- Liên minh quân sự: nên hay không? (BBC) - Ý kiến nói một tổ chức đa quốc gia về quốc phòng có thể là giải pháp cho an ninh khu vực.
- Australia muốn tăng hợp tác an ninh với Việt Nam (BaoMoi) - Ngoại trưởng Australia Julie Bishop khẳng định, chính phủ mới của nước này tiếp tục coi Việt Nam là một trong những đối tác chủ chốt của tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Tăng tốc tái cơ cấu DNNN (BBC) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thúc giục các cấp, ngành đẩy mạnh việc sắp xếp lại, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
- Nợ xấu VN cao hơn số liệu NHNN 'ba lần' (BBC) - Moody’s nói nợ xấu trong hệ thống ngân hàng VN ít nhất là 15% tổng tài sản, cao gấp ba lần số liệu NHNN công bố cuối năm ngoái là 4.7%.
- 'Không để doanh nghiệp tự tái cơ cấu' (BBC) - Kinh tế gia Phạm Chi Lan bình luận về đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong năm 2014-2015.
- Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 1) (RFA) - Tin Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ lìa đời đột ngột - được biết do căn bệnh ung thư gan "quái ác" - xôn xao còn hơn cả ngày ông ta bị Dương Chí Dũng tố giác về khoản hối lộ.
- Một nhà truyền giáo Úc bị bắt ở Bắc Triều Tiên (RFI) - Chính quyền Bình Nhưỡng vừa bắt giữ một nhà truyền giáoÚc 75 tuổi, bị buộc tội"phân phát tài liệu tôn giáo". Theo tiết lộ của chính gia đình nạn nhân vào hôm nay, 19/02/2014, nhà truyền giáo này đã bị bắt hôm Chủ nhật 16/02 vừa qua tại thủ đô Bắc Triều Tiên.
- 'Chống Cộng đi chống lẫn nhau mới độc ác' (BBC) - Nhà báo Nguyễn Tú A từ Quận Cam nói về thực tế các phe chống Cộng chống lẫn nhau'.
- Đại sứ Nhật viếng nạn nhân cầu Cần Thơ (BBC) - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hiroshi Fukada, vừa đến thăm và tưởng niệm các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ.
- Nhật bí mật phát triển vũ khí hạt nhân đấu Trung Quốc? (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Tờ Yazhou Zhoukan của Hong Kong đưa tin, Nhật bí mật phát triển vũ khí hạt nhân để đề khả năng khủng hoảng tại quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
- Ông Trần Nhật Quang chửi ai? (RFA) - Trong khi Mỹ trở lại Việt Nam với nụ cười thì Trung Quốc trở lại với hàng trăm con thuyền của ngư dân Việt bị bắn, bị đánh, bị bắt giam đòi tiền chuộc… và vì vậy người dân Việt căm thù Trung Quốc hơn căm thù Mỹ.
- Thái Lan : Người biểu tình bao vây trụ sở dã chiến của Thủ tướng (RFI) - Theo AFP, một ngày sau các vụ đụng độ đẫm máu làm 5 người chết và hàng chục người bị thương hôm nay, 19/2/2014, người biểu tình chống chính phủ, đòi lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra chuyển hướng sang bao vây tổng hành dinh tạm thời của chính phủ.
- Thái Lan: người biểu tình bao vây trụ sở Bộ Quốc Phòng (RFA) - Khoảng 3.000 người Thái đã bao vây trụ sở của Bộ Quốc Phòng, nơi những tuần vừa qua bà Thủ tướng Yingluck Shinawatra dùng làm địa điểm để họp hội đồng chính phủ.
- Úc hỗ trợ kế hoạch nâng cao năng lực phụ nữ Việt Nam (RFA) - Australia khởi xướng kế hoạch hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ Việt Nam
- Triển vọng của Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (BaoMoi) - (ĐSPL) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng duy trì ổn định ở Châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử cơ bản giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
- EU 'quan ngại' án phúc thẩm ông Quân (BBC) - Liên hiệp châu Âu EU ra thông cáo bày tỏ quan ngại về chuyện mức án 30 tháng tù đối với luật sư Lê Quốc Quân được giữ nguyên.
- Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân (RFI) - Tổ chức Phóng viên không biên giới - RSF - trụ sở tại Paris, phản đối việc tòaán Hà Nội trong phiên xử phúc thẩm hôm qua, 18/02/2014 đã quyết định yán 30 tháng tù đối với luật sư hoạt động nhân quyền, blogger Lê Quốc Quân về tội« trốn thuế». Tổ chức này một lần nữa kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do choông Lê Quốc Quân.
- RSF phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân (RFA) - Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới Reporteurs Sans Frontieres bày tỏ sự thất vọng sâu xa trước sự kiện luật sư kiêm blogger Lê Quốc Quân vẫn bị y án 30 tháng tù giam và nộp phạt số tiền trị gia 40.000 euro vì tội trốn thuế.
- Mỹ quan ngại về LS Lê Quốc Quân (BBC) - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo bày tỏ quan ngại về việc tòa phúc thẩm Hà Nội giữ nguyên bản án đối với luật sư Lê Quốc Quân.
- Hoa Kỳ lên tiếng sau phiên xử phúc thẩm luật sư Lê Quốc Quân (RFA) - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quan ngại trước sự việc luật sư tranh đấu nhân quyền kiêm blogger Lê Quốc Quân bị y án 30 tháng tù giam.
- Quốc tế bất bình về việc Việt Nam yán luật sư LêQuốc Quân (VOA) - Quốc tế lại một lần nữa bày tỏ bất bình về thành tích nhân quyền của Việt Nam sau khi Hà Nội tuyên bố y án sơ thẩm đối với luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân
- Tướng Ngọ qua đời, vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’ đi về đâu? (VOA) - Các luật sư nhận định rằng việc Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ từ trần ít nhiều ảnh hưởng tới chuyện làm sáng tỏ vụ ‘làm lộ bí mật công tác’ mà ông này bị cáo buộc.
- Ông Phạm Quý Ngọ qua đời, vụ án «Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước» chấm dứt ? (RFI) - Tối hôm qua, 18/02/2014, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an chính thức thông báo, tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần lúc 21h05 hôm qua tại Bệnh viện Quân đội 108. Thông tin này được đưa ra đúng vào lúc Ban Nội chính Trung ương vừa cho biếtý định tạm đình chỉ công tácông Phạm Quý Ngọ, người bị tố cáo là đã báo tin cho Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, bỏ trốn, cũng như đã nhận hối lộ củaông Dương Chí Dũng.
- Tang lễ cho Tướng Ngọ sẽ như thế nào? (BBC) - Cáo phó và tang lễ cho ông Phạm Quý Ngọ 'sẽ được cử hành' theo nghi thức dành cho ủy viên trung ương dù ông bị cáo buộc sai phạm.
- Những ngờ vực vàhệ quả sau cái chết của Tướng Phạm QuýNgọ (VOA) - Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ đột ngột từ trần gây nhiều tranh cãi và ngờ vực giữa lúc công luận đang trông chờ hồi kết của một đại án tham nhũng
- 'Tang lễ ông Ngọ vẫn cử hành bình thường' (BBC) - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh dự đoán về tang lễ cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, người vừa qua đời hôm 18/2.
- Thêm một người thân cận với Chu Vĩnh Khang bị điều tra (RFI) - Theo AFP, hôm qua 18/2/2014, chính quyền Trung Quốc thông báo mở một cuộc điều tra mới nhắm vào một quan chức cấp tỉnh được cho là thân cận vớiông Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo an ninh, nội chính của Đảng trong nhiều năm trước đây.
- TQ điều tra quan chức cao cấp (BBC) - Một quan chức cao cấp có quan hệ với cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra, theo báo chí nhà nước Trung Quốc.
- Lính Trung Quốc cao to hơn trước (BBC) - Một cuộc khảo sát của quân đội TQ nói binh lính nước này cao hơn trước 2cm và vòng bụng to hơn xưa 5cm, khó vào vừa xe tăng nhỏ.
- Peugeot : Khi rồng tới cứu sư tử (RFI) - Hôm qua, 18/02/2014, bản ghi nhớ về việc có thêm hai cổ đông tham gia vào vốn của tập đoàn sản xuất hơi PSA Peugeot Citroen là Nhà nước Pháp và tập đoàn Đông Phong của Trung Quốc đã được ký kết. Thỏa thuận chính thức sẽ được ký kết nhân chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 26/03 tới. Các thắc mắc và lo ngại xung quanh sự kiện Trung Quốc hiện diện trong một tập đoàn sản xuất xe hơi truyền thống của Pháp đều được các báo ra ngày hôm nay quan tâm đưa lên trang nhất.
- Trung Quốc góp vốn vào hãng xe Pháp Peugeot (RFI) - Hôm nay 19/2/2014, nhà chế tạo xe hơi hàng đầu của Pháp, PSA Peugeot Citroen thông báo, trong kế hoạch tìm nguồn đầu tư thêm 3 tỷ euro, Nhà nước Pháp và hãng xe Đông Phong của Trung Quốc đã chính thức trở thành cổ đông chính của tập đoàn.
- Trung Quốc : Các vụ xử tử không báo trước vẫn rất phổ biến (RFI) - Gần đây có một vụ hành quyết đã gây phẫn nộ dư luận Trung Quốc, đó là vụ hành quyết trùm bất động sản Tăng Thành Kiệt ( Zeng Chengjie ) ở Hồ Nam, bị kếtán tử hình vì tội gian lận tài chính.
- Trung Quốc : Chống hút thuốc lá sẽ cứu được 13 triệu sinh mạng (RFI) - Theo một công trình nghiên cứu vừa được công bố vào hôm nay, 19/02/2014, nếu Trung Quốc thực thi các biện pháp chống hút thuốc do Tổ chức Y tế Thế giới (OMS/WHO) chủ trương, điều đó sẽ ngăn chặn được 13 triệu ca tử vong vì thuốc lá từ nay đến năm 2050. Báo cáo trên đây được đưa ra vào lúc Trung Quốc được cho là có đến 300 triệu người hút thuốc, chiếm gần một phần ba tổng số dân nghiện thuốc lá trên thế giới.
- Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc nắm quyền bá chủ? (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Nhiều nhà phân tích cho rằng, Đông Á đang dần định hình thế “lưỡng cực" với sự tranh giành ảnh hưởng, chi phối và lãnh đạo giữa 2 cường quốc Trung, Nhật.
- Khi Trung Quốc hạ cánh (RFA) - Những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng rõ rệt hơn. Nhưng khi nền kinh tế đứng hạng thứ nhì thế giới mà bị suy trầm, hoặc thậm chí hạ cánh nặng nề thì kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về kịch bản này.
- TQ bác bỏ báo cáo nhân quyền Bắc Hàn (BBC) - Bắc Kinh nói Liên Hiệp Quốc 'phi lý' khi phê phán phản ứng của Trung Quốc trước cáo buộc về ‘tội ác’ của Bình Nhưỡng.
- Bạo lực leo thang tại thủ đô Ukraine (BBC) - Ít nhất 26 người đã thiệt mạng trong vụ đụng độ đẫm máu nhất từ nhiều tháng trở lại đây giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình tại thủ đô Kiev, Ukraine.
- Bạo động tại Kiev : Châu Âu có thể trừng phạt Ukraina (RFI) - Trước diễn biến tàn khốc ở Kiev tối hôm qua, 18/02/2014, Liên Hiệp ChâuÂu và Hoa Kỳ đều cực lực lênán hành vi bạo lực ở cả hai phía, nhưng đặc biệt yêu cầu chinh quyền Ukraina tự kềm chế. Trong khi đó, một số quốc gia ChâuÂu đã nêu lên vấn đề trừng phạt.
- Thổ Nhĩ Kỳ : Ban hành luật quản lý internet gây nhiều tranh cãi (RFI) - Mặc dù vấp phải nhiều chỉ trích và phản đối, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullha Gul hôm qua, 18/02/2014, đã ngỏý sẽ ký ban hành bộ luật theo đề nghị của chính phủ nhằm thắt chặt quản lý internet.
- Báo Hồng Kông: Nhật đang bí mật sản xuất vũ khí hạt nhân (BaoMoi) - Tờ Yazhou Zhoukan (Hồng Kông) cho biết Nhật Bản đang bí mật phát triển vũ khí hạt nhân nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tiềm năng trên quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư.
- Pháp-Đức họp Hội đồng Bộ trưởng hỗn hợp lần thứ 16 (RFI) - Hôm nay, 19/02/2014, chính phủ Pháp và Đức tề tựu đầy đủ tại Điện Elysée ở Paris để tham dự Hội đồng Bộ trưởng Hỗn hợp Pháp-Đức lần thứ 16, nhưng là lần đầu tiên kể từ khi đảng Dân chủ Xã hội Đức lên cầm quyền cùng với đảng bảo thủ của Thủ tướng Angela Merkel. Tình hình biến động tại Ukraina và việc triển khai Lữ đoàn Pháp-Đức tại Châu Phi là hai hồ sơ nổi bật, bên cạnh các vấn đề năng lượng và tài chánh.
- Tình hình mới nhất về dịch cúm gia cầm H5N1 tại VN (RFA) - Dịch cúm gia cầm H5N1 đang bùng phát tại một số địa phương trên cả nước và từ đầu năm đến nay đã có hai ca tử vong vì chủng virus này tại Việt Nam.
- EU thảo luận khẩn cấp về tình trạng bất ổn tại Ukraina (RFA) - Các vị ngoại trưởng của EU đã nhóm phiên họp khẩn cấp để thảo luận về tình trạng bất ổn đang xảy ra tại Ukraina và những biện pháp cần làm đối với chính phủ của Tổng Thống Viktor Yanukovych.
- TQ lên tiếng bảo vệ chính sách đối với Tây Tạng và Tân Cương (RFA) - Trong bài quan điểm rất dài được phổ biến trên trang mạng chính phủ, Chủ Tịch Ủy Ban Tôn Giao Và Sắc Tộc Trung Quốc là ông Chu Huệ Quân viết rằng dù phải mất nhiều thời gian nhưng trong tương lai, thế giới Tây Phương sẽ có cái nhìn đúng hơn về chính sách mà nhà nước Trung Quốc áp dụng đối với các cộng đồng thiểu số đang cư ngụ tại Tây Tạng và Tân Cương.
- Bắc Hàn bắt giữ một nhà truyền giáo người Úc (RFA) - Một nhà truyền giáo người Úc bị Bắc Hàn bắt về tội phổ biến tài liệu tôn giáo.
- TT Benigno Aquino: đạo luật internet nhằm bảo vệ người sử dụng (RFA) - Trong buổi tiếp xúc với báo chí hồi sáng nay ở Manila, Tổng Thống Philippines Benigno Aquino nói rằng luật về quyền sử dụng internet và trang mạng xã hội được ban hành với mục đích bảo vệ người sử dụng, chứ không phải nhắm vào mục tiêu ngăn chân và kiểm soá
- Hiện tượng thời tiết cực đoan trên thế giới (RFA) - Giới khoa học môi trường lâu nay đưa ra nhận định tình hình biến đổi khí hậu Trái đất dẫn đến những hiện tượng thời tiết cực đoan khắp nơi trên thế giới. Mọi người nay đã chứng kiến thực tế đó và đang phải trả giá cho chính tác động của con người đối với môi trường thiên nhiên.
- Ðội khúc côn cầu nam của Nga bị loại khỏi Thế Vận Hội (VOA) - Trên sân băng Bolshoi, đội khúc côn cầu nam Phần Lan đã loại Nga ra khỏi giải bằng chiến thắng 3-1 ở trận tứ kết
- Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Tổng Thống Palestine tại Paris (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang có mặt ở Paris, nơi ông sẽ gặp Tổng Thống Palestine Mahmoud Abbas để thảo luận về các cuộc hòa đàm với Israel
- Iran, các cường quốc thảo luận ngày thứ hai ở Vienna (VOA) - Các đại diện của Iran và 6 cường quốc thế giới đang họp ngày thứ nhì ở Vienna, để tìm cách đạt được một thỏa thuận lâu dài về chương trình hạt nhân Iran
- Ðánh bom kép ở Beirut, 4 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương (VOA) - Một nhóm chủ chiến Hồi giáo Sunni có liên hệ với al-Qaida nói họ đã thực hiện vụ đánh bom kép hôm nay tại thủ đô của Libăng, giết chết ít nhất 4 người
- Tòaán dân sự ra phán quyết về tình trạng khẩn trương ở Thái Lan (VOA) - Tòa dân sự ủng hộ sắc lệnh khẩn trương của chính phủ Thái Lan, cho phép nhà chức trách bắt người biểu tình và giam giữ 1 tháng mà không truy tố
- PhóChủ tịch tỉnh Hải Nam bị điều tra tham nhũng (VOA) - Đảng Cộng sản Trung Quốc loan báo sẽ mở điều tra tham nhũng nhắm vào Phó Chủ tịch Tỉnh Hải Nam Ký Văn Lâm, từng là tay chân thân tín của ông Châu Vĩnh Khang
- Mỹ tiếp tục xây nhàmáy điện hạt nhân (VOA) - Hoa Kỳ tiếp tục xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trong lúc ra sức phát triển điện mặt trời và điện gió
- Phe đối lập Thái Lan tiếp tục xuống đường biểu tình (VOA) - Phe đối lập Thái Lan tiếp tục biểu tình chống lại Thủ tướng Yingluck Shinawatra, một ngày sau khi 4 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ với cảnh sát.
- Lãnh đạo thế giới kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Ukraina (VOA) - Các lãnh đạo thế giới kêu gọi chính phủ và những người phản đối ở Ukraina ngưng bạo động sau khi xảy ra các vụ đụng độ chết người ở Kiev
- Đài Loan: Trung Quốc bảo đảm không lập ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tờ Philstar (Philippines) hôm 19/2 dẫn lời Thứ trưởng Hội đồng đại lục của Đài Loan (MAC), ông Chu-Chia Lin cho biết, trước đề nghị của Đài Bắc, Trung Quốc đã bảo đảm không có kế hoạch thành lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
- Cán cân sức mạnh trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - (GenK.vn) - Hiện thời, Trung Quốc trì hoãn việc giao chiến vì quần đảo Senkaku, nhưng vào cuối thập niên này, họ sẽ có khả năng đánh thắng cuộc chiến tranh không-biển với Nhật Bản.
- Mỹ tiết lộ TQ tập đánh Nhật ‘nhanh gọn’ (BaoMoi) - Theo tình báo của Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương (PACFLEET), từ lâu Trung Quốc đã mở rộng các cuộc huấn luyện, tập trận của mình trong đó bao gồm một cuộc tấn công vào quần đảo do Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát trên biển Hoa Đông.
- Trung Quốc - Philippines: Sẽ có kịch bản xấu? (BaoMoi) - Một nhà quan sát về an ninh quốc gia hôm qua (18/2) đã kêu gọi chính phủ Philippines chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản tồi tệ nhất trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
- Indonesia sẽ không chấp nhận ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - Lần đầu tiên kể từ khi thông tin Trung Quốc sẽ thiết lập khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông được lan tràn trên truyền thông quốc tế, Ngoại trưởng Indonesia ngày 18/2 khẳng định nước này sẽ kiên quyết phản đối nếu kế hoạch đó được triển khai.
- Indonesia lần đầu lên tiếng về ADIZ Biển Đông của Trung Quốc (BaoMoi) - Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa khẳng định Indonesia kiên quyết phản đối việc thiết lập "Vùng phòng không" trên Biển Đông của Bắc Kinh và cho biết Trung Quốc hiện chưa thông qua kế hoạch này.
- Trung Quốc tập trận chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - TTO - Lực lượng tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vừa tiết lộ đã quan sát được cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc với tình huống giả định là chiến tranh với Nhật trên biển Hoa Đông và chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
- Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Australia, Kyrgyzstan (BaoMoi) - Chiều 18.2, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop.
- Mỹ tiếp tục lên án ‘đường lưỡi bò’, cam kết bảo vệ Philippines (BaoMoi) - Theo Inquirer sáng ngày 19/2 đưa tin, trong chuyến thăm 4 ngày tại Philippines, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Jonathan Greenert đã lên án tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông theo “đường lưỡi bò”, đồng thời tái cam kết Washington sẽ bảo vệ Manila trong trường hợp xảy ra xung đột tại đảo Thị Tứ ở Trường Sa.
- Mỹ tiếp tục gây áp lực lên đường "lưỡi bò" Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Đô đốc Greenert phát biểu về đường lưỡi bò Trung Quốc tại đại học Quốc phòng Philippines.
- Chiến lược "xoay trục" của Mỹ đang mất đà? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Diễn tiến tình hình ở châu Á có vẻ không giống như những gì người Mỹ mong đợi.
- VN là đối tác chủ chốt của Úc tại châu Á (BaoMoi) - TT - Ngày 18-2, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã tới Hà Nội sau khi dừng chân tại TP.HCM để thăm Trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia VN - Úc và nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp Úc tại VN.
Mạc Việt Hồng - Chết đẹp
Thứ trưởng bộ C.A Phạm Quý Ngọ (1954-2014) |
Thế là nhân vật trung tâm của báo chí trong những ngày qua – thứ
trưởng bộ công an, thượng tướng Phạm Quy Ngọ – đã đột ngột qua đời lúc
21 giờ ngày 18/2/2014 tại bệnh viện 108 vì ung thư gan. Ông Ngọ ra đi
đúng 1 ngày sau khi báo chí nửa kín nửa hở tiết lộ về quyết định đình chỉ công tác để điều tra những cáo buộc liên quan tới ông.
Đó là những tình tiết từ lời khai chấn động của cựu tổng giám đốc Vinalines, Dương Chí Dũng. Theo những gì ông Dũng khai, thì trên cương vị trưởng ban chuyên án, tướng Ngọ đã tiết lộ bí mật điều tra để Dương Chí Dũng bỏ trốn. Và khoản thù lao mà ‘ông anh’ này nhận không hề nhỏ, 500.000 đô la tiền mặt. Cũng có báo nhắc tới khoản 1.000.000 đô la khác, trong một vụ việc liên quan mà Dương Chí Dũng khai thêm.
Giống như sự đột tử của một số quan chức cao cấp khác trước kia, cái chết của ông Ngọ ngay lập tức xuất hiện nhiều đồn đoán. Một người từng công tác trong ngành Y chia sẻ như sau trên Facebook: “Với sắc diện qua ảnh (của truyền thông), mình không tin là ông “mất vì bệnh K gan”. Bởi vì từ lâu, phương pháp “Cắt gan khô” của Cố GS Tôn Thất Tùng với can thiệp sớm thì tỷ lệ kéo dài thời gian sống của bệnh nhân rất cao. Có trường hợp đến 10 năm.
Ông Ngọ lại vừa giàu có vừa là “cán bộ cao cấp”, chẳng nhẽ không có tiền để tìm thầy tìm thuốc quý? Chẳng nhẽ các bác sỹ giỏi không phát hiện sớm và chạy chữa cho ông??? “
Báo chí Việt Nam đã nhanh nhẹn đưa tin về trường hợp của ông Ngọ, hé lộ những chi tiết về bệnh tình của ông. Theo đó, ông bị phát hiện ung thư gan từ vài năm nay, đã từng chạy chữa ở nhiều nước có nền y học tiên tiến như Nhật, Singapore, từng được ghép gan nhưng không qua khỏi.
Tạm bỏ qua những ngờ vực của dư luận, cứ cho rằng đây là số mệnh, là bệnh tật, thì cái chết của ông vào thời điểm này quả là một cái ‘chết đẹp’.
Với cá nhân ông, tuy chưa có cơ hội chạm tay vào cuốn sổ hưu mà lực lượng ‘còn đảng còn mình’ luôn chủ trương giữ chặt, nhưng ông thoát khỏi cảnh bị điều tra xét hỏi; trong trường hợp tồi tệ nhất, thoát khỏi cảnh phải ra trước vành móng ngựa trên chiếc cáng cứu thương như đã từng thấy đâu đó trong đôi ba vụ án trước kia.
Không hạ cánh an toàn như mong ước cửa miệng của giới quan chức, nhưng ông sẽ được hạ huyệt an toàn. Với truyền thống không nói những gì động chạm tới vong linh người đã khuất, cáo phó của ông tới đây chắc chắn sẽ toàn những công trạng, những chiến công mà không kèm theo một đoạn cuối lằng nhằng với dăm bẩy chữ số.
Với gia đình, ông vẫn là người chồng, người cha trọn vẹn, không tì vết và quan trọng hơn cả là một khối tài sản – chắc chắn là không nhỏ – còn nguyên vẹn, không bị báo chí đào bới, hay cơ quan điều tra vặn vẹo về nguồn gốc. Những cảnh ‘dậu đổ bìm leo’ gần đây cho thấy, chẳng những nhà cửa, biệt thự của các vị quan thất thế bị phanh phui mà chuyện đời tư, tình ái cũng không tránh khỏi bị phơi bày.
Sự ra đi vào lúc này của ông cũng khiến các đồng chí chưa bị lộ thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Ăn chia ở Việt Nam thường theo ê-kíp, ít có ai nuốt trọn một mình cả số tiền lớn như vậy. Chưa kể, con đường hoan lộ vù vù của ông, được thăng cấp, lên lon ngay cả lúc đang mang trọng bệnh, chẳng có gì đảm bảo là không dính tới những chuyện mua quan bán chức mà thiên hạ thường đồn đoán.
Nó cũng khiến cho một số người khác, ít nhất là ông trưởng ban Nội chính Trung ương – Nguyễn Bá Thanh – khỏi phải giải một bài toán hóc búa trước sự kỳ vọng của dư luận về một Bao Công chống tham nhũng. Ông Thanh đã tới trực tiếp theo dõi phiên xử Dương Chí Dũng và các đồng phạm, ông cũng đã gặp riêng bị cáo này để nghe về lời khai. Và dư luận từ đó tới nay vẫn chờ đợi ở ông một động thái dứt khoát, để chứng minh cho những tuyên bố mạnh mẽ lúc ông mới ra Hà Nội.
Và cuối cùng, sự qua đời đột ngột của ông Ngọ cứu cho đảng một bàn thua trông thấy. Có thể nói, đây là quan chức bự nhất từ trước tới nay dính nghi án nhận hối lộ. Ông Ngọ không những là thứ trưởng bộ Công An, mà còn là Ủy viên Ban chấp hành Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam. Những tiết lộ sau này cho thấy, Dương Chí Dũng đã khai tên ông Ngọ ngay từ lúc mới bị dẫn giải từ Campuchia về Sài Gòn, nhưng lời khai đã bị ém nhẹm. Chí Dũng khai lại lần nữa ở trước Tòa, nhưng báo chỉ được phép đăng là “một ông anh”, rồi sau đó ít hôm mới được phép tiết lộ danh tính. Sau một loạt bài rầm rộ, là khoảng lặng khó hiểu, cho tới 1-2 ngày trước, mới hé lộ những tin tức liên quan tới quá trình điều tra tiếp theo.
Đã có sự giằng co, đấu đá gì đó ở giới chóp bu trước khi đưa ra những quyết định liên quan tới nhân vật cao cấp này. Và bất luận việc điều tra đem lại kết quả như thế nào, thì bộ mặt của nhà cầm quyền, qua vụ này, cũng thêm một vết nhọ.
Giờ đây, mọi thứ đều coi như đã được khép lại. Nói cách khác, “game over”!
Không giống như thường thấy trước sự ra đi của một người, trên các trang mạng xã hội, không có nhiều lời chia sẻ, hay sự thương tiếc mà thay vào đó là những bình luận, những phán đoán, thậm chí không thiếu người hả hê. Một bạn viết, “bữa nay có hàng triệu người vui và hàng triệu người chửi”.
Có thể thế, nhưng chắc chắn có một người đang gặm nhấm nỗi buồn trong tù, bởi sự sống chết trông chờ tất cả vào cuộc chơi cuối cùng này.
Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
Tướng Phạm Quý Ngọ: 'Tội phạm tham nhũng khó đấu tranh nhất'
"Tôi nghĩ đó là tội phạm tham nhũng, nếu làm chưa triệt để
nghĩa là mắc nợ với dân, mà để đấu tranh với loại tội phạm này hiện nay
lại vướng mắc nhiều yếu tố..."
PV: Nhiều người chỉ biết đến ông với hình ảnh một Tổng cục trưởng, chỉ huy một lực lượng chiến đấu rất quan trọng với nhiệm vụ nặng nề, những chỉ đạo án từ "quân lệnh như sơn" nhưng không mấy ai biết hình ảnh ngoài đời của vị Trung tướng ấy như thế nào. Ông có thể chia sẻ một chút với bạn đọc Cảnh sát Toàn cầu về điều này. Ví như một ngày bình thường của ông diễn ra như thế nào?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Năm nay tôi 55 tuổi rồi. Với cái tuổi này, bây giờ sức khỏe là quý nhất. Một ngày của tôi cũng bình thường như mọi người thôi. Sáng 5h30 dậy tập thể dục, ăn sáng và đến cơ quan. Buổi sáng tôi thường kiểm tra các đầu việc, xử lý tất cả các văn bản từ tối hôm trước để chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn vị... (cười) và tất nhiên, vẫn dành thời gian điểm báo, món ăn không thể thiếu là các ấn phẩm của Báo Công an nhân dân.
Lời tòa soạn Tuần Việt Nam: Tuần Việt Nam xin giới thiệu lại một bài phỏng vấn Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng bộ CA, được thực hiện đầu năm 2010, khi ông đang là Trung tướng, trên báo CSTC.Liên tục bận rộn với công việc, mà theo lời ông nói "làm ở cơ quan không xuể", nhưng Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Tổng cục trưởng, phụ trách Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (PCTP) vẫn dành cho Cảnh sát Toàn cầu một buổi trò chuyện rất cởi mở. Đằng sau bộ quân phục với cấp hàm Trung tướng tưởng như rất khó gần kia là một con người rất đỗi giản dị, vẫn mang đậm chất dân dã của người con quê lúa Thái Bình. Ông đã trải lòng cùng chúng tôi với những tâm sự về công việc, về gia đình rất đời thường nhưng khá thú vị, dù cuộc trò chuyện đôi lúc bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại.
PV: Nhiều người chỉ biết đến ông với hình ảnh một Tổng cục trưởng, chỉ huy một lực lượng chiến đấu rất quan trọng với nhiệm vụ nặng nề, những chỉ đạo án từ "quân lệnh như sơn" nhưng không mấy ai biết hình ảnh ngoài đời của vị Trung tướng ấy như thế nào. Ông có thể chia sẻ một chút với bạn đọc Cảnh sát Toàn cầu về điều này. Ví như một ngày bình thường của ông diễn ra như thế nào?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Năm nay tôi 55 tuổi rồi. Với cái tuổi này, bây giờ sức khỏe là quý nhất. Một ngày của tôi cũng bình thường như mọi người thôi. Sáng 5h30 dậy tập thể dục, ăn sáng và đến cơ quan. Buổi sáng tôi thường kiểm tra các đầu việc, xử lý tất cả các văn bản từ tối hôm trước để chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn vị... (cười) và tất nhiên, vẫn dành thời gian điểm báo, món ăn không thể thiếu là các ấn phẩm của Báo Công an nhân dân.
PV: Nghĩa là về nhà ông vẫn chưa được nghỉ ngơi, vẫn phải làm việc?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Đúng thế. Việc ở cơ quan làm không xuể, nhiều khi tôi phải mang cả về nhà.
PV: So với nhiệm vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình trước đây, thì hiện nay, nhịêm vụ có vẻ rất nặng nề, có gì khác biệt, thưa ông?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Trước đây tôi làm Giám đốc Công an một tỉnh thì trách nhiệm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng chỉ giới hạn trong phạm vi một tỉnh, còn bây giờ, khối lượng công việc nhiều hơn, trong một phạm vi cũng rộng lớn hơn, đương nhiên là áp lực cũng nặng nề hơn, tình hình tội phạm trong nước, tội phạm mang yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia những năm gần đây diễn biến phức tạp, đòi hỏi người lãnh đạo phải bao quát, nắm chắc để có những chỉ đạo định hướng kịp thời, chính xác.
PV: An ninh nông thôn ở Thái Bình hồi ấy từng là vấn đề "đau đầu", ông có thể kể một chút về kinh nghiệm giải quyết những "điểm nóng" này?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Những năm 1997-1998, tình hình an ninh nông thôn ở Thái Bình đúng là đáng ngại. Mục tiêu cao nhất lúc ấy đối với lực lượng Công an là phải góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, các ngành, các cấp ổn định tình hình chính trị và trật tự xã hội, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò chủ lực, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động quần chúng hiểu rõ bản chất từng vụ việc, tôn trọng pháp luật, bình tĩnh, cảnh giác không để bị lôi kéo vào những hành động quá khích, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, tập trung làm rõ những sai phạm của cán bộ để xử lý nghiêm minh đồng thời phải xác định đối tượng nào lợi dụng dân chủ để gây rối, phá hoại tình hình an ninh trật tự. Trước tiên phải xử lý cán bộ sai phạm, sau đó xử lý các đối tượng qúa khích.
PV: Trong quá trình công tác, kỉ niệm nào mà ông cảm thấy sâu sắc nhất, đáng nhớ nhất?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Đó là khoảng tháng 10 năm 1981, khi ấy tôi vừa tốt nghiệp ra trường, công tác tại Công an huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) nhận nhiệm vụ truy bắt nhóm đối tượng trộm cắp. Hồi ấy, băng nhóm này gây ra 9 vụ trộm cắp xe đạp. Những năm đó, xe đạp là tài sản lớn lắm. Bằng biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác lần theo dấu vết đối tượng, biết tên cầm đầu nguy hiểm đang trà trộn vào dòng người đi lễ ở địa phận huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Phát hiện đối tượng, tôi đã áp sát nhưng vốn là đối tượng nguy hiểm, khi thấy có người lạ, đối tượng đã rút súng ra nhằm thẳng vào tôi bóp cò. Nhưng thật may, 2 phát đạn đầu tiên không nổ, đến phát thứ ba thì viên đạn cày xuống mặt đất, xuyên qua khe chân tôi. Sau đó, được sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân, tôi đã bắt giữ được hắn. Tôi ấn tượng bởi "thần may mắn" đã mỉm cười với mình, một phần nữa là không thể nào quên sự trợ giúp tích cực của nhân dân. Đúng là như lời Bác Hồ đã dạy, không có nhân dân giúp đỡ thì làm việc gì cũng khó.
PV: Chúng tôi tò mò một chút, với công việc nặng nề của mình, vậy thì phu nhân của ông chia sẻ với ông về những áp lực công việc như thế nào?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Với những người vợ có chồng theo nghề binh nghiệp như bà xã tôi thì có thể nói là rất quen và rất thông cảm với những công việc đột xuất, những chuyến công tác đột xuất của chồng. Gắn bó với nhau từ khi tôi mới ra trường đến bây giờ, chứng kiến chồng trải qua rất nhiều nhiệm vụ, từ một anh lính trực tiếp chiến đấu với tội phạm đến bây giờ là lãnh đạo nên bà xã rất hiểu và thông cảm với công việc của tôi.
PV: Mô hình hôn nhân "chồng Công an - vợ giáo viên" hoặc "chồng bộ đội - vợ giáo viên" dường như rất được những người theo binh nghiệp như ông lựa chọn. Không biết ông có lựa chọn mô hình này?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ (cười sảng khoái): Vợ tôi
là một giáo viên dạy văn, rất nhẹ nhàng, rất biết chia sẻ với chồng.
Chúng tôi lấy nhau từ năm 1979, đến nay là vừa tròn 30 năm. Nói là mô
hình cũng có cái lẽ đúng. Thời ấy chúng tôi thường chọn vợ làm giáo viên vì nghĩ mình suốt ngày phải đi công tác, nhận nhiệm vụ đột xuất thường xuyên, nên phải lấy một người vợ làm giáo viên thì mới giúp đỡ được mình nhiều hơn trong việc giáo dục con cái...(cười). Thú thật, cũng là cái duyên trời định nữa, phải có tình cảm chứ không hẳn là mình chọn mô hình "Công an-Giáo viên" là thành vợ chồng được.
PV: Ông có thể chia sẻ một chút về người vợ của mình?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Phải nói thực là bà xã nhà tôi rất thông cảm và hiểu những áp lực công việc của tôi. Từ lúc lấy nhau đến nay cũng đã chứng kiến rất nhiều những giai đoạn thăng trầm của chồng mình, với những nhiệm vụ đã từng trải qua, có những lúc không tránh khỏi có người nọ người kia đến nhà nhờ vả, xin xỏ, bà xã tôi là người khá nhạy cảm, luôn nhắc tôi cảnh giác. Đến bây giờ, tôi nghĩ rằng thành công của tôi như ngày hôm nay là có sự giúp đỡ rất lớn từ bà xã. Tôi tự hào vì có một hậu phương vững chắc.
PV: Thế thì tôi đoán chị nhà hẳn phải là mẫu phụ nữ "vượng phu ích tử", vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con và nấu ăn rất là...?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Vâng. Nấu ăn rất khéo. Tôi thích những món dân dã, dưa cà mắm muối. Thái Bình quê tôi có món canh cá khoai, canh cua đồng mà đi đâu, đã là người Thái Bình cũng đều nhớ. Bà xã tôi thường hay nấu món đó. Tôi thích những món ăn đồng quê...
PV: Sống ở Hà Nội nhưng tâm hồn vẫn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ (cười): Vợ chồng tôi bàn nhau rồi, khi về hưu lại về quê thôi.
PV: Chúng tôi không sống ở thời của ông nhưng cũng hiểu rằng, ở thời đó, tội phạm vị thành niên không gây bức xúc như bây giờ, còn bây giờ dường như tội phạm vị thành niên đang trở thành vấn đề đáng lo ngại?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Quả thực là tội phạm vị thành niên bây giờ là vấn đề đáng lo ngại. Do những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, do những luồng văn hóa ngoại lai. Thời gian qua tôi có đi một số nước chậm phát triển hơn Việt Nam và thấy rằng họ quản lý hoạt động Internet rất tốt, kiểm soát thường xuyên, liên tục, còn ở ta thì dường như quản lý hoạt động này chưa tốt. Các kênh truyền thông có tác hại với giới trẻ cũng bị kiểm soát chặt chẽ... Điều này thực sự giúp thế hệ trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội. Ở ta thì lại "mở" nhanh quá trong khi các hoạt động quản lý lại không theo kịp.
Chúng ta phải trang bị cho các em nhận thức về những hành vi lệch chuẩn, sự lên án của xã hội và sự trừng phạt của pháp luật để tạo ra "sức đề kháng".
PV: Với nhiệm vụ nặng nề của ông hiện nay, không thể tránh khỏi những áp lực, vậy ông có thể chia sẻ với bạn đọc Cảnh sát Toàn cầu, áp lực nào hiện nay đối với ông là lớn nhất?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Áp lực lớn nhất của tôi là mỗi buổi sáng, khi nghe trực ban thông báo đêm qua xảy ra bao nhiêu vụ việc liên quan tới tình hình trật tự xã hội. Hôm nào mà ít vụ án xảy ra thì tôi vui lắm, còn nếu xảy ra nhiều vụ việc, nghĩa là trật tự xã hội vẫn bị đe dọa, sự yên ổn của người dân vẫn bị đe dọa. Áp lực ấy thật rất lớn với người chỉ huy.
PV: Theo ông thì hiện nay, loại tội phạm nào khó đấu tranh nhất?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi nghĩ đó là tội phạm tham nhũng, nếu làm chưa triệt để nghĩa là mắc nợ với dân, mà để đấu tranh với loại tội phạm này hiện nay lại vướng mắc nhiều yếu tố liên quan đến pháp luật, cơ chế chính sách, loại tội phạm này thường tinh vi, xảo quyệt, nhiều thủ đoạn nên công tác đấu tranh của cơ quan điều tra thường gặp nhiều khó khăn.
PV:Các băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức ngày nay dường như không có những cái tên nhức nhối một thời như Trương Văn Cam hay Khánh "trắng". Hay là bọn tội phạm này đã hoạt động kín kẽ hơn, thưa ông?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Các băng nhóm hoạt động có tổ chức như Trương Văn Cam, Khánh "trắng" là những băng nhóm hoạt động theo bề nổi, gây ra những vụ án hình sự cộm cán, nhưng hiện nay, loại tội phạm này hoạt động hết sức tinh vi, xảo quyệt với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, với quy mô lớn và tính chất nguy hiểm hơn. Đặc biệt các đối tượng lại ẩn mình, giấu mặt rất kỹ, có khi đan xen giữa tội phạm kinh tế và tội phạm hình sự, nếu không tinh rất khó phát hiện.
PV:Nghĩa là các băng nhóm hoạt động ngày càng nguy hiểm hơn trước?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Đúng thế. Ngày càng nguy hiểm hơn trước. Có thể bọn tội phạm này núp dưới mác một ông giám đốc hoặc một ông Chủ tịch hội đồng quản trị công ty X, Y nào đó, nhưng lại dùng tiền để chỉ đạo đàn em gây án, chúng thường giấu mặt trong các hoạt động phạm pháp của mình.
PV:Vậy thì đối với loại tội phạm hoạt động đan xen giữa kinh tế và hình sự này, chúng ta có cách gì để đấu tranh?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Trước hết là phải làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình tốt, đồng thời phải có kiến thức sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực, có quyết tâm cao và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Tôi khuyến khích những cán bộ, chiến sĩ trẻ đi học thêm nâng cao trình độ để có thể hiểu sâu về các lĩnh vực cần đấu tranh. Lớp trẻ có lợi thế là nhiệt tình, năng nổ, nhưng kinh nghiệm chưa nhiều, vì thế sẽ phải học hỏi kinh nghiệm lớp đàn anh đi trước.
PV:Tôi muốn hỏi ông một câu, không biết ông có vui lòng trả lời... Qua một số vụ án điểm từng gây sự chú ý của dư luận, hình như, hiện nay, Tổng cục Cảnh sát PCTP đã không còn mặn mà với báo chí?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi luôn coi báo chí là người bạn đồng hành, là một phương tiện để chúng tôi tuyên truyền tới nhân dân về nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp đồng thời là vũ khí sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo như các bạn nói là thời gian qua, Tổng cục Cảnh sát, hình như không mở rộng cửa đối với báo chí thì tôi có thể trả lời thế này: Theo luật, tất cả những vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì chưa được phép cung cấp cho báo chí, khi nào vụ án có kết luận điều tra, chúng tôi sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin cho báo chí. Nhiều khi báo chí vào cuộc ngay từ đầu rất có thể sẽ ảnh hưởng đến hướng điều tra vụ án. Chúng ta nên tôn trọng luật. Sắp tới chúng tôi sẽ công bố một số vụ án kinh tế đã có kết luận điều tra có thể sẽ gây chấn động dư luận.
PV:Hiện nay, xã hội đang tồn tại khá nhiều dạng tội phạm, nhưng loại tội phạm nào khiến ông bức xúc nhất?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi cho rằng đó là tội phạm ma tuý. Loại tội phạm này không chỉ nước ta và các nước trong khu vực mà phải nói là cả thế giới đều thấy bức xúc, bởi nó có thể hủy hoại tương lai của cả một thế hệ, cả một xã hội. Chúng tôi tuyên chiến với loại tội phạm này tới cùng, một mất một còn với nó chứ không thể nhân nhượng. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý luôn xác định phải quyết tâm tuyên chiến đến cùng với loại tội phạm này. Chúng tôi cũng quan tâm giáo dục cho anh em làm công tác đấu tranh với bọn tội phạm ma tuý có bản lĩnh nghề nghiệp, mưu trí, dũng cảm, không bị mua chuộc vì các đối tượng buôn ma tuý có rất nhiều mưu mô, thủ đoạn, sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để chạy tội hoặc chống trả đến cùng. Đến giờ này tôi có thể tự hào nói rằng, đội ngũ đấu tranh với tội phạm ma tuý là rất có bản lĩnh và trong sạch.
PV:Thế còn loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, đấu tranh với loại tội phạm này có khó khăn gì, thưa ông?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tội phạm sử dụng công nghệ cao thường liên quan đến yếu tố nước ngoài và ngày càng có xu hướng gia tăng phức tạp, gây nhiều hậu quả xấu trên nhiều lĩnh vực. Thời gian qua xảy ra khá nhiều vụ đối tượng tội phạm người nước ngoài sử dụng công nghệ cao để hoạt động gây án trên đất nước ta như chúng làm giả thẻ ATM, hoặc dùng camera quay từ xa để lưu password, mật mã thẻ của khách hàng. Loại tội phạm này đòi hỏi anh em Công an phải luôn nâng cao trình độ. Cục Chống tội phạm công nghệ cao mới ra đời nhưng đã phá được một số vụ án đáng khích lệ. Chúng tôi cũng ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để anh em có điều kiện phát hiện, đấu tranh với loại tội phạm này. Muốn phát hiện, muốn đấu tranh được thì đòi hỏi trình độ mình phải cao, vì thế cán bộ chiến sĩ chỉ còn cách phải học. Vừa qua, chúng tôi cũng tạo điều kiện để một số cán bộ được đi học ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ, đồng thời cũng ưu tiên tuyển dụng những người có trình độ về công nghệ thông tin để củng cố đội ngũ này ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Chúng tôi cũng đang đề nghị có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ này.
PV:Trong dịp Tết Canh Dần này, Tổng cục Cảnh sát PCTP đã có những điểm gì đột phá trong công tác bảo vệ trật tự xã hội, giữ gìn cho nhân dân đón xuân vui tết được an toàn?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Trong dịp tết này, chúng tôi tập trung đấu tranh trấn áp các băng nhóm tội phạm, nhất là trên các tuyến và địa bàn. Đặc biệt, Cục Truy nã mới ra đời nhưng dịp tết này đã gánh vác một nhiệm vụ khá nặng nề. Chúng tôi xác định, càng gần đến tết, càng phải làm tốt công tác bắt truy nã và vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, bởi nhiều đối tượng trốn truy nã vẫn tiếp tục phạm tội. Số lượng các đối tượng này được kéo giảm, khống chế thì xã hội sẽ bình yên hơn rất nhiều.
PV: Với những người đang phục vụ trong lực lượng Công an, hầu như việc đón tết cùng gia đình là một điều thực sự khó khăn, những nhiệm vụ đột xuất khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ không được ăn tết ở nhà cùng vợ con, ông chia sẻ với họ về điều này thế nào?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi nghĩ, những người đã xác định theo nghề binh nghiệp, nghĩa là cũng xác định tư tưởng rằng, bản thân mình phải hy sinh hạnh phúc riêng tư rất nhiều. Nhưng bù lại, niềm vui cũng như niềm hạnh phúc của một chiến sĩ Công an là khi hoàn thành nhiệm vụ. Họ đã đem lại sự bình yên đến không chỉ cho gia đình mình mà còn cho tất cả những gia đình khác. Đó chính là món quà xuân có ý nghĩa nhất mà họ muốn mang về cho gia đình. Tôi cho rằng, bất cứ cán bộ chiến sĩ nào cũng sẽ quan niệm về hạnh phúc như thế.
PV: Trong năm 2010 này, lực lượng Cảnh sát PCTP sẽ gặp phải khó khăn khi đấu tranh với loại tội phạm nào, thưa ông?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Đó là loại tội phạm phi truyền thống. Với loại tội phạm này, dường như chúng tôi vừa đấu tranh vừa tự rút kinh nghiệm, tự rút ra những bài học và liên tục nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngay từ đầu năm nay, khi triển khai kế hoạch công tác, chúng tôi đã dự báo cho anh em về loại tội phạm phi truyền thống này, cần phải đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Trong năm nay, tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, vì vậy loại tội phạm này cũng sẽ phát sinh và biến tướng tinh vi hơn.
PV:Vậy công tác chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát PCTP sẽ như thế nào?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Chúng tôi tập trung vào công tác phòng ngừa là chính, phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội, nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên, trinh sát giỏi nghiệp vụ, mạnh dạn giao việc cho các đồng chí trẻ, có nhiệt huyết và giỏi nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả điều tra, giải quyết vụ án.
PV:ông có thể nói những điểm chính trong định hướng của Cảnh sát Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Cảnh sát Việt Nam có rất nhiều công việc phải làm. Tuy nhiên, tôi chỉ đề cập đến vấn đề cần có cầu nối cơ quan đại diện của lực lượng Cảnh sát PCTP với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực cần phải có sỹ quan liên lạc. Chúng ta cũng đẩy mạnh sự hợp tác trong vấn đề dẫn độ, tương trợ, hỗ trợ tư pháp. Bởi nếu không có hợp tác về dẫn độ thì khi người nước ngoài vào Việt Nam gây án hoặc người Việt Nam gây án ở nước ngoài, quá trình trao đổi thông tin, điều tra, bắt giữ, dẫn độ sẽ có khó khăn nhất định. Vấn đề hợp tác quốc tế, đôi khi hiệu quả còn chưa cao, chế tài còn đang vướng, chưa khai thông. Văn bản pháp lý về dẫn độ tội phạm, nhất là trong các nước trong khối ASEAN cần tạo sự thông thoáng hơn, các nước láng giềng cần thông qua con đường ngoại giao.
PV:Trong quá trình công tác đến nay là liên tục 37 năm trong ngành Công an, ông có kinh nghiệm gì truyền lại cho lớp trẻ?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Để trưởng thành đến như ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng, kinh nghiệm tiên quyết của tôi là phải khiêm tốn, học hỏi. Học hỏi từ những người đi trước, học hỏi bạn bè, đồng đội, chịu khó nghiên cứu từng vụ án, rút kinh nghiệm từ chính những thủ đoạn phạm tội của đối tượng để áp dụng trong việc khai thác các vụ án khác. Các lĩnh vực khác trong nghề nghiệp cũng vậy, phải thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm sẽ hoàn thành được nhiệm vụ, qua đó nâng tầm tư duy và hành động. Với cái nghề của chúng tôi, khi làm rõ được một vụ án bằng chính những kinh nghiệm đã được rèn luyện qua quá trình học hỏi của mình, đó là niềm vui rất lớn.
PV:Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này. Xin được chúc ông cùng gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, an khang - thịnh vượng.
Hiền Linh - Quỳnh Anh (theo Cảnh sát Toàn cầu)
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Đúng thế. Việc ở cơ quan làm không xuể, nhiều khi tôi phải mang cả về nhà.
PV: So với nhiệm vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình trước đây, thì hiện nay, nhịêm vụ có vẻ rất nặng nề, có gì khác biệt, thưa ông?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Trước đây tôi làm Giám đốc Công an một tỉnh thì trách nhiệm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng chỉ giới hạn trong phạm vi một tỉnh, còn bây giờ, khối lượng công việc nhiều hơn, trong một phạm vi cũng rộng lớn hơn, đương nhiên là áp lực cũng nặng nề hơn, tình hình tội phạm trong nước, tội phạm mang yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia những năm gần đây diễn biến phức tạp, đòi hỏi người lãnh đạo phải bao quát, nắm chắc để có những chỉ đạo định hướng kịp thời, chính xác.
PV: An ninh nông thôn ở Thái Bình hồi ấy từng là vấn đề "đau đầu", ông có thể kể một chút về kinh nghiệm giải quyết những "điểm nóng" này?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Những năm 1997-1998, tình hình an ninh nông thôn ở Thái Bình đúng là đáng ngại. Mục tiêu cao nhất lúc ấy đối với lực lượng Công an là phải góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, các ngành, các cấp ổn định tình hình chính trị và trật tự xã hội, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò chủ lực, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động quần chúng hiểu rõ bản chất từng vụ việc, tôn trọng pháp luật, bình tĩnh, cảnh giác không để bị lôi kéo vào những hành động quá khích, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, tập trung làm rõ những sai phạm của cán bộ để xử lý nghiêm minh đồng thời phải xác định đối tượng nào lợi dụng dân chủ để gây rối, phá hoại tình hình an ninh trật tự. Trước tiên phải xử lý cán bộ sai phạm, sau đó xử lý các đối tượng qúa khích.
PV: Trong quá trình công tác, kỉ niệm nào mà ông cảm thấy sâu sắc nhất, đáng nhớ nhất?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Đó là khoảng tháng 10 năm 1981, khi ấy tôi vừa tốt nghiệp ra trường, công tác tại Công an huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) nhận nhiệm vụ truy bắt nhóm đối tượng trộm cắp. Hồi ấy, băng nhóm này gây ra 9 vụ trộm cắp xe đạp. Những năm đó, xe đạp là tài sản lớn lắm. Bằng biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác lần theo dấu vết đối tượng, biết tên cầm đầu nguy hiểm đang trà trộn vào dòng người đi lễ ở địa phận huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Phát hiện đối tượng, tôi đã áp sát nhưng vốn là đối tượng nguy hiểm, khi thấy có người lạ, đối tượng đã rút súng ra nhằm thẳng vào tôi bóp cò. Nhưng thật may, 2 phát đạn đầu tiên không nổ, đến phát thứ ba thì viên đạn cày xuống mặt đất, xuyên qua khe chân tôi. Sau đó, được sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân, tôi đã bắt giữ được hắn. Tôi ấn tượng bởi "thần may mắn" đã mỉm cười với mình, một phần nữa là không thể nào quên sự trợ giúp tích cực của nhân dân. Đúng là như lời Bác Hồ đã dạy, không có nhân dân giúp đỡ thì làm việc gì cũng khó.
PV: Chúng tôi tò mò một chút, với công việc nặng nề của mình, vậy thì phu nhân của ông chia sẻ với ông về những áp lực công việc như thế nào?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Với những người vợ có chồng theo nghề binh nghiệp như bà xã tôi thì có thể nói là rất quen và rất thông cảm với những công việc đột xuất, những chuyến công tác đột xuất của chồng. Gắn bó với nhau từ khi tôi mới ra trường đến bây giờ, chứng kiến chồng trải qua rất nhiều nhiệm vụ, từ một anh lính trực tiếp chiến đấu với tội phạm đến bây giờ là lãnh đạo nên bà xã rất hiểu và thông cảm với công việc của tôi.
PV: Mô hình hôn nhân "chồng Công an - vợ giáo viên" hoặc "chồng bộ đội - vợ giáo viên" dường như rất được những người theo binh nghiệp như ông lựa chọn. Không biết ông có lựa chọn mô hình này?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ (cười sảng khoái): Vợ tôi
là một giáo viên dạy văn, rất nhẹ nhàng, rất biết chia sẻ với chồng.
Chúng tôi lấy nhau từ năm 1979, đến nay là vừa tròn 30 năm. Nói là mô
hình cũng có cái lẽ đúng. Thời ấy chúng tôi thường chọn vợ làm giáo viên vì nghĩ mình suốt ngày phải đi công tác, nhận nhiệm vụ đột xuất thường xuyên, nên phải lấy một người vợ làm giáo viên thì mới giúp đỡ được mình nhiều hơn trong việc giáo dục con cái...(cười). Thú thật, cũng là cái duyên trời định nữa, phải có tình cảm chứ không hẳn là mình chọn mô hình "Công an-Giáo viên" là thành vợ chồng được.
PV: Ông có thể chia sẻ một chút về người vợ của mình?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Phải nói thực là bà xã nhà tôi rất thông cảm và hiểu những áp lực công việc của tôi. Từ lúc lấy nhau đến nay cũng đã chứng kiến rất nhiều những giai đoạn thăng trầm của chồng mình, với những nhiệm vụ đã từng trải qua, có những lúc không tránh khỏi có người nọ người kia đến nhà nhờ vả, xin xỏ, bà xã tôi là người khá nhạy cảm, luôn nhắc tôi cảnh giác. Đến bây giờ, tôi nghĩ rằng thành công của tôi như ngày hôm nay là có sự giúp đỡ rất lớn từ bà xã. Tôi tự hào vì có một hậu phương vững chắc.
PV: Thế thì tôi đoán chị nhà hẳn phải là mẫu phụ nữ "vượng phu ích tử", vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con và nấu ăn rất là...?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Vâng. Nấu ăn rất khéo. Tôi thích những món dân dã, dưa cà mắm muối. Thái Bình quê tôi có món canh cá khoai, canh cua đồng mà đi đâu, đã là người Thái Bình cũng đều nhớ. Bà xã tôi thường hay nấu món đó. Tôi thích những món ăn đồng quê...
PV: Sống ở Hà Nội nhưng tâm hồn vẫn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ (cười): Vợ chồng tôi bàn nhau rồi, khi về hưu lại về quê thôi.
PV: Chúng tôi không sống ở thời của ông nhưng cũng hiểu rằng, ở thời đó, tội phạm vị thành niên không gây bức xúc như bây giờ, còn bây giờ dường như tội phạm vị thành niên đang trở thành vấn đề đáng lo ngại?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Quả thực là tội phạm vị thành niên bây giờ là vấn đề đáng lo ngại. Do những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, do những luồng văn hóa ngoại lai. Thời gian qua tôi có đi một số nước chậm phát triển hơn Việt Nam và thấy rằng họ quản lý hoạt động Internet rất tốt, kiểm soát thường xuyên, liên tục, còn ở ta thì dường như quản lý hoạt động này chưa tốt. Các kênh truyền thông có tác hại với giới trẻ cũng bị kiểm soát chặt chẽ... Điều này thực sự giúp thế hệ trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội. Ở ta thì lại "mở" nhanh quá trong khi các hoạt động quản lý lại không theo kịp.
Chúng ta phải trang bị cho các em nhận thức về những hành vi lệch chuẩn, sự lên án của xã hội và sự trừng phạt của pháp luật để tạo ra "sức đề kháng".
PV: Với nhiệm vụ nặng nề của ông hiện nay, không thể tránh khỏi những áp lực, vậy ông có thể chia sẻ với bạn đọc Cảnh sát Toàn cầu, áp lực nào hiện nay đối với ông là lớn nhất?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Áp lực lớn nhất của tôi là mỗi buổi sáng, khi nghe trực ban thông báo đêm qua xảy ra bao nhiêu vụ việc liên quan tới tình hình trật tự xã hội. Hôm nào mà ít vụ án xảy ra thì tôi vui lắm, còn nếu xảy ra nhiều vụ việc, nghĩa là trật tự xã hội vẫn bị đe dọa, sự yên ổn của người dân vẫn bị đe dọa. Áp lực ấy thật rất lớn với người chỉ huy.
PV: Theo ông thì hiện nay, loại tội phạm nào khó đấu tranh nhất?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi nghĩ đó là tội phạm tham nhũng, nếu làm chưa triệt để nghĩa là mắc nợ với dân, mà để đấu tranh với loại tội phạm này hiện nay lại vướng mắc nhiều yếu tố liên quan đến pháp luật, cơ chế chính sách, loại tội phạm này thường tinh vi, xảo quyệt, nhiều thủ đoạn nên công tác đấu tranh của cơ quan điều tra thường gặp nhiều khó khăn.
PV:Các băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức ngày nay dường như không có những cái tên nhức nhối một thời như Trương Văn Cam hay Khánh "trắng". Hay là bọn tội phạm này đã hoạt động kín kẽ hơn, thưa ông?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Các băng nhóm hoạt động có tổ chức như Trương Văn Cam, Khánh "trắng" là những băng nhóm hoạt động theo bề nổi, gây ra những vụ án hình sự cộm cán, nhưng hiện nay, loại tội phạm này hoạt động hết sức tinh vi, xảo quyệt với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, với quy mô lớn và tính chất nguy hiểm hơn. Đặc biệt các đối tượng lại ẩn mình, giấu mặt rất kỹ, có khi đan xen giữa tội phạm kinh tế và tội phạm hình sự, nếu không tinh rất khó phát hiện.
PV:Nghĩa là các băng nhóm hoạt động ngày càng nguy hiểm hơn trước?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Đúng thế. Ngày càng nguy hiểm hơn trước. Có thể bọn tội phạm này núp dưới mác một ông giám đốc hoặc một ông Chủ tịch hội đồng quản trị công ty X, Y nào đó, nhưng lại dùng tiền để chỉ đạo đàn em gây án, chúng thường giấu mặt trong các hoạt động phạm pháp của mình.
PV:Vậy thì đối với loại tội phạm hoạt động đan xen giữa kinh tế và hình sự này, chúng ta có cách gì để đấu tranh?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Trước hết là phải làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình tốt, đồng thời phải có kiến thức sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực, có quyết tâm cao và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Tôi khuyến khích những cán bộ, chiến sĩ trẻ đi học thêm nâng cao trình độ để có thể hiểu sâu về các lĩnh vực cần đấu tranh. Lớp trẻ có lợi thế là nhiệt tình, năng nổ, nhưng kinh nghiệm chưa nhiều, vì thế sẽ phải học hỏi kinh nghiệm lớp đàn anh đi trước.
PV:Tôi muốn hỏi ông một câu, không biết ông có vui lòng trả lời... Qua một số vụ án điểm từng gây sự chú ý của dư luận, hình như, hiện nay, Tổng cục Cảnh sát PCTP đã không còn mặn mà với báo chí?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi luôn coi báo chí là người bạn đồng hành, là một phương tiện để chúng tôi tuyên truyền tới nhân dân về nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp đồng thời là vũ khí sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo như các bạn nói là thời gian qua, Tổng cục Cảnh sát, hình như không mở rộng cửa đối với báo chí thì tôi có thể trả lời thế này: Theo luật, tất cả những vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì chưa được phép cung cấp cho báo chí, khi nào vụ án có kết luận điều tra, chúng tôi sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin cho báo chí. Nhiều khi báo chí vào cuộc ngay từ đầu rất có thể sẽ ảnh hưởng đến hướng điều tra vụ án. Chúng ta nên tôn trọng luật. Sắp tới chúng tôi sẽ công bố một số vụ án kinh tế đã có kết luận điều tra có thể sẽ gây chấn động dư luận.
PV:Hiện nay, xã hội đang tồn tại khá nhiều dạng tội phạm, nhưng loại tội phạm nào khiến ông bức xúc nhất?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi cho rằng đó là tội phạm ma tuý. Loại tội phạm này không chỉ nước ta và các nước trong khu vực mà phải nói là cả thế giới đều thấy bức xúc, bởi nó có thể hủy hoại tương lai của cả một thế hệ, cả một xã hội. Chúng tôi tuyên chiến với loại tội phạm này tới cùng, một mất một còn với nó chứ không thể nhân nhượng. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý luôn xác định phải quyết tâm tuyên chiến đến cùng với loại tội phạm này. Chúng tôi cũng quan tâm giáo dục cho anh em làm công tác đấu tranh với bọn tội phạm ma tuý có bản lĩnh nghề nghiệp, mưu trí, dũng cảm, không bị mua chuộc vì các đối tượng buôn ma tuý có rất nhiều mưu mô, thủ đoạn, sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để chạy tội hoặc chống trả đến cùng. Đến giờ này tôi có thể tự hào nói rằng, đội ngũ đấu tranh với tội phạm ma tuý là rất có bản lĩnh và trong sạch.
PV:Thế còn loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, đấu tranh với loại tội phạm này có khó khăn gì, thưa ông?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tội phạm sử dụng công nghệ cao thường liên quan đến yếu tố nước ngoài và ngày càng có xu hướng gia tăng phức tạp, gây nhiều hậu quả xấu trên nhiều lĩnh vực. Thời gian qua xảy ra khá nhiều vụ đối tượng tội phạm người nước ngoài sử dụng công nghệ cao để hoạt động gây án trên đất nước ta như chúng làm giả thẻ ATM, hoặc dùng camera quay từ xa để lưu password, mật mã thẻ của khách hàng. Loại tội phạm này đòi hỏi anh em Công an phải luôn nâng cao trình độ. Cục Chống tội phạm công nghệ cao mới ra đời nhưng đã phá được một số vụ án đáng khích lệ. Chúng tôi cũng ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để anh em có điều kiện phát hiện, đấu tranh với loại tội phạm này. Muốn phát hiện, muốn đấu tranh được thì đòi hỏi trình độ mình phải cao, vì thế cán bộ chiến sĩ chỉ còn cách phải học. Vừa qua, chúng tôi cũng tạo điều kiện để một số cán bộ được đi học ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ, đồng thời cũng ưu tiên tuyển dụng những người có trình độ về công nghệ thông tin để củng cố đội ngũ này ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Chúng tôi cũng đang đề nghị có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ này.
PV:Trong dịp Tết Canh Dần này, Tổng cục Cảnh sát PCTP đã có những điểm gì đột phá trong công tác bảo vệ trật tự xã hội, giữ gìn cho nhân dân đón xuân vui tết được an toàn?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Trong dịp tết này, chúng tôi tập trung đấu tranh trấn áp các băng nhóm tội phạm, nhất là trên các tuyến và địa bàn. Đặc biệt, Cục Truy nã mới ra đời nhưng dịp tết này đã gánh vác một nhiệm vụ khá nặng nề. Chúng tôi xác định, càng gần đến tết, càng phải làm tốt công tác bắt truy nã và vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, bởi nhiều đối tượng trốn truy nã vẫn tiếp tục phạm tội. Số lượng các đối tượng này được kéo giảm, khống chế thì xã hội sẽ bình yên hơn rất nhiều.
PV: Với những người đang phục vụ trong lực lượng Công an, hầu như việc đón tết cùng gia đình là một điều thực sự khó khăn, những nhiệm vụ đột xuất khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ không được ăn tết ở nhà cùng vợ con, ông chia sẻ với họ về điều này thế nào?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi nghĩ, những người đã xác định theo nghề binh nghiệp, nghĩa là cũng xác định tư tưởng rằng, bản thân mình phải hy sinh hạnh phúc riêng tư rất nhiều. Nhưng bù lại, niềm vui cũng như niềm hạnh phúc của một chiến sĩ Công an là khi hoàn thành nhiệm vụ. Họ đã đem lại sự bình yên đến không chỉ cho gia đình mình mà còn cho tất cả những gia đình khác. Đó chính là món quà xuân có ý nghĩa nhất mà họ muốn mang về cho gia đình. Tôi cho rằng, bất cứ cán bộ chiến sĩ nào cũng sẽ quan niệm về hạnh phúc như thế.
PV: Trong năm 2010 này, lực lượng Cảnh sát PCTP sẽ gặp phải khó khăn khi đấu tranh với loại tội phạm nào, thưa ông?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Đó là loại tội phạm phi truyền thống. Với loại tội phạm này, dường như chúng tôi vừa đấu tranh vừa tự rút kinh nghiệm, tự rút ra những bài học và liên tục nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngay từ đầu năm nay, khi triển khai kế hoạch công tác, chúng tôi đã dự báo cho anh em về loại tội phạm phi truyền thống này, cần phải đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Trong năm nay, tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, vì vậy loại tội phạm này cũng sẽ phát sinh và biến tướng tinh vi hơn.
PV:Vậy công tác chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát PCTP sẽ như thế nào?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Chúng tôi tập trung vào công tác phòng ngừa là chính, phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội, nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên, trinh sát giỏi nghiệp vụ, mạnh dạn giao việc cho các đồng chí trẻ, có nhiệt huyết và giỏi nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả điều tra, giải quyết vụ án.
PV:ông có thể nói những điểm chính trong định hướng của Cảnh sát Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Cảnh sát Việt Nam có rất nhiều công việc phải làm. Tuy nhiên, tôi chỉ đề cập đến vấn đề cần có cầu nối cơ quan đại diện của lực lượng Cảnh sát PCTP với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực cần phải có sỹ quan liên lạc. Chúng ta cũng đẩy mạnh sự hợp tác trong vấn đề dẫn độ, tương trợ, hỗ trợ tư pháp. Bởi nếu không có hợp tác về dẫn độ thì khi người nước ngoài vào Việt Nam gây án hoặc người Việt Nam gây án ở nước ngoài, quá trình trao đổi thông tin, điều tra, bắt giữ, dẫn độ sẽ có khó khăn nhất định. Vấn đề hợp tác quốc tế, đôi khi hiệu quả còn chưa cao, chế tài còn đang vướng, chưa khai thông. Văn bản pháp lý về dẫn độ tội phạm, nhất là trong các nước trong khối ASEAN cần tạo sự thông thoáng hơn, các nước láng giềng cần thông qua con đường ngoại giao.
PV:Trong quá trình công tác đến nay là liên tục 37 năm trong ngành Công an, ông có kinh nghiệm gì truyền lại cho lớp trẻ?
Trung tướng Phạm Quý Ngọ: Để trưởng thành đến như ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng, kinh nghiệm tiên quyết của tôi là phải khiêm tốn, học hỏi. Học hỏi từ những người đi trước, học hỏi bạn bè, đồng đội, chịu khó nghiên cứu từng vụ án, rút kinh nghiệm từ chính những thủ đoạn phạm tội của đối tượng để áp dụng trong việc khai thác các vụ án khác. Các lĩnh vực khác trong nghề nghiệp cũng vậy, phải thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm sẽ hoàn thành được nhiệm vụ, qua đó nâng tầm tư duy và hành động. Với cái nghề của chúng tôi, khi làm rõ được một vụ án bằng chính những kinh nghiệm đã được rèn luyện qua quá trình học hỏi của mình, đó là niềm vui rất lớn.
PV:Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này. Xin được chúc ông cùng gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, an khang - thịnh vượng.
Hiền Linh - Quỳnh Anh (theo Cảnh sát Toàn cầu)
Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ
Việc Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đột ngột
từ trần gây ra nhiều tranh cãi và ngờ vực giữa lúc công luận đang trông
chờ hồi kết của một đại án tham nhũng cấp cao từ lời khai của cựu chủ
tịch Vinalines Dương Chí Dũng.
Tin ông Ngọ bị bạo bệnh được loan ra sau khi có đề nghị điều tra ông ‘tiết lộ bí mật’ trong vụ án Dương Chí Dũng, và tin ông qua đời chỉ xuất hiện 1 ngay sau khi Phó Trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề xuất đình chỉ công tác Thứ trưởng Công an để phục vụ điều tra.
Hình ảnh ông Ngọ trong đám cưới con trai cách đây hơn 1 tháng không biểu hiện dáng vẻ của người mà báo Petrotimes của nhà nước mô tả là trong ba tháng nay phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Ngay cả thời gian ông Ngọ từ trần được công bố trên truyền thông nhà nước cũng không đồng nhất, khiến dư luận thêm nghi ngờ về cái chết bất thường của giới chức cao cấp, nhân vật số hai trong ngành công an, đang bị tố cáo nhận hối lộ hàng triệu đô la.
Một nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy nhận định ‘sự ra đi’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam và làm phá sản công cuộc chống tham nhũng của nhà nước.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, phân tích thêm chi tiết, mời quí vị bấm vào đường dẫn sau đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn:
Tin ông Ngọ bị bạo bệnh được loan ra sau khi có đề nghị điều tra ông ‘tiết lộ bí mật’ trong vụ án Dương Chí Dũng, và tin ông qua đời chỉ xuất hiện 1 ngay sau khi Phó Trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề xuất đình chỉ công tác Thứ trưởng Công an để phục vụ điều tra.
Hình ảnh ông Ngọ trong đám cưới con trai cách đây hơn 1 tháng không biểu hiện dáng vẻ của người mà báo Petrotimes của nhà nước mô tả là trong ba tháng nay phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Ngay cả thời gian ông Ngọ từ trần được công bố trên truyền thông nhà nước cũng không đồng nhất, khiến dư luận thêm nghi ngờ về cái chết bất thường của giới chức cao cấp, nhân vật số hai trong ngành công an, đang bị tố cáo nhận hối lộ hàng triệu đô la.
Một nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy nhận định ‘sự ra đi’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam và làm phá sản công cuộc chống tham nhũng của nhà nước.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, phân tích thêm chi tiết, mời quí vị bấm vào đường dẫn sau đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn:
Phạm Chí Dũng: Dư luận đang đặt vấn đề nghi ngờ rất
nhiều về cái chết rất bất thường này. Người ta không thể nghĩ ông chết
bất đắc kỳ tử vì trước đó không hề có thông tin bệnh tật của ông được
thông báo chính thức. Sự ra đi của ông Ngọ bị xem như có thể có một tác
động nào đó không nhất thiết từ quá trình sinh học tự nhiên của cơ thể,
mà có thể do một tác động khác từ bên ngoài vào. Hôm nay, Tòa án Nhân
dân Hà Nội đã chính thức công bố vụ án ‘làm lộ bí mật’ phải đình chỉ căn
cứ điều 107 Bộ Luật Hình sự vì đối tượng bị tình nghi đã chết.
VOA: Nếu những nghi ngờ trong công luận là đúng, liệu có thể đã xảy ra những khả năng nào gây ra cái chết của ông?
Phạm Chí Dũng: Đây là lần đầu tiên xảy ra một cái chết bất thường của một tướng cao cấp trong ngành công an. Trước đây có vài cái chết bất thường bên khối quân đội. Người ta nghi ngờ là ngoài khả năng chết do bệnh tật, Tướng Ngọ vì một số lý do ‘tế nhị’ nào đó đã tự sát. Một khảc năng khác nữa là người ta cho rằng có thể ông bị đầu độc. Nếu chuyện này thật sự xảy ra, vấn đề đang cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam và trong tương lai gần sẽ diễn ra một cuộc đấu mạnh. Liên quan đến 1 triệu rưỡi đô la tình nghi ông Ngọ đã nhận, người ta đang nghĩ tới một siêu án trên cao hơn nữa chứ không phải là một đại án Dương Chí Dũng. Nếu siêu án đó hình thành, có thể nói cuộc đấu chính trị giữa các thế lực lên tới đỉnh điểm một mất-một còn.
VOA: Cũng có những suy đoán cho rằng không có chuyện ‘đột ngột từ trần’ mà đây có thể là một sự sắp xếp ‘mafia’ tìm đường cho ông Ngọ tẩu thoát ở một nơi nào đó để ‘cái chết’ của ông chấm dứt đầu mối nghi ngờ liên quan đến một siêu án có thể có. Theo ông, có khả năng xảy ra điều này không?
Phạm Chí Dũng: Khả năng này thấp. Nghiên cứu lịch sử các vụ án hình sự tại Việt Nam chưa từng có chuyện ‘chết giả’ để thoát nạn đối với những nhân vật cao cấp. Trong lĩnh vực hình sự thì có thể có những trường hợp như vậy, có những vụ ngụy tạo hiện trường để trốn tránh pháp luật. Tuy nhiên, trong chính giới cao cấp, đặc biệt là ngành công an và quân đội, chưa từng xảy ra chuyện đó. Tất nhiên việc này vẫn có một xác suất nhỏ có thể xảy ra, không thể loại trừ, nhưng đối với chính giới cao cấp thì chưa từng có việc này. Cho nên, theo tôi, trong trường hợp của Tướng Ngọ có thể loại trừ phương án này.
VOA: Ông dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra sau ‘cái chết’ của nhân vật đầu mối có thể giúp phanh phui ra những quan tham cao cấp khác trong vụ án tham nhũng hàng triệu đô la này?
Phạm Chí Dũng: Vụ án ‘làm lộ bí mật’ sẽ đóng khung. Sẽ không còn bất kỳ tia sáng nào khác có thể dẫn tới một vụ siêu án. 95% là không có một manh mối nào để có thể từ ông Ngọ lần ngược lên một cấp cao hơn. Ông Ngọ ‘ra đi’ ảnh hưởng tới kết quả điều tra và xử án đối với một nhân vật nổi cộm khác là Bầu Kiên. Có nhiều khả năng ông Kiên nhận án chung thân, nhưng vụ Bầu Kiên cũng sẽ như vụ Dương Chí Dũng, sẽ đóng khung ở đó.
VOA: Theo ý ông, ‘sự ra đi’ này là hồi kết dứt điểm một nghi án cao cấp mà dư luận đang trông chờ, theo dõi cách nhà nước giải quyết tham nhũng?
Phạm Chí Dũng: Tôi còn cho rằng ‘sự ra đi’ của ông Ngọ không chỉ đóng khung riêng vụ án Dương Chí Dũng mà còn là một điểm mốc xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam, dẫn tới hệ quả là chương trình chống tham nhũng của Ban Nội chính Trung ương không triển khai được thành công. Sẽ là những kế hoạch ‘đầu voi đuôi chuột’ ngay trong năm 2014. Ngoài ra, chúng ta có thể chứng kiến sự trở lại của phe lợi ích và xu hướng thân phương Tây sẽ lấn lướt hơn so với xu hướng thân Bắc Kinh trong năm nay.
VOA: Công luận có thể thấy gì từ diễn tiến vụ án tham nhũng này?
Phạm Chí Dũng: Cũng có một số người hy vọng về công cuộc chống tham nhũng của đảng nhưng sau ‘sự ra đi’ này, không có hy vọng tuyệt đối, đặc biệt trong bối cảnh các nhóm lợi ích chi phối phủ trùm toàn bộ đất nước như hiện nay. Trong cảnh nhập nhoạng tối-sáng và sự mâu thuẫn xung đột gia tăng giữa các thế lực, dân chủ-nhân quyền có đất để sống hơn. Trong hoàn cảnh này, giới quan chức còn phải quan tâm tới quyền lực-quyền lợi, giải quyết mâu thuẫn-xung đột của họ nhiều hơn là để ý tới các vấn đề tự do ngôn luận, báo chí, hay tôn giáo. Theo tôi, năm nay nếu biết tận dụng cơ hội, tiếng nói của nhân dân trong ‘xã hội dân sự’ manh nha hiện nay sẽ có thể được biểu đạt rõ ràng hơn.
VOA: Xin cảm ơn ông về thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
VOA: Nếu những nghi ngờ trong công luận là đúng, liệu có thể đã xảy ra những khả năng nào gây ra cái chết của ông?
Phạm Chí Dũng: Đây là lần đầu tiên xảy ra một cái chết bất thường của một tướng cao cấp trong ngành công an. Trước đây có vài cái chết bất thường bên khối quân đội. Người ta nghi ngờ là ngoài khả năng chết do bệnh tật, Tướng Ngọ vì một số lý do ‘tế nhị’ nào đó đã tự sát. Một khảc năng khác nữa là người ta cho rằng có thể ông bị đầu độc. Nếu chuyện này thật sự xảy ra, vấn đề đang cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam và trong tương lai gần sẽ diễn ra một cuộc đấu mạnh. Liên quan đến 1 triệu rưỡi đô la tình nghi ông Ngọ đã nhận, người ta đang nghĩ tới một siêu án trên cao hơn nữa chứ không phải là một đại án Dương Chí Dũng. Nếu siêu án đó hình thành, có thể nói cuộc đấu chính trị giữa các thế lực lên tới đỉnh điểm một mất-một còn.
VOA: Cũng có những suy đoán cho rằng không có chuyện ‘đột ngột từ trần’ mà đây có thể là một sự sắp xếp ‘mafia’ tìm đường cho ông Ngọ tẩu thoát ở một nơi nào đó để ‘cái chết’ của ông chấm dứt đầu mối nghi ngờ liên quan đến một siêu án có thể có. Theo ông, có khả năng xảy ra điều này không?
Phạm Chí Dũng: Khả năng này thấp. Nghiên cứu lịch sử các vụ án hình sự tại Việt Nam chưa từng có chuyện ‘chết giả’ để thoát nạn đối với những nhân vật cao cấp. Trong lĩnh vực hình sự thì có thể có những trường hợp như vậy, có những vụ ngụy tạo hiện trường để trốn tránh pháp luật. Tuy nhiên, trong chính giới cao cấp, đặc biệt là ngành công an và quân đội, chưa từng xảy ra chuyện đó. Tất nhiên việc này vẫn có một xác suất nhỏ có thể xảy ra, không thể loại trừ, nhưng đối với chính giới cao cấp thì chưa từng có việc này. Cho nên, theo tôi, trong trường hợp của Tướng Ngọ có thể loại trừ phương án này.
VOA: Ông dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra sau ‘cái chết’ của nhân vật đầu mối có thể giúp phanh phui ra những quan tham cao cấp khác trong vụ án tham nhũng hàng triệu đô la này?
Phạm Chí Dũng: Vụ án ‘làm lộ bí mật’ sẽ đóng khung. Sẽ không còn bất kỳ tia sáng nào khác có thể dẫn tới một vụ siêu án. 95% là không có một manh mối nào để có thể từ ông Ngọ lần ngược lên một cấp cao hơn. Ông Ngọ ‘ra đi’ ảnh hưởng tới kết quả điều tra và xử án đối với một nhân vật nổi cộm khác là Bầu Kiên. Có nhiều khả năng ông Kiên nhận án chung thân, nhưng vụ Bầu Kiên cũng sẽ như vụ Dương Chí Dũng, sẽ đóng khung ở đó.
VOA: Theo ý ông, ‘sự ra đi’ này là hồi kết dứt điểm một nghi án cao cấp mà dư luận đang trông chờ, theo dõi cách nhà nước giải quyết tham nhũng?
Phạm Chí Dũng: Tôi còn cho rằng ‘sự ra đi’ của ông Ngọ không chỉ đóng khung riêng vụ án Dương Chí Dũng mà còn là một điểm mốc xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam, dẫn tới hệ quả là chương trình chống tham nhũng của Ban Nội chính Trung ương không triển khai được thành công. Sẽ là những kế hoạch ‘đầu voi đuôi chuột’ ngay trong năm 2014. Ngoài ra, chúng ta có thể chứng kiến sự trở lại của phe lợi ích và xu hướng thân phương Tây sẽ lấn lướt hơn so với xu hướng thân Bắc Kinh trong năm nay.
VOA: Công luận có thể thấy gì từ diễn tiến vụ án tham nhũng này?
Phạm Chí Dũng: Cũng có một số người hy vọng về công cuộc chống tham nhũng của đảng nhưng sau ‘sự ra đi’ này, không có hy vọng tuyệt đối, đặc biệt trong bối cảnh các nhóm lợi ích chi phối phủ trùm toàn bộ đất nước như hiện nay. Trong cảnh nhập nhoạng tối-sáng và sự mâu thuẫn xung đột gia tăng giữa các thế lực, dân chủ-nhân quyền có đất để sống hơn. Trong hoàn cảnh này, giới quan chức còn phải quan tâm tới quyền lực-quyền lợi, giải quyết mâu thuẫn-xung đột của họ nhiều hơn là để ý tới các vấn đề tự do ngôn luận, báo chí, hay tôn giáo. Theo tôi, năm nay nếu biết tận dụng cơ hội, tiếng nói của nhân dân trong ‘xã hội dân sự’ manh nha hiện nay sẽ có thể được biểu đạt rõ ràng hơn.
VOA: Xin cảm ơn ông về thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
Trà Mi
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét