Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Chủ Nhật, 20-10-2013 - MÔ HÌNH CẢI CÁCH CẤU TRÚC HÀNH CHÁNH VÀ CÔNG QUYỀN TẠI VIỆT NAM

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: VỀ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA THỦ TƯỚNG TRUNG QUỐC LÝ KHẮC CƯỜNG (DĐXHDS). - Những chi tiết quan trọng bên trong tuyên bố chung Việt – Trung (RFA). - Chúng đã chia nhau đất mẹ Việt Nam (Phi Vũ). “Với những văn bản vừa ký kết giữa Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng, ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng là với việc chia nhau khai thác vùng biển “tranh chấp” mà đây lại là “hải phận của Việt Nam”, Cộng Sản Việt Nam đã chia chác một phần lãnh thổ Việt Nam cho giặc Tàu Cộng. Lại thêm một lần nữa, Cộng Sản Việt Nam đã “dấn thân” vào việc bán nước, một hành động không thể nào chấp nhận được.
Một sĩ quan hải quân dũng cảm hi sinh tại Trường Sa (TT).  - Hành động quên mình cứu tàu của Trung úy Đinh Văn Nam (QĐND).  - Thiếu úy Nam đã được truy phong quân hàm trung úy (LĐ).  - Hải trình ‘Vì Trường Sa, vì biển đảo quê hương’ (TN).
- Nguyễn Kiên Giang: VÌ SAO VIỆN KHỔNG TỬ LẠI GÂY BẤT AN CHO CHÚNG TA ? (Tễu). - Nho Giáo và văn minh phương Đông cùng âm mưu Hán hóa (DLB). - Viện Khổng Tử @ Ải Chi Lăng (Đinh Tấn Lực).

Mỹ – Trung trong quan hệ với Đông Nam Á hiện nay (DTD).
With the superpower otherwise engaged, China makes hay in South-East Asia (Economist).
Trung Quốc đang xoa dịu hay chia rẽ ASEAN? (RFA). - Malaysia ngăn Trung Quốc ở biển Đông (NLĐ).
Nhật Bản tái vũ trang (Phi Vũ).
- Phan Châu Thành: Tương lai đã bị đánh cắp của Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay (Boxitvn).
ĐẢ ĐẢO BÈ LŨ ĐỘC TÀI QUAN THAM BÁN NƯỚC, HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN (FB Trương Văn Dũng). - CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐÂY Ư? (Bùi Hằng). - Những người ” thừa hành nhiệm vụ” Họ nghĩ gì mà chỉ biết CÚI ĐẦU ? - Blogger Điếu Cày hướng lòng về dân vùng bão lụt Miền Trung (DCCT)
Hội cựu tù Pháp phản đối về Tướng Giáp (BBC). “Ông [Võ Nguyên Giáp] phải chịu trách nhiệm về các điều kiện giam giữ phi nhân đạo đối với các chiến binh Pháp, tù nhân của Việt Minh mà trong số 36.979 người thì 26.225 người chết trong trại, tức tỷ lệ tử vong là 71%.”.
CÙ HUY HÀ VŨ -Võ Nguyên Giáp: Chân dung một huyền thoại (Ngô Minh).
- Minh Việt: Thế hệ tướng Giáp và bi kịch của dân tộc (ethôngluận/Trần Hoàng). – Trịnh Hội: Không phải chuyện Tướng Giáp (VOA/DĐXHDS). - Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê… (ĐCV).
TRÁI TIM NHÂN DÂN SÁNG LẮM (Nguyễn Tường Thụy).
Vụ cắt xén Quốc tang Đại tướng dưới góc nhìn của pháp luật và tập quán quốc tế (Cầu Nhật Tân).
Thư giãn cuối tuần: THƯA CỤ, CỤ CÒN LÀ MỘT BẬC THẦY VỀ P.R (Tễu). – Nhà văn Đình Kính:Cái nước mình nó thế ! (Trần Nhương).
“Phe” Nước mắt (RFA).
Vậy là cho tới sáng nay, Tướng Giáp ra đi đã được đúng nửa tháng, thử làm một cuộc thống kể nho nhỏ về số lượng bài viết trên báo nhà nước quanh sự kiện này, để tiếp nối bình luận trong mấy ngày qua , giúp mỗi độc giả giải đáp, hay phản bác câu hỏi phạm thượng, rằng phải chăng “Cả nước đang lên đồng?“.
Tạm tìm trên trang Baomoi.com, nghĩa là sẽ bị bỏ sót không ít bài viết, nhưng cũng đã có được con số kinh hoàng, hơn 6.500. Vậy là vượt rất xa kỷ lục của anh Đoàn Văn Vươn. Nhưng con số, dù là rất ấn tượng, cũng chỉ khô khan, không thể cho thấy cái “hồn” từ làng báo và ngoài xã hội. Phải nhìn vào các bài viết, các cách khai thác rất nhiều những khía cạnh khác nhau của những cây viết đang vào thời buổi khan hiếm đề tài dễ viết mà không bị “đụng chạm”.
Và, một khía cạnh có vẻ hấp dẫn, đó là đi tìm sự “gắn bó” của vị tướng huyền thoại này với ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động nào đó.
Thôi thì đủ cả, ngành giao thông có “Vị Đại tướng của ngành Giao thông vận tải”, và đương nhiên phải có gương mặt của ngài Bộ trưởng Đinh La Thăng. Chưa hết, còn cóThầy Giáp đã mở đường cho tôi…“,  ”Đại tướng Võ Nguyên Giáp với ngành GTVT“. Riêng 3 bài này là có “gắn” Đại tướng trực tiếp với ngành, còn lại là … 120 bài, chỉ trong có 2 tuần, ở một tờ báo mà có lẽ rất hiếm độc giả ở đây biết rằng nó có trên đời.
Không thể có sức để thống kê theo kiểu đó, đành lướt qua vài bài chợt thấy, thì cóĐại tướng dành tình cảm đặc biệt cho phụ nữ VN“, “Đại tướng và chuyện làm sách cho giới trẻ“, … Thế rồi, thật bất ngờ khi đập vào mắt là dòng chữ Ba vị tướng công an cùng nhận là học trò Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bất ngờ nối tiếp bất ngờ, khi đọc vào bài, thấy đó là các vị: Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Thiếu tướng Khổng Minh Dụ. Nghẹn ngào không thể viết tiếp được nữa, mời độc giả đọc trong bài, xem họ đã học thầy Giáp khi nào, học được những gì. (Hẹn tiếp kỳ tới).
À, vẫn phải thêm vài lời, vì chợt nghĩ, không biết có bài nào nói về Tướng Giáp với ngành tình báo quân đội hay không, nhờ độc giả tìm hộ. Nếu không thấy, xin mời đọc lại bài cũ, trên báo của “các thế lực thù địch” vậy. Thế rồi, ta có thể đi tìm câu hỏi, rằng không biết 3 vị tướng công an kia có từng cố công tham gia vào việc trả lại thanh danh, làm rõ điều oan khuất của “thầy” mình không?
2- Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Khải: Đơn đề nghị xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội của hai ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng (lần 2) (DĐXHDS).  TS Nguyễn Văn Khải, tức Khải Ozon, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn = >
- Lý Đăng Thạnh: MÔ HÌNH CẢI CÁCH CẤU TRÚC HÀNH CHÁNH VÀ CÔNG QUYỀN TẠI VIỆT NAM (DĐXHXS). - Lê Lĩnh Nam: LUẬN VỀ NGUỒN GỐC CHÂN CHÍNH CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ SỰ BIẾN TƯỚNG CỦA NÓ .
- Nguyễn Trung Hiếu: Dân chủ và lối thoát (Quê choa).
Giảm niềm tin do tham nhũng (NLĐ).  - Cử tri TP.HCM lại bức xúc về tham nhũng (TN).
Đại biểu Quốc hội cần nói ít, làm nhiều và làm hiệu quả (PNTP).
Bộ trưởng Thăng đề xuất bay vé giá rẻ (BBC).  - Sếp giao thông nên đi máy bay giá rẻ: Chuyện chẳng có gì mà ầm ỹ (LĐ). Nhưng cứ đến kỳ họp Quốc hội thì cần … ầm ỹ.
- TS Nguyễn Thanh Giang: Làm gì để tránh thảm họa thủy điện ở VN? (BBC).
Thiên tai Đà nẵng, chuyện dễ làm và chuyện khó nói (RFA).
Đại tướng Phùng Quang Thanh kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy nổ tại Nhà máy Z121 (QĐND).  - Vụ nổ kho thuốc pháo hoa: Bộ Quốc phòng trích 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả(LĐ).
Làm việc với người tố Cục trưởng Đăng kiểm “ăn” tiền, nuôi “bồ” (NLĐ).
Lấy đất của dân rồi “khất lần” kiện tụng (PL&XH).
Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (21) (pro&contra).
CHA NÓ LÚ – CÓ CHÚ NÓ KHÔN ! (Bùi Văn Bồng).
HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 122) : Em xin nhất trí với trung ương ! (Nhật Tuấn).
ÔNG NGUYỄN BÁ THANH ‘XÁP DZÔ” ĐẾN ĐÂU RỒI? (Bùi Văn Bồng). “Cứ gửi hồ sơ đến nhà tôi số 189 đường Cách Mạng Tháng 8 (Đà Nẵng), tôi sẽ xử lý. Nói do đạo đức cán bộ là đúng, không sai. Ông đi vay nâng khống giá trị tài sản để kiếm chác và ông cho vay cũng vậy nên cuối cùng đẩy thiệt hại về phía nhà nước. Cán bộ không tốt thì có đường lối, chính sách chi ổng cũng làm bậy“. – Anh Nguyên: Các bác ngại đếch gì dân chứ! (Quê choa). – Bùi Hoàng Tám: Dân đóng tiền cho “quan” nuôi… bồ nhí! (DT).
Nói thật, mình cũng óe tin! (FB Lê Đức Dục/Phước béo).
Việt Nam tiếp tục kế hoạch điện hạt nhân bất chấp phản đối (TC Phía trước).
Kế hoạch năng lượng hạt nhân của Việt Nam vẫn được thúc đẩy bất chấp quan ngại về an toàn(Associated Press/DTD). – Giải Nobel Y khoa 2014: Trị ghẻ bằng phóng xạ liệu pháp… (Đinh Tấn Lực).
3<- Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực (DLB). “Kính mời theo dõi loạt bài phóng sự đã bị gỡ bỏ để thấy gương mặt tham ô nhất CHXHCN Việt Nam, nhưng không ai dám bắt con sâu chúa lớn nhất này …” Hay nói cách khác, đó là cái mồm to nhất, nuốt ngon lành 160 ha đất. Khi còn làm CT nước, ông Nguyễn Minh Triết đã hứa với cử tri nhiều  lần là sẽ yêu cầu Chính phủ thanh tra, xử lý, nhưng rồi cuối cùng là Thanh tra CP giao cho Thanh tra HCM làm, để rồi … khỏe re. 
Nói thế ai tin? (SGTT).
Bệnh sính ngoại của người Việt đã đến hồi nan y (Vitalk/DL).
CÓ “HẬU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI” CHĂNG ? – Kỳ 3 (Bùi Văn Bồng).
Trung Quốc : Một nhà kinh tế chỉ trích chính phủ bị sa thải (RFI). - Trung Quốc đình chỉ chức vụ Thị trưởng Nam Kinh (RFI). - Tưng bừng mừng sinh nhật cha của Tập Cận Bình: Con dao hai lưỡi (RFI).
Bà Aung San Suu Kyi công du Châu Âu (RFI).
Trung Quốc sa thải thị trưởng Nam Kinh (BBC).  - Thị trưởng ở Trung Quốc bị cách chức vì tham nhũng (VOA).  - Thêm quan lớn Trung Quốc mất chức vì tham nhũng (TQ).
Cựu binh Trung Quốc đòi quyền lợi (BBC).
Ảnh: Công viên nước hoành tráng của Triều Tiên (KP).


- Hạ Đình Nguyên: Về Tướng Giáp: lịch sử và hôm nay (DĐXHDS). - Di sản Võ Nguyên Giáp (ĐCV).
Tào lao thế sự 4 (FB Người Buôn Gió).
KINH TẾ
VAMC phát hành 3.068,5 tỉ đồng trái phiếu đặc biệt (VOV).
- Thoái vốn ngoài ngành: Doanh nghiệp nhà nước “tìm cửa thoát” (CT).
- Kinh tế gia Bùi Kiến Thành: ‘Trôi nổi lãi suất do Ngân hàng nhà nước’ (BBC).
Kerry _ DungHiệp định TPP có thể thúc đẩy cải cách ở Việt Nam (RFI). =>
Thể chế yếu kém là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất ổn và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay ở Việt Nam (1) (DL).
“Thằng đần ạ, phải biết vẫy khăn như thế chứ!” (FB Nguyên Anh/Phước béo).
Muốn vào khu công nghệ cao phải đầu tư cho nghiên cứu-phát triển (TBKTSG).
Gói 30.000 tỷ đồng vẫn ế (VNE).  - Chung cư Đại Thanh vừa bàn giao nhà đã tranh chấp.  - Chủ đầu tư chung cư Đại Thanh bị dân tố “ăn bẩn” (GĐ).
Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng? (ĐBND).
Vua cá miền Tây (NLĐ).
Bão táp trên thị trường cà phê (TBKTSG).
Lotte – Bibica: Lộ rõ ý đồ? (NLĐ).


VĂN HÓA-THỂ THAO
Sohaniim: Luồng sóng mang tên Akhar thrah Chăm thế kỷ 21 (Gulpataom).
Đền nợ hủy hôn (Đọt chuối non).
691247720131019193540531 <- Tỉnh Tiền Giang: Nhiều bất cập trong bảo tồn di tích (QĐND).
Với Mai Hồng Niên và “Quê mình xứ Nghệ” (Phan Duy Kha).
HAI MƯƠI THÁNG MƯỜI ĐỌC CÁNH HỒNG GIỮA THỜI GIAN (1) (Nguyễn Trọng Tạo).
Chiêu Anh NguyễnMộ gió (Tiền vệ). - Chùm thơ Thiếu nhi, nhân ngày 20 tháng 10 của VŨ XUÂN QUẢN (Trần Mỹ Giống). - ĐÊM TRĂNG NGỦ TRÊN ĐỒI CÙ ĐÀ LẠT (Tương Tri).
- Từ Huy: Thư trả lời từ bên kia đại dương [thư số 2] (Tiền vệ). - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! (Tương Tri).
Chữ thời (Đọt chuối non).
Trình độ sống của người Việt còn thấp! (VnM).
- Từ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Lấp lánh những hy vọng (QĐND).
Đừng “đạo” ý tưởng để “bán vé” (PL&XH).
- Diễn viên điện ảnh Trương Ngọc Ánh: Phụ nữ hiện đại phải sống đẹp (NLĐ).
- Video: Câu chuyện văn hóa: Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 (VTV).
Mạc Ngôn – người vượt qua truyền thống tiểu thuyết lịch sử cách mạng Trung Quốc (Trần Đình Sử).
Phim mới của người chăm chỉ nhất Hollywood (Soi).
Thụy Sĩ và Bỉ thăng hạng hạt giống World Cup (VOA).


- Triển lãm tranh của cố hoạ sĩ Trần Trung Tín: Độc đáo trong “Bi kịch lạc quan” (TP).
Lai rai world cup 3 (Quê choa).
HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 165: THỊT BÒ KOBE) (Trần Mỹ Giống). - Khám sức khỏe (Nguyễn Tường Thụy). - ĐỪNG LÀM TÔI CŨNG PHÁT ĐIÊN ! (Bùi Văn Bồng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
SGK sai nhiều do “đẻ” ngược (NLĐ).  - Mạo danh NXB Giáo dục Việt Nam bán sách (GD&TĐ).
05-chuan-hoa-29213-450Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên – kết quả của một dự án (ĐBND). =>
6 điều kiện để được tổ chức đào tạo từ xa (GD&TĐ).
Cái sảy nảy cái ung – Thông tin đầy đủ về vụ đạo luận án của Hoàng Xuân Quế (Chu Mộng Long).
Tìm lại hào khí MGU (Zetamu).
Tư liệu: Nguồn gốc chữ quốc ngữ (Tác giả: Huỳnh Ái Tông): (3) (Anh Vũ).
- Video: PTL: Giáo sư, bác sỹ Trần Hữu Tước – người thầy thuốc nhân dân (VTV).
Kiên cố hoá trường lớp: Kinh phí cấp đủ, chỉ thực hiện được 60% (DV).
Trung Quốc chặn yêu đương học đường (PLTP).
Choáng với những sáng chế của “nhà khoa học” chỉ học hết lớp 8 (LĐ).
Khí thải dầu diesel gây trở ngại cho khứu giác của ong (VOA).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
32 người chết trong bão số 11 và mưa lũ (TT).  - Những hình ảnh rớt nước mắt nơi rốn lũ (VNN).  -Nghệ An: Hàng ngàn hộ dân bị cô lập trên những “ốc đảo” (DV).  - Người chồng hy sinh vì lấy thân che cho vợ trong bão (TTXVN).  - Lũ dữ trong đêm, gà trốn ngọn cây (LĐ).  - Quảng Bình: 7 người chết do mưa lũ, lốc xoáy (TN).  - Hà Tĩnh: Sau lũ nước là lũ… gỗ (GD&TĐ).  – Video: Xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới bền vững ở vùng bão lũ (VTV).  - 10 hồ chứa đang xả lũ và xả điều tiết (DV).
1394164_469129803200255_1105884653_n
 <- Tan tác Quảng Sơn (Cu làng cát). - TAN NÁT QUẢNG SƠN… (Mai Thanh Hải). - CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM VÌ CỘNG ĐỒNG BỊ LŨ LỤT Ở MIỀN TRUNG (Thùy Linh). - ĐÃ CHẤM DỨT CẢNH MÀN TRỜI CHIẾU ĐẤT CHO 28 HỘ DÂN (Cu Vinh).
TPHCM: Nhiều nơi ngập nặng do triều cường (TBKTSG).  - Vỡ bờ bao, nhà dân ngập nặng (TP).  -Bình Dương ‘tan hoang’ trong trận ngập chưa từng có (VNE). - Cứu bạn không thành, hai học sinh đều chết đuối (Zing).
Diễu quan tài sản phụ ở Thanh Hóa (BBC).  - Hàng nghìn người đưa quan tài sản phụ diễu phố(VNE). - Vụ sản phụ chết trên bàn đẻ: Mang quan tài đến trước nhà bác sĩ (TN).  - Hàng ngàn người mang quan tài diễu phố, phá nhà bác sĩ (PLTP).  - Vụ mẹ con thai phụ tử vong ở Thanh Hóa: Đình chỉ kíp trực (NLĐ).
Đến lượt cá rô, cá tra nhiễm chất cấm (PNTP).
Tàu hàng cùng 12 thuyền viên bốc cháy trên biển (VNN).  - Cháy cabin, thủy thủ để tàu chạy tự do(NLĐ).  - Nhà cháy dữ dội, 5 người vẫn ngủ say.
- Video: S – Việt Nam: Tìm về phố dao kéo Hà Nội (VTV).
Dị phẩm tiến vua ở Hà thành (kỳ 1): Dơi ngựa, có tiền cũng không mua được (LĐ).
Vụ rơi máy bay Lào: Nhận dạng nạn nhân gốc Việt (TTXVN).
Jessica Cox – Người phụ nữ lái máy bay bằng chân đầu tiên của thế giới (VOA).
Tai nạn giao thông ở Philippines giết chết 20 người (VOA).
72 người chết trong vụ đắm tàu ở Mali (VOA).
- Mỹ: Tối cao Pháp viện New Jersey cho phép kết hôn đồng giới (VOA).  - “Các thị trưởng Pháp không được cản trở hôn nhân đồng tính” (PNTP).

Chút ký ức cho 20-10 (FB Tuấn Khanh). Mời xem lại: - Lạy Mẹ Con Đi (Người Buôn Gió).
Sự thật trong những ngôi làng “trời đánh” : Sét đánh – vẫn còn bí ẩn (PT).

QUỐC TẾ 
Syria : Tấn công đẫm máu ở ngoại ô Damas (RFI).  - Nổ bom gần Damascus giết chết 16 binh sĩ Syria (VOA).  - Hoa Kỳ cảnh báo nạn đói ở Syria (BBC). - Nga nói di dời vũ khí hóa học khỏi Syria là quá sớm (TTXVN).  - Phe nổi dậy dốc toàn lực nghênh chiến với quân Assad? (VnM).
Mỹ- Iran tìm đột phá (NLĐ).  - Iran cáo buộc Israel phá hoại các cuộc đàm phán về hạt nhân (VOV).
Nổ bom ở Iraq giết chết 5 người (VOA).
Mỹ được dùng căn cứ không quân của Rumanie để rút khỏi Afghanistan (VOA).  - Mỹ bắt đầu rút quân ra khỏi Kyrgyzstan (VOV).
Thanh niên ở New York tìm cách gia nhập al-Qaida bị bắt (VOA).
- TT Obama nêu ra 3 lãnh vực các nhà lập pháp có thể hợp tác ngay (VOA).  - Tổng thống Mỹ đề cử Bộ trưởng An ninh Quốc nội mới.  - Hoa Kỳ chuẩn bị thay lãnh đạo cơ quan An ninh Quốc gia.
Cảnh sát Maldives không cho tiến hành bầu cử tổng thống vòng 2 (VOA).
Cúp Thế giới Qatar 2022 và nạn lao động nô lệ (RFI).
Portugal191013- Bồ Đào Nha: Hàng chục ngàn người biểu tình chống chính sách khắc khổ (RFI). =>
Ý : Berlusconi bị cấm giữ các chức vụ hai năm (RFI).
Malaysia : Đảng cầm quyền bầu lãnh đạo (RFI).


* RFA: Audio:  + Sáng 19-10-2013; + Tối 19-10-2013. Video: + Bản tin video sáng 19-10-2013; + Chi phí bôi trơn tăng làm giảm sức cạnh tranh; + Việt Nam quê hương tôi (Phần 19)
* RFI: 
* VTV:  + Chào buổi sáng – 19/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 19/10/2013;  + Khoảnh khắc cuối tuần – 19/10/2013;  + 360 độ Thể thao – 19/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 19/10/2013;  + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 19/10/2013;  + Sự kiện và bình luận – 19/10/2013;  + Thời sự 12h – 19/10/2013;  +Thời sự 19h – 19/10/2013.

2071. NỀN KINH TẾ MỸ: ĐẠI SUY THOÁI LẦN THỨ HAI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 18/10/2013
(Tạp chí Foreign Affairs, tháng 7-8/2013)
Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế lại tồi tệ hon so với bạn nghĩ
Alan Blinder chỉ là nhà kinh tế gần đây nhất trong một loạt các nhà kinh tế lỗi lạc, những người đã đưa ra các bản báo cáo mang tính phân tích về sự suy sụp kinh tế của Mỹ. Câu chuyện kể sinh động của ông đưa ra các lựa chọn chính sách sẵn sàng cho mỗi một giai đoạn của cuộc khủng hoảng, và phân tích của ông thấm đẫm hiểu biết sâu sắc về kinh tế vĩ mô. Nhìn chung, cho đến bây giờ, đó là cuốn sách tổng quát nhất được xuất bản về chủ đề này.
Tuy nhiên, bất chấp nhiều ưu điểm của mình, cuốn sách này lại phác họa bức chân dung lạc quan quá mức về tình trạng nền kinh tế Mỹ. Blinder viết: “Hơn 4 năm sau khi Lehman Brothers phá sản, các nhà hoạch định chính sách vẫn đang chăm chút cho một nền kinh tế mong manh phục hồi trở lại”. Nhưng nền kinh tế Mỹ còn tồi tệ hơn cả là “mong manh”, và hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy nó đang được nuôi dưỡng để “phục hồi trở lại”. Hầu hết các nhà kinh tế học đều tuyên bố đối với cuộc suy thoái kinh tế này ít ra thì “trong cái rủi vẫn có cái may”: đó là nó không tồi tệ như thời kỳ Đại Suy thoái. Cho đến tận mới đây tôi vẫn đồng ý với điều đó; tôi thậm chí còn thích gọi giai đoạn này là “ít Suy thoái hơn”. Giờ đây tôi nghi ngờ rằng mình đã sai. So sánh cuộc khủng hoảng đang diễn ra với thời kỳ Đại Suy thoái, khó có thể thấy bất kỳ điều gì gọi là “ít hơn” về vấn đề này. Nền kinh tế châu Âu ngày nay so với năm 2007 đứng ở vị trí tồi tệ hơn nền kinh tế châu Âu năm 1935 so với năm 1929, lúc mà Đại Suy thoái bắt đầu. Và có vẻ nền kinh tế Mỹ, khi tất cả được nói và thực hiện, chắc chắn sẽ đương đầu với một thập kỷ mất mát, và có lẽ thậm chí là hai.
Nền kinh tế Mỹ có được sự phục hồi chỉ với nghĩa là các điều kiện đã không trở nên tồi tệ hơn. Blinder lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 10% vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng và giờ đây đang quanh quẩn ở khoảng 8%, gần nửa đường để quay trở lại một nền kinh tế khỏe mạnh. Nhưng đánh giá này là sai lệch. Vào giữa thập kỷ trước, tỷ lệ người Mỹ trưởng thành được tuyển dụng là xấp xỉ 63%. Con số này rơi xuống khoảng 59% vào năm 2009. Ngày nay nó vẫn duy trì ở mức đó. Từ khía cạnh công ăn việc làm, nền kinh tế Mỹ không phải đang hồi phục mà là đứng yên.
Nhìn vào các con số GDP: trong 12 năm từ lúc bắt đầu cuộc Đại Suy thoái đến khi Mỹ bước vào Chiến tranh thế giới thứ Hai, nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến sản lượng của mình giảm đi một lượng tương đương với 180% sản lượng của một năm trung bình trước khi khủng hoảng. Nếu ai đó, như Văn phòng Ngân sách Quốc hội, cho rằng vào năm 2017 sản lượng của Mỹ sẽ quay trở lại tình trạng như trước năm 2008, thì nền kinh tế Mỹ sẽ chịu một sự thâm hụt chi tương đương 60% của một năm trung bình trước khủng hoảng. Nhưng không chắc là sự suy sụp kinh tế sẽ kết thúc vào năm 2017: không có cuộc chiến tranh hoặc sự đổi mới lớn nào có vẻ sắp xuất hiện mà có thể đẩy Mỹ vào một sự bùng nổ kinh tế như cách mà Chiến tranh thế giới thứ Hai đã làm vào cuối thời kỳ Đại Suy thoái. Nếu suy thoái kéo theo một thập kỷ mất mát thứ hai thì Mỹ sẽ gánh chịu tổn thất nhiều hơn, tương đương với sản lượng của một năm trung bình no đủ trước khủng hoảng, khiến cho tổng thiệt hại của cuộc khủng hoảng lên tới 160% của một năm trung bình trước khủng hoảng và gần tương đương với tổng thiệt hại trong Đại Suy thoái.
Tất nhiên, sự suy thoái hiện tại gây ra cảnh nghèo khổ cho con người ít hơn so với thời kỳ Đại Suy thoái. Nhưng đó là do các nhân tố chính trị chứ không phải nhân tố kinh tế. Mạng lưới các chương trình bảo hiểm xã hội to lớn được thiết lập bởi chính sách “Kinh tế xã hội mới” (New Deal) của Tổng thống Franklin Roosevelt , chính sách “Thỏa thuận công bằng” (Fair Deal) của Tổng thống Harry Truman, chính sách “Đường biên giới mới” (New Frontier) của Tổng thống John F. Kennedy, và chính sách “Xã hội vĩ đại” của Tổng thống Lyndon Johnson, được bảo vệ bởi Tổng thống Bill Clinton, nhanh chóng hạn chế số lượng cảnh nghèo khổ mà một cuộc suy thoái có thể tạo ra.
Và tương lai thì sao? Chỉ có hành động chính trị đầy tham vọng theo kiểu đã tạo ra những chương trình như vậy mới có thể đảm bảo cho đất nước không phải trải qua một tai họa tương tự về kinh tế sau đó. Tuy nhiên, hệ thống chính trị của Mỹ lại hoạt động không đúng chức năng. Quốc hội sẽ không ủng hộ kiểu điều chỉnh tài chính mà đất nước rất cần. Blinder kết thúc câu chuyện kể của ông bằng một số khuyến nghị thông minh có quan điểm hiện đại, nhưng nhược điểm lớn nhất của cuốn sách của ông là thiếu một lộ trình thoát ra khỏi thế bế tắc hiện tại có tính đến cả môi trường chính trị. Nếu không có một loạt các hành động mạnh mẽ hơn thì Mỹ có khả năng phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nữa trong những năm tới.
Bệnh nhân ốm yếu, bác sĩ kém cỏi
Một số người sẽ lập luận rằng tôi đang làm ra vẻ bi quan. Họ có lẽ đã sai. Trước hết là thị trường trái phiếu Mỹ phù hợp với đánh giá của tôi. Kể từ năm 1975, lợi nhuận dựa trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm trung bình cao hơn 2,2 điểm phần trăm so với lợi nhuận của tín phiếu kho bạc ngắn hạn. Xét tới việc trái phiểu kho bạc kỳ hạn 30 năm hiện nay đem lại lợi nhuận 3,2%/năm, người tham gia thị trường tài chính điển hình ước tính rằng tỷ lệ tín phiếu kho bạc ngắn hạn sẽ trả lãi ở mức trung bình chỉ hơn 1% trong suốt thế hệ tiếp theo. Ngân hàng Dự trữ Liên bang chỉ duy trì lãi suất tín phiếu kho bạc ngắn hạn ở mức thấp như vậy khi nền kinh tế bị suy thoái – khi mà năng suất chững lại, lao động không có việc làm, và rủi ro chủ yếu là giảm phát thay vì lạm phát. Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, bất cứ khi nào lợi nhuận dựa trên tín phiếu kho bạc ngắn hạn là 2% hoặc thấp hơn, thì tỷ lệ thất nghiệp đạt mức trung bình 8%. Đó là tương lai mà quả cầu pha lê thị trường trái phiếu trông thấy: một nền kinh tế uể oải và trì trệ có lẽ sẽ kéo dài trong suốt toàn bộ thế hệ tiếp theo.
Trong khi đó, trừ một cuộc cách mạng quy mô lớn trong tư duy (hoặc nhân sự) của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ và Quốc hội Mỹ ra, những thứ gọi là các chính sách năng động, chẳng hạn như mua tài sản trị giá nhiều nghìn tỷ USD hoặc đầu tư quy mô lớn liên tục vào cơ sở hạ tầng, sẽ không được đặt đúng chỗ để cứu nguy cho nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách quá lo lắng về nợ chính phủ ngày càng tăng của Mỹ. Tất nhiên là ngay bây giờ, những lo lắng của họ đang bị đặt nhầm chỗ, như Blinder hiểu rõ. Ông có cùng sự nhất trí với các nhà kinh tế có quan điểm thực tế rằng sự tích lũy nợ – cho dù là do Ngân hàng Dự trữ Liên bang mua lại trái phiếu chính phủ hay do Kho bạc Mỹ phát hành – không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất của nền kinh tế Mỹ chừng nào mà lãi suất vẫn còn thấp.
Những người theo phái diều hâu chống thâm hụt dường như đã quên mất nguyên lý cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô: rằng công việc của chính phủ là nhằm đảm bảo có đủ số lượng tài sản lưu động, tài sản an toàn và các phương tiện tiết kiệm tài chính. Trong nhiều năm qua, nguyên lý này đã không được xem xét đến nữa. Đa số những thành viên có quyền bỏ phiếu của ủy ban thị trường mở liên bang, ủy ban giám sát việc mua và bán trái phiếu chính phủ của Ngân hàng Dự trữ Liên bang, tin rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã kéo dài các chính sách mở rộng quá mức vượt khỏi giới hạn thận trọng. Blinder thẳng thắn không đồng ý: “Những kẻ diều hâu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang dường như lo lắng nhiều hơn về lạm phát mà chúng ta có thể đạt tới so với tỷ lệ thất nghiệp cao mà chúng ta vẫn đang phải chịu. Tôi tích cực ủng hộ phái bồ câu”.
Điều tệ hại hơn vẫn là thái độ của Quốc hội Mỹ. Blinder viết: “Mớ bòng bong ngân sách của Mỹ đang bắt đầu trông giống phong cách của nhà văn Franz Kafka, bởi đề cương của một giải pháp là rất rõ ràng: ngày nay chúng ta cần sự kích thích tài chính vừa phải đi đôi với việc giảm thâm hụt ồ ạt cho tương lai”. Ông lập luận rằng các đảng viên đảng Cộng hòa phải chấp nhận rằng các mức thuế sẽ cao hơn trong vòng một thập kỷ kể từ bây giờ, và các đảng viên đảng Dân chủ phải chấp nhận chi tiêu chính phủ thấp hơn so với mức được đặt ra hiện tại. Blinder lập luận rằng một gói giảm thâm hụt, có lẽ là trong khuôn khổ của kế hoạch Simpson-Bowles (một đề xuất kết hợp cả cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của Erskine Bowles và Alan Simpson, đồng chủ tịch của Ủy ban thâm hụt của tổng thống), hẳn cần được thông qua trong tương lai nhưng bây giờ thì chưa. Blinder đang thuyết giảng một thông điệp đúng, nhưng ông đang thuyết giảng điều đó cho thính giả “quạ và kền kền”. Quốc hội đang theo gương nhân vật trong vở kịch Theodoric xứ York, Thợ cắt tóc thời Trung cổ trong chương trình truyền hình trực tiếp tối thứ Bảy của Steve Martin: bất kể là ốm đau thế nào thì tất cả những gì mà bệnh nhân cần là một sự trích máu nữa. Trong trường hợp này, công cụ lấy máu là chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, điều mà chỉ gây thêm áp lực sụt giảm hơn nữa lên việc làm và sản xuất.
Một hệ thống suy yếu
Khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ ngoan cố bám lấy những chính sách cố chấp thì các nhà kinh tế học có thể làm được gì? Trong môi trường nhự vậy, họ không còn có thể mong đợi một cách thực tế về việc thúc đẩy chính sách hướng tới một tư thế thích họp nữa. Vậy điều gì khác cần chiếm lấy thời gian của các nhà kinh tế học?
Vào lúc tình hình trong thời kỳ Đại Suy thoái giống nhất với thời điểm bây giờ của cuộc khủng hoảng hiện tại, John Maynard Keynes đã quay lưng lại với chính sách nhằm tìm cách xây dựng lại tư duy kinh tế vĩ mô từ đầu. Bằng cách viết ra Học thuyết chung, Keynes có ý định buộc các nhà kinh tế học phải nghĩ khác khi cuộc khủng hoảng tiếp theo tấn công. Mãi cho đến tận năm 2009, có vẻ như Keynes đã thành công. Nhưng giờ đây, rõ ràng là nhiệm vụ của ông mới chỉ hoàn thành được một nửa, nếu là như vậy. Những câu thần chú lễ nghi tương tự mà được niệm trong suốt những năm 1930 – mời “bà tiên tự tin” tới, thông qua điều kỳ diệu của chính sách thắt lưng buộc bụng, để ban những phúc lành của sự thịnh vượng cho nền kinh tế – giờ đây đang được đọc thuộc lòng nhiều lần và điên cuồng hơn bao giờ hết. Nói nhẹ nhất thì đây là điều đáng lo lắng.
Phát biểu tại trường Kinh tế London vào tháng Ba, nhà kinh tế học Lawrence Summers kêu gọi một mặt xây dựng lại tư duy kinh tế vĩ mô, và mặt khác tái thiết các thể chế và định hướng ngân hàng trung ương. Nhưng không có nhà kinh tế học nào hiện nay đủ thông minh, táo bạo hay ngạo mạn để tìm cách trở thành Keynes, và Blinder khôn ngoan thực hiện một đường hướng khiêm tốn hơn. Ông trình bày các khuyến nghị cải cách của mình trong mười điều khuyên răn: ba điều được gửi tới chính phủ và bảy điều được gửi tới các nhà tài phiệt. Nhóm khuyến nghị đầu tiên thúc giục các nhà hoạch định chính sách nhớ rằng chu kỳ lợi nhuận-đầu cơ-sôi nổi-sụp đổ-phá sản- hoảng loạn-suy thoái đã là một nét đặc trưng bất biến của các nền kinh tê thị trường công nghiệp ít nhất là kể từ năm 1825; rằng việc các nhà tài phiệt tự điều chỉnh là một thảm họa; và rằng các nhà tài phiệt nên có những sự khích lệ rất mạnh mẽ để không tiến lại gần bờ vực của sự lừa gạt công chúng. Nhóm các điều khuyên răn thứ hai thúc đẩy các nhà tài phiệt nhớ rằng các cổ đông là những ông chủ thực sự của họ, rằng việc xử lý và hạn chế rủi ro là thiết yếu, rằng sự vay mượn quá mức là nguy hiểm, rằng các công cụ tài chính phức tạp là nguy hiểm tương tự, rằng thương mại phải được thực hiện bằng cách sử dụng chứng khoán được chuẩn hóa trong các thị trường công khai, rằng bảng cân đối thu chi là bức tranh về vị trí của doanh nghiệp chứ không phải là đồ chơi, và cuối cùng là lời nhắc nhở rằng các hệ thống bồi thường vô lý phải được sửa chữa.
Rõ ràng là Chính phủ Mỹ phải tuân theo ba lời khuyên răn đầu tiên của Blinder và điều chỉnh tài chính một cách nghiêm ngặt, cần phải buộc Phố
Wall chịu trách nhiệm vì sự diễn giải sai và chểnh mảng của nó trong quá khứ để khuyến khích hành vi tốt hơn trong tương lai. Nhưng Blinder nhấn mạnh chưa đủ việc nhiệm vụ đó khó khăn như thế nào và ý chí chính trị hiện có để đối phó với nó ít ra sao. Một số nhà kinh tế học cho rằng công việc này sẽ dễ dàng hơn cho các thế hệ tương lai vì ngay cả những người hiện đang ở độ tuổi 20 cũng sẽ không bao giờ quên được những vụ lừa gạt điên cuồng được thực hiện trong thị trường nhà ở, thị trường thế chấp, thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh. Trong khi đó, những người khác nghĩ rằng ý chí chính trị nhằm kiềm chế sự thái quá về tài chính sẽ chỉ tiếp tục suy yếu. Theo phe này, Phố Wall nhận thấy việc mua được ảnh hưởng đối với Đồi Capital là dễ dàng. Mặc dù các công ty tài chính có lợi ích dài hạn chung trong việc được điều chỉnh, nhưng các nhà tài phiệt ngu ngốc đến nỗi không nhận ra điều này – hoặc họ đơn giản là mong đợi sẽ hốt bạc và sau đó nói: “Phía sau tôi là cơn đại hồng thủy”. Nếu lập luận này quả thực là đúng thì Mỹ đang gặp rắc rối khủng khiếp.
Việc điều chỉnh đúng đắn Phố Wall sẽ phụ thuộc vào một hình thức hoạt động chính trị khác biệt, ít bị tiền bạc chi phối hơn – giống như kiểu mà đã được tạo ra bởi sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn của những năm hậu Chiến tranh thế giới thứ Hai. Nhưng ngày nay làm thế nào để đạt được sự phân phối thu nhập như vậy? Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ đưa ra một lời cam kết thành công về giáo dục quy mô lớn, mà đã gia tăng mạnh số lượng những người cạnh tranh để có được công ăn việc làm với mức lương cao và do đó làm giảm lợi thế thu nhập của họ so với tầng lớp lao động. Một sự tái cam kết như vậy đối với giáo dục, đi đôi với việc củng cố mạnh mẽ mức lũy tiến của hệ thống thuế của Mỹ, có thể tạo ra kiểu hoạt động chính trị và Đồi Capitol mà sẽ ủng hộ cho kiểu điều chỉnh tài chính vô cùng cần thiết mà năm 2008-2009 cho thấy.
Bảy điều khuyên răn tiếp theo của Blinder, được gửi tới các nhà tài phiệt, ít hữu ích hơn so với ba điều đầu tiên. Blinder đã đúng khi nhận ra các hệ thống bồi thường vô lý là một vấn đề chủ yếu. Chúng khích lệ các nhà tài phiệt chấp nhận các rủi ro lớn trong niềm tin rằng họ có thể trúng đậm và sau đó là thoát ra trước khi sụp đổ. Sự thật là có 3 cách để kiếm được tiền trong tài chính, và chỉ duy nhất một cách trong số đó là đơn giản. Cách đầu tiên là sở hữu thông tin tốt hơn so với những người khác tham gia thị trường và sử dụng thông tin đó để mua rẻ và bán đắt: điều này gần như là không thể thực hiện dựa trên nền tảng thông thường. Cách thứ hai là làm cho các rủi ro tất yếu phù hợp với các nhà đầu tư mà họ nhận thấy việc phải chịu thêm rủi ro là có ý nghĩa: cách này rất khó. Cách thứ ba, và đơn giản nhất, là làm cho các rủi ro tất yếu phù hợp với những nhà đầu tư mà họ không hiểu được những rủi ro như vậy thực sự là gì. Điều này đặc biệt dễ dàng khi thông tin trong các thị trường tài chính là hiếm hoi – khi mà chứng khoán là phức tạp, khi việc mua bán là độc quyền sở hữu và bí mật, và khi mà các bảng cân đối thu chi không đại diện được một cách chính xác hoạt động của các công ty.
Chừng nào mà các hệ thống bồi thường vô lý cho các ban quản trị tài chính còn tồn tại, thì các vấn đề tài chính của Mỹ vẫn gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, là nan giải. Việc cải cách các hệ thống như vậy sẽ giải quyết được nhiều, nếu không nói là tất cả, những vấn đề này. Trong một thế giới lý tưởng, những người chuyên về ngành tài chính sẽ kiếm được so tiền tương tự với những người chuyên ngành nghề khác – chẳng hạn như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, và kỹ sư – cho tới tận gần lúc nghỉ hưu, vào thời điểm mà họ sẽ được thưởng hậu hĩ nếu được đánh giá là tuyệt vời và các khách hàng của họ nhận được giá trị tốt đẹp. Trong thế hệ trước đây, điều này được thực hiện thông qua việc họ tiến tới các quan hệ đối tác có lợi ở các ngân hàng đầu tư tư nhân vào cuối sự nghiệp của mình. Ngày nay, cổ đông của các tập đoàn tài chính có thể áp đặt một hệ thống bồi thường như thể nếu họ muốn vậy. Tuy nhiên họ không được tổ chức, và họ không thích như vậy. Vì thế, các nhà tài phiệt không có lý do tài chính gì để tuân theo bất kỳ điều khuyên răn nào của Blinder, ngoại trừ sự quan tâm của họ đến lợi ích công.
Nhận thấy rằng các phương thuốc của ông có thể không được áp dụng và rằng một tai họa khác có thể xảy đến với nền kinh tế, Blinder kết thúc cuốn sách của ông bằng việc gợi ý xem các nhà hoạch định chính sách phải hành động như thế nào trong suốt cuộc khủng hoảng sắp tới: họ phải tập trung vào việc ngăn chặn các nguy cơ trước khi chúng trở thành hiện thực, truyền đạt các chính sách của họ một cách rõ ràng, đảm bảo phân chia nỗi đau một cách công bằng, và không bao giờ hứa hẹn rằng sẽ ít đau khổ hơn so với những gì sẽ diễn ra. (Thật khó để tưởng tượng ra một thảm họa lớn hơn đối với sự hiểu biết của dân chúng và sự tín nhiệm của Chính quyền Obama so với bài viết “Hoan nghênh sự phục hồi”, của Bộ trưởng Tài chính lúc đó là Timothy Geithner trên chuyên mục phản hồi ý kiến bạn đọc sổ tháng 8/2010 của tờ New York Times, – có lẽ ngoại trừ sự nhìn nhận hấp tấp của Tổng thống Barack Obama về “những tia hy vọng yếu ớt”).
Các nhà hoạch định chính sách phải áp đặt sự phân chia nỗi đau không chỉ công bằng mà còn được nhìn nhận là công bằng. Các ban quản trị và giám đốc ngân hàng, những người thất bại trong việc giám sát một cách đúng đắn những khoản đầu tư của công ty họ, cần phải bị mất công việc, quyền mua hoặc bán cổ phiếu, và những khoản lợi tức chia thêm trong những năm trước của họ – và nếu như các cổ đông sẽ không áp đặt những hình phạt như vậy thì chính phủ cần phải làm điều đố. Các cổ đông nào bỏ phiếu ủng hộ những ban quản trị và giám đốc như vậy cần phải bị mất cổ phần của mình. Và tổng thống cần nói chuyện với người dân, giải thích cuộc khủng hoảng và sự ứng phó của chính phủ, lặp đi lặp lại, bằng ngôn từ mà cử tri trung bình có thể hiểu được.
Điều gì sẽ đưc thực hiện?
Bất chấp sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế Mỹ, khó có thể đánh giá được việc Chính quyền Obama xử lý ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính. Một mặt, tổng thống và êkíp của ông đã mắc những sai lầm to lớn – đó là: tin rằng việc hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng, rằng sự chống đối cải cách tài chính của chủ ngân hàng có thể bị vô hiệu hóa và bị khống chế, và rằng khu vực nhà ở không cần phải cải tổ lại mà cũng không cần sự trợ giúp tịch thu thế nợ trên quy mô lớn. Mặt khác, điều quan trọng là phải nhớ rằng việc phản ứng lại một cuộc khủng hoảng thì khó hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Hơn nữa, như các nhà kinh tế học trong Chính quyền Obama nhanh chóng chỉ ra, Quốc hội đã đặt các chướng ngại vật bất thường trên con đường của Obama. Điều đó cũng chẳng đáng gì khi mà ngay dù cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ nhưng châu Âu lại đang chịu tổn thất hơn. Nói cách khác, điều đó có thể đã trở nên tồi tệ hơn nhiều, như nó diễn ra hiện nay trên khắp Đại Tây Dương. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng cách Obama xử lý cuộc khủng hoảng đã không tạo ra một sự phục hồi thực sự, rằng việc xây dựng lại thể chế đã ngừng lại, và rằng những bài học thích đáng của khủng hoảng tài chính đã không thâm nhập được hoạt động chính trị bị tiền bạc chi phối của Mỹ.
Nhưng điều này không có nghĩa rằng các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế học có thể từ bỏ. Trong ngắn hạn, hầu như không làm được gì ngoại trừ việc hạ nhục danh tiếng của các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế học đã và đang dự báo lạm phát và vỡ nợ quốc gia từ kích thích tiền tệ và tài chính, và tăng trưởng từ chính sách thắt lưng buộc bụng – và khiến cho các cử tri và các nhà báo nhớ về việc ai đúng ai sai. Trong trung hạn, các chính sách sẽ thay đổi. Vào năm 1935, 6 năm sau khi nổ ra Đại Suy thoái, tất cả các nền kinh tế chủ yếu đã thông qua các chương trình theo hướng của chính sách New Deal, ngoại trừ Pháp, mà sự gắn bó tiếp tục của nước này với chế độ bản vị vàng là một lời cảnh báo khủng khiếp. Nếu chính phủ liên hiệp của nó sống sót và gia tăng gấp đôi các chính sách thắt lưng buộc bụng, thì Anh có thể đóng vai trò tương tự là một lời cảnh báo chống lại việc ưu tiên cắt giảm chi tiêu hơn là phục hồi kinh tế khi nhu cầu đang mất đi – một lời cảnh báo về các hậu quả, như lời nhà kinh tế học Sir Ralph Hawtrey thuộc kỷ nguyên Suy thoái của Anh: “của tiếng kêu gào thét, Lửa, Lửa, trong nạn Hồng thủy”. Thời điểm chính trị để dành ưu tiên cho phục hồi và công ăn việc làm cho tất cả vẫn còn có thế tới, nếu những ai hiểu được có thể nhận ra và nắm bắt lấy nó.
Tuy nhiên, trong dài hạn, nhiệm vụ vẫn còn là giáo dục các cổ đông rằng thật không khôn ngoan khi đem lại cho các thương nhân và các nhà quản lý, những người được cho là làm việc cho họ, những gia tài dựa trên sự tính toán ngắn hạn, và giáo dục các chính trị gia rằng những hệ thống bồi thường như vậy tạo ra rủi ro quá lớn để có thể chấp nhận được. Chắc là có thể thực hiện nhiệm vụ đó. Một ngày nào đó. Có lẽ vậy./.

MÔ HÌNH CẢI CÁCH CẤU TRÚC HÀNH CHÁNH VÀ CÔNG QUYỀN TẠI VIỆT NAM


Lý Đăng Thạnh
I- NHỮNG BẤT HỢP LÝ CỦA CẤU TRÚC HÀNH CHÁNH VIỆT NAM HIỆN TẠI
Sự phân định cấu trúc hành chánh của chính quyền Việt Nam thực hiện hiện nay, chủ yếu dựa trên sự bắt chước máy móc và điều chỉnh tùy tiện từ nền tảng sự phân chia địa giới hành chánh có từ thời thuộc Pháp, đồng thời áp dụng rập khuôn theo mô hình cai trị hành chánh lạc hậu của Trung cộng.

Vào năm 1943 dưới thời thuộc Pháp, toàn cõi Việt Nam có 22.234.000 dân, chia thành ba kỳ, với 5 thành phố trực thuộc trung ương và 66 tỉnh. Bình quân mỗi tỉnh thành có 313.155 dân.
Xứ thuộc địa Nam Kỳ có hai thành phố trực thuộc trung ương (Sài Gòn, Chợ Lớn) và 21 tỉnh là: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa, Cap Saint Jacques (tỉnh lỵ Vũng Tàu), Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sa Đéc, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Dân số Nam Kỳ năm 1943 là 5.200.000 người, bình quân mỗi tỉnh có 226.087 dân.
Xứ bảo hộ Bắc kỳ chia thành hai thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng) và 27 tỉnh gồm Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Hải Ninh (đạo lỵ ở Móng Cái), Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang (tỉnh lỵ Phủ Lạng Thương), Quảng Yên (tỉnh lỵ Hòn Gai), Kiến An, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam (tỉnh lỵ Phủ Lý), Ninh Bình, Nam Định, Phúc Yên. Dân số Bắc Kỳ năm 1943 là 9.851.000 người, bình quân mỗi tỉnh thành có 339.690 dân.
Xứ bảo hộ Trung kỳ chia thành một thành phố thuộc trung ương (Đà Nẵng) và 18 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An (tỉnh lỵ Vinh), Hà Tĩnh, Quảng Bình (tỉnh lỵ Đồng Hới), Quảng Trị, Thừa Thiên (tỉnh lỵ Huế), Quaûng Nam (tỉnh lỵ Hội An), Quảng Ngãi, Kontum, Pleiku, Bình Định (tỉnh lỵ Quy Nhơn), Phú Yên (tỉnh lỵ Tuy Hòa), Khánh Hòa (tỉnh lỵ Nha Trang), Darlac (tỉnh lỵ Ban Mê Thuột), Đồng Nai Thượng (tỉnh lỵ Blao), Lâm Viên (tỉnh lỵ Đà Lạt), Phan Rang, Bình Thuận (tỉnh lỵ Phan Thiết). Dân số Trung Kỳ năm 1943 là 7.183.000 người, bình quân mỗi tỉnh thành có 378.053 dân.
Như vậy dưới thờii thuộc Pháp, cấu trúc hành chánh được phân chia theo một khuôn mẫu lý tưởng, mà họ gọi là “Mô hình Vàng”. Trong đó, mỗi kỳ bang với 5-10 triệu dân, trực tiếp quản lý khoảng 20-30 đơn vị hành chánh trực thuộc là tỉnh hạt có hơn 300.000 dân. Chính quyền trung ương đề ra toàn bộ những chính sách và quy định thống nhất toàn liên bang Đông Dương, nhưng phân quyền cho cấp Kỳ bang được tự chủ ngân sách, được tự quản trong một giới hạn nhất định về giáo dục, kinh tế, trị an, hộ tịch… và những lĩnh vực khác không cần có sự điều khiển trực tiếp từ trung ương. Nhờ vậy, chính quyền trung ương có thể ‘rảnh tay’ điều hành thống nhất và tập trung quản lý những lĩnh vực then chốt về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thuế khóa, thu chi ngân sách liên bang… cũng như có thời gian nghiên cứu, đề ra những khuôn khổ thống nhất và kiểm tra nghiêm minh việc thi hành của cấp địa phương.
Mô hình này khiến cho nhiều nước trên thế giới có số dân 5-20 triệu dân thường trở thành những cường quốc kinh tế phát triển như Singapore, Đài Loan, Canada, Hòa Lan, Úc, Ái Nhĩ Lan, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Tân Tây Lan, Thụy Sỹ, v.v… Những nước lớn có diện tích rộng hoặc số dân đông, cũng thấy rõ tính ưu việt của Mô hình Vàng nên buộc phải áp dụng chế độ trung ương phân quyền dưới hình thức liên bang, trong đó mỗi bang cũng có 5-20 triệu dân, như Mỹ, Trung Hoa, Brasil, Ấn Độ, Indonesia, Nga, Mexico, Úc, Anh, Argentina, Canada, Úc…
Vào thế kỷ 21, Việt Nam có hơn 90 triệu dân, nhưng chính phủ trung ương vẫn tập trung quản lý toàn diện và trực tiếp 66 tỉnh, trên mọi lĩnh vực, đến nỗi thủ tướng và Chính phủ có lúc phải trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng một nhà máy; Bộ Giáo dục còn phải giao chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường đại học. Rồi Trung ương và Bộ lại phải giải quyết những hậu quả phát sinh từ những luồn lách, xé rào cho phù hợp thực tiễn của từng trường, từng địa phương, khiến cho việc tập trung ôm đồm quản lý đi vào phản tác dụng, ‘rối loạn kỷ cương’, ‘cấp trên chỉ đạo cấp dưới không thi hành’. Có trường hợp một phó thủ tướng còn thừa nhận trên báo là không nhớ tên một chủ tịch tỉnh đã nhậm chức gần một năm.
Do địa giới các tỉnh tách ra nhập lại nhiều lần một cách ấu trĩ và không hợp lý, nên phần lớn tỉnh lỵ các tỉnh hiện nay đều không nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, mà lệch hẳn về một phía, khiến cho ranh giới các tỉnh lỵ thường giáp ranh với tỉnh khác. Việc này khiến cho việc phát triển mở rộng các tỉnh lỵ gặp hạn chế không thễ khắc phục, kèm theo nhiều hậu quả xấu khác trong việc đi lại họp hành, thỉnh thị chỉ đạo… Hoặc như khi xây dựng những công trình phúc lợi của tỉnh ở tỉnh lỵ thì người dân các huyện xã miền xa không được hưởng, trong khi ngườii hưởng là người tỉnh khác ở sát bên cạnh.
Mô hình cai trị hành chánh rập khuôn theo năm cấp hành chánh của Trung cộng, như việc tỉnh chia thành huyện, thị; huyện chia thành xã, thị trấn; xã chia thành thôn ấp; lại có thêm các cơ chế lãnh đạo song trùng như : Các ban bệ Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ; Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy và bí thư tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh, v.v… khiến cho hệ thống hành chánh và lãnh đạo Việt Nam cũng mắc những khuyết điểm tương tự như của Trung cộng là tạo ra bệnh quan liêu, cồng kềnh, gây trở ngại cho việc phát triển. Nhân số công chức phục vụ và hưởng lương trong bộ máy nhà nước năm cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã, ấp) với 70 tỉnh thành, 1.000 huyện thị, 15.000 xã, 50.000 ấp, kèm theo hệ thống sở, phòng, ban thuộc hệ đảng, chính quyền, đoàn thể tương ứng, khiến cho xã hội 90 triệu người phải nuôi gánh nặng gần 10 triệu người ngồi không ăn lương. Ngân sách trả lương hạn chế nên mức lương danh nghĩa của hàng triệu công chức phải duy trì ở mức thấp đến vô lý, khiến cho người có chức quyền phải tìm đủ mọi cách tham nhũng, hạnh họe người dân để tăng thu nhập thực tế duy trì cuộc sống và làm giàu.
Trong khi đó ở mô hình của Úc, Mỹ và Canada chẳng hạn, đã áp dụng Mô hình Vàng với bốn cấp hành chánh. Toàn quốc chia thành khoảng một chục bang. Bang chia thành mấy mươi tỉnh hạt. Mỗi tỉnh hạt phân chia thành hai loại đơn vị hành chánh riêng biệt theo thành thị và nông thôn là các thành phố và xã hạt. Nếu Việt Nam áp dụng Mô hình Vàng với 7 bang, 180 tỉnh hạt và cấp thấp nhất chia thành 1.100 quận thành thị và 2.500 xã nông thôn, thì tổng số công chức chỉ cần khoảng 400.000 người, chỉ bằng 1/20 mô hình lạc hậu cũ.
II- TỔNG QUÁT VỀ MÔ HÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÁNH VÀ CÔNG QUYỀN
Mô hình hành chánh cải cách dựa theo những khái niệm căn bản như sau
1- Quốc gia thực hiện Tam quyền phân lập, gồm có Quốc hội lưỡng viện, Chính phủ liên bang và Tòa án tối cao.
2- Quốc hội là cơ quan lập pháp quốc gia, gồm hai viện. Quốc hội thông qua Hiến pháp, các đạo luật và các nghị quyết khi được đa số nghị sĩ thông qua tại Thượng viện và đa số dân biểu thông qua tại Hạ viện.
3- Thượng viện là đại biểu tối cao của quyền lực và lợi ích quốc gia.
Thành viên Thượng viện gồm 98 nghị sĩ dân cử và các nghị sĩ đương nhiên. Các nghị sĩ đương nhiên gồm các cựu tổng thống, cựu phó tổng thống những nhiệm kỳ trước đó, hiện còn đủ sức khỏe và được Quốc hội đương nhiệm chuẩn y là nghị sĩ theo thủ tục do luật định. Các nghị sĩ dân cử được dân chúng 7 bang bầu ra theo luật định với tỷ lệ mỗi bang bầu cử 14 nghị sĩ. Thượng viện cử ra chủ tịch, phó chủ tịch Thượng viện và lập ra các Uỷ ban chuyên trách theo luật định.
4- Hạ viện là đại biểu tối cao của quyền lực và lợi ích nhân dân.
Hạ viện gồm tối đa 200 dân biểu do dân chúng các bang bầu ra theo luật định, với tỷ lệ cứ trung bình 450.000 dân bầu một dân biểu. Hạ viện cử ra chủ tịch, phó chủ tịch Hạ viện và lập ra các Uỷ ban chuyên trách theo luật định.
5- Chính phủ liên bang là cơ quan hành pháp quốc gia, gồm có tổng thống, phó tổng thống và Nội các Chính phủ. Nội các Chính phủ do thủ tướng đứng đầu, có các phó thủ tướng giúp việc và các bộ trưởng các bộ.
6- Tổng thống và phó tổng thống do dân chúng trực tiếp bầu ra theo luật định với thể thức liên danh. Tổng thống lãnh đạo hành pháp quốc gia bằng các sắc lệnh.
7- Tổng thống đề cử thủ tướng và phải được đa số nghị sĩ Thượng viện và đa số dân biểu Hạ viện chuẩn y. Thủ tướng trực tiếp điều hành Nội các Chính phủ dưới sự lãnh đạo của tổng thống. Thủ tướng đề cử các phó thủ tướng, bộ trưởng các bộ và phải được đa số nghị sĩ Thượng viện và đa số dân biểu Hạ viện chuẩn y. Để xử lý công việc hành pháp, chiếu theo Hiến pháp, các đạo luật, các nghị quyết Quốc hội, các sắc lệnh, mà Chính phủ ban hành các nghị định, thủ tướng ban hành các chỉ thị, bộ trưởng ban hành các thông tư.
8- Nội các Chính phủ liên bang gồm có Văn phòng Nội các và 10 bộ: 1- Quốc phòng, 2- An ninh, 3- Nội vụ, 4- Ngoại giao, 5- Tư pháp, 6- Tài chính, 7- Kinh tế, 8- Công sản và quốc doanh, 9- An sinh xã hội, 10- Văn hóa xã hội.
Mỗi bộ do bộ trưởng đứng đầu, có các thứ trưởng phụ tá. Mỗi thứ trưởng trực tiếp phụ trách một thứ bộ. Phòng làm việc của bộ trưởng và thứ trưởng có một số trợ lý và chuyên viên thư ký giúp việc.
Thứ trưởng thứ nhất vừa sẵn sàng đảm nhiệm quyền bộ trưởng khi bộ trưởng vắng mặt, vừa trực tiếp điều khiển Văn phòng Bộ. Văn phòng Bộ có các vụ chuyên môn giải quyết mọi vấn đề về tổ chức, nội vụ, đối ngoại, chính trị, hậu cần, hành chánh, nhân sự, tiền lương, thanh tra, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo… thuộc phạm vi bộ. Mỗi vụ có vụ trưởng, các vụ phó, nhiều chuyên viên, và bên dưới không tổ chức thêm đơn vị nào trực thuộc.
1
Các thứ bộ khác (trừ Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh có luật định riêng) không có các cơ quan và biên chế về tổ chức, hậu cần, nhân sự, tiền lương, thanh tra, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo… vì những việc này đã do Văn phòng Bộ tập trung giải quyết. Mỗi thứ bộ chia thành nhiều nha chuyên môn. Mỗi nha có chánh nha, các phó nha, nhiều chuyên viên, và bên dưới không tổ chức thêm đơn vị nào trực thuộc. Mối quan hệ công tác giữa các bộ và các bang do luật định.
- Bộ Quốc phòng gồm có Văn phòng Bộ, Bộ Tổng tham mưu, và các thứ bộ: Chính trị, Kỹ thuật, An ninh, Hậu cần, Công nghiệp quốc phòng, Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, Biên phòng.
- Bộ An ninh gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: An ninh quốc tế, An ninh nội địa, Xây dựng lực lượng, Hậu cần kỹ thuật, Cảnh sát hành chính và tư pháp, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát biển.
- Bộ Nội vụ gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: Thanh tra công vụ, Tổ chức trung ương, Chính quyền địa phương, Tổ chức hội đoàn, Phát triển sắc tộc, Chính sách tôn giáo, Văn thư lưu trữ, Khen thưởng và kỷ luật.
- Bộ Ngoại giao gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: Chính sách tổng hợp, Hợp tác quốc tế, Công pháp và tổ chức quốc tế, Lãnh sự, Châu Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc.
- Bộ Tư pháp gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: Công pháp quốc gia, Công pháp quốc tế, Pháp luật dân sự, Pháp luật hình sự, Nhân sự tư pháp, Hộ tịch và tư pháp công dân, Công chứng.
- Bộ Tài chính gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: Ngân sách, Ngân khố, Thuế quốc gia, Thuế quan, Giá cả và thị trường, Ngân hàng quốc gia.
- Bộ Kinh tế gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: Kế hoạch và kinh tế quốc gia, Kinh tế bang, Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Phát triển đô thị, Giao thông, Xây dựng, Du lịch, Thương mại, Hợp tác kinh tế quốc tế.
- Bộ Công sản và quốc doanh gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: Tài nguyên, Môi trường, Quốc doanh liên bang, Quốc doanh địa phương, Quốc doanh đối ngoại, Đầu tư và chứng khoán.
- Bộ An sinh xã hội gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: Y tế, Thanh niên và thể thao, Lao động, Cựu binh và cựu công chức, Phụ lão, phụ nữ và trẻ em, Phát triển xã hội, Dân quyền.
- Bộ Văn hóa và khoa học gồm có Văn phòng Bộ, và các thứ bộ: Thông tin và xuất bản, Phát triển văn hóa, Giáo dục phổ thông, Đào tạo, Khoa học kỹ thuật.
9- Tòa án tối cao là cơ quan tư pháp quốc gia. Tòa án tối cao gồm 3 viện ngang quyền: Viện Thẩm phán liên bang, Viện Công tố liên bang, Viện Luật sư liên bang. Viện Thẩm phán căn cứ vào pháp luật để đưa ra các phán quyết. Viện Công tố có trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia theo pháp luật. Viện Luật sư có trách nhiệm bảo vệ công dân theo pháp luật. Hội đồng chủ tịch Tòa án tối cao do Quốc hội phê chuẩn và tổng thống bổ nhiệm theo luật định, gồm 15 thành viên, trong đó 5 thành viên chọn từ Viện Thẩm phán liên bang, 5 thành viên chọn từ Viện Công tố liên bang, 5 thành viên chọn từ Viện Luật sư liên bang. Viện Thẩm phán liên bang gồm 15 thẩm phán cao cấp do Quốc hội lựa chọn. Viện Công tố liên bang gồm 15 chưởng lý cao cấp do tổng thống bổ nhiệm. Viện Luật sư liên bang gồm 15 luật sư cao cấp do Luật sư đoàn bầu ra.
10- Cộng hòa liên bang Việt Nam chia thành 7 bang là Tây Bắc Việt (Thái Mường), Đông Bắc Việt (Âu Lạc), Nam Bắc Việt (Văn Lang), Trung Việt (Việt Thường), Nam Trung Việt (Champa, Chiêm Thành), Đông Nam Việt (Thủy Chân Lạp), Tây Nam Việt (Phù Nam).
11- Thủ đô liên bang, quốc kỳ, quốc ca do Quốc hội lựa chọn khi thông qua Hiến pháp. Thủ đô do đô trưởng đứng đầu và có các phó đô trưởng phụ tá.
12- Chính quyền bang gồm có Nghị viện bang, thống đốc, thủ hiến và các sở chuyên môn.
Nghị viện bang và thống đốc do dân bầu theo luật định. Nghị viện lãnh đạo và quyết định mọi vấn đề tuân thủ Hiến pháp và luật pháp liên bang, đồng thời ban hành những nghị quyết bang không trái với pháp luật liên bang để lãnh đạo công việc trong bang. Thống đốc lãnh đạo thường trực trong thời gian Nghị viện không họp bằng các bản hướng dẫn. Thống đốc đề cử để Nghị viện bầu ra thủ hiến, nhằm thay mặt Nghị viện và thống đốc trực tiếp xử lý các công việc hành chánh hàng ngày theo luật định. Thủ hiến có các phó thủ hiến, chánh sở, cục trưởng, thị trưởng, tỉnh trưởng giúp việc theo từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm phó thủ hiến, chánh sở, cục trưởng, thị trưởng, tỉnh trưởng do luật định.
Cục và sở có nhiệm vụ giúp chính quyền bang quản lý một lĩnh vực chuyên môn trong bang theo hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn thống nhất của Bộ chủ quản. Việc định danh và tổ chức hoạt động của các cục và các sở do luật định. Cục do cục trưởng đứng đầu và có các cục phó phụ tá. Sở do chánh sở đứng đầu và có các phó sở phụ tá. Cục và sở chia thành các phòng chuyên môn, do trưởng phòng đứng đầu, có các phó phòng phụ tá và nhiều chuyên viên giúp việc.
13- Bang chia thành các tỉnh (county). Tỉnh đã đô thị hóa có khoảng 1 triệu dân. Tỉnh đồng bằng đang đô thị hóa có khoảng 750.000 dân. Tỉnh nông thôn đồng bằng có khoảng 500.000 dân. Tỉnh miền núi có khoảng 200.000 dân. Tỉnh hải đảo có khoảng 100.000 dân. Tỉnh có đặt trụ sở chính quyền bang gọi là thủ phủ, do thị trưởng đứng đầu và có các phó thị trưởng phụ tá.
14- Chính quyền tỉnh gồm có Hội đồng tỉnh, tỉnh trưởng và các ty chuyên môn.
Hội đồng tỉnh do dân bầu theo luật định. Hội đồng tỉnh lãnh đạo việc tuân thủ Hiến pháp và luật pháp liên bang, nghị quyết của Nghị viện bang, hướng dẫn của thống đốc, đồng thời thông qua những nghị quyết điều hành công việc trong tỉnh. Tỉnh trưởng xử lý các công việc hành chánh trong tỉnh theo luật định. Tỉnh trưởng có các phó tỉnh trưởng, trưởng ty, thị trưởng, quận trưởng, xã trưởng giúp việc theo từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Hai hoặc nhiều tỉnh đô thị giáp ranh nhau trong bang hợp thành một đơn vị chung gọi là thành. Tùy theo việc có bao nhiêu tỉnh đô thị trong đó mà xếp hạng là thành nhị, thành tam, thành tứ, vân vân, cho đến thành thập. Thành phố có 10 tỉnh đô thị trở lên, tức trên 10 triệu dân gọi là đại đô.
Trong thành phố đa tỉnh, thì mỗi tỉnh vẫn có tỉnh trưởng và các ty như bình thường, nhưng không tổ chức bầu Hội đồng tỉnh riêng mà dân chúng bầu Hội đồng thành phố chung cho cả thành phố đa tỉnh đó. Thành phố đa tỉnh không thiết lập cơ cấu chính quyền chung mà công việc hành chánh vẫn do các tỉnh đảm nhiệm. Đứng đầu thành phố đa tỉnh và thường trực Hội đồng thành phố đa tỉnh là thị trưởng thành phố. Tổ chức và hoạt động Hội đồng thành phố đa tỉnh là thị trưởng thành phố do luật định.
Ty giúp Hội đồng tỉnh và tỉnh trưởng quản lý một lĩnh vực chuyên môn trong tỉnh theo hướng dẫn chung của Bộ chủ quản. Ty do trưởng ty đứng đầu, có các phó ty phụ tá. Ty chia thành các đội chuyên môn, do đội trưởng đứng đầu, có một đội phó phụ tá và một số chuyên viên giúp việc.
15- Tỉnh chia thành các xã và các quận. Quận là địa bàn dân cư đô thị có khoảng 50.000 dân. Xã là địa bàn dân cư có khoảng 25.000 dân nếu ở vùng nông thôn đồng bằng, khoảng 10.000 dân nếu ở vùng rừng núi, khoảng 5.000 dân nếu ở vùng biển đảo.
Khi việc hình thành các quận và xã đã hoàn chỉnh, thì ranh giới các quận, xã sẽ ổn định vĩnh viễn. Theo thời gian và kết quả phát triển dân số và mức độ đô thị hóa, khi xã có hơn 66% dân số đô thị hóa trở lên sẽ đương nhiên được chuyển thành quận tương ứng.
16- Chính quyền quận gồm có Hội đồng quận và Uỷ ban quận. Chính quyền xã gồm có Hội đồng xã và Uỷ ban xã. Hội đồng quận và hội đồng xã do dân bầu theo luật định, để lãnh đạo công việc trong địa hạt theo đúng pháp luật chung. Hội đồng quận cử ra Uỷ ban quận, Hội đồng xã cử ra Uỷ ban xã để thường trực thay mặt Hội đồng xử lý các công việc hành chánh và chuyên môn trong địa hạt theo luật định. Uỷ ban quận do quận trưởng đứng đầu, có một quận phó phụ tá. Uỷ ban xã do xã trưởng đứng đầu, có một xã phó phụ tá. Quận trưởng, quận phó, xã trưởng, xã phó do thống đốc bang bổ nhiệm theo đề xuất của Hội đồng quận, xã và tờ trình của tỉnh trưởng. Giúp việc Uỷ ban quận, Uỷ ban xã có các viên chức chuyên môn được tuyển dụng và bổ nhiệm theo luật định.
Hai hoặc nhiều quận giáp ranh nhau hợp thành một đơn vị chung gọi là thị xã. Tùy theo việc có bao nhiêu quận đô thị trong đó mà xếp hạng là thị nhị, thị tam, thị tứ… cho đến thị thập. Thị xã có 10 quận trở lên, tức hơn 1 triệu dân gọi là tỉnh đô thị.
Trong các thị xã đa quận, thì mỗi quận vẫn có ủy ban quận và viên chức hành chánh, chuyên môn như bình thường, nhưng không tổ chức bầu Hội đồng quận riêng mà dân chúng bầu Hội đồng thị xã chung cho cả thị xã đa quận đó. Thị xã đa quận không thiết lập cơ cấu chính quyền chung mà công việc hành chánh vẫn do các quận, xã đảm nhiệm. Đứng đầu thị xã đa quận và thường trực Hội đồng thị xã đa quận là thị trưởng thị xã.
17- Quận và xã là các đơn vị hành chánh thấp nhất và bên dưới không lập nên các đơn vị hành chánh nào khác. Tuy nhiên trong trường hợp tại những nơi có tình hình an ninh đột biến có phức tạp xảy ra, thì Hội đồng tỉnh có thể tạm thời lập ra tại đó một vài phường, khóm, ấp, thôn, làng, phum, sóc, bản… nhưng đây không phải là các đơn vị hành chánh, tức không có thẩm quyền xử lý công việc chính quyền, mà là các địa bàn dân cư tự quản, do dân chúng họp lại bầu ra trưởng phường, trưởng khóm, trưởng ấp, trưởng thôn, trưởng làng, trưởng phum, trưởng sóc, trưởng bản… Các trưởng đơn vị này không có cấp phó và nhân viên. Những đơn vị tự quản này không có tổ chức bộ máy, không hưởng lương từ ngân sách quốc gia, mà do ngân sách của quận, xã trợ cấp. Khi guồng máy đã vận hành trơn tru thì các tổ chức lâm thời này sẽ bị giải thể.
III- MÔ HÌNH LIÊN BANG
Liên bang Việt Nam có bảy bang
2
3
1- Bang Tây Bắc Việt
Bang Tây Bắc Việt (hay Hồng Hà, Thái Mường) chia thành các tỉnh:
Thành lục Hà Nội : diện tích 2.331 km2; dân số 5.152.800 người (2007); gồm có 6 tỉnh (Hà Bắc, Hà Đông, Hà Nội, Hà Tây, Hà Trung, Sơn Tây); tổng cộng có 68 quận và 84 xã.
1- Tỉnh Đà Giang : diện tích 6.187 km2; dân số 82.200 người (2007); gồm 3 quận: Chà Cang, Mường Tè, Tây Trang, và 10 xã: Mường Nhé 1 (Sín Thầu), Mường Nhé 2 (Chung Chải, Mường Nhé), Mường Nhé 3 (Mường Toong, Nậm Kè), Mường Nhé 4 (Quảng Lâm, Pa Tần), Mường Nhé 5 (Nà Hy, Nà Bủng), Mường Tè 2, Mường Tè 3, Mường Tè 4, Mường Tè 5, Mường Tè 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Tây Trang.
2- Tỉnh Lai Châu : diện tích 3.624 km2; dân số 119.600 người (2007); gồm 3 quận: Lai Châu (Mường Lay), Mường Chà, Sìn Hồ, và 10 xã: Mường Chà 2, Mường Chà 3, Mường Chà 4, Mường Chà 5, Mường Tè 7 (Nậm Hàng), Sìn Hồ 2, Sìn Hồ 3, Sìn Hồ 4, Sìn Hồ 5, Sìn Hồ 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Lai Châu.
3- Tỉnh Tam Đường : diện tích 2.542 km2; dân số 167.700 người (2007); gồm 3 quận: Phong Thổ, Tam Đường (Lai Châu), Tam Đường 2, và 10 xã: Phong Thổ 2, Phong Thổ 3, Phong Thổ 4, Phong Thổ 5, Phong Thổ 6, Phong Thổ 7, Tam Đường 3, Tam Đường 4, Tam Đường 5, Tam Đường 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Tam Đường.
4- Tỉnh Lào Cai : diện tích 2.637 km2; dân số 312.700 người (2007); gồm quận tứ Lào Cai (có 4 quận: 1 Lào Cai, 2 Lào Cai, Bát Xát, Sa Pa), 2 quận: Phố Lu, Tằng Loỏng, và 11 xã: Bảo Thắng 1, Bảo Thắng 2, Bảo Thắng 3, Bảo Thắng 4, Bảo Thắng 5, Bát Xát 2, Bát Xát 3, Bát Xát 4, Sa Pa 2, Sa Pa 3, Sa Pa 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Lào Cai.
5- Tỉnh Bắc Hà : diện tích 2.298 km2; dân số 206.900 người (2007); gồm 4 quận: Bắc Hà, Mường Khương, Phố Ràng, Si Ma Cai, và 12 xã: Bắc Hà 2, Bắc Hà 3, Bắc Hà 4, Mường Khương 2, Mường Khương 3, Bảo Yên 1, Bảo Yên 2, Bảo Yên 3, Bảo Yên 4, Bảo Yên 5, Si Ma Cai 2, Si Ma Cai 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Bắc Hà.
6- Tỉnh Nam Giang : diện tích 2.455 km2; dân số 215.400 người (2007); gồm 3 quận: Quang Bình, Vĩnh Tuy, Xín Mần, và 12 xã: Bắc Quang 1, Bắc Quang 2, Bắc Quang 3, Bắc Quang 4, Bắc Quang 5, Bắc Quang 6, Quang Bình 2, Quang Bình 3, Quang Bình 4, Xín Mần 2, Xín Mần 3, Xín Mần 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Quang Bình.
7- Tỉnh Hà Giang : diện tích 3.093 km2; dân số 229.600 người (2007); gồm 5 quận: Bắc Mê, Hà Giang, Vị Xuyên, Việt Lâm, Vinh Quang, và 10 xã: Bắc Mê 2, Bắc Mê 3, Hoàng Su Phì 1, Hoàng Su Phì 2, Hoàng Su Phì 3, Hoàng Su Phì 4, Vị Xuyên 2, Vị Xuyên 3, Vị Xuyên 4, Vị Xuyên 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Hà Giang.
8- Tỉnh Đông Giang : diện tích 2.335 km2; dân số 244.100 người (2007); gồm 5 quận: Đồng Văn, Mèo Vạc, Phố Bảng, Tam Sơn, Yên Minh, và 11 xã: Đồng Văn 2, Đồng Văn 3, Mèo Vạc 2, Mèo Vạc 3, Mèo Vạc 4, Quản Bạ 1, Quản Bạ 2, Yên Minh 2, Yên Minh 3, Yên Minh 4, Yên Minh 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Yên Minh.
9- Tỉnh Tuyên Bắc : diện tích 2.916 km2; dân số 202.800 người (2007); gồm 2 quận: Na Hang, Vĩnh Lộc, và 10 xã: Chiêm Hóa 1, Chiêm Hóa 2, Chiêm Hóa 3, Chiêm Hóa 4, Chiêm Hóa 5, Chiêm Hóa 6, Chiêm Hóa 7, Na Hang 2, Na Hang 3, Na Hang 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Na Hang.
10- Tỉnh Tuyên Quang : diện tích 2.952 km2; dân số 527.500 người (2007); gồm quận tam Tuyên Quang (có 3 quận: 1, 2, Yên Sơn), 3 quận: Sơn Dương, Tân Bình, Tân Yên, và 22 xã: Hàm Yên 1, Hàm Yên 2, Hàm Yên 3, Hàm Yên 4, Hàm Yên 5, Hàm Yên 6, Sơn Dương 2, Sơn Dương 3, Sơn Dương 4, Sơn Dương 5, Sơn Dương 6, Sơn Dương 7, Sơn Dương 8, Sơn Dương 9, Yên Sơn 2, Yên Sơn 3, Yên Sơn 4, Yên Sơn 5, Yên Sơn 6, Yên Sơn 7, Yên Sơn 8, Yên Sơn 9; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Tuyên Quang.
11- Tỉnh Yên Bái : diện tích 2.321 km2; dân số 391.900 người (2007); gồm quận tam Yên Bái (có 3 quận: 1 Yên Bái, 2 Yên Bái, 3 Yên Bình), 3 quận: Cổ Phúc, Thác Bà, Yên Thế, và 17 xã: Lục Yên 1, Lục Yên 2, Lục Yên 3, Lục Yên 4, Lục Yên 5, Lục Yên 6, Trấn Yên 1, Trấn Yên 2, Trấn Yên 3, Trấn Yên 4, Trấn Yên 5, Trấn Yên 6, Yên Bình 2, Yên Bình 3, Yên Bình 4, Yên Bình 5, Yên Bình 6; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Yên Bái.
12- Tỉnh Hoàng Liên Sơn : diện tích 3.959 km2; dân số 233.600 người (2007); gồm 3 quận: Khánh Yên, Mậu A, Mù Cang Chải, và 14 xã: Mù Cang Chải 2, Mù Cang Chải 3, Văn Bàn 1, Văn Bàn 2, Văn Bàn 3, Văn Bàn 4, Văn Yên 1, Văn Yên 2, Văn Yên 3, Văn Yên 4, Văn Yên 5, Văn Yên 6, Văn Yên 7, Văn Yên 8; tỉnh lỵ đặt tại quận Khánh Yên.
13- Tỉnh Nghĩa Lộ : diện tích 1.996 km2; dân số 195.400 người (2007); gồm 3 quận: Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Văn Chấn, và 10 xã: Trạm Tấu 2, Trạm Tấu 3, Văn Chấn 2, Văn Chấn 3, Văn Chấn 4, Văn Chấn 5, Văn Chấn 6, Văn Chấn 7, Văn Chấn 8, Văn Chấn 9; tỉnh lỵ đặt tại quận Nghĩa Lộ.
14- Tỉnh Quỳnh Nhai : diện tích 4.565 km2; dân số 271.900 người (2007); gồm 4 quận: Quỳnh Nhai, Than Uyên, Tủa Chùa, Tuần Giáo, và 11 xã: Quỳnh Nhai 2, Quỳnh Nhai 3, Than Uyên 2, Than Uyên 3, Than Uyên 4, Tủa Chùa 2, Tủa Chùa 3, Tuần Giáo 2, Tuần Giáo 3, Tuần Giáo 4, Tuần Giáo 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Quỳnh Nhai.
4
15- Tỉnh Điện Biên : diện tích 3.349 km2; dân số 257.500 người (2007); gồm quận nhị Điện Biên Phủ (có 2 quận: 1, 2), 3 quận: Điện Biên Đông, Mường Áng, Mường Thanh, và 10 xã: Điện Biên 2, Điện Biên 3, Điện Biên 4, Mường Áng 2, Mường Thanh 2, Mường Thanh 3, Mường Thanh 4, Mường Thanh 5, Mường Thanh 6, Mường Thanh 7; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Điện Biên Phủ.
16- Tỉnh Sông Mã : diện tích 3.108 km2; dân số 151.000 người (2007); gồm 2 quận: Sông Mã, Sốp Cộp, và 9 xã: Sông Mã 2, Sông Mã 3, Sông Mã 4, Sông Mã 5, Sông Mã 6, Sông Mã 7, Sốp Cộp 1, Sốp Cộp 2, Sốp Cộp 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Sông Mã.
17- Tỉnh Sơn La : diện tích 4.707 km2; dân số 419.000 người (2007); gồm quận nhị Sơn La (có 2 quận: 1, 2), 3 quận: Hát Lót, Mường La, Thuận Châu, và 18 xã: Mai Sơn 1, Mai Sơn 2, Mai Sơn 3, Mai Sơn 4, Mai Sơn 5, Mai Sơn 6, Mai Sơn 7, Mường La 2, Mường La 3, Mường La 4, Thuận Châu 2, Thuận Châu 3, Thuận Châu 4, Thuận Châu 5, Thuận Châu 6, Thuận Châu 7, Thuận Châu 8, Thuận Châu 9; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Sơn La.
18- Tỉnh Mộc Châu : diện tích 5.261 km2; dân số 381.300 người (2007); gồm 4 quận: Bắc Yên, Mộc Châu, Phù Yên, Yên Châu, và 16 xã: Bắc Yên 2, Bắc Yên 3, Mộc Châu 2, Mộc Châu 3, Mộc Châu 4, Mộc Châu 5, Mộc Châu 6, Mộc Châu 7, Mộc Châu 8, Phù Yên 2, Phù Yên 3, Phù Yên 4, Phù Yên 5, Phù Yên 6, Yên Châu 2, Yên Châu 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Mộc Châu.
19- Tỉnh Hòa Bình : diện tích 2.256 km2; dân số 387.700 người (2007); gồm quận nhị Hòa Bình (có 2 quận: 1, 2), 5 quận: Cao Phong, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Mai Châu, Mường Khén, và 15 xã: Cao Phong 2, Cao Phong 3, Đà Bắc 2, Đà Bắc 3, Kim Bôi 6 (Đú Sáng, Tú Sơn), Kỳ Sơn 2, Kỳ Sơn 3, Kỳ Sơn 4, Mai Châu 2, Mai Châu 3, Tân Lạc 1, Tân Lạc 2, Tân Lạc 3, Tân Lạc 4, Tân Lạc 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hòa Bình.
20- Tỉnh Sông Bôi : diện tích 2.408 km2; dân số 480.900 người (2007); gồm 6 quận: Bo, Chi Nê, Hàng Trạm, Lương Sơn, Thanh Hà, Vụ Bản, và 18 xã: Kim Bôi 1, Kim Bôi 2, Kim Bôi 3, Kim Bôi 4, Kim Bôi 5, Lạc Sơn 1, Lạc Sơn 2, Lạc Sơn 3, Lạc Sơn 4, Lạc Sơn 5, Lạc Thủy 1, Lạc Thủy 2, Lương Sơn 2, Lương Sơn 3, Lương Sơn 4, Yên Thủy 1, Yên Thủy 2, Yên Thủy 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Bo.
21- Tỉnh Sơn Tây : diện tích 783 km2; dân số 744.300 người (2007); gồm quận tứ Sơn Tây (có 4 quận: 1, 2, 3, 4), 3 quận: Liên Quan, Phúc Thọ, Tây Đằng, và 18 xã: Ba Vì 1, Ba Vì 2, Ba Vì 3, Ba Vì 4, Ba Vì 5, Ba Vì 6, Ba Vì 7, Ba Vì 8, Phúc Thọ 2, Phúc Thọ 3, Phúc Thọ 4, Phúc Thọ 5, Phúc Thọ 6, Thạch Thất 1, Thạch Thất 2, Thạch Thất 3, Thạch Thất 4, Thạch Thất 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Sơn Tây.
22- Tỉnh Hưng Hóa : diện tích 1.880 km2; dân số 289.900 người (2007); gồm 4 quận: Hưng Hóa (Dậu Dương, Hồng Cả, Hương Nộn, Thượng Nông), Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, và 11 xã: Tân Sơn 2, Tân Sơn 3, Tân Sơn 4, Thanh Sơn 2, Thanh Sơn 3, Thanh Sơn 4, Thanh Sơn 5, Thanh Sơn 6, Thanh Sơn 7, Thanh Thủy 2, Thanh Thủy 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Thanh Thủy.
23- Tỉnh Hồng Hà : diện tích 1.309 km2; dân số 485.700 người (2007); gồm 4 quận: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Sông Thao, Yên Lập, và 12 xã: Cẩm Khê 1, Cẩm Khê 2, Cẩm Khê 3, Cẩm Khê 4, Đoan Hùng 2, Đoan Hùng 3, Đoan Hùng 4, Hạ Hòa 2, Hạ Hòa 3, Hạ Hòa 4, Yên Lập 2, Yên Lập 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Hạ Hòa.
24- Tỉnh Phú Thọ : diện tích 746 km2; dân số 632.800 người (2007); gồm quận cửu Việt Trì (có 9 quận: 1 Việt Trì, 2 Việt Trì, 3 Việt Trì, 4 Việt Trì, 5 Phong Châu, 6 Hương Sơn, 7 Lâm Thao, 8 Phú Thọ, 9 Phú Thọ), quận Thanh Ba, và 13 xã: Lâm Thao 2, Lâm Thao 3, Lâm Thao 4, Phù Ninh 1, Phù Ninh 2, Phù Ninh 3, Phù Ninh 4, Tam Nông 1, Tam Nông 2, Tam Nông 3, Thanh Ba 2, Thanh Ba 3, Thanh Ba 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Việt Trì.
25- Tỉnh Lập Thạch : diện tích 465 km2; dân số 412.700 người (2007); gồm 2 quận: Lập Thạch, Vĩnh Tường, và 13 xã: Lập Thạch 2, Lập Thạch 3, Lập Thạch 4, Lập Thạch 5, Lập Thạch 6, Lập Thạch 7, Lập Thạch 8, Vĩnh Tường 2, Vĩnh Tường 3, Vĩnh Tường 4, Vĩnh Tường 5, Vĩnh Tường 6, Vĩnh Tường 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Lập Thạch.
26- Tỉnh Vĩnh Phúc : diện tích 675 km2; dân số 733.100 người (2007); gồm quận lục Vĩnh Phúc (có 6 quận: 1 Vĩnh Yên,  2 Vĩnh Yên, 3 Hương Canh, 4 Hương Canh, 5 Phúc Yên, 6 Phúc Yên), 3 quận: Hiệp Hòa, Mê Linh, Yên Lạc, và 17 xã: Bình Xuyên 1, Bình Xuyên 2, Bình Xuyên 3, Bình Xuyên 4, Mê Linh 2, Mê Linh 3, Mê Linh 4, Mê Linh 5, Mê Linh 6, Mê Linh 7, Tam  Dương 1, Tam  Dương 2, Tam  Dương 3, Yên Lạc 2, Yên Lạc 3, Yên Lạc 4, Yên Lạc 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Vĩnh Yên.
27- Tỉnh Tam Đảo : diện tích 1.613 km2; dân số 415.200 người (2007); gồm 6 quận: Chợ Chu, Đại Từ, Đu, Giáng Tiên, Quân Chu, Tam Đảo, và 13 xã: Đại Từ 2, Đại Từ 3, Đại Từ 4, Đại Từ 5, Định Hóa 1, Định Hóa 2, Định Hóa 3, Phú Lương 1, Phú Lương 2, Phú Lương 3, Tam Đảo 2, Tam Đảo 3, Tam Đảo 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Đại Từ.
28- Tỉnh Thái Nguyên : diện tích 1.319 km2; dân số 755.300 người (2007); gồm quận bát Thái Nguyên (có 8 quận: 1 Thái Nguyên, 2 Thái Nguyên, 3 Thái Nguyên, 4 Thái Nguyên, 5 Thái Nguyên, 6 Chùa Hang, 7 Sông Công, 8 Sông Công), 4 quận: Ba Hàng, Hương Sơn, Sông Cầu, Trại Cau, và 14 xã: Đại Từ 6 (An Khánh, Cù Vân, Tân Thái), Đồng Hỷ 1, Đồng Hỷ 2, Đồng Hỷ 3, Phổ Yên 1, Phổ Yên 2, Phổ Yên 3, Phổ Yên 4, Phú Bình 1, Phú Bình 2, Phú Bình 3, Phú Bình 4, Phú Bình 5, Phú Lương 6 (Cổ Long, Sơn Cẩm); tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Thái Nguyên.
29- Tỉnh Sóc Sơn : diện tích 508 km2; dân số 487.100 người (2007); gồm 2 quận: Sóc Sơn, Thắng, và 17 xã: Hiệp Hòa 1, Hiệp Hòa 2, Hiệp Hòa 3, Hiệp Hòa 4, Hiệp Hòa 5, Hiệp Hòa 6, Hiệp Hòa 7, Hiệp Hòa 8, Sóc Sơn 2, Sóc Sơn 3, Sóc Sơn 4, Sóc Sơn 5, Sóc Sơn 6, Sóc Sơn 7, Sóc Sơn 8, Sóc Sơn 9, Sóc Sơn 10; tỉnh lỵ đặt tại quận Sóc Sơn.
30- Tỉnh Bắc Giang : diện tích 779 km2; dân số 758.000 người (2007); gồm quận tam Bắc Giang (có 3 quận 1, 2, 3), 5 quận: Bích Động, Cao Thượng, Kép, Neo, Vôi, và 17 xã: Lạng Giang 1, Lạng Giang 2, Lạng Giang 3, Lạng Giang 4, Lạng Giang 5, Tân Yên 1, Tân Yên 2, Tân Yên 3, Tân Yên 4, Việt Yên 1, Việt Yên 2, Việt Yên 3, Yên Dũng 1, Yên Dũng 2, Yên Dũng 3, Yên Dũng 4, Yên Dũng 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Bắc Giang.
31- Tỉnh Bắc Ninh : diện tích 664,5 km2; dân số 770.700 người (2007); gồm quận tam Bắc Ninh (có 3 quận: 1, 2, 3), 5 quận: Chờ, Gia Bình, Lim, Nềnh, Phố Mới, và 15 xã: Gia Bình 2, Gia Bình 3, Quế Võ 1, Quế Võ 2, Quế Võ 3, Quế Võ 4, Tiên Du 1, Tiên Du 2, Tiên Du 3, Tiên Du 4, Việt Yên 4, Yên Phong 1, Yên Phong 2, Yên Phong 3, Yên Phong 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Bắc Ninh.
32- Tỉnh Hà Bắc  : diện tích 418 km2; dân số 773.300 người (2007); gồm quận tứ Long Biên (có 4 quận: 1, 2, 3, 4), 4 quận: Đông Anh, Trâu Quỳ, Từ Sơn, Yên Viên, và 16 xã: Đông Anh 2, Đông Anh 3, Đông Anh 4, Đông Anh 5, Đông Anh 6, Đông Anh 7, Đông Anh 8, Gia Lâm 1, Gia Lâm 2, Gia Lâm 3, Gia Lâm 4, Gia Lâm 5, Từ Sơn 2, Từ Sơn 3, Từ Sơn 4, Từ Sơn 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Long Biên.
33- Tỉnh Hà Nội : diện tích 126 km2; dân số 908.700 người (2007); gồm 16 quận: 1 Ba Đình, 2 Ba Đình, 3 Ba Đình, 4 Ba Đình, 5 Ba Đình, 6 Hoàn Kiếm, 7 Hoàn Kiếm, 8 Hoàn Kiếm, 9 Hoàn Kiếm, 10 Tây Hồ, 11 Tây Hồ, 12 Tây Hồ, 13 Cầu Giấy, 14 Cầu Giấy, 15 Cầu Giấy, 16 Cầu Diễn, và 8 xã: Từ Liêm 1, Từ Liêm 2, Từ Liêm 3, Từ Liêm 4, Từ Liêm 5, Từ Liêm 6, Từ Liêm 7, Từ Liêm 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Ba Đình.
34- Tỉnh Hà Trung : diện tích 66 km2; dân số 946.300 người (2007); gồm 20 quận: 31 Đống Đa, 32 Đống Đa, 33 Đống Đa, 34 Đống Đa, 35 Đống Đa, 36 Đống Đa, 37 Đống Đa, 38 Hai Bà Trưng, 39 Hai Bà Trưng, 40 Hai Bà Trưng, 41 Hai Bà Trưng, 42 Hai Bà Trưng, 43 Hai Bà Trưng, 44 Hai Bà Trưng, 45 Hai Bà Trưng, 46 Hoàng Mai, 47 Hoàng Mai, 48 Hoàng Mai, 49 Hoàng Mai, 50 Hoàng Mai; tỉnh lỵ đặt tại quận 31 Đống Đa.
35- Tỉnh Hà Tây : diện tích 540 km2; dân số 769.800 người (2007); gồm 5 quận: Chúc Sơn, Phùng, Quốc Oai, Trôi, Xuân Mai, và 22 xã: Chương Mỹ 1, Chương Mỹ 2, Chương Mỹ 3, Chương Mỹ 4, Chương Mỹ 5, Chương Mỹ 6, Chương Mỹ 7, Chương Mỹ 8, Đan Phượng 1, Đan Phượng 2, Đan Phượng 3, Đan Phượng 4, Hoài Đức 1, Hoài Đức 2, Hoài Đức 3, Hoài Đức 4, Hoài Đức 5, Hoài Đức 6, Quốc Oai 2, Quốc Oai 3, Quốc Oai 4, Quốc Oai 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Quốc Oai.
36- Tỉnh Hà Đông : diện tích 398 km2; dân số 1.010.400 người (2007); gồm quận cửu Hà Đông (có 9 quận: 51 Hà Đông, 52 Hà Đông, 53 Hà Đông, 54 Hà Đông, 55 Hà Đông, 56 Thanh Xuân, 57 Thanh Xuân, 58 Thanh Xuân, 59 Thanh Xuân), 3 quận: Kim Bài, Thường Tín, Văn Điển, và 20 xã: Thanh Oai 1, Thanh Oai 2, Thanh Oai 3, Thanh Oai 4, Thanh Oai 5, Thanh Trì 1, Thanh Trì 2, Thanh Trì 3, Thanh Trì 4, Thanh Trì 5, Thanh Trì 6, Thanh Trì 7, Thanh Trì 8 Thường Tín 2, Thường Tín 3, Thường Tín 4, Thường Tín 5, Thường Tín 6, Thường Tín 7, Thường Tín 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 51 Hà Đông.
37- Tỉnh Hà Ngoại : diện tích 585 km2; dân số 593.600 người (2007); gồm 3 quận: Đại Nghĩa, Phú Xuyên, Vân Đình, và 17 xã: Mỹ Đức 1, Mỹ Đức 2, Mỹ Đức 3, Mỹ Đức 4, Mỹ Đức 5, Mỹ Đức 6, Phú Xuyên 2, Phú Xuyên 3, Phú Xuyên 4, Phú Xuyên 5, Phú Xuyên 6, Phú Xuyên 7, Ứng Hòa 1, Ứng Hòa 2, Ứng Hòa 3, Ứng Hòa 4, Ứng Hòa 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Vân Đình.
38- Tỉnh Hưng Bắc : diện tích 432,1 km2; dân số 586.700 người (2007); gồm quận nhị Mỹ Hào (có 2 quận: 1 Mỹ Hào, 2 Bần Yên Nhân), 4 quận: Hồ, Như Quỳnh, Văn Giang, Yên Mỹ, và 17 xã: Mỹ Hào 2, Mỹ Hào 3, Thuận Thành 1, Thuận Thành 2, Thuận Thành 3, Thuận Thành 4, Thuận Thành 5, Văn Giang 2, Văn Giang 3, Văn Giang 4, Văn Lâm 1, Văn Lâm 2, Văn Lâm 3, Yên Mỹ 2, Yên Mỹ 3, Yên Mỹ 4, Yên Mỹ 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Mỹ Hào.
39- Tỉnh Hưng Yên : diện tích 536,9 km2; dân số 685.200 người (2007); gồm quận nhị Hưng Yên (có 2 quận: 1, 2), 4 quận: Ân Thi, Khoái Châu, Lương Bằng, Vương, và 19 xã: Ân Thi 2, Ân Thi 3, Ân Thi 4, Ân Thi 5, Khoái Châu 2, Khoái Châu 3, Khoái Châu 4, Khoái Châu 5, Khoái Châu 6, Khoái Châu 7, Kim Động 1, Kim Động 2, Kim Động 3, Kim Động 4, Kim Động 5, Tiên Lữ 1, Tiên Lữ 2, Tiên Lữ 3, Tiên Lữ 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hưng Yên.
2- Bang Đông Bắc Việt
Bang Đông Bắc Việt (hay Âu Lạc) chia thành các tỉnh
Thành lục Hải Phòng : diện tích 5.611,2 km2; dân số 3.573.100 người (2007); gồm có 6 tỉnh (Hạ Long, Hải Đông, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên); tổng cộng có 54 quận và 65 xã.
1- Tỉnh Bảo Thông : diện tích 2.182 km2; dân số 165.100 người (2007); gồm 3 quận: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, và 10 xã: Bảo Lạc 2, Bảo Lạc 3, Bảo Lạc 4, Bảo Lạc 5, Bảo Lâm 2, Bảo Lâm 3, Bảo Lâm 4, Bảo Lâm 5, Thông Nông 2, Thông Nông 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Bảo Lạc.
2- Tỉnh Cao Bằng : diện tích 1.423 km2; dân số 236.100 người (2007); gồm quận nhị Cao Bằng (có 2 quận: 1, 2), 3 quận: Hà Quảng, Hùng Quốc, Nước Hai, và 10 xã: Hà Quảng 2, Hà Quảng 3, Hòa An 1, Hòa An 2, Hòa An 3, Hòa An 4, Hòa An 5, Hòa An 6, Trà Lĩnh 1, Trà Lĩnh 2; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Cao Bằng.
3- Tỉnh Quảng Uyên : diện tích 1.566 km2; dân số 196.800 người (2007); gồm 4 quận: Hạ Lang, Quảng Uyên, Tà Lùng, Trùng Khánh, và 10 xã: Hạ Lang 2, Hạ Lang 3, Phục Hòa 1, Phục Hòa 2, Quảng Uyên 2, Quảng Uyên 3, Trùng Khánh 2, Trùng Khánh 3, Trùng Khánh 4, Trùng Khánh 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Quảng Uyên.
4- Tỉnh Ba Bể : diện tích 2.635 km2; dân số 169.100 người (2007); gồm 6 quận: Chợ Rã, Nà Phặc, Ngân Sơn, Nguyên Bình, Pác Nậm, Tĩnh Túc, và 10 xã: Ba Bể 1, Ba Bể 2, Ba Bể 3, Ba Bể 4, Ngân Sơn 2, Ngân Sơn 3, Nguyên Bình 2, Nguyên Bình 3, Pác Nậm 2, Pác Nậm 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Chợ Rã.
5- Tỉnh Bắc Cạn : diện tích 3.059 km2; dân số 209.500 người (2007); gồm 5 quận: Bắc Cạn, Bằng Lũng, Chợ Mới, Phủ Thông, Yên Lạc, và 10 xã: Bạch Thông 1, Bạch Thông 2, Chợ Đồn 1, Chợ Đồn 2, Chợ Đồn 3, Chợ Đồn 4, Chợ Mới 2, Chợ Mới 3, Na Rì 1, Na Rì 2; tỉnh lỵ đặt tại quận Bắc Cạn.
6- Tỉnh Cao Lạng : diện tích 3.306 km2; dân số 202.600 người (2007); gồm 4 quận: Bình Gia, Đông Khê, Na Sầm, Thất Khê, và 11 xã: Bình Gia 2, Bình Gia 3, Thạch An 1, Thạch An An 2, Thạch An 3, Tràng Định 1, Tràng Định 2, Tràng Định 3, Tràng Định 4, Văn Lãng 1, Văn Lãng 2; tỉnh lỵ đặt tại quận Thất Khê.
7- Tỉnh Bắc Sơn : diện tích 2.648 km2; dân số 347.500 người (2007); gồm 4 quận: Bắc Sơn, Cầu Gồ, Đình Cả, Hữu Lũng, và 14 xã: Bắc Sơn 2, Bắc Sơn 3, Hữu Lũng 2, Hữu Lũng 3, Hữu Lũng 4, Hữu Lũng 5, Hữu Lũng 6, Võ Nhai 1, Võ Nhai 2, Võ Nhai 3, Yên Thế 1, Yên Thế 2, Yên Thế 3, Yên Thế 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Đình Cả.
8- Tỉnh Lạng Sơn : diện tích 2.974 km2; dân số 402.600 người (2007); gồm quận tứ Lạng Sơn (có 4 quận: 1, 2, 3, Cao Loäc), 6 quận: Chi Lăng, Đồng Đăng, Đồng Mỏ, Lộc Bình, Na Dương, Văn Quan, và 12 xã: Cao Lộc 2, Cao Lộc 3, Cao Lộc 4, Chi Lăng 2, Chi Lăng 3, Chi Lăng 4, Chi Lăng 5, Lộc Bình 2, Lộc Bình 3, Lộc Bình 4, Văn Quan 2, Văn Quan 3; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Lạng Sơn.
9- Tỉnh Lục Sơn : diện tích 3.063 km2; dân số 297.700 người (2007); gồm 4 quận: An Châu, Chũ, Đình Lập, Thái Bình, và 12 xã: Đình Lập 2, Đình Lập 3, Đình Lập 4, Lục Ngạn 1, Lục Ngạn 2, Lục Ngạn 3, Lục Ngạn 4, Lục Ngạn 5, Lục Ngạn 6, Sơn Động 1, Sơn Động 2, Sơn Động 3; tỉnh lỵ đặt tại quận An Châu.
10- Tỉnh Hải Ninh : diện tích 2.388 km2; dân số 243.000 người (2007); gồm 5 quận: Bình Liêu, Đầm Hà, Móng Cái, Quảng Hà, Tiên Yên, và 11 xã: Bình Liêu 2, Bình Liêu 3, Đầm Hà 2, Đầm Hà 3, Móng Cái 2, Móng Cái 3, Hải Hà 1, Hải Hà 2, Hải Hà 3, Tiên Yên 2, Tiên Yên 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Đầm Hà.
11- Tỉnh Hạ Long : diện tích 2.542 km2; dân số 491.100 người (2007); gồm quận bát Hạ Long (có 8 quận: 1 Hòn Gai, 2 Hòn Gai, 3 Hòn Gai, 4 Hòn Gai, 5 Cẩm Phả, 6 Cẩm Phả, 7 Cẩm Phả, 8 Trời), 2 quận: Ba Chẽ, Cái Rồng, và 9 xã: Ba Chẽ 2, Ba Chẽ 3, Cô Tô, Hoành Bồ 1, Hoành Bồ 2, Hoành Bồ 3, Vân Đồn 1, Vân Đồn 2, Vân Đồn 3; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hòn Gai.
12- Tỉnh Quảng Yên  : diện tích 1.295 km2; dân số 443.500 người (2007); gồm quận tam Uông Bí (có 3 quận: 1, 2, 3), 5 quận: Cát Bà, Cát Hải, Đông Triều, Mạo Khê, Quảng Yên, và 10 xã: Cát Bà 2, Đông Triều 2, Đông Triều 3, Đông Triều 4, Đông Triều 5, Yên Hưng 1, Yên Hưng 2, Yên Hưng 3, Yên Hưng 4, Yên Hưng 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Uông Bí.
13- Tỉnh Lục Nam : diện tích 878 km2; dân số 360.300 người (2007); gồm quận nhị Lục Nam (có 2 quận: 1 Lục Nam, 2 Đồi Ngô), 3 quận: Bến Tầm, Phả Lại, Sao Đỏ, và 9 xã: Chí Linh 1, Chí Linh 2, Chí Linh 3, Lục Nam 2, Lục Nam 3, Lục Nam 4, Lục Nam 5, Lục Nam 6, Lục Nam 7; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Lục Nam.
14- Tỉnh Hải Dương : diện tích 503,2 km2; dân số 665.000 người (2007); gồm quận ngũ Hải Dương (có 5 quận: 1, 2, 3, 4, Lai Cách), 4 quận: Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Sách, Thừa, và 13 xã: Cẩm Giàng 2, Cẩm Giàng 3, Cẩm Giàng 4, Gia Lộc 2, Gia Lộc 3, Gia Lộc 4, Gia Lộc 5, Lương Tài 1, Lương Tài 2, Lương Tài 3, Nam Sách 2, Nam Sách 3, Nam Sách 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hải Dương.
15- Tỉnh Hải Đông : diện tích 435 km2; dân số 495.400 người (2007); gồm 5 quận: Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thái, Phú Thứ, Thanh Hà, và 13 xã: Kim Thành 1, Kim Thành 2, Kim Thành 3, Kim Thành 4, Kinh Môn 2, Kinh Môn 3, Kinh Môn 4, Kinh Môn 5, Thanh Hà 2, Thanh Hà 3, Thanh Hà 4, Thanh Hà 5, Thanh Hà 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Phú Thái.
16- Tỉnh Hải Phòng : diện tích 430 km2; dân số 966.300 người (2007); gồm quận thập tứ Hải Phòng (có 14 quận: 1 Hồng Bàng, 2 Hồng Bàng, 3 Hồng Bàng, 4 Ngô Quyền, 5 Ngô Quyền, 6 Ngô Quyền, 7 Ngô Quyền, 8 Lê Chân, 9 Lê Chân, 10 Lê Chân, 11 Lê Chân, 12 Hải An, 13 Hải An, 14 Dương Kính), 2 quận: Minh Đức, Núi Đèo, và 9 xã: Bạch Long Vĩ, Thủy Nguyên 1, Thủy Nguyên 2, Thủy Nguyên 3, Thủy Nguyên 4, Thủy Nguyên 5, Thủy Nguyên 6, Thủy Nguyên 7, Thủy Nguyên 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hồng Bàng.
17- Tỉnh Kiến An : diện tích 406 km2; dân số 511.800 người (2007); gồm quận nhị Kiến An (có 2 quận: 1 Kiến An, 2 Kiến An), 4 quận: An Dương, An Lão, Đồ Sơn, Núi Đối, và 11 xã: An Dương 2, An Dương 3, An Dương 4, An Lão 2, An Lão 3, An Lão 4, An Lão 5, Kiến Thụy 1, Kiến Thụy 2, Kiến Thụy 3, Kiến Thụy 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Kiến An.
18- Tỉnh Văn Úc : diện tích 518 km2; dân số 547.700 người (2007); gồm 3 quận: Tiên Lãng, Tứ Kỳ, Vĩnh Bảo, và 16 xã: Tiên Lãng 2, Tiên Lãng 3, Tiên Lãng 4, Tiên Lãng 5, Tiên Lãng 6, Tứ Kỳ 2, Tứ Kỳ 3, Tứ Kỳ 4, Tứ Kỳ 5, Tứ Kỳ 6, Vĩnh Bảo 2, Vĩnh Bảo 3, Vĩnh Bảo 4, Vĩnh Bảo 5, Vĩnh Bảo 6, Vĩnh Bảo 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Vĩnh Bảo.
19- Tỉnh Hải Hưng : diện tích 321 km2; dân số 345.100 người (2007); gồm 4 quận: Hồng Quang (Thanh Miện), Kẻ Sặt, Thanh Miện, Trần Cao, và 10 xã: Bình Giang 1, Bình Giang 2, Bình Giang 3, Phù Cừ 1, Phù Cừ 2, Phù Cừ 3, Thanh Miện 2, Thanh Miện 3, Thanh Miện 4, Thanh Miện 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Hồng Quang.
20- Tỉnh Thái Bắc : diện tích 544 km2; dân số 707.400 người (2007); gồm 3 quận: Hưng Hà, Ninh Giang, Quỳnh Côi, và 20 xã: Hưng Hà 2, Hưng Hà 3, Hưng Hà 4, Hưng Hà 5, Hưng Hà 6, Hưng Hà 7, Hưng Hà 8, Ninh Giang 2, Ninh Giang 3, Ninh Giang 4, Ninh Giang 5, Ninh Giang 6, Quỳnh Phụ 1, Quỳnh Phụ 2, Quỳnh Phụ 3, Quỳnh Phụ 4, Quỳnh Phụ 5, Quỳnh Phụ 6, Quỳnh Phụ 7, Quỳnh Phụ 8; tỉnh lỵ đặt tại quận Quỳnh Côi.
21- Tỉnh Thái Bình : diện tích 654 km2; dân số 910.300 người (2007); gồm quận tứ Thái Bình (có 4 quận: 1, 2, 3, 4 Vũ Thư), 2 quận: Đông Hưng, Thanh Nê, và 23 xã: Đông Hưng 2, Đông Hưng 3, Đông Hưng 4, Đông Hưng 5, Đông Hưng 6, Đông Hưng 7, Đông Hưng 8, Đông Hưng 9, Kiến Xương 1, Kiến Xương 2, Kiến Xương 3, Kiến Xương 4, Kiến Xương 5, Kiến Xương 6, Kiến Xương 7, Kiến Xương 8, Vũ Thư 1, Vũ Thư 2, Vũ Thư 3, Vũ Thư 5, Vũ Thư 6, Vũ Thư 7, Vũ Thư 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Thái Bình.
22- Tỉnh Bắc Hồng : diện tích 480 km2; dân số 500.900 người (2007); gồm 3 quận: Diêm Điền, Mỹ Lộc, Tiền Hải, và 15 xã: Thái Thụy 1, Thái Thụy 2, Thái Thụy 3, Thái Thụy 4, Thái Thụy 5, Thái Thụy 6, Thái Thụy 7, Thái Thụy 8, Thái Thụy 9, Tiền Hải 2, Tiền Hải 3, Tiền Hải 4, Tiền Hải 5, Tiền Hải 6, Tiền Hải 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Mỹ Lộc.
23- Tỉnh Nam Hồng : diện tích 351 km2; dân số 400.100 người (2007); gồm 3 quận: Bùi Chu (Xuân Ngọc – Xuân Trường), Ngô Đồng, Quất Lâm, và 12 xã: Giao Thủy 1, Giao Thủy 2, Giao Thủy 3, Giao Thủy 4, Giao Thủy 5, Giao Thủy 6, Xuân Trường 2, Xuân Trường 3, Xuân Trường 4, Xuân Trường 5, Xuân Trường 6, Xuân Trường 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Ngô Đồng.
24- Tỉnh Bùi Chu : diện tích 517 km2; dân số 628.900 người (2007); gồm 5 quận: Cổ Lễ, Cồn, Liễu Đề, Thịnh Long, Yên Định, và 19 xã: Hải Hậu 1, Hải Hậu 2, Hải Hậu 3, Hải Hậu 4, Hải Hậu 5, Hải Hậu 6, Hải Hậu 7, Hải Hậu 8, Nghĩa Hưng 1, Nghĩa Hưng 2, Nghĩa Hưng 3, Nghĩa Hưng 4, Trực Ninh 1, Trực Ninh 2, Trực Ninh 3, Trực Ninh 4, Trực Ninh 5, Trực Ninh 6, Trực Ninh 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Cồn.
25- Tỉnh Nam Định : diện tích 422 km2; dân số 821.200 người (2007); gồm quận lục Nam Định (có 6 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6), 4 quận: Gồi, Mỹ Lộc, Nam Giang, Vụ Bản, và 13 xã: Mỹ Lộc 2, Mỹ Lộc 3, Nam Trực 1, Nam Trực 2, Nam Trực 3, Nam Trực 4, Nam Trực 5, Nam Trực 6, Nam Trực 7, Vụ Bản 1, Vụ Bản 2, Vụ Bản 3, Vụ Bản 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Nam Định.
26- Tỉnh Hà Nam : diện tích 323 km2; dân số 365.200 người (2007); gồm 3 quận: Bình Mỹ, Nhân Nghĩa, Vĩnh Trụ, và 12 xã: Bình Lục 1, Bình Lục 2, Bình Lục 3, Bình Lục 4, Bình Lục 5, Lý Nhân 1, Lý Nhân 2, Lý Nhân 3, Lý Nhân 4, Lý Nhân 5, Lý Nhân 6, Lý Nhân 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Nhân Nghĩa.
27- Tỉnh Phủ Lý : diện tích 529 km2; dân số 568.700 người (2007); gồm quận tam Phủ Lý (có 3 quận: 1, 2, 3), 5 quận: Đồng Văn, Hòa Mạc, Kiên Khê, Quế, Thanh Liêm, và 12 xã: Duy Tiên 1, Duy Tiên 2, Duy Tiên 3, Kim Bảng 1, Kim Bảng 2, Kim Bảng 3, Kim Bảng 3, Kim Bảng 5, Thanh Liêm 1, Thanh Liêm 2, Thanh Liêm 3, Thanh Liêm 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Phủ Lý.
5
3- Bang Nam Bắc Việt
Bang Nam Bắc Việt (hay Thanh Nghệ Tĩnh, Văn Lang) chia thành các tỉnh
1- Tỉnh Ninh Bình : diện tích 668 km2; dân số 776.700 người (2007); gồm quận tam Ninh Bình (có 3 quận: 1, 2, 3), 3 quận: Lâm, Me, Thiên Tồn, và 19 xã: Gia Viễn 1, Gia Viễn 2, Gia Viễn 3, Gia Viễn 4, Hoa Lư 1, Hoa Lư 2, Hoa Lư 3, Ý Yên 1, Ý Yên 2, Ý Yên 3, Ý Yên 4, Ý Yên 5, Ý Yên 6, Ý Yên 7, Ý Yên 8, Ý Yên 9, Ý Yên 10, Yên Khánh 1, Yên Khánh 2; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Ninh Bình.
2- Tỉnh Tam Điệp : diện tích 1.618 km2; dân số 709.400 người (2007); gồm quận tứ Bỉm Sơn – Tam Điệp (gồm 4 quận: 1 Bỉm Sơn, 2 Bỉm Sơn, 3 Tam Điệp, 4 Tam Điệp), 4 quận: Hà Trung, Kim Tân, Nga Sơn, Nho Quan, và 19 xã: Hà Trung 2, Hà Trung 3, Hà Trung 4, Hà Trung 5, Hoa Lư 4 (1/2 Ninh Hài, 1/2 Ninh Vân), Nga Sơn 2, Nga Sơn 3, Nho Quan 2, Nho Quan 3, Nho Quan 4, Nho Quan 5, Nho Quan 6, Thạch Thành 1, Thạch Thành 2, Thạch Thành 3, Thạch Thành 4, Thạch Thành 5, Yên Mô 4, Yên Mô 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Bỉm Sơn.
3- Tỉnh Phát Diệm : diện tích 606 km2; dân số 532.500 người (2007); gồm 5 quận: Bình Minh, Phát Diệm, Rạng Đông, Yên Ninh, Yên Thịnh, và 16 xã: Kim Sơn 1, Kim Sơn 2, Kim Sơn 3, Kim Sơn 4, Kim Sơn 5, Nga Sơn 4, Nga Sơn 5, Nga Sơn 6, Nghĩa Hưng 5, Nghĩa Hưng 6, Nghĩa Hưng 7, Yên Khánh 3, Yên Khánh 4, Yên Khánh 5, Yên Mô 2, Yên Mô 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Phát Diệm.
4- Tỉnh Thanh Bắc  : diện tích 3.513 km2; dân số 217.700 người (2007); gồm 4 quận: Gành Nàng, Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, và 18 xã: Bá Thước 1, Bá Thước 2, Bá Thước 3, Bá Thước 4, Bá Thước 5, Bá Thước 6, Bá Thước 7, Mường Lát 2, Mường Lát 3, Mường Lát 4, Quan Hóa 2, Quan Hóa 3, Quan Hóa 4, Quan Hóa 5, Quan Sơn 2, Quan Sơn 3, Quan Sơn 4, Quan Sơn 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Quan Hóa.
5- Tỉnh Thanh Tây : diện tích 2.607 km2; dân số 401.700 người (2007); gồm 4 quận: Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, và 20 xã: Cẩm Thủy 2, Cẩm Thủy 3, Cẩm Thủy 4, Cẩm Thủy 5, Cẩm Thủy 6, Lang Chánh 2, Lang Chánh 3, Lang Chánh 4, Ngọc Lặc 2, Ngọc Lặc 3, Ngọc Lặc 4, Ngọc Lặc 5, Ngọc Lặc 6, Ngọc Lặc 7, Ngọc Lặc 8, Thường Xuân 2, Thường Xuân 3, Thường Xuân 4, Thường Xuân 5, Thường Xuân 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Ngọc Lặc.
6- Tỉnh Thanh Trung : diện tích 671 km2; dân số 570.200 người (2007); gồm 6 quận: Lam Sơn, Quán Lão, Sao Vàng, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Trường (Yên Định), và 19 xã: Thọ Xuân 2, Thọ Xuân 3, Thọ Xuân 4, Thọ Xuân 5, Thọ Xuân 6, Thọ Xuân 7, Thọ Xuân 8, Thọ Xuân 9, Vĩnh Lộc 2, Vĩnh Lộc 3, Vĩnh Lộc 4, Vĩnh Lộc 5, Yên Định 1, Yên Định 2, Yên Định 3, Yên Định 4, Yên Định 5, Yên Định 6, Yên Định 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Yên Trường.
7- Tỉnh Thanh Hóa : diện tích 543 km2; dân số 819.000 người (2007); gồm quận ngũ Thanh Hóa (có 4 quận 1, 2, 3, 4, 5 Rừng Thông), 2 quận: Quảng Xương, Vạn Hà, và 22 xã: Đông Sơn 1, Đông Sơn 2, Đông Sơn 3, Đông Sơn 4, Hoằng Hóa 8, Hoằng Hóa 9, Hoằng Hóa 10, Hoằng Hóa 11, Hoằng Hóa 12, Quảng Xương 2, Quảng Xương 3, Quảng Xương 4, Quảng Xương 5, Quảng Xương 6, Thiệu Hóa 1, Thiệu Hóa 2, Thiệu Hóa 3, Thiệu Hóa 4, Thiệu Hóa 5, Thiệu Hóa 6, Thiệu Hóa 7, Thiệu Hóa 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Thanh Hóa.
8- Tỉnh Thanh Đông : diện tích 432 km2; dân số 578.000 người (2007); gồm quận nhị Sầm Sơn (có 2 quận 1, 2), 2 quận: Bút Sơn, Hậu Lộc, và 19 xã: Hậu Lộc 2, Hậu Lộc 3, Hậu Lộc 4, Hậu Lộc 5, Hậu Lộc 6, Hậu Lộc 7, Hậu Lộc 8, Hoằng Hóa 2, Hoằng Hóa 3, Hoằng Hóa 4, Hoằng Hóa 5, Hoằng Hóa 6, Hoằng Hóa 7, Quảng Xương 7, Quảng Xương 8, Quảng Xương 9, Quảng Xương 10, Quảng Xương 11, Quảng Xương 12; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Sầm Sơn.
9- Tỉnh Thanh Triệu : diện tích 1.307 km2; dân số 344.200 người (2007); gồm 3 quận: Như Thanh, Triệu Sơn, Yên Cát, và 15 xã: Như Thanh 2, Như Thanh 3, Như Thanh 4, Như Xuân 1, Như Xuân 2, Như Xuân 3, Như Xuân 4, Triệu Sơn 2, Triệu Sơn 3, Triệu Sơn 4, Triệu Sơn 5, Triệu Sơn 6, Triệu Sơn 7, Triệu Sơn 8, Triệu Sơn 9; tỉnh lỵ đặt tại quận Yên Cát.
10- Tỉnh Thanh Nam  : diện tích 1.033 km2; dân số 501.900 người (2007); gồm 2 quận: Nông Cống, Tĩnh Gia, và 18 xã: Như Thanh 5 (Phúc Đường, Xuân Thái, Yên Lạc), Như Thanh 6 (Thanh Kỳ, Thanh Tân), Nông Cống 2, Nông Cống 3, Nông Cống 4, Nông Cống 5, Nông Cống 6, Nông Cống 7, Nông Cống 8, Tĩnh Gia 2, Tĩnh Gia 3, Tĩnh Gia 4, Tĩnh Gia 5, Tĩnh Gia 6, Tĩnh Gia 7, Tĩnh Gia 8, Tĩnh Gia 9, Tĩnh Gia 10; tỉnh lỵ đặt tại quận Tĩnh Gia.
11- Tỉnh Nghệ Bắc : diện tích 3.912 km2; dân số 245.200 người (2007); gồm 3 quận: Kim Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, và 19 xã: Quế Phong 1, Quế Phong 2, Quế Phong 3, Quế Phong 4, Quế Phong 5, Quế Phong 6, Quế Phong 7, Quỳ Châu 2, Quỳ Châu 3, Quỳ Châu 4, Quỳ Châu 5, Quỳ Châu 6, Quỳ Hợp 2, Quỳ Hợp 3, Quỳ Hợp 4, Quỳ Hợp 5, Quỳ Hợp 6, Quỳ Hợp 7, Quỳ Hợp 8; tỉnh lỵ đặt tại quận Quỳ Châu.
12- Tỉnh Nghệ Tây : diện tích 6.629 km2; dân số 207.000 người (2007); gồm 3 quận: Con Cuông, Hòa Bình, Mường Xén, và 20 xã: Con Cuông 2, Con Cuông 3, Con Cuông 4, Con Cuông 5, Con Cuông 6, Con Cuông 7, Kỳ Sơn 1, Kỳ Sơn 2, Kỳ Sơn 3, Kỳ Sơn 4, Kỳ Sơn 5, Kỳ Sơn 6, Tương Dương 1, Tương Dương 2, Tương Dương 3, Tương Dương 4, Tương Dương 5, Tương Dương 6, Tương Dương 7,  Tương Dương 8; tỉnh lỵ đặt tại quận Hòa Bình.
13- Tỉnh Nghệ Đông : diện tích 1.338 km2; dân số 576.500 người (2007); gồm quận nhị Thái Hòa (có 2 quận: 1, 2), 2 quận: Cầu Giát, Nghĩa Đàn, và 18 xã: Nghĩa Đàn 2, Nghĩa Đàn 3, Nghĩa Đàn 4, Nghĩa Đàn 5, Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu 2, Quỳnh Lưu 3, Quỳnh Lưu 4, Quỳnh Lưu 5, Quỳnh Lưu 6, Quỳnh Lưu 7, Quỳnh Lưu 8, Quỳnh Lưu 9, Quỳnh Lưu 10, Quỳnh Lưu 11, Quỳnh Lưu 12, Quỳnh Lưu 13, Quỳnh Lưu 14; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Thái Hòa.
14- Tỉnh Nghệ An : diện tích 1.603 km2; dân số 732.000 người (2007); gồm 3 quận: Diễn Châu, Tân Kỳ, Yên Thành, và 27 xã: Diễn Châu 2, Diễn Châu 3, Diễn Châu 4, Diễn Châu 5, Diễn Châu 6, Diễn Châu 7, Diễn Châu 8, Diễn Châu 9, Diễn Châu 10, Diễn Châu 11, Diễn Châu 12, Tân Kỳ 2, Tân Kỳ 3, Tân Kỳ 4, Tân Kỳ 5, Tân Kỳ 6, Tân Kỳ 7, Yên Thành 2, Yên Thành 3, Yên Thành 4, Yên Thành 5, Yên Thành 6, Yên Thành 7, Yên Thành 8, Yên Thành 9, Yên Thành 10, Yên Thành 11; tỉnh lỵ đặt tại quận Yên Thành.
15- Tỉnh Nghệ Nam : diện tích 2.087 km2; dân số 593.300 người (2007); gồm 3 quận: Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, và 22 xã: Anh Sơn 2, Anh Sơn 3, Anh Sơn 4, Anh Sơn 5, Anh Sơn 6, Đô Lương 2, Đô Lương 3, Đô Lương 4, Đô Lương 5, Đô Lương 6, Đô Lương 7, Đô Lương 8, Đô Lương 9, Thanh Chương 2, Thanh Chương 3, Thanh Chương 4, Thanh Chương 5, Thanh Chương 6, Thanh Chương 7, Thanh Chương 8, Thanh Chương 9, Thanh Chương 10; tỉnh lỵ đặt tại quận Thanh Chương.
16- Tỉnh Nghệ Vinh : diện tích 1.027 km2; dân số 898.200 người (2007); gồm quận bát Vinh (có 8 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, Cửa Lò, Hưng Nguyên), 4 quận: Nam Đàn, Nghi Xuân, Quán Hành, Xuân An, và 19 xã: Hưng Nguyên 2, Hưng Nguyên 3, Hưng Nguyên 3, Hưng Nguyên 5, Nam Đàn 2, Nam Đàn 3, Nam Đàn 4, Nam Đàn 5, Nam Đàn 6, Nam Đàn 7, Nghi Lộc 1, Nghi Lộc 2, Nghi Lộc 3, Nghi Lộc 4, Nghi Lộc 5, Nghi Lộc 6, Nghi Lộc 7, Nghi Xuân 2 (Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ), Nghi Xuân 3 (Xuân Hải, Xuân Giang, Tiên Điền, Xuân Yên); tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Vinh.
17- Tỉnh Tĩnh Tây : diện tích 3.058 km2; dân số 288.300 người (2007); gồm 4 quận: Hương Khê, Phố Châu, Tây Sơn, Vũ Quang, và 17 xã: Hương Khê 2, Hương Khê 3, Hương Khê 4, Hương Khê 5, Hương Khê 6, Hương Khê 7, Hương Khê 8, Hương Sơn 1, Hương Sơn 2, Hương Sơn 3, Hương Sơn 4, Hương Sơn 5, Hương Sơn 6, Hương Sơn 7, Vũ Quang 2, Vũ Quang 3, Vũ Quang 4 (Hương Quang); tỉnh lỵ đặt tại quận Vũ Quang.
18- Tỉnh Hồng Lĩnh : diện tích 677 km2; dân số 365.700 người (2007); gồm 3 quận: Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Nghễn, và 12 xã: Can Lộc 1, Can Lộc 2, Can Lộc 3, Can Lộc 4, Can Lộc 5, Đức Thọ 2, Đức Thọ 3, Đức Thọ 4, Đức Thọ 5, Đức Thọ 6, Nghi Xuân 4 (Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Viên, Xuaân Lĩnh), Nghi Xuân 5 (Xuân Mỹ, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián); tỉnh lỵ đặt tại quận Hồng Lĩnh.
19- Tỉnh Hà Tĩnh : diện tích 845 km2; dân số 418.000 người (2007); gồm quận tứ Hà Tĩnh (có 4 quận 1, 2, 3, 4 Thạch Hà), 2 quận: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, và 11 xã: Cẩm Xuyên 2, Cẩm Xuyên 3, Cẩm Xuyên 4, Lộc Hà 2, Lộc Hà 3, Lộc Hà 4, Thạch Hà 1, Thạch Hà 2, Thạch Hà 3, Thạch Hà 5, Thạch Hà 6; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hà Tĩnh.
20- Tỉnh Kỳ Anh : diện tích 1.367 km2; dân số 264.100 người (2007); gồm 2 quận: Kỳ Anh, Thiên Cầm, và 9 xã: Cẩm Xuyên 5, Kỳ Anh 5, Kỳ Anh 6, Kỳ Anh 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Kỳ Anh.
4- Bang Trung Việt
Bang Trung Việt (hay Việt Thường, Trường Sơn, Ngũ Quảng) chia thành các tỉnh
Thành ngũ Huế Đà Nẵng : diện tích 6.049 km2; dân số 2.951.700 người (2007); gồm có 5 tỉnh (Huế, Thuận Hóa, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ); tổng cộng 46 quận và 59 xã.
1- Tỉnh Địa Lý : diện tích 3.172 km2; dân số 335.300 người (2007); gồm 4 quận: Ba Đồn, Đồng Lê, Phong Hóa, Quý Đạt, và 16 xã: Minh Hóa 1, Minh Hóa 2, Minh Hóa 3, Minh Hóa 4, Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2, Quảng Trạch 3, Quảng Trạch 4, Quảng Trạch 5, Quảng Trạch 6, Quảng Trạch 7, Tuyên Hóa 1, Tuyên Hóa 2, Tuyên Hóa 3, Tuyên Hóa 4, Tuyên Hóa 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Phong Hóa.
2- Tỉnh Quảng Bình : diện tích 3.470 km2; dân số 377.400 người (2007); gồm quận tam Đồng Hới (có 3 quận 1, 2, 3), 2 quận: Hoàn Lão, Quán Hàu, và 14 xã: Bố Trạch 1, Bố Trạch 2, Bố Trạch 3, Bố Trạch 4, Bố Trạch 5, Bố Trạch 6, Bố Trạch 7, Bố Trạch 8, Bố Trạch 9, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Quảng Ninh 3, Quảng Ninh 4, Quảng Ninh 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Đồng Hới.
3- Tỉnh Mai Linh : diện tích 2.440 km2; dân số 306.900 người (2007); gồm 4 quận: Bến Quan, Hồ Xá, Gio Linh, Kiến Giang, và 15 xã: Cồn Cỏ, Gio Linh 2, Gio Linh 3, Gio Linh 4, Lệ Thủy 1, Lệ Thủy 2, Lệ Thủy 3, Lệ Thủy 4, Lệ Thủy 5, Lệ Thủy 6, Lệ Thủy 7, Vĩnh Linh 1, Vĩnh Linh 2, Vĩnh Linh 3, Vĩnh Linh 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Hồ Xá.
4- Tỉnh Quảng Trị : diện tích 1.279 km2; dân số 368.500 người (2007); gồm quận tứ Quảng Trị (có 4 quận: 1 Quảng Trị, 2 Ái Tử, 3 Đông Hà, 4 Đông Hà), 2 quận: Cam Lộ, Hải Lăng, và 12 xã: Cam Lộ 2, Cam Lộ 3, Cửa Việt (Gio Hải, Gio Mai, Gio Quang, Gio Thành, Gio Việt), Hải Lăng 2, Hải Lăng 3, Hải Lăng 4, Hải Lăng 5, Triệu Phong 1, Triệu Phong 2, Triệu Phong 3, Triệu Phong 4, Triệu Phong 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Quảng Trị.
5- Tỉnh Bố Chánh : diện tích 2.376 km2; dân số 100.500 người (2007); gồm 3 quận: Khe Sanh, Krong Klang, Lao Bảo, và 9 xã: Đa Krong 1, Đa Krong 2, Đa Krong 3, Đa Krong 4, Hướng Hóa 1, Hướng Hóa 2, Hướng Hóa 3, Hướng Hóa 4, Hướng Hóa 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Khe Sanh.
6- Tỉnh Thừa Thiên : diện tích 2.346 km2; dân số 246.100 người (2007); gồm 3 quận: A Lưới, Phong Điền, Sịa, và 13 xã: A Lưới 2, A Lưới 3, A Lưới 4, A Lưới 5, Phong Điền 2, Phong Điền 3, Phong Điền 4, Phong Điền 5, Phong Điền 6, Quảng Điền 1, Quảng Điền 2, Quảng Điền 3, Quảng Điền 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Phong Điền.
7- Tỉnh Huế : diện tích 1.129 km2; dân số 715.500 người (2007); gồm quận bát Huế (có 8 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Phú Vang), 3 quận: Phú Bài, Thuận An, Tứ Hạ, và 13 xã: Hương Thủy 1, Hương Thủy 2, Hương Thủy 3, Hương Thủy 4, Hương Trà 1, Hương Trà 2, Hương Trà 3, Hương Trà 4, Phú Vang 2, Phú Vang 3, Phú Vang 4, Phú Vang 5, Phú Vang 6; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Huế.
8- Tỉnh Thuận Hóa : diện tích 1.579 km2; dân số 209.700 người (2007); gồm 3 quận: Khe Tre, Lăng Cô, Phú Lộc, và 10 xã: Dương Hòa, Nam Đông 1, Nam Đông 2, Nam Đông 3, Nam Đông 4, Phú Lộc 2, Phú Lộc 3, Phú Lộc 4, Phú Lộc 5, Phú Lộc 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Phú Lộc.
9- Tỉnh Đà Nẵng : diện tích 1.256 km2; dân số 815.000 người (2007); gồm quận thập nhất Đà Nẵng với 17 quận: 1 Hải Châu, 2 Hải Châu, 3 Hải Châu, 4 Hải Châu, 5 Thanh Khê, 6 Thanh Khê, 7 Thanh Khê, 8 Thanh Khê, 9 Liên Chiểu, 10 Liên Chiểu, 11 Cẩm Lệ, 12 Cẩm Lệ, 13 Sơn Trà, 14 Sơn Trà, 15 Sơn Trà, Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, và 8 xã: Hòa Vang 2, Hòa Vang 3, Hòa Vang 4, Hòa Vang 5, Hòa Vang 6, Hòa Vang 7, Hòa Vang 8, Hoàng Sa; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hải Châu.
10- Tỉnh Quảng Nam : diện tích 4.134 km2; dân số 219.300 người (2007); gồm 5 quận: Ái Nghĩa, Prao, Tây Giang, Thạnh Mỹ, Zuôih,  và 16 xã: Đại Lộc 1, Đại Lộc 2, Đại Lộc 3, Đại Lộc 4, Đại Lộc 5, Đại Lộc 6, Đại Lộc 7, Đông Giang 1, Đông Giang 2, Đông Giang 3, Nam Giang 1, Nam Giang 2, Nam Giang 3, Tây Giang 2, Tây Giang 3, Tây Giang 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Zuôih.
11- Tỉnh Quảng Tín : diện tích 4.188 km2; dân số 218.400 người (2007); gồm 6 quận: Khâm Đức, Nam Trà My, Phước Gia (Hiệp Đức), Tân An, Tiên Kỳ, Trà My, và 16 xã: Hiệp Đức 1, Hiệp Đức 2, Nông Sơn 1, Nông Sơn 2, Nông Sơn 3, Nông Sơn 4, Phước Sơn 1, Phước Sơn 2, Phước Sơn 3, Tiên Phước 1, Tiên Phước 2, Tiên Phước 3, Trà My 2, Trà My 3, Trà My 4, Trà My 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Phước Gia.
12- Tỉnh Hội An : diện tích 838 km2; dân số 523.700 người (2007); gồm quận tam Hội An (có 3 quận 1, 2, 3), 3 quận: Đông Phú, Nam Phước, Vĩnh Điện, và 14 xã: Duy Xuyên 1, Duy Xuyên 2, Duy Xuyên 3, Duy Xuyên 4, Điện Bàn 1, Điện Bàn 2, Điện Bàn 3, Điện Bàn 4, Điện Bàn 5, Điện Bàn 6, Điện Bàn 7, Quế Sơn 1, Quế Sơn 2,  Quế Sơn 3; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hội An.
13- Tỉnh Tam Kỳ : diện tích 1.247 km2; dân số 687.800 người (2007); gồm quận lục Tam Kỳ (có 6 quận 1, 2, 3, 4, 5, 6), 3 quận: Chu Lai (Núi Thành), Hà Lam, Phú Ninh, và 14 xã: Núi Thành 1, Núi Thành 2, Núi Thành 3, Núi Thành 4, Núi Thành 5, Phú Ninh 2, Phú Ninh 3, Phú Ninh 4, Thăng Bình 1, Thăng Bình 2, Thăng Bình 3, Thăng Bình 4, Thăng Bình 5, Thăng Bình 6; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Tam Kỳ.
14- Tỉnh Trà Bồng : diện tích 1.230 km2; dân số 249.100 người (2007); gồm 3 quận: Châu Ổ, Tây Trà, Trà Xuân, và 12 xã: Bình Sơn 1, Bình Sơn 2, Bình Sơn 3, Bình Sơn 4, Bình Sơn 5, Bình Sơn 6, Lý Sơn, Tây Trà 2, Tây Trà 3, Trà Bồng 1, Trà Bồng 2, Trà Bồng 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Trà Xuân.
15- Tỉnh Trà Khúc : diện tích 1.581 km2; dân số 194.400 người (2007); gồm 5 quận: Chợ Chùa, Di Lăng, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, và 10 xã: Minh Long 2, Minh Long 3, Nghĩa Hành 1, Nghĩa Hành 2, Nghĩa Hành 3, Sơn Hà 2, Sơn Hà 3, Sơn Hà 4, Sơn Tây 2, Sơn Tây 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Sơn Hà.
16- Tỉnh Quảng Ngãi : diện tích 608 km2; dân số 518.000 người (2007); gồm quận ngũ Quảng Ngãi (có 5 quận 1, 2, 3, La Hà, Sơn Tịnh), quận Sông Vệ, và 13 xã: Sơn Tịnh 2, Sơn Tịnh 3, Sơn Tịnh 4, Sơn Tịnh 5, Sơn Tịnh 6, Sơn Tịnh 7, Thiên Ấn (Tịnh Ấn, Tịnh Long), Tư Nghĩa 1, Tư Nghĩa 2, Tư Nghĩa 3, Tư Nghĩa 4, Tư Nghĩa 5, Tư Nghĩa 6; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Quảng Ngãi.
17- Tỉnh Sa Huỳnh : diện tích 1.719 km2; dân số 352.000 người (2007); gồm 3 quận: Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức, và 14 xã: Ba Tơ 2, Ba Tơ 3, Ba Tơ 4, Ba Tơ 5, Đức Phổ 2, Đức Phổ 3, Đức Phổ 4, Đức Phổ 5, Đức Phổ 6, Mộ Đức 2, Mộ Đức 3, Mộ Đức 4, Mộ Đức 5, Mộ Đức 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Đức Phổ.
6
5- Bang Nam Trung Việt (hay Nam Trường Sơn, Chiêm Thành, Champa)
Bang Nam Trung Việt (hay Nam Trường Sơn, Chiêm Thành, Champa) chia thành các tỉnh
1- Tỉnh Đăk Tô : diện tích 5.765 km2; dân số 185.100 người (2007); gồm 5 quận: Đăk Glei, Đăk Tô, Kon Plong, Plei Cần, Tu Mơ Rông, và 20 xã: Đăk Glei 2, Đăk Glei 3, Đăk Glei 4, Đăk Hà 4 (Đăk Pxi), Đăk Hà 5 (Đăk Hring, Đăk Uy), Đăk Kôi (Kon Rẫy), Đăk Tô 2, Đăk Tô 3, Đăk Tô 4, Kon Plong 2, Kon Plong 3, Kon Plong 4, Kon Plong 5, Ngọc Hồi 1, Ngọc Hồi 2, Ngọc Hồi 3, Ngọc Hồi 4, Tu Mơ Rông 2, Tu Mơ Rông 3, Tu Mơ Rông 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Tu Mơ Rông.
2- Tỉnh Kontum : diện tích 4.341 km2; dân số 230.700 người (2007); gồm quận tam Kom Tum (có 3 quận: 1, 2, 3), 3 quận: Đăk Hà (Đăk Mar), Đăk Rver, Sa Thầy, và 12 xã: Chư Pah 1 (Ia Ly, Ia Phí), Chư Pah (Đăk Tơ Vei, Ia Khươi), Chư Pah 3 (Hà Tây), Đăk Hà 2 (Đăk La, Hà Môn), Đăk Hà 3 (Ngọk Réo, Ngọk Wang), Kon Rẫy 1 (Đăk Ruồng, Đăk Tơ Lùng, Đăk Tơ Re ), Kon Rẫy 2 (Đăk Tơ Pne, Tân Lập), Mô Rai (Sa Thầy 2), Sa Thầy 3, Sa Thầy 4, Sa Thầy 5, Sa Thầy 6; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Kontum.
3- Tỉnh Pleiku : diện tích 4.092 km2; dân số 506.100 người (2007); gồm quận ngũ Pleiku (có 5 quận: 1, 2, 3, 4, Đăk Đoa), 3 quận: Chu Prong, Chư Ty, Ia Kha, và 17 xã: Bar Maih (Chư Sê), Chu Prong 2, Chu Prong 3, Chư Pah 4 (Hòa Phú, Ia Ka, Ia M’nong, Ia Nhin), Chư Pah 5 (Chư Đang Ya, Chư Jôr, Nghĩa Hưng, Phú Hòa), Đăk Đoa 2, Đăk Đoa 3, Đăk Đoa 4, Đăk Đoa 5, Đức Cơ 1, Đức Cơ 2, Ia Grai 1, Ia Grai 2, Ia Grai 3, Ia Grai 4, Ia Grai 5, Ia Tiêm (Chư Sê); tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Pleiku.
4- Tỉnh An Khê : diện tích 3.953 km2; dân số 336.200 người (2007); gồm quận nhị An Khê (gồm 2 quận: 1, 2), 3 quận: K’Bang, Phú Phong, Vĩnh Thạnh, và 17 xã: Đăk Pơ 1, Đăk Pơ 2, Đăk Pơ 3, Đăk Pơ 4, K’Bang 2, K’Bang 3, K’Bang 4, K’Bang 5, Tây Sơn 1, Tây Sơn 2, Tây Sơn 3, Tây Sơn 4, Tây Sơn 5, Tây Sơn 6, Vĩnh Thạnh 2, Vĩnh Thạnh 3, Vĩnh Thạnh 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 An Khê.
5- Tỉnh Tam Quan : diện tích 1.860 km2; dân số 360.400 người (2007); gồm 4 quận: An Lão, Bồng Sơn, Hoài Ân, Tam Quan, và 12 xã: An Lão 2, An Lão 3, An Lão 4, Hoài Ân 2, Hoài Ân 3, Hoài Ân 4, Hoài Nhơn 1, Hoài Nhơn 2, Hoài Nhơn 3,  Hoài Nhơn 4, Hoài Nhơn 5,  Hoài Nhơn 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Bồng Sơn.
6- Tỉnh Bình Định : diện tích 1.470 km2; dân số 591.400 người (2007); gồm 6 quận: Bình Dương, Cát Minh, Đập Đá, Đồ Bàn (Bình Định), Phù Cát, Phù Mỹ, và 17 xã: An Nhơn 1, An Nhơn 2, An Nhơn 3, An Nhơn 4, An Nhơn 5, An Nhơn 6, Phù Cát 2, Phù Cát 3, Phù Cát 4, Phù Cát 5, Phù Cát 6, Phù Cát 7, Phù Mỹ 2, Phù Mỹ 3, Phù Mỹ 4, Phù Mỹ 5, Phù Mỹ 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Cát Minh.
7- Tỉnh Quy Nhơn : diện tích 1.772 km2; dân số 604.800 người (2007); gồm quận bát Quy Nhơn (có 8 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, Diêu Trì, Tuy Phước), 2 quận: Sông Cầu, Vân Canh, và 10 xã: Sông Cầu 2, Sông Cầu 3, Sông Cầu 4, Tuy Phước 2, Tuy Phước 3, Tuy Phước 4, Tuy Phước 5, Tuy Phước 6, Vân Canh 2, Vân Canh 3; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Quy Nhơn.
8- Tỉnh Gia Lai : diện tích 5.561 km2; dân số 228.700 người (2007); gồm 4 quận: Buôn Đôn, Chư Sê, Cư M’lan, Ea Sup, Ia Lốp, và 18 xã: Buôn Đôn 2 (Ea Hua), Buôn Đôn 3 (Ea Wer), Buôn Đôn 4 (Krong Na), Chu Prong 4, Chu Prong 5, Chu Prong 6, Chu Prong 7, Chu Prong 8, Chư Sê 2, Chư Sê 3, Chư Sê 4, Chư Sê 5, Chư Sê 6, Chư Sê 7, Ea Sup 2, Ea Sup 3, Ea Sup 4, Ea Sup 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Ia Lốp.
9- Tỉnh Phú Bổn : diện tích 5.851 km2; dân số 303.500 người (2007); gồm 6 quận: Cheo Reo (A Yun Pa), Ia Pa, Kon Dơng, Kong Chro, Phú Thiện, Phú Túc, và 17 xã: Ia Pa 2, Ia Pa 3, Ia Pa 4, Kong Chro 2, Kong Chro 3, Krong Pa 1, Krong Pa 2, Krong Pa 3, Krong Pa 4, Krong Pa 5, Mang Yang 1, Mang Yang 2, Mang Yang 3, Phú Thiện 2, Phú Thiện 3, Phú Thiện 4, Phú Thiện 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Cheo Reo.
10- Tỉnh Darlac : diện tích 2.596 km2; dân số 396.600 người (2007); gồm 3 quận: Buôn Hồ, Ea Drang, Krong Năng, và 21 xã: Ea H’Leo 1, Ea H’Leo 2, Ea H’Leo 3, Ea H’Leo 4, Ea H’Leo 5, Ea H’Leo 6, Ea H’Leo 7, Krong Buk 1, Krong Buk 2, Krong Buk 3, Krong Buk 4, Krong Buk 5, Krong Buk 6, Krong Buk 7, Krong Buk 8, Krong Năng 2, Krong Năng 3, Krong Năng 4, Krong Năng 5, Krong Năng 6, Krong Năng 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Ea Drang.
11- Tỉnh Ban Mê Thuột : diện tích 3.291 km2; dân số 1.011.100 người (2007); gồm quận thập Ban Mê Thuột (có 10 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Ea Poc, Quảng Phú), 3 quận: Buôn Trap, Ea Tling, Phước An, và 33 xã: Cư Jút 1, Cư Jút 2, Cư Jút 3, Cư Jút 4, Cư Jút 5, Cư Kuin 1, Cư Kuin 2, Cư Kuin 3, Cư Kuin 4, Cư Kuin 5, Cư Kuin 6, Cư Kuin 7, Cư M’Gar 1, Cư M’Gar 2, Cư M’Gar 3, Cư M’Gar 4, Cư M’Gar 5, Cư M’Gar 6, Cư M’Gar 7, Krong Ana 1, Krong Ana 2, Krong Ana 3, Krong Ana 4, Krong Ana 5, Krong Pak 1, Krong Pak 2, Krong Pak 3, Krong Pak 4, Krong Pak 5, Krong Pak 6, Krong Pak 7, Krong Pak 8, Tân Hòa; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Ban Mê Thuột.
12- Tỉnh Đề Ga : diện tích 3.624 km2; dân số 298.700 người (2007); gồm 4 quận: Ea Kar, Ea Knop, Krong Kmar, M’Đrăk, và 14 xã: Ea Kar 2, Ea Kar 3, Ea Kar 4, Ea Kar 5, Ea Kar 6, Ea Kar 7, Krong Bong 1, Krong Bong 2, Krong Bong 3, Krong Bong 4, Krong Bong 5, M’Đrăk 2, M’Đrăk 3, M’Đrăk 4; tỉnh lỵ đặt tại quận M’Đrăk.
13- Tỉnh Trường Sơn : diện tích 2.749 km2; dân số 201.300 người (2007); gồm 3 quận: Đăk Mâm, Đăk Mil, Liên Sơn, và 14 xã: Đăk Mil 2, Đăk Mil 3, Đăk Mil 4, Đăk Mil 5, Đăk Mil 6, Đăk Mil 7, Krong No 1, Krong No 2, Krong No 3, Krong No 4, Lăk 1, Lăk 2, Lăk 3, Lăk 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Đăk Mâm.
14- Tỉnh Quảng Đức : diện tích 4.581 km2; dân số 232.000 người (2007); gồm 5 quận: Đăk Buk So, Đăk Nong, Đăk Song, Gia Nghĩa, Kiến Đức, và 12 xã: Đăk Glong 1, Đăk Glong 2, Đăk Glong 3, Đăk R’Lấp 1, Đăk R’Lấp 2, Đăk R’Lấp 3, Đăk R’Lấp 4, Đăk Song 2, Đăk Song 3, Lộc Bảo, Tuy Đức 1, Tuy Đức 2; tỉnh lỵ đặt tại quận Gia Nghĩa.
15- Tỉnh Lâm Viên : diện tích 2.871 km2; dân số 182.200 người (2007); gồm 5 quận: Đam Rong, Đinh Văn, Lạc Dương, Nam Ban, Phú Sơn, và 13 xã: Đam Rong 2, Đam Rong 3, Lạc Dương 2, Lạc Dương 3, Lạc Dương 4, Lâm Hà 1, Lâm Hà 2, Lâm Hà 3, Lâm Hà 4, Lâm Hà 5, Lâm Hà 6, Lâm Hà 7, Lâm Hà 8; tỉnh lỵ đặt tại quận Phú Sơn.
16- Tỉnh Phú Yên : diện tích 3.507 km2; dân số 284.900 người (2007); gồm 3 quận: Củng Sơn, Hai Riêng, La Hai, và 15 xã: Đồng Xuân 1, Đồng Xuân 2, Đồng Xuân 3, Đồng Xuân 4, Sông Hinh 1, Sông Hinh 2, Sông Hinh 3, Sơn Hòa 1, Sơn Hòa 2, Sơn Hòa 3, Tây Hòa 1, Tây Hòa 2, Tây Hòa 3, Tây Hòa 4, Tây Hòa 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Củng Sơn.
17- Tỉnh Tuy Hòa : diện tích 1.107 km2; dân số 524.400 người (2007); gồm quận ngũ Tuy Hòa  (có 5 quận: 1, 2, 3, 4, Phú Lâm), quận Chí Thạnh, và 12 xã: Đông Hòa 1, Đông Hòa 2, Đông Hòa 3, Đông Hòa 4, Phú Hòa 1, Phú Hòa 2, Phú Hòa 3, Phú Hòa 4, Tuy An 1, Tuy An 2, Tuy An 3, Tuy An 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Tuy Hòa.
18- Tỉnh Khánh Hòa : diện tích 2.332 km2; dân số 371.300 người (2007); gồm 2 quận: Ninh Hòa, Vạn Giã, và 16 xã: Khánh Vĩnh 4, Khánh Vĩnh 5, Khánh Vĩnh 6, Ninh Hòa 2, Ninh Hòa 3, Ninh Hòa 4, Ninh Hòa 5, Ninh Hòa 6, Ninh Hòa 7, Ninh Hòa 8, Ninh Hòa 9, Vạn Ninh 1, Vạn Ninh 2, Vạn Ninh 3, Vạn Ninh 4, Vạn Thạnh; tỉnh lỵ đặt tại quận Ninh Hòa.
19- Đặc khu Đà Lạt Nha Trang : diện tích 4.801 km2; dân số 1.009.100 người (2007); gồm 24 quận: 1 Cam Ranh, 2 Cam Ranh, 3 Cam Ranh, 4 Cam Ranh, 5 Diên Khánh, 6 D’ran, 7 Đà Lạt, 8 Đà Lạt, 9 Đà Lạt, 10 Đà Lạt, 11 Đà Lạt, 12 Đà Lạt, 13 Đà Lạt, 14 Đà Lạt, 15 Khánh Vĩnh, 16 Nha Trang, 17 Nha Trang, 18 Nha Trang, 19 Nha Trang, 20 Nha Trang, 21 Nha Trang, 22 Nha Trang, 23 Nha Trang, 24 Tô Hạp, và 18 xã: Bác Ái 1, Bác Ái 2, Bác Ái 3, Cam Lâm 1, Cam Lâm 2, Cam Lâm 3, Cam Lâm 4, Cam Lâm 5, Diên Khánh 2, Diên Khánh 3, Diên Khánh 4, Khánh Sơn 1, Khánh Sơn 2, Khánh Vĩnh 2, Khánh Vĩnh 3, Lâm Sơn, Phước Chiến, Trường Sa; tỉnh lỵ đặt tại quận 7 Đà Lạt.
20- Tỉnh Ninh Thuận : diện tích 1.803 km2; dân số 470.700 người (2007); gồm quận ngũ Phan Rang (gồm 5 quận: 1, 2, 3, Khánh Hải, Tháp Chàm), 2 quận: Phước Dân, Tân Sơn, và 11 xã: Bác Ái 4 (Phước Chinh, Phước Trung), Ninh Hải 1, Ninh Hải 2, Ninh Hải 3, Ninh Phước 1, Ninh Phước 2, Ninh Phước 3, Ninh Sơn 1, Ninh Sơn 2, Thuận Bắc 1, Thuận Bắc 2; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Phan Rang.
21- Tỉnh Bình Thuận : diện tích 2.164 km2; dân số 281.000 người (2007); gồm quận tam Phan Rí (có 3 quận: Chợ Lầu, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành), quận Liên Hương, và 9 xã: Bắc Bình 1, Bắc Bình 2, Ninh Phước 4, Ninh Phước 5, Ninh Phước 6, Ninh Phước 7, Tuy Phong 1, Tuy Phong 2, Tuy Phong 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Phan Rí Cửa.
22- Tỉnh Tuyên Đức : diện tích 2.981 km2; dân số 401.500 người (2007); gồm 3 quận: Di Linh, Liên Nghĩa, Thạnh Mỹ, và 25 xã: Di Linh 2, Di Linh 3, Di Linh 4, Di Linh 5, Di Linh 6, Di Linh 7, Di Linh 8, Di Linh 9, Di Linh 10, Di Linh 11, Đơn Dương 1, Đơn Dương 2, Đơn Dương 3, Đơn Dương 4, Đơn Dương 5, Đức Trọng 1, Đức Trọng 2, Đức Trọng 3, Đức Trọng 4, Đức Trọng 5, Đức Trọng 6, Đức Trọng 7, Đức Trọng 8, Đức Trọng 9, Đức Trọng 10; tỉnh lỵ đặt tại quận Liên Nghĩa.
23- Tỉnh Bảo Lộc : diện tích 2.052 km2; dân số 300.500 người (2007); gồm quận tứ Bảo Lộc (có 4 quận 1, 2, 3, Lộc Trang), 2 quận: Đamagui, Đamri, và 10 xã: Bảo Lâm 1, Bảo Lâm 2, Bảo Lâm 3, Bảo Lâm 4, Bảo Lâm 5, Bảo Lâm 6, Bảo Lâm 7, Bảo Lâm 8 (Lộc Nam, Lộc Thành, Tân Lạc), Đạ Huai 1, Đạ Huai 2; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Bảo Lộc.
24- Tỉnh Phan Thiết : diện tích 3.461 km2; dân số 553.000 người (2007); gồm quận ngũ Phan Thiết (có 5 quận: 1, 2, 3, 4, 5), 4 quận: Ma Lâm, Phú Long, Phú Quý, Thuận Nam, và 14 xã: Bắc Bình 3, Bắc Bình 4, Bắc Bình 5, Cù Lao Thu, Hàm Thuận 1, Hàm Thuận 2, Hàm Thuận 3, Hàm Thuận 4, Hàm Thuận 5, Hàm Thuận 6, Hàm Thuận 7, Hàm Thuận 8, Hàm Thuận 9, Hàm Thuận 10; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Phan Thiết.
6- Bang Đông Nam Việt (hay Gia Định, Đồng Nai, Thủy Chân Lạp, Chenla)
Bang Đông Nam Việt (hay Gia Định, Đồng Nai, Thủy Chân Lạp, Chenla) chia thành các tỉnh
Thành cửu Sài Gòn : gồm 9 tỉnh Biên Hòa, Bình Chánh, Chợ Lớn, Gia Định, Hóc Môn, Sài Gòn, Tân Bình, Thủ Dầu Một, Thủ Đức; tổng diện tích 2.480 km2; dân số 7.695.700 người (2007).
1- Tỉnh Phước Long : diện tích 2.231 km2; dân số 238.500 người (2007); gồm 3 quận: Bù Đốp, Phước Bình, Thác Mơ, và 12 xã: Bù Đốp 2, Bù Đốp 3, Bù Đốp 4, Phước Long 1, Phước Long 2, Phước Long 3, Phước Long 4, Phước Long 5, Phước Long 6, Phước Long 7, Phước Long 8, Phước Long 9; tỉnh lỵ đặt tại quận Phước Bình.
2- Tỉnh Đồng Nai Thượng : diện tích 2.454 km2; dân số 217.000 người (2007); gồm 3 quận: Đa Tẻ, Đồng Nai, Đức Phong, và 12 xã: Bù Đăng 1, Bù Đăng 2, Bù Đăng 3, Bù Đăng 4, Bù Đăng 5, Bù Đăng 6, Cát Tiên 1, Cát Tiên 2, Cát Tiên 3, Đa Tẻ 2, Đa Tẻ 3, Đa Tẻ 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Đức Phong.
3- Tỉnh Bình Phước : diện tích 1.613 km2; dân số 202.100 người (2007); gồm 3 quận Chơn Thành, Đồng Xoài, Tân Phú và 10 xã: An Thái, Chơn Thành 2, Chơn Thành 3, Chơn Thành 4, Đồng Phú 1, Đồng Phú 2, Đồng Phú 3, Đồng Xoài 2, Đồng Xoài 3, Đồng Xoài 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Đồng Xoài.
4- Tỉnh Bình Long : diện tích 3.131 km2; dân số 444.800 người (2007); gồm 4 quận An Lộc, Dầu Tiếng, Lộc Ninh, Tân Châu và 13 xã: Bình Long 1, Bình Long 2, Bình Long 3, Bình Long 4, Dầu Tiếng 2, Dầu Tiếng 3, Dầu Tiếng 4, Lộc Ninh 2, Lộc Ninh 3, Lộc Ninh 4, Tân Châu, Tân Châu 3, Tân Châu 4; tỉnh lỵ đặt tại quận An Lộc.
5- Tỉnh Tây Ninh : diện tích 2.384 km2; dân số 664.400 người (2007); gồm quận lục Tây Ninh (gồm 6 quận: 1 Tây Ninh, 2 Tây Ninh, 3 Tòa Thánh, 4 Hòa Thành, 5 Hòa Thành, 6 Hòa Thành), 4 quận Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, Tân Định và 13 xã: Châu Thành 2, Châu Thành 3, Châu Thành 4, Châu Thành 5, Châu Thành 6, Nam Hồ 1, Nam Hồ 2, Nam Hồ 3, Nam Hồ 4, Tân Biên 2, Tân Biên 3, Tân Biên 4, Tân Châu 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Tây Ninh.
6- Tỉnh Bình Dương : diện tích 1.638 km2; dân số 402.400 người (2007); gồm 4 quận Mỹ Phước, Phước Hòa, Phước Vĩnh, Uyên Hưng và 13 xã Bến Cát 1, Bến Cát 2, Bến Cát 3, Bến Cát 4, Bến Cát 5, Bến Cát 6, Bến Cát 7, Phú Giáo 1, Phú Giáo 2, Tân Uyên 1, Tân Uyên 2, Tân Uyên 3, Tân Uyên 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Phước Hòa.
7- Tỉnh Đồng Nai: diện tích 2.632 km2; dân số 470.500 người (2007); gồm 2 quận Định Quán, Tân Phú và 16 xã: Định Quán 2, Định Quán 3, Định Quán 4, Định Quán 5, Định Quán 6, Định Quán 7, Định Quán 8, Tân Phú 2, Tân Phú 3, Tân Phú 4, Tân Phú 5, Tân Phú 6, Tân Phú 7, Vĩnh Cửu 3, Vĩnh Cửu 4, Vĩnh Cửu 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Định Quán.
8- Tỉnh Bình Tuy : diện tích 3.240 km2; dân số 563.100 người (2007); gồm quận tam La Gi (gồm 3 quận 1, 2, 3), 3 quận Lạc Tánh, Phước Bửu, Võ Xu và 14 xã: Đức Linh 1, Đức Linh 2, Đức Linh 3, Đức Linh 4, Hàm Tân 1, Hàm Tân 2, Hàm Tân 3, Tánh Linh 1, Tánh Linh 2, Tánh Linh 3, Xuyên Mộc 1, Xuyên Mộc 2, Xuyên Mộc 3, Xuyên Mộc 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 La Gi.
9- Tỉnh Bà Rịa : diện tích 1.334 km2; dân số 801.000 người (2007); gồm quận thất Vũng Tàu (gồm 7 quận: 1 Bà Rịa, 2 Bà Rịa, 3 Vũng Tàu, 4 Vũng Tàu, 5 Vũng Tàu, 6 Vũng Tàu, 7 Vũng Tàu), 6 quận: Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Long Hải, Ngãi Giao, Phú Mỹ, và 16 xã: An Ngãi, An Nhứt, Châu Đức 1, Châu Đức 2, Châu Đức 3, Châu Đức 4, Châu Đức 5, Đất Đỏ 2, Long Tân, Phước Hưng, Phước Tĩnh, Tam Phước, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Tân Thành 3; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Bà Rịa.
10- Tỉnh Phước Tuy : diện tích 1.472 km2; dân số 343.000 người (2007); gồm 3 quận: Cần Thạnh, Long Thành, Nhơn Trạch và 10 xã Cần Giờ 1, Cần Giờ 2, Long Thành 4, Long Thành 5, Long Thành 6, Long Thành 7, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Nhơn Trạch 5; tỉnh lỵ đặt tại quận Nhơn Trạch.
11- Tỉnh Long Khánh : diện tích 1.636 km2; dân số 677.100 người (2007); gồm quận tam Long Khánh (gồm 3 quận 1, 2, 3), 3 quận: Gia Ray, Hưng Nghĩa, Long Giao,  và 20 xã: Cẩm Mỹ 1, Cẩm Mỹ 2, Cẩm Mỹ 3, Cẩm Mỹ 4, Cẩm Mỹ 5, Cẩm Mỹ 6, Thống Nhất 1, Thống Nhất 2, Thống Nhất 3, Thống Nhất 4, Thống Nhất 5, Thống Nhất 6, Xuân Lộc 1, Xuân Lộc 2, Xuân Lộc 3, Xuân Lộc 4,  Xuân Lộc 5, Xuân Lộc 6, Xuân Lộc 7,  Xuân Lộc 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Long Khánh.
12- Tỉnh Biên Hòa : diện tích 859 km2; dân số 859.900 người (2007); gồm quận thập Biên Hòa (với 10 quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10), 2 quận: Trảng Bom, Vĩnh An, và 12 xã: Long Thành 1, Long Thành 2, Long Thành 3, Trảng Bom 2, Trảng Bom 3, Trảng Bom 4, Trảng Bom 5, Trảng Bom 6, Trảng Bom 7, Trảng Bom 8, Vĩnh Cửu 1, Vĩnh Cửu 2; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Biên Hòa (Long Bình).
13- Tỉnh Thủ Dầu Một : diện tích 665 km2; dân số 668.200 người (2007); gồm quận thập Thủ Dầu Một (gồm 10 quận: 1 Phú Cường, 2 Phú Cường, 3 Phú Cường, 4 Phú Cường, 5 Thuận An, 6 Thuận An, 7 Thuận An, 8 Dĩ An, 9 Dĩ An, 10 Dĩ An), quận Củ Chi và 10 xã: Củ Chi 1, Củ Chi 2, Củ Chi 3, Củ Chi 4, Củ Chi 5, Củ Chi 6, Củ Chi 7, Củ Chi 8, Củ Chi 9, Củ Chi 10; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Phú Cường.
14- Tỉnh Hóc Môn : diện tích 162 km2; dân số 572.800 người (2007); gồm 16 quận: 1 Hóc Môn, 2 Hóc Môn, 3 Hóc Môn, 4 Hóc Môn, 5 Hóc Môn, 6 Hóc Môn, 7 Hóc Môn, 8 Hóc Môn, An Phú Đông, Bà Điểm, Đông Bình, Hiệp An, Lộc Thạnh Xuân, Tân Hiệp, Tân Thới, Xuân Thời; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hóc Môn.
15- Tỉnh Thủ Đức : diện tích 211 km2; dân số 713.600 người (2007); gồm 15 quận: 1 Thủ Đức, 2 Thủ Đức, 3 Thủ Đức, 4 Thủ Đức, 5 Thủ Đức, 6 Thủ Đức, 7 Thủ Đức, 8 Thủ Đức, 9 Thủ Đức, 10 Thủ Đức, 11 Thủ Đức, 12 Thủ Đức, 13 Thủ Đức, 14 Thủ Đức, 15 Thủ Đức; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Thủ Đức.
16- Tỉnh Gia Định : diện tích 41 km2; dân số 965.700 người (2007); gồm 20 quận: 1 Bình Thạnh, 2 Bình Thạnh, 3 Bình Thạnh, 4 Bình Thạnh, 5 Bình Thạnh, 6 Bình Thạnh, 7 Bình Thạnh, 8 Bình Thạnh, 9 Bình Thạnh, 10 Bình Thạnh, 1 Gò Vấp, 2 Gò Vấp, 3 Gò Vấp, 4 Gò Vấp, 5 Gò Vấp, 6 Gò Vấp, 7 Gò Vấp, 8 Gò Vấp, 9 Gò Vấp, 10 Gò Vấp; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Bình Thạnh.
17- Tỉnh Tân Bình : diện tích 44 km2; dân số 959.100 người (2007); gồm 20 quận: 1 Phú Nhuận, 2 Phú Nhuận, 3 Phú Nhuận, 4 Phú Nhuận, 1 Tân Bình, 2 Tân Bình, 3 Tân Bình, 4 Tân Bình, 5 Tân Bình, 6 Tân Bình, 7 Tân Bình, 8 Tân Bình, 1 Tân Phú, 2 Tân Phú, 3 Tân Phú, 4 Tân Phú, 5 Tân Phú, 6 Tân Phú, 7 Tân Phú, 8 Tân Phú; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Tân Bình.
18- Tỉnh Sài Gòn : diện tích 153 km2; dân số 858.100 người (2007); gồm 20 quận: 1 Sài Gòn, 14 Sài Gòn, 15 Sài Gòn, 16 Sài Gòn, 3 Sài Gòn, 31 Sài Gòn, 32 Sài Gòn, 33 Sài Gòn, 4 Sài Gòn, 41 Sài Gòn, 42 Sài Gòn, 43 Sài Gòn, 7 Sài Gòn, 71 Sài Gòn, 72 Sài Gòn, 73 Sài Gòn, Hiệp Phước, Nhà Bè, Phú Xuân, Phước Kiểng; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Sài Gòn.
19- Tỉnh Chợ Lớn : diện tích 90 km2; dân số 1.031.100 người (2007); gồm 22 quận: 5 Chợ Lớn, 51 Chợ Lớn, 52 Chợ Lớn, 53 Chợ Lớn, 8 Chợ Lớn, 81 Chợ Lớn, 82 Chợ Lớn, 83 Chợ Lớn, 84 Chợ Lớn, 85 Chợ Lớn, 86 Chợ Lớn (Bình Hưng – Phong Phú), 87 Chợ Lớn (Đa Phướcc – Hưng Long – Quy Đức), 10 Chợ Lớn, 101 Chợ Lớn, 102 Chợ Lớn, 103 Chợ Lớn, 104 Chợ Lớn, 11 Chợ Lớn, 111 Chợ Lớn, 112 Chợ Lớn, 113 Chợ Lớn, 114 Chợ Lớn; tỉnh lỵ đặt tại quận 5 Chợ Lớn.
20- Tỉnh Bình Chánh : diện tích 257 km2; dân số 1.067.200 người (2007); gồm 22 quận: An Lạc, 1 Bình Chánh, 2 Bình Chánh, 3 Bình Chánh, 4 Bình Chánh, 5 Bình Chánh, 6 Bình Chánh, 61 Bình Chánh, 62 Bình Chánh, 63 Bình Chánh, 64 Bình Chánh, 88 Bình Chánh, 89 Bình Chánh, Bình Hưng Hòa, 1 Bình Tân, 2 Bình Tân, 3 Bình Tân, 4 Bình Tân, 5 Bình Tân, 6 Bình Tân, Bình Trị Đông, Tân Tạo; tỉnh lỵ đặt tại quận An Lạc.
21- Tỉnh Hậu Nghĩa : diện tích 1.703 km2; dân số 658.200 người (2007); gồm 5 quận Bến Cầu, Đông Thành, Gò Dầu, Hậu Nghĩa, Trảng Bàng và 22 xã: Bến Cầu 2, Bến Cầu 3, Đức Hòa 1, Đức Hòa 2, Đức Hòa 3, Đức Hòa 4, Đức Hòa 5, Đức Hòa 6, Đức Hòa 7, Đức Huệ 1, Đức Huệ 2, Gò Dầu 2, Gò Dầu 3, Gò Dầu 4, Gò Dầu 5, Gò Dầu 6, Trảng Bàng 2, Trảng Bàng 3, Trảng Bàng 4, Trảng Bàng 5, Trảng Bàng 6, Trảng Bàng 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Hậu Nghĩa.
22- Tỉnh Long An : diện tích 704 km2; dân số 459.100 người (2007); gồm 3 quận: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, và 15 xã: Bến Lức 2, Bến Lức 3, Bến Lức 4, Bến Lức 5, Cần Đước 2, Cần Đước 3, Cần Đước 4, Cần Đước 5, Cần Đước 6, Cần Đước 7, Cần Giuộc 2, Cần Giuộc 3, Cần Giuộc 4, Cần Giuộc 5, Cần Giuộc 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Cần Giuộc.
23- Tỉnh Tân An : diện tích 1.023 km2; dân số 524.400 người (2007); gồm quận tam Tân An (có 3 quận 1, 2, 3), 4 quận: Mỹ Phước, Tầm Vu, Tân Trụ, Thủ Thừa, và 11 xã: Châu Thành 1, Châu Thành 2, Châu Thành 3, Châu Thành 4, Tân Hương- Châu Thành, Tân Phước, Tân Trụ 2, Tân Trụ 3, Thủ Thừa 2, Thủ Thừa 3, Thủ Thừa 4, Trung Hòa-Chợ Gạo; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Tân An.
24- Tỉnh Kiến Tường : diện tích 2.254 km2; dân số 283.600 người (2007); gồm 5 quận: Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng và 11 xã: Mộc Hóa 2, Mộc Hóa 3, Tân Hưng 2, Tân Hưng 3, Tân Thạnh 2, Tân Thạnh 3, Tân Thạnh 4, Thạnh Hóa 2, Thạnh Hóa 3, Vĩnh Hưng 2, Vĩnh Hưng 3; tỉnh lỵ đặt tại quận Mộc Hóa.
7
25- Tỉnh Định Tường : diện tích 813 km2; dân số 713.900 người (2007); gồm 2 quận: Cai Lậy, Cái Bè và 25 xã: Cai Lậy 2, Cai Lậy 3, Cai Lậy 4, Cai Lậy 5, Cai Lậy 6, Cai Lậy 7, Cai Lậy 8, Cai Lậy 9, Cai Lậy 10, Cai Lậy 11, Cai Lậy 12, Cai Lậy 13, Cai Lậy 14, Cai Lậy 15, Cái Bè 2, Cái Bè 3, Cái Bè 4, Cái Bè 5, Cái Bè 6, Cái Bè 7, Cái Bè 8, Cái Bè 9, Cái Bè 10, Cái Bè 11, Cái Bè 12; tỉnh lỵ đặt tại quận Cái Bè.
26- Tỉnh Mỹ Tho : diện tích 491 km2; dân số 667.800 người (2007); gồm quận tứ Mỹ Tho (có 4 quận 1, 2, 3, 4), 2 quận: Chợ Gạo, Tân Hiệp và 17 xã: Châu Thành 1, Châu Thành 2, Châu Thành 3, Châu Thành 4, Châu Thành 5, Châu Thành 6, Châu Thành 7, Châu Thành 8, Châu Thành 9, Châu Thành 10, Chợ Gạo 1, Chợ Gạo 2, Chợ Gạo 3, Chợ Gạo 4, Chợ Gạo 5, Chợ Gạo 6, Chợ Gạo 7; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Mỹ Tho.
27- Tỉnh Gò Công : diện tích 681 km2; dân số 396.700 người (2007); gồm quận nhị Gò Công (có hai quận 1, 2), 2 quận Tân Hòa, Vĩnh Bình và 10 xã: Đông 1, Đông 2, Đông 3, Đông 4, Đông 5, Tây 1, Tây 2, Tây 3, Tây 4, Tây 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Gò Công.
7- Bang Tây Nam Việt (hay Cửu Long, Mekong, Phù Nam)
Bang Tây Nam Việt (hay Cửu Long, Mekong, Phù Nam) chia thành các tỉnh
Thành nhị Long Cần : gồm hai tỉnh Long Xuyên – Cần Thơ, có diện tích 2.598 km2, dân số 2.079.400 người (2007), 36 quận và 27 xã.
1- Tỉnh Phú Quốc : diện tích 593 km2; dân số 65.000 người (2007); gồm quận Dương Đông và 4 xã: An Thới, Cửa Cạn, Dương Tơ, Hàm Ninh; tỉnh lỵ đặt tại quận Dương Đông.
2- Tỉnh Hà Tiên : diện tích 1.465 km2; dân số 214.900 người (2007); gồm quận tam Hà Tiên (gồm 3 quận: 1 Kiên Lương, 2 Hà Tiên, 3 Hà Tiên), 1 quận Hòn Đất, và 6 xã: Bình Giang, Bình Sơn, Thổ Sơn, Kiên Lương 2, Mạc Cửu (Kiên Lương 3), Mạc Thiên Tứ (Kiên Lương 4); tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Kiên Lương.
3- Tỉnh Châu Đốc : diện tích 1.461 km2; dân số 630.500 người (2007); gồm quận tứ Châu Đốc (4 quận 1, 2, 3, 4), 4 quận: Cái Dầu, Chi Lăng, Nhà Bàng, Tri Tôn và 15 xã: Châu Phú 1, Châu Phú 2, Châu Phú 3, Châu Phú 4, Châu Phú 5, Châu Phú 6, Châu Phú 7, Châu Phú 8, Tịnh Biên 1, Tịnh Biên 2, Tịnh Biên 3, Tri Tôn 2, Tri Tôn 3, Tri Tôn 4, Tri Tôn 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Châu Đốc (Ô Long Vĩ).
4- Tỉnh Cửu Long : diện tích 677 km2; dân số 653.400 người (2007); gồm quận tam Tân Châu (có 3 quận 1, 2, 3), 3 quận: An Phú, Chợ Vàm, Phú Mỹ, và 18 xã: An Phú 2, An Phú 3, An Phú 4, An Phú 5, An Phú 6, Hòa Hảo, Phú Tân 1, Phú Tân 2, Phú Tân 3, Phú Tân 4, Phú Tân 5, Phú Tân 6, Phú Tân 7, Phú Tân 8, Tân Châu 4, Tân Châu 5, Tân Châu 6, Tân Châu 7; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Tân Châu (Long Phú).
5- Tỉnh Kiến Phong : diện tích 1.076 km2; dân số 432.100 người (2007); gồm quận nhị Hồng Ngự (có 2 quận: 1, 2), 2 quận: Sa Rài, Tràm Chim, và 13 xã: Hồng Ngự 2, Hồng Ngự 3, Hồng Ngự 4, Hồng Ngự 5, Hồng Ngự 6, Hồng Ngự 7, Hồng Ngự 8, Hồng Ngự 9, Tam Nông 1, Tam Nông 2, Tam Nông 3, Tân Hồng 1, Tân Hồng 2; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Hồng Ngự.
6- Tỉnh An Giang : diện tích 686 km2; dân số 610.500 người (2007); gồm quận tam Chợ Mới (có 3 quận: 1 Mỹ Luông, 2 Long Điền, 3 Chợ Mới), 1 quận: Thanh Bình và 19 xã: Chợ Mới 2, Chợ Mới 3, Chợ Mới 4, Chợ Mới 5, Chợ Mới 6, Chợ Mới 7, Chợ Mới 8, Chợ Mới 9, Chợ Mới 10, Chợ Mới 11, Chợ Mới 12, Chợ Mới 13, Chợ Mới 14, Tân Huề, Thanh Bình 2, Thanh Bình 3, Thanh Bình 4, Thanh Bình 5, Thanh Bình 6; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Mỹ Luông.
7- Tỉnh Cao Lãnh : diện tích 1.124 km2; dân số 524.500 người (2007); gồm quận tứ Cao Lãnh (có 4 quận: 1 Cao Lãnh, 2 Cao Lãnh, 3 Cao Lãnh, Mỹ Thọ), quận Mỹ An và 12 xã: Cao Lãnh 4, Cao Lãnh 5, Cao Lãnh 6, Cao Lãnh 7, Cao Lãnh 8, Cao Lãnh 9, Cao Lãnh 10, Tháp Mười A, Tháp Mười B, Tháp Mười C, Tháp Mười D, Tháp Mười E; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Cao Lãnh (An Bình).
8- Tỉnh Sa Đéc : diện tích 761 km2; dân số 669.500 người (2007); gồm quận tam Sa Đéc (có 3 quận 1, 2,3), 2 quận: Lai Vung, Lấp Vò, và 19 xã: Bình Tân 2, Bình Tân 3, Bình Tân 4, Châu Thành 1, Châu Thành 2, Châu Thành 3, Lai Vung 2, Lai Vung 3, Lai Vung 4, Lai Vung 5, Lai Vung 6, Lai Vung 7, Lấp Vò 2, Lấp Vò 3, Lấp Vò 4, Lấp Vò 5, Lấp Vò 6,  Lấp Vò 7, Lấp Vò 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Sa Đéc (Tân Phú Đông).
9- Tỉnh Long Xuyên : diện tích 1.493 km2; dân số 1.034.500 người (2007); gồm quận thập nhị Long Xuyên (có 12 quận: 1 Long Xuyên/Phú Hòa, 2 Long Xuyên/An Châu, 3 Long Xuyên, 4 Long Xuyên, 5 Long Xuyên, 6 Long Xuyên, 7 Long Xuyên, 8 Long Xuyên, 9 Thốt Nốt, 10 Thốt Nốt, 11 Thốt Nốt, 12 Thốt Nốt), 3 quận: Núi Sập, Óc Eo, Vĩnh Thạnh và 18 xã: Châu Thành 1, Châu Thành 2, Châu Thành 3, Châu Thành 4, Châu Thành 5, Châu Thành 6, Thoại Sơn 1, Thoại Sơn 2, Thoại Sơn 3, Thoại Sơn 4, Thốt Nốt 13, Thốt Nốt 14, Vĩnh Thạnh 1, Vĩnh Thạnh 2, Vĩnh Thạnh 3, Vĩnh Thạnh 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Long Xuyên.
10- Tỉnh Cần Thơ : diện tích 1.105 km2; dân số 1.044.900 người (2007); gồm quận thập tam Cần Thơ (có 13 quận: 13 Ô Môn, 14 Ô Môn, 15 Ô Môn, 16 Ô Môn, 17 Ô Môn, 18 Cần Thơ/Bình Thủy, 19 Cần Thơ/Bình Thủy, 20 Cần Thơ/Ninh Kiều, 21 Cần Thơ/Ninh Kiều, 22 Cần Thơ/Ninh Kiều, 23 Cần Thơ/Cái Răng, 24 Cần Thơ/Cái Răng, 25 Cần Thơ/Cái Răng), 4 quận: Cờ Đỏ, Một Ngàn, Ngã Sáu, Thới Lai, và 13 xã: Châu Thành 1, Châu Thành 2, Châu Thành 3, Châu Thành 4, Châu Thành 5, Châu Thành 6, Châu Thành 7, Cờ Đỏ 2, Cờ Đỏ 3, Cờ Đỏ 4, Cờ Đỏ 5, Ô Môn 18, Ô Môn 19; tỉnh lỵ đặt tại quận 20 Cần Thơ.
11- Tỉnh Trà Ôn : diện tích 914 km2; dân số 617.400 người (2007); gồm quận nhị Trà Ôn (có 2 quận: 1, 2), 4 quận: Cái Vồn, Cầu Kè, Tam Bình, và 19 xã: Bình Minh 1, Bình Minh 2, Bình Minh 3, Bình Tân 5, Cầu Kè 2, Cầu Kè 3, Cầu Kè 4, Cầu Kè 5, Tam Bình 2, Tam Bình 3, Tam Bình 4, Tam Bình 5, Tam Bình 6, Tam Bình 7, Trà Ôn 2, Trà Ôn 3, Trà Ôn 4, Trà Ôn 5, Trà Ôn 6; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Trà Ôn.
12- Tỉnh Vĩnh Long : diện tích 810 km2; dân số 767.000 người (2007); gồm quận tứ Vĩnh Long (có 4 quận 1, 2, 3,4), 4 quận: Cái Nhum, Cái Tàu Hạ, Long Hồ, Vũng Liêm, và 18 xã: Châu Thành, Long Hồ 2, Long Hồ 3, Long Hồ 4, Long Hồ 5, Long Hồ 6, Long Hồ 7, Mang Thít 1, Mang Thít 2, Mang Thít 3, Mang Thít 4, Vũng Liêm 2, Vũng Liêm 3, Vũng Liêm 4, Vũng Liêm 5, Vũng Liêm 6, Vũng Liêm 7, Vũng Liêm 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Vĩnh Long.
13- Tỉnh Bến Tre : diện tích 450 km2; dân số 433.200 người (2007); gồm quận tam Bến Tre (có 3 quận: 1, 2, 3), quận Châu Thành, và 11 xã: Châu Thành 2, Châu Thành 3, Châu Thành 4, Châu Thành 5, Châu Thành 6, Châu Thành 7, Châu Thành 8, Giồng Trôm 5, Giồng Trôm 6, Giồng Trôm 7, Giồng Trôm 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Bến Tre.
14- Tỉnh Tiền Giang : diện tích 911 km2; dân số 493.100 người (2007); gồm 3 quận: Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm và 15 xã: Ba Tri 2, Ba Tri 3, Ba Tri 4, Ba Tri 5, Ba Tri 6, Ba Tri 7, Ba Tri 8, Bình Đại 2, Bình Đại 3, Bình Đại 4, Bình Đại 5, Bình Đại 6, Giồng Trôm 2, Giồng Trôm 3, Giồng Trôm 4; tỉnh lỵ đặt tại quận Ba Tri.
15- Tỉnh Kiến Hòa : diện tích 953 km2; dân số 639.400 người (2007); gồm 3 quận: Chợ Lách, Mỏ Cày, Thạnh Phú, và 20 xã: Chợ Lách 2, Chợ Lách 3, Chợ Lách 4, Chợ Lách 5, Chợ Lách 6, Mỏ Cày 2, Mỏ Cày 3, Mỏ Cày 4, Mỏ Cày 5, Mỏ Cày 6, Mỏ Cày 7, Mỏ Cày 8, Mỏ Cày 9, Mỏ Cày 10, Mỏ Cày 11, Thạnh Phú 2, Thạnh Phú 3, Thạnh Phú 4, Thạnh Phú 5, Thạnh Phú 6; tỉnh lỵ đặt tại quận Mỏ Cày.
16- Tỉnh Vĩnh Bình : diện tích 1.384 km2; dân số 502.900 người (2007); gồm 5 quận: Cầu Ngang, Cù Lao Dung, Duyên Hải, Mỹ Long, Trà Cú, và 16 xã: An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Cầu Ngang 2, Cầu Ngang 3, Cầu Ngang 4, Cầu Ngang 5, Duyên Hải 2, Duyên Hải 3, Duyên Hải 4, Trà Cú 2, Trà Cú 3, Trà Cú 4, Trà Cú 5, Trà Cú 6, Trà Cú 7; tỉnh lỵ đặt tại quận Trà Cú.
17- Tỉnh Trà Vinh : diện tích 976 km2; dân số 568.100 người (2007); gồm quận tam Trà Vinh (có 2 quận 1, 2, 3), 4 quận: Càng Long, Cầu Quan, Châu Thành, Tiểu Cần, và 14 xã Càng Long 2, Càng Long 3, Càng Long 4, Càng Long 5, Càng Long 6, Càng Long 7, Châu Thành 2, Châu Thành 3, Châu Thành 4, Châu Thành 5, Châu Thành 6, Tiểu Cần 2, Tiểu Cần 3, Tiểu Cần 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Trà Vinh.
18- Tỉnh Hậu Giang : diện tích 907 km2; dân số 495.700 người (2007); gồm quận nhị Ngã Bảy (có hai quận 1, 2), 3 quận: Cây Dương, Kế Sách, Kinh Cùng, và 13 xã: Kế Sách 2, Kế Sách 3, Kế Sách 4, Kế Sách 5, Kế Sách 6, Kế Sách 7, Phụng Hiệp 1, Phụng Hiệp 2, Phụng Hiệp 3, Phụng Hiệp 4, Phụng Hiệp 5, Phụng Hiệp 6, Phụng Hiệp 7; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Ngã Bảy.
19- Tỉnh Sóc Trăng : diện tích 1.590 km2; dân số 825.200 người (2007); gồm quận ngũ Sóc Trăng (có 5 quận 1, 2, 3, 4, Mỹ Xuyên), 2 quận: Long Phú, Mỹ Tú, và 23 xã: Long Phú 2, Long Phú 3, Long Phú 4, Long Phú 5, Long Phú 6, Long Phú 7, Long Phú 8, Long Phú 9, Mỹ Tú 2, Mỹ Tú 3, Mỹ Tú 4, Mỹ Tú 5, Mỹ Tú 6, Mỹ Tú 7, Mỹ Tú 8, Mỹ Tú 9, Mỹ Xuyên 2, Mỹ Xuyên 3, Mỹ Xuyên 4, Mỹ Xuyên 5, Mỹ Xuyên 6, Mỹ Xuyên 7, Mỹ Xuyên 8; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Sóc Trăng.
20- Tỉnh Bạc Liêu : diện tích 1.581 km2; dân số 625.300 người (2007); gồm quận tứ Bạc Liêu (có 4 quận 1, 2, 3, 4), 4 quận: Hòa Bình, Phú Lộc, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, và 14 xã: Hòa Bình 2, Hòa Bình 3, Hòa Bình 4, Thạnh Trị 1, Thạnh Trị 2, Thạnh Trị 3, Vĩnh Châu 2, Vĩnh Châu 3, Vĩnh Châu 4, Vĩnh Châu 5, Vĩnh Châu 6, Vĩnh Lợi 2, Vĩnh Lợi 3, Vĩnh Lợi 4; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Bạc Liêu.
21- Tỉnh Đông Hải : diện tích 1.605 km2; dân số 481.300 người (2007); gồm quận tam Giá Rai (gồm có 3 quận 1, 2, Hộ Phòng), 4 quận: Gành Hào, Ngã Năm, Ngan Dừa, Phước Long, và 12 xã: Hồng Dân 1, Hồng Dân 2, Hồng Dân 3, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Ngã Năm 2, Ngã Năm 3, Phong Thạnh, Phước Long 2, Phước Long 3, Phước Long 4, Phước Long 5; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Giá Rai.
22- Tỉnh Chương Thiện : diện tích 1.809 km2; dân số 723.000 người (2007); gồm quận nhị Vị Thanh (có 2 quận 1, 2), 4 quận: Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ, Nàng Mau, và 18 xã: Giồng Riềng 2, Giồng Riềng 3, Giồng Riềng 4, Giồng Riềng 5, Giồng Riềng 6, Giồng Riềng 7, Gò Quao 2, Gò Quao 3, Gò Quao 4, Gò Quao 5, Gò Quao 6, Long Mỹ 2, Long Mỹ 3, Long Mỹ 4, Long Mỹ 5, Vị Thủy 1, Vị Thủy 2, Vị Thủy 3; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Vị Thanh.
23- Tỉnh Kiên Giang : diện tích 1.780 km2; dân số 731.400 người (2007); gồm quận ngũ Rạch Giá (5 quận 1, 2, 3, 4, 5), 4 quận: Minh Lương, Sóc Sơn,  Tân Hiệp, Thứ Ba, và 18 xã: Châu Thành 1, Châu Thành 2, Châu Thành 3, Châu Thành 4, Đông Hưng Yên, Hòn Đất, Hòn Tre, Lại Sơn, Mong Thọ, Nam Thái, Nam Thái Sơn, Tân An, Tân Hiệp, Tân Hội Thành, Tây Yên, Thạch Yên, Thạnh Đông, Thạnh Trị; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Rạch Giá.
24- Tỉnh U Minh : diện tích 2.486 km2; dân số 474.200 người (2007); gồm 4 quận: An Minh (Thứ Mười Một), Thới Bình, U Minh, Vĩnh Thuận, và 17 xã: An Minh 2, Đông Hưng, Hòa Thạnh, Thới Bình 2, Thới Bình 3, Thới Bình 4,  U Minh 2 , U Minh 3, U Minh 4, Vân Khánh, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận 2, Vĩnh Thuận 3, Vĩnh Thuận 4, Vĩnh Thuận 5, Vĩnh Thuận 6, Vĩnh Thuận 7; tỉnh lỵ đặt tại quận An Minh.
25- Tỉnh Cà Mau : diện tích 2.238 km2; dân số 737.100 người (2007); gồm quận tứ Cà Mau (có 4 quận 1, 2, 3, 4), 3 quận: Đầm Dơi, Sông Đốc, Văn Thời, và 20 xã: An Phúc, An Trạch, Cái Nước 4, Cái Nước 5, Cái Nước 6, Đầm Dơi 2, Đầm Dơi 3, Đầm Dơi 4, Định Thành, Hồ Kỷ (Thới Bình), Khánh An (U Minh), Phong Thạnh Tây, Sông Đốc 2, Sông Đốc 3, Sông Đốc 4, Sông Đốc 5, Sông Đốc 6, Tân Lộc (Thới Bình), Tân Phong, Tân Thạnh; tỉnh lỵ đặt tại quận 1 Cà Mau.
26- Tỉnh Mũi Cà Mau : diện tích 2.295 km2; dân số 437.500 người (2007); gồm 3 quận: Cái Đôi Vàm, Cái Nước, Năm Căn, và 15 xã: Cái Nước 2, Cái Nước 3, Đầm Dơi 5, Đầm Dơi 6, Đầm Dơi 7, Đầm Dơi 8, Đất Mũi, Năm Căn 2, Năm Căn 3, Phú Tân 1, Phú Tân 2, Phú Tân 3, Tam Giang, Tân Ân, Viên An; tỉnh lỵ đặt tại quận Năm Căn.
Phân chia hành chánh liên bang
8
9
10
11
12
13
14
16
17
.

LUẬN VỀ NGUỒN GỐC CHÂN CHÍNH CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ SỰ BIẾN TƯỚNG CỦA NÓ


 Lê Lĩnh Nam
 Thuở sơ khai, khi mà con người rời bỏ trạng thái tự nhiên, bắt đầu tụ họp lại với nhau để mở đầu cho sự hình thành một xã hội dân sự, kéo theo sự hình thành của thực thể đó là sự hình thành của một thực thể khác mang tính tất yếu – đó là chính quyền. Dọc theo các dòng chảy lịch sử ở khắp mọi nơi trên thế giới, có nhiều dạng mô hình chính quyền khác nhau đã tồn tại và đang tồn tại với những lý do và mục đích khác nhau. Nhưng thực sự, chỉ một mô hình chính quyền tốt với những mục đích chân chính – mà từ đó nó được sinh ra, mới đem lại hạnh phúc cho các công dân thuộc về chính quyền đó.

Trở lại khi loài người đang còn trong trạng thái sơ khai, ban đầu họ sống cùng nhau trong những cộng đồng gia đình nhỏ, cùng nhau thụ hưởng những sản vật mà tự nhiên ban tặng và lẽ dĩ nhiên sẽ có những người đứng đầu những cộng đồng nhỏ đó – giống như một con sư tử đầu đàn hay một con sói đầu đàn. Ông – tức người đứng đầu của cộng đồng đóng vai trò vừa là nhà lập pháp vừa cai quản các thành viên trong cộng đồng của mình. Các thành viên tuân thủ theo những luật lệ đã được ngầm định, trong khi ông sẽ cai trị bằng một tấm lòng trong sáng và chính trực nhất. Dần dần các cộng đồng nhỏ sẽ tự mở rộng hay sát nhập vào nhau tạo thành những cộng đồng lớn mà các cá nhân gia nhập vào đó với mục đích chính nhất là thụ hưởng sở hữu của mình trong an toàn đồng thời cũng đặt bản thân vào sự bảo đảm trước sự tấn công của những cộng đồng khác.     
Đi cùng với sự mở rộng của cộng đồng tất yếu cần thiết lập một luật lệ chung cho toàn thể, được toàn thể chấp nhận rồi sau đó bất kỳ ai trong đó cũng phải tuân theo, đồng thời cũng cần có nơi để mỗi cá nhân có thể cáo kiện khi có người vi phạm vào luật lệ chung, xâm phạm vào sở hữu, sức khỏe của người khác. Ở đây, sẽ có một bộ phận những cá nhân ưu tú tập hợp lại trong một hội đồng do các thành viên chọn ra với mục đích thiết lập một hệ thống luật lệ hoàn thiện nhất – đó chính là hội đồng lập pháp mà nay ta gọi là cơ quan lập pháp tối cao. Lúc này, mỗi cá nhân chấp nhận gia nhập vào cộng đồng nghĩa là họ đã rời bỏ quyền lực tự nhiên và trao vào tay cộng đồng, cộng đồng này có được sự ổn định và bảo đảm dựa trên những luật lệ được cơ quan lập pháp tối cao làm ra, và đây chính là cơ quan quyền lực cao nhất của xã hôi.
Tuy nhiên, tôi muốn nói đến một chân lý tồn tại với toàn bộ sức mạnh mà đấng sáng tạo tối cao đã ban cho nó, đó là: Không một ai có thể chuyển cho một cá nhân hay một hội đồng nhiều hơn quyền lực mà bản thân mình có. Ở đây, tự quyền lực mà tự mỗi cá nhân có không thể là một quyền lực chuyên chế với bản thân mình hay với bất kỳ người nào khác. Vì vậy cơ quan lập pháp tối cao do chính nhân dân bầu ra với mục đích bảo toàn cho chính họ ở mức độ phù hợp với lợi ích công không thể là một cơ quan quyền lực chuyên chế đặt lên trên cuộc sống và vận mệnh của nhân dân để có thể tước đi tự do và sở hữu của họ. Mặc dù vậy sự chuyên chế sẽ nảy sinh khi mà quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp được tập trung vào tay một hội đồng hay đặc biệt là một cá nhân, sẽ không có ai có thể kiểm soát và phán xét hành động của họ. Để tránh điều này, người ta đã tiến tới thiết lập một cơ quan hành pháp tối cao độc lập với cơ quan lập pháp tối cao với mục đích thực thi những luật lệ đã được cộng đồng chấp nhận, qua đó mà sự bảo toàn của các thành viên mới được bảo đảm. Cơ quan hành pháp sẽ dùng sức mạnh của toàn thể cộng đồng để trừng phạt những cá nhân xâm phạm đến sự bảo toàn sở hữu hay sinh mạng của người khác, vi phạm vào luật lệ chung của cộng đồng – những luật lệ đã được toàn thể cộng đồng chấp nhận. Đồng thời, để phán xét mức độ các tội sẽ bị trừng phạt khi có người phạm phải, cũng là để giám sát các cơ quan còn lại, và các cá nhân cũng luôn đòi hỏi phải có sự phán xử công bằng. Cơ quan tư pháp tối cao được thành lập cho mục đích này. Nó duy trì và đảm bảo được tính công bằng trong xã hội, tạo dựng được niềm tin cho các cá nhân tiếp tục gắn bó với cộng đồng mà họ đã chọn lựa.
Như vậy, đúng như John Lock đã nói “luật xác thực đầu tiên và làm nền tảng cho mọi công quốc và việc thiết lập cơ quan quyền lực lập pháp”. Và như ta đã thấy, trong một bộ máy nhà nước dù nhân dân có trao quyền lực tối cao lại cho một người hay nhiều người thì đó không thể là một cơ quan quyền lực chuyên chế. Không một ai trong xã hội có quyền lực độc đoán với bất kỳ ai để có thể tước đi mạng sống hay sở hữu của người khác.
 Từ đó có thể khẳng định một cách chắc chắn điều sau đây – như một chân lý tồn tại theo lẽ tự nhiên, đó là: Không một chính quyền, một đảng phái hay một tổ chức nào được phép xếp cao hơn dân chúng. Vì thế khi mà chính quyền không đạt được các yêu cầu đề ra đối với nó, hay khi lợi ích của chính quyền mà nói đúng hơn là lợi ích của nhóm cầm quyền mâu thuẫn với lợi ích của dân chúng thì theo lẽ tự nhiên dân chúng hoàn toàn có quyền giải thể chính quyền đó và thành lập một chính quyền mới để thay thế. Cũng như dân chúng không phải tuân theo bất kỳ một đảng phải hay một tổ chức nào, họ có thể trao lại quyền lực điều hành cộng đồng cho một đảng phải hay tổ chức nào đó nhưng họ cũng có quyền thu hồi lại quyền lực đó khi đảng phải hay tổ chức đó không thể hoàn thành được mục tiêu chung mà cộng đồng đã đặt vào họ – đó chính là quyền lực tự nhiên mà họ có.
Mặc dù vậy, theo lẽ thường thì quyền lực mà nhân dân đã trao cho chính quyền sẽ không thể quay về với họ chừng nào chính quyền đó còn tồn tại. Điều này đã được minh chứng qua các dòng chảy lịch sử, đúng như lời mà nhà độc tài Benito Mussolini đã nói vào lúc cuối đời, đó là : “Những nhà độc tài không có lựa chọn, họ không thể tự sụp đổ, cần phải có ai đó lật đổ họ” .  Nhưng làm cách nào mà dân chúng có thể thu hồi được quyền lực từ tay chính quyền hay từ tay một ông vua chuyên chế khi mà chính quyền đó dưới sự ủy thác ban đầu của dân chúng nắm trong tay toàn bộ sức mạnh của cộng đồng bao gồm lực lượng an ninh và lực lượng quân đội được vũ trang đầy đủ. Nhìn vào lịch sử không phải rằng câu hỏi này chưa có lời giải đáp mà thậm chí có nhiều phương cách khác nhau cho vấn đề này. Khi chính quyền trở nên yếu kém không còn đủ khả năng để thực thi những nhiệm vụ mà từ đó nó được sinh ra, bị biến tướng so với tính chất ban đầu của nó. Lúc này, chính quyền hầu như chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm nhỏ những kẻ cầm quyền mà quay lưng lai với lợi ích của dân chúng, thậm chí là tước đi sở hữu của dân chúng để phục vụ cho lòng tham và các mưu đồ bất chính. Những luật lệ ban đầu để đảm bảo cho sự bảo toàn sở hữu của các cá nhân hầu như không còn hiệu lực mà thay vào đó là những đạo luật chuyên quyền phụ thuộc vào ý chí của nhóm cầm quyền và cũng chỉ nhằm mục đích là củng cố địa vị, quyền lợi và những tham vọng bất chính của nhóm cầm quyền. Đó chính là quá trình biến tướng của một chính thể dân chủ chân chính thành một chê độ chuyên chế không khoan nhượng. Đi kèm với sự biến tướng này, trong xã hội, tầng lớp ưu tú là những người đầu tiên cảm nhận được sự xâm phạm trắng trợn vào quyền lực tự nhiên mà đấng sáng tạo tối cao đã trao vào tay mỗi người. Cùng với đó sự bất mãn sẽ tăng dần và mở rộng ra giới bình dân.
Xã hội dưới sự điều hành yếu kém của chính phủ những tầng lớp hèn yếu ngày càng trở nên nghèo hơn, do vậy sự bất mãn sẽ gia tăng và ăn sâu trở thành nỗi căm hận đối với chính quyền chuyên chế đương nhiệm. Đây chính là một lực lượng vô cùng đông đảo và đáng sợ có thể vùng lên một cách mạnh mẽ để thực thi ý chí của thượng đế tối cao. Khi mà sự yếu kém của bộ máy chính quyền, đạo đức của nhóm cầm quyền suy thoái đến đỉnh điểm. Nghèo đói, lạm phát và bất công lan tràn sẽ chỉ rõ cho mọi tầng lớp trong xã hội những lý do rõ ràng nhất cho sự cần thiết giải thể của chính quyền cũ và thiết lập một chính quyền mới có thể đảm đương được nhiệm vụ của cộng đồng. Và đây cũng là thời điểm thích hợp nhất cũng như nhạy cảm nhất cho các biến cố có thể xảy ra với chính quyền cũ.
Có thể tổng kết hai biện pháp chính nhất mà loài người đã sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử đó là sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; Ở tại những quốc gia mà công dân có một nền văn hóa cao, ý thức của mỗi người về quyền lực tự nhiên mà mình có trong tay rõ ràng hơn, do vậy dù là thuộc về những tầng lớp khác nhau họ vẫn sẵn sàng liên kết lại với nhau để đòi hỏi sự công bằng hay thu hồi lại quyền lực đã được trao cho chinh quyền mỗi khi chính quyền mà họ bầu ra đi lệch khỏi quỹ đạo mà cộng đồng mong muốn. Đồng thời văn hóa chính trị tại những quốc gia nay mang thiên hướng ôn hòa hơn. Chính vì vậy việc đe dọa sử dụng vũ lực sẽ là biện pháp hiệu quả vì không cần đổ máu và không gây ra mầm mống chống đối cũng như mẫu thuẫn đối với tàn dư của chính quyền cũ. Ngược lại, ở tại những quốc gia mà nền văn hóa công dân thấp, biện pháp hữu hiệu chủ yếu sẽ là sử dụng vũ lực.
Tôi không cần phải viện dẫn những dẫn chứng lịch sử cho điều này, bởi trong lịch sử, có biết bao cuộc lật đổ, cuộc cách mạng hay những cuộc chuyển giao trong hòa bình dưới sức ép của toàn thể dân chúng trên khắp lãnh thổ. Điều mà tôi muốn khẳng định ở đây là : Khi một chính quyền không thực thi ý chí của thượng đế rằng hạnh phúc của nhân dân là luật tối cao, hay theo luật của tự nhiên rằng đảm bảo được sự bảo toàn của mỗi cá nhân là nhiệm vụ của nó; thì chính quyền đó sớm hay muộn cũng sẽ bị dân chúng giải thể bằng vũ lực hay sức ép đe dọa dùng vũ lực.

 

Hành động quên mình cứu tàu của Trung úy Đinh Văn Nam

QĐND - Thứ Bẩy, 19/10/2013, 21:1 (GMT+7)
QĐND Online - Trong tích tắc, giữa con tàu và mạng sống không kịp để anh suy tính, mọi người xung quanh còn chưa kịp định hình chuyện gì đã xảy ra. Vậy mà, chỉ một động tác mau lẹ anh đã cứu được con tàu, còn mình thì vĩnh viễn ra đi, để lại cho gia đình và đồng đội niềm tiếc thương vô hạn. Đó chính là hành động quên mình cứu tàu của Trung úy CN Đinh Văn Nam, Y sỹ, thuộc Hải đội 3, Lữ đoàn 125 Hải quân.
Nam được tăng cường cho Tàu HQ-957 làm nhiệm vụ trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Thanh Long. Sau gần 80 ngày đêm Tàu hoàn thành nhiệm vụ đang trên đường cơ động về lữ đoàn thì được lệnh của Quân chủng hành quân tới đảo Phan Vinh B, quần đảo Trường Sa cứu kéo Tàu HQ-626.
Hành động quên mình
Vào lúc 6 giờ 10 phút ngày 16-10-2013, khi Tàu HQ-957 đang làm dây với tàu HQ-626 để chuẩn bị kéo theo lệnh của Sở Chỉ huy phía trước Vùng 2. Để tiến hành làm dây kéo, tàu phải sử dụng 01 dây ni-lông φ40 để giữ cố định dây kéo. Vì sóng to, dòng chảy mạnh, đẩy vào mạn Tàu HQ-957 làm cho tàu có nguy cơ bị dạt lên cạn. Để đảm bảo an toàn cho tàu HQ-957, thuyền trưởng ra lệnh chặt dây cố định. Mặc dù không được phân công chặt dây nhưng Nam đang đứng gần vị trí để dao, khi nghe lệnh chặt dây kéo của thuyền trưởng, anh đã nhanh chóng cầm dao chạy đến chặt dây cố định. Do dây quá căng, nên khi đứt, đã văng vào ngực Nam làm anh rơi xuống biển. Tàu HQ-957 ngay lập tức cử 2 đồng chí nhảy xuống biển để vớt Nam đưa lên tàu, kết hợp với Quân y Vùng 2 trên tàu HQ-953 sang cấp cứu. Nhưng do lực đập quá mạnh, Nam bị chấn thương vùng ngực, gãy tay phải, tim ngừng đập. Nam đã hy sinh.
Chân dung Trung úy CN Đinh Văn Nam
Đồng đội đón anh tại cảng
Toàn cảnh lễ truy điệu đồng chí Nam
Tàu HQ-957, Lữ đoàn 125 nơi Đinh Văn Nam thực hiện nhiệm vụ.
Trung úy CN Ngô Mạnh Hùng, Thủy thủ 1, Tàu HQ-957 nói trong nghẹn ngào: “Tôi là người chứng kiến từ đầu đến cuối tình huống xảy ra, nhưng tôi cũng không ngờ nó lại xảy ra nhanh như thế. Chỉ trong nháy mắt đồng đội của tôi đã bị hất xuống biển, chúng tôi gần như chưa định hình được bạn tôi đã làm gì? Có lẽ hành động của Nam diễn ra chỉ trong chớp mắt nên chúng tôi không nhìn rõ sợi dây đứt văng vào người anh ấy như thế nào? Chỉ khi nghe lệnh của thuyền trưởng “có người rớt xuống biển, tổ chức cứu, vớt” thì tôi cùng với một đồng chí khác nhào xuống nước và vớt được đồng chí Nam lên. Trong vòng tay đồng đội, Nam chỉ thoi thóp được ít phút rồi tim ngừng đập hẳn. Hành động quên mình cứu tàu của Nam thật đáng để chúng tôi học tập và noi theo mãi mãi”.
Anh sống mãi với đồng đội
Ngay sau khi thi hài Đinh Văn Nam được đưa vào đất liền, gia đình, đồng đội đã đón anh với niềm tự hào về tinh thần quên mình vì Tổ quốc của anh. Cho đến, sáng ngày 19-10, tại Nhà Tang lễ Bệnh viện 175, Lữ đoàn 125 cùng với gia đình đã tổ chức Lễ truy điệu cho Trung úy CN Đinh Văn Nam. Đồng thời công bố Quyết định của Quân chủng Hải quân truy tặng Bằng khen về hành động dũng cảm cứu tàu của Nam và Quyết định nâng lương từ hệ số 3,8 lên hệ số 4,1, phiên quân hàm từ thiếu úy CN lên trung úy CN trước niên hạn. Sự hy sinh của Nam thể hiện sáng ngời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” - Người chiến sỹ Hải quân trong thời kỳ mới; tinh thần sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì khi Tổ quốc cần, kể cả hy sinh tính mạng thật xứng đáng với các thế hệ cha anh và truyền thống anh hùng của Đoàn tàu Không số. Sau lễ truy điệu, đơn vị và gia đình đã đưa linh cữu đồng chí về an táng tại TP.Hải Phòng.
Đại tá Trần Thanh Tâm, Chính ủy Lữ đoàn chia sẻ: “Sự hy sinh của đồng chí Nam là sự mất mát vô cùng lớn đối với đơn vị và gia đình đồng chí . Nam là một đảng viên gương mẫu, nhiệt tình và không nề hà với bất cứ nhiệm vụ gì. Từ khi về công tác tại lữ đoàn, Nam luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trong cuộc sống Nam luôn quan tâm, giúp đỡ đồng chí, đồng đội và là một đảng viên luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi cán bộ, đảng viên và chiến sĩ Lữ đoàn nguyện biến nỗi đau thành những hành động cụ thể để xây dựng lữ đoàn ngày càng vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng với sự hy sinh cao cả của Nam. Đảng viên Đinh Văn Nam sẽ sống mãi trong lòng cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 anh hùng”.
Trung úy CN Đinh Văn Nam, sinh năm 1982, nhập ngũ tháng 2-2001 quê xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Vợ là chị Đinh Thị Xoa đang cùng con gái 2 tuổi cư trú tại phường Cát Bi, quận Hải An, TP.Hải Phòng. Bố, mẹ đồng chí Nam đều là công nhân viên chức đã nghỉ hưu, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, chị Xoa chưa có việc làm. Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Quân cảng Sài Gòn, Lữ đoàn 125 và một đơn vị... đã ủng hộ gia đình đồng chí Đinh Văn Nam hơn 200 triệu đồng. Lữ đoàn 125 tổ chức phát động “Học tập, noi theo hành động dũng cảm” của Trung úy Đinh Văn Nam. Quân chủng Hải quân đang hoàn thiện thủ tục đề nghị Bộ quốc phòng phong “liệt sĩ” cho đồng chí Nam.
Bài, ảnh: HOÀNG HÀ

Chính trị – Xã hội

Cựu tù Pháp phản đối về Tướng Giáp  (BBC)
Những chi tiết quan trọng bên trong tuyên bố chung Việt – Trung  (RFA)
“Phe” Nước mắt  -Nguyễn Lân Thắng viết cho RFA từ Việt Nam  -Còn biết bao nhiêu cảnh đời khốn khó của những người tranh đấu ở nhà tù lớn ngoài kia? Tôi cũng như bạn, chẳng thể nào đếm hết được. Tôi chỉ biết hành động những gì con tim mình mách bảo. Dù thế nào tôi cũng đứng về “phe” nước mắt!
Hiệp định TPP có thể thúc đẩy cải cách ở Việt Nam  (RFI)    —-Trục trặc nào phía sau tăng trưởng  (TVN)
Làm gì tránh thảm họa thủy điện ở VN?   -TS- Nguyễn thanh Giang -(BBC)   —-Thiên tai Đà nẵng, chuyện dễ làm và chuyện khó nói  (RFA)
Diễu quan tài sản phụ ở Thanh Hóa  (BBC)   —-Bộ trưởng Thăng đề xuất bay vé giá rẻ  (BBC)
Chuyện cô Năm Cần Thơ vào hát trong khu kháng chiến  (RFA)   —-Tủ sách Tiếng Quê hương và nhà văn Uyên Thao  (RFA)
VN: Công chức sai, ngân sách đền 38 tỉ chưa đủ  (NV)    —-Little Saigon: Học sinh học sử Việt qua ngòi bút Mỹ  (NV)
Bắt dân ký cam kết không chống đảng, nhà nước  (NV)   —-Công an Hà Nội bắt dân khai báo cả đời tư(NV)   —-Việt Nam xếp hạng 15 trên thế giới về số ‘nô lệ’(NV)
Nga không tin Trung Quốc, bán vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam, Ấn Độ  (GDVN)
Phút quên mình của Trung úy hi sinh ở Trường Sa  (ĐV)
Tập đoàn nhà nước chống lãng phí ‘nửa vời’?  (ĐV)   —-Ngược xuôi gánh hàng rong trên phố  (GDVN)
126 người thương vong, mất tích do bão số 11 và mưa lũ  (Infonet)

_______________________________________________________________________________________________________________
Tấm gương Võ Nguyên Giáp  (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet)  -Như Huỳnh Thục Vy mới viết, tại sao ông Giáp “lặng thinh một cách vô cảm” trong nhiều trường hợp đáng lẽ phải lên tiếng.
Về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường  -Nguyễn Trọng Vĩnh – (Boxitvn)
Tương lai đã bị đánh cắp của Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay  -Phan Châu Thành – (Boxitvn)
Khi cờ thế lập dưới thời cộng sản  -Blogger Người Buôn Gió -(Boxitvn)
Dân chủ và lối thoát  -Nguyễn Trung Hiếu -(Boxitvn)   —TS. Nguyễn Xuân Diện gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam  -(Boxitvn)
Bệnh sính ngoại của người Việt đã đến hồi nan y - (Danluan)
Lê Đức Dục – Nói thật mình cũng óe tin! - (Danluan)   —-Thư giãn: Chuyện hài xã hội Việt Nam- (Danluan)

Kinh tế

Mời nước ngoài mua nợ xấu: Nói cho vui?  (VEF)    ——Rừng thép rỉ, vườn rác thải ở AZ Lâm Viên  (VEF)    —-‘Tín dụng đen vì Ngân hàng Nhà nước yếu’  (BBC)
Thế giới chê cao su Việt, nông dân ồ ạt trồng rồi…khóc  (ĐV)    —-Vẫn niêm yết giá bằng ngoại tệ  (ĐV)

Thế giới

TQ làm gì để theo kịp Mỹ về tàu chiến?  (VNN)   —-Trung Quốc đình chỉ chức vụ Thị trưởng Nam Kinh  (RFI)  —-Trung Quốc : Một nhà kinh tế chỉ trích chính phủ bị sa thải  (RFI)   —Trung Quốc : Tập Cận Bình theo Mao hơn theo cha ?  (RFI)
Cựu binh Trung Quốc đòi quyền lợi  -(BBC) -Hàng nghìn cựu chiến binh Trung Quốc từng tham chiến ở Việt Nam tuần hành ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, đòi cải thiện chế độ đãi ngộ.
Bà Aung San Suu Kyi công du Châu Âu  (RFI)   —-TT Obama nêu ra 3 lãnh vực các nhà lập pháp có thể hợp tác ngay  (VOA)   —-Mỹ lẳng lặng viện trợ $1.6 tỉ cho Pakistan  (NV)
Hoa Kỳ cảnh báo nạn đói ở Syria  -(BBC)   —Syria : Tấn công đẫm máu ở ngoại ô Damas  (RFI)   —–Đặc sứ LHQ đến Cairo vận động cho Hội nghị quốc tế về Syria  (RFA)   —LHQ yêu cầu Syra để nhân viên cứu trợ đến khu vực bị bao vây  (VOA)   —Nổ bom gần Damascus giết chết 16 binh sĩ Syria  (VOA)
Ả Rập Xê Út từ chối tham gia Hội Đồng Bảo An, một quyết định khó hiểu  (RFI)
Độ nhiễm xạ nước ngầm ở Fukushima tăng vọt  (RFI)   —-Pháp: Trục xuất nữ sinh Leonarda là « đúng luật »  (RFI)
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình tại Rome  (VOA)   —-Ý : Berlusconi bị cấm giữ các chức vụ hai năm   (RFI)   — Cựu Thủ tướng Ý Berlusconi bị cấm giữ chức vụ công cử  (VOA) —-- BỒ ĐÀO NHA : Hàng chục ngàn người biểu tình chống chính sách khắc khổ (RFI)
Malaysia : Đảng cầm quyền bầu lãnh đạo  (RFI)   —Malaysia thành lập thủy quân lục chiến nhằm vào ai?  (ĐV)
NGA – NHÂN QUYỀN : Ca sĩ Pussy Riot tiếp tục tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ (RFI)   —-11 Nobel Hòa bình kêu gọi Nga bỏ tội danh ‘‘cướp biển’’ với nhóm Greenpeace  (RFI)
Afghanistan sẽ xem xét thỏa thuận với Mỹ trong tháng 11  (RFA)   —Mỹ được dùng căn cứ không quân của Rumanie để rút khỏi Afghanistan  (VOA) 
Cảnh sát Maldives không cho tiến hành bầu cử tổng thống vòng 2  (VOA)
Cúp Thế giới Qatar 2022 và nạn lao động nô lệ  (RFI)   —Hungary truy tố một cựu lãnh đạo Cộng sản phạm tội ác dưới chế độ cũ  (RFI)
Philippines ngưng tìm người mất tích vì động đất ở Bohol (RFA)    —-Nam Thái Lan: đánh bom kép, 10 người bị thương (RFA)  —-Tai nạn máy bay Lào: đã xác nhận danh tánh 14 người (RFA)   — Chuyên viên Pháp, Thái Lan giúp tìm xác chiếc máy bay Lào bị rớt (VOA)
Chiếc vĩ cầm tàu Titanic được bán với giá 1,4 triệu đô la  (VOA)   —Thụy Sĩ và Bỉ thăng hạng hạt giống World Cup  (VOA)
Texas: Tuần hành đòi quyền công khai mang súng ra đường  (NV)
Doanh gia Mỹ bị bắt ở Trung Quốc vì tình nghi trùm băng đảng  (NV)
19 cán bộ cưỡng chế xây dựng trái phép bị tạt axit  (ĐV)   -19 cán bộ quản lý đô thị Trung Quốc đã bị tạt axit khi họ đang cưỡng chế phá hủy một công trình xây dựng trái phép.     ——Trung Quốc: Thị trưởng dùng giang hồ ép dân di dời  (TT)
Làn sóng sám hối về Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc  (TN)
Hải quân Trung Quốc tập trận ở Tây Thái Bình Dương  (ĐV)    —“Trung Quốc sử dụng Iran như một con tốt, sẵn sàng giao dịch với Mỹ”  (GDVN)   —-Tổng thống Iran nỗ lực bỏ khẩu hiệu “Mỹ hãy chết đi” tại các cuộc họp (GDVN)
Campuchia: Chỉ cho phép biểu tình dưới 10 ngàn người tại Phnom Penh (GDVN)
Ấn Độ có cách trả đũa nếu TQ bán lò phản ứng hạt nhân cho Pakistan  (GDVN)
Argentina: Tai nạn tàu hỏa, 80 người thương vong  (Infonet)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Học hàm danh dự: Ngoại giao, hữu nghị là chính (VNN)   —-Những hình ảnh thiếu thẩm mỹ ở Văn Miếu Photo(VNN)
Mỹ vẫn là nơi thu hút nhiều sinh viên ngoại quốc nhất  (NV)
Thiên thạch lớn bay xẹt ngang trái đất và sẽ vòng lại trong 19 năm  (NV)
“Đổi mới giáo dục bằng cách hãy xác định mục tiêu giáo dục là gì?”  (GDVN) – Đó là nhận định của TS. Nguyễn Văn Khải (ông già ozone với những tâm huyết: giúp nông dân thoát nghèo và giúp trẻ con thích học) khi…
Chạy đua lấy bằng Thạc sĩ: Cơ chế xin cho đẻ ra “sính bằng cấp”  (GDVN)
SGK sai nhiều do “đẻ” ngược  (NLĐ)

Tàu hàng cùng 12 thuyền viên bốc cháy trên biển  (VNN)
“Tử thần” núi Chuông: Đặt cược 5 mạng người… lấy 400.000đ!?  (KT)    —-Bị dụ “chơi” ma túy lúc hát karaoke, thiếu nữ thiệt mạng   (NLĐO)
Gia vị siêu tốc, muốn gì cũng có (TN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét