- Những người Trung Quốc được PTT Tàu Hoàng Trung Hải chỉ đạo xây “nghĩa trang liệt sỹ” đã “giúp” Việt Nam “làm đường” như thế nào? (Lê Anh Hùng).
- Đức Thành: Nghịch tử (Boxitvn). – Tư cách tri ân nào cho người CS nước CHXHCNVN (DLB).
- Dương Danh Huy: Lấy lại Hoàng Sa: Những điều bất khả thi (BBC). =>
- TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa? (BBC). “Việt Nam chưa khởi kiện TQ ra một tổ chức quốc tế; cũng không có Hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Quan hệ liên minh, sự giúp đỡ quân sự truyền thống của Nga với Việt Nam (như trong cuộc chiến biên giới 1979) cũng không đáng ngại, do TQ có thể gây áp lực tại biên giới đất liền với Nga làm đối trọng“.
- Nga sẽ chuyển giao tàu ngầm thứ 3 cho VN vào cuối năm 2014 (SGTT).
- NT Phạm Bình Minh: ASEAN sẽ mạnh nếu đoàn kết khi thương thuyết (RFA).
- Chiến đấu cơ Trung Quốc tăng cường tuần tra ADIZ, dằn mặt máy bay nước ngoài (ANTĐ). – Trung Quốc kêu gọi lãnh đạo Nhật thận trọng trong phát ngôn (VOV). – Nhật, Ấn dè chừng Trung Quốc (NLĐ).
- Freedom House công bố Bản Phúc Trình 2014 (RFA).
- Lê Phú Khải: Giang sơn khấp huyết Hiếu Đằng (Boxitvn). – Điếu văn Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng! (DĐXHDS). – Đôi lời về Điếu văn “Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!”, theo một quan điểm lịch sử (1) (Chép Sử Việt).
- NHỮNG CHUYỆN CHẲNG BÌNH THƯỜNG TRONG NHỮNG NGÀY 18-19/1/2014 (Bùi Hằng).
- Quyền và nghĩa vụ (5) (Nguyễn Văn Thạnh). – Quyền & nghĩa vụ (6) – Đoan Trang: Ngắn gọn về UPR (DLB).
- ‘Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới’…thế mà…chịu thua vụ này sao? (NLG).
- Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo (Người Buôn Gió). “Nhân dân ta phải cám ơn những nhà lãnh đạo CSVN đã lo lắng. Đúng như họ vẫn nói – mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo- Quả thật cái từ băng rôn ở vòng hoa của một đám ma mà còn để ý lo được, thì có gì mà Đảng ta không bao quát hết được“.
- Suy tư về đấu tranh có tổ chức (DLB).
- Ngọc Hoàng chất vấn Táo Việt Nam về xã hội Chăm (DLB).
- Thủ tướng tiếp tục khẩu hiệu đổi mới (RFA).
- Văn bản luật treo – vì đâu? (ĐBND).
- Có bộ trưởng lo vì Táo quân (VNN). “Có bộ trưởng còn trao đổi làm vở diễn cho nó nhẹ nhàng, hoặc ít vấn đề đi”. – Các Bộ trưởng muốn Táo quân “nhẹ nhàng” với ngành mình (TN).
- Báo cáo sai vì sợ… người chết nhiều (GĐ).
- Hải Phòng kỷ luật Đảng Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng đánh bạc (TTXVN). – Năm giáo viên đánh bạc bị kỷ luật Đảng (Tin tức).
- Ai tác động vào chính sách ở VN? (BBC). TS Nguyễn Quang A: “Một số chuyên gia nước ngoài đã nói với tôi cách đây lâu lắm rồi rằng bản thân các doanh nghiệp nhà nước thực sự cũng được cổ phần hóa, đã được tư nhân hóa lâu rồi, về mặt hình thức, có thể nó vẫn mang danh là 100% của nhà nước, nhưng nó do người của những nhóm này, nhóm kia điều khiển“. – Audio phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: ‘Phải giải tán ngay trận đồ ngân hàng’ (BBC).
- Ông Phạm Trung Cang đã có mặt ở Việt Nam (TT).
- TP.HCM phát hiện “sếp” nhận lương cao hơn “lương khủng” (TT). – “Phát lộ” sếp nhận lương hơn 2,6 tỷ đồng/năm (ANTĐ).
- Làm xấu một chính sách đẹp (NLĐ). “…dịp Tết Nguyên đán này mỗi hộ nghèo sẽ có 400.000 đồng và mỗi hộ cận nghèo là 300.000 đồng. Thay vì chi đủ cho các hộ nghèo, cán bộ của xã này rút bớt 150.000 đồng/hộ”.
- Ông Chấn phải làm thế nào để được bồi thường 10 năm oan sai? (DV).
- Tân Cương : Nhiều vụ nổ làm ít nhất 3 người chết (RFI).
- Trung Quốc sẽ tuyên án ông Hứa Chí Vĩnh vào Chủ Nhật (VOA).
- Các nhà sản xuất video TQ lo ngại việc kiểm soát Internet chặt chẽ hơn (VOA).
- Nuôi các thái tử đỏ để dễ đầu tư vào Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc và hai xứ Triều Tiên : Tranh chấp hiện đại về một vương quốc xa xưa (RFI).
- Ý đồ của Bắc Triều Tiên khi kêu gọi hòa giải với miền Nam (RFI). – Bắc Triều Tiên đề nghị tái tục các cuộc xum họp gia đình (VOA). – Triều Tiên tố cáo Mỹ và Hàn Quốc trì hoãn đàm phán (TTXVN).
- Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan gửi thư cho Tổng thống Mỹ (TTXVN). – Chính phủ Thái Lan tỏ ý chấp nhận hoãn cuộc bầu cử 2/2. – Thái Lan: Điều gì xảy ra nếu chính phủ không hoãn cuộc bầu cử? (ANTĐ). – Chính phủ Thái Lan cảnh cáo các phần tử phá hoại bầu cử (VOV). – Phe đối lập Thái Lan sẽ biểu tình tại 50 điểm bỏ phiếu ở Bangkok (DT).
- Các nhóm vũ trang sắc tộc Myanmar nhất trí ngừng bắn (TTXVN).
<- Dù có nhượng bộ, chính quyền Kiev vẫn bị áp lực ngày càng mạnh (RFI). – Các phe ở Ukraine lại gặp nhau (BBC). – Các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở Ukraina (VOA). – Ukraina đòi người biểu tình thả các cảnh sát viên bị bắt làm con tin. – Ukraine lo người biểu tình chiếm nhà máy điện hạt nhân (TTXVN). – Phần tử cực đoan Ukraine ra sức khiêu khích cảnh sát dùng vũ lực (ANTĐ). – Tổng thống Ukraine Yanukovich cách chức Thị trưởng Kiev (TTXVN).
- Trung Quốc tuyên bố sẽ “tuần tra thường xuyên” Trường Sa, Hoàng Sa (GDVN). - Hạm đội Nam Hải tập trận trái phép 3 ngày ở Gạc Ma, Trường Sa (GDVN).
- Tăng sức mạnh tuần duyên hiện thực “giấc mơ” Trung Quốc? (ĐV). - Trung Quốc bán tàu hộ vệ, nâng cấp tên lửa cho Bangladesh (GDVN). - Các chuyên gia cảnh giác hơn với tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc (GDVN).
- Phát hiện lãnh đạo doanh nghiệp nhận lương cao hơn 2,6 tỷ (TT/VOV). - Nhiều doanh nghiệp nhà nước trả lương cao hơn mức “lương khủng” (MTG). - Sốc: Có “sếp” lương cao hơn nhiều so với mức 2,6 tỷ đồng/năm (GiadinhNet).
- Chỉ đạo “sốc” của hai vị tư lệnh ngành (VnEco). - Trưởng ngành ngại Táo “động chạm”, Bộ trưởng Thăng được ưu ái? (ĐV).
- Cơ quan nào sẽ phải bồi thường cho ông Chấn? (Infonet). - Ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ được bồi thường như thế nào? (Soha).
- “Thấy sổ đỏ, ăn tết mới vui…” (MTG).
- Áp lực đè nặng lên vai Thủ tướng Thái Lan Yingluck (TTXVN). - Chính trường Thái Lan diễn biến phức tạp (SGGP).
- Biểu tình lan rộng, 2 cảnh sát Ukraine thiệt mạng (VOV). - “Ông Yanukovych muốn hành động như ông Putin” (TTXVN).
- Cây Trường Sa (Tin tức).
- Ôn nói rứa, tui nói ri (DCVOnline).
- Ký sự Chương Dương: 3. Liệu em có bị đi tù không anh? (Nguyễn Tường Thụy).
- Đoàn Viết Hoạt: Chuyển Hóa Dân Chủ Tại Việt Nam (Việt Thức).
- KHI “NHÀ VĂN” ĐÔNG LA DÙNG BÁO “VĂN NGHỆ TP.HCM” THÓA MẠ NHÀ YÊU NƯỚC LÊ HIẾU ĐẰNG LÀ ĐỒ “ĂN CỨT”? / Trịnh Hoài Văn (Trần Mỹ Giống). – Tình đời nghĩa thế (Lê Khả Sỹ). “Thế lực, chức quyền, phú quý vinh hoa qua một thuở/ Ân tình, nhân nghĩa, lương tâm trí tuệ mãi muôn đời !” - Tang lễ ông Lê Hiếu Ðằng dời một ngày (Người Việt). – CHỜ GÌ SAU ĐÁM TANG ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG (Huỳnh Ngọc Chênh). – Các vị Lãnh đạo viếng Nghĩa Trang thành phố (DT).
- Có cần giải oan cho Đường Tăng? (SGTT). - Tổng Bí thư: Xử quyết liệt đại án tham nhũng (VOV).
- Ông Nguyễn Thanh Chấn phải được cơ quan tố tụng đền bù (VOV). - Ông Chấn được minh oan, bao giờ được bồi thường? (ĐV). - Ông Chấn sẽ được bồi thường bao nhiêu? (MTG). - Phải khôi phục đầy đủ quyền lợi cho ông Nguyễn Thanh Chấn (VOV).
- Thành hoàng cộng sản – Kỳ cuối: Giữ lấy rừng vàng (TT).
- Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi… (Người Việt). “Ðất
nước như một con tàu lớn đang chìm dần trong khi những người cầm lái
thì vẫn tiếp tục mù quáng, chưa tỉnh thức, buộc lòng nhân dân, mạnh ai
nấy phải tìm cách nhảy ra khỏi con tàu đắm vậy“.
- Thái Lan “căng thằng” chờ đợi ngày bỏ phiếu sớm (VOV). - Lãnh đạo biểu tình Thái Lan “cầu viện” Tổng thống Mỹ (KT).
KINH TẾ- Đảm bảo tính ổn định, vững chắc hơn của kinh tế vĩ mô (CP).
- 2014: Thời thế tạo anh hùng (DĐDN).
- Việt Nam : Lạm phát tăng nhẹ trong tháng Giêng (RFI).
- Tìm cách “phá băng” bất động sản (NLĐ).
- Cận tết, CPI tăng ít vì sức mua không cao (TBKTSG). – Kinh tế khó khăn, dân tiết kiệm chi tiêu Tết (QĐND). – Nhân rộng mô hình bình ổn giá (NLĐ).
- Phát triển kinh tế biển bền vững, cần lấy ngư dân làm gốc (ĐBND). =>
- “Hành” doanh nghiệp (NLĐ).
- Chứng khoán thế giới mất điểm vì sợ thị trường mới nổi suy yếu (VOA).
- Ngành sản xuất của Trung Quốc đình trệ (BBC).
- Đồng rúp Nga mất giá kỷ lục (RFI).
- Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos bế mạc (RFI).
- Ngân hàng JPMorgan Chase tăng lương cho CEO 74 phần trăm (VOA).
- Ấn Độ hy vọng suy thoái kinh tế đã chạm đáy (VOA).
- Phát sốt vì ngân hàng tắc nghẽn ngày cuối năm (Infonet). - Nghẽn ATM, Ngân hàng lập bàn trả tiền trực tiếp (VOV). - Những “bật mí” về lãi suất thẻ tín dụng (KT).
- Ngân hàng tiết kiệm nhà ở chỉ có lợi cho người giàu (ĐV). - Các dự án dính tranh chấp nảy lửa tại TP.HCM năm 2013 (Vland).
- Kinh tế tháng 1: Tiếp tục ghi nhận dấu hiệu tích cực (ĐT). - 15 ngày đầu tháng 1, tổng thu NSNN ước đạt 27.270 tỷ đồng (HQ).
- Thống đốc Bình: “Không thiếu tiền lẻ đi chùa” (Infonet).
- Vàng tăng giá tuần thứ năm liên tiếp (Tin tức).
- “Không có giá ảo trong bất động sản” (VOV). - Mong tăng thu nhập, đừng mong giá nhà giảm! (Infonet).
- Lương tháng 13 có được coi là thưởng Tết? (VOV). - Doanh nghiệp xây dựng “xoay trần” với bài toán thưởng Tết (ĐS&PL).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Đua nhau khoe cổng làng (NLĐ).
- Tượng thánh mà biết nói năng… (TBKTSG).
- Tết qua cung bậc thời gian (RFA). – Tết tại Lillte Saigon: Người trẻ vui hơn, người lớn buồn hơn (RFA).
- Tâm lý tiền lẻ (TT).
- NSND Lê Khanh: So sánh là tự làm khó mình (TQ).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 110 (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Hoàng Đức: CƠ CHẾ ĐÔNG TÀN LÀM SAO THẤY GIẢI MÙA XUÂN ? (Nguyễn Tường Thụy).
- Xuân Diệu và lời đề nghị “hãy giã từ những cái tết trung cổ” (Vương Trí Nhàn).
- L.M. TRẦN CAO TƯỜNG – Quả Đắng Dẫn Độ Cánh Chim Về Qua Thi Tập Mới Của Du Tử Lê (Du Tử Lê).
<- Cải lương vay nợ ngày cận Tết (RFA).
- Mỹ Châu : “Nữ hoàng” có chất giọng liêu trai (RFI).
- Đằng sau giai điệu (ĐBND).
- Rose Fostanes: Giọng ca thiên phú (VOA).
- Đoàn Thanh Liêm: Suy nghĩ về chuyện Hội Nhập tại Xã Hội Âu Mỹ (ĐCV).
- Vua không “bồ nhí”, như thượng uyển không hoa (ĐCV).
- Lý Na đoạt giải vô địch quần vợt Úc (VOA). – Li Na đăng quang thuyết phục (NLĐ).
- Sotchi : Washington khuyên vận động viên Mỹ đề phòng khủng bố (RFI).
- Li kì phiên chợ chỉ họp mùng 1 Tết (VTV). - Trò chơi dân gian ngày tết (PNT). - Bài 3: Cúng giao thừa, những điều cần biết (MTG).
- Bài thơ quê hương (DT).
- VTV1 Tết – Gala Ngày trở về 2014: Nếu đi hết biển (Infonet).
- Đìu hiu chợ kịch bản (TTVH).
- Xem gì, chơi gì Tết này? (TP). - Người Việt kiêng gì ngày Tết? (DT).
- Văn hóa trong kỷ nguyên hội nhập (PT).
- Mút mùa lệ thủy (5) (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Hoàng Tuấn Công: Dĩ hư truyền hư- kỳ 4 (Quê Choa).
- Người phố Hoài (Hợp Lưu).
- Con chim cóc, đại bàng và kiếp người (Doãn Mạnh Dũng).
- Vàng Ủ Khói Mây Trôi (Du Tử Lê).
- TRỞ LẠI DỐC TÌNH (Tương Tri).
- “Take the ‘A’ Train” Đến Bình Thạnh (Dainamax).
- Thơ Khánh Tây do vợ bỏ tiền in cho chồng đã mất (Ngô Minh).
- Nguồn gốc Tết Nguyên Đán (Việt Văn mới/ TCPT). – Một chùm Xuân của Phạm Công Trứ - QUÊ : Chùm thơ Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống). – Vũ Thư Hiên: SƯƠNG XUÂN VÀ HOA ĐÀO (Tễu). – XUÂN XA - TẾT NI CON CÓ VỀ KHÔNG? - KHÚC RU THÁNG GIÊNG (Tương Tri).
- Tết quẩn quanh (DT).
- Những suy nghĩ cuối năm qua năm mới (Blog RFA).
- Chợ Tết Eden (Hiệu Minh).
- Kỉ niệm 32 năm trên xứ người (Nguyễn Văn Tuấn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Bộ trưởng độc thoại, cô giáo sợ hãi (VNN). =>
- 71 trường bị dừng tuyển sinh đại học hơn 200 ngành (Tin tức).
- Sinh viên canh cánh nỗi lo gửi đồ để về quê ăn Tết (Kênh 14).
- Cơ hội du học châu Âu (NLĐ).
- Máy tính Macintosh biểu tượng của công ty Apple tròn 30 tuổi (VOA).
- Dùng ít thịt trong bữa ăn kiêng? Sao tôi cứ muốn điều này là sai (ĐKN).
- Tiên phong trong đổi mới tuyển sinh (GD&TĐ).
- 71 cơ sở ĐH bị dừng tuyển sinh (Infonet). - Dừng tuyển sinh đối với 207 ngành (GDVN).
- Nghị lực sống của “chú lùn” xứ Tuyên (PLVN).
- ĐH Cần Thơ tăng chỉ tiêu, thêm ngành mới (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Quên tháo garô, bệnh nhi bị hoại tử bàn tay (TT).
- Video: Lưu ý phòng tránh cúm (VTV).
- Thu giữ pháo nổ và đồ chơi Trung Quốc nguy hiểm (TT).
- Sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe đông nghịt người về quê (TTXVN). – Bến xe còn 1 khách cũng phải bố trí xe (Tin tức). – Vạ vật trên tàu Thống Nhất về quê ngày giáp tết (TT). – Video: Nghi vấn đầu nậu vé tàu Tết (VTV). – Tăng xe đò “gánh” khách thay tàu cánh ngầm (TT). – Hàng triệu người nhập cư rời TPHCM về quê ăn tết (TBKTSG).
- Những chiếc bánh chưng có cách làm “không giống ai” (ANTĐ).
- Phim trường rộng hơn 600m2 của VTV bị cháy rụi (VOV).
<- TPHCM có nhà vệ sinh công cộng “5 sao” (TBKTSG).
- Tạm dừng việc tham quan Vườn Quốc gia Hoàng Liên (DV).
- Dân phố khổ sở, lo sợ vì gà quê (Vef).
- Những ánh mắt ở Kawangware (TVN).
QUỐC TẾ
- Genève 2: Chính quyền và đối lập Syria lần đầu tiên họp kín (RFI). – Chính phủ Syria và phe chống đối bắt đầu đàm phán tại Geneve (VOA). – Dấu hiệu nhượng bộ giữa chính phủ và phe nổi dậy Syria (VOV). – Syria bác bỏ đề xuất thành lập chính phủ chuyển tiếp (Tin tức). – Chờ phép mầu tại Geneva (NLĐ). – Cảnh sát Anh: Bất kỳ ai về từ Syria đều có thể bị bắt giữ (TTXVN).
- Nổ bom ở Iraq giết chết 6 người (VOA).
- Bạo động gây chết người ở Ai Cập trong ngày kỷ niệm Mùa Xuân Ả Rập (VOA). – Ai Cập kỷ niệm 3 năm lật đổ Mubarak (RFI). – Phe hiếu chiến nhận trách nhiệm về các vụ nổ bom ở Cairo (VOA). =>
- Bốn nhân viên sứ quán Ai Cập bị bắt cóc tại Libya (TTXVN).
- Pháp gia tăng sự hiện diện quân sự ở Phi châu (VOA).
- Tối cao Pháp viện Ấn Độ ra lệnh điều tra vụ hiếp dâm tập thể (VOA).
- Giao tranh được báo cáo sau cuộc ngưng bắn Nam Sudan (VOA).
- Sochi: hướng xuất hành đầu năm Ngựa (RFA).
- Quyền lực mềm: Phương tiện để thành công trong chính trị thế giới – P3 (Gốc Sân).
- Tổng thống Obama: Chính phủ đang ra sức chống nạn bạo hành tính dục (VOA).
- Gorbachev viết tâm thư gửi Putin, Obama (KT).
- Lật tàu cá, 10 nhân viên an ninh Nga thương vong (TTXVN).
- Mỹ sẽ sơ tán công dân nếu Olympic Sochi bị khủng bố (Tin nóng).
- Chính phủ Philippines và phiến quân đạt thỏa thuận hòa bình (Tin tức).
- Đài Loan: Xe tải tông vào văn phòng ông Mã Anh Cửu (NLĐ).
- Tổng thống Pháp xác nhận tin chia tay (BBC). – Báo Pháp : Tổng thống Hollande chính thức chia tay bà Trierweiler (RFI).
- Đàm phán hòa bình Syria: Thất bại ngay khi bắt đầu (Infonet).
- Xả súng tại trung tâm mua sắm ở Mỹ, 3 người thiệt mạng (VOV). - Mỹ điều chiến hạm đến gần Sochi suốt Thế vận hội, sẵn sàng di tản VĐV (GDVN). - CIA chi 15 triệu USD mở nhà tù bí mật ở Ba Lan (MTG).
- Hàng trăm nghìn người Ai Cập kỷ niệm cuộc cách mạng 25/1 (TTXVN). - Ai Cập đẫm máu trong ngày kỉ niệm lật đổ Mubarak (Infonet).
- Câu chuyện Thái Lan (Người Việt).
* Video: + Bản tin video tối 24-01-2014; + Bản tin video sáng 25-01-2014; + Phố Ông Đồ; + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 25.01.2014; + Trung Quốc đóng tàu tuần duyên lớn nhất thế giới?; + Tàu ngầm tự chế của VN vận hành tốt trong lúc thử nghiệm.* VTV: + Chào buổi sáng – 25/01/2014; + Điểm báo – 25/01/2014; + Tài chính tiêu dùng – 25/01/2014; + Tạp chí Kinh tế cuối tuần – 25/01/2014; + Sự kiện và bình luận – 25/01/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 25/01/2014; + Thời sự 12h – 25/01/2014; + Thời sự 19h – 25/01/2014.
2277. THỜI GIAN CỦA MỘT TIẾNG THỞ PHÀO
Inrasara
* Bất an ở Thái An – Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận II.
Hãy yêu, hãy yêu như ta chưa từng
những đứa con đi hoang bỏ xa làng mạc
mang bụi đất quê hương về miền xứ khác
Và hãy yêu hơn con người chân chất
sống một đời ôm mang đất – phù du
Inrasara, Trường ca Quê hương, 1996.
Thời 1.Sáng ngày 26-4-1986 giờ địa phương, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ. Sau đó là hàng loạt các vụ nổ khác, dẫn đến hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng. Và rồi là các thống kê về những thiệt hại cùng cảnh báo về hiểm họa lâu dài…
Qua đài BBC, VOA, một ít người Cham có nghe sự cố này. Nhưng họ bàng quan. Như thể chuyện xảy ra ở thế giới nào đó, không can hệ gì đến mình. Chúng tôi háo hức chờ đợi cái chân trái ma thuật của Maradona ở kì World Cup sắp tới, hơn là sinh mệnh bộ phận nhân loại nào đó đang chịu thảm họa hạt nhân, thứ thảm họa nghe nói – không màu không mùi không vị, và còn xa diệu vợi.
Ngày 25-11-2009, vnexpress.net đưa tin:
“Theo nghị quyết được 77% đại biểu thông qua, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, được khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.”
Bà con Cham vẫn lơ mơ, nghĩ đó là chuyện làng nước, hơi đâu mình quan tâm cho nhọc lòng. Lòng dân thế này, ý nghị quyết thế kia. Lòng dân vốn rộng lượng bao dung, thì có chiều ý nghị quyết tí, chả sao cả.
Ngày 11-3-2011: Động đất và sóng thần kéo theo hàng loạt sự cố tại nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, dẫn đến thảm họa kép, tại Nhật Bản. Gần, không thể gần hơn.
Chiều tối, ông doanh nhân Nhật quê vùng phụ cận nhà máy ĐHN kia đang phát quà cho phụ nữ Cham palei Cakleng tôi, nghe tin, ngưng phát biểu, nhướng mày lên, rồi tiếp tục. Ngay sáng hôm sau, ông lên xe quày trở lại Sài Gòn.
Bà con, anh chị em Cham nhìn nhau. Rồi liên tục, khi chứng kiến trên tivi, đàn đàn xe hơi trôi, nhà trôi, làng mạc và thành phố trôi cuốn cả vạn sinh phận người trôi, mỗi ngày, Cham mới ngơ ngác hỏi nhau: làm sao đây? Làm thế nào đây?
Tôi mới giật mình nhớ lại hơn hai năm trước.
Tháng 11-2009, giỗ mẹ. Tối, tôi đón xe đò về quê. Đến nhà thì trời vừa sáng. Em gái nói, có anh tiến sĩ từ Hà Nội bay vào Phan Rang từ hôm qua, đang chờ. Chờ tôi. Xế chiều, em gái trải chiếu xe cho hơn hai mươi anh em bằng hữu tôi từ các làng đến giỗ mẹ, ngồi. Ngồi nghe vị tiến sĩ thuyết về dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận. Để xin được lắng nghe ý kiến sơ khởi của trí thức Cham. Anh thuyết về thế hệ lò hạt nhân tiên tiến nhất, về ưu tiên cho an sinh, nhất là lợi ích điện hạt nhân mang đến cho cộng đồng. Thôi thì đủ cả.
Đây không là hội nghị hay cuộc họp chi chi, mà là nhà tôi. Các bạn, các bác hỏi bất cứ gì thấy thích… – Tôi nói.
Thế xin hỏi Cham tui có phải bị di dời đi đâu không?
Bà con nghe nói nó hay xì, cứ nơm nớp lo sợ, cậu nó có gì làm bảo đảm không?
Tiến sĩ nói an toàn, tôi thấy chả an tâm tí nào cả!
Sao không xây ở nơi nào khác mà cứ nhè đất Cham mà làm?
Tôi chẳng biết nhiều nên xin miễn ý kiến, đời người có số má cả, có lẽ phải vào sống nhờ Đồng Nai với con gái thôi.
Nếu có sự cố rò rỉ, cả khu vực này nhiễm xạ hết, hỏi người Cham làm Katê ở đâu?
Nếu Cham chúng tôi quyết không đồng ý, các anh tính làm gì nào?
Vâng, tiến sĩ nói có lợi thì đúng lắm, nhưng tiến sĩ nói với trên xem lại có thể xin dời lò hạt nhân qua đâu cho bà con Cham yên tâm không?…
Thôi thì đủ giọng đủ kiểu hỏi. Kiểu chi kiểu, mọi câu hỏi đều đổ dồn về một mối: làm gì bây giờ? Bà con Cham dù lòng chả lấy gì làm tin, cũng ngóng về vị đại biểu mà mình từng cất lá phiếu bầu…
Ngày 29-3-2011, vneconomy.vn đưa tin:
“Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phản ánh, hiện nay nhiều cử tri đang rất lo lắng, tâm tư về tình hình tiến độ của dự án nhà máy điện hạt nhân.
“Nhưng mà thực lòng, tôi chưa nắm bắt được thông tin cụ thể để mà giải thích cho nhân dân”, bà Hương nói. Bởi vậy, vị đại biểu là người Ninh Thuận này mong muốn qua truyền hình trực tiếp, chủ tọa phiên họp tạo điều kiện cho cử tri nghe một cách chính thống về lời phát biểu của Chính phủ về công trình nhà máy điện hạt nhân đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới. “Tôi thiết nghĩ, nếu thực sự tốt thì ta cứ công khai, để tạo sự đồng thuận mạnh mẽ trong nhân dân. Có sự thống nhất quyết tâm cao thì chúng ta sẽ có sức mạnh vững chắc, và sẽ làm thành công”.
Hứng lên, “mong muốn” là vậy, nhưng rồi sau đó và cả bây giờ hay trước nữa, không thấy bà đại biểu đi vào các palei Cham, phát biểu đâu đó cụ thể hơn lại càng không. Đại biểu Cham đã xa lạ càng xa lạ hơn với cộng đồng Cham nhỏ bé.
* Vĩnh Trường – Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận I: Hoãn!.
Thời 2.Ngày 9-3-2012, chuẩn bị cho kỉ niệm một năm thảm họa hạt nhân Fukushima, tôi thử đo lòng người, bằng trích đăng những lời cảnh báo của các chuyên gia và trí thức trong và ngoài nước về hiểm họa hạt nhân trên trang nhà Inrasara.com. Nhà văn Nguyên Ngọc, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, giáo sư Phạm Duy Hiển – nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt…
“Hiện chưa làm gì hết, năm 2014 mới bắt đầu xây, mới chỉ thỏa thuận trên nguyên tắc thôi, chứ đã ký kết mua bán xong gì đâu mà không cho rút lui. Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui và tôi xin cam đoan là Chính phủ thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp thì nó sẽ là Fukushima đấy” (Nguyễn Khắc Nhẫn).
Tối 10-3-2012, BBC phát bài trả lời phỏng vấn: “Bất an về điện hạt nhân lan rộng”. Bài post lên Inrasara.com, 12-3-2012 đã tạo phản ứng dây chuyền. Cư dân mạng Cham hốt hoảng dự cảm một thứ thảm họa xa lạ sắp xảy đến với mình, thế là lao vào còm. Đến người phụ trách trang mạng không kịp điều tiết, không kịp trả lời thư, không kịp giải thích tại sao một số ‘phản hồi’ bị cắt… Tình thế đẩy tôi vào triệt buộc phải lí giải.
Ngày 15-3-2012, “Inrasara đối thoại với độc giả xung quanh dự án Nhà máy Điện Hạt nhân ở Ninh Thuận” đăng Inrasara.com và mạng Tienve.org (Úc) cùng ngày.
Qua “phản hồi”, tôi hiểu các bạn trẻ Cham đang mất phương hướng. Các câu hỏi dồn đến tới tấp. “Đối thoại” làm thao tác cần thiết để hệ thống lại các câu lại thành 6 đề mục, khởi động cho Cuộc thảo luận về dự án ĐHN kì 1, với tiêu đề “Người Cham nghĩ gì về ĐHN?”.
“Người Cham Ninh Thuận cư trú ở mảnh đất này trên 2.000 năm, với một nửa dân số trên toàn đất nước Việt Nam, hơn nữa đây còn là nơi hội tụ hơn trăm điểm tôn giáo – tín ngưỡng đang được thờ phụng. Khi có họa hạt nhân, 30km bán kính bao gồm cả 3 cụm tháp thiêng sẽ thuộc vùng cấm. Không ai dám lai vãng, tháp sẽ thành tháp hoang, và Kut, Ghur cũng sẽ thành hoang!… Điều cần nhấn mạnh là cộng đồng Cham, mỗi sáng thức dậy nhìn thấy Nhà máy ĐHN đang chạy, lo lắng cho tương lai bấp bênh – hỏi làm sao họ có thể an cư lạc nghiệp”.
Thời 3.
Ngày 18-3-2012, Trà Vigia viết “Cham trong lò hạt nhân” đăng Inrasara.com, một phản ứng “cực chẳng đã” của nhà văn nông dân này. Cay đắng, trào lộng và bất lực. Tùy bút của Trà lên trang nhất AnhBaSam đã tạo hiệu ứng đặc biệt. Nó lôi kéo bạn trẻ Cham vào cuộc. Palei Krong với bài “Ba tiếng kêu cứu của 3 con thú bị thương”, ngay sau đó là Chay Dalim: “Suy nghĩ về ý nghĩa của từ trí thức & vai trò trí thức”, rồi Paka Jatrang đặt vấn đề “Trí thức Cham và sự phản biện xã hội”, Inrasara.com, 22-3-2012.
Bà con lần nữa gắng gượng ngóng tiếng nói từ Đại biểu Quốc hội của mình – vắng ngắt! Chán giận, thất vọng đẩy “phản hồi” cuộc thảo luận sa đà, khiến tôi cấp kì nêu “Vài lưu ý chân tình của Inrasara”.
Ngày 30-3-2012, Boxit.vn đăng khảo luận của Inrasara “Cham Pangdurangga, ngang bướng, đau khổ, kiêu hãnh và bất an” như một cách đặt nền tảng cho các cuộc trao đổi, thảo luận. Sau một “Sơ kết phản ứng của đồng bào Cham về Dự án Nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận”, tôi thử ướm:
“… việc trưng cầu dân ý cần được nêu ra trước nhất. Nhưng làm sao kết quả của trưng cầu dân ý khả tín nhất? Thứ nhất, cơ quan hữu quan cần cung cấp đầy đủ thông tin về dự án tới đồng bào; thứ hai, cho bà con hiểu rõ về ý thức dân chủ, về quyền tự quyết của một công dân trách nhiệm; cuối cùng là tạo không khí cởi mở để người Cham và dân Ninh Thuận có thể thể hiện chính kiến của mình mà không vướng một trở ngại nào bất kì.”
Thiện ý ngay tức thời được đón nhận hứng khởi, bên cạnh là một cảnh giác bất an. Trưa 30-3-2012, tôi nhận email của một “Độc giả thơ Inrasara” gửi. Thư: – Cảm phục Inrasara vì dám nói thẳng quan điểm của mình về ĐHN Ninh Thuận. – Diễn đàn bị vài người lợi dụng để phát ngôn tùy tiện, nói xấu những người có trách nhiệm. – và… Inrasara cần cân nhắc khi tiếp tục bàn về vấn đề này, vì nó đã được Quốc hội thông qua.
Tôi đã có thư trả lời cho “độc giả” yêu thơ Inrasara ấy. Thư dài [dòng] nhưng câu kết thì ngắn: “Bạn tin tôi đi, Inrasara có đủ khả năng và bản lĩnh để điều tiết website của mình”.
Ngày 19-4-2012, thi sĩ trẻ Đồng Chuông Tử viết “Điện hạt nhân và giấc mơ Phù Đổng” đăng trên BBC báo động theo cách khác nữa.
Ngày 14-5-2012, Kháng thư về ĐHN của ba nhà trí thức: Nguyễn Thế Hùng – Nguyễn Xuân Diện – Nguyễn Hùng lên mạng Boxit.vn, là cái phao đầu tiên ném ra giữa trùng khơi bão tố. Người Cham sau vài hoảng loạn hay chần chừ, đã nhập cuộc bình tĩnh hơn.
Quần chúng Cham chìm ngập trong mưu sinh qua ngày, sinh viên thì bồng bột nóng vội là thế, còn trí thức Cham? Họ đi đâu hết rồi?
Ngày 28-5-2012, trả lời bạn đọc xung quanh dự án ĐHN, với tiêu đề “Trí thức Chăm và Điện Hạt nhân” đăng Inrasara.com, tôi nhắm đến đối tượng này, để khởi xướng cho Cuộc thảo luận về dự án ĐHN kì 2.
Trà Vigia viết tùy bút “Tôi kí tên” đăng Inrasara.com, ngày 16-6-2012, lí giải nguyên do xa và gần anh đặt bút kí vào Kháng thư, dù bản thân là kẻ có “văn hóa sợ”.
Tiếp đến, ngày 5-6-2012, độc giả Lưu Văn có bài so sánh thú vị đầy đau đớn: “Con dân Ninh Thuận & 2 con số” đăng trên Inrasara.com:
“Do trang website Inrasara.com có thông báo ngưng thảo luận về ĐHN kì hai từ mấy ngày trước, cho nên tôi không bàn trực tiếp về ĐHN, mà bàn về ý nghĩa 2 con số. 20 ngày chẳn tính từ ngày 14-5 đến cuối ngày 4-6-2012, từ khi bức Kháng thư về ĐHN kêu gọi chữ ký được gửi đi các nơi. Trong số 621 người ký vào Kháng thư, cộng đồng cư dân tỉnh Ninh Thuận và bà con Chăm có được 68 chữ ký/ 69.000 người; trong khi người Kinh Ninh Thuận chỉ vỏn vẹn 6 chữ kí/ 574.000 người”.
Đọc con số đối sánh, mà hẫng. Trong lúc những sinh phận vô danh Cham ý thức được sinh phận mình, ý thức thể hiện qua hơn trăm còm sĩ tham gia thảo luận, sau đó là 68 chữ kí bày tỏ chính kiến, thì hầu như không có trí thức khoa bảng hay cán bộ “cao cấp” Cham nào nhúc nhích. Và trong khi bà con Cham cảm nghe bất an lan rộng thì hầu như người dân tộc anh em của họ – đồng bào Kinh Ninh Thuận như không hay không biết chuyện gì đang xảy ra, sắp xảy ra.
Người Cham có sợ không? – Chắc chắn là có. Vậy tại sao họ dám kí? Người Kinh có sợ không? – Cũng có. Nhưng tại sao?… Người Việt nói: “Đất lành thì ở, đất lở thì đi”. Người Cham không hẳn đã vậy. Dù mảnh đất kia có lở tới đâu, họ vẫn ở lại. Vì họ biết, đó là miền đất cuối cùng ông bà họ để lại.
Giữa tháng 6-2012, đại diện cơ quan an ninh mời tôi cà phê (rất văn minh lịch thiệp, chứ không thô nhám như thái độ mời cà phê liên quan đến HS-TS), nhắc khéo tôi nên kết thúc thảo luận. Tôi nói, không phiền trên đâu, tôi đã đóng cửa “phản hồi” cả tuần nay rồi. Ba điểm chính: Một nửa con dân Cham ở Việt Nam sống đất Ninh Thuận, là vùng bị ảnh hưởng – Ông bà họ có mặt ở đó từ trên 2.000 năm – Cùng hơn trăm điểm tôn giáo tín ngưỡng đang được thờ phụng. Tôi cần thiết cho người đồng tộc mình biết điều đó, cho nhà hoạch định chính sách Việt Nam hiểu điều đó, và cho cả thế giới nhận ra điều thật đó. Qua hai cuộc thảo luận, tôi đã biết bà con tôi cảm nhận thế nào, biết giới có học Cham phản ứng [và không phản ứng] ra sao rồi. Cuối cùng qua ‘so sánh’ hai con số, tôi cũng đã biết người Kinh ở Ninh Thuận thân mến của tôi nghĩ thế nào rồi. Tôi không còn có gì để biết nữa. Sống, và … chờ.
Cuối tháng 6-2012, Tienve.org đăng bài nhà thơ Liêu Thái phỏng vấn tôi với tiêu đề: “Một cách khiêm tốn để níu người Chăm ở lại với đất”. Đó là Nhà trưng bày Văn hóa Cham Inrahani tôi dựng lên ở quê nhà, với hi vọng mong manh mình sẽ trở lại sống nơi đó, trở về với bà con Cham còn trụ lại đó. Ngày mai.
Thời 4.
Khía cạnh khác, tháng 4-2012, trong 14 ngày liên tục, tôi viết xong Tcherfunith tại trại Sáng tác Tuy Hòa do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức. Báo Thể thao & Văn hóa, ngày 4-6-2012 đưa tin:
“Inrasara vừa hoàn thành tiểu thuyết ‘hạt nhân’”: “Với cái tên rất khó nhớ, tiểu thuyết Tcherfunith của Inrasara là một chữ viết tắt kết từ Tchernobyl + Fukushima + Ninh Thuận. Là nhà nghiên cứu, nhà thơ bỏ nhiều tâm huyết với văn hóa – văn minh Chăm, tiểu thuyết này được khởi viết từ khi dự án nhà máy điện hạt nhân rục rịch ở tỉnh Ninh Thuận”.
Ngày 11-6-2012, báo Sài Gòn Tiếp thị (Hiền Hòa thực hiện) đăng bài trả lời phỏng vấn:
“Nhà thơ Inrasara bị điện hạt nhân làm ‘chấn động’” với lời giới thiệu: “Sau khi thông tin về tiểu thuyết “hạt nhân” vừa hoàn thành có tên Tcherfunith của Inrasara được công bố thì trên mạng đã có rất nhiều đường dẫn với nhiều bàn luận khác nhau. Để độc giả rõ hơn về tác phẩm được thai nghén một cách “gai góc” này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà thơ – nhà nghiên cứu Inrasara”.
Mùa Thu năm 2012, báo chí thế giới liên tiếp phanh phui những tiêu cực của hai tập đoàn nguyên tử Rosatom và TEPCO. Như thể một tiếng chuông cảnh báo mới về hiểm họa hạt nhân. Thi sĩ nông dân Chay Mala có bài thơ phúng điếu: “Lời ru buồn cho điện hột nhưn” (Thơ viết nhân nghe tin một Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Rosatom bị tạm giam vì tham nhũng) đăng Inrasara.com, 24-11-2012.
Người dưng không vẫy mà về
Chưa trông đã nức, mới nghe đã tình
Ừ, thì như thể tiền duyên
Bà trời đã định thì mình ru nhau
Ngủ đi em giấc mộng đầu
Dăm dòng lục bát làm câu đãi đằng
Cho qua cái phận con tằm
Ngủ trăm năm ngủ ngàn năm, miệt mài
Ngủ đi em giấc mộng dài
Ngủ cho hết kiếp con người mới thôi
Ru nhau ta quyết ngủ vùi
Quàng tay nhau ngủ cho bùi cõi mơ
Ngủ đi em giấc mộng hờ
Rô-xa-tôm với Tép-cô tan hàng
Ru em sẵn tiếng thùy dương
Đôi bờ cát bãi Vĩnh Trường vi vu
Tình ta chưa thắm đã… dù
Thôi thì mượn mấy vần thơ bye bye.
Thời 5.
Nhân loại mau quên. Vài tháng qua, thế giới đổ dồn con mắt về Syria, về Biển Đông, Ucraina… mà quên mất Fukushima. Mới năm rưỡi, chứ lâu lắc gì đâu, vậy mà chúng ta như thể sắp lưu kho thảm họa này vào quá khứ.
Ngày 5-10-2013, Mặc Lâm – biên tập viên RFA phỏng vấn tôi xung quanh tác phẩm không được phép xuất bản in này” “Tcherfunith – một tác phẩm xã hội mang tính hiện thực”. Ở đây tôi tái khẳng định, dẫu thế nào, cộng đồng Cham vẫn cảm nghe nỗi bất an, lo sợ.
Ngày 23-8-2013, khi Vietnamplus.vn đưa tin:
“Ông Báo Văn Trò, người có uy tín trong đồng bào Chăm ở huyện Thuận Nam cho biết: Qua thực tế xem Lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt hoạt động, được chứng thực cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy, tôi cũng như mọi người trong đoàn thấy rất an tâm, không phải lo nghĩ về sự nguy hiểm, về bức xạ, phóng xạ gây ảnh hưởng sức khỏe người dân trong tỉnh nói chung và người dân vùng dự án nói riêng.
Rõ ràng, cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy không đảo lộn, vẫn diễn ra bình thường. Những vườn rau, vườn hoa vẫn phát triển xanh tốt, tươi đẹp. Với thực tế đó, khi về địa phương, chúng tôi sẽ kể lại những gì đã nghe và thấy rõ trước mắt để cho bà con cùng hiểu và an tâm.”
[Bác Báo Văn Trò ơi! Có ai mớm cho bác không, hay bác tự nghĩ ra mà nói. Phát ra những lời trên, bác có hiểu chút ít gì về hạt nhân chưa? Nói, bác có nhìn sâu vào bụng mình không? Nói, bác còn dám nhìn vào mắt bà con quanh bác mỗi ngày không? Rồi bác sẽ nhìn vào mắt con, cháu bác ra sao? Bác thuộc bậc anh, chú của tôi; tôi chỉ xin mạo muội can bác, làm ơn Ăn theo đường ngay, nói theo lẽ phúc Bbang tui tapak hwak tuy haniim - như ông bà ta từng dạy thế, cho con cháu nhờ. Thug siam!].
Như cách khởi động cho phong trào tuyên truyền “an toàn ĐHN” vào quần chúng, thì Đồng Chuông Tử phản ứng ngay tức khắc bằng yêu cầu “Quốc hội cần ‘quyết lại’ điện hạt nhân” (BBC, ngày 13-9-2013).
Thời 6.
Cuối cùng, khi ngày 14-1-2014 Boxit.vn.net đăng một clip video Youtube, ở đó ông Ngô Khắc Cần – hội trưởng Hội Người Cao Tuổi tại địa phương dự án – sau chuyến đi Nhật tham quan nhà máy ĐHN, đã bộc bạch:
“Trước đây người ta nói nhà máy điện hạt nhân thì người dân cũng thấy lo sợ. Hồi đó đến giờ có biết “hạt nhân” là gì! Nhưng sau khi các ông bên trên về giải thích thế này thế khác thì dân cũng an tâm. Bởi vì nói “hạt nhân” chớ có nói về “nguyên tử” đâu mà sợ chết!”
Ngay sau đó, trớ trêu thay, ngày 16-1-2014, báo Tuổi trẻ đưa tin nóng: “Hoãn khởi công nhà máy điện nguyên tử tới năm 2020”:
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công. Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
Tin lành bay đến, bà con Chăm… thở phào. Như thể họ vừa trút xuống khỏi đầu cái thúng sỏi đầy vun, suốt năm năm qua. Thở phào, vì rằng họ hi vọng nỗi “hoãn” kia sẽ kéo dài bảy năm, mười năm và hơn thế nữa [như chuyên gia điện hạt nhân Phạm Duy Hiển ước thế]… cho tới khi các nhà bác học tìm ra một loại năng lượng sạch thay thế năng lượng hạt nhân (như ý kiến của Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn), rằng nếu chưa, thì “không đạt không làm”; và rằng Po Yang Cham sẽ không nỡ bỏ mặc cho con dân mình bị xua đuổi lần nữa, lần cuối cùng trong định mệnh bi đát của họ.
Sài Gòn, 22-1-2014.
_______________(*) “Chăm trong lò hạt nhân” là tên bài viết của Trà Vigia.
2278. Nguyễn Tấn Dũng, trí thức, và trí ngủ
Friday, January 24, 2014 6:22:00 PM
Ngô Nhân Dụng
Tôi chưa bao giờ vào đọc “trang nhà” của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ ở Hà Nội. Nhưng qua email mới nhận được một bài đăng trên website của ông, dù không nhớ ai đã gửi cho, vì mỗi ngày chúng ta đều nhận được quá nhiều email. Bài này ký tên Mõ Làng, chắc là một người trợ bút viết theo lệnh ông chủ Nguyễn Tấn Dũng. Một bài nằm trong website tất phải phản ảnh những ưu tư, ý kiến và quan điểm của người chủ trương, cho nên tôi muốn đọc cho biết.
Mục đích chính của Nguyễn Tấn Dũng là dùng tên Mõ Làng để đả kích một số nhà trí thức trong nước, nhưng trước khi bắt đầu lăng mạ, mạt sát người ta – tiếng Việt nôm na nói là “chửi” – ông Nguyễn Tấn Dũng tường thuật một cuộc gặp gỡ với mấy nhà trí thức khác. Ông Dũng nhân dịp này đã phân biệt ra hai loại: “Một bên là trí thức chân chính, có trách nhiệm với đất nước. Bên kia mang danh trí thức nhưng chuyên quậy phá, đi ngược lại lợi ích dân tộc.” Những được khen ngợi là “trí thức, chuyên gia tâm huyết” được mời tới “làm việc” với ông thủ tướng đã được phong làm “trí thức” (thứ thiệt), còn những người đang chống chính sách của đảng Cộng sản thì bị ông gán cho nhãn hiệu “trí ngủ.”
Các ông, bà Trương Ðình Tuyển, Phạm Chi Lan, Lê Xuân Nghĩa, Trần Du Lịch, Nguyễn Ðình Thiên, Võ Trí Thành, vân vân, được ông Nguyễn Tấn Dũng mời. Mõ Làng còn gọi họ là “nhóm chuyên gia tư vấn,” hoặc tôn lên làm “mưu sĩ,” khi kể rằng ông thủ tướng “đã lắng nghe các mưu sĩ, trong đó có rất nhiều người đã về hưu…”
Sau khi tường thuật cuộc gặp gỡ những nhà “trí thức,” bài của Mõ Làng trên mạng Nguyễn Tấn Dũng mới tấn công “phe địch.” Nó phát pháo hiệu bằng tựa đề: “Ở ngoài đường phố, những ‘trí ngủ’ quậy tưng bừng với những mưu toan phá hoại.” Nói “ngoài đường phố,” rõ ràng là tác giả bài này còn đang bị ám ảnh bởi cuộc biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa 1974, mới diễn ra tại Hà Nội ngày 19 Tháng Giêng năm 2014. Sự kiện này chứng tỏ cuộc biểu tình tưởng niệm đã thành công, mặc dù đã bị đám công an của Nguyễn Tấn Dũng đàn áp. Quý vị tổ chức lễ tưởng niệm có thể an lòng, quý vị đã làm cho đám lãnh tụ Ba Ðình run sợ!
Mõ Làng đã nêu đích danh những người được tặng cho danh hiệu “trí ngủ.” Gọi chung họ là “Nhóm Huệ Chi, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Ðình Ðầu, Phạm Toàn, Nguyễn Xuân Diện… dẫn đầu đám NO-U, “dân oan” vân vân. Tóm lại, trong bài của Mõ Làng, “trí thức” là những người theo Nguyễn Tấn Dũng, còn “trí ngủ” là những người chống Nguyễn Tấn Dũng. Chúng tôi sẽ dùng hai từ ‘trí thức’ và‘trí ngủ’ theo lối đặt tên của Mõ Làng.
Có thể đoán các vị trên thấy mình được tấn phong danh hiệu “trí ngủ” đang mỉm cười, biết tên mình đã vào sử sách, khi các sử gia đời sau tường thuật công cuộc xóa bỏ chế độ cộng sản ở nước ta. Nhiều người khác không thấy tên chắc đang bực mình, tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng lại bỏ quên mình được! Trong thời gian tới, nhiều người sẽ phải tự giới thiệu: “Tôi cũng là ‘trí ngủ’ đây!” Hai chữ ‘trí ngủ’ có thể thành một danh hiệu khen ngợi, cũng như chữ “Ngụy” hồi hơn 30 năm trước. Cứ Việt Cộng gán ghép một danh hiệu nào để miệt thị những người chống đối, thì danh hiệu đó sẽ được đồng bào tán thưởng, trở thành có nghĩa tốt. Hồi sau năm 1975, các cán bộ vào Sài Gòn đi khám bệnh vẫn đòi được gặp “bác sĩ ngụy.” Cho con em đi học cũng chọn “thầy giáo, cô giáo ngụy.” Giống như vậy, nhiều người sẽ hãnh diện tự giới thiệu mình chính là “trí ngủ” của Nguyễn Tấn Dũng!
Bài của Mõ Làng trước hết kể lại cuộc gặp gỡ với các nhà “trí thức;” sau đó mới chửi bới các nhà “trí ngủ.” Vậy khi gặp ông thủ tướng, các “trí thức” đã làm những chuyện gì? Một tin giật gân được tung ra ngay từ đầu, có thể thành tựa lớn nhất trên các tờ báo: “500 tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần trong 2 năm tới.” Nguyễn Tấn Dũng kể rằng các “mưu sĩ” trong “nhóm chuyên gia tư vấn” đã khuyến cáo ông thủ tướng phải cổ phần hóa, tức là bán các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân; và chỉ thêm phải làm việc đó cẩn thận. Ngoài ra, họ còn đề cập đến các vấn đề khác, như giá xăng, giá than và giá điện. “Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Ðình Tuyển đề cập nỗ lực cải cách thể chế, đổi mới để đón gió cơ hội, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng,” trước khi ký hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP): “Cần chuẩn bị thông qua những cải cách thể chế kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh.” Tiến Sĩ Lê Xuân Nghĩa nhắc lại những khuyến cáo quốc tế nói rằng chính quyền Việt Nam cần lưu ý tập trung xử lý nợ xấu … Tiến Sĩ Võ Trí Thành cho rằng sau việc chấn chỉnh ngân hàng… “giờ phải đi vào giám sát, lành mạnh hóa tài chính căn cơ hơn.”
Ðọc xong rồi thấy, tất cả các ý kiến của “nhóm chuyên gia tư vấn” không có gì mới cả. Thí dụ công việc tư nhân hóa, hay cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, việc này đã được hàng trăm nhà kinh tế trong nước lên tiếng đòi thực hiện sớm, báo chí đăng đầy cả ra hàng chục năm nay. Tháng 11 năm ngoái ông Trần Du Lịch, trên diễn đàn quốc hội đã đòi phải làm ngay, làm từ các công ty lớn nhất. Ông nói: “Chúng ta mạnh dạn thoái vốn ở từng tổng công ty một, theo tổng công ty chứ không phải công ty con… Tại sao chúng ta để hàng trăm nghìn tỷ đồng ở đây (trong các xí nghiệp quốc doanh), trong khi thiếu tiền làm quốc lộ và nhiều việc khác? Nguồn lực nhà nước đang lãng phí.” Ông Trần Du Lịch được ông Nguyễn Tấn Dũng mời tới, chắc cũng ngạc nhiên tại sao ông thủ tướng lại mời mọi người đến chỉ cốt để nghe lại những ý kiến cũ này, rồi còn đem lên website của mình để khoe khoang? Trong khi chính ông Trần Du Lịch, một đại biểu Quốc Hội, đã nói và viết về chuyện cổ phần hóa bao nhiêu lần rồi? Còn những chuyện khác như như giá xăng, giá than và giá điện, người ta có cần mời cả một đoàn “mưu sĩ, chuyên gia tư vấn” tới để được dậy rằng nên định giá như thế nào hay chăng?
Bài tường thuật của Mõ Làng cho thấy cuộc họp giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và các “mưu sĩ, chuyên gia tư vấn” chỉ là một cuộc gặp gỡ Ăn Tất Niên chứ không cốt nghe người ta nói cái gì mới. Không biết các vị chuyên gia có nói hết các ý kiến của họ hay không. Cũng không biết bài tường thuật của Mõ Làng có kể hết lời lẽ và ý kiến của họ hay không. Cuối năm ngoái, nhà kinh tế Phạm Chi Lan đã tổng kết tình hình năm 2013 là “về cơ bản kinh tế Việt Nam trong năm 2013 vẫn tiếp tục gánh chịu những khó khăn của mấy năm trước dồn lại, và dù có cố gắng khắc phục cũng chưa tạo được những cải thiện rõ rệt.” Bà cũng nói về “trận đào thải doanh nghiệp dữ dội” trong năm qua, thế này: “Tất cả những khó khăn của doanh nghiệp kéo dài đến nay vẫn chưa được giải quyết về cơ bản. Thêm một cái đau nữa là càng về sau thì chúng ta càng mất đi những doanh nghiệp khá hơn,…” Bà cũng nói thẳng việc lập công ty VAMC để mua các món nợ xấu “giảm nợ xấu của ngân hàng có giảm thật không, bởi vì chỉ khi người vay nợ trả bớt nợ thì mới coi là giảm nợ, chứ chuyển nợ từ tài khoản này sang tài khoản khác thì cũng không có ý nghĩa gì… Chỉ là chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ kia thôi, bản thân khoản nợ đó vẫn chưa mất đi được.” Ðối với những thủ đoạn đánh bùn sang ao của người cầm đầu chính phủ, bà Phạm Chi Lan hỏi: “Vinashin giải thể và thành lập SBIC, thì khoản nợ to tướng của Vinashin ai trả?” Khi gặp ông Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2014, không biết bà Phạm Chi Lan có được ông thủ tướng trả lời cho câu hỏi này hay không? Ông là người từng được đồng đảng đặt tên bằng một “ẩn số,” gọi là Ðồng chí Ếch (X), lại thêm biệt hiệu là Dũng Vinashin; tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp cai trị của ông là công ty Vinashin đại vỡ nợ.
Nhưng bài của Mõ Làng chỉ thuật sơ sài phần trò chuyện với các vị “trí thức” vì phần quan trọng nhất là để tấn công vào các nhà “trí ngủ,” danh hiệu Nguyễn Tấn Dũng gán cho họ.
Những câu này chép theo văn Nguyễn Tấn Dũng: Ở trong nước các nhà “trí ngủ” đầu têu lập “Hội dân oan… làm đình trệ những công trình là quyền lợi lớn của đất nước.” (Chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng đồng hóa quyền lợi của các đại gia với quyền lợi đất nước). Họ ra “Tuyên bố 2583 với ý đồ xóa bỏ điều luật trừng trị những kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ (Ðã có chút tự do dân chủ nào đâu mà lợi dụng?) Ðối với bên ngoài, “Họ lén lút đưa một số thân nhân của những cái gọi là “tù nhân lương tâm” ra nước ngoài.” Câu này cho thấy cuộc vận động cho Trần Huỳnh Duy Thức, Ðịnh Việt Kha, Lê Quốc Quân đã có kết quả, làm đảng cộng sản run sợ!
Nhưng những lời buộc tội các nhà “trí ngủ” này mới đáng chú ý, vì mang tính chất thời sự: Họ xuống đường để “phản đối Trung Quốc” chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, vẽ đường 9 đoạn … phá hoại đường lối ngoại giao của Ðảng. Họ đòi truy phong “Liệt sĩ” cho những người lính cộng hòa đã chết trong trận Hoàng Sa… truy phong anh hùng, liệt sĩ cho những kẻ hèn nhát, những kẻ… chiếm giữ Hoàng Sa để làm tiền đồn chặn đường Hồ Chí Minh trên biển chứ đâu vì lãnh thổ quốc gia.
Chúng ta thấy ở đây Nguyễn Tấn Dũng đã vạch ra một đường ranh giới giữa “ta” và “địch,” cũng như giữa “trí thức” và “trí ngủ.” Phản đối Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, vẽ cửu đoạn tuyến, tức là “địch,” là chống đảng Cộng sản. Quý vị “trí ngủ” đã chống Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa; vậy các nhà “trí thức” của ông Nguyễn Tấn Dũng có dám chống hay không?
Nguyễn Tấn Dũng còn dám miệt thị các anh hùng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tử tiết bảo vệ Hoàng Sa để giữ gìn quê cha đất tổ, dám gọi họ là “những kẻ hèn nhát.” Thử đặt câu hỏi trước 90 triệu người Việt Nam thế này: Giữa Nguyễn Tấn Dũng và Ngụy Văn Thà, đứng trước súng đạn quân thù, quân cướp nước, người nào mới đáng gọi là hèn nhát? Viết như thế thì ngu ngốc thật!
Nhưng ngu ngốc nhất là Nguyễn Tấn Dũng đã mô tả việc hải quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa, chống trả quân xâm lược Trung Cộng, chỉ là “làm tiền đồn chặn đường Hồ Chí Minh trên biển.” Ðây là lời chính thức xác nhận “đường Hồ Chí Minh trên biển” cũng là con đường mở ra cho Trung Cộng chiếm các hải đảo nước ta. Có nhóm chuyên gia tư vấn nào dạy cho Nguyễn Tấn Dũng cãi chày cãi cối như thế hay không? Hay đây chỉ là lời lẽ một kẻ quẫn trí, trên bước đường cùng bạ chi nói đó? Thấy nó “cùng quẫn” không khác hành động thuê côn đồ tới phà đám tang Lê Hiếu Ðằng ở Chùa Xá Lợi, Sài Gòn hôm qua!
Về các nhà “trí thức,” chắc Nguyễn Tấn Dũng không thành lập một“nhóm chuyên gia tư vấn” giống ban cố vấn chính phủ thời ông Võ Văn Kiệt. Quý vị “trí thức” được Dũng khen ngợi chắc không được hưởng quy chế “mưu sĩ” hay “tư vấn” để nằm trong “sổ lương” của phủ thủ tướng. Chắc họ đã nhận được giấy mời đến gặp ông thủ tướng thì cứ tới thôi. Không ai ngờ lại đưa đến hậu quả mình được phong làm mưu sĩ, làm tư vấn. Cũng không ai nghĩ trước là sau đó tên tuổi của mình lại được đem dùng để so sánh với người khác, với mục đích chửi bới các nhà trí thức không có mặt!
Có ai muốn tên mình được nêu lên, được khen ngợi, để làm bàn đạp chửi bới người khác hay không? Có nhà “trí thức” nào đã gọi điện thoại minh xác với các nhà “trí ngủ” rằng mình không đồng ý với các lời chửi bới của ông Nguyễn Tấn Dũng hay chưa? Chắc nhiều vị “trí thức” nhận được thiệp mời với những lời lẽ lễ phép, thân mật thì vui lòng tới gặp Nguyễn Tấn Dũng, cũng chẳng mất mát gì. Không ai ngờ đây là một cái bẫy, bước chân vô rồi tên tuổi mình sẽ bị lợi dụng. Một lần nữa, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, phải nhắc đi nhắc lại, ghi nhớ một lời khuyên rất cũ trước đây 40 năm: “Ðừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ, vân vân.” Không cần chép đủ câu này vì chắc ai cũng thuộc lòng rồi.
2279. Trên 15.000 ngàn chữ ký vì Hoàng Sa gởi đến Liên Hiệp Quốc
Thứ bảy 25 Tháng Giêng 2014
Thụy My
Chỉ trong vòng một tuần lễ, đã có 15.588 người từ nhiều nơi trên thế giới ký tên vào lá thư gởi cho Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lá thư được gởi đi trưa 24/01/2014 từ Paris, nhằm nhắc nhở trước thế giới « Hoàng Sa là của Việt Nam », và kêu gọi đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Quốc tế.
Từ sáng kiến của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và nhóm Biển Đông tại Pháp đã cùng soạn thảo lá thư và vận động thu thập chữ ký. Lá thư nhắc lại sự kiện lịch sử bi hùng ngày 19 và 20/01/1974, quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế, tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Chỉ trong khoảng hơn một tuần lễ, đã có 15.588 chữ ký của đủ mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi ở trong và ngoài nước, chứng tỏ sự đồng lòng của những người yêu công lý đối với vấn đề Hoàng Sa. Đó là tiếng nói của các nhân sĩ trí thức và những người lao động, những cựu quân nhân cả hai miền Nam Bắc, các tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau trên mọi miền đất nước Việt Nam cũng như từ nhiều châu lục.
Trong lá thư cám ơn đề ngày hôm nay, những người khởi xướng viết : « 15.558 chữ ký là 15.558 tiếng nói yêu thương cho Hoàng Sa, 15.558 bông hoa cho những người đã, đang và sẽ hy sinh để bảo vệ lẽ phải và những quyền chính đáng của mình, là 15.558 cái siết tay vì công lý và hòa bình, 15.558 lời phản kháng cường quyền và bạo lực…Chúng tôi xin tri ân 15.558 lần và hơn thế nữa những tấm lòng ấy ».
Thư cảm ơn nhấn mạnh : « Trên con đường giành lại công lý cho Hoàng Sa, mặc dù rất dài và gian nan, chúng ta không còn đơn độc ».
TRONG NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT
VĂN CÔNG MỸNgười ta chở mai
đón xuân
Tôi đèo em
với tưng bừng phía sau
Kể đi em
những cơ cầu
chuyện đời năm cũ
hai màu trắng đen
Mười hai tháng
ngỡ vô biên
Đâu hay
chớp mắt
bóng nghiêng cuối ngày
Có quê nhà
ở chân mây
Dư âm ngày nọ
len dầy trong tim
Hai mươi năm
đỏ mắt
tìm
Trong xô bồ
phố ngóng chiền chiện kêu
Sáng nay
lòng nhớ rất nhiều
Tôi và em
bỗng chắt chiu chữ lời
Xin giành nhau
những tinh khôi
Đỏ màu hoa, pháo
giữa đời hỗn mang…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét