Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Ngày 21/2/2014 - Càng bịt, hũ mắm Phạm Quý Ngọ càng nặng mùi - Ảo tưởng về cách mạng bất bạo động! - Phát ngôn "sốc" của Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng

  • 14 tổ chức 'lên án' tòa xử LS Quân (BBC) - Mười bốn tổ chức phi chính phủ cùng 'lên án' việc tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ nguyên bản án 30 tháng tù với luật sư Lê Quốc Quân.
  • Ít nhất 21 người chết tại Kiev (BBC) - Ít nhất 21 người bị lực lượng an ninh giết chết tại Kiev trong khi tổng thống Ukraine gặp ngoại trưởng các nước EU để hội đàm.
  • Úc ủng hộ xây dựng bộ luật ứng xử ở Biển Đông (RFI) - Đang công du Philippines, ngày hôm nay, 20/02/2014, Ngoại trưởngÚc Julie Bishop tuyên bố Canberra ủng hộ ASEAN xây dựng một bộ luật ứng xử, mang tính ràng buộc, nhằm làm giảm căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
  • Tín đồ PGHH tại Đồng Tháp tiếp tục bị sách nhiễu (RFA) - Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang cư ngụ tại huyện Lấp Vò - Đồng Tháp liên tục bị sách nhiễu, đe dọa sau khi Blogger Bùi Thị Minh Hằng, Chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh bị bắt giam một cách tùy tiện cách đây 9 ngày tại đây.
  • Hàng chục gia đình Triều Tiên được hội ngộ sau hơn 60 năm bị ly tán (RFI) - Vào hôm nay, 20/02/2014, 180 gia đình bị ly tán do cuộc chiến tranh Triều Tiên cách nay hơn nửa thế kỷ (1950-1953), đã bắt đầu được đoàn tụ với nhau tại khu du lịch núi Kim Cương, trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Đây là cuộc họp mặt đầu tiên được tổ chức từ 3 năm nay.
  • Tư cách mõ thời đại mới (RFA) - “Bây giờ thì hắn trở thành mõ thật rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém một anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn” – Tư Cách Mõ , Nam Cao
  • Ba điểm nóng trên ba đại lục bùng nổ bạo lực (RFA) - Hai trong ba điểm nóng trên thế giới hôm qua đã bùng nổ những trận xung đột chết người giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Vì đâu? Ra sao? Và giải quyết cách nào để gìn giữ hoà bình ổn định toàn cầu?
  • Úc ủng hộ nỗ lực của ASEAN về tranh chấp Biển Đông (RFA) - Australia ủng hộ các nỗ lực mà ASEAN đang thể hiện với mục đích thúc đẩy Bắc Kinh đồng ý thảo luận và thông qua bản quy tắc ứng xử cho vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang xảy ra giữa một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
  • Sự thật sau vụ án người Việt bị giết ở Campuchia (RFA) - Vụ án một người Việt bị đám đông người Campuchia giết vào tối ngày 15/2 đã làm dấy lên dư luận phẫn nộ. Trong vụ án này, tòa án Campuchia đã quyết định tạm giam một người Campuchia vì bị tình nghi kích động bài Việt. Sự thật ra sao?
  • Philippines mạnh tiếng lên án Trung Quốc (RFA) - Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đôi Philippines tuyên bố quân đội và nhân dân Phi cương quyết bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ trước những hành động mà ông gọi là khủng bố hay đe dọa mà Trung Quốc đang làm ở Biển Đông.
  • Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến «ngắn, gọn» với Nhật (RFI) - Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc đã cho thấy rằng nước này đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh ngắn với Nhật Bản nhằm đánh chiếm các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
    Trên đây là lời báo động của một quan chức tình báo Hải quân Mỹ được nhật báo Washington Times số đề ngày 19/02/2014 tiết lộ.
  • Vì sao bà Bùi Thị Minh Hằng bị bắt? (BBC) - Con trai bà Bùi Thị Minh Hằng nói công an đang tạm giữ bà với lý do 'Gây rối,làm mất trật tự giao thông' theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự.
  • Facebook chi 19 tỷ đôla mua WhatsApp (BBC) - Facebook thông báo quyết định mua lại ứng dụng tin nhắn WhatsApp với giá 19 tỷ đôla bằng cả tiền mặt và cổ phiếu.
  • Vợ giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba nhập viện ở Bắc Kinh (RFI) - Bà Lưu Hà (Liu Xia) vợ của giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) đã vào bệnh viện tại Bắc Kinh vì bệnh tim, nhưng công an Trung Quốc từ chối cho bà ra nước ngoài để chữa bệnh. Một người bạn thân của gia đình Lưu Hiểu Ba hôm nay 20/02/2014 cho hãng tin Reuters biết như trên.
  • Ukraina oằn mình trong cuộc chiến Đông-Tây (RFI) - Từ hôm thứ Ba 18/02/2014, tại Ukraina, đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã làm hàng chục người chết. Hồ sơ này chiếm ưu tiên trên các báo Pháp hôm nay với những hình ảnh minh họa đầy máu lửa. La Croix đăng tựa lớn trên trang nhất :« Bạo lực và đànáp lan rộng ở Ukraina». Libération dành gần trọn trang nhất cho hồ sơ với dòng tựa :« Ukraina : Bạo lực». Le Figaro cũng chạy tít lớn trang nhất :« Ukraina : cú sốc Đông-Tây». Trên trang nhất, báo Le Monde đăng hình ảnh máu me bê bết với hàng tựa :« Đànáp đẫm máu tại Ukraina».
  • "Đường lưỡi bò" gây nguy hiểm cho chính Trung Quốc (BaoMoi) - Mỹ gần đây đã thể hiện quan điểm rõ ràng với các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo đó, Mỹ cho rằng tuyên bố “đường lưỡi bò” đe dọa đến sự ổn định của Biển Đông hơn bất cứ vấn đề nào khác.
  • Hội nghị Vienna đồng ý họp tiếp vào tháng ba (RFA) - Một viên chức ngoại giao của EU gọi quyết định gặp lại nhau chứng tỏ tất cả các quốc gia tham dự đều nhận rõ vấn đề và những điều cần phãi giải quyết, để xóa bỏ những bất đồng giữa Iran và các nước phương Tây.
  • Trò chơi “Flappy Bird” (RFA) - Diễn đàn Bạn trẻ kỳ này sẽ cùng thảo luận về một chủ đề khá nóng đối với thanh thiếu niên Việt Nam vừa qua, nhất là các game thủ, đó là trò chơi Flappy Bird do Nguyễn Hà Đông, một thanh niên Việt Nam tạo ra, đã trở thành trò chơi nổi tiếng khắp thế giới trong thời gian qua.
  • Ý nghĩa của lợi ích cao nhất là gì? (RFA) - Sáng 19/2 TT Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong cuộc họp với Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước, chính phủ VN không quên xương máu chiến sĩ đồng bào hy sinh tại cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với TQ nhưng các cuộc kỷ niệm phải tính sao cho có lợi cho đất nước nhất.
  • Tướng Philippines đả phá ‘lưỡi bò’, bảo vệ ngư dân (BaoMoi) - Trong một bài phỏng vấn với hãng tin AP ngày 20/2, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Emmanuel Bautista đã nêu rõ những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông là vô lý và thề bảo vệ ngư dân trong trường hợp bị Hải quân Trung Quốc hăm dọa.
  • Úc ủng hộ hoàn tất COC (BaoMoi) - Trong khuôn khổ chuyến công du bốn nước Đông Nam Á (Malaysia, Việt Nam, Philippines và Campuchia), ngày 20-2 tại Philippines, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã kêu gọi Trung Quốc, Nhật và Philippines giải quyết tranh chấp trong hòa bình, tránh leo thang căng thẳng.
  • Australia ủng hộ ASEAN đạt COC với Trung Quốc (BaoMoi) - Theo hãng tin Kyodo, ngày 20/2, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã hối thúc Nhật Bản và Trung Quốc làm dịu căng thẳng xoay quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, nhấn mạnh nhiều quốc gia đang quan ngại về tình trạng leo thang căng thẳng giữa 2 cường quốc châu Á này.
  • Hình ảnh Biển Đông lên Cửu đỉnh (BaoMoi) - Nhà Nguyễn vào đầu thế kỉ XIX đã khắc hình ảnh Biển Đông lên Cửu đỉnh. Đây được xem là một tư liệu quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển đảo.
  • Trung Quốc tập trận đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Trong cuộc tập trận ‘Sứ mệnh hành động 2013’, Trung Quốc đã giả định tấn công chớp nhoáng tiêu diệt lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên biển Hoa Đông và đánh chiếm lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”, nguồn tin từ tình báo Mỹ cho biết.
  • "Mông Cổ có thể đòi cả Trung Quốc"? (BaoMoi) - Nếu theo cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Bắc Kinh, Mông Cổ có thể đòi lại toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc vì tổ tiên họ từng làm chủ Hoa lục dưới thời nhà Nguyên.
  • PVS: Lợi nhuận ròng năm 2014 có thể đạt 1.720 tỷ đồng (BaoMoi) - (NDH) KQKD 2014 của Tổng CTCP DV Kỹ Thuật Dầu Khí Việt Nam (mã PVS - HNX) tiếp tục khả quan với sự đóng góp hai dự án FSO Biển Đông và FPSO Lam Sơn (dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 4) và việc đẩy nhanh tiến độ các dự án dịch vụ cơ khí dầu khí.
  • Indonesia không chấp nhận ADIZ của Trung Quốc (BaoMoi) - ANTĐ - Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa (ảnh) ngày 18-2 cho biết, Jakarta sẽ không chấp nhận và kịch liệt phản đối nếu Bắc Kinh thông qua kế hoạch và triển khai Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
  • Trung Quốc chưa có kế hoạch thiết lập (BaoMoi) - Ngày 19-2, đài truyền hình ABS-CBN (Philippines) đưa tin hôm 17-2, phát biểu với báo giới tại Đài Bắc (lãnh thổ Đài Loan), Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại lục Lâm Tổ Gia cho biết Trung Quốc không có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông.

Càng bịt, hũ mắm Phạm Quý Ngọ càng nặng mùi

Sau cái chết không thể đáng ngờ và giật gân hơn của tướng Ngọ, báo Petrotimes do đại tá công an Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập, ngoài việc “nhảy cẫng đưa tin” (tối 18-2-2014) trước cả thời khắc ông Ngọ thực sự chết, ngày 20-2-2014 còn đăng bài 2 bài dồn một: “Petrotimes công bố tư liệu đặc biệt về 2 cuộc gặp của Dương Chí Dũng và tướng Ngọ”.
Đây là 2 bài báo thuật lại bút tích tự khai của Dũng ở Trại Yên Trạch (Lạng Sơn) ngày 17-10-2012 về 2 cuộc gặp gỡ chạy tội với tướng Ngọ ở bãi biển Đồ Sơn và nhà riêng tướng Ngọ tại Hà Nội và có bình thêm.

Nội dung bài báo thì dài nhằng, nhưng tóm lại, chỉ nhằm thanh minh thanh nga cho tướng Ngọ. Rằng cả 2 lần trên, Dũng không hề hối lộ tiền bạc cho tướng Ngọ. Rằng lời khai trước đây của Dũng ở B34 (đưa 10.000 USD và 500.000. USD) “là sai sự thật, do lẫn và hoang tưởng”.
Như báo chí đã đăng tải, lúc mới bị bắt từ Campuchia di lý về Sài Gòn (B34), Dũng khai đã hối lộ tướng Ngọ 2 lần, tổng cộng 510.000 USD. Tại phiên tòa xét xử vụ án thứ 2 liên quan đến Dũng (tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài), Dũng lại khai có hối lộ như lần khai ở B34. Trước vành móng ngựa, Dũng bộc bạch, nội dung khai trước tòa mới là sự thật, vì là lời nói của kẻ bị khép án tử hình chờ chết, không thể man trá.
Qua đó, chẳng cần thông minh lắm, công luận dư sức hiểu, về đến Trại Yên Trạch, dưới áp lực của phe cánh tướng Ngọ, Dũng đành phản cung để đề phòng bị thủ tiêu ngay trong trại giam nhằm diệt khẩu.
Những ai từng tham gia xét xử nhiều vụ án hình sự đều biết và tôn trọng nguyên tắc: khi nội dung các lần khai tại cơ quan điều tra mâu thuẫn nhau, thì sự thật nằm trong lời khai đầu tiên. Vì khi mới bị bắt, nghi can thường bất ngờ, bị động, nên khai thật. Sau đó, “nhất dạ bá kế”, mới tính toán thiệt hơn này nọ để khai khác đi.
Về nghiệp vụ và đạo đức báo chí, xin đại tá Phong trả lời giùm câu hỏi của bạn đọc và đồng nghiệp: vì sao Petrotimes chỉ đăng (kèm ảnh chụp bản tự khai) lời khai ở Trại Yên Trạch, mà không đăng lời khai của Dũng (kèm ảnh chụp bút tích) ở B34 cũng như lời khai tại tòa?
Chẳng phải đây là lần đầu tiên Petrotimes “làm xiếc” công luận trong vụ án này. Sau khi Dương Tự Trọng bị kết án, tờ báo này đã đăng nhiều bài ca ngợi Dương Tự Trọng như một người quân tử, một người con tận hiếu…
Nhưng sự thật vể Dũng và Trọng với cả đống biệt thự, vợ bé đã cho công luận dư biết anh em họ tiền đông hơn quân nguyên. Petrotimes là tờ báo của ngành dầu khí – tiền cũng đông hơn quân Nguyên cả vạn lần. Chẳng lẽ lãnh đạo ngành dầu khí cứ “ngơ ngơ như bò đội nón”, để ai đó lợi dụng tờ báo của ngành mình để viết thuê, lừa dối công luận, trục lợi cá nhân? Một tờ báo bị công chúng ghê tởm và phỉ nhổ, cơ quan chủ quản làm sao có thể nói với công luận rằng chúng tôi sạch sẽ?
Không chỉ có vậy, khi cả nhân loại tiến bộ mừng nhân dân Libya thoát ách độc tài dơ bẩn của Kadhafi, thì Petrotimes đăng bài tụng ca tụng ca và thương tiếc kẻ này – “kẻ thù nguy hiểm nhất của thế giới, con chó dại nguy hiểm vùng Cận Đông” (lời cựu tổng thống Reagan).
Báo chí có thể tác động và gây ảnh hưởng đến công chúng. Điều đó không phải bàn cãi. Nhưng với tham vọng hoang đường một tờ báo chầy cối và trơ trẽn viết ngược hàng trăm tờ báo trong và ngoài nước, chống lại sự thật rành rành, chống lại các giá trị nhân phẩm, liệu Tổng biên tập Nguyễn Như Phong, ngoài việc tự bôi chất bẩn vào mặt mình, có mắc bệnh hoang tưởng?
Nhân vụ tướng Ngọ đột tử, cũng xin bàn thêm đôi chút. Theo lời khai của Dũng, tướng Ngọ điện báo, mach nước Dũng nên trốn đi một thời gian. Kết hợp nhiều tình tiết khác, tòa ra quyết định khởi tố vụ án (chưa khởi tố bị can) cố ý làm lộ bí mật nhà nước, mà nghi can là tướng Ngọ. Tướng Ngọ chết, phải đình chỉ vụ án theo luật định (trừ trường hợp xác định có nghi can khác). Nhưng chuyện hối lộ, Dũng Khai ngoài tướng Ngọ còn có đại tá cục trưởng (sau khi Dũng bỏ trốn, đã “bay” chức Trưởng ban chuyên án Vinalines) và cán bộ C48 được Dũng lót tay hàng chục nghìn USD, với cụ thể số lượng từng món cho từng người. Nếu điều tra khẩn trương và nghiêm túc, lời khai của Dũng là đúng, thì khó suy rằng Dũng khai vấy cho tướng Ngọ. Bản chất các vụ án liên quan đến Dũng là nhằm mục tiêu răn đe tham nhũng. Một vụ án đưa và nhân hối lộ liên quan trong vụ này, nếu được khởi tố kịp thời, điều tra khẩn trương và chính xác, sẽ vớt vát phần nào cho cái gọi là chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng của thể chế.
Võ Văn Tạo
(Cựu Hội thẩm nhân dân)
(Quê choa)

Nguyễn Văn Thạnh - Suy nghĩ về cái chết tướng Ngọ


Ông Phạm Quý Ngọ, một vị thượng tướng danh giá cũng chết trẻ (sinh năm 1954) và cũng chết vì bệnh ung thư như ai.
Sống chết là lẽ thường tình của một con người, người khỏe mạnh đang sống cũng có thể chết huống chi ông được cho rằng đang chống chọi với căn bệnh quái ác từ 3 tháng nay. Rõ ràng về mặt sinh học, cái chết đến với ông cũng như bao người.
Tuy nhiên với ông, câu chuyện không đơn giản vậy. Suy ngẫm từ cái chết của ông, có thể thấy được nhiều chuyện nhân tình, thế thái và việc nước.
Thứ nhất: Ông là một vị thượng tướng danh giá, một ủy viên TW đảng đồng thời cũng là đầu mối vụ hối lộ 1.5 triệu $ trong vụ án tham nhũng tại Vinashine.
Thứ 2: Ung thư là một căn bệnh làm cho cơ thể suy kiệt dần rồi chết, không lẽ nào bộ CA thiếu người nghiêm trọng để một con bệnh ung thư đang điều trị đến mức suy kiệt gần chết vẫn làm việc, không thấy việc tạm thôi chức? Những lần xuất hiện trước đây trông ông không phải người đến giai đoạn suy kiệt. (Cái này chỉ là nghi vấn vì không có kiến thức y học. Tuy nhiên quan sát người bị ung thư giai đoạn cuối, cơ thể rất tàn tạ).
Thứ 3: Người dân có quyền nghi ngờ đến thủ đoạn bẩn thỉu, giết người diệt khẩu. Nếu ở các nước văn minh, truyền thông và công luận sẽ vào cuộc. Có thể sẽ có một ủy ban điều tra ra đời để thỏa mãn sự nghi ngờ của công luận. Điều này làm cho kẻ ác, kẻ muốn giết người diệt khẩu sẽ chùn tay. Xứ ta không được như vậy. Đây là một điều rất nguy hiểm. Một tay che trời thì người ta có thể làm bất cứ điều gì và còn làm nữa.
Là một nạn nhân đang điều trị chấn thương do CA đánh trong đau đớn, bất lực, tôi thật sự giật mình khi nghĩ đến khả năng nhà nước không còn là nhà nước nữa mà nó biến thành quyền lực mafia của một nhóm người. Họ muốn đánh ai, thủ tiêu ai, rất dễ.
Thứ 4: Kẻ cầm quyền ở đâu cũng muốn lũng đoạn, che dấu sự thật. Nhiệm vụ bảo vệ sự thật chính là công luận, người dân. Họ có quyền yêu cầu điều tra, thấy không thỏa mãn họ sẽ xuống đường biểu tình. Không biết khi nào dân ta được như thế? Chắc là còn lâu lắm. Trong thời gian đợi được như vậy, cái ác còn hoàng hành kinh khủng.
Thứ 5: Cái chết tướng Ngọ hẳn làm nhiều người hả hê với quan điểm "ác giả, ác báo", riêng tôi, tôi ngậm ngùi cho số phận ông. Ông cũng là nạn nhân của một thể chế sai hệ thống. Thể chế này đưa con người rơi vào bã độc của nó rồi hủy diệt họ. Rất nhiều doanh nhân, quan chức đã chết thảm sau khi gây họa cho dân chúng. Đứng về góc nhìn một dân tộc, chúng ta đã thua hai lần.
Để tranh đấu, kiến tạo một xã hội tốt, không chỉ dừng lại ở việc tấn công, nguyền rủa từng cá nhân. Chúng ta cần có góc nhìn bao dung, tình thương con người hơn. Bỡi lẽ là con người, ai cũng muốn sống lương thiện. Sống trong hệ thống sai, con người không có nhiều lựa chọn. Cái ác sinh ra từ hệ thống sai mới kinh khủng.
Thứ 6: Qua bi kịch tướng Ngọ, huy vọng giới chóp bu sẽ nghĩ lại, có quyền lực mà không lo kiến tạo một xã hội an toàn theo hướng dân chủ-pháp quyền mà chỉ chăm chăm dùng nó để trục lợi, để lũng đoạn thì có ngày cũng chết thảm.
Một xã hội tạp nham, tạp nhựa như hiện nay, không ai an toàn ngay cả một vị thượng tướng.
Nguyễn Văn Thạnh
(Blog Nguyễn Văn Thạnh )

Ba điểm nóng trên ba đại lục bùng nổ bạo lực

Hai trong ba cuộc biểu tình trên ba lục địa bùng nổ thành bạo lực nghiêm trọng vào hôm thứ ba và thứ tư, 18-19 tháng 2, 2014. Nặng nhất là ở Ukraine, 25 người thiệt mạng trong ngày thứ ba, sang thứ tư thêm ít nhất 70 người chết, hằng ngàn người bị thương đang được chữa trị.

Cảnh sát Bangkok cứu cấp đồng đội bị bắn trọng thương, 18 tháng 2, 2014
Tại Thái Lan 5 người chết, 65 người bị thương, và ở Venezuela, cảnh sát giải tán biểu tình gây 1 người chết, khiến tổng số thiệt mạng tại Caracas lên tới 4 người trong hai tuần nay; lãnh tụ phe chống chính phủ ra trình diện cảnh sát để bị giam chờ ra tòa.

Những nguyên do khác nhau

Ba cuộc chống đối của người dân với các chính phủ hiện nay còn đang diễn tiến nhưng không phát khởi cùng một thời gian, và có những lý do khác nhau.

Người dân Ukraine phản đối chính phủ Yanukovich từ khi vị Tổng thống này bất ngờ hủy bỏ quyết định ký hiệp ước thương mại với EU, một hiệp ước được thương thảo trong nhiều năm trời, để quay về quỹ đạo kinh tế, chính trị của Liên Bang Nga, sau khi Tổng thống Putin đề nghị khoản vay nhẹ lãi 15 tỉ đô la và giảm 33% giá hơi đốt cho Ukraine.

Sự chống đối ở Kiev nhắm vào chính sách đối ngoại. Người dân ủng hộ chính sách liên kết với EU để thoát khỏi ảnh hưởng của Nga sau khi Ukraine, là nước cộng hòa lớn nhất trong Liên bang Xô Viết, tách khỏi Liên Xô trong thập niên 1990.

Công trường Độc lập, Kiev,sau đêm thứ năm. 70 người chết, 500 bị thương - Video capture
Trong khi đó phe áo vàng gồm thành phần trung lưu của Thái Lan, chống chính phủ Yingluck Shinawatra là vì chính sách đối nội Venezuela bất ổn cũng vì chính sách đối nội, nhưng phe chống đối gồm toàn thanh niên, sinh viên, đòi hỏi được bảo đảm an ninh tốt hơn, chấm dứt tình trạng khan hiếm và đòi quyền tự do ngôn luận được bảo đảm.

Ở Thái Lan phe chống đối lặp lại chiến thuật của phe thân chính phủ Shinawatra cách đó mấy năm trước. Phe ủng hộ chính phủ Shinawatra, thường gọi là phe áo đỏ, chiếm những khu phố trung tâm và công trường chính của thủ đô Bangkok trong nhiều tháng và sau cùng bị giải tán đẫm máu. Nhưng lần này phe áo vàng, chống chính phủ Yingluck Shinawatra, bao vây và chiếm giữ nhiều cơ sở chính phủ, kể cả tòa nhà chính phủ nơi Thủ tướng và nội các làm việc hằng ngày, đòi lập Hội đồng nhân dân các cấp thay cho hệ thống hành pháp.

Ở Ukraine những người chống đối có vẻ thi hành chiến thuật thường dùng trên thế giới, gần nhất là ở Ai Cập, Bắc Phi, cả Thái Lan nữa, là biểu tình chiếm giữ các công trường trung tâm thủ đô, đòi tổ chức bầu cử lại. Nhưng sau ngày đẫm máu hôm thứ ba, đêm thứ tư cảnh sát võ trang tác chiến tấn công khu vực người biểu tình chiếm giữ, gây thiệt mạng ít nhất 60 người. 67 cảnh sát bị bắt giữ làm con tin.

Riêng ở Venezuela thì phía chính quyền chiếm ưu thế hơn, vì có những thành phần thân chính phủ cũng biểu tình đối kháng với phe chống chính phủ. Sau khi lãnh tụ của họ nạp mình cho cảnh sát và bị giam giữ thì họ vẫn tiếp tục cuộc chống đối.

Lý do bùng nổ

Các bên liên quan đến những cuộc biểu tình đó có vẻ như đã tự kiềm chế từ mấy tháng nay, từ khi tình trạng bất ổn bắt đầu ở Thái Lan và Venezuela hồi tháng 9 năm ngoái, nhưng vì sao hôm qua ở Bangkok và Kiev đã bùng nổ thành bạo lực chết người?

Tại Thái Lan thì cảnh sát đã tự kiềm chế nhiều hơn là phía người biểu tình, nhờ chính phủ ra lệnh không sử dụng võ lực hay vũ khí sát thương để đàn áp, giải tán. Nhưng hàng ngàn người áo vàng đã đi chiếm hầu hết các cơ sở chính phủ để làm tê liệt hoạt động công quyền, trong lúc cảnh sát phải nhẹ tay. Họ chỉ tự kiềm chế ở chỗ không bạo động và đập phá tài sản công.

Cảnh sát phản ứng với người biểu tình - Video capture
Tuy nhiên hôm thứ ba khi cảnh sát được lệnh giải tán những người chiếm giữ tòa nhà chính phủ, những người này tấn công bắn chết 1 cảnh sát, ném lựu đạn nổ, do đó phía công lực đã phản ứng và gây thiệt mạng 4 người biểu tình, 65 người bị thương. Hôm nay tình hình bạo động đã lắng dịu tuy phe chống đối vẫn tiếp tục chiếm giữ nhiều cơ sở công quyền. Thủ tướng Yingluck phải đối diện với cuộc điều tra của Ủy Ban chống Tham nhũng Thái Lan, vì đã không có biện pháp bài trừ tham nhũng trong chính sách mua gạo giá cao cho nông dân. Nông dân lại kéo máy cày về Bangkok để đòi nợ chính phủ vì chưa trả tiền gạo giá cao cho họ, trong lúc cuộc chống đối đang làm giảm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan.

Ở Ukraine khi thêm nhiều người xuống đường chống lại luật cấm biểu tình, tràn vào công trường Độc lập, thì cảnh sát ra tay đàn áp, bắt bớ, gây thương vong nặng nề. Suốt đêm thứ ba thanh niên biểu tình ném đá, bắn đá bằng súng hơi, ném chai xăng vào cảnh sát. Cảnh sát bắn lựu đạn hơi và hơi cay nhưng không phá vỡ được hàng rào chướng ngại vật do người biểu tình dựng để chiếm giữ công trường. Qua ngày thứ tư chính phủ công bố thỏa thuận ngưng chiến do hai bên thương lượng và đồng ý, cam kết không giải tỏa những khu vực công trường do người biểu tình chiếm giữ. Nhưng chỉ mấy giờ đồng hồ sau xung đột tái phát. Cảnh sát trang bị vũ khí tác chiến tấn công cứ địa của đoàn biểu tình, nói là bị phe biểu tình bắn đạn thật gây thương vong. Ít nhất đã có thêm 100 người thiệt mạng, 500 người bị thương, 67 cảnh sát bị bắt sống làm con tin.

Khi đông đảo người dân chống đối một chính sách của chính phủ mà chính phủ tin là chính sách đúng đắn và cương quyết bảo vệ nó, xung đột đầm màu tất yếu phải xảy đến.

Lực lượng quần chúng phải có chính nghĩa rõ ràng, cụ thể, số đông mới dám liều thân mong thay đổi tuong lại đất nước và xã hội của họ. Dù vậy, ngay trong mọi thể chế chính trị gọi là dân chủ trên thế giới hiện nay, quần chúng cũng không thể quyết định được thắng lợi bằng những biện pháp hoà bình, nếu chính phủ đương quyền nắm chắc được quân đội, cảnh sát, các lực lượng an ninh. Khi đó dân không còn được "làm chủ".

Yếu tố "từ bên ngoài"

Ở Thái Lan thì hầu chắc là tình hình bất ổn phát khởi do chính sách nội trị, không liên quan đến một nước ngoài nào, nhưng ở Ukraine thì chính sách đối ngoại của chính phủ Kiev đã gây chống đối.

Biểu tình ở Caracas, Venezuela.- Courtesy of cbc.ca
Nga nhất quyết chống lại việc Ukraine (dưới thời Tổng thống Tymoshenko) xin gia nhập NATO, và chính phủ Yanukovich tiếp tục đàm phán với EU về việc gia nhập EU và NATO. Nga thậm chí còn ngầm ý đe doạ dùng vũ lực để ngăn cản Ukraine rơi vào Liên Minh châu Âu, đồng thời lên án việc Liên Minh châu Âu thúc đẩy thỏa ước liên hiệp giữa Ukraine với Liên Âu, cho là bất ổn diễn ra vì chính sách đó.

EU bác bỏ điều này, và lên án Nga dùng áp lực kinh tế tài chính để níu giữ Ukraine. Các ngoại trưởng Liên Âu hôm thứ ba họp đề nghị có biện pháp mạnh với Tổng thống Yanukovich, sang thứ tư đã đến Kiev nói chuyện với Tổng thống Yanukovich và lãnh đạo đối lập, qua ngày thứ năm còn làm việc tiếp ở thủ đô Ukraine. Đặc sứ của Tổng thống Nga cũng đến Kiev trong ngày thứ năm, nói là giúp làm trung gian thương lượng giữa chính phủ với đối lập. Các quốc gia Đông Âu thân phương Tây ngỏ ý muốn Tổng thống Yanukovich từ chức để tái tuyển cử.

Tại Venezuela Tổng thống Nicolas Maduro gọi đích danh Hoa Kỳ là xúi giục và yểm trợ chống đối, trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ khỏi Venezuela. Nhưng Mỹ tất nhiên bác bỏ điều đó, nói rằng những đòi hỏi đó chỉ là ý nguyện của người dân.

Triển vọng giải quyết?

Không có triển vọng nào ở Thái Lan, khi các lực lượng chính trị đối lập nhất quyết đòi Thủ tướng Yinluck từ chức bằng phương pháp biểu tình làm tê liệt hoạt động công quyền. Thủ tướng đã giải tán chính phủ và tổ chức tái bầu cử nhưng phía chống đối vẫn chống cả bầu cử lẫn hoạt động hòa giải, họ đòi chính phủ phải từ chức và nhượng quyền cho các Hội đồng nhân dân! Điều này không hề có trong hiến pháp Thái Lan.

Phe áo vàng của giai tầng trung lưu Thái Lan tin rằng chính phủ và Hoàng gia không ưng ý với các chính phủ do gia đình Shinawatra lãnh đạo. Dường như họ cố làm cho chính phủ bị dồn vào đường cùng, phải dùng vũ lực đàn áp đẫm máu, để quân đội có cớ nhảy vào đảo chính, tổ chức bầu cử lại, như hồi năm 2006. Năm 2010 quân đội cũng ủng hộ chính phủ Abhisit Vejajiva đàn áp biểu tình khi phe áo đỏ chiếm giữ Bangkok.

Phe áo vàng tìm cách khiến quân đội có lý do can thiệp, hoặc kéo dài bất ổn triền miên không lối thoát, kinh tế Thái Lan từ suy trầm bước sang suy thoái, Thủ tướng Yingluck Shinawatra buộc lòng phải từ chức. Vì vậy tình hình sẽ còn bất ổn, khi nào bà Thủ tướng Yingluck còn giữ quyền lãnh đạo.

Ở Ukraine cũng khó có triển vọng giải quyết cuộc chống đối trong vòng trật tự, với hai thế lực nước ngoài giằng co xứ Ukraine về phía mình. Ukraine với 45 triệu dân, nước cộng hòa lớn nhất trong các cộng hòa thuộc Liên Bang Xô Viết, có lịch sử rất gần gũi với nước Nga, vị trí địa lý lại như một đầu cầu giữa Liên Bang Nga với Liên Âu.

Phải cạnh tranh với châu Âu là điều tất yếu trong chính sách của Moscow, Nga không thể để Ukraine đứng vào Liên Minh châu Âu. Để như vậy chẳng khác gì dung dưỡng kẻ thù ngay trước cửa. Tuy khuynh hướng liên minh với châu Âu chiếm đa số ở Ukraine , người ta cho rằng người Nga sẽ cương quyết giữ chặt thành trì này của mình, có thể dùng mọi biện pháp để thực hiện mục đích đó, một khi chính phủ như Yanukovich phải chịu áp lực cả từ ngoài lẫn trong để ngả sang Tây Âu.

Khối Liên Minh châu Âu năm 2013. Các quốc gia tô màu xanh là thành viên EU - Courtesy of Wikipedia
"Cổng thành" hướng Tây

EU đã lôi cuốn hầu hết các nước Đông Âu, trong đó có nhiều quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây, và EU tđã rở thành một liên minh 28 quốc gia từ năm 2013. Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Poland, Slovakia, Slovenia kéo nhau gia nhập EU năm 2004. Tháng giêng 2007 đến lượt Romania, Bulgaria. Tháng 7, 2013, Croatia trở thành hội viên thứ 28, mới nhất, của Liên Minh châu Âu.

Nhìn qua bản đồ người ta thấy ngay phía chính tây nước Nga chỉ còn hai "thành trì" Belarus và Ukraine sát nách. Phía Tây bắc là Phần lan, trải dài xuống Estonia, Latvia, Lithuania đều đã theo EU. Xuôi xuống Tây nam, bên kia bờ Hắc Hải, Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn vào NATO. Georgia đầy thù nghịch, quanh sang phía nam là các quốc gia Hồi giáo Trung Á bây giờ còn tử tế nhưng chưa biết lúc nào quay lưng.

Tuy nhiên câu hỏi là Moscow có giữ được Ukraine không, giữ được bao lâu, khi hầu hết các dân tộc Đông Âu, Trung Âu xung quanh Nga đều không còn muốn "ngồi chung thuyền" với Moscow cả về kinh tế lẫn chính trị.
Việt-Long
RFA

Ảo tưởng về cách mạng bất bạo động!

Khi các nhóm dân chủ đua nhau giương khẩu hiệu “đấu tranh bất bạo động”, phát triển Xã hội dân sự để thay đổi thể chế ôn hòa? Hãy nhìn Ukraina!


Ukraine thành đấu trường chiến tranh Lạnh của Nga - Mỹ

Cuộc Cách mạng Cam thần thứ II bắt đầu vào tháng 12 năm 2013, khi hơn 500.000 người dân kéo đến phong tòa nhà chính phủ để phản đối đàm phán của tổng thống Viktor Yanukovych và tổng thống Nga Vladimir Putin. Không dừng ở đó, ngày 18/2/2014, những người thuộc phe đối lập lại tiếp tục kéo đến biểu tình ôn hòa yêu cầu phục hồi Hiến pháp 2004 của Ukraina, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tổng thống. Nhưng ngay khi yêu cầu bị bác bỏ, đoàn biểu tình đã không còn ôn hòa nữa, những người quá khích bắt đầu tiến về các khu vực của chính quyền và tấn công bằng bom xăng. Họ nhanh chóng chiếm kho vũ khí. Lúc đầu, lực lượng An ninh nước này chỉ trấn áp biểu tình bằng hơi cay, lựu đạn chóang và vòi rồng; nhưng những người biểu tình đã đáp trả bằng gạch đá, bom xăng, và súng đạn mà họ vừa cướp được.

Mặc dù trước đó, lý thuyết về Cách mạng “bất bạo động” được rao giảng khắp nơi trên thế giới cho các lãnh tụ phong trào đấu tranh, nhưng thực tế là, không có đám đông nào không bạo lực và tàn phá. Khi mới bắt đầu biểu tình vào ngày 18, đây cũng chỉ là một cuộc biểu tình “bình thường” do người dân vì quá bức xúc với cách điều hành đất nước của chính phủ mà lên tiếng. Nhưng ngay khi bom xăng được ném ra, ta có thể thấy “cuộc tấn công” này đã được chuẩn bị từ trước. Việc chiếm kho vũ khí, cướp 1500 súng ống và 100.000 viên đạn trong thời điểm hỗn loạn và phẫn nộ là sự minh chứng rõ ràng cho mục đích bạo động của những người cầm đầu. Phải thừa nhận rằng, các thủ lĩnh phe đối lập là một người rất hiểu tâm lý đám đông.

Cuộc Cách mạng Cam lần thứ II diễn ra khác rất nhiều so với cuộc Cách mạng Cam lần thứ I ở chỗ: Nếu cuộc Cách mạng Cam lần thứ I có người cầm đầu một cách chính danh thì Cuộc Cách mạng Cam lần II là cuộc Cách mạng “xã hội dân sự”. Những người cầm đầu không ra mặt, họ để những người đấu tranh dân sự và sinh viên đứng ra vận động; những người đi đầu xuống đường là các giáo sĩ, ca sĩ nhạc Pop, các thành phần quá khích (những người có sức triệu tập đám đông) đi trước hô hào. Những người tham gia cuộc biểu tình, ai cũng có sẵn sự phẫn nộ bên trong và khi ở trong đám đông, nó được cộng hưởng đến mức không thể kiểm soát được. Không một nhà đấu tranh “bất bạo động” thực sự nào lại tập trung một đám đông phẫn nộ luôn có nguy cơ bùng phát bạo lực để gây áp lực với chính phủ, còn mình thì đứng đằng sau giấu mặt.

Đây là chiến lược mà những người “đấu tranh bất bạo động” đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay. Việc xây dựng phong trào xã hội dân sự hiện nay do Nguyễn Quang A và một số trí thức (Diễn đàn Xã hội dân sự) và nhóm Đoan Trang – Trịnh Hữu Long – Nguyễn Anh Tuấn (Mạng lưới Blogger 258) với sự đỡ đầu của VOICE- Trịnh Hội, Dân làm báo khởi xướng. Họ, với vai trò là những nhà vận động xã hội, hi vọng rằng có thể tạo ra một đám đông để gây áp lực với chính quyền Việt Nam đương thời. Hiện nay, họ sử dụng những tầng lớp có thể tạo dựng đám đông là các linh mục, những trí thức và những luật sư bảo vệ dân oan; với thông điệp vô thưởng vô phạt như Nhân quyền hay chống Trung Quốc. Họ nói rằng những cuộc biểu tình của họ là “ôn hòa” và “bất bạo động”; nhưng thực tế, những ngôn từ này chỉ thích hợp khi đám đông vẫn còn là số ít và yếu thế. Khi đám đông này mạnh lên, một sự tàn phá là không thể tránh khỏi trong tương lai. Những người cầm đầu giấu mặt chẳng lẽ lại không đủ kiến thức và kinh nghiệm để hiểu thực tế hiển nhiên này? Không có lý chút nào khi kéo một đám đông đến đòi quyền lợi và khi không được đáp ứng lại lặng lẽ giải tán, không khác nào như đi đòi nợ không được trả rồi cứ im lặng ra về và món nợ cũng chìm vào quên lãng. Khi không được đáp ứng, chắc hẳn họ sẽ có các hành vi bạo lực theo kiểu không đòi được thì cướp.

Trong sự kiện ngày 18,19/2/2014 tại Ukraina, đã có 21 người thiệt mạng, trong đó có 7 cảnh sát và 14 dân thường. Các hành vi bạo lực sẽ luôn nhận lấy sự đáp trả bằng bạo lực, và người được lợi tất nhiên không phải là người dân. Cuộc Cách mạng dân sự không mang đến cho người dân quyền lợi dân sự mà chỉ sử dụng sự phẫn nộ để tạo dựng đám đông cho những thủ lĩnh phe đối lập. Tất cả các cuộc biểu tình dân sự lớn ở Ả Rập, Ai Cập, Thái Lan và nay là Ukraina, không trước thì sau, đều dẫn đến một kết luận rằng: “Không có Cách mạng bất bạo động và không bao giờ có đám đông ôn hòa”
Nguyễn Ngọc Bích
  (Blog Giai điệu tổ quốc tôi) 

Phát ngôn "sốc" của Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng

Dư luận thắc mắc không hiểu sao một Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy lại tự ý “phát ngôn” về chiến lược quy hoạch cán bộ của TP. Đà Nẵng, đánh giá cán bộ là “mầm mống”?
Việc ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - một nhân sự trẻ vừa được tập thể Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Thành ủy TP. Đà Nẵng thống nhất tín nhiệm giới thiệu vào chức danh Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục nhận được sự đồng tình của dư luận.
Nhân sự được tập thể tín nhiệm

Là một người trẻ tuổi, TS. Nguyễn Xuân Anh (38 tuổi) từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Đà Nẵng, Phó Chủ tịch, Phó Bí thư, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng và được bầu vào Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vào năm 2010. Vào tháng 1/2011 tại Đại hội Đảng XI ông đã trở thành ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất Việt Nam.

Ngay sau khi được tín nhiệm giới thiệu vào chức danh Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông được Ban Thường Vụ Thành ủy Đà Nẵng giao công tác theo dõi để hoàn thành 900 căn nhà tạm cho các hộ nghèo trong địa bàn Thành phố.

Trong khi nhân dân Đà Nẵng và dư luận đánh giá cao việc tập thể Ban thường vụ và Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng thống nhất tín nhiệm giới thiệu ông Nguyễn Xuân Anh vào chức vụ Phó Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng, thể hiện quyết tâm trẻ hóa cán bộ và lựa chọn nhân sự có kinh nghiệm học tập từ quốc tế, thì mới đây, lại có một phát biểu trái chiều mang tính cá nhân của một công chức Đà Nẵng về sự việc này. Đó là phát ngôn của ông Bùi Văn Tiếng – Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.
Phát ngôn "sốc" của Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng - Ảnh 1
 Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Tiến cũng đưa ra phát biểu nặng nề khi cho rằng: “Đào tạo cán bộ trẻ thì non yếu mới đào tạo chứ. Tiêu chuẩn là phải trẻ, dưới 50 tuổi và phải nằm trong quy hoạch của Ban chấp hành Trung Ương khóa XII đã phê duyệt rồi. Không còn ai ở TP này ngoài Xuân Anh hết. Tiêu chuẩn là như thế. Đào tạo cán bộ cho Trung ương chứ không phải cho TP. Còn đào tạo được hay không là do phấn đấu nữa.
Phát ngôn 'sốc'

Ngày 17/2, phát biểu trên Infonet, ông Bùi Văn Tiếng - Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP. Đà Nẵng đã khẳng định việc Đà Nẵng giới thiệu ông Nguyễn Xuân Anh vào chức vụ Phó Bí thư Thành ủy là để “vì mục đích đào tạo”, “không còn lựa chọn nào khác”.
Nếu ông tiếp tục thiếu rèn luyện, không chịu khiêm tốn học tập các thứ thì cũng không có ý nghĩa chi hết. Tiêu chuẩn của nó rất rõ ràng nên không thể có ứng viên khác được”.

Nghiêm trọng hơn, ông Tiếng còn khẳng định: “Một mầm mống để có thể tham gia vào Trung ương khóa tới thì rõ ràng người ta vẫn nâng niu, người ta vẫn còn nâng niu anh, chứ không phải người ta bỏ đi”.

Được biết, qua những cuộc thăm dò độc lập cho thấy Đảng và nhà nước ta luôn thể hiện chủ trương trọng dụng nhân tài, đặc biệt là ở tầng lớp trí thức trẻ, tâm huyết với đất nước. Sự việc một ông Trưởng ban Tổ chức Thành ủy lại phát biểu như trên dường như thiếu tính nguyên tắc, gây dư luận băn khoăn và nghi ngại cho mọi người, gây bức xúc cho dư luận.

Ngoài ra, dư luận cũng thắc mắc không hiểu tại sao Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Bùi Văn Tiếng lại tự ý “phát ngôn” về chiến lược quy hoạch cán bộ của TP. Đà Nẵng, đánh giá cán bộ cao cấp do Trung ương quản lý là “mầm mống”? Việc phát ngôn với cơ quan báo chí về thông tin này đã được Thường trực Thành ủy cho phép hay không?
Theo nguyên tắc phát ngôn, việc thông tin trả lời các cơ quan báo chí tại cơ quan Đảng được quy định hết sức chặt chẽ, rõ ràng. Người phát ngôn cũng chỉ được nói trong những phạm vi và ngôn từ cẩn trọng. Và chắc chắn, việc ông Trưởng Ban Tổ chức dùng ngôn từ “mầm mống” để ám chỉ cho cán bộ cao cấp của Đảng là việc làm không đúng đắn.

Người dân mong chờ một diễn tiến tích cực nhằm đưa Đà Nẵng đi lên qua việc Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Trần Thọ cho biết, từ nay đến năm 2015, Đà Nẵng sẽ có nhiều thay đổi, chuyển giao cán bộ cho nhiều lãnh đạo đến tuổi nghỉ hưu. Thế nhưng, dường như phát ngôn “gây sốc” của Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng lại như “gáo nước lạnh” dội ngược vào quan điểm đúng đắn của tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành ủy Đà Nẵng.

Được biết, ông Bùi Văn Tiếng sinh năm 1954, là cán bộ sắp nghỉ hưu trong năm 2014. 
Theo Báo BVPL
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét