Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Từ Mác Lê Nin đến McDonald’s - Ý nghĩa của lợi ích cao nhất là gì? - Tướng Ngọ chết vẫn chưa hết chuyện

Tướng Ngọ chết vẫn chưa hết chuyện

Mới ngày 17-2-2014, trả lời báo Người Lao động, ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, đã có ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ công an Phạm Qúy Ngọ để điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng bọn “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.
Và theo đài BBC thì đã có quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Qúy Ngọ. Cứ tưởng câu chuyện về vị thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng. Thứ trưởng Bộ Công an này đến hồi gay cấn. Đùng một cai sáng 19-2, tờ báo PtroTimes đưa tin Phạm Qúy Ngọ đã chết lúc 16 giờ chiều 18, sau cải chính lại 21h 20 phút giờ cùng ngày.
Cái chết đột ngột của tướng Ngọ khiến mọi người xửng sốt, đặt nhiều dấu hỏi, và vì thế, đối với Phạm Qúy Ngọ chết chưa hết chuyện.
Ai cũng biết vụ án Vinalines là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Nó không chỉ gây thất thoát khối tài sản rất lớn mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín chính trị của đảng và chính phủ. Vì vậy Thủ tướng phải trực tiếp chỉ đạo, và người được giao nhiệm vụ Trưởng ban chuyên án không phải một sỹ quan bình thường mà là một trung tướng , ủy viên trung ương đảng , tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống tội phạm. Là một cán bộ lãnh đạo đang giữ trọng trách cao như thế, một người được coi là tài năng và rất dày dạn kinh nghiệm đánh án , nhẽ ra Phạm Qúy Ngọ không được để ra bất kỷ sai sót nào. Nhưng đằng này , khi Thủ tướng vừa ra quyết định khởi tố và ra lệnh bắt Dương Chí Dũng chiều hôm trước thì sáng hôm sau Dương Chí Dũng đã xa chạy cao bay.
Có thể nói đây là một trận đánh bị thất bại ngay từ đầu vì lộ bí mật để tướng giặc thoát khỏi vòng vây. Phương án tác chiến ra sao? Kế hoạch điều nghiên thế nào? Lực lượng mai phục, mật phục cài cắm ở những đâu ? Tại sao lại để lộ bí mật để đối tượng chạy trốn? Tất cả những câu hỏi ấy đều phải trả lời , phải mổ xẻ từng mắt xích trong ban chuyên án, và vô luận , dù sai sót ở khâu nào, thì trách nhiệm trước hết thuộc người chỉ huy trận đánh. Trong chiến đấu nhẹ thì kỷ luật, nặng phải ra tòa án binh. Nhớ lại chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước, khi được giao điều tra vụ án Trần Dụ Châu , tướng Trần Tử Bình đã nói với đại tá Phạm Trịnh Căn : “ Vụ này, nếu để lộ, Trần Dụ Châu mà dinh tê vào thành, thì tôi và anh mất đầu!”
Vụ án Vinalines để lộ bí mật , Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài ,đó là một nghiêm trọng. Nhưng Trưởng ban chuyên án Phạm Qúy Ngọ chẳng những không bị trị tội mà còn được thưởng công. Dương Chí Dũng bỏ trốn ngày 18-5 -2013 thì gần hai tháng sau, ngày 22-7-2013 , Phạm Qúy Ngọ được Chủ tịch nước phong hàm thượng tướng . Đó là một nghịch lý khó tưởng tượng.
Dương Chí Dũng được những sỹ quan công an và bọn xã hội đen do đại tá Dương Tự Trọng cầm đầu , tổ chức cho trốn ra nước ngoài theo một kế hoạch rất bài bản, không hề vấp phải bất kỳ sự truy đuổi nào của công an . Y chỉ bị bắt khi cảnh sát Hoa kỳ không cho nhập cảnh phải quay trở lại Campuchia . Ấy thế mà lại ca ngợi Trưởng ban chuyên án Phạm Qúy Ngọ là đã “ đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng , đàm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết” ( Đỗ Toàn –Nguyễn Tấn Dũng org)
Một ngày trước khi Dương Chí Dũng cùng 9 bị cáo phải ra trước vành móng ngựa trong vụ án Vinalines, đám cưới của con trai thứ trưởng Phạm Qúy Ngọ được tổ chức tại khách sạn 5 sao JM Marriot sang trọng bậc nhất Hà Nội. Đó là một đám cưới được mô tả “sự xa hoa tột cùng của giai cấp quý tộc đỏ”. Nhưng quan sát kỹ thấy khuôn mặt Phạm Qúy Ngọ lại “lộ rõ sự lo âu rẩu rĩ”.
Tại sao lại ông Ngọ lại mang bộ mặt ấy trong giờ phút đại hỷ?
Từ giám đốc công an tỉnh Thái Bình không mấy tiếng tăm, Phạm Qúy Ngọ được điều ra Hà Nội làm phó tổng cục cảnh sát vào tháng 2 năm 2006. Khi tướng Cao Ngọc Oánh bị nghi liên quan đến “bữa cơm chạy án” vụ PMU18, Phạm Qúy Ngọ lên thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra. Tháng 1- 2008 lên chức tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân. Tháng 1 -2010 giữ chức tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống tội phạm. Tháng 8- 2010 lên chức thứ trưởng Bộ công an. Trong vòng 6 năm liên tục lên chức và nhảy liền ba bậc tướng . Đường hoạn lộ đại phát như thế còn buồn bực nỗi gỉ? Đang là ủy viên trung ương đảng giữa nhiệm kỳ XI, hàm thượng tướng, đương chức thứ trưởng, uy quyền như thế có gì phải âu lo? Lá gan mới được hiến tặng , sức khỏe đang sung, có gì phải héo?
Phải chăng nguyên nhân thần sắc bất an của tướng Phạm Qúy Ngọ trong tiệc cưới linh đình ấy là những lời khai của Dương Chí Dũng nửa tháng sau , ngày 7-1-2014 ?
Ngày đó, với tư cách nhân chứng trong phiên tòa xét xử vụ án “tổ chức người trốn ra nước ngoài” do đại tá Dương Tự Trọng cầm đầu, Dương Chí Dũng đã khai : Đích thân Phạm Qúy Ngọ đã dùng “sim rác”điện thoại cho ông ta, thông báo quyết định của Thủ tướng ra lệnh bắt giam ông ta và khuyên ông ta tạm lánh đi. Để nhận được ân huệ đó, Dương Chí Dũng khai đã hối lộ Phạm Qúy Ngọ 510.000 đô la . Dương Chí Dũng còn khai năm 2010 đã mang tới nhà Phạm Qúy Ngọ 1.000.000 đô la để lo lót giúp bà Trương Mỹ Lam chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên quan đến “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn”.
Hội đồng xét xử không khống chế lời khai của Dương Chí Dũng, yêu cầu Dũng khai rõ những gì Dũng muốn nói. Tất cà những người dự khán cũng như những ai quan tâm đến vụ án Vinalines đều “chết đứng” khi Dương Chí Dũng nói rành rọt : Trưa 17-5-2012 , Dương Chí Dũng điện thoại cho Phạm Qúy Ngọ. Ông Ngọ nói đang đi công tác. Tới chiều tối cùng ngày Dũng gọi điện thoại thì được ông Ngọ nói Dũng đã bị khởi tố và sẽ bị bắt giam , đồng thời khuyên Dũng nên tắt điện thoại và lánh đi một thời gian...
Phạm Qúy Ngọ phủ nhận lời khai của Dương Chí Dũng. Ông nói với nhà báo Nguyễn Như Phong : “ Kệ nó. Nó muốn khai gì cứ khai , sẽ có người điều tra làm rõ!”
Nhà báo Nguyễn Như Phong cho rằng , việc Chủ tịch nước ký quyết định phong hàm thượng tướng cho Phạm Qúy Ngọ là minh chứng xác đáng rắng Phạm Qúy Ngọ không tiết lộ bí mật và nhận tiền của Dương Chí Dũng, Dương Chí Dũng là kẻ cùng đường như “ Trâu lấm vẩy bùn !”
Trong một bài viết đăng trên trang Nguyễn Tấn Dũng.org, nhà báo Đỗ Toàn đặt câu hỏi : “Vì sao Dương Chí Dũng tấn công lãnh đạo Bộ công an?”, Đỗ Toàn nghi ngờ Dương Chí Dũng là tay sai của "thế lực thù địch" chui sâu leo cao vào tổ chức để chống đảng và nhà nước. Đỗ Toàn viết : “Dương Chí Dũng là ai không còn là điều quan trọng , nhưng rõ ràng ông ta là một cán bộ hư hỏng và có thể là một đối tượng bị lạm dụng để chống phá nhà nước khi nhận nhiệm vụ quan trọng ở Vinalines. Chỉ có ông ta mới biết mình muốn làm gì để đạp đổ cơ đồ của một đất nước, tạo scandal tham nhũng, thực chất là hạ uy tín lãnh đạo của những vị có quyết tâm chống lại hắn. Đôi mắt của Dương Chí Dũng hướng sang trời Đông nhưng thực chất là đầu óc đều ở phương Bắc. Nghi binh là binh pháp. Cù Huy Hà Vũ là mặt nổi từ bên ngoài, Dương Chí Dũng là nội ứng bên trong. Thiển ý đều thấy được cái chủ tâm của họ”.
Người viết bài này không giàu trí tưởng tượng như nhà báo Đỗ Toàn và không muốn bình luận về nhận định của ông. Nhưng qua đó càng thấy câu chuyện về Phạm Qúy Ngọ đầy mâu thuẫn.
Dương Chí Dũng có phải là kẻ cùng đường “trâu lấm vẩy bùn” như nhà báo đại tá Nguyễn Như Phong kết luận, hay là một kẻ “đôi mắt hướng trời Đông nhưng thực chất đầu óc đều ở phương Bắc” như nhà báo Đỗ Toàn nói ? Ngược lại, Phạm Qúy Ngọ là một cán bộ lãnh đạo tài đức vẹn toàn quyết liệt chống tham nhũng , hay là một kẻ tham nhũng nhận hối lộ? Những câu hỏi đó, nếu Phạm Qúy Ngọ còn sống, vụ án được khởi tổ, việc điều tra được tiến hành minh bạch tất cả có lẽ sẽ qua đi như một cơn bão tan.
Nhưng Phạm Qúy Ngọ đã chết, vụ án (có thể) bị đình chỉ, những câu hỏi đó sẽ không được trả lời, mà dẫu có trả lời cũng khó thuyết phục . Hơn nữa lại nẩy thêm những câu hỏi khó trả lời hơn: Tại sao Phạm Qúy Ngọ chết đột ngột? Liệu cái chết có liên quan đến vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước” và ý kiến cần đình chỉ công tác ông ta để điều tra?
Có người nhận được những lời thương nhớ và mổ yên mả đẹp, có người chết để lại bia miệng tiếng đời, rửa ngàn năm không sạch.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng

Từ Mác Lê Nin đến McDonald’s

DCVOnline

HV Radio
mac‟Chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất, đẫm máu nhất từ Mác Lê Nin đến McDonald’s”.
Hôm Thứ Bảy ngày 8/2/2014 đại công ty McDonald’s, một trong những biểu tượng phổ biến nhất của cái mà người Cộng sản gọi là ‘chủ nghĩa tư bản Mỹ’, đã chính thức khai trương cửa hàng McDonald’s đầu tiên của họ tại Việt nam, và ngay tại nơi chế độ CSVN tuyên xưng là ‘thành phố tên vàng HCM’.
Cửa hàng McDonald’s có 350 chỗ ngồi nằm ngay tại 1 giao lộ đông đúc, ngay bùng binh đường Điện Biên Phủ (Phan thanh Giản cũ) và Nguyễn Bình Khiêm, phường Đa Kao, quận 1.
Giấy phép nhượng (độc) quyền để mở (các) nhà hàng McDonald’s ở Việt Nam trong tay của một thương gia Mỹ gốc Việt trẻ tuổi tên Nguyễn Bảo Hoàng, giám đốc công ty Good Day Hospitality. Cùng dự lễ cắt băng khánh thành với Nguyễn Bảo Hoàng là Phó Chủ tịch UBND thành phố Saigon (HCM) Nguyễn Thị Hồng và cả Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear.
Theo cái nhìn bình dân thì sau Coca Cola, McDonald’s vốn là hình ảnh dễ nhận biết nhất về ‘đời sống Mỹ, xã hội Mỹ’, và cũng là biểu tượng cho mơ ước của hàng tỷ người ở các nước kém phát triển trên toàn cầu.
Vì vậy , chuyện cửa hàng McDonald’s đầu tiên xuất hiện ở đất nước vẫn còn do một chế độ độc tài đảng trị, kiên quyết tung hô khẩu hiệu rỗng tuếch ‘kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội’, một trong 3 nhà nước cuối cùng còn bám víu và viện dẫn Mác Lê nin như Việt Nam là chuyện thu hút được nhiều chú ý (tuy rằng trước McDonald’s, hàng loạt cửa hàng, thương hiệu thực phẩm ‘to go’ của Mỹ như KFC, Burger King đã đến Việt nam).
Nhưng đáng chú ý hơn trong chuyện này là nhân vật được tập đoàn McDonald’s chọn để nhượng quyền khai thác tại Việt nam không phải là một thương gia … tầm thường.
Như báo chí trong nước rầm rộ loan tin thì thương gia Mỹ gốc Việt Nguyễn Bảo Hoàng là một người có ‘Lý lịch trong sáng, sự nghiệp huy hoàng’.
Bài báo trên tờ Vietnam Net, trong mục kinh tế nguyên văn như sau
Từ Mác đến Big Mac
Từ Mác đến Big Mac
Henry Nguyễn, một doanh nhân thành đạt gốc Việt đưa McDonald, có tiểu sử hoàn hảo và đầy màu hồng. Henry Nguyễn, tên thật là Nguyễn Bảo Hoàng, sinh năm 1974 tại Sài Gòn trong gia đình có 4 anh em. Đến năm 1975, ông cùng gia đình chuyển sang định cư tại bang Virginia, Mỹ. Nguyễn Bảo Hoàng học đại học tại Harvard, tại đây ông được học bổng Harvard National Scholar và tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển với hạng xuất sắc Magna Cum Laude năm 1995. Ông Hoàng cũng đồng thời tốt nghiệp bác sĩ y khoa và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Northwestern và Kellogg School of Management. Ông Hoàng từng là giám đốc điều hành cho công ty VITC tại khu vực châu Á, một công ty viễn thông Mỹ chuyên về IP và công nghệ. Ông cũng là cộng sự tại Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại NewYork chuyên nghiên cứu về các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm.
[‟chuyển sang định cư” là cách nói trại của nhóm chữ ‟đi tị nạn cộng sản”; người Việt ‟chuyển sang định cư” có nghĩa là những người vượt biểt, vượt biên, là thuyền nhân bỏ nước đi tìm tự do - DCVOnline]
Một trong những thành công lớn nhất của ông Hoàng là đầu tư vào VCCORP và PeaceSoft khiến tỉ suất sinh lời nội bộ tăng lên 30%. Theo ông Hoàng, những con số không dừng lại ở đó, trong năm tới lãi suất sẽ tăng gấp 5 lần so với ban đầu.
Ngày 17/11/2008, ông Hoàng kết hôn với bà Nguyễn Thanh Phượng. Ông Hoàng cho biết,ông luôn mơ ước được quay về quê hương đất nước Việt Nam, lập nghiệp và lấy vợ là người Việt. Giờ đây ông đã có được tất cả những gì mình mong muốn. Ông cũng là người có công lớn đưa chuỗi cửa hàng ăn nhanh hàng đầu thế giới McDonald về Việt Nam. Những nhà hàng đầu tiên được đặt tại TP HCM do chính ông quản lý.
“Từ bé đến nay, tôi vẫn luôn là người hâm mộ cuồng nhiệt của McDonald. Đó là nơi tôi có nhiều trải nghiệm thú vị và một trong số đó là việc làm đầu tiên của tôi khi ở tuổi vị thành niên. Từ khi trở về Việt Nam hơn 10 năm trước, tôi vẫn luôn mơ ước một ngày nào đó có thể đưa McDonald’s đến với quê hương mình”, ông Nguyễn Bảo Hoàng nói.
*
‘Lý lịch trong sáng’ là thuật ngữ thường để chỉ những thành phần con ông cháu cha của chế độ, những gia đình được xếp vào dạng ‘có công cách mạng’, hoặc ít nhất cũng phải thuộc dạng ‘thành phần cơ bản’ – tức ba đời bần cố nông. Chưa hết, ‘tiểu sử đầy màu hồng’ khiến người đọc liên tưởng đến những phần tử ngày nay ở Việt nam gọi là ‘các thái tử đảng’ hay con cái của những quan chức cộng sản cao cấp.
Trong khi đó, dư luận từ lâu biết rõ Nguyễn Bảo Hoàng là con trai của Nguyễn Bang, một viên chức cao cấp thời Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1975, gia đình Nguyễn Bang di tản sớm khỏi Việt nam sang Hoa Kỳ tỵ nạn cộng sản. Đáng lẽ, theo lệ thường thì đối với chế độ CSVN, người như Nguyễn Bảo Hoàng bị xếp vào dạng ‘lý lịch có vấn đề’ hoặc ‘gia đình phản động’. Thế nhưng lý do khiến Nguyễn Bảo Hoàng được các bồi bút chế độ xưng tụng là ‘lý lịch trong sáng’ là vì vợ Hoàng, Nguyễn Thanh Phượng, chính là con gái của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.
Xét lý lịch ba đời vốn vẫn là thủ tục (hoặc đúng hơn, nguyên tắc) tối quan trọng của chế độ cộng sản. Hàng triệu con em của những người từng là quân nhân công chức VNCH , sau năm 1975 , đã cay đắng chứng nghiệm điều này (y hệt hàng trăm ngàn người đã trải qua ở miền Bắc sau năm 1954).
Như trên một trang facebook, khi nhìn về hiện tình đời sống Việt Nam ngày nay dân trí thấp kém, xã hội rối loạn vô trật tự, mọi người ra đường đối xử với nhau chỉ bằng phản ứng bản năng, một người trong nước đã nhận định,
… về thủ phạm làm dân ngu thì mọi thứ cũng từ cái gốc mà ra. Một thời ngăn sông cấm chợ, chủ nghĩa lý lịch làm dân bần hàn. Bần hàn thì đâm bần tiện, bần tiện riết thì thành hạ tiện.
Em nói chuyện nhỏ thôi, thế hệ em sinh sau 1975, năm 1984 em học lớp 1, lúc đó mới 6 tuổi thì biết con mẹ gì là con cháu ngụy quân ngụy quyền, nhưng vào lớp cô giáo nói giọng Bắc chỉ mặt “thế chúng mày con ngụy mà đi học làm gì?” Lên lớp 6, cũng không được cho học tiếng Anh, nhưng hễ cứ là con cán bộ thì được ưu tiên chọn ngoại ngữ. Đến thời em học đại học, năm 1995 thì may mắn hơn một chút, đã thôi bị xét duyệt lý lịch. Nhưng bà chị, ông anh em những năm 1988-1990 bị xét lý lịch để cấm không cho thi vào các ngành cụ thể thời thượng lúc đó. Giáo dục như thế, thì đòi hỏi dân trí nó ra thế nào?
*
Như vậy đã quá rõ, qua trường hợp ngoại lệ này, phải chăng Nguyễn Tấn Dũng muốn nặn ra ‘lý lịch trong sáng’ cho con rể để tiếp tục củng cố thêm quyền lực của giới tư bản đỏ?
Điều đáng nói là các tờ báo trong nước, khi loan tin rầm rộ về chuyện khai trương cửa hàng McDonald’s của Nguyễn Bảo Hoàng, tuy có nhắc đến chuyện ‘vợ Nguyễn Bảo Hoàng là Nguyễn Thanh Phượng’ nhưng không báo nào dám nói rõ ‘Hoàng là con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’.
Trong khi đó thì ký giả Bill Hayton, từng là 1 phóng viên thường trú tại Việt nam và là tác giả quyển “Vietnam: Rising Dragon,” xuất bản năm 2010, nói về mối liên hệ nhân quả, chằng chịt giữa tiền bạc và quyền lực trong chế độ độc đảng ở Việt Nam hiện nay đã nhận định ngay
“mọi luật lệ quy định ở Việt nam luôn luôn mơ hồ, muốn giải thích thế nào cũng được nên các quan chức nhà nước có vô số cơ hội để hoặc trì hoãn, hoặc đẩy mạnh tiến độ chấp thuận kế hoạch đầu tư của người nước ngoài; nhưng Nguyễn Bảo Hoàng đã dư sức thương thuyết một cách dễ dàng. Tại sao? Có ông bố vợ là kẻ nắm quyền lực hàng thứ nhì như thế thì rõ ràng Nguyễn Bảo Hoàng nắm trong tay bửu bối hiếm có, là cùng lúc vừa có chiếc vé vàng thượng hạng lại kèm theo tấm thẻ miễn ngồi tù.”
*
Nhân chuyện luật pháp quy định như ký giả Bill Hayton đã nêu thì cũng nên nghe một người trong nước nhận xét:
Còn về luật pháp ư, có người bênh vực cho Đảng, ngụy biện đòi phải có bàn tay sắt, dẫn chứng các chế độ ở Singapore, Nam Hàn trước kia vv.Nhìn lại nhan nhản những bản án bỏ túi, thậm chí những người làm thẩm phán, chánh án thì trình độ, phẩm cách thế nào, ra sao thì đã thừa biết rõ. Một cơ chế như vậy mà leo lẻo ‘chế độ pháp trị, thượng tôn pháp luật’ là thế nào? Còn chấp pháp, thực thi pháp luật, lại chủ yếu chỉ toàn dựa vào nghị định, thông tư, mà lắm khi mấy cái văn bản pháp quy lại chọi ngược 180 độ với pháp luật. Hành pháp nắm quyền làm luật luôn thì đó là cái gì? Và đến khi nào thì luật pháp mới bãi bỏ không coi yếu tố ‘có công cách mạng, gia đình cách mạng’ là tình tiết ưu tiên để khoan hồng, giảm án tối đa? Thượng tôn pháp luật phải nằm trong não trạng của những người làm luật trước đã.
Ngay những quan chức cao cấp thượng hạng của chế độ, toàn những hạt giống đỏ thì đều hoặc cho con du học để rồi theo con qua Mỹ mà sống… vậy thì cái đất nước này đã và sẽ như thế nào đây?
Nếu theo quy luật khách quan (như biện chứng) thì hiện tượng, sự việc… đang xảy ra là điều tất yếu. Muốn có bàn tay sắt ư? Trước hết phải có những con người thiệt sắt, biết xấu hổ, biết nhục, biết đặt lợi ích cá nhân dưới lợi ích quốc gia, dân tộc.
*
Nếu tính từ khi Nguyễn Tất Thành tìm được ‘chân lý’ ở chủ nghĩa Mác Lê nin (như tài liệu của đảng CSVN vẫn tuyên truyền “tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L’Humanité) Pháp, Nguyễn A’i Quốc được đọc Luận cương của V.I Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhu đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ.! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” ) đến nay lịch sử đi chưa hết 100 năm!
Như người Ba Lan có câu ‘chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản’, người Việt nam có thể ngậm ngùi than ‟chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất, đẫm máu nhất từ Mác Lê Nin đến McDonald’s”.
Có lẽ chính đa số những đảng viên Cộng sản Việt nam hiện nay, nếu có tiền để vào nhà hàng McDonald’s, hẳn phải cay đắng hơn hết khi cắn miếng hamburger!
@HVR

Nguồn: Từ Mác Lê Nin đến McDonald’s. HVR. Hồn Việt Radio. February 13, 2014

Bà Đầm Xòe - Như thế là trẻ con

Trẻ con hay người lớn nhìn từ “góc độ” triết học là “đề cập” đến phần “định tính” chứ không ở phần “định lượng”. Vì, có người đã bảy mươi tuổi nhưng có hành động hay lời nói tỏ ra vụng về, khờ khạo, đặc biệt là “ăn theo nói leo”, người ngoài thấy được, nghe được liền nhận đình: “Ông bảy mươi tuổi rồi mà vẫn còn như trẻ con”; lại có “trẻ lên ba” nói năng minh triết, hành động có ý tứ, người ngoài thấy được, nghe được liên nhận định: “trẻ con mà như người lớn”.

Như thế, khái niệm trẻ con mang ý nghĩa là người chưa trưởng thành.

Người đã lớn mà chưa trưởng thành về lý trí thì vẫn cứ là trẻ con.

Ở cái giai đoạn chưa trưởng thành này thì bé học được câu nói nào là cứ nói đi nói lại; ăn được miếng nào là cứ đòi ăn đi ăn lại.

Xét ở khía cạnh “định tính”này thì thấy đảng ta cũng là người chưa trưởng thành, vẫn còn ở giai đoạn “học ăn học nói”. Mà ở cái giai đoạn “ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời” này thì bé lại hay “nói’ hay “ăn” lắm.

Đảng ta khi nghe ông Mác, Le nin nói: chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng lãnh đạo triệt để cách mạng vô sản – đảng ta cũng nói nói theo: giai cấp công nhân Việt Nam, những người con ưu tú của dân tộc, đội tiên phong của giai cấp công nhân đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam làm nên Cách mạng tháng tám và đấu tranh thống nhất đất nước, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đứa trẻ này không cần biết ở Việt Nam đã có giai cấp công nhân hay chưa và ai mới đích thực là người làm nên chiến thắng và cái thắng lợi cho dân được hưởng là cái thắng lợi gì.

Đảng ta nghe thấy ông Mác, Le nin nói: Tư bản đang giẫy chết – đảng ta cũng nói theo: Tư bản đang giẫy chết mà không cần biết nó có đang giẫy chết thật hay không? Nó giẫy chết kiểu gì mà nhân dân các các nước cộng sản tìm cách bổ nhào đến xin tỵ nạn, con em cán bộ, đảng viên xua con cháu mình đến học tập? Hiện tại Canada đã buộc phải tạm dừng “nhập khẩu” người Trung Quốc cộng sản, vì có quá nhiều cán bộ cốt cán của Trung Quốc xin “nhập khẩu” vào nước tư bản đang giẫy chết này.

Đảng ta nghe Mác – Le nin nói: Chủ nghĩa xã hội mãi mãi là mùa xuân nhân loại – đảng ta cũng nói theo mà không biết cái mùa xuân ấy như thế nào? Thế giới ngày nay đã vứt cái mùa xuân đó vào sọt rác ra sao, đảng ta cũng không hay?

Đảng ta nghe Mác – Lê nin nói: chỉ có Chủ nghĩa xã hội mới giải phóng triệt để con người – đảng ta cũng nói theo mà không biết giải phóng con người là giải phóng cái gì ở con người. Cho nên ai nghĩ khác đảng, nói khác đảng là bị khủng bố liền.

Đảng ta nghe Mác – Lê nin nói: chủ nghĩa xã hội có nền dân chủ triệu lần hơn dân chủ tư sản – đảng ta cũng nói theo mà không biết dân chủ triệu lần hơn là hơn là dân chủ ở những điểm gì? Đến cái dân chủ tối thiếu phổ thông đầu phiếu chọn ra người lãnh đạo cũng không có. Thế thì dân chủ là cái củ của các ông ư?

Đảng ta nghe Mác – Lê nin nói: chính quyền mà không phải là chính quyền, nó chỉ là công cụ của dân – đảng ta cũng nói theo mà không hiểu công cụ của dân cụ thể là thế nào. Cho nên, cuối cùng chính quyền của đảng ta chỉ toàn một lũ đầu trâu mặt ngựa đảm nhiệm.

Đảng ta nghe Mác – Lê nin nói: cộng sản khi đã giành được chính quyền thì quyết không chia quyền cho bất kỳ giai cấp nào khác- đảng ta cũng nói theo mà không biết cái sự không nhường quyền ấy sẽ dẫn đến độc tài, tha hóa đảng và nhân dân như thế nào. Thực tế đảng ta đã trở thành một đảng độc quyền đàn áp.

Đảng ta nghe Mác – Lê nin nói: lợi quyền gì cũng qua tay mình – đảng ta cũng hát theo mà không biết rằng, lợi quyền gì cũng qua tay mình sẽ biến đảng thành một đảng độc tôn cướp bóc. Thật sự đảng ta đã trở thành một đảng độc quyền cướp bóc.

Bây giờ thế giới lại đua tranh về nhân quyền – đảng ta cũng căng họng lên nói: Việt Nam rất tôn trọng nhân quyền, bao nhiêu năm đảng ta chiến đấu là vì nhân quyền mà chẳng biết nhân quyền nó là thế nào? Người dân mình tối thiếu được tự do mở miệng ra nói, đảng cũng không cho thì nó là nhân quyền của đảng ta là nhân quyền kiểu gì?

Đỉnh điểm của trẻ con là cứ thấy ai cho một miếng ăn, thì cho ngay người đó là bạn mà không cần biết, đó là miếng ăn nhục, miếng ăn mồi nhử chứ không phải là miếng ăn mang tình người thương nhau. Hiện hữu gần đây nhất là đảng ta còn khuyến khích một số người cũng trẻ con như đảng đến các nơi công cộng tại thủ đô nhảy múa, reo mừng nhân ngày Trung Quốc ồ ạt, bất ngờ đưa 600.000 ngàn quân xâm lược Việt Nam, tàn sát không ghê tay người và tái sản của Việt Nam.



Một số con dân của đảng nhảy múa tại Hà Nội nhân sự kiện ngày 17.2.1979 Trung Quốc đưa 60 vạn quân xâm lược và tàn sát người và của cải của Việt nam
Còn nhiều những ví dụ tương tự như vậy nữa.

Sự thật là, các đảng cộng sản chân chính trên thế giới do không còn là những đứa trẻ nên họ đã không ăn theo nói leo mà trưởng thành bằng cách tự giải tán, chấp nhận giải tán, hoặc bị giải tán; thế giời chỉ còn lại chỉ duy nhất có đảng ta, đảng Cu Ba, đảng Triều Tiên, đảng Trung Quốc là chưa trưởng thành. Vì là chưa trưởng thành, còn là trẻ con nên họ vẫn cứ lảm nhảm nhai đi nhai lại nhưng điều học nói từ cách đây cả trăm năm, và cụ thể hóa cái Chủ nghĩa xã hội mãi mãi là đích hướng đến của nhân loại bằng tuyên bố: chưa chắc hết thế kỷ 21 này nước ta đã xây dựng xong Chủ nghĩa xã hội (Nguyễn Phú Trọng – TBT Đảng Cộng sản Việt Nam).

Thấy người ta nói thì nói theo, chẳng rõ ngô khoai tai nheo gì, thế thì là trẻ con chứ còn là gì nữa?

Có điều đứa trẻ con này lại như Hài đồng trong Tây Du ký biết phun ra lửa, sẳn sàng thiêu cháy bất kỳ ai chọc giận hay phê phán nó. Khốn nạn thay!

Cứ nhìn đất nước, dân tộc bị tàn phá, tàn sát trong mấy chục năm qua dưới sự lãnh đạo toàn diện và triệt để của đảng, để rồi văn minh tiến bộ của xã hội ta lúc nào cũng ngoi ngóp tận đáy của nhân loại thì đã quá rõ.
  Bà Đầm Xòe 
  Theo blog Bà Đầm Xòe
 

Thủ tướng VN nói về cuộc chiến 1979

Ông Nguyễn Tấn Dũng lại có phát biểu về cuộc chiến biên giới với Trung Quốc với khẳng định "Đảng, Nhà nước không bao giờ quên".

Ông Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với đại diện Mặt trận Tổ quốc

Cho tới nay, ông Dũng có lẽ là ủy viên Bộ Chính trị có nhiều phát biểu được đăng tải trên báo chí nhất về cuộc chiến 1979.

Các báo trong nước tường thuật hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ hôm thứ Tư 19/2 cho hay ông Dũng đã trả lời một số kiến nghị được đưa ra trong cuộc họp.

Bà Phạm Thị Trân Châu, quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Khoa học và Giáo dục thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ, đã đề nghị chính phủ xem xét tổ chức kỷ niệm, làm tượng đài và đưa thông tin về cuộc chiến 1979 vào sách giáo khoa.

Một ý kiến khác cho rằng sự nhìn nhận về những cống hiến, hy sinh của quân và dân trong cuộc chiến biên giới còn chưa được thỏa đáng.

Ông thủ tướng được dẫn lời nói: "Đảng, Nhà nước không bao giờ cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng như quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của Trung Quốc".

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho hay Bộ Chính trị vừa qua đã tổ chức hai phiên làm việc để nghe về đề án liên quan tới sự kiện năm 1979 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.

Trước đó, cuối năm ngoái trong cuộc họp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông Dũng đã yêu cầu đưa các chủ đề cuộc chiến biên giới 1979, Hoàg Sa-Trường Sa và chủ quyền Biển Đông vào sách giáo khoa lịch sử.

Cho tới nay, sách giáo khoa trong trường học gần như không nhắc tới các sự kiện như chiến tranh biên giới hay hải chiến Hoàng Sa.

Báo chí Việt Nam nhiều lần đăng tin bài về các sự kiện này rồi lại gỡ xuống mà không giải thích lý do.

'Lợi ích quốc gia'

Tại hội nghị với đại diện MTTQ, ông Nguyễn Tấn Dũng nói các quyết nghị của Bộ Chính trị về chiến tranh biên giới phía Bắc hay biển đảo, trong đó có về hoạt động kỷ niệm, đều phải cân nhắc kỹ.

“Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”.




Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước."

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Chính quyền Việt Nam lâu nay luôn tuyên bố chủ trương "giữ hòa hiếu" với Trung Quốc, nước láng giềng khổng lồ đang có ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế của Việt Nam.

Các cuộc biểu tình bị cho là khích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc ở trong nước đều bị ngăn chặn và cản trở.

Ngược lại, Trung Quốc cũng được cho là đã có những động thái tương tự khi năm nay không cho báo chí viết bài đưa tin về cuộc chiến tranh 1979.

Một cuộc họp mặt kỷ niệm của cựu chiến binh Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây hôm thứ Hai 17/2 nhằm kỷ niệm sự kiện này đã bị giải tán.

Theo đài Á châu Tự do (RFA), hơn 3.000 cựu chiến binh Trung Quốc đã tới Bình Hương, Quảng Tây nhưng chỉ làm được một buổi lễ ngắn ngủi tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Việt Nam thì bị chính quyền can thiệp.

Sau đó những người này đã tới nghĩa trang các tử sỹ Trung Quốc để tưởng niệm.

Một cựu chiến binh nói với ban tiếng Trung của RFA: "Chúng tôi giương khẩu hiệu lên vài phút thì bị cảnh sát giật mất, họ cũng buộc chúng tôi phải rút đi ngay".

Một người khác thì tỏ ra bức xúc rằng chính phủ đã không có tin bài gì trên truyền thông, chứng tỏ không có sự tôn trọng các liệt sỹ.

Theo RFA, từ 2008 chính phủ Trung Quốc đã cắt trợ cấp cho cựu chiến binh và cựu sỹ quan quân đội, gây khó khăn lớn cho cuộc sống của những người này.
(BBC) 
 

Ý nghĩa của lợi ích cao nhất là gì?

TT Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp với Trung ương MTTQ Việt Nam hôm 19/2.
Có lợi cho đất nước?

Sáng hôm qua (19/2) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong cuộc họp với Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước, chính phủ Việt Nam không quên xương máu chiến sĩ đồng bào hy sinh tại cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc nhưng các cuộc kỷ niệm phải tính sao cho có lợi cho đất nước nhất.

Nghe tường trình
Ba ngày sau khi cuộc tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do nhân sĩ và đông đảo người dân tại Hà Nội tổ chức bị phá bỉnh bởi dư luận viên và vũ viên tại tượng đài Lý Thái Tổ, ngày 19 tháng Hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước cuộc họp của Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không quên xương máu đồng bào chiến sĩ trong cuộc chiến này.
Trong cuộc họp, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đã thẳng thắn cho biết muốn nghe quan điểm chính thống của cấp cao nhất có chủ trương gì trong việc tổ chức lễ tưởng niệm trong dịp 35 năm. Thủ tướng Dũng trả lời rằng vừa qua Bộ Chính trị đã họp và có những chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần tính đến lợi ích cao nhất của đất nước. Do đó ông khẳng định các hoạt động kỷ niệm cũng phải tính có lợi cho đất nước nhất.
Thủ tướng đã tiết lộ quyết định của Bộ chính trị để trả lời cho câu hỏi của GS Phạm Thị Trân Châu cũng như cho toàn dân về quan điểm không thay đổi của Bộ chính trị, đó là không tổ chức hoạt động gì nếu thấy không có lợi, và ngược lại chỉ tổ chức khi nó mang lại lợi ích cho dân tộc đất nước.




Có vẻ như đây là một cách nói nước đôi của ông Thủ tướng. Trước đây Thủ tướng cũng đã từng nói về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2011 khi ông đứng trước diễn đàn Quốc hội và đề cập tới vấn đề này.

-TS Phạm Chí Dũng
Tuy nhiên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không chia sẻ với người đưa ra câu hỏi rằng lợi ích cao nhất của đất nước là những gì và khi nào thì có lợi cũng như ngược lại.
Bên cạnh đó Thủ tướng cũng nhấn mạnh "Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới của TQ"
Tuy Thủ tướng nói không quên ơn nhưng khi người dân tổ chức kỷ niệm cái ngày mà đất nước đau thương ấy như một cách nhớ ơn cụ thể nhất thì nhà nước lại cho người tới tượng đài Lý Thái Tổ để phá rối bằng mọi cách. Mâu thuẫn này được bà Lê Hiền Đức, người có mặt tại chỗ và chứng kiến từ đầu các việc nhố nhăng của vũ viên và dư luận viên cho biết cảm nghĩ của mình:
“Sáng hôm nay tôi vừa mới đọc được cái câu của Thủ tướng Tấn Dũng phát biểu trên công luận rằng chúng ta cần phải nhớ ơn những người đã hy sinh. Thế thì tôi rất thích. Nào! Bây giờ tôi sẽ tìm mọi cách chưa biết là có nên gọi điện hay như thế nào đấy tìm hiểu xem ông ta tuyên bố là phải biết ơn những người đã ngã xuống rồi tổ chức tưởng niệm ….thế tại sao hôm ấy không để cho chúng tôi làm lễ tưởng niệm? Tại sao ông không chỉ đạo trước cái ngày tưởng niệm đó mà bây giờ ông mới tuyên bố? chẳng qua đó chỉ là đãi bôi, mồm thì ai cũng nói được tha hồ muốn nói gì thì nói nhưng tôi cho rằng phải thể hiện bằng hành động, bằng tấm lòng việc làm cụ thể.”
Câu trả lời với hàm ý theo sau quyết định từ Bộ chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Giáo sư Tương Lai chia sẻ:

Chiến thuật nhảy đầm của nhà cầm quyền VN nhằm ngăn chặn nhân sĩ trí thức tưởng niệm ngày chiến tranh biên giới 17/2. Ảnh chụp hôm 16/2/2014 tại Hà Nội.
“Chắc chắn là ông Thủ tướng người mà nói ra điều đó không phải là ông không chịu sức ép vì thế câu ông ấy nói tôi vừa đọc xong trên báo Đại đoàn kết: làm kỷ niệm thế nào cho có lợi cho đất nước, có nghĩa là làm thế nào một mặt phải giữ được đường lối đối ngoại mà riêng cá nhân tôi tôi cho là sai lầm nhưng mà bây giờ chắc ông đang trong cái bối cảnh đó ông phải nói theo ý kiến tập thể chứ ông không một mình một chợ được.”
TS Phạm Chí Dũng, một nhà kinh tế, nhà báo bất đồng chính kiến thì lại cho rằng Thủ tướng Dũng đang tránh né vấn đề khi phát biểu có tính nước đôi như vậy. Ông nhắc lại những tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội vào cuối năm 2011:
“Có vẻ như đây là một cách nói nước đôi của ông Thủ tướng. Trước đây Thủ tướng cũng đã từng nói về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2011 khi ông đứng trước diễn đàn Quốc hội và đề cập tới vấn đề này nhưng từ đó đến nay không thấy một khí sắc nào có vẻ quyết liệt trong ông về tổ chức kỷ niệm theo đúng nghĩa theo tinh thần dân tộc về Hoàng Sa – Trường Sa.”
Tưởng niệm có làm xấu tổ quốc?
Qua tiết lộ của Thủ tướng người dân được biết là muốn tổ chức ngày vinh danh người đã nằm xuống vì mũi súng Trung Quốc thì phải tính toán xem lợi hại như thế nào và tổ chức thì có lợi ích nào cao nhất cho đất nước mà không bị Trung Quốc gây chuyện để hạnh họe với Bộ chính trị. Bà Lê Hiền Đức với kinh nghiệm bao nhiêu năm về yếu tố Trung Quốc đặt lại câu hỏi:
“Ô! Chúng tôi có làm gì mà không có lợi? Chúng tôi đi tưởng niệm có làm xấu tổ quốc hay không hay là các anh sợ mất lòng thằng Trung Quốc mà các anh ngăn cản tôi? Chẳng qua là sợ chúng nó hay sao mà không dám đề chúng tôi làm cái lễ tưởng niệm?

Hôm ấy có một thằng cha tên nó là Phan Trọng Khải, thiếu tá lữ đoàn thông tin 205, nó ra nó phá rối chúng tôi.”




Ô! Chúng tôi có làm gì mà không có lợi? Chúng tôi đi tưởng niệm có làm xấu tổ quốc hay không hay là các anh sợ mất lòng thằng Trung Quốc mà các anh ngăn cản tôi? Chẳng qua là sợ chúng nó hay sao mà không dám đề chúng tôi làm cái lễ tưởng niệm?

-Bà Lê Hiền Đức
Đối với TS Phạm Chí Dũng thì vấn đề tổ chức kỷ niệm ngày mất Trường Sa-Hoàng Sa cũng như biên giới phía Bắc vào tay Trung Quốc có liên quan mật thiết tới luật biểu tình. Cũng chính Thủ tướng yêu cầu Quốc hội nhanh chóng soạn thảo luật này nhưng tới giờ này thì luật vẫn còn nằm đâu đó trong ngăn kéo của Bộ Công an, ông nói:
“Việc làm sao kỷ niệm tưởng niệm vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa có lợi nhất chỉ là một cách nói hết sức ngoại giao mà không phải là một vấn đề thực chất. Một trong những chủ đề then chốt liên quan đến Trường Sa- Hoàng Sa và chủ quyền biển đảo Việt Nam là luật biểu tình. Luật biểu tình cũng được chính Thủ tướng Dũng nêu ra tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011 nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy bất kỳ một bóng dáng, một dự thảo nào của luật này. Chỉ tới cuối năm 2013 ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Việt Nam thì Thường vụ Quốc hội mới đưa ra tuyên bố bất ngờ là sắp tới sẽ ban hành Luật lập hội và Luật biểu tình. Tuy nhiên chính phủ đưa ra kế hoạch là giao cho Bộ công an dự thảo luật biểu tình và sẽ đưa vào thực hiện năm 2015-2016 trở đi như vậy có nghĩa là còn rất lâu nữa.

Điều đó cho thấy các cuộc biểu tình của người dân Hà Nội, Sài Gòn và một số địa phương khác chống lại sự can thiệp thô bạo của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông đã trở nên gần như bị loại ra khỏi việc hợp thức hóa.”
Sự ám ảnh bởi cái bóng của Trung Quốc là quá lớn, nó chiếm mọi tư duy, chính sách, cũng như cản trở bước phát triển của đất nước đã lên đến cực điểm mà theo Giáo sư Tương Lai còn tệ hại hơn thời kỳ Bắc thuộc:
“Ở đây nó nói lên thảm cảnh đất nước hiện nay. Cái thời mà Lê Chiêu Thống cầu viện Tôn Sĩ Nghị cũng không nhục nhã như hiện nay. Trước các sức ép, vừa mới thò mồm ra nói được một câu thì sau đó thụt lại đấy là vấn đề. Đâu phải chỉ là vấn đề chiến tranh biên giới? Ngay như hôm qua về cái án phúc thẩm của Luật sư Lê Quốc Quân. Thực ra gần như đã có thỏa thuận và người ta biết rằng Lê Quốc Quân là một trong những người cùng với vài người khác như Điếu Cày…được hứa hẹn sẽ được thả nhưng cuối cùng có cái sức ép nào đấy buộc chưa thể được và vẫn y án. Đấy là nỗi đau của một đường lối sai lầm và nó khởi sự từ Hội nghị Thành Đô cho đến bây giờ.”
Người dân thắc mắc ngày kỷ niệm trận chiến Gạc Ma 14 tháng Ba sắp tới không biết khi ấy các cuộc tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ Việt Nam bỏ mình dưới mũi súng của Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào để mang về lợi ích cao nhất như Bộ Chính trị đã ra nghị quyết?
Mặc Lâm,

14 tổ chức 'lên án' tòa xử LS Quân

Mười bốn tổ chức phi chính phủ cùng 'lên án' việc tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ nguyên bản án 30 tháng tù với luật sư Lê Quốc Quân.

Ông Quân bị tòa giữ nguyên mức án 30 tháng tù giam

Trước đó cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đều bày tỏ 'quan ngại' về quyết định của tòa án hôm 18/2.

Các tổ chức đồng ký tên lên án bản án mới nhất bao gồm ARTICLE 19, Phóng viên Không Biên giới, Media Legal Defence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frontières, Lawyers for Lawyers, Lawyer's Rights Watch Canada, English PEN, PEN American Center, the National Endowment for Democracy, PEN International, Media Defence Southeast Asia, Front Line Defenders, và the World Movement for Democracy.

Người đứng đầu các chương trình khu vực của Freedom House, ông Robert Herman được dẫn lời nói:

"Chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án ông Quân vì [ông đã] bóc trần những vi phạm nhân quyền và việc làm sai trái mà truyền thông do nhà nước kiểm soát từ lâu đã phớt lờ."

Thông báo của 14 tổ chức nói tòa phúc thẩm giữ nguyên cả bản án 30 tháng tù vì tội trốn thuế mà các tổ chức nói do chính quyền "ngụy tạo" và khoản tiền phạt 59.000 đô la.




Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại."

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Họ cũng nói bản án phúc thẩm được đưa ra chỉ vài tháng sau khi Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 11/2013.

"Việc Việt Nam tiếp tục trấn áp những người bảo vệ nhân quyền đặt ra những câu hỏi bức bối về tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của họ," ông Thomas Hughes, Giám đốc điều hành của ARTICLE 19 được dẫn lời nói.

'Chỉ trích ôn hòa'

Trong khi đó đại diện của Media Legal Defence Initiative, Nani Jansen, nói Việt Nam đã "giả điếc" trước những lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Quân.


14 tổ chức

  • ARTICLE 19
  • Reporters without Borders
  • Media Legal Defence Initiative
  • Freedom House
  • Avocats-sans-Frontières
  • Lawyers for Lawyers
  • Lawyer's Rights Watch Canada
  • English PEN
  • PEN American Center
  • The National Endowment for Democracy
  • PEN International
  • Media Defence Southeast Asia
  • Front Line Defenders
  • The World Movement for Democracy
Hoa Kỳ là nước đã nêu đích danh vị luật sư trong số những người họ muốn Hà Nội trả tự do tại phiên kiểm định nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc hôm 5/2 mới đây.

Phản ứng ngay sau phiên xử hôm 18/2, Văn phòng người phát ngôn Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington ra thông cáo viết: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về quyết định của Chính phủ Việt Nam giữ nguyên mức án 30 tháng tù vì tội Trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân".

"Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại."

Thông cáo cũng viết: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa".

Việt Nam vẫn luôn bác bỏ yêu cầu đòi thả tù nhân của Hoa Kỳ và các tổ chức.

Họ nói ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm.

Mặc dù không nêu dích danh Hoa Kỳ, trong một phỏng vấn mới đây, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, người đại diện cho Việt Nam báo cáo về tình hình nhân quyền ở Geneva hôm 5/2 nói:

"...[M]ột số khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến.

"Những khuyến nghị này chúng ta không chấp thuận."

(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét