Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Ngày 20/10/2013 - Quan hư tại ai?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Quan hư tại ai?


Có câu “con hư tại mẹ” tuy không ít “từ mẫu” rầu lòng nhưng suy cho cùng cũng có lý do các mẹ nuông chiều con cái quá mức. Vận vào việc quan trường, hóa ra quan hư cũng có lý do từ công tác cán bộ.
Vụ tham ô ở Vinalines, ông Dương Chí Dũng đã ẵm 10 tỉ đồng của Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines. Đám cán bộ tham ô này lấy tiền công ngon như ăn gỏi, thổi giá cái ụ tàu đồng nát thêm hàng chục triệu đôla để chia nhau.
Cơ quan tố tụng điều tra đã xác minh Dương Chí Dũng đã 2 lần nhận tiền từ Trần Hải Sơn, mỗi lần 5 tỉ đồng. Lần thứ nhất, khoảng tháng 7/2008, tại phòng VIP của một khách sạn, Sơn đưa vali tiền cho Dũng và nói: “Theo chỉ đạo của bác, hôm nay em chuyển cho bác trước 5 tỉ đồng tiền ụ nổi 83M. Số tiền còn lại em chuyển bác sau”. Dũng nhận vali tiền rồi bình thản cảm ơn.
Lần đưa tiền thứ hai, cũng là 5 tỉ đồng, tại nhà mẹ vợ của Dũng ở Hải Phòng, cách sau lần gặp nhau tại TP HCM khoảng 3, 4 tuần. Trước khi đến gặp Dũng, Sơn bảo em gái chuẩn bị sẵn 5 tỉ đồng tiền mặt đựng trong túi quà tết. Dũng nhận tiền và lại tiếp tục cảm ơn!
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã kê biên 3 ngôi nhà, trong đó có 2 căn hộ chung cư cao cấp được Dương Chí Dũng “đầu tư” cho bồ tên là T. Tội tham ô của Dũng không bị phát hiện và qua mặt dễ dàng các quan tổ chức nhân sự để sang ngồi ghế mới.
Quan chức ăn bẩn không từ một cái gì. Chuyện mấy ông bà quan doanh nghiệp công ích ở TP HCM “ăn giày, ăn tất, ăn cả đất xung quanh” bị huyền chức chờ xử lý cũng có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý và cơ quan tài chính. Các cán bộ kế toán tài vụ ai cũng biết, để rút ra triệu bạc tiền ngân sách là rất khó. Thế mà quan tham ăn lương tiền tỉ ròng rã cả năm trời mà tịnh không ai hay biết. Vụ việc vỡ lở khi chính UBND TP HCM phát hiện công bố. Bỏ túi cả tỉ tiền lương bất chính để công nhân lầm than nheo nhóc là tội ác được dung dưỡng. Vụ này hẳn là có nguyên nhân quản lý cán bộ, quản lý tài chính. Dư luận đồng tình khi Chủ tịch UBND TP HCM tuyên bố sẽ kỷ luật Giám đốc Sở Tài chính nếu còn để xảy ra tình trạng giám đốc doanh nghiệp công ích ăn lương khủng.
Đạo làm quan bây giờ đang bị bá đạo tấn công. Ví dụ, ở tỉnh Phú Yên, quan trường bất yên khi Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đã đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy thi hành kỷ luật khai trừ Đảng, UBND buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh này. Thì ra ông phó sở có nhiều vi phạm về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật và phạm vào những điều đảng viên không được làm do Trung ương Đảng quy định. Lợi dụng vai vế của mình, ông Bảo cùng với vợ vay mượn tiền của nhiều người nhưng không chịu trả nợ và có ý “xù” dẫn đến việc chủ nợ nhiều lần đến tận cơ quan đòi. Có lần họ còn dạy cho ông bài học về chữ tín bằng những trận đòn chí tử. Bản thân ông mất uy tín, mất tư cách, không còn phẩm chất của người cán bộ, công chức tại cơ quan công tác, nơi cư trú. Trong quan hệ sinh hoạt và công tác, ông Nguyễn Ngọc Bảo tỏ ra thiếu tư cách đạo đức, tác phong thiếu chuẩn mực.
Cách đây 2 năm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách về nội dung trên nhưng ông Bảo vẫn chứng nào tật ấy, tiếp tục vi phạm kể cả sau khi đã được chuyển công tác (!?). Không ít cán bộ, nhân dân trong tỉnh từng biết rằng, khi giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Nội vụ, ông Bảo cùng với vợ, cháu ruột và một số người thân tín trong gia đình tổ chức hẳn một đường dây nhận tiền hối lộ, chạy chức, chạy quyền, chạy việc nhưng không được phát hiện xử lý và vẫn được “đánh bùn sang ao” để điều chuyển sang ngang làm Phó giám đốc sở khác. Không lẽ ở đây thiếu cán bộ đến mức phải dùng cả những người như ông này!?
Việc đề nghị khai trừ ra khỏi Đảng, cách chức, buộc thôi việc và chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật với ông Nguyễn Ngọc Bảo dẫu có chậm chạp nhưng là cần thiết và đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 về chỉnh đốn Đảng.
Còn nhớ hồi năm ngoái có chuyện lùm xùm về bà Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau tai tiếng bị chuyển công tác chờ xử lý vẫn được phong “hai giỏi”. Việc nhận danh hiệu “hai giỏi” kỳ cục này chưa lắng thì cán bộ và nhân dân tỉnh Cà Mau lại thêm một lần bất bình khi ông Giám đốc Sở Xây dựng nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua khi cũng bị kỷ luật khiển trách. Thì ra ông giám đốc đã ưu ái để bà “bồ” là giám đốc doanh nghiệp tư nhân trúng thầu khiến công trình chậm trễ, trì hoãn gây lãng phí ngân sách…
Đạo làm quan “dĩ công vi thượng” đang bị mai một. Vậy quan hư tại ai? Cả hai phía, cơ quan buông lỏng và cá nhân buông xuôi!
THEO PETROTIMES

Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất từ Trung Quốc

Hàng trăm ngàn người dân xếp hàng trên đường phố tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào ngày 13 tháng 10, tưởng như là để đón Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, đến trong chuyến thăm ba ngày. Nhưng họ không phải đứng chào đón Lý Khắc Cường. Đó là một tang lễ cấp quốc gia dành cho cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng huyền thoại, ông chỉ đứng sau Hồ Chí Minh trong sự tôn thờ các anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Và nhiều người Việt Nam nhìn thấy chuyến thăm Việt Nam của ông Lý Khắc Cường như một cuộc tấn công và cho rằng ông nên hoãn chuyến đi lại để tránh ảnh hưởng đến chuyện đau buồn của người dân Việt Nam. “Thiếu tôn trọng” và “ngạo mạn ” là hai tính từ được sử dụng cho ông Lý Khắc Cường.
Xúc động! Lý Khắc Cường miêu tả cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Nguyễn Tấn Dũng như là một “bước đột phá”. Chuyến đi nằm trong hai tuần ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, nhằm hàn gắn mối quan hệ vốn đã bị sứt mẻ trong những năm gần đây do những tuyên bố lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở biển Đông.
Trong khi đó Tập Cận Bình, chủ tịch và là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đến thăm Indonesia, Malaysia và tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác châu Á- Thái Bình Dương APEC). Ông Lý Khắc Cường đã tham dự một hội nghị thượng đỉnh tại Brunei cùng với các nhà lãnh đạo của Hiệp hội mười quốc gia thành viên Đông Nam Á (ASEAN) và ông đã đi thăm Thái Lan. Barack Obama đã có dự kiến là sẽ tham dự cả hai hội nghị APEC và ASEAN, nhưng Barack Obama đã phải hủy kế hoạch do những đấu đá chính trị ở Washington, do đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại càng nổi bật hơn.
Việt Nam là quốc gia ASEAN có sự nghi ngờ đối với Trung Quốc nhiều nhất. Sau nhiều thế kỷ thù địch và một cuộc chiến đẫm máu ngắn xẩy ra vào năm 1979, đến này những tranh chấp lãnh thổ vẫn chưa nguôi, phần tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đối với khu vực tranh chấp là rộng nhất đối so với bốn quốc gia khác tuyên bố chủ quyền tại biển Đông (Brunei, Malaysia và Philippines). Không chỉ cả hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở phía Nam, mà Việt Nam còn tự coi mình như một quốc gia đã bị quốc gia phương Bắc đuổi bất hợp pháp khỏi quần đảo Hoàng Sa, khi quân Trung Quốc tràn xuống đánh lực lượng miền Nam Việt Nam và chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Các cuộc đối đầu ở quần đảo này về đánh bắt cá và khai thác dầu khí xảy ra thường xuyên.
Tuy nhiên, trong những tháng trước, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, hai nước đã ký kết một thỏa thuận “đối tác chiến lược ” mới. Trung Quốc là nước có thương mại lớn nhất của Việt Nam là đối tác quan trọng và thậm chí không thể đếm được số lượng buôn bán trái phéo diễn ra tại biên giới. Trong khi đó ông Lý Khắc Cường đã đi xa hơn trong vũng lầy tranh chấp lãnh thổ để đạt được một thành công không thể hơn nữa tại thời điểm này. Ông thậm chí còn đồng ý về một thỏa thuận “hợp tác hàng hải” với nhóm làm làm việc chung.
Ở Trung Quốc, sự việc này đã giúp che dấu và làm lu mờ đi những ký ức nhức nhối của năm 2010, tại một cuộc họp tại Hà Nội, bà Hillary Clinton, đã tham gia vào tranh chấp Biển Đông bằng tuyên bố rằng có “lợi ích quốc gia ” của Mỹ ở Biển Đông. Trung Quốc đã đổ lỗi cho sự can thiệp sâu của Mỹ là do Việt Nam và Philippines và Mỹ nên đứng ra ngoài tranh chấp đó. Hôm nay tờ ChinaDaily, một tờ báo chính thức của truyền thông nhà nước Trung Quốc, đã trích dẫn lời của một nhà phân tích Trung Quốc rằng: ” Hà Nội đã nhận ra rằng trên thực tế họ không thể tin tưởng vào Washington trong việc hỗ trợ về chủ quyền ở các quần đảo tranh chấp.”
Có thể thấy. Những chuyến đi của Lý Khắc Cường và Tậm Cận Bình là một lời nhắc nhở về cuộc chơi lớn, sức mạnh Trung Quốc trong khu vực đã trưởng thành, và làm thế nào Obama lại có thể vắng mặt. Ở khắp mọi nơi họ khoe bày sức mạnh kinh tế của họ. Tại Thái Lan, Ông Lý Khắc Cường đã tỏ ra rất vui mừng khi ông thay mặt chính phủ Trung Quốc cung cấp sự giúp đỡ cho Thái Lan trong hai lĩnh vực xấu của nền kinh tế Thái Lan, bằng cách đồng ý mua thêm gạo và cao su. Ông Tập đã nổi lên một ý tưởng về một ” cấu trúc ngân hàng châu Á ” với việc Trung Quốc sẽ giúp đáp ứng một trong những nhu cầu cấp bách nhất của khu vực. Tại Brunei, ông Lý trước đã đề xuất một hiệp ước mới với ASEAN, nhằm thực hiện tầm nhìn của ông về một “thập kỷ kim cương” trong quan hệ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu đây là một cuộc tấn công quyến rũ thì cũng đã có một quốc gia trong hiệp hội ASEAN vẫn không màng đến sự quyến rũ này. Trung Quốc đang tức giận Philippines vì họ đã kiện Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc. Nhưng điều đó lại đúng với ý định của Trung Quốc là nhằm cô lập Philippines đối với các thành viên khác. Tuy nhiên các học giả Việt Nam cho rằng, chính phủ của họ hoàn toàn nhận thức được điều này và đã không loại trừ khả năng sẽ tham gia vào hành động pháp lý của Philippines.
Một vài tuần hoạt động ngoại giao cũng không thể thay đổi thực tế cơ bản tại đây, và rằng Đông Nam Á nhìn Trung Quốc như một đối tác thương mại chính của họ và Mỹ như người bảo lãnh chính của họ. Tuy nhiên họ cũng đã nhận thức được rằng sức mạnh trong khu vực đang thay đổi. Một bài bình luận trên báo Jakarta Post, một tạp chí tiếng Anh ở Indonesia, tờ này đưa ra một lập luận thẳng thừng rằng “đó là Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là nước lãnh đạo của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21”. “Obama không đến được là do chính phủ họ bị ngừng hoạt động, Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm sang chấu Á và nhấn mạnh vào sự tham gia về quân sự.”
Báo chí Trung Quốc đưa lên những bài viết mừng vui về những thúc đẩy thực sự ấn tượng về một sự thay đổi quyền lực, những tham gia tranh luận vượt ra cả ngoài khu vực Đông Nam Á. Thậm chí tân Hoa Xã còn đưa tin “Trung Quốc với khả năng của một siêu cường, chủ quyền không thể thay đổi, thời đại của một quốc gia đạo đức giả cần phải chấm dứt.”
Có một số sự cảm thông ở Đông Nam Á nhưng rất ít các quốc gia muốn một trật tự quốc tế do Mỹ đứng đầu phải nhường đường cho sự thống trị bởi Trung Quốc. Một số quan chức Việt Nam nghĩ rằng những lời chỉ trích về thời gian của chuyến thăm của ông Lý tới Hà Nội là không công bằng. Dù gì đi nữa thì Lý Khắc Cường cũng đã dành thời gian để gửi lời chia buồn tại một thời điểm tang tóc của Việt Nam. Nhưng không phải chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất đối với động cơ của Trung Quốc.
Theo Economist/DOANH NHÂN BIÊN HÒA

Hạnh phúc và tự hào chịu tăng giá mới là yêu nước!

Trình bày các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong 3 năm 2011 – 2013, kế hoạch 2014 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã hơn một lần thoát ly văn bản để giải thích thêm.
Trong báo cáo, Bộ trưởng đã cảnh báo một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm như GDP, bội chi ngân sách, tỷ trọng đầu tư trên GDP… có thể không đạt kế hoạch. Bộ trưởng Vinh cũng điểm một số yếu kém của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô chưa thật bền vững, tốc độ tăng CPI vẫn cao hơn tốc độ tăng GDP, xử lý nợ xấu còn chậm, dư nợ tín dụng tăng thấp…
Một trong những nguyên nhân của hạn chế yếu kém, theo Bộ trưởng là một số vấn đề có liên quan đến chủ trương, quan điểm phát triển còn khác nhau, chưa thông suốt, đồng thuận cao dẫn đến đổi mới thể chế còn ngập ngừng, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường, chưa tạo được đột phá để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Nói thêm hai chữ “ngập ngừng”, Bộ trưởng sốt ruột: “Đường xá phải thu phí cao lên, ta chỉ thu dăm mười nghìn thì không thể đáp ứng được. Trung Quốc thu một trăm hai trăm nghìn thì mới làm được. Rồi dịch vụ công trong đó có dịch vụ y tế, giáo dục lúc thế này lúc thế kia thì rất là khó khăn. Đề án đổi mới giáo dục vừa được Trung ương thông qua rất hay nhưng giải pháp về nguồn lực để thực hiện là không có mà chỉ đưa ra yêu cầu”.
Bộ trưởng Vinh cũng nhấn mạnh “vấn đề chính là xã hội hóa cần được tính toán chỗ nào nên chỗ nào không nhưng cứ xã hội hóa là ta không đồng ý. Ví dụ giáo dục mầm non trước đây tư thục rất nhiều, đùng cái lại quay lại bao cấp gần như toàn bộ, cái đó chưa phải là đúng. Cho nên đây là cái ngập ngừng, chúng ta bao cấp còn nặng nề. Cứ tăng giá là phản ứng thì chắc chắn đất nước không phát triển được”.
Có thể thấy, phát biểu của Bộ trưởng Vinh đã mở ra một quan niệm rất mới về sự phát triển của đất nước, thu hút sự chú ý của người dân, đó chính là tăng giá là yêu nước.
Trên thực tế, trước đây người dân Việt Nam cũng đã có cơ hội tiếp xúc với tư duy này đó là khi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”. Tuy nhiên, đến phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thì vấn đề này đã được nâng lên một tầm cao mới, bao quát hơn, và tất nhiên là tác động cũng sâu hơn.
Trên thực tế đã xuất hiện không ít ý kiến tỏ ra không đồng tình với quan điểm được các bộ trưởng đưa ra, tuy nhiên bản thân người viết cho rằng những ai có tư tưởng đấy thì nên nhanh chóng xét lại. Có thể mọi người sẽ nghĩ ở đâu đây sẽ có bóng dáng của sự nịnh bợ nhưng mà xin thưa là hoàn toàn không có đâu ạ. Trên thực tế xu hướng bây giờ là theo đa số, một lãnh đạo ngành nói cũng đã khiến mọi người phải suy nghĩ thì tất nhiên hai người tin theo là đúng rồi.
Chính vì vậy mà mọi người cũng nên biết và ghi nhớ rằng để thể hiện tình yêu đất nước, mỗi khi phải tăng giá hay bị thu phí thì cứ im lặng mà chấp hành thôi nhé, chớ có mà càm ràm nhiều.
Hơn nữa, dường như mọi người không nhìn sâu vào bản chất của vấn đề tăng giá là mang lại lợi ích cho bản thân và toàn xã hội. Này nhé, tăng giá điện, nước, xăng dầu, dịch vụ bệnh viện…thì cũng về các tập đoàn nhà nước, cũng về ngân sách rồi cũng lại vào túi dân cả mà thôi. Toàn lợi ích cả mà mọi người chẳng biết tính toán, cứ hở ra càm ràm. Rõ thật là hay!
Như trường hợp của ngành xăng dầu, trong 6 tháng đầu năm, khi dân mình cứ than vãn, kêu la về việc giá xăng tăng cao, chỉ vỏn vẹn vài tháng mà đã có tới 5 lần điều chỉnh, gồm 2 lần tăng và 3 lần giảm, tuy nhiên tổng cả 3 lần giảm chưa bằng 1 lần tăng, mỗi lần tăng giá xăng dầu, đơn vị tiền tệ đều được tính đến hàng nghìn nhưng khi giảm chỉ được cân đo đong đếm bằng tiền hàng trăm. Đến cuối tháng 6/2013 giá xăng đã tăng cao hơn hồi đầu năm 600đ mỗi lít. Thế nhưng mà mọi người không hiểu rằng cũng nhờ đó mà Ngân sách nhà nước có được nguồn thu lớn. 6 tháng đầu năm 2013 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Tập đoàn/Petrolimex) đã nộp ngân sách nhà nước 15.328 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu hợp nhất Tập đoàn 6 tháng đầu năm 2013 chỉ bằng 98,6% doanh thu của 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, khối xăng dầu nộp ngân sách 14.342 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2012) trong khi tổng sản lượng xuất bán tại thị trường nội địa không tăng, không giảm.
Chính vì vậy, với những ai hay càm ràm, kêu ca vì tăng giá sau khi được các bộ trưởng cảnh báo có lẽ cũng cần nhìn nhận lại mình, đừng vì lợi ích bản thân nhỏ bé mà không tính đến lợi ích xã hội to lớn lâu dài.
THEO PHỤ NỮ TODAY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét