Đảng CSVN và những điều khó nói
Đảng cộng sản Việt nam ngày
càng phải đối diện với những điều khó giải quyết, không những trong nền
kinh tế đang ảm đạm, mà còn nằm trong lý luận và tính chính danh của họ
nữa.
Đúng ngày 3/2, ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam, hãng thông tấn
AFP loan tin một nhân viên ngoại giao Việt Nam từng là lãnh sự tại thành
phố Geneva, Thụy sĩ, nộp đơn xin tị nạn chính trị ở nước này. Thông tin
này trước đó đã được người lãnh sự này, ông Đặng Xương Hùng đưa lên
mạng, kèm theo tuyên bố của ông về việc rời bỏ đảng cộng sản Việt Nam.
Dù dưới góc nhìn nào thì đây cũng là một tin lớn, vì rằng không phải
bất cứ đảng viên cộng sản bình thường nào cũng có thể đảm nhiệm công
việc ngoại giao cho nhà nước cộng sản tại một quốc gia tư bản, khác ý
thức hệ như vậy được. Nay ông ấy bỏ đảng, rồi lại xin tị nạn nữa!
24 giờ đồng hồ sau vẫn chưa thấy một tờ báo nào, hay cơ quan ngôn
luận nào của đảng cộng sản nói đến tin này, dù họ có đến hơn 700 cơ quan
như thế.
Những chuyện khó nói
Nhưng nếu độc giả để ý đến cách mà cơ quan ngôn luận do đảng lãnh đạo
ở Việt nam phản ứng trước những chuyện như thế này thì chắc là không
lạ. Thường thì họ dùng dằng khá lâu rồi mới có phản hồi, thậm chí có khi
giữ thái độ im lặng mãi mãi. Những việc như thế này có lẽ được họ gọi
là nhạy cảm, mà thêm nữa là nó cũng khó nói. Nói như thế nào giữa rừng
cờ hoa biểu ngữ Mừng đảng mừng xuân về một đảng viên ly khai?
Những chuyện khó nói ấy lại xuất hiện khá nhiều trong năm qua và lại tiếp tục trong năm mới bằng câu chuyện ông Đặng Xương Hùng.
Ông Lê Thăng Long, người phát động Phong trào Con đường Việt Nam
Tôi vẫn chưa nhận được sự trả lời chính thức nào từ các cấp của đảng
CSVN…Sau đó thì tôi thấy có một bài báo trên báo Nhân dân chỉ trích tôi
và phong trào con đường Việt nam. Điều đó cho thấy họ lúng túng trước
việc tôi làm đơn xin gia nhập đảng cộng sản
Một chuyện khó nói khác trong năm vừa qua là chuyện ông Lê Thăng
Long, một cựu tù chính trị xin vào đảng cộng sản Việt nam, với lý do
giúp đảng này vượt qua khủng hoảng. Câu chuyện ông Long xin vào đảng
cộng sản cũng lại lặng im trên truyền thông của đảng cộng sản. Ông Long
nói về những diễn tiến sau đó như sau,
“Tôi vẫn chưa nhận được sự trả lời chính thức nào từ các cấp của đảng
cộng sản Việt nam. Tôi đã gởi đơn của mình đến tất cả các cơ quan gọi
là truyền thông lề phải, trong đó có báo Nhân dân, tạp chí cộng sản của
đảng cộng sản Việt Nam, báo Quân đội nhân dân, báo Sài Gòn giải phóng
của TP HCM. Sau đó thì tôi thấy có một bài báo trên báo Nhân dân chỉ
trích tôi và phong trào con đường Việt nam. Điều đó cho thấy họ lúng
túng trước việc tôi làm đơn xin gia nhập đảng cộng sản.”
Ông Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ Địa chất học, một nhà bất đồng chính
kiến ở Hà nội nói về việc ông Lê Thăng Long xin vô đảng cộng sản như
sau,
“Những việc như vậy với họ khó giải quyết, nên cũng đành bỏ qua thôi.
Giải quyết thế quái nào được. Kết nạp làm sao được một người như thế
vào Đảng, mà không kết nạp thì không giải thích được.”
Đảng cộng sản cũng thường hay sử dụng câu nói dân gian : đánh kẻ chạy
đi chứ không đánh người chạy lại, trong các cuộc tuyên truyền dân vận
của mình. Nay ông Long chạy lại nhưng lại gây ra điều khó nói.
Ở mức độ thấp hơn, khi đối diện với những chuyện vào đảng ra đảng như
thế, cũng không phải dễ dàng với đảng. Một giảng viên đại học tại TP
HCM nới về cách chi bộ đảng xem xét lá đơn ra khỏi đảng của anh sau chín
tháng như sau,
“Họ nói là họ tiếp nhận đơn nhưng chưa cho phép ra. Hiện tại tới giờ
này thì họ chọn giải pháp mềm mỏng, nhẹ nhàng. Từ lúc đưa đơn tới giờ
tôi đã bỏ sinh hoạt đảng chín tháng rồi mà họ cũng không nói gì.”
Một chuyện khó nói khác đối với đảngcộng sản Việt Nam trong mùa xuân
này là chuyện trận đánh Hoàng Sa hồi 40 năm trước mà trong đó nhiều
người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Trong hàng tháng
trời hai tờ báo Thanh niên và Tuổi trẻ tại TP HCM liên tục đưa bài về vụ
kỷ niệm này, trong đó nhắc tới Việt nam Cộng Hòa bằng danh xưng đầy đủ
của nó.
Sự trớ trêu
Thế rồi, đùng một cái buổi lễ tưởng niệm rất công phu tại Đà nẵng bị hủy bỏ. Ông Nguyễn Thanh Giang nói về việc đó như sau,
Có người lo không chiến thắng được bản thân mình là vì bỏ đảng là
công nhận nhận thức của mình từ trước tới nay vể đảng, về chủ nghĩa xã
hội, về chủ nghĩa Mác Lê là sai lầm
ông Đặng Xương Hùng
“Tự họ mâu thuẫn với họ, bây giờ bảo là công của ngụy thì tội cho
người không ngụy, cho nên là há miệng mắc quai. Đứng trước dư luận của
nhân dân nói chung đòi hỏi phải đánh giá lại chuyện ấy cho đúng đắn thì
lại đâm ra trớ trêu.”
Trong một buổi nói chuyện với các bạn trẻ tại Việt nam sau khi buổi lễ tưởng niệm Hoàng sa bị hủy bỏ, một bạn nói rằng,
“Họ cần chính nghĩa để tiếp tục cầm quyền, nhưng mà nếu theo chính
nghĩa thì lại tự vả vào mặt họ, cho nên chúng ta thấy họ làm những cái
điều có vẻ trái ngược.”
Về những điều khó nói thì có lẽ là phải truy ngược cho đến thời điểm
mà đảng cộng sản chấp nhận một nền kinh tế thị trường, một điều mà kinh
điển Mác lê của họ không mấy hào hứng. Thế là một khái niệm rất lạ ra
đời là Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà cho đến nay
vẫn thiếu những lời giải thích cặn kẽ. Rồi đảng cộng sản lại cho phép
các đảng viên được làm chủ, tức là có quyền bóc lột giá trị thặng dư, mà
theo học thuyết cộng sản là cấm kỵ.
Những điều khó nói và trớ trêu ấy ấy có thể cô đọng trong câu nói của
ông Đặng Xương Hùng với đài RFA vào đúng ngày sinh nhật đảng cộng sản
Việt nam,
“Có người lo không chiến thắng được bản thân mình là vì bỏ đảng là
công nhận nhận thức của mình từ trước tới nay vể đảng, về chủ nghĩa xã
hội, về chủ nghĩa Mác Lê là sai lầm.”
Trong các diễn từ chính trị, đôi khi đảng cộng sản nêu lên niềm tự
hào là đảng ra đời trong mùa xuân. Mùa xuân năm nay khắp nơi trên đất
nước Việt Nam lại bừng lên những câu khẩu hiệu Mừng đảng mừng xuân, mà
nhiều người cho là không hợp lý vì đặt đảng trước tất cả, trước cả thiên
nhiên, và điều ấy không bình thường. Nhưng đảng lại có vị trí độc quyền
lãnh đạo ở trên tất cả! Phải chăng đó là điều khó nói nhất của đảng
cộng sản?
THEO RFA
TIN DỨT KHOÁT
Bức ảnh các vị lãnh đạo đổ nước vào gốc cây thông già được cho là hình
ảnh tuyên truyền về mùa xuân là tết trồng cây đã gây phản ứng tiêu cực
rộng rãi trong công chúng, vì sao, vì không ai đi mở đầu tết trồng cây
bằng việc trồng một cây thông già, việc
đào bới một cây thông già lên rồi lại trồng xuống rất phản cảm và phản
tác dụng, phản ý nghĩa của việc trồng cây đầu năm, đi ngược lại muc đích
tốt đẹp và nhân văn mà Bác Hồ đã kêu gọi. Nhưng nói là nói thế, chắc
chắn các vị lãnh đạo đang hoan hỉ một cách dứt khoát vì tết nào mình
cũng gương mẫu trồng cây...
Tối hôm qua, dư luận trong nước và
thế giới quan tâm sâu sắc đến cuộc điều trần của Việt Nam về nhân quyền
trước Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. Những câu chất vấn, đề xuất,
kháng nghị của các nước nhiều điều mới và mạnh mẽ, nhưng các câu trả
lời, thuyết trình của Việt Nam thì vẫn như cũ, như muôn năm thế, không
thấy gì mới. Tuy nhiên, dứt khoát dù điều gì xảy ra thì báo chí trong
nước sẽ khẳng định theo hướng, qua buổi điều trần về nhân quyền của Việt
Nam trước Liên hiệp quốc, bạn bè quốc tế ủng hộ sự nghiệp đổi mới của
Việt Nam, bày tỏ niềm tin và sự cảm phục kết quả của sự nghiệp đổi mới ở
nước ta, một đất nước vì dân, do dân cho dân. Dứt khoát như thế.
Dứt khoát rằng, năm nay tai nạn giao thông không mấy khả quan, mấy ngày
gần đây số người chết vì tai nạn giao thông đã tăng vọt, tuy nhiên, sẽ
có kết luận dứt khoát rằng, tình hình tai nạn sẽ giảm so với trước, và
khẳng định các ngành, các cấp đã vào cuộc quyết liệt, các lực lượng kiểm
tra gia thông làm việc quần quật ngày đêm, và dứt khoát là đổ lỗi cho
thái độ, ý thức người tham gia giao thông, chứ các cơ quan chức năng dứt
khoát đã hoàn thành trách nhiệm.
Do nhiều tỉnh vẫn đốt pháo
rất hăng trong dịp tết, nên ra tết, như thông lệ mọi năm, Thủ tướng dứt
khoát sẽ ra công điện phê bình nghiêm khắc lãnh đạo một số tỉnh đốt
nhiều pháo, sau đó, năm sau, lại có nhiều tỉnh đốt nhiều pháo, sau đó ra
tết năm sau Thủ tướng sẽ lại dứt khoát ra công điện phê bình nghiêm
khắc lãnh đạo một số tỉnh đã đốt pháo, sau đó năm sau nữa....dứt khoát
vẫn thế.
Bài "Sự thật về năm sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp"
của ông Dương Trung Quốc trên báo điện tử Giáo dục.net có 4 cái sai
bét: Nhà sử học nhầm lẫn giữa sông Kiến Giang thành sông Lệ Thủy, khà
khà. Thứ 2 chẳng có ai tên là Đỗ Mộng cả mà là nhân vật Đỗ Mậu, người xã
Quảng Thuận, Quảng Trạch, Quảng Bình, là Thiếu tướng quân lực VNCH, bút
hiệu của ông là Hoàng Linh Đỗ Mậu. Thứ ba, tác giả Dương Trung Quốc
viết: "Mạn Bắc sông Lệ Thủy là quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
còn phía Nam có quê hương của ông Ngô Đình Diệm - một người đứng ở
chiến tuyến bên kia". Thưa rằng, sông ấy là sông Kiến Giang. Làng của cụ
Giáp và cụ Diệm ở cùng mạn Bắc sông Kiến Giang chớ không phải hai bờ
khác nhau. Làng cụ Giáp là làng An Xá, Lộc Thủy, còn làng cụ Diệm là
làng Đại Phong, xưa gọi làng Đợi xã Phong Thủy. Hai mảnh làng này cách
nhau một con hói, gọi là hói nhà Mạc. ( Nhà báo Minh Phong phát hiện
đúng). Tuy nhiên, với dân chúng, kiểu như nhà sử học có tiếng như ông
Quốc mà nói, thì dứt khoát đúng nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét