Trần Gia Lạc - Vẽ đường cho hươu chạy !
” Tổng biên tập Webseite PetroTimes (PTO) Nguyễn Như Phong, sáng
9/1/2014 (tại đây), đăng trên Petrotimes (PTO) của ông bài viết : ‘’Suy
ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ”. Bài viết
dài với đủ lí lẽ, dẫn chứng… có thể tóm gọn thành 3 điểm:
1.Tướng Ngọ chức vụ cao, có tài… được Chủ tịch nước vinh danh, (gắn sao Thượng tướng) thì… không thể’’mắc sai lầm như vậy’’…
2.Dương Chí Dũng đã khai’’tiên hậu bất nhất’’(tuy có nguyên do…) nên lời
khai của anh ta không đáng tin, có ngầm ý vu cáo PQN làm mất uy tín của
Đảng(UVTƯ) và lãnh đạo Bộ CA…
3. Yêu cầu các cơ quan tố tụng (Viện KSTC , tòa án NDTC…) và cơ quan
điềutra BCA làm rõ, trả lại sự trong sạch cho Thứ trưởng, Thượng Tướng
PhạmQuý Ngọ.
16 ngày sau, hôm 25.1.2014, trên cũng trên PetroTimes tựa đề :’’ Vì sao
Dương Tự Trọng giúp anh trai bỏ trốn không thành?‘’ (bài này đã bị xóa
không còn truy tìm trên Google). Khác bài của TBT Nguyễn Như Phong , tác
giả bài viết không bào chữa cho PQN, nhưng tỏ ý ‘’luyến tiếc’’ cho hành
động của DTT và’’ê kíp’’đã không thành công khi anh ta’biết luật – phạm
luật’’ tổ chức cho kẻ phạm pháp trốn chạy khỏi sự trùng phạt của luật
pháp của nhà nước.
Bài viết thực sự’’Vẽ đường cho (những con) hươu chạy’’!
Điều đáng chú ý: Đọc xong, chúng ta cảm nhận được người này đã gửi tới
(những nhóm tội phạm nằm trong sự thao túng của các nhóm lợi ích) :
Những gợi ý, những kinh nghiệm cần có cho nhưng ‘’phi vụ’’tương tự khác
sau này, nếu có để…trốn chạy thành công !
Công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đã, đang bắt đầu tiến
hành, cac diễn tiến đã, đang ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Hai
bài báo của tờ PTO trên đây chẳng những tạo ra những nghi ngờ vô căn cứ
đối với các cơ quan chức năng (…) mà cái chính: Đã tác động ngược, làm
chỗ dựa cho ’’một bộ phận nhỏ’’ của các nhóm lợi ích không hối cải, cải
tà quy chính mà vẫn luồn lách, chống đỡ để tiếp tục tham nhũng !
Tờ báo mạng PTO của Đại tá công anNguyễn Như Phong (và ê kíp của ông) đã
là tờ báo duy nhất trong số gần 1000tờ bao (cả báo giấy lẫn báo mạng)
thời gian qua , chẳng những có biểu hiện làm vai trò tiên phong, đi
ngược lại chủ trương Nghị quyết của cac hội nghi TƯ, của ban chỉ đạo
Phòng Chống Tham Nhũng TƯ, Ban Nội Chính TƯ, góp phần ’’làm trong sạch
đảng’’, mà còn chống lại’ ’ý đảng – lòng dân’’ trong công cuộc chống căn
bệnh hiểm nghèo của đất nước đã nhờn thuốc. Tham nhũng thực sự đã ngăn
trở sự phát triển bền vững, đi lên , làm nghèo đất nước, làm nhân dân
thêm khổ cực
Rất mong các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc, điều tra cho ra sự
thực (kết bài viết của Nguyễn Như Phong bào chữa cho PQN) ? Rồi đây, khi
thông điệp đầu năm 2014 của TT Nguyễn Tấn Dũng thực sự đi vào cuộc sống
của đất nước, ê kíp PTO liệu sẽ còn có những bài viết theo xu hướng
này, nữa không ?
Trần Gia Lạc
Ngày Tết bàn chuyện “bỏ Tết”
Trước
hết tôi xin khẳng định, giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những
nhà trí thức mà tôi cho rằng xứng đáng liệt vào hàng khả
kính nhất hiện nay của Việt Nam bởi tài năng, trí tuệ, nhân
cách và tác phong làm việc, nghiên cứu tuyệt vời của ông – một
Hiền nhân đúng nghĩa trong thời hiện đại này. Đứng trước vận
mệnh đất nước, mỗi người có một cách nghĩ và đề xuất khác
nhau, và con người, dù tài giỏi và đức hạnh đến đâu cũng không
thể làm mọi việc, nghĩ mọi điều toàn bích như ngọc. Tôi xin
được “tranh luận” về điều này với thái độ khoa học khách quan
và tấm lòng trân quý rất mực đối với ông.
‘Gượng ép và cực đoan’
Để khẳng định sự đúng đắn của việc bỏ kì nghỉ Tết Âm lịch, giáo sư đưa ra năm lí do sau:
Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài.;
Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm;
Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành;
Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng;
Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây.
Trong đó theo ông, tất cả mục tiêu của việc “bỏ Tết” này là vì phát triển kinh tế bởi việc nghỉ Tết dài hạn tạo ra sức ì, khiến người Việt ta chậm nắm bắt thời cơ và giảm khả năng cạnh tranh trên thế giới, cản trở sự hoạt động của guồng máy xã hội. Phần lớn trong số những lí lẽ mà giáo sư đưa ra đều có cái hợp lí của nó, song có vài chỗ gượng ép và quá cực đoan.
Thứ nhất, giáo sư chỉ chăm chăm vào mục tiêu phát triển kinh tế mà bỏ qua giá trị của Tết việc là nằm ở ý nghĩa văn hóa, tâm linh. Không thể nào đem điều này ra so sánh với các nước phương Tây hay kể cả Nhật Bản. Tại sao? Không tại sao cả, mỗi nước có sự thích ứng về văn hóa và thói quen sống khác nhau. Chúng ta có thể nào bắt người phương Tây bỏ đưa người già vào viện dưỡng lão mà xây dựng mái ấm gia đình ba thế hệ như người Á Đông được chăng? Ta cho rằng làm vậy là vô tình, rệu rã truyền thống tình thân nhưng họ lại lập luận rằng như vậy là đảm bảo người già được chăm sóc khi con cái đi làm vắng nhà. Ta cho rằng các bà cụ Việt không thể nào từ bỏ bàn thờ ông bà và thói quen khói hương tổ tiên thì người phương Tây bảo rằng vào viện dưỡng lão sẽ tạo điều kiện cho họ có người bầu bạn, chia sẻ, tâm sự, tránh bị trầm cảm, giúp sống thọ. Cứ tranh cãi mãi xem cái nào hợp lí hơn. Bên nào cũng có cái hợp lí và sự bất cập của nó. Nhưng tranh luận và bắt Đông theo Tây, Tây theo đông làm gì. Đơn giản ví đó là sự quy định của gen văn hóa, tạo ra vô thức tập thể có tính lưu truyền. Muốn thay đổi không hề dễ và ngay lập tức. Bởi vậy, đã nói đến văn hóa và tâm thức dân tộc thì đừng nên áp đặt buộc người Việt phải thay đổi theo ai, dù người ta có hay cỡ nào. Nêu áp đặt rập khuôn khác nào kêu người Ý ăn Bizza bằng đũa tre.
Văn hóa không thể cực đoan chủ nghĩa dân tộc, có những thứ cần học theo người nhưng còn những thứ thuộc về bản lai diện mục, ăn sâu trong tâm thức, thói quen và tâm linh con người thì đừng nên bàn đến chuyện đổi thay. Cố làm ắt sẽ sinh biến.
Nghỉ Tết không phải là một hành động sống mà là một cách sống, một thói quen hành xử có giá trị tâm linh đối với người Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Bảo rằng tại sao Nhật có thể thay đổi, bỏ việc này từ thời Minh Trị nhưng ta thì không vậy phải hỏi cả Hàn Quốc, Trung Quốc, tại sao họ cũng duy trì. Huống hồ Nhật vốn là đất nước có những ngoài lệ phi thường mà không phải một dân tộc nào muốn bứt phá làm theo là được. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, luôn phải hứng chịu tai họa sóng thần, động đất và sự phôi thai máu “phát xít” từ trong căn cốt nguyên thủy đã hun đúc cho dân tộc này khả năng thích ứng với những sự biến động đột biến, dù là nghiệt ngã nhất. Nhưng với Việt Nam thì không.
Chúng ta không nên nhìn hiện tượng ăn nhậu phè phỡn của một bộ phận người dân rồi kết án ngày Tết. Nhưng xét đến cùng trong cái ăn nhậu phè phỡn đó cũng chỉ đặt ra vấn đề hao tốn tiền của. Nhưng người ta nghỉ Tết là để tìm sự cân bằng tâm lí, giải tỏa áp lực cuộc sống sau một năm căng thẳng, điều này là vô giá. Bỏ Tết đi, con người đất Việt sẽ như một cỗ máy hết nhớt, gồng mình trong sự chuyển động tuần hoàn gượng ép vô thời hạn. Hậu quả này chúng ta phải ngẫm suy nhiều. Đừng hỏi tại sao các nước khác không nghỉ như dân ta vẫn bình thường. Tại sao à? Tại vì người Việt Nam không thể dẹp Tết để giàu lên như Pháp.
Các lí do mà giáo sư đưa ra có vẻ thuyết phục nhất cũng là lí do tôi cho rằng nó gượng ép vô cùng. Việc nghỉ Tết làm giảm khả năng cạnh tranh kinh tế, đồng ý, nhưng giảm tới mức nào? Và có phải khi không nghỉ Tết nữa thì sức mạnh kinh tế sẽ tăng lên? Phát triển kinh tế là cả một bài toán tích tụ chiến lược, cái quan trọng hơn hết vẫn là nền tảng của khoa học cơ bản, cơ chế lãnh đạo và chiến lược tầm cao. Đi làm trong hai tuần nghỉ Tết đó chẳng lẽ có thể làm cho Việt Nam làm nên kì tích giàu lên như Nhật? Cái lợi thì quá mơ hồ hay không muốn nói là tình hình kinh tế thực ra chẳng cải thiện gì mấy nhưng cái hại thì đã thấy trước mắt.
Giá trị tâm linh
Tôi cho rằng nếu ta bỏ đi việc nghỉ Tết thì 90 triệu con người hiện có của đất nước Việt Nam sẽ bị một cú chấn thương tinh thần không thua kém gì người dân Trung Quốc từng bị cách mạng văn hóa 10 năm (1966–1976) gây ra, thậm chí còn thậm tệ hơn thế. Tết là người ta ăn chơi nhưng Tết không phải chỉ để ăn chơi. Tết là cơ hội để con người giải tỏa tâm lí căng thẳng, xóa bỏ muộn phiền. Cái quan trọng hơn hết là giá trị tâm linh của nó. Tự dưng đến Tết người Việt có ý thức sum vầy, Tết người Việt nhắc nhau hiếu thảo với cha mẹ, tưởng nhớ tổ tiên, Tết người ta sẽ làm hòa với nhau, chúc phúc cho nhau… Đùng một cái bỏ Tết, tâm thức dân tộc sẽ trở nên hụt hẫng và khô khan vô cùng. Lại phải đay nghiến cái kiểu so sánh với phương Tây. Tại sao Tây làm được. Đơn giản họ có những hoạt động văn hóa khác giúp sự sống của họ cân bằng và đời sống tinh thần thêm phong phú. Ta bỏ Tết vậy ta tìm cái gì thay thế nó đem đến cho người dân những giá trị tinh thần vô giá đó.
Các nhà trí thức cấp cao nhìn ra lợi ích kinh tế của việc bỏ Tết và rất có thể những người như giáo sư Võ Tòng Xuân sẽ làm tăng năng suất cống hiến của mình khi làm việc trong những ngày nghỉ Tết nhưng hàng chục triệu người Việt thì không. Lợi ích kinh tế mà giáo sư đưa ra có vẻ quá khó kiểm soát nếu không muốn nói là bất khả thi. Đất nước này đến hôm nay, tuy đã phát triển giáo dục nhiều nhưng dân trí nhìn chung vẫn thấp. Tôi không biết rằng trong 90 triệu người Việt hôm nay, thay vì nghỉ Tết hai tuần, họ sẽ làm gì cho bản thân họ giàu lên (chứ không dám mơ ích nước, lợi nhà)? Nhưng có một sự thất thoát thấy rõ là đời sống tinh thần của người Việt sẽ nghèo đi, thậm chí vô cảm vì họ đánh mất một trong những thời khắc thiêng liêng nhất của đời người khiến họ sống vui, sống đẹp, sống hài hoài với đất trời, xã hội.
Cả một gã nhà nghèo Tết vẫn cố mua vài kí thịt nấu mâm cơm cúng ông bà và thấy lòng mình vui hơn ngày thường. Giá trị của Tết là làm cho con người sống vui, sống đẹp hơn. Tôi ví việc dân ta vui Tết Nguyên Đán có giá trị tinh thần như người Kito giáo đi nhà thờ ngày Chúa Nhật. Một tuần họ có bảy ngày để sống, làm việc. Nhưng đến ngày Chúa Nhật họ đến nhà thờ để ca ngợi Chúa và nghe giảng lời Chúa. Để làm gì? Cốt là để họ sống bác ái đẹp lòng Chúa. Không đi nhà thờ mỗi tuần tôi tin người Công giáo ở nhà vẫn sống tốt nhưng tại sao họ phải đi. Vì đó là luật, là tâm linh. Thay vì ngày Chúa Nhật đi làm kiếm thêm tiền thì họ lại đến thánh đường để tâm hồn mình dồi dào ơn Chúa, Lời Chúa để mà sống tốt.
Tại sao người Việt phải nghỉ Tết? Mười ngày ngày nghỉ đó họ có thể đi làm để làm giàu nhưng họ cần có điểm dừng, điểm tựa cho tâm hồn. Người Việt cần có ngày dành cho cả nhà đoàn tụ. Người Việt cần có ngày để thể hiện truyền thống hiếu đạo, mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Người Việt cần có không khí Tết để tâm hồn mình rộng mở, trở nên yêu đời và yêu người hơn.
Người Phương Tây vốn rất thực dụng và có óc đam mê lợi nhuận kinh tế hơn người Á Đông nói chung. Nếu không thể yêu cầu họ bỏ việc đi nhà thờ ngày Chúa nhật mỗi tuần để làm kinh tế cho thêm giàu thì cũng đừng buộc người Việt bỏ nghỉ Tết Nguyên Đán hai tuần để tiết kiệm tiền bạc và tăng cơ hội cạnh tranh, làm giàu.
Xưa nay, bài học của lịch sử vẫn còn vẹn nguyên, những kẻ lãnh đạo bất chấp vì lợi ích kinh tế mà bỏ qua đời sống văn hóa, tâm linh sẽ dẫn đến hậu quả tai hại như 10 năm động loạn của cách mạng Trung Quốc.
Xin cám ơn thành tâm và sự dũng cảm dứt khoát của giáo sư Võ Tòng Xuân, song riêng việc này tôi cho rằng giáo sư cần suy nghĩ lại. Tết Việt mà bỏ đi tôi e rằng sẽ có một cuộc khủng hoảng văn hóa và chấn thương tinh thần không gì bù đắp được. Kinh tế không giàu lên mà cái hại đã trước mắt. Bỏ cái truyền thống thì phải tìm cái mới thay thế giá trị. Nếu không đủ sức thì đừng nên thô bạo bất chấp, với tôi bỏ Tết là hành động xúc phạm đến hồn thiêng sông núi, cả thần và người đều phẫn nộ!
‘Gượng ép và cực đoan’
Để khẳng định sự đúng đắn của việc bỏ kì nghỉ Tết Âm lịch, giáo sư đưa ra năm lí do sau:
Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài.;
Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm;
Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành;
Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng;
Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây.
Trong đó theo ông, tất cả mục tiêu của việc “bỏ Tết” này là vì phát triển kinh tế bởi việc nghỉ Tết dài hạn tạo ra sức ì, khiến người Việt ta chậm nắm bắt thời cơ và giảm khả năng cạnh tranh trên thế giới, cản trở sự hoạt động của guồng máy xã hội. Phần lớn trong số những lí lẽ mà giáo sư đưa ra đều có cái hợp lí của nó, song có vài chỗ gượng ép và quá cực đoan.
Thứ nhất, giáo sư chỉ chăm chăm vào mục tiêu phát triển kinh tế mà bỏ qua giá trị của Tết việc là nằm ở ý nghĩa văn hóa, tâm linh. Không thể nào đem điều này ra so sánh với các nước phương Tây hay kể cả Nhật Bản. Tại sao? Không tại sao cả, mỗi nước có sự thích ứng về văn hóa và thói quen sống khác nhau. Chúng ta có thể nào bắt người phương Tây bỏ đưa người già vào viện dưỡng lão mà xây dựng mái ấm gia đình ba thế hệ như người Á Đông được chăng? Ta cho rằng làm vậy là vô tình, rệu rã truyền thống tình thân nhưng họ lại lập luận rằng như vậy là đảm bảo người già được chăm sóc khi con cái đi làm vắng nhà. Ta cho rằng các bà cụ Việt không thể nào từ bỏ bàn thờ ông bà và thói quen khói hương tổ tiên thì người phương Tây bảo rằng vào viện dưỡng lão sẽ tạo điều kiện cho họ có người bầu bạn, chia sẻ, tâm sự, tránh bị trầm cảm, giúp sống thọ. Cứ tranh cãi mãi xem cái nào hợp lí hơn. Bên nào cũng có cái hợp lí và sự bất cập của nó. Nhưng tranh luận và bắt Đông theo Tây, Tây theo đông làm gì. Đơn giản ví đó là sự quy định của gen văn hóa, tạo ra vô thức tập thể có tính lưu truyền. Muốn thay đổi không hề dễ và ngay lập tức. Bởi vậy, đã nói đến văn hóa và tâm thức dân tộc thì đừng nên áp đặt buộc người Việt phải thay đổi theo ai, dù người ta có hay cỡ nào. Nêu áp đặt rập khuôn khác nào kêu người Ý ăn Bizza bằng đũa tre.
Văn hóa không thể cực đoan chủ nghĩa dân tộc, có những thứ cần học theo người nhưng còn những thứ thuộc về bản lai diện mục, ăn sâu trong tâm thức, thói quen và tâm linh con người thì đừng nên bàn đến chuyện đổi thay. Cố làm ắt sẽ sinh biến.
Nghỉ Tết không phải là một hành động sống mà là một cách sống, một thói quen hành xử có giá trị tâm linh đối với người Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Bảo rằng tại sao Nhật có thể thay đổi, bỏ việc này từ thời Minh Trị nhưng ta thì không vậy phải hỏi cả Hàn Quốc, Trung Quốc, tại sao họ cũng duy trì. Huống hồ Nhật vốn là đất nước có những ngoài lệ phi thường mà không phải một dân tộc nào muốn bứt phá làm theo là được. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, luôn phải hứng chịu tai họa sóng thần, động đất và sự phôi thai máu “phát xít” từ trong căn cốt nguyên thủy đã hun đúc cho dân tộc này khả năng thích ứng với những sự biến động đột biến, dù là nghiệt ngã nhất. Nhưng với Việt Nam thì không.
Chúng ta không nên nhìn hiện tượng ăn nhậu phè phỡn của một bộ phận người dân rồi kết án ngày Tết. Nhưng xét đến cùng trong cái ăn nhậu phè phỡn đó cũng chỉ đặt ra vấn đề hao tốn tiền của. Nhưng người ta nghỉ Tết là để tìm sự cân bằng tâm lí, giải tỏa áp lực cuộc sống sau một năm căng thẳng, điều này là vô giá. Bỏ Tết đi, con người đất Việt sẽ như một cỗ máy hết nhớt, gồng mình trong sự chuyển động tuần hoàn gượng ép vô thời hạn. Hậu quả này chúng ta phải ngẫm suy nhiều. Đừng hỏi tại sao các nước khác không nghỉ như dân ta vẫn bình thường. Tại sao à? Tại vì người Việt Nam không thể dẹp Tết để giàu lên như Pháp.
Các lí do mà giáo sư đưa ra có vẻ thuyết phục nhất cũng là lí do tôi cho rằng nó gượng ép vô cùng. Việc nghỉ Tết làm giảm khả năng cạnh tranh kinh tế, đồng ý, nhưng giảm tới mức nào? Và có phải khi không nghỉ Tết nữa thì sức mạnh kinh tế sẽ tăng lên? Phát triển kinh tế là cả một bài toán tích tụ chiến lược, cái quan trọng hơn hết vẫn là nền tảng của khoa học cơ bản, cơ chế lãnh đạo và chiến lược tầm cao. Đi làm trong hai tuần nghỉ Tết đó chẳng lẽ có thể làm cho Việt Nam làm nên kì tích giàu lên như Nhật? Cái lợi thì quá mơ hồ hay không muốn nói là tình hình kinh tế thực ra chẳng cải thiện gì mấy nhưng cái hại thì đã thấy trước mắt.
Giá trị tâm linh
Tôi cho rằng nếu ta bỏ đi việc nghỉ Tết thì 90 triệu con người hiện có của đất nước Việt Nam sẽ bị một cú chấn thương tinh thần không thua kém gì người dân Trung Quốc từng bị cách mạng văn hóa 10 năm (1966–1976) gây ra, thậm chí còn thậm tệ hơn thế. Tết là người ta ăn chơi nhưng Tết không phải chỉ để ăn chơi. Tết là cơ hội để con người giải tỏa tâm lí căng thẳng, xóa bỏ muộn phiền. Cái quan trọng hơn hết là giá trị tâm linh của nó. Tự dưng đến Tết người Việt có ý thức sum vầy, Tết người Việt nhắc nhau hiếu thảo với cha mẹ, tưởng nhớ tổ tiên, Tết người ta sẽ làm hòa với nhau, chúc phúc cho nhau… Đùng một cái bỏ Tết, tâm thức dân tộc sẽ trở nên hụt hẫng và khô khan vô cùng. Lại phải đay nghiến cái kiểu so sánh với phương Tây. Tại sao Tây làm được. Đơn giản họ có những hoạt động văn hóa khác giúp sự sống của họ cân bằng và đời sống tinh thần thêm phong phú. Ta bỏ Tết vậy ta tìm cái gì thay thế nó đem đến cho người dân những giá trị tinh thần vô giá đó.
Các nhà trí thức cấp cao nhìn ra lợi ích kinh tế của việc bỏ Tết và rất có thể những người như giáo sư Võ Tòng Xuân sẽ làm tăng năng suất cống hiến của mình khi làm việc trong những ngày nghỉ Tết nhưng hàng chục triệu người Việt thì không. Lợi ích kinh tế mà giáo sư đưa ra có vẻ quá khó kiểm soát nếu không muốn nói là bất khả thi. Đất nước này đến hôm nay, tuy đã phát triển giáo dục nhiều nhưng dân trí nhìn chung vẫn thấp. Tôi không biết rằng trong 90 triệu người Việt hôm nay, thay vì nghỉ Tết hai tuần, họ sẽ làm gì cho bản thân họ giàu lên (chứ không dám mơ ích nước, lợi nhà)? Nhưng có một sự thất thoát thấy rõ là đời sống tinh thần của người Việt sẽ nghèo đi, thậm chí vô cảm vì họ đánh mất một trong những thời khắc thiêng liêng nhất của đời người khiến họ sống vui, sống đẹp, sống hài hoài với đất trời, xã hội.
Cả một gã nhà nghèo Tết vẫn cố mua vài kí thịt nấu mâm cơm cúng ông bà và thấy lòng mình vui hơn ngày thường. Giá trị của Tết là làm cho con người sống vui, sống đẹp hơn. Tôi ví việc dân ta vui Tết Nguyên Đán có giá trị tinh thần như người Kito giáo đi nhà thờ ngày Chúa Nhật. Một tuần họ có bảy ngày để sống, làm việc. Nhưng đến ngày Chúa Nhật họ đến nhà thờ để ca ngợi Chúa và nghe giảng lời Chúa. Để làm gì? Cốt là để họ sống bác ái đẹp lòng Chúa. Không đi nhà thờ mỗi tuần tôi tin người Công giáo ở nhà vẫn sống tốt nhưng tại sao họ phải đi. Vì đó là luật, là tâm linh. Thay vì ngày Chúa Nhật đi làm kiếm thêm tiền thì họ lại đến thánh đường để tâm hồn mình dồi dào ơn Chúa, Lời Chúa để mà sống tốt.
Tại sao người Việt phải nghỉ Tết? Mười ngày ngày nghỉ đó họ có thể đi làm để làm giàu nhưng họ cần có điểm dừng, điểm tựa cho tâm hồn. Người Việt cần có ngày dành cho cả nhà đoàn tụ. Người Việt cần có ngày để thể hiện truyền thống hiếu đạo, mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Người Việt cần có không khí Tết để tâm hồn mình rộng mở, trở nên yêu đời và yêu người hơn.
Người Phương Tây vốn rất thực dụng và có óc đam mê lợi nhuận kinh tế hơn người Á Đông nói chung. Nếu không thể yêu cầu họ bỏ việc đi nhà thờ ngày Chúa nhật mỗi tuần để làm kinh tế cho thêm giàu thì cũng đừng buộc người Việt bỏ nghỉ Tết Nguyên Đán hai tuần để tiết kiệm tiền bạc và tăng cơ hội cạnh tranh, làm giàu.
Xưa nay, bài học của lịch sử vẫn còn vẹn nguyên, những kẻ lãnh đạo bất chấp vì lợi ích kinh tế mà bỏ qua đời sống văn hóa, tâm linh sẽ dẫn đến hậu quả tai hại như 10 năm động loạn của cách mạng Trung Quốc.
Xin cám ơn thành tâm và sự dũng cảm dứt khoát của giáo sư Võ Tòng Xuân, song riêng việc này tôi cho rằng giáo sư cần suy nghĩ lại. Tết Việt mà bỏ đi tôi e rằng sẽ có một cuộc khủng hoảng văn hóa và chấn thương tinh thần không gì bù đắp được. Kinh tế không giàu lên mà cái hại đã trước mắt. Bỏ cái truyền thống thì phải tìm cái mới thay thế giá trị. Nếu không đủ sức thì đừng nên thô bạo bất chấp, với tôi bỏ Tết là hành động xúc phạm đến hồn thiêng sông núi, cả thần và người đều phẫn nộ!
Thế Phong
CTV Phía Trước
CTV Phía Trước
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
300 kg ma túy sang Đài Loan: Chưa ai bị làm sao?
600 bánh heroin lọt qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hồi giữa
tháng 11 năm ngoái (2013) và sau đó bị phía Đài Loan-Trung Quốc bắt giữ
ngay tại sân bay. Vụ buôn ma túy số lượng cực lớn này gây chấn động dư
luận.
Nhiều câu hỏi đặt ra cho phía các cơ quan chức năng, có thể nói là “dày
đặc” tại cửa khẩu, với hệ thống máy móc hiện đại loại bậc nhất hiện nay
nhưng vẫn để “lọt” lô hàng ma túy khủng, đến nay vẫn chưa có câu trả lời
và cũng chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra chịu trách nhiệm?
Vụ để “lọt” lô hàng khủng này, phía hải quan thì bảo, hệ thống máy soi
chiếu là thuộc an ninh sân bay, hải quan làm đúng quy trình. Còn chiếc
máy soi chiếu trị giá hàng triệu USD - thuộc loại hiện đại nhất - lại bị
“hỏng” đúng lúc lô hàng 600 bánh heroin thông quan?
Chiếc máy soi chiếu được biết đến khi nó “đột quỵ” đúng lúc lô hàng 600
bánh heroin do Cty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân (TPHCM) gửi đi Đài
Loan, cất giấu trong 12 thùng loa. Chiếc máy soi chiếu này được Cty
TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (gọi tắt là TCS) nhập khẩu về từ năm
2011, với giá “khủng” 1,2 triệu USD (tương đương 25 tỉ đồng).
Tìm hiểu về chiếc máy soi, vào năm 2011 TCS được đầu tư hàng trăm tỉ
đồng và đã chi 1,2 triệu USD mua máy soi chiếu hàng hóa (XR1), lắp đặt
tại kho hàng của TCS - số 46 đường Hậu Giang, phường 4, quận Tân Bình,
TPHCM (sát bên sân bay). Bên cạnh việc lắp đặt chiếc máy soi chiếu hiện
đại này, TCS còn chi số tiền lớn để mua hệ thống quản lý bằng phần mềm
từ nước ngoài, nhưng nó không hoạt động khi lô hàng ma túy gửi đi, mà
phải dùng máy soi khác.
Ngay sau khi vụ để “lọt” lô hàng ma túy qua cửa khẩu, Cơ quan CSĐT (C47)
- Bộ Công an đã cử tổ công tác sang Đài Loan tìm hiểu điều tra “đường
đi trót lọt” của lô hàng ma túy khi qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất, liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, cơn vị, cá nhân nào (?)
thì đến nay vẫn chưa có kết quả mà dư luận đang mong chờ.
Trong khi đó, ông Trần Mã Thông - Cục phó Cục Hải quan TPHCM, người đại
diện Cục Hải quan TPHCM - đã từng phát biểu là hải quan cũng phải chờ cơ
quan điều tra kết luận, mới có thể xử lý trách nhiệm của hải quan để
“lọt” lô hàng ma túy cực lớn này.
Lô hàng 12 thùng loa, chứa 600 bánh heroin - theo ông Thông - thời gian
đăng ký xuất khẩu lô hàng này là 12h trưa 15.11.2013, thời gian thông
quan là 15h39 chiều cùng ngày và thời gian xuất khẩu là gần 0h rạng sáng
17.11.2013; lô hàng lên chuyến bay số hiệu CI5886 của Hãng hàng không
China Airlines.
Tuy nhiên, ông Thông cho biết: ‘“Hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
đã làm đúng quy trình, hết trách nhiệm. Do làm đúng quy trình nên chúng
tôi chưa kỷ luật ai. Việc này Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
đã chỉ đạo điều tra. Khi nào có kết quả điều tra, khi đó xác định cá
nhân, bộ phận nào sai thì chúng tôi sẽ cương quyết xử lý”.
Một diễn biến mới nhất, khi phía an ninh sân bay soi chiếu, người quản
lý máy có phát hiện nhiều “vật lạ” chứa trong 12 thùng loa, song lại
không báo cáo cho lãnh đạo mà người này vẫn cho thông qua. Điều dư luận
đặc biệt quan tâm, đó là số lượng cực lớn ma túy nhồi nhét chật kín vào
12 thùng loa là một dấu hiệu rất bất thường, dấu hiệu rất lạ, thế mà
người soi máy cho rằng chỉ phát hiện “vật lạ” và không báo cáo lãnh đạo…
cũng lại là một dấu hiệu bất thường vậy! Vậy mà cho đến nay, dư luận
vẫn đang phải chờ câu trả lời chính thức từ phía cơ quan điều tra và
những ai có trách nhiệm phải chịu xử lý trong vụ để “lọt” lô hàng ma túy
cực lớn này!.
(Lao động)
Bất thường vụ đấu thầu 90 tỷ bị tố lên Bộ Công an
Trong khi những bất thường của vụ đấu thầu dự án 90 tỷ đồng, bị tố cáo đến
Bộ công an thì có nghi vấn tiêu cực xảy ra tại BQL dự án…
Tố cáo đến Bộ công an
Liên quan đến vụ “bất thường xung quanh vụ đấu thầu 90 tỷ” xảy ra ở gói thầu số 4 dự án đầu tư xây dựng công trình kè – đường và khu dân cư dọc sông Tiền ở TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, mới đây một công ty liên doanh nhà thầu dự thầu gói thầu số 4 đã có đơn tố cáo đến Cục điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) về các nghi vấn có yếu tố hình sự trong vụ đấu thầu này.
Hình ảnh gói thầu số 4 dù bị tố cáo nhưng đang chuẩn bị được thi công |
Cơ quan điều tra hình sự của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cũng vào cuộc điều
tra những yếu tố liên quan đến công ty Vạn Tường (thuộc Quân khu 5, là
liên doanh nhà thầu đã trúng thầu).
Cụ thể trong đợt trúng thầu lần 1, được BQL dự án công bố cuối tháng 7/2013, sau đó cảnh sát kinh tế công an TP.Mỹ Tho vào cuộc điều tra đã khẳng định, phần chứng tỏ năng lực theo hồ sơ dự thầu của liên doanh Vạn Tường – Minh Phóng… có dấu hiệu không bình thường, dấu hiệu hợp đồng chứng tỏ năng lực không có thật.
Từ đó, nhà thầu Vạn Tường bị hủy kết quả đấu thầu lần 1. Đến lần dự thầu lần 2, công ty này tiếp tục liên kết với các công ty khác tham gia và đã trúng thầu. Các tố cáo cho rằng, trong hồ sơ dự thầu xuất hiện giấy tờ giả của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (gọi tắt công ty Tân Tạo).
Tuy nhiên, có vẻ như BQL dự án biết nhưng đã bỏ qua những chuyện nghiêm trọng này.
Được biết, liên quan đến nghi vấn giả con dấu, chữ ký của TGĐ Công ty Tân Tạo trong hồ sơ dự thầu lần 2 để chứng tỏ năng lực của nhà thầu Vạn Tường, cơ quan điều tra hình sự, Quân khu 5 đã làm rõ sự thật.
Theo đo, công ty Thuận Thành (thuộc nhà thầu Vạn Tường) có ký hợp đồng với công ty xây dựng giao thông Đức Hạnh để thi công đóng ván cọc, ván dự ứng lực cho công trình nhà máy nhiệt điện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) do công ty Tân Tạo làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, thực tế công ty Tân Tạo có văn bản do ông Thái Văn Mến - TGĐ xác nhận, công ty của ông không ký hợp đồng trực tiếp với công ty Thuận Thành. Theo tiêu chuẩn dự thầu của BQL dự án đưa ra, đơn vị dự thầu chứng tỏ năng lực thực tế, phải có giấy xác nhận của chủ đầu tư dự án. Qua đó có thể thấy rõ, lần trúng thầu này của liên doanh Vạn Tường cũng vi phạm, không hợp lệ.
Cơ quan điều tra hình sự, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 làm rõ, việc giả chữ ký của ông Thái Văn Mến được cho là xác nhận của công ty này với công ty Vạn Tường, là do ông Bùi Đức Tài Việt - Phó phòng pháp chế, công ty Tân Tạo thực hiện ký giả. Còn con dấu đúng là của công ty Tân Tạo.
Vụ việc vỡ lỡ, công ty Tân Tạo đã kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Việt. Về động cơ, mục đích của ông Việt trong việc giả chữ ký, đóng dấu “lụi” như trên, cơ quan điều tra hình sự, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đang làm rõ.
Bất thường việc gấp rút giải ngân
Trong đơn tố cáo gửi cơ quan cấp cao của các công ty, nhà thầu liên quan đến gói thầu số 4, đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của nhà thầu Vạn Tường. Những sai phạm này đã được cơ quan chức năng xác thực qua quá trình điều tra, tuy nhiên hầu như BQL dự án đều…bỏ qua. Hiện nhà thầu Vạn Tường đã bắt đầu thi công gói thầu số 4.
Cụ thể trong đợt trúng thầu lần 1, được BQL dự án công bố cuối tháng 7/2013, sau đó cảnh sát kinh tế công an TP.Mỹ Tho vào cuộc điều tra đã khẳng định, phần chứng tỏ năng lực theo hồ sơ dự thầu của liên doanh Vạn Tường – Minh Phóng… có dấu hiệu không bình thường, dấu hiệu hợp đồng chứng tỏ năng lực không có thật.
Từ đó, nhà thầu Vạn Tường bị hủy kết quả đấu thầu lần 1. Đến lần dự thầu lần 2, công ty này tiếp tục liên kết với các công ty khác tham gia và đã trúng thầu. Các tố cáo cho rằng, trong hồ sơ dự thầu xuất hiện giấy tờ giả của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (gọi tắt công ty Tân Tạo).
Tuy nhiên, có vẻ như BQL dự án biết nhưng đã bỏ qua những chuyện nghiêm trọng này.
Được biết, liên quan đến nghi vấn giả con dấu, chữ ký của TGĐ Công ty Tân Tạo trong hồ sơ dự thầu lần 2 để chứng tỏ năng lực của nhà thầu Vạn Tường, cơ quan điều tra hình sự, Quân khu 5 đã làm rõ sự thật.
Theo đo, công ty Thuận Thành (thuộc nhà thầu Vạn Tường) có ký hợp đồng với công ty xây dựng giao thông Đức Hạnh để thi công đóng ván cọc, ván dự ứng lực cho công trình nhà máy nhiệt điện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) do công ty Tân Tạo làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, thực tế công ty Tân Tạo có văn bản do ông Thái Văn Mến - TGĐ xác nhận, công ty của ông không ký hợp đồng trực tiếp với công ty Thuận Thành. Theo tiêu chuẩn dự thầu của BQL dự án đưa ra, đơn vị dự thầu chứng tỏ năng lực thực tế, phải có giấy xác nhận của chủ đầu tư dự án. Qua đó có thể thấy rõ, lần trúng thầu này của liên doanh Vạn Tường cũng vi phạm, không hợp lệ.
Cơ quan điều tra hình sự, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 làm rõ, việc giả chữ ký của ông Thái Văn Mến được cho là xác nhận của công ty này với công ty Vạn Tường, là do ông Bùi Đức Tài Việt - Phó phòng pháp chế, công ty Tân Tạo thực hiện ký giả. Còn con dấu đúng là của công ty Tân Tạo.
Vụ việc vỡ lỡ, công ty Tân Tạo đã kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Việt. Về động cơ, mục đích của ông Việt trong việc giả chữ ký, đóng dấu “lụi” như trên, cơ quan điều tra hình sự, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đang làm rõ.
Bất thường việc gấp rút giải ngân
Trong đơn tố cáo gửi cơ quan cấp cao của các công ty, nhà thầu liên quan đến gói thầu số 4, đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của nhà thầu Vạn Tường. Những sai phạm này đã được cơ quan chức năng xác thực qua quá trình điều tra, tuy nhiên hầu như BQL dự án đều…bỏ qua. Hiện nhà thầu Vạn Tường đã bắt đầu thi công gói thầu số 4.
Công ty Tân Tạo xác nhận việc giả chữ ký của ông tổng giám đốc |
Các công ty tố cáo đề nghị cơ quan điều tra, thanh tra có biện pháp khẩn
cấp tạm đình chỉ thi công gói thầu số 4 để làm rõ các sai phạm, tránh
gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư,
BQL dự án và các cá nhân, đơn vị có liên quan.
Các đơn vị tố cáo đặt nghi vấn có tiêu cực liên quan đến vụ trúng thầu 90 tỷ đồng?
Cụ thể theo luật đấu thầu, liên doanh nhà thầu Vạn Tường bị hủy kết quả đấu thầu lần 1, có dấu hiệu gian dối thì các công ty tham gia liên doanh sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 - 3 năm. Thế nhưng, BQL dự án “bỏ quên” luật này vẫn cho nhà thầu Vạn Tường tiếp tục đấu thầu lần 2.
Khi nhà thầu Vạn Tường thắng thầu, xuất hiện những dấu hiệu gian dối trong hồ sơ dự thầu, cụ thể là văn bản giả chữ ký của ông Thái Văn Mến như nói trên. Chủ đầu tư, BQL dự án vẫn làm ngơ trước các khiếu nại, tố cáo?
Chuỗi diễn biến khó hiểu liên quan đến vụ đấu thầu này còn thể hiện ở chỗ, chủ đầu tư đã rót vốn một cách đầy nghi vấn.
Đó là, sau lần đấu thầu lần 2, ngày 10/12/2013, Phó Chủ tịch UBND TP.Mỹ Tho, ông Mai Thanh Minh có văn bản khẩn gửi công ty Tân Tạo để xác minh chữ ký, con dấu của ông Thái Văn Mến.
Nhưng ngay trong ngày, BQL dự án do ông Trần Văn Kết - Chủ tịch UBND TP.Mỹ Tho làm trưởng ban, có thông báo liên doanh nhà thầu Vạn Tường trúng thầu.
Ngày 11/12, công ty Tân Tạo trả lời việc văn bản của nhà thầu Vạn Tường là giả mạo chữ ký. Ngày 12/12, các công ty tham gia dự thầu có đơn tố cáo. Thì từ ngày 16 đến ngày 19/12, chủ đầu tư (UBND TP.Mỹ Tho) đã giải ngân 26 tỷ đồng thuộc gói thầu số 4 cho nhà thầu Vạn Tường; đồng thời tiếp tục làm các thủ tục rót hết phần vốn còn lại cho đơn vị thi công…
Từ đó đến nay đã có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi các ngành chức năng yêu cầu kiểm tra những dấu hiệu bất thường trong việc tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu của gói thầu số 4.
Đàm Đệ
Các đơn vị tố cáo đặt nghi vấn có tiêu cực liên quan đến vụ trúng thầu 90 tỷ đồng?
Cụ thể theo luật đấu thầu, liên doanh nhà thầu Vạn Tường bị hủy kết quả đấu thầu lần 1, có dấu hiệu gian dối thì các công ty tham gia liên doanh sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 - 3 năm. Thế nhưng, BQL dự án “bỏ quên” luật này vẫn cho nhà thầu Vạn Tường tiếp tục đấu thầu lần 2.
Khi nhà thầu Vạn Tường thắng thầu, xuất hiện những dấu hiệu gian dối trong hồ sơ dự thầu, cụ thể là văn bản giả chữ ký của ông Thái Văn Mến như nói trên. Chủ đầu tư, BQL dự án vẫn làm ngơ trước các khiếu nại, tố cáo?
Chuỗi diễn biến khó hiểu liên quan đến vụ đấu thầu này còn thể hiện ở chỗ, chủ đầu tư đã rót vốn một cách đầy nghi vấn.
Đó là, sau lần đấu thầu lần 2, ngày 10/12/2013, Phó Chủ tịch UBND TP.Mỹ Tho, ông Mai Thanh Minh có văn bản khẩn gửi công ty Tân Tạo để xác minh chữ ký, con dấu của ông Thái Văn Mến.
Nhưng ngay trong ngày, BQL dự án do ông Trần Văn Kết - Chủ tịch UBND TP.Mỹ Tho làm trưởng ban, có thông báo liên doanh nhà thầu Vạn Tường trúng thầu.
Ngày 11/12, công ty Tân Tạo trả lời việc văn bản của nhà thầu Vạn Tường là giả mạo chữ ký. Ngày 12/12, các công ty tham gia dự thầu có đơn tố cáo. Thì từ ngày 16 đến ngày 19/12, chủ đầu tư (UBND TP.Mỹ Tho) đã giải ngân 26 tỷ đồng thuộc gói thầu số 4 cho nhà thầu Vạn Tường; đồng thời tiếp tục làm các thủ tục rót hết phần vốn còn lại cho đơn vị thi công…
Từ đó đến nay đã có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi các ngành chức năng yêu cầu kiểm tra những dấu hiệu bất thường trong việc tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu của gói thầu số 4.
Đàm Đệ
(CỰU) TRÍ THỨC MIỀN NAM
Vũ Tuân FB – ( Kỳ văn Cục)
(Photo mượn từ trang nhà của anh Huỳnh Ngọc Chênh)
Nhẫn nại đọc hết điếu văn của ông Huỳnh Tấn Mẫm tiễn đưa ông Lê Hiếu Đằng mà chua chát…Công tâm mà nói sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng là một tổn thất cho trào lưu “thoát cộng” trong lúc này. Ông Đằng đã có những phát biểu khá mâu thuẫn nhưng dù sao cũng khẳng định được “CNCS chỉ là ảo tưởng”. Chính vì sự khẳng định (cuối đời) đó mà nhân cách của ông cũng đã được khẳng định. Tự tâm cang, tôi kính quý ông nên tôi khóc thương ông cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng trong điếu văn đưa tiễn ông lại chối bỏ cái phần nhận định quan trọng nhất, làm ông trăn trở nhất : “CNCS chỉ là ảo tưởng !!!”. Có thể nhiều người cho rằng vì quá “nhạy cảm” nên tránh nhắc đến tâm tư quan trọng bậc nhất (về cuối đời) của ông. Những người nào nghĩ vậy thì xin hãy nhớ lại hành động quấy phá của bọn thừa sai qua mấy ngày tang lễ vừa rồi, để mà từ đó phải mạnh dạn chỉ thẳng vào mặt cái tà quyền CS này mà nói rằng chế độ CS quả là thối nát như chính ông Lê Hiếu Đằng đã xiả thẳng mặt mà nói.
Điếu văn có đoạn “…sau 1954: do không thống nhất được trong hoà bình, những xung đột tiềm ẩn nội tại đã bùng lên với sự can thiệp trực tiếp của chính quyền Mỹ bấy giờ, cuối cùng phát triển thành một cuộc đối đầu quân sự vô cùng tàn khốc, có nguy cơ đẩy cả dân tộc vào một thảm hoạ huỷ diệt chưa từng có. Sự chọn lựa chính trị của Anh đã phát sinh từ tình thế đó và thường được giải thích như một thức tỉnh mang tính truyền thống của những thanh niên trí thức trước họa ngoại xâm. Nhưng như tất cả chúng ta đều biết: sự chọn lựa của Anh không dừng lại ở tình tự yêu nước tự nhiên đó mà lại được bồi đắp cho mạnh mẽ hơn bằng một niềm tin mới mẻ, hấp dẫn hơn nhiều lần: đó là niềm tin vào một thứ chủ nghĩa cộng sản nào đó mà Anh tin rằng sau này khi nước nhà đã độc lập trong thống nhất, hoà bình, nếu đem ra áp dụng, chúng ta sẽ kiến tạo nên được một xã hội tốt đẹp bội phần. Anh đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vì niềm tin ấy, sống chết với Đảng Cộng sản suốt 45 năm kể từ ngay Anh gia nhập cũng vì niềm tin ấy.”.
Bài điếu văn của ông Mẫm gửi đến nhân dân Việt Nam hay chỉ để dành riêng cho một con số hữu hạn trí thức nào đó hả ông ? Người dân (không trí thức) như chúng tôi rất muốn nghe những lời ngắn gọn xúc tích của ông Đằng rằng ”CNCS chỉ là ảo tưởng” và ông thực sự hối lỗi khi đã trao duyên nhầm tướng cướp, ông Mẫm ạ. Và trong giai đoạn này thì những câu nói xác quyết như trên lại càng nên được tái khẳng định từ miệng của những (cựu) trí thức miền Nam như ông Mẫm để người dân đã hiểu sự thật càng phấn chấn hơn và những người dân nào chưa hiểu sự thật (bị CS lừa mị) thi phải bừng tỉnh ra. Khôi nguyên Netizen 2013 Huỳnh Ngọc Chênh đã được trực tiếp tiếp xúc với nhiều cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng đã thấy rõ sự phấn chấn từ ngay chính những người trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của cái chế độ CS phi nhân này và ông cũng đưa ra nhận định rằng chỉ có loại trừ chế độ CS thì dân tộc Việt Nam mới có cơ hội hòa giải thực sự. Đó là một tiền đề ông Mẫm ạ.
Việc những người như ông Mẫm chưa đủ dũng khí để xé toạc cái CNCS vẫn đang bao trùm họ mà chỉ là mới rụt rè nhìn qua khe hở (mà bức tranh tôi vẽ ông Đằng chỉ là biểu tượng cho (cựu) trí thức miền Nam chứ không có ý nói ông Đằng rụt rè) nói lên một điều rằng họ, những (cựu) trí thức ấy, vẫn tiếp tục ngụy biện, bao che cho một quá khứ sai lầm của mình. Họ vẫn cho rằng chỉ bởi vì những tay lãnh đạo ngày nay “phản bội” lại con đường “bác” đã chọn. Họ chưa chịu chấp nhận cái quá khứ nô lệ vào CNCS mà vẫn tiếp tục bao biện cho nó. Hãy can đảm xé bỏ cái thẻ đảng viên CS đó như ông Đằng đi nhé các ông mang danh “trí thức”.
Cái tồi của đa phần (cựu) trí thức miền Nam là vậy, rất sĩ diện hão và luôn tìm cách ngụy biện cho những sai lầm của mình. Và khi họ lúng túng, họ sẳn sàng nhét chữ vào mồm cả người vừa mất để trốn tránh sự thật là họ hèn.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm, hãy chứng mình về ông đi. Tôi thách ông đấy.
Những ngày chờ Xuân Tự Do Giáp Ngọ.
Vũ Tuân (Kỳ Văn Cục)
Giới chuyên gia Mỹ: Washington cần hành động để tránh xung đột ở Biển Đông và Hoa Đông
Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á -REUTERS
Đức Tâm -RFI
Trong năm 2013, Hoa Kỳ đã nhiều lần lưu ý các nước có biển ở Châu Á về nguy cơ của việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Đồng thời, Washington cũng kêu gọi các nước liên quan đạt được những thỏa thuận nhằm giảm rủi ro và tránh xung đột.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia Mỹ, trong năm qua, Hoa Kỳ chưa làm
được nhiều việc và trong năm 2014, nguy cơ đối đầu quân sự hoặc xung đột
vẫn rất cao. Theo hướng này, ngày 23/01 vừa qua, các chuyên gia của
viện Brookings đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền của Tổng
thống Barack Obama, nhằm tránh các xung đột ở vùng biển Châu Á.
Về các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á đã đưa ra những đề xuất cho việc xây dựng một bộ luật ứng xử và đã được Hoa Kỳ khuyến khích. Theo các chuyên gia Mỹ, thế là đủ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra một số tín hiệu thể hiện mong muốn có một chính sách đối ngoại tốt đẹp với các nước láng giềng. Điều này tại cơ hội cho việc đánh giá, thẩm định ý đồ của Bắc Kinh.
Tình hình tại biển Hoa Đông tiếp tục xấu, đi cùng với việc trỗi dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo càng làm gia tăng nguy cơ xung đột hoặc xẩy ra các sự cố ngoài ý muốn.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ trước các diễn biến tại Trung Đông làm cho Châu Á nghĩ rằng Washington lơ là chính sách « xoay trục », tái cân bằng lực lượng. Bắc Kinh tranh thủ gây hoang mang, nghi ngờ về khả năng Washington can thiệp khi xẩy ra những hành động khiêu khích đối với các đồng minh của Mỹ tại Châu Á. Tránh để cho tình hình tiếp tục xấu đi và ngăn ngừa nguy cơ xung đột, các chuyên gia của viện Brookings đưa ra bốn khuyến nghị đối với Tổng thống Obama.
Trước tiên là Mỹ phải đẩy mạnh các cam kết đối với các đồng minh tại Châu Á. Diễn văn về chính sách Châu Á của cố vấn an ninh Susan Rice, chuyến công du Bắc Á hồi tháng 12/2013 của Phó Tổng thống Joe Biden và phản ứng nhanh chóng của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel về vùng phòng không Trung Quốc là rất cần thiết đối với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, Washington cũng cần nhấn mạnh với các đồng mình và đối tác là không nên dựa vào những cam kết này để khai thác tình hình căng thẳng trong khu vực.
Điểm thứ hai là Mỹ cần gia tăng nỗ lực trao đổi, tiếp xúc với các đồng minh, sử dụng các kênh thông tin hiện có với Nhật Bản và Hàn Quốc, để làm giảm những phát biểu kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, như trường hợp quan hệ Nhật-Hàn, chấm dứt các hành động khiêu khích, như chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abé, ngày 26/12 vừa qua.
Trong quan hệ với Trung Quốc, các chuyên gia của viện Brookings đề nghị đích thân Tổng thống Obama nên nhắc lại với Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết của ông ta về « một kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc ». Nếu Trung Quốc tuyên bố không có ý định nhượng bộ về các lợi ích của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, thì Hoa Kỳ phải nhấn mạnh đến những hậu quả có thể xẩy ra, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các lợi ích của mình bằng các biện pháp quân sự.
Cuối cùng, giới chuyên gia khuyến nghị Nhà Trắng chỉ định một quan chức cấp cao phụ trách an ninh với ba nhiệm vụ : Trước tiên là thúc đẩy thiết lập một khuôn khổ bảo đảm an ninh trên biển, với sự tham gia hoặc cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc và các nước Châu Á khác ngoài vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Tiếp đến, là nhận diện những cơ chế quản lý xung đột và các quy trình có thể áp dụng ở hai vùng biển nói trên. Thứ ba là xác định những cơ hội để nâng cao khả năng của hải quân Mỹ trong việc bảo đảm an ninh những tuyến đường biển, vận chuyển năng lượng mà Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc.
Các chuyên gia nhấn mạnh, leo thang căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, kể cả các xung đột có hạn chế giữa hai nước này, trong một số hoàn cảnh cụ thể, sẽ buộc Washington phải đứng về phía Tokyo. Đó là một thất bại, đồng thời cũng là thách thức đối với ngoại giao Hoa Kỳ. Do vậy, giới lãnh đạo cấp cao Mỹ cần phải có một chiến lược và sự chú ý đầy đủ, nếu muốn tránh tình trạng môi trường an ninh khu vực ngày càng xấu đi.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trung tâm đám cháy là phòng trong cùng, tầng 2, phía cạnh bên phải tòa nhà. Nhiều cánh cửa sổ của phòng này đã bị cháy rụi.
Lực lượng phòng cháy chữa cháy đã điều hai xe chữa cháy chuyên dụng và dùng vòi rồng phun nước vào đám cháy. Do khuôn viên của tòa nhà khá rộng và tòa nhà có hành lang nối với tòa nhà bên cạnh cho nên các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã trèo lên hành lang để áp sát, khống chế khu vực cháy trung tâm. Khói từ khu vực cháy trung tâm đã giảm đi nhiều, đám cháy cơ bản được hạn chế khó có thể bùng phát lan rộng ra các tòa nhà chung quanh.
Thông tin ban đầu cho biết; cán bộ nhân viên trong tòa nhà đã được sơ tán kịp thời, hiện không còn ai bị mắc kẹt trong đám cháy.
Áp lực buộc Việt Nam cải thiện quyền
Trong tư cách một quốc gia thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam sẽ ra trước tổ chức quốc tế này ở Geneve ngày 5 tháng Hai trong đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát về nhân quyền UPR, diễn ra bốn năm một lần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc,
Nhằm mục đích nghiêm khắc kêu gọi Việt Nam cải thiện và tôn trọng quyền con người ngày càng xuống dốc trong nước, lần đầu tiên một chương trình vận động gồm liên minh các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế như Article 19, Pen International Văn Bút Quốc Tế, Khởi Xướng Bảo Vệ Truyền Thông Hợp Pháp Media Legal Defence Initiative, UN Watch, hợp cùng các tổ chức tranh đấu người Việt như đảng Việt Tân, COSUNAM Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam, Nhân Quyền Cho Việt Nam PAC vân vân…
Theo lịch trình, bắt đầu từ ngày 28 tháng này đến ngày 3 tháng Hai là
những cuộc gặp gỡ tiếp xúc với các giới chức thẩm quyền tại Liên Hiệp
Quốc cũng như những quốc gia thành viên hầu đề nghị một tiến trình khảo
sát nhân quyền sao cho có hiệu quả hơn tại Việt Nam.
Bước sang 4 tháng Hai, một ngày trước buổi điều trần UPR của Việt Nam, buổi hội thảo với chủ đề “Trách Nhiệm Của Việt Nam Trong Vai Trò Thành Viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” với diển giả là đại diện các NGO quốc tế đã nêu tên, cùng các nhà dân chủ và thân nhân các tù nhân lương tâm trong nước.
Ông Hoàng Tứ Duy thuộc Việt tân, một trong những đảng phái người Việt sẽ tham dự chương trình vận động nhân quyền cho Việt Nam ở Geneve:
Hội thảo UPR ngay tại Liên Hiệp Quốc, nhân phiên họp kiểm điểm định
kỳ toàn cầu về nhân quyền UPR của Việt Nam ngày 5 tháng Hai này, có một
số yếu tố quan trọng so với UPR cách đây 4 năm. Trước tiên, ngày nay
Việt Nam là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền, vì vậy phải có thêm một
số trách nhiệm trong việc tôn trọng nhân quyền.
Thứ nhì, tình hình hôm nay nói chung là cộng đồng quốc tế quan tâm rất nhiều đến vấn đề nhân quyền . Năm 2009, 2010 có những tổ chức NGO lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam nhưng không phải như ngày hôm nay. Ngày hôm nay phải nói là hàng loạt các tổ chức về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do Internet, tình hình trong nước… cho nên đã có sự chú ý và hỗ trợ của nhiều tổ chức nước ngoài.
Thứ ba, vận động quốc tế ngày nay không còn thuần túy là của người Việt Nam ở hải ngoại mà chính những người trong nước, các bloggers các nhà đấu tranh trong nước, cũng đang tham gia tích cực . Trong dịp UPR lần này chắc chắn sẽ có nhiều tiếng nói từ quốc nội hiện diện tại Liên Hiệp Quốc.
Tại buổi điều trần UPR của Việt Nam ngày 5 tháng Hai, các tổ chức tranh đấu và bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam sẽ nêu những câu hỏi trong mục đích áp lực nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện những cam kết đã nêu ra trước khi bước vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đồng thời phải nghiêm túc bảo vệ và coi trọng những quyền căn bản của người dân.
Việt Nam hứa hẹn và thực hiện đến đâu?
Sẽ có mặt tại Geneve trong đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát về nhân quyền UPR của Việt Nam, bà Sarah Clarke trong Pen International, Văn Bút Quốc Tế, tổ chức thường mạnh mẽ bênh vực những cây viết bị chính phủ của họ sách nhiễu hoặc xử tội như trường hợp blogger Điều Cày hoặc nhà báo tự do Tạ Phong Tần ở Việt Nam:
Cùng với các NGO khác như Văn Bút Anh Quốc, Article 19, Access Now … một liên minh các tổ chức chuyên tranh đấu cho quyền tự do phát biểu, Pen International đã đệ nạp bản báo cáo chi tiết về tình trạng nhân quyền bị chà đạp ở Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh nhà nước Việt Nam nên tuân thủ và tôn trọng quyền đương nhiên của con người, cần bãi bỏ chính sách kiểm soát toàn bộ ngành truyền thông trong nước, tạo điều kiện để báo chí và ký giả được tự do tác nghiệp cũng như lập những cơ quan báo chí độc lập. Tóm lại, người dân Việt Nam cần được tự do thông tin, tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Những điều này sẽ được chúng tôi nhắc lại ngay trong buổi họp báo sau đó, tức là tiếp sau buổi điều trần UPR của Việt Nam ngày 5 tháng Hai tới.
Cũng từ Anh Quốc và cũng sẽ tới Geneve dịp này để cùng các NGO khác tham dự buổi điều trần UPR của Việt Nam, bà Nani Jansen, cố vấn pháp lý của Media Legal Defence Initiative Khởi Xướng Bảo Vệ Truyền Thông Hợp Pháp, từng đưa trường hợp luật sư bất đồng chính kiến bị bắt trước đây ở Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Quân, ra trước Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế khác:
Vào ngày 4 tháng Hai sẽ có cuộc hội thảo bên lề của các NGOs, trong
đó có Khởi Xướng Bảo Vệ Truyền Thông Hợp Pháp chúng tôi. Mục đích của
cuộc hội thảo một ngày trước này là lôi kéo sự chú ý của dư luận trước
những trường hợp người viết những bài tố cáo sự vi phạm nhân quyền của
chính phủ Việt nam mà đã bị sách nhiễu bị giam cầm. Đây là những chuyện
phải được đề cập tới với viên chức Việt Nam, phải nêu câu hỏi rằng họ
phải làm gì để giảm thiểu những hành động vi phạm đó.
Theo tôi, điều thực sự quan trọng là lần này các tổ chức bên ngoài
cùng hợp lực và làm việc chung với nhau, bởi đây là cơ hội rất tốt để
đưa ra ánh sáng toàn cảnh nhân quyền tồi tệ và càng ngày càng xuống cấp,
mà Việt Nam không ngừng chối bỏ cũng như không ngừng ém nhẹm. Điều này
cũng có nghĩa là Việt Nam không giữ đúng trách vụ của một thành viên
trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, là nơi mà họ tha thiết muốn
bước vào và tìm mọi cách để bước vào với một thành tích nhân quyền kém
cỏi. Mong rằng phản ứng mạnh mẽ của liên minh các NGO lần này đối với
đợt kiểm điểm định kỳ nhân quyền của Việt Nam sẽ là tiếng nói đích thực
cho người Việt Nam đang bị tước đoạt nhân quyền trong đất nước của họ.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, bà Judy Taing, giám đốc phân bang Á Châu thuộc tổ chức Article 19 mà trụ sở chính ở London, nước Anh, cũng sẽ bay sang Geneve trong vài ngày tới:
Đã nhiều năm qua Article 19 không thấy sự tiến bộ trong lãnh vực
quyền con người ở Việt Nam, đúng ra là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam
ngày càng tệ đi hơn. Tôi muốn nói sự có mặt của Article 19 bên cạnh các
tổ chức bảo vệ nhân quyền khác là một sự kiện vô cùng quan trọng vì
từng tiếng nói từng quan điểm có thể là khác nhau nhưng tựu chung vẫn
là tranh đấu cho quyền dân sự và quyền chính trị mà công dân Việt Nam
tất nhiên được hưởng chứ không phải bị tước bỏ.
Chúng tôi theo dõi sát tình hình Việt Nam và thấy sự bắt bớ giam cầm người bất đồng chính kiến xảy ra gần như liên tục mà nạn nhân là những nhà hoạt động, những người bảo về nhân quyền, những người làm báo, những bloggers, nhân quyền, là nhà báo.
Câu hỏi cấp thiết chúng tôi muốn nêu ra rằng đâu là cam kết của Việt Nam, đang là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hứa hẹn và có thực hiện không. Nếu không, thì cùng với các tổ chức bạn khác hiện diện trong buổi điều trần, chúng tôi sẽ yêu cầu các giới chức thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc buộc phái đoàn Việt Nam thực thi những lời húa hẹn đó.
Vừa rồi là ý kiến và quan điểm của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cũng như của người Việt hải ngoại, cùng kêu gọi Việt Nam cải thiện quyền con người theo đúng nghĩa vụ một thành viên trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào khi đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát về nhân quyền Việt Nam UPR sẽ diễn ra tại Liên Hiệp Quốc ngày 5 tháng Hai. RFA sẽ cập nhật tin tức đến quí thính giả từ Geneve, Thụy Sĩ.
Thanh Trúc,
phóng viên RFA
Về các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á đã đưa ra những đề xuất cho việc xây dựng một bộ luật ứng xử và đã được Hoa Kỳ khuyến khích. Theo các chuyên gia Mỹ, thế là đủ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra một số tín hiệu thể hiện mong muốn có một chính sách đối ngoại tốt đẹp với các nước láng giềng. Điều này tại cơ hội cho việc đánh giá, thẩm định ý đồ của Bắc Kinh.
Tình hình tại biển Hoa Đông tiếp tục xấu, đi cùng với việc trỗi dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo càng làm gia tăng nguy cơ xung đột hoặc xẩy ra các sự cố ngoài ý muốn.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ trước các diễn biến tại Trung Đông làm cho Châu Á nghĩ rằng Washington lơ là chính sách « xoay trục », tái cân bằng lực lượng. Bắc Kinh tranh thủ gây hoang mang, nghi ngờ về khả năng Washington can thiệp khi xẩy ra những hành động khiêu khích đối với các đồng minh của Mỹ tại Châu Á. Tránh để cho tình hình tiếp tục xấu đi và ngăn ngừa nguy cơ xung đột, các chuyên gia của viện Brookings đưa ra bốn khuyến nghị đối với Tổng thống Obama.
Trước tiên là Mỹ phải đẩy mạnh các cam kết đối với các đồng minh tại Châu Á. Diễn văn về chính sách Châu Á của cố vấn an ninh Susan Rice, chuyến công du Bắc Á hồi tháng 12/2013 của Phó Tổng thống Joe Biden và phản ứng nhanh chóng của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel về vùng phòng không Trung Quốc là rất cần thiết đối với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, Washington cũng cần nhấn mạnh với các đồng mình và đối tác là không nên dựa vào những cam kết này để khai thác tình hình căng thẳng trong khu vực.
Điểm thứ hai là Mỹ cần gia tăng nỗ lực trao đổi, tiếp xúc với các đồng minh, sử dụng các kênh thông tin hiện có với Nhật Bản và Hàn Quốc, để làm giảm những phát biểu kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, như trường hợp quan hệ Nhật-Hàn, chấm dứt các hành động khiêu khích, như chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abé, ngày 26/12 vừa qua.
Trong quan hệ với Trung Quốc, các chuyên gia của viện Brookings đề nghị đích thân Tổng thống Obama nên nhắc lại với Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết của ông ta về « một kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc ». Nếu Trung Quốc tuyên bố không có ý định nhượng bộ về các lợi ích của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, thì Hoa Kỳ phải nhấn mạnh đến những hậu quả có thể xẩy ra, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các lợi ích của mình bằng các biện pháp quân sự.
Cuối cùng, giới chuyên gia khuyến nghị Nhà Trắng chỉ định một quan chức cấp cao phụ trách an ninh với ba nhiệm vụ : Trước tiên là thúc đẩy thiết lập một khuôn khổ bảo đảm an ninh trên biển, với sự tham gia hoặc cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc và các nước Châu Á khác ngoài vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Tiếp đến, là nhận diện những cơ chế quản lý xung đột và các quy trình có thể áp dụng ở hai vùng biển nói trên. Thứ ba là xác định những cơ hội để nâng cao khả năng của hải quân Mỹ trong việc bảo đảm an ninh những tuyến đường biển, vận chuyển năng lượng mà Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc.
Các chuyên gia nhấn mạnh, leo thang căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, kể cả các xung đột có hạn chế giữa hai nước này, trong một số hoàn cảnh cụ thể, sẽ buộc Washington phải đứng về phía Tokyo. Đó là một thất bại, đồng thời cũng là thách thức đối với ngoại giao Hoa Kỳ. Do vậy, giới lãnh đạo cấp cao Mỹ cần phải có một chiến lược và sự chú ý đầy đủ, nếu muốn tránh tình trạng môi trường an ninh khu vực ngày càng xấu đi.
Thắp hương làm cháy toàn bộ phòng làm việc của ông Vũ Trọng Kim
Khoảng
11 giờ 30 phút hôm nay, vào lúc ông Công ông Táo về trời báo cáo công
việc với Ngọc Hoàng thì xảy ra cháy tại phòng làm việc của ông Vũ Trọng
Kim - Ủy viên trung ương Đảng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban
Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Hai chiếc xe cứu hỏa được điều tới
xử lý nhưng kết cuộc chỉ ngăn chặn đám cháy không lan sang phòng họp và
ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Mặt trận tổ
quốc liền trên tầng hai của nhà A, chứ đám cháy đã thiêu rụi toàn bộ
giấy tờ, bàn ghế, giường tủ, máy tính.
Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ: Cháy do chập diện, hay do thắp hương?...
Duy nhất báo Nhân dân điện tử đăng
tin cháy ở mặt trận tổ quốc nhưng không nói rõ là cháy phòng làm việc
của ông Vũ Trọng Kim. Tuy nhiên, không hiểu sao báo lại gỡ bài xuống,
một trang mạng đã đăng lại tin này: xin xem:
P.V
Xảy ra cháy nhà tại số 46 Tràng Thi
VN Times -
Khoảng 11 giờ 30 hôm nay một đám cháy lớn bùng phát tại tầng hai tòa nhà chính của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số 46, phố Tràng Thi, Hà Nội. Lực lượng phòng cháy chữa cháy đang nỗ lực khống chế đám cháy.
Lực lượng cứu hỏa đã tiếp cận trung tâm đám cháy.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trung tâm đám cháy là phòng trong cùng, tầng 2, phía cạnh bên phải tòa nhà. Nhiều cánh cửa sổ của phòng này đã bị cháy rụi.
Lực lượng phòng cháy chữa cháy đã điều hai xe chữa cháy chuyên dụng và dùng vòi rồng phun nước vào đám cháy. Do khuôn viên của tòa nhà khá rộng và tòa nhà có hành lang nối với tòa nhà bên cạnh cho nên các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã trèo lên hành lang để áp sát, khống chế khu vực cháy trung tâm. Khói từ khu vực cháy trung tâm đã giảm đi nhiều, đám cháy cơ bản được hạn chế khó có thể bùng phát lan rộng ra các tòa nhà chung quanh.
Thông tin ban đầu cho biết; cán bộ nhân viên trong tòa nhà đã được sơ tán kịp thời, hiện không còn ai bị mắc kẹt trong đám cháy.
Hai xe chữa cháy liên tục hoạt động khống chế ngọn lửa.
Nhiều cửa sổ đã bị cháy rụi.
Phải cần nhiều lượt xe chữa cháy nữa mới có thể dập tắt đám cháy hoàn toàn.
ĐẶNG GIANG – TRẦN BÌNH
Theo Nhandan
Theo Nhandan
Trách Nhiệm của Việt Nam thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
Một liên minh các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, phối hợp cùng các nhóm đấu tranh của người Việt hải ngoại, sẽ hiện diện tại Geneva nhằm lên tiếng và tạo áp lực buộc Hà Nội cải thiện quyền con người qua đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát vể nhân quyền mà Việt Nam sẽ trải qua ở Liên Hiệp Quốc ngày 5 tháng Hai tới đây.
|
Trong tư cách một quốc gia thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam sẽ ra trước tổ chức quốc tế này ở Geneve ngày 5 tháng Hai trong đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát về nhân quyền UPR, diễn ra bốn năm một lần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc,
Nhằm mục đích nghiêm khắc kêu gọi Việt Nam cải thiện và tôn trọng quyền con người ngày càng xuống dốc trong nước, lần đầu tiên một chương trình vận động gồm liên minh các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế như Article 19, Pen International Văn Bút Quốc Tế, Khởi Xướng Bảo Vệ Truyền Thông Hợp Pháp Media Legal Defence Initiative, UN Watch, hợp cùng các tổ chức tranh đấu người Việt như đảng Việt Tân, COSUNAM Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam, Nhân Quyền Cho Việt Nam PAC vân vân…
Một liên minh các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, phối hợp cùng
các nhóm đấu tranh của người Việt hải ngoại, sẽ hiện diện tại Geneva
nhằm lên tiếng và tạo áp lực buộc Hà Nội cải thiện quyền con người
|
Bước sang 4 tháng Hai, một ngày trước buổi điều trần UPR của Việt Nam, buổi hội thảo với chủ đề “Trách Nhiệm Của Việt Nam Trong Vai Trò Thành Viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” với diển giả là đại diện các NGO quốc tế đã nêu tên, cùng các nhà dân chủ và thân nhân các tù nhân lương tâm trong nước.
Ông Hoàng Tứ Duy thuộc Việt tân, một trong những đảng phái người Việt sẽ tham dự chương trình vận động nhân quyền cho Việt Nam ở Geneve:
|
Thứ nhì, tình hình hôm nay nói chung là cộng đồng quốc tế quan tâm rất nhiều đến vấn đề nhân quyền . Năm 2009, 2010 có những tổ chức NGO lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam nhưng không phải như ngày hôm nay. Ngày hôm nay phải nói là hàng loạt các tổ chức về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do Internet, tình hình trong nước… cho nên đã có sự chú ý và hỗ trợ của nhiều tổ chức nước ngoài.
Thứ ba, vận động quốc tế ngày nay không còn thuần túy là của người Việt Nam ở hải ngoại mà chính những người trong nước, các bloggers các nhà đấu tranh trong nước, cũng đang tham gia tích cực . Trong dịp UPR lần này chắc chắn sẽ có nhiều tiếng nói từ quốc nội hiện diện tại Liên Hiệp Quốc.
Tại buổi điều trần UPR của Việt Nam ngày 5 tháng Hai, các tổ chức tranh đấu và bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam sẽ nêu những câu hỏi trong mục đích áp lực nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện những cam kết đã nêu ra trước khi bước vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đồng thời phải nghiêm túc bảo vệ và coi trọng những quyền căn bản của người dân.
Vận động quốc tế ngày nay không còn thuần túy là của người VN ở hải
ngoại mà chính những người trong nước, các bloggers các nhà đấu tranh
trong nước, cũng đang tham gia tích cực. Trong dịp UPR lần này chắc chắn
sẽ có nhiều tiếng nói từ quốc nội hiện diện tại LHQ
Ông Hoàng Tứ Duy
|
Sẽ có mặt tại Geneve trong đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát về nhân quyền UPR của Việt Nam, bà Sarah Clarke trong Pen International, Văn Bút Quốc Tế, tổ chức thường mạnh mẽ bênh vực những cây viết bị chính phủ của họ sách nhiễu hoặc xử tội như trường hợp blogger Điều Cày hoặc nhà báo tự do Tạ Phong Tần ở Việt Nam:
Cùng với các NGO khác như Văn Bút Anh Quốc, Article 19, Access Now … một liên minh các tổ chức chuyên tranh đấu cho quyền tự do phát biểu, Pen International đã đệ nạp bản báo cáo chi tiết về tình trạng nhân quyền bị chà đạp ở Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh nhà nước Việt Nam nên tuân thủ và tôn trọng quyền đương nhiên của con người, cần bãi bỏ chính sách kiểm soát toàn bộ ngành truyền thông trong nước, tạo điều kiện để báo chí và ký giả được tự do tác nghiệp cũng như lập những cơ quan báo chí độc lập. Tóm lại, người dân Việt Nam cần được tự do thông tin, tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Những điều này sẽ được chúng tôi nhắc lại ngay trong buổi họp báo sau đó, tức là tiếp sau buổi điều trần UPR của Việt Nam ngày 5 tháng Hai tới.
Cũng từ Anh Quốc và cũng sẽ tới Geneve dịp này để cùng các NGO khác tham dự buổi điều trần UPR của Việt Nam, bà Nani Jansen, cố vấn pháp lý của Media Legal Defence Initiative Khởi Xướng Bảo Vệ Truyền Thông Hợp Pháp, từng đưa trường hợp luật sư bất đồng chính kiến bị bắt trước đây ở Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Quân, ra trước Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế khác:
|
Mục đích của cuộc hội thảo một ngày trước này là lôi kéo sự chú ý của
dư luận trước những trường hợp người viết những bài tố cáo sự vi phạm
nhân quyền của chính phủ Việt nam mà đã bị sách nhiễu bị giam cầm. Đây
là những chuyện phải được đề cập tới với viên chức Việt Nam
bà Nani Jansen
|
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, bà Judy Taing, giám đốc phân bang Á Châu thuộc tổ chức Article 19 mà trụ sở chính ở London, nước Anh, cũng sẽ bay sang Geneve trong vài ngày tới:
Chúng tôi theo dõi sát tình hình Việt Nam và thấy sự bắt bớ giam cầm
người bất đồng chính kiến xảy ra gần như liên tục mà nạn nhân là những
nhà hoạt động, những người bảo về nhân quyền, những người làm báo, những
bloggers, nhân quyền, là nhà báo
bà Judy Taing
|
Chúng tôi theo dõi sát tình hình Việt Nam và thấy sự bắt bớ giam cầm người bất đồng chính kiến xảy ra gần như liên tục mà nạn nhân là những nhà hoạt động, những người bảo về nhân quyền, những người làm báo, những bloggers, nhân quyền, là nhà báo.
Câu hỏi cấp thiết chúng tôi muốn nêu ra rằng đâu là cam kết của Việt Nam, đang là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hứa hẹn và có thực hiện không. Nếu không, thì cùng với các tổ chức bạn khác hiện diện trong buổi điều trần, chúng tôi sẽ yêu cầu các giới chức thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc buộc phái đoàn Việt Nam thực thi những lời húa hẹn đó.
Vừa rồi là ý kiến và quan điểm của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cũng như của người Việt hải ngoại, cùng kêu gọi Việt Nam cải thiện quyền con người theo đúng nghĩa vụ một thành viên trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào khi đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát về nhân quyền Việt Nam UPR sẽ diễn ra tại Liên Hiệp Quốc ngày 5 tháng Hai. RFA sẽ cập nhật tin tức đến quí thính giả từ Geneve, Thụy Sĩ.
Thanh Trúc,
phóng viên RFA
Thời vàng son của các tập đoàn quốc tế tại Trung Quốc nay còn đâu !
Thời hoàng kim của các tập đoàn quốc tế tại Trung Quốc đang lùi dần
vào quá khứ. Ảnh : Khu tài chính, doanh nghiệp Thượng Hải (Ảnh chụp
20/11/2013). -REUTERS/Carlos Barria/Files
Mai Vân -RFI
Có lẽ do trùng hợp với ngày Tết Nguyên đán, tuần báo Anh The Economist số đề ngày 25/01/2014 đã dành hồ sơ đặc biệt cho thị trường Trung Quốc. Trên trang bìa màu đỏ là hình chiếc mặt nạ đen/trắng biểu thị cho nhân vật dữ trong tuồng Trung Quốc, bên dưới hàng tựa lớn « Trung Quốc mất sức hấp dẫn » kèm theo câu hỏi « Vì sao tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn cho các công ty nước ngoài ».
Bài xã luận trang trong của tuần báo Anh đã nêu bật một số nguyên
nhân khiến cho các tập đoàn đa quốc gia, trước đây rất phấn khởi với thị
trường Trung Quốc, nay đang càng lúc càng thấy rằng làm ăn với Bắc Kinh
không phải là dễ. Nhiều đại công ty quốc tế đã bỏ cuộc, trong lúc những
ai muốn bám trụ thì phải điều chỉnh cung cách kinh doanh.
The Economist đã ngược dòng lịch sử về đầu thập niên 1980, khi đất nước Trung Quốc – thời Đặng Tiểu Bình – bắt đầu mở rộng vòng tay chào đón các doanh nghiệp ngoại quốc, sau khi nền kinh tế bị chính sách tai hại của Mao Trạch Đông đánh gục, và khi mơ ước của người Trung Quốc chỉ đơn giản là có được bốn thứ : Xe đạp, máy may, quạt máy và đồng hồ.
Chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã nhanh chóng biến Trung Quốc thành một trong những thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Và trong ba thập kỷ qua, các tập đoàn đa quốc gia đã đổ xô vào vùng đất hứa này. Thế nhưng hiện nay, cơn sốt có vẻ như đã hạ hẳn xuống, cho dù trong một chừng mực nào đó, thị trường Trung Quốc vẫn thuộc diện hấp dẫn nhất thế giới, nơi mà GM và Apple, hai tập đoàn lớn của Mỹ, đã thu được những món lợi nhuận béo bở.
Thế nhưng, theo The Economist, đối với nhiều công ty nước ngoài khác, mọi thứ đang trở thành khó khăn hơn, một phần là do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm sút, trong khi chi phí nhân công lại đang tăng lên. Công nhân trẻ lành nghề càng lúc càng khó kiếm, và nếu kiếm được thì tiền lương phải trả lại tăng vọt.
Khó khăn cũng đến từ phía chính phủ Trung Quốc, càng lúc càng gây khó dễ cho các doanh nghiệp ngoại quốc trong một số lĩnh vực. Họ đã giới hạn ngành ngân hàng và chứng khoán đối với các tập đoàn nước ngoài. Họ cũng đã chặn đường các công ty internet, trong đó có Facebook và Twitter, và bắt đầu chĩa mũi dùi vào các hãng chuyên về phần cứng như Cisco, IBM và Qualcomm, đặc biệt từ sau các tiết lộ của Edward Snowden.
GlaxoSmithKline, một hãng dược phẩm, đang vướng vào một cuộc điều tra tham nhũng ; Apple vào năm ngoái đã bị buộc phải xin lỗi một cách nhục nhã vì sơ ý trong vấn đề bảo hành sản phẩm ; dây chuyền cà phê Starbucks thì bị các phương tiện truyền thông nhà nước cáo buộc là bán hàng với giá cắt cổ. Vào tháng Ba tới đây, một đạo luật bảo vệ người tiêu dùng một cách chặt chẽ sẽ có hiệu lực,và khi ấy, các tập đoàn đa quốc gia sẽ lại trở thành đối tượng của một đợt tấn công mới.
Nguyên nhân khó khăn thứ ba, theo tuần báo Anh, là sự cạnh tranh đang càng lúc càng khốc liệt. Vốn đã là chiến trường ác liệt nhất thế giới của các thương hiệu toàn cầu, nay các tập đoàn đa quốc gia đang phải đối mặt với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Một số tập đoàn Trung Quốc đang vươn lên trên trường quốc tế, như Tiểu Mễ (Xiaomi) và Hoa Vi (Huawei) đã đưa ra được những chiếc điện thoại thông minh đẳng cấp thế giới, hay Tam Nhất (Sany) với những loại máy công cụ chẳng thua kém gì Hitachi và Caterpillar.
Cái khó cho các tập đoàn ngoại quốc là nhìn chung, người tiêu dùng Trung Quốc chưa có thói quen trung thành với một thương hiệu nhất định, và nhờ sự phát triển của Internet, họ có thể so sánh và trở thành những khách hàng thuộc loại khó tính nhất trên thế giới.
Một số công ty đã lần lượt tháo chạy. Tháng 12 vừa qua, Tập đoàn mỹ phẩm Revlon cho biết là họ sẽ rút khỏi Trung Quốc. Đối thủ cạnh tranh của họ là L’Oréal, công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới, cũng cho biết là họ sẽ ngừng bán Garnier, một trong những thương hiệu chính của họ. Best Buy, một nhà bán lẻ điện tử của Mỹ, và Media Markt, một đối thủ cạnh tranh người Đức, cũng đã bỏ cuộc, tương tự như Yahoo, một tập đoàn internet khổng lồ…
Các công ty còn cố bám trụ thì đang gặp khó khăn. Vào đầu tuần này, tập đoàn máy tính IBM cho biết doanh thu tại Trung Quốc giảm 23% trong quý cuối cùng của năm 2013. Rémy Cointreau, hãng rượu của Pháp thì cho biết doanh số bán hàng loại Cognac Rémy Martin của họ đã giảm hơn 30 % trong ba quý đầu tiên của năm ngoái vì sự sụt giảm tiêu thụ ở Trung Quốc… Danh sách này ngày càng dài.
Đối với The Economist, thực tế đã rõ, thời kỳ vàng son của các tập đoàn ngoại quốc tại Trung Quốc đã qua rồi.
Đời tư và « đời công » của Tổng thống Pháp trên mặt báo
Tạp chí Pháp tuần này dành trang bìa cho những chủ đề thời sự khác biệt, L’Express quan tâm đến hiện tượng ‘tinh thần suy sụp’, một căn bệnh mới của thời đại, mà một người trên 5 trong tuổi lao động bị đe dọa. Le Nouvel Observateur nêu bật ‘quyền lực’ của giới chuyên săn ảnh đời tư paparazzi, với ảnh Tổng thống Pháp François Hollande đi mô-tô bị nhắm trong ống kính.
Phải nói ông Hollande rất được các tạp chí quan tâm, không chỉ riêng về đời sống riêng tư mà cả trên bình diện chính trị, chính sách, nhất là việc ông Hollande trở lại với chính sách tiết kiệm như Đức từng chủ trương, cắt giảm chi tiêu xã hội. Le Nouvel Observateur dành trang xã luận cho tương lai của ông Hollande và trong hồ sơ chính trị dài nêu câu hỏi : « Ông Hollande có còn ở cánh tả hay không ? ».
Tạp chí Courrier International trong hàng tựa trang bìa nhìn thấy là báo giới nước ngoài ‘không’ hài lòng về ông Hollande, mà báo Đức gọi là người bạn mới của bà Merkel. Báo Bồ Đào Nha nói đến cánh tả thất vọng, trong lúc báo Tây Ban Nha thì nhìn thấy thành trì cuối cùng (của các đảng Xã hội) đã đến hồi bị phá bỏ.
Thái Lan : Khủng hoảng đe dọa nền dân chủ
Cũng về Châu Á, tạp chí Courrier International nhìn qua Thái Lan và tỏ ý e ngại cho nền Dân chủ bị đe dọa trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ 3 tháng nay. Tạp chí đăng bài xã luận của nhật báo Thái Lan Bangkok Post, phân tích tình hình và không thấy lối thoát : Trước mắt, tình trạng khẩn cấp được ban hành trong hai tháng trên toàn Thái Lan, cho phép chính quyền kiểm duyệt truyền thông, cấm tụ họp nơi công cộng và bắt giam người, trong khi cuộc bầu Quốc hội trước thời hạn được dự kiến vào ngày 02/02 tới đây.
Điều làm tác giả bài báo e ngại là tình hình bế tắc, khủng hoảng kéo dài, chưa thấy lối thoát ra sao. Nguyên nhân, theo bài báo, là các đảng chính trị đã không biết thích ứng với thay đổi của xã hội.
Để trả lời câu hỏi vì sao Thái Lan lâm vào tình cảnh hiện nay, tác giả bài báo nhìn lại xã hội Thái, phân tích là đã có những thay đổi triệt để trong các thập niên qua : Trước tiên, thu nhập của người dân đã tăng lên, người Thái bây giờ giàu gấp 3 lần so với ông cha. Ước vọng của họ đã thay đổi, đòi hỏi của họ đối với chính quyền cũng nhiều hơn. Được đi bầu, họ đã ý thức về quyền hạn của họ qua lá phiếu, họ muốn có tiếng nói. Người dân ở tỉnh, ở nông thôn đã ý thức họ là những người đóng góp nhiều vào ngân sách quốc gia.
Dù biến chuyển một cách triệt để, nhưng xã hội Thái vẫn còn mâu thuẫn giữa người thành thị và nông thôn. Một tầng lớp dân thành thị vẫn xem thường người nông thôn, không chấp nhận là những người này có thể đòi hỏi quyền lợi, đòi có tiếng nói trên diễn đàn chính trị.
Còn các đảng phái, qua chương trình hành động và cách điều hành công việc, đã cho thấy là họ không thích ứng được với thay đổi của xã hội, mà thường hành động như những nhóm « lợi ích », điều hành sao có lợi cho mình mà thôi. Đánh giá về đảng cầm quyền, tác giả bài báo cho là đảng Thai Rak Thai của cựu Thủ tướng Thaksin là đảng đầu tiên đã đưa ra một chương trình sát gần người người dân và được ủng hộ, nhưng đảng này lại thiếu tầm nhìn trên phương diện thuế khóa, tài chính. Đảng hậu thân Peuh Thai của Thủ tướng Yingluck, em gái của ông Thaksin, đã cho thấy là họ không vững vàng, phạm nhiều sai lầm, mất uy tín, nhất là trong vụ luật ân xá.
Đảng đối lập, đảng Dân Chủ càng bị chỉ trích nặng nề hơn. Tác giả bài báo khó chấp nhận việc một đảng có thể tẩy chay cuộc bầu cử vì sợ thất cử. Đảng này vịn cớ là có những vụ mua phiếu, nhưng thật ra là đảng này không có một chương trình có sức thuyết phục. Trong mắt tác giả bài báo, đảng Dân Chủ rất giỏi trong việc xây dựng quan hệ với giới quyền thế hơn là chú tâm tìm kiếm hậu thuẫn của cử tri.
Cuối cùng thì tác giả bài xã luận nhận thấy dù cuộc bầu cử có diễn ra đi chăng nữa, thì sau đó khó có thể đưa ra chính sách nào để giải quyết khủng hoảng. Tuy nhiên cũng có những tia hy vọng là trong tình hình hiện nay, ngày càng nhiều người Thái chấp nhận cải tổ, nhưng việc soạn thảo, đưa ra cải tổ và thực hiện sẽ phải mất nhiều thời gian.
Thái Lan : Áo đỏ tẩy chay bia Thái Singha
Tạp chí Courrier còn minh họa cuộc tranh chấp hiện nay bằng một sự kiên kinh tế xã hội : phe áo đỏ ủng hộ chính quyền đã tẩy chay một nhãn hiệu bia nổi tiếng Thái Lan, bia Shinga. Nguyên nhân là vì một người trong gia đình chủ nhân, bà Chitpas Bhirombhakdi, là người cho là rất năng nổ trong các cuộc biểu tình của phe đối lập và nhất là bà có một đánh giá đã làm phật lòng những người ở nông thôn : Phát biểu trong một cuộc biểu tình bà đã dám cho là ‘nhiều người Thái không hiểu gì về dân chủ, đặc biệt là vùng nông thôn.
Phát biểu này theo bài báo, không được bà Chitpas xác nhận, nhưng nó đã làm dấy sự tức giận nhất là ở vùng Đông bắc của phe Áo đỏ. Họ chỉ trích ngược lại bà Chitpas là kẻ giàu có, biểu tượng thành phần thượng lưu Bangkok, bám lấy quyền lợi lạc hậu và không hiểu biết gì về nông thôn cả. Và họ quyết định tẩy chay bia Shinga mà người Thái đến nay rất ưa chuộng. Sự kiện này càng minh họa cho hố sâu giữa tầng lớp nông thôn và thành phần được đánh giá là trung lưu thành thị.
Người già Nhật Bản sập bẫy mafia Trung Quốc
Ngoài Thái Lan, tạp chí Courrier International còn nhìn sang Nhật Bản, nơi những người cao niên bị mafia Trung Quốc lừa đảo. Phương thức lừa đảo rất tinh vi, như tờ báo chạy tựa : « Đơn giản như một cú điện thoại ». Quả thật các vụ lừa đảo được thực hiện qua điện thoại gọi từ Trung Quốc ! Tạp chí Courrier International trích dẫn báo Nhật Asahi Shimbun thuật lại câu chuyện do chính một kẻ lừa đảo kể lại.
Bài báo trước tiên mô tả cảnh khoảng một chục người Nhật ở trong một tòa nhà chọc trời ở Phúc Kiến, Trung Quốc, bám vào điện thoại vẻ đang thuyết phục kẻ bên kia đầu giây. Những người họ nói chuyện được biết là những người cao niên ở tại Nhật Bản.
Những người lừa đảo qua điện thoại này được gọi là Kakeko – tức là kẻ gọi (điện thoại), họ được một ‘ông chủ’ Trung Quốc thuê mướn, hoạt động theo từng nhóm 3 hay 4 người, phối hợp nhịp nhàng. Họ được trao một danh sách tên những người cần lừa đảo ở Nhật, thường là những người trên 60. Họ gọi qua đường dây trên mạng, ít tốn tiền, khó bị phát hiện hơn.
Cách thức đánh lừa : Một người giả danh là cảnh sát, thông báo với người bị lừa là có tiền bất chính được đưa vào trương mục, nếu không muốn tài sản bị phong tỏa thì phải làm thủ tục điều chỉnh, và một nhân viên ngân hàng sẽ giải thích thủ tục cần làm. Thế là đến lượt nhân viên ngân hàng giả mạo lên tiếng, hỏi khỏan tiền mà nạn nhân có, yêu cầu rút ra để chuyển lại cho một lãnh đạo ngân hàng. Đến đây thì một nhân vật thứ 3 xuất hiện, với danh nghĩa là một luật sư, trấn an nạn nhân là tất cả các điều này là hợp pháp. Khi mọi chuyện đã xong, họ báo lên người ‘xếp’, một người Trung Quốc nói tiếng Nhật. Người này gọi ngay đến một căn cứ ở Nhật, để một ‘lãnh đạo ngân hàng’ đến nhà nạn nhân nhận tiền.
Theo lời kể của một người kakeko đã làm công việc này, thì một người Trung Quốc nói tiếng Nhật như nói trên quản lý, giám sát mọi việc. Các kakeko phải theo những quy định chặt chẽ : Họ phải gọi liên tục không được nghỉ, có khi gọi đến 300 lần trong ngày ; và mọi người phải ăn tại một nhà hàng quy định, mỗi khi muốn đi ra phố thì phải xin phép, vì người quản lý giữ chìa khóa, và ở ngoài đường họ không được nói tiếng Nhật.
Theo giao ước, thì mỗi vụ thành công, người kakeko được hưởng 5% tiền lừa. Có người trong ba tháng đã nhận được 5 triệu yen, tức đã lừa được đến 100 triệu yen. Người Kakeko kể lại câu chuyện đã thừa nhận là trong số nạn nhân của anh, có một cụ già 90 tuổi. Phương thức lừa đảo này đã khá thành công, theo bài báo, danh sách người cao niên ở Nhật ngày càng dài ra, tổ chức lừa đảo ngày mở rộng hoạt động và thuê thêm người.
Những tổ chức lừa đảo như ở Phúc Kiến cũng có tại các thành phố Trung Quốc khác như ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên, và chỉ nhắm vào người ở Nhật Bản, vì lừa người ở Trung Quốc dễ bị phát hiện hơn và cũng dễ bị tử hình.
The Economist đã ngược dòng lịch sử về đầu thập niên 1980, khi đất nước Trung Quốc – thời Đặng Tiểu Bình – bắt đầu mở rộng vòng tay chào đón các doanh nghiệp ngoại quốc, sau khi nền kinh tế bị chính sách tai hại của Mao Trạch Đông đánh gục, và khi mơ ước của người Trung Quốc chỉ đơn giản là có được bốn thứ : Xe đạp, máy may, quạt máy và đồng hồ.
Chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã nhanh chóng biến Trung Quốc thành một trong những thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Và trong ba thập kỷ qua, các tập đoàn đa quốc gia đã đổ xô vào vùng đất hứa này. Thế nhưng hiện nay, cơn sốt có vẻ như đã hạ hẳn xuống, cho dù trong một chừng mực nào đó, thị trường Trung Quốc vẫn thuộc diện hấp dẫn nhất thế giới, nơi mà GM và Apple, hai tập đoàn lớn của Mỹ, đã thu được những món lợi nhuận béo bở.
Thế nhưng, theo The Economist, đối với nhiều công ty nước ngoài khác, mọi thứ đang trở thành khó khăn hơn, một phần là do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm sút, trong khi chi phí nhân công lại đang tăng lên. Công nhân trẻ lành nghề càng lúc càng khó kiếm, và nếu kiếm được thì tiền lương phải trả lại tăng vọt.
Khó khăn cũng đến từ phía chính phủ Trung Quốc, càng lúc càng gây khó dễ cho các doanh nghiệp ngoại quốc trong một số lĩnh vực. Họ đã giới hạn ngành ngân hàng và chứng khoán đối với các tập đoàn nước ngoài. Họ cũng đã chặn đường các công ty internet, trong đó có Facebook và Twitter, và bắt đầu chĩa mũi dùi vào các hãng chuyên về phần cứng như Cisco, IBM và Qualcomm, đặc biệt từ sau các tiết lộ của Edward Snowden.
GlaxoSmithKline, một hãng dược phẩm, đang vướng vào một cuộc điều tra tham nhũng ; Apple vào năm ngoái đã bị buộc phải xin lỗi một cách nhục nhã vì sơ ý trong vấn đề bảo hành sản phẩm ; dây chuyền cà phê Starbucks thì bị các phương tiện truyền thông nhà nước cáo buộc là bán hàng với giá cắt cổ. Vào tháng Ba tới đây, một đạo luật bảo vệ người tiêu dùng một cách chặt chẽ sẽ có hiệu lực,và khi ấy, các tập đoàn đa quốc gia sẽ lại trở thành đối tượng của một đợt tấn công mới.
Nguyên nhân khó khăn thứ ba, theo tuần báo Anh, là sự cạnh tranh đang càng lúc càng khốc liệt. Vốn đã là chiến trường ác liệt nhất thế giới của các thương hiệu toàn cầu, nay các tập đoàn đa quốc gia đang phải đối mặt với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Một số tập đoàn Trung Quốc đang vươn lên trên trường quốc tế, như Tiểu Mễ (Xiaomi) và Hoa Vi (Huawei) đã đưa ra được những chiếc điện thoại thông minh đẳng cấp thế giới, hay Tam Nhất (Sany) với những loại máy công cụ chẳng thua kém gì Hitachi và Caterpillar.
Cái khó cho các tập đoàn ngoại quốc là nhìn chung, người tiêu dùng Trung Quốc chưa có thói quen trung thành với một thương hiệu nhất định, và nhờ sự phát triển của Internet, họ có thể so sánh và trở thành những khách hàng thuộc loại khó tính nhất trên thế giới.
Một số công ty đã lần lượt tháo chạy. Tháng 12 vừa qua, Tập đoàn mỹ phẩm Revlon cho biết là họ sẽ rút khỏi Trung Quốc. Đối thủ cạnh tranh của họ là L’Oréal, công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới, cũng cho biết là họ sẽ ngừng bán Garnier, một trong những thương hiệu chính của họ. Best Buy, một nhà bán lẻ điện tử của Mỹ, và Media Markt, một đối thủ cạnh tranh người Đức, cũng đã bỏ cuộc, tương tự như Yahoo, một tập đoàn internet khổng lồ…
Các công ty còn cố bám trụ thì đang gặp khó khăn. Vào đầu tuần này, tập đoàn máy tính IBM cho biết doanh thu tại Trung Quốc giảm 23% trong quý cuối cùng của năm 2013. Rémy Cointreau, hãng rượu của Pháp thì cho biết doanh số bán hàng loại Cognac Rémy Martin của họ đã giảm hơn 30 % trong ba quý đầu tiên của năm ngoái vì sự sụt giảm tiêu thụ ở Trung Quốc… Danh sách này ngày càng dài.
Đối với The Economist, thực tế đã rõ, thời kỳ vàng son của các tập đoàn ngoại quốc tại Trung Quốc đã qua rồi.
Đời tư và « đời công » của Tổng thống Pháp trên mặt báo
Tạp chí Pháp tuần này dành trang bìa cho những chủ đề thời sự khác biệt, L’Express quan tâm đến hiện tượng ‘tinh thần suy sụp’, một căn bệnh mới của thời đại, mà một người trên 5 trong tuổi lao động bị đe dọa. Le Nouvel Observateur nêu bật ‘quyền lực’ của giới chuyên săn ảnh đời tư paparazzi, với ảnh Tổng thống Pháp François Hollande đi mô-tô bị nhắm trong ống kính.
Phải nói ông Hollande rất được các tạp chí quan tâm, không chỉ riêng về đời sống riêng tư mà cả trên bình diện chính trị, chính sách, nhất là việc ông Hollande trở lại với chính sách tiết kiệm như Đức từng chủ trương, cắt giảm chi tiêu xã hội. Le Nouvel Observateur dành trang xã luận cho tương lai của ông Hollande và trong hồ sơ chính trị dài nêu câu hỏi : « Ông Hollande có còn ở cánh tả hay không ? ».
Tạp chí Courrier International trong hàng tựa trang bìa nhìn thấy là báo giới nước ngoài ‘không’ hài lòng về ông Hollande, mà báo Đức gọi là người bạn mới của bà Merkel. Báo Bồ Đào Nha nói đến cánh tả thất vọng, trong lúc báo Tây Ban Nha thì nhìn thấy thành trì cuối cùng (của các đảng Xã hội) đã đến hồi bị phá bỏ.
Thái Lan : Khủng hoảng đe dọa nền dân chủ
Cũng về Châu Á, tạp chí Courrier International nhìn qua Thái Lan và tỏ ý e ngại cho nền Dân chủ bị đe dọa trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ 3 tháng nay. Tạp chí đăng bài xã luận của nhật báo Thái Lan Bangkok Post, phân tích tình hình và không thấy lối thoát : Trước mắt, tình trạng khẩn cấp được ban hành trong hai tháng trên toàn Thái Lan, cho phép chính quyền kiểm duyệt truyền thông, cấm tụ họp nơi công cộng và bắt giam người, trong khi cuộc bầu Quốc hội trước thời hạn được dự kiến vào ngày 02/02 tới đây.
Điều làm tác giả bài báo e ngại là tình hình bế tắc, khủng hoảng kéo dài, chưa thấy lối thoát ra sao. Nguyên nhân, theo bài báo, là các đảng chính trị đã không biết thích ứng với thay đổi của xã hội.
Để trả lời câu hỏi vì sao Thái Lan lâm vào tình cảnh hiện nay, tác giả bài báo nhìn lại xã hội Thái, phân tích là đã có những thay đổi triệt để trong các thập niên qua : Trước tiên, thu nhập của người dân đã tăng lên, người Thái bây giờ giàu gấp 3 lần so với ông cha. Ước vọng của họ đã thay đổi, đòi hỏi của họ đối với chính quyền cũng nhiều hơn. Được đi bầu, họ đã ý thức về quyền hạn của họ qua lá phiếu, họ muốn có tiếng nói. Người dân ở tỉnh, ở nông thôn đã ý thức họ là những người đóng góp nhiều vào ngân sách quốc gia.
Dù biến chuyển một cách triệt để, nhưng xã hội Thái vẫn còn mâu thuẫn giữa người thành thị và nông thôn. Một tầng lớp dân thành thị vẫn xem thường người nông thôn, không chấp nhận là những người này có thể đòi hỏi quyền lợi, đòi có tiếng nói trên diễn đàn chính trị.
Còn các đảng phái, qua chương trình hành động và cách điều hành công việc, đã cho thấy là họ không thích ứng được với thay đổi của xã hội, mà thường hành động như những nhóm « lợi ích », điều hành sao có lợi cho mình mà thôi. Đánh giá về đảng cầm quyền, tác giả bài báo cho là đảng Thai Rak Thai của cựu Thủ tướng Thaksin là đảng đầu tiên đã đưa ra một chương trình sát gần người người dân và được ủng hộ, nhưng đảng này lại thiếu tầm nhìn trên phương diện thuế khóa, tài chính. Đảng hậu thân Peuh Thai của Thủ tướng Yingluck, em gái của ông Thaksin, đã cho thấy là họ không vững vàng, phạm nhiều sai lầm, mất uy tín, nhất là trong vụ luật ân xá.
Đảng đối lập, đảng Dân Chủ càng bị chỉ trích nặng nề hơn. Tác giả bài báo khó chấp nhận việc một đảng có thể tẩy chay cuộc bầu cử vì sợ thất cử. Đảng này vịn cớ là có những vụ mua phiếu, nhưng thật ra là đảng này không có một chương trình có sức thuyết phục. Trong mắt tác giả bài báo, đảng Dân Chủ rất giỏi trong việc xây dựng quan hệ với giới quyền thế hơn là chú tâm tìm kiếm hậu thuẫn của cử tri.
Cuối cùng thì tác giả bài xã luận nhận thấy dù cuộc bầu cử có diễn ra đi chăng nữa, thì sau đó khó có thể đưa ra chính sách nào để giải quyết khủng hoảng. Tuy nhiên cũng có những tia hy vọng là trong tình hình hiện nay, ngày càng nhiều người Thái chấp nhận cải tổ, nhưng việc soạn thảo, đưa ra cải tổ và thực hiện sẽ phải mất nhiều thời gian.
Thái Lan : Áo đỏ tẩy chay bia Thái Singha
Tạp chí Courrier còn minh họa cuộc tranh chấp hiện nay bằng một sự kiên kinh tế xã hội : phe áo đỏ ủng hộ chính quyền đã tẩy chay một nhãn hiệu bia nổi tiếng Thái Lan, bia Shinga. Nguyên nhân là vì một người trong gia đình chủ nhân, bà Chitpas Bhirombhakdi, là người cho là rất năng nổ trong các cuộc biểu tình của phe đối lập và nhất là bà có một đánh giá đã làm phật lòng những người ở nông thôn : Phát biểu trong một cuộc biểu tình bà đã dám cho là ‘nhiều người Thái không hiểu gì về dân chủ, đặc biệt là vùng nông thôn.
Phát biểu này theo bài báo, không được bà Chitpas xác nhận, nhưng nó đã làm dấy sự tức giận nhất là ở vùng Đông bắc của phe Áo đỏ. Họ chỉ trích ngược lại bà Chitpas là kẻ giàu có, biểu tượng thành phần thượng lưu Bangkok, bám lấy quyền lợi lạc hậu và không hiểu biết gì về nông thôn cả. Và họ quyết định tẩy chay bia Shinga mà người Thái đến nay rất ưa chuộng. Sự kiện này càng minh họa cho hố sâu giữa tầng lớp nông thôn và thành phần được đánh giá là trung lưu thành thị.
Người già Nhật Bản sập bẫy mafia Trung Quốc
Ngoài Thái Lan, tạp chí Courrier International còn nhìn sang Nhật Bản, nơi những người cao niên bị mafia Trung Quốc lừa đảo. Phương thức lừa đảo rất tinh vi, như tờ báo chạy tựa : « Đơn giản như một cú điện thoại ». Quả thật các vụ lừa đảo được thực hiện qua điện thoại gọi từ Trung Quốc ! Tạp chí Courrier International trích dẫn báo Nhật Asahi Shimbun thuật lại câu chuyện do chính một kẻ lừa đảo kể lại.
Bài báo trước tiên mô tả cảnh khoảng một chục người Nhật ở trong một tòa nhà chọc trời ở Phúc Kiến, Trung Quốc, bám vào điện thoại vẻ đang thuyết phục kẻ bên kia đầu giây. Những người họ nói chuyện được biết là những người cao niên ở tại Nhật Bản.
Những người lừa đảo qua điện thoại này được gọi là Kakeko – tức là kẻ gọi (điện thoại), họ được một ‘ông chủ’ Trung Quốc thuê mướn, hoạt động theo từng nhóm 3 hay 4 người, phối hợp nhịp nhàng. Họ được trao một danh sách tên những người cần lừa đảo ở Nhật, thường là những người trên 60. Họ gọi qua đường dây trên mạng, ít tốn tiền, khó bị phát hiện hơn.
Cách thức đánh lừa : Một người giả danh là cảnh sát, thông báo với người bị lừa là có tiền bất chính được đưa vào trương mục, nếu không muốn tài sản bị phong tỏa thì phải làm thủ tục điều chỉnh, và một nhân viên ngân hàng sẽ giải thích thủ tục cần làm. Thế là đến lượt nhân viên ngân hàng giả mạo lên tiếng, hỏi khỏan tiền mà nạn nhân có, yêu cầu rút ra để chuyển lại cho một lãnh đạo ngân hàng. Đến đây thì một nhân vật thứ 3 xuất hiện, với danh nghĩa là một luật sư, trấn an nạn nhân là tất cả các điều này là hợp pháp. Khi mọi chuyện đã xong, họ báo lên người ‘xếp’, một người Trung Quốc nói tiếng Nhật. Người này gọi ngay đến một căn cứ ở Nhật, để một ‘lãnh đạo ngân hàng’ đến nhà nạn nhân nhận tiền.
Theo lời kể của một người kakeko đã làm công việc này, thì một người Trung Quốc nói tiếng Nhật như nói trên quản lý, giám sát mọi việc. Các kakeko phải theo những quy định chặt chẽ : Họ phải gọi liên tục không được nghỉ, có khi gọi đến 300 lần trong ngày ; và mọi người phải ăn tại một nhà hàng quy định, mỗi khi muốn đi ra phố thì phải xin phép, vì người quản lý giữ chìa khóa, và ở ngoài đường họ không được nói tiếng Nhật.
Theo giao ước, thì mỗi vụ thành công, người kakeko được hưởng 5% tiền lừa. Có người trong ba tháng đã nhận được 5 triệu yen, tức đã lừa được đến 100 triệu yen. Người Kakeko kể lại câu chuyện đã thừa nhận là trong số nạn nhân của anh, có một cụ già 90 tuổi. Phương thức lừa đảo này đã khá thành công, theo bài báo, danh sách người cao niên ở Nhật ngày càng dài ra, tổ chức lừa đảo ngày mở rộng hoạt động và thuê thêm người.
Những tổ chức lừa đảo như ở Phúc Kiến cũng có tại các thành phố Trung Quốc khác như ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên, và chỉ nhắm vào người ở Nhật Bản, vì lừa người ở Trung Quốc dễ bị phát hiện hơn và cũng dễ bị tử hình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét