Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Có thể khởi tố Phạm Viết Đào về tội danh gì? - Nelson Mandela – Bước đường dài đến tự do

Có thể khởi tố Phạm Viết Đào về tội danh gì?

Đỉnh núi Lão Sơn (điểm cao 1509)
Sáng mai 19 tháng 3 tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm đối với nhà báo Phạm Viết Đào do vi phạm điều 258, đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Mặc Lâm tìm hiểu thêm trường hợp đặc biệt của nhà báo này.

Bạch hóa trận chiến biên giới phía Bắc

Nghe tường trình
Hai tuần sau khi Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng kết án nhà báo Trương Duy Nhất với tội danh vi phạm điểu 258, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng sẽ áp dụng điều này đối với ông Phạm Viết Đào, một nhà báo kỳ cựu có trang blog riêng để đưa các bài viết của ông và những người khác nhằm chia sẻ với người đọc về những thông tin mà ông quan tâm và luôn chú trọng trên trang blog mang tên ông.

Nhà báo Phạm Viết Đào từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên là Cán bộ thanh tra của Bộ Văn hóa Thông tin, nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng của Bộ Văn Hóa.

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi ông bị bắt các trang mạng mang tên của những lãnh đạo cao nhất nước đã đăng cùng một bài viết rất chi tiết về những điều mà tác giả cho là ông dưới bút danh Phúc Lộc Thọ đã chửi bới Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chửi bới chế độ, đòi đa nguyên đa đảng.




Điều quan trọng nhất mà ông theo đuổi là vấn đề bạch hóa cuộc chiến biên giới phía Bắc, đặc biệt là các trận chiến tại Hà Giang trong đó có sự hy sinh của người em ruột tác giả
Nếu Trương Duy Nhất đả kích, phê phán gay gắt những biểu hiện sa đọa của cá nhân hay những chính sách sai lầm tắc trách của hệ thống do bốn người cao nhất nước đưa ra thì Phạm Viết Đào lại ít chú trọng lắm tới vấn đề này. Ông cũng phê phán lãnh đạo nhưng người đọc cảm thấy rất rõ những phê phán ấy không gay gắt như Trương Duy Nhất. Khi nhìn tổng thể các bài viết của ông hay được ông lấy lại từ những trang mạng khác, người đọc nhận thấy điều quan trọng nhất mà ông theo đuổi là vấn đề bạch hóa cuộc chiến biên giới phía Bắc, đặc biệt là các trận chiến tại Hà Giang trong đó có sự hy sinh của người em ruột tác giả.

Những bài viết do chính ông lặn lội tận biên giới và các nghĩa trang liệt sĩ nhằm chứng minh rằng cuộc chiến ấy đã có rất nhiều sai lầm và hơn nữa những sai lầm, hy sinh của chiến sĩ không được nhìn nhận.

Ông đã cùng với một nhóm sĩ quan cao cấp trong Quân đội ký kiến nghị yêu cầu 5 điểm trong đó có việc tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh đối với giặc xâm lược Trung Quốc. Đại tá Phạm Xuân Phương từng công tác tại Cục Chính trị, một trong những người ký tên trong kiến nghị nhận xét về nhà báo Phạm Viết Đào:

Nhà báo Phạm Viết Đào
-Anh ấy là người sốt sắng với cái kiến nghị của chúng tôi. Trước đây anh ấy không liên lạc với chúng tôi mà liên lạc với các đơn vị sư đoàn, tỉnh đội. Vừa qua chúng tôi có quan hệ làm việc với đồng chí Tư lệnh phó, Tham mưu trưởng Quân khu 2 trực tiếp chỉ huy trận Hà Giang là tướng Lê Duy Mật. Khi chúng tôi nói cái ý đó và thảo văn bản gửi tới các tòa quan lớn thì anh Đào có tham gia cùng ký vào dự thảo đó. Chúng tôi thấy ảnh là người sốt sắng còn chuyện chống đối thì không biết chống đối ở đâu. Thực ra cái văn thư của chúng tôi được viết công khai chứ có lề phải lề trái gì đâu. Chúng tôi gửi từ chi bộ đi lên, từ đảng ủy phường đi lên. Gửi tới 4 tòa quan lớn cùng các cơ quan liên quan kể cả Bộ quốc phòng.

Sự thật của lịch sử

Thật ra bản kiến nghị năm diểm này không phải là điều khiến các người làm chính sách phải khởi tố nhà báo Phạm Viết Đào mà một lý do khác quan trọng hơn khi ông mở hồ sơ mang tên cuộc chiến trên đồi Lão Sơn tức cao điểm 1509, nơi có trận đánh tàn khốc mà theo một tài liệu từ Nhật cho biết có tới 3.600 bộ đội hy sinh.

Nói chuyện với chúng tôi trước khi ông bị bắt hai tuần và chưa kịp công bố, nhà báo Phạm Viết Đào khẳng định:

-Tôi đang điều tra đây. Cái thông tin tôi đưa về sự kiện biên giới Hà Giang bắt đầu từ việc quen biết khi tôi nhận một nguồn tin từ một anh bên Nhật thông báo là cái trận hy sinh ấy, cái cuộc chiến ấy đã bị lộ. Nguồn tin từ Nhật họ lấy họ nói là có bị lộ. Từ đấy tôi tìm hiểu thì tôi thấy có dấu hiệu như thế. Ví dụ tôi tìm lại các chiến sĩ mở đường máu vào năm 79 họ kể lại như thế nào. Rồi họ lấy trận 72 họ nói chính pháo của mình bắn vào đội hình của mình, rồi sự thất lạc về thông tin.




Người ta giấu đi cái sự kiện ấy thì tôi thấy cần điều tra việc này. Người ta vẫn giấu bớt sự thật lịch sử nên chúng tôi muốn bạch hóa vấn đề để tìm thấy sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam nó đến mức độ nào

nhà báo Phạm Viết Đào
-Tôi đang điều tra đây. Cái thông tin tôi đưa về sự kiện biên giới Hà Giang bắt đầu từ việc quen biết khi tôi nhận một nguồn tin từ một anh bên Nhật thông báo là cái trận hy sinh ấy, cái cuộc chiến ấy đã bị lộ. Nguồn tin từ Nhật họ lấy họ nói là có bị lộ. Từ đấy tôi tìm hiểu thì tôi thấy có dấu hiệu như thế. Ví dụ tôi tìm lại các chiến sĩ mở đường máu vào năm 79 họ kể lại như thế nào. Rồi họ lấy trận 72 họ nói chính pháo của mình bắn vào đội hình của mình, rồi sự thất lạc về thông tin.

Gần đây tôi có lên nghĩa trang lớn nhất Hà Giang để kiểm chứng lại bởi vì cái thông tin về các trận đánh tại Hà Giang có những trận mình hy sinh theo như thông tin từ Trung Quốc họ nói là họ tiêu diệt 3.600 bộ đội, đó là theo mạng Trung Quốc và tôi đưa lại những thông tin ấy lên trang của tôi thì nhiều người phản ứng bảo là có 4 trung đoàn đã đánh trận đó thì không có con số lớn như vậy nhưng người ta cũng nói là con số chết hàng nghìn!


Nhiều trận đánh đẫm máu của Bộ đội Bắc Việt diễn ra ngày đêm nhằm chiếm lại đỉnh Lão Sơn. Chú thích ảnh: Văn Hóa Magazine.
Vừa rồi tôi lên Hà Giang kiểm tra lại cái nghĩa trang lớn nhất Hà Giang thì đếm dược 1770 ngôi mộ ở đấy nhưng chỉ đếm được gần 100 ngôi mộ có bia ghi lại hy sinh ngày 12 tháng 7 năm 1984. Người ta giấu đi cái sự kiện ấy thì tôi thấy cần điều tra việc này. Người ta vẫn giấu bớt sự thật lịch sử nên chúng tôi muốn bạch hóa vấn đề để tìm thấy sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam nó đến mức độ nào.

Loạt bài Lão Sơn mà nhà báo Phạm Viết Đào phát đi được một người từ Nhật Bản gửi về cho biết lấy từ Cục phòng vệ Nhật Bản đã gây phản ứng trái chiều từ dư luận. Tuy người tin người không nhưng nghi vấn đã làm cho quân đội bối rối và chưa có một tài liệu chính thức nào bạch hóa câu hỏi liệu có phải số bộ đội hy sinh đã bị kéo xuống thấp và do đó thi thể của họ cũng bị lãng quên trong cuộc chiến hay không.

Đại tá Phạm Xuân Phương cho biết nhận xét của riêng ông với tư cách một cán bộ cao cấp trong Cục chính trị:

-Thật ra mà nói thì Lão Sơn mỗi nơi một khác tùy từng góc độ, từng đơn vị một xem xét vụ Lão Sơn. Người ta có nói lúc đó chúng ta mất khoảng 3.700 bộ đội trong vụ đó. Hiện nay chưa có tổ chức nào kết luận vụ Lão Sơn cả. Trận Lão Sơn lúc đó thì nhiều sư đoàn luân phiên lên tác chiến. Nhiều sư đoàn, nhiều quân khu quân đoàn lên Lão Sơn.

Động cơ mà Phạm Viết Đào tranh đấu không ngừng nghỉ phát suất từ sự hy sinh của người thân là một lẽ, lý do khác không kém quan trọng là ông chứng kiến quá nhiều bất công đối với những người đã hy sinh chống quân xâm lược nhưng bị đối xử không đúng với tinh thần vị quốc vong thân của họ. Trong những lần đi thực tế ông đã phỏng vấn hàng chục gia đình và bản thân của những bộ đội ấy để thấy rằng nguyện vọng của họ chưa bao giờ được giải quyết và đó là lý do khiến ông không bỏ cuộc mặc dù có rất nhiều đe dọa đối với cá nhân ông.

Các cựu chiến binh Trung Quốc tham dự trận đánh Núi Lão Sơn (đỉnh núi 1509) chụp hình lưu niệm trên đỉnh Núi Lão Sơn... nay thuộc về Trung Quốc...(nguồn boxitvn.net)
Ngày 13 tháng 6 năm 2013 ông bị bắt trước khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc khiến người ta đồn đoán rằng lệnh bắt ông là món quà nhỏ cho chuyến công du. Tuy nhiên nhìn vào trang blog của ông thì suy đoán này không mấy thuyết phục. Nếu có sự trả thù hay bưng bít thông tin thì cơ quan hành động phải là Bộ Quốc phòng Việt Nam vì những thông tin cho rằng cuộc chiến biên giới phía Bắc đã được rò rỉ từ trước đó hai tuần nhưng Bộ quốc phòng Việt Nam không có phương án tác chiến thích đáng.

Loạt bài “Sư đoàn 313 đã để mất cao điểm 1509 (Lão Sơn) như thế nào qua lời kể của các nhân chứng” của ông như một tiếng sét giữa trời quang. Nó không những gây sửng sốt cho nhân dân mà đối với bộ đội chiến sĩ người nào xem loạt bài này cũng phải đặt câu hỏi về khả năng xử lý thông tin, chiến lược chiến thuật của những sĩ quan tham mưu hay tại tiền phương trực tiếp trong cuộc chiến.

Xét theo yếu tố này thì ông phải được xét xử bởi một tòa án quân sự và tội danh của nhà báo Phạm Viết Đào phải lớn hơn đó là làm lộ bí mật quốc phòng chứ không phải là vi phạm điều 258.

Nhiều nhận xét cho rằng nếu truy tố ông về tội này thì sẽ lộ ra biết bao chuyện khác mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều không muốn bạch hóa ít nhất là vào lúc này, vì vậy giải pháp 258 có lẽ là êm ái nhất cho cả các bên hay chăng?
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
========
Nghe bài này

Việt Nam hoan nghênh cải cách dân chủ ở Myanmar

Ngày 17.3.2014, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các Phiên đối thoại về tình hình bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Iran.
Chia sẻ ý kiến của các nước ASEAN, Đại sứ Nguyễn Trung Thành hoan nghênh nỗ lực và cam kết của Myanmar về cải cách kinh tế - chính trị, dân chủ hóa, hòa giải dân tộc và tiếp tục tăng cường bảo đảm và thúc đẩy các quyền của người dân. Việt Nam cũng đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng Nhân quyền nói riêng, hệ thống Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế nói chung trong việc hỗ trợ Myanmar trong giai đoạn lịch sử này.
Việt Nam hoan nghênh cải cách dân chủ ở Myanmar

Việt Nam nhấn mạnh rằng, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hợp tác với Myanmar trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập của Myanmar, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và tiến hành đối thoại xây dựng và hợp tác chân thành nhằm củng cố và phát huy các thành tựu mà nước này đã đạt được trong tiến trình dân chủ hóa, hòa giải dân tộc, phát triển kinh tế, bảo đảm quyền của người dân, đặc biệt là của những nhóm xã hội yếu thế.
Phát biểu của Đại sứ Nguyễn Trung Thành bày tỏ tin tưởng Myanmar đang có những bước đi đúng đắn hướng tới hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Đại sứ khẳng định thiện chí và nỗ lực của Việt Nam hỗ trợ Myanmar nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy bảo vệ các quyền của người dân, và Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình về tái thiết đất nước, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế và khu vực.
Ngoài tình hình quyền con người tại Myanmar, ngày 17.3, Hội đồng Nhân quyền cũng tiến hành các phiên thảo luận về tình hình Iran và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Tại Phiên đối thoại với Ủy ban Điều tra về tình hình quyền con người tại CHDCND Triều Tiên, đại diện Việt Nam đã nhấn mạnh các bên liên quan cần kiên trì đối thoại xây dựng, hợp tác chân thành để tìm giải pháp lâu dài phù hợp nhằm cải thiện tình hình tại thực địa nói riêng và các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên nói chung. Phát biểu của Việt Nam cũng cho rằng ưu tiên trước mắt cần tập trung vào các giải quyết vấn đề nhân đạo, nhất là các vấn đề liên quan đến quyền lương thực, tiếp cận giáo dục và y tế của người dân, nhất là của phụ nữ và trẻ em, và vấn đề bắt cóc.
Trong phát biểu tại phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về tình hình quyền con người tại Iran, đại diện Việt Nam hoan nghênh các nỗ lực, cam kết của Chính phủ mới tại Iran, cho rằng những thỏa thuận đáng khích lệ gần đây về Chương trình năng lượng của nước này với các bên liên quan hứa hẹn mở ra một giai đoạn hợp tác mới giữa Iran và thế giới, góp phần tăng cường an ninh, hòa bình trong khu vực. Việt Nam hoan nghênh các cam kết nghiêm túc của Iran và tỏ hy vọng Iran và các bên sẽ tiếp tục đà trong các hợp tác gần đây nhằm củng cố và mở rộng các thành tựu đã đạt được.
Tại khóa 25 của Hội đồng Nhân quyền, nhiều vấn đề quan trọng khác được cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm trong đó có các chủ đề liên quan đến quyền của người di cư, quyền trẻ em, quyền của các nhóm thiểu số, quyền con người trong phát triển bền vững hậu 2015.
Dự kiến Hội đồng Nhân quyền sẽ tiếp tục thảo luận và thương lượng các dự thảo Nghị quyết liên quan đến tình hình bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại một số nước trước khi bế mạc vào ngày 28.3.2014. 
Phong Vũ 
(Một thế giới)

Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Bớt xén đủ kiểu, đội kinh phí hơn 5.000 tỉ đồng

 
Trạm thu phí Cao Bồ - điểm cuối đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Kết quả kiểm toán dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) mới công bố đã bộc lộ hàng loạt chuyện bớt xén từ khâu khảo sát, thiết kế, bớt xén độ cao mặt đường… dẫn đến dự án phải mất 2 lần điều chỉnh dự toán, đội kinh phí đầu tư từ 3.734 tỉ đồng lên 8.974 tỉ đồng cùng với việc đội giá công trình lên hàng trăm tỉ đồng.

Lộ “bớt xén” khảo sát

Đó là việc Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Ban quản lý dự án 1 (PMU1), Ban quản lý dự án Thăng Long và nhà thầu tư vấn khảo sát lập dự án (TEDI) trong quá trình khảo sát lập dự án đã bỏ nội dung khảo sát thủy văn và đã sử dụng các số liệu điều tra, tính toán thủy văn của một số dự án tương tự sát với khu vực tuyến đường đi qua. Đã vậy, quá trình khảo sát địa chất công trình đã không thực hiện khoan bổ sung khi gặp nền đất yếu theo quy định, mà tận dụng dữ liệu đã khảo sát của đoạn đường Cầu Giẽ - Đoan Vĩ.

Mặt khác, công tác lập thiết kế cơ sở chưa đề xuất được phương án tối ưu theo quy định, dẫn đến phải thay đổi hướng tuyến 2 lần, đã dẫn đến thời gian lập dự án khả thi kéo dài từ quý I/1999 đến tháng 5.2005 mới được phê duyệt. Theo nhận định của Kiểm toán Nhà nước, đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc dự án phải điều chỉnh 2 lần với giá trị dự án bị “đội” từ 3.734 tỉ đồng lên 8.974 tỉ đồng.

Trong công tác khảo sát, thiết kế, lập và phê duyệt dự toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện việc áp dụng định mức hạng mục “Giếng cát đường kính D400mm” không đúng quy định. Bằng việc áp dụng định mức cọc cát cho giếng cát không phù hợp với thực tế thi công giếng cát của dự án, hao phí máy thi công đã bị “đội” lên hơn cả chục lần so với thực tế, điều này đã làm cho tổng giá trị dự toán của các gói thầu được kiểm toán bị tăng lên tới 305,6 tỉ đồng. Riêng việc bóc tách dự toán sai khối lượng so với khối lượng trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện việc giá trị dự toán công trình bị “đội” lên hơn 1,7 tỉ đồng (gói thầu số 2 cầu Phú Thứ cốt thép rầm chủ tính thừa 101 tấn, cốt thép mố tính thừa 6 tấn, lắp dựng tháo dỡ hệ đà giáo đổ bêtông tính thừa 318 tấn).

Việc áp dụng sai hệ số quy đổi đất đắp K95 và K98 (cao hơn so với định mức quy định của Nhà nước) làm tăng khối lượng đất đắp, dẫn tới làm tăng giá trị dự toán trên 1,6 tỉ đồng.

Tổng hợp các sai lệch trong công tác dự toán so với tổng dự toán tính đúng của các gói thầu được duyệt, theo Kiểm toán Nhà nước, là gần 311 tỉ đồng. Theo Kiểm toán Nhà nước, để xảy ra những sai sót nêu trên là do Bộ Xây dựng công bố định mức giếng cát, Bộ GTVT đã sai sót trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự toán, còn TCty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã quản lý vốn đầu tư không chặt chẽ và TCty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) đã vận dụng định mức trong việc lập dự toán không đúng quy định của Nhà nước.

Bớt xén chất lượng đường cao tốc

Việc kiểm định chất lượng công trình cũng đã lộ ra nhiều điều vi phạm. Kiểm tra chiều dày lớp kết cấu áo đường đã phát hiện lớp đá dăm đen tại 3 gói thầu (gói 1, 2 và 4) đã có tới 6 mẫu không đạt; tại gói thầu số 5 và gói thầu số 6 có nhiều mẫu chiều dày không đạt yêu cầu thiết kế. Trong đó, tại gói thầu số 6 có tới 62/98 mẫu bêtông nhựa hạt mịn, 33/98 mẫu lớp bêtông nhựa hạt trung và 23/98 mẫu lớp đá dăm đen không phù hợp với dung sai cho phép.

Độ cao mặt đường ở một số gói thầu thấp hơn yêu cầu tới gần 17cm cũng là một trong những điểm được phía kiểm toán nhấn mạnh khi nói về chất lượng dự án trên. Theo đó, gói thầu số 4 có tới 20/34 điểm đo có cao độ mặt đường thấp hơn so với yêu cầu từ 5,5-15,9cm. Gói thầu số 6 có 15/32 điểm đo hụt từ 4,2-16,9cm. Ngoài ra, độ bằng phẳng ngang của mặt đường cũng đã bị Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ những nơi không đạt yêu cầu kỹ thuật của dự án. Cũng vì những lý do trên, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị VEC giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện tới tháng 6.2013 với số tiền lên tới 346 tỉ đồng do đơn vị này áp dụng định mức không đúng quy định làm tăng chi phí.
  (Lao động)

Nelson Mandela – Bước đường dài đến tự do (7)

LongWalk chuyển ngữ

Dịch giả gửi tới Dân Luận
 
PHẦN IV. ĐẤU TRANH LÀ ĐỜI SỐNG CỦA TÔI (đoạn 1)
Trong hội nghị thường niên của ANC cuối năm 1952, một vị chủ tịch khác đầy khí lực được bầu ra để thích hợp với kỷ nguyên mới năng động hơn, đó là một Trưởng Bộ lạc tên Albert Luthuli. Còn tôi được giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất trong bốn người phó. Luthuli là một trong số rất ít các Trưởng Bộ lạc đang cầm quyền [làm việc cho và ăn lương của chính quyền Da Trắng] nhưng lại rất tích cực trong ANC và mạnh mẽ phản kháng lại đường lối của chính quyền.
Vài tháng trước cuộc hội nghị, Luthuli được triệu về thủ đô hành chánh Petroria để nhận một tối hậu thư: ông ta phải rời bỏ ANC và ngưng ủng hộ Chiến dịch Bất tuân, nếu không thì sẽ bị mất chức Trưởng Bộ lạc. Luthuli đã là một giảng viên, một tín đồ Kitô sùng đạo, và một Trưởng Bộ lạc đầy hãnh diện, nhưng ông ta theo đuổi còn mạnh mẽ hơn nữa vào cuộc tranh đấu chống apartheid. Luthuli từ chối việc rời bỏ ANC, và chính quyền cách chức ông ta ngay.
Tôi ủng hộ Luthuli nhưng đã không thể tham dự hội nghị toàn quốc đó. Vài ngày trước khi hội nghị khai mạc, 52 nhà lãnh đạo đấu tranh trong cả nước bị cấm trong 6 tháng không tham dự bất kỳ cuộc họp mặt hay tụ tập nào với bất kỳ mục đích nào. Tôi ở vào trong số những người này và còn bị hạn chế di chuyển chỉ trong trong thành phố Johannesburg.
Cùng với nhiều người khác, tôi ngày càng tin rằng chính quyền có ý định tuyên bố ANC và SAIC là các tổ chức bất hợp pháp, giống như họ đã làm với ĐCS. Vì thế tôi tiếp cận Ủy ban Điều hành Toàn quốc với ý tưởng chúng tôi cần phải có một kế hoạch phòng hờ cho tình huống như vậy. Tôi nói rằng nếu không đưa ra một kế hoạch phòng bị, chúng tôi sẽ từ bỏ trách nhiệm của những người lãnh đạo quần chúng. Thế là tôi được chỉ thị phải thảo ra một kế hoạch giúp cho tổ chức có khả năng hoạt động kín; và nó được gọi là “Kế hoạch Mandela” hay chỉ đơn giản “Kế hoạch M”.
Ý chính là thiết lập một bộ máy hoạt động cho phép ANC đưa ra quyết định ở cấp cao nhất và nhanh chóng truyền mệnh lệnh đến toàn thể tổ chức mà không cần có hội họp. Nói cách khác, bộ máy ấy sẽ giúp một tổ chức bất hợp pháp tiếp tục hoạt động và cấp lãnh đạo tuy bị chính quyền cấm hội họp và di chuyển nhưng vẫn có thể tiếp tục chỉ huy. Kế hoạch M được thiết kế nhằm làm cho tổ chức có khả năng tuyển mộ các thành viên mới, đáp ứng với những vấn đề địa phương và toàn quốc, cũng như duy trì liên lạc thường xuyên giữa các thành viên và cấp lãnh đạo đang hoạt động kín.
Tôi đã mở một số cuộc họp bí mật với các vị lãnh đạo khác, gồm cả những người bị lẫn không bị cấm, để bàn luận những thông số của kế hoạch. Tôi cặm cụi với thiết kế trong vài tháng rồi đưa ra một hệ thống rộng đủ để tự thích nghi với các điều kiện địa phương và không hạn chế những sáng kiến cá nhân, nhưng cũng nhiều chi tiết giúp giữ trật tự của tổ chức. Đơn vị nhỏ nhất là liên gia, vốn gồm khoảng 10 ngôi nhà trên một quãng đường ở vùng đô thị; một người trưởng liên gia sẽ nhận trách nhiệm về mỗi đơn vị như thế. Nếu con đường có trên 10 ngôi nhà thì một người trưởng khu phố sẽ chịu trách nhiệm và được các trưởng liên gia trình báo. Một nhóm các khu phố tạo thành một vùng do thủ lĩnh vùng điều khiển; người này lại chịu trách nhiệm dưới phòng bí thư của chi bộ ANC địa phương. Phòng bí thư là một tiểu ban của ban điều hành (của chi bộ) vốn phải trình báo cho viên bí thư cấp tỉnh.
Ý định của tôi là mỗi viên trưởng liên gia hay trưởng khu phố nên biết về mỗi người và mỗi gia đình trong phạm vi của mình, nhờ thế anh ta sẽ được dân tin tưởng cũng như anh ta biết nhũng ai đáng tin tưởng. Trưởng liên gia sẽ sắp xếp gặp gỡ, tổ chức các lớp học chính trị, và thu lệ phí. Anh ta là chốt nối của kế hoạch. Mặc dù kế hoạch này được tạo ra chủ yếu cho các vùng đô thị, nhưng nó cũng có thể được áp dụng nơi thôn quê.
Một phần của Kế hoạch M là những bài giảng chính trị sơ cấp do ANC đưa ra cho các thành viên khắp nơi trong nước. Những bài giảng này được cấp chỉ huy chi bộ thuyết trình trong bí mật, chúng nhắm không chỉ vào giáo dục mà còn giúp tạo chất keo cho sự gắn bó của tổ chức. Các thành viên tham dự khóa giảng khi trở về sẽ truyền lại cho những người khác trong gia đình và cộng đồng của mình.
Có ba bài giảng, “Thế giới của chúng ta”, “Chính quyền cai trị chúng ta thế nào”, và “Nhu cầu phải thay đổi”. Bài thứ nhất bàn về các hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau trên thế giới cũng như ở Nam Phi. Đó chỉ là khái quát về sự phát triển của các chủ nghĩa tư bản và xã hội; chẳng hạn chúng tôi bàn luận về cách người Da Đen ở Nam Phi bị áp bức trên căn bản chủng tộc cũng như một giai cấp kinh tế. Các giảng viên phần lớn là các thành viên bị cấm, và cá nhân tôi thường dạy vào buổi tối. Cách sắp xếp này có ưu điểm giúp các thành viên bị cấm vẫn có thể hoạt động cũng như giữ mối liên lạc giữa họ với các thành viên khác.
Kế hoạch M đã được thai nghén với những ý định tốt nhất, nhưng sự thực hiện chỉ trong vòng hạn hẹp và mang lại thành công khiêm tốn. Các kết quả gây ấn tượng nhất một lần nữa đến từ phía Đông vùng Cape, nơi mà tinh thần của Chiến dịch Bất tuân vẫn tiếp diễn trong khi đã tan rã ở các nơi khác từ lâu. Các thành viên ANC vùng này chụp lấy Kế hoạch M như một cách để tiếp tục bất tuân luật của chính quyền.
Kế hoạch M đối diện nhiều vấn đề: nó không luôn luôn được giải thích đầy đủ cho các thành viên; không có người tổ chức làm việc toàn thời gian để thực thi và điều hành; và thường có những phản đối trong các chi bộ khiến không tạo được nhất trí việc áp đặt kế hoạch. Một số lãnh đạo cấp tỉnh chống lại kế hoạch vì họ tin rằng nó chặt bớt quyền hạn của mình bởi trung ương đang tái tổ chức theo hướng tập quyền. Nhiều người lại nghĩ rằng sự đàn áp của chính quyền sẽ không xảy ra sớm, và họ không tìm những biện pháp đề phòng cần thiết để giảm bớt những tác động. Đến khi quả đấm sắt của chính quyền tung ra, thì họ thiếu chuẩn bị.
[Một đoạn rất dài nói về cách Mandela kiếm sống, trong khi cũng phải lo tổ chức cho phong trào tranh đấu. Ông ta phải bỏ dở việc theo đuổi bằng cấp luật ở trường đại học vì bị đánh rớt mấy bận, nên đành thi lấy giấy phép hành nghề luật sư (miễn đủ trình độ và khả năng) để có đủ tài chánh cho gia đình. Rồi ông mở riêng một văn phòng luật với sự cộng tác của Tambo; "Mandela & Tambo" là văn phòng luật duy nhất do người Da Đen làm chủ.]
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét