Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Thứ Ba, 18-03-2014 - UKRAINE: TOAN TÍNH CỦA PUTIN - XUNG QUANH VIỆC TRUNG QUỐC TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG


 TIN NÓNG: HÀNG NGÀN NGƯỜI H’MONG TỪ 4 TỈNH PHÍA BẮC KÉO VỀ TUYÊN QUANG (Tễu). – Bắt 2 đối tượng thuộc tổ chức “Dương Văn Mình” (Thanh tra). – 8 người H’Mông bị bắt giam vì bị quy chụp Điều 258 BLHS (DCCT). – Trần Thị Cẩm Thanh – Người H´ Mông 4 tỉnh phía Bắc đổ về Hà Nội đòi thả người (Dân luận).
Tin cuối cùng về thời điểm mở phiên tòa xử Blogger Phạm Viết Đào (Chép sử Việt).
 TIN NÓNG: BIỂU TÌNH ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO BÀ BÙI THỊ MINH HẰNG (Tễu).
1
Biểu tình trước Cơ quan Thanh Tra Bộ Công an đòi trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng!
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Dù chỉ là ví dụ để so sánh, nhưng từ chuyện Crimea ở Nga tới chuyện Hoàng Sa ở Việt Nam, có lẽ cách nhau không bao xa nếu chính phủ VN vẫn luôn ủng hộ chuyện bỏ phiếu ly khai này:Báo Nhân Dân: Người dân Hoàng Sa bỏ phiếu quyết định tương lai (VQHN). - Crimea chọn bỏ Ukraina để theo Nga (Time/ TCPT).
H3- VTV phát hình thủ tướng ngồi họp dưới tấm bản đồ có hình lưỡi bò (FB Cường Hoàng Công). =>
- So sánh bản đồ “đường lưỡi bò” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với bản đồ “xịn” của Trung Quốc (Chép sử Việt). “Dù tấm bản đồ “của” TT Dũng được chụp lại từ video, nhưng cũng có thể thấy khá rõ những vệt đứt khúc, chúng rất tương đồng về vị trí, độ ngắn dài, hướng với những đường đứt khúc trên bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc.”
” Có lẽ để khẳng định chắc chắn vấn đề nghiêm trọng này… cần có sự chất vấn một cách nghiêm túc của người dân, có thể bằng một bức thư ngỏ được gửi tới Văn phòng Thủ tướng, yêu cầu giải đáp.”


- Ải Nam Quan (DCCT). “… dãi đất mà trên đó xây Ải Nam Quan (cũ) là của hai nước Việt và Tầu. Sau này, Tầu lấn sân, xây Ải Nam Quan vào sâu trong đất của ta cả ngàn mét, và được Pháp công nhận. Vậy, công trình Ải Nam Quan (mới) là do người Tầu xây thật, nhưng dải đất mà trên đó Tầu xây Ải Nam Quan lại là của Việt Nam. Đó là sự chiếm đoạt giang sơn Tổ Quốc Ta rõ ràng“.
- Nguy cơ từ việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam (RFI).
- Lộn xộn các loại “bia”, “nhà bia”, “đền” tưởng niệm liệt sĩ vì biển đảo (Chép sử Việt).
- Việt Nam và lệnh cấm đánh cá (BBC).
- Cứu hộ, cứu nạn hay phô diễn sự lạc hậu? (RFA). – Lực lượng cứu hộ TQ đã rời khỏi Việt Nam (RFA).
- Chủ tịch Trương Tấn Sang: Việt Nam hợp tác với Nhật về an ninh hàng hải (VOA). – Chủ tịch Việt Nam công du Nhật Bản : An ninh trên biển là một trọng tâm (RFI). – ‘VN quan trọng với Nhật về chiến lược’ (BBC). – Việt-Nhật – mối quan hệ nồng ấm (BBC). – Việt-Nhật bàn về an ninh biển (NLĐ).
- TQ cảnh cáo Philippines không được chiếm đóng Bãi Cỏ Mây (VOA).
- Ai bảo bà là vợ ông ta? (DLB). “Con năn nỉ mãi thì họ cũng cho 3 mẹ con vào gặp ba. Lần này ba con gầy đi nhiều, ánh mắt lạ lắm, con cảm thấy có gì đó như một nét sợ hãi, vâng ba rón rén khi gặp gia đình, nói nhỏ và luôn liếc nhìn các cán bộ ngồi bên“.
- Vì sao em lại hạ mình làm chó (DLB). – Nguyễn Trung Tôn – Đối phó với công an: Vài Kinh Nghiệm…. Phần cuối (Dân Luận). – Phan Châu Thành – Đối phó với an ninh: khi bạn là nhà quản lý hay doanh nhân
- Phạm Chí Dũng: “Hình sự hóa” của Bộ Công an sẽ làm khó nhà nước? (RFA). Xem lại: Bộ Công an muốn bỏ tù bọn đòi lập hội và bọn mua dâm đồng tính (Chép sử Việt).
- Tư liệu: Công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương (FB Nhị Linh/Boxitvn).
- Nguyễn Vũ Bình – Phong trào Dân Chủ Việt Nam trước vận hội lớn (Dân Luận). – Phạm Chí Dũng: Thách thức của xã hội dân sự VN (BBC). – ‘Phải có tư tưởng cải cách thật mạnh’ (BBC).
- Thư của Mạng Lưới Blogger Việt Nam mời tham dự buổi thảo luận về quyền tự do đi lại của công dân (Boxitvn).
- Nelson Mandela – Bước đường dài đến tự do (7) (Dân Luận).
- Vung cả trăm tỉ tìm hàng xóm mất tích, còn người nhà mình bị bắt đi làm đĩ thì có “tỉ” nào không? (Chép sử Việt).
- Chúng tôi đã thừa thuốc gây mê, thưa tiến sĩ (Blog RFA). “Cuộc sống không chỉ là cơm ăn áo mặc, nó còn là tự do và những ao ước cần được xã hội thừa nhận. Ông về VN và ngắm nghía đời sống ở đây như Tây ngắm người Việt mặc dù ông nói tiếng Việt thạo hơn Tây nhưng ông chưa tiêu hóa được cái mà Tây nó vượt trội hơn Việt“. – Nói về bài viết này: Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây – một giấc mơ hời hợt!” (LĐ).
- Sắc Ly & Minh Ẩm: Nói thật cho nhau nghe! (Kỳ 1) (Boxitvn).
- 84 Năm Có Đảng (DLB). “Đảng vâng lệnh của Nga, Hoa/ Nội chiến tàn phá sơn hà Việt Nam!/ Đảng truy bức nhân dân vượt biển,/ Đảng xua dân làm mướn ngoại bang…/ Đảng: ‘tư bản đỏ’ giàu sang./ Dân Việt nghèo, dốt, lầm than… căm hờn!/ Đảng Cộng sản buôn dân, bán nước…
- Hồi ký Bảo Đại trong giai đoạn làm cố vấn tối cao cho Hồ Chí Minh (Dân Luận). – Khởi công xây “mộ treo” thứ hai cho CT Hồ Chí Minh (Chép sử Việt).
- TÍNH HÁO DANH VỤ LỢI NHỎ MỌN CỦA NGƯỜI VIỆT (Bà Đầm Xòe). – Xích Tử – Ngành đào tạo, cơ chế xin cho, quyền lực, hành chính vì dân, và… (Dân Luận). - Tiến sĩ khác gì với dũng sĩ? (Người Việt). “Ngày trước, khi cộng sản mới vào Sài Gòn, dân chúng hỏi đến đời sống người dân Bắc Việt có các tiện nghi trong đời sống hàng ngày như TV, tủ lạnh hay không, mặc dù chẳng biết gì, nhưng vì cái mặc cảm vừa thắng trận, cán bộ cộng sản nói đại: ‘Ngoài tớ thứ ấy thiếu gì, TV, tủ lạnh chạy đầy đường…!’ Nhưng bây giờ, họ cũng có thể hãnh diện để nói rằng: ‘Nước tôi, tiến sĩ… chạy đầy đường’!” – Mời xem lại: Gặp lại người “dũng sĩ tí hon” của Bác Hồ (giadinh.net). – “Quan tiến sĩ” giúp gì cho việc trị nước? (PLTP/DT).
- ĐỔI CẢ MẠNG SỐNG ĐỂ GIÀNH LẤY CHỮ CHO CON EM MÌNH (Nguyễn Quang Vinh). – KHÔNG DÁM NÓI? – Video clip: Kinh ngạc: Cô giáo và học sinh phải chui vào túi nilon để qua suối đến trường (TT/ Tin tức nhanh). – KHÔNG CÓ SỰ SO SÁNH NHẸ NÀO Ở ĐÂY (Huỳnh Ngọc Chênh). – Bộ trưởng Thăng có dám vi hành qua suối bằng bao nilon? (VNN). – Điện Biên cần học Hà Nội: cấm cô trò không được chui túi ni lông vượt sông (Chép sử Việt).
- Sụp cầu treo – Hệ lụy của tham nhũng (Dân Luận). – Công an điều tra vụ sập cầu treo (BBC).
- Trà Giang – Báo Quảng Ngãi định hướng thông tin đa chiều (Dân Luận).
- Tạp cảm : Ba cô trời rét kéo bừa thay trâu (Bà Đầm Xòe).
- Khiếu nại lĩnh vực đất đai nhiều và phức tạp (DT).
- Văn phòng Chủ tịch nước công bố 2 Pháp lệnh (HQ). – Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ chống bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin… (TTXVN/PLTP). – Vết “rạn” sau vụ án giết bạn chấn động (TVN).
- Một cô gái tố CSGT không nghiêm túc (NLĐ).
- Thủ tục: Quan nghĩ ‘ngon lành’, dân thấy phiền hà (VNN).
- Luân chuyển: Ngại hành động vì không kịp sửa sai (TVN).
- Cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu ôtô (SM).
2<- Đường ngàn tỉ đang lún (NLĐ). – Lãng phí lớn trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (SKĐS). – Bộ trưởng Đinh La Thăng lý giải vì sao đường cao tốc VN đắt gấp ba ở Mỹ (PLTP).
- Thuyền nhân Việt trại Yongah Hill bị phân biệt đối xử? (RFA).
- Giám đốc IAEA đề nghị thải nước nhiễm xạ ở Fukushima ra biển (VOA).
- Trung Quốc bác bỏ trách nhiệm về cái chết của nhà đối lập Tào Thuận Lợi (RFI). – Mỹ chấn động sau cái chết của nhà tranh đấu Trung Quốc Tào Thuận Lợi (RFI).
- Trung Quốc : Hai người Tây Tạng toan tự thiêu (RFI). – Hai vị sư Tây Tạng tự thiêu (VOA).
- Trung Quốc: Trẻ Em Mẫu Giáo bị Ép Uống Thuốc để Đi Học Đầy Đủ (ĐKN).
- Đặc phái viên Triều Tiên đập bàn, bỏ đi giữa phiên điều trần (NLĐ). – TQ ủng hộ Bắc Hàn về nhân quyền (BBC). – Liên Hiệp Quốc : Tội ác của chế độ Bắc Triều Tiên ngang hàng với tội ác Khmer Đỏ (RFI).
- Nam Triều Tiên đả kích các cuộc thử nghiệm phi đạn của Bắc Triều Tiên (VOA). – Trung Quốc kêu gọi hạ nhiệt trên bán đảo Triều Tiên (VOV).
- Trưng cầu dân ý tại Crimée : Số người đi bầu sẽ đạt kỷ lục (RFI). – Thủ tướng Crimea: 93% cử tri muốn gia nhập Nga (VOA). – ‘Cử tri Crimea bỏ phiếu thuận’ theo Nga (BBC). – Nghị viện Crimea tuyên bố độc lập, xin sáp nhập vào Nga (VOA). – Cử tri Crimea quyết định tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga (VOA). – Quốc hội Crimée chính thức tuyên bố độc lập và đề nghị sáp nhập vào Nga (RFI). – Phản ứng của cư dân Kyiv sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea (VOA). – Crimea về Nga, Ukraine huy động 4 vạn quân (TP). – Chỉ 3% dân muốn ở lại Ukraine, Crimea tuyên bố độc lập (Soha). – Sau Crimea, ‘lửa trưng cầu’ bén đến khắp miền Đông Ukraine (Tin tức).

- JB Nguyễn Hữu Vinh: Từ Crưm đến Việt Nam, xa hay gần? (Blog RFA).
- Quả đầu và tài phiệt (Người Việt).
- Nga công nhận nền độc lập của Crimea (Infonet). – Nga hoàn tất thủ tục sáp nhập Crưm (VNN). – Bloomberg: Putin không “mất mát” nhiều như phương Tây nghĩ (Infonet). – Nga “mời” Ukraine thanh sát biên giới (Infonet). – Hơn 90% người Nga ủng hộ sáp nhập Crimea (Infonet). – Gorbachev: Thế giới nên chào đón Crimea trở về với Nga (GDVN). – Chiều nay, Putin sẽ yêu cầu Duma Quốc gia sáp nhập Crimea? (GDVN). – Putin ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của Crimea (GDVN). – Hạ viện Nga sắp đơn giản hóa thủ tục sáp nhập Crimea (SM). – Người Nga đang nghĩ gì về Putin? (VnEco). – Nga: Trừng phạt của Mỹ là hành động “tống tiền chính trị“ (LĐ). – Crimea sẽ làm suy yếu hải quân Nga? (KP).
KINH TẾ
- Cao Ủy Thương mại Liên hiệp Châu Âu thăm Việt Nam (VOA).
- Ngân hàng hợp nhất SCB báo lãi (TBKTSG). – Một số ngân hàng áp dụng lãi suất huy động dưới trần cho phép (TT). – Lãi suất giảm, tín dụng nhúc nhích tăng (KTĐT). – Hạ lãi suất sẽ tạo cơ hội, động lực cho các lĩnh vực đầu tư khác (Soha).
- FDIC kiện 16 “đại gia” ngân hàng vì thao túng lãi suất (TTXVN).
- Ngân hàng SCB trả lương lãnh đạo hơn 19 tỷ đồng (Infonet).
- Lừa đảo vay tín chấp (NLĐ).
- Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/3 (Stockbiz). – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/3 (ĐTCK).
- Cần “nâng chuẩn” doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (ĐTCK).
- EVN chi 70 tỷ đồng/ngày để đảm bảo điện cho miền Nam (Tin tức).
- Tập đoàn Dầu khí sắp có Chủ tịch mới (TTXVN).
3- Khá lên nhờ mạnh dạn đầu tư (SGGP).
- Nông dân tiếp tục xuất ngoại (SGGP).
- Hết bảo hộ ngành mía đường về đâu? (RFA). =>
- Dưới chân thầy (TBKTSG).
- Trung Quốc nới gấp đôi biên độ dao động tỷ giá hối đoái (TTXVN).
- Giới phân tích: Kinh tế Nga sắp lâm vào khủng hoảng (TTXVN).
- Alibaba chuẩn bị phát hành cổ phiếu ở Mỹ (BBC). – Alibaba của Trung Quốc sắp vào Wall Street (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- “Trục xuất” ngựa dân cung tiến, vẫn thờ áo giáp và roi sắt (LĐ). – “Cung tiến” ngựa, roi, giáp sắt cho Đền Phù Đổng: lại một trò háo danh, vô văn hóa, rởm đời (Chép sử Việt).
4<- Về Buôn Đôn xem Hội Voi (BVPL).
- Có nên phá dỡ cầu Long Biên? (BBC).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 119 (Nhật Tuấn).
- TÌNH VÀ THÙ (Hoàng Hải Thủy).
- Nhện-Bia-Đức Ngài-Kết (Da Màu).
- Inrasara trả lời 5 câu hỏi xung quanh vấn đề Ghur Cham Bini (Inrasara).
- Quyền năng vô hình (NLĐ).
- Chưa có kế hoạch cưỡng chế lấy nhà của NSƯT Chánh Tín (TT).
- Nhạc phim lên ngôi (NLĐ).
- Lịch sử là nhà trưng bày (VHNA).
- Số Mệnh của Con Người Có Phải đã Được Định Sẵn Từ Trước ? (Phần 2) (ĐKN).

- Đi tìm “trái tim bất diệt” của Bồ tát Thích Quảng Đức: Vì sao “trái tim bất diệt” vẫn nằm trong két sắt? (PT).
- Truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo: Gái góa đi bán cao dê (DĐXHDS).
- KÝ SỰ SÀI GÒN LẠ LẮM (Kỳ 1)KÝ SỰ SÀI GÒN LẠ LẮM (Kỳ 2)KÝ SỰ SÀI GÒN LẠ LẮM (Kỳ 3)KÝ SỰ SÀI GÒN LẠ LẮM (Kỳ 4)KÝ SỰ SÀI GÒN LẠ LẮM (Kỳ 5)KÝ SỰ SÀI GÒN LẠ LẮM (Kỳ cuối) (MP Florist). “Mười bẩy ngày ở Saigon, sau 34 năm ‘cách mạng thành công’, tôi đã nhìn thấy gì? Quê hương tôi… Trời ơi!!!
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thành quả và tương lai quỹ VEF (BBC).
5- Tuyển sinh ĐH, CĐ 2014, thí sinh thi nhờ yên tâm (GD&TĐ). – Ế vì thiếu thông tin (NLĐ). – Cộng điểm trung bình lớp 12, liệu có phát sinh tiêu cực mới? (ĐS&PL).
- Để có một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (ND).
- TPHCM: Đình chỉ công tác giáo viên đánh học sinh gây thương tích (SGGP).
- Xót xa tình cảnh cô, trò bị túm trong túi nilon để vượt suối (VTV). – Cô giáo chui túi nilông qua suối: Giám đốc Sở GD – ĐT nói gì? (Soha). =>
- Hơn 14,000 Trường Hợp Nhìn Thấy UFO Tính từ Năm 1989 tại Canada (ĐKN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Khu bảo tồn bán đảo Sơn Trà đang bị đe dọa (RFA).
6<- Đụng tới là … ô nhiễm (NLĐ).
- Quảng Bình: Cát tặc băm nát nghĩa địa 200 tuổi (TTVH).
- Sự cố ống dẫn khí PM3, EVN kêu gọi tiết kiệm điện (VOV).
- Bắt khẩn cấp bố đánh con chấn thương sọ não (TT).
- Trung tâm nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở TQ đóng cửa vì quá tải (VOA).
- Bể bơi chứa đàm dãi, nước mũi, thậm chí cả nước tiểu (ĐKN).

QUỐC TẾ
7
- Lực lượng chính phủ Syria chiếm lại thị trấn từ tay phe nổi dậy (VOA). =>
- Tổng thống Mỹ, Palestine sẽ thảo luận về hòa đàm Trung Đông (VOA).
- Iran và E3/EU3 sẽ đàm phán vào ngày 18/3 tại Áo (VOV).
- Đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ chiếm tàu chở dầu Libya (VOA). – Biệt kích Mỹ tấn công giành quyền kiểm soát chiếc tàu dầu treo cờ Bắc Triều Tiên (RFI).
- Obama sẽ gặp Tập Cận Bình bên lề hội nghị Thượng đỉnh về an toàn hạt nhân tại Hà Lan (RFI).
- Vũ khí : Ấn Độ mua nhiều nhất trong giai đoạn 2009 – 2013 (RFI). – Ấn Độ tăng gấp đôi việc mua vũ khí (VOA).
- Vẫn chưa thấy bóng dáng ứng cử viên tổng thống cộng hòa 2016 (Người Việt).
- Biệt kích Mỹ tấn công giành quyền kiểm soát chiếc tàu dầu treo cờ Bắc Triều Tiên (RFI). – Biệt kích hải quân Mỹ tấn công tàu chở dầu treo cờ Triều Tiên (Soha).
- Đài Loan hạ thủy “sát thủ của tàu sân bay” (Kichbu).

- Máy bay Malaysia mất tích bị khống chế theo kế hoạch ‘rất tỉ mỉ (TN). – Phi công tự vẫn cùng máy bay mất tích? (VNN). – MH370 và lỗ hổng của không lực Malaysia (VNN). – Chiếc máy bay MH 370 đã bay thấp để tránh bị radar phát hiện? (MTG). – Malaysia phủ nhận bưng bít thông tin hành trình chuyến bay mất tích (MTG). – Malaysia điều tra một kĩ sư hàng không trên chuyến bay MH370 (MTG). – Tàu Hy Lạp phát hiện “núi mảnh vỡ và hành lý” ở Malacca (NLĐ). – MH370 nằm ở bắc eo biển Malacca? (TT). – Các nước khẳng định chưa phát hiện dấu vết máy bay mất tích (VOV). – Bắt đầu tìm kiếm máy bay Malaysia trên lãnh thổ Trung Quốc (Tin tức). – Khách Trung Quốc trên MH370 không liên quan đến khủng bố? (VOV). – Cơ phó MH370 ‘nói lời sau cùng’ (BBC).

* Video: + Việt Nam quê hương tôi (Phần 40) (RFA); + Phim Campuchia đề cử giải Oscar tái hiện nỗi kinh hoàng thời Khmer Đỏ (VOA).

* VTV: + Chào buổi sáng – 17/03/2014; + Điểm báo – 17/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 17/03/2014; + Thời sự 12h – 17/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 17/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 17/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 17/03/2014; + Thời sự 19h – 17/03/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 17/03/2014; + Thế giới trong ngày – 17/03/2014.

2107. XUNG QUANH VIỆC TRUNG QUỐC TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 13/03/2014
Mới đây, Trung Quốc đã công bố ngân sách quốc phòng của mình trong năm 2014 là 808,23 tỉ nhân dân tệ (khoảng 131,57 tỉ USD), tăng 12,2% so với năm 2013, và đương nhiên sự gia tăng này đã gây lo ngại cho Mỹ và những nước láng giềng của Trung Quốc, vốn đang có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, tờ “Al-Alam As-Siasyia ” (Chính trị thế giới) đã dẫn lại bài viết đăng trên tạp chí “The Diplomat”, cho rằng đối với những nước trên, tuyên bố về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2014 chứa đựng cả những tín hiệu tốt lẫn xấu.
Trước hết, hãy kể đến những tín hiệu xấu: Thứ nhất, nhiều người cho rằng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2014 chắc chắn sẽ vượt xa con số 132 tỉ USD, trong bối cảnh Bắc Kinh luôn “giấu kín” phần lớn chi tiêu quốc phòng của mình. Nhiều báo cáo cho biết trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ở mức gần 200 tỉ USD. Như vậy, với việc tăng 12% trong năm nay, con số này sẽ ở mức khoảng 224 tỉ USD. Trong khi đó, ngân sách của Lầu Năm Góc trong năm 2014 là 527 tỉ USD, như vậy ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ bằng 42% của Mỹ. Tuy nhiên, khoảng cách này sẽ nhanh chóng bị thu hẹp do Mỹ hoặc vẫn giữ nguyên, hoặc thậm chí cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng tại Trung Quốc, con số này lại tăng lên nhanh chóng.
Một tín hiệu tiêu cực nữa cho Mỹ và các đồng minh tại châu Á là Trung Quốc đang ngày càng đẩy nhanh tốc độ tăng ngân sách quốc phòng. Mặc dù đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng mức tăng 12,2% trong năm 2014 là mức cao nhất kể từ năm 2011. Trong bối cảnh đây là năm đầu tiên Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, xu hướng tăng này được dự đoán là sẽ còn tiếp tục kéo dài trong 9 năm tới.
Điều cuối cùng, và cũng đáng lo ngại nhất, là dường như hiện nay việc tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã không còn phụ thuộc vào tỉ lệ tăng trưởng GDP của nước này nữa. Nhiều người cho rằng sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong thập kỉ trước hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Lập luận này nhằm trấn an dư luận rằng nếu đem so với tăng trưởng GDP, thì ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không hề tăng, đồng nghĩa với việc quốc phòng không phải là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng năm 2014 đã chứng tỏ điều hoàn toàn ngược lại. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chững lại trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của nước này vẫn tiếp tục tăng. Đây là năm thứ ba liên tiếp tỉ lệ tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cao hơn tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế (theo dự đoán có phần lạc quan của Trung Quốc, con số này chỉ đạt 7,5% trong năm 2014).
Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu khả quan cho Mỹ và các nước đồng minh. Thứ nhất, như đã nói ở trên, khoảng cách giữa ngân sách quốc phòng được công bố của Trung Quốc và chi tiêu thật sự của nước này là rất lớn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khoảng cách này đã thu hẹp một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây. Thí dụ, theo Viện Nghiên cứu Quốc tế về Chiến lược và Thu chi Quốc phòng (IISS), trong tài khóa 2005, con số này là 72%, nhưng đến tài khóa 2010, đã giảm xuống còn 41%. Hơn nữa, theo nhiều nguồn tin mà tạp chí Quartz đã dẫn, trong đó có nhiều tướng lĩnh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), cho rằng nạn tham nhũng trong nội bộ quân đội Trung Quốc là rất phổ biến, đồng nghĩa với việc một phần trong ngân sách quốc phòng sẽ chảy vào túi các sĩ quan quân đội.
Tuy nhiên, điều đáng để lạc quan nhất liên quan đến ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là việc các nhà lãnh đạo nước này đã tuyên bố rằng họ sẽ giành nhiều tiền hơn để trả lương cho binh lính cũng như các sĩ quan trong quân đội. Đây là một tin rất đáng mừng cho Mỹ và các nước đồng minh châu Á, khi mà chi phí cho binh lính thấp là một trong những lợi thế rất đáng kể của Trung Quốc, so với hầu hết quân đội các nước khác. Theo thống kê của IISS, trong năm 2013, chi phí cho binh lính của PLA chỉ chiếm 30% tổng ngân sách, trong khi con số này của Pakistan, Nhật Bản và Ấn Độ đều xấp xỉ ở mức 45%.
Chi phí dành cho binh lính của quân đội Mỹ, theo Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Chuck Hagel, là ở mức 50% tổng ngân sách quốc phòng. Theo ủy ban Ngân sách Nội địa Mỹ, kể từ năm 2001, chi phí cho các nhân viên phục vụ trong quân đội đã tăng 41%, trong đó chưa bao gồm hỗ trợ chiến tranh cũng như trượt giá. .Nếu tiếp tục giữ nguyên tỉ lệ này, và ngân sách quốc phòng chỉ tăng ở mức bù đắp cho lạm phát, chi phí cho binh lính sẽ chiếm toàn bộ ngân sách quốc phòng của Mỹ vào năm 2039.
Trong bối cảnh hiện nay, Washington rất muốn PLA tăng tỉ lệ chi tiêu cho binh lính trong ngân sách quốc phòng của mình. Một tin đáng mừng là có nhiều dấu hiệu cho thấy tỉ lệ này ở Trung Quốc liên tục gia tăng, trong bối cảnh nước này đang chuyển đổi sang mô hình kinh tế dựa vào tiêu dùng, và mức sống chung của xã hội Trung Quốc cũng như chi phí sinh hoạt ở nước này tăng cao.
***
Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết năm 2014 ngân sách quân sự của nước này sẽ tăng 12,2%, tương đương khoảng 95,9 tỷ euro. Con số này có phù hợp với thực tế không? Phương tiện tài chính liệu có bị đánh giá thấp không? Theo ông Xavier Roux, Chuẩn Đô đốc Hải quân Pháp, đất nước có 2 triệu binh sỹ này hơn bao giờ hết đang nuôi tham vọng bù đắp sự tụt hậu về công nghệ.
Phân tích trên tạp chí “Đại Tây Dương” về khả năng gây rối của Trung Quốc khi ngân sách quốc phòng của nước này tăng đều đặn hàng năm, Chuẩn Đô đốc Xavier Roux khẳng định mọi thứ còn phụ thụộc vào bản chất của các phương tiện đó, với một số yếu tố khách quan như người ta đã biết, về phương diện chính thức, số lượng trung đoàn được biết, tổng số máy bay trên sân đậu là những yếu tố gần sát với thực tế. Tuy nhiên, Chuẩn Đô đốc Xavier Roux cho rằng ít có khả năng Trung Quốc có thể còn che giấu một số nguồn lực khác. Trung Quốc không có sân bay ngầm dưới đất vì xét cho cùng họ không có lý do gì để che giấu cả.
Những con số được Trung Quốc công bố nằm trong khuôn khổ chính sách công khai. Điều đó là có ý nghĩa và có tính quyết định về chính sách và thể hiện chính sách đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là phương tiện chiến tranh sẽ tăng 12% trong một năm vì vẫn luôn có thời hạn, dù đó là tín dụng, vật chất, đào tạo nhân lực về xe tăng, máy bay, tình báo… Hơn nữa cũng cần có thời gian. Để có thể thấy được tác dụng, tỷ lệ tăng cần phải được ổn định trong nhiều năm. Tỷ lệ đó chỉ là một tuyên bố chính trị chứ không có nghĩa là trang thiết bị của Trung Quốc sẽ tăng lên. Điều đó chỉ có thể kiểm chứng được nếu việc tăng ngân sách kéo dài.
Tình trạng, tụt hậu về công nghệ của quân đội Trung Quốc được nhiều nhà quan sát nói đến, liệu có phải là khiếm khuyết thực sự khiến quân đội nước này không thể triển khai được ở xa biên giới không? Quân đội Trung Quốc sắp tới liệu có thể đạt trình độ ngang bằng với một số cường quốc khác, dù đó chỉ là Nga không? Giải đáp các câu hỏi trên, Chuẩn Đô đốc Xavier Roux thừa nhận năng lực triển khai quân của Nga là đáng kể, còn quân đội Trung Quốc phải tính tới việc có tới 2 triệu quân, với vấn đề mặt bằng nảy sinh từ đó. Liên quan đến tài chính, nếu muốn tăng số trang thiết bị cho một binh sỹ Trung Quốc khoảng 5% thì phải tăng trang thiết bị ở cùng mức độ đó cho 2 triệu binh sỹ…
về trình độ công nghệ với đúng nghĩa của nó, và mặc dù quân đội Trung Quốc vẫn chưa có được trình độ như của Nga, Chuẩn Đô đốc Xavier Roux cảnh báo dẫu sao cũng phải dè chừng. Hiện nay, Trung Quốc có đủ năng lực để chế tạo được tàu chiến và máy bay có thể khiến quân đội Pháp không thể xem thường. Chưa nói đến tàu sân bay, Trung Quốc còn có vũ khí, năng lực, kiến thức… Có thể sẽ là thiếu thận trọng nếu không tính tới những yếu tố đó. Riêng về tàu sân bay, dĩ nhiên cơ chế dẫn đến việc sử dụng một con tàu như vậy là rất phức tạp, dù đó là vấn đề lái tàu, thiết bị phóng máy bay, máy bay, vận hành, vấn đề an toàn, học hỏi của phi công… Trên các tàu sân bay của Pháp và Mỹ, sự cần thiết phải luyện tập cho thấy điều đó.
Tuy nhiên, khi đã có quyết tâm chính trị thì mọi thứ đều có thể học hỏi được: trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ đã đóng hàng chục tàu sân bay dưới sự chỉ đạo của những người 5 năm trước đó còn là luật sư, công chứng viên hay lính cứu hỏa. cần có thời gian mới đào tạo được một quân đội có trình độ, song Trung Quốc không phải là không làm được. Trung Quốc chắc chắn không thể lấp đầy khoảng tụt hậu đó trong 2 năm, nhưng hoàn toàn có thể làm được trong 5 năm.
Quân đội Trung Quốc là một quân đội của đảng, đi theo Đảng Cộng sản và đặc biệt không phải là chuyên nghiệp. Được hỏi những yếu tố đó có tạo thành điểm yếu cơ bản của quân đội Trung Quốc không, Chuẩn Đô đốc Xavier Roux giải thích rằng ở Pháp trước đây cũng có những trung đoàn lính nghĩa vụ, nhưng người ta không đưa họ lên tuyến đầu, mà đưa lính lê dương lên đó. Các quân đội được chuyên nghiệp hóa có cơ cấu luôn gọn nhẹ và nhằm mục tiêu khác. Quân đội Trung Quốc là quân đội chiếm đóng với nghĩa đầu tiên của thuật ngữ. Đó là sự hiện diện và chốt chặn trên toàn lãnh thổ. Năng lực triển khai quân của Trung Quốc sẽ không bao giờ liên quan đến toàn bộ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Có thể sẽ là không lôgích nếu trang bị vũ khí cực kỳ hiện đại cho cả 2 triệu binh sỹ, trong đó có một số hoàn toàn không cần đến. vấn đề của quân đội Trung Quốc không phải là can thiệp vào các hòn đảo ở các biển Hoa Đông, Hoa Nam (Biển Đông). Trái lại, họ có khả năng đào tạo lực lượng đặc biệt, theo nghĩa như lính thủy đánh bộ của Mỹ, cho các chiến dịch can thiệp hạn chế.
Các quân đội giỏi nhất dĩ nhiên là các quân đội đã từng tham gia chiến đấu. Trên quan điểm đó, Trung Quốc thực sự còn thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà coi thường đội quân đó – cũng không nên tâng bốc quá – vì Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đào tạo một đội quân lực lượng đặc biệt như của phương Tây trông cậy vào lợi thế về đào tạo quân và trang bị vũ khí hơn là số lượng.
Trả lời câu hỏi lúc này kịch bản xâm lược Đài Loan có khả dĩ không, Chuẩn Đô đốc Xarier Roux cho rằng khi nói đến phương tiện, điều đó phụ thuộc vào ngưỡng mà người ta muốn đạt được, số quân quả thực là không tăng, nhưng Trung Quốc có thể có phương tiện để tiến hành những hành động tinh tế, nguy hiểm. Dĩ nhiên điều đó còn phụ thuộc vào mức độ và tốc độ của biện pháp trả đũa mà đối phương tung ra, nhưng Chuẩn Đô đốc Xavier Roux không nghĩ có thể nói rằng Trung Quốc không có khả năng xâm lược Đài Loan. Trái lại, Trung Quốc có khả năng tung ra những điều kiện bó buộc hay hành động tương đối gây mất ổn định.
Vấn đề là đã từ lâu quân đội Trung Quốc không được thử lửa. Thực sự không biết đến các chiến dịch thực liệu có thể khiến Trung Quốc mắc sai lầm có thể thổi bùng ngọn lửa trong toàn khu vực không? Theo Chuẩn Đô đốc Xavier Roux, Trung Quốc có ý thức tương đối rõ ràng về nguy cơ. Họ biết điểm yếu của mình và không có ý định đùa với lửa. Chắc chắn họ không muốn hành động khi không nhìn thấy gì trong những chiến dịch mà họ chắc thua hơn là thắng. Mặt khác, ông nghĩ người Trung Quốc là những người có suy nghĩ chín chắn và có khả năng kiên nhẫn hơn là quá liều lĩnh./.

2108. UKRAINE: TOAN TÍNH CỦA PUTIN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 13/03/2014
(Đài BBC 6/3)
Nga có Chính phủ và Quốc hội, có các ban bệ và Hội đồng An ninh quốc gia. Nhưng tất cả các quyết định chính của Nga đều do một người đưa ra, Vladimir Putin. Ông ngồi trên trục quyền lực do ông tạo ra. Hiện nay, ông là người quyết định Nga sẽ hành động như thế nào. Đó là lý do tại sao việc phân tích về nước Nga, tìm hiểu xem Nga suy nghĩ và có kế hoạch gì có thể là chuyện khó khăn. Chúng ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông Putin. Vậy ông Vladimir Putin đang nghĩ gì về Ukraine? Điều gì ảnh hưởng tới các bước đi ngoại giao của ông? Đâu là mục tiêu của ông.

Bị phương Tây lừa
Điều làm Vladimir Putin nổi điên là cảm giác ông đang bị lừa dối. Chúng ta đã thấy điều đó với Libya vào năm 2011. Khi đó, người ta thuyết phục được Nga không phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an về vùng cấm bay để bảo vệ thường dân. Nhưng hành động quân sự của NATO đã dẫn tới thay đổi chế độ và cái chết của Đại tá Muammar Gaddafi, đi xa hơn nhiều so với dự tính của Nga. Điều đó giải thích tại sao Nga nhanh chóng phủ quyết các nghị quyết về Syria. Trong vấn đề liên quan tới Ukraine cũng vậy, Tổng thống Putin cảm thấy phương Tây đã lừa ông. Tháng 2/2014, ông cử đặc phái viên tới Kiev để tham gia đàm phán về thỏa thuận giữa Tổng thống Viktor Yanukovych và phe đối lập. Thỏa thuận đó do Đức, Pháp và Ba Lan làm trung gian, đề cập tới bầu cử sớm, cải cách hiến pháp và thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc. Đại diện của Kremlin không ký vào thỏa thuận nhưng Nga có vẻ đã chấp nhận nó như giải pháp tốt nhất trong tình huống xấu. Nhưng đó là những lời lẽ trên giấy. Chưa đầy 24 giờ sau, ông Yanukovych đã bị quốc hội truất quyền và bổ nhiệm tân tổng thống lâm thời từ phe đối lập. Tốc độ của các diễn biến đã khiến Nga hoàn toàn ngạc nhiên.
Các âm mưu của phương Tây chống lại Nga?
Theo Putin, ông đang sống trong thế giới mà các nước phương Tây ngày đêm lập mưu để gây bất ổn cho Nga và cá nhân ông. Ông vẫn nhớ Cách mạng Hoa Hồng ở Gruzia năm 2003, Cách mạng Cam ở Kiev vào năm 2004. Nga nghi ngờ phương Tây đạo diễn cả hai vụ trên. Gần đây, Điện Kremlin tố cáo phương Tây tài trợ và tiếp nhiệt cho các cuộc biểu tình trên đường phố phản đối Moskva. Nhiều tháng qua, Nga đã tố cáo Mỹ và EU can thiệp vào Ukraine để chiếm ưu thế địa chính trị. Ngày 4/3, Tổng thống Putin nói: “Việc ông Viktor Yanukovych từ chối ký thỏa thuận liên kết với EU cuối năm 2013 đơn giản đã được dùng làm cớ để ủng hộ các lực lượng đối lập trong cuộc tranh giành quyền lực… Đây không phải là lần đầu tiên các đối tác phương Tây của chúng tôi làm điều này ở Ukraine”.
Sau đó là vấn đề NATO. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Kommersant, ông Vladimir Putin nhắc lại chuyện liên minh trên từng hứa với Liên Xô sẽ không mở rộng quá ranh giới hiện nay. Ông Putin kết luận:
“Họ lừa chúng ta theo cách thô thiển nhất”. Liệu việc xuất hiện chính phủ thân phương Tây ở Kiev có nghĩa là Ukraine sẽ gia nhập NATO trong tương lai? Nga sẽ xem đó là mối đe dọa trực tiếp cho an ninh quốc gia của họ.
Liệu có thể làm gì…
Tại phương Tây, sự can thiệp của Nga vào Crimea đã bị đả kích là “sự xâm lược tàn bạo”. Theo cách nghĩ của ông Putin, đó là sự đạo đức giả. Ông luôn tận dụng mọi cơ hội để nhắc thế giới về sự can thiệp của Mỹ ở Iraq, Libya và Afghanistan. Trong bài diễn văn tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007, ông Putin đả kích điều ông xem là “thế giới đơn cực”, một thế giới trong đó Mỹ là ông chủ duy nhất, ông kiên quyết bảo vệ điều Nga xem là lợi ích chính đáng của Nga trên thế giới, dù ở Syria hay gần hơn, ở Ukraine. Với nhiều nước châu Âu dựa vào nguồn nhập khẩu nhiên liệu từ Nga và có lợi từ buôn bán với họ, Điện Kremlin tính toán rằng các đối thủ ở phương Tây sẽ không làm sứt mẻ đáng kể quan hệ với Nga. Tổng thống Putin nói rằng ông không muốn có chiến tranh với nhân dân Ukraine. Ông nói sự can thiệp của Nga là hành động “nhân đạo” để bảo vệ người dân ở đó khỏi “tình trạng hỗn loạn”. Nhưng lợi ích quốc gia của Nga là tối thượng với ông, để đảm bảo rằng chính phủ mới ở Kiev không thể đẩy Hạm đội Biển Đen khỏi Crimea và các nhà lãnh đạo mới của Ukraine phải cân nhắc kỹ trước khi bỏ Nga đi theo phương Tây.
***
Sự can thiệp của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine và sự mất kiểm soát đối với khu vực Crimea đã gây hoang mang cho chính quyền lâm thời tại Kiev, trong khi phương Tây bằng mọi cách tìm kiếm một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Chưa biết cuộc đấu địa chính trị giữa Nga và phương Tây có kết cục ra sao, nhưng dường như đòn quân sự mà Moskva định giáng cho Ukraine có hàm chứa ý đồ tạo sức ép chuẩn bị cho các cuộc thương lượng với Kiev và phương Tây.
Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine có thể kéo dài, báo Le Monde ngày 6/3 đã tổ chức diễn đàn thảo luận các vấn đề xung quanh cuộc xung đột này và quan điểm được mất của các bên liên quan, nội dung như sau:
+ Mục tiêu thực sự của Putin là gì? Thôn tính Crimea, miền Đông Ukraine hay gây sức ép và mặc cả với EU?
- Ở giai đoạn hiện nay, hành động của Moskva là nhằm tạo ra một vật thế chấp có lợi cho Nga. Thực tế, Nga đã thất bại trong ván bài chính trị với phương Tây khi Yanukovych bị lật đổ và các phần tử bài Nga giành được chính quyền tại Kiev. Moskva muốn tạo một tương quan lực lượng mới trên phương diện quân sự, mà mục đích chắc chắn là tạo điểm tựa cho các cuộc thương lượng với phương Tây. Rõ ràng là Nga có điều kiện để thực hiện mục tiêu này, bởi số người mang sắc tộc Nga chiếm hơn hai phần ba dân số Crimea, trong khi người Tarta nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chiếm khoảng 15%, phần còn lại là các thiểu số Ukraine, Do Thái, Hy Lạp…
Đối với các địa phương phía Nam và phía Đông Ukraine, xu hướng ly khai thực ra không phải là đa số. Người dân các khu vực nằm trên trục Odessa-Kharkov vẫn tự nhận thức là người Ukraine cho dù đa số sử dụng tiếng Nga. Họ thực sự không theo chủ nghĩa ly khai ở Crimea, nhưng có điều đa số không thừa nhận các lực lượng chính trị đã giành chính quyền tại Kiev vừa qua. Đáng nói là các vùng này chiếm một nửa diện tích Ukraine và là nơi tập trung phần lớn tiềm năng kinh tế của Ukraine.
+ Việc mất Crimea có quá quan trọng với Ukraine hay không?
- Đối với mọi quốc gia độc lập, việc mất đi một phần lãnh thổ không bao giờ là điều bình thường, cho dù phần đất này có diện tích như thế nào. Nhận định này còn đúng hơn với trường hợp của Ukraine, bởi đây là một quốc gia mong manh với các đường biên giới mới được vạch định. Cần nhớ rằng Ukraine mới chỉ giành độc lập năm 1991. Đối với cả Ukraine lẫn Nga, Crimea luôn là một chốt chặn chiến lược có khả năng kiểm soát chặt chẽ đường vào Biển Đen. Với riêng Ukraine, việc mất Crimea sẽ là một tổn thất cực kỳ đáng ngại về chính trị hơn là khía cạnh kinh tế.
+ Vậy Crimea có đủ phương tiện để tồn tại trên lãnh thổ Ukraine không khi chỉ có sự viện trợ của Nga?
- Đây thực sự là một vấn đề. Cần nhớ rằng Crimea là một bán đảo có đường tiếp cận cực hẹp và dễ kiểm soát, hơn nữa lại lệ thuộc vào các nguồn cung ứng điện và nước từ phần còn lại của Ukraine. Một trong những vấn đề quan trọng được thảo luận giữa các quan chức Nga và Crimea chính là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp từ lãnh thổ Nga. Ngoài ra, cần phải có sự liên tục về lãnh thổ. Để khắc phục, Moskva đã lên kế hoạch thực hiện một dự án cũ, đó là xây dựng một cây cầu nối liền Crimea với Nga. Tất nhiên, cần có thời gian để hoàn thành dự án này, nhưng điều quan trọng là tín hiệu đã được phát đi.
+ Để biện minh cho một chiến dịch can thiệp tiềm tàng, Moskva đã nhiều lần nhấn mạnh các nguy cơ đe dọa sự an toàn của các cộng đồng Nga tại Ukraine. Điều này có thực sự đúng?
- Cần phải rõ ràng về lập luận này. Tại Crimea, chưa hề có những va chạm nhằm vào các công dân Nga hoặc những người dân sử dụng tiếng Nga để có thể biện minh cho một hành động can thiệp quân sự. Ngược lại, rõ ràng sự xuất hiện của một số phần tử cực đoan (như đảng Svoboda) trong chính quyền lâm thời Kiev là một ranh giới đỏ đối với Moskva.
+ Vậy đó chỉ là một đòn sức mạnh của Putin mà mục đích duy nhất là mở rộng lãnh thổ và bảo vệ căn cứ quân sự Nga ở Sevastopol?
- Đúng là một đòn sức mạnh quân sự. Đó chưa phải là chiến tranh bởi chưa có tiếng súng nổ từ hai phía. Nhưng đúng hơn, đó là tín hiệu gửi đến các nước phương Tây, một tín hiệu từ chối sự thay đổi chế độ bằng bạo lực ở Kiev và cũng không chấp nhận một Ukraine mới ngả theo EU và NATO. Điều mà Putin muốn là một cuộc thương lượng lớn với phương Tây về Ukraine. Lịch sử bảo rằng kiểu ngoại giao này, với việc lấy một vùng lãnh thổ làm vật cược, phù hợp với đặc tính của thế kỷ 19 hơn là thế kỷ 21.
+ Các đe dọa trừng phạt, nhất là việc trục xuất Nga khỏi G8, liệu có khiến Moskva lùi bước? Và tiếp đó, các nước phương Tây sẽ nói với Moskva như thế nào?
- Đối với G8, thật sự không khó hiểu khi hội nghị thượng đỉnh dự kiến tổ chức tại Sochi vào tháng 6 không diễn ra. Nhưng một số thành viên, đặc biệt là Đức, không muốn loại Nga ra khỏi nhóm cường quốc kinh tế này. Có thể nghi ngờ các đe dọa trục xuất Nga khỏi G8 sẽ khiến Tổng thống Putin động lòng. Cũng phải xem lại các đe dọa trừng phạt kinh tế mà Liên minh châu Âu liên tiếp nhắc tới những ngày qua. Cấm vận kinh tế chắc chắn là con dao hai lưỡi, bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp châu Âu đang đầu tư tại Nga. Chẳng hạn, Nga là thị trường xuất khẩu ngoài EU lớn thứ ba của Pháp.
+ Liệu châu Âu có thể bỏ qua nguồn cung cấp khí đốt từ Nga? Nếu có thì đến bao giờ?
- Chắc chắn là không thể, ngay cả khi Nga không thể bỏ qua các thu nhập có được từ việc xuất khẩu loại năng lượng này sang EU. Không thể nói phụ thuộc một vế mà phải nói tới sự phụ thuộc lẫn nhau về chủ đề này.
+ Trong nội bộ EU đang có sự chia rẽ giữa các thành viên ủng hộ một biện pháp đáp trả cứng rắn đối với Nga và các thành viên khác muốn tìm cách hòa dịu quan hệ với Nga?
- Từ khi EU mở rộng biên giới sang các nước Trung và Đông Âu năm 2004, quả thực dư luận đã được chứng kiến những bất đồng đôi khi rất gay gắt giữa “châu Âu mới” và “châu Âu cũ” trong việc hoạch định chính sách đối với Nga. Và kể từ khi Vacsava và Moskva bình thường hóa quan hệ năm 2010, các bất hòa này có xu hướng giảm đi nhiều. Nhưng nguy cơ hiện nay là sự xuất hiện trở lại vết rạn nứt giữa các thành viên ủng hộ một đường lối cứng rắn đối với Nga, đặc biệt là các nước từng có kình địch với Nga trong vấn đề Ukraine, và một số nước ủng hộ cách tiếp cận hiện thực hơn. Nhìn chung, những tiếng nói hợp lý, nhất là của Đức, có vẻ dễ được chấp nhận hơn trong hoàn cảnh hiện nay.
+ Có thể hiểu lý do Nga muốn giữ Crimea, nhưng tại sao Moskva lại muốn can thiệp về quân sự? Một cuộc thương lượng hữu hảo với Kiev có thể cho phép giữ được mục tiêu này mà không gây ra các tổn thất về chính trị và kinh tế như Nga sẽ phải hứng chịu. Đây là sai lầm hay một điểm yếu thực sự của Tổng thống Putin?
- Ai cũng biết rằng Moskva không coi chính quyền lâm thời tại Kiev là hợp pháp, vì vậy không thể có chuyện thương lượng với Ukraine trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, Moskva cũng biết chắc rằng mục tiêu chiến lược của chính quyền này là đoạn tuyệt quan hệ với Nga, vì vậy sẽ chấm dứt Hiệp định Kharkov ký năm 2010 về sự đồn trú của Hạm đội Biển Đen. Các thỏa thuận này cho phép Nga kéo dài sự đồn trú của Hạm đội Biển Đen ở căn cứ Sevastopol và nhờ đó ở Crimea đến năm 2042.
+ Công luận Nga có quan điểm như thế nào về khủng hoảng Ukraine?
- Hiện chưa có cuộc thăm dò ý kiến nào, vì vậy không thể phỏng đoán dựa vào cảm tính hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa. Đại đa số người Nga coi Crimea luôn là một phần của nước Nga và việc sáp nhập vùng đất này vào Ukraine trước đây là một sai lầm. Nhưng không vì vậy mà nói rằng phần lớn người Nga ủng hộ một cuộc chiến tranh thực sự với Ukraine, nơi mà phần lớn vẫn nhìn nhận là một bộ phận của “cơ thể Nga”.
+ Putin sẽ phải đối mặt với những nguy cơ chính trị nội bộ nào khi theo đuổi chính sách hung hăng, đặc biệt trước phe đối lập ủng hộ dân chủ và giới tinh hoa kinh tế vốn có nhiều lợi ích bị mất nếu Nga bị cô lập?
- Không có bất cứ nguy cơ chính trị nội bộ nào ở giai đoạn hiện nay. Ngược lại, nguy cơ to lớn về kinh tế mới là điều đáng nhắc đến đối với Nga. Nên biết rằng bất chấp các sóng gió, Ukraine vẫn là đối tác thương mại đứng thứ 5 của Nga; các ngân hàng và doanh nghiệp Nga đã đặt 35 tỷ USD ở Ukraine và vì vậy, Nga sẽ mất nhiều hơn các nước EU và Mỹ nếu như kinh tế Ukraine sụp đổ. Điều này sẽ hé mở các chủ đề thương lượng với Nga. Nói cách khác, đòn sức mạnh của Nga tại Crimea không phải là một sự chấm dứt mà nằm trong ý đồ về một cuộc mặc cả lớn của Putin về vấn đề Ukraine.
Khủng hoảng Ukraine, kéo dài từ giữa tháng 11/2013, còn lâu mới kết thúc và vì vậy sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Chúng ta đã được thấy hàng , loạt cuộc biểu tình tại các khu vực ở miền Đông Ukraine và các chính quyền địa phương bị cướp phá bởi những người biểu tình thân Nga, giống như những gì đã diễn ra tại miền Đông và miền Bắc nhằm vào chính quyền của Yanukovych hồi tháng Giêng.
Nguy cơ chính đối với Nga cũng như các nước phương Tây là phải chứng kiến Ukraine sụp đổ về kinh tế và trở nên không kiểm soát nổi về mặt chính trị. Không có nước nào có lợi ích từ một kịch bản như vậy, và các cuộc đàm phán tất yếu diễn ra chắc chắn phải nhằm vào các chủ đề này.
+ Một người quyền lực như Putin, như cách đánh giá của người Nga, có thể chấp nhận mất Ukraine mà không có gì đổi lại không?
- Putin hay bất cứ nhà lãnh đạo nào khác của nước Nga cũng đều không thể hình dung ra việc mất Ukraine. Điều này nếu xảy ra sẽ có ý nghĩa như thế nào? Nga sẽ mất vai trò chiến lược vượt trội, nói cách khác Ukraine sẽ thêm sức nặng cho phạm vi ảnh hưởng của NATO và EU. Trên thực tế, Ukraine là nơi tập trung của các lợi ích chính trị-quân sự, kinh tế và đặc biệt là các bản sắc mạnh mẽ đối với Nga. Việc EU đánh giá thấp thực tế này cũng là một trong những nhân tố giải thích cho khủng hoảng Ukraine kể từ tháng 11. Không có bất kỳ niềm tin nào từ Putin đối với các nước phương Tây, nhất là việc không tôn trọng các thỏa thuận giải quyết khủng hoảng được ký kết tại Kiev.
Putin muốn đòi hỏi điều gì? ông có thể yêu cầu các nước châu Ãu, đặc biệt là Đức, gây sức ép để chính phủ lâm thời tại Kiev gạt các phần tử cực đoan nhất ra khỏi nội bộ của mình. Nhưng chính các vấn đề kinh tế, tài chính có thể sẽ giúp nối lại đối thoại khi mà cả EU lẫn Nga đều không có lợi ích gi khi phải chứng kiến một hố đen cạnh đường biên giới của mình.
+ Vladimir Putin liệu có tạo cơ hội thuận lợi để phương Tây làm giảm ảnh hưởng của Nga?
- Đó là một nguy cơ. Ở đây có một nguy cơ chính trị rõ ràng về hình ảnh và danh tiếng. Trên thực tế có nhiều người ở phương Tây chờ đợi một điều như vậy. Nhưng cho đến nay, Putin vẫn khá làm chủ tình hình bởi tại Crimea vẫn chưa để xảy ra tiếng súng nổ. Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng các cuộc khủng hoảng đều trôi qua cùng với thời gian. Chẳng hạn, chúng ta có thể gợi lại sự quên lãng tương đối về hành động can thiệp quân sự của Nga tại Gruzia năm 2008 hoặc trước đó là các cuộc xâm lược của phương Tây tại Kosovo và Iraq năm 2003.
***
(Đài RFI 11/3)
Kịch bản chia cắt đất nước Ukraine đang ngày càng trở nên rõ nét với sự hỗ trợ của một bộ phận người. Ukraine thân Nga, những người đang muốn quay lại núp bóng Moskva. Kịch bản trên đang được cụ thể hoá ở Crimea và sẽ được sáng rõ hơn sau cuộc trưng cầu dân ý tại nước Cộng hoà tự trị Crimea vào ngày 16/3. Ý đồ ly khai của Crimea đã được Moskva cũng như cá nhân Tổng thống Vladimir Putin đón nhận hồ hởi trước sự bất lực của Kiev cũng như phương Tây.
RFI phỏng vấn ông Pierre Lorrain, nhà báo, nhà văn Pháp và là một chuyên gia về Nga:
+ Điều gì đang diễn ra trong đầu ông Vladimir Putin? Hành động và lập trường của Tổng thống Nga về Ukraine trong những ngày qua có phản ánh những gì ông ta đang toan tính?
- Quả thực là rất khó có thể đặt mình vào vị trí của Vladimir Putin, do ông ta rất có nghệ thuật trong việc gây bất ngờ cho những người đối mặt ông. Đơn giản là bởi vì người ta có cảm giác như ông ta là người suy tính xa hơn một chút so với điểm chung của các nhà chính trị trên thế giới hiện nay. Những gì đang diễn ra tại Ukraine, đặc biệt là tại Crimea, đã được ông ta suy tính chín muồi từ lâu nay rồi.
Thực tế là ông Putin đã lên gân rất mạnh. Việc Nga đe doạ can thiệp quân sự vào Ukraine, kiểm soát toàn bộ vùng Crimea với sự ủng hộ và hợp tác của chính quyền địa phương, đã đặt phương Tây trước một sự bất trắc khó xử. Người ta không biết hành động thế nào trước sự việc đó bởi vì ngày nay người ta không thể tự nhiên phản ứng.
Nói tóm lại, điều mà ông Putin muốn thì đã rõ ràng từ lâu, đó là vùng Crimea ít nhất phải độc lập với Kiev. Nếu còn ở lại trong lòng Ukraine thì Crimea, theo quy định năm 1992, vẫn được hưởng quyền tự trị rộng rãi. Đây là điều tối thiểu. Tiếp đó là khả năng Crimea trở thành một nước Cộng hoà độc lập như kiểu Kosovo. Tình hình hiện nay gần giống như vậy. Đó là dân gốc Nga rất đông và việc vùng đất này nằm trong một nước là điều ông ta không muốn lắm. Khả năng thứ ba là sáp nhập, tức là Crimea đề nghị được sáp nhập vào nước Nga và Nga đã chấp nhận.
+ Có phải Vladimir Putin đang theo đuổi đường lối “nước Nga hùng cường” ?
- Không phải trong lôgích của một nước Nga hùng cường, nhưng là của một nước Nga biết bảo vệ lợi ích của mình và có khả năng làm được việc đó. Trong khi phương Tây bảo vệ các lợi ích của họ theo cách tương tự ở các khu vực như người ta vẫn gọi là sân sau của họ, mặc cho sự phản đối của Moskva. Phương Tây cũng gần như đạt được những gì họ muốn. Người ta đã thấy điều đó ở Libya, ở Iraq. Cách đây hơn 20 năm, người ta cũng đã thấy điều đó ở Panama. Khi ấy, Mỹ, bằng sức mạnh quân sự đã bảo vệ quyền được đi qua con kênh Panama trước sự chống đối của nhà độc tài Noriega. Nhưng những gì phương Tây được phép làm thì dường như lại là điều cấm đối với Nga. Và thế là Vladimir Putin nói thẳng ra rằng: “Không, chúng ta cũng có quyền bảo vệ các lợi ích của chúng ta”.
+ Điều gì đã khiến chiến lược của Putin thoát ra khỏi ngoài tầm các nước phương Tây?
- Đơn giản là bởi vì đối mặt với Putin, chúng ta, các nước phương Tây, không đưa ra được cách thức của một chính sách nhất quán. Thật phi lý, chẳng hạn như việc bắt đầu đàm phán một kế hoạch thoát ra khỏi khủng hoảng ở Kiev. Chính các bộ trưởng của châu Âu, nhất là Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, đã bảo lãnh kế hoạch thoát ra khỏi khủng hoảng hôm 21/2 vừa rồi. Kế hoạch này đã bị phe đối lập, dù đã kí hôm 22/2, bỏ rơi. Thế rồi cũng chính chúng ta lại nói: “Không có gì nghiêm trọng cả, cho qua”. Không, không thể cho qua được trong những điều kiện như thế bởi vì như vậy ta sẽ tự động dấn vào một cuộc khủng hoảng quốc tế.
+ Dường như Vladimir Putin đang tiến hành một chính sách tồi tệ nhưng điều đó cũng không làm ông ta sợ?
- Không phải là một chính sách tồi tệ. Ông đưa ra những phương tiện để hoàn thành điều mà ông ta coi là kế hoạch hay sứ mệnh của mình. Nhưng đó là phương tiện, tức là ông ta lên gân thách đố mạnh đến mức mà chúng ta không thể theo. Chúng ta không có khả năng để theo, bởi vì chúng ta không sẵn sàng để triển khai hàng chục sư đoàn dọc biên giới Ukraine nhằm ngăn chặn những đe dọa có thể. Hơn nữa, khi nhìn các phản ứng của các chính khách châu Âu, người ta thấy họ đều chia sẻ với nhau phân tích rằng ta có thể dựa vào sự kiện tại Kiev vì đơn giản là chính phủ lâm thời ở Kiev có thể thoả mãn nguyện vọng của một số phong trào hay đảng phái, hay thậm chí cả phương Tây, thế nhưng chính phủ đó lại không thoả mãn được nguyện vọng của một số khác. Chúng ta đang ở trong một tình hình rất phức tạp và Putin là người diễn giải tình hình đó một cách rất đơn giản và tận dụng được nhiều nhất ở tình hình đó.
+ Vladimir Putin như vậy là đã vượt lên trước các nước phương Tây trong vụ việc này. Liệu các biện pháp trừng phạt được các nước phương Tây thông báo có thể chặn được bước tiến của Putin trong hồ sơ này?
- Rất khó. Chẳng hạn như Canada đã trục xuất các quân nhân Nga đang theo học trong các trường quân sự Canada. Ngay lập tức Nga tuyên bố hợp đồng sản xuất chung với hãng chế tạo máy bay ném bom Canada sẽ có thể bị xem xét lại. Tất cả mọi người trong thế giới hiện nay đều dựa vào nhau. Người ta không thể đưa ra biện pháp trừng phạt mà lại không phải chịu hậu quả. Đặc biệt là ở châu Âu, chúng ta lệ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga, cho dù vẫn có một số người không thực sự tính đến thực tế này. Với Đức, Nga là một khách hàng chủ chốt cũng như với Pháp trong một số lĩnh vực.
***
Tạp chí “Foreign Affairs” cho rằng sự can thiệp bằng quân sự của Nga vào lãnh thổ Ukraine là thách thức lớn nhất đối với trật tự châu Âu trong nửa thập kỷ trở lại đây. Đây là cuộc xung đột giữa một cường quốc hạt nhân và một đất nước có diện tích chỉ bằng Pháp, giữa một chế độ chuyên quyền với một chính phủ cách mạng. Sự can dự của Nga vào Ukraine đã làm dấy lên câu hỏi xung quanh những đảm bảo về an ninh mà phương Tây đã cam kết với Ukraine khi nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân vào năm 1994.Không nên hiểu việc đưa quân Nga vào Ukraine như một động thái chớp thời cơ, mà đó là một nỗ lực nhằm chống lại phương Tây cả về chính trị, văn hóa lẫn quân sự. Nga sử dụng đến lực lượng quân sự bởi họ muốn thay đổi cuộc chơi, chứ không phải vì họ không có sự lựa chọn nào khác. Thật ra, Nga có rất nhiều cách để gia tăng sức ép đối với Kiev, trong đó có việc sử dụng Hạm đội Biển Đen của mình tại Sevastopol; tăng giá nhiên liệu; yêu cầu Ukraine trả các khoản nợ; kích động tâm lí chống Ukraine trong cộng đồng người Nga tại nước này. Các quan chức cấp cao của Mỹ đã nhận định rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine không thể được giải quyết nếu thiếu vắng Nga, và các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ sự không hài lòng của mình trước đạo luật mà chính phủ chuyển tiếp tại Ukraine thông qua ngay sau khi mới thành lập, qua đó bãi bỏ việc công nhận tiếng Nga. Tóm lại, việc sử dụng lực lượng quân sự là không cần thiết.
Việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm: Ukraine là một đất nước rộng lớn, và người dân nước này vẫn đang hừng hực khí thế cách mạng, và sẵn sàng đấu tranh vì tinh thần yêu nước. Sự can thiệp của Moskva sẽ làm bùng phát chủ nghĩa bài Nga tại Ukraine, thậm chí sẽ đẩy nước này xích lại gần hơn với Liên minh châu Âu (EU) và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Can thiệp quân sự vào Ukraine cũng sẽ tạo ra một thảm họa nhân đạo bên trong nước Nga. Theo các nguồn tin từ Nga, khoảng 700.000 người Ukraine đã chạy sang Nga trong vòng 2 tháng qua. Một cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể sẽ đẩy con số này tăng lên gấp 3 lần. Bên cạnh đó, quyết định của Nga cũng có thể sẽ làm cho họ càng bị cô lập hơn về chính trị và kinh tế, khiến nền kinh tế Nga bị đình trệ. Theo ước tính, thiệt hại trực tiếp mà Nga phải gánh chịu nếu tiến hành chiến tranh tại Ukraine có thể lên đến 60 tỉ USD (khoảng 3% GDP của Nga).
Có thể lấy sự tức giận để lí giải cho quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi mà ông đã phải chịu 2 thất bại tại Ukraine: lần thứ nhất là cuộc Cách mạng Cam năm 2004 dẫn đến việc liên minh thân phương Tây do bà Yulia Tymoshenko đứng đầu lên nắm quyền, và lần thứ hai là các cuộc biểu tình gần đây khiến Tổng thống Viktor Yanukovych, một chính trị gia thân Nga bị lật đổ. Nga đã đặt cược rất nhiều vào ông Yanukovych nhằm phục vụ cho các lợi ích của mình. Thí dụ, Nga đã gây sức ép để ông Yanukovych từ chối ký hiệp định liên kết với EU, và đây chính là một trong những nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc biểu tình tại Ukraine. Nga cũng đã cho Ukraine vay khoảng 15 tỉ USD, qua đó làm gia tăng sự lệ thuộc của nước này vào Moskva. Nhưng trên thực tế, chính ông Putin đã rơi vào thế bị động. Khi ông Yanukovych bị mất quyền lực một cách rất bất ngờ và nhanh chóng, ông Putin đã mất đi đối tác chiến lược của mình. Các động thái leo thang của Nga chính là một phần trong nỗ lực khắc phục các thất bại trong chính sách đối với Ukraine của họ.
Tại thời điểm này, Nga đang muốn chính quyền mới tại Kiev phải ra đi. Bằng những sức ép như can thiệp quân sự và kích động sự sợ hãi của cộng đồng nói tiếng Nga tại miền Nam và Đông Ukraine, rất có thể ông Putin sẽ đạt được mục đích của mình. Mục tiêu chiến lược của Nga hiện nay không phải là giành được Crimea như nhiều người vẫn nghĩ, mà là tạo ra một cuộc khủng hoảng tại Ukraine, đưa đất nước này trở thành một Nhà nước liên bang, với một trung tâm quyền lực lỏng lẻo, trong khi phần phía Đông đất nước sẽ thân với Nga trong khi phần phía Tây lại xích lại gần Ba Lan và EU.
Nhiều người cho rằng phương Tây, và đặc biệt là Mỹ, có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt, cấm vận nhằm ngăn chặn Nga. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng ông Putin hiện nay đã khác xa so với năm 2004, và thậm chí là năm 2008. Ông đang có tham vọng đưa nước Nga trở lại thời kì trước năm 1914, khi đó Nga có một chế độ chuyên chế nhưng vẫn được chấp nhận, và Nga có thể trở thành một phần của châu Âu nhưng vẫn bảo vệ được những giá trị văn hóa và truyền thống của mình. Nói cách khác, những gì mà ông Putin đang triển khai tại Crimea khác xa so với cuộc chiến Gruzia hồi năm 2008. Khi đó, Nga sử dụng vũ lực để tạo ra giới hạn đỏ nhằm ngăn không cho phương Tây đi quá xa. Còn tại Crimea, Moskva đã chứng tỏ họ sẵn sàng vượt qua các giới hạn đỏ của phương Tây, nhằm thách thức tính pháp lý cũng như cấu trúc của trật tự được lập ra kể từ sau Chiến tranh Lạnh tại châu Âu. Bước đi của ông Putin thật sự là một thách thức. Liệu Mỹ sẽ vẫn sẵn sàng đảm bảo an ninh cho các nền dân chủ tại châu Âu, hay họ sẽ làm ngơ và xoay trục sang châu Á? Liệu Đức có đủ sức mạnh để đương đầu với Nga, một nước vốn không mặn mà lắm với việc trở thành một thành viên của châu Âu?
Cho dù câu trả lời là thế nào đi nữa thì cũng cần nhận thấy một điều rằng rất khó để cản bước ông Putin. Ông đã gạt bỏ luật chơi của phương Tây; ông không sợ bị rơi vào tình thế cô lập về chính trị, mà thậm chí còn rất sẵn sàng chào đón nó; ông không lo ngại về việc đóng cửa biên giới. Dường như chính sách đối ngoại của ông Putin là một sự phủ nhận đối với các giá trị của phương Tây, đồng thời tạo ra một đường ranh giới rõ ràng giữa Nga và châu Âu. Với ông Putin, Crimea dường như chỉ là sự khởi đầu./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét