- TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa? (BBC) - Liệu có khả năng Trung Quốc ra lệnh tấn công thần tốc chiếm một vài đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa?
- Lạm phát tăng nhẹ trong tháng Giêng (RFI) - Theo số liệu thống kê chính thức công bố hôm 24/01/2014, tỉ lệ lạm phát trong tháng Giêng của Việt Nam tăng nhẹ với tiêu dùng cao hơn nhân dịp chuẩn bị Tết Giáp Ngọ 2014. Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, giá cả tiêu dùng trong tháng Giêng năm 2014 tăng 0,69% so với tháng trước, sau khi đã tăng 0,51% trong tháng 12. Tính trong cả năm, giá tiêu dùng tăng 5,45% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Đồng rúp Nga mất giá kỷ lục (RFI) - Đồng tiền của Nga tiếp tục trượt giá so với đô la và euro. Trong phiên giao dịch ngày 24/01/2014, đồng rúp của Nga đã rơi xuống mức thấp nhất từ 4 năm qua. Giới đầu tư quốc tế không tin tưởng vào đơn vị tiền tệ và tăng trưởng của nền kinh tế Nga.
- NT Phạm Bình Minh: ASEAN sẽ mạnh nếu đoàn kết khi thương thuyết (RFA) - Nói với báo chí trong cuộc gặp bên lề Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ, Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam cho biết ASEAN bao giờ cũng ở thế mạnh nếu các nước trong nhóm đoàn kết làm một khi thương thuyết với quốc gia hay tổ chức khác.
- Tướng Doãn Trác: Việt Nam phát triển hải quân là điều “có thể hiểu" (BaoMoi) - (GDVN) - Doãn Trác khoe khả năng tấn công, phòng thủ đảo của biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, đồng thời lo cho khả năng săn ngầm của Trung Quốc.
- Thủ Tướng Nhật Bản công du Ấn Độ (RFA) - Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đã đến New Delhi hồi tối hôm qua (25/1), bắt đầu chuyến công du nhằm mục đích mở rộng quan hệ giữa Tokyo với cường quốc Nam Á, đồng thời cũng được cho là nhằm tạo thế liên minh để ngăn cản bành trướng thế lực của Trung Quốc.
- Freedom House công bố Bản Phúc Trình 2014 (RFA) - Tổ chức nhân quyền Freedom House trụ sở chính tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, vừa công bố Bản Phúc Trình 2014 cho biết, nói chung, tư do trên thế giới sụt giảm hồi năm 2013.
- Ngành sản xuất của Trung Quốc đình trệ (BBC) - Khu vực sản xuất của Trung Quốc, động cơ tăng trưởng chính của nước này, có dấu hiệu thụt lùi vào tháng Một, theo kết quả khảo sát mới nhất của ngân hàng HSBC.
- Nuôi các thái tử đỏ để dễ đầu tư vào Trung Quốc (RFI) - Tài liệu mật Chinaleaks về tiền tham nhũng của thế hệ« con ông cháu cha» tại Trung Quốc tiếp tục được báo Le Monde tiết lộ. Trong khi đó, thông tin và bình luận về phong trào tranh đấu chống độc tài tại Ukraina cũng như lò lửa Syria chiếm toàn bộ trang nhất của báo chí Pháp hôm nay, 25/01/02014.
- Trung Quốc và hai xứ Triều Tiên : Tranh chấp hiện đại về một vương quốc xa xưa (RFI) - Cách đây mười sáu thế kỷ, Kwanggaeto Đại đế ngự trị trên một vương quốc trải dài từ phía Nam Seoul cho đến đất Mãn Châu của Trung Quốc hiện nay. Nhưng ngày nay vương quốc này, viên ngọc quý của triều đại Koguryo, là chủ đề của một cuộc tranh cãi lịch sử lặng lẽ nhưng gay gắt với Trung Quốc.
- Ý đồ của Bắc Triều Tiên khi kêu gọi hòa giải với miền Nam (RFI) - Tại Liên hiệp quốc hôm qua, 24/01/2014, Bắc Triều Tiên một lần nữa lại kêu gọi chấm dứt thù địch với Seoul, kêu gọi chính quyền miền Nam« chặn đứng cái vòng lẫn quẫn của vu khống và thù hận».
- Nhiều vụ nổ làm ít nhất 3 người chết (RFI) - Trang mạng Thiên Sơn (Tianshan) trực thuộc chính quyền tỉnh Tân Cương ngày 24/01/2014 cho biết hai vụ nổ đã xảy ra tại một tiệm gội đầu. Vụ thứ ba xảy ra tại một ngôi chợ. Ba nạn nhân thiệt mạng.
- chạm súng ở Tân Cương, 12 người thiệt mạng (RFA) - Trung Quốc cho hay có ít nhất 12 người thiệt mạng sau những vụ nổ xảy ra ở Tân Cương, đi kèm với vụ chạm súng giữa công an và những người bị cáo buộc là hoạt động khủng bố.
- Tết tại Lillte Saigon: Người trẻ vui hơn, người lớn buồn hơn (RFA) - Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là năm Con Ngựa sẽ gõ cửa mọi nhà, chính vì thế mà chỉ cần lạc bước đâu đó quanh khu vực Little Saigon hay các thành phố lân cận
- Edward Snowden'sẽ không bị trục xuất khỏi Nga' (VOA) - Một nhà lập pháp Nga nói Moscow không có ý định trục xuất Edward Snowden sau khi thời hạn tị nạn chính trị tạm thời chấm dứt vào tháng 8 năm nay
- TQ làm ngơ, mặc ngư dân Philippines đánh cá trên Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định, các hoạt động đánh bắt của ngư dân ở Biển Đông vẫn diễn ra bình thường bất chấp luật nghề cá vô lý mới của Trung Quốc.
- Tổng thống Pháp xác nhận tin chia tay (BBC) - Tổng thống Pháp Francois Hollande xác nhận ly thân với bà Valerie Trierweiler sau khi trước đó Văn phòng Tổng thống bác bỏ 'tin đồn sai lạc'.
- Cải lương vay nợ ngày cận Tết (RFA) - Hôm nay đã là 26 Tết, sở dĩ câu chuyện đến với quí vị trong ngày cận Tết, là do có sự khác biệt giữa cải lương và mọi ngành nghề ngoài xã hội. Năm hết Tết đến trong lúc mọi người đang lo trả nợ, thì giới cải lương lại... vay nợ nhiều hơn. Và phía chủ nợ chuyên môn cho vay gánh hát, thì chẳng những họ không đòi nợ, mà còn “thông cảm” bỏ ra số tiền khá lớn cho cải lương vay.
- Học giả TQ lại nói ra nói vào chủ quyền, chiến lược biển đảo của VN (BaoMoi) - (GDVN) - Bài viết xuyên tạc về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, nói ra nói vào các hoạt động kỷ niệm bình thường, đúng đắn về lịch sử của Việt Nam, lo TQ mất mặt.
- Các phe ở Ukraine lại gặp nhau (BBC) - Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych họp với đối lập, chỉ vài giờ sau khi một bộ trưởng tuyên bố 'vô ích' khi đàm phán.
- Phong trào phản kháng lan rộng, Tổng thống Ukraina nhượng bộ (RFI) - Dướiáp lực của phong trào phản kháng đang lan rộng từ thủ đô Kiev ra các vùng miền Tây, hôm qua, 24/01/2014, Tổng thống Ukraina đã loan báo một số nhân nhượng : cải tổ nội các và sửa đổi các luật trấnáp. Tổng thống Viktor Ianoukovtich đã loan báo những nhân nhượng nói trên sau khi gặp ủy viên châuÂu đặc trách mở rộng Liên hiệp châuÂu Stefan Fule.
- Genève 2: Chính quyền và đối lập Syria lần đầu tiên họp kín (RFI) - Sau nguy cơ tan vỡ do phía chính quyền Damas đe dọa rời hội nghị hôm qua, tại Genève hôm nay 25/01/2014 các đại diện của Tổng thống Bachar Al Assad và phe đối lập Syria lần đầu tiên trực tiếp thương thảo, dưới sự chủ trì của đặc sứ Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi.
- Sotchi : Washington khuyên vận động viên Mỹ đề phòng khủng bố (RFI) - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/01/2014 khuyến cáo các vận động viên Mỹ tham gia Thế vận hội Sotchi tại Nga tránh mặc trang phục có logo hay màu cờ Mỹ bên ngoài khu vực thi đấu, do các mối đe dọa khủng bố.
- Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos bế mạc (RFI) - Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos lần thứ 44 bế mạc vào hôm nay. Ấn bản 2014 nổi bật với diễn văn của Tổng thống Iran và sự hiện diện của lãnh đạo Brazil. Cộng đồng quốc tế ghi nhận một sự phục hồi kinh tế. Nhưng bất bình đẳng ngày càng lớn trên thế giới là một mối đe dọa. Đặc phái viên Mounia Daoudi từ Davos, Thụy Sĩ tổng kết về Diễn đàn Davos năm nay như sau :
- Dù có nhượng bộ, chính quyền Kiev vẫn bị áp lực ngày càng mạnh (RFI)
- Mặc dù đã có một số nhượng bộ với phe đối lập, nhưng chính quyền
Ukraina đang chịuáp lực ngày càng mạnh của phong trào phản kháng mà nay
đã lan rộng từ thủ đô Kiev ra các vùng miền Tây.
Vào hôm qua, 24/01/2014, sau khi gặp ủy viên châuÂu đặc trách mở rộng Liên hiệp châuÂu Stefan Fule, tổng thống Viktor Ianoukovtich đã loan báo sẽ cải tổ nội các và sửa đổi các luật trấnáp.
- Ai Cập kỷ niệm 3 năm lật đổ Mubarak (RFI) - Hôm nay, 25/01/2014, Ai Cập kỷ niệm 3 năm ngày người dân nước này nổi dậy lật đổ tổng thống Hosni Mubarak. Lễ kỷ niệm diễn ra trong không khí bạo lực, sau 4 vụ khủng bố đẫm máu, diễn ra vào ngày hôm qua.
- Moody’s duy trì điểm tín nhiệm của Pháp (RFI) - Paris thở phào nhẹ nhõm sau khi cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Moody’s, ngày 24/01/2014 thông báo vẫn giữ nguyên điểm tín nhiệm đối với nợ công của Pháp ở mức Aa1 với triển vọng« tiêu cực». Đánh giá của Moody’s là một tín hiệu về mức độ tin cậy của chính sách kinh tế vừa được Tổng thống Hollande thông báo.
- Anh Quốc: cảnh sát sẽ bắt những người từ Syria trở về (RFA) - Tất cả những ai từ Syria trở về lại Anh Quốc sẽ bị bắt giữ, theo lời cảnh báo của một viên chức cao cấp trong ngành cảnh sát của Xứ Sương Mù.
- Tết qua cung bậc thời gian (RFA) - Ngày Tết là thời gian người Việt có dịp để nghỉ ngơi và thực hiện những hoạt động mà cả năm không có cơ hội như thăm thú lẫn nhau, tham gia vào các trò chơi đậm tính văn hóa thay đổi cách sống quen thuộc một thời gian ngắn và quan trọng nhất là xum họp gia đình.
- Tay vợt Li Na của TQ vô địch Giải Úc mở rộng (RFA) - Sau 2 lần thất bại ở chung kết hồi 2011 và 1013, cuối cùng tay vợt Li Na của Trung Quốc đã lấy được chiếc cúp vô địch Giải Austrilian Mở Rộng, thắng đối thủ Dominika Cibulkova với tỷ số 7-6 và 6-0.
- Thái Lan: căng thẳng chính trị vẫn bế tắc (RFA) - Tại Bangkok, căng thẳng chính trị ở Vương Quốc Thái vẫn ở trong vòng bế tắc.
- Philippines: Đàm phán giữa chính phủ và MORO đạt kết quả tốt (RFA) - Vòng đàm phán giữa chính phủ Philippines và lực lượng dân quân Hồi Giáo MORO đã kết thúc tại Kuala Lumpur với kết quả mọi người mong đợi đã từ lâu: chấm dứt chiến tranh, bắt tay xây dựng hòa bình để cùng bước tới tương lai.
- 3 người chết trong vụ nổ súng thương xáMaryland (VOA) - Cảnh sát nói người được cho đã nổ súng nằm trong số 3 người chết nhưng chưa có thêm chi tiết mới.
- Bạo động gây chết người ở Ai Cập trong ngày kỷ niệm Mùa Xuân Ả Rập (VOA) - Bạo động với ít nhất 5 người thiệt mạng đã làm hoen ố các buổi lễ ở Ai Cập nhân ngày kỷ niệm 3 năm của cuộc nổi dậy lật đổ lãnh tụ độc tài Hosni Mubarak
- Giao tranh được báo cáo sau cuộc ngưng bắn Nam Sudan (VOA) - Chính phủ Nam Sudan cho biết các chiến binh chống chính phủ đã tấn công các vị trí của binh sĩ trong ngày hôm nay, dấu hiệu cho thấy cuộc ngưng bắn có thể bắt đầu đổ vỡ
- Tổng thống Obama: Chính phủ đang ra sức chống nạn bạo hành tính dục (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng ông đã lập 'Lực lượng Đặc nhiệm Tòa Bạch Ốc Bảo vệ Học sinh Sinh viên trước nạn tấn công tính dục'
- Cảnh sát, người biểu tình Ai Cập đụng độ nhau trong ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy (VOA) - Cảnh sát Ai Cập bắn lựu đạn cay để tìm cách giải tán những người biểu tình trong lúc chính phủ tổ chức các buổi lễ kỷ niệm 3 năm của cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập
- Pháp gia tăng sự hiện diện quân sự ở Phi châu (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves le Drian cho biết nước ông sẽ nới rộng sự hiện diện quân sự trong vùng Sahel có nhiều biến động ở Phi châu
- Nổ bom ở Iraq giết chết 6 người (VOA) - Giới hữu trách Iraq cho biết những vụ đánh bom hôm nay giết chết 6 người tại một ngôi làng của người Hồi giáo Shia gần thành phố Baquba, mạn đông bắc thủ đô Baghdad
- Ukraina đòi người biểu tình thả các cảnh sát viên bị bắt làm con tin (VOA) - Giới chức Ukraina cảnh cáo người biểu tình chống chính phủ phải thả 2 con tin tại tòa đô chính Kyiv, nếu không cảnh sát sẽ hành động để giải cứu con tin
- Trung Quốc nên làm việc có “tính xây dựng” với láng giềng (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hãng tin AP hôm 23/1 đưa tin, trong một cuộc hội đàm tại Bắc Kinh mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns đã kêu gọi Trung Quốc nên “làm việc có tính xây dựng với các nước láng giềng để làm giảm căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.
- Chiến đấu cơ Trung Quốc tăng cường tuần tra ADIZ, dằn mặt máy bay nước ngoài (BaoMoi) - ANTĐ - Hôm 24-1, lực lượng không quân Trung Quốc đã phái phi đội tuần tra, giám sát “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) gây tranh cãi trên biển Hoa Đông, đồng thời đưa ra cảnh báo đối với máy bay quân sự nước ngoài trong khu vực.
- Trung Quốc "ra oai" ở 'Vùng phòng không'? (BaoMoi) - Hôm qua (24/1), Trung Quốc tuyên bố nước này đã bắt đầu cảnh cáo các máy bay nước ngoài tiến vào “Vùng phòng không” mà nước này áp đặt trên biển Hoa Đông.
- Spasskij - người thiết kế tàu ngầm Kilo (BaoMoi) - Mùa hè vừa qua, trong chuyến du lịch nước Nga chúng tôi tìm đến các địa chỉ có liên quan tới việc chế tạo tàu ngầm Kilo của Việt Nam mang tên Kilo Hà Nội đã tắm sóng Biển Đông vào đầu mùa Xuân 2014 này.
- Trung Quốc tiếp tục tuần tra Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - Một số máy bay của không quân Trung Quốc được cử đi tuần tra Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông - tờ “Nhật báo Giải phóng” trích dẫn lời đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24.1.
- Trung Quốc đe dọa máy bay nước ngoài (BaoMoi) - Trung Quốc hôm qua (24/1) thông báo, nước này đã bắt đầu phát đi những cảnh báo đối với máy bay quân sự nước ngoài bay vào vùng nhận diện phòng không mà họ đơn phương tuyên bố thành lập ở biển Hoa Đông. Bước đi trên được Bắc Kinh thực hiện trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản.
- Trung – Nhật lại đấu khẩu về Điếu Ngư/Senkaku và ADIZ (BaoMoi) - BizLIVE - Trung Quốc vừa lên tiếng phản đối tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, về quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku và Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
- Jakarta: Thiết lập các lá chắn phòng thủ (BaoMoi) - (CAO) Quân đội Indonesia sẽ sắp xếp lại cấu trúc của mình để kiềm chế những điểm nóng tiềm tàng một cách tốt hơn, một động thái mà nhà chức trách nói là được thúc đẩy bởi viễn cảnh xung đột tăng lên tại các biên giới nước này và những vụ xâm nhập lãnh thổ.
- Trung Quốc tiếp tục tuần tra ADIZ trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - Nhật báo giải phóng trích dẫn lời đại diện Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết, nước này tiếp tục cử một số chiến đấu cơ tuần tra khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông.
- Trung Quốc mua thêm nhiều vũ khí Nga (BaoMoi) - Giữa lúc căng thẳng với Nhật Bản quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chưa dịu, Trung Quốc tiếp tục thương lượng với Nga để nhập thêm nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến cho không quân và hải quân.
- Hải quân Trung - Mỹ cần thiết lập đường dây nóng (BaoMoi) - TT - Ngày 23-1, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ - đô đốc Samuel Locklear cho biết hải quân Mỹ và Trung Quốc cần có một đường dây nóng để liên lạc khi xảy ra khủng hoảng trong khu vực.
Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo.
Tin Vnn ( tại đây!): Sẽ
cổ phần hóa 500 DNNN trong 2 năm: "Làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn
chiều 22/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay trong năm nay và 2015,
phải cổ phần hóa 500 tập đoàn, tổng công ty, DNNN."
Trong hai năm tới Việt Nam sẽ thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước. Nhiều năm qua sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ rõ
qua những khoản nợ khổng lồ.
Mặc dù chúng được ưu đãi rất nhiều. Với tình trạng điều hành, quản lý mà
lỗ mãi như thế thì bán là chuyện tất nhiên. Những doanh nghiệp công ty
này do nhà nước sở hữu, giờ được phép bán đến 60% cổ phần, tức là quyền
kiểm soát không thuộc về nhà nước Việt Nam nữa. Vì sao phải 60%, vì nếu
dưới 50% cổ phần được bán ra thì sở hữu lớn nhất vẫn là của những người
đã từng làm doanh nghiệp thua lỗ được quyền điều hành doanh nghiệp.
Làm ăn lỗ thì phải bán, chuyện thường.
Nhưng đặc thù là một nước XHCN do Đảng lãnh đạo, mọi doanh nghiệp nhà
nước đóng vai trò chủ đạo là thành nếp từ xưa đến nay. Mới đây ĐCSVN còn
lập ra ban kinh tế Trung Ương để nắm kinh tế đất nước. Nay lại bán các
doanh nghiệp đi. Vậy Đảng hay ban kinh tế của Đảng sẽ còn gì để quản lý
kinh tế khi mà bán hết các doanh nghiệp nhà nước sở hữu .?
Chắc ban kinh tế trung ương lập ra để giải quyết việc cổ phần hóa doanh nghiệp. ? Chứ không phải là quản lý như trước đây.
Có thể, vì sau khi tuyên bố ban kinh tế trung ương nắm quyền kiểm soát
kinh tế đất nước thì sau đó là quyết định phải gấp rút cổ phần hóa
doanh nghiệp để giải quyết tình trạng thua lỗ và để đủ tiêu chuẩn cho
Việt Nam tham gia TPP.
Nếu vậy ĐCSVN đã xác định thời gian tới đây sẽ buông dần quản lý kinh tế
đất nước qua những doanh nghiệp mình sở hữu. Một khi đã bán cho người
nước ngoài, tham gia TPP. Đảng không thể còn ra những chính sách kính tế
theo ý mình, mà phải còn cân nhắc đến các yếu tố bên ngoài. Thế còn gì
là CNXH nữa nhỉ, phải chăng đây mới là điểm mà ông TBT Trọng nói - còn
trăm năm nữa chưa biết đến CNXH hay không.?
Một khi đã lập ra ban kinh tế trung ương để chủ trương việc bán cổ phần
doanh nghiệp nhà nước sở hữu cho nước ngoài và tư nhân, thì mặc nhiên ai
cũng thấy con đường CNXH chuyên chính , kinh tế chủ đạo đất nước do
giai cấp vô sản nắm giữ đã trở thành mờ nhạt.
Vấn đề là ai sẽ là người mua cổ phần các doanh nghiệp này. Người Trung
Quốc hay người Mỹ.? Hay đồng chí X, Y nào đó đánh giá rẻ mạt một doanh
nghiệp, để người nhà đồng chí lập công ty vay tiền ngân hàng mua lại
doanh nghiệp đó. ( có khí nói tiền vay ngân hàng nhưng ngân hàng lại
chính do người nhà các đồng chí nắm cổ phần)
Hãy hình dung, người Trung Quốc mua doanh nghiệp và người của đồng chí
X, Y nào đó mua doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp cổ phần đổi tên
mới, phải cơ cấu, cải tổ, lợi nhuận thu về để đóng thuế chẳng hy vọng
là bao. Chưa kể được miễn thuế khi đổi tên, đổi chức năng làm mới từ
đầu. Chưa kể là có cổ phần của đồng chí X, Y nào nên khoản thuế má được
châm chước.
Số tiền bán được các doanh nghiệp này sẽ dùng vào mục đích gì.? Tất
nhiên là mục đích quốc gia như trả nợ nước ngoài , trả lương hưu cho cán
bộ lão thành, trả lương bổng cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang. Ít
nhất vài năm nữa quỹ lương hưu sẽ không vỡ, các chiến sĩ lực lượng vũ
trang không phải lo lắng về cuộc sống.
Cám ơn chính sách của Đảng và quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước. Không bán thì để còn lỗ mà không hợp điều kiện mới khi sắp vào
TPP. Bán đi cắt lỗ lại có tiền trang trải việc khác. Nhờ thế tình hình
chính trị xã hội của Việt Nam còn ổn định được vài năm nữa.
Sau vài năm đấy, các ông chủ người Trung Quốc ( hoặc Mỹ ) cùng với các
ông chủ là con cháu đồng chí X, Y sẽ lo lắng gánh vác nền kinh tế đất
nước qua các doanh nghiệp họ nắm giữ, cùng với dàn thiên tài lãnh đạo
trẻ mới nổi gần đây là Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng, Nguyễn
Văn Bình. Những giai cấp mới và trẻ trung năng động này sẽ đưa Việt Nam
sánh vai với các cường quốc năm châu như ước nguyện của chủ tịch HCM vĩ
đại.
Nhân dân ta phải cám ơn những nhà lãnh đạo CSVN đã lo lắng. Đúng như họ
vẫn nói - mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo- Quả thật cái từ băng rôn ở
vòng hoa của một đám ma mà còn để ý lo được, thì có gì mà Đảng ta không
bao quát hết được.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Phái đoàn Dân sự độc lập vận động cho Nhân quyền Việt Nam tiếp xúc với đại diện Cao Ủy Liên Hiệp Quốc
Vào lúc 2:30pm Thứ Năm, Ngày 23 tháng 1 Năm 2014 các bạn đại diện cho Mạng
Lưới Blogger Việt Nam, No-U Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam,
Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
Việt Nam và VOICE đã gặp đại diện Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại trụ sở của LHQ ở New York.
Tiếp xúc với phái đoàn là cô Aida Martirous-Nejad, đại diện Cao ủy và Cô Angela Zettler, đại diện Cơ quan Các vấn đề Chính trị Châu Á Thái Bình Dương.
Trong buổi tiếp xúc này, đại diện phái đoàn Việt Nam đã cung cấp thông tin về cuộc vận động cho đại diện Cao ủy, thông báo kết quả làm việc với chính giới Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế nhân quyền tại California, Washington DC và New York.
Ngoài ra, các hoạt động dự kiến được tổ chức trong 10 ngày tại châu Âu cũng được thông báo đến đại diện Cao ủy.
Nhân dịp này các bạn Trịnh Hội, Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn và Ann Phạm đã đại diện cho các nhóm dân sự độc lập tại Việt Nam gửi lời mời đại diện Cao ủy đến tham dự Sự kiện Ngày Việt Nam và buổi thuyết trình hội thảo "Tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam" do các nhóm dân sự độc lập tại VN hợp tác cùng với các tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), Tổ chức Hỗ trợ Nhân quyền Quốc tế (International Service for Human Rights), Liên Minh Toàn cầu vì Sự Tham gia của Công dân (World Alliance for Citizen Participation) tổ chức.
Cô Aida Martirous-Nejad và cô Angela Zettler đã ngỏ lời cám ơn phái đoàn các bạn trẻ đã đến thăm trụ sở Cao ủy tại LHQ và trình bày về tình hình nhân quyền Việt Nam. Trong dịp này 2 đại diện của Cao ủy cũng đã cung cấp thêm thông tin về cách thức hoạt động của UPR và các cơ chế nhân quyền khác của Liên Hiệp Quốc và khuyến khích các tổ chức dân sự ở Việt Nam sử dụng các cơ chế này để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.
Đại diện Cao ủy cũng đánh giá cao kiến nghị của đoàn Việt Nam về việc tăng cường các chương trình đào tạo ngắn hạn để nâng cao nhận thức xã hội ở Việt Nam, đặc biệt cho thanh niên, về nhân quyền và các cơ chế bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Trong buổi tiếp xúc này, đại diện phái đoàn Việt Nam đã cung cấp thông tin về cuộc vận động cho đại diện Cao ủy, thông báo kết quả làm việc với chính giới Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế nhân quyền tại California, Washington DC và New York.
Ngoài ra, các hoạt động dự kiến được tổ chức trong 10 ngày tại châu Âu cũng được thông báo đến đại diện Cao ủy.
Nhân dịp này các bạn Trịnh Hội, Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn và Ann Phạm đã đại diện cho các nhóm dân sự độc lập tại Việt Nam gửi lời mời đại diện Cao ủy đến tham dự Sự kiện Ngày Việt Nam và buổi thuyết trình hội thảo "Tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam" do các nhóm dân sự độc lập tại VN hợp tác cùng với các tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), Tổ chức Hỗ trợ Nhân quyền Quốc tế (International Service for Human Rights), Liên Minh Toàn cầu vì Sự Tham gia của Công dân (World Alliance for Citizen Participation) tổ chức.
Cô Aida Martirous-Nejad và cô Angela Zettler đã ngỏ lời cám ơn phái đoàn các bạn trẻ đã đến thăm trụ sở Cao ủy tại LHQ và trình bày về tình hình nhân quyền Việt Nam. Trong dịp này 2 đại diện của Cao ủy cũng đã cung cấp thêm thông tin về cách thức hoạt động của UPR và các cơ chế nhân quyền khác của Liên Hiệp Quốc và khuyến khích các tổ chức dân sự ở Việt Nam sử dụng các cơ chế này để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.
Đại diện Cao ủy cũng đánh giá cao kiến nghị của đoàn Việt Nam về việc tăng cường các chương trình đào tạo ngắn hạn để nâng cao nhận thức xã hội ở Việt Nam, đặc biệt cho thanh niên, về nhân quyền và các cơ chế bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Kết thúc buổi làm việc, các bạn Việt Nam đã gửi lời cám ơn đến Cao
ủy Liên Hiệp Quốc đã hỗ trợ cho các nhóm dân sự độc lập tại Việt Nam
trong thời gian qua - đặc biệt là đã tiếp xúc với Mạng Lưới Blogger Việt
Nam trong vấn đề điều luật 258 và ghi nhận những vận động của các
blogger Việt Nam nhằm cải tiến tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam. Phái
đoàn Việt Nam cũng đã cám ơn văn phòng LHQ trong thời gian qua đã giúp
đỡ về mặt thông tin và các thủ tục hành chính để phái đoàn có điều kiện
hoạt động tốt nhất trong thời gian sắp tới tại Geneva.
Chúng ta mang nhiệm vụ của nhân loại, chúng ta có niềm tin, chúng ta sẽ thành công.
Đặng xương Hùng FB -Thụy Sĩ
Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa ra sáng kiến về kiểm điểm định kỳ toàn cầu với cơ chế bảo đảm tính vô tư, hạn chế sự thiên vị. Cơ chế TROIKA có thể ví như ba trọng tài trong một trận đấu bóng đá.
Kỳ này, troika của Việt Nam là Kenya, Kazakstan và Costa Rica. Hà nội chắc chắn đã chăm sóc rất kỹ ba nước này. Họ đã tìm hiểu nhu cầu của ba nước này để có mặc cả trao đổi. Họ mời cơm các đại sứ hoặc làm việc với Bộ Ngoại giao của ba nước. Họ tìm cách o bế các nước này để hướng tới một kết quả đỡ bất lợi nhất đối với họ trong kỳ kiểm điểm lần này.
Tiếp đến, họ vận động các nước thân thiện với họ, làm mọi cách để các nước này tham gia phát biểu càng nhiều càng tốt. Thời gian kiểm điểm có hạn nên làm như vậy sẽ hạn chế rất nhiều đến các nước mong muốn có góp ý thành thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, Việt Nam không còn là mối quan tâm hàng đầu của của nhiều nước lớn nữa. Thế giới ít nhiều có phần thờ ơ với Việt Nam. Nói cách khác là họ còn quá nhiều quan tâm quan trọng khác như Trung- Nhật, Bắc Triều tiên, Xiry, Iran, nên sự chú ý đến Việt Nam bị sao nhãng. Cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam cần phải tính đến đặc điểm này.
Ví dụ chuyến đi của John Kerry, Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam. Chúng ta rất quan tâm đến vấn đề cải thiện dân chủ và nhân quyền của chuyến đi. Chúng ta muốn Mỹ coi đó là giá mà chính quyền trong nước phải trả để đổi lấy những thuận lợi thương mại như TPP. Kết quả chuyến đi làm ta nhớ lại Thông cáo Thượng Hải 1972, khởi đầu chiến lược « Việt Nam hóa chiến tranh ». Nhường như đã có manh nha chiến lược « cộng sản hóa tranh chấp biển Đông » của Mỹ. Sau chuyến đi, Hà nội đã mon men nêu chủ đề Hoàng Sa, mua sắm vũ khí. Hà nội cũng tưởng là khôn ngoan, kéo được Mỹ làm hậu thuẫn. Sự im bặt sau đó mới thấy được cái rủi ro của một nước nhỏ đòi chơi trò leo dây thăng bằng với hai nước lớn.
Việc thế giới giảm quan tâm đến Việt Nam, nhất là với tình hình bên trong Việt Nam, đã tạo thuận lợi cho Hà nội tăng cường việc trấn áp, bịt miệng các nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền.
Nhưng ngược lại, chính việc Hà nội được bầu làm thành viên Hội đồng nhân quyền lại là yếu tố thuận lợi cho cuộc đấu tranh này.
Chúng ta không ngây thơ đòi nhà cầm quyền Hà nội phải có ngay thay đổi trong chính sách với dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng chúng ta có thể phân tích cho họ dần dần nhận thấy rằng đây là cố gắng của toàn nhân loại, hướng tới một thế giới văn minh hơn, mà trong thâm tâm chính họ cũng mong muốn như vậy. Chỉ do họ chưa đủ dũng khí thành thật với bản thân, từ bỏ hướng đi mà họ đã chót lựa chọn.
Trước mắt, hướng đấu tranh vào đội ngũ cán bộ cấp trung đang thực thi nhiệm vụ. Họ là những người có trình độ hiểu biết, được tiếp cận với thế giới bên ngoài, có cơ hội so sánh, phân tích thật- hư. Đây là tầng lớp, nếu họ thay đổi thái độ sẽ làm xoay chuyển chiều hướng tình hình tại Việt Nam.
Lần này, cần tập trung vào phân tích cho họ thấy những hành động của họ chỉ có lợi trước mắt là Hà nội có thể tránh được những phê phán của cộng đồng quốc tế. Nên nó chỉ là những mục tiêu rất ngắn hạn, chỉ phục vụ bảo vệ sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam. Nó kéo dài thời gian chờ đợi của cả một dân tộc đang mong muốn được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc.
Đối với các nước Troika, cần tác động với họ giữ vững vai trò trọng tài vô tư của họ. Chúng ta tôn trọng những lợi ích đan chéo của họ, nhưng chúng ta cần bày tỏ, mong họ từ chối những gợi ý nhỏ nhen của phía Việt Nam. Trong trường hợp phía Hà nội đã soạn bài tham luận sẵn cho họ. Ta khuyên họ hãy nói lên một cách chân thực những suy nghĩ của họ về nhân quyền tại Việt Nam.
Đối với các nước lớn, cần thúc đẩy mạnh mẽ sự quan tâm trở lại đối với Việt Nam. Sự trỗi dậy bên trong rất cần sự ủng hộ và trợ giúp của bên ngoài, một nước Việt Nam có dân chủ và tôn trọng nhân quyền nằm trong mong muốn của cộng đồng thế giới.
Chúng ta mang nhiệm vụ của nhân loại, chúng ta có niềm tin, chúng ta sẽ thành công.
Đặng Xương Hùng
Từ Thụy sĩ.
Giáp Văn Dương - Đánh hay vun trồng?
Câu lạc bộ sư phạm – phụ huynh tự học cách dùng sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm |
Đầu năm, tôi viết bài này về giáo dục, với đầy rẫy sự băn khoăn về
một cuộc cải cách giáo dục lớn, được kỳ vọng là toàn diện, triệt để đang
được triển khai, với quan niệm như ‘một trận đánh lớn’. Vậy nội hàm của
‘trận đánh’ này là gì?
Tư duy chiến dịch
Việt Nam có một thời gian dài ở trong chiến tranh, nên ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội vẫn còn đậm nét. Có lẽ vì thế mà ‘tư duy chiến dịch’ đã trở thành một mô-típ tư duy điển hình. Điều này có thể nhìn thấy trong phát biểu của các nhà quản lý xã hội, và sâu xa hơn là trong việc lập kế hoạch, triển khai các chương trình phát triển, v.v.
Chẳng hạn, khi được thành lập, các Tập đoàn kinh tế quốc doanh đã được gắn cho danh hiệu, và do đó là kỳ vọng trở thành, ‘quả đấm thép’ của nền kinh tế. Rõ ràng là một tư duy chiến tranh, chứ không phải là tư duy kiến tạo. Đối tượng của nó cũng không rõ ràng. Kết quả ra sao thì đến nay đã rõ, các ‘quả đấm thép’ ngập trong nợ nần, trở thành gánh nặng của nền kinh tế. Đối tượng của các quả đấm thép này từ vô hình, bỗng trở nên rất rõ ràng, là chính nhân dân, người nuôi dưỡng nó.
Đến việc nhiều vị Bộ trưởng tự gọi mình, hoặc gọi nhau là tư lệnh ngành, cũng là biểu hiện của lối tư duy chiến dịch này. Chức danh tư lệnh gắn liền với quân đội. Khi chuyển sang dân sự, người ta không dùng chức danh này, trừ khi tư duy chiến tranh đã trở thành một vô thức ám ảnh.
Những cuộc phát động các chiến dịch đủ thể loại, rầm rộ mà không mang lại kết quả bao nhiêu, mà vô cùng tốn kém, cũng là biểu hiện của lối tư duy này.
Và gần đây nhất, trong kế hoạch cải cách giáo dục toàn diện, triệt để mà Bộ Giáo dục vừa khởi động, thì Bộ trưởng cũng cho rằng đây là một ‘trận đánh lớn’. Phải chăng, tư duy chiến tranh đã trở thành một phần tất yếu của mọi vận động trong xã hội?
Nếu vậy thì rất nguy hiểm.Vì thời chiến đã qua đi. Tư duy thời chiến và thời bình khác nhau một trời một vực. Biểu hiện rõ nhất là một bên trọng sự phá, một bên trọng việc xây; một bên ngắn hạn, một bên dài hạn; một bên diễn ra trong những hoàn cảnh đặc biệt, cô lập, còn một bên trong bối cảnh bình thường, có hội nhập quốc tế.
Vậy mang tư duy này vào giáo dục, liệu có hợp lý?
Ai đánh?
Khi coi giáo dục là một trận đánh lớn, thì câu hỏi đặt ra là “Ai đánh?”
Câu trả lời hiển nhiên là các nhà quản lý và các giáo viên. Điều này hợp lý trên logic quản trị, nhưng không đảm bảo hợp lý trong logic giáo dục. Bằng cách cải cách giáo dục như một trận đánh lớn này đã một lần nữa đặt các nhà quản lý, nhà giáo và cả hệ thống hành chính của giáo dục vào trung tâm, mà bỏ qua chủ thể chính của giáo dục: các em học sinh.
Vì sao vậy? Vì học sinh thì không thể ra trận. Nếu có ra thì cũng lại chỉ theo đuôi, được trưng ra cho đủ đội hình, chứ không thể ở tuyến đầu được. Nên coi giáo dục là một trận đánh, thì hiển nhiên rằng, câu chuyện giáo dục này là của những người lớn, học trò không có chỗ tham dự.
Nhưng các nhà quản lý có thể sẽ lập luận rằng: Chúng tôi đánh trận này là vì học sinh. Tuy học sinh không là quân chủ lực của trận đánh, nhưng chúng tôi đánh là vì các em.
Lập luận này rất chính đáng. Nhưng liệu có hợp lý?
Câu trả lời của cá nhân tôi là không. Lý do: Trong trường hợp này, các nhà giáo dục đã mắc vào một lỗi điển hình: Giáo dục các em theo cách mình nghĩ, theo khuôn mình đúc, chứ không phải theo thực tế phát triển của các em.
Đó mới là vấn đề nghiêm trọng.
Hậu cần và triết lý
Việc tranh luận xem ‘ai đánh’ có thể sẽ chỉ là chuyện bẻ chữ, vạch lá tìm sâu, vì ‘ý tại ngôn ngoại’. Gọi cuộc cải cách giáo dục này là ‘trận đánh lớn’ chỉ là cách ví von hình ảnh, để hình dung được tầm vóc của một sự chuẩn bị đòi hỏi nhiều nguồn lực. Nói cách khác là về ‘công tác hậu cần’.
Trong cuộc cải cách giáo dục này, công tác hậu cần nào là quan trọng nhất?
Hiển nhiên đó là tư duy mới và hiện đại về giáo dục, cụ thể là tư duy mới về con người, sản phẩm của nền giáo dục.
Nói cách khác, đó là việc đi tìm một triết lý giáo dục đúng, thông qua việc trả lời câu hỏi: Hệ thống giáo dục này muốn tạo ra con người như thế nào, con người tự do hay con người công cụ?
Vì sao vậy? Vì những bất cập hiện thời của hệ thống giáo dục được xây dựng trên một tư duy cũ về giáo dục và về con người được gia công theo các tiêu chí cứng nhắc định trước, và nhồi nhét những tri thức mà nhà quản lý cho là hữu ích đối với xã hội, mà không xét đến bản thân đặc điểm bẩm sinh, năng khiếu cá nhân và tiến trình phát triển tự nhiên của người học.
Muôn người một khuôn, từ nội dung, chương trình, đến cách học, cách thi, cách nghĩ, cách sống, các cảm thức thẩm mỹ, đến các thang giá trị xã hội… đều đồng nhất và lạc hậu. Vì sao? Vì những chiếc khuôn này được xây dựng trong thời chiến, trong nền kinh tế quan liêu bao cấp, nên không còn phù hợp với thời bình và hội nhập quốc tế hiện thời.
Bên cạnh những bất hợp lý trong hành chính, điển hình là chế độ lương giáo viên, thì đây chính là gốc gác của những yếu kém trong nền giáo dục hiện thời. Vậy nên, nếu không xác định và phát biểu được tường minh về một triết lý giáo dục mới, và xây dựng một kế hoạch hậu cần cho cuộc cải cách hiệu quả, thì cuộc cải cách này sẽ có rất ít cơ hội để thành công.
Trong quan niệm đó, thì vun trồng và giáo dưỡng những con người tự do mới là cách đúng để cải cách giáo dục.
Điều này không phải bây giờ mới đặt ra, mà đã được thảo luận từ 250 năm trước bởi Rousseau. Trong tác phẩm “Emile hay là về giáo dục”, Rousseau đã đặt lại quan niệm về giáo dục cổ truyền, theo đó thay vì nhào nặn trẻ em theo khuôn mẫu của người lớn, trẻ em được đặt ở vị trí trung tâm của giáo dục. Các nhà giáo thông qua việc tìm hiểu bản tính tự nhiên của trẻ em, tức nghiên cứu trẻ em trong từng giai đoạn phát triển, sẽ tiến hành công việc dạy học của mình.
Theo quan niệm này, người thầy sẽ đóng vai trò như người quan sát và nghiên cứu các em, rồi từ đó đưa ra những chỉ dẫn phù hợp, để các em tự tìm tòi khám phá, tự tìm lấy tri thức cho mình và định hình tính cách bản thân mình. Mục tiêu là để các em phát triển được toàn bộ khả năng thiên bẩm của mình và làm chủ cuộc đời mình, với đầy ắp các giá trị nhân văn, một cách tự nhiên nhất.
* * *
Sản phẩm của giáo dục là học bây giờ chẳng hạn, thì phải mười năm nữa, hoặc hơn, các em mới vào đời. Liệu điều các nhà giáo dục nghĩ, các khuôn nhà quản lý giáo dục đúc ra bây giờ, thì mười năm nữa có còn phù hợp, khi mà theo thống kê, thời gian để gấp đôi lượng tri thức hiện thời đã dưới một năm. Trong một năm nữa, lượng tri thức đã tăng lên cỡ 1.000 lần. Liệu cái khuôn các nhà giáo dục đúc ra hiện nay, có thể chứa được một khối lượng phình ra như vậy cho 10 năm sau? Vậy nên thay vì gia công các em theo các chương trình hay trận đánh lớn của các nhà quản lý, sẽ tốt hơn nếu phát triển một chương trình giáo dục khai phóng, nhân bản, dựa trên thực tế về sự phát triển của các em và vì các em, thay vì các mục tiêu của nhà quản lý.
Giáp Văn DươngTư duy chiến dịch
Việt Nam có một thời gian dài ở trong chiến tranh, nên ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội vẫn còn đậm nét. Có lẽ vì thế mà ‘tư duy chiến dịch’ đã trở thành một mô-típ tư duy điển hình. Điều này có thể nhìn thấy trong phát biểu của các nhà quản lý xã hội, và sâu xa hơn là trong việc lập kế hoạch, triển khai các chương trình phát triển, v.v.
Chẳng hạn, khi được thành lập, các Tập đoàn kinh tế quốc doanh đã được gắn cho danh hiệu, và do đó là kỳ vọng trở thành, ‘quả đấm thép’ của nền kinh tế. Rõ ràng là một tư duy chiến tranh, chứ không phải là tư duy kiến tạo. Đối tượng của nó cũng không rõ ràng. Kết quả ra sao thì đến nay đã rõ, các ‘quả đấm thép’ ngập trong nợ nần, trở thành gánh nặng của nền kinh tế. Đối tượng của các quả đấm thép này từ vô hình, bỗng trở nên rất rõ ràng, là chính nhân dân, người nuôi dưỡng nó.
Đến việc nhiều vị Bộ trưởng tự gọi mình, hoặc gọi nhau là tư lệnh ngành, cũng là biểu hiện của lối tư duy chiến dịch này. Chức danh tư lệnh gắn liền với quân đội. Khi chuyển sang dân sự, người ta không dùng chức danh này, trừ khi tư duy chiến tranh đã trở thành một vô thức ám ảnh.
Những cuộc phát động các chiến dịch đủ thể loại, rầm rộ mà không mang lại kết quả bao nhiêu, mà vô cùng tốn kém, cũng là biểu hiện của lối tư duy này.
Và gần đây nhất, trong kế hoạch cải cách giáo dục toàn diện, triệt để mà Bộ Giáo dục vừa khởi động, thì Bộ trưởng cũng cho rằng đây là một ‘trận đánh lớn’. Phải chăng, tư duy chiến tranh đã trở thành một phần tất yếu của mọi vận động trong xã hội?
Nếu vậy thì rất nguy hiểm.Vì thời chiến đã qua đi. Tư duy thời chiến và thời bình khác nhau một trời một vực. Biểu hiện rõ nhất là một bên trọng sự phá, một bên trọng việc xây; một bên ngắn hạn, một bên dài hạn; một bên diễn ra trong những hoàn cảnh đặc biệt, cô lập, còn một bên trong bối cảnh bình thường, có hội nhập quốc tế.
Vậy mang tư duy này vào giáo dục, liệu có hợp lý?
Ai đánh?
Khi coi giáo dục là một trận đánh lớn, thì câu hỏi đặt ra là “Ai đánh?”
Câu trả lời hiển nhiên là các nhà quản lý và các giáo viên. Điều này hợp lý trên logic quản trị, nhưng không đảm bảo hợp lý trong logic giáo dục. Bằng cách cải cách giáo dục như một trận đánh lớn này đã một lần nữa đặt các nhà quản lý, nhà giáo và cả hệ thống hành chính của giáo dục vào trung tâm, mà bỏ qua chủ thể chính của giáo dục: các em học sinh.
Vì sao vậy? Vì học sinh thì không thể ra trận. Nếu có ra thì cũng lại chỉ theo đuôi, được trưng ra cho đủ đội hình, chứ không thể ở tuyến đầu được. Nên coi giáo dục là một trận đánh, thì hiển nhiên rằng, câu chuyện giáo dục này là của những người lớn, học trò không có chỗ tham dự.
Nhưng các nhà quản lý có thể sẽ lập luận rằng: Chúng tôi đánh trận này là vì học sinh. Tuy học sinh không là quân chủ lực của trận đánh, nhưng chúng tôi đánh là vì các em.
Lập luận này rất chính đáng. Nhưng liệu có hợp lý?
Câu trả lời của cá nhân tôi là không. Lý do: Trong trường hợp này, các nhà giáo dục đã mắc vào một lỗi điển hình: Giáo dục các em theo cách mình nghĩ, theo khuôn mình đúc, chứ không phải theo thực tế phát triển của các em.
Đó mới là vấn đề nghiêm trọng.
Hậu cần và triết lý
Việc tranh luận xem ‘ai đánh’ có thể sẽ chỉ là chuyện bẻ chữ, vạch lá tìm sâu, vì ‘ý tại ngôn ngoại’. Gọi cuộc cải cách giáo dục này là ‘trận đánh lớn’ chỉ là cách ví von hình ảnh, để hình dung được tầm vóc của một sự chuẩn bị đòi hỏi nhiều nguồn lực. Nói cách khác là về ‘công tác hậu cần’.
Trong cuộc cải cách giáo dục này, công tác hậu cần nào là quan trọng nhất?
Hiển nhiên đó là tư duy mới và hiện đại về giáo dục, cụ thể là tư duy mới về con người, sản phẩm của nền giáo dục.
Nói cách khác, đó là việc đi tìm một triết lý giáo dục đúng, thông qua việc trả lời câu hỏi: Hệ thống giáo dục này muốn tạo ra con người như thế nào, con người tự do hay con người công cụ?
Vì sao vậy? Vì những bất cập hiện thời của hệ thống giáo dục được xây dựng trên một tư duy cũ về giáo dục và về con người được gia công theo các tiêu chí cứng nhắc định trước, và nhồi nhét những tri thức mà nhà quản lý cho là hữu ích đối với xã hội, mà không xét đến bản thân đặc điểm bẩm sinh, năng khiếu cá nhân và tiến trình phát triển tự nhiên của người học.
Muôn người một khuôn, từ nội dung, chương trình, đến cách học, cách thi, cách nghĩ, cách sống, các cảm thức thẩm mỹ, đến các thang giá trị xã hội… đều đồng nhất và lạc hậu. Vì sao? Vì những chiếc khuôn này được xây dựng trong thời chiến, trong nền kinh tế quan liêu bao cấp, nên không còn phù hợp với thời bình và hội nhập quốc tế hiện thời.
Bên cạnh những bất hợp lý trong hành chính, điển hình là chế độ lương giáo viên, thì đây chính là gốc gác của những yếu kém trong nền giáo dục hiện thời. Vậy nên, nếu không xác định và phát biểu được tường minh về một triết lý giáo dục mới, và xây dựng một kế hoạch hậu cần cho cuộc cải cách hiệu quả, thì cuộc cải cách này sẽ có rất ít cơ hội để thành công.
Trong quan niệm đó, thì vun trồng và giáo dưỡng những con người tự do mới là cách đúng để cải cách giáo dục.
Điều này không phải bây giờ mới đặt ra, mà đã được thảo luận từ 250 năm trước bởi Rousseau. Trong tác phẩm “Emile hay là về giáo dục”, Rousseau đã đặt lại quan niệm về giáo dục cổ truyền, theo đó thay vì nhào nặn trẻ em theo khuôn mẫu của người lớn, trẻ em được đặt ở vị trí trung tâm của giáo dục. Các nhà giáo thông qua việc tìm hiểu bản tính tự nhiên của trẻ em, tức nghiên cứu trẻ em trong từng giai đoạn phát triển, sẽ tiến hành công việc dạy học của mình.
Theo quan niệm này, người thầy sẽ đóng vai trò như người quan sát và nghiên cứu các em, rồi từ đó đưa ra những chỉ dẫn phù hợp, để các em tự tìm tòi khám phá, tự tìm lấy tri thức cho mình và định hình tính cách bản thân mình. Mục tiêu là để các em phát triển được toàn bộ khả năng thiên bẩm của mình và làm chủ cuộc đời mình, với đầy ắp các giá trị nhân văn, một cách tự nhiên nhất.
* * *
Sản phẩm của giáo dục là học bây giờ chẳng hạn, thì phải mười năm nữa, hoặc hơn, các em mới vào đời. Liệu điều các nhà giáo dục nghĩ, các khuôn nhà quản lý giáo dục đúc ra bây giờ, thì mười năm nữa có còn phù hợp, khi mà theo thống kê, thời gian để gấp đôi lượng tri thức hiện thời đã dưới một năm. Trong một năm nữa, lượng tri thức đã tăng lên cỡ 1.000 lần. Liệu cái khuôn các nhà giáo dục đúc ra hiện nay, có thể chứa được một khối lượng phình ra như vậy cho 10 năm sau? Vậy nên thay vì gia công các em theo các chương trình hay trận đánh lớn của các nhà quản lý, sẽ tốt hơn nếu phát triển một chương trình giáo dục khai phóng, nhân bản, dựa trên thực tế về sự phát triển của các em và vì các em, thay vì các mục tiêu của nhà quản lý.
(Tia sáng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét