Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Chiến tranh Bắc biên giới: “Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc” (*) - Tiết lộ “động trời” của “cậu” Thủy từ trại tạm giam - Liên quan đến tướng Phạm Qúy Ngọ: Hối lộ 1 triệu USD cho ai, để làm gì?

Chiến tranh Bắc biên giới: “Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc” (*)


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Vài hôm nữa là đến ngày “giỗ lớn” của dân tộc, đánh dấu 35 năm trận chiến Bắc biên giới với quân Trung Quốc xâm lược (17.2.1979 – 17.2.2014). Giữa lúc nhà nước “đảng ta” thậm thò thậm thụt chưa biết có chịu công khai, lần đầu tiên sau 35 năm nhân danh nhà nước làm “giỗ” trong vinh dự cho hơn 50.000 dân quân chiến sĩ đồng bào đã anh dũng hy sinh bảo vệ cương thổ quốc gia hay không?.
Chiều thứ Tư 12/2/2014, báo mạng của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng chùm phóng sự của nhà báo Đào Tuấn về sự kiện chiến tranh biên giới xảy ra ngày 17/2/1979. Loạt phóng sự này gồm ba phần có tựa đề “Biên giới, hồi ức 35 năm”, “Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau” và “Bia trấn ải – nơi tổ quốc được tô màu đỏ”; với nhiều phỏng vấn các nhân chứng của cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng bi tráng khốc liệt.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi “Không tìm thấy trang”.
Trong sự kiện này, như lời: TS/GS Vũ Minh Giang, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói: “Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.”
Thì cũng nên lắm, để không xuyên tạc, ghi nhận và lặp lại nơi đây một số những sự kiện hình ảnh di lụy của cuộc chiến mà không biết toàn dân ta nghiệm suy nên “khóc hay cười” trong phạm trù đạo đức nhân cách và phẩm giá của một dân tộc dưới một chế độ lãnh đạo bởi sự độc tài toàn trị CSVN.
Dư âm từ quá khứ 1979 – Mười bảy ngày sau khi tiếng súng của Trung Quốc đồng loạt nổ vang rền trong nội địa toàn tuyến biên giới nước ta từ Lai Châu đến Quảng Ninh, thì như một lời “Hịch” cho toàn quân, dân, từ “đảng ta” vang lên, khá dài trong đó có những “điệp khúc” (trích đoạn) như sau đây:
Hà Nội ngày 4 tháng 3 năm 1979
LỜI KÊU GỌI 
“Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước! 
 
Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phản động Trung Quốc đã huy động nhiều quân đoàn với 50 vạn quân, nhiều xe tăng và máy bay, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến biên giới, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu. Chúng đã bắn phá bừa bãi, cướp của, giết hại đồng bào ta, cả phụ nữ và trẻ em, gây nhiều tội ác rất dã man.”
 
“Sự thật đã rõ là bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đang thực hiện âm mưu độc ác thôn tính nước ta, từng bước thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn ở bán đảo Đông Dương và khu Đông – Nam châu Á. Hiện nay, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta.”
 
“Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! 
 
Quân thù Trung Quốc đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông – Nam châu Á đang bị đe dọa. 
 
Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược đã diễn ra!
 
Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!”
 
Trước mỗi lần thử thách của lịch sử, cả dân tộc Việt Nam đều lớn mạnh lên, phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh và tài năng sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu: tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần để chiến thắng quân thù. 
 
Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của Bắc Kinh không những gây tai họa cho nhân dân Việt Nam, mà còn nguy hại cho hòa bình, độc lập tự do và tiến bộ xã hội của các nước Đông – Nam Á châu và cả thế giới. 
 
“Một lần nữa, cả dân tộc ta lại nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm. Tổ tiên anh hùng của chúng ta đã từng đánh thắng quân xâm lược Tần, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đánh thắng oanh liệt các đế quốc xâm lược Pháp, Mỹ. Ngày nay, chúng ta có sức mạnh vĩ đại hơn bao giờ hết, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc và của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
 
Quân và dân ta ở vùng biên giới từ tỉnh Quảng Nam Ninh đến tỉnh Lai Châu đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu rất dũng cảm
 
“Toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, anh dũng tiến lên, quyết chiến và quyết thắng!
 
Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại! 
 
Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi!” 
 
Hà Nội ngày 4 tháng 3 năm 1979 
 
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(LỜI KÊU GỌI CỦA BCH TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 35 NĂM TRƯỚC) (**)
 
Và như toàn dân chúng ta đã biết qua các tư liệu, để bắt quân xâm lược Trung Quốc phải trả giá không rẻ chút nào cho hành vi ngông cuồng của kẻ cả đại hán ấy, Quân và dân ta ở vùng biên giới từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu đã nêu cao “chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu rất dũng cảm” (Như “đảng” khẳng định) hy sinh máu xương không ít.
Tuy nhiên cho đến hôm nay là 35 năm chưa một lần “nhà nước đảng ta” công khai tổ chức tôn vinh tưởng niệm cấp quốc gia cho từng ấy vong linh anh hùng tử sĩ đúng với giá trị của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu rất dũng cảm ấy? Ngược lại, kẻ thù Trung Quốc xâm lược thì tưng bừng vinh danh như các hình ảnh dưới đây, (Năm 2013)
Để kỷ niệm 34 năm ngày tấn công “dạy cho Việt Nam một bài học” 17/2/1979-2013, nhiều tỉnh thành Trung quốc có con em tham chiến đã tổ chức rầm rộ tôn vinh binh lính còn sống, chăm sóc mộ phần kẻ đã hy sinh.

Khung cảnh như một ngày hội lớn của quốc gia.

Những sĩ quan quân nhân khoe huân chương “dạy cho VN một bài học” trên ngực dạo phố.
 

Các đơn vị thi nhau chụp ảnh trước đài kỷ niệm liệt sĩ hoành tráng.
 

Đông đảo các quân binh chủng bộ binh họp mặt để được tôn vinh.
 

Ngược lại, tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam 
Trước “Đại Tang” của Tổ Quốc với hàng trăm ngàn quân dân đã nằm xuống anh dũng và oanh liệt để bảo vệ biên cương, tất cả gần 600 các báo đài trung ương và địa phương trên toàn quốc hoàn toàn im lặng. “Nhà nước, đảng ta” không có lấy một nén hương, một cành hoa hay một lời nhắc nhở nào với vong linh và thân nhân các anh hùng liệt sĩ nhân ngày “Giỗ lớn, Đại Tang này”. Một hành vi mạ lỵ đạo lý dân tộc quá đớn đau.
Đồng bào nhân dân tự động đến đài LIỆT SĨ tưởng niệm cũng bị nhân viên CA đuổi đi?
 

Sĩ phu, trí thức, đồng bào xin đặt vòng hoa kính viếng, tưởng niệm, cũng không được phép!
 

Dứt khoát là đi chổ khác không được phép đặt vòng hoa ở đây!
 
Như thế này, thì làm sao con cháu nó “cảm tử” cho Tổ Quốc sinh tồn!?

Như thế này thì cả dân tộc ta làm sao nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm. Như Tổ tiên anh hùng của chúng ta đã từng đánh thắng quân xâm lược Tần, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh như theo lời kêu gọi của “đảng”?
 

Những mộ phần liệt sĩ biên giới cô đơn lạnh lẽo trong này “Giỗ Lớn”!
 

Dân ta chỉ biết tưởng niệm như thế này!? 
 

Những hình ảnh, chắc chắn toàn thế giới, duy nhất chỉ có ở CH/XHCN/VN: “Thăm viếng, tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ của Quốc Gia là vi phạm Pháp Luật”?.
Vì sao thắm tình hữu nghị 4 tốt 16 vàng – Tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi, năm 2013 Trung Quốc đã thể hiện kỷ niệm chiến tranh xâm lược như thế đó thì năm nay 2014 nhà nước “đảng ta” vẫn cứ im lặng!?
Còn trước đó cả nước cũng chưa quên. Ngày 10/7/2012 tại Thủ Đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng, Ông đại diện “nhà nước và đảng ta” tổ chức trọng thể một đại hội được khai mạc có cái tên và tiêu đề”ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC – Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc”. Có nghĩa khắp các tỉnh thành trong toàn nước Việt Nam nơi nào cũng có cái hội “Yêu Nước Trung Quốc” cử “đại biểu” về tham dự (?!)
Tuy nhiên, chính xác phải gọi nó là Hội “Nhớ ơn Trung Quốc”, vì ông Phó Thủ Tướng ngay trong diễn văn khai mạc tuyên bố: “Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc, cụ thể xuyên suốt trong 5 năm liền, sau đại hội này…”

Ông Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Đại hội.
Vì sao một “nhà nước, đảng” mỉa mai và chua chát đến độ hèn mạt tự mình cuối thấp xuống cho kẻ thù cao thêm lên như vậy? Có phải vì:

Từ 19 tháng một 1990 tới 31 Tháng 12 Năm 1991. Kết thúc với Hiệp ước Belovezh, 3 nhà lãnh đạo Nga, Belorussia và Ukraina đã chính thức khai tử nhà nước CS Liên Xô. Cờ cỏ búa liềm bị hạ bệ (Quang cảnh Moskva những ngày cuối cùng của CNCS Sô Viết) 

Dẫn đến “đảng ta” và Trung Quốc với Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990
 

Rồi tiếp theo là thắm tình hữu nghị “6 sao”!?
“Hơn 20 năm trôi qua, từ hội nghị Thành Đô (9/1990) đến hội nghị Bắc Kinh (10/2011), từ cái ngày ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguyễn Văn Linh và phái đoàn CSVN lén lút đi gặp quan thầy Trung Quốc tại Thành Đô để mua lấy sự sống còn cho đảng đến bây giờ đã hơn 20 năm. Những gì xảy ra cho đất nước Việt Nam từ bàn tay khuynh loát, thống trị của Trung Quốc ra sao với đảng CSVN trong suốt thời gian đó nhiều người Việt nam trong chúng ta đã quá rõ ”. (Hồi ký “Hồi Ức và Suy Nghĩ” của Trần Quang Cơ).
Còn các sự việc nói trên thì không hề xuyên tạc chút nào, thưa ngài TS/GS Vũ Minh Giang, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Hoàng Thanh Trúc
_________________________________
Chú thích:
(*). Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.” – GS Vũ Minh Giang, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Nóng: Báo VN gỡ bài về chiến tranh biên giới

Việc báo điện tử Việt Nam đăng bài rồi sau đó gỡ bỏ đã nhiều lần xảy ra, thường là do có yêu cầu của cơ quan tuyên giáo.

Báo điện tử Một thế giới phải gỡ loạt bài kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi đăng tải.

Bia kỷ niệm cuộc thảm sát ở Tổng Chúp, Cao Bằng, năm 1979

Chiều thứ Tư 12/2, báo mạng mới thành lập của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng chùm phóng sự của nhà báo Đào Tuấn về sự kiện xảy ra ngày 17/2/1979.

Loạt phóng sự này gồm ba phần có tựa đề "Biên giới, hồi ức 35 năm", "Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau" và "Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ"; với nhiều phỏng vấn các nhân chứng của cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng khốc liệt.

Cạnh đó, Một thế giới cũng đăng bài viết "Phút bi tráng ở Pò Hèn" của Ngọc Uyên, nói về cuộc chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), với quân Trung Quốc vào rạng sáng 17/2/1979, trong đó toàn bộ 45 chiến sỹ biên phòng Việt Nam đã hy sinh.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi "Không tìm thấy trang".

Việc báo điện tử Việt Nam đăng bài rồi sau đó gỡ bỏ đã nhiều lần xảy ra, thường là do có yêu cầu của cơ quan tuyên giáo.

Có được đưa tin?

Còn bốn ngày nữa là đúng 35 năm ngày quân đội Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong chiến dịch mà lãnh đạo Trung Quốc khi đó, Đặng Tiểu Bình, gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học".

Cho tới giờ, cuộc chiến biên giới 1979 vẫn không được ghi nhận trong sách giáo khoa lịch sử và gần như không được nhắc tới trong báo chí chính thống.

Gần tới đợt kỷ niệm, đã có nhiều đồn đoán về việc liệu các tờ báo trong nước có được đưa tin về sự kiện này hay không.




Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc."

GS Vũ Minh Giang, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Một số nguồn khả tín trong lĩnh vực báo chí nói với BBC cả tuần trước đó, các báo lớn "đã nhận được chỉ đạo" về hạn chế tin bài.

Một nhà báo, đề nghị giấu tên, nói theo chỉ đạo, các báo bị hạn chế gần như không được đưa tin.

Một người khác thì nói các báo không bị buộc phải hoàn toàn im lặng, nhưng khi viết bài đưa tin "phải sử dụng cứ liệu cụ thể, không suy diễn".

Hôm 11/2, báo Lao Động đăng phỏng vấn với thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giáo sư Vũ Minh Giang, nói hội này dự tính sẽ có lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới.

GS Giang cho hay lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về chủ đề này. Ông cũng nói theo lệnh của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN, trong quá trình biên soạn bộ lịch sử Việt Nam, cuộc chiến 1979 sẽ không bị bỏ qua.

"Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc."

Ý tưởng đưa các cuộc đụng độ với Trung Quốc vào sách giáo khoa lịch sử đã được chính Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đề cập trong buổi làm việc với các sử gia hàng đầu Việt Nam hôm 30/12/2013.

Lúc đó, trước kỳ kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, các báo trong nước đã đăng khá nhiều bài về trận đánh này của hải quân Việt Nam Cộng hòa cho đến khi đột ngột ngừng một ngày trước đó.
(BBC)

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Thứ sáu, 14/2/2014 00:01 GMT+7
Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.  >> Xem đồ họa chiến sự năm 1979
Quan hệ Việt – Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.
Ban-do-1979-JPG-9760-1392355066.jpg
Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.
Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.
Ngày 3/11/1978, Việt – Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm – chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố  “phải dạy cho Việt Nam một bài học”.
Cuộc chiến 30 ngày
Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.
Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.
Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân (xem chi tiết).
Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.
Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.
TQ2-8774-1392045894-7179-1392174334.jpg
Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.
Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận.
Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn đã kiên cường chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.
Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.
Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.
3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.
Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lao Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.
Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.
Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.
Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.
TQ3-7880-1392045894-3800-1392174334.jpg
Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh tư liệu.
Trung Quốc rút quân
Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố “hoàn thành mục tiêu chiến tranh” và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.
Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.
Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại “chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại” của quân Trung Quốc.
Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị hạ, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.
Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam (thông tin này Tòa soạn bổ sung sau khi có thắc mắc của độc giả về số liệu những người dân, chiến sĩ Việt Nam bị thiệt mạng); 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.
Từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.
Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề.
Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố.
Hoàng Thùy – Nguyễn Hưng

Trung Quốc Xâm Lược Việt Nam 17-2-1979


http://www.youtube.com/watch?v=aKA1XZU9pWs



Đúng 34 năm về trước, ngày 17 tháng Hai năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc và chiếm giữ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và một số thị trấn dọc biên giới.
Theo tướng Ngũ Tu Quyền của Trung Quốc thì Việt Nam thiệt hại 50 ngàn bộ đội còn Trung Quốc chết tại chiến trường là 20 ngàn. Trong khi đó sự thay đổi trầm trọng trong cách ứng xử của chính quyền VN đối với những chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên thùy đang gây bức xúc cho người trong cuộc và buộc họ phải lên tiếng.
Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Duy Mật nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang để biết thêm nguyện vọng của một tướng lĩnh trong vấn đề gay gắt này.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, chúng tôi được biết là ông cùng với bốn vị nữa đã ký tên vào một kiến nghị có tên là “Kiến nghị 5 điểm” nhằm đánh động việc cuộc chiến biên giới phía Bắc có thể bị bỏ quên, xin ông cho biết kiến nghị đã được gửi tới đâu và có bất cứ phản hồi nào hay không ạ?
TT Lê Duy Mật: Tôi đã có thơ cho ông Lê Hồng Anh, cho tất cả. Thí dụ như Chủ tịch, rồi Quốc hội, Chính phủ, Ban bí thư, thường trực Ban bí thư. Tôi có biên thư riêng cho Lê Hồng Anh. Tôi mới gửi đợt 2. Cái thư mới gửi đợt 2, tháng 12 thôi.
Không hiểu ý đồ của nhà nước
Mặc Lâm: Trong thời gian gần đây nhiều gia đình liệt sĩ của cuộc chiến 1979 đã không biết hài cốt của con em mình nằm tại đâu vì sau đợt cắm mốc biên giới thì phần đất Việt Nam chôn hài cốt liệt sĩ đã thụt sâu về phía Trung Quốc. Thiếu Tướng có nghĩ rằng nhà nước phải làm một điều gì đó để mang lại công bằng cho những người này hay không?
TT Lê Duy Mật: Nhà nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc, nếu không phải bàn với ngoại giao Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc thì mới có thể giải quyết được.
Nói chung là có ba bốn việc phải làm. Một là liệt sĩ, hai là nhân dân của mình bao nhiêu đời ở bên đây, bây giờ về đất họ. Thứ ba là cắm mốc biên giới. Thứ tư là các chính sách. Thứ năm là viết sử cho cuộc chiến đó vì đối tượng chiến tranh với Trung Quốc là đối tượng khác, đối tượng đặc biệt không giống với thằng Pháp, thằng Mỹ đâu.
Cho nên nếu nhà nước không làm là không có quan điểm, thiếu trách nhiệm và chính sách không tốt, lòng người không tốt, đấy!
Mặc Lâm: Gần đây có những bức ảnh cho thấy bia kỷ niệm liệt sĩ chống Trung Quốc đã bị chính quyền đục bỏ hai chữ Trung Quốc, tức là gián tiếp không thừa nhận cuộc chiến tranh này là cuộc chiến xâm lược do quân đội Trung Quốc tiến hành. Chính quyền cũng không cho phép tổ chức những lễ kỷ niệm vào các ngày có cuộc chiến xảy ra. Theo ông thì việc này xuất phát từ nguyên nhân nào ạ?
Đại tá Quách Hải Lượng: Nguyên Trưởng Phòng tác chiến quân chủng Phòng không; Nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986.
Bài học thứ nhất: Bằng thông tin và chiến tranh tâm lý, Trung Quốc đã làm cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật, đó là bài học đau nhất;
Bài học thứ 2: Ta đã chuẩn bị suốt từ năm 1978, làm tuyến phòng thủ Sông Cầu theo lệnh của ông “Cố Duẩn”; thế nhưng chủ trương chuẩn bị đối phó với Tàu không được thống nhất trong Bộ chỉ huy cao nhất. Đồng chí Lê Duẩn đã chỉ thị như thế nhưng tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng lại không phát triển;
Bài học thứ 3: Trên mặt trận cụ thể người chỉ huy cao nhất không bị bất ngờ nhưng thời điểm chiến thuật ta bị bất ngờ;

Bài đã bị gỡ: Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979

Đồn biên phòng Pò Hèn hay còn gọi là đồn 209 thuộc xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã chứng kiến một trận chiến đấu bất khuất. Ở đó, đồn phó Đỗ Sỹ Họa và cô mậu dịch viên Hoàng Thị Hồng Chiêm cùng hầu hết những người lính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang, không lùi bước.
Bị thương ngất đi, tỉnh lại tiếp tục chiến đấu
Nếu có một câu nói nào đó thể hiện được toàn bộ tinh thần chiến đấu của quân và dân các tỉnh biên giới những ngày chống quân Trung Quốc có lẽ câu nói của liệt sĩ, anh hùng Đỗ Sỹ Hoạ là câu nói tiêu biểu nhất: “Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.

Đứng ở đài tưởng niệm liệt sĩ Pò Hèn, xây trên nền của chính đồn công an vũ trang Pò Hèn năm 1979. Một buổi sáng mùa xuân, đứng bên đài tưởng niệm, câu nói ấy của liệt sĩ Hoạ chợt văng vẳng khiến chúng tôi không khỏi sởn da gà và cay mắt. Nghe đồng đội của anh kể lại thời khắc anh chiến đấu ngoan cường ngay cả khi đã bị thương rất nặng, tất cả chúng tôi đều không cầm được nước mắt.


Ông Hoàng Như Lý, hiện sống tại thành phố Móng Cái, một trong số rất ít những người lính Pò Hèn còn sống sót sau trận chiến rạng sáng 17.2.1979, còn nhớ như in từng vị trí của đồn cũ. 
Liệt sĩ, anh hùng Đỗ Sỹ Họa

Ông chỉ cho tôi đâu là khu nhà ăn nơi dính đạn pháo đầu tiên của địch, đâu là dãy nhà chỉ huy nhưng có một địa điểm ông Lý đặc biệt lưu ý và trầm ngâm hồi lâu: “Kia là đồi quế, nơi anh Họa hy sinh”.

Ngay đằng sau đài tượng niệm hiện nay là một quả đồi nho nhỏ, trông rất bình thường, không còn dấu tích gì của nơi từng diễn ra trận chiến tranh giành nhau từng tấc đất, nhưng 35 năm năm trước đó là nơi anh Họa đã chỉ huy và trực tiếp chiến đấu một trận bằng máu của mình.

“Tại đồi Quế, anh Họa bố trí đội hình đánh lại quân Trung Quốc khi đó đã chiếm được đồn. Phát hiện ra vị trí hỏa lực của ta, quân Trung Quốc nã pháo dồn dập vào đồi Quế, đồng đội chúng tôi hy sinh rất nhiều. Anh Họa cũng bị thương, mặt và người bê bết máu. Hỏa lực của địch mạnh hơn và cứ sau mỗi loạt pháo chúng lại bắc loa yêu cầu ta ra hàng nhưng anh Họa vẫn chỉ huy bắn trả”- ông Lý nhớ lại.

Chúng buộc phải dùng bộ binh với số lượng áp đảo xông lên để đánh giáp lá cà với quân ta và chiếm được đồi Quế. Đồn phó Đỗ Sỹ Họa cùng nhóm chiến sĩ của mình phải rút lui nhưng họ vẫn không đầu hàng mà lên ụ súng tổ chức lại lực lượng chiến đấu tiêu diệt 227 tên lính Trung Quốc, đến khi chiếm lại được đồi Quế.


Bị thương và mất máu quá nhiều anh Họa đã hy sinh nhưng khi trút hơi thở cuối cùng anh vẫn dặn đồng đội phải giữ vững trận địa. Ông Lý ngẹn lời: “Hình ảnh anh Họa bị thương ngất đi hai, ba lần liền nhưng cứ tỉnh lại là anh lại tiếp tục chiến đấu và chỉ huy rất dũng cảm”. Trong chiến tranh chống Mỹ ở Quảng Trị, anh Họa từng bị thương nhưng khi non sông thu về một mối dù quê ở Ân Thi (Hải Hưng) anh vẫn xung phong lên làm một người lính bảo vệ biên giới. 
Nữ dũng sĩ Pò Hèn

Có một bài hát viết về một người con gái cũng có mặt ở đồn Pò Hèn vào ngày 17.2 của 35 năm trước. Người con gái đó không thuộc biên chế của đồn Pò Hèn nhưng chị tình cờ có mặt ở Pò Hèn đúng ngày giặc nổ súng.

Hoàng Thị Hồng Chiêm vốn là cô nhân viên thương nghiệp của cửa hàng bách hóa Pò Hèn. Đêm trước hôm 17.2, chị Chiêm nhận lệnh của trên phải sơ tán cửa hàng vì quân Trung Quốc có thể đánh sang bất cứ lúc nào. Không ngờ ngay trong đêm sơ tán cửa hàng, chị Chiêm cùng anh Vượng, cửa hàng trưởng lại phải đối mặt với đạn pháo liên hồi.

Trong tay cô gái Hoàng Thị Hồng Chiêm khi đó chỉ có một khẩu CKC và hai quả lựu đạn nhưng người con gái quê ở Bình Ngọc dõng dạc khẳng định với anh Vượng, anh Thắng, chủ tịch xã và anh Đinh, y sĩ của xã: “Các anh cứ đi trước để em yểm trợ. Trước ở trung đoàn 8 làm đường Ba Chẽ em được huấn luyện để dùng súng và lựu đạn rồi”.

Và chị Chiêm đã yểm trợ để một số người trốn thoát sau đó một mình chạy về chốt chiến đấu của đồn công an vũ trang 209.

Ông Hoàng Như Lý kể lại: “Lúc ấy, chị Chiêm và anh Bùi Anh Lượng, một người lính của đồn 209 đang yêu nhau. Thời điểm Chiêm có mặt, các chiến sĩ trong đồn cũng đang chiến đấu ác liệt với quân Trung Quốc, anh em ban đầu khuyên chị lui về tuyến sau nhưng chị kiên quyết xin đồn phó Đỗ Sỹ Họa cho chị sát cánh bên bộ đội chiến đấu”.
Những người trong bức ảnh này đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc 2.1979. Tên của họ được ghi trên bia tưởng niệm ở Pò Hèn.
Được đồn phó Đỗ Sỹ Họa giao nhiệm vụ tiếp đạn và băng bó cho thương binh nhưng cứ mỗi lần lên tiếp đạn là chị lại phụ anh em chiến đấu. Đến khi địch phải dùng đến pháo 130 ly nã điên cuồng vào đồi Quế mới khiến chị Chiêm bị thương.

Khi đồn phó Họa đã hy sinh, chị Chiêm gần như là người thủ lĩnh tinh thần của bộ đội. Chị trực tiếp cầm khẩu K54 của anh Họa bắn về phía quân địch khi máu đã ướt đẫm áo. Chị dính loạt đạn trung liên và ngã xuống khi vừa tròn 25 tuổi. Ở xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, quê hương người nữ dũng sĩ anh hùng có một bức tượng Hoàng Thị Hồng Chiêm đặt ở sân trường trung học mang tên chị.

Nhạc sĩ Trần Minh một lần đến Pò Hèn nghe về câu chuyện của chị đã viết ca khúc Người con gái trên đỉnh Pò Hèn với những lời ca: “Từ biên giới này tỏa tiếp lời ca thắng lợi/ Hương hồi thơm bay tỏa lan trên vách núi/ Có cánh đào tươi đẹp trời xuân mới trên đỉnh núi Pò Hèn/ Hoàng Thị Hồng Chiêm, Hoàng Thị Hồng Chiêm người con gái ấy/ Đã vào trang sách, đã thành bài ca” .
Cách đây ít lâu chúng tôi đến thăm đồn Pò Hèn và có dịp “gặp” lại những người đã ngã xuống nơi đây ở gian phòng truyền thống. Ám ảnh chúng tôi không phải là khi thấy đồn biên phòng trước đây trở thành đài tưởng niệm liệt sĩ mà là bức ảnh có đầy đủ 45 liệt sĩ trong trận chiến năm ấy.
Ngọc Uyên 
(Một thế giới)

Liên quan đến tướng Phạm Qúy Ngọ: Hối lộ 1 triệu USD cho ai, để làm gì?

“…Nguồn tin “lo lót 1 triệu USD” của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.Sài Gòn) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch khiến nhiều người giật mình và chính bản thân tôi, người viết bài này, khi tìm hiểu về sự giàu sang của tập đoàn này cũng “há mồm” vì không thể ngờ ở VN lại có một gia đình giàu sang đến cỡ đó…”

Vào những ngày đầu năm, các sinh hoạt bình thường đã trở lại. Tất nhiên những vụ “đại án” sẽ lại tiếp tục xét xử. Câu chuyện mà người dân bàn tán trong lúc “trà dư tửu hậu” thăm viếng nhau, ngồi tâm sự 3 ngày Tết vẫn là hậu quả sau khi tuyên án Huyền Như phải bồi thường 4.000 tỉ cho các người bị hại chứ không phải Vietinbank. (Tôi đã tường thuật trong số trước). Hầu như ai cũng có tí tiền gửi ngân hàng nên họ trở nên hoài nghi, lo lắng. Có người không biết ngân hàng mình gửi tiền có phải là “vốn của nhà nước không”. Nếu thế thì phải xét lại việc chọn lựa gửi tiền vào đâu. Hầu như khi mang tiền đi gửi chẳng ai chú ý đến việc này. Bây giờ họ mới quýnh quáng đi hỏi bà con anh em hoặc vào net tìm kiếm thông tin. Phải chăng họ đang đắn đo có nên gửi ở ngân hàng vốn nhà nước không?

Sau đó vẫn lại là vụ xử hai anh em Dương Chí Dũng, dư luận của người dân VN vẫn không ngớt bàn tán và đặt dấu hỏi về những gì sẽ xảy ra. Người ta không “thắc mắc” hay “bức xúc” gì về bản án đã tuyên như vụ Huyền Như mà lại muốn biết tại sao có người lại mang tới một triệu USD đi hối lộ, hối lộ cho ai, để làm gì?

Ai sẽ điều tra ông Trưởng ban điều tra của Bộ CA?

Có những câu hỏi không phải chỉ để hỏi nhau mà chính là hỏi những vị có thẩm quyền cầm cây nẩy mực ở những cấp cao hơn bởi người bị Dương Chí Dũng tố cáo là một vị thứ trưởng Bộ Công An đương quyền và là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines. Vập cấp nào có quyền điều tra và xét xử vụ này? Qua báo chí, người ta cũng đã thấy được những câu trả lời khá rõ ràng. Đó là Viện Kiểm Sát tối cao đồng thời Ban Nội chính tham gia điều tra lời khai của Dương Chí Dũng.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương cho biết, sẽ thành lập tổ công tác liên ngành để điều tra lời khai của Dương Chí Dũng về người mật báo cho mình cũng như thông tin đưa tiền cho một Thứ trưởng. Ông Tuấn cho biết:

- Toa án Hà Nội đã giao cho Viện Kiểm Sát Nhân Dân (VKSND) thành phố điều tra vì đây là cơ quan duy trì thực hành công tố tại tòa theo quy định của pháp luật.

Sau khi được giao, Viện KSND Hà Nội phải báo cáo Viện KSND Tối cao. Mà việc này lại do Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) đang điều tra nên chắc rằng tới đây sẽ phải thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp tham gia điều tra. Ông nói: "Việc thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp nhằm tránh trường hợp “chuyện trong nhà”. Cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng.

Và người dân hy vọng lần này cuộc điều tra cũng sẽ “không có vùng cấm”. Bất cứ anh là ai cũng sẽ được điều tra đến nơi đến chốn, mọi người đều “bình đẳng trước pháp luật”. Như thế không có chuyện nể nang hoặc “chìm xuồng”. Đó là câu trả lời dứt khoát của người thay mặt “nhà nước”. Tuy nhiên người dân vốn chỉ mong nhìn thấy kết quả cụ thể nên họ muốn được nhìn thấy những bước tiến rõ ràng của cuộc điều tra đúng người, đúng tội, không lọt tội phạm nào và cũng không để ai bị oan sai như những vụ án trước.

Lý do “lót đường” bằng 1 triệu USD

Một câu hỏi khác mà rất nhiều người chưa rõ. Đó là lời khai của Dương Chí Dũng Ngoài việc đút tiền cho các cán bộ cấp cao để thoát tội trong phi vụ ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng còn khai nhận 20 tỉ đồng (1 triệu USD) để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.Sài Gòn) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch.

Tại tòa, Dương Chí Dũng đã khai nhận như sau: "Chị Lan nhờ chuyển cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: Sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, khi gặp người đó thì anh đừng trao đổi số tiền này để đưa cho ai, hoặc làm gì. Chị còn dặn tôi như thế. Và anh Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải mình tôi".

Đồng thời, Dương Chí Dũng còn nói rõ thêm, thông qua sự giới thiệu của ông Lê Công Minh, Tổng giám đốc Cảng Sài Gòn, Dũng mới quen biết và hợp tác với bà Trương Mỹ Lan.

Sau khi người của bà Lan tại Hà Nội đưa tiền đến, ông Dũng đã chuyển cho ông Ngọ. Vậy tại sao phải đưa một số tiền lớn như thế để làm gì?

Trên thực tế, dự án chuyển đổi công năng liên quan do ai quản lý, điều phối vận hành với chức năng, nhiệm vụ, mục đích gì?

Thứ Trưởng Bộ Công an Phạm Qúy Ngọ
Ông Thứ Trưởng Bộ Công an không có quyền thay đổi công năng một bến cảng không thuộc quyền điều hành của ông. Vậy số tiền 1 triệu USD đó phải được chuyển đến một nhân vật khác có đầy đủ quyền hành làm việc này. Vị đó là ai?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn có tên gọi đầy đủ là “Đề án di dời cảng Sài Gòn ra Hiệp Phước và chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (Q.4, TP Sài Gòn). Đề án này của công ty một thành viên Cảng Sài Gòn – Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và do công ty này quy hoạch, đầu tư xây dựng, thực hiện theo quy định của Nhà nước và của TP.Sài Gòn.

Mong chiếm quyền sở hữu khu đất vàng

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, mục đích của việc di dời để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển tại khu vực đồng thời bảo đảm điều kiện hoạt động ổn định và phát triển của cảng Hiệp Phước.

Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 định hướng không gian kiến trúc khu vực bờ Tây sông Sài Gòn (trong đó có khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn), sau khi chuyển đổi công năng, khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội sẽ trở thành khu vực giáo dục, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, giải trí, khách sạn, khu dân cư, khu phức hợp ga tàu khách quốc tế, quảng trường, cây xanh, phố đi bộ…

Như thế rõ ràng đây là “khu đất vàng", có vị trí đắc địa, nằm trong tầm ngắm của nhiều tập đoàn bất động sản. Nếu bà Trương Mỹ Lan có bỏ ra 20 tỉ đồng đưa cho ông Dương Chí Dũng cũng không nằm ngoài mục đích giành quyền sở hữu khu đất này. Đó là “một khu đất vàng” công ty lớn nào cũng mơ ước. Con gà đẻ ra hàng trăm quả trứng vàng mỗi ngày. Chính vì lẽ đó bà Trương Mỹ Lan mới lót đường “chạy chọt” với khoản tiền lớn như thế. Ở VN ít có vụ nào “khủng” như vụ này. Chắc chắn nó còn dây dưa đến rất nhiều cơ quan, nhiều nhân vật tầm cỡ khác nữa.

Tuy nhiên, đến nay, dự án chuyển đổi công năng tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đã hoàn tất, trong đó không có sự tham gia của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Phía Cảng Sài Gòn nhấn mạnh, lời khai của Dương Chí Dũng về mối quan hệ với bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội chỉ là mối quan hệ cá nhân, hoàn toàn không liên quan, không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự án của Cảng Sài Gòn.

Một hệ thống mưu mẹo loanh quanh

Sau khi báo chí đưa tin danh tính các quan chức Bộ Công An có liên quan đến vụ án tham nhũng Vinalines, nhiều người trong dư luận bày tỏ ý kiến “bức xúc” với những lời khai liên quan đến những con số của khoản hối lộ đó mà nhiều người cho là “lùng bùng lỗ tai” hay “không thể tin được”. Có người còn so sánh việc dân phải lo chạy ăn từng bữa trong khi các quan chức sử dụng hàng trăm, thậm chí hàng triệu đô-la Mỹ để làm “quà biếu” ngay trên đất nước Việt Nam. Có dư luận còn cho rằng rất có thể còn nhiều vụ hối lộ “khủng” như thế hay hơn thế mà mọi việc trót lọt nên không bị “khui ra” trước công luận hoặc chưa bị khui ra hay không thể khui ra.

Trong khi đó, một luồng dư luận khác tỏ ra hoàn toàn không ngạc nhiên, trái lại hoài nghi về diễn tiến mới của vụ án. Một trong những trí thức phản biện nổi tiếng tại Việt Nam, nhà giáo Phạm Toàn, cho rằng lời khai của ông Dương Chí Dũng có thể là do tác động về mặt tâm lý trong lúc tuyệt vọng, nhưng cũng có thể là điều mà ông gọi là “hệ thống mưu mẹo loanh quanh”. Ông nói:

“Một hệ thống mưu mẹo gì đấy mà cuối cùng nó lại bảo vệ nhau, có khi nó lại ra nước ngoài một cách trot lọt bởi vì cái vòi bạch tuộc mafia của những nhóm lợi ích bây giờ cấu kết với nhau quá chặt. Tóm lại chả có gì đáng tin cậy là có thật ở Việt Nam cả. Có một điều duy nhất có thật là không ai còn tin gì đang là có thật ở đất nước mình nữa”.

Một số cư dân mạng còn dự đoán trước các kịch bản kết cục có thể diễn ra từ kinh nghiệm của nhiều vụ án lớn trước đây như “xử lý nội bộ”, cách chức, cho hưởng án treo đối với quan chức cấp cao có tội, hoặc “tự vẫn” trong nhà giam đối với kẻ tiết lộ bí mật.

Lần này,Thủ tướng chính phủ VN cũng đã có những chỉ thị dứt khoát về vần đề chống tham nhũng và thu hồi tài sản của bọn tham nhũng. Tuy nhiên chỉ thị vẫn còn là chỉ thị, điều quan trọng hơn là ngay trong những vụ đại án như thế này, sự thực hiện những chỉ thị đó ra sao. Người dân đang chờ một vụ án nghiêm minh, lấy lại được niềm tin bấy lâu nay cứ ngày một bào mòn đến độ không còn ai dám tin vào việc bài trừ tham nhũng nữa. Nhà nước và nhân dận cùng chịu thua cả sao? Hãy cho người dân một niềm tin, ít ra cũng là một chút an ủi.

Tập đoàn tư nhân giàu “kinh khủng”

Nguồn tin “lo lót 1 triệu USD” của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.Sài Gòn) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch khiến nhiều người giật mình và chính bản thân tôi, người viết bài này, khi tìm hiểu về sự giàu sang của tập đoàn này cũng “há mồm” vì không thể ngờ ở VN lại có một gia đình giàu sang đến cỡ đó, không thể hiểu nổi trong vài chục năm gọi là “đổi mới”, họ làm gì mà giàu có đến như thế được? Cứ như cái máy in tiền. Không biết ở VN còn bao nhiêu gia đình giàu như thế nữa? Tôi chịu thua. Mời bạn đọc ghé mắt nhìn qua cái gia tài “khiêm nhường” của tập đoàn này. Một tập đoàn không phải của nhà nước, cũng không phải của một quan chức nào. Ít ra là đến lúc này người ta chưa tìm được sự liên quan nào với các quan chức lớn hay nhỏ hoặc của một công ty nước ngoài. Đó là một công ty tư nhân VN.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giàu đến cỡ nào?

Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam. Thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.

Những thông tin giới thiệu trên trang web cho thấy, tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập năm 1992 với tiền thân là Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Vạn Thịnh Phát. Ban đầu, doanh nghiệp này chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn, nhưng sau đó, Vạn Thịnh Phát kinh doanh trên nhiều lĩnh vực liên quan đến bất động sản với vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng.

Độ giàu có của Tập đoàn này có thể được thể hiện qua một số bất động sản được điểm tên dưới đây. Rất tiếc bài báo có hạn nên tôi chỉ nêu sơ lược vài nét chính những dinh cơ đồ sộ đó, không thể diễn tả rõ chi tiết hơn. Mỗi dinh cơ này cũng có già vài trăm tỉ đồng.

1 - Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence

Địa chỉ: 127 đường Pasteur, quận 3, TP.Sài Gòn

Sherwood Residence là loại cao ốc căn phòng du lịch, có 240 căn (trong đó có 12 căn penthouse) được trang bị  nội thất và nhiều tiện ích sinh hoạt, giải trí phục vụ suốt ngày đêm.

2 - Trung tâm Dịch vụ văn phòng Vạn Thịnh Phát

Địa chỉ: 8 đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.Sài Gòn

Là cao ốc văn phòng 15 tầng tọa lạc ở khu vực sấm uất nhất của trung tâm thành phố, luôn đạt 100% công suất mặt bằng cho thuê.

3-  Khách sạn Thương mại An Đông

Địa chỉ: 18 đường An Dương Vương, quận 5, TP.Sài Gòn

Là khách sạn đầu tiên do tư nhân Việt Nam đầu tư và quản lý, đạt tiêu chuẩn 5 sao của Tổng cục Du lịch Việt Nam, gồm 400 phòng lưu trú, 1 trung tâm thương mại, các nhà hàng đặc sắc, phòng hội nghị có sức chứa đến 1.800 người và nhiều tiện nghi giải trí.

4 - Trung tâm thương mại Thuận Kiều

Địa chỉ: 190 đường Hồng Bàng, quận 5, TP.Sài Gòn

5 - Khu dân cư Bonville Land

Địa điểm: Khu 9B - Đô thị mới Nam thành phố, huyện Bình Chánh, TP.Sài Gòn

Diện tích: 56,293 m2

Đây là khu dân cư hiện đại bao gồm 114 căn nhà phố liên kế, 312 căn nhà cao cấp và một trường học hòa với khu công viên cây xanh.

6 - Khu dân cư cao cấp Sterling Residence

Địa điểm: Khu 6A - Đô thị mới Nam thành phố, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Diện tích: 264.633 m2

7 - Khu đô thị mới ở Nam thành phố

Gồm các chung cư cao tầng, khu nhà liên kế,  khu biệt thự sang trọng, trường học và các công trình tiện ích công cộng giữa vùng đất ven sông.

8- Khu thể dục thể thao Olympia Field

Địa điểm: Khu 5.1 - Đô thị mới Nam thành phố, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.Sài Gòn. Diện tích: 12,5 ha. Là một khu phức hợp các công trình phục vụ nhu cầu rèn luyện thân thể của cư dân và thi đấu thể thao cấp quốc gia, bao gồm sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm hội nghị, khách sạn và các tiện ích công cộng.

9- Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence

Địa chỉ: 220-220A đường Pasteur, quận 3, TP.Sài Gòn. Diện tích: 2.523,4 m2

Cao ốc căn phòng cao cấp 16 tầng tọa lạc tại khu cư trú của ngoại giao đoàn.

10- Cao ốc Harmony Point

Địa chỉ: 147bis đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP.Sài Gòn. Diện tích: 10.220 m2

Một công trình phức hợp 35 tầng gồm các chức năng văn phòng, thương mại và căn hộ bên bờ sông Sài Gòn với tầm nhìn rộng sang khu đô thị mới Thủ Thiêm.

11 - Cao ốc căn hộ Elegance Residence

Địa chỉ: 8 đường Hưng Long, quận 10, TP.Sài Gòn. Diện tích: 1.814 m2

Cao ốc căn hộ 15 tầng đầy đủ tiện nghi và dịch vụ.

12- Khu phức hợp An Đông 2

Địa chỉ: 100 đường Hùng Vương, quận 5, TP.Sài Gòn. Diện tích: 7.798 m2

Một công trình có chức năng văn phòng và thương mại tại trung tâm quận 5

13- Khu công viên mũi đèn đỏ và nhà ở đô thị Sài gòn Peninsula

Địa điểm: phường Phú Thuận, quận 7, TP.Sài Gòn. Diện tích: 1.177.881 m2

Một khu đô thị bao gồm công viên chuyên đề, cụm dân cư (biệt thự cao cấp và cao ốc căn hộ), các tòa nhà văn phòng, khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm, quảng trường, bến tàu khách du lịch quốc tế và nhiều công trình tiện ích công cộng.

14- Khu dân cư L'amour Villas

Địa điểm: Khu 5.2 - Đô thị mới Nam thành phố, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.Sài Gòn. Diện tích: 4.7 ha

Khu dân cư sang trọng ven sông bao gồm các biệt thự cao cấp, nhà liên kế vườn, khách sạn quốc tế và nhà trẻ.

15- Cao ốc Times Square

Địa chỉ: 22-36 đại lộ Nguyễn Huệ & 57-69F đường Đồng Khởi, quận 1, TP.Sài Gòn.

Diện tích: 4.573 m2.

Đây chính là nơi mà nam nghệ sĩ Thanh Bùi đã tổ chức lễ kết hôn với 35 triệu/bàn tiệc với cô dâu của gia tộc danh giá này.

Quả thật với 15 địa chỉ trên đây đủ sức so sánh với những ông hoàng xứ dầu hỏa. Còn xe cộ, nhà riêng, nhà con, nhà cháu, của chìm của kín khác làm sao biết hết được. Ban đã thấy hoa mắt chưa?

- Ban PHẠM LONG viết trên báo Tuổi trẻ: Phi lý

Có một tình tiết trong lời khai của Dương Chí Dũng vô lý. Một triệu đôla mà bà Lan, công ty Vạn Thịnh Phát nhờ hối lộ cho ông Ngọ chẳng vì mục đích gì cả. Ông Ngọ không phụ trách xét duyệt việc chuyển công năng cảng Sài Gòn thì hà cớ gì phải hối lộ ông ta. Số tiền đó có thể không phải của ông Ngọ, phải chăng ông Ngọ nhận giúp 1 ai khác?

Câu hỏi chưa được trả lời.

Văn Quang
Theo ethongluan

Hình:


01-Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát

02- Khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thuộc Cảng Sài Gòn.

03- Phối cảnh khu Cảng Nhà Rồng

05- Khu phúc hợp An Đông

06- Trung tâm thương mại Thuận Kiều

Tiết lộ “động trời” của “cậu” Thủy từ trại tạm giam

“Cậu Thủy" tiết lộ, để có thể “tìm ra hài cốt” rất nhiều nhà “ngoại cảm - tên tuổi” đều phải tiến hành chung chi cho các đầu mối, thỏa thuận để có được “hài cốt” hoặc làm giả hài cốt.
Một trong nhiều tình tiết “kinh hoàng” được nhà “ngoại cảm rởm” Nguyễn Thanh Thúy (tức “cậu” Thủy) tiết lộ trong những ngày bị bắt tạm giam để điều tra tại CQCA tỉnh Quảng Trị…
Ngày 10.2.2014, nguồn tin riêng của PV: Trong những ngày đầu bị bắt tạm giam về tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, hành vi cụ thể của Thúy là làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn cất liệt sĩ, “cậu” Thủy đã khai ra nhiều tình tiết “kinh hoàng” có liên quan đến các “nhà ngoại cảm” có “tên tuổi” (giấu tên vì đang trong quá trình điều tra) trước đây được biết đến chân tướng của những kẻ “ngoại cảm rởm”.
Việc tìm kiểm hài cốt của những “nhà ngoại cảm” có “tên tuổi” đó cũng là những chiêu trò lừa gạt để qua mặt những thân nhân liệt sĩ và những người “có niềm tin lớn” đối với ngoại cảm.

Chân dung cậu Thủy.
Nhà “ngoại cảm rởm” Nguyễn Thanh Thúy (tức "cậu" Thủy).

“Cậu” Thủy còn tiết lộ, để có thể “tìm ra hài cốt” rất nhiều nhà “ngoại cảm - tên tuổi” đều phải tiến hành chung chi cho các đầu mối, thỏa thuận để có được “hài cốt” hoặc làm giả hài cốt. Có nhiều vụ, các “nhà ngoại cảm” phải trực tiếp chuyển tiền qua tài khoản cho các người liên quan như bảo vệ, quản trang ở các nghĩa trang liệt sĩ sau những phi vụ “bắt tay” tìm hài cốt tại các nghĩa trang liệt sĩ này…
Được biết, hiện việc xét nghiệm ADN các hài cốt ở khu vực Tây Nguyên do “cậu” Thủy tìm kiếm và cất bốc trước đây thông tin đang được đưa xét nhiệm nhiều trung tâm, trong đó có ở cơ quan chức năng tại Đà Nẵng (miền Trung).
Lý do phải gửi mẫu nhiều nơi để xét nghiệm lấy kết quả bởi số lượng mẫu hài cốt do “cậu” Thủy đứng ra tìm kiếm và cất bốc là quá nhiều. Mặt khác, để nhanh chóng hoàn tất hồ sơ của vụ án, việc xét nghiệm AND trên sẽ được chuyển đến nhiều trung tâm phân tích để cho kết quả sớm nhất.
Thời gian bắt tạm giam 4 tháng đối với Thủy sẽ được gia hạn tiếp để mở rộng điều tra và hoàn tất hồ sơ vụ án sớm đưa Thủy và một số đối tượng liên quan ra trước vành móng ngựa. Lý do sẽ gia hạn bắt tạm giam Thủy kéo dài vì trong quá trình điều tra, tính chất của vụ án và một số người liên quan đến đường dây làm giả hài cốt này xuất hiện thêm với số lượng lớn.
Ngày 28.10.2013, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị đã tố́ng đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thanh Thúy, 54 tuổi và Mẫn Thị Duyên, 51 tuổi, cùng trú tại thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự. Hành vi cụ thể của Thúy là làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn cất liệt sĩ tại Quảng Trị. 
(PL&XH)
 

Mạc Ngôn trong Biến

http://www.thesaigontimes.vn/home/xahoi/doisong/110139/
http://www.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/110139/970d4_biamngon_200.jpgNguyễn Nguyên Thảo

(TBKTSG) – Ngay sau khi Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố Mạc Ngôn là chủ nhân của giải Nobel Văn học năm 2012 thì tại Việt Nam có nhiều bài báo xới lại việc nhà văn này đã “dính dáng” đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với cái nhìn từ bên kia chiến tuyến qua tiểu thuyết Ma chiến hữu(1). Bất phục và gay gắt. Một tiến sĩ văn học cho rằng, tác giả Đàn hương hình, Báu vật của đời đã nợ Việt Nam một lời xin lỗi.
Sự thật không thể chối cãi là sau Ma chiến hữu, Mạc Ngôn đã “mất điểm” trầm trọng đối với người đọc Việt Nam.


Nhưng ngược dòng xúc cảm đám đông xoay quanh vụ việc đó, từ Hà Nội, nhà văn Bảo Ninh, tác giả tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã có cái nhìn rộng và điềm tĩnh hơn khi đánh giá Ma chiến hữu. Ông viết: “Một số nhà văn và độc giả bạn hữu của tôi thấy rằng việc xuất bản một cuốn sách có nội dung liên quan tới cuộc chiến năm 1979 mà tác giả lại của phía đối phương là một sự báng bổ. Song tôi, và chắc chẳng riêng tôi, không nghĩ thế. Là một nhà văn nặng tình nghĩa với người nghèo khổ, tác giả Mạc Ngôn sẽ khó mà có thể bưng tai bịt mắt bỏ qua một đại tai ương, một bi kịch lớn lao cay đắng đến như vậy (…). Cuộc chiến năm 1979 chẳng những không bao giờ phai mờ trong ký ức của thế hệ chúng tôi, những người đương thời với cuộc chiến ấy, mà cả trong tâm trí các thế hệ sau cũng thế, ngay dù có muốn khỏa lấp thì vẫn sẽ mãi còn đó. Và để hiểu, để suy ngẫm về cuộc chiến ấy thì tất nhiên sẽ có những độc giả và nhà văn thế hệ sau chúng tôi tìm đọc các tác phẩm văn học viết về nó. Văn học Việt Nam tịnh không có tác phẩm nào, thì thôi, người ta đành đọc một chiều qua văn học dịch. Thiết nghĩ như thế cũng được, như thế còn hơn là một sự im lìm trống vắng bao trùm lên hiện thực sừng sững và hiển nhiên của thời kỳ lịch sử kinh hoàng và bi thương ấy” (Bảo Ninh, Đọc “Ma chiến hữu”, bài đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ).
Thoát khỏi lớp sóng dư luận, nếu ai đó đủ bình tĩnh để đọc lại những gì Mạc Ngôn viết trong Ma chiến hữu, sẽ thấy tiếng nói khách quan của một người đọc, một nhà văn như Bảo Ninh trong trường hợp này là cần thiết để trả văn chương về cho văn chương, nhất là trong bầu khí quyển mà tác phẩm văn học dễ bị xô lệch theo nhiều phía bởi những thiên kiến phi văn chương.
Thế giới đau đớn, tuyệt vọng, hoang mang, chơi vơi của những bóng ma xuất thân nông dân bị đẩy vào cuộc chiến phi lý hiện về trong Ma chiến hữu. Nếu văn học Mỹ đã có nhiều tác phẩm nói về các di chứng hậu chiến của người lính trở về từ chiến tranh Việt Nam, thì có thể nói, Ma chiến hữu của Mạc Ngôn là tác phẩm nói về các tổn thương tinh thần của người lính Trung Quốc trong cuộc chiến diễn ra chớp mắt so với chiều dài lịch sử ngàn năm binh biến mà đất nước rộng lớn này đã gây ra cho láng giềng. Người nông dân, lương dân bị bần cùng hóa, bị ném vào lò lửa chiến tranh, biến thành công cụ trong cuộc chiến với hy vọng đổi đời, chấp nhận hy sinh để làm anh hùng nhưng rốt cuộc trở thành một đám “thân tàn ma dại” bị lịch sử bỏ quên. Những “điển hình” đó không được nhìn từ thứ chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa anh hùng hão huyền, mà trực diện, soi thấu nỗi khốn cùng của thân phận con người.
Mạc Ngôn đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến năm 1979 trong vai trò một sĩ quan tuyên truyền. Hai mươi lăm năm sau, ông trở lại cuộc chiến với nỗi day dứt, đắng cay và ám ảnh của một nhà văn, một con người hơn là sự hãnh tiến của một chính trị viên. Và một lần nữa, sự ám ảnh của cuộc chiến đó đi vào trong cuốn hồi ký mỏng có tựa Biến(2) của ông vừa mới ra mắt độc giả Việt Nam. Ông viết: “Năm 1979, dù đối với đất nước hay cá nhân tôi, cũng đều là một năm hết sức quan trọng. Trước tiên là ngày 17-2, cuộc chiến với Việt Nam bùng nổ. Hai trăm ngàn quân từ hai tuyến Quảng Tây và Vân Nam tràn vào biên giới Việt Nam. Các đồng đội nhập ngũ cùng đợt với chúng tôi có rất nhiều người đã ra tiền tuyến. Ở sâu thẳm trong lòng, tôi rất ngưỡng mộ họ. Tôi hy vọng mình cũng có cơ hội như thế, ra chiến trường, làm anh hùng, có thể lập công, khi trở về được đề bạt làm cán bộ, dẫu hy sinh cũng kiếm được cho bố mẹ ở quê cái danh gia đình liệt sĩ, thay đổi địa vị chính trị của gia đình, coi như không uổng công họ sinh ra và nuôi dưỡng tôi. Kỳ thực, không chỉ mình tôi có ý nghĩ này. Suy nghĩ này rất đơn giản, rất ấu trĩ, nhưng đích thực là một thứ tâm lý biến dạng của đám con cháu nhà trung nông bị áp bức chính trị như chúng tôi. Sống uất ức, thà rằng chết oanh liệt còn hơn” (trang 69).
Nên coi đây là một tư liệu đính kèm sau khi đọc Ma chiến hữu, cũng có thể xem là lời chú thích cho một trang tiểu sử văn chương – chính trị không dễ gì được biện hộ thỏa đáng.
(1) Trần Trung Hỷ dịch, Phương Nam book và NXB Văn học, 2009.
(2) Trần Đăng Hoàng dịch, Nhã Nam và NXB Văn học, 2014.

Phải chăng Nguyễn Ái Quốc muốn làm rể hùm thiêng Yên Thế

Một số nhà sử học cho rằng, bà Thế từng đóng phim và có nhiều người cầu hôn
Bà Thế từng đóng phim và có nhiều người cầu hôn
Ngày 30-7-1909, Pháp cử Lê Hoan, tổng đốc Hải Dương, cầm quân Việt cùng quân Pháp tấn công căn cứ của Đề Thám tức Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Yên Thế nằm ở tây-bắc tỉnh Bắc Giang ngày nay. Lê Hoan ngăn chận những nguồn tiếp liệu của Đề Thám, trừng phạt thật nặng những làng nào tình nghi chứa chấp hay yểm trợ cho Đề Thám, nên dần dần dân chúng giảm việc giúp đỡ Đề Thám.

Đề Thám rút lên gần Tam Đảo giữa Vĩnh Yên và Thái Nguyên. Một trận đụng độ lớn xảy ra ngày 5-10-1909 tại núi Lang, gần Tam Đảo. Quân Pháp chết 7 người, bị thương 21 người. Quân Lê Hoan thiệt mạng 9 người, bị thương 10 người. Đề Thám chỉ còn khoảng 20 quân. Cả Rinh và Đội Sơn, hai thủ hạ thân cận của Đề Thám đầu hàng Lê Hoan.

Tối 30-11 rạng sáng 1-12-1909, bà Ba Nhu, tức bà vợ thứ ba của Đề Thám, cùng con gái là Hoàng Thị Thế, bị bắt. Quân Pháp tiếp tục đeo bám Đề Thám hết sức gắt gao, nhưng vẫn không bắt được Hùm Thiêng Yên Thế. Ông ẩn hiện khắp nơi vùng Yên Thế thượng và Yên Thế hạ, giữa Thái Nguyên, Nhã Nam và Phủ Lạng Thương. Pháp không biết cách nào bắt cho được Đề Thám, liền nhờ đến Lương Tam Kỳ

Lương Tam Kỳ là một dư đảng của Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Hoa, tràn sang nước ta làm thổ phỉ. Sau hòa ước Thiên Tân lần thứ hai ngày 9-6-1885 giữa Pháp và Trung Hoa về vấn đề Việt Nam, quân Trung Hoa rút về nước, Lương Tam Kỳ ở lại hoạt động vùng Chợ Chu (bắc Thái Nguyên), xuống tới Tam Đảo (giữa Thái Nguyên và Phúc Yên). Năm 1889, Pháp đem quân tấn công. Lương Tam Kỳ xin hàng với điều kiện được chia đất cai trị và được trả lương. Phủ toàn quyền Pháp đồng ý, giao cho Lương Tam

Kỳ cai quản 4 tổng gần Chợ Chu và 42,000 đồng Đông Dương một năm. Lương Tam Kỳ ở yên trong 4 tổng đó và quân Pháp cũng không được vào 4 tổng đó. Lương Tam Kỳ giữ đúng lời hứa cho đến khi chết già.

Được Pháp thuyết phục, Lương Tam Kỳ gởi ba “khách trú” (chỉ người Trung Hoa), giả làm người của tướng Liên bên Quảng Tây (Trung Hoa), đến liên lạc với Đề Thám ở Yên Thế thượng vào ngày 10-1-1913. Tuy đang cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng Đề Thám cũng rất cẩn thận đề phòng, nên mãi đến một tháng sau, ngày 9-2-1913, ba người nầy mới ra tay, hạ thủ được Đề Thám trong lúc ông đang ngủ. (Paul Chack, Hoang-Tham Pirate, Paris: Les Éditions de France, 1933, tt. 261-263.) Lúc đó, Đề Thám 52 tuổi (tuổi ta). Thế là Hùm Thiêng Yên Thế bị sa cơ, chấm dứt một cuộc đời oanh liệt, và chấm dứt luôn cuộc kháng chiến chống Pháp dai dẳng nhất từ khi Pháp chiếm nước ta năm 1884.

Về phần bà Ba Nhu, trước đây, các tài liệu đều ghi rằng bà tên là Đặng Thị Nhu, vợ thứ ba của Hoàng Hoa Thám và là một tướng lãnh giỏi của nghĩa quân Yên Thế, giúp chồng rất đắc lực. Theo tài liệu của một ký giả đã lên Yên Thế, và gặp cháu của Hoàng Hoa Thám là bà Hoàng Thị Hải, con của ông Cả Phồn, thì bà Ba Nhu có tên là Nguyễn Thị Nho, còn được gọi là bà Ba Cẩn. (Lê Xuân Sơn, “Con gái ông Đề Thám”, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 50-94, TpHCM: ngày 18-12-1994.) Sau khi bị bắt, bà Ba Nhu bị giam ở Hỏa Lò, Hà Nội và bị kết án đày đi Guyanne thuộc Pháp ở Trung Mỹ. Trên đường đi, bà nhảy xuống biển tự tử ngày 25-12-1910.

Con gái của bà Ba Nhu với Hoàng Hoa Thám là Hoàng Thị Thế, được người Pháp gởi qua Pháp nuôi ăn học. Bà Thế trở về Việt Nam năm 1923, và qua Pháp trở lại vào đầu năm 1927. (Charles P. Keith, “The Curious Case of Hoàng Thị Thế”, đăng trên tập san Journal of the Vietnamese Studies, số 8, hè 2013, University of California, Berkeley, tr. 91.)

Theo bài báo nầy, vào đầu năm 1929, khi làm giấy tờ xin đi Việt Nam, bà Hoàng Thị Thế khai với nhân viên phụ trách rằng vào tháng 3-1928, Nguyễn Ái Quốc gởi một phái viên đến gặp bà ta và thuyết phục bà ta thành hôn với Nguyễn Ái Quốc. Bà Thế cũng cho biết rằng lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã cưới một phụ nữ Nga và Quốc đã đến thành phố Lille trong hai năm 1927 và 1928. Từ đó Quốc thường đến Lille bằng một bí danh. (Charles P. Keith, báo đã dẫn, tr. 99.) Lille là một thành phố kỹ nghệ nằm ở phía bắc nước Pháp, gần sát biên giới với nước Bỉ (Belgium)

Bà Thế còn thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên bà là mục tiêu bị Nguyễn Ái Quốc theo dõi. Bà nói rằng khi còn ở Đông Dương, năm 1927 “bốn người bản xứ đến tìm bà ở Sài Gòn để ép bà đừng lên tàu thủy. Họ sẽ đưa bà qua Xiêm La [Thái Lan] bằng xe hơi và kết hôn với Nguyễn Ái Quốc…” (Charles P. Keith, báo đã dẫn, tr. 100.)

Trong thời gian nầy, Nguyễn Ái Quốc, ủy viên Đông phương bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), qua Trung Hoa tháng 10-1924, hoạt động tình báo cho Liên Xô với bí danh mới là Lý Thụy. Tại Quảng Châu, Lý Thụy hợp tác với Lâm Đức Thụ bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu khi Phan Bội Châu từ Hàng Châu đến ga Thượng Hải ngày 1-7-1925. (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, nguyên bản bằng tiếng Anh (From colonianism to communism), Mạc Định dịch, Paris, 1962, tr. 38. Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tt. 84-85.) Lý Thụy bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu nhắm mục đích vừa để lãnh thưởng, vừa để loại bỏ nhà lãnh đạo cách mạng dân tộc uy tín nhất ở hải ngoại và giành lấy tổ chức của ông.

Sau vụ nầy, có thể nhờ có tiền lãnh thưởng, Lý Thụy tức Nguyễn Ái Quốc tổ chức lễ kết hôn với một nữ đảng viên cộng sản Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh (1905-1991) vào tháng 10-1926. Lễ kết hôn diễn ra tại nhà hàng Thái Bình, thành phố Quảng Châu, có mặt các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Châu Ân Lai), Bào La Đình, Thái Sướng. Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh chia tay khi chiến tranh Quốc Cộng Trung Hoa bùng nổ ngày 12-4-1927. (Hoàng Tranh (Huang Zheng), “Hồ Chí Minh với bà vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, tạp chí Đông Nam Á Tung Hoành tháng 11-2001. Báo Diễn Đàn, Paris, số 121, tháng 9-2002 dịch đăng lại, tt. 17-20.)

Lúc đó, Tưởng Giới Thạch (Quốc Dân Đảng Trung Hoa) chẳng những tấn công đảng Cộng Sản Trung Hoa, mà cả những nhóm cộng sản các nước khác. Nguyễn Ái Quốc bỏ trốn đi Vũ Hán, đến Thượng Hải, theo đường biển lên Vladivostok, qua Moscow khoảng giữa tháng 6 năm 1927. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại 1892-1924, tập 2: 1825-1945,
Houston: Nxb. Văn Hóa, 1993, tr. 85.)

Tháng 11-1927, Nguyễn Ái Quốc được ĐTQTCS gởi từ Moscow qua Berlin (Đức), và xâm nhập Pháp. Theo tin tình báo Pháp, Quốc rời Paris ngày 15-12-1927, qua Berlin, rồi qua Bruxelles (Bỉ) đầu năm 1928, tham dự Hội nghị Quốc tế Liên đoàn chống đế quốc. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc qua Đức, chờ quyết định của ĐTQTCS. Cuối tháng 5-1928, ông đến Ý, và xuống tàu Nhật ở hải cảng Naples, qua Viễn Đông (Chính Đạo, sđd. tt. 93-94.) Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm La tháng 8-1928, lập tỉnh uỷ U-đon, thống nhất việc lãnh đạo Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên Hội ở Xiêm La. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, Portland, OR, U.S.A.: Nhóm Tìm Hiểu Lịch Sử, 1991, tr. 43.)

So sánh lời khai của bà Hoàng Thị Thế với lịch sinh hoạt của Nguyễn Ái Quốc hay Lý Thụy trong thời gian nầy, hai bên có nhiều điểm gần nhau tuy không khít khao với nhau. Lúc đó, nhân viên C.A.I. (Contrat d’acceuil et d’intégration) không mấy tin vào lời khai nầy, và cả tiến sĩ Charles P. Keith, giáo sư Sử học tại Michigan State University trích dẫn nguồn tin trên đây trong bài báo đã dẫn, cũng cho rằng lời khai của bà Thế thiếu xác thực. Lời khai của bà Thế với nhà chức trách Pháp được lưu trữ theo hồ sơ C.A.I. về Hoàng Thị Thế, thuộc L’Office français de l’immigration et de l’intégration (OFII), là cơ quan đảm trách việc di dân mới đến đất Pháp cần được hướng dẫn về đời sống tại Pháp.

Dầu nhà chức trách Pháp lúc đó và cả giáo sư Charles P. Keith đều nghi ngờ mức xác tín trong lời khai của bà Hoàng Thị Thế, nhưng có vài câu hỏi cần được đặt ra là:

Tại sao lúc đó bà Thế biết được, dầu không chính xác, hành trình sinh hoạt của Nguyễn Ái Quốc? Ví dụ bà Thế nói rằng vào đầu năm1927, trước khi bà xuống tàu thủy rời Sài Gòn đi Pháp, thì có bốn người đến gặp bà và yêu cầu bà bỏ chuyến đi Pháp để họ đưa bà sang Xiêm La và kết hôn với Nguyễn Ái Quốc. Thực tế cho thấy sau khi cưới bà Tăng Tuyết Minh tháng 10-1926, Nguyễn Ái Quốc còn ở lại Trung Hoa cho đến tháng 6-1927 mới bị truy nã và bỏ trốn qua Liên Xô, tức trong thời gian đầu năm 1927, Quốc có mặt ở Trung Hoa và có thể liên lạc với Việt Nam.

Bà Hoàng THị Thế từng đóng phim  La Donna Bianca (1930)và Le secret de l Emeraude (1935)
Bà Hoàng Thị Thế từng đóng phim La Donna Bianca (1930)và Le secret de l Emeraude (1935)
Bà Thế cũng nói rằng tháng 3-1928 Nguyễn Ái Quốc gởi người đến gặp bà tại Pháp và lăp lại lời cầu hôn. Thực tế cho thấy sau khi Nguyễn Ái Quốc trốn từ Trung Hoa qua Liên Xô tháng 6-1927, thì Quốc được ĐTQTCS gởi qua Đức, rồi qua Pháp tháng 11-1927. Sau đó, Quốc qua Bỉ (Belgium) tham dự Hội nghị Quốc tế Liên đoàn chống đế quốc. Nước Bỉ nằm ở vùng biên giới phía bắc nước Pháp. Chắc chắn Quốc đi lại hoạt động ở vùng giáp ranh Pháp-Bỉ vào đầu năm 1928, giữa Paris (thủ đô Pháp) và Bruxelles (thủ đô Bỉ) cho đến khi qua Ý và xuống tàu thủy từ thành phố Naples (Ý) vào cuối tháng 5-1928 qua Viễn đông.

Bà Thế còn nói rằng Nguyễn Ái Quốc đã đến thành phố Lille trong hai năm 1927 và 1928. Từ đó Quốc thường đến Lille bằng một bí danh. (Charles P. Keith, báo đã dẫn, tr. 99.) Lille là một thành phố kỹ nghệ nằm ở phía bắc nước Pháp, gần sát biên giới với nước Bỉ, giữa vùng Paris và Bruxelles.

Như thế phải chăng lúc đó nếu Nguyễn Ái Quốc không gởi người tới đề nghị cưới bà Hoàng Thị Thế, thì bà Thế cũng có một mối liên lạc nào đó với Nguyễn Ái Quốc mới biết được hành trình của Nguyễn Ái Quốc?

Câu hỏi thứ hai là tại sao bà Hoàng Thị Thế không khai cho người khác đã theo dõi và xin kết hôn với bà, mà lại khai cho Nguyễn Ái Quốc? Tại Việt Nam và trên thế giới, có biết bao nhiêu là đàn ông, kể cả những đàn ông nổi tiếng mà bà Thế không khai, lại đi khi cho Nguyễn Ái Quốc, lúc đó đang là đối tượng truy nã của mật thám Pháp, trong khi bà Thế muốn xin đi Việt Nam. Bà khai như vậy thì có lợi gì cho bà?

Vậy phải chăng giữa Hoàng Thị Thế và Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh tương lai) thực sự có mối liên hệ gì chăng? Phải chăng để thu hút quần chúng, Nguyễn Ái Quốc muốn kết hôn với bà Hoàng Thị Thế nhằm giúp Nguyễn Ái Quốc thêm uy tín từ ảnh hưởng của Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Đó là câu hỏi xin đặt ra để những nhà nghiên cứu lưu tâm tìm hiểu thêm.

Ở trong nước hiện nay cũng có báo đề cập đến mối liên lạc giữa bà Hoàng Thị Thế và Nguyễn Ái Quốc, nhưng không đề cập gì đến chuyện Nguyễn Ái Quốc xin kết hôn với bà Hoàng Thị Thế. Ví dụ bài “Gặp con gái cụ Đề Thám ở Hà Nội” của Phạm Quang Đẩu đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân, đưa lên Internet ngày Thứ Bảy 26-01-2013.

Khi nhà báo đặt câu hỏi là bà Thế đã gặp gỡ Nguyễn Ái Quốc lần nào chưa, thì theo bài báo nầy bà Thế trả lời như sau: “Có một lần đến giờ bà vẫn chưa quên- bà Thế nói. Đó là vào mùa xuân năm 1920. Bà lúc đó chưa đến hai mươi, vừa đóng được một bộ phim ở Pháp, vai phụ thôi…”

Bài báo không nói gì đến chuyện Nguyễn Ái Quốc xin cưới bà Hoàng Thị Thế, nhưng cũng xác nhận là bà Hoàng Thị Thế đã gặp Nguyễn Ái Quốc, đồng thời có một điểm sai căn bản. Đó là bà Thế đóng phim lần đầu vào năm 1930 là phim La lettre chứ không phải năm 1920. Tài liệu về phim nầy hiện còn ở Pháp và niên đại ghi rõ ràng là 1930.

Như thế có thể xảy ra hai trường hợp: 1) Hoặc bà Thế nhớ lầm từ 1930 thành 1920. 2) Hoặc chính cán bộ Phạm Quang Đẩu cố tình đổi từ 1930 thành 1920 cho phù hợp với tuyên truyền của cộng sản về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Paris. Sửa đổi lịch sử cho phù hợp với đường lối của đảng Cộng Sản là việc làm bình thường của cán bộ cộng sản từ trước cho đến nay.

Vào năm 1920, Nguyễn Tất Thành đang ở Paris, cộng tác với các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền. Cả bốn ông (Trinh, Trường, Truyền, Thành) cùng dùng một bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ‘ Indochine au Vietnam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tt. 44-45), đồng ký tên vào bản “Revendications du peuple annamite” [Thỉnh nguyện thư của dân tộc Việt], bằng Pháp văn, do Phan Văn Trường viết (Trần Dân Tiên [tức Hồ Chí Minh], Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tr. 32). Bản thỉnh nguyện thư nầy gởi cho các cường quốc trên thế giới, đang họp Hội nghị Versailles sau thế chiến thứ nhất, bắt đầu từ 18-1-1919. Thỉnh nguyện thư của các ông xuất hiện lần đầu trên báo L’Humanité [Nhân Đạo] ngày 18-6-1919. Về sau, Nguyễn Tất Thành chiếm dụng danh xưng Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của Nguyễn Tất Thành.

Hồ Chí Minh (tức Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc…) và những người cộng sản luôn luôn đề cao rằng Hồ Chí Minh suốt đời sống độc thân, không lập gia đình để có thể toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Vì vậy báo chí trong nước tránh né không bao giờ nói đến chuyện phụ nữ trong đời sống của Hồ Chí Minh, nên không đả động gì đến mối liên lạc tình cảm giữa bà Hoàng Thị Thế và Nguyễn Ái Quốc. Trong khi đó, dù Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh, đi đâu, ở nơi nào, đều có bóng dáng một người đàn bà trong suốt cuộc đời hoạt động của ông. Đây là chuyện bình thường của một người đàn ông, nhưng Hồ Chí Minh và cộng sản luôn luôn
che giấu. Vì vậy, chuyện bà Hoàng Thị Thế kể về việc Nguyễn Ái Quốc xin kết hôn với bà cũng có thể xảy ra, nhưng cộng sản cố tình dập bỏ đi.

Riêng bà Hoàng Thị Thế, tại Pháp, bà trở thành diễn viên điện ảnh và có mặt trong ba phim là La lettre (1930), La donna Bianca (1931) và Le secret de l’éméraude (1935). Vào đầu thập niên 30 thế kỷ trước, nền điện ảnh Pháp bắt đầu chuyển từ phim câm qua phim có tiếng nói, và lúc đó chính phủ Pháp muốn tuyên truyền về sự thành công của Pháp ở các nước thuộc địa Pháp. Vì vậy người ta mời những người bản xứ đóng phim, trình chiếu quang cảnh thuộc địa cho dân chúng Pháp xem. Phim La lettre do Mercanton thực hiện, phỏng theo phim The Letter của Hoa Kỳ dựa trên câu chuyện của Somerset Maugham (1874-1965) viết về một đồn điền cao su ở Mã Lai Á.

Sau phim đầu tiên năm 1930 (La lettre), bà Thế kết hôn vào mùa hè năm 1931 với Robert Bourgès, con môt gia đình sản xuất rượu vang giàu có ở Bordeaux. Năm 1935, bà sinh một con trai, đặt tên là Jean-Marie Albert Arthur Bourgès. Năm sau (1936), do những bất đồng với bà mẹ chồng về việc chăm sóc đứa con, bà Thế ly dị Robert Bourgès, nhưng không được quyền nuôi con. (Charles P. Keith, báo đã dẫn, tr. 107.)

Khi Việt Nam bị chia hai sau năm 1954, cả hai chế độ hai miền Bắc và Nam Việt Nam đều mời bà Thế về nước năm 1959. Về phần Việt Nam Cộng Hòa, nhân một chuyến công du sang Pháp năm 1959, bà Ngô Đình Nhu được tổng thống Ngô Đình Diệm uỷ nhiệm mời bà Thế hồi hương. (Charles P. Keith, báo đã dẫn, tr. 107.)

Cuối cùng, bà Hoàng Thị Thế chọn lựa trở về Bắc Việt Nam năm 1961 vì bà muốn về sống tại vùng kỷ niệm của song thân ở Yên Thế. Lúc đầu, bà ở Yên Thế, Bắc Giang (Hà Bắc). Tại đây, năm 1963 bà hoàn tất tập hồi ký bằng tiếng Pháp. Năm 1974, bà Thế 74 tuổi, chuyển về Hà Nội, sống ở Khu tập thể ngõ Văn Chương, quận Đống Đa. Cuối cùng bà từ trần ngày 9-12-1988, thọ 88 tuổi, an táng tại Yên Thế, Bắc Giang.

Tập hồi ký của bà Hoàng Thị Thế được Lê Kỳ Anh dịch qua tiếng Việt, nhan đề là Kỷ niệm thời thơ ấu, Nxb. Hà Bắc ấn hành năm 1975. Lúc đó bà Thế đã lớn tuổi và đã rời Hà Bắc về Hà Nội. Lê Kỳ Anh tức thi sĩ Hoàng Cầm, vì lúc đó Hoàng Cầm bị treo bút, không được ghi tên tác giả những sáng tác bằng bút danh chính của mình. Không có nguyên bản Pháp văn để so sánh bản dịch của Lê Kỳ Anh, nhưng dù dịch giả cố gắng dịch đúng theo nguyên bản của tác giả, nhưng chưa chắc bản dịch được trung thực theo ý tác giả và dịch giả vì còn phải qua cửa ải kiểm duyệt của nhà xuất bản nhà nước cộng sản. Ai cũng biết tất cả những nhà xuất
bản cộng sản đều chỉ được ấn hành những sách theo đúng chủ trương chính sách đường lối chính trị của đảng Cộng sản mà thôi.

Hiện nay không ai biết số phận nguyên bản cũng như nội dung tập hồi ký bằng chữ Pháp của bà Hoàng Thị Thế như thế nào, nằm trong tay ai hay đã bị đốt cháy? Phải chăng tập hồi ký nầy có liên hệ đến việc Nguyễn Ái Quốc muốn xin kết hôn với bà Hoàng Thị Thế, nghĩa là xin làm rể Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám, nên đã bị cộng sản thủ tiêu mất tích? Nhân tài còn bị cộng sản giết hàng loạt, thì cộng sản sá gì tập hồi ký của một phụ nữ, chỉ nổi danh vì là con của Hùm Thiêng Yên Thế và bà Ba
Nhu bất khuất..

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 1-2-2014)
© Đàn Chim Việt

Cu Làng Cát - Bát hương mùa giỗ giữa bầu trời biên giới

Bát hương ấy chẳng chẳng thế lực nào dám biên tập. Mâm giỗ ấy chẳng kẻ bạo quyền nào dám đục bỏ!

Ba bài đăng trên báo điện tử Một Thế Giới về sự kiện 35 năm quân xâm lược Trung Quốc đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc đã bị gỡ bỏ. Nhưng các trang mạng đã kịp dẫn về và cũng đủ để truyền cảm hứng cho những ai biết quan tâm. Câu chuyện cũng đủ để biết các cảm xúc khác trộn lẫn trong mùa kỷ niệm này.
Người ta ngầm hiểu, ai như thế nào, ra làm sao. Cho dù hôm nay người ta cố tình quên, nhưng hàng vạn, hàng vạn gia đình có người hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới bi hùng đó vẫn nhớ những ngày tháng 2, tháng 3 của năm 1979. Trên trang thờ của các làng bản vẫn nghi ngút khói hương. Ở các nghĩa trang liệt sĩ, từng que nhang cũng được thắp lên bởi những bàn tay sần sùi của người thân và bao con người có tấm lòng hướng về. Chỉ trừ kẻ muốn quên.
Bát hương ấy chẳng chẳng thế lực nào dám biên tập. Mâm giỗ ấy chẳng kẻ bạo quyền nào dám đục bỏ!
Mâm cỗ cúng từng mạng người bị giết hại, từng liệt sĩ hy sinh tuẫn tiết cho giang sơn tổ quốc cũng được đủ đầy từ người thân ở các bản làng xa ngái heo hút phía Bắc đến những xóm làng miền Trung can trường và của cả phía miền Nam có con em chiến đấu chống quân nazi Trung Quốc năm 1979. Có kẻ muốn quên đi sự linh thiêng trong mỗi chân nhang, mỗi mâm cổ thương nhớ bởi phù hoa phiếm họa nồng say sai lạc. Nhưng từng gia đình có người thân mất trong cuộc chiến bi hùng đó đều thổi lên bát nhang nghi ngút mỗi năm mùa giỗ. Bát nhang ấy ở từng nhà có phần lẻ loi, nhưng hãy hình dung, trong những tháng ngày đó, mùa giỗ đến, cả bản, cả làng, rồi cả miền thương nhớ thổi lên bát nhang khổng lồ giữa đất trời Đại Việt. Bát nhang ấy là lịch sử, ghi mãi, truyền đời, linh thiêng. Bát nhang ấy là lời thề mãnh liệt, là bát nhang của khát khao, cháy bỏng, là bát nhang truyền cảm hứng cho cháu con, cho bản quán quê hương. Bát nhang ấy cũng là lời thề đanh thép trước bạo quyền ngang ngược bất nhơn.
Bát nhang giữa gầm trời Đại Việt ấy, chẳng có mệnh lệnh hành chính nào có thể phủi tắt, cũng chẳng có ý chí nào có thể rút xuống. Cũng chẳng một ai chuyên quyền có thể cấm đốt lên.
Bát nhang đó vĩnh cửu, minh chứng cho sự bền dai của lòng dân, của nguồn cội tri ân, uống nước nhớ nguồn. Bát nhang đó, cao hơn hẳn các mệnh lệnh vô hình. Và đó cũng là lời thề rõ ràng của người còn sống với người xả thân vì hương hỏa cha ông. Bát nhang đó cũng là hình ảnh nhận diện những kẻ quanh dưới chân nhang mang gương mặt nào của phản bội và đớn hèn.
Bát nhang ấy cũng nhắc những trang sử không thể quên. Cũng ẩn dụ cho bao kẻ phải tự răn mình. Cũng dạy cho ai đó đừng phản bội tổ tiên.
Mâm cỗ chẳng có gì cao lương mỹ vị, chỉ là món thịt bản quê mùa, món gà làng nuôi được rồi những sắn, khoai, bắp nương, nếp rẫy, làm dưới bàn tay sần sùi rơm rạ, chút rượu nếp cay nồng như lời thề chung nghĩa đất nước được dâng lên mùa giỗ. Mâm cúng ấy đã 35 năm đến ngày lại xướng. Và mãi mãi về sau, đến mùa bi tráng ấy, mùa giỗ vẫn len lỏi trong vạn ngóc ngách tâm hồn để nâng bước cảm hứng yêu thương, tự hào về cuộc chiến biên giới 1979 mà sử sách không thể lơ là.
Cu Làng Cát
(FB Cu Làng Cát)

Tuanvietnam định ý đồ gì ?

Nguoibuongio

Trong ngày hôm nay, trên báo vietnamnet chỉ duy nhất có một bài nhắc đến Trung Quốc. Thoạt tiên nhìn tiêu đề  ài báo người ta tưởng rằng chỉ trích TQ. Hóa ra là không, ngược lại bài báo này một công đôi việc nhân lúc thiên hạ đang chú ý kỷ niệm ngày 17/2 ( ngày quân TQ tràn vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam tàn sát đồng bào VN).
Tóm tắt bài báo này có hai ý.
- Ý thứ nhất cho rằng Việt Nam nhập nguyên liệu của TQ giá rất hời. Giờ tham gia TPP mà phải nhập nguyên liệu từ nước khác không phải từ TQ, thì giá thành sẽ rất cao hơn. Nếu thế thì việc gia nhập TPP được miễn thuế thì chả có giá trị gì. Không phải cứ TQ là không có lợi cho Việt Nam, hoặc không phải bỏ TQ là có lợi cho VN.
- Ý thứ hai cho rằng, vì phải tìm nguồn vật liệu thay thế, phải cân đối lại hệ thống sản xuất, cần mất thời gian nữa mới ra nhập được TPP, khi đó mới có lợi. Còn bây giờ ra nhập có khi thiệt hại, vì VN không đủ sức sản xuất đúng theo tiêu chuẩn TPP, mà lại phải nhập hàng từ TPP vào thì lỗ to.
Tựu trung của hai ý này là. Nên bám vào Trung Quốc, chưa cần phải rời bỏ Trung Quốc để nôn nóng vào TPP.
Tiếc rằng bài báo này không nói đến chuyện bám vào TQ, nhập của TQ thì thâm hụt thương mại của Việt Nam là bao nhiêu.? Con số thâm hụt thương mại mấy trăm phần trăm không hề được nhắc đến.
Bài báo này cho rằng phần lớn ngành công nghiệp phụ trợ cho thành phẩm như đinh, ốc vít cho xe hơi hay sợi cho may mặc của Việt Nam yếu kém. Nhưng cũng không nói đến việc nhập khẩu tràn lan, cửa ngõ hải quan từ Trung Quốc sang vì tham nhũng đã tiếp tay cho hàng TQ tràn ngập vào VN được trốn thuế với giá rẻ, bóp chết những ngành công nghiệp nhỏ lẻ này. Bài báo cũng không nói đến nguyên nhân khác ngoài việc hàng TQ trốn thuế khiến các doanh nghiệp Việt Nam không ngóc đầu nên được. Nguyên nhân do quản lý, chính sách của nước CHXHCN Việt Nam. Hiển nhiên dù chửi bọn Ngụy quân, ngụy quyền thế nào đi nữa, thì thực tế 50 trước, dưới thời bọn Ngụy lãnh đạo miền Nam Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được những mặt hàng mà đến nay CHXHCN Việt Nam còn chưa đâu ra đâu.
Nhưng cũng thông cảm cho ý đồ chính của bài báo. Vì nội dung của nó nhằm ám chỉ Hoa Kỳ không muốn Việt Nam nhập nguyên liệu từ Trung Quốc khi tham gia TPP. Hàm ý bài báo cho rằng Hoa Kỳ đã không khách quan, thiếu thiện chí. Nội dung bài báo cũng muốn bênh vực chuyện Việt Nam làm ăn với TQ có những cái lợi, không nên cứ nhắc đến Trung Quốc là khó chịu. Xa xôi hơn, bài báo còn ám chỉ bài bác những người Việt Nam đang bài Trung Quốc. Xa hơn nữa là rào đón lý do Việt Nam sẽ chậm vào TPP vì nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân như đã nói là Hoa Kỳ không ưa Trung Quốc, dẫn đến không ưa Việt Nam nhập nguyên liệu từ TQ song song với nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam còn phải mất quá trình dài nữa mới đủ lực để gia nhập TPP.
Những lý do đều ngụy biện, nhằm che dấu thực chất lý do vì sao quá trình vào TPP  bị ách lại tại thượng viện Hoa Kỳ. Lúc này, một số kênh của Việt Nam đang nỗ lực thiết kế đường dây liên lạc với thượng nghị sĩ John McCain, nhằm thông qua thượng nghị sĩ này tìm kiếm thông tin quan điểm của thượng viện Hoa Kỳ về TPP, đồng thời nhờ thượng nghị sĩ này vận động thượng viện Hoa Kỳ.
Trở lại nội dung bài báo của Tuanvietnam ngày hôm nay, không phải ngẫu nhiên họ giải thích lý do Việt Nam sẽ chậm gia nhập TPP mà còn bóng gió bài xích những quan điểm không ưa TQ.  Lý do này trùng hợp với thời điểm mà tinh thần hừng hực của người dân trong nước hướng về kỷ niệm ngày 17/2/1979. Cùng với sự công kích của các trang dư luận viên chỉ trích tinh thần này, bài báo của Tuanvietnam có nhiệm vụ đổ thêm nước lạnh để dập tắt tinh thần ấy. Có thể nhận ra một luồng tấn công có sự phối hợp nhằm triệt tiêu ý chí của người dân Việt Nam hướng về ngày 17/2/1979 giữa báo chính thống và báo lá cải của bọn dư luận viên.
Sự kiện tổng thống Obama tháng 4 này công du ở một số nước châu Á, đặc biệt là những nước đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc như Nhật, Sing, Mã…chương trình làm việc của tổng thống Obama với các nước này sẽ nhấn mạnh về việc Hoa Kỳ hiện diện bao nhiêu sức mạnh quân đội ở Biển Đông để hạn chế tham vọng bá chủ của Trung Quốc.
Lẽ ra lúc này Việt Nam lên để mặc tinh thần phản đối TQ của người dân dâng cao, khiến TQ tức giận có những hanh vì cắt cáp, va tàu vào dàn khoan hay đuổi bắt ngư dân. Khiến cho thượng viện Hoa Kỳ thấy cần thiết phải quan tâm đến chủ quyền của Việt Nam hơn nữa, chứ không phải chỉ quan tâm các nước Nhật, Sing, Mã không mà thôi.
Thế nhưng Việt Nam lại làm một điều lạ lùng, dường như Việt Nam không muốn nhắc gì đến mâu thuẫn chủ quyền với Trung Quốc lúc này. Phải chăng Việt Nam muốn nói là ở khu vực biển Đông, không có căng thẳng nặng nề nào trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực biển Đông là điều thiếu khách quan.
Việt Nam làm vậy hay do TQ bảo Việt Nam làm vậy.?
********************************************************************************************************************

Thương mại Việt Nam -Trung Quốc mất cân đối nghiêm trọng


TS. Lê Đăng Doanh (nguồn: VEPR)
Bài phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh của Tạp chí Tia Sáng về vấn đề thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc.
Gần đây dư luận ít nhiều quan ngại về vấn đề thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc. Liệu mối quan ngại này có xác đáng trên khía cạnh kinh tế?
Việt Nam đã và đang tiếp tục nhập siêu rất nặng nề từ Trung Quốc và trong năm 2011 còn có dấu hiệu gia tăng. Theo các con số thống kê chính thức, trong 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3 tỷ USD, nhập khẩu 7,1 tỷ USD, nhập siêu 4,1 tỷ USD, tức bằng 136,6% xuất khẩu. Số xuất khẩu của Việt Nam công bố thường cao hơn số nhập khẩu từ Việt Nam do Trung Quốc công bố, cho thấy số xuất khẩu thực của Việt Nam có thể còn thấp hơn, sai số có thể có liên quan đến gian lận để hoàn thuế khống. Ngoài số nhập khẩu chính thức cần kể đến lượng nhập khẩu biên mậu, nhập khẩu lậu qua đường biên giới có quy mô rất lớn. Chính phủ có chính sách cho phép người dân địa phương mỗi ngày được qua biên giới một lần và nhập về số hàng hóa tương đương 2 triệu VNĐ không phải chịu thuế. Lợi dụng chính sách này, rất nhiều người đã trở thành “dân địa phương” với giấy tờ hợp pháp và nhập khẩu chắc chắn không chỉ một lần và 2 triệu VNĐ. Công thêm số lượng nhập lậu qua đường biên giới dài, khó kiểm soát, buôn lậu trên biển, thâm hụt thương mại thực tế của Việt Nam với Trung Quốc còn cao hơn nhiều so với con số đã được Tổng Cục Thống kê công bố.
Quan hệ thương mại không chỉ bất bình đẳng về số lượng như trên đã đề cập đến mà còn nghiêm trọng hơn về chất lượng và cơ cấu mặt hàng. Theo Trần Văn Thọ cho thấy Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là than đá (30%), nông, lâm hải sản, quặng kim loại, hàng công nghiệp chỉ chiếm 12% trong khi cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam như hình dưới đây (Nguyễn Minh Cường, Sài Gòn Tiếp thị 6.6.2011) cho thấy Việt Nam chủ yếu nhập vật tư sản xuất, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải. Cơ cấu này thể hiện rõ tính chất quan hệ Bắc-Nam, tức là Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu nguyên, vật liệu và nhập khẩu hàng công nghiệp, máy móc. Thật là cay đắng khi thấy Việt Nam xuất khẩu cao su để nhập săm, lốp, xuất khẩu than để nhập khẩu điện từ Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại cho thấy mức độ phụ thuộc của Việt Nam và kinh tế Trung Quốc đã nghiêm trọng đến mức không thể xem thường.
Người ta cho rằng Trung Quốc thặng dư thương mại với đa số các quốc gia khác phần nhiều là nhờ chính sách đồng Nhân dân Tệ yếu. Đây có đồng thời là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc?
Thế mạnh của xuất khẩu của Trung Quốc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: quy mô sản xuất (economy of scale) của Trung Quốc rất lớn nên có lợi thế tuyệt đối về hiệu quả đầu tư, giá đất rẻ, giá lao động tương đối thấp, lãi suất ngân hàng thấp v.v. Một nguyên nhân là đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc được coi là định giá thấp, theo Mỹ thấp tới 30-40%, nên hàng hóa của Trung Quốc rẻ không thể giải thích được và chiếm lĩnh thị trường ở tất cả các nước, không chỉ Việt Nam.
Liệu có khả thi không tại thời điểm này nếu Việt Nam tìm cách cắt giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc?
Việc cắt giảm thâm hụt thương mại nói chung và với Trung Quốc nói riêng là hoàn toàn không đễ dàng. Trong tổng số hàng nhập khẩu, tỷ trọng hàng cần hạn chế nhập khẩu như ô tô, hàng xa xỉ chỉ chiếm 6,8% trong khi hàng cần nhập khẩu chiếm đến 86,5%. Thí dụ như hàng dệt may của Việt Nam phải nhập khẩu đến 75% tổng giá trị xuất khẩu và nhập chủ yếu từ Trung Quốc thì có thể thấy, cắt giảm nhập khẩu cũng đồng nghĩa với sự sụp đổ của công nghiệp dệt-may Việt Nam. Viêc Ngân Hàng Nhà Nước công bố điều chỉnh tỷ giá 9,3% để giảm nhập khẩu đã hoàn toàn không có kết quả, trái lại nhập siêu vẫn tăng mạnh. Nhập siêu tháng 4 trên kim ngạch xuất khẩu là 19,64%, tháng 5 là 22,6%, cả năm tháng đã lến đến 6,59 tỷ USD, cao nhất trong 17 tháng qua.
Về giải pháp chống thâm hụt thương mại, gần đây người ta thường đề cập nhiều tới việc hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ. Biện pháp này có phù hợp và cần thiết hay không? Để giải quyết tốt nhất vấn đề nhập siêu với Trung Quốc, Chính phủ nên tiến hành chính sách, biện pháp gì?
Giả định như có thể giảm số nhập khẩu ô tô, hàng xa xỉ từ 2,4 tỷ USD xuống còn 1,2 tỷ USD thì cũng chỉ giảm được khoảng 0,5% kim ngạch nhập khẩu. Để giải quyết một cách căn bản vấn đề nhập siêu nói chung và từ Trung Quốc nói riêng phải tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển công nghiệp và dịch vụ phụ trợ (supporting industries and services) và cũng không từ chối các biện pháp hành chính mạnh để cắt giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa cấp thiết và chống buôn lậu. Đáng chú ‎ý là buôn lậu vàng lên đến 40-60 tấn vàng /năm mà chưa hề đặt vấn đề chống buôn lậu vàng trong khi buôn lậu hàng hóa thì chỉ bắt được cửu vạn, chưa bắt được ông trùm nào bao giờ cả.

Xin cảm ơn ông!

Ý kiến một độc giả:

Quan điểm của TS. Lê Đăng Doanh về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển công nghiệp và dịch vụ phụ trợ, về chủ trương là đúng đắn nhưng chỉ có thể thực thi trong khoảng thời gian rất dài hạn. Còn với quan điểm là không từ chối các biện pháp hành chính mạnh để cắt giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, thì cần cẩn trọng vì đây là con dao hai lưỡi, có thể khiến Việt Nam vi phạm các cam kết về tự do thương mại với các đối tác WTO. Trong khi đó vấn đề nhập siêu sẽ vẫn tiếp tục tồn đọng mà chưa được giải quyết căn bản. Tuy nhiên, một chính sách rất nên thực thi ngay là tăng cường kiểm soát, hạn chế nhập khẩu những hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái, thậm chí hàng hóa có chất gây độc hại xuất xứ từ Trung Quốc. Đây là biện pháp cần thiết, vừa bảo vệ được lợi ích người tiêu dùng, vừa đảm bảo cạnh tranh công bằng, và vẫn giúp giảm trừ được thâm hụt thương mại?

Nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao: Vụ “đại án” Huyền Như vi phạm tố tụng hình sự!


Ngày 12.2, Báo Lao Động đăng bài “Vụ đại án Huyền Như... Vì sao hàng loạt nguyên đơn dân sự kháng cáo?”, chiều cùng ngày, luật sư Đinh Văn Quế - nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao - chuyên gia về lý luận tố tụng hình sự của VN - đã có ý kiến gửi đến Báo Lao Động xung quanh vụ “vì sao hàng loạt nguyên đơn dân sự kháng cáo”.
Luật sư Đinh Văn Quế cho rằng, theo quy định tại khoản 1, Điều 40, Bộ luật Tố tụng hình sự, thì nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều kiện cần và đủ để xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thiếu một trong hai tiêu chí trên thì không thể là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự được.
Ngay từ khi khai mạc phiên tòa, nhiều tổ chức cá nhân đã từ chối tư cách nguyên đơn dân sự, vì họ cho rằng họ yêu cầu VietinBank trả tiền chứ không có đơn yêu cầu Huyền Như bồi thường. Đã có tổ chức được xác định là nguyên đơn dân sự, sau khi từ chối tư cách nguyên đơn nên đã bỏ về không tham dự phiên tòa, nhưng tòa án vẫn xét xử vắng mặt họ và tuyên họ “phải được” bồi thường thiệt hại (!?).
Trong khi đó, VietinBank bị yêu cầu trả tiền, lại không được tòa án xác định là bị đơn dân sự, mà chỉ tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, mong tòa án cấp phúc thẩm làm rõ.
Theo luật sư Đinh Văn Quế, việc HĐXX vẫn xác định những tổ chức, cá nhân không có đơn yêu cầu Huyền Như bồi thường thiệt hại là nguyên đơn dân sự, vẫn để luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ tham gia phiên tòa khi họ đã từ chối tham gia, vẫn quyết định Huyền Như bồi thường cho họ vừa không đúng quy định của Bộ luật Dân sự, vừa vi phạm tố tụng hình sự. Khi đã xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng thì việc quyết định trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự cũng không chính xác được.
Đối với vụ án này, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và tư cách tham gia tố tụng đúng pháp luật, trước hết tòa án phải làm rõ các quy định của Nhà nước, mà cụ thể là của Ngân hàng Nhà nước về việc huy động vốn, về trần lãi suất, ngân hàng huy động vốn vượt trần lãi suất quy định của Nhà nước thì họ là người vi phạm chứ không phải khách hàng. Khách hàng thì bao giờ cũng có quyền lựa chọn, gửi tiền vào đâu có lãi cao thì họ chọn, sao lại đổ cho khách hàng “vì tham” (!?).
Luật sư Đinh Văn Quế cũng cho rằng, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, thì mọi tình tiết của vụ án do Cơ quan điều tra thu thập phải được thẩm tra lại tại phiên tòa. Nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị về tranh tụng tại phiên tòa cũng khẳng định: “Mọi phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Nhưng đối với vụ án này, nhiều phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm đã không căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Trong phiên tòa, có nhiều tài liệu, chứng cứ mà tòa án sử dụng để làm căn cứ phán quyết nhưng không được xem xét công khai tại phiên tòa như: Chủ trương cho phép ngân hàng được ủy thác cho cá nhân, tổ chức mở tài khoản gửi tiền vào các ngân hàng khác để hưởng lãi suất, các quy định về việc quản lý nội bộ, trách nhiệm của VietinBank về các vấn đề liên quan đến việc xác định hợp đồng được ký như thế nào, địa điểm ký hợp đồng...
Đại diện của VietinBank tham gia phiên tòa lúc thì nói với tư cách cá nhân, lúc lại nói đại diện cho VietinBank, hầu hết các câu hỏi đối với VietinBank đã không được trả lời, mà chủ tọa lại cho phép ghi lại rồi trả lời sau, như vậy đâu có phải là xét hỏi. Phiên tòa chứ không phải hội nghị chất vấn và trả lời chất vấn mà người bị chất vấn “ghi lại” rồi trả lời sau (!?). Cách làm này của HĐXX là vi phạm tố tụng.
Đến phần tranh luận, các luật sư đề nghị HĐXX trở lại phần xét hỏi cũng không được chấp nhận. Luật sư Đinh Văn Quế cho rằng: “Hy vọng rằng, tại phiên tòa phúc thẩm của TAND Tối cao sắp tới, vấn đề này sẽ được tòa án cấp phúc thẩm làm rõ”.
Còn tiếp... 
Phùng Bắc ghi
(Lao động) 

Thế và lực của Trung Quốc

Hùng Tâm / Nguoiviet

Người ta thường nói “chó sủa chó không cắn” – Có chắc không?
Từ hai năm nay, thời sự quốc tế đã quen với hai loại tin xuất phát từ Trung Quốc. Một đằng là những chi tiết ngày càng rõ rệt hơn về những khó khăn kinh tế và chính trị bên trong. Ðằng kia là những phát ngôn ngày càng hung hăng của lãnh đạo Bắc Kinh về mặt an ninh và đối ngoại. Hai loại thông tin có tính chất tương phản ấy có ý nghĩa là gì? “Hồ Sơ Người Việt” sẽ trình bày lại nội vụ, với một vài kết luận có tính chất gợi ý.
Trung Quốc trong bước ngoặt
Trong số tất niên cách đây hai tuần, “Hồ Sơ Người Việt” đã có một bài cô đọng về tương lai của Trung Quốc căn cứ trên thực lực kinh tế của xứ này. Ðiều cần nói thêm là sau hơn ba chục năm tăng trưởng ngoạn mục là hơn 10% một năm từ 1979 đến khoảng 2010, kinh tế Trung Quốc đã giảm dần tốc độ tăng trưởng. Viết như vậy vẫn chưa là chính xác! Vì hàm nghĩa là lãnh đạo Bắc Kinh chủ động giảm dần đà tăng trưởng. Sự thật là đà tăng trưởng của Trung Quốc đã bị giảm vì những lý do nằm ngoài chủ trương của lãnh đạo.
Lý do chính là mức tăng trưởng ấy thật ra không phản ảnh thực lực kinh tế mà chỉ là sự lãng phí chồng chất và tích lũy, cho nên lãnh đạo xứ này phải rà soát và điều chỉnh lại. Nhưng vẫn muốn giữ đà tăng trưởng cao để tránh động loạn. Mâu thuẫn ấy là một chi tiết ta nên ghi nhớ trong đầu.
Chúng ta cần nắm vững chi tiết này: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh là nhờ đầu tư và mức đầu tư lớn lao này là sự lãng phí bên trong.
Thế giới bên ngoài ít nhìn ra chuyện ấy vì chỉ đếm các phương tiện đưa vào sản xuất theo mệnh giá (face value). Người ta đã lầm trị giá (price) với giá trị (value) của nhập lượng (input) và kiểm tra xuất lượng (output) để gọi đó là sản lượng (production) mà không biết khấu trừ nhiều phí tổn (cost) của nhập lượng này, trong đó có những phí tổn ngầm mà ta phải gọi là “ẩn phí” – shadow cost. Thí dụ là phí tổn về môi sinh bị hủy hoại, hoặc phí tổn về thời cơ của tư bản (opportunity cost) vì nhà nước trưng thu tiết kiệm của dân với lãi suất quá rẻ (một hình thái bóc lột tài chính) để đưa vào sản xuất của khu vực quốc doanh hầu có sản lượng được ghi là sức tăng trưởng.
Chi tiết rắc rối của thực tế kinh tế ấy thật ra đã được lãnh đạo Bắc Kinh biết rõ từ cả chục năm qua và họ muốn sửa, ít ra từ năm 2003.
Mà họ sửa không được vì hệ thống kinh tế chính trị xứ này đã mắc bệnh “nghiện trưng thu,” quen thói bóc lột. Bên dưới thì dân chúng đã bắt đầu bất mãn, ngày càng nhiều. Ban đầu thì còn rời rạc lẻ tẻ, sau này thì lan rộng và có phối hợp hơn xưa nhờ hiện tượng Internet.
Hậu quả kinh tế của hình thái phát triển đó là hiện tượng “sản nhập,” ngược với sản xuất, vì xuất lượng có giá trị thấp hơn nhập lượng. Phương tiện đưa vào sản xuất lại tốn kém hơn trị giá của những gì sản xuất ra.
Khi lề lối làm ăn đó được duy trì quá lâu thì người ta gặp hiện tượng nợ xấu, là khoản vay mượn cao quá khả năng hoàn trả – và sẽ mất. Những tin tức dồn dập về núi nợ của Trung Quốc phản ảnh tình trạng này. Núi nợ đó là khối tín dụng của hệ thống ngân hàng của nhà nước, ưu tiên trút vào hệ thống doanh nghiệp của nhà nước, vào các công ty đầu tư cũng của nhà nước ở cấp địa phương và vào những dự án nằm ngoài sổ sách ngân hàng, gọi là hệ thống ngân hàng chui, shadow banking, là loại dự án đầu cơ đầy rủi ro và có thể sụp đổ. Khi sụp đổ thì sẽ có hiện tượng dây chuyền.
Từ dưới lên trên, hay đúng hơn từ trên xuống dưới, hệ thống nhân sự đã gây ra chuyện này là đảng viên cán bộ và tay chân thân tộc, từ cấp trung ương ủy viên xuống đến từng địa phương hay doanh nghiệp.
Lãnh đạo Bắc Kinh phải giải quyết nan đề kế toán ấy, cụ thể là tính ra số lãng phí, thất thoát hay nợ thối, dùng công quỹ thanh lý nợ nần để có một nền tảng lành mạnh hơn.
Xin hãy nghĩ đến vụ khủng hoảng hệ thống Savings and Loan của Mỹ vào cuối thập niên 1980 và vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008, với kích thước lớn lao hơn so với thực lực kinh tế vẫn còn nghèo của Trung Quốc. Ðấy là nguy cơ khủng hoảng tài chánh hay tín dụng của Trung Quốc và là lý do khiến Bắc Kinh phải chuyển hướng.
Nếu có sức mạnh chính trị, họ phải chủ động giảm đà tăng trưởng và chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống kinh tế. Họ không có khả năng đó nên mới gặp mâu thuẫn là vừa muốn hãm xe để đổi hướng, như khi siết vòi tín dụng vào năm 2012, mà lại vừa muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao để tránh nạn thất nghiệp và động loạn xã hội. Mâu thuẫn đó kết tụ vào con số 7%, tăng trưởng cao hơn hay thấp hơn con số này là một chỉ dấu mà chúng ta nên lưu ý.
Lý do của mâu thuẫn này về chánh sách phải được thấy trong lãnh vực chính trị: trung ương phải đánh bung các thế lực cản trở.
Trận đánh chính trị
Trong hai năm qua, thế giới bên ngoài được biết về những đấu đá chính trị trong nội tình Trung Quốc trước và sau Ðại hội đảng khóa 18 vào tháng 11 năm 2012.
Trước hết là vụ Trùng Khánh với việc Bí Thư Bạc Hy Lai bị điều tra. Mở đầu là vụ ám sát nhân của bà vợ là Cốc Khai Lai cho đến việc Bạc Hy Lai bị tống giam rồi ra tòa và lãnh án tù chung thân. Bạc Hy Lai là ủy viên Bộ Chính Trị, có triển vọng bước vào Thường Vụ Bộ Chính Trị để là một trong bảy hay chín người quyền thế nhất đảng. Vậy mà vẫn bị thanh trừng.
Dồn theo vụ Bạc Hy Lai là việc Chu Vĩnh Khang bị điều tra.
Chu Vĩnh Khang là ủy viên Bộ Chính Trị, nằm trong Thường Vụ và lãnh đạo hệ thống an ninh nội bộ (Bộ Công An) và tình báo (Bộ Quốc An) lẫn hệ thống tòa án. Họ Chu còn là người đỡ đầu và cố gắng bênh vực Bạc Hy Lai đến tận cùng. Sau Ðại hội 18, Chu Vĩnh Khang đã về hưu mà vẫn bị điều tra và số phận ra sao thì chưa rõ. Nhưng một nhân vật ở cấp lãnh đạo như vậy mà vẫn bị thanh trừng thì đấy là sự lạ.
Cùng với việc hạ bệ Chu Vĩnh Khang, hàng chục đảng viên cao cấp khác cũng rớt đài. Họ là những người thân tín năm xưa của Chu Vĩnh Khang, có chung một xuất xứ là phục vụ và lên chức trong lãnh vực năng lượng. Nói lại cho rõ: hệ thống đảng viên đầy quyền thế vì chỉ huy hệ thống an ninh và dầu khí của Trung Quốc đều bị điều tra và lãnh án.
Nhưng chuyện chưa hết. Ngay giáp Tết đã có tin là Tăng Khánh Hồng cũng bị điều tra và có thể là đang ngồi tù.
Là ủy viên Thường Vụ Bộ Chính Trị về hưu sau Ðại hội 17, Tăng Khánh Hồng là nhân vật quyền thế bậc nhất ở hai khía cạnh. Sinh năm 1939, Tăng Khánh Hồng từng phó chủ tịch, bộ trưởng Quốc An và nhất là trưởng ban Tổ Chức Trung Ương, phụ trách hồ sơ nhân sự của đảng, có thẩm quyền về việc thăng quan tiến chức cho các đảng viên cao cấp trong chính quyền và bộ máy kinh tế quốc doanh. Và nắm giữ hồ sơ lý lịch của nhiều đảng viên như bửu bối về chính trị.
Nhưng, trước đó, Tăng Khánh Hồng là nhân vật thân tín của cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân trong Bộ Chính Trị từ 2003 khi Hồ Cẩm Ðào là chủ tịch. Thuộc “Thái Tử Ðảng” và “Cánh Thượng Hải,” được Giang Trạch Dân cài lại trong hệ thống lãnh đạo và lại phụ trách về tổ chức đảng nên Tăng Khánh Hồng có lúc còn ôm hy vọng lên làm chủ tịch chứ không phải là Hồ Cẩm Ðào. Sau khi về hưu, Tăng Khánh Hồng tiếp tục tác động vào thượng tầng chính trị và có góp phần vận động cho Chu Vĩnh Khang và Tập Cận Bình vào Thường Vụ Bộ Chính Trị.
Ngoài ra, Tăng Khánh Hồng còn là tỷ phú, dù chỉ là tỷ phú đồng Nguyên thì vẫn là đáng kể.
Nếu nhân vật như vậy mà bị Tập Cận Bình hỏi giấy thì rõ ràng là nội tình Trung Quốc đang có một cuộc tổng thanh trừng, có thể là với chủ địch tập trung quyền lực về trung ương.Và về tay lãnh tụ mới lên, để lèo lái con thuyền ra khỏi giông tố kinh tế.
Thế thì vì sao Bắc Kinh lại gây thêm sóng gió ngoài biên Ðông?
Sủa nhặng từ Ðông Hải đến Trung Nam Hải
Thói quen của quốc tế là gọi biển Ðông của Trung Quốc ở phía Bắc là East China Sea (Ðông Hải) và vùng biển Ðông Nam Á ở phía Nam là South China Sea (Trung Nam Hải). Xin hãy tạm dùng quy ước này để nói về động thái của Bắc Kinh.
Tại Ðông Hải, Trung Quốc đang gây tranh chấp nặng với Nhật Bản về chủ quyền trên quần đảo nhỏ Senkaku của Nhật mà họ gọi là Ðiếu Ngư. Tại Trung Nam Hải, Trung Quốc gây tranh chấp với các nước Ðông Nam Á (đứng đầu là Việt Nam và Phi Luật Tân) về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ðấy là bối cảnh của cái lưỡi bò chín khúc.
Tại Ðông Hải, tranh chấp gia tăng với việc Trung Quốc mở rộng vùng kiểm soát phòng không ADIZ, lấn vào vùng kiểm soát của Nhật Bản và suýt đụng độ với chiến hạm của Hoa Kỳ. Tại Trung Nam Hải, Trung Quốc mở rộng vùng kiểm soát ngư nghiệp và uy hiếp ngư phủ Việt Nam lẫn Phi Luật Tân. Nghĩa là từ Ðông Bắc Á xuống Ðông Nam Á, Trung Quốc gây rủi ro với các lân bang, từ Nhật Bản đến các nước trong Hiệp Hội ASEAN.
Yếu tố đáng chú ý nhất là sự hiện diện của một cường quốc Thái Bình Dương khác là Hoa Kỳ. Ðấy là siêu cường hải dương với Ðệ thất Hạm đội vẫn ở vào vị trí bất khả xâm phạm. Nếu theo dõi kỹ, ta có thể thấy ra là khi có rủi ro đụng độ với chiến hạm Mỹ tại Ðông Hải thì Bắc Kinh rút lui để đánh trống tại Trung Nam Hải. Bị chặn ở trên thì om sòm ở dưới.
Sự thật thì càng bành trướng xa bờ thì càng phải có khả năng hành động ở xa lãnh thổ và càng gần đất địch. Trước sức mạnh của Nhật Bản, Bắc Kinh chưa có khả năng đó tại Ðông Hải và chỉ lớn tiếng tại Trung Nam Hải để uy hiếp các nước Ðông Nam Á. Sự dè dặt của Hoa Kỳ có thể là cơ hội cho Bắc Kinh diễu võ dương oai tại Trung Nam Hải, nhưng vẫn chưa có thực lực quân sự để đảo ngược tình hình, và vượt qua rào cản của Hoa Kỳ.
Trung Quốc mới chỉ có tiếng chứ chưa có miếng.
Nghĩa là con chó chỉ biết sủa chứ chưa thể cắn. Nếu muốn cắn thật thì cũng phải mất vài chục năm đầu tư vào quân sự. Với những biến động kinh tế chính trị bên trong, lãnh đạo Bắc Kinh không có vài chục năm như vậy. Nếu vậy thì sao con chó chưa mọc răng mà vẫn cứ sủa nhặng?
Chúng ta phải trở lại chuyện bên trong:
Càng gặp khó khăn nội bộ, Bắc Kinh càng phải chỉ trỏ om sòm ra ngoài để điều hướng quần chúng vào mục tiêu giả để giải trừ bất mãn. Và càng muốn chấn chỉnh hàng ngũ lãnh đạo tại trung ương, Tập Cận Bình càng tìm đến hậu thuẫn của quân đội cùng các tướng lãnh trong Quân Ủy Trung Ương. Bắc Kinh lấy những rủi ro có tính toán như vậy với một điều kiện là đừng đụng vào Mỹ.
Ngược lại, lãnh đạo Hoa Kỳ càng chú ý đến nội tình nước Mỹ – về đủ chuyện – hay càng muốn sớm giải quyết những khúc mắc Hồi Giáo tại Trung Ðông và Trung Á, thì càng tạo cơ hội cho Bắc Kinh đánh trống ngoài Thái Bình Dương….
Kết luận ở đây là gì?
Thế giới gặp ba loại rủi ro từ Trung Quốc.
Rất nhỏ và trong ngắn hạn là tai nạn bất ngờ khi có đụng độ giữa tàu hải giám, hải chính hay chiến hạm của các nước trong vùng tranh chấp.
Rủi ro lớn hơn vậy là một vụ phá sản dây chuyền và khủng hoảng tài chánh lan rộng thành khủng hoảng kinh tế như Ðông Á đã gặp năm 1997-1998. Hậu quả bất lường là chuyện chưa ai lường được. Chúng ta nên theo dõi tin tức kinh tế Á Châu để hiểu thêm về hậu quả,
Lâu dài hơn vậy là rủi ro có thật, khi con chó đã mọc răng. Nếu Trung Quốc có thực lực quân sự để hoàn thành giấc mộng bá quyền thì Thái Bình Dương sẽ hết thái bình.
Ðấy là bài toán của Hoa Kỳ. Nhưng cũng là nan đề của nhiều nước Châu Á, từ Ấn Ðộ tới Úc và Nhật…
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét