- Quà Tết tới Nhà Giàn mùa biển động (Infonet).
- Trung Quốc nên làm việc có “tính xây dựng” với láng giềng (PT). – Trung Quốc “ra oai” ở ‘Vùng phòng không’? (Infonet).
- “Quá dễ dãi trong việc ban hành văn bản pháp luật” (Infonet).
- TP HCM: Nhiều doanh nghiệp nhà nước trả lương cao hơn mức “lương khủng” (DT).
- Ông Nguyễn Thanh Chấn được tuyên bố vô tội (TT). – Ông Nguyễn Thanh Chấn chính thức được giải oan (LĐ).
- Tết hiu hắt của số phận “Nguyệt dê” (MTG).
- Đánh bom liên tiếp gây tử vong tại Trung Quốc (VOV). – Nổ liên hoàn ở Tân Cương, 3 người tử vong (DV).
- Ukraine: Tổng thống nhượng bộ, đụng độ vẫn tiếp diễn (NLĐ). – Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng Ukraine (VOV).
TQ làm ngơ, mặc ngư dân Philippines đánh cá trên Biển Đông - (KT)Hoa Kỳ hối thúc Trung Quốc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông -(VOA) — Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa để ‘dằn mặt’ Việt Nam -(NV) — Trung Quốc gần như ‘nắm’ toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam -(NV)
Nỗi lo tài nguyên đất nước bị bán rẻ -(SM) >>> Phổ biến tình trạng Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt đào khoáng sản
Bài này của Baodatviet.vn đã điểm hôm qua , nhưng
hôm nay vào ĐV không được, điểm của Baomoi để Bà con tiện xem lại chuyện
chúng bán hết Đất nước này : 60% giấy phép khai khoáng bị bán cho TQ là…khiêm tốn! - (ĐV / Baomoi) -TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin
Nhìn lại tình hình nhân quyền Việt Nam năm qua -(RFA) — Việt Nam : « Côn đồ » phá rối đám tang luật gia Lê Hiếu Đằng ở Saigon -(RFI) — Viếng ông Lê Hiếu Đằng
Hàng vạn người đổ về quê ăn Tết, đường phố Hà Nội ùn tắc kéo dài -(PL&XH) >>> Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Chí Linh thừa nhận “nhân bản” Giấy chứng nhận sức khoẻViệt Nam hôm nay, ngày 24.01.2014 -(DCCT)
Dân oan Dương Nội lại bị ghép tội gây rối trật tự -(DCCT)
Sớ Táo Quân 2014 -(RFA) -Sớ Táo Quân năm 2014 do ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do trình bày.
Trao đổi thư tín với thính giả -(RFA)
Gần 40 học sinh Việt Nam bị bệnh vì pháo ‘lựu đạn’ của TQ -(VOA) — Không nghiện cũng bắt cai cho đủ chỉ tiêu-(NV) — Dân Việt bỏ tour ngoại quốc vì thưởng Tết ít -(NV)
Nhân chứng kể chi tiết Kim Phạm bị đánh chết -(NV) -Tờ
báo mạng New York Daily News trích lời một người tên Jason, không cho
biết tên họ, sống gần Fountain Valley, Nam California, nói rằng anh có
mặt tại hiện trường lúc xảy ra sự việc.
Phái đoàn Dân sự độc lập vận động cho Nhân quyền Việt Nam tiếp xúc với đại diện Cao Ủy LHQ -(MLBVN) >>> Những hoạt động của Phái đoàn Vận động Nhân quyền cho Việt Nam tại Hoa Kỳ
Đoan Trang, Ann Phạm, Trịnh Hội và Nguyễn Anh Tuấn đại diện cho các nhóm trước trụ sở Liên Hiệp Quốc===>>>
Tin vui trong những ngày giáp Tết -(Bùi Tín -VOA)
Bàn tay của Trung Quốc » – Nguyễn Nghĩa – (ĐCV) – Hoàng
Sa, Trường Sa là ngư trường đánh cá truyền thống của ngư dân VN, ước
tính ngư sản trị giá 3000 tỷ đô la. Hoàng Sa, Trường Sa lại có vị trí
chiến lược đối với an ninh VN. Nếu mất Hoàng Sa, Trường Sa, hải quân VN
phải trang bị hàng tỷ, chục tỷ đô la cho vũ khí chiến thuyền.. mà an
ninh vẫn không được đảm bảo. ĐCS VN đã phung phí máu VN trong chiến
tranh với Hoa Ky 3-5 triệu sinh mạng, không kể những hành quyết trong
Cải cách ruộng đất, hay những hi sinh làm mồi cho mồi cá mập trên biển
của dân thuyền VN…Chỉ tính sơ sơ bằng mỹ kim, ĐCS VN trong những năm qua đã phung phí của dân tộc VN hàng nhiều nghìn tỷ đô la.
Những tham nhũng, cũng do chính những đảng viên đảng cộng sản VN gây ra, thật không so sánh được với những con số này, nhưng cũng tính sổ, gộp cho ĐCS VN. Vậy thì những hô hào chống tham nhũng của Phú Trọng chỉ là trò mi dân rẻ tiền.
Kỹ sư Đỗ Nam Hải: Việt Nam hôm nay -(DCCT) –
Texas, USA – Trong chương trình “Việt Nam Hôm Nay”, chúng tôi rất hân
hạnh mời được kỹ sư Đỗ Nam Hải tham gia cuộc hội thoại trên kênh truyền
hình Đài VAN tivi 55.2 – tháng 1/2014.
Thư
mời tham dự buổi trình bày về tình hình nhân quyền ở Việt Nam với các
nhóm dân sự độc lập trong nước, tại Geneva – Thụy Sĩ - Danlambao
– Vào Thứ Năm Ngày 30 Tháng 1 Năm 2014, lúc 12h đến 14h tại Geneva,
đoàn vận động nhân quyền gồm các nhóm dân sự độc lập trong nước – Mạng
Lưới Blogger Việt Nam, No-U Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam,
Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
Việt Nam sẽ cùng với VOICE tổ chức một buổi thuyết trình và hội thảo với chủ đề: Tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam.
Thư
ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân
quyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève – Thụy sĩ. -(Dặng xương Hùng FB) -Các bạn thân mến,
Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève- Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève- Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Chúng ta mang nhiệm vụ của nhân loại, chúng ta có niềm tin, chúng ta sẽ thành công. -(Đặng xương Hùng FB)
Bùi Chí Vinh – Khóc Lê Hiếu Đằng -(DL) —- Hoàng Dũng Cdvn – Anh phải hiểu tại sao chứ!?! -(DL)
Đặng Xương Hùng – Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp (ở Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam) -(DL) -Đặng Xương Hùng Nguyên vụ phó Bộ Ngoại giao VN, nguyên Lãnh sự VN tai Genève 2008-2012 -eThông Luận
Hồ Chí Minh từng đấu tranh đòi có báo chí tư nhân và lên án loại báo chí “do chính quyền thành lập và bọn tay chân điều khiển” -(DL)Hàng hay chiến? - (VLB) — THÀNH PHẦN THỨ BA -( Quang Trung FB)
Ký sự Chương Dương: 2. Bây giờ đ. mời nữa -(Nguyễn tường Thụy) >>> Ký sự Chương Dương: 1. Tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, một địa chỉ không thể không đến >>> Chúng lại phá thối buổi họp mặt tất niên của chúng tôi
Tết, chết hết lũ chúng mày đi! - (Phương Bích)
Trẻ tử vong sau khi tiêm vắcxin 6 trong 1 ba ngày – (ĐVO) – Chỉ sau 3 ngày tiêm văcxin 6 trong 1 nhập khẩu từ Bỉ, cháu bé T.Q.T 2 tháng tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội đã từ vong.
Chính Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã chỉ huy tập trận trái phép ở Hoàng Sa -(GDVN) >>> Học giả TQ lại nói ra nói vào chủ quyền, chiến lược biển đảo của VN >>> Nhật Bản sẽ chuyển kho vũ khí đạn dược tới Okinawa, Kyushu chống TQ >>> Trung Quốc “cho không” Campuchia 600 bộ điện đài quân sự >>> Tướng Doãn Trác: Việt Nam phát triển hải quân là điều “có thể hiểu”
“Đàm phán như một nhóm, ASEAN sẽ rất mạnh” -(GDVN) —Việt Nam-Campuchia tăng cường tuần tra chung biên phòng -(ĐV)
Tôi nghèo, tôi có quyền… xin -(TVN) >>> Muôn mặt mạng xã hội >>> Ai từng bẻ thước mà đo lòng người? >>> “Miếu thờ quan” và các quan “lợi ích”
Thưởng Tết: Đỉnh tiền tỷ, đáy nhịn đói dài ngày -(VNN) —-Bắc Ninh: Hàng nghìn công nhân ngồi thâu đêm đòi thưởng Tết -(VNN)
Giáo dục Việt Nam xin cáo lỗi với bạn đọc về sự cố không thể truy cập -(GDVN)
Chính thức đình chỉ điều tra, ông Nguyễn Thanh Chấn vô tội -(GDVN) >>> ‘Tài năng ngực khủng’ và chuyện ‘bán thân’ trên mạng xã hội >>> Công điện hỏa tốc phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới
Cán bộ thuế Hà Nội phải công khai tài sản -(TP) — Rút ruột gần trăm tỷ, khởi tố 12cán bộ công ty PVC-ME -(NĐT)
Thanh Hóa: Biến quảng trường thành chợ hoa rồi thu tiền vô tội vạ -(LĐ)
Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản, còn đó những tiềm năng -(DT)
Phó Thủ tướng: Tối 30 Tết còn khách ở bến thì lấy xe của giám đốc đưa về – (Dân trí)
Nhiều doanh nghiệp nhà nước trả lương cao hơn mức “lương khủng” – (Dân trí) – Báo cáo trước Chính phủ về nội dung liên quan đến lương thưởng Tết, Phó Chủ tịch TP HCM Lê Mạnh Hà cho biết, qua rà soát các DNNN tại thành phố, có đơn vị trả lương cao hơn rất nhiều so với mức 2,6 tỷ đồng/năm của lãnh đạo 1 doanh nghiệp công ích.
Những chuyện không muốn viết cuối năm -(DV) - >>> Tây tặng quà tết cho dân nhặt rác ở đèo Rù Rì
Đài truyền hình VN lên tiếng vụ bị tố ‘ăn cắp’ bản quyền Ngôi sao Việt -(GDVN)
Osin Tết: Làm 10 ngày bằng cấy lúa cả năm -(NĐT) >>> Nhiều bộ trưởng ‘mong’ chương trình Táo quân… ‘nhẹ tay’
Cấp 506 tấn gạo của Chính phủ cho bệnh viện, người nghèo đón tết -(PLTP)
Rút ruột đường “nông thôn mới” -(TT)
- Ngoại giao kinh tế – nhiệm vụ trọng tâm của năm 2014 (DV).
- Công nghiệp đóng tàu: Vài lời bàn (Tia sáng).
Hyundai rút dự án, Toyota dọa rời Việt Nam -(NV) >>> Toyota đứng đầu thế giới về số xe bán
Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm -(RFA) — Kim ngạch mậu dịch Việt Nam-Thụy Điển vượt mức một tỉ đôla -(VOA)
Lạ lùng Tổng cục thống kê công bố 2 số liệu CPI -(ĐVO) – Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 5,54% thay vì 6,77%.
Vàng nhập không chính thức 40 tấn, đấu thầu lãi 8000 tỷ -(ĐV) — Thế chấp hợp đồng mua bán nhà,chủ đầu tư sẽ hưởng lợi? -(ĐV)
Thị trường vàng miếng năm 2013: Kịch tính và nhiều điểm nhấn -(ĐBND)
Việt Nam qua góc nhìn của Alan Phan: Giải mã hiện tượng tái di dời sản xuất -(DV) — Nghỉ tết, công nhân chen chúc nhau rút tiền ở ATM- (TN) — Bắc Ninh: Thêm một vụ ngừng việc liên quan đến thưởng Tết - (LĐ).
Sức mua phân hóa mạnh - (NLĐ) — Nợ xấu cao hơn, tăng trưởng tín dụng thấp hơn cả nước -(TBKTSG) — Giới chính trị và chủ công ty: thịnh vượng nhờ quan hệ -(TBKTSG)
Hoa cao cấp bán chậm, hoa giá rẻ thiếu hàng – (TT) — Quất thế, đào cổ thụ ủ rũ ‘đứng đường’ đón khách -(VTC)
Vẫn còn nguy cơ lạm phát quay trở lại -(TT) — Trung Quốc tiêu thụ gần 1.200 tấn vàng năm 2013 - (VnEc)
Bắt giám đốc Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn -(TN). —-Giá vàng tăng tiếp lên 35,20 triệu đồng/lượng - (VOV)
Cá tra nên quay lại thị trường nội địa -(DV) >>> Ngoại giao kinh tế – nhiệm vụ trọng tâm của năm 2014 Tháng 1: nhập siêu 100 triệu USD -(SGTT)
Phát hiện gần 6 tấn thực phẩm tươi sống quá hạn sử dụng -(TT)
- Chuyện Tết Tây Tết Ta, lịch Tây lịch Ta (Tia sáng).
- Câu đối hiện đại (Tia sáng).
- Biên cương trong sương trên cao (TN).
- Truyện ngắn của Võ Thị Hảo (Phần 1): Gái góa đi bán cao dê (MTG).
- Rộn rã tiếng cười, rộn rã thử nghiệm (SGTT).
- Phim tình Thạch Sanh (SGTT).
- Nhiều bộ trưởng “lo” trước mỗi chương trình Táo quân (LĐ). – 30 Tết đón xem “Đại hội Táo quân” với các danh hài Sài Gòn (VnM). – 3.000 đồng mỗi lần xem Táo quân… trên mạng (TP).
- Phạm Toàn: Tôi có một niềm tin (Tia sáng).
- Đánh hay vun trồng? (Tia sáng/VNN).
- HS lớp 1 ký cam kết: Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng (Infonet). – HS lớp 1 ký cam kết: Làm theo chỉ đạo cấp trên! (Infonet).
- Sinh viên “được mùa” làm thêm dịp Tết (ANTĐ).
- Hoàng Tụy: Chống gian dối, bảo vệ liêm khiết khoa học (Tia sáng).
Thái Bá Tân dịch sai phá hỏng tuyệt phẩm haiku Nhật Bản? -(ĐV)Từ năm 2014 sẽ không nhận hồ sơ nâng cấp lên ĐH, CĐ -(GDVN)
Sự khác biệt giữa hát bội và cải lương -(NV)
TRANG THƠ TẾT CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO TRÊN BÁO “NGƯỜI VIỆT” – HOA KỲ - (Nguyễn Trọng Tạo)
5 sáng chế của HS Việt Nam đều giật giải cao -(InFonet)
Giữa tháng 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2014 -(LĐ)
Năm 2014: 71 trường đại học bị dừng tuyển sinh 207 ngành -(NĐT)
Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn không tổ chức thi, chỉ xét tuyển -(SGGP)
Tết Giáp Ngọ 2014 rơi vào tháng lạ kì nhất: Tháng có 3 ngày mồng một -(NĐT) -Theo GS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, Tết Nguyên đán năm nay rơi vào ngày 31/1 dương lịch, đây là tháng kì lạ nhất vì có 3 ngày mồng một : 2 ngày theo âm lịch, một ngày theo dương lịch.
- Dựng “nhà” cho cá biển (LĐ). – Hàng nghìn người Lý Sơn làm ăn xa quê đổ về đảo ăn tết (LĐ).
- Giữa Hà Nội, gia đình 3 đời không biết đến Tết (Tri Thức/TP).
- Yêu cầu làm rõ việc học sinh nhập viện vì “quả nổ” (VOV). – Pháo ép Trung Quốc có chất gây dị ứng (SM).
- Hãng tàu cánh ngầm: Lo thời gian kiểm tra kéo dài hơn dự định! (SGTT).
- Bị “hành xác” đi lại dịp Tết, kêu ai? (TP). – Thủ tướng bức xúc ‘cò’ xe chèo kéo, đánh đập người dân (TN). – “Nếu thiếu, lấy xe giám đốc chở khách về Tết” (VNN).
Nhóm đánh bạc đánh trọng thương ba cảnh sát -(PL&XH) >>> Bị bạn thách, học sinh lớp 7 gọi điện chửi 113Trộm cây mai ‘ăn Tết’ -(ĐV) — Đẩy ngã cụ già bán nước giật khuyên tai chơi đề -(ĐV)
Phim trường cháy dữ dội, hàng trăm lính cứu hỏa vào cuộc (DT) — Hàng chục phụ nữ bị bán vì ham lấy chồng ngoại giàu có -(DT) —Lật xe chở nước ngọt, người dân giúp tài xế thu dọn -(DT)
Xe tải cán chết người, quốc lộ kẹt xe nghiêm trọng -(DT)
Hậu Giang: Bắt khẩn cấp nguyên Phó Giám đốc Quỹ tín dụng -(DV) >>>> Gây thiệt hại gần trăm tỷ đồng, hàng chục cán bộ bị khởi tố >>> Đình chỉ thủ quỹ liên quan vụ “rút ruột gần 20 tỷ đồng”
Sốc với vụ thiêu sống vợ tại Đà Nẵng -(TN)
- Chính phủ và phe đối lập Syria đối thoại tay đôi (TT).
- Đánh bom liên hoàn tại Cairo, 6 người thiệt mạng (TT). – Cairo (Ai Cập) rung chuyển vì các trận bom liên hoàn (VOV). – Thủ phạm các vụ tấn công bom ở Cairo (Ai Cập) là ai?.
- Snowden được Nga gia hạn tị nạn (KP). – Snowden thấy không có cơ hội được xét xử công bằng tại Mỹ (NĐT).
Thái Lan: ‘Hoãn bầu cử là hợp pháp’ -(BBC) — Tòa án Bảo hiến Thái không thay đổi ngày bầu cử -(RFI) — Thái Lan: Tòa Hiến pháp cho phép dời ngày bầu cử -(RFA) — Thái Lan: Tòa Bảo Hiến quyết định có thể hoãn bầu cử -(VOA) – Khi Thái Lan có loạn -(NV)
”Công dân Mới” : Phong trào xã hội khiến Bắc Kinh lo sợ -(RFI) — Tẩu tán tài sản : «Lãnh đạo Trung Quốc bị bắt quả tang» -(RFI) – 3 vụ nổ bom cùng ngày ở Tân Cương -(RFA)
Sochi: hướng xuất hành đầu năm Ngựa
-(RFA) – Trung Quốc có vẻ như đang “chọn bạn mà chơi” trong lúc bị “cô
đơn” vì tội xâm phạm nhân quyền và vì vùng nhận dạng phòng không, thêm
nữa là thông cáo buộc các nước phải xin phép khi đánh cá ở biển Đông
Việt Nam.Trung Quốc sẽ tuyên án ông Hứa Chí Vĩnh vào Chủ Nhật -(VOA) —Mỹ lo ngại sự “thiếu chuyên nghiệp” của hải quân Trung Quốc -(NV)
TT Nhật sẵn sàng gặp lãnh đạo TQ để giải quyết khó khăn-(RFA) — Các phát biểu tại Davos làm tăng lo ngại về xung đột Nhật-Trung -(VOA)
4 vụ nổ bom cùng ngày ở Cairo-(RFA) — Ai Cập: Ba quả bom nổ làm rúng động Cairo -(VOA)
Chính phủ và lực lượng nổi dậy Syria hủy gặp gỡ tại Geneve-(RFA) — LHQ kêu gọi Myanmar điều tra vụ nổ súng ở Rakhine-(RFA)
Kyrgystan hạ sát 11 tay súng Uighurs-(RFA) —-Ukraina: Thương thuyết thất bại người biểu tình dựng thêm rào cản -(VOA)
Chính phủ Syria, phe nổi dậy bắt đầu đàm phán -(VOA)
Bắc Triều Tiên yêu cầu Nam Triều Tiên chấm dứt hành động quân sự -(VOA) — Bắc Triều Tiên đề nghị tái tục các cuộc xum họp gia đình -(VOA)
Australia bị tố cáo đã hiếp đáp Đông Timor trong một vụ gián điệp -(VOA)
Tối cao Pháp viện Ấn Độ ra lệnh điều tra vụ hiếp dâm tập thể -(VOA) — Ấn Độ hy vọng suy thoái kinh tế đã chạm đáy -(VOA)
Tập Cận Bình làm Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc -(GDVN) >>> Triều Tiên thúc đẩy áp lực quốc tế “ép” Mỹ-Hàn bỏ tập trận
Trung Quốc tin tưởng vũ khí Nga hơn hàng nội? -(KT)
Tàu tự hành mặt trăng của Trung Quốc gặp sự cố – (Dân trí)
2273. ĐẰNG SAU NHỮNG TÍNH TOÁN VỀ MỘT CUỘC ĐẢO CHÍNH Ở THÁI LAN
Thứ Năm, ngày 23/01/2014
(Asia Times Online 20/1/2014)
Với việc hàng trăm nghìn người biểu tình chổng Chính phủ Thái Lan đang chiếm giữ các khu vực rộng lớn của thủ đô Bangkok và hàng loạt vụ tấn công có vũ trang mờ ám nhằm vào các khu lều trại của họ, đang xuất hiện ngày càng nhiều đồn đoán rằng Thái Lan có thể một lần nữa bị đẩy đến bờ vực một cuộc đảo chính quân sự. Một phong trào biểu tình tương tự đã mở đường cho vụ đảo chính quân sự vào tháng 9/2006 lật đổ chính quyền của Thủ tướng Thái Lan khi đó là ông Thaksin Shinavvatra. Tuy nhiên, tình hình hiện nay về cơ bản phức tạp hơn nhiều, gây cản trở viễn cảnh về một cuộc đảo chính chiếm quyền lãnh đạo đất nước khác do quân đội dẫn đầu.
Trong thời gian hơn 3 năm giữ chức Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Thái Lan (RTA), Tướng Prayuth Chan-ocha đã nổi tiếng vì một số lần phát biểu mà không suy nghĩ trước. Lần gần đây nhất, nhà lãnh đạo quân sự này đã gây nên một sự náo động, sau vài tuần bác bỏ khả năng tiến hành một cuộc can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng đang leo thang ở Thái Lan, ông này đã nói một cách khó hiểu với các phóng viên rằng ông không thể mở, cũng không thể khép chặt cách cửa dẫn tới một cuộc đảo chính quân sự trong tương lai.
Theo một số quan chức cấp cao trong giới quân sự Thái Lan, những bình luận “lập lờ nước đôi” của Tư lệnh Prayuth gần như chắc chắn không có nghĩa là một lời cảnh báo úp mở rằng quân đội Thái Lan đang chuẩn bị can thiệp nếu không đạt được một sự dàn xếp giữa chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) có quan hệ với đảng Dân chủ đối lập. Họ nói rằng nhiều khả năng là Tướng Prayuth đang dựa vào những bình luận mà ông đưa ra trước đó rằng một cuộc đảo chính sẽ không giải quyết được xung đột, trong khi nhấn mạnh về mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng của tình trạng phân cực hiện nay. Mới đây, Tướng Prayuth đã làm dấy lên những quan ngại rằng các cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu liên quan đến PDRC có thể xuất phát từ một “nhóm vũ trang”.
Tuy nhiên, có nhiều lý do để Tướng Prayuth ở yên trong doanh trại cua mình. Nhóm biểu tình có liên kết với chính phủ Mặt trận Dân chủ Thống nhất Chống Độc tài (UDD), hay còn gọi là phe Áo Đỏ, đủ khả năng kháng cự lâu dài với bất kỳ sự can thiệp quân sự nào, đặc biệt là ở các căn cứ địa của họ tại những khu vực Đông Bắc Thái Lan, cũng như các khu vực xung quanh thủ đô Bangkok. Quân đội Thái Lan sẽ gặp phải khó khăn lớn trong việc giành quyền kiểm soát những khu vực này nếu không sử dụng lực lượng với quy mô lớn, chưa kể đến khả năng và sự sẵn sàng của UDD trong việc tiến hành các chiến thuật nổi dậy.
Ngoài ra, một số đơn vị quân đội Thái Lan có hầu hết số lính quân dịch là những người ở tại những tỉnh thành này. Trong tình huống xảy ra xung đột, rất có khả năng là các đơn vị quân đội ở những khu vực này sẽ từ chối đàn áp các cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ được tiến hành dưới danh nghĩa bảo vệ và duy trì dân chủ. Trong chiến dịch đàn áp gây chết người nhằm vào những người biểu tình UDD ở Bangkok năm 2010, nơi 90 người bao gồm cả các binh sĩ quân đội đã bị thiệt mạng trong các cuộc chiến trên đường phố trong tháng 4 và tháng 5 năm đó, một số đơn vị quân đội ở Bangkok đã không được huy động do những nghi ngờ về lòng trung thành của họ.
Mặc dù Tướng Prayuth đã củng cố được sự kiểm soát của mình Bằng một loạt cuộc cải tổ quân đội, bao gồm việc thăng cấp cho các binh sĩ đã tham gia chiến dịch đàn áp năm 2010, nhưng vẫn tồn tại những nghi vấn về sự trung thành cuối cùng của họ. Một cuộc trao đổi điện thoại bị ghi âm giữa cựu Thủ tướng Thaksin và đương kim Thứ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Tướng Yuthasak Sasiprapha, đã lọt vào tay giới báo chí, cho thấy hai ông này đang thảo luận về một thỏa thuận bí mật mà Tướng Prayuth đồng ý không chống lại việc thông qua một dự luật ân xá, theo đó cho phép ông Thaksin – một người đã bị kết án hình sự – được trở về Thái Lan, để đổi lấy một địa vị “ngồi mát ăn bát vàng” đầy lợi lộc cho Tướng Prayuth sau khi ông này về hưu vào tháng 9 năm nay.
Thỏa thuận này đã khơi dậy sự giận dữ bên trong hầu hết giới chống Thaksin, các sĩ quan quân đội ủng hộ Hoàng gia Thái Lan và gây ra một làn sóng lặng lẽ nhưng mạnh mẽ chống Tướng Prayuth trong một số đơn vị quân đội. Lòng trung thành kéo dài cả sự nghiệp của Tướng Prayuth với gia đình Hoàng gia Thái Lan, các mối quan hệ theo đó đã đảm bảo cho vị trí hiện nay của ông này trong giới lãnh đạo quân đội Thái Lan, gần đây đã bị những sĩ quan trung thành với Hoàng gia Thái Lan đặt nghi vấn. Những người khác tin rằng Tướng Prayuth đã thực hiện một hành động cân bằng khôn khéo bằng cách phục tùng trên danh nghĩa sự lãnh đạo dân sự của Thủ tướng Yingluck trong khi đồng thời gia tăng và bảo vệ những lợi ích của chế độ quân sự.
Ban lãnh đạo quân đội Thái Lan luôn thận trọng để đảm bảo rằng những sự can thiệp ngoài Hiến pháp của họ nhằm xóa bỏ các chính phủ đang nam quyền đem lại sự bảo vệ pháp lý có hiệu lực cho những người lãnh đạo các cuộc đảo chính. Điều này đã dễ dàng được thực hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh với sự thống trị của quân đội, nhưng không còn được đảm bảo thêm nữa. Những người tiến hành cuộc đảo chính quân sự năm 2006 đã được miễn truy tố theo Hiến pháp năm 2007, một văn kiện có nhiều điều khoản bị Quốc hội Thái Lan – do đảng Vì Nước Thái (Puea Thai) của Thủ tướng Yingluck chiếm đa số – chỉ trích là “chống dân chủ”.
Có những tình huống khó xử tương tự trong lịch sử như của Tướng Prayuth. Vào năm 1989, Tướng Suchinda Kraprayoon, ban đầu là Tư lệnh Lục quân Thái Lan và sau đó trở thành Thủ tướng Thái Lan sau cuộc đảo chính quân sự do ông này đứng đầu, đã giải thích với một trong các tác giả của bài viết này trước cuộc đảo chính của mình về việc tại sao ông ta sẽ không bao giờ tìm cách chiếm giữ quyền lực: mọi thứ đã trở nên quá khó khi so sánh với quá khứ. Tướng Suchinda nói rằng việc lật đổ chính phủ thực sự không phải là việc quá lớn lao, có thể đạt được tương đối dễ dàng chỉ cần các thành viên ở những vị trí chủ chốt của một lớp bồi dưỡng trong học viên quân sự nhất trí tham gia.
Phần khó nhất, theo Tướng Suchinda, là những việc mà nhà lãnh đạo đảo chính phải làm trong những ngày tiếp theo, đầu tiên là tự mình đến Cung điện Hoàng gia và cầu xin sự tha thứ của Nhà vua. Nếu điều này thành công sẽ dẫn đến một lệnh tha tội của Hoàng gia và sự miễn tội theo pháp luật đối với nhóm tiến hành đảo chính. Thứ hai là sự cần thiết phải thuyết phục cộng đồng quốc tế công nhận chính phủ mới được lập nên sau đảo chính và qua đó đảm bảo rằng nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Thái Lan sẽ không bị trừng phạt.
Chưa đầy 15 tháng sau cuộc trao đổi này, Tướng Suchinda đã giúp dẫn đầu cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của Thủ tướng được bầu khi đó là ông Chatchai Choonhavan. Nhờ sự đoàn kết của những người bạn cùng khóa (khóa 5) của mình ở Học viện Quân sự Hoàng gia, việc chiếm giữ quyền lực đã trở thành phần dễ dàng nhất trong cuộc đảo chính của Tướng Suchinda. Tình hình của Tướng Prayuth khá khác biệt ở chỗ hệ thông các khóa trong Học viện quân sự đã bị phân chia phe phái sâu sắc và cộng đồng quốc tế chắc chắn phản ứng mạnh mẽ một cuộc đảo chính đã được loan tin bằng điện báo nhằm lật đổ chính quyền được bầu của Thủ tướng Yingluck.
Do không có bất kỳ một mối đe dọa nào từ bên ngoài, ngoài làn sóng nổi dậy đang diễn ra ở 3 tỉnh biên giới miền Nam Thái Lan, nên mối quan ngại hàng ngày của các nhà lãnh đạo quân đội Thái Lan không phải là sự chuẩn bị cho chiến tranh. Hơn nữa, nhiều sĩ quan RTA quan tâm hơn đến sự ảnh hưởng và quyền lực mà họ có được bên trong chế độ chính trị của Thái Lan, điều đã gia tăng đáng kể kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và đã vẫn gần như không bị thách thức trong 2 năm rưỡi cầm quyền của Thủ tướng Yingluck.
Tướng Prayuth đến nay đã giữ cho quân đội Thái Lan đứng ngoài cuộc xung đột của những cuộc biêu tình đường phố hiện nay, giữ vị trí của các lực lượng vũ trang là một nhà trung gian hòa giải thay vì là một người kích động. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi nếu như tình hình an ninh xấu đi, đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc xung đột quy mô lớn giữa những người ủng hộ UDD và những người ủng hộ PDRC. Các binh sĩ quân đội Thái Lan ban đầu được bố trí để bảo vệ các tòa nhà chính phủ nhưng quân đội Thái Lan đã đề cho cảnh sát, một thành trì ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin và là mục tiêu kêu gọi cải cách của PDRC, quản lý các khu vực “tiền tuyến.” Các binh sĩ đã được triển khai ở các khu vực xung quanh các địa điểm biểu tình để bảo vệ người biểu tình từ những cuộc tấn công bí ẩn.
Sự ưu tiến theo khóa đào tạo
Các cố vấn quân sự đã làm việc ở Thái Lan kể từ thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên và đã phổ biến một cơ cấu tổ chức gần giống như quân đội Mỹ (mặc dù là phiên bản của đầu những năm 1960). Bất chấp cơ cấu này, đặc trưng hoạt động của các sĩ quan quân đội Thái Lan là họ không phải là những sĩ quan hoàn toàn chuyên tâm với nghề nghiệp của mình, và trong một số trường hợp ngoại lệ, các sĩ quan dành nhiều thời gian cho những mối quan tâm về chính trị và kinh doanh của cá nhân.
Hầu hết các viên tướng hai sao và các sĩ quan cấp cao hơn của quân đội Thái Lan hiện nay đều tốt nghiệp Trường Võ bị quốc gia và Học viện Quân sự Hoàng gia Chulachomklao (West Point của Thái Lan) hoặc một khóa đào tạo tương đương. Trong khi đó, chỉ có 15% trong số toàn bộ các sĩ quan mới mỗi năm là tốt nghiệp từ hệ thống Học viện Võ bị – Quân sự, và khoảng 80% trong số toàn bộ các sĩ quan đã được chọn để thăng cấp lên hai sao hoặc cấp cao hơn đều là sản phẩm của hệ thống này.
Các khóa học tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo tinh nhuệ này vẫn có một sự định danh riêng, bề ngoài tương tự như bất kỳ hệ thống trường đào tạo quân sự hay dân sự nào khác. Hệ thống này đã sản sinh ra một loạt tổ chức phân cấp độc lập, cuối cùng tạo ra một nhóm hành động chính trị tích cực với những lợi ích kinh doanh, lợi ích chính trị và những mối quan hệ quan trọng. Là một phần của quy trình này, và ảnh hưởng bởi những lễ nghi kéo dài hàng thế kỷ, mỗi một sĩ quan được phong chức hay phong cấp hàm hàng năm đều thề trung thành với Nhà vua và đất nước Thái Lan, chứ không phải với Hiến pháp Thái Lan.
Do đó, sự trung thành chủ yếu dành cho Nhà vua và trong hầu hết các trường hợp là có tầm quan trọng với một khóa nào đó của trường Võ bị quốc gia hoặc Học viện Quân sự Hoàng gia Chulachomklao. Kết quả thực tế là trong sự nghiệp của mình các sĩ quan học được rằng các khóa học này cạnh tranh chống lại các khóa học khác để được thăng cấp và các sĩ quan thành công từ mỗi khóa đều sử dụng những vị trí của họ để hỗ trợ những sĩ quan thấp kém hơn nhưng cùng khóa với họ, với việc đoàn kết theo khóa trở thành đặc điểm và ưu điểm nổi bật.
Đối với những người ưu tiên quân sự chuyên nghiệp hơn công việc của toàn khóa học và không mối quan hệ hòa hợp với những thành viên khác của khóa học đó, thì sẽ nhận một sự trừng phạt cứng rắn và hiệu quả: những người còn lại của khóa học sẽ cắt đứt toàn bộ liên lạc. Thường thì một sự trừng phạt như vậy là rất hiệu quả và hiếm khi “những kẻ phản bội” thực sự đứng ngoài các hoạt động của cả khóa lâu hơn thời gian vài tháng trước khi được cho phép quay trở lại cùng với các bạn đồng khóa của mình.
Các sĩ quan do đó học được cách biết rằng không bao giờ được phép đưa ra những quyết định quan trọng mà không tham vấn các bạn học cùng khóa của họ.
Các cuộc gặp mặt thường xuyên cũng được tổ chức giữa những người bạn học cùng khóa, đôi khi diễn ra trong nhiều giờ, để thảo luận về tác động tiềm tàng đối với những lợi ích của khóa. Có rất nhiều câu chuyện về các cựu chỉ huy lục quân, những người thường xuyên ăn cùng với những người bạn học cùng khóa để thảo luận về các vấn đề mà họ cùng quan tâm.
Mặc dù hệ thống này vẫn đang phổ biến, nhưng sự đoàn kết theo khóa gần đây đã bắt đầu bị phá vỡ cùng với những sự chia rẽ trong xã hội Thái Lan. Điều này càng trở nên tồi tệ bởi những nhận thức rằng trong các cuộc cải tổ gần đây, Tướng Prayuth đã ủng hộ những người cùng xuất thân từ lực lượng Cận vệ bảo vệ Hoàng hậu với ông này. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu như một người không còn tin tưởng vào những người bạn học cùng khóa với mình? Hành động bị coi là phản bội của Tướng Prayuth trong việc bí mật xúc tiến một thỏa thuận với cựu Thủ tướng Thaksin là ví dụ rõ ràng nhất trong thời gian gần đây về sự đổ vỡ lòng tin này, nhưng bên cạnh đó còn có những thứ khác.
Tướng Nipat Thonglek, một sĩ quan có năng lực gần đây được bổ nhiệm làm Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng Thái Lan, và có lẽ là sĩ quan cấp cao công khai ủng hộ Thaksin nhiều nhất trong quân đội Thái Lan. Tướng Nipat đã che giấu sự trung thành chính trị của mình trong nhiêu năm nhằm tránh việc gây trở ngại cho quá trình thăng tiến của mình, như đã từng xảy ra với các sĩ quan khác cùng tốt nghiệp khóa 10 Học viện Cảnh sát.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu sĩ quan ủng hộ Thaksin trong hàng ngũ sĩ quan bình thường đang “đeo tấm mặt nạ” ủng hộ Hoàng gia Thái Lan. Chắc chắn là đã có chủ nghĩa phe phái bên trong quân đội Thái Lan từ trước, nhưng điều đó thường được xác định là sự phân chia phe phái giữa khóa này với khóa khác. Xu hướng hiện nay đối với những sự phân chia giữa các khóa là mới và khó có thể dự đoán hơn.
Sự bảo vệ Hoàng gia
Vậy thì khả năng xảy ra một cuộc đảo chính trong bối cảnh này là gì? Các tác giả của bài viết này không biết bất kỳ thông tin nào xác định dấu hiệu rằng quân đội đang chuẩn bị tiến hành một cuộc đảo chính, mặc dù theo các chuyên gia quan sát có nhiều năm kinh nghiệm theo dõi quân đội Thái Lan, cần phải chú ý rằng những sự chuẩn bị như vậy thường không rõ ràng. Hơn nữa, Tướng Prayuth có kế hoạch về hưu vào tháng 9 tới và ông này dường như thực sự miễn cưỡng hủy hoại di sản của mình, trong đó có việc sắp xếp cho việc thăng chức của người em trai và bổ nhiệm ông này vào một trong những vị trí quan trọng nhất của RTA.
Nếu như quân đội Thái Lan thực sự đang lên kế hoạch lật đổ chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc thanh lọc các sĩ quan ủng hộ Thaksin ra khỏi các lực lượng vũ trang Thái Lan, một động thái sẽ có nguy cơ gây ra sự chia rẽ sâu sắc hơn nữa bên trong quân đội Thái Lan. Sự thiếu tin tưởng giữa hai bên rõ ràng lớn đến mức thực tiễn trong quá khứ chỉ càng thúc đẩy những kẻ thua cuộc trong các cuộc đua tranh quyền lực quân sự tiếp tục cạnh tranh vào các vị trí không quan trọng nhưng cho phép họ tiếp tục tại ngũ cho đến khi về hưu, nhiều khả năng sẽ không còn nữa.
Bất chấp tất cả những điều này, vẫn có một số hậu quả có thể thúc đẩy Tướng Prayuth từ bỏ vai trò một nhà trung gian hòa giải của mình và trở thành một kẻ đảo chính. Đầu tiên và trên hết, Tướng Prayuth có thể chọn cách can thiệp nếu như tình hình chính trị xấu đi tới mức quân đội Thái Lan nhận thấy một mối đe dọa đối với sự an toàn và an ninh của gia đình Hoàng gia. Mặc dù điều này chưa chắc đã xảy ra trong các cuộc biểu tình của lực lượng PDRC ủng hộ Hoàng gia, nhưng điều đó vẫn luôn là một sự quan ngại của giới lãnh đạo quân đội Thái Lan.
Sau cuộc đảo chính ngày 1/4/1981, quân đội Thái Lan đã tái cơ cấu nhiệm vụ của hai đơn vị chiến đấu, bảo vệ gia đình Hoàng gia là nhiệm vụ cao nhất. Hai đơn vị này, Trung đoàn Bộ binh số 21 và Sư đoàn Bộ binh số 9 (Cảnh vệ Hoàng gia), đóng quân riêng rẽ tại hai tỉnh Chonburi và Kanchanaburi.
Thông thường, một phần của Sư đoàn Bộ binh số 2, Trung đoàn số 21 nằm dưới sự kiểm soát của gia đình Hoàng gia trong trường hợp xảy ra một cuộc đảo chính hoặc một tình huống khẩn cấp quốc gia. Tất cả các sĩ quan và hạ sĩ quan được đưa vào đơn vị này đều phải được kiểm tra lý lịch chặt chẽ bởi gia đình Hoàng gia. Ngoài ra, mặc dù đơn vị này nhận được hạn ngạch thông thường về số binh sĩ nhập ngũ (hai lần một năm và mỗi binh sĩ có thời gian nhập ngũ trong hai năm), nhưng công tác nhân sự này hoàn toàn được xem xét bởi gia đình Hoàng gia.
Sư đoàn Bộ binh số 9 đóng quân tại khu vực cách thủ đô Bangkok khoảng 3 giờ xe ô tô về phía Tây. Đơn vị này là một phần của chương trình bí mật được tổ chức chặt chẽ bởi Tướng Prayuth nhằm thay đổi nó thành một đơn vị kiểu như Trung đoàn Bộ binh số 21, cũng trở về nằm trong sự kiểm soát của gia đình Hoàng gia trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Trong 3 năm qua, chỉ có các sĩ quan và những người có cấp bậc từ binh nhì đến hạ sĩ quan (loại trừ những binh sĩ nhập ngũ theo thời gian nghĩa vụ quân sự), những người trước đó đã phục vụ trong Trung đoàn Bộ binh số 21 trước khi kế hoạch này được thực hiện, đã được lặng lẽ điều chuyển đến các đơn vị khác.
Tướng Prayuth cũng có thể can thiệp nếu như quân đội Thái Lan tin rằng tình hình biểu tình hiện nay đã xấu đi đến mức sự đoàn kết cơ bản và sự toàn vẹn của Nhà nước Thái Lan bị nguy hiểm. Giống như mối quan ngại của họ về sự an toàn của gia đình Hoàng gia, mối đe dọa về sự chia cắt đất nước Thái Lan cũng luôn xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo quân đội Thái Lan. Điều đó giải thích tại sao quân đội Thái Lan là trở ngại chính trong việc chính phủ nước này ban bố một sắc lệnh tự trị địa phương để xoa dịu phong trào nổi dậy đang diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh cực Nam của đất nước này, nơi người Hồi giáo chiếm đa số.
Một yếu tố cuối cùng đang làm gia tăng quan ngại là tình trạng sức khỏe ốm yếu liên miên của Nhà vua và Hoàng hậu Thái Lan, những người trong nhiều thập kỷ qua luôn có ảnh hưởng quan trọng đối với các lực lượng vũ trang. Các sĩ quan cấp cao đã nói với các tác giả rằng Tướng Prayuth cảm thấy bị cô lập sau khi những yêu cầu liên tiếp về sự chỉ đạo từ Hoàng cung đã không nhận được hồi âm từ cách đây khoảng một năm. Một số người nghi ngờ sự cô lập này xảy ra là do việc Tướng Prayuth sẵn sàng thương lượng với những đề nghị của cựu Thủ tướng Thaksin. Nếu một quan điểm như vậy ảnh hưởng đến các sĩ quan lãnh đạo cấp cao một cách rộng rãi hơn, nó sẽ tạo ra một nhân tố rất khó dự đoán được đối với những tính toán chính trị của quân đội Thái Lan.
Những tin đồn đảo chính xuất hiện trong những ngày gần tới dịp kỷ niệm Ngày Các Lực lượng vũ trang 18/1. Một phần của các hoạt động liên hoan trong lễ kỷ niệm thường niên này, năm nay được tổ chức tại trụ sở của Trung đoàn Bộ binh số 11 ở phía Bắc thủ đô Bangkok, trong đó có phần thề nguyện trung thành với Nhà vua Bhumibol. Vì mục đích này, tất cả các đơn vị Cảnh vệ Hoàng gia đều sẽ có mặt, có những đơn vị đóng quân bên ngoài thủ đô Bangkok.
Có tới 20 tiểu đoàn nằm trong nội địa làm nhiệm vụ ở bên trong thành phố Bangkok để phục vụ lễ kỷ niệm này. Các đơn vị khác, như Tổng Hành dinh Các Lực lượng Vũ trang (trước đây được biết đến là Bộ Tư lệnh Tối cao) tổ chức các lễ kỷ niệm của riêng họ, cũng như là các lễ tuyên thệ tại các căn cứ riêng của họ. Mặc dù những sự huy động đã được lên kế hoạch này không nhất thiết báo hiệu sự chuẩn bị cho đảo chính, nhưng những động cơ khác có thể đặt các binh sĩ và trang thiết bị vào đúng chỗ./.
2274. NHÌN LẠI KINH TẾ TRUNG QUỐC 2013 VÀ TRIỂN VỌNG 2014 (phần cuối)
Thứ Năm, ngày 23/01/2014
(“Thời báo kinh tế Trung Quốc” số ra ngày 5 tháng 11 năm 2013)
III- Coi trọng tín hiệu tích cực và mâu thuẫn nổi cộm khi quá độ sang trạng thái bình thường mới
Kinh tế Trung Quốc đang trong thời kỳ then chốt từ giai đoạn tăng trưởng tốc độ cao 10% chuyển sang giai đoạn tăng trưởng tốc độ vừa phải 7%. Chuyển đổi giai đoạn tăng trưởng không chỉ là điều chỉnh tốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là sự thay đổi động lực và phương thức tăng trưởng mang tính thực chất. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, kết thúc thời kỳ tăng trưởng cao lâu dài không có nghĩa là tăng trưởng vừa phải tự nhiên sẽ đến. Nếu như sự tiếp nối động lực giữa cũ và mới không thành công thì phương thức phát triển mới chưa thể kịp thời xác lập, tăng trưởng tốc độ trung bình cũng khó đứng vững, tăng trưởng kinh tế sẽ trượt dốc nhanh chóng, có khả năng dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống.
1) Trạng thái bình thường mớí: Tốc độ giảm, chất lượng tăng
Hơn 30 năm qua, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào ưu thế tạo ra bởi nhân tố giá thành thấp, tới đây sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sức sống sáng tạo của doanh nghiệp và cá nhân, mở rộng không gian đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nâng cấp chuyển đổi ngành nghề; nâng cao hiệu quả chủ yếu thông qua chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trọng điểm chuyển hướng thông qua cạnh tranh và tái cơ cấu trong nội bộ ngành nghề, không ngừng đào thải những doanh nghiệp có hiệu quả thấp. Nếu như sự chuyển đổi đó thực hiện thuận lợi, kinh tế Trung Quốc có thể vận hành tốt với tốc độ tăng trưởng tương đối thấp, mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng, tốc độ và hiệu quả sẽ đạt đến sự cân bằng mới, tốc độ tăng trưởng thấp xuống và chất lượng tăng lên sẽ đồng thời được thực hiện.
Căn cứ điều kiện của bản thân Trung Quốc và kinh nghiệm quốc tế, trạng thái bình thường mới có thể tích cực đạt được cần có những đặc điểm: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế từ mức 10%, từng bước quá độ và ổn định ở mức khoảng 7%; Thứ hai, tăng trưởng kinh tế bớt phụ thuộc vào đầu tư, tỷ lệ đầu tư từ trên dưới 48% dần dần trở về khoảng 40%, đóng góp từ tiêu dùng cho tăng trưởng tăng lên rõ rệt, ngành dịch vụ có xu thế phát triển nhanh chóng; Thứ ba, tốc độ tăng trưởng khoảng 7% có thể tạo ra nhiều việc làm, nâng cấp của ngành nghề cơ bản thích ứng với nguồn vốn nhân lực được nâng lên, bộ phận thu nhập trung lưu lớn mạnh vừng chắc; Thứ tư, trong điều kiện tăng trưởng tương đối thấp, doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi bình thường, ngân sách của nhà nước và thu nhập của người dân tăng chắc chắn; Thử năm, nguồn vốn đi vào chiều sâu thuận lợi, động lực đổi mới sáng tạo được tăng cường rõ rệt, năng suất lao động nâng lên có khả năng làm giảm một cách hiệu quả ảnh hưởng do giá thành lao động tăng.
2) Dấu hiệu tích cực khi quá độ sang trạng thái bình thường mới
Trước hết, khu vực miền Đông đã dần thích ứng với môi trường vĩ mô tăng trưởng vừa phải. Mấy năm gần đây tăng trưởng kinh tế khu vực miền Đông đã giảm xuống còn trên dưới 7%, tình hình hiện nay đã thể hiện xu thế ổn định, bước đi chuyển đổi nâng cấp doanh nghiệp nhanh rõ rệt, chất lượng và hiệu quả vận hành kinh tế được cải thiện. Một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đã bị thị trường đào thải, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mức thua lỗ giảm, tình hình kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp từng bước trở lại bình thường, ngành sản xuất mới công nghệ cao có xu hướng phát triển tốt, tiềm lực đầu tư của xã hội được phục hồi. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) khu vực miền Đông cũng cao hơn khu vực miền Trung và miền Tây. Căn cứ số liệu điều tra tháng 9, có 40,9% doanh nghiệp miền Đông dự báo tình hình năm 2014 sẽ tiếp tục chuyển biến tốt, 46,8% doanh nghiệp cho ràng năm 2014 đại thể tương đương năm 2013, nhận định tình hình xấu đi chỉ chiếm 12,3%.
Thứ hai, trong quá trình điều chỉnh chậm lại sau thời kỳ tăng trưởng tương đối dài, vấn đề việc làm nhìn chung ổn định, chưa có tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Cung cầu về việc làm trong cả nước duy trì trạng thái cầu lớn hơn cung chút ít, tỷ lệ giữa số người cần việc và số vị trí việc cần người cao hơn 1, đặc biệt nhu cầu công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, kỹ sư thực hành vẫn thiếu khá nhiều. Tuy còn tồn tại vấn đề mang tính cơ cấu về sinh viên ra trường tìm việc khó, nhưng nhìn vào số liệu thống kê hiện nay thì sức ép về việc làm trước thực tế tăng trưởng chậm lại không đến mức căng thẳng.
Thứ ba, trong tình hình tốc độ tăng trưởng chậm lại, tình trạng làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp giảm. Trước đây, khi giá trị công nghiệp tăng với tốc độ trên dưới 10%, tình trạng doanh nghiệp thua lỗ khá nghiêm trọng, mức thua lỗ lên tới trên 2% trong thu nhập của ngành nghề chủ yếu, như từ năm 1997 đến năm 2000. Từ.tháng 5/2012 đến nay, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp luôn ở mức dưới 10%, nhưng tình hình thua lỗ của doanh nghiệp nhìn chung lại không đến mức như trươc đây, mức thua lỗ chỉ chiếm khoảng 0,8% trong thu nhập của ngành nghề chủ yếu, thấp hơn mức bình quân 1,4% từ năm 1997, cũng vừa thấp hơn mức bình quân 0,9% của thời kỳ tăng trưởng nhanh từ năm 2003 đến nay. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng GDP trên dưới 7% và tốc độ giá trị gia tăng của ngành công nghiệp trên dưới 10% có thể cơ bản duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Thứ tư, doanh nghiệp có kỳ vọng tương đối lý tính đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai. số liệu điều tra tháng 9/2013 cho thấy, các nhà doanh nghiệp nhận định mức tăng trưởng kinh tế bình thường hiện nay là 7,2%, 5 năm tiếp theo sẽ tiếp tục giảm. Trước vấn đề đặt ra “trong 2 năm tới, tình hình tăng trưởng kinh tế như thế nào sẽ phải đòi hỏi chính phủ có chính sách kích thích mạnh hơn”, 81,4% doanh nghiệp nhận định là “dưới 7%”. Số doanh nghiệp cho rằng “dưới 6% nhà nước mới cần có chính sách kích thích” chiếm 34,4%. Hầu hết các doanh nghiệp đều phản ánh, chính sách vĩ mô của chính phủ về tổng thể là thích hợp. Từ góc độ ổn định kinh doanh và mong đợi của doanh nghiệp, họ mong muốn giữ ổn định trong chính sách vĩ mô. Khác với trước đây, đứng trước hoàn cảnh vĩ mô mới, doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng, mong muốn đổi mới nhiều hơn.
3) “6 loại giá thành cao” là mâu thuẫn nổi cộm khi quá độ sang trạng thái bình thường mới
Quá độ sang trạng thái bình thường mới, về mặt vĩ mô biểu hiện ở việc chuyển đổi mô hình và động lực tăng trưởng kinh tế. Về doanh nghiệp ở tầm vi mô, điều cốt lõi là hạ giá thành và tăng hiệu quả, khả năng và mức độ sinh lời ít phụ thuộc hơn vào việc mở rộng quy mô đơn thuần, phương thức sinh lời chuyển hướng từ “hiệu quả của tốc độ” sang “hiệu quả của chất lượng”.
Điều tra nghiên cứu qua thực tế đã phát hiện, 6 loại giá thành cao là , thách thức nổi bật khi doanh nghiệp chuyển hướng nâng cấp. Một là giá lao động tăng nhanh hơn nhiều so với năng suất lao động. Sách lược ứng phó của doanh nghiệp chủ yếu là “máy móc thay thế sức người”, nhưng đứng trước rủi ro đầu tư một lần quá cao, triển vọng thị trường không rõ ràng, nhiều doanh nghiệp không đủ sức chịu đựng. Hai là chi phí cho nguồn vốn đầu vào quá cao. Do việc phân bổ nguồn tài chính biến dạng, nguồn vốn lớn giá thành cao cùng tồn tại, huy động vốn khó khăn và đắt đỏ trở thành vật cản khó vượt qua của nhiều doanh nghiệp đang trong điều chỉnh, chuyển hướng. Ba là giá đất quá cao. Không đủ mặt bằng sản xuất và giá tăng quá nhanh khiến một số khu vực miền Đông chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đất đai sử dụng của các doanh nghiệp lớn, ngành dịch vụ phát triển cũng bị hạn chế bởi giá đất, tiền thuê nhà. Bốn là giá thành cho khâu lưu thông cao. Không những phương thức vận hành thương mại truyền thống bị trói buộc bởi giá thành lưu thông hàng hóa, mà phương thức mới như bán hàng qua mạng cũng bị ảnh hưởng giá cả cao. Năm là giá bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quá cao. Do vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ kém, giá thành thực hiện quá cao, nên nhiều doanh nghiệp có năng lực và nguyện vọng đổi mới sáng tạo, nhưng sản phẩm mới, công nghệ mới dễ bị làm nhái làm giả đã buộc họ phải bỏ cuộc vì đầu tư cho đổi mới bị thua lỗ nghiêm trọng, Sáu là giá thành để được cấp phép vẫn cao. Qua điều tra có 38% số doanh nghiệp mong muốn thông qua đi vào các ngành khác để chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, trong đó hơn 50% doanh nghiệp thuộc các ngành như dệt may, sợi nhân tạo, luyện kim màu mong muốn chuyển hướng ngành nghề, nhưng phản ánh chung là rào cản đến với những ngành làm ăn được cho là thuận lợi rất cao, sự can dự nhìn thấy và không nhìn thấy từ phía chính quyền vẫn rất nhiều.
IV- Ốn định tăng trưởng, thúc đẩy cải cách, khống chế rủi ro, tăng cường động lực và sức sống bên trong
Quá trình chuyển đổi và xác lập trạng thái bình thường mới cũng là quá trình chính quyền, doanh nghiệp và người dân từng bước điều chỉnh thích ứng. Trong quá trình đó, mục tiêu hàng đầu của chính sách vĩ mô là giữ ổn định cơ bản, không để vượt giới hạn rủi ro trong vận hành kinh tế. Trong thời gian tới, cần tiếp tục kiên trì tư duy tổng thể là ổn định chính sách vĩ mô, linh hoạt chính sách vi mô, cải thiện, ổn định chính sách xã hội, kết hợp giữa phát triển trong ổn định, lấy ổn định để phát triển, trên cơ sở duy trì tổng thể nhu cầu cơ bản ổn định, tập trung cải cách thể chế theo chiều sâu, tiếp tục kích hoạt, giải phóng tiềm năng và sức sống của thị trường, tích cực dẫn dắt, cải thiện dự báo thị trường, phòng ngừa và giải tỏa rủi ro bong bóng bất động sản, nợ nần tín dụng của địa phương, hạ thấp giá thành kinh doanh của doanh nghiệp.
1) Thực thi chính sách tài chính, tiền tệ ổn định lành mạnh
Kinh nghiệm chính sách vĩ mô thời kỳ chuyển đổi giai đoạn tăng trưởng của các nước đi trước cho thấy, nhu cầu chung về giữ ổn định cơ bản chính sách là điều kiện quan trọng để chuyển đổi thành công. Xem xét nhiều rủi ro tồn tại trong vận hành kinh tế hiện nay của Trung Quốc cũng như đòi hỏi về tính hiệu quả và không gian lựa chọn chính sách, kiến nghị năm 2014 áp dụng chính sách ổn định lành mạnh về tài chính và tiền tệ. Tiếp tục giảm thuế mang tính cơ cấu, giảm thuế hợp lý hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ. Với tiền đề ổn định cơ bản quy mô bội chi ngân sách, tăng hợp lý quy mô phát hành công trái thay cho chính quyền địa phương; tập trung khởi động lại nguồn vốn ứ đọng, làm tối ưu cơ cấu tiền gửi, nâng lương cơ bản và mức phụ cấp cho công nhân viên chức. Tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ ổn định lành mạnh, tăng trưởng M2 khống chế ở mức trên dưới 13%, giữ tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ cơ bản ổn định, thúc đẩy hơn nữa thị trường hóa lãi suất, cho phép ngân hàng phát hành phiếu chuyển nhượng vốn quy mô lớn trong thị trường giữa các ngân hàng, nâng cao mức trần lãi suất tiền gửi, hướng dẫn ngành ngân hàng chuyển hướng nghiệp vụ; khi có đủ các điều kiện liên quan, sẽ thận trọng mở cửa cho vay vốn, nhanh chóng công bố quy chế bảo hiểm tiền gửi, nâng cao năng lực của tổ chức kinh doanh tiền tệ vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2) Xử lý tốt mối quan hệ giữa đi sâu cải cách và tăng trưởng ngắn hạn
Lựa chọn lĩnh vực trọng điểm, đột phá khẩu và thứ tự ưu tiên trong cải cách là điều vô cùng quan trọng. Cần phải xem xét các nhân tố: Một là hiệu ứng tăng trưởng trong cải cách. Cải cách cần phải có lợi cho tăng trưởng hoặc tạo điều kiện để tiếp tục tăng trưởng bền vững. Đây cũng là thước đo cơ bản kiểm nghiệm tính hợp lý của cải cách. Trong giai đoạn khởi đầu của vòng cải cách mới, để tăng cường hơn nữa động lực và sức sống bên trong, đặc biệt phải đòi hỏi lựa chọn những giải pháp cải cách có hiệu ứng tăng trưởng rõ rệt. Hai là tính cấp thiết, điều phối và mức độ đi đến đồng thuận. Những lĩnh vực có mâu thuẫn nổi cộm, nếu không thay đổi sẽ kìm hãm nghiêm trọng phát triển hoặc ổn định thì phải đặt ở vị trí ưu tiên. Nếu điều kiện đi cùng không theo kịp sẽ gây khó khăn cải cách đi vào chiều sâu; tăng cường sự đồng thuận sẽ giúp giảm bớt và xóa bỏ lực cản trong quá trình cải cách. Ba là tính khó lường và tính phức tạp của các giải pháp cải cách. Đối với những cải cách mà những tính chất đó tương đối cao sẽ có thể hoãn lại ở mức độ hợp lý, đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị thông qua các phương thức như đi sâu điều tra nghiên cứu, vạch kế hoạch cẩn thận chu đáo, thử nghiệm phân tán… ở giai đoạn ban đầu.
3) Thực hiện chính sách nhà đất khác biệt ở từng khu vực
Coi trọng tình hình phân hóa khu vực thị trường bất động sản, tăng cường chỉ đạo phân loại, giảm chính sách làm đồng loạt, nâng cao tính mục tiêu và tính hữu hiệu trong chính sách điều tiết. Các đô thị loại một và loại hai cung cấp tăng thêm đất đai, điều chỉnh cơ cấu cấp đất, nâng cao tỷ trọng đất nhà ở cho họ sử dụng vừa và nhỏ, thông qua hình thức hạn chế giá và nhà thuộc quyền sở hữu chung để tăng số lượng cung ứng nhà ở bán giá thấp. Đối với những đô thị cung cầu tương đối lỏng lẻo, phải khống chế nhịp độ cấp đất, thu hẹp chu kỳ mua bán tồn đọng, để điều hòa giữa tiến trình xây dựng quản lý đô thị và tiến trình đô thị hóa. Nhanh chóng thúc đẩy đăng ký bất động sản, công tác liên mạng, mở rộng phạm vi thí điểm thuế bất động sản. Nâng cao khả năng cân bằng tiền vốn dự án cải tạo các khu nhà ở đơn sơ; thông qua các biện pháp như công khai lãi suất, tăng tỷ lệ sử dụng đất thương mại, hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng trong xây dựng quản lý đô thị để tăng cường thu hút nguồn vốn xã hội hóa.
4) Tích cực phòng ngừa và loại bỏ rủi ro
Căn cứ theo quy định kiểm toán mới đối với nợ của địa phương, nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết và xử lý nợ, Làm rành mạch quan hệ pháp luật giữa chính phủ trung ương, chính quyền địa phương, cơ quan đầu tư vốn, ngân hàng. Xác định rõ các điều kiện và giải pháp trừng phạt khi chính phủ trung ương trợ giúp chính quyền địa phương, bao gồm sát hạch quan chức, ràng buộc ngân sách và hạn chế đầu tư, ngăn chặn rủi ro suy thoái đạo đức. Phát triển hợp lý nguồn vốn bằng trái phiếu, thúc đây lưu chuyển vốn theo mặt bằng huy động vốn của chính quyền địa phương. Đối với số dư nợ phù hợp điều kiện như có đảm bảo thế chấp, sử dụng nguồn vốn, lưu chuyển tiền mặt, các tổ chức kinh doanh tiền tệ địa phương cho vay cần cho phép kéo dài thời gian vay để thực hiện đồng bộ giữa dự án và hạn vay của địa phương. Đối với một số ngân hàng khó duy trì liên tục nguồn vốn cho vay cần có quy định xử lý dự án. Nhanh chóng xây dựng bảng biểu nguồn vốn nợ công hoàn chỉnh, vào thời điểm thích hợp chính quyền địa phương có thể thí điểm tự phát hành trái phiếu theo phương thức thị trường.
5) Cải thiện môi trường vận hành doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi nâng cấp
Mở rộng phạm vi thí điểm “Quy chế thanh toán mặt trái”, bình đẳng đối với mọi doanh nghiệp, thiết thực hạ giá thành đầu vào của doanh nghiệp. Đơn giản hóa thủ tục hành chính và giao quyền không phải là phân quyền hành chính, mà phải giao quyền tối đa cho thị trường và doanh nghiệp, chứ không thể đơn giản buông lỏng cho chính quyền cấp dưới. Đổi mới phương thức quy chế ngành nghề, căn cứ theo tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật về tiền hao năng lượng, bảo vệ môi trường, chất lượng để hình thành hệ thống quy chế ổn định, công khai minh bạch. Xây dựng thị trường cạnh tranh bình đẳng, hạn chế việc làm của địa phương kích thích đầu tư quá độ bằng các biện pháp như giá đất thấp, tiêu chuẩn môi trường thấp, ưu đãi thuế và trợ cấp tài chính bất hợp lý… Nhanh chóng thực thi chính sách khấu hao, nâng cao tỷ lệ khấu trừ thuế thu, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới thiết bị và thay thế nhân công bằng máy móc. Đi sâu cải cách tài chính tiền tệ, nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực, thiết thực hạ giá thành đầu vào trong nền kinh tế thực. Thực thi chính sách thuế, tài chính theo hướng sáp nhập và tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp có ưu thế tổ chức lại theo hướng sáp nhập xuyên khu vực, có nhiều chế độ sở hữu, thúc đẩy ngành nghề nâng cao độ tập trung. Tăng cường thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích doanh nghiệp tự chủ đổi mới sáng tạo.
Ngày 6/1, mạng Tin tức Trung Quốc đăng bài viết “Kinh tế Trung Quốc sẽ đối mặt với 4 thách thức lớn trong năm 2014” của chuyên gia Đàm Hạo Tuấn, trong đó cho rằng bước sang năm 2014, kinh tế Trung Quốc vẫn tồn tại rất nhiều nhân tố không xác định, ngoài các nhân tố bất lợi bên ngoài như tình hình kinh tế thế giới ảm đạm, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tràn lan, chương trình nới lỏng định lượng (QE) thoái trào, thì các nhân tố ràng buộc trong nước cũng rất nhiều, đặc biệt là thách thức đến từ các phương diện sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế cũng như hiệu qủa của sự điều chỉnh kết cấu và chuyển đổi mô hình kinh tế.
Thứ nhất, đi sâu cải cách phải đối mặt với thách thức đến từ các nhóm lợi ích. Nếu nói cải cách của 30 năm trước, vấn đề phải đối mặt chủ yếu là thách thức về quan niệm tư tưởng và nhận thức, chỉ cần giải quyết vấn đề tư tưởng và nhận thức, trở ngại của cải cách sẽ được giảm thiểu tối đa. Tuy nhiên, cải cách ngày nay không chỉ cần tiếp tục giải quyết tư tưởng, chuyển biến quan niệm, mà còn phải phá vỡ thành luỹ của các nhóm lợi ích, khắc chế trở lực từ các nhóm lợi ích này.
Theo quyết định của Hội nghị Trung ương 3 khoá 18, năm 2014 không chỉ là năm bắt đầu đi sâu cải cách toàn diện, mà còn là năm đặt nền tảng cho việc đi sâu cải cách toàn diện của Trung Quốc. Rất nhiều phương án cải cách đều cần được xây dựng và đưa vào triển khai trong năm 2014 này. Nhưng xét từ tình hình thực tế hiện nay, những phương án này đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng, chắc chắn sẽ chịu sự ngăn cản quyết liệt của các nhóm lợi ích liên quan. Những nhóm lợi ích này không chỉ đến từ các lĩnh vực có tài nguyên của cải phân phối bất công, mà còn đến từ các lĩnh vực như phân phối quyền lực bất hợp lý, đến từ lĩnh vực kinh tế cơ bản, kiến trúc thượng tầng, kể cả mối quan hệ không thuận chiều giữa chính quyền và doanh nghiệp, giữa chính phủ và thị trường. Tất cả những vấn đề đó đều cần thông qua đi sâu cải cách để giải quyết, nhưng đồng thời cũng hình thành trở ngại và thách thức cho việc đi sâu cải cách. Cho nên, khi nghiên cứu xây dựng phương án cải cách và thực hiện các biện pháp cải cách, việc có thể vượt qua các thách thức nói trên hay không, sẽ là một lần khảo nghiệm nghiêm túc đối với Chính phủ Trung Quốc.
Nhưng cũng có thể thấy, tập thể ban lãnh đạo Trung ương khoá mới của Trung Quốc đã nhận thức được đầy đủ mức độ khó khăn và áp lực về những thách thức nói trên, đã thực hiện bố trí sắp xếp ở cấp bậc cao nhất có thể để đi sâu cải cách, do đích thân Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm tổ trưởng Tổ lãnh đạo đi sâu cải cách. Bên cạnh đó, tất cả các phương án cải cách đều dựa trên cơ sở yêu cầu thiết kế cấp cao, tiến hành từ trên xuống dưới, từ đó giảm thiểu trở lực và áp lực của cải cách. Chính vì vậy, mặc dù áp lực đi sâu cải cách rất lớn, trở lực rất nhiều, nhưng với cách làm quyết liệt, hợp lý như trên, chắc chắn sẽ không xuất hiện những vấn đề không thể vượt-qua. Năm 2014 sẽ là một năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế, thậm chí trong lịch sử Trung Quốc.
Thứ hai, đô thị hoá mô hình kiểu mới của Trung Quốc sẽ đối mặt với thách thức đến từ chính quyền địa phương. Đô thị hoá mô hình kiểu mới cũng giống với cải cách, đều được coi là một trong những nguồn chủ yếu để tạo ra lợi nhuận. Nhất là đô thị hoá mô hình kiểu mới không chỉ trở thành lĩnh vực tạo ra lợi nhuận, mà sẽ còn trở thành vũ đài quan trọng để Trung Quốc thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, thực hiện xã hội công bằng, chính nghĩa. Nhưng thực hiện đô thị hoá mô hình kiểu mới cũng không phải là một việc đơn giản. Trong đó, làm thế nào để khắc chế trở lực và thách thức từ chính quyền địa phương là điều hết sức quan trọng. Xét từ kinh nghiệm và bài học trong việc xây dựng đô thị hoá Trung Quốc, mặc dù đô thị hoá đã thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh hơn, đồng thời cũng đã đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo đô thị, nhưng các dạng mâu thuẫn và vấn đề đem lại cũng không thể coi nhẹ. Bên cạnh việc chính quyền địa phương đang đẩy nhanh xây dựng đô thị, thì đồng thời cũng lấy xây dựng đô thị làm công cụ cho thành tích của cá nhân lãnh đạo và chính quyền địa phương, vì vậy trong phát triển đô thị hoá, đã không chú ý đến yếu tố con người là nhân tố cốt lõi của đô thị hoá. Cho nên, làm thế nào để trong xây dựng đô thị hoá mô hình kiểu mới đặt con người vào vị trí trung tâm, đồng thời để chính quyền địa phương không vì lợi ích bản thân để bẻ cong xây dựng đô thị hoá, làm cho đô thị hoá mô hình kiểu mới trở thành bản sao của xây dựng đô thị hoá, đòi hỏi tầng quyết sách và tầng quản lý phải đưa ra nhiều phương pháp và biện pháp hơn nữa, có thể phát huy vai trò tích cực, hiệu quả trong xây dựng đô thị hoá mô hình kiểu mới. Rõ ràng, năm 2014 cũng là năm cất bước của đô thị hoá mô hình kiểu mới, do đó cũng sẽ là thách thức và khảo nghiệm nghiêm túc đối với tập thể ban lãnh đạo khoá mới của Trung Quốc.
Thứ ba, kinh tế tăng trưởng phải đối mặt với thách thức đến từ các nhân tố bất lợi như nạn khói mù. Trong một năm qua, vấn đề khói mù tại Trung Quốc là đặc biệt nghiêm trọng. Mặc dù, khói mù là một khái niệm môi trường, nhưng nó thể hiện nội hàm kinh tế hết sức sâu sắc. Vì nguồn gốc chủ yếu của khói mù là xuất phát từ sự bất hợp lý nghiêm trọng của kết cấu kinh tế và phương thức tăng trưởng kinh tế quá thô, quá lỏng lẻo. Nếu kết cấu kinh tế và phương thức tăng trưởng kinh tế hợp lý, vấn đề khói mù sẽ không thể nghiêm trọng như thế. Ngược lại, muốn giải quyết khói mù, phải đẩy nhanh điều chỉnh kết cấu và chuyển đối mô hình kinh tế, đẩy nhanh chuyển biến phương thức tăng trưởng kinh tế.
Vậy thì làm thế nào xử lý tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, để cho tăng trưởng kinh tế không tiếp tục phải trả giá cho phá hoại môi trường, mà bảo vệ môi trường lại không ảnh hưởng quá lớn đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Không chỉ có vậy, việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào, tiết kiệm năng lượng như thế nào… cũng sẽ trở thành sự ràng buộc quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Như vậy, năm 2014 sẽ trở thành một năm mang tính cột mốc cho việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường của Trung Quốc.
Thứ tư, chính sách tiền tệ phải đối mặt với thách thức đến từ ngân hàng. Kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay, chính sách tiền tệ của Trung Quốc cơ bản bị ngân hàng dẫn dắt. Ngân hàng tung các gói tín dụng quá mức, đã đưa đến áp lực lạm phát tiền tệ, chỉ có thể thông qua điều chỉnh chính sách tiền tệ để giải quyết: sau khi ngân hàng tung các gói tín dụng này, họ xuất hiện tình trạng “thiếu tiền”, do đó lại phải cần đến chính sách tiền tệ. Đây chính là mối quan hệ chủ động và bị động do ngân hàng sắp xếp, ngân hàng hoàn toàn có thể đảo ngược, làm cho chính sách tiền tệ trở thành công cụ của ngân hàng.
Mặc dù các chuyên gia tài chính cho rằng năm 2014 có thể không xuất hiện hiện tượng “thiếu tiền”, nhưng tác giả cho rằng nếu quan niệm tín dụng của ngân hàng không thay đổi, hiện tượng “thiếu tiền” không chỉ sẽ xuất hiện, mà còn xuất hiện thường xuyên hơn. Vì vậy, ngân hàng Trung Quốc phải tính toán đến lợi ích lâu đài và lợi ích toàn cục, nếu không tình trạng sẽ còn nghiêm trọng hơn những năm trước đây.
Tác giả kết luận kinh tế Trung Quốc năm 2014 đang được kỳ vọng rất nhiều, nhưng những thách thức trước mắt cũng cần phải đối diện, đồng thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giải quyết thoả đáng./.
2275. Cố lên! Để thành người tử tế
Trong dòng người đến viếng cố luật gia – ngọn cờ đầu tranh đấu nóng bỏng lòng yêu nước thương dân Lê Hiếu Đằng, có mấy nhân vật đặc biệt: nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Đua.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, theo chỗ cảm nhận của tôi, cơ bản là một người tử tế, qua một số việc làm cụ thể: ký quyết định trao Giải thưởng Nhà nước (2007) về văn học nghệ thuật cho 4 văn nghệ sĩ tài danh từng gặp đại nạn suốt nửa thế kỷ sau vụ án (văn nghệ bị chính trị hóa) oan khốc Nhân văn – Giai phẩm, gồm: Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm; viết thư khen công dân Thiên chúa giáo ở Nha Trang Tống Phước Phúc (nuôi dưỡng hàng trăm trẻ sơ sinh có hoàn cảnh éo le và chôn cất tử tế hàng nghìn hài nhi xấu số, nhưng bị an ninh và nhiều cơ quan chức năng địa phương nghi kị, cản phá), làm nhà chức trách địa phương phải thay đổi cách đối xử ngu xuẩn và tệ bạc… và một số việc làm tử tế khác của ông Triết, không tiện kể thêm.
Tôi không quen biết phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhưng qua chỗ bạn thân thiết, được biết bà cũng là một người tử tế, qua thái độ thiện cảm với những người biểu tình chống Trung Quốc tham tàn, bành trướng.
Những người tử tế đến viếng một người tử tế là lẽ tất nhiên. Nhưng ai cũng biết, trong trường hợp tang lễ người tử tế Lê Hiếu Đằng, những người thành tâm đến viếng làm những kẻ thiếu tử tế đang chót vót ngôi cao ở cái thể chế này không hài lòng. Vì vậy, qua tang lễ anh Đằng, niềm tin trong tôi về ông Triết và bà Sang là những người tử tế lại càng được củng cố.
Rất tiếc, tôi chưa được nghe thông tin nào về các ông Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua là những người tử tế, nếu không muốn nói là ngược lại. Tuy nhiên, việc hai ông này đến viếng anh Đằng mà không ghi sổ tang, làm tôi nghĩ rằng họ đến viếng với tư cách cá nhân, không phải chấp hành việc phân công của tổ chức. Việc họ đến viếng trong tâm thế ấy, ít nhất, nếu tôi không nhầm, cũng thể hiện thái độ kính trọng đối với anh Đằng – một người tử tế. Đó là một nghĩa cử nên ghi nhận và rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên, như mọi người đã biết, bên cạnh việc các ông Hải, ông Đua đến viếng anh Đằng, lại xảy ra sự việc “côn đồ” (mà đến con nít cũng thừa biết là an ninh) phá rối một cách không thể ngu độn, thấp kém, hèn hạ, ti tiện, thô bỉ và mất dạy hơn. Hành vi của đám “côn đồ” này – nói theo cách Giáo sư Ngô Bảo Châu: “có cố tình làm mất thể diện thể chế, chắc khó ai làm hơn”
Thiết nghĩ, chưa bàn đến khía cạnh lương tâm, bằng quyền lực và trách nhiệm của Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy TP HCM – ông Lê Thanh Hải và quyền lực, trách nhiệm của Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP HCM – ông Nguyễn Văn Đua, các ông rất nên (nếu không muốn nói là “phải” – xét khía cạnh trách nhiệm), và thừa khả năng buộc cơ quan an ninh (dù thuộc Bộ Công an hay Công an TP HCM) tiến hành kiểm điểm, công bố công khai và kỷ luật thích đáng kẻ đầu têu chủ trương phá rối đám tang.
Làm được như thế, dư luận xã hội sẽ có bằng chứng cụ thể để có thể nhận định rằng các ông không chỉ biết kính trọng người tử tế, mà còn thành tâm mong xã hội công nhận là người tử tế. Làm được như thế, người dân sẽ có cơ sở để tin rằng, cái thể chế này cũng có cơ may dần tử tế.
Cố lên nhé ông Hải, ông Đua!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét