Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Lịch sử Việt Nam là chiều dài của những chiến
tích chống ngoại xâm. Nhiều lần bị Bắc thuộc rồi nước Việt cũng giành
được độc lập, tự chủ. Nhiều lần bị xâm lăng rồi dân Việt cũng đánh đuổi
được giặc ngoại xâm.
Qua hàng nghìn năm, lịch sử đã chứng minh Trung Quốc luôn muốn biến
đất Nam Việt thành một tỉnh của họ nhưng không thành. Các đoàn quân với
binh hùng, tướng mạnh sau những chinh phục lẫy lừng ở nhiều nơi khác,
khi đến biên cương Việt Nam đều phải khựng lại vì sức kháng cự của dân
Việt.Nhưng lịch sử cận đại vẫn cho thấy hiểm họa xâm lăng từ phương bắc thời nào, lúc nào cũng có.
Tháng 1/1974 lãnh đạo Bắc Kinh đưa chiến hạm xuống chiếm Hoàng Sa, lúc đó còn là một phần của lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Dù không giữ được các đảo, những người lính hải quân Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ miền đất đó. Trong trận hải chiến Hoàng Sa, 74 binh lính Việt Nam Cộng hòa đã tử trận.
Năm năm sau, khi đất nước đã thống nhất, đêm 17/2/1979 Trung Quốc lại đem 60 vạn quân tấn công vào các tỉnh dọc biên giới phía bắc của lãnh thổ Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài một tháng trước khi bộ đội Việt Nam đẩy lui quân xâm lăng về qua biên giới. Bảo vệ được đất nước nhưng con số binh lính và dân Việt hy sinh trong cuộc chiến này lên đến 6 vạn người.
Chiến tranh biên giới còn âm ỉ kéo dài nhiều năm sau đó và có lúc đã nóng lên ở Hoàng Liên Sơn.
Đến tháng 3/1988 Trung Quốc lại đem tàu chiến xuống chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trận hải chiến Gạc Ma, 64 bộ đội hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh.
Ý đồ Hán hóa
Lịch sử Việt Nam từ xa xưa với Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đánh bại đoàn quân Mã Viện, chôn vùi giặc trên sông Bạch Đằng, nhưng gần đây xung đột biên giới, đụng độ trên Biển Đông là nhắc nhở dân Việt về ý đồ Hán hóa nước Việt từ phương Bắc vẫn còn.“Nếu không cảnh tỉnh, cùng nhau đoàn kết trong tinh thần Diên Hồng thì hiểm họa lại bị Bắc thuộc có thể xảy ra.“
Nhiều người Việt đã nhận thức được điều này. Trong nước dù có những khó khăn, nhưng để khơi dậy tinh thần Diên Hồng nên từ vài năm qua, đặc biệt là vào đầu năm nay nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa, một số cơ sở truyền thông đã nhắc đến trận chiến và sự hy sinh của 74 binh lính Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tán đồng việc đưa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình giáo khoa. Tuy nhiên các báo sau khi đưa tin về đề nghị này lại phải gỡ bài xuống, rồi chương trình tưởng niệm Hoàng Sa tại Đà Nẵng bị hủy bỏ vào giờ chót. Những sự kiện đó cho thấy sự phức tạp của vấn đề.
Ngày 17/2 vừa qua là mốc thời gian ghi dấu 35 năm cuộc chiến tranh chống lại tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Ở thủ đô Hà Nội, sáng Chủ nhật 16/2 dự trù có tập họp tưởng niệm trước tượng đài Lý Thái Tổ, nhưng nơi đây đã bị giới chức chính quyền giành chỗ, cho dựng sân khấu và đúng lúc cuộc biểu tình diễn ra, giới chức năng thành phố đã mở nhạc cho ca hát nhảy múa, một việc làm bị nhiều người lên án là hành động vô ơn và sỉ nhục đối với anh linh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ.
Tại Sài Gòn, tuy số công an theo dõi đông hơn số người tham dự, sáng 18/2 khoảng 30 nhân sĩ, trí thức đã tụ họp dưới tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh để tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979.
Xét về ý nghĩa thì địa điểm tại Sài Gòn thật thích hợp với truyền thống dân tộc vì nơi đó mang danh những anh hùng đã được người Việt của mọi thời đại tôn vinh.
Dấu tích lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc của dân tộc Việt được thể hiện qua việc đặt tên đường phố, tên đơn vị hành chánh trên toàn lãnh thổ, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội và tại Sài Gòn, thủ đô cũ của Việt Nam Cộng Hòa.
Không nên ngăn cản
Hà Nội có con phố và một quận mang tên Hai Bà Trưng thì Sài Gòn một thời cũng đã có con đường lớn ghi công hai vị nữ anh hùng cỡi voi dẹp quân Nam Hán. Trước năm 1975, lễ Hai Bà Trưng được tổ chức lớn tại thủ đô miền nam.Sài Gòn và Hà Nội đều có đại lộ Trần Hưng Đạo là dũng tướng dẹp quân Mông Cổ, có đường Lý Thường Kiệt là tác giả bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt: “Nam quốc Sơn hà Nam đế cư”. Sài Gòn đã từng có những trường cấp ba mang danh Trưng Vương và Hưng Đạo.
Thủ đô của Việt Nam ngày nay có đường Quang Trung, anh hùng đại phá quân Thanh, có quận Đống Đa. Trung tâm Sài Gòn giờ vẫn còn phố Nguyễn Huệ là một tên khác của vua Quang Trung, vẫn có đại lộ Lê Lợi ghi công anh hùng áo vải đất Lam Sơn đã thắng quân Minh, có đường Trần Bình Trọng, bị giặc bắt và đã để lại câu nói bất hủ “Ta thà là quỉ nước nam còn hơn làm vua đất bắc”. Những con đường lịch sử đó của Sài Gòn đã có từ hơn nửa thế kỷ.
Những năm qua một số tỉnh thành đã đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa là sự khẳng định chủ quyền quốc gia trên những vùng đất đó.
“Trước hiểm họa mất đất mất biển là có thật, nhà nước không nên ngăn cản sinh hoạt tưởng niệm những người đã chết để bảo vệ Tổ quốc và cũng không nên phân biệt những chiến binh đã hy sinh.“
Trong một số trường hợp nhà nước còn bỏ tù nhiều người, như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phương Uyên, Tạ Phong Tần. Nhiều người lên tiếng phản đối chính sách xâm lăng của Bắc Kinh đã bị trấn áp dưới nhiều hình thức.
Trước hiểm họa mất đất mất biển là có thật, nhà nước không nên ngăn cản sinh hoạt tưởng niệm những người đã chết để bảo vệ Tổ quốc và cũng không nên phân biệt những chiến binh đã hy sinh, dù họ đứng ở phía nào trong cuộc chiến Nam Bắc trước đây, dù bỏ mình ở Hoàng Sa năm 1974, dọc biên giới phía Bắc năm 1979 hay ở Gạc Ma năm 1988.
Như thế mới khơi dậy được tinh thần Diên Hồng trong lòng dân Việt trước sự đe dọa từ phương Bắc ngày một lớn. Như thế mới thể hiện được tinh thần dân tộc như đã biểu hiện qua những hùng ca vang tiếng: Hội nghị Diên Hồng, Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang; hay như ca từ trong một bài hát được nhiều người lắng nghe: “Truyền thống cha ông, gìn giữ non sông / Từ thuở Thăng Long vẫn mang trong lòng…”
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California
Đại gia Trương Mỹ Lan quan hệ thế nào với Dương Chí Dũng?
Việc Dương Chí Dũng hé lộ bà Trương Mỹ Lan có liên quan đến việc đưa hối
lộ số tiền 1 triệu USD đã khiến cho dư luận ngổn ngang trước những câu
hỏi lớn.
Lời khai rúng động sau khi nhận án tử
Đại án Dương Chí Dũng tưởng chừng như đã khép lại với mức tuyên án tử
hình dành cho vị cựu Cục trưởng cục Hàng hải đầy tai tiếng này. Tuy
nhiên, gần đây nhất, có mặt tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, với tư
cách là một nhân chứng, Dương Chí Dũng một lần nữa lại làm rúng động dư
luận, khi hé lộ danh tính bà Trương Mỹ Lan, người đứng hàng đầu trong
giới bất động sản Sài thành liên quan đến việc đưa hối lộ để "lót tay"
cho việc chuyển đổi công năng mục đích sử dụng khu đất Cảng Nhà Rồng-
Khánh Hội (quận 4, TP.HCM) sau khi Cảng Sài Gòn di dời.
Khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội
Lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa ngày 7/1 đã phần nào hé mở
những tình tiết cần làm rõ. Qua đó, ngày càng có nhiều nhân vật đình đám
nắm giữ quyền lực trong các lĩnh vực khác nhau bị kéo vào cuộc.
Từ những tình tiết và thông tin Dương Chí Dũng cung cấp, ngày 8/1, TAND
TP. Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự "làm lộ bí mật
Nhà nước". Đồng thời, HĐXX còn đề nghị VKSND TP. Hà Nội có đề nghị với
VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận hối lộ liên quan đến dự án chuyển
đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM). Nếu đủ
căn cứ, các cá nhân có liên quan sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật.
Có lẽ phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng sẽ không có gì đáng nói, nếu Dương
Chí Dũng không cung cấp thêm thông tin về vụ ông này đã nhận 1 triệu đô
la từ tay bà Trương Mỹ Lan, nhằm hối lộ để lót tay cho việc chuyển đổi
công năng mục đích sử dụng khu đất Cảng Nhà Rồng- Khánh Hội (quận 4,
TP.HCM) sau khi Cảng Sài Gòn di dời.
Tại tòa, Dương Chí Dũng đã khai nhận như sau: "Chị Lan nhờ chuyển cho
một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: "Sẽ có
người ở Hà Nội chuyển cho anh, khi gặp người đó thì anh đừng trao đổi số
tiền này để đưa cho ai, hoặc làm gì". Chị còn dặn tôi như thế. Và anh
Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải
mình tôi". Đồng thời, Dương Chí Dũng còn nói rõ thêm, thông qua sự giới
thiệu của ông Lê Công Minh, Tổng giám đốc Cảng Sài Gòn, Dũng mới quen
biết và hợp tác với bà Trương Mỹ Lan.
Trước những thông tin trên, công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn (thuộc Tổng
Công ty Hàng hải Việt Nam) đã có công văn gửi báo chí, khẳng định mối
quan hệ giữa ông Dương Chí Dũng và bà Trương Mỹ Lan hoàn toàn là mối
quan hệ cá nhân, không liên quan đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự
án chuyển đổi công năng khu Cảng Nhà Rồng- Khánh Hội của Cảng Sài Gòn.
Trong thông cáo, công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn khẳng định rõ, việc di
dời, chuyển đổi công năng của khu cảng Nhà Rồng- Khánh Hội được thực
hiện theo chủ trương của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ.
Cụ thể, thông qua các văn bản, nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ ban
hành, Cảng Sài Gòn đã đàm phán với các đối tác có nguyện vọng tham gia
dự án, trong đó có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Tuy nhiên, trong quá trình
đàm phán với các đối tác có nguyện vọng tham gia dự án chuyển đổi công
năng tại Cảng Sài Gòn, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xin rút, không tham
gia dự án chuyển đổi công năng khu Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Hiện nay,
dự án chuyển đổi công năng tại Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đã hoàn tất hồ
sơ, trong đó không có sự tham dự của Vạn Thịnh Phát.
Dương Chí Dũng đưa ra thông tin“động trời” tại phiên xét xử Dương Tự Trọng. Bà Lan có quan hệ như thế nào với Dương Chí Dũng?
Nữ đại gia vẫn "im hơi lặng tiếng"
Những lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa án đã khiến cho vụ án ngày
càng trở nên phức tạp. Việc Dương Chí Dũng hé lộ bà Trương Mỹ Lan có
liên quan đến việc đưa hối lộ số tiền 1 triệu USD đã khiến cho dư luận
ngổn ngang trước những câu hỏi lớn. Để tìm ra câu trả lời chính xác nhất
về tình tiết mới của vụ án, PV đã nhiều lần tìm gặp bà Lan, nhưng vẫn
không nhận được câu trả lời vì bà Lan thường xuyên vắng mặt tại công ty.
Theo tìm hiểu của PV, bà Trương Mỹ Lan hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty
TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đây là một trong những tập đoàn lớn và có
tên tuổi tại TP.HCM. Không chỉ vậy, hiện nay Vạn Thịnh Phát còn là một
trong những tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh
doanh bất động sản, với vốn điều lệ là 12.800 tỷ đồng. Cũng theo tìm
hiểu của PV, tập đoàn Vạn Thịnh Phát có tới 9 công ty con.
Được biết, trong giới kinh doanh, bà Lan là một thương nhân thành đạt và
rất kín tiếng. Thế nhưng, dư luận biết đến tên tuổi của bà và thương
hiệu của Vạn Thịnh Phát ngày càng nhiều từ sau đám cưới của cô cháu gái
Trương Huệ Vân với nhạc sĩ Thanh Bùi. Và hơn thế nữa, bà Lan được các cơ
quan chức năng và báo chí ráo riết “tìm đến” từ sau những lời khai của
Dương Chí Dũng tại tòa. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra là liệu bà Lan có
mối quan hệ như thế nào với đại án Dương Chí Dũng? Đó là câu hỏi mà
không chỉ các cơ quan chức năng mà nhiều người dân cũng mong muốn có câu
trả lời.
Sáng 11/1, PV tìm đến văn phòng đại diện Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên
lầu 5 của tòa nhà Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) để làm rõ những nghi vấn
đặt ra. Tuy nhiên, tại đây một nhân viên lễ tân cho biết hiện bà Lan đã
đi công tác nước ngoài và không biết bao giờ mới về nước. Ngay sau đó,
PV đề nghị được gặp trợ lý để tìm hiểu một số thông tin về bà Lan. Sau
gần 30 phút chờ đợi, thư ký của công ty cho biết bà Lan hiện vắng mặt
tại công ty, còn việc bà Lan đi đâu thì nhân viên thư ký này trả lời là
không biết.
Bên cạnh đó, nhân viên thư ký này đề nghị chúng tôi liên lạc với một
người tên Thảo, Phó tổng giám đốc của công ty. Thế nhưng, khi chúng tôi
liên lạc theo số điện thoại mà nhân viên thư ký này cung cấp thì không
thấy ai nghe máy. Cho đến hôm nay bà Lan vẫn im lặng trước những tình
tiết mới trong lời khai của Dương Chí Dũng. Cũng theo tìm hiểu của PV,
bà Lan là doanh nhân có chồng người nước ngoài, nên thường xuyên đi công
tác sang các nước.
Với số tiền đưa hối lộ “triệu đô”, có thể nhận mức án chung thân!?
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc hãng Luật Giải Phóng TP.HCM cho biết:
"Lời khai của Dương Chí Dũng chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Nhưng đó là tình tiết để cơ quan điều tra xem xét và sẽ tiến hành xác
minh. Sau khi xác minh, nếu có căn cứ về hành vi đưa hối lộ sẽ ra quyết
định khởi tố vụ án về hành vi đưa, nhận hối lộ. Hành vi này sẽ bị truy
cứu theo Điều 289 Bộ luật Hình sự. Với số tiền đưa hối lộ đó, người đưa
hối lộ có thể nhận mức án chung thân, trước đây mức án cao nhất cho hành
vì này là tử hình".
Thơ Trịnh - Hoài Thương
(Nguoiduatin.vn)
Báo Petro Times 'rửa mặt' cho tướng công an Phạm Quý Ngọ
Báo PetroTimes vừa công bố một bức thư viết tay của Dương Chí
Dũng, theo đó nhằm 'rửa mặt' và chối tội ăn hối lộ cho ông Thượng tướng
Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, dù ông này đã qua đời ngày 18 tháng
2 năm 2014.
Báo PetroTimes (Năng Lượng Mới) thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam,
nhưng lại do một đại tá công an, ông Nguyễn Như Phong, làm tổng biên
tập. Ông Phong cũng từng là phó tổng biên tập báo Công An Nhân Dân,
thuộc Bộ Công An, và có quan hệ mật thiết với lực lượng này.
Hôm Thứ Năm 20 tháng 2, 2014, báo PetroTimes có bài viết do chính ông tổng biên tập Nguyễn Như Phong có tựa đề “PetroTimes công bố tư liệu đặc biệt về 2 cuộc gặp của Dương Chí Dũng và tướng Phạm Quý Ngọ”.
Bài viết này có phóng ảnh khúc đầu và khúc cuối của “Bản tự khai” viết tay của ông Dương Chí Dũng đề ngày 17/10/2012 tại trại giam Yên Trạch, tỉnh Lạng Sơn. Bài viết có đoạn giới thiệu dài 289 từ cho “Bản tự khai” rồi tác giả bài viết (Nguyễn Như Phong) được đánh máy lại (rất có thể) một phần tổng cộng 841 từ.
Nội dung “Bản tự khai” 5 trang viết tay trên giấy khổ nhỏ được ông Nguyễn Như Phong “công bố” tóm tắt lại lời khai của ông Dương Chí Dũng phản cung lời khai trước đó khi bị bắt từ Cambodia đưa về giam ở Sài Gòn.
Trong đó, ông Dũng “Sau khi suy nghĩ lại toàn bộ diễn biến vụ việc trước khi tôi bỏ trốn tôi xin trình bày lại một số nội dung” trong đó ông đánh số thứ tự gồm bao nhiêu số, không biết, chỉ thấy được PetroTimes đánh máy lại nội dung số 1 mà ông nói về hai lần đến gặp tướng Phạm Quý Ngọ. Một lần ở khách sạn trên đảo Tuần Châu, tỉnh Quảng Ninh, ngày 29/4/2012, lần sau là ngày 2/5/2012 tại nhà riêng của tướng Ngọ ở tòa chung cư cao cấp Pacific trên đường Phan Bội Châu, Hà Nội.
Ở khách sạn đảo Tuần Châu, ông Dũng viết rằng “Sau khi nói chuyện với anh Ngọ xong tôi xin phép về và hôm đó tôi không đưa tiền cho anh Ngọ như tôi đã khai tại trại B34 thành phố Hồ Chí Minh…”
Rồi về lần đến nhà tướng Ngọ 3 ngày sau, ông Dũng cũng khai ngược lại rằng “Sau khi nói chuyện với anh Ngọ xong tôi xin phép về và hôm đó tôi cũng không hề đưa tiền hay quà cáp gì cho anh Ngọ cả.”
Khúc cuối của “Bản Tự khai” của ông Dương Chí Dũng được tờ PetroTimes đánh máy lại là “Với bản khai này tôi xin khẳng định việc tôi khai trước đây tại B34 là sai sự thật do lẫn và hoang tưởng. Tôi không hiểu tại sao tôi lại khai như vậy, tôi rất xin lỗi anh chị Ngọ và mong cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ sự thật mà tôi khai tại bản khai này."
Tuy nhiên, nó khác với phóng ảnh khúc cuối của bản viết tay của ông Dũng mà người ta đọc thấy: “Tôi xin cam đoan lời khai trên của tôi là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của tôi trước pháp luật”. Dưới cuối phóng ảnh còn có ghi chú “Bản tự khai gồm có 03 tờ và 05 trang được đánh số thứ tự từ 01 đến 05” và ký tên.
Hoang tưởng hay không hoang tưởng khi ông Dương Chí Dũng khai lần đầu khác với lần khai lại, và lại nói ngược lại cho giống lần khai ban đầu khi làm chứng trong phiên tòa xử người em trai là đại tá, phó giám đốc công an Hải Phòng Dương Tự Trọng. Nó cho người ta nhiều nghi vấn mà nếu không có những phiên tòa của một nền tư pháp độc lập, sẽ không có lời giải đáp trung thực.
Hôm Thứ Năm 20 tháng 2, 2014, báo PetroTimes có bài viết do chính ông tổng biên tập Nguyễn Như Phong có tựa đề “PetroTimes công bố tư liệu đặc biệt về 2 cuộc gặp của Dương Chí Dũng và tướng Phạm Quý Ngọ”.
Bài viết này có phóng ảnh khúc đầu và khúc cuối của “Bản tự khai” viết tay của ông Dương Chí Dũng đề ngày 17/10/2012 tại trại giam Yên Trạch, tỉnh Lạng Sơn. Bài viết có đoạn giới thiệu dài 289 từ cho “Bản tự khai” rồi tác giả bài viết (Nguyễn Như Phong) được đánh máy lại (rất có thể) một phần tổng cộng 841 từ.
Nội dung “Bản tự khai” 5 trang viết tay trên giấy khổ nhỏ được ông Nguyễn Như Phong “công bố” tóm tắt lại lời khai của ông Dương Chí Dũng phản cung lời khai trước đó khi bị bắt từ Cambodia đưa về giam ở Sài Gòn.
Trong đó, ông Dũng “Sau khi suy nghĩ lại toàn bộ diễn biến vụ việc trước khi tôi bỏ trốn tôi xin trình bày lại một số nội dung” trong đó ông đánh số thứ tự gồm bao nhiêu số, không biết, chỉ thấy được PetroTimes đánh máy lại nội dung số 1 mà ông nói về hai lần đến gặp tướng Phạm Quý Ngọ. Một lần ở khách sạn trên đảo Tuần Châu, tỉnh Quảng Ninh, ngày 29/4/2012, lần sau là ngày 2/5/2012 tại nhà riêng của tướng Ngọ ở tòa chung cư cao cấp Pacific trên đường Phan Bội Châu, Hà Nội.
Ở khách sạn đảo Tuần Châu, ông Dũng viết rằng “Sau khi nói chuyện với anh Ngọ xong tôi xin phép về và hôm đó tôi không đưa tiền cho anh Ngọ như tôi đã khai tại trại B34 thành phố Hồ Chí Minh…”
Rồi về lần đến nhà tướng Ngọ 3 ngày sau, ông Dũng cũng khai ngược lại rằng “Sau khi nói chuyện với anh Ngọ xong tôi xin phép về và hôm đó tôi cũng không hề đưa tiền hay quà cáp gì cho anh Ngọ cả.”
Khúc cuối của “Bản Tự khai” của ông Dương Chí Dũng được tờ PetroTimes đánh máy lại là “Với bản khai này tôi xin khẳng định việc tôi khai trước đây tại B34 là sai sự thật do lẫn và hoang tưởng. Tôi không hiểu tại sao tôi lại khai như vậy, tôi rất xin lỗi anh chị Ngọ và mong cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ sự thật mà tôi khai tại bản khai này."
Tuy nhiên, nó khác với phóng ảnh khúc cuối của bản viết tay của ông Dũng mà người ta đọc thấy: “Tôi xin cam đoan lời khai trên của tôi là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của tôi trước pháp luật”. Dưới cuối phóng ảnh còn có ghi chú “Bản tự khai gồm có 03 tờ và 05 trang được đánh số thứ tự từ 01 đến 05” và ký tên.
Hoang tưởng hay không hoang tưởng khi ông Dương Chí Dũng khai lần đầu khác với lần khai lại, và lại nói ngược lại cho giống lần khai ban đầu khi làm chứng trong phiên tòa xử người em trai là đại tá, phó giám đốc công an Hải Phòng Dương Tự Trọng. Nó cho người ta nhiều nghi vấn mà nếu không có những phiên tòa của một nền tư pháp độc lập, sẽ không có lời giải đáp trung thực.
Thứ nhất, đây là tài liệu của Cục điều tra tội phạm tham nhũng (C48)
Bộ Công an về chuyên án tham nhũng tại tổng công ty Vinalines của thời
ông Dương Chí Dũng làm chủ tịch Hội đồng Quản trị. Không phải ai cũng có
thể có được tài liệu này khiến người ta phải đặt dấu hỏi về động cơ,
chủ đích của hành động tung tài liệu ra trên mặt báo.
Chỉ một ngày trước (19/2/2014), chính ông Nguyễn Như Phong có bài viết ngắn với tựa đề là một thành ngữ Hán Việt “Tử giả bất luận” mà ông giải thích trong bài là “người đã mất rồi thì không nên luận bàn về cái tốt, cái xấu hay những góc khuất trong đời người ta - cổ nhân đã có câu như vậy.”
Nếu vậy thì ngày hôm sau ông còn lôi “Bản tự khai” của ông Dương Chí Dũng để mượn ông này chối tội ăn hối lộ hai lần tổng cộng $510,000 đô la cho ông thượng tướng thứ trưởng Phạm Quý Ngọ làm gì?
Không là mâu thuẫn à?
Thứ hai, để như ông viết giúp “độc giả có thông tin đa chiều”, ông hãy công bố phóng ảnh đầy đủ, toàn bộ các “Bản tự khai” của ông Dương Chí Dũng khi bị giam ở Sài Gòn, rồi những lần sau nữa ở nhà giam tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời ông cũng nên đánh máy lại toàn bộ lời khai của ông Dương Chí Dũng trong tư cách nhân chứng trong phiên tòa xử Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, không cắt xén. Có như vậy thì mới đúng là “đa chiều”.
Trong phiên tòa vừa kể, ông Dương Chí Dũng nêu khá chi tiết về hai lần gặp tướng Ngọ đưa tiền hối lộ, nhờ giúp đỡ chạy tội. Thậm chí, ông Dũng còn nói rằng phải chuẩn bị bán nhà để có tiền tiếp theo mà “chạy án”. Ông tướng Ngọ, được ông Dũng thuật lại rằng, ông Ngọ an ủi ông không cần phải làm như thế, chỗ anh em, cứ để cho ông ấy lo. Ông Dũng khai đã được ông thứ trưởng khuyên dùng “sim rác” để hai người liên lạc với nhau mà “sim rác tứ quý” của ông Dũng khai tại tòa là 0975-00-8888.
Nếu ông Nguyễn Như Phong không công bố toàn bộ các tài liệu như nói trên mà chỉ nhằm chối tội ăn hối lộ và mật báo cho ông Dũng đi trốn, người ta có thể suy diễn rằng, “tư liệu” về lời khai của ông Dương Chí Dũng được đưa ra, do một chủ ý to lớn hơn có sự chỉ đạo “ở trên”.
Chỉ một ngày trước (19/2/2014), chính ông Nguyễn Như Phong có bài viết ngắn với tựa đề là một thành ngữ Hán Việt “Tử giả bất luận” mà ông giải thích trong bài là “người đã mất rồi thì không nên luận bàn về cái tốt, cái xấu hay những góc khuất trong đời người ta - cổ nhân đã có câu như vậy.”
Nếu vậy thì ngày hôm sau ông còn lôi “Bản tự khai” của ông Dương Chí Dũng để mượn ông này chối tội ăn hối lộ hai lần tổng cộng $510,000 đô la cho ông thượng tướng thứ trưởng Phạm Quý Ngọ làm gì?
Không là mâu thuẫn à?
Thứ hai, để như ông viết giúp “độc giả có thông tin đa chiều”, ông hãy công bố phóng ảnh đầy đủ, toàn bộ các “Bản tự khai” của ông Dương Chí Dũng khi bị giam ở Sài Gòn, rồi những lần sau nữa ở nhà giam tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời ông cũng nên đánh máy lại toàn bộ lời khai của ông Dương Chí Dũng trong tư cách nhân chứng trong phiên tòa xử Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, không cắt xén. Có như vậy thì mới đúng là “đa chiều”.
Trong phiên tòa vừa kể, ông Dương Chí Dũng nêu khá chi tiết về hai lần gặp tướng Ngọ đưa tiền hối lộ, nhờ giúp đỡ chạy tội. Thậm chí, ông Dũng còn nói rằng phải chuẩn bị bán nhà để có tiền tiếp theo mà “chạy án”. Ông tướng Ngọ, được ông Dũng thuật lại rằng, ông Ngọ an ủi ông không cần phải làm như thế, chỗ anh em, cứ để cho ông ấy lo. Ông Dũng khai đã được ông thứ trưởng khuyên dùng “sim rác” để hai người liên lạc với nhau mà “sim rác tứ quý” của ông Dũng khai tại tòa là 0975-00-8888.
Nếu ông Nguyễn Như Phong không công bố toàn bộ các tài liệu như nói trên mà chỉ nhằm chối tội ăn hối lộ và mật báo cho ông Dũng đi trốn, người ta có thể suy diễn rằng, “tư liệu” về lời khai của ông Dương Chí Dũng được đưa ra, do một chủ ý to lớn hơn có sự chỉ đạo “ở trên”.
Trong vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” mà ông tướng thứ trưởng Phạm
Quý Ngọ là đối tượng sẽ bị thẩm vấn nếu còn sống, tai tiếng không chỉ
riêng với cá nhân của ông Ngọ mà cả guồng máy Công an CSVN. Từ trước tới
nay, dư luận đều tin ăn hối lộ hay vòi vĩnh hối lộ, chạy chức chạy
quyền vô cùng phổ biến, từ trên xuống dưới, trong cái lực lượng “bảo vệ
an ninh trật tự” được coi là “lá chắn” bảo vệ chế độ.
Nếu không phải vì mượn tờ PetroTimes và cá nhân của ông tổng biên tập Nguyễn Như Phong, chống chế cho guồng máy đại tham nhũng này, hàng loạt bài viết chống chế, bênh vực cho tướng Phạm Qúy Ngọ và gia đình anh em ông Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng lại không được viết dài dài như thế.
Guồng máy công an có đủ mặt báo riêng của họ từ Bộ ở trung ương tới các địa phương, với hai tờ báo cũng có nhiều tiếng tăm, mà không dùng để chống chế vì không muốn dư luận hiểu là gà nhà bênh nhau, “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”.
Nhưng dùng ông Nguyễn Như Phong vốn là một đại tá Công an và tờ báo của ông ta thì thiên hạ cũng chẳng đến nỗi quá khờ khạo mà không hiểu dụng ý.
Như lời ông Trương Việt Toàn, Phó chánh án tòa án thành phố Hà Nội, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xử nhóm Dương Tự Trọng giúp Dương Chí Dũng đi trốn, nói trên tờ Thanh Niên ngày 19/2/2014 là “vụ án làm lộ bí mật nhà nước” sẽ bị đình chỉ vì đối tượng điều tra đã chết rồi, theo luật hình sự hiện hành.
Nhưng theo một số luật sư, vụ án còn nhiều điều bỏ ngỏ cần được tiếp tục vì ông Dương Chí Dũng không chỉ khai về việc ông Phạm quý Ngọ mật báo cho ông đi trốn. Ông khai ông Ngọ còn nhận tiền hai lần hối lộ của chính ông và một lần đưa hối lộ 1 triệu đô la dùm bà Trương Mỹ Lan, chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn muốn thầu “chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn” có thể lên nhiều tỉ đô la.
Đồng thời ông Dũng còn khai hối lộ cho ông Cục trưởng C48 lúc đó là Trần Duy Thanh và một ông tên Sơn ở cơ quan này. Thấp thoáng trong đó còn có lời khuyên bảo của ông bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Rồi lại có bóng của ông đại úy Công an Phạm Mạnh Hùng (con trai tướng Ngọ) dắt ông Phạm Chí Dũng đi hối lộ cho ông Trần Duy Thanh.
Nếu coi chuyện “đình chỉ vụ án” theo cái chết của ông Phạm Quý Ngọ, rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp sẽ không chìm xuồng mà vẫn còn được thiên hạ bàn tán, bình luận chứ chưa hết đâu. Hiện giờ người ta chỉ nhìn thấy khi ông Phạm Quý Ngọ chết, chỗ dựa để ông Dương Chí Dũng hy vọng thoát án tử hình đã bị tuyên ngày 16/12/2013 thêm mờ mịt.
Tư NgộNếu không phải vì mượn tờ PetroTimes và cá nhân của ông tổng biên tập Nguyễn Như Phong, chống chế cho guồng máy đại tham nhũng này, hàng loạt bài viết chống chế, bênh vực cho tướng Phạm Qúy Ngọ và gia đình anh em ông Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng lại không được viết dài dài như thế.
Guồng máy công an có đủ mặt báo riêng của họ từ Bộ ở trung ương tới các địa phương, với hai tờ báo cũng có nhiều tiếng tăm, mà không dùng để chống chế vì không muốn dư luận hiểu là gà nhà bênh nhau, “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”.
Nhưng dùng ông Nguyễn Như Phong vốn là một đại tá Công an và tờ báo của ông ta thì thiên hạ cũng chẳng đến nỗi quá khờ khạo mà không hiểu dụng ý.
Như lời ông Trương Việt Toàn, Phó chánh án tòa án thành phố Hà Nội, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xử nhóm Dương Tự Trọng giúp Dương Chí Dũng đi trốn, nói trên tờ Thanh Niên ngày 19/2/2014 là “vụ án làm lộ bí mật nhà nước” sẽ bị đình chỉ vì đối tượng điều tra đã chết rồi, theo luật hình sự hiện hành.
Nhưng theo một số luật sư, vụ án còn nhiều điều bỏ ngỏ cần được tiếp tục vì ông Dương Chí Dũng không chỉ khai về việc ông Phạm quý Ngọ mật báo cho ông đi trốn. Ông khai ông Ngọ còn nhận tiền hai lần hối lộ của chính ông và một lần đưa hối lộ 1 triệu đô la dùm bà Trương Mỹ Lan, chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn muốn thầu “chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn” có thể lên nhiều tỉ đô la.
Đồng thời ông Dũng còn khai hối lộ cho ông Cục trưởng C48 lúc đó là Trần Duy Thanh và một ông tên Sơn ở cơ quan này. Thấp thoáng trong đó còn có lời khuyên bảo của ông bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Rồi lại có bóng của ông đại úy Công an Phạm Mạnh Hùng (con trai tướng Ngọ) dắt ông Phạm Chí Dũng đi hối lộ cho ông Trần Duy Thanh.
Nếu coi chuyện “đình chỉ vụ án” theo cái chết của ông Phạm Quý Ngọ, rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp sẽ không chìm xuồng mà vẫn còn được thiên hạ bàn tán, bình luận chứ chưa hết đâu. Hiện giờ người ta chỉ nhìn thấy khi ông Phạm Quý Ngọ chết, chỗ dựa để ông Dương Chí Dũng hy vọng thoát án tử hình đã bị tuyên ngày 16/12/2013 thêm mờ mịt.
(Người Việt)
Vui buồn tàu lửa Việt Nam
Tàu
lửa còn có một tên gọi khác là “tàu hỏa” nói theo kiểu “Tàu Khựa” là
“hỏa xa” viết theo kiểu mấy nhà lý luận cách mạng hoành tráng là “đường
sắt Việt Nam là đoàn tàu mùa Xuân.”
Con đường sắt này dài 2,531 km bao gồm 612 km đường nhánh và các ga chính, ga lẻ được trải dài theo từng tỉnh ly dọc theo quốc lộ 1.
Sơ khai được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1881 chạy chuyến đầu tiên ngày 20 tháng 7, 1885 từ cột cờ Thủ Thiêm đến bến xe Chợ lớn - rồi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho, sau có thêm một đường sắt đặc biệt răng cưa dùng để leo núi từ Tháp Chàm-Phan Rang lên Ðà Lạt.
Hành khách đi tàu lửa ở ga Sài Gòn. (Hình: Nguyễn Tấn Cứ/Người Việt) |
Ðoàn tàu Việt Nam vẫn đúng là chạy trên “đường sắt” và nó chắc chắn
vẫn là “tàu lửa” vì mỗi lần nó hú còi hụ hụ lên đường phía trước, thì
sau lưng vẫn là những cụm khói đen kịt và mỗi khi tàu rống lên vào ga
với tiếng thắng ken két bật ra lửa sáng lòe trên từng thanh “tà vẹt”
hoen rỉ, thì không sai đích thị nó là “tàu hỏa” được chạy trên... đường
sắt.
Ðối với Dân Việt Nam thì tàu lửa vẫn phương tiện vận chuyển an toàn nhất so với những phương tiện xe khách khác - dù nó chạy như rùa. Sau năm 1975 vận tốc của nó là 3 ngày mới tới Hà Nội, 20 năm sau rút ngắn là 2 ngày và đầu thế kỷ 21 còn được một ngày rưỡi. Nghĩa là nhìn vào sức chạy của “Con tàu Thống Nhất” cũng có thể hình dung ra được sự phát triển của một nền kinh tế “năng động” nhất của đất nước XHCN hiện thời.
Khi mà thế giới đang chuyển lên tàu điện, tàu đệm, tàu trên không với cao tốc, siêu tốc độ thì đường sắt Việt Nam vẫn là một con tàu “mơ mộng.” Bạn có thể vừa chạy vẫn nhẩn nha ngắm cảnh biển trời bao la, bạn có thể vừa vệ sinh xuống ngay dưới chân đường tàu mà không cần biết cái “xú uế” đó sẽ đi về đâu. Tàu chạy và nó sẽ tự biến vào không khí.
Chính với cái kiểu vệ sinh hôi rình mất thẩm mỹ đó nên đã có khối hành khách bị u đầu sứt trán vì bị dân cư hai bên đường tàu phẫn nộ cho ăn đá. Vậy nên nhà tàu bằng cho lắp thêm lưới sắt để chống “pháo kích” chuyện bể đầu không còn xảy ra nữa nhưng bù lại hành khách như bị nhốt trong một nhà tù lưu động trên đường dài Nam-Bắc.
Dù giá cả thuộc hàng cao nhất chỉ sau máy bay, 90 đô la một chiều đi thượng hạng cho khoang VIP, 30 đô la cho ghế mềm có máy lạnh, thấp hơn nữa cho ghế “cứng” - cao gấp ba lần giá của các hãng xe khách chất lượng cao, tàu hỏa vẫn là lựa chọn khôn ngoan nhất của hành khách sau hàng không đi từ Nam ra Bắc và ngược lại.
Dù dịch vụ xe khách hiện nay của đường Nam-Bắc là không thể chê, bạn có thể nằm dài trong máy lạnh và ngủ một giấc là sáng hôm sau đã đến Ðà Nẵng khi xuất bến từ Sài Gòn. Sáng hôm sau nữa là đã đến Giáp Bát-Hà Nội.
Ðối với Dân Việt Nam thì tàu lửa vẫn phương tiện vận chuyển an toàn nhất so với những phương tiện xe khách khác - dù nó chạy như rùa. Sau năm 1975 vận tốc của nó là 3 ngày mới tới Hà Nội, 20 năm sau rút ngắn là 2 ngày và đầu thế kỷ 21 còn được một ngày rưỡi. Nghĩa là nhìn vào sức chạy của “Con tàu Thống Nhất” cũng có thể hình dung ra được sự phát triển của một nền kinh tế “năng động” nhất của đất nước XHCN hiện thời.
Khi mà thế giới đang chuyển lên tàu điện, tàu đệm, tàu trên không với cao tốc, siêu tốc độ thì đường sắt Việt Nam vẫn là một con tàu “mơ mộng.” Bạn có thể vừa chạy vẫn nhẩn nha ngắm cảnh biển trời bao la, bạn có thể vừa vệ sinh xuống ngay dưới chân đường tàu mà không cần biết cái “xú uế” đó sẽ đi về đâu. Tàu chạy và nó sẽ tự biến vào không khí.
Chính với cái kiểu vệ sinh hôi rình mất thẩm mỹ đó nên đã có khối hành khách bị u đầu sứt trán vì bị dân cư hai bên đường tàu phẫn nộ cho ăn đá. Vậy nên nhà tàu bằng cho lắp thêm lưới sắt để chống “pháo kích” chuyện bể đầu không còn xảy ra nữa nhưng bù lại hành khách như bị nhốt trong một nhà tù lưu động trên đường dài Nam-Bắc.
Dù giá cả thuộc hàng cao nhất chỉ sau máy bay, 90 đô la một chiều đi thượng hạng cho khoang VIP, 30 đô la cho ghế mềm có máy lạnh, thấp hơn nữa cho ghế “cứng” - cao gấp ba lần giá của các hãng xe khách chất lượng cao, tàu hỏa vẫn là lựa chọn khôn ngoan nhất của hành khách sau hàng không đi từ Nam ra Bắc và ngược lại.
Dù dịch vụ xe khách hiện nay của đường Nam-Bắc là không thể chê, bạn có thể nằm dài trong máy lạnh và ngủ một giấc là sáng hôm sau đã đến Ðà Nẵng khi xuất bến từ Sài Gòn. Sáng hôm sau nữa là đã đến Giáp Bát-Hà Nội.
Trong phòng đợi tàu ở ga Sài Gòn. (Hình: Nguyễn Tấn Cứ/Người Việt) |
Nhưng vào những giờ cao điểm - vào những dịp trước và sau Tết thì
đường sắt không đáp ứng xuể với lượng hành khách tăng vọt “khứ hồi” về
quê ăn tết thì bất cứ phương tiện gì để có thể về kịp Tết và quay trở
lại phía Nam để kịp làm việc vẫn là điều tối cần.
Với những người nghèo làm công ăn lương thì việc mạo hiểm phó mặc cho bác tài để có thêm vài trăm mua quà cho gia đình thì đi xe đò vẫn là cách tính kinh tế nhất và cũng vì vậy nên năm nào cũng có những nỗi buồn không thể tả được - vì có những cuộc trở về đã ra đi vĩnh viễn không bao giờ tới nhà khi những tai ương thảm khốc giáng xuống...
Viết thêm một chút để biết đi tàu hỏa vẫn là an toàn nhất, cho dù đôi khi vẫn có chuyện chết người này khác, nhưng thường những kẻ tử nạn chính là những kẻ thích đùa với nó như ngủ trên đường ray cho mát, say xỉn leo lên đường tàu vừa đi vừa hát, hay lái xe băng ngang qua đường cấm. Những cái chết lãng nhách chỉ biết được khi đoàn tàu đã chạy tới thật gần.
Hệ thống đường sắt Việt Nam cực kỳ đặc biệt vì nó nằm ngay giữa những khu dân cư, dọc theo hai bên đường tàu là nhà cửa làng xóm phố thị, cho nên việc cải thiện vận tốc cũng là một vấn đề nan giải khi luôn có những con đường tự phát băng ngang. Trâu bò người đi bộ xe hơi xe gắn máy - cứ thấy đường trống vắng là mặc nhiên lững thững đi qua đến khi hai bên phát hiện ra nhau thì đã hết đời.
Ðôi khi cũng có chuyện lật tàu nhưng hình như rất ít khi xảy ra vì với tốc độ như vậy thì cũng không có gì nghiêm trọng trừ khi nó lộn nhào xuống vực sâu hay biển cả. Nhiều lúc tàu băng ngang qua đèo núi hay chênh vênh bên biển trời xanh ngắt - tôi cũng tưởng tượng hoảng sợ chút xíu nhưng không có gì - vì nó qua rất nhanh bởi khung cảnh quá đẹp hiện lên chập chùng ngoài khung cửa.
Ði tàu lửa có cái thích là vậy, bạn có thể no nê ngắm cảnh đồng quê mây nước... mỗi lần tàu chầm chậm ghé những ga “xép” - khoảng từ 5 đến 10 phút là cảm thấy vui vui một cách lạ lùng không diễn tả được. Nhiều khi cũng bực vì nó chạy chậm như rùa nhưng thú thiệt cũng thấy hạnh phúc. Vì sự “ì ạch” đó cho ta một cảm giác xa xăm nhàn tản - bởi có một thế giới khác như phim đang chầm chậm lướt qua.
Vậy nên đường sắt Việt Nam vẫn là con đường tàu vừa chạy vừa ngủ và mơ mộng, dù vẫn phải rào kín để khỏi bị u đầu sứt trán,vẫn phải ăn uống xả rác ngay trên tàu với những tiếng rao í ới “cơm phở cháo hột vịt lộn mì gói yaout nước ngọt bia...” của ngay chính nhà tàu kinh doanh.
Với những người đi tàu lâu năm thì chuyện phải chấp nhận một vài bất tiện khi buộc phải dịch chuyển bằng phương tiện đường sắt là điều không có gì quan trọng, miễn là được đi đến nơi về đến chốn an toàn và đúng giờ cho dù nó quá chậm khi có việc cần.
Nhưng nếu không có việc gì cấp thiết phải đi nhanh thì tàu lửa vẫn là phương án lựa chọn tối ưu cho những ai thích lãng du, vì bạn sẽ không phải thót tim trên những chuyến xe bão táp chạy như bay trên những cung đường chật hẹp. Nơi có mật độ lưu thông dày đặc và cực kỳ nguy hiểm nhất nhì thế giới của cái đất nước đang “nhảy vọt lên hiện đại hóa” này.
Với những người nghèo làm công ăn lương thì việc mạo hiểm phó mặc cho bác tài để có thêm vài trăm mua quà cho gia đình thì đi xe đò vẫn là cách tính kinh tế nhất và cũng vì vậy nên năm nào cũng có những nỗi buồn không thể tả được - vì có những cuộc trở về đã ra đi vĩnh viễn không bao giờ tới nhà khi những tai ương thảm khốc giáng xuống...
Viết thêm một chút để biết đi tàu hỏa vẫn là an toàn nhất, cho dù đôi khi vẫn có chuyện chết người này khác, nhưng thường những kẻ tử nạn chính là những kẻ thích đùa với nó như ngủ trên đường ray cho mát, say xỉn leo lên đường tàu vừa đi vừa hát, hay lái xe băng ngang qua đường cấm. Những cái chết lãng nhách chỉ biết được khi đoàn tàu đã chạy tới thật gần.
Hệ thống đường sắt Việt Nam cực kỳ đặc biệt vì nó nằm ngay giữa những khu dân cư, dọc theo hai bên đường tàu là nhà cửa làng xóm phố thị, cho nên việc cải thiện vận tốc cũng là một vấn đề nan giải khi luôn có những con đường tự phát băng ngang. Trâu bò người đi bộ xe hơi xe gắn máy - cứ thấy đường trống vắng là mặc nhiên lững thững đi qua đến khi hai bên phát hiện ra nhau thì đã hết đời.
Ðôi khi cũng có chuyện lật tàu nhưng hình như rất ít khi xảy ra vì với tốc độ như vậy thì cũng không có gì nghiêm trọng trừ khi nó lộn nhào xuống vực sâu hay biển cả. Nhiều lúc tàu băng ngang qua đèo núi hay chênh vênh bên biển trời xanh ngắt - tôi cũng tưởng tượng hoảng sợ chút xíu nhưng không có gì - vì nó qua rất nhanh bởi khung cảnh quá đẹp hiện lên chập chùng ngoài khung cửa.
Ði tàu lửa có cái thích là vậy, bạn có thể no nê ngắm cảnh đồng quê mây nước... mỗi lần tàu chầm chậm ghé những ga “xép” - khoảng từ 5 đến 10 phút là cảm thấy vui vui một cách lạ lùng không diễn tả được. Nhiều khi cũng bực vì nó chạy chậm như rùa nhưng thú thiệt cũng thấy hạnh phúc. Vì sự “ì ạch” đó cho ta một cảm giác xa xăm nhàn tản - bởi có một thế giới khác như phim đang chầm chậm lướt qua.
Vậy nên đường sắt Việt Nam vẫn là con đường tàu vừa chạy vừa ngủ và mơ mộng, dù vẫn phải rào kín để khỏi bị u đầu sứt trán,vẫn phải ăn uống xả rác ngay trên tàu với những tiếng rao í ới “cơm phở cháo hột vịt lộn mì gói yaout nước ngọt bia...” của ngay chính nhà tàu kinh doanh.
Với những người đi tàu lâu năm thì chuyện phải chấp nhận một vài bất tiện khi buộc phải dịch chuyển bằng phương tiện đường sắt là điều không có gì quan trọng, miễn là được đi đến nơi về đến chốn an toàn và đúng giờ cho dù nó quá chậm khi có việc cần.
Nhưng nếu không có việc gì cấp thiết phải đi nhanh thì tàu lửa vẫn là phương án lựa chọn tối ưu cho những ai thích lãng du, vì bạn sẽ không phải thót tim trên những chuyến xe bão táp chạy như bay trên những cung đường chật hẹp. Nơi có mật độ lưu thông dày đặc và cực kỳ nguy hiểm nhất nhì thế giới của cái đất nước đang “nhảy vọt lên hiện đại hóa” này.
Nguyễn Tấn Cứ
(Người Việt)
Phạm Toàn - Trao đổi về vụ “nhảy nhót” vào ngày 16/2/2014 tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Bắc xâm.
Tôi vừa nhận được lá thư ngắn sau đây do một người bạn chuyển từ một nhà báo Mỹ đã có thời gian làm việc ở VN:
“Cá nhân tôi nghĩ những bài tường thuật về các vũ công đã bị “tố” lên quá mức. Ai đã từng thả bộ vào một sáng sớm xung quanh hồ Hoàn Kiếm và ghé thăm bức tượng đồ sộ của Lý Thái Tổ, người sáng lập thành phố Hà Nội, sẽ biết rằng cái sân đá hoa đằng trước “thuộc về” các vũ công. Tôi đã nhìn thấy thế nhiều lần. (Một điểm nhảy ưa thích khác là ở Đống Đa, di tích Quang Trung đại thắng quân Thanh vào Tết năm 1789). Ở đó họ – đặc biệt vào Chủ nhật – nhảy tango và những điệu nhảy xưa được ưa chuộng và họ rất ganh tỵ về “cuộc đua” của họ, tin tôi đi, dù có hay không có bất cứ sự khuyến khích nào của chính quyền. Nói những vũ công này theo kiểu nào đó “được tung ra” để phá một nhóm nhỏ không cho đặt hoa [tưởng niệm] thì tôi tin là phóng đại.
Nhưng là một nhà báo già, tôi có thể thấy làm sao mà việc này đã tạo nên một cái cớ lớn đến thế. Vì sao ngay cả truyền thông Trung Hoa cũng đã nói về chuyện này nhưng bỏ qua cái việc “phản đối” chống Trung Quốc là về vấn đề gì, tức là về cuộc xâm lăng tàn phá của họ ở 5 tỉnh phiá bắc Việt Nam vào năm 1979.
Dù sao đó cũng chỉ là ý kiến riêng của tôi.
Xin trả lời:
Ông cần có mặt ở đấy mới thấy những việc vẫn coi được là "bình thường" đã diễn ra bất bình thường ra sao.
Hôm đó trời mưa nhỏ, chưa có hạt, nhưng rõ là trời mưa chứ không phải là trời mù sương. Nếu trời mưa mà các em thanh niên ra tập thể dục "như mọi ngày" thì chẳng có chuyện gì. Đằng này, các vũ công lại tuổi sồn sồn quãng 40-50 (cũng có người trẻ, nhưng rất ít), vũ công đàn ông thì có anh "giề" đến sáu chục. Những người này thường vẫn múa ở câu lạc bộ của họ. Nay sáng sớm lại đổ ra đường mà múa. Giả sử như họ vô tình, thì sự vô tình vào một ngày như thế cũng khiến họ đáng bị ngờ là cố ý.
Thế nhưng, liệu có sự vô tình không? Khi tôi đi kịp anh Nguyễn Quang A, thì thấy một bà chừng 50 tuổi, son phấn, đang cãi lý như mắng anh Quang A. Tôi kịp nghe thế này: “... chúng tôi bất biết, chúng tôi người dân chỉ cần sống yên thân thôi ... các ông cần hiểu tâm lý người dân chúng tôi... kiếm sống, vui chơi... chúng tôi cần được sống như thế...". Tôi định góp ý thì anh Nguyễn Quang A gạt đi, ra ý "nói làm gì với họ...". Sau đó tôi đứng quan sát bà ta tiếp tục vào nhảy, vừa mới ưỡn ẹo vài cái bà ta đã tỏ vẻ mất hứng thú và bỏ partner mà đi...,
Anh Nguyễn Khắc Mai (trưởng ban Dân Vận, quen thói dân vận) thì đến với mấy chú cảnh sát và mấy chú áo đen. Anh Mai lựa lời nói chuyện với họ. Một cậu Công an áo đen nói: "Ngày hôm nay là ngày gì cháu bất cần biết". Anh Mai: "Thế thì cháu sai rồi. Công an và Quân đội phải bảo vệ đất nước mà không cần biết ...". Lát sau thì cậu trai kia ngỏ lời xin lỗi anh Mai...
Rõ ràng Công an mật áo đen và "quần chúng vui chơi tự phát" đã được chuẩn bị lý lẽ. Những cái langue de bois [lưỡi gỗ – BVN] đã nhắc lại nguyên văn những điều lý luận được "trang bị".
Ông cần có mặt ở đó để thấy bọn áo đen rất nhiều đứa mặt hầm hè với mọi người dân đi tưởng niệm. Bọn đó trên thế giới sao mà giống nhau: nếu mặc áo nâu chắc đã là con của Hitler và Mussolini. Bộ áo đen cho thấy chúng là con song sinh với bọn kia, ông có nghĩ vậy không?
Mong có dịp gặp ông.
Toàn
Phạm Toàn
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
“Cá nhân tôi nghĩ những bài tường thuật về các vũ công đã bị “tố” lên quá mức. Ai đã từng thả bộ vào một sáng sớm xung quanh hồ Hoàn Kiếm và ghé thăm bức tượng đồ sộ của Lý Thái Tổ, người sáng lập thành phố Hà Nội, sẽ biết rằng cái sân đá hoa đằng trước “thuộc về” các vũ công. Tôi đã nhìn thấy thế nhiều lần. (Một điểm nhảy ưa thích khác là ở Đống Đa, di tích Quang Trung đại thắng quân Thanh vào Tết năm 1789). Ở đó họ – đặc biệt vào Chủ nhật – nhảy tango và những điệu nhảy xưa được ưa chuộng và họ rất ganh tỵ về “cuộc đua” của họ, tin tôi đi, dù có hay không có bất cứ sự khuyến khích nào của chính quyền. Nói những vũ công này theo kiểu nào đó “được tung ra” để phá một nhóm nhỏ không cho đặt hoa [tưởng niệm] thì tôi tin là phóng đại.
Nhưng là một nhà báo già, tôi có thể thấy làm sao mà việc này đã tạo nên một cái cớ lớn đến thế. Vì sao ngay cả truyền thông Trung Hoa cũng đã nói về chuyện này nhưng bỏ qua cái việc “phản đối” chống Trung Quốc là về vấn đề gì, tức là về cuộc xâm lăng tàn phá của họ ở 5 tỉnh phiá bắc Việt Nam vào năm 1979.
Dù sao đó cũng chỉ là ý kiến riêng của tôi.
Xin trả lời:
Ông cần có mặt ở đấy mới thấy những việc vẫn coi được là "bình thường" đã diễn ra bất bình thường ra sao.
Hôm đó trời mưa nhỏ, chưa có hạt, nhưng rõ là trời mưa chứ không phải là trời mù sương. Nếu trời mưa mà các em thanh niên ra tập thể dục "như mọi ngày" thì chẳng có chuyện gì. Đằng này, các vũ công lại tuổi sồn sồn quãng 40-50 (cũng có người trẻ, nhưng rất ít), vũ công đàn ông thì có anh "giề" đến sáu chục. Những người này thường vẫn múa ở câu lạc bộ của họ. Nay sáng sớm lại đổ ra đường mà múa. Giả sử như họ vô tình, thì sự vô tình vào một ngày như thế cũng khiến họ đáng bị ngờ là cố ý.
Thế nhưng, liệu có sự vô tình không? Khi tôi đi kịp anh Nguyễn Quang A, thì thấy một bà chừng 50 tuổi, son phấn, đang cãi lý như mắng anh Quang A. Tôi kịp nghe thế này: “... chúng tôi bất biết, chúng tôi người dân chỉ cần sống yên thân thôi ... các ông cần hiểu tâm lý người dân chúng tôi... kiếm sống, vui chơi... chúng tôi cần được sống như thế...". Tôi định góp ý thì anh Nguyễn Quang A gạt đi, ra ý "nói làm gì với họ...". Sau đó tôi đứng quan sát bà ta tiếp tục vào nhảy, vừa mới ưỡn ẹo vài cái bà ta đã tỏ vẻ mất hứng thú và bỏ partner mà đi...,
Anh Nguyễn Khắc Mai (trưởng ban Dân Vận, quen thói dân vận) thì đến với mấy chú cảnh sát và mấy chú áo đen. Anh Mai lựa lời nói chuyện với họ. Một cậu Công an áo đen nói: "Ngày hôm nay là ngày gì cháu bất cần biết". Anh Mai: "Thế thì cháu sai rồi. Công an và Quân đội phải bảo vệ đất nước mà không cần biết ...". Lát sau thì cậu trai kia ngỏ lời xin lỗi anh Mai...
Rõ ràng Công an mật áo đen và "quần chúng vui chơi tự phát" đã được chuẩn bị lý lẽ. Những cái langue de bois [lưỡi gỗ – BVN] đã nhắc lại nguyên văn những điều lý luận được "trang bị".
Ông cần có mặt ở đó để thấy bọn áo đen rất nhiều đứa mặt hầm hè với mọi người dân đi tưởng niệm. Bọn đó trên thế giới sao mà giống nhau: nếu mặc áo nâu chắc đã là con của Hitler và Mussolini. Bộ áo đen cho thấy chúng là con song sinh với bọn kia, ông có nghĩ vậy không?
Mong có dịp gặp ông.
Toàn
Phạm Toàn
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Quốc hội tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm
TTO - Cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
sáng nay (21-2) đã đi đến kết luận là sẽ đề nghị Quốc hội tạm dừng việc
lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014 đối với những người giữ chức
vụ do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn.
Việc tạm dừng này thực hiện theo ý kiến của Bộ Chính
trị tại thông báo số 149 ngày 20-12-2013. Theo đó, Bộ Chính trị đề nghị
tạm dừng tổ chức lấy phiếu tại kỳ họp đầu năm để tiến hành nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung nghị quyết 35 của Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, việc lấy phiếu tín nhiệm là việc mới, rất quan trọng, đã được tiến hành lần đầu tiên và được nhân dân đánh giá rất cao. Nhân dân hy vọng rằng đây sẽ là một kênh hiệu quả để đánh giá cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhưng vì mới thực hiện lần đầu, nên cũng có những vấn đề cần rút kinh nghiệm, đánh giá, tổng kết lại để thực hiện tốt hơn. Từ tổng kết, đánh giá này sẽ báo cáo Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện thêm.
“Bây giờ chúng ta bình tĩnh lại thì thấy rằng có những điểm cần rút kinh nghiệm” - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nói.
Cá nhân ông Phước cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm là một kênh để đánh giá cán bộ nhưng cuối cùng thì công tác cán bộ vẫn là công tác của Đảng và Đảng có nhiều kênh để đánh giá. “Đảng có rất nhiều kênh để đánh giá, ví dụ có đồng chí ra Quốc hội thì phiếu tín nhiệm thấp nhưng trong nội bộ Đảng thì tín nhiệm lại cao” - ông Phước nói.
Ông Ksor Phước đồng ý là tạm dừng. “Lý do thứ nhất là cần xem lại để sửa đổi, bổ sung nội dung của nghị quyết. Ví dụ tại sao bên khối dân cử thường được tín nhiệm cao, thực ra bởi khối này ít va chạm với dân hơn, các quyết định mang tính tập thể, khác với các lãnh đạo khối hành pháp. Quan điểm của tôi là chỉ bỏ phiếu đối với khối hành pháp, nơi có va chạm thường xuyên hàng ngày với dân, với cuộc sống, để đánh giá mức độ hài lòng của đại biểu, của dân đối với công việc hàng ngày của chính quyền, để dân xem việc quản lý điều hành công việc quốc gia, công việc địa phương hàng ngày như thế nào”.
“Việc lấy phiếu và bỏ phiếu là thực hiện theo Nghị quyết 35, có kết quả tốt, được nhân dân đồng tình. Lần đầu tiên lấy phiếu đã đánh giá đúng tình hình kinh tế xã hội của đất nước, các đại biểu Quốc hội đã làm việc công tâm, khách quan. Tuy vậy, trong quá trình làm lần đầu có những góp ý về phương thức làm, cách làm cần rút kinh nghiệm, thì phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết để thực hiện” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.
Theo ông Hùng, tới đây sẽ trình ra Quốc hội là nghị quyết 35 còn có ý kiến khác nhau, cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, dựa trên ý kiến của đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước. “Như vậy sẽ tạm dừng lấy phiếu tại kỳ họp tháng 5 này, tức là chỉ tạm dừng tại kỳ này thôi, còn sau đó thế nào sẽ do Quốc hội quyết định” - ông Hùng nói.
LÊ KIÊN
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, việc lấy phiếu tín nhiệm là việc mới, rất quan trọng, đã được tiến hành lần đầu tiên và được nhân dân đánh giá rất cao. Nhân dân hy vọng rằng đây sẽ là một kênh hiệu quả để đánh giá cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhưng vì mới thực hiện lần đầu, nên cũng có những vấn đề cần rút kinh nghiệm, đánh giá, tổng kết lại để thực hiện tốt hơn. Từ tổng kết, đánh giá này sẽ báo cáo Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện thêm.
“Bây giờ chúng ta bình tĩnh lại thì thấy rằng có những điểm cần rút kinh nghiệm” - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nói.
Cá nhân ông Phước cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm là một kênh để đánh giá cán bộ nhưng cuối cùng thì công tác cán bộ vẫn là công tác của Đảng và Đảng có nhiều kênh để đánh giá. “Đảng có rất nhiều kênh để đánh giá, ví dụ có đồng chí ra Quốc hội thì phiếu tín nhiệm thấp nhưng trong nội bộ Đảng thì tín nhiệm lại cao” - ông Phước nói.
Ông Ksor Phước đồng ý là tạm dừng. “Lý do thứ nhất là cần xem lại để sửa đổi, bổ sung nội dung của nghị quyết. Ví dụ tại sao bên khối dân cử thường được tín nhiệm cao, thực ra bởi khối này ít va chạm với dân hơn, các quyết định mang tính tập thể, khác với các lãnh đạo khối hành pháp. Quan điểm của tôi là chỉ bỏ phiếu đối với khối hành pháp, nơi có va chạm thường xuyên hàng ngày với dân, với cuộc sống, để đánh giá mức độ hài lòng của đại biểu, của dân đối với công việc hàng ngày của chính quyền, để dân xem việc quản lý điều hành công việc quốc gia, công việc địa phương hàng ngày như thế nào”.
“Việc lấy phiếu và bỏ phiếu là thực hiện theo Nghị quyết 35, có kết quả tốt, được nhân dân đồng tình. Lần đầu tiên lấy phiếu đã đánh giá đúng tình hình kinh tế xã hội của đất nước, các đại biểu Quốc hội đã làm việc công tâm, khách quan. Tuy vậy, trong quá trình làm lần đầu có những góp ý về phương thức làm, cách làm cần rút kinh nghiệm, thì phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết để thực hiện” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.
Theo ông Hùng, tới đây sẽ trình ra Quốc hội là nghị quyết 35 còn có ý kiến khác nhau, cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, dựa trên ý kiến của đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước. “Như vậy sẽ tạm dừng lấy phiếu tại kỳ họp tháng 5 này, tức là chỉ tạm dừng tại kỳ này thôi, còn sau đó thế nào sẽ do Quốc hội quyết định” - ông Hùng nói.
LÊ KIÊN
(Tuổi trẻ)
Toàn cảnh cái chết mờ ám của thượng tướng công an Phạm Qúy Ngọ
"...Theo
một nhà quan sát, vụ Phạm Quý Ngọ là đòn cuối cùng của "phe bảo thủ".
Nếu việc điều tra gặp khó khăn, vụ đại án này có nguy cơ trở nên bế tắc,
không khai thác thêm được gì nữa, và như thế khó thể đụng chạm đến "phe
lợi ích"..."
Tướng Phạm Quý Ngọ qua đời (BBC, 18/02/2014)
Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, người đang bị điều tra, đột ngột qua đời chiều 18/2 vì bệnh ung thư gan.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời tại bệnh viện Quân y 108, Hà Nội, theo lời Phó chánh văn phòng Bộ Công an.
Tin này được Thiếu tướng Đàm Văn Tâm xác nhận với trang tin Một Thế giới, và cũng được các báo Tiền Phong, Người Lao Động đăng tải.
BBC được biết gần đây ông Ngọ đã sang Pháp chữa bệnh về gan, nhưng dường như không thành công và ông đã trở về lại Hà Nội khoảng ba tuần trước.
Cái chết của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ xảy ra trong lúc Bộ Chính trị đang cân nhắc việc xử lý những tố cáo đối với ông.
Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông Dương Chí Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.
Từ những lời khai này, TAND TP Hà Nội hôm 8/1 khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Ông Dương Chí Dũng cũng cáo buộc ông Ngọ nhận 510 ngàn đôla Mỹ của ông Dũng để giúp “chạy án” và khai hối lộ ông Ngọ 20 tỉ VND trong một lần khác liên quan tới một doanh nhân tên là Lan, theo VOV.
Một nhà báo kỳ cựu tại TP HCM cho BBC hay từ trước rằng Bộ Chính trị đã quyết định cuộc điều tra lời khai của Dương Chí Dũng sẽ chỉ dừng lại ở ông Phạm Quý Ngọ chứ không mở rộng.
Một nguồn khác muốn ẩn danh cho hay mới đây Bộ Chính trị đồng ý khởi tố bị can đối với ông.
Vì thế hiện chưa rõ diễn tiến vụ việc sẽ ra sao sau khi ông Ngọ qua đời.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời tại bệnh viện Quân y 108, Hà Nội, theo lời Phó chánh văn phòng Bộ Công an.
Tin này được Thiếu tướng Đàm Văn Tâm xác nhận với trang tin Một Thế giới, và cũng được các báo Tiền Phong, Người Lao Động đăng tải.
BBC được biết gần đây ông Ngọ đã sang Pháp chữa bệnh về gan, nhưng dường như không thành công và ông đã trở về lại Hà Nội khoảng ba tuần trước.
Cái chết của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ xảy ra trong lúc Bộ Chính trị đang cân nhắc việc xử lý những tố cáo đối với ông.
Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông Dương Chí Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.
Từ những lời khai này, TAND TP Hà Nội hôm 8/1 khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Ông Dương Chí Dũng cũng cáo buộc ông Ngọ nhận 510 ngàn đôla Mỹ của ông Dũng để giúp “chạy án” và khai hối lộ ông Ngọ 20 tỉ VND trong một lần khác liên quan tới một doanh nhân tên là Lan, theo VOV.
Một nhà báo kỳ cựu tại TP HCM cho BBC hay từ trước rằng Bộ Chính trị đã quyết định cuộc điều tra lời khai của Dương Chí Dũng sẽ chỉ dừng lại ở ông Phạm Quý Ngọ chứ không mở rộng.
Một nguồn khác muốn ẩn danh cho hay mới đây Bộ Chính trị đồng ý khởi tố bị can đối với ông.
Vì thế hiện chưa rõ diễn tiến vụ việc sẽ ra sao sau khi ông Ngọ qua đời.
Ảnh Blog Bùi Văn Bông
Theo tiểu sử chính thức, ông Phạm Quý Ngọ, sinh năm 1954, từng là Giám đốc công an tỉnh Thái Bình với hàm Đại tá.
Năm 2006, ông được bổ nhiệm kiêm chức thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an thay cho thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.
Hai năm sau, ông giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân, rồi trở thành Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm năm 2010.
Tháng Tám 2010, ông được phong chức Thứ trưởng Công an, và tại Đại hội Đảng XI đầu năm 2011, được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành trung ương Đảng.
Ông phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng vào tháng Bảy năm ngoái.
Mới hôm 17/2, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, nói “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.
“Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.
“Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng", ông Phạm Anh Tuấn cho biết. (BBC)
Bộ Chính trị 'sẽ quyết vụ ông Ngọ' (BBC, 17/02/2014)
Ban Nội chính Trung ương nói Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định việc xử lý những tố cáo của ông Dương Chí Dũng với ông Phạm Quý Ngọ vì Thứ trưởng Công an "thuộc diện Bộ Chính trị quản lý".
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, được báo Người Lao Động ngày 17/02 dẫn lời cho biết "đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ" để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.
"Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.
"Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng", ông Phạm Anh Tuấn cho biết.
Tại một hội nghị của Bộ Công an vào ngày 15/1/2014, người ta thấy có mặt gần như tất cả các lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công an, bao gồm Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thứ trưởng, trừ Thượng tướng Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ.
Tại phiên tòa xét xử vụ án "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài", ông Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.
'Tin lãnh đạo công an'
Ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an cũng bị ông Dũng cáo buộc nhận hối lộ để giúp ông trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.
Năm 2006, ông được bổ nhiệm kiêm chức thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an thay cho thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.
Hai năm sau, ông giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân, rồi trở thành Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm năm 2010.
Tháng Tám 2010, ông được phong chức Thứ trưởng Công an, và tại Đại hội Đảng XI đầu năm 2011, được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành trung ương Đảng.
Ông phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng vào tháng Bảy năm ngoái.
Mới hôm 17/2, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, nói “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.
“Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.
“Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng", ông Phạm Anh Tuấn cho biết. (BBC)
Bộ Chính trị 'sẽ quyết vụ ông Ngọ' (BBC, 17/02/2014)
Ban Nội chính Trung ương nói Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định việc xử lý những tố cáo của ông Dương Chí Dũng với ông Phạm Quý Ngọ vì Thứ trưởng Công an "thuộc diện Bộ Chính trị quản lý".
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, được báo Người Lao Động ngày 17/02 dẫn lời cho biết "đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ" để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.
"Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.
"Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng", ông Phạm Anh Tuấn cho biết.
Tại một hội nghị của Bộ Công an vào ngày 15/1/2014, người ta thấy có mặt gần như tất cả các lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công an, bao gồm Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thứ trưởng, trừ Thượng tướng Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ.
Tại phiên tòa xét xử vụ án "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài", ông Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.
'Tin lãnh đạo công an'
Ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an cũng bị ông Dũng cáo buộc nhận hối lộ để giúp ông trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.
Trong lời khai tại tòa với tư cách nhân chứng, ông Dũng nói ông "nhờ anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh, gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu", theo báo Thanh Niên.
Ngoài lời khai tại tòa, báo Tuổi Trẻ cho biết chiều 14/2/2014, một lãnh đạo Ban Nội chính trung ương xác nhận tố cáo của ông Dương Chí Dũng bao gồm cả đơn thư.
Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cũng bị cáo buộc nhận ít nhất 1 triệu 500 nghìn đôla tiền hối lộ trong lời khai của ông Dương Chí Dũng.
Ngày 8/01/2014, Tòa Án Nhân dân TP Hà Nội quyết định khởi tố vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" đối với người đã mật báo cho Dương Chí Dũng thông tin sắp bị khởi tố nhưng chưa khởi tố cáo buộc liên quan tới đưa và nhận hối lộ.
Ngoài lời khai tại tòa, báo Tuổi Trẻ cho biết chiều 14/2/2014, một lãnh đạo Ban Nội chính trung ương xác nhận tố cáo của ông Dương Chí Dũng bao gồm cả đơn thư.
Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cũng bị cáo buộc nhận ít nhất 1 triệu 500 nghìn đôla tiền hối lộ trong lời khai của ông Dương Chí Dũng.
Ngày 8/01/2014, Tòa Án Nhân dân TP Hà Nội quyết định khởi tố vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" đối với người đã mật báo cho Dương Chí Dũng thông tin sắp bị khởi tố nhưng chưa khởi tố cáo buộc liên quan tới đưa và nhận hối lộ.
Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ
-
Sinh năm 1954, Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng
-
Cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
-
Được tặng thưởng nhiều huân huy chương và chưa từng bị kỷ luật (theo báo chí Việt Nam)
-
Từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Trong thời gian này, được giao xử lý những biến động tại Thái Bình.
-
Sau này được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng.
-
Gần đây được giao làm Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)
Ngày 9/1 báo mạng PetroTimes đã đăng bài viết của Tổng biên tập Nguyễn Như Phong
với lập luận ủng hộ Tướng Phạm Quý Ngọ rất rõ ràng và nói
rằng lời khai của Dương Chí Dũng là điều mà ông gọi là "không đáng
tin".
Ông Trần Đình Triển,
luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc
Vinalines, từng nói với BBC rằ̀ng thân chủ của ông không có động
cơ để khai man cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật
báo cho ông bỏ trốn.
Báo Người Lao Động mô tả một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Nội chính Trung ương trong thời gian tới là việc giải quyết đơn tố cáo của ông Dương Chí Dũng.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã trực tiếp đến theo dõi phiên tòa xét xử các "đại án" gần đây, gồm cả vụ xử ông Dương Chí Dũng và ông Dương Tự Trọng.
Đầu tháng 01/2014, ông Thanh nói trong năm nay ''Ban Nội chính Trung ương sẽ tham mưu, thành lập và phục vụ các đoàn công tác nhằm kiểm tra, giám sát các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.''
Hiện chưa rõ cơ quan nào dược giao điều tra vụ án lộ bí mật nhà nước tuy dư luận dường như quan tâm nhiều hơn tới cáo buộc đưa và nhận hối lộ liên quan tới ông Phạm Quý Ngọ.
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến từng nói với BBC ''dư luận e ngại nếu giao cho Bộ Công an làm thì thiếu khách quan vì một đồng chí [trong vụ này] là lãnh đạo của bộ nhưng tôi vẫn tin tưởng vào lãnh đạo ngành công an, nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan".
Những câu hỏi đặt ra sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ (RFI, 18/02/2014)
Báo Người Lao Động mô tả một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Nội chính Trung ương trong thời gian tới là việc giải quyết đơn tố cáo của ông Dương Chí Dũng.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã trực tiếp đến theo dõi phiên tòa xét xử các "đại án" gần đây, gồm cả vụ xử ông Dương Chí Dũng và ông Dương Tự Trọng.
Đầu tháng 01/2014, ông Thanh nói trong năm nay ''Ban Nội chính Trung ương sẽ tham mưu, thành lập và phục vụ các đoàn công tác nhằm kiểm tra, giám sát các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.''
Hiện chưa rõ cơ quan nào dược giao điều tra vụ án lộ bí mật nhà nước tuy dư luận dường như quan tâm nhiều hơn tới cáo buộc đưa và nhận hối lộ liên quan tới ông Phạm Quý Ngọ.
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến từng nói với BBC ''dư luận e ngại nếu giao cho Bộ Công an làm thì thiếu khách quan vì một đồng chí [trong vụ này] là lãnh đạo của bộ nhưng tôi vẫn tin tưởng vào lãnh đạo ngành công an, nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan".
Những câu hỏi đặt ra sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ (RFI, 18/02/2014)
Theo
thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm
Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại
bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan. Cái chết bất ngờ của
nhân vật đang thu hút mọi chú ý của dư luận khiến người ta phải đặt ra
nhiều câu hỏi.
Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua, Ban Nội chính Trung ương đã cho biết ý định tạm đình chỉ công tác Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhằm đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng "tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài", đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng còn cho biết đã hối lộ cho ông Ngọ nửa triệu đô la.
Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước" liên quan đến vấn đề này. Dư luận cũng rất xôn xao vì nhiều tấm hình về đám cưới xa hoa của con trai ông Ngọ được tung lên mạng xã hội trong những ngày gần đây.
Hôm qua trả lời báo chí trong nước, ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương đã nói rằng :"Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm".
Chỉ đến hôm qua mới có việc một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ "đang bị bệnh nặng", và đây là lần đầu tiên. Nhưng hôm nay tin ông Ngọ qua đời đã được chính thức loan đi.
Ông Phạm Quý Ngọ sinh năm 1954 tại Thái Bình, từng được dư luận biết nhiều qua việc xử lý vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997, vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012.
Với cái chết của ông Phạm Quý Ngọ - ngón đòn cuối cùng của "phe bảo thủ" tại Việt Nam đánh vào "phe lợi ích" - nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Trước hết, đây có phải là một cái chết bình thường hay không ? Và tại sao cái chết này lại xảy ra ngay sát thời điểm Ban Nội chính Trung ương tuyên bố có thể đình chỉ công tác đối với ông Phạm Quý Ngọ?
Như vậy với việc ông Phạm Quý Ngọ qua đời, có nghĩa là một đầu mối điều tra hết sức quan trọng có khả năng bị bế tắc hoàn toàn, không thể dẫn tới một "siêu án" như dư luận đang chờ đợi. Liệu đây có phải là "cú thoát hiểm ngoạn mục" của phe lợi ích, và từ nay phe này sẽ chuyển sang phản công?
Bên cạnh đó, cái chết của ông Phạm Quý Ngọ lại xảy ra trùng với ngày xử án luật sư Lê Quốc Quân, và dư luận cho rằng thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân có thể vẫn chưa hết hy vọng vì vẫn còn thủ tục giám đốc thẩm.
Thụy My (RFI)
Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ có thể bị đình chỉ công tác (RFI, 17/02/2014)
Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua, Ban Nội chính Trung ương đã cho biết ý định tạm đình chỉ công tác Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhằm đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng "tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài", đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng còn cho biết đã hối lộ cho ông Ngọ nửa triệu đô la.
Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước" liên quan đến vấn đề này. Dư luận cũng rất xôn xao vì nhiều tấm hình về đám cưới xa hoa của con trai ông Ngọ được tung lên mạng xã hội trong những ngày gần đây.
Hôm qua trả lời báo chí trong nước, ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương đã nói rằng :"Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm".
Chỉ đến hôm qua mới có việc một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ "đang bị bệnh nặng", và đây là lần đầu tiên. Nhưng hôm nay tin ông Ngọ qua đời đã được chính thức loan đi.
Ông Phạm Quý Ngọ sinh năm 1954 tại Thái Bình, từng được dư luận biết nhiều qua việc xử lý vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997, vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012.
Với cái chết của ông Phạm Quý Ngọ - ngón đòn cuối cùng của "phe bảo thủ" tại Việt Nam đánh vào "phe lợi ích" - nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Trước hết, đây có phải là một cái chết bình thường hay không ? Và tại sao cái chết này lại xảy ra ngay sát thời điểm Ban Nội chính Trung ương tuyên bố có thể đình chỉ công tác đối với ông Phạm Quý Ngọ?
Như vậy với việc ông Phạm Quý Ngọ qua đời, có nghĩa là một đầu mối điều tra hết sức quan trọng có khả năng bị bế tắc hoàn toàn, không thể dẫn tới một "siêu án" như dư luận đang chờ đợi. Liệu đây có phải là "cú thoát hiểm ngoạn mục" của phe lợi ích, và từ nay phe này sẽ chuyển sang phản công?
Bên cạnh đó, cái chết của ông Phạm Quý Ngọ lại xảy ra trùng với ngày xử án luật sư Lê Quốc Quân, và dư luận cho rằng thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân có thể vẫn chưa hết hy vọng vì vẫn còn thủ tục giám đốc thẩm.
Thụy My (RFI)
Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ có thể bị đình chỉ công tác (RFI, 17/02/2014)
Theo
tin từ báo chí trong nước hôm nay 17/02/2014, Ban Nội chính Trung ương
cho biết Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ có thể bị tạm đình chỉ công
tác để đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng. Trước
đó, Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án "Cố ý làm lộ bí mật Nhà
nước" liên quan đến người đã mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng, đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương khi được hỏi về khả năng tạm đình chỉ công tác của ông Phạm Quý Ngọ để bảo đảm cho việc điều tra, đã nói rằng : "Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm".
Đây là lần đầu tiên một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ "đang bị bệnh nặng". Trong tình huống đó, không rõ việc điều tra sắp tới sẽ được tiến hành theo cách thức như thế nào.
Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Trần Văn Tạo, giám đốc TVT Lawyers ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết :
Nếu có dấu hiệu phạm tội thì dứt khoát phải bị điều tra, còn nếu trong lúc đó họ bị bệnh nặng thì phải có giám định pháp y. Khi người bị khởi tố mắc bệnh tâm thần, hoặc những bệnh hiểm nghèo khác - thường là bệnh ung thư, bệnh tim nặng, thì có thể phải đi giám định. Không có kết quả giám định thì cơ quan điều tra cũng không có quyền tạm đình chỉ đâu.
Điều 160 bộ Luật Tố tụng Hình sự nói là trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả, mà thời hạn điều tra đã hết, thì tạm đình chỉ điều tra. Trong khi tạm đình chỉ thì việc giám định vẫn phải tiếp tục cho đến khi có kết quả.
Nếu bệnh hiểm nghèo mà có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y thì người ta có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra. Và nếu kết quả giám định nói rằng không bị bệnh hiểm nghèo, không bị tâm thần, thì lúc bấy giờ người ta lại tiếp tục phục hồi điều tra. Còn trường hợp bị tâm thần, bệnh hiểm nghèo ngược lại thì có thể yêu cầu cho đi chữa bệnh.
Thời hạn điều tra là bao lâu thưa luật sư ?
Có quy định thời hạn : Nếu tội phạm không nghiêm trọng là hai tháng, không nghiêm trọng là ba tháng, rất nghiêm trọng là bốn tháng. Khi khởi tố thì thời hạn điều tra đầu tiên được bốn tháng. Nếu sau bốn tháng mà điều tra chưa xong, thì Luật Tố tụng cho phép được gia hạn lần thứ nhất bốn tháng nữa. Và nếu đã tám tháng qua mà điều tra cũng chưa xong, thì luật cho phép gia hạn lần thứ hai thêm bốn tháng. Tổng cộng thời gian điều tra so với tội rất nghiêm trọng là mười hai tháng.
Trong trường hợp một nhân vật đương chức bị tố cáo một cách cụ thể thì việc đình chỉ công tác để điều tra là việc cần thiết phải không ạ ?
Giả dụ như trường hợp ông Phạm Quý Ngọ, ông Dương Chí Dũng đã tố cáo ông Ngọ tại tòa. Khi ông này tố cáo, người ta chưa có đủ chứng cứ để tiến hành về mặt hình sự, thì trước mắt phải xử lý bằng biện pháp tổ chức và hành chánh trước đã. Điều đó là cần thiết, vì người ta tố cáo một cách công khai tại tòa mà.
Trường hợp này bây giờ Ban Nội chính cũng yêu cầu tố tụng đó. Khi điều tra xác minh rõ là có hành vi phạm tội rồi thì phải khởi tố ông Ngọ thôi. Theo báo Người Lao Động, ông Phó ban Nội chính ngại đây là chuyện nhạy cảm. Ông Ngọ đang bệnh nặng, bệnh của ông là bệnh tim thành ra nhiều khi làm sốc quá có khi ông ấy bị chết. Cũng không biết chính xác ra sao, nhưng nghe nói là ông Ngọ bịnh rất nặng, bị ghép tim.
Trong tố tụng hình sự, cũng phải có biện pháp để khi điều tra nếu xảy ra sự cố gì thì sẽ rất khó.
Theo một nhà quan sát, vụ Phạm Quý Ngọ là đòn cuối cùng của "phe bảo thủ". Nếu việc điều tra gặp khó khăn, vụ đại án này có nguy cơ trở nên bế tắc, không khai thác thêm được gì nữa, và như thế khó thể đụng chạm đến "phe lợi ích". Câu hỏi đặt ra là, bị dồn vào tình thế hiểm nghèo như vậy, mà nếu "phe lợi ích" vẫn thoát hiểm thì hậu quả sẽ như thế nào đối với "phe bảo thủ"?
Nguyễn Văn Huy tổng hợp
Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng, đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương khi được hỏi về khả năng tạm đình chỉ công tác của ông Phạm Quý Ngọ để bảo đảm cho việc điều tra, đã nói rằng : "Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm".
Đây là lần đầu tiên một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ "đang bị bệnh nặng". Trong tình huống đó, không rõ việc điều tra sắp tới sẽ được tiến hành theo cách thức như thế nào.
Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Trần Văn Tạo, giám đốc TVT Lawyers ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết :
Nếu có dấu hiệu phạm tội thì dứt khoát phải bị điều tra, còn nếu trong lúc đó họ bị bệnh nặng thì phải có giám định pháp y. Khi người bị khởi tố mắc bệnh tâm thần, hoặc những bệnh hiểm nghèo khác - thường là bệnh ung thư, bệnh tim nặng, thì có thể phải đi giám định. Không có kết quả giám định thì cơ quan điều tra cũng không có quyền tạm đình chỉ đâu.
Điều 160 bộ Luật Tố tụng Hình sự nói là trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả, mà thời hạn điều tra đã hết, thì tạm đình chỉ điều tra. Trong khi tạm đình chỉ thì việc giám định vẫn phải tiếp tục cho đến khi có kết quả.
Nếu bệnh hiểm nghèo mà có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y thì người ta có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra. Và nếu kết quả giám định nói rằng không bị bệnh hiểm nghèo, không bị tâm thần, thì lúc bấy giờ người ta lại tiếp tục phục hồi điều tra. Còn trường hợp bị tâm thần, bệnh hiểm nghèo ngược lại thì có thể yêu cầu cho đi chữa bệnh.
Thời hạn điều tra là bao lâu thưa luật sư ?
Có quy định thời hạn : Nếu tội phạm không nghiêm trọng là hai tháng, không nghiêm trọng là ba tháng, rất nghiêm trọng là bốn tháng. Khi khởi tố thì thời hạn điều tra đầu tiên được bốn tháng. Nếu sau bốn tháng mà điều tra chưa xong, thì Luật Tố tụng cho phép được gia hạn lần thứ nhất bốn tháng nữa. Và nếu đã tám tháng qua mà điều tra cũng chưa xong, thì luật cho phép gia hạn lần thứ hai thêm bốn tháng. Tổng cộng thời gian điều tra so với tội rất nghiêm trọng là mười hai tháng.
Trong trường hợp một nhân vật đương chức bị tố cáo một cách cụ thể thì việc đình chỉ công tác để điều tra là việc cần thiết phải không ạ ?
Giả dụ như trường hợp ông Phạm Quý Ngọ, ông Dương Chí Dũng đã tố cáo ông Ngọ tại tòa. Khi ông này tố cáo, người ta chưa có đủ chứng cứ để tiến hành về mặt hình sự, thì trước mắt phải xử lý bằng biện pháp tổ chức và hành chánh trước đã. Điều đó là cần thiết, vì người ta tố cáo một cách công khai tại tòa mà.
Trường hợp này bây giờ Ban Nội chính cũng yêu cầu tố tụng đó. Khi điều tra xác minh rõ là có hành vi phạm tội rồi thì phải khởi tố ông Ngọ thôi. Theo báo Người Lao Động, ông Phó ban Nội chính ngại đây là chuyện nhạy cảm. Ông Ngọ đang bệnh nặng, bệnh của ông là bệnh tim thành ra nhiều khi làm sốc quá có khi ông ấy bị chết. Cũng không biết chính xác ra sao, nhưng nghe nói là ông Ngọ bịnh rất nặng, bị ghép tim.
Trong tố tụng hình sự, cũng phải có biện pháp để khi điều tra nếu xảy ra sự cố gì thì sẽ rất khó.
Theo một nhà quan sát, vụ Phạm Quý Ngọ là đòn cuối cùng của "phe bảo thủ". Nếu việc điều tra gặp khó khăn, vụ đại án này có nguy cơ trở nên bế tắc, không khai thác thêm được gì nữa, và như thế khó thể đụng chạm đến "phe lợi ích". Câu hỏi đặt ra là, bị dồn vào tình thế hiểm nghèo như vậy, mà nếu "phe lợi ích" vẫn thoát hiểm thì hậu quả sẽ như thế nào đối với "phe bảo thủ"?
Nguyễn Văn Huy tổng hợp
(Thông luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét