Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa công bố “Báo cáo triển vọng tiền tệ Việt
Nam” với nội dung phân tích các yếu tố nền tảng giúp ổn định VNĐ trong
hiện tại.
Theo HSBC, cán cân thương mại đã phục hồi vào nửa sau năm 2013 do
tình hình xuất khẩu tốt hơn, được hỗ trợ bởi đồng VNĐ yếu đi và các yếu
tố mùa vụ. Đó là chưa kể, theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong 2
năm nay, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam tương đối cân bằng;
chênh lệch xuất siêu, nhập siêu không đáng kể, yếu tố lạm phát có biểu
hiện tích cực… là những tín hiệu tốt cho VNĐ.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng hiện mức
lạm phát 6,04% năm 2013 và dự báo khoảng 7% vào năm 2014 là mức thấp và
kiểm soát lạm phát thấp như thế sẽ giữ cho sự ổn định của VNĐ. Ngoài ra,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng thành công trong việc xóa bỏ hiện tượng
đô-la hóa, giúp thị trường ngoại hối ổn định; xây dựng và tạo được sự ổn
định trong thị trường vàng.
Bên cạnh đó, một điểm đáng lưu tâm là việc dòng vốn nước ngoài tiếp
tục chảy vào mạnh sẽ là yếu tố hỗ trợ cho sự ổn định của VNĐ. Chỉ riêng
10 tháng đầu năm 2013, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đã đạt 19,2 tỉ USD,
vượt chỉ tiêu cả năm do Chính phủ đề ra là 13-14 tỉ USD. Tuy vậy, dòng
vốn đầu tư nước ngoài cũng khiến doanh nghiệp (DN) trong nước đối mặt
với nhiều rủi ro. Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng Bùi Kiến Thành,
vấn đề phát triển ngoại thương, kêu gọi đầu tư nước ngoài phải được
nghiên cứu kỹ lưỡng dù dòng vốn đầu tư tích cực từ nước ngoài có thể
giúp NHNN củng cố dự trữ ngoại hối, cải thiện khả năng bảo đảm nhập khẩu
của Việt Nam. “Phát triển đầu tư nước ngoài hợp lý chứ không phải cứ
trải thảm ra cho đầu tư nước ngoài vào chèn ép DN Việt Nam” – ông Thành
nói.
HSBC cũng nêu ra một số rủi ro khi ổn định về tài khoản vãng lai và
lạm phát thường có khuynh hướng ngắn hạn, vì thế vẫn cần chính sách tiền
tệ đúng đắn để kiểm soát 2 yếu tố này. “Dấu hiệu nới lỏng tiền tệ quá
mức hay một đợt tăng lạm phát sẽ mang tính chất cảnh báo đối với đồng
nội tệ. Tình hình thắt chặt vay mượn và tái cơ cấu sẽ còn tiếp tục diễn
ra làm tăng thêm áp lực đối với chất lượng tín dụng và làm trì trệ tốc
độ tăng trưởng” – HSBC nhận định.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận định biến động tỉ giá năm 2014 có thể
lên tới 2%-3%. Cơ sở của dự báo này là lạm phát của đồng USD trong năm
qua khoảng 2%, lạm phát của Việt Nam trên 6%, như vậy là chênh lệch
khoảng hơn 4%. “Nếu không kể những yếu tố khác thì VNĐ phải biến động
trong năm qua ít nhất 4%. Áp lực đó chắc chắn sẽ kéo qua năm 2014. Như
vậy, chỉ riêng áp lực từ phía lạm phát cũng đã cần sự điều chỉnh, nếu
không thì việc tăng giá VNĐ so với USD rõ ràng là nghịch lý vì khi tiền
đồng bị định giá cao sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm nữa, năm 2014,
nền kinh tế có thể phát triển khả quan hơn thì cầu sẽ tăng, nhập khẩu
tăng, do đó cũng tạo áp lực trên thị trường ngoại hối.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho rằng tỉ giá nên được điều chỉnh tăng
trong năm 2014. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định năm 2014,
chính sách tỉ giá cần linh hoạt hơn nữa nhằm hỗ trợ năng lực cạnh tranh
của hàng xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể, nên xác lập một ngang giá tiền tệ
mới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới 2007-2008 đã
xác lập một mặt bằng giá mới”. Trung tâm Nghiên cứu BIDV cũng cho rằng
điều chỉnh tỉ giá ở mức 2%-4% là để hỗ trợ xuất khẩu và cải thiện cán
cân thương mại cũng như cán cân tổng thể.
Tuy nhiên, theo NHNN, có rất nhiều áp lực trong điều hành tỉ giá do
nạn đầu cơ, tâm lý kỳ vọng của thị trường và đặc biệt là sự mất cân đối
cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ
Quản lý ngoại hối – NHNN, cho rằng gánh nặng lên tỉ giá rất lớn khi phải
“ôm” nhiều yêu cầu của chính sách như tăng dự trữ ngoại hối, bảo đảm ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng khả năng cạnh tranh, bảo đảm các tổ chức tín
dụng hoạt động an toàn.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng DN Việt Nam không thể nào cạnh
tranh với DN nước ngoài khi lãi suất dành cho họ chỉ 1%-2% trong khi DN
trong nước phải chịu đến 10%. Lãi suất nên ở mức hợp lý là 5% và kéo dài
ra trong trung hạn, dài hạn để DN có cơ sở bền vững lập kế hoạch sản
xuất – kinh doanh. Ông Phạm Hồng Hải, Giám đốc Khối ngân hàng toàn cầu,
kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn – HSBC Việt Nam, bình luận: “Mức
lạm phát hơn 6% của năm qua dù rất thấp so với “chuẩn Việt Nam” nhưng
vẫn là mức cao so với các nước trong khu vực. Do đó, bài toán về dài hạn
là làm sao phải “ép” lạm phát xuống thấp hơn nữa. Khi lạm phát và kỳ
vọng lạm phát thực sự xuống thấp, việc điều hành lãi suất cũng giảm
xuống được, tỉ giá giữ ổn định được”.
Suy thoái kinh tế, lộ diện những mảng tối tội phạm
Không ít cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền Nhà nước
tìm các thủ đoạn tinh vi móc ngoặc trong – ngoài để bòn rút tiền, tài
sản Nhà nước.
Trong điều kiện kinh tế suy thoái, kinh doanh khó khăn, đặc biệt cơn
“địa chấn” địa ốc rớt giá hàng loạt đã lộ diện mảng tối tội phạm kinh tế
với những chiêu thuật mà khi bình thường vốn tiềm ẩn. Không ít cán bộ,
công chức trong cơ quan công quyền Nhà nước tìm các thủ đoạn tinh vi móc
ngoặc trong – ngoài để bòn rút tiền, tài sản Nhà nước. Nhiều vụ đã được
phát hiện, ngăn chặn và xử lý, tuy nhiên “tội phạm ẩn” trong lĩnh vực
này vẫn là điều đáng quan ngại.
Những chiêu tinh vi buôn lậu, trốn thuế
Tình hình kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng,
nhất là dư nợ cho vay bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân
kinh doanh bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn, hàng tồn kho nhiều,
thua lỗ, phá sản, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành sản xuất kinh doanh
khác. Tình hình này cũng khiến cho tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản, chiếm dụng vốn lẫn nhau, chiếm đoạt tiền vốn của
ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, bất động sản diễn ra
phức tạp và có xu hướng gia tăng.
Đáng chú ý, CQĐT đã phát hiện một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ
trương, chính sách triển khai dự án của Nhà nước và sự thiếu thông tin,
lòng tham của người dân, giả danh cán bộ cơ quan Trung ương để thu gom
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lập dự án xin hỗ trợ vốn hoặc
“chạy” dự án để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trong khi đó, hoạt động buôn lậu, trốn thuế, buôn bán, vận chuyển
hàng cấm và gian lận thương mại diễn ra phức tạp, trên cả tuyến đường
bộ, đường không và đường biển; mặt hàng buôn lậu chủ yếu là khoáng sản,
xăng dầu, thuốc lá, hàng điện tử, hàng cấm.
Đáng chú ý là tình trạng lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, chính
sách ưu đãi đối với Việt kiều hồi hương được nhập khẩu xe ô tô để buôn
lậu, trốn thuế; lợi dụng cơ chế kiểm soát hải quan theo các luồng xanh –
vàng – đỏ, khai báo hàng thuộc luồng miễn kiểm tra hoặc lợi dụng công
tác quản lý thiếu chặt chẽ, các đối tượng mua chuộc cán bộ hải quan, an
ninh cửa khẩu thoái hóa, biến chất để nhập lậu hàng cao cấp, có giá trị
cao, hàng cấm nhập vào nội địa (như việc CQĐT bắt giữ và khởi tố 5 vụ, 6
bị can, thu giữ 23,2kg sừng tê giác, 116,2kg ngà voi và sản phẩm từ ngà
voi, hàng ngàn điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad… tại sân bay quốc
tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất).
Khi vàng miếng SJC trở thành thương hiệu vàng quốc gia, Ngân hàng Nhà
nước độc quyền từ khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công đến kiểm định chất
lượng dẫn đến tình trạng vàng SJC bị làm giả, làm nhái và do giá vàng
trong nước chênh lệnh cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới nên hoạt
động nhập lậu vàng diễn biến phức tạp (phát hiện, bắt giữ 3 vụ, thu 35kg
vàng). Tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp FDI thông qua hình
thức chuyển giá gây thất thu ngân sách, nhưng việc phát hiện xử lý còn
gặp nhiều khó khăn.
Ngày 13/12/2013, Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố, bắt tạm giam ông
Nguyễn Hữu Khánh (38 tuổi, Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh
huyện Nam Trà My) và cộng sự về hành vi tham ô tài sản.
Qua công tác đấu tranh cho thấy, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiếp
tục diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, xảy ra ở hầu hết các ngành,
lĩnh vực kinh tế trọng điểm như tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản,
hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… gây thiệt hại lớn về
tài sản. Nổi lên là tội phạm liên quan đến chức vụ, tham nhũng, tham ô,
môi giới và nhận hối lộ, cố ý làm trái tiếp tục được phát hiện ở nhiều
lĩnh vực, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực hành chính công, quản lý tài
sản công, đầu tư công, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản
và nhất là ở những công ty, tập đoàn kinh tế lớn, gây bức xúc dư luận.
Bịt kẽ hở chống tội phạm ngân hàng, tín dụng
Mặc dù lực lượng Cảnh sát kinh tế đã liên tiếp phát hiện, khởi tố
điều tra nhiều vụ án đặc biệt lớn, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán (vụ Huỳnh Thị Huyền Như thiệt
hại 4.600 tỷ đồng, vụ Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 3.900
tỷ đồng, vụ Công ty Thái Sơn 1.500 tỷ đồng, vụ Nguyễn Đức Kiên…) song
tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực này còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, đã và
đang gây tác động xấu, ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu và sự phát
triển kinh tế – xã hội.
Hầu hết các vụ án đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của cán
bộ ngân hàng thông đồng, cấu kết với đối tượng trong doanh nghiệp và
ngoài xã hội để hoạt động phạm tội và trục lợi thông qua việc lập khống
hồ sơ, hợp đồng, xác nhận khống mã chứng khoán, tạo lập hóa đơn, chứng
từ giả để rút tiền hoặc vay tiền ngân hàng rồi chiếm đoạt (Công an Hà
Nội khởi tố, bắt Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Tràng An chiếm
đoạt 17,6 tỷ đồng của Ngân hàng SHB…).
Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ ngân hàng đã
sử dụng các doanh nghiệp “sân sau” để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền
của ngân hàng và Nhà nước. Một số ngân hàng đã bộc lộ những sai phạm,
sơ hở như đảo nợ, cho vay không đúng đối tượng, làm trái, lợi dụng chức
vụ quyền hạn, tham nhũng… Có thể kể ra các thủ đoạn của đối tượng vi
phạm là cán bộ ngân hàng như: lập hồ sơ vay vốn giả, giả chữ ký, lợi
dụng việc rút tiền, chuyển tiền qua ngân hàng bằng chứng minh nhân dân,
đem tài sản thế chấp của khách hàng ra thế chấp bên ngoài, làm giả sổ
tiết kiệm, tẩy xóa, sửa số dư trên sổ tiết kiệm…
Một kết quả khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng đối với 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân
hàng thời gian qua cho thấy, trong 117 bị can bị khởi tố thì có tới 81
bị can là cán bộ ngân hàng (chiếm 69,2%), số còn lại là đối tượng ngoài
ngành ngân hàng đã thông đồng với cán bộ ngân hàng phạm tội với số tiền
thiệt hại lên tới 11.000 tỉ đồng, 3.379 lượng vàng. Đối với nhóm tội
phạm ngoài ngân hàng thì hành vi phạm tội chủ yếu là thực hiện hành vi
lừa đảo và có sự thông đồng, tiếp tay của cán bộ ngân hàng, chẳng hạn
như làm chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
khách hàng.
Nhiều vụ án “khủng” để lại bài học không dễ ghép vá. Như vụ Nguyễn
Đức Kiên, trên cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty ACBI đã chỉ đạo Trần Ngọc
Thanh là Giám đốc ACBI ký hợp đồng thế chấp 22,497 triệu cổ phần Công ty
Thép Hòa Phát vào Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc Công ty ACBI phát
hành trái phiếu 800 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB.
Vụ án Huyền Như và đồng bọn đang được cơ quan tiến hành tố tụng làm
rõ với các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; cho vay lãi nặng; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về cho
vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng… Đây là vụ án đặc biệt nghiêm
trọng do Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu, gây ra trong thời gian dài (từ
2007), nạn nhân là hàng loạt cá nhân, tổ chức, trong đó liên quan nhiều
ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, ngân hàng.
Qua nghiên cứu vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và nhiều vụ án “tín dụng
đen” liên quan đến cán bộ ngân hàng cho thấy, các đối tượng lợi dụng
chức trách, dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt tài sản “khủng”. Đó là lập
chứng từ khống, ký giả chữ ký người khác để rút tiền của ngân hàng (vụ
Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Hoàng Văn Luận ở Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh
Sài Đồng, Gia Lâm; vụ Lê Hoài Phương ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
quận Cầu Giấy…).
Cán bộ ngân hàng sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin hoặc thông qua
công việc được giao để lén lút lấy thông tin, truy cập vào hệ thống máy
tính của ngân hàng, sử dụng nghiệp vụ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản
(vụ Nguyễn Thị Thủy Vân phạm tội tham ô tài sản xảy ra ở Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gòn, Hà Nội (SHB)…
Theo Công an nhân dân
ĐẠI ÁN ngân hàng: Đạo đức thua ma lực đồng tiền?
Từ những vụ đại án trong ngành ngân hàng (NH) được phanh phui
như vụ Bầu Kiên, “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như, hay hàng loạt cán bộ
cấp cao Ngân hàng sa lưới… khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ.
Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng chuyện đào tạo cán bộ NH đang bị bỏ
lỏng nên mới dẫn tới chuyện cán bộ bòn rút hàng ngàn tỷ đồng, lừa đảo
hàng chục khách hàng trong một thời gian dài mà NH không hề hay biết?
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo nhân
lực cho ngành NH, bà Đào Chân Phương – Giám đốc Đào tạo Viện Nhân lực
ngân hàng tài chính (BITC) nhìn nhận, nguyên nhân không đơn thuần từ ma
lực đồng tiền quá mạnh hay rủi ro tín dụng mà chính là do lổ hỏng đạo
đức nghề, rủi ro quy trình vận hành của các nhà băng.
Hình ảnh hàng loạt cán bộ NH từ cấp cao tới nhân viên “quèn” bị rơi vào vòng lao lý, phạm tội… gợi cho bà những suy nghĩ gì?
Đứng ở vị trí người đào tạo nhân lực cho ngành NH, chắc chắn sẽ không ai vui với những hình ảnh, tin tức đó.
Đội ngũ nhân lực NH đã cơ bản đáp ứng được sự phát triển của ngành
trong thời gian qua, song nhìn nhận một cách khách quan thì chất lượng
nguồn nhân lực còn chưa cao. Hoạt động NH bản chất của nó đã mang nhiều
rủi ro, lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Ngay khi trên ghế nhà
trường sinh viên đều đã được giáo dục điều này nhưng vì sao vẫn có người
mắc lỗi, phạm tội? Vì lợi nhuận bao giờ cũng là điều cuốn hút nhất.
Cộng với sức ép chỉ tiêu từ các cổ đông nên dù tăng trưởng ra sao thì
mục tiêu kinh doanh cuối cùng của bất kỳ nhà băng nào vẫn là lợi nhuận.
Có một thời gian dài các NH bị cuốn vào chuyện “chạy đua” tăng trưởng
tín dụng để đạt chỉ tiêu, vì thế đã có phần sao nhãng việc đào tạo đạo
đức nghề nghiệp, kỷ luật tuân thủ cho nhân viên.
Và khi vào làm việc dù được đào tạo lại, song chủ yếu vẫn chỉ là đào
tạo những kiến thức sơ đẳng, phổ biến văn bản quy định mà chưa chú trọng
tới đào tạo đạo đức nghề, văn hóa tuân thủ. Chính vì vậy, dẫn tới những
cách hiểu sai lệch, coi nghề này là nghề “hái ra tiền”, nghề “cổ cồn
trắng” với mức thu nhập khủng…
Rõ ràng, những hành vi phạm tội trong các NH có thể ngăn chặn ngay từ
đầu nếu môi trường xung quanh là “sạch”, không ai cho phép và dung thứ
những hành vi phạm tội, lừa đảo đó. Khi không được đào tạo về nhận thức
nghề nghiệp, lại đối diện với ma lực đồng tiền, hệ thống quản trị rủi ro
vận hành lỏng lẻo, tất yếu nhiều người sẽ dễ dàng nảy sinh lòng tham và
sa chân phạm luật lúc nào không hay.
Với kinh nghiệm tư vấn cho các ngân hàng thương mại, theo bà các nhà băng cần làm gì để “bịt” lỗ hỏng quản trị?
Đây quả thực là câu hỏi rộng và khó. Với kinh nghiệm làm tư vấn cho
các NH, tôi cho rằng ngoài chuyện đào tạo ra thì hoạt động NH luôn chứa
đựng rủi ro vận hành, bao gồm ý thức, quy trình vận hành. Nhưng quy
trình là do con người làm ra, thực hiện thì kiểu gì cũng có sai sót. Nếu
thực hiện quy trình lỗi hậu quả sẽ là rất lớn.
Ở điểm này cần nhìn nhận, quy trình quản lý rủi ro nói chung và rủi
ro vận hành nói riêng tại các nhà băng đã được coi trọng đúng mực hay
chưa? Theo tôi, cấp thiết phải nâng cao tính hiệu quả của bộ phận kiểm
soát độc lập, ban kiểm soát trong NH… Ngay cả những cán bộ trong các bộ
phận này cũng cần được đào tạo lại kỹ năng nhận biết các mắt xích yếu
của quy trình; học cách xử lý tình huống tại chỗ rồi mới đề xuất ngừa
rủi ro bền vững được.
Trong các chương trình đào tạo của BITC, quan điểm của chúng tôi là
luôn đưa ra bức tranh tổng thể, giảng dạy cho sinh viên biết rủi ro của
ngành NH là gì chứ không đơn thuần chỉ là rủi ro tín dụng. Vì thực tế
mọi câu chuyện cá nhân cán bộ NH phạm tội, rơi vào vòng lao lý thời gian
qua cho thấy nguyên nhân chính là rủi ro vận hành, đạo đức nghề nghiệp.
Cái khó hơn, ở đây là câu chuyện “con gà quả trứng”, nên cần sự cam
kết, định hướng rõ ràng và quyết liệt từ Hội đồng quản trị NH. Họ phải
tách bạch được câu chuyện tăng trưởng và chấp nhận khẩu vị rủi ro tới
đâu là phù hợp nhất, có chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận bằng mọi
giá hay không…. Khi đã xác định khẩu vị của NH mình ở mức độ nào, có chủ
trương nhất quán thì việc triển khai từ trên xuống dưới trong hệ thống
sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Ngành NH đang trải qua giai đoạn kinh doanh khó khăn và
cả những lùm xùm tai tiếng khi hàng loạt vụ đại án, tham nhũng… được
khui ra. Liệu năm 2014 ngân hàng có còn là lĩnh vực nóng thưa bà?
Đúng là ngành NH vừa trải qua một năm kinh doanh khó khăn và 2-3 năm
qua các NH đã cơ cấu lại, tinh giản lại bộ máy khá nhiều. Nhưng tôi cảm
nhận, vẫn có rất nhiều sinh viên thích ngành, lựa chọn lĩnh vực tài
chính – NH làm ngành học mình theo đuổi. Thậm chí, nhiều sinh viên không
học NH ra nhưng vẫn muốn thi tuyển vào làm NH. Điều này cho thấy triển
vọng của ngành vẫn còn rất lớn.
Xáo trộn mạnh nhất chính là sự sàng lọc nhân lực để bộ máy vận hành
chuyên nghiệp, tốt nhất có thể. Sàn lọc nhưng các nhà băng sẽ vẫn tuyển
mới để đảm bảo 1 lượng nhân sự tối thiểu cho ngân hàng vận hành tốt. Vì
thế trong năm 2014 số lượng nhân lực NH sẽ không giảm đi nhiều
Còn tới năm 2015 khi hoàn tất quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, số
lượng nhà băng ở khối thương mại cổ phần sẽ giảm đi, nhiều NH đi về
hướng chuyên môn hóa, cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới việc tuyển mới nhân
lực, nhưng không nhiều.
Theo Infonet
Tiết lộ những sai phạm tại ngân hàng nông nghiệp
“Chúng tôi đã chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm
giam gần 30 đối tượng. Trong đó có cán bộ ngân hàng, cán bộ hải quan và
khách hàng”.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tiết lộ về quá trình thanh
tra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chương trình
Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 26/1.
Giải thích về lý do thanh tra sai phạm tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn kéo dài hơn 1 năm nhưng vẫn chưa có kết quả, Tổng
Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, đây là ngân hàng thương
mại nhà nước lớn nhất, có vốn huy động dư nợ lên tới 431 nghìn tỷ và vốn
điều lệ hơn 21 nghìn tỷ. “Ngân hàng Nông nghiệp có nhiều đầu mối, hoạt
động địa bàn rất rộng nên khi có kết luận thanh tra thì phải mất thời
gian”.
Theo ông Tranh, thanh tra đã kết luận và được Thủ tướng Chính phủ
đồng ý. Qua đó Ngân hàng nông nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm, là hoạt
động tín dụng không đúng quy định của Nhà nước, vi phạm Luật Tín dụng
với hình thức thủ tục, giải ngân, thế chấp tài sản không đúng quy định.
Bên cạnh đó, trong tổ chức quản lý điều hành lỏng lẻo, gây hậu quả.
Ngoài ra Ngân hàng này còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đã được
các cơ quan chức năng làm rõ, kiến nghị xử lý một số vụ việc.
Đặc biệt, trong quá trình thanh tra năm 2012, thanh tra Chính phủ đã
phát hiện một vụ án vi phạm pháp luật, cụ thể ở Công ty Lifepro đầu tư
nước ngoài tại Ninh Bình vi phạm Luật Tổ chức tín dụng, với số vốn vay
3.500 tỷ đồng và số vốn lãi lên đến cuối năm 2012 là 300 tỷ đồng. Dư nợ
tín dụng đã lên đến 3.800 tỷ.
“Về vi phạm có tính chất lừa đảo gây hậu quả, chiếm đoạt tài sản của
Nhà nước, chúng tôi đã chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam
gần 30 đối tượng. Trong đó có cán bộ ngân hàng, cán bộ hải quan và
khách hàng. Hiện nay vụ án này đang được tiến hành điều tra làm rõ để
truy tố, xử lý theo quy định của pháp luật”.
“Ngày 23/1, chúng tôi đã công bố tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục công bố trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Quá trình thanh tra, chúng tôi đã xin ý kiến
Thủ tướng Chính phủ chuyển cơ quan điều tra 15 vụ việc để cơ quan điều
tra tiếp tục làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Đồng thời còn chuyển 59 vụ
việc cho Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng tiến hành kiểm tra, giám sát
theo Luật Tổ chức tín dụng” – ông Tranh tiết lộ.
Giải đáp về quá trình thanh tra tại Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN),
ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, trong quá trình thanh tra EVN, Thanh
tra Chính phủ đã làm rõ nhiều vấn đề, trong đó có việc đầu tư ngoài
ngành 121 nghìn tỷ, vượt vốn điều lệ 45 nghìn tỷ. Sau khi kết luận thanh
tra, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chấn chỉnh vấn đề
này, phải tập trung đầu tư ngành nghề chính để có vốn đầu tư ngành điện,
thực hiện hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.
“EVN đã thực hiện lộ trình thoái vốn theo lộ trình Chính phủ quy
định. Tôi nghĩ, EVN đã thấy vấn đề và đang triển khai thoái vốn và đầu
tư vào ngành nghề chính” – Tổng Thanh tra nói.
Liên quan đến sai phạm khi đưa 600 tỷ đồng xây dựng biệt thự, sân
tennis, bể bơi tính vào chi phí 6 dự án điện khiến dư luận rất bức xúc.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, có 1 dự án trên 60 tỷ đã được đưa vào
giá thành để tính giá thành, đưa vào giá bán điện. Còn lại 5 dự án đang
xây dựng và đưa vào sử dụng, chưa được quyết toán.
Về việc cho vay 2.350 tỷ đồng của Nhiệt điện Phả Lại, ông Tranh lý
giải, đây là vốn tạm nhàn rỗi của công ty. Do vậy, hoạt động này khẳng
định không phải là hoạt động tín dụng mà huy động nội lực trong EVN.
“Việc này là hết sức bình thường, góp phần đầu tư vào ngành điện. Chúng
tôi đã xem xét và thấy rằng không vi phạm pháp luật” – Tổng Thanh tra
cho biết.
Theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét