So sánh biên giới mới ở khu vực Nam Quan với bản đồ của quân đội Mỹ
Các tác giả cảm ơn Dương Danh Huy đã thảo luận và góp ý về vấn đề này và cộng tác trong việc soạn bản đồ các mốc biên giới.
Lưu ý:
(a) Hai chữ tắt AMS và NĐT dùng nhiều trong bài được định nghĩa ở ngay đoạn đầu.
(b) Chữ "ải" (ải Nam Quan) chỉ một chỗ hẹp giữa hai sườn núi, còn "cửa"
(cửa Nam Quan) chỉ kiến trúc xây nơi đó để kiểm soát biên giới.
Diễn Đàn : Các bản đồ
và hình ảnh, nếu quá lớn, đã được chúng tôi thu nhỏ. Tuy nhiên vì tầm
quan trọng của các thông tin này, bạn đọc có thể xem nguyên bản do các
tác giả gửi tới, lớn hơn, bằng cách bấm nút phải vào hình ảnh rồi làm
theo chỉ dẫn.
Trong một bài trước [1] chúng tôi đã giới thiệu một số bản đồ biên giới
Việt-Trung dựa theo bản đồ của quân đội Mỹ (Army Map Service, AMS) xuất
bản năm 1964 [2], với những mốc giới mới tính toán theo Nghị định thư về
cắm mốc biên giới 2009 (NĐT) [3]. Bản đồ này dựa theo bản đồ tỷ lệ
1:25 000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Geographique de l'Indochine,
SGI) thời Pháp thuộc, nên có nhiều khả năng phản ánh đúng biên giới thời
đó theo quan điểm của Pháp về Công ước Pháp-Thanh. Xin tạm gọi biên
giới vẽ trên bản đồ AMS là "biên giới AMS".
Chúng tôi cũng đã lưu ý độc giả rằng bản đồ AMS có những sai số có thể
lên tới 200 m, nên muốn so sánh đích xác hai biên giới thì cần phải điều
chỉnh lại vị trí các mốc theo địa hình mô tả trong NĐT nhằm giảm thiểu
sai số. Trong bài này chúng tôi sẽ điều chỉnh vị trí mốc giới ở khu vực
Đồng Đăng - Nam Quan để xem so với biên giới AMS Việt Nam đã được gì mất
gì nơi đó.
Vì khu vực Nam Quan là một vùng nhạy cảm, có ý nghĩa lịch sử đặc biệt và
thu hút sự chú ý của tất cả những người quan tâm về biên giới cũng như
của quần chúng nói chung, nên mọi phân tích phải đặc biệt cẩn trọng và
có những tiêu chuẩn khách quan.
Chúng tôi dùng Adobe Photoshop, đặt bản đồ AMS lên một lớp (layer), đặt
bộ mốc giới vẽ theo NĐT lên một lớp khác, rồi di chuyển lớp mốc nhiều
khoảng cách khác nhau (nhưng phần lớn vẫn trong vòng sai số khoảng 200 m
[1] của bản đồ AMS). Tức là khi di chuyển các mốc, vị trí tương đối
giữa chúng không thay đổi. Sau đó, chúng tôi đối chiếu với NĐT xem những
nét địa hình (landmark) như sông suối, đỉnh núi, đường lộ, đường sắt,
v.v. ở các mốc có giống như NĐT mô tả hay không.
Làm như vậy tức là chúng ta đã giả thiết rằng, ít ra trong một khu vực
vài km, địa hình (vị trí tương đối của sông suối, đồi núi, đường lộ,
đường sắt, v.v.) được thể hiện một cách chính xác trên bản đồ AMS.
Vị trí đông-tây (kinh độ) của bộ mốc có thể xác định khá chính xác trên
bản đồ vì hai mốc 1116-1117 (cách nhau 85 m) nằm hai bên Quốc lộ 1 và
hai mốc 1121-1122 (cách nhau 72 m) nằm hai bên một con suối và đường sắt
cách nhau khoảng 60 m. Mỗi lần di chuyển bộ mốc chúng tôi đều điều
chỉnh kinh độ cho phù hợp những điều trên. Vì vậy chúng ta có thể tập
trung vào việc tìm vị trí bắc nam.
Gần Nam Quan có rất nhiều mốc nằm trên những đỉnh núi: mốc 1095, 1101,
1102, 1110, 1113, 1120, 1124, 1126, 1129 và cũng có vài đỉnh núi nằm
trên đường biên giới mà NĐT có nêu rõ toạ độ dù không có cắm mốc. Ngoài
ra còn những cột mốc nằm trên sống núi, trên yên ngựa, những đoạn đi qua
khe suối v.v. có thể giúp điều chỉnh vị trí của biên giới. Để độc giả
dễ dàng theo dõi, chúng tôi có trích phần trong NĐT nói về các cột mốc
và cách vẽ biên giới khu vực này trong Phụ lục.
Tuy nói là xê dịch bộ mốc trên bản đồ, nhưng phải hiểu là chúng tôi chỉ
xê dịch bản đồ chứ không thay đổi toạ độ các mốc (vì chúng đã được hai
nước chính thức thỏa thuận). Chẳng hạn, xê dịch bộ mốc 100 m về phía nam
trên bản đồ có nghĩa là dịch bản đồ 100 m về phía bắc.
VỊ TRÍ BIÊN GIỚI MỚI
Chúng tôi đã thử nhiều cách để làm địa hình quanh các mốc phù hợp với NĐT.
Cách thứ nhất: chúng tôi giữ nguyên vị trí các mốc như đã tính
toán từ các tọa độ trong Nghị định thư và vẽ trong bài trước [1]. Cách
này giả thiết rằng bản đồ AMS thể hiện tọa độ các địa hình một cách
chính xác, không có sai số hệ thống (systematic error). Theo cách này,
biên giới mới cách biên giới AMS hơn 200 m về phía nam trên Quốc lộ 1.
Bản đồ 1 cho thấy thấy các mốc 1101, 1102, 1110, 1113, 1120, 1124, 1126,
1129 và điểm 364 m giữa hai mốc 1118 và 1119 không nằm trên đỉnh núi
như theo NĐT. Vì vậy, có thể kết luận rằng cách này kém chính xác và có
thể bác bỏ.
Bản đồ 1: Giữ nguyên vị trí các mốc mới
Cách thứ hai: chúng tôi đặt cột "km 0" nằm trên biên giới AMS.
Tuy cách này di chuyển cột mốc hơn sai số 200 m của bản đồ, nhưng cần
phải kiểm tra vì báo chí và nhân viên nhà nước CHXHCN Việt Nam đã phát
biểu nhiều lần rằng mốc 1118 hoặc km 0 (hai điểm này có vĩ độ gần trùng
nhau, chỉ lệch nhau chừng 15 m theo hướng bắc-nam, tương đương với 0,3
mm trên bản đồ tỷ lệ 1:50 000) trùng với biên giới cũ [4, 5]. Nếu biên
giới AMS thể hiện chính xác biên giới cũ, và nếu chúng ta không mất gì ở
ải Nam Quan trong hiệp ước 1999 như theo các phát biểu trên, thì cách
này sẽ cho ta thấy vị trí của biên giới mới một cách khá chính xác.
Bản đồ 2 cho thấy trong tất cả các mốc mà NĐT ghi là ở trên đỉnh núi,
không có mốc nào nằm như vậy trong bản đồ vẽ theo cách này. Ngoài ra,
cũng không có suối nào đi qua giữa hai mốc 1125 và 1126 như trong NĐT.
Do đó có thể kết luận rằng cách này không chính xác và có thể bác bỏ.
Bản đồ 2: Đặt cột km 0 nằm trên biên giới AMS
Cách thứ ba: chúng tôi xê dịch biên giới 100m về phía nam (so với
biên giới trên bản đồ AMS) trên Quốc lộ 1. Cách này dựa theo mô tả sau
trong Bị vong lục 1979 [6]: "Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi
nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100 mét trên đường quốc
lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột ki-lô-mét 0
đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 mét, coi đó là vị trí đường
quốc giới giữa hai nước ở khu vực này".
Bản đồ 3 cho thấy trong các mốc mà NĐT ghi là nằm trên đỉnh núi, chỉ có
mốc 1120 và 1124 thỏa mãn điều kiện này. Do đó cách này kém chính xác và
có thể bác bỏ.
Bản đồ 3: Dịch biên giới 100m về phía nam trên Quốc lộ 1
Cách thứ tư: chúng tôi xê dịch bộ mốc từng chục mét, cho tới khi
có sự trùng hợp thỏa đáng nhất giữa địa hình quanh các mốc với các mô tả
trong NĐT. Khi dịch chuyển các mốc tới vị trí 75 m về phía Nam chúng
tôi đạt được sự trùng hợp tối đa(Bản đồ 4). Điều này có nghĩa là trên
bản đồ AMS các chi tiết địa hình và biên giới đã được thể hiện lệch về
phía Nam 75 m so với vị trí thực của chúng. Khoảng cách này vẫn nằm
trong vòng sai số của bản đồ [1].
Bản đồ 4: Dùng địa hình để điều chỉnh vị trí các mốc
Ở vị trí này, các mốc 1095, 1102, 1110, 1113, 1124, đỉnh 436 m (giữa mốc
1110 và 1111) và đỉnh 364 m (giữa mốc 1118 và 1119, đề chữ 371 trên bản
đồ AMS) đều nằm trên các đỉnh núi (sai số dưới 30 m) đúng như mô tả
trong NĐT. Riêng mốc 1120, theo NĐT, cũng nằm trên một đỉnh núi nhưng
bản đồ AMS không thể hiện có núi ở vị trí này. Tuy nhiên, kiểm tra lại
bản đồ nhỏ tỷ lệ 1:10 000 trong bản đồ 29 đăng trên Công báo số 642-649
của chính phủ Việt Nam thì quả có một núi nhỏ ở đó, mà bản đồ AMS không
vẽ tuy địa hình chung quanh thì tương tự (xin xem đoạn sau). Những mỏm
núi nhỏ có thể không xuất hiện trên bản đồ AMS nếu bề cao của chúng ít
hơn cách biệt độ cao (20 m) giữa các đường đẳng cao (contours). Mốc 1101
nằm hơi chếch một đỉnh (cách chừng 40 m). Chỉ có hai mốc 1126, 1129
không nằm trên đỉnh núi như trong NĐT. Có thể là những khu này ở xa nên
đo đạc không còn chính xác, nhưng cũng có thể vì lý do tương tự như
trường hợp mốc 1120.
Mốc 1115 đi tới mốc 1116 theo sống núi từ tây sang đông. Mốc 1125 và
1126 nằm hai bên suối. Những nét địa hình này đều đúng như trong NĐT.
Độc giả có thể tự kiểm tra những nét khác.
Ngoài ra địa hình chung quanh biên giới mới ở khu vực Hữu Nghị Quan (mốc
1116-1122) còn có thể so sánh trên bản đồ nhỏ, tỷ lệ 1:10 000 ở góc
trên bên phải của bản đồ 29 trong Công báo [7] (Bản đồ 5). Địa hình trên
hai bản đồ (của chúng tôi và từ Công báo) rất giống nhau, vị trí của
các đỉnh, suối, đường sắt v.v. đều tương tự.
Bản đồ 5. So sánh chi tiết địa hình khu vực mốc 1116-1122
Tương tự, bản đồ nhỏ ở khu vực mốc 1103/1-1108 cho thấy địa hình bản đồ
biên giới mới của chúng tôi rất xít xao với địa hình trong bản đồ tỷ lệ
1:5000 của Công báo (Bản đồ 6), biên giới mới bọc sát quanh một đầm lầy
và qua vài đỉnh nhỏ.
Bản đồ 6. So sánh chi tiết địa hình khu vực mốc 1103/1-1108.
Chúng tôi kết luận rằng bản đồ 4 thể hiện chính xác (trong vòng khoảng
30 m) vị trí của các mốc giới mới trên bản đồ AMS. Đặc biệt, đỉnh núi
ghi "371" trên bản đồ 5 có một mốc địa trắc (hình tam giác) là một điểm
để các nhà địa trắc dùng để tính tọa độ chuẩn cho vùng đó, nên vị trí
biết rất chính xác. Bản đồ 7 giống Bản đồ 4 nhưng vẽ thêm đường biên
giới mới giữa các mốc, biên giới này lấy từ bản đồ của NĐT và được chồng
lên các mốc, cho thấy là vị trí tương đối của các mốc mà chúng tôi vẽ
bằng phần mềm là chính xác. Hai bản đồ này sẽ được dùng trong phần còn
lại của bài.
Bản đồ 7. So sánh biên giới mới với biên giới trên bản đồ AMS
Người đọc có thể tự hỏi là bản đồ AMS có thể hiện chính xác vị trí ải
Nam Quan không, vì nếu không thì khó kết luận là Việt Nam đã nhượng bộ
bao nhiêu, ít ra là dọc theo đường Quốc lộ 1. Để chứng tỏ là AMS thể
hiện vị trí ải Nam Quan một cách chính xác, chúng tôi xin đưa hình 1
dưới đây, cho thấy cửa Nam Quan từ một tấm ảnh thời Pháp, chụp từ phía
Việt Nam (vì thấy cổng nhỏ phía Việt Nam trước cổng lớn phía Trung Hoa).
Điều đáng chú ý là trước khi tới ải, có một khu đất trũng ở phía đông
(d) giữa hai ngọn đồi (f, g) khiến đường lộ phải vòng sang trái (phía
tây) ở điểm c.
Hình 1. Địa hình ải Nam Quan cũ so với bản đồ AMS
So sánh tấm ảnh đó với bản đồ AMS trên hình 1, ta thấy các nét địa hình
này được diễn tả đầy đủ. Nếu đứng ở điểm X gần cạnh dưới bản đồ thì sẽ
thấy được cảnh trong ảnh. Điểm a là mốc 18, b là cửa Nam Quan, d là khu
đất trũng (vạch đỏ trên bản đồ). Cột km 0 bây giờ ở khoảng trong khóm
chuối (e), góc dưới bên trái. Địa hình phía nam biên giới mới (km 0)
không có những nét nói trên. Chúng ta có thể kết luận rằng vị trí ải Nam
Quan cũ trên bản đồ AMS là chính xác so với địa hình.
Ý NGHĨA VỀ LÃNH THỔ VÀ QUÂN SỰ CỦA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BIÊN GIỚI MỚI VÀ BIÊN GIỚI AMS
Bản đồ 4 và 7 cho thấy là, so với biên giới AMS, biên giới mới đã lấn về
phía nam một cách đáng kể trong khu vực này. Trên Quốc lộ 1, so với bản
đồ AMS, biên giới đã lùi khoảng 290 m về phía Nam. Trên đường sắt Bằng
Tường-Đồng Đăng, biên giới đã lùi khoảng 360 m về phía Nam. Giữa hai mốc
16 và 17 cũ (khoảng mốc 1103 và 1114 mới), Việt Nam đã mất khoảng 3/4
km2 (theo ước lượng của chúng tôi). Phía đông bắc của mốc 1129 Việt Nam cũng mất một vùng đất đáng kể so với biên giới AMS.
Về mặt địa hình, biên giới AMS ở Nam Quan đi dọc theo một sống núi theo hướng tây đông, qua một thung lũng (cửa ải nằm đâu đó trong thung lũng này) và tiếp tục đi lên một ngọn đồi. Địa hình biên giới mới cũng tương tự, chỉ khác là biên giới mới đi theo một sống núi khác nằm về phía Nam khoảng 300 m, và biên giới mới còn lùi thêm về phía nam vài chục mét nữa dọc đường sắt.
Hình 2 so sánh biên giới mới và biên giới AMS trên một tấm không ảnh của Google Earth. Ảnh chụp nghiêng nên cho ta hình ảnh về địa hình. Hai đường biên giới vẽ sơ lược theo 3 chiều nên lên xuống cùng địa hình. Đường vàng mỏng là biên giới do Google Earth vẽ (chúng tôi có nhiều bằng chứng rằng họ cũng vẽ biên giới theo bản đồ AMS nên nó cũng bị dịch khoảng 75 m về phía nam). So sánh không ảnh với bản đồ AMS ở dưới, ta dễ dàng nhìn ra những nét địa hình. Mỗi điểm quan trọng trên hai biên giới đều đánh số hay chữ để dễ so sánh.
Về mặt địa hình, biên giới AMS ở Nam Quan đi dọc theo một sống núi theo hướng tây đông, qua một thung lũng (cửa ải nằm đâu đó trong thung lũng này) và tiếp tục đi lên một ngọn đồi. Địa hình biên giới mới cũng tương tự, chỉ khác là biên giới mới đi theo một sống núi khác nằm về phía Nam khoảng 300 m, và biên giới mới còn lùi thêm về phía nam vài chục mét nữa dọc đường sắt.
Hình 2 so sánh biên giới mới và biên giới AMS trên một tấm không ảnh của Google Earth. Ảnh chụp nghiêng nên cho ta hình ảnh về địa hình. Hai đường biên giới vẽ sơ lược theo 3 chiều nên lên xuống cùng địa hình. Đường vàng mỏng là biên giới do Google Earth vẽ (chúng tôi có nhiều bằng chứng rằng họ cũng vẽ biên giới theo bản đồ AMS nên nó cũng bị dịch khoảng 75 m về phía nam). So sánh không ảnh với bản đồ AMS ở dưới, ta dễ dàng nhìn ra những nét địa hình. Mỗi điểm quan trọng trên hai biên giới đều đánh số hay chữ để dễ so sánh.
Hình 2. Không ảnh Google Earth (trên) so sánh với bản đồ AMS.
Trên không ảnh, đường đỏ là biên giới mới, đường tím là biên giới AMS.
Trên không ảnh, đường đỏ là biên giới mới, đường tím là biên giới AMS.
Cả trên bản đồ lẫn không ảnh, phía đông ải Nam quan cũ là hai ngọn đồi
sát nhau (đồi kép), biên giới AMS chạy từ ải (f) lên đỉnh phía nam (g).
Phía đông biên giới mới (điểm 3, có mũi tên của Google Earth chỉ vào tọa
độ của km 0) là một ngọn đồi đơn độc (điểm 5). Không thể lẫn lộn được
hai ngọn đồi đó. Không ảnh từ trên chụp thẳng xuống cho thấy rõ điều này
(Hình 3).
Hình 3. Không ảnh Google Earth cho thấy rõ đồi kép ở
biên giới AMS (đường tím) và đồi đơn ở biên giới mới (đường đỏ)
biên giới AMS (đường tím) và đồi đơn ở biên giới mới (đường đỏ)
Như đã thấy, biên giới ở Nam Quan đã lùi về phía nam khoảng 300 m. Ở đây
300 m này rất quan trọng. Về mặt địa hình, Nam Quan là một "ải kép", vì
thung lũng chứa quốc lộ thắt lại ở hai điểm cách nhau 300 m: điểm bắc
là ải Nam quan cũ, điểm nam là km 0 bây giờ (xem không ảnh hình 2 và 3).
Phía bắc và nam "ải kép" này là những thung lũng tương đối rộng. Hai
bên mỗi ải là những đồi hay sống núi có thể dùng để quan sát hoặc khống
chế bên kia.
Với biên giới AMS, Việt-Trung chia nhau các cao điểm hai bên ải Bắc (sống núi c-d-e-f và đỉnh g trên hình 2), còn Việt Nam chiếm các cao điểm hai bên ải Nam (sống núi 2-3 và đỉnh 5). Điều này cho ta một lợi thế rất lớn khi có xung đột, giúp ta kiểm soát sự ra vào ở cửa ải. Với biên giới mới, tình thế đã đảo ngược, bên TQ kiểm soát các cao điểm sau ải (mới) và chia các cao điểm hai bên ải (mới) với VN.
Dọc phía tây quốc lộ có những khác biệt cũng rất quan trọng về mặt quân sự. Biên giới AMS chạy từ đỉnh núi (c) ở phía tây ải cũ rồi quay về hướng nam và chạy dọc một sống núi rất cao (b-a và tiếp tục về hướng tây), sống núi này khống chế thung lũng của QL 1 suốt dọc gần 1 km. Biên giới mới ở về phía đông biên giới AMS, chạy dọc lưng chừng sườn núi (từ 2 đến 1 và tiếp tục về hướng tây nam), phần dưới về Việt Nam, phần trên thuộc Trung Quốc. Như vậy, với biên giới mới Trung Quốc kiểm soát tất cả các đỉnh núi và sống núi dọc ải và đường quốc lộ ra biên giới: một lợi thế rõ rệt về mặt quân sự và là điều mà họ không có được với biên giới AMS.
Hình 4 là không ảnh Google Earth vùng từ Đồng Đăng tới Nam Quan, nhìn nghiêng 35 và trục cao độ tăng gấp đôi cho rõ địa hình. Vị trí cửa Hữu Nghị Quan, km 0 và các mốc biên giới do Google Earth đặt lên theo tọa độ trong NĐT. Ta thấy từ mốc 1114 về phía bắc, bản đồ AMS vẽ hai bên chia nhau sống núi thì bây giờ Trung Quốc chiếm các cao điểm. Từ mốc 1114 về phía Nam, bản đồ AMS vẽ rặng núi hoàn toàn bên Việt Nam thì bây giờ hai bên chia nhau sống núi. Có những công sự lớn của TQ ở vùng lấn qua Việt Nam, bọc trong các mốc 1103/1 tới 1114. Có thể nói là cửa ngõ Việt Nam suốt từ Nam Quan tới Đồng Đăng theo biên giới mới bị áp chế hay đe dọa.
Với biên giới AMS, Việt-Trung chia nhau các cao điểm hai bên ải Bắc (sống núi c-d-e-f và đỉnh g trên hình 2), còn Việt Nam chiếm các cao điểm hai bên ải Nam (sống núi 2-3 và đỉnh 5). Điều này cho ta một lợi thế rất lớn khi có xung đột, giúp ta kiểm soát sự ra vào ở cửa ải. Với biên giới mới, tình thế đã đảo ngược, bên TQ kiểm soát các cao điểm sau ải (mới) và chia các cao điểm hai bên ải (mới) với VN.
Dọc phía tây quốc lộ có những khác biệt cũng rất quan trọng về mặt quân sự. Biên giới AMS chạy từ đỉnh núi (c) ở phía tây ải cũ rồi quay về hướng nam và chạy dọc một sống núi rất cao (b-a và tiếp tục về hướng tây), sống núi này khống chế thung lũng của QL 1 suốt dọc gần 1 km. Biên giới mới ở về phía đông biên giới AMS, chạy dọc lưng chừng sườn núi (từ 2 đến 1 và tiếp tục về hướng tây nam), phần dưới về Việt Nam, phần trên thuộc Trung Quốc. Như vậy, với biên giới mới Trung Quốc kiểm soát tất cả các đỉnh núi và sống núi dọc ải và đường quốc lộ ra biên giới: một lợi thế rõ rệt về mặt quân sự và là điều mà họ không có được với biên giới AMS.
Hình 4 là không ảnh Google Earth vùng từ Đồng Đăng tới Nam Quan, nhìn nghiêng 35 và trục cao độ tăng gấp đôi cho rõ địa hình. Vị trí cửa Hữu Nghị Quan, km 0 và các mốc biên giới do Google Earth đặt lên theo tọa độ trong NĐT. Ta thấy từ mốc 1114 về phía bắc, bản đồ AMS vẽ hai bên chia nhau sống núi thì bây giờ Trung Quốc chiếm các cao điểm. Từ mốc 1114 về phía Nam, bản đồ AMS vẽ rặng núi hoàn toàn bên Việt Nam thì bây giờ hai bên chia nhau sống núi. Có những công sự lớn của TQ ở vùng lấn qua Việt Nam, bọc trong các mốc 1103/1 tới 1114. Có thể nói là cửa ngõ Việt Nam suốt từ Nam Quan tới Đồng Đăng theo biên giới mới bị áp chế hay đe dọa.
Hình 4. Không ảnh Google Earth vùng biên giới từ Đồng Đăng tới
Nam Quan, với vị trí các mốc mới. Đường vạch đỏ là biên giới AMS.
Nam Quan, với vị trí các mốc mới. Đường vạch đỏ là biên giới AMS.
Phía đông bắc ải Nam Quan, từ mốc 1123 tới mốc 1128 (bản đồ 7), tình
trạng cũng tương tự. Suốt dọc đoạn này biên giới mới đã lấn về phía Việt
Nam khoảng 100-300 m, biên giới AMS nằm trên sống một rặng núi cao,
biên giới mới nằm lưng chừng sườn núi phía VN, tức là Việt Nam đã mất
tất cả các cao điểm.
Nếu biên giới AMS phản ánh đúng biên giới lịch sử thì việc để mất các vị
trí quan yếu về mặt quốc phòng như thế này vào tay Trung Quốc, một nước
láng giềng lớn từng nhiều lần xâm lấn ta bằng võ lực, là một điều khó
thể biện minh được.
VỀ VỊ TRÍ CÁC CỘT MỐC 18 VÀ 19 CŨ
Trên bản đồ AMS, vị trí của mốc 18 cũ (nằm trên một sống núi phía Tây ải Nam Quan) có thể không chính xác vì theo biên bản của toán cắm mốc Pháp Thanh, mốc này được đặt ở trên (bên) đường đi Đồng Đăng, phía trước (tức là phía Nam) cửa Nam Quan 100 m (à 100 m en avant de la porte de Nam-Quan sur le chemin de Dong-Dang) [8].
Còn mốc 19 thì nằm trên đỉnh ngọn đồi ngay phía Đông cửa ải, trong khi đó, theo báo chí nhà nước và nhân viên bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam phụ trách vấn đề biên giới thì mốc 19 nằm ở vị trí của mốc 1118 mới như đã nói trong phần trên. Hai vị trí này cách nhau khoảng 250 m và nằm trên hai ngọn đồi khác nhau. Theo biên bản cắm mốc đã nói, thì mốc 19 phải nằm ở trên một đỉnh đồi ("sur le sommet placé face du fort chinois de Kouei-Tao"). Ngoài ra, mốc 19 trong bản đồ AMS thì ở một đỉnh đồi có cao độ 364 m, nhưng mốc 1118, mà theo báo chí và nhân viên nhà nước Việt Nam thì trùng với mốc 19 cũ, lại ở trên sườn đồi, với cao độ 320,6 m. Khó mà tin đội cắm mốc Pháp Thanh đã phạm một nhầm lẫn về cao độ tương đương với một tòa nhà 15 tầng! Ngọn đồi mà bộ Ngoại giao VN cho là mang mốc 19 (1118 mới) là một điểm trắc địa, tức là trên đỉnh có đặt một mốc dấu nào đó dùng để định chuẩn tọa độ, nên các nhà làm bản đồ chắc chắn biết chính xác vị trí của nó và khó có thể nhầm lẫn với một ngọn đồi khác cách đó 300 m. Hơn nữa,bản đồ AMS thể hiện ngọn đồi đó hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Việt Nam (vị trí của mốc trắc địa cũng nói lên điều này). Khó có khả năng xảy ra việc những người làm bản đồ lại nhầm lẫn một ngọn đồi có chứa cột mốc biên giới với một ngọn đồi tách rời nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của một bên.
Như vậy, có khả năng cao là mốc 19 trên bản đồ AMS đã đượcthể hiện chính xác và điều này có nghĩa là sau này mốc đó đã bị dời khoảng hơn 250 m về phía Nam, sang một ngọn đồi khác. Chúng ta nên nhớ là ngọn đồi này đã bị Trung Quốc chiếm một thời gian dài, và ngay cả lúc đàm phán vẫn bị họ chiếm đóng, nên khả năng là họ đã di chuyển cột mốc không phải là nhỏ. Nhà nước Việt Nam cần phải giải thích vì lý do gì họ đã không khẳng định vị trí của mốc 19 như trên bản đồ AMS, một vị trí phù hợp hơn với biên bản cắm mốc, mà lại khẳng định một vị trí vừa không phù hợp với biên bản (vì không nằm trên đỉnh núi) vừa rất thiệt thòi cho Việt Nam.
1. Bản đồ 4 và 7, mà chúng tôi đã điều chỉnh theo địa hình và kiểm chứng
bằng nhiều cách, có thể coi là trình bày chính xác (trong vòng chừng 30
m) vị trí của biên giới 1999 trên bản đồ AMS mà quân đội Mỹ vẽ năm
1964, dựa theo bản đồ của Pháp.
2. Trên Quốc lộ 1, biên giới đã lùi khoảng 290 m về phía Nam.
3. Trên đường sắt Bằng Tường-Đồng Đăng, biên giới đã lùi khoảng 360 m về phía Nam so với biên giới trên bản đồ AMS. Nhiều khu vực lân cận bị mất trên dưới 1 km vuông.
4. So với bản đồ AMS thì Việt Nam đã mất hầu hết những cao điểm (đỉnh và sống núi) chung quanh ải Nam quan và dọc Quốc lộ 1 cho tới Đồng Đăng, và chỉ còn giữ những sườn núi thấp.
4. Có khả năng là cột mốc 19 cũ đã bị dời hơn 250 m về phía nam, qua một ngọn đồi khác, khiến biên giới quanh đó cũng di chuyển theo.
2. Trên Quốc lộ 1, biên giới đã lùi khoảng 290 m về phía Nam.
3. Trên đường sắt Bằng Tường-Đồng Đăng, biên giới đã lùi khoảng 360 m về phía Nam so với biên giới trên bản đồ AMS. Nhiều khu vực lân cận bị mất trên dưới 1 km vuông.
4. So với bản đồ AMS thì Việt Nam đã mất hầu hết những cao điểm (đỉnh và sống núi) chung quanh ải Nam quan và dọc Quốc lộ 1 cho tới Đồng Đăng, và chỉ còn giữ những sườn núi thấp.
4. Có khả năng là cột mốc 19 cũ đã bị dời hơn 250 m về phía nam, qua một ngọn đồi khác, khiến biên giới quanh đó cũng di chuyển theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Danh Huy, Phạm Quang Tuấn, Phan Văn Song (2013) So sánh vị trí
cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ.
http://boxitvn.blogspot.com.au/2013/10/so-sanh-vi-tri-cot-moc-bien-gioi-viet.html,
https://danluan.org/tin-tuc/20131007/so-sanh-vi-tri-cot-moc-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-voi-ban-do-cua-quan-doi-my
[2] http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/
[3] Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Việt Nam - Trung Hoa. Công báo, Chính phủ CHXHCN Việt Nam, 634+635 tới số 640+641. http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-36_2010_SL-LPQT-(5924)?cbid=6117
[4] Báo QĐND viết: "Đường biên giới đi qua Km0 rồi đến mốc 19 cũ và đến điểm cách điểm nối ray 148 mét về phía Bắc. Hiện nay ta đã cắm mốc 1116 và 1117 đối xứng với nhau qua quốc lộ 1A của Việt Nam, và mốc 1118 trùng vị trí mốc 19 (cũ). Như vậy, đường biên giới lịch sử tại khu vực này không những đã được tôn trọng mà còn được cụ thể hóa bằng một hệ thống cột mốc mới hiện đại". http://www.qdnd.vn/qdndsite/en-us/75/48397/print/Default.aspx
[5] Ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn: "Hiệp ước 1999 đã xác định đường biên giới đi qua Km 0, qua mốc 19 cũ do Pháp và nhà Thanh cắm và qua điểm nằm cách điểm nối ray 148 m về phía bắc" http://phapluattp.vn/237883p0c1013/cam-moc-bien-gioi-tai-cua-khau-huu-nghi.htm
[6] Bị vong lục của Bộ ngoại giao nước CHXHCNVN về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới, 15/3/1979.
[7] Bản đồ biên giới đất trên liền giữa nước CHXHCN Việt nam và nước CHND Trung Hoa. Công báo, Chính phủ CHXHCN Việt Nam, 142+149. http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-36_2010_SL-LPQT-%285924%29?cbid=8248
[8] Trương Nhân Tuấn (2009) Biên Giới Việt Nam: vùng tiếp giáp tỉnh Quảng Tây. http://thongluan.co/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4102.
[2] http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/
[3] Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Việt Nam - Trung Hoa. Công báo, Chính phủ CHXHCN Việt Nam, 634+635 tới số 640+641. http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-36_2010_SL-LPQT-(5924)?cbid=6117
[4] Báo QĐND viết: "Đường biên giới đi qua Km0 rồi đến mốc 19 cũ và đến điểm cách điểm nối ray 148 mét về phía Bắc. Hiện nay ta đã cắm mốc 1116 và 1117 đối xứng với nhau qua quốc lộ 1A của Việt Nam, và mốc 1118 trùng vị trí mốc 19 (cũ). Như vậy, đường biên giới lịch sử tại khu vực này không những đã được tôn trọng mà còn được cụ thể hóa bằng một hệ thống cột mốc mới hiện đại". http://www.qdnd.vn/qdndsite/en-us/75/48397/print/Default.aspx
[5] Ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn: "Hiệp ước 1999 đã xác định đường biên giới đi qua Km 0, qua mốc 19 cũ do Pháp và nhà Thanh cắm và qua điểm nằm cách điểm nối ray 148 m về phía bắc" http://phapluattp.vn/237883p0c1013/cam-moc-bien-gioi-tai-cua-khau-huu-nghi.htm
[6] Bị vong lục của Bộ ngoại giao nước CHXHCNVN về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới, 15/3/1979.
[7] Bản đồ biên giới đất trên liền giữa nước CHXHCN Việt nam và nước CHND Trung Hoa. Công báo, Chính phủ CHXHCN Việt Nam, 142+149. http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-36_2010_SL-LPQT-%285924%29?cbid=8248
[8] Trương Nhân Tuấn (2009) Biên Giới Việt Nam: vùng tiếp giáp tỉnh Quảng Tây. http://thongluan.co/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4102.
________________________________________________________
PHỤ LỤC:
Trích Nghị Định Thư mô tả biên giới
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét