Tiếp tục truy tố ông Phạm Trung Cang
Cáo trạng lần 2 của VKSND Tối cao xác định bị can Phạm Trung Cang
phải chịu trách nhiệm hình sự về chủ trương ủy thác trái quy định, gây
thất thoát cho ACB
VKSND Tối cao vừa tống đạt cáo trạng lần 2 truy tố 9 bị can trong vụ
án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng (NH) TMCP Á Châu
(ACB) và một số đơn vị khác tại Hà Nội, TP HCM.
Ông Phạm Trung Cang có vai trò đồng phạm
Theo cáo trạng, bị can Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên – nguyên Phó Chủ
tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB), bị truy tố 4 tội danh:
“kinh doanh trái phép”; “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “trốn
thuế”.
Hai bị can Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội;
Nguyễn Thị Hải Yến, kế toán trưởng Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, bị truy
tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị can Trần Xuân Giá,
nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, đều là nguyên Phó
Chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ACB; Phạm Trung
Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB; Huỳnh Quang Tuấn, nguyên thành viên
thường trực HĐQT ACB, bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng số tiền thiệt
hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là 1.695,6 tỉ đồng.
Đáng chú ý, ban đầu cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang
song cáo trạng của VKSND Tối cao bất ngờ đình chỉ vụ án đối với ông này.
Ngày 3-1-2014, TAND Hà Nội trả hồ sơ do có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đề
nghị điều tra bổ sung ông Cang và ông Huỳnh Quang Tuấn. Theo TAND TP Hà
Nội, dù đã có quyết định miễn nhiệm thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT
ACB nhưng ông Cang vẫn còn giữ chức vụ thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó
Chủ tịch Hội đồng Đầu tư ACB. Vì thế, ông Cang đã ký vào biên bản họp
thường trực HĐQT ACB ra chủ trương dùng tiền huy động của dân để ủy thác
cho 19 nhân viên gửi 718,9 tỉ đồng vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và
Chi nhánh TP HCM. Còn ông Huỳnh Quang Tuấn biết rõ chủ trương của HĐQT.
Sau khi thay thế người tiền nhiệm, ông Tuấn cũng ký vào biên bản họp
HĐQT nêu trên.
Cáo trạng lần 2 của VKSND Tối cao xác định 2 bị can Phạm Trung Cang,
Huỳnh Quang Tuấn phải chịu trách nhiệm hình sự về chủ trương ủy thác
trái quy định, gây thất thoát cho ACB.
Bầu Kiên thao túng ACB
Cáo trạng xác định ông Nguyễn Đức Kiên với vị trí là Phó Chủ tịch Hội
đồng Sáng lập và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ đã có
vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ACB. Bầu
Kiên cùng các bị can kể trên đã ký biên bản họp thường trực HĐQT ACB
cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ
chức tín dụng sai quy định.
Đối với hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu ACB, ngày 2-1-2009,
Thường trực HĐQT ACB đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty
Chứng khoán ACB (ACBS) để mua cổ phiếu ACB. Chủ trương này trái với quy
định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho ACB hơn 687,7 tỉ đồng. Cáo
trạng lần 2 truy tố 2 bị can Nguyễn Đức Kiên và Lê Vũ Kỳ về hành vi này.
Về tội trốn thuế, năm 2009, Công ty B&B kinh doanh vàng trên tài
khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ACB, thu được số tiền lãi hơn 100 tỉ
đồng. Tuy nhiên, bầu Kiên đã trốn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 25
tỉ đồng. Về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bầu Kiên chỉ đạo Trần
Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến lập khống biên bản họp HĐQT và quyết
định của HĐQT thể hiện chủ trương của HĐQT công ty để bán 20 triệu cổ
phần cho Công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát, lấy 264 tỉ đồng bất
chấp số cổ phần này đang bị thế chấp cho ACB.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Được “trẻ lại” 2 tuổi ngay trước ngày quy hoạch phó giám đốc
Nguồn tin riêng của Báo Lao Động chiều 9.2 cho biết: Tại cơ quan Bảo
hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện một vụ “trẻ lại” 2 tuổi
của một cán bộ đã quá tuổi để bổ nhiệm chức danh Phó giám đốc cơ quan
này.
Theo đó, bà Phan Thị Thanh Thảo hiện đang giữ chức vụ Trưởng phòng Tổ
chức Hành chính BHXH tỉnh Quảng Trị, sinh năm 1963, bất ngờ có được một
văn bản của Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan dân chính của tỉnh này
công nhận cho bà Thảo trẻ lại 2 tuổi. Theo hồ sơ đảng viên, bà Phan Thị
Thanh Thảo sinh ngày 2.2.1963, nhưng vào ngày 6.1.2014, bà Thảo có được
văn bản cho phép hạ 2 tuổi với ngày tháng năm sinh là 2.2.1965. Và chỉ 2
ngày sau đó, cơ quan chức năng thuộc BHXH đã tiến hành quy trình bổ
nhiệm chức vụ Phó giám đốc cho bà Thảo.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, dư luận ở tỉnh Quảng Trị đã dấy lên sự
bất bình, nhiều đảng viên, cán bộ đã có văn bản, đơn tố cáo gửi tới cơ
quan hữu quan xung quanh vụ việc bất thường trên. Theo hồ sơ, bà Phan
Thị Thanh Thảo sinh tại trạm xá Vĩnh Giang thuộc huyện Vĩnh Linh – tỉnh
Quảng Trị, nhưng giấy khai sinh hiện tại của người có tên trên lại được
lập tại xã Thạch Xuân thuộc huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh vào năm… 1971
(!?). Một phát sinh khác nữa là: Nếu sinh năm 1965 thì bà Phan Thị Thanh
Thảo nhập ngũ lúc 16 tuổi, là vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự (nhập ngũ
4.1981).
THEO LAO ĐỘNG
‘Chỉ tăng một bộ, tinh giản biên chế thành vô nghĩa’
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn lo lắng khi góp ý cho dự thảo
nghị định về tinh giản biên chế, “chỉ cần tăng một bộ là tinh giản biên
chế thành vô nghĩa”.
Một nghị định mới về tinh giản biên chế sắp được ban hành nhưng các câu hỏi cần trả lời vẫn là cũ.
Ra 100.000, vào bao nhiêu?
Chính sách tinh giản biên chế trước đây [nghị định 132 năm 2007, đã
hết hiệu lực năm 2012], chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí
càng nói giảm thì biên chế càng tăng như nhận định của những người
trong ngành nội vụ ngay từ khi tham gia ý kiến bước đầu cho nghị định
mới.
Giảm được bao nhiêu người do nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc, đi
học
thì lại tuyển vào bấy nhiêu, thậm chí nhiều hơn, cũng vì năng lực
công chức chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên phải lấy lượng bù chất như ông
Vũ Văn Thái, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Biên chế, Bộ Nội vụ, nói, tại
một cuộc hội thảo tháng 6/2013.
Dự thảo nghị định mới đưa ra con số cụ thể cho nỗ lực giảm số lượng
công chức trong 6 năm tới, nhưng vẫn để ngỏ chuyện tuyển vào, liệu có đi
vào lối cũ khi mà các nguy cơ tăng biên chế vẫn còn.
Đó là việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức các cơ quan nhà nước, chỉ cần
tăng một bộ là tinh giản biên chế thành vô nghĩa, như nguyên Bộ trưởng
Nội vụ Trần Văn Tuấn phát biểu. Chính phủ đã cam kết từ nay đến hết
nhiệm kỳ giữ ổn định bộ máy, nhưng vẫn mở việc bổ sung biên chế cho
nhiệm vụ mới hoặc cơ quan mới lập vì cần thiết.
Tính ổn định của bộ máy các địa phương cũng là câu hỏi, vì tốc độ đi
thị hóa nhanh thì không tránh đươc nhu cầu chia tách, mà chia tách thì
không tránh được gia tăng biên chế.
Đó còn là việc sau khi xác định vị trí việc làm sẽ nảy sinh biên chế
do chẻ nhỏ nhiệm vụ, như lo ngại của chính các địa phương khi được phổ
biến phương pháp xác định vị trí việc làm. Đó có thể là thực tế ở các
cấp cơ sở, nơi đang giải quyết hầu hết các thủ tục hành chính thông
thường cho người dân.
Nghị định mới tiếp tục chỉ lo việc ra, để việc vào cho một nghị định, đề án khác?
Giảm người nhà nước, vẫn làm được việc?
Trong khi năng lực của đội ngũ công chức vẫn là vấn đề đau đầu thì
việc dự thảo nghị định mới tăng thêm đối tượng tinh giản dựa trên đánh
giá chất lượng là một điểm đáng chú ý.
Từ lúc các luật Công chức, Viên chức có quy định hai năm liên tiếp
không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải ra khỏi đội ngũ, chưa có công chức
nào bị rơi vào hoàn cảnh này. Liệu sau khi nghị định mới được ban hành
với các tiêu chí mạnh mẽ hơn, sẽ tìm ra được những công chức như vậy?
Vấn đề này cũng được nguyên Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nêu. Có thêm
nhiều ý kiến khác, Bộ Nội vụ mới đây đã thúc đẩy phương pháp đánh giá
cán bộ theo hướng cấp trên đánh giá cấp dưới, không để tập thể đánh
giá cá nhân như trước nữa. Nhưng việc này cũng mới khởi động, liệu có
kịp đáp ứng mục tiêu đưa ra khỏi bộ máy 100.000 cán bộ đúng thật là cắp
ô?
Hơn nữa, sau khi giảm được từng ấy người, là không nhỏ so với 2,8
triệu công chức, viên chức cả nước hiện có, hiệu quả hành chính công vẫn
được đảm bảo? Trong khi chính Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn đã cho
biết nhiều cơ quan vẫn thiếu người làm được việc, phải làm cả thứ bảy,
chủ nhật, đến 7-8 giờ tối.
Tuy nhiên, dự thảo nghị định mới chưa đề cập đến các giải pháp đảm
bảo hiệu quả hoạt động sau tinh giản, ví dụ phương án tăng cường xã hội
hóa các dịch vụ công, nhà nước bớt ôm đồm, như kiến nghị của ông Vũ
Văn Thái.
Một nghị định mới khó bao quát mọi vấn đề đặt ra, nhưng sẽ chỉ có hiệu quả khi trả lời được những câu hỏi cũ này.
THEO VIETNAMNET
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét