- 'Nhảy múa cản trở người tưởng niệm 1979' (BBC) - Những người muốn đặt vòng hoa tưởng niệm cuộc chiến Việt – Trung bị cản trở bởi các cụ già và thanh niên nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ.
- 'Vẫn còn kịp kỷ niệm chiến tranh 1979' (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang cho rằng Hội sử học Việt Nam có thể tổ chức kỷ niệm đánh dấu ngày kết thúc cuộc chiến.
- 'Cần tôn vinh những người đã hy sinh' (BBC) - Một nhà nghiên cứu lịch sử trong nước nói việc tưởng niệm 35 cuộc chiến biên giới sẽ không khơi dậy hận thù.
- 'Cuộc chiến 1979 nặng nề, khó hàn gắn' (BBC) - Cuộc chiến do TQ tấn công VN tháng 2/1979 là một vết hằn, hố ngăn cách giữa hai dân tộc rất khó hàn gắn, theo sử gia Vũ Minh Giang.
- 'Phức cảm mười bảy tháng hai' (BBC) - TS Đinh Hoàng Thắng nói không được chủ quan cũng như không được tự tôn thái quá trong quan hệ với Trung Quốc.
- Tuần hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 tại Hà Nội (RFI) - Sáng nay, 16/02/2014, tại thủ đô Hà Nội nhiều người dân đã tham gia tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt– Trung 1979, nổ ra cách nay 35 năm. Những người tuần hành đi vòng quanh Hồ Gươm hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược, khẳng định chủ quyền quốc gia và hát nhiều bài hát nổi tiếng ra đời trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Đoàn tưởng niệm không đến được các tượng đài như dự kiến, do một số cản trở từ phía chính quyền địa phương. Lực lượng an ninh không can thiệp vào cuộc tuần hành tưởng niệm.
- "Chiêu" mới của chính quyền Hà Nội (RFA) - Đòn mới của nhà nước là đưa người nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội, vặn loa cho thật to để át những bài phát biểu và những tiếng hô khẩu hiệu của đoàn người biểu tình và tìm đủ mọi cách để những người trong đoàn không đến được tượng đài.
- Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân? (RFA) - Nhìn chung, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng các hoạt động chính trị tự phát vẫn diễn ra lẻ tẻ, thiếu tổ chức. Với số người tham gia còn rất khiêm tốn và không thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.
- Dệt may Việt Nam chưa sẵn sàng với TPP (RFA) - Mặc dù các vòng đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP chưa kết thúc, nhưng ngay cả vào thời điểm 2016 thì ngành Ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa hội đủ điều kiện để hưởng lợi mà còn có thể thua ngay trên sân nhà.
- Giải mã kinh tế Bắc Triều Tiên (RFI) - Bắc Triều Tiên là chủ đề được đăng tựa trên trang nhất của nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 02/2014. Tác giả bài viết là giáo sư Patrick Maurus, thuộc Viện nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông tại Paris (INALCO). Chuyên gia này cung cấp một góc nhìn khác về Bắc Triều Tiên, theo đó nền kinh tế của nước này không quá ảm đạm như người ta tưởng.
- LHQ: Bắc Hàn phạm tội ác chống nhân loại (RFA) - Báo cáo được viết dựa vào các tài liệu và những cuộc phỏng vấn với những người Bắc Hàn may mắn trốn thoát được ra nước ngoài, kết luận rằng chính quyền Bình Nhưỡng đã phạm tội ác chống nhân loại, Tòa Án Quốc Tế cần phải điều tra thêm và đưa những kẻ phạm tội ra xét xử.
- Vì sao Bắc Triều Tiên đồng ý tổ chức cuộc gặp những gia đình ly tán? (RFI) - Hôm thứ Sáu, 14/02, trong vòng hai cuộc gặp cấp cao giữa Nam và Bắc Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm, thuộc khu phi quân sự ngăn cách hai nước, chính quyền Bình Nhưỡng đã gây ngạc nhiên khi rút bỏ toàn bộ yêu sách đòi Seoul và Washington hoãn cuộc tập trận thường niên, như là điều kiện để tổ chức vào tuần tới, các cuộc gặp cho gần 100 gia đình bị ly tán do chiến tranh.
- Sinh nhật Kim Jong Il, Bình Nhưỡng thăng cấp nhiều chỉ huy quân đội (RFI) - Hôm nay, 16/02/2014, chính quyền Bình Nhưỡng đã kỷ niệm rầm rộ sinh nhật của cố lãnh tụ Kim Jong Il, đồng thời phong cấp cho nhiều chỉ huy, trong đó có chỉ huy đơn vị tên lửa phụ trách chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên.Như thông lệ, lễ kỷ niệm sinh nhậtông Kim Jong Il, thân phụ lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo các quan chức Đảng, Nhà nước và quân đội, tại sân vận động Bình Nhưỡng.
- Ân xá Quốc tế đòi Nga thả nhà bảo vệ môi sinh chỉ trích Thế vận Sotchi (RFI) - Vào lúc Thế vận hội mùa Đông tại Sotchi đang diễn ra, Tổ chứcÂn xá Quốc tế Amnesty International, trụ sở tại Luân Đôn, vào khuya hôm qua, 15/02/2013, đã lên tiếng thúc giục chính quyền Nga trả tự do ngay lập tức cho một nhà bảo vệ môi sinh. Nhân vật này vừa bị gởi đến thọán ba năm trong một trại cải huấn, một bảnán bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền lênán là một hành động nhằm bịt miệng những người chỉ trích việc tổ chức Thế vận hội ở Sotchi.
- Marathon Hồng Kông vì quyền tự do báo chí (RFI) - Vào hôm nay, 16/02/2014, thành phố Hồng Kông lại tổ chức cuộc chạy marathon thường niên, năm nay thu hút được khoảng 64.000 người tham dự. Điểm gây chúý là lẫn trong đoàn người chạy đua, có cả ngàn người gắn trênáo một mảnh ruban màu xanh lơ để bày tỏ sự ủng hộ đối với quyền tự do báo chí tại đây, được cho là đang bị đe dọa.
- Hồ sơ Biển Đông tiếp tục theo chân Ngoại trưởng Mỹ đến Indonesia (RFI) - Sau Seoul, Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ đã có mặt tại Jakarta, chặng thứ ba trong chuyến công du châuÁ lần này củaông. Vào hôm nay, 16/02/2014,ông John Kerry đã đọc một diễn văn quan trọng, kêu gọi mọi người phải chiến đấu chống biến đổi khí hậu tương tự như đấu tranh chống vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bên cạnh đó, theo các nguồn tin báo chí, Ngoại trưởng Mỹ và đồng nhiệm Indonesia sẽ còn tập trung trên hồ sơ nóng của khu vực là Biển Đông.
- Sau chuyến thăm của Mỹ, TQ xây thêm căn cứ quân sự (BaoMoi) - (Quan hệ quốc tế) - Ngoại trưởng Mỹ kết thúc chuyến thăm Trung Quốc với gần như không có sự đột phá nào trong các tiêu chí ban đầu đề ra, báo Pháp đã nhận định Mỹ đã thất bại trong việc kìm chế Trung Quốc
- 35 năm trận chiến biên giới, nhìn từ bên kia bờ đại dương (RFA) - Ngày 17/2/1979 Trung Quốc tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Ngày 14/2/2014, 74 nhân sĩ trí thức trong nước ra lời kêu gọi long trọng kỷ niệm ngày lịch sử này.
- Đan Lê ôm, hôn chồng giữa bãi biển đông người (BaoMoi) - Giữa bãi biển đông đúc người qua lại, diễn viên Đan Lê đã không ngại ngần trao cho chồng nụ hôn ngọt ngào.
- Trò chuyện với tác giả ‘Còn cái lai quần cũng cạp’ (VOA) - Những đoạn video theo kiểu hài độc thoại do tác giả Trang Lê tự biên tự diễn với nội dung phê phán giới lãnh đạo Việt Nam
- Dân ca miền Bắc (RFA) - Theo tôi, dân ca là những bài ca không biết ai là tác giả, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày của người dân quê...
- Học giả TQ đưa quan điểm mới về Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Học giả Trung Quốc kêu gọi các chuyên gia nước ngoài tư vấn thêm nhiều quan điểm khác nhau để đem lại bức tranh toàn cảnh về cuộc tranh chấp Biển Đông.
- Vì sao chính quyền Thái Lan phải nhẹ tay với người biểu tình? (RFI) - Tại Thái Lan, từ ba tháng rưỡi nay, những người biểu tình chống chính phủ đã xuống đường ở thủ đô Bangkok, và từ một tháng nay, họ đã tổ chức chiếm đóng một số ngã tư chiến lược và cơ quan chính phủ trong thành phố. Sau một thời gian cố tránh không cho cảnh sát đối đầu trực tiếp với người biểu tình, từ ngày 14/02/2014 vừa qua, chính quyền Thái Lan bắt đầu huy động cảnh sát đến giải tỏa nhiều địa điểm bị phong trào chống chính phủ trấn giữ.
- Pháp, Anh lên án Damas sau thất bại của hội nghị Genève 2 (RFI) - Hôm qua, 16/02/2014, vòng hai cuộc đàm phán về Syria tại Genève chấm dứt trong bế tắc, đe dọa tương lai của các thương lượng nhằm tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến. Anh và Pháp chỉ đích danh chính quyền Damas là thủ phạm chính của thất bại này.
- Syria bị buộc tội phá hoại hòa đàm (BBC) - Anh, Pháp buộc tội chính phủ ông Assad làm thất bại cuộc đàm phán Geneva vì không muốn chính phủ chuyển tiếp.
- 'Nên sợ biến đổi khí hậu' (BBC) - Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các nước nỗ lực đối phó biến đổi khí hậu, gọi đây là 'vũ khí hủy diệt hàng loạt đáng sợ nhất thế giới'.
- Ai Cập : Cựu Tổng thống Morsi ra tòa vì tội âm mưu « khủng bố » (RFI) - Chủ nhật, 16/02/2014,ông Mohamad Morsi, cựu Tổng thống Ai Cập, bị đưa ra xét xử tại một tòaán nước này, vì tộiâm mưu cùng các tổ chức nước ngoài thực hiện các hoạt động khủng bố trong nước. Luật sư bào chữa đe dọa tẩy chay phiên tòa.
- Nhảy sào : Qua mức xà 6m16, Renaud Lavillenie đi vào lịch sử (RFI) - Ông hoàng Serguei Bubka trong làng nhảy sào thế giới đã bị hạ bệ. Hôm qua tại giải điền kinh thế giới trong nhà tổ chức tại Donetsk, Ukraina, vận động viên Pháp Renaud Lavillenie đã vượt qua mức xà lịch sử 6m16, phá kỷ lục môn nhảy sào được huyền thoại người Ukraina giữ từ năm 1993. Cú nhảy thần kỳ này đã đưa Reanaud Lavillenie vào lịch sử của làng điền kinh thế giới.
- Berlin 2014 : Đạo diễn Trung Quốc Điêu Diệc Nam đoạt Gấu vàng (RFI) - Liên hoan Berlin lần thứ 64 bế mạc tối qua (15/02/2014) với buổi lễ trao giải Gấu vàng và Gấu bạc. Ban giám khảo Berlin đã chấm điểm cao điện ảnh châuÁ vì có hai bộ phim Trung Quốc và một tác phẩm của Nhật Bản có mặt trên bảng vàng năm nay.
- Chính quyền Ukraina thả hết người biểu tình bị bắt (RFI) - Phe đối lập Ukraina, hôm nay 16/02/2014, đã rời khỏi trụ sở tòa Thị chính mà họ đã chiếm giữ từ tháng 12 năm ngoài, sau khi những người biểu tình bị bắt giữ trước đây đã được trả tự do.
- Giải pháp hòa bình cho Syria vẫn bế tắc (RFA) - Hai mươi bốn giờ đồng hồ sau khu vòng đàm phán thứ nhì về giải pháp hòa bình cho Syria gặp thất nại, vẫn chưa biết khi nào phái đoàn đại diện cho chính quyền và địa diện của phe chống đối sẽ gặp lại nhau.
- Philippines: Chính phủ hứa tái thiết đất nước vững mạnh hơn trước (RFA) - Chính phủ Philippines cam kết không chỉ tái thiết lại tất cả những đổ vỡ do thiên tai gây nên, mà còn xây dựng những cộng đồng vững mạnh hơn ở 174 tỉnh thành mà siêu bão này đã đi qua và tàn phá.
- Indonesia nhờ Hoa Kỳ can thiệp vụ thuyền nhân ở Úc (RFA) - Quan hệ giữa Australia và Indonesia đang ở ngưỡng cửa khó khăn, sau khi chính phủ Jakarta cho biết sẽ nhờ Hoa Kỳ can thiệp để Canberra thay đổi chính sách cứng rắn đối với những thuyền nhân từ Indonesia vượt biển sang Australia xin tỵ nạn.
- Miến: 5 nhà báo bị truy tố về tội tiết lộ bí mật quốc gia (RFA) - Chính phủ Myanamar chính thức truy tố 5 nhà báo về tội tiết lộ bí mật quốc gia, sau khi những ký giả này viết loạt bài nói về một nhà máy chế tạo võ khí hóa học ở thành phố Pakokku là nơi có nhiều cơ xưởng của quân đội hoạt động.
- Thái: Đàm phán giữa cảnh sát và người biểu tình bất thành (RFA) - Các cuộc đàm phán giữa cảnh sát Thái Lan với một trong những lãnh tụ cuộc biểu tình chống Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã không thành công, sau khi phe chống đối nhất định không rút khỏi những địa điểm mà họ đã chiếm đóng cả tháng nay.
- Trao đổi thư tín (RFA) - “Cộng sản cứ tưởng người dân bây giờ ngu dốt đần độn dễ bị lừa như thời Hồ ChíMinh. Thời nay internet mặc dù bị chận trong nước nhưng dân biết rõ như lòng bày tay, đừng hòng lừa bịp”.
- Các phe phái liên hệ với Taliban tham gia cuộc bầu cử Afghanistan (VOA) - Một phe phái lớn ở Afghanistan từng sát cánh với Taliban chống các lực lượng NATO vừa loan báo sẽ chính thức tham gia cuộc bầu cử tổng thống sắp tới
- Iraq: Giáo sĩ Moqtada al-Sadr ngưng hoạt động chính trị (VOA) - Giáo sĩ Iraq theo chủ trương cực đoan của phái Shia, ông Moqtada al-Sadr, loan báo thôi hoạt động chính trị
- Ông Kejriwal từ chức Thủ hiến New Delhi sau 49 ngày (VOA) - Thủ hiến New Delhi của Ấn Ðộ, người được bầu lên từ cuộc vận động chống tham nhũng, đã từ chức sau 49 ngày
- Người biểu tình Ukraina rút khỏi tòa thị chính Kyiv (VOA) - Những người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Kyiv của Ukraina đã rút khỏi tòa thị chính để đáp lại một đề nghị ân xá của chính phủ
- Nổ bom giết chết cảnh sát bảo vệ nhân viên chủng ngừa ở Pakistan (VOA) - Một vụ nổ bom đã giết chết một cảnh sát viên và làm bị thương một cảnh sát viên khác khi họ đang bảo vệ an ninh cho các nhân viên chủng ngừa bệnh bại liệt
- Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo về biến đổi khíhậu (VOA) - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry nói rằng tình trạng biến đổi khí hậu là một đe dọa đối với toàn thế giới trong bài diễn văn đọc tại thủ đô Indonesia
- Olympic Sochi Chủ nhật: Bốn nước giành huy chương vàng (VOA) - Mỹ và Nga đang đứng đầu bảng tổng sắp, mỗi nước đạt 16 huy chương các loại. Ðức giành được nhiều huy chương vàng nhất, 7 chiếc. Tiếp đến là Thụy Sĩ và Na Uy
- Phát hiện xác chết dưới bánh xe máy bay ở phi trường Quốc tế Dulles (VOA) - Thi thể một người đàn ông được phát hiện trong vòm chứa càng đáp và bánh xe của chiếc máy bay thuộc Hãng hàng không Nam Phi
- Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi hành động chống biển đối khí hậu (BaoMoi) - (TNO) Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay 16.2 kêu gọi các quốc gia nỗ lực hơn nữa để chống biển đổi khí hậu, gọi đó là “vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất của thế giới”, theo AFP.
- Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á: Mỹ - Trung nắn gân nhau vì vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong thời điểm nhạy cảm diễn ra đầy căng thẳng, khi hai bên liên tục đưa ra các đòn răn đe và nắn gân lẫn nhau giữa những bất đồng về nhiều vấn đề.
- "Hoa Kỳ có rất ít ảnh hưởng đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông" (BaoMoi) - (GDVN) - Cái gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh yêu sách ở Biển Đông "không cản trở tự do hàng hải", do đó nó "không xung đột với yêu cầu của Mỹ về tự do hàng hải"?!
- Những điều ít biết về chiến lược biển xanh của Trung Quốc (BaoMoi) - Tạp chí Defense Review Asia (DRA) vừa dẫn lời Giám đốc bộ phận dịch vụ tư vấn của Công ty Phân tích hải quân AMI International (Mỹ) Bob Nugent dự đoán, trong 20 năm tới các nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ chi 200 tỉ USD để mua hơn 1.000 tàu chiến, tàu hộ vệ, khu trục hạm, tàu có khả năng chở trực thăng, tàu tuần tra… Điều này đồng nghĩa với một cuộc đua vũ trang trên biển khiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương “nóng” lên từng ngày.
- Chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ không có đột phá (BaoMoi) - (TNO) Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) cho hay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 15.2 mà không có bước đột phá nào trong hai vấn đề hàng đầu của chương trình nghị sự, đó là căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông.
- Mỹ - Trung khắc sâu bất đồng về tranh chấp biển đảo châu Á (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kết thúc chuyến thăm Trung Quốc mà không đạt được tiến triển trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
- Ba tàu Trung Quốc tiếp cận đảo tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Theo hãng Kyodo, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 16/2, ba tàu tuần duyên của Trung Quốc đã bị phát hiện di chuyển xung quanh quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) tại biển Hoa Đông, ngay bên ngoài lãnh hải của Nhật Bản.
- Bài học từ Hiệp ước Munich (BaoMoi) - Hiệp ước Munich năm 1938 đi vào lịch sử như là bài học đắt giá về sự nhượng bộ ngoại giao chỉ có tác dụng khuyến khích kẻ xâm lược lấn tới.
- Philippines đòi tòa án quốc tế xử “đường lưỡi bò” (BaoMoi) - Nước này đang hoàn tất các đệ trình cuối cùng tới tòa trọng tài quốc tế để chứng minh ”đường lưỡi bò” của TQ là vô căn cứ.
- "Mỹ không kiềm chế được tham vọng biển đảo của Trung Quốc" (BaoMoi) - Tài gỡ mìn của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn không thay đổi được tình hình ở Biển Đông và Hoa Đông.
- "Không có đột phá nào về Biển Đông, Hoa Đông khi John Kerry thăm TQ" (BaoMoi) - (GDVN) - John Kerry đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc mà không có bất cứ đột phá nào trong vấn đề ông từng đặt ra đầu chương trình nghị sự, những căng thẳng chủ quyền
- Ngoại trưởng Kerry nói gì về ADIZ? (BaoMoi) - TT - Tối 14-2, trong cuộc họp báo một mình cuối ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc đã kéo dài hơn dự tính về hầu hết mọi vấn đề mà hai bên và khu vực đang quan ngại.
- “Bá quyền” kiểu Trung Quốc (BaoMoi) - Với vị trí là nền kinh tế số 2 thế giới và đang tiến những bước dài trong cuộc đua với Mỹ, việc Trung Quốc bá quyền chắc chắn không thể tránh khỏi. Tương tự như những gì Mỹ đã từng làm tại châu Mỹ, nhưng Học thuyết Monroe phiên bản Trung Quốc sẽ như thế nào?
- Cần tiến triển nhanh trong đàm phán COC (BaoMoi) - Mỹ phản đối lập vùng nhận dạng phòng không thứ hai trên biển Đông.
Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân?
|
∇ Nghe tường trình
|
Hoạt động chính trị đường phố hay còn gọi là phong trào xuống đường tự phát của dân chúng ở Việt Nam đã có từ thế kỷ trước. Đó là các cuộc biểu tình ôn hòa, các lễ tưởng niệm, kỷ niệm một sự kiện chính trị.... hoặc các hoạt động tham dự các phiên toà xét xử các nhà hoạt động chính trị - xã hội.
Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, thì tiếng nói của họ sẽ phát huy tác dụng, phần nào đánh động và tạo áp lực để các cơ quan chính quyền để họ lắng nghe nguyện vọng của một bộ phận dân chúng.
Nhìn chung, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng các hoạt động chính trị tự phát vẫn diễn ra lẻ tẻ, thiếu tổ chức. Với số người tham gia còn rất khiêm tốn và không thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.
Đánh giá tình hình chung của các hoạt động này hiện nay, ông Vũ Quốc Ngữ một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội cho rằng: phong trào dân chủ tuy chưa mạnh mẽ, nhưng đã có các bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua. Do phong trào phải đối mặt với một chính quyền rất tàn bạo và tinh vi trong việc đàn áp đối lập. Còn nhân dân thì nói chung ngại va chạm với chính quyền, sợ bị gây khó dễ đến cuộc sống gia đình, công việc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quốc Ngữ nói:
Phong trào dân chủ tuy không được mạnh mẽ như mong đợi nhưng cũng là bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua. Khi gặp nhiều cựu tù chính trị như Phạm Hồng Sơn, Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Văn Đài, họ cho biết trong thời điểm họ bị bắt cách đây 5-6 năm, có rất ít người tranh đấu dân chủ, và khi đó họ cảm thấy rất cô đơn. Nhưng bây giờ thì lớn mạnh rất nhiều“
Khi được hỏi nguyên nhân do đâu các hoạt động chính trị tự phát ít được sự hưởng ứng của đa số người dân? Blogger Lê Anh Hùng từ Quảng trị cho rằng, gần đây việc thăm dò độc giả chọn thích và không thích trong một số bài viết ca ngợi chế độ trên các trang mạng chính thống đã cho kết quả với tỷ lệ lớn nghiêng về phía không thích. Đây có thể coi là một “hàn thử biểu” khá chính xác về mức độ thức tỉnh của dân chúng.
Tuy vậy, theo ông Hùng thừa nhận trên thực tế thời gian qua, các cuộc tụ tập đông người do các cá nhân, tổ chức dân chủ kêu gọi lại ít được sự hưởng ứng của đa số người dân. Nói về các nguyên nhân, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Anh Hùng cho biết:
Phong trào dân chủ tuy không được mạnh mẽ như mong đợi nhưng cũng là bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua.
- Ông Vũ Quốc Ngữ
|
Từ Hà nội, ông Trịnh Toàn một người đã nhiều lần tham gia biểu tình cho rằng, phong trào dân chủ đã có các tiến bộ vượt bậc. Song các hoạt động chính trị đường phố không thu hút được người dân vì chưa đánh trúng và các nội dung không gắn chặt với quyền lợi của số đông người dân. Đặc biệt là vấn đề các nhân vật nổi danh trong các hoạt động này chưa có tính thuyết phục và không được người dân chấp nhận. Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Toàn nhận xét:
“Những nhược điểm chính của những người hoạt động dân chủ của chúng ta là cái tôi của họ quá cao. Truyền thông lề trái của chúng ta thì đang tôn vinh các thần tượng một cách quá đáng, thiếu thực tế và không thật. Vì những người ấy không có sức lan tỏa. Người Việt nam chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống nên vấn đề đạo đức, phẩm chất là hết sức quan trọng. Một người đứng đầu đám đông lên tiếng thuyết phục, muốn có trọng lượng trước tiên họ phải là người có phẩm chất đạo đức hơn nhiều những người khác.”
Vì sao?
|
“Hàng năm có hàng trăm cuộc biểu tình, những cuộc biểu tình lớn nhỏ của bà con nông dân, bà con dân oan hoặc các cuộc tuần hành của giới đồng tính. Nhưng nó không ảnh hưởng gì đến mối anh nguy của chế độ. Đối với các cuộc biểu tình hoặc các cuộc tham gia vào các phiên xử là các hoạt động mang tính chính trị. Và một khi đã là các hoạt động chính trị thì họ chuẩn bị một cách hết sức chu đáo, nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần trước đó với bài bản hẳn hoi”.
Nói về các giải pháp cơ bản để khắc phục các tồn tại đã nêu trên, trao đổi với chúng tôi blogger Lê Anh Hùng nói:
“Cần không ngừng tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau để ngày càng nhiều người dân nhận ra được bản chất của chế độ, cũng như sự cần thiết phải lên tiếng bày tỏ thái độ. Hình thành các tổ chức xã hội dân sự đa dạng để liên kết các thành viên có tinh thần đấu tranh trong xã hội. Và quan tâm đến những người đấu tranh, cũng như thân nhân của họ, để họ yên tâm dấn thân cho công cuộc chung của nước nhà."
Cần không ngừng tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau để ngày
càng nhiều người dân nhận ra được bản chất của chế độ, cũng như sự cần
thiết phải lên tiếng bày tỏ thái độ.
- Blogger Lê Anh Hùng
|
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quốc Ngữ nói:
“Cần phải viết các bài lôi kéo tầng lớp trung lưu: công chức, sinh viên, doanh nhân: cách mạng dân chủ không làm mất ổn định xã hội, trái lại, nó sẽ mang lại sự ổn định bền vững trong tương lai. Quyền lợi của nhiều người, kể cả hưu trí, công chức được đảm bảo. Vận động, tuyên truyền trong chính gia đình mình, bạn bè và những người quen biết, để họ có thể tham dự vào mà không thờ ơ với thời cuộc.”
Quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân - người có mối liên hệ trực tiếp về mặt pháp lý với Nhà nước luôn là mối quan hệ nền tảng mà mọi Nhà nước cần phải tạo lập và điều chỉnh. Các sinh hoạt chính trị của người dân luôn có giá trị tích cực, nó thúc đẩy và buộc nhà nước phải quan tâm tới nguyện vọng của một nhóm dân chúng, viecj này cần được khuyến khích.
Anh Vũ,
thông tín viên RFA
Tiến Sĩ Trần Nhơn - Đảng độc trị
Không ai tặng tự do miễn phí,
Chẳng ai biếu dân chủ, nhân quyền.
Đừng tin lời hứa đảng độc trị,
Tham sân si, khát máu, khát tiền!
Đảng độc trị mạo xưng cách mạng,
Soán ngọc tỷ, chiếm phủ đầu rồng.
Thoái hóa biến chất thành băng đảng,
Cầm tù trí thức, phản công nông.
Đảng độc trị thoán đoạt vương miện,
Cướp hoàng bào, cưỡi cổ thần dân.
Chuyên chính vô sản làm phương tiện,
Sa đọa thành vô học, vô luân.
Đảng độc trị bảo thủ ngu dốt,
Hoạt đầu mọc như nấm sau mưa.
Không thể lựa chọn nhân sự tốt
Trong thể chế gian lận dối lừa!
Quan thanh liêm lọt vào bộ máy,
Không xiểm nịnh thảo khấu cướp ngày,
Cối xay cơ chế nghiền ra bã,
Chuyện buồn “thời Đồ Đảng” bấy nay!
Đảng độc trị quan giàu nước yếu,
Nền chính trị “chí tư vô công”.
Nhân dân ăn quả lừa, quả đểu,
Nhà nước bốn kiên định đến cùng.
Đảng độc trị dùng mọi thủ đoạn
Diệt đối trọng, đối lập đồng hành.
Không đếm xỉa nhân tâm, sinh mạng,
Triệu cốt khô đảng trị công thành.
Đảng độc trị lộng giả thành chân,
Ngụy xưng nhà nước của nhân dân.
Diệt đồng chí, bảo kê đồng lõa,
Trọng tài kiêm cầu thủ bao sân.
Quyền lãnh đạo của đảng độc trị,
Đảng tuyên xưng: ý nguyện toàn dân.
Nội bộ đảng mấy người đồng ý?
Bộ Chính trị mấy vị tán thành?
So với chế độ độc trị khác,
Việt Nam bi thảm gấp ngàn lần.
Bảy thập niên nối giáo Hoa tặc,
Đan cài mười sáu chữ tương lân.
“Thà mất nước còn hơn mất đảng”,
Não trạng đảng chủ quá “ngu đần”!
Đảng chỉ là công cụ Đại Hán,
Diệt thỏ hết rồi, giết chó săn!
Đảng độc trị kêu gào yêu nước,
Đun nồi da nấu thịt dân mình.
Nay tuyên truyền ổn định phát triển,
Cúi đầu tuân chỉ dụ Bắc Kinh!?
Đảng độc trị không chỉ nhịn nhục,
Tẩy não dân thành “cháu thỏ con cừu”.
Trói “ngoại giao nhân dân” bắt nhốt,
Đầu hàng vô điều kiện kẻ thù.
Lịch sử chứa con người, sự kiện,
Nhục – vinh nhiều bài học để đời.
Có Lê Lợi, Quang Trung, Chiêu Thống...
Có Thành Đô trọng tội Linh, Mười.
Người mất đã định hình công tội,
Kẻ còn hãy sám hối thành tâm!
Báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội,
Nhận kỷ luật xin sửa lỗi lầm!
Trung Quốc lo Việt Nam thay đổi,
Tác động tới “ổn định” thiên triều.
Như thời tường Berlin sụp đổ,
Trường thành Xô viết ngã nhào theo.
Khuyến dụ Việt Nam chỉnh đốn đảng,
Tranh giành đấu đá khử trừ nhau.
Canh Tý chui gọn vào bẫy cạn,(*)
Đảng vương thành Thái thú Ba Tàu?
Đảng phái – luôn chỉ là phương tiện,
Lê nin hoán đổi thành mục tiêu.
Stalin, Mao Trạch Đông “cao kiến”
Đánh tráo thành đảng trị vương triều.
Quái thai sinh hậu duệ quái thai,
“Nhà nước – Đảng” dã man độc tài.
Côn đồ đỏ xã hội đen kết nối,
Tà đạo Lê – Mao trượt dốc dài.
Xô một phần ba nhân loại xuống hố,
Dân quyết tử cho đảng trị trường sinh.
Đêm dài “thời Đồ Đảng” đen tối,
Chân trời chưa thấy ánh bình minh.
Có ai ngờ những người cộng sản
Thành băng nhóm khát máu, khát tiền.
Khát quyền lực, háo danh bệnh hoạn,
Sụp đổ rồi thần tượng thiêng liêng!
Đảng độc trị gieo bao nỗi sợ,
Làm thế nào tìm được lối ra?
Kẻ buộc chuông là người tháo mở,
Trách nhiệm đó thuộc về “đảng ta”!
Giao Hội đồng Lý luận trung ương
Soạn lộ trình khai lối mở đường.
Tổng Bí thư yêu cầu đột phá,
Chờ đợi gì chưa có chủ trương?
Tháng 2/2014
TS Trần Nhơn
(*) Canh Tý: 2020 (theo tinh thần mật ước Thành Đô?)
Soán ngọc tỷ, chiếm phủ đầu rồng.
Thoái hóa biến chất thành băng đảng,
Cầm tù trí thức, phản công nông.
Đảng độc trị thoán đoạt vương miện,
Cướp hoàng bào, cưỡi cổ thần dân.
Chuyên chính vô sản làm phương tiện,
Sa đọa thành vô học, vô luân.
Đảng độc trị bảo thủ ngu dốt,
Hoạt đầu mọc như nấm sau mưa.
Không thể lựa chọn nhân sự tốt
Trong thể chế gian lận dối lừa!
Quan thanh liêm lọt vào bộ máy,
Không xiểm nịnh thảo khấu cướp ngày,
Cối xay cơ chế nghiền ra bã,
Chuyện buồn “thời Đồ Đảng” bấy nay!
Đảng độc trị quan giàu nước yếu,
Nền chính trị “chí tư vô công”.
Nhân dân ăn quả lừa, quả đểu,
Nhà nước bốn kiên định đến cùng.
Đảng độc trị dùng mọi thủ đoạn
Diệt đối trọng, đối lập đồng hành.
Không đếm xỉa nhân tâm, sinh mạng,
Triệu cốt khô đảng trị công thành.
Đảng độc trị lộng giả thành chân,
Ngụy xưng nhà nước của nhân dân.
Diệt đồng chí, bảo kê đồng lõa,
Trọng tài kiêm cầu thủ bao sân.
Quyền lãnh đạo của đảng độc trị,
Đảng tuyên xưng: ý nguyện toàn dân.
Nội bộ đảng mấy người đồng ý?
Bộ Chính trị mấy vị tán thành?
So với chế độ độc trị khác,
Việt Nam bi thảm gấp ngàn lần.
Bảy thập niên nối giáo Hoa tặc,
Đan cài mười sáu chữ tương lân.
“Thà mất nước còn hơn mất đảng”,
Não trạng đảng chủ quá “ngu đần”!
Đảng chỉ là công cụ Đại Hán,
Diệt thỏ hết rồi, giết chó săn!
Đảng độc trị kêu gào yêu nước,
Đun nồi da nấu thịt dân mình.
Nay tuyên truyền ổn định phát triển,
Cúi đầu tuân chỉ dụ Bắc Kinh!?
Đảng độc trị không chỉ nhịn nhục,
Tẩy não dân thành “cháu thỏ con cừu”.
Trói “ngoại giao nhân dân” bắt nhốt,
Đầu hàng vô điều kiện kẻ thù.
Lịch sử chứa con người, sự kiện,
Nhục – vinh nhiều bài học để đời.
Có Lê Lợi, Quang Trung, Chiêu Thống...
Có Thành Đô trọng tội Linh, Mười.
Người mất đã định hình công tội,
Kẻ còn hãy sám hối thành tâm!
Báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội,
Nhận kỷ luật xin sửa lỗi lầm!
Trung Quốc lo Việt Nam thay đổi,
Tác động tới “ổn định” thiên triều.
Như thời tường Berlin sụp đổ,
Trường thành Xô viết ngã nhào theo.
Khuyến dụ Việt Nam chỉnh đốn đảng,
Tranh giành đấu đá khử trừ nhau.
Canh Tý chui gọn vào bẫy cạn,(*)
Đảng vương thành Thái thú Ba Tàu?
Đảng phái – luôn chỉ là phương tiện,
Lê nin hoán đổi thành mục tiêu.
Stalin, Mao Trạch Đông “cao kiến”
Đánh tráo thành đảng trị vương triều.
Quái thai sinh hậu duệ quái thai,
“Nhà nước – Đảng” dã man độc tài.
Côn đồ đỏ xã hội đen kết nối,
Tà đạo Lê – Mao trượt dốc dài.
Xô một phần ba nhân loại xuống hố,
Dân quyết tử cho đảng trị trường sinh.
Đêm dài “thời Đồ Đảng” đen tối,
Chân trời chưa thấy ánh bình minh.
Có ai ngờ những người cộng sản
Thành băng nhóm khát máu, khát tiền.
Khát quyền lực, háo danh bệnh hoạn,
Sụp đổ rồi thần tượng thiêng liêng!
Đảng độc trị gieo bao nỗi sợ,
Làm thế nào tìm được lối ra?
Kẻ buộc chuông là người tháo mở,
Trách nhiệm đó thuộc về “đảng ta”!
Giao Hội đồng Lý luận trung ương
Soạn lộ trình khai lối mở đường.
Tổng Bí thư yêu cầu đột phá,
Chờ đợi gì chưa có chủ trương?
Tháng 2/2014
TS Trần Nhơn
(*) Canh Tý: 2020 (theo tinh thần mật ước Thành Đô?)
VAOL: Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng bộ Thủy Lợi, từ tháng 12/1997 đến tháng 9/2007 là chủ tịch Hội khoa học Thuỷ lợi Việt Nam
Sinh ngày: 10/4/1938
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
- 1961: Kỹ sư Thuỷ Lợi
- 1991: Tiến sĩ Kinh Tế
- 6/1972: Phó Cục trưởng Cục kiến thiết cơ bản – Bộ Thuỷ Lợi
- 1/1976: Trưởng ty (nay là Giám đốc Sở) Thuỷ Lợi tỉnh Đak Lak
- 1983: Vụ trưởng Vụ xây dựng cơ bản – Bộ Thuỷ Lợi
- 11/1983 – 1995: Thứ trưởng Bộ Thuỷ Lợi
12/1997 đến nay: Chủ Tịch Hội Thuỷ Lợi Việt Nam
Từ tháng 7/2000 Tổng Giám đốc Công ty phát triển và hội nhập Toàn cầu
Chức vụ về Đảng:
- Tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Đak Lak
- Phó bí thư Đảng uỷ khối cơ quan nông nghiệp TW
- Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ khối cơ quan kinh tế TW
- Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
- Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
Nguyễn Trọng Bình - Viết nhân ngày kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc đại bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Là người Việt dĩ nhiên là tôi rất tự hào về lịch sử và “truyền thống
chống giặc ngoại xâm” của dân tộc. Tuy vậy, thời gian gần đây mỗi khi
nghĩ đến chuyện này tôi thấy có không ít băn khoăn.
1. Phải thừa nhận rằng, trong suốt chiều dài dựng nước của dân tộc ta
thì việc phải đối phó với giặc ngoại xâm đến từ Trung Quốc là lâu dài và
gian khổ nhất (1000 năm Bắc thuộc trước đó và gần nhất là cách đây tròn
35 năm, ngày 17/2/1079). Việt Nam cũng tiến hành chiến tranh chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và
chỉ một lần. Không những thế, khi người Pháp, người Mỹ xâm lược Việt
Nam, về mặt quân sự, chính trị tuy họ có gây ra những mất mác đau thương
cho người Việt nhưng nếu nhìn ở phương diện văn hóa, tư tưởng, giáo dục
thì người Pháp và người Mỹ đã có những đóng góp đáng kể giúp Việt Nam
tiến bộ và văn minh hơn trước. Đặc biệt ít nhiều đã giúp Việt Nam đã
thoát ra khỏi sự “nô lệ về tư tưởng” của người Trung Quốc. Còn với Trung
Quốc, thời nào cũng vậy mỗi khi sang xâm lược Việt Nam họ không những
tàn ác về mặt quân sự mà rất nham hiểm, thâm độc về mặt tư tưởng. Họ
không chỉ thảm sát người Việt mà còn tìm mọi cách làm cho dân tộc ta đời
đời không thể ngoi lên được để họ mãi “đè đầu cỡi cổ”. Lịch sử đã ghi
nhận họ không chỉ bắt, giết nhân tài nước Việt mà còn đốt hết văn thư,
sách vở của cha ông ta. Nham hiểm hơn họ còn tìm mọi cách để trấn yểm
những nơi mà họ gọi là “long mạch” với ý nghĩ làm cho dân tộc Việt phải
diệt vong... Cho nên, với tôi cách nói “truyền thống chống giặc ngoại
xâm của dân tộc ta” phải chăng là cách nói mang hàm ý chống giặc ngoại
xâm Trung Quốc là chủ yếu?
Nếu đúng như vậy thì mươi, mười mấy năm qua nhận thức của người Việt Nam
về cái “truyền thống” ấy hình như đang có sự lệch lạc và sai lầm rất
nghiêm trọng. Điều này thể hiện rất rõ ở qua cách tuyên truyền giáo dục
cho thế hệ cháu con về cái “truyền thống” ấy. Để giáo dục thế hệ mai sau
cái “truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc”, những “người có
trách nhiệm” và các sử gia viết sách giáo khoa hầu như chủ yếu nói về
lịch sử chiến đấu, “chiến thắng” liên quan đến hai cuộc chiến tranh với
người Pháp và Mỹ gần đây mà hiếm khi đề cập đến những cuộc chiến đấu của
cha ông với người Trung Quốc trước đó và sau này (nếu có cũng chỉ là
cách nói sơ lược, chung chung).
Một minh chứng cụ thể là trong những ngày này cách đây 35 năm, hơn 60
ngàn quân Trung Quốc hung hăng tràn sang xâm thảm sát đồng bào ta ở các
tỉnh biên giới phía Bắc. Họ tiến hành cuộc chiến tranh chớp nhoáng theo
lệnh của Đặng Tiểu Bình với ý nghĩ “dạy cho Việt Nam một bài học”. Sự
tàn ác và nham hiểm của họ nói thì nhiều nhưng có thể miêu tả ngắn gọn
qua biểu hiện trong nhận thức của quân dân ta lúc bấy giờ đó là: hoàn
toàn bất ngờ, không ai nghĩ là “đồng chí”, “anh em”, “láng giềng” với
nhau mà họ lại hành xử với chúng ta tàn ác và man rợ như vậy. Lịch sử về
cuộc chiến tranh này rõ ràng như vậy nhưng thử hỏi có bao nhiêu người
Việt Nam nhất là thế hệ trẻ hiện nay biết được? Thế thì một câu hỏi đặt
ra là tại sao với kẻ mà lúc nào cũng rắp tâm nếu thôn tính không được
thì hủy diệt dân tộc ta nhưng thời gian qua ta lại ít khi lên tiếng hoặc
không dám lên tiếng mỗi khi nói về “truyền thống chống giặc ngoại xâm
của dân tộc”?
Những năm gần đây tôi tin là bất kì người dân Việt Nam nào nếu có bỏ
chút ít tìm hiểu tình hình chính trị của đất nước cũng đều biết mối quan
hệ giữa chúng ta với Trung Quốc đang có nhiều “lấn cấn”. Tuy vậy, dẫu
là biết có bất ổn nhưng tôi tin đa phần người dân Việt Nam lại không
biết (kể cả tôi) quan điểm, sách lược cụ thể của lãnh đạo nước nhà trong
việc đối phó với sự nham hiểm của bọn người Trung Quốc như thế nào nhất
là trong những thời điểm mà thái độ hiếu chiến và ngang ngược của họ
ngày một tăng theo cấp số nhân (dĩ nhiên ở đây người dân không đòi hỏi
để biết những vấn đề thuộc về bí mật quân sự, bí mật quốc gia, vấn đề là
người dân muốn biết cái quan điểm mà qua đó cho thấy thái độ, tư thế,
vị thế, bộ mặt của một đất nước Việt Nam độc lập, bình đẵng trong mối
quan hệ với Trung Quốc là như thế nào). Điển hình là việc họ liên tục
gây hấn trên Biển Đông như cắt cáp tàu của ta, bắt bớ đánh đập, bắn giết
ngư dân ta rất nhiều lần. Báo chí truyền thông của họ thì liên tục mạt
sát, hăm he, biêu riếu ta trong khi báo chí truyền thông (chính thống)
của ta thì hoàn toàn ngược lại. Qua các cơ quan truyền thông chính
thống, gần như người dân Việt chỉ biết được quan điểm rất chung chung
của “những người có trách nhiệm” liên quan đến vấn đề này là phải “dùy
trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị” hay “kiên trì giải quyết những bất
đồng thông qua đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Dĩ nhiên, quan
điểm chủ trương này là đúng đắn. Trước hết nó thể hiện tinh thần yêu
chuộng hòa bình của người Việt Nam bao đời nay nên buộc phải chín bỏ làm
mười mà nhân nhượng họ. Tuy vậy, vấn đề là ta đã thực tâm, thực lòng
với họ nhưng họ có thực tâm thực lòng với ta hay không? Và tôi tin là
không một người Việt Nam nào có hiểu biết (nhất là những lãnh đạo cấp
cao của ta) lại không biết sự quỷ quyệt và nham hiểm của giới lãnh đạo
Trung Quốc. Nếu như vậy, thì nhất định chúng ta phải nghiêm túc nhìn
nhận lại những chuyện mà ta đã nhân nhượng họ bấy lâu nay. Nhất là trong
nhiều trường hợp có khi sự nhân nhượng đã biến thành sự nhu nhược và
yếu hèn lúc nào không hay.
Tôi lấy ví dụ tại sao lại không cho người dân biểu tình chống lại sự
hung hăng của họ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ cướp của
ta; tại sao báo chí đưa tin về những vụ việc liên quan đến sự bắt bớ
đánh đập ngư dân ta trên biển Đông lại hạn chế và né tránh trong từ ngữ
diễn đạt; tại sao không cho hay không dám tổ chức những buổi lễ nhằm
tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cách đây 35 năm - ngày mà
họ xua hơn 60 ngàn quân tràn sang xâm lược nước ta...? Trong những
trường hợp này, rõ ràng rất khó mà thuyết phục dân chúng với lý do chúng
ta phải nhân nhượng những “chuyện vặt” để hướng đến “đại cuộc” gì đó.
Bởi lẽ cần nhớ rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển với họ và vấn
đề giáo dục thế hệ cháu con nhằm “phát huy truyền thống đánh giặc ngoại
xâm” thông qua việc tổ chức tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống
cách đây 35 năm là hai vấn đề khác nhau. Việc tranh chấp lãnh thổ suy
cho cùng đó là vấn đề mà nói trắng ra là thế giới ai cũng biết (duy chỉ
có dân ta đa phần lại rất mơ hồ), là vấn đề nhất định phải mang ra đàm
phán đa phương (trên cơ sở luật pháp quốc tế) còn vấn đề tổ chức tưởng
niệm các anh hùng liệt sĩ là vấn đề thuộc về nội bộ của chúng ta. Về
nguyên tắc thì Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác không được quyền
can thiệp vào chuyện nội bộ này. Cho nên không có lý do gì chúng ta lại
không cho dân mình cất lên nói lên tiếng nói nhằm tri ân các anh hùng
liệt sĩ đã ngã xuống mà lịch sử đã thừa nhận đó là cuộc chiến tranh vệ
quốc rất bi tráng và hào hùng trong suốt chiều dài dựng nước của dân tộc
(trừ phi có kẻ nào đó không thừa nhận chuyện này).
Một vấn đề nữa, tôi tin rằng chắc rằng giới lãnh đạo và các tướng lĩnh
trong quân đội nước ta hiện nay đều không quên nội dung toàn văn lời kêu
gọi “Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/2/1946 đặc
biệt là những câu mở đầu của văn bản này như sau:
“Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta
lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”
Ai cũng biết tình cảnh của cách mạng Việt Nam thời điểm ấy do chủ tịch
Hồ Chí Minh lãnh đạo khó khăn như thế nào. Nhưng hãy xem cách Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối phó với sự hung hăng của thực dân Pháp lúc ấy ra sao. Rõ
ràng sự nhân nhượng của Hồ Chí Minh qua việc ký kết hiệp định sơ bộ 6/3
và hòa ước 14/9 với người Pháp là có thật. Nhưng vấn đề là sự nhân
nhượng ấy nó thể hiện cái tư thế rất đường hoàng của một dân tộc, một
đất nước vừa tuyên bố độc lập, yêu cầu người Pháp phải thừa nhận và tôn
trọng chứ không phải nhân nhượng trong sự cam chịu vì khiếp sợ và nhu
nhược. Nhân nhượng chẳng qua là để tranh thủ thời gian nhằm chuẩn bị cho
một cuộc chiến tranh mà theo nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh là rất
khó tránh khỏi.
Dẫu biết mọi so sánh đều khập khiểng nhưng qua vấn đề trên một lần nữa
cho thấy trong hoàn cảnh hiện nay trong mối quan hệ giữa ta với Trung
Quốc cụ thể là vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển thì
công lý (chiếu theo luật pháp quốc tế) và chính nghĩa đang nghiêng về
phía chúng ta. Vấn đề là thái độ của chúng ta trong vấn đề này như thế
nào? Chúng ta phải làm gì và đã làm gì để có thể tranh thủ sự ủng hộ của
đông đảo bạn bè trên thế giới hay không mà thôi? Cho nên, nếu chúng ta
cứ mãi nhân nhượng Trung Quốc theo kiểu bất chấp “truyền thống yêu nước”
và “truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc” của nhân
dân thì theo tôi hậu quả sẽ rất khôn lường. Cá nhân tôi cho răng, trong
bất cứ hoàn cảnh nào, một chính quyền, một nhà nước nếu nhân danh chuyện
phải duy trì quan hệ hòa bình hữu nghị với kẻ thù bên ngoài bằng việc
cản trở thậm chí truy cứu lòng yêu nước của dân mình đều là cách ứng xử
tệ hại và sai lầm. Trong mọi thời điểm nếu phải cân nhắc giữa một bên là
nhân dân trong nước và một bên là những kẻ ngoại bang nham hiểm nếu là
một chính trị gia khôn ngoan, một nhà nước thực sự vì dân sẽ không đời
nào lại chọn kẻ ngoại bang mà bỏ rơi thần dân trong nước mình. Đây không
phải tư tưởng mà mấy trăm năm trước Nguyễn Trãi đã từng nói hay sao?
Việc nhân nghĩa cốt ở an dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
2. Một vấn đề mà thời gian gần đây tôi cũng hay suy nghĩ đến là tại sao
các nhà viết sử, các chính trị gia ở ta hay khuyên thế hệ mai sau bằng
cụm từ “phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm” . Cá nhân tôi thấy
có gì không ổn từ cách nói này. Bởi lẽ, cách nói này ít nhiều phản ánh
và hàm chứa một tư duy yếm thế, nhược tiểu của dân tộc ta. Rõ ràng chúng
ta không hề muốn chiến tranh, nhưng tại sao lại bảo phải cháu con
cần“phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm”? Nói như thế phải chăng
chúng ta đang tự thừa nhận mình ở thế bị động, kẻ thù có thể ồ ạt mang
quân qua giày xéo quê hương bất cứ lúc nào. Phải chăng chúng ta đang tự
thừa nhận những khi đất nước thanh bình thì tinh thần dân tộc, nội bộ
của chúng ta đang “có vấn đề bất ổn” nên kẻ thù mới có cơ hội phát động
chiến tranh xâm lược? Có vẻ như lịch sử cũng đã cho thấy điều này thì
phải? Hầu như mỗi khi quân xâm lược phương Bắc tiến hành xâm lược nước
ta, ngoài nguyên nhân là do cái tham vọng “bành trướng” muôn đời của họ
thì còn một lý do nữa là nội bộ của chúng ta “có vấn đề” (triều đình
phong kiến nhu nhược hoặc không thì cũng chủ quan, lơ là và mất cảnh
giác).
Thật ra đây chỉ là những băn khoăn của riêng tôi khi nghĩ về tình hình
của đất nước hiện nay trong mối quan hệ với Trung Quốc. Có thể nhiều
người sẽ không đồng tình với suy nghĩ này. Tuy vậy, tôi cũng muốn nói
rằng hiện nay thay vì nhà nước và chính quyền lo tìm cách đối phó với
dân mình khi họ bày tỏ và thể hiện lòng yêu nước hãy dồn tất cả tâm trí
để mà đối phó với người “đồng chí” ngoài miệng thì nói lời “hảo, hảo”
nhưng trong dạ thì tìm đủ mọi cách để hễ có cơ hội là chà đạp ta. Bởi
không khéo có khi ta lại rơi vào cái bẫy của người “đồng chí 4 tốt”
nhưng nham hiểm này. Ngoài ra, trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam phải
làm thế nào để thể hiện vị thế của dân tộc mình để những kẻ có ý định
xâm lược phải từ bỏ âm mưu và ý định của chúng chứ không phải thụ động
“chờ” kẻ thù sang rồi lúc ấy mới... “phát huy truyền thống đánh giặc”.
Và để làm được điều này tôi cho rằng trước hết, những người có trách
nhiệm cao nhất của đất nước cần phải phân biệt rõ và xác định đúng kẻ
thù thực sự đang rình rập mình. Trong cảm nhận và sự hiểu biết của cá
nhân tôi, tôi cho rằng kẻ thù nguy hiểm nhất Việt Nam hiện nay và trong
tương lai không phải ai xa lạ mà chính là “người hàng xóm” ở ngay bên
cạnh mình. Tôi tin rằng nhiều người cũng sẽ đồng tình với tôi về quan
điểm này. Cho nên, tôi cho rằng đừng bao giờ đối xử thô bạo với nhân dân
trong nước khi họ biểu lộ lòng yêu nước dưới bất kỳ hình thức nào.
Trong lịch sử nhân loại, bất kỳ cuộc chiến tranh mang màu sắc “gà nhà
bôi mặt đá nhau” nào cũng đều cho thấy sự xuẩn ngốc của những chính trị
gia nắm quyền.
Cần Thơ, 15/2/2014
Nguyễn Trọng Bình
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 15-2-14
Đồng Phụng Việt - Có phải chỉ cần “bình yên” nên hạ nhục hàng chục ngàn liệt sĩ?
Đảng CSVN không tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ lãnh thổ và cả vì sự tồn tại của chính mình là bất nghĩa.
Ngăn chặn những người khác tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ xứ sở của họ là bất nhân.
Tệ đến mức không thể tưởng tượng là chọn hình thức ca hát, nhảy múa
hưởng ứng “năm văn minh, trật tự đô thị” để hóa giải chuyện tưởng niệm
tri ân. Làm như thế là cố tình hạ nhục những người vị quốc vong thân. Đó
là bất lễ, bất tín.
Không thể tìm được từ để diễn đạt cho đúng ý!
Ai đọc nhiều, biết nhiều, “thông kim bác cổ”, chỉ giúp mình xem từ xưa
đến giờ trong lịch sủ tồn tại và phát triển của nhân loại, có chính thể
nào, kể cả hôn quân, bạo chúa lại chọn cách hạ nhục những trung thần,
dũng sĩ của chính mình theo kiểu như vậy để được “bình yên xây dựng và
phát triển” như Đảng CSVN mới làm vào sáng 16 tháng 2 tại tượng đài Lý
Thái Tổ như vậy hay không?
Hạ nhục những liệt sĩ của mình tới mức như thế thì liệu còn mấy người
muốn xả thân? Khi không còn mấy người muốn xả thân bảo vệ xứ sở của mình
để xương máu không bị Đảng CSVN dùng để xây “sự lãnh đạo toàn diện,
tuyệt đối” thì tương lai của xứ sở này, dân tộc này ra sao?
Vụ hạ nhục này không đơn thuần là bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất tín.
Mình không dùng chữ bất trí vì nó có dấu hiệu của một âm mưu hết sức
thâm độc. Đó là đồng hóa Đảng CSVN với quốc gia, dân tộc rồi chứng minh
Đảng bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất tín để chẳng còn ai màng tới quốc
gia, dân tộc.
Ngày mai, nếu tiếng súng lại vang trên biên giới, sẽ có hàng chục triệu
người Việt hoang mang không biết nên làm gì cho đúng và chừng đó là quá
đủ cho một âm mưu…
Đồng Phụng Việt
(FB. Đồng Phụng Việt)
Võ Văn Tạo - Nỗi buồn Hồ Gươm sáng 16-2-2014
Cứ nghĩ suốt 35 năm qua, thái độ vong ơn, bạc bẽo đến tội lỗi của người
ta đối với vong linh của hàng vạn đồng bào, chiến sĩ ngã xuống trong
cuộc kháng chiến chống 60 vạn quân xâm lược bành trướng Trung Quốc ở
biên giới phía Bắc (khởi sự ồ ạt ngày 17-2-1979, kéo dài gần 10 năm), đã
là quá đủ!
Cứ ngỡ, giờ đây, sau liên tiếp các sự kiện: Trung Quốc đánh cướp vùng
biển đảo Trường Sa của Việt Nam, sát hại 64 chiến sĩ ta ngày 14-3-1988,
khởi sự âm mưu tháng 11-2007 và chính thức phê chuẩn ngày 21-6-2012 về
việc thành lập cái gọi là TP. Tam Sa (trắng trợn “ôm” các quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của Việt Nam), “sự cố” tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt
cáp thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 26-5-2011 ngay
tại thềm lục địa của ta, tuyên bố không thể tham lam, ngược ngạo và lố
bịch hơn của Trung Quốc ở trụ sở Liên Hiệp Quốc (ngày 7-5-2009) về cái
gọi là “đường lưỡi bò” nuốt trọn Biển Đông, hàng trăm vụ lính Trung Quốc
bắt bớ, cướp bóc trắng trợn ngư cụ, tôm cá, bắn giết tàn bạo ngư dân
Việt Nam ở ngư trường truyền thống của ta trên Biển Đông suốt bao năm
qua… Dù muộn màng, cuối cùng người ta cũng phải sáng mắt sáng lòng.
Cứ ngỡ, những ngày này năm nay, người ta đủ lương tri tối thiểu để có
những hoạt động đại loại: cử đại diện chop bu lên các nghĩa trang biên
giới phía Bắc, hoặc chí ít cũng đến Đài Liệt sĩ vô danh ở Thủ đô để đặt
vòng hoa, thắp hương, cúi đầu sám hối, tổ chức hội thảo khoa học lịch
sử, thăm viếng tri ân gia đình liệt sĩ cuộc chiến biên giới... như những
biểu hiện hoàn lương.
Cứ ngỡ, dù chót vót ngôi cao, bổng lậu ngất trời làm cho mờ mắt vô tâm, huyết quản họ vẫn còn chút ít dòng máu Việt.
Cứ ngỡ...
*
Sáng 14-2-2014, hàng triệu con tim mang dòng máu Lạc Hồng hướng về Hồ
Gươm – nơi vua Lê hoàn lại thần Kim quy thanh gươm báu sau sự nghiệp
phục quốc - ngóng tin các nhân sĩ trí thức và đồng bào Thủ đô yêu nước
“tự phát” tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ bỏ mình vì nước 35
năm trước. Những tin, mọi chuyện rồi sẽ suôn sẻ (thôi thì, người ta chưa
làm được thì chí ít cũng để dân làm).
Nào ngờ, lại những trò cũ đã diễn sáng 19-1-2014, có “cải biên” đôi
chút. Thay vì cho “côn an” giả dạng thợ xẻ đá mù mịt đinh tai nhức óc ở
sân tượng đài Lý Thái Tổ, người ta lại bày trò “thi công” sân khấu, đưa
các cặp đôi nam nữ đến nhảy nhót nhăng nhố trước hoạt động mang nghĩa cử
thiêng liêng, trầm mặc của khoảng 300 nhân sĩ, trí thức khả kính và
người dân – tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ vị quốc vong thân!
Tổ chức vui chơi giải trí ngay nơi diễn ra hoạt động tưởng niệm đồng
bào, chiến sĩ ngã xuống? Có cái “sáng kiến” làm giỗ nào táng tận lương
tâm hơn thế?!
*
Nhưng cũng trong buổi sáng 16-2-2014 này ở Hồ Gươm, có tình tiết khác
lạ. Tham gia lễ tưởng niệm, TS Nguyễn Xuân Diện cho biết, không thấy
“côn an” chìm nổi, “dân phòng” giả dạng hung hăng chen lấn, xô đẩy, cản
phá, cướp giật băng rôn, bắt bớ đánh đập, khủng bố “nguội” hèn hạ đủ
kiểu như nhiều lần trước. Không biết có phải người ta bắt đầu bước những
bước ngập ngừng đầu tiên trên con đường hoàn lương?
Dẫu sao, mọi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ non sông đất Việt
(từ cả nghìn năm trước đến gần đây) đều được người ta không quên tổ chức
kỷ niệm rình rang, chỉ trừ các cuộc chiến từ 1979 chống kẻ thù truyền
kiếp là chủ nghĩa Đại Hán bành trướng tham tàn ở phương Bắc, cũng là
điều chẳng thể vui.
Dẫu sao, mọi người có lương tri đều hy vọng dịp tưởng niệm Liệt sĩ trận
chiến Trường Sa 14-3 tới đây, người ta sẽ chấm dứt những trò nhăng nhố
tương tự.
Để kết, xin mượn ý câu thơ Tố Hữu ngày nào:
“Tôi kể ngày nay chuyện Mác – Lê
Giáo điều lầm chỗ để trên đầu
Chủ quyền cố ý trao tay giặc
Sao khỏi cơ đồ đắm biển sâu?”
(nguyên tác trong bài Tâm sự của Tố Hữu:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thấn vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”)
Võ Văn Tạo
(Quê choa)
Dệt may Việt Nam chưa sẵn sàng với TPP
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (trái) xem một mẫu lụa tơ tằm trong một cửa hàng lụa tại phố cổ Hà Nội hôm 27/10/2012. AFP photo |
Mặc dù các vòng đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP
chưa kết thúc, nhưng ngay cả vào thời điểm 2016 thì ngành Ngành dệt may
Việt Nam vẫn chưa hội đủ điều kiện để hưởng lợi mà còn có thể thua ngay
trên sân nhà.
Ngành dệt may Việt Nam hy vọng tăng gấp ba kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, với triển vọng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua và có hiệu lực trong năm 2015. Kim ngạch dệt may vào Mỹ từ 8,6 tỷ USD năm 2013 sẽ có thể tăng lên hơn 20 tỷ USD trước năm 2020. Hiện nay thuế suất trung bình sản phẩm dệt may Việt Nam vào Mỹ vào khoảng 17%, nhiều dòng sản phẩm chịu thuế tới 30%. Khi áp dụng TPP mức thuế suất hàng dệt may sẽ bằng 0%, giá cả sản phẩm Việt Nam sẽ rất cạnh tranh và chính phủ Việt Nam bị quyến rũ với các dự báo đầy hấp dẫn này.
Ngành dệt may Việt Nam hy vọng tăng gấp ba kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, với triển vọng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua và có hiệu lực trong năm 2015. Kim ngạch dệt may vào Mỹ từ 8,6 tỷ USD năm 2013 sẽ có thể tăng lên hơn 20 tỷ USD trước năm 2020. Hiện nay thuế suất trung bình sản phẩm dệt may Việt Nam vào Mỹ vào khoảng 17%, nhiều dòng sản phẩm chịu thuế tới 30%. Khi áp dụng TPP mức thuế suất hàng dệt may sẽ bằng 0%, giá cả sản phẩm Việt Nam sẽ rất cạnh tranh và chính phủ Việt Nam bị quyến rũ với các dự báo đầy hấp dẫn này.
Chưa đủ điều kiện hưởng lợi
TPP cho tới giai đoạn đàm phán hiện nay bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Newzealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Đó là một thị trường mở của thế kỷ 21 với 40% GDP và 30% trao đổi thương mại toàn cầu. Tuy vậy điều kiện ràng buộc của sản phẩm dệt may trong TPP do Hoa Kỳ đòi hỏi có ít nhất 3 điều kiện mà Việt Nam khó lòng vượt qua trong vài năm sắp tới.
Thứ nhất nguyên tắc xuất xứ tính từ sợi (yarn-forward), tức sợi để dệt phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc các nước thành viên TPP từ bông nội vùng. Thứ hai là quyền lập hội của người lao động, hay nói cách khác phải có tự do nghiệp đoàn và thứ ba là kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Nhưng ngay cả khi việc thương thảo thành công bánh ít đi bánh qui lại, mỗi bên nhân nhượng một phần thì ngành dệt may Việt Nam vẫn còn một nguy cơ lớn. Đó là mất thị phần nội địa với sản phẩm trung cao cấp khi các sản phẩm dệt may của các nước TPP vào Việt Nam cũng được hưởng thuế suất 0%.
GSTS Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội nhận định:
“Thực ra Việt Nam chỉ là gia công, chứ tất cả từ sợi cho đến máy móc để dệt vải rồi cho đến mẫu mã quần áo thì đều phải nhập của nước ngoài. Ở Việt Nam có rất nhiều diện tích để trồng cây lanh hoặc cây bông nhưng lại chưa làm được việc đó. Đây là sự thiếu sót của Chính phủ khi qui hoạch đất đai cũng như quan tâm đến nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp cần thiết phục vụ công nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng qua hiệp định này nếu được ký Việt Nam sẽ bài trí lại diện tích để phát triển cây công nghiệp.”
Ở Việt Nam có rất nhiều diện tích để trồng cây lanh hoặc cây bông nhưng lại chưa làm được việc đó. Đây là sự thiếu sót của Chính phủ khi qui hoạch đất đai ... - GSTS Vũ Văn HóaVề điều kiện xuất xứ tính từ sợi (Yarn forward rule of origin), theo ông Diệp Thành Kiệt phó Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM thì sẽ chậm, nhưng cuối cùng Việt Nam cũng đáp ứng. Các nhà đàm phán Việt Nam hiện đang mưu tìm những điều kiện dễ chịu nhất trong giai đoạn chuyển tiếp.
“Hai bên thảo luận về cái gọi là danh mục thiếu hụt, thí dụ về những loại sợi vì một lý do nào đó Việt Nam chưa có, có thể có trong các nước TPP hoặc không có, thì hai bên sẽ đưa ra danh mục thiếu hụt thường xuyên hoặc danh mục thiếu hụt tạm thời. Tôi nghĩ đây là một giải pháp để cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị và trong thời gian áp dụng danh mục thiếu hụt chúng ta vẫn được hưởng mức thuế suất bằng 0.”
Được biết Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex đầu tư 17.000 tỷ đồng
trong hai năm 2013-2014 cho các dự án phát triển nguyên phụ liệu, sợi
dệt kim, vải nhuộm sợi. Ngoài ra có dấu hiệu nhiều nhà đầu tư nước ngoài
nhảy vào lĩnh vực kéo sợi dệt vải...Nhưng để giải quyết điều kiện xuất
xứ tính từ sợi, lại phát sinh những âu lo khác cũng hệ trọng không kém.
Ông Diệp Thành Kiệt nhận định:
“Lo lắng sắp tới là về nguồn lực lao động, khi có nhiều nhà đầu tư vào chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh nhất định về lao động, sẽ dẫn tới việc đẩy giá lao động lên và từ đó sẽ làm cho giá thành sản phẩm cao hơn. Một điều đáng quan tâm nữa là thị trường nội địa dệt may của Việt Nam khá lớn và hiện nay có nhu cầu sử dụng hàng may mặc sẵn và hàng có thương hiệu đối với người Việt, đặc biệt ở các thành phố lớn thì đã phát triển rất mạnh. Do đó với TPP chắc chắn là điều kiện rất tốt cho các thương hiệu khác của các nước TPP như từ Malaysia thậm chí cả từ Hoa Kỳ.
Đó là điều cần lo lắng bên cạnh chuyện tính toán cho sợi. Vấn đề sợi thì tôi nghĩ sớm muộn gì thì chúng ta sẽ có, nói vậy không có nghĩa tự nhiên nó đến, nhưng nó là sự kích thích đầu tư rất dữ nên các nhà đầu tư sẽ tập trung vào. Sợi không còn là lo lắng hàng đầu mà là vấn đề cạnh tranh ở thị trường nội địa, những doanh nghiệp Việt Nam còn non kém về kinh doanh, thương hiệu chưa vững mạnh thì sẽ dễ bị mai một.”
Về vấn đề quyền lập hội của người lao động, tức tự do nghiệp đoàn một điều kiện mà Hoa Kỳ đặt ra trong bất kỳ thỏa thuận mậu dịch tự do nào. Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam sẽ nhượng bộ về cơ bản, cam kết nhưng kéo dài bằng thủ tục lập pháp. Trên nguyên tắc Hiến pháp hiện hành có qui định quyền này nhưng thực tế bị “treo” từ 70 năm qua.
“TPP thì một trong các điều kiện hết sức quan trọng là quyền tự do lập nghiệp đoàn. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam thì chủ yếu công đoàn là chịu sự lãnh đạo của Nhà nước hay nói cách khác là Đảng, hay lập hiệp hội gì đấy thì tùy theo qui chế. Nếu Việt Nam thực sự muốn tham gia TPP thì phải thực thi đúng theo cam kết. Nếu không thực thi thì chắc chắn không thể hội nhập được.”
Với điều kiện kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, đoàn đàm phán Việt Nam sẽ có nhiều thứ để thuyết phục phía Hoa Kỳ. Chẳng hạn như Việt Nam đang trong tiến trình tái cơ cấu các tập đoàn tổng công ty doanh nghiệp nhà nước, trong hai năm 2014-2015 sẽ cổ phần hóa 500 đơn vị.
Một khi TPP được thông qua, nền kinh tế Việt Nam cụ thể là ngành dệt may sẽ tăng tốc phát triển lợi hại như thế nào là chuyện về sau. Nhưng cái lợi trước mắt nếu Việt Nam tiếp tục hội nhập chính là áp lực cải cách, một điều mà người dân Việt Nam trông đợi.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-02-16
“Lo lắng sắp tới là về nguồn lực lao động, khi có nhiều nhà đầu tư vào chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh nhất định về lao động, sẽ dẫn tới việc đẩy giá lao động lên và từ đó sẽ làm cho giá thành sản phẩm cao hơn. Một điều đáng quan tâm nữa là thị trường nội địa dệt may của Việt Nam khá lớn và hiện nay có nhu cầu sử dụng hàng may mặc sẵn và hàng có thương hiệu đối với người Việt, đặc biệt ở các thành phố lớn thì đã phát triển rất mạnh. Do đó với TPP chắc chắn là điều kiện rất tốt cho các thương hiệu khác của các nước TPP như từ Malaysia thậm chí cả từ Hoa Kỳ.
Đó là điều cần lo lắng bên cạnh chuyện tính toán cho sợi. Vấn đề sợi thì tôi nghĩ sớm muộn gì thì chúng ta sẽ có, nói vậy không có nghĩa tự nhiên nó đến, nhưng nó là sự kích thích đầu tư rất dữ nên các nhà đầu tư sẽ tập trung vào. Sợi không còn là lo lắng hàng đầu mà là vấn đề cạnh tranh ở thị trường nội địa, những doanh nghiệp Việt Nam còn non kém về kinh doanh, thương hiệu chưa vững mạnh thì sẽ dễ bị mai một.”
Về vấn đề quyền lập hội của người lao động, tức tự do nghiệp đoàn một điều kiện mà Hoa Kỳ đặt ra trong bất kỳ thỏa thuận mậu dịch tự do nào. Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam sẽ nhượng bộ về cơ bản, cam kết nhưng kéo dài bằng thủ tục lập pháp. Trên nguyên tắc Hiến pháp hiện hành có qui định quyền này nhưng thực tế bị “treo” từ 70 năm qua.
Sợi không còn là lo lắng hàng đầu mà là vấn đề cạnh tranh ở thị trường nội địa, những doanh nghiệp Việt Nam còn non kém về kinh doanh, thương hiệu chưa vững mạnh thì sẽ dễ bị mai một. - Ông Diệp Thành KiệtPhó Giáo sư Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội cho rằng:
“TPP thì một trong các điều kiện hết sức quan trọng là quyền tự do lập nghiệp đoàn. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam thì chủ yếu công đoàn là chịu sự lãnh đạo của Nhà nước hay nói cách khác là Đảng, hay lập hiệp hội gì đấy thì tùy theo qui chế. Nếu Việt Nam thực sự muốn tham gia TPP thì phải thực thi đúng theo cam kết. Nếu không thực thi thì chắc chắn không thể hội nhập được.”
Với điều kiện kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, đoàn đàm phán Việt Nam sẽ có nhiều thứ để thuyết phục phía Hoa Kỳ. Chẳng hạn như Việt Nam đang trong tiến trình tái cơ cấu các tập đoàn tổng công ty doanh nghiệp nhà nước, trong hai năm 2014-2015 sẽ cổ phần hóa 500 đơn vị.
Một khi TPP được thông qua, nền kinh tế Việt Nam cụ thể là ngành dệt may sẽ tăng tốc phát triển lợi hại như thế nào là chuyện về sau. Nhưng cái lợi trước mắt nếu Việt Nam tiếp tục hội nhập chính là áp lực cải cách, một điều mà người dân Việt Nam trông đợi.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-02-16
Ký ức đám cưới ngày 17.2.1979 của con trai Tổng bí thư Lê Duẩn
(TNO) Hôm nay, 17.2.2014, đúng 35 năm ngày mở đầu cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biên giới phía Bắc, cũng là kỷ niệm 35 năm ngày cưới của tôi.Chú rể Lê Kiên Thành và cô dâu Nguyễn Thị Tú Khanh trong đám cưới ngày 17.2.1979 - Ảnh tư liệu gia đình |
Năm 1979, đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ được
bốn năm. Có thể lớp trẻ bây giờ khó mà hình dung nổi bối
cảnh đất nước lúc đó nhưng tôi cũng không thể nói gì cho đủ
nghĩa hơn bằng ba chữ: Rất khó khăn! Hồi đó, bộ đội như chúng
tôi được phát mỗi tháng 21 kg gạo nhưng vẫn đói bởi thiếu
chất. Hồi đó, mỗi năm, mỗi người dân khó có nổi một bộ quần
áo mới. Hồi đó, mẹ tôi làm ở Ban tuyên giáo An Giang, thỉnh
thoảng lại phải “cứu viện” chất đạm cho các con, khi thì gửi
ít tôm khô, hoặc các loại mắm Nam Bộ. Những đứa con miền Bắc
của bà tập quen ăn mắm từ những ngày thiếu, đói đó.
Đầu năm 1979, khi quyết định sẽ cưới vợ, tôi vào An Giang thăm mẹ. Bà, người phụ nữ nhiều năm xa chồng con, biền biệt chiến trường có vẻ như chưa hề được sống một ngày của thời bình. Bà cho tôi xem những bức ảnh chụp những người dân bị Pol Pot giết hại. Lần đầu tiên, trong đời, tôi nhìn thấy hình ảnh những con người bị giết một cách khủng khiếp và man rợ như thế. Hàng chục, hàng trăm người đều chết cùng một tư thế: Miệng há ra, mắt mở man dại. Mẹ tôi giải thích họ bị đâm bằng những que nhọn từ hậu môn lên đến đỉnh đầu...
Năm 1979, trước ngày 17.2, những người lính chúng tôi đã được phổ biến về những va chạm lớn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Nói như thế để nhắc lại rằng, ở thời điểm đó, đất nước chúng ta ở vào thời điểm vô cùng khó khăn. Thiếu, đói... chỉ là yếu tố rất nhỏ trong 2 chữ KHÓ KHĂN đó.
Thế nhưng, cũng sẽ chẳng ai hình dung nổi, khi còn thiếu mặc và đói ăn đó, chúng tôi được giao nhiệm vụ thử nghiệm chế tạo máy bay...
Ngày 16.2, báo động cấp 1 toàn quân được chuyển xuống cấp 3.
Sáng thứ bảy,17.2.1979, Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới.
Tối hôm đó, đám cưới của tôi vẫn diễn ra. Vẫn gần đông đủ những cán bộ cao cấp: Trường Chinh, Tố Hữu, Đại tướng Văn Tiến Dũng... Gọi là đám cưới nhưng thực ra thì cũng là một bữa tiệc nhà có chút rượu, trà thuốc và kẹo. Tôi thoáng thấy sự căng thẳng trên gương mặt của những lãnh đạo đơn vị và quân chủng không quân. (LB: hiểu rõ rồi, đám cưới vẫn bình thường và đủ mặt các cán bộ cao cấp, Trung Quốc xâm lược giết hại dân quân thì kệ mẹ nó, cứ phải đám cưới đã nhể ...)
Cha tôi - Tổng bí thư Lê Duẩn - và các lãnh đạo cao cấp vẫn nói chuyện bình thường, không nhắc gì về những gì đang diễn ra ở biên giới. Đặc biệt, nét mặt cha tôi rất bình thản, không hề để lộ (hoặc có thể không có) cảm giác âu lo hay căng thẳng gì. Cũng có thể nhờ thế, chỉ vài chục phút sau khi bắt đầu hôn lễ, không khí căng thẳng trong nhóm sĩ quan quân đội được giải tỏa, trở lại bình thường. Hôm sau, một người bạn binh ngũ nói với tôi: “Hôm qua thấy đám cưới vẫn diễn ra, thấy mọi việc vẫn bình thường, và đặc biệt, nhìn nét mặt của ông già mày, bọn tao tin Trung Quốc chẳng đánh đến Hà Nội được đâu...”.
Tôi không bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ có một đám cưới như trong nhiều bộ phim mà mình từng xem thời niên thiếu: Sau đám cưới, chú rể trở về ngay đơn vị...
Ngay sau ngày cưới, tôi trở về đơn vị và bắt đầu cuộc sống của người lính thời chiến tranh. Thỉnh thoảng chủ nhật vợ tôi đến thăm chồng; khi ra về mắt đỏ hoe, làm tôi thấy thương cảm vô cùng!
Đầu năm 1979, khi quyết định sẽ cưới vợ, tôi vào An Giang thăm mẹ. Bà, người phụ nữ nhiều năm xa chồng con, biền biệt chiến trường có vẻ như chưa hề được sống một ngày của thời bình. Bà cho tôi xem những bức ảnh chụp những người dân bị Pol Pot giết hại. Lần đầu tiên, trong đời, tôi nhìn thấy hình ảnh những con người bị giết một cách khủng khiếp và man rợ như thế. Hàng chục, hàng trăm người đều chết cùng một tư thế: Miệng há ra, mắt mở man dại. Mẹ tôi giải thích họ bị đâm bằng những que nhọn từ hậu môn lên đến đỉnh đầu...
Năm 1979, trước ngày 17.2, những người lính chúng tôi đã được phổ biến về những va chạm lớn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Nói như thế để nhắc lại rằng, ở thời điểm đó, đất nước chúng ta ở vào thời điểm vô cùng khó khăn. Thiếu, đói... chỉ là yếu tố rất nhỏ trong 2 chữ KHÓ KHĂN đó.
Thế nhưng, cũng sẽ chẳng ai hình dung nổi, khi còn thiếu mặc và đói ăn đó, chúng tôi được giao nhiệm vụ thử nghiệm chế tạo máy bay...
Ngày 16.2, báo động cấp 1 toàn quân được chuyển xuống cấp 3.
Sáng thứ bảy,17.2.1979, Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới.
Tối hôm đó, đám cưới của tôi vẫn diễn ra. Vẫn gần đông đủ những cán bộ cao cấp: Trường Chinh, Tố Hữu, Đại tướng Văn Tiến Dũng... Gọi là đám cưới nhưng thực ra thì cũng là một bữa tiệc nhà có chút rượu, trà thuốc và kẹo. Tôi thoáng thấy sự căng thẳng trên gương mặt của những lãnh đạo đơn vị và quân chủng không quân. (LB: hiểu rõ rồi, đám cưới vẫn bình thường và đủ mặt các cán bộ cao cấp, Trung Quốc xâm lược giết hại dân quân thì kệ mẹ nó, cứ phải đám cưới đã nhể ...)
Cha tôi - Tổng bí thư Lê Duẩn - và các lãnh đạo cao cấp vẫn nói chuyện bình thường, không nhắc gì về những gì đang diễn ra ở biên giới. Đặc biệt, nét mặt cha tôi rất bình thản, không hề để lộ (hoặc có thể không có) cảm giác âu lo hay căng thẳng gì. Cũng có thể nhờ thế, chỉ vài chục phút sau khi bắt đầu hôn lễ, không khí căng thẳng trong nhóm sĩ quan quân đội được giải tỏa, trở lại bình thường. Hôm sau, một người bạn binh ngũ nói với tôi: “Hôm qua thấy đám cưới vẫn diễn ra, thấy mọi việc vẫn bình thường, và đặc biệt, nhìn nét mặt của ông già mày, bọn tao tin Trung Quốc chẳng đánh đến Hà Nội được đâu...”.
Tôi không bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ có một đám cưới như trong nhiều bộ phim mà mình từng xem thời niên thiếu: Sau đám cưới, chú rể trở về ngay đơn vị...
Ngay sau ngày cưới, tôi trở về đơn vị và bắt đầu cuộc sống của người lính thời chiến tranh. Thỉnh thoảng chủ nhật vợ tôi đến thăm chồng; khi ra về mắt đỏ hoe, làm tôi thấy thương cảm vô cùng!
Những người tham gia thiết kế, chế tạo chiếc máy bay Việt Nam đầu tiên TL-1. Từ trái qua phải: Lê Kiên thành, Trần Mạnh Chung, Nguyễn Văn Hải, Bùi Thanh Châu. Đây là những ngày bay thử trên sân bay Hoà Lạc - Ảnh tư liệu gia đình |
Lúc đó, nghe nói rằng, chúng ta đã chuẩn bị cho một chiến bằng không quân để bảo vệ biên giới.
Thế nhưng, điều đặc biệt là những ngày tháng đó, Hà Nội vẫn bình thường. Bình thường trong một cuộc chiến hết sức không bình thường. Khi tiếng súng đã nổ ra ở biên giới nhưng mấy tháng sau thì kết thúc, người Hà Nội điềm tĩnh pha chút tự hào kín đáo nhìn lại: Trung Quốc đã không thể kéo dài cuộc chiến và không thể đánh đến Hà Nội...
Cha tôi còn nói: Nếu theo lẽ bình thường, Trung Quốc không nên đánh Việt Nam...
Nhưng có lẽ người Việt Nam là vậy, một khi điều bất bình thường nhất đã xảy ra, họ bình thản đón nhận.
Và tới năm 1980, chiếc máy bay đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế và chế tạo mang tên TL-1 đã bay trên bầu trời Tổ quốc. Năm 1981, đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời, tôi đặt tên là Lê Kiên Dũng.
Và cũng là bình thường khi kỷ niệm 35 năm ngày cưới, tôi không thể quên, ngày cưới của mình trùng với ngày nổ ra chiến tranh biên giới. Tất nhiên không nên ôm chặt những chuyện không vui của quá khứ nhưng hãy hiểu quá khứ để nhìn về tương lai một cách chuẩn xác hơn!
Lê Kiên Thành
Thế nhưng, điều đặc biệt là những ngày tháng đó, Hà Nội vẫn bình thường. Bình thường trong một cuộc chiến hết sức không bình thường. Khi tiếng súng đã nổ ra ở biên giới nhưng mấy tháng sau thì kết thúc, người Hà Nội điềm tĩnh pha chút tự hào kín đáo nhìn lại: Trung Quốc đã không thể kéo dài cuộc chiến và không thể đánh đến Hà Nội...
Cha tôi còn nói: Nếu theo lẽ bình thường, Trung Quốc không nên đánh Việt Nam...
Nhưng có lẽ người Việt Nam là vậy, một khi điều bất bình thường nhất đã xảy ra, họ bình thản đón nhận.
Và tới năm 1980, chiếc máy bay đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế và chế tạo mang tên TL-1 đã bay trên bầu trời Tổ quốc. Năm 1981, đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời, tôi đặt tên là Lê Kiên Dũng.
Và cũng là bình thường khi kỷ niệm 35 năm ngày cưới, tôi không thể quên, ngày cưới của mình trùng với ngày nổ ra chiến tranh biên giới. Tất nhiên không nên ôm chặt những chuyện không vui của quá khứ nhưng hãy hiểu quá khứ để nhìn về tương lai một cách chuẩn xác hơn!
Lê Kiên Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét