Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Lượm lặt - Tương lai đã bị đánh cắp của Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay & CHÍNH QUYỀN CHỈ LO ĐẾN SỰ SỐNG CHẾT CỦA CHÍNH MÌNH MÀ THÔI!

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Luật sư VN sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền (Infonet). Tấm gương Võ Nguyên Giáp  (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet)  -Như Huỳnh Thục Vy mới viết, tại sao ông Giáp “lặng thinh một cách vô cảm” trong nhiều trường hợp đáng lẽ phải lên tiếng.
Vụ cắt xén Quốc tang Đại tướng dưới góc nhìn của pháp luật và tập quán quốc tế -(Caunhattan)
Về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường  -Nguyễn Trọng Vĩnh – (Boxitvn)
Tương lai đã bị đánh cắp của Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay  -Phan Châu Thành – (Boxitvn)
Khi cờ thế lập dưới thời cộng sản  -Blogger Người Buôn Gió -(Boxitvn)
Dân chủ và lối thoát  -Nguyễn Trung Hiếu -(Boxitvn)   —TS. Nguyễn Xuân Diện gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam  -(Boxitvn)
Bệnh sính ngoại của người Việt đã đến hồi nan y - (Danluan)
Lê Đức Dục – Nói thật mình cũng óe tin! - (Danluan)   —-Thư giãn: Chuyện hài xã hội Việt Nam- (Danluan)
 Chúng đã chia nhau đất mẹ Việt Nam (Phi Vũ). Với những văn bản vừa ký kết giữa Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng, ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng là với việc chia nhau khai thác vùng biển “tranh chấp” mà đây lại là “hải phận của Việt Nam”, Cộng Sản Việt Nam đã chia chác một phần lãnh thổ Việt Nam cho giặc Tàu Cộng. Lại thêm một lần nữa, Cộng Sản Việt Nam đã “dấn thân” vào việc bán nước, một hành động không thể nào chấp nhận được.
Thư giãn: THƯA CỤ, CỤ CÒN LÀ MỘT BẬC THẦY VỀ P.R (Tễu)  – Hôm nay toàn quốc khóc anh như đã khóc Bác Hồ. Còn tôi khóc anh nhiều hơn nữa. Anh là lãnh tụ của toàn dân, là hồn thiêng sông núi. Đối với tôi, anh còn là tài sản vô giá của đời tôi. Tôi khóc anh mấy ngày hôm nay, đứt từng khúc ruột. Tôi nhìn lên tường, đọc lại những lời anh viết tặng tôi năm tôi 90 tuổi: “Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách mạng, một chiến sĩ văn hóa anh hùng, năm nay thọ 90 xuân”. -Ông VK viết sổ tang Ông Giáp.
Chậc! chậc! tiếc rằng Ông Lê Duẩn và Tố Hữu cùng Lê đức Thọ “vắng mặt”
CHÍNH QUYỀN CHỈ LO ĐẾN SỰ SỐNG CHẾT CỦA CHÍNH MÌNH MÀ THÔI!  -(Tễu)
Trị ghẻ bằng phóng xạ liệu pháp… (Đinh tấn Lực)  ====>>>

TỘI ÁC TỘT CÙNG CỦA CỘNG SẢN , gần 70 bà con dân tộc Mông bị chúng ép rời khỏi nhà thờ , phải đến vườn hoa Lý Tự Trọng , tất cả tập trung tá túc vào trong một cái lều bạt , trong khi trời mưa to gió lớn .  (Trương văn Dũng FB)
“Thằng đần ạ, phải biết vẫy khăn như thế chứ!”  -(Nguyên Anh FB) <<<<>>>>Kinh tế nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước chủ đạo? (TBKTSG)
Ăn mày dĩ vãng – Nhà Văn Chu Lai – (VNTQ)
Ăn mày dĩ vãng  -(Phạm đình Trọng /Đào Hiếu blog)   -Bộ máy tham nhũng làm cho chính quyền suy yếu, nhân dân oán giận, lòng người li tán. Trong tình thế đó, đưa Hồ Chí Minh ra, đưa những năm tháng đánh giặc hào hùng ra, đưa sự hi sinh to lớn của đồng bào chiến sĩ ra để ru ngủ nhân dân quên đi những nhức nhối hiện tại, để chính quyền tham nhũng núp bóng, ăn theo vinh quang của quá khứ mà tồn tại. --Đó là sự ăn mày dĩ vãng!
Malaysia lập căn cứ trên Biển Đông  (BBC)
Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức  -(RFA)
********************************************************************************************************
Trần Kiêm Ðoàn – Trại Vô Thần (2)  - (DĐTK)  >>>>Trần Kiêm Đoàn – TRẠI VÔ THẦN
  -(Danluan)
Nguyễn Vạn Phú – Chuyện so sánh  -(Danluan)   —–Về bài thơ: “Sống với nhau như thế nào?”  -(Danluan)
Tâm 8x – Nỗi đau người Nga và bài học nào cho Việt Nam???  -(Danluan)    —–Xử Đinh Nhật Uy – Tỉnh Long An được gì?  -(Danluan)
Hoàng Ngọc Diệp – Những cô gái đang làm điếm ở xứ người  -(Danluan)
Phải chăng Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt? »   -  -(ĐCV) - Có người nói Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ năm 1947, khi Churchil, Thủ tướng Anh, đọc bài diễn văn ở một đại học Hoa kỳ nói rằng: «Bức màn sắt đã buông…
HNTU 8 ém nhẹm những khó khăn, nhưng công khai tăng cường đảng trị! »  -  -(ĐCV) - Thái độ tâm lí thờ ngoài khinh trong, cúi đầu trước Bắc kinh xâm lấn nhưng lại đàn áp dân và khinh thường trí thức VN, đây rõ ràng là tâm trạng và…
Đông Timor – từ độc lập, tự do tới ấm no »  -   -(ĐCV) - Nếu đến Đông Timor  (Timor Leste – East Timor), du khách có cảm giác đang thăm một vùng đất rộng (14.874km2), bằng ba tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa cộng lại, nhưng…
Những cánh hoa thời giông bão »   -  -(ĐCV) - Sẽ có những đoá hoa điện tử gửi đi từ email, Face book như một thông lệ cần thiết. Có đoá hoa nào đến với các chị sau chấn song tù?…
Di sản Võ Nguyên Giáp »   - -(ĐCV)  – Nếu ông mang theo cái di sản của ông xuống mồ thì phước hạnh cho đất nước và dân tộc này biết mấy!…
Chân dung nhà cách mạng… nhớn, Đỗ Mười!  – (DLB)
Tin về phiên tòa xử Đinh Nhật Uy  -CTV Danlambao – Theo tin từ bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nhật Uy thì bà Nguyễn Thị Thâm – người đảng viên đã yêu cầu xử Đinh Nhật Uy đúng theo pháp luật về tội nói xấu bà ta – đã nhận được giấy mời của tòa án về việc ngày 29-10-2013 xuống tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Má ơi! nghe ngài bộ trưởng nói nè!!!- (DLB)
Sau bao năm giải phóng, trong “đám kẻ thù” chỉ thấy dân…- (DLB)

 KINH TẾ
 VĂN HÓA-THỂ THAO
 GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Diễn đàn “Chấn hưng giáo dục”: Con người tự do hay con người công cụ? (TT).
 XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
 QUỐC TẾ 

Tương lai đã bị đánh cắp của Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay

Phan Châu Thành
***
Tương lai của thể hệ trẻ là tương lai đất nước, ai cũng quan tâm, tôi cũng vậy, vô cùng quan tâm, dù chỉ là một công dân vô danh. Gần đây có hai câu chuyện khiến tôi nhìn lại vấn đề này từ hai góc độ tuy hai mà một đó: tương lai đất nước và tương lai của thế hệ trẻ (8x và 9x hiện nay). Và tôi đã đi đến cùng một kết luận, vô cùng bi quan.
Góc độ thứ nhất, tương lai đất nước phụ thuộc vào tầm nhìn, tài năng, đức độ của các nhà lãnh đạo lãnh đạo đất nước hiện nay, từ cấp cao nhất đến thấp. Ở nước ta, đó là các cán bộ đảng cộng sản VN. Về vấn đề này, cái nhìn khách quan và sắc sảo nhất từ ngoài vào có lẽ là của ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng khai quốc Singapore. Ông đã nói đại ý: Người Việt giỏi và thông minh hàng đầu Đông Nam Á, đáng lẽ họ phải là nước giàu mạnh từ lâu rồi, nhưng lãnh đạo của họ bị kìm kẹp trong ý thức hệ (cộng sản) và những người hiện là lãnh đạo chỉ nhờ (đã) giỏi đánh nhau (trong chiến tranh) nên đất nước không lên được. Bao giờ lớp người này về hưu hết, thế hệ trẻ giỏi giang sẽ lên, Việt Nam sẽ phát triển.
Nhiều người Việt trầm trồ tâm đắc vì câu nói “tiên tri” này của ông Lý, và tràn trề hy vọng về tương lai của Việt Nam, nhất là khi cái ông “đánh nhau giỏi nhất” và sống dai nhất cuối cùng cũng đã ra đi rồi. Tôi thì không nghĩ thế.
Thứ nhất, theo tôi, đây chỉ là câu nói “có cơ sở - có chê - có khen - có tiên tri - có trí tuệ” của nhà một nhà ngoại giao và lãnh đạo lão luyện và đẳng cấp. Đẳng cấp ở chỗ là nó không bao giờ sai mà không cần nói hết sự thật (mất lòng) mà vẫn được (người bị phê – người Việt) tung hô ca ngợi. Ông Hồ là số ít CSVN thỉnh thoảng nói được những câu như thế, đủ làm cả nhiều triệu dân Việt đê mê triền miên suốt vài thế hệ nay.
Nhưng câu của ông Lý chỉ đúng với những năm 80-90 của thế kỷ trước, khi lãnh đạo Việt Nam chủ yếu là các tướng lĩnh công thần. Hơn ai hết ông Lý hiểu rằng thế hệ lãnh đạo Việt Nam hiện nay là thế hệ con cháu của ông, như chính con trai ông – Lý Hiển Long – đang đĩnh đạc làm Thủ tướng Singapore vậy. Họ thông minh và tài giỏi – như ông khen, đa số họ cũng được cả đời đi học (khi đất nước chiến tranh) và có bằng cấp chẳng kém gì con trai ông, mà có khi còn làm thầy con trai ông được (về số lượng bằng cấp)… Con trai ông phải chứng tỏ (và đã chứng tỏ được) tài năng trí đức từ một sĩ quan quèn để lên Thủ tướng, còn các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng phải “hạ biết bao đối thủ” để lên cao như hiện nay, nhưng tại sao Singapore thì đã hóa rồng từ lâu, còn Việt Nam vẫn … là giun? (Việt Nam đang thua Singapore khoảng … 130 năm chứ mấy!)
Thứ hai, là người Việt cùng trong thế hệ của những người đang cầm quyền ở Việt hiện nay, và cũng được đào tạo, dạy bảo như họ, tôi biết họ không hề bị kìm kẹp bởi ý thức hệ như ông Lý nghĩ đâu, họ chỉ giả vờ theo ý thức hệ đó để có quyền và cầm quyền mà thôi. Vì họ biết, qua cha ông họ, cầm quyền sẽ mang cho cá nhân và gia đình họ tất cả mọi thứ họ muốn: giàu sang, an nhàn, danh tiếng, hạnh phúc – tức là sống trên đầu dân chúng, mà không phải chịu trách nhiệm gì cả về đất nước, xã hội. Đất nước, xã hội (mà họ đang cầm quyền) sẽ đi đến đâu, họ không thực sự quan tâm. Điều duy nhất họ thực sự quan tâm là họ sẽ cầm quyền được bao lâu và họ sẽ truyền quyền lực đó cho con cháu như thế nào?
Thế cho nên, như thế hệ trước của những người lãnh đạo đất nước Việt Nam (cùng thời ông Lý), thế hệ này (cùng thời con trai ông), hay thế hệ sau sẽ lên (con cháu họ) đều không quan tâm đến việc đất nước Việt Nam có đi lên hay không, mà họ chỉ quan tâm một điều: họ có nắm vững quyền hành trong tay hay không… là điều có lẽ ông Lý không thể hiểu được. Vì, dù ông Lý cũng quan tâm điều đó cho đảng Nhân dân Hành động của ông, nhưng ông quan còn quan tâm một điều khác hơn hết: đó là sự Thịnh vượng của cả Quốc gia Singapore.
Có thể thế hệ sau, cháu nội ông Lý cũng vẫn sẽ được làm Thủ tưởng Singapore và đảo quốc nhỏ bé của ông vẫn là điểm sáng chói trên bản đồ thế giới mà tôi luôn ngưỡng mộ, thì đó là nhờ ba điều: ông và con trai ông sẽ giúp (dạy dỗ và trau dồi) hậu duệ mình phát triển, bản thân cháu ông sẽ phải nỗ lực để xứng đáng và chứng tỏ tài năng đức trí để được đa số nhân dân Singapore tin cậy và bầu vào chức vụ đó, và thứ ba – quan trọng nhất – là nhờ thế hệ ông và con trai ông đã đặt nền móng cho một thể chế mà việc bầu bán công bằng như thế đã, đang và sẽ xảy ra.
Còn ở Việt Nam thì sao? Những người lãnh đạo đất nước và mọi cấp chính quyền không cần cả ba điều trên mà chỉ cần hai điều khác là đủ tiến thân: được cha ông mình dọn chỗ cho và diệt tất cả những người khác giỏi và tốt hơn họ, để giữ chỗ.
Với cách chọn người như thế, có thể thấy rõ điều ông Lý nói về sự thông minh tài giỏi nói chung của người Việt không hề được khai thác để từ đó tuyển chọn lãnh đạo đất nước, mà còn bị làm kiệt quệ đi với chính sách ngu dân của đảng cộng sản. Nên đất nước Việt Nam cứ đi xuống mãi là lẽ tất nhiên.
Và điều này dẫn đến vế thứ hai mà tôi nói đến ở đầu bài về tương lai nước Việt Nam: Liệu thế hệ trẻ của Việt Nam có cơ hội đóng góp tài năng (mà khi đi du học khắp nơi trên thế giới họ luôn đã và đang chứng tỏ), như ý của ông Lý Quang Diệu? Thế hệ trẻ Việt Nam có tương lai trên đất Việt Nam không?
Câu trả lời của tôi, thật đau xót, lại là: Không. Không, nếu chế độ cộng sản này vẫn cầm quyền, vì họ vẫn “chọn người” lãnh đạo cách thoái hóa giống nòi như họ đã và đang làm, thậm chí còn theo cách càng ngày càng đê tiện hơn.
Để chứng mình cho điều này ở góc độ thứ hai tôi xin kể hai câu chuyện mình biết trực tiếp, như sau.
Thứ nhất, câu chuyện chúng tôi. Thế hệ tôi 5x, ông và cha đều “vô tư theo cách mạng đến cùng” nên được học hành đầy đủ và khá “đủ điều kiện” để tiến thân tốt đẹp trong chế độ này. Chúng tôi cứ nghĩ chỉ cần mình phấn đấu và đóng góp hết mình, chứng tỏ tài năng và đạo đức xứng đáng thì sẽ được trọng dụng.
Thực tế lại không phải thế. Chỉ những ai có lớp cha chú “dọn chỗ” và “bảo lãnh” thì mới được thăng tiến. Số khác đi lên bằng thủ đoạn và hai đầu gối thì bao giờ và ở đâu cũng có thì tôi không nói đến. Những người đó thường không phải nhóm xứng đáng làm lãnh đạo, thường không đủ tài năng và đạo đức, vì không có sự tuyển chọn, cạnh tranh.
Ví dụ, tôi không có cơ hội cạnh tranh bình đẳng, vì ông nội và ông ngoại tôi đều hy sinh từ thời kháng Pháp, còn cha tôi – cán bộ tiểu đoàn 307 phục viên ngay từ 1954 sau khi tập kết, nên không thể và cũng không chấp nhận làm việc “dọn đường” cho tôi. Tôi cũng và càng không muốn thế.
Các “bạn” tôi (do có người “dọn đường”) nay rất nhiều người làm to khắp nơi, và tôi thấy việc chúng nó quan tâm nhất sau “kiếm ăn” (tham nhũng) là dọn đường cho đám con cháu ngoi lên, cũng theo “nguyên tắc” như chúng nó đã đi lên: phải có người trên bảo lãnh (thực chất là lo lót và đấu tranh ngoan cường giữ chỗ, mua chỗ) và phải mua đủ bằng cấp để làm đúng thủ tục. Những chuyện này, là bạn bè, chúng nó tâm sự hết: đã lo cho đứa này đứa kia vào chỗ này chỗ kia như thế nào, hết bao nhiêu, và tương lai chúng sẽ lên chức này chức kia ra sao… Tất cả mọi chuyện như thi công chức, tuyển chọn công khai… là đều hình thức và giả dối hết. Trong tất cả các ngành, các cơ quan nhà nước, người ta chỉ nhận người “nhà”, người “của sếp”, người được “gửi gắm chéo”. Gửi gắm chéo là: tôi gửi con tôi cho cơ quan anh và nhận con anh vào cơ quan tôi với điều kiện cơ hội thăng chức và được nâng đỡ tương đương – có đi có lại. Có lẽ trên 90% cán bộ cơ quan và doanh nghiệp nhà nước và cả các lực lượng vũ trang là các dạng “tuyển chọn” như thế nên năng lực, tinh thần và đạo đức làm việc của họ có giới hạn nghiêm trọng. Hơn thế nữa, và nguy hiểm nhất, họ bịt hết, chiếm hết mọi con đường, cơ hội tiến thân, mọi vị trí cống hiến cho đất nước của những người trong đại đa số những người cùng thế hệ có năng lực, tinh thần và đạo đức làm việc tốt hơn họ.
Như vậy, các thế hệ gần tôi, người giỏi cũng không có cơ hội tham gia lãnh đạo, dù dân tộc ta là… khá giỏi.
(Nói thêm: con tôi hai đứa đã tự đi học nước ngoài, một đứa ở lại, một về nước tự xin việc công ty nước ngoài. Vì tôi đã dạy và khuyên các con phải tự lo hoàn toàn, không có ai dọn chỗ. Cậu con trai út cũng sẽ thế).
Cho đến gần đây tôi vẫn chỉ nghĩ và coi những hiện tượng ”con ông cháu cha”, chọn người, dùng người kém như trên chỉ là một vấn nạn đạo đức chung tràn lan của xã hội hiện nay mà thể chế cộng sản này (có muốn nhưng?) không ngăn được do “lỗi cơ chế”, chỉ tạo điều kiện cho nó phát triển thêm. Tôi không ngờ… còn tệ hơn thế!
Câu chuyện thứ hai: các học trò của tôi, thế hệ 8x và 9x.
Tôi thường hay được mời giảng dạy, đào tạo, nói chuyện cho thế hệ trẻ bởi các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo về các đề tài khởi nghiệp, lập nghiệp của các bạn trẻ. Và sau đó, tôi thường làm tư vấn (tất cả đều miễn phí) cho các bạn trẻ để giúp họ khởi nghiệp kinh doanh thành công trong cái xã hội… không thành công này (đang thua xa tất cả các nước xung quanh mà ngày xưa không có đảng thì mình hơn họ!). Tôi dậy họ những cái tôi nghĩ họ cần mà nhà trường XHCN không dậy, để họ khởi nghiệp, để họ vào đời. Học trò của tôi (đã trên cả chục ngàn người học) đa số là thế hệ 8x, 9x rất trong sáng, giỏi giang, đầy nhiệt huyết, đã học xong đại học cao đẳng, nhưng… không thấy có đường đi, không có cơ hội tiến thân, không thấy tương lai, không xin được việc làm sau khi học hay không muốn làm cho nhà nước… Nguyên tắc dạy học của tôi là: tin vào thế hệ trẻ hơn họ tự tin vào chính họ, nói những điều mình làm và làm những điều mình nói, căm ghét (không chấp nhận) tham nhũng và giả dối. Tôi viết một cuốn sách “Là Doanh nhân” để dậy các em hiểu, tự hào và tự tin là doanh nhân đích thực, không làm “ranh nhân”, làm sân sau rửa tiền cho tham nhũng…
Một hôm, một bạn trẻ 8x, học trò cưng của tôi tâm sự: “Thầy ạ, ba em là cán bộ đang tại chức ở quê em (phó chủ tịch huyện), mấy năm nay em theo thầy lập nghiệp ở TP HCM rất thành công (cậu bé học vài lớp tôi giảng xong đã lập công ty, kinh doanh mới ba năm, rất phát triển, doanh thu vài chục tỷ đồng, có vài chục nhân viên, kỹ sư…), nhưng ba em cứ muốn em về làm việc trong ủy ban huyện, vì ba nói có chính sách nhà nước khi ba về hưu thì em sẽ được thay ba làm ít nhất đến chức… phó chủ tịch huyện, nhưng em không chịu…”.
Trước đó cậu bé cũng từng tự kể cho tôi, ông phó chủ tịch huyện (ba cậu) nghi rằng các lớp học của tôi là “phản động” nên mới lung lạc con trai ông và đám trẻ ham kinh doanh như thế, và đã cử lính theo học các lớp của tôi để ghi âm mang về điều tra, nhưng… không có cơ sở gì đem công an đến bắt tôi!
Tôi rất thương cậu học trò quá giỏi và ngoan đó vì cậu bé đang bị giằng xé giữa thầy và cha và con đường tương lai cậu phải chọn đi… Mấy tháng nay, cậu bé đó ít gọi điện thăm tôi. Lần cuối cùng, cậu nói ba cậu sẽ giúp cậu lấy mấy hợp đồng xây dựng lớn theo dự án của nhà nước ở tỉnh nhà, huyện nhà… Tôi đã vội hỏi lại: “Nhưng em đang kinh doanh rất tốt ở đây (TP HCM) cơ mà?”. “Vâng, nhưng em vẫn chỉ là con tép riu thôi…”. Đã từng đưa cậu đến các Hội chợ Quốc tế ở nước ngoài, tôi hiểu giấc mơ của em. Tôi bàng hoàng hiểu ra, cậu học trò của mình đã đi thẳng đến và phải đưa ra một quyết định lớn mà tôi cũng đã phải trải qua hơn chục năm trước: Chấp nhận là con tép riu trên thị trường nhưng được sống là mình trong sạch hay lớn thành “đại gia” nhờ tham nhũng, rửa tiền cùng và cho cán bộ nhà nước, rút tiền nhà nước… Tôi vớt vát: “Em ơi, đồng tiền đó có sạch đâu em… Em làm một việc như thế nào thì em sẽ có thể làm mọi việc như thế đó – trong sạch hay không…”. Nhưng, thêm vào cái chức phó chủ tịch huyện được chế độ cho “kế thừa” cha đang vẫy gọi cậu nữa, cậu bé đã im lặng…
Hơn chục năm trước, tôi khoảng bốn chục, đã qua “tam thập nhi lập” từ lâu, còn cậu học trò của tôi hôm nay còn chưa tới ba mươi… Cậu phải lựa chọn: một “hợp đồng của ba” sẽ cho cậu doanh thu bằng cả mấy năm ở Sài gòn này, và chức vụ phó chủ tịch huyện như ba nói là “cầm chắc”, cùng cái xe Zace ba mới mua cho chỉ để chạy ở nhà…
Hơn hai tháng nay cậu bé không gọi điện, không đến thăm nữa. Chắc cậu đang về quê? Công ty đã giao lại cho bạn, cũng là học trò của tôi, điều hành tiếp…
Khỏi phải nói tôi buồn đau thế nào! Như thấy chính con trai mình dây vào tham nhũng! Sau đó, tôi mới tìm cách kiểm tra lại với các “bạn bè” quan chức của tôi về chính sách “thừa kế” chức vụ cho con cái của chính quyền cộng sản này thì được hiểu là: chính sách đó là chính sách ưu tiên con em cán bộ trong bộ đảng và chính quyền, đã được thực hiện công khai nhiều năm nay ở tất cả các địa phương và trung ương, để giữ trung thành và gắn bó của cán bộ với chế độ và “xây dựng” thế hệ cán bộ trẻ! Không còn nghi ngờ gì nữa, chế độ này đã chiếm hoàn toàn quyền lực tương lai vào tay con cháu họ, bằng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn hẳn hoi. Trong tất cả mọi ngành, kể cả các lực lượng vũ trang!
Chỉ một vài học trò trong hàng nghìn học trò tôi dạy đang kinh doanh để hướng tới tương lai đích thực của họ có “cơ hội” đó. Cả thế hệ trẻ còn lại, họ đâu có cơ hội nào để thành công trong một xã hội như thế này, kể cả trong kinh doanh lẫn trong sự nghiệp chính trị?
Vì thế, sau vụ đó, tôi không nhận lời dạy hay mở lớp đi dạy các bạn trẻ khởi nghiệp nữa, họ đâu có Tương lai bình đẳng trong xã hội này!? Tương lai của họ đã bị đảng cộng sản đánh cắp!
Có lẽ Thế hệ trẻ cần học những điều khác để giành lấy Tương lai của mình vốn đã và sẽ bị đảng cộng sản đánh cắp hèn hạ cho con cháu họ, cùng là giành lại Tương lai cho cả đất nước này.
P.C.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

CHÍNH QUYỀN CHỈ LO ĐẾN SỰ SỐNG CHẾT CỦA CHÍNH MÌNH MÀ THÔI!

Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến..?
- Hơn 2 ngày qua, theo ghi nhận của phóng viên VTC News ở Hà Tĩnh, nhiều nơi người dân đang phải chịu cảnh đói khát, chìm trong nước lũ, đói khổ thấu trời. Điều đáng nói, lương thực tiếp tế vẫn chưa thể tới tay người dân do không có các phương tiện vận chuyển hiện đại như trực thăng cứu hộ. 
http://vtc.vn/2-457144/xa-hoi/vi-sao-dan-doi-khat-truc-thang-cuu-ho-khong-den.htm

- Trong khi đó ngày 17/10/2013 tại Nghệ An, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt lại diễn tập chống khủng bố trong mưa, huy động một lực lượng hùng hậu gồm cả máy bay trực thăng. Trong khi mà cũng tại dải đất miền trung này, có những vùng bị cô lập hai ngày trong nước lũ, không có đồ ăn, nước uống dân kêu thấu trời, các phương tiện cứu hộ thông thường không tiếp cận được nhưng không thấy trực thăng cứu hộ. Vì sao vậy?
Ảnh trên :Trực thăng diễn tập chống khủng bố 17-10 tại Nghệ An.
Trả lời:  
Chính quyền không nghĩ đến sự sống chết của người dân. 
Chính quyền chỉ lo sự sống chết của chính quyền mà thôi!
CỨU TRỢ LŨ LỤT Ở QUẢNG BÌNH: 
CHÍNH QUYỀN ĐÒI "NHẬP KHO"!
Nguyễn Quang Vinh
Việc chính quyền hai xã Liên Trạch và Phúc Trạch bất hợp tác với đoàn cứu trợ của mình chỉ vì không thỏa mãn được yêu cầu " nhập kho", và đỉnh cao của sự bất hợp tác này là khi chúng mình tới, họ đã trốn sạch, cả hai nơi đều vắng teo, trong khi những ngày này thậm chí chính quyền còn phải trực 24/24. Tất nhiên, khi chính quyền bất hợp tác thì bọn mình buộc phải bất hợp tác lại bằng cách tìm dân mà đưa cứu trợ, tìm những nơi khó khăn trong địa phương để trao tận tay. Nhưng mình không tha vụ này đâu nha. 
Ngày mai mình sẽ có ý kiến với Văn bí thư huyện ủy Bố Trạch, một bí thư trẻ, và dứt khoát là yêu cầu chính quyền 2 xã trên và nhiều xã khác nữa phải thay đổi lề lối làm việc, phải tạo điều kiện tối đa cho người dân tiếp cận ngay và luôn với đoàn cứu trợ với bất cứ thời gian nào. Cách đây khoảng 5 năm, mình đi cứu trợ và cũng gặp hiện tượng lãnh đạo xã cứ yêu cầu "nhập kho", trốn tránh việc tạo điều kiện đưa tận tay dân, kết quả, sau nhiều nỗ lực đưa hàng cứu trợ về tay dân, mình về viết bài phản ánh ngay và lãnh đạo xã đã bị kỷ luật. Trong khi đó, tại huyện Quảng Trạch, mình đã đưa hàng cứu trợ thông qua sự ủng hộ của các bạn fb tới hơn 10 xã, bất cứ đâu cũng được địa phương tạo điều kiện tối đa để hàng đến tay dân ngay. 
Nói vài lời thế để các bạn yên tâm, cứ về, cứ đi, cứ chiến đấu, thậm chí cần thiết phải đấu tranh, phải cãi lộn cũng chơi, miễn là người dân nhận ngay hàng cứu trợ. Không gì có thể cản được bước chân của chúng ta, tiến lên các bạn và cười cái cho hả lòng.
Nguồn: Fb Nhà văn Nguyễn Quang Vinh.
KINH NGHIỆM CỨU TRỢ
Mình đã thực hiện rất nhiều chuyến cứu trợ trong mấy năm lại nay.
Tuy không nhiều nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại những chuyện đáng buồn. Tiền cho dân chưa hẳn đã đến tay dân. Tiền đưa đến tay dân nhưng vẫn bị "xà xẻo" vì nhiều lẽ.
Có những đoàn thận trọng, không tin ai nên mang quà, tiền trao trực tiếp cho dân. Trao tận tay dân rồi, họ yên tâm ra về. Đoàn ra về, có "đoàn khác" đến, mang theo một danh sách, kê khai rất đầy đủ số tiền, quà mà dân đã nhận trước đó với lý do: "Lúc sáng, anh em họ vội, họ nhờ chúng tôi chuyển bà con ký xác nhận vào danh sách này để chúng tôi gửi ra cho họ". 
Rõ đã nhận quà, nhận tiền thì tiếc gì chữ ký, họ ký mà không biết mình đã mất một quyền lợi khác.
Ngay lập tức, những chữ ký ấy bị biến thành "chứng từ gốc" để bọn tham lam kia rút một nguồn cứu trợ khác bỏ vào túi mình.
Vì vậy, khi đi cứu trợ, các bạn nên dặn dân: Sau khi đoàn về, tuyệt đối không được ký nhận vào bất kỳ văn bản nào. 
Hãy gửi số điện thoại của chúng ta lại cho dân. Đó là cách an toàn hơn.

HNTU 8 ém nhẹm những khó khăn, nhưng công khai tăng cường đảng trị!

  • Thỏa hiệp lười biếng và vô trách nhiệm giữa các phe ở trung ương
  • Nguyễn Phú Trọng ngày càng thất thế và mất uy tín sau gần ba năm làm Tổng bí thư
  • Hiến pháp mới, nhưng vẫn giữ nguyên các định hướng cũ sai lầm, bảo thủ
  • Phải đổi Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thành Bảo vệ Đảng độc tài trong tình hình mới!
hoi_nghi_trung_uong_8Chỉ một ngày sau khi Tổng bí thư  Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương (HNTU) 8 ngày 9.10 với vẻ mặt đầy nghiêm nghị loan báo là 100% Ủy viên Trung ương đã đồng ý với các quyết định của HNTU 8 thì ngày 10.10 khi tiếp xúc với cử tri ở Sài gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người thứ hai trong chế độ toàn trị, đã đưa ra tuyên bố làm dư luận rất chú ý. Trước sự thắc mắc của cử tri là, tại sao mới trước đây ông Tổng Trọng đã kết án một bộ phận không nhỏ… cán bộ, đảng viên, kể cả cấp cao đã trở thành bọn quan tham nhũng hại dân hại nước, nhưng tới nay chẳng có quan lớn nào bị trừng trị; không những thế vấn đề này đang nóng bỏng hơn nhưng lại không được bàn trong HNTU 8, ông Chủ Sang đã tuôn ra lời phê bình làm trò cười trước hàng trăm cử tri và đại diện báo chí (lề đảng) về tuyên bố trên của ông Tổng Trọng:
Chủ tịch nước đồng cảm: “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Còn câu “Một bộ phận không nhỏ” là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều anh nói “bộ phận không nhỏ” đó ở bên dưới. Nhưng sau 1 năm quay lại hỏi bên dưới là chỗ nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được. Phương thức phát hiện ra “bộ phận không nhỏ” này thông qua phương thức tự phê bình chỉ là một cách thức thôi chứ không phải là tất cả.“[1]
Mọi người còn nhớ, chính khi nói những lời này ông Tổng Trọng tại HNTU 4  (12.2011) đã từng rơi nước mắt![2] Nhưng tại sao nay chính người đứng thứ hai trong chế độ toàn trị lại biến lời cảnh báo nghiêm trọng của ông Tổng thành chuyện tiếu tâm trước công chúng và dư luận như vậy được?  Nên biết thêm rằng, nhiều người vẫn nghĩ là ông Chủ từ lâu đang về bè với ông Tổng để đánh ông Thủ! Chả lẽ phe ông Trọng đang rệu rạo và uy tín của ông Tổng đã rơi xuống đất đen như vậy chỉ mới gần ba năm làm Tổng bí thư?
Mọi người cũng còn nhớ, sau HNTU 6 trước mặt cử tri và báo chí ở Sài gòn, chính  ông Chủ đã diễu cợt đặt tên cho ông Thủ là “Đồng chí X! Trong lịch sử ĐCS cầm quyền trên 60 năm ở VN chưa bao giờ lại có chuyện ông Chủ lôi hết ông Thủ tới ông Tổng ra chế diễu làm trò tiếu lâm trước Đảng và nhân dân như vậy!
Vậy Nguyễn Phú Trọng đã làm gì trong HNTU 8 khiến Trương Tấn Sang đã thất vọng đến nỗi không kiềm chế được nên phải lôi cả ông Trọng làm trò cười trước dư luận?
Trong diễn văn khai mạc ngày 30.9 ông Trọng cho biết, đây là HNTU giữa nhiệm kì nên có tầm quan trọng đặc biệt nhằm tổng kết các công việc chính gần 3 năm làm Tổng bí thư từ Đại hội 11 (1.2011) và định ra nhiệm vụ cho hai năm còn lại. Năm vấn đề chính đã được gần 200 Ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết thảo luận trong suốt 10 ngày HNTU 8 là: Tình hình kinh tế xã hội và các chính sách liên hệ, cải tổ giáo dục và đào tạo, quyết định về Dự án sửa đổi Hiến pháp 1992, tổng kết 10 năm thực hiện Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, qui chế bầu cử trong Đảng và chuẩn bị Đai hội 12. Vì khuôn khổ giới hạn nên bài này chỉ tập trung vào 3 lãnh vực: kinh tế-xã hội, sửa đổi Hiến pháp và quốc phòng-an ninh.
Căn cứ vào ba văn kiện chính của HNTU 8 là Thông báo kết quả Hội nghị và hai diễn văn khai mạc và bế mạc của Nguyễn Phú Trọng và đối chiếu với những hoạt động của tứ trụ triều đình toàn trị Trọng-Sang-Dũng-Hùng và một số Ban chính trong đảng, Quốc hội và Bộ trong chính phủ thời gian gần đây thì thấy rõ một số sự kiện khá đặc biệt. Tại HNTU 8 những người đang nắm quyền lực đã thỏa hiệp với nhau trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của từng phe nhóm theo kiểu có đi có lại: Như tránh không đả kích lẫn nhau về những khó khăn kinh tế-xã hội (của Nguyễn Tấn Dũng) và tê liệt trong chống tham nhũng (của Nguyễn Phú Trọng); nhất trí để Kì họp thứ 6 sắp tới của Quốc hội nhắm mắt làm công tác thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 theo những điểm chính của cánh bảo thủ độc tài, mặc dầu ngày càng bị nhiều thành phần nhân dân phản đối -kể cả nhiều đảng viên tiến bộ; dẫn tới nguy cơ biến VN thành một tỉnh của Trung quốc, cho nên họ cùng nhau gia tăng đàn áp nhân dân và thẳng tay trấn áp các cuộc vận động dân chủ từ ngoài xã hội tới trong Đảng.
Những thỏa hiệp lười biếng và vô trách nhiệm trong HNTU 8 giữa cánh bảo thủ độc tài và các nhóm lợi ích trong Trung ương đang dẫn tới: 1. Cản trở, trì hoãn và vô hiệu hóa những thay đổi cấp thiết với ý đồ là duy trì và bảo vệ chế độ độc đảng giúp họ bảo vệ quyền lực để tiếp tục đục khoét công quĩ. 2. Vị thế, uy tín của Nguyễn Phú Trọng ngày càng yếu và tư cách của ông càng tồi tệ thêm. 3. Nhưng tình hình bùng nhùng này với sự dung túng lẫn nhau của phe bảo thủ độc tài lẫn bọn quan tham nhũng sẽ làm cho những khó khăn đang tồn tại căng thẳng hơn và nguy hiểm hơn, gây nhiều bất lợi và nguy hiểm cho nhân dân và đất nước! 4. Bắc kinh đang khai thác triệt để sự bất lực của nhóm cầm đầu để biến VN thành một bộ phận của Trung quốc. Nguy cơ này thể hiện rất rõ trong Thông báo chung ngày 15.10 giữa Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường!
Nguyễn Phú Trọng thỏa hiệp lười biếng và vô trách nhiệm với các nhóm lợi ích ở Trung ương trước những khó khăn về kinh tế-xã hội
Trong diễn văn khai mạc HNTU 8 ngày 30.9 Nguyễn Phú Trọng đã cho biết, các Ủy viên Trung ương trước đó đã nhận được các tài liệu liên quan tới Hội nghị này. Ông còn cho biết, trong vấn đề kinh tế xã hội có hai loại tài liệu dùng làm cơ sở bàn luận cho Hội nghị, một của Ban cán sự đảng Chính phủ dưới quyền Nguyễn Tấn Dũng và tài liệu thứ hai do Ban Kinh tế Trung ương soạn thảo do Trưởng ban Vương Đình Huệ, một thân tín của ông Trọng. Để hù dọa các Ủy viên Trung ương theo vây cánh Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng nhấn mạnh trong diễn văn :
Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ đã chuẩn bị Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2013 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2014; Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về phát triển kinh tế – xã hội. Đề nghị Trung ương đồng thời xem xét cả hai Báo cáo (trong diễn văn của Nguyễn Phú Trọng câu này được in đậm); phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình kinh tế – xã hội nước ta, trọng tâm là việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Từ đó đề ra quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và 2 năm 2014 – 2015 nhằm thực hiện đạt kết quả cao nhất Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Để thống nhất nhìn nhận bức tranh thực về kinh tế – xã hội năm 2013, đề nghị các đồng chí bám sát Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội cuối năm 2012 và thực tiễn của đất nước, của bộ, ngành, địa phương nơi công tác, phân tích kỹ tình hình, chỉ rõ những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013“[3]
Nhưng trong những buổi họp về chủ đề này đa số trong Trung ương đảng đã không sợ những lời hù dọa trên của ông Tổng. Vì Thông báo HNTU 8 (9.10) lại ca ngợi hết mình các chính sách và kết quả trong kinh tế-xã hội của Nguyễn Tấn Dũng:
Chính phủ đã điều hành quyết liệt, phù hợp với thực tế tình hình. Đây là những quyết sách kịp thời, đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.[4]
Chính vì thế  sau 10 ngày họp trong diễn văn bế mạc (9.10), phần nói về kinh tế xã hội, Nguyễn Phú Trọng đã phải chấp nhận quan điểm trên của Trung ương đảng, nhưng tránh để dư luận chỉ trích là mất lập trường nên đã vơ vào bảo đó là “thành tích“ của Đảng trong thời gian dưới quyền của ông:
Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong 3 năm qua, đã kịp thời điều chỉnh và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, biện pháp đưa kinh tế đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực, đúng hướng trên các lĩnh vực[5]
Thậm chí ông Trọng còn nêu ra nhiều con số dẫn chứng trong nhiều lãnh vực từ mức tăng trưởng kinh tế, mức lạm phát giảm, xuất khẩu gia tăng…..Nhưng các con số này ông Trọng đã lấy từ trong báo cáo của cuộc họp nội các ngày 29.9 do Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa, một ngày trước khi HNTU 8 khai mạc.[6] Tới phần nói về các khó khăn thì Nguyễn Phú Trọng lại không đưa ra một con số cụ thể nào, mà chỉ dùng một sồ từ chung chung cố tránh cho mọi người thấy bức tranh ảm đạm và nguy hiểm trong kinh tế-xã hội như thế nào:
Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc; vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại; nợ xấu ngân hàng còn cao, hoạt động của một số tổ chức tín dụng chưa thật an toàn; cân đối ngân sách khó khăn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán còn trầm lắng. Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng còn lớn. Khu vực công nghiệp tăng trưởng chậm lại. Sản xuất, xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực gặp khó khăn về thị trường và giá cả“[7]
Sở dĩ ông Trọng không dám tô đen tình hình kinh tế-xã hội nữa như khi mới làm Tổng bí thư, vì HNTU 8 tổng kết thành quả nửa nhiệm kì làm Tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng. Nếu tô đen thì chả lẽ lại tự bôi xấu mình!
Vị thế và uy tín của Nguyễn Phú Trọng sau gần ba năm làm Tổng bí thư càng xuống dốc
Nếu đối chiếu với những kết luận và nhận định của hai cuộc Hội thảo khoa học được tổ chức vào cuối tháng 9 làm tư vấn cho ông Trọng và HNTU 8 thì cho thấy, Nguyễn Phú Trọng đã bỏ qua các khuyến cáo khách quan và trung thực của nhiều chuyên viên hàng đầu, các nhà hoạch định chính sách và cựu cán bộ cao cấp. Nhiều chuyên gia đang hoặc từng phụ trách hoạch định chính sách đã đưa đến kết luận là, các chủ trương và kế hoạch tái cơ cấu kinh tế vẫn dẫm chân tại chỗ cho nên tình hình kinh tế, tài chánh hiện nay đang đi xuống và rất nguy ngập trong nhiều lãnh vực – từ các tập đoàn nhà nước, nợ công gia tăng, lạm phát vẫn cao và kéo dài, doanh nghiệp tư nhân phá sản hàng loạt, nạn thất nghiệp gia tăng và đời sống cực khổ của nông dân và công nhân  có nguồn gốc từ những năm 2006-07 và tiếp tục xấu đi trong các năm về sau. Tuy không nêu đích danh Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ trích, nhưng ai cũng biết chính vào thời điểm này ông Dũng vừa lên nắm chức Thủ tướng.
Thật vậy, tại cuộc Hội thảo “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm và những điều chỉnh chiến lược” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội tổ chức ngày 23.9.“[8] Nhiều chuyên gia hàng đầu đã báo động là, kinh tế VN đang „tụt hậu“„suy yếu“ có nguy cơ không thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch 2011-15. Ngay cả Ủy viên Trung ương kiêm Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng chia sẻ lời cảnh báo này. Chính Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng phải nhìn nhận nguy cơ này tại cuộc Hội thảo:
“Trong khi phần lớn các nước trong khu vực đã lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng thì tại Việt Nam, sự phục hồi còn chậm. Xét về mặt tuyệt đối, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang ngày một cách xa”.
“Dư địa chính sách cho mô hình tăng trưởng hiện tại không còn nhiều. Những cảnh báo về một nền kinh tế chứa ẩn nhiều rủi ro và một triển vọng tăng trưởng không mấy tươi sáng đang có nguy cơ trở thành hiện thực”.[9]
Trong cuộc Hội thảo này cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã dám nói rõ cả về nguyên nhân lẫn thời gian dẫn tới tình trạng nguy kịch trong kinh tế-xã hội:
“Phải chăng, do chủ quan mà chúng ta để vỡ ổn định vĩ mô. Suốt từ 2007 đến nay bất ổn vĩ mô bộc lộ ở mức gay gắt”. [10]
Như thế ông Khoan đã cho mọi người biết, suốt từ năm 2007 –tức là thời gian khởi đầu làm Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng- do bệnh chủ quan của người cầm đầu chính phủ nên chính sách kinh tế ở cấp vĩ mô đã sai lầm dẫn tới những bất ổn ngày càng gay gắt!
Tại cuộc Hội thảo Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam và VCCI tổ chức tại Huế trong hai ngày 26-27.9 nhiều chuyên gia hàng đầu cũng đã đánh giá rất bi quan về kinh tế, tài chánh hiện nay. Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận định kinh tế VN đang  một mình… nghẽn mạch. so với nhiều nước trong khu vực:
Hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy” mặc dù xu hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng có vẻ đã được chặn lại. Tình thế hiện nay đó là nền kinh tế Việt Nam bị “nghẽn mạch tăng trưởng” nặng nề trong khi các nền kinh tế khác trỗi dậy.[11]
Cùng quan điểm này là TS Trần Du Lịch, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cũng nói thẳng là, dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng kinh tế bất ổn nhất kể từ thập niên 90: “Năm 2013 là năm thứ 6 và là giai đoạn  bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay”.[12]
Còn GS Lê Đang Doanh đã nói rất rõ, tiêu tiền của dân, phải công khai cho dân biết! Và ông đưa ra dẫn chứng về vì đâu kế hoạch tái cơ cấu các tập toàn và tổng công ti dưới quyển của Nguyễn Tấn Dũng vẫn dẫm chân tại chỗ:
Vướng mắc có thể do năng lực nhưng cũng có thể do lợi ích nhóm. Tôi lấy ví dụ khoản nợ 1,3 triệu tỉ đồng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đến nay vẫn chưa có giải pháp toàn diện để giải quyết. [13]
Bị choáng váng chóng mặt trước việc nhiều chuyên gia hàng đầu đưa ra những nhận định rất bi quan về tình hình kinh tế, tài chánh hiện nay do sự chủ quan sai lầm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Ủy viên Bộ chính trị và Phó Chủ tịch Quốc hội, đã vội vã bênh vực cho Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc Hội thảo này.[14] Ba ngày trước khi HNTU 8 khai mạc tờ Chính phủ điện tử dưới quyền của Nguyễn Tấn Dũng đã đăng ngay lời dăn đe của Nguyễn Thị Kim Ngân là phải nhìn cả điểm sáng chứ không thể chỉ nhìn vào điểm tối của nền kinh tế“không thể nói cả nền kinh tế tê liệt, đất nước vẫn tiếp tục phát  triển, đời sống nhân dân vẫn được quan tâm, cho dù có khó khăn có trì trệ”. [15]
Quan trọng hơn nữa, để phá vỡ dư luận rất bi quan về cách tổ chức và điều hành kinh tế tài chánh của Chính phủ qua hai cuộc hội thảo của Ban kinh tế Trung ương và Ủy ban kinh tế Quốc hội được tổ chức ít ngày trước khi HNTU 8 khai mạc và trùng vào lúc Nguyễn Tấn Dũng đang thăm Pháp và Liên hiệp quốc để đánh bóng bộ mặt trước khi HNTU 8 họp nhưng dư luận quốc tế chẳng quan tâm gì [16], nên sáng 29.9 khi vừa đặt chân xuống sân bay Nội bài ông Dũng đã vội vàng họp nội các và đề cao các thành quả của Chính phủ trong kinh tế-xã hội và để Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam mở họp báo công bố những con số này[17] và nó đã xuất hiện đầy đủ trong diễn văn bế mạc HNTU 8 của Nguyễn Phú Trọng, như đã nói phần trên.
Trong HNTU 8 không chỉ ngậm miệng trước tình hình kinh tế-xã hội rất bế tắc, Nguyễn Phú Trọng cũng phải thỏa hiệp với các nhóm lợi ích ở Trung ương đảng trong vấn đề quan trọng khác đó là việc thất bại trong chống tham nhũng. Chính Nguyễn Phú Trọng đã nói, HNTU 8 là Hội nghị giữa nhiệm kì giữ một vị trí rất quan trọng. Cho nên đúng ra HNTU 8 phải bàn đến một số vấn đề cấp bách mà HNTU 4 (12.2011) đã nêu ra, trong đó ít nhất là tệ trạng tham nhũng càng bùng nổ. Đầu tháng 8 Nguyễn Phú Trọng, trong tư cách là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, đã kí quyết định thành lập 7  Đoàn thanh tra do hai Ủy viên Bộ chính trị và nhiều Ủy viên Trung ương về nhiều cơ quan Đảng, Chính phủ và một số tỉnh và thành phố từ 15.8 tới 30.9, tức là chấm dứt đúng vào dịp HNTU 8 họp.[18] Không những thế, trong cuộc tiếp xúc với cử tri tại Hà nội ngày 28.6.2013 Nguyễn Phú Trọng cũng đã hứa là, trong HNTU tới cũng sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm từ Tổng bí thư và các Ủy viên Bộ chính trị.[19]
Nhưng ngày 27.8 trước sự chất vấn gay gắt của cử tri Tây hồ ở Hà nội, Tổng bí thư kiêm Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng và chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng, đã phải nhìn nhận:”Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu”.[20] Qua đó ông Trọng thừa nhận, tham nhũng như bệnh ghẻ lở và truyền nhiễm, nếu chỉ gãi bên ngoài thì càng đau nhưng bệnh trở thành bất trị. Giải pháp trị tham nhũng của ông Trọng bằng phong trào tự phê bình và phê bình rất rầm rộ từ các Ủy viên Bộ chính trị tới các Ủy viên Trung ương năm trước đã chỉ như gãi ghẻ ngoài da, như bong bóng xà phòng. Chính Trương Tấn Sang mới đây đã nói toẹt ra với cử tri ở Sài gòn. Còn giải pháp lấy phiếu tín nhiệm với ba câu hỏi theo kiểu ba phải, hiểu thế nào cũng được cũng đã được thí nghiệm tại Kì họp thứ 5 của Quốc hội đã trở thành trò cười cả trong Đảng lẫn ngoài xã hội!
Chính vì vậy Nguyễn Phú Trọng đã không dám đem kết quả chống tham nhũng sau gần ba năm làm Tổng bí thư và cũng không dám thực hiện lấy phiếu tín nhiệm trong HNTU 8. Vì thành quả chống tham nhũng qua gần ba năm làm Tổng bí thư của ông Trọng chẳng có gì cả. Từ khi giành chức Trưởng ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng từ tay Nguyễn Tấn Dũng gần một năm nay nhưng Nguyễn Phú Trọng cũng chẳng khám phá ra một vụ nào mới và cũng không dám đưa ra xét xử những vụ tham nhũng lớn. Mỗi lần Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và cánh tay mặt của ông Trọng dọa đưa ra xét xử một số vụ tham nhũng thì Nguyễn Tấn Dũng cho ngay Trưởng ban Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền tiếp tục tố Ủy ban Nhân dân Đà nẵng trong việc cho thuê đất làm thất thoát ngân sách khi ông Thanh còn làm Bí thư thành ủy Đà nẵng. Tức là phe ông Dũng cố tình bắt bí, chiếu tướng nhằm cản trở và tê liệt các hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng của ông Trọng.[21] Hai sự kiện quan trọng mới đây nhất cho thấy, tuy phải thỏa hiệp nhưng Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục gầm ghè nhau. Nhân danh Thủ tướng, ông Dũng đã từ chối không cho Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (C48) được xem hồ sơ của Tập đoàn điện lực VN (EVN), mặc dầu Tổng Thanh tra Chính phủ đã điều tra thấy nhiều vi phạm về quản trị tài chánh lên tới cả 121 ngàn tỉ đồng.[22] Ngày 17.10 tại trụ sở Trung ương đảng đông đủ ủy viên Bộ chính trị họp với thành ủy Đà nẵng, nơi Nguyễn Bá Thanh đã từng là Bí thư thành ủy, nhưng Nguyễn Tấn Dũng đã không dự để tiếp tục thủ thế.[23]
Than vãn coi chống tham nhũng như gãi ngứa ghẻ chỉ đau đớn thêm mà không mang lại kết quả, cho nên ông Trọng đã phải hủy cả ý định lấy phiếu tín nhiệm trong HNTU 8. Rút kinh nghiệm đau đớn sau hai lần thất bại nhục nhã tại các HNTU 6 đã không đẩy được Nguyễn Tấn Dũng khỏi ghế Thủ tướng và  tại HNTU 7 các ứng cử viên của ông đã bị các ứng cử viên của ông Dũng đánh bại trong việc bầu bổ túc vào Bộ chính trị, cho nên Nguyễn Phú Trọng biết vị thế của mình trong Trung ương đảng ngày càng yếu đi, vì thế ông Trọng  đã không dám thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm tại HNTU 8 như đã hứa. Bởi vì ông lo sợ là, nếu đa số ủy viên Trung ương theo Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu chống ông thì ông còn có thể giữ ghế Tổng bí thư được nữa không! Qua các việc này còn cho thấy, Nguyễn Phú Trọng chỉ là người đánh trống bỏ dùi, dơ cao đánh khẽ, chỉ thích lộng ngôn, nhưng không có bản lĩnh và không còn uy tín gì trong Đảng. Thật vậy khi mới giữ ghế Tổng bí thư tại HNTU 4 (12.2011) ông hùng hổ tố cáo tham nhũng và suy đồi đạo đức của cán bộ ở ngay cấp cao:
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng.[24]
Chính trong HNTU 4 này ông Trọng đã coi chống tham nhũng là một công tác cấp bách trong Đảng phải tiến nhành ngay.  Nhưng mới đây khi tiếp xúc với cử tri Tây hồ, Hà nội, ông Trọng cũng đã than thở và xác nhận sự bất lực:
“Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng”. Ông còn cho mọi người biết thêm là, nhiều người có quyền lực đang lãng phí tiền bạc và tài nguyên rất khủng khiếp: “Lãng phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc…” [25]
Vì thế sau gần 3 năm làm Tổng bí thư, tại HNTU 8 ông phải im thin thít. Từ tham vọng muốn trở thành chính khách quốc gia khi lên làm Tổng bí thư, nhưng gần ba năm sau ông Trọng đã ngoan ngoãn tự biến dần thành một quản gia cho bọn quan tham!
Các nhóm lợi ích trong Trung ương thỏa hiệp với Nguyễn Phú Trọng trong việc duy trì những  chủ trương độc tài bảo thủ trong Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992
Để đổi lại những nhượng bộ của phe bảo thủ độc tài do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu không đả kích những sai lầm và khó khăn trong kinh tế-xã hội, các nhóm lợi ích trong Trung ương do Nguyễn Tấn Dũng dẫn dắt cũng chấp nhận những nguyên tắc trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được nêu ra trong các HNTU trước. Thông báo HNTU 8 đã xác nhận việc này:
Bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), các văn kiện của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, những quan điểm cơ bản, định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992[26]
Chính vì thế trong diễn văn bế mạc ngày 9.10 Nguyễn Phú Trọng đã tóm lược các điểm chính được các phe bảo thủ độc tài và lợi ích nhóm đã đồng thuận trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Đó là “Khẳng định Nhà nước ta là Nhà  nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa“, Quyền lực nhà nước là thống nhất“ và Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội“.  Các điểm nồng cốt này đã được Nguyễn Phú Trọng nêu ra từ trong  diễn văn bế mạc HNTU 2 ngày 10.7.11. Vì thế Nguyễn Phú Trọng đã chống lại yêu cầu của nhiều giới nên giành thêm thời gian thảo luận vì còn nhiều điểm quan trọng vẫn còn có những ý kiến khác nhau về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đồng thời Nguyễn Phú Trọng vẫn  cao ngạo tiếp tục chụp mũ những người đóng góp ý kiến thẳng thắn là  các thế lực thù địch, phần tử xấu“ và ra lệnh phải thông qua gấp việc sửa đổi Hiến pháp ngay trong Kì họp thứ 6 của Quốc hội sẽ diễn ra trong vài ngày tới:
Ngay sau Hội nghị này, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và  các cơ quan chức năng cần khẩn trương tiếp thu ý  kiến của Trung ương hoàn chỉnh toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới.[27]
Qua đó cho thấy cánh độc tài bảo thủ của Nguyễn Phú Trọng và các nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng đang song hành với nhau để sớm thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; trong đó tiếp tục giữ những nguyên tắc cực kì phản dân chủ và sai lầm, từ duy trì chế độ độc đảng, kinh tế nhà nước làm chủ đạo, đất đai là sở hữu toàn dân, quân đội và công an phải trung thành với Đảng. Họ thông qua Hiến pháp “mới“, nhưng vẫn với nội dung cũ rích như ông bành tổ! Vì các phe phái ở Trung ương đều nhận thấy rằng, chỉ có duy trì các nguyên tắc này thì mới kéo dài được chế độ độc đảng. Nhờ đó các phe đều có lợi trong viêc tiếp tục củng cố quyền hành và thả cửa tham nhũng mà không sợ bị trừng phạt! Tuy họ biết rằng, nhân dân nhiều giới đang chống lại, kể cả nhiều đảng viên còn biết quí tự trọng.
Ông Trọng và Trung ương nên viết cho chính danh: Không nên mạo nhận “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Đúng ra phải viết Chiến lược bảo vệ Đảng độc tài trong tình hình mới”
Đề tài tổng kết tình hình quốc phòng-an ninh 10 năm qua cũng được HNTU 8 thảo luận dưới tên rất “yêu nước”“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Cả trong Thông báo HNTU 8 lẫn diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng đều nhìn nhận, tình hình quốc phòng-an ninh đang căng thẳng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn cả bên ngoài lẫn bên trong, đặc biệt là tình hình biển Đông và sự bất mãn của nhân dân cang gia tăng xuyên qua các vụ khiếu kiện, biểu tình, tuyên cáo và ngày càng nhiều các báo mạng. Nhưng trong khi biển Đông chỉ được nhắc đến duy nhất một lần  thì họ lại hướng trọng tâm nhấn mạnh tới những nguy cơ bất ổn ở trong nước. Ông Trọng ra lệnh “nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ  trong mọi tình huống”.[28] Trong Thông báo HNTU 8 cũng cùng giọng điệu này:“Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc hơn”.[29]
Sang phần mục tiêu và biện pháp quốc phòng-an ninh, trong khi ông Trọng nêu rõ chủ trương của Trung ương là bảo vệ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng:  “Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, phải luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt  đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.[30] Còn trong Thông báo HNTU 8 thì các bên đồng ý giao cho Đảng và Nhà nước toàn quyền  đưa ra các biện pháp quốc phòng-an ninh. Trong thực tế những thỏa hiệp này của các phe nhóm ở Trung ương là để chế độ toàn trị tiếp tục sử dụng toàn bộ máy công an mật vụ, bộ máy tuyên giáo…chụp mũ, theo dõi và đàn áp các tầng lớp nhân dân. Vì thế để cho danh chính ngôn thuận, những người cầm đầu chế độ toàn trị phải đổi tên đề tài từ “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” thành Chiến lược bảo vệ Đảng độc tài trong tình hình mới”
Chính sách quốc phòng-an ninh bao gồm hai mặt, quốc phòng đối phó với bên ngoài và an ninh với bên trong. Nhưng hai mặt là một. Vì muốn quốc phòng mạnh thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải an dân, dân được tự do làm ăn, được bảo vệ quyền lợi chính đáng, được nhà cầm quyền tôn trọng…Vậy dân ta có được hưởng các quyền này không? Những người có quyền lực có tôn trọng và cư xử đàng hoàng với dân không?…Hàng loạt các cuộc giam cầm những người viết báo mạng, trí thức, thanh niên từng tích cực tham gia biểu tình bất bạo động chống xâm lấn của Bắc kinh, ủng hộ nông dân khiếu kiện đòi lại đất đai đã bị các đại gia đỏ tước đoạt và tố cáo việc giả mạo sửa đổi Hiến pháp…trong thời gian qua đã bị các lực lượng công an chính thức và công an đội lốt côn đồ đánh đập, đàn áp; báo chí lề đảng và các bồi bút trong Tuyên huấn đã được lệnh viết những bài chụp mũ, bôi nhọ. Đây rõ ràng không phải là chính sách an dân, đoàn kết dân của một chính quyền trọng pháp, trái lại đúng là hành động như những bọn côn đồ…!
Vì chống lại dân, đàn áp người yêu nước, bị trí thức khinh bỉ và thanh niên bất mãn, nhưng họ vẫn muốn tiếp tục độc quyền để làm giầu bất chính, cho nên những người cầm đầu chế độ toàn trị chỉ còn con đường duy nhất là ngả vào lòng bọn bành trướng Bắc kinh, bất kể tới tự trọng, liêm xỉ, nói chi tới bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi quốc gia! Đây mới chính là «Chiến lược bảo vệ Đảng độc tài trong tình hình mới“ vừa được thông qua trong HNTU 8.
Bằng chứng mới nhất là để đẹp lòng tân Thủ tướng Trung quốc Lý Khắc Cường sang Hà nội ngày 13.10,  bộ Ngoại giao đa ra lệnh cho Thành ủy Hà nội  bắt dân phải rỡ cờ để tang tướng Võ Nguyên Giáp xuống, mặc dầu linh cữu của ông còn đang trên đường ra Quảng bình. Cư xử tệ bạc với một đại thần và một người sáng lập chế độ toàn trị như thế chỉ vì muốn làm đẹp lòng Lý Khắc Cường, như thế đã chứng tỏ lời điếu văn của Nguyễn Phú Trọng và lễ tang giành cho tướng Giáp chỉ là bề ngoài đúng như “lúc sống thì chẳng cho ăn, đến khi thác xuống thì làm văn tế ruồi!” [31] Vì mọi người đều biết mới vài năm trước chính Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng vì đã hứa với Bắc kinh nên đã không đếm xỉa gì tới cảnh báo của tướng Giáp yêu cầu ngưng ngay kế hoạch khai thác Bauxit ở Tây nguyên. Thái độ cung kính Lý Khắc Cường cũng chỉ lập lại việc thần phục phương Bắc đến độ làm mất thể diện quốc gia khi cố tình tạo ra cờ 6 sao Trung quốc khi Nguyễn Phú Trọng  thăm Trung quốc lần đầu với tư cách Tổng bí thư 10.2011 và trong dịp đón Tập Cận Bình tại Hà nội tháng 12.2011 mừng ông Trọng trong chức vụ mới.[32]
Sau khi Lý Khắc Cường gặp “Tứ trụ triều đình” một Thông báo chung 10 điểm về kết quả chuyến thăm đã được công bố ngày 15.10.[33] Trong đó để cho Bắc kinh thao túng mạnh hơn nữa trong kinh tế, thương mại, tài chánh, mở cửa thêm cho Bắc kinh bành trướng trên biển Đông, can thiệp sâu thêm vào quân sự và ngoại giao của VN, cho lập cả Viện Khổng tử ở Đại học Hà nội và ra lệnh cho “tứ trụ” phải “tăng cường định hướng đúng đắn báo chí và dư luận” tránh bất lợi cho Bắc kinh. Nội dung Thông báo này cho thấy, Bắc kinh đã hiểu rất rõ tình hình suy đồi của kinh tế VN, sự kình chống lẫn nhau trong Bộ chính trị và sự cô lập trước nhân dân VN của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị, nên đang tìm cách khai thác triệt để! Vì thế những nhượng bộ vô nguyên tắc như trong Thông báo chung 10 điểm cho thấy, Trọng-Sang-Dũng-Hùng đã bước thêm một bước biến VN thành một tỉnh của Trung quốc!
Thái độ tâm lí thờ ngoài khinh trong, cúi đầu trước Bắc kinh xâm lấn nhưng lại đàn áp dân và khinh thường trí thức VN, đây rõ ràng là tâm trạng và thái độ tự ti mặc cảm của những người có quyền lực trong chế độ toàn trị hiện nay! Căn bệnh tâm lí trầm kha của họ đang gây nhiều hậu quả vô cùng nguy hiểm cho nhân dân và đất nước!
19.10.2013
© Âu Dương Thệ
© Đàn Chim Việt


Ghi chú

[1] . Chủ tịch nước: “Một bộ phận không nhỏ” là câu hết sức đau đầu !, Tuổi trẻ 10.10
[2] . Xem bài 3 phần „ Hai năm làm Tổng bí thư  (1.2011 – 1.2013)“ của cùng tác giả, trong DC&PT,    
    Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu?  
    http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2013/adt1.htm
[3] . Nguyễn Phú Trọng diễn văn khai mạc HNTU 8, 30.9
[4] . Thông báo HNTU 8, CS 9.10
[5] . Nguyễn Phú Trọng diễn văn bế mạc HNTU 8, 9.10
[6] . Chính phủ điện tử  (CP) 29.9
[7] . Như 5
[8] . Vietnam Net (VNN) 24.9
[9] . Tương tự
[10] . „Ông Vũ Khoan: Kinh tế đi xuống do chủ quan?“, VNN 24.9
[11] . VNN 26.9
[12] . Tương tự
[13] . Thanh niên 7.10
[14] . Trong HNTU 7 bà Ngân đã được các nhóm lợi ích ủng hộ vào Bộ chính trị, mặc dầu không có   
      thành tích gì trong nhiều chức vụ khác nhau, trong khi hai ứng cử viên do Nguyễn Phú Trọng đã bị   
      thất cử là Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ.
[15] . CP 27.9
[16] . Hồng Nga/BBC 1.10
[17] . Ông Đam sẽ lên Phó Thủ tướng trong ít ngày tới
[18] . VNN8.8
[19] . VNN 28.6
[20] . VNN 27.8
[21] . Tuổi trẻ 25.6 , Thanh niên 26.6
[22] . BBC 16.10
[23] . Cộng sản 17.10
[24] . Nguyễn Phú Trọng, diễn văn khai mạc HNTU 4, 27.12.11
[25] . VNN 27.8
[26] . Thông báo HNTU 8.
[27] . Như 5
[28] . Như 5
[29] . Như 4
[30] . Như 5
[31] . V. Quốc Uy, Lịch sử sẽ nói gì về đám tang tướng Võ Nguyên Giáp, DC&PT
[32] . VOA Express 22.12.11
[33] . CP 15.10,  http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Tuyen-bo-chung-Viet-NamTrung-
     Quoc/183057.vgp;
     Nguyễn Kiên Giang, Vì sao Viện Khổng tử lại gây bất an cho chúng ta?, Tếu- Blog 19.10;
    Thanh Phương, Thương mại Việt-Trung : càng gia tăng, càng mất cân đối ? , RFI 16.10;
    Vũ Hoàng, Hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, RFA 16.10

Đinh Tấn Lực - Viện Khổng Tử @ Ải Chi Lăng

Khẩn đề nghị xây viện Khổng Tử ở Ải Chi Lăng.
Vì sao?
1) Wiki chép: Xã Chi Lăng có Ải Chi Lăng và Quỷ Môn Quan.
Mã Viện đánh Việt Nam qua đấy dựng bia và tạc rùa đá. Đời nhà Tấn (265-420) binh lính Trung Hoa qua đó bị giết nhiều nên có câu
Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan!
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn
Dịch nghĩa là “Ải cửa Quỷ, Ải cửa Quỷ! Mười người đi, một người về”.
2) Ải Chi Lăng đã gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự tài năng như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi…
3) Rất thuận tiện cử hành lễ kỷ niệm các ngày giỗ liệt sĩ nhà Tống (1077), của tướng Nguyên là Nghê Nhuận (1285) + tướng Minh là Liễu Thăng (1427) tại đây.
aichilang_8

Nghiên cứu 'binh thư' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kỳ 9): Kết thúc ván cờ theo cách 'có một không hai'

Chủ Nhật, 20/10/2013 13:46 | In trang nàyIn bài viết
(Thethaovanhoa.vn) - "Trong phiên họp lịch sử vào ngày 18/3/1975, tướng Giáp đã có quyết định chiến lược lớn cuối cùng trong sự nghiệp quân sự chói sáng của ông, khi ra lệnh tổ chức cuộc tấn công lớn trên toàn chiến trường miền Nam" - L. Pribbenow, cựu nhân viên CIA tại Đông Dương, nhận xét trong một bài viết có cái tên khá đặc biệt: Đợt tấn công chung cuộc của Bắc Việt: cách kết thúc ván có có một không hai (North Vietnam’s Final Offensive: strategic endgame nonparei).
Pribbenow ví von: "Giấy báo tử đến với chế độ VNCH vào ngày 30/4/1975. Nhưng, không nghi ngờ gì nữa, phát súng bắn gục họ đã được bắn ra bởi tướng Giáp từ ngày 18/3 trước đó". Còn, trong cuốn sách Chiến thắng bằng mọi giá, học giả B. Currey đưa ra một so sánh thú vị về cuộc Tổng tiến công Mùa xuân 1975: "Có nhà nghiên cứu gọi đó là sự "sao chép một chiến dịch theo kiểu Mỹ". Nhưng thực tế, không một đạo quân nào của Mỹ lại có thể dựa vào sự giúp đỡ của dân quân du kích và các cán bộ chính trị để tấn công theo cách ấy".
Quyết định độc đáo
Một số nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng trong bối cảnh viện trợ quân sự của Mỹ cho Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) giảm toàn diện sau năm 1973, bất kỳ một cuộc tấn công lớn nào từ miền Bắc cũng sẽ giành thắng lợi. Tuy nhiên, Pribbenow kịch liệt phản đối quan điểm này, đặc biệt là khi xét tới bối cảnh nguồn viện trợ quân sự cho miền Bắc cũng đang giảm mạnh ở thời điểm tương đương.
"Quân đội VNCH không phải là hổ giấy. Khi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần và những lãnh đạo kém năng lực, họ vẫn là một đội quân giàu kinh nghiệm trận mạc và vẫn sở hữu một lượng thiết bị quân sự khổng lồ". Pribbenow viết. "Và, cứ cho rằng sự sụp đổ ấy là không thể tránh khỏi, thì kết cục có lẽ sẽ dai dẳng và đẫm máu hơn nhiều, nếu những người cộng sản chọn một kế hoạch tấn công khác." Theo tác giả này, điểm mấu chốt của chiến thắng 1975 nằm ở sự thành công của chiến dịch Tây Nguyên, "đòn tâm lý choáng váng và đầy bất ngờ mà tướng Giáp đã nện xuống Bộ tổng tham mưu của đối phương".


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Ảnh tư liệu TTX
"Nhiều tư liệu hiện có đều khẳng định: Đại tướng là một trong những người đầu tiên chọn Buôn Mê Thuột làm điểm khởi đầu cho chiến dịch này" - TS Vũ Tang Bồng (Viện Lịch sử Quân sự VN), cho biết. "Thậm chí, theo lời cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên 1975), ngay từ rất sớm, tướng Giáp đã có sự quan tâm đặc biệt tới Buôn Mê Thuột, điểm yếu nhất trong kế hoạch phòng thủ "nặng ở hai đầu" của VNCH". Trên thực tế, ý tưởng về Buôn Mê Thuột đã thuyết phục được những người chỉ huy chiến dịch, khi đặt cạnh những lựa chọn như Huế, Đông Nam Bộ, Đà Nẵng... cho chiến dịch mở màn.
Những gì diễn ra tại Tây Nguyên trong nửa đầu tháng 3/1975 đã được ghi lại trong hàng trăm công trình nghiên cứu của VN - khi quân đội của tướng Giáp lần lượt chiếm Buôn Mê Thuột và Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn. Nhưng, với cái nhìn từ phía bên kia, bản thân Pribbenow cũng không tiếc lời khen ngợi "tướng Giáp và các cấp phó của ông".
"Sau này, một vị Đại tướng của VNCH cũng thừa nhận với tôi: ông nhìn thấy ở quyết định đó sự phản ánh học thuyết "tiếp cận gián tiếp", luôn đánh vào chỗ đối phương không ngờ tới của Liddell Hart (Nhà tư tưởng quân sự hiện đại của Anh – TT&VH). Đòn đánh ấy không nhằm vào chủ lực của VNCH, nhưng lại bắt trúng điểm chiến lược yếu nhất mà họ không có quyền để mất" Pribbenow viết. "Việc chiếm Buôn Mê Thuột cho phép quân đội  VN lựa chọn bất kỳ nơi để làm mục tiêu tấn công tiếp theo – trong khi VNCH phải vắt óc phán đoán và tiếp tục phạm sai lầm".


Bộ binh và xe tăng tiến vào giải phóng Đà Nẵng. Ảnh tư liệu TTX
Đánh tan 10 vạn quân trong 3 ngày
Trong hồi ký Tổng hành dinh  trongMùa xuân Đại thắng, tướng Giáp cũng ghi lại khá rõ cuộc tranh luận gay gắt với Trung tướng Lê Trọng Tấn – người luôn được ông tin cậy và đánh giá rất cao trong số những cộng sự của mình. Theo đó, Đại tướng yêu cầu tướng Tấn, (tư lệnh chiến dịch Quảng Nam – Đà Nẵng), phải tổ chức giải phóng Đà Nẵng trong vòng 3 ngày – trong khi vị Trung tướng này kiên quyết ý kiến phải đánh trong 5 ngày vì "không chuẩn bị kịp". Đại tướng ghi rõ: "Tôi nói, giọng có phần gay gắt: Tư lệnh mặt trận là anh nên tôi để anh ra lệnh. Nếu là người khác, thì tôi ra lệnh: Đánh Đà Nẵng theo phương án chuẩn bị ba ngày. Nếu chuẩn bị năm ngày, địch rút mất cả thì sao?"
"Anh em truyền miệng rằng sau đó Đại tướng còn nói: nếu anh Tấn vẫn muốn đánh 5 ngày thì chỉ có cách thay Tư lệnh". TS Vũ Tang Bồng kể vui. "Thực ra, tướng Tấn cũng có lý. Ông là người dùng binh rất cẩn thận, điềm tĩnh, trong khi Đà Nẵng thời điểm đó là thành phố quân sự lớn thứ 2 sau Sài Gòn và có tới 10 vạn quân dồn về. Nhưng, điều Đại tướng nhìn thấy là sự rối loạn, mất hẳn ý chí chiến đấu của quân đội VNCH".
Cũng cần nói thêm, theo một số ý tưởng ban đầu, quân đội VN sau khi giải phóng Buôn Mê Thuột sẽ khẩn trương tiến dọc Tây Nguyên, tận dụng khí thế để tấn công Sài Gòn rồi sau đó mới "giải quyết" các tỉnh đồng bằng Duyên hải. Nhưng, theo TS Bồng, quyết định mở mặt trận thứ 2 theo trục Huế - Đà Nẵng của tướng Giáp là một thay đổi cực kì quan trọng.
"Tại Huế và Đà Nẵng khi đó có những lực lượng rất lớn của VNCH, trong đó có cả những binh chủng đặc biệt như Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến. Nếu bỏ lỡ thời cơ, để họ kịp chuyển quân, co cụm về giữ Sài Gòn thì chiến dịch của chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều". TS Bồng nói. Thực tế, hoàn toàn trùng khớp với nhận định của tướng Giáp, khi chiến dịch giải phóng Đà Nẵng thành công chỉ sau 3 ngày.
 Theo hồi ký Tổng hành dinh  trongMùa xuân Đại thắng, khi tướng Tấn hoàn thành chiến dịch, Đại tướng nói vui: "Lẽ ra mình cho cậu 5 điểm (thang điểm Liên Xô), nhưng vì chuyện "3 ngày" nên chỉ cho 3 điểm thôi". Còn Pribbenow đánh giá: "Chiến dịch của VN dựa vào các kỹ năng đánh lừa, nghi binh gây bất ngờ, tiếp cận gián tiếp, đánh lần lượt từng cụm căn cứ - nói tóm lại, một chiến dịch rất trí tuệ. VN cuối cùng đã vươn tới một chiến dịch xứng tầm với một lực lượng quân đội chuyên nghiệp, hiện đại, thứ mà các nhà lãnh đạo cộng sản của họ đã nỗ lực rất lâu để xây dựng."
(còn tiếp)
            Hoàng Nguyên
Thể thao & Văn hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét