Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Ngày 04/1/2013 - Bao nhiêu Hiệp hội nữa sẽ được lập ra? - Thực hư tưởng niệm Hoàng Sa và chiến tranh Việt-Trung?

  • Rừng Lào, nạn nhân của doanh nghiệp Việt và quân đội Lào (RFI) - Mặc dù có luật cấm, nhưng Lào tiếp tục xuất khẩu gỗ sang Việt Nam với sự đồng lõa của chính quyền địa phương và quân đội Lào. Quốc gia nhỏ bé của Đông nam Á đang đứng đầu trong việc phá rừng trong khu vực, vào lúc rừng nguyên sinh bị đe dọa tuyệt gốc. Đó là nội dung bài phóng sự của Le Monde trong số báo ngày 03/01/2014.
  • Khó khăn và hy vọng cho kinh tế VN (BBC) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tính toán gì với động thái ra thông điệp đầu năm 2014, theo phân tích của giới quan sát từ Việt Nam.
  • Bốn điểm nóng tại Thái Bình Dương năm 2014 (BaoMoi) - Năm 2013 là một năm đáng chú ý đối với giới quan sát an ninh quốc gia, quốc phòng và chính sách đối ngoại tại châu Á-Thái Bình Dương. Và có lẽ năm 2014 cũng vậy, khi hầu hết các điểm nóng quan trọng đều không thay đổi, mà trong đó Trung Quốc - dưới hình thức này hay hình thức khác - đều có liên quan.
  • Góc tối ngành giáo dục 2013 (BaoMoi) - Trong năm qua, ngành giáo dục cũng không ít lần làm dậy sóng dư luận vì những câu chuyện không hề mới như chuyện lạm thu, gian lận thi cử, trẻ bị bạo hành trên lớp học… Cũng trong năm này Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được thông qua mang nhiều kỳ vọng phát triển ngành giáo dục nước nhà cũng như hạn chế được nhiều tiêu cực hiện hữu.
  • Tàu Biển Đông Freighter vận chuyển 400 món hàng lậu (BaoMoi) - (HQ Online)- Ngày 3-2, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 cho biết, đã kết thúc việc kiểm tra số hàng lậu trên tàu Biển Đông Freighter (quốc tịch Việt Nam), phát hiện có gần 400 món hàng cấm nhập khẩu.
  • Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco bị phóng hỏa (RFI) - Buổi tối đầu năm Dương lịch, lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco đã bị đốt cháy gây thiệt hại nghiêm trọng. Một phát ngôn viên của tòa lãnh sự hôm qua 02/01/2013 đã kêu gọi chính quyền Mỹ bảo vệ các nhân viên ngoại giao Trung Quốc.
  • Bắc Kinh cải tổ quân đội, đặt ưu tiên cho hải quân (RFI) - Sau báo chí Nhật Bản, đến lượt báo chí Trung Quốc tiết lộ kế hoạch của Bắc Kinh, muốn cải tổ năng lực đối phó của quân đội trong trường hợp nổ ra << khủng hoảng >>. Trong số ra ngày hôm nay, 03/01/2014, nhật báo chính thức China Daily xác nhận kế hoạch của lực lượng vũ trang Trung Quốc liên quan đến việc thiết lập một hệ thống chỉ huy tác chiến chung giữa các binh chủng, với hải quân được đặt lên hàng ưu tiên.
  • Cảnh sát Cam Bốt bắn chết ba công nhân biểu tình (RFI) - Cảnh sát sáng nay đã nổ súng vào công nhân ngành dệt may biểu tình ở Phnom Penh làm ít nhất 3 người thiệt mạng. Vụ nổ súng diễn ra trong lúc hàng ngàn công nhân đang chận con đường trước nhà máy của họ. Một số người tang bị đá, gậy gộc, bom xăng… đã xung đột với cảnh sát.
  • Bão tuyết ở Mỹ : Hàng ngàn chuyến bay bị hủy (RFI) - Một trận bão tuyết đi kèm với gió và giá buốt hôm nay 03/01/2013 đã tấn công vào miền đông bắc nước Mỹ, làm tê liệt giao thông hàng không. Trong khi đó nhiều tiểu bang miền nam phải chịu đựng thời tiết lạnh giá, như tại New York nhiệt độ tối nay có thể xuống đến -13°C.
  • Trung Quốc bác bỏ thông tin về vắc xin chết người (RFI) - Chính quyền Bắc Kinh hôm nay, 03/01/2014 đã phản bác cáo buộc, theo đó một vắc xin ngừa hêpatit B sản xuất tại Trung Quốc đã gây tử vong cho 17 trẻ sơ sinh sau khi được tiêm chích. Vụ này đã gây chấn động ở Trung Quốc, nơi đã xẩy ra nhiều vụ tai tiếng trong các lãnh vực an toàn thực phẩm hay dược phẩm.
  • Trung Quốc bố ráp ổ cung cấp thuốc lắc : 200 người bị bắt (RFI) - Theo nguồn tin báo chí, công an Trung Quốc ngày hôm qua 02/01/2013 đã thông báo là đã tịch thu được 3 tấn thuốc methamphetamin, còn được gọi nôm na là thuốc lắc, tại thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông, nổi tiếng là trung tâm cung cấp loại ma túy này.
  • Bị cấm vận, Kim Jong Un vẫn có thiết bị trượt tuyết Thụy Điển (RFI) - Một nhà sản xuất Thụy Điển hôm nay 03/01/2013 đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước việc các sản phẩm của mình lại được sử dụng tại khu du lịch trượt tuyết vừa được khai trương tại Bắc Triều Tiên, tuy không hề xuất khẩu qua quốc gia độc tài này vì chính sách cấm vận.
  • Hàn Quốc ngờ vực các tuyên bố hòa bình của Kim Jong Un (RFI) - Hàn Quốc hôm nay 03/01/2014 cho rằng những phát ngôn mang tính hòa giải nhân dịp năm mới của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un là một cử chỉ rỗng tuếch. Seoul kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân để chứng tỏ quyết tâm cải thiện quan hệ.
  • Thủ tướng Ấn tuyên bố rời chính trường sau bầu cử Quốc hội (RFI) - Trong cuộc họp báo sáng nay, 03/01/2014 - cuộc họp báo đầu tiên từ 3 năm qua - đương kim Thủ tướng Ấn, Manmohan Singh cho biết là ông sẽ rút lui sau cuộc bầu cử Quốc hội năm nay. Ông đồng thời và kêu gọi ông Rahul Gandhi lên thay ông trong trường hợp đảng Quốc Đại đang cầm quyền thắng cử.
  • Tàu Trung Quốc bị kẹt ở Nam Cực, sau khi cứu hộ tàu Nga (RFI) - Chiều tối qua, 02/01/2014, trực thăng của tàu phá băng Trung Quốc Tuyết Long (Xue Long) đã cứu hộ 52 thành viên trên tàu Nga Akademik Chokalski bị kẹt tại Nam Cực do tuyết băng đông cứng. Hôm nay, đến lượt tàu phá băng Trung Quốc bị mắc kẹt.
  • EU 'bất lực trước người tỵ nạn Syria' (BBC) - Hạm đội bao gồm các tàu của Na Uy và Đan Mạch sắp tái khởi hành từ đảo Cyprus để thu gom chất độc hóa học từ Syria sau khi phải hủy chuyến đi trước đó do chính phủ Syria trễ hẹn.
  • Apec thất bại làm ảnh hưởng TPP? (BBC) - Đúng 80 năm trước, kinh tế gia Simon Kuznets đưa ra cách tính Tổng sản phẩm quốc nội, BBC giới thiệu về lịch sử câu của GDP.
  • Tàu sân bay Liêu Ninh hoàn thành tập trận tại biển Đông (BaoMoi) - PN - Truyền thông nhà nước Trung Quốc (TQ) đưa tin, tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của nước này, đã hoàn thành một loạt thử nghiệm trong một sứ mệnh huấn luyện tại Biển Đông và quay về căn cứ tại cảng Thanh Đảo.
  • Trung Quốc thành lập Bộ Tư lệnh Chỉ huy đối phó liên minh Mỹ-Nhật (BaoMoi) - Truyền thông Trung Quốc hôm nay (3/1) đưa tin quân đội nước này đang chuẩn bị thành lập một Bộ Tư lệnh Chỉ huy chung (JOC) nhằm tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các “tình huống khẩn cấp”. Thông tin này được đưa ra ngay sau khi báo giới Nhật Bản đưa tin Bắc Kinh đang xem xét việc cải tổ quân đội từ 7 đại quân khu xuống thành 5 để đáp trả nhanh chóng và kịp thời trước một cuộc khủng hoảng.
  • Chùm ảnh: Cảnh hạ thủy tàu ngầm Kilo Hà Nội ở Cam Ranh (BaoMoi) - (PetroTimes) - Sau hai ngày về đến vịnh Cam Ranh, TP. Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), đến 11 giờ 30 trưa nay (3-1), tàu vận tải chuyên dụng Rolldock (Công ty Rolldock Sea, quốc tịch Hà Lan) đã được bơm nước vào khoang để dìm gần như toàn, nhằm chuẩn bị cho việc đưa tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo xuống vịnh Cam Ranh. Tin của phóng viên Thành Long, Báo Khánh Hòa.
  • “Thương quá Việt Nam” (BaoMoi) - Đây là chủ đề của chương trình "Duyên dáng Việt Nam 26" do Tập đoàn truyền thông Thanh Niên tổ chức trong hai đêm 10-11.1 tại Nhà hát Hòa Bình (TPHCM).
  • Lãnh sự quán tại Mỹ bị đốt:TQ tố hành động 'đê hèn' (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Tối 1/11, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Mỹ đã bị tấn công đốt phá khiến cửa trước bị hư hại nặng. Ngay lập tức Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền Mỹ có biện pháp đảm bảo an ninh cho phái đoàn ngoại giao.
  • Tàu ngầm Kilo Việt Nam khiến TQ phải e dè (BaoMoi) - (ĐSPL) - Về sự kiện hạ thủy chiếc tàu ngầm Kilo Hà Nội ở Cam Ranh, báo chí nước ngoài cho rằng đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sức mạnh quốc phòng của Việt Nam.
  • Video mô phỏng tàu ngầm Kilo phô diễn sức mạnh trên Biển Đông (BaoMoi) - Tối 31/12, tàu vận tải Rolldock Sea chở tàu ngầm lớp kilo mang tên Hà Nội đã chính thức vào quân cảng Cam Ranh thuộc Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân. Nhân sự kiện đặc biệt này, Vnreview xin giới thiệu video của Vụ giáo dục Quốc phòng (Bộ GD-ĐT), mô phỏng quá trình phối hợp tác chiến trên biển của tàu ngầm lớp Kilo.

Bao nhiêu Hiệp hội nữa sẽ được lập ra?

000_Hkg4836077-305.jpg
Dân oan Hưng yên biểu tình đòi đất ở Hà Nội hôm 27/4/2011.
AFP

Mới đây có thông cáo vận động thành lập “Hiệp hội Dân oan” và bà Lê Hiền Đức được đề nghị làm chủ tịch danh dự. Sự sắp xuất hiện của một Hiệp hội Dân oan nhờ thế đã nảy lên một câu hỏi khác: liệu rồi đây một Hiệp hội khác mang tên “Hiệp hội chống tra tấn và giết người của công an” có thể sẽ thành hình hay không?

Tình trạng cưỡng chế đất đai nhưng không đền bù thỏa đáng cho người dân từ trước tới nay đã âm ỉ và tích tụ lại ngày một lớn trên khắp nước. Cảnh tượng hàng trăm người tập trung tại mỗi kỳ họp Quốc hội, ăn ở tại vườn hoa dân oan Mai Xuân Thưởng hay kéo nhau về đường Võ Thị Sáu thành phố HCM nơi có văn phòng đại diện chính phủ, vẫn thường xuyên xảy ra cho thấy sự bất bình đang đến độ căm phẫn của nạn nhân mất đất đã trở thành mạn tính.
Từ dân oan…

Cho đến nay không ai có thể thống kê chính xác có bao nhiêu gia đình chịu cảnh mất đất và theo đuổi việc khiếu kiện đến độ gia đình ly tán tài sản tiên tan là bao nhiêu. Những người dân ấy cố bám vào một niềm hy vọng tuy ngày một mong manh hơn là được nhà nước quan tâm giải quyết nguyện vọng của họ. Nhưng năm này qua năm khác hy vọng ấy không còn nữa và có lẽ phát xuất từ yếu tố tuyệt vọng này, hàng trăm dân oan đã tự ý tham gia vào một hiệp hội rất có ý nghĩa cho tiến trình tranh đấu đòi lại công lý của họ. Hiệp hội Dân oan là nơi tập trung những con người yếu đuối cô đơn ấy thành một sức mạnh cụ thể, sức mạnh của nhiều người cùng hoàn cảnh cùng tiếng nói và nhất là cùng đau khổ như nhau.

Bà Lê Hiền Đức, một người thân thiết với hầu hết dân oan khắp nước đã trở thành chủ tịch danh dự của Hiệp hội Dân oan cho biết mục đích của Hiệp hội:

“Trên tinh thần Hiệp hội Dân oan đưa ra tôi thấy nhất trí cái nội dung là bây giờ cùng nhau đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, lên tiếng đấu tranh giữ lấy quyền sống, bảo vệ đất đai và quyền con người của mình.”
…đến dân oán

Hiệp hội Dân oan tuy chưa chính thức hoạt động nhưng người quan tâm đến vấn đề tin rằng nó sẽ làm sự tranh đấu của những con người yếu thế này thay đổi. Thứ nhất nó được người đồng cảnh tin tưởng và gửi gấm hy vọng của họ vào nó. Thứ hai sự thờ ơ của xã hội sẽ được đánh động và đồng thời trực tiếp cho chính quyền biết rằng sự im lặng từ trước tới nay đã đến lúc cần phải rũ bỏ. Thứ ba, phong trào này sẽ kéo theo hàng loạt hiệp hội khác ra đời chẳng hạn người nông dân sẽ có hiệp hội bảo vệ giá lúa, giá cà phê hay các loại nông sản khác. Tài xế sẽ có hiệp hội chống mãi lộ, người bất đồng chính kiến sẽ có hiệp hội chống côn đồ, hay cụ thể nhất là “Hiệp hội chống tra tấn và giết người của công an”.

Không khác gì người dân oan bị mất đất, gia đình của các nạn nhân bị công an tra tấn và giết chết còn bi thảm hơn. Mất đất còn có thể hy vọng được nhà nước cứu xét nhưng một khi người thân đã chết thì sự cứu xét nào làm cho họ sống lại được?

Đền bù không thỏa đáng thì được nhà nước biện minh là theo giá thị trường có thỏa thuận giữa hai bên. Khi một công dân bị chết trong đồn công an thì mười vụ như một, lý do đưa ra là do chính nạn nhân tự tử.

Cũng giống như dân oan khiếu kiện, khó mà kiểm chứng được có bao nhiêu người đã bị công an tra tấn, đánh hay bắn chết trong đồn hay ngoài đời. Ngoài những vụ được đưa lên mặt báo đa số đều im lặng vì sợ bị trả thù, bị trù dập bởi tấm gương tranh đấu của hầu hết gia đình nạn nhân đều rơi vào im lặng và thua thiệt.

Trường hợp của gia đình anh Nguyễn Công Nhựt  là một thí dụ. Vào ngày 25 tháng 4 năm 2011 chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền vợ anh Nhựt, nhận được tin chồng bị giữ tại nhà tạm giữ Công an Huyện Bến Cát. Đến ngày hôm sau, công an tuyên bố anh Nhựt treo cổ tự tử trong nhà giam. Sau nhiều tháng khiếu kiện với những chứng cứ mạnh mẽ, chị Tuyền nhận được quyết định của tòa án là chồng chị tự tử chứ không do tra tấn đến chết bởi công an.

000_Nic595625-250.jpg
Cô Trịnh Kim Tiến với tấm ảnh người cha là ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh chết. AFP

Khi được hỏi nếu một hiệp hội có mục đích chống tra tấn và giết người của công an được thành hình thì chị nghĩ có nên không, chị Tuyền cho biết:

Nếu thành lập được một cái hội như vậy thì là một ý hay ví khi có một cái hội như thế thì người dân oan ức họ sẽ đến để tìm sự chia sẻ với nhau giữa những người dân đang gặp oan ức mà nhà nước không giải quyết cho họ vì vậy ý tưởng này hoàn toàn hợp lý đối với xã hội hiện nay.

Nếu xã hội hiện nay mà nó có sự công bằng, có pháp luật nghiêm minh vá mọi cách đều rõ ràng thì tôi nghĩ không cần cái hội này nhưng rõ ràng bây giờ tại đất nước Việt Nam thì sự bức xúc càng ngày càng nhiều và không có ai đứng ra giải quyết cho dân cả.

Bản thân tôi rất là đồng lòng và sẽ ủng hộ nếu thành lập một cái hiệp hội như vậy.

Ông Nguyễn Quang Phục có con là anh Nguyễn Quốc Bảo, ngày 21 tháng 1 năm 2010  bị công an tra tấn đến chết tại trại tạm giam của công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vì tình nghi có tàng trữ ma túy tuy không có bất cứ bằng chứng gì về sự phạm tội của anh.

Ông Phục cho biết ý kiến của mình về một hiệp hội có mục đích tranh đấu cho những nạn nhân chết do tra tấn của công an, ông nói:

Thế thì tôi nhất trí ngay. Có một vài gia đình như nhà thằng Hùng ở Hà Đông ông ấy là đảng viên nên ông ấy sợ không dám chống đối, kiện cáo việc con ông ấy bị chết. Mà nếu như bây giờ thành lập được cái hội ấy mà mình đi đấu tranh để bảo đảm cái quyền thân thể của người dân (không bị xâm phạm) thì tôi nghĩ rằng không những đấu tranh cho mình mà còn đấu tranh cho những người về sau này nữa.

Nếu bây giờ thành lập được một cái hiệp hội như vậy thì tốt vì mình bảo vệ được cái quyền tự do của con người. Mình không nói là đấu tranh để bảo vệ lấy cái quyền lợi riêng cho gia đình, nhà mình mà cùng với quyền lợi của cộng đồng nữa thì nó tốt hơn và làm được như thế nào đó thì mình còn phải tính toán.

Một trường hợp công an đánh người đến chết rất nổi tiếng khác là trường hợp của ông Trịnh Xuân Tùng do đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đã bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Ông Tùng bị tra tấn tê liệt toàn thân. Và chết sau một tuần nằm viện.

Chị Trịnh Kim Tiến con của ông Tùng cho biết ý kiến về hiệp hội này:

Việc lập ra một hiệp hội của người dân có người thân bị đánh chết là một điều nên làm. Những vụ án công an đánh chết người thì không chỉ ở từng vùng miền mà nó rải rác từ bắc vào nam nên rất khó để mà tập hợp tất cả những nạn nhân và gia đình người bị hại lại. Bên cạnh đó thân nhân của người bị hại không phải ai cũng dấu tranh đòi lại công bằng cho người thân của mình. Nhiêu gia đình không có điều kiện  cũng như họ không có sự hiều biết về luật pháp để mà tranh đấu.

Một số người khác thì bị đe dọa, áp bức và do đó chấp nhận sự oan ức của người thân mình do đó rất là khó để kết hợp mọi người lại với nhau để lập nên một cái hội như thế. Tuy nhiên tôi nghĩ ràng cái việc đấy chắc chắn là phải làm và nên làm.

Hiệp hội: sức mạnh của xã hội dân sự

Tầm vóc của xã hội dân sự lớn mạnh từ những hiệp hội như thế. Tại các nước phát triển các loại hiệp hội nhằm tương trợ giữa những người cùng nghề nghiệp, sở thích hay lý tưởng tôn giáo là điều bình thường tuy nhiên chưa thấy một hiệp hội nào nhằm tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân như Hiệp hội Dân oan, hay Hiệp hội “chống tra tấn và giết người của công an” bởi lẽ những oan khuất nếu có của người dân phải được chính quyền bảo vệ.

Dù sao thì người dân tự bảo vệ mình qua hình thức một hiệp hội vẫn tích cực hơn là hành động lấy bạo lực chống lại bạo lực. Đây là thế mạnh của một xã hội dân sự và phải chăng do đó mà nhà nước luôn thành kiến với nó?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-01-03

Thực hư tưởng niệm Hoàng Sa và chiến tranh Việt-Trung?

thutuong-20131230-125013-088-305.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hội Khoa học Lịch sử ở Hà Nội vào buổi chiều 30-12-2013.
Courtesy chinhphu.vn
Mặc dù dư luận có nhiều hoài nghi, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi điểm khi ông cho biết Chính phủ lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979-chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Hơn nữa Thủ tướng còn chỉ đạo đưa các vấn đề này vào sách giáo khoa.
Trích lời Thủ tướng cũng bị gỡ?

Hai bản tin trên mạng chiều 30/12/2013 của Thanh Niên Online và Việt NamNet có trích lời Thủ tướng về vấn đề liên quan sau đó đã bị gỡ xuống. Đây chính là điều gây ra những nghi vấn. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã có những phát biểu rất đặc biệt, trong dịp ông đến thăm Hội Khoa học Lịch sử ở Hà Nội vào buổi chiều cuối năm.

Dù đã bị gỡ xuống, nhưng các thông tin này đã được sao chép đầy trên mạng. VietnamNet trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc đưa chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa vào sách giáo khoa : “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là vấn đề khác, bằng các giải pháp hòa bình, còn lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật”. Trong khi đó Thanh Niên bản điện tử  chạy tít lớn với dẫn nhập: “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979-chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.”

Trả lời Nam Nguyên vào tối 2/1/2014, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự nói rằng, vị thế của Việt Nam khiến cho chính phủ Việt Nam hiện tại và mai sau đều cần có chính sách hữu hảo với Trung Quốc nhưng Việt Nam phải giữ sự tự chủ của mình. Ông nói:

“Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa là việc rất nên làm và rất tốt bởi vì đấy là một sự kiện lịch sử và người dân Việt Nam phải được ghi nhớ. Tất nhiên là quan hệ với Trung Quốc có thể căng thẳng nhưng mà mình cần có cách làm phù hợp, hoặc là kỷ niệm sự kiện 1979 chẳng hạn. Đã là sự kiện lịch sử thì phải luôn luôn được kỷ niệm ở trong mức độ tùy hoàn cảnh từng thời gian. Nhưng lãng quên những sự kiện ấy là một tội đối với dân tộc.”

Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký báo Doanh Nghiệp hiện nghỉ hưu ở TP.HCM cho biết đã đọc được thông tin liên quan trên báo mua ở sạp. Ông nói:

“Theo tôi những vấn đề như Hoàng Sa Trường Sa, nếu mà tin trên mạng bị gỡ xuống là có thể do phản ứng ngoại giao mà những cơ quan chức năng của Chính phủ đề nghị những tờ báo mạng đó gỡ xuống…Những bản báo in rồi thì làm sao thu hồi được, mà cũng không nên thu hồi một cách trắng trợn như vậy bởi vì đây là một sự thật lịch sử do Thủ tướng một quốc gia nói, không phải sự vu cáo hoặc lăng mạ một vùng lãnh thổ hoặc quốc gia nào đó. Thủ tướng tuyên bố ‘sự thật là sự thật, lịch sử là lịch sử’ một công dân của một quốc gia có lòng tự trọng nói về một hoàn cảnh của quốc gia mình đó là điều đáng quí trọng.”
Mâu thuẫn nội bộ?

Các trang mạng xã hội bày tỏ nhiều hoài nghi, các nhà báo công dân nhắc lại sự kiện trong quá khứ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường đưa ra các phát biểu chính trị vào những thời điểm thích hợp để vực dậy uy tín đã mất do điều hành kinh tế thất bại.

hai-chien-2-250.jpg
Chiến hạm HQ4 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tham gia bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. File photo.
Nhiều người tự hỏi là những kế hoạch kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa thất thủ và 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố, có phải là một chủ trương nhất quán của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng hay không. TS Nguyễn Quang A nêu ra hai giả thiết:

“Giả thiết thứ nhất ông Thủ tướng thực lòng nói như thế và muốn làm như thế. Nhưng mà ở trong nội bộ lãnh đạo, thí dụ Tổng Bí thư hay lực lượng khác lại cản trở ông ấy. Giả thiết này nó phản ánh sự mâu thuẫn nội bộ, nếu mà nó đúng như thế thì tôi nghĩ cũng là chuyện bình thường và qua mấy hội nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề kiểm điểm người về vấn đề kỷ luật này khác thì chúng ta thấy là sự mâu thuẫn nội bộ đã bộc lộ không cần phải che dấu nữa. Nếu giả thiết này đúng thì tôi nghĩ người dân nên ủng hộ những người có tư tưởng tiến bộ cải cách thí dụ trong trường này là ông Thủ tướng.

Giả thiết thứ hai là ông ấy chỉ nói như vậy thôi để lấy lòng dân, củng cố uy thế của mình trong hàng ngũ lãnh đạo. Ở trường hợp giả thiết thứ hai thì tôi nghĩ là một điều rất tồi tệ…không thể bình luận và không thể biết sự thật thế nào.”

Trở lại buổi viếng thăm Hội Khoa học Lịch sử chiều cuối năm ở Hà Nội, Theo VietnamNet, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rõ là kỷ niệm sự kiện biên giới phía Bắc, Hoàng Sa thì phải tổ chức thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này.”

Như vậy đối với sự kiện Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến đánh bại Hải quân VNCH ngày 17/1/1974, Hà Nội sẽ nhìn nhận thế nào đối với 74 chiến sĩ trận vong trong đó có Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà đã chết theo con tàu của mình. TS Nguyễn Quang A nhận định:

“Quân đội ở dưới bất kỳ chế độ nào cũng là để bảo vệ quốc gia. Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế. Khi mà một chính phủ, một chế độ không làm được điều ấy thì trong người dân người cũng làm việc đó, có lúc thì âm thầm có lúc thì công khai. Những chuyện ấy rất là bình thường và lịch sử nhân dân Việt Nam sẽ luôn luôn ghi nhớ những người ấy như là những người con thân yêu của đất nước.”

Trong cùng ý nghĩa mà TS Nguyễn Quang A vừa chia sẻ, nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhắc lại sự kiện 27/7/2011 tại Saigon, lúc đó Câu lạc bộ Phao Lô Nguyễn Văn Bình tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, phía Tây Nam và Hoàng Sa Trường Sa. Ông Nguyễn Quốc Thái phát biểu:

“Hôm đó tôi nhớ có bà quả phụ Ngụy Văn Thà đến dự. Việc Hoàng Sa bị đánh chiếm, lịch sử đã ghi nhận, báo chí toàn cầu đã ghi nhận không thể phủ nhận được. Giải thích bằng cách nào thì cũng phải hiểu rằng đó là một phần lãnh thổ Việt Nam bị nước ngoài xâm chiếm. Ngày đó là một ngày lịch sử chúng ta tưởng niệm thì chẳng có gì chúng ta phải sợ hãi. Tôi rất khinh những người sợ hãi khi nói đến những vụ xâm chiếm của nước ngoài, xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Đất nước bị xâm chiếm thì phải lên tiếng, phải bảo vệ và tìm cách lấy lại. Tôi không biết lấy lại bằng cách nào nhưng điều đó không thể thiếu vắng trong tâm khảm của chúng ta mỗi ngày.”

Những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội Khoa học Lịch sử chiều 30/12/2013 ở Hà Nội về việc tổ chức kỷ niệm sự kiện Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 17/1/1974, lúc đó thuộc chủ quyền VNCH, cũng như kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 mà hàng vạn liệt sĩ đã bị lãng quên được mô tả là một sự thay đổi tư duy hợp lòng dân. Nhưng lời nói có đi đôi với việc làm hay không thì phải chờ thời gian trả lời.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-01-03

Vụ tử hình ông Jang Song Thaek có phải nằm trong một âm mưu nhằm sớm kết liễu triều đại nhà Kim?

Nguyên nhân nào dẫn đến việc ông Jang Song Thaek bị xử tử ? Câu hỏi này đã được dư luận phỏng đoán theo nhiều cách khác nhau, nguồn tin này thì cho rằng ông Jang đã mưu đồ đảo chính ông cháu Kim Jong Un, nguồn tin khác thì cho rằng ông và phe nhóm đã có các hoạt động kinh tế đi ngược lại các quyền lợi của Kim Jong Un và quân đội v.v…, còn thông tin chính thống của nhà nước Triều Tiên thì kết tội ông đã tổ chức một phe phản cách mạng và chống đảng để mưu mô tiếm quyền lãnh đạo, bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài và có lối sống đồi trụy không phù hợp với kỷ cương của đảng…
Dù nguyên nhân thực sự của sự việc này là gì, dư luận nói chung đều cho rằng Kim Jong Un là người đã ra lệnh xử tử ông Jang với mục đích để củng cố quyền lực và sau sự kiện này quyền lực Kim Jong Un sẽ được tăng cường hơn trước.
Kim Jong Un là người đã phê chuẩn việc xử tử. Đó là điều khó có thể nghi ngờ khi nạn nhân chính là người chú dượng của mình. Nhưng đằng sau sự kiện này có bàn tay của những kẻ khác hay không?
Ông Jang Song Thaek nằm trong số các cận thần của Kim Jong Un. Các cận thần này đã được ông cha Kim Jong ll tin cậy giao trách nhiệm phò tá cho ông con Kim Jong Un sau khi ông cha chết. Và theo nhiều nguồn thông tin, ông Jang đã có vai trò rất lớn trong việc giúp ông cháu lên nắm quyền và củng cố quyền lực.
Theo nhiều nguồn thông tin, đội ngũ cận thần này của Kim Jong Un, sau khi ông Kim Jong ll chết gồm có 7 người và trước khi ông Jang bị tử hình thì đã có 4 thành viên khác trong đội ngũ này đã bị thanh trừng. Nhiều người cho rằng, việc thanh trừng các cận thần này diễn ra khi Kim Jong Un đã củng cố được quyền lực mà không cần nhiều đến những sự phò tá này nữa. Và theo luồng suy nghĩ này thì việc Kim Jong Un sẽ thanh trừng những cận thần còn lại sẽ không còn xa nữa để hoàn toàn thoát ra khỏi ảnh hưởng của các “bô lão” đã hết tác dụng.
bkjh ;o;opkp
Trong số 7 phò tá cho ông Kim Jong Un (từ số 2 -8) gồm Jang Song-Thaek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk, nay chỉ còn 2 người là Choe Tae Bok và Kim Ki Nam. Liệu 2 người này hiện đang rình để ăn thịt một con mồi mới cỡ bự hay chính họ đang trở thành những con mồi sắp bị ăn thịt giống như tình cảnh của ông Jang Song Thaek?
Mình thì nghĩ đến một chiều hướng khác.
Việc Jang Song Thaek bị xử tử rất có thể là kết quả của một cuộc đảo chính tại Triều Tiên mà những kẻ tổ chức đảo chính là số ít cận thần còn lại của Kim Jong Un đã núp bóng lãnh tụ để tiến hành một cuộc thanh trừng nhắm vào những cận thần khác của ông. Nếu đúng như thế thì những kẻ đảo chính đã đạo diễn một cách vô cùng hoàn hảo vụ thanh trừng này. Họ muốn trừ khử ông Jang để được độc quyền phò tá ông Kim Jong Un. Ở Triều Tiên đang tồn tại một thể chế đậm đặc màu sắc phong kiến như bất kỳ một chế độ phong kiến tập quyền cha truyền con nối nào đã tồn tại trên thế giới vài trăm năm trước. Và trong một thể chế như thế thì trong đám đội ngũ cận thần gần gũi nhất bên cạnh ông vua thường sẽ có cả trung thần và gian thần và luôn luôn tồn tại sự tranh giành quyền lực giữa hai nhóm này. Nếu phe trung thần trừ khử được bọn gian thần thì ngôi vua sẽ được bảo vệ lâu dài. Ngược lại, nếu bọn gian thần “kích đểu” vua giết hại trung thần thì sau đó chính những kẻ gian thần ấy lại thường tìm cách lấn át vua, biến vua trở thành bù nhìn hoặc thậm chí cướp ngôi vua sau khi đã chặt hết các chân tay thân tín và trung thành của nhà vua.
Vậy thì ông Jangh Song Thaek là trung thần bị bọn gian thần xui vua hãm hại hay ông là kẻ gian thần đã bị những người trung thần và “nhà vua” quyết định trừ khử?
Theo suy luận hoàn toàn cảm tính của mình thì ông Jang Song Thaek không phải là gian thần. Người viết bài này không phải là nhà tướng số học nhưng đọc trên gương mặt ông thì thấy ông không phải là người nham hiểm. Ông có vẻ là người dễ gần với nụ cười tủm tỉm rất hóm. Mắt hơi tít tít chứng tỏ là người… máu gái. Được biết ông chơi đàn rất giỏi, có nhiều tài lẻ và thời còn là sinh viên đã làm cho con gái của ông Kim Nhật Thành mê tít để rồi cuối cùng bà này trở thành vợ ông. Theo nhiều nguồn thông tin thì ông là người rất thương cấp dưới, hay chu cấp tiền bạc cho họ và có tính hài hước. Những người hay thương cấp dưới, có tài văn nghệ, có óc hài hước và hay… gái gú :) thường không thuộc mô típ các nhà chính trị có tâm địa nham hiểm hoặc ưa tham gia các hoạt động lật đổ. Vì thế người viết bài này cho rằng ông Jang nếu không phải là trung thần thì cũng chỉ là một kẻ… mải chơi, hơi coi thường ông vua cháu một chút vì ỷ vào vị thế chú dượng của mình, và như mọi ông quan triều đình khác, nếu ông cũng có chút tham vọng nào đó thì cũng là lẽ thường tình.
Nhưng dưới mắt các cận thần khác thì việc loại bỏ ông Jang sẽ như là một mũi tên nhắm đến hai mục đích, một mặt là để loại bỏ một kẻ cạnh tranh trong thực tế hoặc tiềm tàng xâm phạm đến lợi ích của họ, mặt khác – và điều này mới là mục đích sâu xa – đó là làm suy yếu vị thế của ông Kim Jong Un. Từ nay ông Kim không có chỗ dựa nào khác ngoài những kẻ này và sẽ bị những kẻ này chi phối.
Nếu ông Kim Jong Un không tỉnh táo trước những kẻ cận thần đang thắng thế này, triều đại nhà Kim sẽ bị đặt vào một tình thế cực kỳ nguy hiểm hơn bao giờ hết kể từ khi nó được thiết lập cho đến nay.
Và có lẽ không khó để nhận ra những kẻ “cận thần” còn lại này đã bắt đầu hành động một cách khá mau lẹ và quyết liệt, biểu hiện rõ nhất là dường như họ đã kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông nhà nước như một bước đầu tiên và vô cùng lợi hại nhằm thực hiện một chiến dịch hạ thấp hình ảnh của ông Kim Jong Un một cách có hệ thống và hết sức tinh vi.
Lần đầu tiên các phương tiện thông tin chính thức của nhà nước đã công khai đưa hình ảnh một vụ thanh trừng ở cấp cao với việc ông Jang bị xốc nách lôi ra khỏi phòng họp. Hành động này hoàn toàn có hại cho hình ảnh của ông Kim Jong Un. Cáo trạng của nhà nước đối với Jang cũng có những câu ngờ nghệch kiểu trẻ con nhưng dường như có ý đồ làm cho người ta nghĩ ông Kim Jong Un là tác giả, chẳng hạn như kết tội ông Jang đã “miễn cưỡng đứng lên” và “vỗ tay thiếu nhiệt tình” trong cuộc họp quyết định việc đưa Kim Jong Un lên ngôi hoặc những câu chữ vừa thể hiện một sự khinh bỉ đối với nhân dân và đề cao những người họ nhà Kim một cách sống sượng lại vừa đầy tính khiêu khích như “nhân dân ta không cần biết đến ai khác ngoài Kim Nhật Thành, Kim Jong Il và Kim Jong Un”, hoặc dẫn lời ông Kim Jong Un đòi binh sĩ phải trở thành “những viên đạn sống” sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình chỉ nhằm để bảo vệ cho cá nhân ông ta và gia đình nhà họ Kim. Những lời lẽ này đã vẽ lên một hình ảnh ông Kim Jong Un vừa tàn bạo lại vừa lố bịch, tóm lại là cực kỳ tệ hại. Những lời lẽ đó chưa chắc đã phải do ông Kim Jong Un viết ra mà rất có thể do một bọn gian thần chắp bút và không biết chừng chính những kẻ đó lại là tác giả của một bản cáo trạng khác mà họ đã chuẩn bị sẵn để giành cho ông Kim Jong Un mà trong đó biết đâu họ sẽ dùng lại chính những ngôn từ này nhưng trong một ngữ cảnh khác để lên án và kết tội chính ông Kim khi cờ đến tay họ.
Có lẽ những kẻ có âm mưu thấy những điều trên vẫn còn chưa đủ liều lượng cần thiết nên họ thấy cần phải tiếp tục cuộc tấn công dồn dập và quyết liệt hơn nữa bằng các thông tin không chính thống “từ ngoài đánh vào” với mức độ còn kinh khủng hơn, như thông tin trên báo chí nước ngoài cho rằng ông Kim đã ra lệnh tử hình các tay chân của ông Jang Song Thaek trong khi đang say rượu, kinh hãi nhất là thông tin ông Jang và 5 người khác không phải bị tử hình bằng súng mà bị vứt vào chuồng chó để 120 con chó đói ăn thịt trong khoảng 1 giờ. Không phải chỉ đến bây giờ người ta mới đọc được những thông tin kinh hãi như vậy. Ngay từ khi ông Kim Jong Un lên ngôi cho đến nay, thỉnh thoảng lại có tin ông tướng này bị tử hình bằng đại bác để không còn có thể sót lại một sợi tóc, nữ diễn viên xinh đẹp kia đã từng là người yêu của ông Kim Jong Un cùng cả một ban nhạc bị đưa ra bắn công khai tại một sân vận động và vụ này nghe đâu có bàn tay của phu nhân ông Kim Jong Un. Lại có tin ông Jang Song Thaek bị tử hình vì quan hệ bất chính với phu nhân của ông. Rồi chính vợ ông là người đồng tình với việc tử hình ông. Nghĩa là đủ mọi thông tin về một gia đình nhà họ Kim bất nhân, tàn ác, mất hết tính người, đến cả người trong nhà cũng đối xử cạn tàu ráo máng với nhau, chú giết cháu, vợ giết chồng, chú cháu có quan hệ loạn luân với nhau. Không thể loại trừ đó là những thông tin được những kẻ gian thần “bơm” ra bên ngoài trong một chiến dịch đã được chuẩn bị trước một cách có bài bản nhằm hạ thấp đến mức tối đa hình ảnh của ông Kim và sỉ nhục cả nhà họ Kim, làm cơ sở cho một bản cáo trạng đối với chính “nhà lãnh đạo tối cao” hay chính cả triều đại nhà Kim trong một tương lai rất gần. Không biết chừng trong bản cáo trạng ấy những kẻ giết ông Jang thực sự có khi lại tôn ông làm anh hùng. Và không phải đợi đến ngày đó, bằng các phương tiện truyền thông nhà nước, họ đang chối bỏ vai trò là đồng phạm, nếu không phải là vai trò chính của họ trong vụ giết ông Jang và dường như họ đã thành công trong việc đổ hoàn toàn trách nhiệm của vụ giết người này cho lãnh tụ!
Người viết bài này không có ý cho rằng những thông tin không chính thống về ông Kim được bơm ra từ trong nước đều là xuyên tạc hay bịa đặt cả. Thiên hạ bảo “không thể có lửa nếu không có khói”. Vấn đề là ở chỗ những thông tin này cho đến nay không bị nhà nước cải chính và rất có khả năng những kẻ thủ lợi từ các thông tin ấy chính là những kẻ gian thần đang mỉm cười đắc ý khi thấy toàn bộ kế hoạch của họ cho đến nay đã diễn ra hoàn toàn phù hợp với kịch bản mà họ đặt ra từ đầu theo một lớp lang có thể được tóm tắt là: dựng chuyện/tạo chứng cứ giả đưa Jang Song Thaek vào bẫy – bơm thông tin kích đểu ông Kim Jong Un khiến ông này nổi giận với ông chú dượng – xui ông Kim hạ nhục ông Jang công khai trước bàn dân thiên hạ và khẩn cấp xử tử ông Jang chỉ trong vài ngày như một cách “qua cầu rút ván”, đặt sự việc vào thế đã rồi không thể thay đổi được – dùng thông tin nhà nước vẽ lên hình ảnh một ông Kim Jong Un vừa tàn bạo, vừa ghê tởm và lố bịch – bơm ra bên ngoài các thông tin để hạ thấp hình ảnh ông Kim
Bước tiếp theo là gì thì không phải là khó đoán.Chỉ biết rằng sau một loạt các bước như thế, cá nhân ông Kim Jong Un và cả triều đại nhà Kim đã bị đặt vào một tình thế cực kỳ nguy hiểm.
Để kết thúc bài viết này, tác giả xin người đọc coi những điều mình viết ở trên chỉ là một giả thuyết để suy ngẫm. Người viết chỉ muốn nói rằng đối với một đất nước khép kín như Triều Tiên mà ngay cả tình báo lão luyện của Hàn Quốc cũng có nhiều lúc “ăn” phải tin giả, còn đại sứ Lê Quảng Ba của chúng ta dù ăn dầm ở dề bên Triều Tiên suốt mấy năm trời mà cũng mù tịt thông tin khi chính ông cũng phải thừa nhận rằng “ở Triều Tiên là đi đến đâu sẽ chỉ biết đúng nơi đó, chứ không thể suy luận hết về mọi thứ. Nhất là về chính sách hay về quyết định của họ” thì trong một khung cảnh tù mù như thế, giả thuyết mà người viết đưa ra ở trên cứ cho là có chỗ này chỗ khác chưa đúng thì cũng không phải là không xứng đáng để tham khảo. Và thời gian sẽ đưa ra câu trả lời chính xác.
Nhưng dù là với giả thuyết nào, dù ông Jang Song Thaek có là trung thần bị bọn gian thần xúi vua hãm hại hay chính ông cũng chỉ là một tên gian thần và bị những kẻ gian thần khác trừ khử để tranh quyền hay tranh ăn thì số phận của người dân Triều Tiên cũng vẫn cứ mịt mù tăm tối như hiện nay.
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả không thiên vị bất kỳ nhân vật nào. Những cụm từ như “trung thần” hay “gian thần” trong ngữ cảnh của bài viết này chỉ mang ý nghĩa tốt hay xấu đối với riêng ông Kim Jong Un và triều đại nhà họ Kim của ông. Còn đối với nhân dân Triều Tiên thì cho dù ông Kim có tiếp tục giữ vững quyền lực hay bị thao túng hoặc bị lật đổ bởi bất kỳ ai trong số các “gian thần” hay “trung thần” này thì số phận hẩm hiu của họ cũng không thay đổi, cũng chỉ là “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” mà thôi. Chỉ hy vọng những người dân Triều Tiên khốn khổ sẽ biết nắm lấy mọi cơ hội để tự mình giải phóng cho mình, biết tự quyết định lấy vận mệnh của chính mình mà không cần phải giao phó nó cho bất cứ thế lực bạo tàn và nham hiểm nào, dù đó là Kim hay bất kỳ kẻ nào khác khi mà sự kết thúc của triều đại nhà Kim tại xứ sở Kim Chi xinh đẹp này có vẻ như đang đến rất gần…
Hà Hiển
(Blog Hà Hiển)

Nhật triển khai chiến lược an ninh mới : Dồn sức kháng Trung Quốc

Global Hawk, máy bay trinh sát không người lái mà Nhật Bản mua từ Hoa Kỳ (wikipedia)
Global Hawk, máy bay trinh sát không người lái mà Nhật Bản mua từ Hoa Kỳ (wikipedia)
Vào lúc Trung Quốc đang hướng tới việc tăng cường năng lực tấn công để đảm bảo thế thượng phong trên không và trên biển tại hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, Nhật Bản, cũng rốt ráo triển khai chiến lược an ninh được thông qua cuối năm 2013.
Chiến lược của Nhật Bản được cho là đi theo hai hướng : Tăng cường khả năng giám sát, ngăn chặn và đẩy lùi đe dọa đến từ Trung Quốc, đồng thời tích cực hơn trong việc hợp tác quân sự chặt chẽ với đồng minh Hoa Kỳ.
Một thông tin trên tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shinbum ngày 01/01/2014 như đã tóm gọn hai hướng chủ đạo trong chiến lược Quốc phòng mới của Tokyo : Ngay từ tháng Tư tới đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu cho triển khai ba chiếc máy bay không người lái giám sát đầu tiên của mình trên đảo Honshu, hòn đảo chính của xứ Phù tang.
Global Hawk là loại drone trinh sát hiện đại của Mỹ, có khả năng bay hơn 30 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ và năng lực phát hiện sự chuyển động của tàu thuyền, phi cơ và tên lửa trong vòng bán kính 500 km từ độ cao 18.000 thước.
Yếu tố đáng chú ý là các chiếc Global Hawk của Nhật sẽ đặt bản doanh tại căn cứ không quân ở Misawa, tiếp giáp với một căn cứ không quân Mỹ, nơi cùng một loại máy bay sẽ được bố trí vào cuối năm. Bộ Quốc phòng Nhật Bản và lực lượng không quân Mỹ sẽ cùng nhau duy trì máy bay để đảm bảo hoạt động hiệu quả, thông tin do các chiếc Global Hawk thu thập sẽ được chia sẻ để hai bên cùng nhau phân tích..
Quyết định triển khai phi cơ trinh sát không người lái nói trên nằm trong một loạt các biện pháp nhằm giúp Nhật Bản khôi phục ưu thế trên không và trên biển trong vùng, vào lúc Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh hải quân và không quân của họ. Đề cương chính sách quốc phòng mới của Tokyo ghi rõ là Nhật Bản « sẽ tăng cường khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng máy bay, tàu hải quân, và tên lửa » để « đảm bảo ưu thế trên biển và trên không. »
Việc bố trí các trinh sát cơ không người lái Global Hawk ở miền Tây Nam Nhật Bản gần Trung Quốc rõ ràng là nhằm theo dõi hoạt động của tàu và máy bay Trung Quốc ở Biển Hoa Đông Trung Quốc.
Không chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ, chiến lược mới của Nhật Bản còn hàm chứa tính tấn công, với phương án thiết lập một lực lượng đổ bộ theo mô hình Thủy quân lục chiến Mỹ, với nhiệm vụ cấp tốc đổ bộ, tái chiếm và giữ vững bất kỳ hòn đảo xa xôi nào trong trường hợp bị xâm lược.
Tính cơ động của quân đội Nhật Bản cũng sẽ được tăng cường với việc mua thêm 17 phi cơ vận tải Osprey của Mỹ, có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Đó là chưa kể đến việc gia tăng đáng kể số lượng khu trục hạm, tàu ngầm và chiến đấu cơ.
Kế hoạch tăng cường khả năng đối phó với Trung Quốc trong trường hợp bị tấn công như nêu bật ở trên, rõ ràng là nằm trong khuôn khổ một sự hợp tác cực kỳ chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Tăng cường đáng kể hợp tác quân sự quốc phòng với Mỹ được cho là một về quan trọng khác trong chiến lược an ninh mới của Nhật Bản, nhằm đáp ứng yêu cầu của Washington, muốn các đồng minh và đối tác của mình đóng góp tích cực hơn vào nỗ lực « xoay trục » của Hoa Kỳ qua vùng châu Á -Thái Bình Dương.
Trong đề cương quốc phòng mới của mình, Tokyo đã xác định rằng cần phải « tăng cường liên minh Nhật-Mỹ theo chiều hướng cân bằng và hiệu quả hơn ». Nếu trước đây Nhật nhường hẳn cho Hoa Kỳ trách nhiệm về an ninh, thì kể từ nay, Nhật chủ trương đóng một vai trò tích cực và chủ động hơn.
Đối với giới phân tích, thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông đã góp phần đẩy Nhật Bản vào vòng tay Mỹ. Nhưng các nỗ lực của Tokyo về mặt quốc phòng cũng nhằm duy trì vị trí đồng minh số một của Washington tại châu Á.
Theo một số chuyên gia phân tích, trong chiến lược xoay trục qua chấu A-Thái Bình Dương của mình, Hoa Kỳ từng xác định là sẵn sàng tăng cường quan hệ an ninh với một số tác nhân khác trong khu vực. Quan điểm đó đã làm dấy lên một vài mối ưu tư tại Nhật Bản, sợ rằng Tokyo có thể bị mất ưu thế của mình trong liên minh của Mỹ với khu vực trong trường hợp Washington đa dạng hóa các quan hệ an ninh.
Trong một bài viết công bố vào hôm qua, nhà nghiên cứu Shamshad A Khan thuộc trung tâm nghiên cứu Ấn Độ Council of World Affairs tại New Delhi nhận định : « Bằng cách nêu bật ý muốn sẵn sàng gánh vác thêm trách nhiệm trong hồ sơ an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản đã tránh được nguy cơ bị Mỹ ‘bỏ rơi’ trong tư cách đồng minh ».
Trọng Nghĩa
(RFI)
  • Moutai gaining fame beyond borders (Washington Post) - Leading Chinese liquor brand Moutai was once again among the best-known names worldwide on lists compiled by authoritative brand evaluation agencies in recent months.
  • Coca-Cola: A witness to the nation's reform (Washington Post) - Coca-Cola was the first US company to operate on the Chinese mainland after the nation began its opening-up policies in 1979, the same year that Sino-US diplomatic relations were established at an ambassadorial level.
  • GE: Focus on aviation, energy, healthcare (Washington Post) - As the world's leading technology and infrastructure company, GE has been focusing on aviation, healthcare and energy in China. In its efforts to speed up expansion in the country, GE has launched a global offshore and marine organization to tap into the marine industry.
  • The peony's blossoming business (Washington Post) - Seven months ago Li Hao closed his lucrative business in Beijing and returned to his hometown of Heze in Shandong province to run a new company that makes products known to very few people.
  • Stand and deliver (Washington Post) - On Nov 29, Liu Xingliang of Guangrao county in East China's Shandong province died after receiving an express parcel at home in the morning delivered by YTO, one of China's largest express and logistics companies. The parcel contained a pair of shoes Liu had bought for his daughter but the goods had been contaminated by a poisonous chemical that had leaked from a plastic bottle during transportation.
  • Regional jet service set to start in 2015 (Washington Post) - China's first domestic regional jetliner will go into commercial operation in 2015, with the first two ARJ21-700 aircraft intended for commercial service rolling off the assembly line on Monday.
  • SOEs lead fall in stock market (Washington Post) - State-owned enterprises led the fall in market value in China's A-share market in 2013, as equities went through another tough year.
  • Britain, China boost biz ties (Washington Post) - The United Kingdom has experienced a surge of Chinese investment in recent years, among which are some extraordinarily fast-growing companies confidently establishing their footprint on British soil through both organic growth and acquisitions.
  • Simple delights in Macao cafe (Washington Post) - While most Macao dining is centered around flashy top-end restaurants, Rebecca Lo discovers homey delights and delicious Portuguese fare at Cafe Litoral.
  • Coffee break on island time (Washington Post) - In a land famous for its tea, Hainan island has a history of coffee which its residents claim tastes of earth, wind and fire.
  • Putting folk art skills to work (Washington Post) - The women of Guizhou have turned their traditional batik dyeing and embroidery techniques into a source of income.
  • Ringing in the New Year Chinese style (Washington Post) - Chinese visitors and locals partaking in New York's New Year's festivities were in for a surprise when Sun Guoxiang, consul general of China in New York, and US Congresswoman Grace Meng led a stage actor playing Confucius through the streets of Times Square.
  • Tibet commander commemorated (Washington Post) - One of Guo Yili's favorite things was walking around Lhasa, capital city of the Tibet autonomous region, where he had served as a soldier and then commander of the People's Armed Police Forces in Tibet for 38 years.
  • A photo with legs (Washington Post) - A photo taken 22 years ago made ripples in the tranquil life of Chen Xiaolu in Dalian.
  • Strong China-US trade and investment links (Washington Post) - As the Chinese and US economies are increasingly intertwined, some remarkable highlights have emerged in economic ties between the world's top two economies, experts said.
  • Abe's policies toward China to boomerang (Washington Post) - Japanese Prime Minister Shinzo Abe's nationalistic policies will "not go far", as his country's economic interests are intertwined with the world's, especially in Asia, a veteran diplomat says.
  • Cities go live with air quality updates (Washington Post) - Eighty-seven Chinese cities will begin releasing hourly updates on air quality from New Year's Day, taking the total number doing so to 161, the Ministry of Environmental Protection announced.
  • China, US look to 2014 (Washington Post) - Chinese Foreign Minister Wang Yi said China is willing to continue to strengthen China-US relations in 2014 during a telephone conversation with US Secretary of State John Kerry on Tuesday.
  • Beijing turns cold shoulder to Japan (Washington Post) - Beijing has declared Japanese Prime Minister Shinzo Abe "not welcome" by the Chinese people and said Chinese leaders won't meet him.
  • Xi to direct carrying out of reform (Washington Post) - China's top leader Xi Jinping will head a group to steer economic, social and Party reforms, underscoring the country's determination to push through change amid resistance from vested interests.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét