"Làm sao có thể chuyển đổi êm dịu?"
Việt Nam khó có thể đạt được
một sự 'chuyển đổi' mà không để xảy ra 'đột biến' như kỳ vọng và quan
điểm của một số học giả trong nước, khi mà nhiều điểm nóng trong quan hệ
chính quyền và nhân dân, nhiều vấn đề căn bản và nguyên tắc về dân
quyền, dân sinh trong xã hội không được giải quyết tận gốc.
Đó là quan điểm của nhà phân tích, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, khi bình luận về một vài khía cạnh trong quan điểm của Giáo sư Bấm Trần Ngọc Thêm chia sẻ với BBC gần đây khi nhà văn hóa học này nói về khả năng, kịch bản và mô hình biến đổi xã hội, thể chế và văn hóa của Việt Nam.
Hôm 02/2/2014, Tiến sỹ Dũng nói mô hình giải quyết điểm nóng của chính quyền từ nhiều năm về trước, hiện không còn phát huy tác dụng và ông bày tỏ quan ngại rằng nhiều vụ xung đột với số đông người dân, dân oan tham gia có thể trở thành các thách đố thực sự với chế độ từ nay trở đi.
Ông nói: "Tôi có cảm giác rằng chưa có một kịch bản hoàn hảo nào từ phía chính quyền được đặt ra để giài quyết những điểm nóng như vậy,
"Mặc dù lý thuyết về điểm nóng, giải quyết xung đột về điểm nóng đã đặt ra từ năm 2000, đặc biệt để giải quyết những phong trào đất đai, về dân oan đất đai, nhưng thực tế đã chứng nghiệm rằng lý thuyết giải quyết điểm nóng của các cơ quan chính quyền Việt Nam là không thành công."
Ông đặt vấn đề, nếu không có phương thức giải quyết thỏa đáng, những con số "một ngàn" như vậy có thể mở rộng thành "hàng chục ngàn" như ở Campuchia, và thậm chí tăng triển thành "cả triệu người" như ở Thái Lan, thì vấn đề sẽ thực sự trở nên rất khó giải quyết hơn cho chính quyền.
'Trí thức ở đâu?'
Đó là quan điểm của nhà phân tích, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, khi bình luận về một vài khía cạnh trong quan điểm của Giáo sư Bấm Trần Ngọc Thêm chia sẻ với BBC gần đây khi nhà văn hóa học này nói về khả năng, kịch bản và mô hình biến đổi xã hội, thể chế và văn hóa của Việt Nam.
Hôm 02/2/2014, Tiến sỹ Dũng nói mô hình giải quyết điểm nóng của chính quyền từ nhiều năm về trước, hiện không còn phát huy tác dụng và ông bày tỏ quan ngại rằng nhiều vụ xung đột với số đông người dân, dân oan tham gia có thể trở thành các thách đố thực sự với chế độ từ nay trở đi.
Ông nói: "Tôi có cảm giác rằng chưa có một kịch bản hoàn hảo nào từ phía chính quyền được đặt ra để giài quyết những điểm nóng như vậy,
"Mặc dù lý thuyết về điểm nóng, giải quyết xung đột về điểm nóng đã đặt ra từ năm 2000, đặc biệt để giải quyết những phong trào đất đai, về dân oan đất đai, nhưng thực tế đã chứng nghiệm rằng lý thuyết giải quyết điểm nóng của các cơ quan chính quyền Việt Nam là không thành công."
"Trí thức nào thì trí thức, cũng phải có lương tâm, và nếu xét về góc độ lương tâm, có khi một người nông dân, một người dân thường, một người dân đen, họ còn có lương tâm nhiều hơn là một trí thức"Theo Tiến sỹ Dũng trong năm vừa qua đã có những phong trào đấu tranh của người dân, với con số chỉ từ một ngàn người tham gia, như tại một huyện ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, đã buộc ban lãnh đạo của tỉnh này phải trực tiếp xuống địa phương đối thoại với dân.
Ông đặt vấn đề, nếu không có phương thức giải quyết thỏa đáng, những con số "một ngàn" như vậy có thể mở rộng thành "hàng chục ngàn" như ở Campuchia, và thậm chí tăng triển thành "cả triệu người" như ở Thái Lan, thì vấn đề sẽ thực sự trở nên rất khó giải quyết hơn cho chính quyền.
Về vấn đề thái độ, vai trò của trí thức với tình hình của đất nước, điều cũng được GS Trần Ngọc Thêm đề cập, Tiến sỹ Dũng cho rằng giới này hiện đang bị phân chia thành ba bộ phận là 'cận thần', 'trung dung' và 'dấn thân - phản biện'.
Trong đó, lớp "trí thức cận thần" được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi nhưng ít được người dân lắng nghe, tin cậy và hài lòng vì họ thường 'thiên vị quyền lợi của nhà nước'.
Nhóm thứ hai là "trí thức trung dung", chiếm tới khoảng 80% tầng lớp trí thức và có thái độ "bàng quan", thậm chí "vô cảm", không gần nhà nước nhưng cũng không quan tâm tới người dân, đặc biệt là bất công xã hội... Nhóm này, theo nhà quan sát này, có đặc điểm "dễ đón gió", "dễ xoay chiều" khi có cơ hội.
Nhóm thứ ba được ông Dũng đề cập đến là "trí thức dấn thân" hay "trí thức phản biện", nhóm này có trách nhiệm và lương tri với dân, với nước, nhưng theo nhà quan sát 'rất tiếc' vẫn còn hạn chế về số lượng.
Bày tỏ quan điểm của mình về tư cách và nghĩa vụ
của trí thức nói chung với đất nước, ông Dũng nói: "Trí thức nào thì
trí thức, cũng phải có lương tâm, và nếu xét về góc độ lương tâm, có khi
một người nông dân, một người dân thường, một người dân đen, họ còn có
lương tâm nhiều hơn là một trí thức."
Theo ông Dũng, người trí thức hiện nay trước tiên cần xác định để có lập trường "độc lập", để không bị cuốn vào các cuộc "tranh giành giữa các phe phái chính trị", mà nên lấy dân sinh, dân quyền, dân trí "làm chủ đạo" cho con đường của mình.
Ngoài ra, họ nên bày tỏ "một chút dấn thân", hoặc cao cả hơn theo ông là "hy sinh một chút" cho xã hội và tạm quên đi "quyền lợi cá nhân của mình một chút". Ông kỳ vọng:"Nếu mỗi người trí thức đều có được một chút suy nghĩ như thế, thì tôi nghĩ xã hội dần dần sẽ được nhiều chút, và lúc đó mọi chuyện sẽ tiến bộ nhanh chóng hơn là bây giờ,
"Còn hiện nay tình trạng vô cảm không chỉ lan tràn trong giới quan chức quản lý nhà nước mà còn cả trong giới trí thức trung dung và giới trí thức cận thần, mà đó là một tình trạng mà vô hình chung tạo ra một sự phân cách xã hội vô cùng lớn."
Mở đầu cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Dũng bình luận biến đổi gần đây trong nội bộ giới trí thức trong nhà nước, theo đó có sự đề cập nhiều hơn tới các "ý kiến đa chiều", mặc dù chưa nhắc đến "đa đảng", và ông cho rằng đang có sự xích lại gần nhau giữa các nhóm ý kiến, quan điểm ở nhiều tầng lớp, các "lề" và các nhóm khác nhau trong xã hội Việt Nam.
Theo ông Dũng, người trí thức hiện nay trước tiên cần xác định để có lập trường "độc lập", để không bị cuốn vào các cuộc "tranh giành giữa các phe phái chính trị", mà nên lấy dân sinh, dân quyền, dân trí "làm chủ đạo" cho con đường của mình.
Ngoài ra, họ nên bày tỏ "một chút dấn thân", hoặc cao cả hơn theo ông là "hy sinh một chút" cho xã hội và tạm quên đi "quyền lợi cá nhân của mình một chút". Ông kỳ vọng:"Nếu mỗi người trí thức đều có được một chút suy nghĩ như thế, thì tôi nghĩ xã hội dần dần sẽ được nhiều chút, và lúc đó mọi chuyện sẽ tiến bộ nhanh chóng hơn là bây giờ,
"Còn hiện nay tình trạng vô cảm không chỉ lan tràn trong giới quan chức quản lý nhà nước mà còn cả trong giới trí thức trung dung và giới trí thức cận thần, mà đó là một tình trạng mà vô hình chung tạo ra một sự phân cách xã hội vô cùng lớn."
Mở đầu cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Dũng bình luận biến đổi gần đây trong nội bộ giới trí thức trong nhà nước, theo đó có sự đề cập nhiều hơn tới các "ý kiến đa chiều", mặc dù chưa nhắc đến "đa đảng", và ông cho rằng đang có sự xích lại gần nhau giữa các nhóm ý kiến, quan điểm ở nhiều tầng lớp, các "lề" và các nhóm khác nhau trong xã hội Việt Nam.
(BBC)
Đối lập và đối lập trung thành
Chữ “đối lập trung thành” (loyal opposition), từ mấy chục năm nay, được khá nhiều người sử dụng, nhất là trong giới nghiên cứu Tây phương, khi bàn đến tiến trình vận động dân chủ dưới các chế độ độc tài độc đảng, trong đó có Việt Nam. Nhiều người cho thuật ngữ này có cái gì như oái oăm: Đã đối lập mà lại còn trung thành? Nếu đã trung thành thì đối lập làm gì?Khi áp dụng vào các chế độ độc tài, như Việt Nam hiện nay, khái niệm đối lập trung thành mang một ý nghĩa khác. Nó trở thành một hình thức đối lập khác.
Nhưng khác như thế nào?
Dưới chế độ độc tài, đối lập và đối lập trung thành khác nhau ít nhất ở bốn điểm chính:
Thứ nhất, về tư thế, trong khi các thành phần đối lập đều nằm ngoài hệ thống quyền lực đang nắm vai trò thống trị, những người được gọi là đối lập trung thành đều là đảng viên và cán bộ, có khi là cán bộ cao cấp hoặc khá cao cấp, trong hệ thống chính quyền. Ví dụ, ở Việt Nam, Nguyễn Đan Quế hay Hà Sĩ Phu là đối lập, trong khi Phan Đình Diệu hay Trần Độ trước đây, vốn là Trung tướng và là ủy viên Trung ương đảng, lại là đối lập trung thành.
Thứ hai, về mức độ, trong khi những người đối lập đả kích chính phủ hầu như trên mọi phương diện, những người đối lập trung thành thường giới hạn việc phê phán trên hai phạm vi: một là các chính sách và hai là cách thức tổ chức bộ máy đảng và chính quyền, đặc biệt trong việc thực thi các chính sách ấy. Ví dụ, họ phê phán phong trào cải cách ruộng đất vốn gây tang thương cho hàng chục ngàn gia đình và phá nát không phải chỉ nền kinh tế èo uột ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh cũng như ngay sau chiến tranh (chống Pháp) mà còn phá nát cả hệ thống đạo lý truyền thống trong gia đình cũng như làng xã Việt Nam với những cảnh con tố cha, vợ tố chồng, làng xóm vu vạ, hành hạ và giết chóc lẫn nhau, nhưng họ lại tránh né việc kết tội đảng và lãnh tụ đảng, những thủ phạm chính của các tội ác ấy.
Thứ ba, về biện pháp, trong khi những người đối lập muốn thay đổi từ bên ngoài, một cách nhanh chóng và quyết liệt, kể cả bằng bạo lực, những người đối lập trung thành tin là cuộc vận động để thay đổi đất nước chỉ có thể thực hiện được từ bên trong, một cách tiệm tiến, và bằng cách thuyết phục trước hết, đối với giới lãnh đạo, và sau đó, với quần chúng.
Thứ tư, quan trọng nhất, về mục tiêu, trong khi thành phần đối lập muốn thay đổi chế độ, những người đối lập trung thành chỉ muốn hoàn chỉnh chế độ bằng cách giảm thiểu các sai lầm, để nó cai trị một cách hiệu quả, dân chủ và nhân đạo hơn.
Sau khi phân biệt như trên, cần chú ý thêm một số điểm:
Thứ nhất, trên thực tế, rất khó phân biệt ranh giới thực sự giữa đối lập và đối lập trung thành. Trung thành có thể là một sự thực nhưng cũng có thể là một toan tính về chiến lược: một số người, tự thâm tâm, biết rõ là cần phải thay đổi chế độ và xem việc thay đổi chế độ là mục tiêu tối hậu của họ, nhưng họ cũng biết việc công khai hóa mục tiêu ấy là một nguy hiểm, không phải chỉ nguy hiểm cho chính họ mà còn nguy hiểm cho cả phong trào, bởi vậy, họ chấp nhận biện pháp có vẻ như thỏa hiệp là thay đổi từ từ, từng bước, từng bước, bắt đầu từ chính sách và cơ chế, sau đó, cuối cùng, mới đến vấn đề thể chế.
Thứ hai, không nên quên, trong tư tưởng chính trị cũng có những sự tiến hóa: nhiều người, thoạt đầu, chỉ muốn làm một người đối lập trung thành nhưng sau, dần dần, hoặc bị đẩy vào thế cùng, hoặc có sự thay đổi trong nhận thức, trở thành kẻ đối lập thực sự một cách quyết liệt và triệt để. Có thể thấy rõ sự chuyển hướng này qua hiện tượng một số người công khai bỏ đảng: Tất cả đều xuất phát từ sự tuyệt vọng đối với nỗ lực thay đổi từng phần và từ bên trong. Từ bỏ đảng để được đứng ngoài, vừa giữ được sĩ khí vừa có thể đi đến cùng sự phê phán và yêu sách.
Thứ ba, nhắm đến những mục tiêu khác nhau, nhưng đối lập và đối lập trung thành, trong một giai đoạn nào đó, lại bổ sung cho nhau hơn là loại trừ nhau. Đối lập có chức năng thay thế; đối lập trung thành củng cố cho nhu cầu thay thế ấy bằng cách đưa ra những bằng chứng khó có thể chối cãi được về những sai lầm và ung thối của chế độ. Nên lưu ý: đứng về phương diện phê phán, những tiếng nói từ bên trong thường có sức nặng và sức mạnh hơn những tiếng nói từ bên ngoài. Một phần, xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp, những tiếng nói ấy thường cụ thể hơn, do đó, dễ thuyết phục hơn; mặt khác, nó còn có tác dụng làm phân hóa thế lực cầm quyền, trước, phân hóa về tư tưởng, sau, phân hóa về lực lượng. Hơn nữa, những người đối lập trung thành, ngay cả những người trung thành một cách thành thực nhất, tuy tự đặt cho mình những giới hạn nhất định, nhưng làn sóng dân chủ, khi đã nổi dậy, thường lại bất chấp các giới hạn ấy. Mikhail Gorbachev, Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô, khi đưa ra chính sách glasnost và perestroika vào giữa thập niên 1980, chỉ muốn hoàn thiện chế độ, những tưởng, với chúng, chế độ sẽ mạnh mẽ hơn, nhưng điều ông không ngờ lại xảy ra: cả chế độ bị sụp đổ. Mà không phải chỉ ở Nga. Nó sụp đổ trên toàn bộ Đông Âu.
Cuối cùng, thứ tư, cũng là điều quan trọng nhất: ngay cả khi có sự khác biệt sâu sắc giữa đối lập và đối lập trung thành, về phương diện chiến lược và từ góc độ của những người tranh đấu cho dân chủ, tuyệt đối tránh thái độ phân hóa giữa hai thành phần này. Sự phân hóa này chỉ tạo ra lợi thế cho nhà cầm quyền và là một điều xa xỉ mà những lực lượng tranh đấu cho dân chủ, vốn còn non yếu, không thể chấp nhận được.
Bởi chấp nhận là một sự dại dột.
Nguyễn Hưng Quốc
Việt Nam từng giàu có chưa?
"Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Song hào kiệt thời nào cũng có!"- đó là phẩm chất quý báu đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
LTS: Tết
đến, Xuân về! Một chút bồi hồi trong giây phút giao thoa của đất trời
giữa cũ và mới giúp chúng ta có độ lùi nhìn lại những gì đã qua. Cảm xúc
cũ - mới thăng hoa, từ quá khứ và thực tại ta hãy phóng tầm mắt về
tương lai, gửi vào đó những khát vọng, ước mơ.
Đó là chủ đề của
cuộc tọa đàm giữa Tuần Việt Nam và một số chuyên gia, học giả có uy tín
về khát vọng của dân tộc Việt Nam trong những ngày xuân Quý Ngọ đang
đến. Các chuyên gia, học giả Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình
giảng dạy Fulbright, nhà nghiên cứu của Viện Raiawali về Châu Á; chuyên
gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn; tiến sĩ sử học Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng
trường Đại học Hoa Sen; tiến sĩ Mộc Quế, chuyên gia tư vấn... sẽ cùng
chia sẻ.
Phần 1: Việt Nam từng giàu có chưa?
Lịch
sử dân tộc ta có nhiều thăng trầm, bi tráng. Điều đáng tự hào nhất là
có những khúc quanh tưởng như đã bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới nhưng
dân tộc ta vẫn thoát ra, vươn lên. Đúng như Nguyễn Trãi đã đúc kết trong
Bình Ngô đại cáo: "Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Song hào kiệt thời nào cũng có". Đó là phẩm chất quý báu đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Song,
nhìn lại thì vẫn còn một mục tiêu vô cùng quan trọng mà chúng ta chưa
chạm tay tới là "dân giàu, nước mạnh" để "sánh vai với các cường quốc
năm châu" như mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mục tiêu này hãy còn là
khát vọng đau đáu trong tâm trí của cả dân tộc ta.
Dù có một số
quan điểm khác nhau song tựu chung, mục tiêu cao cả tối thượng trên đang
là trọng trách rất lớn cho chúng ta mà các chuyên gia, học giả khách
mời của Tuần Việt Nam sẽ đưa ra những góc nhìn gợi mở.
Cánh đồng muối đẹp như tranh vẽ của quê hương Việt Nam. Ảnh nhiepanhvietnam |
Việt Nam chưa bao giờ là nước giàu
Thưa
ông Nguyễn Xuân Thành, được biết ông đang có công trình nghiên cứu lịch
sử kinh tế thế giới khá thú vị. Xin ông hé mở một chút về vị thế, vai
trò nước Việt ta trong bản đồ kinh tế thế giới từ xưa đến nay?
Ông Nguyễn Xuân Thành:
Việt Nam chúng ta có lịch sử ngàn năm. Có những lúc phát triển rất huy
hoàng, rực rỡ. Nhưng chưa bao giờ và chưa có giai đoạn nào Việt Nam được
coi là nước giàu cả.
Trong mọi thời kỳ lịch sử, trên thế giới đều
có một nhóm quốc gia giàu có. Rất tiếc Việt Nam ta chưa khi nào được
đứng vào hàng ngũ đó. Có thời kỳ Việt Nam là nước nghèo, có thời kỳ là
nước không nghèo.
Ông Nguyễn Xuân Thành |
Thường thì tiêu chí xếp hạng các nước dựa vào đâu, thưa ông?
Tôi
không dùng tiêu chí nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển
mà là nước giàu, nước nghèo, nước không giàu và không nghèo. Việt Nam
nằm trong phân khúc nước nghèo và nước không giàu và không nghèo tùy
theo giai đoạn.
Trong khi đó Campuchia, Thái Lan đã có thời kỳ là
nước giàu. Trung Quốc có nhiều thời kỳ là nước giàu có. Trên thế giới có
nhiều nước đang từ giàu có trở thành nước nghèo. Ngược lại có nhiều
nước từ nghèo trở nên giàu.
Hàn Quốc có nét tương đồng với Việt
Nam. Từ nửa thế kỷ 20 trở về trước là nước nghèo và không giàu, không
nghèo như Việt Nam. Nhưng từ thập niên 80 của thế kỷ 20 đến nay họ đã
vươn lên thành nước giàu.
Tạm chia một giai đoạn lịch sử là 20 năm
thì trong 100 giai đoạn qua, tức 2.000 năm qua, tức là khoảng 100 cơ
hội trở thành quốc gia giàu có đã đi qua, Việt Nam ta chưa nắm bắt được
cơ hội nào cả.
Nhiều dân tộc đã làm được nghiệp lớn, trở nên giàu
nhờ nắm kịp thời nắm được cơ hội như vậy. Ví dụ như Nhật Bản, từ một
nước nghèo, lạc hậu như Việt Nam, thậm chí còn thua ta nhưng cuộc canh
tân thời Minh Trị thiên hoàng đã đưa họ thành đất nước giàu có.
Xin hỏi chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn có bình luận gì về câu chuyện nước Việt giàu - nghèo?
Ông Huỳnh Bửu Sơn:
Chưa có số liệu và tiêu chí cụ thể nên tôi chưa thể kết luận về độ giàu
nghèo. Nhưng tôi cho rằng chưa hẳn dân tộc ta luôn nghèo. Ví dụ ngày
xưa thời săn bắt hái lượm, một người săn được vài ba con thú để khô cất
trữ có khi cũng là giàu rồi.
Thời bắc thuộc thì dĩ nhiên dân tộc ta không thể giàu rồi vì bị bóc lột, vơ vét tàn bạo.
Sang
thời kỳ giành được độc lập và tự chủ từ thời Đinh, tiền Lê, Lý, Trần
thì phải có giai đoạn rất cường thịnh thì mới chống được ngoại xâm, mở
mang được bờ cõi đất nước. Thời vua Lê Thánh Tông nước ta vô cùng cường
thịnh, nhiều quốc gia đến bang giao và triều cống.
Từng có một
cuộc tranh luận, đại ý, chỉ dấu cho thấy quốc gia đó trong quá khứ có
hưng thịnh, giàu có hay không thể hiện một phần ở các công trình kiến
trúc để lại. Chẳng hạn, nhìn sang các quốc gia lân cận chúng ta, nào Vạn
Lý Trường Thành, rồi quần thể Angkor... còn Việt Nam rất ít công trình
để lại? Tất nhiên, sẽ có nhiều lý do giải thích cho điều này, nhưng
phải chăng đây cũng là một chỉ dấu cho thấy hoàn cảnh khó khăn của đất
nước trong quá khứ?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Những
công trình vĩ đại ra đời từ thời cổ xưa phản ánh một thực tế rằng, các
vị vua đó có thể độc tài, chuyên chế nhưng phải có tiền thì mới xây dựng
được như vậy. Có thể nguồn tiền đó là do tích lũy hoặc đi cướp của dân
tộc khác, nhưng nếu không có thì làm sao xây dựng được. Ít nhất là phải
nuôi cơm cho lực lượng lao động khổng lồ và mua nhiều thứ khác nữa chứ!
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn: Đã
có một quyển sách viết và lý giải điều này. Theo đó, hầu hết các vị vua
chúa của Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo, có chính sách khoan
hòa, bao dung, sống giản dị, gần gũi với nhân dân, ít bắt dân phục dịch
khổ sai chứ không phải là do đất nước nghèo.
Tần Thủy Hoàng huy
động dân, bắt làm cung A Phòng, Vạn Lý Trường thành hay các Pharaon ở Ai
cập xây Kim tự tháp bằng nguồn nô lệ v.v... không phải là các công
trình do sự giàu có mà là do quyền lực. Người dân đi phu, người nô lệ
phải làm cho đến chết chứ đâu được trả lương bổng hay tiền bạc gì.
Tôi thấy lập luận này có phần đúng!
(Còn nữa)
Duy Chiến (Thực hiện)
(VNN)
‘Có thế lực luôn tìm cách chỉ trích chính sách của Việt Nam’
“Chúng ta dù làm tốt đến bao nhiêu thì có những thế lực, những người
luôn tìm cách để chỉ trích Chính phủ vì những mục tiêu khác nhau”, Phó
thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay.
Trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời tối 2/2, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ nhiều vấn đề về đối ngoại, nhân quyền và Biển Đông trong năm 2013.
- Năm 2013, Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 5 nước là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Thưa Phó thủ tướng, Việt Nam được lợi gì và cá nhân từng người dân như chúng tôi được lợi gì từ các mối quan hệ này?
- 2013 là năm có dấu ấn quan trọng về đối ngoại, đưa quan hệ của Việt Nam và các nước trên thế giới vào chiều sâu ổn định. Việc chúng ta xây dựng đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với cả 5 nước này đã đưa Việt Nam trở thành một trong số ít những nước có mối quan hệ với toàn bộ thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Điều đó tạo những mối quan hệ chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng... ở tầm cao hơn mức bình thường.
Trước tiên đối với đất nước, có mối quan hệ hữu hảo với các nước lớn sẽ tạo môi trường ổn định cho chúng ta phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá. Tôi lấy ví dụ, từ khi ta thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng lên 6 lần; với Trung Quốc tăng 4 lần trong 6 năm; Anh trong 3 năm tăng gấp gần 2 lần.
Năm nước thường trực Hội đồng Bảo an có giao dịch thương mại với chúng ta chiếm tới 45%; hay vốn đầu tư trực tiếp FDI thì các nước này chiếm 20%. Du học sinh của Việt Nam cũng tập trung vào 5 nước này với khoảng 60%… Đương nhiên mỗi người dân đều hưởng lợi từ các mối quan hệ này.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: N.Hưng.
|
- Năm 2013 xảy ra tranh cãi ở Biển Đông rất căng thẳng. Theo Phó thủ
tướng, trong bối cảnh này chúng ta cần làm gì để vừa duy trì quan hệ
hợp tác với nước láng giềng và trong khu vực vừa bảo vệ chủ quyền của
Việt Nam ở Biển Đông?
- Giữ vững, bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước là hai nhiệm vụ thiêng liêng. Trong năm 2013, vấn đề độc lập chủ quyền của chúng ta luôn được giữ vững.
Trên Biển Đông, chúng ta có nhiều biện pháp bảo vệ chủ quyền và trên thực tế hiện nay, người dân chúng ta vẫn làm ăn, sinh sống hoạt động kinh tế thường xuyên trên vùng biển, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chúng ta kiên quyết chống lại các việc làm vi phạm chủ quyền.
Biển Đông còn có những vấn đề phức tạp, tranh chấp. Đó là thực tế giữa Việt Nam và một số nước. Quan điểm của chúng ta là giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa sử dụng vũ lực và phải trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước về Luật biển 1982. Đó là chủ trương của chúng ta và chủ trương đó được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như trong các nước thành viên ASEAN.
Việt Nam chủ trương tiếp tục giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại, qua các biện pháp hòa bình và cùng các nước ASEAN để phấn đấu xây dựng, tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xủ trên biển đông (COC) để đảm bảo hoà bình ổn định trên vùng biển này.
- Thưa Phó thủ tướng, nhân quyền là vấn đề hàng đầu ở các nước văn minh. Tuy nhiên nếu truy cập Internet thì Phó thủ tướng có thể thấy nhiều bài viết cho rằng Việt Nam không coi trọng nhân quyền, quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng. Ông nghĩ thế nào về quan điểm này?
- Qua 30 năm đổi mới thì quyền con người của người dân Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng được nhà nước bảo đảm. Điều này được thể hiện rất rõ trong bản Hiến pháp 2013 vừa được Quốc hội thông qua. Trong chương 2 có 36 điều thì toàn bộ đều liên quan tới các quyền con người và các quyền đó liên quan tới công ước quốc tế về quyền con người như công ước về các quyền chính trị, kinh tế xã hội mà chúng ta là thành viên.
Trong thực tế, những năm qua quyền con người ngày càng được bảo đảm hơn trên tất cả lĩnh vực, nhất là lĩnh vực Internet, Việt Nam là một trong những nước phát triển với tốc độ cao nhất trên thế giới. Hiện nay, người dân sử dụng Internet ở Việt Nam trên mức bình quân của thế giới, điều đó rất ấn tượng. Chúng ta là một trong 6 nước thực hiện được nhiều mục tiêu thiên niên kỷ và thực hiện trước thời hạn 2015. Chính những thành tựu đó nên vừa qua Việt Nam được bầu với số phiếu cao nhất vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, và có lẽ nếu tôi nhớ không nhầm thì cũng là cao nhất trong lịch sử Hội đồng này với 184/193 nước tán thành.
Đương nhiên, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có những vấn đề, chính vì vậy, các nước luôn đặt mục tiêu bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Ở nước chúng ta, và nhiều nước cũng vậy, một số người luôn luôn tìm cách chỉ trích chính sách của Chính phủ về quyền con người. Chúng ta dù có làm tốt đến bao nhiêu thì luôn có những thế lựctìm cách để chỉ trích vì những mục tiêu khác nhau.
Vì thế chúng ta vừa phải làm tốt hơn việc bảo vệ quyền con người vừa phải cung cấp thông tin để cho người ta hiểu, cung cấp thông tin rộng rãi về những việc ta đã làm được và cũng đồng thời đưa ra những vấn đề chúng ta cần tiếp tục thực hiện. Giữa các quốc gia với nhau cũng vậy thôi. Có quốc gia chỉ trích quốc gia khác ở Hội đồng Nhân quyền, hoặc diễn đàn quốc tế về vấn đề này vấn đề kia thì có thể do thông tin họ chưa đầy đủ. Chúng ta cần tăng cường đối thoại với các nước. Hiện, Việt Nam chúng ta đã có một số cơ chế đối thoại với một số nước để trao đổi thông tin.
- Sau khi nghe báo cáo về một số đoàn đi nước ngoài kém hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, có nước thấy đoàn Việt Nam đến là người ta sợ. Bộ Ngoại giao sẽ góp phần kiểm soát như thế nào về việc này để tiền ngân sách không bị phung phí cho các chuyến đi không hiệu quả?
- Chúng ta có quan hệ ngoại giao với 184 nước, việc thăm viếng giữa các nước với nhau là việc đương nhiên và các nước đều làm. Chúng ta hàng năm cũng đón rất nhiều đoàn của các nước tới Việt Nam.
Trong thời gian qua, các đoàn Việt Nam đi nước ngoài đều đáp ứng được các mục tiêu cơ bản là thúc đẩy quan hệ trên tất cả lĩnh vực. Cả năm 2013 nếu so với 2012 thì thấy các đoàn đi nước ngoài giảm tới 30%. Nhưng ở đây, theo tôi, vấn đề cần lưu ý là các đoàn đi tìm hiểu, học tập thì cần phải có lộ trình, mục tiêu rõ ràng để học tập kinh nghiệm là lĩnh vực gì. Sau khi đi thì các đoàn cần có báo cáo để chia sẻ với với các cơ quan, bộ ngành, địa phương về những điều mình học tập được từ chuyến đi.
Còn các đoàn trung ương, hoặc địa phương thì biện pháp tốt nhất là phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để được giúp bố trí chương trình nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra.
Nguyễn Hưng ghi
- Giữ vững, bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước là hai nhiệm vụ thiêng liêng. Trong năm 2013, vấn đề độc lập chủ quyền của chúng ta luôn được giữ vững.
Trên Biển Đông, chúng ta có nhiều biện pháp bảo vệ chủ quyền và trên thực tế hiện nay, người dân chúng ta vẫn làm ăn, sinh sống hoạt động kinh tế thường xuyên trên vùng biển, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chúng ta kiên quyết chống lại các việc làm vi phạm chủ quyền.
Biển Đông còn có những vấn đề phức tạp, tranh chấp. Đó là thực tế giữa Việt Nam và một số nước. Quan điểm của chúng ta là giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa sử dụng vũ lực và phải trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước về Luật biển 1982. Đó là chủ trương của chúng ta và chủ trương đó được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như trong các nước thành viên ASEAN.
Việt Nam chủ trương tiếp tục giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại, qua các biện pháp hòa bình và cùng các nước ASEAN để phấn đấu xây dựng, tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xủ trên biển đông (COC) để đảm bảo hoà bình ổn định trên vùng biển này.
- Thưa Phó thủ tướng, nhân quyền là vấn đề hàng đầu ở các nước văn minh. Tuy nhiên nếu truy cập Internet thì Phó thủ tướng có thể thấy nhiều bài viết cho rằng Việt Nam không coi trọng nhân quyền, quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng. Ông nghĩ thế nào về quan điểm này?
- Qua 30 năm đổi mới thì quyền con người của người dân Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng được nhà nước bảo đảm. Điều này được thể hiện rất rõ trong bản Hiến pháp 2013 vừa được Quốc hội thông qua. Trong chương 2 có 36 điều thì toàn bộ đều liên quan tới các quyền con người và các quyền đó liên quan tới công ước quốc tế về quyền con người như công ước về các quyền chính trị, kinh tế xã hội mà chúng ta là thành viên.
Trong thực tế, những năm qua quyền con người ngày càng được bảo đảm hơn trên tất cả lĩnh vực, nhất là lĩnh vực Internet, Việt Nam là một trong những nước phát triển với tốc độ cao nhất trên thế giới. Hiện nay, người dân sử dụng Internet ở Việt Nam trên mức bình quân của thế giới, điều đó rất ấn tượng. Chúng ta là một trong 6 nước thực hiện được nhiều mục tiêu thiên niên kỷ và thực hiện trước thời hạn 2015. Chính những thành tựu đó nên vừa qua Việt Nam được bầu với số phiếu cao nhất vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, và có lẽ nếu tôi nhớ không nhầm thì cũng là cao nhất trong lịch sử Hội đồng này với 184/193 nước tán thành.
Đương nhiên, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có những vấn đề, chính vì vậy, các nước luôn đặt mục tiêu bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Ở nước chúng ta, và nhiều nước cũng vậy, một số người luôn luôn tìm cách chỉ trích chính sách của Chính phủ về quyền con người. Chúng ta dù có làm tốt đến bao nhiêu thì luôn có những thế lựctìm cách để chỉ trích vì những mục tiêu khác nhau.
Vì thế chúng ta vừa phải làm tốt hơn việc bảo vệ quyền con người vừa phải cung cấp thông tin để cho người ta hiểu, cung cấp thông tin rộng rãi về những việc ta đã làm được và cũng đồng thời đưa ra những vấn đề chúng ta cần tiếp tục thực hiện. Giữa các quốc gia với nhau cũng vậy thôi. Có quốc gia chỉ trích quốc gia khác ở Hội đồng Nhân quyền, hoặc diễn đàn quốc tế về vấn đề này vấn đề kia thì có thể do thông tin họ chưa đầy đủ. Chúng ta cần tăng cường đối thoại với các nước. Hiện, Việt Nam chúng ta đã có một số cơ chế đối thoại với một số nước để trao đổi thông tin.
- Sau khi nghe báo cáo về một số đoàn đi nước ngoài kém hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, có nước thấy đoàn Việt Nam đến là người ta sợ. Bộ Ngoại giao sẽ góp phần kiểm soát như thế nào về việc này để tiền ngân sách không bị phung phí cho các chuyến đi không hiệu quả?
- Chúng ta có quan hệ ngoại giao với 184 nước, việc thăm viếng giữa các nước với nhau là việc đương nhiên và các nước đều làm. Chúng ta hàng năm cũng đón rất nhiều đoàn của các nước tới Việt Nam.
Trong thời gian qua, các đoàn Việt Nam đi nước ngoài đều đáp ứng được các mục tiêu cơ bản là thúc đẩy quan hệ trên tất cả lĩnh vực. Cả năm 2013 nếu so với 2012 thì thấy các đoàn đi nước ngoài giảm tới 30%. Nhưng ở đây, theo tôi, vấn đề cần lưu ý là các đoàn đi tìm hiểu, học tập thì cần phải có lộ trình, mục tiêu rõ ràng để học tập kinh nghiệm là lĩnh vực gì. Sau khi đi thì các đoàn cần có báo cáo để chia sẻ với với các cơ quan, bộ ngành, địa phương về những điều mình học tập được từ chuyến đi.
Còn các đoàn trung ương, hoặc địa phương thì biện pháp tốt nhất là phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để được giúp bố trí chương trình nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra.
Nguyễn Hưng ghi
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - Con đường tốt nhất để chống tham nhũng là phải cải cách thể chế
Sự quyết liệt bảo
vệ luật Đầu tư công trước quốc hội nhằm minh bạch việc sử dụng ngân
sách, tăng cường luật pháp chặt chẽ để chống tham nhũng của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đưa ông trở thành bộ trưởng ấn
tượng nhất năm 2013 đối với công chúng, kèm theo đó là biệt hiệu "bộ
trưởng lấy đá ghè chân mình".
Trả lời phỏng vấn trên Vietnamnet
đầu năm, Bộ trưởng Vinh nói rằng nhu cầu chống tham nhũng đã quá bức
bách, phải có luật Đầu tư công để chế định, quản lý các hoạt động từ chủ
trương cho đến khi xây dựng, vận hành... Đây là tiền thuế của nhân dân,
Nhà nước dùng những đồng tiền này thì phải minh bạch.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh |
Thẳng thắn như vậy trước Quốc hội, ông có vấp phải phản ứng của địa phương hay bộ nào không?
Trong ngân sách đầu tư công, Bộ trưởng
Giao thông Vận tải Đinh La Thăng hiện là người “tiêu tiền” nhiều nhất
để làm đường, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát
tiêu tiền nhiều thứ hai. Kế đến là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Tất cả đều ủng hộ dự luật Đầu tư công bởi nó chứa đựng rất nhiều vấn đề
mà họ thấy đúng.
Ngay cả các địa phương trước đây muốn
được tự quyết, đến nay cơ bản cũng đồng thuận. Họ thấy đúng là một chủ
trương đầu tư cần được kiểm soát, không thể tùy tiện thích làm con đường
này hay xây trụ sở kia là quyết định làm theo cảm hứng, mà phải có
trình tự thủ tục để xem xét.
Thực sự đồng tiền phải đem lại hiệu
quả và luật là phải minh bạch. Chuyển từ đầu tư hàng năm sang phân bổ
vốn đầu tư trung hạn và dù cảm thấy bị động chạm thì bộ ngành, địa
phương cũng thấy chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tự vượt qua chính mình
bằng cách năm 2014 sẽ quyết cho cả 5 năm 2016-2020.
Bước đầu, luật nhận được sự đồng thuận
rất cao của những đối tượng mà nó tác động, nhân dân cũng đồng tình.
Tôi tin là Quốc hội khóa tới sẽ thông qua.
Ông từng nhắc rất nhiều lần
tại Quốc hội là đất nước này cần sự minh bạch, cần không có tham nhũng.
Ông có nhận được sự chia sẻ ở Quốc hội và Chính phủ không?
Đấu tranh chống tham nhũng là mong
muốn của nhân dân, của đất nước. Bởi vì tham nhũng sẽ làm xã hội đi
xuống và sụp đổ. Không có chế độ nào có thể tồn tại lâu nếu như liên tục
để tình trạng tham nhũng, không minh bạch.
Với một đất nước mà Đảng là của nhân
dân như chúng ta nói, đã trải qua những năm tháng vẻ vang giải phóng dân
tộc, bảo vệ đất nước, thời bình lại không thắng nổi mình, luôn bị đánh
giá xếp hạng là tham nhũng tiêu cực, thì rõ ràng không thể chấp nhận
được.
Cho nên chống tham nhũng là việc rất
bức bách. Cái khó nhất là vượt qua chính mình. Nói thì dễ, làm thì khó.
Vấn đề bây giờ là phải có cơ chế kiểm soát. Con đường tốt nhất để chống
tham nhũng là phải cải cách thể chế, có khung pháp luật chặt chẽ.
Khi đã có luật pháp rất chặt chẽ rồi
mà anh cố tình làm sai thì không nên tha. Còn bây giờ thì quả thật vô
cùng khó cho mỗi con người vì luật pháp chưa hoàn thiện. Trong rất nhiều
lĩnh vực, kể cả quản lý vốn trong doanh nghiệp, Nhà nước phải làm sao
để có văn bản chặt chẽ hơn nữa, đánh trúng vào những điểm đang gây ra
quản lý lỏng lẻo.
Nếu không minh bạch thì tôi nghĩ không
biết đất nước đi đến đâu cả. Mỗi người phải biết hy sinh một chút, kiềm
chế một chút, chứ cứ để chủ nghĩa cá nhân, mong muốn tiêu xài phát
triển thì Việt Nam sẽ không còn niềm tự hào của đất nước chiến thắng
nữa.
Bộ trưởng đã vượt qua được
mình nhưng có thể chính ông sẽ bị cô đơn bởi suy nghĩ không giống với số
đông. Có lúc nào ông ước mình ở lại Lào Cai, ở vùng đất bình yên, còn
hơn về đây, ngồi một ghế rất nóng?
Tôi không ân hận gì cả. Mỗi công việc
được giao đều cảm thấy quá nhiều việc phải làm và việc nào tôi cũng đều
làm hết trách nhiệm. Tôi đã trải qua rất nhiều cương vị, từ lãnh đạo
doanh nghiệp nông trường, lên Ủy ban Kế hoạch rồi sang làm bí thư huyện,
quay về làm ở ban Đảng, Ủy ban Kiểm tra, xong lại làm Chủ tịch Hội đồng
Nhân dân tỉnh, Chủ tịch tỉnh và Bí thư.
Ở cương vị bộ trưởng, công việc vất vả
thật nhưng nếu những vất vả đó đem lại lợi ích cho đất nước thì mình
không nề hà gì cả, còn nếu vất vả lặn lội vô ích thì quả thật cũng đáng
tiếc.
Khi ông kể câu chuyện có vụ
trưởng nói việc ông thúc đẩy ra luật Đầu tư công giống như “lấy đá ghè
chân mình”, nhiều độc giả nói rằng: Bộ trưởng cứ lấy đá ghè chân mình
đi, ông làm như thế vì dân vì nước thì chúng tôi sẽ ở cạnh ông, nếu bộ
trưởng có què chăng nữa thì người dân sẽ dìu ông đi...
Tôi nghĩ đấy là lời động viên khuyến khích, cũng là một đòi hỏi, nghĩa là mình phải tiếp tục chứ không dừng lại.
Luật Đầu tư công có thể chưa hoàn
thiện nhưng chắc chắn sẽ chế tài được rất nhiều chuyện đầu tư dàn trải,
lãng phí, thất thoát hiện nay. Đấy sẽ là đóng góp nho nhỏ của Bộ, còn
phải làm nhiều việc tương tự như vậy. Và không chỉ “ghè” trong lĩnh vực
này mà rất nhiều lĩnh vực khác cũng cần tự đổi mới.
Ví dụ, chương trình mục tiêu quốc gia
cũng chưa hiệu quả. Vượt qua cái này cũng phải rất dũng cảm, vì nó liên
quan 8 bộ quản lý, 16 chương trình và các bộ đều muốn dự chương trình
này cả, tràn lan quá, vốn ít lại phân tán. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải
thuyết phục, cuối cùng được các bộ, địa phương đồng tình và tập thể
Chính phủ rất đồng tình, có thể nói còn lại chỉ 1, 2 chương trình thôi.
Hay trong ODA, FDI cũng thế, sử dụng
vốn vay của nước ngoài phải nhận thức đó là nợ thế hệ sau phải trả. Dùng
thế nào cho hiệu quả, vì số tiền lớn kinh khủng lắm. Trước đây nhận
thức khác nên chúng ta quản lý chưa được tốt lắm. Hiện nay Thủ tướng
đang chỉ đạo là làm sao siết chặt những lĩnh vực cần vay và lĩnh vực nào
không cần vay.
Nếu chúng ta cứ làm tốt theo đà này
thì dần dần tham nhũng, tiêu cực sẽ là thiểu số. Chứ không phải ra đường
ngã không có ai nâng, cướp giật trên đường cũng là bình thường thôi,
tai nạn chết người cũng là bình thường thôi, cái gì cũng bình thường
thôi thì rất nguy hiểm.
Bộ trưởng mong chờ điều gì nhất cho năm 2014?
Điều tôi mong muốn là Đảng, Chính phủ
và Quốc hội chỉ đạo các cơ quan ngay lập tức đánh giá lại thực trạng
Việt Nam đang ở đâu, những gì đã được và chưa được, đặc biệt là cải cách
hành chính, cải cách thể chế và cải cách kinh tế. Đây là điều tôi tâm
huyết nhất và rất muốn chúng ta đưa ra được lộ trình để thực sự cải cách
thể chế, 1 trong 3 đột phá lớn nhất.
Đó là trọng tâm để tạo ra tái cấu trúc
thật sự nền kinh tế. Trong 2 năm chúng ta phải soạn thảo được khung
pháp lý thay đổi những nội dung này, đưa được vào nghị quyết của Đảng
nhiệm kỳ tới, đưa được vào những chiến lược phát triển kinh tế cũng như
kế hoạch 5 năm.
Với những giải pháp cụ thể, biện pháp
chỉ đạo quyết liệt, tôi chắc chắn đất nước trong nhiệm kỳ tới sẽ có
nhiều chuyển biến tốt. Nếu không làm được điều đó thì vẫn là chuồn chuồn
đạp nước. Nói nhiều làm ít thì tôi lo lắng cho tương lai của đất nước.
Nhưng tôi luôn tin vào tương lai của dân tộc mình.
Tại buổi thảo luận tổ Quốc hội chiều 18.11.2013 về dự luật Đầu tư công, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã khẳng định luật Đầu tư công là cần thiết.Ông cho hay các quy định trong Luật Đầu tư công sẽ quy trách nhiệm cụ thể, ai làm chủ trương sai thì người đó chịu trách nhiệm và có chế tài xử lý. Các dự án phải thẩm định có đủ tiền mới được làm, không đủ tiền không được làm.Mỗi tỉnh hàng năm nên dự trù vốn đầu tư công, trình danh mục dự án và có báo cáo cụ thể về tính khả thi cụ thể từ sự cần thiết, tổng vốn chi và khả năng chuẩn bị vốn, hạ tầng kỹ thuật cơ sở thực hiện, hiệu quả kinh tế - xã hội để trình cơ quan thẩm quyền xét duyệt.Nếu tiền của địa phương thì địa phương tự quyết do Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Nếu dự tính sử dụng tiền của trung ương thì Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và báo cáo Thủ tướng.Nếu đó là nhóm công trình đặc biệt quan trọng (như công trình nhóm A có số vốn lên tới 20.000-30.000 tỉ đồng) phải trình quốc hội đánh giá khả thi, bao giờ quyết định 100% cần làm mới làm.Chuẩn bị kế hoạch đầy đủ, khả thi dựa trên cơ sở ngân sách không chỉ doanh nghiệp khỏe, Chính phủ khỏe, địa phương cũng khỏe, chủ động vì không nợ đọng, mà linh hoạt trong đầu tư.
(Một thế giới)
Bỏ Đảng, và những thông điệp đầu năm của đảng
|
Nội lực và niềm tin của đảng có còn không?
∇ Nghe tường trình
|
“Trong khi mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...”
Không thấy ông Trọng định nghĩa về hai mặt trái phải của thị trường là như thế nào, nhưng quả là năm Quý Tỵ 2013 có nhiều đảng viên cộng sản không còn chung tư tưởng và tình cảm với đảng như ông Trọng mong muốn nữa. Trong một bài trả lời phỏng vấn đài RFA, ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại Việt Nam nói về sinh hoạt đảng và số lượng đảng viên hiện nay như sau,
|
Ở một góc độ khác, nhận định của giới quan sát và phân tích chính trị độc lập là có phần trái ngược và khác biệt lớn so với các báo cáo của đảng. Tức là có đến ít nhất 50% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng, 30% đảng viên đã nhận thức về hiện trạng quá nhiều bất cập, mâu thuẫn và cả xung đột xã hội. Về việc lãnh đạo đảng xa rời thực tế, yếu kém trong công tác điều hành chính quyền - tỷ lệ này phải lên đến ít nhất 70% theo dư luận.
Hiện tượng rời bỏ đảng
Có đến ít nhất 50% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng, 30% đảng
viên đã nhận thức về hiện trạng quá nhiều bất cập, mâu thuẫn và cả xung
đột xã hội. Về việc lãnh đạo đảng xa rời thực tế, yếu kém trong công
tác điều hành chính quyền tỷ lệ này phải lên đến ít nhất 70% theo dư
luận
ông Phạm Chí Dũng
|
Tháng 10/2013 tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ
Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh
đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam
ông Đặng Xương Hùng
|
Đầu năm 2014 lại thêm một đảng viên giữ chức vụ cao cấp khác là ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam tại thành phố Geneva, Thụy sĩ tuyên bố rằng ông đã rời đảng cộng sản vào năm ngoái. Ông viết trong một thư ngỏ,
“Tháng 10/2013 tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.”
|
Phản ứng trước những thông tin bỏ đảng lan truyền nhanh chóng này, trên trang mạng của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam, ngày 9/1 đăng một bài viết của tác giả Hồ Ngọc Thắng được cho là viết từ nước Đức, mang tựa đề “Họ đã tự mình loại khỏi đội ngũ.” Trong bài viết tác giả đề cập đến nhiều đảng chính trị ở phương Tây và cho rằng việc ra khỏi đảng như vậy là bình thường, không có gì ồn ào.
Tác giả Hồ Ngọc Thắng có lẽ quên mất một điều là khác với các đảng chính trị phương Tây, là đảng cộng sản Việt Nam được Hiếp pháp của họ qui định rằng họ là những người duy nhất lãnh đạo tại Việt Nam. Và như vậy việc rời bỏ đảng này là một điều không bình thường đối với một đảng được qui định là cầm quyền mãi mãi, vì rằng người ta phù thịnh chứ chẳng phù suy.
Khi gia nhập một tổ chức về tư tưởng, có định hướng về đường lối và
liên quan đến công việc hàng ngày của mình, lại cảm thấy sự định hướng
đó là không ổn, thì việc chia tay, hay không muốn sinh hoạt với nó nữa
là chuyện đương nhiên
một đảng viên là giảng viên đại học
|
Những nhân vật đảng viên có tiếng trong hệ thống quyền lực dĩ nhiên là sẽ được truyền thông quan tâm. Nhưng theo như lời ông Phạm Chí Dũng mà chúng tôi đã dẫn ở phần đầu bài viết, thì còn nhiều đảng viên bình thường âm thầm rời bỏ đảng.
Chúng tôi hỏi chuyện một đảng viên là giảng viên đại học tại Sài Gòn. Anh cho biết là đã nộp đơn ra khỏi đảng cách nay chín tháng sau những băn khoăn và suy nghĩ,
“Khi gia nhập một tổ chức về tư tưởng, có định hướng về đường lối và liên quan đến công việc hàng ngày của mình, lại cảm thấy sự định hướng đó là không ổn, thì việc chia tay, hay không muốn sinh hoạt với nó nữa là chuyện đương nhiên. Mấy anh em có ngồi nói với nhau là không thể cứ nhụt dần dần với chính mình được, mình không dám nói gì, mình càng ở lâu thì mình càng cảm thấy khó chịu.”
Trong lúc ấy, không biết có trùng hợp với thời điểm mà ông Đặng Xương Hùng công khai quyết định từ bỏ đảng của ông hay không, một ngày trước giờ giao thừa, trang web của đảng cộng sản Việt Nam đăng bài viết của ông Lê Dân, Bí thư đảng ủy ngoài nước, tức là bộ phận đảng quản lý những đảng viên như ông Đặng Xương Hùng. Ông Lê Dân viết ca ngợi đảng bộ do ông quản lý như sau,
Công tác chính trị tư tưởng góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, có nhiều đóng góp thiết thực cho công cuộc đổi mới của đất nước; đấu tranh chống các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới.
Như vậy, mặc dù lo ngại về nhận thức và tư tưởng như lời ông Tổng bí thư, đảng cộng sản vẫn có tham vọng giữ vững đội hình của họ, ngoài ra còn mong muốn tác động đến cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Vẫn chưa biết là liệu việc rời bỏ đảng có tiếp tục nhiều hơn nữa hay không, nhưng theo lời một người ở tuổi trung niên vừa nộp đơn xin bỏ đảng nói với chúng tôi rằng điều ông để ý thấy trong những giờ phút này của ngày 3/2, nhằm ngày mùng ba Tết năm Giáp Ngọ, là đảng cộng sản vẫn cho treo khắp nơi những khẩu hiệu mừng đảng mừng xuân nổi tiếng của mình, dường như để tương thích với lời ông Lê Dân trên kia là bảo vệ đảng rồi bảo vệ đất nước.
Kính Hòa,
phóng viên RFA
=========
Nghe bài này
Cuộc chiến Ba - Tư và vận đảng theo Sấm Trạng Trình (IV)
Thấm thoắt lại một năm đã đi qua. Hôm nay, xuân lại về, lại đến ngày
sinh nhật của đảng cộng sản Việt Nam. Mặc dù bận nhiều việc, nhưng để
cho trọn vẹn, Lưu Trần Sinh tôi cố gắng hoàn thành loạt bài viết từ năm
ngoái.
III - Bàn thêm về cuộc chiến Ba - Tư (tiếp theo)
Cỗ xe tam mã của đảng
Nhiều người thường nhìn "cuộc chiến Ba - Tư", "song anh chiến sâu
chúa", "tam anh chiến đồng chí X" như là sự đấu đá nội bộ tranh giành
quyền lực giữa các cá nhân và phe nhóm. Tuy nhiên, bản chất của những
trận đấu này sâu xa hơn thế nhiều.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã vô cùng mất lòng dân, tình hình kinh tế xã hội ngày càng tụt dốc, môi trường sống tan hoang nát bét đầy ô nhiễm, đạo đức xã hội và giáo dục xuống cấp trầm trọng, tham nhũng hoành hành công khai trắng trợn, ngoại bang không ngừng lấn ép dòm ngó mưu chiếm đoạt lãnh thổ lãnh hải ... Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là đảng csVN về cơ bản đã sai từ tư duy lý luận trong định hướng xây dựng đất nước văn minh hiện đại theo con đường chuyên chính vô sản độc tài toàn trị.
Đảng không thể thừa nhận cái sai trên, vì nếu thừa nhận thì không còn tư cách lãnh đạo. Nhưng không thừa nhận thì cũng không ổn vì sự thực nó chình ình trước mắt không thể chối cãi lẩn tránh được. Có một cách rất hữu hiệu là tìm một vài cá nhân nào đó để đổ tội, để chứng minh là sai do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân) chứ trị tuệ tập thể của đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn đúng. Ngày xưa, trong cải cách ruộng đất, để lấy lại lòng dân, Trường Chinh, Hồ Việt Thắng và một số người khác đã bị đem ra "tế thần dân". Ngày nay, đồng chí X và phe nhóm của đồng chí X là lễ vật "tế thần dân" tốt nhất trong tất cả các lễ vật mà đảng cộng sản Việt nam hiện có.
...
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ loạn đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình
...
Trên đây là bốn câu trong bài sấm 487, được cho là ứng với thời gian thế chiến II, đã được nhiều người lý giải khá rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, đó không chỉ là nghiệm số của thời kỳ ấy mà còn có thể coi như là cách giải phương trình có thể áp dụng cho những trường hợp khác, một trong số đó là "Cuộc chiến Ba - Tư" đang ở vào giai đoạn nước rút - các phe nhóm đang khẩn trương chạy đua trước Đại hội đảng 12 (đảng cộng sản Việt Nam).
* * *
Người ta vận dụng đoạn sấm trên bình luận thời cuộc ngày nay thế này: Có hai khả năng xảy ra (coi như là hai nghiệm số của phương trình):
* Nghiệm thứ nhất:
- Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh / Can qua xứ xứ loạn đao binh: Năm 2012 (Thìn - Long) - 2013 (Tị - Xà), dân chúng nổi lên khắp nơi do chính quyền bức hiếp dân quá thể, tiêu biểu là những vụ việc ở Tiên Lãng, Thái Bình, Văn Giang, Thạch Thất, Dương Nội ... Và những cá nhân vùng đứng lên chống lại áp bức bất công được nhân dân coi như anh hùng chống giặc nội xâm quan liêu tham nhũng.
- Để giữ vững quyền lãnh đạo, trước kỳ đại hội 12 sắp tới đây (2016 - Bính Thân), đảng cộng sản Việt Nam sẽ có những cuộc càn quét trấn áp lớn vào năm 2014 (Ngọ - Mã) - 2015 (Mùi - Dê - Dương). Nhiều người chống quan liêu tham nhũng, cổ xúy cho dân chủ nhân quyền sẽ bị đàn áp, tiêu diệt dù họ được nhân dân đồng tình và ngưỡng mộ, tức là kiếp nạn "anh hùng tận".
* Nghiệm thứ hai:
Tuy nhiên, chúng ta biết chắc rằng thế chiến II bùng phát mở rộng vào năm 1940 (Thìn - Rồng - Long) - 1941 (Tị - Rắn - Xà) và kết thúc vào năm 1945 (Dậu). Người khởi phát chiến tranh là bè lũ phát xít Đức do Hít - le cầm đầu, lên nắm quyền thủ tướng vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Một trong những đặc điểm của chế độ phát xít là sử dụng công an, mật vụ (SS, Gestapo), khủng bố tinh thần và thể xác, vu vạ trấn áp và tàn sát những người bất đồng chính kiến. Hit le từng là một người lính tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi Hitler lên nắm quyển, nhiều tập đoàn quân phát xít được thành lập và tấn công xâm lược các nước xung quanh.
- Mới đây, thế giới cũng trải qua khủng hoảng kinh tế (2008 - 2012). Vào thời kỳ này, anh Ba lên nắm quyền hành pháp (thủ tướng).
- Anh Ba cũng tuổi Kỷ Sửu như Hitler và cũng tham gia chiến tranh trước khi làm chính khách (anh Tư cũng tuổi Kỷ Sửu nhưng thời chiến tranh chỉ là du kích chứ không mang quân hàm hạ sĩ quan như anh Ba và Hitler).
- Hitler giỏi hùng biện, anh Ba giỏi "chém gió".
- Hitler giỏi lợi dụng tinh thần dân tộc Đức, anh Ba cũng khéo lợi dụng tinh thần dân tộc Việt, như là lên tiếng trong các vụ việc về chủ quyền biển đảo.
- Hitler tham gia vào đảng có tên Lao Động khởi đầu sự nghiệp chính trị. Anh Ba cũng bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng việc tham gia đảng Lao Động Việt Nam.
- Hitler giỏi lừa dối, còn anh Ba ...? Hitler là một thủ tướng trẻ, anh Ba cũng là một trong những thủ tướng cỡ trẻ nhất trong lịch sử cộng sản Việt Nam.
- Khi các tập đoàn quân sự Đức bị thua tơi tả, xảy ra một vài cuộc chính biến nhằm lật đổ Hitler nhưng không thành. Gần đây, các tập đoàn kinh tế quốc doanh Việt Nam xã hội chủ nghĩa thi nhau lỗ chổng vó, xảy ra một số cuộc lật "đồng chí X" nhưng chưa có kết quả như ý.
- Hitler lên nắm quyền xua quân đánh các nước. Sau khi anh Ba lên nắm quyền, nạn cướp đất của dân ngày càng lan tràn dữ dội.
- Năm 1940 (Canh Thìn), Hitler nhận chiến bại đầu tiên trước quân Anh (đất nước xung quanh là biển). Năm 2012 (Nhâm Thìn), lực lượng cưỡng chế đất (gồm chính quyền, công an, quân đội) nhận chiến bại đầu tiên trước những người nông dân ở Tiên Lãng - Hải Phòng, vùng đất giáp biển.
- Chiến tranh thế giới II bùng phát năm 1940 - 1941 (Thìn - Tị) và kết thúc năm 1945 (Dậu). Cuộc chiến Ba - Tư bùng lên từ cuối năm 2012 (Thìn) và nó phải kết thúc vào thời gian 2016 - 2017 (Thân - Dậu) vì đấy là thời gian diễn ra đại hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam, ai thắng ai thua sẽ được phán quyết cuối cùng ở đại hội ấy.
- Những thất bại quyết định sự thua của quân Đức xảy ra vào thời gian 1942 - 1943 (Ngọ - Mùi, tức Mã - Dương), ví dụ như trận Stalingrad. Anh Ba cùng phe nhóm thắng hay thua quyết định ở thời gian 2014 - 2015 (Giáp Ngọ - Ất Mùi). Cách đây tròn một con giáp, năm 2002 - Nhâm Ngọ, vụ án động trời Năm Cam nở bung và đi đến hồi kết năm 2003 - Quý Mùi, một trung tướng thứ trưởng Bộ Công an có liên quan. Án không được đánh tiếp vì có chỉ đạo "đánh đến thế thôi". Đầu năm 2014, việc Dương Trí Dũng có liên quan đến nhiều sĩ quan công an và cũng có một thứ trưởng công an dính vào. Lần này, đánh đến cùng hay đánh nửa vời???
- Năm 1933, sau khi Hitler nắm quyền, quốc hội Đức đi đến quyết định chỉ có đảng của Hitler (Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức) là đảng chính trị duy nhất nắm quyền. Vừa rồi, 2013, quốc hội Việt Nam cũng họp và ghi vào Hiến Pháp: đảng cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất nắm quyền.
.v.v....
* * *
Như vậy, có thể kết luận nghiệm thứ nhất là nghiệm bóng, nghiệm thứ hai mới là nghiệm thật. Nhưng nếu anh Ba và phe nhóm giỏi đến mức có thể thắng vận trời thì sao? Nhiều người cho rằng, nếu như thế thì rất có thể anh Ba sẽ trở thành một tổng số là (En-xin + Kim Chính Nhật) của Việt Nam. Nhưng, thời thế ngày nay khác năm 1991 và Việt Nam cũng không phải là Bắc Hàn. Vậy nên, nếu anh Ba thắng thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ lâm vào thời kỳ rối loạn, cộng sản Việt Nam sẽ suy yếu sập đổ, và, sau hàng chục năm, rất có thể lực lượng "dân chủ kiểu Putin" sẽ nắm quyền kiểm soát nền chính trị Việt Nam.
* * *
Năm vừa qua, có xảy ra một sự kiện rất đình đám, ấy là sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đầu xuân, bàn vui tán tếu chuyện sấm ký, đồng dao thì không thể không nhắc đến câu:
Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách cơ đồ đi tong
Ngoài ra, năm vừa rồi cũng xảy ra những sự kiện thời tiết bất thường, kỳ lạ nhất là ở Nghệ An cũng có tuyết rơi, khiến mọi người nhớ đến câu:
Bao giờ băng phủ Bắc Giang
Tuyết rơi Hà Nội thì tan cơ đồ
Rất nhiều người bảo rằng không bao giờ xảy ra tuyết rơi ở Hà Nội. Nghe cũng có vẻ có lý. Nhưng mà, trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam, chưa bao giờ Ba Vì thuộc về vùng đất Nhị Hà - Tô Lịch, chỉ đến thời cộng sản gần đây thì Ba Vì mới thuộc về Hà Nội. Từ Ba Vì, qua sông Đà khoảng vài chục kilomet là đến vùng Tân Sơn (vùng đất có gà chín cựa), ở đó, có một bản cũng hay có tuyết rơi vào mùa đông.
Tân Sơn có tuyết rơi khá thường xuyên, nay lại đến cả Nghệ An cũng có tuyết rơi, trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, thì khả năng xác xuất Ba Vì có tuyết rơi cũng không phải là nhỏ. Ba Vì có tuyết cũng tức là Hà Nội có tuyết.
* * *
Cuộc chạy đua nắm chức quyền của các đảng viên cộng sản Việt Nam đang đến độ cao trào. Có một số tin đồn về các khả năng tổ chức nhân sự cấp cao thế này:
1.
Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư: Trương Tấn Sang
Thủ tướng: Nguyễn Bá Thanh/Hoàng Trung Hải
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
Trưởng ban nội chính: Nguyễn Bá Thanh/Phạm Quang Nghị
2.
Chủ tịch nước: Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư: Trương Tấn Sang
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
Thủ tướng: Nguyễn Bá Thanh/Hoàng Trung Hải
Trưởng ban nội chính: Nguyễn Bá Thanh/Phạm Quang Nghị
3.
Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Kim Ngân/Phùng Quang Thanh
Tổng bí thư: Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng: Vũ Đức Đam
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân/Phùng Quang Thanh
Chưa biết ai có thể thắng ai??? Nhưng có thể thấy cơ của chị Ngân hơi bị cao. Trong trường hợp chị Ngân thắng thế thì phó cho chị Ngân sẽ là một nhân vật tương đối lạ, đó là Bạc Hồng Mai (nguyên bí thư huyện ủy Mường La). Tại sao lại là chị Ngân, chị Mai? Vì hai chị này có khả năng điều hòa giải quyết các mâu thuẫn nội bộ.
Một số người cho rằng, phe Sang - Trọng muốn thắng thì ngay trong năm Giáp Ngọ 2014 này, nên có sự hoán đổi vị trí. Bác cả Trọng lên chủ tịch, anh Tư Sang làm tổng bí thư.
Tấn kịch danh lợi quan trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa sắp tới chắc chắn sẽ rất là hấp dẫn.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã vô cùng mất lòng dân, tình hình kinh tế xã hội ngày càng tụt dốc, môi trường sống tan hoang nát bét đầy ô nhiễm, đạo đức xã hội và giáo dục xuống cấp trầm trọng, tham nhũng hoành hành công khai trắng trợn, ngoại bang không ngừng lấn ép dòm ngó mưu chiếm đoạt lãnh thổ lãnh hải ... Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là đảng csVN về cơ bản đã sai từ tư duy lý luận trong định hướng xây dựng đất nước văn minh hiện đại theo con đường chuyên chính vô sản độc tài toàn trị.
Đảng không thể thừa nhận cái sai trên, vì nếu thừa nhận thì không còn tư cách lãnh đạo. Nhưng không thừa nhận thì cũng không ổn vì sự thực nó chình ình trước mắt không thể chối cãi lẩn tránh được. Có một cách rất hữu hiệu là tìm một vài cá nhân nào đó để đổ tội, để chứng minh là sai do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân) chứ trị tuệ tập thể của đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn đúng. Ngày xưa, trong cải cách ruộng đất, để lấy lại lòng dân, Trường Chinh, Hồ Việt Thắng và một số người khác đã bị đem ra "tế thần dân". Ngày nay, đồng chí X và phe nhóm của đồng chí X là lễ vật "tế thần dân" tốt nhất trong tất cả các lễ vật mà đảng cộng sản Việt nam hiện có.
...
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ loạn đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình
...
Trên đây là bốn câu trong bài sấm 487, được cho là ứng với thời gian thế chiến II, đã được nhiều người lý giải khá rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, đó không chỉ là nghiệm số của thời kỳ ấy mà còn có thể coi như là cách giải phương trình có thể áp dụng cho những trường hợp khác, một trong số đó là "Cuộc chiến Ba - Tư" đang ở vào giai đoạn nước rút - các phe nhóm đang khẩn trương chạy đua trước Đại hội đảng 12 (đảng cộng sản Việt Nam).
* * *
Người ta vận dụng đoạn sấm trên bình luận thời cuộc ngày nay thế này: Có hai khả năng xảy ra (coi như là hai nghiệm số của phương trình):
* Nghiệm thứ nhất:
- Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh / Can qua xứ xứ loạn đao binh: Năm 2012 (Thìn - Long) - 2013 (Tị - Xà), dân chúng nổi lên khắp nơi do chính quyền bức hiếp dân quá thể, tiêu biểu là những vụ việc ở Tiên Lãng, Thái Bình, Văn Giang, Thạch Thất, Dương Nội ... Và những cá nhân vùng đứng lên chống lại áp bức bất công được nhân dân coi như anh hùng chống giặc nội xâm quan liêu tham nhũng.
- Để giữ vững quyền lãnh đạo, trước kỳ đại hội 12 sắp tới đây (2016 - Bính Thân), đảng cộng sản Việt Nam sẽ có những cuộc càn quét trấn áp lớn vào năm 2014 (Ngọ - Mã) - 2015 (Mùi - Dê - Dương). Nhiều người chống quan liêu tham nhũng, cổ xúy cho dân chủ nhân quyền sẽ bị đàn áp, tiêu diệt dù họ được nhân dân đồng tình và ngưỡng mộ, tức là kiếp nạn "anh hùng tận".
* Nghiệm thứ hai:
Tuy nhiên, chúng ta biết chắc rằng thế chiến II bùng phát mở rộng vào năm 1940 (Thìn - Rồng - Long) - 1941 (Tị - Rắn - Xà) và kết thúc vào năm 1945 (Dậu). Người khởi phát chiến tranh là bè lũ phát xít Đức do Hít - le cầm đầu, lên nắm quyền thủ tướng vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Một trong những đặc điểm của chế độ phát xít là sử dụng công an, mật vụ (SS, Gestapo), khủng bố tinh thần và thể xác, vu vạ trấn áp và tàn sát những người bất đồng chính kiến. Hit le từng là một người lính tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi Hitler lên nắm quyển, nhiều tập đoàn quân phát xít được thành lập và tấn công xâm lược các nước xung quanh.
- Mới đây, thế giới cũng trải qua khủng hoảng kinh tế (2008 - 2012). Vào thời kỳ này, anh Ba lên nắm quyền hành pháp (thủ tướng).
- Anh Ba cũng tuổi Kỷ Sửu như Hitler và cũng tham gia chiến tranh trước khi làm chính khách (anh Tư cũng tuổi Kỷ Sửu nhưng thời chiến tranh chỉ là du kích chứ không mang quân hàm hạ sĩ quan như anh Ba và Hitler).
- Hitler giỏi hùng biện, anh Ba giỏi "chém gió".
- Hitler giỏi lợi dụng tinh thần dân tộc Đức, anh Ba cũng khéo lợi dụng tinh thần dân tộc Việt, như là lên tiếng trong các vụ việc về chủ quyền biển đảo.
- Hitler tham gia vào đảng có tên Lao Động khởi đầu sự nghiệp chính trị. Anh Ba cũng bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng việc tham gia đảng Lao Động Việt Nam.
- Hitler giỏi lừa dối, còn anh Ba ...? Hitler là một thủ tướng trẻ, anh Ba cũng là một trong những thủ tướng cỡ trẻ nhất trong lịch sử cộng sản Việt Nam.
- Khi các tập đoàn quân sự Đức bị thua tơi tả, xảy ra một vài cuộc chính biến nhằm lật đổ Hitler nhưng không thành. Gần đây, các tập đoàn kinh tế quốc doanh Việt Nam xã hội chủ nghĩa thi nhau lỗ chổng vó, xảy ra một số cuộc lật "đồng chí X" nhưng chưa có kết quả như ý.
- Hitler lên nắm quyền xua quân đánh các nước. Sau khi anh Ba lên nắm quyền, nạn cướp đất của dân ngày càng lan tràn dữ dội.
- Năm 1940 (Canh Thìn), Hitler nhận chiến bại đầu tiên trước quân Anh (đất nước xung quanh là biển). Năm 2012 (Nhâm Thìn), lực lượng cưỡng chế đất (gồm chính quyền, công an, quân đội) nhận chiến bại đầu tiên trước những người nông dân ở Tiên Lãng - Hải Phòng, vùng đất giáp biển.
- Chiến tranh thế giới II bùng phát năm 1940 - 1941 (Thìn - Tị) và kết thúc năm 1945 (Dậu). Cuộc chiến Ba - Tư bùng lên từ cuối năm 2012 (Thìn) và nó phải kết thúc vào thời gian 2016 - 2017 (Thân - Dậu) vì đấy là thời gian diễn ra đại hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam, ai thắng ai thua sẽ được phán quyết cuối cùng ở đại hội ấy.
- Những thất bại quyết định sự thua của quân Đức xảy ra vào thời gian 1942 - 1943 (Ngọ - Mùi, tức Mã - Dương), ví dụ như trận Stalingrad. Anh Ba cùng phe nhóm thắng hay thua quyết định ở thời gian 2014 - 2015 (Giáp Ngọ - Ất Mùi). Cách đây tròn một con giáp, năm 2002 - Nhâm Ngọ, vụ án động trời Năm Cam nở bung và đi đến hồi kết năm 2003 - Quý Mùi, một trung tướng thứ trưởng Bộ Công an có liên quan. Án không được đánh tiếp vì có chỉ đạo "đánh đến thế thôi". Đầu năm 2014, việc Dương Trí Dũng có liên quan đến nhiều sĩ quan công an và cũng có một thứ trưởng công an dính vào. Lần này, đánh đến cùng hay đánh nửa vời???
- Năm 1933, sau khi Hitler nắm quyền, quốc hội Đức đi đến quyết định chỉ có đảng của Hitler (Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức) là đảng chính trị duy nhất nắm quyền. Vừa rồi, 2013, quốc hội Việt Nam cũng họp và ghi vào Hiến Pháp: đảng cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất nắm quyền.
.v.v....
* * *
Như vậy, có thể kết luận nghiệm thứ nhất là nghiệm bóng, nghiệm thứ hai mới là nghiệm thật. Nhưng nếu anh Ba và phe nhóm giỏi đến mức có thể thắng vận trời thì sao? Nhiều người cho rằng, nếu như thế thì rất có thể anh Ba sẽ trở thành một tổng số là (En-xin + Kim Chính Nhật) của Việt Nam. Nhưng, thời thế ngày nay khác năm 1991 và Việt Nam cũng không phải là Bắc Hàn. Vậy nên, nếu anh Ba thắng thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ lâm vào thời kỳ rối loạn, cộng sản Việt Nam sẽ suy yếu sập đổ, và, sau hàng chục năm, rất có thể lực lượng "dân chủ kiểu Putin" sẽ nắm quyền kiểm soát nền chính trị Việt Nam.
* * *
Năm vừa qua, có xảy ra một sự kiện rất đình đám, ấy là sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đầu xuân, bàn vui tán tếu chuyện sấm ký, đồng dao thì không thể không nhắc đến câu:
Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách cơ đồ đi tong
Ngoài ra, năm vừa rồi cũng xảy ra những sự kiện thời tiết bất thường, kỳ lạ nhất là ở Nghệ An cũng có tuyết rơi, khiến mọi người nhớ đến câu:
Bao giờ băng phủ Bắc Giang
Tuyết rơi Hà Nội thì tan cơ đồ
Rất nhiều người bảo rằng không bao giờ xảy ra tuyết rơi ở Hà Nội. Nghe cũng có vẻ có lý. Nhưng mà, trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam, chưa bao giờ Ba Vì thuộc về vùng đất Nhị Hà - Tô Lịch, chỉ đến thời cộng sản gần đây thì Ba Vì mới thuộc về Hà Nội. Từ Ba Vì, qua sông Đà khoảng vài chục kilomet là đến vùng Tân Sơn (vùng đất có gà chín cựa), ở đó, có một bản cũng hay có tuyết rơi vào mùa đông.
Tân Sơn có tuyết rơi khá thường xuyên, nay lại đến cả Nghệ An cũng có tuyết rơi, trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, thì khả năng xác xuất Ba Vì có tuyết rơi cũng không phải là nhỏ. Ba Vì có tuyết cũng tức là Hà Nội có tuyết.
* * *
Cuộc chạy đua nắm chức quyền của các đảng viên cộng sản Việt Nam đang đến độ cao trào. Có một số tin đồn về các khả năng tổ chức nhân sự cấp cao thế này:
1.
Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư: Trương Tấn Sang
Thủ tướng: Nguyễn Bá Thanh/Hoàng Trung Hải
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
Trưởng ban nội chính: Nguyễn Bá Thanh/Phạm Quang Nghị
2.
Chủ tịch nước: Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư: Trương Tấn Sang
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
Thủ tướng: Nguyễn Bá Thanh/Hoàng Trung Hải
Trưởng ban nội chính: Nguyễn Bá Thanh/Phạm Quang Nghị
3.
Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Kim Ngân/Phùng Quang Thanh
Tổng bí thư: Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng: Vũ Đức Đam
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân/Phùng Quang Thanh
Chưa biết ai có thể thắng ai??? Nhưng có thể thấy cơ của chị Ngân hơi bị cao. Trong trường hợp chị Ngân thắng thế thì phó cho chị Ngân sẽ là một nhân vật tương đối lạ, đó là Bạc Hồng Mai (nguyên bí thư huyện ủy Mường La). Tại sao lại là chị Ngân, chị Mai? Vì hai chị này có khả năng điều hòa giải quyết các mâu thuẫn nội bộ.
Một số người cho rằng, phe Sang - Trọng muốn thắng thì ngay trong năm Giáp Ngọ 2014 này, nên có sự hoán đổi vị trí. Bác cả Trọng lên chủ tịch, anh Tư Sang làm tổng bí thư.
Tấn kịch danh lợi quan trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa sắp tới chắc chắn sẽ rất là hấp dẫn.
(Dân luận)
Khổ nhất là khi ta... định hướng sai
Đó là câu trả lời của Thánh Anthony khi Ngài trả lời câu hỏi của một
người mù: “Trí tuệ mẫn tiệp như ngài có phải chịu khổ điều gì không?”.
Ngài chỉ thọ được 36 tuổi, nhưng xem ra, câu trả lời của vị thánh nổi
tiếng của Thiên chúa giáo vẫn còn linh nghiệm đến muôn đời.
Đất nước ta có vị trí địa chính trị rất đặc biệt, chịu tác động rất sớm ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc cũng như tiếp xúc sớm với các nước phương Tây như Hà Lan, Pháp, Mỹ. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có đặc thù đậm nét mang bản sắc dân tộc đó là “tam vị nhất thể” gồm có: Nhà (từng gia đình); Làng (đơn vị cơ sở) và Nước (cả dân tộc). Tất cả tam vị này hòa quyện làm một, tạo thành hồn nước. Người yêu nước, nhất là ở cương vị lãnh đạo càng cần phải biết làm cho cuộc sống bản thân trong… tam vị nhất thể.
Nhìn chung, trên thế giới, một trong các yếu tố thành công nhất để đất nước phát triển là nhờ có người đứng đầu là bậc hiền tài, giầu tài năng và đức độ, có tổ chức và cơ chế thuận lợi để phát huy hết tài năng và đức độ làm giầu, làm đẹp, giữ vững và mở mang đất nước, có định hướng đúng đắn phát triển bền vững của đất nước.
Lịch sử nước VN cũng không thiếu những bậc minh quân đã được ghi danh hiển hách với non sông đất nước. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi, nước ta vì sao đến giờ này vẫn còn định hướng đi lên CNXH và vài thập niên gần đây có không, những bậc “anh tài” trong thiên hạ, khiến dân chúng “tâm phục, khẩu phục”, liệu có những câu trả lời?. Chí ít, có không những quan chức, lãnh đạo được dân nể, dân trọng, dân tin?.
Chỉ riêng trong lĩnh vực chính sách thôi, người ta đã thống kê vài năm trở lại đây, hàng loạt văn bản luật của các cơ quan quản lý nhà nước, thường gặp phải phản ứng mạnh của dư luận do tính thiếu khả thi trong thực tiễn. Hoặc không ít những phát ngôn của các quan chức, bộc lộ tính ngô nghê, hời hợt, thậm chí xa lạ với đời sống dân chúng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn này là do bất cập của cơ chế tuyển chọn nhân sự và nguyên tắc " tập trung dân chủ" bao trùm lên xã hội ta đã gây nên.
Chúng ta đang sống trong cái xã hội mà quốc nạn tham nhũng, nhóm lợi ích, sự vô cảm, thói quan liêu, xa rời cuộc sống của nhân dân nó quá “quen thuộc”, nên gần như trở thành phải chấp nhận mà sống. Những người tâm huyết luôn trăn trở với vận nước thường hay bị sốc, và đau đớn, vì những gì mình chứng kiến, theo thời gian cũng bình thản hơn rất nhiều. Vì hiểu đó là quy luật tất yếu của một đời sống "chính trị hóa" nặng nề toàn bộ đời sống xã hội theo kiểu áp đặt. Giờ là lúc nó bộc lộ hết những hệ lụy của một chủ ý, một học thuyết ấu trĩ, một ý thức hệ tư tưởng ngộ nhận mà cứ tưởng ta là thầy thiên hạ.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, dân trí xã hội ngày càng được nâng cao, càng đòi hỏi tầng lớp lãnh đạo nâng cao trình độ, có tư duy sáng suốt và có trách nhiệm trước công chúng, khi phát ngôn trước báo chí, khi huấn thị, hoặc phát biểu trước các phương tiện thông tin đại chúng. Họ cần rất thận trọng, chuẩn bị chu đáo khi gửi đi thông điệp.
Người dân cứ tưởng câu chuyện lãnh đạo đi các địa phương thường chỉ đọc bài soạn sẵn và điệp khúc chán phèo “nuôi con gì, trồng cây gì” đã trở thành dĩ vãng. Thì cách đây ít lâu, cả một bộ sậu rất bề thế đi làm việc ở Sơn La, phát biểu trước truyền hình ý kiến “chỉ đạo”, đã cho những câu vàng ngọc, đại ý: “Tôi đi thăm Điện Biên thấy họ làm thế này, cho dân đóng góp vào việc xây dựng công trình này , thế là nhà nước và nhân dân cùng làm, làm như thế là tốt đấy, Sơn La nên học tập cũng làm như thế là tốt đấy!” vv… Nghe xong, mà buồn miên man. Mình đã ngồi đáy giếng đến mức ấy rồi, lại còn bảo đứa kia cũng ngồi đáy giếng phải làm giống con ếch ở… cái giếng bên cạnh!
Chúng ta có biết bao nhiêu chuyên gia tâm huyết, những điều họ chỉ ra đã không được ai nghe, thậm chí còn bị trù dập. Nhiều người, biết nhiều về hiện tình đất nước, họ cũng biết nhiều về thế giới, nhưng họ khác những vị quan chức đang lãnh đạo ở chỗ, họ biết phải trau dồi bản thân, họ biết phải học hỏi, phải tích lũy vốn sống và nhận thức, họ biết tiếp cận với kiến thức chung của nhân loại, họ thiết tha với dân và họ biết lắng nghe và họ biết là họ đang nói gì.
Ngược lại, có những quan chức đang ở vị trí dạy bảo thiên hạ lại không biết nghe, nói về định hướng cho cả dân tộc mà không nghĩ đến hậu quả nhãn tiền, nói mà không biết điều mình nói có ý nghĩa gì cho ai hay không, toàn nói “dông dài” như là để câu giờ khi phải đứng trên cái bục phát biểu. Điều này, có một hệ lụy nữa là có những vị đang ấn con cái và bồ bịch vào những vị trí như thế. Vì họ thấy làm “cha thiên hạ” không phải là khó, nói nhăng nói cuội thế nào cũng xong. Con cái nhà nào đang làm gì, bồ những ai đang ở đâu, thiên hạ biết cả, được vạch mặt chỉ tên hết cả, nhưng họ vẫn thản nhiên “làm duyên” trước xã hội, và vẫn cứ tiếp tục “dấn thân” và thăng tiến.
Nhân nói về tư duy làm chính sách và định hướng của lãnh đạo, người dân có thiện cảm, ấn tượng nhất với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh vì dám công khai nói thẳng, nói thật những suy nghĩ tâm huyết của mình trong bài báo nói về “lấy đá ghè vào chân mình” kể cả lúc phát biểu thảo luận ở Quốc hội. Ông Vinh tự tin kỳ họp của Quốc hội lần sau sẽ thông qua luật đầu tư công, được nhiều người chia sẻ, tán thưởng.
Chia sẻ với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh về đầu tư công chính là mảnh đất màu mỡ của lãng phí, tham nhũng ở nước ta, tuy nhiên, ông Vinh phải thuyết trình với Quốc hội nó khác gì luật ngân sách mà đầu tư công lại là một bộ phận quan trọng? Luật ngân sách đã có mà không thực hiện nghiêm chỉnh thì bầy ra luật đầu tư công để làm gì?
Thí dụ ở Mỹ, tiền công quĩ (public funds) của liên bang, tiểu bang, thành phố vv…là tài chính công thì chỉ được đầu tư dưới dạng bỏ tiền vào ngân hàng, được quĩ bảo hiểm Liên bang bảo hiểm, mua trái phiếu công chứ không được đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu tư nhân. Còn đầu tư vào hạ tầng cơ sở hay công sở thì phải do bên hành pháp thực hiện với sự đồng ý của Hội đồng nhân dân quyết định.
Lập luận của ông Bộ trưởng Bùi Quang Vinh về luật đầu tư công dễ tạo ra ảo tưởng bởi vì vấn đề cơ bản ở Việt Nam là:
Thứ nhất: Không phân biệt rõ ràng ngân sách giữa địa phương và trung ương, do vậy mới có chuyện địa phương quyết định đầu tư vào làm đường xá mà không có tiền, rồi lại cầu xin trung ương cho tiền trả. Cần nhớ rằng về nguyên tắc, anh chỉ được thu theo luật cho phép, và chi theo qui định của cơ quan chính quyền liên quan quyết định, không thể chi cái mình không có.
Thứ hai: Đầu tư mà không thật sự cần sự đồng ý của các cơ quan đại diện nhân dân như Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Điển hình là sự tự tung, tự tác của Chính phủ, hàng năm chi tiêu vượt quá ngân sách Quốc hội cho phép từ 30-60%. Quyết định của Quốc hội như thế khác gì tờ giấy lộn.
Thứ ba: Các doanh nghiệp nhà nước là độc lập với ngân sách, không thể được quyền giữ lại thuế phải đóng về tự đầu tư và cũng không thể hàng năm nhận tiền từ ngân sách để đầu tư. Anh tăng vốn đầu tư thì anh phải bán trái phiếu công ty trên thị trường và phải chịu sự đánh giá trước khi được phép bán. Một doanh nghiệp nhà nước cũng không thể tự tung, tự tác lập các công ty con như hiện nay vv...
Thật ra, luật đầu tư công là thừa vì nước ta không thiếu luật chứ không phải vì một luật như thế là sai. Song vì cái cơ chế hiện hành, nên luật thừa mà vẫn thiếu luật. Cái sai của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh không phải ở chỗ ông đề xuất luật đầu tư công, mà ở chỗ trong cơ chế của hệ thống chính trị hiện tại, có đề ra bao nhiêu luật mới nữa cũng không đủ, vì nó thiếu hẳn một cơ chế cưỡng bách thi hành luật. Hiến pháp còn phải đặt dưới cương lĩnh của đảng cầm quyền (thực ra là đảng nắm quyền) thì còn luật nào được thực thi theo đúng nghĩa của nó?
Chúng ta đang sống trong “thời loạn”. Xã hội chúng ta đang mất kiểm soát. Thế hệ đang lớn lên không có chỗ dựa về mặt niềm tin và mất phương hướng. Chúng ta làm băng hoại vị thế của “văn hóa chân- thiện mỹ” trong xã hội, làm người lương thiện luôn sống cảm thấy bất an, bất ổn, nhưng cũng không ít kẻ không biết sợ “lẽ phải”, không biết sợ đạo lý, không cần những giá trị chuẩn mực, và không sợ bị trừng phạt, bởi họ coi thường mọi thang bậc giá trị. Gia đình thì lỏng lẻo, giáo dục kém, xã hội không có chỗ dựa nên sự tử tế bị xói mòn và hiếm hoi, cái ác ngự trị, cái thiện bị coi là ngu, là dại.
Đạo đức xã hội phải dựa trên rất nhiều nền tảng của xã hội văn minh đó là truyền thống về mọi mặt cả về tư duy triết học, nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, tôn giáo và rất nhiều phương diện khác nữa. Trong khi đó, chúng ta gói hết lại dồn vào mớ lý thuyết suông về đạo đức XHCN, nên chúng ta mới phải chứng kiến cái mớ hổ lốn gọi là xã hội thời nay.
Để kết luận bài viết này, xin mượn lời của bà Merkel Thủ tướng Đức người từng sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa đã có nhận định chua chát về tính trung thực và dối trá trong cái xã hội này đại ý: " Nếu không có thần kinh vững thì sẽ phát điên vì đi đâu cũng gặp sự giả dối".
Việt Nam cũng không khác lắm khi vẫn đi theo lối mòn mà ngay cả người dẫn dắt đã phải công khai thừa nhận con đường chúng ta đang đi " đến cuối thế kỷ này không biết đã hoàn thiện chưa”? Thật cay đắng. Chợt nhớ tới đối thoại giữa một người mù hỏi thánh Anthony: "Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không?” . Ông thánh trả lời: "Có, đó chính là lúc ngươi mất phương hướng!"
Người mù suy ngẫm một lúc rồi hỏi lại thánh Anthony: “Trí tuệ mẫn tiệp như ngài có phải chịu khổ điều gì không?”
Đáp: “Nhiều chứ. Đó là những lúc ta định hướng sai!”
Không biết sợ đạo lý, không cần những giá trị chuẩn mực, và không sợ
bị trừng phạt, bởi họ coi thường mọi thang bậc giá trị. Gia đình thì
lỏng lẻo, giáo dục kém, xã hội không có chỗ dựa nên sự tử tế bị xói mòn
và hiếm hoi, cái ác ngự trị, cái thiện bị coi là ngu, là dại.
Đạo đức xã hội phải dựa trên rất nhiều nền tảng của xã hội văn minh đó
là truyền thống về mọi mặt cả về tư duy triết học, nghệ thuật, văn hóa,
lịch sử, tôn giáo và rất nhiều phương diện khác nữa. Trong khi đó,
chúng ta gói hết lại dồn vào mớ lý thuyết suông về đạo đức XHCN, nên
chúng ta mới phải chứng kiến cái mớ hổ lốn gọi là xã hội thời nay.
Để kết luận bài viết này, xin mượn lời của bà Merkel Thủ tướng Đức người từng sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa đã có nhận định chua chát về tính trung thực và dối trá trong cái xã hội này đại ý: " Nếu không có thần kinh vững thì sẽ phát điên vì đi đâu cũng gặp sự giả dối".
Tô Văn Trường
(Người Lót gạch)
Để kết luận bài viết này, xin mượn lời của bà Merkel Thủ tướng Đức người từng sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa đã có nhận định chua chát về tính trung thực và dối trá trong cái xã hội này đại ý: " Nếu không có thần kinh vững thì sẽ phát điên vì đi đâu cũng gặp sự giả dối".
Tô Văn Trường
(Người Lót gạch)
Phạm Thị Hoài - Trần Thắng Lợi, Nguyễn Ái Quốc và “Đảng ta”
Bài “Đảng ta” của Hồ Chí Minh [1], đăng trong tập san Sinh hoạt Nội bộ [2] số 13, tháng 1-1949, là một bài báo đặc biệt. Một mặt, nó thường xuyên được các nhà tuyên giáo của Đảng trích dẫn và lấy làm điểm tựa.
Thậm chí cụm từ “Đảng ta” từ đây được coi như một phát kiến độc đáo,
mặc dù nó đã xuất hiện trong các văn kiện Đảng từ trước 1945 và cũng
được chính Hồ Chí Minh dưới bút danh X.Y.Z dùng tràn ngập trong tác phẩm
Sửa đổi lề lối làm việc từ năm 1947. Mặt khác, bài báo này
chứa đúng 8 chữ mà cho đến nay không một nhà truyền bá lịch sử Đảng nào
dám hay muốn đụng vào. Tám chữ lạ lùng này lại nằm trong một đoạn văn
cũng gây kha khá rắc rối, khiến bài báo rơi vào số phận kì quặc: vừa bị
né tránh vừa được ca ngợi hết lời.
Đoạn đó như sau:
“Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau.
Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.
Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám.
Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.
Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng.
Thế là Đảng ta chân chính thành lập.
Đó là ngày lịch sử mồng 6-1-1930.”
Hai câu hỏi phiền hà nhất liên quan đến Hội nghị thành lập Đảng đều tập trung trong đoạn văn này. Thứ nhất, thời điểm. Thứ hai, nhân sự.
Về thời điểm, trong “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930″ [3], Nguyễn Ái Quốc ghi rõ: “Lập tức tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23-12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm (Đông Dương và An Nam).Chúng tôi họp vào ngày mồng 6-1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2“. Trong “Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương” [4] viết năm 1933, Tổng Bí thư thứ ba của Đảng, ông Hà Huy Tập, cũng nhiều lần nhắc chính xác ngày 6 tháng Giêng là ngày diễn ra Hội nghị hợp nhất. Tuy trong “Tư liệu bổ sung về nguồn gốc các tổ chức cộng sản ở Đông Dương” [5] viết trước đó, dưới bút danh Giôdép Marát, ông ghi thời điểm này là tháng 2-1930, song lại có một chú thích của biên tập cho tư liệu này như sau: “Từ giữa năm 1932 đến đầu năm 1933, các tác phẩm của đồng chí Hà Huy Tập đều viết ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là 3-2-1930. Đến giữa năm 1933, đồng chí đã cải chính lại là 6-1 chứ không phải 3-2.”
Tuy vậy, ngày 3 tháng 2 chứ không phải ngày 6 tháng 1 vẫn được thông qua trong Nghị quyết sửa đổi ngày sinh “cho phù hợp với sự thật” của Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ III ngày 10-9-1960 như sau: “Từ mấy chục năm nay, Đảng ta lấy ngày 6 tháng Giêng dương lịch làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. Nay căn cứ theo các văn kiện và tài liệu lịch sử, thì ngày bắt đầu cuộc Hội nghị hợp nhất để thành lập Đảng là ngày 3-2-1930 dương lịch, tức là ngày 5 tháng 1 theo âm lịch.” [6]
Nếu quả có sự nhầm lẫn kéo dài ba mươi năm, rằng đó là ngày 6 tháng 1 âm, thì phải chuyển thành ngày 4 tháng 2 dương, chứ không thể bỗng nhiên lui xuống, thành ngày 5 tháng 1 âm tức 3 tháng 2 dương được. Cách lí giải âm-dương này không thuyết phục. Rút cuộc thì hội nghị đã kéo dài bao nhiêu ngày và kết thúc vào ngày nào? Năm ngày, từ 03-2 đến 07-2 hay hơn một tháng, từ 06-1 đến 07-1? Và “các văn kiện và tài liệu lịch sử” nào đã dẫn đến “sự thật” đó? Theo ông Nguyễn Minh Cần [7], lí do được đưa ra rất giản dị, vì “các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu lưu trữ của Liên Xô” và ông Hồ Chí Minh ngồi trên chủ tịch đoàn của Đại hội đã gạt phăng, không cho thảo luận về việc sửa đổi ngày thành lập đó. Cùng với “các đồng chí Liên Xô”, dường như lời giải cho câu đố về ngày tháng ấy đã vĩnh viễn bị vùi vào quá khứ. Tất nhiên ngày 6 tháng 1 hay ngày 3 tháng 2 hay một ngày nào khác không khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mang một lí lịch ít hay nhiều vẻ vang hơn, song vấn đề thời điểm ngày thành lập cho thấy thái độ dễ dãi, tùy tiện và cả độc đoán của Đảng với chính lịch sử của mình, huống gì với lịch sử chung của dân tộc.
Về nhân sự, “Báo cáo tóm tắt hội nghị” [8] ngày 7-2-1930 ghi rõ ngay ở mục I: “Có mặt: 1. Một đại biểu của Quốc tế Cộng sản; 2. Hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 3. Hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng.” Như thế, tổng cộng là 5 người. Đó là: Nguyễn Ái Quốc (Quốc tế Cộng sản), Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh (Đông Dương Cộng sản Đảng), Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm (An Nam Cộng sản Đảng). Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác của Đảng sau này ghi thêm hai người của Quốc tế Cộng sản cũng có mặt với tư cách khách dự thính trong Hội nghị, đó là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Vậy chúng ta có khả năng thứ hai: 7 người, đã khác so với Báo cáo ngày 7-2 [9].
Song dường như còn có một khả năng thứ ba, gợi nên từ đoạn văn nêu trên.
Tác giả bài “Đảng ta” là Hồ Chí Minh, sử dụng bút danh Trần Thắng Lợi. Nghiên cứu việc ông Hồ sử dụng những bút danh nào vào mục đích nào và thời điểm nào hẳn là việc thú vị. Trong trên dưới 50-60 bút danh, Trần Thắng Lợi chỉ được ông Hồ dùng một lần. Với thời gian, chúng ta đã đủ làm quen với việc ông Hồ không có gì áy náy khi sử dụng một bút danh lạ hoắc để ca tụng bản thân. Mới đây tôi phải bật cười khi đọc tác phẩm Giấc ngủ mười năm [10] của Hồ Chí Minh với bút danh Trần Lực, trong đó ông Hồ cho một nông dân người Nùng tên Nông Văn Minh làm nhân vật xưng tôi viết thư “dâng lên Cụ Hồ để cảm ơn Người và chúc Người mạnh khoẻ“. Té ra chữ Người viết hoa này là sáng tạo của chính Người từ thuở ấy để chỉ riêng Người. Song trong bài “Đảng ta”, Trần Thắng Lợi làm một việc độc nhất vô nhị: Với 8 chữ lạ lùng nhất trong toàn bộ trước tác của Hồ Chí Minh: “ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi”, Trần Thắng Lợi tức Hồ Chí Minh đã hiển ngôn rằng mình và Nguyễn Ái Quốc là hai người khác nhau.
Người đọc không bối rối mới là lạ. Mấy chữ trước đó, “trong 7, 8 đại biểu“, khiến đã rối lại càng rối thêm. Vậy số người tham dự Hội nghị thành lập Đảng không phải là 5, không phải là 7, mà có thể là 8, và người thứ 8 này phải là Trần Thắng Lợi tức Hồ Chí Minh. Tôi phải thừa nhận rằng lí giải của tác giả cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo ở đoạn này có vẻ gỡ được mối bòng bong, đồng thời cũng góp phần giải thích vì sao Hồ Chí Minh có một vị trí tối thượng trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi Nguyễn Ái Quốc từng bị các lãnh tụ lừng lẫy khác của Đảng kịch liệt phê bình. Ngay trong năm 1930, Hội nghị Trung ương tháng 10 đã xóa bỏ bản “Chính cương của Đảng” do Nguyễn Ái Quốc thảo và được Hội nghị hợp nhất thông qua bằng bản “Luận cương chính trị” của Trần Phú. Chỉ 3 năm sau ngày thành lập Đảng, ông Hà Huy Tập nhận định: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người đã có sáng kiến đề ra và lãnh đạo công cuộc thống nhất. Nhưng đồng chí đã phạm một loại sai lầm cơ hội chủ nghĩa trong thời gian hội nghị hợp nhất mà chúng ta không thể bỏ qua.” [11]
Song rất tiếc rằng giả thuyết xuất phát từ cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo vấp phải một mâu thuẫn khó nhằn: nếu ông Hồ Tập Chương tức Hồ Chí Minh quả thật đã thay thế ông Nguyễn Ái Quốc mất năm 1932 [12] thì vào thời điểm năm 1949 khi viết bài “Đảng ta”, ông Hồ Tập Chương tức Hồ Chí Minh không thể nói rằng tất cả đã hi sinh, ngoài mình và Nguyễn Ái Quốc cũng như Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cửu còn sống. Rốt cuộc thì 5, 7 hay 8 người đã tham dự hội nghị thành lập Đảng? Rốt cuộc thì Hồ Chí Minh tức Trần Thắng Lợi và Nguyễn Ái Quốc là hai hay một người?
Tất cả những câu hỏi ấy đến nay đều bị né tránh.
Tháng 2 3, 2014
© 2014 pro&contra
Đoạn đó như sau:
“Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau.
Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.
Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám.
Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.
Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng.
Thế là Đảng ta chân chính thành lập.
Đó là ngày lịch sử mồng 6-1-1930.”
Hai câu hỏi phiền hà nhất liên quan đến Hội nghị thành lập Đảng đều tập trung trong đoạn văn này. Thứ nhất, thời điểm. Thứ hai, nhân sự.
Về thời điểm, trong “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930″ [3], Nguyễn Ái Quốc ghi rõ: “Lập tức tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23-12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm (Đông Dương và An Nam).Chúng tôi họp vào ngày mồng 6-1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2“. Trong “Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương” [4] viết năm 1933, Tổng Bí thư thứ ba của Đảng, ông Hà Huy Tập, cũng nhiều lần nhắc chính xác ngày 6 tháng Giêng là ngày diễn ra Hội nghị hợp nhất. Tuy trong “Tư liệu bổ sung về nguồn gốc các tổ chức cộng sản ở Đông Dương” [5] viết trước đó, dưới bút danh Giôdép Marát, ông ghi thời điểm này là tháng 2-1930, song lại có một chú thích của biên tập cho tư liệu này như sau: “Từ giữa năm 1932 đến đầu năm 1933, các tác phẩm của đồng chí Hà Huy Tập đều viết ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là 3-2-1930. Đến giữa năm 1933, đồng chí đã cải chính lại là 6-1 chứ không phải 3-2.”
Tuy vậy, ngày 3 tháng 2 chứ không phải ngày 6 tháng 1 vẫn được thông qua trong Nghị quyết sửa đổi ngày sinh “cho phù hợp với sự thật” của Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ III ngày 10-9-1960 như sau: “Từ mấy chục năm nay, Đảng ta lấy ngày 6 tháng Giêng dương lịch làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. Nay căn cứ theo các văn kiện và tài liệu lịch sử, thì ngày bắt đầu cuộc Hội nghị hợp nhất để thành lập Đảng là ngày 3-2-1930 dương lịch, tức là ngày 5 tháng 1 theo âm lịch.” [6]
Nếu quả có sự nhầm lẫn kéo dài ba mươi năm, rằng đó là ngày 6 tháng 1 âm, thì phải chuyển thành ngày 4 tháng 2 dương, chứ không thể bỗng nhiên lui xuống, thành ngày 5 tháng 1 âm tức 3 tháng 2 dương được. Cách lí giải âm-dương này không thuyết phục. Rút cuộc thì hội nghị đã kéo dài bao nhiêu ngày và kết thúc vào ngày nào? Năm ngày, từ 03-2 đến 07-2 hay hơn một tháng, từ 06-1 đến 07-1? Và “các văn kiện và tài liệu lịch sử” nào đã dẫn đến “sự thật” đó? Theo ông Nguyễn Minh Cần [7], lí do được đưa ra rất giản dị, vì “các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu lưu trữ của Liên Xô” và ông Hồ Chí Minh ngồi trên chủ tịch đoàn của Đại hội đã gạt phăng, không cho thảo luận về việc sửa đổi ngày thành lập đó. Cùng với “các đồng chí Liên Xô”, dường như lời giải cho câu đố về ngày tháng ấy đã vĩnh viễn bị vùi vào quá khứ. Tất nhiên ngày 6 tháng 1 hay ngày 3 tháng 2 hay một ngày nào khác không khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mang một lí lịch ít hay nhiều vẻ vang hơn, song vấn đề thời điểm ngày thành lập cho thấy thái độ dễ dãi, tùy tiện và cả độc đoán của Đảng với chính lịch sử của mình, huống gì với lịch sử chung của dân tộc.
Về nhân sự, “Báo cáo tóm tắt hội nghị” [8] ngày 7-2-1930 ghi rõ ngay ở mục I: “Có mặt: 1. Một đại biểu của Quốc tế Cộng sản; 2. Hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 3. Hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng.” Như thế, tổng cộng là 5 người. Đó là: Nguyễn Ái Quốc (Quốc tế Cộng sản), Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh (Đông Dương Cộng sản Đảng), Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm (An Nam Cộng sản Đảng). Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác của Đảng sau này ghi thêm hai người của Quốc tế Cộng sản cũng có mặt với tư cách khách dự thính trong Hội nghị, đó là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Vậy chúng ta có khả năng thứ hai: 7 người, đã khác so với Báo cáo ngày 7-2 [9].
Song dường như còn có một khả năng thứ ba, gợi nên từ đoạn văn nêu trên.
Tác giả bài “Đảng ta” là Hồ Chí Minh, sử dụng bút danh Trần Thắng Lợi. Nghiên cứu việc ông Hồ sử dụng những bút danh nào vào mục đích nào và thời điểm nào hẳn là việc thú vị. Trong trên dưới 50-60 bút danh, Trần Thắng Lợi chỉ được ông Hồ dùng một lần. Với thời gian, chúng ta đã đủ làm quen với việc ông Hồ không có gì áy náy khi sử dụng một bút danh lạ hoắc để ca tụng bản thân. Mới đây tôi phải bật cười khi đọc tác phẩm Giấc ngủ mười năm [10] của Hồ Chí Minh với bút danh Trần Lực, trong đó ông Hồ cho một nông dân người Nùng tên Nông Văn Minh làm nhân vật xưng tôi viết thư “dâng lên Cụ Hồ để cảm ơn Người và chúc Người mạnh khoẻ“. Té ra chữ Người viết hoa này là sáng tạo của chính Người từ thuở ấy để chỉ riêng Người. Song trong bài “Đảng ta”, Trần Thắng Lợi làm một việc độc nhất vô nhị: Với 8 chữ lạ lùng nhất trong toàn bộ trước tác của Hồ Chí Minh: “ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi”, Trần Thắng Lợi tức Hồ Chí Minh đã hiển ngôn rằng mình và Nguyễn Ái Quốc là hai người khác nhau.
Người đọc không bối rối mới là lạ. Mấy chữ trước đó, “trong 7, 8 đại biểu“, khiến đã rối lại càng rối thêm. Vậy số người tham dự Hội nghị thành lập Đảng không phải là 5, không phải là 7, mà có thể là 8, và người thứ 8 này phải là Trần Thắng Lợi tức Hồ Chí Minh. Tôi phải thừa nhận rằng lí giải của tác giả cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo ở đoạn này có vẻ gỡ được mối bòng bong, đồng thời cũng góp phần giải thích vì sao Hồ Chí Minh có một vị trí tối thượng trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi Nguyễn Ái Quốc từng bị các lãnh tụ lừng lẫy khác của Đảng kịch liệt phê bình. Ngay trong năm 1930, Hội nghị Trung ương tháng 10 đã xóa bỏ bản “Chính cương của Đảng” do Nguyễn Ái Quốc thảo và được Hội nghị hợp nhất thông qua bằng bản “Luận cương chính trị” của Trần Phú. Chỉ 3 năm sau ngày thành lập Đảng, ông Hà Huy Tập nhận định: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người đã có sáng kiến đề ra và lãnh đạo công cuộc thống nhất. Nhưng đồng chí đã phạm một loại sai lầm cơ hội chủ nghĩa trong thời gian hội nghị hợp nhất mà chúng ta không thể bỏ qua.” [11]
Song rất tiếc rằng giả thuyết xuất phát từ cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo vấp phải một mâu thuẫn khó nhằn: nếu ông Hồ Tập Chương tức Hồ Chí Minh quả thật đã thay thế ông Nguyễn Ái Quốc mất năm 1932 [12] thì vào thời điểm năm 1949 khi viết bài “Đảng ta”, ông Hồ Tập Chương tức Hồ Chí Minh không thể nói rằng tất cả đã hi sinh, ngoài mình và Nguyễn Ái Quốc cũng như Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cửu còn sống. Rốt cuộc thì 5, 7 hay 8 người đã tham dự hội nghị thành lập Đảng? Rốt cuộc thì Hồ Chí Minh tức Trần Thắng Lợi và Nguyễn Ái Quốc là hai hay một người?
Tất cả những câu hỏi ấy đến nay đều bị né tránh.
Tháng 2 3, 2014
Phạm Thị Hoài
© 2014 pro&contra
_________________
Phụ lục
Trần Thắng Lợi
Đảng ta
(Tặng các đồng chí chi bộ)
Năm 1847, Mác và Ăngghen phát biểu “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. Sau 70 năm cách mạng Nga thành công. Sau 98 năm cách mạng Việt Nam thành công. Hiện nay, nước nào cũng có Đảng Cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn khắp thế giới. 20 triệu đảng viên cộng sản khắp các nước đang hăng hái lãnh đạo hàng trăm triệu người lao động và dân tộc bị áp bức, đấu tranh cho cuộc giải phóng của mình, cho một xã hội mới, cho chủ nghĩa cộng sản.
Đảng ta tuy trẻ trung, nhưng đã lập được những công trạng rất to tát.
Nhân ngày kỷ niệm thành lập Đảng, tôi nhắc lại vài mẩu chuyện của Đảng cho các đồng chí trẻ biết, chứ không phải viết lịch sử Đảng.
Năm 1921, trong cuộc Đại hội của Đảng Xã hội Pháp mở ở Tua (Tours), Đảng ấy chia làm hai phái. Phái thiểu số thì cứ giữ lấy Đảng Xã hội cũ. Phái đa số thì lập thành Đảng Cộng sản Pháp. Trong phái này có một người cộng sản đầu tiên của Đông Dương là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vượt qua lưới sắt của chủ nghĩa đế quốc Pháp và dần dần thấm vào nước ta.
Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng anh em cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Hội này đưa thanh niên trong nước ra Quảng Châu, huấn luyện họ, rồi phái họ trở về tuyên truyền và tổ chức khắp cả nước.
Năm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội khai toàn quốc Đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.
Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau.
Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.
Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám.
Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.
Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng.
Thế là Đảng ta chân chính thành lập.
Đó là ngày lịch sử mồng 6-1-1930.
Sự thống nhất làm cho đảng viên và quần chúng cả nước rất vui mừng và thêm hăng hái. Do đó mà Đảng phát triển rất mau, hoạt động rất mạnh. Từ đó trở đi, phong trào cách mạng ở nước ta đều do Đảng ta lãnh đạo.
Vì có một chủ nghĩa cách mạng nhất, một tổ chức chặt chẽ nhất, chí hy sinh tận tuỵ không bờ bến của đảng viên, có sự hăng hái vô cùng của quần chúng, nên Đảng ta thành lập không bao lâu, đã lãnh đạo được cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh, thành lập Xô viết Nghệ An. Nếu so sánh lịch sử cách mạng các nước, chúng ta có thể nói rằng Xô viết Nghệ An đối với Việt Nam cũng hơi giống cách mạng 1905 Nga.
Xô viết Nghệ An đã lôi cuốn được cả công nhân, nông dân và học sinh. Đã lập nên chính quyền nhân dân. Đã làm cho giặc Pháp kinh sợ. Thật là một cuộc cách mạng oanh liệt đầu tiên do giai cấp vô sản Việt Nam lãnh đạo.
Giặc Pháp đàn áp một cách vô cùng dã man. Hàng ngàn hàng vạn đảng viên và quần chúng bị giết chết, bị tù đày. Giặc Pháp đã xoa tay mừng rằng cách mạng Việt Nam, cộng sản Việt Nam hết rồi. Chúng nào có hiểu: Có thể ngăn sông, có thể đào núi, nhưng không có lực lượng nào có thể ngăn trở chủ nghĩa cộng sản phát triển và thực hiện.
Sau trận khủng bố ghê gớm 1930-1931, năm 1933 Đảng lại hoạt động mạnh và càng ngày càng mạnh.
Nói đến đây, tôi phải nhắc đến những đảng viên đã vì Đảng, vì giai cấp, vì dân tộc mà oanh liệt hy sinh như đồng chí Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, cùng trăm nghìn đồng chí khác. Và những thanh niên cộng sản anh dũng như Trọng Con, Hồng Quang. Máu xương của các tiên liệt đã thấm nhuần gốc rễ của Đảng ta, làm cho cây nó càng vững, ngành nó càng to, và kết quả khai hoa ngày càng rực rỡ.
Thế giới đại chiến lần thứ hai bùng nổ. Một lần nữa thực dân Pháp ra tay khủng bố. Nhiều đảng viên bị bắt, bị tù. Nhưng Đảng ta vẫn đứng vững. Đảng giao cho một số đồng chí thảo kế hoạch đánh Nhật chống Pháp. Các đồng chí ấy khai hội trên một bãi cỏ ở Quảng Tây. Trong 6,7 người, tôi chỉ nhớ tên các đồng chí Phùng Tự Do (đã hy sinh ở Na Rì, Bắc Cạn), Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.
Muốn đánh giặc, phải có quân đội. Đội du kích đầu tiên của nước ta lập ở Cao Bằng, với 12 người, trong đó có hai nữ đồng chí. Đội này do các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm và Bằng Giang phụ trách. Toàn đội chỉ có một khẩu “pạc-hoọc”, hai khẩu súng kíp và giáo mác. Thấy vậy, người khác có thể cười rằng đó là trò chơi trẻ con. Nhưng chính từ cái hạt cỏn con đó mà nay đã phát triển thành hàng chục vạn Vệ quốc quân và hàng trăm vạn dân quân du kích đang oanh liệt kháng chiến từ Bắc đến Nam, làm cho giặc Pháp phải kinh hồn, thế giới phải khen phục.
Trong mấy tháng, đội du kích số một ấy phát triển đã khá. Đảng giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp cải tổ thành đội Nam tiến. Khi đã lấy lại sáu tỉnh Việt Bắc và đã lập chính quyền nhân dân, đội Nam tiến đổi tên là Quân Giải phóng. Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Cộng hoà thành lập, Quân Giải phóng trở nên Vệ quốc quân.
Năm nay, Đảng ta mới 19 tuổi. Nhưng suốt 19 năm ấy, năm nào cũng là một năm đấu tranh dũng cảm. Kinh qua bao nhiêu cơn sóng gió, bao nhiêu bước khó khăn, càng nhiều gian nan, Đảng ta càng nhiều rèn luyện, càng thêm vững chắc và rộng lớn. Nhờ chính sách đúng, lãnh đạo chắc, kỷ luật nghiêm, nhờ tư tưởng thống nhất, mà Đảng ta và dân tộc ta được những thắng lợi vẻ vang ngày nay.
Tuy vậy, chúng ta tuyệt đối không được tự kiêu, tự đại.
Chúng ta có nhiều thành công, nhưng chúng ta cũng còn nhiều khuyết điểm. Mỗi đồng chí ta cần phải mạnh dạn và thành thật kiểm điểm mình, kiểm điểm đồng chí mình.
- Đã bỏ hết bệnh chủ quan, hẹp hòi chưa?
- Đã bỏ hết tư ý tiểu khí chưa?
- Đã luôn cố gắng học tập, luôn luôn cầu tiến bộ chưa?
- Đã thực hiện đoàn kết 100% chưa?
- Đã thật cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư chưa?
- Đã thật là người kiểu mẫu trong phong trào thi đua ái quốc chưa?
Nếu chưa thì phải làm cho kỳ được.
Sứ mệnh của Đảng ta rất to. Công việc Đảng ta rất nhiều. Đảng đòi hỏi chúng ta phải làm trọn nhiệm vụ của đảng viên.
Không có vinh dự nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng Cộng sản. Vì vậy, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, làm công việc gì, chúng ta cũng phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy. Như thế, thì dân tộc giải phóng nhất định thành công, thế giới cách mạng nhất định thành công.
Trần Thắng Lợi
(Viết đầu năm 1949. Tập san Sinh hoạt nội bộ, số 13, tháng 1-1949. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hà Đông xuất bản thành sách năm 1950)
Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 5
Trần Thắng Lợi
Đảng ta
(Tặng các đồng chí chi bộ)
Năm 1847, Mác và Ăngghen phát biểu “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. Sau 70 năm cách mạng Nga thành công. Sau 98 năm cách mạng Việt Nam thành công. Hiện nay, nước nào cũng có Đảng Cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn khắp thế giới. 20 triệu đảng viên cộng sản khắp các nước đang hăng hái lãnh đạo hàng trăm triệu người lao động và dân tộc bị áp bức, đấu tranh cho cuộc giải phóng của mình, cho một xã hội mới, cho chủ nghĩa cộng sản.
Đảng ta tuy trẻ trung, nhưng đã lập được những công trạng rất to tát.
Nhân ngày kỷ niệm thành lập Đảng, tôi nhắc lại vài mẩu chuyện của Đảng cho các đồng chí trẻ biết, chứ không phải viết lịch sử Đảng.
Năm 1921, trong cuộc Đại hội của Đảng Xã hội Pháp mở ở Tua (Tours), Đảng ấy chia làm hai phái. Phái thiểu số thì cứ giữ lấy Đảng Xã hội cũ. Phái đa số thì lập thành Đảng Cộng sản Pháp. Trong phái này có một người cộng sản đầu tiên của Đông Dương là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vượt qua lưới sắt của chủ nghĩa đế quốc Pháp và dần dần thấm vào nước ta.
Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng anh em cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Hội này đưa thanh niên trong nước ra Quảng Châu, huấn luyện họ, rồi phái họ trở về tuyên truyền và tổ chức khắp cả nước.
Năm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội khai toàn quốc Đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.
Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau.
Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.
Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám.
Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.
Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng.
Thế là Đảng ta chân chính thành lập.
Đó là ngày lịch sử mồng 6-1-1930.
Sự thống nhất làm cho đảng viên và quần chúng cả nước rất vui mừng và thêm hăng hái. Do đó mà Đảng phát triển rất mau, hoạt động rất mạnh. Từ đó trở đi, phong trào cách mạng ở nước ta đều do Đảng ta lãnh đạo.
Vì có một chủ nghĩa cách mạng nhất, một tổ chức chặt chẽ nhất, chí hy sinh tận tuỵ không bờ bến của đảng viên, có sự hăng hái vô cùng của quần chúng, nên Đảng ta thành lập không bao lâu, đã lãnh đạo được cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh, thành lập Xô viết Nghệ An. Nếu so sánh lịch sử cách mạng các nước, chúng ta có thể nói rằng Xô viết Nghệ An đối với Việt Nam cũng hơi giống cách mạng 1905 Nga.
Xô viết Nghệ An đã lôi cuốn được cả công nhân, nông dân và học sinh. Đã lập nên chính quyền nhân dân. Đã làm cho giặc Pháp kinh sợ. Thật là một cuộc cách mạng oanh liệt đầu tiên do giai cấp vô sản Việt Nam lãnh đạo.
Giặc Pháp đàn áp một cách vô cùng dã man. Hàng ngàn hàng vạn đảng viên và quần chúng bị giết chết, bị tù đày. Giặc Pháp đã xoa tay mừng rằng cách mạng Việt Nam, cộng sản Việt Nam hết rồi. Chúng nào có hiểu: Có thể ngăn sông, có thể đào núi, nhưng không có lực lượng nào có thể ngăn trở chủ nghĩa cộng sản phát triển và thực hiện.
Sau trận khủng bố ghê gớm 1930-1931, năm 1933 Đảng lại hoạt động mạnh và càng ngày càng mạnh.
Nói đến đây, tôi phải nhắc đến những đảng viên đã vì Đảng, vì giai cấp, vì dân tộc mà oanh liệt hy sinh như đồng chí Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, cùng trăm nghìn đồng chí khác. Và những thanh niên cộng sản anh dũng như Trọng Con, Hồng Quang. Máu xương của các tiên liệt đã thấm nhuần gốc rễ của Đảng ta, làm cho cây nó càng vững, ngành nó càng to, và kết quả khai hoa ngày càng rực rỡ.
Thế giới đại chiến lần thứ hai bùng nổ. Một lần nữa thực dân Pháp ra tay khủng bố. Nhiều đảng viên bị bắt, bị tù. Nhưng Đảng ta vẫn đứng vững. Đảng giao cho một số đồng chí thảo kế hoạch đánh Nhật chống Pháp. Các đồng chí ấy khai hội trên một bãi cỏ ở Quảng Tây. Trong 6,7 người, tôi chỉ nhớ tên các đồng chí Phùng Tự Do (đã hy sinh ở Na Rì, Bắc Cạn), Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.
Muốn đánh giặc, phải có quân đội. Đội du kích đầu tiên của nước ta lập ở Cao Bằng, với 12 người, trong đó có hai nữ đồng chí. Đội này do các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm và Bằng Giang phụ trách. Toàn đội chỉ có một khẩu “pạc-hoọc”, hai khẩu súng kíp và giáo mác. Thấy vậy, người khác có thể cười rằng đó là trò chơi trẻ con. Nhưng chính từ cái hạt cỏn con đó mà nay đã phát triển thành hàng chục vạn Vệ quốc quân và hàng trăm vạn dân quân du kích đang oanh liệt kháng chiến từ Bắc đến Nam, làm cho giặc Pháp phải kinh hồn, thế giới phải khen phục.
Trong mấy tháng, đội du kích số một ấy phát triển đã khá. Đảng giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp cải tổ thành đội Nam tiến. Khi đã lấy lại sáu tỉnh Việt Bắc và đã lập chính quyền nhân dân, đội Nam tiến đổi tên là Quân Giải phóng. Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Cộng hoà thành lập, Quân Giải phóng trở nên Vệ quốc quân.
Năm nay, Đảng ta mới 19 tuổi. Nhưng suốt 19 năm ấy, năm nào cũng là một năm đấu tranh dũng cảm. Kinh qua bao nhiêu cơn sóng gió, bao nhiêu bước khó khăn, càng nhiều gian nan, Đảng ta càng nhiều rèn luyện, càng thêm vững chắc và rộng lớn. Nhờ chính sách đúng, lãnh đạo chắc, kỷ luật nghiêm, nhờ tư tưởng thống nhất, mà Đảng ta và dân tộc ta được những thắng lợi vẻ vang ngày nay.
Tuy vậy, chúng ta tuyệt đối không được tự kiêu, tự đại.
Chúng ta có nhiều thành công, nhưng chúng ta cũng còn nhiều khuyết điểm. Mỗi đồng chí ta cần phải mạnh dạn và thành thật kiểm điểm mình, kiểm điểm đồng chí mình.
- Đã bỏ hết bệnh chủ quan, hẹp hòi chưa?
- Đã bỏ hết tư ý tiểu khí chưa?
- Đã luôn cố gắng học tập, luôn luôn cầu tiến bộ chưa?
- Đã thực hiện đoàn kết 100% chưa?
- Đã thật cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư chưa?
- Đã thật là người kiểu mẫu trong phong trào thi đua ái quốc chưa?
Nếu chưa thì phải làm cho kỳ được.
Sứ mệnh của Đảng ta rất to. Công việc Đảng ta rất nhiều. Đảng đòi hỏi chúng ta phải làm trọn nhiệm vụ của đảng viên.
Không có vinh dự nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng Cộng sản. Vì vậy, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, làm công việc gì, chúng ta cũng phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy. Như thế, thì dân tộc giải phóng nhất định thành công, thế giới cách mạng nhất định thành công.
Trần Thắng Lợi
(Viết đầu năm 1949. Tập san Sinh hoạt nội bộ, số 13, tháng 1-1949. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hà Đông xuất bản thành sách năm 1950)
Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 5
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
[2] Theo thông tin trên Tạp chí Cộng sản: “Tạp chí Sinh hoạt Nội bộ
ra đời tháng 8-1947, với tư cách là ‘cơ quan trung ương huấn luyện công
tác và lý luận’. Nhưng vì hồi bấy giờ Đảng không ra công khai, cho nên
trên bìa số 1 ghi là ‘của Cứu quốc Hội’, từ số 2 đến số 13 ghi là ‘của
Đoàn thể’, và từ số 14 (ra tháng 2-1949) ghi là ‘của Đảng’… Tạp chí Sinh hoạt Nội bộ
do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng, trực tiếp phụ trách. Đồng
chí Trường Chinh định ra kế hoạch từng số và phân công người viết
bài… Từ khi ra đời (tháng 8-1947) cho đến tháng 3-1950, Sinh hoạt Nội bộ đã xuất bản được 20 số. Từ tháng 3-1950, tạp chí Sinh hoạt Nội bộ đình bản, và sau đó được thay thế bằng Tạp chí Cộng sản.”
[3] Hồ Chí Minh, sđd, tập 3
[3] Hồ Chí Minh, sđd, tập 3
[4]
Nguyên bản tiếng Pháp “Essai d’histoire du mouvement communiste en
Indochine”, tác giả là Hồng Thế Công, một bút danh của Hà Huy Tập.
[5] Văn kiện Đảng, tập 4
[6] Văn kiện Đảng, tập 21
[7] Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, bản lưu hành trên Internet
[8] Văn kiện Đảng, tập 2
[9]
Điều đáng lưu ý là đầu năm 1949, khi Hồ Chí Minh viết bài “Đảng ta”,
Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm và Lê Hồng Sơn (tức Tản Anh) đã bị chính
quyền thực dân Pháp giết hại từ lâu, nhưng trong số người còn lại có
Nguyễn Thiệu, khi đó ở miền Nam, mà ông Hồ không hề nhắc đến. Hai năm
sau, khi Hồ Tùng Mậu cũng hi sinh trong kháng chiến, hai người duy nhất
còn lại ngoài Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Thiệu và Trịnh Đình Cửu. Cả hai
ông đều chỉ lên tới những chức vụ hữu danh vô thực bậc trung trong bộ
máy lãnh đạo của Đảng, một trở thành Giám đốc Viện Bảo tàng Cách mạng,
một trở thành Phó Giám đốc Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện
Hồ Chí Minh.
[10] Tổng bộ Việt Minh xuất bản năm 1949. Hồ Chí Minh, sđd, tập 5
[11] Hà Huy Tập, “Essai d’histoire du mouvement communiste en Indochine”, bài đã dẫn
[12] Trong bài “Kỷ niệm 3 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương” 1933, Văn kiện Đảng, tập 4, ông Hà Huy Tập cũng nói rõ rằng “đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị ám sát trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công“.
2014 - Năm khởi sắc hay lụi tàn của Trung Quốc ?
Năm 2014 được xem là một năm sẽ đánh dấu những thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử của Trung Quốc.
Liệu rằng những chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực như hệ thống kinh tế, bất ổn xã hội, ô nhiễm môi trường cùng việc xây dựng những mục tiêu tăng trưởng ổn định, sẽ giúp Trung Quốc giành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, 2014 có thể là năm mà những kỳ tích lâu nay của Trung Quốc sẽ tan thành mây khói cùng với những hậu quả chấn động.
Trong hàng thập niên, hàng năm qua, những dự báo tương tự đã được các chuyên gia công bố song kịch bản tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.
Mặc
dù, phải đối mặt với những thách thức lớn như hình thành một nền kinh
tế thị trường từ chỗ phát triển vô định hình, xây dựng cấu trúc hạ tầng
mang đẳng cấp thế giới, đô thị hóa hàng trăm triệu nông dân, song những
chính sách mà Bắc Kinh đang thi hành lại đang phát huy hiệu quả và tiếp
tục gặt hái thành công lớn hơn nhiều so với kỳ vọng.
Tuy nhiên, mọi thứ giờ đã khác. Trong vài năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển thiếu cân bằng và thiếu tính ổn định. Đây cũng là vấn đề nan giải trong gần một thập niên qua khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sống dựa vào chính sách tiền tệ giá rẻ và chi tiêu công.
Thậm chí, trước cả thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát, giới quan chức hàng đầu Bắc Kinh từng thừa nhận mà theo ngôn từ của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo là "nền kinh tế bất ổn, thiếu cân bằng, không thống nhất và không phù hợp".
Theo đó, chính phủ Trung Quốc cần ngừng việc chi tiền dễ dãi cho công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, hay đổ vốn vào các công ty nhà nước và bất động sản.
Tuy nhiên, quyết định này lại gặp vô vàn khó khăn trong việc thi hành bởi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã dựa quá lớn vào thói quen chi tiền "vung tay" của chính phủ. Ngoài ra, sự can thiệp của các thế lực chính trị lớn như các công ty nhà nước và lãnh đạo Đảng Cộng sản cũng khiến việc thi hành chính sách trên trở nên bất khả thi.
Tuy nhiên, mọi thứ giờ đã khác. Trong vài năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển thiếu cân bằng và thiếu tính ổn định. Đây cũng là vấn đề nan giải trong gần một thập niên qua khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sống dựa vào chính sách tiền tệ giá rẻ và chi tiêu công.
Thậm chí, trước cả thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát, giới quan chức hàng đầu Bắc Kinh từng thừa nhận mà theo ngôn từ của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo là "nền kinh tế bất ổn, thiếu cân bằng, không thống nhất và không phù hợp".
Theo đó, chính phủ Trung Quốc cần ngừng việc chi tiền dễ dãi cho công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, hay đổ vốn vào các công ty nhà nước và bất động sản.
Tuy nhiên, quyết định này lại gặp vô vàn khó khăn trong việc thi hành bởi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã dựa quá lớn vào thói quen chi tiền "vung tay" của chính phủ. Ngoài ra, sự can thiệp của các thế lực chính trị lớn như các công ty nhà nước và lãnh đạo Đảng Cộng sản cũng khiến việc thi hành chính sách trên trở nên bất khả thi.
Đây
cũng là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính và tăng trưởng
kinh tế toàn cầu sụt giảm. Song, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một
quyết định táo bạo khi chi 10% GDP để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế
quốc gia. May mắn, chính sách này đã phát huy hiệu quả. Điển hình, tăng
trưởng của Trung Quốc giữ ở mức trung bình hơn 9% trong những năm qua.
Nhưng Trung Quốc đã phải trả một cái giá khá đắt. Theo Ruchir Sharma - chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Quản trị Đầu tư Morgan Stanley tại New York, tổng nợ công và tư nhân của Trung Quốc hiện đang chiếm hơn 200% GDP - tỷ lệ lớn chưa từng có tại các nước đang phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương Trung Quốc đang ngập chìm trong núi nợ công khổng lồ.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khác như nạn ô nhiễm môi trường và tham nhũng.
Phần lớn người dân trên khắp lãnh thổ Trung Quốc đang chịu cảnh sống chung với nạn ô nhiễm nguồn nước và không khí, buộc dư luận phải lên tiếng.
Vấn nạn tham nhũng cũng đang trở thành đề tài gây bức xúc trong dư luận bởi lâu nay, chính phủ Trung Quốc áp đặt kiểm soát chặt chẽ đối với giới truyền thông trong việc đưa tin về các tham quan.
Song hiện nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận thấy rõ vấn đề và tiến hành thanh lọc quan chức cũng như siết chặt kỷ luật đảng nhằm buộc giới lãnh đạo tránh xa tham nhũng cũng như chuyển sự tập trung sang khắc phục những ảnh hưởng sinh thái thay vì chỉ quan tâm tới tăng trưởng kinh tế như trước đây.
Không thể phủ nhận, những thay đổi này lại đang vấp phải sự phản đối từ chính các chính trị gia ngay trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như một số lĩnh vực chiếm ưu thế trong xã hội.
Mặc dù, trong thời gian qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng song nhiều người Trung Quốc tin rằng phạm vi thi hành chỉ nằm trong một giới hạn nhất định.
Nhưng Trung Quốc đã phải trả một cái giá khá đắt. Theo Ruchir Sharma - chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Quản trị Đầu tư Morgan Stanley tại New York, tổng nợ công và tư nhân của Trung Quốc hiện đang chiếm hơn 200% GDP - tỷ lệ lớn chưa từng có tại các nước đang phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương Trung Quốc đang ngập chìm trong núi nợ công khổng lồ.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khác như nạn ô nhiễm môi trường và tham nhũng.
Phần lớn người dân trên khắp lãnh thổ Trung Quốc đang chịu cảnh sống chung với nạn ô nhiễm nguồn nước và không khí, buộc dư luận phải lên tiếng.
Vấn nạn tham nhũng cũng đang trở thành đề tài gây bức xúc trong dư luận bởi lâu nay, chính phủ Trung Quốc áp đặt kiểm soát chặt chẽ đối với giới truyền thông trong việc đưa tin về các tham quan.
Song hiện nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận thấy rõ vấn đề và tiến hành thanh lọc quan chức cũng như siết chặt kỷ luật đảng nhằm buộc giới lãnh đạo tránh xa tham nhũng cũng như chuyển sự tập trung sang khắc phục những ảnh hưởng sinh thái thay vì chỉ quan tâm tới tăng trưởng kinh tế như trước đây.
Không thể phủ nhận, những thay đổi này lại đang vấp phải sự phản đối từ chính các chính trị gia ngay trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như một số lĩnh vực chiếm ưu thế trong xã hội.
Mặc dù, trong thời gian qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng song nhiều người Trung Quốc tin rằng phạm vi thi hành chỉ nằm trong một giới hạn nhất định.
Ngoài
ra, ông Tập còn phải tìm cách ổn định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng
sản bằng cách thắt chặt kiểm soát những lời chỉ trích từ giới truyền
thông, giới học giả và các ông chủ tư nhân.
Đây chính là lý do khiến ông Tập cho xây dựng một hội đồng an ninh quốc gia chuyên trách các vấn đề an ninh nội địa. Động thái này cho thấy ông Tập đã nhìn thấy trước những thách thức lớn lao mà mình phải đối mặt.
Theo các chuyên gia, nếu giới lãnh đạo Trung Quốc thực hiện công cuộc chuyển dịch thành công, quốc gia này sẽ ngày càng lớn mạnh và ổn định hơn cũng như vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Song, nếu thất bại, Trung Quốc sẽ sa vào vũng lầy giống như các quốc gia đang phát triển như Hàn Quốc và Đài Loan một thời. Trong trường hợp này, Bắc Kinh sẽ phải chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm cùng với sự xuất hiện của các cuộc biểu tình quy mô lớn và hệ thống chính trị bị phá vỡ. Đây chính là bài toán thử thách tài điều hành của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Minh Thu
Đây chính là lý do khiến ông Tập cho xây dựng một hội đồng an ninh quốc gia chuyên trách các vấn đề an ninh nội địa. Động thái này cho thấy ông Tập đã nhìn thấy trước những thách thức lớn lao mà mình phải đối mặt.
Theo các chuyên gia, nếu giới lãnh đạo Trung Quốc thực hiện công cuộc chuyển dịch thành công, quốc gia này sẽ ngày càng lớn mạnh và ổn định hơn cũng như vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Song, nếu thất bại, Trung Quốc sẽ sa vào vũng lầy giống như các quốc gia đang phát triển như Hàn Quốc và Đài Loan một thời. Trong trường hợp này, Bắc Kinh sẽ phải chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm cùng với sự xuất hiện của các cuộc biểu tình quy mô lớn và hệ thống chính trị bị phá vỡ. Đây chính là bài toán thử thách tài điều hành của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Minh Thu
(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét