Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Ngày 20/10/2013 - Hiệp định TPP có thể thúc đẩy cải cách ở Việt Nam

  • Dự án châu Âu nghiên cứu Kim Tinh và hiểu thêm về Địa Cầu (RFI) - Vì sao Kim Tinh và Địa Cầu, hai hành tinh láng giềng và gần như là chị em sinh đôi, lại tiến triển khác nhau đến thế ? Một ê-kíp các nhà vũ trụ học sẽ tiến hành cuộc điều tra kéo dài ba năm mang tên Euro Vénus, sẽ đặc biệt nghiên cứu về khí quyển và gió của Sao Kim.
  • Ý : Berlusconi bị cấm giữ các chức vụ hai năm (RFI) - Theo báo chí Ý, hôm nay, 19/10/2013, Tòa thượng thẩm Milan đã ra phán quyết cấm ông Silvio Berlusconi nắm giữ mọi chức vụ Nhà nước trong thời hạn 2 năm, cũng như truất quyền bầu cử và ứng cử của cựu thủ tướng Ý, sau khi ông bị tuyên án vì tội trốn thuế.
  • Tưng bừng mừng sinh nhật cha của Tập Cận Bình: Con dao hai lưỡi (RFI) - Trong tuần này, Trung Quốc kỷ niệm trọng thể một cách bất thường 100 năm ngày sinh của ông Tập Trọng Huân, cha của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên trong cách mạng cộng sản. Theo các nhà quan sát, sự kiện nhấn mạnh đến lý lịch << con giòng cháu giống >> của người quyền lực nhất Trung Quốc, là con dao hai lưỡi đối với ông Tập Cận Bình.
  • Hiệp định TPP có thể thúc đẩy cải cách ở Việt Nam (RFI) - Nhịp độ cải tổ kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc một phần vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định tự do mậu dịch do Hoa Kỳ chủ xướng, bởi vì hiệp định này đòi hỏi các nước thành viên phải giảm bớt tỷ trọng của các doanh nghiệp Nhà nước. Đó là nhận định của tuần báo The Economist số đề ngày hôm nay, 19/10/2013.
  • Trung Quốc đình chỉ chức vụ Thị trưởng Nam Kinh (RFI) - Báo chí chính thức Bắc Kinh ngày 19/10/2013 thông báo Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định đình chỉ các chức vụ của ông Quý Kiến Nghiệp, Phó Bí thư thành ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nam Kinh, vì những nghi ngờ tham nhũng. Trung Quốc nghiêm khắc với các quan chức tham ô để lấy lại uy tín của Đảng hay để các phe phái trong Đảng thanh trừng lẫn nhau?
  • Nổ bom ở Iraq giết chết 5 người (VOA) - Vụ tấn công xảy ra một ngày sau khi một loạt những vụ đánh bom ở thủ đô của Iraq và hai địa điểm ở miền bắc giết chết hơn 60 người và làm bị thương khoảng 200 người.
  • 72 người chết trong vụ đắm tàu ở Mali (VOA) - Bộ trưởng An ninh Sada Samake nói rằng nhân viên cứu hộ đã làm cho chiếc tàu lâm nạn nổi lên mặt nước trở lại và sau đó họ tìm thấy nhiều xác chết bên trong.
  • Hoa Kỳ cảnh báo nạn đói ở Syria (BBC) - Mỹ yêu cầu chính phủ Syria cho phép chuyển hàng viện trợ tới giúp người dân vốn đã bị cô lập nhiều tháng ở khu vực ngoại ô Damascus.
  • Cựu binh Trung Quốc đòi quyền lợi (BBC) - Hàng nghìn cựu chiến binh Trung Quốc từng tham chiến ở Việt Nam tuần hành ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, đòi cải thiện chế độ đãi ngộ.
  • Malaysia ngăn Trung Quốc ở biển Đông (BaoMoi) - Malaysia đang cho lập căn cứ hải quân gần bãi cạn James đang tranh chấp với Trung Quốc nhằm đối phó tham vọng độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh
  • TQ tập trận ở Thái Bình Dương, Malaysia tuyển quân đối phó (BaoMoi) - (Phunutoday) - Ba hạm đội Trung Quốc tập trận ở Tây Thái Bình Dương, Malaysia lập lính thủy đánh bộ đối phó TQ, EU có lợi ích sống còn ở biển Đông, Nga sắp thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới...là những tin tức thời sự chính ngày 19/10.
  • Trung Quốc đề nghị 3 sáng kiến “đột phá” giải quyết tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc hôm 18/10 đã đăng bài bình luận về chiến dịch ngoại giao con thoi ở Đông Nam Á vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tác giả bài báo, ông Hua Yiwen – một chuyên gia về các vấn đề toàn cầu nhận định, trong khoảng thời gian 14 ngày thăm 5 nước Đông Nam Á, tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cùng các hội nghị cấp cao với ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, lãnh đạo Nhà nước và chính phủ Bắc Kinh đã truyền tải một thông điệp xử lý vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách tích cực và ổn định, phản ánh ý chí tạo ra một bước “đột phá” về vấn đề này thông qua tư duy sáng tạo.
  • Giao Long Trung Quốc sẽ "mò" ra Ấn Độ Dương trong năm tới (BaoMoi) - (GDVN) - Từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay tàu Giao Long, Trung Quốc đã lặn thăm dò 21 lần ở Biển Đông và Tây Bắc Thái BÌnh Dương và mang về 390 sinh vật thuộc 71 loài, 161 mẫu khoáng sản đa kim loại, 32 mẫu đá và 180 kg trầm tích.
  • Myanmar tiếp quản ghế Chủ tịch ASEAN, sớm chuẩn bị cho Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - COC vẫn dậm chân tại chỗ, và sẽ còn kéo dài sang năm 2014 trong khi Trung Quốc là một trong những đồng minh chính trị và kinh tế lớn nhất của Myanmar. U Kyaw Lin Oo cảnh báo, các thành viên Bộ Ngoại giao Myanmar ý thức được Trung Quốc có thể sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông, COC trong năm 2014.
  • 3 tàu Tự vệ biển Nhật Bản mang thông điệp gì đến Đà Nẵng? (BaoMoi) - Sáng nay (19/10), 2 tàu huấn luyện Kashima, Shirayuki và tàu hộ tống Isoyuki của Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản với 750 sĩ quan, thủy thủ do Chuẩn Đô đốc Kitagawa Fumiyuki làm Trưởng đoàn đã chính thức bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng đến ngày 21/10.
  • EU tuyên bố có lợi ích sống còn ở Biển Đông (BaoMoi) - (Tin tức 24h) – EU vừa tuyên bố có lợi ích sống còn trong việc duy trì tuyến đường hàng hải an toàn và thông thoáng ở Biển Đông đồng thời rất lo ngại về tình trạng căng thẳng tại đây.
  • Chuyên gia Nga: Tranh chấp Biển Đông đang ở cấp độ toàn cầu (BaoMoi) - Ngày 18/10, ông Vitaly Naumkin, Viện trưởng Viện Phương Đông cho biết tranh chấp chủ quyền tại một số vùng lãnh thổ ở biển Biển Đông đang ở cấp độ toàn cầu do tác động tiêu cực từ ảnh hưởng của các nước thứ ba, những nước quan tâm tới leo thang cuộc xung đột trong khu vực.
  • Biển Đông: Malaysia “ra tay” với Trung Quốc? (BaoMoi) - Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đang cấp tập thành lập một lực lượng thủy quân lục chiến đồng thời thiết lập một căn cứ hải quân mới ở Biển Đông, gần khu vực lãnh hải tranh chấp với Trung Quốc, tạp chí IHS Jane’s tuần này dẫn lời bản thông cáo báo chí được phát đi từ Bộ trưởng Quốc phòng Hishammuddin Tun Hussein cho biết.
  • Malaysia thành lập thủy quân lục chiến, căn cứ hải quân ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - The Diplomat cho rằng quyết định của Malaysia thiết lập một căn cứ hải quân mới ở Biển Đông là "phù hợp với xu thế của các nước Đông Nam Á" đang bị Trung Quốc tranh giành lãnh thổ trên biển khi Philippines sẽ xây dựng căn cứ hải quân mới tại vịnh Oyster đảo Palawan cách Trường Sa 160 km còn Việt Nam đang mở rộng căn cứ hải quân ở Cam Ranh để cung cấp dịch vụ cho các lực lượng hải quân nước ngoài.
  • Tổng thống Philippines sang Hàn Quốc tìm đồng minh trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 18/10, Tổng thống Philippines Aquino tiếp tục các hoạt động tại Hàn Quốc sau khi đã ký kết cùng lúc 3 thỏa thuận với nước này trong ngày hôm qua. Bước đi của Manila được trang Strategy Page (Mỹ) nhận định là muốn Seoul trở thành một đồng minh lớn nhằm chống lại cách hành xử khó lường của Trung Quốc trên khu vực.
  • EU có lợi ích sống còn ở biển Đông (BaoMoi) - EU có lợi ích sống còn trong việc duy trì tuyến đường hàng hải an toàn và thông thoáng ở biển Đông đồng thời rất lo ngại về tình trạng căng thẳng tại đây.

Hiệp định TPP có thể thúc đẩy cải cách ở Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trao đổi với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Thượng đỉnh Đông Á -Brunei, ngày 10/10/2013.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trao đổi với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Thượng đỉnh Đông Á -Brunei, ngày 10/10/2013. (REUTERS/Ahim Rani)

Nhịp độ cải tổ kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc một phần vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định tự do mậu dịch do Hoa Kỳ chủ xướng, bởi vì hiệp định này đòi hỏi các nước thành viên phải giảm bớt tỷ trọng của các doanh nghiệp Nhà nước. Đó là nhận định của tuần báo The Economist số đề ngày hôm nay, 19/10/2013.

Tờ báo nhắc lại là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào năm ngoái chỉ đạt khoảng 5%, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Tình trạng tăng trưởng chậm lại phần lớn là do đảng Cộng sản Việt Nam đã thất bại trong việc tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước và giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng. Cũng như ở nước Trung Quốc láng giềng, các nhân vật có thế lực trong đảng và vây cánh của họ cố giữ nguyên trạng để phục vụ cho quyền lợi của họ.

Tuy nhiên, theo The Economist, tính chính đáng của chính quyền tùy thuộc vào khả năng của họ cải thiện đời sống của 90 triệu dân Việt Nam. Trong những tháng gần đây, các giới chức chính quyền đã bắt đầu đề ra những cải cách kinh tế sâu rộng. Trong số những dấu hiệu đáng lạc quan, có nghị quyết mà Bộ Chính trị thông qua vào tháng 4, đưa vấn đề hội nhập kinh tế lên ưu tiên hàng đầu. Các đại biểu Quốc hội gần đây cũng đã thảo luận về kế hoạch « cổ phần hóa », tức là tư nhân hóa một phần, các doanh nghiệp Nhà nước.

Tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ đối xử với 1.300 doanh nghiệp Nhà nước như là những công ty tư nhân và sẽ nâng tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư ngoại quốc trong các ngân hàng Việt Nam từ 30% lên thành 49%.

The Economist trích lời kinh tế gia Việt Nam Phùng Đức Tùng nhận định rằng việc hiệp định TPP chú trọng đến các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra một vỏ bọc chính trị cho các nhà lập pháp Việt Nam có đầu óc cải cách tiếp tục thúc đẩy cải tổ. Chưa biết là họ sẽ đạt kết quả đến đâu, nhưng ông Phùng Đức Tùng nghĩ rằng tư nhân hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước sẽ thúc đẩy kinh tế và thiết lập nền tảng cho một hệ thống thuế doanh nghiệp lành mạnh hơn.

Tờ báo nhắc lại rằng các doanh nghiệp Nhà nước, hiện chiếm 40% tổng sản phẩm nội địa, vẫn liên kết chặt chẽ một cách nguy hiểm với các ngân hàng Nhà nước, tức là những ngân hàng đã cấp vốn để các doanh nghiệp Nhà nước mở rộng hoạt động sang lĩnh vực địa ốc vào thời gian mà thị trường này đang bùng nổ cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007.

Tuy báo chí chính thức khẳng định là các doanh nghiệp Nhà nước đang được tích cực « tái cơ cấu », nhưng các công ty này vẫn làm ăn thiếu hiệu quả, một số công ty nợ nần chồng chất đến mức không có tiền để trả lương cho nhân viên.

Theo tờ The Economist, nhờ hiệp định TPP, những ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công của Việt Nam như dệt may, da giày, sẽ xâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường Mỹ. Nhưng đại sứ Mỹ tại Hà Nội, David Shear đã nói rằng Việt Nam cần phải có « những tiến bộ rõ rệt » về nhân quyền để có thể nhận được sự ủng hộ của công luận Mỹ đối với hiệp định TPP.

Việc kết án tù luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân trong tháng này với tội danh « trốn thuế » đã không giúp cải thiện hình ảnh của Việt Nam. Tuy vậy, theo The Economist, rất có thể Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ký hiệp định TPP vào một thời điểm nào đó trong năm tới.
Thanh Phương (RFI)

Làm gì để tránh thảm họa thủy điện ở VN?

Thủy điện ở Việt Nam
Thủy điện VN thiếu một quy hoạch chung nên phát triển hàm chứa nhiều rủi ro

Thủy điện lâu nay là một trong các giải pháp năng lượng của loài người, tuy vậy, các giải pháp ngày nay phải được đặt trong bài toán cụ thể, tình huống và điều kiện cụ thể, từ xây dựng, quản lý, vận hành và trên hết là quy hoạch và lường trước được các hệ quả môi trường, nhân văn và kinh tế - xã hội.

Với mong muốn tham góp về vấn đề quy hoạch thủy điện ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi xin chia sẻ một số nhận xét về các vấn đề liên quan thực trạng, tính khả thi phát triển thủy điện ở Việt Nam và trình bày một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình.

Trước hết phải nói rằng thủy điện được xem là nguồn lợi thiên nhiên rất lớn. Do không phải chi phí cho các nhiên liệu như uran, dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá và do chi phí nhân công thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao, chỉ cần ít người làm việc tại chỗ khi vận hành nên giá thành điện sản xuất thường rất rẻ.

Thủy điện cung cấp khoảng 20% lượng điện trên thế giới. Tại một số nước, thủy điện đóng vai trò chủ chốt trong cung cấp điện năng. Na Uy sản xuất toàn bộ năng lượng điện của mình bằng sức nước, Iceland thủy điện cung cấp 83% nhu cầu của họ, Áo 67%, Canada 70%.

Ở Việt Nam, do phải gấp rút tăng trưởng kinh tế để bù lại nhiều thập kỷ trì trệ ngõ hầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu nên nhu cầu tăng trưởng điện bình quân lên tới 15%/năm.

Tuy nhiên, nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong nước như than, dầu, khí ngày càng cạn kiệt và đã đến giới hạn khai thác. Theo tính toán, đến năm 2015 chúng ta sẽ phải nhập khẩu than mà việc nhập khẩu cũng không dễ dàng.
Trong tình hình như vậy, thủy điện được xem là giải pháp. Với khoảng 260 công trình đang vận hành có tổng công suất gần 11.000MW, thủy điện Việt Nam đang cung cấp khoảng 36% nhu cầu điện của cả nước.

Song, việc phát triển thủy điện vừa qua có thể xem là khá tùy tiện, đặc biệt là ở miền Trung. Riêng bốn tỉnh miền Trung cùng hai tỉnh ở Tây nguyên là Kontum và Đắk Nông đã có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ đã được phê duyệt.

Là địa phương có số lượng các nhà máy thủy điện lớn nhất, Quảng Nam có đến 62 dự án thủy điện với tổng công suất lên tới 1.601MW.
"Do thiếu quy hoạch chung nên các công trình thủy điện không có lưu lượng xả để duy trì dòng chảy, do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên hạn hán và lũ lụt đã không chỉ là thiên tai mà còn do nhân tai"
Tuy không tiêu tốn nhiên liệu nhưng thủy điện tiềm ẩn nguy cơ gây tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường. Ước tính mỗi MW thủy điện phải "nuốt" trên 10 ha rừng. Chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Vì vậy, việc phát triển thủy điện một cách tùy tiện vừa qua đã gây nên khá nhiều hậu quả tai hại.

Do thiếu quy hoạch chung nên các công trình thủy điện không có lưu lượng xả để duy trì dòng chảy, do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên hạn hán và lũ lụt đã không chỉ là thiên tai mà còn do nhân tai.

Tại Nam Trung bộ, toàn vùng hiện có 17.277 ha cây trồng bị thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn, trong đó lúa có 15.627 ha, cà phê 300 ha. Hạn nặng làm mất trắng 50 ha lúa.

Tại Tây Nguyên hiện có 51.403 ha cây trồng thiếu nước và hạn hán, trong đó lúa gần 15.000 ha, cà phê trên 34.000 ha. Hầu hết các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong vùng đều có dung tích thấp hơn nhiều so với thiết kế, nhiều hồ nhỏ đã cạn, không còn khả năng tưới.

Nhiều năm trước, các đoàn địa chất thủy văn khảo sát ở Tây Nguyên chỉ cần khoan 15 - 20 mét sâu đã chạm nguồn nước. Nhưng đến nay, muốn tìm nước phải khoan sâu đến 150 - 200 mét.

Việc xây dựng nhà máy thủy điện tại Bình Định vừa qua đã làm chuyển dòng sông Ba khiến tỉnh Gia Lai bị thiếu nước cho hoạt động nông nghiệp. Hậu quả này có nguy cơ sẽ lan sang cả Phú Yên.

Theo Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường ICEM – một cơ quan nghiên cứu độc lập do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ - hiện lượng phù sa ở các con sông bồi lắng ở Quảng Nam đã đến mức báo động.

Sông Vu Gia tại trạm quan trắc Thành Mỹ (Nam Giang) bình quân mỗi năm có 460.000 tấn đất, cát bồi lắng. Với lượng bồi lắng như vậy, cơ quan này cảnh báo thành phố cổ Hội An (Quảng Nam) sẽ là nơi hứng chịu nhiều cơn lũ lớn do chính tác động này. Thủy điện sông Bung 4 đi vào tích nước (490 triệu m3) thì nước ở sông Bung sẽ cạn kiệt, dẫn đến hạ lưu khô hạn.

Nhân tai gây nên do thủy điện không chỉ tàn phá môi trường, phá hoại sản xuất mà còn uy hiếp tính mạng người dân. Nhà máy thủy điện A Vương xả lũ trong bão nhấn chìm hàng chục ngàn nhà dân các vùng Đại Lộc, Hội An, gây thiệt hại trên 800 tỷ đồng. Nhiều vụ xả lũ ở các đập thủy điện khác không chỉ gây thiệt hại kinh tế lớn hơn mà còn cả sinh mạng người dân.

'Khuyến nghị'

Thủy điện sông Tranh 2
Nhân viên kỹ thuật đang xử lý sự cố tại Thủy điện Sông Tranh 2

Với phân tích tình hình như trên, chúng tôi xin đưa ra mấy khuyến nghị như sau với hy vọng Việt Nam kịp giải quyết vấn đề và trên cơ sở đó tránh được các nguy cơ thảm họa sinh thái, nhân văn.

Thứ nhất, rà soát để điều chỉnh lại kế hoạch phát triển thủy điện. Đến thời điểm hiện nay, số dự án đăng ký ồ ạt đã lên tới con số 1.097, với tổng công suất dự kiến là 24.246 MW. Trong đó, chỉ mới 195 dự án đã phát điện, 245 dự án đang xây dựng. Còn tới 657 dự án chưa đầu tư.

Hiện cả nước đã có hơn 6.500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích 11 tỷ m³ nước. Triển khai hết số dự án còn lại sẽ có bao nhiêu túi nước hãi hùng treo trên đầu người dân?

Thứ hai, hủy bỏ dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Đây là 2 dự án do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư, nằm trên địa bàn bàn 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước.

Theo dự kiến trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, Thủy điện Đồng Nai 6 sẽ đưa vào vận hành năm 2015 và Thủy điện Đồng Nai 6A đưa vào vận hành năm 2016. Tổ hợp này sẽ sản xuất khoảng trên 929 triệu kWh.

Tuy nhiên, hai dự án sẽ làm mất vĩnh viễn trên 372ha đất rừng, trong đó có hơn 128ha đất ở khu Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên.

Thứ ba, xem xét kỹ lại chủ trương xây dựng Thủy điện Đrăng Phốk. Công suất dự kiến của công trình này chỉ khoảng 28MW, trong khi 63ha rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn sẽ bị hủy diệt.

Tiếp theo, kíp thời sửa đổi sự bất hợp lý trong quy trình thẩm đinh và cấp phép đầu tư cho các dự án thủy điện.
"Cuối cùng, gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và gió. VN là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài 2.400 km, tài nguyên nắng và gió rất dồi dào, sự chậm trễ trong việc triển khai lĩnh vực này có thể xem là lỗi về chủ trương"
Hiện nay, những dự án yêu cầu vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc quyền cấp phép của Thủ tướng Chính phủ. Những dự án đặc biệt lớn sẽ do Quốc hội phê chuẩn. Việc cấp phép đầu tư các dự án thủy điện nhỏ hơn thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh.

Về quy trình thẩm định, chỉ các dự án nhóm A mới giao cho Bộ Công Thương chủ trì làm đầu mối lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Với những dự án quy mô nhỏ, UBND địa phương tự tổ chức thẩm định.

Về báo cáo đánh giá tác động môi trường, các dự án thủy điện vừa và lớn, các dự án quan trọng (dung tích hồ trên 100 triệu m3, chiếm trên 20 ha rừng phòng hộ, dự án nằm trên 2 tỉnh...) do Bộ TNMT phê duyệt, các dự án còn lại do các sở TNMT thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt.

Sự bất hợp lý trong các quy định này (chỉ căn cứ vào giá trị của khoản vốn đầu tư) làm cho các dự án ngoài nhóm A không lấy được ý kiến bàn luận và sự thẩm định của các nhà khoa học có chuyên môn cao, trong khi ngay cả các dự án loại này cũng có thể gây nên thảm họa môi trường khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh mạng đồng bào.

Tiếp đến, công khai hóa các dự án thủy điện, mở rộng dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến liên quan đến kế hoạch phát triển thủy điện nói chung và cho mỗi dự án nói riêng. Khen thưởng xứng đáng cho các ý kiến phản biện có giá trị. Xử phạt, nghiêm trị những quyết sách sai trong việc triển khai các dự án thủy điện cho dù xuát phát từ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hay vì kém cỏi trong nhận thức khoa hoc, trong tổ chức thực hiện hay quản lý hành chính.

Và cuối cùng, gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và gió. Việt Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài 2.400 km, tài nguyên nắng và gió rất dồi dào, sự chậm trễ trong việc triển khai lĩnh vực này có thể xem là lỗi về chủ trương.

Chính sách khuyến khích hỗ trợ của Chính phủ về giá mua cho điện Mặt Trời và điện gió (1 cent/kWh) có thể xem là chưa thỏa đáng.

Cần mạnh tay chi phí cho những đầu tư ban đầu để rồi sẽ có được giá thành hạ hơn trong việc sản xuất điện bằng các phương pháp này. Sự bù lỗ cho điện Mặt Trời và điện gió phải được xem là cần thiết, nó được tính như khoản tài chính chi cho bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà khoa học trong lĩnh vực địa vật lý, đồng thời là một tiếng nói bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

TS Nguyễn Thanh Giang
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
(BBC)

Diễu quan tài sản phụ ở Thanh Hóa

Quan tài diễu phố ở Thanh Hóa
Đám tang sản phụ Nguyễn Thị Xuân có hàng ngàn người tham gia

Một đám diễu quan tài của sản phụ có hàng ngàn người dân theo dõi, diễu qua các tuyến phố ở một thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa, làm tắc nghẽn giao thông nhiều giờ trên quốc lộ, theo truyền thông Việt Nam.

Trưa ngày thứ Bảy, 19/10/2013, tuyến quốc lộ 45 đoạn qua thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa của tỉnh thuộc miền bắc Việt Nam đã bị ách tắc nhiều cây số vì hàng nghìn người dân dùng ô tô chở quan tài một sản phụ bị tử vong ở bệnh viện huyện và diễu phố.

Theo tờ báo mạng VnExpress, cảnh sát đã sử dụng một xe 'chuyên dụng' để chở thi hài bà Nguyễn Thị Xuân, 40 tuổi, về quê, nhưng khi vừa rời bệnh viện, chiếc xe đã 'diễu khắp các con phố ở thị trấn' dưới áp lực của hàng trăm người thân của sản phụ tử vong.

"Chiếc xe lần lượt đi qua trụ sở ủy ban huyện, công an huyện Thiệu Hóa...

"Khi đi đến trước cửa căn nhà riêng của bác sĩ Lê Văn Định (Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, ở tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà) chiếc xe buộc phải dừng lại," tờ VnExpress cho hay thêm.

Cũng hôm thứ Bảy, tờ Dân trí nói cảnh sát địa phương đã phải mất nhiều giờ để xử lý ách tắc giao thông.
"Nhiều người đã liên tục đánh trống, rải vàng mã, thả vòng hoa đồng thời la ó phản ứng dữ dội, nhiều người lao vào trong nhà tìm kiếm, đòi “xử” vị bác sĩ vì cho rằng ông này là người phải chịu trách nhiệm chính trong cái chết tức tưởi của sản phụ Xuân"
VnExpress
"Tình hình trên khiến lực lượng Công an huyện Thiệu Hóa phải tăng cường tới bảo vệ hiện trường, đồng thời vận động gia đình đưa thi thể nạn nhân về quê mai táng," tờ báo tường thuật,

"Sự việc đã gây ách tắc đoạn đường dài trên QL45, thuộc địa bàn huyện Thiệu Hóa.

"Sau một thời gian được lực lượng Công an can thiệp, phía người nhà nạn nhân mới quay trở về."

'Bức xúc vì tác trách?'

Trước đó vẫn theo Dân trí, sản phụ Xuân đã nhập viện với sức khỏe 'bình thường' và sẵn sàng sinh nở, nhưng sau nhiều giờ không được chăm sóc kịp thời ở Bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa, bà đã tử vong cùng thai nhi.

"Vào ngày 17/10, sản phụ Nguyễn Thị Xuân trú tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hoá được đưa vào bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hoá chờ sinh. Khi vào nhập viện, các y, bác sỹ tại đây chẩn đoán là thai nhi khoẻ mạnh," tờ báo cho hay.

"Thế nhưng, sau nhiều lần chị Xuân đau dữ dội và có biểu hiện nguy kịch, gia đình đã nhiều lần đề nghị cho chị Xuân được mổ nhưng không được sự đồng ý của kíp trực. Đến 5h45' sáng ngày 18/10, chị Xuân cùng đứa bé đã tử vong."

Cùng ngày, tờ báo mạng Bấm VietnamNet cho biết thêm chi tiết về nguyên nhân dẫn đến vụ diễu quan tài sản phụ.

Đám tang sản phụ Nguyễn Thị Xuân
Đám tang sản phụ 40 tuổi và con của bà

"Cho rằng cái chết bất thường của sản phụ Xuân là do sự tắc trách của các y bác sĩ bệnh viện nên hàng trăm người đã vây kín bệnh viện yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm", tờ báo viết.

"Đến khoảng 10 giờ ngày 19/10, trong khi đưa sản phụ về quê mai táng, gia đình đã chở quan tài diễu phố hàng tiếng đồng hồ trước khi đưa về nhà."

Cũng theo truyền Việt Nam, thiệt hại đã được ghi nhận trong sự kiện khi một số người theo sau quan tài có hành động bức xúc ở nhà riêng của phó lãnh đạo bệnh viện huyện.

"Tại đây, nhiều người đã liên tục đánh trống, rải vàng mã, thả vòng hoa đồng thời la ó phản ứng dữ dội," tờ VnExpress tường trình thêm, "Nhiều người lao vào trong nhà tìm kiếm, đòi “xử” vị bác sĩ vì cho rằng ông này là người phải chịu trách nhiệm chính trong cái chết tức tưởi của sản phụ Xuân,

"Không tìm thấy nam bác sĩ, nhiều người đã dùng gạch đập phá làm hư hại nhiều đồ đạc. Bác sĩ Định cùng vợ con đã phải bỏ trốn để tránh cơn giận dữ của người dân," tờ này cho biết thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên diễn ra một vụ 'diễu quan tài' của thường dân tử vong vì các nguyên nhân khác nhau ở trên phố, với các đám đông quần chúng tham gia tại Việt Nam.

Theo giới quan sát, có vẻ các sự kiện cho thấy một mức độ 'bức xúc' nhất định có xu hướng gia tăng ở người dân và cộng đồng do không thỏa mãn với chính quyền địa phương ở nhiều lĩnh vực từ y tế, đất đai, tới trị an, tư pháp bênh cạnh nhiều vấn đề khác.
(BBC)

Cựu binh Trung Quốc đòi quyền lợi (xứ V... nhìn lại đi)

Cựu chiến binh Trung Quốc
Cựu chiến binh Trung Quốc đòi cải thiện đãi ngộ

Hàng nghìn cựu chiến binh Trung Quốc từng tham chiến ở Việt Nam vừa có cuộc tuần hành ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, để đòi cải thiện chế độ đãi ngộ.

Các mạng xã hội Trung Quốc, tiêu biểu là mạng Sina, cho hay cuộc tuần hành diễn ra hôm 28/9 với sự tham gia của khoảng 5.000 cựu chiến binh.

Các kênh chính thức của nhà nước không nói tới việc này.

Những bức ảnh đi kèm cho thấy các cựu chiến binh đều đã đứng tuổi mặc quân phục xanh lá cây, đội mũ mềm của lính Trung Quốc thời kỳ cuộc chiến biên giới 1979 và cầm cờ đỏ Bát nhất.

Mạng Sina nói những người này đến từ nhiều nơi trong tỉnh Vân Nam và thuộc về các binh đoàn khác nhau từng tham chiến với quân đội Việt Nam.

Cuộc tuần hành diễn ra từ sáng sớm, khởi đầu từ trụ sở chính quyền và kết thúc lúc khoảng 10 giờ sáng tại vườn hoa của tỉnh.

Những người tuần hành đã hát các bài quân ca và kêu lớn các khẩu hiệu đòi cải thiện chế độ cho cựu chiến binh.

Được biết đã có hai cuộc tuần hành tương tự với quy mô nhỏ hơn trong tháng Sáu và tháng Chín năm nay.

Nhà chức trách đã phải điều khoảng một nghìn cảnh sát đến giữ trật tự nhưng không khí được mô tả là khá căng thẳng.

Cuộc chiến biên giới

Sang năm 2014 là đúng 35 năm cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu ở vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc điều quân ồ ạt tấn công trên toàn tuyến biên giới trên bộ với Việt Nam.

Chiến tranh kéo dài tới 18/3 thì quân Trung Quốc mới rút đi.

Phía Việt Nam nói tổng cộng 60 vạn lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến biên giới, trong khi phía Trung Quốc nói con số 30-40 vạn.

Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 - 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.

Ước tính thương vong của hai bên cũng chênh lệch nhau.

Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 - 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.

Phía Việt Nam thì trong một số bản tin hiếm hoi nói tiêu diệt hơn 30.000 lính Trung Quốc.

Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số khá khác biệt: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 .

Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong.
(BBC)


 Bản tin tiếng Anh

  • M&A aims to buoy dairy sector (Washington Post) - The Chinese dairy industry is expected to go from 127 producers to 50 in five years through mergers and acquisitions, an industry insider said.
  • Consumer spending falls short (Washington Post) - Consumer spending contributed 45.9 percent of the nation's economic growth in the first three quarters of 2013, falling short of becoming a major driver for GDP expansion.
  • Cooperation projects inked (Washington Post) - China and the United Kingdom signed on Tuesday 59 cooperation projects ranging from areas such as infrastructure and civilian nuclear power to yuan internationalization, marking the largest economic cooperation effort by the two countries despite previous political spats.
  • Holding up a mirror to the economy (Washington Post) - Money may not buy happiness but, when it comes to the beauty enhancement department, it sure can help. In China, it appears that as the GDP grows, so does the appetite for cosmetics.
  • Mercato offers great bites of Italy (Washington Post) - The Italian restaurant Mercato has quite a lot of attractions: a sweeping and spectacular view of the Bund, the chic rustic interior design created by famous architecture studio Neri & Hu, the beautiful Korean American chef Sandy Yoon, and the second restaurant for Michelin-three-star chef Jean Georges in Shanghai.
  • Hangzhou's drunken cuisine (Washington Post) - Beijing is huge, and sometimes you can find delightful meals in the most unexpected places. Pauline D. Loh explores Haidian district and finds some choice southern offerings.
  • China's fine art world on display (Washington Post) - Ever wonder about the overall state of the country's fine arts? The National Exhibition of Fine Arts has put together more than 600 pieces to give a comprehensive picture of the Chinese art scene.
  • Stars shine at US-China gala in NYC (Washington Post) - Major figures in politics and business urged the United States and China to forge closer ties for the benefit of world interests at the annual gala of the National Committee on US-China Relations.
  • Second time around (Washington Post) - It's sheer understatement to say Qin Tongqian is a collector of century-old houses.
  • Music connects Canada and China (Washington Post) - On a Monday afternoon at Fragrant Hills (Xiangshan), tourists unexpectedly met a brass quintet playing Bach and Brahms.
  • Brown is unique (Washington Post) - Most giant pandas are black and white. But since 1985, the endangered animals with brown fur have been spotted five times.
  • Football futures (Washington Post) - The goal post is made with four plastic water bottles, and the makeshift soccer field is rowdy with a group of children, aged about 11 to 12 years old. Most are sporting the bright red jerseys of Guangzhou Evergrande, the city's soccer team.
  • Storytelling queen (Washington Post) - Author Fang Fang says she is full of story ideas but does not have enough time to write. And she tells Sun Ye she has been pleasantly surprised by the great attention paid to her latest novel.
  • Elderly group sorry about roles in turmoil (Washington Post) - Some elderly Chinese are publicly apologizing for having persecuted the innocent during the "cultural revolution" (1966-76) in a bid to remind young people not to forget history.
  • Xi: Expand Australia ties (Washington Post) - President Xi Jinping has called for increased economic and strategic cooperation with Australia, suggesting continued enthusiasm for a free trade agreement between the two nations.
  • London mayor hails free trade, subway system on China tour (Washington Post) - Mayor of London Boris Johnson spoke optimistically of the involvement of British companies in the Shanghai Pilot Free Trade Zone on Wednesday while posing atop a bicycle on a vertiginous 30th-floor balcony overlooking local landmark the Bund.
  • Courts urged to make use of new media (Washington Post) - China's top court asked each court to make full use of new media platforms, including micro blogs, to update trial information in a timely manner and improve judicial transparency.
  • Nation honors father of Xi Jinping (Washington Post) - China honored the 100th anniversary of the birth of Xi Zhongxun, a late top political leader and the father of President Xi Jinping, on Tuesday with a symposium at the Great Hall of the People in Beijing.
  DHK - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét