Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không - 1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên - Tư Cách Của Một Dân Tộc Đến Từ Đâu?

Phan Châu Thành - Tại sao người Việt, dân tộc Việt mãi nghèo?

Mỗi dân tộc, mỗi đất nước thường đều có những cá nhân, những dòng tộc giàu có nổi tiếng nhiều đời, truyền qua nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ, của họ. Dân tộc Việt ta không thế. So với các nước và dân tộc khác trên thế giới (có lẽ trừ một số ở Châu Phi thôi), đất nước ta không chỉ luôn nghèo khó hơn mà còn luôn luôn không có những cá nhân, những dòng tộc giàu có và nổi tiếng truyền đời như thế- không một ai và không một dòng họ, suốt chiều dài hơn hai nghìn năm hay hơn bốn nghìn năm lịch sử!? Kể cả những dòng họ hoàng tộc Việt cũng không phải những dòng họ giàu có...

Hiện tượng đó là không có ngoại lệ, trừ những cá nhân, gia đình tư bản đỏ của những kẻ cộng sản khát máu và nay thêm khát tiền, đang giầu lên gần đây chỉ bằng ăn cắp và ăn cướp từ chính dân Việt - những người mà họ nói “tự nguyện hy sinh phục vụ” và từ đất nước Việt này mà họ luôn to mồm cam kết sẽ “bào vệ và xây dựng”... là một nạn dịch ung thư đỏ của đất nước và dân tộc Việt, sẽ không được xem xét ở đây.

Tôi đã luôn đặt ra cho mình câu hỏi trên đầu bài đó và đi tìm câu trả lời cho nó hàng chục năm nay trong văn hóa, lịch sử dân tộc Việt. Và tôi biết sẽ có rất nhiều nguyên nhân như trăm ngàn mảnh của bức tranh ghép hình phức tạp, nên có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, và có thể đến cuối đời tôi vẫn không tìm ra câu trả lời thỏa mãn cho mình.

Thế nhưng hôm nay, sau những cuộc gặp gỡ và nói chuyện đầu năm với gia đình, bạn bè, học trò... đột nhiên những mảnh ghép chính của câu trả lời dường như đã bắt đầu hé lộ với tôi.

Câu trả lời đó là, từ trong văn hóa xã hội và trong sâu thẳm tâm thức (tài chính) của người Việt, trài qua nhiều thế kỷ của lịch sử dân tộc với chủ yếu là chiến tranh và loạn lạc, người Việt chúng ta căm ghét đồng tiền và tài sản, căm ghét và coi khinh người giàu và càng không biết cách làm giàu và khộng hề biết tích tụ tài sản.

Các bạn sẽ nói: Nói như thế ai cũng nói được, nhưng kết luận như thế cho cả một dân tộc thì chứng minh sao đây? Câu trả lời của tôi trên (những mảnh ghép chính đầu tiên của bức tranh) gồm hai phần: Bối cảnh, là một lịch sử cộng đồng Việt thăng trầm hàng nghìn năm vời đắc thù chủ yếu là chiến tranh loạn lạc và kẻ ngoại xâm luôn đến từ phường Bắc, trừ khoảng một thế kỷ gần đây kẻ ngoại xâm đến từ phương Tây và dân ta cũng không coi là thù địch nữa; và Nội dung, là tâm thức ghét người giàu và không biết làm giàu của người Việt hôm nay.

Trước khi đi vào những cố gắng chứng minh cho kết luận trên, chúng ta hãy cùng xem xét một vài câu chuyện thực làm ví dụ cụ thể.

Câu chuyện thứ nhất. Một anh bạn tôi là con trưởng một dòng họ lớn ở Hà Tây nay “tự nhiên” đã thành Hà Nội. Các cụ nhà anh có một gia sản kha khá là bất động sản (nhà cửa rộng dài trong làng đã lên phố và ruộng đất thì lên “dự án”...) mà theo thời giá là hàng vài chục tỷ đồng, nay đến lúc gần lâm chung mới chịu đem chia cho các con thì người út nói cụ đã để lại (bằng miệng) hết cho mình rồi. Anh bạn tôi là cán bộ đã về hưu, không phải dạng tư bản đỏ nhưng cũng giàu có và có hai con đều đi học nước ngoài rồi, nên anh tuyên bố “không quan tâm”, và “các cụ chia sao chấp nhận vậy”. Nhưng các cụ không biết gì nữa rồi, nên đành chấp nhận mọi điều ông em út tài hèn đức mọn nhất nhà nhưng lại giỏi phá và vì thế phải ở lại quê với các cụ, nói sao nghe vậy. Tưởng chuyện chia chác tài sản dòng họ anh thế là xong, mấy chục tỷ đồng gia truyền mấy đời về tay ông em út với đám con cũng ít học và nghiện hút, chỉ giỏi phá như cha. Nhưng bất ngờ xuất hiện từ phía cậu con trai út của anh, nó mới tốt nghiệp thạc sĩ bên Mỹ về và đột nhiên đứng ra tuyên bố: “Nếu bố không nhận quyền lợi của bố thì đó không có nghĩa là con không đòi quyền lợi của con. Vậy bố hãy dẹp sĩ diện, đứng sang bên, ủy quyền cho con đòi quyền lợi chính đáng của bố và là cả của chị em con.”

“Và thằng bé đã đòi được gần một phần tư tài sản dòng họ thuộc về quyền thừa kế của tôi, con trưởng, mà mình sĩ diện không “thèm” đòi, coi phận làm con là không bao giờ được đòi hỏi và tính đến tài sản của bố mẹ…” Anh bạn hồ hởi kết luận: “Với tài sản đó sẽ bán đi được hơn chục tỷ, gia đình tôi và gia đình hai cháu có chút vốn xoay sở rồi. Nếu cứ để theo ý tôi thì chúng tôi chả có gì, mà đám em tôi và các con chúng nó cũng sẽ nhanh chóng phá nát hết những gì các cụ để lại thôi, vì chúng nó có biết làm gì đâu, chỉ biết bám vào nhà nước và người khác...”

Câu chuyện thứ hai. Một cô bạn tôi, một dịch giả, một chuyên gia NLP, một trí thức khá uyên thâm, một người rất đàng hoàng, học nước ngoài về, hai vợ chồng đều làm nhà nước nuôi một con ăn học đầy đủ từ hai đồng lương, và tài sản hiện có là căn hộ chung cư cũ của cha mẹ cho trị giá khoảng 1 tỷ đồng ngay trung tâm thành phố. (Căn hộ cũ ở trung tâm Sài Gòn tôi cũng từng có và ở nên biết rõ: nó sẽ rất sập xệ và chật chội, chả thoái mái gì ngoài việc ở trung tâm). Nhưng cha mẹ cô khá giàu và có một căn nhà lớn hai mặt tiền cao tầng cũng trong trung tâm, trị giá lúc cao là ba bồn chục tỷ. Các cụ ở một tầng, hai câu con trai cuối (em bạn tôi), làm nhà nước (tức không biết kinh doanh gì) ở hai tầng với hai cô vợ không chịu làm gì, còn tầng trệt cho thuê kinh doanh được 1,5-2,0 nghìn đôla một tháng (khoảng 30-40 tr.đồng/tháng) từ nhiều năm nay. Từ hàng chục năm nay các cụ đã cho ở và phải nuôi ăn cả hai gia đình của hai cậu con trai út đó từ tiền cho thuê nhà và lương hưu của mình (hai cụ đều là cán bộ hưu trí), nhưng vấn đề nảy sinh gần đây khi hai cô con dâu út đòi ông bà làm giấy chia ba ngôi nhà và để họ tự kinh doanh hai phần ba “của họ”, còn phần kia cho các cụ ở và giữ cho anh cả (đã rất giàu có nên không quan tâm). Theo các cụ và hai con dâu thì bạn tôi tuy là con gái thứ hai duy nhất nhưng là “nữ nhi ngoại tộc” nên sẽ không được chia chác gì nữa (ngoài căn hộ 1 tỷ đồng đã cho từ lâu).

Cô bạn tôi và chồng cô nói là cha mẹ cho gì thì nhận, sẽ không xin hay đòi hỏi gì, coi như bên ngoài đã thể hiện chấp nhận quyết định chia ba ngôi nhà lớn của ông bà. Nhưng ông bà còn khỏe nên chưa chịu làm giấy tờ sang nhượng cho các con nên bị hai con dâu và con trai hành tội khốn khổ. Hai vợ chồng cô bạn chỉ kể chuyện nhà mà không dám hỏi lời khuyên của tôi, vì không muốn tỏ ra mình còn ấm ức vì là “nữ nhi ngoại tộc” và muốn giữ đạo đức con ngoan là không bao giờ đòi hỏi gì, giống anh bạn tôi ở ví dụ trên.

Biết cái sĩ của các bạn mình, tôi chủ động đưa ra lời khuyên như sau: Theo Luật thừa kế thì một phần tư ngôi nhà đó, tức khoảng 5-10 tỷ đồng là của các bạn, không có khái niệm “nữ nhi ngoại tộc” ở đây, và nếu các bạn từ chối thì nó thuộc quyền thừa kế của con gái các bạn. Vậy nên trước khi chấp nhận giải pháp của các cụ và hai cô em dâu, các bạn nên hỏi con gái mình vì cháu cũng đã đi làm và sắp có gia đình rồi, cháu sẽ cần tiền mua nhà ra ở riêng, sẽ không muốn ở chung mãi trong căn chung cư 1 tỷ của các bạn nữa? Các bạn phải tự cân nhắc việc tôn trọng quyết định (sai luật thừa kế) của ông bà và được tiếng là “con người đoàng hoàng” không bao giờ đòi hỏi gì bố mẹ, với việc lên tiếng đòi phần chính đáng của mình theo luật pháp và bị mang tiếng là con hư, tham lam nhưng có thêm 5 căn hộ như các bạn đang có cho mình và cho con gái và các cháu ngoại tương lai? Các bạn phải tự quyết định chuyện đó và phải can thiệp vào chuyện đó trước khi quá muộn… nếu muốn thay đổi nó.

Câu chuyện thứ ba. Một cậu học trò của tôi, khoảng 24 tuổi, khá là ngoan, rất dẻo mồm, một mình xa nhà lêu têu ở Sài Gòn nhiều năm nay chưa học xong đại học. Cậu làm quen với một phụ nữ (sau biết là rất giàu có) trong công viên, và sau một thời gian cậu được bà nhận là con nuôi cho về ở chung căn nhà rộng nhiều phòng mà bà (khoảng gần 60) ở một mình. Cậu gọi bà là mẹ. Cậu kể quan hệ hai mẹ con rất trong sáng vì bà giận con cháu mình nên ở một mình. Bà cho nhiều tiền để cậu chơi chứng khoán, niềm đam mê của cậu, và hứa sẽ để lại tài sản cho cậu, chứ không phải các con cháu mình, đổi lại việc cậu ở đó và chăm sóc bà, nói chuyện với bà… Cuối năm ngoái, dường như bà đã thực hiện lời hứa để lại tài sản cho cậu con nuôi, vì cậu nói cậu đã được bà cho đứng tên rất nhiều tài sản. Đầu năm nay, cậu hỏi tôi làm sao rút khỏi cuộc sống bên cạnh bà để được tập trung chơi chứng khoán…? Cậu gọi tôi là thầy vì tôi dậy cậu về tâm thức kinh doanh, nhưng thực sự tôi không biết cậu chơi chứng khoán có thành công không vì tôi không dạy cậu chơi chứng khoán. Tôi cũng không dạy cậu cách sống. Tôi chỉ biết cậu đang có một khối tài sản nhiều tỷ của bà già giạn con cháu 60 tuổi kia để cậu chơi ck và tôi thấy cậu sẽ không có khả năng bảo vệ và phát triển số tài sản đó.

Câu chuyện thứ tư – chuyện gia đình tôi. Chúng tôi có sáu chị em, tất cả đều được cho ăn học hết đại học và phải tự lập nghiệp hoàn toàn dù cha mẹ là cán bộ có chút chức quyền và quan hệ. Nhưng chỉ có ba người lập nghiệp vững vàng và trở thành doanh nhân từ hai bàn tay trắng và sau rất nhiều chìm nổi, còn ba người “ổn định với nhà nước” thì vẫn phải nhờ vào hỗ trợ của gia đình – và chính xác là từ những anh chị em khác. Buồn cười là trong con mắt mẹ tôi, ba người khó khăn đó là ngoan nhất và luôn đáng thương và bà làm mọi thứ để san sẻ cho họ, khiến họ luôn ỉ lại sự cưu mang “bao cấp” đó. Mọi chuyện của họ bà bắt chúng tôi phải lo thay hết, từ mua nhà đến sắm đồ, đến cưới xin cho các cháu, đến gánh vác các chi tiêu lớn trong gia đình thay họ, trả tiền học đại học cho các con họ… vì chúng tôi có thu nhập cao ôn định nhờ kinh doanh. Tôi gọi bà là Robin Hood vì luôn “điều tiết tài sản” giữa chúng tôi, “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, nhưng khiến những người nghèo càng ỉ lại và lười nhác hơn. Chúng tôi muốn giúp họ - các chị em mình, kinh doanh thì họ không muốn học, họ coi thường việc kinh doanh, họ chỉ muốn bám nhà nước, và họ chỉ muốn nhận sự hỗ trợ lớn và vô điều kiện của chúng tôi bằng tiền, tốt nhất qua van điều tiết tên là Robin Hood. Chúng tôi đành phải chuyển sang giúp con cháu họ kinh doanh, cũng thất bại. Con cháu họ, là cháu chúng tôi, cũng như họ - không chịu học kinh doanh mà muốn tự kinh doanh ngay để giàu ngay, và luôn thất bại, rồi lại quay về đi làm thuê.

Một ngày đẹp trời mẹ tôi quyết định mang theo cô giúp việc của bà về ở với tôi, con trưởng – chuyện bình thường, vì ba tôi mất lâu rồi. Căn nhà tôi mua cho bà ở, bà tuyên bố cho cậu út, đứa ở với bà nhiều nhất và cũng là kẻ không làm ra đồng nào nhưng coi tiền như rác, hỗn nhất nhà. Với tôi và hai em làm kinh doanh thì Ok, nhưng còn hai người kia lại không Ok dù họ vẫn im lặng. Thế là căn nhà mấy tỷ đồng để hoang vì cậu út còn mải lêu têu và chỉ giỏi phá, sẽ phá sau. Lẽ ra chia ba thì bà chị và cậu em khác của tôi sẽ có thêm mỗi người trên 1 tỷ để xoay sở. Khi viết bài này tôi mới có quyết tâm sẽ đứng ra can thiệp quyết định của mẹ mình để dành lại phần cho hai người chị và em đang ấm ức kia – họ đang khổ vì cố phải làm con ngoan. Tôi sẽ làm thế.

Có thể thấy rất nhiều, vô số, những ví dụ như thế xung quanh bạn và trên báo chí, phim ảnh…

Từ tất cả các ví dụ đó chúng ta có thể rút ra mấy điểm chung về các xử lý tài sản và tiền bạc trong gia đình Việt như sau:

Là thế hệ trên, người Việt chúng ta thường:
  • Làm Robin Hood, “lấy của đứa giàu chia cho đứa nghèo, bênh và ưu tiên đứa nghèo” (thường là những kẻ kém cỏi hơn, lười nhác hơn, và có thể gian và tham hơn…), khuyến khích cái nghèo cái xấu;
  • Nếu có tài sản để lại, không chia đều chó các con cháu, mà chỉ chia cho những người ở gần mình nhiều hơn, những người khó khăn hơn, cũng lại là khuyến khích cái nghèo cái xấu;
  • Nếu có tài sản để lại, thường để đến phút lâm chung mới chia, thường không còn tỉnh tảo và kiểm soát được việc chia tài sản đó nữa, biến việc chia tài sản vốn là niềm hạnh phúc của dòng họ hay gia đình thành những cuộc chiến gia đình nhiều khi dai dẳng nhiều năm nhiều thế hệ, và kẻ thắng thường là kẻ không xứng đáng về đạo đức và tài năng.
  • Kinh thánh có câu: “God gives the one they have” tức là “Chúa cho những người có”, tức là Chúa chỉ cho của cải cho những người đã có của cải, không phải người không có, không phải người nghèo, vì chỉ những người có của mới xứng đáng được có của và mới biết bảo vệ và làm sinh sôi của cải. Người Việt ta lại chỉ biết cho người nghèo và không cho người giàu, ghét và giết chết người giàu, như cộng sản làm từ năm 45 đến nay, nhất là trong CCRĐ và “Cải tạo công thương” miền Nam, làm tài sản của nước Việt từ đó chỉ rơi vào tay người nghèo nên chúng không sinh sôi ra nữa, đất nước cứ mãi nghèo đi…
  • Người nghèo trong tình huống chia tài sản trong các gia đình thường gian và tham hơn, không khảng khái “không quan tâm” như anh chị em họ là người giàu, như câu chuyện thứ nhất và thứ hai trên là ví dụ.
Tóm lại, các bậc cha mẹ Việt thường ưu ái cái nghèo, cái kém và cái xấu, và không công bằng với các con cháu, không theo pháp luật, một cách gián tiếp đó là triệt tiêu cái giàu, hành phạt người giàu từ trong trứng nước, trong tinh thần, trong tình cảm.

Điều nguy hiểm nhất là khi những cách xử lý trên trở thành và thấm sâu vào văn hóa, phong cách sống Việt, thì nó làm người Việt tự triệt tiêu cơ hội tích tụ tài sản qua nhiều thế hệ và truyền tài sản đó cho thế hệ sau vào tay những người biết cách bảo vệ và nhân chúng lên…

Hành xử từ phía các thế hệ sau:
  • Người Việt sĩ diện khi nói đến tài sản, luôn nói “Tôi không cần” rù rất cần và rất muốn, nhất là để thể hiện sự tuân thủ các bậc sinh thành hay chứng tổ mình là người đức hạnh…
  • Người Việt không hiểu pháp luật và không biết các quyền của mình, từ quyền con người, quyền dân chủ đến các quyền tài sản. Chế độ cộng sản này lại càng ngăn cản và bưng bít việc hiểu biết và áp dụng pháp luật của người dân để dễ cai trị và cướp bóc, nên các vấn đề thừa kế tài sản và quyền tài sản dân Việt càng ít được biết, kế cả các trí thức, như các bạn tôi là ví dụ;
Người Việt thường xử lý các vấn đề tài sản theo cảm xúc chứ không theo ký trí (hai ví dụ sau trên), làm tài sản tích tụ được rồi lại bị dễ dàng triệt tiêu, hủy hoại trong tay những người kém cỏi…

Thay vì tích tụ tài sản, người Việt lại có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, tức là có tích tụ tài sản thì cũng chỉ được không quá ba đời thôi! Câu trên, thực ra người Việt dùng để khích lệ mình làm giàu: Không ai khó ba đời – cố chịu nghèo khó ba đời thôi, rồi sẽ giàu… nhưng tác dụng lại là ngược lại.

Quay lại với câu kết luận ngay đầu bài của tôi: trải qua nhiều thế kỷ của lịch sử dân tộc với chủ yếu là chiến tranh và loạn lạc, người Việt chúng ta căm ghét đồng tiền và tài sản, căm ghét và coi khinh người giàu và càng không biết cách làm giàu và tích tụ tài sản.

Nói “người Việt ghét người giàu, không biết làm giàu, không thể tịch tụ tài sản truyền đời” thì rõ rồi, chúng ta có thể thấy khắp nơi hay qua các ví dụ trên, nhưng tại sao nói người Việt căm ghét đồng tiền và tài sản? Là bởi vì người Việt không biết cách phân chia hay tích tụ tài sản nên những cuộc phân chia tài sản trong gia đính, dòng họ hay xã hội người Việt thường sai, không công bằng và vô lý và theo cảm xúc, luôn tạo ra ân oán làm tan vỡ gia đình và xã hội (cách mạng cộng sản cũng chỉ là cuộc chia/cướp tài sản đẫm máu của dân tộc…) để lại ân oán cho đời sau, thậm chí những oán thù xương máu. Mãi rồi cứ thấy tài sản là thấy gia đình đổ vỡ, dòng họ ly tán, người Việt đổ nó cho đồng tiền là nguyên nhân của mọi đau khổ có lẽ một phần vì thế?

Xã hội cộng sản “vô tình” làm cho tâm thức trọng nghèo đó nhân lên, làm cho xã hội chỉ biết giao tài sản vào tay những kẻ chỉ biết bóp chết tài sản, không làm cho chúng sinh sôi được.

Vì thế, dân ta sẽ chỉ có ngày càng nghèo hơn, nhất là trong chế độ cộng sản này. Bởi vì, hầu như toàn bộ tài sản của dân tộc đang nằm trong tay, trong quyền hành của những kẻ nghèo hèn nhất về tâm thức kinh doanh, dù trong nhà họ có chất đầy bao nhiêu tài sản cướp được của xã hội đi chăng nữa.

Kết luận cuối cùng của tôi không chỉ là tại sao dân Việt ta mãi nghèo, mà còn là, dân tộc Việt ta sẽ chỉ giàu có lên được khi chế độ cộng sản sẽ hoàn toàn bị xóa sổ trên đất nước này.

Phan Châu Thành
(Dân luận)

Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không

Ông Mikhail Gorbachev, một trong những lãnh tụ hàng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô đã 'Phản tỉnh'

Ông Mikhail Gorbachev, một trong những lãnh tụ hàng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô đã ‘Phản tỉnh’

Thiện Ý  -VOA

Từ lâu một số người Việt quốc gia chống cộng theo khuynh hướng bảo thủ, cực đoan, thường đưa những lời tuyên bố của các lãnh tụ cộng sản “phản tỉnh” như một dẫn chứng cho một định kiến rằng “Cộng sản không thể cải sửa mà chỉ bị hủy diệt”.
Thế rồi căn cứ trên định kiến này đưa ra và thực hiện “chủ trương giải thể đảng cộng sản Việt Nam, bằng lật đổ tiêu diệt đảng và chê độ cộng sản Việt Nam, chứ không có cái chuyện hòa hợp, hòa giải,”Đối thoại” hay “đối luận” với đảng cộng sản Việt Nam…”.Nhưng nếu có ai hỏi họ làm thế nào thực hiện chủ trương này khi thực tế đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã và đang nắm quyền suốt 38 năm qua, có chính quyền, có lãnh thổ, có quân đội công an và có tư thế quốc tế là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc?- Tất nhiên họ sẽ ú ớ không trả lời được và lập tức phản ứng theo kiểu “cả vú lấp miệng em”, hô hoán tấn công kẻ đã giám hỏi họ, bằng cách chụp nón cối “”hòa hợp hòa giải’ lên dầu và còn vu khống là “nhận tiền của Việt cộng” để thực hiện cái gọi là “Nghị Quyết 36 của đảng CSVN”, có khi sử dụng mọi ngôn từ thiếu văn hóa để nhục mạ người đã đặt câu hỏi với họ.
Định kiến “Cộng sản không thể cải sửa mà chỉ bị hủy diệt” là một võ đoán mang tính cực đoan, có phần đúng và có phần sai: Đúng là chế độ cộng sản, bao gồm cơ chế đảng và bộ máy nhà nước của chế độ cộng sản là “không thể cải sửa mà chỉ bị hủy diệt hay thay thế”. Nhưng sai là “những con người cộng sản thì hoàn toàn có thể cải sửa, không thể hủy diệt được”.
Thật vậy, vì chế độ cộng sản (hay chế độ xã hội chủ nghĩa)là một mô hình chế độ chính trị không thể cải sửa được sau một thời gian vận dụng vào thực tiễn,nên các “chế độ độc đảng, độc tài toàn trị cộng sản” ở Liên Xô cũ và ở các nước Đông Âu mới bị tiêu diệt và được thay thế bằng các “chế độ đa đảng, dân chủ pháp trị”. Thế nhưng đối với các cán bộ đảng viên cộng sản lớn bé ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng như Việt Nam bao lâu nay, thì hoàn toàn có thể cải sửa cách này hay cách khác. Chẳng hạn, cải sửa một cách tự giác bằng sự “phản tỉnh” từ nhận thức cá nhân (thấy được những sai lầm quá khứ khi vào đảng, theo đảng) và thực tiễn khách quan (sự thất bại trong việc thực hiện chủ nghĩa xã hội theo lý tưởng công sản, với những hậu quả tai hại nhiều mặt, lâu dài cho nhân dân, dân tộc và đất nước…).Vì những con người cộng sản không phải là gỗ đá, cũng là những con người biết nhận thức suy tư , đã đam mê theo một lý tưởng nghĩ rằng cao đẹp, dù thực chất cũng như thực tế chỉ là “không tưởng” (lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, dù cao đẹp nhưng không thể thực hiện được).Vì có nhận thức và suy tư, nên cũng biết phân biệt đúng sai, phải trái để “phản tỉnh” và “điều chỉnh” hành động của mình sao cho thích hợp.Tất nhiên có người cộng sản phản tỉnh sớm hay trễ, hoặc đã phản tỉnh song còn giấu mặt vì quyền lợi cá nhân và tập đoàn thống trị nên ngoan cố bám lấy cơ chế, không chịu chuyển đổi chế độ cộng sản. Đó là tình cảnh của hầu hết các đảng viên đảng CSVN hiện nay dù “đã phản tỉnh” về mặt nhận thức (phản tỉnh nửa vời) song vẫn “chưa giám công khai nói lên sự phản tỉnh”bằng hành động cụ thể của mình (Phản tỉnh hoàn toàn).
Điển hình là những lãnh tụ cộng sản hàng đầu của Nga (Liên Xô cũ) và môt số nước cộng sản Đông Âu sau khi “Phản tỉnh” đã đưa ra những nhận định chung, cô đọng từ kinh nghiệm quá khứ đã lỡ tin vào lý tưởng cộng sản và làm theo cơ chế của chế độ cộng sản là “không thể cải sửa”, còn “những con người cộng sản,thì hoàn toàn có thể cải sửa”. Vì chính họ là hiện thân của sự cải sửa, từ những đảng viên cộng sản cao cấp đã “Tự cải sửa” góp phần làm tiêu vong chế độ cộng sản nơi đất nước của họ.
Tại Liên Xô trước đây, sau khi nỗ lực cá nhân Ông Gorbachev và phe cải cách trong đảng Cộng Sản Liên Xô thực hiện chương trình cải tổ “glasnost” và cởi mở “Perestroika” cứu nguy chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô bị thất bại đã phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị đa đảng.(Tiếc rằng tại Việt Nam sau khi đảng CSVN thực hiện chính sách đổi mới bị thất bại hoàn toàn (1986-1995) vẫn không dám công khai chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị đa đảng như Liên Xô, mà vẫn giữa cái vỏ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” trong khi thực tế không phải như vậy. Chúng tôi đã có lần viết đó chẳng khác gì cách làm ăn của gian thương “treo đầu dê bán thịt chó”). Ông Mikhail Gorbachov, là Tổng bí thứ cuối cùng của đảng Cộng Sản Liên Xô trong chế độ độ độc tài toàn trị Liên Xô (Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết), và là vị Tổng Thống đầu tiên trong chế độ Cộng Hòa Liên Bang Nga hình thành sau khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ. Chính Ông Mikhail Gorbachev là một trong những lãnh tụ hàng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô đã “Phản tỉnh”, góp phần quyết định cho sự chuyển đổi từ chế độ độc tài toàn trị Liên Xô qua chế độ dân chủ pháp trị Cộng Hòa Liên Bang Nga ngày nay. Ông nói: “Tôi đã bỏ quá nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng:Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá…”( I have devoted half of my life for communism.Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives…).
Ông Boris Yeltsin, một đảng viên cộng sản “phản tỉnh”, kế nhiệm Ông Mikhail Gorbachev là vị Thổng thống thứ hai của nước Nga dân chủ thì nói “Cộng sản không thể nào sửa chữa, chúng phải bị đào thải” (Communists are incurable, they must be eradicated…)
Tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin, từng cầm đầu KGB cơ quan tình báo trung ương Liên Xô, cũng từng tuyên bố “Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim.( He who believes the communists has no brain. He who follows the communists has no heart).
Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas cũng đã từng tuyên bố: “20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim.40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cái đầu” (At 20, if you are not a communist, you are heartless.At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless…).
Tất cả những lời tuyên bố được trích dẫn trên đây của các lãnh tụ cộng sản hàng đầu của các đảng cộng sản đều có ý nghĩa chung là phê phán, lên án các chế độ thực hiện chủ nghĩa cộng sản về mặt cơ cấu tổ chức điều hành, chủ trương chính sách cai trị đã gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện, di hại lâu dài cho nhân dân và đất nước. Tuy nhiên cung cách chung của các lãnh tụ cộng sản này đều làm ra vẻ đứng ngoài cơ cấu đó để phê phán, lên án và làm như họ cũng như các đảng viên cộng sản sau khi “phản tỉnh” không có trách nhiệm gì về những hậu quả mà bộ máy cơ cấu đảng và nhà nước gây ra cho nhân dân và đất nước (có lẽ đây là một tính chất cao ngạo chung của những đảng viên CS khó cải sửa,còn tồn tại như một cá tính dù họ đã phản tỉnh thực sự song vẫn tìm cách trốn tránh trách nhiệm quá khứ). Thậm chí họ không dám công khai nhận lỗi hay tỏ ra đôi chút ân hận gì về quá khứ vào đảng, theo đảng để thực hiện chủ nghĩa cộng sản không tưởng, mà còn tìm cách biện minh cho việc tham dự vào guồng may cơ cấu đảng và nhà nước CS trong quá khứ một cách tự hào, như một “sự sai lầm chính đáng” mang tính tất yếu, không thể làm khác trước hấp lực của chủ nghĩa cộng sản có tính mê hoặc thời tuổi trẻ vốn đầy ắp những hoài bão ước mơ về một xã hội công bằng “không còn cảnh người áp bức, bóc lột người”, xã hội “Xã hội chủ nghĩa”, trong đó mọi người cư xử với nhau trong tình hữu ái, một xã hội tuy còn giai cấp, nhưng mọi người lao động theo năng lực hưởng theo sức lao động bỏ ra để tiến đến một xã hội viên mãn trong viễn tưởng: “xã hội cộng sản” hay “Thiên đường cộng sản”, không còn giai cấp, mọi người lao động theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Nghĩa là một xã hội tài hóa dư thừa thỏa mãn được mọi như cầu vật chất cũng như tình thần của nhân dân, không còn bộ máy Nhà nước (công cụ áp bức của giai cấp thống trị) mọi người lao động tự giác, guồng máy xã hội vận hành tự động…(!?!?).
Tương tự tại Việt Nam, một số đảng viên cộng sản sau khi “phản tỉnh” vẫn tự biện minh theo kiểu cao ngạo, không tỏ ra hối hận vì những sai lầm quá khứ, không chia xẻ trách nhiệm về những hậu quả do đảng và chế độ cộng sản Việt Nam gây ra trong đó có phần tham gia của họ.
Nhận định nêu trên mọi người có thể kiểm chứng qua một số những bài viết, lời nói, hành động của một số những khuôn mặt “phản tỉnh” nổi bật trọng thời gia qua. Điển hình gần nhất là cố cựu đảng viên cộng sản Lê Hiếu Đằng, trong bài “Viết trong những ngày nằm bịnh” tiểu mục “1. Vì sao tôi đi kháng chiến, vào ĐCS Việt Nam?” cũng đã biện minh cho việc theo Việt cộng là vìkhát vọng xây dựng một xã hội bác ái, tự do, bình đẳng…”; vì “Chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS chẳng những lôi cuốn, làm say mê nhiều thế hệ trí thức phương Tây mà ở Việt Nam cũng vậy”; Vì “ lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hi sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc chúng tôi lên đường.”. Thế nhưng toàn bài viết tuyệt nhiên không thấy ông “phản tỉnh” Lê Hiếu Đằng tỏ ra ân hận,nhận sai lầm quá khứ khi đi theo Việt cộng và nhận chia xẻ trách nhiệm về những hậu quả tàn hại nhiều mặt, di hại lâu dài cho nhân dân, đất nước và dân tộc do đảng cộng sản Việt Nam gây ra trong hàng nửa thế kỷ qua.
Nói tóm lại phải hiểu cho đúng ý nghĩa những câu nói của những lãnh tụ cộng sản phản tỉnh để có nhận thức đúng đắn rằng cơ cấu tổ chức nhân sự điều hành và các chủ trương chính sách cai trị của đảng cộng sản nói chung và đảng cộng sản Việt Nam nói riêng (chứ không phải những con người cộng sản) là “không thể cải sửa mà chỉ bị hủy diệt hay thay thế”. Nhưng đối với những con người cộng sản (đảng viên hay quần chúng tin theo chủ nghĩa cộng sản) thỉ hoàn toàn có thể cải sửa tự giác bằng sự “phản tỉnh” (qua thời gian và thực tế khách quan nhận thức được những cái sai trong quá khứ đi theo và làm theo đảng CS) để tự “Điều chỉnh” (bỏ cái sai làm theo cái đúng). Đó là tình cảnh thực tế tại Việt Nam mà người Việt quốc gia chân chính chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam cần nhận thức đúng đắn để điều chỉnh hành động và phương thức chống cộng cá nhân cũng như đòan thể một cách phù hợp để có hiệu quả, có lợi cho dân, cho nước.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Sự hèn hạ của chính sách đối ngoại phụ thuộc và luồn cúi

Kami – RFA

 Chỉ còn vài ba ngày nữa là tới ngày 17.2. Ngày này cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nố súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc để tấn công Việt nam. Hậu quả là giết hại, làm bị thương khoảng hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam. Cuộc chiến này nằm trong một âm mưu từng bước thôn tính Việt nam.
Ngày 17.2.1979 cũng chính thức là điểm mốc đánh dấu sự thất bại của quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, sau chỉ 4 năm cuộc chiến Việt nam kết thúc với sự thất bại của người Mỹ và chế độ Việt nam Cộng hòa. Quan hệ giữa hai nước đã đi từ cái quan hệ mật thiết như môi với răng, chuyển sang quan hệ kẻ thù và Việt Nam đã chính thức gọi Trung Quốc lúc đó như là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất. Quan hệ ngoại giao hai nước đã bị phá vỡ từ 1979 cho đến tận năm 1991, tức là hơn một thập kỷ quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.Tuy cuộc chiến biên giới kéo dài chỉ trong một tháng trời đã để lại những tổn thất nặng nề cho người dân Việt Nam về người và của. Đáng chú ý cuộc chiến tranh khốc liệt này đã bị cắt bỏ khỏi sách lịch sử và chương trình những lễ kỷ niệm hàng năm ở Việt Nam cho đến tận năm nay. Cho dù những hình ảnh lưu trữ trên báo của đảng những ngày ấy cũng cho thấy tầm quan trọng và sự khốc liệt của cuộc chiến tranh giữa hai người đồng chí trong quá khứ.
Trang nhất báo Nhân dân nói về cuộc chiến tranh Biên giới tháng 2.1979
Vậy mà đến nay, ngay cả những chứng tích lịch sử về cuộc chiến được coi là chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng đã bị xóa bỏ. Kể cả trong các viện bảo tàng chiến tranh, người ta cũng không thể tìm thấy một trưng bày nào về cuộc chiến này với Trung Quốc. Không chỉ các dòng chữ chống quân Trung quốc trong các di tích bị đục bỏ, mà các nhân vật anh hùng khác trong cuộc chiến này như liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… cũng bị chính quyền cố tình hắt hủi bằng cách đổi tên các trường học mang tên họ. Cũng vì Đảng CSVN và chính quyền của họ coi cuộc chiến này là một điều hết sức nhạy cảm và cấm kỵ, sợ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng trong quan hệ Việt – Trung trong thời kỳ mới. Nhưng với một số đông người dân Việt Nam đã từng đổ máu hay đã nằm xuống, hoặc những thân nhân, người thân trong cuộc chiến thì cuộc chiến này luôn và mãi mãi tồn tại trong ký ức của mình.
Xin hãy đọc dòng tâm sự của blogger Ngô Nhật Đăng, một cựu chiến binh chống Tàu trên Biên giới phía Bắc, viết về ký ức những tháng năm chiến đấu và những kỷ niệm không thể nào quên không chỉ riêng của ông, mà còn là tâm tưởng chung của những người chúng ta. Những người từng là chiến sĩ như blogger Ngô Nhật Đăng:
“Bọn mình cũng huấn luyện tại Sư đoàn 346, sau 3 tháng tân binh, một số được đưa đến các đơn vị trong đó có các cô gái được nhắc đến trong bài viết của Mai Thanh Hải. Bọn mình lớn tuổi hơn và phần lớn là sinh viên  nên được chuyển đến trường Hạ sỹ quan.Khi xảy ra sự kiện 17/2/79, sau 2 ngày bọn mình lên xe và đến Cao Bằng.Bọn mình tập trung ở đèo Cao Bắc (cách thị xã Cao Bằng 16km) trước khi nhận nhiệm vụ luồn vào sau lưng địch được gọi là : “Tiểu đoàn luồn sâu, phá hoại”.Trong vài ngày đó có được gặp một số nữ chiến sỹ của tiểu đoàn gồm thông tin, quân y, tải đạn…luồn rừng thoát được về tuyến sau. Quần áo tơi tả, mặt mũi đen nhẻm thất thần, có người còn không thể nói nổi điều gì đã xảy ra chỉ ngồi khóc.Thương lắm.Mấy thằng ở tiểu đoàn đặc công phối thuộc kể : ” Bọn em nằm trên đỉnh đồi nhìn xuống thấy bọn Khựa bắt chị em cởi hết quần áo rồi dùng lưỡi lê và cuốc xẻng đâm chết, sôi gan, ứa máu mà súng hết đạn, thằng nào cũng khóc ròng”.
Vậy mà ngày Thứ Tư 12 tháng 2 năm 2014, trên mạng internet xuất hiện một tin khá giật gân của truyền thông lề trái, thực hư chưa biết với tựa đề “Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?”. Theo đó tin cho biết: “…vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội. 

Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979. Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn hoặc qua đường công văn. Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không được đăng tiếp”.
Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể. Đồng thời chỉ thị này cũng răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh động”. Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn”. Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và phải chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”. Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TW cũng cho biết họ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.”
Đọc tin này xong không ít người không kìm được phẫn nộ. Có người còn nghi ngờ đó là tin thất thiệt của các thế lực thù địch nhằm bôi nhọ  nhà nước Việt nam, chẳng lẽ năm 2014 là năm kỷ niệm lần thứ 35 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mà chính quyền nhu nhược thậm chí đê hèn đến thế. Song chỉ ít giờ sau, nghi ngờ này được giải tỏa khi trang Một thế giới, một trang báo điện tử mới ra đời và có uy tín cho đăng loạt bài phóng sự dài 3 kỳ “Hoa Đào viễn biên” gồm ba phần có tựa đề “Biên giới, hồi ức 35 năm”, “Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau” và “Bia trấn ải – nơi tổ quốc được tô màu đỏ” và bài “Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979″ của Ngọc Uyên. Các bài viết là kết quả của việc đi thực tế các tỉnh biên giới của các phóng viên, cùng với các nhân chứng lịch sử nói vè cuộc chiền tranh ngắn ngủi nhưng tàn khốc này. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi “Lỗi 404: Không tìm thấy trang. Bài viết mà bạn đang tìm có thể đã bị xóa, bị đổi tên, hoặc hiện thời không tồn tại. Xin bạn vui lòng dùng chức năng tìm kiếm bên dưới để tìm bài viết mà bạn muốn:”.
Tác giả – nhà báo Đào Tuấn đã không dấu được vẻ bức xúc của mình và viết các suy nghĩ như sau: “Một ngày đầy cảm xúc. Buổi sáng, như thằng mất hồn khi nhận được cái tin nhắn “Not OK”. Thôi. Thế là bao nhiêu thời gian, tâm huyết đổ cả xuống sông xuống biển. Buồn. Chán. Thất vọng. Buồn bực. Đến độ rằng quên khuấy mình đã ăn gì. Đứng dậy quên trả tiền. Bực đến độ lôi ngay em Tưng ra chém gió cho báo nhà. (Lạ thế, cứ mông với zú thì giờ chả bố con thằng nào bảo sao) Buổi chiều thấp tha thấp thỏm, hồi hộp như anh trai tơ thấy lấp ló… Và buổi tối thì gọi điện cho ông Thầy, alo cho các đại ca, các ông anh, các thằng bạn, nhắn tin cho mấy đứa em và cười ha hả khi nghe những cuộc điện thoại giữa chừng đầy màu sắc GATO của thằng bẹn cũng mò mẫm, cũng lọ mọ cả tháng đi biên giới cùng mình. Tội nghiệp, hóa ra y chỉ là lên biên giới đái bãi rồi về. Còn đêm. Cười như ma làm khi nhìn thấy cái lỗi 404. Sao thấy yêu cái số 404 mà một thằng bẹn Một Đồng Chí Tuyen gọi là “Tứ bất tử” thế cơ chứ. Ầy za, lâu lắm rồi mới lại thấp thỏm với một bài báo, dù đó chỉ là 50% sự thật, dù đó chỉ là 40% những gì mình muốn viết. Giờ thì bắt đầu lo lo là.”
Nhà báo Mạnh Quân cũng bày tỏ sự thất vọng trước sự việc này, cũng trên trang Facebook cá nhân của mình, nhà báo Mạnh Quân viết “He he, vậy là MOTTHEGIOI.VN đã có một vài tiếng huy hoàng rồi chợt…gỡ nhỉ ? Nhưng không sao, ngon rồi. Giờ ai muốn đọc mấy bài đó, cứ vô trang của bọ Lập, Viet-Studies…có đầy đủ. ->Sau này có viết quyển: Lịch sử báo chí cổ đại Việt Nam (giai đoạn hiện đại là trước năm 1975 rồi), mình sẽ viết kỹ về những vụ gỡ bài thế này. Những nội tình vì sao lọt lưới, đăng được mà lại phải rút xuống lúc nửa đêm – Không phải người ngoài mà tư cách của một người trong cuộc ->Trong quyển sách đó, sau này, có những cái tên sẽ được nhắc tới để tôn vinh như Đào Tuấn nhưng có những cái tên sẽ bị đạp xuống bùn đen, thậm chí phải dựng tượng cho họ-nhưng với tư thế quỳ gối, liếm gót người Phương Bắc :)))”
Tuy nhiên trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, lại nói: “Tôi nói rất thực là tôi không biết về việc này. Việc họ đưa lên hay đưa xuống thì chắc chắn là việc của họ. Còn tôi không có tác động bất cứ gì vào chuyện ấy.” Ông Kỷ cũng khẳng định: “Tôi xin nói là Việt Nam có luật báo chí, thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các ông tổng biên tập hoạt động theo luật báo chí. Và họ có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật”. “Cơ quan truyền thông tự cân nhắc lấy, xem việc đó có lợi hay không, với sự bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, với trách nhiệm với đất nước.”.

Song chỉ ít lâu sau ý kiến phát biểu nói trên của ông Phó ban Tuyên giáo Trung ương, sáng ngày 14.2.2014 bạn đọc được an ủi bằng sự xuất hiện trên báo điện tử VnExpress,  bài đăng có tựa đề “35 cuộc chiến biên giới phía Bắc”. Và cộng với tin “Truyền thông Trung Quốc cũng tỏ ra im ắng trước đợt kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Việt Nam, mà Bắc Kinh gọi là “chiến tranh tự vệ”“, điều này phần nào chứng tỏ sự đồng thuận của hai nhà nước trong vấn đề này. Và phần nào nó cũng phản ảnh lập trường và các suy nghĩ bất đồng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Việt nam, mà trước đây không lâu, ý tưởng đưa các cuộc đụng độ với Trung Quốc vào sách giáo khoa lịch sử đã được chính Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đề cập trong buổi làm việc với các sử gia hàng đầu Việt Nam hôm 30/12/2013. Và cũng lúc đó, trước kỳ kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, các báo trong nước đã đăng khá nhiều bài về trận hải chiến không cân sức này này của hải quân Việt Nam Cộng hòa cho đến khi đột ngột ngừng một ngày trước đó. Điều đó thể hiện ảnh hưởng của thế lực thân Trung quốc tuy còn đang chiếm ưu thế trong nội bộ ban lãnh đạo, song vẫn phập phù như đèn dầu trước gió.
Sự hy sinh của hàng vạn chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trên dải biên cương phía Bắc của tổ quốc, nhằm giữ gìn sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia trước họa xâm lăng của giặc ngoại xâm phương Bắc không thể bị lãng quên vì bất kỳ lý do nào. Mọi sự im lặng không tri ân họ của chính quyền trong các lễ kỷ niệm hàng năm là vô trách nhiệm. Việc kỷ niệm cần phải có để thể hiện sự trân trọng đối với những người con đất Việt ngã xuống vì sự nghiệp giữ nước và đây là một việc làm không chỉ dành cho những người đã nằm xuống mà còn là cần thiết đối với các thế hệ con cháu của họ tới mãi mãi sau này. Dẫu rằng sự bất trắc trong quan hệ Việt – Trung sẽ là tử huyệt của chế độ hiện nay, nhưng cũng không cho phép đảng CSVN và chính quyền có một chính sách đối ngoại hèn hạ, phụ thuộc và luồn cúi của một dân tộc nhược tiểu trước thế lực bành trướng Đại Hán. Một hành động ích kỷ và mang tính chất phản bội, vô ơn đối với máu của các chiến sĩ anh hùng.
Xin đừng quên lời Hịch từ ngàn xưa còn vọng lại trong tâm can của mỗi người dân nước Nam, mà kể cả ngàn năm Bắc thuộc người Nam chúng ta vẫn cứ thoát Hán:
 Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 
 Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. 
Để kết thúc bài viết, xin mượn câu của blogger Hoàng Dũng CĐVN có viết trên trang facebook của mình, để gửi tới ban lãnh đạo đảng CSVN để họ biết và cũng thay lời tri ân cho những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc: “Xin đừng trách họ im thin thít, không vinh danh, không tưởng niệm. Bởi đơn giản họ cảm thấy mình không còn đủ tư cách và chính danh để cúi đầu trước những chiến sĩ đã ngã xuống nơi biên cương, hải đảo.”
Ngày 14 tháng 02 năm 2014
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên

(PetroTimes) - Cách đây 35 năm, vào ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã đưa hàng chục vạn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, tiến hành cuộc chiến đấu ngoan cường bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến tranh diễn ra trong vòng 1 tháng nhưng đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho cả hai nước, đặc biệt là hậu quả lâu dài đối với quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Để làm rõ bản chất, sự thật lịch sử, tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc; đấu tranh bác bỏ những luận điệu tuyên truyền sai trái, xuyên tạc sự thật của các thế lực thù địch, chúng tôi chuyển đến bạn đọc những nét chính về cuộc chiến tranh này. Qua đó để tôn vinh công lao, sự hy sinh to lớn của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc; cổ vũ tinh thần yêu nước, truyền thống hào hùng của dân tộc, ý chí tự lực tự cường, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, giữ gìn và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị láng giềng Việt – Trung với phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt; không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, lợi ích lâu dài giữa hai dân tộc.

Thông qua sách báo, tài liệu của Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác xuất bản từ năm 1979 đến 2009, bạn đọc sẽ thấy được diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh 1979:

5 giờ sáng ngày 17/2/1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Cánh phía đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái.

Cánh phía tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu. Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.

Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.

Tiến đánh nhanh lúc khởi đầu nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng. Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới khá mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn. Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở tây bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Thông Nông (Cao Bằng) ở đông bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh thẳng vào Lào Cai.

Sang ngày 18 và 19/2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương (Hoàng Liên Sơn), Trùng Khánh (Cao Bằng), và Đồng Đăng (Lạng Sơn). Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao, có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này. Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.

Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận đánh ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc. Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía tây nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 Tiểu đoàn 4 và 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn.

Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22/2. Ngày cuối cùng tại Pháo đài Đồng Đăng, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa học vào các lỗ thông hơi, làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.

Đến 21/2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.

Ngày 26/2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này. Sau khi thị sát chiến trường, Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đề xuất điều động một quân đoàn từ Campuchia cùng một tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 vừa được Liên Xô viện trợ về Lạng Sơn. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút lui từ chiến trường, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch.

Phi đoàn máy bay vận tải An-12 của Liên Xô đã lập cầu hàng không, chở Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Campuchia về Lạng Sơn.

Ngày 25/2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 (Binh đoàn Chi Lăng) thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các Sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ Quân khu 4 ra) và sau này có thêm Sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28/2/1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng. Quân đội Việt Nam còn phản kích, đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa cảnh cáo Trung Quốc.

Lạng Sơn - những trận chiến quyết tử

Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27/2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía đông nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.

Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3 và 337 của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2/3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả lại 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129 cùng nhiều xe tăng, pháo của Trung Quốc, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong, huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc.

Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng tây bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.

Chiếm được điểm cao 800 và ga Tam Lung nhưng trong suốt các ngày từ 28/2 đến 2/3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy chúng đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh. Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn mà có trận, quân phòng thủ Việt Nam chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3, sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4/3, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.

Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.

Trung Quốc buộc phải rút quân

Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Lúc đó, tại mặt trận Lạng Sơn, phía Việt Nam đã bày binh bố trận rất bài bản, chuẩn bị phản công trên quy mô lớn, đánh hiệp đồng quân binh chủng. Nếu không rút quân đúng thời điểm này thì quân Trung Quốc sẽ thiệt hại rất lớn, nhận hậu quả rất nặng nề, bị tiêu diệt gọn. Bởi lúc đó, Sư đoàn 337 của Việt Nam lên tham chiến từ ngày 2/3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Nhưng 337 đến hơi muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn. Tuy nhiên, Sư đoàn 337 đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích, đánh duổi quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Ma.

Ngày 7/3, Việt Nam tuyên bố thể hiện "thiện chí hòa bình", sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc.
Ngày 18/3/1979, Trung Quốc rút hết quân khỏi biên giới Việt Nam.

Lê Mai - Một ngày và 35 năm

MỘT NGÀY đầu tháng 7 năm 1971, Henry Kissinger – bấy giờ là cố vấn an ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ, bí mật đáp phi cơ đi Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho việc khai thông quan hệ Trung – Mỹ. Ngoại giao bóng bàn trước đó đã dẫn đến chuyến đi này của ông ta. Tới Pakistan, để giữ bí mật, ông ta cáo bệnh, lui về nơi nghỉ của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lên phi cơ bay thẳng tới Bắc Kinh.

Mối quan hệ mang tính thù địch giữa TQ và Hoa Kỳ đã kéo dài trên 20 năm. Quân đội hai nước đã từng đối đầu nhau tại chiến trường Triều Tiên đẫm máu. Thập kỷ sáu mươi, với cuộc cách mạng văn hóa long trời lở đất làm đất nước TQ kiệt quệ; lại thêm mâu thuẫn với Liên Xô và Hoa Kỳ, căng thẳng với Đài Loan, có thể nói vị thế của TQ yếu đi trông thấy. Chính vì vậy, Mao Trạch Đông quyết định đột phá quan hệ với Hoa Kỳ.
Trở ngại của quan hệ Trung – Mỹ chủ yếu ở hai điểm: Sự khác biệt về chế độ xã hội và vấn đề Đài Loan. So sánh lực lượng chính trị nội bộ TQ, thái độ đối với vấn đề Đài Loan và mối quan hệ Trung – Xô sẽ quyết định chiều hướng phát triển của mối quan hệ Trung – Mỹ. Nếu quan hệ Trung – Xô thêm căng thẳng thì sẽ thúc đẩy quan hệ Trung – Mỹ xích lại gần nhau. Theo chiến lược ngoại giao truyền thống của TQ, không thể cùng một lúc chống lại hai kẻ thù, chỉ nên có một kẻ thù.
Đầu những năm 70, nguy cơ ở biên giới phía Bắc của TQ tăng lên. Mao chuyển chiến lược chống cả hai siêu cường sang chống Liên Xô. So với Liên Xô, sự uy hiếp của nước Mỹ bên kia bờ đại dương rõ ràng là nhỏ hơn rất nhiều. Với nhận định, “việc Đài Loan là việc nhỏ, việc thế giới là lớn”, Mao quyết định bắt tay với Nixon.
Thế là ngày 21.2.1972, Nixon thăm TQ và Thông cáo Thượng Hải nổi tiếng đã làm chấn động toàn thế giới. Cả kẻ thù lẫn bạn bè của TQ đều lo lắng với nước cờ này của họ. Đặc biệt, Nam VN và Bắc VN đều bị ảnh hưởng trong mối quan hệ với các nước lớn – các đồng minh truyền thống của mình.
Song, phải đến 7 năm sau đó, quan hệ Trung – Mỹ mới bình thường hóa.
Một ngày đầu năm âm lịch (1.1.1979), Đặng Tiểu Bình quyết định sang thăm Mỹ. Ông ta chọn ngày đó là có tính toán: Ngày đầu năm mới, mọi người đều mong đón điềm lành, chọn ngày đó vượt đại dương sang “kết bạn” sẽ khiến người Mỹ cảm động. Vào hồi 4h30 ngày hôm sau, máy bay chở Đặng đáp xuống phi trường căn cứ không quân Andres tại Washington. Lúc này, Thủ đô nước Mỹ tuyết rơi mù mịt, nhiệt độ xuống thấp đến âm 38 độ. Phó Tổng thống Mỹ ra đón, Đặng lên xe Ca-đi-lắc màu đen chạy về Nhà trắng. Tối hôm đó, ông ta đến ăn tối tại gia đình Brê-din-ski, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ.
Hôm sau, Tổng thống Cater trong lời chào mừng, nói: “Thưa ngài Phó thủ tướng, hôm qua là đầu năm theo lịch cũ, là ngày Tết của các ngài…Tôi nghe nói, trong dịp đầu năm này, mọi thần linh từ thiện của các ngài đều mở hết cửa. Đó là lúc dẹp bỏ mọi xích mích trong gia đình, là lúc đi thăm bạn bè thân thích. Đối với hai nước chúng ta, hôm nay là thời khắc đoàn tụ và bắt đầu một lịch trình mới. Hôm nay là giờ khắc hòa giải, là giờ khắc mở lại cánh cửa từ lâu đã bị đóng kín”.
Chọn ngày đầu năm để kết bạn với kẻ thù số 1, lại đoạn tuyệt với đồng minh thân cận nhất, đó là trí tuệ truyền thống của TQ hay là thủ đoạn truyền thống của TQ? Từ thù biến thành bạn và đảo ngược từ bạn thành thù, đó là trí tuệ truyền thống của TQ hay là thủ đoạn truyền thống của TQ?
Đặng, hiển nhiên, nhằm nhiều mục tiêu khi thăm Hoa Kỳ, thông báo với Hoa Kỳ cuộc xâm lược VN. Đánh một trận với VN là vạch rõ ranh giới bạn – thù, rằng TQ không còn anh em, tình nghĩa gì với VN nữa. Có như vậy, mới giành được sự tin tưởng của Hoa Kỳ. TQ muốn thực hiện bốn hiện đại hóa, phải nhờ vốn và kỹ thuật phương Tây mà Hoa Kỳ là cánh cửa nhất thiết phải mở ra đầu tiên. TQ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, miễn là có lợi cho TQ. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là thủ đoạn truyền thống của TQ.
Đặng liên tiếp tung ra các luận điệu thăm dò, chuẩn bị dư luận cho cuộc xâm lược VN. Tại Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ, Đặng nói: “Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi, vì hòa bình và ổn định của thế giới, vì chính đất nước mình, chúng tôi có khả năng không thể không làm làm những việc mà chúng tôi không muốn làm”. Hội đàm với Cater, Đặng lại nói: “Nhân dân TQ kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược VN. TQ mãi mãi đứng về phía các quốc gia, các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược, phản đối sự xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa bá quyền, vì lợi ích lâu dài của hòa bình và ổn định quốc tế, chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình, thậm chí không tiếc những hy sinh tất yếu”.
Tại Tokyo, Đặng nói với Tanaka: “Không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “ đang suy tính, để trừng phạt dù có gặp những nguy hiểm nào đó cũng phải hành động”, “cần thiết phải tiến hành chế tài đối với Việt Nam”, “đối phó với loại người như thế, không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả”.
Có thể thấy, thái độ nước lớn, chủ nghĩa sô vanh Đại hán tộc lại bắt đầu tác oai tác quái. Sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Đặng, quyết định cuộc xâm lược VN vào ngày 17.2.1979 đã được lãnh đạo TQ thông qua.
Trong thời khắc hỗn độn của những toan tính và âm mưu quỷ kế mà kết cục là dẫn đến chiến tranh, ngày 17.2.1979 đã đi vào lịch sử quan hệ hai nước Việt – Trung như là một trong những sự kiện khó tin nhất, bi thảm nhất và không thể dự đoán.
Ngày đó, tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới phía Bắc. TQ bất ngờ tung ra 9 quân đoàn chủ lực, 32 sư đoàn sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, nhiều sư đoàn, trung đoàn pháo binh tấn công VN. Lực lượng được huy động trên 30 vạn lính, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn. Hướng Lạng Sơn, Cao Bằng do Hứa Thế Hữu – một tay tướng võ biền Thiếu lâm chỉ huy, hướng Lào Cai do Dương Đắc Chí chỉ huy. (Tay này từng tham gia chiến trường Triều Tiên và sự thất bại của TQ trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979 đã làm ông ta từ chối gặp Võ Nguyên Giáp hơn 10 năm sau đó tại Bắc Kinh). Sự giả nhân giả nghĩa của TQ thật đáng phỉ nhổ. Nhưng, làm sao dấu được: “Lính TQ không động đến một quả trứng gà trong ổ. Chỉ có vạn con trẻ xứ này đổ máu trong nôi”.
Khói lửa chiến tranh vừa mới chấm dứt, nay lại ập tới, từ phía Nam rồi phía Bắc. Những người con trai và con gái VN, không tiếc tuổi xanh của mình, lại nhằm hướng biên cương, ra đi.
Một ngày – chỉ cần một ngày, đã xé toang cái tấm màn che “anh em, hữu nghị”. Một ngày đổi trắng thay đen trong chớp mắt. Một ngày – hệ lụy của những âm mưu lâu dài và thâm độc đã bộc lộ rõ ràng. Một ngày cái con khỉ Tôn Ngộ Không ấy muốn biến thành người, song biến gì thì biến, vẫn còn cái đuôi không biến được – lòi đuôi. Rốt cuộc, Bạch cốt tinh vẫn hoàn Bạch cốt tinh.
Biên giới ! Hai tiếng ấy làm lòng ta quặn thắt
Vết thương nghìn năm. Chiến hào thứ nhất
Mây có biết biên thùy không, mây trắng tần ngần
Một ngày và 35 năm; 35 năm đang dồn lại một ngày – 17.2.1979. Hẳn rằng, dù vắng bóng trên vô tuyến truyền hình, trên báo chí, trên biểu ngữ, nhưng linh hồn những người lính nơi biên giới vẫn được sưởi ấm bởi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, hoa sim tím nỗi mong chờ, hoa lau trắng bạt ngàn bờ cõi và đọng mãi trong lòng mỗi người dân nước Việt. 35 năm dài đằng đẵng với đêm đêm ở địa đầu Tổ quốc sâu thăm thẳm. Hồn sông núi phiêu diêu cùng ngàn cây nội cỏ, hòa với tiếng gươm khua, tiếng vó ngựa ngày xưa trên ải Chi Lăng hay tiếng quân reo trên sóng Bạch Đằng.
Ở đâu đong hạnh phúc chén đầy, đây chỉ chén vơi
Một hạt tấm con, no suốt một đời
Chút thương nhớ dắt bên mình cùng súng đạn
Vượt bể dữ tháng ngày bằng một lá thuyền thoi
Nhưng, chiếc thuyền thoi ấy sẽ đưa chúng ta tới bến bờ độc lập, tự do, hạnh phúc.

Một ngày, 35 năm và mãi mãi…
Lê Mai
(Blog Lê Mai )

Lý Thái Hùng - Tư Cách Của Một Dân Tộc Đến Từ Đâu?


Năm 2011 miền Đông Bắc (Tohoku) nước Nhật đã hứng chịu một trận động đất mạnh nhất chưa từng thấy ở Nhật và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ năm 1900 - khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng.

Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia liên hệ. Sóng thần cao đến 38,9 mét đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất; tại một vài nơi, sóng thần đã tiến vào đất liền sâu tới 10 cây số.

Trận động đất đã làm cho 15.854 người thiệt mạng, 9.677 người bị thương và 3.155 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hay phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt là trận động đất đã làm cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại với hiện tượng nóng chảy hạt nhân gây rò rỉ phóng xạ, khiến toàn thể nước Nhật rơi vào tình cảnh nguy khốn.

Trong bối cảnh như vậy, dân chúng hốt hoảng, xã hội hỗn loạn, nạn hôi của xảy ra là chuyện bình thường.

Phóng viên NBC của Mỹ đã tường trình về trận động đất với một nhận xét đáng chú ý như sau: "Đạo đức xã hội Nhật Bản thật đáng kinh ngạc. Không hề có bất cứ đề cập nào liên quan đến cướp bóc hay bạo lực. Tất cả mọi người đều xếp hàng chờ đợi đến lượt vào cửa hàng. Nhân viên cửa hàng rất lịch sự và tử tế."

Nói chung qua trận động đất này, thế giới thán phục tư cách của người dân Nhật, đặc biệt là thái độ tuân thủ mang tính lương thiện để giúp cho mọi diễn biến xảy ra trong trật tự.

Tư cách của người Nhật nói trên, chắc chắn bắt nguồn từ những giá trị truyền thống mà ta hay quen gọi là tinh thần Samurai.

Thật ra, tinh thần Samura mà thế giới ca ngợi đến từ nền giáo dục đặc thù của ngưởi Nhật Bản mà ít ai để ý.

Để giáo dục một đứa trẻ từ lúc bắt đầu đưa đến nhà trẻ cho đến khi xong ngưỡng cửa học đường, chính sách giáo dục của các quốc gia thường tựa trên ba chân vạc rất quan trọng. Đó là hướng dẫn về:

-thể xác để sống khoẻ mạnh gọi là Thể Dục,
-trí óc phát triển, khôn ngoan và hiểu biết mọi điều gọi là Trí Dục,
-tư cách, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội và đất nước gọi là Đức Dục.

Trong ba chân vạc nói trên, tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia mà người ta sắp vị trí ưu tiên cũng như dành bao nhiêu công sức để hướng dẫn học sinh và sinh viên trên ba diện: Đức, Trí và Thể Dục.

Trong chương trình giáo dục, đa số các quốc gia trên thế giới sắp thứ tự ưu tiên: Trí Dục, Đức Dục, Thể Dục.

Tức là ưu tiên tập trung dạy cho học sinh sinh viên về kiến thức, thậm chí còn mở thêm những lớp dạy kèm để các em học thêm hầu cạnh tranh trong các kỳ thi vào trường này, trường kia. Còn chuyện các em học thêm Thể Dục hay hướng dẫn về Đức Dục, tức tinh thần phục vụ xã hội, thương người, sống có trách nhiệm thì rất là giới hạn.

Chính hệ quả của lối giáo dục chú trọng nhiều vào kiến thức, chú trọng vào bằng cấp theo lối từ chương khoa cử đã làm nghèo đi xã hội, vì ít ai muốn xả thân phục vụ mà chỉ lo học để ra làm quan, làm giàu.

Nền giáo dục của Việt Nam từ nhiều thập niên qua đi theo ưu tiên Trí, Đức, Thể dục này.

Trong khi đó người Nhật lại quan niệm khác. Nền giáo dục từ xa xưa đã đặt trên nền tảng Đức, Thể, Trí. Tức là sắp phần giáo dục kiến thức sau cùng.

Người Nhật quan niệm rằng một đứa trẻ mà không hiểu được nghĩa lý của con người, sống không có trách nhiệm đối với xã hội, quốc gia và dân tộc thì dù có giỏi bao nhiêu cũng không hữu ích gì cho người Nhật và nước Nhật.

Người Nhật còn quan niệm rằng, tư cách và đạo đức của một con người chỉ có thể phát triển trong một thân thể tráng kiến và khoẻ mạnh nên nhu cầu Thể Dục phải đi liền sau nỗ lực Đức Dục.

Khi con người đã có tư cách, có trách nhiệm trong một thân thể khoẻ mạnh thì tự chính họ sẽ tích cực học tập để gia tăng trí tuệ, kiến thức và chọn lựa những bộ môn mà họ thấy có thể đóng góp hiệu quả nhất.

Có lẽ do những suy nghĩ về nền tảng giáo dục: Đức, Thể và Trí Dục như vậy nên người Nhật đã không chỉ trở thành một dân tộc giàu mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật mà con đánh giá là dân tộc trọng tư cách, lễ nghĩa và có trách nhiệm – theo tinh thần Samurai (sống có Nghĩa khí và chết cho đại Nghĩa). 

Lý Thái Hùng
(FB. Ly Thai Hung)

Hoa Kỳ còn hướng trọng tâm về Châu Á hay không?

Hà Tường Cát/Người Việt (Tổng Hơp)

Từ 5 năm nay, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã được xác định là sẽ đặt trọng tâm vào Châu Á.  Đầu tiên Ngoại trưởng Hillary Clinton năm 2009 tuyên bố tại Thái Lan là “Hoa Kỳ sẽ trở lại Á Châu”. Tiếp theo Tổng Thống Obama qua những chuyến công du và tham dự hội nghị ở Á Châu cũng như qua bài diễn văn nhận chức nhiệm kỳ 2,  bày tỏ dấu hiệu Hoa Kỳ “chuyển trục về châu Á”. Ngoại trưởng John Kerry sau đó nói rằng Hoa Kỳ “tái quân bình thế lực” ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương.

Ngoại Trưởng John Kerry gặp bà Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-hye hôm Thứ Năm tại Seoul trong chặng đầu tiên của chuyến công du qua 4 nước Á Châu. (Hình: AP/Evan Vucci)
Nhưng gần đây một số dư luận hoài nghi về sự tiếp tục thực hiện đường lối đó do gặp phải nhiều trở ngại.
Tạp chí The Diplomat ở Nhật đặt nghi vấn phải chăng Hoa Kỳ đã từ bỏ mục tiêu ấy? Tờ báo căn cứ trên nội dung bản Thông Điệp Liên Bang mà Tổng Thống Obama đọc hôm 28 tháng 1, vấn đề đối ngoại chỉ chiếm một vai trò rất khiêm nhượng và trong đó khu vực Á Châu – Thái Bình Dương không là ưu tiên chính. Ký giả Geoff Dyer trên tạp chí Financial Times cũng cho rằng các nước bạn đồng minh của Hoa Kỳ chưa thấy đủ tin tưởng với chinh sánh chuyển trục về Á Châu.
Tuy nhiên đề tài được chú ý trở lại do chuyến thăm viếng 4 nước Á Châu vào cuối tháng 4 sắp tới của Tổng Thống Obama vừa được tòa Bạch Ốc loan báo. Đồng thời là chuyến công du Á Châu của Ngoại Trưởng John Kerry bắt đầu hôm Thứ Tư, cho thấy dù muốn dù không, khu vực này vẫn chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong tất cả mọi chương trình hành động mà chính quyền Obama phải giải quyết.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Tổng Thống Obama đã phải hủy bỏ chuyến đi Á Châu vì bế tắc ngân sách ở Quốc Hội khiến chính quyền phải đóng cửa hai tuần lễ. Với chuyến đi này Tổng Thống đã dự tính tham dự các hội nghị khu vực tại Indonesia, Malaysia, và thăm viếng Philippines, Malaysia.
Tới tháng 11, bà Susan Rice, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, trong một bài diễn văn đọc tại đại học Georgetown đã khẳng định là chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ ở châu Á không thay đổi và cho biết Tổng Thống có thể đi Á Châu vào tháng 4, nhưng chưa cho biết sẽ đến những quốc gia nào. Chuyến công du sắp tới của Tổng Thống Obama do đó là việc làm lại chuyến đi không thành hồi tháng 10, và cuộc thăm viếng Malaysia, Philippines giống như đã định lần trước. Điểm khác biệt chính là chuyến công du tháng 10 chú trọng vào các vấn đề ở Đông Nam Á còn chuyến công du sắp tới nhắm vào Đông Bắc Á với hai nước đồng minh thân cận nhất, Nhật Bản và Nam Hàn.
Sự thay đổi lộ trình và mục tiêu là hợp lý. Hồi tháng 10, Tổng Thống Obama có thể tiếp cận với tình thế tranh chấp ở khu vực Biển Đông thông qua những hội nghị khu vực, điều kiện mà hiện nay không có. Hai quốc gia quan trọng khác ở Đông Nam Á mà Tổng Thống có thể đến đều không thích hợp lúc này: Thái Lan đang có những rắc rối chính trị nội bộ và Việt Nam vẫn trong tình thế quan hệ tế nhị với Trung Quốc. Tổng Thống Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam bây giờ có thể tạo nên ấn tượng phức tạp và sự hoài nghi trong nhãn quan của Trung Quốc ở một thời điểm chưa thuận lợi và cần thiết.
Hơn nữa một số những va chạm có nguồn gốc từ lịch sử giữa Nam Hàn và Nhật Bản cũng là một điều Hoa Kỳ phải quan tâm trong khi thực hiện chính sách chuyển trọng tâm về châu Á. Làm dịu bớt quan hệ đồng minh nhưng gai góc này giữa hai nước sẽ là một mục tiêu mà Tổng Thống Obama nhắm tới. Ngoài ra lộ trình mới của chuyến công du cũng thể hiện một thực tế là hiệp định mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ chưa sớm chung quyết được như các quốc gia đối tác trước đây đã hy vọng chờ đợi trong chuyến đi dự tính hồi tháng 10, Bản thông cáo về chuyến công du của Tổng Thống do tòa Bạch Ốc đưa ra hôm Thứ Tư chỉ nói khái quát là TPP có thể là một phần trong nghị trình được thảo luận ở Nhật và không giải thích chi tiết.
Trước chuyến công du Á Châu của Tổng Thống, Ngoại Trưởng John Kerry thực hiện chuyến công tác ngoại giao 6 ngày qua 4 nước Á Châu từ Nam Hàn, Trung Quốc tới Indonesia và UAE (Liên Hiệp các Tiểu Vương Quốc Á Râp). Theo dự đoán của các quan sát viên thì mục tiêu chính của ông Kerry là làm dịu tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước lân cận trong các tranh chấp biển đảo – biển Đông Trung Quốc cũng như biển Đông Nam Á – và tìm kiếm cơ hội tái tục cuộc đàm phán về vấn đề vũ khí nguyên tử Bắc Hàn. Đây là chuyến công du thứ 5 của ông tới nhiều quốc gia Á Châu kể cả Việt Nam cuối năm ngoái, qua một năm đảm nhận chức vụ Ngoại Trưởng. Tuy vậy dư luận đều đồng ý là nỗ lực chính của ông hãy còn ở khu vực Trung Đông.
Ông tới Nam Hàn hôm Thứ Năm, một ngày sau khi các giới chức hai miền Nam – Bắc có cuộc hội đàm cao cấp đầu tiên sau nhiều năm,  và ông sẽ được phúc trình chi tiết đàm phán để đánh giá hiệu quả. Các giới chức Nam Hàn nói rằng họ hy vọng Bắc Hàn sẽ có những nhượng bộ trong buổi hội đàm thứ nhì.
Ngoại Trưởng Kerry gặp Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-hye và bà tán thưởng quyết định thăm viếng Seoul vào tháng Tư của Tổng Thống Obama. Ông cũng phải tìm phương cách làm dịu căng thẳng giữa Nam Hàn với Nhật Bản sau vụ Thủ Tướng Shizo Abe đến viếng đền tử sĩ Thế Chiến II ở Tokyo.
Ngoại Trưởng Kerry không ghé Nhật Bản lần này, nhưng tuần trước tại Washington, ông đã bày tỏ sự quan tâm về “sự căng thẳng không có lợi ích cho bên nào” trong mối quan hệ với Nam Hàn.
Tuy nhiên sứ mạng khó khăn nhất của Ngoại Trưởng John Kerry sẽ là ở Bắc Kinh. Tại đây ông phải thúc đẩy Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình với Bắc Hàn để khuyến khích nước cộng sản bí ẩn này trở lại bàn đàm phán nguyên tử. Vấn đề quan trọng hơn nữa là ông Kerry phải tìm cách thuyết phục nhà cầm quyền Trung Quốc chấm dứt và rút lại một loạt những hành động khiêu khích và biện pháp gây rắc rối phức tạp ở Đông Hải và Biển Đông “tạo nên tình trạng bất ổn định tai hại trong khu vực Tây Thái Bình Dương”, theo lời một giới chức tháp tùng ông.
Tại Biển Đông, Hoa Kỳ vẫn thúc đẩy Trung Quốc đi đến thỏa thuận với các nước Đông Nam Á về một bản Quy Luật Ứng Xử chung (COC), và Ngoại Trưởng Kerry sẽ nêu lại việc này khi gặp ông Tổng Thư Ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia.
Những nỗ lực ngoại giao qua các chuyến đi của Ngoại Trưởng và Tổng Thống Hoa Kỳ là sự  bác bỏ những ý kiến nghi ngờ rằng chính sách chuyển trục về Châu Á không còn được chú trọng nữa. Việc thực hiện chính sách này hiện nay cũng đã tránh khỏi một trở ngại đáng kể như tình thế hồi năm ngoái, đó là việc cắt giảm ngân sách quốc phòng. Quốc Hội Hoa Kỳ đã chấp thuận ngân sách và vừa thông qua dự luật cho phép chính quyền nâng cao trần nợ. Như thế bộ Quốc Phòng sẽ không còn gặp khó khăn trong kế hoạch triển khai 60% lực lượng Hải Quân và Không Quân về khu vực Á Châu Thái Bình Dương. (HC)

10 điều người Việt không hiểu về Flappy Bird


Thế giới vẫn còn nói về Flappy Bird, ngay cả sau khi tác giả của trò chơi đã gỡ bỏ nó ra khỏi các cửa hàng ứng dụng. Trong khi các tờ báo tiếng Anh như Forbes và The Verge đều có những bài viết đặc biệt sâu sắc về hiện tượng Flappy Bird, các phương tiện truyền thông ở Việt Nam, nơi tác giả đang cư trú, chỉ xuất bản những điều ngớ ngẩn. Rõ ràng họ không hiểu tại sao trò chơi này trở thành "hit" [1] trên toàn thế giới.

Do đó, người Việt chỉ tập trung vào những khía cạnh sai trái trong sự thành công của Nguyễn Hà Đồng với sự nổi lên của Flappy Bird. Lướt qua nhiều cuộc thảo luận diễn ra trên Facebook, kênh chính người Việt hay tán gẫu, sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng các các chủ đề chính xoay quanh hiện tượng Flappy Bird là về việc Đồng lấy trộm từ Nintendo, rằng anh sẽ bị đánh thuế trên thu nhập của mình, một người may mắn, Đồng không xứng đáng được thành công của mình, và Flappy Bird nói chung chỉ là một trò là ngu ngốc.

Vì vậy, hãy để tôi làm rõ những điều này cho những người có quan niệm sai lầm về công nghệ, giải trí và thế giới game của Việt Nam.
1. Sao chép luôn luôn xảy ra và đó không phải là lý do cho sự thành công

Có nhiều bài viết bằng tiếng Anh - và đặc biệt bằng tiếng Việt - về việc Đồng sao chép Piou Piou và Nintendo đối với Flappy Bird. Phản ứng của tôi là: ngay cả khi anh ta đã sao chép tất cả yếu tố từ các trò chơi khác nhau, vậy thì đã sao? Facebook có phải là mạng xã hội đầu tiên? Gangnam có phải là bài hát đầu tiên có màn nhảy mùa vui nhộn? IPhone là điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới?

Và nếu bạn quy thành công của Đồng là do bởi đã sao chép các đường ống màu xanh lá cây từ trò Super Mario của công ty Nintendo, lại càng ngớ ngẩn hơn nữa. Hãy để tôi hỏi bạn điều này, có phải vì các đường ống màu xanh lá cây đó mọi người mới chơi Flappy Bird? Không. Điểm chính thường được đề cập trong các bài viết phê bình về Flappy Bird là độ khó của nó. Thậm chí video lan truyền nhất về Flappy Bird cũng không nói gì về những chiếc ống. Ngay cả Nintendo cũng đã phủ nhận công khai là sẽ không đưa ra bất kỳ khiếu kiện nào. Tất cả do bởi độ khó của Flappy Bird khiến người chơi phát rồ. Và điều này nhấn mạnh điều gì khác khá là thú vị…

2. Không dễ sao chép Flappy Bird

Cho đến nay, có ít nhất mười bản nhái theo Flappy Bird trên iOS và Android và chúng đang bắt đầu leo lên các bảng xếp hạng, nhưng nếu bạn là một game thủ như tôi, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt trong chất lượng. Trước hết, đồ họa của các bản nhái ấy đơn giản không đẹp bằng Flappy Bird, mà còn là một sự mỉa mai, mà Flappy Bird là một trò chơi đã tạo nên một xu hướng mang trở lại phong cách đồ họa retro trở lại gameplay dạng “hình khối” (pixilated).

Thứ hai, các bài đánh giá đã mang lại một hình ảnh quá rõ ràng. Sau hàng trăm ngàn đánh giá, Flappy Bird vẫn duy trì ở mức bốn sao. Đó không phải là một thành tích dễ dàng. Tất cả các phiên bản làm nhái thậm chí không thể leo lên nổi ba sao sau hàng ngàn đánh giá. Thứ ba và quan trọng nhất, tính chất vật lý của các trò chơi đó không tạo cảm giác thực, các chuyến bay không quá khó khăn và có kiểu “trừng phạt” như trong Flappy Bird. Ví dụ, Fly Birdie, bản sao rõ ràng nhất, với nền nhạc sến sùa và hình tượng con chim màu nâu cực kì xấu xí, là một trò rất dễ chơi. Ironpants, một trong các bản nhái lại đầu tiên, cũng tương đối dễ chơi so với Flappy Bird. Điều này làm chúng ta hiểu hơn về sự am hiểu của người sáng tạo Flappy Bird, người sáng lập. GEARS.


 
3. Nguyễn Hà Đông là người có nguyên tắc và niềm đam mê

Thoạt nhìn, Flappy Bird giống như một trò chơi ngớ ngẩn vui nhộn mà bất cứ ai cũng có thể làm và có lẽ chỉ mất một ít thời gian để tạo mã. Nhưng đó không phải là điểm nói đến ở đây. Thực tế là Đồng đã tính toán và quyết định rằng Flappy Bird sẽ có một lực hấp dẫn mạnh hơn các trò chơi tương tự khác. Vì dụ như trò Temple Run, các nhà thiết kế trò chơi đã quyết định một tiền đề là họ muốn các game thủ tận hưởng nhiều thời gian nhất có thể trong một hành trình hoàn chỉnh. Mục đích là để chạy và nhảy nhằm có được một số điểm lớn hơn từ một hành trình dài. Thật vậy, Flappy Bird cũng muốn điều tương tự, nhưng Đồng Nguyễn đưa ra nguyên tắc, "Không, chúng ta hãy làm điều đó một cách khó khăn thực sự."

Điều này sẽ dễ nhận biết hơn khi bạn nhìn vào nhiều chức năng đi kèm như của Temple Run. Trước khi trận đấu ném bạn một cái gì đó khó khăn hơn, có một chuỗi dài thời gian rất dễ dàng. Nó khuyến khích bạn thu thập những hiện vật khác nhau để nâng cao hoặc làm cho trò chơi thêm hấp dẫn – và cũng để thuyết phục bạn lựa chọn mua in-app-purchase [2]. Nhưng Flappy Bird thì đơn giản. Một là thắng hoặc thua. Chỉ có thể. Và hóa ra lại trở thành một trong những khía cạnh lan rộng nhất của trò này.

Do đó, nhìn một cách tổng thể nếu cho rằng Flappy Bird gặp may là không đúng. Đừng đánh giá thấp sự đơn giản của nó. Đơn giản là sự tinh tế tột bậc.
4. Sự giới hạn dẫn đến vẻ đẹp

Hãy nhìn sâu hơn vào sự đơn giản và lý giải tại sao nó hoạt động. Fries ed, đồng tác giả Xbox, đã đi sâu vào vấn đề này tại sự kiện BTIC ở Việt Nam vào năm 2012. Ông lưu ý rằng giao diện các trò chơi nhìn chung là tương tự nhau. Một ví dụ tuyệt vời cho điều này là sự ra đời hàng loạt các trò “Tay súng thiện xạ” (first-person shooters). Hãy thử đối chiếu điều này với các loại trò chơi xuất phát từ Atari và các trò chơi của Nintendo, từ Pong cho đến Tetris. Fries Ed cho rằng sự giới hạn trong các giao diện game “cổ” dẫn đến sự đa dạng tuyệt vời và vẻ đẹp của trò chơi. Bằng cách tự tạo cho mình một sự giới hạn nhân tạo, các nhà thiết kế trò chơi buộc phải khám phá các lựa chọn khác và khả năng của trò chơi. Điều này dẫn đến sự sáng tạo hơn trong các trò chơi. Đây là chính xác những gì flappy Bird đã làm. Đừng đánh giá thấp điều đó.
5. Đó là một trò chơi có nội dung, không phải là một trò chơi công nghệ

Dù Flappy Bird có đặc trưng nổi bật là giới hạn hay đơn giản, điều quan trọng cần lưu ý nó đứng đâu trong ngành công nghiệp.

Sẽ thật ngớ ngẩn nếu so sánh Flappy Bird với Facebook, Apple và các công ty công nghệ cao khác; thế nhưng đó lại là những gì mà một số phương tiện truyền thông của Việt Nam đã và đang làm. Về cơ bản, Flappy Bird là một trò chơi có nội dung. Điều đó có nghĩa sẽ thích hợp hơn nếu so sánh Flappy Bird với Gangnam Style của Psy, những video lan truyền, và rõ ràng nhất là trò Angry Birds và Clash của Clans. Vâng, có một chút may mắn trong tình huống này. Rõ ràng, từ các tweet [3] của Đồng, anh không mong đợi sự nổi tiếng và tiền bạc. Đồng đưa ra một vài lý thuyết về các trò chơi nên có, và anh ta đã thực hiện quan niệm đó trong tất cả các trò chơi của mình. Tương tự như Rovio, người đã thất bại hơn 50 lần trước khi tạo được một trò chơi nổi tiếng khắp toàn cầu. Với mỗi thành công của Flappy Bird, có hàng ngàn nếu không nói là hàng triệu người chưa bao giờ làm điều đó. Hiện giờ Rovio đang có lợi thế khi có một công ty lớn và đội ngũ làm việc đằng sau Angry Birds. Họ có thể xây dựng một đặc quyền với thú nhồi bông, phim hoạt hình, và một loạt các sản phẩm sau đó để tiếp tục tạo ra lợi nhuận.

Có nghĩa là đôi khi bạn tạo được một “hit”, bạn thu về rất nhiều tiền và người sử dụng ở lần đầu tiên, và sau đó bạn biến mất. Có thể sau khi cái hit đầu tiên ấy bạn không thể tạo một cái hit nào khác. Điều này được biết đến nhiều trong ngành công nghiệp âm nhạc, đến nỗi thậm chí có một danh sách mô tả những người chỉ tạo ra một cái hit trong đời.

Flappy Bird là một “hit”, nhưng. Gears có thể sản xuất thêm các trò chơi hơn ăn khách trên toàn cầu hay không? Đó là vấn đề. Thậm chí Psy, người có bài hát ăn khách nhất trên Youtube mà chúng ta đã chứng kiến, vẫn chưa thể tái tạo thành công thêm một lần nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là hoàn toàn chỉ là ăn may - anh ấy đã có nguyên tắc để làm cho nó xảy ra.

6. Các nhà đầu tư mạo hiểm thường không đầu từ vào game

Do bản chất chất của game là dựa vào hit, nên khó có thể gây chú ý, nhận được tài trợ từ các nhà đầu tư vào các công ty game càng khó hơn. Tôi đã có dịp nói chuyện với các nhà đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, nhìn chung họ rất cảnh giác khi đầu tư vào công ty game, đặc biệt là các game thủ độc lập, vì không có gì đảm bảo rằng nó sẽ trở nên lớn mạnh và kiếm ra tiền. Nhưng sẽ bền vững hơn nếu đầu tư vào ngành thương mại điện tử, logistics, và các công ty sản xuất có mô hình kinh doanh bền vững và có thể kéo dài kinh danh trong nhiều năm.

Thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ chọn đầu tư cho một platform có thể thu hút người dùng, tạo ra nội dung hoặc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng, hơn là vào một trò chơi chỉ có thể được phổ biến trong một khoảng thời gian ngắn rồi sau đó biến mất.
7. Flappy chim thành công không nhất thiết bởi vì nó là sản phẩm của người Việt

Mặc dù, tôi tin rằng người Việt Nam có quyền tự hào về sự nổi lên của Flappy Bird, nhưng Flappy Bird trở nên ăn khách không phải do người phát triển là người Việt Nam. Bằng nhiều cách, Flappy Bird là một hiện tượng lạ thường trên toàn thế giới, chứ không chỉ một hiện tượng lạ của Việt Nam. Nói cách khác, một số người nhìn vào Flappy Bird như là dấu hiệu để có thể tin tưởng Việt Nam sẽ là nơi sẽ tạo ra một nguồn lập trình viên và nhà thiết kế trò chơi tuyệt vời, nhưng đó là điều không chắc chắn trong một tương lai dài hạn.

Ngành công nghiệp game của Phần Lan đã nở rộ sau làn sóng của Rovio và Supercell, nhưng chúng ta chỉ thấy điều đó sau khi hai hãng đã liên tục phát hành các tựa game mạnh mẽ. Ngược lại, thành công của Đồng phần lớn diễn ra trong sự cô lập. Anh là nhà phát triển và người thiết kế duy nhất của. Gears. Nhiều người trong các công ty khởi nghiệp và cộng đồng game ở Việt Nam không biết đến anh ấy cho đến khi anh ấy nổi tiếng trong thời gian gần đây.

Chỉ khi nào chúng ta nhìn thấy sự thành công khác của Việt Nam trên vũ đài thế giới, người dân Việt mới thực sự có đủ tự tin để nói rằng Việt Nam là quốc gia có thể tung ra những trò chơi tuyệt vời. Nếu chưa đến thời điểm đó, những nhận định kia chỉ là tự mãn. Nếu bạn không tin tôi, vậy hãy cho tôi biết, ngoài Flappy Bird của Đồng Nguyễn ra còn có cái nào khác biệt như thế nữa không?
8. . Gears đã tiên phong trong thể loại mới mà sẽ truyền cảm hứng cho tất cả các công ty mới khác

Rõ ràng, sự thành công của Flappy Bird không thể bị bỏ qua và cộng đồng thiết kế trò chơi trên thế giới đang nghiên cứu nó một cách cẩn thận. Sự thành công này đã chỉ ra một số điều mới về game mà các công ty phát triển lớn và có ảnh hưởng đã không chú ý tới. Các yếu tố về sự đơn giản, sự trừng phạt khó khăn, đồ họa mang phong cách retro, không có cấp độ, và sự truyền bá nhanh chóng sâu rộng, tất cả đều được xem xét chặt chẽ và không có gì phải nghi ngờ về việc sắp tới đây chúng ta sẽ bắt đầu thấy nhiều trò chơi kiểu như thế sẽ xuất hiện. Bây giờ, nó đã trở thành một thể loại game mới.
9. Ném Đá là một hành động rên rỉ và chưa trưởng thành

Có hai phe tranh luận về chủ đề này trong số người sử dụng Facebook ở Việt Nam. Một bên là những người tự hào rằng Flappy Bird đến từ Việt Nam và đang ăn mừng cho sự thành công lan rộng của nó, thậm chí so sánh nó với Psy hoặc Justin Bieber. Phe kia là một nhóm căm ghét những gì Flappy Bird đạt được và cho rằng người phát triển không xứng đáng với thành công của mình.

Những gì mà nhóm thứ hai đang làm ở Việt Nam gọi là “ném đá”. Có nghĩa là chỉ trích hoặc phàn nàn về một cái gì đó mà không lý luận thấu đáo. Tôi đã đề cập điều này trước đó trong một bài viết của mình về việc phát triển công ty khởi nghiệp ở Việt Nam. Nhưng vấn đề là ném đá là một việc thiếu cơ sở, hoàn toàn không sáng tạo, trẻ con, và nó đang trở nên lỗi thời. Ném đá thì quá dễ dàng; vì nó đòi hỏi không cần phải suy nghĩ. Thay vì rên rỉ, hãy nhìn kỹ vào lý do tại sao anh ấy thành công và xem xét các yếu tố khiến cho nó trở thành sản phẩm “bom tấn” như thế.

10. Phương tiện truyền thông Việt Nam cũng hoàn toàn bỏ qua sự nổi lên của Twitter

Trong toàn bộ sự việc này, điều khiến tôi thú vị là chuyện Đồng chuyện trò với thế giới trên Twistter. Đồng đã không làm điều đó trên blog, hay Facebook, hoặc thậm chí trên trang web chính mình (.Gears). Thật là mỉa mai, khi Việt Nam được cho là quốc gia mà Facebook phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới, từ 12 triệu người sử dụng vào tháng 3 năm 2013 đến hơn 20 triệu người sử dụng Facebook vào tháng trước. Cùng thời gian đó, vẫn chưa có một sự chuyển dịch mạnh mẽ lên Twitter ở Việt Nam.

Facebook chiếm 60 phần trăm trong tổng số người dùng Internet ở Việt Nam, Twitter lại ngày càng co hẹp lại với mức dưới 20 phần trăm. Nhưng người Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay lại sử dụng Twitter. Điều này hoàn toàn không được đề cập trong các phương tiện truyền thông Việt Nam. Thật ra, họ có trích dẫn nội dung từ các tweet của Đồng, nhưng việc một người nổi tiếng Việt Nam sử dụng Twitter để truyền thông như thế là hoàn toàn mới lạ. Liệu sắp tới đây số người sử dụng Twitter ở Việt Nam có tăng hơn?
Đã đến lúc vỗ cánh bay đi

Giờ đây Flappy Bird đã ra khỏi các cửa hàng ứng dụng - mặc dù tất nhiên sẽ rất dễ cài đặt trên bất kỳ điện thoại Android nào nếu bạn tìm thấy file ' ‘.apk’. Nhưng nếu trên iOS thì không dễ. Ai biết được khi nào nhà phát triển sẽ phát hành một trò chơi khác hoặc liệu Flappy Flappy Bird có trở lại giá của các cửa hàng ứng dụng.

Cập nhật:. Mặc dù. Gears đã gỡ Flappy Bird xuống, những.Gears vừa cập nhật hai trò chơi khác là: Shuriken BlockSoccer Ball Juggling.

Hiện đang có một tiêu đề cực kì thu hút là việc rao bán iPhone cũ với giá hàng ngàn đô la, chỉ vì chiếc iPhone đó đã cài đặt sẵn trò chơi này và đã có một sự tấn công dữ dội vào các game ăn theo và làm nhái.

Chúng ta nhận thấy rằng các phương tiện truyền thông đang đòi hỏi vào các nhà phát triển game độc lập như là tiềm năng của đất nước. Tất nhiên, ngành game đã khá đứng vững tại Việt Nam. Hãy nhớ rằng Việt Nam có một thâm niên kéo dài cả thập kỷ trong ngành công nghiệp game, và công ty công nghệ lớn nhất của quốc gia là VNG, nổi tiếng giàu lên bằng việc cấp phép một trò chơi phổ biến từ Trung Quốc. Cộng với các hãng game nhỏ như GlassEgg, Colorbox, Divmob, iWin tại Việt Nam, và thậm chí Gameloft cũng có một studio chi nhánh ở Việt Nam. Đứng đầu trong đó, có những trang web chơi game chuyên dụng lớn như Gameland.vn và SohaGame. Do đó, với một ngành công nghiệp đã phát triển có chiều rộng và chiều sâu như thế, việc xuất hiện một game ăn khách trên toàn cầu là có khả năng. Vì vậy, tất cả hãy bình tĩnh, tiến về phía trước, và tải xuống trò chơi tiếp đến của chúng ta.

Bản dịch tại Sài Gòn – 12/2/2014

Nguồn: http://www.techinasia.com/10-misunderstandings-about-flappy-bird/
--------------------
Chú thích của người dịch:
[1] hit: nghĩa là thành công vang dội, gây được tiếng vang làm nhiều người yêu thích.
[2] IAP(In-App Purchase) là một tính năng được tích hợp sẵn trong hầu như những tựa game miễn phí. Tính năng này giúp người chơi có thể bỏ tiền mua vật phẩm trong game sau khi đã nạp thẻ tín dụng.
Ánh Hiền dịch theo tờ báo Techinasia 
  Theo blog Ánh Hiền

Minh Diện - Những nghịch cảnh vô lý

Chị bán dưa ở cửa chợ Bà Hoa gần nhà tôi năn nỉ:
                 - Mua giúp con một trái  cô chú. Có hai mươi  ngàn một trái dưa  Gò Công ngọt lắm cô chú ơi!
 
Đống dưa chở tới chợ Tết từ  trước ngảy ông Táo về Trời,  chất cao hơn đầu người, đến trưa 30 Tết mới bán được non nửa. Ngày đầu  giá 20.000 đồng một kg, giờ xả cản 25.000 đồng một trái mà vẫn  không bán đươc.
 
Nhìn nét mặt héo quắt như cuống dưa của chị bán dưa tôi hỏi:
                - Chỉ còn mấy giờ nữa là giao thừa, không  bán hết thì làm sao ?
                Chị mếu máo :
                - Dzậy cũng đành bỏ lại đây thôi chú ạ!
                
Tôi đưa 25.000 đồng mua một trái dưa hấu to bằng chiếc mũ bảo hiểm,  cân được hơn 8 kg, vị chi  3 ngàn đồng một kí. Trái dưa  Gò Công ngọt nhạt thế nào chưa biết nhưng chắc chắn lòng người bán dưa đắng đuốt vô cùng.
                 
Chợ hoa ở đường Lý Thường Kiệt và đường Hoàng Văn Thụ cũng  ế ẩm như chợ dưa.  Đào  Hà Nội , mai, quất  miền Trung, miền Tây cùng  lan, trúc, cúc,   rực một góc trời . Một cây mai kiếng năm ngoái hơn chục triệu , năm nay  chỉ vài triệu , một chậu cúc đại đóa to như chiếc nơm  chỉ hơn trăm ngàn mà không bán được.  Đã hai giờ chiều , tiếng loa  dẹp chợ của ban quản lý  réo  điếc  tai nhưng những  người bán  hoa vẫn nấn ná chờ vận may . 
                
Từ chợ hoa  tôi ghé vào siêu thị Cop Marx  đường Cộng Hòa . Mọi năm giờ ấy  siêu thị  cháy hàng,  năm nay thịt , cá  còn đầy , các mặt hàng nhu yếu phẩm, quần áo, điện máy  ê hề . Người mua lèo tèo . Quầy tính tiền  trống huếch.  Một chủ quầy hàng  nói với tôi : “ Ế quá ! Lượng hàng bán được chỉ bằng 50% năm ngoái !”.  
 
Anh bạn đồng nghiệp ở Hà Nội gọi điện, bảo  chợ hoa lớn nhất Hà Nội   cũng ế,  các siêu thị và cửa  hàng trên phố  đều vắng người mua.  Cả nước  như thế  chẳng riêng địa phương nào.
 
Có tờ bào làm  phóng sự điều tra bảo  tết  năm nay người dân “ đã có sự lựa chọn rất tinh tế, chỉ  mua xắm những mặt hàng chất lượng  và  thiết yếu , không mua xắm tràn lan như mọi năm”. Một quan chức cấp bự  lên TV hớn hở  khoe  thành tích  chủ động  nguồn  hàng  và có biện pháp quản lý chặt chẽ, khoa học nên  giữ giá cả ổn định, chỉ số CPI không tăng góp phần  kiềm chế lạm phát thành công.  Thật thế,  hay bồi  bút  và quan tham cấu kết nhau lừa mị ? 
              
Mọi  năm,  từ  đầu  tháng Chạp các nơi đã  công bố mức  tiền thưởng Tết.  Nhiều thì hàng chục hàng trăm triệu,  ít cũng được năm, bảy triệu.  Hẻo như Tết Qúy Tỵ  2013 , bình quân  mỗi  công nhân viên  cũng được 3.000.000 đồng. 
              
Năm nay giáp Tết  chính phủ  phải mở kho lương thực dự trữ xuất 18.000 tấn gạo để cứu trợ  cho  15 tỉnh. Con ma đói cứ  lách ra khỏi  các bản báo cáo thành tích “xóa đói giảm nghèo” rồi lại chờ cơ hội nhập vào.
               
Nói nền kinh tế đã bước vào ổn định, phát triển,  doanh nghiệp làm ăn có lãi , vậy mà  hơn 120.000 công nhân không có tiền thường tết. Nhiều doanh nghiệp chỉ bỏ bao lỉ xì cho công nhân  được 50.000 đồng.  Có những doanh nghiệp  phải dùng sản phẩm làm ra  không tiêu thụ được để thưởng tết cho người lao động, từ gói mì ăn liền đến chai  tương ớt, từ chiếc  quần đùi đến  bó nhang .  Công nhân  không có tiền mua vé tàu xe về quê sum họp gia đình,  phải ở lại  gom góp  vài chục ngàn ăn tết tập thể . Mỉa mai thay cái  cách thưởng tết bằng sản phẩm  , và   ăn tết tập thể  ấy  tưởng đã vùi  sâu vào quá khứ thời bao cấp đói nghèo  mấy chục năm rồi giờ lại được  ca ngợi là sáng kiến!  Đổi mới   loanh quanh  lại quay về nẻo cũ?  Nhân dân bị bần cùng hóa giúp chính phủ  giữ  chỉ số  CPI không tăng , chống   lạm phát thành công.
               
Tôi ra Hà Nội trên chuyến bay 5 giờ 25 sáng mùng 2 Tết.  Mấy hôm trước còn rét đậm,  hôm  nay bỗng  nực nội. Thời tiết  cũng  thất thường như  tính khí con người!
               
Vườn  hoa bờ Hồ Gươm  mới lắp ghép, tỉa tót. Chân tượng đài  Lý Thái Tổ tươi rói  những lẵng hoa. Nhưng  trên vương miện của  ông vua có công chọn Thăng Long làm đế đô và nêu cao ý chí quật cường chống  quân xâm lược phương Bắc vẫn còn lấm tấm những hạt bụi đá xỉn màu.  Cách đây không lâu một sỹ quan công an giả dạng , đã có sáng kiến mang một cục đá to đặt dưới chân tượng , dùng  máy cưa  cưa ngang dọc,  cố tình tạo tiếng ồn và khói bụi để  xua đuồi những trí thức , cựu chiến binh và người dân Hà Nội đến làm lễ tưởng niệm những  người con  Việt Nam tử chiến  ở Hoàng Sa năm 1974 và  Gạc Ma , Trường Sa năm 1988,  trước quân xâm lược Trung Quốc. 
             
Năm ngày sau sáng kiến ấy, ở  thành phố Hồ Chí Minh lại có một sáng kiến tương tự: Một  kẻ  mặc  áo cổ cồn giả dạng du côn  lọt vào đám tang ông Lê Hiếu Đằng  giựt  giài băng rôn của trang báo mạng Bauxte, Hội dân oan, Diễn đàn xã hội dân chủ và Tòa tổng giám mục Sài Gòn  trên vòng hoa  viếng tang.
              
Những sáng kiến ấy  được thực hiện ngay sau khi Việt Nam được bầu vào Uỷ ban nhân quyền của Liên hợp quốc . Là thành viên của ủy ban đó nghĩa là quyền con người của Việt Nam đã được tôn trọng tuyệt đối!  Thông điệp  đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu  để nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức của dân tộc”.  Tưởng niệm những chiến sỹ hy sinh vỉ Tổ Quốc  và viếng tang  một người  đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chống  bọn xâm lược Trung quốc  chẳng lẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia  ư? 
               
Tôi lên tàu ngược lên Đông  Bắc. Sau hơn 8 giờ chập chờn thức ngủ trên toa tàu chòng trành va đập , đến ga Lào Cai lúc 4 giờ 30 phút sáng.  Sương núi mù  mịt.  Ánh đèn điện  vón  lại trong màn sương  không soi rõ sân ga.  Dòng người  lặng lẽ băng qua những thanh đường ray ướt đẫm sương ra thị xã Lào Cai đang say giấc.
  
Anh chàng  lái xe  châm thuốc lá hút và  vui vẻ nói chuyện thân mật.  Anh có cái tên  dữ dội : Lê Đại Pháo , ngoài bốn mươi tuổi , vóc dáng rất nhanh nhẹn.   Tôi hỏi:
 
               - Anh Pháo quê đâu?
               - Gốc Hưng Yên nhưng đẻ  ở chân cầu Cốc Lếu!
               - Vợ người dân tộc gỉ?
               - Dạ, dân tộc Thái Bình!
                
Lê Đại Pháo giới thiệu:
               - Cốc Lếu bắc trên sông Hồng. Số phận chiếc cầu này gắn với lịch sử . Cuối  thập niên 1900 , người Pháp xây trong kế hoạch phát triển đô thị Lào Cai, rồi chính họ phá bỏ  trong  cuộc chiến tranh Đông Dương.  Cuối năm 1950,  Liên Xô giúp xây lại , nối liền con đường liên vận Việt -Trung.  Năm 1979  quân xâm lược Trung Quốc sau khi rút khỏi Lào Cai đã phá sập hoàn toàn . Mãi  15 năm sau, 1994  ta mới xây  lại.
 
 Chúng tôi đứng  ở chân cầu Cốc Lếu  nhìn thấy cẩu Hà Kiều của Trung quốc  ẩn hiện trong màn sương mờ đục.

               Tôi hỏi Lê Đại Pháo:
              - Anh còn nhớ  cuộc chiến tranh năm 79 không:
              - Nhớ chứ! Làm sao quên được? Năm ấy em 11 tuổi. Chính mắt em nhìn thấy   xe tăng từ Trung quốc  vượt sông Hồng tiến sang Lào Cai.   Chúng nó ngụy trang , cắm cờ đỏ sao vàng trên nóc  nên nhiều người tưởng quân mình giơ tay vẫy. 
              
Lê Đại Pháo còn  nhớ khá chi tiết cảnh dân thị xã Lào Cai bồng bế , dắt díu nhau di tản . Cả thị xã hoảng loạn trong tiếng gầm rít của xe tăng, xe bọc thép và súng đạn.
              
Đó là ngày 22-2-1979, quân  đoàn 13-14  của Trung quốc  do tướng Dương Đắc Chí , tư lệnh quân khu Côn Minh  trực tiếp chỉ huy tiến theo hướng Tây Bắc chiếm  thị xã Lào Cai  và thị xã Cam Đường.  Quân dân Lào Cai đã đánh trả quyết liệt , tiêu diệt 11.500 tên, phá hủy 66 xe tăng , 189 xe bọc thép  loại khỏi còng chiến đấu 4 tiểu đoàn. Trước khi rút về nước quân xâm lược Trung quốc đã hủy diệt toàn bộ thị xã Cam Đường, Lào Cai , phá hết các công trình công cộng  và nhà dân ở thị trấn Sapa.  Trong cuộc chiến tranh đó hàng ngàn cán bộ chiến sỹ ta đã hy sinh, hàng ngàn người dân vô tội  Lào Cai đã bị giết hại.   
    
                Anh Lê Đại Pháo kể:
               - Bọn lính người Miêu hiếp phụ  nữ rồi đâm chết  ném xác xuống  chân cầu Cốc Lếu. Xe tăng của chúng nghiến nát  người  trên đường chúng rút chạy.
                
Đúng 35 năm đã trôi qua. Trong trang Bách khoa toàn thư Lào Cai không có dòng nào , chữ nào ghi lại cuộc chiến tranh ấy.  Tôi nói cho Lê Đại Pháo biết điều đó, Pháo bảo:
              -Dạ thưa vì  mười sáu  cái chữ vàng ở của khẩu Cốc Lếu đấy bác  ạ! Lê Đại Pháo trề đôi môi thâm khói thuốc lá  giọng mỉa mai. Anh kể:  
             -Hàng ngày xe điện, xe hơi Trung Quốc băng qua cầu Cốc Lếu sang thị xã Lào Cai lên Sapa , về Hà Nội  tỏa đi khắp nơi dễ dàng như đi chợ.  Cứ dúi cho lính đồn biên phòng cửa khẩu 200.000 đồng  là  ok, khỏi cần hộ chiếu. Thực phẩm nhiễm độc hại, gia cầm, đồ chơi bạo lực  ùn ùn tuồn sang đổi lấy đô la  ,thóc gạo và nguyên liệu của Việt Nam chở về. Ở thị xã Lào Cai  này nhiều   khách sạn , nhà hàng  và cơ sở  kinh doanh  của Trung quốc ...
              
Con đường ngoằn ngoèo với hàng trăm khúc cua tay áo ngược lên Sapa. Mười ngày trước ở đây có mưa tuyết, nước đóng băng nhưng hôm nay ấm áp.  Ánh mặt trời rực rỡ trên giải mây  trắng xốp như bông lưng chừng dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ . 
 
Chúng tôi lách qua con hẻm chợ Sapa đến bản Cát Cát, nơi có thác nước người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Cả bản chỉ còn lại ba bốn căn nhà cổ của người Mông, mái  gỗ đã mục nát ,  thỉnh thoảng ở ven đường có một chiếc cối giã gạo bằng máng nước như   hiện vật trưng bầy trong bào tàng.  Ngoài ra  đã được hiện đại hóa bằng những ngôi nhà tường gạch mái tôn.  Cửa hàng bán thổ cẩm san sát từ  chợ  tới bản. Khăn, túi, quần áo đủ kiểu. Người bán hàng bảo  do  người dân tộc ở Sapa làm ra, từ trồng lanh chuốt sợi , ngâm lá cây nhuộm mầu đến tạo hoa văn trên khung dệt thủ công .  Họ bảo  cô gái Mơ nông xòe  tay xanh  mầu chàm  để minh chính bàn tay ấy đã nhuộm  thổ cẩm .  Nhưng chỉ cần dùng đốt cháy vài sợi vải và ngửi mùi chiếc khăn, chiếc túi  thì biết ngay chẳng phải sợi lanh,nhuộn lá cây , mà là các loại sợi Polyster nhuộm thuốc hóa chất. Và tất cà đầu được  dệt trên các máy móc công nghiệp Trung quốc. Cuộc xâm lược bắng súng đạn đã chấm dứt 35 năm , cuộc xâm lược bằng  kinh tế văn hóa  vẫn hiện diện và nguy hiểm hơn cà súng đạn! 
 
              Sapa  không còn Chợ Tình, không còn  sự mộc mạc hoang sơ, chân thật. Những đứa trẻ con người mông dòi tiền bo khi khách du lịch muốn chụp một kiểu ảnh. Hàng hóa của Trung Quốc  bày bán từ  thị trấn đến bản làng . Nơi ngày xưa họp Chợ Tình đã được xây dựng một sân chơi hình tròn lát gạch phẳng lỳ chung quanh có bậc đá làm ghế ngồi như sân giác đấu ở La Mã thời trung cổ. Những phiên Chợ Tình họp trên sườn đồi, trai gái từ  các làng bản xa xôi kéo về tự tình dưới ánh trăng, ánh đuốc bập bùng  trong tiếng kèn tiếng sáo đầy lãng mạn.
 
             Đi đâu cũng gặp người Trung quốc. Từng đoàn vài chục người trai gái trẻ già, nói cười tranh cãi ầm ĩ. 
 
             Tôi rời Sapa  sang Cao Bằng, đến Tổng Chúp huyện Lộc An. Trời lạnh buốt.  Cái giếng nước 35 năm trước bọn xâm lược Trung Quốc ném xác 43 phụ nữ và trẻ em xuống sau khi dùng búa bổ củi đập chết vẫn còn  đó. Tôi đặt bó hoa và thắp nén nhang thơm cầu cho hương hồn các chị các cháu siêu thoát. Cách Tồng Chúp không xa , trên huyện Khẩu Đốn, một nghĩa trang lính Trung Quốc mới khánh thành to, đẹp trang nghiêm  với dòng chữ Hán khắc đậm trên bia đá : “ Việt Nam nhân dân ký công” (Nhân dân Việt Nam ghi công), vô cùng vô lý!
 
              Ôi, tại sao “Nhân dân Việt Nam còn nghèo, không có tiền ăn tết mà xây nghĩa trang cho lính Trung Quốc to thế này? Tại sao “Nhân dân Việt Nam” không xây nghĩa trang cho những người bị quân Trung Quốc giết hại ở Tổng Chúp, Lạng Sơn, Lào Cai,  không tưởng niệm những người lính tử chiến ở Hoàng Sa, Trường Sa mà trái  lại đã cho phía bên kia biên giới “được phep” xây nghĩa trang ghi công nhưng tên lính Trung Quốc xâm lược?  Tại sao sinh ra những nghịch cảnh trớ trêu này? Những câu hỏi xoáy vào tim tôi  đau nhói 

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)\

Có chiến dịch “phá đám” không cho Việt Nam xích gần phương Tây ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng. DR

Thụy My  – RFI

Trong thời gian gần đây trên mạng lại ồn ào lên một số vụ việc trấn áp các nhà hoạt động dân chủ, sách nhiễu giới tôn giáo tại Việt Nam, thậm chí việc kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc lúc Trung Quốc xua quân sang xâm lược Việt Nam ngày 17/02/1979 cũng ít thấy các tờ báo chính thức đề cập. RFI Việt ngữ đã mời nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, một nhà quan sát thời sự cẩn trọng phân tích về vấn đề này.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, gần đây có một loạt các sự kiện xảy ra, chẳng hạn như bản thân anh bị ngăn chận không cho đi Thụy Sĩ dự hội thảo, rồi việc bắt ông Nguyễn Bắc Truyển, hay sách nhiễu nhà thờ Thái Hà…Phải chăng chính quyền đang có những dấu hiệu cứng rắn hơn ?


Nhà bình luận Phạm Chí Dũng – TP Hồ Chí Minh
14/02/2014
by Thụy My
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Để đánh giá vấn đề này, chúng ta cần phải nhìn lại biện chứng lịch sử của năm ngoái. Quả là ngay sau Tết nguyên đán năm 2014, đã nổi lên một loạt sự kiện không bình thường và có thể nói là rất, rất không bình thường. Tôi thống kê có năm vấn đề như vậy.
Thứ nhất là việc ngăn chận tôi đi Thụy Sĩ dự một hội thảo về nhân quyền với tư cách một diễn giả chính thức, khách mời của tổ chức UN Watch Liên Hiệp Quốc. Hoàn toàn chính danh, không có lý do nào để ngăn cản tôi.
Sự kiện thứ hai là như đài RFI vừa nhắc, là việc bắt ông Nguyễn Bắc Truyển – một cựu tù nhân lương tâm và 24 tiếng đồng hồ sau thả ra, với một lý do không đâu vào đâu liên quan tới vấn đề công nợ. Nhưng thật lạ lùng là một người bị tình nghi chỉ vì vấn đề công nợ thôi, mà lại bị hàng trăm công an và những côn đồ mặc thường phục xông vào nhà đè xuống, bịt mắt, đấm đá, quẳng lên xe thùng chở đi và di lý tới cả trại giam Chí Hòa ở Saigon.
Liên quan đến trường hợp Nguyễn Bắc Truyển, chúng ta đều biết là chị Bùi Hằng – một người thân của anh Truyển đến đòi thả anh và những người khác, đã bị bắt giam cùng một số người. Có thể nói là họ bị câu lưu vô cớ, và nghe nói là bị đánh đập.
Sự kiện thứ ba là cùng lúc diễn ra việc công an lọt vào nhà thờ Thái Hà, và có hành vi mang tính chất sách nhiễu đối với linh mục và giáo dân, đến mức linh mục phải rung chuông báo động và giáo dân phải kéo đến chi viện đồng thời đóng cổng. Cuối cùng công an phường khu vực đó đã phải ngỏ lời xin lỗi thì mới được ra về.
Đồng thời có một sự việc nữa rất vô lý và vô cớ, là nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam bị một số côn đồ mặc thường phục ném gạch đá vào, gia đình ông đã phải kêu cứu. Chúng ta nhớ rằng mới tháng 12 năm ngoái thôi, ông Huỳnh Ngọc Tuấn đi cùng với một đoàn anh em tới thăm gia đình tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội ở khu vực Hà Nội, thì ông Tuấn đã bị công an khu vực đánh. Nghe nói là gãy xương ức, có cả hình chụp X quang.
Sự việc cuối cùng xảy ra là đã không có một lễ tưởng niệm nào cho ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, ngày 17 tháng Hai sắp tới. Trong khi đó mới tháng Giêng thôi, sự việc tưởng niệm Hoàng Sa trước đó đã được thống nhất là cho Đà Nẵng tưởng niệm. Đà Nẵng đã hoàn thành đến 99% toàn bộ công trình, nhưng đến giây phút cuối cùng bị ngăn lại. Còn lần này có một sự dứt khoát, từ một chỉ thị mật nào đó của Ban Tuyên giáo trung ương là các báo không được đưa tin. Mới đây thôi, tờ Một Thế Giới đã phải gỡ bài đưa tin kỷ niệm ngày 17 tháng Hai xuống. Trong khi đó các báo khác gần như lắng tiếng.
Mặc dù ông Nguyễn Thế Kỷ là trưởng ban Tuyên giáo trung ương gần như thề thốt với đài BBC rằng ông không biết gì về chuyện ra lệnh để ngưng những bài báo kỷ niệm ngày 17 tháng Hai, nhưng dư luận cho rằng đây là việc đã xảy ra tới một trăm lần, nhiều đến mức người ta không còn tin vào bất kỳ lời lẽ của một quan chức tuyên giáo nào ở Việt Nam.
RFI : Những động thái này có vẻ không phù hợp với việc Việt Nam đang giữ một chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ?
Chỉ sau ngày Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) đối với Việt Nam tại Thụy Sĩ 5/2 mới vừa qua thôi, thì tình hình vi phạm nhân quyền lập tức nóng lên, và nóng lên một cách bất thường.
Điều đó làm cho tôi nhớ lại vào tháng Chín năm ngoái cũng đã xảy ra một loạt vụ việc vi phạm nhân quyền, liên quan tới khá nhiều tôn giáo như Cao Đài, Tin Lành, Công giáo ở Mỹ Yên cũng xô xát dữ dội. Và cũng có cả những dấu hiệu gần tương tự như vụ Nguyễn Bắc Truyển vừa rồi ở Đồng Tháp, xảy ra ở nhà ông Nguyễn Tường Thụy – một nhà văn đồng thời là blogger ở Hà Nội.
Khi đó gia đình Phương Uyên ra chơi Hà Nội, đến thăm ông Nguyễn Tường Thụy, thì đột ngột vào buổi tối trước khi gia đình chuẩn bị lên máy bay về Saigon, có khoảng hai chục công an và côn đồ nhào vào nhà bắt họ đi và đánh đập khá tàn nhẫn. Bắt một cách vô cớ, nhưng sau sáu tiếng đồng hồ thì thả ra, cũng không đưa ra một lý lẽ nào đủ thuyết phục.
Điều đó làm rùm beng công luận kể cả báo đài quốc tế. Và dường như có một sự cố ý để làm rùm beng như vậy, thông tin cho báo đài quốc tế để quốc tế thông tin lại cho dư luận trong nước, khuấy động dư luận quốc tế, tạo ra phản ứng đáng kể của phương Tây đối với Việt Nam về vấn đề vi phạm nhân quyền.
Thì lần này cũng vậy. Sự việc bắt và thả Nguyễn Bắc Truyển chỉ vì vấn đề công nợ, và sau đó bắt Bùi Hằng cùng một số người khác cũng đang gây ra một làn sóng phẫn nộ khác từ giới chức quan ngại về vấn đề nhân quyền của phương Tây.
Hai thời điểm tháng Hai năm nay và tháng Chín năm ngoái lại có một điểm chung liên quan đến Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vào tháng Chín năm ngoái, nếu tôi nhớ không lầm thì những vụ việc vi phạm nhân quyền xảy ra trước khi diễn ra vòng đàm phán thứ 18 cấp bộ trưởng tại Brunei về vấn đề TPP. Còn lần này vào cuối tháng Hai, theo dự kiến sẽ diễn ra cuộc đàm phán vòng thứ 21 cấp bộ trưởng, cũng về TPP.
Một điểm nữa không thể không nói tới, là tháng Chín năm trước, cùng với sự việc sắp diễn ra vòng đàm phán về TPP tại Brunei, cũng là một chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới New York, gặp Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, và cũng đề cập tới vấn đề TPP.
RFI : Còn lần này thì sao, thưa anh ?
Có lẽ người ta cũng đang đặt dấu hỏi đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì ngay từ đầu năm, chính Thủ tướng đã đưa ra một thông điệp , khác hẳn với các thông điệp của các nguyên thủ khác ở Việt Nam từ trước đến nay, liên quan tới những cụm từ « nắm chắc ngọn cờ dân chủ », « Nhà nước kiến tạo phát triển », kể cả « người dân có quyền được làm những gì mà pháp luật không cấm ».
Như vậy sau hai sự biến từ tháng Chín năm ngoái cho tới tháng Hai năm nay có một điểm chung liên quan tới TPP, và có lẽ cũng có một điểm chung liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì không thể tránh được việc dư luận đang rất hoài nghi. Và còn hơn nữa là nghi ngờ, liệu những hành vi được coi là vi phạm nhân quyền vừa rồi của một số giới chức ở các địa phương và ngay tại Hà Nội, là chỉ vì thái độ phản kháng đối với nhân quyền, hay còn lý do nào khác ?
Một khả năng mà dư luận cũng đang đặt ra, là liệu có đang diễn ra một chiến dịch của một lực lượng nào đó, ngăn trở một lực lượng khác ? Có dư luận còn cho cụ thể hơn : liệu đó có phải là một chiến dịch của lực lượng được gọi là phe bảo thủ, để cản trở phe lợi ích trong việc ngả về phương Tây, xích lại gần hơn với phương Tây hơn ?
Gần đây, sau Tết lại có một vài dấu hiệu nóng lên, liên quan tới chính trường Việt Nam, đặc biệt là liên quan tới vụ xử án Dương Chí Dũng trước Tết. Và nếu như lời khai của ông Dương Chí Dũng được điều tra nghiêm túc thì có nhiều khả năng là cả con trai của ông Phạm Quý Ngọ là Phạm Mạnh Hùng sẽ bị truy tố về tội danh môi giới hối lộ.
Ngoài ra dư luận Việt Nam trong những ngày qua cũng rất quan tâm tới một sự việc dường như có vẻ đứng bên lề tất cả những sự kiện chính trị, nhưng lại có mối liên hệ không thể đặc biệt hơn với những sự kiện chính trị. Đó là việc khai trương nhà hàng McDonald’s của ông Nguyễn Bảo Hoàng. Vietnamnet là một trong những tờ báo ăn khách nhất Việt Nam, thậm chí có truyền thống, uy tín nữa, mà lại đăng một bài về ông Nguyễn Bảo Hoàng « Lý lịch trong sáng, sự nghiệp huy hoàng ».
Riêng về « sự nghiệp huy hoàng » của ông Nguyễn Bảo Hoàng thì giới doanh nhân có thể ở chừng mực nào đó chấp nhận được. Nhưng tựa đề « lý lịch trong sáng » có lẽ là một tựa đề rất lạ. Vì « lý lịch trong sáng » thường chỉ đặt ra trong nội bộ, trong việc xét nhân thân, tổ chức hoặc là kỷ luật mà thôi. Việc một tờ báo phải đưa « lý lịch trong sáng » của một người không phải là đảng viên lên trên mặt báo, là để thanh minh, hay để làm gì ?
Chúng ta có lẽ nên nhìn lại lời bình của giới quan sát ở phương Tây : việc con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tức nhà kinh doanh Nguyễn Bảo Hoàng vừa khai trương McDonald’s, như một dấu hiệu cho thấy quyền lực của ông Dũng vẫn chiếm ưu thế ở Việt Nam. Tham vọng phát triển kinh doanh của ông Nguyễn Bảo Hoàng có thể xem là một chỉ dấu cho thấy rằng trong cuộc chạy đua quyền lực nước rút 2014, giữa ông Dũng và bộ sậu chính trị còn lại ở Việt Nam, không có gì là khó khăn với ông.
Việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ các thương hiệu của con rể ông Dũng, như báo Forbes, quỹ đầu tư IDC Venture ở Việt Nam, và nay là thương hiệu McDonald cho thấy ông Dũng và các thành phần thân cận hoàn toàn tự tin vào một tương lai chính trị của mình.
Còn về phía người dân, trên thực tế hình ảnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam nghiêng về phương Tây vẫn làm cho họ thú vị hơn là đồng minh với Trung Quốc – dù chỉ là thức ăn nhanh McDonald’s.
RFI : Trở lại với việc anh bị ngăn chận không cho đi Thụy Sĩ, bây giờ nhìn lại anh có thể lý giải như thế nào ?
Sau khi tôi bị ngăn chặn ở sân bay thì đã có dư luận nhiều chiều. Một luồng dư luận đánh giá có lẽ là người ta e ngại vấn đề nhân quyền nên ngăn chận tôi, e ngại « sẽ bị những thế lực thù địch lợi dụng » ở Thụy Sĩ. Nhưng cũng có một luồng dư luận không đồng ý quan điểm đó. Họ thấy hình như có một bàn tay kín đáo đã sắp xếp việc này. Họ cho đó là một thế lực không muốn Việt Nam có khuynh hướng xích lại gần phương Tây.
Vậy thế lực đó là ai ? Và dư luận còn cho rằng đó là một thế lực khoác một cái áo phá đám phương Tây, thường gây rối trong thời gian qua. Sau đó tôi tự nhiên nghe được một luồng thông tin – dường như cố ý để đến tai tôi rằng, có một sự thống nhất giữa ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng về việc không cho tôi đi Thụy Sĩ.
Tôi ngạc nhiên, về hai khía cạnh. Một là tôi không nghĩ vụ việc của tôi lại lên tới tầm cỡ Bộ Chính trị. Thứ hai, nếu có lên tới tầm cỡ đó, thì ông Sang và ông Dũng phải cùng thống nhất với nhau – một việc đáng ngạc nhiên, nếu xét từ Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2012 cho đến nay. Đó là một thông tin mà tôi thấy ngẫu nhiên, kỳ quặc và có vẻ cố ý.
Nhưng sau đó tôi lại nhận được một luồng thông tin khả tín, cho biết ông Trương Tấn Sang đã khẳng định ông hoàn toàn không biết gì về việc tôi bị ngăn chận ở sân bay, thậm chí còn nói rằng, trong một nền dân chủ pháp quyền như ở Việt Nam hiện nay, tôi có thể kiện về việc tôi bị ngăn chận.
Những thông tin này làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi cho rằng nếu ông Sang không biết gì về vụ việc của tôi, thì có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là người quá quả quyết, hoặc có lẽ cũng không có ý kiến gì trong việc ngăn chận tôi. Như vậy giả thiết ông Dũng và ông Sang bắt tay thống nhất không cho tôi đi Thụy Sĩ có vẻ không vững chắc, không có thật. Đó là những suy nghĩ của tôi về vấn đề cỏn con này.
RFI : Sắp tới sẽ xử phúc thẩm luật sư Lê Quốc Quân, theo dự đoán của anh phiên tòa lần này sẽ ra sao ?
Vụ việc của Lê Quốc Quân sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố. Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam có lẽ chúng ta cần nhìn lại biện chứng một chút. Vào tháng Chín năm ngoái, những vụ hành xử vi phạm nhân quyền của một số địa phương đã diễn ra trong ba tuần lễ liên tục.
Nếu quả thực có một thế lực nào đó can thiệp kín đáo và đạo diễn cho những vụ việc này, với động cơ không hẳn là nhắm vào nhân quyền, mà mượn nhân quyền để tạo ra những xung khắc, mâu thuẫn nội bộ, hạn chế đà luân chuyển của Việt Nam ngả về phương Tây, thì tôi cho rằng kỳ này cũng có thể như vậy. Tức là những vi phạm nhân quyền như vừa rồi có thể kéo dài hai tới ba tuần.
Chúng ta cần nhớ lại, tháng Chín năm ngoái cũng đã xảy ra năm, sáu vụ việc liên quan đến vi phạm nhân quyền, và thời gian vừa qua cũng xảy ra bốn, năm vụ. Vấn đề là thời gian diễn biến của các vụ này kéo dài bao lâu. Sau những vụ trong đầu tháng Hai này, liệu còn những vụ nào xảy ra ?
Có một điểm trùng hợp : những vụ vi phạm nhân quyền xảy ra vào tháng Chín năm trước, là trước chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Việt Nam khoảng hai tháng rưỡi. Còn những hiện tượng liên quan tới vấn đề nhân quyền vào đầu tháng Hai năm 2014, lại xảy ra trước chuyến đi của Tổng thống Barack Obama đến châu Á, cũng khoảng hai tháng đến hai tháng rưỡi.
Những điểm tương đồng khó mà bỏ qua được, và tôi cho là có liên quan mật thiết đến số phận của Lê Quốc Quân, vì ông sẽ được đưa ra xử phúc thẩm vào ngày 18/2. Cuối tháng Hai là thời điểm một cuộc đàm phán về TPP cấp bộ trưởng, nhưng cho tới nay vấn đề TPP gần như chưa ngã ngũ.
Theo một thông báo của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos Hoa Kỳ mới đây, đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Phước Hùng, họ nói thẳng ra là Việt Nam cần phải đạt được những tiến bộ có thể chứng minh, như lời của Ngoại trưởng John Kerry và ông Scott Bubby, thì lúc đó mới có thể thỏa mãn những điều kiện về TPP.
Vào lúc phiên xử sơ thẩm Lê Quốc Quân, vòng đàm phán Brunei đã kết thúc. Lúc đó tôi nhớ là lại có thêm một điều kiện nữa về nghiệp đoàn lao động do phía Mỹ đặt ra, mặc dù phái đoàn thường trực của Việt Nam nhận được một ưu ái là có ân hạn 5 năm trong việc cải cách các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng họ không làm sao có thể thỏa mãn được vấn đề nghiệp đoàn lao động và quyền được lập hội.
Lần này cũng vậy thôi. Cho tới nay vấn đề TPP gần như chưa được thỏa mãn một điều kiện nào từ phía Việt Nam. Mà nếu Việt Nam không đáp ứng được những yêu sách của các nước trong TPP và đặc biệt là Hoa Kỳ, thì làm sao có thể được chuẩn y một cách dễ dàng vào Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương, giống như lọt một cách dễ dàng vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tôi cho rằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và TPP khác nhau hoàn toàn, đặc biệt giữa tính chính trị và tính kinh tế. Giữa cái « hữu danh vô thực » về mặt quyền lợi, và một điều rất thiết thân về quyền lợi đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang sa sút thảm hại như hiện nay.
Cho nên cùng với những dấu hiệu vi phạm nhân quyền của một số cơ quan, giới chức Việt Nam trong thời gian đầu tháng 2/2014, đặc biệt nổi lên ngay sau kỳ UPR tại Thụy Sĩ, tôi cho rằng khả năng đối với Lê Quốc Quân hiện nay, giữa kết quả xấu và kết quả tốt, là 50/50. Thậm chí có một chút nào đó nghiêng về khả năng xấu hơn.
Trước phiên xử phúc thẩm này cũng đã có một số thông tin cho rằng khả năng kết quả phúc thẩm có thể y án 30 tháng tù giam ; như vậy đó là một kết quả tồi ! Một kết quả thật không may mắn đối với Lê Quốc Quân. Nếu may mắn hơn, phải được như Phương Uyên, tức là trả tự do ngay tại tòa vào tháng 8/2013.
Cho nên nếu đưa Lê Quốc Quân ra xử ngay vào thời điểm này, tôi e rằng thế bất lợi thuộc về ông. Tốt nhất thời điểm xử Lê Quốc Quân nên dời lại vào khoảng tháng 5, tháng 6 năm nay. Vì khi đó số phận của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam có lẽ cũng đã rõ hơn, thậm chí sau chuyến đi châu Á của ông Obama, có thể có những kết quả được Việt Nam mong đợi đã xuất hiện.
Như lời của đại sứ Việt Nam tại Mỹ – ông Lê Quốc Cường, mong rằng sẽ có kết quả tốt qua chuyến đi châu Á của Tổng thống Obama về vấn đề TPP đối với Việt Nam. Đồng thời vào khoảng giữa năm 2014 tôi cho là cũng có thể dứt điểm về vụ điều tra những tình nghi đối với ông Phạm Quý Ngọ, và với cả bầu Kiên nữa. Như vậy có thể đến lúc đó những điều kiện thuận lợi sẽ thuộc về Lê Quốc Quân nhiều hơn, và biết đâu đấy, trong một xu thế cởi mở hơn về mặt chính trị, thân thiện hơn đối với phương Tây, Nhà nước Việt Nam sẽ quyết định tha bổng Lê Quốc Quân.
RFI : Tóm lại, như dư luận vẫn thường nói, số phận của các nhà dân chủ ở Việt Nam chỉ là những con cờ để chính quyền mặc cả…
Dư luận rất hoài nghi, và bản thân tôi cũng không thể tránh được nghi ngờ. Có một sự thật hiển nhiên xảy ra trước Tết vừa rồi, là trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu – một cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã ở tù ròng rã 38 năm. Chúng ta nhớ là Nelson Mandela ở Nam Phi chỉ có 27 năm thôi. Ông Nguyễn Hữu Cầu ở tù 38 năm, không biết còn được một chút sinh khí nào của con người hay không. Trước Tết vài tuần, gia đình ông Cầu được thông báo là ông sẽ được về, nhưng mãi đến sát thời điểm giao thừa, cả nhà tuyệt vọng. Những người thân và hàng xóm mô tả là gia đình không cầm được nước mắt, vì không thấy người thân của mình sau 38 năm được trở về nhà như lời hứa hẹn của công an.
Như vậy nghĩa là sao ? Dường như có những động thái không trùng khớp với nhau, thậm chí mâu thuẫn hoàn toàn trong việc định đoạt số phận của ông Nguyễn Hữu Cầu. Người ta cũng cho rằng có thể một ai đó, hoặc một số ai đó muốn thả ông Cầu, nhưng sau đó một ai đó hoặc một số ai đó khác lại không muốn thả.
Và tại sao lại không muốn thả ông Nguyễn Hữu Cầu ? Ông không còn sức nữa, vậy thì họ muốn giữ ông để làm gì ? Và cũng không thể tránh được một dư luận đồn đoán lâu nay là dường như ở Việt Nam đang tồn tại một thứ tài nguyên rất đặc thù, đó là tài nguyên nhân quyền. Đây là một thứ tài nguyên chỉ dùng để trao đổi trên bàn đàm phán, đổi lấy những lợi ích kinh tế.
Một luồng dư luận nữa đánh giá sâu sắc hơn, trong những liên đới lịch sử cận đại của Myanmar. Nếu vào đầu năm 2011 Myanmar vẫn còn tồn đến gần 300 tù chính trị, thì trong suốt năm 2011, 2012 và 2013, chế độ của ông Thein Sein đã liên tục thả các tù chính trị, và đến cuối 2013 là thả sạch, không còn một tù nhân lương tâm nào.
Đổi lại, Myanmar được gì ? Được Câu lạc bộ Paris xóa nợ 6 tỉ đô la, Nhật Bản cũng xóa nợ gần 2 tỉ đô la, và gần đây nhất là Đức xóa nợ 500 triệu đô la v.v…Họ có những quyền lợi kinh tế đổi lại rất lớn, và cái để trao đổi chính là tài nguyên nhân quyền.
Người ta cho là chẳng lẽ giờ đây một số lãnh đạo nào đó của Việt Nam đang sử dụng thủ pháp của Myanmar hay sao ?
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành thì giờ phân tích về tình hình gần đây tại Việt Nam.
 

Những sếp nào 'thoát tội' trong vụ bầu Kiên?

Liên quan đến vụ Bầu Kiên, có nhiều cá nhân đã có hành vi sai trái. Tuy nhiên, xét tính chất, mức độ phạm tội của họ, cơ quan điều tra đã không khởi tố hình sự đối với những cá nhân này.

Thoát tội
Theo cáo trạng mới đây của VKSND TC, ông Nguyễn Văn Hòa, kế toán trưởng Ngân hàng ACB được Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB và Tổng giám đốc ủy quyền ký hợp đồng ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào hơn 20 ngân hàng; là trưởng ban kiểm soát Cty TNHH Chứng khoán ACB, có nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của Cty này nhưng lại trực tiếp liên hệ với các Ngân hàng Kienlongbank, Vietbank để cấp tín dụng cho Cty ACBS đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB trái quy định pháp luật, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Theo VKSND TC, hành vi của ông Hòa có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 165 của BLHS.
Tuy nhiên, ông Hòa chỉ là người thực hiện các chủ trương nêu trên theo chỉ đạo của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB và Nguyễn Đức Kiên. Quá trình điều tra, ông Hòa có thái độ thành khẩn, tích cực cộng tác và giúp CQĐT làm rõ bản chất vụ án nên ông Hòa được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Đỗ Minh Toàn, nguyên là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, thành viên Hội đồng Thành viên Cty ACBS đã thực hiện hành vi ký Nghị quyết chấp thuận cho Cty ACBS hợp tác đầu tư với các Cty ACI và Cty ACI-HN để đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB theo Nghị quyết của Hội đồng Đầu tư Cty ACBS và trực tiếp chỉ đạo đặt lệnh mua cổ phiếu Ngân hàng ACB sai quy định pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.
Hành vi của Đỗ Minh Toàn có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 165 BLHS.
VKSNND TC cho rằng, ông Toàn chỉ là người thực hiện chủ trương theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên và Nghị quyết của Hội đồng đầu tư, vì vậy chưa cần thiết phải xử lý hình sự đối với ông Toàn.
Ông Nguyễn Ngọc Chung, quyền Tổng giám đốc Cty TNHH Chứng khoán ACB (Cty ACBS) theo chỉ đạo của bầu Kiên và Nghị quyết của Hội đồng Đầu tư đã ký Nghị quyết chấp thuận cho Cty TNHH Đầu tư tài chính Á châu Hà Nội, đại diện cho Cty ACBS ký hợp đồng hợp tác đầu tư với 2 Cty nêu trên và trực tiếp thực hiện chủ trương của Hội đồng Đầu tư Cty ACBS về đầu tư Cổ phiếu Ngân hàng ACB sai quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB.
Hành vi của ông Chung được coi là có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng".
Tuy nhiên, cũng như những người khác, ông Chung chỉ làm theo chỉ đạo của bầu Kiên và Hội đồng Đầu tư Cty ACBS. Hơn nữa, trong quá trình điều tra, ông này đã có thái đội khai báo thành khẩn nên VKSNDTC cho rằng chưa cần thiết phải xử lý hình sự đối với ông này.
Các ngân hàng làm sai có bị "trảm"?
Đối với việc Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng khác với tổng số tiền là hơn 28.000 tỷ đồng và thu được số tiền lãi là hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó số lãi vượt trần là hơn 243 tỷ đồng.
Việc làm này của ngân hàng ACB là trái quy định, nhưng VKSNDTC cho rằng, hành vi làm trái này chưa gây hậu quả vật chất, số tiền lãi vượt trần đã được Ngân hàng ACB hạch toán và trích nộp thuế theo quy định nên chưa đủ yếu tố xác định là hành vi phạm tội.
Các ngân hàng đã nhận tiền gửi lãi xuất vượt trần từ nhân viên của Ngân hàng ACB do Ngân hàng ACB ủy thác nêu trên là trái quy định.
Về việc này, Cơ quan điều tra đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra, xác định sai phạm và đề nghị xử lý các cá nhân liên quan tại các ngân hàng đã nhận tiền gửi từ nhân viên Ngân hàng ACB.
Do thời hạn điều tra đã hết, trong khi số lượng ngân hàng liên quan nhiều nên Cơ quan điều tra đã quyết định tách vụ án đối với hành vi nhận gửi tiền vượt trần của các Ngân hàng để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên, Giám đốc Cty B&B và bà Nguyễn Thúy Hương, em gái ông Kiên bị xác định là đã có hành vi cấu thành tội trốn thuế với vai trò đồng phạm.
Tuy nhiên, theo VKSND TC, bà Lan và bà Hương không biết và không tham gia gì vào việc chỉ đạo, hướng dẫn của Bầu Kiên. Hơn nữa, trong quá trình điều tra, vợ và em gái bầu Kiên đều có thái độ khai báo thành khẩn nên chứa đến mức cần thiết phải xử lý hình sự đối với hai người này.
(VNN) 

Bẫy thu nhập trung bình


(TBKTSG) - Đói nghèo quả là đáng sợ, nhưng bẫy thu nhập trung bình còn đáng sợ hơn cho những nước muốn trở nên thịnh vượng.
Bẫy thu nhập trung bình là tình trạng khi mà một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) sẽ giậm chân tại chỗ.
Một quốc gia giống như một gia đình, ở thời đói khổ, không một nắng hai sương thì lấy gì mà ăn. Tuy nhiên, đến lúc nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống chẳng ai hơn mình thì lại khác. Khi gánh nặng đói nghèo được tháo bỏ, thường có hai khuynh hướng trái ngược nhau.
Lúc này, nếu có nhiều cơ hội làm động lực thì mỗi cá nhân cũng như một quốc gia sẽ tiến rất nhanh. Ngược lại, nếu có ít cơ hội hơn hoặc chúng không rõ ràng thì tâm lý nghỉ ngơi hoặc có cố cũng chẳng khá được bao nhiêu có thể xuất hiện.
Phải chăng đây chính là vấn đề của Việt Nam hiện nay?
Mô men tăng trưởng và các cơ hội đã mở ra rất nhiều ở thời điểm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, những “nội công ngoại kích” đã làm hầu hết cơ hội làm giàu chính đáng cho các cá nhân và cơ hội bứt phá của cả nền kinh tế tan thành mây khói.
Điều đáng quan ngại là những mặt trái, những thách thức của toàn cầu hóa và của thị trường tự do đã và đang trở nên rất nghiêm trọng.
Mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa bản chất “tham - lười - ích kỷ” của mình chính là sự mầu nhiệm đồng thời cũng là thách thức của cơ chế thị trường.
Khi mỗi người biết mình sẽ được hưởng những thành quả do mình tạo ra và có nhiều cơ hội thì hầu hết sẽ hăng say làm việc. Lúc này, cả xã hội cũng sẽ khấm khá lên.
Ngược lại, nếu xã hội có nhiều bất công, một số người giàu nhanh bằng các quan hệ hay mánh lới mà thực chất là tước đoạt của những người khác thì động lực làm việc chân chính sẽ bị thui chột ở rất nhiều người.
Con người nói chung đều thích hưởng thụ, ngại khó khăn và hay chùn bước. Khi thấy các cơ hội không đáng là bao trong khi việc hưởng thụ, ăn chơi tụ tập sẽ vui thú hơn thì nhiều người không muốn làm việc. Dù sao vẫn có cái đổ vào nồi và có cố cũng chẳng đến đâu thì việc gì phải nhọc thân.
Lúc này số người giàu lên một cách chân chính sẽ không nhiều và cả xã hội giậm chân tại chỗ. Hơn thế, bất công tràn lan sẽ làm cho việc ra tay nghĩa hiệp trở nên đơn độc và dễ thiệt thân nên nhiều người chọn giải pháp mặc kệ cái chung. Đây chính là vấn đề của bẫy thu nhập trung bình.
May thay, việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình không phải là không thể.
Ở góc độ cá nhân, sự giàu có của mỗi gia đình được dựa trên công sức của chính gia đình đó. Quốc gia thịnh vượng, nhưng bản thân gia đình nghèo khó thì vẫn thua thiệt. Ngược lại, xã hội có nhiều vấn đề mà bản thân cá nhân hay gia đình cố gắng để có của ăn, của để thì tốt hơn rất nhiều.
Ở tầm quốc gia, những nơi mà ở đó hầu hết mọi người đều hăng say làm việc và được hưởng thành quả do công sức của mình bỏ ra thì cả xã hội sẽ khấm khá lên và quốc gia sẽ thịnh vượng.
Do vậy, vai trò của nhà nước, đơn giản chỉ là tạo ra một môi trường vĩ mô ổn định, các thể chế tạo dựng sự công bằng để mọi người hăng say theo đuổi lợi ích của bản thân.
Đối với mỗi cá nhân, muốn trở nên ấm no và có vị trí trong xã hội thì nên tập trung làm những gì có thể hơn là dành quá nhiều thời gian than thân trách phận hay đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Huỳnh Thế Du
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét