Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Chủ Nhật, 16-02-2014 - Kỷ niệm 35 năm cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 - Một lý giải thiên lệch, khiếm khuyết về lý do TQ không muốn nhắc đến cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 - Việt Nam từ lâu đã có đầy đủ quyền con người rồi, vạn lần!

Kỷ niệm 35 năm cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979

https://www.youtube.com/watch?v=WRBl2zGH8E0

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Ông Trương Tấn Sang - khi là ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư - đến thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Pò Hèn (Quảng Ninh) ngày 26-5-2010  - Ảnh tư liệu Tuổi TrẻÔng Trương Tấn Sang – khi là ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư – đến thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Pò Hèn (Quảng Ninh) ngày 26-5-2010 – Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
<- Tuổi Trẻ 16-2: Không thể bỏ qua chiến tranh biên giới phía Bắc (TT). Bài đã được chuyển sang đây: Không thể bỏ qua một giai đoạn đau thương (TT). – Nhìn lại lịch sử để không tái diễn chiến tranh (TP).  - Dư luận Trung Quốc nói về Chiến tranh 1979: ‘Một cuộc chiến vô nghĩa’ (TP).  – Tác nghiệp giữa vòng vây địch tháng 2/1979  (PT). - 35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc (MTG). - “Từng tấc đất của Tổ quốc là máu xương bao thế hệ đi trước” (DT). - Người lính đầu tiên hy sinh ở mặt trận biên giới phía Bắc (VNE). - 35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc (ĐĐK/MTG). - ‘TQ đánh VN vì muốn làm ăn với Mỹ’ (BBC). - ‘Việt Nam đã học được bài học cảnh giác’ (BBC). – 17/2: Ngày kỷ niệm lần thứ 35 chiến tranh biên giới Việt-Trung (VOA/DĐXHDS).

- 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (3) (Chép sử Việt). Về 2 cuốn sách: “9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc” và “Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung”. – CÁC NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CUỘC CHIẾN TRANH NĂM 1979 VỚI TRUNG QUỐC (Chép Sử Việt).
- Tác dụng của những bài học mà các đồng chí Trung Quốc dạy các đồng chí ta (Đào Hiếu).  - Hãy trả lại sự thật cho lịch sử (Nguyễn Tường Thụy).  – Không một trang sử nào có thể bị xóa trắng (Người Việt). – Hoàng Sa, 17-2-1979, báo chí và Flappy Bird (Hiệu Minh). “Dù mấy hôm nay các báo đã đăng trở lại về chiến tranh biên giới 1979. Nhưng giống như con Flappy Bird của anh Đông, có tung cánh, cũng chẳng ai tin là nó sẽ bay tiếp. Làm sao mà biết người quản lý 700 tờ báo khi nào tuýt còi.  Hành xử ở tầm quốc gia như thế chứng tỏ sự dốt nát, yếu đuối, không dám ra gió mạnh, cái gì cũng sợ của người lãnh đạo“.
- Một lý giải thiên lệch, khiếm khuyết về lý do TQ không muốn nhắc đến cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 (Chép sử Việt). Bàn về bài “Chiến tranh biên giới Trung- Việt tháng 2 – 1979, 35 năm nhìn lại, vì sao Trung Quốc không muốn nhắc đến nó” trên trang Văn hóa Nghệ An.
- Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc!? (DLB). - Nhân 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam: Cùng Đinh – Tháng Hai (Dân Luận). “Năm năm, sáu mươi vẫn còn ‘môi… với răng…’/ Tới bảy, tám mươi sang ‘kẻ thù truyền kiếp’/ Đến chín mươi đã thành ‘…tốt’ với ‘…vàng’./ Khi ngoảng lại trời ơi giờ mất biển/ Ải Nam Quan bỗng thành đất lân bang./ Thương đồng loại chết ngập rừng Việt Bắc/ Hỏi vì đâu nay hương lạnh, khói tàn!
- Phim nước ngoài về chiến tranh biên giới và tình hình Đông Dương (DĐXHDS).
- Đừng quên “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” (DCCT) .  - HÔM NAY, KỈ NIỆM 35 NĂM CHIẾN THẮNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC (17/2/1979-17/2/2014) (Nguyễn Quang Vinh).
- MẸ GIÀ THAO THỨC VỊ XUYÊN! (Đặng Huy Văn). “Bây giờ lại Tàu cộng sản/ Tràn sang giết hại dân ta/ Vậy mà ‘cụ’ Hồ ca ngợi/ ‘Thắm tình hữu nghị Việt Hoa!’/  Hay ‘cụ’ cùng phe Tàu cộng/ Cải cách mượn chúng giết dân(4)/ Rồi nghe Tàu gây nội chiến/ Giết người theo kiểu Mậu Thân?/ … Ước gì không còn cộng sản/ Giết người như Pốt, như Mao!/  Thì nay chính tay cộng sản/ Giết anh xác lạc vùng biên/ Em tìm nhiều năm chưa được/ Mẹ già thao thức Vị Xuyên!
- Trần Trung Đạo: Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 (DLB). – Quân đội Trung Quốc sợ ai? (DLB).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Mộng bá quyền, bành trướng của Trung Quốc không hề thay đổi – Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ khuất phục các thế lực xâm lược và phản quốc (DĐXHDS).
- “Nếu còn yêu nước, Đảng phải tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung” (RFI).
- HÀ NỘI ĐÃ BẮT ĐẦU ĐỐI PHÓ VỚI LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY CHỦ NHẬT 16.2.2014 (DĐXHDS). – Phá lễ tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc là có tội với người đã khuất (Nguyễn Tường Thụy).
- Trung Quốc cấm Việt Nam kiện tranh chấp Biển Đông (Người Việt). “Bắc Kinh đe dọa Hà Nội không được bắt chước Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo Biển Đông“. Lược dịch từ bài này: For South China Sea claimants, a legal venue to battle China (Reuters).
- “Con đường tơ lụa trên biển” nối liền “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc (MTG).
- Mỹ không kềm chế được tham vọng biển đảo của Trung Quốc (RFI). - Ngoại trường Mỹ John Kerry: “Mỹ sẽ ra tay nếu Trung đánh Nhật” – Liệu có phải sự thật? (PLXH). - Mỹ cảnh báo lần 3 về vùng ADIZ của Trung Quốc (ĐV).
- Thầy giáo Đinh Đăng Định được hoãn thi hành án (RFA). – ĐI THĂM THÀY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH (Huỳnh Ngọc Chênh). – TIN VUI VỚI CỘNG ĐỒNG – THÀY ĐINH ĐĂNG ĐỊNH TỰ DO!.. – Facebooker Phạm Bá Hải: “Tin Nóng: Thầy giáo Đinh Đăng Định đã được hoãn thi hành án 12 tháng. Tin từ con gái ông, Đinh Phương Thảo thông báo qua điện thoại. Ông Định vẫn nằm tại bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn để tiếp tục chữa trị. Ngay sau khi đọc lệnh hoãn thi hành án, các nhân viên an ninh đã rút khỏi phòng bệnh nơi ông đang điều trị“.
- Gia đình LS Lê Quốc Quân kêu gọi mọi người dự phiên xử phúc thẩm (RFI). – Mời cả nước tham dự phiên tòa phúc thẩm Ls Lê Quốc Quân (DCCT).
- Huỳnh Ngọc Tuấn: Internet Và Nhân Quyền (Việt Thức).  – Nhân quyền: bóng bẩy và thực chất (Jonathan London). “… rất nhiều người muốn chính quyền cũng nỗ lực xây dựng một nước pháp quyền và ‘mở cửa cho đối thoại’ với chính người dân Việt Nam hơn là những tuyến bố chung chung. Tiếc rằng đến bây giờ vẫn chưa có một đối thoại nào (ngoài đồn công an và trên mạng) giữa các bên của Việt Nam, gồm ‘bên trên’ (chính quyền), ‘bên dưới’ (xã hội dân sự), và ‘bên ngoài’ (cộng đồng người Việt hải ngoại). Thay vì coi những nỗ lực về nhân quyền từ xã hội dân sự – trong và ngoài bộ máy – một lực lượng cần ‘chống’, hãy mở đối thoại với họ“.
- Lẽ công bằng trong cuộc sống (1)    -    Lẽ công bằng trong cuộc sống (2)   –   Lẽ công bằng trong cuộc sống (3)    –   Nguồn nhân lực nào cho nền dân chủ?    –   Có con đường nào tuyệt đối an toàn không?   –   Luật tào lao (Nguyễn Văn Thạnh).
- Nguyễn Hùng: Việt Nam từ lâu đã có đầy đủ quyền con người rồi, vạn lần! (Ba Sàm).
- Thần thánh hóa: Tôn giáo của Đảng Cộng Sản (Người Việt).
- Nelson Mandela – Bước đường dài đến tự do (2) (Dân Luận).
- Phạm Gia Minh: Kinh tế thị trường định hướng tri thức (viet-studies).
- Xích Tử – Chuyện nông nghiệp đô thị (Dân Luận). - Triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013: Cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của người dân trong quản lý và sử dụng đất (ĐBND).
- Sư tử về già, quan chức về hưu (TVN).
- Trực Ngôn – Hé lộ vụ tham nhũng 9 tỷ đồng ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Dân Luận).
- Ông Nguyễn Bá Thanh được giao giải quyết tố cáo của Dương Chí Dũng (TT/MTG).
- TIN ÔNG ANH   -   ĐỀ XUẤT ĐIÊN RỒ (Nguyễn Quang Vinh).
- Việt Nam “tháo” hết rào cản dụ Việt kiều mua bất động sản (Người Việt).
- Bữa quốc yến ở Mỹ và sự đáng thương của chai vang Đà Lạt (Đào Tuấn).
Vụ lừa đảo ở Agribank Tân Bình: Kháng nghị tăng án 6 bị cáo (NLĐ).
Thiếu quy định cụ thể về vật chứng (ĐBND).
Công an viên bắn dân: lấy hai đầu đạn ở cổ nạn nhân (TT).
- Quận Hoàng Mai “bỏ quên” chỉ đạo của TP Hà Nội (DT).
- Ba cựu quan chức huyện Hồng Ngự hầu tòa vì bảo kê cát lậu (MTG).
- Phan Thành Đạt: Nền dân chủ Athens (Ba Sàm).
1- Chi bộ đảng trong Đại học Bắc Kinh (Bùi Văn Phú).
Giới blogger Trung Quốc kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ can thiệp (RFI). =>
- ‘Giá Trị Cốt Lõi’ XHCN Không Dễ Gì Được Đón Nhận Tại Trung Quốc (ĐKN).  – Có Phải Hong Kong Sẽ Là Một Tây Tạng Tiếp Theo ? (ĐKN).
- Trung Quốc che giấu dịch H7N9, người dân tiết lộ đại dịch lớn hơn cả SARS, quân đội được lệnh sẵn sàng can thiệp (ĐKN).
- Đông Quan: Giám đốc công an “thủ đô sex” bị cách chức  (RFI).
- Liên hiệp Quốc tìm thấy bằng chứng tội ác chống lại loài người ở Triều Tiên (MTG). - Mỹ: Kim Jong-un không ngồi im trước bất kỳ thách thức nào (ĐV). - TQ hứa gây áp lực đòi Bắc Triều Tiên quay lại bàn đàm phán về hạt nhân (VOA). - Ngoại trưởng Mỹ bàn về nhân quyền và Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc (VOA).
- Thái Lan : Người biểu tình tiếp tục bám trụ (RFI). - Lãnh đạo biểu tình quyết không đàm phán (PLTP). - Thủ tướng Yingluck sắp quay lại văn phòng (NLĐ).
- Đối lập Ukraina sẵn sàng rút khỏi Tòa đô chính Kiev (RFI). - Phe đối lập Ukraine sẵn sàng rút khỏi Tòa thị chính ở Kiev (TTXVN). - Lãnh đạo U-crai-na kêu gọi người biểu tình nhượng bộ (ND). - Ukraina thả nhóm người chót trong số những người biểu tình bị bắt (VOA).

- TÔI XIN, ĐƯỢC KHÔNG? (Nguyễn Quang Vinh). “Xin các bạn hãy giảm bớt, hoặc tạm dừng việc đưa hình ảnh khoe áo quần, khoe vui chơi, khoe tiệc tùng, để nhớ rằng, hàng vạn gia đình đang thắp hương trên bàn thờ để vọng nhớ cha ông họ, anh em họ đã ngả xuống vì độc lập tự do của Tổ Quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979“.
- 10 câu hỏi: Vì Sao? (Minh Văn). “4/ Những người dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo tại sao lại bị nhà nước cộng sản đàn áp? – Tại vì chính Cộng Sản là kẻ bán nước và đi đêm với giặc. 5/ Tại sao những blogger ở Việt Nam lại bị bỏ tù khi bày tỏ quan điểm chính trị? – Vì cộng sản là chế độ chính trị vi phạm quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận“.
- TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Nội dung chính của Công ước của LHQ về Luật Biển? (Infonet).
- Ơn mưa móc! (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Bà Tưng, FA và GATO (Đào Tuấn).
- Tô Văn Trường: “HAI MẶT” CỦA KINH TẾ TRÍ THỨC (Boxitvn).
- Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Con cháu “các cụ” nhiều, tinh giản biên chế thế nào? (PLTP).
KINH TẾ
Sở hữu chéo, gỡ được đến đâu? (TC).
Nhìn lại chặng đường 3 năm của chính sách tài khóa (TC).
Ba áp lực của điều hành tỷ giá (ĐBND). - Không dễ giảm lãi suất (ĐBND).
Nhiều giải pháp thúc đẩy thị trường TPDN (NDH). - Tự doanh CTCK: Bán ròng 28.5 tỷ, tâm điểm cổ phiếu thị giá cao (Vietstock).
Khu dân cư cao cấp ngập như sông (CATP).
Tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế (TC). - Những điểm mới khiến doanh nghiệp “nức lòng” (PLXH). - Luật hóa khái niệm M&A theo thông lệ quốc tế (ĐBND).
Giá sữa lại “nhảy múa”: Có dấu hiệu liên kết làm giá? (PLXH). - Sữa thì trắng mà quản lý giá mãi chưa “hết đen” (SM).
- Vì sao tôi không bao giờ xếp hàng mua Mc Donald’s? (SGTT).
1DN Nhật tận dụng lao động rẻ của Việt Nam (TBKTSG).
<- Xuất khẩu nông sản – trông đợi vào đâu? (ĐBND). - Dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu thủy sản (ĐBND). - Khởi sắc hơn nhưng gắt gao hơn (ĐBND).
Ngày tàn của Bitcoin đã đến? (TBKTSG).
Trung Quốc thúc đẩy cải cách lãi suất nhờ lạm phát thấp (TTXVN).
Nhật-Mỹ tổ chức đối thoại tháo gỡ bế tắc về TPP (TTXVN). – Hoa Kỳ nỗ lực thúc đẩy TPP (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
1Vào mùa lễ hội: Tái diễn bát nháo, nhếch nhác (SGGP). - Nghĩ về văn hóa lễ hội (ĐBND). - Lễ hội phơi bày nhân tâm (NLĐ). - Đổi chác với… thánh thần (NLĐ). - Kỳ thú lễ hội pháo đất, chọi trâu cổ nhất Việt Nam (TTXVN). - Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại “chuyện trai gái”? (KP). =>
- Chuyện lễ hội man rợ: GS Thịnh “vs.” nhà thơ Minh (MTG).
Muốn chữa từ điển (SGGP).
- Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi (kỳ 15) (Nhật Tuấn).
- KHỔNG TRUNG LINH – Những con người công chính (Du Tử Lê).
- Một số hình ảnh Ngày thơ Việt Nam lần thứ 12 (Phan Duy Kha).
- NHỮNG “CHUYỆN LẠ” Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN (Lê Minh).
- Đi Tìm Alaska – Phần 29 – John Green (Nguyễn Hoàng Huy).
- Tiếng Việt – hồn Việt (DCCT).
- Thầy giáo tương lai Hồng Phước Idol sẽ dạy gì cho học trò về lòng trung thực (MTG).
Phim về nạn diệt chủng tàn ác của Khmer Đỏ được đề cử Oscar (MTG).
- Stromae thắng đậm với 3 giải Victoires de la Musique (RFI).

- TIẾNG RAO BÊN TƯỢNG NGUYỄN DU (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nâng cao hiệu quả đánh giá trong dạy học (GD&TĐ).
1Quy định tạm thời về điều kiện TS vào 10 với trường NCL tại Hà Nội (GD&TĐ).
<- Tạm ứng 5 tỷ đồng để “bù” sai sót của lãnh đạo Sở GD-ĐT (DT).
Sáng mai khai mạc hội tư vấn tuyển sinh (TT). - Tư vấn tuyển sinh sát thực, hào hứng (NLĐ).
Mở cửa tương lai bằng ‘chiếc chìa khóa’ tự làm (MTG).
Công nghệ thông tin vẫn hấp dẫn (NLĐ).
Hàng chục trường ở Bắc Hà phải nghỉ học vì rét (VOV).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cúm gia cầm H7N9 có thể lan sang Việt Nam (RFA). – 8 tỉnh của Việt Nam hiện có cúm gia cầm (RFA). - Thêm ba tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm (ND). - Hà Giang huy động cả hệ thống ngăn dịch cúm xâm nhập (TTXVN). - Lào Cai – Bùng phát dịch cúm gia cầm (LĐ). - Gia cầm nhuộm hóa chất, bơm nước (NLĐ).
Tìm cách khống chế dịch sởi nhanh nhất (Tin tức). - Không tiêm vaccine – dịch sởi nguy cơ lan rộng (ĐBND).
1Thịt trâu, bò chết bày bán la liệt ở Sapa (VOV). =>
Giảm nghèo bền vững (ĐBND).
Mất tiền oan vì “biển… bẫy” (NDH).
Indonesia ban bố tình trạng khẩn trương trên đảo Java vì núi lửa phun trào (VOA).
Bão tuyết lớn ở Mỹ làm 21 người thiệt mạng (ND).
Mỹ-Trung hợp tác chống nạn biến đổi khí hậu (VOA).
- Tài nguyên Bắc Cực ngày càng quan trọng đối với quốc tế (RFI).

QUỐC TẾ
- Mỹ sẽ tăng sức ép lên Syria (RFI). - Hòa đàm về Syria không đạt tiến bộ (BBC). - Đắc phái viên LHQ xin lỗi người Syria vì đám phán bế tắc (TTXVN).
- Thủ hiến vùng Delhi từ chức (RFI).
1<- Lebanon thông báo thành lập chính phủ liên minh mới (VOV).
Vì sao TQ sao chép trực thăng Black Hawk Mỹ thay vì Mi-8 Nga? (Soha). - Máy bay “ế” L-15 Trung Quốc đã có khách mua (KT).
Cuba tạm ngưng dịch vụ lãnh sự tại Mỹ (BBC).
“Báo chí Mỹ đã mục ruỗng đến tận xương tủy” (Soha).
Bài học Afghanistan của Liên Xô (ĐS&PL).
“Đảo chính” chóng vánh tại Ý (NLĐ).
Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật cải cách ngành tư pháp (TTXVN).
- Tổng thống Ý tham vấn chuẩn bị lập chính phủ mới (RFI).
- Hồng Kông chuẩn bị cho Bắc Kinh xây quân cảng (RFI).  - Trung Quốc xây quân cảng đầu tiên tại Hong Kong (TTXVN).


* VTV: + Chào buổi sáng – 15/02/2014; + Điểm báo – 15/02/2014; + Tạp chí Kinh tế cuối tuần – 15/02/2014; + Tin quốc tế 17h – 15/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 15/02/2014; + Thời sự 19h – 15/02/2014; + Thế giới trong ngày – 15/02/2014.

Một lý giải thiên lệch, khiếm khuyết về lý do TQ không muốn nhắc đến cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979

Trước hết xin được có lời mừng cho trang Văn hóa Nghệ An đã tạm vượt qua cảm giác “Sống trong sợ hãi” để đăng một bài bàn về cuộc chiến này, giữa lúc báo chí nhà nước hầu như im tiếng, cùng thông tin cho rằng có một văn bản đóng đấu mật từ Ban Tuyên giáo Trung ương ra lệnh “CẤM”.
Tiếc là khi bàn tới một vấn đề rất hệ trọng, lại có ý nghĩa lớn về nhiều mặt – chính trị, quân sự, đối ngoại, … tác giả lại có cách đánh giá quá đơn giản, dễ dãi, thiên về thói quen tuyên truyền một chiều, là căn bệnh cố hữu của những người cộng sản.

Xin tạm có vài ý:
1. Việc đánh giá Trung Quốc “muốn” hay “không muốn” nhắc đến cuộc chiến này không thể chỉ dựa trên nguồn thông tin ít ỏi, phiến diện, thậm chí chỉ dựa vào cảm tính. Ngoài ra, muốn có đánh giá khách quan, cần so sánh nó với các cuộc chiến tranh khác của Trung Quốc, bằng dẫn chứng cụ thể. Trong bài, tác giả so sánh với cuộc “Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều”, nhưng không có chút cứ liệu nào, chỉ có suy luận.
2. Nếu có chuyện Trung Quốc “không muốn” nhắc đến cuộc chiến 79′, cần hiểu công bằng là chính họ đang muốn tỏ ra tuân thủ những cam kết riêng, cả công khai và ngấm ngầm với giới lãnh đạo cộng sản VN qua nhiều thế hệ. Có tỏ ra vậy, họ mới có cớ để gây sức ép với ban lãnh đạo CSVN cấm đoán người dân VN bày tỏ lòng yêu nước, báo chí sách vở VN không được nhắc đến cuộc chiến đó. Vì vậy, so sánh thiệt hơn khi không nhắc tới cuộc chiến 79′, thì VN chịu phần thiệt lớn hơn rất nhiều.

3. Những lý do trong bài cho là TQ tự thấy cuộc chiến là phi nghĩa, và do bị “thất bại” là không sát với bối cảnh chính trị vào thời điểm đó. Trên thực tế, TQ đã tuyên bố chỉ “Dạy cho VN một bài học” thôi, và có kế hoạch đánh rồi rút, không phải rút vì thua. Còn phía VN thì hoàn toàn bất ngờ, từ TBT Lê Duẩn trở xuống, đó đã là một thất bại lớn về chiến lược, về tâm lý, tinh thần, dẫn đến những mất mát quá lớn đáng ra không đến mức đó. Về dư luận quốc tế khi đó đều rất quan tâm và chống lại sự can thiệp và chiếm đóng của VN tại Campuchia, đến mức cấm vận VN trên diện rộng. Thế nên đòn đánh của TQ với VN là dễ “thông cảm” trong cách nhìn nhận quốc tế.
Nói “về ngoại giao Trung Quốc thất bại toàn diện. Cả thế giới thời đó đều lên án Trung Quốc” là rất thiên lệch. Kể cả việc VN không rút quân ngay ở Campuchia sau khi nhận được “bài học” đó từ TQ cũng không phải là VN không chịu những áp lực ghê gớm từ nó. Bằng chứng là cuối cùng VN đã rút quân và mức độ “mất” so với “được” là quá lớn. Và lớn nhất là sự thỏa hiệp hoàn toàn của ban lãnh đạo CSVN qua sự kiện Thành Đô, để lại hậu quả cho tới ngày hôm nay và còn dài lâu, là dần dần mất chủ quyền toàn diện.
4. Chỉ một ví dụ nhỏ về việc TQ có “muốn nhắc” đến cuộc chiến đó hay không, là so sánh 2 cuốn sách của TQ và VN qua bài vừa đăng Về 2 cuốn sách: “9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc” và “Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung”. Ở đây, thấy ngay một chiêu thức tinh vi, lợi dụng đúng thời điểm VN đang khao khát bình thường hóa để ra cuốn sách “nhắc” đến cuộc chiến. Không những chỉ “nhắc”, mà nó còn ca ngợi bằng những bài viết công phu, hấp dẫn, ngược với bài viết đối phó trong cuốn sách của VN sau đó. Không những vậy, còn dễ thấy một sự khác biệt lớn, là phía TQ chỉ “thèm” dùng đến nhà xuất bản một tỉnh lẻ thôi, trong khi VN thì tuy cũng “tỉnh lẻ”, nhưng vật vã với ban bệ hoành tráng, và kết cục là … thúc thủ trong im lặng nhục nhã bằng việc “xếp xó” cuốn sách.
Một ví dụ nhỏ khác cũng thấy ngay trên trang này là TQ đã khéo léo “bật đèn xanh” cho các tổ chức dân sự, quần chúng “nhắc đến” cuộc chiến 79′ bằng các hoạt động kỷ niệm ở địa phương, không do nhà nước tổ chức (mời đọc: – Thông báo về Kỉ niệm 35 năm thắng lợi Cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam; – THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KỈ NIỆM 35 NĂM THẮNG LỢI “CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ”). Trong khi đó thì VN hoàn toàn cấm đoán các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm của quần chúng.
Từ đây, lại phải đặt dấu hỏi rằng phải chăng tác giả, và có thể có ban biên tập báo VHNA, đã cố tình có một bài viết với nội dung thiên lệch vậy là để “lách” chỉ thị cấm đoán? Nghĩa là họ muốn “làm công tác tư tưởng” cho người dân, rằng “nó” không muốn nhắc đến, thì mình cũng nên … im đi, có sao đâu? Nếu “lách” theo kiểu đó thì hại nhiều hơn lợi!

Văn hóa Nghệ An
Chủ nhật, 16 Tháng 2 2014 04:39

Chiến tranh biên giới Trung- Việt tháng 2 – 1979, 35 năm nhìn lại, vì sao Trung Quốc không muốn nhắc đến nó

Lê Quân
Chiến tranh biên giới Trung Việt năm 1979 do Trung Quốc phát động tại toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta là một cuộc xâm lược dã man, phi nghĩa, bất chấp luật pháp quốc tế.  Chính vì vậy mà tài liệu của Trung Quốc nói đến cuộc chiến này cho đến nay rất thưa thớt, sơ lược. Cho đến bây giờ các tài liệu phía Trung Quốc vẫn không đưa ra được một lí do xác đáng nào cho cuộc chiến tranh. Nào là Việt Nam tay sai Liên Xô, ỷ vào viện trợ Liên Xô, gây hấn ở biên giới, nào là Việt Nam tiểu bá, muốn thống nhất, thành lập liên bang Đông Dương, nào là bức hại Hoa kiều. Đánh Việt Nam để ổn định cục diện bán đảo Đông Dương. Báo chí quan phương Trung Quốc còn nói, lí do cuộc chiến tranh là do một “lời hứa” của Đặng Tiểu Bình đối với phía Mĩ, tại cuộc thăm nước Mĩ tháng 1 năm 1979, một lí do thể hiện sự phản trắc, muốn đánh thuê cho Mĩ của giới chóp bu. Có người Trung Quốc nói, lí do cuộc chiến là lấy biện pháp đối ngoại nhằm thống nhất lòng người Trung Quốc vào thời điểm sau cách mạng văn hóa, lãnh đạo Trung Quốc mất uy tín với người dân, đang hoạch định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc biệt bằng cách mở cửa sang chủ nghĩa tư bản, lấy kinh tế làm trung tâm, không quan tâm nhiều về ý thức hệ. Tất cả lí do đều ở phía Trung Quốc, do nhu cầu của họ, không do Việt Nam gây hấn. Phía Trung Quốc không biện minh được cho tính chính nghĩa của các hành đông quân sự của họ.
Đến nay, sau 35 năm nhìn lại, nhiều bài viết trên mạng của Trung Quốc đều thừa nhận sự thất bại toàn diện của phía Trung Quốc. Họ nói chỉ có nước Mĩ là được thắng lợi, được hởi lòng hởi dạ.
Về thương vong, theo số liệu Trung Quốc, Việt Nam chết và bị thương 6 vạn người, linh Trung Quốc chết hại vạn người, bị thương nhiều vạn; theo số liệu Việt Nam, Trung Quốc chất hai vạn, bị thương 6 vạn, tỉ lệ 1 – 1 hoặc 1 – 2, chiến thắng như thế họ gọi là “thảm thắng”. Với tỉ lệ thương vong như thế, cuộc chiến không đạt được mục tiêu dạy cho Việt Nam một bài học như Đặng Tiểu Bình mong muốn. Về ngoại giao Trung Quốc thất bại toàn diện. Cả thế giới thời đó đều lên án Trung Quốc. 14 nước xã hội chủ nghĩa lên án Trung Trung Quốc, trong đó có 2 nước phản đối. 15  nước trong đó có Mĩ yêu cầu Trung Quốc rút quân, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán. 10 nước yêu cầu đàm phán, cộng đồng châu Âu biểu thị lấy làm tiếc, Bồ Đào Nha không bày tỏ ý kiến, chỉ 1 nước ủng hộ TQ là Căm pu chia dân chủ, chế độ diệt chủng Polpot vừa bị quân ta và quân dân Căm Pu Chia đánh đuổi.hầu như hoàn toàn bị cô lập trên vũ đài chính trị thế giới. Chính vì vậy mà Trung Quốc buộc phải rút quân sau một tháng chiến đấu, mặc dù đã tiến sâu vào nội địa Việt Nam. Về mặt văn hóa, người Trung Quốc cảm thấy chiến tranh này không có anh hùng. Chiến tranh Kháng Mĩ Viện Triều đã có nhiều anh hùng hy sinh cao cả, nhưng chiến tranh này không có anh hùng, mặc dù sau chiến tranh họ cũng đã mở hội mừng công, phong anh hùng, một số nhà văn nhà báo cổ vũ cuộc tàn sát nhân dân Việt Nam cũng được phong, nhưng về tâm lí người ta không nỡ nhắc lại, vì đó là tội ác, chứ không phải hành vi anh hùng. Người Trung Quốc cũng nhận thấy, một cuộc chiến tranh mà không có lập trường chính trị rõ ràng thì dù đánh thế nào cũng phải coi là cuộc chiến thất bại ngay từ trong tư tưởng.
Bên cạnh những suy nghĩ nghiêm túc vẫn có những suy nghĩ thể hiện dã tâm. Một số đầu óc phản động ở Trung Quốc bày tỏ lấy làm tiếc là tại sao năm 1979, không đồng thời thừa cơ đánh chiếm luôn các đảo Trường Sa để sau này khỏi phải tranh chấp. Một số khác lại hối tiếc, tại sao  đánh Việt Nam vì Mĩ, cho Mĩ,  mà không nhân cơ hội đó mà đòi phía Mĩ phải cung cấp nhiều vật tư, khí tài hiện đại, ví như máy bay tiêm kích F14,tên lủa, máy bay trức thăng Chim ưng đen, thì chiến tranh sẽ giành nhiều thắng lợi hơn. Ngày trước trong chiến tranh Triều Tiên Trung Quốc đã đòi được của Liên Xô rất nhiều vật tư, khí tài chiến tranh. Từ đó phê phán lãnh đạo đương thời thiếu sáng suốt. Các luận điệu đó càng phơi bày dã tâm xâm lược và phản động của họ. Đọc các bài báo trên mạng có thể nhận thấy tâm lí thù địch Việt Nam, luôn xem Việt Nam “xâm lược” các vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa vôn chủ quyền của Việt Nam, gọi Việt Nam là “Việt hầu” (con khỉ Việt), gọi Phi lippin là bù nhìn Phi lippin, gọi Mĩ là Mĩ súc (súc vật Mĩ), thể hiện một tâm lí chủ nghĩa sô vanh đại Hán.
Đó là lí do vì sao mà Trung Quốc không muốn nhắc đến cuộc chiến tranh xâm lược ấy.
16 – 2 – 2014
……………….
Tham khảo: http://bbs.tiexue.net/bbs32-0-1.html

Quân đội Trung Quốc sợ ai?

Dân Làm Báo thân gửi đến bạn đọc trong thôn bài viết của Giáo sư - bác sĩ Thạch Nguyễn là Giám đốc Khoa Tim mạch, Trung tâm Y học St. Mary, Hobart IN., thành viên gốc Việt đầu tiên và duy nhất trong ban chấp hành trường Tim mạch học Hoa Kỳ (American Cardiology of Cardiology: ACC), là người có thâm niên giảng dạy tại các trường ĐH danh tiếng ở Trung Quốc. Trong bài diễn văn nhận chức Giáo sư danh dự của trường Đại học Y khoa Hà Nội, giáo sư Thạch đã chia sẻ: “Từ năm 1992 đến nay, mỗi năm tôi đều đi dạy học ở Bắc Kinh, Thượng Hải hay Nam Kinh. Năm 1994, có một số bạn Việt Nam thấy tôi đi Trung Quốc nhiều mà không ghé Việt Nam, thì họ thắc mắc tại sao tôi hay đi làm việc ở Trung Quốc mà không hay đi Việt Nam hay những quốc gia khác. 

Tôi trả lời là có một thôi thúc mãnh liệt khiến tôi đi làm việc nhiều ở Trung Quốc là vì tôi muốn đảo ngược một hướng lịch sử đã đã kéo dài gần 2.000 năm. Trong suốt gần 2.000 năm qua, cho đến tận thế kỷ 20, các học giả Việt Nam, Hàn Quốc, và Nhật Bản đều phải đến Bắc Kinh Trung Quốc để học hỏi về Khổng giáo hay tham vấn một kỹ thuật và nghệ thuật trị quốc khác. Nay tôi muốn đến Bắc Kinh để dạy lại và đóng góp vào sự phát triển và lớn mạnh của ngành tim mạch Trung Quốc.
*
Quân đội Trung Quốc Sợ Ai?
Trong 20 năm qua, do những cơ duyên lịch sử lạ lùng, tôi đã có cơ hội làm việc ở Trung Quốc (TQ) trong mảng dân sự cũng như quân sự. Tôi đã ăn ở nhiều lần tại Điếu Ngư Đài, nhà khách của chính phủ TQ. Tôi đã giảng dạy ở Bệnh viện Trung Ương 301 của Quân đội TQ, và nhiều trường đại học  khác. Trong một chuyến thỉnh giảng theo lời mời của Quân y viện Thẩm Dương, nơi có tổng hành dinh quân sự miền Đông Bắc, tôi được mời đi thăm nhà máy chế tạo máy bay chiến đấu của họ. Thật không dễ dàng cho tôi chút nào khi đi xem những bảo tàng trưng bày những vũ khí mà triều Hán, Nguyên, Minh, Thanh đã sử dụng để xâm lược VN 2000 năm trước. Tôi buồn khi đến mộ Minh Thành Tổ, đại đế Trung Hoa đã ra lệnh xâm lược VN vào năm 1407. Tuy nhiên, việc chứng kiến nhiều sự kiện lạ lùng trong 20 năm gần đây của lịch sử cận đại còn đau đớn hơn nhiều.
Kẻ nội thù đối với nhiều sĩ quan TQ
Cuộc đời của họ cũng nặng nề như những người khác. Họ gia nhập quân ngũ để có một đời sống tiện nghi hơn, làm ít nhưng lương cao và ổn định hơn. Sau đó là tìm một trường tốt cho đứa con một, hầu hết là cậu ấm, và tiếp đến là tìm cho chúng một học bổng du học Mỹ. Đó là giấc mơ của họ. Chuyện chiến đấu không nằm trong kế hoạch tương lai của họ. Tuy nhiên, trong quân đội hay chính quyền, để leo cao trên bậc thang danh vọng, kẻ thù chính không phải là người Mỹ. Không phải người Âu. Không phải người Nhật. Mà là chính người Trung quốc với nhau. Để leo cao, người ta phải đè đầu cưỡi cổ những người khác và nhiều người không ngại dẫm đạp lên đầu trên cổ đồng bào hay gia đình mình để thăng quan tiến chức hay tìm một ghế trong bộ máy cầm quyền Bắc Kinh.
Cuộc tranh đấu của những lớp người trong và ngoài Đảng
Những hành động xấu xa của những kẻ giàu có và quyền lực trong chính quyền và đảng CS không lọt qua nổi con mắt tinh tường của mọi người dân. Tôi đã nghe nhiều chỉ trích về những hành động xấu xa của nhóm 10 người trong Bộ chính trị, trong Ủy ban Nhân Dân, trong Thường Vụ... Họ ăn cắp công quĩ, cướp đất nông dân (như ở Tiên Lãng), mua căn hộ sang trọng cho bồ nhí, thu vén tiền bạc cho gia đình chuyển ra nước ngoài, mua nhà và xin thẻ xanh ở Mỹ. Những người dân thường và đảng viên cấp dưới đã vô cùng oán hận khi phải bợ đỡ, hối lộ, cũng như thỏa mãn những đòi hỏi tình dục của xếp, những đảng viên cấp cao. Họ nhận thức rõ mình chỉ là đám tên nô lệ tân thời, phải quị luỵ, luồn cúi trước bí thư đảng ủy, hay phải đối phó với một gã công an đầu đường chặn xe hay nhân viên thuế vụ mỗi dịp cuối năm.
Người Dân Trung quốc nghĩ gì về Việt Nam? 
Trong một quốc gia lúc nào cũng có nhiều bè phái. Cánh quân sự Trung quốc muốn phiêu lưu xa hơn bằng vũ lực. Nhưng nó đã tạo ra những phản ứng ngược. Đa số người dân Trung quốc muốn được đi trên con đường của thế giới văn minh và hiện đại. Tuy nhiên, họ cần nghe tiếng nói trung thực của người dân Việt Nam. Người Việt cần lên án những hành động hiếu chiến của đám diều hâu trong quân đội TQ đang ngồi chễm chệ ở Văn phòng Tổng đốc Lưỡng Quảng ở Quảng Châu hay tại dinh Thái Thú Đặc Mệnh Toàn Quyền ở Hà Nội. 
Đối với đám diều hâu hiếu chiến, đám tướng lãnh chóp bu trong quân đội địa phương thì chẳng khác gì hoạn quan, tốt mã nhưng vô dụng. Các quan to ở triều đình chỉ là những con chó săn (CS) cho thiên triều Bắc Kinh. Đám vô lại này đã đem chủ nghĩa Mác Lê rác rưởi để đầu độc cả một dân tộc như chính sách ngu dân của Trương Phụ khi đốt tất cả các thư tịch cổ của Việt Nam, chỉ chừa lại các sách triết học và tôn giáo. Chủ nghĩa Mác Lê đã hủy diệt bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam trong chiến tranh Quốc Cộng để giờ đây, sự hy sinh đó chỉ để vỗ béo đám lãnh đạo và bầu đoàn thê tử. Việc cấm đoán kỷ niệm cuộc chiến 1979 được giải thích là do một cú điện thoại nóng từ Bắc Kinh. Làm gì có cú điện thoại qua đường dây nóng đó. Chỉ có đường dây điện thoại đỏ từ Quảng Châu thôi. Khi giải thích cho những học giả Trung Quốc, trong tiếng Việt, chữ tắt CS là chó săn, họ nghĩ ngay đến việc đổi tên đảng ở VN vì chính họ không muốn dây vào đám khuyển mã. Thái độ quị luỵ, luồn cúi của các quan chức VN khi đi sứ khất nợ chiến tranh làm ô nhục cho tổ quốc VN. Cuối cùng, họ phải bán rẻ đất, biển của cha ông để trả nợ vũ khí trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng 1954-1975. Rẻ mạt như khi Pháp bán Louisiana hay Nga bán Alaska cho Mỹ. Có đảng viên CS VN nào dám hãnh diện giơ cao thẻ đảng CS VN ở TQ hay Mỹ không? Tại Mỹ, Nga, Âu châu hay TQ, thẻ đảng là chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp của môn ăn cắp, đục khoét của công, dối trá, lường gạt gia đình, dân tộc và cả lừa mị chính mình nữa. Tôn Dật Tiên đã phải thốt lên: “Người VN cư xử như vậy vì họ đã quen làm nô lệ!” Những hành động của đảng CS VN tại TQ là bằng chứng hùng hồn cho thái độ hèn với giặc, ác với dân. Nhục này biết bao giờ rửa sạch?
Làm sao để biết quốc gia này có thể chận đứng một đoàn quân xâm lược? 
Khi dạy học ở Hàn quốc, tôi không ngạc nhiên khi trao đổi với những trí thức về thái độ hiếu chiến của người Tàu và người Nhật. Tuy nhiên, tôi hỏi những bà cụ già, những người đàn bà làm việc chân tay, một người buôn thúng bán bưng trên đường phố. Khi họ dạy tôi một bài học sắc bén về chủ nghĩa ái quốc bài Hoa, tôi biết TQlà bên thua cuộc trong cuộc xung đột với người Hàn quốc. Việc này cũng xảy ra ở Nhật bản hay Đài loan. Tinh thần chống CS Tàu thấm tận xương tủy mỗi người dân ở mọi tầng lớp, mọi tuổi. Già, trẻ, lớn, bé… họ hợp thành một lực lượng chống TQ mạnh mẽ và hữu hiệu. Tôi học được bài học đầu tiên và căm ghét quân xâm lược qua những lời nhẹ nhàng của một bà mẹ chưa học hết lớp năm. Lời răn ái quốc của các bậc cha mẹ ắt mạnh mẽ gấp vạn lần những thông điệp rỗng tuếch của những ông tổng bí thư của băng đảng phường bán nước.
Hôm nay kỷ niệm ngày TQ tấn công Việt Nam theo lệnh của Đặng Tiểu Bình. Ai sẽ là chiến sĩ mạnh mẽ nhất chống lại mọi đoàn quân xâm lược? Đó là toàn thể nhân dân Việt Nam, già trẻ lớn bé, đàn ông, đàn bà, có học nhiều hay học ít... Quân xâm lược sợ ai nhất? Cũng là sợ hãi toàn bộ người dân Việt Nam. Đó là nhưng người can đảm nói lên sự thực. Những người dám đưa những hình ảnh, bằng chứng sống động về sự tàn bạo và bất công của một thể chế bán nước ra trước công luận thế giới. Và đằng sau họ, là một dân tộc 90 triệu người đang phẫn nộ, mặc dù không phải ai cũng cất cao tiếng thét căm giận. Nên hiểu rằng, sự im lặng cũng đồng nghĩa với khinh bỉ.
Một lời nguyện cầu dâng lên các Tiền nhân đất Việt: Trong ngày kỷ niệm đau thương của lịch sử, cúi xin Tổ tiên phù hộ cho dân tộc và đất nước chúng ta được tự do, độc lập và no ấm. Xin các bác, các cụ, các anh chị, các em, các bạn hãy tiếp tục tranh đấu chống bọn hiếu chiến xâm lăng, chống lại những kẻ đã và đang bán nước. Lời nói, hành động của các bạn đã làm ấm lòng và cổ vũ mọi con dân Việt trong và ngoài nước. Các bạn là ngọn đuốc đi đầu, dẫn đường. Tự do của nhân dân, độc lập của dân tộc là trên hết. Khi thời điểm chín mùi, các bạn sẽ là những kẻ đánh bại bọn bán nước, vì sự thực và lẽ phải thuộc về chúng ta, tất cả những người dân VN yêu nước.
Viết từ mùa đông đầy tuyết tại Bắc Kinh, Trung quốc và Laporte IN, USA.

danlambaovn.blogspot.com
Tác giả: 

GS. BS Thạch Nguyễn, GĐ Khoa Tim mạch, Trung tâm Y học St. Mary, Hobart IN, Member of the Board of Trustees, the (American) Society of Cardiovascular and Interventions, WDC, USA. Member, International Work Group, Interventional Section, Trường Môn Tim Mạch Học Hoa Kỳ. GS Thỉnh giảng ĐH Y khoa Nam Kinh, GS danh dự ĐH Y khoa Hà Nội. GS thỉnh giảng Quân y viện 301 của Giải phóng quân Trung quốc, BV Hữu Nghị, BV Nam Kinh., BV Chao Yang, ĐH YK Thủ Đô GS Viện Tim mạch học Lão Khoa, Trung Quốc. Biên tập viên tạp chí Tim mạch học Can thiệp, NJ, Hoa Kỳ; tạp chí y học Trung quốc và tạp chí tim mạch học lão khoa, Bắc Kinh TQ.

Chuyện năm năm trước: Tranh luận về Chiến tranh biên giới với một sỹ quan an ninh


J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA

Câu chuyện xảy ra một ngày, sau khi bài viết “Ba mươi năm chiến tranh xâm lược, đâu rồi lòng yêu nước?” được đưa lên mạng. Một Trung tá An ninh về tôn giáo đã cùng tranh luận với những luận điểm như sau:
- Cuộc chiến nói ra có lợi gì?
- Có những chuyện người lớn làm, trẻ em không được biết.
- Đảng vẫn coi Trung Quốc là kẻ thù?
Mời nghe câu chuyện tranh luận sau đây, bài viết đọc TẠI ĐÂY:
Kỷ niệm 35 năm chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc.
Đêm trước ngày tưởng niệm các Liệt sĩ đã hi sinh vì lãnh thổ Tổ Quốc 15/2/2014

J.B Nguyễn Hữu Vinh
**************************************************************************************

BA MƯƠI NĂM TỘI ÁC XÂM LƯỢC: ĐÂU RỒI LÒNG YÊU NƯỚC?

Đúng ngày này ba mươi năm trước (17/2/1979) bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới nước ta. Cả đất nước vùng dậy, dù trong cơn đói kém đến kiệt quệ vẫn vững vàng tay súng với ý chí ngùn ngụt căm thù bọn xâm lăng. Hàng vạn thanh niên trai tráng lên đường, tạm biệt vợ con, người yêu thương để xông ra chiến trường giết giặc.
Cả đất nước đứng lên, cả thế giới căm hận
Lương tâm loài người được báo động, cả thế giới phỉ nhổ vào chính sách Đại Hán bành trướng ngang ngược xâm lược nước ta với những lời hăm doạ ngổ ngáo rất du đãng: “Dạy cho Việt Nam một bài học”.
Bài hát “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được phát đi phát lại nhiều lần thôi thúc những người con đất Việt dâng lên một hào khí Thăng Long, Đông A, quyết tâm trừ giặc nước bảo vệ non sông gấm vóc của cha ông ngàn đời để lại.

Tất cả đã thề một lời không đội trời chung với lũ xâm lăng, tất cả một lời thề dù hi sinh xương máu vẫn quyết giữ vững từng mảnh đất, khóm cây bụi cỏ là giang sơn của đất nước.
Những lời thề đó như còn vang vọng đến bên tai tôi tận hôm nay, 30 năm sau.
Tôi còn nhớ, những người bạn tôi đã ra đi thề quyết tử để Tổ quốc trường tồn. Tất cả dân tộc bừng lên khí thế hào hùng giết giặc.

Hàng ngàn chiến sỹ đã đổ máu xương của mình để bảo vệ từng tất đất biên cương của Tổ quốc, hàng triệu gia đình chắt chiu những hạt gạo quý giá cuối cùng để gửi ra tiền tuyến. Tất cả mọi người từ già đến trẻ đều thể hiện dòng máu anh hùng yêu nước Việt Nam trong từng công việc, từng hành động từ các công trường, nhà máy, hầm mỏ và từ các cháu học sinh đến cụ già tóc bạc da mồi.
Với khí thế bừng bừng lửa hận, bọn bá quyền bành trướng Đại Hán vốn muôn đời nay vẫn không nguôi ý đồ xâm lược nước ta đã phải nhục nhã lui quân, ôm đầu máu tháo chạy.
Quân dân Việt Nam anh hùng đã ghi vào sử sách một trang vàng chiến công rực rỡ: Một lần đứng lên oai hùng, không chịu vết nhục ngàn năm bắc thuộc có cơ hội lặp lại trên đất nước Việt Nam.
Để có những chiến công vang dội đưa đến chiến thắng oai hùng đó, biết bao nhiêu chiến sỹ đã ngã xuống nơi tuyến đầu Tổ quốc. Bao bà mẹ, bao người vợ đã mãi mãi trên đầu những chiếc khăn tang vì đã hi sinh cho đất nước những người con anh dũng.

Bao tiền của, vật lực và mồ hôi xương máu của nhân dân đã dốc ra tiền tuyến, chi viện cho chiến trường. Tất cả đã được ghi xương, khắc cốt và viết nên dòng chữ vàng trong lịch sử Việt Nam: LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM ANH DŨNG.
Dù biết rằng, mọi cuộc chiến tranh là bất hạnh, nhưng khi kẻ thù của đất nước, của nhân dân, của dân tộc ta đã buộc chúng ta đến bước đường cùng, thì tất cả dân tộc đã biết kết liên thành một khối.
Bài ca chiến thắng ngày đó là hùng tráng, là đẫm máu và nước mắt, xen lẫn giữa những tiếng khóc chia ly, mất mát là những nụ cười mãn nguyện: Chúng ta đã làm hết sức mình để bảo vệ giang sơn mà ngàn đời cha ông đã cố công gây dựng và trải biết bao cuộc chiến núi xương biển máu để giữ gìn.
Những người bạn tôi ra đi ngày đó, khi trở về con số hao hụt khá nhiều, đã có những con người không biết bây giờ còn nằm nơi nao trên núi rừng biên giới. Những người còn lại trở về, có những bạn không còn nguyên vẹn, một phần máu thịt để lại nơi núi rừng nào đó.

Nhưng tất cả, dù còn sống trở về hay đã vĩnh viễn không trở lại, tôi biết họ đã mãn nguyện và tự hào khi được đứng lên thay cho cả đất nước để nói với kẻ thù rằng: Đất nước này không hèn đớn và không chịu nhục: Nỗi nhục mất nước, nỗi nhục bị đô hộ và xâm lăng.
Ba mươi năm đã qua
Ngày hôm nay, kỷ niệm ngày mà ngọn lửa chiến tranh bị bọn bá quyền đốt cháy bùng lên biên giới nước ta nhằm thiêu cháy cả dân tộc trong nỗi đau đớn và nhục nhã.
Những ngày này của cả đất nước Việt Nam đang tưng bừng lễ hội, những lễ hội tốn kém và hoành tráng. Phải chăng người ta đã quên mất những chiến sỹ trận vong năm nào, người ta đã quên mất những người đã bỏ mình vì Tổ Quốc?
Trên các báo của Việt Nam tôi đã cố tìm nhưng khó tìm thấy một dòng nào về ngày này, ngày mà đất nước chúng ta thể hiện tinh thần quật cường trước ngoại xâm. Không một dòng nào về những chiến sỹ, những người dân đã bỏ mình vì Tổ Quốc trong một ngày kỷ niệm lớn lao: Ba mươi năm chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ Quốc.

Từ những tờ báo được coi là lớn ở Việt Nam như Tuổi trẻ, Thanh niên đến muôn vàn tờ báo lá cải khác, vẫn những bản tin : “vàng tăng giá, quan chức xâu xé đất tái định cư, tội phạm xã hội…” mà tuyệt nhiên không thấy một dòng nào để nói về một mốc son kỷ niệm cuộc chiến tranh vệ quốc mà bao nhiêu xương máu đã đổ.
Tôi cũng lục tìm đến tờ Hà Nội mới, tờ An ninh Thủ đô, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, những tờ báo và nhà đài đã đi đầu và hết sức nhiệt tình trong việc bóp méo, xuyên tạc và vu khống những giáo dân, những công dân Việt Nam ở Hà Nội đang đòi công lý và sự thật qua sự việc Toà Khâm sứ và Thái Hà.
Trên tờ Hà Nội mới, nổi bật hàng chữ “Đạo đức Hồ Chí Minh” khi click vào trang Chính trị. Tuyệt không có một dòng nào về ngày kỷ niệm này. Tôi không rõ trong mục đạo đức Hồ Chí Minh có dạy người dân Việt Nam phải biết yêu quê hương đất nước và kính trọng các anh hùng liệt sỹ đã bỏ mì
nh vì giang sơn hay không mà trên tờ báo này không có một lời nào về ngày này?

Trên tờ An ninh Thủ đô, những hàng chữ chạy ngang mà tôi đọc được nổi bật là: “Vào tù vì yêu sớm, chồng đâm vợ trọng thương, lừa tình chiếm xe…” và giữa trang vẫn là những bài viết đậm mùi xuyên tạc vu cáo, kích động hằn thù tôn giáo trong cộng đồng dân tộc mà ở trong đó không thiếu những lời lẽ mùi mẽ khi kích động đám quần chúng thiếu hiểu biết, thừa hằn học về cái gọi là “Lòng yêu nước” của họ.
Nhớ lại những ngày cách đây chưa lâu, dàn đồng ca báo chí nhà nước được lệnh đã nhất loạt dùng những ngón đòn nhơ bẩn nhất để đánh phá, kích động hằn thù đối với một cộng đồng tôn giáo ở Hà Nội. Thậm chí trên truyền hình Trung ương, hàng loạt bản tin, hàng loạt chương trình nhằm bôi xấu cộng đồng tôn giáo, xuyên tạc sự thật, bất chấp nhân tâm đã được ưu tiên. Khi đó những từ ngữ “lòng yêu nước, tự hào dân tộc…” trên chót lưỡi đầu môi được thể hiện một cách cuồng nộ nhất.
Đâu rồi những lời gào thét “yêu nước” đến khản giọng khi muốn nhấn chìm một lãnh tụ tôn giáo và một cộng đồng dân tộc? Đâu rồi các quan chức khi mở miệng nói về “lòng tự hào dân tộc”, “tự hào là người Việt Nam” khi xuyên tạc câu nói của Đức Tổng Giám mục Hà Nội nhằm làm mồi cho lũ cô hồn đòi giết người trong đêm?
Đâu rồi đám quần chúng tự phát vì “yêu nước thương nòi” đêm nào bao vây Thái Hà và Toà Khâm sứ? Đâu rồi đám “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” những đêm nào bao vây giáo dân, phá rối và khiêu khích đoàn người cầu nguyện bằng những cú hích vào mạng sườn và những bãi nước bọt nhổ vào mặt và gào lên “Như có bác Hồ…”?
Đâu rồi đám “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” đang là “đại diện của giới công giáo” yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội?
Tất cả trốn đâu hết mà để ngày này, kỷ niệm 30 năm cuộc chiến anh hùng giữ gìn đất đai thiêng liêng của Tổ quốc lại để các chiến sỹ trận vong thêm tủi nhục cho sự hi sinh của mình bởi sự lãng quên và vô cảm.

Thật đáng thương thay cho thân phận báo chí nô lệ và những con người chỉ biết tôn thờ đồng tiền bất chấp lương tâm.
Thật đáng thương thay cho cả những con người yêu nước thương nòi thật sự mà không dám hay không thể nói lên được suy nghĩ của mình.
Thật đáng thương thay cho một đất nước, khi mà cả dân tộc đang phải mím miệng, ngậm tăm trước những sự càn rỡ hống hách của bọn xâm lăng đối với bờ cõi đất nước.
Phải chăng họ đã quên, phải chăng họ đã không còn nhớ những điều không bao giờ được quên đó? Tôi không nghĩ thế. Vậy ai dạy họ quên những điều này?
Hay bởi họ bị cấm không được nhớ, không được nói ra? Ai cấm họ nói lên lòng yêu nước của mình, những người đó có yêu nước thương nòi thật sự không?
Phải chăng khi cả xã hội, cả đất nước đua nhau hò hét giành giật từng mảnh đất, tài sản của từng cá nhân, tổ chức trong nước, thì họ đã quên mất tất cả?
Đáng thương thay.
Bên tai tôi vẫn văng vẳng một câu nói 30 năm trước của Đài Tiếng nói Việt Nam về bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh rằng: “Một đất nước mà trong ngoài lục đục trên dưới không yên thiên hạ bất đồng nhân tâm ly tán thì thử hỏi có sức mạnh làm sao được”.
Hà Nội, Kỷ niệm 30 năm ngày chiến tranh bảo vệ Biên giới Phía Bắc 17/2/1979- 17/2/2009.
· J.B Nguyễn Hữu Vinh
 

Tại sao chính quyền tiếp tục sách nhiễu Dương Văn Mình và tín hữu H’mong?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
1391852_211670949010431_2041173273_n-305.jpg
Người H’ Mông tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng sáng ngày 19/10/2013  -Photo courtesy of danluan.org
Đạo bỏ ma của người H’mong do ông Dương Văn Mình chủ trương từ nhiều năm nay vẫn bị nhà nước nghi kỵ dẫn đến sách nhiễu và đập phá nhà nguyện của họ. Sự thật đạo bỏ ma là gì và nó có nguy hiểm như nhà nước nghĩ hay không? Mặc Lâm phỏng vấn ông Dương Văn Mình để sáng tỏ vấn đề này.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết việc bỏ ma mà ông và một số lớn người Mông đang theo được gọi là đạo gì và nó đã bắt đầu như thế nào?
Ông Dương Văn Mình: Nói cho kỹ vào là lúc đầu tiên là đầu năm 1989, thì đó là một giấc mơ, tôi đã vận động anh em bỏ ma được hơn 24 năm nay rồi, nhưng không phải thời gian đấy chính quyền nó mới áp bức. Từ khi bắt đầu tôi đã nói là bao nhiêu nghìn năm, bao nhiêu khó khăn khóc lóc cho nghề ma và bà con nghèo đói khổ cho mấy người thầy cúng và tin ma.
Khi chúng tôi nói bỏ ma thì công an và chính quyền luôn luôn cả ngày đêm trực suốt bắt bớ tìm mọi thủ đoạn áp bức tất cả bà con và gọi tất cả mọi người thẩm vấn từ đầu năm 1989 hồi tháng 8 đến bây giờ. Nhưng họ vẫn không có cải thiện cho bà con và cho tôi một tí nào, bây giờ tôi mang bệnh tật khó khăn lắm. Nhưng người an ninh và chính quyền chỉ là cá nhân thôi, nó không phải là tất cả chính quyền Việt Nam và an ninh Việt Nam. Chỉ có chính quyền an ninh ở Tuyên Quang làm quá khó khặn cho bà con. Tất cả các tỉnh khác nó cũng đi ngăn chặn, vu khống và bịa đặt mọi thứ cho bà con cũng không sống nổi.
Mặc Lâm: Ông vận động đồng bào bỏ ma theo tôn giáo nào hay chỉ đơn giản đưa ra mà không có giáo lý hay điều gì bó buộc?
Ông Dương Văn Mình: Đó là chỉ có tin Chúa Trời, tin Trời thế thôi, không biết tôn giáo là gì và cũng không có Kinh Thánh. Vì từ nhỏ đến hai mươi chín tuổi tôi không được đi học, không có thầy nho thầy đạo gì. Nói chuyện đến thì tự một cái là đến nửa đêm thì biết phải bỏ ma, thế thôi không có cái gì.
Mặc Lâm: Bỏ ma có phải là không tiếp tục chấp nhận để người chết trong nhà quá lâu khiến mất vệ sinh và tốn kém như phong tục của người Mông từ trước tới nay phải không ạ?
Ông Dương Văn Mình: Vâng đúng thế. Như xưa thì người chết thì ai có con trai, thì mỗi người một con bò,phải làm đám ít nhất cũng là ba ngày ba đêm hay là bảy ngày bảy đêm, dài nhất phải là chín ngày đêm. Nhưng bây giờ bỏ ma thì gia đình nào có điều kiện thì là một ngày một đêm hay là như thế nào đó là do gia đình, bây giờ phải bớt tốn kém mà không cần trâu bò, nếu có lợn gà vẫn được, chỉ có mời anh em đưa cho nó qua cái chỗ cuộc đời mới để sang biên giới bên kia thôi.
Mặc Lâm: Và trong khi khuyến khích đồng bào như vậy ông có lập nhà nguyện hay một chỗ nào đó để đồng bào tụ họp gặp gỡ, cầu nguyện chung với nhau hay không?
Ông Dương Văn Mình: Có chứ. Đầu tiên từ năm 1989 đến năm 1990 anh em làm một cái nhà cầu nguyện thôi, làm một cái nhà để anh em sinh hoạt, nhân cái đổi mới thì sinh hoạt bà con giúp nhau, có cái gì thì giúp nhau kể cả đám cưới đám ma, làm nương làm rẫy thiếu thốn, ai đau ốm thì phải sinh hoạt hằng ngày hàng tháng giúp đỡ để nhau thế thôi. Không đọc kinh thánh, không có cái gì; chỉ khi đau ốm thì cầu trời và đi chữa bệnh, thế thôi.
Mặc Lâm: Ông có xin phép chính quyền để cất nhà hay sau khi đã hoàn tất thì thông báo cho họ biết hay không?
Ông Dương Văn Mình: Tôi thì không xin, nhưng anh em ở trong làng trong xóm thì vẫn xin chính quyền nhưng chính quyền vẫn không cho phép họ nói tôn giáo này là tôn giáo của thứ bậy là không cho ai làm được.
Mặc Lâm: Vâng chúng tôi có xem một video clip quay cảnh chính quyền, công an và dân phòng bao vây một căn nhà như thế tại Tuyên Quang trong khi đồng bào Mông đứng im lặng thật tội nghiệp nhìn họ đập phá căn nhà chung của mình mà không biết làm gì. Ông có thể cho biết cái video này là đúng với sự thật hay không?
Ông Dương Văn Mình: Đúng, đúng sự thật. Cái này là hồi đấy tôi vẫn còn chữa bệnh ở bệnh viện Bạch Mai, và Thanh Lương và bênh viện 198, họ mới đi đập phá và không chỉ đập phá nhà không, họ còn đánh đập người bà con rồi là khóa, rồi là bị roi điện, đạn cay rồi là làm đủ các kiểu và bà con bị thương nhiều lắm ạ.
Mặc Lâm: Có phải vì lý do này mà bà con người Mông đã kéo nhau xuống vườn hoa Mai Xuân Thưởng vào năm ngoái để đòi lại công lý cho họ hay không?
Ông Dương Văn Mình: Có. Vì bao nhiêu năm bà con hoàn toàn không biết xuống đến Hà Nội nhưng mà chính quyền và an ninh đã làm đau thương quá, bị oan quá thì phải kêu chính phủ cấp cứu, cứu cho dân, nhưng mà chính phủ cũng không có mắt và không có tai thì hoàn toàn những cái tỉnh ở lân cận ở gần bà con xuống Hà Nội đàn áp dân thôi.
Mặc Lâm: Vâng chúng tôi cũng được biết hiện nay ông đang phải chạy thận, phải lọc máu và tình trạng rất nguy hiểm nhưng hình như nhiều bệnh viện đã từ chối không chữa trị cho ông thì phải?
Ông Dương Văn Mình: Thì từ hôm nộp tiền ra viện và đã làm thủ tục ở bệnh viện và giám đốc đã cho ra viện đến bây giờ thì không được lọc máu nữa nhưng mà vẫn bình thường. Mấy công an Tuyên Quang nói cho tôi về  bệnh viện cũ nhưng mà tôi từ chối, tôi không vào, kể cả chết tôi cũng không vào nếu mà các anh làm tốt thì từ đầu đến cuối các anh đã nói kể cả nhà trọ và tiền chi phí các anh bỏ nhưng bây giờ các anh lại đòi tôi. Tôi đã như một người tự do thôi, tôi đã nói các anh muốn làm gì thì làm.
Mặc Lâm: Xin được hỏi ông một câu cuối, trong khi ông bị công an tiếp tục theo dõi, quản thúc gián tiếp như vậy thì tín hữu của ông có thường xuyên gặp gỡ hay bảo vệ cho ông cũng như tiếp tục thờ phượng với ông hay không?
Ông Dương Văn Mình: Có chứ. Thời gian vừa rồi, họ làm cái nhà nhỏ kia, đựng cái đồ tang lễ kia vậy mà còn bị bắt cóc, còn bị giam giữ, còn bị đánh đập nào là dùng roi điện, đốt giựt chân tay giờ còn bị hư bỏng và bây giờ vẫn còn chưa khỏi đấy.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Mỹ không kềm chế được tham vọng biển đảo của Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - REUTERS /Evan Vucci
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – REUTERS /Evan Vucci

Lê Vy  -RFI

Tranh chấp biển đảo đang gây sóng gió cho quan hệ của các quốc gia Châu Á, mà đặc biệt là quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hiện rơi xuống thấp nhất từ một năm nay. Dưới danh nghĩa đồng minh của một số quốc gia Châu Á, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề nghị Bắc Kinh giảm bớt các yêu sách chủ quyền lãnh thổ, nhưng không thành. Le Figaro đăng tựa : “Kerry không kềm được tham vọng của Trung Quốc”.
Tờ báo nhận định, tài gỡ mìn của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn không thay đổi được tình hình. Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc bị bắt nạt và ngày càng quan ngại trước các yêu sách lãnh thổ ngày càng mạnh của Trung Quốc, ông John Kerry đã cố gắng đàm phán với chủ tịch nước Tập Cận Bình, nhưng cũng vô ích, thậm chí Hoa Kỳ cũng đã đe dọa rằng, các quần đảo đang tranh chấp với Nhật là nằm trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh, quy định Mỹ được phép can thiệp bảo vệ Nhật khi có một nước thứ ba tấn công. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn bỏ ngoài tai những cảnh cáo trên.
Hoa Kỳ luôn hy vọng hợp tác tốt với Bắc Kinh, đồng minh có trọng lượng duy nhất của Bình Nhưỡng nhằm thuyết phục chế độ Kim Jong-un giải trừ chương trình hạt nhân. Ngoại trưởng John Kerry nhận định sau cuộc hội đàm vừa qua : đàm phán với chủ tịch nước Tập Cận Bình rất mang tính « xây dựng, tích cực và tôi lấy làm vui mừng vì đã có dịp bàn luận chi tiết về các thách thức của chính quyền Bình Nhưỡng ».
Thế nhưng, ngoại trưởng John Kerry đã không thành công trong việc giải quyết hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng tại Biển Đông. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, thậm chí cả những lãnh hải rất xa với vùng duyên hải của mình, gây lo ngại đặc biệt cho Philippines và Việt Nam. Thế nhưng, căng thẳng nhất vẫn là tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa hai đại cường kinh tế Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc.
Trên truyền hình Trung Quốc, một bộ phim nhiều tập mang tên : « Kỵ sĩ chống Nhật » miêu tả lại cảnh quân Nhật xâm lược Trung Quốc trong những năm 1930, chúng ta sẽ thấy bạo lực hận thù của Trung Quốc đối với Nhật vẫn còn quá lớn. Đó là một cao thủ võ lâm với sức mạnh siêu phàm cắn xé vụn thi thể của những người lính Nhật trong một bể máu. Thế nhưng, một cuộc chiến khác, với vai chính là các nhà ngoại giao Trung Quốc, cũng được phô bày trên màn ảnh.
Tại khắp các thủ đô, các nhà ngoại giao Trung Quốc vốn nổi tiếng là kín đáo, giờ đây lại bắt đầu làm mưa làm gió. Trong một mục được đăng trên tờ Daily Telegraph, đại sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn đã nêu lên hình ảnh nhân vật xấu Lord Voldemort trong truyện Harry Potter để lên án những khuynh hướng quân phiệt của thủ tướng Nhật.
Cuối cùng, bài báo nhận định, Trung Quốc ngày càng tự tin hơn vào chính mình, đang sử dụng nghệ thuật « quyền lực mềm » và trở thành « đối thủ » đáng gờm đối với Hoa Kỳ trong khu vực, bất chấp chính sách « xoay trục » sang Châu Á của Mỹ.
Căng thẳng Nhật – Hàn làm lung lay chính sách « xoay trục » của Mỹ
Nhìn sang tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tờ Le Figaro tiếp tục phân tích, giữa Tokyo và Seoul, quá khứ đã qua nhưng hận thù vẫn còn đó. Tình hình này làm lung lay chiến lược « xoay trục » của Mỹ tại vùng Đông-Bắc Á. Ngoại trưởng John Kerry phải đóng vai trò làm lính cứu hỏa để dập bớt đám cháy đang âm ỉ trong hai đồng minh chính của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khi công du tại Seoul vào thứ năm vừa qua, Ngoại trưởng John Kerry đã kêu gọi Hàn Quốc và Nhật Bản cùng nhau bỏ qua những xung khắc « có từ quá khứ để đối mặt với những thách thức chiến lược hiện tại ». « Chúng ta cần phải duy trì một sự phối hợp mạnh mẽ giữa ba bên, đặc biệt là trước mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên ». Tuần trước đó, Ngoại trưởng Mỹ cũng gửi cùng một thông điệp đến người đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida, khi ông công du tại Washington.
Trong một bài diễn văn, Thủ tướng Nhật Abe mang khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc mong muốn trang bị cho Nhật một quân đội thật sự. Điều này làm tái phát những vết thương cũ của Hàn Quốc thời kỳ bán đảo Triều Tiên thuộc địa từ năm 1910-1945, bất kể hiệp ước bình thường hóa quan hệ được ký kết vào năm 1965. Từ khi nhậm chức cách đây một năm, nữ Tổng thống Park Geun-hye vô cùng cương quyết.
Bà đã loại trừ mọi cuộc họp thượng đỉnh với Thủ tướng Abe, chừng nào ông vẫn chưa thể hiện thái độ ăn năn về những tội ác mà Nhật đã gây ra trong quá khứ. Seoul đòi hỏi Thủ tướng Nhật phải có lời xin lỗi. Thái độ cứng rắn của nữ tổng thống Hàn Quốc đe dọa chiến lược « xoay trục » của Tổng thống Obama tại Châu Á nhằm chống lại đe dọa của Bình Nhưỡng và đặc biệt là ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đồng minh quan trọng, bởi vì Mỹ đặt nhiều căn cứ quân sự tại đây.
Tại Seoul, ông Kerry tái khẳng định sự kiên định của Washington trong việc « tái cân bằng » lực lượng ngoại giao và quân sự tại Á châu, để kêu gọi các đồng minh của mình nỗ lực hòa giải với nhau. Ông cũng nhận thấy là không phải dễ để làm được điều ấy.
Dân số : Ấn Độ chịu nhiều chính sách hà khắc
Báo La Croix ra hôm nay quan tâm đến tình trạng dân số tại Ấn Độ. Dân số tại nước này hiện là 1,21 tỷ người nhưng số liệu này ít khi nào chúng ta thấy xuất hiện trên trang nhất các tờ báo và ít khi là đề tài tranh luận chính trị. Khi đề cập đến chủ đề này, truyền thông luôn ca ngợi và xem đó là dấu hiệu của một sự hùng mạnh.
Thế nhưng, Ấn Độ đang là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Dự tính đến năm 2025, nước này sẽ soán ngôi của Trung Quốc. Một số chuyên gia thì xem đây là một sự hứa hẹn phục hưng kinh tế, nhờ vào một dân số trẻ trên thị trường lao động. Thế nhưng, bùng nổ dân số cũng gây ra nhiều áp lực lên môi trường, cơ sở hạ tầng, tài nguyên hay tổ chức xã hội.
Ấn Độ đã thiết lập chương trình kế hoạch hóa gia đình từ năm 1952 và sau đó là việc cần phải quảng bá nhanh chóng kiễu mẫu gia đình có hai con. Chiến dịch khốc liệt nhất diễn ra vào năm 1976-1977 đã gây thương tổn cho dân chúng cả nước. Trong vòng một năm, 5 triệu dân nghèo Ấn Độ bị cưỡng bức triệt sản.
Tại đất nước này, việc điều chỉnh sinh sản vấp phải một số rào cản tâm lý về văn hóa, tôn giáo và kinh tế. Vấn đề dân số chính là một điều cấm kỵ xã hội. Trong tâm thức người Ấn Độ, nếu phải sinh con ít hơn thì ít ra phải có được con trai. Kết quả là việc lựa chọn giới tính phôi thai bất hợp pháp một cách tàn bạo đã diễn ra, với 500 000 phôi thai nữ bị phá hàng năm. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng bất cân bằng dân số và sẽ trở nên nghiêm trọng với tỷ lệ 914 phụ nữ/1000 đàn ông vào năm 2011.
Giờ đây, chính sách kiểm soát sinh sản dựa trên trách nhiệm cá nhân, thông qua các cuộc vận động tuyên truyền và những quyền lợi cho những công dân « gương mẫu ». Bộ trưởng Y tế và Gia đình khuyên dân chúng nên « xem ti vi thay vì sinh con ». Bộ này cũng khuyến cáo người dân nên triệt sản, dùng vòng tránh thai hay bao cao su. Trên thực tế, hai lựa chọn cuối cùng được rất ít người Ấn Độ sử dụng bởi vì họ có cái nhìn ngờ vực về hai biện pháp này. 37% người Ấn Độ đã lập gia đình lựa chọn triệt sản và biện pháp này hoàn toàn miễn phí. Chính sách quốc gia khuyên người dân nên kết hôn trễ hơn, giãn khoảng cách sinh con đầu lòng và con thứ hai. Sự đô thị hóa và thu nhập gia tăng cũng góp phần hạn chế sinh sản.
Người Pháp vẫn mơ ước một gia đình đông con
Trong khi đó, nhìn sang Pháp, nhật báo Le Figaro đăng bài : « Người Pháp vẫn mơ ước một gia đình đông con ». Gần phân nửa người Pháp muốn có ba con, thậm chí là bốn con. 68% trong số đó không có được nhiều con như họ ao ước ban đầu. Theo chuyên gia Laurent Toumelon thuộc Viện Dân số quốc gia Pháp Ined: “Tại Pháp, muốn có nhiều con được xem là tốt và kỳ thị đối với những gia đình đông con tương đối thấp khi so sánh với các nước Châu Âu khác. Ví dụ, tại Đức, cha mẹ nào có trên hai con mà ít phương tiện để nuôi dạy chúng thì bị xem như cha mẹ tệ ».
Tuy nhiên, theo báo Le Figaro, sinh sang đứa con thứ ba bắt đầu nảy sinh một số vấn đề. Trên thực tế, 48% hộ gia đình có hai con và chỉ có 23% hộ có ba con. Để giải thích cho sự chênh lệch giữa ao ước và thực tế của họ thì 1/3 hộ nêu lên lý do như tuổi quá già bởi vì độ tuổi trung bình của người mẹ lúc sinh con vào năm 2010 là 30 tuổi. Ngoài ra, còn có các vấn đề khác như nhà cửa chật hẹp, chi phí giáo dục con cái cao, khó khăn trong việc dung hòa giữa công việc và đời sống gia đình, thiếu nhà trẻ và phương tiện trông trẻ. Tương lai xã hội-kinh tế u ám cũng làm cho người Pháp ngại sinh nhiều con.
Bỉ : Nước đầu tiên cho phép trẻ em được trợ tử
Liên quan đến thời sự tại Bỉ, các nhật báo Le Monde và Libération đều quan tâm đến việc Bỉ là quốc gia đầu tiên cho phép trợ tử cho trẻ vị thành niên, không giới hạn tuổi tác. Hôm qua, Quốc Hội vừa thông qua đạo luật này, đối với trẻ em mắc bệnh không thể cứu chữa được.
Báo Le Monde cho biết, sau khi nghe quyết định này, các vị giám mục Bỉ gọi đây là một « bước đi quá lố ». « Đó là việc cấm giết người, điều làm nên nền tảng của xã hội loài người ».
Một số chuyên gia độc lập cho rằng, đạo luật này chưa được trình lên Ủy ban nhà nước nên vẫn còn chứa một số ẩn số. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai cha mẹ trẻ em không đồng thuận trong quyết định trợ tử và ai sẽ giải quyết tranh chấp đó ?
Tuy nhiên, theo báo Le Monde, những người đề nghị luật này nhận định rằng đạo luật chứa khá nhiều « điều kiện nghiêm ngặt ». Trẻ em cần dùng đến trợ tử cần chứng tỏ một « tình trạng y khoa không lối thoát, sẽ sớm dẫn đến tử vong ». Ngoài ra, đó phải là trẻ đau đớn liên tục và không chịu đựng được. Cha mẹ và người « trợ tử » phải đồng thuận với nhau.
Đông lạnh xác chết để hy vọng được phục sinh
Và để kết thúc mục điểm báo, chúng tôi xin điểm qua một bài trên tờ Le Monde nói về hàng trăm người chết muốn làm đông đá xác của mình vì hy vọng sẽ được sống lại trong tương lai. Đó chính là tại Sheffield, Anh. Một hiệp hội đã đề nghị chuyển các xác chết này sang Mỹ vì tại đó, việc làm này là hoàn toàn hợp pháp.

2334. Việt Nam từ lâu đã có đầy đủ quyền con người rồi, vạn lần!

Nguyễn Hùng
Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam luôn tuyên bố người dân Việt Nam đã có đầy đủ nhân quyền rồi và dân chủ còn gấp vạn lần các nước tư bản thì tại sao lại cử cán bộ đảng viên đảng cộng sản Việt Nam tốn công tốn sức tốn tiền đến tận Geneve Thụy Sĩ, một nước tư bản, để điều trần định kỳ về nhân  quyền tại Việt Nam. Đáng lẽ các nước tư bản phải đến Việt Nam để điều trần trước đảng, nhà nước cộng sản và nghiêm túc học tập tính ưu việt của Việt Nam về quyền con người và tất cả các quyền tự do dân chủ khác.

Tại sao lại có chuyện tréo ngoe như vậy! Tại sao một nước có dân chủ, tự do, nhân quyền cao vạn lần lại hạ mình đi điều trần với những nước có dân chủ nhân quyền chỉ được một lần so với nước Việt Nam mình để bị hạch sách đủ điều?
Theo suy nghỉ đơn giản của người dân thấp cổ bé miệng thì phải có sai phạm gì đó thì cả đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước là một bộ phận của đảng, mới phải vác chiếu ra trước bá quan thiên hạ trình báo những gì về quyền con người mà đảng đã đang vi phạm đối với dân chúng Việt Nam. Trước mặt các “quan tòa” quốc tế họ đã cuối đầu báo cáo những công việc họ đã thực hiện để chứng minh là đảng cộng sản Việt Nam có thực tâm hối cải về những việc họ đã vi phạm.
Tất nhiên là có việc gì bất thường đảo lộn trật tự kỷ cương gì đây, hay có lẻ đây là việc làm đúng với nguyên lý: cán bộ đảng viên của Cộng đảng Việt Nam không phải đi điều trần tình trạng nhân quyền của toàn dân Việt Nam bị hệ thống cai trị của Cộng đảng Việt Nam tước đoạt mà thật sự  được 106 nước tư bản bỏ tiền bao và cung phụng đoàn cán bộ đảng viên cao cấp đảng cộng sản Việt Nam đến Geneve Thụy Sĩ lên lớp và truyền dạy cho họ về những cách thức, mánh lới, xảo thuật đảng cộng sản Việt Nam đã từng dùng tại Việt Nam, tạo cho người dân sống tuy phải sống dưới chế độ độc tài đảng trị chuyên chế nhưng họ có quyền con người, quyền tự do dân chủ cao gấp vạn lần quyền con nguời của dân chúng tại các nước tư bản, được những lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam thường xuyên hãnh diện khoe trước thế giới. Thí dụ: xử án với loại tòa án với quan toà là nhân dân (của đảng); giãi phóng quyền con người bằng quốc sách cải cách ruộng đất (chôn sống), chiến dịch nhân văn giai phẩm “giãi phóng” quyền tự do phát biểu của văn thi sĩ miền Bắc; cải tạo trí thức tiểu tư sản miền Nam sau 1975 (đốt bỏ toàn bộ văn hóa phẩm miền Nam), cải tạo tư sản (tịch thu tài sản của thương nhạn và doanh nhân đưa đi kinh doanh tại vùng kinh tế mới), cải tạo công thương nghiệp (tịch thu và cơ sở công thương nghiệp); phát huy quyền con người của quân dân cán chính miền Nam sau 30/04/75 bằng học tập cải tạo tập trung trường kỳ (đi tù khổ sai nơi rừng thiên nước độc); quyền con người của công an được phát huy qua phương châm chỉ còn đảng còn mình (làm côn đồ); thực hiện theo chỉ đạo của Cộng đảng Tàu quyền con người 16 chữ vàng 4 tốt với bọn xâm lược Tàu dù cho chúng có tàn sát hằng vạn người dân Việt vô tội trên toàn vùng biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh xâm lược cách nay đúng 35 năm (từ ngày 17/02/1979 đến ngày 05/03/1979) và thường xuyên khủng bố giết hại ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, tiêu diệt lòng yêu nước bằng hành động ngăn cản phá hoại và khủng bố người dân làm lễ tưởng niệm và tri ân các anh hùng tử sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (cắt đá tạo bụi, dùng loa tại ồn);  ….
Bài giảng của “thầy” Hà Kim ngọc dài 40 phút, rất sát sao với thời gian trung bình cho một tiết học, không câu giờ. Chúng ta hãy đọc lại bài giảng và rút ra những điều gì mà đại diện của 106 nước học hỏi được từ Việt Nam, hay là họ là những ông bà quan tòa và ông Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc là kẻ phạm tội đang trong giai đoạn thử thách, quản chế 4 năm -án treo- như những người Việt Nam bị đảng tố là vi phạm luật lệ về quyền con người của đảng cộng sản Việt Nam bố thí, thí dụ cô Nguyễn Phương Uyên được tòa án Long An trả tự do nhưng bị 3 năm “treo”.
Đọc kỷ bài “lên lớp” của ông trưởng đoàn Việt Nam Hà Kim Ngọc thì không tìm thấy ông nói đến những kỹ năng, xảo thuật, mánh lới mà Cộng đảng Việt Nam sử dụng với dân Việt cho các nước tư bản có mức độ nhân quyền ở mức hạng bét để họ dùng chúng gia tăng quyền con người của nước họ lên trăm, ngàn hay vạn lần như đất nước Việt Nam: ra đường là gặp “nhân quyền”- bọn côn đồ công an còn đảng còn mình.
Giảng viên Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hà Kim Ngọc “nổ” những gì với 106 học trò từ các nước tư bản dẩy chết mà bác Tố Hải, thi sĩ với bí danh “Nhac sĩ” đã thoát khỏi cái “thỏ đế”, hồ hởi rung đùi hô hoán là “Sắp được làm chủ (hơn vạn lần) rồi! ới 90 triệu dân ta ơi!”?
image001
Quan cảnh phòng học về “kỷ năng, mánh lới, xảo thuật tăng quyền con nguời lên vạn lần”. Giảng viên là Thứ Trưởng Ngoại Giao Hà Kim Ngọc, đảng viên cao cấp đảng cộng sản Việt Nam
Dưới đây là một vài điểm “đinh” trong bài giảng của ông Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc:
1.Trong lần họp kỳ I của Hội Đồng kiểm Tra Định Kỳ Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, Việt Nam đã được tuyên dương thành tích với 109 vi phạm về các quyền con người nhưng trong lần này thay vì giảm thì tăng lên một kỷ lục mới với 227 tuyên dương thành tích sai phạm về nhân quyền và các quyền khác của người dân Việt Nam.
2.Các nước tham dự thay vì học hỏi được thêm kỹ năng để làm cho dân họ có thêm nhiều quyền con người hơn và tiến đến mức như 87 triêu người dân Việt Nam (90 triệu trừ ra 3 triệu đảng viên Cộng đảng không có quyền con người chỉ có quyền đảng) đang hưởng, họ lại thay nhau đứng lên xếp hàng liên tục “đàn hạch”, hạch tội “thầy” Hà Kim Ngọc, Cộng đảng và nhà nước Việt Nam về đỉnh cao mới của quyền con người tại Việt Nam: 227 thành tích vị phạm nghiêm trọng những quyền con người, tiêu biểu như:
-Vi phạm quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, lập hội.
-Kiểm soát phí pháp, ngăn chặn tiếp cận internet, trang mạng cá nhân, facebook với các điều luật vi phạm công pháp quốc tế,bắt giam và bỏ tù ngững người dùng blog cá nhân có quan điểm tự do dân chủ.
-Vi phạm quyền tự do tín ngưởng với sự kiểm soát khắt nghiệt của đảng cộng sản Việt Nam qua ban tôn giáo của Cộng đảng áp đặt trên các giáo phái không chịu sự khuynh loát của đảng cộng sản Việt Nam.
Hết “học trò” này đến “học trò” khác thay nhau đàn hạch đám “thầy” thiếu học, chỉ biết còn Cộng đảng mafia của ông Hồ Chí Minh là còn mình. Không nói đến các nuớc lãnh đạo về quyền con người như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Gia Nã Đại,Thuỵ Sĩ, Thụy Điển, Nhật; ngay cả những nước trước kia không những là đồng chí mà là thầy của sư tổ Hồ Chí Minh của Hà Kim Ngọc, từ lâu đã đoạn tuyệt cái chủ nghĩa xã hội quái thai như Hung Gia Lợi, Ba Lan, Slovania, Luthunia .. cũng lên tiếng đàn hạch Cộng đảng Việt Nam.
Điều rất thú vị và dí dõm đến cười ra nước mắt là Hoa Kỳ chỉ khen lãnh đạo Cộng đảng mafia Việt Nam “tiến bộ về quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới”.
Cuối cùng, thành công mà cộng đảng, nhà nước Việt cộng mà các báo, đài, TV của Cộng đảng Việt Nam không ngượng miệng tung hô đã được nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) tặng một chiếc “cúp 3 khỉ” làm quà là:
Ái Nhĩ Lan rất quan ngại về những trường hợp bị đàn áp, bị bắt tù những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sự vắng mặt của nền báo chí độc lập và sự kiện nhà nước đã gia tăng theo dõi những nhà cung cấp dịch vụ Internet.”
Thấy mà thẹn lòng làm dân của một nước với toàn những lãnh đạo tự phong, chuyên nói phét không biết ngượng miệng rằng: “Nước ta có tự do dân chủ và quyền con người nhiều gấp vạn lần”!
Ngày 15 tháng 02 năm 2014

Tham khảo:
Việt Nam trình bày Báo cáo quốc gia trong khuôn khổ cơ chế UPR chu kỳ II của Hội đồng Nhân quyền LHQ
Điều trần của Việt Nam về tình trạng nhân quyền tại LHQ(từ thời điểm 5’:55”)
Tòa án Long An giảm án cho Phương Uyên và Nguyên Kha
Sắp được làm chủ (hơn vạn lần) rồi! ới 90 triệu dân ta ơi!
Trực tiếp phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam
Việt Nam bị LHQ khuyến nghị 227 điểm về quyền con người.
Cộng sản Việt Nam hết đường nói dối (Phạm Trần)

2335. Nền dân chủ Athens

Phan Thành Đạt
Athens là quê hương của nền dân chủ đầu tiên trên thế giới do người Hy Lạp sáng tạo ra cánh đây hơn 2500 năm. Các nền dân chủ ngày nay đều ít nhiều thừa hưởng những thành tựu về dân chủ của người Hy Lạp cổ. Dân chủ trong tiếng Hy Lạp được ghép từ hai từ khác nhau: Démos để chỉ nhân dân, Kratos để chỉ quyền lực, dân chủ thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân.

Các biến động chính trị diễn ra trong thế kỷ thứ VI trước công nguyên, khi nhiều người dân Athens gặp phải khó khăn về kinh tế, họ bị giai cấp quý tộc siết nợ, họ không muốn trở thành nô lệ như nhiều người khác, để thoát khỏi tình trạng này, họ tiến hành nổi dậy, lật đổ những người có thế lực. Sau khi quyền lực không còn bị bất kì ai kiểm soát, người dân quyết định giữ lại quyền lực và không trao cho bất kì ai. Họ tiến hành tổ chức mọi việc trong thành bang, đồng thời bầu ra những đại diện cai quản các công việc chung. Chế độ dân chủ ở Athens ra đời trong hoàn cảnh ngẫu nhiên như vậy.
Nền dân chủ Athens được xây dựng và phát triển trong các thế kỷ thứ VI và thứ V trước công nguyên, thời kì rực rỡ nhất của Athens là cuối thế kỷ thứ V. Athens trở thành Nhà nước-thành bang hùng mạnh nhất trong số các thành bang của nền văn minh Hy Lạp. Ảnh hưởng của Athens lan tỏa đến toàn bộ khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông. Khác với các nền văn minh cổ đại khác đều xuất phát ở lưu vực các con sông lớn, nơi có các đồng bằng mầu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp và giao thông đi lại. Ví dụ nền văn minh sông Hằng, văn minh sông Nil hay văn minh Trung Đông, nơi có hai con sông Tigre và Euphrate. Hy Lạp không có các điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình vì Athens là một vùng trật hẹp, có nhiều núi, đất đai cằn cỗi, không thuận lợi cho phát triển kinh tế. Athens cũng như các thành bang khác luôn phải đối mặt với vấn đề thiếu lương thực, do dân cư đông đúc và thiếu đất canh tác.
Nền dân chủ đã đem lại những thành tựu cho Athens, nơi đây đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của toàn bộ khu vực rộng lớn từ biển Égée đến Palestine. Cũng nhờ thể chế dân chủ sớm được thiết lập, Athens đã trở thành Nhà nước giàu có nhất trong các thành bang Hy Lạp. Athens phát triển rực rỡ trong mọi lĩnh vực. Những sáng tạo của nền dân chủ ở đây đã làm thay đổi thế giới. Về triết học, Athens trở nên nổi tiếng nhờ các nhà tư tưởng lớn như Socrate, Platon, Aristote. Về quân sự phải kể đến Thémistocle, Aristide, về toán học phải kể đến Thalès, Pythagore. Về văn học, nhờ hai bộ sử thi đồ sộ Odyssée và Illiade do Homère thuật lại, khiến văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học của châu Âu trong nhiều thế kỉ. Nhờ biết phát huy các giá trị dân chủ, khuyến khích nhiều người tham gia vào chiến tranh tự vệ, Athens đã giành chiến thắng trước đế quốc Ba Tư trong các trận chiến Marathon năm -490 và Salamine năm -480. Hy Lạp đã chiến thắng kẻ thù hùng mạnh và đông hơn mình 6 lần trong trận chiến Salamine, phá hủy 250 tàu chiến và đánh tan đạo quân Ba tư gồm 300.000 người, bảo vệ nguyên vẹn Athens và các thành bang khác.
Người Hy Lạp cũng là những người có sáng kiến tổ chức các hoạt động thể thao giữa các thành bang từ thế kỉ thứ VII trước công nguyên, các giải thi đấu diễn ra 4 năm một lần, các vận động viên tham dự đại diện cho các thành bang. Thế vận hội Olympia được duy trì trong gần 1000 năm, vào cuối thế kỷ XIX lại được con người tiếp tục tổ chức trên quy mô toàn thế giới. Tên trận chiến Marathon năm -490 trước công nguyên, đã được gọi cho các giải thi đấu điền kinh trong các thế vận hội.
Nền dân chủ Athens gắn liền với tên tuổi của các nhà cải cách lớn như Clisthène, Périclès. Những nguyên tắc cơ bản về dân chủ như quyền tự do tham gia các sinh hoạt chính trị, quyền bình đẳng, các nguyên tắc về luật pháp để đảm bảo công bằng, minh bạch đã trở thành các điều kiện cơ bản của nền dân chủ hiện đại. Người Hy Lạp đã nghĩ ra cách lựa chọn các đại diện điều hành đất nước bằng cách bốc thăm, sau đó những người này sẽ tiến hành bầu ra các nhân vật nắm giữ các chức vụ quan trọng trong vòng 1 năm. Để bảo đảm tính bình đẳng, tất cả các công dân đều có quyền tham gia vào việc điều hành đất nước ít nhất 1 lần trong đời. Công dân vừa có cơ hội là người chấp hành luật pháp vừa là người có quyền thảo luận, biểu quyết các dự luật.
Dân chủ là quyền lực của đa số dân nghèo áp đặt lên những người giàu và những người thuộc giai cấp quý tộc. Tuy nhiên, chế độ dân chủ của người Hy Lạp ngay từ đầu đã bộc lộ một số khuyết điểm nghiêm trọng, khiến các nhà tư tưởng như Platon và Aristote luôn tỏ ra nghi ngờ. Vì dân chủ là quyền lực của số đông gồm những người bình dân ít học,  dễ bị kích động, nên họ dễ dàng đưa ra các quyết định theo cảm tính mà không hề nghĩ đến những hậu quả sau đó. Chế độ dân chủ, khi không còn tôn trọng các quy định cơ bản, có thể chuyển thành chế độ mị dân hoặc vô chính phủ.
Nền dân chủ Athens có những đặc điểm tiêu biểu, phục vụ lợi ích cho con người (I) nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định (II).
I. Những đặc điểm cơ bản của nền dân chủ Athens
Sinh hoạt chính trị ở Athens dựa trên cơ chế hoạt động của 3 cơ quan chính (A): Đại hội đồng (Ecclésia), Hội đồng hành pháp (Boulè) và Tòa án (Héliée), ba cơ quan này tương ứng với ba nhánh quyền lực quan trọng của Nhà nước hiện đại là các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các công dân tự do có quyền và nghĩa vụ tham gia vào các cơ quan này (B), các cuộc họp của công dân diễn ra công khai, mọi người đều có quyền tự do biểu đạt.
A. Tổ chức hoạt động của ba cơ quan quyền lực quan trọng
Đại hội đồng (Ecclésia) là hội nghị quan trọng nhất, trong thời kỳ đầu xây dựng nền dân chủ, công dân Athens tập hợp trên quảng trường gần chợ (l’Agora). Sau này, họ tập hợp trên một ngọn đồi có tên là Pnyx. Đại hội đồng sẽ bàn bạc và thông qua nhiều đạo luật quyết định các chính sách kinh tế-xã hội của Athens. Đại hội đồng được tổ chức khoảng 3 đến 4 lần mỗi tháng. Các công dân ở xa phải đi từ đêm để đến nơi hội họp đúng giờ. Chương trình nghị sự của cơ quan lập pháp này do Hội đồng hành pháp định trước. Trong số khoảng 40 000 công dân ở Athens, chỉ có 5000 đến 6000 người thường xuyên có mặt. Vì mỗi lần đi dự họp, các công dân bị mất 1 ngày làm việc, nhiều người bận nên thường xuyên vắng mặt. Trong buổi thảo luận trên đồi Pnyx, người có sáng kiến đưa ra dự luật sẽ bước lên bậc thềm để giải thích, mọi người lắng nghe và nhìn thấy rõ người nói đang đứng ở vị trí cao hơn. Sau khi trình bày xong dự luật, là đến các ý kiến phản biện của các công dân khác. Tất cả những người tham dự đều có quyền được phát biểu trong một khoản thời gian như nhau để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng. Thời gian phát biểu được theo dõi nhờ quan sát đồng hồ nước. Khi dự luật đã được bàn bạc cẩn thận thông qua các ý kiến ủng hộ hay phản đối. Các công dân sẽ tiến hành bỏ phiếu bằng cách giơ tay. Nếu đa số đều ủng hộ, đạo luật sẽ được ban hành.

image002
      Các công dân giơ tay bỏ phiếu trong một phiên họp của Đại hội đồng (Ecclésia)
Hội đồng hành pháp (Boulè) gồm 500 người đại diện thường trực cho toàn thể các công dân Athens. Tổ chức hành chính ở Athens được Clisthènes chia thành 3 khu vực là thành phố, nông thôn và vùng duyên hải. Các đại diện đến từ 3 khu vực khác nhau sẽ tiến hành bốc thăm để bầu ra 50 đại diện cho cơ quan hành pháp trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày sẽ có một người đại diện thay phiên nhau nắm giữ chức vụ cao nhất trong hội đồng hành pháp. Như vậy, mọi công dân đều có quyền lãnh đạo, để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng. Sau khi hết thời hạn 1 tháng, 50 đại diện mới lại được chọn ra. Périclès (-495-429) là trường hợp ngoại lệ, vì có nhiều ảnh hưởng nhất tại Athens, cho nên nhân vật này đã giữ chức vụ điều hành cơ quan hành pháp 21 lần.
Tòa án nhân dân (Héliée) là cơ quan tư pháp của Athens. 6000 công dân sẽ tiến hành bốc thăm để chọn ra 500 đại biểu chịu trách nhiệm xử án. Các thẩm phán nhân dân được bố trí vào 12 phòng chuyên đề khác nhau. Mỗi ngày sẽ có một vụ việc được xử lí. Trong phiên tòa, bị cáo sẽ tự biện hộ mà không cần sự trợ giúp của thầy cãi. Thông thường, bị cáo sẽ đọc một văn bản tự thanh minh được các nhà chuyên môn về luật pháp soạn sẵn, dựa trên các chi tiết của vụ việc được bị cáo bàn luận với họ. Sau khi đã nghe bên nguyên và bên bị trình bày, các quan tòa sẽ tiến hành bỏ phiếu kín. Các lá phiếu làm bằng đồng có hình đồng xu. Nếu quan tòa lựa chọn phiếu có hình lõm ở giữa, đồng nghĩa với việc kết tội bị cáo, nếu chọn phiếu có hình lồi, bị cáo sẽ không bị quy tội và được tha. Bỏ phiếu diễn ra bí mật vì quan tòa kẹp chặt lá phiếu giữa các ngón tay, nên không ai biết đó là lá phiếu buộc tội hay tha bổng.
Các công dân được bầu vào Tòa án nhân dân thường là những nhân vật có uy tín như các tướng lĩnh trong quân đội, hoặc những người có ảnh hưởng trong đời sống kinh tế, chính trị ở Athens. Tuy nhiên, có nhiều người tỏ ra nghi ngờ về mức độ chính xác và công bằng trong các vụ xét xử. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ của công dân luôn được nhấn mạnh để duy trì các nguyên tắc dân chủ ở Athens.
B. Quyền và nghĩa vụ của công dân Athens
Một người trở thành công dân khi đến 18 tuổi theo quy định của pháp luật. Khi Clisthènes được bầu làm đại diện cho Hội đồng hành pháp, tuổi để trở thành công dân tăng lên 20. Trước đây, một người muốn trở thành công dân phải có cha là người Athens, sau này, bắt buộc người đó phải có cả cha và mẹ là người Athens. Khi đã thành công dân, cá nhân có đầy đủ các quyền chính trị và kinh tế, được đối xử bình đẳng, được tham gia bầu cử, ứng cử và được bàn luận các công việc quan trọng của thành bang. Công dân có quyền sở hữu, có quyền bảo vệ lợi ích của cá nhân và gia đình trước tòa. Công dân có quyền lấy vợ và được hưởng những trợ giúp về tài chính. Dân chủ trực tiếp gắn liền với việc tham dự vào đời sống chính trị ở Athens. Công dân là người tự do, không chịu bất kì trói buộc nào như các tầng lớp khác trong xã hội. Chủ quyền của công dân thể hiện bằng động tác giơ tay biểu quyết các đạo luật, tham gia vào các phiên bầu cử ra các thẩm phán, hay bàn bạc về các chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước.
Công dân Athens có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm lãnh đạo, công việc này được tiến hành hàng năm. 6000 công dân sẽ ghi tên các nhân vật đã được bầu, nhưng bị mất uy tín do tham lam hoặc không có khả năng điều hành công việc. Họ sẽ khắc tên người đó trên các mảnh gốm và bỏ vào hòm phiếu. Sau khi kiểm phiếu, nếu tên của ai bị nêu nhiều nhất, theo luật pháp của thành bang, người đó sẽ phải từ bỏ chức vụ và đi nơi khác sống trong vòng 10 năm. Sau thời gian quy định, người đó được phép trở lại và lại được hưởng các quyền lợi của công dân.
Bên cạnh các quyền cơ bản, công dân có trách nhiệm thực hiện một số nghĩa vụ. Công dân khi đến 18 tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự trong 2 năm để bảo vệ độc lập chủ quyền của Athens. Những công dân giàu có sẽ có khả năng tự trang bị cho mình áo giáp, ngựa và các loại vũ khí đắt tiền. Vì vậy, các công dân này có nhiều cơ hội trở thành chỉ huy trong quân đội. Các công dân có mức sống trung bình, chỉ có thể trang bị những phương tiện tối thiểu, họ trở thành lực lượng bộ binh đông đảo. Các công dân nghèo, không có điều kiện về vật chất, sẽ trở thành lính chèo thuyền, phục vụ trên các tàu chiến. Nhờ có sự tham gia nhiệt tình của công dân vào nhiệm vụ chuẩn bị chiến tranh, cùng với việc huy động thành công các tầng lớp khác trong xã hội cùng tham gia, (dân chủ hóa chiến tranh), Athens và các thành bang Hy Lạp khác đã chiến thắng đội quân Ba Tư của hoàng đế Xerxès. Trận hải chiến Salamine năm -480 đã đem lại tiếng vang cho Athens, giúp nước này trở thành cường quốc về hàng hải, kiểm soát toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Một số người ngoại quốc đến từ các thành bang khác, có công lao bảo vệ Athens, được tặng danh hiệu công dân.
Đa số công dân Athens đều là những người biết đọc, biết viết, nghĩa là có hiểu biết hơn những người khác. Họ tự coi mình là những người văn minh, sống trong một nước văn minh. Đối lập với họ, là những người kém hiểu biết và hoang dại đến từ các thành bang lạc hậu. Cho nên, những người này dễ bị phân biệt đối xử và không có cơ hội để trở thành công dân Athens. Những người nhập cư (métèque) khi đến Athens được hưởng một số quyền lợi về kinh tế. Họ được phép tự do buôn bán, nhưng không được tham gia vào các tranh luận chính trị, xã hội, mặc dù họ đều là những người tự do. Ví dụ tiêu biểu là trường hợp của Aristote (-384-322, trước công nguyên), ông là người đến từ Stagire thuộc Macédoine, Aristote là người nhập cư và không phải là công dân Athens. Tuy nhiên, ông là một trong những nhà tư tưởng thông thái nhất ở đây, ông từng là học trò của Platon và sau này là gia sư của Alexandre đại đế (-356-323), ông có nhiều ảnh hưởng đến sự nghiệp chinh phục thế giới của nhân vật này.
Nền dân chủ Athens đề cao các quyền tự do và bình đẳng của công dân, nhất là tự do ngôn luận và tự do bầu cử. Những nguyên tắc cơ bản về dân chủ của người Hy Lạp đã được các nhà triết học thời kỳ Ánh sáng tiếp thu. Tuy nhiên, rất nhiều người hoài nghi về những tiêu chuẩn của chế độ dân chủ do người Hy Lạp sáng tạo. Nên xếp Athens là thể chế chính trị đầu sỏ hay là nền dân chủ chưa hoàn thiện, xuất hiện cách đây 2500 năm ? Dân chủ Athens như tấm huân chương cũng có mặt trái của nó.
II. Những hạn chế của nền dân chủ Athens
Danh hiệu công dân ở Athens chỉ dành cho một số người, vì có nhiều nhóm người khác không được phép trở thành công dân (A), dựa trên các quy định chặt chẽ của luật pháp thời đó. Các phiên thảo luận ở Đại hội và mức độ chính xác của các phiên tòa công dân đặt ra những hoài nghi về hiệu quả của thể chế chính trị ở Athens. Nền dân chủ ở đây đã chuyển thành đế chế dân chủ (B), với tham vọng xâm chiếm các thành bang khác.
A. Danh hiệu công dân chỉ thuộc về một số người ở Athens
Khái niệm công dân trong suy nghĩ của người Hy Lạp để chỉ một nhóm người, chứ không hề mang ý nghĩa phổ quát. Vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, dân số ở Athens có khoảng 400 000 người, trong đó có khoảng 38 000 đến 40 000 là công dân, 130 000 là nô lệ, còn lại là phụ nữ, trẻ em và dân nhập cư. Ba tầng lớp trong xã hội không phải là công dân là phụ nữ, dân nhập cư và nô lệ.
Vai trò của phụ nữ không hề được coi trọng, theo quan điểm của người Hy Lạp, phụ nữ là những người có tư duy kém và không thể tham gia vào các phiên thảo luận về chính trị trong thành bang, suy nghĩ của họ dễ dẫn đến bế tắc, trong khi đàn ông mới là những người có đủ khôn khéo để bàn luận về chính trị. Khi một công dân bị các công dân khác chế nhạo, họ mặc quần áo phụ nữ cho người đó, coi người đó có tính cách phụ nữ, có suy nghĩ kém cỏi và coi đó là trò cười. Khi quan sát các đồ gốm thời kì đó vẽ hình phụ nữ, người ta nhìn thấy những bức vẽ người phụ nữ đeo khăn che mặt vì sợ xấu hổ. Tuy nhiên, một điều rất ngạc nhiên là Athena vị thần bảo trợ và là biểu tượng ở đây lại là phụ nữ !
Dân nhập cư là những người có một số quyền lợi, họ được luật pháp bảo vệ, họ được tự do buôn bán, làm ăn ở Athens, nhưng họ phải đóng các khoản thuế để được hưởng một số ưu đãi, khi cần họ phải phục vụ nghĩa vụ quân sự. Rất hiếm khi, dân nhập cư có điều kiện trở thành công dân.
Nô lệ là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Ở Athens, cứ 3 người thì có một người là nô lệ, đa số là các tù binh chiến tranh, một số khác, do cuộc sống túng thiếu hoặc bị vỡ nợ, họ buộc phải trở thành món hàng. Nô lệ là điều kiện cần thiết cho nền dân chủ Athens, vì cần có nhiều người làm việc thay cho các công dân, để những người này có thời gian thảo luận về các vấn đề quan trọng. Nô lệ đảm nhiệm các công việc nặng nhọc như khai thác hầm mỏ, xây dựng các đền đài. Họ được coi như là đồ vật, hay công cụ lao động. Aristote định nghĩa: “Nô lệ là con vật có hai chân”, ông cho rằng nô lệ là một thực tế của đời sống, chừng nào họ chưa có ý thức tự giải phóng mình, chừng đó họ vẫn là nô lệ. Theo Aristote, các công dân giàu có chỉ nên giữ lại những nô lệ có tư duy lệ thuộc và chịu phục tùng, còn đối với những nô lệ có tâm hồn tự do, cần giải phóng họ, vì giam hãm những tâm hồn tự do là trái với quy luật tự nhiên.
Khái niệm công dân để chỉ 1/10 dân số ở Athens, nền dân chủ ở đây phục vụ cho một nhóm thiểu số. Đa số các công dân là nông dân hoặc thợ thủ công. Một số ở xa nên ít có điều kiện tham gia vào các buổi thảo luận chính trị, một số khác bận rộn với công việc hàng ngày, vì không có nô lệ làm việc thay. Trong số 40 000 công dân chỉ có khoảng 5 000 đến 6 000 người thường xuyên tham gia vào các sinh hoạt chính trị. Để khuyến khích tất cả các công dân quan tâm nhiều hơn đến các công việc chung của Athens, Péricles trợ cấp cho những người đến dự họp một khoản tiền bồi dưỡng (misthos). Périclès còn xây dựng nhà hát biểu diễn nghệ thuật, khuyến khích công dân đến xem để nâng cao dân trí. Các công dân đến dự họp càng ngày càng đông, đặc biệt là những người nghèo, những người không nơi nương tựa. Họ đến với hi vọng nhận được tiền bồi dưỡng, đủ chi tiêu cho một ngày, chứ không mấy quan tâm đến tranh luận hay phản biện mỗi khi Hội đồng bàn bạc sôi nổi về những chủ đề quan trọng. Chất lượng các buổi họp vì thế cũng bị ảnh hưởng.
Nền nông nghiệp không nuôi đủ toàn bộ dân số Athens vì đất đai cằn cỗi. Một số đạo luật được ban ra, bắt các gia đình đông dân phải có một thành viên di cư đi nơi khác sống, nếu không sẽ bị xử tử hình. Để đảm bảo đủ nguồn lương thực, Athens yêu cầu các công dân sinh sống ở nơi khác đóng thế bằng lúa mì và lúa đại mạch. Giao lưu trao đổi hàng hóa, nhập khẩu nhiều ngũ cốc, tích lũy của cải và áp đặt thể chế dân chủ của mình đối với các thành bang khác là những chính sách đối ngoại cơ bản của Athens trong thời kì hưng thịnh nhất của nền dân chủ vào thế kỉ thứ V trước công nguyên.
B. Từ thể chế dân chủ nhiều khuyết điểm đến đế chế dân chủ Athens
Các nguyên tắc về dân chủ ở Athens có khá nhiều thiếu sót. Các phiên thảo luật của công dân nhiều khi diễn ra theo cảm tính, không phản ánh đúng tinh thần dân chủ. Ví dụ cùng một quyết định về một vấn đề quan trọng nhưng công dân có thể phản ứng theo hai cách hoàn toàn trái ngược. Khi Athens có xung đột với các nước khác. Các công dân bàn bạc về số phận của những người dân ở Nhà nước-thành bang bị thất thủ, có nhiều ý kiến đưa ra: Nên bắt toàn bộ họ làm nô lệ, hay là tha thứ cho họ vì luật pháp của Athens cần tuân theo lẽ phải và phục vụ lợi ích cho con người. Kết quả là các công dân đồng ý tha thứ cho nhân dân ở thành bang bại trận. Nhưng một thời gian sau đó, đa số lại có quyết định ngược lại đối với các thành bang khác, kết quả là nhân dân ở đó bị bắt làm nô lệ, riêng những người dân trên đảo Eubée bị tàn sát, một số khác bị đuổi khỏi đảo.
Các phiên họp của công dân trên đồi Pnyx bị một số cá nhân quá khích nhưng có tài hùng biện chi phối. Kết cục là, những quyết định của công dân nhiều khi không tuân theo lẽ phải, họ không suy nghĩ thấu đáo, mà lại thể hiện tình cảm theo từng hoàn cảnh khác nhau, do tác động của các diễn giả có tài mị dân.
Các thành viên của Tòa án nhân dân là các công dân không có chuyên môn, vì ai cũng có quyền trở thành quan tòa trong một thời gian theo quy định luân phiên, để đảm bảo bình đẳng. Kết quả là nhiều người thiếu hiểu biết về luật pháp lại có quyền định đoạn số phận của người khác dựa theo tình cảm. Điều đó khó đảm bảo được nguyên tắc công bằng và nghiêm minh của luật pháp. Ví dụ trường hợp kết tội cho nhà triết học Socrate (-470-399) vào thời điểm chiến tranh giữa Athens và Sparte. Những nguy cơ mà Athens gặp phải đã được Socrate dự đoán, ông đi khắp nơi để cảnh báo với mọi người về sự suy thoái của Athens. Kết quả là, Socrate bị buộc tội chống lại thành bang, vì ông báng bổ thần thánh và làm giới trẻ hư hỏng. Ông bị kết tội chết bằng cách phải uống độc dược.
Sau trận hải chiến Salamine, năm -480, Athens trở thành trung tâm chính trị, kinh tế ở khu vực Địa Trung Hải. Liên minh quân sự Délos do Athens đứng đầu được duy trì. Theo các nguyên tắc hoạt động của Liên minh này, các Nhà nước-thành bang sẽ đóng góp một khoản tiền lớn hàng năm cho Athens để nước này phát triển quân đội, bảo vệ toàn bộ các thành bang trong Liên minh, chống lại kẻ thù xâm lược từ nơi khác, đặc biệt là ngăn ngừa mối đe dọa của người Ba Tư. Périclès đã sử dụng những khoản tiền đóng góp để xây dựng đền Parthénon, đây vừa là nơi cất giữ của cải vừa là nơi thờ thần linh. Nhà hát và nhiều công trình kiến trúc khác cũng được xây dựng. Khi các công dân chất vấn Périclès về cách dùng tiền vào những việc quan trọng. Ông đã trả lời: “Các nước khác trong Liên minh không đóng góp quân đội, chiến thuyền hay ngựa chiến, nhưng họ góp tiền cho chúng ta. Đây chính là thứ chúng ta cần, các nguồn tài chính này sẽ được sử dụng để xây dựng Athens, đem lại vinh quang cho nơi này, và những cố gắng đó sẽ được lịch sử lưu danh”.
image004

Đền Parthénon, được xây dựng trong các năm -447-432, trước công nguyên, theo sáng kiến của Périclès
Athens trở thành một đế chế hùng mạnh, các công dân mong muốn sẽ áp đặt thể chế chính trị dân chủ ở nhiều khu vực khác. Họ hội họp trên đồi Pnyx để bàn các kế hoạch xâm lăng các thành bang khác. Để biện hộ cho chính sách của Athens, có người phát biểu: “Bản chất của con người là muốn nắm giữ quyền lực, chân lí này ở đâu cũng thế, càng có nhiều quyền càng tốt, kẻ mạnh làm những gì mà mình muốn, còn kẻ yếu phải chấp nhận những điều cần phải chấp nhận”. Những ý kiến như thế đã thuyết phục được nhiều công dân khác, và số đông lại giơ tay bỏ phiếu để ủng hộ chiến tranh.
Kết luận
Nền dân chủ Athens được xây dựng và phát triển trong suốt hai thế kỉ. Sau cuộc chiến tranh Péloponnèse kéo dài 27 năm (-431-404) với thành bang Sparte, Nhà nước có sức mạnh quân sự lớn nhất và là đối thủ duy nhất có thể đánh bại Athens. Sparte đã giành chiến thắng, đó cũng là sự kiện đánh dấu quá trình sụp đổ của nền dân chủ đầu tiên trên thế giới. Athens đã để lại cho con người những di sản quý giá: Những nguyên tắc đảm bảo nền dân chủ và cả những bài học để xây dựng một chế độ dân chủ hoàn thiện hơn so với thể chế chính trị đã tồn tại cách đây 2500 năm. Nền dân chủ phương Tây ngày nay đều thừa hưởng những thành tựu của Athens và chế độ cộng hòa La Mã.

Tài liệu tham khảo
1. http://www.e-olympos.com/democratie.htm
2.http://www.cliolamuse.com/spip.php?article187http://www.herodote.net/Ve_siecle_avant_JC-synthese-524.php
3.  http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/rfsp_0035-2950_1953_num_3_4_452745_t1_0876_0000_001
4. http://www.latinistes.ch/grec/culture/democratie/

2336. XUNG QUANH VIỆC VIỆT NAM TRÌ HOÃN XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 13/02/2014
Theo mạng tin tình báo Stratfor (Mỹ), Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên 4.400 MW Ninh Thuận 1, dự kiên khởi công trong năm nay, sẽ bị hoãn đến năm 2020 do lo ngại về an toàn và hiệu quả. Thủ tướng Dũng cũng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) sớm xây dựng nhà máy điện khí 5.000 MW để bù đắp cho lượng điện thiếu hụt do lùi thời gian xây nhà máy điện hạt nhân. Theo Stratfor, sự chậm trễ này có thể làm suy yếu an ninh năng lượng mà điện hạt nhân cuối cùng sẽ đem lại cho Việt Nam.

Trước mắt, Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu nguồn thủy điện, than và khí tự nhiên hóa lỏng để bù đắp cho phần cung cấp từ điện hạt nhân. Bức tranh năng lượng này sẽ tạo áp lực lên khả năng của Việt Nam duy trì cán cân thương mại và bảo đảm an toàn chuỗi cung ứng năng lượng bằng đường hàng hải. Tuy nhiên, Hà Nội hy vọng rằng việc kéo dài thời gian sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch theo đuổi năng lượng hạt nhân về dài hạn.
Ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Hội đồng quản trị PetroVietnam lập kế hoạch xây dựng thêm nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên để bù đắp lượng điện thiếu hụt do trì hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này tại tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng cho biết nhu cầu về tính hiệu quả và an toàn đã khiến phải trì hoãn việc xây dựng nhà máy. Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ không đẩy nhanh tiến độ dự án nếu không đạt các tiêu chuẩn cần thiết. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cũng nói thêm rằng việc khởi công xây dựng nhà máy có thể bị trì hoãn cho tới năm 2016 hoặc 2017. Trước đó, Hà Nội đã tuyên bố sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy vào năm 2014 để nhà máy bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 2020, Việt Nam đã trì hoãn dự án điện hạt nhân này trước đó – sự trì hoãn là vấn đề phổ biến đối với những quốc gia mới tiếp cận năng lượng hạt nhân – và thông tin từ Hà Nội cho thấy việc xây dựng thực tế có thể bị trì hoãn thêm vài năm. Nghi ngờ về khả năng của Việt Nam trong đảm bảo an toàn năng lượng hạt nhân đã gia tăng thời gian gần đây. Mới đây, Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế Yukiya Amano đã gặp gỡ giới chức tỉnh Ninh Thuận và ban quản lý dự án. Dù bày tỏ ủng hộ kế hoạch của Việt Nam, ông cũng khuyên Việt Nam không nên vội vã với dự án này. Đây là động thái mới nhất trong bối cảnh lo ngại trong nước và quốc tế gia tăng về việc Việt Nam thiếu kỹ năng, công nghệ và cơ sở hạ tầng để vận hành một nhà máy hạt nhân an toàn.
Nga, quốc gia có Tập đoàn điện hạt nhân Rosatom, trúng thầu xây dựng nhà máy, đang tìm cách giải quyết những mối lo ngại này nhằm hỗ trợ xuất khẩu hạ tầng và dịch vụ điện hạt nhân của mình. Các nhà khoa học Nga đang đào tạo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ sư và lực lượng quản lý để đảm bảo Việt Nam có đầy đủ kỹ năng cần thiết để vận hành một nhà máy hạt nhân dân sự, trong đó có cả bài học về cách thức phản ứng với một cuộc khủng hoảng như sự kiện nhà máy điện Fukushima số 1 tại Nhật Bản. Nga cũng có kế hoạch mở một trung tâm đào tạo khoa học hạt nhân ở Việt Nam.
An toàn hạt nhân là mối quan tâm hàng đầu đối với giới lãnh đạo Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. Hà Nội cũng đã nhận thức được khó khăn rất lớn sẽ phải đối mặt trong việc quản lý bất kỳ cuộc khủng hoảng hạt nhân nào – thậm chí ngay cả một sự kiện nhỏ hơn nhiều so với Fukushima – vì nguồn lực và khả năng kém hơn nhiều so với Nhật Bản.
Lựa chọn thay thế cho điện hạt nhân
Với kế hoạch chậm mà chắc về điện hạt nhân, Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lượng khác để đáp ứng nhu cầu điện cho tới năm 2020 và xa hơn. Hiện nay, phần lớn nguồn điện Việt Nam được tạo ra từ khí tự nhiên, thủy điện và than đá, với lượng điện tự sản xuất chiếm 52% mức tiêu thụ. Nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam từng dự kiến sẽ giúp tăng nguồn điện hạt nhân thêm 2% vào năm 2020 và 10% vào năm 2030, trong khi giảm thị phần điện từ khí đốt từ 41% xuống còn 14% vào năm 2030 và thị phần thuỷ điện từ 28% xuống còn 9%. Sản lượng điện từ than đá lại dự kiến tăng từ 20% lên 58%. Kế hoạch của Việt Nam khai thác than đá tại chỗ, tận dụng chi phí thấp để sản xuất điện trong tương lai nhằm giảm nhập khấu năng lượng từ 6% hiện nay xuống còn 4% vào năm 2030.
Các kế hoạch này sẽ phải được điều chỉnh do sự trì hoãn điện hạt nhân, gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng mà Việt Nam đã hy vọng được cải thiện. Nhu cầu điện năng của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng (tốc độ tăng trung bình hàng năm đã vượt 12% trong thập kỷ qua) và bất kỳ sự trì hoãn nào thêm đối với điện hạt nhân sẽ càng buộc Việt Nam phải nhập khẩu năng lượng nhiều hơn đế đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng. Hà Nội đã nhập khẩu thủy điện từ Lào và Trung Quốc, một sự phụ thuộc chiến lược mà Việt Nam muốn hạn chế tối đa. Hà Nội cũng đang nỗ lực tăng cường sản xuất điện từ than đá nhằm tăng công suất phát điện từ 6.000 MW lên 36.000 MW vào năm 2020. Trữ lượng than đá cũng đã tăng lên, dù chủ yếu tập trung ở phía Bắc, trái ngược với phía Nam, nơi có nhu cầu điện tăng nhanh. Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than ròng trong nửa cuối thập kỷ này để đáp ứng nhu cầu điện than của mình.
Ngoài than, Việt Nam cũng cần phải tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu PetroVietnam phải bù đắp cho sự trì hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân bằng một nhà máy điện khí tự nhiên mới với nguồn tiêu thụ khoảng từ 5 tỷ đến 7 tỷ m3 khí mỗi năm. Trong khi con số thực tế có thể sẽ ít hơn, tuyên bố của Thủ tướng Dũng muốn gây sức ép với Petro Vietnam phải đáp ứng mục tiêu sản xuất nội địa. Chi phí để xây dựng một nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên chỉ bằng một nửa so với nhà máy hạt nhân mà cụ thể trong trường hợp này dự kiến sẽ dao động từ 8 tỷ đến 10 tỷ USD. Các nhà máy khí tự nhiên có thể được xây dựng một cách nhanh chóng và với bí quyết công nghệ đã có sẵn trong nước. Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam đối với khí tự nhiên đã gây ra sự thiếu hụt nguồn cung. Việc thiếu khí đốt tự nhiên sẽ ảnh hưởng không chỉ đến mạng lưới điện mà còn tới lĩnh vực tiêu dùng và phân phối. Việc tìm ra một giải pháp cho vấn đề này sẽ đòi hỏi phải có lượng đầu tư đáng kể để khai thác khí đốt ngoài khơi và cơ sở hạ tầng liên quan để đưa khí tự nhiên vào đất liền. Ngoài ra cần có nguồn đầu tư trong tương lai để xây dựng các nhà máy nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng.
Như vậy, Việt Nam cần các khoản đầu tư rất lớn từ bên ngoài và các thỏa thuận phân chia đầu ra với các tập đoàn dầu khí quốc tế để tìm kiếm nguồn tài nguyên mới. Tuy nhiên, các chính sách kiểm soát chặt chẽ về giá khí đốt tự nhiên của Việt Nam đã cản trở nguồn đầu tư tiềm năng. Nguồn nhu cầu lớn nhất về khí đốt tự nhiên ở Việt Nam đến từ các lĩnh vực năng lượng và Hà Nội đã cố định giá khí tự nhiên cho các nhà máy điện năng cực thấp – khoảng một phần ba so với giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Á. Đối với nguồn tiêu thụ khác, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, Việt Nam đã cho phép giá khí tự nhiên tăng nhưng vẫn giữ giá dưới mức giá quốc tế.
Trước sự cổ trong đàm phán, Việt Nam dự kiến hầu hết nguồn tăng sản xuất khí tự nhiên trong tương lai là đến từ các lô khí ngoài khơi của Tập đoàn Chevron ở thềm lục địa giáp với Malaysia nhưng do Hà Nội không muốn trả hơn 6 USD cho một triệu Btu (đơn vị nhiệt lượng Anh) khí tự nhiên nên các cuộc đàm phán bế tắc. Tháng 11/2013, Chevron thông báo đang bán đi một số tài sản tại Việt Nam sau vụ tranh chấp giá cả. Nhà đâu tư tiềm năng của Việt Nam đang nổi lên là Tập đoàn dầu khí Ấn Độ, nhưng vẫn còn phải chờ xem việc đàm phán giá cả và tiềm năng khai thác các mỏ dầu khí ở thêm lục địa Việt Nam. Chỉ riêng lô B của Tập đoàn Chevron được dự kiến sẽ bổ sung thêm 5 tỷ m3 khí mỗi năm trước khi các cuộc đàm phán bị phá vỡ.
Tuy vậy, ngay cả khi tối đa nguồn khai thác, Việt Nam vẫn dự kiến thiếu nguồn khí đốt tự nhiên lên tới 6 tỷ m3 vào năm 2020 và 16 tỷ m3 vào năm 2025. Đó là lý do tại sao Hà Nội đã đề xuất xây dựng một số nhà máy phục vụ nhập khẩu khí hóa lỏng và đã ký một thỏa thuận nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga. Dự án đầu tiên Cái Mép – Thị Vải dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2016 với công suất hàng năm từ 1 đến 2 tỷ m3. Dự án thứ hai, Mỹ Sơn, sẽ hoạt động vào năm 2018 với công suất ban đầu 2,3 tỷ m3, tăng đến 8 tỷ m3 vào đầu những năm 2020. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là chưa có dự án nào bắt đầu được khởi công sau khi bị trì hoãn nhiều lần. Khí tự nhiên hóa lỏng cùng đắt hơn khí tự nhiên trong nước, và mức giá sẽ vẫn như vậy ngay cả khi Việt Nam tăng giá khí trong nước.
Ý nghĩa chiến lược cho năng lượng Việt
Nhu cầu phải tăng nhập khẩu năng lượng đã làm nổi bật những lợi thế chiến lược mà Việt Nam hy vọng cuối cùng có thể đạt được từ chương trình hạt nhân dân sự. Nhập khẩu năng lượng tăng sẽ tạo ra áp lực lên cán cân thương mại và khả năng quản lý kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, việc khai thác dầu khí ngoài khơi và nhập khẩu năng lượng đều chịu rủi ro an ninh với Trung Quốc. Sức mạnh hải quân ngày càng tăng của nước này khiến Việt Nam lo ngại khi khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp, đặc biệt là khi các mỏ dầu khí trên thềm lục địa cạn kiệt, buộc Việt Nam phải thúc đẩy thăm dò và sản xuất ở vùng biển xa hơn. Hà Nội không thể không cân nhắc các mối đe dọa chung cho toàn bộ nguồn cung cấp năng lượng trên biển của mình trong trường hợp có xung đột.
Trong khi đó năng lượng hạt nhân sẽ làm tăng cường nguồn năng lượng tự cung tự cấp cho Việt Nam. Sự trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch tăng xuất khẩu công nghệ hạt nhân của Nga và có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà sản xuất nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản, quốc gia hy vọng sẽ xây dựng nhà máy Ninh Thuận 2 sau khi hoàn thành nhà máy đầu tiên.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ theo dõi tình hình trong trường hợp sự trì hoãn vượt ngoài tầm dự án của Nga và có thể ảnh hưởng đến dự án 9,6 tỷ USD của Nhật Bản tại Vĩnh Hải, cũng dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020. Sự chậm trễ trong việc phát triển các nhà máy điện hạt nhân do nước ngoài đầu tư của Việt Nam cũng sẽ làm chậm lại chiến lược rằng buộc lợi ích kinh tế của các nước này đối với an ninh năng lượng và ổn định kinh tế của Việt Nam.
An ninh nguồn cung năng lượng và nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch khởi động một chương trình hạt nhân trong dài hạn và thiết lập nền tảng cho việc xây dựng thêm nhiều các lò phản ứng hạt nhân và tăng nguồn cung cấp điện từ trong nước. Tuy nhiên, hiện nay bất kỳ kế hoạch điện hạt nhân nào dường như đều có khả năng bị trì hoãn. Điều này khiến Hà Nội phải tập trung đáp ứng nhu cầu năng lượng ngay lập tức càng nhanh, càng rẻ thì càng tốt, chờ thêm thời gian để xây dựng các nền tảng thể chế cho một chương trình hạt nhân trong tương lai. Bên cạnh đó, việc trì hoãn cũng cho thấy nhận thức của giới lãnh đạo Việt Nam về sự cần thiết phải điều chỉnh những tham vọng năng lượng và thấy trước những thách thức nghiêm trọng trong việc quản lý sản xuất năng lượng trong nước, cán cân thương mại và an ninh hàng hải.
(Đài RFI3/2)
Việt Nam đã dự trù bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận I ngay từ năm 2014, với sự trợ giúp của tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom. Ninh Thuận I dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Ngoài Ninh Thuận I, Chính phủ Việt Nam đã chọn các tập đoàn của Nhật Bản để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thứ hai cũng tại tỉnh Ninh Thuận, với hai lò phản ứng đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023-2024.
Thế nhưng, theo tờ Tuổi Trẻ số ra ngày 16/1/2014, trong một cuộc họp ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố phải đình hoãn dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I cho đến năm 2020 nhằm bảo đảm “an toàn nhất, hiệu quả nhất” cho dự án.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố như trên sau khi trước đó một tuần, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Yukiya Amano đã khuỵên Hà Nội không nên vội vàng tiến đến năng lượng nguyên tử và trước hết phải bảo đảm có đủ khả năng để vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, hoan nghênh tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và theo giáo sư Hiển, nếu thật sự ông Dũng đình hoãn dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thì đây sẽ là một quyết định sáng suốt .
- Xin kính chào Giáo sư Phạm Duy Hiển. Là người từ lâu vẫn chủ trương Việt Nam chưa nên xây nhà máy điện hạt nhân, trước hết ông nghĩ gì về tuyên bố nói trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
+ về thông tin ấy, chúng tôi hiểu đó chưa phải là quyết định cuối cùng. Có nhiều người nói rằng quyết định cuối cùng phải thông qua Quốc hội. Tôi không rõ là việc đó có làm hay không, nhưng cách nói của Thủ tướng, người có quyết định khá lớn trong vấn đề này, cho chúng tôi và rất nhiều người khác có niềm tin rằng việc đó sẽ phải là như vậy.
Đó là một quyết định sáng suốt, hợp lòng dân và có thể nói nếu Thủ tướng quyết tâm thi hành quyết định này thì phải nói ông ấy là một nhà lãnh đạo có bản lĩnh chính trị rất cao.
Để hiểu được bối cảnh của việc thủ tướng nêu lên ý kiến như vậy thì chúng ta phải trở ngược lại từ cách đây hơn 10. Cách đây hơn 10 năm, khi bắt đầu nói đến chuyện điện hạt nhân Việt Nam mà chưa có quyết định gì cả, thì tôi có viết một bài đăng trên tờ Tuổi Trẻ: “Điện hạt nhân, tại sao phải vội?”, phân tích rõ là Việt Nam chưa đến mức cần phải làm vội như thế. Điện hạt nhân không phải muốn làm là được, mà phải xem có đủ điều kiện để làm hay không.
Điều lo ngại nhất đó là tính kỷ luật của người Việt mình, từ sản xuất tiểu nông đi lên công nghiệp hiện đại chưa cao. Điện hạt nhân cũng không an toàn, không rẻ như người ta tưởng. Lúc cao trào nhất là vào năm 2009, khi Bộ Công thương trình dự án nhà máy hạt nhân lên Quôc hội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có gửi Quốc hội một kiến nghị, dựa trên cơ sở bài phát biểu của tôi tại Liên hiệp hội, phân tích rất nhiều khía cạnh cho thấy chưa nên làm vội như thế.
Rất tiếc là Quốc hội vẫn thông qua, và có lẽ đây là lần đầu tiên mà Quốc hội Việt Nam thông qua một quyết định với một phần tư số đại biểu Quốc hội không đồng tình.
- Vậy những lý do nào khiến Quốc hội thông qua dự án này mặc dù có nhiều người không đồng tình như vậy?
+ Lý do thứ nhất là chúng ta rất thiếu điện, và họ đưa ra con số là vào khoảng năm 2020, Việt Nam sẽ phải cân lượng điện tiêu thụ 340 tỷ Kwh. Lý do thứ hai là chúng ta sẽ không còn nguồn năng lượng nào cả, vì đến năm 2020, tất cả sẽ đều được khai thác hết, chỉ còn điện hạt nhân. Lý do thứ ba là điện hạt nhân rẻ so với các loại điện năng khác.
Sau khi có quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Dũng đã đi thăm Nga và ký một hiệp định vời Nga vê nhà máy hạt nhân đầu tiên do Nga xây dựng. Tiêp theo là xảy ra thảm họa Fukushima đâu năm 2011, làm cả thế giới sững sờ, thấy rằng điện hạt nhân không an toàn và vấn đề xử lý tai nạn không dễ dàng chút nào. Việt Nàm cũng thầy điều đó, nhưng rất làm lạ là một số giới chức Việt Nam lúc đó vân dứt khoát nói sẽ làm như cũ, không có gì thay đổi. Cả Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử, cũng tuyên bô là chúng ta sẽ có công nghệ hiện đại rất nhiều.
Từ đó đến nay, chúng ta đã có những bước chuân bị làm điện hạt nhân nhưng cũng cảm thấy rất khó khăn, nhất là vấn đề đào tạo nhân lực. Nga có hứa giúp đào tạo, nhưng đây chỉ là những sinh viên đại học thôi, còn về vấn đề chuyên gia thì vô cùng lúng túng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng thấy là không đơn giản.
Nhưng một sự kiện có tác động cũng có ý nghĩa là chuyến viếng thăm gần đây của Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Amano Yukia. Cuối năm 2011, ông có đi thăm Việt Nam một lân, sau vụ Fukushima. Lúc dó, ông nói một cách đơn giản rằng  Việt Nam làm điện hạt nhân là tốt và ông tin tưởng là Việt Nam sẽ thành công. Cuối năm 2013, khi sang thăm lại Việt Nam thì ông nói khác: Không nên vội vàng làm điện hạt nhân mà phải chuẩn bị rất kỹ.
Ở trong nước mà nói thì các vị lãnh đạo khó mà nghe, nhưng một người có thẩm quỵền như ông Amano nói thì có tác động rất lớn. Vì sao sau hai năm ông ấy lại thay đổi ý kiến như vậy? Đó là vì trong hai năm qua, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và nhiều nước có cử chuyên gia sang Việt Nam đánh giá tình hình và trợ giúp Việt Nam. Nếu không vì những quyền lợi riêng, nếu không phải là đại diện cho các tập đoàn hạt nhân, thì tôi chắc rằng toàn bộ những người có tâm tốt đều thấy là chúng ta chưa đủ sức để làm điện hạt nhân.
Lực lượng của chúng ta quá mỏng. Luật pháp, cơ sở hạ tầng đều rất yếu kém. Nhiều cái phải được sửa lại toàn bộ, nêu không thì không giải quyết được. Ví dụ như cơ quan về an toàn hạt nhân, các nước yêu cầu phải tách ra, không thể để đi kèm với các Cơ quan quản lý hoặc cơ quan điều hành như ở Việt Nam hiện nay. Còn vê nhà máy hạt nhân ở Việt Nam vẫn là do Bộ Công Thương xét duyệt. Những cái đó họ thây không thể chấp nhận được.
Trở lại vấn đề nhân lực. Nga lúc nào cũng nói là họ sẽ đào tạo, song những người chỉ huy, những người có trách nhiệm khi xảy ra các sự cô, quyết định chuyện này chuyện khác thì chúng ta không có.
Cho nên, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là hoàn toàn phó thác cho các chuyên gia nước ngoài. Thậm chí Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ có nói là giám sát thi cônệ cũng sẽ phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Do đó, Thủ tướng nói rat đúng: Chúng ta làm điện hạt nhân là phải an toàn nhất và hiệu quả nhất thì mới làm. Chừng nào chưa đạt được thì chưa làm. Đó là chỉ mới nói về an toàn, còn vấn đề hiệu quả thì sao? Xây một nhà máy điện hạt nhân tốn rất nhiều tiền, ít nhất phải là 10 tỷ USD. Với cách kinh doanh như hiện nay thì làm sao có lãi được? Cho nên, Nhà nước phải bù giá. Trong khi đó, có nhiều nguồn năng lượng khác có thể thay thế được.
- Giáo sư có nói ở trên là nếu Thủ tướng quyết định hoãn xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thì đây sẽ là một quyết định sáng suốt, nhưng điều này có nghĩa là chưa hoàn toàn chắc chắn là chính phủ sẽ ra quyết định tạm ngưng dự án này?
+ Có một số người không muốn chậm lại. Ngay như Rosatom là tổ chức cung cấp thiết bị nhà máy hạt nhân cho Việt Nam, một ngày sau khi Thủ tướng tuyên bố, đã khẳng định là họ vẫn khởi công vào năm 2017. Vậy thì phải chờ xem quyết định sắp tới phải như thế nào. Nhưng tôi nhắc lại rằng một quyết định như vậy sẽ là một quyết định rất sáng suốt, rât hợp lòng dân.
- Nếu hoãn xây nhà máy hạt nhân, chúng ta phải tìm những nguồn năng lượng nào khác để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của Việt Nam?
+ Việt Nam không thiếu điện. Có thể một số người không đồng ý với điều này, nhưng bây giờ ngày càng thấy là ý kiến của tôi đúng với thực tế. Dự báo sản lượng điện năm 2020 cân đạt 340 tỷ Kwh là một dự báo rất lớn, không đúng.
Thực tế là dẫu chúng ta có thể thu điện với tốc độ như hiện nay thì cũng không cần đến mức như thế. Tôi đã nói nhiều lần: Việt Nam sử dụng điện rất không hiệu quả. Người Việt Nam làm ra 1 USD thì tiêu thụ gần 1 Kwh điện, trong khi đó người Thái Lan với 1 Kwh điện họ làm ra được 2 USD, Philippines và Indonesia làm ra được gần 3 USD.
Điện dùng vào những công trình không mang lại hiệu quả và điện được tiêu thụ bởi những hãng nước ngoài vào Việt Nam với những công nghệ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, cho nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Nếu chúng ta biết giải quyết bài toán sử dụng năng lượng hiệu quả, thì nền kinh tế của chúng ta sẽ rất sáng sủa, bởi vì đầu tư sẽ có hiệu quả.
Trong những tháng gần đây, các nhà kinh tế có đưa ra những thông tin cho thấy đầu tư ở Việt Nam không có hiệu quả. Tôi về nông thôn cũng thấy như vậy, tức là người ta xây rất nhiều đường nhưng lại không có xe chạy! Đầu tư như vậy tốn rất nhiều điện. Xi măng, sắt thép đều tốn rất nhiều điện. Hiện nay rất khó giải quyết, vì Tổng công tỵ điện lực quản lý việc này.
Nhưng Thủ tướng cũng có nói là nếu từ nay đến năm 2020 mà thiếu điện thì sẽ xây những nhà máy chạy khí ở miền Nam, tống cộng 5.000 Mw, thay cho hai nhà máy điện hạt nhân. Như thế là hợp lý và đơn giản hơn rất nhiềù, rẻ hơn rất nhiều. Còn khí đốt thì chúng ta vẫn còn để tiêu thụ, Tại sao lại phải vội?
Nểu như Thủ tướng hoãn được trong 6 năm, quãng thời gian ấy sẽ là thời gian thử thách đối với điện hạt nhân trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Lý do là vì người ta đang chuyên về sử dụng năng lượng tái tạo, cụ thể ở Việt Nam là điện gió. Ở Việt Nam có một vài nhà máy điện gió. Đan Mạch gần đây có thông báo là điện gió kể từ nay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng điện của nước này.
Trong 5, 6 năm tới, sự tăng tốc của việc phát triển năng lượng tái tạo, như điện gió, sẽ càng cho thấy điện hạt nhân khó có thể cạnh tranh được. Ngay trong điện hạt nhân, công nghệ cũng sẽ được cải tiến theo hướng rất an toàn, như Mỹ và một số nược khác sản xuất các nhà máy điện hạt nhân, với công suất chỉ vài trăm Mw, nhưng làm thành từng modun, chở thẳng tới lắp tại nơi.
Đến năm 2020 chúng ta bắt đầu xây nhà máy hạt nhân thì cũng không muộn, bởi vì vẫn có đủ nguồn năng lượng. Thủ tướng đã nói là sẽ xây các nhà máy chạy khí, tức là ông bảo đảm sẽ có đủ khí để chạy. Không có gì phải lo lắng. Còn nếu mà từ đây đến đó đẩy mạnh chính sách sử dụng năng lượng có hiệu quả thì càng tuyệt vời hơn nữa, vì lúc đó lượng điện tiêu thụ sẽ giảm rât nhiêu.
Hai năm vừa qua, công nghiệp của Việt Nam đã chuyển sang công nghiệp cao, không phải là do Việt Nam, mà là do nước ngoài đầu tư vào, cụ thể là Hàn Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 14 USD là từ các nhà máy của Hàn Quốc lắp ráp điện thoại di động thông minh, hầu như không tốn điện, so với những nhà máy luyện thép, nhà máy xi măng. Chính vì thế mà trong hai năm vừa qua, mỗi năm sản lượng điện tiêu thụ của Việt Nam chỉ tăng khoảng 9%, so với mấy năm trước là 15%.
Nhu cầu về điện củá Việt Nam từ nay đến năm 2020 sẽ không như trước đây theo như tính toán của những người làm kế hoạch (nhà máy điện hạt nhân). Với tình hình như hiện nay, giá thành của năng lượng ngày càng giảm, trong khi đó chưa có dấu hiệu gì cho thấy giá thành điện hạt nhân giảm. Nếu chúng ta vẫn cứ xây dựng nhà máy công suất rất lớn như thế, thì việc đầu tư để bảo đảm an toàn cho những nhà máy ấy sẽ rất tốn kém./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét