<- Hội thảo về hòa bình, an ninh sau 40 năm TQ chiếm Hoàng Sa (VOA). – Thực hư tưởng niệm Hoàng Sa và chiến tranh Việt-Trung? (RFA).
- Sắc lệnh năm 1961 của Việt Nam Cộng Hoà về quần đảo Hoàng Sa (Blog Nguyễn Tuấn Cường/DĐXHDS).
- “Hương vị Tết” đã tới đảo Trường Sa Đông (QĐND). – Hết mình vì biển, đảo Trường Sa (ND). – Thiết chế văn hóa ở quần đảo Trường Sa (VH).
- Bị cảnh cáo vì đưa bản đồ ‘đường lưỡi bò’ vào Việt Nam (VNE). – Xử lý vợ chồng người Trung Quốc mang bản đồ “đường lưỡi bò” vào VN (TT).
- Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động phi pháp ở ‘TP.Tam Sa’ (TN/DĐXHDS).
- Tàu ngầm Kilo là ‘mốc lớn’ về phòng thủ (BBC). – Tàu ngầm kilo HQ-182 cập cảng Cam Ranh (QĐND). – Tàu ngầm kilo Hà Nội hạ thủy (NLĐ).
- Tập Cận Bình và Shinzo Abe : Kỳ phùng địch thủ, đồng sàng dị mộng (RFI). – Nhật triển khai chiến lược an ninh mới : Dồn sức kháng Trung Quốc (RFI). – Bắc Kinh cải tổ quân đội, đặt ưu tiên cho hải quân (RFI).
- Trung Quốc ‘ngán’ lực lượng hải quân Mỹ và Nhật ở châu Á-Thái Bình Dương (TN).
- Huynh trưởng Lê Công Cầu trả lời RFA trong khi bị công an quản chế (RFA). – Một năm mới không bình yên (RFA).
- Chị Trần Ngọc Anh bị côn an đánh nhập viện vì biểu tình tố cáo tội ác cộng sản (DLB). – Hà nội vi phạm nhân quyền trắng trợn ngay ngày đầu năm (SBS/ DTD).
- Khách hàng của Ngân hàng Nhà nước lại trở thành dân oan (RFA).
- Bao nhiêu Hiệp hội nữa sẽ được lập ra? (RFA/DĐXHDS).
- TỪ 1954 ĐẾN 2014: 60 NĂM SAU NGÀY THOÁT ÁCH ĐÔ HỘ THỰC DÂN PHÁP VIỆT NAM ĐƯỢC, MẤT NHỮNG GÌ? (Quỳnh Trâm).
- Nhật ký mở lại (lần thứ 71): PHẢI CHĂNG BẢN THÔNG ĐIẸP ĐẦU NĂM CỦA CHÚ BA CÓ TÍ MÙI…TỰ DIỄN BIẾN??? (Nhát Sỹ Tô Hải). – VỢ ÔNG “ QUYẾT LIỆT” KHUYÊN CHỒNG (Nguyễn Tường Thụy). – Cải cách muôn năm! (Trần Hùng). – SƯ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Thủ tướng Dũng và phép toán thông điệp (BBC). – Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A về “Thông điệp đầu năm 2014″: ‘Cần theo dõi hành động hậu diễn văn’ (BBC/DĐXHDS). – Ý kiến trái chiều về thông điệp của Thủ tướng Việt Nam (VOA). – Thông điệp lãnh đạo ba nước khác nhau (BBC).
- Bùi Tín: Năm 2013: Hoa thơm và gai độc (Blog VOA).
- Luật Đất đai sửa đổi: Nhiều điểm mới vẫn còn “vênh” (TTXVN). – Nhà nước không còn thu hồi đất cho các ‘đại gia’ (VNE). – “Cả nước vi phạm Luật đất đai mà chẳng ai sao cả!” Vậy, trong vụ Văn Giang, ÔNG VÕ CÓ VI PHẠM GÌ KHÔNG? (Infonet/ Bùi Văn Bồng).
- Đảng ‘cấm tặng quà Tết cho cấp trên’ (BBC).
- Chuyện ông Hồ Xuân Mãn, cựu Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế: “ANH HÙNG” (Nguyễn Quang Vinh). Phải chăng Hồ Xuân Mãn đã “học tập và làm theo” ông cụ? – Mời xem lại: Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh? (RFA).
- An khang thịnh vượng (Jonathan London). “Muốn sống ở một nước ‘giàu mạnh’ thì phải có một nền chính trị và những thể chế xã hội có thể tạo ra những điều kiện cần thiết để kích thích sự tích lũy vốn, tăng trưởng kinh tế, và nhiều cơ hội kinh tế cho người dân từ mọi thành phần. Vấn đề cơ bản ở đây là xác định và thực hiện những điều kiện về thể chế này như thế nào?”
- Nguyễn Hoàng Đức: KHÔNG LÝ TRÍ DÂN TA LÀM SAO TIẾN BỘ ? (Nguyễn Tường Thụy).
- Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: “Điều tôi tâm đắc nhất là phải đổi mới thể chế” (TBKTSG).
- Dương Chí Dũng có thể thoát án tử hình? (BBC).
- Nhận diện về ” Lợi ích nhóm” (VTV).
- TP.HCM muốn Ban Kinh tế TƯ nghiên cứu 5 quyết sách (VNN).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng ‘chê’ giá vé đường sắt đắt (TN).
- Lừa 4.000 tỷ, ‘siêu lừa’ Huyền Như đã nộp lại những gì? (VNN).
- Giám đốc Sở Y tế Bình Phước “phớt lờ” chỉ đạo của Tỉnh ủy! (NLĐ).
- VN điều tra nghi án một học sinh ở Khánh Hòa bị công an đánh chết (VOA). Ông Gerald Staberock, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn: “Những gì chúng ta được biết đáng báo động, nhưng những gì chúng ta chưa được biết hết có lẽ còn đáng báo động hơn. Để chống tra tấn, chúng ta cần có một hệ thống giam giữ minh bạch nhưng Việt Nam thì gần như không hề minh bạch trong lĩnh vực này”.
- Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Xét xử sơ thẩm vụ án ma túy lớn với 89 bị cáo (QĐND). – Xét xử 89 bị cáo mua bán, vận chuyển 32.000 bánh heroin (TT). – 66 người trong đường dây buôn heroin đối mặt án tử hình (VNE). – Mua bán đến 32.000 bánh heroin! (NLĐ).
- Bí thư đảng ủy xã bị giết (TT).
- Rừng Lào, nạn nhân của doanh nghiệp Việt và quân đội Lào (RFI).
- Phim tài liệu: Việt Nam – Cu Ba – Tập 1: Trong lịch sử oai hùng (VTV).
- Nước cờ quẩn của người Miên (Hiệu Minh). – Hun Sen có phải sang nương náu tại Việt Nam lần 2? (Cầu Nhật Tân).
- Trừng phạt quan chức che giấu tài sản (NLĐ).
- Campuchia: Người biểu tình đụng độ với cảnh sát, 3 người thiệt mạng (VOA). – Cảnh sát Campuchia bắn người biểu tình (BBC). – Campuchia: Biểu tình thành đụng độ đổ máu (NLĐ). – Biểu tình ở Campuchia bùng phát thành bạo lực, 4 người chết (VOV). – Cảnh sát Cam Bốt bắn chết ba công nhân biểu tình (RFI). – Campuchia: Cảnh sát bắn chết 4 người biểu tình (RFA). =>
- Campuchia: Trí thức đề nghị Quốc vương chủ trì đàm phán (TTXVN).
- Bị cấm vận, Kim Jong Un vẫn có thiết bị trượt tuyết Thụy Điển (RFI).
- Báo Mỹ: Kim Jong un không xử chú bằng 120 chó đói (Infonet/DĐXHDS).
- Hàn Quốc ngờ vực các tuyên bố hòa bình của Kim Jong Un (RFI). – Hàn Quốc lắp radar trên đảo biên giới với Triều Tiên (TTXVN).
- Miến Điện: Sự ủng hộ cho đề nghị sửa đổi hiến pháp gia tăng (VOA).
- Hải chiến Hoàng Sa: Thái độ của các nước lớn (Kỳ 2) (PT). - Trường Sa nơi mùa xuân đến sớm (Infonet). - Cảnh cáo hai người Trung Quốc mang bản đồ “lưỡi bò” (PLTP).
- Cờ Tổ Quốc tung bay trên nóc tàu ngầm HQ 182 Hà Nội (TTXVN). - Tàu ngầm Hà Nội được chăm sóc kỹ khi về Việt Nam (ĐV).
- TRANH CHẤP LÃNH THỔ TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN HOA ĐÔNG: Không thể mua nổi láng giềng gần (PT).
- Trung Quốc sẽ lập hệ thống chỉ huy tác chiến liên quân (PLTP). - Tư lệnh QK không đủ quyền điều động hải, không quân, TQ khó cải cách (GDVN).
- Luật Đất đai sửa đổi vẫn còn nhiều bất cập (TN). - “Ai cũng ôm quyền thì làm sao cải cách!” (PLTP). - Triển khai Luật Đất đai 2013: Nông dân sẽ yên tâm đầu tư dài hạn (DV).
- “Đừng đối xử với báo chí như địch họa, thiên tai” (Infonet). - Quy định rõ chế tài việc “né” báo chí (PLTP).
- Bauxite lỗ dài, vật nài xin ưu đãi đủ thứ (VEF/DĐXHDS).
- Bộ trưởng Thăng “phê” Đường sắt VN đổi mới nửa vời (Infonet). - Bộ trưởng Thăng chê vé tàu lửa đắt hơn máy bay (MTG). - “Ngành đường sắt phải bỏ tư duy độc quyền” (ANTĐ).
- Sẽ nêu đích danh, xử lý các địa phương để tội phạm lộng hành (TN). - Nơi nào có xã hội đen, trung ương đều biết cả (PLTP).
- Tăng thẩm quyền giải thích cho Tòa án? (PLVN).
- Thôn xà xẻo tiền, quà của Chủ tịch nước (PLTP).
- Công nhân bạo động ở Campuchia (PLTP).
- Ngụy Văn Thà (DLB). “Họ
của anh là Ngụy lại nồng nàn yêu nước/ Tổ Quốc gọi đích danh Anh… nhiệt
huyết Văn Thà/ Nghiệp hải chiến… tên Anh gắn liền cùng hải đảo/ Quyết
vùng trời sanh tử xông pha“. – Cám ơn các anh chiến sĩ VNCH
- Năm
1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến
ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la (Reuters/ Trần Hoàng). - LIÊN XÔ VIỆN TRỢ CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM (Global Security/ FB Tin Không Lề). “Năm 2001, Nga
đã xóa 85% số nợ 11 tỷ đô la viện trợ cho Bắc Việt trong chiến tranh
“chống Mỹ cứu nước”, 15% còn lại (1,65 tỷ đô la) Việt Nam phải trả trong
vòng 23 năm. Như vậy hiện tại Việt Nam vẫn còn đang trả nợ chiến tranh
cho Nga”.
- 40 năm Hải chiến Hoàng sa – Kỳ 3: Đổ bộ đảo Quang Hòa (TT). - Cảnh cáo hai người Trung Quốc đi xe tự chế có hình “đường lưỡi bò” (PT).
- Tàu Kilo có thể bắn tên lửa đa mục tiêu, địa hình (TTXVN/ĐT). - Tàu ngầm Hà Nội cập Quân cảng Cam Ranh (ĐĐK).
- Nhật Bản sợ Trung Quốc “bao vây”? (VOV).
- Công an TP. Vinh triệu tập vợ chồng em trai TNCG Nguyễn Đình Cương (DCCT). – “Triệu tập” hay “mời”? (Bùi Hằng).
- Việt Nam hôm nay, ngày 03.01.2014 (DCCT).
- Huy Chương Lòe Cân Ký (Đinh Tấn Lực).
- Govapha – Vứt Quách Cho Xong (Dân Luận).
- Những tên cướp ngày (NQ&TD).
- Về hiệu lực của Hiến pháp (TBKTSG).
- Thông điệp lạ của Thủ tướng! (MTG). - Chuyên gia bình luận về Thông điệp 2014 của Thủ tướng (VOV).
- Tương tác của niềm tin (MTG).
- “Thói quen” khó bỏ? (TP).
- Phải xem lại ý thức một số ông “nghị”? (PT). - 70.000 công chức “cắp ô” sắp bị giảm biên chế? (DT).
- Cấm để bảo vệ phụ nữ? (PLXH).
- Tóm lược về dân chủ (IV) (BNG Mỹ/ TCPT). Mời xem lại: Phần I – Những đặc điểm của dân chủ - Phần II – Bầu cử dân chủ và Pháp quyền - Phần III – Ba trụ cột của chính phủ
- Vũ Tường – Những quốc gia thất vọng: Sự phát triển của Hàn Quốc và Việt Nam thời hiện đại (1) – Vũ Tường – Những quốc gia thất vọng: Sự phát triển của Hàn Quốc và Việt Nam thời hiện đại (2) (Dân Luận).
- Tin đồn lãnh đạo Triều Tiên cho 120 con chó xé xác chú là thất thiệt? (DT). – Quốc tế đã “bắt bài” Kim Jong-un, không ai còn sợ Triều Tiên đe dọa (GDVN). - Triều Tiên cương quyết muốn ‘làm hòa’ với Hàn Quốc (Infonet). - Đằng sau tin đồn chú Kim Jong-un bị “cẩu xực” (KP). - Thực hư chuyện Jang Song Thaek bị xử tử bằng chó săn (NLĐ).
- Nghiệp đoàn Campuchia yêu cầu thả người biểu tình (TTXVN). - Campuchia: Các bên tìm biện pháp giảm nhiệt đình công (SGGP).
KINH TẾ- Khó khăn và hy vọng cho kinh tế VN (BBC). – Võ Trí Thành: Năm 2014: Dự cảm kinh tế và suy tư (TBNH).
- Phạm Chí Dũng: Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu (VOA). – Nợ xấu vẫn đe dọa tăng trưởng tín dụng (ĐT). – Không nên trì hoãn phân loại nợ xấu.
- “Địa chỉ” đến của đồng tiền 2014 (DĐDN).
- Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc (VOA).
- DN Việt: Họ đã thắng thị trường! (DĐDN).
- Những ngân hàng hồi sinh bên cửa tử (ĐT).
- NHNN quản chặt luồng vốn đầu tư ra nước ngoài (ĐT).
- Việt Nam nhận 11 tỷ đôla kiều hối năm 2013 (VOA). – Gia tăng kiều hối 2014 dưới góc nhìn chuyên gia (VTV).
- Chính phủ yêu cầu huy động vàng trong dân (VnEco).
- “Đo nhiệt độ” bất động sản 2014 (ĐT).
- Từ 1/3, không sử dụng tiền mặt trong giao dịch chứng khoán (VTV). – Các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các công ty lỗ. – Vì sao một số cổ phiếu kinh doanh kém lại được khối ngoại mua vào.
- TPHCM: Thưởng Tết cao nhất 710 triệu đồng (TBKTSG).
- Điện thoại di động đem về 21,5 tỷ USD (BBC). – Choáng với cước điện thoại (NLĐ).
- Thực hư câu chuyện cà phê đội lốt cà phê chồn tại Đà Lạt? (VTV).
<- Vì sao người dân chặt bỏ cây ca cao? (TBKTSG).
- Khoai tây Trung Quốc giả danh khoai tây Đà Lạt ở thị trường Tết (VTV).
- Xuất khẩu thủy sản sẽ gặp khó với quy định của Mỹ (TBKTSG). – Tôm “bơm rau câu” đe dọa xuất khẩu tôm. – HSBC: Xuất khẩu Việt Nam sẽ hưởng lợi trong 2014. – HSBC: Xuất khẩu sẽ “gánh” kinh tế 2014 (VnEco).
- Video: GDP thượng thọ 80 tuổi (BBC). – Nhận diện tăng trưởng GDP năm 2014 (ĐT).
- Tiền ảo Bitconin – Cơ hội và nguy cơ (VTV).
- Để đi đúng “đường ray” (DĐDN).
- Chính phủ yêu cầu NHNN củng cố chống vàng hóa (PLTP). - Câu hỏi “xóc tận gáy” gửi lãnh đạo Ngân hàng 100.000 tỉ ở VN (Soha).
- Năm 2014: Nên đầu tư vào kênh nào? (PLTP). - Cổ phiếu đầu cơ trồi sụt – hàng loạt bẫy tăng giá giăng sẵn? (Stockbiz).
- Hà Nội: Nhà thu nhập thấp thất hứa, khách kêu cứu (Infonet).
- Vững tin doanh nghiệp Việt (DĐDN).
- 4 ngân hàng Việt đã biến mất (ĐTCK). - Ngân hàng hồi sinh bên “cửa tử” (Infonet).
- Giá vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước theo không kịp (TT). - Vàng nội yếu thế hơn vàng ngoại (KP).
- Tuần này, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh (VnEco).
- EVN lãi to do tăng giá điện (VNN).
- 5 vấn đề lớn về kinh tế – xã hội tại TPHCM (Vietstock).
- Đau đầu với sản phẩm mới (TT).
- Xuất khẩu dệt may: Thắng vẫn lo! (ĐĐK).
- Xuất siêu và giá trị 2 trong 1 (ĐĐK).
- Bitcoin – 3 (Nguyễn Vạn Phú).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Cho xây nhà trong di tích (NLĐ). =>
- Bức tranh “em Thúy” là bảo vật quốc gia (VTV).
- VN muốn gì khi đăng cai Vesak 2014? (BBC).
- Trò chuyện với Giáo sư Hà Minh Đức về cuốn Một thế hệ vàng trong thơ ca VN hiện đại (VTV).
- “Thần đồng văn học” Nga lưu luyến Việt Nam! (NLĐ).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 106 (Nhật Tuấn).
- NHÌN LẠI MỘT NĂM CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA (Sắc Việt).
- THƯ CỦA NHÀ THƠ MAI VĂN PHẤN (Văn Công Hùng).
- TÔI ĐUỔI BÓNG MÂY TRÔI (Tương Tri). – SAU CƠN SAY
- Tiếng Việt đa dạng (2) (Nguyễn Vĩnh).
- NSƯT Phượng Loan sẵn sàng “xấu xí” vì vai diễn (NLĐ).
- Vân Trang tự hào có đôi “chân vừa” (NLĐ).
- Quay cuồng theo giá trị ảo: Loạn giá trị thật – ảo (NLĐ).
- Những ngôi nhà của một đời người (Blog VOA).
- Con đường Rượu vang : Chiều sâu bao tử, bề dày văn hóa (RFI).
- Mong lễ hội đúng là lễ hội (Tin tức).
- Phóng sự ảnh lay động lòng người (VNN).
- Hoa hậu Hoàn vũ VN 2014 sẽ không diễn ra ? (TN). - Loạn… hoa hậu (MTG).
- Chuyện “phức tạp” ở phòng vé (PLTP).
- Nồng say xòe Thái Mường Lò (ĐĐK).
- Hội An phục dựng cây nêu ngày Tết (SGGP).
- Sách hay vẫn ẩn mình? (ĐĐK).
- VIỆT DZŨNG – Giấc Mơ Trăng Và Đá (Du Tử Lê).
-NGUYỄN ĐÌNH TOÀN * PHÙNG CUNG (Sơn Trung).
- Truyện ngắn của PHẠM TRƯỜNG THI: NGHỆ THUẬT TÌNH THƯƠNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- TIẾU LÂM GABROVO 16 (TIẾP) (Vũ Nho).
- Mượn Tiền Nhớ Trả (Da Màu).
- Vũ Thư Hiên – Sương xuân và hoa đào (Dân Luận). – Tuyết lạnh ở DC (Hiệu Minh).
- Hoàng Nhất Phương – Đêm Đông (Dân Luận).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC<- Teen rôm rả tranh luận thi tốt nghiệp 4 hay 5 môn (Ione).
- Kiểm soát chất lượng tuyển sinh đại học, cao đẳng (ND). – Kết quả tuyển sinh riêng trường nào chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó.
- Phó giáo sư phải giao tiếp thành thạo tiếng Anh (VTC).
- Thưởng Tết: Nỗi buồn của không ít giáo viên (PL&XH).
- Hoảng loạn vì đi mẫu giáo sớm (PNO/VNN).
- Học giỏi tiếng Anh giao tiếp từ những điều thường bỏ sót (Kênh 14).
- Đừng đổi mới nửa vời (TN).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có tính nhầm? (GDVN).
- Thi tốt nghiệp THPT: Nên giao cho từng vùng (Infonet). - Đổi mới thi tốt nghiệp THPT: Tránh nóng vội (SGGP). - Trường tuyển sinh riêng được sử dụng kết quả thi “ba chung” (TT). - Giáo viên bối rối với tỷ lệ miễn thi 20% (TP).
- Quảng cáo tấn công trường học (TT).
- Giúp trẻ nuôi dưỡng đam mê (TN).
- Cuộc phiêu lưu của tâm hồn (VNN).
- Chóng mặt với đổi mới thi (ĐĐK). - Thay đổi thi tốt nghiệp THPT: Lo nảy sinh tiêu cực (TN). - Băn khoăn môn ngoại ngữ (TT). - Đổi mới tuyển sinh Đại học, cao đẳng: “Phanh” vì ngại mạo hiểm (HNM).
- GS, PGS phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (Infonet).
- Ký túc xá sinh viên: Bao giờ đủ cầu? (PLXH).
- Dạy học trò tư duy tích cực (Đọt chuối non).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Nghi làm giả hồ sơ giả để rút tiền bảo hiểm (NLĐ).
- Người lao động đi Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng (VOV).
- Đắk Nông: Áp lực dân di cư tự do (SGGP).
- Cháy gần khách sạn La Thành: Hỗ trợ gia đình nữ sinh tử vong (VOV). – Không có chuyện bỏ mặc nạn nhân trong đám cháy (TT).
- Rúng động chuyện em cắt lìa chân chị (NLĐ). – Con quỷ ma túy. – Sở Y tế Hà Nội báo cáo vụ bệnh nhân bị người nhà cắt chân (VOV). – Tạm giữ em trai cắt chân chị gái ở Bệnh viện Saint Paul. – Bệnh viện nói về vụ ‘cắt chân bệnh nhân đang điều trị’ (VNN). – Vụ em ruột cắt chân chị gái đang nằm viện: Lời khai rùng rợn của hung thủ (TN).
- Đau đầu với làng cá bè (NLĐ). =>
- Hươu cao cổ Nam Phi sinh con tại vườn thú Đại Nam (TTXVN).
- Video: Người ‘Nam châm’ hút được thìa (BBC).
- Trung Quốc bác bỏ thông tin về vắc xin chết người (RFI). – Trung Quốc bố ráp ổ cung cấp thuốc lắc : 200 người bị bắt.
- Bão tuyết hoành hành ở vùng đông bắc nước Mỹ (VOA). – Đông bắc Mỹ bị bão tuyết lớn (BBC).
- 22% thực phẩm cóa chất gây sỏi thận (TN). - Tiếp tục kiểm nghiệm chất cấm trong đồ chơi (TN). - Nỗi đau trẻ nhỏ giữa vòng vây hàng Tàu nhiễm độc (VNN).
- Sẽ có “thuốc đặc trị” tai nạn giao thông (ANTĐ).
- Hoàn cảnh khốn cùng của gia đình nữ sinh chết cháy (VNN). - Cháy nổ tiệm xe đạp, hai mẹ con chết thảm (PLTP).
- Tiền Giang: Công nhân ngộ độc la liệt đi cấp cứu (Infonet).
- Phạt là đúng! (ĐĐK).
- Vụ vận chuyển ma túy “khủng” xuyên quốc gia: 66 bị cáo bị truy tố mức án có khung hình phạt cao nhất (PLXH).
- Vụ em trai bị “ma nhập” cắt chân chị ruột tại bệnh viện: Hung thủ thoát tội giết người (Giadinh.net). - Vụ “cắt chân trong bệnh viện Xanh Pôn” có thể không đơn giản như chúng ta biết! (PT).
- Bão Hercules tiếp tục hoành hành nhiều bang nước Mỹ (Tin tức). - Mỹ: 13 người chết vì bão tuyết (Infonet).
QUỐC TẾ <- Nổ lớn chết người ở Beirut (BBC). – Tấn công bằng bom ở Beirut (VOA). – Hezbollah nhận “quả đắng” của người Sunni? (NLĐ).
- Tàu Na Uy, Đan Mạch lại tiến vào Syria (BBC).
- Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Đông vận động hồi phục hòa đàm (VOA).
- Mỹ tiếp tục sơ tán nhân viên khỏi Nam Sudan (VOV).
- Thủ tướng Ấn Độ sẽ rút lui sau cuộc bầu cử năm nay (VOA). – Thủ tướng Ấn tuyên bố rời chính trường sau bầu cử Quốc hội (RFI).
- Trung Quốc phản ứng Mỹ sau khi tổng lãnh sự quán bị đốt (NLĐ).
- Báo Anh, Mỹ kêu gọi khoan hồng cho Snowden (VOV).
- Quảng Đông thu giữ hơn ba tấn ma túy (BBC).
- Tàu cứu hộ của TQ ở Nam Cực có thể bị kẹt (VOA). – Tàu Trung Quốc bị kẹt ở Nam Cực, sau khi cứu hộ tàu Nga (RFI).
- Nhìn lại thế giới năm 2013 (TBKTSG).
- Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco bị phóng hỏa (RFI).
- Ý cứu trên 200 người tị nạn tại nam Lampedusa (RFI).
- Ai Cập: Bạo động lại bùng phát, 11 người chết (Infonet). - Ai Cập: 6 người thiệt mạng trước phiên xét cử cựu Tổng thống (VOV). - Ai Cập: Đụng độ đẫm máu nhất kể từ hơn hai tháng qua (TTXVN).
- Israel thử thành công lần thứ 2 tên lửa Arrow III (Infonet).
- Chính phủ Mỹ đề xuất các biện pháp mới về kiểm soát súng (VOV). - Mỹ: 5 triệu người thất nghiệp bị ảnh hưởng vì Quốc hội tranh cãi (TTXVN). - Mỹ đề xuất cấm người bị bệnh thần kinh sở hữu súng đạn (TTXVN).
- Nga bắt 700 người sau các vụ khủng bố ở Volgograd (TN). - Putin yêu cầu mở rộng phạm vi tuần tra trên không tại Bắc Cực (TTXVN).
- Sứ mạng chuyên chở vũ khí hóa học rời Syria (VTV). - Nhìn nhận vai trò của Nga và Mỹ trong cuộc khủng hoảng Syria năm 2013 (PT). - Nhóm đối lập chủ chốt Syria không dự hội nghị Geneva II (TTXVN).
- Thủ tướng Ấn Độ nghỉ hưu sau bầu cử năm 2014 (Infonet).
- Thêm nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ rút khỏi Nam Sudan (VOV). - Quân Mỹ muốn tăng cường khả năng tấn công tự chủ cho UAV (GDVN).
- Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 40 tàu chiến mới (Tin tức). - Không quân Nga tăng cường khả năng kiểm soát Bắc Cực (ANTĐ). - Nga mở rộng phạm vi tuần tra trên không tại Bắc Cực (ĐV).
- Hà Lan triển khai binh sỹ đến Mali (VOV).
* Video: + Bản tin video tối 02-01-2014; + Bản tin video sáng 03-01-2014; + Bản tin video tối 03-01-2014; + Những con số trong tuần 02-01-2014; + Em trai luật sư Lê Quốc Quân tố cáo bị an ninh mật vụ hành hung; + Biểu tình tại TPHCM đầu năm 2014; + 2 trẻ song sinh chào đời từ tinh trùng người cha quá cố; + Tàu sân bay TQ về căn cứ sau loạt diễn tập tại Biển Đông.* VTV: + Chào buổi sáng – 03/01/2014; + Điểm báo – 03/01/2014; + Tài chính tiêu dùng – 03/01/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 03/01/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 03/01/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 03/01/2014; + Tin quốc tế 17h – 03/01/2014; + Thời sự 12h – 03/01/2014; + Thời sự 19h – 03/01/2014.
2191. THỦ TƯỚNG ANGELA MERKEL VỚI MỘT KẾ HOẠCH LỚN GÂY TRANH CÃI CHO CHÂU ÂU
Thứ Năm, ngày 02/01/2014
(Tạp chí Der Spiegel - số 43/2013)
Chính sách đối nội của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong nhiệm kỳ thứ ba nhiều khả năng sẽ giới hạn trong tăng chi tiêu. Nhưng bà có những kế hoạch lớn cho châu Âu. Tạp chí Der Spiegel biết được rằng bà muốn Brussels có thêm nhiều quyền lực hơn trong vấn đề ngân sách quốc gia. Đây là một bước đi liều lĩnh mà các đôi tác trong Liên minh châu Âu và đáng Dân chủ Xã hội (SPD) của Đức có thể phản đối.
Cuối cùng, không khí trở nên thực sự náo nhiệt như ngày hội trong Berlin Hall of Parliamentary Society, một tòa nhà nằm bên cạnh trụ sở Quốc hội Đức. Đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Merkel và SPD đã gặp nhau 3 lần vào tháng 10/2013 để tìm hiểu xem liệu họ có thể thành lập một chính phủ liên minh hay không.
Merkel nhìn Chủ tịch SPD Sigmar Gabriel với ý dò hỏi và nói: “Ông có muốn nói điều gì không?”. Nhưng Gabriel ra hiệu bảo bà nói tiếp. Merkel tiếp tục: “Tôi được phái đoàn của tôi ủng hộ cho những điều mà chúng ta vừa thảo luận”. Và Gabriel trả lời: “Tôi cũng vậy”.
Một đại liên minh đã được hình thành ngay trước 3 giờ chiều ngày 17/10/2013. Lần thứ 3 trong lịch sử nước Đức sau chiến tranh, CDU của Merkel, cùng với đảng anh em của nó tại bang Bayern là Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), chuẩn bị thành lập một chính phủ liên minh với SPD. Các cuộc thương lượng đã nhanh chóng được tiến hành. Thủ tướng Merkel hối hả thúc đẩy các cuộc thương lượng vì bà muốn có một chính phủ mới muộn nhất là vào lễ Giáng sinh. Bà nói với các thành viên trong ban chấp hành của CDU vào ngày 18/10/2013: “Giáng Sinh đến sớm hơn so với bạn nghĩ”.
Vào thời gian đầu của nhiệm kỳ thứ 3, Merkel có nhiều quyền lực ở Đức và châu Âu hơn bất cứ một thủ tướng Đức tiền nhiệm nào. Nước Đức chưa từng có một đa số mạnh như vậy đứng sau một chính phủ trong Quốc hội kể từ khi đại liên minh đầu tiên được thành lập cách đây 50 năm. Vào giữa thời kỳ khủng hoảng, nước Đức đã trở thành quyền lực thống trị không thể tranh cãi trong châu Âu.
Đại liên minh sẽ trao cho Merkel một đa số mà bà có thể dùng để định hướng nước Đức và châu Âu cũng như giải quyết những vấn đề lớn, bao gồm các cải cách hiến pháp tại Đức và cải cách các thể chế của Liên minh châu Âu.
Merkel, khác với Chủ tịch SPD Gabriel, chưa bị ai thách thức trong chính đảng của mình kể từ chiến thắng của bà trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 9/2013. Những cáo buộc mà những người chỉ trích nhắm vào bà cũng không còn nhiều, ngoại trừ một điều: rằng bà là một thủ tướng mà không có một chương trình nghị sự, kế hoạch hay tầm nhìn; rằng phong cách lãnh đạo của bà mang tính phản ứng lại hơn là chủ động thực hiện; rằng bà không biết bà muốn đưa chính phủ và nước Đức tới đâu.
Các kế hoạch lớn cho châu Âu
Trong quá khứ, Merkel đã coi việc điều hành chính phủ chủ yếu là một công việc mang tính sửa chữa. Những vấn đề trọng đại trong hai nhiệm kỳ đâu của bà, cuộc khủng hoảng tài chính và cuộc chiến giải cứu đồng euro, đều phù hợp với cách tiếp cận này. Liệu điều này có thay đổi khi giờ đây bà đã có quyền lực và phương tiện cần thiết? Khi xét tới nước Đức, sự thay đổi khó có thể diễn ra. Sẽ không có những cải cách lớn trong công tác tại các bộ của chính phủ và đại liên minh sẽ tập trung vào việc tăng chi tiêu nhằm thực hiện một số lời hứa tranh cử của các đảng.
Ngược lại, các quan chức trong Dinh Thủ tướng đang lập ra các kế hoạch cho châu Âu mà trên thực tế có tầm nhìn xa trông rộng đối với một người như Merkel. Nếu Merkel giành được ưu thế, những kế hoạch này sẽ thay đổi một cách cơ bản Liên minh châu Âu, Mục tiêu là đạt được một sự kiểm soát chung và trên quy mô lớn về ngân sách quốc gia, về việc vay nợ của chính phủ tại 28 thủ đô trong Liên minh châu Âu và về những kế hoạch quốc gia nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và áp dụng các cải cách xã hội. Hy vọng được đặt ra là những biện pháp trên sẽ đảm bảo sự ổn định trong dài hạn của Khu vực đồng euro và hướng các nước thành viên tới một đường lối kinh tế và tài khóa chung. Đây sẽ là một sự hoàn thiện về chính trị đầy tham vọng và thường xuyên được nhắc đến của liên minh tiền tệ châu Âu – một thành tựu khổng lồ.
Đây không phải là một mục tiêu mới, nhưng điểm mới ở đây là những áp lực mà Brussels sẽ được phép áp đặt trong tương lai, nếu Merkel thực hiện được các kế hoạch của mình, trong đó bao gồm các quyền giám sát và phủ quyết sớm hơn và mạnh mẽ hơn cũng như những thỏa thuận và yêu cầu được rằng buộc theo hợp đồng. Nói cách khác, điều này sẽ tương đương với một sự tái thiết thực sự Khu vực đồng euro và một bước tiến quan trọng hướng tới một hình thức “chính phủ kinh tế” mà SPD cũng muốn thấy được áp dụng.
Sức mạnh kinh tế hiện nay của Đức giúp giải thích những tầm nhìn này dành cho châu Âu, vì sự giám sát ngân sách chặt chẽ hơn sẽ không phải là một mối đe đọa đối với Berlin vào lúc này. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức thấp đến mức nước này gần như đã đạt được trạng thái toàn dụng lao động và ngân sách cũng đang ở trong tình trạng tốt, ít nhất là trên bình diện chính phủ liên bang. Trên thực tế, kho bạc đang đầy tới mức chính phủ có đủ khả năng tăng chi tiêu trong nước.
Nhiều tiền hơn để chi tiêu
Và đây chính xác là điều mà các thành viên của chính phủ liên minh mới muốn thực hiện. Điểm đầu tiên trong chương trình nghị sự của họ là phân chia phúc lợi và chi tiêu. Nhờ vào nền kinh tế tăng trưởng tốt, việc này thậm chí có thể thực hiện được mà không cần tới tăng thuế. Trong kế hoạch tài chính trung hạn của mình, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble đã dự đoán thặng dư gia tăng trong ngân sách quốc gia từ năm 2015: 200 triệu euro cho năm 2015; 5,2 tỷ euro cho năm 2016 và 9,6 tỷ euro cho năm 2017.
Nói cách khác, Chính phủ Đức sẽ có thêm 15 tỷ euro để tùy ý sử dụng trong những năm tiếp theo. Điều này đem lại cho Merkel và Schauble sự tự do cần thiết để thực hiện những mong muốn tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giáo dục của CDU/CSU và SPD mà không cần phải tăng thuế. Hiện đang có một cuộc thảo luận về một quỹ dành riêng cho cơ sở hạ tầng có trị giá 11 tỷ euro.
Trước cuộc bầu cử, Merkel và Schauble đã tuyên bố về ý định sử dụng thặng dư để trả các khoản nợ cũ. Điều này hiện nay sẽ không xảy ra, tuy nhiên phe bảo thủ không cảm thấy tội lỗi, vì họ nhận định rằng bất chấp các kế hoạch chi tiêu bổ sung, Đức vẫn sẽ đảm bảo được các quy định về trần nợ của mình.
Nhưng việc cải tổ lại các quan hệ tài chính giữa chính phủ liên bang và các chính phủ bang, vốn nằm trong chương trình nghị sự của nhiệm kỳ này, có thể sẽ trở nên đắt đỏ đối với chính phủ liên bang. Nhiều bang sẽ phải cắt giảm hàng tỷ euro khỏi ngân sách để họ có thể xoay xở mà không cần phải vay mượn thêm bắt đầu từ năm 2020. Một số thủ hiến bang phàn nàn rằng đây là một gánh nặng mà bang của họ không thể xử lý được mà không có sự trợ giúp của chính phủ liên bang. Họ khăng khăng đòi hỏi trợ giúp tài chính từ Berlin để đổi lấy việc chấp thuận một sự cải cách hệ thống các khoản thanh toán chuyển nhượng từ các bang giàu hơn tới các bang nghèo hơn của Đức.
Khả năng cản trở pháp luật của các bang tại Hội đồng Liên bang, cơ quan lập pháp đại diện cho các bang, nhiều khả năng sẽ trở nên đắt đỏ đối với chính phủ mới ngay từ trước đó rất lâu. Merkel lo ngại các cuộc thương lượng sơ bộ về việc thành lập chính phủ liên minh có chiều hướng biến thành một cuộc mặc cả về tiền bạc giữa chính phủ liên bang và chính phủ các bang. Bà đã nói với nhóm nghị sĩ quốc hội của CDU/CSU với vẻ bực bội: “Chúng ta vừa có một cuộc bầu cử quốc hội liên bang, chứ không phải 16 cuộc bầu cử quốc hội bang”.
Ngoài ra, có thể có một sự tái cấu trúc quan trọng trong cách thức các dự án vận tải được tài trợ do tình trạng thiếu tiền của các bang. Ngay cả dự án con cưng của CSU, dự án thu phí đường bộ đối với xe ôtô, cũng có khả năng được thông qua, vì nó sẽ đem lại nguồn thu mới.
Nhiều quyền lực hơn cho Ủy ban châu Âu
Trong các cuộc thương lượng, Chủ tịch CSU Horst Seehofer đã giới thiệu một kế hoạch về cách thức thu phí đường bộ có thể trở thành hiện thực. Theo đó, kế hoạch này yêu cầu các tài xế đóng một khoản “phí cơ sở hạ tầng” trong tương lai. Các tài xế người Đức sẽ được bù đắp cho khoản phí này bằng việc giảm thuế cho ôtô và xe máy, nên cuối cùng khoản phí này có thể chỉ được áp dụng đối với tài xế người nước ngoài. Theo tài liệu được Bộ trựởng Giao thông Vận tải Peter Ramsauer chuẩn bị, đề xuất này có thể thực hiện được theo luật của Liên minh châu Âu.
Chính phủ liên minh mới sẽ không phải đối mặt với sự phản đổi mạnh mẽ về chính sách chi tiêu của mình, kể cả từ phe đối lập. Với việc đảng Dân chủ Tự do (FDP) bị loại khỏi Quốc hội sau cuộc bầu cử vừa qua, tiếng nói ủng hộ sự điều độ trong chính sách ngân sách đã biến mất. Sự phản đối yếu ớt có thể chỉ đến từ cánh kinh tế của CDU/CSU.
Như vậy Seehofer sẽ nhận được khoản phí đường bộ của mình, các bang sẽ được giữ trong trạng thái vui vẻ với những món quà tài chính và các văn phòng an sinh xã hội sẽ phân chia phúc lợi. Việc này thực sự không giống với một chương trình đầy tham vọng cho chính phủ liên minh thứ hai của Merkel với SPD. Thay vào đó, nó dường như là một sự tiếp tục những chính sách đã đưa ra, hay một chương trình gồm những tiến bộ nhỏ, ít nhất là trong nội bộ nước Đức.
Nhưng trong chính sách về châu Âu, Merkel đang hướng tới các quyết định mang tính chiến lược, và nhiều khả năng bà sẽ thể hiện nhiều sự dũng cảm chấp nhận rủi ro chính trị hơn bình thường.
Schauble, người châu Âu ngoan cố cuối cùng trong số các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Đức, có thể cảm thấy hài lòng. Merkel muốn có những sửa đổi rõ ràng các hiệp ước của Liên minh châu Âu: nhiều quyền lực hơn cho Brussels, và thậm chí nhiều quyền lực hơn cho ủy ban châu Âu vốn bị chỉ trích mạnh mẽ. Một quan chức chính phủ cho biết: “Đáng tiếc là chúng ta không có lựa chọn nào khác”.
Cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt”
Vào ngày 17/10, sau vòng thảo luận thăm dò cuối cùng với SPD, Merkel đã thảo luận về việc này với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy trong một cuộc nói chuyện riêng tại Dinh Thủ tướng. Đó là một sáng kiến bí mật rất đặc trưng trong quá trình hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu. Các tài liệu về cách thức mở rộng “Nghị định thư 14” của Hiệp ước Liên minh châu Âu đã được tập hợp lại ở Bộ Tài chính Đức. Nghị định này hiện bao gồm một vài tuyên bố chung về sự hợp tác trong Khu vực đồng euro và sự giám sát của khu vực này. Nhưng giờ đây, nếu Berlin có thể áp dụng được cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” của mình, những quyền lực rõ ràng cho Ủy ban châu Âu sẽ được bổ sung vào nghị định thư.
Như vậy, ủy ban châu Âu có thể nhận được quyền ký kết với mỗi nước thành viên trong Khu vực đồng euro một dạng thỏa thuận nhằm cải thiện tính cạnh tranh, đầu tư và kỷ luật ngân sách. “Những dàn xếp theo hợp đồng” như vậy sẽ được xem xét tỉ mỉ với các số liệu và thời hạn, để chúng có thể được giám sát hay thậm chí được đưa ra tranh luận vào bất kì lúc nào. Đáp lại, một ngân sách mới và được thảo luận từ lâu của Brussels sẽ được mở ra cho từng quốc gia, một ngân sách bổ sung của Khu vực đồng euro với trị giá lên tới hàng chục tỷ euro dành cho các nước thành viên tuân thủ theo các yêu cầu.
Ngoài ra, Nghị định thư 14 có thể được sử dụng để bổ nhiệm vị trí người lãnh đạo chính cho nhóm các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng euro (Euro Group). Một trong số các bộ trưởng tài chính đương nhiệm của các nước thành viên đảm nhận công việc đầy quyền lực này, hiện nay người đó là Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem. Những người châu Âu tận tụy như Schauble từ lâu đã mơ ước về việc bổ nhiệm một “Bộ trưởng Tài chính của Khu vực đồng euro”.
Sự phản đối các kế hoạch châu Âu của Merkel
Nếu Thủ tướng Merkel tập trung vào một sự sửa đối phần trung tâm này trong các hiệp ước của Liên minh châu Âu, đây sẽ là một sự chuyển hướng đáng ghi nhận. Tuy vậy, hướng đi mới này vẫn chứa đựng nhiều rủi ro, với nhiều người chỉ trích và một kết quả không rõ ràng. Mọi yếu tố đều không đúng với mong muốn của Thủ tướng Đức, hay ít nhất là vị thủ tướng mà người ta biết. Nhưng Merkel đã sử dụng chiến lược gia hàng đầu của mình về châu Âu. Nikolaus Meyer-Landrut, trưởng ban chính sách châu Âu trong Dinh Thủ tướng, đã trình bày những nét chính trong kế hoạch của Đức tại một cuộc họp ở Brussels vào đầu tháng 10/2013. Nhưng ông không nhận được nhiều phần hồi tích cực.
Những người phản đối đồng tiền chung đang nhanh chóng giành được sự ủng hộ tại hầu hết các nước thành viên Khu vực đồng euro. Mỗi sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại châu Âu và mỗi sự tăng cường quyền lực cho ủy ban châu Âu đều khiến các chính phủ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các cuộc công kích về chính sách đối nội. Thêm nhiều quyền lực hơn cho “Brussels”? Không đời nào.
Trong Nghị viện châu Âu cũng đang có những nghi ngờ ngày một tăng, mặc dù chúng xuất phát từ những nguyên nhân hoàn toàn khác. Cánh tả cũng như phe bảo thủ đều lo ngại rằng bất cứ ai mở cánh cửa dẫn tới việc sửa đổi các hiệp ước, “sẽ không thể nhanh chóng đóng nó lại”, theo lời một quan chức cấp cao của CDU cho biết. Đặc biệt Chính phủ Anh, bị thúc đẩy bởi đảng Độc lập Anh (UKIP) cực đoan theo đường lối chống Liên minh châu Âu, có thể sử dụng cơ hội này để giành lại các quyền lực từ Brussels và về cơ bản tái quốc gia hóa Liên minh châu Âu.
SPD cũng có thể lên tiếng phản đối. Axel Scharfer, phó lãnh đạo nhóm nghị sĩ quốc hội của SPD, nói với tạp chí Der Spiegel: “SPD sẽ không ủng hộ bất cứ dàn xếp nào nếu Thủ tướng Merkel chỉ đạo các cuộc thương lượng song phương với Thủ tướng Anh David Cameron nhằm đưa quyền lực của Liên minh châu Âu quay trở lại các quốc gia thành viên”. Ông bổ sung thêm rằng SPD sẽ không chấp nhận bất cứ sự thay đổi nào trong hiệp ước liên quan tới các cuộc trưng cầu dân ý tại các nước thành viên của Liên minh châu Âu.
Chủ tịch Nghị viện Châu Âu và thành viên SPD Martin Schulz cũng đã kín đáo cảnh báo Merkel rằng ông sẽ không ủng hộ bất cứ thay đổi nào trong các hiệp ước của Liên minh châu Âu. Ông muốn chính phủ các quốc gia giúp Khu vực đồng euro chống chịu tốt hơn trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai bằng cách sử dụng các công cụ đã được thiết lập từng bước trong 3 năm qua mà không cần tới những thay đổi trong hiệp ước. Schulz lo ngại rằng một sự thay đổi trong hiệp ước sẽ mất rất nhiều thời gian và các cuộc trưng cầu dân ý cần thiết tại một số quốc gia sẽ không có kết quả tốt khi xét tới tình cảm tiêu cực hiện nay của công chúng dành cho Liên minh châu Âu. Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ kiểm tra mọi đề xuất của thủ tướng để xem liệu chúng có thể được thực hiện ở toàn bộ các nước thành viên Liên minh châu Âu hay không”. Schulz cũng có mặt trong nhóm thương lượng của SPD tại các cuộc thảo luận thành lập liên minh và chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề liên quan tới châu Âu.
Nhưng Merkel dường như không nản lòng trước những trở ngại này. Và bà cũng đã có một thời gian biểu. Trước tiên bà muốn chờ đợi và xem điều gì sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử Nghị viên châu Âu vào tháng 5/2014. Sau đó, vị chủ tịch mới của ủy ban châu Âu sẽ được lựa chọn một khi nhiệm kỳ thứ hai của chủ tịch đương nhiệm, Jóse Manuel Barroso, kết thúc vào năm 2014. Merkel đã đưa Barroso vào vị trí này và đảm bảo rằng ông có được nhiệm kỳ thứ hai. Nhưng hiện nay, bà thậm chí chẳng buồn che giấu sự coi thường của mình dành cho Barroso.
Một khi ủy ban châu Âu mới nhậm chức, cánh cửa chính trị dành cho tầm nhìn châu Âu của Merkel sẽ được mở ra. Việc bà sẽ nằm trong nhóm thiểu số khi bắt tay thực hiện các kế hoạch cải cách dường như không làm bà phiền lòng. Bà đã quen thuộc với vị trí này ngay từ những ngày đầu của cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro, khi bà muốn đưa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trở thành một quyền lực quan trọng trong việc phân chia các gói cứu trợ, và hầu hết các nước thành viên khác đều phản đối ý tưởng này. Vào thời điểm đó, bà nói với những người thân cận của mình rằng: “Gần như không ai ủng hộ tôi trong quan điểm này. Nhưng tôi không quan tâm. Lý lẽ của tôi là đúng”./.
SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Xã hội trong các nước đó, dĩ nhiên bao gồm VN, phân ra làm hai tầng lớp cơ bản: đảng viên và quần chúng.
Tầng lớp quần chúng cũng được phân chia ra làm hai đẳng cấp: dân ngoan và dân không ngoan.
Đẳng cấp "không ngoan" là đẳng cấp bị đảng đánh giá là hạ tiện, thấp kém nhất trong xã hội bao gồm những người có lý lịch dính líu đến chính quyền cũ, những người có biểu hiện không ưa cộng sản, những người hay kiện tụng chính quyền vì sự oan khiên của mình, những người tham gia biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, những người phát lộ chính kiến độc lập và những người hay viết bài hoặc lên tiếng phản biện đường lối của đảng cũng như chính sách của nhà nước... như giới blogger chẳng hạn. Đẳng cấp "dân ngoan" là những người chỉ biết nhắm mắt tuân phục và làm theo bất cứ điều gì đảng hô hào bất kể đúng sai dù trong lòng có muốn hay không.
Tầng lớp đảng viên cũng được phân chia rạch ròi và nghiêm ngặt theo nhiều đẳng cấp từ thấp đến cao. Đẳng cấp thấp nhất là đảng viên thường không có chức vụ gì, tiếp theo là đẳng cấp xã ủy và tương đương, đẳng cấp huyện ủy và tương đương, rồi cao hơn là đẳng cấp tỉnh ủy, cao hơn nữa là đẳng cấp trung ương ủy và cao chót vót, đứng trên tất cả thiên hạ là đẳng cấp chính trị ủy, thường không quá 20 người, là đẳng cấp tối thượng đẳng, được xem như là giới đại tăng lữ, đại quý tộc hiện đại và có thể còn cao hơn nữa.
Những người trong đẳng cấp chính trị ủy tức là các ủy viên BCT đương nhiên đứng ngoài và đứng trên pháp luật vì chính họ là những người làm ra pháp luật thông qua cái gọi là nghị quyết để cai trị toàn dân và lãnh đạo tuyệt đối đất nước (ông Nguyễn Phú Trọng, người trong đẳng cấp nầy đã công khai nói ra: pháp luật đứng sau nghị quyết đảng). Họ đương nhiên tự phân công lẫn nhau để nắm giữ các vị trí lãnh đạo mà không cần đến ý kiến của nhân dân dù họ vẫn nói thể chế họ đặt ra là dân chủ. Quốc hội thường chỉ thông qua sự tự phân công của họ để làm màu. Họ còn cao hơn cả đẳng cấp đại quý tộc, đại tăng lữ của các quốc gia phong kiến nhà thờ thời trung cổ bên Châu Âu. Họ chính là những ông vua như một ông từng là vua- ông Nguyễn Văn An- đã nói.
Đẳng cấp thượng đẳng thứ nhì là các ủy viên ban chấp hành TW đảng. Họ cũng đứng trên pháp luật vì thật sự pháp luật do họ làm ra từ các nghị quyết của đảng mà họ được quyền thông qua. Họ được hưởng mọi ưu đãi về vật chất, chức vụ, quyền uy...cao thứ nhì sau đẳng cấp chính trị ủy. Họ đương nhiên được phân công vào các chức vụ từ phó thủ tướng, xuống bộ trưởng, xuống bí thư hoặc chủ tịch tỉnh- thành. Một Tw ủy viên không bao giờ nhận chức vụ thấp hơn chủ tịch tỉnh hoặc thấp hơn bộ trưởng. Nếu có ai đang nhận các chức vụ thấp ấy chỉ là cá biệt, tạm thời, chỉ là bước đệm, để chuẩn bị được phân công lên chức cao hơn. Hiện nay đang có hai trường hợp cá biệt đó là hai kế tập, là hai "hoàng tử" con của ngài thủ tướng (tạm nhận chức thứ trưởng) và con của một "ông vua" về hưu (tạm nhận chức phó chủ tịch thành).
Rồi tiếp theo là các đẳng cấp tỉnh - thành ủy viên, rồi quận- huyện ủy viên, rồi phường xã ủy viên...Tùy theo thứ tự đẳng cấp mà được hưởng những đặc quyền đặc lợi tương ứng.
Thời bao cấp thì sự phân phối vật chất theo thứ tự ưu tiên cho các đẳng cấp từ cao xuống thấp phân biệt rất nghiêm ngặt và cụ thể qua hệ thống tem phiếu, qua việc cấp phát nhà ở. Đẳng cấp nào thì dùng tem phiếu loại nào, được cấp nhà ở ra sao, đi xe loại gì... Ngay cả thông tin cũng được phân ra các bản tin theo màu sắc để phân phối ưu tiên từ trên xuống. Cấp nào thì được đọc thông tin loại nào. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, thực chất đẳng cấp bộ chính trị được nắm toàn bộ thông tin theo những kênh riêng hết sức đặc biệt. Xuống đẳng cấp dưới một tí thì kênh thông tin hạn hẹp hơn....v.v...xuống đến cấp hạ dân thì chỉ được nhận thông tin qua...loa phường và báo Nhân Dân với nội dung và chất lượng như thế nào thì không cần nói ra nhưng ai cũng biết.
Ngày nay, sự phân phối vật chất, quyền uy, chức vụ và thông tin cho từng đẳng cấp cũng phân biệt y như xưa, nếu có khác chăng là ranh giới phân biệt trong lĩnh vực phân phối vật chất giữa các đẳng cấp có bị nhòe đi do sự phức tạp của cơ chế thị trường. Tuy nhiên đẳng cấp cao vẫn nắm lợi thế "cạnh tranh" nhờ vào quyền uy, chức vụ và sự độc quyền thông tin (qua kênh đặc biệt dành riêng) nhảy ra thị trường chiếm đoạt lợi nhuận khổng lồ thông qua nhóm lợi ích, thông qua các công ty quốc doanh và thông qua các công ty sân sau.
Đứng trước pháp luật, vẫn không có sự bình đẳng giữa các đẳng cấp mặc dù pháp luật ghi rất rõ mọi cá nhân và pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Theo hiến pháp, pháp nhân đảng đứng lên trên, lãnh đạo tất cả nên đương nhiên không thể nào bình đẳng với các pháp nhân và cá nhân khác. Từ đó, trong thực tế, các đẳng cấp cao trong đảng cũng có những ưu đãi về pháp luật nhiều hơn những đẳng cấp thấp hơn và đương nhiên cao hơn hẳn hai đẳng cấp thấp kém dưới quần chúng.
Trong lịch sử từ ngày đảng CS lên nắm chính quyền đến nay, chưa hề có một tổ chức đảng CS nào dù là cấp thấp nhất, như chi bộ đảng chẳng hạn, bị đưa ra tòa xét xử vì những sai trái. Các đảng ủy lãnh đạo PMU 18, Vinashine, Vinaline....lãnh đạo sai đưa đến tham ô thất thoát tài sản nhà nước hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng không bao giờ thấy các pháp nhân là các tổ chức đảng ấy bị đưa ra tòa. Không bao giờ. Các pháp nhân là các tổ chức hội, đoàn của đảng cũng được hưởng sự ưu đãi nầy. Còn các pháp nhân của hạ dân như công ty, câu lạc bộ, nhóm thân hữu...vv..nếu làm sai tập thể, ngay tức khắc bị đưa ra xét xử trọn...ổ. Đảng phái chính trị đối lập (nếu có) thì càng bị xét xử trọn gói nhanh hơn nữa.
Trong lịch sử lập nước từ năm 1945 đến nay cũng chưa hề có một cá nhân nào trong đẳng cấp chính trị ủy bị đưa ra xét xử trước pháp luật. Ở Liên Xô, Trung Cộng, Triều cộng thì đã có xãy ra nhưng do đấu đá tranh giành quyền lực đưa đến thanh trừng nội bộ hơn là do vi phạm pháp luật, và kẻ bị thanh trừng thường bị giam đến chết hoặc bị thủ tiêu chứ hiếm khi được đưa ra xét xử (trường hợp Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu- Còn việc đưa ra cho chó xử như Kim Jong Un làm với dượng nó thì khỏi phải nói nữa). Đẳng cấp trung ương ủy, thì cũng rất hiếm hoi bị đưa ra tòa. Từ 1975 đến nay, ở VN chỉ có chừng vài người ở cấp nầy bị đi tù. Hy hữu lắm. Thường là những vụ việc sai trái quá lớn không thể nào che đậy hoặc ở phe nầy, bị phe kia bươi móc ra để hạ uy tín nhau.
Những việc phạm pháp lặt vặt như nhận hối lộ, trốn thuế, buôn lậu, gây rối trật tự, tạm vắng- tạm trú không khai báo...nếu rơi vào đẳng cấp từ đảng viên trở lên thì hầu như được cho qua. Ngay cả đẳng cấp dân ngoan cũng tùy vào tình hình mà được làm lơ. Nhưng những vi phạm ấy rơi vào đẳng cấp dân không ngoan thì chỉ có nước đi tù mọt gông với mức án cao nhất.
Khi xét xử một dân ngoan ở tòa thì hầu như họ được các quyền lợi có ghi trong pháp luật như có luật sư bênh vực, xử công khai thực sự với sự tham dự thoải mái của mọi người dân, bất kỳ là ai. Nhưng một dân không ngoan bị đưa ra xét xử thì chịu trăm bề bất công. Luật sư có cũng như không, nói xét xử công khai nhưng ngay cả người nhà cũng không được vào dự. Hình ảnh bố mẹ SV Phương Uyên, bố mẹ hai em Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha ngồi thảm hại trên lề đường trước cổng tòa xét xử con họ đã nói lên tất cả sự phân biệt đối xử theo đẳng cấp xã hội của chế độ nầy. Ngược lại gia đình đám côn đồ chuyên đi chặt tay cướp xe lại xem chốn công đường nghiêm minh như bãi đất chợ trời, tha hồ lộng hành, chửi mắng, hăm dọa và đòi hành hung luật sư cũng như nạn nhân mà không hề bị nhân viên công lực nào ngăn cản và xử lý. Đó là ngay trước công đường, giữa thiên thanh bạch nhật, huống chi ở những góc khuất đen tối khác thì sự bất công không thể nào kể ra cho hết.
Đẳng cấp dân không ngoan bị cho là đẳng cấp thấp kém tệ hại nhất trong bậc thang đẳng cấp hiện nay. Họ chỉ có thể hơn đẳng cấp nô lệ của thời mồ ma nông nô đôi chút. Những người trong đẳng cấp nầy không những bị đối xử thiệt thòi trước pháp luật như đã nói mà còn bị xử lý theo luật rừng rú nào đó không thể nào tin nổi. Họ bị công an, dân phòng, trật tự bắt bớ đánh đập bất cứ lúc nào. Những lúc muốn che đậy tai tiếng thì người ta lại xử dụng côn đồ thiệt hoặc cho nhân viên công lực giả danh côn đồ, giả danh quần chúng tự phát nhảy ra đánh đập những người dân trong đẳng cấp thấp bé nầy tàn nhẫn. Công dân Nguyễn Hoàng Vi bị vô cớ bắt vào đồn công an đánh đập tàn nhẫn và bị lột truồng ra để quay phim chụp hình thoải mái mà không cơ quan pháp luật nào thấy đó là sự vi phạm pháp luật nặng nề, một sự xúc phạm nhân phẩm phụ nữ và quyền con người tồi tệ.
Những người trong đẳng cấp dân không ngoan không được đi lại tự do, không được tụ họp quá 3 người để vui chơi hoặc trò chuyện, không được đến nhà thăm viếng nhau. Những vụ xông vào nhà riêng, vào nhà hàng, vào nơi tiệc tùng để quậy phá, đánh đập và bắt người một cách trái pháp luật đã xảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây và phổ biến đến mức làm cho mọi người thấy đó như là chuyện đương nhiên.
Người trong đẳng cấp thấp còn bị ngăn cản hoặc bị ngấm ngầm gây khó dễ trong việc tìm chỗ thuê nhà để trú. Vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, vợ chồng Huỳnh Khánh Vy (em gái Huỳnh Thục Vy), vợ chồng Huỳnh Thục Vy, vợ chồng Trịnh Kim Tiến...là những thí dụ điển hình.
Người trong đẳng cấp thấp cũng dễ dàng bị cho mất việc nếu như đang đi làm, còn nếu như đang thất nghiệp thì sẽ không biết thất nghiệp đến bao giờ.
Đến đây chắc có người sẽ hỏi, đảng CS là đảng của giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nòng cốt để đứng lên giành chính quyền và làm cuộc cách mạng mang lại quyền lợi cho giai cấp công nhân và xây dựng một xã hội bình đẳng sao không thấy bóng dáng giai cấp công nhân ở đâu trong bảng phân hạng đẳng cấp xã hôi?
Trên chục triệu công nhân đang đi làm thuê trong các phân xưởng trên cả nước có thu nhập bình quân vài triệu đồng mỗi tháng thì họ thuộc vào đẳng cấp nào chắc ai cũng biết. Họ đang chui rúc vào những phòng trọ ổ chuột vài mét vuông, con cái họ đang gởi trong những nhà trẻ lậu phép vì quá ít tiền để bị những cô bảo mẫu không chuyên hành hạ, đánh đập đến tử vong. Mà những cô bảo mẫu không học hành ấy từ đâu ra nếu không là con cái của giai cấp công nhân nghèo khó hay giai cấp nông dân đang bị cướp đất.
Giai cấp công nhân cũng như giai cấp nông dân đang nằm lơ lững giữa đẳng cấp dân ngoan và dân không ngoan. Nếu họ tuân phục, lầm lủi bán sức lao động rẻ bèo, mặc cho bị giới chủ đánh đập làm nhục, mặc cho bọn cường hào cướp đất, cướp thành quả lao động thì họ được xếp vào đẳng cấp dân ngoan. Nếu họ biểu tình, đình công đòi tăng lương, khiếu kiện đòi đất...thì bị xếp vào đẳng cấp thấp nhất ngay tức khắc.
Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng CS, người được xem là nhà lý luận có bằng cấp và chức tước cao nhất đảng hiện nay, người quyết tâm dẫn dắt dân tộc nầy đi lên CNXH dù cho trăm năm sau chưa biết có đến đích hay không, người luôn miệng kiên kịnh lập trường chủ nghĩa Mác Lê nin với mục tiêu tối thượng và sau cùng là xây dựng một xã hội bình đẳng, hãy dùng trí tuệ sáng ngời và lý luận sắc bén của mình lý giải tại sao dưới sự lãnh đạo đúng đắn của đảng CS, xã hội VN lại phân tầng ra nhiều đẳng cấp một cách quái dị và chưa từng có như vậy?
Rất mong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét