Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Ngày 16/2/2014 - Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt - Trung và chiến tranh biên giới tháng 2-1979 - Không thể bỏ qua một giai đoạn đau thương

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Hé lộ vụ tham nhũng 9 tỷ đồng ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Sau khi hai bài viết “Một cơ quan trí thức xôi thịt” và “Xôi thịt đã ở cuối quá trình tiêu hóa” được trang Dân Luận đăng tải, sau đó được nhiều trang Web uy tín khác đăng lại, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin phản hồi của nhiều cán bộ Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đồng tình với bài viết và cung cấp thêm những bằng chứng rất cụ thể về sự tham nhũng của lãnh đạo LHHVN. Một trong những bằng chứng được cung cấp là vụ việc tham nhũng 9 tỷ đồng cho dự án Cổng thông tin điện tử của LHHVN. Chúng tôi xin thông tin nội dung vụ việc với bạn đọc để thấy sự ghê tởm của các “trí thức xôi thịt” ngày nay đến thế nào.

Mấy ngày gần đây ai truy cập vào mục Vusta Portal của trang www.vusta.vn, hay trang www.pvusta.vn - trang web của LHHVN hẳn rất bực mình vì chỉ nhận được dòng chữ “Problem loading page”, nghĩa là không truy cập được, máy chủ hỏng. Hỏi ra mới biết Vusta Portal hay www.pvusta.vn là phân hệ quản lý - điều hành, một sản phẩm của Đề án có tên “ Cổng thông tin điện tử" cùa LHHVN. Đề án này có tổng kinh phí là 9 tỷ đồng và phải kết thúc từ năm 2009 nhưng cho đến nay đã là năm 2014 vẫn chưa quyết toán, chưa bàn giao được. Nguyên do là chứng từ quyết toán đề án còn thiếu và không hợp lệ, bản thân ông Hoàng Quốc Trị năm 2009 là Trưởng ban Thông tin và Phổ biến kiến thức - Chủ nhiệm đề án đã về hưu nhưng còn nợ hàng trăm triệu đồng không có chứng từ quyết toán.

Được biết, Đề án này do ông Hoàng Quốc Trị “chạy” được từ Văn phòng Chính phủ và Bộ KH&ĐT cấp vốn ngân sách. Mục tiêu của đề án là để phục vụ công tác thông tin, điều hành, quản lý trực tuyến của cán bộ ở Cơ quan Trung ương LHHVN, nói nôm na là để Lãnh đạo và nhân viên thông tin cho nhau qua máy tính chứ không phải bằng giấy tờ, tốn giấy mực. Thế nhưng sau gần 6 năm thực hiện đề án, cứ hỏi bất kỳ cán bộ nào ở Cơ quan LHHVN (53 Nguyễn Du) rằng đã sử dụng “Cổng thông tin điện tử” này chưa thì ai cũng bĩu môi quay mặt đi mà cười khúc khích đầy ẩn ý. Của đáng tội, cũng có vài lần Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức tổ chức tập huấn cho Lãnh đạo và nhân viên LHHVN cách sử dụng “Cổng thông tin điện tử" nhưng sau đó chẳng thấy ai sử dụng, đến nỗi ông “một phát lên cao” Phan Tùng Mậu - P.Chủ tịch LHHVN “phát cáu” phải ra Quyết định số 293/QĐ-LHHVN đề ép cán bộ phải sử dụng “Cổng thông tin điện tử” với các điều khoản chứa đầy lỗi chính tả, văn phạm, vô học và thô bạo đúng như tính cách và trình độ của người ký như sau:
* Điều 1. Thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành Cơ quan TW LHHVN trên Cổng Thông tin điện từ www.pvusta. vn bắt đầu từ ngày 20 tháng 5 năm 2013.
Điều 2. Các ủy viên Đoàn Chủ tịch, Văn phòng ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn, Văn phòng Đoàn thanh niên, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên văn phòng và các ban thuộc Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành trên www.pvusta.vn (danh sách các tính năng kèm theo)
Điều 3. Các đối tượng nêu ở điều 2 có trách nhiệm tiếp tục nâng cao kỹ năng sử dụng phân hệ quản lý và điều hành để thực hiện tốt công việc được giao (trích)
Điều 4. Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức đề xuất, thực thi các biện pháp cần thiết được phê duyệt nhằm đảm bảo phân hệ Quản lý và Điều hành... ngày càng hoàn thiện hơn... (trích)
Điều 5. Cơ quan Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam xem xét các hoạt động của các đối tượng nêu ở Điều 2 trên phân hệ Quản lý và Điều hành trong các đợt thi đua, lên lương, đề bạt...”
Điều 6. Thường trực Đoàn chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, các Ủy viên Đoàn chủ tịch, Văn phòng ủy ban kiểm tra, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn Văn phòng Đoàn thanh niên, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên văn phòng và các ban thuộc Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Đã ký
Phan Tùng Mậu
Bỏ qua sự lủng củng, thiếu logic trong cách hành văn và bố cục của Quyết định, những ai có học đôi chút và hiểu biết pháp luật sẽ thấy sự độc đoán, chuyên quyền, vô học ở Điều khoản thứ 5 của Quyết định này khi ông Phan Tùng Mậu tỏ rõ ý đồ trừng trị những ai không sử dụng “Cổng thông tin điện tử“.

Hố hố hố là điều các nhân viên cười thẳng mặt, vì chính lãnh đạo LHHVN khỏi biết dùng máy tính luôn bởi tuổi cao nhưng trình thấp, nhân viên thì hay vào máy tính, chí ít biết gõ phập phồng (chơi điện tử), dẫu không dùng thì cổng mà hoạt động thì cũng có cho oai, và vẫn nói thánh nói tướng được, nhưng nay nó nghỉ chơi luôn, vậy không biết ông Mậu sẽ làm răng đây hè?

Theo giới IT thì sở dĩ “Cổng thông tin điện tử của LHHVN" không sử dụng được là vì phần mềm "vusta portal” lạc hậu, chứa đầy lỗi trong khi hạ tầng cơ sở (phần cứng) thì lởm khởm, cũ nát. Chỉ nhìn vào các máy tính cá nhân mà ông Hoàng Quốc Trị mua cho cơ quan từ kinh phí đề án này thì biết chúng làm đồ chơi cho trẻ con không đắt! Sản phẩm có ích nhất của đề án có lẽ chính là những máy tính xách tay hiệu HP nặng khoảng 3kg cấp cho các lãnh đạo từ cấp Trưởng Ban đến Chủ tịch LHHVN để chơi game online, làm đẹp và tạo dáng khi đi công tác, chứ họ có việc gì mà làm mà cũng có biết đánh máy đâu (!). Không hiểu có phải vì máy quá nặng, các sếp lại già yếu không mang nổi trên tay nên cất ở nhà hay đã bán để “ăn bánh đúc” như Nam Cao đã mô tả trong chuyện “Suvonia” hay không mà nay chẳng thấy sếp nào mang đến cơ quan làm việc nữa. Số phận các tài sản của đề án là hàng trăm máy tính xách tay và để bàn coi như xong - phần lớn nằm ở nhà các quan và biến thành “sản phẩm cho chó ăn” rồi. Người đi mua là ông Hoàng Quốc Trị chắc hoa hồng cũng khá và chịu chia cho quan trên nên vẫn nhởn nhơ “cóc sợ thằng nào”; về hưu rồi nhưng vẫn được ông Phan Tùng Mậu mời làm cố vấn chuyên môn, chễm trệ rung đùi ngồi tại Ban mà hát là lá la... Chắc ông ta nghĩ cổng thông tin điện tử chứ có phải cổng trại giam đâu mà sợ?

Gần chục tỷ đồng tiền thuế của dân cho đề án “cổng Thông tin điện tử LHHVN” đến nay coi như vứt xuống sông xuống bể, chẳng ai còn quan tâm, ngoại trừ bộ phận tài vụ bị Kho Bạc thúc ép quyết toán mà chưa làm được vì đề án không đủ chứng từ hợp lệ. Câu hỏi đặt ra ở đây là Lãnh đạo LHHVN quản lý thế nào mà một đề án gần chục tỷ đồng, thực hiện gần chục năm nay mà chưa quyết toán, chưa bàn giao, sản phẩm bỗng nhiên không sử dụng được? (Trách nhiệm này ngoài ông Trị cần quy trực tiếp cho ông Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký LHHVN vì là người trực tiếp ký các chứng từ giải ngân và là người được chia chác đậm nhất). Đây có được coi là lãng phí ngân sách không, có dấu hiệu tham nhũng không, khi mua máy tính chất lượng như Ụ nổi của Dương Chí Dũng? đề án do Văn phòng Chính phủ phê duyệt, viết ra thông tin này, chúng tôi mong muốn Thanh tra Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước vào kiểm tra, ra ngay sự thật thôi? Các cơ quan hãy làm sớm lên, kẻo ai đó “trúng gió” thì sự việc chìm xuồng là cái chắc, LHHVN là nơi sẵn sàng lập lại chứng từ nhất đó.

Lại nói về trang www.vusta.vn. Có lẽ không nhiều người biết đây là trang web chính thức của LHHVN. Trang Web này hiện do Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức mà đứng đầu là ông Đặng Vũ Cảnh Linh – người nhà của Chủ tịch Đặng Vũ Minh điều hành dưới sự chỉ huy của ông “một phát lên cao” Phan Tùng Mậu. Theo báo cáo cho biết chỉ 6 năm qua chi phí cho trang Web này đã tiêu tốn 13.860 tỷ đồng (Mười ba tỷ tám trăm sáu triệu đồng) - Ngân sách KH&CN. Cái trang này đăng những tin gì và có tác dụng như thế nào thi chỉ cần đếm số lượt truy cập vào trang web, hoặc rỗi rãi hơn, hãy lướt thông tin thì rõ. Trong báo cáo mới đây của LHHVN cho biết lượng truy cập vào trang vusta.vn có lẽ chưa bằng 1 phần nghìn lượng truy cập vào FB của nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh (!). Ấy thế mà từ khi người nhà của Chủ tịch Đặng Vũ Minh được trao quyền lãnh đạo Ban Thông tin- phổ biến kiến thức thì Ban này lên như diều gặp gió, ngân sách chi cho Ban này tăng trưởng 50% mỗi năm. Ban Thông tin được tăng thêm mấy biên chế, thậm chí một cậu lái xe tên là Nguyễn Minh Thuận nhờ khéo nịnh nọt mà được lên làm chuyên viên theo dõi báo chí của LHHVN.

Tệ hại tiếp tệ hại, ông Đặng Vũ Cảnh Linh dưới sự bảo kê của ông Phan Tùng Mậu và ông Phạm Văn Tân còn tự ý hợp đồng lao động với 4 người thân quen của mình vào làm việc ở Ban này. Việc làm ăn tùy tiện, bất chấp pháp luật và tình trạng bè phái, ê kíp có lẽ đã trở nên phổ biến ở Cơ quan TW LHHVN. Mỗi ông Lãnh đạo mỗi Ban là một pháo đài cát cứ, tha hồ lộng hành mà chẳng ai làm gì được. Ban Thông tin Phổ biến kiến thức là điển hình của tình trạng này. Chả thế mà việc Ban này tổ chức hội nghị 1 ngày nhưng làm chứng từ thanh toán 4 ngày hoặc không tổ chức hội thảo nhưng vẫn làm chứng từ quyết toán khiến bộ phận tài vụ lo sợ phản ánh với Lãnh đạo, nhưng đâu vẫn hoàn đấy, ngân sách vẫn được rút ra chia nhau. Đó cũng là lý do vì sao việc biển thủ kinh phí của ông Hoàng Quốc Trị chỉ vỡ lở sau khi ông ta đã về hưu.

Chất lượng cán bộ và hiệu quả công tác của Ban thông tin- phổ biến kiến thức thấp như vậy nhưng Lãnh đạo LHHVN, đặc biệt là ông Phan Tùng Mậu vẫn ra sức hô hào đổ tiền vào lĩnh vực này và vận động đề nghị Quốc hội ban hành Luật phổ biến kiến thức KH&CN đề hợp thức hóa chi ngân sách KH&CN cho hoạt động của Ban này. Thử hỏi rằng với hàng chục tỷ đồng ngân sách KH&CN cho hoạt động thông tin và phổ biến kiến thức, đặc biệt cho trang web (www.vusta.vn) và cổng thông tin điện tử (www.pvusta.vn) LHHVN đã tạo ra những sản phẩm gì về thông tin phổ biến kiến thức hay thuần túy chỉ là núp bóng, rửa tiền ngân sách để tạo “vườn trẻ” cho con cháu và cánh hẩu của các ông?

Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi những ai quan tâm hãy thương lấy đồng thuế của nhân dân, hãy nhìn lấy những người nông dân một nắng hai sương kiếm lấy mấy trăm ngàn đồng một tháng, những công nhân vất vưởng tha hương kiếm vài triệu một tháng, vậy mà ở đây một cơ quan trí thức, ăn trên ngồi trốc, phá tiền của dân không thương tiếc. Sâu ở đâu? Sâu ở đây, ngay tại 53 Nguyễn Du này, số liệu rờ rỡ ra đó, Thanh tra, kiểm toán, việc của các anh chị ở đây, hãy đến làm việc đi.

Chúc một mùa xuân mới an lành đến với mọi người, một năm Ngọ khảng khái diệt trừ cái ác, cái tham.

P/S: Còn nhiều sự việc, chúng tôi chưa tiện đưa ra một lúc, vào thời điểm thích hợp sẽ xin được chuyển đến quý bạn đọc “những con số biết nói” trong hoạt động chia tiền của lãnh đạo LHHVN.
Trực Ngôn
(Dân luận)

Phó Chủ tịch Đà Nẵng đứng cuối bảng tín nhiệm vẫn được đề cử làm Phó Bí thư!

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và đồng cấp Phùng Tấn Viết nằm trong số những vị có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm công bố công khai tại kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng ngày 10/7 cho thấy tất cả các chức danh được đưa ra “thử lửa” đều vượt qua kỳ thử thách.
Tuy nhiên, trong tổng số 15 người được bỏ phiếu tín nhiệm, hai Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Anh và Phùng Tấn Viết đều nằm trong nhóm “đội sổ”
Nguyễn Xuân Anh, Đà Nẵng, tín nhiệm

Ông Nguyễn Xuân Anh được 21 phiếu tín nhiệm cao (43,75%), 20 phiếu tín nhiệm (41,67%) và 7 phiếu tín nhiệm.thấp (14,58%).
Ông Phùng Tấn Viết có số phiếu tín nhiệm cao là 19 (39,88%), 23 phiếu tín nhiệm (47,92%) và 6 phiếu tín nhiệm thấp (12,60%).
Người dưới cùng trong danh sách tín nhiệm là ông Nguyễn Văn Cán, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng (7 phiếu tín nhiệm cao , 27 phiếu tín nhiệm và 14 phiếu tín nhiệm thấp).
Người có số phiếu tín nhiệm cao nhất là bà Lương Nguyệt Thu, Trưởng Ban Pháp chế HĐND với 40 phiếu tín nhiệm cao, 8 phiếu tín nhiệm và không có phiếu tín nhiệm thấp.
Tiếp theo là ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch UBND thành phố với 39 phiếu tín nhiêm cao, 9 phiếu tín nhiệm và không có phiếu tín nhiệm thấp.
Đánh giá kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Phó Bí thư thường trực phụ trách Thành Ủy, kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII Trần Thọ nhấn mạnh, đây là cơ sở để đánh giá năng lực của các chức danh lãnh đạo do HĐND bầu.
Nguyễn Xuân Anh, Đà Nẵng, tín nhiệm
Trước khi bỏ phiếu tín nhiệm, ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đã nêu những ý kiến của các đại biểu trong việc lấy phiếu tín nhiệm.
Các đại biểu đặt vấn đề nếu các chức danh có phiếu tín nhiệm thấp sau khi bỏ sẽ được giải quyết thế nào?
Ông Thọ cho biết, nếu đại biểu có phiếu tín nhiệm thấp thì bản thân phải tiếp tục phấn đấu, khắc phục những yếu kém để hoàn thiện mình.
Nếu sau một thời gian phấn đấu mà không khắc phục được những yếu kém thì theo tôi nên đưa ra HĐND bỏ phiếu bất tín nhiệm, hoặc bản thân người có phiếu tín nhiệm thấp sẽ từ chức hoặc cơ quan bổ nhiệm sẽ ra văn bản bãi nhiệm người có phiếu tín nhiệm thấp này.
Vũ Trung
(VNN)
 

Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt - Trung và chiến tranh biên giới tháng 2-1979

Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 2.1979

Trong những năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam (1975), Trung Quốc là nước tiếp tục giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam. Theo một logic thông thường, lý ra sự hợp tác, quan hệ truyền thống giữa hai nước càng phải được củng cố, phát triển. Tuy nhiên, từ giữa năm 1975, do nhiều nguyên nhân lịch sử, chính trị.... quan hệ Việt Nam - Trung Quốc rạn nứt và trở nên không bình thường, rơi vào tình trạng thường xuyên căng thẳng dẫn đến đến đối đầu, xung đột với sự kiện đỉnh cao là cuộc tấn công của Trung Quốc dọc theo biên giới phía Bắc Việt Nam (2-1979).

1- “Khoảng lặng” trong quan hệ Việt - Trung

Sau năm 1975, điều bất thường là quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu bộc lộ nhiều “lỗ hổng” và mang dáng vẻ lạnh nhạt. Dường như không phải ngẫu nhiên mà đúng lúc Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tại Bắc Kinh, tờ Nhân dân nhật báo ngày 18-9-1975 đã đăng 6 ảnh lớn về các đơn vị quân đội Trung Quốc ở Hoàng Sa[1]. Tương tự, một ngày sau khi phái đoàn Việt Nam rời khỏi Trung Quốc, các bức ảnh lớn về Hoàng Sa tiếp tục xuất hiện trong những tờ báo uy tín tại Bắc Kinh. Nhìn chung, chuyến thăm Bắc Kinh tháng 9-1975 của Lê Duẩn được các nhà quan sát coi như một thất bại chính trị - ngoại giao[2], bởi mặc dù được tiếp đón có vẻ như trọng thị, song phái đoàn đã rút ngắn thời gian lưu lại tại Bắc Kinh và đã không mở tiệc chiêu đãi để cảm tạ lòng hiếu khách của người Trung Hoa như vẫn thường thấy trong thông lệ ngoại giao. Phái đoàn đã rời Bắc Kinh đúng hai ngày trước khi kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc (1-10), mà không đưa ra bất cứ một phát biểu hoặc thông cáo nào về cuộc viếng thăm. Tiếp đó, ngày 26-11-1975, sau khi Đoàn Việt Nam kết thúc chuyến thăm hữu nghị Liên Xô, tờ Quang minh nhật báo có bài viết về Hoàng Sa và Trường Sa với lời báo động không giấu giếm: "Một số đảo vẫn chưa trở về trong tay nhân dân Trung Hoa… Tất cả các đảo thuộc về Trung Hoa đều phải trở về lãnh thổ của Tổ quốc"[3].

Tuy hai nước còn cố gắng kiềm chế, tránh xung đột, nhưng từ giữa những năm 1976, quan hệ Việt - Trung đã xấu đi rất nhanh chóng với các tranh cãi liên quan đến vấn đề biên giới, vấn đề người Việt gốc Hoa và đặc biệt về vai trò của Liên Xô trong các vấn đề thế giới, khu vực. Trong bài phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ ngày 24-9 đến 24-10-1976) xuất hiện những cụm từ nhiều hàm ý: “Ta thắng là nhờ có sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô, Trung Quốc, của phe ta, của thế giới, Liên Xô và Trung Quốc giúp ta rất nhiều. Không có sự giúp đỡ của họ ta khó lòng thắng được. Ta phải luôn luôn biết ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác đã giúp ta; ta nói cho con cháu ta mãi mãi nhớ ơn họ. Nhưng chúng ta phải độc lập, tự chủ bởi vì trong quan hệ quốc tế, mỗi nước có lập trường riêng do vị trí và quyền lợi mỗi nước một khác, cho nên giữa các nước anh em, khó có sự nhất trí với nhau, có khi về những vấn đề rất quan trọng đối với một nước trong phe, cũng không nhất trí được”[4].

Tháng 2-1977, Trung Quốcngỏ ý với Việt Nam rằng, không sẵn sàng cung cấpviện trợ cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh[5].

Cũng vào thời kỳ này, biên giới Việt Nam - Campuchia liên tục có xung đột. Chính phủ Việt Nam không dưới một lần đề nghị Trung Quốc giúp đỡ dàn xếp, mong muốn thông qua hợp tác với Trung Quốc tác động tới phía Campuchia, song Trung Quốc đã im lặng. Việc Trung Quốc từ chối ủng hộ Việt Nam trong việc tìm kiếm các phương thức giải quyết căng thẳng biên giới với Campuchia càng cho thấy những vết nứt sâu hơn trong quan hệ hai nước. Điều đáng chú ý là trong thời điểm phức tạp, nhạy cảm của quan hệ Việt Nam - Campuchia, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa đã chính thức phát biểu (30-7-1977): “Chúng tôi ủng hộ lập trường chống đế quốc xét lại Liên Xô của Campuchia... và sẽ không thể ngồi nhìn bất cứ sự can thiệp nào đối với chủ quyền Campuchia hoặc thèm khát lãnh thổ nào bởi đế quốc xã hội. Chúng tôi sẽ ủng hộ Campuchia trong cuộc đấu tranh và có các hành động nhằm bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia Campuchia bằng mọi sự giúp đỡ có thể”[6]. Ngầm sau lời tuyên bố đó, người ta dễ dàng nhận thấy ẩn ý “chống lưng” của Ban lãnh đạo Trung Quốc đối với tập đoàn Polpot-Iêngxari.

Ngày 20-11-1977, Lê Duẩn sang thăm Trung Quốc một lần nữa. Đây được coi như một nỗ lực nhằm hàn gắn những vết rạn nứt trong quan hệ với Trung Quốc, thực hiện việc cố gắng cân bằng quan hệ giữa Việt Nam - Liên Xô; Việt Nam - Trung Quốc. Tuy nhiên, giới quan sát nhận thấy rằng, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam Lê Duẩn đã được đón tiếp với một thái độ vừa phải (nếu không muốn nói là lạnh nhạt), trái ngược với sự trọng thị và nồng nhiệt được dành cho Polpot trước đó một tháng[7]. Chuyến viếng thăm Trung Quốc lần này của Lê Duẩn chẳng những không làm cho quan hệ hai nước ấm lên, mà bộc lộ những bất đồng mới. Trong cuộc hội đàm giữa Lê Duẩn và Hoa Quốc Phong, mặc dù hai bên đều tránh nói đến một vấn đề tế nhị trong quan hệ hai nước là những tranh chấp về Hoàng Sa, Trường Sa, song sự khác biệt về quan điểm đối với việc nhìn nhận thế giới, chiến tranh và hòa bình… đã bộc lộ ngày càng rõ. Lê Duẩn bày tỏ quan điểm không tham gia vào cuộc tranh cãi Trung - Xô thông qua việc "chân thành cảm ơn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác về sự nhiệt tình, giúp đỡ to lớn đối với Việt Nam". Không khí có vẻ căng thẳng hơn, khi Lê Duẩn đề nghị những nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu Campuchia Dân chủ chấp nhận một giải pháp cho cuộc xung đột trên tuyến biên giới Tây Nam, nhưng Trung Quốc đã không mấy mặn mà. Cuối cùng, giống như chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9-1975, Lê Duẩn cũng đã ra về mà không mở tiệc khoản đãi “những người Trung Hoa anh em”.

Về phía Trung Quốc, từ cuối năm 1977, các văn kiện của Quân khu Quảng Châu luôn nhấn mạnh tinh thần "phải chuẩn bị các mặt để đánh Việt Nam", tuyên truyền: "Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á, thực hiện bá quyền khu vực, phải đánh cho bọn xét lại Việt Nam, không đánh là không thể được và phải đánh lớn. Việt Nam là tiểu bá ở châu Á, xâm lược Campuchia, xua đuổi người Hoa"[8]. Tháng 1-1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ giải quyết cuộc xung đột Việt Nam - Campuchia. Một lần nữa Trung Quốc không đáp ứng. Trong khi đó, tháng 1-1978, Bà Đặng Dĩnh Siêu, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Phnompenh và ký một hiệp định xúc tiến viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, bắt đầu chuyển vũ khí đến Campuchia. Thậm chí, trong chuyến thăm, bà Đặng Dĩnh Siêu đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ không tha thứ cho một cuộc tấn công nào vào liên minh của họ (ngụ ý ám chỉ Việt Nam đã rõ, mặc dù không nêu đích danh).

2- Những đợt sóng mới

Sự rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung trở nên sâu sắc và chuyển dần sang trạng thái căng thẳng, xung đột thể hiện qua hàng loạt sự kiện rắc rối khác, mà trước tiên là vấn đề người Việt gốc Hoa.

So với các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là nơi có số lượng tương đối lớn Hoa kiều làm ăn, sinh sống, "lên tới hơn 20 triệu người (năm 1978)"[9]. Ở Việt Nam có khoảng 1,2 đến 2 triệu người Hoa đến lập nghiệp từ lâu đời, là một trong những thế lực kinh tế mạnh mẽ, nhất là ở miền Nam Việt Nam. Hoa kiều được gọi là “đội quân thứ năm” trong chính sách tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.

Người Hoa là một bộ phận cùng hợp thành cộng đồng dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc thống nhất trong đa dạng. Cư dân người Hoa ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán của ngữ hệ Hán – Tạng[10]. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX, quy chế đối với người Hoa ở Việt Nam không khác gì so với cư dân thuộc các cộng đồng dân tộc khác[11]. Trong chiến tranh và xây dựng đất nước thời bình, người Hoa đã “đồng cam cộng khổ”, sát cánh cùng các dân tộc Việt Nam.

Về phía Trung Quốc, trước năm 1949, Trung Quốc yêu cầu tất cả các Hoa kiều tiếp tục giữ quy chế công dân Trung Quốc, hoặc có hai quốc tịch. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc đòi duy trì quyền lãnh ngoại (quyền có thể can thiệp vào nước khác để bảo vệ kiều dân của mình). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á đã đưa ra những đạo luật hạn chế các hoạt động của người Hoa, đặc biệt là hạn chế quy chế hai quốc tịch. Năm 1950, theo sáng kiến của Chu Ân Lai, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức từ bỏ yêu sách về quyền lãnh ngoại, coi như là sự chấp nhận những nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia.

Năm 1955, ở miền Bắc Việt Nam, theo thỏa thuận của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, "người Hoa cư trú ở miền Bắc Việt Nam phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam"[12], sau dần dần chuyển thành công dân Việt Nam, được hưởng những quyền lợi như người Việt Nam và tự nguyện nhận quốc tịch Việt Nam. Cho đến năm 1975, giữa Việt Nam - Trung Quốc không có bất cứ một bất đồng nào trong vấn đề người Hoa ở miền Bắc Việt Nam. Còn ở miền Nam Việt Nam, từ năm 1956, dưới Chính quyền Ngô Đình Diệm, Hoa kiều đã gia nhập quốc tịch Việt Nam để có điều kiện dễ dàng làm ăn, sinh sống[13].

Tháng 4-1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam. Vấn đề người Hoa được Trung Quốc nêu lên. Trung Quốc coi việc Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp, động chạm tới người Hoa ở một số thành phố lớn miền Nam như một sự công khai thách đố chính sách bảo vệ Hoa kiều hải ngoại mà Trung Quốc vừa công bố[14]. Một phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt Nam được dấy lên. Trung Quốc đưa ra chính sách "đoàn kết với giai cấp tư sản Hoa kiều", kêu gọi chống lại chính sách "bài Hoa" của Việt Nam; đồng thời, loan truyền trong cộng đồng người Việt, gốc Hoa những luận điệu kích động[15]về một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa Việt Nam - Trung Quốc, gây tâm lý hốt hoảng trong quần chúng người Hoa. Do sự khuyến khích đó của Trung Quốc và với sự im lặng đồng tình ngầm của Việt Nam muốn tống xuất hiểm họa của "đội quân thứ năm", trong năm 1978, các dòng người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc[16]. Ngày 30- 4-1978, Chủ nhiệm Văn phòng Hoa kiều vụ đã phát biểu bày tỏ "sự quan tâm đối với hiện tượng Hoa kiều ở Việt Nam về nước hàng loạt", hứa hẹn "sẽ sắp xếp thích đáng cho những Hoa kiều đã trở về một cách vội vàng". Để thu hút sự chú ý của dư luận thế giới về tình trạng "nạn kiều", Trung Quốc lập ra các trạm đón tiếp dọc theo biên giới hai nước, tuyên bố sẽ gửi hai tầu chuyên chở sang Việt Nam để đón "nạn kiều" về nước, nói trắng ra rằng, tàu Trung Quốc sang Việt Nam không phải để đón người Hoa, người Việt gốc Hoa, hay Hoa kiều muốn đi Trung Quốc", mà đón "nạn kiều"[17].Tháng 5-1978, Trung Quốc đơn phương đưa tàu sang đón người Hoa về Trung Quốc[18]. Ngày 12-7-1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới Việt Nam – Trung Quốc, làm cho hàng vạn người Hoa muốn đi Trung Quốc bị kẹt lại, tạo nên tình trạng mất an ninh ở khu vực biên giới. Đến khi các đợt ra đi của người Hoa trở nên ồ ạt, Trung Quốc lại đưa ra điều kiện là người Hoa muốn về Trung Quốc phải chính thức xin giấy phép hồi hương do Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội cấp, cần có hộ chiếu xuất cảnh của Chính quyền Việt Nam. Trung Quốc chỉ đón nhận những “nạn kiều người Hoa” đang bị Chính quyền Việt Nam ngược đãi, chứ dứt khoát không nhận về “người Việt gốc Hoa”, hay người Hoa có quốc tịch Việt Nam. Cũng cần nói thêm rằng, trong khi Trung Quốc khêu lên vấn đề bảo vệ Hoa kiều một cách mạnh mẽ, thì ở Campuchia, do chính sách khủng bố trong nước của Chính quyền Campuchia, hàng vạn Hoa kiều chạy khỏi Campuchia, song Trung Quốc đã không có bất cứ một động thái phản đối nào.

Sự ra đi đông đảo của cư dân người Hoa đã làm cho tình trạng kinh tế tại các vùng biên giới phía Bắc Việt Nam trở nên tồi tệ. Hàng vạn người Hoa vội vã bỏ nhà cửa, chuẩn bị “hồi hương” đã phá hoại nghiêm trọng nền kinh tế nhỏ trong các hộ gia đình, làm tăng thêm tình trạng khan hiếm hàng hoá tiêu dùng một cách gay gắt, đánh mạnh vào nền kinh tế Việt Nam vốn đã khủng hoảng. Vấn đề người Hoa ở Việt Nam và phong trào đòi trở lại quốc tịch Trung Quốc đã làm mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc trở nên phức tạp. Đây là một trong những nguyên nhân làm căng thẳng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau năm 1975.

Việc Trung Quốc đơn phương cắt viện trợ cho Việt Nam là một trong những nguyên nhân tiếp theo làm cho sự căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung ngày càng gia tăng. Ngày 12-5-1978, Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi Công hàm cho Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc thông báo quyết định cắt 21 dự án ở Việt Nam, với lý do là để chuyển các khoản tiền cùng vật chất trong các dự án này cho người Hoa hồi hương sinh hoạt và lao động sản xuất. Sau đó, Chính phủ Trung Quốc đã gửi Chính phủ Việt Nam Công hàm ngày 30-5-1978 hủy bỏ thêm thêm 51 dự án khác[19], cũng với lý do cách đối xử của Chính phủ Việt Nam đối với người Hoa là gánh nặng tài chính cho Trung Quốc, do Trung Quốc phải giải quyết vấn đề người Hoa nhập vào Trung Quốc từ Việt Nam[20]. Chỉ trong tháng 5-1978, Trung Quốc đã cắt 72 trong số 111 công trình viện trợ[21],gây cho Việt Nam nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh tế. Ngày 3-7-1978, Trung Quốc gửi thêm một công hàm nữa cho Chính phủ Việt Nam thông báo chấm dứt mọi trợ giúp kinh tế, kỹ thuật[22]và rút tất cả các chuyên gia Trung Quốc đang làm việc ở Việt Nam về nước[23].Ngày 22-12-1978, Trung Quốc đơn phương hủy bỏ việc chuyên chở trên tuyến đường sắt liên vận từ Hà Nội đến Bắc Kinh. Lý giải việc cắt toàn bộ viện trợ, ngoài  lý do vì “gánh nặng rất lớn về tài chính của Trung Quốc trong việc sắp xếp sản xuất và đời sống cho nạn kiều”[24], Trung Quốc còn đưa thêm lý do “Việt Nam ngày càng chống Trung Quốc, bài Hoa một cách nghiêm trọng, phá hoại các điều kiện tối thiểu nhất để các chuyên gia Trung Quốc tiếp tục công tác tại Việt Nam”[25], nên “Chính phủ Trung Quốc mới buộc phải quyết định ngừng viện trợ kinh tế, kỹ thuật cho Việt Nam, điều cán bộ Trung Quốc ở Việt Nam về nước”[26].  Cần lưu ý rằng, từ chối viện trợ cho Việt Nam với lý do “gánh nặng kinh tế giải quyết vấn đề người Việt gốc Hoa”, nhưng trong dịp Vương Thượng Vĩnh, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đến Phnôm Pênh đàm phán với Son Sen (2-1976), những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ký viện trợ quân sự cho Campuchia một khoản tiền không hề nhỏ, trị giá 226 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) trong ba năm (1976-1978)[27].

Cắt viện trợ cho Việt Nam vào thời điểm Việt Nam mới ra khỏi khói lửa chiến trường, đang nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết đất nước và gồng mình bảo vệ tuyến biên giới Tây Nam, quả thật, Trung Quốc đã giáng một “đòn chí tử” có tính toán vào nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ bấp bênh, khiến Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những thử thách mới.

Cùng với việc đơn phương cắt bỏ mọi khoản viện trợ mà hai bên đã ký kết, Trung Quốc hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự. Ngày 17-6-1978, Trung Quốc yêu cầu các lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước. Quan hệ Việt - Trung tiếp tục đi xuống một bước.

Đi kèm với vấn đề người Hoa,“câu chuyện Campuchia” tiếp tục là một nhức nhối mới trong quan hệ Việt - Trung.

 Ngay từ giữa những năm 60 (XX), các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có kế hoạch nắm trọn vấn đề Campuchia, phục vụ  mục đích tạo vùng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, sau khi nhận thấy “những biểu hiện bướng bỉnh” của Việt Nam đi chệch quỹ đạo mà Trung Quốc muốn sắp đặt. Từ năm 1973, Ban lãnh đạo Trung Quốc đã có chỉ thị: "Bề ngoài ta đối xử tốt với họ (Việt Nam - TG) như đối xử với đồng chí mình, nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta"[28].Nói như nhà báo Gareth Porter (tờ Dân tộc, New York), thì “Campuchia đóng vai trò trung tâm trong chiến lược của Trung Quốc, nhằm bao vây ảnh hưởng của Việt Nam tại Đông Nam Á”[29]. Thực hiện kế hoạch nắm Campuchia, Trung Quốc tăng cường viện trợ cho Campuchia Dân chủ. Theo tính toán của nhà nghiên cứu D.R.SarDesai, “từ năm 1975-1978, Trung Quốc cung cấp cho Campuchia súng đại bác, súng cối, súng bazoca, súng đại liên, súng trung liên, vũ khí các loại, xe cộ và xăng đầu đầy đủ để trang bị cho đội quân 200.000 người. Trung Quốc cũng viện trợ cho Campuchia một khoản tiền rất lớn. Thêm vào đó, Trung Quốc đã gửi khoảng 10.000 cố vấn và chuyên gia quân sự sang Campuchia để hỗ trợ và rèn luyện quân đội Pôn Pốt”[30]. Nhà báo Marish Chandona[31] cung cấp một thông tin: Nếu tháng 7-1977, Campuchia chỉ có 6 sư đoàn, thì vào tháng 1-1978, Campuchia có 25 sư đoàn, Trung Quốc đã cung cấp vũ khí để lập ra 19 sư đoàn mới trong ba năm[32].

Những năm 1975-1976, Trung Quốc vẫn còn muốn giữ quan hệ, duy trì ảnh hưởng của mình tại Việt Nam, muốn Việt Nam đứng về phía mình để chống Liên Xô, giảm ảnh hưởng của Liên Xô tại Việt Nam và vùng Đông Nam Á; do vậy, Trung Quốc vẫn đóng vai trò trung gian hoà giải khi những cuộc đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Campuchia mới bắt đầu diễn ra. Nhưng từ đầu năm 1977 trở đi, khi quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia trở nên gay gắt, rồi dẫn đến tan vỡ ngoại giao vào cuối năm 1977 và tiếp diễn chiến tranh trong năm 1978, quan hệ Việt – Trung cũng chuyển sang một tình trạng xấu hơn, phức tạp hơn, nhất là khi Trung Quốc ủng hộ cả chính trị, lẫn quân sự cho chế độ Khơme Đỏ.Từ tháng 9 đến tháng 10-1977, Pôn Pốt có chuyến thăm dài ngày tới Trung Quốc, nhằm thắt chặt thêm quan hệ liên minh được thiết lập. Sau chuyến thăm này, tháng 12-1977, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Đông Hưng đã tới thăm Campuchia và đi thị sát những vùng gần biên giới Việt Nam. Tuyên bố của Phó Thủ tướng Uông Đông Hưng cũng mạnh mẽ hơn và đầy hàm ý: “Không một lực lượng nào có thể đứng cản trở quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Campuchia, hai nước sẽ là đồng chí với nhau mãi mãi”[33]. Tháng 3-1978, các kỹ sư Trung Quốc xây dựng lại đường xe lửa Konpongthom - Phnôm Pênh và ở lại tại chỗ sau khi sửa xong. Ngày 12-7-1978, lần đầu tiên, tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công khai buộc tội Việt Nam “tìm cách sáp nhập Campuchia vào một Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Việt Nam”[34]. Ngày 4-11-1978 (một ngày sau khi Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước có giá trị 25 năm), Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng đi Phnôm Pênh để tỏ sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với chính sách của Campuchia[35]. Theo Cơ Bằng Phi, thì đó là sự trả lời trực tiếp của Trung Quốc đối với việc ký Hiệp ước Việt - Xô. Tháng 1-1979, Việt Nam đưa quân vào Campuchia, lật đổ chế độ Pôn Pốt và đối với Trung Quốc, "việc không thể chấp nhận được đã thành sự thật"[36].  Một thời gian ngắn sau khi Phnompenh bị thất thủ, tờ Nhân dân Nhật báo (27-1-1979) đã có bài viết, trong đó chứa nhiều hàm ý: “Sự thất thủ của Phnompenh không có nghĩa là chiến tranh chấm dứt mà chỉ là khởi đầu”. Nói một cách cụ thể hơn, đối với Trung Quốc, "vấn đề Campuchia đóng vai trò vật xúc tác để đẩy các quan hệ với Việt Nam vượt quá một điểm không thể nào quay trở lại được nữa"[37].

Campuchia bị mất, Thái Lan trở nên một địa bàn quan trọng để Trung Quốc có thể tiếp tục giúp đỡ cho Khơme Đỏ. Tháng 1-1979, Đặng Tiểu Bình bí mật cử Uỷ viên Bộ Chính trị Gừng Giao cùng Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long khẩn cấp sang Bangkok, hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Kriangsak tại căn cứ không quân Utapao. Thái Lan lúc này không còn giữ thái độ trung lập nữa, đồng ý để Trung Quốc sử dụng lãnh thổ của mình làm nơi tiếp tế cho Khơme Đỏ. Đồng thời, trước sự vận động của Trung Quốc, sau hơn mười năm vắng bóng trên chính trường, ông Hoàng Sihanouk xuất hiện, đại diện cho Campuchia đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, yêu cầu Đại hội đồng ra nghị quyết buộc Việt Nam phải rút quân ra khỏi Campuchia[38].

Trong thời gian này, bên cạnh những khúc mắc như đã nói ở trên, xung đột biên giới trên bộ và tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là một trong biểu hiện cụ thể, tập trung nhất trạng thái bất bình thường trong quan hệ Việt - Trung, nó đẩy quan hệ Việt - Trung rơi xuống nấc thấp nhất.

Với Trung Quốc, Việt Nam có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.406 km, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào đến bờ biển vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh – Quảng Đông), đi qua 7 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với hai tỉnh phía Trung Quốc[39]. Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là đường biên giới thực tế lịch sử, đến cuối thế kỷ XIX đã trở thành đường biên giới pháp lý (được luật pháp quốc tế thừa nhận). Theo R.V.Pretcot thì đây là "một trong những biên giới được xác định tốt nhất trong khu vực"[40].

Từ giữa năm 1975, tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng do những hoạt động vũ trang từ phía Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng xấu đi với những xung đột ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại khu vực Cao Bằng - Lạng Sơn vào cuối năm 1976. Tháng 3-1977, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới Cao Lạng - Quảng Tây. Đoàn Việt Nam yêu cầu bàn biện pháp chấm dứt các vụ vi phạm biên giới quốc gia và trở lại đường biên giới lịch sử, trong khi đó, Đoàn Trung Quốc chỉ đề nghị bàn biện pháp ngăn ngừa xung đột, giữ nguyên trạng trong khi chờ Chính phủ hai nước đàm phán giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Từ năm 1978 đến đầu năm 1979, mức độ xâm phạm lãnh thổ, vũ trang khiêu khích biên giới Việt Nam của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, từ tháng 7-1978, Trung Quốc đã sử dụng hành động này phục vụ cho mục đích công khai và chuẩn bị tạo cớ, gây cuộc tấn công dọc theo toàn tuyến biên giới Việt Nam. Theo thống kê của Việt Nam, công bố trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 15-2-1979, số vụ xâm phạm vũ trang của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam năm 1978 là 583 vụ, tháng 1 và những tuần lễ đầu tháng 2-1979 tăng lên 230 vụ[41]. Cùng với những hoạt động vũ trang trên vùng biên giới đất liền với quy mô ngày càng rộng lớn, nhịp độ ngày càng tăng, Trung Quốc còn cho máy bay chiến đấu xâm phạm vùng trời, cho tầu thuyền xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Trong năm 1978, đã cho trên 100 lượt máy bay xâm phạm vùng trời và 481 lượt tầu thuyền hoạt động khiêu khích trên vùng biển Việt Nam[42].

Trên biển Đông, vấn đề tranh chấp quan trọng nhất của Trung Quốc đối với Việt Namliên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 10-9-1975, phía Trung Quốc gửi công hàm cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa-TG). Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu vào tháng 9-1975, phía Việt Nam nêu vấn đề chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong cuộc gặp ngày 24-9-1975, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng, phía Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng cần theo nguyên tắc hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng. Đặng Tiểu Bình cũng bày tỏ rằng, sau này hai bên có thể thương lượng, bàn bạc. Ngày 12-5-1977, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ. Ngày 30-7-1977, Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa tuyên bố: “Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa - TG) mà không cần phải thương lượng gì hết”[43].

Sau mỗi lần Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và vũ trang khiêu khích biên giới Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

3- Chuẩn bị ngoại giao và tiến hành cuộc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam tháng 2- 1979

Song song với việc liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, tập trung những quân đoàn chủ lực lớn dọc theo biên giới Việt – Trung.Theo nguồn tin từ Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA (sau này được các báo chí Mỹ tiết lộ), thì từ giữa năm 1978, Trung Quốc đã hoàn chỉnh các phương án tác chiến, các đơn vị bộ đội Trung Quốc đã sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, “vấn đề còn lại là chỉ chờ đợi thời cơ là bật đèn xanh”[44].Trong những buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ giữa năm 1978 - cuối năm 1978, nhiều biện pháp “trừng phạt” Việt Nam bằng quân sự được đưa ra[45]. Ngay cả thời cơ cũng được Trung Quốc tạo ra và chuẩn bị kỹ càng sau một loạt những sự kiện “nạn kiều”, “Việt Nam xâm chiếm, vũ trang khiêu khích biên giới Trung Quốc”.Cũng cần nói thêm rằng, một bước chuẩn bị quan trọng của Trung Quốc trước khi tiến hành tấn công Việt Nam là việc Trung Quốc đã kịp ký với Nhật Bản Hiệp ước hoà bình, hữu nghị(vào ngày 12-8-1978, có giá trị trong mười năm và sẽ tái ký sau đó), nhằm thu xếp, tạo thế cân bằng chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á có lợi cho Trung Quốc, Trung Quốc có thể rảnh tay đối phó với Việt Nam.

Ngày 5-11-1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN để tập hợp lực lượng cho bước đi sắp tới về Việt Nam. Việc Việt Nam – Liên Xô ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện (3-11-1978)[46]là món quà bất ngờ cho Đặng Tiểu Bình trong chuyến đi này. Tuyên truyền rằng, việc ký Hiệp ước Việt - Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, bao gồm Trung Quốc, khối nước ASEAN để cân bằng lại quyền lợi của các nước Đông Nam Á và nói rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Việt Nam. Tại Bangkok, theo yêu cầu của Đặng Tiểu Bình, Thái Lan đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để đi Campuchia và trở về. “Liên minh giữa Bắc Kinh và Bangkok đã mở ra con đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan và biến Thái Lan thành một cái khoen chặn chiến lược an toàn của Trung Hoa tại Campuchia”[47].

Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình không giấu giếm ý định dùng biện pháp quân sự để đối phó với Việt Nam. Thái độ của từng nước ASEAN có điểm khác nhau, nhưng đều cho rằng cuộc xung đột Việt Nam- Campuchia và Việt Nam - Trung Quốc là “nhân tố không ổn định đối với hoà bình khu vực”. Tuy nhiên, khi Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô, các nước ASEAN cũng nhận thấy cần phải nhích hơn chút nữa về phía Trung Quốc.

Chuyến đi Mỹ của Đặng Tiểu Bình tháng 1-1979, sau đó là tới thăm Nhật cũng là nằm trong mục đích chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam vào tháng 2-1979. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình đã thông báo về ý định chuẩn bị tấn công Việt Nam, mong muốn là có được sự hỗ trợ về tinh thần từ phía Mỹ. Khi tiếp xúc bí mật với Brzezinski. Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Đối với Việt Nam, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối phó” và nhấn mạnh: “Các ngài nhớ kỹ một điều là những lời phát biểu của tôi trong chuyến thăm nước Mỹ sẽ hoàn toàn được chứng thực bằng những hành động”[48]. Đặng Tiểu Bình cũng bảo đảm rằng, cuộc tấn công Việt Nam sẽ giới hạn và nhanh chóng. Chuyến đi của Đặng Tiểu Bình sang Mỹ là một chuyến đi thành công, “Đặng Tiểu Bình đã chuẩn bị tinh thần cho các đồng minh một cách chắc chắn rằng sẽ thực hiện sự trừng phạt như đã loan báo”[49]Hai tuần sau chuyến thăm, ngay trước khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, Đại sứ Mỹ Malcolm kín đáo khuyến cáo Ngoại trưởng Gromutko là Liên Xô nên tự kiềm chế trong trường hợp Trung Quốc tấn công Việt Nam, để khỏi ảnh hưởng đến việc Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Hiệp ước SALT mà Liên Xô rất mong muốn.

Trước dư luận trong nước và quốc tế, Trung Quốc công khai tuyên bố: “Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên Xô”; “Trung Quốc quyết không để cho ai làm nhục”; cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”. Trước thái độ đó, báo chí và chính giới Mỹ không có phản ứng công khai, còn A.Kosyginthì nhận định: Tuyên bố của Đặng Tiểu Bình là một bản “tuyên bố chiến tranh với Việt Nam”.

Nhìn chung lại, thông qua các bước chuẩn bị ngoại giao, Trung Quốc thấy rằng, nếu đánh Việt Nam, Mỹ sẽ đồng tình, các nước ASEAN ít nhất cũng không lên tiếng phản đối, Liên Xô sẽ có phản ứng, nhưng không có khả năng mang hải quân can thiệp. Còn Việt Nam đang đứng trước những khó khăn nghiêm trọng, những thách thức về kinh tế, chính trị, nhất là sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (với số lượng thương vong bằng 74% trong kháng chiến chống Pháp), đánh Việt Nam lúc này là thuận lợi.

Từ giữa tháng 12-1978, Trung Quốc đã chọn lực lượng quân đội từ năm quân khu và đưa áp sát biên giới Trung - Việt. Từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 1-1979, phía Trung Quốc liên tiếp có nhiều phát biểu và bình luận mà nội dung là tố cáo Việt Nam xâm lược, lên án Việt Nam “chiếm” Phnôm Pênh. Trung Quốc kêu gọi Campuchia Dân chủ đánh lâu dài và hứa sẽ ủng hộ toàn diện. Trung Quốc đưa ra Hội đồng Bảo an Dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam rút quân, kêu gọi các nước chấm dứt viện trợ cho Việt Nam.

Từ ngày 9 đến ngày 12-2-1979, Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp hội nghị để nghe báo cáo của Đặng Tiểu Bình và đánh giá tình hình. Hội nghị quyết định tấn công Việt Nam và thành lập Bộ Chỉ huy chung[50]. Ngày 16-2-1979, Trung Quốc tổ chức cuộc họp phổ biến ý nghĩa của cuộc chiến tranh sắp tới chống Việt Nam cho cán bộ cao cấp các ngành. Trong cuộc họp này, Đặng Tiểu Bình nêu mục tiêu, cái lợi, hại của cuộc chiến tranh chống Việt Nam, nhấn mạnh đây là cuộc phản kích tự vệ, hạn chế về thời gian và không gian[51]. Ngày 17-2-1979, sau sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên cả hai phương diện trong nước và quốc tế, Trung Quốc đưa 60 vạn quân cùng với gần 800 xe bọc thép, xe tăng, trọng pháo và máy bay các loại đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) và đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam.  Các nhà bình luận phương Tây gọi cuộc tấn công của Trung Quốc dọc tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam (1979) là "cuộc chiến giữa những người anh em Đỏ", hay "cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứba". H. Kissinger đánh giá về cuộc chiến tranh này như sau: “Yếu tố ý thức hệ đã biến mất khỏi xung đột. Các trung tâm quyền lực của cộng sản cuối cùng đã tiến hành chiến tranh giành thế cân bằng quyền lực không phải căn cứ vào ý thức hệ mà hoàn toàn xuất phát từ lợi ích dân tộc”[52].

Về phía Trung Quốc, biện minh cho hành động của mình, Trung Quốc tuyên bố đây chỉ là “một cuộc phản kích để tự vệ” (?!). Thực chất, "đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc"[53]. Trung Quốc "có sự chuẩn bị kỹ càng về các mặt"[54].Mục đích của Trung Quốc trong cuộc chiến là xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, làm giảm tiềm lực quốc phòng, kinh tế, làm suy yếu Việt Nam, hạ uy thế chính trị, quân sự của Việt Nam, thể hiện vai trò nước lớn trong khu vực và củng cố đoàn kết nội bộ. Một chiến thắng quân sự sẽ đập tan huyền thoại chiến đấu của quân đội Việt Nam, thoả mãn tinh thần “Đại hán”, nâng cao uy tín nước lớn Trung Hoa. Mặt khác, lợi dụng vào dân số và quân số đông đảo, số lượng vũ khí dồi dào, Trung Quốc dự định bằng cuộc hành quân chớp nhoáng, chiếm đóng một số thị xã dọc biên giới, phân tán mỏng lực lượng quân sự của Việt Nam, buộc Việt Nam phải rút bớt quân từ chiến trường Campuchia về nước, cứu nguy cho Khơme Đỏ. Ngoài ra, Trung Quốc tấn công Việt Nam còn nhằm mục đích kiểm tra tính chặt chẽ của Hiệp ước phòng thủ Liên Xô - Việt Nam, thăm dò phản ứng của Liên Xô, thách đố “liên minh quân sự” Việt - Xô. Hành động quân sự để đối phó với Việt Nam sau khi Việt Nam vừa ký Hiệp ước hợp tác hữu nghị với Liên Xô là một thách đố liều lĩnh, nhưng có tính toán. Chấp nhận những hậu quả có thể xảy ra khi Liên Xô trả đũa, Trung Quốc muốn cho Liên Xô biết quyết tâm của Trung Quốc không thể để bị bao vây, không thể chấp nhận ảnh hưởng gia tăng của Liên Xô tại Đông Nam Á; đồng thời, chứng minh cho các quốc gia Đông Nam Á thấy có thể tin cậy vào Trung Quốc để ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Nam và tham vọng của Liên Xô thông qua Việt Nam. Nhà nghiên cứu Gilbert Padoul nhận định: Trung Quốc đánh trận 17-2, còn mang tính chất thông điệp với Việt Nam và thế giới: “Trung Quốc không thể chấp nhận một Đông Dương dưới sự giám hộ của Liên Xô và Việt Nam”[55]. Nhận xét trên của Gilbert Padoul không phải là ngẫu nhiên, bởi Đặng Tiểu Bình đã không chỉ một lần tuyên bố: “Chúng tôi có thể dung thứ việc Liên Xô có 70% ảnh hưởng ở Việt Nam, miễn là 30% còn lại dành cho Trung Quốc”[56].

4- Việt Nam hành động

Cuộc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc (1979) là nấc thang cao nhất thể hiện thái độ thù địch của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ngay sau khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, trong ngày 17-2-1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố:“Nhân dân Việt Nam là một dân tộc kiên cường, anh dũng, bất khuất đã từng đánh thắng mọi kẻ xâm lược, tin tưởng sắt đá rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam, lại được bạn bè khắp năm châu đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ, nhất định sẽ đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của những người cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình”[57].Ngày 18-2-1979, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết “kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, chặn đứng và đập tan cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác của bọn phản động Trung Quốc”[58].Ngày 4-3-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi,trong đó có đoạn viết:Quân thù đang giày xéo non sông đất nước ta (…).Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Cuộc kháng chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đang diễn ra(…) Đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc lần này là nghĩa vụ dân tộc vẻ vang”[59].

Ngày 1-3-1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 67, Về việc phát động và tổ chức toàn dân chuẩn bị chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, nêu bật nhiệm vụ “xây dựng thế phòng thủ vững chắc của đất nước, tăng cường sức mạnh chiến đấu, đánh bại quân xâm lược Trung Quốc”[60]. Tiếp đó, ngày 3-3-1979, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 16, Về cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược, dự đoán chiến tranh có thể diễn biến theo hai tình huống:Một là, địch bị chặn lại ở các vùng biên giới, bị tiêu diệt lớn, buộc phải rút quân về nước. Hai là, địch tạm thời chiếm được một số thị xã và huyện biên giới, mở rộng chiến tranh đến Hà Nội, vùng đồng bằng Bắc Bộ và lan ra cả nước”[61]. Trong bất kỳ tình huống nào, cũng phải giữ vững tư tưởng chủ đạo: “Nỗ lực vượt bậc, tranh thủ giành thắng lợi trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời phải chuẩn bị mọi điều kiện để đánh lâu dài, lâu bao nhiêu cũng đánh, quyết đánh thắng hoàn toàn quân địch. Phải nắm vững phương châm “làm chủ đất nước, làm chủ chiến trường để tiêu diệt địch; tiêu diệt địch để làm chủ đất nước, làm chủ chiến trường”[62]. Về quân sự, Nghị quyết xác định: 1- Quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược ở biên giới; 2- Cả nước ráo riết chống chiến tranh xâm lược, sẵn sàng, mạnh mẽ, vững chắc chiến đấu ở các tuyến trung du và đồng bằng; 3- Triển khai kế hoạch bảo vệ Thủ đô Hà Nội và thành phố Cảng Hải Phòng; 4-Tiến hành bố phòng, chuẩn bị chiến đấu ở khu vực hậu phương trực tiếp (từ Hà Nội đến Thanh Hoá-Nghệ Tĩnh) và trong cả nước[63].

Trên tinh thần “tất cả cho Tổ quốc quyết sinh”, quân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ từng mảnh đất biên cương của Tổ quốc. Trên các mặt trận dọc tuyến biên giới phía Bắc, chiến thuật “biển người” của Trung Quốc đã không thể phát huy tác dụng trước ý chí bảo vệ non sông, đất nước và lòng quả cảm của những con đất Việt. Máu đã đổ trên dải đất biên cương, quân xâm lược đã bị giáng trả thích đáng: Ở hướng Cao Bằng, các cánh quân Trung Quốc đều bị bộ đội địa phương, dân quân Cao Bằng đánh chặn, bị phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới;trên tuyến Hoàng Liên Sơn, sau 7 ngày bị dân quân, tự vệ cùng các lực lượng vũ trang đánh trả quyết liệt, hai quân đoàn Trung Quốc vẫn không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích; trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ, hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng ở Hà Tuyên,hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui tại Quảng Ninh, tháo chạy sát về biên giới.

Ngay khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đã đứng về phía nhân dân Việt Nam, đấu tranh đòi Trung Quốc rút quân. Ngày 18-2-1979, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Tuyên bố có đoạn viết: “Việc Trung Quốc tiến công xâm lược Việt Nam chứng tỏ một lần nữa rằng, Bắc Kinh có thái độ vô trách nhiệm biết nhường nào đối với vận mệnh của hoà bình và Ban lãnh đạo Trung Quốc sử dụng vũ khí một cách tuỳ tiện, đầy tội ác biết nhường nào!.. Những hành động xâm lược đó trái với những nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế, càng vạch trần trước toàn thế giới thế giới thực chất chính sách bá quyền của Bắc Kinh ở Đông Nam Á”[64]. Nhiều nước trên thế giới ratuyên bố lên án Trung Quốc, đòi Trung Quốc phải lập tức rút quân về nước. Nhiều cuộc vận động ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất đã được phát động. Một số nước khác (kể cả Anh, Mỹ) yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận về tình hình Đông Nam Á và tác động đối với hoà bình thế giới.

Ngày 14-3-1979, trước sự chống trả của quân, dân Việt Nam ở biên giới, trước sức ép của dư luận và có lẽ tự cho là đã "dạy" cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Trong điều kiện đó, ngày 6-3-1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Chỉ thị số 69, nhận định về tình hình và đưa ra chủ trương trong điều kiện Trung Quốc rút quân. Chỉ thị của Ban Bí thư ghi rõ: Tối 5-3-1979, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) ra Tuyên bố về việc "Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu rút quân từ 5-3-1979", khẳng định: “Trong khi chấp nhận cho địch rút quân, chúng ta luôn luôn phải nâng cao cảnh giác, tăng cường quốc phòng, sẵn sàng giáng trả địch đích đáng, nếu chúng lật lọng, trở lại xâm lược nước ta lần nữa”[65]. Chỉ thị nhấn mạnh thêm: “Không được một chút mơ hồ nào đối với âm mưu cơ bản của bọn phản động Trung Quốc là thôn tính nước ta, khuất phục nhân dân ta (…) luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đập tan bọn xâm lược”[66].  Về mặt quốc tế, “cần giương cao chính nghĩa của ta, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và bảo vệ hòa bình, xúc tiến việc hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ, bảo vệ Việt Nam"[67]. Bên cạnh việc “chấp nhận cho Trung Quốc rút quân”, để trả lời, phía Việt Nam cũng phản kích đánh vào Malipô, Ninh Minh, hai thành phố biên giới của Trung Quốc[68].

5- Từ quá khứ đến hiện tại

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa - chính trị tồn tại khá lâu đời so với nhiều mối quan hệ địa - chính trị khác trên thế giới. Trong suốt chiều dài quan hệ, Trung Quốc luôn ứng xử với Việt Nam theo tinh thần nước lớn - tư tưởng có nguồn gốc sâu xa trong xã hội Trung Quốc. Từ sau năm 1975, Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược chống Liên Xô, đặc biệt là chống ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á và phá hoà hoãn Xô - Mỹ. Cũng từ năm 1975 trở đi, đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, một Việt Nam thống nhất, thực hiện chính sách độc lập, tự chủ bị coi là trở ngại cho chiến lược chống Liên Xô và chiến lược mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á - địa bàn “mở nước” cổ truyền của Trung Quốc. Hơn nữa, từ giữa năm 1976, Việt Nam đã dần dần rồi đi tới dứt khoát từ bỏ hình động đầy thận trọng giữa Liên Xô và Trung Quốc, một hành động được duy trì một cách tương đối trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngả hẳn sang phía Liên Xô, từ chối những đòi hỏi mới của Trung Quốc. Chính vì thế, chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam mang tính nước lớn và hai mặt rõ rệt: Vừa lôi kéo, vừa kiềm chế, chèn ép. Khi thấy Việt Nam vượt ra ngoài quỹ đạo của mình và quan hệ không như ý muốn, Trung Quốc lập tức tiến hành các biện pháp mang tính trừng phạt: Rút chuyên gia, cắt viện trợ, gây nên làn sóng tuyên truyền về vấn đề "nạn kiều", lôi kéo người Hoa bỏ về nước; hậu thuẫn, ủng hộ Polpot - Iengxari tiến công Việt Nam từ hướng biên giới Tây Nam, dùng Campuchia như con đê ngăn chặn Việt Nam, gây ra các sự kiện khiêu khích vũ trang với mức độ xung đột ngày càng tăng ở biên giới Việt - Trung… Hành động bộc lộ sự đối đầu cao độ trong một chuỗi những sự kiện này là cuộc tấn công ồ ạt với 60 vạn quân trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam (17-2-1979), nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" – một hành động như các nhà phân tích nước ngoài nhận xét: Trước nhân dân thế giới, trước các dân tộc châu Á, “Trung Quốc hiện ra như một nước siêu cường, quân phiệt và bá quyền, hoàn toàn có khả năng áp bức các nước láng giềng yếu hơn"[69].

Với những điều vừa trình bày ở trên, có thể thấy quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc luôn có hai mặt: Thực chất và hình thức - hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Về mặt hình thức, quan hệ hai nước được thừa nhận trong một khuôn khổ có tính chuẩn tắc mà cả hai nước cùng công nhận, song về thực chất, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phản ánh tương quan lực lượng và lợi ích giữa hai quốc gia, nhưng là hai quốc gia láng giềng lớn và nhỏ, với các chỉ số so sánh cách biệt.

Về phía Trung Quốc, tăng cường, mở rộng ảnh hưởng, trở thành cường quốc khu vực và thế giới là cái lõi của mọi quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Đối với khu vực, Việt Nam vẫn là một nhân tố chính yếu mà Trung Quốc cần quan tâm và kiềm chế, nhằm thực hiện mục đích của mình một cách ít trở ngại nhất. Chính sách kiềm chế Việt Nam của Trung Quốc là nhất quán và lâu dài, tồn tại song song với mục tiêu chiến lược nêu trên; vì vậy, nó vẫn tiếp tục là nguyên nhân của những khó khăn, thách thức trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, vấn đề nổi cộm, có ý nghĩa trọng yếu đối với an ninh quốc gia và vị thế đất nước liên quan đến quan hệ Việt - Trung là tranh chấp trên biển Đông, liên quan đến hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa.

Với tầm quan trọng của biển Đông, Trung Quốc coi đây là "không gian sinh tồn" với ý định rõ ràng là phải sở hữu bằng được các quyền lợi sống còn của biển Đông, mở rộng cương vực sinh tồn, tạo thêm sức mạnh trong cán cân quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong các tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc luôn có các hành động khó lường và yêu sách lấn dần không định rõ. Nói cách khác, chiến lược của Trung Quốc dường như đồng thời: Củng cố khả năng hải quân, mở rộng khả năng hiện diện hiện thực, từ đó hợp thức hóaviệc chiếm đóng.Có vẻ như Trung Quốc đã phát triển một chính sách ba không để giải quyết các vấn đề trên biển Đông: Không định rõ yêu sách, không đàm phán nhiều bên, không quốc tế hóavấn đề, bao gồm cả không có sự tham gia của các cường quốc ngoài khu vực[70]. Đó là cách, như Valencia.M.J bình luận: “Trung Quốc đang tìm cách viết nên luật lệ của chính mình cho trật tự thế giới, thay bằng việc chấp nhận các nguyên tắc đang tồn tại”[71]

Đối với các tranh chấp biển Đông, Việt Namkhông thể và không bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với lãnh hải và thềm lục địa của mình. Tuy nhiên, tồn tại bên cạnhvà giải quyết tranh chấp với một người láng giềng khổng lồ luôn có khát khao thống trị thực sự là một áp lực đối với Việt Nam - Trung Quốc là một thực tế, là một câu chuyện "không bao giờ kết thúc". Trung Quốc, Việt Nam núi biển liền nhau như môi với răng, có mối quan hệ không chia cắt về địa dư, khi muốn gây sức ép, Trung Quốc không thiếu cách thức và lý do.

Lịch sử là một dòng chảy liên tục nối quá khứ với hiện tại và định hình con đường đi tới tương lai, là cuộc đối thoại nghiêm khắc giữa hiện tại với quá khứ, kết nối ngày hôm qua với hôm nay. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã lùi xa vào lịch sử 35 năm, thế giới đổi thay nhanh chóng, lịch sử đầy ắp các sự kiện, các thăng trầm khó đoán định trước. Tuy nhiên, lịch sử khách quan và công bằng, không thể đơn giản và dễ dàng xé bỏ trang này, hay trang kia theo ý muốn chủ quan. Cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã là một dấu mốc khó phai mờ trong lịch sử Việt Nam hiện đại, trong ký ức và lương tri của loài người – của những ai đang phấn đấu cho công bằng và công lý. Nhiều câu hỏi của ngày hôm nay có thể có câu trả lời từ những bài học lịch sử xương máu đã qua.
Nguyễn Thị Mai Hoa


[1]Marwyun S.Samules: Tranh chấp biển Đông, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, 1982, tr.127.
[2]Trong khi đó, cuộc đi thăm hữu nghị Liên Xô do Lê Duẩn dẫn đầu vào tháng 10-1975 lại được đánh giá là thành công. Việt Nam đã ký hiệp định phối hợp kinh tế quốc gia với Liên Xô trong 5 năm (1976-1980) và nhận được 500 triệu USD viện trợ với trên 400 hạng mục công trình.
[3]Marwyun S.Samules: Tranh chấp biển Đông, Tlđd, tr.7.
[4]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.37, tr. 333.
[5]Pao Min Chang: Cuộc tranh chấp Trung - Việt và vấn đề thiểu số người Hoa, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, Hà Nội, 1982, tr.16.
[6]Lưu Văn Lợi: 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998, t.2, tr.122.
[7]Hàng vạn người đã được huy động đứng dọc quãng đường từ sân bay về Thủ đô Bắc Kinh, vẫy cờ, hoa chào đón Polpot, còn cuộc đón tiếpLê Duẩn không khí lặng lẽ một cách bất thường. Tờ Nhân dân nhật báo đã đăng những bức ảnh đen trắng về chuyến thăm của Lê Duẩn, chứ không phải là các bức ảnh mầu như thông lệ khi có các vị thượng khách đến thăm.
[8]Bộ mặt thật, phản động, phản bội của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh và sự đầu độc của chúng đối với quân đội Trung Quốc, Báo cáo của Cục tuyên truyền đặc biệt, Tổng cục chính trị, Tập tài liệu văn kiện Trung ương, Lưu tại Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng, tr.2.
[9]Bộ Ngoại giao: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Sách trắng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.19.
[10]Người Hoa di cư đến Việt Nam từ lâu đời, kéo dài trong nhiều thời kỳ khác nhau với nhiều thành phần xã hội khác nhau. Họ đến cư trú ở hầu hết các nơi, tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các thị xã, thành phố lớn. Trải qua quá trình lịch sử, dần dần họ đã hoà nhập với cư dân bản địa và trở thành công dân của Việt Nam. Họ đã góp phần cùng các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam làm phong phú và phát triển nền văn hoá, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
[11]Người Hoa được hưởng các quyền lợi dân sự giống như người Việt, được đối xử bình đẳng như người Việt. Từ đầu thế kỷ XIX, trẻ em do hôn nhân dị chủng giữa người Hoa và người Việt được coi là người Việt và được hưởng đầy đủ các quyền lợi chính trị như người Việt khác.
[12]Ramses Amer:  Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, Kuals Lumpur, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, 1991, tr.8.
[13]Chính quyền Sài Gòn cũng có những quy định đưa Hoa kiều trở thành công dân Việt Nam. Ngày 7-12-1955, Chính quyền Sài Gòn đưa ra đạo luật số 10 quy định tất cả trẻ em sinh ra do hôn phối giữa người Hoa và người Việt đều được xem là công dân Việt Nam. Sau đó, ngày 21-8-1956, đưa tiếp Đạo luật số 48, theo đó tất cả người Hoa sinh ra tại Việt Nam đương nhiên trở thành công dân Việt Nam. Đạo luật này được áp dụng cho tất cả người Hoa sinh ra tại Việt Nam ở mọi thời điểm, kể cả trước đó (Nguồn: Ramses Amer, người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung- Việt, Kuals Lumpur 1991, tr. 10).
[14]Từ cuối năm 1976 sang đầu năm 1977, ở Trung Quốc có sự thay đổi chínhsách đối với vấn đề gọi là "người Hoa ở hải ngoại". Nếu trong thời kỳ "cách mạng văn hoá" người Hoa ở nước ngoài bị phân biệt đối xử và nghi ngờ, thì từ đầu năm 1977, Trung Quốc lại mong nhận được sự giúp đỡ của người Hoa ở nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Chính sách đối với Hoa kiều ở hải ngoại lần đầu tiên được công bố qua một bài viết của Liêu Thừa Chí, Chủ tịch Uỷ ban Hoa kiều Hải ngoại vụ (đăng trên Nhân dân Nhật báo ngày 4-1-1978), trong đó tuyên bố: Trung Quốc sẽ giành quyền bảo vệ tất cả Hoa kiều hải ngoại còn mang quốc tịch Trung Quốc.
[15]Trung Quốc lan truyền tin rằng, "Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người Hoa về nước xây dựng Tổ quốc"; "ai không về là phản bội Tổ quốc".
[16]Tuy nhiên, bên cạnh dòng người Hoa đổ về Trung Quốc, với nhiều người Việt gốc Hoa thực dụng hơn đã coi đây là cơ may để đến được thế giới Tây phương - điều mà những người Hoa ở Đông Nam Á hẻo lánh không mơ tới được (BBCVetnamese.com, 10-2-2009).
[17]Tập tài liệu tổng kết công tác của Đảng (1975-1985),Cục lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng.
[18]Chỉ trong vòng vài tháng, 17 vạn người Hoa đã rời Việt Nam đi Trung Quốc (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979,tr. 86). Sau khi Trung Quốc đóng cửa biên giới (12-7-1978), nhiều người Hoa vẫn cố vượt biên. Theo tính toán của Ramses Amer “thì con số người Hoa ra đi cụ thể từ tháng 4-1978 đến cuối tháng 12-1979 là khoảng trên dưới 25 vạn người” (Nguồn: Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, Kuals Lumpur, 1991, tr. 46).
[19]Hội đồng tương trợ kinh tế COMECON đã nhận đảm đương giúp Việt Nam 21 công trình lớn mà Trung Quốc bỏ dở.
[20]Ramses Amer: "Sino-Vietnameses Normalization in the Light of Crisis of the late 1970s", In: the "Pacific Affairs", Vol.67, N3, Fall 1994, University of British Columbia Canada, 1994,  tr. 360-361.
[21]Lưu Văn Lợi: 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Sđd, t. 2, tr. 113.
[22]Từ năm 1976, Trung Quốc giảm dần và đến năm 1978 thì cắt hẳn viện trợ: Khoảng 500 triệu đô la thiết bị và 300 triệu đô la/năm hàng hoá, vật tư, trong đó có 34 vạn tấn lương thực, 43 vạn tấn xăng dầu, 30 triệu mét vải và 1 vạn 5 tấn bông, 14 vạn tấn phân bón, 15 vạn tấn ximăng, 20 vạn tấn than mỡ v.v...(Nguồn: Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế –xã hội trong 5 năm 1981-1985, Trình hội nghị lần thứ 11 của BCHTƯ Đảng CSVN, khoá IV, Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng).
[23]Ramses Amer: "Sino-Vietnameses Normalization in the Light of Crisis of the late 1970s", In: the "Pacific Affairs", Vol.67, N3, Ibid, tr.32.
[24]"Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Sở nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc, số 2, Bản dịch, Lưu tại Phòng Thông tin- tư liệu, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng, 1988),  tr.12.
[25]“Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Tlđd, tr.12.
[26]“Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Tlđd, tr.12.
[27]Về kế hoạch viện trợ này, Vương Thượng Vĩnh đã tuyên bố: “Trung Quốc sẽ đưa sang Campuchia 13.300 tấn vũ khí, trong đó có 4.000 tấn súng đạn, 1.301 xe các loại. Trung Quốc sẽ đào tạo cho Campuchia một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn rađa, xây dựng và trang bị một sân bay quân sự, cung cấp cho Campuchia bốn tầu hộ tống và bốn thuyền cao tốc phóng ngư lôi, trang bị một trung đoàn xe tăng, một trung đoàn thông tin liên lạc, ba trung đoàn pháp binh, đào tạo 471 phi công, 157 sĩ quan hàng hải và xây dựng căn cứ hải quân, mở rộng xưởng sửa chữa vũ khí và cảng kép”. Riêng năm 1977, Trung Quốc cấp cho Campuchia 450 khẩu pháo lớn, 244 xe tăng, 1200 xe các loại, 52 máy bay và hai vạn cố vấn trực tiếp nắm và chỉ đạo tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, xây dựng cho Campuchia một lực lượng vũ trang từ 7 sư đoàn lên 23 sư đoàn
[28]Bộ mặt thật, phản động, phản bội của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh và sự đầu độc của chúng đối với quân đội Trung Quốc, Tl d, tr.2.
[29]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam, Bản dịch, lưu tại thư viện quân đội. tr. 9.
[30]Dẫn theo Ngô Vĩnh Long; Vài câu hỏi về quan hệ giữa ngoại giao và công việc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong thập kỷ sau khi miền Nam được giải phóng, Tạp chí Thời đại mới, số 6/tháng 12-2005.
[31]Phóng viên tờ “Tuần châu Á”.
[32]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam, Tlđd, tr.23.
[33]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam,Tlđd, tr.46.
[34]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam, Tlđd, tr.47.
[35]Tuy Uông Đông Hưng chuyển chính thức ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc là không đồng ý đưa quân Trung Quốc sang Campuchia trực tiếp chiến đấu, nhưng khuyên Campuchia kháng chiến lâu dài bằng chiến tranh du kích và hứa sẽ hết sức ủng hộ Campuchia Dân chủ, gửi qua Campuchia gần 3 vạn cố vấn quân sự. Pôn Pốt lên đài phát thanh ca ngợi “sự  ủng hộ vô điều kiện” của Trung Quốc với Phnôm Pênh trong cuộc chiến đấu chống Việt Nam.
[36]Gilbert Padoul: Chính sách ngoại giao của Trung Quốc sau Mao Trạch Đông, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr.4.
[37]Michael Lelfer: Xét nghiệm lại cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, Bản dịch, Lưu lại Thư viện Quân đội, 1979, tr.1.
[38]Nghị quyết tuy được đại đa số tán thành, nhưng bị Liên Xô phủ quyết. Còn Sihanouk sau khi dự Đại hội đồng đã bí mật gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Andrew yêu cầu được tị nạn chính trị, nhưng Hoa Kỳ không đồng ý bởi họ vừa mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc được hai tuần và Đặng Tiểu Bình sắp sang thăm hữu nghị Hoa Kỳ.
[39]Đường biên giới với Trung Quốc được phân định trong các Công ước ngày 26- 6-1887 và ngày 20-6-1895 giữa Chính quyền Pháp (đại diện cho Việt Nam lúc bấy giờ) và nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Công ước hoạch định biên giới Pháp - Thanh  ngày 26-6-1887 đã hoạch định lại một số đoạn biên giới tiếp giáp giữa Bắc Kỳ với Vân Nam và nói rõ đường kinh tuyến 105°43' là đường phân chia chủ quyền các đảo. Công ước bổ sung hoạch định biên giới Pháp - Thanh  ngày 20-6-1895 thống nhất hoạch định các đoạn biên giới mà hai bên còn gác lại trong các văn bản hoạch định trước và hoạch định mới đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam từ sông Đà đến sông Mê Công. Trên cơ sở của các bản Công ước này, từ năm 1889 đến năm 1897, trên toàn bộ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Pháp và nhà Thanh đã hai bên đã tổ chức phân giới, xác định 314 vị trí mốc và đã cắm được 341 mốc giới trên thực địa. Nhìn chung, trong quá trình đàm phán thương lượng về biên giới, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã vận dụng một số nguyên tắc phổ biến của pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn quốc tế trong quá trình xác lập đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung quốc, thực hiện đầy đủ các bước từ xác định nguyên tắc, hoạch định, phân giới và tiến hành cắm mốc trên thực địa cũng như các thủ tục pháp lý khác. Về mặt pháp lý, Công ước năm 1887 và Công ước bổ sung năm 1895 cùng các biên bản, bản đồ phân giới cắm mốc thực hiện hai Công ước là một thể thống nhất các văn bản pháp lý bổ sung cho nhau, cung cấp khá đầy đủ các yếu tố về đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.  Như vậy, về cơ bản, hai công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 thừa nhận đường biên giới lịch sử truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phân giới cắm mốc, phía Pháp đã nhân nhượng một số vùng lãnh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc như Giang Bình, Bát Trang (Quảng Ninh), Đèo Luông (Cao Bằng), Tụ Long (Hà Giang). Trong giai đoạn chế độ Quốc dân đảng ở Trung Quốc, quan hệ biên giới giữa Pháp và Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống mốc giới được bảo vệ, nhưng lợi dụng tình hình Pháp bị sa lầy và thất bại liên tiếp trong chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã có hành động di chuyển, phá hoại một số mốc giới, lấn chiếm quản lý nhiều khu vực đất đai sang phía Việt Nam.
[40]R.V.Pretcot : Những biên giới của Đông Nam Á, Nxb Membuốc, 1977, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, tr. 60
[41]Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam, Báo Nhân dân ngày 16-2-1979,tr.4.
[42]Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tlđd.
[43]D. Xtêphanov:Trung Quốc bành trướng trên hướng biển, Nxb Quan hệ quốc tế, Hà Nội,1980, tr. 144.
[44]Lê Kim: Một bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.12.
[45]Trong đó có đề nghị của Uỷ viên Bộ Chính trị Uông Đông Hưng đem quân tham gia trực tiếp tham chiến ở Campuchia; đề nghị của Tư lệnh quân khu Quảng Châu Hứa Thế Hữu[45] ào ạt tấn công Việt Nam; đề nghị của Chính uỷ Hải quân Sử Chấn Hoa đem hạm đội Đông Hải xuống vịnh Thái Lan yểm trợ vùng duyên hải Campuchia. Cuối cùng, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp thuận kế hoạch “phản công tự vệ giới hạn” của Đặng Tiểu Bình (Nguồn: Hoàng Dung: Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, Việt Nam thư quán Online).
[46]Ngày 3-11-1978, Việt Nam và Liên Xô đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện. Bên cạnh những điều khoản về quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, điều 6 của Hiệp ước còn nhấn mạnh: “Trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, hai bên sẽ trao đổi với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để đảm bảo hoà bình, an ninh của hai nước”. Cùng với Hiệp ước này, lực lượng hải quân Liên Xô tăng cường sự có mặt tại Vịnh Cam Ranh và biển Đông. Việt Nam trở thành một trọng điểm trong chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của Liên Xô. Ở Cam Ranh, Liên Xô có khoảng 20-30 tầu chiến; 1 sân bay và một số tàu ngầm với lực lượng tổng cộng là 7.000 binh sĩ. Cam ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài trong so sánh với các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài.Tuy biết rằng, Hiệp ước này được ký kết sẽ gây chấn động và bất lợi về chính trị, kinh tế, ngoại giao, nhưng tình thế lúc này khôngcho phép Việt Nam chần chừhơn được nữa.

[47]Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, 1988, p. 394.

[48]Lê Kim: Một bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh, Sđd, tr.12.
[49]Gilbert Padoul: Chính sách ngoại giao của Trung Quốc sau Mao Trạch Đông, Tlđd, tr.4.
[50]Tạp chí Sở nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, số tháng 2-1981, Bản dịch, lưu tại thư viện quân đội.
[51]Có ít nhất hai lý do để Trung Quốc thực hiện kế hoạch “tấn công giới hạn”: Thứ nhất, Việt Nam cũng là một địch thủ đáng ngại. Trung Quốc không thể nào chịu nổi một cuộc chiến lâu dài, quy mô, bởi nó sẽ gây trở ngại cho chính sách “bốn hiện đại hoá”; thứ hai, một cuộc tấn công giới hạn, nhanh chóng sẽ không gây ra một phả ứng mạnh mẽ trong dư luận thế giới, hay một cuộc tấn công trả đũa từ Liên Xô
[52]Dẫn theo “Kissinger bàn về Trung Quốc”, Pháp luật, Trang thông tin điện tử báo Pháp luật T.P Hồ Chí Minh, ngày 12-2-2012.
[53]Bộ Ngoại giao: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Sđd, tr.91.
[54]Bộ Ngoại giao: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Sđd, tr.91.
[55]Gilbert Padoul: Chính sách ngoại giao của Trung Quốc sau Mao Trạch Đông, Tlđd, tr.8.
[56]Cuộc xung đột Trung Quốc –Việt Nam, Tlđd, tr.61.
[57]Báo Nhân dân, ngày 18-2-1979, tr. 1.
[58]Báo Nhân dân,  ngày 19-2-1979, tr.1.
[59]Báo Nhân dân,  ngày 5-3-1979, tr.1.
[60]Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ thị số 67, ngày 1-3-1979,  Về việc phát động và tổ chức toàn dân chuẩn bị chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc,Văn phòng lư trữ Trung ương Đảng.
[61]Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 16, ngày 3-3-1979 “Về cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược”, Văn phòng lư trữ Trung ương Đảng.
[62]Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 16, ngày 3-3-1979, Tlđd.
[63]Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 16, ngày 3-3-1979, Tlđd.
[64]Báo Nhân dân, ngày 19-2-1979, tr.1.
[65]Ban Bí thư: Chỉ thị số 69, ngày 6-3-1979  “Về chủ trươngcủa ta trước tình hình bọn phản động Trung Quốc rút quân”, Lưu tại Cục lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng.
[66]Ban Bí thư: Chỉ thị số 69, ngày 6-3-1979, Tlđd.
[67]Ban Bí thư: Chỉ thị số 69, ngày 6-3-1979, Tlđd.
[68]Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998, tr. 448.
[69]Những tác động chiến lược của cuộc chiến tranh Đông Dương, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr. 12.
[70]Valencia.M.J, Vandyke.J.M, Ludwig.N.A, "Chia sẻ tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa", Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, tr.59.
[71]Valencia.M.J, Vandyke.J.M, Ludwig.N.A, "Chia sẻ tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa", Tlđ d, tr.59. 
(Văn hóa Nghệ an) 

Tường thuật lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược

LỄ KỶ NIỆM NGÀY BIÊN GIỚI VIỆT NAM 17 THÁNG HAI - Tưởng niệm những chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ đất nước

Dân Làm Báo - Đúng 09 giờ sáng nay, chủ nhật ngày 16/2/2014, tại Hà Nội sẽ diễn ra buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Đây là hoạt động nhằm tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2014), tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Buổi lễ sẽ diễn ra tại khu vực công viên tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Gươm. Đây là sự kiện đã được thông báo công khai từ trước, vì vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng ngờ nhằm ngăn cản và phá hoại buổi lễ.


Bắt đầu từ hôm thứ bảy, 15/2/2014, trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên xuất hiện một sân khấu được dựng lên, đồ đạc xây dựng và máy móc thì bày ra bừa bộn, gây choáng chỗ. Đằng sau tượng đài Lý Thái Tổ được dựng sẵn một tấm bảng hoành tráng, lòe loẹt mang giòng chữ 'Mừng đảng mừng xuân'.

Các 'quái chiêu' quấy rối đang được chính quyền Hà Nội ráo riết mang ra áp dụng với sự tham gia đông đảo của các lực lượng ô hợp gồm có: công an sắc phục lẫn thường phục, cảnh sát giao thông, dân phòng, quần chúng tự phát...

Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên được dựng sân khấu từ đêm hôm trước. Sáng nay xuất hiện một nhóm quần chúng tự phát kéo đến nhảy nhót. (Ảnh: CTV Danlambao)

Xe bus, xe chuyên dụng của cảnh sát cơ động cùng hàng rào được huy động chờ sẵn. (Ảnh: CTV Danlambao)

Sáng nay, Hà Nội có mưa nhỏ, trời trở rét. Dù vậy, vào lúc 08h30, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ đã xuất hiện vài chục người dân đứng sẵn tại khu vực Bờ Hồ để đến giờ tham dự buổi lễ tưởng niệm. Trên tay mỗi người cầm theo những đóa hoa hồng trắng kèm dải băng đen mang giòng chữ: "17/2 - Nhân dân không quên".

Ảnh trái: Blogger Lê Anh Hùng. Ảnh phải: Cựu chiến binh Phan Trọng Khang. Những người đến tham dự buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2 đều đeo một huy hiệu hoa sim trên ngực, kèm theo một dải băng trên đầu với giòng chữ "Nhân dân không quên 1979 - 2014". (Ảnh: CTV Danlambao)

Lúc 08:50, lực lượng phá rối của đảng cũng đã xuất hiện. Khi đoàn người đang đứng tại khu vực Bờ Hồ, một nhóm người lạ kéo đến rất đông. Trong số này, xuất hiện một số kẻ lạ liên tục gào thét, chửi bới với những luận điệu nhố nhăng, đúng theo phong cách mà các 'dư luận viên' vẫn hay dùng.

'Hoạt náo viên' la hét bày tỏ sự tức giận đối với những người tham dự buổi lễ tưởng niệm những người lính Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược (Video: CTV Danlambao)

Đúng 09:00', đông đảo người dân đã tập trung phía khu vực Bờ Hồ, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ để chuẩn bị bắt đầu buổi lễ  kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Ngay lập tức, lực lượng công an với quân số đông đảo đã được huy động bao vây, xé lẻ từng người.

Đội quân quần chúng tự phát mang theo loa phóng thanh cũng đã xuất hiện nhằm quấy phá buổi lễ.

Lực lượng 'chuyên gia' phá rối bằng loa phóng thanh với những khuôn mặt quen thuộc (Ảnh: CTV Danlambao)

Toàn bộ khu vực công viên quanh tượng đài Lý Thái Tổ đã bị rào lại để cho các cán bộ tuổi trung niên thi nhau nhảy nhót, múa may kệch cỡm.


Cán bộ đảng chiếm khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, thay nhau quay cuồng nhảy múa một cách kệch cỡm. Trong khi phía đối diện, người dân đang tổ chức lễ tưởng niệm 35 năm chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược. (Video: CTV Danlambao)

Những người tham dự buổi lễ tưởng niệm sau đó tiếp tục tuần hành quanh khu vực Bờ Hồ.
Ảnh: Facebook Bạch Hồng Quyền
Tập trung hô khẩu hiệu. Ảnh: CTV Danlambao

Lúc 10:00, Đoàn người hiện đang tập trung hô khẩu hiệu tại khu vực đền Ngọc Sơn. Toàn bộ khu vực xung quang Bờ Hồ trở nên huyên náo bởi tiếng hô phản đối Trung Quốc xâm lược vang lên cùng với tiếng loa phóng thanh phá rối của công an.
Những tiếng hô 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược', 'Đả đảo tay sai bán nước' vang dội trong buổi lễ kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược (Video: CTV Danlambao)

Sau khi tập trung hô khẩu hiệu, nhiều người đã vào đền Ngọc Sơn làm lễ và đặt hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Trong khí đó, tại phía đối diện, khu vực tượng đài Cảm Tử cũng bị chiếm trọn bởi lực lượng đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đang quay cuồng nhảy múa một cách vô cảm.


Một cô gái trẻ kính cẩn đặt hoa cùng tờ giấy ghi dòng chữ tưởng niệm 35 chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại đền Ngọc Sơn

Những người tham dự buổi lễ đặt hoa tại đền Ngọc Sơn để tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc trước quân Trung Quốc xâm lược. (Ảnh: CTV Danlambao)
Trong khi đó, phía đối diện đền Ngọc Sơn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã huy động lực lượng đoàn viên chiếm khuôn viên khu vực tượng đài Cảm Tử. Họ đang quay cuồng trong những điệu nhảy nhố nhăng nhằm phá rối buổi lễ tưởng niệm 35 chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược. (Video: CTV Danlambao)

(DLB)

Không thể bỏ qua một giai đoạn đau thương

TT - Cuối những năm 1990, PGS.NGND Lê Mậu Hãn với tư cách chủ biên đã đưa vào bộ Đại cương lịch sử Việt Nam dữ kiện về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
 
Xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn hạ ở bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng lúc 8g sáng 17-2 - Ảnh: Mạnh Thường
Dù mới đề cập khái quát nhưng đây là một trong những tư liệu ít ỏi cho sinh viên biết về cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc năm 1979.
Sáng 17-2-1979, vừa đến Cao Bằng công tác, lúc đó khoảng 7g30-8g bỗng tôi nghe nhiều tiếng súng vang lên liên tục, gây nên những âm thanh chát chúa, kinh động, tôi liền bật dậy, vác máy ảnh chạy ra. Lúc này, trong khói lửa mịt mù, tôi thấy nhiều xe tăng của Trung Quốc bị bắn, trong đó có một chiếc xe tăng của lính Trung Quốc đang chúi đầu xuống tại con suối gần Bệnh viện Hòa An, Cao Bằng vì bị quân ta bắn hạ, tôi liền chụp ngay. Đây là một hình ảnh thật ấn tượng về sự thất bại của đối phương mà tôi đã chụp được trong thời khắc đó.
MẠNH ThƯỜNG

Trải lòng cùng Tuổi Trẻ nhân 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, PGS Lê Mậu Hãn chia sẻ:

- Năm 1998, khi đưa thông tin về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới vào tài liệu học tập là do tôi viết sử bằng trách nhiệm, lương tâm của một nhà nghiên cứu, giảng dạy lịch sử.

Bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam được tái bản liên tục hơn 15 năm qua. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ bổ sung từng bước những dữ liệu lịch sử quan trọng cho bộ sách này để mọi người dân Việt Nam cũng như những sinh viên, học viên theo học chuyên ngành lịch sử có được cái nhìn chân thật, đầy đủ về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.

* Từ những chứng cứ và tài liệu đã có, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cần được nhìn nhận thế nào từ góc nhìn lịch sử, thưa ông?

- Đây là cuộc chiến đấu ác liệt. Trong báo cáo của Hội đồng Chính phủ về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ của toàn dân và toàn quân ta trước tình hình mới do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ủy viên Bộ Chính trị, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó - trình bày tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa VI, tháng 5-1979, đã khẳng định mức độ tàn khốc của nó với những dẫn chứng rất cụ thể.

Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy khi đó Trung Quốc đã dày công chuẩn bị để tấn công vào Việt Nam, còn phía ta thì nhân dân vừa ra khỏi 30 năm chiến tranh quyết liệt, đang gặp khó khăn về mọi mặt.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới chỉ diễn ra chừng một tháng, nhưng những căng thẳng sau đó còn kéo dài cả chục năm trời.
"Cuộc đấu tranh chính nghĩa nào cũng xuất hiện những con người quả cảm, những hành động yêu nước đáng tự hào, học tập. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cũng vậy. Có những con người, sự việc đã được biết tên nhưng cũng có những anh hùng khuyết danh, những hành động đáng quý âm thầm lẫn vào trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước thời đó"
PGS Lê Mậu Hãn(nguyên chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp, nay là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội)
* Lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sau 35 năm vẫn còn nhiều vấn đề chưa được hiểu thấu đáo, rõ ràng. Theo ông, việc này có phải do nguồn tư liệu lịch sử chính thống quá ít ỏi?

- Vấn đề này khá nhạy cảm. Bởi việc đưa vào chính sử cần phải chuẩn xác, nhưng cũng phải làm sao để không khiến cho tình hình thực tế trở nên căng thẳng. Mục tiêu mà nhân dân Việt Nam trước đây và hiện thời hướng tới vẫn là hòa bình.

Việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ bằng giải pháp hòa bình không phải đổ máu vẫn là điều chúng ta mong muốn nhất.

Tuy vậy, không có nghĩa là chúng ta phải quên đi, bỏ qua một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng cũng vô cùng tự hào.

Tôi nghĩ, với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, 35 năm cũng là một khoảng lùi lịch sử đủ để đánh giá, nhìn nhận lại. Giá trị của lịch sử phải là sự chân thực của sự kiện được tôn trọng và ghi nhận.

Với mục đích “dân ta phải biết sử ta”, trách nhiệm của những nhà sử học bây giờ phải đánh giá, thẩm định lại những tư liệu lịch sử của giai đoạn này để bổ sung vào chính sử. Cá nhân tôi cũng có nguyện vọng bổ sung thêm vào phần lịch sử chiến đấu bảo vệ biên giới mà chúng tôi đã từng đưa vào Đại cương lịch sử Việt Nam.

* Theo ông, lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc có nên đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh phổ thông không? Nếu việc này được thực hiện, liệu có những khó khăn gì?

- Tôi cho rằng rất nên đưa lịch sử giai đoạn này vào chương trình giáo dục phổ thông, như lịch sử đấu tranh kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

Các thế hệ người Việt Nam cần hiểu bản chất của các cuộc chiến tranh, mục đích đứng lên đấu tranh của quân và dân ta và sự quyết liệt, anh dũng đáng tự hào của những con người Việt Nam trong tư thế bảo vệ chủ quyền, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

* Việc đưa giai đoạn lịch sử này vào giáo trình và sách giáo khoa lịch sử cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa giáo dục thế nào đối với thế hệ trẻ?
Hai chị em cháu bé cùng bà con sơ tán khỏi thị xã Cao Bằng khi quân Trung Quốc tấn công vào đây sáng 17-2-1979 - Ảnh: Mạnh Thường

- Việc mô tả các giai đoạn lịch sử nói chung và lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nói riêng phải tùy vào đối tượng.

Với giới học thuật, nghiên cứu sử học, sinh viên chuyên ngành lịch sử thì cần mô tả đầy đủ sự kiện lịch sử. Nhưng với học sinh phổ thông thì cần chọn lọc. Không nên nặng về mô tả con số, sự thương vong, tổn thất, cũng không cần nặng nề việc nêu bài học thành công, thất bại mà nên đưa vào sách giáo khoa những câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử để khơi gợi niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước của thế hệ trẻ.

Việc đề cập tới lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cần để thế hệ trẻ hiểu rằng quân và dân ta thời kỳ đó đã buộc phải đấu tranh để bảo vệ đất nước, điều đó cũng là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, khát vọng độc lập tự do như tinh thần Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đã đọc trong ngày Quốc khánh. Việc tái hiện lịch sử một cách chân thực, khách quan chính là cách giáo dục thế hệ trẻ hiệu quả nhất.

* So với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những tấm gương, những nhân vật lịch sử của thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới chưa được biết đến nhiều. Một số nhà nghiên cứu chia sẻ chính bản thân họ cũng chưa có điều kiện để tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin, tài liệu...

- Cuộc đấu tranh chính nghĩa nào cũng xuất hiện những con người quả cảm, những hành động yêu nước đáng tự hào, học tập. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cũng vậy. Có những con người, sự việc đã được biết tên nhưng cũng có những anh hùng khuyết danh, những hành động đáng quý âm thầm lẫn vào trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước thời đó.

Khoa lịch sử của trường tôi đã có những sinh viên đã viết đơn bằng máu để xin được cầm súng nơi biên cương phía Bắc. Khi đó, với tư cách là chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp, tôi là người trực tiếp nhận bức huyết thư của sinh viên. 
Bức huyết thư xin đi chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của cựu sinh viên khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1979 đang được lưu giữ tại phòng truyền thống Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: Phạm Cường

Một trong hai bức huyết thư đó hiện đang được lưu giữ trong phòng truyền thống nhà trường. Kể lại chuyện này để thấy rằng ở thời nào toàn thể người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, luôn sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.

Những tấm gương anh dũng hi sinh, những hành động của người Việt Nam yêu nước phải được nhắc đến, tôn vinh đầy đủ, xứng đáng. Nếu điều đó chưa làm, hoặc chưa làm tốt thì trách nhiệm của những người viết sử, nghiên cứu lịch sử cần phải tiếp tục tìm kiếm, thẩm định tư liệu lịch sử để công bố.

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ thực hiện
(Tuổi trẻ)
“Chúng tôi không thể chết”
... “Trong pháo đài lúc này ngoài chúng tôi còn có độ 50 đồng bào. Hầu hết là đàn bà, trẻ em từ dưới thị trấn Đồng Đăng chạy lên tránh đạn pháo từ sớm ngày 17-2. Vì đông người nên thức ăn thức uống dự trữ của chúng tôi đã sắp hết. Chỉ còn dăm cân mì sống và mấy lít nước cạn dưới đáy phi. Trong pháo đài tối om và ngột ngạt vì hơi người, ầm ĩ tiếng trẻ con khóc lặng đi vì khát nước, khát sữa. Mệt quá, khát quá tôi ngồi dựa lưng vào góc tường, đầu choáng, người ớn lạnh và buồn nôn vô cùng. Bỗng “ầm!... ầm!” hai tiếng nổ khủng khiếp nối nhau. Pháo đài rung chuyển. Tiếp đó hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai rung óc. Hơi khói cay sè, đen đặc cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Tiếng kêu nhốn nháo:
- Địch giật bộc phá lấp đường hầm rồi!
- Địch thả lựu đạn cay các đồng chí ơi! Ai có khăn ướt thì đậy ngay lên mặt đi.
Một giọt nước uống còn không có, đào đâu ra khăn ướt. Tiếng trẻ con sặc sụa rồi lặng đi. Mấy đồng chí thương binh kêu rú lên, nấc nấc hai ba cái rồi lịm. Tôi bò sờ soạng lần về lỗ thông hơi để thở nhưng từ ngoài địch nhét lựu đạn cay vào nổ choang choác, rồi ngất lịm. Tỉnh dậy tôi thấy tức thở quá. Tiếng nổ vẫn ầm ầm...”.
(Đắc Trung ghi theo lời kể của Nông Thanh Phiao,
dân tộc Nùng, chiến sĩ công an vũ trang đồn C5, Lạng Sơn)
Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch từ lâu
Cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3 ghi: Từ sáng 17-2, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn ngàn cây số.
Báo cáo của Hội đồng Chính phủ năm 1979 khẳng định cuộc chiến này được đối phương tiến hành theo một kế hoạch đã chuẩn bị từ lâu. Theo đó, dựa vào số quân rất đông, quân đội Trung Quốc đã cùng một lúc tiến công trên nhiều hướng, lấy ba hướng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn làm trọng điểm. Các hướng đều tập trung lực lượng rất lớn, kết hợp bộ binh, pháo binh với xe tăng, tiến công ồ ạt đánh liên tiếp hết đợt này đến đợt khác, không kể thương vong. Họ muốn mau chóng phá vỡ các trận địa phòng thủ, đập tan sự kháng cự của lực lượng vũ trang ta, nhanh chóng chiếm lấy các mục tiêu đã định, đặc biệt là chiếm lấy các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai trong vòng một, hai ngày. Đến ngày 5-3-1979, đối phương đã buộc phải tuyên bố rút quân về nước.
PGS Lê Mậu Hãn

Phải tưởng niệm, vinh danh các chiến sĩ trong cuộc chiến biên giới phía Bắc


Tù binh Trung Quốc dưới sự canh giữ của bộ đội nữ Việt Nam

Trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược, chủ trương công khai và tổ chức cụ thể để ngày 17 tháng Hai hàng năm ltrở thành ngày tưởng niệm toàn quốc như cách ông cha đã tiến hành giỗ Trận Đống Đa mà quân Nam chiến thắng và dẹp tan 20 chục vạn quân Thanh thế kỷ XVIII.

Bên cạnh đó, yêu cầu nhà nước rà soát lại chính sách và chế độ đối với những chiến sĩ đồng bào đã hy sinh mà bị bỏ quên lâu nay do những thiếu sót và sai lầm dẫn đến những bất công xã hội và bất bình trong nhân dân.

Đó là nội dung tóm lược những điểm chính trong tâm thư có chữ ký của 75 trí thức yêu nước, đăng trên trang web Bauxite Việt Nam ngày 14 tháng Hai vừa qua. Tâm thư qui tụ những cựu viên chức chính phủ, cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân, cựu tù Côn Đảo trước 1975, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu gia, các vị lãnh đạo tinh thần, các nhà báo và những bloggers chuyên cổ súy tự do dân chủ cho việt Nam.
Bộ đội Việt Nam thay quân lên chốt ở Cao Bằng - RFA file

Không thể im lìm và nín nhịn mãi được khi nhớ về cuộc chiến biên giới miền Bắc năm 1979, là khẳng định của cựu tù chính trị Côn Đảo Hồ Hiếu, nguyên cán bộ phong trào sinh viên học sinh tranh thủ dân chủ Đà Lạt. Khi cuộc chiến biên giới 1979 nổ ra, ông Hồ Hiếu đang làm chánh văn phòng Quận Ủy quận Một và tiếp đó là chánh văn phòng Ban Dân Vận Thành Ủy TP Hồ Chín Minh. Với ông, tiếng nói của dân là trên hết và tâm thư của hơn bảy mươi trí thức phản ảnh quan điểm đó:

Lúc đó tôi còn nằm trong tổ chức đảng thì tôi nghe được là quân đội của mình đánh Tàu cũng rất ác liệt và dũng cảm. Thay vì Tàu đánh cho Việt Nam một bài học thì Việt Nam cũng cho Tàu lại một bài học và cuối cùng thỉ đã đẫy được quân Tàu ra khỏi biên giới. Dĩ nhiên cũng có những tiêu hao, nhiều người trở thành liệt sĩ. Họ chết vì bảo vệ tổ quốc thì cớ sao nhà nước lại không muốn nhắc đến cũng không dám vinh danh, sợ mất tiếng với Tàu hay sao. Chính sách ngoại giao Việt Câu Tiễn đó không xứng đáng chút nào. Không dám nói thì để cho dân nói, tại sao dân xuống đường thì đảng bắt bỏ tù. Chính tôi cũng đi biểu tình cũng bị xô té chúi nhũi. Thái độ khiếp nhược người ta gọi là ác với dân mà hèn với địch dân Việt Nam không bao giờ cho phép. Anh nói không được để dân nói chứ hèn như vậy làm sao mà dân chúng ủng hộ nhà nước được.
Xe tăng Trung Quốc tấn công, 1979 - Courtesy of maithanhhaiblog

Trả lời câu hỏi vì sao lần này nhân sĩ trí thức có vẻ tha thiết mà cũng quyết liệt không kém trong thư yêu cầu nhà nước chính thức nhìn nhận và tổ chức tưởng niệm qui mô cuộc chiến biên giới ngày 17 tháng Hai hàng năm, ông Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo, nguyên chủ tịch Ủy Ban Hành Động thuộc Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn trước 75, cho rằng đã đến lúc tình thế đòi hỏi như vậy:

Tình thế đòi hỏi dân tộc phải đi đến chỗ hòa giải và đoàn kết để đối phó với áp lực của nước ngoài đối với lãnh thổ và biển. Thực ra chuyện đó lẽ ra là đương nhiên nhưng hoàn cảnh Việt Nam thì chuyện bình thường nó lại bất thường. Người dân có quyền tập họp hay làn một cái lễ như là xã hội dân sự nhưng mà Việt Nam thì chưa có xã hội dân sự. Cho nên những chuyện bình thường đó là nó trở thanh bất thường. Bây giờ từ những chuyện bất thường để trở về bình thường thì không phải là đơn giản.

Theo chỗ ông hiểu, ông Hạ Đình Nguyên nói tiếp, là cái hoàn cảnh đặc biệt giữa Việt Nam với Trung Quốc:

Đối với nhà nước có lẽ họ cũng muốn làm cho nó công khai, nhưng ngại rằng nếu làm cách nào đó thì thế lực nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, nó cho rằng mình khiêu khích và có thể sinh ra chuyện không tốt. Cho nên nhà nước đang tính toán làm ở mức độ nào mà thể hiện được tinh thần đó và cũng cho thỏa mãn dân chúng mà không để cho gọi là có sự khiêu khích trở thành căng thẳng trong bang giao.
Quân Trung Quốc khóc đồng đội tử trận năm 1979 - Courtesy of popularairsoft.com

Người ta cũng biết rằng đối với những tờ báo hay những văn thư của Trung Quốc thì vẫn tuyên truyền vẫn đổ tội cho Việt Nam. Họ đánh Việt Nam mà chỉ bảo là tự vệ, trong khi đó Việt Nam mới thực sự là người tự vệ. Cũng là hoàn cảnh yếu đuối trong cái tình thế yếu đuối cho nên mới như vậy.

Cũng là người đã ký vào tâm thư kêu gọi một lễ tưởng niệm chính thức hàng năm cuộc chiến biên giới 17 tháng Hai 1979, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn trước 1975, đại biểu Quốc Hội khóa VI, ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh:

Lúc Trung Quốc xua quân đánh Việt Nam thì tôi ở Hà Nội, trong hàng ngũ Đoàn Thanh Niên Hà Nội. Tôi đã từng nghĩ chắc chắn phải đánh trả thôi, và rõ ràng là cả nước cũng đang chuẩn bị để đánh lại. Trận chiến kéo dài và dẫn tới chỗ là mấy chục ngàn quân đội và nhân dân Việt Nam hy sinh tại đó. Nhưng tôi không hiểu tại sao trong những năm về sau thì thấy bên Trung Quốc họ làm lễ rất lớn, có mít tinh, biểu tình, cho rằng Việt Nam xâm lược Trung Quốc. Điều đó cả thế giới đều biết mà tại sao ở Việt Nam lại không tưởng niệm theo báo chí là 50.000 quân đội và dân chết.

Thế này thì chúng tôi phải lên tiếng chứ, quân đội và dân hy sinh thì mình phải tưởng niệm, chuyện đương nhiên rồi.Nếu mà không tưởng niệm tức là vô ơn. Tại sao lại từ chối việc “Uống Nước Nhớ Nguồn” ? Điều đó phải làm, nếu không làm phải trả lời trước nhân dân trước thanh niên Việt Nam lý do tại sao không làm.

Nghe nói Bộ Chính Trị cũng đã chuẩn bị kỷ niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc tức là cũng có ý định vậy, rồi tại sao lại hôm nay, còn hai ngày nữa, là 17 tháng Hai rồi,thì cũng không có động tịnh gì cả, thế là sao? Đoàn Thanh Niên cũng như một số an hem trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến hôm nay họp, Thành Đòan sáng nay họp cũng có ý kiến. Vậy thì tại sao lại im hơi lặng tiếng như vậy, có phải bị áp lực của Trung Quốc hay là sợ Trung Quốc quá.

Từ thanh phố Hồ Chí Minh, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, có tên trong danh sách 75 nhân sĩ trí thức ký tên vào tâm thư, cũng khẳng định đã đến lúc phải công khai lên tiếng về một cuộc chiến bảo vệ đất nước mà vì lý do khó hiểu nào đó đã không được đề cập tới trong nhiều chục năm qua:

Không phải riêng vấn đề biên giới phía Bắc hoặc chiến tranh phía Nam mà ngay cả cuộc chiến ở Hoàng Sa cũng nhiều năm bị bỏ quên cho đến khi Câu Lạc Bộ Phao Lô Nguyễn Văn Bình tổ chức buổi tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Gần đây nhất, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lên tiếng về vụ tưởng niệm Hoàng Sa và Trường Sa, và những người như anh em chúng tôi nhận thấy đã đến lúc cần phải lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ để những người có trách nhiệm điều hành đất nước này nhìn rõ vào sự thật và phải lên tiếng về một cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước mà chúng ta vì lý nào đó rất khó hiểu đã không lên tiếng trong mấy chục năm qua.
Một vị trí pháo binh trong trận chiến Việt- Hoa 1979 - Courtesy of content.time.com
Việc lên tiếng dẫu rằng quá chậm, nhà báo Nguyển Quốc Thái nhận định, vẫn còn hơn là sự im lặng:

Chúng tôi đứng với nhau như trước đây đã ký vào văn bản của nhóm 72, chúng tôi đứng với nhau để đòi hỏi một điều: phải lên tiếng công khai và minh bạch về cuộc chiến 1979 tại biên giới phía Bắc mà con em của chúng ta đã bao nhiêu năm không được biết đến, không được tìm hiểu. Lương tâm của con người, lương tâm của công dân không cho phép chúng tôi ngưng lại hay im lặng trước một việc như vậy.
Thanh Trúc - RFA
2014-02-15

Vì sao tôi không bao giờ xếp hàng mua Mc Donald's?

SGTT.VN - Mong muốn của ông chủ những nhà hàng McDonald’s Việt Nam “sẽ là điểm đến quen thuộc" vì những trải nghiệm đáng nhớ đến từ thức ăn tươi, ngon” trở nên khó tin...

Năm 1998, Đức Phát (thương hiệu bánh mì nổi tiếng Sài Gòn) lần đầu tham gia thị trường bánh mì với sản phẩm bánh mì cóc dạng tròn, giòn và xốp bằng một chiến lược cạnh tranh... rất ngược đời! Đó là bán bánh có trọng lượng nhỏ hơn với mức giá cao hơn. Bởi một lý do đơn giản, Đức Phát không muốn những lò bánh mì do các cơ sở nhỏ lẻ, các hộ gia đình làm ra bị dồn vào chỗ chết!

Theo ông Kao Siêu Lực, TGĐ của Đức Phát thời điểm đó, ông biết rõ doanh nghiệp của mình có lợi thế gì, nhưng đã không sử dụng như một thứ vũ khí tối thượng để tận diệt từng đối thủ. Ông muốn các bên được cạnh tranh một cách công bằng. Tất nhiên, triết lý kinh doanh như vậy chưa bao giờ thông dụng. Và càng khó kỳ vọng nó được thấm nhuần bởi một thương hiệu đầy bê bối như McDonald.

Ủng hộ hay không?

Có nhiều người tỏ ra thắc mắc, tại sao McDonald không "nhảy vào" Việt Nam từ nhiều năm trước, khi mà thương hiệu này có nhiều lợi thế vượt trội hơn các đối thủ đang làm mưa làm gió hiện nay như KFC, Lotteria, Burger King, Subway... Liệu trâu chậm có uống nước đục hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, vì McDonald quá tinh ranh khi biết lựa chọn đúng thời điểm để ra đòn hiểm.
Cảnh người dân xếp hàng trong ngày khai trương cửa hàng đầu tiên của McDonald tại TP.HCM. Ảnh: IT 

Theo các lý thuyết về truyền thông - tiếp thị, bất cứ thương hiệu nào cũng sẽ có lợi thế rất lớn nếu trở thành thương hiệu đi đầu (quy luật "The First"). McDonald hoàn toàn làm được điều này nếu vào Việt Nam từ vài ba năm trước. Thế nhưng, khi đã tự tin vào những lợi thế cạnh tranh không thể nào thay thế, thì sẽ khôn ngoan hơn khi để đối thủ ném đá dò đường, làm nóng và định hình ra một thị trường đồ ăn nhanh sôi động, sau đó McDonald bình thản vào... thu hoạch!

Không khó để nhận thấy McDonald hiện có 3 lợi thế cạnh tranh không thể nào thay thế (hiểu theo nghĩa vượt trội đối thủ), đó là họ có tiền, quan hệ và thương hiệu. McDonal đã khai thác và phát huy triệt để 3 lợi thế cạnh tranh này trong chiến lược xâm nhập thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

Trong lúc báo chí tập trung đưa tin sự kiện khai trương cửa hàng McDonald đầu tiên ở bùng binh Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm và kết luận rằng chiến lược của McDonald là "đánh ra các cửa ngõ thành phố" thì khu vực "mũi tàu" Trần Hưng Đạo - Công viên 23/9 đã sắp thành hình. Tức là, người ta có lý do để đồn đoán rằng thương hiệu này đã hoàn tất việc đàm phán và nắm trong tay hàng loạt khu đất kim cương trong "nội ô" như vậy. Vấn đề là, họ sẽ để cửa hàng nào hiện diện trước mà thôi.

Là một thương hiệu toàn cầu, có doanh thu khủng, cùng với mối quan hệ của vị TGĐ công ty mua nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, McDonald không khó để lấy được những khu đất kim cương, có vị trí đắc địa để mở ra những "đại cửa hàng" rộng hàng ngàn m2 như vậy.

Khi nền kinh tế ảm đạm và thị trường bất động sản đóng băng, các đối thủ "tiềm tàng" vì thiếu vốn phải thay đổi chiến lược, đổ bộ vào "trong hẻm", một góc của các trung tâm thương mại hoặc kéo nhau lên... Internet, thì lợi thế cạnh tranh vượt trội này của McDonald giúp họ chiếm được các bất động sản đắc địa. Thứ mà vài năm nữa, khi nền kinh tế đã khởi sắc trở lại thì tính duy nhất và việc hồi phục giá của bất động sản sẽ khiến các đối thủ dù muốn cũng không thể hoặc rất khó khăn để sở hữu mô hình tương tự.

Không những thế, các cửa hàng có lưu lượng người tham gia giao thông ngang qua (traffic) cực lớn sẽ "gánh" một chi phí quảng bá thương hiệu hàng năm không hề nhỏ cho McDonald. Thí dụ như cắt giảm được chi phí cho việc dựng lên các bảng quảng cáo billboard ở ngoài trời. Bên cạnh đó, các bất động sản có mặt sàn khổng lồ này còn giúp McDonald dù là kẻ "đến sau" nhưng lại là người "về trước" khi tạo ra thói quen mua sắm Drive-through trong phân khúc khách hàng sử dụng xe hơi – vốn sẽ tăng mạnh trong vài năm tới. Tức là, McDonald rất tinh quái khi tận dụng lợi thế về tiền và quan hệ của họ để bày binh bố trận cho một trận đánh “chắc chắn thắng” của tương lai.

Trong bảng xếp hạng top 100 thương hiệu lớn nhất của Interbrand, McDonald xếp vị trí thứ 7 với giá trị thương hiệu đạt 40 tỉ USD và hàng chục ngàn cửa hiệu ở khắp nơi trên thế giới. Họ đã tận dụng lợi thế này để tung ra các chương trình tuyển dụng và huấn luyện. Tức là sau khi đã trúng tuyển trở thành nhân viên của McDonald, người lao động sẽ được đưa ra nước ngoài đào tạo. Việc mở ra các “trại huấn luyện” tập trung ở một Quốc gia trung gian nhằm cung cấp nhân lực cho toàn khu vực là mô hình tối ưu cho các thương hiệu nhượng quyền có chi nhánh toàn cầu. Kể cả KFC, Starbuck, Lotteria… cũng có được lợi thế này, vấn đề là McDonald đã truyền thông chương trình này rất khéo trên báo chí và các diễn đàn, khiến cộng đồng bàn tán như một “đặc quyền đặc lợi” của người lao động.

Chơi chưa đẹp

Về “quy trình được giám sát nghiêm ngặt và tuân theo các tiêu chuẩn gắt gao”, bộ phận truyền thông của McDonald’s Việt Nam cho biết, hầu hết các nguyên liệu cho các sản phẩm của họ đều được nhập khẩu từ hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu. Chẳng hạn, 100% thịt bò nhập khẩu từ Australia, trong khi thịt lợn (heo) và khoai tây chiên đều được nhập khẩu từ Mỹ.

Việc này sẽ làm phát sinh chi phí lớn trong quá trình vận chuyển và được cộng vào giá thành sản phẩm người mua hàng phải gánh. Bên cạnh đó, với một khoảng cách địa lý quá xa như vậy, thực phẩm nguyên liệu nhập khẩu khi về tới Việt Nam hoặc không thể tươi ngon như nguồn thực phẩm nguyên liệu tại chỗ; hoặc sẽ xuất hiện nguy cơ tiềm ẩn về các chất bảo quản. Nhất là trong năm 2013, McDonald’s đã liên tiếp vướng vào các bê bối vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng cảm thấy bất an.

Như vậy, mong muốn những nhà hàng McDonald’s Việt Nam “sẽ là điểm đến quen thuộc của cộng đồng, nơi mà các gia đình và bạn bè sẽ quây quần vì những trải nghiệm đáng nhớ đến từ thức ăn tươi, ngon” của ông Nguyễn Bảo Hoàng trở nên không đáng tin và “đá nhau chan chát” với tình hình thực tế của McDonald trên thế giới.

Điều này lý giải tại sao kết quả khảo sát người tiêu dùng, người lao động cũng như dựa vào kết quả trên thị trường chứng khoán và báo chí, website 24/7 Wall St. mới đây đã điểm danh 10 công ty bị ghét nhất tại Mỹ mà McDonald đứng ở vị trí dẫn đầu! Các công nhân làm việc cho McDonald’s thì bất mãn với chế độ trả lương của công ty mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình, đình công đòi tăng lương hồi tháng 12/2013 trên khoảng 100 thành phố khắp nước Mỹ.

Khi qua tới Việt Nam, các yếu tố cấu thành nên sản phẩm gần như 100% kể từ thương hiệu, quy trình, cho đến nguyên vật liệu đều nhập khẩu thì con số hàng nghìn nhân viên trong tương lai mà ông Nguyễn Bảo Hoàng hứa hẹn cũng sẽ chỉ là những người tham gia vào công đoạn dễ nhất và tạo ra ít giá trị nhất trong chuỗi cung ứng mà thôi. Như vậy, bên cạnh niềm vui giải quyết công văn việc làm cho người lao động, vẫn canh cánh một nỗi lo làm thuê truyền kiếp và mĩ từ “thương hiệu được sở hữu bởi người dân bản địa” chỉ được nói ra để làm đẹp lòng nhau là chính!

Đứng ngoài theo dõi

Như vậy, một thương hiệu có quá nhiều lợi thế gần như nắm chắc phần thắng tuyệt đối trong tay, McDonald không cần thêm sự ủng hộ của cá nhân đơn lẻ như tôi trong cuộc chiến fast-food khốc liệt ở thị trường Việt Nam.

Về phía mình, vốn thuộc tuýp người truyền thống, tôi chẳng cho rằng các cửa hàng McDonald là “điểm hẹn hò, giải trí, thư giãn hợp lý vào dịp lễ, tết, cuối tuần”. Tôi càng không bao giờ “cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy con cái mình ngấu nghiến chiếc bánh mì kẹp thịt” chứa đầy nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe các “bệnh lý nhà giàu” như cách mà McDonald đang rao giảng.

Tôi sẽ đứng ngoài dòng người đang xếp hàng dài trước cửa hiệu McDonald để theo dõi xem thương hiệu này có thực hiện lời hứa về quy trình chất lượng “gắt gao và nghiêm ngặt” của họ hay không? Họ có nỗ lực gia tăng tỷ lệ phần trăm sử dụng các nguồn nguyên liệu thực phẩm nội địa hay không? Họ có đưa người lao động Việt Nam tham gia vào các công đoạn tạo ra nhiều giá trị trong chuỗi cung ứng hay không.

Nếu có, tôi sẽ thử ủng hộ một vài chiếc bánh của McDonald trong… dè dặt! Vì dù sao chăng nữa, tôi vẫn sợ mắc bệnh béo phì!

Nguyễn Ngọc Long Blackmoon
Blogger Truyền thông Xã hội, sáng lập Truyền thông Trăng Đen
 

Giá bất động sản ở Việt Nam CAO MỘT CÁCH GIẢ TẠO

VIETNAM-SUPER MARKET-VENDOR-POSTER
Trong ảnh là một phụ nữ bán rong, gánh hàng đi ngang qua Tràng Tiền Plaza, một bức tranh không cân xứng về thị trường bán lẻ ở Việt Nam. (Ảnh AFP)

8 tháng 2 năm 2013 là ngày đánh dấu sự khai trương hoành tráng của cửa hàng McDonald đầu tiên tại TP HCM, đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Sự kiện này càng trở nên thú vị hơn bởi nguyên do trớ trêu của lịch sử: Một thương hiệu toàn cầu, biểu tượng của cái gọi là chủ nghĩa Tư Bản Hoa Kỳ lại được đón chào một cách nồng nhiệt tại nơi đã từng là tiền đồn chống lại chủ nghĩa Cộng Sản cho tới năm 1975. Vị doanh nhân, ông chủ giành độc quyền khai thác thương hiệu này tại thị trường Việt Nam, hưởng thụ nền giáo dục Harvard, một nhà đầu tư công nghệ và còn là con rể của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng người mà trên thực tế nắm quyền lực lớn nhất tại quốc gia Cộng Sản trên danh nghĩa này.
McDonald chỉ là mới nhất trong những thương hiệu đồ ăn nhanh (fast-food) của Mỹ tiến công vào thị trường Việt Nam, xu thế vốn đã được khơi mào kể từ năm 1997, bởi sự xuất hiện của hãng gà rán KFC, và làn sóng này vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh 3 năm trở lại đây. Starbucks, Subway và cả Burger King đều đang muốn mở rộng đế chế của họ tại thị trường Việt Nam. Nhiều nhà phân tích cho rằng xu thế này là một minh họa cho mức lợi tức đầu người đang gia tăng nhanh chóng của  Việt Nam, ước đat 1800 USD cuối năm 2013,  đây là một nhân tố ngày càng hấp dẫn những đại gia bán lẻ ngành hàng ăn uống tới từ ngoại quốc. Doanh số bán hàng tại những siêu thị mới theo xu thế hiện đại, hoàn toàn trái ngược với mô hình chợ truyền thống, đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ, ước tính gấp tới 3 lần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 tới 2012, theo báo cáo của Euromonitor.
Bức tranh toàn cảnh dường như cũng khớp với triển vọng về sự đồng thuận đang tăng từ giới doanh nhân và xây dựng, đặc biệt là tại khu vực TP HCM khi thị trường bất động sản đang có xu hướng ấm dần lên và hồi phục sau 5 năm kể từ khủng hoảng 2008, và nguồn cung nhà ở cũng đang dần trở nên hợp lý hơn khi hướng nhiều hơn tới tầng lớp trung lưu, thay vì tầng lớp siêu giàu. Giới doanh nhân và xây dựng đang kì vọng rằng việc mua sắm và đầu tư nhiều hơn vào thị trường căn hộ mới, tầng lớp trung lưu tại nội đô những thành phố của Việt Nam sẽ là tác nhân đắc lực giúp thúc đẩy mục tiêu của chính phủ, đưa mức tăng trưởng trở lại 7% như những năm 2000. GDP năm ngoái chỉ đạt 5.4%, dẫu có một chút tăng nhẹ so với mức đáy 5.03% của năm 2012 và còn cách quá xa thời kì kinh tế bùng nổ.
Một trong những tín hiệu tích cực khác có thể dễ dàng nhận thấy; đó là sự xuất hiện và khai trương những trung tâm mua sắm quy mô tại cả 2 thành phố lớn nhất. Ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, đầu tư vào thi trường bất động sản, trung tâm mua sắm bán lẻ tăng tới 133% và chưa từng có tiền lệ, theo như Jones Lang LaSalle, một nhà tư vấn kinh doanh bất động sản. Có lẽ, một ví dụ tiêu biểu nhất là trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (như trong hình), quy mô rất lớn trong khu vực trung tâm, ngay gần Nhà Hát Lớn, và đại gia đồ hiệu Loius Vuitton đã chiếm giữ vị trí đẹp nhất. Một tên tuổi khác, to lớn và đồ sộ hơn là Vincom Mega Mall, với một tầng hầm khổng lồ dưới lòng đất chứa nhiều gian hàng ẩm thực Á Châu và có cả khu trượt băng. (Ví von: Phóng viên của bạn, nếu là một người chơi hockey có thể sẽ dễ dàng bị lạc trong một hang động sâu như vậy)
Tuy nhiên, những con số thống kê khác lại cho thấy rằng thị trường bán lẻ ở Việt Nam không hề khỏe mạnh như vậy. Mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ trong năm 2013 chỉ đạt 15%, thấp nhất trong 4 năm qua, theo công ty tư vấn bất động sản CBRE. Mức tín nhiệm tiêu dùng đã trượt dốc kể từ 2008, theo TNS Global, một công ty nghiên cứu thị trường. Và tại 2 thành phố lớn, nhất là Hà Nội không gian bán lẻ đã trở nên dư thừa với những trung tâm mua sắm mọc lên. Theo báo cáo của Jones Lang LaSalle, hơn một nửa chủ sở hữu bất động sản cho thuê phải cố hạ mức giá thấp hơn năm ngoái để giữ chân người thuê. Những phân tích còn chỉ ra rằng, triển vọng chung và ngắn hạn cho thị trường bán lẻ vẫn là tiếp tục dư thừa; đặc biệt là tại những khu vực ở bên ngoài trung tâm nội đô. Nhiều nhận định cho rằng, tập đoàn Vỉngoup đã gánh cho mình một rủi ro lớn khi xây dựng trung tâm mua sắm khổng lồ dưới lòng đất này.
Với thị trường bán lẻ hàng tạp hóa, cũng rất khó để có thể đưa ra những phân tích một cách chắc chắn về xu hướng. Những đại gia siêu thị bán lẻ (big-box supermarkets) vẫn dè dặt và đầu tư nhỏ giọt vào Việt Nam kể từ khi nước này gia nhập WTO, 2007. Một nghiên cứu cho năm 2013, đồng thực hiện bởi những chuyên gia Anh Quốc và Việt Nam chỉ ra rằng top 5 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam mới chỉ chiếm giữ 5% thị phần. Hệ thống cửa hàng trên phố, nơi người ta có thể mua tất cả từ con cóc còn sống tới bịch giấy vệ sinh, vẫn là tay chơi áp đảo với kì vọng của những ông lớn này (big-box) Điều này đặc biệt đúng vào thời điểm khi mà mối bất an về tương lai và sự ổn định của công ăn việc làm ( đang trở nên không an toàn đối với những người sống ở thành thị) có phần gia tăng . Kantar Worldpanel, một nhà tư vấn, nói rằng mặc dù mô hình siêu thị bán lẻ hàng tạp hóa có vẻ như đang tăng trưởng tại thị trường Việt Nam thời gian qua, nhưng những người tiêu dùng tiết kiệm trong nội thành lại có xu hướng quay trở về với những khu chợ truyền thống. Những nhà chức trách tại Hà Nội gần đây đã cố gắng chuyển đổi một khu chợ tươi truyền thống trở thành một trung tâm thương mại (chợ Mơ) nhưng qua phỏng vấn của một tờ báo trong nước với một viên chức lại cho biết rằng dự án đó “đã không thể thực hiện được gì nhiều lại còn gây xáo trộn đối với cuộc sống của nhiều người dân” Cũng nghiên cứu đó còn chỉ ra rằng nhiều dự án tương tự đã “thất bại một cách thảm hại”.
Một kết quả điều tra khác, trên quy mô rộng hơn với cả nền kinh tế đã tiết lộ những ví dụ cụ thể, về những thước đo tiêu chí thọat nhìn có vẻ bình thường nhưng trong thực tế lại ẩn chứa rất nhiều vấn đề và sai sót mang tính hệ thống. Chẳng hạn, con số thất nghiệp chính thức năm vừa rồi theo công bố vào quãng 2% và hầu hết đều công nhận rằng không phản ánh đúng thực trạng.  Những nỗ lực ồn ào về việc tái cấu trúc nền kinh tế bằng phương thức đảo nợ và mua bán nợ xấu của khu vực ngân hàng đang nguy khốn, thực tế diễn ra hết sức chậm chạm, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế. Mặc dù thủ tướng Dũng đã giành được khá nhiều sự tán dương cho những tuyên bố và hứa hẹn về cổ phần hóa khối doanh nghiệp nhà nước nhưng theo nhận định gần đây của ông trưởng đại diện WB tại Việt Nam cho biết “những bước cải cách và tái cấu trúc trong năm qua diến biến hết sức chậm chạp, thấp hơn nhiều so với kì vọng.”
Dẫu sao, với quy mô dân số trẻ của Việt nam, cũng như sức mua rất tiềm năng của thị trường này cũng mang lại niềm an ủi cho những đại gia bán lẻ. Tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh (smartphone) và doanh số xe hơi trong năm ngoái tăng trưởng khá ấn tượng, lần lượt ở mức 42% và 20%. Troy Griffiths của Savills, một nhà tư vấn kinh doanh bất động sản nói rằng diễn biến trên thị trường nhà ở tại TP HCM cho thấy dấu hiệu của sự sống tại phân khúc cấp thấp, dù rằng “rất, rất mong manh” Ông là một trong những nhà đầu tư lạc quan khi cho rằng sự tăng trưởng doanh số tại phân khúc nhà ở sẽ là chìa khóa cho sự phục hồi thị trường bất động sản.
Nếu như những đại gia bán lẻ (big-box) không thể nắm bắt cơ hội tại thị trường Việt Nam, nhất là tại những thành phố lớn như mong đợi thì ông Griffiths lại nhấn mạnh thêm rằng đó có lẽ là bởi vì sức mua tưởng như khá mạnh mẽ thực chất là có phần giả tạo; nói theo một cách không mấy thức tế thì đó là do phương thức di chuyển đem tới (ở Việt Nam chủ yếu là xe máy) ”Bạn chỉ có thể mua sắm được nhiều thứ trên xe máy”. Ở góc độ tương phản, thì đồ ăn nhanh hoàn toàn thích hợp với đời sống trên phương tiện di chuyển 2 bánh: một lọat những chiếc xe máy xếp hàng trước cửa tiệm McDonalds trông đợi sự ra mắt hoành tráng của một thương hiệu. Nhưng thật khó để có thể nói trước được bất cứ điều gì, rằng việc “ăn nhiều hơn một chiếc Big Macs sẽ có tác động đáng kể như thế nào đối với sức mua mở rộng hay với cả nền kinh tế”
THEO THE ECONOMIST
Link: http://www.economist.com/blogs/banyan/2014/02/retail-property-vietnam?fsrc=scn/tw_ec/hyper_super_hype_
BẢN TIẾNG VIỆT@ TTXVA.NET

Kê biên hàng loạt tài sản của “bầu Kiên”

VOV.VN -Cơ quan Cảnh sát điều tra có văn bản đề nghị phong tỏa toàn bộ số cổ phiếu của “bầu Kiên” tại Ngân hàng ACB.
Trong vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) và một số đơn vị khác tại Hà Nội, TP HCM, ông Nguyễn Đức Kiên – tức “bầu Kiên” bị truy tố 4 tội danh gồm: "Kinh doanh trái phép"; "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng"; "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "trốn thuế".

Để phục vụ công tác thi hành án, trong bản cáo trạng lần 2 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ngày 27/1, cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã kê biên 3 bất động sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên sở hữu gồm: Nhà và đất tại số 5, Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận, TP HCM; Nhà và đất ở tại số 22, Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP HCM; Ngoài ra còn kê biên hơn 2.400m2 đất tại 78/6 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM.
 
Ông Nguyễn Đức Kiên

Ngoài ra, cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Ngân hàng ACB phong tỏa, quản lý toàn bộ số cổ phiếu, cổ phần do Nguyễn Đức Kiên và người thân đang sở hữu tại Ngân hàng ACB.

“Bầu Kiên” là cổ đông của Ngân hàng ACB từ năm 1993. Tại ngân hàng này, gia đình của “bầu Kiên” sở hữu hơn 937 triệu cổ phần của ngân hàng ACB, chiếm 9,03% vốn điều lệ, trong đó ông Nguyễn Đức Kiên sở hữu hơn 31,5 triệu cổ phiếu, chiếm 3,37%.

Ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB từ năm 2003 đến tháng 8/2012 và đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB nhiệm kỳ từ 1994 – 2008.

Đến cuối năm 2007, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB nhưng đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB ra quyết định thành lập Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, do Kiên là Phó Chủ tịch.

Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, được cung cấp đầy đủ các tài liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB. Như vậy, tuy không giữ chức danh do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y nhưng với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động, quản trị, điều hành Ngân hàng ACB.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Kiên thành lập, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của 6 công ty. Thông qua việc chỉ đạo, điều hành hoạt động đối với các công ty nêu trên và lợi dụng vài trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng, ông Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm đã thực hiện các hành vi phạm tội gồm: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “Trốn thuế”; “Kinh doanh trái phép”. Riêng Nguyễn Đức Kiên bị truy tố cả 4 tội danh.

Với 4 tội danh bị truy tố, Nguyễn Đức Kiên đối mặt với mức án chung thân./.

Việt Đức/VOV online 

Tô Văn Trường - "Hai mặt" của kinh tế trí thức


Đây là bài viết góp ý cho Hội thảo “Phát triển kinh tế tri thức Việt Nam” đến năm 2020 và tầm nhìn tới 2030 do giáo sư – viện sĩ Đặng Hữu, nguyên Trưởng ban Khoa giáo, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước) chủ trì.

Theo quy luật tiến hoá thì nhân loại tích luỹ tri thức . Chuyên gia Vũ Quang Việt cho rằng việc tìm hiểu về phát triển kinh tế trong bối cảnh thay đổi của lịch sử tư tưởng, chính trị và công nghệ là điều không những thú vị mà còn giúp thấy được sự ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện phát triển kinh tế và tư tưởng.

Từ năm 1960, sau hội nghị giữa National Bureau of Economic Research và The Economic History Association ở Mỹ, việc phát triển và ứng dụng lý thuyết kinh tế và phương pháp lượng học vào nghiên cứu lịch sử được đặt ra. Chính điều này đã dẫn Douglas C. North, giải Nobel kinh tế năm 1993, người tự coi là bị chủ nghĩa Marx ảnh hưởng, đã đi đến kết luận là lý thuyết kinh tế tân cổ điển không thôi không giải thích nổi lý do tại sao nhiều nền kinh tế tiếp tục đình đốn hoặc không phát triển được trong một thời gian lâu dài. Phải tìm đến vai trò của tư tưởng, ý thức hệ, thói quen suy nghĩ đối với việc tồn tại lâu dài của một thể chế không hữu hiệu. Sự kết hợp giữa nghiên cứu thể chế, tư tưởng và kinh tế đòi hỏi sự lượng hoá kinh tế.

Chúng tôi hiểu kinh tế tri thức không phải là vấn đề mới. Kinh tế tri thức bao gồm giáo dục, kỹ thuật, phương pháp quản lý (doanh nghiệp và xã hội). Kinh tế tri thức được biểu hiện trong cái gọi là multi-productivity, chỉ có thể đo được bằng cách loại trừ mọi ảnh hưởng khác như tăng lượng lao động, vốn (máy móc và tài nguyên thiên nhiên). Như vậy là nó có sai số. Trong thời gian IT ra đời người ta nói đầy rẫy về ảnh hưởng không lường được của cái gọi là kinh tế mới hay kinh tế trí thức. Nhiều nhà kinh tế thì thấy chúng cũng bình thường, không thấy sự nhảy vọt của năng suất nói trên. Thị trường chứng khoán của các công cụ này, sau đó sụp đổ.

Chính sách, giải pháp xây dựng bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam là : thể chế môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực chất lượng cao, hệ thống đổi mới, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Trong 4 trụ cột phát triển kinh tế trí thức mà ban tổ chức hội thảo nêu ra ở trên, còn thiếu hẳn "trụ cột cái" là thể chế chính trị dân chủ. Chừng nào chưa chuyển đổi được từ toàn trị sang dân chủ thì mọi biện pháp phát triển kinh tế trí thức đều bị cản trở, cố gắng lắm cũng chỉ có những kết quả rất hạn chế.

I. TRI THỨC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Phạm trù kinh tế tri thức ra đời vào năm 1995, do tổ chức ODCP đưa ra. Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử loài người thì phải nhận biết rõ rệt hơn, con người là một sinh vật biết suy nghĩ nên phát triển vượt bậc khác với các sinh vật khác. Phương Tây đã có nhà triết học xác định con người là một cây sậy yếu ớt nhưng biết suy nghĩ (Un roseau pensant). Như vậy, quá trình phát triển của loài người cũng là quá trình phát triển của trí tuệ, của tri thức. Quá trình này đi từ bản năng, kinh nghiệm tích lũy được dần phát triển đến trình độ nhận biết và vận dụng được các quy luật của tự nhiên và xã hội để thực hiện quá trình tự tái sản xuất mở rộng, dẫn đến trình độ như hiện nay.

Phát triển tri thức trong lĩnh vực nhận biết và vận dụng các quy luật của tự nhiên, loài người đi từ biết sử dụng các gậy gộc để đi đến thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, … tiến tới trình độ cơ giới hóa và tự động hóa như hiện nay. Trong lĩnh vực nhận biết và vận dụng các quy luật xã hội, loài người đã trải qua các phương thức sản xuất khác nhau, đi từ chế độ xã hội cộng đồng nguyên thủy, qua chế độ xã hội nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa để rồi tiếp tục phát triển sang một chế độ xã hội cao hơn mang tính chất vòng xoáy ốc.

Trong quá trình nhận biết và vận dụng các quy luật khách quan đó, đứng về mặt kinh tế, con người đã từng xác định thời gian cấm rừng, cấm đánh bắt cá vào các mùa sinh sản, đã biết lợi dụng năng lượng của nước, của gió, … để đi tới sử dụng máy hơi nước, rồi biết sử dụng điện năng và phát hiện nhiều nguồn năng lượng khác có thể chuyển hóa thành điện năng. Với các loại khoáng sản cũng có tình hình tương tự như vậy. Quá trình đi tới nền văn minh nông nghiệp cũng là quá trình chuyển từ kinh tế lượm hái sang kinh tế trồng trọt, từ kinh tế săn bắt sang kinh tế chăn nuôi. Quá trình này, tri thức của loài người đã từ bản năng và kinh nghiệm để đi tới nhận biệt các quy luật của di truyền để chọn lọc, lai tạo các loại giống cây trồng và vật nuôi (thậm chí cả đối với bản thân con người qua việc quy định cấm hôn nhân cận huyết thống) do đó công nghệ gien, được coi là một thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sinh học cũng chỉ là bước phát triển của tri thức mà loài người đã tích lũy được.

Song trong quá trình nhận biết và vận dụng các quy luật của tự nhiên, loài người cũng phạm những sai lầm nghiêm trọng vào kéo dài đến ngày nay. Tuy nhận biết sai lầm đó nhưng vẫn chưa thống nhất được cách khắc phục. Có thể nêu một vài trường hợp cụ thể trong một lĩnh vực quan trọng sau đây :

Trong lĩnh vực năng lượng, việc phát minh máy hơi nước và chuyển lên thành máy phát điện đã dẫn đến hoàn thiện công nghệ này và được hiệu suất sử dụng ngày càng cao nên đem lại nhiều hiệu quả kinh tế. Thế nhưng con đường đó cũng đã dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng khoáng sản, dầu khí, gây ô nhiễm môi trường, … Thế giới và Việt Nam đã đi vào con đường phát triển thủy điện nhưng bên cạnh mặt lợi ích, vẫn có những mặt hạn chế, tác hại và VN đã nếm mùi dẫn đến phải loại khỏi quy hoạch hàng trăm đề án thủy điện. Trong điều kiện đó, có thể nói là vào khoảng nửa đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã tìm kiếm và sáng tạo ra công nghệ sản xuất điện năng từ năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, …. và nổi bật là năng lượng nguyên tử. Trong các nguồn năng lượng mới đó, năng lượng nguyên tử được nghiên cứu ứng dụng từ vào lĩnh vực ý tế sau đó được tập trung vào nhiệm vụ phục vụ chiến tranh dẫn đến việc sản xuất các loại bom nguyên tử, bom kinh khí, … Từ thành tựu của việc nghiên cứu sử dụng năng lượng nguyên tử đó, các nhà đầu tư đã chuyển sang lĩnh vực kinh tế với việc đầu tư phát triển các nhà máy điện nguyên tử, sử dụng uranium, nguyên liệu được dùng để chế tạo các vũ khí nguyên tử.

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định khả năng sử dụng plutonium vào sản xuất điện năng với độ an toàn hơn, thời gian tan rã các thanh nhiên liệu này ngắn hơn và đặc biệt là không thể dùng để sản xuất vũ khí nguyên tử. Thế nhưng để chuyển sang việc sử dụng nguyên liệu mới đó thì đỏi hòi vừa phải đầu tư để vừa tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiên công nghệ mới, vừa phải nghiên cứu chuyển đối các nhà máy hiện có sang sử dụng nhiên liệu mới nên các nhà đầu tư không sẵn sàng thực hiện việc chuyển đổi sang công nghệ mới và nhiều Chính phủ cũng không mặn mà đầu tư hỗ trợ việc chuyển đổi này. Đối với việc sử dụng năng lượng thủy triều cũng có tình hình tương tự. Mãi gần đây, nước Anh mới tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới và nếu thành công trong vận hành thì sẽ tiếp tục đầu tư vào phát triển nguồn năng lượng này, hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng gây ô nhiễm và không có khả năng tái sinh.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, thế kỷ XX đã triển khai việc phát triển công nghệ hóa học để hóa học hóa nông nghiệp. Quá trình này cũng đã tạo bước phát triển vượt bậc của nông nghiệp song cũng để lại nhiều di hại như làm cho đất bị suy thoái vì không được bổ xung nguồn phân hữu cơ tạo độ phì của đất, dẫn đến việc ô nhiễm môi trường và tiêu diệt nhiều loại sinh vật cộng sinh, kể cả sinh vật có hại và có lợi. Phải hàng chục năm sau, chúng ta mới bắt đầu thấy và ngấm tác hại của con đường hóa học hóa nông nghiệp. Trong khi đang phải khắc phục tổn hại của con đường hóa học hóa nông nghiệp thì ngày nay lại đang rộ lên vấn đề công nghệ biến đổi gien, coi đây là một mũi nhọn của kinh tế trí thức trong nông nghiệp. Thế nhưng, cũng trên thế giới đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ, tác hại của công nghệ biến đổi gien nhưng các tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực này lại đang tích cực lobby để tác động đến đường lối hiện đại hóa nông nghiệp, bất chấp lời cảnh báo về tác hại của giống biến đổi gien.

Kinh tế tri thức không phải là vấn đề mới

Xuất phát từ nhận thức trên, có thể thấy vấn đề vận dụng tri thức vào lĩnh vực phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan đã được thực hiện từ hàng ngàn năm nay (nếu không muốn nói từ lâu hơn nữa) nên không phải là một vấn đề mới. Song trong quá trình đó, chúng ta cũng đã phạm sai lầm nghiêm trọng kéo dài dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng mà ngày nay thế giới đã phải công nhận và tìm cách khắc phục.

Do đã nhận thức được các mặt trái của quá trình vận dụng các quy luật khách quan nên đến nay, trên thế giới đã hình thành phong trào đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn với phát triển kinh tế xanh, công nghệ sinh thái, … phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển môi trường. Phải chăng vì nhận biết được sự cần thiết cần phải điều chỉnh cách vận dụng các quy luật khách quan theo một chiều hướng mới để khắc phục những sai phạm nghiêm trọng kéo dài nên OPCD đề xuất khái niệm kinh tế tri thức? Do đó, phải chăng khi nói đến kinh tế tri thức là phải nói đến nhiệm vụ điều chỉnh cách vận dụng các quy luật khách quan để khắc phục vết xe đổ mà nhân loại đã mắc phải?

Xã hội nào cũng có tri thức

Xã hội nào cũng có tri thức, ngay cả xã hội ăn lông ở lỗ. Tri thức kiểu đó chỉ là kinh nghiệm được đúc kết lại. Người ta, sau đó có thể làm ra thuốc súng, làm ra giấy nhưng chỉ là những khám phá bất ngờ không hiểu nguyên lý. Những kinh nghiệm xã hội biến thành tôn giáo, tư tưởng cổ lỗ học ở khắp mọi nơi đã kìm tỏa sự phát triển của thế giới cả mấy nghìn năm.

Cho đến khi tri thức đạt được sự thay đổi đột biến. Đó là khi thoát khỏi vòng kìm tỏa của tôn giáo và tư tưởng cổ lỗ, thời đại khoa học đã mở ra đi tìm ra các nguyên lý hay các qui luật của khoa học (về đủ mọi ngành nghề) và trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm, công cụ hay phương pháp sản xuất và quản lý nhằm tăng năng suất lao động phát triển kinh tế, đồng thời quản lý và điều hòa quyền lợi cũng như quyền lực của các nhóm quyền lợi khác nhau trong xã hội.

Như thế, trên cơ sở tinh thần khoa học, mọi vấn đề, mọi cái tưởng dù đã được coi là nguyên lý đều có thể bị đặt lại. Xã hội nào xây dựng được thể chế chấp nhận việc đặt lại vấn đề, cho phép tự do tư tưởng và học thuật, và có cơ hội phát triển sáng kiến thì xã hội đó sẽ tiến nhanh chóng. Xã hội nào đi ngược lại thì rốt cuộc bị buộc chân vào những huy hoàng của quá khứ và thoái hóa.

Kinh tế trí thức và chuyên chính vô sản

Theo GS Nguyễn Lang, không chỉ có chuyên chính vô sản mà chế độ xã hội nào, nhà nước nào cũng đểu thực hiện sự chuyên chính của giai cấp cầm quyền. Dưới chế độ nô lệ, đụng đến nhà nước nô lệ, đến chuyên chính của giai cấp chủ nô có được không? Dưới chế độ phong kiến, đụng đến nhà Vua thì đứng trước nguy cơ tru di tam tộc. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đụng đến nhà nước của giai cấp tư sản  và lợi ích của giai cấp tư sản có được không ? Vấn đề nợ trần của Mỹ là một dẫn chứng cụ thể. Các cuộc cách mạng màu, cách mạng mùa xuân Ả rập, và các cuộc nội chiến ở Syrie, Ai cập, ... đều mang tính chất chuyên chính của một giai cấp, của một nhóm người cụ thể.

Mặt khác, nếu giai cấp cầm quyền không có chú trọng thỏa đáng đến lợi ích của nhân dân thì trước sau cũng bị nhân dân phế truất. Nhìn vào lịch sử Việt Nam (cũng như Trung Quốc) sẽ thấy nguyên nhân dẫn đến thay đổi triều đại trị vì. Cón nhìn vào Tây Âu thì cũng thấy chế độ chuyên chính của giai cấp phong kiến + áp đặt chế độ thần quyền là nguyên nhân dẫn đến thời đai phục hưng, cuộc cách mạng công nghiệp và cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Điều đó liên quan đến việc chế độ chuyên chính bị tha hóa.

Kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy là có mối liên kết giữa các giới giang hồ với một số chính giới làm rối loạn quan hệ giữa nhà nước và người dân. Thông tin mới nhất từ EU cho thấy tham nhũng đã làm nền kinh tế EU bị thiệt hại với khối lượng tương tự ngân sách EU..

Cũng phải nói thêm là khi đã có một khối đông cá thể cùng sinh sống thì cần có chế độ mà F. Ăng ghen gọi là quyền uy và đã dẫn chứng là trên một con tàu vượt đại dương, mọi người trên tàu phải phục tùng lệnh chỉ huy của thuyền trưởng... Còn Mác thì nói một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng. Điều đó không phủ định hoạt động có sáng tạo, chủ động của mọi người dưới quyền. Bản thân chúng ta, khi thực hiện giao thông thì đều phải đi bên phải và tuân thủ luật giao thông. Do đó F.Ăng ghen kết luận là nếu xóa bỏ quyền uy trong công nghiệp thì chẳng khác nào xóa bỏ nhà máy sợi để quay về cái xa quay tơ.

Thể nhưng tập trung quyền lực, thực hiện quyền uy phải bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ (tập trung một cách dân chủ chứ không phải là vừa tập trung, vừa dân chủ).

Do đó, đề nghị xem xét lại vấn đề chuyên chính vô sản, đặt trong thực trạng chuyên chính chung trong lịch sử và trong vấn đề tha hóa chuyên chính đó vì tập trung vào phục vụ lợi ích của một nhóm người, bất chấp quyền lợi của đa số nhân dân.

Bất cứ sự phát triển nào cũng cần có cơ chế hãm để không đi quá đã. Rõ nhất là các soupape của nồi hơi, các relais trên đường dây điện. Do đó, khi giao quyền lực cho một người (hoặc nhóm người) thì cũng cần có cơ chế hãm để không dẫn đến việc làm dụng quyền lực. Một số trong những cơ chế hãm đó là việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện cơ chế giám sát và phản biện xã hội.

Trí thức là người có khả năng nhận biết các quy luật của tự nhiên, xã hội để từ đó vận dụng quy luật đó để đảm bảo nhu cầu, lợi ích của người (hoặc nhóm người) cụ thể.Vì thế nên cũng cần thấy là người trí thức cũng còn là người mang bản chất giai cấp cụ thể. Ngay từ dưới chế độ nô lệ đã có những nhà trí thức và nhận thức về thế giới quan trong chừng mực nhất định bị chi phối bởi điều kiện lịch sử xã hội đương thời. Dưới sự áp bức, đè nén của chế độ phong kiến và chế độ thần quyền của giáo hôi, tại các nước châu Âu, xuất hiện vai trò của lớp người trí thức dẫn đến thời kỳ phục hưng, đến cách mạng công nghiệp và cách mạng xã hội. ..

Từ đó có thể đặt câu hỏi :

- Đội ngũ cán bộ chiến lược của chúng ta còn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân không hay đã bị tha hóa ở những mức độ nhất định?

- Các nhà trí thức là bộ phận cấu thành chủ yếu của đội ngũ cán bộ chiến lược này, trên thực chất, là đứng trên lập trường của giai cấp nào để tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch..

Theo chúng tôi hiểu, quan điểm ban đầu của Mác coi Nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền, do đó giai cấp vô sản phải dùng bạo lực lật đổ nhà nước tư sản và thực hành chuyên chính vô sản. Lênin từng nói : Chuyên chính vô sản là hòn đá thử vàng xem ai thực sự là mác-xít. Đến cuối đời (1883), Mác nói trong lần góp ý về cương lĩnh của Đảng công nhân Pháp: phổ thông đầu phiếu từ chỗ là thủ đoạn của giai cấp tư sản cầm quyền nay có thể là phương thức mà giai cấp lao động sử dụng để giành chính quyền.

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, dân trí ngày càng được nâng cao, đặc biệt là tinh thần sáng tạo (kinh tế tri thức) của tầng lớp trí thức, không chỉ về khoa học-công nghệ (tự nhiên, ký thuật) mà cả về kinh tế-xã hội mà tư tưởng chủ đạo là thực thi dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Quan điểm về "Khế ước xã hội", về "Tam quyền phân lập" vv... ngày càng được nhiều người ủng hộ và phát triển thêm, đẩy lùi lý thuyết coi Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị. Lập trường của Engels khi thành lập Quốc tế thứ hai theo chủ nghĩa xã hội-dân chủ (đúng ra phải gọi là dân chủ xã hội, với dân chủ là chủ ngữ) có sức sống cho đến ngày nay với phong trào Quốc tế xã hội gồm gần 150 Đảng, trong đó khoảng 50 đảng có vai trò cầm quyền hoặc tham gia cầm quyền. Một thực tế được thế giới công nhận là những nước thực hành chủ nghĩa xã hội-dân chủ (khác hẳn chủ nghĩa xã hội toàn trị mang danh chuyên chính vô sản), điển hình là mấy nước Bắc Âu, được coi là những nước mà xã hội phát triển cao và người dân thực sự được tự do hạnh phúc nhất 

Một số nước không đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ, kể cả một số nước còn duy trì vai trò của vương quyền (Nhật, Anh, Thái Lan, Malaysia..) nhưng thiết lập và không ngừng hoàn thiện thể chế dân chủ, bảo đảm nhân quyền thì vẫn là những nước phát triển, chăm lo an sinh xã hôị hơn hẳn mấy nước theo chế độ toàn trị, đặc biệt là những nước do Đảng cộng sản cầm quyền.

Thực tế ở nước ta cho thấy rõ "chế độ toàn trị của Đảng cộng sản" (thực chất là của giới cầm quyền nhân danh Đảng cộng sản và giai cấp công nhân) là nguyên nhân cơ bản khiến cho đất nước bị tụt hậu, xuống cấp về mọi mặt như ngày nay. Vì vây, nguyện vọng của "kẻ sĩ" cùng với đông đảo nhân dân là phải làm sao chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, không dùng bạo lực, tránh đổ máu. Muốn vậy, phải gạt bỏ trở ngại đầu tiên về tư duy coi "chuyên chính của một giai cấp" là tất yếu.

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC VIỆT NAM

Trong quá trình phát triển kinh tế VIệt Nam, nhất là từ khi bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế (mở đầu từ sau khi giải phóng miền Bắc), chúng ta tuy đã có những bước phát triển, đưa nước ta ra khỏi nhóm các nước kém phát triển nhưng trong quá trình đó, đã đi vào “vết xe đổ” mà thế giới đã mắc phải. Do đó, phải chăng nhiệm vụ phát triển kinh tế trí thức Việt Nam mang nội hàm điều chỉnh lại chiến lược, quy hoạch chính sách phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nề kinh tế nói chung?

Cơ hội và thách thức đối với VN

- Cơ hội đối với chúng ta thể hiện trên hai bình diện chủ yếu. Về phương diện khách quan, nước ta đã phá thế cấm vận của đế quốc Mỹ và trên thế giới việc nghiên cứu triển khai những công nghệ mới và điều chỉnh cơ chế vận hành nền kinh tế cũng đã có nhiều tiến bộ. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta có thể thực hiện phương châm đi tắt, đón đầu để tiếp cận với những công nghệ mới và cơ chế quản lý mới. Về phương diện chủ quan, Đường lối của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng bền vững, tăng trưởng xanh tạo điều kiện cho chúng ta thoát khỏi vết xe đổ của quá trình phát triển trước đây để tiếp cận và vận dụng các công nghệ mới, cơ chế quản lý mới ở cả tàm vi mô và vĩ mô.

- Thách thức đối với Việt nam cũng thể hiện trên hai bình diện đó. Cụ thể là các nước có xu hướng chuyển giao công nghệ cũ cho Việt nam (và các nước chậm phát triển khác) để thay thế bằng công nghệ mới. Do đó đã có lời cảnh báo là Việt Nam có thể trở thành bãi rác công nghệ phế thải của thế giới. Thực tế là trình độ công nghệ của nền kinh tế nước ta đã lạc hậu hàng vài ba thế hệ so với các nước trong khu vực. Mặt khác, với một số công nghệ hiện đại tuy đã phát triển nhưng chưa có điều kiện đánh giá đúng mức mặt tích cực và mặt tiêu cực, chẳng hạn như công nghệ biến đổi gien, các tập đoàn kinh tế nước ngoài đang lobby để đưa vào sản xuất rộng rãi ở nước ta. Mặt khác là các tệ nạn tiêu cực xã hội trong lĩnh vực đầu tư cũng là một trong nhứng nguyên nhân tạo sự thách thức nghiêm trọng đối với việc đầu tư đi đón đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức.

Về phương diện này, chỉ xin nhắc lại kết luận của Hội nghị TƯ 3, Khóa XI (Văn kiện trang 41) là “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối.”

Đây là vấn đề liên quan đến phẩm chất và năng lực của đội ngũ quản lý (các CEO) và bộ máy giúp việc. Ngoài ra, còn phải thấy rõ hơn một thách thức chủ quan bắt nguồn từ việc ngân sách cũng như vốn của các doanh nghiệp VN còn nhỏ bé, lại không có sự liên kết với nhau một cách thích hợp nên không đủ nguồn vốn đầu tư cần thiết để tiếp nhận các công nghệ mới, thay thế công nghệ cũ và hiện đại hóa cơ chế vận hành, quản lý từ cấp vi mô đến cấp vĩ mô của nền kinh tế.

Ngoài ra, thách thức đối với Việt Nam là không có bất cứ 1 công ty hay một nhóm đứng ra tổ chức để làm cầu nối giữa các venture capitalist (người có tiền) và người có sáng kiến. Israel là một đất nước có tỷ lệ công ty khởi nghiệp được thành lập trên dân số cao nhất so với các quốc gia khác. Trung bình có 1 công ty khởi nghiệp/2.000 dân.

Trung tâm khởi nghiệp quốc gia Israel cho biết: 3 yếu tố trực tiếp dẫn đến khởi nghiệp thành công là chính sách của chính phủ, sự năng động của công dân (trong đó có dân nhập cư) và sự đóng góp của môi trường quân đội. Theo nghiên cứu của nhà báo Kim Hạnh http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140209/bi-quyet-thanh-cong-cua-cong-ty-khoi-nghiep-israel.aspx thì yếu tố đóng góp sâu sắc, căn cơ nhất chính là do nền giáo dục, do quá trình tạo dựng “gien cơ bản” cho tinh thần khởi nghiệp trong mỗi công dân nước này.

Theo chúng tôi hiểu, cái cầu nối này cần có:

- Kinh nghiệm đánh giá dự án hay ý tưởng, gạt ra những gì viển vông, như vậy cũng cần những người chuyên môn, hiểu thị trường.

- Hiểu biết về luật pháp (hoặc cần có luật sư) thảo ra các hợp đồng bảo vệ người sáng tạo, vừa bảo vệ sáng kiến, vừa bảo về quyền hưởng thụ của họ. Người có tiền chủ yếu muốn làm giầu và đồng thời muốn vắt chanh người sáng tạo. Có ý kiến cho rằng venture capitalist được hưởng khoảng 5% cổ phần gì đó thôi. Thời gian thử nghiệm có hạn, sau đó chia tay nếu không thành công (vì nhiều lý do, một trong hai lý do quan trọng là người venture capitalist không chịu tiếp tục bỏ thêm tiền, còn lý do khác là sáng kiến tồi), nhưng khi đó quyền sáng kiến được bảo vệ đến lúc nào, mức nào.  

- Phân biệt rõ ràng giữa phát triển sáng kiến thành sản phẩm và việc mua sản phẩm đã làm rồi . Đây là 2 hướng tác nghiệp khác nhau. Hướng sau không thể gọi là cầu nối sáng tạo, mà là các hành động take-over những công ty đã có sản phẩm nhưng không biết quản lý, không biết marketing.

- Về vấn đề khởi nghiệp, chúng tôi nghĩ một nhóm tư nhân hoàn toàn có thể đứng ra tổ chức làm cầu nối giữa người có ý tưởng sáng tạo và người có tiền muốn đầu tư rủi ro.  Nhóm phải tổ chức những cuộc gặp gỡ thường xuyên. Nhóm có thể đánh giá sơ bộ ý tưởng của người sáng tạo và chọn lựa các dự án được trình bày trong các cuộc gặp gỡ, hướng dẫn việc sửa soạn ý tưởng dự án và thử nghiệm ban đầu (ngân sách), thiết lập các nguyên tắc cơ bản trong việc hưởng cổ phần của người bỏ tiền đầu tư và quyền của người sáng tạo.  Một tổ chức như thế có thể là một công ty phi vụ lợi được chính phủ tài trợ, hoặc là một công ty vụ lợi ăn hoa hồng (%) trên số vốn bỏ ra, hay được trả bằng cổ phần trong công ty khởi nghiệp.

- Theo thông tin http://www.theatlantic.com/international/archive/2014/02/can-vietnam-create-the-next-silicon-valley/283760/ được biết đã có người bắt đầu khởi động hoạt động sáng tạo và có sự đóng góp của Bộ Khoa học và Công nghệ.

According to Linh, the Ministry of Science and Technology has earmarked $3 million for the project, as well as $50 million per year for “the application of technology through startups” and $100 million to develop the tech industry through a joint project with the World Bank. Đây là dự án của Bộ, chỉ tập trung vào IT,  huấn luyện, giúp làm đề án, tạo cơ hội gặp gỡ vv...

Theo tài liệu http://siliconvalley.com.vn cho thấy họ đi đúng hướng, chứ không nhằm xây các khu công nghệ cao như hồi xưa.

Bài học kinh nghiệm

Nhiều bài viết trước đây, tôi đã đề cập đến kinh thế tri thức liên quan đến tài nguyên nước , môi trường và nông nghiệp. Thảo luận với GS Phạm Gia Khai, tôi lĩnh hội về kinh tế tri thức trong ngành y rất đáng suy ngẫm. Một bộ phận của khoa học kỹ thuật trong y học, không thể thiếu vắng, mà nếu bị ngưng trệ sẽ kéo theo sự ngưng trệ to lớn hơn trong y học và nhiều ngành có liên quan.

Phương pháp tiếp cận khoa học: Ở đây có sự giao thoa giữa phương pháp luận hiện đại với khoa học chuyên ngành. Cách học ở Liên xô cũ có điểm tốt là giúp học viên tích lũy nhiều nguyên lý. Học ở Hoa Kỳ có điểm tốt là trình bày một vấn đề có thảo luận tự do, không bị gò bó trong bất kỳ một khuôn khổ nào, nhưng đồng ý hay phản bác bất cứ một vấn đề gì cũng phải có chứng cứ cho lập luận của mình.

Các đồng nghiệp Hoa Kỳ cho biết là theo họ nhận xét, các trường Đại học ở Mỹ khác nhau chủ yếu là ở "phần mềm", và phần mềm là ở đây, người thầy có vai trò quan trọng là phát triển và giúp đỡ học viên phát triển phần mềm đó. Một chi tiết nên chú ý: Phương pháp thống kê của mỗi chuyên ngành là quan trọng, có một bạn Pháp kể lại truyện: Một bác sĩ trình bày một vấn đề ở Montreal, Canada, không nói tới giá trị của công trình qua kiểm nghiệm thống kê, kết quả: Thính giả bỏ ra về.

Học những vấn đề giúp giải quyết những yêu cầu của thực tế cuộc sống

Theo GS Phạm Gia Khai với kỹ thuật thích hợp trong điều kiện của nước ta, ví dụ trong y học lâm sàng, thấy chẩn đoán các tổn thương tim mạch bằng siêu âm là có lợi, không những cho tim mạch, mà cho nhiều chuyên khoa khác, và cuối cùng, kỹ thuật siêu âm đã được áp dụng thường qui trong tất cả các bệnh viện của nước ta, trở thành tiếng nói chung cho các thầy thuốc lâm sàng không những của VN, mà cả với thế giới nữa.

Tim mạch can thiệp cũng vậy (interventional cardiology). Gs Phạm Gia Khai đã giúp nong rộng, đặt giá đỡ (stent) cho động mạch vành bị hẹp, nong rộng van hai lá bằng bóng qua da, triệt phá các ổ phát sinh loạn nhịp tim với năng lượng radio, bít các luồng thông bất thường giữa các buồng tim. Toàn quốc đã phát triển ngành này, giúp VN có vị trí trong khu vực.

Kết hợp các chuyên ngành với nhau

Trong tim mạch: lâm sàng nội khoa kết hợp với tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim mạch với tuần hoàn ngoài cơ thể, đã đưa ngành tim mạch VN lên vị trí xứng đáng trong nước và khu vực, tạo điều kiện cho chúng ta hòa nhập thế giới, tiến bộ không ngừng.

Cần có sự liên thông giữa các ngành khoa học, vật lý, hóa học, sinh vật học, cho nên, người cán bộ khoa học, một mặt phải có chuyên sâu, mặt khác, phải có kiến thức chung, giúp đỡ nhiều cho chuyên ngành của mình, và cuối cùng, cho đối tượng phục vụ là xã hội.

Vì không hiểu rõ về sự nguy hiểm của cộng hưởng từ hạt nhân (Magnetic resonance imaging) khi tiếp xúc với kim loại, nên đã có trường hợp thầy thuốc chỉ định thăm dò tim mạch với cộng hưởng từ hạt nhân trên một người đã đặt stent động mạch vành, kết quả: Stent bị di lệch, gây tai biến cho người bệnh, đó là kinh nghiệm của VN, còn theo y văn gần đây: Tại Trung Quốc ở một bệnh viện phẫu thuật, bỗng phát ra một tiếng nổ lớn ngay trên bàn mổ một nữ bệnh nhân chướng bụng do ăn uống nhiều quá, trong hơi dạ dày của người bệnh này có rượu, khi tiếp xúc với dao điện, tia lửa điện gây tiếng nổ và hỏa hoạn ngay tại phòng mổ.

Cần thiết phát triển mạng lưới

Công việc này giúp xác định các nhóm, các cá nhân, thực sự có khả năng làm được một số việc có lợi cho sự hợp tác đa chiều: Việc này giúp các nhà khoa học tiết kiệm được nhiều công sức, nhưng ta phải có cách phát triển được tinh thần hợp tác nhóm (team work), mà chúng ta còn rất kém, tư tưởng giữ tủ, không ai chịu ai, vẫn còn nặng nề ở VN. Dùng biện pháp nào để khắc phục, khẩu hiệu xuông không đủ, ở đây, quyền tác giả phải được đề cao (intellectual property). Hiện nay, sự đãi ngộ đối với khoa học kỹ thuật còn quá thấp, chứng tỏ cách suy nghĩ của một số người quản lý còn bất cập với tình hình trong và ngoài nước.

III. LIÊN HỆ GIỮA KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Lỗ hổng lớn nhất của bản chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng phê duyệt chính là khi bàn về khoa học xã hội và Nhân văn. Chúng ta chưa mạnh dạn, đánh giá cho đúng sự lạc hậu, thậm chí là lạc điệu so với khoa học xã hội của thế giới. Vì trong một thời gian quá dài, cho đến hiện nay vẫn vậy, khoa học xã hội chỉ là một công cụ minh họa cho đường lối chính sách của Đảng, nó không đáng được gọi là một NGÀNH KHOA HỌC theo nghĩa đích thực của nó. Bởi thế, các nhà khoa học Việt Nam dù có tài giỏi, trí tuệ cũng không thể hòa đồng hay tiếp cận với khoa học xã hội của thế giới vì tư duy về phương pháp luận hoàn toàn khác nhau.

Muốn xây dựng một ngành khoa học xã hội đúng với vai trò và chức năng, nhiệm vụ đích thực của nó phải thay đổi tận gốc tư duy về khoa học xã hội, gần như phải xóa đi làm lại từ đầu, trả về cho nó chức năng khoa học đích thực. Thực tế cuộc sống đòi hỏi đào tạo và tuyển chọn lại  đội ngũ người làm khoa học xã hội. bao gồm những người được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài, mời những chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài về nước tham gia đào tạo đội ngũ khoa học trẻ được thanh lọc và tuyển chọn trong nước đồng thời, biết cách mời gọi những nhà khoa học xã hội đã có quá trình đào tạo và nghiên cứu tốt, có công trình xuất bản được giới khoa học trong và ngoài nước thừa nhận trở lại giúp thêm vào công cuộc đào tạo các cán bộ nghiên cứu trẻ.

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của một nước thường gồm 6 thành tố sau đây : (i)  Đánh giá đúng thực trạng và các vấn đề nổi cộm của nền khoa học và công nghệ nước nhà; (ii) Xác định đúng đòi hỏi về khoa học và công nghệ của nước nhà (thí dụ trong 10 năm tới); (iii) Lựa chọn một cách thông minh những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn, những khâu đột phá; Con đường, các nguồn lực và các biện pháp phát triển khoa học và công nghệ của nước nhà, trong đó mấy điều rất quan trọng là từ chỗ học hỏi, du nhập, làm theo khoa học và công nghệ của thế giới đến chỗ tạo ra khoa học và công nghệ của nước mình ; (iv) Thiết lập các điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học,  nhà công nghệ của nước mình hoạt động và giao lưu, hội nhập quốc tế; (v) Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ. (vi) Tổ chức các cơ quan khoa học và công nghệ của nước nhà.

Trong 6 thành tối liệt kê ở trên thì chiến lược phát triển KHCN ở Việt Nam đã trả lời 3 vấn đề nhất là vấn đề thứ 3 còn thiếu ý nói tới vấn đề cuối cùng. Hay nói cụ thể hơn, với thành tố (ii), trong các lĩnh vực, luôn có cây mục tiêu nên việc xác định này liên quan đến yêu cầu chọn đúng đoạn nào của cây mục tiêu đó. Nói cách khác, phải xác định và đi từ gốc của vấn đề để rồi tiếp tục đi đến các vấn đề phát sinh. Hiện nay, trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã tích tụ quá nhiều vấn đề bất cập. Vấn đề không phải là ở chỗ chưa có sự thống nhất ý kiến mà là ở chỗ để sự không thống nhất này kéo dài, dẫn đến sự phân liệt về tư tưởng quan điểm, phân liệt trong hành động để khi phát triển đến mức cao thì thành phân liệt về tổ chức.Minh chứng là những ý kiến khác nhau về dự thảo Hiến pháp 2013 thể hiện rõ thực trạng này.

Với thành tố (iv) và (v), tôi vẫn băn băn khoăn ở khía cạnh cần làm rõ chủ trương, chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học. Đó là chưa kể đến việc chảy máu chất xám do chính sách đãi ngộ, do chính sách tuyển dụng (gắn với tệ nạn mua quan, bán chức). Ngoài ra, còn phải tính đến nhiệm vụ phòng ngừa tệ nạn “Khoa học phiệt” có thể đã chớm xuất hiện ở Việt Nam , có thể liên quan đến vấn đề bè phái được hình thành dưới tác động của nhóm lợi ích.

IV. KẾT LUẬN

Mầy mò trên con đường phát triển kinh tế thị trường, khi đất nước đổi mới cơ chế quản lý, nhưng sự thiếu lý luận về hình thái và mô hình kinh tế mới, cộng với tư duy sản xuất thời bao cấp còn rơi rớt nặng, và sức ì của ý thức hệ tư tưởng, đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trên lĩnh vực này. Kinh tế và thể chế là cặp song sinh, là lĩnh vực yếu nhất của Việt Nam. Cùng xuất phát điểm gần tương tự như Việt Nam nhưng Hàn Quốc đã hoàn thành công nghiệp hóa từ năm 1990. Thái Lan là nước phát triển trung bình nhưng Việt Nam còn phải phấn đấu khoảng 30 năm nữa mới đạt được như Thái Lan ngày nay. Các giải pháp để chấn hưng đất nước, trong đó có vai trò của kinh tế tri thức đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học phân tích đề xuất, “quả bóng” đang nằm trong chân những người có trách nhiệm điều hành quản lý đất nước.

Ở Việt Nam, sai sót rất nghiêm trọng, yếu kém, thậm chí lạc hậu về lĩnh khoa học xã hội nhân văn dẫn đến các tiêu cực trong xã hội, không tiếp thu được một cách có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu khoa học. Ngay tại các nước phương tây, đã có nhận định là nhiều phát minh sáng kiến đã bị các nhà đầu tư mua rồi cất ngăn kéo vì nếu khai thác, ứng dụng thì sẽ phải điều chỉnh, thậm chí hủy bỏ các công nghệ hiện đang đem lại cho họ lợi nhuận lớn. Đây cũng là vấn đề mà ta đang gánh chịu một cách âm thầm mà ít người lên tiếng.

Kinh tế tri thức có hai mặt như đồng xu. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, chỉ riêng về lĩnh vực nông nghiệp, một số tổ chức/người có thể sử dụng Học thuyết kinh tế tri thức mới để đặt ra vấn đề bản quyền và làm hại nông dân (ví dụ các loại giống cây trồng biến đổi gen), sử dụng kiến thức bản địa của nông dân mà không trả tiền. Khi các doanh nghiệp tạo ra tri thức thì họ tính tiền rất đắt nhưng tri thức của nông dân thì luôn bị lạm dụng mà không có ai bảo vệ. Nếu Chính phủ vì dân thì họ sẽ có những biện pháp bảo vệ nông dân như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ nông dân, đẩy mạnh chi tiêu công cho công tác nghiên cứu phục vụ nông dân, phát triển các nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cộng đồng, v.v. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải giúp đỡ và phát triển các tổ chức của nông dân để họ tự bảo vệ họ.
 
 Tô Văn Trường
 
-------------------------
Tài liệu tham khảo
http://www.angelcapitalassociation.org/entrepreneurs/faqs/
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140209/bi-quyet-thanh-cong-cua-cong-ty-khoi-nghiep-israel.aspx
http://www.alliancetechventures.com/dynamic/road_to_venture.php5
http://inventors.about.com/od/fundinglicensingmarketing/a/inventionfunds.htm
http://www.angelcapitalassociation.org/entrepreneurs/faqs/
http://www.theatlantic.com/international/archive/2014/02/can-vietnam-create-the-next-silicon-valley/283760/
Trích dẫn một số ý kiến thảo luận với các nhà khoa học như Trần Đức Nguyên, Vũ Quang Việt, Nguyễn Lang.

(BVN) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét