Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Trí thức Việt Nam trước vận mệnh non sông

MỘT DỰ BÁO THIÊN TÀI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

NGUYỄN KHẮC MAI
NKM: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa Nguyễn Hoàng hỏi kế đã nói: “Hoành Sơn nhất đoái, vạn đại dung thân”, theo đó Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn vẹn hình chữ S ngày hôm nay. Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Trong Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự Ngao Đới Sơn:
Chữ Hán:
巨 鰲 戴 山
碧 浸 仙 山 徹 底 清
巨 鰲 戴 得 玉 壺 生
到 頭 石 有 補 天 力
著 腳 潮 無 卷 地 聲
萬 里 東 溟 歸 把 握
億 年 南 極 奠 隆 平
我 今 欲 展 扶 危 力
挽 卻 關 河 舊 帝 城
Phiên âm: Cự ngao đới sơn
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.
Xin mạn dịch thơ như sau: Con rùa lớn đội núi
Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.
Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấy rất “kim nhật kim thì”, rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là đễ nói cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” ( Ngã kim dục triển phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài:
“BiểnĐông vạn dặm dang tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
(Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình.”)
Vào những ngày này Biên Đông đang trở thành một trường tranh chấp, quyết liệt đầy tính bá đạo, đai Hán, đầy mưu mô và hành động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang trong cơn hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn bá chiếm biển Đông. Nào vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây dựng trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển của nước mình…
Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt. Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!.
“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc.
Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á.
Làm chủ Biển Đông, mà tổ tiên đã truyền dặn, ngày nay phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển. Cả ba lĩnh vực trên là ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển. Đó chính là một năng lực mới của Dân tộc để xây dựng và bảo vệ Đất nước.
Điều đáng mừng là Nhà nước ta cũng đã có phác thảo trên những nét chính về một chiến lược biển Đông với 9 giải pháp lớn như sau:
1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Xây dựng lực lượng mạnh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh biển đảo,
3. Đẩy mạnh điếu tra cơ bản và phát triểnkhoa học-công nghệ biển.
4. Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh.
5. Quản lý nhà nước có hiệu quả hiệu lực đối với các vấn đề liên quan đến biển.
6. Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển.
7. Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng biển đảo và ven biển.
8. Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển.
9. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh (đi đôi với tạo điều kiện đễ nhân dân than gia giữ chủ quyền, làm kinh tế và xây dựng khoa học, văn hóa biển.)
Đọc lại bài thơ Cự ngao đới sơn với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng khâm phục cụ Trạng Trinh Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bao đời, nhân dân gọi Cụ như vậy vì Cụ sống vào thời Lê-Mạc (1491-1585). Cụ đỗ Trạng nguyên, được phong tước Trình Tuyền hầu. Cụ đã đễ lại một di sản văn hóa đồ sộ, với cả ngàn bài thơ văn với những giá trị nhân văn, đầy chất triết lý, đầy tình yêu nước, thương dân, là một kho Minh triết của muôn đời. Cụ còn là nhà dự báo, tiên tri. Câu “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” là lời dự báo không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho Đàng trong mà là cả cho Việt Nam. Về hai chữ Việt Nam, chính Cụ là người đầu tiên dùng để chỉ tên Đất nước, rồi được vua Gia Long dùng làm tên nước chính thức cho đến tận hôm nay.
Câu thơ cuối bài của cụ “Ta nay cũng muốn đem sức phò nguy” chính là nói về chúng ta trong những nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nay vậy./.
—-
Dịch thơ :
1. “Phú quý hồng trần mộng, bần cùng bạch phát sinh; Hoa thôn đa khuyển phệ (Hoa thôn: làng người Hoa, đa khuyển phệ: có nhiều tiếng chó sủa;);
2. Mục giã dục nhân canh (những người trông thấy giục người ra canh giữ);
3. Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu ngọc bích thành (miền Bắc có thành vàng (hoàng – kim) hoành tráng, miền Nam có thành Ngọc bích);
4. Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh (phân phân tùng bách khởi: giữa hai năm tùng bách (Canh Dần – Tân Mão) sẽ khởi binh, nhiễu nhiễu xuất đông chinh: trùng trùng, điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến…);
5. Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành (vùng Bảo giang sẽ xuất hiện Thiên tử, không cần phải chinh chiến, mà thành công)…
6. Rồi ra mới biết thánh minh, mừng đời được lúc hiển vinh reo hò….
Nếu cụ Trạng Trình đúng thì thật may mắn cho xã tắc !

Nhà văn Phạm Viết Đào góp thêm một vài kiến giải:
Về câu 1: “Phú quý hồng trần mộng” có thể hiểu: Do Biển Đông có nhiều dầu, Trung Quốc lại đang “bần cùng bạch phát sinh”, nghĩa là đang thiếu nhiên liệu trầm trọng do kinh tế phát triển nóng nên phải mơ độc chiếm Biển Đông; Còn câu: “Hoa thôn đa khuyển phệ” thì quá rõ. Hiện có rất nhiều tướng lĩnh Trung Quốc thuộc phái “khuyển phệ” đang chủ trương phát động đánh Việt Nam để độc chiếm Biển Đông; trong đó ý kiến của Lý Hồng Mai trên Hoàn cầu gần là một trong những “khuyển phệ” tiêu biểu… Lời tiên tri của cụ Trạng Trình là chính xác…
Về câu thứ 2: Mục giã dục nhân canh (những người trông thấy giục người ra canh giữ) câu này ứng với đám lóc nhóc đang thường xuyên viết bài thúc giục chính phủ không được tìm cách thỏa hiệp, đầu hàng Trung Quốc mà phái có biện pháp cứng rắn bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh hải, lãnh thổ…
Về câu thứ 3: Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu Ngọc bích thành (miền Bắc có thành vàng (hoàng – kim) hoành tráng, miền Nam có thành Ngọc bích)…
Có thể cụ Trạng Trình đã tiên đoán miền bắc sẽ có máy bay SU 34 hoặc máy bay HU 1A do Mỹ trang bị để trông giữ biển; miền nam có Tàu ngầm Kilo của Nga, hay Hạm đội của Mỹ giúp canh chừng…
Về câu thứ 4: Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh (phân phân tùng bách khởi: giữa hai năm tùng bách (Canh Dần – Tân Mão) sẽ khởi binh, nhiễu nhiễu xuất đông chinh: trùng trùng, điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến…);
Câu này đang chờ xem có ứng nghiệm: sẽ khởi binh, nhiễu nhiễu xuất đông chinh; trùng trùng,điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến trong năm Canh Dần, Tân Mão (2010 – 2011)?
Về câu thứ 5: Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành (vùng Bảo giang sẽ xuất hiện Thiên tử, không cần phải chinh chiến, mà thành công)…
Có thể tiên đoán: Thiên tử ở đây sẽ là Mỹ sẽ xuất hiện đóng vai trò trọng tài để phân chia Biển Đông không để Trung Quốc bắt nạt Việt Nam.

VỚI HỌC VIỆN KHỔNG TỬ

Hà Văn Thùy
Người bạn hỏi: “Thiên hạ đang nhao nhác về Học việc Khổng Tử, ông thấy thế nào, có đáng ngại không?”
Tôi nói: “Đến bây giờ, khi đã có Nhà văn hóa Pháp, Viện Gớt, Hội đồng Anh… mà xứ này chưa có Học Viện Khổng Tử mới là không bình thường. Còn chuyện ngại, theo tôi vừa không, vừa có!”

Lý do không ngại
Nếu là cơ quan lập ra để trao đổi văn hóa nhằm hiểu biết lẫn nhau đúng như tôn chỉ của nó, “dụng khẩu bất dụng thủ” (dùng lời, không dùng nắm đấm) thì là điều tốt. Việt Nam và Trung Quốc vốn “đồng chủng đồng văn”. Từ nghìn năm trước, Khổng Tử được người Việt coi là thánh, là vạn thế sư biểu, trên nước ta, khắp Bắc Trung Nam chỗ nào chả có miếu Văn thánh… Vậy việc lập Viện Khổng Tử là tiếp nối truyền thống xưa, đâu có gì lạ?
Có điều trước kia, do chưa hiểu cội nguồn lịch sử văn hóa Trung Quốc cũng như Việt Nam nên người Việt thường lép vế trước ông thầy Tàu. Nhưng nay thì khác. Nếu có một tao đàn để trao đổi học thuật nghiêm túc, chúng ta không thiếu chuyện để nói.
Xin ghi lại cuộc luận đàm văn hóa giữa Trạng Quỳnh và sứ Tàu thời hiện đại.
“Sứ: tiền chủ hậu khách, xin Trạng nói trước!
Quỳnh: Tôi mạn phép thưa với quan Sứ là có lẽ Cụ Khổng không biết gốc gác nước Lỗ của Cụ từ đâu?
Sứ: Sao ngài nói vậy. Là bậc thánh nhân trước tác kinh sử lẽ nào Cụ lại không rành…
Quỳnh: Tôi tin Cụ không biết bởi lẽ, nếu biết, Cụ đã không gọi người phía Nam là man di! Theo thiển kiến của kẻ ngu này thì, trước thời Chu, nước Lỗ chỉ là một trong 800 tiểu quốc hạt tiêu hạt cải, phần lớn là của người Việt. Một nhúm người Dương Việt đặt tên nước của mình là Rõ, có nghĩa sáng rõ, rực rỡ. Nhưng khi người Hoa Hạ làm chủ, không phát âm được vần R nên phải nói trại thành rồi thành Lỗ. Nếu biết cội nguồn như vậy, chắc Cụ đã không…
Sứ: Dà, à…
Quỳnh: Ngay cả việc giảng kinh Thi, Cụ Khổng cũng trật lấc…
Sứ: Sao ngài dám…
Quỳnh: Xin thưa, quan Sứ xem đây, câu cuối bài Quan Thư, cụ ghi “Quân tử hảo cầu.” Đấy là quân tử Tàu chứ đâu phải quân tử Việt?! Nguyên văn tiếng Việt của nó là “Quân tử hiếu kều!”  Quân tử Việt, tự nhiên, đa tình, thấy giữa bãi vắng, một thục nữ yểu điệu, thì chàng ta “hiếu kều” tức là khoái động thủ, muốn nắm tay ve vuốt, đâu có chịu đứng như phỗng mà cầu mong?! Sau này, khi san định, Cụ Khổng, một phần vì không đủ chữ, một phần vì tư tưởng thanh giáo, chuyển thành “hảo cầu,” thật vô duyên…Mà như kẻ ngu này hiểu thì không chỉ Cụ Khổng mà hàng tỷ người Trung Hoa đâu đã hiểu hết được thứ tiếng mà dân quý quốc vẫn nói!
Sứ: Dà, dà! Ngài không được xúc phạm đại quốc!
Quỳnh: Thưa không, tôi chỉ nói sự thật, còn nếu tôi sai, xin quan Sử chỉ bảo! Thế xin hỏi quan Sứ: Từ Mông Cổ từ đâu ra, có nghĩa là gì?
Sứ:    Thế mà cũng hỏi, đó là từ tổ tiên chúng tôi đặt ra để gọi người Mông Cổ!
Quỳnh: Ngài nói đúng, nhưng chỉ đúng ở ngọn. Người Việt, chủ nhân đầu tiên của Trung Quốc, gọi những người sống trên đồng cỏ phía bắc Hoàng Hà là người Đồng Cỏ. Sau này do người Hoa Hạ không nói được vần Đ nên đọc trại Đồng thành Mồng rồi thành Mông, còn Cỏ thành Cổ! Đồng Cỏ có  có ý nghĩa, còn Mông Cổ thì vô nghĩa, cũng vô nghĩa như tên nước Lỗ của cụ Khổng vậy!
Sứ:    Thật vậy sao, nghe cũng có lý, tiếc là ngộ hổng piếc!
Quỳnh:  Xin hỏi quan sứ, ông vua cuối của nhà Hạ và nhà Thương tên gì? Quan sứ trố mắt nhìn Trạng nghi ngại, sợ bị mắc lỡm. Nhưng thấy vẻ mặt Trạng thực thà, bèn nói:
Sứ:  Ngài không định bỡn tôi chứ? Đó là Kiệt và Trụ, ai mà không hay!
Quỳnh: Vâng, xin hỏi quan Sứ câu nữa, vậy ý nghĩa hai cái tên đó là gì?
Sứ: Suy nghĩ lúc lâu rồi nói, người Trung Quốc thường đặt tên theo ý nghĩa, nhưng đôi khi cũng không. Tôi nghĩ, tên hai vị này không có gì đặc biệt.
Quỳnh: Vậy là quan Sứ không biết rồi, vì là con cháu người Việt nên thời đó người Hoa Hạ nói tiếng Việt. Thấy vua nhà Hạ hoang dâm nên khi chết, gọi ông ta là Cặc, còn ông vua cuối nhà Thương là Đụ. Người về sau do không nói được những từ như vậy nên gọi trại thành Kiệt, Trụ!  Thế quan Sứ có biết, Lưu Bang thực ra nhà nghèo, ít học nên không có tên mà vì là thứ ba trong nhà nên được gọi là Lưu Ba. Sau này khi làm vua mới nối thêm vần NG nữa thành Lưu Bang không? Còn trên đời chẳng làm gì có cái tên lỳ quặc Câu Tiễn. Đó là tên ông vua người Việt là Cu Tí rồi sau gọi theo Đường âm thành cái tên Câu Tiễn!  Nhân đây, cũng xin hỏi quan Sứ: Từ Trung Nguyên từ đâu ra vậy?
Sứ:   Đó là nơi phát tích của người Hoa Hạ chúng tôi, là đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, từ đó mà có tên Trung Quốc…
Quỳnh: Ngài nói không sai. Nhưng xin hỏi cái tên gốc của Trung Nguyên là gì, do ai đặt?
Sứ: Ngài hỏi gì kỳ. Nó là thế, còn gốc với ngọn gì, đất Trung Quốc phải do người Trung Quốc đặt tên chớ còn ai vào đây nữa!
Quỳnh: Xin thưa, vậy Ngài không biết rằng trong sách Trung Quốc dân tộc sử của tiên sinh Chu Cốc Thành nói rằng, người Việt vào Trung Quốc trước người Hán sao? Sau khi khai phá đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, người Việt đặt tên con sông lớn ở đấy là sông Nguồn còn đồng bằng thì được gọi là Trong Nguồn. Khi chiếm vùng đất này, ban đầu người Hoa Hạ vẫn gọi theo người Việt, nhưng sau đó, vào thời Đường, chuyển âm Trong thành Trung, Nguồn thành Nguyên! Xin được hỏi quan sứ điều nữa: vì sao ngôn ngữ Trung Hoa hiện nay đơn âm?
Sứ:    (Mừng ra mặt, có vẻ hý hửng), nói dõng dạc: điều này thì tôi biết chắc như đinh đóng cột, đó là bậc kỳ lão của chúng tôi, tiên sinh Dương Chấn Ninh, không chỉ là nhà Nobel vật lý mà còn là nhà kinh Dịch kiệt xuất từng phát biểu: như mọi ngôn ngữ khác, tiếng Trung Quốc lúc đầu đa âm nhưng Kinh Dịch làm cho ngôn ngữ Trung Hoa trở thành đơn âm!
Quỳnh: Xin lỗi ngài, vị giáo sư lỗi lạc của Ngài cũng trật lấc. Không phải kinh dịch làm cho ngôn ngữ Trung Hoa trở thành đơn âm mà ngược lại, Kinh Dịch được ghi bằng ký hiệu nhị phân là vạch đứt vạch liền có trước. Sau đó, khi chữ vuông ra đời, Văn Vương, Khổng Tử mới dùng chữ để giải mã Dịch bằng cách thêm vào Hào từ, Thoán từ, Thập dực giúp nhiều người hiểu được kinh Dịch… Nhân đây cũng xin được thưa với quan Sứ, là dù đọc nát nhị thập tứ sử thì cho tới nay, tôi đố ngài biết được nguồn gốc người Trung Quốc ở đâu, tiếng Trung Quốc từ đâu ra và chữ Trung Quốc do ai sáng tạo?
Sứ: (mặt xịu xuống buồn xo rồi cất giọng thành thực): Phải nói điều này kể cũng xấu hổ, nhưng không thể nói khác, là không chỉ ngộ mà toàn thề tồng pào của ngộ cũng hông piếc, xin Trạng chỉ giáo!
Quỳnh: Xin lỗi quan Sứ, bây giờ tôi phải về, ra chợ mua mớ rau muống nấu cơm, kẻo mụ vợ tôi tối ngày ngồi coi phim Tàu bỏ tôi nhịn đói! Hẹn tái ngộ, tôi sẽ cho Sứ biết, còn nhiều hơn những điều như thế!”
Trên đây chỉ là câu chuyện hư cấu, nhưng thực tế, chúng ta có nhiều điều để nói với người Trung Hoa mà khi nghe ra, những người còn luơng tri sẽ hướng về đất Việt như cội nguồn và nhận ra, họ và chúng ta cùng một dòng máu.
Có câu chuyện đáng tiếc thế này. Tôi mới đọc trên mạng bài viết của một học giả sắc tộc Môn ở Miến Điện. Biết rằng ngôn ngữ Môn là hệ ngôn ngữ lớn ở Đông Á và người Môn là tộc lớn nhưng rồi bị mất đất, mất luôn tổ quốc nên ông đau đáu kiếm tìm đất tổ của mình. Một số nhà khoa học nói rằng, nơi phát tích của người Môn là Bắc Bộ Việt Nam nhưng ông không tin vì Annam nhỏ bé và bị nô lệ đâu xứng đáng là quê hương của dân tộc ông! Ông tin vào một số học giả phương Tây khác cho rằng, Nam Trường Giang là nơi phát tích của người Môn. Vì vậy, trong dịp sang Trung Quốc, ông đã tới nam Trường Giang với lòng thành kính của kẻ hành hương tìm về cố xứ. Cảm động về mối chân tình của ông nhưng thương ông “mồ cha không khóc lại khóc đống mối” tôi định viết cho ông lá thư nói rằng:
“Bằng nguồn ADN lấy từ chính máu huyết đồng bào của ông và đồng bào tôi, khoa học xác minh rằng, bảy vạn năm trước, tổ tiên của ông và của tôi là người Việt cổ chủng Indonesian, được sinh ra tại thềm Biển Đông của Việt Nam, lúc đó là đồng bằng Hainanland. Khoảng năm vạn năm trước, có những nhóm Việt cổ đi về hướng tây, tới đất Mianmar thành người Môn bản địa. Nhóm đi xa hơn, tới Ấn Độ thành người Dravidian. Sau đó, do khí hậu phía bắc âm lên, người Việt đi lên khai phá đất Trung Hoa. Rồi người Dravidian bị người Arian xâm lăng, người Môn bị người Miến chiếm đất, trở thành người thiểu số. Người Lạc Việt Indonesian đa số, giữ vai trò lãnh đạo phương Đông về xã hội và ngôn ngữ. Do chưa hiểu điều này và do nhận thấy người Môn và người Khmer giữ được ngôn ngữ gốc nên học giả phương Tây gọi là hệ ngôn ngữ Môn-Khmer nhưng thực ra đó là ngôn ngữ Việt cổ. Tổ tiên người Môn không hề sống ở Nam Dương Tử rồi bị đẩy sang đất Miến như ông đã tưởng lầm. Khoa học cho thấy, quê hương người Môn là Bắc Bộ, hay nói đúng hơn là thềm Biển Đông của Việt Nam.” Nhưng thật tiếc, vị học giả đã qua đời ba năm trước!
Nếu sự thật được phổ biến, chắc nhiều người Trung Hoa sẽ hiểu đâu là nguồn cội của mình.
Chính vì thế, Học viện Khổng tử không có gì đáng ngại.
Lý do để ngại
Có không ít lý do để ngại. Đó là việc nhà cầm quyền Bắc Kinh theo thói quen cố hữu làm những chuyện không đàng hoàng, vì đó là bản nghệ của họ. Lý do quan trọng hơn là vì “đã có đảng và nhà nước lo”, người ta gạt nhân dân đầy trí tuệ ra ngoài, đặt vào đó những kẻ bằng cấp cùng mình nhưng cũng cùng mình dốt nát, ăn không nên đọi, nói không nên lời, suốt ngày khom lưng cúc cung nhận những thánh chỉ từ người Tàu để làm những điều tổn dân hại nước! Điều này thực tế đã diễn ra. Mấy năm trước, một tiến sĩ người Việt ở Úc viết cuốn Khoa học soi sáng lịch sử, được NXB Lao Động in nhưng vì động chút xíu tới lông chân “ông bạn 16 chữ vàng”, nó bị đem nghiền bột. Còn tôi, kỳ công viết được cuốn Khám phá lại lịch sử Trung Hoa, trình bày những tri thức mới nhất về cội nguồn sinh học, về lịch sử, văn hóa Trung Hoa đem tới ba nhà xuất bản mà không đắt vì “nhạy cảm nên cơ quan QLXB nói nên để lại”! Khi người dân vừa bị trói tay vừa bị bít miệng thì thua trên sân nhà là cái chắc. Lo là phải!
Lãnh đạo ở đâu hèn mạt nhất thế giới?
Hãy dọ giá đất thì biết:

331.698 km² – giá bán là 16 chỉ vàng



Bỗng dưng thấy nhục (nhân ngày 20/10):

Hết cả lãnh đạo xứ này có công kênh nhau lên cũng chưa cao quá gối người phụ nữ trong ảnh:



BÃO TRỜI VÀ BÃO QUAN THAM!
Phạm Mạn
.

.
Ông Trời mưa bão miền Trung
Nhà tan, người chết, ruộng đồng trắng tay!...
Dân ta đau xót từng ngày
nỗi đau quá lớn chất đầy tháng năm!
Quốc gia gặp buổi thăng trầm
thuế Dân chắt bóp ướt dầm mồ hôi!
Chao ôi! Lãng phí nơi nơi
Tham ô đục khoét hơn trời bão giông!
Riêng thằng Chí Dũng nuốt không
Còn hơn mấy tỉnh mất “tong” cửa nhà!
Mất nào mà chẳng xót xa
đều là của cải dân ta đó mà.
Nếu tiền “ụ nổi” mang ra
cứu dân bị lụt vượt qua nạn này(!?)
Than ôi! Mơ giữa ban ngày!
Bão trời tuy dữ chẳng tày “bão THAM”
Một Dương chí Dũng bạo tàn
Tiêu ma sinh lực vạn ngàn dân ta!
Lạ thay ai đó ngó qua
Trái tim vô cảm như là không tim.
Bao ngày dân thấy im lìm
tưởng rồi “nó” sẽ lặng chìm đi chăng;
hay là kết thúc lăng nhăng:
“nghiêm khắc kiểm điểm” nhẹ nhàng rút ra:
Sai này “cơ chế” sinh ra
Bài học “kinh nghiệm” cho ta nhớ đời!
Giáng đòn… “cảnh cáo” như chơi
nếu cao kỷ luật, lấy ai mà làm(!)
Có bao Chí Dũng quan tham
Đang gây bão tố bắc nam điêu tàn!
Bão này không thể sớm tan
nếu không kiên quyết cùng dân diệt trừ!
Bão này ghi sử thiên thu .
“Tồn”, “vong” - Đất nước kể từ đời nay!
Nhanh lên! Chống trận bão này!!!

PM
Trận bão số 10 đổ bộ Miền Trung

Thơ Tặng Hiền Thê

Văn Công Mỹ

Bên sông gõ đàn ta hát
Chiều xưa sóng vỗ mạn thuyền
Quê hương nửa đời được mất
Bóng người sợi tóc bay nghiêng

Đôi ta chìm sâu bóng núi
Mắt buồn, em giấu chân chim
Ngọn lửa như đêm hôn phối
Hương xưa em vẫn dịu hiền

Anh hát những lời thơ cũ
Em đàn nhịp phách chơi vơi
Tình tang đóa quỳnh mới nở
Í a thục nữ gọi mời

Già cuộc phù sinh mộng tưởng
Lòng sen đột ngột tinh khôi
Cõi người mênh mang vô lượng
“Hành Phương Nam” vẫn đủ đôi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét