Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần, Dương Chí Dũng sẽ ra sao?
(Soha.vn) - Đó là câu hỏi mà nhiều người theo dõi vụ án Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng đặt ra khi hay tin Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần.
Thông tin Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần
thực sự là một thông tin bất ngờ đối với dư luận. Thông tin này càng
thu hút sự quan tâm của dư luận nhiều hơn khi gần đây xuất hiện những đề
nghị đình chỉ chức vụ đối với vị tướng này để phục vụ công tác điều
tra do có lời tố cáo Thượng tướng Phạm Quý Ngọ có liên quan trực tiếp đến vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Cách đây ít phút, trao đổi với chúng tôi về những vấn đề liên quan đến
lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên xét xử Dương Tự Trọng, ThS, Luật
sư Phạm Thanh Bình – GĐ Công ty Luật Bảo Ngọc (Hà Nội) chia sẻ rằng ông
rất bất ngờ trước sự ra đi của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
LS, ThS Phạm Thanh Bình - Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc
“Theo nguyên tắc Luật Hình sự của Việt Nam là truy trách nhiệm cá nhân
cho nên bất cứ bị can, bị cáo nào chết thì đều đình chỉ điều tra huống
hồ trong trường hợp này, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ vẫn đang tại vị nên càng không thể khởi tố được”, LS Bình nói.
Về lời khai của Dương Chí Dũng, Luật sư Phạm Thanh Bình cho rằng: Đó không phải là một tình tiết gỡ tội cho Dương Chí Dũng. Và nếu cơ quan điều tra có xác định được lời Dương Chí Dũng khai liên quan đến tướng Ngọ là đúng hay không cũng không phải là một tình tiết gỡ tội cho Dương Chí Dũng. Nếu chứng minh được ông Phạm Quý Ngọ đúng như lời Dương Chí Dũng nói thì đó được coi là một tình tiết giảm nhẹ cho Dương Chí Dũng trong việc tố cáo tội phạm. Bây giờ Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã từ trần nên việc tố cáo kia cũng chẳng còn ý nghĩa với Dương Chí Dũng.
Theo luật sư Phạm Thanh Bình, trong thời gian tới sẽ khó có thể có thay đổi với mức án của Dương Chí Dũng.
Còn về vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” đã được khởi tố tại phiên xét xử Dương Tự Trọng, Luật sư Phạm Thanh Bình cho hay: “Việc cơ quan chức năng khởi tố là để điều tra. Khi có thông tin liên quan đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ thì cơ quan chức năng sẽ xem xét. Nếu thấy vụ án đúng như lời Dương Chí Dũng khai và không còn ai liên quan đến vụ án này thì sẽ đình chỉ điều tra vụ án. Nhưng nếu cơ quan điều tra xác định còn có người khác liên quan đến việc để lộ thông tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn thì vụ án vẫn được tiếp tục”.
Trong một cuộc trao đổi khác với chúng tôi, Luật sư Chu Mạnh Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Danh Chính (Hà Nội) cho hay: "Qua diễn biến sự việc chúng ta thấy cho đến nay, mặc dù chưa có các quyết định hành chính, hay tố tụng chính thức liên quan đến các đối tượng liên quan đến lời khai cũng như nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nhưng mọi người đều có thể nhận thấy sự việc có liên quan trực tiếp đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ".
Vị luật sư này cũng cho biết: Theo quy định của pháp luật, sau khi vụ án được khởi tố, cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh các thông tin tố giác tội phạm. Trong trường hợp sau khi điều tra, xác minh mà đi đến kết luận các thông tin đó là đúng sự thật thì sẽ xem xét, quyết định khởi tố bị can đối với các đối tượng có liên quan. Trong trường hợp xác minh, kết luận là không đúng sự thật thì sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.
Về lời khai của Dương Chí Dũng, Luật sư Phạm Thanh Bình cho rằng: Đó không phải là một tình tiết gỡ tội cho Dương Chí Dũng. Và nếu cơ quan điều tra có xác định được lời Dương Chí Dũng khai liên quan đến tướng Ngọ là đúng hay không cũng không phải là một tình tiết gỡ tội cho Dương Chí Dũng. Nếu chứng minh được ông Phạm Quý Ngọ đúng như lời Dương Chí Dũng nói thì đó được coi là một tình tiết giảm nhẹ cho Dương Chí Dũng trong việc tố cáo tội phạm. Bây giờ Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã từ trần nên việc tố cáo kia cũng chẳng còn ý nghĩa với Dương Chí Dũng.
Theo luật sư Phạm Thanh Bình, trong thời gian tới sẽ khó có thể có thay đổi với mức án của Dương Chí Dũng.
Còn về vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” đã được khởi tố tại phiên xét xử Dương Tự Trọng, Luật sư Phạm Thanh Bình cho hay: “Việc cơ quan chức năng khởi tố là để điều tra. Khi có thông tin liên quan đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ thì cơ quan chức năng sẽ xem xét. Nếu thấy vụ án đúng như lời Dương Chí Dũng khai và không còn ai liên quan đến vụ án này thì sẽ đình chỉ điều tra vụ án. Nhưng nếu cơ quan điều tra xác định còn có người khác liên quan đến việc để lộ thông tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn thì vụ án vẫn được tiếp tục”.
Trong một cuộc trao đổi khác với chúng tôi, Luật sư Chu Mạnh Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Danh Chính (Hà Nội) cho hay: "Qua diễn biến sự việc chúng ta thấy cho đến nay, mặc dù chưa có các quyết định hành chính, hay tố tụng chính thức liên quan đến các đối tượng liên quan đến lời khai cũng như nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nhưng mọi người đều có thể nhận thấy sự việc có liên quan trực tiếp đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ".
Vị luật sư này cũng cho biết: Theo quy định của pháp luật, sau khi vụ án được khởi tố, cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh các thông tin tố giác tội phạm. Trong trường hợp sau khi điều tra, xác minh mà đi đến kết luận các thông tin đó là đúng sự thật thì sẽ xem xét, quyết định khởi tố bị can đối với các đối tượng có liên quan. Trong trường hợp xác minh, kết luận là không đúng sự thật thì sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.
Luật sư Chu Mạnh Cường - Trường Văn phòng Luật sư Danh Chính (Đoàn luật sư TP. Hà Nội)
"Tuy nhiên, theo thông tin báo chí đã đăng, ngày 18/02/2014, Thượng
tướng Phạm Quý Ngọ - người đang bị Dương Chí Dũng tố cáo là nhận tiền
từ Dương Chí Dũng, tiết lộ thông tin để Dương Chí Dũng bỏ trốn – đã từ
trần.
Liên quan đến vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” có liên quan đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, cho đến nay, chưa có một thông tin chính thức nào về kết quả điều tra, xác minh các thông tin tố cáo. Tuy nhiên, về mặt thủ tục tố tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự, điều 164 quy định về Đình chỉ điều tra.
Theo đó: "2/ Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây: a/ Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 điều 105 và điều 107 của Bộ luật này hoặc tại điều 19, điều 25 và khoản 2 điều 69 của Bộ luật Hìnhsự”. Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, theo đó, khoản 7 quy định: “Khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”. Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về Quyết định không khởi tố vụ án hình sự: “1/ Khi có một trong những căn cứ quy định tại điều 107 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do; nếu xét thấycần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan để giải quyết”.
Căn cứ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, trong trường hợp này, thì khi Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần, nếu vụ án không liên quan đến các đối tượng nào khác, Cơ quan điều tra có thể xem xét việc ra quyết định Đình chỉ điều tra (theo điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự) hoặc người có quyền khởi tố vụ án xem xét ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố (theo điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự)", Luật sư Chu Mạnh Cường nói.
Liên quan đến vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” có liên quan đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, cho đến nay, chưa có một thông tin chính thức nào về kết quả điều tra, xác minh các thông tin tố cáo. Tuy nhiên, về mặt thủ tục tố tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự, điều 164 quy định về Đình chỉ điều tra.
Theo đó: "2/ Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây: a/ Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 điều 105 và điều 107 của Bộ luật này hoặc tại điều 19, điều 25 và khoản 2 điều 69 của Bộ luật Hìnhsự”. Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, theo đó, khoản 7 quy định: “Khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”. Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về Quyết định không khởi tố vụ án hình sự: “1/ Khi có một trong những căn cứ quy định tại điều 107 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do; nếu xét thấycần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan để giải quyết”.
Căn cứ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, trong trường hợp này, thì khi Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần, nếu vụ án không liên quan đến các đối tượng nào khác, Cơ quan điều tra có thể xem xét việc ra quyết định Đình chỉ điều tra (theo điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự) hoặc người có quyền khởi tố vụ án xem xét ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố (theo điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự)", Luật sư Chu Mạnh Cường nói.
Chuyện Phạm Qúy Ngọ: Lá gan và Qủa báo
Bà Sính ở làng Tò có họ xa với gia đình tôi.
Làng Tò cách làng Hệ một con sông nhỏ, có cái cầu ván bắc qua, hai bờ
tre rủ bóng xuống dòng nước xanh ngắt. Tiếp giáp giữa làng Tò và làng Hệ
là một nghĩa trang chung của hai làng. Người ta nói mộ cụ tổ làng Tò
phát về quan lộc nên làng ấy thời nào cũng nhiều người làm quan, còn
lảng Hệ chỉ quen chân lấm tay bùn. Bởi thế có câu: “Quan làng Tò, bò
làng Hệ”, nghĩa là người làm quan bên làng Tò nhiều như bò làng Hệ.
Cụ Sính người làng Hệ lấy chồng làng Tò. Nghe nói trước cụ đẹp gái lắm
nên mới lấy được chồng làng Tò, bình thường thì đừng hòng được trai
làng Tò để mắt tới. Có lẽ vì vậy nên cụ Sính rất tự hào làm dâu bên ấy.
Nhưng số cụ Sính vất vả. Lấy chồng năm mười tám, chồng đi bộ đội biền
biệt, mãi đến năm hai nhăm mới sinh được con trai đầu lòng. Con mới một
tuổi thì chồng hy sinh ở mặt trận Điên Biên, cụ một mình nuôi con khôn
lớn. Năm 1972, anh Sửu, con cụ, mới 19 tuổi đã xung phong đi bộ đội.
Đúng là đất làm quan, năm 1978, mới 25 tuổi, anh Sửu đã làm đại đội
phó. Cũng năm ấy anh cưới vợ, rồi lên biên giới phía Bắc, không ngờ đầu
năm sau anh hy sinh, để lại đứa con trai vừa lọt lòng cho bà nội nuôi,
chị Sửu mất vì bệnh hậu sản...
Do vất vả như thế, nên người cụ Sính quắt lại, hai bả vai mỏng mảnh nhô
lên, làm cái cổ thụp xuống như con rùa già. Năm nào về quê sang thăm
cụ, tôi cũng nghe cụ thở vắn than dài, hờn trời trách đất, đến não
ruột. Nhất là khi nhắc đến thằng cháu nội, cụ bảo van vái thế nào nó
cũng chưa chịu lấy vợ, vì còn ham phấn đấu lên cấp lên chức. Cụ sợ mắc
tội với tổ tiên bên chồng vì không có người nối dõi. Tôi muốn gặp thắng
Kỳ nhưng chưa được, nghe nói nó lả thượng úy công an.
Năm ngoái tôi về đúng ngày giỗ cụ ông, dân làng tới dự rất đông, có cả
mấy vị người làng làm quan trên huyện, trên tỉnh đi xe hơi về sang trọng
lắm. Một người người đàn ông khoảng gần sáu chục tuổi, tầm thước, mặt
mũi khôi ngô nhưng nước da và cặp mắt vàng ệch như người bệnh gan mãn
tính chủ trì đám giỗ. Các quan chức săn đón và tỏ ra rất kính trọng ông
ta. Cụ Sính chỉ người đàn ông đó nói nhỏ với tôi :
- Nhà Qúy đấy!
Nhìn cụ Sính như trẻ ra mấy tuổi. Cụ mặc áo dài, đội khăn nhiễu, đeo sợi
dây cườm nhóng nhánh, miệng cười móm mém tươi đỏ quyết trầu. Hôm ấy
sau khi cúng giỗ tiệc tùng xong, mọi người về hết. Thằng Kỳ cũng lên xe
về Hà Nội với người đàn ông chủ trì đám giỗ. Cụ Sính khoe với tôi:
- Đám giỗ hôm nay nhà Quý bỏ tiền ra làm đấy!
- Qúy con ai bà nhỉ?
- Con cụ Quyền chứ ai? Làm to lắm, trên Hà Nội kia!
Cụ Sính cho miếng trầu vào cái cối đồng như cái chén uống rượu, nghiền
nát, rồi kều vào miệng nhai bỏm bẻm. Hơn tám chục tuổi, ngưởi bé choắt,
khuôn mặt tóp teo như trái táo khô, nhưng được cái mắt cụ vẫn tinh, đi
lại nhanh nhẹn và chưa bị lẫn. Cụ cứ nhắc đi nhắc lại “nhà Qúy, nhà
Qúy” vừa thân thiết vừa tự hào làm tôi phát ghen. Tôi hỏi anh Qúy là ai
mà tử tế thế, cụ Sính cười bảo:
- Người ta có đức nên mới thế! Vào đến trung ương rồi vẫn nhớ lúc hàn vi.
Cụ Sính nhổ bã trầu, rồi chậm rãi kể cho tôi nghe chuyện anh Qúy. Thì
ra anh cùng tuổi anh Sửu, cùng học một trường, cùng đi bộ đội một
ngày, và hai người đều sống sót trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Sau
ngày miền Nam giải phóng, Qúy chuyền sang công an, bây giờ đã lên cấp
tướng, Sửu vẫn ở bộ đội và hy sinh năm 1979...
Cụ Sính tự hào nói với tôi:
- Nhà Qúy nhận thằng Kỳ làm con nuôi. Nhà Qúy nói cuối năm cưới vợ cho thằng Kỳ.
Tôi mừng cho cụ Sính. Thế là cụ đã có chỗ nương tựa tuổi già. Tôi cảm
thấy khâm phục anh Qúy, dù quyền cao chức trọng vẫn không quên người
bạn đồng môn, và người đồng chí của mình.
Một năm qua đi tôi mải làm ăn trong Sài Gòn, không để tâm đến chuyện đó nữa.
Cách đây mấy hôm tôi về quê giỗ ông nội tôi. Theo phong tục trước ngày
cúng giỗ tôi ra nghĩa trang thắp nhang mộ ông bà tổ tiên, mời các cụ về
từ đường dự đám giỗ.
Năm nay rét đậm quá. Mùng năm tháng Chạp mà còn rét cắt da cắt thịt. Bầu
trời xám xịt màu chì. Sương dày chụp xuống nghĩa trang tối thẫm không
nhìn rõ mặt người, gió rin rít qua các khe mộ chí. Trong đời người lúc
kiểm nghiệm cuộc sống minh mẫn nhất là lúc đứng một mình trong nghĩa
trang. Những bon chen, hờn oán, những mơ mộng viển vông, những khát
vọng, và tuyệt vọng được dung hòa giữa không gian tĩnh lặng lằn ranh
hai thế giới. Tôi thắp bó nhang, cắm từng cây trên tửng ngôi mộ và có
cảm giác những đôi mắt nhìn mình.
Trong tiếng gió rít hình như có tiếng khóc, tiếng réo gọi tuyệt vọng?
Tôi lắng tai nghe, tiếng khóc rõ hơn. Tôi len lỏi qua những hàng mộ,
tìm về phía tiếng khóc.
Đi miết tới cuối nghĩa trang, cạnh bờ sông, tôi nhìn thấy một thân hình
nhỏ bé đang ngồi cạnh ngôi mộ mới chôn, giữa mấy vòng hoa xác xơ, đốm
nhang cháy trên mộ đỏ lập lòe. Tôi đến gần, nhận ra đó là một người đàn
bà mặc đồ đen, đầu đội khăn tang. Bà vẫn không hay biết, vẫn ôm ghì
nấm mộ, tiếng khóc ai oán như từ dưới lòng đất vọng lên:
- Kỳ ơi! Sao cháu bỏ bà Kỳ ơi!
Như có kim đâm vào xương sống, tôi giật bắn người, và một cảm giác bàng hoàng không thể diễn tả nổi, tôi thét lên:
- Ôi, cụ Sính!
Tôi ngồi sụp ôm gọn cụ Sính vào lòng. Người cụ lạnh băng, nhẹ tênh, như
một con búp bê bằng nhựa. Ôi sao lại đến nỗi này hở trời?
Tôi bế cụ vào nhả người quen gần nghĩa trang. Cả nhà xúm vào xoa dầu gió cho cụ, đổ cho cụ vài thìa sữa nóng, cụ tĩnh lại.
Tôi không thể nhận ra cụ Sính một năm vể trước. Cụ đã tóp lại như một
trái chanh vắt kiệt nước, tóc bạc trắng, hai hố mắt lõm sâu, hai bàn
chân bàn tay rệu rạo những đốt xương lạnh ngắt.
Cụ nhìn tôi, mắt lờ đờ, thều thào:
- Nhà Qúy ác lắm !
Cụ chỉ nói được như vậy rồi cụ khẽ nấc lên ba nấc. Mắt cụ mở to. Tôi lấy
tay vuốt mắt cho cụ. Hai con mắt khép lại và hai hàng nước mắt lăn ra
hai gò má nhăn nheo của cụ. Cụ ra đi cô đơn trong ngôi nhà người quen
làng Hệ nơi cụ sinh ra.
Mấy ngày sau dân làng Tò, làng Hệ đều biết câu chuyện đau lòng về cụ
Sính. Thương cụ bao nhiêu mọi người căm ghét ông Qúy bấy nhiêu. Người ta
gọi hắn là con quỷ.
Viên tướng công an ấy là bạn đồng môn, là đồng chí của anh Sửu. Hắn bị
xơ gan cổ trướng đang chuyển sang giai đoạn ung thư, biện pháp tốt nhất
là thay gan. Tay chân của Qúy tình cờ phát hiện thượng úy Kỳ có nhóm
máu và các chỉ số sinh học hợp với hắn, thế là kịch bản con nuôi, đám
giỗ được thực hiện nhằm mục đích lấy lá gan của Kỳ.
Có thể Kỳ sẽ không chết nếu Qúy chỉ lấy nửa lá gan mà Kỳ đã hiến tặng.
Vì tham sống lâu hơn, hắn móc ngoặc với bọn bác sỹ vô lương tâm, đánh
cắp gần hết lá gan của đứa “con nuôi”. Kỳ vừa bị suy kiệt vừa bị nhiễm
trùng, đã chết ba tháng sau khi hiến gan cho quỷ.
Có một câu chuyên cổ tích Campuchia kể rằng, con quỷ Rat-ta-rít-nom,
thường ăn thịt đồng loại. Một hôm, đệ tử cùa Rat-ta-rít-nom mang về
một đứa bé, bảo đó là con trai duy nhất của Ro-tor-tha-chạt, kẻ thù của
Rat-ta-rit- nom. Con quỷ nói: “ Hãy tha cho đứa bé, để ta còn có kẻ thù
mà khẳng định sức mạnh cùa ta! Không nên triệt hạ hết nòi giống kẻ
khác!” .
Tôi được biết sau khi ăn cắp lá gan của con người đồng hương, đồng
môn, đồng đội mình, cũng là con nuôi, Qúy khỏe mạnh hẳn, mặt mày béo
tốt, da dẻ hồng hào và lại được lên cấp lên chức. Càng khỏe Qúy càng lao
vào các cuộc làm ăn bẩn thỉu và tàn nhẫn với dân lành hơn, nên bây giờ
cái dấu sắc bỗng cong vênh, người ta gọi hắn là Quỷ. Tôi nghĩ luật nhân
quả luôn hiện hữu và thế nào con quỷ đó cũng bị quả báo.
Cầu trời cho linh hồn cụ Sính bình yên. Mong cụ linh thiêng giúp chúng con diệt loài quỷ dữ.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)
Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 1)
Nguyễn Ngọc Già, gửi RFA từ VN
Thái Quang Tâm - Kế sách diệt Dũng của phe đảng đã đến hồi gây cấn!
Đôi điều suy nghĩ nhân cái chết của Tướng Ngọ: Kế sách diệt Dũng của phe đảng đã đến hồi gây cấn!
Việc phe thuần đảng dùng hạ sách "chém giết" để vớt vát hình ảnh nham
nhở cũng như hi vọng níu kéo thêm thời gian sống còn của mình đã quá lộ
liễu. Trong chiêu thức này, bia nhắm bắn đã được định đoạt không ai
khác là phe Nguyễn Tấn Dũng. Đặc biệt, kế sách này càng trở nên ráo riết
hơn sau ngày 28/11, khi phe đảng phát hiện ra Nguyễn Tấn Dũng là một
trong hai người đã không nhấn nút đồng ý thông qua cái gọi là Hiến pháp
2013.
Công bằng mà nói, dù cùng một hệ thống cai trị nhưng thằng có tên gọi là ‘Đảng’ chính là thằng ‘ăn ốc’ còn kẻ tên ‘Chính phủ’ là thằng ‘đổ vỏ’. Cụ thể, phe đảng chỉ ngồi phán còn phe Dũng (chính phủ) thì phải trực tiếp đứng ra làm mọi việc. Mà lẽ đời thì đã có làm thì sẽ có sai sót.
Với cái gọi là ‘đảng lãnh đạo toàn diện’ nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ thấy bóng dáng của nó xuất hiện trong các bản kể công, tự sướng, lừa dối…chứ trong hàng loạt những sai phạm thì người dân chưa bao giờ thấy trách nhiệm (dù chỉ là nhỏ nhất) của kẻ có tên là “đảng”. Mặc dầu vậy, phe ngồi mát ăn bát vàng này lại đang tìm mọi cách để triệt hạ phe Dũng. Khởi đầu là cái chết được báo trước của Dương Chí Dũng, của bầu Kiên...rồi sẽ đến các quan chức ngân hàng, dầu khí...
Là người đứng đầu Chính phủ (có thể được gọi là nhóm trực tiếp điều hành để làm ra của cải vật chất cho đất nước), ông đã được tường tận lòng dạ của kẻ ‘ăn ốc’; đã phải gánh chịu nhiều bất công hơn lợi lộc; chịu đắng cay, tủi nhục nhiều hơn danh dự (‘đảng’ đã nhiều lần tìm cách hạ nhục, bôi nhọ, hạ bệ thâm chí tìm cách ám sát ông. Điều này thì ông rõ hơn ai hết).
Tội đồ hay công trạng có khi chỉ phát xuất từ một câu nói, một bước chân hay một hành động dựa trên ý nguyện thiết thực của đồng bào.
Việc chọn lấy một hành động cụ thể đang ở thời điểm chín muồi.
Hãy nhớ, có dân là có tất cả. Và thành trì kiên cố nhất vẫn luôn là nhân dân!
Công bằng mà nói, dù cùng một hệ thống cai trị nhưng thằng có tên gọi là ‘Đảng’ chính là thằng ‘ăn ốc’ còn kẻ tên ‘Chính phủ’ là thằng ‘đổ vỏ’. Cụ thể, phe đảng chỉ ngồi phán còn phe Dũng (chính phủ) thì phải trực tiếp đứng ra làm mọi việc. Mà lẽ đời thì đã có làm thì sẽ có sai sót.
Với cái gọi là ‘đảng lãnh đạo toàn diện’ nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ thấy bóng dáng của nó xuất hiện trong các bản kể công, tự sướng, lừa dối…chứ trong hàng loạt những sai phạm thì người dân chưa bao giờ thấy trách nhiệm (dù chỉ là nhỏ nhất) của kẻ có tên là “đảng”. Mặc dầu vậy, phe ngồi mát ăn bát vàng này lại đang tìm mọi cách để triệt hạ phe Dũng. Khởi đầu là cái chết được báo trước của Dương Chí Dũng, của bầu Kiên...rồi sẽ đến các quan chức ngân hàng, dầu khí...
Là người đứng đầu Chính phủ (có thể được gọi là nhóm trực tiếp điều hành để làm ra của cải vật chất cho đất nước), ông đã được tường tận lòng dạ của kẻ ‘ăn ốc’; đã phải gánh chịu nhiều bất công hơn lợi lộc; chịu đắng cay, tủi nhục nhiều hơn danh dự (‘đảng’ đã nhiều lần tìm cách hạ nhục, bôi nhọ, hạ bệ thâm chí tìm cách ám sát ông. Điều này thì ông rõ hơn ai hết).
Tội đồ hay công trạng có khi chỉ phát xuất từ một câu nói, một bước chân hay một hành động dựa trên ý nguyện thiết thực của đồng bào.
Việc chọn lấy một hành động cụ thể đang ở thời điểm chín muồi.
Hãy nhớ, có dân là có tất cả. Và thành trì kiên cố nhất vẫn luôn là nhân dân!
Thái Quang Tâm
(FB. Thái Quang Tâm)
Tướng Ngọ qua đời, vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’ đi về đâu?
Thông báo về cái chết của ông Ngọ trên trang web của Bộ Công an Việt Nam hôm 19/2.
VOA Tiếng ViệtCác luật sư nhận định rằng việc Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ từ trần ít nhiều ảnh hưởng tới chuyện làm sáng tỏ vụ ‘làm lộ bí mật công tác’ mà ông này bị cáo buộc.
Tin tức về cái chết ‘vì bệnh hiểm nghèo’ của người từng bị khai tên trong vụ bê bối ở Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) được loan báo một ngày sau khi truyền thông trong nước nói có các đề xuất đình chỉ công tác ông Ngọ đề điều tra.
Báo Người Lao Động dẫn lời ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, nói hôm 16/2 rằng xin trích, “về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ”.
Luật sư Trần Đình Triển nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘một vụ án mang tính chất nhạy cảm, chấn động dư luận trong nước và quốc tế như vậy, thì phải tiến hành điều tra một cách gấp rút, và công bố công khai cho dân chúng biết’.
Khi khởi tố vụ án rồi thì phải khởi tố
bị can. Nếu ông Ngọ có đủ căn cứ thì phải khởi tố. Và khi khởi tố bị
can, theo nguyên tắc của luật pháp, mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật.
Hồi tháng Một, ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, khai rằng Thứ trưởng Bộ Công an là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.
Ngoài ra, trong vụ xử em trai là Dương Tự Trọng về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài, ông Dũng cũng nói là ông đã ‘mang 500 nghìn đôla’ tới nhà ông Ngọ.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng, người bào chữa cho ông Trọng, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng nói rất có thể sẽ có một quyết định đình chỉ vụ án ‘cố ý làm lộ bí mật công tác’.
Nếu bây giờ, đối tượng bị nghi ngờ mà họ chết mất rồi thì không thể điều tra vụ án ấy được nữa.
Trong khi đó, luật sư Triển nói rằng nếu vụ án chỉ có một bị can và bị can đó mất, thì đình chỉ vụ án.
Nhưng theo Trưởng văn phòng Luật Vì dân, trong vụ án mật báo này, ông Dũng khai không chỉ có ông Ngọ mà còn có những người khác.
Ông Triển nói: “Vậy thì những người khác là ai, cũng phải điều tra làm rõ. Còn nếu giả sử về mặt hình sự, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự một người đã mất. Đây là luật pháp Việt Nam cũng như các nước. Nhưng về mặt trách nhiệm dân sự, về mặt sự việc, thì cũng phải điều tra để làm rõ, công bố cho dân biết sự việc nó thật, nó giả ở đâu. Nó đúng hay không đúng”.
Ông nói thêm: “Nếu thật thì phải xử lý nghiêm khắc. Nếu không đúng thì cũng phải giải oan cho người ta. Dù ông Ngọ hay ai cũng vậy, những thông tin được đưa ra cũng ảnh hưởng tới uy tín của họ nên cũng cần phải có kết luận chính xác là việc đó có hay không có. Nếu không làm rõ việc đó, thì dân sẽ rất mất lòng tin với đảng với nhà nước và đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi cho rằng mất niềm tin của dân thì chính là mất tất cả”.
Nếu không làm rõ việc đó, thì dân sẽ
rất mất lòng tin với đảng với nhà nước và đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi cho
rằng mất niềm tin của dân thì chính là mất tất cả.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng cho biết hiện ‘không có thủ tục điều tra người chết để buộc tội họ mà chỉ để minh oan cho họ mà thôi’.
Ông Hưng nói: “Quá trình khởi tố vụ án, người ta còn phải thu thập tài liệu để người ta xác định được bị can nào, ai, chủ thể nào thực hiện thì người ta mới tiến tới khởi tố bị can. Ở đây, diễn biến của phiên tòa đấy, cái thông tin đấy, thì nó tập trung vào con người đấy. Nhưng mà bây giờ trong quá trình từ hồi đó tới giờ tài liệu điều tra đến đâu thì chưa rõ. Hôm trước, thông tin trên báo mạng đưa rằng Ban Nội chính Trung ương đề xuất đình chỉ công tác người đấy để điều tra. Nhưng mà ông ấy chết mất rồi thì còn làm ăn được gì nữa”.
Sau khi ông Ngọ qua đời, một số tờ báo do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam không nêu lại những cáo buộc của ông Dương Chí Dũng với ông Ngọ mà chỉ nêu tiểu sử cũng như thành tích của giới chức quá cố này như ‘chuyên án Đoàn Văn Vươn’ hay ‘vụ biến động ở Thái Bình’.
Tờ Đời sống và Pháp luật thuộc Hội Luật gia Việt Nam còn đăng tải tâm nguyện của ông Ngọ, ‘đó là được đưa về quê an táng và cơ quan chức năng minh oan cho mình’.
Khi tướng Ngọ chưa chết, sao Đại tá Như Phong đã vội loan tin “từ trần”? Chuyện khó tin!
Thật khó có thể tưởng tượng ở chế độ
cộng sản Việt Nam, một vị Thượng tướng, Thứ trưởng, Ủy viên trung ương
đảng, mà khi chưa chết, đã có báo loan tin ngay là đã chết.
Đó là tình cảnh hết sức thương tâm của tướng Ngọ, tờ báo nhanh nhảu loan tin là báo PetroTimes “của” đại tá công an Nguyễn Như Phong.
Chuyện khó tin đó càng khó tin hơn khi chính TBT-Đại tá Nguyễn Như Phong lại là người, cùng với tờ báo “của mình”, đã tỏ ra tích cực nhất bảo vệ danh dự cho tướng Ngọ, cùng với những biểu hiện tình thân hữu quen biết, có nghĩa một khi nghe tin ông hấp hối, hay qua đời, với tình cảm của mình ắt phải bị sốc, khó tin vào điều đó, phải chờ kiểm chứng, chứ không phải là vội vàng tin ngay và đưa ngay tin như … “reo lên vui mừng”, như “trút được gánh nặng” nào đó. Đến lạ!
Với một con người, việc khẳng định đã chết đã là điều phải thận trọng theo lẽ thường. Đằng này, với một quan chức cấp rất cao, lại đang trong tình cảnh trớ trêu, bị những tai tiếng thị phi rất ô nhục, thì lạ càng phải thận trọng việc đưa tin qua đời. Bởi không khéo, dễ bị cho là tung tin thất thiệt cho chính đương sự và những người, những cơ quan liên quan.
Để những ai chưa hiểu mấy về chế độ cộng sản VN quanh những cái chết của các yếu nhân như tướng Ngọ, xin lấy dẫn chứng rất mới là cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các báo đã rất thận trọng, tránh vội đưa tin, có báo như Quân đội nhân dân còn phải chờ sau 1 ngày.
Ấy thế mà, hồi 19h58′, tối qua báo PetroTimes đã loan tin tướng Ngọ “đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.” Rồi sau đó, không biết vào lúc nào, họ đã sửa lại “đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập. Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20thì ngừng hẳn). …”
Hiện tượng “nhanh nhảu” chưa từng có này trong lịch sử báo chí VN cộng sản còn có thể gây những hệ lụy, khi mà “các thế lực thù địch”, kể cả những “thế lực … kình địch” đang soi mói rất ghê, rất dễ đặt điều trước cái chết của tướng Ngọ. Họ có thể đặt dấu hỏi rằng: phải chăng Nguyễn Như Phong, được ai đó trong “nhóm lợi ích” và có liên quan tội trạng vội mật báo “tin mừng” là đã “xử lý” xong tướng Ngọ, giữa lúc lực lượng này đang rất cần giành lại thế thượng phong, từ ngay cả việc tận dụng công vụ tuyên truyền?
Một dấu hỏi khác cũng có thể được đặt ra, là tại sao trong suốt 5 giờ đồng hồ từ khi “tim ngừng đập” cho tới khi “ngừng hẳn“, các bác sĩ đã “hồi sức tích cực”, có lúc “trái tim đã đập trở lại”, có nghĩa là không khí cấp cứu cho sinh mạng của tướng Ngọ là rất khẩn trương, liên tục, cùng hy vọng cứu được là có, ai có mặt cũng thấy rõ được, mà giữa lúc đó lại có kẻ dám tin và đưa tin cho đại tá Như Phong là tướng Ngọ đã chết?
Mời xem lại bài trước “Tướng Ngọ từ trần” – vậy là lời khuyên cho Ban Nội chính không kịp thành hiện thực (trong đó sao chép nguyên văn bài của PetroTimes lúc chưa chỉnh sửa) và bài sau khi đã chỉnh sửa: Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần. Ngoài ra, về giờ “từ trần” của tướng Ngọ, báo PetroTimes đã mâu thuẫn với báo Công an nhân dân. Mời xem bản tin ngắn ngủi chưa từng thấy trên báo này: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ từ trần (thậm chí, không biết có phải do không kịp, hay còn phải cân nhắc chọn ảnh nào, mà cho tới 7h30 sáng nay 19/2, bản tin vẫn chưa có ảnh). “Đồng chí Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an do lâm bệnh nặng, đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108“. Trang Điện tử của Chính phủ cũng đưa là 21h5′. Còn một số báo lấy lại tin từ Một thế giới thì được ông Phó chánh văn phòng Bộ Công an cho biết tướng Ngọ chết vào 21h20′, cùng nội dung giống hệt của PetroTimes. Không biết có phải vì những lủng củng này, mà làm báo nước ngoài đưa giờ chết cũng khác nữa, RFA đưa là 19h30′.
Nên cũng phải nói thêm một điều không kém phần quan trọng với người Việt, trong nhiều năm nay coi nặng chuyện tâm linh. Một người chưa chết mà báo là chết, báo chết rồi lại còn đưa giờ giấc sai lạc, rất ảnh hưởng tới gia đình, người thân, luôn coi rất quan trọng giờ chết (họ mới là người có quyền thông báo chính xác giờ chết), liên quan tới nhiều điều, trong đó có quyết định ngày giờ phát tang, nhập quan, di quan, hạ huyệt v.v.. để khỏi ảnh hưởng xấu tới con cháu sau này.
Đó là tình cảnh hết sức thương tâm của tướng Ngọ, tờ báo nhanh nhảu loan tin là báo PetroTimes “của” đại tá công an Nguyễn Như Phong.
Chuyện khó tin đó càng khó tin hơn khi chính TBT-Đại tá Nguyễn Như Phong lại là người, cùng với tờ báo “của mình”, đã tỏ ra tích cực nhất bảo vệ danh dự cho tướng Ngọ, cùng với những biểu hiện tình thân hữu quen biết, có nghĩa một khi nghe tin ông hấp hối, hay qua đời, với tình cảm của mình ắt phải bị sốc, khó tin vào điều đó, phải chờ kiểm chứng, chứ không phải là vội vàng tin ngay và đưa ngay tin như … “reo lên vui mừng”, như “trút được gánh nặng” nào đó. Đến lạ!
Với một con người, việc khẳng định đã chết đã là điều phải thận trọng theo lẽ thường. Đằng này, với một quan chức cấp rất cao, lại đang trong tình cảnh trớ trêu, bị những tai tiếng thị phi rất ô nhục, thì lạ càng phải thận trọng việc đưa tin qua đời. Bởi không khéo, dễ bị cho là tung tin thất thiệt cho chính đương sự và những người, những cơ quan liên quan.
Để những ai chưa hiểu mấy về chế độ cộng sản VN quanh những cái chết của các yếu nhân như tướng Ngọ, xin lấy dẫn chứng rất mới là cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các báo đã rất thận trọng, tránh vội đưa tin, có báo như Quân đội nhân dân còn phải chờ sau 1 ngày.
Ấy thế mà, hồi 19h58′, tối qua báo PetroTimes đã loan tin tướng Ngọ “đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.” Rồi sau đó, không biết vào lúc nào, họ đã sửa lại “đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập. Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20thì ngừng hẳn). …”
Hiện tượng “nhanh nhảu” chưa từng có này trong lịch sử báo chí VN cộng sản còn có thể gây những hệ lụy, khi mà “các thế lực thù địch”, kể cả những “thế lực … kình địch” đang soi mói rất ghê, rất dễ đặt điều trước cái chết của tướng Ngọ. Họ có thể đặt dấu hỏi rằng: phải chăng Nguyễn Như Phong, được ai đó trong “nhóm lợi ích” và có liên quan tội trạng vội mật báo “tin mừng” là đã “xử lý” xong tướng Ngọ, giữa lúc lực lượng này đang rất cần giành lại thế thượng phong, từ ngay cả việc tận dụng công vụ tuyên truyền?
Một dấu hỏi khác cũng có thể được đặt ra, là tại sao trong suốt 5 giờ đồng hồ từ khi “tim ngừng đập” cho tới khi “ngừng hẳn“, các bác sĩ đã “hồi sức tích cực”, có lúc “trái tim đã đập trở lại”, có nghĩa là không khí cấp cứu cho sinh mạng của tướng Ngọ là rất khẩn trương, liên tục, cùng hy vọng cứu được là có, ai có mặt cũng thấy rõ được, mà giữa lúc đó lại có kẻ dám tin và đưa tin cho đại tá Như Phong là tướng Ngọ đã chết?
Mời xem lại bài trước “Tướng Ngọ từ trần” – vậy là lời khuyên cho Ban Nội chính không kịp thành hiện thực (trong đó sao chép nguyên văn bài của PetroTimes lúc chưa chỉnh sửa) và bài sau khi đã chỉnh sửa: Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần. Ngoài ra, về giờ “từ trần” của tướng Ngọ, báo PetroTimes đã mâu thuẫn với báo Công an nhân dân. Mời xem bản tin ngắn ngủi chưa từng thấy trên báo này: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ từ trần (thậm chí, không biết có phải do không kịp, hay còn phải cân nhắc chọn ảnh nào, mà cho tới 7h30 sáng nay 19/2, bản tin vẫn chưa có ảnh). “Đồng chí Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an do lâm bệnh nặng, đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108“. Trang Điện tử của Chính phủ cũng đưa là 21h5′. Còn một số báo lấy lại tin từ Một thế giới thì được ông Phó chánh văn phòng Bộ Công an cho biết tướng Ngọ chết vào 21h20′, cùng nội dung giống hệt của PetroTimes. Không biết có phải vì những lủng củng này, mà làm báo nước ngoài đưa giờ chết cũng khác nữa, RFA đưa là 19h30′.
Nên cũng phải nói thêm một điều không kém phần quan trọng với người Việt, trong nhiều năm nay coi nặng chuyện tâm linh. Một người chưa chết mà báo là chết, báo chết rồi lại còn đưa giờ giấc sai lạc, rất ảnh hưởng tới gia đình, người thân, luôn coi rất quan trọng giờ chết (họ mới là người có quyền thông báo chính xác giờ chết), liên quan tới nhiều điều, trong đó có quyết định ngày giờ phát tang, nhập quan, di quan, hạ huyệt v.v.. để khỏi ảnh hưởng xấu tới con cháu sau này.
Bổ sung, hồi 9h20′, sáng 19/2/2014. Phát hiện trang PetroTimes đã sửa lại thời gian từ trần thành 21h05′ và thời gian phát hành bản tin là 21h21′ ngày 18/2:
(Chép Sử Việt)
Nợ xấu VN cao hơn số liệu NHNN ‘ba lần’
BBC
Theo báo cáo mới nhất của hãng đánh giá tín
dụng Moody’s, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ước tính ở mức
thấp nhất là 15% tổng tài sản. Con số này cao hơn gấp ba lần số liệu
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) công bố vào cuối năm ngoái là 4.7%.
Trao đổi với BBC từ cuối năm ngoái, Moody’s đã tỏ ý không tin tưởng
số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhưng phải đến bây giờ họ mới có số liệu
ước tính cụ thể.“Vốn hiện hữu không đủ để bù các khoản lỗ có thể phát sinh từ những yếu huyệt tràn lan trong chất lượng tài sản,” Gene Fang, Phó chủ tịch của Moody’s và là chuyên viên nghiên cứu cao cấp cho biết.
“Thêm vào đó, trong vòng 12-18 tháng tới, sẽ không có nhiều cải thiện đáng kể trong việc huy động để bổ sung vốn.”
Ông Fang cho rằng nhu cầu vay nợ thấp từ khách hàng đã làm giảm mạnh tỷ suất sinh lời của các ngân hàng, khiến cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng càng khó khăn hơn.
Nếu ước tính của Moody’s là chính xác, con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam gần bằng với quốc gia đang chìm trong khủng hoảng của Châu Âu là Hy Lạp (17%), và cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (2.7%), Indonesia (2.1%), hay Trung Quốc (0.9%), theo số liệu của World Bank.
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế khác cũng có chung nhận định với ước tính của Moody’s. Rabobank, tập đoàn tài chính-ngân hàng của Hà Lan, cho rằng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào khoảng 8-16%.
‘Vấn đề từ gốc’
Những quyết định gần đây, ví dụ như thành lập công ty xử lý nợ xấu VAMC, không trực tiếp giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hệ thống ngân hàng, Moody’s cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC mới đây, chuyên gia tài chính tế Bùi Kiến Thành cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã ‘không nghiêm túc’ và ‘thiếu trách nhiệm’ trong việc giải quyết các bất cập của hệ thống.
Bình luận sau phán quyết của tòa về qui trách nhiệm cá nhân thay vì trách nhiệm ngân hàng với lập luận là ngân hàng “không biết” [hoạt động lừa đảo], ông Thành nói “quản lý ngân hàng ở Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp riêng lẻ.”
“Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang hoạt động ngoài vòng pháp luật, không tôn trọng điều khoản của luật về vấn đề lãi trần cho vay, vân vân.
“Mọi chuyện rất đáng trách, NHNN ở đâu mà không xử lý các việc vi phạm của cả hệ thống ngân hàng như thế? Đưa đến nợ xấu tràn lan, chiếm tới 15%-17% tổng dư nợ là như thế nào? Đồng thời tạo điều kiện để giết chết hàng vạn, hàng chục vạn doanh nghiệp với lãi suất độc hại hai mươi mấy phần trăm là như thế nào?
“Tức là anh có biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của một ngân hàng trung ương hay không? Hay là anh không biết? Không thể nào lại có ngân hàng trung ương mà để xảy ra hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chúng ta thấy như thế trong cả 10 năm nay được.
“Do vậy quản lý ngân hàng ở Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp riêng lẻ”, ông Thành nói thêm.
Trong báo cáo kể trên, Moody’s đánh giá cao sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam và cho rằng các biện pháp của chính phủ sẽ có tác động tích cực trong khoảng hai đến ba năm tới. Tuy vậy, triển vọng của hãng này về hệ thống ngân hàng vẫn ở mức tiêu cực.
Cơ hội nào cho tôi sống và phát triển trong chế độ này?
Paulo Thành Nguyễn FB
Thực lòng đã nhiều lần tôi muốn “tạm im lặng” quên đi việc lên tiếng vì Hoàng Sa – Trường Sa, muốn “làm ngơ” các vụ việc xâm phạm các giá trị tư do cơ bản của con người để tập trung xây dựng công ty, lo cho ba mẹ, lo cho gia đình nhỏ của tôi vốn đang bấp bênh vì kinh tế chưa ổn địnhNhưng cứ mỗi khi có “sự kiện” gì sắp xảy ra như phiên xử một tù nhân lương tâm nào đó, hoặc có lời kêu gọi biểu tình là nhà tôi lại bị gần chục an ninh thường phục và công an sắc phục canh giữ. Họ ngang nhiên ngăn cản tôi đi lại, giam lỏng tôi trong nhà cho đến hết ngày hôm đó. Trong thời gian vợ tôi đang mang thai, con tôi trong bụng đói họ cũng không cho tôi chở vợ đi ăn. Họ sẵn sàng đánh đập nếu tôi phản ứng lại, với lý do đơn giản là “vì an ninh..”.
Những việc như thế này thường xuyên diễn ra trong cuộc sống của tôi nhưng ít khi tôi chia sẻ những điều này trên facebook vì tôi nghĩ có nhiều người bạn chưa hiểu sẽ xa lánh tôi vì “sự nguy hiểm” đó. Tôi chọn cách im lặng và buộc phải xem những sách nhiễu trên là hệ quả tất yếu được tạo ra từ một cơ chế bất công ở nơi mà tôi đang sống.
Đỉnh điểm của một trong những hành vi hèn mạt đó là vào một sáng tinh mơ, khi tôi còn chưa kịp tỉnh ngủ thì ông anh gọi báo công ty tôi bị phá. Họ tạt sơn đỏ như máu khắp từ dưới lên đầy bảng hiệu. Cả công ty vệ sinh năm ngày liên tục vẫn không thể nào sạch được, nhiều khách hàng đi ngang không dám ghé vào vì nhìn vào bảng hiệu công ty thấy cảm giác ớn lạnh vì những vệt màu đỏ máu khủng bố đó. Sau đó tôi có gửi đơn tố cáo và đoạn quay camera lại hình dáng của hai tên “sơn tặc” gây án, nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu rồi chìm vào im lặng… Tôi đành chấp nhận sống chung với tệ nạn “côn đồ” mà chế độ bất công này tạo ra vậy.
Tôi tiếp tục công việc, tiếp tục xoay sở trong bối cảnh kinh tế, kinh doanh mỗi lúc mỗi nặng nề hơn. Có vài đoàn bên phòng kinh tế quận ghé thăm, hỏi về tình hình kinh doanh, chỉ một số lỗi sai nhưng chỉ phạt nhẹ lỗi nhỏ khoảng năm triệu đồng vì thấy công ty cũng khó khăn, tôi cũng hơi cảm kích về một chút cảm thông đó của họ.
Nhưng rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, vài tháng sau, trong ba ngày liên tục đoàn thuế ghé kiểm tra, lục lọi từng hóa đơn từ lúc thành lập công ty cho đến nay khoảng được ba năm. Những thiếu sót nho nhỏ cộng dồn trong ba năm đó tạo thành một quyết định xử phạt hơn một trăm triệu đồng. Nó như một đòn giáng cuối cùng vào một công ty đang trong tình trạng khó khăn, tôi đành tuyên bố phá sản và giải thể công ty, trở về với hai bàn tay trắng.
Tôi và vợ tôi phải đi thuê nhà mới và bắt đầu xây dựng lại cuộc sống, khi tôi dọn đến một căn nhà thuê ở quận 7 chưa được 24 tiếng thì chủ nhà bắt buộc chúng tôi dọn đi ngay vì sức ép từ phía công an quận. Họ sợ liên lụy và buộc chúng tôi phải đi ngay trong đêm.
Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh đêm đó, tôi phải chở vợ và đứa con sắp sinh trong bụng lang thang khắp nơi.
Một tuần sau đó chúng tôi mới kiếm được nhà thuê mới ở quận 12. Chúng tôi tạm yên ổn ở đây để đón chào đứa con trai đầu lòng của mình, hạnh phúc thiêng liêng đó không thể nào tả được, nhưng một sự bất công khác lại đến, đó là con tôi không thể làm khai sinh ở địa phương, vì theo luật là phải tạm trú trên một năm, trong khi tôi chỉ mới dọn tới. Thế mới thấy cái luật ở đất nước này nó cũng thể hiện bất công chừng nào, nó không đặt nền tảng vì con người mà vì vật chất, và người nghèo là người phải chịu nhiều nhất.
Tôi nhận được công việc mới khá tốt để tôi có điều kiện lo cho gia đình, nhưng công việc đòi hỏi tôi phải đi ra nước ngoài nhiều để nắm bắt sản phẩm phân phối cho thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là mục tiêu công việc mà tôi muốn hướng đến khi thị trường Việt Nam suy thoái thì cách hay nhất là có thể chuyển công việc kinh doanh ra bên ngoài.
Nhưng thật không may, dịp gần đây tôi có nhận được lời mời sang Mỹ vận động cho Nhân Quyền Việt Nam từ các tổ chức NGOs thì bị ngăn cản mà không có bất cứ lý do chính đáng nào. Họ ngang nhiên tịch thu hộ chiếu và tước quyền tự do đi lại của một công dân như tôi, mặc cho tôi đã gửi đơn yêu cầu trả lời về lý do ngăn cản họ vẫn im lặng. Tôi phải hủy hết các công việc ở Campuchia, Indonesia và có nguy cơ sẽ mất luôn việc làm vì sự ngăn cấm này.
Có lẽ sống trong một chế độ bất công thì ngay cả việc tôi muốn im lặng cũng là điều không thể và tôi nhận ra rằng trước khi những quyền tự do cơ bản của con người chưa được tôn trọng thì mọi cố gắng xây dựng cuộc sống của tôi cũng giống như việc xây nhà trên cát, sẽ bị sụp đỗ bất cứ lúc nào bởi sự tùy tiện của giới cầm quyền, bởi “lý do an ninh Quốc gia”, bởi nghị định và những điều luật mơ hồ nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của phe nhóm.
Hôm nay họ có thể viện “lý do an ninh” để tước quyền đi lại của tôi và những ai họ lo sợ ảnh hưởng đến chế độ thì ngày mai họ có thể cướp đi bất cứ quyền nào với lý do tương tự. Họ có thể cướp quyền sở hữu của chúng ta vì mục tiêu xây dựng “xã hội chủ nghĩa”, họ có thể cướp quyền kinh doanh ngoại tệ, vàng và bất cứ ngành nào vì lý do ổn định “kinh tế thị trường”, họ có thể cướp đất của chúng ta vì lý do xây dựng “đô thị văn minh”, và họ có thể đẩy chúng ta ra chiến trường rồi sau đó xóa chúng ta khỏi lịch sử đi như họ đã và đang làm đối với những người lính đã bỏ mạng trong cuộc chiến biên giới 1979 và Trường Sa 1988, họ cướp quyền được biết của chúng ta vì lý do “tình hữu nghị” với đảng cộng sản Trung Quốc.
Thành công của cuộc cách mạng vô sản đến hôm nay, sau 69 năm xây dựng ở miền Bắc và 39 năm ở miền Nam có lẽ là càng ngày càng tạo ra nhiều người dân vô sản hơn, ví như tôi bây giờ, ngay cả cái quyền tự do đi lại mưu sinh cũng bị họ cướp mất. Tôi đã từng nghĩ, mình sẽ cố gắng nhẫn nhịn để bảo vệ cuộc sống gia đình, bảo vệ công việc, để duy trì hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình trước khi làm được điều gì đó cho xã hội. Nhưng quả thật, tôi nhận ra rằng, không thể sống với hai mặt cảm xúc, không thể sống với cái suy nghĩ rằng “việc của người khác không liên quan gì đến mình”. Và quan trọng hơn là tôi nhận ra rằng, liệu mình sẽ dạy dỗ con cái thế nào khi mình chọn cách ngấm ngầm im lặng để bảo vệ nó trước những bất công sai trái đầy dẫy ngoài xã hội.
Hơn ai hết lúc này tôi hiểu rằng: “Freedom is not free”, tự do không phải miễn phí. Tôi sẽ đi đến cùng để đòi bằng được quyền tự do của mình. Tôi sẵn sàng trả giá cho quyền tự do của tôi dù có bị đánh, bị bắt giam hay ám hại.
Tôi muốn là một công dân tự do, và tôi sẽ nỗ lực vì điều đó để con trai tôi nhất định sẽ được sống trong một đất nước tự do.
Sài Gòn ngày 19/2/2014
Những ‘hổ báo’ dũng mãnh trong đám đông
Khác
với lúc đứng riêng rẽ một mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho
người ta một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định.
Cuối năm nhìn lại, ngỡ ngàng vì năm cũ đã qua với không ít câu chuyện giật mình.
Nào những người dân bình thường hiền lành, thân ái với nhau, lại trong tích tắc trở nên khác hẳn, hăm hở lao vào núi bia đổ, lễ mễ khuân ra mấy bịch, rồi háo hức quay lại làm đợt nữa. Điều gì đã xảy ra?
Điều gì làm cho một số thanh niên, đang đi chơi với bạn gái, bỗng hăng lên lao vào “đánh hôi” kẻ trộm chó như đi trẩy hội?
Lý do gì làm những người công dân xây dựng hàng ngày chăm chỉ mang cơm đi làm, bỗng trở nên hung hãn và đập phá chính ngay công việc đem lại miếng cơm manh áo cho họ?
Sẽ hời hợt nếu chỉ đưa ra những bình luận chung chung về sự xuống cấp của xã hội, về niềm tin bị đánh mất, về người Việt thiếu văn hoá.v.v…
Để hiểu được những hiện tượng này và truy tìm nguyên nhân, chúng ta cần nhìn sâu hơn vào tâm lý đám đông và xem họ vận hành.
Đám đông là… vô danh
Một đám đông có những yếu tố đặc biệt.
Thứ nhất, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng riêng rẽ, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định.
Thứ hai, đám đông gây phấn khích. Những người đã từng ở trong một sân vận động khổng lồ đều biết cảm giác đó khác với cảm giác khi xem trận bóng trước màn hình TV. Số đông cộng hưởng và tạo ra một năng lượng đặc biệt, sự hưng phấn có sức lây lan lớn. Lúc đó, cô gái nhút nhát nhất cũng có thể văng tục ngon ơ và cho ngón tay vào mồm, cùng huýt sáo la ó trọng tài.
Đám đông cũng đem lại cho các cá nhân trong nó cảm giác về quyền lực.
Trong đám đông, những người vốn thấp cổ bé họng bỗng có cảm giác mình
mạnh mẽ. Chúng ta hẳn còn nhớ một người đàn ông Đồng Nai vừa bê bia vừa
trừng mắt quát người tài xế xe tải: “Báo công an đi, ông thách đấy!”
Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một
cùng làm một hành vi nào đấy, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi.
Giả sử như trăm thùng bia xếp ngay ngắn ven đường, thì kể cả chỉ có một người trông coi thôi, chắc cũng không ai nghĩ tới chuyện xông vào lấy. Bia đổ tung toé ra đường tạo ra một tình huống lạ, một điều bất thường, và sự kết hợp của sự vô danh, phấn chấn lây lan, cảm giác quyền lực và an toàn, làm giảm đáng kể ý thức trách nhiệm của mỗi người về hành vi của mình, biến một bà mẹ mẫu mực thành một người hớn hở gom bia mặc dù trong nhà không có ai uống, để tới lúc tỉnh cơn say mới hối hận về hành động của mình.
Trong đám đông, con người dễ đánh mất bản thân.
Nhưng, chen chúc lượm bia hay bẻ mấy cành hoa trong một hội chợ vẫn khác xa với việc xông vào đánh tới chết một kẻ trộm chó, hay châm lửa đốt rụi hàng chục xe máy. Điều gì khiến đám đông trở thành sức mạnh phá huỷ – nhiều khi phá chính môi trường sống của họ?
Nguyên cớ có vẻ gần giống như chuyện các CĐV bóng đá ở Anh bỗng nhiên hỗn chiến và giật tung ghế của sân vận động, hay xa hơn là làn sóng đập phá và hôi của ở London năm 2011 làm toàn thế giới kinh ngạc, lý do của 6 ngày bạo lực và cướp bóc ở Los Angeles năm 1992 làm 53 người tử vong.
Đám đông ngoài lề?
Có một điểm chung ở tất cả các sự kiện nói trên, đó là, tất cả đều là đám đông những người ngoài lề, những người thấp bé trong xã hội, thu nhập thấp hoặc thất nghiệp, và không có cơ hội.
Họ mang sẵn trong mình sự cáu kỉnh và chán nản. Họ bực bội với bản thân, với cuộc đời, với những thứ xung quanh. Khi họ nhập vào một đám đông, như Gustave Le Bon nhận xét trong Tâm lý học đám đông, họ đánh mất tính cá nhân, tính độc lập, khả năng đánh giá và phán xét đạo đức. Họ bị cuốn vào ảnh hưởng phi lý của xung quanh.
Đám đông có thể làm những việc mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽ không bao giờ nghĩ là họ có thể làm. Chỉ cần một sự kiện nhỏ xảy ra…
Ở khía cạnh tâm lý, đó thực chất là cảm giá bất lực, đứng ngoài lề,
không làm chủ cuộc đời mình. Họ thấy họ như những kẻ lạ trên chính mảnh
đất của mình, bị bỏ rơi. Họ thấy họ kém cỏi, vô giá trị. Vì thế, họ dễ
dàng ngấm cái say của một đám đông nổi loạn…
Ít nhất, trong khoảnh khắc đó, họ có cảm giác mình là người thắng, người mạnh, rằng cuộc sống thú vị, sôi động, làm họ quên đi cái mòn mỏi hàng ngày. Đám đông cho họ một bản sắc, cho họ một nơi để thuộc về.
Đám đông “mới” của ngày nay khác đám đông “cũ” năm xưa. Đám đông cũ, qua quá trình được “vận động” tham gia cách mạng, đã phát triển cho mình một nhận thức.
Còn ngày nay?
Những công nhân và người nghèo bây giờ đơn giản bị kẹt trong cái bẫy nghèo. Những người, mà như Oscar Lewis đã định nghĩa trong Văn hoá của nghèo khổ năm 1998, “có rất ít ý thức về lịch sử. Họ là những người bên lề, chỉ biết tới những vật lộn của bản thân, chỉ biết được hoàn cảnh của địa phương họ, thế giới hẹp của họ, cách sống riêng của họ. Thông thường, họ không có kiến thức, tầm nhìn hay ý thức hệ để nhận ra những điểm tương đồng giữa những vấn đề của họ và vấn đề của những người giống họ trên thế giới. Nói một cách khác, họ không có ý thức giai cấp, mặc dù họ rất nhạy cảm với sự phân biệt về đẳng cấp”.
Phải kinh ngạc để nói rằng, những đám đông nổi loạn bây giờ không có quan điểm xã hội hay thông điệp chính trị gì. Những công nhân đập phá ở Samsung không đưa ra một đòi hỏi cụ thể gì cho doanh nghiệp hay công đoàn; những người dân đánh trộm chó không có yêu cầu gì với công an hay chính quyền.
Chính vì vậy, sự hung hãn bùng phát thường bất ngờ với các nhà bình luận xã hội và các nhà chức trách, lúc đó họ mới bối rối đi tìm lý do và lời giải thích.
Lời giải thích đơn giản nhất có lẽ đến từ Martin Luther King: “Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó một nhóm lớn có cảm giác là họ không được can dự, rằng họ không có gì để mất. Nếu người ta có quyền lợi trong xã hội, người ta sẽ bảo vệ xã hội, nhưng nếu không, họ sẽ vô thức muốn phá huỷ nó.”
Một xã hội ổn định là xã hội không chỉ dành cho các nhóm lợi ích; những nhóm lớn cũng phải được tiếp cận một phần tử tế của miếng bánh, một cảm giác xã hội là của họ, phục vụ họ thực sự chứ không phải chỉ trên các khẩu hiệu và văn kiện.
Đặng Hoàng Giang
(Phó giám đốc CECODES – Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)
Cuối năm nhìn lại, ngỡ ngàng vì năm cũ đã qua với không ít câu chuyện giật mình.
Nào những người dân bình thường hiền lành, thân ái với nhau, lại trong tích tắc trở nên khác hẳn, hăm hở lao vào núi bia đổ, lễ mễ khuân ra mấy bịch, rồi háo hức quay lại làm đợt nữa. Điều gì đã xảy ra?
Điều gì làm cho một số thanh niên, đang đi chơi với bạn gái, bỗng hăng lên lao vào “đánh hôi” kẻ trộm chó như đi trẩy hội?
Lý do gì làm những người công dân xây dựng hàng ngày chăm chỉ mang cơm đi làm, bỗng trở nên hung hãn và đập phá chính ngay công việc đem lại miếng cơm manh áo cho họ?
Sẽ hời hợt nếu chỉ đưa ra những bình luận chung chung về sự xuống cấp của xã hội, về niềm tin bị đánh mất, về người Việt thiếu văn hoá.v.v…
Để hiểu được những hiện tượng này và truy tìm nguyên nhân, chúng ta cần nhìn sâu hơn vào tâm lý đám đông và xem họ vận hành.
Đám đông là… vô danh
Một đám đông có những yếu tố đặc biệt.
Thứ nhất, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng riêng rẽ, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định.
Thứ hai, đám đông gây phấn khích. Những người đã từng ở trong một sân vận động khổng lồ đều biết cảm giác đó khác với cảm giác khi xem trận bóng trước màn hình TV. Số đông cộng hưởng và tạo ra một năng lượng đặc biệt, sự hưng phấn có sức lây lan lớn. Lúc đó, cô gái nhút nhát nhất cũng có thể văng tục ngon ơ và cho ngón tay vào mồm, cùng huýt sáo la ó trọng tài.
Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đấy, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi.Ảnh VTC |
“Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó một nhóm lớn có cảm giác là họ không được can dự, rằng họ không có gì để mất. Nếu người ta có quyền lợi trong xã hội, người ta sẽ bảo vệ xã hội, nhưng nếu không, họ sẽ vô thức muốn phá huỷ nó.” |
Giả sử như trăm thùng bia xếp ngay ngắn ven đường, thì kể cả chỉ có một người trông coi thôi, chắc cũng không ai nghĩ tới chuyện xông vào lấy. Bia đổ tung toé ra đường tạo ra một tình huống lạ, một điều bất thường, và sự kết hợp của sự vô danh, phấn chấn lây lan, cảm giác quyền lực và an toàn, làm giảm đáng kể ý thức trách nhiệm của mỗi người về hành vi của mình, biến một bà mẹ mẫu mực thành một người hớn hở gom bia mặc dù trong nhà không có ai uống, để tới lúc tỉnh cơn say mới hối hận về hành động của mình.
Trong đám đông, con người dễ đánh mất bản thân.
Nhưng, chen chúc lượm bia hay bẻ mấy cành hoa trong một hội chợ vẫn khác xa với việc xông vào đánh tới chết một kẻ trộm chó, hay châm lửa đốt rụi hàng chục xe máy. Điều gì khiến đám đông trở thành sức mạnh phá huỷ – nhiều khi phá chính môi trường sống của họ?
Nguyên cớ có vẻ gần giống như chuyện các CĐV bóng đá ở Anh bỗng nhiên hỗn chiến và giật tung ghế của sân vận động, hay xa hơn là làn sóng đập phá và hôi của ở London năm 2011 làm toàn thế giới kinh ngạc, lý do của 6 ngày bạo lực và cướp bóc ở Los Angeles năm 1992 làm 53 người tử vong.
Đám đông ngoài lề?
Có một điểm chung ở tất cả các sự kiện nói trên, đó là, tất cả đều là đám đông những người ngoài lề, những người thấp bé trong xã hội, thu nhập thấp hoặc thất nghiệp, và không có cơ hội.
Họ mang sẵn trong mình sự cáu kỉnh và chán nản. Họ bực bội với bản thân, với cuộc đời, với những thứ xung quanh. Khi họ nhập vào một đám đông, như Gustave Le Bon nhận xét trong Tâm lý học đám đông, họ đánh mất tính cá nhân, tính độc lập, khả năng đánh giá và phán xét đạo đức. Họ bị cuốn vào ảnh hưởng phi lý của xung quanh.
Đám đông có thể làm những việc mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽ không bao giờ nghĩ là họ có thể làm. Chỉ cần một sự kiện nhỏ xảy ra…
Do đó, đám đông có thể làm những hành động phá huỷ và bạo lực mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽ không bao giờ nghĩ là họ có thể làm. Ảnh VTC |
Ít nhất, trong khoảnh khắc đó, họ có cảm giác mình là người thắng, người mạnh, rằng cuộc sống thú vị, sôi động, làm họ quên đi cái mòn mỏi hàng ngày. Đám đông cho họ một bản sắc, cho họ một nơi để thuộc về.
Đám đông “mới” của ngày nay khác đám đông “cũ” năm xưa. Đám đông cũ, qua quá trình được “vận động” tham gia cách mạng, đã phát triển cho mình một nhận thức.
Còn ngày nay?
Những công nhân và người nghèo bây giờ đơn giản bị kẹt trong cái bẫy nghèo. Những người, mà như Oscar Lewis đã định nghĩa trong Văn hoá của nghèo khổ năm 1998, “có rất ít ý thức về lịch sử. Họ là những người bên lề, chỉ biết tới những vật lộn của bản thân, chỉ biết được hoàn cảnh của địa phương họ, thế giới hẹp của họ, cách sống riêng của họ. Thông thường, họ không có kiến thức, tầm nhìn hay ý thức hệ để nhận ra những điểm tương đồng giữa những vấn đề của họ và vấn đề của những người giống họ trên thế giới. Nói một cách khác, họ không có ý thức giai cấp, mặc dù họ rất nhạy cảm với sự phân biệt về đẳng cấp”.
Phải kinh ngạc để nói rằng, những đám đông nổi loạn bây giờ không có quan điểm xã hội hay thông điệp chính trị gì. Những công nhân đập phá ở Samsung không đưa ra một đòi hỏi cụ thể gì cho doanh nghiệp hay công đoàn; những người dân đánh trộm chó không có yêu cầu gì với công an hay chính quyền.
Chính vì vậy, sự hung hãn bùng phát thường bất ngờ với các nhà bình luận xã hội và các nhà chức trách, lúc đó họ mới bối rối đi tìm lý do và lời giải thích.
Lời giải thích đơn giản nhất có lẽ đến từ Martin Luther King: “Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó một nhóm lớn có cảm giác là họ không được can dự, rằng họ không có gì để mất. Nếu người ta có quyền lợi trong xã hội, người ta sẽ bảo vệ xã hội, nhưng nếu không, họ sẽ vô thức muốn phá huỷ nó.”
Một xã hội ổn định là xã hội không chỉ dành cho các nhóm lợi ích; những nhóm lớn cũng phải được tiếp cận một phần tử tế của miếng bánh, một cảm giác xã hội là của họ, phục vụ họ thực sự chứ không phải chỉ trên các khẩu hiệu và văn kiện.
Đặng Hoàng Giang
(Phó giám đốc CECODES – Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)
Mập mờ lá bài chính trị Việt Nam
|
Những chi tiết liên quan đến ‘vụ án’ Dương Chí Dũng mới được tiết lộ trong những ngày qua – như tham ô, hối lộ, mật báo, chạy tội – cho thấy để có thể phát triển, hơn bao giờ hết Việt Nam cần ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’.
Nhưng chính những lời khai, tiết lộ chấn động ấy cũng minh chứng thêm rằng trong một thể chế coi trọng tình ‘đồng chí’ và nặng tình ‘huynh đệ’ như Việt Nam hiện xây dựng một Nhà nước thực sự thượng tôn pháp luật quả là không dễ – nếu không muốn nói là không thể.
Nặng tình ‘đồng chí’, ‘anh em’
Có một thuật ngữ, dù chỉ mới chỉ xuất hiện trong ‘chính trị’ Việt Nam kể từ hơn một năm nay nhưng lại là một cụm từ rất phổ biến, được viết, được dùng nhiều trong thời gian qua: đó là ‘đồng chí X’. Vừa mới gõ ‘đồng chí X’ vào mục tìm kiếm của Google, chỉ trong vòng 0.25 giây, tác giả bài viết này đã thấy có đúng 37 triệu kết quả liên quan đến thuật ngữ đó.
Thuật ngữ ấy được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dùng để nói về ‘một đồng chí trong Bộ Chính trị’ không bị thi hành kỷ luật tại Hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 2012.
Trước khi Hội nghị 6 diễn ra, dư luận quốc tế và Việt Nam đồn đoán rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị kỷ luật.
|
Khi tường thuật về phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, một số báo Việt Nam đăng (rồi gỡ xuống) đã nêu đích danh người mật báo cho ông Dũng là ông Ngọ, trong khi một số báo khác chỉ gọi người báo tin ấy là ‘một ông anh’.
Cũng trong phiên tòa này, ông Dũng còn khai ra một số ‘anh’, ‘chị’ khác biết hay liên quan đến ‘công việc làm ăn’ hoặc chuyện hối lộ của mình như ‘chị Lan’, ‘anh Tiệp’, ‘anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an’.
Khác hẳn với mối tương quan nặng tình ‘đồng chí’ giữa ông Trọng, ông Sang và ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ không bị thi hành kỷ luật, ‘quan hệ’ giữa ông Dương Chí Dũng với những người được ông tiết lộ lại đậm tình ‘anh, chị, em’ – vừa rất gia đình nhưng nghe cũng có chút gì đó hơi ‘giang hồ’.
Câu chuyện về ‘đồng chí X’ và người ‘ông anh’ trên hé mở nhiều điều đáng bàn, đáng lo về chính trị ở Việt Nam – trong đó có tình trạng không minh bạch, thiếu pháp quyền trong tổ chức, quản lý Nhà nước. Đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những bất cập, bê bối, tệ nạn, nhức nhối khác, như tham nhũng hay những ‘đại án’, như Vinalines – tại Việt Nam.
Quan hệ mờ ám
Trong cuộc nói chuyện với cử tri tại TP Hồ Chí Minh hai ngày sau Hội nghị 6 kết thúc, được Đài Truyền hình Trung ương VTV1 cũng như báo chí Việt Nam tường thuật rộng rãi, ông Trương Tấn Sang giải thích rằng Hội nghị không tiến hành kỷ luật ‘đồng chí X’, không phải vì cá nhân đó ‘không có lỗi’ mà ‘chỉ vì cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại’.
|
Chuyện ông Sang và ông Trọng không dám nêu đích danh ‘một ủy viên trong Bộ Chính trị’ ấy là ai – và đặc biệt cách họ giải thích, biện hộ cho việc không tiến hành kỷ luật nhân vật ấy – cho thấy giới lãnh đạo chóp bu của Việt Nam không chỉ mập mờ, né tránh mà còn cả nể, lãnh đạo bằng tình cảm hơn là bằng luật pháp và vẫn coi trọng quyền lợi của đảng, của ‘đồng chí’ mình hơn quyền lợi của người dân, đất nước.
Những chuyện như thế chắc chắn không xảy ra tại một nước dân chủ, đa đảng vì tại những quốc gia đó – dù là quan chức cao hay thấp, thuộc bất cứ đảng phái nào – nếu bị phát hiện làm những điều phi pháp, gây tổn hại cho dân, cho Nhà nước đều bị truy tố, xét xử, trừng phạt.
Chẳng hạn, cách đây hai năm, tại Anh, ông Chris Huhne buộc phải rời bỏ chức dân biểu đảng Dân chủ Tự do và vị trí Bộ trưởng Bộ Năng lượng khi bị cáo buộc đã đổ cho vợ lái xe vượt quá tốc độ cho phép 10 năm về trước. Và trong phiên tòa vào tháng Ba năm 2013, ông buộc phải thừa nhận tội đó và bị kết án tám tháng tù.
Nếu sống trong đất nước pháp luật công minh hay trong một quốc gia thượng tôn pháp luật, ông Trọng chắc chắn không phải sợ chuyện ‘ân oán, thù oán’ vì những chuyện đó thường chỉ diễn ra trong một xã hội không có pháp luật hay ở những chốn giang hồ.
Sự không minh bạch, thiếu thượng tôn pháp luật trong quản lý Nhà nước hay công tư nhập nhằng tại Việt Nam thể hiện khá rõ qua những lời khai gây sốc của ông Dương Chí Dũng.
Xem ‘vụ án lộ bí mật nhà nước’ được tiến hành như thế nào và những
nhân vật ông Dũng khai đã mật báo cho ông bỏ trốn, nhận tiền hối lộ của
ông hay biết đến việc làm ăn của ông có bị điều tra trong những ngày
tháng tới hay không sẽ biết được quyết tâm cũng như thực lực của họ
trong việc chống tham nhũng"
|
Trong thời gian qua dư luận và thậm chí một số lãnh đạo Việt Nam cho rằng ở Việt Nam tham nhũng nhiều vì các ‘nhóm lợi ích’ câu kết với nhau, lũng đoạn và chi phối kinh tế, xã hội Việt Nam.
Những lời khai và cách xưng hô của ông Dũng trong phiên tòa giờ còn cho thấy giữa một số quan chức Việt Nam và một số lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt cách doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, có những mối quan hệ ‘làm ăn’ gần gũi, đặc biệt.
Và phải chăng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng, tham ô hay những vụ như Vinalines?
Dù sao đi nữa những tiết lộ và cách xưng hô của ông đã đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi, nghi ngờ về sự minh bạch trong quản lý, tổ chức Nhà nước và chính trị Việt Nam nói riêng và buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải trả lời nếu họ thực sự muốn ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’.
Nói dễ làm rất khó
Nếu theo dõi những phát biểu hay động thái gần đây của một vài lãnh đạo cao cấp của Việt Nam – như ông Nguyễn Phú Trọng hay Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, người đã đến dự hai phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng và cũng là người đã từng tuyên bố sẽ ‘hốt hết, hốt liền’ những kẻ tham nhũng – xem ra chính quyền Việt Nam (hoặc ít ra một số lãnh đạo) mong muốn và quyết tâm chống tham nhũng.
|
Nhưng liệu hai ông và những quan chức khác ủng hộ lập trường của họ có thể giải quyết được nạn tham nhũng khi – như ông Trọng thừa nhận trong một lần tiếp xúc với cử tri tại quận Ba Đình vào tháng 9 năm 2013 và được báo giới trích dẫn – ‘có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng’?
Xem ‘vụ án lộ bí mật nhà nước’ được tiến hành như thế nào và những nhân vật ông Dũng khai đã mật báo cho ông bỏ trốn, nhận tiền hối lộ của ông hay biết đến việc làm ăn của ông có bị điều tra trong những ngày tháng tới hay không sẽ biết được quyết tâm cũng như thực lực của họ trong việc chống tham nhũng.
Tuy vậy, dù kỳ vọng, mong đợi chắc có không ít người cho rằng chúng sẽ khó được tiến hành minh bạch, đến nơi đến chốn vì trong một thể chế chính trị như Việt Nam việc kỷ luật, điều tra hay xét xử một quan chức cao cấp liên quan đến tham ô, tham nhũng hoặc làm những sai trái gây tổn hại lớn cho Nhà nước và Nhân dân là một điều không dễ.
Chỉ khi nào mô hình, cơ cấu chính trị, kinh tế của Việt Nam – từ việc phân bổ quyền hành, chọn nhân sự đến việc lấy quyết sách – có sự minh bạch, cạnh tranh và bình đẳng thì quốc gia này mới hy vọng không còn những vụ án như vụ Vinalines và mới có thể xây dựng được ‘một Nhà nước pháp quyền’ như ông Nguyễn Tấn Dũng nêu trong thông điệp đầu năm của mình.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nghiên cứu viên tại tổ chức Global Policy Institute tại Anh Quốc.
Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc
(BBC)
Nhìn lại những "chiến thuật" của nhà cầm quyền VN
Ngày 16/2 vừa qua cơ quan công quyền ở thủ đô Hà Nội đã dùng một biện
pháp hoàn toàn mới để ngăn trở cuộc tập hợp tưởng niệm chiến tranh biên
giới hồi năm 1979. Kính Hòa nhìn lại những biện pháp mà nhà cầm quyền
sử dụng trong thời gian những năm gần đây.
"Chiến thuật" nhảy đầm
Như vậy là không có buổi lễ nào được chính thức tổ chức để tưởng niệm sự kiện 17/2/1979, 35 năm sau ngày nhà cầm quyền Trung quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới kéo dài trong một tháng. Theo những số liệu được công bố thì có khoảng 60 ngàn người Việt ngã xuống trong một tháng ấy.
Buổi lễ long trọng nhất có lẽ là buổi lễ được nhóm NO-U tổ chức vào ngày 16/2. Đây là một tổ chức dân sự không có liên quan đến cơ quan công quyền.
Sáng ngày chủ nhật 16/2/2014 khoảng gần 100 người dân Hà Nội đã hẹn nhau đến tượng đài Vua Lý Thái Tổ để làm lễ dâng hương cho những người đã ngã xuống, tuy nhiên họ đã không thể tổ chức buổi lễ tại nơi dự định. Anh Nguyễn Chí Tuyến, thường được biết với tên gọi Anh Chí, người đọc văn tế cho những liệt sĩ 35 năm trước trong buổi tưởng niệm nói với chúng tôi,
“Ở chân tượng Lý Thái Tổ thì họ tổ chức cho các cặp đôi trung niên, tôi nói là trung niên vì các anh các chị, các ông các bà ấy lớn tuổi rồi, cũng tầm phải 50 là ít. Các em thiếu niên ở phía tượng đài kia còn nhỏ thì tôi không nói, còn các vị trung niên rồi, thậm chí lên chức ông chức bà rồi mà ra đó khiêu vũ thì nó lố bịch quá. Có các bác hôm nay đến dự buổi tưởng niệm đến nói với họ dừng lại để mọi người làm lễ đã thì họ không chịu, họ nói việc họ họ làm. Tôi nói với anh em là sang bên kia đường để làm. Sau đó mọi người tập trung ở đấy để làm việc tưởng niệm.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã gây những khó khăn cản trở bằng việc dựng lên những sân khấu bằng gỗ, làm các chương trình ca nhạc rồi mời các câu lạc bộ khiêu vũ của các vị trung niên ấy đến nhảy nhót trước tượng ông Lý Thái Tổ là nơi mà chúng tôi định làm lễ.”
Đây là chiến thuật mới nhất của nhà cầm quyền Hà nội để đối phó với những cuộc tập họp đông người mà họ không thích. Trong những năm gần đây những nhóm xã hội đối lập với nhà cầm quyền xuất hiện ngày càng nhiều và cơ quan công quyền đã sử dụng nhiều biện pháp không chính thống để đối phó.
Những vụ biểu tình chống Trung quốc ở đô thị nổ ra vào khoảng năm 2007 bị trấn dẹp bằng biện pháp cổ điển là lực lượng chức năng chính thống như công an cùng các thiết bị nghiệp vụ của họ như xe phá sóng điện thoại.
Các biện pháp ngăn trở sau đó được đa dạng hóa hơn.
Trong tháng giêng này, trước sự kiện khiêu vũ ngày 16/2, người dân Hà
nội tập trung tổ chức tưởng niệm ngày trận đánh Hòang Sa năm 1974 thì
bị một công trường giả dựng lên để gây tiếng ồn cản trở việc tập hợp.
Một viên đá được cắt ngang dọc để phục vụ cho công trường giả ấy.
Năm 2008, sau vài tháng giằng co giữa chính quyền Hà nội và giáo dân công giáo về việc tranh chấp một khu đất thuộc tòa khâm sứ ngay trung tâm thủ đô, một công viên đã được dựng lên hầu như chỉ trong một đêm để chấm dứt chuyện đòi khu đất này của giáo dân, vì rằng công viên là một tiện ích công cộng.
Một biện pháp cũng không chính thống nhưng mang tính bạo lực là sử dụng các nhóm người bất hảo để quậy phá các cuộc tập hợp, ở đô thị cũng như ở nông thôn trong các cuộc biểu tình đòi đất của nông dân. Ngoài ra những đoàn viên thanh niên cộng sản trong đồng phục màu xanh dương không vũ trang cũng được huy động trong các hoạt động chống biểu tình. Các nhóm người được huy động cho công việc này thường được báo chí của đảng cộng sản gọi là các nhóm quần chúng tự phát.
Trên phương diện pháp lý, tội danh trốn thuế thường được đưa ra để kết tội những người có ý kiến trái với nhà cầm quyền như phiên tòa đang diễn ra để xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 18/2/2014. Trước đó, hồi năm 2009, doanh nhân trẻ tuổi Trần Huỳnh Duy Thức cũng bị bắt với tội danh trốn thuế, nhưng tội danh này không được nêu ra trong bản án 16 năm tù dành cho anh Thức sau đó.
Các biện pháp phi hành chính cũng được triệt để áp dụng để làm rối những nhà hoạt động dân sự. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người đề xướng việc kiện các nhà máy thủy điện ở miền Trung xả nước làm chết dân bị các chủ nhà trọ từ khước do áp lực của nhà cầm quyền.
Hiệu quả của biện pháp mới
Năm 2008, sau vài tháng giằng co giữa chính quyền Hà nội và giáo dân công giáo về việc tranh chấp một khu đất thuộc tòa khâm sứ ngay trung tâm thủ đô, một công viên đã được dựng lên hầu như chỉ trong một đêm để chấm dứt chuyện đòi khu đất này của giáo dân, vì rằng công viên là một tiện ích công cộng.
Một biện pháp cũng không chính thống nhưng mang tính bạo lực là sử dụng các nhóm người bất hảo để quậy phá các cuộc tập hợp, ở đô thị cũng như ở nông thôn trong các cuộc biểu tình đòi đất của nông dân. Ngoài ra những đoàn viên thanh niên cộng sản trong đồng phục màu xanh dương không vũ trang cũng được huy động trong các hoạt động chống biểu tình. Các nhóm người được huy động cho công việc này thường được báo chí của đảng cộng sản gọi là các nhóm quần chúng tự phát.
Trên phương diện pháp lý, tội danh trốn thuế thường được đưa ra để kết tội những người có ý kiến trái với nhà cầm quyền như phiên tòa đang diễn ra để xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 18/2/2014. Trước đó, hồi năm 2009, doanh nhân trẻ tuổi Trần Huỳnh Duy Thức cũng bị bắt với tội danh trốn thuế, nhưng tội danh này không được nêu ra trong bản án 16 năm tù dành cho anh Thức sau đó.
Các biện pháp phi hành chính cũng được triệt để áp dụng để làm rối những nhà hoạt động dân sự. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người đề xướng việc kiện các nhà máy thủy điện ở miền Trung xả nước làm chết dân bị các chủ nhà trọ từ khước do áp lực của nhà cầm quyền.
Trở lại với biện pháp mới nhất là sử dụng khiêu vũ ngoài trời để ngăn trở cuộc tập hợp tưởng niệm chiến tranh biên giới tại Hà nội vừa qua, một facebooker đưa ra nhận xét như sau,
“Mình phục đồng chí nào đã nghĩ ra cái màn khiêu vũ hôm qua ở
tượng đài Lý Thái Tổ. Một lựa chọn rất thông minh. Nó giúp tránh được
tai tiếng cho lực lượng an ninh. Một lực lượng an ninh không được huấn
luyện kỹ lưỡng để hành xử một cách văn minh thì sẽ dễ mất kiên nhẫn và
hành xử như những côn đồ khi phải đối diện với những người biểu tình bản
lĩnh. những hình ảnh khiêu vũ chỉ gây mắc cười chứ không gây xấu hổ
trước công luận như những hình ảnh côn đồ.”
Quả thực là hình ảnh đôi nam nữ trung niên khiêu vũ giữa trời đông Hà nội, như bước ra từ những trang sách của nhà văn Vũ Trọng Phụng cách đây gần một thế kỷ vào lúc Hà nội bắt đầu Âu hóa, được hãng thông tấn AP đưa lên khắp mặt báo và cơ quan truyền thông khắp thế giới đã gây không ít ngạc nhiên và những nụ cười.
Nhưng đối với nhiều người Việt đến để tưởng niệm cuộc chiến tranh thì họ không cười được. Nghệ sĩ Kim Chi có mặt tại nơi tưởng niệm bên bờ hồ Hoàn Kiếm nói với biên tập viên Mặc Lâm rằng,
“Tôi có hai cảm xúc đối với việc hôm qua, thứ nhất là đối với tấm lòng của bao nhiêu người xót thương, biết ơn những người đã hy sinh trong cuộc chiến ấy để bảo vệ tổ quốc thì số ấy đông lắm ở phía bờ hồ. Còn điều mà nó làm cho tôi rất khó chịu mà nói nặng hơn là phẫn nộ trước những hành động rất là lố bịch. Cái ngày như thế mà họ bắt loa thiệt to rồi họ ôm nhau nhảy nhót này kia, nó không có tự nhiên…tôi không hiểu các bạn sung sướng gì mà ra đây ăn mừng cái ngày đó.”
Anh Chí thì nói với chúng tôi,
“Tôi nói với mọi người là cứ để họ diễn trò, để cho nhân dân người ta nhìn, dư luận người ta nhìn, rồi những bậc tiền nhân như ông Lý Thái Tổ ông ấy đứng đấy ông nhìn xuống, vong linh các đồng bào chiến sĩ đã ngã xuống sẽ chứng giám chuyện này.”
Như vậy nếu biện pháp khiêu vũ có thể sẽ không gây ra những phản ứng mạnh từ cộng đồng thế giới về vấn đề nhân quyền trong sự đàn áp, nhưng đối với những người giàu tình tự dân tộc như nghệ sĩ Kim Chi hay Anh Chí thì biện pháp này có vẻ mang một hiệu ứng ngược.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-02-18
Quả thực là hình ảnh đôi nam nữ trung niên khiêu vũ giữa trời đông Hà nội, như bước ra từ những trang sách của nhà văn Vũ Trọng Phụng cách đây gần một thế kỷ vào lúc Hà nội bắt đầu Âu hóa, được hãng thông tấn AP đưa lên khắp mặt báo và cơ quan truyền thông khắp thế giới đã gây không ít ngạc nhiên và những nụ cười.
Nhưng đối với nhiều người Việt đến để tưởng niệm cuộc chiến tranh thì họ không cười được. Nghệ sĩ Kim Chi có mặt tại nơi tưởng niệm bên bờ hồ Hoàn Kiếm nói với biên tập viên Mặc Lâm rằng,
“Tôi có hai cảm xúc đối với việc hôm qua, thứ nhất là đối với tấm lòng của bao nhiêu người xót thương, biết ơn những người đã hy sinh trong cuộc chiến ấy để bảo vệ tổ quốc thì số ấy đông lắm ở phía bờ hồ. Còn điều mà nó làm cho tôi rất khó chịu mà nói nặng hơn là phẫn nộ trước những hành động rất là lố bịch. Cái ngày như thế mà họ bắt loa thiệt to rồi họ ôm nhau nhảy nhót này kia, nó không có tự nhiên…tôi không hiểu các bạn sung sướng gì mà ra đây ăn mừng cái ngày đó.”
Anh Chí thì nói với chúng tôi,
“Tôi nói với mọi người là cứ để họ diễn trò, để cho nhân dân người ta nhìn, dư luận người ta nhìn, rồi những bậc tiền nhân như ông Lý Thái Tổ ông ấy đứng đấy ông nhìn xuống, vong linh các đồng bào chiến sĩ đã ngã xuống sẽ chứng giám chuyện này.”
Như vậy nếu biện pháp khiêu vũ có thể sẽ không gây ra những phản ứng mạnh từ cộng đồng thế giới về vấn đề nhân quyền trong sự đàn áp, nhưng đối với những người giàu tình tự dân tộc như nghệ sĩ Kim Chi hay Anh Chí thì biện pháp này có vẻ mang một hiệu ứng ngược.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-02-18
Hà Tĩnh: Bi hài “quan huyện” lập núi “trấn yểm” bít cổng trụ sở UBND
(Dân trí) - Cho rằng việc huyện bất ổn, nhiều cán bộ "ngã ngựa" khi
đương chức là do chiếc cổng trụ sở không hợp phong thủy, bị luồng khí
xấu xâm nhập, lãnh đạo huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã cho bưng bít
cổng, lập núi đá “trừ yểm”.Hiệu quả của việc làm kỳ quái, phản cảm nêu
trên chưa thấy đâu, chỉ thấy từ khi núi đá được lập nên đã có quá nhiều
rắc rối và vô số câu chuyện bi hài xảy ra.
Lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân cho dựng núi đá bít hẳn cổng chính vào trụ sở UBND huyện. Công trình đầy phản cảm tại một cơ quan công quyền đứng đầu của huyện khiến người dân không khỏi... giật mình.
Khôi hài!
Bất kỳ ai ghé qua trụ sở UBND huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) không khỏi giật mình trước việc chiếc cổng chính rộng lớn, tồn tại nhiều năm qua hiện đã bị bít lại bằng một núi đá nhân tạo "hùng vĩ".
Ông H. (một cán bộ đương nhiệm làm việc tại UBND huyện Nghi Xuân) thông tin, núi đá nói trên được xây dựng cách đây hơn 3 năm, thời ông Nguyễn H.L. còn giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân.
Theo lời kể thì nguyên nhân xây núi đá rất khôi hài. Thời điểm trước khi núi đá được dựng lên, tại UBND huyện Nghi Xuân xảy ra khá nhiều vụ việc bất ổn. Thời điểm đó bỗng nhiên cũng dấy lên thông tin đồn đoán: UBND huyện xảy ra nhiều chuyện không hay là do phong thủy của trụ sở không tốt (!?).
Từ lời đồn thổi đó, lãnh đạo huyện này đã âm thầm cho mời một thầy phong thủy tới giúp huyện “ngắt mạch” những chuyện không hay. Thầy phán tất cả những chuyện xảy ra tại huyện là do môn lộ (lối cửa vào) luôn bị các luồng khí xấu xâm nhập; muốn dứt được họa chỉ có cách bít hẳn chiếc cổng rồi lập núi trừ yểm.
Quá tin lời thầy, ngay sau đó lãnh đạo huyện Nghi Xuân đã đưa phương án bít cổng chính vào một cuộc họp của huyện để lấy ý kiến. Có nhiều ý kiến không đồng tình song người đứng đầu huyện Nghi Xuân thời điểm đó vẫn nhất quyết cho phá bỏ cổng chính vào trụ sở. Nguồn tin này cho cho biết, kinh phí xây dựng núi đá được xã hội hóa (?).
Ngay sau cuộc họp trên chưa đầy một tháng, hạng mục bít cổng, dựng núi đá đã được tiến hành. Toàn bộ kinh phí xây dựng núi đá được một doanh nghiệp trên địa bàn tài trợ. Sau hơn một tháng thi công, núi đá trấn yểm với nguyên liệu được vận chuyển từ tận tỉnh Ninh Bình đã được được hoàn thành.
Phản cảm và rắc rối
Nhiều cán bộ làm việc tại UBND huyện Nghi Xuân khi trò chuyện với phóng viên đã thẳng thắn nói rằng, hiệu quả của việc phá cổng trụ sở lập non bộ trừ yểm chưa thấy đâu, chỉ thấy từ khi công trình kỳ quái trên được dựng nên đã gây ra bao rắc rối cho cán bộ và người dân.
Bất kỳ ai ghé qua trụ sở UBND huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) không khỏi giật mình trước việc chiếc cổng chính rộng lớn, tồn tại nhiều năm qua hiện đã bị bít lại bằng một núi đá nhân tạo "hùng vĩ".
Ông H. (một cán bộ đương nhiệm làm việc tại UBND huyện Nghi Xuân) thông tin, núi đá nói trên được xây dựng cách đây hơn 3 năm, thời ông Nguyễn H.L. còn giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân.
Theo lời kể thì nguyên nhân xây núi đá rất khôi hài. Thời điểm trước khi núi đá được dựng lên, tại UBND huyện Nghi Xuân xảy ra khá nhiều vụ việc bất ổn. Thời điểm đó bỗng nhiên cũng dấy lên thông tin đồn đoán: UBND huyện xảy ra nhiều chuyện không hay là do phong thủy của trụ sở không tốt (!?).
Từ lời đồn thổi đó, lãnh đạo huyện này đã âm thầm cho mời một thầy phong thủy tới giúp huyện “ngắt mạch” những chuyện không hay. Thầy phán tất cả những chuyện xảy ra tại huyện là do môn lộ (lối cửa vào) luôn bị các luồng khí xấu xâm nhập; muốn dứt được họa chỉ có cách bít hẳn chiếc cổng rồi lập núi trừ yểm.
Quá tin lời thầy, ngay sau đó lãnh đạo huyện Nghi Xuân đã đưa phương án bít cổng chính vào một cuộc họp của huyện để lấy ý kiến. Có nhiều ý kiến không đồng tình song người đứng đầu huyện Nghi Xuân thời điểm đó vẫn nhất quyết cho phá bỏ cổng chính vào trụ sở. Nguồn tin này cho cho biết, kinh phí xây dựng núi đá được xã hội hóa (?).
Ngay sau cuộc họp trên chưa đầy một tháng, hạng mục bít cổng, dựng núi đá đã được tiến hành. Toàn bộ kinh phí xây dựng núi đá được một doanh nghiệp trên địa bàn tài trợ. Sau hơn một tháng thi công, núi đá trấn yểm với nguyên liệu được vận chuyển từ tận tỉnh Ninh Bình đã được được hoàn thành.
Phản cảm và rắc rối
Nhiều cán bộ làm việc tại UBND huyện Nghi Xuân khi trò chuyện với phóng viên đã thẳng thắn nói rằng, hiệu quả của việc phá cổng trụ sở lập non bộ trừ yểm chưa thấy đâu, chỉ thấy từ khi công trình kỳ quái trên được dựng nên đã gây ra bao rắc rối cho cán bộ và người dân.
Núi đá án ngữ ngay lối cổng chính vào trụ sở UBND huyện trước kia
Phản cảm là điều mà bất cứ ai đến trụ sở UBND huyện Nghi Xuân cũng đều
nhận thấy. Nhiều người dân bày tỏ sự ngao ngán khi trước trụ sở một cơ
quan công quyền lại chình ình một núi đá âm u, không phù hợp. Lại càng
phản cảm hơn khi một cổng chính, nằm ở trung tâm trụ sở một cơ quan
công quyền lại bị bịt kín, nhiều người không còn nhận ra trụ sở đơn vị
hành chính hàng đầu của huyện.
Cán bộ và người dân cũng cho rằng núi đá này đem lại quá nhiều rắc rối. Suốt 3 năm qua, việc đi lại của cán bộ và người dân, quan khách đến trụ sở UBND huyện Nghi Xuân làm việc bị ảnh hưởng nặng nề. Do cổng chính đã bị bít nên mọi người muốn vào trụ sở UBND huyện đều phải đi qua một chiếc cổng vốn là cổng phụ trước đây. Khuôn viên vốn đã chật chội, cổng chính bị bịt kín nên quang cảnh trụ sở UBND huyện cũng không ra dáng một cơ quan công quyền.
Làm việc với PV Dân trí, một cán bộ tại Ban quản lý các công trình xây dựng cơ bản huyện Nghi Xuân (Ban A) cho hay, do không muốn tình trạng phản cảm, rắc rối kéo dài, mới đây Chủ tịch UBND huyện - ông Đặng Văn Tính - đã chính thức yêu cầu Ban A lập phương án phá bỏ núi đá, khôi phục lại cổng chính sau hơn 3 năm bị bưng bít.
Cán bộ và người dân cũng cho rằng núi đá này đem lại quá nhiều rắc rối. Suốt 3 năm qua, việc đi lại của cán bộ và người dân, quan khách đến trụ sở UBND huyện Nghi Xuân làm việc bị ảnh hưởng nặng nề. Do cổng chính đã bị bít nên mọi người muốn vào trụ sở UBND huyện đều phải đi qua một chiếc cổng vốn là cổng phụ trước đây. Khuôn viên vốn đã chật chội, cổng chính bị bịt kín nên quang cảnh trụ sở UBND huyện cũng không ra dáng một cơ quan công quyền.
Làm việc với PV Dân trí, một cán bộ tại Ban quản lý các công trình xây dựng cơ bản huyện Nghi Xuân (Ban A) cho hay, do không muốn tình trạng phản cảm, rắc rối kéo dài, mới đây Chủ tịch UBND huyện - ông Đặng Văn Tính - đã chính thức yêu cầu Ban A lập phương án phá bỏ núi đá, khôi phục lại cổng chính sau hơn 3 năm bị bưng bít.
Lãnh đạo mới của UBND huyện Nghi Xuân đã lên phương án phá bỏ núi đá, khôi phục lại cổng chính
“Chủ tịch huyện đã có ý kiến yêu cầu khôi phục lại cổng chính. Hiện
chúng tôi đang lên phương án gỡ bỏ núi đá, sửa sang lại cổng để phục vụ
việc đi lại của cán bộ và người dân” - một cán bộ tại Ban A huyện Nghi
Xuân cho hay.
Đáng chú ý, khi được hỏi, kinh phí gỡ bỏ núi đá, khôi phục lại cổng (có thể lên đến cả trăm triệu đồng) sẽ được lấy từ nguồn nào? Vị cán bộ trên cho hay, không thể có chuyện xã hội hóa như khi dựng núi đá được mà kinh phí lần này sẽ phải trích từ ngân sách.
Văn Dũng - Xuân Sinh
Đáng chú ý, khi được hỏi, kinh phí gỡ bỏ núi đá, khôi phục lại cổng (có thể lên đến cả trăm triệu đồng) sẽ được lấy từ nguồn nào? Vị cán bộ trên cho hay, không thể có chuyện xã hội hóa như khi dựng núi đá được mà kinh phí lần này sẽ phải trích từ ngân sách.
Văn Dũng - Xuân Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét