- Một lãnh đạo biểu tình Thái bị bắn chết (BBC) - Ông Suthin Taratin bị bắn chết sau đụng độ với phe ủng hộ chính quyền trong ngày diễn ra bỏ phiếu sớm.
- 'Viếng cứ viếng, phá cứ phá' (BBC) - Mặc dù nguyên Chủ tich nước và phu nhân đương kim Chủ tịch Nước đến viếng, đám ma ông Lê Hiếu Đằng vẫn bị phá đám.
- 'Một đám tang tụ hợp cả hai phía' (BBC) - Giới chức chính quyền và các nhà bất đồng chính kiến cùng hiện diện tại đám tang ông Lê Hiếu Đằng, theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
- Nhiều thắc mắc trong vụ Phạm Trung Cang (BBC) - Luật sư Trần Thu Nam nói có nhiều 'điều lạ' và đáng 'thắc mắc' sau vụ ông Phạm Trung Cang được xuất cảnh.
- Việt Nam: Người khổng lồ ngành cà phê (BBC) - Việt Nam đã làm thế nào để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới?
- ‘ASEAN mạnh hơn nếu đàm phán cả khối’ (BBC) - Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh nói tại Davos về sức mạnh của một khối thống nhất ASEAN khi đàm phán tranh chấp lãnh thổ với TQ.
- Thời vàng son của các tập đoàn quốc tế tại Trung Quốc nay còn đâu ! (RFI) - Có lẽ do trùng hợp với ngày Tết Nguyên đán, tuần báo Anh The Economist số đề ngày 25/01/2014 đã dành hồ sơ đặc biệt cho thị trường Trung Quốc. Trên trang bìa màu đỏ là hình chiếc mặt nạ đen/trắng biểu thị cho nhân vật dữ trong tuồng Trung Quốc, bên dưới hàng tựa lớn« Trung Quốc mất sức hấp dẫn» kèm theo câu hỏi« Vì sao tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn cho các công ty nước ngoài».
- “Chỉ một mục tiêu: Vị thế Việt Nam” (BaoMoi) - “Thế giới giờ ít cái mới. Đúng lại thường cũ. Mới chưa chắc đúng. Mới như cái gọi “Đường chín khúc” thì sai quá, chả ai chấp nhận được. “Lòng tin chiến lược” là mới và đúng...” - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng chia sẻ với Nhân Dân hằng tháng về thời cuộc, đối ngoại quốc phòng, biển Đông, về người cha và lớp trẻ, cùng những dự cảm tương lai.
- Luật sư Trung Quốc nhận án tù (BBC) - Nhà hoạt động nhân quyền và luật sư bất đồng chính kiến Hứa Chí Vĩnh vừa bị tuyên bốn năm tù giam.
- Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông (RFI) - Theo nguồn tin báo chí Trung Quốc, một đội gồm ba tàu chiến cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất một tuần lễ đi tuần tra tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm được truyền thông Trung Quốc nêu bật là đích thân Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã đi theo chỉ huy cuộc tuần tra, và đã lên thị sát từng hòn đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa.
- Bạo lực Kiev ngày càng nghiêm trọng (BBC) - Người dân Kiev tiếp tục đổ ra đường mặc cho đụng độ với cảnh sát và từ chối các đề nghị của Tổng thống Yanukovych.
- Trách Nhiệm của Việt Nam thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (RFA) - Một liên minh các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, phối hợp cùng các nhóm đấu tranh của người Việt hải ngoại, sẽ hiện diện tại Geneva nhằm lên tiếng và tạo áp lực buộc Hà Nội cải thiện quyền con người qua đợt kiểm điểm định kỳ và phổ quát vể nhân quyền mà VN sẽ trải qua ở LHQ ngày 5 tháng Hai tới đây
- Chính quyền Afghanistan bị bắt quả tang ngụy tạo bằng chứng tố Mỹ (RFI) - Một bức ảnh do chính quyền Kabul phân phát để chứng minh lời tố cáo quân đội Mỹ làm chết thường dân sau một vụ ném bom tại Parwan (phía bắc thủ đô Kabul) vào giữa tháng 01/2014, thực ra đã được một nhiếp ảnh gia AFP chụp từ năm 2009, và tại một tỉnh khác.
- Giới chuyên gia Mỹ: Washington cần hành động để tránh xung đột ở Biển Đông và Hoa Đông (RFI) - Trong năm 2013, Hoa Kỳ đã nhiều lần lưuý các nước có biển ở ChâuÁ về nguy cơ của việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Đồng thời, Washington cũng kêu gọi các nước liên quan đạt được những thỏa thuận nhằm giảm rủi ro và tránh xung đột.
- Hạm đội Nam Hải tập trận trái phép 3 ngày ở Gạc Ma, Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh hạm đội Nam Hải trực tiếp chỉ huy cuộc tập trận đổ bộ trên khu vực đá Gạc Ma, Trường Sa đang bị hải quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép
- Trung Quốc điên cuồng tập trận chống ngầm trái phép ở Trường Sa (BaoMoi) - (Soha.vn) - Từ ngày 23-25/1 vừa qua, đội tàu chiến của hạm đội Nam Hải đã tiến xuống vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam tiến hành tập trận trái phép.
- Ấn Độ - Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng (RFI) - Với Trung Quốc trong tầm nhắm, hai Thủ tướng Nhật Bản và Ấn Độ vào hôm qua 25/01/2014, đã khẳng định một số kế hoạch nhằm« củng cố hơn nữa» công cuộc hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Thỏa thuận đã đạt được nhân cuộc họp thượng đỉnh tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe, đang công du Ấn Độ trong ba ngày.
- Ấn và Nhật thỏa thuận hợp tác về năng lượng và viễn thông (RFA) - Ấn Độ và Nhật Bản đã ký kết các thỏa thuận hợp tác về năng lượng và viễn thông nhân khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang viếng thăm New Đề Li.
- Trung quốc: bạo loạn ở Tân Cương 12 người chết (RFA) - Cảnh sát TQ vừa bắn chết 6 người trong cuộc tấn công mà Bắc Kinh cho là “khủng bố” tại vùng Tân Cương bất ổn phía Tây Hoa Lục; và có thêm 6 người nữa tử vong khi chất nổ họ mang theo nổ tung, cơ quan truyền thông TQ cho biết như vừa nêu.
- Ai Cập : Kỷ niệm ba năm cách mạng chìm trong máu (RFI) - Ít nhất 49 người chết và 247 người bị thương, đây là số thống kê sơ bộ về các nạn nhân của bạo lực trong ngày hôm qua 25/01/2014, ngày kỷ niệm ba năm cuộc nổi dậy chống chế độ độc tài Moubarack. Ai Cập cho thấy hai khuôn mặt : một bên là cảnh hội hè, đặc biệt tại quảng trường Tahrir, nơi người ta tổ chức ăn mừng dịp kỷ niệm này và bên kia là các đụng độ đẫm máu.
- World Banks hỗ trợ 2 tỷ đô la cho Miến Điện (RFA) - Ngân hàng Thế giới hôm qua công bố chương trình phát triển Miến Điện với ngân khỏan 2 tỷ đô la, kể cả những dự án cải thiện về năng lượng và y tế tại xứ từng bị quân phiệt cầm quyền này.
- Cuộc thám hiểm sao chổi đầu tiên (RFI) - Sau cuộc du hành 7 tỷ km trong mười năm, phi thuyền Rosetta vừa tỉnh dậy. Tín hiệu đầu tiên của phi thuyền này đã được trạm tiếp sóng của Nasa ở Goldstone (Hoa Kỳ) nhận dạng vào lúc 18 giờ 18 phút ngày 20/01/2014. Đây là phi thuyền đầu tiên thực hiện một sứ mạng nghiên cứu dài ngày và sâu về sao chổi.
- Ukraina: Phong trào đối lập đòi chính quyền đáp ứng đầy đủ mọi yêu sách (RFI) - Các lãnh đạo của đối lập Ukraina không đưa ra câu trả lời rõ ràng về đề nghị của Tổng thống Victor Ianoukovitch. Cuối ngày hôm qua, 25/01/2014, Tổng thống Ukraina đã ra một quyết định chưa từng có, nhường chức vụ Thủ tướng và Phó thủ tướng cho hai lãnh đạo đối lập có uy tín nhất, haiông Arseni Iatsenniouk và Vitali Klitschko. Tuy nhiên, trước đám đông biểu tình tại quảng trường Độc lập, hai lãnh đạo đối lập khẳng định, phong trào phản kháng sẽ không lùi bước, một khi chính quyền còn chưa đáp ứng mọi đòi hỏi của đối lập.
- Snowden tố cáo NSA làm gián điệp công nghiệp (VOA) - Trả lời phỏng vấn đài truyền hình ARD của Đức, Snowden nói NSA lần theo những thông tin mà họ tin là có lợi cho lợi ích quốc gia của Mỹ
- Philippines : Chính quyền và phe nổi dậy đạt thỏa thuận hòa bình (RFI) - Hôm nay 25/10/2014, chính quyền Philippines và phe nổi dậy đòi độc lập Hồi giáo ở miền Nam quần đảo này tuyên bố, hai bên có thể ký kết được một hiệp định hòa bình trong những tuần tới, sau khi đã vượt qua những trở ngại cuối cùng. Thỏa thuận này cho phép chấm dứt một cuộc nổi dậy đẫm máu, kéo dài từ năm 1970, khiến gần 150.000 người chết.
- Damas và đối lập Syria đàm phán về hồ sơ tù nhân và người mất tích (RFI) - Tại Genève (Thụy Sĩ) vào hôm nay, 26/01/2014, các phái viên của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập đã bắt đầu xem xét vấn đề hàng ngàn tù nhân và người bị mất tích trong cuộc xung đột đang diễn ra tại Syria. Đặc sứ Liên Hợp Quốc đang nỗ lực yêu cầu các bênít ra là phải trả tự do cho trẻ em, phụ nữ và người già.
- Cam Bốt : Lại đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình (RFI) - Hôm nay, 26/01/2014, tại Phnom Penh, đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát và hàng trăm người biểu tình ủng hộ công nhân dệt may và đòi trả tự do cho 23 người bị bắt mới đây.
- Tổng thống Pháp sẽ độc thân công du Hoa Kỳ (RFI) - Chiều tối ngày, 25/01/2014, Tổng thống Pháp François Hollande đã gọi điện đến AFP và cho biết, trong tư cách cá nhân,ông thông báo chấm dứt việc chung sống với bà Valérie Trierweiler. Kể từ sau tiết lộ cách nay 15 ngày của tuần báo Closer về cuộc phiêu lưu tìnhái củaông Hollande với nữ diễn viên Julie Gayet, cách nay hai tuần, mọi việc đã rõ ràng.
- “Phụ nữ phục vụ sinh lý” trong thế chiến thứ II vẫn gây phẫn nộ (RFA) - Nhật Bản không thể bị lôi ra để chỉ trích về việc nhiều phụ nữ bị cưỡng bách phục vụ sinh lý cho quân đội Thiên Hòang hồi thời Đệ Nhị Thế Chiến, tân chủ tịch đài truyền hình nhiều ảnh hưởng NHK của Nhật, ông Katsưto Momii
- Phe đối lập ở Thái Lan vẫn tiếp tục ngăn cản người đi bầu (RFA) - Một thủ lĩnh của phe “Áo Vàng” biểu tình chống chính phủ Thái Lan bị bắn chết hôm Chủ Nhật giữa lúc người biểu tình bao vây nhiều địa điểm bầu phiếu ở Bangkok, làm gián đọan tiến trình bầu cử trước thời hạn của hàng ngàn cử tri trước ngày tổng tuyển cử tại xứ Chùa Vàng dự trù vào cuối tuần tới.
- Chuyên gia nghiên cứu của Freedom House nhận xét về Việt Nam (RFA) - Tổ chức nhân quyền Freedom House trụ sở chính tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, vừa công bố Bản Phúc Trình 2014 cho biết, nói chung, tư do trên thế giới sụt giảm hồi năm ngóai ( 2013). Liên quan VN, bà Sarah Cook, chuyên gia nghiên cứu Á Châu của Freedom House nhận xét, đại ý như sau:
- Tàu Trung Quốc tuân tra vùng chanh chấp với Malaysia? (RFA) - 3 chiếc tàu TQ hôm nay tuần tra bãi cạn James – mà TQ gọi là bãi Tăng Mầu - khu vực mà Malaysia cũng tuyên bố có chủ quyền. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy hành động quyết đóan của Bắc Kinh tại biển Đông.
- Cảnh sát Campuchia đụng độ đoàn biểu tình (RFA) - Cảnh sát Campuchia hôm nay đụng độ với người biểu tình, kể cả những nhà sư, khi những người chống đối đòi hỏi đồng lương cao hơn cho công nhân may mặc cũng như phóng thích 23 người bị bắt giữ
- Rác thải điện tử con dao hai lưỡi (RFA) - Vật dụng điện- điện tử đang giúp con người có được cuộc sống thuận tiện hơn nhiều so với cha ông họ. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, chúng trở thành lọai rác thải mà nếu không có cách xử lý thích hợp, chúng sẽ gây hại cho con người.
- Chính phủ Syria: ‘Phụ nữ, trẻ em cóthể rời Homs’ (VOA) - Đặc sứ Brahimi cho biết phái đoàn chính phủ tại cuộc hòa đàm ở Geneve, đã thỏa thuận cho phép phụ nữ và trẻ em rời thành phố Homs đang bị vây hãm
- Afghanistan: Đánh bom tự sát xe quân đội,ít nhất 4 người chết (VOA) - Các giới chức cho hay phe Taliban lên tiếng nhận đã thực hiện vụ tấn công mới nhất này
- Hòa đàm Syria tái tục ở Geneva (VOA) - Nhà điều giải Lakhdar Brahimi của LHQ cho biết ngày thứ hai của cuộc hòa đàm sẽ tập trung vào vấn đề trả tự do cho hàng ngàn tù nhân gồm cả phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi
- Wawrinka thắng Nadal, đoạt danh hiệu Australia Mở rộng 2014 (VOA) - Hạt giống số 8 của giải Wawrinka giành thắng lợi hai set đầu với tỉ số 6-3 và 6-2, và có vẻ dễ dàng tiến đến giành chiến thắng trước Nadal đang bị đau ở lưng.
- 49 người chết trong lúc Ai Cập kỷ niệm 3 năm phong trào nổi dậy (VOA) - Đa số những vụ thiệt mạng xảy ra tại thủ đô Cairo, nơi hàng ngàn người tụ tập hôm thứ Bảy để ủng hộ chính phủ hiện hành, và gần 250 người bị thương trên khắp Ai Cập
- Ai Cập thay đổi lộ đồ chính trị (VOA) - Tổng thống lâm thời Ai Cập cho hay đang sửa đổi một kế hoạch chuyển tiếp chính trị để cho phép tổ chức bầu cử tổng thống trước bầu cử tân quốc hội.
- Ý đồ cải tổ quân sự Trung Quốc (BaoMoi) - Chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc (PLA) đã bước vào khâu cuối cùng. Hội nghị đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) tháng 11/2013 đã phê chuẩn kế hoạch cải tổ cơ cấu quy mô lớn. Nó trùng khớp với việc nước này tiếp tục quả quyết trong tranh chấp lãnh thổ.
- Trung Quốc gây chuyện với Malaysia (BaoMoi) - Ba tàu Trung Quốc, gồm 1 tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục, đã tuần tra bãi cạn James ở biển Đông - khu vực mà Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền - hôm 26-1.
- TQ tuần tra trên không khắp biển Đông, kể cả đảo không tranh chấp (BaoMoi) - (Soha.vn) - Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố sẽ tuần tra, khảo sát trên không ở khắp các khu vực tại biển Đông và biển Hoa Đông, kể cả những đảo không xảy ra tranh chấp.
- Chiến hạm Trung Quốc lại kéo sát bờ biển Malaysia tuyên bố "chủ quyền" (BaoMoi) - (GDVN) - 3 chiến hạm Trung Quốc hôm nay đã xâm nhập bất hợp pháp bãi cạn James cực nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km để tuyên bố "chủ quyền"
- Tàu chiến Trung Quốc tiến vào vùng tranh chấp với Malaysia (BaoMoi) - (TNO) Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây hấn tại biển Đông khi điều 3 tàu hải quân tuần tra bãi đá James (Trung Quốc gọi là bãi ngầm Tăng Mẫu), khu vực vốn đang có tranh chấp với Malaysia, vào ngày 26.1.
- Thỏa thuận 'ngầm' Trung-Nhật về vụ người TQ vào Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (Soha.vn) - Tờ Kyodo News (Nhật Bản) dẫn các nguồn tin cho biết, Bắc Kinh đã bí mật đề nghị Tokyo không bắt giữ một người Trung Quốc nhảy dù vào Senkaku/Điếu Ngư.
- Nhật Bản, Ấn Độ nhất trí tập trận ba bên với Mỹ (BaoMoi) - Ngày 25/1, Nhật Bản và Ấn Độ đã nhất trí tiến hành một cuộc diễn tập hải quân ba bên với Mỹ, dường như nhằm phản ứng với các tuyên bố chủ quyền ngày càng tăng của Trung Quốc trên vùng biển Biển Đông và Hoa Đông.
- Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra trên không ở Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Tân Hoa xã ngày 26/1 cho hay, Trung Quốc vừa thông báo nước này sẽ tiến hành tuần tra trên không thường xuyên trên tất cả các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền”, đặc biệt tăng cường tuần tra trên không và trên biển ở các vùng Biển Đông và biển Hoa Đông.
- Các chuyên gia cảnh giác hơn với tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Tuy nhiên, nếu ông Dân nói rằng mất 6 năm để chế tạo được một chiếc thì họ sẽ phải bắt đầu đóng 3 chiếc trong năm nay.
- TQ tăng cường tuần tra trên không tại Biển Đông, Hoa Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Bắc Kinh thông báo sẽ tăng cường tuần tra trên không ở Biển Đông, Hoa Đông nhằm thực hiện cái gọi là “khẳng định, củng cố chủ quyền” tại các lãnh thổ tranh chấp.
- Tăng sức mạnh tuần duyên hiện thực "giấc mơ" Trung Quốc? (BaoMoi) - Siêu tàu tuần duyên
- Trung Quốc tuyên bố sẽ "tuần tra thường xuyên" Trường Sa, Hoàng Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Các đảo "quan trọng" sẽ bị Bắc Kinh khảo sát (trái phép) ít nhất 2 lần một năm, theo Tân Hoa Xã.
Trần Bảo Lộc - Bất bạo động, một phong cách sống của người dân chủ
Trước câu hỏi bất bạo động là gì, hình như chúng ta đã có sẵn câu
lời: đó là một phương pháp thay thế để giải quyết mâu thuẫn. Cùng với
câu trả lời này là những hình ảnh đập vào mắt của các cuộc biểu tình bất
bạo động đông người, những cuộc đình công, những cuộc biểu tình ngồi,
đã làm cho nhiều người biết đến bất bạo động. Nhưng bất bạo động không
phải chỉ có như vậy. Mà nó còn là một khung mẫu, một viễn ảnh thế giới
trong đó có một lối sống riêng, một tinh thần riêng và một chiến lược
riêng để sống với nhau và với chính mình. Tóm lại đó là một phong cách sống
được thể hiện một cách lí tưởng trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
Nói là lí tưởng vì vẫn còn nhiều người chưa thật sự tin tưởng vào bất
bạo động. Họ nói đến bất bạo động chỉ là đầu môi chót lưỡi có lẽ vì tính
thời thượng của nó mà không thấy được những điều quý giá ẩn chứa bên
trong.
Vậy bất bạo động thực sự là gì?
Trong cuộc khủng hoảng chung mà con người đang phải gánh chịu thì bất bạo động không phải chỉ là một phương pháp thay thế mà còn là một sự cần thiết. Không có con đường nào khác để bảo đảm sự sống còn và phát triển của loài người và để có một thế giới không có chiến tranh ngoài con đường bất bạo động. Bởi vì bất bạo động chứa đựng những giá trị nhân văn mà nếu được áp dụng nghiêm chỉnh thì thế giới có hoà bình. Đó là: con người là giá trị và mối quan tâm chính; khẳng định sự bình đẳng của mọi người; thừa nhận sự khác biệt của con người và văn hoá; tránh thái độ coi những kiến thức mình có như là chân lí tuyệt đối; khẳng định sự tự do tư tưởng và niềm tin; bác bỏ mọi hình thức bạo động và kì thị; coi trao đổi, thảo luận, đối thoại và hợp tác xây dựng là nền tảng cho mọi sinh hoạt.
Bất bạo động dựa vào - theo M. K. Gandhi (1969-1948), ngưởi đặt nền móng cho bất bạo động - ba nguyên tắc nền tảng mà ýđịnh (cả ý định sâu thẳm nhất) và hành động của ta, trực tiếp hay gián tiếp đều đi theo và dựa trên: Một là "sức mạnh chân lý (Satyagraha)": đó là sức mạnh làm nảy sinh mọi sự sống còn được gọi là sức mạnh linh hồn, sức mạnh của mình, sức mạnh của tình yêu. Hai là "không làm đau/không gây hại (ahimsa)": đó là thoát khỏi ý muốn làm tổn thương hoặc thiệt hại đối với chính mình, những người khác, hay môi trường xung quanh, dù ở bất kì mức độ nào. Bất kỳ nguyên nhân nào gây ra thương tích hoặc thiệt hại nghiêm trọng cũng phải ăn năn hối tiếc và không được cổ võ. Ba là "hạnh phúc của mỗi người (Sarvodaya)": đó là những nỗ lực liên tục và chân thành để thúc đẩy "phúc lợi của tất cả mọi người." Ba khía cạnh này tạo thành một "bộ ba": yêu chân lí Satyagraha (nguyên tắc) = không làm tổn thương/không làm thiệt hại ahimsa (phương tiện) = phúc lợi của tất cả mọi người Sarvodaya (mục tiêu).
Như vậy con đường đi đến bất bạo động là con đường đòi hỏi một sự thay đổi cá nhân sâu rộng, một sự hoà giải với chính mình và với những người khác trong đó người ta học cách đối xử với những người khác như người ta muốn được đối xử với chính mình. Ở mức độ xã hội bất bạo động hàm chứa một cuộc tìm kiếm những phương tiện mới đầy tính sáng tạo để giải quyết những mâu thuẫn với mục đích loại trừ hoàn toàn bạo động ở mọi hình thái.
Có khá nhiều người không ý thức được rằng bất bạo động được áp dụng để theo đuổi sự công bằng xã hội có cái gì đó khác với sự thần phục hay sự tự thoả mãn. Nó là một hình thức tranh đấu.
Hình thức tranh đấu này đã có hiệu quả ở các nước có dân chủ và tự do báo chí. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở các nước độc tài thì nó không có hiệu quả. Những cuộc tranh đấu bất bạo động trong những năm vừa qua ở các nước độc tài cộng sản như ở Ba lan và độc tài quân phiệt như ở Burma cho thấy bất bạo động cũng có thể thành công ở cả các nước độc tài.
Cũng có khá nhiều người nghĩ rằng bất bạo động chỉ thành công khi cả hai phía cùng sẳn sàng hợp tác. Điều đó hoàn toàn không đúng và phản ảnh một sự hiểu lầm đang thịnh hành về những nguyên tắc của bất bạo động mà các nhà tranh đấu bất bạo động như Adin Ballou, Henry David Thoreau, Mahatma Gandhi và Martin Luther King đã vạch ra.
Bất bạo động có luôn luôn thành công không? Không, nhưng bạo lực hay quân lực cũng không luôn luôn thành công. Bạo lực hay quân lực có thể thành công trong việc bắt ép phải thay đổi, nhưng nó không đem đến hoà giải và luôn chứa sẵn mầm mống của xung đột bạo lực.
Có những nguy hiểm cho bản thân khi tranh đấu bất bạo động? Chắc chắn là có. Những nguy hiểm ấy rất lớn và có thể đưa đến cái chết. Nhưng sự liên đới và sự hi sinh, cần cho việc chấp nhận nguy hiểm và chịu đựng những lời nói nặng gặp phải, khi tranh đấu bất bạo động, sẽ làm cho cả tính cách lẫn tinh thần lớn mạnh hơn. Không có việc gì muốn thành công mà không phải trả một giá nào đó. Nhất là việc đòi hỏi tự do dân chủ và công bằng xã hội thì giá phải trả lại càng cao hơn. Ngày nay nhiều người nhất là giới trẻ tự thoả mãn với những gì đang có. Họ không dám trở thành những Mandela mới để đưa đất nước tới tự do dân chủ và công bằng xã hội như Mandela đã làm. Trong phiên toà xét xử ông và các đồng chí năm 1964, Mandela đã nói: "Tôi đã dâng hiến cuộc đời của tôi cho việc tranh đấu cho nhân dân Phi châu. Tôi đã chiến đấu chống sự thống trị của da trắng và tôi đã chiến đấu chống sự thống trị của da đen. Tôi đã ấp ủ lí tưởng một xã hội dân chủ và tự do trong đó mọi người sống hài hoà và có những cơ hội giống nhau. Đó là lí tưởng mà vì nó tôi hi vọng sống nhưng nếu cần thì đó cũng là lí tưởng mà vì nó tôi sẵn sàng chết". Câu nói này của ông trong phiên toà đáng để cho những người tranh đấu bất bạo động cho tự do dân chủ và công bằng xã hội phải suy nghĩ. Tại sao một người, có thời gian coi việc tranh đấu bất bạo động là vô ích, đã thành lập một chi nhánh sử dụng bạo lực lại thay đổi trở thành hoàn toàn tin tưởng vào bất bạo động và đã dám sống vì lí tưởng như lời ông đã nói. Đó là vì bất bạo động đã trở thành một phong cách sống của ông. Ông tin tưởng cái tốt vẫn tồn tại trong các kẻ thù dù tàn ác nhất của ông. Ông luôn sẵn sàng gặp gỡ và hoà giải với các kẻ thù của ông dù đã có lúc họ hãm hại ông.
Nhưng làm thế nào để bất bạo động trở thành một phong cách sống?
1-Thừa nhận mặt yếu kém mờ tối của mình
Bất bạo động như là phương pháp hay kĩ thuật có tham vọng đạt mục đích mà không gây thiệt hại về thể xác, tinh thần và vật chất. Có nghĩa là không làm tổn thương con người. Dù vậy nhưng vẫn còn khá nhiều mặt phải nói là tiêu cực. Chúng ta tạm giới hạn ở măt tinh thần. Chúng ta những công dân lịch lãm không được phép gây thương tích thể xác hay giết ai nhưng chúng ta thường làm tổn thương người khác về mặt tinh thần.
Thí dụ những người quen hoặc những người khác tôn giáo, khác màu da, khác chính kiến v.v. ngấm ngầm bị xua đuổi, bị vu cáo, bị hạ nhục, bị bắt thần phục, bị đối xử tàn tệ, bị phủ nhận và bị cô lập hoặc công khai bị khiêu khích, bị trêu chọc, bị bôi đen hay bị biến thành ác quỷ.
Và có biết bao lần chúng ta đã không tự trách mình hay ngồi tự chửi mình vì đã làm một cái gì sai dưới cái nhìn của chúng ta. Tất cả các hình thức bạo động tinh thần, cả đối với chính chúng ta, kín đáo hay không, ý thức hay không và cả những khía cạnh yếu kém mờ tối khác đều cần phải đem ra xem xét kĩ lưỡng. Carl Jung đã nói về vấn đề này như sau: "Người nhìn bên ngoài là người mơ ngủ, ngưới nhìn bên trong là người thức tỉnh. Người ta không sáng vì được đặt bên các tấm hình của ánh sáng mà do ý thức được sự tối tăm của chính mình".
Cả những người yêu hoà bình cũng có những mặt yếu kém mờ tối của mình. Điều đó không có nghĩa vì vậy họ phải tự kết án họ mà trái lại vì việc yêu bản thân và giá trị bản thân rất quan trọng mà không nên tự kết án mình. Nhưng dù vậy, việc ý thức những mặt yếu kém mờ tối của mình vẫn thật cần thiết. Đó là vì niềm tin của chúng ta mà cũng vì lòng tự hào cần cho bất bạo động và công tác hoà bình. Nhưng đặc biệt vì việc phủ nhận và việc xua đuổi những mặt yếu kém mờ tối sẽ đưa đến việc tự vẽ ra và tìm một con dê tế thần. Thừa nhận những mặt yếu kém mờ tối thường hữu ích cho việc hàn gắn và chữa trị. Nếu ta không thừa nhận những mặt yếu kém mờ tối bao gồm cả việc bạo lực trong chính bản thân thì làm sao ta có thể quan tâm tới việc truyền bá hoà bình.
2- Sống hoà bình
Những người yêu hoà bình dĩ nhiên có thể ghi nhớ rất kĩ những điểm tích cực của bất bạo động như: bất bạo động không phải là việc chữa trị triệu chứng mà là một sự vượt thoát khỏi bạo động; đó là một cuộc chiến đấu với cái nhìn cởi mở; nhưng ta không thể áp đặt cái tốt bằng bạo lực; đó là cuộc chiến đấu không đem đến sự đau khổ cho người khác và trong trường hợp bất khả kháng thì sẵn sàng nhận phần đau khổ về mình; bất bạo động chủ trương đi tìm cái tốt ở trong người khác; và vì vậy từ thù hận hay kẻ thù là những từ cấm kị; trong cuộc tranh đấu bất bạo động phương tiện cũng quan trọng như mục đích vì vậy không thể sử dụng phương tiện đi ngược với mục đích, điều đó giúp tránh rơi vào vòng xoáy của bạo động; và luôn luôn sử dụng sự sáng suốt với đối thủ; nhờ đó có thể phân biệt được con người và công việc.
Nhưng nếu người ta không có được sự bình yên trong nội tâm liệu người ta có thể thực hiện được những điểm mạnh của bất bạo động như ghi ở trên? Nếu chúng ta không sẵn sàng sống hoà bình với nhau liệu chúng ta có thể sống hoà bình với người khác và để cho mọi người được sống hoà bình? Bởi vậy trước hết cần thể hiện sự hoà bình nơi chính chúng ta để chúng ta có thể nói được như Gandhi: "Tôi đã làm cho các kẻ thù trở thành bạn". Và sau đó ông đã nói tiếp: "Thành công lớn nhất của tôi là người Anh đã rời Ấn độ như những người bạn". Điều đó cho thấy ông coi việc biến kẻ thù thành bạn là thành công lớn nhất của ông. Chính sách tha thứ và hoà giải của Nelson Mandela và Desmond Tutu cũng nhằm mục đích này. Một chính sách bất bạo động có thể làm cho các nhà độc tài đang bị lung lay như Mugabe sẵn sàng tự nguyên sống lưu vong và sau đó là áp dụng việc ân xá có điều kiện sẽ giúp ngăn ngừa những đau khổ và đổ máu tiếp theo. Nhưng điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết tự thắng chính chúng ta. Bởi vì trong thâm tâm chúng ta luôn có khuynh hướng muốn báo thù để rửa nhục.
3- Tự thay đổi mình
Có ba nhà lãnh đạo tinh thần lớn: Gandhi, Mandela và Tutu đã ý thức được rằng những thành tố nội tâm rất quan trọng đối với bất bạo động. Các ông cũng ý thức được là bạo lực khiêu khích các mặt yếu kém mờ tối và làm cho chúng xuất hiện khiến chúng ta rơi vào tình trạng đánh và đánh trả. Các ông còn ý thức là sự sợ hãi, một yếu tố làm tê liệt nếu không muốn nói là làm chết người, là nguồn gốc chính của bạo lực. Sự sợ hãi làm cho chúng ta nhỏ lại hoặc làm chúng ta không dám tiếp nhận những cái mới với tất cả các hậu quả của nó. Đang khi sự tự tin và sức mạnh nội tâm rất quan trọng cho cuộc sống. Theo Inayat Khan thì: "chiến đấu với người khác đưa đến chiến tranh và vật lộn với bản thân đưa đến hoà bình".
Gandhi đã biết: để thay đổi những người khác thì việc đầu tiên là phải tự thay đổi chính mình trước. Ông nói ông đã có kinh nghiệm về điều đó trong công việc tranh đấu cho hoà bình và cả trong sự liên hệ với vợ ông. Đã có lần ông nói: "Bất bạo động thì nhẹ nhàng, nó không làm tổn thương, nó không phải là kết quả của sự giận dữ hay ác ý, nó không bao giờ cố chấp, không bao giờ mất kiên nhẫn, không bao giờ la hét và luôn chống lại sự ép buộc". Ông còn nói thêm: "Và tôi không chờ tới khi cả dân tộc sẽ thay đổi, nhưng vì không có con đường nào khác tôi phải tự bắt đầu từ chính mình". Như vậy có nghĩa là phải sống làm gương trước. Có những người cho rằng công việc hoà bình sẽ đi đến thất bại nếu người ta không thấy rằng "một mâu thuẫn tôi gặp ở ngoài đời chỉ là biểu hiện của mâu thuẫn đang xẩy ra trong chính tôi". Hoặc còn mạnh hơn họ cho rằng chính chúng ta đã kích động bạo lực vì thế giới nằm trong chính chúng ta, tóm lại bạo lực là biểu hiện của những gì có trong chúng ta. Như vậy việc đấu tranh cho hoà bình trên thế giới và việc phục hồi lại những tàn phá trong thiên nhiên chỉ có kết quả nếu ta giải quyết có hệ thống những mâu thuẫn ẩn dấu trong chính chúng ta. Để suy nghĩ, cũng nên ít dùng những từ thuộc ý thức nhị nguyên, mà theo định nghĩa, hầu như dễ gây tổn thương chẳng hạn như các từ tốt và xấu, phê phán và kết án. Tóm lại: chúng ta không cần dừng lại ở câu hỏi: có phải, để giải quyết vấn đề riêng của chúng ta, chúng ta không cần cố gắng thay đổi môi trường sống của chúng ta? Bởi vì thực tế cho thấy là không biết chấp nhận mình thì không có hoà bình vì ta sẽ cùng với người khác giết chính ta. Và hoà bình mà bị áp đặt thì không có hoà bình. Thực tế này lột trần những dự tính của chúng ta đối với những người khác. Một điều mà chúng ta vẫn còn làm, có thể là do mặc cảm từ trong vô thức là có lỗi với những người khác hoặc vì sợ hãi hoặc do những chấn thương chưa lành. Dầu vậy chúng ta vẫn muốn có một thế giới không còn sợ hãi, một thế giới của những người nối nhịp cầu và của những người hoà giải. Chúng ta có thể có một thế giới như vậy nếu chúng ta nhận ra được là chúng ta không có lỗi và chúng ta sợ hãi vì chúng ta để mình quá bị lệ thuộc vào người khác hoặc chúng ta đã đồng nhất chúng ta một cách không đúng với vị thế, vai trò hay sự tự đánh giá mình, không muốn sống bằng trực giác hoặc sống với cảm nhận phân cách thay vì ý thức thống nhất.
4- Sự thống nhất bên trong cần thiết
Ý thức thống nhất có nghĩa là tất cả đều ràng buộc với nhau và có sự thống nhất bên trong cần thiết. Đó cũng vì chúng ta, dù ý thức hay không, đều là những sinh vật tinh thần. Do đó chúng ta không sống trong vũ trụ mà chúng ta là vũ trụ.
Bất bạo động là một trải nghiệm của ý thức thống nhất ấy, là sống trong liên kết, là sống bằng trái tim. Do đó trong đầu ta sẽ không có ý nghĩ giết hại bất kì ai. Có phải chúng ta đã làm cho chúng ta sợ hãi nhau nhiều thế kỉ vì ý thức nhị nguyên, một ý thức gây ra cho chúng ta cảm giác phân cách, thiếu sót và cô độc? Gandhi đã đạt được thành công bởi vì ông hành động hoàn toàn theo ý thức nhất nguyên. Một ý thức đòi hỏi ông nhiều thời gian thinh lặng để chiêm nghiệm các quy luật của vũ trụ và lắng nghe tiếng nói của nội tâm.
Ngày nay người ta đã thấy được là tinh thần có một sức mạnh khủng khiếp. Nó đưa đến tự do, tự chủ, xác thực và cá tính. Nhờ tinh thần người ta có thể sử dụng được luật của lực lôi kéo trong vũ trụ. Đó là luật lôi kéo những cái giống nhau vào với nhau. Luật này gồm lực khẳng định và lực hình dung. Thông qua ý thức ta tạo ra cái sẽ xảy ra và với sự trợ giúp của vô thức ta sẽ đạt được kết quả. Liên tục nghĩ, nói và hành động về điều ta mong muốn xảy ra sẽ có tác động đến luật lôi kéo trong vũ trụ. Hãy luôn nói và nghĩ tích cực không nghi ngờ.
Gandhi là người đi đầu về loại suy nghĩ này. Ông nói: "Nếu một người đánh thức được tinh thần thì có thể nâng trái đất lên một chút". Ông chú ý đặc biệt tới cá nhân và sức mạnh nội tâm và ông cũng thường quan tâm tới khả năng làm những cái không có thể. Ông nói: "Nếu người ta để cho ý thức nhất nguyên hướng dẫn thì người ta sẽ không bị cản trở vì sự sợ hãi. Tại sao người ta lại phải sợ những người mà người ta thực sự liên kết với nhau thông qua cái ngã đích thực (chân ngã hay còn gọi là cái ngã tối cao?".
Truyền thông bất bạo động với ngôn ngữ hoà giải
Truyền thông bất bạo động đòi hỏi ngôn ngữ hoà giải và một thái độ thân thiện. Có hai loại ngôn ngữ thường được sử dụng: ngôn ngữ gây hấn (ngôn ngữ chó sói) và ngôn ngữ hoà giải (ngôn ngữ hươu cao cổ). Ngôn ngữ gây hấn là ngôn ngữ xét xử, coi thường, buộc tội, đổ lỗi v.v. đang khi ngôn ngữ hoà giải là ngôn ngữ của trái tim, của lòng từ bi và an lạc. Gandhi cho thấy là việc sử dụng ngôn ngữ gây hấn thay vì ngôn ngữ hoà giải và coi thường người khác chỉ đưa đến thù hận và coi thường người khác tức là ta tự coi thường mình.
Việc sự dụng ngôn ngữ gây hấn cũng là một hình thức bạo lực: bạo lực bằng lời nói.
Sức mạnh nội tâm
Các cái ngã của con người trên nguyên tắc đều bình đẳng. Chúng ta cần thay đổi chúng ta bằng cách đem cái ngã riêng tiếp xúc với cái ngã tối cao và nhờ đó một tiến trình tự tha thứ có thể diễn ra. Điều đó gọi là sự phát triển tinh thần, sống từ nội tâm. Hơn thế nữa đó còn là một tiện ích dành cho con người. Nó có liên hệ với nhận thức về thế giới. Ta có thể nói: "Để hoà bình nội tâm có tác động với chính tôi, tôi không cần làm gì bởi vì tôi cần hoà bình mà cũng bởi vì hoà bình cần thiết. Và bởi vì tôi cũng biết rằng tôi muốn người khác được hoà bình như tôi. Nhưng trước hết tôi phải cho tôi sự hoà bình và an lạc. Tôi thực hiện sự an lạc và hoà bình trong chính con người tôi và sau đó tôi phân phối cho những người khác".
Sức mạnh nội tâm là một sức mạnh khủng khiếp, có lẽ là sức mạnh lớn nhất trên thế giới. Vì nhờ nó ta sống với lí tưởng cao đẹp và vì nó ta không hướng tới sự cô đơn, sợ hãi, cạnh tranh, báo thù, dùng người dựa trên sự thiếu hụt và lợi ích riêng, mà không trên sự bình đẳng, sự liên kết, sự từ bi, sự tự do, cho và nghĩ trên sự phong phú. Martin Luther King cũng là một nhà tinh thần vĩ đại đã nói về sức mạnh này như sau: "Điểm yếu của bạo lực là vòng xoắn đi xuống và kích thích những cái mà ta muốn huỷ diệt. Với bạo lực ta có thể giết được người ta thù hận nhưng không giết được sự thù hận. Với bạo lực ta chỉ làm cho sự thù hận càng nhiều hơn. Với bất bạo động chúng ta có sức mạnh lớn hơn là bom nguyên tử. Bởi vì một trái bom chỉ có thể huỷ diệt nhưng bất bạo động có thể thay đổi được trái tim". Sự lan toả sẽ rất lớn nếu ta phát triển ý thức ấy, sức mạnh yêu thương ấy.
Lịch sử thế giới những năm gần đây cho thấy: đối với các chế độ độc tài cá nhân hay quân phiệt tranh đấu bạo động và tranh đấu bất bạo động đều có thể làm thay đổi các chế độ này. Nhưng tranh đấu bất bạo động ít gây tàn phá và đau thương hận thù hơn. Còn đối với các chế độ độc tài đảng trị như độc tài cộng sản thì tranh đấu bạo động thường không đem đến kết quả vì đảng cộng sản là chuyên viên về bạo động. Ta lấy sở trường của họ để đánh họ thì chắc chắn sẽ thua. Trái lại tranh đấu bất bạo động luôn đưa độc tài đảng trị vào thế khó xử và nhờ đó ta mới có cơ hội thành công. Bằng chứng là Ba Lan và các nước Đông Âu. Điều đó minh chứng tranh đấu bất bạo động luôn đưa đến thành công dù với bất kì chế độ nào. Các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt nam cần xác tín điều này để có thể loại bỏ khuynh hướng thích sử dụng bạo lực. Nhưng để có thể thực hiện việc tranh đấu bất bạo động thành công đòi hỏi các người tranh đấu cho dân chủ phải biết biến bất bạo động thành một phong cách sống đồng thời phải có quyết tâm và kiên trì cũng như cố gắng học hỏi về bất bạo động.
Trần Bảo Lộc
(Lâm Đồng 23/01/2014, ngày Táo quân)
Trong cuộc khủng hoảng chung mà con người đang phải gánh chịu thì bất bạo động không phải chỉ là một phương pháp thay thế mà còn là một sự cần thiết. Không có con đường nào khác để bảo đảm sự sống còn và phát triển của loài người và để có một thế giới không có chiến tranh ngoài con đường bất bạo động. Bởi vì bất bạo động chứa đựng những giá trị nhân văn mà nếu được áp dụng nghiêm chỉnh thì thế giới có hoà bình. Đó là: con người là giá trị và mối quan tâm chính; khẳng định sự bình đẳng của mọi người; thừa nhận sự khác biệt của con người và văn hoá; tránh thái độ coi những kiến thức mình có như là chân lí tuyệt đối; khẳng định sự tự do tư tưởng và niềm tin; bác bỏ mọi hình thức bạo động và kì thị; coi trao đổi, thảo luận, đối thoại và hợp tác xây dựng là nền tảng cho mọi sinh hoạt.
Bất bạo động dựa vào - theo M. K. Gandhi (1969-1948), ngưởi đặt nền móng cho bất bạo động - ba nguyên tắc nền tảng mà ýđịnh (cả ý định sâu thẳm nhất) và hành động của ta, trực tiếp hay gián tiếp đều đi theo và dựa trên: Một là "sức mạnh chân lý (Satyagraha)": đó là sức mạnh làm nảy sinh mọi sự sống còn được gọi là sức mạnh linh hồn, sức mạnh của mình, sức mạnh của tình yêu. Hai là "không làm đau/không gây hại (ahimsa)": đó là thoát khỏi ý muốn làm tổn thương hoặc thiệt hại đối với chính mình, những người khác, hay môi trường xung quanh, dù ở bất kì mức độ nào. Bất kỳ nguyên nhân nào gây ra thương tích hoặc thiệt hại nghiêm trọng cũng phải ăn năn hối tiếc và không được cổ võ. Ba là "hạnh phúc của mỗi người (Sarvodaya)": đó là những nỗ lực liên tục và chân thành để thúc đẩy "phúc lợi của tất cả mọi người." Ba khía cạnh này tạo thành một "bộ ba": yêu chân lí Satyagraha (nguyên tắc) = không làm tổn thương/không làm thiệt hại ahimsa (phương tiện) = phúc lợi của tất cả mọi người Sarvodaya (mục tiêu).
Như vậy con đường đi đến bất bạo động là con đường đòi hỏi một sự thay đổi cá nhân sâu rộng, một sự hoà giải với chính mình và với những người khác trong đó người ta học cách đối xử với những người khác như người ta muốn được đối xử với chính mình. Ở mức độ xã hội bất bạo động hàm chứa một cuộc tìm kiếm những phương tiện mới đầy tính sáng tạo để giải quyết những mâu thuẫn với mục đích loại trừ hoàn toàn bạo động ở mọi hình thái.
Có khá nhiều người không ý thức được rằng bất bạo động được áp dụng để theo đuổi sự công bằng xã hội có cái gì đó khác với sự thần phục hay sự tự thoả mãn. Nó là một hình thức tranh đấu.
Hình thức tranh đấu này đã có hiệu quả ở các nước có dân chủ và tự do báo chí. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở các nước độc tài thì nó không có hiệu quả. Những cuộc tranh đấu bất bạo động trong những năm vừa qua ở các nước độc tài cộng sản như ở Ba lan và độc tài quân phiệt như ở Burma cho thấy bất bạo động cũng có thể thành công ở cả các nước độc tài.
Cũng có khá nhiều người nghĩ rằng bất bạo động chỉ thành công khi cả hai phía cùng sẳn sàng hợp tác. Điều đó hoàn toàn không đúng và phản ảnh một sự hiểu lầm đang thịnh hành về những nguyên tắc của bất bạo động mà các nhà tranh đấu bất bạo động như Adin Ballou, Henry David Thoreau, Mahatma Gandhi và Martin Luther King đã vạch ra.
Bất bạo động có luôn luôn thành công không? Không, nhưng bạo lực hay quân lực cũng không luôn luôn thành công. Bạo lực hay quân lực có thể thành công trong việc bắt ép phải thay đổi, nhưng nó không đem đến hoà giải và luôn chứa sẵn mầm mống của xung đột bạo lực.
Có những nguy hiểm cho bản thân khi tranh đấu bất bạo động? Chắc chắn là có. Những nguy hiểm ấy rất lớn và có thể đưa đến cái chết. Nhưng sự liên đới và sự hi sinh, cần cho việc chấp nhận nguy hiểm và chịu đựng những lời nói nặng gặp phải, khi tranh đấu bất bạo động, sẽ làm cho cả tính cách lẫn tinh thần lớn mạnh hơn. Không có việc gì muốn thành công mà không phải trả một giá nào đó. Nhất là việc đòi hỏi tự do dân chủ và công bằng xã hội thì giá phải trả lại càng cao hơn. Ngày nay nhiều người nhất là giới trẻ tự thoả mãn với những gì đang có. Họ không dám trở thành những Mandela mới để đưa đất nước tới tự do dân chủ và công bằng xã hội như Mandela đã làm. Trong phiên toà xét xử ông và các đồng chí năm 1964, Mandela đã nói: "Tôi đã dâng hiến cuộc đời của tôi cho việc tranh đấu cho nhân dân Phi châu. Tôi đã chiến đấu chống sự thống trị của da trắng và tôi đã chiến đấu chống sự thống trị của da đen. Tôi đã ấp ủ lí tưởng một xã hội dân chủ và tự do trong đó mọi người sống hài hoà và có những cơ hội giống nhau. Đó là lí tưởng mà vì nó tôi hi vọng sống nhưng nếu cần thì đó cũng là lí tưởng mà vì nó tôi sẵn sàng chết". Câu nói này của ông trong phiên toà đáng để cho những người tranh đấu bất bạo động cho tự do dân chủ và công bằng xã hội phải suy nghĩ. Tại sao một người, có thời gian coi việc tranh đấu bất bạo động là vô ích, đã thành lập một chi nhánh sử dụng bạo lực lại thay đổi trở thành hoàn toàn tin tưởng vào bất bạo động và đã dám sống vì lí tưởng như lời ông đã nói. Đó là vì bất bạo động đã trở thành một phong cách sống của ông. Ông tin tưởng cái tốt vẫn tồn tại trong các kẻ thù dù tàn ác nhất của ông. Ông luôn sẵn sàng gặp gỡ và hoà giải với các kẻ thù của ông dù đã có lúc họ hãm hại ông.
Nhưng làm thế nào để bất bạo động trở thành một phong cách sống?
1-Thừa nhận mặt yếu kém mờ tối của mình
Bất bạo động như là phương pháp hay kĩ thuật có tham vọng đạt mục đích mà không gây thiệt hại về thể xác, tinh thần và vật chất. Có nghĩa là không làm tổn thương con người. Dù vậy nhưng vẫn còn khá nhiều mặt phải nói là tiêu cực. Chúng ta tạm giới hạn ở măt tinh thần. Chúng ta những công dân lịch lãm không được phép gây thương tích thể xác hay giết ai nhưng chúng ta thường làm tổn thương người khác về mặt tinh thần.
Thí dụ những người quen hoặc những người khác tôn giáo, khác màu da, khác chính kiến v.v. ngấm ngầm bị xua đuổi, bị vu cáo, bị hạ nhục, bị bắt thần phục, bị đối xử tàn tệ, bị phủ nhận và bị cô lập hoặc công khai bị khiêu khích, bị trêu chọc, bị bôi đen hay bị biến thành ác quỷ.
Và có biết bao lần chúng ta đã không tự trách mình hay ngồi tự chửi mình vì đã làm một cái gì sai dưới cái nhìn của chúng ta. Tất cả các hình thức bạo động tinh thần, cả đối với chính chúng ta, kín đáo hay không, ý thức hay không và cả những khía cạnh yếu kém mờ tối khác đều cần phải đem ra xem xét kĩ lưỡng. Carl Jung đã nói về vấn đề này như sau: "Người nhìn bên ngoài là người mơ ngủ, ngưới nhìn bên trong là người thức tỉnh. Người ta không sáng vì được đặt bên các tấm hình của ánh sáng mà do ý thức được sự tối tăm của chính mình".
Cả những người yêu hoà bình cũng có những mặt yếu kém mờ tối của mình. Điều đó không có nghĩa vì vậy họ phải tự kết án họ mà trái lại vì việc yêu bản thân và giá trị bản thân rất quan trọng mà không nên tự kết án mình. Nhưng dù vậy, việc ý thức những mặt yếu kém mờ tối của mình vẫn thật cần thiết. Đó là vì niềm tin của chúng ta mà cũng vì lòng tự hào cần cho bất bạo động và công tác hoà bình. Nhưng đặc biệt vì việc phủ nhận và việc xua đuổi những mặt yếu kém mờ tối sẽ đưa đến việc tự vẽ ra và tìm một con dê tế thần. Thừa nhận những mặt yếu kém mờ tối thường hữu ích cho việc hàn gắn và chữa trị. Nếu ta không thừa nhận những mặt yếu kém mờ tối bao gồm cả việc bạo lực trong chính bản thân thì làm sao ta có thể quan tâm tới việc truyền bá hoà bình.
2- Sống hoà bình
Những người yêu hoà bình dĩ nhiên có thể ghi nhớ rất kĩ những điểm tích cực của bất bạo động như: bất bạo động không phải là việc chữa trị triệu chứng mà là một sự vượt thoát khỏi bạo động; đó là một cuộc chiến đấu với cái nhìn cởi mở; nhưng ta không thể áp đặt cái tốt bằng bạo lực; đó là cuộc chiến đấu không đem đến sự đau khổ cho người khác và trong trường hợp bất khả kháng thì sẵn sàng nhận phần đau khổ về mình; bất bạo động chủ trương đi tìm cái tốt ở trong người khác; và vì vậy từ thù hận hay kẻ thù là những từ cấm kị; trong cuộc tranh đấu bất bạo động phương tiện cũng quan trọng như mục đích vì vậy không thể sử dụng phương tiện đi ngược với mục đích, điều đó giúp tránh rơi vào vòng xoáy của bạo động; và luôn luôn sử dụng sự sáng suốt với đối thủ; nhờ đó có thể phân biệt được con người và công việc.
Nhưng nếu người ta không có được sự bình yên trong nội tâm liệu người ta có thể thực hiện được những điểm mạnh của bất bạo động như ghi ở trên? Nếu chúng ta không sẵn sàng sống hoà bình với nhau liệu chúng ta có thể sống hoà bình với người khác và để cho mọi người được sống hoà bình? Bởi vậy trước hết cần thể hiện sự hoà bình nơi chính chúng ta để chúng ta có thể nói được như Gandhi: "Tôi đã làm cho các kẻ thù trở thành bạn". Và sau đó ông đã nói tiếp: "Thành công lớn nhất của tôi là người Anh đã rời Ấn độ như những người bạn". Điều đó cho thấy ông coi việc biến kẻ thù thành bạn là thành công lớn nhất của ông. Chính sách tha thứ và hoà giải của Nelson Mandela và Desmond Tutu cũng nhằm mục đích này. Một chính sách bất bạo động có thể làm cho các nhà độc tài đang bị lung lay như Mugabe sẵn sàng tự nguyên sống lưu vong và sau đó là áp dụng việc ân xá có điều kiện sẽ giúp ngăn ngừa những đau khổ và đổ máu tiếp theo. Nhưng điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết tự thắng chính chúng ta. Bởi vì trong thâm tâm chúng ta luôn có khuynh hướng muốn báo thù để rửa nhục.
3- Tự thay đổi mình
Có ba nhà lãnh đạo tinh thần lớn: Gandhi, Mandela và Tutu đã ý thức được rằng những thành tố nội tâm rất quan trọng đối với bất bạo động. Các ông cũng ý thức được là bạo lực khiêu khích các mặt yếu kém mờ tối và làm cho chúng xuất hiện khiến chúng ta rơi vào tình trạng đánh và đánh trả. Các ông còn ý thức là sự sợ hãi, một yếu tố làm tê liệt nếu không muốn nói là làm chết người, là nguồn gốc chính của bạo lực. Sự sợ hãi làm cho chúng ta nhỏ lại hoặc làm chúng ta không dám tiếp nhận những cái mới với tất cả các hậu quả của nó. Đang khi sự tự tin và sức mạnh nội tâm rất quan trọng cho cuộc sống. Theo Inayat Khan thì: "chiến đấu với người khác đưa đến chiến tranh và vật lộn với bản thân đưa đến hoà bình".
Gandhi đã biết: để thay đổi những người khác thì việc đầu tiên là phải tự thay đổi chính mình trước. Ông nói ông đã có kinh nghiệm về điều đó trong công việc tranh đấu cho hoà bình và cả trong sự liên hệ với vợ ông. Đã có lần ông nói: "Bất bạo động thì nhẹ nhàng, nó không làm tổn thương, nó không phải là kết quả của sự giận dữ hay ác ý, nó không bao giờ cố chấp, không bao giờ mất kiên nhẫn, không bao giờ la hét và luôn chống lại sự ép buộc". Ông còn nói thêm: "Và tôi không chờ tới khi cả dân tộc sẽ thay đổi, nhưng vì không có con đường nào khác tôi phải tự bắt đầu từ chính mình". Như vậy có nghĩa là phải sống làm gương trước. Có những người cho rằng công việc hoà bình sẽ đi đến thất bại nếu người ta không thấy rằng "một mâu thuẫn tôi gặp ở ngoài đời chỉ là biểu hiện của mâu thuẫn đang xẩy ra trong chính tôi". Hoặc còn mạnh hơn họ cho rằng chính chúng ta đã kích động bạo lực vì thế giới nằm trong chính chúng ta, tóm lại bạo lực là biểu hiện của những gì có trong chúng ta. Như vậy việc đấu tranh cho hoà bình trên thế giới và việc phục hồi lại những tàn phá trong thiên nhiên chỉ có kết quả nếu ta giải quyết có hệ thống những mâu thuẫn ẩn dấu trong chính chúng ta. Để suy nghĩ, cũng nên ít dùng những từ thuộc ý thức nhị nguyên, mà theo định nghĩa, hầu như dễ gây tổn thương chẳng hạn như các từ tốt và xấu, phê phán và kết án. Tóm lại: chúng ta không cần dừng lại ở câu hỏi: có phải, để giải quyết vấn đề riêng của chúng ta, chúng ta không cần cố gắng thay đổi môi trường sống của chúng ta? Bởi vì thực tế cho thấy là không biết chấp nhận mình thì không có hoà bình vì ta sẽ cùng với người khác giết chính ta. Và hoà bình mà bị áp đặt thì không có hoà bình. Thực tế này lột trần những dự tính của chúng ta đối với những người khác. Một điều mà chúng ta vẫn còn làm, có thể là do mặc cảm từ trong vô thức là có lỗi với những người khác hoặc vì sợ hãi hoặc do những chấn thương chưa lành. Dầu vậy chúng ta vẫn muốn có một thế giới không còn sợ hãi, một thế giới của những người nối nhịp cầu và của những người hoà giải. Chúng ta có thể có một thế giới như vậy nếu chúng ta nhận ra được là chúng ta không có lỗi và chúng ta sợ hãi vì chúng ta để mình quá bị lệ thuộc vào người khác hoặc chúng ta đã đồng nhất chúng ta một cách không đúng với vị thế, vai trò hay sự tự đánh giá mình, không muốn sống bằng trực giác hoặc sống với cảm nhận phân cách thay vì ý thức thống nhất.
4- Sự thống nhất bên trong cần thiết
Ý thức thống nhất có nghĩa là tất cả đều ràng buộc với nhau và có sự thống nhất bên trong cần thiết. Đó cũng vì chúng ta, dù ý thức hay không, đều là những sinh vật tinh thần. Do đó chúng ta không sống trong vũ trụ mà chúng ta là vũ trụ.
Bất bạo động là một trải nghiệm của ý thức thống nhất ấy, là sống trong liên kết, là sống bằng trái tim. Do đó trong đầu ta sẽ không có ý nghĩ giết hại bất kì ai. Có phải chúng ta đã làm cho chúng ta sợ hãi nhau nhiều thế kỉ vì ý thức nhị nguyên, một ý thức gây ra cho chúng ta cảm giác phân cách, thiếu sót và cô độc? Gandhi đã đạt được thành công bởi vì ông hành động hoàn toàn theo ý thức nhất nguyên. Một ý thức đòi hỏi ông nhiều thời gian thinh lặng để chiêm nghiệm các quy luật của vũ trụ và lắng nghe tiếng nói của nội tâm.
Ngày nay người ta đã thấy được là tinh thần có một sức mạnh khủng khiếp. Nó đưa đến tự do, tự chủ, xác thực và cá tính. Nhờ tinh thần người ta có thể sử dụng được luật của lực lôi kéo trong vũ trụ. Đó là luật lôi kéo những cái giống nhau vào với nhau. Luật này gồm lực khẳng định và lực hình dung. Thông qua ý thức ta tạo ra cái sẽ xảy ra và với sự trợ giúp của vô thức ta sẽ đạt được kết quả. Liên tục nghĩ, nói và hành động về điều ta mong muốn xảy ra sẽ có tác động đến luật lôi kéo trong vũ trụ. Hãy luôn nói và nghĩ tích cực không nghi ngờ.
Gandhi là người đi đầu về loại suy nghĩ này. Ông nói: "Nếu một người đánh thức được tinh thần thì có thể nâng trái đất lên một chút". Ông chú ý đặc biệt tới cá nhân và sức mạnh nội tâm và ông cũng thường quan tâm tới khả năng làm những cái không có thể. Ông nói: "Nếu người ta để cho ý thức nhất nguyên hướng dẫn thì người ta sẽ không bị cản trở vì sự sợ hãi. Tại sao người ta lại phải sợ những người mà người ta thực sự liên kết với nhau thông qua cái ngã đích thực (chân ngã hay còn gọi là cái ngã tối cao?".
Truyền thông bất bạo động với ngôn ngữ hoà giải
Truyền thông bất bạo động đòi hỏi ngôn ngữ hoà giải và một thái độ thân thiện. Có hai loại ngôn ngữ thường được sử dụng: ngôn ngữ gây hấn (ngôn ngữ chó sói) và ngôn ngữ hoà giải (ngôn ngữ hươu cao cổ). Ngôn ngữ gây hấn là ngôn ngữ xét xử, coi thường, buộc tội, đổ lỗi v.v. đang khi ngôn ngữ hoà giải là ngôn ngữ của trái tim, của lòng từ bi và an lạc. Gandhi cho thấy là việc sử dụng ngôn ngữ gây hấn thay vì ngôn ngữ hoà giải và coi thường người khác chỉ đưa đến thù hận và coi thường người khác tức là ta tự coi thường mình.
Việc sự dụng ngôn ngữ gây hấn cũng là một hình thức bạo lực: bạo lực bằng lời nói.
Sức mạnh nội tâm
Các cái ngã của con người trên nguyên tắc đều bình đẳng. Chúng ta cần thay đổi chúng ta bằng cách đem cái ngã riêng tiếp xúc với cái ngã tối cao và nhờ đó một tiến trình tự tha thứ có thể diễn ra. Điều đó gọi là sự phát triển tinh thần, sống từ nội tâm. Hơn thế nữa đó còn là một tiện ích dành cho con người. Nó có liên hệ với nhận thức về thế giới. Ta có thể nói: "Để hoà bình nội tâm có tác động với chính tôi, tôi không cần làm gì bởi vì tôi cần hoà bình mà cũng bởi vì hoà bình cần thiết. Và bởi vì tôi cũng biết rằng tôi muốn người khác được hoà bình như tôi. Nhưng trước hết tôi phải cho tôi sự hoà bình và an lạc. Tôi thực hiện sự an lạc và hoà bình trong chính con người tôi và sau đó tôi phân phối cho những người khác".
Sức mạnh nội tâm là một sức mạnh khủng khiếp, có lẽ là sức mạnh lớn nhất trên thế giới. Vì nhờ nó ta sống với lí tưởng cao đẹp và vì nó ta không hướng tới sự cô đơn, sợ hãi, cạnh tranh, báo thù, dùng người dựa trên sự thiếu hụt và lợi ích riêng, mà không trên sự bình đẳng, sự liên kết, sự từ bi, sự tự do, cho và nghĩ trên sự phong phú. Martin Luther King cũng là một nhà tinh thần vĩ đại đã nói về sức mạnh này như sau: "Điểm yếu của bạo lực là vòng xoắn đi xuống và kích thích những cái mà ta muốn huỷ diệt. Với bạo lực ta có thể giết được người ta thù hận nhưng không giết được sự thù hận. Với bạo lực ta chỉ làm cho sự thù hận càng nhiều hơn. Với bất bạo động chúng ta có sức mạnh lớn hơn là bom nguyên tử. Bởi vì một trái bom chỉ có thể huỷ diệt nhưng bất bạo động có thể thay đổi được trái tim". Sự lan toả sẽ rất lớn nếu ta phát triển ý thức ấy, sức mạnh yêu thương ấy.
Lịch sử thế giới những năm gần đây cho thấy: đối với các chế độ độc tài cá nhân hay quân phiệt tranh đấu bạo động và tranh đấu bất bạo động đều có thể làm thay đổi các chế độ này. Nhưng tranh đấu bất bạo động ít gây tàn phá và đau thương hận thù hơn. Còn đối với các chế độ độc tài đảng trị như độc tài cộng sản thì tranh đấu bạo động thường không đem đến kết quả vì đảng cộng sản là chuyên viên về bạo động. Ta lấy sở trường của họ để đánh họ thì chắc chắn sẽ thua. Trái lại tranh đấu bất bạo động luôn đưa độc tài đảng trị vào thế khó xử và nhờ đó ta mới có cơ hội thành công. Bằng chứng là Ba Lan và các nước Đông Âu. Điều đó minh chứng tranh đấu bất bạo động luôn đưa đến thành công dù với bất kì chế độ nào. Các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt nam cần xác tín điều này để có thể loại bỏ khuynh hướng thích sử dụng bạo lực. Nhưng để có thể thực hiện việc tranh đấu bất bạo động thành công đòi hỏi các người tranh đấu cho dân chủ phải biết biến bất bạo động thành một phong cách sống đồng thời phải có quyết tâm và kiên trì cũng như cố gắng học hỏi về bất bạo động.
Trần Bảo Lộc
(Lâm Đồng 23/01/2014, ngày Táo quân)
(Thông luận)
Bên phía nhà nước, cựu Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã tới viếng và ghi sổ tang.
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Mặc dù đã có sự hiện diện của một số quan chức cao cấp của chính quyền, trong mấy ngày tang lễ ông Đằng, vẫn xảy ra các hiện tượng 'chọc phá', 'cản trở' và 'xâm phạm' đồ phúng viếng cố luật gia.
Hôm 26/1/2014, ngay bên lề đám tang, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên cho BBC hay nhiều người mà ông chắc chắn là 'an ninh' đã thường xuyên hiện diện ở trong và xung quanh địa điểm quàn ông Đằng.
Những người này đã 'làm ra vẻ giúp đỡ người đến viếng', nhưng thực chất là 'kiểm tra' các vòng hoa, đồ phúng viếng, một số vòng hoa đã bị 'giật mất băng' đề tên người viếng đám, theo ông Chênh.
Hôm 24/1/2014, ông Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Tranh đấu Tổng Hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, nói với BBC những người lạ mặt thường xuyên hiện diện ở đám tang đã ít nhất hai lần xâm phạm các vòng hoa.
Hôm Chủ Nhật, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét mặc dù các sự cố, đám tang của cố luật gia Lê Hiếu Đằng đã diễn ra trong vòng 'trang nghiêm' nhưng 'xúc động' và đặc biệt theo ông đã 'kết hợp được cả hai phía' là chính quyền và những người bất đồng.
Ông nói: "Một đám tang rất là cảm động, rất là trang nghiêm và có rất nhiều nước mắt, nhiều tiếng khóc...
"Một cái đám tang kết hợp được cả hai phía, tạm gọi như vậy, kể cả bên chính quyền. Chính quyền thì kể cả những người cao nhất, lẫn những người đương chức đang còn làm việc trong bộ máy chính quyền ở cấp thấp hơn, là bạn bè của anh Đằng thăm dự,
"Và đồng thời cũng có sự tham dự của các anh em khác, mà có thể nói là lề trái, đó là những anh em bloggers, những anh em ở trong nhóm 'No-U', những anh em của một số phong trào dân sự, hay là có các trang (mạng) mà được đánh giá v.v..."
Về nguyên nhân có một số thế lực 'phá đám', cản trở đám tang ông Đăng, blogger Hùynh Ngọc Chênh nhận xét:
"Cái lệnh đó tôi chẳng biết từ đâu ra, cái hệ thống nhà nước này nó không phải chỉ có một vua, mà có đến mười mấy ông vua, cho nên có thể lệnh từ cấp này, từ cấp khác, có khi nó không được biết tới hết,
"Nhưng mà cũng có thể như thế này, đi viếng thì cứ đi viếng, nhưng công việc phải ngăn cản, thì vẫn cứ phải ngăn cản," ông Chênh nói với BBC.
Khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào
năm 1975, đất nước này còn đang đói khổ, và chính sách kinh tế cóp nhặt
lại từ Xô Viết chẳng giúp được gì.
Hình thức hợp tác xã nông nghiệp là quyết định thảm họa, thế nên đến năm 1986 Đảng Cộng sản thực hiện bước thay đổi đột ngột – một cuộc cá cược lớn, dựa vào cà phê.
Sản xuất cà phê trong những năm 90 tăng 20% – 30% mỗi năm. Ngành công nghiệp này hiện có khoảng 2.6 triệu nhân công, với nửa triệu các hộ canh tác nhỏ gieo trồng trên mỗi mảnh đất rộng khoảng 1- 2 hectare.
Điều này giúp biến đổi kinh tế Việt Nam. Năm 1994 có khoảng 60% người Việt sống dưới mức nghèo, con số này giờ chưa tới 10%.
“Truyền thống của người Việt là uống trà, cũng giống như người Trung Quốc, và họ vẫn có thói quen đó,” nhà tư vấn cà phê ở Việt Nam, ông Will Frith nói.
Người Việt cũng uống cà phê – với sữa đặc, hay cà phê đánh trứng – nhưng đây thường là mặt hàng xuất khẩu nhiều hơn.
Cà phê được người Pháp mang tới Việt Nam từ thế kỷ 19 và quá trình trồng cây, sản xuất cà phê xay sẵn bắt đầu hoạt động từ năm 1950.
Đây là cách uống cà phê Việt Nam, và cũng là lý do mà một phần tư số cà phê vẫn uống ở Anh đến từ Việt Nam.
Nông dân Việt Nam lạm dụng tưới nước và đạm, theo Tiến sỹ người Bỉ Dave D’Haeze, một chuyên gia về đất.
'Viếng cứ viếng, phá cứ phá'
Một số quan chức lãnh đạo cấp
cao của trung ương và địa phương hoặc đại diện đã tới dự lễ viếng, lễ
tang của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên đám ma của ông vẫn bị 'chọc phá', 'gây
rối'.
Giới quan sát nói với BBC, trong ba ngày tang lễ cố luật gia, nhiều người thuộc cả hai phía là chính quyền và các nhóm bất đồng chính kiến, các tổ chức dân sự ngoài nhà nước đều tới dự tang lễ.
Giới quan sát nói với BBC, trong ba ngày tang lễ cố luật gia, nhiều người thuộc cả hai phía là chính quyền và các nhóm bất đồng chính kiến, các tổ chức dân sự ngoài nhà nước đều tới dự tang lễ.
Phu nhân của đương kim Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, bà Mai Thị Hạnh, cũng tới viếng và chia buồn cùng tang quyến.
Trước đó, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy và ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã đến viếng và chia buồn với gia đình ông Đằng.
Các quan chức lãnh đạo cao cấp đã lựa chọn phương thức tới viếng đám mà không mang theo vòng hoa và không ghi sổ tang, ngoại trừ cựu Chủ tich Triết.
Ông Triết đã ghi vào sổ tang dòng chữ: "Cuộc đời này còn lắm gian truân. Chúc người bạn Lê Hiếu Đằng siêu thoát."
'Làm ra vẻ giúp đỡ'
Trước đó, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy và ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã đến viếng và chia buồn với gia đình ông Đằng.
Các quan chức lãnh đạo cao cấp đã lựa chọn phương thức tới viếng đám mà không mang theo vòng hoa và không ghi sổ tang, ngoại trừ cựu Chủ tich Triết.
Ông Triết đã ghi vào sổ tang dòng chữ: "Cuộc đời này còn lắm gian truân. Chúc người bạn Lê Hiếu Đằng siêu thoát."
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Mặc dù đã có sự hiện diện của một số quan chức cao cấp của chính quyền, trong mấy ngày tang lễ ông Đằng, vẫn xảy ra các hiện tượng 'chọc phá', 'cản trở' và 'xâm phạm' đồ phúng viếng cố luật gia.
Hôm 26/1/2014, ngay bên lề đám tang, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên cho BBC hay nhiều người mà ông chắc chắn là 'an ninh' đã thường xuyên hiện diện ở trong và xung quanh địa điểm quàn ông Đằng.
Những người này đã 'làm ra vẻ giúp đỡ người đến viếng', nhưng thực chất là 'kiểm tra' các vòng hoa, đồ phúng viếng, một số vòng hoa đã bị 'giật mất băng' đề tên người viếng đám, theo ông Chênh.
Hôm 24/1/2014, ông Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Tranh đấu Tổng Hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, nói với BBC những người lạ mặt thường xuyên hiện diện ở đám tang đã ít nhất hai lần xâm phạm các vòng hoa.
"Chúng tôi nghĩ họ là công an thôi, chứ không ai đi giựt những thứ đó làm gì," ông Nguyên nói với BBC hôm thứ Sáu, từ Sài Gòn.
Những người này đã giật một số băng trên các vòng hoa phúng điếu đề tên của các tổ chức như Diễn đàn Xã hội Dân sự, trang mạng Bauxite Vietnam, vòng hoa của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc một hội đoàn công giáo, buộc một số thành viên Ban tang lễ và người nhà phải giành giật lại và cắt cử người canh giữ, cảnh giới qua đêm.
Những người này đã giật một số băng trên các vòng hoa phúng điếu đề tên của các tổ chức như Diễn đàn Xã hội Dân sự, trang mạng Bauxite Vietnam, vòng hoa của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc một hội đoàn công giáo, buộc một số thành viên Ban tang lễ và người nhà phải giành giật lại và cắt cử người canh giữ, cảnh giới qua đêm.
'Viếng cứ viếng, ngăn cứ ngăn'
Hôm Chủ Nhật, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét mặc dù các sự cố, đám tang của cố luật gia Lê Hiếu Đằng đã diễn ra trong vòng 'trang nghiêm' nhưng 'xúc động' và đặc biệt theo ông đã 'kết hợp được cả hai phía' là chính quyền và những người bất đồng.
Ông nói: "Một đám tang rất là cảm động, rất là trang nghiêm và có rất nhiều nước mắt, nhiều tiếng khóc...
"Một cái đám tang kết hợp được cả hai phía, tạm gọi như vậy, kể cả bên chính quyền. Chính quyền thì kể cả những người cao nhất, lẫn những người đương chức đang còn làm việc trong bộ máy chính quyền ở cấp thấp hơn, là bạn bè của anh Đằng thăm dự,
"Và đồng thời cũng có sự tham dự của các anh em khác, mà có thể nói là lề trái, đó là những anh em bloggers, những anh em ở trong nhóm 'No-U', những anh em của một số phong trào dân sự, hay là có các trang (mạng) mà được đánh giá v.v..."
Về nguyên nhân có một số thế lực 'phá đám', cản trở đám tang ông Đăng, blogger Hùynh Ngọc Chênh nhận xét:
"Cái lệnh đó tôi chẳng biết từ đâu ra, cái hệ thống nhà nước này nó không phải chỉ có một vua, mà có đến mười mấy ông vua, cho nên có thể lệnh từ cấp này, từ cấp khác, có khi nó không được biết tới hết,
"Nhưng mà cũng có thể như thế này, đi viếng thì cứ đi viếng, nhưng công việc phải ngăn cản, thì vẫn cứ phải ngăn cản," ông Chênh nói với BBC.
(BBC)
Cần cái nhìn khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam
QĐND
- Việt Nam cũng như các quốc gia khác luôn có những vấn đề về nhân
quyền phải giải quyết, chẳng hạn như tình trạng phân hóa giàu nghèo, hay
một số cán bộ, công chức nhà nước dựa vào quyền lực, vị trí công tác,
xâm phạm lợi ích của người dân, tham nhũng, tham ô… Nhưng để đánh giá
một quốc gia, một nhà nước qua lăng kính kỳ thị đối với chế độ chính trị
và chỉ căn cứ vào những vụ việc của cá nhân, mà không nhìn nhận những
quyền và lợi ích của cả xã hội thì đó là một sự ngộ nhận về khoa học,
sai lầm về chính trị.
Ảnh: daidoanket.vn |
Ông
Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu á của Tổ chức Theo dõi nhân
quyền Thế giới (HRW) trong cuộc họp báo giới thiệu bản “Phúc trình
thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2013” ở Băng Cốc (Thái
Lan) đã ngộ nhận, thiếu khách quan khi nói về tình hình nhân quyền Việt
Nam năm 2013, rằng: “Việt Nam tiếp tục ngày càng đi xuống về nhân
quyền”. Những dẫn chứng của ông Phil Robertson chẳng có gì mới, vẫn là
những thông tin của những trang mạng, những blogger được gọi với nhiều
tên khác nhau, như: “Những người bất đồng chính kiến”, những “nhà dân
chủ nhân quyền mạng”… Nhận xét về ý kiến của ông Phil Robertson trong
cuộc họp báo, có người bình luận rằng, đó là một cách nhìn thiếu khách
quan, nếu không nói là ác ý, nhất là khi ông nói về tình hình nhân quyền
Việt Nam năm 2013.
Năm
2013 là năm Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn về quyền con
người trên cả hai bình diện đối nội và đối ngoại. Trên bình diện đối
nội, sự kiện đáng chú ý nhất là Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam (Hiến pháp năm 2013), trong đó các quyền và tự
do của con người đã được nhận thức và ghi nhận đầy đủ. Hiến pháp nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam lần đầu tiên đã dành riêng một chương (Chương II)
quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Nhiều chuyên
gia cho rằng, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện bước tiến
mới về tư duy lập pháp nói chung, về quyền con người nói riêng. Chương
II của Hiến pháp đã quy định đầy đủ các quyền và tự do của con người về
dân sự, chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa theo các công ước quốc tế
về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, kể cả những quyền mới, như
quyền về hưởng thụ một môi trường trong sạch, quyền hiến mô, tạng…
Về
tư duy lập pháp, Điều 14 của Hiến pháp đã đưa ra nguyên tắc bảo đảm
quyền con người, đồng thời còn quy định về “hạn chế quyền”: “ở nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Trong bài viết đầu năm 2014: “Hoàn
thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Mọi hạn chế quyền tự do của công dân
phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử,
đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì
pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những
gì mà pháp luật cho phép”.
Ghi
nhận và thực hiện những khuyến nghị của cộng đồng quốc tế, sau Báo cáo
kiểm điểm về nhân quyền lần thứ nhất (năm 2009), Việt Nam đã có nhiều nỗ
lực trong việc bảo đảm quyền con người về các quyền dân sự, chính trị,
nhất là các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, tự do tôn
giáo, tín ngưỡng và bảo đảm các quyền kinh tế-xã hội cho người nghèo và
quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Có thể nói, năm 2013, Việt
Nam đã bước sang một thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ cả về chính trị
và kinh tế, trong đó đã thể hiện sâu sắc hơn nguyên tắc tôn trọng và bảo
đảm các quyền con người và quyền công dân. Cũng trong thời gian lấy ý
kiến toàn dân góp ý cho Dự thảo Hiến pháp 1992, ngày 7-11-2012, Đại diện
thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã thay mặt Chính phủ nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam ký “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và
trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác”
(gọi tắt là Công ước Chống tra tấn). Đây là công ước quốc tế quan
trọng về quyền con người. Công ước quy định các quốc gia thành viên thực
hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện
pháp hiệu quả khác nhằm ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, đối xử vô nhân
đạo hoặc xúc phạm nhân phẩm con người. Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã
tham gia đầy đủ các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng nhất về quyền
con người.
Quyền
tự do ngôn luận, báo chí của người dân đã có những tiến bộ đáng kể.
Không kể báo chí trong nước luôn có sự tăng trưởng lớn về số lượng và
với diện phủ sóng hiện nay, người dân Việt Nam đã được tiếp cận với gần
80 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có những kênh được phát rộng
rãi trên thế giới như CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia
Network... Tất cả các hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới đều đến
với người dân Việt Nam thông qua mạng internet như Reuters, BBC, VOA,
AP, AFP, CNN, Kyodo, Economist, Financial Times... Hiện nay đã có 20 cơ
quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo
và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi
tại Việt Nam. Và điều quan trọng hơn, báo chí Việt Nam ngày nay không
chỉ là diễn đàn của nhân dân, mà còn đóng vai trò giám sát xã hội. Nhiều
cán bộ, đảng viên, công chức thoái hóa, biến chất; nhiều vụ tham nhũng
đã bị báo chí phát hiện, bị đưa ra truy tố, xét xử trước pháp luật và bị
công luận lên án, như vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệm ở Bệnh viện Đa
khoa Hoài Đức (Hà Nội); vụ phát hiện Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái
chôn lấp thuốc hóa học độc hại… đều có vai trò của báo giới. Không chỉ
đóng vai trò phát hiện, báo chí ngày nay còn chỉ rõ cơ quan, tổ chức,
thậm chí chức danh phải chịu trách nhiệm về vụ việc.
Quyền
tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp (Điều 69) và được
pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật. Nghị định
45/2010/NĐ-CP ngày 21-4-2010 quy định cụ thể hơn về tổ chức, hoạt động
và quản lý hội. Hiện Việt Nam đang xây dựng các luật về lập hội, luật
biểu tình…, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân.
Quyền
tự do tín ngưỡng tôn giáo chẳng những được Nhà nước tôn trọng mà còn
tạo cơ hội thuận lợi và giúp đỡ để người dân có điều kiện hưởng thụ đầy
đủ các quyền của mình. Đặc biệt, năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo
đã thành công tốt đẹp và lễ bế mạc có sự tham dự của 50 giám mục, trong
đó có 6 giám mục là người nước ngoài, 1000 linh mục, 2000 nam nữ tu sĩ
và gần 500.000 lượt giáo dân. Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo
Tin lành vào Việt Nam với nhiều hoạt động kỷ niệm lớn được tổ chức tại
Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chức sắc, tín đồ Tin
lành trên cả nước và đại biểu Tin lành người nước ngoài...
Việc
bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng đã đạt được những kết
quả đáng khích lệ. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh
tế - tài chính toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta
vẫn được duy trì ở mức khá, trung bình 5,5-6%/năm. Mỗi năm Việt Nam tạo
thêm hơn 1 triệu việc làm; giáo dục, y tế và an sinh xã hội ngày càng
được bảo đảm tốt hơn. Nhờ các thành tựu về tăng trưởng kinh tế và chính
sách an sinh xã hội, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn MDG về xóa
đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 13,7% năm 2008
xuống còn 9,6% năm 2012. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng gần 2 lần
trong 5 năm qua. Năm 2012, số lượt hộ thiếu đói giảm 27,6% và tỷ lệ hộ
nghèo cả nước cũng giảm 1,76% so với năm 2011. Việt Nam đã đạt trước
thời hạn nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), được quốc tế đánh giá là
một trong những điển hình về thực hiện MDGs, nhất là xóa đói, giảm
nghèo.
Đáp
ứng khuyến nghị của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã có chính sách quan
tâm đặc biệt đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em,
đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2011 - 2012, Nhà nước đã chi
22.303 tỷ đồng (hơn 1 tỷ đô-la Mỹ) để hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho trẻ
em, người nghèo. Trong hai năm qua, đã có 29 triệu lượt người nghèo,
người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Nhà nước
cũng chi 11.844 tỷ đồng (hơn 500 triệu đô-la Mỹ) để thực hiện chính sách
giảm nghèo trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, như miễn giảm học phí cho
con hộ nghèo, hộ chính sách, trợ cấp học bổng, hỗ trợ tiền ăn trưa cho
trẻ đến 5 tuổi.
Về
đối ngoại, trong những năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực
trong việc thành lập “ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền
(AICHR)”, và ra “Tuyên bố Nhân quyền ASEAN”. Năm 2013, trong phiên họp
ngày 12-11-2013, khóa 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu bầu bổ
sung các thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền. Với 184 phiếu thuận
trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất trong
số 14 nước thành viên mới nhiệm kỳ 2014-2016. Sự kiện này thêm một bằng
chứng khách quan về những nỗ lực của Việt Nam trong việc tôn trọng và
bảo đảm quyền con người theo những chuẩn mực chung của cộng đồng quốc
tế.
Những
thành tựu to lớn, vững chắc về tuy chính trị, pháp lý cũng như thực tế
trên lĩnh vực quyền con người ở trong nước và trên trường quốc tế của
Việt Nam là không thể phủ nhận được. Những cái gọi là “điều trần”, “báo
cáo”, “bình luận”, nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền Việt Nam
chỉ là cách nhìn phiến diện, thiếu khách quan và càng phơi bày những
mưu đồ, động cơ chính trị xấu của họ.
ĐỨC THÀNH – LINH NGHĨA
(QĐND)
Việt Nam: Người khổng lồ ngành cà phê
Nhắc tới cà phê người ta thường
nghĩ đến Brazil, Colombia hay Ethiopia. Nhưng thực ra nước xuất khẩu cà
phê lớn thứ hai thế giới ngày nay là Việt Nam.
Họ đã làm thế nào để đẩy thị phần từ 0.1% lên
tới 20% trong vòng 30 năm, và sự thay đổi nhanh chóng này ảnh hưởng tới
đất nước như thế nào?Hình thức hợp tác xã nông nghiệp là quyết định thảm họa, thế nên đến năm 1986 Đảng Cộng sản thực hiện bước thay đổi đột ngột – một cuộc cá cược lớn, dựa vào cà phê.
Sản xuất cà phê trong những năm 90 tăng 20% – 30% mỗi năm. Ngành công nghiệp này hiện có khoảng 2.6 triệu nhân công, với nửa triệu các hộ canh tác nhỏ gieo trồng trên mỗi mảnh đất rộng khoảng 1- 2 hectare.
Điều này giúp biến đổi kinh tế Việt Nam. Năm 1994 có khoảng 60% người Việt sống dưới mức nghèo, con số này giờ chưa tới 10%.
“Truyền thống của người Việt là uống trà, cũng giống như người Trung Quốc, và họ vẫn có thói quen đó,” nhà tư vấn cà phê ở Việt Nam, ông Will Frith nói.
Người Việt cũng uống cà phê – với sữa đặc, hay cà phê đánh trứng – nhưng đây thường là mặt hàng xuất khẩu nhiều hơn.
Cà phê được người Pháp mang tới Việt Nam từ thế kỷ 19 và quá trình trồng cây, sản xuất cà phê xay sẵn bắt đầu hoạt động từ năm 1950.
Đây là cách uống cà phê Việt Nam, và cũng là lý do mà một phần tư số cà phê vẫn uống ở Anh đến từ Việt Nam.
Quốc gia nào mua cà phê Việt Nam
- Việt Nam sản xuất khoảng 22 triệu túi cà phê, mỗi túi nặng 60kg trong năm 2012/2013
- Đức và Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 2 triệu túi
- Tây Ban Nha, Ý, Bỉ/Luxemburg nhập khẩu khoảng 1.2 triệu túi
- Nhật Bản, Nam Hàn, Ba Lan, Pháp và Anh Quốc nhập khoảng 0.5 triệu túi cà phê. Nguồn: ICO
Người Anh vẫn uống loại cà phê này nhiều hơn những loại cao cấp hơn như espresso, latte hay cappucino.
Các hàng cà phê đắt tiền thường mua hạt cà phê Arabica, trong khi Việt Nam trồng loại hạt Robusta cứng hơn.
Hạt Arabica có chứa khoảng 1% đến 1.5% chất caffeine trong khi Robusta chứa khoảng 1.6% đến 2.7% caffeine, khiến nó đắng hơn.
Thế nhưng cà phê ngon không chỉ được quyết định bởi caffeine.
“Cách pha trộn vị phức tạp làm dậy lên những mùi vị có sẵn trong cà phê,” ông Frith nói.
“Caffeine chỉ là phần rất nhỏ trong tổng thể hỗn hợp, nhất là nếu so sánh với các chất alkaloid khác [chất chuyển hóa phụ trong thực vật], và nó có rất ít tác động tới mùi vị.”
Một số công ty như Nestle đã cho trồng, chế biến, rang xay và đóng gói ở Việt Nam.
Nhưng Thomas Copple, kinh tế gia ở Tổ chức Cà phê Quốc tế tại London nói phần lớn cà phê được xuất khẩu từ dạng hạt tươi và sau đó được chế biến ở nơi khác, Đức là một ví dụ.
Trong khi một số lớn người Việt Nam đủ sống nhờ cây cà phê, một vài người trở nên rất giàu.
Các hàng cà phê đắt tiền thường mua hạt cà phê Arabica, trong khi Việt Nam trồng loại hạt Robusta cứng hơn.
Hạt Arabica có chứa khoảng 1% đến 1.5% chất caffeine trong khi Robusta chứa khoảng 1.6% đến 2.7% caffeine, khiến nó đắng hơn.
Thế nhưng cà phê ngon không chỉ được quyết định bởi caffeine.
“Cách pha trộn vị phức tạp làm dậy lên những mùi vị có sẵn trong cà phê,” ông Frith nói.
“Caffeine chỉ là phần rất nhỏ trong tổng thể hỗn hợp, nhất là nếu so sánh với các chất alkaloid khác [chất chuyển hóa phụ trong thực vật], và nó có rất ít tác động tới mùi vị.”
Một số công ty như Nestle đã cho trồng, chế biến, rang xay và đóng gói ở Việt Nam.
Nhưng Thomas Copple, kinh tế gia ở Tổ chức Cà phê Quốc tế tại London nói phần lớn cà phê được xuất khẩu từ dạng hạt tươi và sau đó được chế biến ở nơi khác, Đức là một ví dụ.
Trong khi một số lớn người Việt Nam đủ sống nhờ cây cà phê, một vài người trở nên rất giàu.
Chẳng hạn như triệu phú Đặng Lê Nguyên Vũ. Tập
đoàn Trung Nguyên của ông đặt tại thành phố Hồ Chí Minh – nhưng sức mạnh
của nó đến từ khu vực Tây Nguyên, quanh thành phố Buôn Ma Thuột, thủ đô
cà phê của đất nước.
Chủ tịch Vũ, biệt danh của ông, là chủ nhân của năm chiếc Bentley và 10 chiếc Ferrari, được tạp chí Forbes đánh giá tài sản trị giá khoảng 100 triệu đô la Mỹ. Mà đây là đất nước thu nhập trung bình trên đầu người mỗi năm khoảng 1.300 đô la Mỹ.
Nhưng sự mở rộng của cà phê cũng có mặt trái của nó.
Mọi hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam đều ẩn chứa nguy hiểm, do số lượng bom mình chưa nổ còn dưới lòng đất sau chiến tranh.
Ở tỉnh Quảng Trị, 83% đất đai được cho là còn chứa bom.
Các nhà môi trường cũng cảnh báo rằng thảm họa đang tới dần. Quỹ bảo vệ Động vật Hoang dã Thế giới WWF dự tính rằng khoảng hơn 100.000 km vuông rừng đã bị chặt đốn từ năm 1973, một phần trong đó để trồng cà phê, và các chuyên gia nói phần lớn đất canh tác cà phê nay đã dần thoái hóa.
Chủ tịch Vũ, biệt danh của ông, là chủ nhân của năm chiếc Bentley và 10 chiếc Ferrari, được tạp chí Forbes đánh giá tài sản trị giá khoảng 100 triệu đô la Mỹ. Mà đây là đất nước thu nhập trung bình trên đầu người mỗi năm khoảng 1.300 đô la Mỹ.
Nhưng sự mở rộng của cà phê cũng có mặt trái của nó.
Mọi hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam đều ẩn chứa nguy hiểm, do số lượng bom mình chưa nổ còn dưới lòng đất sau chiến tranh.
Ở tỉnh Quảng Trị, 83% đất đai được cho là còn chứa bom.
Các nhà môi trường cũng cảnh báo rằng thảm họa đang tới dần. Quỹ bảo vệ Động vật Hoang dã Thế giới WWF dự tính rằng khoảng hơn 100.000 km vuông rừng đã bị chặt đốn từ năm 1973, một phần trong đó để trồng cà phê, và các chuyên gia nói phần lớn đất canh tác cà phê nay đã dần thoái hóa.
“Họ tin vào cách làm truyền thống và chưa có ai thực sự được đào tạo cách trồng, sản xuất cà phê,” ông nói.
“Mỗi người nông dân ở Việt Nam là nhà nghiên cứu trên chính mảnh đất của họ.”
Một số người thuộc các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng nói họ bị ép phải giao đất.
Nhưng Chủ tịch Vũ nói cà phê tốt cho Việt Nam.
Ông đang lên kế hoạch thiết lập chuỗi cửa hàng cà phê quốc tế kiểu Việt Nam.
“Chúng tôi muốn mang văn hóa cà phê Việt Nam đến với thế giới. Sẽ không dễ đâu nhưng trong năm tới chúng tôi muốn cạnh tranh với các hãng tên tuổi như Starbucks,” ông nói.
“Nếu chúng tôi thực hiện được và giành được thị trường Mỹ chúng tôi có thể khuất phục cả thế giới.”
“Mỗi người nông dân ở Việt Nam là nhà nghiên cứu trên chính mảnh đất của họ.”
Một số người thuộc các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng nói họ bị ép phải giao đất.
Nhưng Chủ tịch Vũ nói cà phê tốt cho Việt Nam.
Ông đang lên kế hoạch thiết lập chuỗi cửa hàng cà phê quốc tế kiểu Việt Nam.
“Chúng tôi muốn mang văn hóa cà phê Việt Nam đến với thế giới. Sẽ không dễ đâu nhưng trong năm tới chúng tôi muốn cạnh tranh với các hãng tên tuổi như Starbucks,” ông nói.
“Nếu chúng tôi thực hiện được và giành được thị trường Mỹ chúng tôi có thể khuất phục cả thế giới.”
Chris Summers
BBC News
(BBC)
Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010. © AFP/ Park Yeong-Dae
Theo
nguồn tin báo chí Trung Quốc, một đội gồm ba tàu chiến cỡ lớn của Hạm
đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất một tuần lễ đi tuần tra
tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm được truyền thông Trung
Quốc nêu bật là đích thân Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã đi theo chỉ huy
cuộc tuần tra, và đã lên thị sát từng hòn đảo, đá mà Trung Quốc chiếm
đóng tại Biển Đông từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa.
Đội tàu Trung Quốc bao gồm ba chiến hạm thuộc loại quan trọng của hải quân nước này: Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan) và hai khu trục hạm Vũ Hán và Hải Khẩu. Trường Bạch Sơn là tàu đổ bộ lớn nhất hiện nay của Trung Quốc, được trang bị một hệ thống vũ khí tối tân. Tàu này chở theo một đại đội Thủy quân lục chiến và hai phi cơ trực thăng. Còn Vũ Hán và Hải Khẩu là hai khu trục hạm nhiều kinh nghiệm hải hành, từng được Bắc Kinh phái qua hoạt động chống hải tặc ở Vịnh Aden.
Xuất phát từ một quân cảng ở đảo Hải Nam hồi đầu tuần, tiểu hạm đội nói trên của Trung Quốc đã bắt đầu hai ngày tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa – mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 – nối tiếp bằng ba ngày hoạt động ở vùng quần đảo Trường Sa.
Đáng chú ý là cuộc tuần tra này lại do chính Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt chỉ huy. Tại vùng Hoàng Sa, ngoài việc tuần tra, đội tàu này đã thực hiện một bài tập đổ bộ chiếm đảo.
Sau Hoàng Sa, tiểu hạm đội này đã xuống Trường Sa, vào theo báo chí Trung Quốc, ông Tưởng Vĩ Liệt đã lên từng hòn đảo hay bãi đá hiện do lực lượng Trung Quốc chiếm đóng để xem xét “tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đồn trú”. Báo chí Trung Quốc đã loan tin rộng rãi về chuyến tuần tra và thị sát này. Tân Hoa Xã đặc biệt trích dẫn một chỉ huy đơn vị đồn trú trên một bãi đá nói về cuộc sống của họ.
Điều có thể được xem là nhức nhối đối với người Việt Nam là sự kiện bãi đá đó – tên quốc tế là Johnson South Reef hay Chigua Reef – mà Trung Quốc gọi là Xích Qua, chính là Đá Gạc Ma mà họ đã chiếm đóng sau khi đánh bật lực lượng Việt Nam vào năm 1988 trong một trận hải chiến khốc liệt.
Đội tàu Trung Quốc bao gồm ba chiến hạm thuộc loại quan trọng của hải quân nước này: Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan) và hai khu trục hạm Vũ Hán và Hải Khẩu. Trường Bạch Sơn là tàu đổ bộ lớn nhất hiện nay của Trung Quốc, được trang bị một hệ thống vũ khí tối tân. Tàu này chở theo một đại đội Thủy quân lục chiến và hai phi cơ trực thăng. Còn Vũ Hán và Hải Khẩu là hai khu trục hạm nhiều kinh nghiệm hải hành, từng được Bắc Kinh phái qua hoạt động chống hải tặc ở Vịnh Aden.
Xuất phát từ một quân cảng ở đảo Hải Nam hồi đầu tuần, tiểu hạm đội nói trên của Trung Quốc đã bắt đầu hai ngày tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa – mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 – nối tiếp bằng ba ngày hoạt động ở vùng quần đảo Trường Sa.
Đáng chú ý là cuộc tuần tra này lại do chính Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt chỉ huy. Tại vùng Hoàng Sa, ngoài việc tuần tra, đội tàu này đã thực hiện một bài tập đổ bộ chiếm đảo.
Sau Hoàng Sa, tiểu hạm đội này đã xuống Trường Sa, vào theo báo chí Trung Quốc, ông Tưởng Vĩ Liệt đã lên từng hòn đảo hay bãi đá hiện do lực lượng Trung Quốc chiếm đóng để xem xét “tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đồn trú”. Báo chí Trung Quốc đã loan tin rộng rãi về chuyến tuần tra và thị sát này. Tân Hoa Xã đặc biệt trích dẫn một chỉ huy đơn vị đồn trú trên một bãi đá nói về cuộc sống của họ.
Điều có thể được xem là nhức nhối đối với người Việt Nam là sự kiện bãi đá đó – tên quốc tế là Johnson South Reef hay Chigua Reef – mà Trung Quốc gọi là Xích Qua, chính là Đá Gạc Ma mà họ đã chiếm đóng sau khi đánh bật lực lượng Việt Nam vào năm 1988 trong một trận hải chiến khốc liệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét