Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Đảng viên bỏ Đảng: Nên hay không? - Thủ tướng Dũng và phép toán thông điệp

Thủ tướng Dũng và phép toán thông điệp

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Dũng đang chuẩn bị cho tương lai chính trị của mình vào năm 2016?
Thủ tướng Việt Nam có thể đang chuẩn bị cho tương lai chính trị của mình cho đại hội đảng kế tiếp từ bản thông điệp mới công bố đầu năm 2014, theo ý kiến phân tích từ Việt Nam.
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được lựa chọn trong cơ chế lãnh đạo tập thể để đưa ra thông điệp đầu năm có thể là chỉ dấu cho thấy ông Dũng đang có thể mong muốn cải tổ hình ảnh bản thân, 'tạo dấu ấn cá nhân' cho các bước đi trong tương lai của ông.
Tuy nhiên, bản thông điệp hôm 01/1/2014 thể hiện một số nội dung 'khác lạ' mà có thể đồng thời phản ánh một bước đi thay đổi mang tính bắt buộc về mặt chiến lược và chính sách đối nội trước áp lực trong nước và quốc tế, vẫn theo các ý kiến.
Trao đổi với BBC hôm 02/1/2013 từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS nói với BBC ông tin rằng Thủ tướng Dũng có vi trí tốt hơn so với phần còn lại của bộ tứ lãnh đạo ở Việt Nam, khi đưa ra thông điệp đầu năm.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng ông Thủ tướng là người điều hành công việc hàng ngày của đất nước và ông ấy đưa ra thông điệp là hợp lý nhất so với những nguyên thủ khác. Bởi vì chỉ có ở Việt Nam mới có những nguyên thủ khác,
"Ở các nước có một nguyên thủ mang tính hình thức, chẳng hạn như là tổng thống, chủ tịch, vua chẳng hạn, thì những người ấy cũng không phải là nguyên thủ thực sự và họ cũng không bao giờ đưa ra thông điệp.
"Thường tất cả những người đưa ra thông điệp đầu năm đều là những người điều hành cơ quan hành pháp và hiểu như thế, ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra những thông điệp đầu năm, cũng là một thông điệp bình thường, không có gì lạ cả."
Hôm thứ Năm, GS. Tương Lai nói với BBC ông 'vui mừng' vì bản thông điệp của Thủ tướng chứa đựng các yếu tố 'đổi mới' liên quan dân chủ, cải tổ v.v..., tuy nhiên, Tiến sỹ Quang A cho rằng, về thực chất, nội dung của thông điệp là 'không có gì mới'.
Ông cũng cho rằng cần phải giành thời gian theo dõi việc liệu các nội dung của thông điệp có được thực hiện nghiêm túc hay không trên thực tế.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng không có gì là tin mừng cả, bởi vì những chuyện như thế người ta đã nói cả ngàn lần rồi.
"Bây giờ phải xem người ta làm việc ấy hiện nay và trong tháng tới, trong ba tháng tới, trong sáu tháng tới như thế nào, còn nghe những lời 'nhân dân làm chủ' rồi đủ những thứ khác, thì người ta nói nhiều chục năm nay rồi, không có gì là mới cả.
"Đối với tôi không có gì là mới và cũng chẳng có gì là đáng mừng cả, bởi vì ít ra là tôi đã nghe những cái như thế rất nhiều lần rồi."
'Một sự khởi đầu mới'
Cũng hôm 02/1, từ Sài Gòn, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC ông tin rằng bản thông điệp cho thấy Thủ tướng Dũng đang có sự trở lại trong một chặng đường mới, tái củng cố vị thế chính trị của mình.
Ông nói: "Tôi cảm thấy đây là một bước khởi đầu đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong một giai đoạn mới mà ông Dũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của nhiều tầng lớp trong đó đặc biệt là tầng lớp trí thức, mà trí thức ở đây không chỉ thuần túy ở trong đảng mà còn đồng thời trí thức ngoài đảng nữa."
"Và hơn nữa, có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn nhắm tới sự ủng hộ và sự tranh luận tương đối đa chiều của giới trí thức hải ngoại."
Theo nhà quan sát này, bản thông điệp cũng cho thấy Thủ tướng và các cộng sự làm chính sách đang có một số dấu hiệu thay đổi sách lược mà ít nhất muốn tạo ra một diện mạo mới trước quần chúng 'ít nhất về mặt phát ngôn.'
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Dũng liệu có tạo ra chuyển biến thực chất hay không vẫn là một câu hỏi
Tiến sỹ Dũng nói: "Khi đọc thông điệp này, tôi nhận thấy một sự khác lạ, một sự khởi đầu, điều đó có thể dự báo được.
"Tôi đã nghe trước đây câu chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn làm một điều gì đó để đổi mới, ít nhất để đổi mới gương mặt của chính thể và cũng đồng thời có một sắc thái mới đối với dung mạo, diện mạo của ông, trong con mắt của quần chúng và nhân dân."
"Điều đó dẫn tới thông điệp đầu năm và tôi cho đó là một bước khởi đầu ít nhất về mặt ngôn luận, ít nhất về mặt phát ngôn.
"Thông điệp này theo tôi đáng giá hơn là thông điệp Shangri-la về 'Lòng tin chiến lược' vì thông điệp này ít nhất ghi nhận một số khái niệm mới trong đó có những cụm từ về 'dân chủ' và có liên quan một số vấn đề cụ thể mà trong thời gian vừa rồi đã có dư luận, nhưng chưa thành hình."
Còn Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói: "Chắc chắn nó (bản thông điệp) phải có một ý nghĩa và người đưa ra thông điệp cũng muốn giành một ưu thế gì đấy cho bản thân mình với thông điệp của mình.
"Bởi vì nếu thông điệp mang một dấu ấn cá nhân rất mạnh mẽ để có sự ủng hộ của công luận, cái đấy, tôi nghĩ, nguyên thủ quốc gia nào cũng đều có ý định như vậy."
'Thông điệp khác lạ'
Hôm thứ Năm, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói với BBC bà quan tâm nhiều hơn tới nội dung của bản thông điệp hơn so với việc chính khách lãnh đạo có động cơ nào.
Bà nói: "Không ai dám võ đoán về động cơ, động lực của một người ở vị trí cao cấp như vậy, nhưng điều mà tôi chỉ mong đợi là thông điệp này thể hiện sự nhận thức của nhà nước, của chính phủ, của cá nhân Thủ tướng về các vấn đề phát triển của Việt Nam hiện nay,
"Và thể hiện một mong muốn, cũng như ý chí của Thủ tướng mong muốn có thể thực hiện được những thay đổi. Thế thì vì bất cứ động cơ nào, nhưng nếu tạo được sự thay đổi để cải cách cho Việt Nam phát triển tốt hơn thì tôi cũng đều hoan nghênh."
Theo nhà quan sát này, thông điệp đầu năm của Thủ tướng Việt Nam có mấy điểm chính cần được lưu ý:
"Tôi nghĩ thông điệp đầu năm nay của Thủ tướng khác hẳn so với thông điệp của đầu các năm trước. Năm nay, Thủ tướng đề cập đến các vấn đề hết sức căn bản và toàn diện về các vấn đề phát triển của Việt Nam, chứ không chỉ riêng khía cạnh kinh tế."
"Và những vấn đề được đề cập ở trong thông điệp đặc biệt tập trung vào ba chủ đề đó là phát triển dân chủ, cải cách thể chế và phát triển nông nghiệp, thì đều là những vấn đề hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay."
Về phần mình, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng cho rằng thông điệp của Thủ tướng Việt nam có mấy điểm đáng lưu ý về mặt nội dung.
Bà Phạm Chi Lan cũng hy vọng thông điệp là một cam kết và có sự ràng buộc trách nhiệm thực hiện
Ông nói: "Thông điệp lần này mang sắc thái tương đối khác lạ. Nó khác lạ ở chỗ là một nửa của nó là nghị quyết của đảng, của chính phủ, và một nửa còn lại là những sắc tố khác."
Theo TS Dũng, có ba điều có thể ghi nhận trong thông điệp này. Ông nói:
"Thứ nhất là cụm từ đổi mới thể chế, thứ hai là cụm từ xóa độc quyền và thứ ba là một cụm từ khác là 'ngọn cờ dân chủ', chính xác hơn là 'nắm chắc ngọn cờ dân chủ."
"Ngoài ra cũng cần ghi nhận thêm một điều là có một khái niệm 'mới' lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam và được đưa vào một thông điệp của một nguyên thủ quốc gia. Đó là khái niệm 'nhà nước kiến tạo phát triển.'
Theo Tiến sỹ Dũng đây là một khái niệm của học giả phương Tây là người Mỹ đã được đưa ra từ năm 1982.
Khái niệm này theo ông đã "đưa ra lý luận về một nhà nước kiến tạo sự phát triển, tạo ra những khung phát triển để trên cơ sở đó các thành tố, các thành phần kinh tế đều có thể tham gia và phát huy nội lực vào trong sự nghiệp phát triển của đất nước."
'Nhân quyền - nói và làm'
Các ý kiến bình luận cũng quan tâm ở khía cạnh được cho là mới mà Thủ tướng Việt Nam nêu trong thông điệp đầu năm, đó là vấn đề đẩy mạnh và phát huy dân chủ, nhân quyền ở trong nước.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng lưu ý về vấn đề cần xem xét việc thực hiện trên thực tế, tính thống nhất hay không giữa "nói và làm".
Tiến sỹ Quang A nêu quan điểm: "Vấn đề ở đây là người ta thực tâm nói cùng với tiếng nói của người dân và điều quan trọng nhất là thực hiện, có những giải pháp cụ thể, bước đi cụ thể, chính sách cụ thể để thực hiện cái mà người ta nói trong bản thông điệp và nếu làm được như thế, tôi nghĩ là rất là tốt."
"Và với tình hình như hiện nay, người dân càng ngày càng hiểu được ra, và người dân cũng có thể tìm mọi cách để gây áp lực, để cho người ta phải thực hiện những điều mà người ta đã hứa trong thông điệp chẳng hạn."
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng đề cập điều mà ông quan ngại và gọi là nền "văn hóa đấm đá" trong xử lý các vấn đề xã hội ở nhiều cấp chính quyền Việt Nam, trong đó có hành xử của công an, an ninh ở các cấp cơ sở và cho rằng thông điệp của Thủ tướng sẽ trở thành vô nghĩa, nếu ông không kiểm soát được nạn bạo hành của các cấp chính quyền địa phương.
Ông nói: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một thông điệp đầu năm và thông điệp đó liên quan tới nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền bao gồm trong đó cả vấn đề nhân quyền và quyền con người cho người dân, tức là xã hội công dân."
"Ông nhắm tới vấn đề giám sát, kiểm tra và tiếng nói phản biện của người dân, như vậy thì chính là trách nhiệm đặt lên vai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một khi ông đã đưa ra thông điệp này và chắc chắn trách nhiệm đó đồng thời cũng đặt lên vai chính phủ là chính phủ phải có những chỉ đạo sát thực, cụ thể,
"Đồng thời hậu kiểm với các chính quyền địa phương, không để xảy ra tình trạng tự tung, tự tác ở các địa phương trong việc trấn áp, đàn áp nhân quyền, hoặc hành xử đối với những người biểu hiện, biểu đạt nhân quyền, một cách vô lối."
"Nếu Thủ tướng và Chính phủ không thể chỉ đạo sát sườn, giải quyết được những vấn đề quyền con người của người dân, thì thông điệp của ông sẽ trở thành vô nghĩa và mục đích tạo ra sự ảnh hưởng đối với dân chúng trong các tầng lớp trí thức của ông sẽ không đạt được trong những tháng năm tới," Tiến sỹ Dũng đưa ra cảnh báo.
(BBC)

Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu

Phạm Chí Dũng – VOA

Phát tiết chất dịch Năm 2013 đã kết thúc với một chất dịch nhờn nhợn phát tiết trong lòng nội bộ: khoảng cách biệt không tưởng về số liệu nợ công.
Thể trạng như vậy cũng khác khá nhiều so với năm 2012 và những năm trước, vào lúc độ minh bạch về số liệu tài chính còn nhớp nháp lớp ảo ảnh sương muối.
Nhưng như một quy luật bất biến trong lịch sử kinh tế – xã hội, cứ vào mỗi giai đoạn khối u trong cơ thể chực chờ bùng vỡ, lớp da trên cơ thể đó lại nổi lên những vết đen đầu tiên báo hiệu cho những sang chấn thời kỳ cuối.
Có thể xem năm 2013 là một dấu ngoặt đen đúa như thế, dù tâm thế được coi là “phản tỉnh” của giới chuyên gia nhà nước và báo chí quốc doanh mới chỉ khởi sự. Hiển hiện khá rõ là vào kỳ họp Quốc hội cuối năm, trong khi báo cáo của Chính phủ tràn đầy “màu sáng”, cách nhìn của cơ quan dân bầu lại là “màu xám”, còn một số đại biểu phải thốt lên rằng tình hình kinh tế – xã hội trong con mắt của người dân chỉ là “màu tối”.
Sự khác biệt quá đáng về trường quang phổ như thế cũng hàm chứa cả một dung sai chưa từng thấy về tỷ lệ nợ công quốc gia: trong khi các báo cáo của Chính phủ, được tổng hợp từ giới quan lại trung chuyên như Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn sắt son giữ vững nợ công chỉ ở mức 55,4% GDP và còn xa mới vượt ngưỡng nguy hiểm 65% GDP do Liên Hiệp Quốc ấn định, thì một con số khác lại được giới chuyên gia độc lập nhắc đi nhắc lại là tỷ lệ này đáng ra phải leo đến 95% GDP. Bởi một sự thật quá hiển nhiên là trong lúc tính toán cơ cấu nợ công, các bộ ngành thấm đẫm chất quan liêu đã lại “bỏ quên” nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước – vốn là một tiêu chí mặc định của Liên Hiệp Quốc.
Tiếng nói “phản tỉnh” đã cất lên lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, khi một số chuyên gia phản biện độc lập và cả vài chuyên gia nhà nước đã bắt đầu phải đề cập đến con số 95% GDP của nợ công. Đến tháng 11/2013 tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, thực trạng quá khó tả và cũng quá khó hiểu này lại càng được cắt xẻ sâu đậm hơn trong một nỗi đau chưa thể công khai hóa. Ngay cả vài chuyên gia nhà nước vốn theo trường phái “lập trường” nhất cũng không tránh khỏi bị “lung lạc”. Một người trong số đó còn thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong tình trạng làm ra 100 đồng thì phải trả nợ đến 98 đồng.
Đó là chưa kể đến một tính toán khác của giới chuyên gia người Việt ở nước ngoài, theo đó tỷ lệ nợ công quốc gia có thể lên đến 106% GDP…
Nhà nước vỡ nợ
Cũng khác nhiều với những năm trước, vào năm 2013 báo chí và giới quan sát đã phải đồng loạt ta thán về một tương lai nợ công đặc cách dồn lên đầu lớp con cháu. Sau một thời gian kiên trì nhắc nhở và thuyết phục, dường như uy quyền truyền thống của Ban tuyên giáo trung ương cũng bị sa sút đáng kể về hiệu lực: ở vào thế chân tường, mọi lý lẽ giáo điều và tư tưởng xu nịnh đều bị bác bỏ thẳng cánh bởi khoa học và hệ thực tiễn khách quan.
Trong khi đó, mạng lưới truyền thông xã hội tỏ ra chân thành và dũng khí hơn hẳn: rất nhiều khả năng cái tương lai từ thực tiễn khách quan ấy sẽ trở thành một nhà nước vỡ nợ như Argentina đã từng bị vào năm 2002.
Điểm tương đồng hết sức khắc khoải với hiện trạng Việt Nam là vào năm 2001, tỷ lệ nợ công của Argentina mới có 53% GDP, nhưng đến năm sau đã tăng vọt lên 165% GDP.
Chỉ trong cơn bạo bệnh, những gì trần trụi nhất mới có thể bộc lộ. Bài học không thể phai mờ là trong quá khứ của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, nợ xấu bất động sản ở Thái Lan đã chỉ được báo cáo có 5% trước khủng hoảng; nhưng tỷ lệ này đã tăng gấp mười lần sau khi cơn địa chấn bùng nổ.
Thế nhưng không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có đủ can đảm thừa nhận mình đang ở giai đoạn cuối. Những số liệu mà Chính phủ và các bộ ngành liên quan phóng ra vào thời điểm cuối năm 2013 vẫn khuôn phép mức nợ công trên đầu người dân Việt Nam chỉ vào khoảng 867 USD, trong khi của Nhật Bản là 98.723 USD/người cách đây hơn ba chục năm; của Hy Lạp đạt 30.730 USD/người chỉ mới năm 2012. Rõ ràng sự so sánh quá ngẫu hứng này chỉ nhằm một mục đích duy nhất: dân chúng chẳng việc gì phải lo lắng đối với vấn đề nợ công quốc gia ở Việt Nam.
Tuy nhiên cũng vào những ngày cuối năm 2013 và trong bầu không khí uất ức của ít nhất 20% số ngân hàng báo lỗ cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, ngay một số chuyên gia giữ chức vụ cao trong khu vực nhà nước đã phải thừa nhận là trong những năm tháng tới đây vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ nguồn thu nào đủ để trả nợ.
Nói cách khác, nợ vay vẫn đều đặn tăng lên, đặc biệt là các dự án vay tín dụng từ WB, IMF, ADB và cả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản vẫn thừa sức dồi dào sinh lực, trong lúc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ít tồi tệ chưa đến đáy khi phải vét đến 98% trong số 100 đồng làm ra để trả nợ.
98% cũng là tỷ lệ phiếu thuận gần như tuyệt đối mà Quốc hội Việt Nam đã đồng tâm nhất trí để thông qua bản Hiến pháp 2013 – bị giới quan sát độc lập đánh giá là “một sự thụt lùi chưa từng thấy”.
Chu kỳ mất mát
Sự thụt lùi đó đã hằn sâu đến mức ngay cả những người giữ thói quen im lặng lâu năm cũng phải mở miệng. Tính xác quyết của thủ tướng chính phủ và thủ trưởng các bộ ngành liên quan về mức độ an toàn của nợ công quốc gia còn bị chỉ trích bởi nhận định của giới chuyên gia về tình trạng nhiều cơ quan nhà nước hiện nay cũng không biết thực chất số nợ công từ 63 tỉnh thành là bao nhiêu. Những ngành liên quan trực tiếp đến nợ công như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thường làm công việc nhàn nhã là tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương. Trong khi đó, câu chuyện tiếu lâm gần gũi nhất mới được kể vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm 2013 là “GDP có chân”, tức trong khi hầu hết các chính quyền địa phương báo cáo tỷ lệ tăng tốc GDP là trên 10%, thì trung bình cộng của GDP quốc gia chỉ có 5,5%, – giảm đến phân nửa.
Cũng như tình trạng quá bất nhất về các con số nợ xấu ngân hàng hiện nay, nợ công quốc gia là một chủ điểm cực kỳ trái khoáy, để điều được Chính phủ xem là ngưỡng an toàn lại luôn là giới hạn nguy hiểm cho chính cơ quan hành pháp cao nhất và những cá nhân đứng đầu nó.
Nhìn lên phía Bắc, người anh em “mười sáu chữ vàng” của Việt Nam đã vừa phải thừa nhận một sự thật đáng kinh ngạc: nợ của các chính quyền địa phương đã tăng lên gấp đôi so với ba năm trước. Vào năm 2011, con số mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố về nợ của các chính quyền địa phương mới chỉ “gói” trong khoảng 1.450 tỷ USD. Nhưng nay, số nợ này đã vọt lên chẵn 3.000 tỷ USD, gần bằng toàn bộ dự trữ ngoại tệ của đất nước đang có chiều hướng rơi vào khủng hoảng kinh tế này.
Thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc, số dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng hơn hai chục tỷ USD trong ngân khố Việt Nam chỉ chiếm 1/6 GDP quốc gia và không đủ để xử lý bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào, dù cuộc khủng hoảng đó chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhàng nhất.
6 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chìm sâu trong suy thoái bởi thế trục lợi cưỡng bức tàn nhẫn của vô số nhóm lợi ích, cùng thành tích điều hành không thể tệ hơn của một chính quyền “của dân, do dân và vì dân”. Và đến năm 2014, nền kinh tế này đang bước chân vào năm thứ bảy của một chu kỳ mất mát.
Thế nhưng mọi chuyện rất có thể vẫn chưa hãm phanh ở những tai họa đã qua. Nếu một quốc gia hùng mạnh như Nhật Bản còn phải mất đến một thập kỷ mất mát để trả giá cho giai đoạn tăng trưởng hưng thịnh trước những năm 1980, thì một quốc gia cạn kiệt tài nguyên và gần như biến mất niềm tin chính thể như Việt Nam sẽ phải làm sao để mọi cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội không biến thành cuộc khủng hoảng duy nhất về chính trị và sự thay đổi đến tận gốc rễ của nó?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.  

Kami - Đảng viên bỏ Đảng: Nên hay không?

Cuối năm 2013, thiên hạ râm ran chuyện ba ông đảng viên đảng CSVN bỏ đảng. Họ làm như thể đảng cộng sản sẽ vỡ (đến nơi) vì chuyện đảng viên bỏ đảng. Nghĩ mà không dám nói (viết) ra chỉ bấm bụng cười, không phải vì chuyện đó không có lợi cho phong trào mà vì kết cục của chuyện này dễ thấy lắm. Đến hôm nay thì ai cũng thấy kết quả vẫn là tình hình không thể đảo ngược, vẫn y nguyên.
Nói thế hoàn toàn không có ý chê trách những người bỏ đảng, bỏ đảng hay vào đảng là do mỗi cá nhân tự quyết định, chẳng có ai ép buộc được ai. Đã chấp nhận tư tưởng đa nguyên là phải biết các tôn trọng các suy nghĩ khác biệt. Chứ đừng thấy trong không khí bỏ đảng chạy lấy người của một số đảng viên, thì lại xuất hiện một "thằng khùng" cựu tù chính trị làm đơn xin gia nhập đảng CSVN thì không ít người bỗng nổi đóa lên. Một chuyện cực kỳ vô lý.
Bình thường, người đảng viên bỏ đảng âm thầm bằng cách không chuyển hồ sơ sinh hoạt đảng là xong, ngoài Điều lệ đảng bắt buộc thì ngoài đời có bao giờ thấy ai bắt ép đảng viên phải chuyển sinh hoạt đảng khi chuyển công tác khác đâu. Nếu đảng viên ấy không còn mặn mà với đảng thì chi bộ đảng nơi đảng viên đến công tác mới chỉ hỏi anh có chuyển đảng đến không? Không chuyển thì rồi cũng thôi, cũng chả ai quan tâm. Và trên thực tế cuộc sống có hàng nghìn, hàng vạn đảng viên đã âm thâm bỏ đảng như thế mà xem ra chả ảnh hưởng gì đến sự tồn vong của đảng CSVN cả. Nếu hiểu câu đảng CS cũng như cái hố xí một cách đúng nghĩa, nghĩa là chỉ dành cho người có nhu cầu. Chính vì thế mới có tình trạng ở một chốn thối không chịu nổi mà thằng ở trong muốn ra nhưng thằng ở ngoài đang "mót" lại muốn vào theo lối khắc nhập khắc xuất.
Cũng tại thời buổi hiện nay, làm gì có chuyện người gia nhập đảng với lý do muốn theo đuổi lý tưởng của đảng như điều họ viết trong đơn xin gia nhập đảng. Vì ai cũng biết nhờ có điều 4 của Hiến pháp nên công tác tổ chức cán bộ có một cái luật bất thành văn, nếu ai không phải đảng viên đảng CSVN thì người đó không đủ tiêu chuẩn cơ cấu để làm cán bộ lãnh đạo. Cũng tại làm cán bộ lãnh đạo thì có ưu thế hơn người về quyền, tiền và bổng lộc khác mang lại. Đây là lý do khiến xu hướng nhiều người suy nghĩ muốn gia nhập và không muốn từ bỏ đảng CSVN tồn tại. Và cũng có nghĩa là làm đảng viên CS thì chỉ có được hay không được bổng lộc chứ không hề mất cái gì, đó chính là lý do đến 90% đảng viên đảng CSVN chẳng được lợi ích gì ngoài hai chữ đảng viên ghi trong lý lịch của họ và của con cái, nhưng họ cũng chả có nhu cầu bỏ đảng. Nói cho cùng ở lại hay bỏ ra khỏi đảng đối với họ vẫn thế, không có gì thay đổi đối với cuộc sống của họ.
Cách đây không lâu, ông GS. Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh có nói đại ý rằng đảng CSVN ngoài lực lượng 3,5 triệu đảng viên còn có một cái mà ông gọi là đội hậu bị của đảng đó là các đội viên, đoàn viên với số lượng cả chục triệu người. Ai không biết, nghe ông ta nói thì thấy ghê, nhưng trên thực tế hàng chục triệu đảng viên, đoàn viên và đội viên ấy có bao nhiêu % quan tâm đến vận mệnh của đảng CSVN? Hay những lực lượng ấy chỉ hiện thân là người của đảng mỗi năm chừng vài chục phút khi ( hãn hữu) họp chi bộ, chi đòan, chi đội... Và hãy nghiêm túc trả lời câu hỏi "Phải chăng hàng chục triệu: đảng viên quèn, đoàn viên, đội viên có ý nghĩa gì trong cuộc sống thường nhật hay không, hay họ cũng hoàn toàn chỉ là những công dân bình thường?". Câu trả lời đúng là chắc chắn.
Nếu nói rộng ra về cơ cấu của đảng CSVN, sẽ thấy rõ đảng CSVN không phải là một người khổng lồ nhờ có cái đuôi của con Thạch sùng là các tổ chức chính trị xã hội của đảng có ở mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Nếu như đảng CSVN không có cái đuôi đó thì kết cấu của đảng CSVN cũng chẳng khắc gì các chính đảng ở các quốc gia dân chủ đa đảng. Tức là sức mạnh thực sự của các chính đảng chỉ xuất hiện trên thượng tầng kiến trúc của tổ chức đảng, kiểu như tòa lâu đài trên cát. Nghĩa là rất yếu ớt và cái đuôi của con Thạch sùng kia về thực chất cũng chẳng có gì là ghê gớm cả, nó có thể rụng bất kỳ lúc nào. Vả lại sự có mặt của các tổ chức cơ sở Đảng, Đoàn, Đội có hay không cũng vẫn thế nó không hề có ảnh hưởng gì tới quyền lực ở thượng tầng kiến trúc. Hoàn toàn không có chút giá trị về mặt thực tiễn.
Điều đó cho thấy việc Đảng viên bỏ đảng hay cố gằng để tạo một làn sóng bỏ đảng là một mong muốn và chủ trương xa rời thực tế thiếu tư duy về chính trị của một số người. Nó chỉ là hành động mang tính đơn lẻ, bộc phát của những đảng viên bị dồn nén trạng thái tâm lý ở mức độ cao. Đồng thời là giải pháp chứng tỏ sự bất lực của họ trong vấn đề tư tưởng. Suy nghĩ đó vô tình đã đề cao sức mạnh của đảng CSVN quá mức hiện có của nó đây là một điều không nên. Song trong chuyện này chỉ có những người trong cuộc, những ai đã từng là đảng viên cộng sản mới hiểu diễn biến tâm lý của họ, những người ra sức rùm beng chuyện bỏ đảng của cá nhân mình. Nói chung đại loại cũng kiểu "Chưa đánh được người thì đỏ như vang, đánh người xong thì mặt vàng như nghệ". Toại nguyện ít lâu rồi cảm thấy hẫng hụt, vì kết cục không như họ tưởng vì cái vòng hòa quang chốc lát ấy cũng chẳng có giá trị gì.
Nếu hiểu nguy cơ Diễn biến Hòa bình, điều mà các lãnh tụ cộng sản Việt nam hết sức sợ. Đó là sự thoái hóa biến chất của một số đông lực lượng đảng viên thoái hóa biến chất, cấu kết với nhau để từ trong đánh ra tạo nguy cơ khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của đảng CSVN. Thì tại sao các đảng viên CS không ở lại đảng để góp phần tạo nên các nguy cơ đó và thúc đẩy nó cho trầm trọng hơn? Đến hôm nay, khi chúng ta đủ tỉnh táo đẻ nhận ra rằng ông Lê Hiếu Đằng, TS. Phạm Chí Dũng... hôm qua không bỏ đảng và hôm nay có khác nhau cái gì không, nếu không ngoài một chút sự mát danh dự của tổ chức đảng CSVN? Từ bỏ đảng CSVN hiện nay không những không giải quyết dược vấn đề gì mà còn là hiện tượng vô tình tránh né nguy cơ đổ vỡ của đảng CSVN. Tai sao họ không tiếp tục ở lại làm cái gai để tạo nên sự khó chịu thường trực của đảng, để đánh đi những tín hiệu mâu thuẫn trong đảng và còn đảm bảo cho sự trong sạch của quần chúng? Một Tổng Bí thư đảng CS Liên xô Gorbachev ở thượng tầng là người đã làm sụp đổ cả một chính đảng Cộng sản hàng đầu kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống XHCN, chứ đâu có phải do các đảng viên cộng sản ly khai cấp dưới mà có đâu?
Nếu điều đó vừa rùm beng ấy chỉ xảy ra đối với các đảng viên cộng sản bình thường thì hoàn toàn không đáng vấn đề, nhưng những người hoạt động chính trị có tên tuổi như ông Lê Hiếu Đằng, TS. Phạm Chí Dũng... thì nên coi đó là một sự thất bại. Vì lẽ ra những người có tầm cỡ như họ phải nhận ra được sự thật đó. Với họ không thể vì một phút huy hoàng để rồi chợt tắt!
Vận mệnh của đảng CSVN cũng mong manh lắm không khác gì lâu đài trên cát, điều mà ai cũng biết. Nhưng dẫu có như thế thì họ vẫn tồn tại một cách không thể đảo ngược được, ít nhất là cho đến thời điểm này. Nếu không như thế thì vừa rồi họ đã không vộii vã cho ra Nghị định mang số 208/2013/CP-NĐ ban hành ngày 17/12/2013 cho quyền các loại lực lượng Công an Cảnh sát bắn người dân trong các trường hợp “cần thiết”, “cấp bách” đâu.
Vấn đề chưa thể có sự thay đổi là do chưa có một lực lượng đối lập đủ mạnh về tầm vóc và lực lượng cần phải có. Nói tóm lại là do đối lập quá yếu và kém.
Ngày 03 tháng 01 năm 2014
© Kami
(Blog Kami)

Rừng Lào, nạn nhân của doanh nghiệp Việt và quân đội Lào


Muang Sing : Ngoài việc đốn cây để trồng trọt , rừng nguyên sinh ở Lào còn có nguy cơ biến mất do nạn phá rừng (@tripsand.co)
Muang Sing : Ngoài việc đốn cây để trồng trọt , rừng nguyên sinh ở Lào còn có nguy cơ biến mất do nạn phá rừng (@tripsand.co)

Tú Anh  -RFI

Mặc dù có luật cấm, nhưng Lào tiếp tục xuất khẩu gỗ sang Việt Nam với sự đồng lõa của chính quyền địa phương và quân đội Lào. Quốc gia nhỏ bé của Đông nam Á đang đứng đầu trong việc phá rừng trong khu vực, vào lúc rừng nguyên sinh bị đe dọa tuyệt gốc. Đó là nội dung bài phóng sự của Le Monde trong số báo ngày 03/01/2014.
Dưới bức ảnh một khu rừng hoang nay chỉ còn trơ trụi những thân gỗ lớn nằm chờ được đưa lên xe tải, Le Monde ghi chú : Gần Hongsa, tây bắc Lào. Trong vòng 60 năm, diện tích rừng của Lào giảm gần phân nửa theo thống kê năm 2010. Phóng sự do nhà báo Bruno Philip thực hiện vào một ngày mưa cuối năm ngoái đến tận tỉnh Attapeu, Hạ Lào, một trong những nơi mà gỗ bị đốn nhiều nhất, khiến các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhiều lần báo động và tố cáo bàn tay của doanh nghiệp Việt Nam.
Chế độ trấn áp quyền tự do ngôn luận được thể hiện rõ tại nơi này. Từ các nhà hoạt động thiện nguyện, chuyên gia và cư dân địa phương đều xin được giấu tên khi đề cập đến vấn đề « nhạy cảm ». Nhưng theo Le Monde, sự thật là sự thật : hàng ngày, từng đoàn xe tải mang bảng số Việt Nam chở đầy thân cây lớn theo quốc lộ 18 của Lào chạy về biên giới Việt Nam. Vào thập niên 1940, thời Pháp bảo hộ, rừng già của Lào chiếm 70% diện tích lãnh thổ đến bây giờ chỉ còn 41% và tệ hơn nữa rừng già chỉ còn không tới 3% diện tích nước Lào. Thủ phạm phá rừng là các công ty khai thác gỗ do quân đội Lào kiểm soát bên này biên giới và quân đội Việt Nam ở bên kia biên giới.
Chính phủ Lào cũng ra luật bảo vệ rừng, cấm xuất khẩu gỗ vào năm … 2004 và ban hành biện pháp « định mức » (quota). Tuy nhiên, theo bản báo cáo chi tiết của tổ chức phi chính phủ Cơ quan Thanh tra Môi trường (Environmental Investigation Agency) trên thực tế, vẫn có ba công ty khai thác gỗ của Lào được cấp giấy phép trong điều kiện đáng ngờ, tiếp tục bán gỗ cho Việt Nam mỗi năm khoảng 250.000 mét khối, cao hơn định mức cho phép. Nhờ vào đường dây buôn lậu hợp pháp này mà Việt Nam có thể xuất khẩu thành phẩm chế biến từ gỗ mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể 3,4 tỷ đô la (số liệu năm 2010).
Điều nghịch lý là chính quyền Việt Nam kiểm soát khai thác rừng từ năm 1997 nhưng kỷ nghệ gỗ Việt Nam lại dựa lên 80% gỗ nhập khẩu. Theo bản tin của Asia Times, một trong những nhân vật có thế lực trong đường dây phá rừng ở Lào là tướng Cheng Sayavong, từng đứng đầu « Công ty bảo vệ miền núi ».
Ngày 14/10/2013, chỉ trong ba tiếng đồng hồ, phóng viên báo Le Monde đã đếm được hơn 15 xe tải, trong cơn mưa tầm tã, nặng nhọc chở đầy những thân cây khổng lồ đi xuyên qua khu vực được xem là đã bị « Việt Nam hóa » với những hàng quán do người Việt làm chủ đi về hướng đồn biên giới Bo Y. Một chủ đồn điền cà phê người Lào than thở : các công ty Việt Nam không ngừng khai thác rừng Lào. Họ nói là có giấy phép nhưng thường xuyên vượt quá cô-ta (quota) cho phép. Tất cả mọi việc đều được dàn xếp với tỉnh trưởng.
Nhân chứng này nhận định nạn nhân chính trong tệ nạn này là dân tộc thiểu số. Lấy lý do « bảo vệ rừng » chính quyền địa phương Lào làm khó dễ các bộ lạc không cho họ canh tác theo lối cổ truyền đốt rừng làm rẫy.
Thực ra thì cũng còn một ít người Lào dám nói. Điển hình là một viên chức kiểm lâm tiết lộ tên tuổi một số thủ phạm. Nhưng tất cả đều là quan chức có thế lực. Nhà báo khi đặt câu hỏi thì họ chối biến, ai dám làm gì họ ?
Còn chính quyền trung ương ? Ngày 23/12/2013, Thủ tướng Thongsing Thamavong đến tận Attapeu xem xét tình hình. Theo nhật báo Anh ngữ Vientiane Times thuật lại thì thủ tướng Lào đã khiển trách chính quyền địa phương như sau : « Chính quyền địa phương phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Nếu cây rừng của chúng ta bị chặt đốn thì có thể nói rằng chúng ta yêu nước hay không ? »
Thủ tướng Lào cũng gián tiếp chỉ trích quân đội dính líu trong nạn phá rừng khi tuyên bố rằng « ông tỉnh trưởng có than phiền là lực lượng an ninh không sốt sắng thanh tra hoạt động khai thác gỗ. Khi tài nguyên của chúng ta mất hết thì chúng ta còn gì ? »
Phóng viên Le Monde đặt nghi vấn : Không rõ tuyên bố này của thủ tướng Lào ghi dấu một bước ngoặt hay chỉ nhằm xoa dịu phản ứng quốc tế ? Tại vì người bạn duy nhất của rừng Lào là các quốc gia tây phương. Từ tháng 3/2013, Liên Hiệp Châu Âu ra lệnh cho các công ty nhập khẩu sản phẩm làm từ gỗ phải chứng minh tính chất hợp pháp của hàng hóa nhập cảng.
Kinh tế thế giới sẽ phất lên trong năm 2014 ?
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, Hoa Kỳ đã thắng trận chiến vực dậy kinh tế. Nếu có « giải thưởng Oscar kinh tế » thì với tỷ lệ tăng trưởng 3% trong năm 2013, ngành công nghiệp Mỹ xứng đáng được giải thưởng này.
Các công ty Mỹ đã ồ ạt tuyển dụng nhân viên giúp cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 7%. Mặc dù xung khắc giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại nghị viện về ngân sách và trần nợ gây khó khăn cho chính phủ Obama nhưng Hoa Kỳ vẫn giảm được mức thâm thủng ngân sách đến 38% trong năm qua. Trong khi đó thì Nhật Bản tại châu Á và khối các nước châu Âu sử dụng đồng euro cũng thoát được khó khăn nhưng không bằng Hoa Kỳ đã lấy lại vị thế đầu tàu kinh tế thế giới, theo nhận định của Les Echos.
Nhật báo Le Monde cho rằng Châu Âu đứng trước ba thách thức lớn : di dân nhập cư, khủng hoảng tài chính trong một số thành viên và nhất là quan hệ căng thẳng với Nga. Nhưng vào năm 2014, châu Âu có quyền hy vọng vì sau nhiều lần thất vọng, lần này tăng trưởng kinh tế đã nằm trong tầm tay của Liên Hiệp Châu Âu. Từ Ai Len, Bồ Đào Nha cho đến Hy Lạp, sau nhiều năm khủng hoảng bắt đầu đón năm mới với niềm hy vọng pha lẫn hồi hộp.
Giới lãnh đạo chính trị châu Âu cũng rút ra được hai bài học từ sai lầm trong thời gian qua : Cung cách đương đầu với nước Nga của Vladimir Putin một cách « ngây thơ » trong hồ sơ Ukraina sẽ không tái diễn nữa, trong tương lai Bruxelles sẽ « trang bị vũ khí » tốt hơn, khôn khéo hơn. Còn các thành viên nghèo, gặp khó khăn từ nay sẽ không bị « la rầy » như Hy Lạp đã nếm mùi cay đắng.
Giới lãnh đạo trong Liên Hiệp Châu Âu đã nhận thức những lời tuyên bố theo kiểu đe dọa đã tác động tai hại đến thị trường tài chính như thế nào trong thời gian Hy Lạp bị đe dọa khánh tận. Từ nay, những lời đe dọa bỏ rơi được thay thế bằng thông điệp khuyến khích, cỗ vũ tinh thần.Vừa qua, Bộ trưởng Tài chính của nước Đức, một trong hai đầu tàu của Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố « không bỏ rơi Hy Lạp ». Ủy viên Châu Âu đặc trách kinh tế Olli Rehn thì cam kết với Bồ Đào Nha là Bruxelles sẽ giữ lời hứa.
Nhưng theo Le Monde, hứa thôi không đủ, Châu Âu cần phải có hành động cụ thể. Nhật báo độc lập ghi nhận là thủ tướng Đức Angela Merkel, ngay sau khi thành lập xong chính phủ liên hiệp tả hữu tại Berlin đã tuyên bố sẽ « tăng cường Liên Hiệp Châu Âu chính trị ».
Nhật báo độc lập Pháp có vẻ hoan nghênh sự thay đổi được đánh giá là đúng hướng này. Trong bài xã luận « nắm lấy cơ hội làm dân Pháp và dân châu Âu », Le Monde tóm lại nội dung thông điệp chúc Tết, thận trọng nhưng lạc quan, của tổng thống Pháp François Hollande : Phải chấm dứt hiện tượng tự than thân trách phận mà hãy sáng suốt và hãnh diện mình là người Pháp và là công dân châu Âu. Không gì tai hại bằng tự mình phá hại mình.
Tác giả bài xã luận nhận định đã đến lúc phải nắm lấy cơ hội để đi tới, biến thông điệp chính trị bằng hành động và dự án cụ thể. Tổng thống Pháp báo trước là ông sẽ cùng thủ tướng Đức đưa ra « nhiều sáng kiến mới vào mùa xuân ».
Kinh tế Trung Quốc mất hào quang
Thị trường chứng khoán Thượng Hải bị mất giá đến 36% trong ba năm trở lại đây, tệ nhất ở châu Á thể hiện tình trạng giới đầu tư mất tin tưởng vào kinh tế Trung Quốc. Để trắc nghiệm thị trường, Bắc Kinh bật đèn xanh cho 5 công ty công nghiệp nhẹ lên sàn giao dịch, một ở Thượng Hải và bốn công ty kia trên sàn Chinext, bắt chước theo Nasdaq của Hoa Kỳ.
Vấn đề ở đây là vào năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã cấp tốc đình chỉ cấp giấy phép niêm yết vì chỉ sau vài ngày giao dịch, trị giá cổ phiếu những công ty mới niêm yết bị rơi tự do không cách nào chặn lại. Một trong những nguyên nhân gây ra cơn bão chứng khoán này là « nạn tham ô và gian lận » làm cho công chúng nghi ngờ mức độ chính xác của các số liệu chính thức.

Cần sa được bán công khai tại hai tiểu bang Mỹ : nhất cử lưởng tiện

Thông tin cần sa được bán công khai tại hai tiểu bang Hoa Kỳ là Colorado (Tây)và Washington (Tây Bắc) được báo chí Pháp loan tải rộng rãi và đặt câu hỏi : liệu có tiến đến việc bãi bỏ luật cấm dùng cần sa hay không ?
Libération, cánh tả khai phóng trả lời : Colorado thu thêm tiền thuế, giảm bớt ngân sách và phần nào gánh nặng cho cảnh sát bài trừ ma túy và thứ ba cũng vì trên khắp địa cầu, chính sách bài trừ cần sa đã thất bại. Le Monde và Les Echos cùng nhận định : nhất cử lưởng tiện cho nhà nước.
Giới trẻ châu Âu chiến đấu chống chế độ Bachar al-Assad
Libération cho biết tính từ đầu năm 2012 đến nay, từ 1500 đến 2000 công dân Liên Hiệp Châu Âu đang chiến đấu trong hàng ngũ lực lượng đối lập võ trang. Số liệu này do Bộ trưởng bộ Nội vụ Pháp Manuel Valls xác nhận cách nay vài hôm cao gấp ba, gấp bốn lần thẩm định hồi tháng 6.
Tin tình báo của Pháp khá chi tiết, biết có bao nhiêu người (200) đang có mặt tại Syria, 20 người đã tử trận, số còn lại tham gia vào công tác yểm trợ hậu cần. Xâm nhập vào Syria rất dễ dàng vì Thổ Nhĩ Kỳ nhắm mắt làm ngơ. Vấn đề làm Pháp lo ngại là khi những chiến binh này trở về, với kinh nghiệm chiến đấu với các tổ chức thánh chiến Hồi giáo, họ sẽ trở thành mối đe dọa cho an ninh quốc gia và cho cả châu Âu.
Trong khi Pháp còn lo ngại thì Libération cho biết Anh Quốc đã có biện pháp cụ thể : tước quốc tịch Anh của các công dân song tịch chiến đấu tại Syria. Luân Đôn không công bố con số công dân Anh chiến đấu tại Syria nhưng trong một phóng sự của đài truyền hình Sky News, nhiều chiến binh cho biết hàng trăm thanh niên như họ gia nhập lực lượng đối lập võ trang, không phải là Al Qaida, cũng không có ý định sau này trở về Anh gây khủng bố.
Pháp : Báo giấy lên giá để … canh tân báo mạng
Cầm trong tay các nhật báo Pháp hôm nay, độc giả sẽ cảm thấy nhẹ túi vì phải trả thêm tiền. Từ báo bình dân địa phương cho đến các nhật báo có tiếng tăm quốc tế đều tăng giá từ 5 đến 20 xu như Le Monde với giá mới tròn 2 euro, Le Figaro 1,8 euro, Libération 1,7 euro, l’Humanité 1,5 euro . Không hẹn mà nên, các tòa soạn đều ca bài « con cá sống vì nước », giải thích với độc giả vì nhu cầu « canh tân, cải tiến thông tin trên mạng và bảo đảm quân bình ngân sách của công ty » trong bối cảnh quảng cáo sụt giảm nghiêm trọng, gây lỗ lã.

Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động phi pháp ở ‘TP.Tam Sa’

...cc : Trung cộng đã chiếm bằng súng đạn Quần đảo Hoàng sa của Việt Nam từ tay “bọn bán nước VNCH”  hơn 40 năm rồi , lập thành phố cả năm rồi , xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố , củng cố đơn vị hành chánh… mà bao nhiêu lần “Đảng ta” đi gặp và “giao lưu” bàn thảo tùm lum với lãnh đạo Trung cộng anh em , hợp tác toàn diện…,có bao giờ nói ” Thôi, đồng chí giữ dùm lâu rồi cái Quần đảo Hoàng sa của chúng tôi , nay đ/c trả lại cho nó có tình 16- 4 và đậm đà tình môi hở răng lạnh , lại cùng chung ý thức hệ thì không tốt với nhau đâu có ai hơn….” -Cứ nói thẳng nói thật, cùng đ/c với nhau mà cứ làm thinh , nói khơi khơi , có “động” ở Biển đông do đ/c Trung cộng khuấy chơi thì ông phát Nghị “phản đối” trên tàng hình hoặc báo chí của ta đăng thì nó….hơi bị “Bắc kinh ” đâu có nghe thấy. – Mất ngàn phần trăm là cầm chắc , chờ chó chạy ngược đằng đuôi thì Trung cộng trả lại cho Hoàng sa.

Sau một thời gian có vẻ yên ắng, trong những ngày đầu năm 2014, Trung Quốc đã có hàng loạt động thái phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa của VN. Ngay trong ngày 1.1, giới chức ngang nhiên tổ chức lễ thượng cờ Trung Quốc tại đảo Phú Lâm.

Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động phi pháp ở
Khu mua sắm phi pháp ở Phú Lâm – Ảnh: Sohu

Cũng tại đây, Trung Quốc bắt đầu triển khai cái gọi là đợt huấn luyện chấp pháp, xử phạt tàu đánh bắt phi pháp năm 2014 với sự tham gia của 14 thuyền và 190 nhân viên, theo tờ Nhân Dân nhật báo. Báo này còn lớn tiếng viết rằng “đối tượng đánh bắt phi pháp” sẽ bị phạt 5.000 nhân dân tệ (hơn 17 triệu đồng) và bị tịch thu thiết bị. Cùng ngày, giới chức Trung Quốc công bố wesbite của “chính quyền TP.Tam Sa” và phát hành “nhật báo Tam Sa”, theo Tân Hoa xã. Chưa hết, “Thị trưởng Tam Sa” Tiêu Kiệt ngang nhiên tuyên bố năm 2014 sẽ là “cơ hội để phát triển xây dựng thành phố”.
Ngoài ra, Trung Quốc đang ra sức xây dựng nhiều công trình, cơ sở hạ tầng phi pháp ở Phú Lâm như lập trung tâm chọn thầu và trung tâm kế toán – hạch toán, hệ thống điện mặt trời… Thậm chí, Nhân Dân nhật báo ngày 3.1 ngang nhiên đăng bài khoe rằng tại Phú Lâm đã có khu thương mại “tương tự như Vương Phủ Tỉnh (một trong những phố mua sắm nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh). Theo đó, khu thương mại nằm trên con đường mang tên Bắc Kinh ở Phú Lâm, có siêu thị, bệnh viện, bưu điện, máy rút tiền… Những hành vi này rõ ràng vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Văn Khoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét