Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Ai tác động vào chính sách ở VN? - TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa?

Thủ tướng tiếp tục khẩu hiệu đổi mới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định trong hai năm 2014-2015 phải cổ phần hóa 500 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước và sẽ niêm yết công khai danh sách này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia vào chiều 22/1/2014 tại Hà Nội..  Courtesy NLD
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã nói như vậy trong dịp làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia vào chiều 22/1 tại Hà Nội. Thông tin này do VietnamNet, Người Lao Động và nhiều báo đưa lên mạng với hàm ý đột phá thể chế kinh tế và trên ý nghĩa nào đó là thực hiện thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nên tư nhân hóa tất cả

Nghe tường trình
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, ông Bùi Kiến Thành chuyên gia tài chánh độc lập hiện sống và làm việc ở Hà Nội cho là, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trở ngại bao nhiêu năm qua và bây giờ mới quyết tâm làm mạnh. Tuy nhiên ông Bùi Kiến Thành đưa ra ý kiến rất đặc biệt:

“Riêng phần tôi cổ phần hóa là chưa được, cổ phần hóa là tư duy của bao cấp để cho nhà nước còn giữ lại tỷ lệ cổ phần chi phối trong những doanh nghiệp. Chuyện này là không thể nào tồn tại được cho nên phải tư nhân hóa tất cả những doanh nghiệp nào mà nhà nước không cần phải tham gia vào trong đó. Qua thời đại mới dùng từ mới bỏ cổ phần hóa đi mà nói thẳng là tư nhân hóa mới là đúng. Tôi mong rằng trong năm nay nhà nước sẽ làm hết sức quyết liệt, đã nói thì phải làm không thì làm sao người dân còn tin cậy được. Đã nói thì năm nay phải làm thôi, nếu không làm sẽ có những hậu quả không đo lường được.”




Phải tư nhân hóa tất cả những doanh nghiệp nào mà nhà nước không cần phải tham gia vào trong đó. Qua thời đại mới dùng từ mới bỏ cổ phần hóa đi mà nói thẳng là tư nhân hóa mới là đúng.

-Ô. Bùi Kiến Thành
Về chi tiết tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết 500 doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa trong năm nay và 2015 có chủ đích rõ rệt như, cổ phần hóa toàn bộ tổng công ty 90 và một số tập đoàn như Tập đoàn Công nghiệp Dệt may Việt Nam chứ không làm từng doanh nghiệp. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng tiết lộ là từ tháng 2/2014 tức sau Tết sẽ công khai danh sách doanh nghiệp cổ phần hóa và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành thực hiện. Đối với vấn đề đang được dư luận quan tâm, Thủ tướng tái khẳng định  tập trung xử lý nợ xấu, sở hữu chéo, doanh nghiệp tư nhân vay vốn ngân hàng do mình sở hữu.

Theo Người Lao Động Online, GSTS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nêu ý kiến, thay đổi thể chế kinh tế đất nước là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ trong năm 2014. Theo lời ông, đây chính là đột phá sau 30 năm đổi mới về kinh tế đất nước để đưa vào nghị quyết của Đảng. Từ thể chế cho khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài đến thể chế khu vực phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng phải đổi mới và cần xem xét đặc thù từng vùng miền.

Vẫn theo báo mạng Người Lao Động, TS Lê Xuân Nghĩa kiến nghị phải đổi mới Ban Chỉ đạo cải cách doanh nghiệp nhà nước, tăng thêm quyền giám sát. Trước đó vị chuyên gia đã nêu quan ngại của các tổ chức quốc tế về vấn đề doanh nghiệp nhà nước là nơi cản trở mục tiêu của Chính phủ Việt Nam và tác động lớn đến đời sống cùng việc làm. Trong khi đó, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, quan ngại về tình trạng một số doanh nghiệp qui mô lớn đang rất khó khăn lại liên quan “gần gũi” đến ngân hàng thương mại. Theo cách nói còn rào đón của ông Ngoạn có thể hiểu chính phủ cần ứng phó với kịch bản sụp đổ hàng loạt ngân hàng thương mại.

Ảnh chụp bên bờ sông Sài Gòn ở TPHCM hôm 19/11/2013. AFP PHOTO.
Theo VietnamNet, TS Lê Xuân Nghĩa dẫn những khuyến cáo từ các báo cáo quốc tế cho rằng, Việt Nam cần tập trung xử lý nợ xấu không chỉ của các tập đoàn lớn mà cả nợ xấu trong bất động sản. Theo đó, nếu kinh tế phục hồi chậm, xử lý không khéo sẽ khiến hệ thống ngân hàng rơi vào khó khăn, cản trở cải cách.

Trả lời chúng tôi chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định:

“Hiện giờ đương chốt những nợ xấu đưa qua công ty mua bán nợ xấu, công ty này giải quyết trong 5 năm đối với những ngân hàng có những nợ xấu đó. Việc này hết sức là kỹ thuật cần phải theo dõi. Nói chung chính phủ muốn có thời gian 5 năm để giải quyết nợ xấu được thuận lợi. Nhưng điều quan trọng hơn là từ đây sắp tới sẽ như thế nào? nếu không quản lý tốt hệ thống ngân hàng thì sẽ tiếp tục cho ra những nợ xấu nữa. Vì phương cách hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam nó không phải là hệ thống ngân hàng, nó vẫn ở trong hình thức cấp tín dụng theo thế chấp nghĩa là theo kiểu tiệm cầm đồ, chứ không phải theo mục tiêu sản xuất kinh doanh có dự án cụ thể vì vậy phải bắt đầu làm việc một cách nghiêm túc hơn. Tín dụng phải theo dự án chứ không thể nào tín dụng mà không theo dõi luồng tiền đó được, nó sẽ tạo thêm nợ xấu nữa. Việc quan trọng từ đây về sau phải làm như thế nào để ngăn chận việc phát sinh thêm nợ xấu.

Phải bảo đảm khách quan

Trong buổi làm việc với Thủ tướng, ông Vũ Viết Ngoạn đề cập tới vấn đề cải cách thể chế kinh tế phải bảo đảm quy luật khách quan của thị trường như quan hệ cung cầu, giá thành, giá bán…Cụ thể là làm rõ chức năng của nhà nước và thị trường, làm rõ mối quan hệ nhà nước với doanh nghiệp nhà nước là theo kinh tế thị trường.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quả quyết với các chuyên gia sắp tới sẽ không còn chuyện dịch vụ và sản phẩm bán dưới giá thành mà chính phủ phải bù lỗ. Theo đó xăng dầu đã áp dụng giá thị trường, giá than bán cho  sản xuất điện đã ngang giá xuất khẩu. Năm 2014 nhà nước không bù lỗ giá điện nữa, nhưng tiếp tục hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình nghèo mỗi năm khoảng 1.000 tỉ đồng, khi điện tăng giá sẽ điều chỉnh mức hỗ trợ.

Nhận định về vấn đề liên quan, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành phát biểu:




Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm công khai minh bạch theo cách là thiết chế lại xem lại rà soát lại tất cả luật pháp, hệ thống chính sách.

-Bà Phạm Chi Lan
“Qua Mỹ, đi Pháp đi khắp các nơi các vị lãnh đạo đều yêu cầu các cường quốc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì giá cả phải đồng nhất và phù hợp qui luật thị trường. Từ trước đến nay giá điện quá thấp để bao cấp cho một số hộ nghèo, nhưng số hộ nghèo này có thể được trực tiếp giúp đỡ, chứ không phải đại trà cho mọi người, thang giá điện như thế là không hợp lý hay là giá than giá xăng hay bất kỳ thứ gì, cần áp sát với thị trường.”

Theo lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà các báo trích thuật, hiện nay nhà nước Việt Nam mới tính đúng, tính đủ đối với giá dịch vụ y tế, giáo dục ở khía cạnh tiền lương cán bộ, thuốc men trong khi nhiều yếu tố đầu vào khác vẫn bao cấp như đầu tư cơ sở vật chất, đất đai…

Những gì Thủ tướng nói trong dịp gặp gỡ nhóm chuyên gia tư vấn chiều 22/1 cho thấy Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài trước khi thực sự là một nền kinh tế thị trường. Trong dịp trả lời chúng tôi trước đây, bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế ở Hà Nội đã nhận định:

“Khả năng cải cách, cơ hội cải cách thì bao giờ cũng có. Chỉ có điều những người lãnh đạo có đủ quyết tâm chính trị mà làm hay không, có làm tới nơi tới chốn hay không thôi.
Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm công khai minh bạch theo cách là thiết chế lại xem lại rà soát lại tất cả luật pháp, hệ thống chính sách. Những chỗ nào không hợp lý, chỗ nào chưa đảm bảo được độ minh bạch thì phải sửa lại cho nó minh bạch hơn.”

Theo VietnamNet, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhóm chuyên gia tư vấn cũng thảo luận về tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại đa phương quan trọng như Hiệp định thương mại tự do FTA với EU hoặc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương TPP với Hoa Kỳ và một số nước khác.

Năm 2014 với tín hiệu le lói trong vấn đề đổi mới thể chế kinh tế chính trị ở Việt Nam, chúng tôi xin trích lại nhận định của chuyên gia kinh tế độc lập Lê Đăng Doanh:

“Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước các cơ hội rất tốt nếu như vòng đàm phán TPP kết thúc được sớm, thì lúc đó đầu tư nước ngoài sẽ đổ mạnh vào Việt Nam và rất có thể Nhật Bản sẽ đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp Việt Nam sể sản xuất nông sản và xuất khẩu lại Nhật Bản với thuế suất bằng 0. Bởi vì cả Việt Nam và Nhật Bản lúc đó là thành viên TPP (* Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương). Vì vậy cho nên cơ hội và khó khăn hiện nay đang chen lẫn nhau, chúng ta nên thúc đẩy nỗ lực cải cách để cho những lời Thủ tướng tuyên bố sớm trở thành hiện thực ở Việt Nam.”

Nhiều người ở Việt Nam chưa quên khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” của nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong thập niên 1980, dù thực tế lịch sử cho thấy nhân vật này chỉ đổi mới nửa vời. Hơn ba thập niên sau, hiện nay đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang trong một thời kỳ cần đổi mới bản thân trước sự thất vọng của người dân.

Có lẽ không phải là một ngẫu nhiên tình cờ, khi từ đầu năm 2014 tới nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở thành người phát biểu nhiều nhất về đổi mới thể chế kinh tế, chính trị. Liệu ông có là một nhà cải cách hay không thì cần chờ thời gian trả lời, nhưng điều đáng ghi nhận là lần đầu tiên có một nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam nhận thức được, việc hội nhập thông qua các hiệp định thương mại đa phương chính là một cơ hội đẩy mạnh cải cách từ bên trong.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA

Ai tác động vào chính sách ở VN?

Quá trình ra quyết định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô cấp quốc gia của chính phủ Việt Nam trong nhiều năm nay chịu tác động sâu từ một số tác nhân là các nhóm lợi ích 'tiêu cực, tham nhũng', theo một số quan sát từ Việt Nam.

Lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng là một trong các vấn đề lớn
Các nhóm này gồm các đại gia, các nhóm lợi ích thâu tóm nhiều thị trường huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, từ trung ương tới địa phương như thị trường vốn, tài chính, ngân hàng, bất động sản, đầu tư, xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên thiên nhiên (mỏ, khoáng sản...), theo các ý kiến đánh giá.

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, hôm 23/1/2014, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) nói với BBC các nhóm lợi ích thâu tóm, lũng đoạn hệ thống ngân hàng nhà nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, đã là nguyên nhân chính làm 'tắc nghẽn' nền kinh tế nhiều năm qua.

Ông nói: "Có thể thấy rằng các ngân hàng có thể rất dễ dàng cho các doanh nghiệp vay mà những thủ tục xem xét tài sản thế chấp, thủ tục xét duyệt thực thi các dự án là hết sức lỏng lẻo, và rõ ràng đấy là biểu hiện của những lợi ích nhóm...

"Vấn đề của hệ thống ngân hàng của Việt Nam là một vấn đề hết sức hệ trọng và là một trong các điểm mấu chốt gây ra sự tắc nghẽn của nền kinh tế hiện nay, bởi vị số nợ xấu rất lớn."

'Lợi ích nhùng nhằng'




Việc sở hữu chéo như trận đồ bát quái và hết sức phức tạp. Và trong sở hữu chéo đó, rất có thể là có vốn ảo, tức là vốn không có thực, anh lấy vốn của người dân gửi vào ngân hàng, rồi anh lấy tiền đó đầu tư đi, rồi anh bảo rằng đấy là vốn của anh, rồi anh lại quay lại đầu tư lại"

TS Lê Đăng Doanh
Phân tích về hiện tượng 'sở hữu chéo' ở nhiều ngân hàng Việt Nam, TS Doanh nói: "Trái với thông lệ quốc tế và luật pháp ở nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam lại cho phép các công ty, các tập đoàn được đầu tư vào ngân hàng, rồi các ngân hàng đó lại lập ra các công ty tài chính, lại đầu tư trở lại với các tập đoàn này, doanh nghiệp kia,

"Cho nên việc sở hữu chéo như trận đồ bát quái và hết sức phức tạp. Và trong sở hữu chéo đó, rất có thể là có vốn ảo, tức là vốn không có thực, anh lấy vốn của người dân gửi vào ngân hàng, rồi anh lấy tiền đó đầu tư đi, rồi anh bảo rằng đấy là vốn của anh, rồi anh lại quay lại đầu tư lại."

Hôm thứ Năm, PGS. TS Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định với BBC, có sự hiện diện của lợi ích nhóm trong các ngân hàng mà sở hữu chéo là một phương thức thủ lợi.

Vụ án Dương Chí Dũng ở Vinalines xuất hiện nhiều tình tiết phức tạp về lợi ích nhóm và tham nhũng nhà nước
Ông nói: "Hiện nay, một trong những nhóm lợi ích nổi bật nhất chính là nhóm lợi ích trong ngân hàng, nhóm lợi ích này thể hiện hai điểm là các ngân hàng câu kết với các doanh nghiệp mà người ta gọi là sân sau,

"Nó tạo nên những sở hữu chéo rất nhùng nhằng, nếu đặt vấn đề này ra, tôi nghĩ rằng khi xử Bầu Kiên sẽ rõ dần cái sở hữu chéo và đây chính là nhóm lợi ích (tác hại) thứ nhất mà ngân hàng đặt ra."

Chuyên gia chính sách công cũng chỉ ra sự hiện diện của nhóm lợi ích ở một bộ phận quan chức.

Ông nói: "Nhóm lợi ích thứ hai người ta cho là một số các quan chức cũng đứng sau các ngân hàng này và nếu như người ta xử triệt để, thì có thể bộc lộ một số nhân vật quan trọng và đứng sau các ngân hàng,

"Như thế là các nhóm lợi ích này gồm có bên trong nội bộ sở hữu chéo, có nghĩa là các ngân hàng sân sau gồm có người nhà, họ hàng, các doanh nghiệp rất thân cận có quan hệ huyết thống hoặc các quan hệ thân quen làm ăn trong một thời gian; đó là nhóm lợi ích liên quan rất nhùng nhằng,

"Nhóm lợi ích thứ hai người ta cũng đang đặt vấn đề là đứng đằng sau các ngân hàng này, đứng đằng sau các sai sót, các vụ án lớn này, là một số những nhân vật quan trọng có quyền, có chức, và người ta hy vọng và người ta rất quan tâm đến là liệu lần xử tới liên quan vụ Bầu Kiên và các vụ xử khác, liệu nó có động đến, làm bộc lộ nhóm lợi ích này ra một phần nào đây không."

'Biến hóa tinh vi'




Một số chuyên gia nước ngoài đã nói với tôi cách đây lâu lắm rồi rằng bản thân các doanh nghiệp nhà nước thực sự cũng được cổ phần hóa, đã được tư nhân hóa lâu rồi, về mặt hình thức, có thể nó vẫn mang danh là 100% của nhà nước, nhưng nó do người của những nhóm này, nhóm kia điều khiển"

TS Nguyễn Quang A
Các nhóm lợi ích cũng có những biến hóa tinh vi khó lường, như khẳng định của Tiến sỹ Nguyễn Quang A với BBC hôm 23/01/2014. Ông nói:

"Một số chuyên gia nước ngoài đã nói với tôi cách đây lâu lắm rồi rằng bản thân các doanh nghiệp nhà nước thực sự cũng được cổ phần hóa, đã được tư nhân hóa lâu rồi, về mặt hình thức, có thể nó vẫn mang danh là 100% của nhà nước, nhưng nó do người của những nhóm này, nhóm kia điều khiển.

"Và thực sự những chuyện tham nhũng như xảy ra ở Vinalines, Vinashin chẳng hạn làm cho những công ty sụp đổ, nhưng bản thân những người điều khiển, hay những người dính dáng những cái đó có thể kiếm được rất nhiều tiền.

"Và tiến ấy, họ có thể hợp thức hóa qua các công ty của người thân, gia đình của họ làm ăn hợp pháp ngay ở Việt Nam, mà chẳng cần đưa ra mấy thiên đường thuế ở bên ngoài làm gì."

Gần đây, liên quan vấn đề lợi ích nhóm và tham nhũng nhà nước, hôm 13/1/2014, trả lời phỏng vấn của Thông Tấn Xã Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng Cộng sản.

Xử lý lợi ích nhóm và tham nhũng nhà nước đang là bài toán đau đầu của lãnh đạo Đảng và nhà nước VN.
Ông được trích thuật nói: "Phòng, chống tham nhũng là một yêu cầu, nội dung lớn của Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập là theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương...,

"Tham nhũng như ung nhọt nhức nhối, nhưng lãng phí cũng rất ghê gớm; lãng phí về của cải, tiền bạc, tài nguyên, thời gian, công sức... Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng ra đời chính là nhằm phòng, chống cho được tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý..."

Còn tại một cuộc họp của Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, một cựu quan chức Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng đã thừa nhận với truyền thông trong nước về vấn nạn khuynh loát của lợi ích nhóm dẫn tới tham nhũng nhà nước.

"Cái tiêu cực ở thượng tầng diễn biến rất nguy hiểm và thường móc nối với cán bộ Đảng viên là cán bộ chủ chốt có quyền quyết định các quyết sách chính trị…”, PGS. TS Đỗ Ngọc Ninh nói với Đài tiếng nói Việt Nam (VOV).

'Tác động rất mạnh'

Một chuyên gia chuyên theo dõi vấn đề hoạch định, ra quyết định chính sách vĩ mô ở Việt Nam, đặc biệt ở khối hành pháp, bình luận với BBC cho rằng các nhóm tiêu cực, vụ lợi đã đang có vai trò và tác động rất mạnh vào chính sách.




Lãnh đạo có những quyết định thiếu chín chắn, tùy tiện, khó dự đoán trước. Nhiều nhóm như các nhóm bàn tròn gồm các quan chức cấp cao vẫn họp thường kỳ chuẩn bị các báo cáo cho Thủ tướng chính phủ là một nhóm tác động chính sách trực tiếp, đằng sau họ lại có những nhóm lợi ích gửi tiếng nói vào"

Một ý kiến quan sát
Nhà phân tích không muốn tiết lộ danh tính này nói: "Hoạch định, quyết định và thực thi chính sách vĩ mô của chính phủ Việt Nam không rõ ràng, tường minh như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới,

"Lãnh đạo có những quyết định thiếu chín chắn, tùy tiện, khó dự đoán trước. Nhiều nhóm như các nhóm bàn tròn gồm các quan chức cấp cao vẫn họp thường kỳ chuẩn bị các báo cáo cho Thủ tướng chính phủ là một nhóm tác động chính sách trực tiếp, đằng sau họ lại có những nhóm lợi ích gửi tiếng nói vào.

"Một số cựu quan chức cao cấp của nội các của chính phủ, kể cả một số đại gia, các tập đoàn rất lớn của nước ngoài cũng có thể có tiếng nói và tác động nhất định vào việc ra chính sách của nội các."

Theo ý kiến quan sát này thì việc vận động chính sách và việc các nhóm lợi ích 'đầu tư người' của họ trong các cơ quan nhà nước, chính phủ không phải là không có ở một số quốc gia trong khu vực và thế giới.

"Tuy nhiên, mức độ tác động quá trắng trợn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích chung của quốc dân, của nền kinh tế, gây nhiều tổn hại sâu sắc, to lớn và lâu dài cho quốc gia là cực kỳ nghiêm trọng và khó chấp nhận," chuyên gia này nói với BBC.

Hôm thứ Năm, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng nói với BBC mức độ các nhóm lợi ích tác động vào chính sách vĩ mô của chính phủ và nhà nước ở Việt Nam là hoàn toàn có thể cảm nhận được.

'Đau đầu, đau tim'

Ông nói: "Cái ảnh hưởng của nó đến những chính sách để giữ cho vị thế của những nhóm như thế là có thể cảm nhận được ở trong các chính sách của, mà tôi nghĩ một trong những điểm mà tôi nghĩ có thể nhìn thấy tận mắt, có thể day tận trán, đó là nó ảnh hưởng tới những chuyện như (sửa đổi) Hiến pháp vừa rồi,

Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cho thấy có cán bộ ngân hàng phạm pháp
"Họ vẫn cứ ghi là 'kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo', tuy rằng người ta có những ông lý luận của nhà nước, đảng cộng sản, giải thích một rất tù mù về vai trò lãnh đạo hay vai trò hàng đầu của kinh tế nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước lợi dụng vào cái đó để kiếm nhiều đầu tư hơn, kiếm nhiều tín dụng hơn,

"Và cái đó nói cách khác tức là phần nguồn lực đáng kể của xã hội dồn cho họ, và khi dồn cho họ, họ có cơ hội tham nhũng hơn. Có thể nói lợi ích kinh tế, cái khuyến khích về mặt tham nhũng ảnh hưởng đến chính sách, thậm chí những đường lối lớn đến như thế."

Hôm 23/1, nhà báo tự do, TS Phạm Chí Dũng nói với BBC các nhóm lợi ích vụ lợi, tiêu cực, có thể để lại 'hậu quả nghiêm trọng' khi gây ra nạn 'tham nhũng nhà nước' ở quy mô lớn, làm tha hóa một 'bộ phận lớn' các quan chức có thực quyền về hoạch định, quyết định, thực thi chính sách ở các cấp trung cao tại Việt Nam.

Ông nói: "Theo quan điểm của nhà nước thì đây là một 'bộ phận không nhỏ', nhưng người dân Việt Nam thì luôn luôn hoài nghi về chuyện 'một bộ phận không nhỏ', thực chất đó là một bộ phận lớn...

"Con số này người ta đề cập có thể chiếm tới một nửa số quan chức Việt Nam hiện nay, tôi cho là trong tình hình tham nhũng tràn lan, các nhà lãnh đạo đang đau đầu về việc này, đau đầu và có thể là đau tim nữa,




Các đồng chí có quyền chất vấn chúng tôi, chất vấn mạnh hơn nữa... Cứ nói thẳng, nói thật, công khai, minh bạch. Bởi sự úp mở chính là nguyên nhân rất quan trọng chứa chấp tham nhũng và tiêu cực, những cái ung nhọt của xã hội, của Đảng và Nhà nước"

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
"Và con số một nửa không phải là cái gì quá đáng, quá ghê gớm và đang ứng với thực trạng một nền kinh tế và một nền chính trị đang bị sa sút trầm trọng như ở Việt Nam."

Trong bản thông điệp đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn sẽ có một số cải cách sâu rộng liên quan tới tái cơ cấu nền kinh tế, tháo bỏ độc quyền, cổ phần hóa ở khu vực doanh nghiệp nhà nước.

'Lời lẽ lãnh đạo'

Tuy nhiên, vấn đề xử lý nhóm lợi ích, lợi ích nhóm ngay trong các cơ quan của chính phủ, các ngành các cấp là một công việc không dễ dàng, như ý kiến của chuyên gia về chính sách công không tiết lộ danh tính nói với BBC:

"Thủ tướng không thể tự xử lý khách quan được những nhóm lợi ích này và nhà nước cũng khó có thể để cho ông đơn phương thực hiện.

Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (giữa) động viên cán bộ nhân dân lên tiếng chống tiêu cực, tham nhũng
"Cần phải có các cơ quan độc lập hơn để xử lý, và đó có thể là lý do vì sao một Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng nhà nước đã được lập ra và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Bí thư, có sự tham gia của Ban Nội chính Trung ương..."

Được biết, theo kế hoạch, trong năm 2014, tám vụ án và hai vụ việc nghiêm trọng, gây sự quan tâm lớn của dư luận xã hội sẽ lần lượt được xét xử, tuyên án và có kết luận, theo sự chỉ đạo của Ban Nội chính Trung ương Đảng.

Về phần mình, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang cũng đã nêu quan điểm về xử lý vấn nạn lợi ích nhóm và tham nhũng nhà nước. Trong một cuộc tiếp xúc với cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh vào thượng tuần tháng Mười Hai, ông kêu gọi cử tri mạnh dạn hợp tác với lãnh đạo trong việc này.

Ông nói: “Các đồng chí có quyền chất vấn chúng tôi, chất vấn mạnh hơn nữa. Mong là các đồng chí về phường, quận cũng làm tương tự như vậy. Cứ nói thẳng, nói thật, công khai, minh bạch.

"Chúng tôi phải đấu tranh nhưng trách nhiệm nặng nề hơn các đồng chí, khi cần phạt phải phạt mạnh hơn các đồng chí. Chúng tôi sẵn sàng nhận những hình phạt đó, không có gì phải né tránh”, ông Chủ tịch nước được báo trong nước trích dẫn.
Theo BBC

TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa?

Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa quản lý ba quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Sa

Chủ nghĩa Đại Hán (cùng với nó là Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán) bắt rễ sâu xa trong lòng xã hội Trung Quốc (TQ), cũng chưa bao giờ mất tầm quan trọng then chốt trong chiến lược đối ngoại của TQ.

Thống nhất thiên hạ, mở mang bờ cõi, vì vậy, luôn được coi là sứ mệnh thiêng liêng, mục tiêu quan trọng hàng đầu của tất cả các triều đại phong kiến TQ. Với những nước chưa thể, không thể thống nhất vào mình được, TQ luôn tự coi và bằng mọi cách biến các nước này thành chư hầu (thuộc quốc) của Thiên triều (Tông chủ). Thiên hạ chỉ có thể được coi là thái bình nếu được Thiên triều lãnh đạo. Thiên hạ ở đây không chỉ là các tiểu quốc trong biên giới đương thời mỗi vương triều, mà được mở rộng tùy theo sức mạnh, khả năng và tầm nhìn của Thiên triều. Thiên triều TQ hiện tại cũng không là ngoại lệ. Chỉ có điều, Thiên hạ ngày nay đã là Thế giới.
Điều đặc biệt nguy hiểm là: Do nhiều nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa, Chủ nghĩa Đại Hán (CNĐH) ngày nay không chỉ là của tầng lớp thống trị, của tầng lớp trung lưu và người có học, mà còn được sự đồng tình của đa số dân chúng Trung Hoa lục địa. Thiên chức của Thiên triều là nhất thống thiên hạ, mở mang bờ cõi; thần dân tất phải bảo vệ thiên đức mà ủng hộ thiên chức của Thiên triều. Cho đến khi TQ vẫn chưa có dân chủ thật sự, chừng đó thế giới vẫn phải đối mặt với CNĐH.

Là một sứ mệnh thiêng liêng của Chủ nghĩa ĐH, Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán (Chủ nghĩa BTĐH), về bản chất không phải là để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, mà là bảo vệ, tôn vinh uy danh Thiên triều. Nghĩa là ngay cả khi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển bằng cách khác mà không cần phải xâm chiếm, mở rộng lãnh thồ, TQ vẫn ngay lập tức thực hiện sứ mệnh này một khi thấy mình đủ khả năng, có cơ hội.

Nhờ Toàn cầu hóa,TQ trở thành thị trường lớn nhất thế giới hấp dẫn hầu hết nhà đầu tư quốc tế, trở thành công xưởng của thế giới. Nhờ cách đánh giá sức mạnh kinh tế quốc gia vẫn còn bằng các chỉ số lạc hậu vốn chỉ thích hợp cho một nền kinh tế quốc gia đóng (GDP chẳng hạn), TQ được coi như một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Điều đó không chỉ khiến Thiên triều càng ngạo mạn, dân chúng thêm tự hào, mà còn làm họ tự tin hơn vào khả năng thực hiện CNBTĐH.

Cơ hội thành công của CNBTĐH không hề thấp. TQ hiện là cường quốc khu vực có ảnh hưởng quyết định đến thị trường các nước Đông Nam Á, là thị trường tiêu thụ hàng hóa quan trọng nhất của các nước đang có tranh chấp biển với TQ; là đối tác quan trọng hàng đầu của tất cả các nước công nghiệp phát triển. Nhu cầu bức thiết về nguyên vật liệu, năng lượng cho một nền kinh tế không lồ như TQ là một nhu cầu có thật. Nó dễ dàng là lý do kinh tế biện minh cho những yêu sách lãnh thổ, che đậy bản chất của vấn đề là CNBTĐH.

Do là nhu cầu bức thiết để ổn định và phát triển một nền kinh tế mà cả thế giới ít nhiều đều phụ thuộc, việc TQ tranh giành, chiếm giữ, thậm chí xâm chiếm lãnh thổ cũng sẽ được cộng đồng quốc tế nghiêng theo hướng gây sức ép giải quyết theo hướng thỏa hiệp “dĩ hòa vi quí“ có lợi cho TQ. Ngoài ra, TQ cũng nổi tiếng về sự phối hợp không đồng bộ, ít hiệu quả giữa chính quyền địa phương với trung ương. Trong vấn đề biên giới, TQ sẽ lợi dụng nó để đổ lỗi cho chính quyền địa phương, mở đường thoát cho chính quyền trung ương khi cần thiết.

Liệu Trung Quốc có dùng hải quân chiếm một số đảo ở Trường Sa?

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng; bất công ngày càng lớn, càng nhiều; mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa người dân và giới cầm quyền ngày càng gay gắt; xung đột không thể giải quyết giữa tự do kinh tế với trói buộc tinh thần, chế độ chính trị; sự chính danh Thiên tử của Đảng Cộng sản Trung Quốc là những vấn nạn ai cũng biết của TQ. Chủ nghĩa BTĐH lúc này là một giá trị chung, là cơ hội có thể dễ dàng thống nhất người dân, khiến họ tạm gác qua một bên những vấn nạn ấy.

Biển Đông hay quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật quan trọng hơn? Một nửa số tàu biển đang lưu thông của thế giới chạy qua Biển Đông. Đây cũng là tuyến hàng hải quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Kiểm soát được Biển Đông, đồng nghĩa với kiểm soát thương mại quốc tế. Biển Đông còn được đánh giá có trữ lượng tài nguyên, khoáng sản rất lớn có khả năng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của TQ. Đảo Điếu Ngư không có những yếu tố này.

Biển Đông hay Điếu Ngư dễ giành được hơn? Nhật là cường quốc kinh tế thế giới; các công ty Nhật hoạt động tại Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh đến kinh tế TQ. Căn cứ vào Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Nhật, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Nhật khi Điếu Ngư bị TQ tấn công. Như vậy, đối với TQ, tranh chấp Điếu Ngư chỉ có tính chất tượng trưng chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Thiên triều; là màn kịch đánh lạc hướng quan tâm của các nước quanh Biển Đông; và - quan trọng nhất - là con bài ngã giá để Nhật và Mỹ có lý do không can thiệp khi TQ mạnh tay ở Biển Đông. Tranh chấp Điếu Ngư, vì vậy, chắc chắn sẽ được giải quyết bằng các thỏa thuận ngầm.

Các đảo hiện đang tranh chấp tại Biển Đông vốn đều không có dân sinh sống từ trước. Việc chứng minh thủ đắc lãnh thổ, có chủ quyền theo nguyên tắc “Chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục“ là hầu như không thể. Chứng minh chủ quyền mang tính lịch sử là một việc hết sức khó khăn, luôn gây tranh cãi. Không nước nào đang liên quan đến tranh chấp tại đây có đủ bằng chứng chắc chắn, không thể tranh cãi, về chủ quyền mang tính lịch sử của mình.

Bộ Qui tắc ứng xử Biển Đông (COC) tôn trọng và bảo vệ lợi ích các bên một cách bình đẳng, công bằng sẽ là cách giải quyết tốt nhất. Nhưng Thiên triều không thể chấp nhận bình đẳng với thuộc quốc. TQ sẽ trì hoãn tối đa việc ký kết một Bộ qui tắc như vậy. Sự không chắc chắn về chứng cứ, mập mờ về cơ sở pháp lý, chưa có nguyên tắc giải quyết chung của các bên chính là lợi thế của TQ. Sự khác biệt rõ ràng về lợi ích, quan điểm, và mức độ phụ thuộc vào TQ của từng nước trong khối ASEAN, cũng là một thuận lợi không nhỏ đối với TQ.

Mỹ xoay trục chiến lược về Châu Á-Thái Bình Dương khiến các nước đang có tranh chấp với TQ an tâm, cứng rắn hơn; nhưng thể diện Thiên triều cũng bị thách thức. TQ sẽ phải có hành động đáp trả mạnh mẽ hơn. Tranh chấp mới đây tại Biển Đông đã diễn ra dưới mọi hình thức, trừ tấn công chiếm đảo. Nay TQ đã tự đặt mình vào thế “Cung đã giương, tên không thể không bắn“.

Tấn công chiếm đảo trong bất kỳ tình huống nào cũng không được khơi mào một cuộc chiến tranh giữa TQ và một nước trong vùng. Càng không được phép trở thành lý do cho phép Mỹ hoặc cộng đồng quốc tế can thiệp bằng vũ lực. Vì vậy, nó sẽ phải là cuộc tấn công tổng lực thần tốc, bảo đảm chiếm được đảo chỉ trong nửa ngày, chậm nhất là một ngày. Ngay sau đó, TQ sẽ ra tuyên bố vẫn bảo đảm tự do lưu thông hàng hải quốc tế qua Biển Đông; có thể lấy làm tiếc về hành động quân sự của chính quyền địa phương. Đồng thời sử dụng toàn bộ các quan hệ, sức mạnh kinh tế đối với nước mất đảo, thuyết phục Mỹ, LHQ, EU gây sức ép, buộc nước mất đảo nhân nhượng, chấp nhận không phản công quân sự và phải thương lượng với TQ vì lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ ý thức hệ tư tưởng chặt chẽ nhất?

Các đảo thuộc Philippines hay Việt Nam trong quần đảo Trường Sa sẽ bị tấn công? Một mặt, do Philippines đã khởi kiện TQ ra Hội đồng Trọng tài quốc tế, nên TQ có nghĩa vụ tuân thủ khoản 03 điều 2 Hiến chương LHQ và Điều 279 UNCLOS không thể dùng vũ lực đối với Philippines nữa.

Mặt khác, Philippines cũng có Hiệp ước liên minh quân sự với Mỹ. Dù đảo tranh chấp có thể chưa được chính thức xem là lãnh thổ của Philippines để được Mỹ bảo vệ, nhưng theo Hiệp ước này, Mỹ phải can thiệp khi lợi ích quốc gia của Philippines bị đe dọa và được Philippines chính thức yêu cầu. Trong bất cứ trường hợp nào, cũng không thể chắc chắn được Mỹ sẽ không can thiệp. Đây là một rủi ro lớn mà TQ không muốn.

Việt Nam chưa khởi kiện TQ ra một tổ chức quốc tế; cũng không có Hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Quan hệ liên minh, sự giúp đỡ quân sự truyền thống của Nga với Việt Nam (như trong cuộc chiến biên giới 1979) cũng không đáng ngại, do TQ có thể gây áp lực tại biên giới đất liền với Nga làm đối trọng.

Việt Nam còn là nước phụ thuộc về kinh tế vào TQ hết sức nặng nề, đặc biệt là vào giao thương tiểu ngạch qua biên giới đất liền với TQ. Đóng cửa biên giới đất liền sẽ là đòn trí mạng đối với nền kinh tế Việt Nam cho trường hợp VN phản công chiếm lại đảo. Quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc hiện là một quan hệ ý thức hệ tư tưởng chặt chẽ nhất, quan trọng và đặc biệt nhất trong các quan hệ của Việt Nam với các đảng phái chính trị nước ngoài. Thiên triều biết cách sử dụng quan hệ này một cách hiệu quả nhất để buộc VN phải chấp nhận thương lượng sau khi mất đảo.

Như vậy, trong tương lai gần, một “chính quyền địa phương” của TQ sẽ ra lệnh tấn công thần tốc chiếm một vài đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam không thể phản công chiếm lại, mà sẽ buộc phải thương lượng lâu dài với TQ để chấp nhận hiện trạng mới này.

Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam  
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc tại Sài Gòn.
(BBC)

Kế hoạch cải cách: Tuyên ngôn của Tập Cận Bình

Phiatruoc

Trích từ Một góc của tôi
Chủ tịch Trung Quốc công bố những kế hoạch cải cách ấn tượng nhất trong 2 thập kỷ. Chúng kết hợp sự táo bạo khác thường và một số điềm thận trọng đặc trưng.
Xi Reform-China
Kể từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949, chưa bao giờ có vị lãnh đạo Trung Quốc nào nhanh chóng công bố một kế hoạch thay đổi trên phạm vi rộng như thế. Ngay cả Đặng Tiều Bình, sau khi lên tiếp quản năm 1978, cũng dần dần mới tiết lộ ý định của mình. Chủ tịch Tập Cận Bình, trong một văn kiện dài 22.000 chữ công bố vào ngày 15/11/2013, đã hứa hẹn những cải cách sâu rộng, từ nới lòng chính sách một con nghiêm khắc của nước này và xóa bỏ các trại cải tạo lao động cho đến bãi bỏ các biện pháp kiểm soát lãi suất. Nhưng hiếm khi nào một nhà lãnh đạo phải đối mặt với một thách thức như vậy đối với các kế hoạch của mình.
Bất chấp đã vượt qua Nhật Bản vào năm 2010 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn phải vật lộn để tìm cách giải quyết vấn đề lợi ích của thế giới trong các tuyên bố chính sách chính thức của mình. Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) thông báo họ đã thông qua văn kiện trên vào ngày 12/11/2013 sau một cuộc họp kín của Ủy ban Trung ương gồm 370 thành viên. Nhưng như mọi khi, họ đã hy vọng giữ bí mật nội dung của nó trong một tuần trong khi thông báo tóm tắt cho các thành viên của mình. Cuối cùng, họ đã giảm bớt thời gian giữ bí mật xuống còn 3 ngày; dường như là do bị thúc ép bởi sự đồn đoán (thậm chí trên báo chí Trung Quốc) rằng hội nghị đã không tương xứng với lời quảng cáo của nó là một bước ngoặt cho cải cách. Đảng CSTQ thậm chí đã đi một bước khác thường là công bố một bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trong đó ông tiết lộ rằng đích thân ông đã lãnh đạo nhóm soạn thảo văn kiện gồm 60 người. Truyền thông nhà nước cho biết ông là nhà lãnh đạo đảng đầu tiên kể từ năm 2000 đảm nhận vai trò đó. Trên thực tế, họ nói rằng văn kiện trên là tuyên ngôn của Tập Cận Bình.
Theo tiêu chuẩn của các văn kiện chính sách vốn thường không gây hứng khởi của Đảng CSTQ, văn kiện lần này rất đáng chú ý. Nó mô tả đầy đủ chi tiết thông cáo ngắn gọn đầu tiên của Đảng CSTQ ngày 12/11/2013 rằng các lực lượng thị trường từ nay trở đi sẽ đóng một vai trò “quyết định” trong việc định hình nền kinh tế (một sự đột phá về quan niệm mà trước đây đã né tránh Đảng CSTQ, bất chấp từ lâu họ đã đi theo chủ nghĩa tư bản). Văn kiện kêu gọi “đẩy nhanh” những động thái để khiến thị trường quyết định lãi suất. Có thể là để mở đầu, văn kiện nói rằng một hệ thống bảo hiểm sẽ được thiết lập để bảo vệ những người gửi tiền: các quan chức lo ngại rằng những ngân hàng nhỏ hơn có thể gặp rắc rối nếu lãi suất đối với các khoản tiền gửi được thả nổi. Các biện pháp kiểm soát lãi suất cho vay đã bị dỡ bỏ vào tháng 7/2013. Có những kỳ vọng rằng chương trình bảo hiểm này sẽ được thiết lập trong vài tháng tới. Văn kiện cũng kêu gọi Trung Quốc xúc tiến và làm cho đồng tiền của mình, nhân dân tệ, có thể hoàn toàn chuyển đổi được, một điều mà nước này đã hứa hẹn thực hiện trong hai thập kỷ.
Văn kiện đã lặp lại những cam kết trước đó của đảng là để thị trường quyết định giá của các tài nguyên chủ chốt như nước, dầu mỏ, khí tự nhiên, điện và vận tải. Nhưng nó đã sử dụng ngôn ngữ cứng rắn hơn. Văn kiện viết: “Thị trường nên được quyền quyết định giá của bất kỳ thứ gì có thể được quyết định bởi thị trường, và chính phủ không nên có bất kỳ sự can thiệp bất hợp lý nào”. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình định nghĩa vai trò của chính phủ bằng những thuật ngữ nghe có vẻ gần gũi với những người chủ trương ôn hòa ở bất kỳ đâu trên thế giới: duy trì sự ổn định kinh tế, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm cạnh tranh công bằng, bảo vệ các quy trình thị trường và can thiệp khi thị trường thất bại.
Tuy nhiên, ngôn ngữ để thị trường chèo lái của ủy ban Trung ương đã dao động khi đề cập một trong những vấn đề cải cách gây bất đồng nhất, cụ thể là vai trò của các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu (SOE). Văn kiện này đã mang lại hy vọng nào đó cho những nhà cải cách vốn lo ngại trước nội dung khẳng định mang tính sáo mòn nêu trong thông cáo ban đầu rằng các SOE nên cấu thành “bộ phận chính” của nền kinh tế. Văn kiện nói rằng vào năm 2020, các SOE dự kiến sẽ chuyển hơn 30% lợi nhuận của họ dưới dạng cổ tức cho chính phủ (tăng lên từ mức 15% hoặc ít hơn hiện nay). Đúng như yêu cầu của các nhà cải cách bấy lâu nay, một số tài sản của các SOE sẽ được chuyển cho quỹ an sinh xã hội của chính phủ trung ương. Và khu vực tư nhân sẽ được tạo cơ hội lớn hơn để đầu tư vào các SOE và kinh doanh trong những khu vực do các SOE thống trị, gồm cả ngành ngân hàng. Những văn kiện này không đòi hỏi các SOE phải rút khỏi những khu vực phi chiến lược như khách sạn hay bất động sản. Và nó lặp lại ngôn ngữ của thông cáo khi kêu gọi củng cố khả năng “kiểm soát và gây ảnh hưởng” của các doanh nghiệp nhà nước.
Xuống đến nông thôn
Trong một lĩnh vực cải cách sống còn khác – quyền sở hữu đất nông thôn và nhà ở tại làng quê – kế hoạch này đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng. Vào cuối những năm 1990, một thị trường bất động sản sôi động bắt đầu xuất hiện ở các thành phố Trung Quốc, nhưng không phải ở nông thôn, nơi quyền sở hữu bất động sản mơ hồ hơn nhiều. Năm năm trước, Đảng CSTQ nói rằng các thị trường bất động sản thành thị và nông thôn nên được sáp nhập, nhưng tiến trình vẫn chậm chạp. Hiến pháp vẫn quy định tất cả đất đai nông thôn là thuộc sở hữu “tập thể”, một khái niệm được thừa hưởng từ kỷ nguyên Mao Trạch Đông, và luật pháp cấm bán đất đai ở nông thôn cho người không phải dân địa phương hay cấm thế chấp bất động sản ở nông thôn. Tuy nhiên, kế hoạch mới nói rằng nông dân nên được cho phép thế chấp nhà cửa của họ. Một số nơi đã và đang thử nghiệm việc này. Bất chấp đòi hỏi phải thận trọng của văn kiện, những thử nghiệm như vậy có thế mở rộng nhanh hơn (và các luật có thể được thay đổi), vì rằng đảng đã cho phép điều đó.
Truyền thông do nhà nước kiểm soát đã ca ngợi những bước đi này theo một ngôn ngữ đầy cảm xúc có thể đoán trước được. Như thế Trung Quốc vừa nhận được một bản nâng cấp phần mềm, kế hoạch trọn gói của ông Tập Cận Bình được gán cho cái tên là “cải cách 2.0”. Một số bài báo gọi nó là một “cột mốc lịch sử” trên con đường hoàn thành “giấc mộng Trung Hoa”, một thuật ngữ được ông Tập Cận Bình phổ biến và hiện là chủ đề chính trên các bảng tuyên truyền khắp đất nước. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình cảnh báo rằng việc thực hiện sẽ không dễ dàng. Nhưng ông đã trích dẫn câu nói của Đặng Tiểu Bình năm 1992 rằng nếu không có cải cách hơn nữa, đất nước sẽ đi đến một “ngõ cụt”. Ông rõ ràng thích được so sánh với Đặng Tiểu Bình, và ông dường như đã tích lũy được quyền lực để đem lại cho mình ảnh hưởng tương tự.
Giống như Đặng Tiểu Bình, và quả thực giống như mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình tỏ ra quyết tâm duy trì sự độc quyền quyền lực của đảng. Như dự kiến, kế hoạch của ông đề cập rất ít đến sự thay đổi chính trị. Nó đề cập đến cải cách tư pháp nhưng lại không đưa ra chi tiết, và cũng đề cập đến sự cần thiết phải tạo nhiều không gian hơn cho “các tổ chức xã hội” – tên Đảng CSTQ gọi các tổ chức phi chính phủ – trong khi kêu gọi củng cố sự “quản lý”của chính phủ đối với các cơ quan đó.
Văn kiện thực sự đưa ra những nhượng bộ trong hai lĩnh vực liên quan đến nhân quyền. Một là cam kết sẽ hủy bỏ các trại “cải tạo thông qua lao động” mà Liên hợp quốc ước tính vào năm 2009 rằng có 190.000 người bị giam giữ ở đó không qua xét xử với những thời hạn lên đến 4 năm. Các trại này thường được dùng để tống giam những người chống đối về chính trị và tôn giáo. Ngay cả truyền thông do nhà nước điều hành cũng đã phát sóng các lời kêu gọi giải tán chúng và các quan chức đã báo hiệu trong nhiều tháng qua rằng sắp có sự thay đổi. Tuy nhiên, kế hoạch này không đề cập đến việc cấm các hình thức giam giữ không qua xét xử khác, điều hiện đang phổ biến.
Sự thay đổi đáng chú ý khác là quyết định nới lỏng chính sách một con bằng cách cho phép các cặp vợ chồng có 2 con miễn là người vợ hoặc người chồng là con một. Trong những năm gần đây, các cặp vợ chồng vốn đều là con một đã được cho phép có 2 con. Các gia đình nông thôn thường có thể có 2 con nếu con đầu của họ là gái. Tuy nhiên, chính sách mới này không thể gây nên một cuộc bùng nổ sinh đẻ. Nhiều cặp vợ chồng ở đô thị nói họ thích chỉ có một con, vì chi phí nhà ở, chăm sóc y tế và giáo dục cao. Văn kiện này không hứa hẹn chấm dứt sự kiểm soát của chính phủ đối với các quyết định sinh sản, hoặc giảm bớt các khoản phạt đôi khi méo mó vì vi phạm các quy định kế hoạch hóa gia đình.
Ông Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với sự phản đối cứng rắn. Văn kiện này đã kêu gọi cải cách nhanh hơn hệ thống đăng ký hộ tịch, tức hộ khẩu, vốn ngăn cản người di cư nông thôn tiếp cận hệ thống phúc lợi ở đô thị và thậm chí đôi khi cả quyền mua một chiếc xe hơi hay một ngôi nhà. Các chính quyền địa phương sẽ do dự trước điều này, trừ khi họ nhận được hỗ trợ tài chính lớn hơn cho các trường học, bệnh viện và các dịch vụ khác. Người dân thành thị trung lưu cũng sẽ e dè về việc chia sẻ các nguồn lực cho giáo dục và chăm sóc y tế cho người ngoài. Các SOE, các viên chức quan liêu ngoan cố và những nhà lý luận của đảng, tất cả sẽ chống lại những cải cách mà dường như đe dọa đến lợi ích của họ. Zhang Li Fan, một nhà phân tích ở Bắc Kinh, cho rằng những cải cách của ông Tập Cận Bình có thể đã có một cơ hội tốt hơn vào thời điểm cách đây một thập kỷ, trước khi các nhóm lợi ích đã sâu rễ bền gốc.
Tuy nhiên, có khả năng quyền lực của ông Tập Cận Bình có thể cho phép ông thúc đẩy thông qua những đề xuất của mình. Ông đã báo hiệu rằng ông đang nắm quyền kiểm soát trực tiếp an ninh nội địa bằng việc thiết lập một “ủy ban an ninh quốc gia” (người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào, đã nhượng lại vai trò này cho một đồng nghiệp). Ông cũng đang thành lập một “nhóm lãnh đạo nhỏ” để chèo lái các cải cách, mà nhóm này có thể lại nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông. Việc nắm chặt ngành an ninh sẽ là một điều thuận lợi đối với ông: văn kiện nói trên, trong những nội dung kêu gọi đưa ra áp đặt các biện pháp kiểm soát mạng Internet, nói bóng gió về một ban lãnh đạo đang lo ngại sâu sắc về sự bất ổn xã hội và sức mạnh của hoạt động tuyên truyền (chống phá) trực tuyến. Ông Tập Cận Bình sẽ ghen tị với Đặng Tiểu Bình, người đã bắt đầu những cải cách trong một kỷ nguyên ít hỗn loạn hơn.
Trích từ Một góc của tôi 

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Định danh

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)
Tet Nguyen Dan-2

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên… Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.

Nguồn gốc

Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là “Xuân Tiết” hoặc “Nông lịch tân niên” , và vẫn là tết cổ truyền của họ, mặc dù từ năm 1949, Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán.

Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày.

Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thừa”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở nước ta

Truyền thuyết và lịch sử cho thấy: Họ Hồng Bàng dựng n­ước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 trư­ớc công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dư­ơng Vư­ơng sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chư­ng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6. Có thể nói, nư­ớc ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của ngư­ời Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nư­ớc, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo – thứ thực phẩm chính nuôi sống con ngư­ời, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp đ­ược chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm. Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang – quan nư­ớc Tàu sang n­ước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng: Tr­ước khi ngư­ời Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.

Thứ nhất:Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa – nhất nhất theo Khổng giáo. Việc truyền ngôi cho con trai thứ 18 đã chứng tỏ sự khác biệt của dân tộc Việt với dân tộc Hoa. Thông thường các hoàng đế truyền lại ngôi cho vị hoàng tử cả như­ng Hùng Vương thứ 6 của n­ước Văn Lang không theo nguyên tắc đó, ông chọn ngư­ời kế vị trị vì đất nước thay mình là người hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.

Thứ hai:Lang Liêu là một hoàng tử, đư­ơng nhiên phải là ngư­ời đư­ợc tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư­ duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với ngư­ời Hoa. Bánh chư­ng vuông tư­ợng trư­ng cho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn – nơi người dân trồng cây lúa nư­ớc nuôi sống chính mình. Bánh giày tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp. Ngư­ời Hoa th­ường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu t­ượng, đôi khi như­ ma thuật rất xa xôi, khó hình dung.

Như­ vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trư­ớc thế kỷ thứ nhất, không phải do ngư­ời Hoa khai hoá hay đồng hoá.Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hư­ởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nư­ớc ta nhiều năm liền những ảnh h­ưởng đó càng lớn hơn. Song về cơ bản bánh chư­ng, bánh giày là đặc tr­ưng của dân tộc Việt. Trong ngày Tết cổ truyền có thể thiếu câu đối đỏ song không thể không có bánh ch­ưng xanh để cúng tế tổ tiên.

Ngày nay, Việt Nam quy định viên chức và công nhân lao động được nghỉ Tết vào ngày 29 hoặc ngày 30 trước Tết và từ mùng Một đến mùng Ba (tổng cộng 4 ngày). Việt kiều sinh sống tại Âu Châu hay Bắc Mỹ hoặc chỉ giữ ngày mùng Một hoặc tổ chức Tết vào ngày cuối tuần gần nhất.

Ngoài ra, người ta thường nói “20 Tết”, “15 Tết”… đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.

Nguyên nghĩa của Tết chính là “tiết”.Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, H’mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.

Các giai đoạn chính

Ngày nay, người Việt Nam ta quan niệm rằng trong ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới.[17] Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn… thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

Cuối năm

Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên.[18] Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở.[19] Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa.[20] Trước ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh chưng, bánh giầy và các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên.

Tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

Giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.

Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.[23]

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh tức 12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan gồm: 1.

1. Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan. 2.

2. Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan. 3.

3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan. 4.

4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan. 5.

5. Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan. 6.

6. Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan. 7.

7. Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan. 8.

8. Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan. 9.

9. Năm Thân:Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan. 10.

10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan. 11.

11. Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan. 12.

12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà ]. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. 
 
Kiêm Thêm
  (Tạp chí Phía trước)

Ông Phạm Trung Cang đã có mặt ở Việt Nam

TTO - Chiều 25-1, nguồn tin từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72), Bộ Công an cho biết ông Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB) đã về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 23g20 ngày 24-1.
 
Ông Phạm Trung Cang - Ảnh: TL

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết trong sáng 25-1, ông Cang đã có mặt tại Hà Nội và nhận quyết định phục hồi điều tra bị can của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với ông.

Trước đó, ngày 24-12-2013, ông Cang xuất cảnh khỏi Việt Nam cũng qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ông Cang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về hành vi Cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ngày 18-9-2012.

Ngay sau khi có quyết định khởi tố, C46 có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấm ông Cang xuất cảnh. Ngày 7-10-2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang được gỡ bỏ.

Điều đáng chú ý là ngày 12-12-2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới ra quyết định tạm đình chỉ bị can đối với ông Phạm Trung Cang.

Sau ngày ông Cang rời khỏi Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có giấy triệu tập ông Cang có mặt tại hai cơ quan này trong hai ngày 20 và 21-1-2014 để nhận các quyết định có liên quan tới ông Cang trong vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhận được thông tin, ông Cang (lúc này đang ở Mỹ) đã ủy quyền cho luật sư đại diện gửi thông báo tới Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo việc mình không thể có mặt theo giấy triệu tập và hẹn sẽ thu xếp để có mặt tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
(Tuổi trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét