Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Lượm lặt - 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (3)

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
https://www.youtube.com/watch?v=zkr3Z1HdzSg
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã huy động đoàn viên chiếm khuôn viên khu vực tượng đài Cảm Tử. Tất cả đang quay cuồng trong những điệu nhảy nhố nhăng nhằm phá rối buổi lễ tưởng niệm 35 chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược. (Video: CTV Danlambao)
Viết miêu tả cái Video trên như thế là “phản động” với … đồng chí nhà cầm quyền Bắc kinh quá đó nhé – Phải viết là :” ĐTNCS HCM nhảy cà lưng tưng ở trước Tượng đài Cảm tử  Hà nội , ăn mừng kỷ niệm ngày Bắc kinh xua quân ăn cướp Việt nam và tàn sát hơn 6 vạn Quân Dân Cán Chính dọc Biên giới phía Bắc Việt nam”.  Nó nhảy thế là ăn mừng, không mừng sao nhảy thế??? -Đồng Bào ta uất hận nên buồn- Không biết các Ông Bà cách mạng nghĩ gì khi xem và nhất là những Gia đình có Con Em thương vong trong cuộc chiến giữ nước 1979 và 1988 ở Trường sa???
https://www.youtube.com/watch?v=oSGVQndXfd4
https://www.youtube.com/watch?v=qaOk0VHyZPw
https://www.youtube.com/watch?v=Z5WW85WMzdc

Ông Trương Tấn Sang – khi là ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư – đến thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Pò Hèn (Quảng Ninh) ngày 26-5-2010  – Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ  ===>>>
Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?  -(TP)  -Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.   >>>   Việt – Trung đẩy mạnh hợp tác toàn diện   >>>   Mối quan hệ Việt – Trung là tài sản chung quý báu   >>>  Liên hoan thanh niên Việt – Trung: Nồng ấm
HÀ NỘI ĐÃ BẮT ĐẦU ĐỐI PHÓ VỚI LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY CHỦ NHẬT 16.2.2014 -(Danquyen)   —  Phá lễ tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc là có tội với người đã khuất.  -(Nguyễn tường Thụy)   —MẸ GIÀ THAO THỨC VỊ XUYÊN!  -(Đặng huy Văn)
HÔM NAY, KỈ NIỆM 35 NĂM CHIẾN THẮNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC (17/2/1979-17/2/2014)  -(Nguyễn Quang Vinh)   —  Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc!? -(DLB)
Tác dụng của những bài học mà các đồng chí Trung Quốc dạy các đồng chí ta  -(Đào Hiếu)  – Một lần được nghe sư phụ Thích Chơn Quang giảng hẳn về quan hệ Việt-Trung, tui mới té ngửa ra rằng Trung-Việt là anh em (khi nói câu này, giọng sư phụ nghe xúc động lắm!) Và được sư phụ giảng cho thấy hành động của Lý Thường Kiệt tiến đánh Lưỡng Quảng là “hỗn láo”. Ngẫm lại, tui thấy lời dạy của Thày quả trùng khớp với quan điểm của các đồng chí lãnh đạo ta!
35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc  -(MTG)   —  Trận quyết chiến bên dòng Ca Long  -(MTG)  —   Phải tưởng niệm, vinh danh chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến 1979  -(RFA)
Nhà báo và ngày 17 tháng 2  -(RFA) -  Nhà báo lão thành Đoàn Vương Thanh từng làm việc cho TTXVN thẳng thừng hơn khi nói rằng mọi sự chẳng qua là chữ “sợ” ông nói: – Họ sợ nhiều thứ quá, suy cho đến cùng thì họ sợ thằng Tàu. Cái thời Lý Thường Kiệt giải phóng được hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây rồi đấy chứ nhưng sau đó trả lại ngay …
Trung Quốc cấm Việt Nam kiện tranh chấp Biển Đông  -(NV)
Thầy giáo Đinh Đăng Định được hoãn thi hành án  -(RFA)
Sa Pa rét, trâu chết hàng loạt  -(MTG)   —  Chuyện lễ hội man rợ: GS Thịnh “vs.” nhà thơ Minh  -(MTG)
Cúm gia cầm H7N9 có thể lan sang Việt Nam  -(RFA)   >>>   8 tỉnh của Việt Nam hiện có cúm gia cầm
Nữ sinh gốc Việt được chọn dự Congress of Future Medical Leaders  -(NV)   >>>   Việt Nam “tháo” hết rào cản dụ Việt kiều mua bất động sản
Dân Việt Nam mua hơn 8,000 chiếc xe hơi chơi Tết  -(NV)

Chuyện năm năm trước: Tranh luận về Chiến tranh biên giới với một sỹ quan an ninh  -(J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA)
CÁC NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CUỘC CHIẾN TRANH NĂM 1979 VỚI TRUNG QUỐC  -(Chepsuviet)
35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (3)  -(Chepsuviet)   >>>   35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (2)   >>>   35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (1)
Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt – Trung và chiến tranh biên giới tháng 2-1979 -(VHNA /Chepsuviet)

Bữa quốc yến ở Mỹ và sự đáng thương của chai vang Đà Lạt  -(Đào Tuấn)

Tại sao lại “đáng thương”- Do đâu mà sinh ra cái chuyện “đáng thương” này???- Nhớ lại “hồi xưa” ở Saigon cũng đầy hàng ngoại nhưng rất nhiều nhãn hiệu của Người Việt vẫn nổi tiếng và đứng vững “trong lòng” người sử dụng, trong thời kỳ bom đạn khó khăn , cũng có kẻ giàu người khó mà chiến tranh thì khó lại càng khó hơn nhưng đâu có ai MÊ hàng ngoại tới mức như hôm nay??? Mê điên cuồng, xem thường hàng Việt nam, cho dù SGTT đã cố gắng “hàng Việt nam chất lượng cao”???? Những chữ ” Cao cấp- Đặc sản…” phát sinh từ lúc nào??? “Hàng xách tay” cũng là “thời thượng”… Tất cả như hôm nay phải có nguyên nhân của nó, không thể khơi khơi tự nhiên mà hình thành thói quen “vọng ngoại” được -Khi một Xã hội mà Công Dân ở Xã hội đó vọng ngoại thì tinh thần “Tự ái Dân tộc” không còn nữa và từ đó “quên mất Tổ quốc mình” là đâu!!!???Lại nảy sinh thêm “bán nước”.- Hãy đọc lại vấn đề Sản xuất và Thương mại Xã hội của Đại Hàn , do họ như thế nên họ mới như ngày hôm nay, họ cũng “bước chân” từ đống đổ nát do Bắc Hàn gây nên dưới sự bảo trợ của Liên xô và Trung cộng.Lại nữa họ không có điều kiện Dân số, Tài nguyên thiên nhiên ưu đãi như Việt nam.
Chi bộ đảng trong Đại học Bắc Kinh  -(Bùi văn Phú)
TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP TỪ HÀ NỘI- Liên tục cập nhật -(Huynhngocchenh)  - Có nhiều hình ảnh và lời bình do chủ nhân blog “gom”.
Ba bức ảnh về cột biên giới số 0 và cửa ải cũ – mới  -(GNLT)
Nhân quyền: bóng bẩy và thực chất  -(JonathanLondon)

Philippines đòi tòa án quốc tế xử “đường lưỡi bò” -(VNN)   >>>  Philippines dồn sức vào vụ kiện TQ ở Biển Đông
‘Lên đồng’ với tiệc tùng  -(TVN)    —  ‘Đại gia’ hầu đồng mở tiệc 2.000 mâm cỗ miễn phí ở Hải Dương    -(VNN)    —   Choáng cảnh nhà giàu Việt khoe vàng  -(VEF)
‘Cái thể chế này nó thế!’  -(TVN) -Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. “Cái thể chế này nó thế!” Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi.
Con người và thành trì trong cơn suy vi  -(TVN)   >>>   Sai phạm giao thông: ai có quyền xử
H7N9 còn xa, dân Hà Nội vô tư mổ gà trên phố  -(VEF)   —   Bệnh nhân tử vong, người nhà “tố” bệnh viện  -(VNN)  -Kỳ Anh Hà tĩnh.
Kê biên hàng loạt nhà đất, cổ phiếu vợ chồng Bầu Kiên  -(VNN)
Nhân một sự cố đầu tư, bàn về việc di dời sân bay Tân Sơn Nhất ra khỏi nội thành  -(TN)   —  Hàng loạt trạm bơm điện bị bỏ phế  -(TN)
Lễ hội phơi bày nhân tâm  -(NLĐ) -Đền chùa, lễ hội là chốn tôn nghiêm, thanh tịnh; là nơi con người đến để tĩnh tâm, cầu mong những điều tốt đẹp cho cộng đồng, cho người thân và chính mình.   —   Ngẫm chuyện cướp ấn  -(TN)
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi BHXH   -(NLĐ)  -BHXH Việt Nam cho biết tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT vẫn còn khá cao, xảy ra ở hầu hết các địa phương. Hiện tổng số nợ BHXH trong cả nước là hơn 6.425 tỉ đồng.
Ban Nội chính Trung ương đôn đốc xử lý vụ ‘bầu Kiên’  -(NĐT)
Thế lực ngầm nào thao túng ‘thị trường đen’ bán thận ở Việt Nam?  -(NĐT)
Nghiệt ngã phận đời công nhân ngày làm việc, tối về bán dâm  -(DV / NĐT)  -Từ 20h đến quá nửa đêm là có hàng chục công nhân nghèo ra đứng đường ở Đoạn quốc lộ 1A trước cửa KCN Vĩnh Lộc (TP.HCM). Đoạn đường này nổi tiếng với những người “đi xe đạp bán dâm”.
Hà Nội tuần hành kỷ niệm cuộc chiến 1979  -(NV) -  Khá đông người Hà Nội tụ họp trước tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội với huy hiệu hình hoa sim trên ngực. Hầu hết đều buộc một dải băng màu đỏ trên đầu, mang dòng chữ “Nhân dân không quên 1979 – 2014.”
Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân?  -(RFA)  –   35 năm trận chiến biên giới, nhìn từ bên kia bờ đại dương  -(RFA)
Nhà báo và ngày 17 tháng 2  -(RFA)
Trao đổi thư tín  -(RFA)  – “Cộng sản cứ tưởng người dân bây giờ ngu dốt đần độn dễ bị lừa như thời Hồ ChíMinh. Thời nay internet mặc dù bị chận trong nước nhưng dân biết rõ như lòng bày tay, đừng hòng lừa bịp”.
Cảnh tượng nhảy múa trước tượng đài
‘Nhảy múa cản trở người tưởng niệm 1979′  -(BBC)   -Những người muốn đặt vòng hoa tưởng niệm cuộc chiến Việt – Trung bị cản trở bởi các cụ già và thanh niên nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ.  ===>>>
Những hình ảnh này đi khắp thế giới bảnh mặt cho đám “người việt ” này quá hén – Không có nhục nào bằng !!!
‘Phức cảm mười bảy tháng hai’  -(BBC) – TS Đinh Hoàng Thắng nói không được chủ quan cũng như không được tự tôn thái quá trong quan hệ với Trung Quốc.
‘Cần tôn vinh những người đã hy sinh’  -(BBC /nghe) -Một nhà nghiên cứu lịch sử trong nước nói với BBC rằng việc tưởng niệm 35 cuộc chiến biên giới sẽ không khơi dậy hận thù của người Việt Nam đối với Trung Quốc vì người Việt Nam vốn dĩ ‘có lòng vị tha’.
Dệt may Việt Nam chưa sẵn sàng với TPP  -(RFA)

Trò lừa thế giới bị lật tẩy!!! – Xã luận BNS TDNL – (DCCT)
Cách đây vài năm tôi có đọc một tài liều về một Kỷ sư tốt nghiệp Phú thọ từ 1958 trở thành người nổi tiếng Thế giới mà một Công ty đa quốc gia ở Pháp giao đứng đầu cả 500 TS. KS. của Công ty mà chỉ ông là người VN , nghiên cứu thiết kế giàn khoan dầu ở vùng biển hung dữ phía đông bắc Canada mà bao nhiêu công ty lớn trên Thế giới đã thất bại trong vòng 10 năm trước đó…..Hiện ông đã về hưu và sống ở Pháp. Mời Bà con xem Video Nguoiviet mới phỏng vấn Ông về việc này trong dịp Ông sang Mỹ.
Lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược  – Dân Luận tổng hợp từ DLB, Blog Tễu, FB   – DLB, Blog Tễu, FB
Thư cảm tạ của gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định  -(DL)

 - Chiến tranh biên giới 1979: Những hoài niệm không quên (VTC). – Chiến tranh biên giới Việt – Trung tháng 2 – 1979 (VHNA). – Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 (MTG).
KINH TẾ
Vàng SJC “lên đồng” cùng thị trường vàng thế giới  -(SM)  —  Sữa thì trắng mà quản lý giá mãi chưa “hết đen”-(SM)    —   Các doanh nghiệp sữa bị “sờ gáy”  -(MTG)
Cửa hàng điện tử nhỏ chông chênh cầm cự-(SM)   —  McDonald’s và những câu chuyện dở khóc dở cười-(SM)
Tín dụng tăng trưởng ì ạch, doanh nghiệp đói vốn sản xuất-(SM)   —  Công nhân may Campuchia chỉ kiếm được vài đô mỗi ngày  -(MTG)
Vàng tăng mạnh vượt 36 triệu đồng/lượng  -(TT)
Tăng tốc năm Ngựa, vững tin thành công  -(VEF)   —   Đại gia xuất ngoại kiếm 1 tỷ USD về nước  -(VEF)
Tata bỏ đi và nỗi buồn ngành thép  -(VEF) – Sau gần 7 năm theo đuổi, dự án Liên hợp thép giữa tập đoàn Tata (Ấn Độ) với Tổng công ty Thép và Tổng công ty xi măng, có tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ USD tại Hà Tĩnh đã chính thức đổ bể bởi sự rút lui của đối tác chính Tata.   >>>>   TaTa rút khỏi dự án thép 5 tỷ USD ở Việt Nam?   >>>   Đại gia ngoại rút êm ngàn tỷ khỏi Việt Nam
Loạt chính sách mới làm “nóng” thị trường BĐS  -(VNN)
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đền Trần – Thái Bình: Dấu thiêng thì có khác gì ấn? (PT). – Lễ hội với lời thề: Không Tham Nhũng! (VOV). – Ăn có nơi chơi có chốn (DT). – Vì sao người dân hết lòng “hối lộ thần thánh”? (ĐV).
- Sao lại thế? (VHNA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- G.S Hồ Ngọc Đại: Nền giáo dục đang cần một “cú hích” lịch sử (MTG). Nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên trên thế giới gần Las Vegas   -(NV) – Nhà máy nhiệt điện dùng năng lượng mặt trời ở Ivanpah là dự án năng lượng sạch vĩ đại nhất thế giới hiện nay.
Nữ sinh lớp 11 đoạt giải nhất quốc gia lớp 12  -(VNN)
Ngành nào của Trường ĐH Y dược TP.HCM tạm dừng tuyển sinh?  -(TN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 9 tỉnh có dịch cúm gia cầm; tiêu hủy gà vịt nhập lậu (MTG). – Siết chặt hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm (PLXH). – ĐBSCL tăng cường phòng dịch cúm gia cầm (VOV). Xe tải đấu đầu xe khách trên quốc lộ, 7 người bị thương  -(TT)   >>>   Tài xế xe Hoàng Long bị đánh đập, dí súng đe dọa   >>>   Bồi thường nhầm cho người chết   >>>   Công an viên bắn dân: lấy hai đầu đạn ở cổ nạn nhân   >>>   Cả xã hội đang quá mê tín   >>>   Bán khô mực làm bằng… cao su   >>>  Xe tải lật chổng vó, 10 tấn vỏ điều văng tung toé
Kinh hoàng hội chứng ‘không yêu thì giết’  -(VNN)   >>>   Chủ quán karaoke giết vợ rồi đổ xi măng phi tang   >>>   Đẩy bạn gái xuống vực rồi tự tử?
Cảnh sát bị ôtô đâm trong lúc giải quyết tai nạn  -(VnEx)   >>>   100 xe đâm liên hoàn trên đường cao tốc Mỹ   >>>   Gà thải loại dễ trà trộn vào nhà hàng, quán ăn
Vì sao người Việt thích nhậu?  -(TT)   >>>   Dường như xã hội đang lệch chuẩn   >>>  2,9 tỉ cơn say!

   <<<===  Làm rõ vụ trùm xã hội đen được miễn tù vì Xơ gan cổ trướng  -(TNO)  – Sau khi được miễn chấp hành án tù 12 tháng về tội đánh bạc, Phạm Khắc Tú (tức Tú “khỉ”) cùng băng nhóm của mình đã “coi trời vằng vung” tiếp tục gây ra hàng loạt vụ án tại Hưng Yên.   >>>  Trùm xã hội đen Tú ‘khỉ’ tiếp tục ‘làm mưa làm gió’   >>>   Bắt thành viên băng cướp khét tiếng Báo Hồng
Cháy nhà trọ, cả xóm nhốn nháo  -(TN)   >>>   Cháy xe bồn, lật xe chở gạch —  Người của nhà xe hỗn chiến, hành khách chờ ‘dài cổ’  (TNO)
Hai tai nạn, hai người chết  -(NLĐ)   >>>   Xe tải quấn chết người, tài xế vẫn không hay   >>>   Để xe công đi lễ chùa, Giám đốc Sở phải chịu trách nhiệm   —    Bắt 2 đối tượng có súng bút và ma túy  -(NLĐO)   >>>   Xe máy tông ô tô, người rơi xuống vực
Bạc Liêu xuất hiện mực khô giả nghi làm bằng cao su  -(GDVN)
Học sinh lớp 12 lao đầu vào xe tải vì… giận người yêu -(DT)

QUỐC TẾ
- Saudi Arabia tiếp tục cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria (VOV). – Không dễ giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria (VOV). TT Obama hứa cung cấp cho Jordan 1 tỉ đô la bảo đảm tín dụng  -(VOA)   –  Mỹ-Trung hợp tác chống nạn biến đổi khí hậu  -(VOA)   —   Tổng thống Obama và cơ quan NSA bị kiện  -(VOA)   –  Hoa Kỳ kêu gọi Indonesia hành động đối phó thay đổi khí hậu  -(RFA)   —Tổng thống Hoa Kỳ đề nghị ngân sách đối phó biến đổi khí hậu  -(RFA)
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Quốc “cởi trói” internet  -(SM)   —   Mỹ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ-(SM)   –   “Con đường tơ lụa trên biển” nối liền “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc  -(MTG)   —  Trung Quốc thuê đảo Myanmar xây căn cứ quân sự gần Ấn Độ  -(MTG)   –   Quân đội Trung Quốc hoạt động chống tham nhũng  -(RFA)   —  Quân cảng được đề nghị xây dựng ở Hồng Kông  -(RFA)
TQ ‘bịt miệng truyền thông’ về báo cáo tự do báo chí RSF  -(VOA)   —   TQ hứa gây áp lực đòi Bắc Triều Tiên quay lại bàn đàm phán về hạt nhân  -(VOA)   —  Trung Quốc bênh vực cuộc tập trận gần Australia, Indonesia  -(VOA)
Nhật bác bỏ lời kết án quân phiệt của Trung Quốc  -(RFA)
Cảnh sát giải tán biểu tình, Bangkok rung chuyển vì pháo cối-(SM)   –  Phe biểu tình Thái Lan thề hứa tiếp tục hoạt động  -(RFA)
Hòa đàm Syria gặp bế tắc  -(VOA)   —  Pháp phái thêm quân tới Cộng hòa Trung Phi  -(VOA)
Ukraina thả nhóm chót trong số những người biểu tình bị bắt  -(VOA)    —Indonesia ban bố tình trạng khẩn trương trên đảo Java vì núi lửa phun trào  -(VOA)
‘Giá Trị Cốt Lõi’ XHCN Không Dễ Gì Được Đón Nhận Tại Trung Quốc  -(ĐKN)
Trung Quốc che giấu dịch H7N9, người dân tiết lộ đại dịch lớn hơn cả SARS, quân đội được lệnh sẵn sàng can thiệp-(ĐKN)
Mỹ – Trung khắc sâu bất đồng về tranh chấp biển đảo châu Á  -(VnEx)  —  Triều Tiên thăng hàm tướng cho hàng loạt sĩ quan  -(TN)

Vì sao con người khác nhau về trí thông minh?



Сác nhà khoa học ở King College London đã phát hiện ra gien gắn kết độ dầy của chất xám trong não với trí thông minh.
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát vỏ đại não - bộ phận rất quan trọng đối với hoạt động của trí nhớ, sự tập trung, nhận thức, tư duy, các kỹ năng ngôn ngữ và ý thức. Trước đây, họ cũng đã xác định được mối liên hệ khăng khít giữa độ dày của vỏ não với khả năng trí tuệ con người. Song đây là lần đầu tiên đã tìm ra những gien cụ thể chịu trách nhiệm về việc đó.
Các chuyên gia đã phân tích các mẫu ADN và chụp ảnh cộng hưởng từ 1583 trẻ 14 tuổi khỏe mạnh và tiến hành các thí nghiệm đánh giá trí tuệ. Họ đã tách ra được biến thể gien gắn liền với việc liên kết các nơrôn thần kinh với nhau. Điều đó cho phép hiểu được điều gì đã xảy ra khi trí tuệ chậm phát triển.
Các chuyên gia đã phân tích tổng cộng trên 54000 biến thể gien liên quan tiềm tàng đến sự phát triển của não. Từ đó, họ đưa ra kết luận là, đối với những trẻ có biến thể gien nhất định thì có phần vỏ não ở bán cầu não trái mỏng hơn, đặc biệt ở phần thùy trán và thùy thái dương của não, ảnh hưởng tới gien NPTN điều khiển protein chịu trách nhiệm về các khớp thần kinh và sự giao tiếp giữa các tế bào não.
Điều đó đã được khẳng định qua phân tích gien NPTN trong các tế bào não chuột và não người, cho thấy hoạt tính của gien ở bán cầu não trái và bán cầu não phải khác nhau. Bán cầu não trái nhạy cảm hơn với những đột biến gien NPTN.
Tiến sĩ Sylvane Desrivi khẳng định, sở dĩ con người ta chênh lệch nhau về khả năng trí tuệ là do di truyền và môi trường, nhưng cũng một phần là vì chức năng của gien ở một số bộ phận của bán cầu não trái bị hạn chế.
Vũ Ngọc Trâm (Theo Meddaily)

HÀ NỘI ĐÃ BẮT ĐẦU ĐỐI PHÓ VỚI LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY CHỦ NHẬT 16.2.2014

http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/01/1016f-tapcanbinh-nguyenphutrong-danlambao.jpg?w=686
...cc: Vậy cho đến lần này là đã rõ rồi, ai yêu nước ai bán nước chớ gì – Nhắc lại câu CS VN chửi Ngụy quân Ngụy quyền VNCH : “CÁC ANH TÔN THỜ CHỦ NGHĨA NGOẠI LAI VONG BẢN , CAM TÂM BÁN NƯỚC CHO NGOẠI BANG LIẾM CHÚT BƠ THỪA SỮA CẶN MÀ  QUAY LẠI ĐÀN ÁP BÓC LỘT BẮN GIẾT NHÂN DÂN – VAY NỢ MÁU CỦA NHÂN DÂN”.
  Nếu muốn cúc cung tận tụy với 16-4 , nhớ ơn nhường cơm xẻ áo với thiên triều , và do thương  cho roi cho vọt…thì nếu “khôn” cứ để cho Nhân dân bày tỏ  cũng như Giáo dục lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm cho lớp kế thừa, nhà cầm quyền hãy tâu với Bắc kinh là ” con đâu có biểu, do bọn “quần chúng Nhân dân” nó tổ chức làm mà cản không được, biết lỗi nhưng đành chịu ạ”- Thế mới khôn và giữ ghế thêm thời gian chứ- Ai lại lỗ liễu quá , đám “quần chúng Nhân dân” nó nhìn thấy hết- Rõ là mê tham quyền lực tiền của quá hóa lú.

Theo FB Cuong Hoang Cong (No U FC)

Dân Quyền

Sau những bịch mắm tôm, sau màn cắt đá nổi tiếng của anh phó đồn công an hôm 19.1.2014 sẽ là gì nữa?!

Nhà cầm quyền Hà Nội chiều nay đã điều động công nhân hối hả thi công một hệ thống sân khấu lớn tại chân tượng đài Lý Thái Tổ, có lẽ để phá bĩnh buổi tưởng niệm các chiến sỹ anh hùng đã hy sinh tại biên giới phía Bắc vì cuộc chiến tranh mà Trung Quốc đã phát động tháng 2 năm 1979 vào sáng mai tại nơi đây của những tấm lòng yêu nước dự định tổ chức.

Công nhân đang hối hả, họ ăn tối ngay tại hiện trường, máy phát điện và vật liệu đã được huy động đầy đủ.

Sân tượng đài “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” thì đã được cơ quan chức năng cho thuê làm bãi gửi xe!
.
Hãy đón xem vào sáng mai, Chủ nhật 16/02/2014.
 
Xin nguyện linh hồn của 6 vạn đồng bào và chiến sỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược mùa xuân năm 1979 hãy hiển linh, chứng giám cho tất cả!
 
Theo FB Cuong Hoang Cong (No U FC)

35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (3)

CÁC NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CUỘC CHIẾN TRANH NĂM 1979 VỚI TRUNG QUỐC – Henry J. Kenny, Center for Naval Analysis -  Ngô Bắc dịch

Chepsuviet

Về 2 cuốn sách: “9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc” và “Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung”

Có một thứ “sử sách” của chính quyền cộng sản Việt Nam nhưng in ra rồi để … cất, mặc dù nó vô cùng quan trọng. Đó là cuốn “Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung”.
5 năm trước, khi còn sống, Nhà văn Đà Linh – Nguyễn Đức Hùng, Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Đà Nẵng đã cho biết lai lịch cuốn sách này như sau:
Tháng 2 – 1992, Nhà xuất bản Văn nghệ Tứ Xuyên, Trung Quốc xuất bản cuốn sách “9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc”, trong đó xuyên tạc nhiều sự kiện liên quan tới các cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có trận cưỡng chiếm Hoàng Sa trong tay VNCH năm 1974, chiếm Gạc Ma (Trường Sa) của VN 1988 và cuộc Chiến tranh Biên giới Viêt-Trung 1979. Bộ Quốc phòng VN đã cho dịch và in cuốn sách này, sử dụng trong nội bộ.
02
Mấy năm sau, có một chỉ thị từ cấp cao của VN cho tổ chức viết những bài phản bác cuốn sách trên để in thành sách và công bố. Theo Nhà văn Đà Linh, việc này được TBT Lê Khả Phiêu khi đó trực tiếp chỉ đạo. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, sau khi in ra (3.700 cuốn, xong và nộp lưu chiểu tháng 3-1996), thì có chỉ thị nộp lại toàn bộ, không phát hành nữa. Ngay Nhà văn Đà Linh cũng chỉ có bản photocopy cuốn sách.
Cho tới hôm nay, cuốn sách này vẫn chưa bao giờ được chính thức phát hành, tuy nhiên tìm trong hiệu sách cũ thì vẫn có.
Về phía TQ, giữa lúc hai nước đang tiến hành hàng loạt những chuyến viếng thăm cao cấp qua lại nhằm bình thường hóa quan hệ sau cuộc chiến 1979 và nhiểu xung đột vũ trang những năm sau đó, thế nhưng, họ vẫn bất chấp, công nhiên cho xuất bản cuốn sách bịa đặt trắng trợn.
Còn phía VN thì ngược lại, đã bị động đối phó bằng một cuốn sách mà nội dung kém hẳn của TQ về tính tuyên truyền, thế mà cuối cùng vẫn không dám công bố. Phải chăng khi đó tình báo TQ biết được kế hoạch in sách, rồi ĐCSTQ đã gây sức ép dẫn đến việc TBT Lê Khả Phiêu phải chấp nhận nhân nhượng hèn hạ, bẳng cách tự làm rồi tự “xếp xó” như nói ở trên?
01

III MỘT KHÚC QUANH TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 , đánh dấu một thời kỳ đen tối trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Đó là sự kiện Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn quân đội có pháo binh, xe tăng yểm trợ tiến công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung. Cuộc chiến quy mô lớn diễn ra hơn một tháng, thực sự là một lần “xuất quân lớn“ của quân đội Trung Quốc vào Việt Nam. Chiến tranh đã làm cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước bị tổn thương nghiêm trọng. Sách báo phương Tây gọi sự kiện này là “Anh em đỏ chiến tranh với nhau” . Còn ở Trung Quốc, những năm gần đây đã xuất bản một số cuốn sách thì lại cho rằng cuộc tiến công tháng 2 năm 1979 của quân đội Trung Quốc là “Cuộc chiến phản kích tự vệ” nhằm “trừng phạt nặng nề quân Việt Nam”, “dạy cho chúng một bài học” vì Việt nam “thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực”, “xâm lược Cam-pu-chia”,… Và “cuộc chiến phòng ngự tự vệ” nhằm “thu hồi vùng núi Lão Sơn”.
Đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc thì cuộc chiến tranh là một sự thực đau lòng. Vì thế, để nhìn về tương lai không thể không xem xét đúng đắn sự kiện, làm rõ vì sao chiến tranh lại xảy ra?
Năm 1975, sau khi giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn được xây dựng đất nước trong hòa bình, song đã phải đối phó với cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-Nam do nhà cầm quyền “Cam-pu-chia dân chủ” gây ra.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, sau khi kiên quyết giáng trả hành động xâm lấn lãnh thổ của quân đội “Cam-pu-chia dân chủ”, theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt, cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Phnôm Pênh hoàn toàn giải phóng, nhân dân Cam-pu-chia thực hiện làm chủ vận mệnh của mình. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 17 tháng 2 năm 1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đã đồng loạt tiến công vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc đối với nhân dân Việt Nam. Bằng lực lượng lớn, quân Trung Quốc tập trung đánh vào Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phong Thổ (Lai Châu) của Việt Nam.
Trên hướng Lạng Sơn, Trung Quốc dùng Quân đoàn 43, 54, 55 đánh chiếm Đồng Đăng, Tam Lung, Lộc Bình và thị xã Lạng Sơn.
Trên hướng Cao Bằng, Trung Quốc dung Quân đoàn 41, 42 đánh chiếm thị xã Cao Bằng, mỏ thiếc Tĩnh Túc.
Trên hướng Lào Cai, Trung Quốc dùng Quân đoàn 13, 14 đánh chiếm thị xã Lào Cai, mỏ A-pa-tít Cam Đường.
Trên hướng Phong Thổ (Lai Châu), Trung Quốc dùng Quân đoàn 11 đánh chiếm thị trấn Phong Thổ. Như vậy, Trung Quốc đã dùng chin quân đoàn chủ lực, 2.558 khẩu pháo, 550 xe tăng và xe thiết giáp vào cuộc tiến công Việt Nam.
Ở Cao Bằng, quân Trung Quốc tiến sau vào đất Việt Nam từ 40 đến 45 ki-lô-mét. Ở Lạng Sơn, Lào Cai, quân Trung Quốc cũng tiến sâu vào đất Việt Nam từ 10 đến 15 ki-lô-mét.
Các hướng tiến công của quân đội Trung Quốc ngay trong những ngày đầu đã bị bộ đội địa phương và dân quân, tụa vệ Việt Nam chặn đánh. Trong năm ngày( từ 17 đến 21 tháng 2), quân và dân Việt Nam đã đánh thiệt hại nặng 14 tiểu đoàn quân Trung Quốc, bắn cháy và phá hủy 140 xe tăng và xe bọc thép. Các trận chiến đấu diễn ra quyết liệt trên hướng Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Đặc biệt, các trận chiến đấu ở Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn, quân Trung Quốc với nhiều trung đoàn bộ binh, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, chia thành nhiều hướng tiến công đồng loạt. quân và dân Lạng Sơn đã hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, kiên quyết ngăn chặn các mũi tiến công của Trung Quốc. Chỉ trong 3 ngày ( 27,28 tháng 2 và ngày ngày mồng 1 tháng 3), quân và dân Lạng Sơn đã đánh thiệt hại nặng và loại khỏi vòng chiến đấu một trung đoàn, ba tiểu đoàn quân Trung Quốc, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Trước những tổn thất lớn và tình hình dư luận thế giới kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra , ngày 5 tháng 3, Trung Quốc tuyên bố rút quân.
Cuộc chiến tranh trên biên giới Việt – Trung diễn ra trong vòng hơn một tháng, được phía Trung Quốc tuyên bố là đã “ dạy cho Việt Nam một bài học “ , “ đánh sập huyền thoại về tài bách chiến , bách thắng của quân đội Việt Nam” . Nhưng thực tế thì ngược lại , tờ nhật báo phố U-ôn Mỹ , số ra ngày 6 tháng 3 năm 1979, dưới đầu đề : “ Ai cho ai bài học “ đã viết : “ Sau khi tính số lỗ lãi của đòn trừng phạt Việt Nam vừa qua của Trung Quốc, thế giới có thể nhất trí rằng : Trung Quốc đã phải rút khỏi cuộc chiến tranh với uy tín bị tổn thương và mặt mày đầy máu me, thương tích … “ , “ Trung Quốc chẳng được lợi gì trong cuộc tiến công Việt Nam” . Tiến công Việt Nam, Trung Quốc thực sự đã tiến hành một “ cuộc xuất quân lớn “ nhằm phá hoại và làm suy yếu Việt Nam , đánh một đòn nặng vào cơ sở kinh tế, vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, làm cho Việt Nam mất thế ổn định. Trong tình hình kinh tế vốn đã khó khăn, nhân dân Việt Nam ra sức khắc phục những hậu quả của cuộc chiến tranh 30 năm do Pháp và Mỹ tiến hành ở Việt Nam, thì cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động càng làm tăng thêm những khó khăn chồng chất của Việt Nam. Nhiều làng  mạc thị xã bị phá trụi, đường giao thông, các thiết bị, các cơ sở y tế, trường học,…bị phá hoại không hoạt động được. Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, thị trấn Cam Đường bị phá hủy hoàn toàn. 330 làng bản, 735 trường học, 428 bệnh viện và trạm xá,41 nông trường,38 lâm trường,81 xí nghiệp, hầm mỏ,80.000 héc-ta lương thực và hoa màu bị phá hủy. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở sáu tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, hàng nghìn người Việt Nam, trong đó chủ yếu là các cụ già, phụ nữ và trẻ em bị chết và bị thương. Tô-rô-van , phóng viên hang AFP ( Pháp ) đã tường thuật lại những điều ông ta nhìn thấy ở thị xã cao bằng ngày 15 tháng 3 năm 1975, sau khi quân Trung Quốc rút đi : “ một nhóm nhà báo phương tây đã tìm thấy 38 xác người trong một cái giếng nông, đã rữa, trương lên, xác nọ chồng lên xác kia “ và những người này bị bắn chết. bằng sung AK47… mà vỏ đạn còn tìm thấy trong cỏ “. Ngoài những hành động đó, quân Trung quốc còn cố tình hủy diệt những công trình văn hóa, lịch sử trên đất Việt Nam. Hang Pác-bó, nơi làm việc và nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người từ Trung Quốc trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một di tích lịch sử thiêng liêng đối với các thế hệ người Việt Nam đã bị quân Trung Quốc phá sập bằng bộ phá . Nhiều nhà bảo tàng ở các địa phương, nơi ghi nhận truyền thống bất khuất của nhân dân các dân tộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam cũng bị phá hủy. Lâm Gia Phu, 27 tuổi, quê ở công xã Tam Ngũ , huyện Tam Nữ Thanh, tỉnh Hồ Nam, là đại đội trưởng Đại đội 8 thuộc trung đoàn bộ binh độc lập, bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh ngày 3 tháng 3 nói rằng :”  Chúng tôi đã thấy quân đội Trung Quốc tàn phá làng mạc Việt Nam và nhiều đơn vị của chúng tôi đã lấy cả đồ đạc, tài sản của dân Việt Nam. Tờ tạp chí Mỹ Tuần tin tức, ngày 21 tháng 3 năm 1979 nhận xét : “ Điều thực sự mà Trung Quốc muốn là, làm cho Việt Nam bị kiệt quệ cả về quân sự và kinh tế và điều này sẽ diễn ra lâu dài “. Có thể thấy rõ điều đó, vì sau khi tuyên bố rút quân, Trung Quốc vẫn duy trì 12 sư đoàn và hàng chục trung đoàn độc lập áp sát biên giới Việt Nam, thường xuyên gây tình hình căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở mọi quy mô, thực hiện kiểu “ chiến tranh phá hoại nhiều mặt “.
Những cuộc tiến công , xâm nhập trái phép, những trận pháo kích dữ dội từ phía Trung Quốc sang đất Việt Nam tiếp tục tàn phá nhà cửa, ruộng vườn trên khu vực bình độ 400 ở phía nam cột mốc 26 thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngày 7 tháng 6 năm 1981, nhiều đơn vị lính Trung Quốc dưới sự yểm trợ của pháo binh, tiến công đánh chiếm một số điểm cao ở xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên , tỉnh Hà Tuyên… Các cuộc tiến công, lấn chiếm của  quân Trung Quốc càng dồn dập hơn vào năm 1984. Từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 4, sau khi dùng pháo binh bắn phá dữ dội, hai tiểu đoàn quân Trung Quốc đánh chiếm điểm cao 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Ngày 18 tháng 4, hai đại đội quân Trung Quốc đánh chiếm điểm cao 1.250 thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên. Đặc biệt, từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5, Trung Quốc sử dụng Quân đoàn 14 và một số sư đoàn độc lập thuộc Đại Quân khu Côn Minh tiến công các điểm cao 1.545 , 1.509 , 772 , 233 , 1.250 thuộc tỉnh Hà Tuyên Việt Nam. Bộ đội Việt Nam đã kiên cường chiến đấu, đánh thiệt hại nặng các lực lượng tiến công, phá hủy 11 trận địa pháo, một kho đạn, 13 xe vận tải và xe kéo pháo… Trong các trận tiến công lấn chiếm này, phía Trung Quốc coi là “ … trận đánh tranh giành thu hồi vùng núi Lão Sơn, Giả Âm Sơn…”. Phải chăng nơi đây là đất Trung Quốc bị Việt Nam  “ lấn chiếm “, phải thu hồi ? Có thể thấy rõ điều đó trong lời khai của Uông Bân, một sĩ quan Trung Quốc bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh chiều ngày 28 tháng 4 năm 1984 ở xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Khi được hỏi : “ Sao anh biết là đã vượt qua biên giới ?”. Uông Bân trả lời : “ từ 7 giờ tối, ngày 27 tháng 4 , tiểu đoàn tôi đã bí mật vượt biên. Tôi nhìn không rõ các vật chuẩn. Nhưng tôi còn nhớ người dẫn đường của cấp trên chốc chốc lại bảo : “ Sắp tới đường biên rồi đấy …”,”…vượt qua đường biên rồi đấy “. Vả lại , là cán bộ đại đội, tooid dã được phổ biến trên bản đồ là phải đánh chiếm một số điểm cao trên đất Việt Nam để tạo thế cho Trung đoàn hoạt động”. Và khi được hỏi : “… Theo anh, tại sao Sư đoàn 40 của anh muốn đánh chiếm một số điểm cao trên đất Hà Tuyên của Việt Nam?”; Uông Bân nói : “ Để giành lợi thế khống chế một phần lãnh thổ Việt Nam” và đó là “ … phương châm cưỡi lên tuyến biên giới , nhổ các điểm cao “. Rõ rang, các cuộc tiến công của quân đội Trung Quốc không phải là “ thu hồi “ các vùng đất đã “ mất “ do Việt Nam “ lấn chiếm “ (!). Các cuộc tiến công đó , như hãng AFP, ngày 27 tháng 4 năm 1984 nhận xét : Trung Quốc chủ trương việc gây tình hình căng thẳng tại biên giới như là một phương tiện để gây sức ép nhằm buộc Việt Nam phải thay đổi chính sách.
Chiến tranh phá hoại, lấn chiếm biên giới của phía Trung Quốc kéo dài nhiều năm thực sự là nhằm tiếp tục làm suy yếu Việt Nam.
Khi Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc Việt Nam, ai cũng biết không một nước nào, một chính  phủ nào lên tiếng đồng tình với Trung Quốc. Dư luận đều phản đối hành động của Trung Quốc. Các tổ chức quốc tế như Hội đồng Hòa bình thế giới, Liên hiệp Công đoàn thế giới, Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới, v.v. đều tuyên bố lên án hành động của Trung Quốc. Trong tuyên bố của mình, Hội đồng Hòa bình thế giới khẳng định: Chính phủ Trung Quốc không thể chốn tránh trách nhiệm của họ về hành động vi phạm trắng trợi và đầy tội ác này đối với Hiến chương Liên hợp quốc. Ở Trung Quốc, ngày 23 tháng 2 năm 1979, một bài báo chữ to xuất hiện trên bức tường Tây Đơn(Bắc Kinh) đã viết rằng:” Đưa hàng chục vạn quân sang xâm lược Việt Nam là không phù hợp với luật pháp qquoocs tế, là một hành động sai lầm,.. Chúng tôi kiên quyết phản đối cuộc chiến tranh tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam”. Vương Cường, một sĩ quan Trung Quốc khi bị bắt làm tù binh cũng đã nói: “Trước khi đi, cấp trên không nói sự thực với chúng tôi. Là công dân Trung Quốc, tôi phản đối hành động này”.
Khi phát động cuộc tiến công vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, Trung Quốc luôn tuyên bố, Việt Nam là người gây ra xung đột, “lấn chiếm đất đai”, “ quấy rối biên cương” của Trung Quốc. Thực tế, Việt Nam luôn khẳng định tính pháp lý của đường biên giới qua hai Công ước 1887 và 1895 được ký kết giữa Pháp và nhà Thanh Trung Quốc và yêu cầu “ giữ nguyên trang biên giới” do lịch sử để lại. Cần phải khẳng định rằng, biên giới Việt Nam-Trung Quốc được xác định bằng các Công ước Pháp-Thanh là đường biên giới lịch sử được luật pháp quốc tế thừa nhận. Suốt quá trình lịch sử hơn nửa thế kỉ đến trước khi cách mạng hai nước thành công, đường biên giới đó về cơ bản vẫn tồn tại với hơn 300 mốc giới và theo một số nhà nghiên cứu thì đây là “ một trong những biên giới được xác định tốt nhất trong khu vực”.
Năm 1949, Cách mạng Trung Quốc thành công; năm 1954, hòa bình được lập lại ở miền Bắc Việt Nam. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội. Quan hệ giữa hai nước là quan hệ hữu nghị trên tinh thần quốc tế vô sản. Đó là tiền đề để xây dựng một đường biên giới hòa bình. Những tranh chấp nhỏ do việc xâm canh, xâm cư, xây dựng cầu, cống qua sông, suối,… của dân cư hai bên biên giới cũng có lúc xảy ra và có tính chất cục bộ nhất thời. Nhưng tranh chấp đó đã được hai đảng, hai nhà nước Việt Nam, Trung Quốc giải quyết trên tinh thần hợp tác và hữu nghị. Có thể thấy điều này qua cả sự kiện từ giữa những năm 50. Đó là cuộc hội đàm tại Nam Ninh (Trung Quốc) giữa đại diện các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh (Việt Nam) vói đại diện các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1956 về vấn đề biên giới. Trên cơ sở thỏa thuận giữa các tỉnh biên giới, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trao đổi thư từ thống nhất giải pháp xử lý những tranh chấp ở biên giới hai nước vào năm 1957 và 1958. Bức thư của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 12 tháng 11 năm 1957 nêu rõ : vấn đề biên giới quốc gia phải được giải quyết tuyệt đối phù hợp  với những tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, trong đó giải pháp vấn đề phải được xuất phát  từ chính phủ hai nước. Phía Việt Nam cũng đề nghị trước khi giải quyết hoàn toàn vấn đề phát sinh, cả hai bên phải giữ đúng “ nguyên trạng đường biên giới đã được hình thành do lịch sử để lại “ và bất kỳ một tranh chấp nào có thể xảy ra về biên giới và các vấn đề lãnh thổ đều phải được giải quyết bằng thương lượng.  Tháng 4  năm 1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những đề nghị của Việt Nam. Như vậy, cuộc hội đàm giữa địa phương hai nước, các văn kiện và thư từ trao đổi giữa hai Đảng vừa thể hiện tính nguyên tắc , vừa thể hiện tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc trong vấn đề xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị suốt mấy thập kỷ.
Nhưng kể từ năm 1975 , sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu nước , cùng với việc Pôn Pốt – Iêng Xa-ri cho quân tiến công, lấn chiếm biên giới Tây- Nam Việt Nam , tình hình trên biên giới Việt – Trung cũng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết do các hoạt động xâm nhập vũ trang từ phía Trung Quốc. Trước thực tế đó , phía Việt Nam vẫn kiên trì quan điểm giải quyết vấn đề biên giới bằng thương lượng hòa bình.
Trước khi Trung Quốc phát động chiến tranh, ngày 1 thang 1 năm 1979, đại diện Vụ Trung Quốc , Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam trao Bị vong lục , Trong đó khẳng định :” Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn quý trọng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, mong muốn biên giới hai nước trở thành biên giới hữu nghị “. Nhưng chỉ hơn một tháng sau đó, Trung Quốc  đã dung lực lượng lớn quân đội tiến công Việt Nam. Một thực tế nữa cũng chứng minh rằng, cuộc tiến công của Trung Quốc  là một cuộc chiến tranh với quy mô lớn, có chuẩn bị. Tháng 8 năm 1978, tình báo Mỹ  đã phát hiện sự chuẩn bị tập kết lực lượng quân sự ở Quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, gần Việt Nam. Các vệ tinh do thám của Mỹ cũng đã phát hiện nhiều tốp máy bay MIG 17, MIG 21 của Trung Quốc được đưa xuống các sân bay Nam Ninh, Côn Minh cùng nhiều xe tăng , pháo hạng nặng. Vả lại, như hang Ky-ô-đô Nhật Bản ( ngày 20-2-1979)) nhận xét : “ … trong những trận đánh đầu tiên, quân lính Trung Quốc hình như chỉ gặp quân địa phương Việt Nam “. Như vậy trên biên giới Việt – Trung không hề có lực lượng vũ trang lớn nào của Việt Nam được triển khai gây sức ép đối với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải tự vệ, phải “ trừng phạt Việt Nam “. Chỉ riêng việc Trung Quốc tuyên bố “ dạy cho Việt Nam một bài học “, “ trừng phạt Việt Nam “ đã không phù hợp với tập quán và các quan hệ quốc tế . Nó trái ngược với tuyên bố của Trung Quốc rằng, Trung Quốc “ không làm nước lớn siêu cường, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn chính trị, kinh tế,..v.v để xâm lược, can thiệp, khống chế và tước đoạt nước khác”.
Một vấn đề cần làm sáng tỏ là khi tiến hành cuộc chiến tranh ở biên giới, Trung Quốc và cả “ Cam-pu-chia dân chủ “ đều tố cáo Việt Nam có “ tham vọng bá quyền “, thành lập “ Liên bang Đông Dương “, gây tình hình mất ổn định ở khu vực. Vấn đề này cần được nhìn nhận từ khía cạnh lịch sử. Vào nửa cuối thế kỷ XIX , Việt Nam, Lào , Cam-pu-chia đều bị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ. Do điều kiện địa lý tự nhiên và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở mỗi nước thì sự đoàn kết Việt Nam – Lào- Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chung là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử. Ngày 3 tháng 2 năm 19300, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Công sản ở Việt Nam. Sau đó , do chỉ thị của  Quốc tế Cộng sản đổi thành  Đẳng  Cộng sản Đông Dương. Đó là Đảng của những người yêu nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia. Lúc đó cách mạng của mỗi nước mới ở thời kỳ phôi thai. Việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đã phản ánh quy luật của cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính sách đoàn kết của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng rất rõ ràng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1989) khẳng định:” Không một dân tộc nào có thể giải phóng riêng rẽ,vì Đông Dương dưới quyền thống trị duy nhất của đế quốc về chính trị, kinh tế và binh bị…”, “… sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất, vì các dân tộc Việt Nam, Miên ( tức Cam-pu-chia ) , Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn  của mình “. Tuy nhiên, do sự phát triển của điều kiện cách mạng mỗi nước, nên năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương mỗi nước Đông Dương thành lập Đảng Cộng sản riêng của mình. Mặc nhiên sự gắn bó, đoàn kết chiến đấu giữa các Đảng, giữa các dân tộc vẫn rất cần thiết. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quan hệ giữa ba nước Đông Dương là bình đẳng, tôn trọng  và giúp đỡ lẫn nhau. Theo thỏa thuận của Chính phủ ba nước Đông Dương, quân tình nguyện Việt Nam đã tham gia chiến đấu ở Lào , ở Cam-pu-chia trong kháng chiến chống Pháp; đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào và “ đất thánh Cam-pu-chia “ đã tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam…Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ba nước đã tổ chức hai Hội nghị lịch sử : Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương vào năm 1965 và Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương vào năm 1970 ( cả hai Hội nghị đều do sáng kiến của Quốc trưởng Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-núc). Tuyên bố của Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương năm 1970 nêu rõ :” Quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh em và quan hệ láng giềng tốt giữa ba nước, trong khi ủng hộ lẫn nhau chống lại kẻ thù chung cũng như sau này trong việc hợp tác lâu dài xây dựng đất nước theo con đường riêng của mình…” . Thành công của Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương đã được dư luận tiến bộ trên thế giới hoan nghênh và ủng hộ. Ngày 28 tháng 4 năm 1970, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoar a tuyên bố nếu rõ :” Chính phủ và nhân dân Trung Quốc  chào mừng nhiệt liệt nhất thành tựu hết sức to lớn đã đạt được tại Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương và bày tỏ sự ủng hộ kiên quyết đối với bản Tuyên bố chung của Hội  nghị…” , “ … các dân tộc anh hùng ở ba nước Đông Dương  có một truyền thống cách mạng  vẻ vang, đoàn kết chống chủ nghĩa đế quốc. Trong cuộc đấu tranh chung lâu dài chống cuộc xâm lược  của đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia kề vai sát cánh bên nhau, vui buồn hoạn nạn có nhau, ủng hộ và cổ vũ nhau và xây dựng được mối tình hữu nghị sâu sắc của nhau… Trong buổi chiêu đãi của Thủ tướng Chu Ân Lai chào mừng bốn đoàn đại biểu của ba nước Đông Dương sau khi Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương lần thứ 2 bế mạc, Quốc trưởng Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-núc phát biểu : “ Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương nhằm mục đích thực hiện một “ bước nhảy vọt “ mới, vĩ đại và có tính quyết định trong tình đoàn kết chiến đấu, trong cuộc đấu tranh cần phải mở rộng, thống nhất và phối hợp, cũng như trong sự hợp tác toàn diện sau khi chiến thắng của nhân dân ba nước Khơ-me, Lào và Việt Nam. Có thể nói , thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc. Thắng lợi đó đã mở ra thời kỳ mới trong việc xây dựng và phát triển ở mỗi nước, hòa nhập cùng với khu vực và thế giới. Sau thắng lợi, đường lối đối ngoại của Việt Nam cũng rất rõ ràng, không hề có biểu hiện “ bá quyền khu vực “ hoặc ý đồ thành lập “ Liên bang Đông Dương “. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứu IV năm 1976 nêu rõ : “ Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia , tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt giữa nhân dân ta với hai nước an hem , trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền vào toàn vẹn lãnh thổ của nhau , tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau .
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã từng nói về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia rằng :” Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần Quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết , liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như vậy, hơn ba mươi năm qua mà vẫn trong sáng như xưa – một sự đoàn kết, liên minh bền vững đã phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ và mọi nhân tố chủ quan của từng dân tộc và kết hợp sức mạnh của hai dân tộc và trước  phong trào cách mạng thế giới “. Như vậy, cái gọi là Việt Nam có “ tham vọng bá quyền “, thành lập “ Liên bang Đông Dương “ là không có thật. Thực tế, đó chỉ là sự đoàn kết, liên minh xuất phát từ cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung cũng như hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong xây dựng đất nước sau hòa bình, đúng như Trung Quốc đã từng ca ngợi.
Việc Việt nam đưa quân vào Cam-pu-chia trước hết cần khẳng định, đó là một nghĩa vụ quốc tế cao cả, là một việc làm chính nghĩa, giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng. Chế độ “ Cam-pu-chia dân chủ “ thực chất là một chế độ khủng bố dã man, là chế độ nhằm thực hiện một xã hội trong đó quyền con người bị tước đoạt. Trong phiên tòa quốc tế xét xử tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt-Iêng Xa-ri ngày 15 tháng 8 năm 1979 tại phnôm Pênh, bản cáo trạng trước phiên tòa nêu rõ :” Chế độ Pôn Pốt-Iêng Xa-ri thực hiện có hệ thống một kế hoạch tàn sát nhiều tầng lớp nhân dân với quy mô lớn ngày càng khốc liệt, cưỡng bức di tản cấp tốc nhân dân ra khỏi các thành phố, sau đó tiếp tục xáo trộn có hệ thống nhân dân ở các vùng nông thôn, làm chết nhiều người, thực hiện một chế độ kìm kẹp nhân dân trong các công xã, cưỡng bức lao động kiệt sức, biến họ thành nông nô, đưa đến hủy diệt họ cả về thể xác lẫn tinh thần “. Nhiều hành động giết người man rợ khác đã được báo trí phương Tây mô tả “ với những hố chon người khắp nơi “, “ sự dã man của chúng còn vượt cả sự tàn bạo của Hít-le “. Theo thống kê, khoảng hơn một triệu người Cam-pu-chia bị giết, hơn nửa triệu người bị đưa đi mất tích, 141.848 người bị tàn tật, 200.000 trẻ em mồ côi. Đó là nạn nhân của các cuộc chém giết, thanh trừng của chế độ Pôn Pốt. Bọn Pôn Pốt-Iêng Xa-ri còn phá hủy 5.857 trường học, 796 bệnh viện, 1.969 ngôi chùa. Việc lật đổ chế độ “ Cam-pu-chia dân chủ “ của Pôn Pốt là hết sức cần thiết, trước hết là vì lợi ích sống còn của nhân dân Cam-pu-chia. Chính vì vậy, Quốc vương Cam-pu-chia N.Xi-ha-núc đã tuyên bố trên Đài truyền hình quốc gia Cam-pu-chia rằng : “ Nếu họ ( Việt Nam) không đánh đuổi bọn Pôn Pốt thì tất cả mọi người ( Cam-pu-chia) có thể đã bị chết. Không chỉ riêng tôi mà là mọi người. Chúng ( Khơ-me đỏ ) đã có thể giết chết tất cả chúng ta ít nhất thì chúng ta cũng đã được sống sót và chính vì điều này mà chúng ta có thể nói rằng Đảng Nhân dân Cam-pu-chia đã không mắc sai lầm (khi đề nghị Việt Nam giúp đỡ chống Khơ-me đỏ ) , bởi vì nếu chúng ta không được giải phóng khỏi bọn Pôn Pốt thì toàn dân tộc có thể đã bị tiêu diệt “.
Chế độ “ Cam-pu-chia dân chủ “ thi hành chính sách xóa bỏ thành phố, gia đình, chợ búa, tiền tệ, trường học , bệnh viện, chùa chiền, tàn sát trí thức , sư sãi và những người cách mạng chân chính… được chúng coi là đã xây dựng được một xã hội “ theo hướng công xã nhân dân “. Và cso  người lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc gặp gỡ Pôn Pốt ở Bắc Kinh tháng 5 năm 1975 cũng ca ngợi : Các đồng chí vừa mới giành được thắng lợi huy hoàng, chỉ một đòn mà không còn giai cấp nữa. Chế độ diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt đã bị các nước trên thế giới lên án, trừ Trung Quốc. Ngày nay, Cam-pu-chia đã thành lập một Chính phủ theo Hiệp định hòa bình Pa-ri dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, nhưng các lực lượng Khơ-me đỏ vẫn tiếp tục phá hoại, gây mất ổn định ở trong nước. Nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế hiện nay còn đang tìm cách giúp Cam-pu-chia điều tra đầy đủ tội ác diệt chủng của chế độ Pôn Pốt nhằm lên án và loại trừ hoàn toàn âm mưu quay trở lại của chúng.
Một vấn đề cần làm rõ them là việc Việt Nam đưa quân vào Cam-pu-chia có phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc về quyền tự vệ hay không? Điều này hoàn toàn khác về căn bản đối với hành động tiến công của Trung Quốc sau đó vào Việt Nam. Theo phân tích của các luật gia có uy tín trên thế giới, dựa vào
Điều 2 và Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc thì vấn đề trung tâm là vấn đề bên nào khởi xướng “ cuộc tiến công vũ trang “ và quyền tự vệ chỉ tồn tại để đáp lại những cuộc tiến công vũ trang đã xảy ra. Rõ ràng Pôn Pốt- Iêng Xa-ri là kẻ khởi xướng cuộc tiến công vũ trang vào biên giới Tây –Nam Việt Nam ngay từ năm 1975. Họ đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc (3-5-1075) , đảo Thổ Chu ( 10-5-1975), đánh phá lầng Sộm ( 27-12-1975),… thuộc lãnh thổi Việt Nam. Từ 30 tháng 4 năm 1977 , “ Cam-pu-chia dân chủ “ thực sự phát động một cuộc chiến tranh xâm lấn trên toàn tuyến biên giới với quy mô từ hai tiểu đoàn đến ba, bốn sư đoàn. Việt Nam đã kiên trì nhiều lần đề nghị hai bên thương lượng, nhưng phía “ Cam-pu-chia dân chủ “ không đáp ứng. Trước tình hình đó, ngày 5 tháng 2 năm 1978,  Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục đưa ra đề nghị ba điểm với phía  “ Cam-pu-chia dân chủ” :
1.Chấm dứt ngay mọi hoạt động quân sự thù địch tại vùng biên giới , lực lượng vũ trang mỗi nước lùi sâu vào lãnh thổ của mình cách đường biên giới 5 ki-lô-mét.
2.Tiến hành ngay cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Cam-pu-chia nhằm ký kết Hiệp ước biên giới và Hiệp ước hữu nghị giữa hai nước.
3.Thỏa thuận về hình thức thích hợp giám sát quốc tế.
Những đề nghị hợp tình, hợp lý đó không được phía  “Cam-pu-chia dân chủ” đáp lại . Ngày 12 tháng 4 năm 1978, Pôn Pốt trực tiếp bác bỏ đề nghị thương lượng của Việt Nam trên Đài phát thanh Phnôm Pênh. Các cuộc tiến công trên biên giới của quân đội “ Cam-pu-chia dân chủ “ vào đất Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh.
Những hoạt động tiến công lấn chiếm biên giới của “ Cam-pu-chia dân chủ “ với quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Tây-Nam có nơi sâu vào đất Việt Nam từ 5 đến 10 ki-lô-mét đã gây bao tội ác đối với nhân dân Việt Nam, như những vụ tàn sát đẫm máu ở Tân Lập, Tán Biên , Ba Chúc, Bảy Núi ( Tây Ninh ) … Những hành động đó thực sự đã đưa đến “ một tình trạng chiến tranh”, đe dọa hòa bình, an ninh của Việt Nam, cấu thành tội ác xâm lược mà Liên hợp quốc đã thong qua định nghĩa ngày 12 tháng 4 năm 1970 là “ Trước tiên sử dụng lực lượng vũ trang có hành động lấn chiếm, tiến công, vượt qua đường biên giới hiện tại do lịch sử để lại “. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có quyền tự vệ chính đáng. Sau khi đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới, theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang phối hợp với bạn đánh đổ tập đoàn  Pôn Pốt. Nhân dân Việt Nam đã cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng là việc làm chính nghĩa.
Việc Chính phủ Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia được thành lập sau khi chế độ Pôn Pốt bị lật đổ được các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước trong “ phong trào không liên kết “ công nhận đã khẳng định sự hợp pháp của Chính phủ đó. Đặc biệt, Hiệp định Hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, ký ngày 18 tháng 2 năm 1979 trong Điều 1 ghi rõ : “ Hai bên cam kết làm hết sức mình để bảo vệ và phát triển không ngừng truyền thống đoàn kết chiến đấu , quan hệ hữu nghị hợp tác an hem Việt Nam- Cam-pu-chia , lòng tin cậy và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau , bình đẳng và cùng có lợi đã khẳng định tính hợp pháp về sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Cam-pu-chia. Chính phủ Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia sau đó được sự giúp đỡ của nhân dân và quân đội Việt Nam, cảu các nước xã hội chủ nghĩa, tưng bước kiểm soát có hiệu quả đất nước của mình là điều kiện tiên quyết của sự công nhận quốc tế. Sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Cam-pu-chia được các phóng viên phương Tây mô tả là “ không hề có không khí chiếm đóng “, “ những người lính Việt Nam hiền lành nói chuyện và giúp đỡ người dân gặp khó khăn “,v.v. Để nhận thức một cách toàn diện tính hợp pháp trong hành động của Việt Nam đối với “ vấn đề Cam-pu-chia “ có thể dẫn lời luật sư R.Vên, Trưởng phái đoàn điều tra của Hội Luật gia dân chủ quốc tế trong cuộc họp báo ngày 8 tháng 5 năm 1979 tại Pa-ri. Ông khẳng định : “ Trong giai đoạn đầu quân đội Việt Nam đánh đuổi quân đội Pôn Pốt xâm lấn lãnh thổ Việt Nam, đó là quyền tự vệ chính đáng của nhân dân Việt Nam . Trong giai đoạn 2, quân đội Việt Nam giúp lực lượng cách mạng Cam-pu-chia giải phóng đất nước. Đó là nghĩa vụ giúp đỡ các dân tộc đấu tranh cho giải phóng dân tộc như đã được nêu trong Nghị quyết 25-25 của Liên hợp quốc . Hiện nay sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Cam-pu-chia là căn cứ vào Hiệp ước hữu nghị và hợp tác được ký kết giữa hai nước ngày 18 tháng 2 vừa qua“.
Người ta đặt câu hỏi : Vì sao Khơ-me đỏ ngoài việc thanh trừng, tàn sát đẫm máu những người yêu nước và dân thường Cam-pu-chia lại mở những cuộc tiến công vũ trang có quy mô lớn vào nước láng giềng Việt Nam với những đòi hỏi vô lý về lãnh thổ, đơn phương yêu cầu thay đổi đường biên giới, mặc cho phía Việt Nam yêu cầu giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình ? Quả thực , ngay từ đầu “ Cam-pu-chia dân chủ “ đã được sự ủng hộ tích cực của phía Trung Quốc cả về tinh thần và vật chất. Điều đó được ghi nhận thong qua các cuộc trao đổi, viếng thăm giữa lãnh đạo hai nước. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Pôn Pốt vào tháng 5 năm 1975 , Khiêu-xăm-phon với tư cách là Thủ tướng “ Cam-pu-chia dân chủ “ đã sang Bắc Kinh tiến hành cuộc hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc và ký một Hiệp định về hợp tác kinh tế , theo đó Trung Quốc hứa viện trợ không hoàn lại cho Cam-pu-chia một tỉ đô –la trong vòng năm năm, bao gồm kinh tế và quân sự. Như vậy, theo hãng tin AFP thì số viện trợ đó chiếm hơn một nửa tổng số viện trợ của Trung Quốc cho nước ngoài. Hai năm sau, vào tháng 9 năm 1977, Pôn Pốt thực hiện chuyến viếng thăm Trung Quốc lần nữa và được đón tiếp một cách nồng nhiệt. Trong cuộc hội đàm với những người lãnh đạo Trung Quốc , Pôn Pốt đã khẳng định sự giúp đỡ to lớn của Tung Quốc về quân sự : Từ bảy sư đoàn năm 1975 lên 23 sư đoàn; giúp xây dựng ba thứ quân và các binh chủng. Tổng số vũ khí mang nhãn hiệu Trung Quốc lên tới 450 khẩu pháo lớn, 294 xe tăng, 1.200 xe các loại, 42 máy bay; Trung Quốc đã cử hàng nghìn cố vấn quân sự đến Cam-pu-chia.
Cần phải nói thêm rằng, cùng với sự ủng hộ “ Cam-pu-chia dân chủ “ của Trung Quốc còn có sự ủng hộ của Mỹ. Kể từ sau khi Mỹ rút ra khỏi Đông Dương, những diễn biến phức tạp ở khu vực là điều Mỹ mong chờ để làm suy yếu Việt Nam. Chính vì thế, khi vấn đề Cam-pu-chia nảy sinh, người Mỹ đã tận dụng cơ hội để làm cho Việt Nam “ chảy máu “. Theo Na-yan San-đa, một nhà nghiên cứu kỳ cựu phương Tây viết trên tạp chí Kinh tế Viễn Đông thì : Người Mỹ thích gây ra một cuộc đối đầu mà họ hy vọng có thể làm cho họ “ bẻ gãy “ ý chí của giới lãnh đạo Hà Nội ngay dù cho phải mất  năm đến mười năm. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Ca-tơ lúc đó là Brê-din-xki cho rằng, Mỹ phải có đường lối cứng rắn chống Liên Xô bằng việc “ chơi con bài Trung Quốc “ chống lại ảnh hưởng Xô-viết ở châu Á. Và “… ở Đông Dương thì thái độ đó có nghĩa là ủng hộ Trung Quốc và mở rộng ra là ủng hộ Pôn Pốt trong cuộc tranh chấp của họ chống lại Chính phủ Hà Nội “. Tại Liên hợp quốc, đại diện Mỹ trong Ủy ban về các thư ủy nhiệm của Liên hợp quốc đã bỏ phiếu cho phái đoàn “ Cam-pu-chia dân chủ “ , công nhận “ Cam-pu-chia dân chủ “ là đại diện hợp pháp của Cam-pu-chia ở Liên hợp quốc.
Mỹ đã đồng tình với việc Trung Quốc giúp Pôn Pốt mở cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam, do đó bè lũ Pôn Pốt mới cầm quyền ở Cam-pu-chia một thời gian , đã gây ra hàng loạt cuộc tiến công vào biên giới Việt Nam, tiếp tục phá hoại, ngăn cản các giải pháp hòa bình của Liên hợp quốc dựa ra sau đó.
Tất cả những điều đó , việc Mỹ ủng hộ chế độ Pôn Pốt à xuất phát từ ý đồ Mỹ nhằm chống Việt Nam. Vả lại , nhân tình hình rối rắm ở Cam-pu-chia, Mỹ cũng xúc tiến âm mưu xâm nhập vào nước này.
Như vậy, việc Việt Nam kiên quyết giáng trả hành động xâm lược của “Cam-pu-chia dân chủ “ và sau đó giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng là việc làm chính nghĩa, phù hợp với luật pháp quốc tế , không những bảo đảm nền an ninh của Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh của khu vực và thế giới. Việc Trung Quốc giúp đỡ và ủng hộ “ Cam-pu-chia dân chủ “ chống lại Việt Nam thực tế đã không thành công và đó chính là lý do để Trung Quốc “ trừng phạt Việt Nam “.
Không phải ngẫu nhiên mà cuộc chiến tranh trên biên giới Tây- Nam Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc Việt Nam được phương Tây gọi là “ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 “. Cả hai cuộc tiến công đó đều xuất phát từ một âm mưu của Trung Quốc và Mỹ nhằm làm suy yếu Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 , cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam toàn thắng. Nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất đã làm phá sản những tính toán chiến lược của Mỹ và Trung Quốc về Việt Nam thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải năm 1972.
Tháng 10 năm 1975 , Kít-sinh-giơ đã gặp Thủ tướng Chu Ân Lại ở Bắc Kinh, sau đó, ông ta đã nói với đại diện của một nước trung lập ở châu Âu rằng: “ Còn gì đẹp hơn nếu chúng ta được chứng kiến cảnh xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc và đồng minh của họ ( tức Việt Nam ) . Nếu Trung Quốc tiến công Việt Nam, thì đối với chúng ta kết quả lại tốt đẹp gấp bội. Việt Nam sẽ mất máu một lần nữa”.
Bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam , đế quốc Mỹ rất cay cú, triển khai kế hoạch “ hậu chiến “ rất thâm độc nhằm trả thù Việt Nam. Kế hoạch này lại trùng hợp với ý đồ “ trừng phạt Việt Nam “ của Trung Quốc , họ đã tìm mọi cách làm suy yếu Việt Nam để lấy lòng Mỹ.
Rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-Nam Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh trên biên giới Trung-Việt thực sự là một cuộc chiến tranh chống Việt Nam được khởi xướng từ phía Trung Quốc. Khi viết cuốn sách 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, các tác giả đã cố gắng biện minh cho hành động của Trung Quốc, càng làm cho người đọc thấy rõ thực chất của sự kiện, hiểu rõ việc Trung Quốc giúp đỡ về quân sự cho Pôn Pốt là một sai lầm trong lịch sử.
Cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đã làm tổn hại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Đó là một khúc quanh trong quan hệ Việt – Trung.
Ai cũng muốn cho dân tộc mình phát triển và phồn vinh, nhưng không được vì lợi ích vị kỷ dân tộc mà bán rẻ,xâm phạm đến lợi ích chính đáng của dân tộc khác, huống hồ đây lại là một dân tộc láng giềng anh em đã cùng nhau sát cánh chiến đấu chống kẻ thù chung.
Ai cũng hiểu, Mỹ và chủ nghĩa đế quốc luôn luôn tìm cách chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, chia rẽ phong trào độc lập dân tộc và cách mạng thế giới, chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc để tìm cách đánh bại cả Việt Nam và Trung Quốc.
Chủ nghĩa đế quốc không bao giờ hành động vì quyền lợi của các dân tộc khác, họ chỉ lợi dụng các dân tộc đó vì quyền lợi ích kỷ của họ. Họ dùng thủ đoạn ve vãn lợi dụng nước này, lợi dụng ve vãn nước kia để chống nhau. Cuộc chiến tranh chống Việt Nam trên hai đầu biện giới do Trung Quốc phát động đã làm tổn hại đến sinh mạng, của cải của nhân dân hai nước, truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Suy cho cùng kẻ được lợi là đế quốc Mỹ.
Trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, tình hinh thế giới có những biến động phức tạp, Liên Xô và các nước Đông Âu đang trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế  thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Vì lợi ích của hai dân tộc Việt Nam, Trung Quốc và phong trào cách mạng thế giới, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề xuất với Trung Quốc vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Cựu Tổng Bí thư Ban  Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tuyên bố : “ Chúng tôi luôn luôn chủ trương đàm phán để giải quyết bất đồng giữa hai nước. Những bất đồng này là tạm thời và không lớn so với lợi ích lâu dài và cơ bản của nhân dân hai nước cũng như của nhân dân các nước châu Á- Thái Bình Dương là hòa bình và phát triển”. Tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã tiến hành cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng tại Thành Đô Trung Quốc. Nội dung cuộc hội đàm cấp cao Việt-Trung chủ yếu tập trung thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước. Có thể nói : “ Việc đã có một cuộc họp cấp cao giữa hai Đảng là một dấu hiệu rất rõ ràng đã có sự cải thiện trong quan hệ giữa hai Đảng”.
Ngày 5 tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng. Hai bên đã ra Thông cáo chung khẳng định : “ Hai bên hài lòng về sự cải thiện và phát triển từng bước quan hệ hai nước. Hai bên tuyên bố rằng, cuộc gặp cấp cao Việt-Trung đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước và cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và sự phát triển khu vực. Hai bên tuyên bố rằng , hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị lấng giềng than thiện, trên cơ sở năm nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cũng  có lợi và cùng tồn tại hòa bình “.
Chuyến đi thăm Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Việt Nam và sau đó là chuyến đi thăm Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Bằng tháng  10 năm 1992 đã mở đầu thời kỳ vượt qua “ khúc quanh lịch sử “ trong quan hệ Việt –Trung , tạo ra thế ổn định mới cho cả hai nước, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình , độc lập và phát triển. Đúng như Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã nói : “ Sau một thời gian khúc khuỷu , cuộc gặp cấp cao Trung-Việt có một ý nghĩa quan trọng kết thúc quá khứ, mở ra tương lai và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ lâu dài giữa hai nước “.
Cuộc chiến tranh trên biên giới Việt-Trung đã kết thúc , tình hình biên giới đã lắng dịu, hòa bình đã đến với nhân dân hai nước Việt-Trung. Những đau khổ mà nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc phải gánh chịu trong chiến tranh là bài học xương máu phải được nhận thức  một cách đầy đủ. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đều không muốn chiến tranh. Người Trung Quốc thường nói : “ Cái mà mình không muốn thì đừng gây ra cho người khác “ ( nguyên văn : kỷ sở bất dục vật thi ư nhân ). Quá khứ vẫn là quá khứ, nhưng tương lai luôn ở phía trước . Quá trình đi đến bình thường hóa quan hệ Việt – Trung trải qua một thời gian dài mới đạt được. Tuy nhiên, nó đã gạt bỏ “ tiên đoán “ của một số chính trị gia và học giả phương Tây về “ mối quan hệ tốt đẹp không thể nào tìm lại được nữa “. Có thể nói, con đường đứng đắn nhất để đi đến bình thường hóa quan hệ đó là : giải quyết mọi bất đồng bằng thương lượng hòa bình. Chỉ có như vậy, tình đoàn kết hữu nghị, láng giềng thân thiện trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc mới phát triển, tồn tại lâu dài.

Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?

Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy…

“Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”

Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều. 

Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa
 

Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…

Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.

Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:

“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.

2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.

3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.

5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.

6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”

Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…

Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…

Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….

Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.

Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam.

Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm. 
 
Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết
Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.

Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.

“Một cuộc chiến thảm bại”

Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12.

Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn.

Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.

Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.
Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc
(Tiền phong)

Đừng quên “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”


VRNs (15.02.2014) – Gia Lai - “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới, quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp nẻo biên cương.” Khúc ca hùng tráng này đã thịnh hành trong suốt thập niên 80 và được đưa vào chương trình sinh hoạt quân đội Việt Nam.
140215005Đêm rạng sáng ngày 16-2-1979, khi quân xâm lược Trung Quốc đổ một lực lượng quân đội hùng hậu vào đánh chiếm sáu tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, thì ngày 17-2 -1979, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã cho ra đời bài hát này. Bài hát như một bài hịch hiệu triệu toàn dân vào cuộc chiến đấu mới và được lưu truyền rộng rãi trong nước để khích lệ sĩ khí quân dân ta đứng trước hiểm họa ngoại xâm từ phương Bắc. Khi bình thường hóa quan hệ Việt-Trung xong, bài hát này đã bị khai tử, và người ta không còn nghe hát trên các đài phát thanh hay trên các kênh thông tin đại chúng nữa. Dầu vậy nhưng âm vọng của nó vẫn trỗi dậy trong lòng mọi người mỗi khi kỷ niệm cuộc chiến oanh liệt chống quân Trung Quốc ngày 17-2 hằng năm.
LỬA ĐÃ CHÁY VÀ MÁU ĐÃ ĐỔ
Làm sao có thể quên khi không biết bao nhiêu máu xương của quân và dân ta đã đổ xuống để bảo vệ cho toàn vẹn lãnh thổ ngày ấy. Trung Quốc đã dùng hàng trăm đại pháo, xe tăng, hỏa lực bắn giết hàng vạn dân và quân ta, gây ra cái chết trên 60.000 người. Bầu trời biên giới miền Bắc đã nhuốm màu máu lửa tang thương.
Ba mươi lăm trôi qua, vết thương chiến tranh tuy đã lành nhưng ấn chứng, di tích hãy còn đó với những tấm bia tưởng niệm hãy còn đó khắc ghi tội ác của quân thù xâm lược Trung Quốc mà bây giờ nhà nước ta hôm nay phải gọi là “Bạn”, là đồng chí với tinh thần “4 Tốt + 16 Chữ vàng”.
Cũng vì tình hữu nghị đồng chí anh em giữa hai Đảng CS VN và Đảng CS TQ mà hôm nay báo chí chính thống trong nước đều phải tháo gỡ những bài viết đã đăng về sự kiện lịch sử này. Và cũng vì tình hữu nghị mà trang sách sử giáo khoa Việt Nam vẫn chưa được phép đưa vào để giáo dục cho thế hệ con em mai sau về tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm.
Hằng năm, chúng ta có quá nhiều ngày quốc lễ để kỷ niệm, nhưng ngày 17-2 – ngày biến cố lịch sử quan trọng cần phải được tổ chức sinh hoạt rộng rãi trong toàn đảng, toàn quân và toàn dân thành quốc lễ như kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, v.v… – nhưng đảng và nhà nước Việt Nam lại cố tình bỏ quên; trong khi có rất nhiều cựu tướng lĩnh, sĩ quan hưu trí, người trí thức yêu nước muốn được long trọng kỷ niệm.
Nhân dân ta vốn yêu chuộng hòa bình, vì thế ai cũng muốn gác lại quá khứ thù hận để chung sống hòa thuận, hợp tác phát triển quốc dân. Nhưng lịch sử là chứa đựng quá khứ có bi thương, có hùng tráng của mỗi dân tộc. Chúng ta nên sòng phẳng khách quan với lịch sử vì “lịch sử là sự thật mà không ai có quyền lãng quên “ hay bóp méo nó đi. Nhận thức như vậy, chúng ta mới cần có những hành động thiết thực như tu sửa lại những bia tưởng niệm, trùng tu lại những di tích cảnh về chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979. Hằng năm, phải tổ chức kỷ niệm để vinh danh, tri ân những người liệt sĩ đã ngã xuống cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Có như thế thì máu xương của họ đổ ra mới không oan uổng.
Chín năm sau trôi qua, tiếng súng đã ngừng vang trên bầu trời biên giới nhưng tiếng súng lại vang lên nơi biên đảo Trường Sa năm 1988, giết đi 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam để chiếm đảo Gac-Ma. Cho đến nay, tàu hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục nổ súng bắn vào ngư dân Việt Nam vô tội nơi biển khơi Hoàng Sa của nước ta.
Đối với, Trung Quốc, chúng ta phải đủ sáng suốt để nhận rõ ra: Bạn hay Thù? Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam hay là Tam Sa của Trung Quốc? Chúng ta không chống nhân dân Trung Hoa vì họ cũng lâm vào hoàn cảnh bị trị như chúng ta nhưng chúng ta cần có thái độ rõ ràng, mạnh mẽ với nhà cầm quyền Cộng sản Trung quốc. Bởi lẽ, mỗi ngày ông bạn tốt láng giềng luôn đưa ra những đòi hỏi ngang ngược về chủ quyền Biển Đông và ngăn cấm không cho ngư dân Việt Nam ra khơi tìm nguồn sống, bất chấp sự phản đối của chúng ta. Vì vậy, khi nào nhà nước Việt Nam đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích của Đảng thì mới có thể có chính sách đúng đắn và phù hợp lòng dân. Ngược lại, mỗi người Việt chúng ta phải tiếp tục lên tiếng bảo vệ công lý cho dân tộc, và chủ quyền đất nước trên vùng đất, vùng biển của Tổ quốc Việt Nam.
Viết để cùng tưởng niệm ngày 17-2-1979.
Gia Lai ngày 14-2-2014
Hồng Trung
(Đảng Vì dân VN)

Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?

Trích : Hai cuộc chiến đó không giống nhau. Việt Nam đánh Mỹ vì Mỹ xâm lược nước họ, đây là cuộc chiến giành độc lập, chủ quyền dân tộc. Còn cuộc chiến với Trung Quốc chỉ là xung đột biên giới.
Trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước, chủ tịch Mao Trạch Đông từng nói: “700 triệu người dân Trung Quốc là sự hậu thuẫn kiên cường của Việt Nam, lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương tin cậy của Việt Nam”.
Mỗi năm, đến ngày Giải phóng miền Nam, lãnh đạo Việt Nam đều nhắc tới sự giúp đỡ chân thành của Trung Quốc. Chúng ta có hơn 1.400 liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam. Chính quyền và người dân Việt Nam đều chăm sóc, bảo vệ rất tốt cho những ngôi mộ liệt sĩ Trung Quốc.
Tất nhiên, chiến tranh biên giới với Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của Việt Nam. Hiến pháp nước này năm 1980 viết: “Mỹ là kẻ thù số một của Việt Nam. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của Việt Nam”. Đến năm 1991, khi Việt – Trung bình thường hóa quan hệ, câu này đã được xóa đi.
http://vtc.vn/quoc-te/cuu-dai-su-trung-quoc-o-viet-nam-noi-gi-ve-bien-dong-80974.html
29/07/2012 06:00
(VTC News) – Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc nói, Việt Nam được Mỹ ủng hộ về Biển Đông, nhưng cũng sẽ không bị Mỹ ‘giật dây’.
Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?
Cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc
Ông Tề Kiến Quốc từng là Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Tề về nước và giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu châu Á ở nước này.
Hôm 26/7, ông Tề trả lời phỏng vấn tờ Hoàn Cầu thời báo, sau hàng loạt những động thái gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

VTC News xin trích lược giới thiệu bài phỏng vấn này.

- Sau khi Mỹ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mối liên kết giữa hai nước ngày càng tăng lên. Theo ông, yếu tố nào dẫn đến điều này?
Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ năm 1995, tới nay đã là 17 năm. Khách quan mà nói, phải mất một thời gian ngắn để hai nước có mối quan hệ nồng ấm như hiện nay. Tôi xin lấy ví dụ về hai mặt kinh tế và chính trị.
Về mặt kinh tế, Mỹ gỡ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994, nhưng đến tận năm 2000, hai nước mới ký hiệp định thương mại.
Về chính trị, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Việt Nam cũng trong năm 2000 với kỳ vọng nâng tầm hợp tác giữa hai quốc gia. Đây cũng là năm tôi tới Việt Nam trong vai trò Đại sứ Trung Quốc ở đây.
Tuy nhiên, ông Bill Clinton khi tới Việt Nam đã nói rất nhiều về dân chủ, dân quyền và không được phía Việt Nam chia sẻ quan điểm.
Những điều này cho thấy, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ năm 1995 tới năm 2000 diễn ra khá lạnh nhạt.
Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?
Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000
Năm năm sau, hai bên kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, một nhà lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ.
Tôi cho rằng, đây mới thực sự là dấu hiệu cho thấy hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ.
Một năm sau đó, Tổng thống Mỹ Bush tới Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC ở Hà Nội, xác nhận việc Mỹ bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Việt Nam. Từ đó về sau, mối quan hệ Việt – Mỹ ngày càng nồng ấm rõ rệt.



Việt Nam có vị thế địa lý chiến lược trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Họ coi Việt Nam là người bạn mới cực kỳ quan trọng. 

Nếu nói đâu là nguyên nhân, tôi cho rằng đó chính là việc Mỹ điều chỉnh chiến lược ngoại giao, trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
- Theo ông, hai nước đã có đạt được những lợi ích gì từ sau năm 2005?
Chiến lược ngoại giao của Mỹ là muốn quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương, ngoài những đồng minh truyền thống như Nhật, Hàn Quốc, Australia, Philippines, Thái Lan, họ cũng rất muốn có thêm người bạn mới.
Việt Nam có vị thế địa lý chiến lược trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Họ coi Việt Nam là người bạn mới cực kỳ quan trọng. 
Với Mỹ, việc đạt được lợi ích kinh tế không quá quan trọng, cốt yếu là tận dụng được vị trí chiến lược trọng yếu của Việt Nam.
Với Việt Nam, họ đã đạt được nhiều lợi ích từ phía Mỹ, cả về chính trị và kinh tế. Việt Nam hy vọng Mỹ gỡ bỏ dần ‘diễn biến hòa bình’, ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông.
Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và mang lại giá trị thăng dư lớn nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc 7 năm liên tiếp là nước xuất khẩu nhiều nhất sang Việt Nam. Nếu so sánh, lợi nhuận từ xuất khẩu sang Mỹ vẫn kém số tiền nhập siêu từ Trung Quốc.
Về việc, liệu hai nước đã đạt được tất cả những gì họ muốn ở nhau, tôi thấy khó mà nói hết được. Phải phân tích từng vấn đề cụ thể. Việt Nam có thể đạt được điều gì? Đó là khoa học kỹ thuật tiên tiến, nguồn tiền đầu tư, thậm chí là sự ủng hộ của Mỹ ở Biển Đông.
Với Mỹ, vị trí chiến lược của Việt Nam có vai trò cực quan trọng trong việc mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Cụ thể là Mỹ muốn đưa tàu chiến tới vịnh Cam Ranh.
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam từng nói với tôi: “Sau khi hải quân Nga rút toàn bộ khỏi vịnh Cam Ranh năm 2004, nơi này sẽ không bao giờ được cho hải quân nước thứ 3 thuê”.
Tôi cho rằng Việt Nam sẽ làm đúng lời đã nói, Mỹ sẽ không có hy vọng đưa tàu chiến vào vịnh Cam Ranh.
- Mỹ thường xuyên phê phán vấn đề chính trị Trung Quốc, trong khi không tiếc lời ca ngợi Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Cách làm của Mỹ với Trung Quốc và Việt Nam có cái giống và không giống nhau.
Giống ở chỗ, Mỹ khác biệt về chế độ chính trị với hai nước trong xã hội chủ nghĩa.
Biểu hiện cụ thể của việc này chính là cái mà Trung Quốc gọi là “Mỹ hóa, chia rẽ hóa” trong khi Việt Nam gọi là “Diễn biến hòa bình”.
Khác ở chỗ, Mỹ coi Việt Nam là đối tác, trong khi coi Trung Quốc là đối thủ. Về mặt chính trị, Mỹ đang thúc đẩy TPP (Trans – Pacific Partnership Agreement – Thỏa thuận hợp tác xuyên Thái Bình Dương) và đàm phán với 9 nước. Việt Nam có trong danh sách được kêu gọi, trong khi Trung Quốc không được mời.
Tôi cho rằng Trung Quốc phải cực kỳ thận trọng với việc này, khi mà cả Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang tham gia đàm phán. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ, không thể phản đối ầm ĩ, bừa bãi. Nếu đạt được TPP, nghĩa là Mỹ đang tạo ra WTO (Tổ chức thương mại thế giới) thứ hai.
- Có quan điểm cho rằng, Mỹ đang muốn lợi dụng việc ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông để “diễn biến hòa bình”, và Mỹ muốn đạt được điều mà họ đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam?



Có thể thấy là, Mỹ muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam là điều không thể. Ngược lại, Việt Nam rất cảnh giác với “diễn biến hòa bình”. 

Tôi không đồng ý quan điểm này, bởi không thể đồng nhất sự khác biệt chính trị và mối quan hệ hai nước.
Có thể Mỹ muốn điều đó, nhưng họ gần như không có khả năng làm được, bởi đây là vấn đề sinh tử tồn vong với Việt Nam.
Những nỗ lực của Mỹ trong việc xúi giục bạo động, lập khu tự trị đều bị Việt Nam dập tắt.
Tôi nhớ là tháng 11 năm ngoái, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam liên tiếp có bài viết, nhắc nhở người Việt Nam cần cảnh giác với những mưu đồ kích động dân chủ, dân quyền.
Có thể thấy là, Mỹ muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam là điều không thể. Ngược lại, Việt Nam rất cảnh giác với “diễn biến hòa bình”. 
- Mỹ và Trung Quốc đều đã có chiến tranh với Việt Nam, điều này ảnh hưởng thế nào tới chính sách ngoại giao của nước này?
Hai cuộc chiến đó không giống nhau. Việt Nam đánh Mỹ vì Mỹ xâm lược nước họ, đây là cuộc chiến giành độc lập, chủ quyền dân tộc. Còn cuộc chiến với Trung Quốc chỉ là xung đột biên giới.
Trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước, chủ tịch Mao Trạch Đông từng nói: “700 triệu người dân Trung Quốc là sự hậu thuẫn kiên cường của Việt Nam, lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương tin cậy của Việt Nam”.
Mỗi năm, đến ngày Giải phóng miền Nam, lãnh đạo Việt Nam đều nhắc tới sự giúp đỡ chân thành của Trung Quốc. Chúng ta có hơn 1.400 liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam. Chính quyền và người dân Việt Nam đều chăm sóc, bảo vệ rất tốt cho những ngôi mộ liệt sĩ Trung Quốc.
Tất nhiên, chiến tranh biên giới với Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của Việt Nam. Hiến pháp nước này năm 1980 viết: “Mỹ là kẻ thù số một của Việt Nam. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của Việt Nam”. Đến năm 1991, khi Việt – Trung bình thường hóa quan hệ, câu này đã được xóa đi.



Hiện tại, Việt Nam vẫn kiên trì chiến lược ngoại giao: Độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác phát triển, tích cực quốc tế hóa, đa phương hóa.

- Ông nhận định thế nào về chính sách ngoại giao trọng điểm của Việt Nam trong tương lai?
Hiện tại, Việt Nam vẫn kiên trì chiến lược ngoại giao: Độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác phát triển, tích cực quốc tế hóa, đa phương hóa.
Đầu thế kỷ 21, Việt Nam đặt ra 3 ưu tiên phát triển: phát triển quan hệ với quốc gia láng giềng, phát triển quan hệ truyền thống với các nước bạn bè truyền thống, phát triển quan hệ với các nước lớn.
Tôi còn nhớ, Chủ tịch nước Trần Đức Lương từng nói: “Trung Quốc là nước duy nhất thích hợp với 3 ưu tiên phát triển của Việt Nam”. Tuy nhiên, sau này do có tranh chấp lãnh hải, cách nói này rất ít xuất hiện.
Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ rất tốt với các nước láng giềng. Bước phát triển tiếp theo sẽ là quan hệ tốt với các quốc gia lớn như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc v.v. Đặc biệt là Mỹ, quan hệ giữa hai nước nồng ấm lên trông thấy.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét