Các bài trong Blog được collect từ nhiều nguồn & các bài viết trong blog này không thể hiện quan điểm của chủ BLog!
Tổng số lượt xem trang
Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013
Bài đáng chú ý - Bắt dân ký cam kết không chống đảng, nhà nước
“Phe” Nước mắt
Nguyễn Lân Thắng viết cho RFA từ Việt Nam
2013-10-19
Chị Nguyễn Thị Hiền, vợ của Luật sư Lê Quốc Quân, ảnh chụp hôm 30/12/2012. Photo by Nguyễn Lân Thắng
Hành động theo con tim mách bảo
Tôi sinh ra trong một gia đình công chức ở Hà Nội vào đúng năm 1975 – Cái năm được ông Võ Văn Kiệt “đánh dấu” bằng câu nói: “Chúng ta có triệu người vui, mà cũng có triệu người buồn”.
Vết thương trong lòng người Việt cứ day dứt như thế trong suốt cả gần
40 năm cuộc đời tôi từ tấm bé đến tận bây giờ. Ngày nhỏ, tôi đã chứng
kiến đủ cả những màn pháo hoa mừng thắng trận mỗi năm, cũng như cảnh
những người họ hàng lặn lội từ miền Nam ra Bắc, đến ở nhờ gia đình tôi
để đi thăm chồng cải tạo. Bé quá, chả biết được rồi sau này những cảnh
đã thấy đó chính là nỗi đau của dân tộc…
Hồi đó, cả nhà tôi chỉ có một cái loa truyền thanh bọc vải hoa bé tý
tẹo treo trên tường, cứ đến bốn giờ chiều là lại ré lên: “Giải phóng
Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về… ” – Thế là biết đã đến giờ vo gạo
thổi cơm. Thế hệ tôi lớn lên hoàn toàn “Đỏ”. Chúng tôi chỉ biết đến ném
bom rải thảm Khâm Thiên, em bé Napal, chất độc da cam… mà chẳng hề hay
có những đồng bào đã bỏ mạng tức tưởi trên biển. Tình cảm, nhận thức đến
từ những điều mình thấy, mình nghe nó tự nhiên thế thôi, chẳng ai thắc
mắc gì. Mà có điều gì khó lý giải quá thì sẵn có đế quốc Mỹ xâm lược
đấy… cứ đổ lên đầu chúng là ai cũng yên lòng mà sống tiếp. Cái tâm thế
được – thua, ta – địch phải mãi những năm sau này, qua nhiều luồng tin
của phương tiện truyền thông trên internet mới gột tẩy khỏi đầu tôi
những điều ngớ ngẩn đó…
Người Việt dù sinh ra trong bất cứ chế độ nào, rồi cuối cùng ai cũng
thấy chỉ có nhân dân là bên thua cuộc. Sở dĩ đến bây giờ người dân đã
nhận thức được điều đó bởi liên tục bao năm nay, đã có biết bao nhiêu
lớp người liên tục đấu tranh, liên tục cống hiến cuộc đời mình vì lý
tưởng đổi mới và xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và tôn
trọng những giá trị phổ quát của nhân loại. Tôi có dính dáng ít nhiều
đến các hoạt động đấu tranh trong nước, bị bắt bớ sách nhiễu đôi lần,
nhưng có may mắn là chưa bao giờ chịu cảnh truy nã, tù đày. Nhìn những
người bạn đấu tranh quanh mình, nay đang phải giam mình sau song sắt như
anh Lê Quốc Quân hay anh em Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha… tôi thấy
mình còn quá hạnh phúc.
Luật sư Lê Quốc Quân (giữa) cùng những người nông dân biểu tình chống trưng thu đất đai tại Hà Nội tháng 8/2012. AFP photo
Anh em cậu Uy – Kha thì còn quá trẻ, còn nhiều cơ hội, nhưng anh Quân
mới là điều đáng nói. Chuyện vụ án anh Quân thế nào, cả tháng nay các
phương tiện truyền thông đều có nhắc cả. Tôi biết, nhiều người tự hỏi
động lực ghê gớm nào khiến anh ấy bỏ qua mọi hiểm nguy, dám bỏ mình để
đương đầu với cái ác. Mỗi con người ai cũng có gia đình, có bạn bè, có
những điều quý giá không thể mất… Bỏ những điều ấy để đi vào con đường
lửa, chấp nhận ngồi sau song sắt lạnh, ai cũng thương anh ấy!
Người đời có câu: “Phù thịnh, chứ không ai phù suy”. Không biết sao
tôi chỉ muốn làm ngược lại, chỉ muốn bênh vực những người yếu thế. Bức
ảnh này được chụp đúng 1 tuần sau ngày anh Quân bị bắt. Đó là một ngày
cuối năm 2012. Hôm ấy trời lạnh lắm. Chúng tôi chỉ có khoảng chục người
đến thăm nhà anh Quân, người thì vừa ra tù, người thì cũng bị bắt nhốt
liên tục, bị theo dõi dài ngày vì những vụ án chính trị mà chính quyền
tưởng tượng ra. Cả một gia đình chỉ còn toàn đàn bà và trẻ con tiếp đón
chúng tôi. Nhìn giọt nước mắt của chị Hiền vợ anh Quân nghẹn ngào, nhưng
sung sướng vì có người đến sẻ chia lúc hoạn nạn… chẳng ai cầm lòng
được.
Cuộc sống vốn hết sức phức tạp. Thú thực tôi cũng không biết hết
những việc anh Quân đã làm, và cũng có nhiều ý kiến chê trách anh ấy dại
quá, liều quá, lộ liễu quá… Nhưng có lẽ, điều rõ nét nhất chính là cái
án quá bất công cho mấy trăm triệu tiền trốn thuế, vốn là cái cớ mà
chính quyền khó mà chứng minh được. Và, cũng chẳng ai biết liệu cái án
anh Quân đang phải chịu bây giờ, lúc thi hành xong sẽ có một cái án khác
như anh Điếu Cày hay không?…
Còn biết bao nhiêu những trường hợp như anh Quân, như Uy, Kha… đang
trong nhà tù nhỏ? Còn biết bao nhiêu cảnh đời khốn khó của những người
tranh đấu ở nhà tù lớn ngoài kia? Tôi cũng như bạn, chẳng thể nào đếm
hết được. Tôi chỉ biết hành động những gì con tim mình mách bảo. Dù thế
nào tôi cũng đứng về “phe” nước mắt! *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
Nhà cầm quyền Nghệ An
tập dượt chống bạo loạn, đốt cả một chiếc xe hơi trong khi dân còn đang
thiếu cơm thiếu gạo vì hậu quả bão lũ và vỡ một số đập thủy lợi. (Hình:
Đất Việt)
Theo thông tin trên trang facebook của một người dân có tên “Người Xứ
Bố Sơn” cho hay “Những ngày gần đây, các giáo xứ Kẻ Gai, Mỹ Dụ … thuộc
Giáo phận Vinh, giáo dân bắt đầu nhận được những tờ giấy bắt ký cam kết
giữ gìn an ninh trật tự do chính quyền phát ra (thường loại giấy này chỉ
được phát vào dịp tết Nguyên đán).”
Các tờ giấy cam kết đó buộc giáo dân : “Mục 1: Chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định hương
ước của địa phương. Mục 2: Không để người thân trong gia đình tham gia
các hoạt động sau: - Chống Đảng, chống chính quyền phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. - Vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo. - Khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái quy định.”
Theo nhận định của Người Xứ Bố Sơn “Bản ép buộc cam kết này, ngay từ
Mục 1 đã vi phạm pháp luật. Theo quy định của luật, không một công dân
nào phải “Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng” cả, mà công dân
chỉ có bổn phận “chấp hành … pháp luật của nhà nước”. Điều này cho thấy
bản chất của tổng diễn tập “bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân” thực
chất là sợ chống đảng CSVN. Như vậy, tiền thuế của dân lại chỉ dùng cho
mục tiêu riêng của đảng CSVN?”
Theo tin báo Đất Việt hôm Thứ Sáu, ngày 17/10/2013, Bộ Quốc Phòng, Bộ
Công An đã phối hợp với nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An tổ chức một cuộc
“diễn tập đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin” quy mô lớn có sự điều
động các loại xe đặc chủng, trực thăng. Điều đáng nói là cuộc tập trận
chống dân bạo loạn diễn ra trong lúc nhiều khu vực của tỉnh Nghệ an hiện
đang còn bị chìm hay tan nát trong nước lụt vì vỡ một số đập thủy lợi.
Trước đó hai ngày, tức ngày 15/10/2013, tại tỉnh Đắc Nông, một cuộc
tập dượt “phòng thủ” quy mô lớn do ông Nguyễn Trung Thu , trung tướng
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội, ngồi giám sát và ông trung tướng Lê
Chiêm, tư lệnh Quân khu 5 làm “tổng đạo diễn” đối phó với “Các phần tử
phản động trong nước đã kích động hàng trăm thanh niên quá khích, mang
theo băng rôn, khẩu hiệu, mã tấu, gậy gộc, gạch đá…kéo về trung tâm tỉnh
gây bạo loạn”, theo tin báo điện tử VietnamNet.
Theo nguồn tin này, mục đích của cuộc tập trận ở Đắc Nông là “chuẩn
bị các phương án chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu” mà “điểm mới là
‘Xử lý tình huống A2 chống tập trung đông người”, hiểu là biểu tình
chống chế độ.
“Các phần tử kích động tấn công lực lượng chức năng” trong cuộc diễn tập chống bạo loạn ở Đắc Nông (Hình: VietnamNet)
Tỉnh Đắc Nông và các tỉnh khác ở Tây Nguyên từng xảy ra các cuộc biểu
tình tâp thể cả chục ngàn người của người Thượng thời thập niên trước,
đòi tự do tôn giáo, đòi trả đất canh tác nương rẫy bị nhà nước cướp
ngang rồi trồng cà phê xuất cảng. Hàng ngàn người Thượng đã trốn vào
rừng hay chạy sang Cambodia tị nạn khi bị nhà cầm quyền đem quân đội,
Công an tới đàn áp.
Tỉnh Nghệ An mới xảy ra cuộc đàn áp đổ máu ngày 4/9/2013 mà khoảng 30
giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc. Giáo dân tập
trung đòi thả 2 giáo dân bị bắt giam hơn hai tháng trước đó như đã cam
kết thì một lực lượng hàng trăm Cảnh Sát Cơ Động, Công an đủ loại hợp
với đám tay sai tấn công.
Theo lời kêu gọi của Giám mục giáo phận Vinh, tất cả hơn 500 ngàn
giáo dân của giáo phận tại gần 200 giáo xứ đã liên tục dâng thánh lễ,
thắp nến cầu nguyện đòi hỏi công lý. Đối lại, nhà cầm quyền sử dụng các
phương tiện truyền thông vu cáo cho giáo phận và giáo dân nhiều tội và
đe dọa truy tố hình sự.
Song song với chiến dịch nhà cầm quyền từ trung ương tới Nghệ An tuyên
truyền mà các mạng thông tin của giáo phận Vinh nói vu khống, nhiều cuộc
tập trận “chống bạo loạn” được các bộ phân quân sự, Công an tổ chức.
Những điều này cho thấy nhà cầm quyền CSVN từ trung ương tới các địa
phương cảm thấy chế độ độc tài đảng trị và tham những cùng cực của họ
đang có những dấu hiệu bị thách đố mạnh mẽ. Nếu không chuẩn bị đối phó,
có thể dẫn tới sụp đổ như các chế độ cộng sản độc tài khác ở Đông Âu và
quan thầy Nga Sô viết.
Tiếng mìn nổ và mấy phát súng hoa cải ở Cống Rộc huyện Tiên Lãng Hải
Phòng ngày 5/1/2012, những phát đạn bắn chết và bị thương 5 cán bộ “giải
phóng mặt bằng” ở thành phố Thái Bình ngày 11/9/2013. Hơn 3 ngàn cán
bộ, Công an huy động tới đàn áp dân chúng chống cưỡng chế ngày 24/5/2012
ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Hàng đoàn người ăn chực nằm chờ quanh
năm ở các cơ quan triếp dân khiếu kiện trong vô vọng ở Sài Gòn, Hà Nội
và các tỉnh. Nông dân khắp nơi bị cướp đoạt tài sản vườn ruộng, hoặc bị
cướp không, hoặc đền bù tượng trưng so với giá trị thật, đẩy người ta
vào vòng đói khổ trong khi biến những mảnh đất đó thành sân gôn phục vụ
tư bản đỏ, thành các tòa nhà, biệt thự, vỗ béo thêm cho đám quan chức
tham nhũng.
Chống lại sự bất mãn và phẫn nộ của dân chúng ngày một dâng cao, nhà
cầm quyền Việt Nam dựa vào các lực lượng đàn áp để tồn tại. Nhiều tỉnh
trước đây đã tổ chức các cuộc tập trận quy mô chống bạo loạn.
Báo VietNamnet ngày Thứ Sáu 18/10/2013 khoe kết quả của cuộc tập trận
chống bạo loạn ở Đắc Nông là “…lực lượng công an, quân đội được huy
động để giải tán đám đông. Hàng trăm chiến sĩ với vũ khí, trang bị hiện
đại và chó nghiệp vụ đã nhanh chóng có mặt thực hiện nhiệm vụ. Quả nổ,
vòi rồng được sử dụng rất hiệu quả để giải tán đám đông. Hàng chục đối
tượng sừng sỏ bị lực lượng chức năng phân loại bắt giữ, tình hình an
ninh chính trị cơ bản được giữ vững.” (TN)
Trục trặc nào phía sau tăng trưởng
“Những trục trặc trong cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam đều có nguyên nhân sâu xa từ thể chế!”, nhóm tác giả Fulbright nhận định.
LTS: Nhóm chuyên gia kinh tế thuộc
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (gồm các tác giả Vũ Thành Tự
Anh, Phạm Duy Nghĩa, Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Ben Wilkinson,
Dwight Perkins và David Dapice) vừa hoàn thành báo cáo “Khơi thông những
nút thắt về thể chế để phục hồi tăng trưởng".
Báo cáo này đã được gửi tới uỷ ban Kinh tế Quốc hội. Tuần Việt Nam xin giới thiệu các đề xuất trong báo cáo.
Báo cáo của nhóm Fulbright
ghi nhận: Trong ba thập kỷ Đổi mới, “Cải cách thể chế” luôn là mối quan
tâm của Đảng và Chính phủ. Các văn kiện của Đảng đều nhấn mạnh định
hướng: “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường, hoàn thiện thể chế kinh tế
nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý bằng pháp luật…”
Trong hoạt động hành pháp, Chính phủ cũng ưu tiên xây dựng thể chế
thể hiện qua chương trình hành động của Chính phủ và thông điệp Năm mới
2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình lập pháp của Quốc hội khóa XIII cũng xác định rất rõ ưu
tiên cải cách thể chế. Quan trọng nhất là sửa đổi hiến pháp năm 1992,
từ đó sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và các đạo luật liên
quan đến nhiều lĩnh vực quản trị nhà nước khác.
Những nỗ lực và quyết tâm cải cách thể chế như vậy của Việt Nam hoàn
toàn phù hợp với xu thế toàn cầu và được sự ủng hộ của quốc tế, các nhà
đầu tư và tài trợ quốc tế.
Nói dễ hơn làm
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu khẳng định, thể chế yếu kém là nguyên nhân
sâu xa dẫn tới những bất ổn của nền kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh
tế hiện nay. Từ những việc lớn như ổn định nền kinh tế vĩ mô, ngăn
chặn suy thoái, kiểm soát nợ công v.v… cho đến những vấn đề đời thường
như bệnh viện quá tải, kẹt xe, tai nạn giao thông … đang hàng ngày vẫn
diễn ra, suy cho cũng, những bất cập trong quản lý như vậy đều có
nguyên nhân sâu xa từ chất lượng thể chế yếu kém.
Kể từ khi bắt đầu Đổi mới đến nay, nền kinh tế nước ta đang trong
giai đoạn tăng trưởng thấp nhất, tương đương thời khi hậu khủng hoảng
tài chính khu vực 1997 – 1998. Một phần nguyên nhân do ảnh hưởng khủng
hoảng toàn cầu. Song, nguyên nhân chính, theo báo cáo của nhóm
Fulbright, do ba trong bốn “động cơ” của cỗ máy kinh tế đang bị trục
trặc!
Bốn “động cơ” đó bao gồm khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), nông nghiệp (NN) và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Dưới tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước và khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã bộc lộ nhiều yếu kém,
kém hiệu quả. Duy nhất chỉ còn khu vực FDI là tiếp tục có kết quả tốt
do họ không hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống thể chế trong nước .
Báo cáo đã chỉ ra những nguyên nhân chính khiến các “cỗ máy” của nền
kinh tế nước ta bị mất hiệu quả. Chẳng hạn, với khu vực KTNN, nhìn từ
góc độ quản trị, mọi hạn chế đều bắt nguồn từ quyền sỡ hữu không rõ
ràng.
Cơ chế đại diện sỡ hữu nhiều tầng nấc cộng với tính hình thức của các
tầng nấc đại diện đã tạo ra khoảng cách xa vời giữa người chủ sỡ hữu
cuối cùng là nhân dân với những người đại diện. Từ đó, DNNN giống như
“hộp đen” trong nhận thức của người dân.
Cho đến nay, quyền đại diện sỡ hữu, thẩm quyền quản lý Nhà nước và
chức năng quản lý, điều hành kinh doanh bị trộn lẫn vào nhau. Hiện tượng
này được gọi là “ba trong một”. Đồng thời, trong thẩm quyền quản lý
lại thiếu sự tách bạch giữa vai trò của Bộ chủ quản, cơ quan hoạch định
chính sách và cơ quan điều tiết nên lại thêm tình trạng “ba trong
một” nữa trong hệ thống quản lý DNNN.
Hệ quả tất yếu là nhiều sự chồng chéo và lẫn lộn, gây ra nhiều xung
đột và lợi ích, làm triệt tiêu hiệu quả và hiệu lực của toàn bộ hệ
thống quản trị DNNN. Kết quả cuối cùng là sự thất bại của nhiều tập
đoàn và Tổng Công ty.
Sự xung đột lợi ích trong điều tiết đã nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn
khi các DNNN được bảo vệ vừa kém hiệu quả và vừa có vị thế độc quyền.
Tấm áo khoác thị trường choàng cho các DNNN đã tạo cho họ quyền được
phép “định giá theo cơ chế thị trường” để trục lợi, gây ảnh hưởng cho
các thành phần kinh tế khác và toàn bộ xã hội, loại trừ khả năng cạnh
tranh và sáng tạo. Điều này ngày càng có xu hướng phát triển.
“Động cơ” khu vực kinh tế tư nhân sau một thời gian năng động, đóng
góp đáng kể vào tăng trưởng và giải quyết việc làm nay đang đứng trước
nguy cơ teo tóp và có sự phân hóa. Một số DN xây dựng được mối “quan
hệ” khăng khít với giới chức chính quyền và các định chế ngân hàng. Số
còn lại lớn hơn đang phải đối diện với nhiều nguy cơ đe dọa.
Có những thách thức đang đe dọa DNTN sau đây: Thứ nhất, quyền sở hữu
tuy được ghi nhận trên giấy nhưng việc thực thi còn kém; thứ hai, chưa
được bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực; thứ ba, sự nhũng nhiễu của bộ
máy quản lý với DNTN chưa hề giảm, kể cả giai đoạn họ đang gặp khủng
hoảng, khó khăn; thứ tư, các thể chế hổ trợ thị trường kém hiệu quả.
Khu vực NN là một “động cơ” quan trọng đang bị ảnh hưởng từ tác động
tiêu cực lớn, kém hiệu quả. Kết quả SX 3 năm 2010 – 2012 cho thấy rõ
điều đó. Những động lực phát triển giai đoạn trước kia nay không còn.
Chính sách chậm thay đổi, lạc hậu như quyền sở hữu đất đai không rõ
ràng, việc thu hồi tràn lan, sự hổ trợ của Nhà nước không phù hợp … đã
dẫn khu vực này vào khủng hoảng.
Trục trặc phía sau tăng trưởng
Nhìn nhận thực trạng đất nước sau ba thập niên Đổi mới, nhóm tác giả
Fulbright nhận định “Những trục trặc trong cỗ máy tăng trưởng của Việt
Nam đều có nguyên nhân sâu xa từ thể chế!”
Ở khía cạnh thể chế chính trị và quản trị Nhà nước, mức độ tham gia
của nhân dân trong quá trình thực thi quyền lực của Nhà nước tạo nên nền
tảng cho tính chính danh của bất cứ chế độ nào. Sự tham gia của người
dân cần các thể chế chính trị giúp người dân được quyền được biết, được
tham gia đời sống chính trị, được hối thúc trách nhiệm giải trình các
cấp chính quyền khi cần thiết. Sự tham gia của người dân càng tăng thì
sự xung đột giảm.
Từ những tiêu chí này, nhóm phân tích chỉ rõ, một số nút thắt về thể
chế ở Việt Nam đang gây ra những hệ lụy và hệ quả tai hại, ách tắc cho
sự phát triển chung.
Sau ba thập kỷ cải cách và hướng tới xây dựng thể chế phù hợp mà
Đảng và Nhà nước đã xác định là sở hữu đất đai và DNNN, đến nay các vấn
đề này vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí quy mô, mức độ phức tạp và tính chất
gay gắt còn căng thẳng hơn thời trước Đổi mới.
Khu vực DNNN ngày càng thiếu động cơ và kém hiệu năng đang trở thành
gánh nặng cho nền kinh tế. Đồng thời, cản trở những cải cách có tính
nền tảng để đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Vấn đề sở hữu đất đai đang ngày càng nhức nhối, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ, thậm chí xáo trộn xã hội. Khu vực dân doanh ngày càng kiệt quệ.
Những nổ lực cải cách thể chế nửa vời, những quyết tâm cải cách bị trì
hoãn và những cơ hội cải cách bị bỏ lỡ đã làm cho thể chế cơ bản của
đất nước chưa bao giờ được giải quyết một cách dứt khoát và đến tận
cùng.
“Hệ quả là Việt Nam giống như đang trở lại điểm xuất phát với những
nan đề cải cách của thời kỳ trước Đổi mới”, nhóm phân tích thẳng thắn.
Trong các nguyên nhân khiến Việt Nam mắc kẹt lâu dài ở các thể chế
lạc hậu, cản trở phát triển, báo cáo đã nêu ra một nguyên do đang chú ý
là thói quen suy nghĩ được thiết kế với những dấu ấn của hệ quy chiếu cũ
kỹ chi phối.
Hệ quy chiến đó ban đầu bị lồng vào các quan niệm bị chính trị hóa,
dần dần được được thể chế hóa, thành chính sách. Qua thời gian thành
nếp nghĩ và thói quen. Vượt qua được những nếp nghĩ, thói quen, nhận
thức cũ kỹ, lạc hậu này cần phải cố gắng, quyết tâm cao. Trong đó, lấy
lợi ích của đất nước và dân tộc làm mục tiêu hàng đầu thì mới có thể
vượt qua!
Về giải pháp, nhóm nghiên cứu cho rằng từ nay đến năm 2016, Việt Nam
dày đặc các cơ hội cải cách thể chế với việc sửa đổi Hiến pháp và nhiều
đạo luật liên quan đến thể chế kinh tế, quản lý xã hội.
Sở hữu đất đai, vấn đề dường như đã được khẳng định tại dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 cũng được nhóm nghiên cứu đề cập với quan điểm có
thể giữ nguyên sở hữu toàn dân về đất đai, nhưng coi đó là khái niệm
chính trị chứ không phải là khái niệm kinh tế và xác định sự sở hữu thực
tế là quyền sở hữu chắc chắn của người nắm giữ tài sản.
Với doanh nghiệp nhà nước, để tránh phân tán và cát cứ trong thực
hiện quyền sở hữu, bản báo cáo cho rằng cần thảo luận để thành lập các
cơ quan tín thác nhận uỷ nhiệm của chính quyền, để thực thi một cách tập
trung các quyền sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp. Duy Chiến
Lời Tòa Soạn: Báo chí và nhà báo có vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội vì bằng các hoạt động thực tiễn của mình nó đã
góp phần làm minh bạch thông tin, sự thật và định hướng dư luận hướng
tới cái tốt, cái đẹp, cái thiện. Lao động báo chí cũng là lao động phức
tạp, khó khăn đòi hỏi không chỉ khả năng tác nghiệp mà cả tâm huyết,
tình người. Ở họ cần một nhãn quan và bản lĩnh nhân văn. Khách mời của
VHNA kỳ này là nhà báo Kim Dung, [còn có bút danh là Kỳ Duyên] hiện đang
là phóng viên của VietNamNet. Câu chuyện hôm nay là góc nhìn của nhà
báo về cuộc sống hôm nay, và một tâm sự về nghề báo.
Phóng viên:Chúng tôi được biết chị là một nhà báo
chuyên nghiệp, có thâm niên. Như vậy là chị đã đi qua thời kì bao cấp,
thời kì khủng hoảng kinh tế sâu sắc và nặng nề nhất của đất nước. Tôi
thấy, hồi xưa khó khăn lắm nhưng trong các tác phẩm của chị tình hình
giáo dục vẫn sáng sủa?
Nhà báo Kim Dung:Cảm ơn anh. Đây là một câu hỏi thú vị
nhưng khó vì sự so sánh có tầm khái quát rất rộng. Nếu nói chính thức
bước chân làm nghề, đi cơ sở và viết, phải tính từ năm 1977, khi đó, tôi
làm ở Báo Nhân Dân, chuyên viết mảng giáo dục. Nghề báo luôn gắn với
tình hình kinh tế xã hội, với thời cuộc, phản ánh diện mạo thời cuộc đó.
Khi đánh giá bất cứ một sự kiện gì, cho tới những bài báo của một giai
đoạn, cần gắn với đặc điểm của xã hội, của thời cuộc, và của chính lĩnh
vực.
Với tư duy đó, thì thời cuộc tôi đã trải qua, và viết về GD có 03 đặc điểm, mang tính đặc thù khá rõ:
+ Trước hết, Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của TƯ Đảng. Người làm
báo ND khi đó được coi như cán bộ tuyên truyền (tuyên huấn) đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nếu tinh ý, cho đến bây giờ, vẫn thường có một câu mở đầu “nằm lòng” là, báo chí phải tuyên truyền….
Câu đó đúng, nhưng thiếu mất một vế quan trọng khác, đó là báo chí còn
có chức năng thông tin, phản biện chính sách xã hội và cả dự báo.
Chính những chức năng này thật sự góp phần vào sự điều chính các chính
sách xã hội, để có tính khả thi, phù hợp quy luật thực tiễn, hợp lòng
dân, giúp xã hội vận động và phát triển lành mạnh.
Nhà báo Kim Dung
+ Thời cuộc khi đó, Internet chưa có. Sự xuất hiện của Internet, của
công nghệ thông tin toàn cầu hôm nay thực sự là bước tiến vĩ đại của
lịch sử, của thời đại, giúp con người nói chung, nhà báo nói riêng có
được những thông tin xác thực hơn về xã hội, các lĩnh vực, đem lại sinh
hoạt dân chủ trong đời sống. Đương nhiên, nó cho con người ta tiếp nhận
cả hai mặt, phải- trái, tốt xấu, tích cực- tiêu cực của đời sống đương
đại.
+ Giáo dục, so với các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, y tế… vẫn có
phần lành mạnh hơn, do tính chất đặc thù của nó- lĩnh vực đào tạo con
người cho xã hội tương lai.
Tôi đã làm báo trong những năm tháng gian khổ đó. Sự khó khăn về vật
chất đã đành, trong bối cảnh chưa có Internet, những thông tin đa chiều
còn rất hạn chế, lại là nhà báo của Báo ND. Những nguyên tắc làm báo,
viết báo ở đây phải nói cực kỳ nghiêm cẩn, khắt khe về tư tưởng, mang
tính định hướng “tuyên truyền” rất rõ.
Giáo dục khi đó, cũng chưa bị “suy thoái, khủng hoảng” nhưng đặc biệt
chưa bị “thương mại hóa” nặng nề, làm tổn thương xã hội như bây giờ. Và
tôi đã gắn bó với ngành GD với tất cả sự tâm huyết, hồn nhiên và trách
nhiệm của mình. Tôi từng phát biểu (nói vo) một bài tham luận về nghiệp
vụ báo chí tại Báo ND (giai đoạn sau này- khi đất nước đã đổi mới),
khiến tất cả mọi người cười ồ: Cầm bút với con tim hồn nhiên.
Sự hồn nhiên đó, vừa là sự hồn nhiên trong sáng của bản tính trời cho,
vừa là sự hồn nhiên của con người ngay thẳng, có một nói một, có hai nói
hai, có xấu nói xấu, có tốt nói tốt, không đánh đổi trắng thành đen,
đen thành trắng. Nói thẳng, đó là sự trung thực, và cũng là nguyên tắc
tối thiểu của người cầm bút.
Dù vậy khi đó, có những bài viết, nếu ‘gai góc, đụng chạm” một chút tới
ngành GD, lập tức bị gạch chéo (X) với lời phê bên cạnh: Lùi lại. Lùi lại,
đến bao giờ mới được đăng? Không biết! Mà thực chất những bài báo đó
không bao giờ được đăng. Coi như phá sản, dù nó chứa đựng bao tâm huyết
của mình.
Ở một góc độ khác nữa, với tính chất là cơ quan ngôn luận tuyên truyền,
cả một thời tuổi trẻ làm báo của chúng tôi, người ta không thể chấp
nhận có phong cách, có cá tính riêng trong bài viết. Nếu bài báo có chất
văn mềm mại, hấp dẫn, có phong cách, cá tính riêng, lập tức bị biên
tập, xóa bỏ không thương tiếc. Vì thế, có rất nhiều những bài báo chỉ
như một bản tin thông tấn dài, đầy sự kiện. Chấm hết!
Có lúc tôi đã dày vò tự hỏi, không biết có bao vị quan chức báo chí “làm hỏng” bài của phóng viên nhỉ?
Nhưng tôi là kẻ ương ngạnh, và cũng hồn nhiên, tôi không chịu thân phận
kiểu đó. Tôi vẫn cứ viết theo cách tôi cảm nhận, theo tư duy tự do
khoáng đạt của mình. Và anh biết không, có rất nhiều những bản thảo, bị
biên tập đỏ lòe, đến nỗi tôi không nhận ra bài viết của mình nữa. Và
nước mắt tôi cũng chảy không biết bao lần…
Anh có biết đó là nỗi đau của người làm báo đầy nhiệt huyết như tôi
không? Tôi có những thành công nhất định trong nghề cầm bút ở đó, nhưng
nói thật, nước mắt tôi rơi trong cô đơn cũng nhiều lắm. Tôi từng đọc
cuốn Mộtnửa đàn bà là đàn ông. Tôi cũng vậy, từng thấy mình hệt như một nửa đàn bà là đàn ông.
Tất cả nỗi đau câm lặng chỉ xoay quanh nghề cầm bút. Không có cả tuổi
trẻ hưởng thụ như tuổi trẻ bây giờ… Và nếu nói một cách công bằng, hành
trình làm nghề báo của tôi khi đó là hành trình cực kỳ cô đơn!
Phóng viên:Còn bây giờ, qua tác phẩm, tôi thấy chị
lo lắng và bồn chồn, và nhiều lúc như là bức xúc về cuộc sống, với cuộc
sống. Có điều đó không, thưa chị?
Nhà báo Kim Dung:Có chứ. Rất nhiều là khác. Bởi bây
giờ, chúng ta đang sống trong một thời cuộc gay gắt, quá nhiều thử thách
về sự phát triển của xã hội. Phải đối mặt với nhiều vấn nạn, tệ nạn, và
sự suy thoái về văn hóa, phẩm cách làm người.
Nhưng khác với giai đoạn tuổi trẻ làm báo thời bao cấp, giờ đây, tôi
làm báo với tâm trạng khác. Nỗi đau trước đây là nỗi đau của kẻ cầm bút
làm nghề chưa thật đúng là nghề. Cái áp lực của công việc khi đó sao
nặng nề, khó tả. Và tuổi xuân cũng như “lão hóa”, dù tôi là kẻ lãng mạn
lắm, nghệ sĩ và cũng lắm khát vọng J.
Còn nỗi đau bây giờ của tôi là nỗi đau của người cầm bút trước thực trạng xã hội.
Đời người, sống sao cho đừng vô cảm, vô vị, vô ích. Và nếu ta đã sống
không vô cảm, thì nỗi đau đó nhiều lắm. Anh đừng cười, bằng này tuổi
đầu, trước thông tin voi Beckhăm bị giết hại, tôi đã ôm mặt khóc rưng
rức khi phải viết bài. Không phải một lần. Tôi đau vì niềm tin của một
con vật khôn ngoan, nhưng ngây thơ với con người, đã đặt không đúng chỗ.
Niềm tin đặt không đúng chỗ, có khi còn hủy diệt cả chính hạnh phúc của mình. Tôi bỗng nhớ tới bài viết “Mới hayvật đổi sao dời”,
đăng trên mục Thư Hà Nội, ngày 13/10/2007, mà tôi phụ trách, khi về
làm việc với VietNamNet. Bài viết về chính số phận chị gái tôi, với câu
kết: Một dân tộc nếu ấu trĩ, giáo điều, có khi phải trả giá
bằng sự tụt hậu hàng chục thế kỷ so với nhân loại. Còn đời người ngắn
lắm, nên thường phải trả giá bằng cả cuộc đời của chính mình.
Thú thực, tôi đã khóc nhiều lắm khi viết bài này.
Người thân trong gia đình từng nói với tôi: Làm báo cần cócái đầu lạnh, con tim nóng. Nhưng con tim tôi luôn đau đớn, anh à!
Phóng viên:Tác phẩm là của riêng chị, còn nỗi đau
và lo lắng, là của riêng vì chị quá đa sầu, đa cảm, quá lo toan hay đó
là nỗi niềm chung của nhiều người?
Nhà báo Kim Dung:Tôi không biết. Có thể tôi là người
đàn bà cầm bút bản tính quá nhạy cảm và đa cảm. Nhưng tôi tin, nỗi lo
lắng, chí ít cũng là nỗi quan tâm, và bức xúc trước thực trạng xã hội
đang ẩn chứa nhiều bất an, bất ổn, không phải chỉ riêng tôi, mà của
nhiều người.
Vì đời người đâu chỉ có cơm ăn, áo mặc. Anh cứ nghĩ mà xem. Chỉ nói
riêng về GD là lĩnh vực tôi từng gắn bó trước đây. Mỗi mùa học đến, các
gia đình nháo nhào chạy trường chạy lớp, nháo nhào lo đóng đủ các khoản
tiền cho con em, dù về hình thức, như tiểu học chẳng hạn, được miễn học
phí. Và đổi lại là gì? Ngành GD có thể trả lời một cách tự tin về chất
lượng GD, mà mình tạo ra trước các bậc cha mẹ, trước vận mệnh tương lai
của dân tộc không?
Tôi không biết ở ta có Viện giống như Viện GALLUP (Mỹ) không, một viện
chuyên làm các cuộc thăm dò mang tính khoa học và khách quan trên mọi
lãnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo, sắc tộc… để
Nhà nước có thể thu nạp được những phản ứng, tâm lý của người dân trước
các vấn đề liên quan đến sống còn, sinh tử vận mệnh quốc gia trên hành
trình hội nhập với hiện đại? Để từ đó, có các chính sách, hoặc những
điều chỉnh mang tính vĩ mô về cơ cấu, cơ chế, thể chế chính trị- kinh
tế- xã hội
Phóng viên:Tại sao chị và các đồng nghiệp, và cả những người không làm nghề báo, lại có tâm trạng đó?
Nhà báo Kim Dung:Bởi thực trạng xã hội hiện nay, quốc nạn tham nhũng, nhóm lợi ích, “sự suy thoái về đạo đức một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên… có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Đây
là nhận định của vị cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, mà ai cũng đã
biết. Nó cho thấy hết thực trạng xã hội, đặc biệt là phẩm cách đội ngũ
cán bộ, đảng viên ở một bộ phận không nhỏ bị “tha hóa”, đâu phải chỉ
những người cầm bút, làm báo như chúng tôi.
Khác chăng, những người cầm bút chuyên nghiệp, họ thường có sự nhạy cảm
hơn, trong năng lực quan sát, cảm nhận “nhiệt độ” xã hội. Cộng với vốn
tri thức phong phú gắn với thực tiễn mà đời sống nghề nghiệp mang lại.
Và nghề nghiệp khiến họ thành… “hàn thử biểu”.
Phóng viên:Có người nói, chiếm một tỷ lệ khá lớn
trong cộng đồng xã hội hiện nay đang bị bệnh trơ lỳ xúc cảm và đó là
nguyên nhân của căn bệnh makeno [mặc kệ nó]. Về tâm lý học và xã hội học
thì nên hiểu, nên cắt nghĩa hiện tượng “bệnh lý học” này như thế nào?
Nhà báo Kim Dung:Thực ra, căn bệnh “mackeno” không
phải bây giờ mới xuất hiện. Tôi nhớ thời bao cấp, người ta đã nhắc đến
khái niệm này, để ám chỉ một lối sống vô cảm tệ hại. Không biết tôi nhìn
nhận thế có khách quan không? Nhưng thời tuổi trẻ, tôi đã nhìn thấy căn
bệnh đó ở ngay chính nơi môi trường sống và làm việc của mình.
Căn bệnh “công chức”, thờ ơ, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, thờ ơ với mọi
việc chung quanh, làm việc như một cái máy vô hồn, để đợi đến hẹn lại
lên…lương. Một bộ phận khác thì lo tìm ê kip, để chạy ghế lãnh đạo. Căn
bệnh đó, có từ rất lâu rồi, không phải bây giờ.
Có điều trong xã hội bây giờ nó mang tính phổ biến hơn, và được báo chí
đề cập nhiều hơn khi bàn về công chức, bàn về thái độ ứng xử vô nhân
tính của con người trước những rủi ro tai họa của đồng loại một cách
công khai, mà không hề day dứt. Dù trong cộng đồng, lúc nào và ở đâu
cũng không thiếu những tấm lòng nhân hậu, thương người, sẵn sàng chia sẻ
và giúp đỡ người không may.
Về phương diện tâm lý và xã hội học, có câu nói của người xưa: Nhân chi sơ, tính bản thiện (tất cả con người sinh ra đều hiền từ, có tính thiện). Lại có câu thơ của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên, để thấy phẩm cách của một con người đều là kết quả của quá trình họ được GD (từ gia đình, nhà trường đến XH).
Mặt khác, cần thấy tính xã hội của GD là ở chỗ, GD là một thành tố của
cơ chế chính trị- kinh tế- xã hội. Nó góp phần tích cực hoặc ngược lại,
với xã hội, mặt khác, nó cũng phản chiếu sâu sắc sự hưng vong, suy thịnh
của một quốc gia. Mối quan hệ hữu cơ giữa con người- GD và XH là ở chỗ
đó. Xã hội nào, GD đó, và ngược lại GD nào, xã hội đó. Xã hội lành mạnh
và văn minh, liệu con người có thể quá vô cảm, trơ lỳ cảm xúc trước cái
ác, cái xấu, cái tệ hại không?
Phóng viên:Tiếp xúc nhiều với cuộc sống và các nguồn thông tin, theo chị, nguyên nhân nào đã làm cho người ta trơ lý xúc cảm?
Nhà báo Kim Dung:Cái gốc của hiện tượng này là một
khi, các thang bậc giá trị trong xã hội bị đảo lộn. Sự bất công lên
ngôi. Cái tốt- xấu, phải- trái, trắng- đen bị đánh tráo. Trong khi pháp
luật không được thượng tôn. Còn một bộ phận con người lại có quyền giẫm
đạp lên pháp luật.
Trong bản thể mỗi con người, bao giờ cũng có tâm lý phản kháng bản
năng, và cả tâm lý cam chịu. Một khi con người mất niềm tin vào cái tốt
đẹp, cái tích cực, thậm chí phải chứng kiến mãi sự bất công, chứng kiến
mãi cái xấu, mà họ không thể trông chờ vào sự công bằng, sự thượng tôn
pháp luật, thì sẽ xuất hiện sự trơ lỳ cảm xúc.
Đó vừa là một tâm lý phản kháng mang cảm xúc “âm”, vừa là thái độ tất
yếu, yếm thế mang tính chất của kẻ mất niềm tin vào điều tử tế, điều tốt
đẹp của con người với con người.
Phóng viên:Một không gian ồn ào và phức tạp bởi
nhiều “phản giá trị” sẽ không tạo ra cảm hứng nhân đạo, hướng được con
người đến cái cao cả, cái đẹp, cái thiện. Cái ác, cái xấu tranh giành và
lấn át cái tốt đẹp sẽ buộc người ta sống trong sợ hãi và trở thành từ
vô cảm, vô trách nhiệm đến vô tâm. Sự sợ hãi làm cho con người ta ngày
càng bé đi trong cuộc sống cộng đồng xã hội. Họ sợ cả những nỗi sợ không
có thật, như các cụ hồi xưa nhát ma trẻ em. Và theo đó, cái xấu sẽ
chiếm lĩnh tâm hồn, sai khiến hành vi của con người. Chị nghĩ sao về
điều này, hay là về ý kiến này?
Nhà báo Kim Dung:Tôi hoàn toàn đồng ý với một câu hỏi, mà tự thân cũng đã là một câu trả lời.
Không hiểu sao, tôi rất hay bị ám ảnh bởi những đôi mắt trẻ thơ mồ côi,
không nơi nương tựa. Nó toát lên cái nhìn sợ hãi, bất định, cái nhìn
của sự không được che chở, hoài nghi với tất cả xung quanh. Chúng ta là
những người lớn, đã trưởng thành, đã trải nghiệm, nhưng ở góc độ nào đó,
người lớn chúng ta cũng đang giống như… những đứa trẻ mồ côi đó.
Chúng ta là những “đứa trẻ lớn”, “mồ côi” với cái nhìn hoang mang, lo
lắng về đời sống xã hội đương đại hôm nay. Trong bối cảnh đó, chỉ còn
biết phải tự cân bằng tâm lý, có cái nhìn triết luận, hiểu quy luật phát
triển xã hội để có thể thích ứng, và có nghị lực, bản lĩnh. Anh có nghĩ
thế không?
Phóng viên:Tôi đồng cảm với cái nhìn và đồng ý với
nhận xét của chị. Với cái cách tiếp cận vấn đề của một nhà báo, chị có
thể đồng cảm và cho bạn đọc một vài ví dụ về tình hình này không?
Nhà báo Kim Dung:Tôi kể anh nghe một câu chuyện, mà
tôi thấy rất ám ảnh. Cháu gái của tôi đi học tiểu học. Mới đây, ba cháu
họp phụ huynh. Tại cuộc họp, cô giáo chủ nhiệm lớp của cháu, một cô giáo
rất tận tâm với trò, đã phải phổ biến cho các ông bố bà mẹ, căn dặn các
cháu gái, khi đến trường muốn đi tiểu, phải đợi giờ ra chơi, đi cùng
với các bạn khác, không được đi tiểu lúc vắng người, vì sợ nguy hiểm, sợ
những hiểm họa có thể rình rập con trẻ ngay khu vệ sinh.
Anh thấy có đắng không, khi mà nhà trường tiểu học ở ngay Thủ đô cũng không còn là nơi an toàn cho trẻ em?
Trong muôn ngàn cái xấu, điều ám ảnh khiến tôi đau và phẫn nộ nhất là
chuyện trẻ em gái bị cưỡng bức, bị xâm hại. Là chuyện những ông thầy
biến chất, lợi dụng trò gái để thỏa mãn thú tính. Quốc gia nào cũng có
những cái xấu ghê tởm đó. Nhưng một khi trẻ em gái, mới 5-6 tuổi đã
thành nạn nhân của những kẻ đê tiện, có khi là cha, có khi là bác, là
chú, là hàng xóm, thậm chí đáng tuổi ông nội, ông ngoại, thì văn hóa,
đạo đức xã hội đang đứng ở đâu?
Phóng viên:Lâu nay tôi đọc khá nhiều bài của chị.
Tôi biết chị đã phẫn nộ và phân tích khá sâu sắc, có căn cứ lý thuyết và
chứng cứ thực tiễn về sự bất ổn trên nhiều phương diện của đời sống xã
hội. Vụ việc nào gần đây làm cho chị shok nhất? Quan điểm của chị về vấn
đề này như thế nào?
Nhà báo Kim Dung:Đó là vụ Đặng Ngọc Viết, dùng súng
bắn 05 cán bộ của Trung tâm phát triển quỹ đất ở Thái Bình, rồi tự sát.
Có thể nói, đó là vụ việc gây chấn động mạnh cho toàn xã hội, và cho cá
nhân tôi. Dĩ nhiên, giết người là hành động tội ác. Báo chí gọi Đặng
Ngọc Viết là “hung thủ”. Thế nhưng, con đường dẫn Đặng Ngọc Viết từ một
người bình thường, trở thành kẻ phạm tội, cay đắng thay, nó khiến cho
tất cả những người có lương tâm chúng ta day dứt.
Trước đó, vụ việc Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) dùng súng hoa
cải bắn vào những người cưỡng chế, đã khiến cả xã hội chấn động. Còn giờ
đây, Đặng Ngọc Viết không dùng súng hoa cải, mà dùng súng bắn chết
người.
Xoay quanh hành vi phạm tội của Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết chỉ có
hai chữ - đất đai. Nếu như không phải là chuyện đất đai bị thu hồi, giải
tỏa với giá thấp hơn giá thị trường, khiến Đặng Ngọc Viết đi vào đường
cùng, và đã hành động cạn nghĩ, thì tại sao, anh ta lại đi tìm TT phát
triển quỹ đất Thái Bình, và nổ súng thẳng vào 05 cán bộ của TT này?
Vụ việc đau lòng cho thấy chính sách đất đai, nhất là việc giải tỏa,
đền bù cho người dân với giá thấp so với giá thị trường khiến họ chịu
thua thiệt, không còn con đường sống với gánh nặng cơm áo, vợ con, mà ở
đây, ai sẽ là người hưởng lợi từ giá đất thấp đó? Câu chuyện này chưa
thể kết thúc. Đặng Ngọc Viết đã chết bởi viên đạn tuyệt vọng của anh ta.
Nhưng những tiếng súng nổ đó, liệu có thể là tiếng kêu đau đớn của kẻ
phạm tội, trước … ngõ cụt của đời sống không?
Phóng viên:Suy cho cùng, sự suy thoái về văn hóa
và đạo đức của một không gian xã hội, một bộ phận xã hội hiện nay không
hề nhỏ. Chỗ nào có nhiều quyền lực, nhiều tiền của thì chỗ đó có nhiều
nguy cơ bị vô cảm và tha hóa. Một bộ phận không nhỏ đang biến nghĩa vụ,
chức trách thực thi pháp luật thành quyền lực và quyền lợi. Chị có nghĩ
như vậy không?
Nhà báo Kim Dung:Hoàn toàn đúng. Sử gia Lord Acton
(người Anh) có một câu trở thành danh ngôn, một tổng kết mang tính quy
luật từ thực tiễn rất sâu sắc: Quyền lực dẫn tới tha hóa, và quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối!
Phóng viên:Theo chị, xã hội cần làm gì để giám
sát và hạn chế quá trình lạm dụng chức trách, lạm dụng pháp luật để
biến thành quyền lực riêng của một nhóm người?
Nhà báo Kim Dung:Đây là một câu hỏi rất khó, vì nó
liên quan đến cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, đến thể chế, thiết chế
chính trị kinh tế- xã hội. Kiểm soát quyền lực, hạn chế quá trình lạm
dụng chức trách, lạm dụng pháp luật biến thành quyền lợi riêng của một
nhóm người đã được xã hội bàn thảo quá nhiều. Nhưng xem ra, câu trả lời
cho bài toán thách đố này chưa có. Hoặc có thể có nhưng chỉ là ở những
quốc gia văn minh, phát triển, chưa có ở xã hội VN.
Phóng viên:Người ta vẫn thường nói theo kiểu của
các chính trị gia và xã hội học phương Tây rằng báo chí là quyền lực thứ
tư trong xã hội. Tôi không tin điều đó vì cách tổ chức và quản trị xã
hội của nước ta có đặc thù riêng, không giống họ. Còn chị, chị nghĩ sao?
Báo chí ở vị trí nào trong đời sống và cơ cấu quyền xã hội?
Nhà báo Kim Dung:Cá nhân tôi cũng không tin lý thuyết
đó có tính khả thi trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên phải công tâm mà nói
rằng, báo chí VN so với trước đây, đã “khá” hơn, dám nói hơn, dám phản
biện hơn. Và phải công tâm hơn nữa, bên cạnh báo chí, nhờ có Internet
phát triển, mà các trang mạng xã hội đóng góp tích cực vào việc thông
tin, phản biện, góp phần đáng kể để chính quyền, Nhà nước có thái độ xử
lý trước những vụ việc gây bức xúc xã hội.
Phóng viên:Gần đây có một số nhà báo lạm dụng vai
trò của báo chí dẫn đến phạm pháp và đã bị tố cáo, bị bắt giam. Theo
chị, đó là sự khẳng định quyền lực hay là sự tha hóa văn hóa báo chí,
đạo đức nhà báo?
Nhà báo Kim Dung:Không thể có cái gọi là khẳng định
quyền lực báo chí trong các vụ việc các nhà báo lạm dụng nghề nghiệp dẫn
đến phạm pháp và bị tố cáo, bị bắt giam. Mà đó chính là sự tha hóa đạo
đức nhà báo. Nó cũng phản chiếu sự suy thoái về văn hóa, đạo đức xã hội
hiện nay, trong lĩnh vực báo chí. Còn nếu nói cái gọi là quyền lực báo
chí, thì ở đây, những nhà báo đó nhân danh “quyền lực” làm báo để trục
lợi cá nhân, thì đúng hơn.
Phóng viên:Cảm ơn chị về cuộc trao đổi hôm nay. Hy vọng chị lại nhận lời làm khách và cộng tác với VHNA.
Với sự vắng mặt của Hoa Kỳ, Trung Quốc tận dụng thời cơ ở Đông Nam Á
Hàng trăm ngàn người đứng hai bên đường trên các tuyến phố của thủ đô
Việt Nam ngày 13.10.2013 khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến đây
trong chuyến công du kéo dài ba ngày. Tuy nhiên, họ lại không đứng đó để
chào đón ông ta. Đây là lễ tang cấp nhà nước của vị tướng huyền thoại
Võ Nguyên Giáp, người chỉ đứng sau Hồ Chí Minh trong ngôi đền thiêng
dành cho các anh hùng dân tộc của Việt Nam. Trong thực tế, nhiều người
Việt Nam nhận thấy việc Lý Khắc Cường lựa chọn thời điểm đến thăm là khá
phản cảm và nghĩ rằng ông ta nên hoãn lại để tránh chọc vào nỗi đau của
họ. “Thiếu tôn trọng” và “ngạo mạn” là hai tính từ được người ta sử
dụng. “Tiêu biểu” là một tính từ khác.
Không hề tỏ ra bối rối, Lý Khắc Cường vẫn có thể mô tả cuộc gặp với
người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một “bước đột phá”. Sự kiện
này khép lại hai tuần ngoại giao cấp cao của Trung Quốc ở Đông Nam Á,
nhằm mục đích hàn gắn các mối quan hệ vốn đã xấu đi trong mấy năm gần
đây bởi những yêu sách lãnh thổ quá lố và gây tranh chấp của Trung Quốc
trên Biển Đông.
Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch Trung Quốc, đã tới
thăm Indonesia, Malaysia và dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Lý Khắc Cường đã tham dự
một cuộc họp thượng đỉnh ở Brunei với các nhà lãnh đạo của mười nước
ASEAN rồi tới thăm Thái Lan. Việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự kiến
có mặt tại APEC và ASEAN nhưng rồi rút lui vì bế tắc ngân sách ở
Washington khiến cho các chuyến công du của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc
càng thêm nổi bật.
Việt Nam là quốc gia ASEAN mà ở đó thái độ nghi ngại đối với Trung Quốc
là lớn nhất. Sau nhiều thế kỷ thù địch và cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng
đẫm máu năm 1979, một cuộc tranh chấp lãnh thỗ vẫn đang âm ỉ – cuộc
tranh chấp lớn nhất trong số 4 nước ASEAN tranh chấp với Trung Quốc (các
nước còn lại là Brunei, Malaysia và Philippines). Việt Nam và Trung
Quốc không chỉ cùng đưa ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa
ở phía Nam, mà Việt Nam còn cho rằng họ bị xua đuổi một cách bất hợp
pháp khỏi quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc, khi Trung Quốc chiếm đoạt quần
đảo này năm 1974 từ chế độ Việt Nam Cộng hoà đang ngắc ngoải ở miền Nam
Việt Nam lúc đó. Các cuộc đối đầu liên quan đến hoạt động đánh bắt cá và
thăm dò dầu khí vẫn diễn ra thường xuyên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại lễ đón ở Phủ Chủ tịch- Hà Nội.
Mặc dù vậy, tháng Sáu vừa qua, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch
Việt Nam Trương Tấn Sang, hai nước đã ký một “hiệp định đối tác chiến
lược” mới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – ấy
là còn chưa tính đến hoạt động buôn bán bất hợp pháp vốn diễn ra tấp nập
giữa biên giới hai nước – và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của
ASEAN nói chung. Bước đột phá của Lý Khắc Cường là tiếp tục lèo lái cuộc
tranh chấp lãnh thổ sao cho không gây ảnh hưởng đến chuyện khác. Ông ta
thậm chí còn đồng ý thành lập một nhóm công tác về “hợp tác trên biển”.
Ở Trung Quốc, điều này đã giúp người ta quên đi ký ức khó chịu của năm
2010: Trong một cuộc họp tại Hà Nội, Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa
Kỳ lúc bấy giờ, đã bước vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông với lời tuyên
bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” ở đó. Trung Quốc đổ lỗi cho sự can
thiệp của Mỹ khi chứng kiến một Việt Nam và một Philippines mạnh dạn
đối đầu với họ trên biển. Nay thì tờ China Daily, một tờ báo
chính thống, đã dẫn lời một nhà phân tích người Trung Quốc: “Hà Nội đã
nhận ra rằng việc dựa vào Washington để nhận được sự ủng hộ của công
luận dành cho các yêu sách chủ quyền đối với một số hòn đảo là phi thực
tế.”
Kiểu phân tích như thế là quá lố. Dù vậy, chuyến công du của Lý Khắc
Cường, giống như chuyến công du của Tập Cận Bình, vẫn là một lời nhắc
nhở cả về tầm vóc cường quốc khu vực mà Trung Quốc đã vươn tới lẫn mức
độ thiếu vắng của Barack Obama. Bất cứ ở đâu họ cũng đều phô diễn ra sức
mạnh kinh tế của mình. Ở Thái Lan, chẳng hạn, Lý Khắc Cường khiến chính
phủ Thái vui vẻ bằng cách đề nghị trợ giúp hai lĩnh vực vốn tự gây ra
tổn thất kinh tế: Trung Quốc đồng ý mua thêm gạo và cao su. Trước đó,
Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng thành lập một “ngân hàng hạ tầng Châu Á”
do Trung Quốc lãnh đạo nhằm góp phần đáp ứng một trong những nhu cầu
bức thiết nhất của khu vực. Tại Brunei, Lý Khắc Cường đã đề nghị một
hiệp định mới với ASEAN, hòng hiện thực hoá tầm nhìn của ông ta về một
“thập kỷ kim cương” trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Không mê hoặc đến thế
Mặc dù vậy, nếu đây là một cuộc tập kích mê hoặc (charm offensive) thì
có một nước ASEAN vẫn phải hứng chịu cuộc tập kích mà không được nếm
trải sự mê hoặc của nó. Trung Quốc rất tức giận khi Philippines bác bỏ
yêu sách lãnh thổ mơ hồ và bao trùm trên Biển Đông của họ trước toà án
quốc tế về luật biển của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc cảm thấy thoả mãn khi
tìm cách cô lập Philippines. Tuy nhiên, các học giả Việt Nam lại nói
rằng chính phủ của họ hoàn toàn ý thức được điều đó – và không loại trừ
khả năng tham gia vụ kiện với Philippines.
Vài tuần hoạt động ngoại giao vẫn chưa thay đổi được thực tế cơ bản:
Đông Nam Á coi Trung Quốc là đối tác thương mại chính và coi Hoa Kỳ là
quốc gia đảm bảo an ninh quan trọng nhất. Dù vậy, những hoạt động trên
cũng nêu bật một nhận thức rằng quyền lực trong khu vực đang thay đổi.
Một bài bình luận trên tờ Jakarta Post, tờ báo tiếng Anh ở
Indonesia, lập luận thẳng thừng: “Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, mới
là nhà lãnh đạo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.” Đề
cập đến sự vắng mặt của Obama cùng việc chính phủ Mỹ đóng cửa, bài báo
kết luận rằng “chính sách ‘xoay trục’ sang Châu Á được quảng bá rầm rộ
của Obama khiến người ta cảm thấy là nó giống với động tác xoay tròn
trên ngón chân của diễn viên mua ballet nhiều hơn, qua sự nhấn mạnh thái
quá vào sự can dự quân sự”.
Báo chí Trung Quốc thì tỏ vẻ hân hoan khi tạo ra ấn tượng về một sự
chuyển giao quyền lực, đồng thời đưa luận điểm này vượt ra ngoài khuôn
khổ Đông Nam Á. Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thống của Trung
Quốc, công bố một bài bình luận kêu gọi một thế giới “phi Mỹ hoá”. Bài
báo lập luận rằng, với khả năng một vụ vỡ nợ quốc gia xẩy ra ở siêu
cường này, “những tháng ngày đáng sợ như thế, khi số phận của những quốc
gia khác lại nằm trong tay một quốc gia đạo đức giả, phải bị chấm dứt”.
Ý tưởng trên thu hút được một sự đồng cảm nào đó ở Đông Nam Á; tuy
nhiên, ít người muốn trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo lại phải nhường chỗ
cho một trật tự thế giới do Trung Quốc chi phối. Một số quan chức Việt
Nam nghĩ rằng sự chỉ trích nhằm vào việc lựa chọn thời điểm diễn ra
chuyến thăm Việt Nam của Lý Khắc Cường là bất công. Dù sao thì ông ta
cũng đã đến đây đúng lúc để chia sẻ nỗi tiếc thương của cả nước. Tuy
nhiên, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi khác, nhiều người đã sẵn
sàng liên hệ động cơ của Trung Quốc với những gì tệ hại nhất.
- Thỏa hiệp lười biếng và vô trách nhiệm giữa các phe ở trung ương.
- Nguyễn Phú Trọng ngày càng thất thế và mất uy tín sau gần ba năm làm Tổng bí thư.
- Hiến pháp “mới”, nhưng vẫn giữ nguyên các định hướng cũ sai lầm, bảo thủ.
- Phải đổi “Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” thành “Bảo vệ Đảng độc tài trong tình hình mới!”
Chỉ một ngày sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc
Hội nghị Trung ương (HNTU) 8 ngày 9.10 với vẻ mặt đầy nghiêm nghị loan
báo là 100% Ủy viên Trung ương đã đồng ý với các quyết định của HNTU 8
thì ngày 10.10 khi tiếp xúc với cử tri ở Sài gòn, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang, người thứ hai trong chế độ toàn trị, đã đưa ra tuyên bố làm dư
luận rất chú ý. Trước sự thắc mắc của cử tri là, tại sao mới trước đây
ông Tổng Trọng đã kết án “một bộ phận không nhỏ” cán bộ,
đảng viên, kể cả cấp cao đã trở thành bọn quan tham nhũng hại dân hại
nước, nhưng tới nay chẳng có quan lớn nào bị trừng trị; không những thế
vấn đề này đang nóng bỏng hơn nhưng lại không được bàn trong HNTU 8, ông
Chủ Sang đã tuôn ra lời phê bình làm trò cười trước hàng trăm cử tri và
đại diện báo chí (lề đảng) về tuyên bố trên của ông Tổng Trọng:
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Bọn “phản động” làm
gì? Thì chúng đi đòi tiền bồi thường cho đất của chúng bị tịch thu
ngang xương. Đại khái là chúng kêu oan, Dân Oan. Một trong những tên
“phản động” kêu oan là Phàng Sao Vàng, người Sơn La, đã kêu gào 24 năm rồi nhưng vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng.
Đỗ Mười theo thông tin của nhà xuất bản chính trị quốc gia (Cộng sản)
có một lý lịch rất “đỏ” từ đầu tới chân. Chính vì thế Mười nắm chức
tổng bí thư của đảng cướp cộng sản Việt Nam và cho tới già vẫn “kiên
định” đi theo chủ nghĩa hoang tưởng và cướp bóc mà nhân loại đã bỏ vào
sọt rác của thế kỷ:
Sinh Nguyễn Pr (Danlambao)
– Thượng đế đã sinh ra muôn loài, có loài không có đuôi và có loài có
cái đuôi. Chức năng cái đuôi của mỗi loài khác nhau, ví dụ như: Đuôi
trâu, bò, chỉ để khoe khuẩy đuổi ruồi, muỗi. Đuôi của loài chim muông để
làm bánh lái cho chúng cua qua cua lại… Nhưng dù là cái đuôi của loài
nào đi chăng, cũng phải dưới sự điều khiển và dẫn dắt của cái đầu, cái
đầu dẫn dắt đi sai là cái đuôi chắc chắn cũng sai luôn.
Minh Nhân (Danlambao)
– Thành quả về “xóa đói giảm nghèo” ở Việt Nam luôn được các chính
khách cao cấp đưa ra tại các diễn đàn ngoại giao hoặc các hội nghị quốc
gia như một minh chứng đầy thuyết phục về tài năng lãnh đạo và trách
nhiệm phát triển đất nước sau khi hòa bình lập lại.
Nhìn vào thực trạng đời sống người dân vẫn còn lầm than, cơ cực trong
một nền kinh tế ì ạch và nạn tham nhũng, quan liêu tràn ngập chốn quan
đường, nhiều người vẫn hoài nghi về những “con số biết nói” trong các
báo cáo như câu chuyện lưu truyền về thành tích nuôi gà thời bao cấp.
Mẹ Nấm – Tôi viết bài này tặng những người “được mời” và bị mời, mong các bạn luôn vững vàng và sáng suốt.
Có rất nhiều lý do để “được” (bị) mời, và điều mấu chốt là người mời
sẽ phải gởi cho chúng ta ít nhất là 3 lần giấy mời. Phải nói rõ điều này
để biết rằng, chúng ta có quyền từ chối lời mời khi không được giải
thích rõ ràng về nguyên nhân, lý do mời làm việc, hoặc không rõ người
mời mình làm việc là ai.
Nguyễn Bắc Truyển
– Tin từ gia đình cho biết, hai tù nhân chính trị, Đoàn Huy Chương và
Sơn Nguyễn Thanh Điền đã tuyệt thực 3 ngày nay để phản đối chính sách
giam giữ khắc nghiệt của trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai).
Sơn Nguyễn Thanh Điền, bị bắt năm 2000, án 17 năm. Đoàn Huy Chương bị
bắt năm 2010, án 7 năm. Cả hai tù nhân chính trị đang bị giam tại phân
trại số 2, trại giam Xuân Lộc.
Nguyễn Bắc Truyển – Translated by Như Ngọc (Danlambao) – Two political prisoners, Doan Huy Chuong and Son Nguyen Thanh Dien have gone on hunger strike for three days to protest the harsh detention of Xuan Loc Prison in Dong Nai, their family said.
Son Nguyen Thanh Dien was arrested in 2000 and sentenced to 17 years
in prison. Doan Huy Chuong, arrested in 2010, got a 7-year sentence in
prison. Both political prisoners are detained in Camp No. 2 of Xuan Loc
Prison.
Le Nguyen (Danlambao) – Các
ông bà cuồng đảng nên hiểu rằng, chỉ ra chứng “rối loạn chức năng” khá
nhạy cảm của lãnh đạo các cấp, không phải là làm giảm uy tín lãnh đạo
bởi nói láo, nói xạo thì có uy tín đâu để mà giảm và chỉ ra rối loạn
chức năng của lãnh đạo cộng sản đương quyền cũng không nằm trong phạm
trù nói xấu mà chỉ là nói thật những sự việc rối loạn chức năng lãnh đạo
đã, đang tồn tại trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nói thật
phê bình thẳng thừng yếu kém, tồi dở của lãnh đạo là chuyện bình thường
của người công dân có trách nhiệm thực hiện quyền làm chủ trong các nước
dân chủ văn minh…
Sau khi viết “Chúc cho “Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động” thành công rực rỡ!”
[1], dù không nhận được lời cám ơn nào từ phía này, nhưng vì “cảm kích”
trước việc làm hy hữu và “sáng láng” của họ, tôi quyết định viết nữa,
dù biết các bạn trẻ này có thể bị cộng sản “tẩy não” quá nặng. “Còn nước
còn tát” vậy!
Cô gái có tên Hoàng Thị Nhật Lệ hoan hỉ báo tin [2]:
Trần Việt Bắc (Danlambao) - Đã
có rất nhiều sách vở và tài liệu viết về Khổng Tử và Nho giáo, tuy
nhiên trong thời điểm mà Trung Quốc đang bành trướng thế lực trên toàn
thế giới, người viết – một người Việt xa xứ - cũng muốn nêu lên nhận
xét riêng của mình về Nho giáo và Khổng Tử, dù biết đây chỉ là “tiếng
kêu trong sa mạc”. Đây là một đề tài khá lớn, liên quan đến nhiều vấn đề
như tôn giáo, tư tưởng, xã hội, văn hóa, chính trị, v.v…, vì thế người
viết chỉ dám góp nhặt những tài liệu và tạm thời lạm bàn sơ lược trong
khả năng hiểu biết hạn hẹp của mình.
Mới
đây Trung Quốc đã thiết lập nhiều viện Khổng học trên thế giới để quảng
bá về ngôn ngữ, văn hóa của Hán tộc. Tính tới tháng 7 năm 2010 đã có
316 viện Khổng học trên 94 quốc gia (nguồn: Wikipedia). Sự kiện này có
mục đích gì? Âm mưu Hán Hóa toàn cầu?
Làn sóng sám hối về Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc
Nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ không được quên bài học lịch sử, nhiều cựu Hồng vệ binh ở Trung Quốc đã công khai xin lỗi về thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976).
Các nhóm Hồng vệ binh Trung Quốc xuống đường trong Cách mạng Văn hóa – Ảnh: AFP
Vào một buổi sáng tháng 10.2013, Trần Tiểu Lỗ, con trai út của Nguyên soái Trung Quốc
Trần Nghị, tổ chức cuộc gặp gỡ với 8 giáo viên và 14 bạn học cũ. Không
giống những buổi họp lớp thường tràn ngập niềm vui pha lẫn cảm xúc bồi
hồi về những ngày tháng xưa, cuộc gặp mặt diễn ra trong không khí u sầu
và ảm đạm. Đó là cuộc gặp của sự ăn năn và tha thứ. Nước mắt Hồng vệ binh
Tổn thất của Cách mạng Văn hóaTheo
một bài báo năm 2008 của tờ Học Tập thời báo, ấn phẩm của Trường Đảng
trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, biến loạn Cách mạng Văn hóa
khiến 2,3 triệu quan chức bị điều tra, gây ra cái chết cho một số lãnh
đạo hàng đầu như Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Nguyên soái Bành Đức
Hoài. Phong trào cũng gây ra thiệt hại kinh tế khoảng 500 tỉ nhân dân tệ
(81,9 tỉ USD). Theo Hoàn Cầu thời báo, dư luận Trung Quốc hiện vẫn còn
chia rẽ về thời kỳ này – một số người ca ngợi Cách mạng Văn hóa trong
khi số khác lên án.
Với tư cách Chủ tịch Hội Cựu học sinh giai đoạn 1966 -1968 tại Trường
trung học Bắc Kinh số 8, Trần Tiểu Lỗ (67 tuổi) đứng dậy, cúi đầu và
đại diện cho các học sinh nói lời xin lỗi vì làm nhục và đánh đập thầy
cô giáo trong thời Cách mạng Văn hóa. Các cựu học sinh khác cũng làm
theo Trần. Những lời nói hối hận hòa lẫn với ngôn từ an ủi và nước mắt
tuôn tràn trên các khuôn mặt. Theo tờ China Daily, trước khi tổ
chức cuộc gặp, Trần đã đăng tải lời xin lỗi trên trang blog của nhóm
cựu học sinh vì “trách nhiệm trực tiếp trong việc lên án và đưa nhiều
người đến trại cải tạo”. Theo ông Trần, lời xin lỗi tận đáy lòng của ông
với các thầy cô và bạn cũ “dù muộn nhưng cần thiết”.
Ngày 8.8.1966, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông quyết
định phát động cuộc Cách mạng Văn hóa (tên gọi chính thức là Đại cách
mạng văn hóa giai cấp vô sản), một phong trào trên toàn quốc đã mang lại
khổ đau về tinh thần và thể xác cho hàng triệu người. Là con trai của
Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trần Nghị, Trần Tiểu Lỗ từng làm Chủ
tịch Ủy ban Cách mạng của Trường trung học Bắc Kinh số 8, ngôi trường
dành cho con cái của các lãnh đạo cao cấp.
Phong trào tại trường của Trần đã khiến hai giáo viên tự tử và một
người bị tàn tật. Trần Tiểu Lỗ kể rằng do sợ bị quy kết phản cách mạng,
ông đã “tích cực tham gia” trong giai đoạn đầu và “không đủ can đảm để
dừng những hành động phi nhân” khi mọi thứ bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm
soát. “Đó là khoảng thời gian khủng khiếp. Lời xin lỗi chính thức của
tôi đến quá muộn nhưng đó là điều tôi phải làm vì sự thanh thản tâm hồn,
sự phát triển của xã hội và tương lai đất nước”, tờ China Daily dẫn lời
ông Trần.
Trần Tiểu Lỗ không phải là Hồng vệ binh duy nhất bày tỏ sự ăn năn về
thời Cách mạng Văn hóa mặc dù thân thế ông bảo chứng cho sự quan tâm của
truyền thông nhà nước ở Trung Quốc. Vào tháng 6, Lưu Bá Cần, cựu quan
chức văn hóa ở thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, châm ngòi cho một
cuộc tranh luận gay gắt về Cách mạng Văn hóa trên internet khi công khai
xin lỗi về vụ vây ráp nhà một người bạn học vào năm 1966. Việc bị cuốn
đi bởi không khí Cách mạng Văn hóa không thể biện hộ cho “các hành động
xấu xa” mà tôi là “một cá nhân chịu trách nhiệm”, Lưu viết trên tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu.
Một tháng sau, một cựu Hồng vệ binh khác tên Trương Hồng Binh (67 tuổi)
công khai bày tỏ sự ăn năn về cái chết của mẹ mình, người bị xử bắn vì
nói xấu Mao Trạch Đông ở nhà. Chính Trương cùng cha mình đã tố cáo việc
này với nhà chức trách. “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình”, Trương
nói.
Hồng vệ binhHồng
vệ binh là những thanh thiếu niên ở Trung Quốc tôn sùng tư tưởng Mao
Trạch Đông, được sử dụng để thanh trừng bè phái, tra tấn và bức hại
những quan chức và dân thường tỏ ra thiếu tin tưởng vào Mao Trạch Đông
trong Cách mạng Văn hóa. Đơn vị Hồng vệ binh đầu tiên được thành lập tại
Đại học Thanh Hoa vào tháng 5.1966. Các Hồng vệ binh được kêu gọi đứng
lên đả phá những giáo viên trong trường. Toàn bộ trường học ở Trung Quốc
bị các đơn vị Hồng vệ binh đóng cửa và phong trào nhanh chóng lan từ
các lớp học ra đường phố. Sau này, những người Trung Quốc ở tuổi 15 đến
25 trong thời Cách mạng Văn hóa thường được gọi là “Thế hệ bỏ đi” vì học
hành dang dở.
Đánh giá lại Cách mạng Văn hóa
Tranh cãi về việc xét lại toàn diện Cách mạng Văn hóa cũng được xới
lại vào tháng 4, khi một cụ già họ Khâu ngoài 80 tuổi bị tòa án ở tỉnh
Chiết Giang kết án 3 năm rưỡi tù giam vì tội giết một bác sĩ năm 1967.
Khi cáo trạng được đưa ra vào thập niên 1980, Khâu đã bỏ trốn và mới bị
bắt hồi năm ngoái. Vụ xử án làm dấy lên các phản ứng trái chiều tại
Trung Quốc. “Việc quy trách nhiệm cho các cá nhân trong giai đoạn khi hệ
thống pháp lý gần như không hiện hữu là không đúng. Cả thủ phạm và nạn
nhân đã bị hy sinh bởi các phe phái chính trị trong thời kỳ đó”, ông
Vương Thuận An, Trưởng khoa Tội phạm học thuộc Đại học Khoa học Chính
trị và Luật pháp Trung Quốc nói với tờ Hoàn Cầu thời báo.
Vào năm 1981, đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức công nhận Cách mạng
Văn hóa là một sai lầm, một thời kỳ “hỗn loạn đặt ra thử thách cam go
với đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc”. Dù thừa nhận trách nhiệm của
Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng phong trào “bị thao
túng bởi những bè lũ phản cách mạng Lâm Bưu và Giang Thanh”. Tuy nhiên,
nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa đưa ra kết luận cặn kẽ và thấu đáo về
phong trào và hiếm khi có các phát biểu chính thức về thời kỳ này, theo
tờ Hoàn Cầu thời báo.
Dẫu vậy, trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi về hưu vào tháng 3
năm ngoái, nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo những ảnh hưởng còn sót
lại của Cách mạng Văn hóa vẫn hiện hữu và các bi kịch lịch sử tương tự
có thể tái diễn nếu đất nước không hướng đến cải cách chính trị. Phát
biểu của ông Ôn Gia Bảo được cho là ám chỉ đến những nỗ lực khôi phục
“văn hóa đỏ” của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người vừa bị tuyên
án chung thân hồi cuối tháng 9 về tội nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và
lạm quyền. Theo ông Lưu Sơn Ưng, nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Khoa
học xã hội Trung Quốc, sự đồng thuận về Cách mạng Văn hóa mà các lãnh
đạo Trung Quốc đạt được từ thập niên 1980 vẫn được áp dụng đến nay. Lịch
sử, nếu được ghi lại một cách trung thực, sẽ luôn có tác dụng như bài
học răn đe, tờ China Daily dẫn lời Lưu.
Nho Giáo và văn minh phương Đông cùng âm mưu Hán hóa
Trần Việt Bắc
(Danlambao) - Đã có rất
nhiều sách vở và tài liệu viết về Khổng Tử và Nho giáo, tuy nhiên trong thời
điểm mà Trung Quốc đang bành trướng thế lực trên toàn thế giới, người viết -
một người Việt xa xứ - cũng muốn nêu lên nhận xét riêng của mình về Nho
giáo và Khổng Tử, dù biết đây chỉ là "tiếng kêu trong sa mạc". Đây là
một đề tài khá lớn, liên quan đến nhiều vấn đề như tôn giáo, tư tưởng, xã hội,
văn hóa, chính trị, v.v..., vì thế người viết chỉ dám góp nhặt những tài liệu
và tạm thời lạm bàn sơ lược trong khả năng hiểu biết hạn hẹp của mình.
Mới đây Trung Quốc đã thiết lập nhiều viện Khổng
học trên thế giới để quảng bá về ngôn ngữ, văn hóa của Hán tộc. Tính tới tháng
7 năm 2010 đã có 316 viện Khổng học trên 94 quốc gia (nguồn: Wikipedia). Sự kiện
này có mục đích gì? Âm mưu Hán Hóa toàn cầu?
Khổng Tử người khởi xướng Nho Giáo đã được người
Trung Hoa xưng tụng là "Vạn thế sư biểu" (ông thầy của vạn đời) và là
"Thánh nhân". Vậy xin thử phân tích để xem Khổng Tử có đúng như thế
không? Học thuyết của ông ảnh hưởng như thế nào tới ngày nay? Có phải học
thuyết này là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội?
Như chúng ta đã biết, kể từ thời nhà Tiền Hán, về
chính trị và xã hội, Nho giáo với học thuyết của Khổng Tử đã coi như là nền
tảng của văn hoá Trung Hoa. Sau đó qua các thời Đường, Tống, Nguyên , Minh,
Thanh, Nho giáo đã bị biến thái dần thành Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho, v.v…Học
thuyết của Khổng Tử đã bị thay đổi khá nhiều.Việt Nam đã bị ảnh hưởng một cách
đặc biệt bởi Tống Nho từ khi có nền độc lập. Cả hai quốc gia Trung Hoa và Việt
Nam đã đi sau nền văn minh Tây phương một bước khá xa , lịch sử trong hai ba thế
kỷ trước đây đã minh chứng điều này. Trung Hoa thì bị lục cường xâu xé, rồi lại
bị Nhật chiếm đóng, Việt Nam thì bị mất vào tay người Pháp. Nhật Bản cũng bị ảnh
hưởng bởi Nho Giáo, nhưng đã nhận ra những gì không hợp và đã sớm canh tân để
đuổi kịp nền văn minh của phương tây; nên đã trở thành một quốc gia hùng cường
từ thời vua Minh Trị.
Câu hỏi được đặt ra: Có phải Nho giáo và
Khổng học là nguyên nhân cản trở sự tiến bộ và văn minh của phương đông?
Để trả lời câu hỏi này, trước hết xin có nhận
xét qua về thời Khổng Tử sống (551 - 479 TCN):
Thời Xuân Thu của Trung Hoa (khoảng 770 -
476 TCN).
Tên này có nguồn từ sách Xuân Thu của Khổng Tử,
trước giai đoạn này có khoảng 170 nước lớn nhỏ, nước lớn xâm chiếm các nước nhỏ
hơn. Những nước này là nước chư hầu và phải nghe mệnh lệnh của nhà Tây Chu,
kinh đô ở Tràng An tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Nhà Tây Chu bị các bộ lạc phía tây
uy hiếp nên dời kinh đô về phía đông là Lạc Dương, từ đây gọi là nhà Đông Chu,
khởi đầu thời Xuân Thu, thế lực nhà Chu lúc này rất yếu và cần các chư hầu bảo
vệ. Sau đó các quí tộc nổi lên dành ngôi bá chủ để sai khiến các nước chư
hầu nhỏ hơn. Chiến tranh xảy ra liên miên. Khởi đầu là Trịnh Trang Công
(743 - 701 TCN) nước Trịnh, rồi:
Tề Hoàn Công (685 - 643 TCN) nước Tề,
Tống Tương Công (650 - 637 TCN) nước Tống,
Tấn Văn Công (636 - 628 TCN) nước Tấn,
Tần Mục Công (659 - 621 TCN) nước Tần,
Sở Trang Vương (613- 591 TCN) nước Sở,
Ngô vương Phù Sai (Cơ Phù Sai 495 - 473
TCN) nước Ngô,
Việt vương Câu Tiễn (496 - 465 TCN) nước Việt.
Thời Chiến Quốc (475 - 211 TCN)
Cuối thời Xuân Thu, các nước lớn thôn tính các
nước nhỏ hơn, lập thành 7 nước là Yên, Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu và Yên.
Chiến tranh xảy ra liên miên giữa các nước này- thời Chiến Quốc. Giai đoạn
chót, nước Tần mạnh nhất, thôn tính 6 nước khác lập thành một nước Trung Hoa thống
nhất với hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng.
Bách Gia chư tử (770 - 220 TCN)
Trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc, biên giới các
nước không rõ rệt, binh lực đồn trú trong các thành trì để tránh bị tấn công bất
ngờ, nhưng dân chúng từ nước này qua các nước khác khá dễ dàng. Những người du
thuyết đi từ nước này qua nước khác để mong được trọng dụng, các tư tưởng gia
và các môn đồ bôn ba các nước để truyền bá học thuyết của mình. Đây là thời mà
"trăm nhà tranh tiếng", nhiều trường phái tư tưởng nở rộ, những học
thuyết từ thời kỳ này đã ảnh hưởng nước Trung Hoa tới ngày nay. Có những trường
phái nổi bật như:
- Khổng Tử và Mạnh Tử với tư tưởng "Khổng Giáo" hay
"Nho Giáo", đề cao chữ "nhân", “ngũ thường",
"đạo tại tâm", thuyết "chính danh", "trung dung",
v.v...
- Hàn Phi Tử với tư tưởng "Pháp gia", dùng luật pháp để cai trị
và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
- Lão Tử và Trang Tử với tư tưởng "Đạo Giáo": sách
"Đạo Đức kinh" và học thuyết "vô vi".
- Mặc Tử với tư tưởng "Mặc Học" và học thuyết "kiêm ái
phi công": mọi người đều bình đẳng và phải thương yêu nhau, không chiến
tranh, cũng như không làm thì không thể sung túc no đủ, v.v...
- Tuân Tử với tư tưởng về "trí thức và kinh nghiệm", "đạo
ngoại tâm" và "nhân chi sơ tính bản ác"
Khi Trung Hoa thống nhất (221TCN), Tần Thủy
Hoàng đã áp dụng tư tưởng “Pháp Gia” một cách triệt để, những học thuyết khác bị
ông hoàng đế này gạt sang một bên, Khổng Giáo đang được phổ biến bị ngăn cấm với
việc đốt sách và chôn sống học trò, các tư tưởng ngược với đường lối cai trị đều
bị triệt để cấm đoán. Khi nhà Tần sụp đổ, nhà Hán dựng nghiệp thì tư tưởng của
Khổng Giáo, sau khi đã được biến dạng thành Hán Nho, hợp với đường lối
cai trị nên được các hoàng đế Trung Hoa cổ võ, Nho Giáo được phổ biến rộng rãi
trong quần chúng. Bằng cách lèo lái bởi những kẻ cầm quyền, Nho Giáo đã là tư
tưởng được truyền bá và ảnh hưởng đến ngày nay, trong khi các tư tưởng và học
thuyết khác bị mai một vì không phù hợp với quan điểm của sự tập trung quyền lực.
A-Tiểu sử Khổng Tử
(Tóm tắt theo chương “Khổng Tử Thế Gia”
trong sách Sử Ký (SK) của Tư Mã Thiên)
Khổng Tử sinh ở nước Lỗ, năm 552 TCN (trong thời
Xuân Thu), tên là Khâu, tên tự là Trọng Ni. Tổ tiên trước kia là người nước Tống.
Cha của ông là Thúc Lương Ngột, “Lương Ngột khi đã quá tuổi, lấy
Nhan Thị, hai người cầu tự ở núi Ni Khâu sinh Khổng Tử. …Khi còn nhỏ,
Khổng Tử thích chơi trò bày các khay để cúng và chơi trò tế lễ” (SK).
“Khổng Tử nghèo hèn, đến khi lớn lên làm lại
cho họ Quý. Việc tính toán đo lường đứng đắn, nên được làm chức coi súc vật.
Súc vật đông đúc sinh đẻ nhiều, nên được làm tư không. Được ít lâu, Khổng Tử rời
khỏi nước Lỗ, bị ruồng bỏ ở nước Tề, bị đuổi ở nước Tống và nước Vệ, bị nguy khốn
ở giữa miền nước Trần và nước Thái, cuối cùng lại trở về nước Lỗ.” (SK)
Khổng Tử trở về nước Lỗ khi đã 68 tuổi, tiếp tục
dạy học và soạn kinh sách cho học thuyết của mình . Ông mất năm 479 TCN,
thọ 73 tuổi.
Theo như truyền tụng, Khổng Tử soạn các kinh
Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Xuân Thu. Sách Luận Ngữ là một kinh điển quan trọng của
Nho học ghi lại các lời dạy của Khổng Tử , do học trò của ông chép lại.
Cuộc hành trình của Khổng Tử qua các nước thời
Xuân Thu
(Ghi lại theo sách“Sử Ký, Khổng Tử Thế Gia” ):
Đến nước Chu: “Khổng Tử đến đất Chu hỏi về lễ. Khổng Tử yết kiến Lão Tử ở đấy.”
Về lại nước Lỗ: “Khi Khổng Tử ở Chu về nuớc Lỗ, học trò càng nhiều.”
Sang nước Tề: “Sau đó ít lâu nước Lỗ có loạn, Khổng Tử đến
nước Tề làm tôi ở nhà họ Cao Chiêu tử để được yết kiến Tề Cảnh Công...
Các quan đại phu nước Tề muốn giết Khổng Tử.... Khổng Tử bèn ra đi, trở
về nước Lỗ. Bấy giờ Khổng Tử bốn mươi hai tuổi.”
Về lại nước Lỗ: “Lỗ Định công cho Khổng Tử làm quan cai trị
thành Trung Đô. Được một năm, cả bốn phuơng đều noi theo xem là mẫu mực.
Từ chức quan cai trị thành Trung Đô, Khổng Tử được thăng làm tư không,
rồi được làm đại tư khấu... Khổng Tử 56 tuổi, rời chức tư khấu, quyền
giữ chức tướng quốc... Quý Hoàn Tử nhận nữ nhạc của Tề, ba ngày không
nghe việc chính sự... Khổng Tử bèn ra đi.”
Sang nước Vệ: “Khổng Tử bèn đến nước Vệ ở trọ tại nhà Nhan
Trọc Trâu, anh vợ của Tử Lộ... Khổng Tử ở đấy mười tháng, đoạn rời khỏi
đất Vệ, định đi qua đất Khuông, để đến nước Trần...”
Đến nước Trần: “Khổng Tử đi qua đất Bồ...”
Về lại nước Vệ: “Sau hơn một tháng lại trở về nước Vệ, ở trọ tại nhà Cừ Bá Ngọc.”
Sang nước Tào: “Rời khỏi nước Vệ, đi qua nước Tào.”
Sang nước Tống: “Khổng Tử rời khỏi nước Tào đến nước Tống, Quan tư mã của nước Tống tên là Hoàn Khôi muốn giết Khổng Tử.”
Đến nước Trịnh: “Khổng Tử đến nước Trịnh, thầy trò lạc nhau.”
Đến nước Trần: “Khổng Tử bèn đến nước Trần , ở trọ tại nhà viên
quan giữ thành là Trịnh Tử hơn một năm... Khổng Tử ở Trần ba năm. Lúc
bấy giờ, các nước Tần và Sở tranh cường với nhau và lần lượt đánh bại
Trần; nước Ngô cũng đánh Trần. Trần luôn luôn bị đánh phá. Khổng Tử bèn
rời khỏi đất Trần, đi qua đất Bồ.”
Sang nước Vệ: “Khổng Tử liền đến đất Vệ... Vệ Linh Công già, lười biếng việc chính sự, không dùng Khổng Tử.”
Đến nước Thái: “Năm sau, Khổng Tử từ đất Trần đến đất Thái...
Năm sau, Khổng Tử từ đất Thái đi đến đất Diệp... Khổng Tử rời bỏ đất
Diệp trở về đất Thái... Khổng Tử dời đến ở đất Thái ba năm.”
Đến đất Diệp: “Năm sau, Khổng Tử từ đất Thái đi đến đất Diệp.”
Đến nước Thái: “Khổng Tử rời bỏ đất Diệp trở về đất Thái... Khổng Tử dời đến ở đất Thái ba năm.”
Đến nước Sở: “Các quan đại phu đất Trần và đất Thái bàn
nhau: ...Nếu ông ta được dùng ở nước Sở thì các quan đại phu đang được
dùng ở đất Trần đất Thái sẽ nguy mất... Họ bèn bàn nhau cho bọn đày tớ
vây Khổng tử ở ngoài đồng, không cho đi. Khổng Tử hết lương ăn, những
người đi theo đều ốm không ai dậy được,... Khổng Tử sai Tử Cống sang Sở.
Sở Chiêu Vương đem binh đón Khổng Tử, kết quả Khổng Tử mới được
thoát.”
Sang nước Vệ: “Khổng Tử bèn rời nước Sở trở về nước Vệ. Năm ấy, Khổng Tử sáu mươi ba tuổi.”
Về lại nước Lỗ: “Khổng Tử trở về nước Lỗ. Khổng Tử đi đã 14 năm,
bây giờ mới trở về nước Lỗ... nước Lỗ chung quy vẫn không dùng Khổng
Tử. Khổng Tử cũng không xin làm quan.”
Khổng Tử và các học trò của ông du hành qua rất
nhiều nước thời Xuân Thu , để truyền bá Nho học, mà các học trò của ông gọi là
cái “Đạo” - Đạo của Nho Gia hay Nho Giáo.
Có lẽ vì Khổng Tử đi quá nhiều nơi đông
dân cư để rao giảng học thuyết của ông, nên Nho học đã được phổ biến rộng rãi
hơn hẳn những trường phái khác.
Chiết Giang (Zhejiang), Hồ Bắc (Hubei), Hà Nam
(Henan), Hà Bắc (Hebei), An Huy (Anhui), Giang Tô (Jiangsu), Sơn Đông
(Shandong), Sơn Tây (Shanxi), Liêu Ninh (Liaoning), Cát Lâm (Jilin), Hắc Long
Giang (Heilongjiang), Nội Mông (Inner Mongolia).
B. Kinh sách và học thuyết của Nho học
Chúng ta hậu thế thường được nghe nói tới “Tam
tòng, tứ đức”, “Tam cương, ngũ thường” cũng như “Thi,
thư, lễ, nhạc” khi được nghe nói về Nho Giáo. Ngoài ra còn những câu
như “Quân sử thần tử, thần bất tử, bất trung ; phụ sử tử vong, tử
bất vong, bất hiếu” v.v... Tuy nhiên, những gì thường
nghe về “Nho” ngày nay đã bị biến đổi và thêm thắt, cũng như đã bị làm cho sai
lạc so với triết thuyết nguyên thủy của Khổng Tử. Rồi từ “Nho học”; khi
được đa số quần chúng tin theo con đường (“đạo”) này, đã biến đổi thành “Nho Đạo”
hay "Nho Giáo”, vì thế “Nho Học” hay “Nho Giáo” đều đã được dùng một cách
hoán chuyển, mặc dù không có thần thánh nào được tôn thờ trong “Nho Giáo”.
Để có thể biết được những gì do chính Khổng Tử dạy,
chúng ta nên tìm hiểu những tài liệu sớm nhất viết về ông và những học thuyết
cũng như sách của ông được ông và học trò của ông ghi lại.
Tư Mã Thiên (145 TCN - 86 TCN) ghi lại trong Sử
Ký (SK), “Khổng Tử Thế Gia (KTTG)” như sau:
“Khổng Tử lấythi,
thư, lễ, nhạc dạy học trò. Số học trò đến ba ngàn người.
Có 72 người thông thạo cả lục nghệ. Còn những người chỉ học một phần như Nhan
Trọc Trâu thì rất nhiều. Khổng Tử dạybốn điều: văn
học, đức hạnh, trung thành, tín nghĩa; bỏ bốn điều:
không có định kiến trước, không nhất thiết phải theo một mặt, không cố chấp,
không chỉ thiên về mình. Khổng Tử cẩn thận trong việc trai giới, chiến trận, ốm
đau: ít nói về lợi, mệnh và nhân. Khi người ta chưa cảm thấy tức tối muốn biết,
thì Khổng Tử chưa giảng, khi nêu một góc mà người ta chưa thấy cả ba góc thì Khổng
Tử chưa dạy”.
Học thuyết cũng như thân thế của Khổng Tử được
ghi lại một phần trong “Khổng Tử Thế Gia” qua các câu nói của ông với các học
trò. Những lời dạy bảo của ông cũng được ghi lại một cách đầy đủ hơn trong sách
“Luận Ngữ”, sách này do các môn sinh biên soạn.
Viết về học thuyết của mình, Khổng Tử nói là ông
chỉ thuật lại chứ không sáng tạo ra điều gì mới: “Thuật nhi bất tác...” (trong
sách Luận Ngữ)
Các kinh sách căn bản của Nho học
Các kinh điển căn bản của Nho Giáo là “Ngũ
Kinh” : Thi, Thư, Lễ, Nhạc Kinh Dịch và Xuân Thu.
“Trong thời Khổng Tử, nhà Chu đã suy, lễ
nhạc bị bỏ, Kinh Thi, Kinh Thư thiếu sót. Khổng Tử theo dấu vết của lễ thời Tam
đại, đề tựa Kinh Thư, kinh này chép sự việc tự thời Đường, Ngu cho đến thời Tần
Mục Công”(SK, KTTG).
Kinh Thi:là sách sưu tập các câu ca dao, hay thi ca cổ của dân chúng thời
Xuân Thu gồm 305 thiên.
“Ngày xưa Kinh thi có tất cả hơn ba ngàn
thiên. Đến thời Khổng Tử, Khổng Tử bớt những thiên trùng điệp, lấy những thiên
có thể có ích cho lễ, nghĩa. … Tất cả ba trăm linh năm thiên này đều được Khổng
Tử đánh đàn và hát để làm cho nó hợp với điệu nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng.”(SK,
KTTG)
Kinh Thư: cũng gọi là “Thượng Thư”, sách ghi lại các
câu nói của các vua chúa cũng như các quan lại thời nhà Thương (thế kỷ 14 đến
11 TCN) và nhà Tây Chu (Thế kỷ 11 TCN đến 770 TCN). Nguyên bản đã bị Tần Thủy
Hoàng đốt, một phần đã tìm được thời Hán Vũ Đế.
Kinh Lễ và Nhạc:cũng gọi là “Lễ Ký”, sách ghi lại các nghi lễ, tôn giáo, phong tục
(quan, hôn, tang tế) từ thời Khổng Tử trở về trước. Ngoài ra kinh Lễ còn viết
thêm về nhân nghĩa, đạo đức, cách cư xử. Tương truyền nguyên thủy là 130 thiên,
một số lớn các thiên bị thất lạc, ngày nay còn 39 thiên. Kinh Nhạc bị Tần Thủy
Hoàng tiêu hủy, ngày nay chỉ còn một thiên là “Nhạc Ký” trong kinh Lễ. Kinh Nhạc
giúp cho lễ nghi thêm long trọng.
“Nhà Chu noi gương hai triều đại trước, lễ
nghi nhà Chu rực rỡ làm sao! Ta theo nhà Chu”. Vì thế phần truyện trong Kinh
Thư và Lễ ký là do Khổng Tử làm.”(SK, KTTG)
Kinh Dịch: cũng gọi là sách “Chu Dịch”, là một bộ
sách nói về nhân sinh quan và triết lý cổ thời. Được dùng như một phương tiện để
bói toán. Theo truyền thuyết thì sách này do vua Phục Hy (một ông vua trong huyền
thoại của Trung Hoa, khoảng 28 thế kỷ TCN) làm ra. Khổng Tử không liên quan đến
bất cứ sáng tác nào của sách này, ông chỉ viết thêm chú giải cho các quẻ. “Quan
trọng nhất vẫn là chú giải đầu tiên, tức Thập Dực, cũng gọi là Thập Truyện. Đại
đa số các học giả Trung Hoa thời xưa cho Thập Dực là công trình của Khổng tử”(Nguyễn
Hiến Lê).
“Khổng Tử thích Kinh dịch, thích các phần
tự, thoán, hệ, tượng, thuyết quái, văn ngôn. Khổng Tử đọc Kinh dịch làm cho cái
dây da để buộc các thẻ tre đứt ba lần. Khổng Tử nói: -Nếu cho ta thêm vài năm nữa
thì ta sẽ hiểu Kinh dịch một cách toàn vẹn”. (SK, KTTG)
Kinh Xuân Thu: cũng gọi là Lân Kinh, đây là một quyển sử
sớm nhất của Trung Hoa được ghi lại theo lối “biên niên” từ năm 722 TCN đến 481
TCN - thời Xuân Thu - do Khổng Tử biên soạn.
“Khổng Tử nói:- Không, không! Người quân tử lo rằng mình chết rồi mà
cái tên của mình không được nhắc đến, nếu đạo của ta không được dùng thì ta biết
lấy gì để làm đời sau thấy ta. Bèn dựa vào Sử ký làm ra Kinh Xuân thu, chép từ
thời Lỗ Ai Công (năm 722 - 712 trước công nguyên), đến năm thứ 14 đời Lỗ Ai
công (năm 481 trước công nguyên), bao gồm 12 đời vua. Căn cứ vào chỗ vua Lỗ là
họ với nhà Chu cho nên Khổng Tử đưa vào đấy những việc của thời Tam đại... Học
trò học Xuân thu, Khổng Tử nói: - Đời sau biết Khâu là căn cứ vào Xuân thu, bắt
tội Khâu cũng là căn cứ vào Xuân thu.” (SK, KTTG)
Ngoài “Ngũ Kinh” còn có
“Tứ Thư” là các sách Luận Ngữ, Đại Học, Trung
Dung và Mạnh Tử.
Sách Luận Ngữ: là sách do các môn sinh của Khổng Tử ghi lại
lời dạy của ông, cũng như những lời bàn luận với người cùng thời. Đây là quyển
sách chủ yếu của Nho gia. Nội dung của sách này đề cập đến các vấn đề triết học,
tôn giáo, chính trị, cách xử thế. Sách này nói về nhân sinh quan của Khổng Tử
cũng như về sự phân loại con người ai là “Thánh Nhân”, “Quân Tử” và “Tiểu
Nhân”.
Sách Đại Học: là sách dạy về luân lý dành cho những người
được xếp vào hàng cao đẳng. Sách do Tăng Tử (Tăng Sâm) viết, gồm 11 chương. Tư
tưởng của sách nói về cách trị quốc với hai phần: 3 điều chủ yếu và 8 điều
chuyên tâm.
Ba điều chủ yếu: “minh đức”, “tân dân” và “chí ư chí thiện”.
Sách Trung Dung: là sách nói về thuyết Trung Dung do Khổng
Tử đề ra, sách này do cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng Sâm
viết. Đại ý nói là ý nghĩ và hành động phải ở mức trung hoà, không cực đoan,
không thái quá và bất cập, chủ yếu là sống theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để là
một người “quân tử”.
Sách Mạnh Tử:là sách do Mạnh Tử, học trò của Khổng Tử viết. Đây là sách nói về
học thuyết của Mạnh Tử, được triển khai từ tư tưởng của Khổng Tử . Gồm những điều
như “nhân chi sơ tính bản thiện”, duy dân
“dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”và nhân trị.
Học thuyết của Nho học
“Khổng Tử dạy bốn điều: văn học, đức hạnh,
trung thành, tín nghĩa; (SK,
KTTG).
Sách Luận Ngữ, “Thuận nhi đệ thất (7-24)” viết: “Tử
dĩ tứ giáo: văn, hạnh, trung, tín”. Một cách đại cương thì học thuyết của Khổng Tử
có mục đích giáo hoá con người để họ có lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Học thuyết này đưa ra mẫu người quân tử để noi theo: người quân tử phải là người
có đủ “ngũ thường” là nhân, nghĩa, lễ trí, tín, ở thứ bậc nào thì sống
cho đúng địa vị đó (“chính danh”) và sống thì không thái quá cũng không bất cập
(“trung dung”).
Ngoài “ngũ thường”, chúng ta còn nghe là người
quân tử còn phải có đủ “tam cương”, là phải tuân giữ lễ “vua-tôi”, “cha-con”,
“chồng-vợ”, rồi “tam tòng tứ đức” mà sau này được thêm vào và dành cho phụ
nữ. Theo như học giả Phan Khôi - một người theo Khổng học từ nhỏ - thì nguyên
thủy của Khổng học không có “tam cương”, trong bài “Cái ảnh hưởng
của Khổng giáo ở nước ta” ông viết như sau: “Đức Khổng Tử chưa hề xướng
ra cái thuyết tam cương. Và xét tra các sách từ đời ngài về trước cũng chưa hề
có cái thuyết tam cương. Thuyết tam cương mới bắt đầu có từ nhà Hán, thấy ra
trong sách Bạch hổ thông của Hán nho. Sách ấy có nói rằng: “Quân vi thần cương
; phụ vi tử cương ; phu vi thê cương”. Bởi đó người ta gọi là tam cương.”
(nguyên văn là chữ “cang” thay cho chữ “cương”).
Khổng Tử chỉ nói trong sách Luận Ngữ, “Nhan Uyên
đệ thập nhị (12-11)”: “Quân quân , thần thần , phụ phụ , tử tử” là làm
vua thì ra vua, làm tôi ra tôi, con ra con, sống cho đúng danh phận. Đây là
thuyết “Chính Danh” của Khổng học.
Khổng học hay Nho học chia xã hội ra làm ba hạng
người: “Thánh nhân” là các bậc hiền giả, “Quân tử” là những người đức độ, chân
chính, “Tiểu nhân” là những kẻ có hành động không hợp với “đạo đức”.
Trong bài “ "QUÂN TỬ-TIỂU
NHÂN" THEO KHỔNG GIÁO” của học giả Trần Trọng Kim, ông đã viết về hai
hạng người này như sau:
“Khổng Giáo chia người ở trong xã hội ra làm hai
hạng là: Quân tử và tiểu nhân. Quân tử là quý là hay, tiểu nhân là tiện là dở.
Vậy trước khi bàn đến các mục khác, thiết tưởng nên nói rõ tư cách của người
Quân tử và kẻ tiểu nhân khác nhau thế nào thì sau xem mới rõ mọi ý nghĩa.
…
Con đường thẳng là con đường Đạo đức Nhân nghĩa;
con đường cong queo là con đường gian ác quỷ quyệt. Trong hai con đường đó ta
phải chọn lấy một con đường mà đi. Đi con đường thẳng là người Quân tử, có nhân
cách hoàn toàn. Đi con đường cong là người tiểu nhân hèn hạ”.
Lúc đầu chữ Quân tử là nói người có địa vị tôn
quý, mà chữ tiểu nhân là người thường nhânkhông có địa vị gì trong xã hội... Về
sau dùng rộng nghĩa ra, gọi Quân tử là người có đức hạnh tôn quý
và gọi tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ.
Nhận định theo Hán tự thì:
“Quân”(君) : Vua, người làm chủ cả một
nước.
Chữ “Tử”( 子) có khá nhiều nghĩa như là “con”, “thầy”, tước “tử”,...
Theo ý nghĩa của Hán tự thì “quân tử” là con
vua.
Vậy lúc đầu theo như ông Trần Trọng Kim thì
“Quân Tử”(con vua), là hạng người ở giữa “Thiên Tử” (con Trời) và “Tiểu nhân”
(những người dân nhỏ bé), họ là những người ra làm quan, giúp vua cai trị đám
“tiểu nhân”.
Khổng học với quan niệm về “Ngũ thường”: nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín
Quan niệm về chữ “nhân 仁”: Khổng Tử nói về chữ “nhân” khá nhiều trong
sách Luận Ngữ (110 lần). Nói một cách tóm lược về chữ “nhân” là thương người,
là cách cư xử giữa người với người.
Câu nói của Khổng tử thường được nhắc tới về việc
này là “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”.
Nguyên văn theo sách Luận Ngữ, “Nhan Uyên đệ thập
nhị (12-2): “Tử viết: xuất môn như kiến đại tân , sử dân như thừa đại tế ,
kỷ sở bất dục , vật thi ư nhân. Tại bang vô oán, tại gia vô
oán” (khi ra ngoài làm việc phải như tiếp kiến khách quý và sai khiến
dân phải như tiến hành việc tế lễ, đừng làm những gì mà mình không muốn
điều người khác làm cho mình. Có thế người dân trong nước cũng như người thân
trong gia đình mới khỏi oán hận”
Vài nét điển hình về chữ “Nhân” trong Luận Ngữ:
Sách Luận Ngữ, “Lý Nhân đệ tứ (4-3)”: “Tử viết:
Duy nhân giả năng háo nhân, năng ố nhân” . (Khổng tử nói: Chỉ người
có lòng nhân mới biết thương người ghét người đúng cách mà thôi).
Sách Luận Ngữ, “Lý Nhân đệ tứ (4-5)”: “Quân
tử khứ nhân ô hồ thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất
ư thị, điên bái tất ư thị.” (Người quân tử phải nỗ lực làm điều nhân đức,
nếu không có “nhân” sao có thể mang danh là người quân tử. Nhân cũng là điều cốt
yếu của người quân tử, không thể trong bất cứ lúc nào mà xa điều nhân đức).
Quan niệm về chữ “nghĩa 義”: Khổng Tử nói về
chữ “nghĩa” cũng khá nhiều (27 lần), tuy nhiên ông không có một sự xác định rõ
ràng về “nghĩa” chính xác như thế nào. Đại cương là lấy “Lễ”, “Khiêm”, “Tín” để
cư xử với mọi người theo công bình và lẽ phải, vì điều “nghĩa” thì ngược với điều
“lợi”. Tuy nhiên câu hỏi sẽ được đặt ra: thế nào là công bình, thế nào là lẽ phải?
Vài nét điển hình về chữ “Nghĩa” trong Luận Ngữ:
Sách Luận Ngữ, “Lý Nhân đệ tứ (15-17): “Quân
tử nghĩa dĩ vi chất: Lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi, Quân tử
tai!”. (Quân tử lấy nghĩa làm cốt: lấy lễ mà làm, lấy khiêm
tốn mà thi thố ra, lấy lòng tin mà thành tựu thật là
quân tử vậy thay!)
Sách Luận Ngữ, “Lý Nhân đệ tứ (4-16): “Tử viết:
“quân Tử dụ ư nghĩa , tiểu nhân dụ ư lợi.”
Quân tử hiểu rõ điều nghĩa, tiểu
nhân hiểu rõ điều lợi.
Sách Luận Ngữ, “Dương Hóa thập thất (17-23): “Quân
tử nghĩa dĩ vi thượng, Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu
dũng nhi vô nghĩa vi đạo”. (Quân tử chuộng nghĩa, quân tử có dũng mà không
có nghĩa thì làm loạn. Tiểu nhân có dũng mà không cò nghĩa thì làm đứa ăn trộm).
Quan niệm về chữ “Lễ 禮”: Khổng Tử rất
chú trọng về chữ “Lễ”, chữ này lập đi lập lại nhiều lần (79 lần) trong sách Luận
Ngữ, chính ông đã soạn kinh Lễ và ông cũng là người chuyên việc tế lễ. Một
cách tổng quát là chữ “Lễ” của Khổng học chỉ cách người đối xử với người (bàn rộng
về chữ “nhân, nghĩa, trí, tín”) và với quỷ thần, trời đất. “Lễ” là kính
người, kính trời đất. Vì thế chữ “Lễ” vừa có tính cách nghi thức và luật lệ,vừa
có tính cách luân lý.
Vài nét điển hình về chữ “Lễ” trong Luận Ngữ:
Sách Luận Ngữ, “Học nhi đệ nhất (1-12): “Hữu
tử viết: lễ chi dụng, hoà vi quí...” (Hữu tử viết: Trong việc giữ lễ, hòa
thuận là điều quan trọng...)
Sách Luận Ngữ, “Học nhi đệ nhất (1-13): “Hữu
tử viết: “tín cận ư nghĩa, ngôn khả phục dã; cung cận ư lễ, viễn sỉ
nhục dã. Nhân bất thất kỳ thân, diệc khả tông dã”. (Hữu tử viết: hứa điều
gì mà hợp nghĩa thì phải làm, cung kính hợp với lễ thì
tránh được sỉ nhục. Đối với người thân khôngmất lòng thì
mới xứng đáng với họ hàng).
Sách Luận Ngữ, “Bát dật đệ tam (3-3): “Tử viết:
“nhân nhi bất nhân, như lễ hà?...” (Khổng tử nói: Người không có nhân thì
sao có lễ được?...)
Sách Luận Ngữ, “Bát dật đệ tam (3-19): “Định
Công vấn: “quân sử thần thần sự quân , như chi hà? Khổng Tử đối viết “quân sử
thần dĩ lễ , thần sự quân dĩ trung”. ((Lỗ) Định Công hỏi: Vua quan đối
với nhau như thế nào cho phải? Khổng tử đáp: Vua dùng lễ đối với các quan, các
quan dùng lòng trung đối với vua).
Sách Luận Ngữ, “Lý nhân đệ
tứ (4-9)”: “Tử viết: Năng dĩ lễ nhượng vi quốc hồ, hà hữu. Bất năng dữ lễ nhượng
vi quốc, như lễ hà”. (Khổng Tử nói: Người cầm quyền cai trị dùng lễ khiêm
tốn, thì trị quốc đâu khó. Cầm quyền mà không dùng lễ khiêm tốn, như vậy
không có lễ”.
Sách Luận Ngữ, “Bát dật đệ
tam (8-2): “Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỷ, dũng nhi vô lễ tắc
loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo...” (Cung kính mà thiếu lễ thì khổ, cẩn thận
mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương dũng mà thiếu lễ thì loạn, thẳng thắn mà thiếu
lễ thì nóng nảy...”
Quan niệm về chữ “Trí
智”: Khổng Tử không nói nhiều
về chữ “Trí” trong Luận Ngữ. “Trí” là sự sáng suốt để phán đoán đâu là những điều
nhân, nghĩa, lễ và tín mà người quân tử nên noi theo.
Điển hình về chữ “Trí”
trong Luận Ngữ:
Sách Luận Ngữ, “Lý Nhân đệ
tứ (4-2)”: “Tử viết: “...Nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân”. (...Người
nhân an vui với lòng nhân. Người trí làm lợi ích cho lòng nhân).
Quan niệm về chữ “Tín
信”:Khổng Tử
nói về chữ “tín” tương đối nhiều (37 lần). Tín là những điều đáng tin tưởng,
như đã hứa thì phải làm, như đã thề thì phải tuân theo
Vài nét điển hình về chữ
“Lễ” trong Luận Ngữ:
Sách Luận Ngữ, “Học nhi đệ
nhất (1-4): “Tăng Tử viết: ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu, nhi bất
trung hồ? Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ? Truyện , bất tập hồ?” (Mỗi ngày
ta xét ba điều: Làm việc cho ai có hết lòng không? Đối với bạn có vẹn chử tín
không? Đạo thầy truyền có học không?)
Sách Luận Ngữ, “Vi chính đệ
nhị (2-21): “Tử viết: Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã, Đại xa vô nghê, tiểu
xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi tai?” (Khổng tử nói: Kẻ mà không đáng tin,
không biết có làm được điều gì tốt. Như cái xe bò mà không có ngáng vai; như xe
ngựa mà không có đà lôi, thì làm sao mà kéo xe đi được?)
Sách Luận Ngữ, “Thái bá đệ
bát (8-16)”: “Tử viết: cuồng nhi bất trực, đồng nhi bất nguyện, không không
nhi bất tín, ngô bất tri chi hỹ”. (Khổng tử nói: cuồng vọng mà không ngay
thẳng, dốt mà không trung hậu, thực thà mà không thủ tín, ta chẳng biết hạng
người đó như thế nào?)
Khổng học với học thuyết “Chính Danh” và
“Trung Dung”
Học thuyết “Chính Danh”
Học thuyết “Chính danh” là
một học thuyết chính của Khổng Tử. Thuyết này nói về vị trí cách hành xử của mỗi
người trong xã hội, làm vua thì phải xứng đáng cho ra vua, bề tôi phải giữ đúng
cương vị của bề tôi, người cha trong gia đình phải sống cho đúng nghĩa của người
cha, phận làm con phải hành xử bổn phận của người con.
“Quân quân , thần
thần , phụ phụ , tử tử” là làm vua thì ra vua, làm tôi ra tôi,
con ra con, sống cho đúng danh phận.
Tư Mã Thiên đã viết về Khổng
Tử và học thuyết này như sau:
“Học trò Khổng Tử giữ
lại có nhiều người làm quan ở Vệ, nên vua Vệ muốn trao chính trị cho Khổng Tử.
Tử Lộ nói:
- Nếu vua Vệ giao chính trị
cho thầy thì thầy sẽ làm cái gì trước?
Khổng Tử nói:
- Chắc chắn phải chính
danh trước!
Tử Lộ nói:
- Sao thầy viển vông thế,
chính danh để làm gì?
Khổng Tử nói:
- Anh rõ thực là quê mùa
quá! Cái danh mà không chính thì lời nói không đúng với sự thực, lời
nói không đúng với sự thực thì việc không thành, việc không thành thì không làm
cho lễ, nhạc phồn thịnh, lễ nhạc không phồn thịnh thì hình phạt không đúng,
hình phạt không đúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu. Phàm
người quân tử đã làm điều gì thì có thể nói tên việc đó, và nhất định làm được
việc đó. Người quân tử chớ cẩu thả trong lời nói của mình.” (SK, KTTG)
Nhiều học giả cổ kim cho rằng
học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử đã giúp trật tự trong xã hội phong
kiến xa xưa được ổn định.
Học thuyết “Trung Dung”
Học thuyết “Trung Dung” của
Khổng Tử không thấy được đề cập đến trong sách Luận Ngữ. Thuyết này do Khổng Tử
dạy cho các học trò sau này, được cháu nội của ông là Khổng Cấp, học trò của
Tăng Tử viết lại. Đại cương là người quân tử phải hành xử “không thái quá,
không bất cập”, đừng cực đoan. Trong sách này đưa ra những lời chỉ bảo của Khổng
Tử như:
“Quân tử trung
dung, tiểu nhân phản trung dung”. (Quân tử thì trung dung, tiểu nhân thì
trái trung dung).
Đây là một học thuyết khó
hiểu, theo học giả Phan Khôi: “Nhưng chính đức Khổng Tử lại nói rằng: “Lẽ
trung dung thật là tột vậy thay, đã lâu rồi, người ta ít làm theo được!”.
Ông Phan Khôi là một môn
sinh của “cửa Khổng sân Trình” viết: “...Theo người hiểu thì trung dung
là thế nào không biết, chớ theo tôi, tôi không hiểu,... thì trung dung thật là
một cái thuyết lôi thôi lắm, như tôi đã nói nẻ nóc ra trên kia. Rút lại nó là
thế nào mặc lòng, tôi chỉ đánh cho một cái dấu hỏi lớn rằng: Tôi không
biết một cái thuyết mà chính người lập ra nó đã trối rằng “gươm đao có thể xông
vào, chớ không có thể làm theo nó được”, thì thôi, còn lập ra làm chi?”.
Sự biến thái của Nho giáo
qua các triều đại
Khổng Tử xây dựng học thuyết
Khổng; với mong muốn kiến tạo một xã hội theo kiểu mẫu nhà Tây Chu, ông đã qua
đời với mộng ước không thành! Tuy nhiên các môn sinh theo Khổng học đã tiếp tục
phổ biến học thuyết này một cách rộng rãi. Đáng kể nhất là Mạnh
Tử (372–289 TCN), ông là học trò của Khổng Cấp, chủ
trương “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, khác với quan
niệm của Khổng Tử, Mạnh Tử được coi như ông tổ thứ hai của Nho giáo sau Khổng Tử.
Thời Xuân Thu (770 - 476
TCN) chuyển qua thời Chiến Quốc (475 - 211 TCN), dù tư tưởng Đạo gia (của Lão Tử)
được truyền bá song hành với Khổng học, nhưng cũng đã có nhiều trường phái tư
tưởng khác nổi lên (“Bách gia chư tử”), đáng kể là tư tưởng Pháp gia của Hàn
Phi Tử; mà trường phái này đã ảnh hưởng đến xã hội Trung Hoa rất nhiều. Khi nhà
Tần thống nhất, Tần Thủy Hoàng đã áp dụng tư tưởng của Pháp gia một cách gay gắt,
các trường phái khác đều bị đàn áp, đặc biệt là Khổng học với sự kiện đốt sách
và chôn học trò. Nhà Tần bị diệt vong, nhà Hán thống trị (206 TCN - 220), Khổng
học thành Nho giáo, rồi trở thành quốc giáo từ thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt (156TCN
- 87TCN, 54 năm làm vua), mà các học giả gọi thời này là Hán Nho. Sau đó đến
các triều đại kế tiếp, Nho giáo đã biến thái khá nhiều, tuy nhiên vẫn trường tồn
ở Trung Hoa qua 20 thế kỷ. Vài nét sơ lược về sự biến đổi của Nho Giáo qua thời
gian:
Hán Nho
Tần Thủy Hoàng chết
(210TCN), Hồ Hợi lên thay là Tần Nhị Thế. Nhà Tần suy vong, Trung Hoa lâm vào cảnh
rối loạn, lúc này Nho học bớt bị đàn áp và tiếp tục được phổ biến. Lưu Bang và
Hạng Vũ tranh hùng, Lưu Bang thắng thế thiết lập triều đại nhà Hán. Hán Cao Tổ
Lưu Bang vốn là kẻ thô lỗ, coi thường các nhà Nho: “Bái Công không thích đạo
Nho. Thấy những người khách nào đội mũi nhà Nho đến Bái Công liền giật mũ đái
vào trong. Khi nói với người ta thường mắng nhiếc, không thể lấy tư cách nhà
nho mà thuyết phục ông ta được”. (SK, Lịch Sinh, Lục Giả liệt truyện). Tuy
nhiên khi lên làm hoàng đế, trong các bề tôi nhà Hán có một Nho gia là Thúc
Tôn Tông(? - ~194 TCN). Ông này đã từng làm quan của nhà Tần,
rồi theo Hạng Vũ sau đó lại theo nhà Hán. Khi cung Trường Lạc xây xong, ông và
các đệ tử bày ra nghi thức cung đình, Hán Cao Tổ rất vui lòng vì thấy mình tỏ
được cái oai và sự tôn quí của một vị hoàng đế qua những nghi thức này. Các đệ
tử của ông đều được làm quan. Hán đế thấy có thể dùng Nho học để củng cố uy quyền,
các Nho gia đã được trọng dụng.
Tới thời Hán Vũ Đế, một Nho
gia đã từng làm “bác sĩ” dưới thời Hán Cảnh Đế làĐổng Trọng Thư (179
TCN - 104 TCN) đã đưa ra kiến nghị lấy Nho giáo làm quốc giáo, “bãi bỏ bách
gia, độc tôn Nho học”. Hán Vũ Đế chấp thuận và cho ông này làm tướng quốc.
Kể từ đó chế độ thi cử để tuyển người ra làm quan đặt căn bản trên kinh điển của
Nho Giáo. Đổng Trọng Thư cũng là một lý thuyết gia về Nho Giáo, ông đã pha trộn
Nho học nguyên thủy với các học thuyết khác (Pháp gia, Âm Dương gia) để đưa ra
chủ trương “Thiên Nhân cảm ứng", chủ trương dùng cả “nhân trị” và
“pháp trị”. Bên ngoài thì giả nhân đức , mà ẩn tàng thì luật pháp gắt gao. Tất
cả chỉ với mục đích thống trị và bảo vệ nền quân chủ chuyên chế.
Đổng Trọng Thư cũng là người đề ra “tam cương”
(quân thần, phụ tử, phu phụ) và ông cũng đề cao chữ “tín” trong “ngũ thường”.
Tác giả Trịnh Hiểu Giang (Zheng xiao Jiang) đã có nhận định khá chi tiết về Đổng
Trọng Thư: “Ông mở ra một phương pháp bảo toàn tính mệnh cho những kẻ làm bầy
tôi là phải tận tâm tận lực phục vụ cho ông vua... Từ cách đặt bày chính trị của
Đổng Trọng Thư, người ta dễ dàng thấy tính tàn khốc của chính thể chuyên chế và
cảnh bi thảm của các bầy tôi trong thời đại ông vua là đấng tối cao. Vì những cố
gắng về học thuật và chính trị của Đổng Trọng Thư, Nho học trở thành học
thuyết chính thống của xã hội thời xưa rộng ra ở Trung Quốc. Tư tưởng
của Đổng Trọng Thư trong lịch sử Trung Quốc cũng sinh ra ảnh hưởng to lớn kéo
dài mãi không dứt”.
Khổng học đã đi vào một khúc quanh chính trong lịch
sử từ thời Tiền Hán (Tây Hán) bởi Thúc Tôn Thông - người đã đưa Nho học của Khổng
Mạnh vào chính trị, và Đổng Trọng Thư - người đã biến cải và đã nâng địa vị của
Nho học lên hàng độc tôn. Nho học trở thành Nho giáo và là quốc giáo, qua quyết
định của Hán Vũ Đế với mục đích phục vụ cho quân quyền.
Đường Nho
Nho giáo giữ địa vị độc tôn, người dân muốn tiến
thân phải học kinh điển của Nho giáo để có thể thi đậu làm quan. Tuy nhiên khá
đông dân chúng vẫn theo các tôn giáo khác. Phật giáo du nhập vào Trung Quốc khoảng
từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Đời nhà Đường, Phật giáo được phát triển vì
có sự cổ võ của triều đình. Lão giáo cũng được phục hồi và biến thái thành Đạo
giáo có tính cách tu luyện huyền hoặc. Thời Đường là một thời nổi bật của văn
hóa Trung Hoa, Nho học được coi như là nền móng của chế độ. Đường Thái Tông Lý
Thế Dân (599 - 649) dùng các nhà Nho để soạn lại bộ sách “Ngũ kinh chính
nghĩa” do Khổng Dĩnh Đạt (574 - 648) làm chủ biên. Đây là bộ sách
tiêu chuẩn cho khoa cử của Nho giáo đời Đường và các triều đại sau này.
Tống Nho
Nho giáo từ thời Hán qua thời Đường đã không có
những thay đổi nhiều. Đến thời nhà Tống, Nho giáo tại Trung Hoa trong thế kỷ 11
đã có những thay đổi đáng kể. Nho giáo tuy gọi là “giáo” nhưng chú trọng nặng về
xã hội. Lão giáo hay Đạo giáo chú trọng nhiều về triết lý của đời sống, một phần
đã biến dạng thành những niềm tin có tính cách huyền bí, như “tu tiên”, luyện
đan, v.v... và các tu sĩ theo Đạo giáo được gọi là những đạo sĩ. Quần chúng đã
biến tư tưởng của Đạo giáo thành những hình thức có tính cách mê tín. Phật giáo
chú trọng đến duy tâm và hầu như không trực tiếp liên quan đến vấn đề chính trị
(dù đã có vài hoàng đế say mê Phật pháp), tuy nhiên cũng đã có những ảnh hưởng
lớn đến xã hội Trung Hoa.
Các Nho gia thời Tống - những người làm quan, trực
diện với xã hội - một số cũng đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của Đạo
gia, những người này đã làm thay đổi quan niệm về Nho khá nhiều, họ pha trộn
Nho giáo với quan niệm về siêu hình học của Đạo giáo. Thời Bắc Tống (960 -
1127), điển hình là Trương Tái (1020-1077), Chu Ðôn Di (1017-1073) và học trò của
ông là hai anh em Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107). Trình Di với chủ
trương phân biệt giai cấp giữa nam và nữ, ông này đưa ra chủ trương “phu xướng
phụ tùy” và nêu lên tiết hạnh của người phụ nữ: “Có người hỏi ông, “Gái
góa nghèo bơ vơ, có thể tái giá không?” Ông nghiêm chỉnh trả lời rằng, “Chết là
việc nhỏ, thất tiết là việc lớn”. Rồi câu thành ngữ “Cửa Khổng
sân Trình” - “ sân Trình” ở đây chỉ Trình Tử (Trình Di).
Bắc Tống đã bị người Kim diệt năm 1127, một
hoàng thân của triều Tống là Triệu Cấu (Tống Cao Tông) chạy về phía nam dựng
nên nhà Nam Tống. Dù có chiến tranh liên tục với quân Kim phía bắc, nhưng Nho học
trong thời này đã có một thay đổi lớn.
Người tạo nên khúc quanh này là Chu Hi
(1130-1200), ông là người phát triển tư tưởng của Trình Hạo và Trình Di cộng
thêm với tư tưởng của Phật giáo, đưa ra một học thuyết có tính cách vừa duy lý
vừa duy tâm, dù quan niệm chủ yếu vẫn là Nho giáo. Các học giả gọi học thuyết của
ông là “Tân Nho giáo”. Ông chủ trương “cách vật trí tri”
(đối với sự vật, phải biết rõ nguyên lý, để có thể hiểu thấu đáo sự vật), đây
là “Lý học” của Chu Hi. Ông cũng đề ra chủ thuyết an phận “Tồn thiên
lí, khắc nhân dục” (muốn giữ cái “lí” của trời thì phải chế ngự cái “muốn”
của người), thuyết này được ảnh hưởng bởi quan niệm “diệt dục” của Phật giáo.
Chu Hi là người viết sách chú giải Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung và Mạnh
Tử) cũng như kinh Thi và kinh Dịch. Học thuyết của Chu Hi trở thành một học
phái chính trong các triều đại kế tiếp (Nguyên, Minh, Thanh) và ảnh hưởng đến
các nước chung quanh, đặc biệt là Việt Nam.
Minh Nho
Nhà Nam Tống bị nhà Nguyên (Mông Cổ) diệt năm
1279, sau gần một thế kỷ ngự trị Trung Hoa, nhà Nguyên bị nhà Minh (1368-1644)
nổi lên đánh đuổi. Để thiết lập nền quân chủ chuyên chế, nhà Minh cũng giống
như các triều đại trước, đã dùng Nho gia trong việc cai trị, vì thế Nho giáo vẫn
vững mạnh. Tuy nhiên vì ảnh hưởng Tống Nho, nền giáo dục có tính cách từ chương
vẫn được áp dụng.
Thời điểm này xuất hiện một nhà tư tưởng là
Vương Dương Minh (1472-1528). Ông có tên thật là Vương Thủ Nhân, có tài cả văn
lẫn võ, đã từng làm tướng đi dẹp loạn nhiều lần, tổ chức quân đội rất có qui củ.
Ông phê bình “Lý học” của Chu Hi, cho là khó mà có thể tìm ra “đạo lí” từ sự vật
(sau 7 ngày nghĩ về “lý” của cây trúc, ông đã không tìm ra được “đạo lý” gì!).
Sau một thời gian dài suy nghĩ, ông cho là không thể tìm ra “đạo” từ sự vật, mà
“đạo” từ trong tâm, tu tâm dưỡng tánh, làm lành, lánh ác mới biết được cái đạo
của Trời. Ông đề ra học thuyết “Tâm học” là “trí lương tri” (cố gắng để biết thế nào là những điều tốt) và
“tri hành hợp nhất” (biết được điều tốt lành thì phải lập tức thi hành,
biết và làm phải đi đôi với nhau). Học thuyết của ông có tính cách thực dụng và
bớt tính cách từ chương, dù cốt lõi vẫn là Nho giáo, được các học giả gọi là “Nho
Giáo cải cách”. Học thuyết của Vương Dương Minh được phát triển khá rộng
từ cuối thời Minh sang đến thời nhà Thanh. Tuy nhiên tư tưởng này vẫn bị lấn áp
bởi tính cách từ chương và khoa cử của Tống Nho.
Vài nét sơ lược và tóm tắt về tiến trình của
Nho giáo với những nhà tư tưởng tiêu biểu:
- Khổng Tử với Khổng học nguyên thủy.
- Mạnh Tử với nhận định “nhân chi sơ tính bản thiện” chủ trương “vương đạo” và “dân vi qúi...”.
- Đổng Trọng Thư với “Tam Cương” và “độc tôn Nho học” để phục vụ nền quân chủ chuyên chế.
- Trình Hạo, Trình Di hội nhập quan niệm siêu hình của Đạo học vào Nho giáo
- Chu Hi với “Lý học” và sự hội nhập quan niệm Đạo học cũng như tư tưởng Phật giáo vào Nho Giáo.
- Vương Dương Minh với “Tâm học” và “tri hành hợp nhất”.
Các sự kiện văn hóa ở Sài Gòn thật là ít. Khu nào của thành phố cũng đều
có rạp chiếu bóng. Nhưng nói chung thì người ta chỉ đi xem ở hai rạp,
‘Rex’ và ‘Eden’ trong trung tâm. Trong năm nay, tôi chưa từng thấy người
ta loan báo trước một phim hay nào cả. Ở Chợ Lớn có một nhà hát Trung
Quốc, biểu diễn hàng đêm những vở bình dân. Ngoài ra, sự kiện có tầm cỡ
văn hóa Phương Tây chỉ được Centre Culturelle Français mang đến Sài Gòn,
và của Viện Goethe, hoạt động tích cực với thành công đáng chú ý. Viện
tổ chức những buổi thuyết trình và đêm chiếu phim, được con số đông các
sinh viên học tiếng Đức thích đến dự; người Pháp tổ chức triển lãm
tranh, thỉnh thoảng còn có cả đêm hòa nhạc. Có lẽ nhiều người Việt Nam
học tiếng Đức không phải vì họ cho rằng văn hóa Đức là đáng để vươn đến,
mà nhiều hơn là vì họ hy vọng có được những lợi thế về vật chất và tinh
thần, ví dụ như học bổng ở Đức. Vì, như người lãnh đạo Viện Goethe có
lần đã nói rõ, lực hấp dẫn của văn hóa Pháp vẫn còn mạnh tới mức những
người nhận được học bổng xin phép bay vòng qua Paris để sang Đức.
Rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó.
Ngoại trừ các sự kiện không thường xuyên đó và ngoài cái hồ bơi của
Cercle Sportif vẫn đông người mặc cho tính sang trọng đắt tiền của nó
thì hầu như không có gì để giải khuây trong Sài Gòn. Đi ra ngoài thành
phố vào lúc cuối tuần cũng có nhiều vấn đề không kém. Thời gian xưa cũ
tốt đẹp mà trong đó người ta có thể tự do thưởng thức nét đẹp của đất
nước này đã qua từ lâu lắm rồi. Những người Pháp, những người đã sống cả
cuộc đời họ ở Việt Nam, bất chợt có những đôi mắt mơ mộng khi họ thuật
lại những chuyến đi xuyên qua Đông Dương: họ đã ở trên đồn điền vào cuối
tuần, nghỉ mát trong thời gian nóng bức nhất ‘ở trên’ Đà Lạt như thế
nào, tổ chức săn cọp trên cao nguyên và săn vịt trên những cánh đồng
ruộng của đồng bằng như thế nào; họ sang đảo Phú Quốc câu cá hay đi
thuyền buồm trước Cap St. Jaques [Vũng Tàu] hay Đà Nẵng, sang Phom Penh
trong Campuchia ăn tối và trở về vào lúc đêm khuya ra sao. Tất cả những
thứ đó cách đây đã lâu lắm rồi, không ai còn biết chuyến đi kéo dài bao
lâu; họ cãi nhau cần ba hay năm giờ đồng hồ, để đi từ Sài Gòn sang Pnom
Penh. Ngày nay, hầu như không còn một đồn điền nào, có hồ bơi và sân
đánh quần vợt, vẫn thích hợp là nơi nghỉ dưỡng nữa. Các chủ đồn điền cố
gắng giữ cân bằng giữa các bên tham chiến. Viên chỉ huy đơn vị Việt Cộng
thống trị vùng đất của một đồn điền cao su chỉ uống rượu Cognac thứ
thiệt của một nhãn hiệu nào đó, và bất cứ lúc nào mà người chủ đồn điền
không thể mang loại rượu đó về thì cuộc sống của ông không còn chắc chắn
nữa. Tôi nghe được câu chuyện đáng tin này trực tiếp từ người đó. Đà
Lạt trên cao nguyên, cách Sài Gòn ba trăm kilômét về hướng Đông Bắc, là
một nơi nghỉ mát lý tưởng, đặc biệt là trong mùa nóng nực. Khí hậu tương
đối mát lạnh; núi có phủ cây thưa và một cái hồ nhỏ khiến cho người ta
nhớ đến một phong cảnh đồi núi thấp của châu Âu. Vì đó không phải là một
thành phố có trại lính, và sân bay mang tính dân sự nhiều hơn bất cứ
một sân bay nào khác của Việt Nam, nên có tin đồn rằng Đà Lạt được cả
hai phe tham chiến – trong một gentleman-agreement không được nói ra –
xem như là vùng trung lập. Nghỉ ngơi ở Đà Lạt là những người không ngại
cực nhọc, chờ một chuyến bay theo lịch trình nhiều giờ liền, cái mà rồi
lại không bay. Chỉ còn một ít người có can đảm đi bằng ô tô. Ngày nay,
Việt Cộng đòi tiền mãi lộ trên đường từ Sài Gòn đi Đà Lạt, điều đó nói
chung ai cũng biết. Thay vì tiền, người ta cũng nhận thuốc lá, dược phẩm
và pin. Người quen Pháp trên đường đi còn được yêu cầu hãy mang pin
theo trên chuyến về. Sang Phom Penh bằng ô tô, vì những khó khăn về thị
thực và giấy nhập cảnh, mà cho người nước ngoài bình thường là chuyện
hầu như và cho người Việt Nam là chuyện hoàn toàn không thể được. Vì thế
mà để đi chơi cuối tuần thì chỉ còn lại vùng bờ biển ở phía Nam gần
đây. Nó cũng được xem là tương đối an toàn cho khách du lịch. Ba mươi
kilômét đầu tiên của con đường này, cho tới Biên Hòa, đã được mở mang
thành một con đường ô tô rộng lớn trước đây một vài năm; nó trông giống
như một đường băng nhiều hơn là một xa lộ. Phía ngoài ranh giới thành
phố Sài Gòn còn có những khu phố dân nghèo kéo dài vài kilômét ở hai bên
đường về phía Bắc. Sau một cây cầu lớn qua sông Sài Gòn, người ta chạy
qua một ngôi trường dạy nghề mới của Đức, qua ‘cité universitaire’ với
những ngôi biệt thự dành cho các giáo sư đại học mà hầu như không có ai
sống ở trong đó vì sợ những hoạt động về đêm của Việt Cộng. Sau nhà máy
điện và một ngôi chùa Phật giáo hiện đại, người ta đi ngang qua doanh
trại khổng lồ của người Mỹ. Sau dãy đất cấm bằng hàng rào kẽm gai và
mìn, nằm trong bụi bặm của mùa khô và trong bùn lầy của mùa mưa là xe
tải, xe tăng, trực thăng, xe ủi đất, xe xúc đủ mọi cỡ, nhiều tới mức có
lẽ chúng đủ để hào phóng trang bị cho một quân đội quốc gia có quy mô
châu Âu chỉ riêng với vật liệu này thôi. Người ta càng đến gần Biên hòa
thì hình ảnh của một khu vực xung quanh một doanh trại lính càng rõ nét:
mỗi một ngôi nhà nghèo nàn của người Việt đều trở thành một doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ. Quán rượu, tiệm giặt ủi và nơi rửa xe luân
phiên thay đổi cho nhau. Lính Mỹ không chỉ để cho rửa xe Jeep và xe tải
của họ, trong khi họ nhai kẹo cao su uống bia lon Mỹ trong quán cạnh
bên, mà còn cả xe tăng của họ nữa.
Đến Biên Hòa qua con đường cũ thì dễ chịu hơn. Ở đầu bên kia của một cây
cầu được canh gác rất cẩn mật, mà những thanh gỗ dầy của nó kêu rầm rầm
khi chiếc ô tô chạy ngang qua, là bắt đầu ‘vùng không kiểm soát’. Con
đường nhiều khúc quanh này dẫn đi xuyên qua giữa những cánh đồng ruộng,
đồn điền và những cây dừa nhỏ đến phía bên kia của cái thành phố nhỏ bé
này. Ở sau Biên Hòa, con đường rẽ sang hướng Đông Nam về phía Vũng Tàu.
Vũng Tàu, cửa sông phía Đông Nam của Cửu Long và của sông Sài Gòn, trước
đây – cả trong số những thành phố thuộc địa trước sau gì thì cũng không
hối hả cho lắm – là một nơi tắm biểm êm đềm với một đường đi bộ dọc
theo bờ biển en miniature, một Grand Hotel, một ngôi nhà thống đốc tít
trên một của hai nhóm đồi và một số biệt thự và nhà nghỉ cuối tuần.
Người ta sống ở đó qua những cuối tuần hay đợt nghỉ. Ngày nay, nó là mục
tiêu cuối tuần duy nhất – ngoại trừ Long Hải nằm cách đó bốn mươi cây
số về phía Đông – có thể đến được từ Sài Gòn bằng ô tô mà không mạo hiểm
nhiều cho lắm. Tuy con đường tỉnh lộ từ Sài Gòn đến Vũng Tàu về mặt
chính thức được xem là không an toàn, và Việt Cộng phô diễn sự hiện diện
của họ bằng cách hầu như cuối tuần nào cũng cho nổ tung một trong số
nhiều cây cầu đó. Quân đội Mỹ, Việt, Philippines và Úc của nhiều doanh
trại dọc theo con đường đó không thể ngăn chận họ được. Trên con đường
này, rõ nét hơn là ở những nơi khác, có thể thấy rõ người dân sống chung
với chiến tranh cho tới đâu. Trong những năm vừa qua, ở đây, và trên
vài con đường có tương đối nhiều xe cộ qua lại khác, đã có một vài trăm
chiếc xe đò đầy nghẹt người chạy trúng mìn và nhiều người đã chết trong
lúc đó. Mặc dù vậy, hàng ngày vẫn có hàng ngàn người leo lên những chiếc
xe đò đó, cho tới khi họ nhô ra khỏi cửa lên xuống và cửa sổ; lơ xe,
thường là một em trai mười hai, mười bốn tuổi, chạy đi chạy lại trên nóc
xe ở vận tốc trăm cây số giờ và sắp xếp lại các cái vali, thùng các
tông và giỏ đựng gà giữa các trạm dừng. Hầu như lúc nào cũng vậy, khi đi
từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, người ta có thể nhìn thấy một chiếc xe đò như
thế ở ngay sau một cái hố nông do mìn xé ra khỏi nhựa đường, nằm nghiên
sang một bên hay lật úp, với những cái bánh xe nhô lên trên không khí,
giống như một con rùa chết nằm lật ngữa.
Mặc dù vậy, ngày nào, đặc biệt là cuối tuần, cũng có một đoàn dài ô tô
kéo đi từ Bắc xuống Nam và ngược lại vào buổi chiều. Những chiếc xe to
đầy người, phục vụ như taxi và có thể mướn với giá ba ngàn đồng ở đường
Nguyễn Huệ; những chiếc xe buýt mini hiệu Vespa chở quá tải, những chiếc
mà Tướng Kỳ đã trao hàng ngàn chiếc theo kiểu trả góp cho những người
quan tâm đến ngành nghề này trước cái máy quay của chương trình thời sự
truyền hình; động cơ của chúng yếu tới mức người ta phải đẩy những chiếc
xe yếu ớt này lên trên đoạn dốc nhỏ của các cây cầu tạm, nhưng lái xe
lần nào cũng cố thử vượt lên chỉ với động cơ thôi, được nửa đoạn đường
dốc lên, dừng lại, tất cả hành khách phải xuống xe và đẩy nó; ở sau họ,
những chiếc xe đò chở đầy người và những chiếc ô tô của người Việt khá
giả và của người Âu tạo thành một hàng dài. Ai cũng cố gắng, vì mìn,
không phải là người đi đầu tiên vào buổi sáng và không trở về trong bóng
tối vào buổi chiều. Xe hỏng vào ban đêm thì thật đúng là không dễ chịu
cho lắm. Chỉ người Mỹ là tránh không chạy xe trên con đường đi Vũng Tàu,
ngoại trừ đi thành đoàn. “Chúng tôi chỉ được phép chạy xe theo đoàn”,
một người Mỹ dân sự nói với tôi ở bãi biển Vũng Tàu. “Nhưng tôi sẽ không
bao giờ đi cùng với một đoàn xe người Việt nữa. Có một lần, tôi không
còn có cách nào khác hơn, và thế là tôi đã đi cùng. Nhưng các anh chàng
đó toàn dừng lại ở những nơi phức tạp, có thể bị bắn từ hai bên đường.
Họ cứ đơn giản xuống xe và nằm trong bóng mát, hút thuốc lá và tán láo,
và không một ai nghĩ đến việc cắt đặt người canh gác cả. Không bao giờ
nữa. Tôi thích bay hơn.”
Vũng Tàu 1967-68, Hình: Michael Holt
Vào một buổi sáng chủ nhật, khi muốn đi xe ra Vũng Tàu, tôi phải dừng
lại trong một đoàn xe dài ngay sau Biên Hòa. Ở phía trước chúng tôi, một
cây cầu nhỏ đã bị cho nổ tung. Khoảng hai mươi người Việt xúc đất bằng
tay vào trong cái lỗ đó; công việc đã tiến triển cho tới mức các loại xe
không phải là xe đi trên mọi địa hình cũng có thể đi qua nơi đó được.
Quân cảnh Mỹ đứng đổ mồ hôi ở quanh đó, dưới chiếc nón sắt và áo chống
đạn. Đã xảy ra kẹt xe vì có một đoàn xe tải cần phải đi qua đó trước các
xe dân sự. Có một người quân cảnh trẻ tuổi đứng ở giữa nơi vừa được đổ
đất lên đó, chận từng xe tải một lại ở nơi này và nói to với người lái:
“Four wheel drive”, bốn bánh chủ động. Các tài xế trả lời: “O.K.”,
chuyển sang chế độ bốn bánh chủ động và tiếp tục chạy đi. Các tài xế
người Việt không dừng lại, họ chỉ nhìn vào mặt của người lính một cách
không hiểu và cố lắc lư qua được đống đất đó nhanh và tốt trong chừng
mực ô tô của họ cho phép. Anh cũng nói “Four wheel drive” của anh với
tôi. Tôi lấy làm ngạc nhiên và nói với Siegried Kogelfranz của tờ
“Spiegel” đi cùng với tôi:
“Một người Mỹ trẻ tuổi hẳn phải biết là một chiếc ô tô bình thường không
có bốn bánh chủ động. Mà anh chàng trông cũng không có vẻ mệt mỏi tới
mức vừa nói vừa ngủ.” Kogelfranz cười to:
“Trước đây hai năm”, ông nói, “tôi đã còn gặp những người Mỹ không biết
tìm Việt Nam ở đâu trên bản đồ. Bây giờ thì điều đó có thể đã khác đi,
nhưng có lẽ người ta đừng nên cho rằng một cá nhân, ngay cả khi anh ấy
thuộc một dân tộc có nền văn minh cao, có quá nhiều kiến thức.”
Ở ranh giới Vũng Tàu, người đi đường thỉnh thoảng bị chận lại và phải
trả hai mươi đồng – theo giá chợ đen tương ứng với giá trị thật của đồng
tiền thì đó là năm mươi xu Đức – và nhận được một tờ biên nhận: Vũng
Tàu là một nơi tắm biển và hai mươi đồng đó là phí mà du khách phải trả
cho nơi nghỉ dưỡng. Thỉnh thoảng, người ta cũng có thể chạy vào mà không
bị chận lại, khi người thu tiền bận rộn ở nơi khác. Rồi ông thu tiền
lúc đi ra. Mức lệ phí đó cho thấy rằng đẳng cấp của nơi tắm biển này chỉ
còn là sự tưởng nhớ mà thôi. Vào thời mà người ta ấn định khoản lệ phí
phải đóng cho nơi nghỉ dưỡng này thì có lẽ là hai mươi đồng còn có được
một giá trị tương ứng. Ngày nay, những đứa bé đánh giày ở Sài Gòn chỉ
đánh một chiếc giày cho số tiền đó thôi, và bồi bàn khách sạn chờ tờ hai
mươi đồng khi họ mang một chai nước suối lên phòng. Vũng Tàu, nơi mà
người Pháp gọi là Cap St. Jaques, đã trở thành một thị trấn nhỏ dơ bẩn.
Chẳng có gì còn lại từ nét mơ mộng của một thành phố nhỏ lẫn sự hấp dẫn
của một thị trấn tắm biển nhỏ của Pháp. Đường phố, quảng trường, Grand
Hotel và phần lớn biệt thự bị bỏ hoang và không người chăm sóc giống như
trong tất cả các thành phố Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh.
Bãi biển ở cạnh con đường đi dạo của nơi nghỉ dưỡng trong Vũng Tàu, ngày
xưa là nơi đẹp hơn trong số hai bãi tắm, hầu như không còn có thể tắm
được nữa. Ở nơi đỗ lại trước sông Sài Gòn có khoảng hơn hai mươi chiếc
tàu đang thả neo chờ được phép đi vào và chờ một chỗ trống trong cảng
Sài Gòn. Dầu mà những chiếc tàu này thải ra trong thời gian chờ đợi
thường nhiều tuần được đẩy trực tiếp vào trong vịnh của Vũng Tàu và vào
bãi biển trước con đường đi bộ. Hàng trăm người Mỹ, người Úc,
Philippines và du khách cuối tuần từ Sài Gòn nằm cho da cháy nắng ở bãi
biển tiếp theo đó về phía Đông, nơi những người Việt Nam, khôn ngoan
hơn, ngồi trên hàng hiên của các ngôi nhà gỗ là quán ăn dọc theo đường.
Các phi công trực thăng từ phi trường ở sau những đụn cát bay một vòng
thật thấp qua bãi biển, ném một cái nhìn xuống các cô gái mặc áo tắm
trước khi bay về phía Bắc theo lệnh hành quân của họ.
Ở bãi biển này xe của tôi kẹt lại trong cát và không thể tự thoát ra
được. Màn trình diễn những cố gắng của tôi đã thu hút khoảng hai mươi
người Việt, phần lớn là những anh chàng trẻ tuổi, những người chăm chú
nhìn xuống từ hàng hiên của một nhà hàng bị bỏ trống. Không ai động tay
cả. Một người Mỹ kéo tôi ra khỏi cát với chiếc Jeep của ông. Lúc đó,
trải nghiệm này đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều, và sau đó tôi đã hỏi
những người bạn Việt rằng tại sao những anh chàng trẻ tuổi đó đã không
giúp tôi, trong khi sự việc thật ra hết sức là dễ hiểu.
“Lẽ ra anh phải yêu cầu họ giúp”, bạn bè của tôi nhún vai nói, “thế nào
đi chăng nữa thì đấy cũng không phải tại vì anh là người da trắng. Chúng
tôi cũng có thể bị như thế.”
Có thể là như thế. Mặc dù vậy, đó vẫn là một trải nghiệm mà tôi bất lực đứng đối diện với nó.
Người Mỹ đã biến Vũng Tàu thành một trong số các ‘R. and R. – Centres”
của họ, Rest and Recreation. Trong biệt ngữ quân đội, chúng được gọi là
‘L. and L. – Centres’, Love and Liqueur. Như nhiều diễn đạt khác của
lính, cách diễn đạt này cũng gần với sự thực hơn. Nhiều con đường toàn
quán rượu đã hình thành chỉ qua một đêm, với một quầy rượu bên cạnh
những căn phòng khác, bé tí, dơ bẩn, những căn phòng tối tới mức người
bồi bàn phải dùng đèn pin để phục vụ. Có vô số các cô gái lo giải trí
cho lính. Những người nghỉ phép từ mặt trận trở về thì không keo kiệt,
khu vực này của thành phố làm ăn phát đạt.
(Còn tiếp) Đọc những bài trước ở trang Chúng Tôi Không Hỏi Họ Từ Đâu Đến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét