Tin thứ Hai, 21-10-2013
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 83 – 20/10/2013 (Thành). =>
- Cho anh vững vàng nơi đầu sóng (LĐ). - Thuyền trưởng và con tàu hết lòng cứu giúp ngư dân (VOV). - Ngày hội phụ nữ vì cộng đồng lần V- Tiếp sức Trường Sa thân yêu (VOH).
- Sấm Trạng Trình tiên đoán chuyện biển Đông (Ngô Minh).
- Hà Văn Thùy: VỚI HỌC VIỆN KHỔNG TỬ (DĐXHDS). - Quan hệ Tàu Cộng – Việt Cộng: con đường lệ thuộc (Phi Vũ).
- Hãy dọ giá đất thì biết: 331.698 km² – giá bán là 16 chỉ vàng (Đinh Tấn Lực).
- Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp Phiên toàn thể thứ 13: Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội (CAND).
- Lảm nhảm Xây dựng lòng tin chiến lược để giải quyết vấn đề Biển Đông (VOV). - Nga quan ngại trước nguy cơ xung đột ở Biển Đông (TTXVN). - Quốc tế kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình (TTXVN/QĐND).
- Trung Quốc đổi mới tư duy về Biển Đông? (TQ).
- Philippines kiện Trung Quốc: Hai bên sẽ tuân thủ phán quyết (ĐV).
- Malaysia lập căn cứ trên Biển Đông (BBC).
- TẢN MẠN VỀ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM ” 20-10 (Bùi Hằng). - Những cánh hoa thời giông bão (DLB).
- Kinh dị (ANTĐ/DĐXHDS). “Đầu tiên là sự việc của một cô gái 20 tuổi. Cô ta đã bị tuyên án tù cho hưởng án treo nhưng tự động đi khỏi nơi cư trú, … Các chiến sĩ an ninh sân bay phải kéo cô vào cho kịp chuyến bay. … Ấy vậy mà về đến nhà, cô và ông bố hờ đầy nghi vấn lên mạng vu khống các chiến sĩ tại thời điểm đưa cô lên máy bay đã “bóp”… cô.” Một trong những bài liên quan: Công an bóp vú nữ sinh viên Phương Uyên (Dân luận) và nhiều bài trên Blog Lê Anh Hùng.
- Tin về phiên tòa xử Đinh Nhật Uy (DLB). - Xử Đinh Nhật Uy – Tỉnh Long An được gì? (DL).
- Người H Mông 4 tỉnh phía Bắc đổ về Hà Nội đòi thả người (FB Thanh Tran).
- Các Phật tử và tín hữu Công giáo lên án Hà Nội vì sử dụng luật pháp để kiểm soát tôn giáo (DTD).
- Tâm 8x: Nỗi đau người Nga và bài học nào cho Việt Nam??? (DL). “Riêng tôi, tôi cho rằng, bài học cho Việt Nam (người Việt Nam) bây giờ là: Hãy tập hợp lại – Thay đổi cái chế độ này, trước khi Đảng CS phá nát đất nước. Đừng để tương lai đất nước như Liên Bang Nga bây giờ: Phải mất hàng thập kỷ khắc phục hậu quả do Đảng CS mang lại.”
- David Thiên Ngọc: Trí thức Việt Nam trước vận mệnh non sông (Chính luận/DĐXHDS).
- Người trẻ với ước vọng phát triển Xã hội Dân sự tại Việt Nam (VOA/DĐXHDS).
- Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (22) (pro&contra).
- Thiếu tá Nguyễn Văn Minh: Cảnh giác trước lời kêu gọi “tạm dừng” sửa đổi Hiến pháp (QĐND/DĐXHDS).
- Dân tộc ta có sức mạnh tinh thần gì nổi trội? (Bà Đầm Xòe).
- Tang lễ của lòng dân (BBC). - Cần đề nghị UNESCO vinh danh Tướng Giáp (NLĐ).
- Hôm nay Quốc hội lại nhóm họp, vậy xin lần nữa điểm lá Đơn đề nghị xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội của hai ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng (lần 2) (DĐXHDS) từ hai ông Nguyễn Đăng Quang và Nguyễn Văn Khải, hy vọng ai đó trong số Đại biểu QH dám lên tiếng giữa hội trường nhắc nhở câu chuyện này, nhất là đại biểu nào xác định đây là nhiệm kỳ cuối cùng của đời mình, thì cũng đừng tiếc và sợ nữa. Mời xem lại: 1765. Đề nghị xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội của hai ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng (BS).
- Khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII: - Kỳ họp dài, chất lượng có mỹ mãn? (VNN). - Ý nguyện của dân (NLĐ). - Cử tri Hà Nội quan tâm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế (VOV). - Cử tri đề nghị giám sát EVN (TQ). - Cử tri mong đổi mới giáo dục, cải thiện giao thông (TTXVN). -Cử tri mong sớm có luật nhà giáo (PNTP).
- Hết cả lãnh đạo xứ này có công kênh nhau lên cũng chưa cao quá gối người phụ nữ trong ảnh (Đinh Tấn Lực).
- Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam (Phạm Nguyên Trường).
- Phạm Mạn: BÃO TRỜI VÀ BÃO QUAN THAM! (Trần Mỹ Giống). - Lừa… nhà nước (PLTP).
- Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực (tiếp theo) (DLB).
- Liệu sân bay Long Thành có thành Vina-airline ngập tham nhũng trong tương lai? (DCCT).
- Tà thuyết (Nguyễn Hoa Lư).
<- Việt Nam: Thêm 1 vụ quan tài diễu phố (ĐCV). - ‘Giá như đưa phong bì thì có lẽ Xuân sẽ không chết’ (Zing).
- Thái độ chê trách có vẻ như đứng ngoài, đứng trên tự cho mình không liên can. Tôi từ khước thái độ này. Tôi cũng là người Việt nên những thói hư tật xấu nếu có, tôi cũng có mang trong người không nhiều thì ít (Nguyễn Đăng Hưng).
- Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời: Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trả lời về vấn đề xóa đói giảm nghèo (CP).
- Tiền Nhà nước bồi thường năm 2013 tăng mạnh (VnEco).
- Cuộc sống khốn đốn của vợ con Dương Chí Dũng (NĐT).
- Nhà trái phép: Đóng phạt để tồn tại (NLĐ).
- Nhà văn ĐỖ PHƯƠNG KHANH : “ Về một thời…hải đạo kinh hoàng (!)” (Nhật Tuấn).
- Sếp Việt Cộng chỉ uống rượu Cognac thôi (phần 1) (Phan Ba).
- Chu Chi Nam: PHẢI CHĂNG CHIẾN TRANH LẠNH ĐÃ CHẤM DỨT (DĐXHDS). Một bài viết công phu, cung cấp kiến thức tổng quát, rất đáng đọc. - CÓ “HẬU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI” CHĂNG ? – Kỳ 4 (Bùi Văn Bồng).
- Trần Kiêm Ðoàn: Trại Vô Thần (2) (DĐTK).- NHỮNG TRANH CÃI VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG HOA (Hồ Hải). - Trung Quốc: Thị trưởng dùng giang hồ ép dân di dời (TT). - Giáo sư kêu gọi tự do mất việc (BBC). - Đại học Bắc Kinh giải thích về vụ sa thải giáo sư Hạ Nghiệp Lương (RFI).
- Sửa đổi Hiến pháp Miến Điện: Aung San Suu Kyi kêu gọi Bruxelles gây sức ép (RFI).
- Mỹ hiện đại hóa căn cứ quân sự tại Hàn Quốc (RFI).
- Bùi Hoàng Tám: Chuyện về sự hi sinh anh dũng của một người lính Trường Sa (DT). - Đón linh cữu liệt sĩ Trường Sa về nhà (TP).
- Biển Đông: Hợp tác hay lòng tin chiến lược? (Infonet). - Hội thảo quốc tế về an ninh và hợp tác ở biển Đông: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình (SGGP). - Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Vẫn còn đấu khẩu (PT).
- Khai mạc kỳ họp dài nhất, khó nhất (VNN). - Kỳ họp dài, chất lượng có mỹ mãn? (VNN). - Không xin gì cho riêng mình (VNN). - Nhiều ý kiến chưa đồng tình về chế định thu hồi đất (LĐ). - Kỳ họp lịch sử và kỳ vọng của nhân dân (PLTP). - Bức bối về khoảng cách (TN). - Vụ án Dương Chí Dũng: Bài học về công tác cán bộ! (TP)
- TS Võ Trí Hảo: Thân phận nàng dâu có được ra ở riêng? (TVN).
- Chống tham nhũng nên 3 lần bị trát phân vào nhà (KT). - Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Phải có cơ chế bảo vệ người chống tiêu cực (SGGP).
- Không nộp tiền thì không đóng dấu (ANTĐ).
- Sản phụ tử vong ở bệnh viện: Xé lòng cảnh cha dượng và hai đứa trẻ mồ côi (DV). - “Chúng tôi kêu cứu nhưng bác sĩ bỏ đi” (PLTP) (MK, có phải là người ko? đến loài vật còn biết xót thương trước sự đau đớn của Đồng loại....)
KINH TẾ- Nước ngoài có thể tham gia xử lý nợ xấu (RFA).
- Kinh tế Việt Nam: Cỗ xe chạy một động cơ (ĐT).
- Tàu to gặp sóng cả (DN/DĐDN). =>
- Thị trường tiền tệ đang diễn biến tích cực? (HNM). – Video: Chính sách kinh tế và cuộc sống : Tín dụng cho nền kinh tế (VTV).
- Những sự kiện kinh tế nổi bật trong tuần (TBNH).
- Nhà băng sáp nhập tự nguyện: Lựa chọn khôn ngoan (ĐT).
- Trốn thuế bằng chiêu “lỗ giả, lãi thật” (NLĐ). - 2 doanh nghiệp FDI bị cưỡng chế vì nợ thuế (HQ).
- Căn hộ lớn khó bán (NLĐ).
- Vẫn phải chịu chết lâm sàng (DN/DĐDN).
- Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức (RFA).
- “Vua bưởi hồ lô” lại xuất chiêu (NLĐ).
- Tiếp thị kiểu “khủng bố” (NLĐ).
- WTO: Ngân sách eo hẹp khó giải quyết tranh chấp (TTXVN).
- Kinh tế Trung Quốc có đà tăng trưởng mới ? (RFI).
- Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Mỹ bị phạt nhiều tỉ đôla (VOA). - JP Morgan đối mặt án phạt kỷ lục (BBC). - Mỹ: JP Morgan sẵn sàng nộp phạt 13 tỷ đô la để khỏi bị kiện (RFI).
- Nam Triều Tiên, Malaysia đồng ý hoán đổi 4,7 tỉ đôla (VOA).
- Giữ tiền đồng hay ngoại tệ ? (TN).
- Chuyện gì đang xảy ra tại Eximbank? (ĐTCK). - Khốn đốn vì nhà băng tranh nhau đòi nợ (VnEco).
- Tìm cách “níu chân” doanh nghiệp ở lại sàn (ĐTCK). - Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/10/2013 (Stockbiz).
- Căn hộ lớn khó bán (NLĐ). - Nhiều dự án bị khách hàng từ chối nhận nhà (VnM). - Ai “nắm đằng chuôi”? (PT).
- Ngành kinh doanh gas còn rối do hở luật (PLTP).
- Rục rịch chuẩn bị hàng tết (TN).
- Tìm đầu ra cho mật ong Tiên Yên (DV).
- Đất hoang cho bạc tỷ (DV).
- Thương nhân xuất khẩu gạo: Còn rối! (PLTP).
- Trung Quốc chuẩn bị cải cách ‘lớn chưa từng có’? (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO<- Nhìn lại di sản truyền thống (QĐND). - Tương lai nào cho Hội An? (Xuân Bình).
- Lịch sử trong mắt ai (PBVH). - Ra mắt tiểu thuyết “Cánh chim kiêu hãnh” của nhà văn Đỗ Bích Thúy.
- Phan Cẩm Thượng: Cái đẹp trong mắt ai (KH&ĐS/Chúng ta). - Cười đi… (Phước béo).
- Tin Cập Nhật lần 2 về sức khỏe của Nhạc sĩ Tô Hải (Nguyễn Tường Thụy).
- Về bài thơ: “Sống với nhau như thế nào?” (FB Bùi Quang Minh/DL).
- BÙI MINH QUỐC: EM NGỒI ĐÓ (Nguyễn Tường Thụy). - ÁO NGƯỜI NĂM ẤY (Tương Tri). - Văn Công Mỹ: Thơ Tặng Hiền Thê (BS).
- AI BIẾT LŨ CHIM VỀ ĐÂU? (Tương Tri). - Thu vàng (Tiền Vệ).
- LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ 18 – NĂM 2013: Chất lượng chưa đều, không nhiều phim hay (ND).
- Bộ phim mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội Thái sư Trần Thủ Độ lên sóng (NLĐ).
- Đạo diễn Doãn Hoàng Giang: Gã giang hồ nhút nhát (TT).
- Nghệ nhân cuối cùng của tranh bút lửa (TQ).
- Nóng: Phước Sang lại bị tố quỵt nợ tiền tỉ? (KT).
- Tuổi xế chiều, Thành Long muốn đóng phim chính kịch (NLĐ).
- Đàn vĩ cầm trên tàu Titanic giá kỷ lục (VNE).
- Xạ thủ hàng đầu Thái Lan bị bắn chết tại Bangkok (GDVN).
- Đi khắp làng xin đồ cưới ở Mường Bi (ĐSPL).
- Sách Việt tại Frankfurt (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Chuyện so sánh (Nguyễn Vạn Phú). - Đổ xô săn chứng chỉ tiếng Anh (NLĐ).
- Thạc sỹ thất nghiệp – Vì đâu nên nỗi? (BBC).
- Học hàm danh dự: Ngoại giao, hữu nghị là chính (VNN). - ĐH Oxford mời Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tham gia giảng dạy (SK&ĐS).
- Buổi học sau lũ (ĐHHT). - Viết trong ngày lũ. - Thương về miền nước lũ (DLB). - “Trắng trường” sau lũ quét (GD&TĐ). - Sau lũ, hàng nghìn học sinh Quảng Bình tay trắng đến trường (ND). =>
- Những học sinh ở tuổi “ông bà” (Kênh 14). - Già làng người Tày 71 tuổi vẫn đi học chữ (CAND).
- Sinh viên đổ xô kinh doanh hoa (GD&TĐ).
- Khoa Học Phương Tây và Triết Học Phương Đông (10) (DCVO).
- Học kiểu mới (TN).
- Mong thực hiện nghiêm túc (TT). - Các trường đại học ngại thống kê số sinh viên thất nghiệp (ANTĐ). - Sinh viên làm ô sin kiếm gần 10 triệu/tháng (KP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Người dân “khóc ròng” vì thủy triều vượt đỉnh (TT). - TP HCM: Triều cường đạt đỉnh, người dân bì bõm lội nước (NLĐ). - ‘Chạm mặt’ với đỉnh triều cường lịch sử (TN). - Triều cường làm ngập cả… UBND TP.Cần Thơ. - Vụ ngập bất ngờ ở Bình Dương: Do hồ Từ Vân xả lũ bất thường (TN).
- GIAI ĐOẠN 2: CỨU TRỢ TRỌNG ĐIỂM- CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG, MẦN LÀ TRÚNG (Cu Vinh).
- Xin hãy nhớ về họ (TT).
<- Những “củ tỏi cô đơn” ở Lý Sơn (PNTP).
- Bấp bênh mái ấm tự phát (NLĐ).
- Tiếng kêu cứu của thiếu nữ bị bố giam suốt 3 tháng (VNE).
- Tàu cẩu bị mắc cạn bất ngờ bốc cháy tại Vũng Tàu (TTTXVN).
- Buôn lậu ngà voi, sừng tê giác (NLĐ).
- Nhật Bản di tản dân vùng Oshima do mưa to (RFI).
- Trung Quốc: Giận vợ, ra tay giết cả nhà vợ (BBC).
- Các nguyên tắc cơ bản của y học Trung Quốc (ĐKN).
- Bỉ: 11 người nhảy dù thể thao chết trong tai nạn máy bay (VOA).
- Italy cứu hơn 250 người di cư của Syria và Ai Cập (VOV).
- Tình trạng khẩn cấp vì cháy rừng ở Úc (BBC). - Cháy rừng vẫn tiếp diễn tại bang New South Wales (VOA). - Úc: Cháy rừng đe dọa ngoại ô Sydney (RFI).
- Hà Lan dọa kiện Nga (NLĐ).
- Người Sài Gòn bì bõm trong đợt triều cường lịch sử (Infonet). - Dân Sài Gòn khốn đốn, loi ngoi chạy lũ (TT).
- Sẽ cấp biển số Xe đạp điện? (TP).
QUỐC TẾ - Hội nghị hòa bình về Syria sẽ diễn ra cuối tháng 11 (TTXVN). - Chưa rõ ngày diễn ra hội nghị quốc tế về Syria (VOA). - LHQ yêu cầu Syria để nhân viên cứu trợ đến khu vực bị bao vây. - Syria: Đánh bom tự sát tại Hama, nhiều người thiệt mạng (RFI). - Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không (Soi).
- Các nước Ả Rập kêu gọi Ryad chấp nhận làm thành viên Hội Đồng Bảo An (RFI).
- Thủ tướng Pakistan thăm chính thức Hoa Kỳ (VOA).
- Lybia sau 2 năm ngày chính quyền Gaddafi sụp đổ (VOV). - Dinh thự Gadhafi sẽ trở thành công viên (VOA). - Gaddafi (Trần Nhương).
- Một quyết định nhân đạo của Tổng thống Pháp gây làn sóng bất bình (RFI).
- Thủ tướng Ấn Độ thăm Nga, Trung Quốc (VOA).
- Mỹ sắp hạ thủy tàu sân bay tối tân nhất (TN). =>
- Đường ống khí đốt Miến-Trung chính thức hoạt động đầy đủ (VOA).
- Thủ tướng Abe thăm đền Yasukuni vào cuối năm? (NLĐ). - Chủ tịch QH Iran dọa đẩy nhanh hoạt động hạt nhân. - Nhật Bản : Thêm một Bộ trưởng tới Yasukuni (RFI).
- Cảnh sát đụng độ với người biểu tình tại Rome (VOA). - Dân Ý và Bồ Đào Nha biểu tình rầm rộ chống “thắt lưng buộc bụng” (RFI).
- Sức mạnh chính trường từ đâu? (Boxitvn). - Ai đứng sau thành công của Merkel? (ĐBND).
- Bom tự sát giết chết 15 người ở Somalia (VOA).
- Luxembourg tổ chức bầu cử sớm (VOA).
- Ấn Độ có thể thuê tàu ngầm Nga (DV).
- Mỹ nối lại viện trợ an ninh cho Pakistan (VOV). - Quan hệ Mỹ-Pakistan nồng ấm trở lại sau vụ Bin Laden (PNTP).
- Trung Quốc hướng “sát thủ diệt TSB” DF-21D về phía Nhật Bản (KT). - TQ mê mẩn Su-35 vì phóng được tên lửa ra phía sau (PNT).
- Châu Âu đang nghèo túng (SGGP).
- Cháy rừng tàn phá miền nam Úc (TN).
* RFA: Audio: + ; Video: +* RFI:
* VTV: + Chào buổi sáng – 20/10/2013; + Cuộc sống thường ngày – 20/10/2013; + Toàn cảnh thế giới – 20/10/2013; + Thời sự 12h – 20/10/2013; + Thời sự 19h – 20/10/2013.
2072. ISRAEL – TRỞ NGẠI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ IRAN-MỸ
Thứ Năm, ngày 17/10/2013
TTXVN (Pretoria 15/10)
Mạng “Tin Trung Đông” ngày 3 và 5/10, có 3 bài phân tích về vấn đề này, nội dung như sau:
Chính phủ Iran đã mô tả tiến trình ngoại giao mới được hình thành của mình với Mỹ là “một con đường dài với nhiều bước thăng trầm”. Tuy nhiên, không chỉ có nhiều thăng trầm mà con đường đó còn có “khúc quanh, ngõ cụt, ổ gà và bên miệng vực thẳm nguy hiểm”. Nếu Mỹ cùng đồng minh Israel đi trên cùng một chiếc xe trên con đường tiến đến quá trình đàm phán với Iran thì chiếc xe đó sẽ chỉ va vào một bức tường gạch vững chắc mà thôi. Nói cách khác, nếu Washington liên kết với Tel Aviv đàm phán với Tehran thì hy vọng về việc bình thường hóa quan hệ song phương Iran-Mỹ sẽ chẳng đi đến đâu ngoài sự bế tắc. Những trở ngại và nguy cơ trên đang ngăn cản con đường ngoại giao mới được hình thành giữa Mỹ và Iran. Con đường này mở ra một cách đầy bất ngờ giữa Washington và Tehran, tạo ra một cơ hội để giải quyết tình trạng bế tắc kéo dài từ lâu về chương trình hạt nhân Iran. Tuy nhiên, sự lạc quan về triển vọng quan hệ hai nước thời gian ngắn vừa qua giờ đây nhường chỗ cho sự trầm lắng mà có lẽ những gì đã xẩy ra chỉ là dấu hiệu đầu tiên của sự thất vọng trên hành trình đầy gian khổ.
Sự thay đổi về những tiến triển quan hệ Iran – Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau chuyến công du cấp cao của Tổng thống Hassan Rouhani đến New York tham dự phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 68 và dường như những gì đã xẩy ra trong cuộc họp đó là sự nhen nhóm cho hòa bình. Tổng thống Iran Rouhani đã thuyết phục được phái đoàn các nước tham dự Hội nghị và giới truyền thông quốc tế thông qua bài phát biểu uyên bác, thông minh, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ toàn cầu hòa giải. Cách mỉm cười, thái độ vui tính của Tổng thống đã gây ấn tượng mạnh với giới truyền thông Mỹ, phần lớn mọi người đều cho rằng ông đã có bài phát biểu công tâm, đúng mực và không thiên vị. Cách “phòng thủ khôn khéo” của ông trái ngược với người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad, thường châm biếm, kích động Mỹ và Israel khi gọi các nước này lá “chủ nghĩa đế quốc phương Tây” và chất vấn về sự thật vụ tấn công khủng bố 11/9 và nạn diệt chủng Holocaust.
Sự tấn công ngoại giao mang tính lịch thiệp hơn của Rouhani và việc ông gửi lời chúc mừng đến từng nhà lãnh đạo các nước đã mở ra một cuộc gặp đột phá (trong cùng thời gian diễn ra phiên họp Đại hội đồng) giữa Ngoại trưởng Iran Mohamad Javad Zarif và người đồng cấp Mỹ John Kerry. Một cảm giác hiển hiện rõ ràng ràng lịch sử đang được hình thành khi Zarif và Kerry ngồi sát nhau bên bàn đàm phán cùng Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton và Ngoại trưởng Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga.
Phái đoàn Iran tham dự Hội nghị đã cho thấy ưu tiên hàng đầu trong chuyến công du đến New York lần này là tái khởi động quá trình đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này nhằm giảm bớt các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Mỹ dường như cũng đã sẵn sàng cho quá trình này khi Ngoại trưởng Kerry nói với người đồng cấp Iran rằng: “Các biện pháp trừng phạt có thể được dỡ bỏ trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng”.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã khởi động cỗ máy ngoại giao khi phát biểu trước cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc Mỹ sẽ tôn trọng quyền chính đáng của Iran có được công nghệ hạt nhân hòa bình. “Chúng tôi không tìm cách thay đổi chế độ và chúng tôi tôn trọng quyền của người dân Iran tiếp cận năng lượng hạt nhân hòa bình”.
Tổng thống Obama cũng khẳng định đây là khúc dạo đầu cho lãnh đạo Iran, kể cả Lãnh tụ tinh thần tối cao Giáo chủ Sayyed Ali Khamenei và tân Tổng thống Rouhani, đều khẳng định việc Iran phát triển vũ khí hạt nhân là điều hoàn toàn bị nghiêm cấm. Obama tuyên bố sự đảm bảo của Iran đã “tạo ra cơ sở cho thỏa thuận có ý nghĩa”. Ông cũng nhấn mạnh thêm “các rào cản có thể cho thấy những trở ngại rất lớn nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng con đường ngoại giao vẫn cần phải được thử nghiệm”. Điều đáng chú ý trong bài phát biểu của Obama là không đề cập đến khả năng sử dụng biện pháp quân sự đối với Iran. Có lẽ, điểm nhấn quan trọng trong thời gian qua là cuộc điện đàm kéo dài 15 phút giữa Rouhani và Obama. Đây là lần đầu tiên trong 34 năm qua lãnh đạo hai nước trò chuyện với nhau. Obama còn tuyên bố chính thức rằng ông đã nói “tạm biệt” bằng tiếng Ba Tư với Tổng thống Iran khi kết thúc điện đàm.
Việc Tổng thống Mỹ có lời nói thân thiện trong cuộc điện đàm với Tổng thống Iran là điều không thể bỏ qua. Điều này tương tự như khúc dạo đầu của Nixon với Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc vào giữa nhũng năm 1970 hay của cựu Tổng thống Reagan với Gorbachev của Liên Xô vào cuối những năm 1980. Quan hệ Iran-Mỹ kéo dài hơn ba thập kỷ và chấm dứt khi chính quyền bù nhìn Quốc vương Mohamed Reza Pahlavi do Washington dựng lên bị Cách mạng Hồi giáo lật đổ vào năm 1979. Biến động chính trị này nhanh chóng leo thang bằng hành động hạ nhục Mỹ khi các sinh viên Iran bao vây Đại sứ quán Mỹ ở nước này, giam giữ 50 con tin người Mỹ trong suốt 444 ngày. Mỹ đã trả đũa Iran trong nhiều thập kỷ bằng trừng phạt ngoại giao, cô lập Iran trên trường quốc tế với lý do Tehran “là nhà nước tài trợ khủng bố”.
Tuy nhiên, chiến dịch trả đũa của Washington nhằm vào Iran chỉ thực sự mạnh mẽ cách đây 10 năm khi Tổng thống George.w Bush gọi Iran là thành viên của “trục ma quỷ”. Mỹ cùng đồng minh châu Âu đã tăng dần các hình thức trừng phạt Chính phủ Iran trong suốt thập kỷ qua với lý do cáo buộc Iran nuôi dưỡng kế hoạch chế tạo bom hạt nhân. Iran kiên quyết phản đổi cáo buộc phi lý này, khẳng định chương trình hạt nhân của mình phục vụ cho các mục đích dân sự, đồng thời, nhấn mạnh quyền làm giàu urani của mình nằm trong khuôn khổ quy định pháp lý quốc tế của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Các cuộc thanh sát liên tục của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã cho thấy không có bằng chứng về việc Iran chế tạo bom hạt nhân.
Tuy nhiên, người kế nhiệm Bush, Barack Obama, không chịu rút khỏi tiến trình gia tăng áp lực trừng phạt lên Iran. Trong nhiệm kỳ hai của mình, lãnh đạo Nhà Trắng và Quốc hội đều nhất trí bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp dầu mỏ và ngân hàng của nước này. Gần đây nhất, một dự luật bổ sung tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Iran đã được Quốc hội Mỹ thông qua nhằm vào lĩnh vực tài chính của Tehran.
Ngoài những biện pháp tổng tấn công trừng phạt Iran trên phương diện kinh tế và ngoại giao, Mỹ còn liên tiếp đe dọa tấn công quân sự Iran. Từ một Tổng thống được bầu trong nhiệm kỳ đầu vào hăm 2008 với cam kết thực hiện một chính sách ngoai giao phi quân sự, Obama dần chứng tỏ sự thay đổi ngạc nhiên đến bất ngờ khi tuyên bố “mọi khả năng đều có thể diễn ra, kể cả giải phảp quân sự” trong việc giải quyết vấn đề Iran. Trong bối cảnh ảm đạm này, con đường ngoại giao mới giữa Washington và Tehran nổi lên đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, sự lạc quan ban đầu này đã dần nhường chỗ cho thực tế về những trở ngại nảy sinh trên con đường mới được khai thông đó.
Chỉ vài tiếng sau khi Rouhani trở về từ New York, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice tuyên bố một cách hùng hồn trước giới truyền thông Mỹ rằng Tổng thống Obama không hoàn toàn đồng tình tuyệt đối với quyền làm giầu urani của Iran; và hành động trên cần được thực hiện trong điều kiện “tuân thủ đầy đủ NPT”. Điều này nghe rất giống cái cớ khi phương Tây thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Iran trong 10 năm qua.
Tình hình càng trở nên phức tạp hơn với chuyến công du của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến New York nhằm khởi động chiến dịch công kích Iran trên cả phương diện ngoại giao và truyền thông. Netanyahu đã rất tức giận khi lớn tiếng tuyên bố Tổng thống Iran đã “lừa gạt cộng đồng quốc tế bằng giọng nói và nụ cười ngọt ngào”; khẳng định mình sẽ không chịu lùi bước và chứng tỏ những gì ông nói là đúng. Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Benjamin Netanyahu đã cáo buộc Iran “muốn xóa tên Israel khỏi bản đồ” và bôi nhọ Tổng thống Rouhani là “con sói đội lốt cừu”. Trước đó, Netanyahu đã được Nhà Trắng đón tiếp lọng trọng và có cuộc gặp riêng với Tổng thống Obama. Theo những gì báo New York Times đăng tải, Obama và Netanyahu đã gặp nhau tại Phòng bầu dục với sự biểu thị tinh thần đoàn kết. Cuộc gặp đã diễn ra trong bầu không khí hết sức thân mật. Một lần nữa Netanyahu khẳng định “Iran kiên quyết tiêu diệt Israel. Đổi với Israel, phép thử cuối cùng của thỏa thuận trong tương lai với Iran cũng không thể khẳng định được liệu Tehran có từ bỏ kế hoạch hạt nhân quân sự của mình hay không”.
Tuyên bố của Obama cùng sự đồng thuận của ông với Netanyahu chính là thái độ thù địch giống như trước đây từng được sử dụng với Iran trong thời gian Mahmoud Ahmadinejad còn là tổng thống. Sự hòa dịu trong bài phát biểu của Obama trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và mong muốn nối lại quan hệ với Iran giờ đây chỉ còn là ảo tưởng.
Dưới đây mới là những tuyên bố có hiệu lực: “Chúng tôi không loại bỏ mọi phương án khỏi bàn đàm phán, kể cả biện pháp quân sự để có thể đảm bảo rằng Iran không có vũ khí hạt nhân”. Obama còn nhấn mạnh thêm: “Cả Thủ tướng Netanyahu và tôi đều đồng ý rằng (kể từ khi tôi lên nắm quyền) điều bắt buộc là Iran không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân. Chúng tôi không muốn châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tại khu vực bất ổn nhất thế giới”. Tổng thống Mỹ thậm chí đã phớt lờ những nghịch lý trong tuyên bổ của mình khi Mỹ từ lâu đã tạo điều kiện cho cuộc chạy đua vũ trang ở Trung Đông diễn ra thông qua việc cho phép phổ biến bất hợp pháp vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Israel. Tuyên bố trơ tráo của Obama đã khiến ông trở thành một chiến binh lạc lõng, cố gắng một mình chiến đấu chống lại một cuộc chiến cũ thay vì thể hiện tính cách sáng suốt đã được biểu lộ trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Không nghi ngờ gì nữa, Iran choáng váng trước những gì đã được tuyên bố trong cuộc gặp giữa Obama và Netanyahu và sự biểu thị tinh thần đoàn kết Washington và Tel Aviv. Ngoại trưởng Iran Zarif khẳng định tuyên bố bất nhất của Obama đã phá hủy những nỗ lực xây dựng lòng tin giữa Iran và Mỹ. Giới chức Mỹ đã không giữ đúng lời hứa trên con đường ngoại giao với Iran và điều này hiển nhiên xuất hiện sau chuyến công du chớp nhoáng của Netanyahu đến Washington. Tổng thống Obama tuyên bố: “Chúng tôi đã bước vào các cuộc đàm phán với Iran một cách rất sáng suốt, Các cuộc đàm phán này không hề dễ dàng và bất cứ điều gì chúng tôi làm sẽ đòi hỏi phải đạt các tiêu chuẩn xác minh cao nhất để chúng tôi mang lại những hình thức giảm nhẹ trừng phạt mà tôi nghĩ rằng Iran đang rất trông đợi”. Việc Obama nhấn mạnh “các tiêu chuẩn xác minh cao nhất trước khi giảm nhẹ sự trừng phạt” đã được Ngoại trưởng John Kerry nhắc lại trong chuyến công du Nhật Bản vừa qua. Ông cũng đảm bảo với Israel về cam kết của Mỹ đổi với an ninh quốc gia của nước này và rằng Iran sẽ được “đánh giá bằng hành động chứ không phải lời nói”.
Những gì khiến Iran lúng túng là vai trò rõ ràng của Tel Aviv với tư cách là người đồng hành với Washington trên con đường bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Iran ở phía trước. Thêm vào những rào chắn thông thường của Israel đối với Iran yêu cầu chấm dứt hoàn toàn việc làm giầu urani và đóng cửa cơ sở hạt nhân Fordow và Arak, Netanyahu đã đặt ra một trở ngại hoàn toàn mới trong bài phát biểu của ông gần đây tại Liên Hợp Quốc: tháo dỡ các máy làm giàu urani ở nhà máy Natanz.
Ngoài ra, Netanyahu còn khiến “giới hạn đỏ” về khả năng tiến tới chế tạo bom hạt nhân của Iran trở nên không rõ ràng. Hành động của Netanyahu đã được chứng minh là sai hoàn toàn khi ông dự đoán Iran chỉ mất 6 tháng để chế tạo bom hạt nhân. Netanyahu đã định nghĩa lại bản chất “mối đe dọa Iran” khi ông tuyên bố rằng Tehran “đã rất cẩn trọng để không vượt qua ‘giới hạn đỏ’ nhưng đang trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng vượt qua ‘giới hạn đỏ’ trong tương lai tại thời điểm nước này thấy phù hợp”. Nói cách khác, Iran đại diện cho mối đe dọa hạt nhân thường trực và theo cách mà nước này sẽ không bao giờ có thể bác bỏ theo như những gì Netanyahu tuyên bố.
Cái đích cuối cùng mà Iran mong muốn đạt được là chấm dứt các biện pháp trừng phạt kinh tế gây tê liệt và tình trạng bế tắc hạt nhân kéo dài trong thập kỷ qua. Sự tức giận của Iran ngày càng rõ ràng hơn bởi vì rất có thể nước này đang thực sự nói lên sự thật về khát vọng có công nghệ hạt nhân hòa bình. Do đó, Chính quyền Tehran sẽ mong muốn đạt được khát vọng đó một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất có thể. Những dự đoán về việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trong vòng 6 tháng dường như quá lạc quan và ngây thơ giống như vấn đề âm ỉ về sự đối đầu Mỹ-Israel đối với Iran. Quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ giữa Washington và Tel Aviv có nghĩa là chế độ Israel không khoan nhượng luôn ở đó để cản trở công việc. Tuy nhiên, thành thật mà nói, Washington sẽ không quá bận tâm về trở ngại do Israel tạo ra khi những vật cản đó chỉ được sử dụng để gây áp lực nhiều hơn lên Tehran nhằm buộc nước này nhượng bộ nhiều hơn nữa. Tóm lại, Iran đang phải đối mặt với con đường rất dài và ghập ghềnh phía trước.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani và đội ngũ nội các chính phủ đã thể hiện một hình ảnh mới của Iran trước cộng đồng quốc tế trong chuyến công du của họ đến New York tham dự phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Điều này được các nước tham dự phiên họp chào đón nhiệt liệt. Tổng thống Iran cũng cố gắng thể hiện mình là một nhân vật ôn hòa, biết ứng xử với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Rouhani và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif kiên quyết bảo vệ quyền làm giầu urani chính đáng của đất nước mình. Họ cũng tuyên bố chính phủ mới sẵn sàng chứng tỏ tính minh bạch về chương trình năng lượng hạt nhân, một lần nữa giải quyết mối lo ngại chính của phương Tây trong khuôn khổ các nguyên tắc quốc tế. Nói cách khác, Iran không nhường bước trước nguyên tắc cơ bản cần được tôn trọng đối với Tehran nhưng khéo léo tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế bằng những lập luận xác đáng. Điều này đã được toàn bộ thế giới hoan nghênh nhiệt liệt. Tổng thống Iran cũng có cuộc trả lời phỏng vấn với kênh CNN của Mỹ, qua đó truyền tải một thông điệp ngắn đến người dân Mỹ: “Tôi muốn nói với nhân dân Mỹ rằng tôi đem lại hòa bình và tình bạn từ người dân Iran đến cho người dân Mỹ”. Bằng hành động này, Rouhani đã gây ấn tượng mạnh với công luận nước Mỹ. Theo kết quả thăm dò dư luận mới nhất tại Washington, có đến 3/4 người dân nước này ủng hộ việc sử dụng nỗ lực ngoại giao để giải quyết các bất đồng tồn tại giữa Iran và Mỹ.
Cũng trong chuyến đi này, điều bất khả xâm phạm từ lâu vẫn bị cấm kỵ liên quan đến tiếp xúc trực tiếp giữa hai nước đã bị phá vỡ. Ngoại trưởng Zarif tham gia hội đàm với Ngoại trưởng các cường quốc thế giới trong nhóm P5+1. Ông Zarif cũng gặp và trò chuyện trực tiếp với người đồng cấp Kerry. Sau đó, Tổng thống Rouhani và Obama điện đàm trực tiếp trong vòng 15 phút. Cả phía Iran và Mỹ đều tuyên bố cuộc điện đàm giữa nguyên thủ hai nước mang tính tích cực và xây dựng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Tôi đã nhắc lại với Tổng thống Rouhani điều tôi đã tuyên bố ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Dù chắc chắn vẫn còn trở ngại lớn để có tiến triển nhưng thành công đã được đảm .bảo và tôi tin rằng chúng tôi có thể đạt được một giải pháp toàn diện, Tôi đã nói rõ là chúng tôi tôn trọng quyền của nhân dân Iran được tiếp cận năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình một khi Iran thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ”. Trong khi đó, trên tài khoản mạng xã hội Twitter được cho là của Tổng thống Hassan Rouhani ngày 27/9 cũng đã xuất hiện thông báo rằng ông và Tổng thống Obama đã bầy tỏ “ý chí chính trị muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề hạt nhân”. Đối thoại trực tiếp được xem là bước đi cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn bất đồng trong quan hệ ngoại giao hai nước. Quá trình này cũng thường được Mỹ và Liên Xô trước đây thực hiện trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tổng thống Iran và Mỹ đều ủy quyền cho Ngoại trưởng hai nước cùng các chuyên gia hoạch định chính sách tạo ra nền tảng để tiếp tục đàm phán trực tiếp nhằm tìm ra một giải pháp ngoại giao cho chương trình hạt nhân Iran, tiếp đến là các vấn đề quan trọng khác hiện đang gây rắc rối trong quan hệ giữa Tehran và Washington.
Tuy nhiên, vấn đề chính cản trở xu thế hòa hoãn trong quan hệ song phương thực sự nằm ở đâu? Chắc chắn có những nước cũng như một số thế lực chính trị trong nội bộ Iran và Mỹ chưa bao giờ mong muốn quan hệ giữa hai bên giảm căng thẳng. Trở ngại ở đây là nỗ lực của các nhân vật hiếu chiến trong chính giới Israel cũng như lực lượng vận động hành lang ủng hộ Israel trong Quốc hội Mỹ cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Iran-Mỹ. Mặc dù lãnh đạo Lực lượng vệ binh Cộng hòa Iran Mohammad All Ja’fari đã kịch liệt chỉ trích cuộc điện đàm giữa Rouhani và Obama, cho rằng hành động này là quá vội vàng nhưng phần đông lực lượng chính trị ở Iran, đã gạt quan điểm của mình sang một bên để bày tỏ sự ủng hộ cách tiếp cận ngoại giao của Chính quyền Rouhani đối với Mỹ.
Xu thế tích cực trong quan hệ Iran-Mỹ sau cuộc điện đàm trực tiêp giữa Rouhani và Obama đã bị các lực lượng chính trị hiếu chiến ở Israel, đặc biệt là Thủ tướng Benjamin Netanyahu kịch liệt phản đối. Netanyahu đã chuẩn bị chiến lược công kích trên phương diện ngoại giao, truyền thông chống lại việc bình thường hóa quan hệ Iran-Mỹ trong chuyến công du của ông đến Mỹ. Benjamin Netanyahu cũng chứng tỏ quyết tâm phá hoại tiến triển tích cực trong quan hệ ngoại giao song phương hai nước. Điều này đã thể hiện rõ qua bài phát biểu của ông trong phiên họp Đại hội đồng Liên Họp Quốc và trong suốt cuộc phỏng vấn với các kênh truyền hình của Mỹ. Thủ tướng Netanyahu đang cố gắng truyền tải thông điệp rõ ràng đến Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Nhà Trắng, Quốc hội và người dân Mỹ, khi khẳng định: “Rouhani biết rõ điều đó; ông ta tự hào về việc phương Tây đã bị lừa gạt như thế nào trong suốt 10 năm khi một mặt các cuộc đàm phán trực tiếp vẫn diễn ra nhưng mặt khác Tehran vẫn tiến hành chương trình hạt nhân. Cộng đồng quốc tế cần phải xem xét hành động thực tế của Iran chứ không nên tin vào những lời nói của nước này”. Mối lo ngại lớn nhất của Netanvahu rõ ràng là khả năng Barack Obama sẽ sử dụng ngoại giao để làm giảm căng thẳng quan hệ với Iran. Nếu làm như vậy, Netanyahu sẽ bị tước bỏ mọi lý do ngụy biện để đưa ra các chính sách hiếu chiến cực đoan đối với Iran và khu vực mà ông ta đã áp dụng rất thành công trong thời gian qua. Trong khi cộng đồng quốc tế vẫn đang cân nhắc về kết quả tích cực của cuộc điện đàm trực tiếp giữa Iran-Mỹ thì sau đó Obama khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên bằng tuyên bố (trong cuộc gặp với Netanyahu) rằng mặc dù Mỹ đã chọn chính sách ngoại giao, đàm phán để giải quyết bất đồng với Iran nhưng Washington sẽ “không loại bỏ mọi giải pháp khỏi bàn đàm phán, kể cả giải pháp quân sự”. Đó là lý do tại sao một số chính trị gia và các nước có liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran đã phải bầy tỏ lo ngại vê tuyên bố bất nhất tiêu cực như vậy và kêu gọi tiếp tục thực hiện bước đi tích cực hiện nay giữa Mỹ và Iran. Một trong số các bên liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran là cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, người đã gián tiếp cổ vũ những lực lượng phá hoại xu thế tiến triển tích cực hiện tại trong quan hệ Iran-Mỹ. Bà Catherine Ashton đã tham mưu gián tiếp cho Israel và một số nghị sỹ Quốc hội Mỹ, những người đang móc ngoặc với giới vận động hành lang ủng hộ Israel và đang thúc đẩy tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Iran. Bà cũng nhấn mạnh Mỹ nên chứng minh thiện chí và sẵn sàng tìm ra giải pháp cho vấn đề hạt nhân Iran trên mọi phương diện để có thể thúc đẩy đàm phán với Iran và trông chờ Iran hành động tương tự.
Theo quan điểm lạc quan tồn tại trong giới ngoại giao, nhiều người cho rằng vòng đàm phán mới giữa Iran và Mỹ đang được thực hiện và điều này khiến các phần tử chống đối như Netanyhau không thể cản trở, thay đổi xu thế này. Tuy nhiên, Israel vẫn đóng vai trò quan trọng trong “gót chân Asin” của Washington khi nước này nỗ lực giảm căng thẳng trong quan hệ song phương Iran-Mỹ. Tuy nhiên, để khắc họa Iran là một “quái vật”, Thủ tướng Israel Netanyahu cần phải nỗ lực thực hiện nhiều hành động hơn nữa bên cạnh những gì ông đã thể hiện trong phiên họp lần thứ 67 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 27/9/2012 khi vạch ra giới hạn đỏ đối với chương trình năng lượng hạt nhân của Iran, ngăn chặn nước này phát triên hạt nhân trước khi tiến tới có thể chế tạo bom nguyên tử. Ông Netanyahu phát biểu: “Đã quá muộn. Iran đã hoàn tất 70% chặng đường trong tiến trình làm giàu đủ lượng urani để chế tạo bom nguyên tử và Liên Hợp Quốc cần ngăn chặn Iran ngay trước khi nước này đạt tới mức 90%”. Người đứng đầu nhà nước Israel thậm chí đưa ra một sơ đồ mô tả quy trình chế tạo bom nguyên tử. Trong đó ông đã vẽ một đường màu đỏ trên biểu đồ làm nổi bật giới hạn không thể quay ngược lại – thời điểm hoàn thiện giai đoạn 2 và 90% uranium đã được làm giàu. Ông Netanyahu nói: “Đối diện với một giới hạn đỏ, Iran sẽ phải nhượng bộ”, đồng thời nhấn mạnh rằng việc đưa ra “tối hậu thư” đối với Tehran sẽ không làm chiến tranh xẩy ra mà còn giúp ngăn cản điều đó.
Lịch sử cho thấy Israel luôn có xu hướng tạo ra rối loạn cho chính sách đối ngoại Mỹ khi chính sách đó không phù hợp cho lợi ích của Tel Aviv. Sau cuộc điện đàm lịch sử của Tổng thống Obama với Tổng thống Iran Hassan Rouhani (diễn ra khi Rouhani trên đường đến sân bay John F. Kenedy để lên máy bay trở về Iran), Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã chuẩn bị cho mình một cuộc chiến ngoại giao với Obama trong chuyến viếng thăm Nhà Trắng của ông vào ngày 30/9.
Thủ tướng Netanyahu đã rất tức giận khi Obama tuyên bố vào ngày 27/9 trong một tuyên bố của Nhà Trắng mà ban đầu giới truyền thông cho là liên quan đến cuộc tranh luận về ngân sách với Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo, rằng ông vừa kết thúc cuộc điện đàm với Rouhani. Cuộc điện đàm dài 15 phút là cuộc nói chuyện đầu tiên giữa nguyên thủ Mỹ và Iran kể từ năm 1979 và cũng là cuộc nói chuyện cá nhân đầu tiên giữa tổng thống hai nước. Tuyên bố của Obama ngay lập tức đã tạo nên làn sóng chấn động khắp các trung tâm quyền lực Jerusalem và Tel Aviv ở Washington DC và thành phố New York.
Thủ tướng Netanyahu, nhân vật một năm trước đây đã giơ lên một bức biếm họa một quả bom trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và vẽ đường giới hạn đỏ trên đầu quả bom, ngụ ý rằng Iran sắp có được vũ khí hạt nhân, giờ đây cũng đang chuẩn bị vạch ra một giới hạn đỏ cho Obama ở Phòng Bầu dục. Tuy nhiên, trong bài phát biểu ngày 30/9, Obama đã thực sự gây chú ý về thực tế rằng Lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran Giáo chủ Ali Khamenei đã ban hành một sắc lệnh tôn giáo cấm Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Tuyên bố dưới đây của Obama đã coi Netanyahu và các cố vấn cấp cao hàng đầu của ông chẳng mấy quan trọng: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng đó là cơ sở cho một giải pháp…. Lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran đã ban hành sắc lệnh tôn giáo chống lại việc phát triển vũ khí hạt nhân…Tổng thống Rouhani cũng tuyên bố Iran sẽ không bao giờ phát triển vũ khí hạt nhân”.
Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joseph Biden trước đây từng bị Netanyahu lên giọng chỉ bảo và chặn họng và giờ đây chẳng còn quan tâm đến bản thân cá nhân Thủ tướng Israel nữa. Cả Obama và Biden cũng từng bị lực lượng vận động hành lang ủng hộ Israel gây áp lực, buộc phải xuất hiện trước cuộc họp thường niên tại Washington của ủy ban Các vấn đề chung Mỹ-Israel (AIPAC). Tại đó, các nhà lãnh đạo Mỹ bị yêu cầu buộc phải “quỳ gối” trước Israel và cam kết Mỹ hoàn toàn ủng hộ Nhà nước Do Thái, bất kể những tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia hay lợi ích kinh tế của Mỹ ở Trung Đông và nhiều khu vực khác.
Trong chuyến thăm Nhà Trắng của Netanyahu, Biden đã phát biểu trước cuộc họp thường niên của J Street tại Washington (một đối thủ cạnh tranh với AIPAC) rằng ông ủng hộ việc thành lập Nhà nước Palestine. Mới được thành lập vào tháng 4/2008, nhung J Street – một tổ chức Do Thái mới nổi ở Washington DC – đang nuôi tham vọng làm một cuộc “cách mạng” trong giới vận động hành lang Do Thái, đồng thời trực tiếp đe dọa vị thế độc tôn của AIPAC. Thành viên ban đầu của J Street từ 3 người sáng lập với ngân sách vào khoảng 1,5 triệu USD tăng lên 1.500 người với ngân sách vào khoảng 5 triệu USD. J Street được Nhà Trắng ủng hộ do có quan điểm phù hợp với các chính sách của Tổng thống Barack Obama đối với khu vực Trung Đông. J Street ủng hộ gỉải pháp “2 nhà nước” mà Tổng thống Obama kiên quyết thực hiện. Đối với vấn đề hạt nhân Iran, J Street cũng chủ trương không ủng hộ Israel dùng vũ lực để ép Iran.
Thông điệp của Obama và Biden gửi đến Netanyahu là rõ ràng không thể nhầm lẫn. Mọi việc đâu sẽ vào đấy với Netanyahu và AIPAC ‘như trước đây đã là điều của dĩ vãng. J Street giờ đây là kênh vận động hành lang được các nhóm Do Thái yêu thích sử dụng để gây áp lực lên chính sách của Mỹ đối với Trung Đông và Mỹ đã mở ra các cuộc đàm phán ngoài trực tiếp với Iran. Ngoại trưởng John Kerry đã đàm phán trực tiếp với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong thời gian diễn ra hội nghị Đại hội đồng Liên Hợp Quổc ở New York và Kery tuyên bố ông đã nhận thấy sự tiến bộ nhanh chóng hướng tới một thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Ngoài ra, trong hội nghị của J Street, Bidden đã sẵn sàng kêu gọi Israel đi đến một thỏa thuận về việc thành lập nhà nước Palestine. Lực lượng vận động hành lang của J Street kỳ vọng Obama sẽ gây áp lực với Netanyahu về vấn đề này trong cuộc gặp với Thủ tướng Israel tại Nhà Trắng. Netanyahu và Nội các của ông thường phớt lờ vấn đề Palestine và thích nói về cuộc chiến với Iran. Do các nỗ lực của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Israel phải cam chịu thất bại trong việc kích động Mỹ phát động một cuộc tấn công quân sự chống lực lượng quân sự của Bashar al- Assad ở bên trong Syria. Thỏa thuận đạt được vào phút chót về vấn đề vũ khí hóa học của Syria đã ngăn chặn một cuộc tấn công Syria trong khi sự ủng hộ của phương Tây đối với lực lượng nổi dậy Syria cũng giảm hẳn sau nhiều báo cáo cho thấy hầu hết lực lượng nổi dậy đều nằm dưới sự kiểm soát của các chiến binh thánh chiến Hồi giáo cực đoan và không còn tuân lệnh các nhà lãnh đạo chính trị đối lập của Syria đang sống lưu vong chủ yếu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông cáo của Nhà Trắng ngày 29/9 về cuộc gặp giữa Obama và Netanyahu là những ngôn từ ngoại giao ngắn gọn: “Tổng thống sẽ tổ chức cuộc họp song phương với Thủ tướng Israel Netanyahu và hướng tới thảo luận về tiến triển trong đàm phán giai đoạn cuối với phía Palestine, cũng như các diễn biến tại Iran, Syria và những nơi khác trong khu vực”, vấn đề Palestine được đưa lên hàng đầu trong thông cáo, xếp trên cả Iran và Syria. Đây là thời điểm tồi tệ hơn bao giờ hết đối với Netanyahu và lực lượng cực đoan cánh hữu của ông trong chính phủ. Các nhà lãnh đạo Iran đã găp và hội đàm trực tiếp với các quan chức trong Chính quyền Obama. Biden và các nhà lãnh đạo Mỹ khác đang gây sức ép lên Israel về vấn đề Palestine thông qua tổ chức chống Netanyahu, J Street, và Chính quyền Assad đã nhận được một cơ hội mới thoát khỏi tấn công quân sự.
Khi Israel cảm thấy mình bị dồn vào chân tường thì nước này sẽ nhờ đến Mossad và Shin Bet (Cơ quan tình báo Israel) để tạo ra hỗn loạn, lộn xộn thông qua các chiến dịch truyền thông tâm lý chiến ngụy tạo thông tin. Phương châm của Mossad là “bàng cách lừa gạt, hàng nghìn người sẽ tiến hành chiến tranh”. Đó chính là những gì mà Cơ quan tình báo Israel chuẩn bị làm để ngăn cản quá trình tái lập quan hệ Mỹ-Iran.
Khi Netanyahu chuẩn bị khởi hành từ sân bay quốc tế Ben Gurion tại Tel Aviv, Shin Bet tuyên bố rằng hai tuần trước đó họ đã bắt giữ một người Bỉ gốc Iran tên Alex Mans bị cho là chụp ảnh Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv. Thời điểm bắt giữ của Israel cũng rất đáng chú ý vào ngày 11/9. Thời gian và con số về ngày bắt giữ là rất quan trọng theo đánh giá của giới quan sát Do Thái và Israel chắc chắn muốn chúng tỏ sự thành công trong chính sách của mình thông qua các hành động, sự kiện đã xẩy ra vào ngày 11/9: Santiago năm 1973; New York, Lầu Năm Góc và Pennsylvania năm 2001; Benghazi năm 2012. Người đàn ông bị giới chức Israel bắt giữ có tên Alex Mans có tên thật là Ali Mansouri, một người Iran đã chuyển tới Bỉ sinh sống từ năm 1980 và đã trở thành công dân Bỉ. Shin Bet cáo buộc Mans có tham gia Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, lực lượng Quids và liên quan đến các hoạt động khủng bố có kế hoạch ở các quốc gia khác, trong đó có cả Kenya.
Việc đề cập đến cả Kenya là điều rất thú vị bởi lãnh đạo các chiến binh thánh chiến Somali, những kẻ đã tấn công trung tâm mua sắm Westgate Mall do Israel làm chủ ở Nairobi, được cho là một phụ nữ người Anh tên Samantha Lewthwaite, người trước đó bị phát hiện mang hộ chiếu Nam Phi giả dưới tên gọi Natalie Faye Webb. Thông tin về việc Lewthwaite đang chịu sự giám sát, điều tra của các cơ quan an ninh Nam Phi đến từ một nguồn duy nhất: Tổ chức An ninh cộng đồng Do Thái Nam Phi, vốn nhận thông tin tình báo từ Mossad. Căn cứ vào tình hình thực tế cho thấy Lực lượng đặc biệt Israel đã có mặt tại Nairobi trong suốt cuộc bao vây trung tâm mua sắm. Vụ có hộ chiếu giả của Lewthwaite là chiến thuật là Mossad đã sử dụng trong các hoạt động của mình tại Dubai, Australia, New Zeland, Anh, Hungary. Vụ tấn công Nairobi là một dấu ấn của cuộc tấn công khủng bố thất bại sai lầm có mối liên hệ với Iran trong một nỗ lực cản trở các cuộc đàm phán Mỹ-Iran.
Ngoài ra, một nỗ lực nữa của Mossad là đưa tin sai lệch về Rouhani, đó là trong cuộc họp ngày 14/8/1993 của Hội đồng an ninh quốc gia Tehran, ông đã ra lệnh đánh bom Trung tâm thương mại của cộng đồng người Do thái AMIA (xẩy ra ngày 18/7/1994) tại Buenos Aires, Argentina khiến 85 người thiệt mạng. Trưởng Công tố người Argentina Alberto Nisman phụ trách vụ việc này đã ra phán quyết Rouhani không tham gia cuộc họp lập kế hoạch tấn công Trung tâm thương mại. Theo tuyên bố của Nisman, đó là cuộc họp của ủy ban Omure Vijeh diễn ra vào ngày 14/8/1993 và Rouhani không tham gia cuộc họp đó. Nỗ lực bôi nhọ Rouhani xuất hiện tràn lan trên trang mạng của phe tân bảo thủ Washington Free Beacon. Đây là trang mạng được Trung tâm Tự do Mỹ tài trợ, do một nhân vật bảo thủ theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái Michael Goldfarb thành lập và được ủy ban cứu trợ Israel hậu thuẫn. Nỗ lực bôi nhọ Rouhani đã thất bại, tương tự như khi lực lượng vận động hành lang tìm cách tung tin xuyên tạc cựu Tổng thống Mahmoud Ahmad inej ad có mặt tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979 và là một trong những người tham gia giam giữ con tin người Mỹ.
Sau nhiều năm chi phối các chính phủ Mỹ liên tiếp, giới lãnh đạo Israel sẽ không lặng lẽ biến mất. Thế giới có thể chứng kiến thêm nhiều hoạt động khủng bố bí mật hay các vụ buôn lậu vật liệu hạt nhân do Mossad khởi xướng với mục đích gán chúng cho Iran. Và hãy cùng chờ xem những gì sẽ xảy ra./.
Tỉnh hay khu tự trị ?
C.H.X.H.C.N.V.N.
Chẳng Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu
Hội
nghị sát nhập VN vào China
: Tỉnh hay khu tự trị ?
Lời
ghi chú của WebMa : Chúng tôi đã được tài liệu nầy từ hơn nửa năm rối, nhưng
chưa tiếp sức phổ biến, vì có nghi ngờ về tính cách xác thực của nó.
Nhưng
nay chúng tôi quyết định góp phần phổ biến vì tình hình VN đã biến chuyển hoàn
toàn đúng theo những gì đã được ghi trong tài liệu nầy.
Hội Nghị Sát Nhập Việt Nam
vào China
: Tỉnh hay Khu Tự Trị ? (Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi
âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam
để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật).
Thưa
các đồng chí.
Trong
mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về
căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài
lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan
hỉ cạn chén.
Trong
lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh : « Những gì được đưa
ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều
năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp ». Với tư cách Chính
Uỷ được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.
Bọn
dân chủ ở Việt Nam đã hô
hoán rầm rĩ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa China
và Việt Nam
là tranh chấp biên giới. Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên
phải nhân nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lõm vào, ở bên này hay bên kia.
Nhưng, đó là kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Các
đồng chí Việt Nam
thấy chúng tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là
ông Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn : « Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta,
bạn cũng không bảo là của bạn. Ðo ra mới biết là của ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa ».
Nói thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh. Việc gì mà phải
là thanh minh cơ chứ ; Với bọn phản động chuyên gây rối à ; Cứ thẳng tay trấn
áp, bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu
khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không
thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. Vùi chúng
xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn
đề trong tương lai.
Việc tiêu diệt bọn dân chủ
dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam. Nó sẽ là
nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta. Thưa các đồng chí. Hội nghị đã thành công
là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để
tập trung vào đại sự : bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai.
Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có
viễn kiến và phải có sự chuẩn bị. Hợp kết China Việt Nam có thể
là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc. Với tư cách tham
mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương
án phát thảo những bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác
chuẩn bị. Nào, xin cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử
này.
Trong
tình thế hiện nay, Việt Nam
không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ
quốc China
vĩ đại. Ði với Mỹ chăng ? Thì các đồng chí chạy đi đâu ? Trở về với tổ quốc thì
các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm hoạ của
bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của
mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy
trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng
khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta,
cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết
không để lọt vào tay kẻ khác. Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở China.
Tôi thừa nhận điều đó.
Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình
trạng có khác. Chúng hung hăn hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên
quyết. Nếu ở China có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái
tương tự ; Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, China sẽ tận tình chi viện
cho các đồng chí, một khi có sự biến đe doạ quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ
các đồng chí. China không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn ... Các
đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là
Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong
tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải
như vậy.
Việc
Việt Nam trở về với tổ quốc China vĩ đại là
việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch
sử, Việt Nam từng là quận
huyện của China, là một
nhánh của cây đại thụ China.
China và Việt Nam là một. Ðó
là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông HCM) trong
lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản China. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy
: « China, Việt Nam như môi với
răng. Môi hở thì răng lạnh ». Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng
một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình
là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà
dân tộc Choang là gì ; Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc China.
Trong thời đại hiện nay thì
thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự độc tôn
trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại của
Việt Nam và
toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu. Thế nhưng chúng ta đều đã
thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban
lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn người dựa lưng vào China, người dựa hơn
con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác. Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các
đồng chí Việt Nam tỏ
ra có lựa chọn đúng. Ngày nay, China vĩ đại phải dành lại vị
trí đã có của mình. Có Việt Nam nhập
vào, China đã
vĩ đại lại càng thêm vĩ đại.
Thế
giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường. Ðó là China và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa
Kỳ. Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa.
Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần phải
đẩy mạnh hơn nữa. Phải triển khai rộng hơn nữa là đè bẹp và tiêu diệt luận điệu
tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn kiên trì lập trường độc
lập dân tộc. Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong
tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.
Trong
tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là
nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng. Tuy
nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do
kém hiểu biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường,
quan điểm và trường đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải
đe nẹt cho chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị
tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm. Ðám trí thức
lèo tèo mới là đáng ngại.
Tuy
chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân
để cản trở sự hợp nhất. Nhưng không lo. Mao chủ tịch đã dạy : « Trí thức khởi xướng
được, nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là
chúng rùng rùng bỏ chạy ». Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không
đáng sợ cũng ở chỗ ấy. Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật
to, đâu sẽ vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân
tộc chủ nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền
thông.
Công
an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối
kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này : Không được lạm dụng các phương tiện hiện
đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng
quốc tế bất lợi. Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường
viết và nói hằng ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát
nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân China hơn
hẳn phúc lợi đang có.
Họ
sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh
cá trên Biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng : vì xâm phạm
lãnh hải, bị hải quân China trừng
phạt. Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế
giới phải kiêng nể.
Tuy
nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc
chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp
nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý
đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba
câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài
chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi « sự cố » xảy ra trên biển như vừa
rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ
quốc tịch là được. Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành
của ta. Thiếu họ không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối China khai
thác Bauxite ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài
thôi. Chứ bề ở trong, bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bày. Tiền đã
trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này.
Nhất là đồng chí Nông Ðức
Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất cương
quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy. Các
đồng chí ạ ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào China thì vùng Tây Nguyên của Việt Nam là của
chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác ở đấy
nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bauxite của ta, ta để đấy
dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng Tây. Nói
để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta
nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái
đó gọi là quyền lực mềm. China đến
sau Phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng 1 thập niên, ta đã quét sạch
chúng khỏi đấy.
Ta
còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất China trên lục
địa đen kia nữa. Người China
bây giờ có quyền nói : « Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc ».
Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy
rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển.
Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp
dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng. Xin các
đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì
dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần
tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư
tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho
những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Thưa các đồng chí.
Chuyện
này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông,
Quảng Tây. Về diện tích hơn kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị
Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ về vai vế. Nông đồng chí vốn rất e
ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại
vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà
trung ương không thuận. Còn mấy đồng chí Việt Nam nêu
ý kiến, hay là tổ chức China thành
liên bang, Việt Nam sẽ
là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới.
Nó
đã từng được nêu lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống
nhất làm sao được với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột.
Chính chúng nó đang muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang.
Trên nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng
nội dung bất biến. Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của China. Có điều
những danh hiệu độc lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc,
mầm mống cho sự phận liệt. Không được. Quyết không được.
Thưa
các đồng chí. Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí
phát huy tự do tư tưởng ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét