Đảng CSVN muốn đất nước nghèo và tụt hậu?
Câu hỏi trên khiến không ít người cho là ngớ ngẩn, vì đã là người ai lại
mong muốn cho đất nước mình dân tộc mình nghèo và tụt hậu. Vì chỉ là
một con người bình thường bạn cũng không cho phép mình dù chỉ là suy
nghĩ tới cái điều xấu xa ấy đối với đất nước, dân tộc hay quê hương của
mình chứ đừng nói là dám hành động. Hy vọng câu hỏi nghi vấn trên không
là hiện thực.
Nhưng nếu thấy rằng nhiều khả năng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ
vẫn tiếp tục hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thì phần
nào bạn đã hiểu. Nhận định này của tôi hoàn toàn không phụ thuộc vào ý
kiến của Chủ nhiệm Văn phòng - người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn
Hạnh Phúc khẳng định tại cuộc họp báo về kỳ họp Quốc hội thứ sáu, chiều
17/10.Kinh tế nhà nước “Đương nhiên kinh tế nhà nước phải chủ đạo chứ không thể giao cho tư nhân được”.
Tôi cho rằng như vậy cũng vì nghĩ ra ông Chủ nhiệm Văn phòng - người
phát ngôn của Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì khác gì người bình thường,
ông làm gì có quyền khẳng định hay đánh giá ý kiến chủ quan của cá nhân
mình. Chẳng qua ông chỉ làm cái việc thay cái loa truyền đạt lại ý kiến
chỉ đạo từ trên cao mà thôi. Mà những người ở trên rất cao ấy có quyền
định đoạt những vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới đời sống chính trị -
kinh tế - xã hội ở xứ mình có một đặc điểm rất khác người bình thường
thường làm. Đó là họ hay có các suy nghĩ cổ quái chẳng giống ai, đặc
biệt là xu thế chung của thời đại của thế giới văn minh. Như về chính
trị thì hầu hết các quốc gia dân chủ dựa theo công thức Nhà nước Pháp
quyền - Xã hội Dân sự - Kinh tế thị trường. Nhưng ở Việt nam thì lại dựa
theo công thức chả giống ai, đó là Nhà nước Pháp quyền XHCN - Kinh tế
thị trường định hướng XHCN và mọi tổ chức xã hội trở thành công cụ của
đảng CSVN mà người ta gọi bằng cái tên không mấy thiện cảm "Cánh tay nối
dài". Trong Kinh tế cũng vậy, xu hướng chung của tất cả các quốc gia,
kể cả Trung quốc một quốc gia tương đồng với Việt nam về chế độ chính
trị đều cố gắng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở mức cao nhất có
thể. Trừ các ngành liên quan đến an ninh quốc gia mà bất đắc dĩ không
thể cổ phần hóa được. Vì ai cũng biết các doanh nghiệp kinh tế quốc
doanh là gánh nặng đối với ngân sách quốc gia, đặc biệt là Việt nam.
Cũng bởi cái suy nghĩ của chung không ai khóc, lãi cũng nhà nước lo lỗ
cũng nhà nước chịu. Đến như các doanh nghiệp ngành dâu khí chỉ hút tài
nguyên - dâu thô đem bán mà còn xin giảm thuế vì lỗ lã thì còn nói gì
các ngành kinh doanh khác. Nhưng cũng nó là cơ hội tạo điều kiện cho
quan chức nhà nước ban phát danh lợi và lãnh đạo doanh nghiệp thì thả
sức đục khoét và vơ vét. Chỉ một hợp đồng mua "sắt phế liệu ụ nổi" mà đã
tham nhũng tới 4 triệu USD của Vinalines của Tông Giám đốc Dương Chí
Dũng là bài học điển hình cho các quả đấm thép của Thủ tướng Dũng. Đó là
các Doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công ty... thất bại trong kinh doan lỗ
lã thất thu hàng trăm nghìn tỷ đồng, như Vinashin, Vinalines, EVN...đang
nóng bỏng các vấn đề thời sự. Đó là còn chưa kể tới, theo báo VnEconomy cho biết "Báo cáo “Khơi
thông những nút thắt về thể chế để phục hồi tăng trưởng” của nhóm
chuyên gia kinh tế thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright gửi
tới Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới đây, qua so sánh nhiều chỉ tiêu đã chỉ
rõ vai trò của khi vực doanh nghiệp nhà nước trên thực tế đang ngày càng
giảm dần. Tất cả các chỉ tiêu từ vốn đầu tư và GDP, ngân sách, việc
làm, giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng đóng góp của khu vực nhà
nước đều giảm mạnh trong suốt 12 năm trở lại đây.". Cái lạ là các
doanh nghiệp nhà nước không những không hoạt động có hiệu quả, không góp
phần trong việc tăng thu ngân sách mà còn gây thất thoát phải dùng vốn
ngân sách từ tiền thuế của người dân để bù lỗ. Vậy mà hình như các lãnh
đạo quốc gia cố tình không hay biết.
Còn nhớ Nhà văn Vũ Thư Hiên có kể lại rằng, trong cuộc trò chuyện điện thoại với tướng Trần Độ vào năm 2001, "...có mặt một chú em (tên là Cóc) rất hâm mộ bác Độ, chú này đòi được nói với bác vài câu: “Bác ơi, cái đảng của bác kỳ quá, ai lại chống tham nhũng mà lại chống từ cấp cơ sở? Quét nhà thì người ta phải quét từ tầng trên xuống tầng dưới chứ!”. Câu nói này của người có tên Cóc có thể nói là chính xác nhất về tư duy của các lãnh đạo Việt nam hiện nay. Và đó chính là lý do vì sao đường lối cũng như các chính sách phát triển của đảng và nhà nước toàn ngược đời và không giống bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Mặc dù họ đã được thử nghiệm trong việc cải cách kinh tế nửa vời từ năm 1986, chuyển nền kinh tế Kế hoạch hóa sang Kinh tế thị trường (định hướng XHCN). Thành công của công cuộc cải cách kinh tế sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa nếu bỏ cái đuôi định hướng XHCN, có nghĩa là bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Quan trọng là không phải họ không biết Chủ nghĩa Xã hội kiểu Stalinnitsm - một dạng chủ nghĩa Xã hội biến thái mà họ đang cố gắng bấu víu hay vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là sai lầm. Cũng như không phải họ không biết sự phân chia quyền lực - Tam quyền phân lập là điều bắt buộc đối với các nhà nước để giám sát và điều chỉnh quyền lực giữa các cơ quan Lập pháp, Tư pháp và Hanh pháp. Có lẽ câu trả lời rằng đảng CSVN nói chung và các lãnh đạo đảng và chính quyền đã và đang luôn luôn muốn áp dụng một cơ chế lộn tùng bậy không giống ai để đất nước nghèo và tụt hâu. Và để đạt mục tiêu này họ sẵn sàng làm trái quy luật tự nhiên, xã hội... bằng mọi giá?
Tại sao lại nói như vậy?
Không phải vì việc Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng nói trong phiên họp giải trình về phân bố nguồn lực và cơ chế điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo của Quốc hội ngày 24.9.2013 rằng “Nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì có khi phản ứng, buồn vì… thoát nghèo” không phải là vấn đề mới. Điều này thì có lẽ ai ai cũng biết, lý do đơn giản chỉ là “Phần lớn tiền nhận được (70-80%) chảy vào hoạt động tư vấn, quản lý dự án. Đồng tiền đọng lại cho người dân rất ít” như lời của ông Thứ trưởng Bộ Kế hoạc -Đầu tư Đặng Huy Đông. Thoạt nghe ai cũng nghĩ là do bệnh tham - tham nhũng của các cán bộ lãnh đạo các địa phương. Vậy nên việc nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì phản ứng, buồn vì… thoát nghèo chẳng qua cũng vì cứ được công nhận nghèo là có nhiều ưu đãi, thuận lợi hơn. Điều đó có thể đúng ở cấp địa phương, vậy ở cấp trung ương hay nói cụ thể hơn là các lãnh đạo cao cấp Bộ Chính trị có thích dân nghèo và đất nước chậm phát triển hay không? Câu trả lời của câu hỏi này cũng chính là câu trả lời vì sao trên thực thế của 26 năm tiến hành đổi mới ở Việt nam không đạt được kết quả như các nước khác trên thế giới và trong khu vực.
Trong khi trong quá khứ, những nước công nghiệp hóa mới (NICs) trở thành Rồng, thành Hổ phát triển vượt bậc và trở thành một nên kinh tế lớn chỉ mất không quá 3 thập niên, cụ thể như ở Hàn Quốc, Đài loan, Singapore, Thaland, Malayxia... Ngược lại Việt nam thì càng làm thì càng nát, đã cải cách kinh tế 26 năm rồi nhưng cứ nhìn vào thực trạng kinh tế xã hội hiện nay ở Việt nam thì rõ. Kể cả tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540 USD/người/năm. Song theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nếu so sánh bằng các số liệu thống kê của năm 2012 có lẽ sẽ cho chúng ta những kết quả tồi tệ hơn. Nếu biết, những nước công nghiệp hóa mới (NICs)thường mang đặc điểm chung là:
1. Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện
2. Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo
3. Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới
4. Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu
5. Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài
6. Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế.
Nhắc đến NICs - những nước công nghiệp hóa mới thì không thể nhắc đến một quốc gia tiêu biểu của sự thành công đó là Hàn quốc. Điều trái ngược hoàn toàn với sự thành công của Hàn quốc đó là mô hình độc tài gia đình trị Bắc Triều tiên. Giữa hai mô hình kể trên Việt nam lựa chọn mô hình nào (trừ sự khác biệt về kinh tế) thì bạn đọc sẽ thấy nguyên nhân vì đâu mà Việt nam mãi vẫn cứ nghèo và tụt hậu. Nếu đối chiếu với các chủ trương chính sách của đảng và chính quyền Việt nam hiện nay, họ có làm theo những cái các nước đi trước họ đã từng áp dụng và thành công hay không? Nhắc tới vấn đề GDP bình quân đầu người cũng vì nó là một trong những yếu tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy có liên quan đến việc chuyển đổi từ thể chế chính trị độc tài sang nền dân chủ cới mở hơn. Có nghĩa là dân giàu, nước mạnh lại là nguy cơ của chế độ độc tài, kết quả của Hội nghị TW8 vừa kết thúc nếu ai đọc lời phát biểu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sẽ thấy vấn đề khắc phục suy thoái kinh tế không là chủ đề quan trọng.
Báo chí nước ngoài đánh giá về khả năng chuyển biến chính trị ở Trung quốc cho rằng "...GDP bình quân đầu người Trung Quốc là khoảng 9.200 đô-la tính theo ngang bằng sức mua trong năm 2012, nhưng con số này vẫn chưa đạt đến mức khởi đầu của những nước có bối cảnh văn hóa và lịch sử tương tự khi họ chuyển tiếp sang nền dân chủ. Vì theo họ, hãng tư vấn McKinsey cho biết tầng lớp được họ gọi là “tầng lớp thượng trung lưu” – bộ phận dân số có thu nhập hộ gia đình hàng năm từ 17.350 đô-la đến 37.500 đô-la – chiếm khoảng 14% số hộ gia đình thành thị ở Trung Quốc hồi năm ngoái, nhưng sẽ chiếm khoảng 54% số hộ gia đình trong chưa đầy một thập niên nữa. Và trong lịch sử năm 1988, Hàn Quốc và Đài Loan đang dân chủ hóa có GDP bình quân đầu người tính theo ngang bằng sức mua lần lượt là 12.221 đô-la và 14.584 đô-la (theo mức giá 2010). Các mức của Liên Xô và Hungary năm 1989, khi họ bắt đầu quá trình chuyển tiếp chính trị của họ, lần lượt là 16.976 đô-la và 11.257 đô-la (theo mức giá 2010). Những con số này cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh liên tục sẽ đẩy Trung quốc đến đỉnh điểm chuyển biến chính trị chỉ trong vài năm nữa". Nói chuyện ở Trung quốc như thế, thì lại chính là điều các nhà lãnh đạo đảng CSVN vốn rất sợ, cái mà họ coi là con ngáo ộp Diễn biến hòa bình. Đó là cái đe dọa sự tồn vong và sự lãnh đạo độc tôn của đảng. Dẫn chứng này khá thuyết phục và hình như đây là lý do của câu hỏi "Đảng CSVN muốn đất nước nghèo và tụt hậu?"
Nếu thực sự các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền Việt nam có suy nghĩ như vậy thì xin khuyên họ đừng đi ngược lại và níu kéo trào lưu của nhân loại. Và họ cũng đừng quên lịch sử có một trùng hợp lý thú là "...không có chế độ độc tài nào ngoại từ chế độ của Mexico tồn tại hơn một thập niên sau khi đăng cai Thế vận hội – này nhé, thử nhớ lại Berlin năm 1936, Moscow năm 1980, Sarajevo năm 1984 và Seoul năm 1988. Năm năm nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn xem Thế vận hội Bắc Kinh 2008 là “tiệc ra mắt” trên trường quốc tế, có thể không chỉ thách thức lời nguyền Thế vận hội này mà còn phá kỷ lục tuổi thọ của Liên Xô và góp phần bác bỏ thuyết dân chủ hóa. Nhưng ngay cả những người ủng hộ đảng nhiệt thành nhất cũng thừa nhận rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không thể cai trị mãi mà không đáp ứng các yêu sách được tham gia hoạt động chính trị của một tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo quan tâm nhiều hơn về không khí trong lành, nước sạch, chính phủ trong sạch và thực phẩm an toàn hơn là tỉ lệ tăng trưởng GDP." (Tài liệu đã dẫn). Khi Trung quốc đã dân chủ hóa thì chế độ độc tài toàn trị của Việt nam đang tồn tại trên cái nền tảng của anh bạn vàng sẽ tồn tại lâu thêm được mấy tháng?
Còn nhớ Nhà văn Vũ Thư Hiên có kể lại rằng, trong cuộc trò chuyện điện thoại với tướng Trần Độ vào năm 2001, "...có mặt một chú em (tên là Cóc) rất hâm mộ bác Độ, chú này đòi được nói với bác vài câu: “Bác ơi, cái đảng của bác kỳ quá, ai lại chống tham nhũng mà lại chống từ cấp cơ sở? Quét nhà thì người ta phải quét từ tầng trên xuống tầng dưới chứ!”. Câu nói này của người có tên Cóc có thể nói là chính xác nhất về tư duy của các lãnh đạo Việt nam hiện nay. Và đó chính là lý do vì sao đường lối cũng như các chính sách phát triển của đảng và nhà nước toàn ngược đời và không giống bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Mặc dù họ đã được thử nghiệm trong việc cải cách kinh tế nửa vời từ năm 1986, chuyển nền kinh tế Kế hoạch hóa sang Kinh tế thị trường (định hướng XHCN). Thành công của công cuộc cải cách kinh tế sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa nếu bỏ cái đuôi định hướng XHCN, có nghĩa là bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Quan trọng là không phải họ không biết Chủ nghĩa Xã hội kiểu Stalinnitsm - một dạng chủ nghĩa Xã hội biến thái mà họ đang cố gắng bấu víu hay vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là sai lầm. Cũng như không phải họ không biết sự phân chia quyền lực - Tam quyền phân lập là điều bắt buộc đối với các nhà nước để giám sát và điều chỉnh quyền lực giữa các cơ quan Lập pháp, Tư pháp và Hanh pháp. Có lẽ câu trả lời rằng đảng CSVN nói chung và các lãnh đạo đảng và chính quyền đã và đang luôn luôn muốn áp dụng một cơ chế lộn tùng bậy không giống ai để đất nước nghèo và tụt hâu. Và để đạt mục tiêu này họ sẵn sàng làm trái quy luật tự nhiên, xã hội... bằng mọi giá?
Tại sao lại nói như vậy?
Không phải vì việc Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Mạnh Hùng nói trong phiên họp giải trình về phân bố nguồn lực và cơ chế điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo của Quốc hội ngày 24.9.2013 rằng “Nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì có khi phản ứng, buồn vì… thoát nghèo” không phải là vấn đề mới. Điều này thì có lẽ ai ai cũng biết, lý do đơn giản chỉ là “Phần lớn tiền nhận được (70-80%) chảy vào hoạt động tư vấn, quản lý dự án. Đồng tiền đọng lại cho người dân rất ít” như lời của ông Thứ trưởng Bộ Kế hoạc -Đầu tư Đặng Huy Đông. Thoạt nghe ai cũng nghĩ là do bệnh tham - tham nhũng của các cán bộ lãnh đạo các địa phương. Vậy nên việc nhiều lãnh đạo hớn hở, vui mừng thông báo địa phương có thêm hộ nghèo. Các hộ mất tiêu chuẩn nghèo thì phản ứng, buồn vì… thoát nghèo chẳng qua cũng vì cứ được công nhận nghèo là có nhiều ưu đãi, thuận lợi hơn. Điều đó có thể đúng ở cấp địa phương, vậy ở cấp trung ương hay nói cụ thể hơn là các lãnh đạo cao cấp Bộ Chính trị có thích dân nghèo và đất nước chậm phát triển hay không? Câu trả lời của câu hỏi này cũng chính là câu trả lời vì sao trên thực thế của 26 năm tiến hành đổi mới ở Việt nam không đạt được kết quả như các nước khác trên thế giới và trong khu vực.
Trong khi trong quá khứ, những nước công nghiệp hóa mới (NICs) trở thành Rồng, thành Hổ phát triển vượt bậc và trở thành một nên kinh tế lớn chỉ mất không quá 3 thập niên, cụ thể như ở Hàn Quốc, Đài loan, Singapore, Thaland, Malayxia... Ngược lại Việt nam thì càng làm thì càng nát, đã cải cách kinh tế 26 năm rồi nhưng cứ nhìn vào thực trạng kinh tế xã hội hiện nay ở Việt nam thì rõ. Kể cả tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540 USD/người/năm. Song theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nếu so sánh bằng các số liệu thống kê của năm 2012 có lẽ sẽ cho chúng ta những kết quả tồi tệ hơn. Nếu biết, những nước công nghiệp hóa mới (NICs)thường mang đặc điểm chung là:
1. Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện
2. Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo
3. Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới
4. Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu
5. Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài
6. Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế.
Nhắc đến NICs - những nước công nghiệp hóa mới thì không thể nhắc đến một quốc gia tiêu biểu của sự thành công đó là Hàn quốc. Điều trái ngược hoàn toàn với sự thành công của Hàn quốc đó là mô hình độc tài gia đình trị Bắc Triều tiên. Giữa hai mô hình kể trên Việt nam lựa chọn mô hình nào (trừ sự khác biệt về kinh tế) thì bạn đọc sẽ thấy nguyên nhân vì đâu mà Việt nam mãi vẫn cứ nghèo và tụt hậu. Nếu đối chiếu với các chủ trương chính sách của đảng và chính quyền Việt nam hiện nay, họ có làm theo những cái các nước đi trước họ đã từng áp dụng và thành công hay không? Nhắc tới vấn đề GDP bình quân đầu người cũng vì nó là một trong những yếu tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy có liên quan đến việc chuyển đổi từ thể chế chính trị độc tài sang nền dân chủ cới mở hơn. Có nghĩa là dân giàu, nước mạnh lại là nguy cơ của chế độ độc tài, kết quả của Hội nghị TW8 vừa kết thúc nếu ai đọc lời phát biểu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sẽ thấy vấn đề khắc phục suy thoái kinh tế không là chủ đề quan trọng.
Báo chí nước ngoài đánh giá về khả năng chuyển biến chính trị ở Trung quốc cho rằng "...GDP bình quân đầu người Trung Quốc là khoảng 9.200 đô-la tính theo ngang bằng sức mua trong năm 2012, nhưng con số này vẫn chưa đạt đến mức khởi đầu của những nước có bối cảnh văn hóa và lịch sử tương tự khi họ chuyển tiếp sang nền dân chủ. Vì theo họ, hãng tư vấn McKinsey cho biết tầng lớp được họ gọi là “tầng lớp thượng trung lưu” – bộ phận dân số có thu nhập hộ gia đình hàng năm từ 17.350 đô-la đến 37.500 đô-la – chiếm khoảng 14% số hộ gia đình thành thị ở Trung Quốc hồi năm ngoái, nhưng sẽ chiếm khoảng 54% số hộ gia đình trong chưa đầy một thập niên nữa. Và trong lịch sử năm 1988, Hàn Quốc và Đài Loan đang dân chủ hóa có GDP bình quân đầu người tính theo ngang bằng sức mua lần lượt là 12.221 đô-la và 14.584 đô-la (theo mức giá 2010). Các mức của Liên Xô và Hungary năm 1989, khi họ bắt đầu quá trình chuyển tiếp chính trị của họ, lần lượt là 16.976 đô-la và 11.257 đô-la (theo mức giá 2010). Những con số này cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh liên tục sẽ đẩy Trung quốc đến đỉnh điểm chuyển biến chính trị chỉ trong vài năm nữa". Nói chuyện ở Trung quốc như thế, thì lại chính là điều các nhà lãnh đạo đảng CSVN vốn rất sợ, cái mà họ coi là con ngáo ộp Diễn biến hòa bình. Đó là cái đe dọa sự tồn vong và sự lãnh đạo độc tôn của đảng. Dẫn chứng này khá thuyết phục và hình như đây là lý do của câu hỏi "Đảng CSVN muốn đất nước nghèo và tụt hậu?"
Nếu thực sự các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền Việt nam có suy nghĩ như vậy thì xin khuyên họ đừng đi ngược lại và níu kéo trào lưu của nhân loại. Và họ cũng đừng quên lịch sử có một trùng hợp lý thú là "...không có chế độ độc tài nào ngoại từ chế độ của Mexico tồn tại hơn một thập niên sau khi đăng cai Thế vận hội – này nhé, thử nhớ lại Berlin năm 1936, Moscow năm 1980, Sarajevo năm 1984 và Seoul năm 1988. Năm năm nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn xem Thế vận hội Bắc Kinh 2008 là “tiệc ra mắt” trên trường quốc tế, có thể không chỉ thách thức lời nguyền Thế vận hội này mà còn phá kỷ lục tuổi thọ của Liên Xô và góp phần bác bỏ thuyết dân chủ hóa. Nhưng ngay cả những người ủng hộ đảng nhiệt thành nhất cũng thừa nhận rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không thể cai trị mãi mà không đáp ứng các yêu sách được tham gia hoạt động chính trị của một tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo quan tâm nhiều hơn về không khí trong lành, nước sạch, chính phủ trong sạch và thực phẩm an toàn hơn là tỉ lệ tăng trưởng GDP." (Tài liệu đã dẫn). Khi Trung quốc đã dân chủ hóa thì chế độ độc tài toàn trị của Việt nam đang tồn tại trên cái nền tảng của anh bạn vàng sẽ tồn tại lâu thêm được mấy tháng?
Nếu đúng "Đảng CSVN muốn đất nước nghèo và tụt hậu" thì xin họ đừng có mất công lấy nạng chống trời, đi ngược lại quy luật tự nhiên, xã hội loài người và trào lưu của nhân loại. Vì đó không chỉ là sự sai trái mang tính kìm hãm sự phát triển của đất nước và dân tộc, mà còn là tội ác.
Ngày 18 tháng 10 năm 2013
© Kami
(Blog Kami)
Ts Trần Công Trục: Không có chuyện Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc
(GDVN) - Để tránh
những xung đột, căng thẳng khó khăn ở tình thế rất phức tạp, chúng ta đã
từng chủ động kéo đối phương ngồi vào bàn đàm phán, còn hơn là để tình
hình phức tạp thêm, gây ra những mâu thuẫn mới, dẫn đến nguy cơ xung đột
vượt tầm kiểm soát. Tôi cho rằng cách đi của Việt Nam trong tuyên bố
chung này là hoàn toàn cần thiết, có tính toán kỹ lưỡng, mặc dù mỗi bên
có cách hiểu thỏa thuận chung nhất một cách khác nhau, nhưng ít nhất đó
là cơ sở để 2 bên ngồi lại với nhau.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam
của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa qua 2 bên đã đạt được nhiều
thỏa thuận quan trọng, trong đó dư luận đặc biệt chú ý đến các thỏa
thuận về hợp tác trên biển trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc.
Trong khi giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đánh giá cao kết quả này và xem đó như một “bước đột phá” thì dư luận vẫn không khỏi băn khoăn “bước đột phá” ở đây là gì và “bước đột phá” trong quan niệm của phía Trung Quốc với “bước đột phá” trong quan niệm của Việt Nam có gì giống và khác nhau? So với các Tuyên bố chung lần trước, Tuyên bố chung lần này có nội dung gì mới, chúng ta nên hiểu vấn đề này như thế nào?
Xoay quanh vấn đề này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Trong khi giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đánh giá cao kết quả này và xem đó như một “bước đột phá” thì dư luận vẫn không khỏi băn khoăn “bước đột phá” ở đây là gì và “bước đột phá” trong quan niệm của phía Trung Quốc với “bước đột phá” trong quan niệm của Việt Nam có gì giống và khác nhau? So với các Tuyên bố chung lần trước, Tuyên bố chung lần này có nội dung gì mới, chúng ta nên hiểu vấn đề này như thế nào?
Xoay quanh vấn đề này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
| ||
- PV: Thưa Tiến sĩ Trần Công Trục, xoay quanh kết quả chuyến thăm chính
thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, giới truyền thông
Trung Quốc đang đánh giá rất cao, ca ngợi những thỏa thuận chung về hợp
tác trên biển đạt được trong chuyến thăm này là một “bước đột phá”. Tuy
nhiên, tờ Thời báo Hoàn Cầu và một số tờ báo khác của Trung Quốc có bài
phân tích ngầm cố tình lèo lái dư luận hiểu rằng Việt Nam đang “đi đêm”
với Trung Quốc ở Biển Đông, xin ông vui lòng phân tích “bước đột phá” mà
Trung Quốc đang nói đến ở đây là gì? Và Việt Nam chúng ta nên nhìn nhận
nó như thế nào?
- Ts Trần Công Trục: Theo dõi chuyến thăm Việt Nam của Thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và những kết quả 2 bên đã đạt được, tôi
cho rằng cả Việt Nam và Trung Quốc đã có những nỗ lực rất lớn trong việc
củng cố quan hệ hợp tác cùng có lợi, giảm thiểu và hướng tới giải quyết
các bất đồng, nhất là vấn đề trên biển, đó là một thành công lớn.
Tuy nhiên để hiểu rõ mức độ thành công của chúng ta cũng như thành công
theo quan điểm của người Trung Quốc về vấn đề hợp tác trên biển qua
những thỏa thuận đã đạt được, có lẽ dư luận cũng cần hiểu rõ Tuyên bố
chung Việt Nam - Trung Quốc vừa qua có gì mới, có gì khác so với trước?
Tại sao phía Trung Quốc rất quan tâm đến tuyên bố này và ca ngợi rằng đó
là “bước đột phá”?
Thực tế 2 bên có những giải thích khác nhau theo ý định, quan điểm và
lập trường của mình, chúng ta cần hiểu điều này như thế nào? Những vấn
đề này rất quan trọng đối với chúng ta trong khi tiếp tục công cuộc đấu
tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc đồng thời góp phần
duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu
vực.
Đọc kỹ nội dung Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, nhất là về vấn đề
hợp tác trên biển giữa 2 bên tôi thấy, về cơ bản những nội dung này đã
có từ trước. Ví dụ như hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của
lãnh đạo cấp cao hai Ðảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về
những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt
Nam và Trung Quốc", sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên
giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.
Thậm chí ngay cả nội dung được rất nhiều người cho là mới, là “bước đột
phá” trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc lần này là việc hai bên
đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên
biển trong khuôn khổ Ðoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ
Việt Nam - Trung Quốc cũng không có gì mới, mà chỉ là sự khẳng định lại
những thỏa thuận chung, nhận thức chung đã đạt được trước đó.
Nội dung được xem là mới mà Trung Quốc đang ca ngợi là “bước đột phá”,
“thành quả quan trọng” trong tuyên bố lần này theo tôi lại là một nội
dung có tính chất nguyên tắc: Hai bên “tích cực nghiên cứu giải pháp
mang tính quá độ không ảnh hưởng lập trường và chủ trương của mỗi bên
bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát
triển.” Bản chất vấn đề và sự khác biệt trong cách nhận thức, lý giải
của 2 bên nằm ở đây.
Cần phải nhắc lại rằng từ xưa đến nay Trung Quốc vấn muốn thực hiện chủ trương “chủ
quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” đã có từ thời
Đặng Tiểu Bình và bây giờ Tập Cận Bình nhắc lại và không có gì thay đổi.
Và tất nhiên không ai có thể chấp nhận chủ trương này.
Trong thỏa thuận chung hai bên đạt được lần này họ không thể đưa câu
“chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” vào Tuyên
bố chung, thay vào đó Trung Quốc đồng ý “tích cực nghiên cứu giải pháp
mang tính quá độ không ảnh hưởng lập trường và chủ trương của mỗi bên”.
Theo tôi phía Trung Quốc coi đây là “bước đột phá” vì theo cách hiểu của
họ, điều này đồng nghĩa với việc yêu sách vô lý của họ ở Biển Đông họ
vẫn giữ nguyên, không có gì thay đổi. Thời báo Hoàn Cầu hay một số tờ
báo khác của Trung Quốc cũng lợi dụng điểm này để cho rằng việc Việt Nam
đồng ý về mặt nguyên tắc giải quyết các vấn đề trên biển đồng nghĩa với
việc Việt Nam chấp nhận quan điểm của Trung Quốc hòng gây hiểu lầm
trong dư luận, chia rẽ nội khối ASEAN khi khiến cho các bên nghĩ rằng
Việt Nam “đi đêm” với Trung Quốc.
Không bao giờ có chuyện đó, bởi đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau,
“không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên” không có
nghĩa là ta thừa nhận chủ trương, lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong buổi họp báo sau hội đàm tại Hà Nội. |
Một “bước đột phá” nữa theo quan điểm của Trung Quốc mà chúng ta cũng
cần hết sức lưu ý và giải thích rõ trước dư luận trong nước, khu vực và
cộng đồng quốc tế để tránh những hiểu lầm không đáng có mà Trung Quốc
lại đang muốn tạo ra, đó là phạm vi mang tính nguyên tắc chung: “về hợp
tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Vì đây là nguyên tắc, thỏa thuận chung nhất nên chúng ta không ghi vùng
biển cụ thể nào, mà là “hợp tác trên biển”, nhưng Trung Quốc đang tìm
cách giải thích rằng các giải pháp tạm thời giữa 2 bên không chỉ áp dụng
cho khu vực cửa vịnh Bắc Bộ mà còn áp dụng cho toàn bộ Biển Đông.
Chính điều này sẽ khiến dư luận khu vực và quốc tế nghĩ là chúng ta chấp
nhận quan điểm “đàm phán tay đôi” của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt
là ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng 4 nước 5
bên khác cũng yêu sách chủ quyền.
- PV: Vậy theo Tiến sĩ, đâu mới là bước đột phá thực sự trong những thỏa
thuận đã đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề hợp tác trên
biển? Nói cách khác, thành công của Việt Nam chúng ta là gì khi đạt được
những thỏa thuận chung này với Trung Quốc? Điều này có ý nghĩa như thế
nào đối với Việt Nam cũng như khu vực, đặc biệt là các bên có liên quan ở
Biển Đông?
- Ts Trần Công Trục: Trong bối cảnh Biển Đông trở thành điểm
nóng của khu vực và cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn những nhân tố bất ổn khó
lường, thậm chí là nguy cơ nổ ra xung đột, đối đầu và Trung Quốc liên
tục tìm cách hoãn binh, né tránh COC, không bên nào chấp nhận nhân
nhượng thì việc ta và Trung Quốc có thể ngồi lại với nhau, đàm phán và
đưa ra những nguyên tắc chung nhất đã là một thắng lợi lớn, và đây mới
thực sự là bước đột phá.
Ngay một chính khách nổi tiếng của khu vực và quốc tế là Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng cho rằng vấn đề Biển Đông “chỉ có thể quản lý, không thể giải quyết”
khi anh nói của anh, tôi bảo của tôi thì rõ ràng việc chúng ta kéo được
Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán đã là một thắng lợi, còn đương nhiên
nội dung đàm phán cụ thể và tiến trình ra sao lại là một chuyện khác, nó
phải có căn cứ, cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Việc chúng ta đồng ý ngồi vào bàn đàm
phán với Trung Quốc đâu phải chúng ta chấp nhận quan điểm và lập trường
của Trung Quốc?
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đặc biệt quan tâm đến vấn đề Biển Đông. |
“Giải pháp mang tính quá độ” trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
hay còn gọi là giải pháp tạm thời không phải là giải pháp chung chung mà
ai đó có thể tùy tiện đặt ra. Nó được quy định rất rõ trong UNCLOS mà
cả Việt Nam, Trung Quốc, Philippines đều là thành viên, đã phê chuẩn và
phải có nghĩa vụ tuân thủ.
Theo đó khi các nhóm công tác về vấn đề hợp tác trên biển giữa Việt Nam
và Trung Quốc ngồi lại với nhau, muốn tìm ra các giải pháp tạm thời này
thì đầu tiên phải xác định được vùng chồng lấn theo quy định của
UNCLOS. Và đương nhiên quy định của UNCLOS rất rõ ràng, đường lưỡi bò mà
Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông hoàn toàn không có bất cứ căn cứ pháp
lý nào, trái ngược hoàn toàn với những nguyên tắc cơ bản trong nội dung
Công ước UNCLOS, đương nhiên không ai có thể chấp nhận được.
Theo tôi nghĩ, chúng ta hoàn toàn thiện chí trong việc áp dụng các giải
pháp tạm thời mà Công ước UNCLOS quy định, còn việc xác định vùng chồng
lấn nào, ở đấu, trên cơ sở yêu sách nào, các nhóm đàm phán sẽ làm việc
cụ thể. Và về phạm vi, khu vực nào chỉ liên quan đến 2 nước thì có thể
đàm phán song phương, khu vực nào liên quan đến nhiều bên thì phải đàm
phán đa phương.
Khi đã nỗ lực hết khả năng mà các bên vẫn không thỏa thuận được với nhau
thì hoàn toàn có thể nhờ các cơ quan tài phán quốc tế phân xử, điều này
hoàn toàn nằm trong khuôn khổ của công ước UNCLOS và Trung Quốc cũng
không có cớ gì để nói ta “quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”.
Tuyên bố chung được đưa ra trong bối cảnh phía Trung Quốc tìm mọi cách
hợp thức hóa yêu sách vô lý của mình và không chịu nhân nhượng hay thay
đổi. Nếu chúng ta đi vào vấn đề cụ thể, khu vực cụ thể và nêu ra trong
thỏa thuận, tuyên bố chung thì quan điểm của 2 bên đối ngược nhau hoàn
toàn và đàm phán sẽ rơi vào bế tắc. Lúc này, chúng ta đã tỏ ra thiện chí
ngồi lại đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế và đưa ra những thỏa
thuận chung nhất để ngồi được với nhau, nội dung cụ thể ta bàn sau, tôi
cho rằng đó đã là thành công và rất cần thiết.
Để tránh những xung đột, căng thẳng khó khăn ở tình thế rất phức tạp,
chúng ta đã từng chủ động kéo đối phương ngồi vào bàn đàm phán, còn hơn
là để tình hình phức tạp thêm, gây ra những mâu thuẫn mới, dẫn đến nguy
cơ xung đột vượt tầm kiểm soát. Tôi cho rằng cách đi của Việt Nam trong
tuyên bố chung này là hoàn toàn cần thiết, có tính toán kỹ lưỡng, mặc dù
mỗi bên có cách hiểu thỏa thuận chung nhất một cách khác nhau, nhưng ít
nhất đó là cơ sở để 2 bên ngồi lại với nhau.
Điều này không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà có ý nghĩa rất lớn đối với
khu vực, nó thể hiện rõ thiện chí của chúng ta trong việc đối thoại,
duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và tìm kiếm các giải pháp trên cơ
sở luật pháp quốc tế. Chúng ta không “đi đêm” với bất cứ bên nào hay hợp
tác với bên này chống bên kia mà bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng
luật pháp quốc tế cũng như các giải pháp linh hoạt.
Rõ ràng đây là một sự tính toán của chúng ta cả về thế và lực, lý và
tình trong bối cảnh quan hệ phức tạp hiện nay ở Biển Đông cũng như trong
khu vực. Tôi cho rằng đây mới chính là bản lĩnh của những người hoạch
định chính sách, đã tuân thủ đúng nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Chúng ta đã có nhiều bài học lịch sử
quý báu về điều này trong công cuộc dựng nước và giữ nước, điển hình là
giai đoạn ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập.
- PV: Xoay quanh vấn đề hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc,
học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa có chia sẻ nhận định của ông trên trang
cá nhân rằng hai bên muốn có các giải pháp tạm thời, hợp tác, muốn gì
thì muốn đầu tiên phải hoạch định được vùng chồng lấn theo quy định của
UNCLOS. Mặt khác, học giả Lý Lệnh Hoa nhấn mạnh, nhóm công tác về vấn đề
hợp tác trên biển của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều phải nghiên cứu
rất kỹ, nắm rất chắc Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tiến sĩ
đánh giá như thế nào về nhận định này?
Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa. |
- Ts Trần Công Trục: Tôi rất đồng tình với những nội dung mà
học giả Lý Lệnh Hoa đã nói ở trên, dù 2 bên có thỏa thuận giải pháp tạm
thời thì đầu tiên 2 bên phải ngồi lại hoạch định vùng chồng lấn sau đó
mới có giải pháp tạm thời, không thể có giải pháp tạm thời chung chung
bao trùm toàn bộ Biển Đông. Và cũng không thể có “giải pháp tạm thời”
trên vùng thềm lục địa của Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào ven Biển
Đông.
Đặc biệt hơn, trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục đưa ra cái gọi là “chủ
quyền lịch sử”, “vùng nước lịch sử” để đòi yêu sách vô lý của họ với 85%
diện tích Biển Đông mà không dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý nào, đặc
biệt là UNCLOS thì học giả Lý Lệnh Hoa lại đặc biệt nhấn mạnh vai trò
của UNCLOS. Chỉ có trên cơ sở luật pháp quốc tế đã được nhân loại dày
công tạo dựng và thừa nhận mà chính Trung Quốc, Việt Nam, Philippines đã
trở thành thành viên Công ước, vấn đề mới có thể được giải quyết.
Cách nhìn nhận vấn đề của học giả Lý Lệnh Hoa thực sự rất xác đáng, cầu
thị và có trách nhiệm. Đó là một điều hết sức đáng quý và hoàn toàn
không dễ dàng có được khi đại bộ phận giới “chuyên gia”, “học giả” Trung
Quốc vẫn bám vào những lý luận ngụy tạo, phớt lờ luật pháp khi họ đưa
ra những bình luận, phân tích về Biển Đông.
- PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
Vì sao viện Khổng Tử lại gây bất an cho chúng ta?
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày
15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục
đích thật sự của nó.
Những lời khoa trương úp mở của phía Trung Quốc; những nhận định của các
chuyên gia phương Tây trước động thái văn hóa thái quá của giới lãnh
đạo nước này khi thành lập hàng ngàn học viện như thế ở bất cứ nơi nào
“thấm uy” của họ. Điều đó cho thấy sự lo ngại của nhân sỹ trong nước là
có cơ sở.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc bày tỏ lo ngại, cảnh báo “vu vơ”, hay
kiến nghị yếu ớt về sự tường minh của vấn đề thì thật đáng tiếc!
*
“Viện Khổng Tử” - cái tên của nó nói lên rằng: đó là một cơ quan học
thuật, nghiên cứu và chắc lọc những giá trị văn hóa của nền Nho học
trong lịch sử cùng với tư tưởng của người đã khai sinh ra nó để cùng làm
phong phú thêm văn hóa của mỗi bên, để tâm hồn hai dân tộc gần nhau hơn
trong bối cảnh đương đại.
Nếu chỉ thế thì có lẽ chẳng ai kêu ca làm gì cho mệt xác! Đâu phải bây
giờ, và cũng có lạ lẫm gì khi chúng ta có bề dày nền Hán học hàng ngàn
năm. Khổng Tử cũng đã được chúng ta vinh danh cách đây gần cả ngàn năm
tại nơi trọng vọng nhất của nền khoa cử nước nhà là Văn Miếu – Quốc Tử
Giám. Tiếp tục nghiên cứu những giá trị tinh thần uyên thâm, những vấn
đề chưa ngả ngũ của Khổng học là điều rất cần thiết. Vậy, lập Viện Khổng
Tử há chẳng phải là nên lắm sao? E là không đơn giản như vậy!
Người ta lo ngại điều gì?
Các nhân sỹ đã lên tiếng về vấn đề này đều khẳng định: bản sắc văn hóa
là yếu tố sống còn của một dân tộc. Do đó, sự xâm lăng văn hóa cũng là
mối nguy hại vô cùng đối với tiến trình tồn tại và phát triển của các
dân tộc.
“Quyền lực mềm” được nhắc đến và nhấn mạnh rằng phạm vi của nó đã thay
đổi theo một chiều hướng khó lường: không còn là sự xâm lăng về kinh tế,
mà đáng báo động hơn, là sự xâm lăng về văn hóa, giáo dục!
Thực tế hoạt động của các Viện Khổng Tử do TQ lập ra khắp nơi đã vượt
ngoài phạm vi học thuật, nghiên cứu Nho học và tư tưởng của Khổng Tử. Họ
không che giấu tham vọng biến những viện này thành phương tiện truyền
bá văn hóa Hán tộc. Câu hỏi đặt ra là: Viện Khổng Tử đó có đúng là
phương tiện của một cuộc xâm lăng văn hóa không? Nếu đúng như vậy, khả
năng nó sẻ xâm hại đến nền văn hóa Việt chúng ta đến đâu?
Mục đích của cuộc xâm lăng mà chúng ta đang nói đến là đồng hóa về văn
hóa - phong tục, nô dịch về tâm hồn – trí tuệ. Nếu điều đó xảy ra, sẽ
không còn “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng
ta…”, không còn áo dài, không còn ca dao, không còn mẹ VN, em gái VN,
chàng trai VN… Khi đó, Hịch tướng sỹ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều,..
sẽ thành những ký ức nhạt nhòa… Chúng ta sẽ trơ trọi, lạc loài và bơ vơ
ngay trên chính quê hương mình!
Để nhắm tới mục đích đó, “kẻ xâm lăng” sẽ trưng bày ra những cái hay,
cái tốt để thuyết phục “nạn nhân”. Dần dà, tạo thành một quán tính
“hay”, “tốt đẹp” với bất kỳ thứ gì mà “kẻ xâm lượt chìa ra”. Cuối cùng,
“nạn nhân” tự chối bỏ chính mình để đón lấy “ân điển” từ “nền văn hóa vĩ
đại duy nhất”!
Giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa và tiếp thu tinh hoa phù hợp là sứ
mệnh của mỗi dân tộc trong hành trình của mình trên quả đất này. Nhiều
nền văn hóa đang nổ lực cho hoạt động đó. Các viện học thuật, nghiên cứu
được xem như phương tiện, cầu nối hữu hiệu trong giao lưu văn hóa của
thế giới văn minh này. Viện Goethe của Đức, Hội đồng Anh, Học viện
Cervantes của Tây Ban Nha… là những phương tiện nhân văn như vậy. Thế
tại sao Viện Khổng Tử lại gây cho chúng ta sự bất an?
Không chỉ Viện Khổng Tử này, mà hầu như tất tần tật mọi thứ có dán mác
“made in China” đều gây mối nghi ngại cho chúng ta. Nguyên cớ từ lịch
sử, bạo quyền phương Bắc đã hết lần này đến lần khác hà hiếp dân tộc ta.
Cho đến giờ, “họ” chưa bao giờ hết dòm ngó cương thổ, tài nguyên, tinh
túy… của nước ta. “Họ” thường có hành động ngang ngược và thâm độc đối
phó với chúng ta… Dân ta không “dị ứng” mới là chuyện không tưởng!
Nói tiếp về cái Viện Khổng Tử, mới “mở màn” đã thấy những dấu hiệu bất
thường rồi! Trong quan hệ ngoại giao quốc tế, ta thấy nguyên tắc được
tôn trọng là “đồng cấp, đồng sự”. Việc tiếp đón phải tương xứng về cấp
lãnh đạo, nội dung làm việc phải tương xứng thẩm quyền. Ông thủ tướng Ta
tiếp ông thủ tướng Tàu là đồng cấp. Nhưng, bàn về cái Viện Khổng Tử thì
xem ra hai ông đang đùa giỡn cho đỡ căng thẳng hay sao ấy chứ!? Đó là
công việc của Bộ ngoại giao hoặc cơ quan chuyên trách về văn hóa, tức là
công việc của “lính lác” mấy ông mà… mấy ông giành làm hết việc, lấy gì
người ta làm! Ai cũng hiểu, không lẽ mấy ông to đùng không hiểu!
Tui thử “dịch” cái ý trong cách hành xử đó của thủ tướng Tàu ra là: “Bọn
bây là học trò tao nhé, tao chỉ học gì là phải học đó… Tao biết, làm
vầy mấy đứa trí thức “bản sắc” của bọn bây uất lắm… chúng sẽ chửi, sẽ
biểu tình… he he… chúng cứ manh động đi, tới mức độ tội phạm thì gô
chúng lại… Dần dần, sức kháng “Khựa” sẽ yếu dần, như hiệu ứng lờn thuốc
đó! Sự “phục tùng” sẽ trở nên bình thường dần thôi… Nhớ là tao có bí
mật…”.
Đó chỉ là sự suy đoán của tôi. Đã là suy đoán thì đáng ra tôi không nên
suy đoán phần xấu về đối phương. Nhưng đây không phải là chuyện ứng xử
phải phép của cá nhân, mà là chuyện liên quan đến khí tiết dân tộc, vận
mệnh quốc gia! Ai cũng cho phép mình làm vậy cả. Những bất thường đó
cộng với những thông tin từ thực tế hoạt động của các Viện Khổng Tử,
chúng ta có cơ sở để “ngó ngàng cẩn thận” tới nó.
Đặt giả thuyết cái viện đó đúng là “nguồn nguy hiểm cao độ” đối với văn
hóa của chúng ta, nó sẽ xâm hại tới mức độ nào là một vấn đề làm hầu hết
các bậc trí giả của chúng ta bối rối. Vì dường như chúng ta chưa xác
định đối tượng cụ thể mà nó tập trung “tấn công”. Tức chúng ta chưa nắm
mạch lạc cụ thể những gì là “bản sắc văn hóa” của dân tộc ta. Chính thực
trạng dằn vặt dai dẳng ấy đã làm cho nỗi lo của chúng ta lớn hơn khi
xuất hiện mối nguy trên. Chẳng khác nào ta đang bảo vệ một bảo vật mà
không biết cụ thể nó nằm ở đâu trong những thứ chung quanh, trong khi
tên cướp thì đang bên cạnh! Thực ra, việc này không quá khó nếu chúng ta
nhận thức đúng tầm quan trọng của văn hóa dân tộc sớm hơn, và đầu tư
thích đáng cho sự nghiệp chăm sóc, giữ gìn, phát huy nó. Nhưng vẫn chưa
phải là quá muộn để tiếp nhận kho báu truyền đời của cha ông!
Người ta thường hay đánh giá sai lầm “sức mạnh” bởi sự tác động của định
kiến hoặc ảo tưởng về hình thức. Dân tộc Trung Hoa không phải quá mạnh
như chúng ta nghĩ. Chúng ta đã từng nhiều lần “ăn miếng trả miếng” đích
đáng trong lịch sử. Lịch sử Trung Quốc là một lịch sử của chia rẽ và
thôn tính bằng máu và nước mắt. Họ từng đô hộ chúng ta, nhưng họ cũng đã
từng bị nhiều dân tộc nhỏ hơn về hình thức đô hộ. Và giờ đây, trong
lòng Trung Quốc có hàng trăm dân tộc; nhiều khu tự trị như Nội Mông, Tân
Cương, Tây Tạng…; nhiều thế lực đối kháng nhau; nhiều “tầng bậc” công
dân hình thành do sự phân hóa sâu sắc trong xã hội… Chứ không phải là
hình ảnh trung Quốc rộng lớn với dân cư hơn 1,2 tỷ người – đó khổng phải
là một khối thống nhất như nhiều người vẫn nghĩ! Tiềm lực quân sự của
Trung Quốc mạnh “áp đảo” các nước trong khu vực, nếu tính theo phép cộng
đơn thuần. Đối với biển Đông, toàn bộ lực lượng hải quân của họ chẳng
khác nào vài chiếc lá liễu trên mặt Hồ Gươm. Trên bộ, yếu tố tiết diện
chiến trường sẽ vô hiệu phần lớn quân số của họ. TQ biết rất rõ điều đó,
nên họ rất mạnh trong các chiêu trò khoa trương, hù dọa. Phải thừa
nhận: họ giỏi tấn công tâm lý. Đặc biệt là các thủ đoạn “bắt vô hiệu”
con người – cả những người tầm vóc! Có thể, nhận định trên của tôi là
thuần lý thuyết và chủ quan. Nhưng chúng ta cũng không nên quá khiếp sợ
“cái bóng” của láng giềng! Chúng ta không ai muốn phải đối đầu bằng vũ
lực với TQ hoặc bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng tôi nằm lòng lời tiền
nhân răn dạy: “… Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn
lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang
ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; Đem tấm thân
dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng
sự lòng tham khôn cùng; Khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để
vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh
sao khỏi tai họa về sau. Ta thường Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, Ruột
đau như cắt, nước mắt đầm đìa; … Dẫu cho Trăm thân ta phơi ngoài nội
cỏ, Nghìn thây ta bọc trong da ngựa, Cũng nguyện xin làm” (Hịch Tướng Sỹ
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn).
Có một điều, theo tôi là hệ trọng! Đó là chúng ta phải phân định mạch
lạc đâu là “địch”: không phải người dân lương thiện TQ, không phải những
cán bộ lương thiện, những nhà văn hóa, những người trí thức tiến bộ… Mà
là những kẻ có chủ nghĩa bành trướng xuống phương Nam. Hiện tượng “dị
ứng” với “made in China” rất dễ làm chúng ta kích động thái quá hoặc
không đủ tỉnh táo để xác định kẻ địch thật sự, và đẩy chúng ta vào thế
đối đầu với cả những lực lượng mà chúng ta hoàn toàn có thể tránh! (Nếu
tấn công vào hình tượng Khổng Tử, có thể chúng ta sẽ trúng ý đồ như thế
của họ!)
Nếu TQ thật sự có ý định dùng Học thuyết Nho gia và tư tưởng Khổng Tử
làm vũ khí xâm lăng trong văn hóa thì thật hài hước. Bởi những âm mưu,
thủ đoạn cùng tham vọng của họ đi ngược lại với căn cốt của Khổng học.
Sau khi Khổng tử qua đời, ngoài việc các “nhà Nho bất thiện” và “phi Nho
bất thiện” đời sau phá tinh thần Khổng Nho, Nho gia đã bị nạn kiếp lớn
lần thứ nhất vào đời nhà Tần (Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò), nạn
kiếp lớn thứ hai của học phái độc tôn trong cả một thời đại ngàn năm
này là vào thế kỷ hai mươi (Đại cách mạng văn hóa vô sản ở TQ). Và giờ
đây, giới chức TQ vẫn treo ông trên thập giá vô hình theo các cuộc
trường chinh mới!
*
Do vậy, có người nhận định rằng: Khổng Tử chỉ thật sự bắt đầu chết sau
khi ông qua đời. Tôi thấy sự vĩ đại đang tuẫn nạn trên thập giá vô hình
đó. Còn có những thập giá vô hình khác đang chờ những nền văn hóa mê
ngủ!
Tên gọi là Viện Khổng Tử mà mới “mở mắt” đã đối lập với điều cốt lõi
trong tư tưởng Khổng Tử là “Chính Danh” rồi. Làm sao “ngôn thuận”, làm
sao “việc thành”!
Quyền năng kỳ diệu của văn hóa tinh thần là chia sẻ vô hạn mà không hề
bị chia nhỏ. Do đó, nó là kho tàng chung của nhân loại. Không ai đủ lý
luận để nói khác đi được. Văn hóa có cách thức của văn hóa. Cách sống và
chết của nó cũng không giống những quy luật vật chất. Nghiên cứu văn
hóa để hiểu về dân tộc, về con người là việc tốt nhất giải trừ những
nguy cơ xung đột bằng những phương cách man rợ.
Cuối cùng, xin phép dẫn lời GS Nguyễn Huệ Chi như là tâm tư chung của
nhân sỹ trí thức nhã nhặn nhưng thẳng thắn: “Nếu có một nghiên cứu có hệ
thống về Khổng giáo trông đời sống xã hội, văn hóa tinh thần của người
Việt thì rất tốt, nhưng tôi cho rằng việc ấy nên để người Việt làm”.
Nguyễn Kiên Giang
- bài viết riêng cho Blog Tễu
(Blog Nguyễn Xuân Diện)
8 sai phạm nhấn chìm Vinalines
Vụ Vinalines - Dương Chí Dũng đang tạo ra mối quan tâm
lớn cho dư luận. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến việc
các cán bộ Vinalines "tham ô" khoản tiền 1,66 triệu USD - tuy nhiên, đó
chỉ là 1 trong số 8 sai phạm trong vụ việc này.
Để bạn đọc có cái nhìn được tổng thể, PetroTimes xin nêu ra 8 sai phạm đã đưa các cựu cán bộ Vinalines vào vòng lao lý.
1 - Các cán bộ chủ chốt của Vinalines đã phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam khi chưa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4805/VPCP-CN ngày 21/8/2006 của Văn phòng Chính phủ, một số quy định trong nghị định 16/2005 và 112/2006/NĐCP.
2 - Phê duyệt, mua ụ nổi 83M trước khi dự án nhà máy được phê duyệt 1 năm là không đúng trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án đầu tư trước khi chuẩn bị đầu tư là vi phạm Luật đầu tư.
3 – Phê duyệt, ký hợp đồng mua ụ nổi 83M sản xuất năm 1965, quá tuổi, không đủ điều kiện nhập khẩu, trái quy định của điều 8, nghị định 49/2006/NĐ-CP
Ụ nổi 83M.
4 – Khi tổ chức chào giá cạnh tranh mua ụ nổi 83M,
Vinalines không có thư thông báo mời thầu, khi nhận hồ sơ chào thầu chỉ
có 2 đơn vị gửi thư chào bán là trái với Luật đấu thầu và nghị định
111/2006NĐ-CP.
5 – Lập biên bản giám định, báo cáo kết quả ụ nổi 83M không đúng thực tế để hợp thức thủ tục mua.
6 – Vinalines thanh toán 9 triệu USD cho công ty AP trong khi chưa nhận được các tài liệu, chứng từ quy định tại hợp đồng mua bán ụ nổi 83M là trái với điều 50, Luật Thương mại. Các ủy quyền ghi nợ tài khoản của Vinalines chỉ có chữ ký của Tổng giám đốc, không có chữ ký của Kế toán trưởng là trái với Luật Kế toán.
Những hành vi sai trái trên của các bị cáo đã khiến cho Nhà nước bị thiệt hại số tiền 336 tỉ đồng. Vì những hành vi này, các bị cáo bị đề nghị truy tố tội danh "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng".
7 - Ngoài ra, một số cán bộ của Vinalines như Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn... còn bị đề nghị truy tố tội danh "Tham ô" do dàn xếp để "ăn" 1,66 triệu USD tiền hoa hồng mua ụ nổi 83M.
8 – Chi cục Hải quan Vân Phong làm thủ tục thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M, quá tuổi, không đủ điều kiện nhập khẩu là trái với quy định của nghị định 49/2006/NĐ-CP
Có một điều mà tất cả chúng ta đề quan tâm là việc bộ sâu Vinalines sai thì đã dành, nhưng vì sao một đống sắt vụn khổng lồ lại có thể chui lọt vào Việt Nam, lọt qua một hệ thống kiểm soát đăng kiểm, xuất nhập cảnh dày đặc từ trung ương đến địa phương và tồn tại trong một thời gian dài dưới dạng "tàu biển"?
Đầu tiên đó là việc các nhân viên Cục đăng kiểm Việt Nam "nhắm mắt làm ngơ". Đăng kiểm viên Lê Văn Dương được cử theo đoàn công tác của Vinalines đi kiểm định ụ nổi 83M nhưng đã "nhắm mắt" xác nhận đống sắt vụn này "còn hoạt động tốt".
Tiếp theo là việc Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa gật đầu cho "đống sắt vụn khổng lồ" 83M đi qua trong tình trạng cũ kỹ, han rỉ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhập khẩu ụ nổi do Vinalines nộp, qua nhiều khâu kiểm tra, giám định, Chi cục Hải quan Vân Phong vẫn "cho qua" dù biết ụ nổi 83M đã cũ nát, quá tuổi và không thể nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng tàu biển.
Cả 8 sai phạm cả từ bản thân ông Dương Chí Dũng, từ bộ máy cốt cán của Vinalines cho đến sự đồng lõa của các cơ quan kiểm soát đã đẩy Vinalines từ một "ngôi sao" trong nền công nghiệp hàng hải Việt Nam lâm vào bi kịch...
H.C.T
5 – Lập biên bản giám định, báo cáo kết quả ụ nổi 83M không đúng thực tế để hợp thức thủ tục mua.
6 – Vinalines thanh toán 9 triệu USD cho công ty AP trong khi chưa nhận được các tài liệu, chứng từ quy định tại hợp đồng mua bán ụ nổi 83M là trái với điều 50, Luật Thương mại. Các ủy quyền ghi nợ tài khoản của Vinalines chỉ có chữ ký của Tổng giám đốc, không có chữ ký của Kế toán trưởng là trái với Luật Kế toán.
Những hành vi sai trái trên của các bị cáo đã khiến cho Nhà nước bị thiệt hại số tiền 336 tỉ đồng. Vì những hành vi này, các bị cáo bị đề nghị truy tố tội danh "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng".
7 - Ngoài ra, một số cán bộ của Vinalines như Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn... còn bị đề nghị truy tố tội danh "Tham ô" do dàn xếp để "ăn" 1,66 triệu USD tiền hoa hồng mua ụ nổi 83M.
8 – Chi cục Hải quan Vân Phong làm thủ tục thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M, quá tuổi, không đủ điều kiện nhập khẩu là trái với quy định của nghị định 49/2006/NĐ-CP
Có một điều mà tất cả chúng ta đề quan tâm là việc bộ sâu Vinalines sai thì đã dành, nhưng vì sao một đống sắt vụn khổng lồ lại có thể chui lọt vào Việt Nam, lọt qua một hệ thống kiểm soát đăng kiểm, xuất nhập cảnh dày đặc từ trung ương đến địa phương và tồn tại trong một thời gian dài dưới dạng "tàu biển"?
Đầu tiên đó là việc các nhân viên Cục đăng kiểm Việt Nam "nhắm mắt làm ngơ". Đăng kiểm viên Lê Văn Dương được cử theo đoàn công tác của Vinalines đi kiểm định ụ nổi 83M nhưng đã "nhắm mắt" xác nhận đống sắt vụn này "còn hoạt động tốt".
Tiếp theo là việc Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa gật đầu cho "đống sắt vụn khổng lồ" 83M đi qua trong tình trạng cũ kỹ, han rỉ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhập khẩu ụ nổi do Vinalines nộp, qua nhiều khâu kiểm tra, giám định, Chi cục Hải quan Vân Phong vẫn "cho qua" dù biết ụ nổi 83M đã cũ nát, quá tuổi và không thể nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng tàu biển.
Cả 8 sai phạm cả từ bản thân ông Dương Chí Dũng, từ bộ máy cốt cán của Vinalines cho đến sự đồng lõa của các cơ quan kiểm soát đã đẩy Vinalines từ một "ngôi sao" trong nền công nghiệp hàng hải Việt Nam lâm vào bi kịch...
H.C.T
(PetroTimes)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét