơi! Tụi nó xỏ ông mà ông đếch biết! ka ka...
GIAO CHIẾN
Cây Kim GIAO do ông Nguyễn Nhân CHIẾN
trồng ngày 31/01/2011 tại Đền Thái sư Lê Văn Thịnh, thôn Bảo Tháp, xã
Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh chụp ngày 18.02.2014.
NƠI AN NGHỈ
Giáo sư - Tiến sĩ - Anh hùng Lao động - Nhà giáo Nhân Dân - Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng
Trường Đại học Hải Phòng Vương Toàn Thuyên
(nằm trong Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo - Hải Phòng)
Không
! Đó là biển oánh dấu cái cây do ông này trồng tại đó, nhưng ghi thế
này, làm hôm mình đến thăm định cắm cho ông ấy mấy nén hương.
Cây
thì có gạch bao quanh, biển bằng đá hoa cương đặt trên bệ đá xẻ, trông
rất oách, mà cây là cây đa to vật, có râu rồi. Trong khi đó, cách mấy
chục mét là cây do Ông Nguyễn Minh Triết, cựu Chủ tịch nước trồng:
Cây trồng sâu trong vườn, không gần lối đi, quanh gốc không có xếp gạch,
mà chỉ khiêm tốn là cây muỗm. Đúng là "cựu", là "nguyên" rồi thì cũng có khác trước!
Ghi rõ đ/c Nguyễn Minh Triết TRỒNG CÂY LƯU NIỆM ngày 12.03.2013
Còn đây là của Bình Ruồi, đương kim Thống đốc Ngân hàng NN Việt Nam:
Cây
đại do ông Nguyễn Văn Bình (còn gọi là Bình Ruồi), Ủy viên trung ương
Đảng, Thống đốc NH NN Việt Nam trồng tại Chùa Vĩnh Nghiêm, xã Đức La,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Giang.
Trồng cây mà đè cả tảng đá thế này vào gốc thì chết con mẹ nó cây chứ! Ngu vãi!
Mà cái tảng đá kia thì lại có hình dáng một con lợn ỉ lông đen.
Ảnh chụp sáng ngày 22.2.2014.
Bọn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang, chi nhánh Bắc Giang mới ngu chứ!
Sân chùa cổ chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang, chi nhánh Bắc Giang cung tiến.
Ảnh chụp ngày 22.2.2014
Cung tiến cái gì? Cung tiến cả cái sân cổ à?
Về công trạng của ông Phạm Quý Ngọ
Quechoa
Vũ Dậu
Hôm nay, ngày 23 tháng 2 năm 2014 là
ngày đại tang của gia tộc ông Phạm Quý Ngọ và bản tộc họ Phạm xã Đông
Cường, Đông Hưng, Thái Bình. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia
quyến ông Ngọ về sự mất mát có thể lẽ ra chưa đến này.
Tôi nghĩ, ngay bây giờ mà nói ra những
điều mắt thấy tai nghe về công trạng của ông Ngọ là không đáng kể thì
thật là có lỗi khiếm nhã với người đã khuất. Nhưng suy cho cùng, vào
thời buổi các chính khách đối xử với dân chả ra gì, người sống còn chẳng
tử tế với nhau thì người chết cũng chả có nghĩa lí gì.
Về công trạng của ông Ngọ trung ương
không biết chứ dân thì biết rõ. Ông về làm đội trưởng cảnh sát điều tra ở
Quỳnh Phụ, có công trấn áp được một số tên cộm cán trong giới tội phạm.
Ông là một cán bộ “cộm cán” tiêu biểu xuất sắc nhất trong những người
cán bộ cộm cán. Tôi xin phép bạn đọc dùng từ “cộm cán” vì tra từ điển
tiếng Việt không có từ này. Cứ tạm ngầm hiểu nghĩa là đứng đầu một cách
tuyệt đối.
Có việc dính líu đến công trạng của ông
Ngọ được truyền thông tung hô mà trên thực tế thì không phải công của
ông Ngọ. Phải nói ra điều này để mọi người khỏi nhầm lẫm.
Năm 1997 xảy ra vụ nổi loạn của nông ân
Thái Bình mà tâm điểm là huyện Quỳnh Phụ bởi vì những chủ trương chính
sách phi lí, áp bức bóc lột dân lành, thu phí, huy động sức dân vượt quá
sức chịu đựng của họ. Đó chính là hậu quả của cái bệnh thành tích, đồng
thời tiếp tay cho cán bộ tham nhũng. Vì thế tháng 11-1994 có 139 hộ
trong 156 hộ nông dân thôn Ô Cách, xã Quỳnh Xá xin ra khỏi Họp tác xã.Từ
cuối năm 1996 đã xảy ra liên tiếp nhiều vụ nông dân đi khiếu kiện đông
người, lên UB nhân dân huyện, rồi kiện vượt cấp lên tỉnh.
Ngày 15-4-1997 gần 3000 người xã Quỳnh
Hồng lên huyện gửi kiến nghị không được chấp nhận, họ đã rồng rắn đi bộ
25 cây số lên UB ND tỉnh để gửi đơn kiện. Sự việc trở nên nghiêm trọng
và bùng nổ vì ngày 8- 5-1997 viện kiểm sát huyện kí lệnh bắt giam hai
công dân xã Quỳnh Mĩ một cách vô cớ. Ngày 9-5 hàng nghìn người kéo nhau
bao vây viện kiểm sát huyện, chửi bới xỉ vả dùng cả nhục hình đối với
viện trưởng kiểm sát, yêu cầu phải thả ngay hai người của họ. Chiều
10-5-1997 công an tỉnh (lúc này anh Ngọ là giám đốc) đã đưa lực lượng
khá hùng hậu với các phương tiện như xe vòi rồng, chó nghiệp vụ, lựu đạn
cay…về để trấn áp biểu tình khiến cho tình hình càng trở nên nghiêm
trọng.
Ngay đêm hôm đó, tất cả các xã trong
huyện dùng xe “công nông” chở người dân ình ịch đổ xuống chật ních khu
vực ngã tư có trụ sở công an và viện kiểm sát, ước tính có tới 4, 5 ngàn
người đứng chật cứng đoạn đường dài 2 km. Khi quả lựu đạn cay đầu tiên
được cảnh sát ném ra thì đoàn người dồn lên, cuồn cuộn như sóng cồn, bão
nổi. Gạch nung xếp một đống mấy vạn viên để chuẩn bị xây nhà tại cổng
trường đảng gần đó bị người dân ném tới tấp như mưa rào vào trụ sở công
an huyện. Họ hò nhau đẩy đổ tường bao, cứ nhìn thấy những cảnh sát quen
mặt là xúm vào đánh cho nhừ tử. Cuộc lộn xộn đến trưa ngày hôm sau
(11-5) mới ngưng, khi hai công dân bị bắt oan được thả. Có thể nói lòng
dân phẫn nộ đến cực độ.
Liên tiếp những ngày sau đó, điểm nóng
khiếu kiện đông người tập trung tại xã Quỳnh Hoa. Trong lúc trời mưa rào
như trút nước, đoàn người đầu trần chân đất có nhiều phụ nữ và trẻ em
tham gia đã “áp giải” chủ tịch xã lên huyện, yêu cầu phải giải trình
những vấn đề họ quan tâm. Công an huyện về xã bị bắt hàng loạt, trói dặt
cánh khuỷu, khóa traí tay, đánh đập thành thương tích. Trong trận chiến
đêm ngày 10-5, ba xe cứu hỏa của công an bị đập nát, 8 chiến sĩ bị
thương. Anh Ngọ thua trận.
Thời gian này, ông Phạm Thế Duyệt là
trưởng ban dân vận trung ương nhận định rằng không có thế lực thù địch
nào đứng đằng sau nhân dân Quỳnh Phụ, mà chỉ do huy động sức dân quá mức
khiến họ không chịu nổi. Việc thu phí từ hơn 20 khoản xuống còn vài ba
khoản, tự nhiên phong trào khiếu kiện im bặt. Lúc này anh Ngọ mới ra
tay. Anh cho rà soát những phần tử quá khích, đánh công an, tóm cổ bỏ
tù. Nông thôn Quỳnh Phụ đã bình yên rồi, lại càng bình yên hơn. Công của
anh Ngọ là chỗ đó. Thắng lợi của anh nằm trong thắng lợi của cả hệ
thống chính trị.
Xin thắp nén nhang cầu cho chân linh
anh Phạm Quý Ngọ về cõi vĩnh hằng siêu sinh tịnh độ. Chết là hết, khen
chê nào có nghĩa lí gì, anh nhỉ? Xin cúi đầu vĩnh biệt!
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giảTướng Phạm Quý Ngọ và Dương Chí Dũng cùng bản án tử hình
Trong phiên tòa xử tội tham ô, ông Dương Chí Dũng rất bình tỉnh, đến độ ông đọc cả thơ và khuôn mặt không thể hiện cảm xúc vì tin rằng với 1 triệu rưởi đô la tiền mặt ông đã lo lót trước để chạy án ắt hẳn phải có tác dụng! Vì số tiền đó ông đã chạy trực tiếp và “đúng cửa”, Thứ trưởng Thường trực bộ công an, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, người đặc trách các vụ án lớn! Theo lời khai là chính miệng ông Phạm Quý Ngọ đã nói “để anh lo” trong điện thoại! Nhưng phán quyết lại là bảng án tử hình nên tử tù Dương Chí Dũng không thể không oán thù, vì “tiền mất án mang”! Vì thế trong nhà đá ông nghiền ngẫm, nghĩ đến việc tự gỡ tội, nên đã huỵch toẹt trong phiên xử vụ “tổ chức đưa người chạy ra nước ngoài” của người em, là ông Dương Tự Trọng! Một người khi đã nhận bản án tử hình thì không còn gì sợ hãi nên phải khai ra “tất cả sự thật”(!), tử tù Dương Chí Dũng đã xác nhận thế!
Như vậy có thật sự tử tù Dương Chí Dũng phải lãnh án tử là do tham nhũng? Mọi người đều biết là chiêu bài “bài trừ tham nhũng” đã được đảng và nhà nước VN rêu rao từ rất lâu, điển hình như tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng khi tuyên thệ nhận chức Thủ tướng lần đầu, đến đặc ngữ “một bầy sâu” của ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, rồi nhiều lần ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, nhấn mạnh tình trạng thoái hóa của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên trong các kỳ đại hội… nhưng chuyện đâu lại hoàn đấy!
Bây giờ vụ Dương Chí Dũng đã có bảng án tử hình thật! Nhưng đây có phải là tử hình vì tham nhũng hay nhân danh chống tham nhũng? “Nhân danh” vì đàng sau bản án vẫn là nghi vấn! Một nghi vấn không thể không có, đó là việc ông Dương Chí Dũng đã chạy tuốt đến tận lãnh thổ Hoa Kỳ và bị từ chối cho nhập cảnh! Như thế liệu trong thời gian làm thủ tục xin nhập cảnh các giới chức Hoa Kỳ đã làm việc ra sao và ông Dương Chí Dũng đã khai những gì để “làm quà”? Hẳn mọi người còn nhớ vụ án Bạc Hy Lai đã bắt đầu bằng việc Giám đốc công an Trùng Khánh xin tị nạn tại tòa đại sứ Hoa Kỳ, ngụ tại đó một đêm để Hoa Kỳ khai thác tin tình báo rồi bị giao trả lại cho Trung Quốc!
Lần nầy với ông Dương Chí Dũng, liệu có khác hơn không? Vì ông Dương Chí Dũng là đầu dây mối nhợ liên quan đến cả hệ thống tham nhũng cấp nhà nước của nội bộ đảng CSVN, một nhân vật tiêu biểu như thế không lẽ Hoa Kỳ bỏ qua mà không khai thác? Cho nên đuổi ông Dương Chí Dũng là một việc phải xảy ra, là “điểm son” trong “hợp tác” giữa Hoa Kỳ và VN về tội phạm! Bánh ít trao đi thì phải có bánh qui trao lại! Bánh qui đó là loại bánh có nhưn gì chắc rất khó ai biết được!
Một chi tiết khác là ông Dương Chí Dũng chạy đến Quảng Ninh, rồi sau đó sẽ là Trung Quốc như gợi ý của Tướng Phạm Quý Ngọ? Trung Quốc chính thức là ông anh cả, đỡ đầu của đảng CSVN kể từ Hội nghị Thành Đô, vì thế mọi khía cạnh về cá nhân các lãnh đạo cũng như nội bộ phe cánh đảng CSVN ra sao chắc chắn Trung Quốc đã biết quá rõ, Dương Chí Dũng cũng biết như thế nên nếu qua đó (như gợi ý?) thì loại tin tình báo của ông Dương Chí Dũng chẳng có tác dụng gì và không thể cứu được bản thân nên cuối cùng phải sang Campuchia tìm đường khác!
Như vậy bản án tử hình của ông Dương Chí Dũng có đúng là án chống tham nhũng hay tiềm ẩn là bản án “làm lộ bí mật nhà nước” nhưng nhân danh chống tham nhũng?
Còn nghi án “làm lộ bí mật nhà nước” của Tướng Phạm Quý Ngọ cũng đã kết thúc! Cái chết “đột ngột” của Tướng Phạm Quý Ngọ đã được quan tòa Trương Việt Toàn, Phó chánh tòa hình sự thành phố Hà Nội cho biết vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” sẽ phải đình chỉ, vì Tướng Ngọ chết, còn thời gian và quyết định chính thức đình chỉ sẽ do Cơ quan Cảnh sát điều tra thực hiện!
Có thể nói là chưa có cái chết nào “thông minh” như cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ!
Ông chết để các quan lãnh đạo đảng của ông vừa lòng, thở phào nhẹ nhỏm, khỏi phải bị hồi hộp theo dõi tình trạng lộ bí mật đến những ai, đến đâu! Ông chết để mở đường cho Ban Nội chính Trung ương có lý do giải thích trước công luận! Ông chết để được Bộ công an đứng ra tổ chức tang lễ theo “lễ nghi cấp cao” đúng theo luật(!) và thi hài sẽ được đưa về chôn tại Thái Bình, quê hương ông! Ông “chạy trốn” khỏi nghĩa trang Mai Dịch, nơi mà mộ đồng chí Lê Đức Thọ của ông cứ bị người dân đêm đêm đổ đồ xú uế nên thân nhân phải lặng lẽ cải táng, nơi mà ông Võ Nguyên Giáp cũng tránh xa vì không thể được yên nghỉ trong tương lai gần! Điều quan trọng là ông chết để gia đình được tai qua nạn khỏi, gia sản con cháu được hưởng nhiều đời!
Một cái chết tuyệt vời như thế thì còn đòi hỏi gì hơn?
Trong Tam Quốc Chí có một viên chức cực kỳ thông minh và vì quá thông minh nên bị chủ giết! Người đó là Dương Tu.
Dương Tu là tướng tham mưu dưới trướng Tào Tháo. Nhân đại binh Tào tiến đánh Lưu Bị đang ở trong bước đường cùng nhưng cả 3 lần đều thất bại, vì địa thế hiểm trở, khí hậu tai ác, bị hao binh tổn tướng vô kể mà vẫn không thể chiến thắng. Vì thế Tào đang phân vân, tiến thoái lưỡng nan, muốn tìm một lý cớ chính đáng để rút quân mà không bị xấu mặt! Bữa đó Tào đang ngồi nhậu bỗng có Hạ Hầu Đôn vào xin mật lệnh để tuần tra ban đêm, lại gặp lúc đang gặm gân gà nên Tào phán mật khẩu là “kê cân”! Kê cân là gân gà, mà gân gà dai, bỏ thì tiếc nhưng nhai nuốt cũng chẳng xong! Mật khẩu quái dị đó đã được Dương Tu lý giải cho Hạ Hầu Đôn là do chủ tướng đang dùng dằng việc thoái quân, nên cho bộ hạ dưới trướng âm thầm chuẩn bị thu xếp trước để tiện việc lui binh! Thế là ý định thầm kín của Tào bị lộ, Tào điều tra ra! Và đây không phải là lần đầu Dương Tu hiểu thấu suốt tâm địa của Tào! 2 lần trước đó Tào đã dùng thuật chơi chữ thử tài các viên chức nhưng không ai hiểu được thâm ý của Tào ngoại trừ Dương Tu! Vì thế Dương Tu bị Tào găm kỹ, hiềm sẵn từ lâu! Cho nên nhân sự kiện nầy Tào phải ra tay, trước là diệt Dương Tu để tránh hậu hoạn, sau là có lý do chính đáng trị tội “làm lộ bí mật nhà nước”!
Nếu là minh quân mà có được một tướng thông minh cỡ Dương Tu thì đã hẳn là đại phước cho dân tộc và Dương Tu sẽ được trọng hậu để giúp vua trong việc kinh bang tế thế. Nhưng vì Tào Tháo là kẻ đại gian hùng nên mới sợ hãi, vì thế phải diệt Dương Tu!
Còn Tướng Phạm Quý Ngọ thông minh loại nào của đảng CSVN?
Đời thường Tướng Phạm Quý Ngọ thông minh cỡ nào không nghe ai nói tới, chỉ biết là năm 1997 ông chỉ huy đàn áp chính người dân Thái Bình của ông, vì họ đã dám phản ứng dữ dội trước nạn quan chức đảng viên cường hào ác bá của địa phương, từ đó ông được thăng quan tiến chức vù vù! Chức Thượng tướng còn mới rợi, được thăng vào tháng 7/2013! Giữa thời buổi mua quan bán chức gần như công khai, có đại biểu quốc hội đã không ngại khi nói đến chuyện “chạy chức” tại diễn đàn, thì đã hẳn Tướng Phạm Quý Ngọ phải rất sành sỏi đường đi nước bước trong bậc thang danh lợi! Một con người như thế là phải thông minh! Không thông minh thì làm sao có được tài “lăng ba vi bộ”, dặm dài mà không để lại mọi dấu vết vi phạm luật pháp, cho dù là luật pháp của nước CHXNCNVN!
Lộ trình thăng quan tiến chức và tài “lăng ba vi bộ” đó dĩ nhiên chỉ có một mình ông biết!
Phải chăng vì biết quá rõ như thế nên ông phải “đột ngột” ra đi “như tự nhiên”?
(Feb 22nd, 2014)
Đao phủ Phạm Quý Ngọ - dân Thái bình đang chờ đón tiếp
TỘI ÁC DIỆT CHỦNG : PHẠM QUÝ NGỌ ĐÃ THỦ TIÊU, GIẾT CHẾT HẰNG NGHÌN NÔNG DÂN VÀ CỰU CHIẾN BINH TẠI THÁI BÌNH 1997.
Dưới đây là một số diễn biến nổi trội tại Thái
Bình vào năm 1997, lúc Phạm Quý Ngọ còn mang hàm ĐẠi TÁ, Bí thư Đảng
ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.Theo những bài viết và cuộc phỏng
vấn của Dương Thu Hương trước đây , cho biết vụ nổi dậy của NÔNG DÂN và
CỰU CHIẾN BINH tại THÁI BÌNH vào năm 1997, sau đó đã xảy ra nhiều vụ thủ
tiêu, mất xác mà Phạm Quý Ngọ chính là hung thủ.
Nhân dân các xã Quỳnh Hoa, Quỳnh
Hội, Quỳnh Mỹ và Thái Thịnh đồng loạt nổi dậy. Chiều ngày 16/6/1997,
khoảng 300 người dân xã Quỳn
h Hoa, huyện Quỳnh Phụ đã bắt giữ Bí
thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã và Phó ban tài chính xã. Tại xã Quỳnh Hội
huyện Quỳnh Phụ nhân dân bao vây xã, huyện, khiếu tố về việc UBND huyện
Quỳnh Phụ không thực hiện quỹ đất 5%.
Tại xã Quỳnh Mỹ, chiều 10/5/1997,
khoảng 3.000 người đã tràn vào Viện kiểm sát nhân dân huyện, một số
người đã đập phá phòng làm việc, thu và xé tài liệu của Viện kiểm sát
nhân dân, hàng trăm người của xã Quỳnh Hồng cùng số dân xã Quỳnh Mỹ kéo
đến bao vây trụ sở công an huyện. Trong suốt 6 giờ đồng hồ (từ 19 giờ
ngày 10/5 đến 1 giờ sáng ngày 11/5) khoảng 2.000 người tụ tập trước trụ
sở công an huyện, xô đổ cổng, dậu của Công an huyện và trường Đảng
huyện; dùng gạch đá tấn công trụ sở cũng như ném đá các cán bộ, công an.
Người dân đã dùng nhiều vật cản chắn
đường ô tô, ngăn không cho lực lượng công an tỉnh và công an các huyện
tăng cường; đồng thời tổ chức săn lùng, đánh đuổi bọn công an ác ôn.
Nhân dân đã đánh trọng thương 11 công an cũng như phá nát nhiều tài sản
của đồn công an, trong đó có 3 xe chữa cháy, 1 xe cứu thương, 1 xe chở
quân, vỡ nhiều lá chắn, hỏng toàn bộ cánh cửa nhà 2 tầng, hệ thống chiếu
sáng và nhiều máy móc thông tin liên lạc.
Ngày 25/6/1997, 60 người dân xã Thái
Thịnh lên UBND tỉnh kiến nghị giải quyết thanh quyết toán các công
trình xây dựng của xã và tố cáo Chủ tịch xã vi phạm luật đất đai, tham
nhũng. 14h ngày 26/6/1997, trong lúc Đảng bộ xã đang họp, hơn 200 người
dân kéo đến bao vây trụ sở, yêu cầu xã phải thực hiện ngay công văn số
279.
5h chiều cùng ngày, Chủ tịch huyện
cùng đoàn cán bộ huyện Thái Thụy trốn về xã Thái Thịnh lánh nạn. Nhân
dân biết được thông tin đã huy động hàng nghìn người tập tại trụ sở UBND
xã. Thấy mặt chủ tịch Huyện và đoàn cán bộ, nhân dân nhào lên vây bắt.
Lực lượng công an tìm cách đưa được Chủ tịch huyện ra ngoài. Chủ tịch xã
và Trưởng công an huyện bị nhân dân đánh trọng thương. 6 cán bộ khác
của xã, trong đó có Bí thư Đảng ủy và 3 an ninh viên bị đánh tơi tả.
Toàn bộ bàn ghế, cánh cửa, tủ đựng tài liệu, tăng âm, loa đài của xã và HTX bị phá nát.
Sau các cuộc nổi dậy nầy, nhà nước
đã cho cán bộ xuống xoa dịu nhân dân các xã, huyện thuộc tỉnh Thái Bình.
Sau khi nhân dân tin vào lời của Đảng thì ngày 3/7/1997, Pham Quí Ngọ
đưa công an xuống bắt giam 5 cựu chiến binh mà Ngọ cho là những người
cầm đầu là Vũ Văn Kiện, Vũ Văn Tuấn, Phạm Văn Vịnh, Ngô Thị Duyên, Phạm
Văn Khuynh.
Những Nông Dân bị bắt công khai gồm
có 36 người bị đưa ra tòa án nhân dân xử tội “gây rối trật tự công cộng,
cố ý hủy hoại tài sản XHCN, tài sản công dân, cố ý gây thương tích, xảy
ra đêm 26/6/1997 tại Thái Thịnh.” Mỗi người dân bị xử trên 10 năm tù
sau đó.
Trong cuộc hành quân THỦ TIÊU khác,
Đại Tá Công An Phạm Quý Ngọ huy động công an vào giữa đêm, gõ cửa từng
nhà người dân mà chúng nó đã lập danh sách đen. Hằng nghìn người đã bị
Phạm Quý Ngọ bắt giữ, khủng bố không đưa ra xét xử. Một số lớn người dân
đã bị THỦ TIÊU, MẤT XÁC.
Tội ác của Phạm Quý Ngọ là tội ác tày trời, nhân dân không thể quên.
Nguyễn Thùy Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét