Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Trận chiến chính trị Việt Nam nóng dần giữa lúc nền kinh tế chao đảo - Ai đã “qua mặt” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Ai đã “qua mặt” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Giờ đây, giới phân tích kinh tế và giới bình luận chính trị ở Việt Nam có lẽ đang hướng đến câu hỏi: Làm thế nào mà Nguyễn Tấn Dũng lại bị Nguyễn Văn Bình qua mặt? Người đóng vai trò “tổng đạo diễn” sau lưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai – “bố già” nào?
Vào tuần đầu tháng 4/2012, bầu không khí kinh tế Việt Nam lại bị khuấy động bởi tin đồn về chuyện Ngân hàng Nhà nước sắp hạ lãi suất. Nhưng khác rất nhiều với dĩ vãng tin đồn vào đầu tháng 12 năm ngoái, lần này không những đã không có bất cứ một sự phủ nhận nào từ phía Ngân hàng Nhà nước, mà tin đồn trên còn được xác nghiệm bởi một đại diện có thẩm quyền của cơ quan này.
Lãi suất huy động sẽ được giảm về mức 12%/năm.
Thực ra, cơ chế hạ lãi suất sẽ trở nên bình thường nếu điều được gọi là “lộ trình” của nó diễn ra mà không bị chen lấn bởi những dụng ý hết sức bất thường.
Trước lần dự kiến hạ lãi suất này, vào trung tuần tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã thực hiện đợt giảm lãi suất huy động từ 14%/năm về 13%/năm. Nhưng rất đáng chú ý, động thái hạ lãi suất tháng Ba đã được khởi phát không phải từ “thiện chí” của Ngân hàng Nhà nước, mà xuất phát từ một yêu cầu có tính cấp thiết của chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vì sao chỉ trong vòng chưa đầy một tháng lại đã có đến hai thông tin về hạ lãi suất, trong khi suốt nửa năm trước, bất chấp 80.000 doanh nghiệp các ngành sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu phải phá sản và ngừng hoạt động do lâm vào cảnh khốn đốn vì đói vốn, Ngân hàng Nhà nước đã không một lần thực hiện kéo giảm các loại lãi suất huy động và lãi suất cho vay?
Tái cấu trúc hay đầu cơ thâu tóm?
Trong mối “quan hệ” giữa người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước, người ta lại nhận ra khá nhiều điểm thú vị.
Được bổ nhiệm mới cùng thời với vai trò tái đắc cử của Thủ tướng, Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – được giới thạo tin Việt Nam xem như một “ngôi sao” trong hàng ngũ những người có khả năng kế cận những chức vụ cao nhất của chính phủ. Được bầu chọn là ủy viên Trung ương Đảng và được chọn lựa là một thành viên của Chính phủ mới, ông Bình chỉ xếp sau vị trí Phó Thủ tướng.
Khác với người tiền nhiệm Nguyễn Văn Giàu, do nắm khá chắc về nghiệp vụ chuyên môn, Nguyễn Văn Bình dường như đã nhanh chóng củng cố được vị trí của mình với vai trò là cánh tay phải của Thủ tướng trong hoạt động điều hành tín dụng và tiền tệ.
Nhưng cũng bởi không nắm được chuyên môn ngành ngân hàng, và trong thực tế thì không thể nào nắm được, Nguyễn Tấn Dũng lại bị lệ thuộc gần như tuyệt đối vào những mảng miếng số liệu và thao tác kỹ thuật đầy phức tạp của Nguyễn Văn Bình, đặc biệt liên quan đến hoạt động điều hành lãi suất liên ngân hàng và điều hòa vốn trong hệ thống thị trường liên ngân hàng.
Đó cũng là một hệ quả phải xảy ra, khi từ chủ trương của Thủ tướng Dũng và Bộ Chính trị chấp thuận về chương trình tái cấu trúc ngân hàng đến năm 2015, một số ngân hàng nhỏ đã bị ngân hàng lớn thâu tóm thẳng thừng, thay cho việc hỗ trợ để duy trì thế tồn tại độc lập trong một nền kinh tế bị phụ thuộc quá nhiều vào các nhóm lợi ích.
Sự việc vừa thâm trầm vừa đình đám khi ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Tín Nghĩa (TinNghiaBank) được “hợp nhất theo chủ trương của Đảng và Chính phủ” vào tháng 10/2011 là một minh họa điển hình. Cũng vào thời gian này, người ta được biết đến vụ sáp nhập ở ngân hàng Bản Việt – nơi bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang đóng vai trò chủ chốt.
Cũng cần lưu ý là trong suốt quá trình vụ việc trên xảy ra, báo chí Việt Nam đã chỉ được Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng để mô tả bằng từ “hợp nhất” thay cho cách nói “thâu tóm” hay “thôn tính” có vẻ như quá sỗ sàng và thẳng ruột ngựa.
Đến tháng 3/2012, giới ngân hàng thêm một lần nữa ồn ào khi thêm một vụ thâu tóm nữa xảy ra: Ngân hàng Habubank được đưa về dưới trướng của ngân hàng SHB. Một nghịch lý cũng đồng thời phát lộ là khi tin đồn về vụ thâu tóm này lan ra khắp dư luận, dù trước đó khẳng định rằng tin đồn đó không chính xác, nhưng khi vụ thâu tóm hoàn tất, Ngân hàng Nhà nước lại chính thức có văn bản chấp thuận cho “hợp nhất thành công” này.
Không thể nhìn nhận khác hơn là dấu ấn rất rõ của Ngân hàng Nhà nước qua các vụ thâu tóm trên. Trong suốt quý 4/2011, Nguyễn Văn Bình đã trở thành chính khách có tần suất phát ngôn nhiều nhất về vấn đề ngân hàng. Chủ trương tái cấu trúc đã được ông liên tiếp nêu ra trong các buổi điều trần trước Quốc hội và thông tin cho báo giới. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà theo Nguyễn Văn Bình cần phải thực hiện tốt đối với tái cấu trúc ngân hàng là giải quyết vấn đề thanh khoản còn rất khó khăn.
Nhưng “khó khăn thanh khoản” cũng lại là nguyên do chính, sau khi nguy cơ lạm phát đã không còn đủ thuyết phục bởi chỉ số tiêu dùng CPI nằm dưới mức 1% trong 5 năm liên tiếp cuối năm 2011, để Ngân hàng Nhà nước chưa thể hạ lãi suất nhằm giúp cho nền kinh tế Việt Nam tái phục hồi tăng trưởng được.
Phương châm điều hành tín dụng và tiền tệ “linh hoạt và uyển chuyển” cũng là cụm bổ từ được Nguyễn Văn Bình kế thừa một cách sắc sảo và đầy tính vận dụng từ Nguyễn Tấn Dũng, mà kết quả đã chỉ hiện ra một trò chơi chữ nghĩa, trong khi toàn bộ nền kinh tế vẫn dài cổ ngóng đợi cơ chế bơm tiền.


Trò chơi tín dụng và hậu quả dân sinh
Không phải Nguyễn Tấn Dũng không biết về những lần trì hoãn hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Trước sức ép không ngớt của công luận và dư luận, vị Thủ tướng này đã bộc lộ thái độ nổi nóng đối với người cấp dưới của ông trong những buổi họp chính phủ.
Vào cuối tháng 11/2011, trong buổi điều trần trước Quốc hội, ông Dũng đã lần đầu tiên yêu cầu ông Bình phải giảm ngay lãi suất, và yêu cầu này cũng được thể hiện trong hầu hết các nghị quyết phiên họp chính phủ từ đó đến nay.
Nhưng đến sát Tết Âm lịch 2012, tình hình vẫn chưa có tín hiệu xoay chuyển. Một cái Tết lại đến với hình ảnh phân hóa xã hội trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết: trong khi các ngân hàng ngồn ngộn tiền lãi và tiền thưởng, nhiều doanh nghiệp lại không đủ tiền để trả lương cho công nhân.
Một con số mà chỉ sau Tết Âm lịch 2012 mới lộ ra là vào trước Tết, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khoảng 76.000 tỷ đồng cho các ngân hàng –  một động thái được đánh giá là nhằm cứu thanh khoản của ngân hàng. Một con số khác mà vào đầu tháng 4/2012 mới được tiết lộ là lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào thị trường liên ngân hàng trước Tết lên đến hơn 170.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, “thị trường” doanh nghiệp và dân sinh vẫn hầu như không nhận được một đồng nào!
Trong bối cảnh lặng như tờ khi quý đầu của năm 2012 đã trôi qua, dư luận và báo chí đã phải đồng thanh than vãn, kêu la trong một tâm trạng hết sức bức xúc. Sự khó hiểu và nghi vấn đã dâng lên rất cao: vì sao Ngân hàng Nhà nước lại cố tình trì hoãn việc giảm lãi suất, trong lúc gần như toàn bộ nền kinh tế lâm vào tình trạng đình đốn sản xuất?
Đình đốn sản xuất cũng là thực trạng mà nền kinh tế cùng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang lâm vào trong thời gian này, một thực trạng không thể phủ nhận được với tỷ lệ hàng tồn kho lên tới 60-70%, sức sản xuất giảm đi 30-40%, bất chấp những con số vẫn thường cho thấy “những chuyển biến tích cực” về GDP hay chỉ số tăng trưởng ở một số khu vực, như báo cáo thường thấy của những ngành tham mưu đắc lực cho chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước…
Đến lúc này, số doanh nghiệp bị phá sản và phải ngừng hoạt động đã lên đến khoảng 80.000, tức bổ sung thêm vào “đội quân thất nghiệp dài hạn” của năm 2011 khoảng 30.000. Hàng ngày, người dân đọc thấy nhan nhản trên báo chí các thông tin về ngành thủy sản, mía đường, da giày, cà phê, thép, xi măng… đang trong tình trạng nguy cấp, với tỷ lệ bình quân đang lâm vào nguy cơ phải phá sản và ngừng hoạt động lên đến 30-40%, thậm chí có ngành đến 2/3.
Khác rất nhiều với năm 2008, chính phủ và các bộ ngành ở Việt Nam không thể lấy lý do khủng hoảng kinh tế thế giới như một “tác động tiêu cực” mà đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên tồi tệ như hiện nay. Bất chấp kết quả của Nghị quyết 11 của chính phủ ban hành vào tháng 2/2011 về thắt chặt chi tiêu công và tín dụng, kết quả kiểm tra tình hình chi tiêu tại rất nhiều chính quyền địa phương ở Việt Nam vẫn phản ánh một tình trạng “đi đêm” không thể chấp nhận được. Thậm chí tại một số địa phương, chi tiêu công vẫn đều đặn tăng lên, công trình xây dựng trụ sở chính quyền vẫn tiếp tục mọc lên, cho dù GDP của địa phương giảm sút trầm trọng. Riêng tại một số khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, đã xảy ra hiện tượng đói ăn.
Nếu Lang Hàm Bình, một giảng viên của Trường đại học Hồng Kông và cũng là một chuyên gia phản biện có uy tín, đã phản bác thẳng thừng rằng con số 8-9% tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc thật ra chỉ là số ảo, thì với Việt Nam, điều được gọi là “quyết tâm” của chính phủ trong việc duy trì GDP ở mức 7-8% trong năm 2011 và 6-7% trong năm 2012 thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Ông Phạm Chí Dũng với
bút danh Thường Sơn
Ngược lại, uy tín của chính phủ và cá nhân Thủ tướng chưa bao giờ bị suy thoái đến thế trong nhận thức người dân. Tất cả những công việc được gọi là “điều hành kinh tế linh hoạt và uyển chuyển” trong những năm qua chỉ mang đến hậu quả quá lớn về tham nhũng, nợ công, nặng thuế và đời sống ngày càng trở nên khốn khó của đại bộ phận dân chúng, trong đó có cả một bộ phận công chức và viên chức nhà nước.
Thủ tướng cũng trở thành con tin!
Sau ít nhất năm lần yêu cầu hạ lãi suất mà không có kết quả, có vẻ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn giữ được kiên nhẫn với Nguyễn Văn Bình. Vai trò của Thống đốc – từng được xem là sáng giá vào tháng 8/2011, nhưng sau 8 tháng điều hành lại đã bị báo chí phản ánh và phê phán quá nhiều về sự lạm dụng để làm lợi cho các nhóm lợi ích đầu cơ vàng và ngân hàng, trong khi bỏ mặc nền kinh tế chết đói.
Thông tin từ vài cuộc họp của chính phủ với ngành ngân hàng cho thấy Thủ tướng đã cảm thấy uy tín điều hành của mình bị giảm sút đáng kể trong dư luận xã hội khi để cho Ngân hàng Nhà nước “qua mặt” và đẩy nền kinh tế vào thế đình lạm. Đó cũng là lý do vì sao vào đầu tháng 3/2012, với  thái độ “quyết liệt”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải hạ ngay lãi suất.
Riêng lần này đã có kết quả. Nhưng cũng phải đến một tuần sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thông báo hạ lãi suất huy động mới được Nguyễn Văn Bình nêu ra. Báo chí lại có dịp mổ xẻ nghi vấn về “độ trễ” đó khi một số ngân hàng đã lợi dụng thời gian lệch pha này để hút tiền gửi của khách hàng từ ngắn hạn sang dài hạn.
Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước chính thức thông báo hạ lãi suất từ 14% xuống 13% là hầu như không có ý nghĩa, vì trước đó khá nhiều ngân hàng, cả lớn lẫn nhỏ, đều thực hạ lãi suất huy động và cho vay. Khác hẳn với giai đoạn quý 4/2011, lần này các ngân hàng đều tự nguyện hạ lãi suất. Một động thái thực tâm chia sẻ với doanh nghiệp chăng? Hay còn bởi nguyên do nào khác?
Trong một cuộc họp của giới ngân hàng vào cuối tháng 3/2012, lãnh đạo của ACB – một ngân hàng tư nhân thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam, đã tiết lộ một thông tin chưa có tiền lệ: ngân hàng này dư thừa đến 3 tỷ USD mà không cho vay được. Ngay lập tức, thông tin này đã bổ sung cho nhiều lời đồn đoán trước đây về thực trạng các ngân hàng trong nhóm G12 (một nhóm ngân hàng lớn do Ngân hàng Nhà nước lập ra, chiếm đến 85% thị phần tín dụng toàn quốc) luôn bị dôi dư vốn nhưng không làm cách nào “tiếp cận được doanh nghiệp” do mặt bằng lãi suất cho vay còn treo cao đến hơn 20%. Mặt khác, thông tin này này cũng khiến cho lý do “khó khăn thanh khoản” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trở nên phi lý, lại càng cho thấy chủ trương tái cấu trúc ngân hàng thực ra chỉ là một hoạt động ngụy tạo thêm những khó khăn cho nền kinh tế để phục vụ cho ý đồ thâu tóm của những con cá mập lớn đối với cá mập nhỏ trong giới ngân hàng với nhau.
Với thực trạng trên, có lẽ không quá đáng khi cho rằng trong suốt một thời gian dài, nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân và có lẽ cả Thủ tướng đã trở thành con tin của chính Ngân hàng Nhà nước và nhóm lợi ích ngân hàng ở Việt Nam.
“Bố già” nào phía sau Nguyễn Văn Bình?
Trở lại với hai thông tin về hạ lãi suất xảy ra trong chưa đầy một tháng vào thời gian này, cùng với một dự thảo thông tư mới nhất của Ngân hàng Nhà nước về việc đẩy mạnh cho vay chứng khoán và bất động sản mới được công bố vào đầu tháng 4/2012, người ta có thể nhận ra thái độ “kiên quyết” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đối với cơ chế nới lỏng tín dụng.
Với cặp mắt thâm sâu của giới đầu cơ, một khi kinh tế dân sinh đã bị bỏ mặc trong hơn một năm qua, tín dụng chỉ có thể được nới lỏng khi cần kích thích cho sự chuyển động của thị trường đầu cơ. Vậy thị trường đầu cơ đó là gì?
Từ đầu năm 2012 đến nay, chứng khoán đã trở thành thị trường đầu cơ đầu tiên tạo được “bước chuyển mình”, với tỷ lệ tăng đến gần 40%. Chất xúc tác mang tính quyết định cho sự chuyển động này đến từ Nguyễn Văn Bình và cả Vương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, một người mà vào năm ngoái còn được dư luận đánh giá khá cao qua quan điểm của ông “không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà phải vì 84 triệu người dân Việt Nam”.
Hình ảnh thường được mô tả là hàng núi tiền đã được đổ vào thị trường chứng khoán từ sau Tết Âm lịch 2012 đến nay. Những tin đồn ngày càng được xác thực cũng là hàng núi tiền, thông qua nhiều con đường và nhiều kỹ thuật khác nhau, đã được dịch chuyển từ khu vực ngân hàng sang các công ty chứng khoán.
Với bất động sản, e là tình hình cũng đang có chiều hướng biến chuyển tương tự như những gì đã diễn ra với thị trường chứng khoán. Với cách nhìn của giới đầu cơ, những thông tin liên tiếp về hạ lãi suất sẽ không thể làm cho giá nhà đất ở Việt Nam tiếp tục giảm, ít ra trong vài ba tháng tới. Mà đã không giảm thì có nghĩa là thị trường này đang lập đáy. Cơ chế nới lỏng tín dụng và cả dự kiến chủ trương chính quyền mua lại nhà chung cư bị ế của các doanh nghiệp cũng góp phần mở đầu cho một chương mới đối với thị trường đầu cơ đang khốn quẫn này, đồng thời chính thức chấm dứt quá trình “gom hàng” của các nhóm tài phiệt lớn.
Chưa phải hết, nhưng những gì đã mô tả trong bài viết này là một số sự việc chủ yếu, nằm trong chuỗi mắt xích chủ yếu, đã diễn ra trong thị trường và cả chính trường tại Việt Nam trong 8 tháng qua, từ khi Chính phủ mới được thành lập.
Giờ đây, giới phân tích kinh tế và giới bình luận chính trị ở Việt Nam có lẽ đang hướng đến câu hỏi: Làm thế nào mà Nguyễn Tấn Dũng lại bị Nguyễn Văn Bình qua mặt? Người đóng vai trò “tổng đạo diễn” sau lưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai – “bố già” nào?
Trong thực tế, một nửa câu hỏi đã được giải đáp từ những lời đồn đoán vỉa hè. Trong con mắt của người dân, không thể hiểu khác hơn là nửa còn lại của câu hỏi đó vẫn cần được giải thích cặn kẽ ngay trong những tháng tới, trước khi những đối tượng của câu hỏi gây ra hậu quả quá lớn cho quốc gia.
Thường Sơn
CTV Phía Trước
© TC Phía Trước

Trận chiến chính trị Việt Nam nóng dần giữa lúc nền kinh tế chao đảo

(AFP) - Việc bắt giữ một trong những ông trùm ngân hàng hàng đầu của Việt Nam năm ngoái phản ánh một cuộc đấu tranh quyền lực trong số các nhà lãnh đạo Cộng sản giữa lục họ đang tìm cách giải quyết những vấn nạn kinh tế đang ngày càng bất ổn tại nước này, các chuyên gia cho biết.
Ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông tại một số ngân lớn ở Việt Nam và người đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu (Asia Commercial Bank – ACB), đã bị bắt. Tiếp theo ông là cựu giám đốc ngân hàng ACB, Lý Xuân Hải, cũng chính thức bị cơ quan an ninh giam giữ ba ngày sau đó.
Các vụ bắt giữ trên được biết là liên quan đến kinh tế nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa có thông tin nào xác định rõ ràng. Vụ việc đã gây ra nhiều hoảng loạn cho giới đầu tư và khách hàng, khiến chỉ số chứng khoáng Việt Nam tụt dốc và giá trị thị trường mất khoảng 5,0 tỷ USD, dẫn đến tình trạng tháo chạy cũng như rút tiền hàng loạt lên đến cả trăm triệu USD tại các chi nhánh ngân hàng ACB.
Nhưng theo báo cáo của nhóm tình báo Stratfor thì “mối quan tâm lớn hơn là tiềm năng đối với các bất ổn chính trị trong nước. . . việc ông Kiên bị bắt có thể biểu hiện sự bất hòa ngày càng gia tăng giữa giới tinh hoa chính trị và phe nhóm [trong Đảng Cộng sản Việt Nam]”.
Ông trùm yêu bóng đá Nguyễn Đức Kiên, năm nay 48 tuổi với mái tóc bạc trắng, được cho rằng có mối quan hệ chặt chẽ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái của ông – một doanh nhân ngành ngân hàng được đạo tạo ở Thụy Sĩ.
Từ những năm 1990 khi Việt Nam mở cửa kinh tế, quyền lực được dần chuyển từ đảng sang nhà nước – và kể từ khi đảm nhận chức vụ vào năm 2006, ông Dũng được cho là thủ tướng mạnh mẽ nhất từ trước tới nay.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử thủ tướng ngày 26 tháng Bảy, 2011. Ảnh: Báo Người Lao Động
Ông Dũng, người tái đắc cử nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai hồi đầu năm 2011, đã sử dụng quyền lực để tích cực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế theo mô hình chaebol của Hàn Quốc (mô hình tập đoàn thuộc sở hữu và điều hành bởi một gia đình), dựa vào các doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lúc đầu, tốc độ tăng trường hàng năm của Việt Nam tăng lên hơn bảy phần trăm mỗi năm và nhanh chóng trở thành một nơi yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả ngân hàng toàn cầu khổng lồ Standard Chartered, trong đó ngân hàng này sở hữu 15% cổ phần của ACB.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2012 chỉ ở mức 4,4%, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm gần 30% trong cùng thời kỳ và theo ngân hàng nhà nước thì các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang ở “mức báo động”. Tiếp theo đó là một loạt các chỉ gay gắt trích ngày càng gia tăng đối với cách điều hành của ông Dũng.
“Chưa bao giờ xã hội Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều biến động làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và đe dọa sự sống còn của toàn bộ chế độ chính trị như hiện nay”, một cựu phó chủ tịch Quốc hội nay đã về hưu nói với Agence France-Presse.
“Một số nhà lãnh đạo Đảng nay đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy đây là thời điểm để hành động nhằm loại bỏ các mối đe dọa đó và lấy lại niềm tin của công chúng”, ông nói thêm với điều kiện yêu cầu được giấu tên.
Trong một bài viết gay gắt vào hôm thứ năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – một trong những đối thủ chính trị của ông Dũng – cho biết: “Việt Nam hiện nay đang bị áp lực bởi những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước”.
Ông chỉ trích “sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống” của một bộ phận không nhỏ cán bộ – ẩn ý như đề cập đến ông trùm bầu Kiên với xe Rolls Royce đắc tiền – và kêu gọi cải cách kinh tế cũng như chấn chỉnh lại hệ thống chống tham nhũng.
Một vòng đấu đá mới giữa các phe nhóm đã bắt đầu và “chiến trường chính là cải cách kinh tế và tính trung thực bao gồm cả khu vực doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, và thanh trừng tham nhũng ở quy mô lớn “, ông Carl Thayer – chuyên gia về Việt Nam nói.
“Ông Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang lặp đi lặp lại một điệp khúc cũ nhưng thực tế rằng tham nhũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với tính hợp pháp của hệ thống độc đảng tại Việt Nam”, ông Thayer nói.
Sự bất mãn của công chúng về tình hình tham nhũng đang sôi sục và đã nhiều lần nổ ra các cuộc biểu tình bạo lực trong năm nay.
Trường hợp của một người nông dân sử dụng thuốc nổ tự chế để phản đối công an địa phương cưỡng chiếm đất đai hồi tháng Giêng vừa qua đã được các trang báo đưa lên trang đầu.
Ông Thayer chỉ ra tầm quan trọng trong việc quyết định tước bỏ quyền kiểm soát ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ tay thủ tướng và giao lại quyền hạn này cho Đảng.
Ông Dũng trước đây đã chịu nhiều áp lực đối với các vụ tham nhũng trong các doanh nghiệp nước mà ông đã ra sức thúc đẩy, và trong năm 2010 ông buộc phải chấp nhận trách nhiệm cá nhân cho sự sụp đổ của tổng công ty khổng lồ Vinashin.
Một số nhà quan sát dự đoán rằng trong khi việc bắt giữ ông Kiên sẽ không buộc ông Dũng phải rời ghế thủ tướng nhưng sẽ có thêm nhiều đồng minh của ông Dũng có thể được nhắm làm mục tiêu.
Ông Kiên “có thể là người nổi bật và giàu có nhất” nhưng cho đến nay ông không phải là người đầu tiên và tất nhiên cũng không phải là người cuối cùng, ông Thayer –  giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc nhận xét.
Riêng ông Dũng, các chuyên gia bình luận rằng ông đã đưa ra các biện pháp nhằm tự bảo vệ chính ông, bằng cách đánh giá cao những nỗ lực của công an trong việc điều tra tham nhũng liên quan đến cải cách ngân hàng và kêu gọi trừng phạt thủ phạm “bất kỳ đó là ai”.
Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Agence France-Presse
© Bản tiếng Việt Tạp chí Phía trước

Phương sách cuối cùng để Nguyễn Tấn Dũng thoát hiểm

Cuộc chiến quyền lực trong nội bộ bộ chính trị CSVN đang hồi gay cấn, hứa hẹn nhiều pha kịch tính bất ngờ.
Trong bài này, tôi xin không điểm lại chi tiết những diễn biến đã qua của cuộc chiến đó. Chỉ xin nhắc lại bối cảnh hiện tại là phe Trọng - Sang đang bao vây Ba Dũng từ nhiều phía, và sự lo lắng của Ba Dũng nhiều lúc lộ rất rõ trên khuôn mặt, đặc biệt là trong ánh mắt. Tuy nhiên, vào ngày đầu tiên của năm mới, Ba Dũng đã có bài viết mang ý nghĩa thông điệp đầu năm, trong đó nói được vài điều về "dân chủ", khá cụ thể và khác lạ so với những luận điệu chung chung cũ rích mà các ngài lãnh đạo CS vẫn dùng trong bao năm qua.

Có thể đoán được "thông điệp" đó muốn cho thấy hình ảnh một thủ tướng đang khát khao có những cải cách dân chủ, để tranh thủ cảm tình của một xã hội đang chán ngán với một mớ lãnh đạo thủ cựu cố bám lấy bóng ma CNXH, đặc biệt là cảm tình của những tầng lớp đòi dân chủ và giới tai mắt nói chung. Nó muốn nói lên rằng thủ tướng thực sự muốn cải cách thể chế, và việc ông chưa làm được chẳng qua vì những kẻ thủ cựu đang tìm mọi cách ngăn cản ông. Nó muốn kêu gọi mọi tầng lớp, từ quan chức đến dân thường, hãy đứng về phía ông, ủng hộ ông để ông tiến hành công cuộc cải cách thể chế một cách thành công, loại bỏ những thế lực thủ cựu, đưa đất nước ra khỏi tình cảnh bi đát hiện nay.
Cũng có thể đoán rằng "thông điệp" này đã KHÔNG được bộ chính trị phân công soạn thảo và công bố, rằng các đối thủ của Ba Dũng đang thực sự tức tối khi thấy VTV và website chính phủ phát đi thông điệp này.
Đây là một nước cờ khá hay của Ba Dũng, lợi dụng việc hai cơ quan trên là trực thuộc chính phủ. Tất nhiên, để ý đồ của Ba Dũng có thể được thực hiện, ông ta và các đồ đệ của ông ta còn phải làm rất nhiều việc cực kỳ khó khăn, và có thể ở một vài giai đoạn, ông ta sẽ phải bắt tay với các lực lượng dân chủ và thậm chí cả các lực lượng bài cộng.
Dù không ưa gì chế độ dân chủ, nhưng đã đến lúc Ba Dũng không còn đường lui.
Bằng chiêu bài "đảng lãnh đạo", phe Trọng - Sang đang can thiệp trực tiếp vào hoạt động của chính phủ. Họ đưa những quyết định liên quan đến hoạt động của chính phủ từ bộ chính trị, nhằm hạn chế, thậm chí vô hiệu hóa chính phủ. (Hãy nhớ: ngay cả việc phong thứ trưởng công an cũng do ông Tô Huy Rứa trưởng ban tổ chức đảng trao quyết định!)
Nhưng nguy cơ của thủ tướng Ba Dũng không dừng lại ở đó. Nhiệm kỳ 2 của ông ta chỉ còn 2/5. Nhưng hết nhiệm kỳ 2 này, ông ta không phải chỉ đơn giản về vườn. Ông ta phạm quá nhiều tội và có quá nhiều kẻ thù trong giới quyền lực chóp bu. Sau khi ông ta rời ghế thủ tướng, các kẻ thù của ông ta sẽ lôi ông ta ra để xử tội. Ông ta sẽ bị bêu riếu, và con cháu ông ta cũng sẽ không được sống yên, nếu không tìm được cách chạy ra nước ngoài, cách mà trong bối cảnh này bọn họ khó bề thực hiện.
Trong tình hình đó, để thoát hiểm, Ba Dũng chỉ còn đúng một cách: Phá đảng. Bởi nếu còn đảng thì còn quy định về nhiệm kỳ, và ông ta sẽ phải nghỉ hưu, rồi sau đó bị luận tội. Vì vậy, ông ta phải lựa chọn: Thực hiện bước đi phiêu lưu chưa từng có hoặc cúi đầu chịu chết.
Kẻ gian hùng, tráo trở nhất trong đảng CSVN đang buộc phải dùng đến lá bài thay đổi thể chế. Trong "thông điệp", ông ta vẫn buộc phải nói đến đảng, và chỉ dám nói hoàn thiện và đổi mới thể chế, nhưng thực chất là muốn nói “thay đổi thể chế”.
Hãy chờ xem những màn kịch sắp diễn ra!

Tạ Nhất Linh
(Dân làm báo)

Hà Nội giải thể Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng


(Dân trí) - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa ban hành quyết định giải thể Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng thành phố.
Quyết định số 8017/QĐ-UBND, UBND thành phố giao Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tổng hợp, thống kê tài chính, tài sản, trang thiết bị, phương tiện, các chứng từ, hồ sơ, tài liệu có liên quan, lập danh sách công chức và lao động hợp đồng để tiến hành thủ tục bàn giao, thuyên chuyển về các cơ quan, đơn vị, đồng thời làm việc với Công an thành phố để thu hồi con dấu của Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Hà Nội theo quy định.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố, Sở Xây dựng, Ban Dân tộc thành phố tiếp nhận cơ sở vật chất và đội ngũ công chức, lao động hợp đồng được thuyên chuyển từ Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Hà Nội.
Được biết Văn phòng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Hà Nội được thành lập từ tháng 7/2008.
H.Ngân- Q.Phong

Danlambao 4/1/2014

Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa


Danlambao - Chúng ta hãy tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, tưởng niệm 40 năm ngày quần đảo thân yêu của đất mẹ mất vào tay quân thù, tưởng niệm linh hồn 74 người lính đã chết, bằng cách của chúng ta. 
Hãy tìm đến với gia đình, thân nhân của các binh sĩ tử trận để giúp đỡ họ, tỏ lòng tri ân họ, và hãy viết về họ – những mảnh đời không thể bị lãng quên.
Hãy viết về Hoàng Sa và cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hãy vạch ra những điều mà hàng chục năm nay, chúng ta không được biết, không được nghe nói, không được đề cập, vì chúng “nhạy cảm”, về quốc phòng, về quan hệ Việt-Trung trên mọi khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lịch sử… 
Các bạn hãy viết và cùng chia sẻ những suy nghĩ, tâm tình của các bạn, những thông tin, câu chuyện các bạn có được liên quan đến hải chiến Hoàng Sa 1974, với Dân Làm Báo. Xin gửi về địa chỉ: lienlacdanlambao@gmail.com

Kỷ niệm 40 năm Hải Chiến Hoàng Sa: Nhớ ôi là nhớ!


Nhớ ai hơn nhớ chú Đồng
Công hàm chú ký Biển Đông dâng Tàu
Nhắc đến Hoàng Sa Trường Sa là tôi lại nhớ chú Phạm Văn Đồng. Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, tôi vẫn nhớ chú Phạm Văn Đồng hơn là nhớ cố Thiếu tá Ngụy Văn Thà.
Nỗi nhớ của tôi dành cho ông Thủ tướng nước VNDCCH “bị” nhiều hơn với vị sĩ quan Hải Quân của VNCH, vì:

Hoàng Trường Sa, Tống biệt hành ca!


Hoàng, Trường Sa, ta đi giữa đảo,
Một bóng lặng lẽ, một bóng vàng.
Ảnh trôi ra biển theo sóng vỗ,
Nước tạt vào bờ, bọt bóng tan!

Ngụy Văn Thà


Họ của anh là Ngụy lại nồng nàn yêu nước
Tổ Quốc gọi đích danh Anh… nhiệt huyết Văn Thà
Nghiệp hải chiến… tên Anh gắn liền cùng hải đảo
Quyết vùng trời sanh tử xông pha
Thiếu tá Hạm trưởng Hải Quân 10 Nhật Tảo
Ba mươi phút hào hùng… thề đắm mệnh giữa bao la

Chị Trần Ngọc Anh bị côn an đánh nhập viện vì biểu tình tố cáo tội ác cộng sản


CTV Danlambao – Cuộc biểu tình sáng ngày 1/1/2014 của dân oan các tỉnh miền Nam đã nhanh chóng bị côn an đàn áp thô bạo, chị Trần Ngọc Anh bị đánh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Trong đoạn video dân oan biểu tình đã được phổ biến trên Danlambao, chị Ngọc Anh là người phụ nữ đi đầu, mặc áo dài trắng in dòng chữ “Trần Ngọc Anh – Bà Rịa Vũng Tàu: Nỗi cùng khổ của dân miền Nam sau ngày 30/4/1975. Đảng cộng sản Việt Nam hút máu dân lành – Hèn với giặc, ác với dân”.

Huỳnh Thục Vy, Hoàng Dũng: ”2014 sẽ còn nhiều khó khăn cho hoạt động nhân quyền”

Danlambao - Bất chấp sự kiểm soát của đảng và nhà nước (trì hoãn thông qua luật về lập hội, duy trì sự “quản lý” chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), trong hai năm gần đây, nhiều tổ chức, phong trào dân sự đã ra đời để đấu tranh cho nhân quyền – một trong những lĩnh vực bị coi là nhạy cảm – ở Việt Nam.
Danlambao đã có cuộc trao đổi với anh Hoàng Dũng thuộc phong trào Con đường Việt Nam (the Vietnam Path Movement) và chị Huỳnh Thục Vy thuộc Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (Vietnamese Women for Human Rights).

Cộng sản Việt Nam đi về đâu?


Đại Nghĩa (Danlambao)Đứng trước sự tan rã của khối XHCN, những áp lực ngoài thì của bọn bành trướng Bắc Kinh, trong thì nhân dân ngày càng chống đối, đảng CSVN thấy nguy cơ mất quyền lãnh đạo và không biết làm sao để “hạ cánh mềm” nên đảng cố tìm lấy một cái phao hầu cứu vãn tình thế, nhưng họ đang: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi”. (Thơ Tố Hữu). Nếu ngã sang Mỹ thì mất đảng; còn ngã sang Tàu thì mất nước. Cộng sản Việt Nam đang giở trò bắt cá hai tay.

Bảo vệ nhân quyền ở VN: Viết bài tố cáo là cần nhưng chưa đủ


Danlambao - Ở Việt Nam trong hai năm qua, hoạt động đấu tranh để bảo vệ nhân quyền có xu hướng lan rộng và ngày càng lớn mạnh. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều tổ chức, nhóm, mạng lưới nhân quyền không phải ”cánh tay nối dài của đảng” được thành lập, như Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ Nữ Nhân quyền, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Phong trào Con Đường Việt Nam, Hội Anh em Dân Chủ, Hội Bầu Bí Tương Thân… Do không chịu sự kiểm soát của đảng, các tổ chức này luôn phải gánh chịu những khó khăn và áp lực từ chính quyền Việt Nam.
Ngày 1/1/2014, Việt Nam chính thức gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR). Sự kiện này liệu sẽ mang lại cơ hội, hay thách thức nào cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam? Danlambao đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Dụng, nguyên tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR), Frankfurt, Đức. Ông Dụng đã có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, và hiện ông là cố vấn cho một số tổ chức nhân quyền quốc tế.
Uyển Thi (Danlambao) - Vào ngày 09/12/2013 tại cuộc họp đảng lao động tại Triều Tiên, chú dượng của Kim Jong Un bị bắt với tội danh chống đảng, thì chỉ sau đó đúng một tuần ngày 16/12/2013 bị xử tử, tại sao với tội danh chỉ qua xét xử 1 lần (1) và bị giết chỉ sau 1 tuần, kể từ ngày bị bắt đã dấy lên bao câu hỏi của những nhà phân tích chính trị của thế giới và khu vực, các chuyên gia phân tích về cộng sản đều có đưa gia nhiều giả thuyết, câu trả lời có lẽ được nhiều người đồng tình nhất đó là giết người diệt khẩu?

Công an TP. Vinh triệu tập vợ chồng em trai TNCG Nguyễn Đình Cương


VRNs (04.01.2014) – Hôm qua, ngày 3/1/2014 Cơ quan cảnh sát điều tra công an Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An đã gửi hai giấy triệu tập cho Nguyễn Cao Cường là em trai tù nhân lương tâm Thanh niên Công giáo Nguyễn Đình Cương và vợ của Cường là Phạm Thị Kim Chi. Cả hai vợ chồng trẻ này đang sống tại xóm 4, xã Nghi Phú, tp. Vinh, thuộc giáo xứ Yên Đại, giáo phận Vinh.

Ếch kêu Bìm Bịp

>
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Khác với những Thông điệp đầu năm trước đây của các đồng chí nguyên thủ (thủ chính phủ, thủ nhà nước, thủ đảng) luôn luôn “mang tính” bánh vẽ, Thông điệp đầu năm 2014 của đồng chí Thủ tướng Ba Ếch đã “mở đột phá khẩu” để tiến từ Bánh Vẽ “lên tầm cao mới”, cũng Bờ Vờ cả, nhưng là Bịp Vụng.

Hoàng Sa – Trường Sa có còn của Việt Nam?


Phạm Trần (Danlambao) - Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và đến ngày 14/03/2014 lính Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm giữ 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa trong 26 năm nhưng Nhà nước và Quân đội Cộng sản Việt Nam chưa có bất cứ hành động nào để đòi lại, ngay cả việc kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế cũng không dám làm thì chủ quyền lãnh thổ có còn không?

Tù nhân lương tâm Mai Thị Dung tiếp tục bị đày đọa trong ngục tù CS


Facebook Thanh An Le – Vào ngày 31/12/ 2013 cha tôi ông Võ Văn Bửu đi từ miền Nam ra Hà Nội đến trại Thanh Xuân để thăm mẹ tôi là bà Mai Thị Dung (tù lương tâm) bị nhà cầm quyền CS kêu án 11 năm (từ năm 2005).
Đầu tiên họ giam mẹ tôi ở trại Xuân Lộc – Đồng Nai. Vào ngày 2/10/ 2013 họ bất ngờ chuyển mẹ tôi ra trại giam Thanh Xuân – Hà Nội. Với bệnh tình về gan, mật và tim cộng với mùa đông khắc nghiệt miền Bắc, mẹ tôi đã bị suy giảm về sức khỏe trầm trọng.

40 năm, Hoàng Sa… hận “búa liềm”


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Lịch sử cận đại Việt Nam khách quan khẳng định, nếu giống như Nam Bắc triều Tiên sau đình chiến, không có cuộc nội chiến do ông Hồ Chí Minh và CSVN phát động thì Việt Nam đã bảo toàn được cương thổ, Hoàng Sa không mất và bối cảnh Biển Đông không nan giải như bây giờ”.

Về chuyện xin từ chức của ông Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà

(Dân trí) - “Có lãnh đạo tỉnh đã sẵn sàng nhận trách nhiệm vì tai nạn giao thông tăng cả 3 tiêu chí. Điển hình như Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà vừa rồi xin từ chức. Nhưng xét thấy đó là lỗi khách quan nên thôi” - Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại Hội nghị Tổng kết công tác ATGT năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 diễn ra ngày 31/12.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đã có một chủ tịch tỉnh dám đứng ra nhận trách nhiệm và xin từ chức vì tai nạn giao thông tăng trên địa bàn. Nhưng chưa có sự chấp thuận cho từ chức vì đánh giá đó là lỗi khách quan.

Công bằng mà nói, đối với tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng hiện nay, nếu phân tích kỹ lưỡng, sẽ thấy phần lớn là do lỗi khách quan, khó có thể quy trách nhiệm về góc độ quản lý. Cho nên, để cách chức hay chấp nhận sự từ chức của người đứng đầu địa phương vì tai nạn giao thông tăng là điều rất khó.

Hãy nhìn ra một số nước, chỉ cần một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, bộ trưởng của ngành này đứng ra từ chức mà không cần giải thích chủ quan hay khách quan. Sự khác biệt chính là chỗ này.

Cũng như với các lĩnh vực khác, ví dụ như nạn phá rừng tràn lan, sẽ khó để cách chức chủ tịch tỉnh vì để rừng mất từng ngày. Bởi vì, sẽ có nhiều lý chứng rằng, đó là do lỗi khách quan.

Buôn lậu từ Trung Quốc, Camphuchia qua nhiều ngõ ở các biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, cũng sẽ không cách chức ai được. Đơn giản vì đó là do khách quan.

Với góc nhìn này, sẽ không kỷ luật được ai, nói gì đến việc cách chức.

Cho nên, cần có sự thay đổi thật quyết liệt trong cách đánh giá vấn đề, đó là: “cái khách quan” sinh ra từ “chủ quan” của nhà quản lý. Những tồn tại xã hội kéo dài nhiều năm, liên tục, ngày càng tăng thì  không thể vì lý do trên trời như thiên tai. Một khi đã nhận trách nhiệm quản lý điều hành, thì khi có hậu quả, nhà quản lý phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, mức độ phải tuỳ theo thực tế.

Như trường hợp của ông Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà, có thể cho rằng do “lỗi khách quan” trong năm qua, nhưng trong năm nay không thể tiếp tục để cho tai nạn giao thông tăng và lại tiếp tục đổ cho “lỗi khách quan”. Trách nhiệm phải làm của ông chủ tịch là ngăn chặn được “lỗi khách quan” đó.

Suy cho cùng, cách chức hay tự đứng ra “cởi áo từ quan” do không hoàn thành trách nhiệm vẫn là điều vô cùng quý hiếm ở đất nước này. Và đó cũng là nguyên nhân của những tồn tại hiện nay mà thảm hoạ tai nạn giao thông chỉ là một điển hình.

Tai nạn giao thông tăng, rừng bị tàn phá là do khách quan; nạn buôn lậu qua biên giới cũng do khách quan, nhiều sự yếu kém khác cũng có thể đổ cho lỗi khách quan…

Có thế đó là đánh giá rất chủ quan.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét