Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Dân chủ và lối thoát

Nguyễn Trung Hiếu - Dân chủ và lối thoát

Hiện nay trong quá trình cải cách người ta luôn bám vào những học thuyết cũ kĩ với những sự sửa đổi nhỏ lẻ thực ra không có giá trị mấy về mặt dân sinh và dân chủ .Nhưng để bám víu lấy quyền lợi của mình thì không gì có sức mạnh bằng sự ăn mày dĩ vãng đáng buồn phiền và ấu trĩ ấy .
Thực ra trên thế giới đã có nhiều bài học của các quốc gia độc tài từ trước tới nay.
Thường họ sẽ bám víu vào một chủ thuyết một Tôn giáo nào đó một cách mập mờ để duy trì quyền thống trị của họ .Châu Âu đã chìm trong đêm trường trung cổ bởi giáo hội ,Á Đông thì là học thuyết của Khổng Tử với đạo quân thần ...Nhưng có lẽ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sớm diễn ra trên lục địa già với trung tâm là nước Pháp với nhiều học giả Uyên bác đã thực sự làm sáng bừng văn minh nhân loại .Trong quá trình khởi phát quá trình dân chủ đã không biết bao cuộc đấu tranh nổ ra ,bao nhiêu những lý lẽ của nhà cầm quyền cũ nát được đưa ra nhưng chân lý cuối cùng đã thuộc về kẻ tiến bộ hơn .
Người dân Châu Âu cuối cùng đã tìm ra một cơ chế gần hơn với cái chóp đỉnh của xã hội loài người . Người ta đã và đang dần hoàn thiện nó với sự mở rộng dân chủ và mong muốn mọi đóng góp của người dân với sự cầu thị rất lớn từ phía chính quyền .Những Thiên đường đang chớm nở mà có lẽ trước đây trong mơ người ta mới dám nghĩ tới . Đại diện tiêu biểu của nó là các nước Bắc Âu mặc dù chưa hoàn hảo nhưng đáng để cho mọi quốc gia học tập .
Hiện nay trên thế giới làn sóng dân chủ đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ ,nó cuốn phăng đi rất nhiều quốc gia độc tài ,nó đã và đang thể hiện ước vọng của người dân nhiều nước trên thế giới và xu hướng này đã và đang lan mạnh sang những thành trì tưởng chừng là bất khả xâm phạm của phái bảo thủ cổ hủ và độc tài nhất .Những cuộc cách mạng màu ,những cuộc biểu tình rầm rộ trên những đại lộ rợp bóng người đã kéo theo nó những giá trị phổ quát của xã hội loài người ,trang hoàng lại những bức tranh u tối trên mỗi dân tộc nó đi qua.
Mỗi cuộc cách mạng đều có máu ,những giá trị của loài người mong mỏi đôi khi lại phải trả bởi những cái giá có khi là khá đắt đỏ .Những cuộc chính biến tại các quốc gia có khi lại phải chịu những hậu quả rất lớn về mặt con người . Máu và hoa ,máu và độc lập ,máu và hoà bình ,máu và dân chủ tưởng chừng như chẳng liên quan tới nhau vậy mà nó vẫn luôn song hành với nhau .Kèm theo đó là những vấn đề Tôn giáo sắc tộc,những cuộc đấu tranh nội bộ sẽ luôn đi kèm với quá trình ấy nếu như nền dân chủ non trẻ ấy không đủ mạnh thì nó lại sẽ là mầm mống của thể chế độc tài tiếp theo .Các thể chế độc tài thì luôn biết cách khai thác những vấn đề này để ru ngủ người dân trong tầm kiểm soát của họ .
Những mặt đối lập luôn song hành ,cuộc sống muôn màu luôn là vậy . Những nhà tri thức ,những nhà dân chủ tiến bộ luôn mong có một cuộc chuyển giao hoàn hảo mà máu sẽ không đượm trên những cánh hoa dân chủ như Myanmar đã từng trải qua .Mọi cuộc chính biến bằng bạo lực thì thua thiệt luôn thuộc về dân tộc quốc gia ấy ,dù một lần đau thì ai biết nó có mang dị tật hay không trong tương lai về sau . Nhưng cũng có một câu hỏi được đặt ra nếu cứ sống với bệnh tật không chữa trị một cách dứt khoát thì dân tộc ấy sẽ ngày càng trần trụi và hậu quả cho hậu thế là không lường .Vậy người ta có thể mong gì ,mong một ngày phe bảo thủ sẽ trở lại với dân tộc ,sẽ tự mở lòng mình đóng góp cho chính quá trình dân chủ trên đất nước này .Tham sân si trong cuộc đời này khó tránh ,để bỏ mọi ngôi cao đi kèm với quyền hành và bổng lộc thì thật khó .Lòng mình đôi khi khó mở ...
Vậy đâu là con đường tối ưu cho quá trình dân chủ hoá trên đất nước này .Thân Nhân Trung đã từng nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia " . Những người mong mỏi một nền dân chủ thực sự trong nước và mơ ước một Việt Nam thịnh vượng thực sự luôn mong chờ những tầng lớp là hiền tài ấy .Tôi luôn tin và mong chờ những tinh hoa của dân tộc sẽ mang cho dân tộc này những hơi thở mạnh mẽ đóng góp cho quốc gia này .Tôi mong họ hãy có tiếng nói mạnh mẽ hơn, thể hiện hơn nữa cái tầm cái tâm của mình .Nhân sĩ thời nào cũng có hiện nay lại có thêm tầng lớp nhân sĩ hải ngoại nhưng có vẻ chất keo kết dính giữa họ vẫn thiếu và không đủ độ bền .Nếu thực sự họ có thể đồng lòng cùng hoà nhịp với những học giả tiến bộ trong nước thì đó là một tiếng nói quan trọng với quá trình vận động xã hội theo xu hướng tiến bộ .
Làn sóng dân chủ vẫn cứ dầm dập đi trên những đại lộ rộng mở của lịch sử thế giới .Và mỗi quốc gia dân tộc không thể hi vọng vào một điều thần kì hay sự trợ giúp của bất kì quốc gia nào hay thế lực nào .Xã hội sẽ phải thay đổi ,tầm nhìn của một quốc gia một dân tộc sẽ thay đổi . Những tri thức sẽ là điểm tựa vững chắc để dân tộc ấy đón những ánh nắng rạng ngời của Văn minh nhân loại .
Hạnh phúc trọn vẹn chưa chắc đã là khi có dân chủ những độc tài thì chắc chắn không có điều ấy .Tôi luôn tin một ngày nào đó ...
Nguyễn Trung Hiếu
*Tác giả là du học sinh tại Tokyo Nhật Bản 
(Quê Choa)

Trưởng thôn hò dân làng đánh côn đồ như... đánh giặc 

(Lúc đấy chính quyền, công an ,,,, đang ở đâu ...)
“Thông báo với toàn thể nhân dân. Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. “Giặc" đang càn quấy dân làng, mọi người tập trung mau để đánh "giặc”. Loa, loa, loa”, nguyên văn lời thông báo của vị trưởng thôn.

Trưa 11/5/2013, thấy đám côn đồ xông vào hành hung người dân hai thôn Đồng Tâm và Đồng Quân (xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình), trưởng thôn Đồng Quân nhanh chóng gọi loa phóng thanh kêu cứu.

Hàng trăm người dân nghe báo động lập tức đổ ra giáng trả những kẻ dám làm loạn xóm núi. Lúc vào thì hùng hổ, lúc ra phải bằng xe cứu thương, có lẽ đám côn đồ sẽ phải sợ đến già tinh thần đoàn kết của người dân hai thôn.

Nhóm côn đồ bảo kê cho doanh nghiệp chiếm đất?

Để hiểu sự việc, cần nói sơ qua về bãi đất xảy ra tranh chấp. Theo đó, công ty Cổ phần du lịch Cúc Phương (sau đây gọi tắt là công ty) đã được tỉnh cấp 15 ha đất để xây dựng Khu du lịch Thung Phương (đã xây tường rào kiên cố bao bọc).
Hiện trường nơi nhóm côn đồ bị cả làng đánh bò lê bò càng
Hiện trường nơi nhóm côn đồ bị cả làng đánh

Khoảng 3 năm trước, không biết vin vào cớ nào, công ty cho rằng đã thầu thêm 25 ha đất thuộc địa bàn hai thôn Đồng Tâm và Đồng Quân. Với ý đồ xây dựng trang trại, làm đường bao quanh núi rồi mở một con đường mới nối ra đường lớn, thời gian gần đây, đơn vị này cho xe cơ giới đến múc đất, giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, 25 ha đất này là bãi chăn thả gia súc lâu đời của dân hai thôn. Người dân không đồng ý nên hai bên liên tục xảy ra tranh chấp. Cứ mỗi lần "xe múc" đến, bà con lại kéo ra ngăn cản, không cho vào xúc đất.

Ngày xảy ra vụ việc, nhiều nhân chứng cho biết bọn côn đồ đã có mặt từ trưa. Chúng đi bằng xe taxi, được một người trong công ty dẫn đi "khao quân" tại một quán ăn trong khu vực.

Bà chủ quán nhớ lại: "Khi bưng bê phục vụ, thấy bọn họ cười nói rôm rả, bảo nhau ăn uống no say để “chết cũng thành con ma no”. Tưởng chỉ là chuyện đùa, ai ngờ họ đang lấy khí thế để lát sau vào hành hung người dân".

Đánh chén xong, chúng tiếp tục đi taxi tới cổng công ty, thủ hung khí vào trong người rồi đi bộ ra nấp sẵn ở bãi đất tranh chấp.

Khoảng 13h30 ngày 11/5, người dân hai thôn lùa đàn gia súc lên bãi đất chăn thả. Đúng lúc này, công ty lại cho "xe múc" vào xúc đất. Như thường lệ, một số người chăn bò vội chạy ùa ra ngăn cản. Họ không biết đã lọt vào bẫy của đám côn đồ.

Vừa chạy đến gần chiếc "xe múc", họ đã nhìn thấy sáu thanh niên lù lù xuất hiện phía sau những tảng đá lớn. Cả nhóm đều xăm trổ đầy người, đầu trọc lốc, tay lăm lăm dao, kiếm, gậy gộc. Không nói không rằng, chúng lao vào hành hung những người chăn bò. Mọi người sợ hãi, bỏ chạy tán loạn.

Một người chạy chậm bị đuổi kịp liền quỳ xuống van xin, nhưng đám côn đồ vẫn vác gậy quật túi bụi. Đau quá, nạn nhân gắng sức vùng dậy, bỏ chạy vào làng kêu cứu.

Gọi loa phóng thanh dẹp loạn côn đồ

Thấy có côn đồ đuổi đánh người dân, một người nhanh trí đã dùng điện thoại gọi cho ông trưởng thôn Đồng Quân. Phản xạ nhanh không kém, ông trưởng thôn vội chạy sang nhà phó thôn, nơi đặt chiếc loa phóng thanh. Tiếng loa như tiếng báo động thời chiến tranh, xé nát cả buổi trưa không yên bình.

“Thông báo với toàn thể nhân dân. Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. “Giặc" đang càn quấy dân làng, mọi người tập trung mau để đánh "giặc”. Loa, loa, loa”, nguyên văn lời thông báo của vị trưởng thôn.

Tiếng loa vừa dứt, người dân hai thôn từ người già, thanh niên cho đến phụ nữ, lập tức túa ra đầy đường. Dân hai đầu dồn lại đánh trả đám côn đồ. Bị yếu thế, những kẻ phá "xóm núi" liền gọi nhau rút về công ty. Hàng trăm người dân vẫn đuổi theo.

Đám côn đồ nấp vào trong tường bao kiên cố của công ty, liên tục dùng đất đá ném ra. Cho rằng nơi này bất khả xâm phạm, nhóm côn đồ leo lên mái nhà, phanh ngực, lột quần, ngang nhiên thách thức. Hành vi láo lếu khiến cơn giận của người dân càng bùng phát. Hàng trăm người cùng lúc ùa vào trong tường bao. Nhóm côn đồ bị một trận đòn thừa sống thiếu chết.

Sự việc có thể còn nghiêm trọng hơn nếu đại diện chính quyền địa phương, lực lượng công an xã, công an huyện Nho Quan không kịp thời có mặt. Người dân được thuyết phục đã chấp nhận dừng tay.

Nhóm côn đồ lúc trước còn hung hăng, giờ đã nằm bẹp mỗi tên một chỗ, trong  đó có hai tên bị thương khá nặng. Tuy thế, trong hơi thở yếu ớt, chúng vẫn mạnh miệng dọa sẽ còn quay lại trả thù. Sau đó, nhóm côn đồ được đưa lên xe thùng của công an, đi cấp cứu.

Người dân xóm núi "đại thắng"

Dù “đại thắng”, người dân hai thôn vẫn vô cùng bức xúc trước thái độ của công ty. Vì tranh chấp đất đai, các đối tượng này đã bất chấp pháp luật, manh động gọi côn đồ về hành hung người lương thiện?. Ông trưởng thôn Đồng Quân cho biết cư trú trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc Mường, được di dời từ rừng quốc gia Cúc Phương ra sống ở bãi đất này từ năm 1988.
Biên bản cuộc họp ghi nhận sự kiện dân xóm núi “đại thắng”
Biên bản cuộc họp ghi nhận sự kiện người dân xóm núi “đại thắng”.

Đã hơn 25 năm, mảnh đất là nguồn sống của người dân, thông qua chăn nuôi gia súc, trồng ngô, trồng đậu. Khoảng gần chục năm trước, công ty bắt đầu về xây dựng trên khoảng 15 ha bãi đất. Lúc đó, công ty xây dựng khu sinh thái, có giấy tờ, quyết định từ tỉnh, huyện, được sự đồng thuận của đa số người dân nên không gặp sự phản đối nào.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, công ty có những động thái định chiếm nốt 25ha đất còn lại.

Theo một số người dân, ông Lê Quốc Thịnh, Giám đốc công ty luôn nại ra rằng 25ha đất này đã được công ty thầu lại, có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận như 15 ha xây khu sinh thái trước đó. Tuy nhiên, người dân hai thôn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào của chính quyền về việc này.

"Mà cho dù có thông báo thỏa thuận từ chính quyền về việc sang nhượng đất, chúng tôi cũng không bao giờ đồng ý. Vì 25 ha đất này là nguồn mưu sinh của người dân, bán nốt thì biết làm gì để sống", một người địa phương cho biết.

Đồng quan điểm đó, ông trưởng thôn cũng khẳng định không hề nhận được thông báo nào từ chính quyền về việc cho công ty thầu thêm 25ha đất.

"Việc tranh chấp chưa ngã ngũ thì công ty đã liên tục điều "xe múc" vào đào đất. Người dân ngăn cản là đương nhiên. Vì thế mà cho côn đồ đến hành hung dân lành là điều không thể chấp nhận được", ông trưởng thôn bức xúc.

Được biết sau khi sự việc xảy ra, ngày 19/5, đã có cuộc họp giữa đại diện chính quyền xã và người dân hai thôn với Giám đốc công ty, nhằm giải quyết hậu quả. Tại buổi họp, đối tượng này đã nhận lỗi quản lý nhân viên không chặt, để xảy ra việc đáng tiếc, chịu trách nhiệm trước mọi tổn thất gây ra cho người dân.

Người này cũng hứa sẽ dừng mọi hoạt động làm ảnh hưởng tới 25ha đất tranh chấp, thậm chí chấp nhận không “xin” thêm mét đất nào trên địa bàn xã Cúc Phương nữa.

Nhằm thu thập thông tin nhiều chiều, phóng viên Xa lộ Pháp luật đã tìm đến công ty nêu trên tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên từ sau sự việc, công ty đóng cửa, ngừng hoạt động. Được biết ông giám đốc cũng không có mặt tại địa phương.

Thông tin từ công an huyện Nho Quan, nhóm côn đồ bị người dân hai thôn giáng trả đều bị thương. Có hai đối tượng bị thương khá nặng, phải đi cấp cứu tại Hà Nội, hiện đã ra viện. Cơ quan điều tra đang thu thập chứng cứ, điều tra mở rộng vụ việc. (Xa lộ pháp luật)

Hàn Quốc và Việt Nam: Mối quan hệ đối tác chiến lược mới?

Chuyến công du ra nước ngoài lần thứ ba của Tổng thống Park Guen-hye tới Việt Nam được coi như một bước đi ngoại giao lớn, mang ý nghĩa lớn lao thay vì đơn thuần chỉ hợp tác thúc đẩy kinh tế. Liệu phía Hàn Quốc đang nghĩ tới và xem Việt Nam như “một đồng minh quan trọng” trong ván cờ nơi mà Trung Quốc gia tăng sức mạnh?


Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Park Guen-hye vào ngày 7-11 tháng Chín năm 2013 diễn ra ngay sau chuyến đi thăm Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc viếng thăm này được đánh giá như một bước chuyển biến quan trọng trong mối quan hệ Hà Nội – Seoul nhằm nỗ lực đẩy mạnh các phương án hợp tác toàn diện giữa hai nước trong toàn bộ các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Nếu Hà Nội ủng hộ Tổng thống Park Guen-hye, Seoul có thể sẽ tạo ra nhiều cách để xây dựng lại mối quan hệ giữa hai nước. Cả hai nước đã tập trung vào các hợp tác kinh tế và công nghệ thông tin, bao gồm cả dự án về năng lượng điện hạt nhân. Hiện tại cả hai nước đang tập trung vào giải quyết hậu quả chiến tranh gây ra bởi Nam Hàn trong cuộc chiến Việt Nam. Các vấn đề kinh tế đang được ưu tiên và hai nước cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại, đầu tư.
Các lựa chọn chiến lược của Nam Hàn
Nam Hàn đang dần được đánh giá là một nước có sức mạnh tầm trung, điều này gia tăng thêm động lực cho Việt Nam trong mục đích đi đến phát triển một cộng đồng Nam Á vững mạnh hơn. Ý nghĩa chính trị qua hành động bày tỏ lòng kính trọng trước Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Đài tưởng niệm được đánh dấu như một sự kiến đáng nhớ. Bên cạnh đó, Tổng thống Park đã gặp gỡ và có buổi trò chuyện thân mật với thành viên cao cấp của chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thực chính sách “Đổi mới” của Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng với chính sách “Sống tốt” của Nam Hàn trong những năm 1960. Cả hai nước cũng là mục tiêu chính trong chính sách ngoại giao các nước láng giếng của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại và cũng có thể là tương lai.
Trung Quốc đã cố gắng hướng đến ASEAN kể từ những năm 1990 với chiến lược hợp tác song phương và đa phương. Mô hình “Một trục, Hai cánh” của Trung Quốc qua việc tham gia hai dự án Sông Mekong và Hành lang Myanmar đã giúp đỡ và ổn định kinh tế châu Á kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thiết lập khu vực Thương mại Tự do với ASEAN. Hàn Quốc, Trung Quốc, cùng với Nhật Bản, cũng đang tham gia vào cuộc đối thoại thường xuyên thông qua ASEAN+3 (APT) và đàm phán một dự thảo Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ba bên với nhau. Đồng thời, cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc là đều đồng thành viên cùng với Trung Quốc, là chủ trì của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng Mở rộng (ADMM+) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS).
Nhân tố Việt Nam trong “Chính sách Trung Quốc” của Hàn Quốc
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Việc xem Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong “Chính sách Trung Quốc” của Hàn Quốc không phải không có lí do. Đầu tiên, ASEAN – trong đó Việt Nam là thành viên – đã và đang cố gắng để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc và bảo vệ tính trung lập của mình  trong vấn đề an ninh khu vực thông qua sự hỗ trợ lẫn nhau của các nhóm như ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và ADMM+. Có một bài học ở đây cho Hàn Quốc khi nước này muốn tìm kiếm một giải pháp thúc đẩy an ninh song phương với Hoa Kỳ vào một quan hệ đối tác an ninh lớn hơn và mạnh hơn, đó chính là hợp tác với Nhật Bản.
Thứ hai, sự đi gia tăng của Trung Quốc đang ngày càng ảnh hướng trực tiếp tới các nước láng giềng trong khu vực, tình hình hiện tại không còn cho phép các nước ở khu vực Đông Á và Nam Á coi mình là các cá thể an ninh riêng biệt không ảnh hưởng tới tình hình xung quanh, chính họ nên đi tới một quyết định chung cho một kết nối an ninh khu vực Đông Á. Hai nước, Việt Nam và Hàn Quốc, đóng vai trò cầu nối giữa hai khu vực Đông Nam và Đông Bắc Á, cần phải làm việc cùng nhau nhằm tạo ra một cơ chế an ninh đa phương mạnh mẽ hơn để đáp lại các chiến lược khu vực và bành trướng quyền lực của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.
Thứ ba, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc lên các nước ASEAN đã mang đến động lực cho Hàn Quốc buộc phải có các chính sách cải thiện quan hệ với ASEAN thay vì coi khối ASEAN là một khối trung lập không ủng hộ mình trong thời gian vừa qua. ASEAN đã cố gắng để giữ thế trung lập giữa hai miền Triều Tiên nhưng động thái thử nghiêm liên tục tên lửa đạn đạo tầm xa và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã buộc khối ASEAN phải có lập trường rõ ràng và linh động hơn.
Lập hàng rào chống lại sự bành trướng thế lực của Trung Quốc
Chính sách đa dạng hóa hơn nữa sản phẩm trong kinh tế ở khu vực của Hàn Quốc đã mang đến những động lực không nhỏ cho kinh tế Việt Nam, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước đồng thời chia sẻ mối quan tâm lo ngại chung về sự nổi lên của Trung Quốc. Có thể xác định được dễ dàng chiến lược khu vực của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, đó là nắm lấy ASEAN ở phía Nam và phá vỡ liên minh an ninh do Hoa Kỳ đứng đầu ở phía Bắc. Với sự suy giảm sức mạnh quân sự do hạn chế ngân sách của Hoa Kỳ, Việt Nam và Hàn Quốc đang phải đối mặt với một Trung Quốc đang tự tin hơn bao giờ hết.
Trung Quốc đã mở rộng cái gọi là “lợi ích cốt lõi” ra toàn bộ Biển Đông, từ tranh chấp tuyên bố của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa ở phía Nam tới tranh cãi với Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có thể bành trướng khả năng của mình đến bán đảo Triều Tiên nhằm mục đích đánh bật sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Chuyến viếng thăm của Tổng thống Park đến Việt Nam không chỉ góp phần gia tăng khả năng về kinh tế và nó cũng đặt nền móng cho mối quan hệ địa chính trị sâu sắc hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hàn Quốc và Việt Nam, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc và phía Nam, có thể có những khác biệt và những chính sách riêng để đối phó và phản ứng lại với các “chiến lược khu vực” của Trung Quốc, nhưng cả hai nước lại có khá nhiều điểm tương đồng với nhau. Điểm chung lớn nhất trong “chính sách Trung Quốc” của cả hai nước là dựa vào tiềm lực quân sự và sự bảo đảm an ninh khu vực từ Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, cả hai nước cũng đang tìm cách mở rộng hơn quyền tự chủ chiến lược của họ để đối phó với sự trỗi dậy mặc dù cả hai nước đang phải phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Trung Quốc.
Cân bằng Đế chế Trung Hoa?
Đang có một mối quan hệ mới nổi lên giữa hai cường quốc là Hoa Kỳ và Trung Hoa. Việt Nam và Hàn Quốc đều nằm trong chính sách ngoại vi của Trung Quốc và chỉ được đánh giá có tầm quan trọng thứ yếu. Từ thời kỳ Đế chế Trung Hoa, Trung Quốc luôn có gắng chinh phục các vùng lân cận ngoại vi của họ: xâm lược Việt Nam vào năm 1979 và can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên 1950–1953. Tính đến thời điểm hiện tại, dường như Trung Quốc vẫn chưa bỏ ý định đó. Hiện tại đang nổi lên vấn đề tranh chấp đường biên giới biển trong khu vực Biển Đông giữa Việt nam – Trung Quốc và sự nghi ngờ qua liên minh an ninh Hoa Kỳ – Hàn Quốc. Liên minh này có thể gây bất lợi không hề nhỏ đối với Trung Quốc.
Thái độ ngoại giao với các nước láng giềng của Trung Quốc dựa trên tiêu chí “không có tin tức nào là tin tốt”. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh vào năm 1992, hai nước đã mở ra một mối quan hệ đối tác chiến lược. Và kể từ năm 1991, Hà Nội và Bắc Kinh đã và đang được xem như có mối quan hệ “sâu sắc và đầy tự tin”.
Việc hình thành một mối quan hệ gần gũi hơn giữa cả ba nước có thể được xem là vượt quá sự mong đợi, nhưng đối với các mối quan hệ song phương đang diễn ra thì sự thúc đẩy khả năng gắn kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc là điều lạc quan hoàn toàn có thể xảy ra. Ít nhất trong thời điểm hiện tại, mối quan hệ đó cung cấp cho các quốc gia yếu thế hơn một thế đứng vững vàg trong sự trỗi dậy của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.

Sukjoon Yoon, Eurasia Review Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
 © Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

Địa phương nào xây trung tâm hành chính như cung điện?

Các địa phương này đều có cách làm chung là dồn cơ sở hành chính vào một khu vực chung, còn cơ sở cũ thì bán đi để bù đắp chi phí xây trung tâm hành chính hoặc cho thuê, chuyển cho các đơn vị sự nghiệp.
Các tỉnh ồ ạt xây trung tâm hành chính
 
Chỉ tính riêng trong năm 2013, tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch sắp xếp 500 tỉ đồng cho công trình xây dựng tòa nhà hành chính đặt tại thành phố mới Bình Dương (cách TP Thủ Dầu Một 6-7km). Công trình này nằm trong tổng thể khu trung tâm chính trị - hành chính mới trị giá tới 140 triệu USD.

Trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh Bình Dương được xây dựng từ tháng 11/2010 trong khu liên hợp đô thị - dịch vụ rộng 1.000 ha. Tổng diện tích trung tâm rộng hơn 20 ha, gồm một nhóm công trình, trong đó nổi bật là tòa tháp cao 21 tầng sẽ là nơi làm việc tập trung các cơ quan của tỉnh.

Theo kế hoạch, sẽ có hàng chục cơ quan cấp tỉnh của Bình Dương sẽ chuyển từ TP Thủ Dầu Một về tòa tháp trung tâm này. Bên cạnh đó còn có một số tòa nhà độc lập là nơi làm việc của các cơ quan trung ương có chi nhánh tại Bình Dương.
 
Trung tâm hành chính Bình Dương đang được xây dựng
Trung tâm hành chính Bình Dương đang được xây dựng
Ngoài tòa tháp trung tâm, tỉnh Bình Dương cũng xây dựng một trung tâm hội nghị quy mô lớn tại trung tâm chính trị - hành chính mới, xây dựng công viên và quảng trường với sức chứa hơn 10.000 người... Dự kiến các hạng mục này được hoàn thành trong tháng 10 và 11/2013.

Ông Nguyễn Thành Tài - Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương - cho biết đối với trụ sở cũ của các cơ quan sau khi dời đi, UBND tỉnh đang giao cho Sở Xây dựng rà soát để có phương án xử lý thích hợp. Cụ thể, với các sở đang có trụ sở tại phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) sẽ được dùng là nơi làm việc của một số đơn vị sự nghiệp.
Trụ sở một số sở ngành khác được tỉnh Bình Dương bán đấu giá hoặc hoán đổi công năng nhằm thu hồi vốn bù đắp chi phí xây dựng trung tâm chính trị - hành chính mới. Đại diện Sở Xây dựng Bình Dương cho biết những nội dung này đang được sở nghiên cứu để tham mưu cho UBND tỉnh chứ chưa có quyết định cụ thể.

Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng tại phường Phước Trung (TP Bà Rịa) trong khu đất rộng khoảng 20 ha, hoạt động từ tháng 4/2012. Trước khi trung tâm hành chính tỉnh dời từ Vũng Tàu về TP Bà Rịa, một số cơ quan ban ngành đã chuyển sang TP Bà Rịa.
Tổng mức đầu tư xây dựng trung tâm này hơn 1.000 tỉ đồng (hiện chưa quyết toán). Nguồn vốn đầu tư xây dựng trung tâm - hành chính chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lấy từ ngân sách tỉnh. Một phần ngân sách sẽ thu lại khi tỉnh tiến hành bán đấu giá các khu đất trước đây dùng làm trụ sở các sở ngành tại TP Vũng Tàu.

Xây mới, bán cũ để bù vốn

Chính quyền TP Đà Nẵng đã quyết định bỏ ra hơn 1.700 tỉ đồng để đầu tư xây dựng tòa nhà 34 tầng trên khu đất rộng hơn 23.000 m2 tại địa chỉ 24 Trần Phú (Q.Hải Châu) có sức chứa lên đến hơn 1.500 người. Dự kiến cuối năm nay, sau khi hoàn tất phần xây dựng thì toàn bộ sở, ban ngành của TP Đà Nẵng sẽ tập trung chuyển về tòa nhà này.
Tòa nhà trung tâm hành chính TP Đà Nẵng đang xây dựng - Ảnh: Đ.Nam
Tòa nhà trung tâm hành chính TP Đà Nẵng đang xây dựng 
Theo một lãnh đạo TP Đà Nẵng, hầu hết trụ sở các sở, ban ngành của TP hiện nay là nhà công sản từ thời bao cấp, kiến trúc lạc hậu, sau thời gian sử dụng nay đã xuống cấp. Trung tâm hành chính được xây dựng sẽ là nơi làm việc tập trung của văn phòng HĐND, UBND và các sở ngành TP.
Công trình này được xây dựng từ ngân sách nhà nước bằng cách chuyển quyền sử dụng đất nhà công sản và công sở trên địa bàn.

Cuối tháng 7/2013, chính quyền TP Đà Nẵng đã ra thông báo về việc bán đấu giá một loạt công sở nhà nước. Theo kế hoạch, các công sở sẽ được bàn giao cho bên mua chậm nhất cuối tháng 6/2014.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Lang - giám đốc Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng, đến nay vẫn chưa bán đấu giá thành công một công sở nào để lấy tiền xây dựng trung tâm hành chính TP.

Tương tự, UBND tỉnh Lâm Đồng đã lên kế hoạch bán và cho thuê 19 biệt thự, năm nhà ở tại Đà Lạt hiện đang được trưng dụng để làm công sở nhằm tạo kinh phí xây khu hành chính tập trung với diện tích sàn 56.000 m2 (trên diện tích đất 3,5 ha) thuộc đường Trần Phú (Đà Lạt). Công trình này có tổng vốn đầu tư 1.014 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt, sau nhiều lần chào giá đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư quyết định mua hoặc thuê các biệt thự công. Nguyên nhân là do giá bán và cho thuê quá cao, trong khi thị trường nhà đất đang đóng băng.
Các cơ quan điều phối việc bán biệt thự công tại Đà Lạt như Sở Tài chính, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt đang có kiến nghị điều chỉnh giá bán, cho thuê các căn biệt thự để đẩy nhanh tiến độ.
Khu hành chính tập trung và quảng trường lộng lẫy của tình miền núi Lai Châu
Khu hành chính tập trung và quảng trường lộng lẫy của tỉnh miền núi Lai Châu
Đại biểu Quốc hội:  Lộng lẫy như cung điện

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/9, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đánh giá về Báo cáo của Chính phủ về ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày: “báo cáo chưa tổng hợp, đánh giá được định lượng tổn thất, lãng phí bao nhiêu; chưa thể hiện được quyết tâm khắc phục, trách nhiệm của người đứng đầu.”

“Chỉ nói về xây dựng trụ sở, có tỉnh làm rất nghiêm túc, sử dụng hết công năng nhưng có tỉnh xây dựng lộng lẫy như cung điện. Đây là trụ sở phục vụ nhân dân, chứ không phải là nơi du lịch, thăm quan. Xây dựng lộng lẫy gây phản cảm vì dân còn nghèo, tỉnh còn khó khăn”, ông Ksor Phước bày tỏ.
Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng mua xe ô tô đắt tiền, nhiều công trình lãng phí, báo chí phản ánh, người dân bức xúc nhưng việc xử lý chưa nghiêm.
Đại biểu Quốc hội Ksor Phước
Đại biểu Quốc hội Ksor Phước
“Nếu các đồng chí không quyết liệt thì phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Tôi tin rằng lãng phí còn lớn hơn rất nhiều. Do đó cần khắc phục về mặt quản lý và đặt vấn đề về vai trò người đứng đầu”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu ý kiến.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị báo cáo phải đánh giá rõ thực trạng, có địa chỉ cụ thể: “Ta nói rất nhiều về đầu tư dàn trải, dự án treo, quy hoạch treo..., vậy đến nay giải quyết đến đâu? Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cũng có vấn đề nên cần đánh giá giá trị của chương trình, dự án xuống người dân như thế nào. Đầu tư nhiều mà chưa hiệu quả là lãng phí”.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2013, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước mua mới 168 xe ô tô, với nguyên giá 219,3 tỷ đồng; mua mới các loại tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên là 106 tài sản, với nguyên giá 982 tỷ đồng.
M.T (Tổng hợp TTO, VOV)

Vét miệng bò chét, nhét lỗ ông voi


Ôi, một thông tin rất thú vị đây này: Vị tư lệnh ngành giao thông vừa kêu gọi thuộc cấp trong ngành mình quản lý, khi đi công tác đừng mua vé hạng thương gia hoặc đi máy bay giá rẻ để tiết kiệm cho ngân sách. Ông dẫn chứng trong một chuyến đi công tác mới đây, ông cùng một vị khác chỉ tốn 5 triệu đồng cho cả hai người, khi mua vé máy bay khứ hồi Hà Nội - TP.HCM, tiết kiệm được 5 triệu đồng.
- Vị tư lệnh ngành giao thông thường xuyên có những cuộc phát động thú vị, như trước đây ông yêu cầu cán bộ ngành mình không chơi golf...
- Chưa hết, ông còn phát động chiến dịch đi làm bằng xe buýt nữa...
- Thật thú vị, nhưng không biết hai cuộc phát động trước đã thực hiện thuần thục chưa nhỉ?
- Tui rất ủng hộ các cuộc phát động của vị tư lệnh này nhằm đưa cán bộ về lại quỹ đạo như ngày xưa, đó là tiết kiệm cho ngân sách, gần gũi với nhân dân.
- Tui cũng ủng hộ, nhưng còn muốn nhiều hơn nữa, chứ từng ấy chưa đủ...
- Ông muốn gì thêm nào?
- Các cuộc phát động tiết kiệm nếu có làm tốt cũng chẳng gỡ nổi một cái ụ tàu của ông Dũng họ Dương. Làm tốt cả chục vụ tiết kiệm nho nhỏ nhưng sểnh một vụ cỡ cái ụ tàu thì dân miền Trung quê tui ví là chuyện “vét miệng bò chét, nhét lỗ ông voi”. Vì vậy, tui muốn ổng canh cửa mấy cái vụ to to giùm.
BÚT BI
(Tuổi trẻ)

Trịnh Hội - Không phải chuyện Tướng Giáp

Mấy hôm nay ngày nào lên mạng cũng thấy đầy tin về Tướng Giáp. Ông tài như thế nào, đánh trận ngày xưa ra sao, có biết bao người đang thương khóc ông, v. v. Tôi cứ có cảm giác như các báo, đài trong nước đang cùng nhau “lên đồng” làm lễ điếu. Ngoài này còn có bài “Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp”.

Tôi cần phải thành thật thú nhận rằng, ý nghĩ đầu tiên loé lên trong đầu tôi sau khi đọc tựa đề của bài viết là: who cares!

Tôi không quan tâm nhiều về cái chết của ông Giáp. Càng không quan tâm đến dân Trung Quốc họ nghĩ gì về ông. Vì tôi nghĩ, cho dù Võ Nguyên Giáp có là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử quân sự thế giới, là người có công chỉ huy đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, thì ông vẫn mãi mãi là một người trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng một phần vì những đóng góp của ông mà hiện nay từ Nam ra Bắc tất thảy đều do Đảng Cộng sản quyết định. Thích thì họ cho lên chức, hưởng bổng lộc. Không thích thì họ cho vào tù.


Không một ai có quyền thách thức họ.

Từ một doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm tù. Cho đến mới đây nhất là luật sư Lê Quốc Quân với bản án 30 tháng tù cộng thêm gần $100,000 đô Mỹ tiền phạt. Không như những lần trước Đảng chỉ bắt bỏ vào tù, kể từ đây về sau họ sẽ làm cho gia đình bạn phải khánh kiệt để ngay cả sau khi mãn hạn tù, bạn và cả gia đình bạn sẽ không thể nào ngóc đầu lên nổi.

Thâm tâm tôi không quan tâm đến ông Giáp là vì thế. Ngược lại, tôi rất quan tâm đến thế hệ trẻ ở Việt Nam. Họ là những ai, đang làm gì, đang có ước mơ gì cho tương lai của chính mình, cho nòi giống?

Và không như một số nhận định tôi đọc được trước đây, tôi thấy ngày càng có nhiều người Việt trẻ tuổi có lòng, có học, dám nói và dám đứng lên tranh đấu đòi lại những quyền con người căn bản của chính bản thân họ.

Tôi đặc biệt muốn nhắc đến một số thông tin trên mạng trong những ngày gần đây liên quan đến việc một số thanh thiếu niên trẻ sau khi tham gia một khoá học về xã hội dân sự ở Philippines đã bị bắt ngay sau khi đáp xuống phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Theo tin mới nhất của các đài VOA, RFA, Dân Làm Báo… đã có thêm 3 người nữa bị bắt mà trong đó có một bạn trẻ tên Trương Quỳnh Như, 23 tuổi, đến từ Sài Gòn. Trong một lá thư được đăng trên trang Facebook của anh Peter Lam Bui, Như đã viết như sau:

‘Tôi tin quyết định tham gia khoá học này của mình là đúng đắn. Nếu được quay trở lại cách đây 2 tuần trước, tôi vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi’’.

Lá thư của Như được ký vào ngày 9 tháng 10 tại Manila, Philippines có nghĩa là trước khi Như quyết định quay trở về lại Việt Nam và vài ngày sau khi các bạn trẻ khác bị bắt.

Điều này cũng có nghĩa là Như đã có một sự chuẩn bị tinh thần trước. Biết là mình sẽ bị bắt. Nhưng Như vẫn quyết định về.

Thử hỏi nếu bạn là Như bạn có dám về không? Nếu cho làm lại từ đầu, bạn vẫn có thể khẳng định là bạn vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi” như Quỳnh Như chứ?

Tôi cảm phục tuổi trẻ Việt Nam là vì thế. Không những họ dám học, dám viết mà họ còn dám dấn thân, dám trải nghiệm. Có lẽ cũng bởi thế mà trong một lá thư của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được đăng trên trang nhà của tổ chức phi chính phủ (NGO) Asian Bridge Philippines, ông Laurent Meillan, Quyền Trưởng Văn Phòng Khu Vực Đông Nam Á, đã nhấn mạnh:

“Tôi viết thư này để cảm ơn Asian Bridge Philippines đã cho tôi cơ hội được trò chuyện với nhóm thực tập sinh Việt Nam của các bạn vào tuần trước… Đó quả thật vừa là một niềm vui, vừa là một cơ hội hiếm hoi để tôi có thể gặp gỡ những người trẻ tuổi, thông minh và đáng cảm phục đến thế từ Việt Nam – những người khát khao tìm hiểu về thế giới quanh họ và về những công ước nhân quyền quốc tế mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn…”

Thì ra tôi không phải là người duy nhất cảm phục họ. Người dân Philippines đã lên tiếng. Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng. Biết đâu trong tháng tới khi Việt Nam xin ngồi vào Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneva, điều này sẽ làm cho những nhà lãnh đạo Cộng sản ở Hà Nội nhức đầu, mệt óc?

Bởi thay vì họ đương nhiên được chấp nhận vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong nhiệm kỳ tới thì bây giờ chỉ vì một việc đi học cỏn con này, mà chuyện đại sự của họ trong những năm tới sẽ bị gián đoạn. Bạn nghĩ thử xem lúc ấy ai mới là người sẽ bị phạt nặng?

Nhưng mà thôi. Đấy không phải là chuyện của tôi. Càng không phải là chuyện về ông Giáp.

Nó chỉ là một câu chuyện nhỏ về một gương mặt trẻ trong rất nhiều bạn trẻ hiện nay ở Việt Nam. Họ mới là những người đang đi tiên phong trong phong trào xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và có thật mà ở những nơi khác họ sẽ được hỗ trợ, khuyến khích hết mình. Nhưng ở ngay quê hương họ thì lại bị đối xử như một tội phạm. Chính họ và việc làm của họ mới đáng cho chúng ta quan tâm.

Như Quỳnh Như đã tự đặt câu hỏi ở cuối bức tâm thư:

Có thể sẽ có ai đó đang thắc mắc: “Xã Hội Dân Sự là gì?”. Nếu bạn có lòng và muốn đời mình có nghĩa, hãy xách ba lô lên và đi như chúng tôi, vào năm sau.
Trịnh Hội
(Blog Trịnh Hội)

V.Quốc Uy - Lịch sử sẽ nói gì về đám tang tướng Võ Nguyên Giáp?


Cùng trong một tiếng kèn đồng

Người ngoài cung kính, người trong bất bình!
V.Quốc Uy
Nếu nhìn vào những hiện tượng biểu kiến như : quốc tang rất quy mô, tốn kém, hàng chục vạn dân chúng tự phát tham gia tang lễ, tình cảm xúc động của các tầng lớp nhân dân, mức độ tôn vinh vô tiền khoáng hậu ở trong và ngoài nước…thì đây là đám tang lớn nhất từ khi ĐCSVN cầm quyền, xác nhận người quá cố là một vĩ nhân của nước Việt Nam và của thế giới! Không ít người coi đây là dấu ấn sâu đậm đã tạc vào lịch sử, bất di bất dịch!
Rồi đây chắc chắn lịch sử sẽ xác nhận sự đánh giá đó là đúng hay sai, nhưng là người đương thời ta hãy ghi nhận một vài đặc điểm của sự việc mà ta nhận thấy:
Rất nhiều ý kiến so sánh đám tang này với đám tang chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 như hai đám tang đẹp nhất và chắc chắn không còn được lặp lại. Nhưng thực ra hai đám tang có sự khác nhau rất căn bản. Trong đám tang HCM thì cảm thức của nhà cầm quyền và cảm thức của quần chúng là đồng nhất, tại thời điểm ấy trong lòng họ đều thương tiếc HCM như “một lãnh tụ cứu quốc anh minh, một cha già dân tộc”. Kết quả đồng nhất ấy có thể đoán trước. Trái lại, trong đám tang VNG thì có sự phân ly ghê gớm giữa nhà cầm quyền và đám đông tham dự, trong đó có những diễn biến bất ngờ không thể dự đoán.
Sự cung kính của ĐCS và nhà nước VN (e rằng) chỉ là cung kính giả, vì “cung kính không bằng nghe lời” (cung kính bất như tòng mệnh). Đã mấy chục năm VNG bị vô hiệu, những ý kiến rất đúng của VNG đều bị bỏ ngoài tai, còn bị giao những nhiệm vụ nhằm sỉ nhục (mà sau đó không hề sửa lỗi hoặc xin lỗi) thì việc tổ chức tang lễ linh đình chỉ nhằm che mắt thế gian và lợi dụng để làm sống lại hào quang quá khứ mà họ đang rất cần và chỉ VNG mới có thể là biểu tượng cuối cùng của hào quang đó. Có người ca ngợi chữ “Nhẫn” của VNG để cuối cùng gặt hái được sự vinh danh hôm nay, nhưng vui mừng thế là nhầm, vì hậu quả của chữ “Nhẫn” có tính thúc thủ đầu hàng đến hơi thở cuối cùng đó (nghĩa là vẫn đứng chung hàng ngũ với những sai trái) khiến cho những “đồng chí” thù địch của ông có thể sử dụng cái xác của ông để thu cái lợi mà họ không tự tạo được. Khi sống ông đã thua, khi chết lại thua một lần nữa.
Việc tổ chức Quốc tang khá bất ngờ, còn nhớ khi VNG bắt đầu nằm bệnh nhiều người đoán ĐCS sẽ không tổ chức Quốc tang nên mới lên tiếng tranh đấu để đòi! Ngờ đâu sẽ là kịch bản “lúc sống thì chẳng cho ăn, đến khi thác xuống lại làm văn tế ruồi”, làm tang to để thu lợi, đâu cung kính gì? Việc một vị tướng được mệnh danh là “tướng của nhân dân” luôn gần gũi nhân dân đến khi chết lại chọn nằm ở một nơi “khỉ ho cò gáy” cách biệt nhân dân thì rất đáng băn khoăn, rất khó thuyết phục. Không chọn trên đồi cao, lại chọn nơi vũng thấp dễ ngập nước, lại càng khó hiểu.
Số lượng nước mắt và những tiếng khóc hời của dân chúng cũng là diễn biến bất ngờ đối với Đảng, trong đó bao nhiêu phần trăm là tiếng khóc thương yêu thành tâm dành cho “danh tướng”, bao nhiêu phần trăm ca ngợi tướng Giáp để ngầm cảnh báo những người cầm quyền hiện nay, bao nhiêu phần trăm là đường mòn ngộ nhận bởi tuyên truyền, bao nhiêu phần trăm là tâm lý đám đông a-dua, hiếu kỳ, rồi bao nhiêu phần trăm là từ nỗi ức chế bấy lâu bị giam hãm kìm nén, nay bênh vực tướng Giáp như bênh vực một người “cùng cảnh ngộ” nên “đồng bệnh tương lân”?
Nói “cùng cảnh ngộ” vì ở địa vị cao như VNG mà không có quyền lực tương xứng, cũng bị vu cáo những tội rất nặng, cũng bị xử trí oan có lần suýt chết! Ủng hộ VNG như ủng hộ một “dân oan” hay “quan oan” vậy! Nhiều người không dám dũng cảm ủng hộ các dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng hay ủng hộ Tiên Lãng, Thái Bình, Văn Giang…thì nay ủng hộ “quan oan” VNG cũng xả được chút ẩn ức mà lại an toàn. Giới trí thức có quá khứ theo đảng thì bám lấy VNG như chiếc phao của hào quang và vinh quang quá khứ để tự an ủi và biện minh cho mình…

Mấy diễn biến kể trên cho thấy quả thực tướng Giáp gặp vận may, những yếu tố khách quan từ những phía, những nhu cầu rất khác nhau thậm chí ngược nhau nhưng lại cùng hội tụ để gây ra hiệu quả chung là một Quốc tang hoành tráng, với nhiều lời khuếch đại, nhiều nét được kích động thêm lên bởi tâm trạng, bởi nhu cầu tự thân của những người trong đám đông tham dự. Tác giả Dạ Ngân dùng chữ “khóc cho chính mình” là quá đúng.
Nói đến vận may của tướng Giáp không thể quên cái vận may “được” mấy chục năm thất sủng và vô hiệu. Bị oan ức ngồi chơi xơi nước hóa ra được đứng ngoài những sai lầm rất tai hại của đảng và nhà nước CS giai đoạn mạt kỳ, thành ra vô tội! Đã “vô tội”, lại có công, lại còn bị oan nên mới được tung hô như vậy trong Quốc tang, chứ nếu vẫn được ngồi ghế cao thì tránh sao được vết xe đổ đã được thiết kế từ thời HCM mà không một hậu duệ nào có thể làm khác, thì đám tang sẽ như thế nào, liệu có khác gì những đám tang nhạt nhẽo của những tứ trụ cựu và đương chức, và liệu có vinh dự bằng đám tang của các ông Trần Độ, Võ Văn Kiệt hay không?
Sẽ không thể đánh giá về những chi tiết mâu thuẫn và khó hiểu trong Quốc tang VNG nếu không chú ý đến yếu tố ngầm nhưng “nặng ký” là yếu tố Trung Quốc. VNG và Hoàng Văn Hoan giống nhau ở chỗ cùng cảm phục chủ tịch HCM và Cộng sản nhưng VNG không theo bành trướng Trung Quốc. Quan hệ của VNG với Trung Quốc là quan hệ “cơm không lành canh chẳng ngọt” với những va chạm trong quá khứ mà hai bên phải cố giữ gìn để khỏi bộc lộ công khai. Việc Bộ ngoại giao Việt Nam phải cấp tốc chỉ thị cho khắp kinh đô Hà Nội hạ cờ quốc tang ngay giữa trưa 13-10-2013, khi thi hài VNG chỉ vừa kịp đẩy ra khỏi Hà Nội nhưng chưa kịp hạ thổ, để kịp đón sứ giả Trung Quốc Lý Khắc Cường là sự nhục nhã không thể biện minh (việc để tang thì quy định ngày chứ ai lại quy định giờ?). Đó là cách để ĐCSVN vô hiệu hóa sự cung kính VNG cho Trung Quốc vừa lòng, đồng thời là cách của Thiên triều dạy cho Chư hầu biết rằng nhân vật cao quý nhất của đất nước Việt Nam mà các ngươi đang đưa lên mây xanh cũng không được thất lễ trước một sứ thần thông thường của ta! Nếu quả thực là sứ giả của “tình hữu nghị” thì dịp Quốc tang một nhân vật ưu tú nhất của nước chủ nhà chính là dịp tốt để Lý Khắc Cường lịch sự cúi chào từ biệt người đã khuất và có lời phân ưu với chủ nhà chứ sao chủ nhà lại phải dọn sạch bàn thờ và trút sạch khăn tang để đón khách?
Tuy chưa chống Tàu mạnh mẽ nhưng cũng không ngoan ngoãn theo Tàu như nhiều đồng chí của mình rõ ràng là một trong ba ưu điểm nổi bật của tướng Giáp đáng được ghi nhận. Ưu điểm nữa là ông biết cách huy động lòng yêu nước của dân chúng và có chiến thuật chiến lược thích hợp để từ 34 anh lính đầu tiên mà lập nên một đội quân hùng mạnh đủ sức đánh đuổi những đội quân nhà nghề của những nước lớn. Lại nữa, là võ tướng cao cấp nhất mà không võ biền, biết gắn bó chan hòa với binh sĩ và dân chúng như “phụ tử chi binh”, có quyền chức cao mà không sa đọa, bị thiệt thòi mà không oán giận, nhiều mưu lược mà không mưu mô…, trong một nền độc tài ác tính mà ứng xử “đắc nhân tâm” được như vậy chẳng hiếm có lắm sao? Chỉ tiếc rằng những tố chất đáng quý ấy lại rơi vào tay một chủ nghĩa sai lầm mà tuổi thịnh trị của nó chỉ bằng nửa tuổi thọ của VNG!
- Sở dĩ nói đáng tiếc, bởi những ưu điểm ấy chỉ gắn với công trạng để tôn vinh nếu ta thừa nhận những tiền đề như giá trị của chủ nghĩa Mác Lê, nhân vật HCM, Cách mạng Tháng Tám và chủ nghĩa Xã hội…Nếu những giá trị tiền đề ấy không còn, không được thực tiễn và lịch sử xác nhận thì mọi giá trị xuất phát từ nó và xây dựng trên nó, trong đó có giá trị VNG, tất nhiên cần được xem xét lại, có khi công lại thành tội biết đâu? Bên trên đã đề cập đến những vận may của tướng VNG nhưng đến đây lại nổi lên điều không may rất căn bản của ông.
Xét về nền tảng thì đến nay cái chủ nghĩa Mác-Lê ảo tưởng và quá khích đã được nhân loại tiến bộ đánh giá xong rồi, khỏi cần nhắc lại. Về kết cục thực tế thì nội trị xã hội VN đã như con bệnh ung thư giai đoạn cuối (lời cựu TBT Lê Khả Phiêu), còn ngoại giao thì “Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã an bài trong tay Trung quốc” ! Phải chăng những chiến công vĩ đại kia chính là kẻ dẫn đường rất ngọt đến kết quả rất đắng hôm nay? Chưa dám kết luận thì cũng xin coi đây là một lời bàn không thể bỏ qua.
Là con người với nhau, nhất là người Việt Nam thì “nghĩa tử là nghĩa tận”, khi lâm chung chỉ nên lưu lại với nhau điều tốt, quên đi những sai lầm, khổ đau. Hơn thế, đại tướng VNG quả là có những tài năng và phẩm chất cá nhân bẩm sinh khác người, vượt trội. Nhưng đã là “nhân vật lịch sử” thì khác. Lịch sử có “barème” nghiêm khắc của nó, một khi lịch sử là sự tiến hóa của nhân loại, vì hạnh phúc của muôn người, lịch sử phải lạnh lùng duy lý, lịch sử phải vượt lên trên mọi sự duy cảm thường tình.

V.Quốc Uy
17-10-2013
(Blog giangnamlangtu) 

Đề xuất thí điểm lập ‘khu đèn đỏ’ ở Việt Nam

Quy hoạch thí điểm một “khu đèn đỏ” để quản lý nhưng không chính thức công nhận mại dâm như một nghề là đề xuất táo bạo trước đây nay được nhắc lại tại buổi hội thảo về phòng chống mại dâm do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức gần đây.
Gái mại dâm taị phố đèn đỏ ở Singapore. Ảnh: VNE
Gái mại dâm taị phố đèn đỏ ở Singapore. Ảnh: VNE.

Bà Nguyễn Thị Huệ, trưởng phòng can thiệp giảm tác hại Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, cho biết hiện có ít nhất 15.000 nữ bán dâm có mặt khắp TP.HCM. Đại diện các quận huyện đã nêu ra hàng loạt giải pháp như: tuyên truyền, tăng cường kiểm tra xử phạt, kiểm tra thường xuyên cơ sở dịch vụ nhạy cảm khiến khách hàng ngại lui tới, vận động chủ nhà không cho những chủ kinh doanh vi phạm thuê nhà, vận động quán xá tại các “điểm nóng” không bán hàng cho người bán dâm...

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Huệ nhắc lại một đề xuất táo bạo từng được nêu ra tại các hội thảo về quản lý vấn nạn mại dâm trước đây, đó là việc thí điểm quy hoạch một “khu đèn đỏ” để quản lý hiệu quả. Bà cung cấp một thông tin đáng lưu ý: các “khu đèn đỏ” tại Thái Lan tuy “sáng đèn” nhưng quốc gia này không chính thức công nhận nghề mại dâm. Không thấy có ý kiến phản ứng khi bà Huệ gợi nhắc lại đề xuất này.

Nhưng thực tế cho thấy các giải pháp này đã không mang lại hiệu quả cao. Theo đại diện quận Bình Thạnh, nhiều chủ cơ sở dịch vụ nhạy cảm khi vi phạm bị lập biên bản thì ung dung mở cơ sở khác và không thèm đóng phạt, còn “các chị” liên tục thay đổi địa bàn hoạt động, khi bị rượt đuổi thì dạt sang địa bàn giáp ranh để thoát thân.

Ông Lê Văn Quý, phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM, cho biết hoạt động mại dâm trên địa bàn TP tiếp tục diễn biến phức tạp dưới các hình thức ngày càng tinh vi. Hoạt động này không chỉ diễn ra tại các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, quán karaoke... mà còn tại các quán cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, cơ sở xông hơi xoa bóp, spa săn sóc da...

Theo ông Quý, khác với mại dâm công khai trên đường phố, rất khó kiểm soát hoạt động mua bán dâm qua điện thoại, Internet hay xuất cảnh bán dâm, chưa kể các đường dây gái gọi hạng sang với những cô xưng danh người mẫu, diễn viên.

LĐ-TB&XH các quận huyện có mặt tại hội thảo đều cho rằng hoạt động mại dâm diễn ra nhiều hơn, phức tạp hơn sau khi nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 2-7-2012 (theo đó, không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm). Theo các vị này, mặc dù quy định nói trên có tính nhân đạo khi theo kết quả khảo sát, phần lớn “các chị” tham gia bán dâm đều vì hoàn cảnh khó khăn, nhưng cũng tỏ ra lo lắng vì “các chị” nay hoạt động “dạn dĩ” hơn trước.
Khó quản lý gái mại dâm
Khó quản lý gái mại dâm.

Giải pháp: giảm tần suất bán dâm

Đồng cảm việc phần lớn “các chị” bán dâm vì hoàn cảnh khó khăn, đại diện Công an quận 4 cho rằng chỉ nên xử lý người mua dâm, nhưng nếu gửi thông báo về địa phương hay gia đình người mua dâm có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn khác. Ở góc độ khác, vị này cho rằng cảnh sát khu vực “biết tuốt”, vấn đề còn lại là có bao che hay không. Nhưng ý kiến khác cho rằng dẹp chỗ này chủ cơ sở sẽ mở chỗ khác, như vậy cũng không giải quyết được vấn nạn chung.

Một số ý kiến khác đề xuất hỗ trợ sinh kế bền vững cho người bán dâm hướng đến chuyển đổi cách mưu sinh. Theo ông Lê Văn Quý, hiện Sở LĐ-TB&XH, Hội Liên hiệp phụ nữ và Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM đang thí điểm mô hình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho các chị có nhu cầu hoàn lương.

Ông Quý cho biết mô hình này không bắt buộc người bán dâm ngay tức khắc bỏ bán dâm, nhưng phải giảm tần suất bán dâm để đầu tư học nghề nghiêm túc và hướng đến việc kiếm sống bằng nghề được học. Đến nay mô hình này đã hỗ trợ 21 chị học các nghề cắt tóc, trang điểm, làm móng, nấu ăn... Ngoài ra còn kết hợp hỗ trợ tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng kinh doanh và chăm sóc y tế.
(Tiền phong)

Những mối tình từ phòng trà, vũ trường xưa

Bài 1: Tướng quân và vũ nữ

Phòng trà và vũ trường xưa không chỉ là nơi thành danh của những giọng ca, đây còn là nơi nảy nở những mối tình đình đám của tướng tá và các cô ca sĩ,  vũ nữ.
Duong Catinat (nay la Dong Khoi) tap trung nhieu quan Bar
Đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi, Q.1) là nơi tập trung nhiều quán bar
Nhuốm mùi a-xit, lựu đạn
 Những ai đã từng lui tới phòng trà- vũ trường của đất Sài Gòn trước năm 1975, đều phải công nhận rằng: Dạo đó, vũ nữ chỉ đứng dưới ca sĩ một nấc thang giá trị trong xã hội. Không ít tướng, tá, những chàng phi công, sĩ quan hoa tiêu… một số luật sư, bác sĩ, kỹ sư trẻ, có được một người tình ca sĩ, hay vũ nữ là lấy làm hãnh diện lắm, coi đó như là đẳng cấp của một tay chơi thượng lưu, trí thức! Điều này cũng chẳng có gì làm lạ. Ngày trước, ngay cả cựu hoàng Bảo Đại, ông vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, cũng một thời dính chặt với các vũ nữ Mộng Điệp, Lý Lệ Hà. Sau này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn chết mê, chết mệt cô ca sĩ Kim Loan đến quên ăn bỏ ngủ thì đã làm sao?
Ca si Kim Loang-ng tinh Ng Van Thieu
Ca sĩ Kim Loan – người tình của Nguyễn Văn Thiệu
“Nhắc đến những chuyện tình nổi đình, nổi đám trong giới ca sĩ và vũ nữ Sài Gòn trước năm 1975, người ta thường nghĩ đến bi kịch của vũ nữ Cẩm Nhung và trung tá Trần Ngọc Thức. Thật ra, chuyện tình này được dân gian truyền tụng nhiều là do sau khi bị trận đòn ghen, do vợ ông Thức thuê người tạt nguyên một ca a-xit đậm đặc, tàn phá hết dung nhan. Vũ nữ Cẩm Nhung đã phóng to tấm hình chụp chung với ông Thức một thuở mặn nồng, đeo trước ngực để đi ăn xin khắp các tỉnh, thành miền Nam, kéo dài gần 3 thập kỷ. Trong khi đó, có những chuyện tình khác, trong giới này, xem ra ly kỳ và tàn bạo không kém, nhưng đã bị lãng quên theo năm tháng. Ví như, chuyện thiếu tá Minh gài lựu đạn để giết chết vợ, được ngụy trang bằng một vụ ám sát, để tự do chung sống với ca sĩ T.P. Hay trung tướng Vĩnh Lộc bỏ vợ con để chạy theo ca sĩ Minh Hiếu. Tệ hơn nữa là tướng quân Lê Văn Tư, phải chịu cảnh thân bại, danh liệt chỉ vì mê mệt nhan sắc cô vũ nữ Ánh Hoa của vũ trường Văn Cảnh.
Vu nu Cam Nhung bi tat Acid tren bao chi SG
Bài báo về Vũ nữ Cẩm Nhung
những ngày cuối đời
Trung tướng Vĩnh Lộc và ca sĩ Minh Hiếu

Trung tướng Vĩnh Lộc có tên đầy đủ là Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, sinh năm 1926 tại Huế. Ông là anh em họ của Vĩnh Thụy, tức là vua Bảo Đại. Vốn dòng dõi hoàng tộc, lại được sinh ra trong một gia đình giàu có nên Vĩnh Lộc quen với nếp sống hưởng thụ, xa hoa. Từ nhỏ đã được ăn học tử tế, ông nói tiếng Pháp chẳng thua gì tiếng mẹ đẻ. Tháng 6.1965, Vĩnh Lộc được cất nhắc lên làm tư lệnh Quân đoàn 2, kiêm tư lệnh Vùng 2 chiến thuật. Lãnh thổ do ông cai quản, bắt đầu từ đèo Bình Đê, giáp ranh hai tỉnh Quãng Ngãi-Bình Định, chạy dọc duyên hải Nam Trung bộ, đến hết tỉnh Bình Thuận và cả một vùng Tây Nguyên rộng lớn. Bản doanh của ông đặt tại Pleiku. Đến thời điểm này Vĩnh Lộc đã có một vợ, 4 con, nhưng khi phải lòng ca sĩ Minh Hiếu, ông đã rũ bỏ tất cả để rước nàng về dinh.

Theo hồi tưởng của ông Phán Ba, nguyên trưởng ty Kinh tế tỉnh Bình Long thời đó, và là bác ruột của nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền, thì Minh Hiếu tên thật là Đỗ Thị Lài, chào đời vào khoảng năm 1936, trong một gia đình lao động nghèo tại vùng đất đỏ cao su nắng bụi mưa buồn này.

Thân sinh của Minh Hiếu làm chủ một quán hớt tóc xập xệ ở dốc chợ cũ, gần ngã 3 Quản Lợi. Ông ta là người thích ca hát, nên tài sản quý giá nhất trong quán chỉ là cây đàn guitar cũ kỹ treo trên vách, và Minh HIếu bắt đầu sự nghiệp từ đó. Vốn được trời phú cho giọng hát khàn đục, khá đặc biệt, nên nhiều khách đến hớt tóc thường yêu cầu Minh Hiếu hát một vài bài theo nhịp đờn của cha. Trong số khách đó có nhạc sĩ Mạnh Giác, lúc bấy giờ là trưởng ban văn nghệ của ty Thông tin Bình Long. Nghe Minh Hiếu hát cũng khá, nhạc sĩ Mạnh Giác đã thu nạp làm đệ tử để luyện âm rồi tìm cách đưa về lập nghiệp ở phòng trà Anh Vũ.

Ngoài Minh Hiếu ra, tại Bình Long, nhạc sĩ Mạnh Giác còn đào tạo 2 học trò nữa, đều lấy nghệ danh có chữ Minh đứng đầu, nhưng không mấy thành công. Đó là ca sĩ Minh Thanh của ban văn nghệ LLĐB ở Nha Trang và ca sĩ Minh Trí của đoàn văn nghệ Chí Linh. Ca khúc đầu tiên đưa giọng ca Minh Hiếu lên đài danh vọng là Mảnh tình thương của Mạnh Giác, chứ không phải là bài Quen nhau trên đường về của Thăng Long sau này, như nhiều người lầm tưởng.

Năm 1965, nhân một chuyến lên Pleiku biểu diễn, Minh Hiếu đã gặp Vĩnh Lộc tại câu lạc bộ Phượng Hoàng của quân đoàn 2. Ngay lần đầu tiên, thấy đôi mắt lẳng lơ của Vĩnh Lộc nhìn mình một cách say đắm, Minh Hiếu biết ngay Vĩnh Lộc đã lọt vào bẫy tình. Quả nhiên, sau khi về Sài Gòn được mấy hôm, Minh Hiếu đã thấy Vĩnh Lộc kéo theo một đám quần thần đến tận phòng trà mà cô đang cộng tác. Ông ta tỏ ra là một tay chơi hào sảng, coi tiền như giấy và hết mực ga lăng, đã làm cho Minh Hiếu rúng động tâm can.

Cuối đêm vui, Vĩnh Lộc đã đem quân đoàn của ông ta ra làm quà tỏ tình bằng lời hứa như đinh đóng cột, sẽ phong cho Minh Hiếu cấp bậc hạ sĩ danh dự của quân đội. Ông ta nói về Pleiku sẽ ký quyết định và thông báo với Bộ Tổng tham mưu. Đồng thời yêu cầu Minh Hiếu chuẩn bị sẵn, khi nào được thông báo sẽ lên Pleiku làm lễ gắn lon. Ông ta sẽ cho một máy bay C.47 đón.

Chỉ bấy nhiêu là Vĩnh Lộc đủ hạ gục Minh Hiếu ngay tối hôm đó. Chưa kể trong đầu cô ta đang vẽ ra giấc mơ trở thành mệnh phụ với giàu sang, phú quý đang chờ đợi ở ngày mai. Đúng như thế, sau đó Minh Hiếu là ca sĩ đầu tiên được phong hàm hạ sĩ danh dự của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Không dừng lại ở đó Minh Hiếu không muốn mình chỉ là một thứ phòng nhì, mà đã buộc Vĩnh Lộc phải bỏ vợ con để nâng mình lên vị trí chính thức là phu nhân tư lệnh quân đoàn.

Tết Mậu Thân (1968) đánh hơi được tình hình bất ổn Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị trên toàn lãnh thổ miền Nam không được rời nhiệm sở để đề phòng bất trắc. Thế nhưng vì quá mê mệt Minh Hiếu, Vĩnh Lộc đã bất chấp, ngang nhiên bay về Sài Gòn ăn tết với người đẹp. Giống như hầu hết những đô thị khác, Pleiku cũng bị quân Giải phóng tấn công trong chiến dịch này.
 
Ca si Minh Hieu 1
Người tình của Vĩnh Lộc,
Minh Hiếu, ca sĩ đầu tiên
được phong hàm hạ sĩ danh dự
của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

Sau mấy ngày ăn tết hả hê, Vĩnh Lộc quay trở lại Pleiku trong mệt mỏi. Ông ta không vào ngay nhiệm sở mà về tư dinh dưỡng sức. Đang ngon giấc, thì viên đại tá Mỹ J.W.Barnes, cố vấn trưởng Quân đoàn 2 cho người đến mời Vĩnh Lộc vào để cùng giải quyết nhiều vấn đề cấp bách. Bị đánh thức, Vĩnh Lộc đã nổi nóng, đuổi viên sĩ quan liên lạc ra ngoài và nói ông ta không nghe lệnh ai hết ngoài tổng thống Thiệu. Nói thế, nhưng Vĩnh Lộc cũng vội vàng chạy vào quân đoàn. Như chưa đã cơn giận, lại thấy đại tá Barnes không chào hỏi mình trước, ông ta hằn học nói bằng tiếng Anh: “Tôi không phải là một trung sĩ, tôi là tướng tư lệnh Quân đoàn 2”. Rồi đi thẳng lên lầu. Một bản báo cáo đã được Barnes gởi lên Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam ngay sau đó. Lập tức Vĩnh Lộc bị cách chức, cho về Sài Gòn làm Chỉ huy trưởng trường Cao đẳng quốc phòng.

Năm 1973, Vĩnh Lộc lại bị Nguyễn Văn Thiệu tước sạch mọi chức vụ vì trong một chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ ông ta đã tự ý bay sang Pháp để liên hệ với người anh họ là cựu hoàng Bảo Đại.

 Vũ nữ Ánh Hoa và chuẩn tướng  Lê Văn Tư

 Năm 1971, khi mang hàm đại tá, Lê Văn Tư được giữ chức vụ tỉnh trưởng Long An, nằm sát bên cạnh Sài Gòn hoa lệ. Sẵn tiền của trong tay, không tuần nào Lê Văn Tư không về thành phố một hai hôm để du hí. Ông ta có mặt ở hầu hết những vũ trường sang trọng, nơi tập trung những vũ nữ trẻ đẹp nhất. Ở đâu, Lê Văn Tư cũng vung tiền ra như nước, lại có một vài quân lính theo hầu, oai phong lẫm liệt, nên nhiều vũ nữ đã coi ông ta như thần tượng. Ấy vậy mà cuối cùng Lê Văn Tư lại phủ phục dưới gót chân vũ nữ Ánh Hoa của vũ trường Vân Cảnh đến nỗi thân bại danh liệt.

Dạo đó, Ánh Hoa vừa tròn 23 tuổi. Bên cạnh nhan sắc lộng lẫy, cô ta còn có một thân hình bốc lửa, đầy quyến rũ. Ánh Hoa không chỉ là đào nhất của Vân Cảnh mà còn được đồng nghiệp xếp loại vũ nữ hạng nhất của Sài Gòn dạo đó. Kể ra thì Lê Văn Tư cũng đã rất dày công săn đón và lấy lòng người đẹp bằng những món quà đắt giá mà những cô gái bình thường có nằm mơ cũng không thấy.

Ví như, những chuyến du lịch Hong Kong, Tokyo, để rồi mang về những vòng vàng, xuyến ngọc, hột xoàn không dưới 7 ly… Dĩ nhiên, Ánh Hoa không tài nào thoát được cái mạng lưới vô hình nhưng đầy uy lực này. Có điều, cô ta dám chơi trò bắt cá hai tay. Bên cạnh Lê Văn Tư là người tình chung chi, Ánh Hoa còn có một người tình trẻ để tung tăng phố xá.

Tháng 1.1972, Lê Văn Tư được điều về làm tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh, bản doanh đóng tại căn cứ Đồng Dù, bên cạnh Củ Chi, rồi được thăng hàm chuẩn tướng. Bấy giờ, ông ta đã là vua một cõi. Ngang nhiên gạt vợ con ra ngoài để rước vũ nữ Ánh Hoa về làm áp trại phu nhân. Biết mình được tướng quân sủng ái, muốn gì cũng được đáp ứng, Ánh Hoa coi trời bằng vung. Nhiều buổi chiều, Ánh Hoa thỏ thẻ với Lê Văn Tư muốn lên trực thăng bay một vòng thư giãn. Ngay lập tức, tướng quân cho gọi viên phi công lái máy bay riêng cho ông ta, luôn túc trực ngoài bãi, chở Ánh Hoa đi chơi.
Có lần, bay gần đến Tây Ninh, bị súng phòng không dưới đất bắn lên viên phi công phải bay vòng trở lại. Từ đó, Ánh Hoa không còn dám chơi trò này nữa. Đám lính hầu của Lê Văn Tư kể lại, lâu lâu Ánh Hoa thèm ăn ngỗng quay Hong Kong, Lê Văn Tư vội cho người tháp tùng máy bay dân dụng sang tận bên đó, chỉ để mua 2 con ngỗng quay mang về trong ngày. Nhiều đêm, không ngủ được. Ánh Hoa thấy nhớ tô mì La-Cai ở Chợ Lớn mà trước đây, khi còn làm vũ trường cô ta vẫn thường ghé ăn khuya. Thế là Lê Văn Tư lệnh cho một xe quân cảnh lên đường ngay. Đi về hơn trăm cây số giữa khuya, nhưng khi mang được mì về thì áp trại phu nhân đã say giấc nồng, đành bỏ vào tủ lạnh. Sáng mai mang ra thì người đẹp lắc đầu: “Không muốn ăn mì La-Cai nữa mà chỉ thèm bồ câu quay Thiên Nam”. Xe quân cảnh lại lên đường.

Một bước thành bà, vài ba tháng Ánh Hoa lại rủ bạn bè thân thiết sang tận Paris mua sắm cho ngang tầm với đẳng cấp của mình. Tất nhiên là mọi chi phí đã có Lê Văn Tư bao trọn gói. Để cung phụng cho người đẹp tiêu xài còn hơn cả bà hoàng, Lê Văn Tư trượt dài trên con đường tha hóa. Ông ta tổ chức lính ma, lính kiểng, có tên nhưng không có người để lãnh lương của họ, đút túi riêng. Cho thuộc cấp bán quân trang, quân dụng và nhu yếu phẩm (ăn chặn của lính) ra ngoài thị trường. Lê Văn Tư còn nhắm mắt cung cấp thuốc tây, gạo, xăng nhớt…cho những đường dây mà ông ta biết chắc là tiếp tế cho chiến khu.

Lê Văn Tư vơ vét quá lộ liễu. Bất cứ việc gì hái ra tiền là tướng quân đều hăng hái tham gia. Cuối cùng Nguyễn Văn Thiệu đã đem Lê Văn Tư ra làm vật tế thần. Tháng 11.1973, Lê Văn Tư bị cách chức và giáng cấp, đành ngậm đắng nuốt cay nhìn vũ nữ Ánh Hoa ca bài từ biệt để ra đi không hẹn ngày trở lại.

Theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam 
Bài: Đoàn Thạch Hãn; Ảnh tư liệu: Nguyên Trương

(Một thế giới) 

19 cán bộ bị tạt axit khi cưỡng chế nhà

19 cán bộ quản lý đô thị ở đông nam Trung Quốc bị tạt axit khi họ đang cưỡng chế phá hủy một công trình xây dựng bất hợp pháp.
19 cán bộ quản lý đô thị ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc bị tạt axit. Ảnh: Sina.
Cán bộ quản lý đô thị bị tạt axit đang được điều trị trong bệnh viện. Ảnh: Sina.
SCMP cho biết vụ tấn công xảy ra vào ngày 16/10 tại một ngôi làng trong thành phố Hạ Môn. Cảnh sát địa phương đã bắt hai dân làng bị nghi ngờ có liên quan đến vụ việc.

Thông tin đầu tiên được đưa lên mạng xã hội trong cùng ngày bởi một người có nickname "xiao xiaoxiang".

China Daily xác nhận có 19 quan chức bị bỏng axit ở các mức độ khác nhau. 18 người đã được đưa vào bệnh viện với nhiều vết bỏng ở mặt, lưng, cổ và tay.

Sự việc xảy ra khi các cán bộ tổ chức phá hủy một nhà kho xây dựng bất hợp pháp, sau đó có tranh cãi với chủ công trình, người đàn ông họ Shao 54 tuổi và con trai. Ông Shao ném một chai thủy tinh chứa axit sulfuric vào các cán bộ.

Cảnh sát địa phương từ chối đưa ra bình luận và cho biết đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tấn công.

Nguyễn Tâm
(VnExpress)
 

"Trung Quốc sử dụng Iran như một con tốt, sẵn sàng giao dịch với Mỹ"

Nhưng đằng sau chiếc mặt nạ thân thiện của mối quan hệ Trung Quốc - Iran, Tehran từ lâu đã coi Bắc Kinh như một con dao hai lưỡi. Trung Quốc đã sử dụng Iran như một con tốt và nguồn gốc của đòn bẩy trong giao dịch của Bắc Kinh với Washington và luôn luôn sẵn sàng bán nó với giá hợp lý, Zachary Kech nhận xét.
Zachary Kech, Phó tổng biên tập tạp chí The Diplomat ngày 17/10 có bài phân tích, một sự hiện diện ngày càng mở rộng của Trung Quốc tại Trung Đông có thể gây ra mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với Iran.
Ngay cả khi Mỹ xem chương trình hạt nhân của Iran là mối đe dọa trực tiếp nhất của Washington, giới hoạch định chính sách đối ngoại Hoa Kỳ vẫn nổi lên một sự đồng thuận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc mới đặt ra những thác thức chiến lược rất lớn và lâu dài cho đất nước này, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy một sự đồng thuận tương tự trong giới tinh hoa của Iran, nhưng nó sẽ xảy ra.
Iran đã bị ám ảnh bởi Mỹ và các đồng minh phương Tây trong thập kỷ qua, trong khi Trung Quốc âm thầm thiết lập một sự hiện diện ngày càng tăng trên tất cả các nước giáp biên với Iran, không quốc gia nào trong khu vực này mà cả Iran và Trung Quốc có lợi ích hoàn toàn phù hợp, trong một số trường hợp đặc biệt ở Trung Đông còn có mâu thuẫn.
Iran nên tránh một cuộc xung đột với Mỹ trong vài năm tới, và nó có khả năng sẽ thấy Trung Quốc là mối đe dọa đáng sợ nhất của mình trong tương lai.
Một số người có thể xem khả năng đụng độ giữa Iran với Trung Quốc là cường điệu, phi thực tế. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi trong chiến tranh Iran - Iraq những năm 1980, Bắc Kinh là một trong những nước hậu thuẫn và cung cấp hỗ trợ vật chất lớn cho Iran. Điều này vẫn tiếp tục trong hầu hết những năm 1990 khi Trung Quốc giúp đỡ Iran về cả quân sự lẫn hạt nhân.

Bắc Kinh từng hậu thuẫn và hỗ trợ vũ khí, công nghệ hạt nhân cho Iran.

Gần đây cơn khát năng lượng của Trung Quóc đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng quan hệ kinh tế, thương mại song phương và tổng kim ngạch thương mại 2 chiều tăng từ 12 tỉ USD năm 1997 lên 28 tỉ USD năm 2009, kể từ đó Bắc Kinh trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Iran. Trong khi các công ty năng lượng phương Tây bị đánh bật khỏi Iran vì lệnh cấm vận thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh chân lấp vào khoảng trống và thương mại song phương đạt 45 tỉ USD những năm gần đây.
Nhưng đằng sau chiếc mặt nạ thân thiện của mối quan hệ Trung Quốc - Iran, Tehran từ lâu đã coi Bắc Kinh như một con dao hai lưỡi. Trung Quốc đã sử dụng Iran như một con tốt và nguồn gốc của đòn bẩy trong giao dịch của Bắc Kinh với Washington và luôn luôn sẵn sàng bán nó với giá hợp lý, Zachary Kech nhận xét.
Sau nhiều năm chịu áp lực của Mỹ, Trung Quốc đã đồng ngăn chặn hỗ trợ chương trình hạt nhân cho Iran vào năm 1997 cũng như hoạt động bán một số vũ khí cho Tehran để giảm căng thẳng với Washington, bao gồm quyết định hủy một hợp đồng cung cấp tên lửa và công nghệ hạt nhân trị giá 4 tỉ USD.
Gần đây sự nhượng bộ của Mỹ trong các lĩnh vực khác đã khiến Trung Quốc hỗ trợ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chương trình hạt nhân của Iran trong khi vẫn nỗ lực để bảo vệ những lợi ích riêng của mình tại Iran.
Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Iran cũng cho thấy nguồn gốc của sự căng thẳng. Mặc dù các công ty dầu mỏ Trung Quốc đã ký kết nhiều hợp đồng hàng tỉ USD để phát triển ngành công nghiệp năng lượng Iran, Tehran đã chấm dứt sau rất nhiều lần Bắc Kinh trì hoãn. Một báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương năm 2011 cho thấy trong số 40 tỉ USD Trung Quốc công bố đầu tư vào giao dịch năng lượng tại Iran, chỉ có ít hơn 3 tỉ USD thực sự được giải ngân.
Ngoài ra thị trường Iran đang bị tràn ngập hàng hóa giá rẻ Trung Quốc trong những năm gần đây và tiếp tục tàn phá ngành công nghiệp trong nước của Iran. Điều này đã khiến người dân Iran ngày càng tức giận và buộc chính phủ Tehran phải có biện pháp giảm nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu từ Trung Quốc.
(GDVN)
Chia sẻ bài viết này :

DHK - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét