- Trên 15.000 ngàn chữ ký vì Hoàng Sa gởi đến Liên Hiệp Quốc (RFI).
- Các Facebookers Sài Gòn đặt vòng hoa nhân ngày giỗ 74 tử sĩ Hoàng Sa (DCCT). – Niềm tin (pro&contra).
- Liệu đá có giấc mơ & cái loa đỏ CAND made in China? (DLB).
<- Trung tâm hậu cần dịch vụ (HCDV) nghề cá đảo Đá Tây: Điểm tựa cho ngư dân biển đảo Trường Sa (LĐ).
- Carl Thayer: QUY ĐỊNH CẤM ĐÁNH BẮT CÁ MỚI CỦA TRUNG QUỐC: HÀNH ĐỘNG CƯỚP BIỂN NHÀ NƯỚC? (Diplomat/ Gốc sân).
- Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông (RFI). - Trung Quốc điên cuồng tập trận chống ngầm trái phép ở Trường Sa (Soha). - Ý đồ cải tổ quân sự Trung Quốc (VNN).
- ‘ASEAN mạnh hơn nếu đàm phán cả khối’ (BBC).
- Ấn Độ – Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng (RFI).
- Trung Quốc gây chuyện với Malaysia (NLĐ). - Chiến hạm Trung Quốc lại kéo sát bờ biển Malaysia tuyên bố “chủ quyền” (GDVN).
- Giới chuyên gia Mỹ: Washington cần hành động để tránh xung đột ở Biển Đông và Hoa Đông (RFI).
- Đi thăm gia đình Đinh Nhật Uy (Nguyễn Thiện Nhân).
- Chuyên gia nghiên cứu của Freedom House nhận xét về Việt Nam (RFA). – Trách Nhiệm của Việt Nam thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
- Công dân tiếp tục tố cáo quan xã tham nhũng đất đai tại Phương tú, Ứng hoà Hà nội ( Tiếp theo) (Lê Hiền Đức). – MỘNG MỊ (Phương Bích).
- Chúng ta quá ích kỷ trước cái ác (Lê Thiếu Nhơn).
- Tân liều là tiêu lần (DLB).
- Thao Giang: Vòng kim cô (Bài viết đưa tiễn Lê Hiếu Đằng trở về đất mẹ) (DĐXHDS). - ‘Một đám tang tụ hợp cả hai phía’ (BBC). - ‘Viếng cứ viếng, phá cứ phá’ (BBC).
- Đôi lời về Điếu văn “Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!”, theo một quan điểm lịch sử (2) (Chép Sử Việt).
- Với quy định mới trong Hiến pháp, nhân dân có địa chỉ cụ thể để kiểm soát thực hiện quyền tư pháp (ĐBND).
- TS Vũ Quang Việt: Cổ phần hóa : Chính sách sắp tới của nhà nước Việt Nam sẽ vì ai ? (Diễn Đàn).
- Tổng Thanh tra Chính phủ giải đáp những vấn đề “nóng” (TTXVN). - Tổng Thanh tra: Sẽ kiểm soát thu nhập của người có chức vụ (VOV). - Sắp công bố kết luận thanh tra Agribank (VNN). - Chạnh lòng (NLĐ).
- Anh em Dương Chí Dũng và cái Tết trong trại giam (ĐS&PL). - Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng? (MTG).
- Nhiều thắc mắc trong vụ Phạm Trung Cang (BBC).
- UBND huyện Giá Rai (Bạc Liêu) trả lời về việc cán bộ xã ăn chặn tiền Tết hộ nghèo (ND). - Vụ Cảnh sát đường thủy (PC68) Vĩnh Long kê khống tiền nhiên liệu gần 1,7 tỉ đồng: Giáng chức Trưởng phòng, kỷ luật 4 sĩ quan Cảnh sát đường thủy Vĩnh Long (LĐ).
- Lão nông thắng kiện (SGGP).
- Công an và VKS “choải” nhau trong vụ tạm giam lái xe bagác “hôi bia” (MTG).
- Weibo Của Trung Quốc Bị Sập, Truy Cập Được Chuyển Về Trang Phần Mềm Phá Kiểm Duyệt (ĐKN). – “Lương tâm của Hồng Kông” tuyên chiến cho Quyền bỏ phiếu phổ thông.
- Nhà bất đồng chính kiến TQ bị tuyên án tù vì chống tham nhũng (VOA). – Trung Quốc : Luật sư chống tham nhũng bị kết án 4 năm tù (RFI).
- Kim Jong Un thẳng tay thanh trừng đại gia đình chú dượng (TT). - Báo động: Tình trạng lò phản ứng hạt nhân Triều Tiên rất đáng sợ! (Soha).
- Mỹ và Hàn Quốc thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên (TTXVN).
- Cam Bốt : Lại đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình (RFI). =>
- Thái Lan: Thủ lĩnh một nhóm biểu tình chống chính phủ bị bắn chết (RFI). - Thủ lãnh phe biểu tình chống chính phủ Thái Lan bị bắn chết (VOA). - Chính trường Thái Lan trước những diễn biến nguy hiểm (VOV). - Thái-lan: Bị cản trở, bầu cử trước phải ngừng tại nhiều điểm (ND). - Thái Lan: Các quan chức bầu cử có thể bị điều tra (Tin tức). - Ủy ban bầu cử Thái Lan bị tố đồng lõa với phe biểu tình (TTXVN). - Bà Yingluck nan giải (NLĐ). – NHỮNG TOAN TÍNH ĐẢO CHÍNH Ở THÁI LAN (Gốc sân).
- Ukraina: Phong trào đối lập đòi chính quyền đáp ứng đầy đủ mọi yêu sách (RFI). - Tổng thống Ukraine “tự sát về chính trị” (NLĐ). - Người biểu tình, cảnh sát tiếp tục đụng độ ở thủ đô Ukraina (VOA).
- Trí thức và văn nghệ sĩ là nguồn lực sáng tạo của xã hội (KTĐT). - Hà Nội phải báo cáo Thủ tướng kết quả giải quyết tồn đọng rác thải ở ngoại thành (CAND).
- “Sẽ kiểm soát thu nhập của lãnh đạo” (VnEco). - Việt Nam sẽ kiểm soát thu nhập của quan chức (KT).
- Tiết lộ những sai phạm tại NH nông nghiệp (Infonet). - “Đại án” ngân hàng: Đạo đức thua ma lực đồng tiền? (Infonet). - Sáng nay, “siêu lừa” Huyền Như lãnh án (MTG).
- Công an tỉnh Gia Lai xin lỗi 2 phóng viên (Infonet).
- Triều Tiên bí mật xử tử đại sứ tại Cuba và Malaysia (MTG). - Rất nhiều người nhà Jang Song-thaek bị hành quyết (Infonet).
- Mặc Trung – Triều khó chịu, Hàn Quốc vẫn tập trận (Infonet).
- Biểu tình – ‘Cú lên gối’ vào kinh tế Thái Lan (Infonet). - Một thủ lĩnh phe biểu tình bị bắn chết ở Bangkok khi đang đọc diễn văn (GDVN).
- 15,558 người ký tên nhắc LHQ về Hoàng Sa (Người Việt).
- Trường Sa lấy bàng vuông thay mai, đào ăn Tết (TN). - Tôi là đảo Việt Nam (Tin tức).
- Bộ trưởng Quốc phòng Singapore phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSIS/ Gốc Sân).
- Tân Hoa Xã: Liên minh với Mỹ không đem lại an ninh cho Nhật Bản (GDVN). - Văn hoá khác biệt hay Trung Quốc đang run sợ, làm liều trước Mỹ? (GDVN).
- NHỮNG CHUYỆN CHẲNG BÌNH THƯỜNG TRONG NHỮNG NGÀY 18-19/1/2014 ( tiếp theo ngày 20/1/2014) (FB Nguyễn Kim). - Điều tôi thấy và điều tôi nghe (1) (Nguyễn Văn Thạnh).
- Từ Sài Gòn – Hà Nội đến Washington DC – Geneva: Con đường Nhân Quyền (DLB). – Ngắn gọn về UPR (tiếp theo) (DLB). – Cựu giới chức CSVN kêu gọi lương tâm giới ngoại giao (Người Việt).
- Thông Già: CÂU ĐỐI TẾT GIÁP NGỌ (DĐXHDS).
- Dưới luật (Tia Sáng).
- Cần phải sớm bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn (ĐS&PL). - Những bài học phía sau những vụ án “hàm oan”… (ĐS&PL).
- Sáng nay tuyên án vụ “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như (NLĐ). - Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như bước vào ngày xét xử cuối cùng (SM). - Huyền Như nhận án chung thân, buộc bồi thường 4.000 tỷ (DT). - HuyềnNhư lãnh án chung thân, hai phó GĐ chi nhánh Vietinbank bị đề nghị xử lý (MTG). - Vietinbank không phải bồi thường vụ Huyền Như (VNN).
- ĐANG TUYÊN “ĐẠI ÁN” HUYỀN NHƯ: NGÂN HÀNG HÀNG HẢI, NAM VIỆT VÀ TIÊN PHONG SẼ NỐI GÓT “BẦU” KIÊN VÀ ACB ? (Tân Châu).
- Vẽ đường cho hươu chạy ! (Kim Dung). “Công
cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đã, đang bắt đầu tiến hành,
cac diễn tiến đã, đang ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Hai bài
báo của tờ PTO trên đây chẳng những tạo ra những nghi ngờ vô căn cứ đối
với các cơ quan chức năng (…) mà cái chính: Đã tác động ngược, làm chỗ
dựa cho ‘một bộ phận nhỏ’ của các nhóm lợi ích không hối cải, cải tà quy
chính mà vẫn luồn lách, chống đỡ để tiếp tục tham nhũng !“
- 24 kỹ thuật viên Việt Nam tập huấn tại NMĐHN Rostov (Tia Sáng).
- Thái Lan tuyên bố sẽ sớm bắt giữ được thủ lĩnh biểu tình (TTXVN). - Bị cản trở, bầu cử ở Thái Lan vẫn diễn ra (TT). - Phe biểu tình Thái Lan kêu gọi quân đội bảo vệ vì không tin cảnh sát (GDVN).
- Các cuộc biểu tình vượt ngoài thủ đô Kiev, Ukraine (VOV). - Người biểu tình Ukraine chiếm tòa nhà Bộ Tư pháp (Infonet).
KINH TẾ- Vàng tuần 27-31/1: Đón dòng tiền chạy đến (ĐTCK).
- Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/1 (ĐTCK). - Chứng khoán tuần mới: Midcap dẫn dắt cuộc chơi (ĐTCK).
- Căn hộ bình dân sẽ tiếp tục thống trị thị trường (CafeLand). - Thị trường địa ốc năm 2014: Chủ lực phân khúc trung bình (SGGP).
- Điệp khúc kêu lỗ cả năm để tăng giá; thông báo lãi cuối năm để về đích thành tích. Và, thái độ của chúng ta? (ĐBND).
- Giữ ổn định giá xăng dầu trong dịp Tết (TT).1
- Tản mạn về lương và thưởng Tết (DV).
- Khách đông lên từng ngày (NLĐ). - Bảo đảm đủ nguồn cung hàng hóa trong dịp Tết (ĐBND). - Liệu pháp để bình ổn giá (HQ).
- Sohafood trả bớt tiền nợ cá tra cho nông dân (TP).
<- Nông dân điêu đứng vì vay lãi suất cao đầu tư vườn cà phê (Tin tức).
- Thời vàng son của các tập đoàn quốc tế tại Trung Quốc nay còn đâu ! (RFI).
- WB dành 2 tỷ USD cho chương trình phát triển ở Myanmar (TTXVN).
- Khủng hoảng chính trị gây ảnh hưởng nặng nề đến Thái Lan (DNSG).
- “Kẻ vạch” cho tín dụng 2014 (CT).
- Tiết lộ những sai phạm tại NH nông nghiệp (Infonet).
- TTCK sắp diễn ra sự kiện quan trọng (ĐTCK).
- Tây Nguyên: Thế và lực mới (CT).
- Dưới “con mắt ngoại”… (CT).
- Sớm ký FTA Việt Nam – Hàn Quốc (CT).
- Ăn Tết vẫn lo nợ đáo hạn (NDH). - Nợ xấu của Navibank vẫn chiếm tới 6% tổng dư nợ (ĐCK). - Nhắm mắt vay tín dụng đen lãi suất 300% lo Tết (Infonet).
- Bình Phước: Trụ ATM “hành” người rút tiền (NLĐ). - VPBank tăng trưởng ấn tượng (CT).
- Giá vàng SJC đạt đỉnh của 6 tuần (VnEco).
- Bloomberg: Cuối năm nay, VnIndex vượt 600 điểm (CafeF). - Tết Giáp Ngọ trên sàn chứng khoán! (Vietstock).
- Nhà giá thấp vẫn là ‘chủ lực’ của thị trường BĐS năm 2014 (NĐT). - “Mỹ nên học Việt Nam cách giảm tồn kho BĐS” (CafeLand). - “Bắt lỗi” thị trường bất động sản (ĐTCK).
- Lợi thế tự quyết (DNSG).
- Sửa để bắt nhịp (HQ).
- Mua sắm Tết chưa sôi động (Tin tức).
- Tôm Việt rộng đường vào Nhật (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Lên chùa đầu năm (ĐBND).
- Bản sắc văn hóa độc đáo của người Nam bộ (ĐBND). =>
- Huế: nhiều lễ hội (TT). - Múa rối trên không (ĐBND).
- Nhạc chúc Tết (RFA). - Hội Hoa Xuân TP HCM: Hơn 6.000 hiện vật hội tụ (NLĐ).
- Người giữ hồn đờn ca tài tử (ĐBND).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: Chiếc Áo Tây Vàng – Truyện ngắn (Nhật Tuấn).
- CON NGỰA GIÀ CỦA CHÚA TRỊNH – Truyện ngắn của Phùng Cung (Tễu).
- Hoài Khanh – Người thi sĩ đi tìm lại cội nguồn của một dòng sông (Nguyễn Hoa Lư).
- ĐẦU NĂM XÔNG ĐẤT (Alan Phan). - CÁC BÀI VĂN CÚNG TRONG DỊP TẾT GIÁP NGỌ (Tễu). – Ngày xuân về làng cá kho Vũ Đại xem kho cá (Lương Kháu Lão). – CHUYỆN TÌNH ĐÊM GIAO THỪA (Hợp Lưu). – Ảnh: Hội Tết Giáp Ngọ San Francisco (Bùi Văn Phú). – Chợ Tết ở Little Saigon (Phi Vũ). – Nỗi lòng người xa xứ
- Vui là chính (NLĐ). - Không nhiều lựa chọn (NLĐ).
- Người Mỹ mê tuồng (ĐBND).
- Những phong tục đón Tết ở Việt Nam và một số nước châu Á (BVPL).
- Tột cùng của sự phù phiếm (TN).
- Đi tìm “vàng Hời” (MTG)
- Chuyện tình Nhạc sĩ Châu Kỳ (Phần 4): Giai thoại Đoàn Chuẩn – Mộc Lan (MTG).
- THỬ TÌM HIỂU VỀ CHIẾC BÁNH CHƯNG VUÔNG (Chép Sử Việt).
- Một việc làm rất không Văn của Sở Văn hóa Hà Nội (PT). - Sài Gòn: “Anh đồ”, “em Đồ” vào mùa cho chữ (Infonet).
- Tản mạn chiều cuối tuần [14] (VHNA).
- Phum sóc Khmer rộn ràng ngày lễ Kathina (Tin tức).
- Đi tìm Tô Ngọc Vân qua ký họa (Tia Sáng).
- Kí hiệu học văn học (Trần Đình Sử).
- Ngày Tết bàn chuyện “bỏ Tết” (TCPT). – Tết Nguyên Đán 2014: Năm Giáp Ngọ (ĐKN). – TÌNH NGƯỜI, TÌNH NGỰA (Nguyễn Trọng Tạo).
- 10 CHUYỆN CƯỜI THƯ GIÃN (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Tự chủ tuyển sinh: Cần lộ trình hợp lý (SGGP).
<- Dừng tuyển sinh 207 ngành học (NLĐ).
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đặt lại tên đại học (VTC).
- Thống nhất tên gọi bằng tiếng nước ngoài của trường ĐH (GD&TĐ).
- Bài học từ đổi mới đánh giá học tập của Australia (GD&TĐ).
- Phần mềm giúp giáo viên hiểu được ngôn ngữ tuổi teen (TTXVN).
- Dự thảo điều chỉnh phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT: Vẫn còn ý kiến trái chiều (HNM).
- Dừng 207 ngành đào tạo, sinh viên đang học ra sao? (Infonet).
- PTT Vũ Đức Đam: Xem xét lại tên các trường đại học (KP). - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đặt lại tên trường đại học (GDVN).
- Giáo dục vượt khủng hoảng, ai làm? (VNN).
- ĐHQG Hà Nội tuyển sinh theo đánh giá năng lực (Infonet).
- Nhà Táo và chuyện con thỏ! (LĐ).
- Sinh viên “lao đao” kiếm tiền tiêu tết (ĐS&PL).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Giảm tải bệnh viện: Còn lâu! (NLĐ).
- Hà Tĩnh báo động hiện tượng côn đồ tấn công bệnh viện (VOV).
- Phát hiện 8 cơ sở giò chả, bánh răng bừa dùng hàn the (TTXVN).
- Chìm tàu chở hàng, thiệt hại 3 tỷ đồng (VOV).
- Hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại thành phố Điện Biên Phủ (TTXVN).
- Bi hài cảnh vạ vật tàu xe về quê ăn Tết (NĐT). - Khổ sở chuyện tàu, xe (NLĐ). - Điệp khúc trễ giờ, hành khách bức xúc, mệt mỏi vì chờ xe về quê ăn Tết (DV). =>
- Vụ “hôi bia” ở Đồng Nai: Hai bị can được tại ngoại (ĐT).
- Rác thải điện tử con dao hai lưỡi (RFA).
- “Cò” an ninh sân bay? (PT).
- Bà mẹ 300 con và bức di chúc nghẹn ngào (Infonet).
QUỐC TẾ
- Damas và đối lập Syria đàm phán về hồ sơ tù nhân và người mất tích (RFI). - Ngày đàm phán thứ 2 giữa Chính phủ Syria và phe đối lập (VOV). - Chưa có tiến triển nào tại Hội nghị hòa bình Syria (PLVN).
<- Ai Cập : Kỷ niệm ba năm cách mạng chìm trong máu (RFI). - 49 người chết trong lúc Ai Cập kỷ niệm 3 năm phong trào nổi dậy (VOA). - Ai Cập sẽ bầu cử Tổng thống trước bầu cử Quốc hội (TTXVN). – Ai Cập thay đổi lộ đồ chính trị (VOA).
- Mỹ yêu cầu Nhật hoàn trả plutoni thời Chiến tranh Lạnh (TTXVN). - Mỹ bác bỏ khả năng thiết lập căn cứ quân sự tại Maldives (VOV). - Nhà tù của Mỹ bị miêu tả là “công xưởng sản xuất Taliban” (TTXVN). - Mỹ tăng cường chiến tranh bí mật toàn cầu (SGGP). - Hé lộ nguyên nhân Mỹ điều tàu chiến vào Biển Đen (TP).
- Chính quyền Afghanistan bị bắt quả tang ngụy tạo bằng chứng tố Mỹ (RFI).
- Hải quân Nga, Trung bắt đầu tập trận chung ở Địa Trung Hải (GDVN).
- Tất cả các kẻ thù của Putin (ĐCV).
- Bầu cử châu Âu 2014: Cuộc chiến giữa châu Âu cũ và châu Âu mới (ĐBND). - Châu Âu băn khoăn giữa kinh tế và môi trường (ĐBND).
- Đức muốn tăng cường hiện diện quân sự tại châu Phi (VOV).
- Brazil: Biểu tình phản đối World Cup thành bạo động (TTXVN).
- Những phát ngôn nổi tiếng về nghị trường (ĐBND).
- Philippines : Chính quyền và phe nổi dậy đạt thỏa thuận hòa bình (RFI).
- Vụ xe tải tông thẳng dinh lãnh đạo Đài Loan: Được lên kế hoạch 1 năm (DT).
- Ai Cập: Bạo loạn kinh hoàng, gần 50 người thiệt mạng (DT). - Ai Cập phản ứng trước quyết định thay đổi trình tự bầu cử (VOV).
- Edward Snowden: “Giới chức Mỹ muốn giết tôi” (Infonet).
- Gián điệp F-35 sa lưới (Infonet). - Tổng thống Mỹ tuyên chiến với nạn tấn công tình dục (TTXVN). - Xem mặt tên lửa hạm đối không siêu hiện đại của Mỹ (PNT).
- Mỹ cam kết sẽ không nghe lén Hàn Quốc (TN). - NSA do thám các ngành công nghiệp (SGGP). - Tình báo Mỹ không thể phát hiện các chương trình hạt nhân nước ngoài? (TN).
* Video: + Việt Nam quê hương tôi (Phần 33);* VTV: + Chào buổi sáng – 26/01/2014; + Điểm báo – 26/01/2014; + Báo chí toàn cảnh – 26/01/2014; + Chính sách kinh tế và cuộc sống – 26/01/2014; + Thời sự 12h – 26/01/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 26/01/2014; + Thời sự 19h – 26/01/2014.
2282. Điện nguyên tử: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng hoãn, Rosatom của Nga thúc giục làm liền. Ai là chủ đích thực của Việt Nam?
Báo Tuổi trẻ số ra ngày 16/01/2014 viết lại toàn văn lời tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi lễ tổng kết của Tập Đoàn Dầu Khi VN (PVN) hôm 15/01/2104 như sau:
“PVN phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5.000MW thay thế cho 4.000MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công (theo kế hoạch là năm 2014). Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”
Tin nóng và sốt dẻo này đã nhanh chóng được các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước và khắp thế giới như AP, RFA, RFI ,VOA, … phổ biến vì mức độ quan trọng của nguồn tin này, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước Việt Nam không những cho thế hệ này mà cho nhiều thế hệ người Việt kế tiếp sống trên dải đất hẹp đầy tai ương bảo táp hình chữ “S” thân thương.
Ngay khi đọc được tin này mọi người liền thở phào nhẹ nhỏm: “như vậy là đất nước mình và đặc biệt là người dân sống tại Ninh Thuận sẽ thoát đại nạn phóng xạ nguyên tử”.
Lần này trong khi các chuyên gia nguyên tử có tiếng tăm và trí thức trong ngoài nước chưa lên tiếng có ý kiến về tuyên bố của Thủ Tướng, có thể họ chưa tin vào tin tức đọc được từ báo chí chứ không phải họ thờ ơ, thì bà con người Việt và người Chàm đặt nặng chữ “TÍN” nên TIN vào lời tuyên bố của Thủ tướng, tin tưởng ở Thủ tướng, tin ở đảng cộng sản Việt Nam, lần này. Tin việc làm của đảng và nhà nước sẽ đi đôi với lời nói của Thủ tướng, của đảng cộng sản Việt Nam, và dự án điện nguyên tử bước đầu sẽ hoãn và cuối cùng sẽ được nhanh chóng hủy bỏ toàn diện để cho dân chúng tại địa phương tỉnh Ninh Thuận được sống bình yên trở lại trên mãnh đất ông cha để lại từ bao đời nay, bảo đảm cho đất nước không bị chia đôi vĩnh viễn vì tai nạn nổ nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận. Nhà thơ nổi tiếng người dân tộc Chàm, Insara, vừa có một bài viết nói lên nổi vui mừng vô hạn của anh và của người dân tộc Chàm, Việt sống tại Ninh Thuận đăng trên Blog Basam và Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự ngày 26/01/2014. Như vậy là anh Insara sẽ không phải rời bỏ làng quê tại Phan Rang chạy “nạn” đi tá túc với con gái anh tại Đồng Nai (tránh nhiễm xạ, phóng xạ nguyên tử) và những việc làm ích lợi của anh cho cộng đồng dân tộc Chàm tại Ninh Thuận sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển.
Tưởng đâu tin vui sẽ kéo dài nhưng ngày 18/01/2014 tin “tức mình” lại đến từ trang mạng nhà nước của Thông Tấn Xã Việt Nam, đưa tin: “Ngày 18/1, Tập đoàn Quốc gia Rosatom tại Việt Nam cùng các đơn vị tư vấn của Liên bang Nga đã làm việc với tỉnh Ninh Thuận, trao đổi về việc triển khai xây dựng dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.” Rosatom thực ra không trao đổi mà ra lệnh bắt buộc lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận phải xác định rõ thời hạn bắt đầu xây dựng làng chuyên gia cao cấp với tiêu chuẩn bắt buộc phải hiện đại cho “chuyên gia” Nga hơn 350 người đến ở… nghỉ dưỡng lãnh lương hậu hĩnh trong khi họ không có việc làm tại Nga. Việt Nam có phải là đất Nga của Putin đâu mà tập đoàn đàn em nhiều tai tiếng tham nhũng và rút ruột công trình là tập đoàn mafia điện nguyên tử Rosatom lại hung hăng ra lệnh tỉnh Ninh Thuận phải làm việc này việc nọ, trong khi chính Thủ tướng vừa mới tuyên bố cách ba ngày trước, ngày 15/01/2014, rằng đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam Hoãn khởi công nhà máy điện nguyên tử tới năm 2020, một “đại” dự án mà ngày 18/02/2014 bài viết trên báo Tuổi Trẻ Điện hạt nhân còn ngổn ngang, tiếp theo tin hoãn dự án xây nhà máy điện nguyên tử, cho biết đến hôm nay còn “ngổn ngang” trăm bề, chưa chọn công nghệ, chưa thẩm định, chưa phê duyệt. Tiếp đến, ngày 20/02/2014 báo Dân Trí lại đưa tin tiếp tréo ngoe, rất phản cảm: “Rosatom: nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vận hành vào năm 2023-2024”.
Tập đoàn Rosatom đang chơi trò gì đây THẬT KHỦNG KHIẾP! MÁY MÓC CỦA LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN DO TẬP ĐOÀN ĐIỆN HẠT NHÂN NGA “ROSATOM” LẤP RÁP LÀ HÀNG DZỎM!, có phải vì sợ tuột mất mối lợi quá bở trị giá nhiều tỷ US đôla mà họ dở trò hù dọa, áp lực, khủng bố, đưa cái cầy đi trước con trâu? Rosatom chỉ là một tập đoàn quốc doanh của Nga kinh doanh kiếm lời qua việc mua bán nhà máy điện nguyên tử, nhưng họ lại xem thường những lời nói của một vị nguyên thủ của Việt Nam, lời nói chính thức đại diện cho đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, xem luật lệ của Việt Nam không ra thể thống gì. Hành động gây áp lực thúc ép theo phương cách kẻ cả có “định hướng” mafia của tập đoàn Rosatom là không thể chấp nhân được và cần phải bị công luận cùng báo chí lên án. Đảng cộng sản, nhà nước Việt Nam phải lên tiếng phản đối mạnh với tập đoàn Rosatom và cả với chính phủ Nga.
Bà con dân tộc Chàm, bà con dân tộc Việt tại Ninh Thuận và cả nước rất tin và đặt trọn vẹn lòng tin vào lời nói đầy tâm huyết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà cũng là lời tuyên bố chính thức trước toàn dân của đảng cộng sản Việt Nam. Quyết định hoãn rồi rút khỏi dự án điện nguyên tử của đảng cộng sản Việt Nam và chuyển hướng phát triển điện phi nguyên tử là một quyết định sáng suốt, có tình có lý, quan tâm sâu xa đến sự sống còn của cả nước, sức khỏe và sinh mạng của hàng triệu người dân Việt Nam, tránh được những tai nạn nguyên tử xảy ra gây họa diệt vong diệt vong cho đất nước Việt Nam nhỏ hẹp trong tương lại.
Hoan nghênh quyết định hoãn và để rồi sẽ hủy bỏ toàn diện dự án điện nguyên tử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, của đảng cộng sản Việt Nam!
Hoan nghênh!
Ngày 27/01/2014
Mừng Tết Giáp Ngọ
—
Tham khảo:
Hoãn khởi công nhà máy điện nguyên tử tới năm 2020(16/01/2014)
- Hoãn khởi công nhà máy điện nguyên tử tới năm 2020 (TT).
Điện hạt nhân còn ngổn ngang (17/01/2014)
- Điện hạt nhân còn ngổn ngang (TT).
Khảo sát xây làng chuyên gia cho dự án điện hạt nhân(18/01/2014)
- Khảo sát xây làng chuyên gia cho dự án điện hạt nhân (TTXVN).
Rosatom: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vận hành vào năm 2023 – 2024
- Rosatom: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vận hành vào năm 2023 – 2024 (DT).
Thật khủng khiếp! Máy móc của lò phản ứng hạt nhân do tập đoàn điện hạt nhân Nga “Rosatom” lấp áp là hang dzỏm!
- THẬT KHỦNG KHIẾP! MÁY MÓC CỦA LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN DO TẬP ĐOÀN ĐIỆN HẠT NHÂN NGA “ROSATOM” LẤP RÁP LÀ HÀNG DZỎM! (BVTQ).
- Công ty con của Rosatom bị tố giác bán thiết bị thiếu chất lượng dùng cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước khác, bỏ túi riêng số tiền sai biệt lớn (Boxitvn).
(Nhà máy điện nguyên tử) Thời gian một tiếng thở phào: Insara
THẬT KHỦNG KHIẾP! MÁY MÓC CỦA LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN DO TẬP ĐOÀN ĐIỆN HẠT NHÂN NGA "ROSATOM" LẤP RÁP LÀ HÀNG DZỎM!
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng chuyển ngữ
22/07/2012
Công ty con của Rosatom*
bị tố giác bán thiết bị thiếu chất lượng d ùng
cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước ngoài, bỏ túi riêng nhiều tiền
lời.
Charles Digges
28/02-2012
Các công tố viên Liên
Bang Nga đã tố giác một công ty con của tập đoàn điện hạt nhân Nga, Rosatom*,
đã tham nhũng nghiêm trọng và sản xuất thiết bị không đạt tiêu chuẩn cho các lò
phản ứng hạt nhân đang xây cất tại Nga và các nước khác.
Charles digges
28/02-2012
Giám đốc nhà máy chế tạo máy móc
Zio-Podolsk, Sergei Shutov, đã bị câu lưu vì thu mua nguyên vật liệu chất lượng
thấp giá rẻ để bỏ túi riêng số tiền sai biệt, sau khi có kết quả của cuộc điều
tra bởi Cơ Quan An Ninh Liên Bang, FSB, hậu thân của KGB.
Không biết có bao nhiêu lò phản ứng hạt
nhân nghi ngờ bị ảnh hưởng bởi hành
động phạm pháp này, nhưng các lò hạt nhân do Nga xây cất tại Ấn Độ, Bulgari,
Iran, Trung Quốc luôn cả những lò hạt nhân đang xây và sửa chửa ngay tại Nga có
thể bi ảnh hưởng bởi thiết bị rẻ tiền, dựa vào thời kỳ những các việc làm được
hoàn tất và tầm mức của cuộc điều tra mà cơ quan điều tra tiết lộ.
“Mức
độ bê bối có thể liên quan đến tất cả lò phản ứng hạt nhân tại Nga và những lò hạt nhân được Nga xây dựng trong
những năm qua đòi hỏi phải lập tức tiến hành điều tra,” Tổng Thống của Belloa,
Frederic Haugie nói. “Lãnh đạo của chánh quyền Nga ở đâu để giải quyết vi phạm
nghiêm trọng như vậy?”
Ông Hauge đã bày tỏ sự tức giận rằng tội
ác nghiêm trọng và rất to lớn như vậy mà không được nhanh chóng có hành động
kiểm tra tất cả lò phản ứng hạt nhân
có thề bị ảnh hưởng bởi kế hoạch rút ruột bỏ túi riêng,
và ông rất bực bội về việc FBS đã
không phổ biến nh ững lò hạt nhân nào có thể bị ảnh hưởng vì hành động sai trái này.
“Chừng nào mà chính quyền Nga không điều
tra vụ việc này theo đúng qui trình, chúng tôi sẽ phải yêu cầu cộng đồng thế
giới làm việc này,” Ông tuyên bố. “Bellona sẽ theo đuổi sự việc này sát sao
hơn”
Vladimir Slivyak, đồng chủ tịch Hiệp Hội
Bảo Vệ Môi Trường của Nga (Ecodefense) đồng ý với phát biểu của ông Hauge
“Ngưng vận
hành và tiến hành kiểm tra tổng thể những lò phản ứng
hạt nhân mà ZiO-Podolsk đã lắp ráp là tuyệt đối cần thiết,” ông Slivyak nói. “Nếu không thì có nguy
cơ xảy ra thảm họa tại nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân với chi phí thu
dọn lên đến hằng chục and ngay cả hằng trăm triệu USD sẽ trút lên đầu người đóng
thuê,”
Vụ điều
tra vi phạm hình sự của công ty ZiO-Poldolsk đã được
khai triển vào tháng Mười Hai, nhưng tin tức về cuộc điều tra này chỉ được công
bố vào tuần trước - một điều bình thường cho những vụ điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Nga (FSB).
Những án lệnh đưa ra với ZiO- Poldolsk,
nhà máy duy nhất của Nga sản xuất các lò hơi dùng cho các nhà máy điện hạt nhân
do tập đoàn Rosatom* xây trong nước Nga
và cho công ty con của Rosatom,
Atomstroiproyekt, để xây các nhà máy
điện hạt nhân tại các nước khác, là một đòn chí tử đánh vào uy tín của tập đoàn Rosatom.
ZiO-Podolsk là chi nhánh của tập đoàn
Atomenergomash, được thành lập vào năm 2006. Atomenergomash được
tập đoàn nhà nước Atomenergoprom
mua lại, năm 2007. Atomenergoprom là một công ty con của tập đoàn quốc doanh
Rosatom.
Các tài liệu cho thấy cơ xưởng sản xuất
thiết bị này đã từng liên hệ đến kỹ nghệ nhạt nhân từ lúc nó được dựng lên.
Được thành lập từ năm 1919, nhà máy ZiO-Podolsk sản xuất lò hơi cho nhà máy
điện hạt nhân đầu tiên tại Obninsk vào năm 1952, và đã sản xuất lò hơi cho tất cà lò phản
ứng hạt nhân được xây dựng tại Nga từ
ngày đó đến nay.
Theo các công tố viên, ZiO-Podolsk đã bắt
đầu cung cấp thiết bị kém chất lượng từ năm 2007 hoặc cũng có thể sớm hơn. Việc này có ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của các nhà máy điện hạt
nhân xây dựng bởi, hay mua thiết bị từ, Rosatom tại Bulgaria, Trung Quốc, Ấn Độ
và Iran- luôn cả Nga- tạo ra làn sống phẫn nộ và đầy lo lắng trong các nhóm bảo
vệ môi trường.
Một nguồn tin không chính thức cho biết nhà máy ZiO-Podolsk cũng đang
sản xuất các bộ phận trọng yếu cho cho
các bồn cao áp của lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị chủ yếu khác cho lò hạt
nhân phàn ứng nhanh loại BN-800 tại nhà máy điện hạt nhân Beloyarsk, trong vùng
Sverdlovsk tại Urals của Nga.
Cơ xưỡng sản xuất thiết bị to lớn này cũng đang sản xuất lò hơi cho
các nhà máy điện hạt nhân Novoyoronezh, Kalinin, Leningrad của Nga, và
Beloyarsk tại Bulgaria, theo nguốn tin của hiệp hội hạt nhân thế giới có trụ sở
tại London.
Việc thu thập các sai phạm của ZiO-Podolsk gồm tham ô công quỉ dùng mua nguyên liệu theo
đúng với yêu cầu về các tiêu chuẩn an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân.
Rosbalt báo cáo.
Cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Nga (FSB) về Tập Đoàn Rosatom*,
Nga.
Theo như cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên
Bang Nga - được các hệ thồng truyền thông tường
trình rất chi tiết
một cách bất thường – Giám đốc vật tư Shutov bị nghi ngờ đã thông đồng
với nhà cung cấp thép ATOM-Industriva của Zio-dolsk, mua thép
chất lượng thấp dùng chế taọ các thiết bị Tổng giám đốc của
ATOM-Industriva, Drmitry Golubev, hiện đang lẫn trốn sau khi các tội danh tham nhũng nhắm vào ông
được ch ính thức tường trình và chính toà án Moscow này đã ra
lệnh bắt giữ ông Shutov. Rosalt cho
biết dựa theo nguồn tin của
FSB
Kế hoạch do Shutov và Golubev cùng nhau
cấu kết, bao gồm Shutov lờ đi về tình trạng thiếu chất lượng của thép mua vào để được chia phần của số tiền lợi thu
được bởi ATOM- Industriva, FSB đã nói với Rasbalt, tố giác
rằng những giao dịch được ghi trong các tài liệu kế toán c ủa công ty được tịch thu từ ông
tổng giám đốc của tổ hợp ATOM-Industriva.
“Tổ họp này đã mua thép rẻ tiền tại
Ukraine rồi sau đó tráo đổi chứng từ như là thép tốt; phần lợi sai biệt được họ chia với nhau,” Rosbalt nói,
căn cứ theo nguồn tin của Cảnh Sát Liên Bang Nga.
Nhân viên điều tra FSB nói rằng
ATOM-Industriva đã sản xuất trị giá khoảng 100 million Roubles (2,5 million
Euro) thép tấm, khung thép của đáy lò phản ứng hạt nhân, và các bồn chứa cho nhà
máy ZiO-Podolsk - loại thiết bị đã được
giao cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước – bao gồm những tấm thép
ống cho các lò nấu cao áp tại lò phản
ứng hạt nhân Kozloduy NPP của Bulgaria. Các lò nấu cao áp, tuy không liên quan trực tiếp đến sự vận hành an toàn cùa các lò phản ứng
hạch tâm, nhưng được dùng để cải tiến hiệu năng sản xuất điện của nhà máy.
Nhà máy điện hạt nhân tại Bulgaria bày tỏ mối quan tâm
Khi Rosbalt phổ biến chi tiết bài phóng
sự vào tuần trước, ban quản lý nhà mày điện hạt nhân Kozloduy NPP đã nhanh
chóng trả lời với một bản tuyên bố cho biết hai lò hơi đã hoạt động “không có
gì trở ngại” kể từ ngày được lấp ráp và hoạt động năm 2010 và 2011.
Tuy nhiên một bản tuyên bố được một cơ quan
truyền thông khác phổ biến sau đó 10 tiếng đồng hồ, lại cho biết rằng Chủ Tịch công ty Kozloduy NPP, Alexander Nikolov,
trước đó đã gởi một lá thư đến tập đoàn ZiO-Podolsk và Atomstroiexport* yêu cầu
họ chính thức chứng nhận chất lượng của thép dùng trong
cá lò nấu.
Cảnh Sát Liên Bang Nga cho Rosbalt biết
rằng chỉ việc dùng thép kém phẩm chất trong việc sản xuất các lò nấu cho nhà
máy điện hạt nhân đã tạo ra số tiền lời bất chánh 39 triệu Roubles (1 triệu
Euro) cho công ty ATOM-Industriva.
Bản tường trình chi tiết sẽ chứng tỏ sự thật
Ông Slivyak của tổ chức Bảo Vệ Môi Trường
nói ông tin tưởng vào bài tường trình của Rosbalt và những chứng cứ dồi dào xúc
tích từ cơ quan FSB, c ơ quan điều tra luôn có khuynh hướng giữ bí mật hồ sơ điều tra cho trường hợp quan trọng như
vậy.
Ngoài những nghi ngờ được nêu ra bỡi lãnh đạo công ty Kozloduy NPP, Slivyak
cũng cho hay rằng nhà máy điện hạt nhân Tianwan tại Trung quốc do Nga xây cất,
đã than phiền Rosatom với 3.000 khiếu nại liên quan đến các vật liệu chất lượng
thấp dùng để xây nhà máy điện hạt nhân tại Tianwan, giúp thêm cho sự đáng
tin cậy của bàn phúc trình của FSB.
Slivyak ghi chú thêm rằng FSB, thường hoạt động như là ng ười thừa sai của chính quyền của ông Vladimir Putin, không được lợi lộc gì
về chính trị từ việc đánh đo ván Rosatom- một tập đoàn con cưng trong “hệ
thống quyền lực” của Putin.
Một tuần sau bài viết của Robalt,
Rosatom, mà trước đó từ chối bình luận, và Atomenergomash, đã công bố một văn
bản quyết liệt phủ nhận những gì nêu trong bài viết với chi tiết cũng thú vị như những gì không được nói
ra.
“Rosatom
và Atomenergomash phủ nhận các tin tức liên quan đến thiết bị thiếu phẩm chất
tại nhà máy điện hạt nhân được cung cấp bởi ZiO-Podolsk,” bản tuyên bố chung viết.
Hai công ty này nói rằng “tất cả những tuyên bố về thiết bị có phẩm chất kém dưới tiêu chuẩn qui định của ZiO-Podolsk đều
không đúng và sai trái.”
Bản tuyên bố tiếp tục nói: “Một hệ thống
kiểm tra gắt gao chất lượng qua nhiều mức bây giờ đã được thành
lập tại nhà máy Zio-Podolsk, bao trùm tất cả công đoạn sản xuất: từ việc thẩm
định rất chuyên môn đối với những vật liệu mua vào và nguy ên liệu quặng cho đến giai kiểm tra giai đoạn cuối
cùng trên những thành phẩm. Công tác thẩm định sự đạt
yêu cầu về phẩm chất của các thiết bị chuyển giao cho các nhà máy điện hạt nhân
của nước ngoài sẽ được thực hiện bởi tổ chức có thẩm quyền OAO
Zarubezhatomenergostroi.”
Nhưng bản tuyên bố chung đã thất bại trong
cố gắng phủ nhận những tin tức được cung cấp cho Rosbalt bởi
những công tố viên liên quan đến việc bắt giữ những viện chức cao cấp của
ZiO-Podolsk và ATOM-Industriva.
Hai phát ngôn nhân của FSB được Bellona
tiếp xúc đã xác nhận những gì mà các đồng nghiệp của họ truyền đạt cho Rosbalt, nhưng từ chối bàn thảo thêm “trong khi đang điều tra”.
Họ cũng từ chối bình luận về những gì mà những nhà máy điện hãt nhân khác ngoài
Kozloduy có thệ bị liên lụy vì những vật liệu thiết bị thiếu chất lượng xuất xứ từ nhà máy ZiO-Podolsk.
Một phát ngôn viên của Văn Phòng Công Tố
Trung Ương Nga từ chối bàn thảo về vấn đế này, cũng với lý do là vì cuộc điều
tra còn tiếp diễn. Tuyên bố chung của Rosatom- Atomenergomash hoàn toàn tránh
nói đến tất cả những vấn đề mà các viên chức điều tra cung cấp cho Rosbalt.
Một nhân vật
xuất xứ từ ATOM-Industriva cho Robalt biết rằng
công ty của ông ta đã từng đối diện với vụ tố tụng tương tự như vậy vào năm
2010, nhưng vụ kiện này đã bị hủy bỏ vì không có đủ bằng chứng phạm tội.
“Bây
giờ, hơn một năm sau, các công tố viên đã đưa việc
làm phạm pháp ra tòa” ông ta nói với Rosbalt và lên tiếng cho rằng công ty của ông không có
tôị gì cả.
“Chúng tôi không làm gì có tội - sự vô
tội của chúng tôi đẽ dược xác định tại các tòa án” ông nói.
Ông Hauge của nhà máy Bellona nói rằng,
“Vụ việc này là vụ có thực, cơ quan an ninh Nga cần tiến hành điều tra – thay vì lo tìm cách làm khó dể các tổ
chức bảo vệ môi trường.”
*Tập đoàn Rosatom và công ty con Atomstroiexport được chính quyền Việt Nam giao cho dự án xây nhà máy điện hạt nhân số 1 tại Ninh Thuận! Nếu người Việt mình sau khi đọc bài phóng sự này mà không run sợ đến rởn tóc gáy cho số phận của hằng trăm ngàn người dân sống tại vùng Phan Rang nếu Rosatom và công ty con Atomstroiexport vẫn tiếp tục được cho phép xây thì chắc chắn họ là người lạ.
2279. Trên 15.000 ngàn chữ ký vì Hoàng Sa gởi đến Liên Hiệp Quốc
Thứ bảy 25 Tháng Giêng 2014
Thụy My
Chỉ trong vòng một tuần lễ, đã có 15.588 người từ nhiều nơi trên thế giới ký tên vào lá thư gởi cho Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lá thư được gởi đi trưa 24/01/2014 từ Paris, nhằm nhắc nhở trước thế giới « Hoàng Sa là của Việt Nam », và kêu gọi đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Quốc tế.
Từ sáng kiến của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và nhóm Biển Đông tại Pháp đã cùng soạn thảo lá thư và vận động thu thập chữ ký. Lá thư nhắc lại sự kiện lịch sử bi hùng ngày 19 và 20/01/1974, quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế, tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Chỉ trong khoảng hơn một tuần lễ, đã có 15.588 chữ ký của đủ mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi ở trong và ngoài nước, chứng tỏ sự đồng lòng của những người yêu công lý đối với vấn đề Hoàng Sa. Đó là tiếng nói của các nhân sĩ trí thức và những người lao động, những cựu quân nhân cả hai miền Nam Bắc, các tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau trên mọi miền đất nước Việt Nam cũng như từ nhiều châu lục.
Trong lá thư cám ơn đề ngày hôm nay, những người khởi xướng viết : « 15.558 chữ ký là 15.558 tiếng nói yêu thương cho Hoàng Sa, 15.558 bông hoa cho những người đã, đang và sẽ hy sinh để bảo vệ lẽ phải và những quyền chính đáng của mình, là 15.558 cái siết tay vì công lý và hòa bình, 15.558 lời phản kháng cường quyền và bạo lực…Chúng tôi xin tri ân 15.558 lần và hơn thế nữa những tấm lòng ấy ».
Thư cảm ơn nhấn mạnh : « Trên con đường giành lại công lý cho Hoàng Sa, mặc dù rất dài và gian nan, chúng ta không còn đơn độc ».
2280. NHIỆM KỲ CHỦ TỊCH ASEAN CỦA MYANMAR: BÀI HỌC TỪ CAMPUCHIA
Thứ Sáu, ngày 24/01/2014
(The Diplomat -13/1/2014)
Liệu những cải cách mới đây có cho phép Myanmar tránh lặp lại nhiệm kỳ tai tiếng của Campuchia?
Tháng 11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến dừng chân ở Myanmar trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Campuchia – lần đầu tiên một vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm tới thăm cả hai nước. Trong khi sự xuất hiện của Obama ở Yangon tiêu biểu cho sự ghi nhận quốc tế ngày càng tăng, dù là thận trọng, đối với những bước đi của Myanmar tiến tới cải cách và cam kết với thế giới, nhân viên Nhà Trắng đã nói rõ ràng Obama sẽ không tới Phnom Penh nếu nước này không đăng cai hội nghị thượng đỉnh với tư cách là chủ tịch ASEAN năm 2012.
Trong một cuộc gặp ngắn, căng thẳng với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Obama đã nêu ra nhiều khiếm khuyết về nhân quyền khác nhau của Campuchia. Trong suốt Hội nghị thượng đỉnh, Campuchia đã chịu nhiều áp lực vì ngăn cản các cuộc họp xã hội dân sự, khi các cư dân nghèo khổ, bị đe đọa cưỡng chế nhà cửa để lấy chỗ mở rộng sân bay, đã vẽ ký hiệu “SOS” trên nóc nhà mình để thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Khi Myanmar đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN năm 2014, nước này cần phải học hỏi kinh nghiệm năm 2012 của Campuchia nếu hy vọng tiếp tục cải thiện danh tiếng của mình. Ou Virak, chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Campuchia, gần đây cười phát biểu rằng Myanmar có thể “không học được nhiều điều tốt, nhưng ít nhất họ có thể học được điều phải tránh” từ Campuchia. Giống nhiều người, Virak lạc quan rằng Myanmar sẽ cố gắng hết mình để tránh một nhiệm kỳ chủ tịch như giai đoạn tương đối đáng hổ thẹn của Campuchia. Nhưng cần cân nhắc là chính xác Myanmar sẽ làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu này với mức phát triển thấp, các vấn đề đang tiếp diễn về đàn áp và vi phạm nhân quyền, và ảnh hương kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc tương tự như Campuchia.
Trước chuyến thăm vào tháng 11/2012 của Obarna, Campuchia đã chịu nhiều chỉ trích vì gây cản trở cho một cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN thảo luận về biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nơi Trung Quốc có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhiều thành viên của ASEAN. Thế bế tắc này đã dẫn tới việc lần đầu tiên trong lịch sử hơn 4 thập kỷ tồn tại của ASEAN, hiệp hội này không thể ra một thông cáo chung khi kết thúc cuộc họp. Các nước ASEAN khác và các nhà quan sát đã cáo buộc Campuchia hành động do ảnh hưởng của Trung Quốc, một nước ủng hộ tài chính lớn. Tại chính cuộc họp đó, Tổng thống Myanmar Thein Sein và Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton đã gặp nhau để thảo luận về đầu tư nước ngoài được khôi phục lại vào Myanmar – cuộc gặp thứ hai của họ, sau cuộc họp đầu tiên Ở Naypyidaw vào tháng 11/2011.
Những sự kiện đồng thời này đã chứng minh cho cách thức Myanmar cải thiện danh tiếng ngược lại với Campuchia kể từ khi Naypyidaw bắt đầu các cải cách vào năm 2011. Ko Ko Hlaing, trưởng cố vấn chính trị của Tổng thống Myanmar Thein Sein, mới đây đã khẳng định rằng Myanmar hiện cởi mở hơn Campuchia khi nói về tự do truyền thông, xã hội dân sự và bầu cử. Theo hầu hết các nguồn tin thì đây là một sự cường điệu. Nhưng bất chấp những lo ngại đang tiếp diễn về bạo lực sắc tộc và lạm dụng quyền lực, hình ảnh quốc tế của Myanmar đã đi lên mạnh mẽ trong thời gian gần đây, trong khi hình ảnh của Campuchia về vẫn tiếp tục tồi tệ. Trong năm 2013, Myanmar đã vượt qua Campuchia Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế, khiến Campuchia trở thành thành viên của ASEAN xếp hạng thấp nhất, đứng thứ 160 trong nghiên cứu bao gồm 177 nước.
Myanmar đã thể hiện việc tái gia nhập cộng đồng quốc tế của mình bằng việc đăng cai Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 6/2013 và sau đó, lần đầu tiên trong hơn 40 năm, Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013, vừa kết thúc ở Naypyidaw. Nhưng chính chức chủ tịch ASEAN của Myanmar sẽ mang lại cho nước này cơ hội để nêu bật tiến bộ chính trị của mình.
Ở trong nước, các cải cách của Myanmar bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc đang tiếp diễn – cụ thể là bạo lực và sự phân biệt đối xử nhằm vào người Hồi giáo Rohingya – cũng như các trở ngại chính trị khác. Hiến pháp năm 2008 của nước này hiện dành 25% số ghế quốc hội cho quân đội và sẽ ngăn không cho những người có vợ hoặc chồng hay con cái người nước ngoài, kể cả nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, ra tranh cử tổng thổng trong cuộc bầu cử năm 2015 sắp tới.
Tuy nhiên, khi nhắc tới ASEAN, Myanmar đã nhấn mạnh rằng nước này sẽ nỗ lực hết mình để đáp ứng những tiêu chuẩn khu vực khi làm chủ tịch. Vụ trưởng Các vấn đề ASEAN của Myanmar, Aung Lynn, đã nói rằng Myanmar thận trọng quan sát các hội nghị thượng đỉnh ASEAN và sẽ cộng tác chặt chẽ trong năm 2014 với các thành viên khác về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một mục tiêu từ lâu của các nước như Philippines, vốn có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc. Myanmar đã thành lập một nhóm các chuyên gia và quan chức vào tháng 1/2014 để nghiên cứu vấn đề này trước khi đảm nhận chức chủ tịch của mình.
Carl Thayer, một chuyên gia về Đông Nam Á và là giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, đã nói rằng vì Myanmar muốn tiếp tục hưởng lợi từ việc nối lại quan hệ quốc tế và đầu tư, nước này sẽ nỗ lực hết mình, không như Campuchia, để tỏ ra là một chủ tịch ASEAN độc lập và một “nhà trung gian thành thật” cho vấn đề Biển Đông. Ông quan sát thấy rằng trong khi nước chủ tịch năm 2013, Brunei, phát triển và ổn định dù không dân chủ, được cho là một nước chủ nhà có năng lực, cam kết rõ ràng với sự cân bằng đáng chú ý hơn ở Myanmar, nước sẽ làm chủ tịch ASEAN lần đầu tiên.
Thayer cho biết: “Tôi rất ấn tượng với các nhà ngoại giao của Myanmar. Họ coi việc phản ánh điều ASEAN muốn là nằm trong lợi ích của, nhưng cũng nhận thức rõ những sức ép lớn của Trung Quốc áp đặt lên họ”. Do Myanmar cần cân bằng những áp lực này, Thayer dự đoán rằng Myanmar “sẽ đứng về phía ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhưng đó sẽ không phải là một ưu tiên”, ông nói nó có thể không cần là một ưu tiên, do tranh chấp đang có những bước tiến – dù rất chậm chạp – thông qua các kênh ngoại giao và pháp lý nhất định. Ở Brunei, Trung Quốc đã đồng ý tổ chức các cuộc hội đàm chính thức với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử chính thức để quản lý các vùng lãnh hải. Thái Lan, với tư cách là nước điều phối quan hệ Trung Quốc-ASEAN, sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm chính đối với việc giám sát các cuộc đàm phán về bộ quy tắc này. Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lên Tòa án Quốc tế về Luật biển – một động thái đã bị Trung Quốc bác bỏ – nhưng tòa án này có thể không ra phán quyết cho tới cuối năm 2014.
Thayer cho rằng diễn biến chính có thể khiến vấn đề bùng lên một lần nữa và tác động đến nhiệm kỳ chủ tịch của Myanmar sẽ là nếu Trung Quốc tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, như nước này đã làm vào tháng 11/2013 trên một khu vực của biển Hoa Đông chồng lấn với các tuyên bố của Nhật Bản và Hàn Quốc. Với những mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể có một động thái như vậy, và những sự thay đỗi chiến lược của Tokyo và Washington đối với khu vực, Myanmar sẽ phải đối mặt vợi sức ép gia tăng yêu cầu không đứng về phía Trung Quốc trong các vấn đề trên biển, như Campuchia đã làm. Các nhà phân tích nhấn mạnh những hạn chế quyền lực của Myanmar với tư cách là chủ tịch, nhưng họ nói nước này sẽ làm tốt để tiếp tục cách tiếp cận cân bằng mà nước này đã bắt đầu bên cạnh những cải cách khác vào năm 2011 với mục tiêu rõ ràng là giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế và chính trị vào Trung Quốc.
Peter Tan Keo, một nhà phân tích độc lập chuyên về ASEAN, cho biết: “Bài học cho Myanmar ở đây là tôn trọng truyền thống ASEAN, nghĩa là đi những bước đi ngoại giao nhỏ bé mà không tạo ra căng thẳng chính trị trong các thành viên ASEAN, và biết những giới hạn chiến lược của nó. Nước này sẽ cần phải hiểu vai trò của mình trong việc xử lý các vấn đề, không phải là kiềm chế chúng vì lợi ích chiến lược của riêng mình, như rõ ràng trong trường hợp Campuchia”. Ông nói Myanmar, giống như Lào và Campuchia, không thể không hợp tác khi nước này “ngập sâu trong nợ nần và phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Thay vào đó, nước này phải tiếp tục xây dựng lòng tin và sự nhân nhượng lẫn nhau với các đối tác chiến lược chính trong và ngoài ASEAN, và điều đó bao gồm việc công nhận những tiếng nói về nhân quyền và các nhóm xã hội dân sự”.
Chính phủ Myanmar cho tới nay đã phản ứng tích cực với những yêu cầu cho xã hội dân sự tham gia nhiều hơn vào ASEAN, mặc dù các chuyên gia cảnh báo rằng nước này có thể không hành động đúng như lời nói của mình. Aung Myo Min, giám đốc tổ chức phi chính phủ Bình đẳng Myanmar, nói rằng chính phủ đã cho phép Diễn đàn Nhân dân ASEAN (APF), một loạt các cuộc họp xã hội dân sự được tiến hành hàng năm tại nước chủ tịch ASEAN, diễn ra vào tháng 3. Thông qua APF, các nhà hoạt động sẽ phát triển một nghị trình để trình bày với các nhà lãnh đạo chính trị trước hội nghị thượng đỉnh cấp chính phủ vào tháng 5 và đang làm việc với quan chức chính phủ Myanmar để lựa chọn thời điểm cho một cuộc gặp như vậy.
Aung Myo Min cho rằng đây là một tin tức rất tổt lành, vì “trong các cuộc gặp trước đây, không phải ở Brunei, mà diễn ra ở Campuchia, chính phủ chỉ mời các đại diện được chính phủ lựa chọn, không thực sự là những đại diện của xã hội dân sự”, để chia sẻ ý kiến của họ với các nhà lãnh đạo. Trên thực tế, tại hội nghị thượng đỉnh tháng 4/2012 ở Phnom Penh, Chính phủ Campuchia đã tổ chức cuộc họp APF của riêng mình để cạnh tranh với cuộc họp do xã hội dân sự tổ chức và làm giảm nhẹ các tiếng nói độc lập. Aung Myo Min cho hay Chính phủ Myanmar, nhận ra rằng một đường hướng tương tự sẽ đặt ra những ngờ vực nghiêm trọng đối với sức mạnh cải cách của họ, đã hứa hẹn “công nhận công việc của xã hội dân sự và không có bất kỳ can thiệp nào từ chính phủ”.
Ngay dù nếu chính phủ nuốt lời hứa, các nhà hoạt động Myanmar hy vọng rằng cách họ tổ chức hội nghị sẽ ngăn chính phủ áp dụng những kỹ thuật “chia để trị”. Kyaw Lin Oo, một điều phối viên của Nhóm Làm việc Diễn đàn Nhân dân Myanmar, nói: “Chúng tôi không muốn một số nhóm thân chính phủ tổ chức một hội nghị và các nhóm khác không thân cận với chính phủ tổ chức một hội nghị, như ở Campuchia. Ở Myanmar vào năm 2014, chúng tôi đã quyết định tất cả các nhóm xã hội dân sự phải đoàn kết, do đó chúng tôi chỉ tổ chức một hội nghị xã hội dân sự cho năm 2014”. Ông lưu ý rằng trong suốt Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11/2012 ở Campuchia mà ông tham dự, giới chức Phnom Penh đã gây áp lực đối với một số địa điểm và nhà khách để họ không tiếp nhận những người tham gia APF hoặc trục xuất họ. Ngược lại, Aung Myo Min cho hay Chính phủ Myanmar đã nói rằng họ sẽ giúp cung cấp địa điểm và đảm bảo an ninh cho APF.
Ông Ou Virak thuộc Trung tâm Nhân quyền Campuchia cho rằng trong khi những lời hứa hẹn này là đáng khích lệ, chúng có thể là một phương pháp để bóp nghẹt tác động của các cuộc họp. Ông nói bằng việc đóng cửa các địa điểm và ngăn chặn các cuộc họp, Chính phủ Campuchia cuối cùng lại thu hút nhiều sự chú ý dành cho APF. “Nếu họ thực sự có thể tổ chức những cuộc họp xã hội dân sự đó, thì chúng sẽ có rất ít ảnh hưởng đến cách Campuchia được nhìn nhận với tư cách là chủ tịch”.
Aung Myo Min cho rằng chiến thuật sẵn sàng giúp đỡ hơn của Myanmar vào năm 2014 có thể không tạo ra nhiều sự khuấy động, nhưng các vấn đề rộng lớn hơn đằng sau các cuộc họp là giống nhau ở cả Campuchia lẫn Myanmar và quả thực mở rộng ra cả ASEAN. Ông nói quan trọng nhất trong số đó là sự thiếu vắng quyền sử dụng đất đai của người nghèo. Theo ông, một lý do khiến Campuchia cản trở APF mạnh mẽ đến vậy là mong muốn của họ làm trệch hướng sự chú ý khỏi nhiều vụ cưỡng chế nhà cửa đối với các cư dân sống gần đó. Ở Myanmar, các dự án như đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc hỗ trợ cũng đã gây ra các cuộc biểu tình quy mô lớn liên quan đến những lo ngại về thiệt hại về môi trường và chiến dịch cưỡng chế các cư dân sống gần đó. Những tuyên bố rằng việc chính phủ tạm dừng dự án Myitsone vào năm 2011 là một dấu hiệu cho thấy thái độ cải cách của họ giờ đây đã bị đặt dấu hỏi bởi những chỉ dấu cho thấy rằng việc xây dựng có thể bắt đầu lại. Aung Myo Min nói do đó điều đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ chủ tịch của Myanmar là nước này phải giải quyết các vấn đề về đất đai tốt hơn so với Campuchia.
Lưu ý rằng “nhân quyền chưa bao giờ đứng đầu trong nghị trình ASEAN”, Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân Quyền, nói rằng những dấu hiệu về cách Myanmar tiếp cận chức chủ tịch của mình tỏ ra đầy hứa hẹn nhưng “không có gì thực sự là đã hoàn thành ở Myanmar cho tới khi chúng ta thấy nó diễn ra”. Yuyun Wahyuningrum, cố vấn cấp cao về ASEAN và nhân quyền của Nhóm Làm việc Nhân quyền, một liên minh tổ chức phi chính phủ của Indonesia, nhất trí và cho biết giới chính trị Myanmar sẽ có thể giúp xác định liệu AICHR, cơ quan nhân quyền ASEAN, trở nên “mang tính bao hàm hay loại trừ, tham gia hay khép kín” khi được đánh giá lại vào năm 2014. Nhà phân tích Peter Tan Keo bổ sung rằng Myanmar sẽ cần nhớ lại sự chỉ trích về cách Campuchia xử lý những vấn đề như vậy vào năm 2012, khi các nhà lãnh đạo ký kết một Tuyên bố Nhân quyền ASEAN mà không có ý kiến từ các nhóm xã hội dân sự.
Keo lưu ý rằng khả năng của Myanmar thúc đẩy đoàn kết sẽ là đặc biệt quan trọng dưới ánh sáng của những kế hoạch của ASEAN nhằm hội nhập thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung vào cuối năm 2015. Ông nói: “Các nước ASEAN hùng mạnh hơn – Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia – không nên ngần ngại nhắc nhở Myanmar về tầm quan trọng của việc duy trì ‘sự đoàn kết ASEAN’, đặc biệt là trong việc xây dựng lòng tin và đặc quyền dành cho nhau để chuẩn bị cho sự kết nối năm 2015. Đừng ích kỷ và thiển cận như Campuchia, nước có thể sẽ nằm trong danh sách ‘bất trị’ của ASEAN một thời gian nữa”.
Trong khi nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN là một cơ hội cho Myanmar củng cố hơn nữa hình ảnh quốc tế của mình, thực tế khó có khả năng cải thiện với tốc độ tương tự. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ không đầy đủ trong các cuộc họp ASEAN ở thủ đô chưa đến 10 năm tuổi của Myanmar có thể làm mất đi ấn tượng về tiến bộ của Myanmar, nhưng sự bất tiện đó không là gì nếu so với những vấn đề dân số phần lớn rất nghèo của nước này đang phải đối diện, những người cho tới nay hầu như không được lợi gì từ các cải cách. Ou Virak nói: “Phương Tây chỉ đang tìm kiếm cái cớ để quay trở lại Myanmar, có nghĩa là tiến bộ không hoàn toàn phải đáng kể đến thế miễn là Myanmar chỉ ra Myanmar đang thực hiện cải cách”. Joshua Kurlantzick, một thành viên cấp cao về Đông Nam Á thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, gần đây đã viết: “Nhiều nhà kinh tế và quan chức Myanmar lo ngại rằng lượng viện trợ khổng lồ sẽ biến Myanmar thành một Campuchia khác, nơi hàng thập kỷ viện trợ đã thúc đẩy mở rộng kinh tế nhưng cũng đã gây ra lạm phát, bóp méo nền kinh tế và tạo ra một giới tinh hoa nhỏ hưởng lợi chủ yếu từ đầu tư và viện trợ”. Kurlantzick nói rằng ông nghi ngờ Myanmar đã được trang bị để nắm giữ một cách khéo léo chức chủ tịch ASEAN năm 2014 trong khi bận rộn với các mối lo trong nước.
Các quan chức Campuchia đã từ chối bình luận về bài học mà Myanmar có thể thu được từ kinh nghiệm chủ tịch ASEAN của Campuchia. Người phát ngôn của chính phủ Ek Tha chỉ đơn thuần nói: “Campuchia luôn luôn ủng hộ việc giải quyết bất kỳ vấn đề nào thông qua các biện pháp hòa bình”. Nhưng đáng lưu ý là do Shinzo Abe đã vươn tới ASEAN, cả Myanmar và Campuchia gần đây đã ký kết những thỏa thuận mới với Nhật Bản. Myanmar đã có được một thỏa thuận đầu tư; Campuchia đồng ý gia tăng hợp tác an ninh hàng hải. Nhật Bản là một trong những nước hỗ trợ tài chính lớn nhất cho Campuchia, nhưng thỏa thuận mới này, rõ ràng dựa trên khát vọng dân tộc chủ nghĩa hiểu chiến của Abe nhằm kiềm chế Trung Quốc, là đáng chú ý do Campuchia ngăn chặn bất kỳ cuộc đối thoại nào về xung đột Biển Đông tại hội nghị ngoại trưởng chỉ 1 năm trước. Có lẽ trong những động thái như vậy hướng tới cân bằng các mối quan hệ đối ngoại của mình, Campuchia giờ đây đang làm theo Myanmar./.
2281. Nhà nước pháp quyền
Nền dân chủ đa đảng và Nhà nước pháp quyền là những nguyên tắc chủ yếu để đảm bảo các quyền tự do cho con người.
(Tuyên ngôn Copenhague, ngày 29 tháng 06 năm 1990)
(Kỳ 1)
Luật hiến pháp đưa ra ba điều kiện bắt buộc để trở thành Nhà nước: Lãnh thổ, một hay nhiều cộng đồng người có mong muốn cùng chung sống trên lãnh thổ đó, để cùng nhau xây dựng tương lai. Ngoài ra, Nhà nước cần có chủ quyền bên trong và bên ngoài lãnh thổ. Theo quan điểm của Karl Marx, Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp bị trị, nhằm phục vụ giai cấp thống trị, vì trong chế độ tư bản, Nhà nước trở thành công cụ của giai cấp tư sản để phục vụ mục đích bóc lột giai cấp vô sản. Như vậy, Nhà nước là nơi tồn tại của giai cấp này bóc lột giai cấp khác, muốn loại bỏ áp bức bóc lột giữa con người với con người, cần xây dựng một xã hội lí tưởng không có giai cấp, điều này sẽ kéo theo sự biến mất của Nhà nước. Quan điểm triệt để của Karl Marx cản trở nhiều đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền là khái niệm dùng để chỉ một Nhà nước được đại diện bằng các cơ quan quyền lực từ trung ương đến địa phương phải hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Công dân sống trong Nhà nước pháp quyền được hưởng các quyền tự do cơ bản. Nhà nước pháp quyền thể hiện nguyên tắc hợp pháp và bình đẳng, Nhà nước này khác biệt với Nhà nước trong tình trạng vô chính phủ.
Khái niệm Nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) do người Đức sáng tạo ra, vào nửa sau thế kỉ XIX được các nhà luật học và triết học đề cập đến nhiều. Quan điểm về Nhà nước pháp quyền gắn với nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, duy trì và phát huy các giá trị dân chủ. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước có tổ chức quyền lực hợp lí, nhằm bảo vệ lợi ích cho con người. Điều 28, Luật cơ bản Đức 1949 (Hiến pháp Đức) quy định các điều khoản trong Hiến pháp của các bang cần tôn trọng các nguyên tắc về dân chủ, cộng hòa và xã hội của Nhà nước pháp quyền, đúng theo tinh thần của Luật cơ bản. Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của Pháp và Mỹ gắn với bình đẳng và tự do. Nghĩa là tất cả các quyền cơ bản của con người đều phải được Nhà nước tôn trọng. Nhà nước và công dân phải bình đẳng trước luật pháp, cần có các nguyên tắc cần thiết để duy trì tính bình đẳng đó. Như vậy Nhà nước pháp quyền đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho sự tồn tại của nền dân chủ, hay Nhà nước pháp quyền là một điều kiện kiến tạo nên dân chủ. Nếu tách Nhà nước pháp quyền và dân chủ thành hai khái niệm khác nhau sẽ không có ý nghĩa. Tuy nhiên, tất cả các nền dân chủ đều có Nhà nước pháp quyền, nhưng tất cả các Nhà nước pháp quyền không có nghĩa là có dân chủ. Tôi xin đưa ra 2 ví dụ:
1. Hitler trúng cử với 89 % số phiếu ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1933, vào thời điểm đó, Hiến pháp cộng hòa Weimar là Hiến pháp dân chủ, đảm bảo quyền con người, thể lệ bầu cử, ứng cử của các đảng đúng với các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Sau khi nắm giữ quyền lực nhờ bầu cử hợp pháp, Hitler và một số phần tử cực hữu trong đảng quốc xã (viết tắt của từ quốc gia xã hội chủ nghĩa), đã thay đổi Nhà nước pháp quyền thành Nhà nước cảnh sát.
2. Cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên theo thể lệ bầu cử trực tiếp và phổ quát để lập ra nền cộng hòa đệ nhị năm 1848 ở Pháp, kết quả là Napoléon III, cháu của Napoléon I đã trúng cử, đúng theo các nguyên tắc bầu cử của một Nhà nước dân chủ, sau một thời gian cầm quyền, Napoléon III thực hiện đảo chính vào năm 1850, thiết lập đế chế thứ 2 như Napoléon I và được phong làm hoàng đế. Qua hai ví trên có thể đưa ra kết luận: Nhà nước pháp quyền và dân chủ có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng Nhà nước pháp quyền chưa khẳng định được toàn bộ các điều kiện cơ bản của dân chủ. Khái niệm dân chủ rộng hơn và bao quát khái niệm Nhà nước pháp quyền.
Hans Kelsen cho rằng khái niệm Nhà nước pháp quyền là một thuật ngữ thừa và tối nghĩa vì tất cả các quốc gia đều có hệ thống luật pháp, luật pháp là công cụ quản lí không thể thiếu được của nhà cầm quyền. Luật pháp dù hay hoặc dở, đều thể hiện sức mạnh trấn áp hợp pháp của Nhà nước vì Nhà nước có độc quyền làm ra luật pháp và độc quyền trấn áp, luật pháp thể hiện quyền uy của Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, cách hiểu hiện nay về Nhà nước pháp quyền phải là Nhà nước bảo đảm các quyền cơ bản cho con người và những người đại diện cho Nhà nước phải bị xử lí khi vi phạm. Độc quyền của Nhà nước bị giới hạn bởi Hiến pháp.
Ở đây chúng ta cùng bàn thêm về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thuật ngữ này được Gorbatchev, tổng bí thư đảng cộng sản Liên bang Xô viết sử dụng lần đầu tiên trong Đại hội lần thứ XIX của đảng cộng sản năm 1986, trong buổi lễ bế mạc đại hội đảng cộng sản Liên Xô, Gorbatchev đưa ra kết luận “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi cấp bách, để đảm bảo các quyền tự do cho nhân dân Liên bang Xô viết, đồng thời cũng đảm bảo cho hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả. Luật pháp phải bảo vệ phẩm giá của con người, quyền bất khả xâm phạm nơi ở, bất khả xâm phạm bí mật thư tín, nền dân chủ không thể đi kèm với tính độc đoán và thói vô trách nhiệm”. Bằng các chính sách cải tổ và đổi mới, Gorbachev phải chăng muốn khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Liên bang Xô viết bằng cách đổi mới tư duy, đảng sẽ lãnh đạo theo cách thức mới, dân chủ hơn, công khai, minh bạch hơn, đảng cũng sẽ trao nhiều quyền quyết định hơn cho các tổ chức cấp dưới và sẽ khuyến khích các tổ chức dân sự tham gia vào các công tác xã hội ? Sự nghiệp cải cách của Gortbachev đã dẫn tới sụp đổ Liên bang Xô viết và khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khó hiểu này cũng chỉ còn lưu lại trong các văn bản thời đó.
Đảng cộng sản Trung Quốc trong đại hội lần thứ XV năm 1997 cũng xác định phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đáp ứng theo nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, theo đó, đảng cộng sản sẽ là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và nhân dân. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Nhà nước xây dựng nền luật pháp xã hội chủ nghĩa công bằng để phục vụ nhân dân và đảm bảo sự lãnh đạo của đảng. Tất cả các nguyên tắc này đã được Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII năm 2007 nhất trí thông qua, và được ghi lại trong Hiến pháp Trung Quốc sửa đổi. Nếu như Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của Gorbatchev có một số tiêu chuẩn có vẻ giống với xã hội dân chủ phương Tây. Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của Trung quốc phải thể hiện sự lãnh đạo của đảng đối với nhân dân, đảng sẽ bảo đảm các quyền tự do cho nhân dân. Nhưng mối quan hệ giữa nhân dân và đảng cộng sản Trung Quốc có mâu thuẫn. Làm sao Nhà nước pháp quyền có thể đảm bảo lợi ích cho nhân dân, khi nhân dân không có quyền bầu ra người lãnh đạo đại diện cho mình, trong khi đó đảng là người lãnh đạo duy nhất, dù nhân dân có muốn hay không.
Nhà nước pháp quyền đối lập với Nhà nước cảnh sát vì quyền lực trong Nhà nước cảnh sát do một số người nắm giữ mà không bị kiểm soát và không bị giới hạn, do đó việc quản lí và điều hành đất nước dễ theo cảm tính, hoặc theo cách độc đoán. Nhà nước pháp quyền thực sự cần phải là Nhà nước dân chủ được khẳng định bằng các nguyên tắc cơ bản của một xã hội dân chủ, đó phải là Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo cách suy luận của Abraham Lincoln, chứ không phải Nhà nước chịu sự quản lí của một đảng duy nhất và vận hành theo ý muốn của những người đại diện cho đảng phái đó. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước dân chủ tuân theo các nguyên tắc về tổ chức và giám sát (I), các cơ quan công quyền của Nhà nước đó phục vụ nhân dân, đảm bảo công bằng và hợp pháp (II).
I. Nhà nước pháp quyền tôn trọng các nguyên tắc trong hệ thống luật pháp và theo cơ chế giám sát
Các văn bản có giá trị pháp lí từ thấp đến cao như các đạo luật và Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền được tổ chức theo các thứ bậc chặt chẽ (A), tất cả các cơ quan công quyền đều phải tuân theo. Luật pháp dựa trên các tiêu chí công bằng, đúng đắn nhằm phục vụ con người. Cơ chế giám sát luật pháp để bảo vệ các giá trị của Hiến pháp trở thành điều kiện bắt buộc để duy trì Nhà nước pháp quyền (B).
A. Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản dưới luật tuân theo thứ bậc
Hans Kelsen (1881-1973), tác giả cuốn sách Lí thuyết thuần túy về luật pháp nhận định Nhà nước pháp quyền luôn gắn với một hệ thống bao gồm các quy tắc luật pháp có thứ bậc. Ông sắp xếp các quy định này theo một sơ đồ có hình kim tự tháp. Tất cả các văn bản có giá trị pháp lí được sắp xếp từ thấp lên cao, các thông tư, chỉ thị ở cấp bộ, cấp tỉnh thành và địa phương có giá trị thấp nhất về mặt pháp lí, sẽ đứng ở vị trí dưới đáy kim tự tháp, tiếp theo là các nghị định của cơ quan hành pháp để thực thi các đạo luật được Nghị viện thông qua, sau đó là các nghị định của người đứng đầu cơ quan hành pháp (thủ tướng hay tổng thống), các đạo luật và sắc lệnh có vị trí cao hơn nghị định, tiếp đến là luật tổ chức các cơ quan công quyền, sau đó là các hiệp ước quốc tế. Hiến pháp có vị trí cao nhất trong sơ đồ hình kim tự tháp. (Sơ đồ của Hans Kelsen cũng có thể được tính theo tiêu chí dựa trên giá trị từ cao đến thấp của các văn bản luật). Các văn bản có giá trị pháp lí thấp thường có số lượng rất lớn, các văn bản có giá trị pháp lí quan trọng hơn được ban hành với số lượng ít hơn. Văn bản có giá trị cao nhất là Hiến pháp. Trong Nhà nước có nền hành chính tập trung, sẽ chỉ có duy nhất một bản Hiến pháp, ở Nhà nước liên bang thường có Hiến pháp của Nhà nước liên bang và Hiên pháp riêng của các bang như trường hợp của Mỹ và Đức, tuy nhiên Hiến pháp các bang phải tuân theo Hiến pháp của Nhà nước liên bang).
(Thứ bậc của các văn bản pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, theo thứ tự từ trên đỉnh xuống đáy kim tự tháp: Hiến pháp, hiệp ước quốc tế, luật pháp của Hội đồng châu Âu và Liên minh châu Âu, luật tổ chức, luật do nghị viện làm ra, sắc lệnh, nghị định có giá trị ngang luật trong một số hoàn cảnh đặc biệt, nghị định áp dụng luật, thông tư cấp bộ, cấp tỉnh và địa phương.)
Ngay cả Hiến pháp cũng quy định các nguyên tắc có giá trị khác nhau, một số điều khoản trong Hiến pháp quan trọng hơn các điều khoản khác. Ví dụ Luật cơ bản Đức khẳng định từ điều 1 đến điều 20 các quyền tự do của con người, đây là các điều quan trọng nhất. Điều 79-3 ghi nhận nước Đức được tổ chức theo mô hình Nhà nước liên bang. Nguyên tắc này cũng như các quyền cơ bản của con người sẽ không thể thay đổi được. Hiến pháp Pháp năm 1958, trong điều 89 khẳng định, chế độ cộng hòa và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là những điều kiện không thể thay đổi trong Hiến pháp. Điều đó xác nhận những nguyên tắc quan trọng nhất của Hiến pháp Pháp được các nhà lập hiến đặc biệt chú ý. Hiến pháp Maroc cũng ghi nhận đất nước này theo thể chế quân chủ lập hiến và nguyên tắc này sẽ không bao giờ thay đổi trong Hiến pháp. Điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam vừa sửa đổi khẳng định đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đây cũng là nguyên tắc quan trọng nhất.
Liệu có quy chế luật pháp nào quan trọng hơn Hiến pháp, hay Hiến pháp là văn bản luật tối cao, không có gì có giá trị nào cao hơn nó ? Hans Kelsen khi được hỏi về vấn đề này, đã không tìm được câu trả lời thuyết phục. Giá trị của Hiến pháp của các nước châu Âu so với các hiệp ước quốc tế hay các nghị định, chỉ thị của các cơ quan thuộc Liên minh châu Âu so với Hiến pháp, văn bản pháp lí nào quan trọng hơn ? Đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi vì chưa có quan điểm thống nhất. Tòa án thuộc Liên minh châu Âu, có trụ sở tại Luxembourg cho rằng các nghị quyết của tổ chức này có giá trị cao hơn Hiến pháp của các nước thành viên, (theo phán quyết Simmenthal, 09/03/1978). Hội đồng nhà nước, (Tòa án hành chính tối cao của Pháp), (trong quyết định có tên Sarran et Levacher, 30/10/1998), lại khẳng định Hiến pháp có giá trị cao hơn các văn bản luật của châu Âu và quốc tế. Những quan điểm khác nhau về giá trị của Hiến pháp so với luật pháp quốc tế vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa các nước và các tổ chức quốc tế. Vì những người có thẩm quyền luôn muốn khẳng định vị trí tối cao của Hiến pháp để bảo vệ tốt hơn chủ quyền dân tộc.
Theo sơ đồ hình kim tự tháp, tất cả các văn bản cấp dưới đều phải tuân theo các quy định của văn bản ở cấp cao hơn, nếu văn bản cấp dưới vi phạm vì nội dung vượt quá thẩm quyền, văn bản đó sẽ bị bãi bỏ, hoặc nếu tồn tại sẽ không có giá trị. Ví dụ các nghị định của chính phủ phải tuân theo luật pháp, luật pháp lại phải tuân theo các công ước quốc tế mà Nhà nước kí kết, đồng thời phải tuân theo Hiến pháp. Đây là điều kiện không thể thiếu được trong Nhà nước pháp quyền, vì con người sống và làm việc theo luật pháp. Một thông báo cấm biểu tình, hay một nghị định cho phép công an được phép nổ súng trong trường hợp cần thiết, hoặc một nghị định nghiêm cấm tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau trên mạng Internet đều là những văn bản vượt quá thẩm quyền của cơ quan hành pháp, các văn bản này cần được Nghị viện thảo luận, đây là thẩm quyền của cơ quan lập pháp, nhưng nếu các nội dung cấm trên đây được luật hóa, sẽ lại là các đạo luật vi phạm các công ước quốc tế và vi phạm Hiến pháp. Trong hoàn cảnh đó, tòa án hiến pháp sẽ xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Nhưng nếu không có tòa án hiến pháp, các quy định này vẫn được ban hành. Một khi Nhà nước thực thi các quy định đó mà không hề có cơ chế giám sát các văn bản dưới luật hoặc giám sát các đạo luật, Nhà nước đó không phải là Nhà nước pháp quyền, đó là Nhà nước cảnh sát vì pháp luật trở thành công cụ trấn áp, thay vì để phục vụ quyền lợi cho con người.
Lí thuyết về thứ bậc của các văn bản luật chỉ áp dụng được ở các nước có Hiến pháp viết, hay còn gọi là Hiến pháp khó sửa, đối với một số nước không có Hiến pháp viết như Anh, Israel, ở đó không có sự phân biệt giữa luật và Hiến pháp bởi vì thủ tục thông qua một đạo luật hay một quy định có giá trị ngang hàng với Hiến pháp đều dễ dàng như nhau, do vậy luật có giá trị ngang hàng với các điều khoản của Hiến pháp theo “phong tục tập quán”.
Khi Hiến pháp được Nghị viện thông qua, nhưng không được đưa ra trưng cầu dân ý, (hoặc Hiến pháp được nhân dân phúc quyết, nhưng với tỉ lệ đồng ý rất thấp, khoảng 51 %). Nếu một đạo luật được nhân dân phúc quyết với một tỉ lệ ủng hộ rất cao, khoảng 83 %, chúng ta giả thuyết rằng đạo luật này vi hiến vì nội dung trái với một hay nhiều điều khoản trong Hiến pháp. Trong trường hợp này, cần phải loại bỏ điều khoản ghi trong Hiến pháp, hay phải hủy bỏ đạo luật ? Vì Hiến pháp được ban hành, không theo cơ chế bầu cử dân chủ, hoặc có quá ít cử tri tham gia phúc quyết nên không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của đa số các công dân, trong khi đạo luật vi hiến được đa số nhân dân ủng hộ. Trong điều kiện đó, nếu theo đúng trật tự trong sơ đồ hình kim tự tháp của Hans Kelsen, đạo luật vi hiến sẽ bị loại bỏ. Còn nếu theo quan điểm “Ý dân là ý trời”, một khi đạo luật được đa số nhân dân tán thành sẽ có giá trị thuyết phục hơn Hiến pháp do một nhóm người biên soạn và được bỏ phiếu trong phạm vi hẹp tại Nghị viện, với tỉ lệ ủng hộ quá bán. Vậy đạo luật vi hiến hay Hiến pháp sẽ có giá trị cao hơn ? Thực tế tại Thụy Sĩ đã chứng minh, không phải đạo luật nào được nhân dân phúc quyết cũng là những đạo luật đúng đắn, Hiến pháp hay các đạo luật được Nghị viện thông qua nhiều khi lại thể hiện tính chính xác cao hơn so với sự lựa chọn của nhân dân thông qua trưng cầu dân ý. Vì tính chuyên nghiệp của các nghị sĩ có nhiều ưu thế so với mặt bằng nhận thức chung của nhân dân.
B. Giám sát tính hợp hiến các đạo luật trong Nhà nước pháp quyền
Bãi bỏ các đạo luật vi hiến để bảo vệ các giá trị tối cao của Hiến pháp sẽ góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, thiết lập tòa bảo hiến trở thành điều kiện bắt buộc để đảm bảo nền dân chủ. Vì nếu không có tòa án hiến pháp, tinh thần của Hiến pháp sẽ không có cơ hội được thực thi, quyền con người sẽ không được bảo vệ trước sức mạnh của Nhà nước. Vai trò của tòa án hiến pháp trong việc bảo vệ quyền con người và xây dựng nền dân chủ là điều không thể phủ nhận. Ở một số nước như Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, nhiệm vụ giám sát các đạo luật được giao cho các tiểu ban bên trong Nghị viện, cơ chế giám sát này trong thực tế chỉ mang tính hình thức, tuy nhiên, điều nghịch lí là những quốc gia này lại là những nền dân chủ tiêu biểu nhất.
Nước Mỹ có cơ chế giám sát luật từ rất sớm. Sáng tạo này là công lao của Tòa án tối cao Mỹ, thông qua phán quyết Marbury v.Madison năm 1803. Trong thực tế Hiến pháp Mỹ năm 1787 không hề nhắc đến cơ chế giám sát các đạo luật vi hiến, phán quyết này thể hiện thẩm quyền của quan tòa trong Nhà nước pháp quyền, quan tòa có trách nhiệm loại bỏ tất cả các đạo luật vi hiến để bảo vệ Hiến pháp. Điều này có nhiều ý nghĩa, vì thẩm quyền của cơ quan lập pháp bị giới hạn, khi muốn đưa ra các dự thảo luật, các nghị sĩ buộc phải phân tích xem những điều luật sẽ được thảo luận có hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp không. Sau khi dự luật được ban hành, cơ chế giám sát của cơ quan tư pháp được tiến hành trong các vụ việc cụ thể, đạo luật vẫn có nguy cơ bị loại bỏ trong các vụ tranh chấp. Giám sát luật là nhiệm vụ thường trực đối với tất cả các cấp tòa án từ các bang đến Tòa án tối cao. Điều này đã góp phần đưa Mỹ trở thành Nhà nước pháp quyền.
Tòa án hiến pháp ở châu Âu ra đời năm 1920 tại Áo, theo sáng kiến của Hans Kelsen, Giám sát tính hợp hiến các đạo luật được trao cho một cơ quan duy nhất, đây là hình thức giám sát tập trung, khác với cơ chế giám sát phổ biến ở Mỹ. Các đạo luật trước khi ban hành sẽ được các thẩm phán xem xét tính hợp hiến của chúng, các thẩm phán không thể tự quyết định giám sát mà phải đợi các cấp có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước tiến hành các thủ tục để đề nghị tòa án hiến pháp thi hành nhiệm vụ giám sát. Đây là điểm yếu trong cơ chế giám sát luật của châu Âu, vì nếu không có cơ quan nào yêu cầu tòa án giám sát, các đạo luật vi hiến vẫn được thi hành, Hiến pháp luôn luôn có thể bị vi phạm, trong khi đó, các đạo luật vi hiến vẫn tồn tại hiển nhiên.
Các giá trị cơ bản của Hiến pháp như bảo vệ quyền con người, tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập, bảo đảm tính độc lập của tư pháp, duy trì nền cộng hòa… sẽ luôn bị đe dọa bởi các đạo luật vi hiến vì theo Victor Hugo “Hiến pháp lúc nào cũng có thể bị vi phạm vì nó không kêu được”. Rút kinh nghiệm từ những hạn chế trong phương thức giám sát luật từ khi chưa có hiệu lực, các nước châu Âu đã áp dụng cơ chế giám sát luật sau khi ban hành của Mĩ. Kết quả là, các đạo luật vi hiến sẽ có nhiều khả năng bị loại bỏ, nhờ đó, nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. Giám sát các đạo luật vi hiến ở Mỹ và châu Âu về cơ bản giống nhau, điểm khác biệt duy nhất hiện nay là hình thức giám sát phổ quát ở Mỹ thuộc thẩm quyền của tất cả các cấp tòa án, còn tại châu Âu, hình thức giám sát tập trung được giao cho một tòa án hiến pháp duy nhất, có vị trí cao nhất trong hệ thống tư pháp. Đây chính là đặc điểm còn lại từ mô hình tòa án hiến pháp của Áo được nhân rộng ra khắp các nước Tây Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, cùng với sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản năm 1991, các nước Đông Âu học theo mô hình này, để xây dựng Nhà nước pháp quyền đi kèm với nền dân chủ mới.
(Kỳ 2)
II. Tam quyền phân lập và bảo vệ quyền con người là những điều kiện của Nhà nước pháp quyền
Nguyên tắc tam quyền phân lập là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa lạm dụng quyền lực, con người không nên tin tưởng vào sự tồn tại của một xã hội dân chủ công bằng, khi quyền lực tập trung trong tay một cơ quan duy nhất mà không có biện pháp ngăn chặn. Để quyền lực không bị tha hóa, cách tốt nhất là luôn nghi ngờ cảnh giác, bằng cách xây dựng một nền tư pháp độc lập (A), đây là điều kiện không thể thiếu được để bảo vệ các quyền cơ bản của con người (B).
A. Tam quyền phân lập và tư pháp độc lập là sức mạnh của Nhà nước pháp quyền
Aristote (-384-322 trước công nguyên) là nhà tư tưởng có công đầu tiên xây dựng nguyên tắc tam quyền phân lập sơ khai, là người chịu ảnh hưởng quan điểm triết học lí tưởng của Platon, ông mơ ước xây dựng một thành bang lí tưởng, ông quan sát công việc của các thành bang, (đây cũng là các Nhà nước thu nhỏ thời Hy Lạp cổ). Aristote cho rằng trong mỗi thành bang thường có ba cơ quan phụ trách những công việc khác nhau: Hội đồng tranh luận về những công việc chung, tương đương với nghị viện sau này, tổ chức của các thẩm phán thi hành các nhiệm vụ của thành bang, tương đương với chính phủ, cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm xét xử những tranh chấp, tương đương với tòa án sau này. Cách sắp xếp của Aristote không thể hiện sự phân chia quyền lực bên trong Nhà nước, ông chỉ quan tâm đến cách thức tổ chức để nhận biết Nhà nước hoạt động ra sao. Phân tích của Aristote không đề cập việc phân chia quyền lực trong Nhà nước-thành bang, vì trong thực tế, các ủy viên hội đồng có quyền tham gia vào cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp vừa có quyền quản lí công việc chung của Nhà nước vừa có quyền xét xử.
Nguyên tắc tam quyền phân lập được xây dựng từ thời kì ánh sáng và được áp dụng triệt để sau cuộc cách mạng giành độc lập của 13 thuộc địa ở Mỹ năm 1774 và sau cách mạng tư sản Pháp năm 1789. John Locke và Montesquieu là các nhà triết học đi tiên phong trong việc đề cao quyền con người và xây dựng Nhà nước pháp quyền. John Locke nhận định, trong mỗi Nhà nước, luôn luôn tồn tại ba quyền cơ bản: Quyền làm ra luật, quyền thi hành luật và quyền đối ngoại. Montesquieu sau khi quan sát thể chế chính trị ở nước Anh, đưa ra kết luận : Mỗi Nhà nước đều nắm giữ ba quyền cơ bản, đó là sức mạnh lập pháp, sức mạnh hành pháp và sức mạnh tư pháp. Khi cả ba sức mạnh này tập trung trong tay một người hay một nhóm người, con người sống trong Nhà nước đó sẽ không bao giờ có tự do, bởi vì những người nắm giữ quyền lực có thể ban ra các đạo luật độc đoán và thi hành chúng theo kiểu độc đoán. Sức mạnh tư pháp cần tách rời sức mạnh hành pháp và sức mạnh lập pháp bởi vì khi sức mạnh tư pháp gắn chặt với lập pháp, quan tòa sẽ trở thành người làm ra luật, các quyền tự do của con người sẽ bị định đoạt theo cách độc đoán. Khi sức mạnh tư pháp gắn liền với sức mạnh hành pháp, quan tòa sẽ trở thành kẻ áp bức.
Montesquieu không sử dụng khái niệm tam quyền phân lập, ông quan tâm đến việc phân chia và bố chí quyền lực hợp lí ở mỗi Nhà nước. Cần phải loại bỏ việc lạm quyền và khả năng tập trung tất cả ba quyền cơ bản vào tay một người hay một nhóm người, nếu không thể chế chính trị sẽ bị biến dạng thành độc tài. Montesquieu không nhắc đến tam quyền phân lập ở mức độ biệt lập, nghĩa là ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp không có bất cứ mối liên hệ nào với nhau, điều này chỉ dẫn đến bế tắc. Ông cho rằng quyền lực phải có sự hợp tác hài hòa trong một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, ông khẳng định quyền lập pháp phải giữ vị thế độc lập trước quyền hành pháp và tư pháp. Nếu không tất cả sẽ dẫn đến thất bại. Vì sức mạnh tư pháp là phương tiện duy nhất ngăn chặn sức mạnh hành pháp và lập pháp. Montesquieu luôn lo lắng về bổn phận hoàn thành trách nhiệm của mỗi người, ông nhận định con người cần biết tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ được giao. Trong lời giới thiệu của cuốn sách Tinh thần luật, xuất bản tại Genève năm 1748, ông viết: “Nếu như tôi có thể làm được một điều gì đó, để con người luôn có lí do biết yêu bổn phận của mình, như ông vua biết yêu tổ quốc và biết tôn trọng các đạo luật của mình được ban ra, khi đó con người có thể cảm thấy hạnh phúc, khi họ sống ở một đất nước, làm việc trong bộ máy nhà nước và giữ một trách nhiệm quan trọng, tôi tin rằng mình sẽ là người hạnh phúc nhất trong số những người quá cố”. Ông viết thêm: “Nếu như tôi có thể làm được một điều gì đó, để các nhà lãnh đạo có thêm hiểu biết, họ sẽ ý thức được những gì họ cần phải làm, khi các công dân nhận thấy những người ấy làm tốt công việc, các công dân sẽ vui vẻ tuân theo những mệnh lệnh của họ, khi đó tôi tin rằng mình sẽ là người hạnh phúc nhất trong số những người quá cố”.
Quan điểm của Montesquieu về tam quyền phân lập đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi, ông không nhắc đến khái niệm này, ông cũng không dùng từ quyền lực mà dùng từ sức mạnh. Montesquieu quan tâm nhiều hơn đến việc phân chia quyền lực để ngăn chặn nguy cơ lạm quyền. Những lập luận như thế thuộc về một nhóm thiểu số các nhà nghiên cứu luật như trường hợp của giáo sư Jean-Philippe Feldman, khoa luật, Đại học Rennes. Đa số các nhà luật học đều cho rằng tam quyền phân lập là quan điểm cụ thể của Montesquieu, tuy ông không nhắc đến khái niệm này trong chương 7 có tiêu đề Bàn về Hiến pháp của nước Anh, nhưng qua cách phân tích, nhiều người sẽ hiểu ngay ông đang bàn về tam quyền phân lập. Xuất phát từ quan điểm của Montesquieu về phân chia quyền lực để tạo sự cân bằng, thế hệ sau phát triển thành nguyên tắc tam quyền phân lập hoàn chỉnh. Tư tưởng của ông từ rất sớm đã được đúc kết lại, trong điều 16, Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789.
Những tranh cãi xem liệu Montesquieu có thực sự bàn về tam quyền phân lập hay không, thực ra không cần thiết, bởi vì trong thực tế, tam quyền phân lập đến mức không có bất kì hợp tác nào giữa các cơ quan quyền lực sẽ không thực hiện được, vì khi đó bộ máy nhà nước sẽ không thể hoạt động. Ví dụ cụ thể là trường hợp của nước Mỹ năm 2013, khi cơ quan hành pháp đứng đầu là tổng thống có xung đột với Nghị viện (ở đây là phe cộng hòa tại Thượng viện) về đạo luật Obamacare, kết quả là bộ máy nhà nước đã không thể hoạt động trong suốt 2 tuần, tình hình không thể kéo dài lâu hơn nữa, Thượng viện và bộ máy hành pháp buộc phải thảo luận với nhau, hai bên phải có những nhượng bộ. Tam quyền phân lập chính là phân chia quyền lực hợp lí giữa các cơ quan, đồng thời đảm bảo tính độc lập tương đối cho mỗi cơ quan, nhất là tư pháp.
Vai trò độc lập của tư pháp là một điều kiện quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước pháp quyền, quan tòa cần phải là cái miệng chỉ được phép tuyên bố những lời của luật pháp và làm theo luật pháp. Để đảm bảo cho các quan tòa luôn giữ tư thế độc lập trước áp lực của các cơ quan khác, các nước đưa ra nhiều giải pháp:
Điều III, phần 1, Hiến pháp Mỹ, năm 1787 đưa ra một số quy định để bảo đảm vị trí độc lập của ngành tư pháp: Cơ quan tư pháp của nước Mỹ được giao cho tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới. Các thẩm phán ở Tòa án tối cao và tòa án các cấp có quyền giữ chức vụ cho đến khi không thể đảm nhiệm được nữa, họ được nhận lương cố định. Các thẩm phán không thể bị bãi chức trừ khi họ phạm tội và bị xử lí theo thủ tục impeachment.
Điều 97, Luật cơ bản Đức, 1949 quy định các thẩm phán giữ vai trò độc lập, họ được bổ nhiệm chính thức trong một công việc cố định, họ không thể bị bãi chức hoặc bị đình chỉ công tác, hay bị chuyển sang làm công việc khác, hoặc bị buộc phải về hưu, trừ khi có quyết định của cơ quan tư pháp cấp cao theo đúng quy định của luật pháp. Nghị viện có quyền đưa ra một đạo luật quy định tuổi về hưu của quan tòa được bổ nhiệm đến suốt đời, các quyền lợi của họ phải được đảm bảo. Trong trường hợp, tòa án hay các cơ quan hành chính sắp xếp lại việc tổ chức, quan tòa có thể bị luân chuyển đi nơi khác, hoặc đảm nhận nhiệm vụ khác ở tòa án, khi đó tất cả các quyền lợi của quan tòa phải được giữ nguyên.
Điều 117, Hiến pháp Tây Ban Nha, 1978 nêu rõ nền tư pháp xuất phát từ nhân dân, hệ thống tư pháp được các quan tòa và các cán bộ trong ngành đảm nhiệm, thẩm phán giữ vai trò độc lập, không thể bị bãi chức. Thẩm phán chỉ chịu trách nhiệm trước luật pháp và tuân theo luật pháp.
Hiến pháp Pháp năm 1958, trong điều 64 cũng công nhận vị trí độc lập của ngành tư pháp và Tổng thống sẽ là người chịu trách nhiệm duy trì quy định này. Hệ thống luật pháp của Pháp khá phức tạp so với các nước khác vì ở Pháp, ngoài hệ thống tư pháp chuyên xét xử những tranh chấp giữa các công dân, còn có hệ thống các tòa án hành chính chuyên chuyên xét xử các vụ việc tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước, hoặc giữa Nhà nước với công dân. Điều 13, luật ngày 16-24 tháng 8 năm 1790 là cơ sở đầu tiên cho sự ra đời của hệ thống tư pháp và hệ thống các tòa án hành chính. Các quan tòa trong lĩnh vực tư pháp hay hành chính đều được đảm bảo các quyền lợi cơ bản: Họ không thể bị bãi miễn, không bị đình chỉ chức vụ, không chịu bất kì sức ép nào.
Các quan tòa có quyền diễn giải luật pháp trong phạm vi quyền hạn của mình, những diễn giải đó chỉ có thể làm sáng tỏ và bổ sung thêm những khoảng trống của luật pháp, họ không có quyền tạo ra các nguyên tắc có giá trị như luật. Để mọi việc được thuận lợi, họ tuân theo các án lệ của tòa án tối cao. Khi nền tư pháp có vị trí độc lập, quyền con người sẽ được đảm bảo tốt hơn, bởi vì luật pháp là quyền lực thứ ba của Nhà nước, nếu có tranh chấp giữa Nhà nước và công dân, luật pháp sẽ bảo vệ Nhà nước trước tiên. Để bảo đảm công bằng giữa Nhà nước và công dân, khi có tranh chấp, tòa án cần có tư thế độc lập, để xét xử đúng theo pháp luật. Khi đó, có thể khẳng định, Nhà nước pháp quyền đã trở thành hiện thực.
B. Bảo vệ quyền con người trong Nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền theo nguyên tắc có vi phạm mới có kết án, khi chúng ta thực hiện các hành vi mà pháp luật không ngăn cấm, không thể gọi đó là vi phạm, khi không có điều khoản nào trong các văn bản luật cảnh báo việc chúng ta làm, quan tòa không có quyền tuyên bố kết án, vì không có bất kì căn cứ luật pháp nào để đánh giá hành vi của con người là sai trái. Béccaria là người đưa ra nguyên tắc này năm 1764. Điều này thể hiện mức độ an toàn của luật pháp, vì người vi phạm sẽ biết chính xác mức độ trừng phạt đối với mình khi đã mắc phải sai phạm. Quyền lực của Nhà nước cũng sẽ bị giới hạn, vì quan tòa áp dụng các đạo luật có nội dung khái quát dành cho tất cả mọi người, nguyên tắc công bằng của luật pháp được đảm bảo.
Nhà nước pháp quyền gắn với các giá trị tự do. John Locke cho rằng con người có các quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm, như quyền được sống, quyền tự do và quyền sở hữu. Sau này, các nhà khai sáng ra nước Mỹ đã học theo John Locke khi công bố trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1774: Con người có quyền được sống, quyền tự do và quyền tìm kiếm hạnh phúc. Các nhà cách mạng Pháp năm 1789 cũng rất quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Họ cho rằng Nhà nước pháp quyền đích thực phải bảo vệ con người, đề cao quyền bình đẳng. Trong xã hội tự do, con người vừa được bảo vệ về quyền lợi vừa phải thực hiện nghĩa vụ. Coi thường hoặc vi phạm quyền con người do thiếu hiểu biết sẽ đem lại bất hạnh cho con người và chính quyền sẽ trở nên tha hóa.
Nhà triết học Condorcet là tác giả của lời mở đầu cho Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789, ông viết “Bản tuyên ngôn các quyền tự nhiên và bất khả nhượng, đó là các quyền thiêng liêng của con người, Bản tuyên ngôn này cần được giới thiệu đến tất cả các thành viên trong xã hội, để luôn nhắc nhở họ rằng họ có các quyền và nghĩa vụ.” Condorcet cho rằng các văn bản của cơ quan hành pháp và lập pháp mỗi khi được biên soạn, cần phải được nghiên cứu và đối chiếu với thể chế chính trị, để các văn bản đó luôn được tôn trọng. Nhà nước pháp quyền là nơi con người phải tôn trọng pháp luật và pháp luật phải bảo vệ con người và đem lại hạnh phúc cho họ.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 chắc chắn là tuyên ngôn hay nhất và đầy đủ nhất về quyền con người từ trước đến nay, sau này nước Pháp còn có thêm ba bản tuyên ngôn khác về quyền con người, trong các bản Hiến pháp sau đó, nhưng không có văn bản nào hay hơn và đầy đủ hơn. Văn bản này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tuyên ngôn khác về quyền con người. Ví dụ Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người của Liên hiệp quốc năm 1948, người đọc không mấy khó khăn để nhận biết ảnh hưởng của Tuyên ngôn quyền con người năm 1789 đối với Tuyên ngôn 1948, vì một trong những người biên soạn là René Cassin, ông học theo cách viết của các nhà tư tưởng thời kì cách mạng 1789. Bằng những đóng góp của mình cho sự nghiệp bảo vệ quyền con người, René Cassin được tặng giải Nobel hòa bình.
Nhà nước pháp quyền và tôn trọng quyền con người luôn luôn là một cặp đôi với nhau, trong các bản Hiến pháp dân chủ, các nhà lập hiến luôn đưa ra các giải pháp bắt buộc Nhà nước phải tôn trọng các giá trị ghi trong Hiến pháp, trong đó có quyền con người. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan cho rằng: “Hiến pháp là văn bản bảo vệ các quyền công dân, bằng cách chống lại sự lạm quyền của Nhà nước”. Nếu Hiến pháp chỉ là rào chắn bằng giấy trong Nhà nước độc đoán hay độc tài, ở Nhà nước pháp quyền đích thực, Hiến pháp trở thành phương tiện lợi hại để chống lại những vi phạm của các cơ quan công quyền, nhờ có tam quyền phân lập và độc lập của tư pháp.
Nhà nước pháp quyền trong thời kì hiện đại có ý nghĩa rộng hơn, đó phải là Nhà nước phục vụ nhân dân, các nhà lãnh đạo do nhân dân bầu ra theo thể lệ bầu cử tự do. Tất cả các cơ quan công quyền cũng như công dân phải tôn trọng luật pháp, công dân và các đại diện của các cơ quan nhà nước luôn bình đẳng trước luật pháp, không có sự thiên vị và ưu tiên trừ những trường hợp đặc biệt do luật quy định. Trong các vụ kiện cáo, đơn từ phải được xem xét và được nghiên cứu trên cơ sở bình đẳng, để không bên nào bị thiệt. Nhà nước pháp quyền tạo điều kiện cho dân chủ, còn dân chủ lại là nơi trú ngụ của Nhà nước pháp quyền.
Kết luận
Nhà nước pháp quyền là một khái niệm rộng, bao quát nhiều ý nghĩa. Khi phân tích các đặc điểm về Nhà nước pháp quyền, về tam quyền phân lập, chúng ta đang thảo luận những vấn đề trọng tâm của dân chủ. Người viết bài này rất mong các nhà luật học, các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa ở trong và ngoài nước trình bày thêm các khía cạnh khác của Nhà nước pháp quyền và tam quyền phân lập, để đóng góp vào sự nghiệp dân chủ hóa đất nước theo cách ôn hòa.
Nền tảng dân chủ của Việt Nam là các giá trị văn hóa, lịch sử, các bài học đạo đức của cha ông đã để lại từ hàng nghìn năm nay, qua quá trình dựng nước và giữ nước, người Việt Nam chúng ta cần biết kết hợp những thành tựu đó với những giá trị dân chủ của phương Tây để xây dựng Nhà nước pháp quyền. Việc Nhà nước giữ nguyên thể chế chính trị, bằng cách khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản trong bản Hiến pháp sửa đổi: như điều 4 công nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quyền lực Nhà nước thống nhất có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác-Lênin… Tất cả những quy định này không giúp Việt Nam trở thành Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa và làm tan biến những hi vọng cuối cùng để đổi mới đất nước, nhiều người Việt Nam trở nên lo lắng vì tương lai của đất nước vì “Khi quá khứ không còn chiếu sáng cho tương lai được nữa, trí tuệ buộc phải bước đi lần mò trong bóng tối ” (Alexis de Tocqueville).
—
Tài liệu tham khảo
1. De l’esprit des lois, Montesquieu, 1748
2. Les régimes politiques occidentaux, Jean-Louis Quermone, Éditions du Seuil, cinquième édition
3. Les grandes démocraties, Constitutions des États-Unis, de l’Allemagne, de l’Espagne et de l’Italie, Ferdinand Mélin-Soucramanien, Dalloz, 2010
Liệu đá có giấc mơ & cái loa đỏ CAND made in China?
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Eureka!
Chân lý và lý lẽ của kẻ mạnh! Nên rồi họ lại tiếp tục giở trò để lại
những vết tích, vết bầm, vết chém, vết đục, vết cắt, vết khoét, vết cứa,
vết khoan... trên những giấc mơ rất đỗi Việt Nam của chúng ta. Như thể
trong mắt bọn họ, chúng ta chỉ là thứ đá cuội ngu ngơ, thứ đá sỏi
lót đường không hơn không kém. Liệu chúng ta còn phải chịu đựng thêm
bao lâu nữa, khi những cái loa đỏ CAND đã quá rè, đã quá thời kỳ sử dụng
“made in China” mà vẫn cố
ré, réo, và thi nhau phét lác vào 300 hay 600 cái màng nhĩ đáng yêu quí
nhất của Việt Nam ở tượng đài Lý Thái Tổ hôm 19/1/2014?
Tiếc là những kẻ có tài “sáng chế” quái đản(g) đàn áp có máy cưa và máy
thổi bụi của trấn áp bạo lực, và có cả cái lếu láo, giả dối của những
cái loa: “xin quý vị giải tán, để công nhân cắt đá thi công cho kịp ăn Tết”,
vẫn không hề biết tủi nhục là gì, mà trái lại chắc đang ngồi rung đùi
phủ phê khi chừng như “chua thấy quan tài chưa đổ lệ”. Phải nói là có bị
đui mù họ mới không nhìn thấy những tên đồ tể khét tiếng nhất thế giới
cũng đã thê thảm chết, hay đã chết thê thảm!
À thì ra chúng ta cần phải
cất giữ lại mảng đá đau cắt lịch sử “ngày chủ nhật cay mắt vì bụi đá”.
Như những mảng đời tan tác vỡ vụn Việt Nam, đang nằm dưới bàn tay quỷ
ám, luôn miệng “hảo hảo” chuốc rượu Mao đài. Điều đớn đau và gây phẫn nộ
nhất, chính là với một ngày chúng ta cố gắng sống lại với hồn thiêng
sông núi và đất nước như thế, chúng ta đã chẳng đòi lấy được gì, ngoài
mốc điểm tưởng niệm đặc biệt này để tri ân những tử sĩ đã biểu dương một
tấm lòng giữ nước, nhưng lại chính họ là những người đã có cùng tiên
tổ, vẫn cứ “mài dao” cho
sắc hơn, để tha hồ cõng rắn cắn gà nhà hoặc rước voi về dày mã tổ. “Lệnh
trên” là ở đâu, nếu không nằm trong đường dây nóng “song phương” mà
thôi?
Những vết cứa, vết dao cắt hôm 19/1 “sợ” là một ngày không xa cũng sẽ
cắt lại chính bọn họ, những kẻ đã cạn kiệt giống nòi và tuồng như đã bế
tắc, không còn đường nào để lại gần với dân chúng được nữa. Không phải
sao và biết trả lời sao với đồng bào đây?
Không còn một “diệu kế” nào mà cứ hòng múa may điên cuồng. Chỉ còn là
những trò ruồi hèn hạ và bắt chúng ta có ngày phải chết oan ức trong
lòng bàn tay của đám gọi là CAND. Không lẽ chúng ta không nhìn thấy cái
loa mang màu máu đỏ có dính chữ CAND, cứ xăm xăm nhã hết âm thanh chát
chúa vào cô phóng viên ngoại quốc, là quá phản cảm, nhưng mắc cười (đau)
hay sao?
Có người còn đùa, CAND là Công An Nhân Danh (mà lị), hoặc CAND là CÀN
D(ân), CẮN D(ân)… Khỏi nhắc thì chúng ta cũng nhớ, có đời thủa nào mà
người dân Việt chúng ta bước vào đồn công an chỉ vì mới tình nghi thì
còn là một xác sống, nhưng được “mời” đem ra khỏi đồn lại là một xác
chết?
Chuyện mảng đá và cái loa hy vọng sẽ còn nhiều người nhớ đến, sẽ còn
nhiều văn thi sĩ báo chí trong thôn hoặc đầu thôn cuối xóm nhắc lại,
“vịnh” về cho quên mấy nỗi chán chường (cố mà quên là một cách để nhớ,
vì làm sao quên được và trái lại cũng không được quên). Một giọt nước
(mắt) đáng ra phải được tràn ly, từ hôm trước ở Đà Nẵng đã bị hủy bỏ tức
tưởi buổi thắp nên tri
ân. Nói chi cho xa, chỉ riêng năm 2013 ở những ven biển nơi đây lực
lượng biên phòng cũng đã phát hiện 516 lần tàu bè Trung Cộng xâm phạm
chủ quyền. Còn nước mắt nào cho đủ, khi nỗi đau xâm lấn bất nghĩa càng
ngày càng tiếp diễn, mà chúng ta dường như người này ùn cho người kia,
rốt cuộc không ai dám đứng lên, đôi khi đơn giản chỉ là đòi “trả cá cho
ngư dân Việt Nam”, và đơn giản như khi lòng chỉ muốn dâng hoa, dâng nến,
dâng hương mà còn bị báng bổ, dập tắt từ trứng nước. Nhân dân ở Đà Nẵng
đâu sao không thấy một nhất cử nhất động nào hết, ơi những bước chân
“tưởng niệm” đã đi về đâu? Mà tại sao những que diêm ở vùng miền khác
không thể đốt lên? Đốt lên đi, dù bắt đầu bằng những que diêm nhỏ, khi
bao lâu rồi chúng ta ở khắp vạn nẻo đường quê hương cứ ngồi rủa sả bóng
tối? Nếu họ không cho tổ chức, cách dễ nhất là tại sao những người trong
chúng ta không ngồi yên trong nhà, ai ở yên nhà người nấy, không cần
bước xuống lòng đường làm gì: chỉ một ngày ở nhà tưởng nhớ mà không làm
được sao?
Vậy chính họ không những đang bị cùng đường, mà còn đẩy nhân dân đến chỗ
đường cùng! Nhân dân sẽ biết mình phải làm gì, như một phản xạ tự nhiên
và là điều tất yếu của lịch sử. Cũng như trước hết chúng ta không những
“vịnh”, mà cần “vịn” mảng đá, mảnh đá hay cái loa ô nhục này, chính là
“vịn” vào lòng tưởng nhớ những mất mát của dân tộc mình đã bị thương tổn
liên tục, lại từ những vị đang nắm quyền lãnh đạo có cùng một giống
nòi.
Trách người rồi lại trách mình. Nếu tất cả những người con dân Việt biết
tự dặn lòng phải trở thành chiến sĩ theo nhiều nghĩa, khi tổ quốc từ
biển đảo, đất liền lâm nguy thì liệu có chính sách hay nắm đấm quyền lực
trong thời đại toàn cầu nào có thể cản nổi? Nhìn mà xem, xung quanh ta
bấy lâu nay làn sóng “đa nguyên” đã dấy lên mạnh mẽ từ Campuchia, Thái
Lan, Ukraina, nơi đâu cuộc tuần hành cũng khí thế hàng trăm ngàn người.
Nơi đâu cũng là những cái đuốc sống cháy cả người và cả lương tâm thế
giới, nhưng đợi đến lúc như ở Tân Cương, Tây Tạng thì mọi sự chừng như
đã quá muộn. Tự hỏi cho vui là không lẽ mấy Thủ tướng nước này không
biết chơi khăm, chơi xấu nhân dân họ và thả lỏng? Chơi xấu và xử đẹp đến
độ, nhân dân Việt Nam chỉ dám đến tưởng niệm những người con yêu của Tổ
Quốc được vài trăm người. Vài trăm người với dân số gần 100 triệu, và
trong một thủ đô được mệnh danh là chiếc nôi văn hóa của Việt Nam? Phải
chăng đây là chuyện đội đá vá trời, khiến không một người Việt tự trọng
nào còn kham nổi? Không làm nổi cho chỉ một lần lặng lẽ diễu hành, tưởng
niệm ghi ơn biểu tỏ lòng yêu nước? Không làm nổi cho chỉ một lần không
quỳ gối trước ngoại xâm? Lực lượng vận động của chúng ta, của tuổi trẻ
Việt Nam đang ở đâu?
Con số khiêm nhường 300, thay vì 3000 của “tình hè rực nắng năm 2011”
khiến chúng ta muốn coi đây như chỉ là một cuộc hâm nóng lại. Hâm nóng
lại có bài bản, tổ chức hơn. Chúng ta vẫn còn những cuộc tưởng niệm kế
tiếp, như một lời nhắc nhở của tấm biểu ngữ hôm 19/1 này: “19/1 - 17/2 - 14/3 Nhân dân không bao giờ quên”.
Vâng, “Nhân dân không bao giờ quên”, thì nhân dân sẽ phải làm gì? Tại
sao Trung Cộng biết khơi gợi tinh thần dân tộc chống bọn Phát Xít Nhật,
bật đèn xanh cho nhân dân xuống đường khắp đường phố và thậm chí còn để
yên những cử chỉ bạo động như đập phá xe Toyota Nhật, những cửa hàng...
và con số của những lúc cao điểm đã lên tới 60.000 người cách đây không
lâu, khi những vấn đề tranh chấp càng hứa hẹn gia tăng và vũ bão. Trong
khi đó, mối thù truyền kiếp của dân tộc Việt ngàn năm nô lệ, và tinh
thần yêu nước bị cản trở nếu không muốn nói là tìm cách triệt tiêu, chỉ
vì “cả hai” đều đã rắp tăm giao kèo, bảo kê cho nhau.
Ghi nhận thêm ở đây là điều họ không thể ngờ được. Tôi đặt đoạn văn thơ này là “Ngụy Khúc”, và này nhé:
“Chính mảng đá đã bùng lên mảnh đá
Mảng đá thô nhám bị những bàn tay nham hiểm vụng về mài dũa
Hằn từng vết sâu u mê
Dẫu vậy, đá (loa) dù trơ như đá (loa)
Thì dưới chân tượng đài linh ứng
Khi có sự cọ xát giao thoa
Mảng đá ấy cũng sẽ bốc thành lửa
Chúng ta đã, đang mồi ấm cho nhau chưa?
Bằng những que diêm này, trong màn đêm góp lửa
Trong hoang lạnh của biển đảo đã mù sương
Chỉ có những mảng đá được
bị cắt dũa
Mới chuẩn bị thành sức ma sát vây bủa
Sự cắt dũa đôi khi làm thành những bước chân
Những bước chân phẫn nộ không thể lùi bước và không đi tới
Cũng là đá, nhưng hãy là viên đá đầu tiên
Những mảng đá rồi cũng sẽ thành đá tảng
Vậy sao còn đứng đó tập làm thi sĩ huyên thiên
Cứ hỏi thầm đá ơi, liệu đá có giấc mơ không?
Giấc mơ của đá chính là giấc mơ của một chí sĩ, một thi sĩ
Họ sẽ phải viết cùng đá lịch sử
Không phải chỉ là thứ đá bia trăm năm
Sự độc ác của những bản mặt nhẵn thín trơ trơ như đá
Cuối cùng chỉ có đá mới đè bẹp hoặc xây lăng cho họ
Trong một ngày tất cả những bụi đá cùng bay!
Những bụi đá đã làm cay mắt chúng ta hôm nay!!!
Và bây giờ chắc bạn biết tại sao tôi gọi đoạn thơ xuôi này là “Ngụy
Khúc”. Không phải chỉ vì những điều chúng ta viết ra nơi đây đều bị gán
ghép là Ngụy, là phản động đồng nghĩa. Lẽ nào tất cả chỉ là hư ngụy?
Không đem nhốt được vào tù nữa, vì hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã dầy
cộm như núi, lại chen chân chật đất vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, rồi TPP
nghe tủi hổ xôm trò, nên bây chừ họ phạt tiền coi bộ “dễ ăn” hơn. Lại
nhét cho đầy mấy cái túi ba gang, trước khi sắm sửa son phết cho mình
chiếc “áo quan” đẹp nhất, để còn “bất ngờ” đi dự dạ tiệc với diêm vương ở
tầng cuối địa ngục thì phải. Một lời bàn của Mao Tôn Cương: các “Ngài”
làm ơn (làm oán) thả hết những tù nhân lương tâm đi, để khỏi thấy nhục
nhã quá, vì chính Thủ tướng nhà mình đã dạy dỗ chính phủ Miến Điện nên
học tập dân chủ. Tổng thống Thein Sein không những đã thả hết những tù
nhân chính trị, bước một bước nhảy vọt cho quá trình dân chủ, mà còn
biết tìm cách thoát khỏi sự kiềm tỏa của một nước bá quyền như Trung
Quốc. Bây giờ khi vị Tổng Thống đổi mới đột phá này biết hiến dâng cho
đất nước họ, vừa có mặt đúng lúc trong vai trò luân phiên của ASIAN và
giữa những khu vực tranh chấp ở Biển Đông, hẳn là chúng ta sẽ thấy những
ứng xử tế nhị sâu sắc của ông trong những ngày sắp đến, để không tiếp
tục bị phía này phía kia xỏ mũi như chơi.
Nhân đây cho tôi xin “bớ” những sĩ phu Bắc Hà một chút. Cũng xin được thắp ít nhang khói cho vong linh một-người-yêu-nước-mình
như Lê Hiếu Đằng, khi giấc thiên thu còn đầy mộng mị, nhưng hãy cố an
lành, không thèm nghi ngại nữa về sự độc ác của con người vẫn còn tiếp
diễn (dù cũng không khó hiểu, khi chế độ này sai người đến phá đám tang
ông. “Phá phách tàn ác” đã là nghề diễu võ dương oai của họ rồi.) Và cho
dẫu “ngày mai” ông đã chờ đã đợi vẫn chưa tới, thì con đường ông đã
chọn cuối đời chắc hẳn vẫn còn có những Phạm Chí Dũng, “tuổi trẻ tài
cao” khác tiếp nối. Lý do tôi muốn níu áo những nhân sĩ trí thức này, vì
tôi muốn hỏi: Có phải khi chúng ta thấy “Ngài” Nguyễn Tấn Dũng ra tay
bật bất cứ một thứ đèn xanh nào, thì càng nên coi chừng sự an toàn của
những cú vượt đèn vàng và cả đèn đỏ, nhưng không lẽ vẫn cứ chịu khó đứng
lại chờ và chờ, ở những ngã tư, ngã ba đầy bụi bặm cuộc đời, như chúng
ta đã chờ suốt 84 năm qua?
Những khuôn mặt có lòng như nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, nhà văn Phạm Toàn,
G.S Nguyễn Huệ Chi, T/s Nguyễn Xuân Diện, T/s Nguyễn Quang A, nhà thơ
Dương Tường, blogger Nguyễn Lân Thắng, Lã Việt Dũng, Đặng Bích Phượng...
khi đọc biểu ngữ của các thanh niên trẻ: “Sang năm tới Hoàng Sa!!!” và “Không được bán Hoàng Sa”
có thấy đây chính là những mệnh lệnh của dân tộc cho năm con Ngựa (phi
nước đại)? Ấn tượng nhất phải nói là câu xác quyết thứ nhất ấy, không tin,
chúng ta thử nhờ Danlambao làm cuộc bình chọn giữa “dấu hiệu” Like
(thích) và Dislike (không thích) thì biết. Phải xác định ngay điểm hẹn,
giờ đã đến, dù ai mà chả biết có khá nhiều điều phải thiên cơ bất khả
lậu! Khi mà người ta chơi bài ba lá, chúng ta là những người không có
trong tay một tấc sắt nào nên đành chơi bài ngửa? Bề nào thì cũng phải
có những vị có tấm lòng yêu “tha nhân” và biết hy sinh cho đất nước,
thay vì những lợi ích riêng tư cho chính mình.
Thưa vâng, đồng loạt vâng: Muốn là được, và không muốn cũng không được! Ngày toàn dân toàn cầu dân tộc Việt tự quyết về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Có lý lắm chứ!!!
40 năm ngày Hoàng Sa bị cưỡng chiếm vì những cuộc đi đêm thề thốt nào
đó, thì chính nhân dân Việt Nam phải biết đứng lên để đòi lại. 40 năm
trước Việt Nam Cộng Hòa đã đổ máu, và chúng ta vẫn tích trữ máu, và vẫn
không dễ gì thiếu máu, là một thời gian quá dài cho một đời người ngậm
đắng nuốt cay của Nam Bắc một nhà. Và rồi cho tới 40 năm sau, vẫn phải
đoanh tròng nước mắt để chợt nhận ra rằng sự trở về vây khổn của 1000
năm Bắc thuộc lần thứ hai. Đừng an ủi là 40 năm đâu đã dài cho một
“phương cách” của chiều dài lịch sử, để rồi cứ lần lửa lạnh lùng và tiếp
tục uống thuốc cầm máu, mà chưa thể hóa, hòa những giọt máu cuối cùng
của mất mát thương đau này thành sức mạnh toàn dân. Sức mạnh này còn
được gọi là “sức mạnh nhược tiểu” cần phải bùng lên để cá lớn không nuốt
được cá bé, và con kiến vẫn có thể đi kiện của khoai như thường. Nhất
là kể từ khi có bóng dáng xuất hiện như một phép lạ của Liên Hiệp Quốc,
thứ tòa án lương tâm (nếu không muốn nói là cả mặt pháp lý công quyền)
của một tòa án lương tâm thế giới!
Điều cần thiết là những đi tới của chúng ta sẽ không thể xé lẻ từng
chiếc đuốc một, mà phải biết gộp thành một bó đuốc để cùng cháy chung,
đốt chung một niềm tin chống ngoại xâm đến kỳ cùng. Và liệu bao giờ Việt
Nam mới có cơ may cất đầu lên, để hóa thân thành Rồng lửa Đông Nam Á?
Ở hải ngoại năm nay đánh dấu ngã rẽ quan trọng của những hoạt động tưởng
niệm 40 năm Hoàng Sa thất thủ, trải dài từ Hoa Kỳ đến Đức, Pháp, Nhật,
Úc... nơi đâu cũng có những bước chân tuần hành trước Tòa lãnh sự Trung
Quốc, Tòa lãnh sự Việt Cộng. Cách phản đối nổi bật nhất đến từ tiếng nói
của những nghị sĩ đảng Cộng Hòa Mỹ, đòi Obama phải có thái độ mạnh,
không thể để Trung Quốc dùng uy lực quân sự thao tác Biển Đông. Một chú ý
khác là 15.000 chữ ký của dân Việt khắp nơi, cho một kiến nghị, một
thỉnh nguyện thư gởi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm
Hoàng Sa, do nhóm khởi động “Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông và tổ chức Biển
Đông tại Pháp” công bố.
Ở miền Đông thủ đô Hoa Kỳ, trong tư cách cá nhân, một nhóm nhỏ gồm bạn
bè Phi, một hai em du học sinh và một hai khuôn mặt cộng đồng đại diện
mang bức thư “tả oán”, bản Anh ngữ: “Letter to the United Nations on the
40th anniversary of Chinese military interventon on the Paracel
archipelago” bỏ vào hộp thư của Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Washington.
Được biết cùng ngày họ cũng đã ghé ngang khu tập trụng buổi lễ diễn hành
“Peacewalk” có nhạc, có trình diễn, có đọc thơ để tưởng nhớ một khuôn
mặt đứng thứ hai của thế kỷ được ngưỡng mộ và độc đáo nhất là lãnh tụ
Phong trào Dân quyền Mỹ: Dr. Martin Luther King. Họ đến chỉ vì muốn gởi
gấm một ước mơ thầm kín trong những tụng ca Tự Do, xóa bỏ 1000 năm ách
nô lệ vẫn lừng lững đến nới quê nhà xa xăm cách này cách khác.
Ở đâu đó là tấm biển nhỏ màu trắng cầm trên tay, với những dòng mực đỏ
tiếc là không thể viết được bằng máu mình như “cách thế riêng” của một
Nguyễn Phương Uyên, và những dòng ấy là: “Follow Dr. martin Luther King / We have a dream / Let Freedom Ring for Vietnam /Stop Red China’s aggression / Stop killing innocent Vietnamese Fishermen / Paracel Island belongs to Vietnam!” “We have a dream” là câu nói đến từ Dr. Luther King trong bài diễn văn nổi tiếng “I have a dream” được đọc trong một cuộc tụ tập 250 ngàn người, được coi là dấu ấn vĩ đại trong lịch sử của Washington D.C.
Hôm đó là ngày 20/1/2004, khá trùng hợp cho những liên tưởng dấu ấn đen
19/1 ở Vườn hoa Lý Thái Tổ, của hai cảnh đời tuy cùng là một đích tưởng
niệm, nhưng lại khác xa ngàn kiếp như biên giới của tự do và nô lệ. Và
khi một bên vừa xảy ra là những khôi hài áp đảo, có gã “công an nhân
dân” phải đóng vai giả dạng, vừa cưa vừa đục vừa tùng xẻo mảng đá vô
tội. Đi kèm với chương trình “tạp lục Tùng Lâm” này, là vai trò của
những cái loa đỏ mang thương hiệu CAND, đã xin cầu chứng tại China (kỳ
thực tôi khó tin ở nước mình, có thứ loa mang màu máu đỏ kỳ quái như
thế). Phải nói là loại công an giả dạng hay côn(g) an trá hình này sao
họ được giao đúng công việc của những cái loa vô tri thế, dù không biết
chính cái loa kia có hay là mình đã bị phản tác dụng không. Phản tác
dụng từ khuya.
Sao khi không vẫn cố vác tới để tra tấn khu vực đang tưởng niệm khấn vái
thiêng liêng phù trì này. Chuyện mang đá và cái loa đáng ra chúng ta
phải đem kể rêu rao cho thế giới biết. Nghĩ lại đã thấy có cô phóng viên
nước ngoài kia rồi. Mà có kể chắc họ cũng tưởng mình diễu dở, vì làm
sao còn tin được ở thế kỷ 21 này vẫn còn có những nhà lãnh đạo phải nghĩ
ra những “mẹo vặt” rẻ tiền, để không cho dân kính bái những tử sĩ đã
bảo vệ đất nước, và như thế 600.000 “quân đội nhân dân” coi chừng sẽ có
ngày vừa bắt mình trung thành với độc đảng, mà rồi lại bị tước bỏ sự
đóng góp xương máu của mình và đồng đội như thường (cả trận Gạc Ma và
cuộc chiến biên giới 1979 có lãnh đạo nào còn đoái hoài đến!)
Giấc mơ của đá. Làm sao giải mã nổi. Như thể lời cảnh báo của những đoạn phúc âm buồn. “Anh em hãy cùng nhau sám hối vì nước trời đã gần kề.” Thánh Matthew đã nói thế. Phật cũng có kinh sám hối. Cả trần gian đều biết hối cải.
Nhưng có lẽ Chúa và Phật cũng đâu biết được vẫn có những hạng người
không bao giờ biết lỗi lầm chuộc tội. Không biết hay cố tình không biết.
Khi những bản mặt sinh ra đã quá phẳng lì trơ đá. Và khi ngay cả cái
loa cũng muốn độc chiếm, thì nói gì đến Điều 4 cho tủi. Thôi không đi
nói chuyện với ông Giê Su và ông Thích Ca nữa. Nói với mấy ngài “thánh
nhân” này đủ mệt rồi!
Liệu những hạng người như thế có còn sót lại một hạt, một giọt nòi
giống, để nhận ra rằng ngày phán xét cuối cùng cũng đã đến chân?
Ờ nhỉ, toàn những người phản tự do như vậy, sao khi không lại vinh danh
một con đường quận 7, ở ngay “thành phố mang tên bác” bằng một cái tên
vĩ đại đã thà chết để chối bỏ nô lệ như Dr. Martin Luther King?
Ờ nhỉ, tự do hay là chết. Hoặc nói theo cách thế của Dr. King, tôi nghĩ
phải là “tự sát hay là tự do”, bởi một ngày trước khi vị thủ lãnh của tự
do bị ám sát, ông đã tỏ ra bất chấp như một lời tiên tri báo trước cái
chết của mình.
Mùa Xuân nào chúng ta sẽ cùng hẹn nhau ở con đường mang tên ông? Hay tôi
phải chờ một mùa Xuân Việt Nam chẳng bao giờ hy vọng trở lại?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét