“Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật Đà Nẵng”, nhưng lại … hủy quyết định?
Đơn giản là đêm qua thấy trên hai báo có tái tựa “Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật Đà Nẵng“. Nhưng rồi bấm vào để đọc, thì chẳng thấy có tí nội dung nào như vậy cả, nhìn lên … ôi thôi, cái tựa đó nó đã biến thành “Tổng Bí thư làm việc với thành phố Đà Nẵng“, kể cả đường dẫn (link) cũng đã được sửa lại.
Vào Google tìm thì được 3 kết quả sau:
Nhưng bấm vào 3 cái tựa rất hot kia thì ra kết quả chẳng có gì liên quan tới chuyện “Bộ Chính trị quyết định …” cả.
Thậm chí với bài của Tiền phong, thì thấy toàn là “cắt cổ”, “treo cổ” ghê cả người. Đúng là nếu quyết định “kỷ luật Đà Nẵng” về chuyện tiêu cực đất đai theo như Thanh tra chính phủ thông báo từ nửa năm trước thì khác gì … “treo cổ”, “cắt cổ” cuộc “càng chỉnh càng đốn” vĩ đại chưa từng thấy của đảng.
Thậm chí với bài của Tiền phong, thì thấy toàn là “cắt cổ”, “treo cổ” ghê cả người. Đúng là nếu quyết định “kỷ luật Đà Nẵng” về chuyện tiêu cực đất đai theo như Thanh tra chính phủ thông báo từ nửa năm trước thì khác gì … “treo cổ”, “cắt cổ” cuộc “càng chỉnh càng đốn” vĩ đại chưa từng thấy của đảng.
Cố lần tìm nữa thì … đây rồi (những chữ tô đỏ là phần quan trọng không còn có trong “phiên bản 2″ – chính thức trên Infonet, sau khi đã được thay đổi):
Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật Đà Nẵng
Đó là thông báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể TP Đà Nẵng chiều 18/3 nhân chuyến thăm và làm việc tại miền Trung.
Thương hiệu Đà Nẵng được cả nước thừa nhận
Tại buổi làm việc chiều 18/3, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã báo cáo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng những nét lớn về tình hình và một số kết quả KT-XH, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ TP Đà Nẵng sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XX nhiệm kỳ 2010 – 2015 của Đảng bộ TP Đà Nẵng.
Sau khi nghe thêm ý kiến đóng góp của lãnh đạo các bộ, ngành TƯ và TP
Đà Nẵng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Đà Nẵng vừa qua có
bước phát triển nhanh và khá toàn diện, có dấu ấn rõ rệt, có thương hiệu
Đà Nẵng được cả nước thừa nhận, trong khu vực và trên thế giới cũng có
những đánh giá, bình phẩm tích cực về Đà Nẵng. Đặc biệt là về phát triển
đô thị, phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, chăm lo an
sinh xã hội, giải quyết các điểm bức xúc trên địa bàn có hiệu quả, kể cả
việc đối thoại trực tiếp với dân”.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 3 năm qua, đặc biệt là năm 2013, trong điều kiện rất khó khăn nhưng GDP của Đà Nẵng vẫn tăng trên dưới 10%, thu ngân sách gần 12.000 tỉ đồng; bình quân thu nhập đầu người trên 56 triệu đồng (tương đương 2.600 USD, so với bình quân của cả nước mới hơn 30 triệu đồng, khoảng 1.500 – 1.600USD) là những con số rất ấn tượng. Kết quả xóa đói giảm nghèo của TP rất tích cực. Tỉ trọng dịch vụ rất cao, 55%; công nghiệp 42% cho thấy sự chuyển dịch tốt về cơ cấu kinh tế…
“Có thể nói Đà Nẵng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu CNH-HĐH và về đích sớm so với cả nước. Điều quan trọng là trong quá trình làm, Đà Nẵng đã có thêm kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm thành công lẫn kinh nghiệm chưa thành công. Qua đó rút ra những bài học để tiến lên. Cái này rất quan trọng mà nhiều khi ít được chú ý, chỉ nói những con số đong đếm cụ thể mà chưa thấy cái trừu tượng là sự trưởng thành của đội ngũ, kinh nghiệm để phát triển…
Bộ mặt của Đà Nẵng ngày càng thay đổi, mỗi lần về là thấy khác. Triển vọng phát triển của TP rất tốt. Đà Nẵng có vị trí chiến lược, đang phát triển tương đối toàn diện và có nhiều triển vọng. Đây là điều phải khẳng định. Cái này rất rõ, dù còn có ý kiến này ý kiến khác, nhận định có thể chưa thống nhất với nhau nhưng điều ấy chắc là mẫu số chung. Tôi khẳng định như thế. Đánh giá cho công bằng!” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Không kỷ luật nhưng yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc
Sau khi đặt câu hỏi “Vì sao Đà Nẵng đạt được điều đó?”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu: “Nguyên nhân thì chắc có nhiều nhưng tôi cảm nhận nguyên nhân chủ quan vẫn là quyết định. Khó khăn khách quan là thiên tai, bão lũ, ảnh hưởng của kinh tế bên ngoài và cả nước… nhưng Đà Nẵng có quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, ý chí phấn đấu rất mãnh liệt. Nói về Đà Nẵng phải thừa nhận là rất năng động, sáng tạo, mạnh dạn, quyết tâm làm. Phong cách người Đà Nẵng có cái mạnh mẽ, quyết liệt. Và Đà Nẵng đã biết khai thác các nguồn lực, không chỉ đất đai mà còn là nguồn lực con người, tiềm năng thiên nhiên”.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ: “Đương nhiên trong quá trình đi lên, sự mạnh dạn, năng động, sáng tạo cũng có hai mặt. Thế nào cũng có cái va vấp, làm 10 việc cũng phải có một vài việc sơ suất. Giải tỏa mặt bằng, bố trí tái định cư cho 9 – 10 vạn người có thể nói là tốt thì việc có mấy chục người khiếu kiện cũng dễ hiểu. Thậm chí vừa rồi có những va vấp mà phải thanh tra, kiểm tra, thậm chí có nơi đôi khi mất cán bộ về chuyện đất đai. Cái đó cũng là dễ hiểu, rất là biện chứng”.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc…
Nhân đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông báo: Vừa rồi Bộ Chính trị đã họp hẳn một buổi để nghe Ủy ban Kiểm tra TƯ báo cáo kết quả kiểm tra tình hình về quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng với UBND TP Đà Nẵng và một số nhân sự có liên quan. Phân tích có tình, có lý, thấu đáo việc nào làm được, việc nào làm chưa được, việc nào có thiếu sót, thậm chí có gì vi phạm. Cuối cùng với một tinh thần hết sức trách nhiệm, Bộ Chính trị quyết định không xem xét kỷ luật kể cả tập thể lẫn cá nhân, nhưng yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm một cách rất nghiêm túc chứ không bằng lòng hoặc tìm cách tránh né.
“Tôi mừng là các đồng chí thấy thiếu sót và đang sửa. Thất thoát 500 tỉ đồng đã thu hồi lại được 480 tỉ. Đấy là cái rất cụ thể cho thấy anh em rất cầu thị. Cho nên phân tích là có mặt này mặt kia. Không biết quyết định này có hợp lòng dân không, các đồng chí có tán thành hay không?”.- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hỏi. Cả hội trường rộ lên tiếng vỗ tay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tiếp: “Bộ Chính trị thống nhất rất cao. Mà kiểm tra có ít đâu, 7 tháng trời. Chưa kể thanh tra kéo tới 2 năm. Bây giờ kết thúc thì tập trung. phấn chấn làm tiếp cái khác. Năng động, sáng tạo có mặt nọ, mặt kia. Ngày xưa có những cái đã được thừa nhận ngay đâu. Cái quan trọng nhất là động cơ của mình tốt, không được để rơi vào tư túi cá nhân. Không được tham nhũng chỗ này. Nếu phạm cái đó thì xử rất nặng!”.
Đà Nẵng có còn nguồn lực để phát triển?
Một câu hỏi được đặt ra tại buổi làm việc là Đà Nẵng hết tiềm năng chưa, hết động lực, hết nguồn lực để phát triển chưa? Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong, Đà Nẵng còn tiềm năng rất lớn và nguồn lực rất nhiều. Tiềm năng về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, còn nguồn lực về nhân tài, nhân lực, tài lực. Đất đai chỉ là một nguồn lực. Mác nói “lao động là cha, đất là mẹ”, phải kết hợp cả hai cái này mới ra của cải, vật chất cho xã hội. Chỉ có đất không thể đi lên được. Đất bỏ không nhưng con người tác động vào mới biến thành của cải. Do vậy, vấn đề nguồn lực cần phải được nhìn một cách rất toàn diện.
Nguồn lực ngay từ vị trí hết sức quan trọng, trời phú cho Đà Nẵng có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển, đầu mối giao thông, trung tâm bưu chính viễn thông, có nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng công nghệ trình độ cao… Truyền thống cách mạng oanh liệt, kiên cường cũng là một nguồn lực vô cùng lớn. Như vậy Đà Nẵng nguồn lực còn nhiều, tiềm năng còn lớn chưa khai thác hết. Cái quan trọng là có nhìn ra tiềm năng, có phát hiện ra nguồn lực và có quyết tâm khai thác hay không?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong nhấn mạnh: “Xây dựng cho được thương hiệu Đà Nẵng cũng là một nguồn lực. “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Phải giữ cho được cái này. Giữ được cái đó cũng là nguồn lực. Vì thế tôi đề nghị các đồng chí luôn quan tâm sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm tìm ra mặt mạnh, mặt tốt của mình để phát huy, và cố gắng hạn chế tối đa những mặt nhược điểm, hạn chế, thậm chí khuyết điểm, sai phạm.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 3 năm qua, đặc biệt là năm 2013, trong điều kiện rất khó khăn nhưng GDP của Đà Nẵng vẫn tăng trên dưới 10%, thu ngân sách gần 12.000 tỉ đồng; bình quân thu nhập đầu người trên 56 triệu đồng (tương đương 2.600 USD, so với bình quân của cả nước mới hơn 30 triệu đồng, khoảng 1.500 – 1.600USD) là những con số rất ấn tượng. Kết quả xóa đói giảm nghèo của TP rất tích cực. Tỉ trọng dịch vụ rất cao, 55%; công nghiệp 42% cho thấy sự chuyển dịch tốt về cơ cấu kinh tế…
“Có thể nói Đà Nẵng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu CNH-HĐH và về đích sớm so với cả nước. Điều quan trọng là trong quá trình làm, Đà Nẵng đã có thêm kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm thành công lẫn kinh nghiệm chưa thành công. Qua đó rút ra những bài học để tiến lên. Cái này rất quan trọng mà nhiều khi ít được chú ý, chỉ nói những con số đong đếm cụ thể mà chưa thấy cái trừu tượng là sự trưởng thành của đội ngũ, kinh nghiệm để phát triển…
Bộ mặt của Đà Nẵng ngày càng thay đổi, mỗi lần về là thấy khác. Triển vọng phát triển của TP rất tốt. Đà Nẵng có vị trí chiến lược, đang phát triển tương đối toàn diện và có nhiều triển vọng. Đây là điều phải khẳng định. Cái này rất rõ, dù còn có ý kiến này ý kiến khác, nhận định có thể chưa thống nhất với nhau nhưng điều ấy chắc là mẫu số chung. Tôi khẳng định như thế. Đánh giá cho công bằng!” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Không kỷ luật nhưng yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc
Sau khi đặt câu hỏi “Vì sao Đà Nẵng đạt được điều đó?”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu: “Nguyên nhân thì chắc có nhiều nhưng tôi cảm nhận nguyên nhân chủ quan vẫn là quyết định. Khó khăn khách quan là thiên tai, bão lũ, ảnh hưởng của kinh tế bên ngoài và cả nước… nhưng Đà Nẵng có quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, ý chí phấn đấu rất mãnh liệt. Nói về Đà Nẵng phải thừa nhận là rất năng động, sáng tạo, mạnh dạn, quyết tâm làm. Phong cách người Đà Nẵng có cái mạnh mẽ, quyết liệt. Và Đà Nẵng đã biết khai thác các nguồn lực, không chỉ đất đai mà còn là nguồn lực con người, tiềm năng thiên nhiên”.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ: “Đương nhiên trong quá trình đi lên, sự mạnh dạn, năng động, sáng tạo cũng có hai mặt. Thế nào cũng có cái va vấp, làm 10 việc cũng phải có một vài việc sơ suất. Giải tỏa mặt bằng, bố trí tái định cư cho 9 – 10 vạn người có thể nói là tốt thì việc có mấy chục người khiếu kiện cũng dễ hiểu. Thậm chí vừa rồi có những va vấp mà phải thanh tra, kiểm tra, thậm chí có nơi đôi khi mất cán bộ về chuyện đất đai. Cái đó cũng là dễ hiểu, rất là biện chứng”.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc…
Nhân đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông báo: Vừa rồi Bộ Chính trị đã họp hẳn một buổi để nghe Ủy ban Kiểm tra TƯ báo cáo kết quả kiểm tra tình hình về quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng với UBND TP Đà Nẵng và một số nhân sự có liên quan. Phân tích có tình, có lý, thấu đáo việc nào làm được, việc nào làm chưa được, việc nào có thiếu sót, thậm chí có gì vi phạm. Cuối cùng với một tinh thần hết sức trách nhiệm, Bộ Chính trị quyết định không xem xét kỷ luật kể cả tập thể lẫn cá nhân, nhưng yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm một cách rất nghiêm túc chứ không bằng lòng hoặc tìm cách tránh né.
“Tôi mừng là các đồng chí thấy thiếu sót và đang sửa. Thất thoát 500 tỉ đồng đã thu hồi lại được 480 tỉ. Đấy là cái rất cụ thể cho thấy anh em rất cầu thị. Cho nên phân tích là có mặt này mặt kia. Không biết quyết định này có hợp lòng dân không, các đồng chí có tán thành hay không?”.- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hỏi. Cả hội trường rộ lên tiếng vỗ tay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tiếp: “Bộ Chính trị thống nhất rất cao. Mà kiểm tra có ít đâu, 7 tháng trời. Chưa kể thanh tra kéo tới 2 năm. Bây giờ kết thúc thì tập trung. phấn chấn làm tiếp cái khác. Năng động, sáng tạo có mặt nọ, mặt kia. Ngày xưa có những cái đã được thừa nhận ngay đâu. Cái quan trọng nhất là động cơ của mình tốt, không được để rơi vào tư túi cá nhân. Không được tham nhũng chỗ này. Nếu phạm cái đó thì xử rất nặng!”.
Đà Nẵng có còn nguồn lực để phát triển?
Một câu hỏi được đặt ra tại buổi làm việc là Đà Nẵng hết tiềm năng chưa, hết động lực, hết nguồn lực để phát triển chưa? Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong, Đà Nẵng còn tiềm năng rất lớn và nguồn lực rất nhiều. Tiềm năng về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, còn nguồn lực về nhân tài, nhân lực, tài lực. Đất đai chỉ là một nguồn lực. Mác nói “lao động là cha, đất là mẹ”, phải kết hợp cả hai cái này mới ra của cải, vật chất cho xã hội. Chỉ có đất không thể đi lên được. Đất bỏ không nhưng con người tác động vào mới biến thành của cải. Do vậy, vấn đề nguồn lực cần phải được nhìn một cách rất toàn diện.
Nguồn lực ngay từ vị trí hết sức quan trọng, trời phú cho Đà Nẵng có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển, đầu mối giao thông, trung tâm bưu chính viễn thông, có nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng công nghệ trình độ cao… Truyền thống cách mạng oanh liệt, kiên cường cũng là một nguồn lực vô cùng lớn. Như vậy Đà Nẵng nguồn lực còn nhiều, tiềm năng còn lớn chưa khai thác hết. Cái quan trọng là có nhìn ra tiềm năng, có phát hiện ra nguồn lực và có quyết tâm khai thác hay không?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong nhấn mạnh: “Xây dựng cho được thương hiệu Đà Nẵng cũng là một nguồn lực. “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Phải giữ cho được cái này. Giữ được cái đó cũng là nguồn lực. Vì thế tôi đề nghị các đồng chí luôn quan tâm sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm tìm ra mặt mạnh, mặt tốt của mình để phát huy, và cố gắng hạn chế tối đa những mặt nhược điểm, hạn chế, thậm chí khuyết điểm, sai phạm.
Phát hiện ra rồi thì sửa, đó là thái độ nghiêm túc nhất của người
lãnh đạo, người cách mạng, người cộng sản. Không chủ quan. Đi lên được
như thế này rồi, phải giữ cho nó bền vững. “Mua danh ba vạn, bán danh ba
đồng”. Các đồng chí xây bao nhiêu năm mới được thương thương hiệu Đà
Nẵng, chỉ cần sơ sẩy một cái thôi là mất niềm tin.
Phải tiếp tục xây dựng quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, không chủ quan, thỏa mãn. Phải thấy còn nhiều việc phải làm, nhiều dự án còn đang dang dở, dân đang chờ chúng ta, đang mong chúng ta rất nhiều. Đà Nẵng phải vươn lên thực hiện cho được Nghị quyết 33 và Kết luận 75 của Bộ Chính trị, trong đó nêu rất rõ phương hướng, nhiệm vụ của Đà Nẵng từ nay đến năm 2020.
Đó là xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế – xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, TP cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng, một trong những trung tâm y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực và cả nước, có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, cơ bản trở thành TP công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”.
Năng động, sáng tạo nhưng cố gắng tránh vi phạm
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là những nhiệm vụ rất lớn, rất tổng hợp và cũng thật là khó chứ không đơn giản, nên không thể chủ quan, thỏa mãn. Nghị quyết ban hành đã khó nhưng thực hiện cho được càng khó. Vì vậy Đà Nẵng cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cụ thể, nhất là về cơ chế chính sách.
“Vướng là từ cơ chế chính sách, từ quy trình, thủ tục. Các đồng chí hay xin cơ chế đặc thù, những quy định đặc thù là vì thế. Cái nào khó thì xin làm thí điểm, cái nào vướng thì nhớ báo cáo cấp trên, đừng cứ thế làm vượt rào. Đó là bài học kinh nghiệm. Có tâm lý là cứ làm thì không sao, báo cáo lên có khi lại không cho làm. Chắc là không đến nỗi thế đâu. Nói phải thì củ cải cũng nghe. Tập trung tháo gỡ khó khăn với tinh thần hết sức năng động, sáng tạo nhưng cố gắng tránh vi phạm. Bài học vừa rồi rút ra là như thế!” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở.
Về vấn đề chính quyền đô thị, thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay: Chính phủ đã tổng kết, Đảng Đoàn Quốc hội đã tổng kết, đã báo cáo và Bộ Chính trị cũng đã nghe một buổi và đã có kết luận về vấn đề này. Sắp tới, theo quy chế làm việc, Bộ Chính trị còn phải báo cáo với TƯ vì thuộc thẩm quyền của TƯ, có liên quan tới Hiến pháp. Chính quyền địa phương sẽ tổ chức tùy theo tình hình đô thị và nông thôn, sắp tới sẽ trình, TƯ sẽ cho định hướng, sau đó ra Quốc hội phải sửa luật, lúc bấy giờ mới làm được. Đã thí điểm rồi, bây giờ làm ngay thì vi phạm nguyên tắc. Kể cả TP.HCM cũng thế. Đã có tổng kết như thế, kết luận như thế, phải chờ chương trình làm việc phải đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Cuối cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ: “Chỉ mong sắp tới Đà Nẵng tiếp tục phát huy truyền thống rất vẻ vang của địa phương, phấn đấu xây dựng Đà Nẵng ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với niềm tin, niềm yêu của nhân dân cả nước đối với Đà Nẵng”.
HẢI CHÂU
http://infonet.vn/bo-chinh-tri-quyet…ost123334.info
Phải tiếp tục xây dựng quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, không chủ quan, thỏa mãn. Phải thấy còn nhiều việc phải làm, nhiều dự án còn đang dang dở, dân đang chờ chúng ta, đang mong chúng ta rất nhiều. Đà Nẵng phải vươn lên thực hiện cho được Nghị quyết 33 và Kết luận 75 của Bộ Chính trị, trong đó nêu rất rõ phương hướng, nhiệm vụ của Đà Nẵng từ nay đến năm 2020.
Đó là xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế – xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, TP cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng, một trong những trung tâm y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực và cả nước, có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, cơ bản trở thành TP công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”.
Năng động, sáng tạo nhưng cố gắng tránh vi phạm
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là những nhiệm vụ rất lớn, rất tổng hợp và cũng thật là khó chứ không đơn giản, nên không thể chủ quan, thỏa mãn. Nghị quyết ban hành đã khó nhưng thực hiện cho được càng khó. Vì vậy Đà Nẵng cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cụ thể, nhất là về cơ chế chính sách.
“Vướng là từ cơ chế chính sách, từ quy trình, thủ tục. Các đồng chí hay xin cơ chế đặc thù, những quy định đặc thù là vì thế. Cái nào khó thì xin làm thí điểm, cái nào vướng thì nhớ báo cáo cấp trên, đừng cứ thế làm vượt rào. Đó là bài học kinh nghiệm. Có tâm lý là cứ làm thì không sao, báo cáo lên có khi lại không cho làm. Chắc là không đến nỗi thế đâu. Nói phải thì củ cải cũng nghe. Tập trung tháo gỡ khó khăn với tinh thần hết sức năng động, sáng tạo nhưng cố gắng tránh vi phạm. Bài học vừa rồi rút ra là như thế!” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở.
Về vấn đề chính quyền đô thị, thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay: Chính phủ đã tổng kết, Đảng Đoàn Quốc hội đã tổng kết, đã báo cáo và Bộ Chính trị cũng đã nghe một buổi và đã có kết luận về vấn đề này. Sắp tới, theo quy chế làm việc, Bộ Chính trị còn phải báo cáo với TƯ vì thuộc thẩm quyền của TƯ, có liên quan tới Hiến pháp. Chính quyền địa phương sẽ tổ chức tùy theo tình hình đô thị và nông thôn, sắp tới sẽ trình, TƯ sẽ cho định hướng, sau đó ra Quốc hội phải sửa luật, lúc bấy giờ mới làm được. Đã thí điểm rồi, bây giờ làm ngay thì vi phạm nguyên tắc. Kể cả TP.HCM cũng thế. Đã có tổng kết như thế, kết luận như thế, phải chờ chương trình làm việc phải đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Cuối cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ: “Chỉ mong sắp tới Đà Nẵng tiếp tục phát huy truyền thống rất vẻ vang của địa phương, phấn đấu xây dựng Đà Nẵng ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với niềm tin, niềm yêu của nhân dân cả nước đối với Đà Nẵng”.
HẢI CHÂU
http://infonet.vn/bo-chinh-tri-quyet…ost123334.info
(Chép Sử Việt)
Thư gửi cộng đồng đại học và cộng đồng nghiên cứu Việt Nam
Sáng nay, 18/3/2014, tôi đọc được trên trang Bauxite Việt Nam bài “Tư liệu: Công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương”,
và biết được rằng Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã ra quyết
định thành lập Hội đồng Khoa học thẩm định lại luận văn thạc sĩ của Đỗ
Thị Thoan. Hội đồng Khoa học này (không rõ gồm những ai) đã ra quyết
định thu hồi luận văn, không công nhận học vị thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan.
Đồng thời qua đơn kêu cứu của người hướng dẫn khoa học của luận văn này, đăng trên báo Kinh doanh và Pháp luật, tôi được biết PGS Nguyễn Thị Bình bị buộc về hưu trước thời hạn 5 năm không có lý do, và bà đã viết đơn thư hỏi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiều lần nhưng không được hồi âm.
Tôi viết thư này đề nghị tất cả những người Việt Nam đã và đang làm việc trong hệ thống đại học và nghiên cứu, ở Việt Nam hay ở nước ngoài, lên tiếng về vụ việc này và có các hoạt động để bảo vệ hai đồng nghiệp của chúng ta là Đỗ Thị Thoan và Nguyễn Thị Bình. Đừng để họ vì có sự can đảm trong hoạt động nghiên cứu mà phải chịu bất công. Các anh chị bảo vệ họ, cũng là bảo vệ chính các anh chị, bảo vệ phẩm giá và danh dự của những người làm giáo dục và nghiên cứu, bảo vệ nền giáo dục và học thuật của nước nhà, bảo vệ các sinh viên đang học tập ở các trường đại học, và bảo vệ các thế hệ tương lai của chúng ta.
Trân trọng cảm ơn!
Sài Gòn, 18/3/2014
Nguyễn Thị Từ Huy
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Đồng thời qua đơn kêu cứu của người hướng dẫn khoa học của luận văn này, đăng trên báo Kinh doanh và Pháp luật, tôi được biết PGS Nguyễn Thị Bình bị buộc về hưu trước thời hạn 5 năm không có lý do, và bà đã viết đơn thư hỏi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiều lần nhưng không được hồi âm.
Tôi viết thư này đề nghị tất cả những người Việt Nam đã và đang làm việc trong hệ thống đại học và nghiên cứu, ở Việt Nam hay ở nước ngoài, lên tiếng về vụ việc này và có các hoạt động để bảo vệ hai đồng nghiệp của chúng ta là Đỗ Thị Thoan và Nguyễn Thị Bình. Đừng để họ vì có sự can đảm trong hoạt động nghiên cứu mà phải chịu bất công. Các anh chị bảo vệ họ, cũng là bảo vệ chính các anh chị, bảo vệ phẩm giá và danh dự của những người làm giáo dục và nghiên cứu, bảo vệ nền giáo dục và học thuật của nước nhà, bảo vệ các sinh viên đang học tập ở các trường đại học, và bảo vệ các thế hệ tương lai của chúng ta.
Trân trọng cảm ơn!
Sài Gòn, 18/3/2014
Nguyễn Thị Từ Huy
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
”Lỗ hổng” lao động nước ngoài tại VN: Dân còn thấy lo lắng…
http://dantri.com.vn/dien-dan/lo-hong-lao-dong-nuoc-ngoai-tai-vn-dan-con-thay-lo-lang-851272.htm
“Người VN sang nước ngoài làm việc “chui” thì bị phạt, thậm chí bị trục xuất về nước. Còn người TQ sang VN làm “chui” thì chăng thấy nhà chức trách nước mình ý kiến gì?” – Nguyen Thi Tuyet: tuyetnguyen@gmail.com
Và những câu hỏi “xoáy” kèm cả nụ cười trào lộng:
“Luật pháp VN có, tại sao để người TQ LĐ bất hợp
pháp (kể cả LĐ hợp pháp) vào VN dễ dàng như thế? Trong khi đó người VN
còn thất nghiệp phải đi tha phương cầu thực khắp nơi trên thế giới? Hơn
nữa, đây còn là vấn đề an ninh quốc phòng…” – Tran Quyen: tranquyen3011@gmail.com
(Dân trí) – Nhiều cảnh báo về những hệ lụy
khó lường lại được nhấn mạnh qua phản hồi của dư luận, trước tình trạng
lao động “chui” người nước ngoài quá dễ dàng sinh sống và làm việc ở
VN. Song song với các phân tích xác đáng về những lỗ hổng “voi chui
lọt”…
>> Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!
>> Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!
(minh họa: Ngọc Diệp)
Dễ và Khó
Cũng có những ý kiến cho rằng
chuyện lao động (LĐ) người nước ngoài, mà nhiều nhất là Trung Quốc (TQ)
vào VN làm việc cũng chẳng có gì lạ. Bởi chẳng phải LĐVN cũng ra nước
ngoài làm việc khá nhiều trong những năm qua đó sao.
“Tôi thấy chuyện có những
người TQ sống và LĐ trên đất nước VN thì có gì là lạ lắm đâu mà lại làm
ầm ĩ lên thế? Chỗ nào “đất lành thì chim đậu” thôi. Không lẽ thấy họ
sang VN lại chỉ nghĩ họ là những LĐ TQ sống “chui”, bất hợp pháp? Còn
người VN mình thì sao? Các bạn có biết rằng trên đất nước TQ hiện cũng
đang có khá nhiều người VN sinh sống hay không?… Nói chung LĐ thì cứ chỗ
nào có công việc làm ổn định là ở thôi, miễn là LĐ đàng
hoàng bằng sức lực của chính mình, không làm những điều xấu là được. Tôi
nghĩ, đừng nên phân biệt người TQ hay VN, có giấy tờ hay không…” – Duyen: anhtrangbuon188@yahoo.com
Song cũng có ngay những dẫn chứng khác được bạn đọc nêu ra nhằm lật lại vấn đề:
“Mới có bài phóng sự trên ANTV
nói về người Việt bị trả về do nhập cư trái phép qua đường tiểu ngạch
sang TQ. Hãy xem họ đối xử với dân ta thế nào? Quản lý của VN nói chung
là quá yếu kém!” – Nam Linh: kuticodon_buocchanphongtran@yahoo.com.vn
Và những câu hỏi “xoáy” kèm cả nụ cười trào lộng:
“Chắc chỉ ở VN mới có tình trạng
lao động “chui” dễ dàng như thế này? Trong khi bao nhiêu người Việt còn
chưa có công ăn việc làm? Thảo nào người Hà Tĩnh vẫn nghèo là phải.
Theo tôi, cần có hình thức kỷ luật nghiêm với những cán bộ giới chức hữu
quan của tỉnh Hà Tĩnh, kể cả công an tỉnh cũng có trách nhiệm…Nếu xảy
ra những việc nghiêm trọng thì sao…???” – Dinh Hoang Hai: haidinh175@gmail.com
“Mình “tự hào” vì kinh tế của
cả nước nói chung, miền Trung nói riêng chắc là “quá tăng trưởng” (?)
Đến nỗi TQ là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, mà người TQ sang VN
đi du lịch còn…ở lại kiếm tiền!?” – Nguyễn Chí Thành: thanhc650@yahoo.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
Lỏng và Chặt
Sự “hành là chính” trong
“ma trận” thủ tục với cư dân VN thế nào, là người VN chắc ai cũng đã
quá biết rõ. Song những lỗ hổng cực lớn cho thấy sự lỏng lẻo trong các
khâu quản lý của VN ta ra sao, có lẽ cũng chẳng mấy ai là không biết.
Chỉ đáng kinh ngạc vì liên quan tới những vấn đề quá nhạy cảm thế này,
mà người ta vẫn có thể…cho qua bất chấp bao lời cảnh báo? Cách làm đó
chỉ có thể đẩy những suy diễn trên các diễn đàn dư luận ngày càng đi xa
hơn, thậm chí quá xa:
“Vấn đề là các dự án đó do TQ trúng thầu, cho nên họ kéo theo LĐ TQ sang” – Trần Kiên: trungkienttmc@gmail.com
“Ở các dự án do nhà thầu TQ
đảm nhiệm trên đất nước VN, họ thường kéo các LĐ TQ sang làm việc, kể cả
nhiều LĐ thủ công. Trong nhà máy xây dựng, họ đặt tên từ đường nội bộ
đến các vị trí nhà máy. Đặc biệt họ lập thành các “làng TQ” luôn, khiến
tình hình địa phương thêm phức tạp. Đơn cử như dự án nhiệt điện Tam Hưng
I, Tam Hưng Hưng II (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng)…. Nếu có thể, theo tôi,
nên hạn chế các nhà thầu TQ tham gia vào xây dựng cơ bản” – Tam: thucnq@gmail.com
“Tôi cũng đồng ý
là phải quản lý chặt những LĐ TQ đang làm việc bất hợp pháp tại VN. Một
gia đình có người vào lạ nhà mà không biết họ vào lúc nào, làm cái gì
thì quả là rất bất ổn về an ninh trật tự, chứ chưa nói tới những lo ngại
khác…Mà việc này xảy ra nhiều lần, báo chí cũng như cơ quan chức năng
đã đề cập đến nhiều lần, nhưng đến giờ này vẫn tiếp diễn? Đề nghị báo
Dân trí bám sát chủ đề này để có thêm tiếng nói tới các cơ quan chức
năng, để họ quan tâm giải quyết triệt để” – Vu Ha: vuvhahth@gmail.com
“Người TQ nhập
cảnh “lậu”, làm việc tại các khu công nghiệp như bài viết trên là một
thực trạng xảy ra ngày càng nhiều. Đang góp phần lớn vào việc gây mất an
ninh trật tự xã hội, gây xáo trộn lớn tại địa phương nơi có các công
trường, dự án… Đề nghị các cấp, ngành chức năng nơi có tình trạng này
cần sớm có biện pháp tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt, xử lý triệt để, quản lý chặt hiện tượng LĐ nước ngoài tự
do “sống, thành lập làng” như vậy. Nhiều hậu quả xấu, lâu dài …sẽ rất
khó quản lý. Cần làm sớm, làm nghiêm túc. Không nên để dây dưa, kéo dài”
– Minh Nguyễn: nguyencanh.son@zing.vn
“Ai chịu trách nhiệm về viêc
này đây? Hay lại để “mất bò mới lo làm chuồng”? Không cảnh giác thì hậu
quả khôn lường. Bao nhiêu kinh nghiệm xuơng máu rồi mà vẫn để như vậy
sao? Chúng tôi chỉ là dân thường mà còn thấy lo lắng, các vị giới chức
có trách nhiệm đâu hết rồi?” – NHN: hn@gmail.com
“Bóc ngắn cắn dài” xem ra vẫn
là cách làm việc và suy nghĩ của không ít người VN ta. Bởi thế, ai lo
xa hơn càng phấp phỏng…trước những “lỗ hổng” rất có thể… chết người này!
“Chỉ có VN quản lý như thế
mà thôi! Lâu nay ai cũng biết cả, từ ngóc ngách mũi Cà Mau đến các địa
phương khác đều có… Nhà báo nói đúng, có nhiều “làng TQ”… rồi đó…Rồi còn
cách thu mua nông sản “chẳng giống ai” tới tận các làng, xã VN mà từ
lâu rồi ta vẫn… im lặng? Tại sao bên Lào, Campuchia, Thailand … không có
tình trạng như thế? Quản lý đâu rồi, sao không thấy có một động thái
nào? Hay để như vậy thì phía VN được lợi gì? Hay cứ… kệ dân?” – Nguyen Hung: nguyenhung@yahoo.com
Khánh Tùng
Chiến tranh Lạnh có đang trở lại?
Viết trên trang Bấm The New Republic,
Paul Berman cho rằng với các diễn biến quanh Crimea, một cuộc
Chiến tranh Lạnh lần hai có nguy cơ trở lại và theo ông đây có
thể là câu chuyện kéo dài.
Nếu thế giới lại chia thành hai cực đối nghịch nhau giữa Phương Tây và Nga, các nước gần Nga đang đi theo Moscow hiện có Belarus, Kazakhstan, Turkmenistan cùng một số xứ sở chỉ có Moscow công nhận như Nam Ossetia và Abkhazia.
Nhưng báo chí châu Âu còn nói hiện có Moldova cũng có thể nghiêng về Moscow, và khu vực của người Serb tại Bosnia cũng có thể muốn tìm một sự hỗ trợ mạnh từ Nga.
Ông Milorad Dodic, lãnh tụ của người Serb tại Bosnia vừa thăm Moscow và được chào đón nồng nhiệt, khiến một số chính trị gia châu Âu như Paddy Ashdown ở Anh bày tỏ lo ngại về khả năng Moscow gây bất ổn tại Nam Tư cũ qua cách dùng khối người Serb theo Chính Thống giáo và thân Nga.
Tại Trung và Cận Đông, Nga giữa được đồng minh vững chắc ở Syria và càng về sau này càng gắn bó với Iran.
Với việc Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nato rút dần khỏi Afghanistan, ảnh hưởng truyền thống của Moscow ở nước này cũng có thể tăng lên, thông qua một nhóm Tajik, theo ông Lutfullah Latif, biên tập viên Trung Á của BBC.
Bên kia bán cầu, tại Venezuela, dù tình hình ngày càng bất ổn, chính quyền thiên tả vẫn tiếp tục chính sách của cố tổng thống Hugo Chavez và tìm ở Nga một đối trọng với Hoa Kỳ.
Báo chí quốc tế cũng trích lời Bấm quan chức Nga nói Moscow đang ‘tìm kiếm trở lại các căn cứ hải quân của cựu đồng minh thời Chiến tranh Lạnh’ như Cuba và Việt Nam.
Nếu thế giới lại chia thành hai cực đối nghịch nhau giữa Phương Tây và Nga, các nước gần Nga đang đi theo Moscow hiện có Belarus, Kazakhstan, Turkmenistan cùng một số xứ sở chỉ có Moscow công nhận như Nam Ossetia và Abkhazia.
Nhưng báo chí châu Âu còn nói hiện có Moldova cũng có thể nghiêng về Moscow, và khu vực của người Serb tại Bosnia cũng có thể muốn tìm một sự hỗ trợ mạnh từ Nga.
Ông Milorad Dodic, lãnh tụ của người Serb tại Bosnia vừa thăm Moscow và được chào đón nồng nhiệt, khiến một số chính trị gia châu Âu như Paddy Ashdown ở Anh bày tỏ lo ngại về khả năng Moscow gây bất ổn tại Nam Tư cũ qua cách dùng khối người Serb theo Chính Thống giáo và thân Nga.
Tại Trung và Cận Đông, Nga giữa được đồng minh vững chắc ở Syria và càng về sau này càng gắn bó với Iran.
Với việc Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nato rút dần khỏi Afghanistan, ảnh hưởng truyền thống của Moscow ở nước này cũng có thể tăng lên, thông qua một nhóm Tajik, theo ông Lutfullah Latif, biên tập viên Trung Á của BBC.
Bên kia bán cầu, tại Venezuela, dù tình hình ngày càng bất ổn, chính quyền thiên tả vẫn tiếp tục chính sách của cố tổng thống Hugo Chavez và tìm ở Nga một đối trọng với Hoa Kỳ.
Báo chí quốc tế cũng trích lời Bấm quan chức Nga nói Moscow đang ‘tìm kiếm trở lại các căn cứ hải quân của cựu đồng minh thời Chiến tranh Lạnh’ như Cuba và Việt Nam.
Khỏe như Putin
Hiện khó nói cuộc đối đầu Đông Tây sẽ ra sao nhưng một thực tế là mô hình Nga thời Putin có điểm hấp dẫn với giới chức nhiều quốc gia đang phát triển là vì nó đơn giản: một dân tộc chủ đạo, một nhà nước trên hết và một lãnh đạo tối cao.
Liên bang Nga có trên 20 nước cộng hòa và nhiều dân tộc nhưng chỉ có một dân tộc đứng đầu là dân tộc Nga.
Xã hội đơn tuyến cũng hấp dẫn về mặt văn hóa với các nhóm đa số đông đảo ở nhiều nước, như nhóm Hán ở Trung Quốc và Việt ở Việt Nam, khỏi cần ‘đa văn hóa’ và quan hệ dung hòa các khối công dân xuẫt xứ khác nhau như ở Âu Mỹ.
Ở Nga, tam quyền phân lập’ chỉ là phân vai hình thức vì Viện Duma luôn chuẩn thuận các yêu cầu của Hành pháp và bên Tư pháp xử án y như Điện Kremlin mong muốn trong các vụ quan trọng.
Và nhà nước Nga mạnh về tiền nhờ dự trữ ngoại tệ lớn, nguồn dầu khí to, và là cường quốc quân sự dưới trướng một lãnh tụ tối cao, cầm quyền vĩnh viễn nhờ cách ‘lách Hiến pháp’ của ông Putin.
Tuy thế, nhìn ra ngoài khu vực sát Nga, thế giới ngày nay
có độ liên thuộc cao, việc hà hơi tiếp sức để phục hồi một mô
hình đơn tuyến kiểu Liên Xô xem ra khó khả thi.
Chưa kể quyền lực của ông Putin và cả hệ thống hậu Xô Viết gắn chặt với tiền xuất khẩu năng lượng.
Cần phân biệt giá trị của dầu và khí đốt trong cuộc chơi của ông Putin.
Nguồn dầu thô đã đem lại cho ông các khoản lợi nhuận cao, nhất là sau khi khối OPEC chủ động giảm sản lượng để giữa giá.
Nhưng khí đốt bán thẳng từ Nga sang châu Âu mới là vũ khí chính trị hữu hiệu để Moscow đối thoại cứng rắn với châu Âu và tạo ảnh hưởng ở vùng ‘cận biên’ của Nga.
Và về lâu dài, kinh tế Nga sẽ lao đao nếu giá dầu và khí đốt biến động.
Dân số nước này đang giảm, lão hóa và thái độ Đại Nga không giúp cho việc tạo ra một xã hội cởi mở, có nguồn lao động nhập cư thay thế.
Nếu Chiến tranh Lạnh trở lại, các nước đều phải xem xét lại vị trí của mình, tuỳ vào tính toán và quyền lợi của họ trong tương quan ngoại giao và kinh tế với Nga, Ukraine và Phương Tây.
Điều này không cản trở các quốc gia khác nhau, gồm cả Việt Nam, tìm đến Moscow vì các nguồn lợi quân sự và để có sự hỗ trợ, hoặc cân bằng lại trong quan hệ của họ với Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Nhưng đối ngoại hữu hảo với Kremlin là một chuyện, còn áp dụng mô hình Nga lại là một chuyện khác.
Vì như Paul Berman viết, “các biến thể của Liên Xô đang tồn tại hiện nay chưa bao giờ thành công trong việc lập ra các không gian ổn định”.
Thậm chí, chính “khái niệm về sự thống trị của Nga là công thức cho các cuộc cách mạng liên tiếp,” theo Paul Berman.
Chưa kể quyền lực của ông Putin và cả hệ thống hậu Xô Viết gắn chặt với tiền xuất khẩu năng lượng.
Cần phân biệt giá trị của dầu và khí đốt trong cuộc chơi của ông Putin.
Nguồn dầu thô đã đem lại cho ông các khoản lợi nhuận cao, nhất là sau khi khối OPEC chủ động giảm sản lượng để giữa giá.
Nhưng khí đốt bán thẳng từ Nga sang châu Âu mới là vũ khí chính trị hữu hiệu để Moscow đối thoại cứng rắn với châu Âu và tạo ảnh hưởng ở vùng ‘cận biên’ của Nga.
Và về lâu dài, kinh tế Nga sẽ lao đao nếu giá dầu và khí đốt biến động.
Dân số nước này đang giảm, lão hóa và thái độ Đại Nga không giúp cho việc tạo ra một xã hội cởi mở, có nguồn lao động nhập cư thay thế.
Nếu Chiến tranh Lạnh trở lại, các nước đều phải xem xét lại vị trí của mình, tuỳ vào tính toán và quyền lợi của họ trong tương quan ngoại giao và kinh tế với Nga, Ukraine và Phương Tây.
Điều này không cản trở các quốc gia khác nhau, gồm cả Việt Nam, tìm đến Moscow vì các nguồn lợi quân sự và để có sự hỗ trợ, hoặc cân bằng lại trong quan hệ của họ với Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Nhưng đối ngoại hữu hảo với Kremlin là một chuyện, còn áp dụng mô hình Nga lại là một chuyện khác.
Vì như Paul Berman viết, “các biến thể của Liên Xô đang tồn tại hiện nay chưa bao giờ thành công trong việc lập ra các không gian ổn định”.
Thậm chí, chính “khái niệm về sự thống trị của Nga là công thức cho các cuộc cách mạng liên tiếp,” theo Paul Berman.
Tác giả này chỉ ra các cuộc cách mạng chống lại Moscow từ
năm 1953, 1956, 1968, 1989, 2000, 2003, 2004 đến nay, năm 2014, lần
lượt ở Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, và sau đến Serbia,
Gruzia, Ukraine và lần nữa là Ukraine.
Dù có những người châu Âu phản đối ông Putin ví ông với Hitler nhưng theo tôi, ông Putin không theo đuổi một sự bành trướng mang tính ý thức hệ.
Ngay cả chuyện ông ra tay với Ukraine cũng là để ngăn ngừa các thách thức với quyền lực của ông ở trong nước.
Vì ngay ở trong nước Nga đã và đang có những xu hướng đòi thay đổi ‘mô hình Putin’ mà theo họ chỉ là sự ‘thối rữa’ (decay) kéo dài của một nhà nước thời kỳ hậu Liên Xô.
Cũng về lâu dài, Hoa Kỳ và Phương Tây có thừa tiềm năng để ‘đối đầu’ với Nga nếu thực sự đổ vỡ về Ukraine tới mức không thể hàn gắn được, theo những ý kiến cứng rắn ở Washington.
Theo họ, Hoa Kỳ và EU có nền kinh tế gộp lại hiện vào khoảng 30 nghìn tỷ USD, vượt xa nền kinh tế 2,5 nghìn tỷ USD của Liên bang Nga.
Dù có những người châu Âu phản đối ông Putin ví ông với Hitler nhưng theo tôi, ông Putin không theo đuổi một sự bành trướng mang tính ý thức hệ.
Ngay cả chuyện ông ra tay với Ukraine cũng là để ngăn ngừa các thách thức với quyền lực của ông ở trong nước.
Vì ngay ở trong nước Nga đã và đang có những xu hướng đòi thay đổi ‘mô hình Putin’ mà theo họ chỉ là sự ‘thối rữa’ (decay) kéo dài của một nhà nước thời kỳ hậu Liên Xô.
Cũng về lâu dài, Hoa Kỳ và Phương Tây có thừa tiềm năng để ‘đối đầu’ với Nga nếu thực sự đổ vỡ về Ukraine tới mức không thể hàn gắn được, theo những ý kiến cứng rắn ở Washington.
Theo họ, Hoa Kỳ và EU có nền kinh tế gộp lại hiện vào khoảng 30 nghìn tỷ USD, vượt xa nền kinh tế 2,5 nghìn tỷ USD của Liên bang Nga.
Nguyễn Giang
(BBC)
Kinh tế, tài chính Nga trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng
Trước của ngân hàng Nga Sberbank tại Simferopol. – REUTERS/Vasily Fedosenko
Tú Anh – RFI
Kinh tế Nga đang trả giá vì cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ không tránh được suy thoái vì các biện pháp trừng phạt của Tây phương. Mỗi ngày nhà nước phải chi ra 10 tỷ đô la để trợ giá cho đồng rúp, doanh nghiệp nợ vốn nước ngoài 700 tỷ đô la, trong khi trữ lượng ngoại tệ Nga chỉ có 500 tỷ. Ngân hàng nhà nước VTB Capital nhận định kinh tế Nga không chịu đựng nổi cú « sốc » trừng phạt.AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích :
« Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy…. »
|
Trung Quốc thừa nhận nguy cơ phá sản
Thủ tướng Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo ngày 13/03/2014. – REUTERS/Barry Huang
Trung Quốc đang thực hiện điều đã cam kết : dành cho thị trường một
vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động kinh tế. Phát biểu nhân cuộc
họp báo duy nhất được phát trực tiếp trên đài truyền hình trong năm, thủ
tướng Lý Khắc Cường như chứng mình điều đó khi báo trước khả năng nhiều
doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và chính quyền sẽ không can
thiệp để cứu vớt các công ty làm ăn thua lỗ đó.Thanh Hà – RFI
Ngày 13/03/2014, họp báo sau khi kết thúc kỳ họp thứ 2 của Quốc hội Trung Quốc khóa 12, thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra những định hướng cho chính sách kinh tế trong năm 2014. Lần đầu tiên Bắc Kinh cảnh cáo nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên bố trên được đưa ra hơn một tuần lễ sau khi Chaori Solar, tập đoàn cung cấp trang thiết bị pin mặt trời nhìn nhận mất khả năng thanh toán. Nền kinh tế thứ hai của thế giới đang phát đi những tín hiệu xấu ?Trong ấn bản đề ngày 14/03/2014 nhật báo tài chính Mỹ The Financial Times nêu lên câu hỏi phải chăng là Trung Quốc đứng trước thời điểm như Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2008 khi chính phủ Mỹ quyết định « bỏ rơi » tập đoàn ngân hàng Lehman. Sự sụp đổ của định chế tài chính này là điểm khởi đầu dẫn tới một trận « đại hồng thủy trên thị trường tài chính thế giới ». Phải chăng tại Trung Quốc thời kỳ các tập đoàn và doanh nghiệp ỷ lại vào nhà nước để đi vay bừa bãi mà không hề sợ bị vỡ nợ đã đi qua ?
Trong khi đó bản thân các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang bị bóng ma của các khoản nợ khó đòi ám ảnh. Thủ tướng họ Lý thừa nhận Trung Quốc « đặc biệt quan tâm đến những rủi ro tài chính và những mối đe dọa do nợ chồng chất ». Tính chung cả nợ của nhà nước và tư nhân Trung Quốc đã lên tới hơn 200 % GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới.
Nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc trong quý 4/2013 đã tăng thêm gần 5 tỷ đô la đặt ngưỡng cao nhất kể từ tháng 9/2008. Đây cũng là quý thứ 9 liên tiếp chỉ số này gia tăng. Trong khi đó công ty thẩm định tài chính Mỹ, Standard & Poor’s ghi nhận là « chất lượng » tín dụng Trung Quốc giảm đi trong năm nay. Vẫn theo thẩm định của Standard & Poor’s các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngồi trên một gối nợ 13.800 tỷ đô la Mỹ, tức là một khối nợ còn cao hơn cả so với nợ của Hoa Kỳ !
Theo như nhận định của nhà báo Agnieszka Kumor đài RFI, vào lúc kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tỏ ra thực tế hơn, chủ yếu là để phòng hậu họa :
« Với việc tăng trưởng của Trung Quốc đang bị chậm lại thủ tướng Lý Khắc Cường không che giấu khả năng nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên bố nói trên diễn ra chỉ hơn một tuần lễ sau vụ tập đoàn cung cấp trang thiết bị chế tạo pin mặt trời Siêu Nhật Thái Dương- Chaori Solar- ở Thượng Hải thông báo vỡ nợ trái phiếu được phát hành cách nay 2 năm. Đây là lần đầu tiên một công ty của Trung Quốc mất khả năng thanh toán ngay trên sân nhà mà không một ngân hàng nhà nước nào hay chính quyền thành phố Thượng Hải can thiệp để cứu giúp. Trường hợp của Chaori Solar là một cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế Trung Quốc : Trung Quốc nhanh chóng thúc đẩy tiến trình mở cửa kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực mà tới nay vẫn do nhà nước độc quyền kiểm soát.
Bên cạnh đó Bắc Kinh còn đang nhắm tới một mục tiêu khác đó là giới hạn tầm hoạt động của hệ thống tài chính chợ đen. Chính hệ thống này là nguyên nhân đẩy nợ công của các chính quyền địa phương, và doanh nghiệp của nhà nước tăng vọt trong thời gian gần đây. Chỉ trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công của các chính quyền địa phương trên toàn quốc đã tăng tổng cộng là 70 % ».
Tới nay, chính quyền Trung Quốc qua trung gian hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát, hay các chính quyền địa phương luôn can thiệp tránh để cho các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Thế nhưng vào đầu tháng3/2014, công ty chuyên cung cấp bản kính để tạo ra pin mặt trời Chaori Solar –Siêu Nhật Thái Dương- trụ sở tại Thượng Hải đã thú nhận mất khả năng huy động thêm vốn để thanh toán nợ cũ. Cụ thể là Chaori không thể trả đúng hạn 90 triệu nhân dân tệ – khoảng 14,6 triệu đô la- tiền lãi cho các chủ nợ.
Được thành lập cách nay hơn một chục năm Chaori đã phát triển rất nhanh theo mô hình vay thêm nợ mới để thanh toán nợ cũ.Tất cả đã diễn ra suông sẻ cho đến khi Trung Quốc bắt đầu bước vào gia đoạn tạm gọi là « vỡ bong bóng pin mặt trời ». Tức là số xí nghiệp lao vào khu vực năng lượng tái tạo này ngày càng nhiều, họ mạnh dạn đi vay để mở rộng khả năng sản xuất trong lúc nhu cầu trên thế giới và ở ngay chính thị trường Trung Quốc bắt đầu bão hòa.
Chaori là tập đoàn đầu tiên tại Trung Quốc bị vỡ nợ vì không bán được hàng mà không được nhà nước Trung Quốc ra lệnh cho các trung gian xóa nợ, như là điều mà Bắc Kinh đã làm để cứu quỹ đầu từ Trung Thành Tín – China Credit cách vào tháng 1/2014. Tuy nhiên trong ngành năng lượng tái tạo, trước Chaori cách nay đúng một năm, một trường hợp bị phá sản khác được nhắc tới nhiều là tập đoàn Suntech – Thượng Đức. Tháng 3/2013 Bắc Kinh cũng đã quyết định « không can thiệp vào chuyện nội bộ của Suntech vào lúc mà tập đoàn sản xuất pin mặt trời này không có khả năng thanh toán nợ đáo541 triệu đô la Mỹ cho 9 chủ nợ.
Khác với Chaori, Suntech là một trong những tập đoàn Trung Quốc hiếm hoi tham gia sàn chứng kháon New York. Việc bỏ rơi Suntech từng là một bài toán nan giải : ở cấp trung ương, Bắc Kinh hy sinh Suntech để chứng minh với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ là Trung Quốc không áp dụng chính sách trợ giá ào lúc mà cả Washington lẫn Bruxelles đều đòi đánh thuế vào pin mặt trời của Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ và châu Âu. Nói cách khác, Trung Quốc hy sinh một con cờ đề cứu vãn cả ngành năng lượng pin mặt trời của mình.
Thế nhưng ở cấp địa phương, thì việc Suntech bị phá sản là một liều thuốc đắng : Suntech nuôi sống một đội ngũ 20.000 nhân viên, làm việc trong các chi nhánh từ Vô Tích, Lạc Dương, Thanh Hải đến Thượng Hải. Nói cách khác, việc đóng cửa Suntech là một tai vạ khi biết rằng, chỉ riêng tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô có đến khoảng 10.000 nhân viên bị cho nghỉ việc.
Bài học nào từ trường hợp của Chaori ?
Câu hỏi đặt ra là vì sao không chỉ ở Trung Quốc mà ngay cả Âu, Mỹ cũng đang dồn mọi chý ý vào vụ Chaori phá sản ? Xét cho cùng Siêu Nhật Thái Dương là một doanh nghiệp tương đối nhỏ và vụ vỡ nợ của họ -chưa đầy 15 triệu đô la -không ảnh hưởng gì nhiều đến phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc.
Như đã nói : thứ nhất qua trường hợp của Chaori, Trung Quốc đang thực hiện cam kết « giảm bớt mức độ can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế ». Đây là tín hiệu Bắc Kinh gửi đến các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc rằng nhà nước sẽ không còn đứng ra bảo đảm một cách tự động cho tất cả những doanh nghiệp. Có vay, thì phải có trả. Trả không được nợ thì bị phá sản. Mục tiêu sau cùng là giới hạn bớt rủi ro nợ khó đòi. Tuy nhiên ai cũng biết rằng, Trung Quốc sẽ cứu xét từng trường hợp chứ không khi nào bỏ rơi hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thứ hai là khi mà các doanh nghiệp phải « tự lập », khi mà khả năng vỡ nợ của không còn là « kịch bản không bao xảy tới » thì đương nhiên các chủ nợ đòi có nhiều bảo đảm hơn. Điều đó có nghĩa là về lâu dài, lãi suất ngân hàng sẽ tăng khi cấp vốn cho các doanh nghiệp. Đối với một nền kinh tế như của Trung Quốc khi tỷ lệ tăng trưởng đã rơi xuống mức thấp kỷ lục (7,5 % trong năm 2014) và đã luôn vận hành theo kiểu vay thêm vốn mới để thanh toán nợ cũ, thì liệu rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có thể chống chọi với tình thế được bao lâu ? Đương nhiên là chính quyền Trung Quốc –từ trung ương đến địa phương sẽ không dám mạnh tay bỏ rơi các doanh nghiệp như những gì đã tuyên bố trong thời gian gần đây.
Chốt lại thì sẽ chỉ có những con cá bé, những hãng xưởng nhỏ, sẽ phải đóng cửa … Bởi đó là những « con vịt què » mà sự tồn tại hay không, chẳng tác động nhiều đến kinh tế chung của cả nước.
Kịch bản mà Bắc Kinh không muốn trông thấy xảy ra là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc độ, sẽ có thêm nhiều công ty gặp khó khăn và không trả nước nợ đáo hạn. Đó cũng sẽ là nguyên nhân khiến trái phiếu phát hành của nhiều công ty Trung Quốc bị bán đổ bán tháo, tạo nên một làn sóng khủng hoảng tài chính.
Nhưng có lẽ điều đã khiến giới tài chính quốc tế chú ý hơn cả đến vụ vỡ nợ của Chaori do đây là tín hiệu mới về nguy cơ thị trường trái phiếu Trung Quốc bị đe dọa. Chaori chỉ là nạn nhân đầu tiên, báo trước nhiều vụ phá sản khác.
Chỉ riêng trong ngành năng lượng pin mặt trời, các doanh nghiệp Trung Quốc trong năm nay phải thanh toán các trái phiếu đáo hạn lên tới khoảng 8 tỷ đô la – một khoản nợ khá nhỏ nếu đem so sánh với nợ đã vay hoặc qua trung gian ngân hàng, hoặc dưới hình thức trái phiếu của các ngành như công nguyện luyện thép, ngành tàu thủy hay khai thác than đá … Vào năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia sàn chứng khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ nhân dân tệ. Đến năm 2014 khối lượng đó được nhân lên hơn gấp đôi, đạt tới hơn 4.700 tỷ. Cùng lúc, tỷ lệ nợ so với tài sản của các xí nghiệp ở Trung Quốc là hơn 90 %. Trong khi đó tỷ lệ này trung bình tại châu Á là ở vào khoảng 70 %.
Bên cạnh món nợ khổng lồ mà các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ, đang quan ngại hơn là số tiền mà các quỹ tín dụng của Trung Quốc –trust- đã cho vay. Thứ nhất không ai biết một cách chính xác những quỹ này đang nắm bao nhiêu nợ của doanh nghiệp trong tay. Những khoản nợ đó có mức độ rủi ro lớn tới cỡ nào. Chỉ biết một cách tổng quát là 1/3 tín dụng các quỹ này đã cấp sẽ đáo hạn trong năm nay. Ngặt một nỗi là có khá nhiều các con nợ trong số ấy đang gặp khó khăn.
Thứ hai đây là những cơ quan tài chính đã cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân khi mà những đơn vị này không thể đi vay của ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro bị quỵt nợ là tương đối cao. Lý do thứ ba là thể thức vận hành của bản thân các quý tín dụng « tranh tối tranh sáng này »hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Những quỹ đó có thể dế dàng huy động vốn, để rồi dùng khoản tiền đó cho vay trở lại với lãi suất cao hơn để kiếm lời. Theo một nghiên cứu của ngân hàng JP Morgan các quỹ tín dụng này vào năm 2012 đang làm chủ một khoản nợ lớn gần bằng 70 % GDP của cả nước Trung Quốc !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét