Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

’Vẫn còn kịp kỷ niệm chiến tranh 1979′ - Ngày 17/02/1979 – Ai muốn quên?

’Vẫn còn kịp kỷ niệm chiến tranh 1979′

BBC
Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979
Cuộc chiến biên giới 1979 để lại hậu quả nặng nề trong quan hệ Trung – Việt.
Hiện vẫn còn chưa muộn để Hội sử học Việt Nam đánh dấu, tưởng niệm cuộc chiến tranh Biên giới Việt – Trung năm 1979, theo sử gia, Phó Chủ tịch Hội, Giáo sư Vũ Minh Giang.
Trao đổi với BBC hôm 16/2/2014, một ngày trước khi tròn 35 năm cuộc chiến tranh do Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, sử gia cho rằng Hội sử học và giới sử có thể tổ chức sự kiện này nhân ngày “kết thúc” cuộc chiến tranh (18/3/1979).
Giáo sư Giang giải thích: “Đúng lúc, hay đúng thời điểm, quan điểm riêng cá nhân của tôi thì tôi rất không muốn lấy ngày 17/2 để làm kỷ niệm, hay làm cái gì cả, là bởi vì tôi đã nghiên cứu lịch sử, thì trong tâm thức của người Việt, chưa bao giờ nhớ cái ngày quân thù tấn công ở Việt Nam cả, chưa bao giờ, cái việc ấy là chúng ta buộc phải đứng dậy,
“Thế còn thường là kỷ niệm sự kiện chiến thắng oanh liệt nào đó, hoặc là cái ngày sạch bóng quân thù, vị vậy cho nên trong thời gian này, cố gắng tổ chức một hoạt động học thuật nào thì vẫn còn là kịp thời.”
Hôm Chủ nhật, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận trung ương của Đảng Cộng sản nhận định rằng cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979 là một chủ đề “phức tạp” trong quan hệ của hai quốc gia láng giềng cộng sản và ông cũng công nhận cuộc chiến để lại một “hậu quả rất nặng nề” như một di sản trong quan hệ song phương.
Ông nói: “Hậu quả rất nặng nề. Tôi nói rằng khi đã có một cuộc chiến tranh, thì nó sẽ thành một vết hằn, thành một cái hố ngăn cách giữa hai dân tộc, nhất là hai dân tộc gần nhau, chữa vết hằn đó thì khó vô cùng.”

‘Không chuẩn bị chu đáo’

Sử gia cũng thừa nhận Hội khoa học Lịch sử vừa qua đã không tổ chức đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa mà Trung Quốc phát động trên Biển Đông vào ngày 17/01/1974 nhằm cưỡng chiếm phần lãnh hải biển, đảo khi đó do chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa quản lý và thực thi các quyền chủ quyền.
Khi được hỏi về lý do không tổ chức đánh dấu, ông Giang nói: “Khó nói lý do là gì, bởi câu chuyện Hoàng Sa có một chút tế nhị trong mối quan hệ, khó nói hết được,
Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979
Người dân tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 ở Hà Nội hôm 16/2/2014.
“Thế nhưng mà quả thực trước hết không có sự chuẩn bị thật là chu đáo cho sự kiện ấy, thế vì vậy cuối cùng cũng không tổ chức được một sự kiện nào. Lúc đầu, chưa có chủ trương lớn đâu, nhưng mà có một số ý kiến nêu ra, và cũng có kiến nghị lên những cơ quan có chức năng, đấy là cơ quan Hội sử học có thể đứng ra tổ chức một Hội thảo,
Một lần nữa, sử gia cho rằng các cuộc xung đột, chiến tranh vài thập niên trở lại đây giữa Trung Quốc và Việt Nam là một chủ đề “nhạy cảm”, đặc biệt các sự kiện xung đột ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa vẫn còn liên quan tới các vòng thảo luận và quan hệ bang giao hiện nay giữa hai nước.
Ông cho biết: “Bởi vì ở đây câu chuyện không chỉ là kỷ niệm sự kiện ấy mà vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa còn là những vấn đề đang tiếp tục phải giải quyết và nó rất là khó khăn trong vấn đề của hai nước ở tương lai nữa, chứ không phải như là cuộc chiến tranh đã kết thúc rồi là xong.”

‘Không hề tráo trở, vô ơn’

Người Hoa là cả một chiến dịch sử dụng người Hoa như một công cụ, hồi đó, chính Trung Quốc nói là đạo quân thứ 5, Hoa Kiều là đội quân thứ năm, thì rất tội nghiệp cho những đồng bào gốc Hoa, nhưng mà rõ ràng đây là có những ý đồ chính trị đằng sau đó
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, cựu Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng bác bỏ quan điểm cho rằng Việt Nam đã “quay mặt”, “tráo trở” hay “vô ơn” với Trung Quốc ngay sau cuộc chiến 1975 kết thúc, tỏ ra ‘kém khéo léo’ trong xử lý quan hệ đối ngoại, dẫn đến việc Trung Quốc đã thay đổi lập trường và ‘chuyển sang thù địch’ với VN, một phần của nguyên nhân cuộc chiến tranh đã làm hàng chục nghìn bộ đội, cán bộ và thường dân Việt Nam bị chết hoặc thương tật đầu năm 1979.
Ông Giang nói: “Nếu như nói rằng là đã có một xử lý không đúng, rồi quay mặt, rồi tráo trở, rồi đi về phía Liên Xô, thì cái đánh giá như thế là hoàn toàn sai.”
Nhân dịp này, Giáo sư Giang cũng nhắc lại vấn đề chính quyền Việt Nam đã xử lý ra sao với “Hoa kiều” ở Việt Nam và quan điểm của Đảng và Nhà nước VN với kiều dân Trung Quốc khi đó.
Ông nói: “Người Hoa là cả một chiến dịch sử dụng người Hoa như một công cụ, hồi đó, chính Trung Quốc nói là đạo quân thứ 5, Hoa Kiều là đội quân thứ năm, thì rất tội nghiệp cho những đồng bào gốc Hoa, nhưng mà rõ ràng đây là có những ý đồ chính trị đằng sau đó.”
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm 16/2, sử gia bình luận về lời kêu gọi và một số điểm khuyến nghị mà một nhóm nhân sỹ, trí thức và quần chúng vừa loan bố trên mạng xã hội từ trong Việt Nam hôm 12/2, kêu gọi tổ chức và cho phép tổ chức đánh dấu kỷ niệm chính thức 35 năm cuộc chiến.
Ông Giang nói: “Tôi nghĩ rằng những lời khuyến nghị đó rất đông đảo mọi người cho là hợp lý thôi và cần phải đồng tình, bởi vì sao, bởi vì cuộc chiến tranh này là con em chúng ta với tinh thần vì nước quên thân, hy sinh vì độc lập của đất nước, ngã xuống, thì chúng ta phải trân trọng, phải biết ơn.”
“Đương nhiên đấy là những người đã hy sinh vì Tổ quốc, mà nếu tôi không nhầm thì có gì đâu mà phải trả (lại vị trí xứng đáng), những người hy sinh ở đó khi làm nhiệm vụ đều là liệt sỹ cả đấy chứ”, có phải là không đâu, có lẽ ý của những người đề xuất là như vậy chăng?”
“Thế còn cái thứ hai, tôi nghĩ rằng việc kỷ niệm chính thức nhà nước thì cũng là một đề nghị theo tôi là chính đáng. Thế nhưng mà còn bất cứ một quốc gia nào, trước những vấn đề lịch sử nhạy cảm, như chúng ta thấy câu chuyện liên quan Nhật Bản – Hàn Quốc, Nhật Bản – Trung Quốc, thì đôi khi những người gánh trọng trách quốc gia hoặc phải có trách nhiệm về mặt chính trị, thì lại có những cân nhắc.”

‘Bài học bao trùm với VN’

Tuy nhiên, theo sử gia, điều công bằng mà Việt Nam phải lưu ý là “những người hy sinh ấy” cũng phải được trân trọng, về theo ông, về phương diện thể hiện ra thực tế, thì những người đã hy sinh trong cuộc chiến Biên giới 1979 cũng phải luôn được coi như “những người hy sinh khác”, ở trong các lần chiến tranh khác “bảo vệ độc lập của Tổ quốc.”
Bình luận về ý kiến của một sử gia đồng nghiệp, Giáo sư Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN, mới đây nói với BBC về bài học “cảnh giác” cần được rút ra sau tròn 35 năm cuộc chiến, Giáo sư Giang nói:
Sự kiện này nếu được nói ở đâu thì tôi cũng sẽ nói rằng hãy lắng nghe tâm tư của nhân dân và làm theo ý nguyện của đại đa số nhân dân, khi đã có nhân dân, thì có tất cả. Bài học ấy là bài học lớn, là bài học bao trùm đối với Việt Nam
“Bài học cảnh giác tôi hoàn toàn nhất trí thôi, bởi vì nhất là đối với những quốc gia mà cứ xểnh ra là họ tấn công, và kinh nghiệm cho thấy cứ khi nào mình gặp khó khăn, thì họ lại tấn công, thì đó là bài học,
“Nhưng bài học ấy là bài học mang tính sách lược, mặc dù rất lâu dài, bài học chiến lược là bài học “lòng dân”, Việt Nam muốn đứng vững thì phải yên dân.”
Theo ông Giang, chính quyền phải tạo được lòng tin với dân và theo ông đây mới là “bài học lớn.”
Ông nói: “Chứ còn bài học đối sách với phiên bang, với ngoại bang v.v…, thì là những bài học rất quan trọng, cực kỳ quan trọng, nhưng mà cái cốt lõi để có được tất cả đấy, là bài học yên lòng dân.
“Vì vậy sự kiện này nếu được nói ở đâu thì tôi cũng sẽ nói rằng hãy lắng nghe tâm tư của nhân dân và làm theo ý nguyện của đại đa số nhân dân, khi đã có nhân dân, thì có tất cả. Bài học ấy là bài học lớn, là bài học bao trùm đối với Việt Nam” sử gia nói với BBC.

’Phức cảm mười bảy tháng hai’


BBC

‘Cuộc chiến 79 nặng nề, khó hàn gắn’ -Cuộc chiến tranh biên giới năm do Trung Quốc phát động tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam vào ngày 17/2/1979 là một ‘vết hằn’, một ‘hố ngăn cách’ giữa hai dân tộc và rất khó ‘hàn gắn’, theo sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội.  >>> ‘Cần tôn vinh những người đã hy sinh’
Lính biên phòng Việt Nam tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan
Nhân kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung, BBC nói chuyện với TS chính trị học Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện là thành viên Trung tâm Minh Triết.
BBC: Thưa tiến sỹ, ông thấy năm nay không khí trong nước kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới 35 năm trước đây như thế nào? Dường như có nhiều phóng sự trên các báo bị gỡ xuống?
- Vâng, có nhiều bài bị gỡ, nhưng lại cũng có nhiều bài tiếp tục được đăng lên. “Cởi ra rồi lại buộc vào…” ấy mà. Đặc biệt năm nay có nhiều sáng kiến mới và hay: người dân kêu gọi lấy ngày 17/2 làm ngày Biên giới hay gắn kỷ niệm ngày này với ngày Chiến thắng Đống Đa.
BBC: Ông có cho rằng đăng lên hạ xuống như thế là nguy hiểm và có thể khiến Trung Quốc lấn tới nữa trong một tương lai gần trên bộ cũng như trên biển đối với Việt Nam?
- Nguy hiểm hay không, phải nhìn vào một loạt các động thái, chứ không thể chỉ căn cứ vào một hiện tượng để đánh giá. Nhân 35 năm ngày nổ ra cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, nhiều ý kiến đã được đề xuất, như là đưa các nội dung liên quan đến cuộc chiến tranh dọc biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc, cũng như các cuộc cưỡng chiếm đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa. Còn nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới nữa thì Trung Quốc sẽ thách thức với cả khu vực và thế giới, chứ không chỉ đe dọa riêng biển đảo của Việt Nam.

‘Nay đã khác trước’

BBC: Nhưng Trung Quốc đã tuyên bố cấm đánh cá gần như trên toàn bộ Biển Đông và đánh tiếng khả năng thiết lập ADIZ bám theo đường lưỡi bò…
- Tôi đồng ý là tình hình vẫn căng thẳng. Tuy nhiên, khung cảnh chung ngày nay khác với 35 năm trước đây. Trước đây phải chờ trong 10 năm, từ tháng 2/79 đến tháng 3/88, tức là sau khi Trung Quốc lấn chiếm thêm một phần đảo ở Trường Sa nữa, Việt Nam mới bắt đầu đa dạng hóa, đa phương hóa để tìm hậu thuẫn trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, trước đây có một khoảng trống quyền lực, và Trung Quốc hành động trong khoảng trống quyền lực ấy. Họ hòa hoãn được với cả Liên Xô lẫn Hoa Kỳ và Washington lúc bấy giờ cũng chủ trương rút ra khỏi khu vực.
- Tình thế ngày nay khác, nếu như không nói là ngược lại, với sự “xoay trục” của Mỹ và với vai trò ngày càng tăng của nhiều nước, cả lớn lẫn nhỏ đối với an ninh/an toàn hàng hải trên Biển Đông. Về phần trong nước, giờ đây, ngoài việc chăm lo nội lực, Việt Nam hiện đang khai triển mạnh mẽ cái “tích cực hội nhập toàn diện”. Đấy chính là những động thái góp phần, chỉ góp phần thôi, lấp khoảng trống quyền lực nguy hiểm để Trung Quốc không thể “múa gậy vườn hoang” như cuối những năm 80.

Người dân Trung Quốc viếng mộ binh sỹ của họ đã chết trong chiến tranh biên giới với Việt Nam
BBC: Theo ông, 35 năm liệu đã đủ độ lùi để Việt Nam tưởng niệm những mất mát, tôn vinh những người đã ngã xuống để bảo vệ bờ cõi? Và đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “cởi ra buộc vào” nói trên? Có phải do vấn đề chung ý thức hệ với Trung Quốc nên Việt Nam lúng túng?
- Lịch sử thì cần được đối xử công bằng. Không phải chờ đến ngày kỷ niệm, mà cái chính là bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng nên ôn lại các bài học, dù đó là hào hùng, hay bi tráng. Lịch sử Việt Nam phong phú và còn nhiều bí ẩn lắm. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm các ẩn số Việt Nam, trong đó có ẩn số về sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, Việt Nam không những không bị đồng hóa mà vẫn kiến tạo lên được cả một quốc gia độc lập, thì theo giới nghiên cứu, đây là cả một phép lạ!
- Còn về ý thức hệ thì gần đây, chính các học giả Trung Quốc chứ không phải ai khác đã công khai viết trên báo chí của họ rằng, sự “tương đồng ý thức hệ” không phải là cơ sở cho đột phá trong quan hệ Trung-Việt. Thực tiễn bang giao hàng ngàn năm nay chứng minh xu thế không mấy tích cực trong quan hệ song phương sau khi đã được bình thường hóa. Vẫn theo ông Kha Tiểu Trại, hiện nay cần phải “tái bình thường hóa” bang giao Trung-Việt.

Lịch sử là người thầy

BBC: Ông nói nhiều về lịch sử, vậy liệu lịch sử có thể giúp gì trong việc hóa giải những khúc mắc hiện nay?
- Nếu ôn lại hào khí Đông A thuở nào thì có thể tìm được câu trả lời. Ngay cả những lần kháng chiến chống Nguyên-Mông vẻ vang như chúng ta đã biết, không phải không có khoảnh khắc triều đình từng tính chuyện cầu hòa. Nhưng ngay bấy giờ, chỉ trong một thời gian rất ngắn, quyết sách được người đứng đầu quốc gia và các trọng thần xác lập rất khẩn trương và một khi xác lập được rồi thì kiên định đến cùng. Cái tinh thần quyết tử “nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần trước đã” không phải đến lịch sử cận đại mới có.

Chính quyền Việt Nam hiện tại không muốn nhắc nhiều đến cuộc chiến năm 1979
BBC: Vậy đâu là ý nghĩa thực sự từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc 35 năm trước đây?
- Đối với Việt Nam thì đó là bài học cảnh giác và luôn phải nêu cao lòng tự tôn dân tộc. Cuộc chiến tháng 2/1979 là một trong ba cuộc xâm lược TQ trực tiếp đánh VN: tháng 1/1974, tháng 2/1979 và 3/1988. Cả ba cuộc ấy có thể ví như ba mũi tiêm chủng đã làm tăng sức đề kháng mãnh liệt chống lại mọi mưu đồ và hành động bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam.
- Cái chính là phải vượt qua được phức cảm mười bảy tháng hai để ưu tiên hàng đầu cho vấn đề đoàn kết dân tộc hội nhập quốc tế. Đoàn kết ở đây là phải tăng cường sự thống nhất giữa cái ý thức hệ với cái ý chí, với cái nguyện vọng của người dân. Chủ yếu là phải dựa vào dân để bảo vệ giang sơn xã tắc, chứ không dựa vào ai khác. Chừng nào chưa thực sự quán triệt được điều này thì chừng đó, chưa quy tụ được những điều kiện cần và đủ để hóa giải các thách thức, các nguy cơ trong quan hệ với bên ngoài, nói chung.
BBC: Ông có thể nói rõ thêm về điều ông vừa gọi là phức cảm mười bảy tháng hai?
- Đơn giản thôi. Đó là phải hóa giải được cả hai thái cực: cả cái tâm lý yếm thế lẫn cả cái thái độ khinh suất, chủ quan trong quan hệ với Trung Quốc. Tâm lý yếm thế bắt nguồn tự phức cảm tự ti, chỉ nhìn tương quan Việt-Trung là tương quan trứng chọi đá; kiểu gì cũng phải thần phục Trung Quốc. Còn khinh suất chủ quan, ngược lại là do phức cảm tự tôn thái quá. Sau 1975 thì lại cho rằng, không còn thế lực nào dám đụng đến Việt Nam nữa. Phức cảm này có liên quan tới cuộc chiến 17/2 và đều phải nhanh chóng được khắc phục.
BBC: Theo ông, làm cách nào để vượt qua?
- Như tôi vừa nói ở trên, phải phát huy nội lực để đoàn kết cả dân tộc thành một khối thống nhất, đừng để bị chia rẽ dưới bất cứ một nguyên do nào. Phải giải bùa mọi ngộ nhận về các đối tác trong ngoại giao, phải thực hiện chính sách hòa hiếu, nhưng lúc nào cũng phải nêu cao cảnh giác và sẵn sàng cho mọi tình huống. Hiếu hòa và khoan dung là điều kiện “cần có” nhưng điều kiện “đủ” vẫn phải là xây dựng hệ thống đối tác trong và ngoài ASEAN. Cùng lúc phải làm song song cả hai việc: kiến tạo nền nội trị dân chủ và tự chủ, đồng thời kiến tạo một hậu thuẫn quốc tế vững chắc.

Trùm dư luận viên miệng sặc mùi rượu trổ tài ‘hùng biện’

https://www.youtube.com/watch?v=q-s8mkV050M

Video toàn văn bài phát biểu hùng hồn của trùm dư luận viên Trần Nhật Quang.  
CTV Danlambao – Sáng ngày 16/2, buổi lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống quân Trung Quốc tại Hà Nội đã được diễn ra với sự tham dự của đông đảo người dân khắp nơi. Đáp lại, nhà cầm quyền Hà Nội vì sợ mất lòng Bắc Kinh nên đã huy động lực lượng và sử dụng nhiều chiêu trò nhằm ngăn cản, phá hoại sự kiện này.
Khi buổi lễ sắp diễn ra, một đội quân dư luận viên chuyên nghiệp cũng đã được điều động để tham gia quấy phá. Đoạn clip phổ biến trên Danlambao có cảnh một người đàn ông lớn tuổi, đầu đội mũ bảo hiểm liên tục la hét, chửi bới những người đến tham gia lễ tưởng niệm. Bạn đọc Danlambao sau đó đã cung cấp thông tin, xác nhận người đàn ông này có tên Trần Nhật Quang – cầm đầu đội quân dư luận viên cao cấp tại Hà Nội.

Ngày 17/02/1979 – Ai muốn quên?


Mẹ Nấm (Danlambao) – Giờ thì tôi có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi: “Ai muốn quên ngày 17/02/1979?”. Đó chính là những người sợ sự thật lịch sử về cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Bắc Kinh tại biên giới phía Bắc Việt Nam bị phơi bày sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của chế độ.
Phải dùng chính xác từ là “lợi ích của chế độ” chứ không có lợi ích quốc gia nào ở đây nhé.
Tôi sẽ không nói nhiều, vì những gì đang diễn ra là câu trả lời rõ ràng nhất.
Hôm qua, buổi tưởng niệm ở Hà Nội bị quấy phá bằng các trò nhảy nhót. Có sự tàn phá nhân cách người Việt nào bạo tàn bằng việc đứng ra tổ chức nhảy múa để “ăn mừng” sự hy sinh của hơn 60 ngàn đồng bào mình.
Tôi nghĩ mình không có gì phải giấu khi muốn cùng các bạn sinh viên ở các trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Du lịch, Cao đẳng Sư phạm Nha Trang và đại học Nha Trang… tìm hiểu về ngày 17/02.
Không có gì phải giấu diếm về việc sẽ trao huy hiệu hoa sim để nhắc nhau nhớ ngày đất nước bị xâm lược.
Không có gì là sai trái khi cùng nhau chia sẻ các bài viết đã được đăng trên báo lề đảng sau đó bị gỡ xuống khỏi báo điện tử theo chỉ đạo.
Không có gì là nhạy cảm trong trường hợp này nên tôi công khai thông báo và mời gọi các bạn ở Nha Trang cùng tham gia nếu có điều kiện.
Kết quả là đêm hôm qua, đã có một lực lượng tưởng niệm chiến tranh xâm lược bằng cách quăng bom xăng nhớt vào sân nhà tôi.
Và sáng nay, tôi rất cảm kích vì có rất nhiều an ninh thường phục đã đến cùng tưởng niệm ngày này tại ngõ nhà mình.
Rõ ràng là tôi đang sống và chứng kiến, ở đất nước tôi, giai đoạn này, những người có quyền lực sợ khi nhắc tên quân xâm lược Trung Quốc. Họ bày binh bố trận để ngăn chặn sự thật về cuộc chiến chống quân xâm lược Bắc Kinh đến với lớp trẻ.
Đó là sự thật và tôi là nhân chứng!
P/s: Gửi em Phú,
Em hẳn đã có một kỳ nghỉ với người thân vui vẻ, vì chị giữ đúng lời hứa của mình là sẽ công khai tưởng niệm vào ngày thứ Hai (có sự tham gia của em và không chụp hình em để đưa lên mạng), sau khi để em hoàn thành nghĩa vụ với gia đình mình.
Và kết quả là như em đã thấy.
Chúng ta rất thẳng thắn với nhau, nhưng rõ ràng không phải muốn gọi thẳng tên bản chất sự việc là được em nhỉ?
Với những hành động như đêm qua và sáng nay của đồng đội em không biết có làm em xấu hổ vì đã đẩy em thành người bất tín với chị hay không? Chị muốn em biết rằng, lẽ ra nếu thực sự ghi ơn những người đã ngã xuống để bảo vệ biên giới vì chúng ta thì hẳn lãnh đạo bên em đã không phải huy động lực lượng rầm rộ để canh ngõ nhà chị và nguyên đoạn đường Đặng Tất từ ngã ba đến cổng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật như hôm nay.
Giờ thì khó có thể tôn trọng nhau em nhỉ?
Thôi thì chúng ta cứ nói thẳng với nhau, vì sự an toàn của chế độ này, phía em sẵn sàng bất chấp mọi thứ để ngăn chị có những hoạt động – mà theo như chúng ta đã nói là “hết sức bình thường”.
Giờ thì việc ai nấy làm thôi em nhỉ? – Cứ làm đúng lương tâm và bổn phận của mình, không cần phải bao biện bằng lý do “an ninh quốc gia”.
Chị chưa và sẽ không bao giờ coi em là kẻ thù, và hy vọng chúng ta không bao giờ phải coi nhau như vậy dù rất nhiều khác biệt.

Chiến lược ‘giành tất cả’ của Trung Quốc sẽ không đạt hiệu quả


Tàu chiến của Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Ðông. Chiến lược ‘giành tất cả’ của Bắc Kinh tiếp tục khiến cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp hơn và Bắc Kinh đang mất bạn vì cách hành xử của mình
Tàu chiến của Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Ðông. Chiến lược ‘giành tất cả’ của Bắc Kinh tiếp tục khiến cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp hơn và Bắc Kinh đang mất bạn vì cách hành xử của mình
04.10.2012

VOA

Bắc Kinh phải nhận ra rằng phương thức ‘Trung Quốc giành tất cả’ trong tranh chấp Biển Đông sẽ không đạt hiệu quả, bất kỳ giải pháp nào cũng phải dựa trên tinh thần thỏa hiệp, và sẽ không có được giải pháp nếu bất kỳ bên nào ngoan cố.
Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên trang Mạng lưới An ninh và Quan hệ quốc tế ISN, một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh.
Tác giả bài viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore, cho rằng chiến lược ‘giành tất cả’ của Bắc Kinh tiếp tục khiến cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp hơn và Bắc Kinh đang mất bạn vì cách hành xử của mình ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông theo cách gọi Việt Nam) và Biển Đông Trung Hoa.
Theo hai phân tích gia này, sở dĩ phương thức ‘giành tất cả’ của Trung Quốc ở Biển Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên cộng với những khó khăn trong việc gỡ rối các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau giữa Đài Loan, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Hai phân tích gia Ong-Webb và Fallon cho rằng để các cơ chế luật lệ quốc tế phát huy hiệu quả trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp biên giới, mà cần phải áp dụng quyền lực mềm để kiếm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên.
Nguồn: International Relations, Security Network

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét